Chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ tồn tại bao lâu nữa?

Chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ tồn tại bao lâu nữa?

Thạch Đạt Lang

Sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô. Nguồn: internet

Sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô. Nguồn: internet

Tựa đề bài viết này có lẽ cũng là điều mà nhiều người đang tự hỏi. Cách đây vài năm, từ cuộc cách mạng Hoa Lài đầu năm 2011 ở Tunisia, đến cuộc lật đổ nhà độc tài Muhammad Mubarak ở Ai Cập và qua vụ biểu tình với hàng triệu người mang Dù ở Hongkong năm 2014, đã có nhiều dự đoán cho rằng chế độ và đảng CSVN sẽ sụp đổ trong tương lai không xa.

Thế nhưng gần 6 năm đã trôi qua kể từ Cách mạng Hoa Lài đến Mùa Xuân Ả Rập, tình hình Việt Nam có nhiều biến động lớn, về chính trị cũng như xã hội trong năm 2016, nhưng dường như chế độ CSVN vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ sự sụp đổ đang kề cận.

Các biến động chính trị với chuyện thanh toán nhau giữa các “đồng chí” lãnh đạo thân thương, kính mến trong nội tình đảng CS như án mạng ở tỉnh Yên Bái, cái chết đầy bí ẩn của tư lệnh quân khu 2, hỏa hoạn tại quán Karaoke thiêu sống 12 cán bộ trung cấp… ồn ào một dạo khiến người dân hả hê, thích thú trông chờ những cuộc trừng phạt, sát hại, tranh ăn với nhau dữ dội hơn.

Bên cạnh đó, chế độ và đảng CSVN càng ngày càng công khai, táo tợn để lộ rõ bản chất nô lệ, bán nước, độc tài, gian manh, hung ác, nham hiểm hơn bao giờ. Việc TBT Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại hội nghị công an toàn quốc thứ 72 ngày 26.12.2016 đã nói rõ ràng “Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết ‘còn Đảng, còn mình’.”

Biến động xã hội với các cuộc biểu tình của người dân ở Kỳ Anh đòi bồi thường thiệt hại và đòi hỏi nhà máy Formosa phải rút khỏi Việt Nam không làm cho bộ trưởng bộ công thương Trần Tuấn Anh run tay khi tiếp tục ủng hộ dự án thép Cà Ná. Điều đó cho thấy việc xả chất thải từ nhà máy luyện thép Formosa ở Kỳ Anh tháng 04.2016 gây ra hủy diệt môi trường ở bờ biển kéo dài trên 240 km qua 4 tỉnh miền Bắc-Trung phần, không hề làm lãnh đạo đảng CSVN sợ hãi hay e dè trước sự tàn phá đất nước khủng khiếp cũng như số phận điêu đứng của vài trăm ngàn đến hàng triệu người dân các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Những vụ xả lũ ồ ạt từ các nhà máy thủy điện cộng với những cơn mưa lớn kéo dài khiến 235 người chết, hàng chục ngàn gia đình mất trắng hoa mầu, nhà cửa, gia súc, nông cụ… thiệt hại gần 2 tỷ đô la Mỹ mà trách nhiệm chính là do bộ công thương cùng các cơ quan dưới quyền đã ký giấy phép cho thành lập các nhà máy thủy điện một cách bừa bãi.

Sau khi lũ rút đi, người dân trắng mắt nhìn nhau, các nhà máy thủy điện lại tiếp tục hoạt động như không có chuyện gì xẩy ra. Ba nhân vật lãnh đạo trong Tứ đầu chế Trọng, Quang, Ngân lặn mất tiêu, không thấy tăm hơi, chỉ có Nguyễn Xuân Phúc sau một hai tuyên bố mị dân, xử phạt hành chánh các nhà máy thủy điện, rồi cũng làm lơ mọi chuyện.

Trong khi đó nền giáo dục tiếp tục suy đồi tệ hại, văn hóa xuống cấp thê thảm, xã hội bất an, tham nhũng, hối lộ, cướp của, giết người giữa ban ngày càng lúc càng nhiều, nhưng chế độ CSVN vẫn tiếp tục cai trị đất nước, không hề có dấu hiệu thay đổi đường lối, chính sách theo chiều hướng dân chủ, tự do hay cải cách xã hội tốt đẹp, bình yên hơn cho người dân.

Tunisia, chỉ một ngọn lửa của Mohamed Bouazizi đã làm bùng nổ cuộc cách mạng thay đổi cả thể chế. Ở Việt Nam, 235 người dân thiệt mạng vì lũ lụt do các nhà máy thủy điện gây ra trong việc xả lũ, môi trường ở 240 km bờ biển bị hủy hoại, tại sao gần như người dân cả nước vẫn thờ ơ, như chuyện xảy ra ở Phi châu, nơi một bộ lạc xa xôi, một đất nước nhỏ bé nào đó ít ai biết đến, không dính dáng gì đến mình?

Tại sao hàng chục ngàn người có thể đổ xô ra đường ở Hà Nội vào đêm khuya khoắt, hay hàng trăm ngàn người chen kín nhiều đường phố ở Sàigòn để chào đón tổng thống Barack Obama trong tháng 05.2016, nhưng lại không có ai xuống đường để yêu cầu các nhà máy thủy điện xả lũ gây chết 235 người phải đóng cửa? Phải chăng người dân Việt Nam quá ích kỷ và hèn nhát, thèm khát tự do dân chủ nhưng không dám đấu tranh, hy sinh cho ước muốn của mình?

Không quá khó để đi tìm câu trả lời. Có nhiều nguyên nhân:

1. Chế độ CSVN đã thuần hóa được dân tộc sau hơn 41 năm cai trị cả nước bằng chủ nghĩa độc tài, toàn trị. Sức đề kháng, chống lại bất công xã hội của người dân đã cùn nhụt, ý thức tập thể của một dân tộc đa số sống bằng nông nghiệpvốn đã không cao, naytrở nên rệu rã, không thể kết hợp để tạo thành một sức mạnh, một phong trào khả dĩ làm thay đổi được chế độ. Do bị tuyên truyền, nhồi sọ, không được phép suy nghĩ, có tư duy độc lập ngay từ lúc mới chào đời, đa số người dân kể cả thành phần trí thức, có học sống theo sự điều khiển, giật dây của chế độ một cách vô thức. Thiểu số nhận thức được sự toàn trị gian ác, lưu manh, nham hiểm của cộng sản nhưng vì an nguy bản thân, gia đình cũng đành im lặng sống qua ngày hoặc tệ hại hơn a dua theo để hưởng lợi.

2. Chế độ CS với khoảng 4, 5 triệu đảng viên gồm quân đội, công an, cán bộ chính quyền, dân phòng,dư luận viên… cùng với thân nhân, gia đình, những kẻ ăn theo, giai cấp trung lưu buôn bán… phỏng đoán tổng cộng có thể lên đến 20 triệu người hoặc hơn. Lực lượng này chắc chắn không (hoặc chưa) muốn thay đổi chế độ khi họ vẫn còn có thể kiếm ăn, làm giầu trong tình trạng hiện tại, cho dù nhiều người trong họ cũng thấy được sự bấp bênh và bản thân chịu nhiều áp lực, chèn ép, áp bức trong cuộc sống.

3. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là Việt Nam nằm sát bên cạnh Tầu Cộng, một đất nước với hơn 1,4tỉ người, lúc nào cũng muốn đặt ách đô hộ lên VN trong hơn 4.000 năm qua. Đó là điều không may cho dân tộc. Một đất nước tự do, dân chủ với khoảng 94 triệu dân nằm sát sườn một nước cộng sản to lớn như Tầu Cộng chắc chắn không phải là điều dễ chịu cho các lãnh đạo Trung-Nam Hải. Do đó họ tìm đủ mọi cách để buộc lãnh đạo CS Hà Nội phải lệ thuộc hoàn toàn vào họ.

Như vậy tương quan lực lượng là 20/74 triệu (trên tổng số dân là 94 triệu) tức gần như 1 chống 4. Tuy nhiên, phe thuộc chế độ dù là thiểu số nhưng mạnh hơn về vũ khí, trang bị, liên kết (tạm thời) chặt chẽ hơn với nhau về quyền lợi, lại được lãnh đạo rõ ràng. Phe của người dân, dù đông hơn gần 4 lần nhưng vũ khí có được chỉ là lòng căm thù, thiếu hẳn sự đoàn kết, lãnh đạo và ý chí chiến đấu, ngại hy sinh.

Quan sát các cuộc biểu tình từ việc chống giàn khoan HD 981, dân oan khiếu nại đất đai bị cướp hoặc không được đền bù thỏa đáng, đến chuyện đòi hỏi Formosa bồi thường thiệt hại, rời khỏi Việt Nam… có thể thấy rõ trong 74 triệu dân VN, những người ý thức được việc cần phải thay đổi chế độ CS càng sớm, càng nhanh càng tốt, có lẽ không tới chục ngàn người. Phần còn lại gần 74 triệu dững dưng với mọi biến động ngay cả khi bản thân, gia đình họ bị mất đi miếng cơm, manh áo một cách gián tiếp như hàng triệu người bị liên hệ trong thảm họa Formosa tàn phá môi trường trên 4 tỉnh miền Bắc-Trung phần nhưng biểu tình đòi bồi thường thiệt hại và yêu cầu Formosa rút khỏi Việt Nam, cao nhất theo ước tính cũng chỉ khoảng hơn 10.000 người vào ngày 02.10.2016.

Tương tự như thế, các nạn nhân điêu đứng vì lũ lụt miền Trung đến hàng trăm ngàn người nhưng không hề có một cuộc biểu tình nào của người dân yêu cầu đóng cửa các nhà máy thủy điện “xả lũ đúng quy trình”. Phải chăng 235 nạn nhân chỉ là con số nhỏ so với 94 triệu? Phải chăng dân VN đã quen quan niệm rằng người chết thì đã chết, không thể làm sống lại được, biểu tình đòi đóng cửa nhà mày thủy điện sẽ bị đàn áp, đánh đập, giam giữ, kết tội phản động, gây rối loạn trật tự xã hội… cho nên ai cũng thà chết sau, chứ không chịu hi sinh trước, cho các thế hệ con cháu mai sau.

Một cuộc cách mạng lật đổ chế độ CSVN từ những cuộc biểu tình với sự tham dự của hàng trăm ngàn người dân hoặc hơn ở các thành phố lớn như Sàigòn, Đà Nẵng, Hà Nội sẽ không bao giờ xảy ra.

Từ những nhận định trên, người viết nghĩ rằng chế độ CSVN chỉ sụp đổ khi một trong các biến cố dự đoán sau đây trở thành hiện thực:

1. Một biến động quốc tế ở biển Đông đẩy hai nướcMỹ – Tầu cộng, do xung đột về kinh tế,vừa là thù vừa là bạn vào một cuộc chiến tranh quy ước, kéo theo các nước Nhật, Nam Hàn, Úc, Đài Loan, Việt Nam… vào tham chiến. Chế độ CSVN lúc đó bắt buộc phải chọn đứng về một phía, theo Tầu Cộng hoặc Mỹ. Đứng về phía nào thì chế độ CS cũng sụp đổ.

2. Việc “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đảng CS xảy ra mạnh mẽ, dữ dội, nhanh chóng hơn khi tài nguyên đất nước cạn kiệt không còn gì để bán, ngân sách trống rỗng, không còn tiền trả lương cho công an, quân đội, dân phòng, dư luận viên…, đất nước tan hoang vì các dự án phá hoại môi trường nằm trong âm mưu của Tầu Cộng ở giai đoạn cuối đang được ồ ạt triển khai. Hàng loạt cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp của chế độ sẽ tháo chạy trong tương lai.

Khi chiếc bánh tài nguyên đất nước càng ngày càng nhỏ, số người ăn càng lúc càng đông, các lãnh đạo cộng sản mới lên sau này bắt buộc phải tranh giành, tìm cách cướp lại những thứ mà những người đi trước đã tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình trong mấy chục năm qua. Đó cũng chính là lý do giới tư sản trung lưu hiện đang bị dòm ngó tài sản, nay mai chắc chắn sẽ bị hỏi tội, bằng chứng đầu tiên là vụ đánh thuế hồi tố các doanh nghiệp buôn bán xe hơi với những xe bán sau ngày 01.07.2016.

3. Đảng CS Tầu bị phân hóa và sụp đổ do sự tranh giành quyền lực, thanh toán nhau giữa các lãnh đạo cao cấp nhất, khi đó chế độ CSVN tức khắctan vỡ theo vì mất chỗ dựa về kinh tế và chính trị, biến loạn xã hội sẽ xảy ra, máu sẽ đổ. Công an, quân đội sẽ rã ngũ, sẽ đứng vế phía dân hay chế độ?

Năm 2017 đã bắt đầu, dân tộc, đất nước VN sẽ đi về đâu, chế độ CSVN tồn tại bao lâu nữa vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ chưa có câu trả lời.

Câu chuyện của bác công an về hưu

From face book: Hằng Lê
Trong chuyến đi Châu Âu lần này, tôi có dịp đi cùng một bác thượng tá công an vừa về hưu, bác ấy đi du lịch kết hợp với việc thăm cô con gái đang làm việc bên này.

Tại là công an nên sau khi nghỉ hưu bác mới được xuất cảnh, tôi và bác cũng trao đổi với nhau nhiều về cuộc sống giữa Việt Nam và ở đây. Trong đêm cuối năm, tôi hỏi bác ước mơ điều gì cho năm mới? Ồ ước mơ ấy hả, bác mơ cô con gái được nhập tịch ở Ba Lan, mơ đưa cô út qua luôn ở đây và cuối cùng là hai bác cùng sang với chúng.

Sao bác một đời làm công an, một đời bảo vệ chế độ mà không cho con cái theo nghiệp của mình, rồi sao bác không sống ở Việt Nam, đất nước mà những người như bác đang kiên định dẫn dắt nó theo con đường mà không ai biết bao giờ sẽ đến đích?

Tại con cái bác cần một môi trường tốt hơn bác đã và đang sống; chúng cần được ăn một bữa ăn sạch không hoá chất, một bác sỹ hay một cô giáo tốt; chúng cần được bình đẳng về cơ hội tiến thân, cần một nơi mà thứ người ta cần là năng lực thực sự chứ không phải chúng là con ông này, bà kia.

Việt Nam cho chúng dòng máu, ngôn ngữ Việt nhưng không cho chúng quyền được làm một con người đúng nghĩa. Chúng không có một xã hội lành mạnh, không có một sự níu kéo để phải trở về ngay chính từ cái lúc chúng bước chân đi.

Việt Nam giờ không những ô nhiễm về môi trường sống mà còn ô nhiễm về lòng tự trọng, ô nhiễm về đạo đức lối sống và đặc biệt là ô nhiễm về cả cái quyền cơ bản nhất, quyền được làm người.

Tôi dừng câu chuyện vì không biết phải nói gì hơn. Những người như bác ấy đều biết con đường này là sai, là phi thực tế nhưng ai cũng đợi đến khi về hưu thì mới nói ra. Bác ấy mong muốn con cái được vậy thì chẳng lẽ người dân Việt Nam họ lại không mong muốn thế?

Tôi nghĩ, đất nước mình giờ thành như vậy lỗi phần lớn là bởi những người như bác. Những người này, họ sẵn sàng phục vụ cho cái sai, nhắm mắt làm ngơ trước mọi bất công chỉ để nhận về mình và gia đình sự ấm êm, còn xã hội có sao thì mặc kệ.

Từ bao giờ, đất nước này trở thành nơi xâu xé, ăn chia của những con người đang ngày đêm bày mưu tính kế để được tranh phần hơn thay vì là cùng nhau góp sức xây dựng nó? Câu hỏi này cứ quanh quẩn trong đầu tôi từ hôm qua đến giờ!

(Nhan The Hoang)

Việt Nam: Không thể ‘tiếp tay’ cho thủ tướng chỉ trích tỷ phú

Việt Nam: Không thể ‘tiếp tay’ cho thủ tướng chỉ trích tỷ phú

Người Việt

31-12-2016

Phối cảnh Vinhomes Giảng Võ. (Hình: bbvietnam.com)

HÀ NỘI (NV) – Hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt sửa tựa bài tường thuật cuộc họp của chính phủ hôm 29 Tháng Mười Hai, biến chỉ trích có địa chỉ cụ thể của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, thành chung chung.

Trong cuộc họp giữa giới lãnh đạo chính phủ Việt Nam với giới lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố, ông Phúc chỉ trích gay gắt quy hoạch đô thị ở Hà Nội. Theo thủ tướng Việt Nam, sở dĩ môi trường, giao thông,… ở Hà Nội trở thành thảm trạng khiến hệ thống công quyền loay hoay tìm hoài không ra lối thoát là vì chính quyền thành phố Hà Nội phóng tay cấp giấy phép cho xây dựng hàng loạt cao ốc khiến hạ tầng quá tải.

Ông Phúc dẫn trường hợp cho xây dựng cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ làm ví dụ và nêu câu hỏi: Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ? Không có lý thuyết nào về quy hoạch lại chấp nhận chuyện cho xây dựng tại một nơi như Giảng Võ cao ốc 50 tầng, với hàng ngàn căn hộ cao cấp. Nếu mỗi gia đình có hai xe hơi thì ra vào, qua lại thế nào? Nếu khoảng đất trống nào cũng cấp giấy phép xây dựng cao ốc hết thì Hà Nội sẽ ra sao? Ông Phúc khẳng định, thảm trạng là do chúng ta gây ra!

Cũng theo lời của thủ tướng Việt Nam thì ông ta từng yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội kiểm tra và báo cáo về trường hợp cấp cấp giấy phép xây dựng cao ốc 50 tầng tại Hà Nội trước ngày 15 nhưng tới nay (29 Tháng Mười Hai) vẫn chưa nhận được báo cáo.

Cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ là “tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, officetel và căn hộ chung cư cao cấp,” dự trù mang tên Vinhomes Giảng Võ, được khởi công hồi hạ tuần Tháng Mười trên nền của trung tâm Triển Lãm Giảng Võ, diện tích 6.8 héc ta, nằm giữa lòng Hà Nội.

Chủ đầu tư Vinhomes Giảng Võ là ba tập đoàn tư nhân: Tập đoàn Vingroup, tập đoàn T&T, tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Trong ba tập đoàn này, Vingroup là một cái tên mà gần như không người Việt nào không biết. Chủ tịch Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng, 48 tuổi.

Ông Vượng là người được gửi sang Nga du học năm 1987. Tại Nga, ông Vượng trở thành một trong những “soái” (cách cộng đồng người Việt ở Nga và Đông Âu gọi những ông trùm đứng phía sau tất cả những hoạt động kinh doanh cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp) nổi tiếng nhất. Giống như nhiều “soái” khác, sau khi Việt Nam “đổi mới,” ông Vượng quay trở về Việt Nam đầu tư và trở thành “soái” thành công nhất.

Vincom rồi Vingroup của ông Vượng liên tục được cấp giấy phép đầu tư các dự án bất động sản trên những khu đất được ví là “vàng” trên khắp Việt Nam, kể cả những khu đất thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An. Những dự án bất động sản đó góp phần đưa ông Vượng vào danh sách các tỷ phú trên thế giới do Forbes công bố hàng năm. Tên ông Vượng xuất hiện trong danh sách này vào năm 2013 (xếp thứ 974 với tổng giá trị tài sản là $1.5 tỷ). Sau ba năm, mới đây, theo xếp hạng của Forbes, ông Vượng xếp thứ 916 trong danh sách các tỷ phú trên thế giới với tổng giá trị tài sản là 2.2 tỷ (trong ba năm tổng giá trị tài sản tăng thêm $700 triệu).

Có một điểm đặc biệt là dù các dự án bất động sản của ông Vượng có rất nhiều điểm bất thường và gây ra đủ thứ xáo trộn về mọi mặt nhưng ông Vượng chưa bao giờ bị hệ thống truyền thông Việt Nam chỉ trích. Những thông tin bất lợi cho Vingroup rất hiếm.

Chỉ trích của ông Phúc, thủ tướng Việt Nam đối với cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ cũng thuộc loại hiếm vì rất nhiều người biết chủ đầu tư là ông Vượng.

Tuy nhiên ngay cả thủ tướng Việt Nam cũng không thể tạo ra ngoại lệ. Lúc đầu, rất nhiều bài tường thuật cuộc họp của chính phủ Việt Nam hôm 29 Tháng Mười Hai, đưa chi tiết cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ vào tựa vì báo giới ở đâu cũng biết độc giả của họ quan tâm đến điều gì. Tuy nhiên ngay sau đó hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt sửa tựa, bỏ chi tiết cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ.

Chẳng hạn, Người Lao Động đổi tựa: “Thủ tướng: Quy hoạch nào cho xây chung cư 50 tầng ở Giảng Võ?” thành “Chung cư cao tầng dày đặc gây ách tắc giao thông.” Báo điện tử VietNamNet thì đổi tựa: “Chung cư 50 tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ô tô đi đường nào?” thành “Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ô tô đi đường nào?” Báo Dân Việt đổi tựa: “Trung tâm Giảng Võ xây chung cư 50 tầng sao chịu nổi chứ?” thành “Thủ tướng: Không vì lợi ích trước mắt mà quên cộng đồng.” Zing đổi tựa: “Thủ tướng: Ai cấp phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ” thành “Hà Nội, TP.HCM cần rà soát lại quy hoạch đô thị.” Trang web của Đài Phát thanh quốc gia (VOV) đổi tựa: “Thủ tướng nói về việc xây chung cư cao tầng ở khu đất Giảng Võ” thành “Cám ơn thủ tướng…” (G.Đ)

Cản phá không cho tưởng niệm nạn nhân lũ lụt

Cản phá không cho tưởng niệm nạn nhân lũ lụt

Phóng viên RFA tại Hà Nội
2016-12-31
Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn ở Hà Nội treo băng-rôn tưởng niệm các nạn nhân lũ lụt miền Trung.

Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn ở Hà Nội treo băng-rôn tưởng niệm các nạn nhân lũ lụt miền Trung.

RFA

Con số hơn 230 người Việt bị thiệt mạng do thiên tai, lũ lụt gây nên trong năm qua khiến một số cư dân mạng lên tiếng kêu gọi phải tổ chức quốc tang cho họ từ ngày 26 đến 28 tháng 12.

Một dược sĩ trẻ tại Hà Nội hưởng ứng lời kêu gọi này, thế nhưng việc làm của anh lại bị cản phá.

Quốc tang cho nạn nhân lũ lụ

Kêu gọi được đưa ra trên mạng xã hội facebook và nhiều người đồng loạt thay ảnh đại diện, hình cover của trang cá nhân với hình “Quốc tang tưởng niệm nạn nhân lũ lụt ở miền Trung”.

Anh Nguyễn Anh Tuấn – một dược sĩ trẻ tại Hà Nội, đã không chỉ thể hiện trên mạng, mà còn có hành động thực tế để “quốc tang” trong đời thực. Ngày 26/12/2016, anh Tuấn đã treo một lá cờ rủ, có cuốn dải băng đen tại cổng nhà.

Anh cho biết lý do thôi thúc anh làm việc này:

“Trước hết không hẳn là theo cái kêu gọi ở trên mạng, mà trước hết nó xuất phát từ cái suy nghĩ của mình khi mà qua các báo cáo của chính phủ trên báo chí…”

Gây hấn, đe dọa

Tuy nhiên, động thái đó của anh vấp phải sự ngăn cản của chính quyền và lực lượng an ninh địa phương. Anh chia sẻ trên trang cá nhân rằng: “Chiều 26/12, cùng ngày, an ninh quận Hai Bà Trưng, công an phường Vĩnh Tuy, tổ dân phố, và 2 bà hàng nước đã tụ tập đến hơn 20 người, đe doạ ầm ĩ, gây sức ép với vợ Tuấn, bắt phải tháo cờ xuống.”

Sự việc này đã được camera giám sát an ninh của nhà anh Tuấn ghi lại rõ ràng, nhưng anh đã không sử dụng bằng chứng này để tố cáo những người đã “cướp” đi lá cờ rủ của anh. Anh nhận định về hành xử của phía những người cản phá anh như sau:

“Có những người còn hò hét là mình treo cờ, một lá cờ rất là khiêm tốn, lá cờ rất là nhỏ được buộc gọn gàng lại bên cổng nhà mình là một hành vi gây rối mất trật tự công cộng.

Họ chỉ thấy rằng việc mà mình thực hiện một nghi lễ quốc tang đó nó trái với quan điểm của chế độ cầm quyền.

Đáng xấu hổ với những người nhìn nhận ra nhưng vẫn phải làm từ sức ép của các lãnh đạo từ bên trên mà vắng mặt và đáng thương những người bị ép thực hiện hành vi đáng xấu hổ này…”

Đến ngày 28/12/2016, anh Tuấn lại tiếp tục hành động thực hiện “quốc tang” của mình bằng cách treo một tấm băng rôn ghi rõ nội dung “Tưởng niệm 235 đồng bào đã tử nạn vì lũ lụt năm 2016” lên hàng rào trước nhà. Anh giải thích lý do vì sao anh lại treo băng rôn như vậy:

“Mình muốn treo cái băng rôn này là vì một là hình thức mình tiếp tục tưởng niệm, hai là ai chưa hiểu thì họ có thể hiểu ra tại sao mình lại làm như thế. Rất hy vọng họ có thể hưởng ứng và họ cũng có một cái động tác nào đó tưởng niệm cho các nạn nhân chết vì lũ lụt…”

Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội

Việc thực hiện hành động “quốc tang” của anh Tuấn ngoài việc vấp phải sự cản phá như ngày 26/12, gia đình anh Tuấn cũng chịu một số sức ép khác. Vợ của anh Tuấn hiện là một giảng viên đại học tại Hà Nội đã bị phía cơ quan an ninh gây sức ép đến nhà trường.

Ngoài ra, khi ngôi nhà của anh bị quậy phá hôm 26/12 với sự tham gia của một nhóm “côn đồ”, trong nhà có vợ và con gái nhỏ của anh, anh chia sẻ cách thức mà vợ chồng anh bảo vệ con cái trong những sự vụ như vậy:

“Có đôi khi ta không có được tất cả, ta phải chấp nhận một số thiệt hại nhất định. Ví dụ như con mình, đương nhiên là cháu sợ nhưng mà mình và vợ đã thống nhất cho con mình ở trong nhà, đóng cửa lại không cho con tiếp xúc hoặc nhìn thấy với những người họ đến họ gây sức ép. Với vợ mình đương nhiên mình cũng cảm thấy có lỗi…”

Anh cho biết có thể gia đình vợ con anh phải chịu cú sốc tâm lý do những người khác gây nên vừa qua; nhưng anh mong người vợ sẽ hiểu và thương yêu anh qua cả những hành động trách nhiệm đối với người thân gần gũi cũng như đối với cộng đồng xã hội.

Vừa qua khi chính quyền Hà Nội thông báo sẽ tổ chức quốc tang cho ông Fidel Castro, cố lãnh tụ cách mạng cộng sản Cuba, nhiều người dân Việt Nam đã tỏ ra không đồng thuận.

Đến khi cơ quan chức năng chính thức công bố số nạn nhân tử vong vì thiên tai, lũ lụt trong năm nay tại Việt Nam, nhiều người lại nghĩ ngay đến “quốc tang” cho số người này.

Một lý do là họ phải hy sinh mạng sống một cách oan uổng vì sự tắc trách của con người- họ chết vì nhân tai chứ không phải thiên tai!

Xin hãy tỉnh ngủ!

From facebook:  Inna Lyna shared Phạm Văn Hải‘s post.

Phạm Văn Hải

Xin hãy tỉnh ngủ!

Nợ công của VN khoảng 229 tỷ usd, cao hơn 2 lần so với con số được VN công bố.
Tại một diễn đàn do UBND Tp. HCM tổ chức, chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí thông báo: nợ công của VN là 106% GDP.
GDP Việt Nam năm 2016 khoảng 216,6 tỷ usd, nợ công là 106% GDP tương đương 229 tỷ usd.
http://viettimes.net.vn/gdp-viet-nam-2015-dat-204-ty-usd-ng…
http://vov.vn/kinh…/gdp-ca-nuoc-nam-2016-tang-621-581415.vov

httpv://www.youtube.com/watch?v=3Tj-ewIqE_g

 

Chuyên gia kinh tế Việt Kiều Mỹ Phạm Đỗ Chí: “Xin hãy tỉnh ngủ”

“Sân bay Hàng không “Tân Sơn Nhất” ở Việt Nam dược xếp vào hạng… “Tệ Nhất” Quốc Tế !…

From facebook:  Like cho VIỆT NAM‘s video.

 764,693 Views

Like cho VIỆT NAM added a new video: VÌ SAO CẢNG HÀNG KHÔNG TÂN SƠN NHẤT RA NÔNG NỖI NÀY?

 “Sân bay Hàng không “Tân Sơn Nhất” ở Việt Nam dược xếp vào hạng…

“Tệ Nhất” Quốc Tế !…
“Trộm Cắp Nhất” thế giới !…” – 

VÌ SAO CẢNG HÀNG KHÔNG TÂN SƠN NHẤT RA NÔNG NỖI NÀY?

Phi trường TSN là cảng hàng không quốc tế INTERNATIONAL AIRPORT VIETNAM đại diện cho bộ mặt quốc gia khi khách quốc tế đến Du Lịch, tham quan đất nước này…Thế nhưng không có phòng khách, chỗ ngồi để cho người chờ đợi đón tiếp khách bay cổng ra và không có khu phòng để cho khách đưa tiễn. Cả hai khu đón và đưa hàng lớp người đứng chen chúc ngoài hành lang trước cổng ra vào, sân bay thì xì xèo như một tổ ong.

Toilet, mùi nước tiểu bốc  lên như….. . Nước giải khát và đồ ăn uống giá chặt chém cũng như các nhân viên cân hành lý thì hống hách, câu giờ để tỏ ra xin cho như khâu kiểm tra Hải quan ( customs). Khâu ra máy soi cửa phi trường, nhân viên hạch hỏi những câu hách dịch, mang theo bao nhiêu TIỀN?, có mang thuốc tây không?, bao nhiêu rượu?…vv, cho dù đã qua máy soi nhưng vẫn hù dọa để moi TIỀN. Nhất là Việt kiều và người Châu Á ( 10 đến 20 USD) sẽ được qua nhanh mà không cần soi chiếu.

Thủ tục Công An xuất nhập cảnh thì câu giờ mặc dù đã có thị thực VISA hợp lệ ( hộ chiếu nước ngoài) nếu không bo TIỀN, nhất là Việt kiều và người Châu Á. Phải mất 20 đến 35 phút để kiểm tra an ninh và scan hộ chiếu vào dữ liệu. Trong khi cảnh sát xuất, nhập cảnh ở các phi trường Châu Âu không mất quá 3 phút, scan hộ chiếu.

Đặc biệt vấn nạn trộm cắp tài sản trong hành lí của khách. Dù có nhiều cuộc họp bàn về cách ngăn chặn vấn nạn trộm cắp ở sân bay nhưng dường như ngành hàng không Việt Nam vẫn ” bó tay” với thực trạng này, bị quốc tế xếp hạng ” CẢNG HÀNG KHÔNG TỒI TỆ NHẤT THẾ GIỚI” đến nông nỗi này… thì quả là tệ hơn vợ thằng ĐẬU là quá chính xác.

ad: Sáng Nhũ

@TinTucVietHan

Một số sự kiện nổi bật năm 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô

Một số sự kiện nổi bật năm 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô

1. Gặp gỡ giám đốc điều hành Google, Apple, Facebook

Năm 2016, Đức Thánh Cha đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các ông lớn về công nghệ và mạng xã hội như:  Eric Schmidt, cựu giám đốc điều hành Google và chủ tịch đương nhiệm của Alphabet; Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple; Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành Facebook, ngoài ra ngài còn gặp gỡ nhiều nhân vật đặc biệt khác như: diễn viên Leonardo DiCaprio, tổng thống Iran…

2. Viếng thăm Mexicô và Cu Ba

Đức Thánh Cha đã có nhiều chuyến viếng thăm quan trọng, đặc biệt là chuyến viếng thăm đến Mêxicô và dừng chân tại Cuba. Tại sân bay Havana, ngài đã có cuộc gặp gỡ lịch sử lần đầu tiên với Thượng Phụ Moscow. Cả hai đã trao cho nhau những cái hôn truyền thống của người Nga.

3. Rửa chân cho những người tị nạn vào Thứ 5 Tuần Thánh

Vào Tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ hiệp thông với những người tị nạn. Vào thứ 5 tuần Thánh, ngài đã quỳ xuống, rửa chân cho những người tị nạn như Đức Kitô đã làm cho các tông đồ khi xưa.

4. Ra tông huấn Amoris Laetitia

Đức Thánh Cha đã ra Tông Huấn Amoris Laetitia. Tài liệu này là những đúc kết được rút ra từ hai Công Nghị về gia đình của Giáo hội.

5. Giải Thưởng Charlemagne

Vào tháng 5/2016, Đức Thánh Cha đã nhận được một trong những giải thưởng danh giá nhất Châu Âu, giải thưởng Charlemagne, tại Vatican. Trước những nhà lãnh đạo Châu Âu, Đức Thánh Cha đã nhắc lại thông điệp về con người của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

6. Viếng thăm đến Armenia và tỏ lòng tôn kính với Đức Benedict XVI.

Đức Thánh Cha có chuyến viếng thăm đến Armenia để cầu nguyện cho các nạn nhân trong cuộc diệt chủng tại Armenina cách đây gần 1 thế kỷ. Tháng 6/2016, nhân kỷ niệm 65 năm linh mục của Đức Benedictô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tỏ lòng tôn kính với vị tiền nhiệm của mình.

7. Tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Ba Lan

Tháng 7/2016, Đức Thánh Cha đã tham dự đại hội giới trẻ tại Ba Lan và có cuộc viếng thăm đến nhiều nơi như: Czestochova, trại giam Auschwitz…

8. Ăn trưa với những người tị nạn và thăm những phụ nữ được giải thoát khỏi nhà thổ

Vào tháng 8/2016, Đức Thánh Cha đã mời 21 người tị nạn Syria ăn trưa với Ngài. Cũng trong tháng này, ngài đã đến thăm 20 phụ nữ đã được giải thoát khỏi nhà thổ tại cộng đoàn Gioan XXIII. Đây các hoạt động của Đức Thánh Cha nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót.

9. Phong Thánh cho Mẹ Terêsa

Tháng 9/2016, Đức Thánh Cha đã phong thánh cho Mẹ Têrêsa, người nữ Công giáo có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.

10. Đối thoại liên tôn với Tin Lành, Anh Giáo và Cơ đốc giáo

Trong năm nay, ĐTC có nhiều cuộc đối thoại liên tôn với các tôn giáo bạn, đặc biệt là cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo tinh thần của Tin Lành, Anh Giáo và Cơ đốc giáo. Các cuộc gặp gỡ đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho tất cả các bên.

Tổng hợp theo Romereports

Cuối năm nhớ thương một người!

From facebook:   Phan Thị Hồng with Hoang Le Thanh and Nguyễn Thúy Hạnh.
Cuối năm nhớ thương một người!

Bạn đã biết đến cô ấy chưa?

Người con gái xinh đẹp này, đang bị cầm tù 9 năm vì chụp ảnh các cuộc biểu tình của dân oan và biểu tình chống Trung Quốc..

NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN bị bắt giữ ngày 31/7/ 2011 vì chụp hình một cuộc biểu tình và bị kết án chín năm tù với tội danh lật đổ nhà nước. Vào ngày 28 tháng 11, cô bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi trong tù.

Vào ngày 9 tháng Giêng năm 2013, tòa án nhân dân Nghệ An kết án Minh Mẫn cùng với 13 blogger và nhà hoạt động nhân quyền khác về tội danh âm mưu “lật đổ” nhà cầm quyền Việt Nam, mà giới báo chí cho là “vụ án lật đổ lớn nhất trong những năm gần đây”.

Tuy học làm nghề thẩm mỹ, cô gái 26 tuổi này là người nhiệt huyết cổ võ cho công bằng xã hội và nhân quyền, thể hiện qua việc làm của một ký giả nhiếp ảnh. Thay vì bị trói buộc trong khuôn khổ truyền thông nhà nước, Minh Mẫn đăng tải hình ảnh của cô chụp trên mạng. Cô đến những nơi nào có bất ổn xã hội, có biểu tình công cộng để chụp hình và tạo chú ý cho các sự kiện này. Một trong những sự kiện đó là cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Tp.HCM vào ngày 5 tháng 6 năm 2011.

Minh Mẫn bị bắt giữ vào ngày 31 tháng 7 năm 2011 cùng với người mẹ và em trai. Nhà của gia đình bị công an lục soát và tịch thu máy ảnh của Minh Mẫn và vẫn chưa trả lại cho cô.

Vụ xử diễn ra tại tòa án nhân dân Nghệ An, nơi mà từ lâu có những quyết định không cần bằng và thiếu vắng thủ tục pháp lý. Mặc dầu có một số đông các bị cáo hầu tòa, phiên tòa diễn ra có hai ngày. Các bị cáo chỉ được có năm phút để trình bày với chánh án, và chỉ có thể trả lời “có” hay “không”. Nhiều ký giả độc lập và các quan sát viên quốc tế không được phép vào dự phiên xử. Phiên tòa kết án Minh Mẫn chín năm tù giam và ba tháng quản chế tại gia. Mẹ của cô bị kết án ba năm tù giam và nay đã mãn hạn tù. Em trai của cô bị ba năm tù treo.

Bản án nặng nề của Tòa Án Nhân Dân không chỉ tác động vào Minh Mẫn, mẹ và em trai của cô. Ba của cô đã nhiều lần bị ép buộc, bị áp lực phi pháp và bị theo dõi bởi nhà cầm quyền tiếp theo sau vụ bắt giữ cả gia đình của ông. Một nhân viên công an còn can ngăn ông không tìm luật sư bào chữa cho Minh Mẫn, và bị ra lệnh phải nói là vợ và con gái ông đã lên Sài Gòn làm việc nếu có ai hỏi về vụ bắt giữ.

Minh Mẫn đã nhiều tuyệt thực để phản đối cách đối xử bất công; cô bị nhốt trong một buồn giam lạnh lùng với ba lớp bê tông.

Cô hiện thời đang thụ án tù chín năm tù. Điều kiện ở tù khắc nghiệt, và cô bị buộc phải lao động cực nhọc.

Hồng Thái Hoàng.

Mỗi lần nghĩ đến cô, tôi lại rưng rưng hai hàng nước mắt !!!
Phan Thị Hồng

Image may contain: 1 person, standing and outdoor

Chỉ 20 phút, mắt phải cậu bé 8 tuổi bị ‘ăn mòn’. Thứ này hầu như nhà nào cũng có, cần cảnh giác

Chỉ 20 phút, mắt phải cậu bé 8 tuổi bị ‘ăn mòn’. Thứ này hầu như nhà nào cũng có, cần cảnh giác

mat-bi-an-mon

Con trai tôi năm nay 8 tuổi và đang học lớp 2. Một hôm đón cháu đi học về, tôi cảm thấy rất vui vì con trai được điểm tốt. Do đó, khi đi qua siêu thị, tôi đã mua một túi lớn đồ ăn nhẹ cho như là phần thưởng dành cho con. 

Khi về đến nhà, con trai ngồi trên ghế sofa ăn nhẹ và xem phim hoạt hình, tôi thì bận rộn vào bếp nấu nướng cho bữa tối. Khoảng 15 phút sau đó, tôi nghe thấy tiếng hét thất thanh từ ngoài phòng khách, liền vội chạy ra và trước mắt là cảnh tượng choáng váng. Tôi thấy cháu đang lấy một tay ôm mắt lăn trên mặt đất, một chiếc chai méo mó và sàn nhà vương vãi nước…

Không có thời gian để tìm hiểu nguyên nhân, tôi ngay lập tức xuống cầu thang, vẫy một xe taxi tới bệnh viện gần nhất, mất chừng 20 phút hoặc hơn.

Nhưng tôi không thể tưởng tượng rằng chỉ trong vòng 20 phút, một mắt của con trai tôi đã bị hỏng vĩnh viễn.

Sau khi kiểm tra, bác sỹ nói mắt phải của cháu bị tác động của chất lỏng có tính kiềm ăn mòn, con mắt bị hoại tử, giác mạc bị thủng, dẫn đến bị mù vĩnh viễn. Các y bác sỹ đều bó tay.

Lời nói của bác sỹ như tiếng sét ngang tai. Nhìn thấy tình trạng thảm thương của con trai, tôi ngồi thụp xuống đất và khóc…

Bác sỹ hỏi cháu rằng tại sao lại dẫn đến chuyện như vậy, cháu liền kể lại sự việc. Khi ăn bánh xong, cháu phát hiện trong túi có một gói nhỏ. Cháu không biết đây là cái gì nên tò mò lấy ra để nghịch chơi. Cháu cầm nó, đưa lên mũi ngửi ngửi. Sau đó, cháu hòa nó vào cốc nước, không ngờ chiếc cốc phát nổ, bắn mạnh ra xung quanh và bắn cả vào mắt của cháu. Cháu cảm nhận có vật gì đó bay vào mắt, sau đó đau đớn và mắt không nhìn được.

Bây giờ thì chúng ta đã biết nguyên nhân tại sao. Cái gói nhỏ mà con trai tôi nói đến chính là gói hút ẩm.

goi-hut-am

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Là một người mẹ, tôi vô cùng đau đớn và hối hận vì sự sơ suất của mình. Trước đây tôi chỉ biết gói hút ẩm không thể ăn, chứ không nghĩ rằng nó lại gây ra tác hại thật nghiêm trọng.

Tại sao gói hút ẩm lại nguy hiểm đến vậy?

Những gói hút ẩm mà chúng ta thường thấy được làm từ silica gel hoặc vôi bột. Silica gel tuy không hút ẩm tốt bằng vôi bột, nhưng an toàn hơn.

goi-ht-am-2

 

 

 

 

 

 

Vôi bột giá thành rẻ nhưng có tính nguy hiểm cao. Gói hút ẩm làm từ vôi bột được dùng nhiều trong quá khứ, hiện tại thì hiếm thấy.

Trên thực tế, khi tiếp xúc với nước, không phải các chất làm khô nào trong gói hút ẩm cũng đều phát nổ. Nhưng chúng sẽ có phản ứng hóa học, tỏa nhiệt lớn và có tính ăn mòn rất cao. Nếu không may để chất này tiếp xúc trực tiếp với da, mắt sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nếu chẳng may nuốt phải hạt hút ẩm sẽ gây bỏng khoang miệng, loét họng,…

Vậy nên, để an toàn nhất cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ nên kiểm tra và vứt bỏ gói hút ẩm sau khi mua bánh kẹo thực phẩm.

Hướng Dương biên dịch

Thương binh cụt 2 chân trở thành Thuong nghi si Hoa Kỳ

Thương binh cụt 2 chân trở thành Thuong nghi si Hoa Kỳ

                     Thương binh người Mỹ 36 tuổi phấn đấu học trường

                    Harvard và trở thành Nghị sỹ bang Florida

nghi-sy-brian-mast

Brian Mast, một cựu chiến binh bị mất hai chân ở Afganishtan, đã trở thành Nghị sỹ Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Tấm gương phấn đấu của Brian Mast, một cựu chiến binh 36 tuổi đã tốt nghiệp trường Harvard sau khi bị mất đôi chân tại chiến trường Afganishtan. Anh mới trở thành Nghị sỹ sau khi giành chiến thắng ở bang Florida.

Tuần trước, Brian Mast đã chiến thắng ở bang Florida để trở thành nghị sỹ Mỹ. Đặc biệt, nghị sỹ Brian là một cựu chiến binh bị mất cả hai chân trong cuộc chiến ở Afganishtan.

Cuộc đời của anh đã thay đổi vào tháng 9/2010 khi đang là chuyên gia phá bom trong Lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Afghnistan. Lúc đi qua một cây cầu để kiểm tra nghi vấn, một quả bom bên lề đường đã phát nổ khiến anh bị thương nặng.

brian-2

Brian bị mất hai chân và một phần của tay trái. Cuộc đời binh nghiệp của anh chấm dứt từ đó.

Brian nói: “Tôi là một người lính. Tôi xác định là phục vụ đất nước. Nhưng khi bị thương, tôi đã mất phương hướng”, theo Daily Mail.

Thay vì chìm trong đau khổ, Brian đã quyết định xem thương tật như là một chương mới trong cuộc đời của mình. Brian tâm sự: “Lúc đó tôi nghĩ, tôi phải tìm điều gì đó để làm trong cuộc đời còn lại”.

Brian quyết tâm không để khuyết tật ngăn cản cuộc sống

Nằm trên giường bệnh, xung quanh là vợ con, anh đã tự hứa với mình phải làm được điều phi thường. Nếu không thể tiếp tục phục vụ quân đội, anh sẽ phục vụ đất nước theo cách khác – tranh cử Nghị viện.

Brian nói: Tôi sẽ không để những kiến thức của tôi trở thành quá khứ. Tôi quyết định bước vào một trận đấu mới. Tôi biết tôi sẽ có mặt ở thủ đô Washington vào ngày nào đó”.

Sau nhiều tháng phục hồi khó khăn, anh đã học cách đi lại bằng chân giả. Chỉ 2 tháng sau vụ nổ, Brian đã có thể đi lại cùng gia đình.

Cuối cùng vào tháng 2/2012, anh đến Trung tâm Y khoa Quân đội và bắt đầu làm việc ở Phòng An ninh Nội địa.

Nhưng lúc đó anh đối mặt với thách thức khác.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh đã gia nhập quân ngũ theo bước chân người cha. Nhưng để thực hiện giấc mơ vào Nghị viện, anh cần có bằng đại học.

Như thường lệ, Brian đặt mục tiêu cao nhất cho bản thân mình, vào học trường Harvard.

Năm 2013, anh đăng ký một khóa học online về kinh tế học. Đến đầu năm nay, anh đã tốt nghiệp với bằng kinh tế của Harvard. Lúc đó anh cảm thấy sẵn sàng tham gia chính trị.

Và cũng chưa bao giờ chọn một trận đấu dễ dàng, anh đã quyết định tranh cử ở bang Florida với 11 ứng cử viên khác.

Một trận đấu không dễ dàng, bởi vì anh là cựu chiến binh khuyết tật.

Anh đã gặp phải những câu hỏi khó như: “Tại sao anh luôn mặc quần lửng, có phải để mọi người biết về khuyết tật của anh?”. Brian nói lý do thực sự đơn giản hơn nhiều, vì chân giả của anh không thể mặc vào những chiếc quần dài.

nghi-sy-brian-3

Brian nói với hãng tin CBS12: “Bạn phải chạy đến đích. Bạn phải chiến đấu như thể là ngày cuối cùng của cuộc đời”

Ngày 8/11, Brian đứng cùng vợ con để đợi công bố kết quả bầu cử. Và anh đã đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Randy Perkins để trở thành Nghị sỹ tiếp theo của bang Florida.

Brian nói trên trang web tranh cử: “Tôi tin vào trái tim mình, rằng khó khăn mà chúng ta đối mặt không quan trọng bằng cách mà chúng ta ứng xử với khó khăn đó”.

“Chúng ta sẽ không thu mình trong góc phòng và từ bỏ khi cuộc sống gặp khó khăn”

“Chúng ta làm chủ thách thức của mình. Chúng ta sử dụng những thách thức đó như công cụ để làm chúng ta trở lên mạnh mẽ nhất có thể. Tôi tin rằng đó là trạng thái chúng ta cần phấn đấu”

“Tại Quốc hội, tôi sẽ phục vụ người dân như tôi đã làm trên chiến trường, bất kể bản thân được gì hay mất gì”.

Hiện nay tại Hạ viện và Thượng viện Mỹ có khoảng 20% nghị sỹ đã từng phục vụ trong quân đội.

Dương Minh

Ôn cố tri tân – Năm 2016 – Một số biến cố, sự kiện quan trọng.

From facebook:  Phan Thị Hồng with Hoang Le Thanh.
Ôn cố tri tân – Năm 2016 – Một số biến cố, sự kiện quan trọng.

Một số biến cố, sự kiện quan trọng xãy ra trong năm 2016 đã gây xao động trong cộng đồng mạng do bạn Cao Đắc Tuấn (Dân Làm Báo) chọn và trình bày theo thứ tự thời gian.

Bạn Cao Đắc Tuấn đã cố gắng giữ khách quan khi chọn lựa các biến cố này, tính chất khách quan (có thể) không hoàn hảo và chắc chắn có những sai lầm hoặc thiếu sót.

Quan trọng nhất là thảm họa môi trường và sự đểu cáng của nhà cầm quyền trong việc bồi thường nạn nhân và bao che cho Formosa.

Thứ nhì là cuộc nổi dậy của dân Hà Tĩnh biểu tình chống đối Formosa, nói lên tinh thần bất khuất của dân Việt Nam.

Thứ ba là kết quả cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ với việc thắng cử bất ngờ của Donald Trump.

(Trình bày theo thứ tự thời gian).

27-1-2016: Bầu cử ban chấp hành trung ương.

30-3-2016: Blogger Nguyễn Ngọc Già bị kết án 4 năm tù giam.

28-4-2016: Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam.

23-5-2016: Cuộc thăm viếng Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, và cảnh tượng Nguyễn Thị Kim Ngân cho cá ăn.

31-5-2016: Nguyễn Xuân Phúc phát âm “Made in Vietnam” là “Ma dzê in Việt Nam.”

14-6-2016: Máy bay SU-30MK2 mất tích và máy bay CASA 212 gặp tai nạn.

29-6-2016: Thảm họa cá chết tại miền Trung và Formosa nhận lỗi.

8-8-2016: Nguyễn Xuân Phúc đại náo phố cổ Hội An.

12-9-2016: Xác người gói chiếu.

2-10-2016: Hà Tĩnh nổi dậy.

10-10-2016: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt.

9-11-2016: Cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và kết quả Donald Trump đắc cử.

12-11-2016: Nữ giáo viên Hà Tĩnh bị ép đi tiếp đãi quan khách.

25-11-2016: Cái chết của Fidel Castro.

30-11-2016: Tin đồn đổi tiền.

Trong những biến cố sự kiện trên, có vài sự kiện khá quan trọng:
– Thảm họa môi trường do Formosa gây ra,
– Cuộc nổi dậy của dân Hà Tĩnh biểu tình chống đối Formosa.
– Cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ với việc thắng cử bất ngờ của Donald Trump.

Theo: Cao Đắc Tuấn (Dân Làm Báo).

Ảnh: Hà Tĩnh nổi dậy. Giáo sư Ngô Bảo Châu Chau Ngo chọn tấm ảnh cuộc biểu tình của nhân dân Hà Tĩnh ngày 2-10-2016 – Hà Tĩnh nổi dậy là: “Bức ảnh của năm 2016”.

Giáo sư chỉ mới đăng 3 tiếng đồng hồ mà đã có hơn 33.000 người Like (và tăng không ngớt) và gần 2.000 lượt chia sẻ.

Image may contain: one or more people, crowd and outdoor