‘Bước tiến vĩ đại’: FDA chấp thuận cách trị ung thư mới

‘Bước tiến vĩ đại’: FDA chấp thuận cách trị ung thư mới
Nguoi-viet.com

WASHINGTON DC (NV) Cơ quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm (FDA) tuần qua lần đầu tiên chấp thuận cách chữa trị ung thư mới, chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà không đụng đến tế bào bình thường.

(Hình minh họa: Getty Images/Dan Kitwood)

Theo báo Guardian, chiến lược chữa ung thư mới mà theo các nhà chuyên môn, giúp bệnh nhân tránh khỏi sự hành hạ cơ thể của phản ứng phụ do việc hóa trị hay xạ trị.

Hóa trị và các phương pháp chữa trị ung thư hiện nay là tàn bạo, trong khi không ảnh hưởng mấy đến tế bào ung thư mà lại làm kiệt quệ cơ thể của bệnh nhân.

Phản ứng phụ do các lối chữa trị hiện nay nhiều trường hợp mang lại hậu quả thật kinh hoàng như rụng tóc, xuất huyết nội, nôn mửa và ngay cả gây thiệt mạng.

Phương pháp chữa trị mới chỉ tập trung vào việc tấn công tế bào ung thư, đồng thời kích thích hệ thống miễn nhiễm tự chống lại tế bào ung thư.

Sự chữa trị với tên gọi T-VEC (viết tắt từ talimogene laherparepvec) được bán với tên thương mại là Imlygic, sử dụng một vi rút đã được cải biến, được chích thẳng vào khối u để săn tìm và tiêu diệt tế bào ung thư, điều mà giới chuyên gia cho là bước tiến quan trọng trong việc chống lại căn bệnh gây chết người này.

Phương pháp chữa trị được phát triển bởi công ty kỹ thuật sinh học BioVex có trụ sở đặt tại Massachusetts. Năm 2011, tập đoàn dược phòng Amgen mua lại với giá $1 tỉ.

Vi rút tìm diệt ung thư từ lâu được xem như là nguồn chữa trị đầy nhân đạo.

Khác với lối chữa trị hiện nay như hóa trị và xạ trị, vốn tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời hủy hoại luôn phần còn lại của cơ thể, vi rút được lập trình để chỉ tấn công tế bào ung thư, khiến bệnh nhân chỉ chịu một hai ngày với triệu chứng giống như bị cảm cúm.

Bác Sĩ Stephen Russell, nghiên cứu gia của Mayo Clinic, nói rằng việc FDA cho phép chữa trị ung thư bằng phương pháp Imlygic tượng trưng cho “một bước tiến vĩ đại” trong sự chữa trị ung thư. (TP)

7 tín hiệu cảnh báo ung thư

http://4.bp.blogspot.com/-QZAP8TCKXnA/U7zbJv7MN1I/AAAAAAAAH28/ItE1uEllGkc/s1600/images198PLFCQ.jpg


7 tín hiệu cảnh báo ung thư
Bất kỳ cơn đau nào kéo dài, hay không rõ nguyên nhân đều là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe cần quan tâm.
Trên trang WebMD, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra khuyến cáo về một số biểu hiện cảnh báo khả năng ung thư. Để cho dễ nhớ, các nhà khoa học sử dụng các chữ cái ở đầu mỗi dấu hiệu bằng tiếng Anh viết tắt thành từ C-A-U-T-I-O-N
(cảnh báo), bao gồm: 
– C (Change in bowel or bladder habits): Thay đổi thói quen đi tiêu, tiểu tiện. Có thể hiểu rộng rằng, bạn thay đổi về số lần đi tiêu tiểu như đi cầu bón, tiêu chảy, tiêu chảy kèm táo bón xen kẽ, tiểu nhiều lần…
– A (A sore that does not heal): Đau nhức kéo dài không khỏi. Bất kỳ cơn đau nào mang tính mạn tính, tức kéo dài, hay không rõ nguyên nhân đều là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe cần quan tâm.
– U (Unusual bleeding or discharge): Chảy máu bất thường, từ bất cứ đường nào như mũi, miệng (ho hay khạc ra máu), đường tiêu tiểu, âm đạo…
– T (Thickening or lump in the breasts, testicles, or elsewhere): Khối u ở bất cứ vị trí nào: vú, tinh hoàn, bụng, các nhóm hạch…
– I (Indigestion or difficulty swallowing): Ăn khó tiêu hay khó nuốt.
-O (Obvious change in the size, color, shape, or thickness of a wart, mole, or mouth sore): Thay đổi rõ ràng trong kích thước, màu sắc, hình dạng, hay độ dày của một mụn cóc, nốt ruồi, vết thương hay lở loét trong khoang miệng.
– N (Nagging cough or hoarseness): Ho dai dẳng hay khan tiếng kéo dài.
Ngoài ra, các triệu chứng sau đây cũng có thể báo hiệu sự hiện diện của một số loại bệnh ung thư:
– Đau đầu dai dẳng.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Mất cảm giác ngon miệng.
– Đau mạn tính trong xương hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
– Mệt mỏi dai dẳng, buồn nôn, hoặc nôn mửa.
– Liên tục sốt nhẹ.
– Nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
 
Khi bạn có một trong những triệu chứng kể trên mà không có một nguyên nhân rõ ràng, kéo dài trên 2 tuần, thì rất có thể là dấu hiệu của một chứng ung thư nào đó. Việc tìm đến với bác sĩ để được chẩn đoán và tầm soát ung thư sẽ giúp bạn phát hiện sớm. Cần nhớ rằng, chẩn đoán sớm ung thư là chìa khóa quan trọng quyết định hiệu quả của điều trị.
 
Thúy Ngọc (WebMD)

 

Bài tập phòng bệnh tim: Vừa đúng 10 phút

Bài tập phòng bệnh tim: Vừa đúng 10 phút

Để tập bài tập phòng bệnh tim không cần dụng cụ gì phức tạp ngoạitrừ 10 phút tập trung hoàn toàn vào động tác. Mỗi ngày có đến 60 phút x24 giờ = 1.440 phút! Lẽ nào không nhín ra được 10 phút phù du cho sứckhỏe?

Cách tốt nhất để trị bệnh tim là đừng để tim bị bệnh. Đó chính là lý do tại sao Hiệp hội Bệnh tim mạch ở Hoa Kỳ, nơi chắc chắn không thiếu bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa, thuốc đặc hiệu… đã từ lâu cổ động người chưa bệnh cố gắng tập luyện hợp lý sao cho trái tim có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong mọi tình huống.

Kiên trì với bài tập học lóm

Nhiều thầy thuốc ở Đức đã từ lâu tâm đắc với một bài tập bao gồm 10 thao tác tương đối đơn giản. Không hẳn lúc nào của người cũng khéo hơn ta nhưng nếu học lóm không mất tiền mua thì tại sao lại không thử rồi tự đánh giá kết quả? Nếu hay khỏi khuyên cũng dùng tiếp, nếu dở có năn nỉ chắc chắn cũng không thèm xài.

Mỗi động tác dưới đây chỉ cần được thực hiện vài lần trong ngày, mỗi động tác mất chỉ một phút, tổng cộng vừa đúng 10 phút. Thực hiện được đủ 10 động tác thì tốt nhưng không bắt buộc. Gặp khó khăn với động tác nào thì loại bỏ và bù giờ bằng cách tập trung vào các động tác còn lại. Không nên áp dụng bài tập này cho người đang bị đau thần kinh tọa, chèn ép đĩa đệm hay lao khớp háng. Cũng không cần cố gắng cho bằng được vì thoải mái là nguyên tắc cơ bản của bài tập này. Trong khi luyện tập chỉ cần lưu ý giữ nhịp thở cho đều, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Không cần cố gắng tập cho đủ 10 động tác vì thoải mái là nguyên tắc cơ bản của bài tập.

Không cần cố gắng tập cho đủ 10 động tác vì thoải mái là nguyên tắc cơ bản của bài tập.

10 động tác phòng bệnh tim hữu hiệu

Động tác 1: Nằm thẳng lưng, luồn hai bàn tay dưới thắt lưng để mông hơi kê cao, co chân đạp vòng tròn trong không khí như đạp xe đạp, theo cả hai chiều tới lui để vừa thông khí đường hô hấp, vừa làm mạnh cơ hoành để qua đó cải thiện tuần hoàn trên thành tim. Không cần đạp nhanh, đạp sao cho đúng ba vòng thì vừa hết một lần hít vào thở ra.

 Động tác 2: Ngồi thẳng lưng. Luồn một tay ra sau ót và xoa dọc đốt xương sống cổ, xuống càng thấp càng tốt để cải thiện tuần hoàn não. Có thể dùng bàn tay kia đỡ dưới khuỷu tay để giúp sức. Chỉ cần 30 giây rồi đổi bên và lặp lại bài tập.

 Động tác 3: Ngồi thẳng lưng. Quỳ gối càng hay. Vòng tay qua đầu cho bàn tay chạm vùng thái dương bên đối diện rồi nghiêng đầu về phía đối nghịch. Đổi bên và thực hiện lại động tác. Đây là bài tập có công năng kép nhờ cải thiện cùng lúc chức năng của cột xương sống cổ và khớp vai, đồng thời trợ giúp tuần hoàn trong động mạch cảnh dẫn máu lên não.

 Động tác 4: Quỳ gối thẳng lưng. Giơ hai tay thẳng đứng với mặt đất. Hơi ngửa ra sau rồi cúi nhanh ra phía trước để trán gần chạm mặt sàn. Hai tay duỗi thẳng song song tối đa ra phía trước trong lúc cúi người. Đây là động tác rất tích cực để tập luyện cơ hoành đồng thời tạo điều kiện thư giãn cho toàn cột xương sống.

 Động tác 5: Đứng thế trung bình tấn, nghĩa là hai chân bằng khoảng cách hai vai. Gập một đầu gối, nghiêng qua một bên để hạ thấp thân mình trong khi duỗi thẳng chân kia. Nên đặt hai bàn tay trên mặt trước xương bánh chè để giúp hạ người thật thấp. Đổi bên và lặp lại động tác sau khi đổi bên. Bên cạnh tác dụng cơ học trên cột xương sống thắt lưng, khớp háng và khớp gối, bài tập này đồng thời ảnh hưởng trên trung khu giữ thăng bằng và gián tiếp trên nhịp tim.

 Động tác 6: Đứng trên một chân. Gập đầu gối chân kia như chơi nhảy lò cò. Co duỗi bàn chân bằng cách chuyển động khớp cổ chân trong khi gồng cứng bắp chuối chân đang trụ trên mặt đất để cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch và tân dịch của chi dưới. Đổi bên và lặp lại bài tập.

 Động tác 7: Vịn tay vào tường cho vững. Co một chân để gót chân chạm nhẹ vào mông. Có thể trợ lực bằng cách dùng tay nắm bàn chân. Nghiêng người ra trước rồi hơi ngả ra sau. Đổi bên và lặp lại thao tác. Động tác này ngoài tác dụng chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn vùng khớp háng và cột sống thắt lưng còn có công năng điều chỉnh trung khu giữ thăng bằng của cơ thể và điều hòa nhịp tim.

 Động tác 8: Tương tự động tác nhảy dây để cải thiện chức năng vận động của khớp gối và khớp háng. Có dây càng tiện nhưng thiếu dây cũng không sao. Khi tập lưu ý giữ vị trí hai bàn tay nắm chặt ở ngang tầm khớp háng. Nên tập nhảy hai chân. Không cần nhảy nhanh, chỉ cần đều đặn và đồng bộ với nhịp hít thở. Động tác này đặc biệt hữu ích cho mạng lưới mạch máu trên thành tim.

 Động tác 9: Đứng thẳng lưng. Mắt nhìn thẳng. Hơi nhón gót và luân phiên giơ cao cánh tay, càng nhanh càng tốt. Giữ cánh tay trong lúc thở ra cho thật thẳng góc với mặt đất và lòng bàn tay ngửa lên trời. Đây cũng là động tác tập luyện cho cơ hoành và nhóm bắp thịt nằm dọc cột xương sống.

 Động tác 10: Trở về tư thế ngồi thẳng lưng, nhắm mắt quên đời bằng cách chỉ tập trung theo dõi nhịp thở đều đặn cho hết phút cuối của bài tập.

Ai chưa quyết tâm khởi động bài tập này nên tạt ngang phòng hồi sinh của một bệnh viện nào đó để xem cảnh cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não thảm hại thế nào. Có khi nhờ vậy mới chịu hồi tâm. Chuyện đời, xưa nay vẫn thế. Mấy ai chịu đổ lệ khi chưa thấy quan tài?!

Theo BS Lương Lễ Hoàng

Nhà dưỡng lão ở Mỹ

Nhà dưỡng lão ở Mỹ

Tác giả: BS Trần Công Bảo đã từng là giám đóc y tế của nhiều viện dưỡng lão với bài viết dưới đây, Ông trình bày ngọn nguồn rất thực tế , cơ quan mà người già hay người tàn tật đã có lần nghĩ thoáng qua ,nhưng dĩ nhiên lờ mờ chua rõ …

                Người già ở hải ngoại: sự am hiểu về VDL là nên ! ,vì không ai  biết đươc tương lai ..!?

Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

Nursing Home – Viện Dưỡng Lão

Bs Trần Công Bảo

Cổ nhân có câu: “sinh, bệnh, lão, tử”. Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về “Viện Dưỡng Lão” (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là “Giám Đốc Y Tế” (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ…  nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người “trẻ” nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF) : cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào “độc lập”.

4-  VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là “locked facilty”, cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:

1- Phòng ngủ.

2- Ăn uống

3 – Theo dõi thuốc men

4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân…

5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.

6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo…

7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã…

b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.

c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL? Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:

1- Medicare

2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).

3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.

4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương…  cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.

MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang.  Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ  thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL.  Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL. Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào VDL”. Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái “bất hiếu”, bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa!  Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì “cũng tốt thôi”.

NHỮNG “BỆNH” CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen “nước mắm, thịt kho”…, làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.

b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.

c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu…nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác “ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ…Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?

                a- Làm sao để lựa chọn VDL:

* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…)

* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

                b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

 * Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào…

* Nên làm một cuốn sổ “thông tin” (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân…

* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa…

* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.

* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

– Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống …  để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”).

– Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs. Trần Công Bảo

Thịt chế biến có thể gây ung thư

Thịt chế biến có thể gây ung thư

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiêu thụ thịt chế biến như jambon, xúc xích, thịt muối, và hot dog có thể gây ung thư.

26.10.2015

Tiêu thụ thịt chế biến như jambon, xúc xích, thịt muối, và hot dog có thể gây ung thư, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

WHO cũng cho biết thêm rằng các loại thịt đỏ cũng có thể gây ra ung thư.

Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO đã đánh giá hơn 800 công trình nghiên cứu từ nhiều châu lục về mối tương quan giữa thịt và ung thư.

Các chuyên gia phát hiện rằng tiêu thụ 50gr thịt chế biến mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng có thể bị ung thư ruột kết và ung thư trực tràng lên 18%. Cho nên, cơ quan này đã liệt kê đây là ‘chất gây ung thư cho con người’, cùng loại với các tác nhân gây ung thư như chất amiang và hút thuốc lá.

Thịt chế biến có thể bao gồm xúc xích, hot dog, paté, thịt sấy khô như khô bò hay thịt phơi khô của Nam Phi.

Thịt chế biến là thịt qua quá trình xử lý bằng nhiều cách như ướp muối, sấy, lên men, xông khói hoặc bất kỳ quá trình nào làm gia tăng hương vị hoặc cải thiện tính bảo quản.

Thịt đỏ được WHO phân loại ‘có thể gây ung thư cho con người’.

Cuộc đánh giá cho thấy có ‘bằng chứng mạnh mẽ hỗ trợ một hiệu ứng gây ung thư’ khi tiêu thụ thịt đỏ, chủ yếu  là ung thư đại tràng, nhưng ngoài ra còn có ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO, ông Christopher Wild, nói ‘Những phát hiện này càng hỗ trợ thêm các khuyến nghị y tế công cộng hiện nay trong việc giảm ăn thịt’.

Bác bỏ báo cáo của WHO, Viện Thịt Bắc Mỹ nói hàng chục nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan nào giữa bệnh ung thư với các loại thịt và rằng các cuộc nghiên cứu khác cho thấy những lợi ích của việc ăn thịt đối với một chế độ ăn uống lành mạnh.

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Viện, ông Barry Carpenter, nói ‘Bằng chứng khoa học cho thấy ung thư là một căn bệnh phức tạp không phải do các loại thực phẩm đơn lẻ gây ra và rằng một chế độ ăn uống cân bằng và  lối sống lành mạnh là hết sức cần thiết để có sức khỏe tốt.’

Ung thư, kẻ nội thù.

Ung thư, kẻ nội thù.

Giao Chỉ, San Jose

Vào buổi trưa thứ năm giữa tháng 10/2015 cô luật sư Jenny Đỗ đứng trước bức tường hình ảnh tù cải tạo tại Việt Museum để TV Dân Sinh phỏng vấn. Dung mạo rất trang nhã và bình tĩnh, người bệnh ung thư ở giai đoạn hiểm nghèo nhất, 49 tuổi vẫn vui vẻ trả lời các câu hỏi.

Cô kể lại thời thơ ấu Sài Gòn gia đình ở bên chùa. Nhà trong hẻm, muốn ra đường phố phải đi qua chùa. Tuổi thơ sống trong nhang khói pha mùi hương khuynh diệp. Chín năm cô gái lai sống với Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp theo là 9 năm với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Cô sống trọn vẹn suốt thời kỳ bao cấp rồi ra đi trước khi đổi mới. Cô nói về sinh hoạt cộng đồng tại Hoa Kỳ. Về cuộc đời con lai làm cho sở xã hội, làm cho sở cảnh sát, đi học, ra luật sư và mở văn phòng. Tay phải làm luật sư, tay trái làm việc xã hội. Nhưng không phải công việc xã hội tại Mỹ. Cô lo việc xã hội lầm than của trẻ em, thiếu nữ tại Việt Nam. Tổ chức bạn của Huế ra đời. Mở trung tâm sinh hoạt cộng đồng tại Huế để nuôi những đứa con Việt Nam bất hạnh. Cô miệt mài làm việc cho đến 1 ngày phát giác bệnh ung thư vú. Đây là câu chuyện bẩy tám năm trước, lúc đó cô luật sư trẻ mới ngoài 40 tuổi. Cha là chiến binh Hoa Kỳ không hề biết mặt, chẳng làm sao mà truy tìm xem bên nội đã bị di truyền ra sao. Phần bên ngoại chẳng ai nói có bệnh ung thư. Sau này mới biết là cũng bị nhưng không nói ra.Thôi thì cứ lo điều trị .Tạm thời cắt bỏ nơi cục u đã hình thành. May mắn thay việc điều trị coi như có kết quả. Bệnh nhân tạm thời coi như khỏi bệnh “Cancer free”. Thiên hạ nói như thế. Trở lại lo công việc. vẫn còn hồ sơ tòa án của thân chủ. Tổ chức đại hội áo dài phát huy văn hóa Việt Nam và quan trọng hơn hết là lo gây quỹ nuôi đàn con ở trung tâm sinh hoạt Huế. Cô gái lai Mỹ sinh ra tại Vũng Tầu, không hề thấy mặt cha. Trưởng thành tại Sài Gòn. Trải qua thời kỳ kinh tế mới ở Túc Trưng. Định cư tại San Jose nhưng lại để trái tim ở đất thần kinh. Tổ chức Friends of Hue ra đời. Mỗi ngày, từ miền Bắc Cali, Jenny vẫn lo cho 40 đứa con bất hạnh tại miền Trung Việt Nam.

Vào buổi chiều cuối tuần, đang họp bạn với thân hữu chợt bác sĩ gọi cell khẩn cấp. Bỏ hết mọi chuyện, vào nhà thương ngay, nếu không xe 911 sẽ đến rước đi. Bà bác sĩ đưa tin sét đánh. Mấy tháng trước chưa có triệu chứng mà chỉ mấy tuần, bệnh ung thư ngực tái phát cấp kỳ. Ngày cuối đã gần kề. Jenny hỏi còn bao lâu. Bác sĩ nói chừng 3 tháng. Trời, 3 tháng làm sao thu xếp kịp. Trả lời phỏng vấn cô thành thực nói rằng lúc đó không lo chạy chữa, không lo chuyện tử sinh mà chỉ lo không có đủ thời giờ để thu xếp. Sau khi lấy thêm phần tế bào nhiễm độc để thử lần cuối. Kết quả vẫn không thay đổi. Giải phát cuối là hóa trị. Nếu buông suôi thì bao lâu. 3 tháng. Nếu làm Chemo (Hoá trị) thì bao lâu mới thấy kết quả. 12 tuần. Nếu không kết quả thì gần hết 3 tháng rồi. Phải không…Đúng như vậy…

Đó là câu chuyện về cuộc chiến sau cùng của Jenny Đỗ.

Anh Phạm phú Nam là người hỏi chuyện cũng bắt đầu qua các câu hỏi sau cùng. Chị có nhắn nhủ gì không? Nhắn rằng dự trù ra tranh cử nghị viên khu 8 San Jose nhưng sức khỏe không cho phép và đành tuyên bố bỏ cuộc. Nhắn rằng cộng đồng chúng ta nên hòa thuận và ước mong sau cùng của Jenny Đỗ là muốn có 1 trung tâm sinh hoạt cộng đồng cho người Việt Nam tại San Jose.Chờ đợi 40 năm dường như đã quá lâu rồi. Nhắn rằng anh chị em con lai như Jenny nên hãnh diện là người Việt Nam, nên tìm về cội nguồn ngay trên đất Mỹ. Nhắn các bạn đồng bệnh là nên lưu ý với kẻ nội thù là bệnh ung thư. Không thể dấu diếm, không thể thương lượng, không thể chậm trễ. Hiện nay cắt bỏ hết vẫn là giải pháp tốt đẹp nhất để ngăn chận tái phát. Đây là căn bệnh có khả năng di truyền nên trong gia đình cần công khai tin tức để con cháu biết đường chạy chữa.

Câu hỏi cuối cùng để Jenny Đỗ nhắn nhủ về các con của cô ở trung tâm Friends of Huế tại quê nhà. Suốt buổi nói chuyện cô rất bình tĩnh và linh hoạt trả lời với 1 thái độ can đảm hiếm có. Nhưng khi nói với các trại viên 40 em của trung tâm Huế cô đã nghẹn ngào. Xuân này cô sẽ không về thăm các em, có thể chẳng bao giờ cô về nữa. Các con nhớ lời cô chỉ dạy khi cô cháu ngồi với nhau. Hãy cố gắng để trở thành người gương mẫu không phải chỉ cho riêng mình mà phải thành đạt để giúp cho các em khác. Các con biết đấy. Các con đã trải qua biết bao nhiêu đau khổ, hảy giúp các em khác có cơ hội như các em hiện nay.

Hãy cố gắng cho xứng đáng với lòng mong ước của cô . Mãi mãi cô thương yêu các em. Đoạn phim này và nhiều hình ảnh khác sẽ được gửi về cho các em. Jenny nói rằng trong nỗi đau thương sinh tử, còn một chút may mắn là sự chuẩn bị ra đi. Trên youtube Cali Today cô cũng nói chuyện từ tốn nhẹ nhàng nhưng phần cuối mắt rưng rưng lệ. Tưởng con có ngày lo phần chung sự cho mẹ. Ai ngờ lá xanh lại rụng trước lá vàng.

Anh Phạm phú Nam cho biết đã có dịp phỏng vấn trên 300 người nhưng không có những lời nói cuối cùng nào được ghi nhận như trường hợp Jenny Đỗ.

Thế giới ung thư.

Với chuyện của bệnh nhân Jenny Đỗ, chúng ta nên nhìn qua 1 lần thế giới ung thư.

Ung thư là kẻ nội thù của nhân loại hiện nay. Thân thể của con người chỗ nào cũng do các tế bào làm thành. Ung thư là bệnh khi tế bào bị hủy diệt. Các nhà khoa học ghi nhận có đến 60 căn bệnh ung thư. Trên con người, góc cạnh trong ngoài chỗ nào cũng có thể có bệnh ung thư. Từ nước tóc cho đến làn da. Não bộ, tim, phổi, bộ phận tiêu hóa, bộ phận tuần hoàn, bộ phận thần kinh, tứ chi ngũ giác đâu đâu cũng có thể thành bệnh. Chỉ trừ có tế bào mắt là không bị ung thư. Tại Hoa Kỳ đã có hàng triệu bệnh nhân ung thư qua đời và hàng triệu người khác đã bị ung thư nhưng qua khỏi.

Mỗi năm nước Mỹ có thêm 1 triệu 600 ngàn bệnh nhân mới và năm nay vào khoảng trên 500 ngàn người sẽ chết.

Tại đất nước tiền phong của nhân loại, đầy đủ phương tiện y khoa tối tân, mỗi 1 phút trôi qua là có 1 người chết vì bệnh ung thư.

Những người bệnh ung thư mà qua khỏi đã ngồi lại với nhau, chỉ dẫn cho các con bệnh mới phương thức chiến đấu. Chính họ cũng còn phải chống lại bệnh tái phát. Họ chia 60 loại bệnh ra làm nhiều tháng. Mỗi tháng dành cho 1 số danh hiệu bệnh tình khác nhau. Tháng giêng là tháng mở màn, tháng 2 chuẩn bị phản công, tháng 3 là bộ phận tiêu hóa và thận. Tháng tư đối tượng rất nhiều loại ung thư từ đầu cổ cho tới hạ thân. Tháng 5 dành cho da thịt và đầu óc, tháng 6 là tháng của những người chiến thắng. Riêng ngày 7 tháng 6 là Survivors Day. Cứ như thế mà tiếp tục. Nhưng đặc biệt tháng 10 này là chỉ dành riêng cho cuộc chiến chống ung thư vú. Đây là tháng của đoàn nữ binh mùa thu tử chiến với kẻ nội thù. Giặc từ trong đánh ra. Tháng 10 này Jenny Đỗ đánh trận cuối cùng. Cũng đã chuẩn bị chung sự xong rồi. Jenny chấp nhận phần số của kiếp người. Cảm ơn tâm tình đường khuynh diệp đã được mọi người đón nhận. Cô nói, một chút e ngại cô đơn khi nằm trong hầm lạnh trước khi hỏa thiêu. Buồn cho ước mơ nghị viên khu 8 xây dựng trung tâm cộng đồng San Jose không thành.Tình thương gửi về cho đám con ở Huế. Xuân này cô không về.

Nữ binh mùa Thu

Mấy tuần qua, chúng ta thấy hiệp hội chống ung thư tổ chức các cuộc đi bộ, hội thảo hết sức quy mô. Tháng 10 là tháng của quý bà. Đa số phụ nữ đeo nơ chống ung thư trên ngực áo. Tổng cộng có 54 mẫu nơ khác nhau. Quý ông bị ung thư tiền liệt tuyến ( prostate) đeo nơ màu blue nhạt. Ung thư gan là màu xanh lá cây (green). Trẻ em bị ung thư có màu vàng kim (gold), nếu là ung thư vú sẽ có màu pink.

It người đeo màu hoa lan orchid dù là có bệnh lạ, đây là ung thư testicular. Nhưng vẻ vang nhất khi đeo màu vàng (yellow) vì đây là người đã chiến thắng ung thư ( survivorship )

Cắt đi cho rồi.

Qua kinh nghiệm của luật sư Jenny Đỗ ta có thể xem lại hồ sơ của các phụ nữ danh tiếng mắc bệnh ung thư vú. Các bà tổng thống, các tài tử điện ảnh và cả các người mẫu bị ung thư nay đã thành phong trào cắt phăng cả 2 vú. Khoa giải phẫu thẩm mỹ đã giải quyết mọi chuyện hết sức êm đẹp.

Lý do chính là việc giải phẫu và tái tạo bộ ngực hiện nay không còn nhiều khuyết điểm như ngày xưa.

Những câu chuyện gương mẫu trên báo cho biết nhiều nữ tài tử sau khi thấy trong gia đình có người bị ung thư đã cắt phăng cả 2 vú mặc dù hoàn toàn chưa bị ung thư.

Bởi vì ung thư ngực di truyền có nhiều khả năng trước sau cũng bị nên cắt lúc còn sức khỏe để đi giải phẩu thẩm mỹ trên làn da còn tốt trước khi qua muộn.

Quan niệm này thật khác với số phụ nữ Việt Nam thường e ngại che dấu bệnh tình. Có người chấp nhận chết mà không chịu giải phẫu. Những minh tinh màn bạc danh tiếng Hoa Kỳ đã mở đường cho tinh thần quyết tử với kẻ ung thư nội thù. Nhưng xem ra tất cả đều đã muộn đối với cô luật sư trẻ ở San Jose. Chỉ còn chờ phép lạ. Tin đưa ra từ San Jose, độc giả bốn phương tám hướng đều quan tâm và bầy tỏ thương cảm. Có thi sĩ làm thơ khích lệ. Văn sĩ viết bài ca ngợi. Nữ bác sĩ đang dậy tại đại học TX muốn bay về CA thăm hỏi. Từ Việt Nam, có người muốn mời cô về chữa bệnh ngay tại quê hương. Rất nhiều người khác chỉ ra cả trăm phương thuốc. Nhưng điều quan trơng nhất là câu chuyện này sẽ đem lại 1 bài học cho mọi người. Hãy chuẩn bị đương đầu với kẻ nội thù. Riêng Jenny luôn luôn trông đợi phép lạ. Ông cha ta thường nói tuổi 49 và 53 là tuổi chết người. 49 chưa qua, 53 đã tới. Tôi nói với cô Jenny, cầu phép lạ cho cháu qua khỏi năm 49 sẽ sống đến 53. Đến 53 sẽ tính. Jenny nói cháu chỉ cần 3 năm là quá hạnh phúc. Nếu chỉ cho 3 tháng thì ông Trời ép cháu quá…Từ khi biết tin đến nay đã qua nửa tháng rồi. Tôi nói, với cái bệnh này, bác sĩ luôn luôn sai lầm, bác cầu cho bác sĩ sai lầm. Hãy để cho ý chí kéo thân xác, hãy sống bằng cái đầu. Tập trung các bài viết, in cấp tốc rồi Ra mắt sách có văn nghệ giúp vui. Ai cũng có những năm tháng cuối cùng, Jenny sẽ sống trọn vẹn. Ai sẽ làm thơ, ai sẽ viết văn, ai làm nhạc giúp Jenny chống kẻ nội thù, xin gửi về góp mặt trong Đường Khuynh Diệp. Tác phẩm cuối cùng ra mắt lần đầu tiên. Bìa do Jenny vẽ. Kiếm một đồng cho San Jose và một đồng cho Huế…


Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316- 8393

Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121

Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.

NHỮNG CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM ĐẦU ĐỘC TRONG THẦM LẶNG…

NHỮNG CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM ĐẦU ĐỘC TRONG THẦM LẶNG…
Đọc bài phỏng vấn có lợi cho sức khoẻ bạn:
HUYNH CHIEU DANG

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng, cựu giáo sư bộ môn Lý-Hoá nhiều năm giảng dạy tại Việt Nam, nay đang định cư tại Mỹ. Ông là người thường xuyên nghiên cứu và có nhiều bài viết về đề tài an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất phụ gia là những chất được người ta thêm vào trong thục phẩm với mục đích tạo ra màu sắc, hoặc tạo ra mùi thơm, hoặc bảo quản những thực phẩm chế biến sẵn cho lâu hư.

Từ lâu đời rồi người ta đã biết dùng các chất phụ gia như giấm để ngâm rau cải, củ kiệu, như muối ăn dùng muối thịt, cá, hoặc chất tạo ra màu là lá dứa để tạo ra mùi thơm và màu xanh, hay trái gấc tạo ra màu đỏ cho xôi gấc, hoặc hoa lài, hoa sen được dùng để ướp trà. Tất cả những chất đó có thể được coi như là chất phụ gia.

Nhưng lúc sau này người ta dùng những chất hoá học trong kỹ nghệ làm chất phụ gia cho thực phẩm. Bây giờ những chất hoá học lọt vào tay những người không chuyên môn quá nhiều. Thí dụ chuyện dùng phân ure để ướp cá cho tươi lâu là chuyện chắc chắn không nên làm.

Trà Mi: Có hai nguồn gốc, một là chất phụ gia từ thiên nhiên, hai là chất phụ gia từ các hoá chất, vậy chắc có lẽ không phải tất cả các loại phụ gia đều không an toàn, không có lợi cho sức khoẻ?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất phụ gia cũng cần thiết. Nếu không có chất phụ gia thì mình gần như là không thể nào có kỹ nghệ đồ hộp hoặc là những thực phẩm chế biến sẵn. Hiện bây giờ ở tất cả mọi quốc gia chúng ta không thể nào tìm được một món thực phẩm chế sẵn mà không có chút xíu chất phụ gia trong đó.

Chất phụ gia tự bản thân nó nếu được dùng đúng thì là cần thiết. Nhưng hiện giờ trong các quốc gia kỹ nghệ thực phẩm mới vừa phát triển (Trung Quốc, Việt Nam chẳng hạn) người ta dùng những hoá chất rất là nguy hiểm.

Tác hại của chất formol

Trà Mi: Những chất phụ gia nào được dùng một cách phổ biến, thông dụng, nhiều nhất, và nên đặc biệt cần chú ý, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Danh sách này thì gần như là vô tận. Nhưng bây giờ sự kiểm soát những chất phụ gia ở những quốc gia đã có kinh nghiệm, như tại Mỹ, Canada, nhà nước lập ra danh sách những hoá chất nào được dùng trong thực phẩm, những chất nào được dùng khá lâu rồi và người ta thấy chúng không gây ra bất cứ một hiệu quả nào hết, thì người ta đặt tên chúng là “những chất được biết là an toàn”.
Thí dụ nhà nước Mỹ lập ra một danh sách rất là dài, trong đó chất nào được bỏ vào thực phẩm với phân lượng bao nhiêu, không được nhiều quá.  Nhưng ở Việt Nam hiện bây giờ người ta dùng chất phụ gia mà tôi thấy rất là nguy hiểm. Thứ nhất phải kể tới là hàn the. Hàn the là borax. Chất này không phải là chất dùng để ăn được mà là chất dùng trong kỹ nghệ. Lâu nay người Việt Nam mình dùng hàn the trong bánh đúc, giò chả, hoặc trong hoa quả rau cải ngâm giấm với mục đích làm cho nó giòn. Hàn the nếu mình ăn ít thì nó có hại cho gan, cho thận và cho cơ quan sinh dục.

Một chất khác cũng được người Việt Nam dùng rất phổ biến, đó là muối diêm. Muối diêm nói chung là tất cả những chất của nhóm nitric. Ở Hoa Kỳ người ta cấm hẳn, không được dùng muối diêm trong thực phẩm. Nhưng tại Việt Nam thì muối diêm được dùng rất là phổ thông để tạo ra màu đỏ của thịt heo. Người ta bỏ muối diêm vào trong lạp xưởng, nem.

Trà Mi: Và tác hại của muối diêm trước mắt và lâu dài ra sao, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Muối diêm có tác hại nguy hiểm nhất mà người ta biết được là gây ra bệnh ung thư. Dĩ nhiên không phải thỉnh thoảng mình ăn một vài chiếc nem hay một đôi lạp xưởng mà bị. Điều quan trọng là chúng ta ăn lâu dài, chất này sẽ tích luỹ và tạo ra những bệnh về lâu về dài.

Hiện giờ người ta dùng formol để giữ cho thực phẩm không hư. Formol là khí formoldehyde tan trong nước. Formol được dùng trong phòng thí nghiệm để ngâm xác sinh vật, cũng như trong ngành y khoa là dùng formol để ướp xác người cho sinh viên thực tập. Chất đó nguy hiểm lắm. Theo tôi được biết, trong 20 mẩu bánh phở được đem đi phân chất ở thành phố Hồ Chí Minh thì có tới 16 mẩu có formol với hàm lượng khá cao.

Trà Mi: Chúng tôi còn nghe nói là ngay cả bây giờ bánh tráng được phát hiện cũng có formol.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng, đúng vậy. Đó là một điều tôi rất quan tâm.

Trà Mi: Họ dùng formol với công dụng gì, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Formol được sử dụng để cho bánh tráng không bị meo mốc. Ngoài formol được dùng trong bánh tráng, người ta còn dùng chất tẩy trắng trong đó nữa. Bản thân bánh tráng không trắng, không trong đẹp. Nhưng không riêng gì bánh tráng, ngay cả bún tàu (miến) cũng rất trong vì có chất tẩy màu.

Người ta dùng chất tẩy màu trong kỹ nghệ để tẩy sạch màu sắc của những sản phẩm mà người thấy không đẹp. Nhưng tại Việt Nam mình người ta dùng chất đó trong thực phẩm, mà dùng một cách rất là liều lĩnh.

Trà Mi:
Xin được hỏi ông kỹ một chút là khi người ta tiêu thụ phải những thức ăn có chứa formol thì gặp phải tai hại như thế nào?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Formol gây ra bệnh ung thư. Điều đó người ta biết chắc. Theo Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức ở Bệnh Viện Ung Bướu Trung Ương, mỗi năm tại Việt Nam có thêm 150.000 người măc bệnh ung thư, trong đó ước lượng có 50.000 người mắc bệnh vì ăn uống.

Trà Mi: Tức là một phần ba.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng, một phần ba. Trong đó người ta phải kể formol là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư tại Việt Nam.

Phân ure

Trà Mi: Ngoài formol, hàn the, chất tẩy trắng như ông vừa trình bày thì báo chí Việt Nam dạo gần đây cũng có lên tiếng về việc người ta cho phân ure vào nước mắm.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Ngư dân đánh cá ngoài biển muốn cho cá trữ trên nghe nhiều ngày mà trông vẫn còn tươi, đem về nhà còn bán được, thì người ta ướp cá này bằng phân ure, tức là phân đạm. Khi chất này thấm vào cá thì nó giữ cho cá được cứng và tươi lâu. Khi về đất liền người ta bán cá đó lại cho các hãng làm nước mắm. Những hãng nước mắm này không đủ nước để rửa cá mà dù có rửa cho sạch đi nữa thì cùng không làm sạch hết ure vì nó đã thấm vào cá. Cho nên khi làm nước mắm thì vẫn còn hàm lượng ure trong nước mắm. Đó là một lý do.

Ngoài ra tôi được biết người ta dùng “pin” có chứa những chất chứa kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmium, thạch tín. Những chất này nằm trong cái người ta gọi là “pin” đó có mục đích là làm cho lá bánh chưng được xanh tươi, hoặc một số thực phẩm có màu xanh tươi.

Những chất này rất là nguy hiểm, nhất là chì. Chì là chất ảnh hưởng lên trí óc, nhất là trí óc trẻ con. Kế đó là thuỷ ngân. Cadmium cũng là chất độc và thạch tín là một chất rất là độc được dùng để đầu độc giết người từ xưa nay.

Vừa rồi ở nước Mỹ có hàng triệu đồ chơi trẻ con bị thu hồi, lý do là nước sơn bên ngoài có chứa chì. Sơn pha chì được dùng từ xưa, có tên là sơn bạch diêm. Thế giới cấm dùng từ năm bảy chục năm nay rồi, nhưng mà đồ chơi do Trung Hoa sản xuất thì lại vẫn còn sơn chì.

Thuỷ ngân cũng là một kim loại mà người ta e ngại lắm. Những người mẹ mang thai được khuyên là nên ăn ít cá biển càng tốt.

Trà Mi: Những cá biển càng to càng có nhiều thuỷ ngân phải không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đúng vậy. Thuỷ ngân có trong thiên nhiên. Lý do cá chứa nhiều thuỷ ngân là do các nhà máy hoá học từ nhiều năm nay đã đổ ra biển, cho nên cá ven biển chứa nhiều thuỷ ngân hơn cá ngoài khơi.

Thường thường những hoá chất trên đây có hại cho các bộ phận bên trong cơ thể, nhất là óc (do kim loại nặng), kế đó là thận, rồi gan, và dĩ nhiên chúng làm thay đổi các tế bào trong cơ thể và đưa tới hậu quả sau cùng là bệnh ung thư.

Trà Mi: Tai hại như vậy, nhưng như ông vừa trình bày thì nếu dùng chất phụ gia đó lâu ngày với số lượng nhiều thì mới gây nguy hại đáng kể cho sức khoẻ, chứ còn lâu lâu mới dùng một lần thì không đáng ngại, vậy xin hỏi dùng bao nhiêu được xem là nhiều và thòi gian bao lâu gọi là lâu dài, thì mới đáng lo?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Tình trạng thay đổi tuỳ theo chất. Thí dụ hàn the (borax) chúng ta dùng rất là lâu dài thì số lượng gây chết người là 15 gam dùng cho một lần. Tức là với số lượng 15 gam thì người lớn có thể chết. Với trẻ con là 3 gam. Nhưng không bao giờ chúng ta ăn nhiều như vậy vì hàn the không ngon chút nào hết.

Thứ hai nữa là khi bỏ vào bánh tráng thì người ta cũng chỉ cho một số lượng rất ít, cho nên khi ta ăn vào cơ thể thì nó tích luỹ dần và lâu dài và nó gây bệnh về lâu dài. Điều này rất là nguy hiểm, những chất nào ăn vào chết liền thì người ta sợ nên người ta tránh. Còn những chất mới ăn vào người ta không cảm thấy gì cả, rồi tới khi nó phát ra bệnh thì lúc đó đã trễ rồi.

Trà Mi: Đúng là kẻ giết người thầm lặng, phải không ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng. Thành thử những chất nào người ta biết được là chất độc thì ở các quốc gia Tây Phương ngưòi ta cấm hẳn, không được có chút xíu nào trong thực phẩm hết.

Thí dụ kẹo sản xuất từ bên Mexico không phải người ta bỏ chì vào trong đó, nhưng các máy móc sản xuất người ta hàn bằng chì. Những vết hàn bằng chì tan rất ít vào trong đường, trong kẹo. Đem qua Mỹ bán, chính phủ Mỹ phân chất thấy có chút xíu lượng chì trong đó và ra lệnh thu hồi liền.

Bột ngọt

Trà Mi: Lâu nay vẫn có nhiều người bán tín bán nghi về tính lợi hại của bột ngọt. Nhiều người không dám dùng bột ngọt trong nêm nếm thức ăn vì nghe nói là độc hại cho sức khoẻ. Bột ngọt có tác hại thực sự ra sao? Có độc hay không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Huyền thoại về bột ngọt đã có từ lâu lắm, từ khoảng hai ba mươi năm nay. Chính nó là chất mà tôi theo dõi nhiều nhất, thành thử nếu nói về bột ngọt thì tôi rành nó lắm. Nó chỉ là một huyền thoại thôi.

Thực sự bột ngọt là một chất phụ gia gần như vô hại. Tôi nói là gần như vô hại nếu chúng ta không ăn với số lượng quá lớn. Bột ngọt là chất đã có tự nhiên ở trong thịt cá, dầu chúng ta có thêm vào hay không thêm vào thì nó vẫn có bột ngọt. Thí dụ như chúng ta lên men nước tương theo lối cổ truyền thì ở trong đó nó đã có bột ngọt rồi.

Bột ngọt là gì?
  Đó là acid glutamic mà cộng với sút, mà acid glutamic là một chất có trong thịt cá, có trong protein. Nó là một amino acid, tức là nó có trong tự nhiên.

Ở những nhà máy sản xuất bột ngọt người ta dùng phương pháp lên men khoai mì hoặc hiện bây giờ người ta còn lên men một vài thứ củ khác.

Các bà nội trợ có nhiều người tránh bột ngọt, nhưng thực sự chúng ta vào quán ăn chúng ta không thể nào mà không ăn bột ngọt hết. Tôi có một người quen làm trong tiệm phở. Người này cho biết một thùng nước lèo to của tiệm phở, người ta bỏ vào đó 2 bịch bột ngọt, hoặc có khi 3 bịch. Một bịch bột ngọt là nửa ký lô. Thành ra khi chúng ta vào một tiệm phở, ăn phở về, những người nhạy cảm một lúc sau họ thấy khô miệng, họ thấy đầu hơi choáng váng một chút, tê lưỡi. Có người bị ngứa ngoài da nữa. Những người đó được biết là những người dị ứng với bột ngọt.Theo thống kê, cứ 100 người thì có 1 người bị dị ứng. “Hội chứng quán ăn Tàu”.

Trà Mi: Chính những phản ứng tức thì làm cho người ta lo sợ?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đúng vậy. Và triệu chứng đó, người Mỹ gọi là “Hội chứng quán ăn Tàu”, tại vì trong tất cả quán ăn Á Đông nói chung thì người ta luôn luôn dùng bột ngọt bởi lý do cạnh tranh. Nếu không gia thêm bột ngọt (vào thức ăn) thì thực khách ăn không thấy ngon. Nhưng có điều là những chủ quán ăn lẫn người đầu bếp không rõ là bột ngọt gây thêm hương vị, nó làm cho vị ngọt thịt cá tăng lên. Nhưng bỏ càng nhiều thì hương vị tăng lên không nhiều. Nó chỉ đến một giới hạn nào đó thôi, rồi nó không tăng lên nữa. Cho nên số lượng bột ngọt dùng trong nấu ăn không nên bỏ nhiều, chỉ đến một giới hạn nào đó rồi thôi. Ngoài giới hạn đó thì nó không có lợi ích gì hết.

Nếu mình nói vô hại hoàn toàn thì không đúng, nhưng nó là chất phụ gia an toàn và được biết là không gây bệnh về lâu về dài.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có khuyên hẳn hoi là những bà mẹ đang mang thai và trẻ sơ sinh còn quá nhỏ thì không nên cho ăn những thực phẩm mà trong đó có bột ngọt.

Chính bản thân bột ngọt, tôi biết lúc xưa người Pháp dùng nó để làm thuốc bổ óc. Mà ngay như chúng tôi lúc còn đi học ở trung học thì vẫn mua những viên thuốc bổ óc để uống. Những viên này là acid glutamic. Và người Pháp còn chế dưới dạng nước, dạng ống, đó là acid glutamic dưới dạng nước mà người ta gọi tên là glutaminol. Nếu nó là chất gây bệnh hay là chất có hại về lâu về dài thì người Pháp họ đã biết và họ không dùng như vậy đâu.

Trà Mi: Có những tin đồn rằng bột ngọt được chế biến bằng khoai mì công nghiệp có nhựa độc thành ra người ta sợ bột ngọt không bảo đảm chất lượng.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Thưa cô, khoai mì nó độc. Nó độc không phải là ăn khoai mì độc hay gì đâu. Khoai mì, nhất là lá khoai mì, bông khoai mì có chứa một loại acid gọi là acid cyanhydric. Đó là loại acid mà ngày xưa Đức Quốc Xã dùng để giết người Do Thái. Hiện bây giờ vẫn còn những nơi người ta dùng chất đó để xử những tội nhân bị tử hình.

Trong khoai mì có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric, cũng giống như là trong măng tre. Măng tre cũng có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric.

Nếu khoai mì được luộc ít nước hoặc chúng ta ăn đọt khoai mì thì có khi bị ngộ độc vì chất acid đó. Nhưng nếu khoai mì được luộc nhiều nước hoặc chúng ta lấy bột khoai mì để cho lên men thành bột ngọt thì không còn có dính dáng gì tới acid cyanhydric.

Bột ngọt là chính do những con men sinh sống bằng khoai mì tạo ra, chứ không phải ngay từ bản thân khoai mì.

Nếu người ta luộc đọt khoai mì để ăn thì có thể bị ngộ độc. Hoặc là măng tre mà không được luộc hai ba nước và cứ để như vậy mà ăn thì cũng có thể bị ngộ độc.

Món mắm các loại

Trà Mi: Xin được hỏi thêm là một món ăn cổ truyền rất phổ biến tại Viẹt Nam, rất quen thuộc với mọi người, đó là mắm các loại. Đối với nhiều người Việt Nam, thưỏng thức các loại mắm cũng không khác gì các món sơn hào hải vị. Nhưng bây giờ người ta nghi ngờ trong các loại mắm cũng có chứa những chất phụ gia độc hại. Thưa, có phải như vậy không?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Cảm ơn cô đã hỏi câu này. Vâng, tôi xin nói một chút xíu về mắm. Mắm theo ông bà chúng ta làm ngày xưa đó thì tự bản thân nó cũng là chất rất là độc. Thậm chí đến nỗi cơ quan USDA của Hoa Kỳ khuyên người dân khi đi du lịch ở Trung Hoa hay ở các nước Á Châu thì đừng ăn những chất protein ngâm muối. Tức là chính phủ Mỹ có ý muốn nói rằng đừng ăn thịt muối hay là cá muối, là mắm, là khô, là những loại rau cải được ngâm muối.

Nếu tôi nhớ không lầm thì chính phủ Trung Hoa cũng đã khuyến cáo dân chúng là đừng ăn quá nhiều rau cải ngâm muối. Rau cải được ướp muối, được ngâm chua, được ngâm muối là món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Và chính phủ Trung Hoa biết rằng nó gây ra bệnh ung thư.

Tôi trở lại với món mắm. Mắm tự bản thân nó là protein được ngâm muối, trong đó có nhiều chất độc được coi như chất tạo ra bệnh ung thư về lâu về dài. Thứ hai, lượng muối quá nhiều. Theo các nhà chuyên môn, hiện giờ mỗi ngày một người lớn chỉ được ăn chừng 1 tới 5 gam muối mà thôi. Đó là một số lượng rất ít, so với số lượng mà người Việt Nam tiêu thụ hiện giờ.

Ngay người Âu Châu, người Pháp làm thống kê, ngưòi ta thấy số lượng muối ăn vào đã gấp 5-6 lần số lượng 1-5 gam. Và người ta biết rằng khi ăn muối nhiều như vậy thì bệnh sẽ xảy ra về tim mạch.

Thành thử nếu chúng ta ăn mắm, ăn nước mắm quá nhiều thì đã là không tốt rồi. Nhưng hiện bây giờ người ta bỏ thêm vào mắm nhiều chất phụ gia khác nữa, mà các chất phụ gia đó thì chúng ta không kiểm soát được. Nó do sáng kiến từ nơi sản xuất: người ta muốn làm thế nào thì làm miễn là trông tươi, trông ngon, trông đẹp thì người ta ăn.

Tôi được biết khô cá, như khô cá thiều, theo một phóng sự mà tôi đọc được từ báo trong nước, thì người ta dùng một loại cá biển không ngon đem về xay ra, xong rồi trộn chất phụ gia nào đó rất là nhiều. Xong người ta ép lại cho giống như miếng khô cá thiều rồi đem phơi nắng. Theo phóng viên tờ báo, khi đem phơi như vậy chính ruồi nhặng cũng không dám bám vào miếng khô đó nữa. Điều đó cho chúng ta thấy là đáng ngại lắm.

Tôi được biết tôm khô được người ta xịt thuốc trừ kiến vào trong đó để không bị kiến và bị mốc, màu được tươi. Tôi không biết thuốc trừ kiến đó là chất gì, mà con kiến đã sợ chất đó thì dĩ nhiên là con người cũng phải sợ.

Khô mực và các loại cá khô

Trà Mi: Thế còn khô mực, các loại cá khô khác có nên quan ngại không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Khô mực tới bây giờ tôi không được biết người ta đã bỏ chất gì vào trong đó, nhưng chính con khô mực có thành phần cholesterol rất cao. Khô mực là một trong những thực phẩm có cholesterol cao nhất. Kế đó là óc heo, óc bò.

Trà Mi: Mặc dù là không có chất phụ gia thực phẩm?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng:
Mặc dù không có, nhưng khô mực ăn nhiều không tốt đâu, tại vì cholesterol trong đó cao lắm. Nó cao hơn cả tròng đỏ trứng gà nữa.

Trà Mi: Dạ. Cholesterol ngày nay cũng là một cái đáng sợ.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đó là một cái mà người ta khuyến khích không nên đem vào cơ thể nhiều. Số lượng mà cơ quan USDA của Mỹ khuyên người dân là một người lớn trung bình mỗi ngày chỉ nên đem vào cơ thể chừng 300 miligam trở lại. Một tròng đỏ hột gà chứa từ 250 tới 300 milgam. Còn nếu trứng vịt thì hàm lượng cholesterol còn cao hơn nhiều./.

TÁC HẠI CỦA ACETON ĐẾN SỨC KHOẺ

TÁC HẠI CỦA ACETON ĐẾN SỨC KHOẺ

BS Nguyễn Ý Đức

Khi mới bước vào một số tiệm nail, người viếng thăm thường khựng lại một vài giây. Họ chợt ngửi thấy một mùi đặc biệt từ trong tiệm tỏa ra. Đó là do hơi hoặc bụi của các hóa chất rất cần thiết cho ngành nghề nail, một nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận cho công nhân cũng như chủ nhân. Tuy nhiên, các hóa chất đó cũng gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhân viên, khách hàng. Xin cùng tìm hiểu thêm về các hóa chất này.

Acetone
Acetone là một hóa chất rất thông dụng trong nhiều ngành kỹ nghệ. Riêng trong nghề làm móng, acetone được dùng rất nhiều. Các tên khác được dùng để chỉ hóa chất này là: Dimethyl Formaldehyde, Dimethyl Ketone, Finger Nail Polish Removers, Rubber Cement.

1-Định Nghĩa
Acetone là một chất lỏng, hòa tan trong nước, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, và có mùi vị đặc biệt. Hóa chất được tổng hợp trong phòng thí nghiệm nhưng cũng có khá nhiều trong môi trường thiên nhiên như trong không khí, nước uống, ruộng đất.
Từ không gian, acetone hòa nhập vào đất, nước sau những cơn mưa và bão tuyết. Nhưng acetone không tích tụ trong đất và nước lâu vì các vi sinh vật sẽ chuyển biến chúng ra các hợp chất khác. Tự nó, acetone vô hại vì chúng bị biến đổi rất mau. Nhưng khi kết hợp với chất khác như hydogen peroxide, chloroform, thì acetone trở thành nguy hại.
Trong cơ thể, acetone cũng có tự nhiên trong các cơ quan bộ phận và do sự chuyển hóa thực phẩm tạo ra. Bình thường, acetone được nước tiểu thải ra ngoài. Khi vì lý do nào đó mà acetone không được thải ra thì độ acid của máu lên cao, và có thể đưa tới tai nạn với bất tỉnh nhân sự. Trong kỹ nghệ hoặc các tiệm làm móng, 97% acetone thoát ra khi được sản xuất hoặc sử dụng sẽ hòa lẫn trong không khí.

2-Công Dụng
Acetone được dùng để chế tạo chất dẻo (plastic), các loại sợi (fibers), dược phẩm vá các hóa chất khác. Là một dung môi hữu cơ, acetone có thể hòa tan nhiều chất hóa học. Acetone có trong các sản phẩm kỹ nghệ như sơn, mực in, contact cement, chất làm keo (gum), nhựa (resin), sáp (waxe), dầu mỡ bôi trơn, thuốc nhuộm, hóa chất chùi rửa, thuốc rửa móng tay. Tại tiệm làm móng tay, acetone được dùng rất nhiều để lau chùi móng.

3-Tiếp Cận Với Acetone
Cơ thể tiếp nhận acetone qua mấy đường chính sau đây:
-Hít thở không khí ngoài trời có acetone.
-Hít thở không khí nhiễm nhiều acetone nơi làm việc như tại các tiệm làm móng hoặc sử dụng các sản phẩm có acetone như các hóa chất dùng trong nhà, chất đánh bóng móng tay, sơn nhà. Tại các tiệm gắn móng tay giả, nồng độ acetone tối đa trong không khí được cho phép là 1000ppm cho 8 giờ làm việc một ngày và 40 giờ một tuần lễ.
-Da tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm chứa acetone.
-Trong thuốc lá. Người hút thuốc và người hít thở không khí nơi có khói thuốc đều bị nhiễm acetone.

4-Ảnh Hưởng Của Acetone Đến Sức Khỏe
Khi cơ thể tiếp cận với acetone, hóa chất này sẽ lan vào máu và xâm nhập tất cả các bộ phận khác. Nếu chỉ là số lượng nhỏ, acetone sẽ được gan biến hóa thành các phần tử vô hại và có thể được chuyển thành năng lượng cung cấp cho các chức năng của cơ thể. Trái lại, nếu hít thở không khí có mức độ acetone cao dù chỉ trong thời gian ngắn, cũng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
a-Tác dụng trên sự tiêu hóa. Hít thở hoặc sờ mó vào acetone có thể gây ói mửa, nhất là khi nồng độ hơi acetone trong không khí cao. Một số trường hợp ói ra máu khi bệnh nhân gẫy xương được bó bột có chất acetone.

b-Tác Hại Cho Mắt, Mũi, Họng, Hệ Tuần Hoàn và Hệ Thần Kinh
Mắt – khi chẳng may dung dịch acetone bắn vào thì mắt sẽ cay rồi tổn thương giác mạc, nhưng thường thường chỉ vài ngày sau thì lành. Hơi acetone cũng làm ngứa và chảy nước mắt. Khi tiếp xúc với dung dịch acetone trong thời gian lâu hơn, giác mạc sẽ bị đục tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hơi acetone cũng có thể gây ra tổn thương cho giác mạc.
c-Mũi – dù chỉ với nồng độ rất nhỏ (500-1000ppm) hơi acetone cũng gây sự kích thích niêm mạc của mũi. Mũi có thể ngửi thấy mùi acetone ở mức 200-500ppm trong không khí.
d-Cuống họng – niêm mạc cuống họng có thể bị kích thích, sưng khi ta uống hoặc hít thở acetone.
e-Hệ tuần hoàn – khi bị ngộ độc acetone, nhịp tim đập rất nhanh và huyết áp giảm đáng kể.
g-Hệ thần kinh – khi hít thở một lượng nhỏ acetone, thính giác có thể bị suy yếu. Khi trúng độc acetone thì thần kinh trung ương giảm hoạt động, nạn nhân thấy buồn ngủ, cử động không phối hợp, thân thể chuyển động liên tục và có thể rơi vào tình trạng hôn mê.

h-Ảnh Hưởng Hô Hấp
Trúng độc acetone có thể gây khó thở, nhịp thở chậm, hơi thở yếu, ngứa cuống phổi. Cho tới nay, acetone chưa bị xếp vào danh sách các hóa chất có nguy cơ gây ra ung thư.
Ảnh hưởng lâu dài của acetone chỉ mới được nghiên cứu ở loài vật. Khi tiếp xúc lâu và với phân lượng cao, acetone có thể đưa tới tổn thương cho thận, gan, thần kinh và khuyết tật cho bào thai. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng lâu dài của acetone với loài người.

Methyl Methacrylate Monomer (MMA)
MMA là hóa chất đã gây ra nhiều vấn đề cho các tiệm làm móng tay giả và hiện nay, một số tiểu bang đã cấm sử dụng. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau, nhiều người vẫn dùng.
Tác dụng trên da của MMA được phát hiện đầu tiên vào năm 1957. Một bác sĩ chuyên về bệnh ngoài da bị nấm độc ăn trên móng tay. Để che dấu các móng tay xấu hư, ông ta dùng móng tay nhân tạo có chất acrylic. Mấy ngày sau ngón tay viêm sưng. Từ đó nhiều báo cáo khác về ảnh hưởng này do MMA gây ra cũng được công bố.
Một bác sĩ thần kinh khác có một nhân viên làm phụ tá nha khoa hơn 14 năm. Từ gần một năm, bà ta thấy cẳng chân bị tê, mất cảm giác, yếu, đi không vững dễ ngã. Kết quả các khám nghiệm đều bình thường. Hỏi kỹ thì bệnh nhân cho hay đã làm việc trong một phòng không thoáng khí có MMA trong hóa chất làm răng giả. Sau khi chuyển sang phòng làm việc khác thoáng khí hơn thì các dấu hiệu bệnh chấm dứt.
MMA là hóa chất được sử dụng nhiều trong việc làm móng tay giả, xi măng trám răng, bộ phận cơ thể giả. MMA có trong keo dán móng tay nhựa. Nhân viên gắn móng tay giả và khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hóa chất này do bụi và hơi MMA bay vào mũi, miệng và phổi.
Với gần một giờ cúi sát vào bàn tay khách hàng để sửa soạn làm móng giả, gọt giũa móng giả, nhân viên hít thở liên tục một lượng đáng kể hóa chất này. Trước hết, mặt móng tự nhiên được giũa cho nhẵn. Chuyên viên dùng cọ nhúng vào dung dịch MMA, chấm thêm bột polymer, tạo ra một hợp chất để đắp lên mặt móng. Móng giả được phủ lên trên. Trong suốt thời gian đó, nhân viên hít thở rất nhiều MMA. Rồi những hộp đựng MMA bỏ ngỏ, hơi MMA cũng bay ra và lẫn với không khí.
Hóa chất sẽ gây viêm da, chảy nước mắt, nước mũi, kích thích cuống họng, chóng mặt, tay run rẩy, giảm cảm giác ở đầu ngón tay với lâm châm như kim chích. Một số trường hợp suyễn vì hơi MMA cũng đã được báo cáo. Nhiều người còn bị viêm gân ở các ngón tay vì họ liên tục cầm chặt dụng cụ mài, giũa móng.
Một số nghiên cứu khoa học cho hay MMA cũng có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi khi bà mẹ tiếp cận quá lâu với hóa chất này.
Trong không khí, khi nồng độ MMA lên tới 50 ppm đã gây ra khó chịu cho cơ thể rồi. Nồng độ cho phép của cơ quan lao động là 100 ppm.
Năm 1972, Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Hỳ tuyên bố MMA rất độc hại nếu dùng ở thể lỏng. Năm 1974, một tòa án ở Chicago đã ra lệnh cấm sản xuất MMA. Cũng năm 1974, Cơ quan FDA đã cấm các công ty bán mỹ phẩm có MMA vì hóa chất này gây ra hư hao móng và dị ứng viêm da cho nhân viên, khách hàng. Hiện nay có trên 30 tiểu bang Hoa Kỳ cấm sử dụng MMA.
Tuy nhiên, MMA vẫn còn được dùng vì giá rẻ hơn chất thay thế. Một gallon keo có MMA giá vài chục mỹ kim trong khi một gallon chất thay thế lên tới cả vài trăm mỹ kim. Chính quyền không có đủ thanh tra viên để kiểm soát việc sử dụng MMA và khách hàng cũng không than phiền hoặc báo cáo khi chủ tiệm nail dùng hóa chất này.
Trong ngành Y, Nha Khoa, MMA vẫn còn được dùng vì có những biện pháp an toàn khi làm răng hoặc chân tay giả. MMA có mùi rất nồng nặc, bay hơi rất nhanh. Keo gắn móng tay giả có MMA rất cứng, rất khó giũa mặc dù đã ngâm vào nước nóng hoặc nước pha thuốc. MMA đã được thay thế bằng chất Ethyl Methacrylate (EMA)

Eth yl Methacrylate
Hiện nay, sự hiểu biết về Ethyl Methacrylate vẫn còn giới hạn. Tuy nhiên kinh nghiệm nghề nghiệp cho thấy, tiếp xúc lâu với hóa chất này có thể đưa tới các vấn đề cho sức khỏe như:
-Dị ứng mắt với giác mạc: rát, đỏ ngứa, mắt sưng, chảy nước mắt.
-Da sẽ bị kích thích, ngứa, nổi mề đay. Tiếp cận lâu, da sẽ khô, nứt, viêm đỏ. Người đã có bệnh ngoài da thì ảnh hưởng sẽ nặng hơn.
-Hít phải hóa chất với nồng độ cao thì hơi thở khó khăn, nặng ngực. Người bị bệnh suyễn sẽ lên cơn suyễn thường xuyên hơn.
-Hít nhiều hóa chất, trong người thấy choáng váng, chóng mặt, rối loạn các cử động, mệt mỏi.
-Chẳng may nuốt hóa chất này vào miệng thì sẽ có khó chịu về tiêu hóa như ói mửa, đau bụng.

Các Hóa Chất Khác
Acetonitrile: chất để bóc keo gắn móng tay giả, có thể kích thích mũi, cuống họng; nhức đầu, đau bụng, ói mửa; khó thở, nặng ngực; rối loạn nhịp tim; lên cơn kinh phong; bất tỉnh.
Benzene: trong keo gắn móng tay có thể làm rối loạn hô hấp, đỏ da, giảm chức năng thần kinh, ung thư máu.
Benzoil Peroxide: chất bột đắp móng làm dị ứng da, kích thích đường hô hấp, ho, đau cuống họng khi hít quá nhiều.
Camphor, Di-n-butylphthalate: những chất làm bóng, có thể gây viêm da, kích thích mũi, mắt, cuống họng.
Ethyl Acetate: làm bóng và keo gắn móng tay có thể gây ngứa mũi, chảy nước mắt, viêm cuống họng, viêm da, ngây ngất. Với số lượng cao, có thể gây tổn thương cho gan và thận.
Formaldehyde: chất làm bóng móng tay có thể gây dị ứng da, suyễn, làm chảy nước mắt, nước mũi, ngây ngất. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể gây ung thư ở loài vật.
Fiberglass: chất liệu phủ trên móng tay giả có thể gây ung thư ở loài vật và viêm da, ngứa cuống họng, chảy nước mắt nước mũi ở người khi tiếp cận với hóa chất này.
Methylene Chloride: keo dán móng tay giả mà khi hít phải có thể gây rối loạn hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
Methyl Ethyl Ketone: chất phủ trên móng giả có thể gây kích thích cho mũi miệng, mắt, làm ngây ngất và cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt cho sự sinh sản.
Nitrocellulose làm bóng móng, có thể khiến tim đập nhanh.
Titanium dioxide: chất làm bóng móng và làm móng giả cứng chắc mà khi hít thở lâu có thể gây xơ hóa phổi (Fibrosis).
Toluene: chất làm móng bóng và làm keo dán móng giả có thể gây thiếu hồng cầu; tổn thương thận, gan; viêm da; ảnh hưởng tới sự sinh sản; dị ứng hô hấp.

Kết Luận
Coi vậy thì ta thấy các hóa chất dùng trong Nail Salon có thể gây ra một số rủi ro cho sức khỏe. Tuy nhiên, với các phương pháp phòng ngừa cũng như sự khôn ngoan của trí óc con người, ta có thể tránh các ảnh hưởng xấu này…

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Tác giả:  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.

Kính gửi bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Chúng tôi thấy quảng cáo Đông Trùng Hạ Thảo là một thần dược, chữa được nhiều bệnh nan y. Xin bác sĩ vui lòng giúp chúng tôi tìm hiểu coi xem có đúng như vậy hay không, trước khi mua về dùng. Chúng tôi tuổi cũng gần 70, chỉ bị bệnh tiểu đường mà thôi. Liệu có nên uống thuốc này thay vì chích insulin.

Thành thực cảm ơn Bác sĩ.

Trần Ngọc Tân

Thưa ông,

Trước hết, xin thưa với ông là Y khoa học thực nghiệm hiện nay vẫn tin rằng, bệnh tiểu đường chỉ có thể kiểm soát được bằng các loại Âu dược như thuốc chích Insulin và các loại dược phẩm uống để hạ đường trong máu cộng thêm giữ gìn ăn uống và vận động cơ thể.

Còn về loại “thần dược” mà ông hỏi thì thực ra chúng tôi cũng có rất ít hiểu biết, mà chỉ thấy trên truyền thanh truyền hình, báo chí. Nhờ ông hỏi cho nên chúng tôi vào internet tìm đọc và chia sẻ với ông và độc giả như sau.

Trên internet, có một số bài nói về sản phẩm này, mà đa số do các tác giả từ Đông phương viết. Điều này cũng dễ hiểu vì sản phẩm ông nói tới có nguồn gốc từ các quốc gia châu Á và đã được dân chúng nơi đây dùng từ nhiều ngàn năm về trước. Sản phẩm được gọi là “Đông Trùng, Hạ Thảo”, tiếng Việt mình có thể gọi là “mùa Đông là côn trùng mà mùa Hạ trở thành loại thảo”.

Nguyên lai như sau.

Một loại trùng có tên khoa học khó đọc khó nhớ là Cordicep Sinensis, mà chúng tôi xin tạm gọi là “Trùng Đặc Biệt” và một loại nấm cũng đặc biệt, “Nấm Đặc Biệt”.

Cả hai đều mọc tự nhiên dưới mặt đất ở các vùng núi cao cả mấy ngàn mét, tại các quốc gia giá lạnh Châu Á như Tây Tạng, Hi Mã Lạp sơn, Vân Nam bên Tầu, Nepal…

Trùng nằm dưới đất cả dăm năm và sống bằng chất dinh dưỡng từ rễ cây trong suốt mùa Hạ để sửa soạn cho giấc ngủ trong mùa Đông. Cũng trong tiết Đông này, trùng tiêu thụ một số lớn Nấm Đặc Biệt”. Nấm sống nhờ và lớn lên trong cơ thể côn trùng khiến cho trùng này chết vì “bội thực”.

Tới đầu Xuân vào Hạ, một loại nấm khác mọc ra từ đầu của Trùng, lớn lên thành hình một củ rễ dài ngắn trên dưới mươi cm, lớn ½ cm.

Đó là nguồn gốc tạo thành của “Đông Trùng Hạ Thảo”, mùa đông là côn trùng, mùa hạ là loại thảo. Cái tên cũng rất là hấp dẫn và mang tính cách hơi huyền bí.

 

Và thổ dân hái mang về dùng, như một thực phẩm hoặc để chữa mấy bệnh thông thường và họ thấy tốt cho sức khỏe.Tiếng lành đồn xa, dân chúng nô nức tìm kiếm, trước là tự dùng sau mang bán lấy tiền.

Một số khách du lịch tới thăm phong cảnh các nơi đó, thấy dân chúng dùng và nói là có thể chữa bệnh, bèn dùng thử, gật gù tấm tắc khen, về nhà viết lại. Đi xa về phải có câu chuyện gì hấp dẫn kể lại làm quà với bà con ở nhà. Và, từ đó tiếng lành đồn xa, dân chúng khắp nơi tò mò, mua về dùng thử.

Kỹ nghệ sản xuất Đông Trùng Hạ Thảo ngày nay

Vì là một sản phẩm hiếm, lâu năm mới thành hình cho nên nguồn cung cấp cạn dần, mà người tìm kiếm ngày càng đông. Càng hiếm thì càng quý, và giá cả cũng tăng theo, tùy nơi sản xuất và tùy cách “khuyến mãi”, hình thức trình bày. Đã có nhiều thương nhân “đánh hơi” được đây là một nguồn tài chánh lớn có thể làm giầu, cho nên họ đã nghĩ ra cách trồng các loại nấm này, bán cho người muốn có sức khỏe tốt.

Vào đầu thập niên 1980, Trung Hoa đã bắt đầu nuôi một loại nấm Cordyceps sinensis nhân tạo, khác với C. sinensis thiên nhiên và giới thiệu nấm này có tác dụng mạnh hơn.

Hiện nay đã có nhiều quảng cáo giới thiệu về sản phẩm này, căn cứ vào kinh nghiệm của người dùng.

Có những giới thiệu rằng ĐTHT có thể chữa được rất nhiều thứ bệnh, từ tim, phổi, thận tới ngoài da, tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp sống trường thọ…

ĐTHT đã được giới thiệu như là một Tiberian Viagra…rằng đã được nhiều nghiên cứu công nhận giá trị chữa bệnh…nhưng rất tiếc chúng tôi chưa có cơ duyên đọc kết quả nghiên cứu khoa học nào về sản phẩm này.

Một vài bài viết nêu ra thành phần hóa học chung chung của sản phẩm, như là:

“Theo Y học Trung Quốc, Đông Trùng Hạ Thảo là 1 trong “Tam bảo Trung Hoa”, gồm nhân sâm, ĐTHT và nhung hươu. ĐTHT có 17 acid amin, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng và khoáng chất như Al, Si, K, Na…. Quan trọng hơn là nó nhiều hoạt chất sinh học như cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine và nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine-Analogs). Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2, vitamin E, vitamin K…)”.

Tuy nhiên chúng tôi không thấy nói rõ kết quả này là do khoa học gia nào tìm ra.

Trong khi đó thì lại có bài viết nói rằng: “Sách Y học cổ truyền Trung Hoa coi ĐTHT là vị thuốc có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tủy, chỉ huyết hóa đàm”, “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”, có thể chữa được “Bách hư bách tổn”…

Trên Internet, chúng tôi thấy có một bác sĩ chuyên về điều trị ung thư Hoa Kỳ, Brian D. Lawenda, đưa ra ý kiến như sau về tác dụng liên quan tới tính miễn dịch cùa ĐTHT:

“Cordiceps Sinensis đã được giới thiệu và dùng như một loại kích thích hệ miễn dịch, (cũng như chống ung thư, chống oxi hóa). Nhưng xin hãy lưu ý là có nghiên cứu lại nói rằng sản phẩm này cũng có tác dụng làm giảm khả năng miễn dịch. Tại sao vậy? Có thể là có nhiều loại nấm khác nhau: có thứ tăng có thứ lại giảm khả năng miễn dịch tùy theo cách trồng và cách thu hái đông trùng hạ thào.. Thành ra phải hết sức cẩn thận khi mua về dùng”.

Mà bệnh nhân ung thư lại có tính miễn dịch khá thấp sau khi được điều trị với thuốc hóa học”. Và vị bác sĩ này giới thiệu nên mua một sản phẩm đông trùng hạ thảo của một thân hữu chủ nhân một công ty chuyên nuôi trồng các loại nấm…

Một người khác là nhà chuyên môn về massage trị liệu, bà Christa Miller viết về Cordiceps như sau:

“Cordiceps là một loại nấm mọc ra và lớn lên từ cơ thể con carterpilars. Mặc dù khoa học hiện nay chưa xác định công dụng của nó nhưng cordiceps đã được nhiều nhà chuyên môn dược thảo và một số khoa học gia phương Tây tin tưởng đây là một cây thảo rất mạnh để giúp cơ thể tăng cường sức khỏe với nhiều cách khác nhau”.

Kết luận

Tóm lại, mặc dù Đông trùng Hạ thảo đã được dùng từ nhiều ngàn năm như một sản phẩm có ích lợi cho sức khỏe nhưng xin nhắc nhở là trước khi dùng thảo mộc này hoặc bất cứ dược thảo nào, nên thông báo cho bác sĩ gia đình biết:

– Là mình đang dùng dược phẩm nào và đang bị dị ứng với bất cứ dược phẩm hoặc chất dinh dưỡng phụ thêm nào;

– Đang có thai hoặc dự trù sẽ có thai trong tương lai gần;

– Đang cho con bú sữa của mình;

– Đã từng bị các bệnh về tinh thần như Trầm cảm, ung thư nhũ hoa, bị loét dạ dày

– Đang điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch…

Cũng xin nêu ra là, các “quảng cáo” về dược thảo cũng đều có chú thích như sau:

NOTE: “These claims have not been evaluated by the FDA. Our products are not intended to diagnose, treat, cure or prevent any disease. Health decisions are much too important to be made without the advice of a Doctor or other Health Care Practitioner. We invite and encourage you to share this information with your doctor. We are happy to share all of our research materials with any doctor who asks”.

Tiếng Việt dịch như sau:

“Các giới thiệu này chưa được kiểm chứng bởi cơ quan FDA. Các sản phẩm của chúng tôi đều không có mục đích để chẩn đoán, điều trị, chữa khỏi hoặc phòng ngừa bất cứ loại bệnh nào. Quyết định về sức khỏe quá quan trọng để thực hiện khi chưa có ý kiến của bác sĩ y khoa hoặc các nhà chuyên môn y tế. Chúng tôi xin và khuyến khích quý vị chia xẻ các dữ kiện này với bác sĩ gia đình. Chúng tôi cũng sẵn sàng chia xẻ kết quả các nghiên cứu của chúng tôi với bất cứ y khoa bác sĩ nào muốn có”.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos

Tác giả:  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.

Café – Cao huyết áp – Stroke


CAFE -CAO HUYẾT ÁP – STROKE

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, MD.

Trích Giáo sĩ Việt Nam số 257

Cafe

Hỏi

Một ly cà phê có bao nhiêu caffeine?

Bác sĩ vui lòng cho tôi biết, một ly cà phê có bao nhiêu chất caffeine. Lý do là tôi rất thích uống cà phê, nhưng đôi khi uống nhiều thì tim đập mạnh lắm. Một ngày uống 2 ly được không, bác sĩ?

– Mary Trần

Đáp

Thưa cô,

Số caffeine trong một ly cà phê thì tùy theo ly lớn hay nhỏ. Sau đây là lượng caffein trong một ly cỡ 180 phân khối:

– Cà phê bình thường: 115mg

– Cà phê bột tan ngay: 55-60mg;

– Cà phê đã lấy bớt caffeine: 2mg;

Ngoài ra:

– 180cc nước trà có 35-40mg;

– Cocoa: 5 mg caffeine.

– 260cc cola có 40-50mg;

– Bánh chocolate 28gr có: 25mg caffeine.

Theo các nhà chuyên môn, một ngày uống khoảng 3 ly cũng an toàn. Caffeine là chất kích thích thần kinh cho nên khi uống vào nó làm ta tỉnh táo đồng thời cũng khiến cho trái tim đập nhanh hơn và huyết áp cũng hơi tăng, nhưng sự tăng này chỉ có tính cách chốc lát, khi hết hơi cà phê trong người thì mọi sự trở lại bình thường.

Chúc cô tiếp tục enjoy hương vị thơm nồng nàn quyến rũ của cà phê.

Hỏi

Tôi là người bên Âu Châu mới qua Houston sống, có câu hỏi mong BS trả lời.

Bên này lấy nước từ vòi nước, rồi mình nấu lên uống có được không BS? Nước bên này nó lờ lợ, tôi đã hỏi người build cái nhà cho mình là uống từ vòi có được không, họ bảo được và họ thường uống thẳng từ vòi luôn không cần nấu, tôi đã uống theo nhưng thấy nó làm sao ấy.

Bên Âu Châu nước rất sạch và không có vị lờ lợ như bên này, BS bên ấy nói nước từ vòi rất trong lành và sạch không thua nước suối đóng chai, cho nên dân bên đó họ uống ngon lành, không cần mua nước suối.

Mong BS chỉ dẫn và trả lời cho tôi nhé, kính chúc BS sức khoẻ, tôi vẫn thường đọc những bài chia sẻ của BS trên báo.

Đáp

Thưa bà,

Trước hết, xin welcome bà tới Hoa Kỳ, đặc biệt là ở thành phố Houston nắng ấm đông  đồng hương người Việt mình và cũng có nhiều món ăn Việt Nam rất hấp dẫn, ngon miệng.

Về vấn đề nước uống từ vòi có an toàn hay không thì chúng tôi xin gửi tới bà cũng như độc giả tuần báo Trẻ, ý kiến như sau của cơ quan Natural Resources Defense Council

“In the short term, if you are an adult with no special health conditions, and you are not pregnant, then you can drink most cities’ tap water without having to worry.”

Dịch ra tiếng Việt là :

“Nếu là người trưởng thành không bệnh tật không mang thai thì có thể an tâm dùng nước từ vòi”

Theo cơ quan này, nếu nước đó có chứa chất có hại thì cũng chỉ với số lượng rất ít.

Theo các nghiên cứu, nước do thành phố cung cấp đều được kiểm soát thường xuyên về hóa chất cũng như vi sinh vật gây bệnh. Dân chúng có thể yêu cầu cơ quan cung cấp nước của thành phố gửi cho mình bản kết quả xét nghiệm nước, coi xem có điều gì gây trở trại cho tình trạng bệnh của mình.

Nước uống bên đây đều có một số chất như chlorine để tiêu diệt vi sinh vật, fluoride để phòng ngừa sâu răng cộng thêm một số chất khác như đồng, barium, nitrat, với số lượng rất ư là nhỏ cho nên đều được coi là vô hại. Bà thấy nước hơi lờ lợ thì có thể là do các hóa chất này. Uống lâu sẽ quen đi bà ạ. Bản thân chúng tôi cũng chỉ uống nước từ vòi. Bà có thể chứa vào bình nhỏ rồi để trong tủ lạnh, uống vào cũng mát, thoải mái lắm.  Mà lại cũng đỡ tốn tiền.

Một điều nên để ý là từ 20-30% nước chai đều lấy trực tiếp từ vòi, rồi được lọc lại và thêm vài hương vị riêng.

Nếu bà lại đun sôi trước khi dùng thì quá an toàn rồi.

Chúc bà vui vẻ hòa nhập với nếp sống ở vùng đất mới là Houston. Nếu có dịp mời bà lên Dallas-Fort Worth thăm viếng. Nơi đây người Việt cũng đông, dân chúng sống hiền hòa và các món ăn quê hương cũng rất ư là ngon.

Cao huyết áp – Stroke

Hỏi

Chồng cháu năm nay 47 tuổi, dạo gần đây thường bị cao máu (huyết áp cao).Chỉ số trung bình đo được là 136/90, và cao nhất có khi đo được là 145/100 và kèm theo triệu chứng choáng váng.

BS cho cháu hỏi có loại thuốc nào hoặc cách phòng tránh nào khi huyết áp lên cao để tránh đột quỵ?

Cháu xin cám ơn BS.

– Thúy Phạm

Đáp

Chào cô Thúy,

Cô không cho biết ông xã bị cao huyết áp bao nhiêu lâu rồi và đang điều trị bằng các dược phẩm gì, cho nên tôi xin trả lời vào câu hỏi của cô là uống thuốc gì hoặc cách nào để phòng tránh đột quỵ.

Đột quỵ, tiếng Anh gọi là Stroke, là trường hợp trong đó tế bào của não bộ đột nhiên không được tiếp tế dưỡng khí cần thiết cho các tế bào này.

Nguyên nhân thiếu máu là một mạch máu nào đó trên não bộ bị máu cục làm tắc nghẽn, ngăn cản sự lưu thông của máu hoặc mạch máu đó bị đứt đoạn, cắt sự lưu thông của máu.

Cao huyết áp là nguyên nhân chính đưa tới stroke. Lý do là khi huyết áp lên cao, thành mạch máu căng lên, lâu ngày đưa tới tổn thương đồng thời những chất béo cũng bám vào đó.

Ngoài cao huyết áp, cao chất béo cholesterol cũng là rủi ro gây ra stroke. Quá nhiều cholesterol trong máu sẽ khiến chúng đóng bám vào thành động mạch, đưa tới tắc nghẽn cản trở máu lưu thông.

Dấu hiệu báo động Stroke:

Bệnh nhân đột nhiên bị méo miệng, không cười được, cánh tay liệt xệ xuống, tiếng nói lơ lớ, lệch nửa người, nhức đầu, mất định hướng, mắt mờ…

Khi thấy các dấu hiệu chính, cần kêu 911 cấp cứu ngay. Bệnh nhân cần được điều trị cấp kỳ tại bệnh viện có trang bị các phương tiện riêng để trị stroke.

Để phòng tránh stroke:

1. Điều trị bệnh cao huyết áp, duy trì huyết áp ở mức càng gần với trung bình 120/80 càng tốt. Có nhiều loại dược phẩm công hiệu để điều hòa huyết áp. Cần uống thuốc liên tục theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự giảm hoặc ngưng thuốc khi thấy huyết áp ổn định, vì HA ổn định là nhờ uống thuốc.

2. Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý: giảm chất béo, giới hạn muối, tiêu thụ nhiều rau, trái cây; không uống rượu.

3. Vận động cơ thể đều đặn giúp máu lưu thông bình thường, tránh mập phì.

4. Giảm cân nếu mập phì.

5. Không hút thuốc lá, vì nicotine làm mạch máu thu co, huyết áp tăng.

6. Giảm thiểu căng thẳng trong nếp sống, vì stress làm huyết áp lên cao.

Nếu áp dụng được mấy cách kể trên, tôi nghĩ là huyết áp sẽ giảm và nhờ đó có thể giảm rủi ro bị stroke. Cô cũng nên hỗ trợ tinh thần cho ông xã, nhắc nhở uống thuốc và chăm ăn uống cho ông xã nhé.

Chúc vợ chồng cô được mọi sự bình an.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

Tuyển tập Videos Sống Vui Sống Khoẻ

Vài hàng giới thiệu : Xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Videos “Sống Vui Sống Khoẻ” của BS Nguyễn Ý Đức. Tuyển tập này là những bài nói chuyện hữu ích về y tế, dinh dưỡng và sức khoẻ của BS Nguyễn Ý Đức trên các đài truyền hình được đưa lên Internet. Cùng với bộ sách “Câu Chuyện Thầy Lang” và những ấn phẩm đã được xuất bản, những bài viết trên Internet, tuyển tập Videos “Sống Vui Sống Khoẻ” này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đóng góp vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam khắp nơi.

http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos

Các loại rau quả tốt cho người cao máu, cao mỡ

Các loại rau quả tốt cho người cao máu, cao mỡ

Nguoi-viet.com

Dưa hấu: Là thứ ăn vặt tuyệt hảo – dưa hấu không chỉ là thực phẩm thân thiện cho người ăn kiêng mà nó còn giúp bảo vệ tim mạch!

Dưa hấu (Hình: Getty Images)

Nước cam: Uống 2 ly nước cam nguyên chất 100% mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp tâm trương. Nước cam còn chứa một chất chống ô xi hóa có tác dụng cải thiện chức năng mạch máu.

Bơ: Ăn quả bơ hàng ngày trong một tuần giảm được 17% cholesterol máu toàn phần. Hơn nữa, lượng LDL cholesterol “có hại” giảm đi và lượng HDL cholesterol “có lợi” tăng lên

Lựu: Nước ép lựu rất giàu chất chống ô xi hóa, giúp động mạch thông thoáng và máu lưu thông dễ dàng hơn.

Trái nam việt quất (cranberry): Nam việt quất rất giàu kali, giúp giảm cholesterol “có hại” và tăng cholessterol tốt trong cơ thể. Ăn thường xuyên loại trái cây này có thể làm giảm tới 40% nguy cơ bệnh tim.

Trái nam việt quất (cranberry) (Hình: Getty Images)

Súp lơ xanh: Súp lơ xanh giàu vitamin K rất cần thiết cho việc tạo xương và ngăn không cho can-xi làm tổn thương động mạch. Súp lơ xanh còn chứa nhiều chất xơ, giúp giảm huyết áp và giảm cholesterol.

Bông cải xanh (Hình: Getty Images)

Cải bó xôi: Kali và folat trong cải bó xôi giúp giảm huyết áp. Một phần ăn những loại rau có lá xanh thẫm (như cải bó xôi) mỗi ngày có thể giúp giảm 11% nguy cơ bệnh tim.

Măng tây: Măng tây là một trong những thực phẩm tự nhiên làm sạch động mạch tốt nhất. Nó cũng giúp “tẩy sạch” những cục huyết khối chết người.

Nghệ: Nghệ là loại gia vị có đặc tính kháng viêm mạnh. Chất curcumin mang lại cho nghệ màu vàng có tác dụng giảm viêm – nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch.

Quế: Chỉ một thìa quế giàu chất chống ô xi hóa mỗi ngày cũng giúp làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch và giảm tới 26% cholesterol có hại. Bạn có thể rắc bột quế vào cà phê hoặc lên các món ăn.

10 điều cấm kị với giấc ngủ

10 điều cấm kị với giấc ngủ

1. Ăn xong đi ngủ ngay

Con người sau khi đi vào giấc ngủ, hoạt động của các bộ phận có thể đều chậm lại và đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nếu ăn xong đi ngủ ngay thì ruột và dạ dày lại phải hoạt động, tăng thêm gánh nặng cho các cơ quan này, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon mà còn tổn hại cho sức khỏe.

2. Nói chuyện trước khi đi ngủ.

Nói chuyện nhiều trước khi đi ngủ dễ khiến cho não bộ hưng phấn, tư duy hoạt bát, bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

3. Hoạt động trí óc quá nhiều trước khi đi ngủ

Nếu phải học tập hoặc làm việc vào buổi tối, hãy làm từ sớm để trước khi ngủ, não bạn không căng thẳng. Làm việc quá khuya, não bạn sẽ rơi vào trạng thái hưng phấn, vì thế mà mặc dù đã nằm trên giường nhưng bạn khó có thể ngủ ngay. Lâu dần, sự khó ngủ này sẽ dẫn đến những đêm thức trắng.

4. Tinh thần quá xúc động

Cảm xúc hỉ nộ ái ố của con người đều rất dễ ảnh hưởng đến sự hưng phấn hoặc nhầm lẫn của hệ thần kinh trung ương, khiến bạn khó vào giấc ngủ, thậm chí mất ngủ. Do đó trước khi đi ngủ không nên quá vui hoặc quá buồn hoặc lo lắng tức giận, hãy để tinh thần thư thái, như thế bạn sẽ thấy ngủ ngon không khó.

5. Uống trà đặc hoặc cà phê

Trà đặc hay cà phê thuộc loại đồ uống có tính kích thích, chứa chất cafein khiến tinh thần của bạn tỉnh táo, không thể ngủ được.

6. Há miệng khi ngủ

Há miệng khi ngủ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus trong không khí dễ dàng đi vào cơ thể, gây bệnh cho bạn. Việc này cũng dễ khiến phổi và dạ dày gặp phải sự kích thích của không khí lạnh và bụi bẩn, dẫn đến nhiều bệnh về hô hấp.

7. Trùm đầu khi ngủ

Người già hay sợ lạnh nên thích trùm chăn kín đầu khi ngủ. Làm như vậy cơ thể sẽ hít vào một lượng CO2 khá lớn do chính mình thở ra, đồng thời thiếu khí oxy bổ sung cho cơ thể, không hề có lợi cho sức khỏe.

8. Nằm ngửa để ngủ

Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, như vậy xương và cơ toàn thân ở vào trạng thái thả lỏng tự nhiên, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nằm ngửa nghĩa là xương và cơ toàn thân vẫn ở trạng thái căng thẳng, không có lợi cho việc loại bỏ mệt mỏi sau một ngày làmviệc, còn rất dễ khiến bạn gặp ác mộng do cánh tay để lên ngực khi ngủ.

9. Để ánh đèn chiếu thẳng vào mắt

Khi ngủ dù mắt nhắm nhưng vẫn cảm giác được ánhsáng. Để đèn chiếu vào mắt khi ngủ rất dễ khiến tâm thần bất an, khó vào giấc ngủ sâu, hơn nữa rất dễ bị giật mình tỉnh giấc.

10. Để gió thổi trực tiếp vào người khi ngủ

Phòng ngủ nên đảm bảo không khí lưu thông thoáng mát, nhưng không nên để gió thổi trực tiếp vào người. Khi vào giấc ngủ sâu, khả năng thích ứng của cơ thể con người đối với thế giới bên ngoài rất thấp. Nếu để gió thổi trực tiếp vào người, để lâu rất dễ gây cảm lạnh hoặc trúng gió.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi