Formosa với căn bệnh của thế kỷ “Ung Thư”

From facebook: Tran Dat shared Thuỳ Le‘s post.
 
 
Image may contain: sky and cloud
Image may contain: one or more people and closeup

Thuỳ Le added 2 new photos — with Huyen Browning and 82 others.

Formosa với căn bệnh của thế kỷ “Ung Thư”

Trong quá trình sản xuất thép thì 3 chất kể trên luôn hiện diện trong chất thải. Là 3 chất trong hàng trăm chất độc hại khác. Mn, Br, Cr là những kim loại nặng ( khối lượng riêng 5g/cm3 )

Nói về độ độc hại thuộc dạng hủy diệt thì Cr hơn hẳn 2 chất còn lại.

Mn : dùng để chống rỉ, chống oxy hóa cho thép, hoặc dùng làm thuốc nhuộm, độ độc không đáng kể

Br : là chất lỏng có mùi hôi thối,màu nâu đỏ,dùng tẩy rửa và giảm nhiệt trong quá trình vận hành. Đây là lí do vì sao khí thải và nước thải có màu nâu đỏ (ko phải do tảo đỏ hay thủy triều đỏ như luận điệu của truyền thông đảng đâu nhé).

Br đễ dàng thâm nhập cơ thể qua đường thở và qua da. Khi hít phải Br nếu nhẹ gây kích ứng niêm mạc,chảy nước mắt,nước mũi. Nặng hơn gây ức chế hô hấp có thể tử vong

Cr : dùng bảo vệ bề mặt kim loại sáng đẹp như inox. Xâm nhập cơ thể qua đường thở,đường tiêu hóa và qua da. Cr xâm nhập vào đường thở,tích tụ ở phổi gây ung thư phổi. Xâm nhập qua đường tiêu hóa gây ung thư dạ dày,ruột ,gan, thận. Nói chung nó gây ung thư nơi nào nó đến. Bằng cách gây đột biến gen tế bào làm cho tế bào lớn nhanh bất thường và tạo thành khối ung thư,mà hiện tại ở VN thuốc điều trị ung thư thật rất hiếm.

Những gia đình nào ở trong khu vực nhà máy Formosa trong vòng bán kính 20km có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo rất cao. Về lâu dài bán kính sẽ lan rộng hơn nữa.

Vậy thì chúng ta còn chờ gì mà không tống cổ Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt-Nam và nếu như ngày nào toàn dân đuổi được Formosa ra khỏi VN thì ngày đó Bắc Kinh sẽ trừng phạt tập đoàn lãnh đạo csvn và đây cũng là “cái tát” mà toàn dân Việt “kính tặng” cho đảng.

NĐT.

Trả lời một số câu hỏi về mắt người già

Trả lời  một số câu hỏi về mắt người già

Bs Nguyễn Quỳnh Anh – Bs Hồ Văn Hiền

 

 

 

 

 

 

 

Mắt tôi vẫn thấy rõ, tại sao phải đi khám mắt định kỳ?

Hàn Lâm Viện Nhãn Khoa khuyên bịnh nhận 40-65 tuổi nên đi khám mắt ở bác sĩ chuyên môn (ophthalmologist) cứ 2 đến 4 năm một lần dù không có bịnh, trên  65 tuổi nên khám một lần mỗi năm là ít nhất, có thể thường hơn.

Lý do :

Những thay đổi mắt ở người già xảy ra rất chậm, từ từ, làm bịnh nhân thích ứng với hoàn cảnh mà không để ý, không biết rằng mắt mình mờ hơn trước, hoặc thị trường (visual field) của mình bị thu hẹp lại, mình không còn thấy rõ những gì xảy ra ở ngoại biên tầm mắt mình, màu sắc các sự vật mình thấy không trung thực (ví dụ màu trắng mình tưởng là vàng), đêm tối lái xe, đèn phía trước chiếu vào mắt mình lóa không thấy rõ . Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ khám thấy những thay đổi đó và sẽ có những biện pháp thích hợp để chữa trị (như cho đeo kính để điều chỉnh khúc xạ mắt (refraction correction) , giải phẫu hay cho thuốc trị chứng cườm nước làm cao áp suất trong mắt, ngăn chặn những tổn thương có thể xảy tới cho mắt, giải phẩu lấy cườm và thay thế bằng thấu kính nhân tạo/artificial lens, giúp tránh tai nạn cho người lái xe) 

Tôi bị bịnh tiểu đường, mắt tôi không sao cả, tại sao bác sĩ bắt tôi đi khám mắt?

Bịnh tiểu đường, còn gọi là bịnh Đái tháo đường (diabetes mellitus) không phải chỉ có chứng đường được thải ra nước tiểu mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể người bịnh. Mắt là bộ phận bị ảnh hưởng nặng do bịnh đái đường. Bịnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy), làm hư hại võng mạc (là cái màng phía sau tròng mắt, nơi nhận hình ảnh do ánh sáng từ ngoài mắt chiếu vào), là lý do hàng đầu gây ra bịnh mù ở người lớn. Bịnh nhân cần được bác sĩ mắt nhõ thuốc làm nở con ngươi và khám võng mạc kỷ lưỡng (annual dilated fundoscopic  examination). và chữa trị, theo dõi kỹ lưỡng nếu bất bình thường. Ngoài ra, mổ cườm khô cho người tiểu đường dễ có biến chứng hơn ở người không tiểu đường. Người bị tiểu đường cũng dễ bị cườm nước (glaucoma) hơn.

 Mắt tôi bị cườm khô (cataract), muốn mổ  nhưng nhiều người bạn  nói mổ xong vẫn thấy mờ, mà vẫn mang kính mà không rỏ. Vậy có cần mổ không?

Cataract, hoặc cườm khô, là trường hợp thấu kính (lens) của mắt bị vẫn đục, cản trở ánh sáng từ ngoài vào rọi trên đáy mắt (retina). Muốn  thị giác toàn hão, ngoài việc thấu kính phải thông suốt, cần phải có một võng mạc (đáy mắt, retina) làm việc tốt (ví dụ không bị hư hoặc kém đi do đã bị thoái hóa vì tuổi già, hoặc hư vì bịnh tiểu đường như nói ở câu trả lời trên), và luôn những khâu khác của hệ thần kinh phải nguyên vẹn.. Cho nên, mổ mắt lấy cườm sẽ làm thị giác tốt hơn trước, thấy rõ hơn trước khi mổ, nhưng không nhất thiết là sẽ 20/20 (tối hảo) vì còn tùy thuộc các yếu tố khác của mắt và hệ thần kinh người bịnh.

Ngoài ra, nếu bị cườm khô (cataract), bác sĩ mắt không nhìn thấy rõ phần sau của mắt nên không theo dõi và chữa trị được những bịnh của võng mạc (retinopathy). Lấy cườm khô ra giúp cho công việc chăm sóc của mắt dễ dàng và tốt hơn.

 Thế tại sao mổ cườm khô rồi mà vẫn mang kính (mang gương)?

Ở người trẻ bình thường, không cần mang kính cũng thấy rõ vật ở thật xa (vô tận, infinity) cũng như vật ở gần (đọc sách chữ nhỏ. Sở dĩ được như vậy vì thấu kính (lens) trong mắt người trẻ có khả năng thích ứng (accommodation), thay đổi tính khúc xạ của nó (tựa như máy hình hiện đại có thể tự động zoom xa và gần).

Thấu kính nhân tạo (thế thấu kính bịnh đã đục) không có khả năng thích ứng theo nhu cầu nhìn xa nhìn gần này, nên phải lựa chọn giữa một loại thấu kính nhìn gần và một loại thấu kính nhìn xa. Thường thì , khi mổ mắt cườm khô, một bên mắt thì bác sĩ gắn thấu kính nhìn gần, mắt kia thì bác sĩ gắn thấu kính nhìn xa để  bịnh nhân có thể sinh hoạt bình thường mà không cần đeo kính (mang gương). Tuy nhiên, những trường hợp như đọc sách chữ nhỏ, kéo dài, bịnh nhân cũng cần mang kính để mắt đỡ mệt và thấy rõ hơn.

Những tiến bộ trong vòng chừng mười năm nay của  khoa giải phẩu chữa bịnh khúc xạ (refraction surgery) dùng laser để trị chứng cận thị , hay dùng thấu kính nhân tạo trong mắt (intraocular lens) để trị chứng viễn thị nặng  giúp cho một số người cận thị (thấy gần mà không thấy xa) và viễn thị (thấy xa mà không thấy gần)  khỏi cần mang kính nữa. Những tiến bộ này được áp dụng cho những người mổ mắt vì cườm khô cũng được hưởng những lợi ích đó, là thêm vào việc mắt họ sáng ra (vì hết bị đục), mắt họ còn được chữa các vấn đề khúc xạ (refraction errors), giúp cho họ khỏi nhờ cậy đến các kính dày cộm sau khi mổ, nhưng có thể cần mang kính một đôi khi.  

Mắt tôi hay bị “chèm nhem”, bác sĩ cho nhỏ thuốc là nước mắt nhân tạo, tôi nhỏ vài hôm thì khỏi, sau bây giờ vẫn bị lại như cũ?

Sở dĩ mắt chúng ta luôn luôn trong sáng vì nước mắt được tiết ra liên tục, giữ cho mắt ướt và có tác dụng ngăn chặn nhiễm trùng, đồng thời hệ thống ống dẫn thải nước mắt (tear duct) dư đi vào mũi ở phía dưới. Người gìà, tuyến nước mắt làm việc kém đi, nhất là nếu mắc những bịnh làm giảm sút cơ năng hạch nước mắt , vì vậy mắt bị khô, nhất là lúc xem TV chăm chú , đọc sách lâu mà ít chớp mắt (“nhìn không chớp”). Do đó, mắt bị xốn, do phản xạ, nước mắt lại sản xuất tăng lên, chảy đi không kịp làm nhòa, nhòe mắt. Dùng nước mắt nhân tạo có ích cho trường hợp này nhưngf phải dùng thường xuyên, không phải bớt triệu chứng rồi ngưng. Ngoài ra, nêu nhớ chớp mắt thường xuyên lúc đọc sách, xem phim, mang kính mát hoặc tránh chỗ gió nhiều làm khô mắt nhanh hơn.

Một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể gắn một nút (plug) bằng plastic vào kênh dẫn nước mắt để giữ nước mắt lại cho mắt đở khô.

Một số người già mí mắt bật ra ngoài (ectropion) nên không giữ được nước mắt, phải chảy ra ngoài. Có thể giải phẫu nếu cần.

NURSING HOME Ở MỸ .

NURSING HOME Ở MỸ .  

Cổ nhân có câu: “sinh, lão, bệnh, tử”. Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi“thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về “Viện Dưỡng Lão” (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL và anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các Viện dưỡng lão, và cũng đã là “Giám Đốc Y Tế” (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia xẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày.  Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ… nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người “trẻ” nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào “độc lập”.

4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường.  Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24.  Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là “locked facilty”, cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết!  Từ đó có locked facilty.  Đôi khi cũng có những bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

 NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL  

Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1- Phòng ngủ.
2-Ăn uống
3-Theo dõi thuốc men
4-Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân…
5-24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6-Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo…
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt.  Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã…
b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

 AI TRẢ TIỀN CHO VDL? 

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1-Medicare
2-Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3-Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4-Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do quỹ liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một Skilled Nursing Facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương… cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.

MEDICAID là do quỹ liên bang và tiểu bang. Quỹ này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Center for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát.  Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa!  Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần.  Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này.  Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL.  Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL.  Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào VDL”.  Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái “bất hiếu”, bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới.  Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay.  Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này?  Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì “cũng tốt thôi”.

       NHỮNG “BỆNH” CÓ THỂ DO VDL GÂY RA

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không am tường phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào!  Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen “nước mắm, thịt kho”…, làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL,  kết quả là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a-      Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.

b-      Drug interference (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.

c-      Dị ứng với thuốc (allergic reaction):Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu…nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác “ngon miệng” (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

 VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? 

Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1– Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ…Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?

a-      Làm sao để lựa chọn VDL:

–  Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…)

  Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

  Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

  Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

  Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

b-      Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

–          Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà còn cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

–          Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào…

–          Nên làm một cuốn sổ “thông tin” (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân…

–          Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa…

–          Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

–          Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.

–          Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu qủa: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

  • Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt.Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống … để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”).
  • Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs. Trần Công Bảo
nguon: http://vietlifes tyles.com/vien -duong-lao/

Thực phẩm cho người cao niên

 Thực phẩm cho người cao niên 

Bài của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng..

Đừng quá sợ sệt vu vơ mà kiêng cử tùm lum thì còn gì …vui để sống ? Cứ ăn uống tự nhiên như thời còn sung sức và theo như những lời phân tách chỉ dẫn của bác sĩ Lương Lễ Hoàng

Nếu biết kết hợp chọn thực phẩm có lợi trong bữa ăn hằng ngày sẽ trì hoản được sự lão hóa.

Với những người có thói quen vận động cơ thể, việc giải phóng năng lượng thường xuyên dễ dàng duy trì được sức khỏe và sự trẻ trung. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp với việc chọn thực phẩm có lợi thì tuổi thọ sẽ tăng rất nhiều.

1- Món ăn cơ thể dễ hấp thụ nhất là cháo. Cháo có thể điều hòa dạ dày, bổ tì, thanh lọc phổi, mát đường ruột. Nhà dinh dưỡng thời nhà Thanh (Trung Hoa) Tào Tử Sơn đã từng nói: “Người già mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khỏe và hưởng đại thọ”. (bữa ăn có canh mướp đắng (trái khổ qua) và cà chua là một trong 9 món trường thọ). 

2- Theo nghiên cứu của nhà dinh dưỡng học Nhật Bản thì mướp đắng là thực phẩm trường thọ có giá trị dinh dưỡng “toàn phương vị”. Một trong những bí quyết trường thọ của người Okinawa là ăn nhiều mướp đắng, uống trà mướp đắng và uống nước mướp đắng. Ở Việt Nam, mướp đắng còn gọi là khổ qua, có mặt tại hầu hết các địa phương. Cách chế biến cũng đa dạng, từ hầm canh, xào, ăn sống… tất cả đều tốt cho việc tăng cường tuổi thọ.

3- Bên cạnh khổ qua, sữa bò tươi cũng được coi là một trong những thực phẩm hoàn hảo. Trong sữa có nhiều protein, canxi và những nguyên tố cần thiết khác cho não. Đặc biệt uống sữa là cách bổ sung canxi nhanh và hiệu quả nhất. Nếu công việc căng thẳng khiến mất ngủ, nguyên nhân gây giảm thọ, đặc biệt là với nam giới, chỉ cần thử uống một ly sữa nóng vào buổi tối, sẽ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.

4- Ngô (bắp) hiện được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như axit linolic nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt, lượng axit glutamic trong ngô rất cao, nên sẽ kích thích các tế bào không ngừng chuyển động và trao đổi thông tin. Ăn ngô thường xuyên, nhất là ngô tươi sẽ giúp cho bạn có bộ não khỏe mạnh và tất nhiên duy trì cuộc sống dài lâu.

5- Các nhà khoa học chứng minh rằng những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi lẽ trong cà chua có chứa chất lycopene, một chất chống ôxy hóa rất quan trọng, giúp tiêu diệt các tế bào có nguồn gốc ung thư. Có thể ăn cà chua sống hoặc cà chua nấu chín mỗi ngày. Một khi cơ thể đủ khả năng chống ôxy hóa, sự tươi trẻ sẽ duy trì được dài lâu.

6- Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin (C, B6, chất xơ), đặc biệt hàm lượng kali trong khoai tây được các chuyên gia dinh dưỡng xếp đầu danh sách củ nguyên chất chứa nhiều kali. Khoai tây giàu kali, hữu ích trong việc đề phòng chứng đột quỵ. Mỗi tuần, một người nên ăn từ 3 – 4 củ khoai tây.

7- Trong canh xương (xí quách) chứa thành phần chất béo collagen, vừa có thể giúp trẻ con tăng trưởng và giúp người có tuổi tăng sự dẻo dai cho xương, trì hoãn tủy xương lão hóa. Để cơ thể hấp thụ tốt món ăn này, trong thành phần chế biến canh xí quách cần có thêm một ít giấm, sẽ giúp cho phosphor và canxi của xương tan trong canh.

8- Song song với việc cung cấp các chất tái tạo tế bào, ngăn ngừa các tác nhân độc hại xâm nhập cơ thể cũng hết sức quan trọng. Bông cải xanh (broccoli ) là một thực phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Ngoài việc bông cải xanh ( broccoli ) thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe, nó còn giúp cho tế bào da ngăn ngừa những tổn hại do bức xạ cực tím gây ra. Ở một quốc gia nhiệt đới, gió mùa như Việt Nam, lúc nào cũng có thể bị tiếp xúc với tia cực tím thì dùng bông cải xanh là lựa chọn khôn ngoan.

9- Tám loại thực phẩm trên, tùy theo khẩu vị, có thể kết hợp, thiết kế thực đơn hợp lý cho từng ngày. Món có thể và nên dùng mỗi ngày là trà xanh. Lá trà xanh vốn nổi tiếng vì khả năng chống lão hóa. Càng ngày, những nhà khoa học lại càng phát hiện thêm nhiều tính năng của trà xanh, nhưng điều khiến người ta quan tâm nhất là việc chống lão hóa và phòng ngừa ung thư của nó.

Điều cần lưu ý là khi chế biến trà xanh, không nên hãm trà trong bình kín mà để hở nắp. Hơi trà thoát ra ngoài sẽ khiến nước trà không đục, sậm màu và có thể giữ được lâu.

8 thói quen giúp sống thọ .

8 thói quen giúp sống thọ .



Các chuyên gia sức khỏe trên thế giới nghiên cứu và đúc kết “Công thức 8 thói quen sống” được sắp xếp theo số thứ tự từ 1 đến 8. Bạn có thể ghi nhớ lại để thực hành mỗi ngày.

  1. Đại tiện 1 lần/ngày

Ăn uống tốt là việc quan trọng, nhưng quan trọng hơn là “vào-ra” phải thuận lợi. Cách tốt nhất là nên duy trì tối thiểu mỗi ngày đi đại tiện một lần, đặc biệt là người cao tuổi thì càng nên phải chú ý điều này.

Nguyên tắc:

Hãy cố gắng dần dần tăng lượng chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo người lớn nên ăn 20-35g chất xơ mỗi ngày, bệnh nhân bị táo bón ít nhất 30g trở lên.
Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm chứa carbohydrate như các loại hạt, trái cây và rau quả, pho mát, rau chân vịt và khoai tây. Đây là những món ăn có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp tạo ra cảm giác buồn đi ngoài.

Để tránh những phản ứng bất lợi trong sự hấp thụ chất xơ, bạn nên tăng dần lượng chất xơ hàng ngày để cơ thể có đủ khả năng tiêu hóa.

  1. Ngủ 2 lần/ngày

Người càng lớn tuổi chất lượng giấc ngủ càng kém đi. Nếu ban đêm bạn ngủ không đủ giấc thì nên ngủ thêm vào ban ngày để duy trì thời gian ngủ đủ. Thời gian ngủ của mỗi người dựa trên nhu cầu cá nhân của cơ thể, cách nhận biết ngủ đủ là khi bạn ngủ dậy dễ dàng, không còn cảm giác muốn ngủ thêm.

Nguyên tắc:

Giáo sư Friedman, Đại học Stanford (Mỹ) cho rằng, mỗi người nên ngủ trưa 30 phút mỗi ngày, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành 30%, đặc biệt là người cao tuổi.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng, một giấc ngủ ngắn 24 phút có thể làm tăng độ nhạy tổng thể của tâm trí lên tới 54%.Chuyên gia về giấc ngủ trị liệu Na Ruina-Orem Abraham thuộc Học viện Allegheny (Mỹ) nói: “Thậm chí nếu bạn không thực sự rơi vào giấc ngủ thì chỉ cần nằm xuống thư giãn não cũng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích“.

  1. Làm việc ít nhất3 giờ/ngày

Khi càng cao tuổi, bạn càng nên chú ý đến thời gian làm việc thay vì nghỉ ngơi nhàn rỗi hoàn toàn. Khi trẻ, bạn làm việc điều độ trong phạm vi sức khỏe của mình. Khi tuổi cao hơn, nghỉ hưu vẫn nên duy trì thời gian làm việc, hoạt động khoảng ít nhất 3 giờ/ngày.
Bạn có thể tìm những công việc mà mình muốn làm, đơn giản như đọc báo, ca hát hoặc tình nguyện viên từ thiện, các công tác xã hội.

Nguyên tắc:

Bạn nên tập thể dục trong phạm vi sức khỏe cho phép, không nên làm việc liên tục trong thời gian dài. Trong khi làm việc nên dừng lại nghỉ ngơi để phòng các bệnh về đau lưng, cột sống, tim và các vùng cơ bắp khác.
Kể từ ngày 1/6/2012, Chính phủ Singapore tăng tuổi lái xe taxi cho người đã nghỉ hưu từ 73 lên 75 tuổi, mục đích là để cho những lái xe taxi khỏe mạnh vẫn tiếp tục lái xe. Ngoài các tài xế, ở các ngành khác cũng đều sử dụng lao động cao tuổi từ 60-70 tuổi.

  1. Ăn 4 bữa/ngày

Ngoài việc ăn cơm 3 bữa chính, bạn nên sắp xếp thời gian để ăn thêm một bữa phụ, bảo đảm sức khỏe. Bữa ăn nhẹ này nên thực hiện vào giữa buổi chiều, vừa bổ sung năng lượng, vừa có tác dụng giúp bạn ăn các bữa ăn khác ít hơn.

Nguyên tắc:

Giáo sư Peggy Anderson, Trung tâm Nghiên cứu lão hóa, Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho rằng, khi có tuổi, bạn nên duy trì thói quen ngủ sớm dậy sớm. Vì thế nên đẩy thời gian ăn sáng sớm hơn, ví dụ vào lúc 6h. 
Nếu bữa sáng bạn ăn tối muộn thì khoảng 3 giờ chiều bạn nên chú ý ăn bổ sung đồ ăn nhẹ hoặc uống thêm trà, bánh.

  1. Uống 5 ly nước/ngày

Người cao tuổi dễ bị mất nước, vì thế cần uống nước thay vì chờ khát mới uống. Buổi sáng sau khi ngủ dậy uống một ly, buổi trưa và chiều tối nên chia thời gian uống thêm 4 ly. Mỗi ngày tối thiểu 5 cốc. Bạn có thể uống ít nước nhưng không được phép quên uống nước.

Nguyên tắc:

Sau một đêm ngủ dài, cơ thể tiêu hao nhiều nước sẽ dẫn đến bị thiếu hụt sau khi thức dậy, vì vậy ngủ dậy nên uống ngay 1 ly. Việc này có thể đề phòng hiệu quả hiện tượng tăng huyết áp, trụy tim vào buổi sáng.
Khoảng 1 tiếng trước khi ăn trưa và ăn tối, lúc bụng đói bạn nên uống thêm nước. Việc này vừa có thể cung cấp lượng nước cơ thể cần, vừa có thể giúp cho hệ tiêu hóa phân giải thức ăn một cách thuận lợi, đồng thời tăng cảm giác ngon miệng cho bữa ăn tiếp theo, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ bạn uống nước thêm một lần nữa để hỗ trợ việc pha loãng máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng tránh máu vón cục. Nhưng cố gắng uống ít ngay trước khi đi ngủ để tránh đi tiểu đêm nhiều lần. Thừa nước cũng có thể khiến khuôn mặt nặng nề hơn vào hôm sau.

   6.  Vận động 60 phút/ngày

Mỗi ngày bạn nên vận động đủ 60 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe một cách khoa học. Thời gian tập do bạn quyết định, nhưng có thể tập ngay trong nhà vào buổi sáng sau khi ngủ dậy bằng các bài tập như chạy tại chỗ, yoga, vận động tay chân. Nếu duy trì được sẽ giúp bạn có được tinh thần sung mãn trong cả ngày.

Nguyên tắc:

Con người thuộc nhóm động vật nên buộc phải vận động mới có thể tồn tại, vận động đúng cách không chỉ sống khỏe mà còn có cơ hội sống thọ.
Người cao tuổi có thời gian thì nên vận động đều đặn, ra ngoài giao thiệp với bạn bè, tập thể dục trong công viên, đi bộ hoặc các hoạt động cộng đồng khác.

Duy trì trạng thái vui vẻ và tập thể dục đều đặn là vô cùng quan trọng. Nên nhớ rằng trò chuyện, tán gẫu cũng là một cách vận động, rèn luyện trí não.

  1. Không chỉ xem mỗi bản tin thời sựlúc 7 giờ tối

Nhiều người chỉ dành thời gian xem thời sự vào lúc 7 giờ tối mà quên rằng bạn có thể cập nhật tin tức ở rất nhiều nơi khác nhau.
Người càng cao tuổi bao nhiêu, càng cần cập nhật thông tin mới nhiều hơn để không bị lạc hậu tin tức với thời cuộc, rời xa dòng chảy xã hội.

Nguyên tắc:

Nếu chỉ xem thời sự trên tivi, bạn có thể sẽ bị bỏ lỡ rất nhiều thông tin cần thiết khác. Vì vậy, có thể đọc sách, vào mạng xã hội, chơi cờ, đi hát, đi du lịch và các loại hình sinh hoạt tập thể văn hóa khác.
Chúng ta cần đuổi kịp sự phát triển thông tin nhanh nhạy trên thế giới, đi nhiều nơi, gặp nhiều người, hiểu thấu thiên hạ thì mới có thể thông tuệ, minh mẫn.

  1. Ăn 8 loại thực phẩm/ngày

Lựa chọn thực phẩm đa dạng và ăn uống cân bằng là tiêu chí đảm bảo sức khỏe ổn định. Khi có tuổi thì bạn càng cần phải tuân thủ nguyên tắc này.

Thực đơn nên chọn tối thiểu 8 loại thực phẩm/ngày gồm trứng, sữa, cá, thịt theo định lượng vừa đủ. Ăn nhiều rau củ quả trái cây, nấm và các chế phẩm từ đậu.

Nguyên tắc:

Làm sao để lựa chọn thực phẩm một cách cân bằng và khoa học? Theo chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Christopher Gans khuyên, bạn có thể chọn thực phẩm theo màu sắc như sau:

– Trắng: sữa, bắp cải, súp lơ.
– Đỏ: cà chua, cà rốt, dâu tây, táo.
– Xanh lá cây: rau diếp, đậu lăng, rau chân vịt.
– Vàng: cà rốt, khoai lang, ngô, bí, đậu tương.
– Tím/Đen: bắp cải tím, chocolate đen, quế.

Tuổi thọ của một người không ai có thể đảm bảo được, nhưng việc duy trì những thói quen tốt có thể mang lại một sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể theo đuổi mục tiêu tuổi thọ, từ đó mới có cơ hội sống thọ.

Con dế, cholesterol, và bệnh mất trí nhớ

  Con dế, cholesterol, và bệnh mất trí nhớ

 B.S.Hồ Ngọc Minh

Nhà văn Tô Hoài mới mất vào ngày 6 Tháng Bảy năm 2014. Hồi nhỏ tôi chỉ biết lờ mờ tên ông Tô Hoài vì say mê đọc truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” của ông. Nói thật, thời tôi còn nhỏ, đó là một trong những sách truyện rất hiếm, viết cho con nít. Phần còn lại, tôi đã tập làm quen rất sớm với những pho truyện Tàu như Tây Du Ký, Thuỷ Hử, hoặc các pho truyện Kiếm Hiệp của Kim Dung.

Nhắc đến con dế mèn, tôi lại nhớ đến một mẫu chuyện khôi hài khác về một kết luận mà một khoa học gia nọ rút tỉa được khi nghiên cứu về… con dế. Chuyện kể rằng, có một nhà bác học kia, đặt con dế trên mặt bàn, và vỗ tay, thế là con dế nhảy tưng lên. Kế đến, ông bèn bẻ một chân của con dế (tàn nhẫn quá!), và ông lại vỗ tay. Lần này con dế nằm vạ một chỗ. Thế là nhà thông thái, sau khi đã bẻ chân nhiều con dế như thế, bèn đúc kết một kết luận: “Khi ta bẻ chân con dế, não bộ của nó sẽ bị hư hại và nó sẽ bị…điếc!”

Từ từ, bạn hãy kiên nhẫn đọc tiếp, và sẽ hiểu tại sao tôi kể chuyện con dế ở đây.

Tôi đã viết nhiều về liên hệ giữa cholesterol và bệnh tim mạch, và cũng viết về triệu chứng của bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, tôi chưa trình bày mối về liên hệ giữa cholesterol và bệnh mất trí nhớ. Một mối liên hệ nghịch:cholesterol càng cao thì nguy cơ bị mất trí nhớ… càng thấp!

Hồi nhỏ, thỉnh thoảng, mẹ tôi có mua não bò, đem chưng cách thủy, để ăn với muối tiêu và rau răm. Ăn thì ăn, nhưng tôi thấy nghẹn cổ họng vì nó quá béo, ngầy ngậy. Não người cũng thế, tuy nhỏ, chỉ chiếm 2% sức nặng của cơ thể, nhưng nó chứa 25% tổng số cholesterol trong người. Gần đây, rất nhiều bệnh tật, khiếm khuyết của não bộ, thí dụ như bệnh mất trí nhớ, bệnh run Parkinson… nguy cơ tăng cao vì thiếu cholesterol. Trên thực tế, người trên 70 tuổi, cholesterol càng cao, càng sống lâu, càng ít bị truỵ tim và càng minh mẫn hơn.

Các tế bào thần kinh, cũng như các tế bào khác trong cơ thể, cần cholesterol làm nguyên liệu cấu trúc cho màng tế bào. Những vỏ bọc tế bào thần kinh, neuron, cũng được cấu tạo từ cholesterol, và, những “mạch điện” thần kinh liên lạc với nhau, truyền tín hiệu cũng nhờ vào cholesterol. Không có cholesterol thì những mạng thần kinh nầy sẽ bị “chạm điện” và bị “mát dây”.

Ở đây, xin nói thêm về cholesterol một chút.

Chúng ta thường lầm tưởng là có hai loại choleterol, LDL là loại xấu và HDL là loại tốt. Thực ra chỉ có một loại cholesterol duy nhất là… cholesterol! LDL (low-density lipoprotein) hay HDL (high-density lipoprotein) chỉ là tên gọi của chất protein chuyên chở cholesterol mà thôi. Người ta cho rằng HDL là loại tốt vì nó chở cholesterol dư thừa về trở lại trong lá gan, như thế là làm sạch mạch máu, còn LDL là loại xấu vì nó chở choleterol ra ngoài, làm dơ mạch máu. Gần đây những nghiên cứu mới cho biết, HDL cũng không hẳn là tốt: người có HDL cao vẫn bị bệnh tim, như thường.

Thật ra LDL có nhiều kích thước khác nhau, và trước LDL còn có những “xe chuyên chở” khác nữa như VLDL (very low density, loại nhẹ) và IDL (intermediate density, loại trung bình). Để dễ hiểu, mạch máu của bạn là một xa lộ, HDL là những xe tải 18 bánh chở cholesterol dư thừa đi ngược chiều về là gan. Còn các loại xe khác, to nhỏ như xe đạp, xe gắn máy, xe ba bánh, xe bốn bánh, xe thồ, xe lam… chở cholesterol, tiếp liệu ra… mặt trận. Như thế, một khi tuyến đường bị nghẽn, không phải là vì cholesterol mà vì đường xá bị hư hại, bị “ổ gà”, bị bom mìn khủng bố chẳng hạn. Những xe nhỏ VLDL, IDL, LDL thường dễ bị sụp hố và làm nghẽn đường mạch máu. Trong trường hợp bị gãy cầu xa lộ thì xe 18 bánh HDL cũng gây ra tai nạn, như chơi.

Tháng 2 năm 2012, chính cơ quan FDA công nhận rằng, thuốc giảm cholesterol statins có thể làm tăng nguy cơ bị lú lẫn và mất trí nhớ. Đồng thời một nghiên cứu trong Tháng Giêng năm 2012, cho thấy phụ nữ dùng statins có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng 42%. Người bị bệnh tiểu đường, lại có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ tăng gần gấp 3 lần. Khi đường thặng dư trong máu sẽ gây ra hiệu ứng “ làm mứt” hay “thắng đường, rim tôm” những phân tử cholesterol, làm cho chúng dính chùm với nhau và dính vào các chỗ lở loét trong mạch máu. Tương tự như mạch máu tim, não bộ đã thiếu cholesterol lại còn bị nghẽn mạch máu não, sẽ đưa đến tình trạnh hao mòn sớm, gây ra các chứng bệnh về hệ thần kinh.

Khoảng thập niên 1970, lượng cholesterol 240 mg/dL được xem là bình thường. Sau khi thuốc statins ra đời, mức độ ấy giảm xuống còn 200mg/dL, với LDL dưới 130 mg/dL. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị truỵ tim, nhiều bác sĩ sẽ bắt bạn uống statins để giảm chỉ số ấy xuống dưới 180mg/DL, và LDL phải dưới 70 mg/dL! Từ khi thuốc statins ra đời đến nay, chỉ số bị truỵ tim cho những người dùng thuốc, giảm từ 3% xuống còn 2%, trong khi tỉ số bị bệnh mất trí nhớ tăng gần gấp ba.

Sẵn đang nói về xe và xa lộ, dường như cách chữa bệnh xe nhả ra khói (cholesterol cao) hiện nay là bằng cách, bịt ống khói hoặc là huỷ bớt một, hai xy-lanh (uống stains kinh niên) để cho xe chạy bớt ra khói, thay vì làm sạch đường ống dẫn xăng và thay xăng dầu (thể dục thể thao, cải thiện thức ăn, bớt đường và tinh bột).

Đến đây bạn đã hiểu tại sao tôi kể chuyện nhà khoa học gia và con dế, phải không?

Thật là đáng sợ, từ nay bữa tối không dám ăn tham nữa!

Thật là đáng sợ, từ nay bữa tối không dám ăn tham nữa! Nhất định phải chia sẻ cho những người bạn bên cạnh cùng biết.

Bữa  tối và béo phì    

  90% Người béo phì là do ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, hơn nữa buổi tối hoạt động ít, tiêu thụ lượng calo ít, lượng calo dư thừa dưới tác dụng của insulin trong cơ thể tổng hợp thành chất béo, mỡ tự nhiên hình thành.            

 Bữa tối với bệnh tiểu đường

Ăn bữa tối quá no suốt một thời gian dài, thường kích thích tiết tố insulin, có thể dễ dàng làm tăng chất tăng trọng insulin, đẩy nhanh quá trình lão hóa  và dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bữa tối ăn quá nhiều, ăn quá bổ, hình thành béo phì mặt kháccũng dẫn đến bệnh tiểu đường.

Bữa tối và ung thư ruột kết

Bữa tối, nếu bạn ăn quá đầy đủ, các thựcphẩm chứa protein không thể tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác dụng của các vi khuẩn bên trong đường ruột sẽ sản sinh ra một số chất độc hại,cộng với việc hoạt động ít khi chìm vào trạng thái ngủ, làm cho nhu động ruột chậm lại, kéo dài thời gian kết tủa của các chất độc hại trong  ruột, tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.

Bữa tốivà sỏi thận

Canxi trong cơ thể người sẽ tăng cao nhất sau bữa ăn 45 giờ, nếu ăn tối quá muộn, khi lượng canxi tăng lên cao điểm, thường là lúc cơ thế đang chìm vào giấc ngủ, đồng thời nước tiểu trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo và đường tiết niệu khác không thể bài tiết, dẫn đến tăng canxi niệu, dễ dàng tạo thành các tinh thể nhỏ,về lâu dài sẽ mở rộng và hình thành sỏi.

Bữa tối và  mức độ tăng lipid máu

Bữa tối nếu nạp lượng protein, chất béo, calo cao, sẽ  kích thích gan sản sinh các lipoprotein ở  mật độ cực thấp, triglycerides cũng có xu hướng tăng lên, dẫn  đến tăng lipid trong máu.

Bữa tốivà tăng huyết áp

Nếu thực đơn trong bữa tối là thịt, cá, cộng với  tốc độ lưu thông máu chậm lại trong khi ngủ, một  lượng lớn các chất béo sẽ tích tụ trong mạch, khiến  động mạch co lại hẹphơn, hỗ  trợ  tăng trưởng mạch máu ngoại vi, làm  cho huyết áp dễ dàng đột ngột tăng cao, hơn  nữa còn tăng tốc xơ cứng hệ thống tiểu mạch.

Bữa tối với xơ vữa động mạch và bệnh tim

Chế độ dinh dưỡng bữa tối với hàm lượng chất béo quá cao, nhiệt lượng cao có thể  sinh ra cholesterol rồi tích tụ trong thành động  mạch gây xơ vữa động mạch và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim. Ngoài ra, còn một lý do dẫn  đến sự hình thành xơ vữa động mạch là sự lắng đọng  canxi trong huyết quản, vì dinh dưỡng quá nhiều  vào bữa tối và ăn tối quá muộn là những lý do dẫn  đến bệnh tim mạch.

Bữa tối và gan nhiễm mỡ

Nếu bạn ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, nồng độ của các  axit béo và glucose sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất béo,cộng thêm việc ít hoạt động vào ban đêm,  cũng đẩy   nhanh việc chuyển hóa chất béo, hính thành gan  nhiễm mỡ.

Bữa tối và viêm tụy cấp tính

Bữa tối nếu ăn uống quá nhiều, còn xử dụng rượu, dễ dàng gây ra viêm tụy cấp tính, thậm chí khiến bạn sốc trong khi ngủ, đột tử.

Bữa tối và thoái hóa não

Nếu duy trì thói quen ăn quá nhiều bữa ăn  tối, khi ngủ, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy và các cơ quan khác gần đó vẫn đang hoạt động, khiến cho não bộ không thể nghỉ ngơi, máu lưu thông lên não không đủ, do đó ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của não chuyển hóa, tăng tốc lão hóa não. Những thanh niên  thường ăn tối như một ông hoàng sẽ dẫn đến một trong năm nguy cơ chính gây mất trí nhớ lúc  về già.

Bữa tối và chất lượng giấc ngủ

Dùng bữa tối quá thịnh soạn và ăn quá no, chắc chắn sẽ  dẫn đến dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy tiếp tục làm việctrong khi ngủ, thông qua đó gửi thông điệp lên não, não ở trạng thái kích thích, dẫn đến ngủ mơ, mất ngủ, theo thời  gian sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và các bệnh  khác.

Lời nhắn của Bác Sĩ Y Khoa

 Lời nhắn của Bác Sĩ Y Khoa


Từ khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.

Thôi thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình.

Nguyến tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng – của bệnh.

Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v… – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc cộng đồng người Việt sức khỏe và hạnh phúc.

Ghi chú: Trang nhà của BS Hồ Hải đã đóng vì BS nầy đã bị chính quyền CS bắt giam cả năm nay rồi
http://bshohai.blogspot.com/ 2016/02/vai-don g-gui-en-cong- ong-viet-nhan-n gay.html

From: Do Tan Hung 

Bệnh Mất trí nhớ: Alzheimer & Dementia

 Bệnh Mất trí nhớ: Alzheimer & Dementia

Có 2 loại bệnh mất trí nhớ: Alzheimer, Dementia

 

 

 

 

 

 

 

Loại nặng là Alzheimer. Hoàn toàn mất hẳn trí nhớ, như trường hợp Tổng Thống Reagan (kéo dài 10 năm mới chết).

 

 

 

 

 

 

Loại nhẹ gọi là Dementia  lúc nhớ lúc quên, như trường hợp nhà Bác Học Albert Einstein.

Cho tới bây giờ khoa học cũng vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng ngừa hay chữa trị. Chỉ biết khi trời kêu ai nấy dạ.

Các bác sĩ thì khuyên bắt đầu óc làm việc chút chút mỗi ngày, cũng là một cách tập thể dục cho cái đầu (não) của mình vậy thôi.

Đọc sách, viết bài, viết thư… cũng là một cách tập thể dục đầu. Tức là bắt cái não của mình không được “nhàn cư vi bất thiện” rảnh quá rồi nghĩ chuyện linh tinh than mây khóc gió.

Hoặc như Mỹ nói “use it or lose it”

Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài, cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.

Không ảnh hưởng tới physical, vì chỉ có não không còn làm việc, chứ tim gan phèo phổi vẫn bình thường. Bệnh nhân vẫn có thể sống rất lâu, nếu không muốn nói là thọ.

Không tổn thương về thể chất (của bệnh nhân), nhưng tổn thương rất nặng về tinh thần cho người chăm sóc.

Biết bao câu chuyện não lòng khi có người thân bị bệnh mất trí. Nhất là khi người ấy lại là ông bà cha mẹ của mình.

Trong các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ nhẹ Dementia (lúc khởi đầu) có một triệu chứng đã làm tổn thương tới tình cảm gia đình. Đó là người bệnh lúc nào cũng nghi ngờ bị mất cắp tiền bạc hay nữ trang của mình.

Họ có thể nói (y như thật) người này người kia đã lấy cắp của họ. Nếu chỉ có một người chăm sóc người bệnh (ông bà cha mẹ), thì ráng giữ bình tĩnh bỏ ngoài tai, coi như không chấp. Nhưng khổ nỗi vì cuộc sống khó khăn, rất nhiều người ở VN, sau khi lập gia đình vẫn phải ở chung theo kiểu ngũ đại đồng đường. Cháu dâu con dâu, cháu rể con rể là người không cùng máu mủ hay bị hàm oan.

Có một điều không hiểu nổi, đó là họ có thể không nhận được tất cả mọi người. Nhưng bà mẹ chồng vẫn biết đây là thằng con yêu quí của mình. Bà đợi con đi làm về, để than thở bị bỏ đói cả ngày. Còn ai ở nhà cả ngày với bà, ngoài người vợ của mình, tức là con dâu của bà. Oan Thị Kính làm sao giải bày, nuốt bồ hòn làm ngọt. Nếu gặp người chồng vũ phu không có từ tâm hiểu biết, thì chuyện gì sẽ xảy ra?


 

 

 

 

 

Từ đó xảy ra biết bao thảm cảnh gia đình, từ xô xát cãi vã, có khi đưa đến chia tay.

Ngoại trừ đổ thừa bị mất đồ, không nhớ đã ăn cơm hay chưa. Những người bị Alzheimer, dù không còn minh mẫn, nhưng họ vẫn có thể nhận ra những người vô cùng đặc biệt với họ. Bà Nancy bảo rằng ông Tổng Thống Reagan quên hết tất cả mọi người, chỉ còn nhớ duy nhất một mình bà. Ít ra cũng còn có một người để cho ông nghe lời.

Căn bệnh mất trí còn nguy hiểm hơn cả bệnh điên. Vì bệnh điên tuy vậy vẫn có thuốc chữa hay chế ngự. Khi người điên nổi cơn người ta cho uống thuốc, cơn điên sẽ bị chế ngự. Sau đó người ta cho chạy điện vô não. Sau một thời gian thì não của người bệnh trở lại bình thường. Đó là do não bị xáo trộn vì một nguyên nhân gì đó, chứ không có hư hại. Trái lại ở bệnh Alzheimer và bệnh Dementia não đã bị thoái hóa, bị hư hại. Đó là lý do tại sao chưa có cách phòng ngừa và chữa trị.

Chăm sóc cho người bệnh lãng trí là một điều vô cùng khó khăn.

Một con vật bình thường như con chó con mèo, dù không nói được, nhưng chúng vẫn nhận ra và nghe lời người nuôi dưỡng nó. Bởi vì chúng vẫn còn bộ não. Trong khi người bị lãng trí, chúng ta sẽ cảm thấy đau lòng khi một cụ già bị nhốt trong chuồng, hay bị xích tay xích chân.

Những hình ảnh đó không thể dùng cho con người. Nhưng chúng ta phải làm sao, khi người bị lãng trí gây ra đủ thứ vấn nạn, làm đảo lộn cuộc sống của những người trong nhà. Giữa đạo đức và hạnh phúc, chúng ta sẽ chọn bên nào.

Chỉ có thánh hay bồ tát mới giữ cho mình khỏi nổi cơn điên khi bị buộc tội oan ức. Cũng chỉ có thánh mới giữ cho mình được bình tĩnh, khi mỗi ngày thấy đủ thứ xáo trộn xảy ra trong căn nhà của mình.

Ông bà cha mẹ là những người ta phải tương kính theo đạo làm con.

Nhưng khi làm sao giữ được vẹn toàn, khi ông bà cha mẹ bị mất trí. Một bệnh nhân trong thân xác của người trưởng thượng. Có nhiều cô con dâu đã phải gào lên nói dối như cuội, khi nói về bà mẹ chồng. Hoặc khi không còn bình tĩnh họ có thể buộc tội điên điên khùng khùng. Thật tình họ không muốn mang tiếng hỗn láo, chẳng qua cơn giun xéo mãi cũng quằn! Khó có ai giữ cho mình sống trọn đạo làm con.

Bản thân tôi có cha mẹ bị Dementia, nghĩa là những gì các cụ nói cần phải xét lại, thế mà cũng vẫn bị lừa đều đều. Lần nào cũng vì sốt ruột khi nghe bố gọi với giọng thều thào “có gì ăn không, bố đói quá”. Lúc ông đang ở trong rehab gần nhà, cổ tay luôn luôn đeo một cái vòng có ghi số điện thoại của tôi, để bất kỳ có chuyện gì xảy ra, ai cũng có thể gọi ngay cho con cháu.

Hôm đó bố tôi ra dấu cho có người giúp. Đầu tiên một giọng nữ gọi, bảo ông muốn nói chuyện với cô. Nghe bố nói muốn ăn cháo (kiểu VN), dạ dạ thưa thưa, cuống quýt đi hâm cháo. Chưa được 10 phút, lại nghe điện thoại gọi, lần này là giọng nam, lại dạ dạ thưa thưa con mang vào ngay. Chạy hộc tốc tới (rehab chỉ cách nhà có 10 phút), tôi chưng hửng, vì bố tôi đang ngồi trước mặt mâm cơm của nhà thương, còn y nguyên.

Không hiểu tại sao người bị lãng trí, lại “thông minh” đến thế. Không biết tiếng Anh, nhưng bố tôi biết ngoắc một cô y tá nhờ gọi dùm. Sau đó lại nhờ một người y tá khác (đàn ông) gọi tiếp. Nói chuyện bằng tiếng Việt nên họ không hiểu mình nói gì. Từ đó có kinh nghiệm, tôi không quýnh quáng, mà hỏi lại caregiver. Tuy vậy cũng vẫn chạy vào thăm, nếu không ông cụ sẽ giận hờn bỏ ăn. 

Người ta nói khi già, người ta sẽ trở thành con nít (chướng). Họ sẽ bướng bỉnh khó chiều, nếu thành con nít ngoan thì đâu có chuyện gì xảy ra.

Một triệu chứng kinh khủng cho người chăm sóc người bị mất trí, đó là họ không còn phân biệt được đúng sai, họ có thể ăn ngay phân của họ, nghĩa là chúng ta không thể rời mắt khỏi họ.

Điều này đã làm đau lòng con cái vô cùng.

Có nhiều gia đình khi đi làm, họ phải khoá cầu dao điện, nếu nấu bằng bếp điện. Vì các cụ già khi muốn ăn bánh mì, họ đút luôn cả ổ bánh vào lò nướng, vẫn còn giấy gói và dây thun cột. Có người còn tinh nghịch đốt cả thảm lót nhà.

Nói chung là khi trong nhà có người bị bệnh mất trí, thì ngay cả người chăm sóc cũng mệt nhoài, vì mắt phải luôn luôn ngó chừng. Đôi khi ngay cả người lành cũng không ngờ được những phản ứng bất thường của bệnh nhân.

Bà Nancy vợ của Tổng Thống Reagan chăm sóc ông bị bệnh Alzheimer (nặng) suốt 10 năm trời. Không thể dùng một chữ nào khác hơn chữ “ độc ác” để diễn tả bệnh này. Thông minh hóm hỉnh, tài giỏi, ăn mặc luôn luôn lịch sự. Tất cả không còn nữa, bà Nancy chẳng còn cho ai nhìn thấy ông trong bộ dạng thê thảm thiểu não, quần áo xộc xệch, bộ mặt ngây ngô, không còn ra hình dáng của một chính khách được ngưỡng mộ ngày nào. Thôi thì hãy để mọi người coi như ông đã chết.

Biết bao câu chuyện đau lòng của người thân, khi có ông bà cha mẹ bị bệnh mất trí nhớ. Dù cho bạn có thông minh như nhà Bác Học Albert Einstein cũng vẫn mắc bệnh như thường. Dù cho bạn có học cao hay giàu có đến đâu, bạn cũng vẫn nghẹn ngào khi thấy người thân yêu của mình tàn tạ hay có những hành động làm đau nhói con tim. Điều này có thể hiểu được tại sao có nhiều người bình thường đã đem nhốt người bệnh vào những cái cũi như cũi chó. Họ quá nghèo khổ, phải lo bươn chải cho miếng cơm manh áo. 


 

 

 

 

 

 

Họ phải làm liều, dù thật sự trong lòng họ không muốn. Gặp thời thế thế thời phải thế. Cái khó bó cái khôn. Ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Một cô gái thượng (ở VN) bị xích trong rừng vì mất trí cả mấy năm trời, cho tới khi được một Linh Mục giải cứu mang về nhà thờ.

Không thể nào kể siết về những hoàn cảnh thương tâm của những người bị căn bệnh độc ác này. Hành hạ bệnh nhân thì ít (vì họ không còn nhận thức), nhưng hành hạ gia đình người bệnh thì nhiều.

Cách đây 20 năm, có một thanh niên ở phía Đông Bắc Mỹ, đã bỏ cha già bị bệnh mất trí vào lò sưởi đốt. Vì anh ta là con một, lương không trả nổi cho nursing home (hạng bét 200dollar/ ngày).

Người không mất trí chăm sóc cho người bệnh, cũng mất trí luôn, đó là trường hợp của anh này. Những khó khăn đã dồn họ đến chân tường tuyệt vọng.


 

 

 

 

 

Chúng tôi đã nhiều lần dặn dò con cháu, nếu bố mẹ bị bệnh lãng trí, cứ mạnh dạn đưa vào nursing home, đừng lo phiền áy náy. Vì lúc này bố mẹ chỉ còn kéo dài cuộc sống trong vô thức. Không còn biểu lộ được tình cảm với con cháu. Trái lại khi cho ở chung, những biểu hiện của căn bệnh sẽ làm mất cả tình thân. Chẳng thà để bố mẹ hành hạ quấy phá người dưng. Khi bố mẹ còn tỉnh táo dặn dò con cháu, đó là ý nguyện của bố mẹ, các con không có lỗi gì cả. Tất cả mọi người trong gia đình bố mẹ đều yêu quý vô vàn. Hãy có từ tâm đừng nghĩ xấu nghĩ ác, rồi nguyền rủa người khác. Bởi vì tục ngữ có câu chẳng ai nắm tay được từ sáng đến tối. Một ngày nào đó rồi chúng ta cũng sẽ già, như lời Phật dạy. Sinh trụ hoại diệt, hoàng hôn tàn để nhường chỗ cho bình minh ló dạng.

Các con tôi cũng rưng rưng nước mắt. Cũng như ngày xưa chúng tôi cũng đau xé lòng khi thấy cha mẹ mình lú lẫn, bỏ cả đồ dơ vào miệng. Hay ngơ ngác đi lạc ngoài đường.


 

 

 

 

 

 

Người ta không sợ chết, mà chỉ sợ bệnh. Quan niệm bên Phật giáo, cho rằng bệnh tật là cái nghiệp của chúng sinh. Không tôn giáo nào cho phép tự tử. Phật bảo rằng khi tự tử có nghĩa là chưa trả hết nghiệp. Đời sau cũng phải trả tiếp. Luật pháp cũng không cho phép người ta xin chấm dứt sự sống. Bạn thấy điều này có đúng không? Kéo dài cuộc sống trong vô thức, không còn tận hưởng được mọi vui thú của cuộc đời, thì có còn ích lợi gì cho xã hội và cho chính người bị bệnh.

Nếu bạn cổ vũ cho ý tưởng đó, bạn sẽ bị lên án. Vì xã hội không chấp nhận mạng con người như một món đồ vật, để có thể vứt bỏ dễ dàng.

Bạn có biết con số bệnh viện dành cho người mental behavior nhiều gấp mấy con số bệnh viện chữa những bệnh khác. Và người ta đã tránh dùng những chữ điên crazy, hạ giá nhân phẩm. Chỉ dùng chữ những chung chung mental behavior.

From: Do Tan Hung

Một Cơn Đau Tim

Một Cơn Đau Tim

Tối thứ ba tuần trước, sau khi gửi ý kiến về Lá Diêu Bông vào Diển Đàn, tôi đi ngủ rất ngon đến hơn 6 giờ sang, dậy đi tắm và sửa soạn đi làm, cảm thấy thoải mái bình thường, không có triệu chứng gì khác lạ. Khoảng 7 giờ hơn, khi với tay tắt ngọn đèn trên đầu tủ (hơi cao), tôi bỗng thấy mặt nóng bừng, mồ hôi toát ra, hai cánh tay rã rời như vừa khiêng vác vật nặng quá sức. Khi đó, tôi hơi nghi là bị stroke (đứt hoặc nghẽn mạch máu dẫn vào óc), liền lấy máy đo huyết áp, thấy rất cao, khoảng 180/100. Tôi vội lấy 2 viên thuốc chống cao máu uống liền một lúc. (Tiếc rằng nhà không có sẵn aspirin). Ngay sau đó, tôi xuống cầu thang thì bắt đầu thấy tức ngực, đau khoảng giữa lồng ngực, nửa như đau bao tử (xót bao tử khi đói), nửa như bị ai đấm vào chấn thủy. Nhìn vào gương, cười, nói, dơ tay lên xuống thì không thấy có gì biến đổi hay khó khăn, không nhức đầu chóng mặt, hát thử vài câu vẫn thấy như thường, nghĩa là không có những triệu chứng của stroke. Tôi liền nghĩ ngay đến heart attack (cơn đau tim), chứ không phải stroke. Không chần chờ nữa, tôi gọi số cấp cứu 911 ngay. Lúc đó vào khoảng 7 giờ 20, chỉ chừng 10 phút sau khi tôi nhận thấy triệu chứng khó chịu đầu tiên.

Qua điện thoại, nhân viên cấp cứu bảo tôi ngồi hoặc nằm ở tư thế nào thấy thoải mái nhất, nhờ người nhà lấy tất cả những thứ thuốc tôi đang uống để sẵn, và để ngỏ cửa vào nhà. Khi đó tôi vẫn tỉnh táo, đọc tên từng loại thuốc và liều lượng đang uống cho họ, nhưng rất khó thở và hai cánh tay rất mỏi.

Vẫn không thấy nhức đầu và không nói líu lưỡi (không phải stroke). Chừng 5 phút sau, xe cấp cứu tới. Người paramedic (chuyên viên cấp cứu) cho tôi nhai ngay chừng 5 hay 6 viên baby aspirin (loại 81 mg), nhai rồi nuốt chứ không với nước để cho thuốc thấm theo nước miếng vào các mạch máu nhỏ dưới lưỡi, mục đích là làm cho máu loãng ra. Đồng thời họ xịt Nitroglycerin lỏng vào dưới lưỡi tôi ba lần, mỗi lần cách nhau chừng 5 phút, để cho các mạch máu giãn nở (không được dùng quá 3 lần, kẻo sự giãn nở mạch máu quá đáng, có thể gây stroke). Tôi thấy bớt tức ngực, thở dễ hơn, nhưng hai cánh tay vẫn rã rời. Trái lại, đầu óc tỉnh táo, không nhức đầu, và chân đi vẫn vững vàng (không stroke).

Chừng 5 phút sau, xe cứu thương tới. Tôi đã cảm thấy dễ thở hơn và có thể tự đi ra trèo lên băng-ca cấp cứu. Trên đường vào vào bệnh viện, tôi để ý thấy xe không hụ còi – có nghĩa là không có gì khẩn cấp lắm. Trên xe, người paramedic hỏi chuyện tôi liên tục, mục đích là coi tôi có tỉnh táo, có bị stroke khiến nói ngọng không. Có người vừa bị heart attack vừa bị stroke, rất nguy hiểm.

Khoảng 15 phút sau đến bệnh viện, họ đưa tôi vào khu cấp cứu, có bác sĩ chăm sóc ngay lập tức. Họ tiếp “nước biển” hòa thuốc làm loãng máu và làm tan máu đông (blood clots), morphine làm bớt đau, chụp quang tuyến X lồng ngực để tìm dấu vết sưng phổi nếu có (pneumonia), đo tâm động đồ (EKG). Đồng thời họ cho thử máu để tìm chỉ số enzyme định bệnh tim. Khi tim bị thiếu máu, tim sẽ tiết ra loại enzyme này. Nếu chỉ số enzyme cao tức là bệnh nhân đã bị heart attack. Lần đầu, có lẽ vì thử nghiệm quá sớm, nên chỉ số không cao. Họ chờ 2 tiếng sau thử lại, thì mới rõ ràng là bị heart attack. Vì nhịp tim của tôi đập không quá nguy cấp, nên bác sĩ không mổ ngay. Trong thời gian đó, tuy vẫn nằm ở khu cấp cứu, nhưng tôi rất tỉnh táo, bớt đau ngực và tay, và còn có thể lấy smart phone ra trả lời ngắn gọn một hai emails.

Lạ một điều là tâm động đồ làm mấy lần đều không có dấu hiệu heart attack rõ ràng. Sau này bác sĩ giải thích rằng bắp thịt tim tôi chưa bị hư hại và còn hoạt động mạnh dù bị attacked, có lẽ nhờ vào việc tôi bơi lội thường xuyên
(tôi thường bơi 40 đến 60 chiều dài hồ bơi trong một giờ, một hai lần mỗi tuần – nhưng từ sáu tháng nay bận nhiều việc quá nên chuồn, không bơi, không tập thể dục gì hết!).

Khoảng 3 giờ chiều thì bác sĩ chuyên khoa tim quyết định làm phẫu thuật thông mạch máu tim (angioplasty). Theo kỹ thuật này, bác sĩ cắt một lỗ rất nhỏ ở mạch máu gần háng hay cổ tay – trường hợp của tôi bác sĩ cắt ở cổ tay – rồi luồn một camera cực nhỏ ở đầu một catheter (ống mềm rất mảnh) đưa vào đến động mạch tim. Camera sẽ chiếu lên màn ảnh computer lớn như TV cỡ 60″ để cho thấy chỗ bị tắc nghẽn. Khi đó tôi vẫn tỉnh, chỉ hơi mơ mơ buồn ngủ do được chích thuốc an thần, không làm mê hoàn toàn, và không cảm thấy đau đớn gì hết. Khi tìm ra chổ mạch máu nghẽn, bác sĩ sẽ “bắn” cho cục máu đông (blood clot) tan ra, rồi đẩy một “bong bóng” (balloon) vào chỗ đó, xong bơm cho bong bóng căng lên, làm phồng khúc mạch máu nghẹt khiến cho máu thông dễ dàng, trước khi xì hơi bong bóng, còn để lại một “giàn lưới” (stent) hình ống, nằm lót bên trong nhằm căng khúc mạch máu đó ra. Lưới sẽ nằm vĩnh viễn trong mạch máu tim, nên bệnh nhân sẽ phải uống thuốc làm loãngmáu dài dài, nếu không, máu đông có thể kẹt vào đó làm heart attack nữa!

Cuộc giải phẫu, ban đầu dự tính chừng 45 phút, đúng hai giờ mới xong! Mà vẫn còn hai mạch máu nữa chưa được thông, nên vài tuần nữa tôi sẽ phải vào bệnh viện làm tiếp. Tuy nhiên, lần sau sẽ dễ dàng hơn nhiều, có thể làm xong trong ngày, trừ khi tôi để cho bị heart attack nữa. Sau khi mạch máu tim được thông, tôi cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Hai cánh tay hết mỏi rã rời, ngực hết tức, nhịp thở gần bình thường trở lại.

Bác sĩ đã mổ từ mạch máu ở cổ tay tôi, luồn vào tim, nên tôi mau hồi phục hơn là mổ từ dưới háng. Sau ba ngày, mở băng ra, cổ tay tôi chỉ còn vết đóng vảy cỡ như bị con kiến lửa cắn rồi mình gãi ra mà thôi! Tuy nhiên, dọc theo cánh tay có vết bầm phía bên trong, chắc là do đường ống luồn qua gây nên.
Không đau đớn gì cả. Tim không có cảm giác gì mới lạ, vẫn yêu, thương, hờn, giận… như thường! Đặc biệt là sau khi được thông mạch máu tim, huyết áp của tôi xuống và nằm ở mức rất tốt, rất ổn định. Bác sĩ giải thích là do mạch máu được thông nên tim đỡ phải làm việc nhiều, không cần bơm máu mạnh như trước nữa, nên áp suất nén vào thành mạch máu cũng giảm đi. Thật là một công đôi việc!

Qua tai biến này, tôi rút ra được vài kinh nghiệm quý báu như sau, xin được chia sẻ cùng Diễn Đàn:

Thứ nhất: BÌNH TĨNH MÀ RUN! Đúng vậy, ai mà không run khi nghĩ đùng một cái mình đang bị một trong hai chứng bệnh giết người nhiều nhất và nhanh chóng nhất: Heart attack đứng đầu, stroke thứ ba, chỉ sau ung thư. Nhưng phải thật bình tĩnh và tỉnh táo để không lãng phí từng giây phút và làm bệnh thêm trầm trọng.

Thứ hai: NGƯNG MỌI HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỂ Ý NGAY KHI CÓ TRIỆU CHỨNG LẠ THỨ NHẤT
(trường hợp tôi là toát mồ hôi dù buổi sáng khá lạnh). Nếu đang lái xe, cần phải tìm chỗ an toàn đậu lại ngay. Chú ý: Nếu có cell phone, luôn luôn mang bên mình, không để trong cặp hay giỏ đàng sau cóp xe.

Thứ ba: GỌI CẤP CỨU NGAY KHI CÓ NHIỀU HƠN MỘT TRIỆU CHỨNG LẠ của stroke hay heart attack (thí dụ: cánh tay mỏi rã, tức ngực, ngay sau khi toát mồ hôi).

Ở Mỹ: Không nên nhờ người nhà chở vô nhà thương, mà phải gọi 911. Lý do: bệnh viện có bổn phận phải cấp cứu ngay lập tức khi tiếp nhận một bệnh nhân do 911 đưa tới. Người paramedic đưa mình tới phải chờ cho đến khi thấy mình được chăm sóc bởi bác sĩ, rồi mới đi được. Nếu mình tự tới xin cấp cứu, trừ khi bị thương máu me đầm đìa như bị đụng xe, còn không sẽ phải làm nhiều thủtục và chờ đợi trước khi được cấp cứu. Nếu bị stroke hay heart attack mà mất chừng 15 phút là nguy lắm rồi.

Thứ tư: Cố gắng PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG GIỮA STROKE VÀ HEART ATTACK. Khi chuyên viên cấp cứu đến nhà, cố gắng trả lời rõ ràng sao cho họ có thể hướng sự cấp cứu về một loại tai biến: Stroke hay Heart Attack. Lý do: những giây phút cấp cứu đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Nếu không phải stroke vì máu nghẽn, mà vì đứt mạch máu, nhức đầu mạnh, mạch máu chính trên đầu bị bể, mà nhân viên cấp cứu cho thêm aspirin làm loãng máu, nitroglycerin làm giãn mạch… thì tiêu luôn tại chỗ! Theo các bác sĩ, khi thiếu máu vào nuôi, tế bào óc sẽ chết mau hơn tế bào tim nhiều. Do đó, nếu nhân viên cấp cứu tin là bệnh nhân bị stroke do đứt, bể mạch máu thì nhiều phần là họ sẽ lo chở bệnh nhân vào bệnh viện thật sớm (bây giờ ở Mỹ và các nước tiên tiến có thuốc chích có thể hồi phục stroke, nếu được chích trong vòng một, hai giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, càng sớm càng tốt.) Nếu tin là heart attack thì họ sẽ thử làm cho máu loãng và mạch nở tại chỗ, mất chừng 10 phút trước khi họ chở đi. Mười phút phù du đầu tiên đó quý giá bằng 10 năm hay có thể bằng cả quãng đời còn lại!

Thứ năm: Trong bệnh viện, cần TỈNH TÁO (khi còn có thể), NÓI CHUYỆN NHÌỀU với y tá, bác sĩ (không hiểu thì yêu cầu người thông dịch). Đặt câu hỏi mỗi khi nhân viên y tế làm bất cứ thủ thuật nào trên cơ thể mình. Thí dụ: Chích thuốc này làm gì? Tại sao cần chụp X-ray ngực hai lần trong vòng vài giờ khi tình trạng không có gì thay đổi? – Nhờ hỏi mà tôi tránh được 1 lần X-ray vô ích do lỗi của y tá, người ca trước đã làm, người ca sau lại định làm nữa!

Thứ sáu: Khi đã lên bàn phẫu thuật mà không bị đánh thuốc mê thì hãy quên hết mọi sự.

S.T.

 

Lời nói THẬT cũa một bác sĩ :

Lời nói THẬT cũa một bác sĩ :

Từ khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.

Thôi thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình.

Nguyến tắc thứ nhất:

Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai:

Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng – của bệnh.

 Nguyên tắc thứ ba:

Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

Nguyên tác thứ tư:

Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v… – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

 Nguyên tác thứ năm:

Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc cộng đồng người Việt sức khõe dồi dào , khõe mạnh , hạnh phúc và phồn vinh !
Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

10 Điều Khuyên để Sống Mạnh Sống Lâu

 

10 Điều Khuyên để Sống Mạnh Sống Lâu

 

Sống trẻ là ở tầm tay của mọi người. Chỉ cần sống hòa hợp giữa cơ thể và trí óc mà thôi. 


Bản chỉ dẫn bé nhỏ này căn cứ trên một số dữ kiện thu thập sau đây:

 

(1) Mỗi ngày cần phải có khoảng 20 phút tập thể dục Vận động thể thao rất tốt cho não bộ. Đó là một phương tiện hữu hiệu để tăng cường khả năng nhận thức của não bộ, theo xác nhận của bác sĩ Fabrice Chrétien thuộc trung tâm Centre Hospitalier Sainte-Anne, Paris, trong Đại hội 14 về não bộ. Trong khi chơi thể thao, cơ thể tiết ra một kích thích tố giúp tiêu hóa (dite peptidique) giúp kết nối các tế bào thần kinh, và làm ra chất amphétamines euphorisantes, làm cho chúng ta khoẻ khoắn và thoải mái. Với điều kiện là thực hiện việc tập dợt nhẹ nhàng và thường xuyên, hơn là các động tác nặng nề với các cố gắng bất thường.

 

Bác sĩ Christophe Delong, vị bác sĩ chuyên về thuốc tây cho thể dục (médecin du sport) đã khuyên như vậy. Thể dục rất tốt cho tim mạch, nhịp tim đập mạnh hơn, từ 120 tới 140 một phút (không được cao hơn) trong vòng 20 tới 25 phút. Tập thể dục vậy 3 lần trong tuần. Hãy đi bộ nhanh, leo lên cầu thang, hay nhảy dây. Vận động thường xuyên như vậy tạo lợi ích rất cao.

 

(2) Hàng tuần nên kiêng ăn một lần. Việc nhịn ăn từng giai đoạn có thể giúp ích phần nào cho cơ thể, nhất là sống lâu, bảo vệ các tế bào, cũng như chống bệnh tiểu đường. Đó là theo nghiên cứu của đại học Florida, đăng trên tạp chí Rejuvenation Research. Không đến đỗi phải ngưng hẳn ăn, hay uống nước. Chỉ cần ăn nhẹ trong một ngày nào đó, mỗi tuần. Bà Madeleine Gesta, một người đi tiên phong về thuật nhịn ăn để thanh lọc cơ thể, khuyên ta nên uống nước trà và sữa chua (yaourt) với mật ong.

 

Bác sĩ Nadia Volf, chuyên viên về đông y, đã khuyên ta dành ra một ngày uống nước trái cây, giúp có thêm vitamin cho bộ phận tiêu hóa. Bà khuyên uống nước sinh tố trái cây có chuối, giầu vitamin A, E và C, potassium, phosphore  manganèse. Thêm một ít gừng giã nhỏ, giúp kích thích sự bài tiết dịch vị trong bao tử. Tóm lại, ta sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, không mệt mỏi.

 

 3) Nên uống nước dừa và ăn phó mát roquefort. Theo nghiên cứu của người Đan Mạch, thì nên uống nước dừa mỗi ngày, làm chậm lại sự lão hóa của não bộ. Thật vậy, hầu hết các cuộc thử nghiệm cho thấy nước dừa giúp thêm sức sống lâu dài, thính giác nhạy bén, đẹp da đẹp tóc, đi đứng vững vàng, mạnh khoẻ hơn. Nước dừa có bán khắp nơi. Đó là theo nhà nghiên cứu Vilhem Bohr. Tác giả cho biết cơm dừa cung cấp thêm nhiệt lượng cho tế bào thần kinh, sữa chữa các tổn hại về lão hóa.

 

Còn về phó mát roquefort thì sao? Các nhà nghiên cứu Anh Quốc, có viết rõ trên báo “Daily Mail”, thì nhờ ăn loại phó mát này mà người Pháp sống lâu. Trong các đường gân xanh của loại phó mát này có chứa chất chống viêm (anti-inflammatoires) và chống ung thư, và bảo vệ hệ thống gân mạch của tim. Phó mát Roquefort cũng tốt cho đường ruột và bao tử,  giúp cơ thể chiến đấu chống lại chứng đau nhức, và làm chậm sự lão hóa.

 

4) Hãy phân định liều lượng các chất đạm (protein). Chúng ta ăn quá nhiều thịt đỏ (heo bò). Đó là nhận xét của bác sĩ Catherine Serfaty-Lacrosnière chuyên về dinh dưỡng. Tốt hơn là nên ăn thịt gà, cá, hay các chất đạm của rau cải, đậu hủ, các loại rau đậu. Chỉ nên ăn một miếng thịt hàng tuần mà thôi. Dưới 60 tuổi, thì nên có 2 phần chất đạm mỗi ngày (gà vịt, cá cho 2 bữa ăn trưa và tối), để tránh bị teo bắp thịt, và chắc dạ. Đừng quên ăn chất đạm cho cơ bắp thịt, nhưng chỉ ăn một lần mỗi ngày thôi, để tránh làm tăng độc tố, và giúp thận làm việc nhẹ nhàng.

 

5) Hãy dùng trí óc của mình, kể cả khi đứng trước truyền hình. Bộ óc của chúng ta là một cơ phận có hơn một trăm ức (1000 tỷ) tế bào óc, liên hệ nhau bằng 200 mạch nối. Bác sĩ Olivier de Ladoucette nói: mình không thể làm tăng thêm tế bào óc, nhưng ta vẫn có thể làm tăng thêm khả năng hoạt động cho não bộ của mình. Hãy giữ gìn trí óc luôn luôn được minh mẫn. Cũng dễ dàng thôi, mình đọc sách, vui chơi nhàn nhã. Ngay cả khi ở trước màn ảnh truyền hình, ta vẫn hoạt bát nhanh nhẹn, thích thú phân tách, theo dõi chuyện này chuyện kia, và đừng bỏ các trò chơi đòi hỏi nhiều mưu mẹo. Ta nên tự nhủ: trò chơi không chỉ dành cho các nhà vô địch.

 

6) Phải cởi mở với người khác. Một trong những bí quyết của tuổi trẻ là một cuộc đời liên quan tới các đức tính tốt, với điều kiện là phải tiếp xúc những người nào mà ta thương mến. Bác sĩ De Ladoucette nhấn mạnh như vậy. Khi giao tế với bạn bè, tình thương giúp cơ thể tiết ra các kích thích tố ocytocine, kích thích tố hòa hợp hạnh phúc, rất cần thiết để chống lại sự căng thẳng lo âu phiền muộn có tác dụng phá hoại các bộ phận trong cơ thể của chúng ta.

 

7) Hãy thường xuyên yên lặng (giữ yên tịnh). Hơn phân nữa người Pháp thường hay bị giao động, vì bị quá nhiều tiếng động trong đời sống của mình. Khi thường xuyên bị tiếng động tấn công, thì lỗ tai chúng ta sẽ nguy cơ bị âm thanh liên tục quấy nhiễu. Hãy nhét gòn vào lỗ tai, để ngừng hay giảm bớt âm thanh cao độ. Thỉnh thoảng hãy giữ những giây phút yên lặng, không nghe radio, không nghe nhạc, cho lỗ tai mình được có giờ phút nghĩ ngơi.

 

8) Nâng cao giá trị cá nhân mình. Hãy cố gắng làm cho mình trẻ lại. Bà Marie de Hennezel, một chuyên gia về liệu pháp học nói rằng: nếu mình bắt chước sống vui vẻ năng động theo giới trẻ, thì mình sống lâu thêm vài năm nữa. Tốt hơn hết là đừng bắt chước ai, mà chỉ nâng cao phẩm giá của mình, chấp nhận đời sống đổi thay, mạnh dạn thật sự. Hãy thư nhàn hưởng thụ, để giúp ta bài trừ những lo âu phiền não của quá khứ, tiến nhanh tới tương lai.

  

9) Hãy tập ngủ trưa. Bác sĩ De Ladoucette lấy làm tiếc là chúng ta không chú ý tới giấc ngủ trưa mang lại những điều tốt cho cơ thể mình. Nhất là từ 50 tuổi trở lên. Bởi vì chỉ có ngủ nghĩ, thì não bộ mới bắt đầu được phục hồi. Khi người ta không ngủ được buổi tối, thì phải ngủ trưa bù lại. Đó là hành động tốt cho cơ thể. Hãy bắt chước con chó, nằm dài ra thư dãn buổi trưa, từ 20 tới 40 phút, không hơn không kém. Thư dãn hoàn toàn, không nên đi sâu vào giấc ngủ.

 

10) Tăng cường sức mạnh cho đôi chân. Đây là chân cẳng chuyên chở mình, giúp mình đi đứng, và bảo đảm giữ thăng bằng cơ thể. Khi các bắp thịt chân giảm sút, các bàn chân bị lắc lư, và ta sẽ già đi khoảng 10 tuổi. Như vậy ta phải nghĩ tới việc tập luyện các bắp thịt chân, mỗi buổi chiều. Một cách tập bình thường, là đứng thẳng chân sát mặt đất, sau đó co giãn nhúc nhích các ngón chân. Trên thực tế, đó là cách bơm các bắp thịt chân cho mạnh lên. Và tại sao ta lại chẳng nhảy đầm? Nhảy valse, tango, rock. Người ta nhảy đầm (sánh đôi) 2 người, học nhau cách nói chuyện, sống vui với nhạc, với tình cảm, và giữ thăng bằng cho cơ thể. Có sao đâu!

 

Lý Minh

(một vị lão niên tại Washington)

Phỏng dịch từ bài “10 conseils pour gagner des années en bonne santé”  của bác sĩ Dominique Pierrat et Marie-Christine Deprund

__._,_.___