FDA khuyến cáo túi độn ngực có thể gây ung thư

WASHINGTON, DC (NV) – Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) hôm Thứ Năm, 8 Tháng Chín, cảnh báo giải phẫu thẩm mỹ ngực có liên quan đến một số ca bệnh ung thư hiếm gặp, theo UPI.

Theo đó, bệnh nhân phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma) và các khối u lympho xung quanh mô sẹo nơi cấy ghép túi độn ngực.

Một sản phẩm dùng độn ngực. (Hình minh họa: Francois Lo Presti/AFP via Getty Images)

Các giới chức thanh tra y tế liên bang đã xem xét các báo cáo về bệnh ung thư theo quá trình đánh giá thường kỳ. Họ cho hay nỗi lo ngại của họ về bệnh ung thư liên quan đến giải phẫu độn ngực đang ngày càng gia tăng.

Cho đến nay, số trường hợp như vậy vẫn còn khá ít. Báo cáo ghi nhận dưới 20 ca ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và dưới 30 ca u lympho, FDA cho biết.

“FDA tin rằng SCC hoặc khối u bạch huyết có thể hiếm khi xuất hiện trong nang xung quanh mô độn ngực. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ thẩm mỹ và những người muốn độn ngực nên biết về những ca bệnh được báo cáo ghi lại,” FDA tuyên bố.

Triệu chứng của những bệnh ung thư này có thể bao gồm sưng, đau, nổi cục hoặc thay đổi trạng thái da. Ngoài ra, bệnh xảy ra ở những phụ nữ đã cấy ghép mô trong nhiều năm. Nghiên cứu xem xét cả túi ngực bằng nước muối và silicone, cũng như những loại có kết cấu và mềm mịn.

Túi ngực được sử dụng cho những phụ nữ bị mất mô do ung thư và chấn thương. Ngoài ra, những người muốn tăng kích thước ngực và chỉnh sửa các cuộc giải phẫu trong quá khứ cũng tìm đến dịch vụ làm đẹp này.

Túi ngực được cấy vào dưới mô vú hoặc cơ ngực. Thông thường, phụ nữ cần phải loại bỏ hoặc thay túi ngực sau một thời gian được cấy ghép.

FDA không kêu gọi phụ nữ phải loại bỏ túi độn ngay lập tức từ cảnh báo an toàn này. Tuy nhiên, những người gặp vấn đề nên gửi báo cáo qua MedWatch, chương trình Báo Cáo Thông Tin An Toàn Và Sự Việc Gây Hại (Safety Information And Adverse Events Reporting) của FDA. (V.Giang) [qd]

9 MÓN ĂN TRƯỜNG THỌ MÀ NGƯỜI NHẬT RẤT THÍCH

9 MÓN ĂN TRƯỜNG THỌ MÀ NGƯỜI NHẬT RẤT THÍCH

  1. Mướp đắng
  2. Đậu hũ
  3. Khoai Lang
  4. Tỏi
  5. Nghệ
  6. Gạo Lứt
  7. Trà Xanh
  8. Nấm
  9. Rong biển

10% tuổi thọ được xác định bởi gen và 90% phụ thuộc vào lối sống bao gồm cả chế độ ăn uống.

Dan Bitner, một nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Địa lý Quốc gia và Viện Lão hóa Hoa Kỳ, đã nghiên cứu trong hơn 10 năm và dần dần tiết lộ bí mật của sự khỏe mạnh và trường thọ.

Theo bảng xếp hạng tuổi thọ trung bình của tất cả các quốc gia trên thế giới do Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2019, Nhật Bản đứng đầu với độ tuổi trung bình là 83,7, nữ là 86,8 và nam là 80,5. Tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục đối với cả nữ giới và nam giới vào năm 2020, lần lượt là 87,74 tuổi và 81,64 tuổi.

Trong cuốn sách “Làm sao để sống thọ 100 tuổi”, chế độ ăn của người Nhật cũng được giới thiệu là một trong những chế độ ăn trường thọ. Tác giả đã gặp những người lớn tuổi ở Okinawa của Nhật để tìm hiểu về thói quen ăn uống của họ.

Một bữa ăn truyền thống của người Okinawa sẽ bắt đầu với món súp miso kiểu Okinawa, bao gồm rau biển, đậu phụ, khoai lang và rau xanh. Món chính là các loại món Okinawa, mướp đắng, củ cải trắng, mướp, bí đỏ, củ ngưu bàng, hoặc đu đủ xanh. Đôi khi, như một món ăn phụ, cá, thịt hoặc mì được chế biến kèm các loại thảo mộc và gia vị.

Đặc biệt, các loại thực phẩm trường thọ thường được người Okinawa sử dụng hàng ngày là:

  1. Mướp đắng

Mướp đắng thường được xào cùng với các loại rau khác, là món ăn không thể thiếu trong khẩu phần của người Okinawa. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, mướp đắng có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường mạnh mẽ, đem tới hiệu quả tương đương với các loại thuốc hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, mướp đắng cũng như khoai lang, nghệ và rong biển… đều có chứa các dưỡng chất làm chậm quá trình tạo ra các gốc tự do ăn mòn.

  1. Đậu hũ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn thực phẩm giàu protein thay thế thịt như đậu hũ sẽ có mức cholesterol và chất béo trung tính thấp hơn, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Loại thực phẩm này cũng cung cấp chất béo, carbs, axit amin và nhiều loại vitamin, khoáng chất cơ thể cần.

  1. Khoai lang

Khoai lang ở Okinawa là một loại khoai lang tím, củ lớn, có chứa chất chống oxy hóa mạnh nên thường góp phần quan trọng trong quá trình chống lão hóa. So với các loại khoai lang khác, hàm lượng chất chống oxy hóa này trong khoai lang tím cao hơn.

  1. Tỏi

Tỏi là một trong những loại thuốc tự nhiên mạnh nhất mà rất dễ tìm. Người Okinawa sử dụng chúng trong hầu hết các món ăn mỗi ngày.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn tỏi có thể ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đột quỵ, ung thư, rối loạn chức năng miễn dịch, lão hóa não, viêm khớp và đục thủy tinh thể…

  1. Nghệ

Nghệ là “anh em họ” của gừng, có màu vàng, xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Okinawa, có thể dùng làm gia vị hoặc pha trà. Nghệ có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa và chống viêm mạnh.

  1. Gạo lức

Ở Okinawa, người trăm tuổi vẫn ăn cơm hàng ngày và gạo lứt cũng là một sự lựa chọn phổ biến của họ. Từ quan điểm dinh dưỡng, gạo lứt tốt cho khả năng miễn dịch, hệ tiêu hóa, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường rất tốt. Người dân địa phương sẽ ngâm gạo lứt trong nước và đợi cho đến khi gạo nở ra để giải phóng các enzym có thể phân hủy đường và protein, giúp gạo ngọt và mềm hơn.

  1. Trà xanh

Một loại trà xanh đặc biệt mà người Okinawa uống được gọi là “trà hoa”, có nghĩa là “trà có hương thơm”. Loại trà này được pha chế từ hoa lài, thường có thêm một chút nghệ. Các axit amin và chất chống oxy hóa dồi dào trong trà xanh có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe tổng thể.

  1. Nấm

Người Okinawa sử dụng nhiều loại nấm bổ dưỡng để nấu súp miso, hoặc thêm vào nhiều món ăn. Nhiều loại nấm còn được gọi là một “nhà máy dinh dưỡng thu nhỏ” vì rất giàu vitamin bao gồm acid pantothenic (B5), niacin (B3) và riboflavin (B2), bên cạnh đó là các kim loại như đồng và selen… Ngoài ra nấm còn là nguồn bổ sung hoàn hảo protein, chất xơ, kali,vitamin D, canxi và nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể khác nữa.

Loại thực phẩm tự nhiên này có đặc tính kháng khuẩn, góp phần tăng cường hiệu quả của hệ thống miễn dịch và giảm nồng độ cholesterol trong máu. Thường xuyên sử dụng nấm còn có thể phòng ngừa và điều trị một số bệnh như Parkinson, Alzheimer, tăng huyết áp và ung thư.

  1. Rong biển

Rong biển là loại rau biển được ăn phổ biến nhất ở Okinawa, thường có mặt trong nhiều món súp và món hầm. Rong biển rất giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Trên thực tế, nó thường chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng này cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác.

Rong biển thường chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng dinh dưỡng như Carbs, chất béo, magie, vitamin K, mangan, iot, natri, canxi, folate, kal, sắt… Nó cũng chứa một lượng lớn polysacarit sunfat (sPS), là những hợp chất thực vật có lợi được cho là góp phần mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Nhờ thường xuyên sử dụng loại rau biển này, người Nhật có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, ổn định lượng đường trong máu hiệu quả. Chức năng tuyến giáp đóng vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất cũng được tăng cường và thúc đẩy.

From: TRUONG LE

Dầu Gió Gió -Song Thao

 Dầu Gió Gió 

Tại kênh Đôi thuộc quận 8 Sài Gòn có một cây cầu mang tên cầu Nhị Thiên Đường. Vượt qua cầu là đường đi Long An. Cầu nay đã cũ, được xây từ năm 1925 lận, nhưng có nét kiến trúc đẹp, đặc biệt là phần balcon thép và các trụ đèn rất đặc trưng chỉ có ở cầu này. Tôi chưa bao giờ vượt qua cây cầu này nhưng vẫn thắc mắc về cái tên. Đó là tên chính thức hay tên do dân gian đặt cho. Vì Nhị Thiên Đường thì ai cũng biết đó là một loại dầu. Dầu sao ra cầu? Có ba giai thoại về cái tên… lạc lõng này.

Giai thoại thứ nhất: hồi đó nhà máy sản xuất dầu Nhị Thiên Đường ở bên phía đường Trần Hưng Đạo trong khi phần lớn công nhân lại ngụ tại bên kia kênh Đôi. Hàng ngày công nhân phải đi đò tới nơi làm việc. Nhận thấy sự bất tiện này, ông chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường cùng chính phủ bỏ tiền ra mướn nhà thầu Vallois-Perret xây cầu cho dân, nhất là cho công nhân của hãng, qua lại cho tiện. 

Giai thoại thứ hai : chính phủ quyết định xây cầu và vận động ông chủ Nhị Thiên Đường góp một số tiền lớn. Bù lại, cây cầu sẽ được đặt tên là Nhị Thiên Đường.

Giai thoại thứ ba : kinh phí xây cầu nhà nước bao trọn nhưng nhà máy của Nhị Thiên Đường to đùng nằm ngay ở chân cầu nên lấy luôn tên này cho tiện.

Thấy cái cầu gần trăm năm tuổi còn nằm đó nên nói chuyện cầu. Nhưng thứ tôi khoái cái tên Nhị Thiên Đường không phải là cái cầu mà là chuyện…văn chương. Chủ nhân của dầu Nhị Thiên Đường không quảng cáo trên báo mà chỉ phát những tờ rơi. Những tờ rơi này cũng đặc biệt, không chỉ có quảng cáo mà còn có những bài chỉ dẫn vệ sinh thường thức. Ông có công thuê những trí thức viết sách “ Vệ Sinh Chỉ Nam “ bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp và Hán rồi in dần trong các tờ quảng cáo. Tiến hơn một bước, ông thành “nhà xuất bản” văn học. Đầu tiên trên các tờ quảng cáo dầu Nhị Thiên Đường có in các trích đoạn Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Sau đó, vào năm 1919, là truyện “Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên” của Nguyễn Chánh Sắt, một tiểu thuyết ngôn tình rất ăn khách. Rồi tiểu thuyết “Hậu Chàng Lía” của Hồ Biểu Chánh. Tuy xuất hiện bên cạnh những quảng cáo sặc mùi dầu nhưng đây là cách phổ biến truyện hữu hiệu nhất thời đó. Tờ quảng cáo này được phát không tại các nhà bán thuốc, các chợ đông người tụ tập hay cho khách qua đường. Dân chúng quá hưởng ứng nên dể có thể phát hành sâu rộng hơn, nhà thuốc phải in với số lượng lớn và bán với giá chỉ vài cắc. Quảng cáo này  không bán ở các nhà sách mà chí bán dạo tại các bến xe và các chợ. Độc giả là dân lao động và giới bình dân. Ngày đó chuyện in sách khá vất vả. Thường các nhà văn không đủ khả năng in sách đàng hoàng nên đây là cách phổ biến tác phẩm dễ dàng nhất.

Trong cuốn “Phê Bình và Cảo Luận”, nhà phê bình Thiếu Sơn đã viết: “Lần đầu tiên tôi được đọc cụ Hồ Biểu Chánh trong một cuốn sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Tôi để ý tới tiểu thuyết của cụ rồi kiếm coi ở loại sách như những truyện Tàu in xấu, để giá 4 cắc mà luôn bán dưới giá đó. Khi tôi gặp cụ, tôi thường khuyên cụ soạn lại tất cả tiểu thuyết của cụ cho in lại, trình bày như loại sách của Tự Lực Văn Đoàn, của Tao Đàn hay Tân Dân. Cụ nghe ý kiến của tôi một cách chăm chú và có vẻ tán thành nhưng rồi lại bỏ qua cho đến nỗi tới nay muốn đọc lại những tác phẩm của cụ cũng không biết kiếm đâu có mà đọc”.

Tại sao cụ Hồ Biều Chánh làm lơ như vậy? Vì sách in đẹp phải bán mắc, ít phổ biến hơn. Chính nhờ những cuốn quảng cáo in xấu, giá rẻ của Nhị Thiên Đường mà văn chương chữ quốc ngữ bình dân đã được phổ biến rộng trong các tầng lớp dân chúng.Trong một cuốn tự truyện, nhà văn Tô Hoài xác nhận đã đọc “Gương Vỡ Lại Lành” và vở cải lương “Kiều Đi Thanh Minh” trong tờ quảng cáo của Nhị Thiên Đường. Không biết đây có phải là hình thức mở đầu cho các tập truyện kiếm hiệp và truyện đường rừng 16 trang được in hàng ngày hoặc hàng tuần mà thế hệ tôi say mê đón đọc trong cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 chăng?

Dầu là một dược phẩm chẳng ăn nhậu chi tới văn học nhưng tôi lại chú ý tới chi tiết văn học nhiều hơn. Đó là thời kỳ phôi thai của văn học miền Namnước ta. Ngộ một điều là những tác phẩm văn học ăn theo dầu Nhị Thiên Đường nhưng chủ nhân của Nhị Thiên Đường lại là một ông Tàu chính tông. Ông họ Vi, người Quảng Đông, có cơ sở sản xuất tại Chợ Lớn, Mã Lai, Singapore. Trụ sở tại Chợ Lớn được đặt tại nhà số 47 Canton, sau đổi thành đường Triệu Quang Phục. Dầu gió là vật bất ly thân của các ông già bà cả và giới bình dân ít dùng tây dược. Chỉ với vài đồng bạc, người ta đã có một ve dầu Nhị Thiên Đường trị bá bệnh. Một tác giả vô danh đã nhớ lại chai dầu Nhị Thiên Đường trong một bài viết phổ biến trên mạng: “Tôi hồi nhỏ vẫn được bà thỉnh thoảng bảo ra tiệm tạp hóa mua dầu Nhị Thiên Đường mỗi khi hết. Rất khó quên cái cảm giác cầm về hộp giấy vuông vức, lấy chai dầu đưa cho bà, còn hộp giấy và tờ hướng dẫn sử dụng chữ nhỏ li ti thì gỡ ra liệng vô sọt rác. Hãng sản xuất luôn kèm tờ hướng dẫn gấp nhỏ cuộn sẵn trong khi người dùng chẳng mấy khi xem vì đều biết rõ cách dùng từ lâu.Dầu Nhị Thiên Đường lúc đó được bà con lao động gọi là “dầu trị bá bệnh” vì hễ khó ở là người ta lấy ra xài. Đau đầu lấy ra thoa hai thái dương, ho thoa cổ, đau bụng thoa chỗ bao tử, cảm lạnh sổ mũi thoa hai lỗ mũi, cần cạo gió thì thoa lưng, đau cơ đâu thoa đó. Cần xông hơi khỏi cần kiếm lá xông chi mắc công, nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi là xong, chẳng may trúng thực cũng cho vài giọt vào ly nước nóng uống. Thậm chí côn trùng cắn, dị ứng cũng thoa, rồi mèo cào, gai xước, chảy máu thì dầu xài như thuốc sát trùng hay cồn y tế. Đến mức sâu răng cũng lấy cây tăm, quấn miếng bông gòn thấm dầu chấm vào chỗ đau nhức, thì đúng là xài dầu đã thành…nghiện. Nhiều người miền Bắc rất ngạc nhiên khi thấy người miền Nam, kể cả nam giới, thường hay bỏ trong túi một lọ dầu nước như  mộtthứ bửu bối phòng thân khi ra đường. Đó là thói quen dùng dầu gió rất khó bỏ một thời”.

Dầu gió chẳng bao giờ bị phụ bạc chẳng kể thời. Hầu như ngày nay, dù sinh sống ở hải ngoại, trong ngăn kéo tủ hay trong ví xách tay, hộp dầu gió vẫn nằm khuất đâu đó. Thường thì chẳng ai nhớ tới nhưng khi hữu sự mọi người đều vớ ngay chai dầu gió. Nhiều người, nhất là thế hệ cha ông chúng tôi, ghiền dầu gió. Khi còn ở Sài Gòn, bước chân lên xelam, xe đò hay xe lửa, ít khi chúng ta không ngửi thấy mùi dầu. Không quen thì thấy nồng nhưng hầu như mọi người đều thấy dễ chịu. Tại hải ngoại, nếu chúng ta thoa dầu, lên xe buýt hay metro, thường bị mấy người ngoại quốc tránh xa. Tuy nhiên, lục lọi trong nhà thế hệ chúng ta, nửa đời người sống trong nước, thường vẫn thấy hộp dầu gió. Dầu Nhị Thiên Đường, thứ dầu mà chúng ta đi trên đường phố Sài Gòn xưa thường bắt gặp trong những tấm bảng quảng cáo la liệt khắp nơi, nay đã mất tích. Thứ dầu phổ biến ngày nay là dầu cù là.

“Cù là”, nghe riết thành quen nhưng ít người biết nó là cái chi. Nhà văn Sơn Nam, trong truyện ngắn “Xóm Cù Là”, mách nước cho chúng ta hiểu hai chữ quen mà lạ này. “Xin tạm giải thích cái địa danh ấy. Dân trong xóm sống vui vẻ tập trung tại Ngã Tư, nơi gặp gỡ tự nhiên của hai con rạch cong queo và dùng đến ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Miên, tiếng Triều Châu.

Các vị bô lão cho biết: xưa kia, vài người mộ đạo đã cất ngôi chùa tại Ngã Tư. Một vị tướng nhà Nguyễn có tá túc tại chùa, dâng cho chùa một tượng Phật nhỏ mà ông đã thỉnh tại xứ Cù Là, lúc bôn ba hải ngoại. Các vị bô lão còn nói rõ: gọi là Cồ Là mới đúng sách vở, Cồ Là tức là xứ Miến Ðiện giáp ranh Xiêm La”. Truyện của Sơn Nam sau đó xoay quanh chuyện gia đình nhà ông cai tổng giầu có Trần Hanh, không mắc mớ chi tới…cù là nữa. Vậy Cù Là là tên gọi xưa kia của Miến Điện, nay là Myanmar, xứ mới có cuộc đảo chánh của quân đội lật đổ chính phủ dân chủ của phe bà Aung San Suu Kyl. 

Nói dầu cù là không, nhiều người có thể không biết. Nhưng nói dầu cù là Mac Phsu thì ai cũng biết ngay. Khoảng năm 1930, gia đình ông Thong Ong Zan tá túc ở Nam Vang. Vợ ông , bà Mac Phsu là người Miến Điện. Gia đình ông biết cách nấu dầu của hoàng gia Miến Điện nhưng ông vẫn khăn gói quả mướp qua Singapore để học thêm cách nấu dầu. Tại đây, ông cùng một người Singapore lai Miến Điện thọ giáo một bác sĩ người Anh tên Basythin. Sau khi học được công thức nấu dầu của ông bác sĩ này, hai người ngoéo tay nhau trở về xứ, sản xuất cùng một thứ dầu nhưng lấy hai tên khác nhau. Ông Thong Ong Zan về Miến Điện chế dầu lấy tên là “dầu cù là” và dùng màu xanh lục. Ông người Singapore đặt tên là Tiger Balm, có hình con cọp, với màu nâu đỏ.Vậy là hai thứ dầu cù là Mac Phsu và  dầu Tiger Balm, dân ta thường gọi là “dầu cù là Con Cọp”, tuy khác màu nhưng cùng chung  một gốc. Dầu thì phải nóng khi được xức trên da. Thường thì chất làm nóng này là chất salisylate khá độc nếu uống hay xức trong miệng nhưng dầu cù là Mac Phsu không dùng salisylate mà chỉ dùng tinh dầu khuynh diệp nhập về từ Bồ Đào Nha nên có thể xức vào răng đau hay uống để chữa bệnh đau bụng.

Bà Mac Phsu là công chúa Miến Điện, con gái của Hoàng Tử Myngoon Min. Ông sống lưu vong 32 năm tại Sài Gòn vì lý do chính trị từ cuối thế kỷ 19 sau khi có chính biến tại hoàng gia. Ông có ba người vợ trong đó có một bà người Việt.

Dầu cù là Mac Phsu của ông Thong Ong Zan có thêm một tá dược riêng mà ông giữ tuyệt mật, chỉ truyền nghề cho con gái chứ không cho mấy anh con trai biết. Lý do là vì mấy anh con trai khó giữ được bí mật với các bà vợ. Ông này tâm lý gớm.Đúng phóc! Ông truyền nghề cho hai cô con gái là bà Ong Zanno và bà Phonlouvemak. Bà Ong Zanno sau đó lấy chồng người Việt Nam. Hai vợ chồng sanh được 5 cô con gái nhưng chỉ truyền nghề cho hai cô là Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng. Hai bà này vẫn sống độc thân tại Sài Gòn. Năm 2013, hai bà này đã cùng nhau tái sản xuất dầu cù là Mac Phsu dưới cái tên mới là “cao xoa con công”.

Ngày xưa, dầu cù là Mac Phsu thường dắt một con voi đi quảng cáo. Tên con voi này là Xà Kum. Khi voi già được giao cho sở thú Sài Gòn nuôi. Dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín chơi oách hơn. Ông mua một chiếc xe tải lớn, dài tới 8 thước, trên có để một chiếc xe hơi Austin. Một tấm bảng gắn trên xe ghi rõ chiếc Austin là giải thưởng xổ số của dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín. Mỗi chai dầu bán ra có một con số kèm theo để tham dự. Chưa hết. Bên cạnh xe tải là đoàn múa lân lùng tùng xòe tiếng trống kêu gọi mọi người ra coi. Xe chạy từ Nghệ An, Hà Tĩnh tới Cà Mau.  Cuộc xổ số được tổ chức rất bài bản và nghiêm túc. Ngoài giải độc đắc là chiếc xe hơi, còn có vài chục giải phụ, mỗi giải một chiếc xe đạp. Thời đó, chiếc xe đạp là thứ gia bảo, vậy mà ông chơi tới xe hơi Austin, kể là chịu chơi!

Bác sĩ Bùi Kiến Tín du học bên Pháp nên ông biết cách tiếp cận thị trường. Dầu khuynh diệp bán chạy như tôm tươi. Có năm bán tới 25 triệu chai dầu trong khi dân số chỉ có 20 triệu người! Bác sĩ Tín tốt nghiệp y khoa bên Pháp. Luận án ra trường của ông đề cập tới ước muốn được góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng mạnh với dân số phải tăng tới 50 triệu người có sức khỏe dồi dào. Khi đó tây dược khá đắt, ngoài tầm tay của phần lớn dân chúng, đông dược sản xuất tùy tiện, chưa đúng với phương pháp khoa học. Ông muốn thay đổi tình trạng này bằng cách sản xuất những loại thuốc có giá bán mà ai cũng có thể mua được. Các loại thuốc ho, dầu gió, dầu nóng đểu có logo là một nam lực sĩ nâng bản đồ Việt Nam lên. Bên dưới logo là ba chữ “Đại Cường Việt”. Tiến sĩ Bùi Kiến Thành, con trai của Bác sĩ Tín cho biết: “Kinh doanh trước tiên là để làm giầu, hẳn nhiên. Nhưng với ông papa tôi.Làm giầu không chỉ cho cá nhân ông mà còn cho đất nước, cho ích nước lợi dân. Thí dụ, khi ông papa làm thuốc ho Bác sĩ Tín, ông đã có ý thức về chủ quyền với câu khẩu hiệu trên ve thuốc: “Uống thuốc ho Bác sĩ Tín thở không khí tự do”. Nổi tiếng về dầu khuynh diệp nhưng Bác sĩ Tín khởi nghiệp ở Quy Nhơn với các loại thuốc ho, thuốc bổ huyết, thuốc trị táo bón. Ông chế thuốc một cách rất thủ công. Có lúc ông cần một cái nồi đồng thật lớn để chế thuốc, bà vợ vội đi kiếm. Bà về quê, thấy gia đình ông Bùi Thuyên có đám giỗ có chiếc nồi đồng khá lớn. Gia đình ông Bùi Thuyên vốn nghèo, nghèo nhất tộc, nhưng khi nghe ông Bác sĩ Tín cần chiếc nồi đồng, ông sẵn sàng cho mượn. Ông Bùi Thuyên này là cha của nhà thơ Bùi Giáng!

Dầu gió của Bác sĩ Tín có công thức đặc biệt bao gồm các loại dầu tràm, dầu bạc hà, dầu hương nhu và dầu khuynh diệp. Dầu khuynh diệp có mùi rất đặc trưng, là nguyên liệu chính, được nhập cảng từ Bồ Đào Nha với giá rất đắt, đắt gấp chục lần dầu địa phương. Ông Lê Hữu Sanh, người đặt hàng nhập cảng, tiết lộ: “Hồi đó dầu khuynh diệp nhập về bằng đường thủy, đựng trong các thùng phuy. Mỗi lần nhập khoảng từ 30 đến 40 tấn, chiếm hai container. Mỗi năm tôi nhập dầu về cho ông ấy khoảng bốn, năm lần. Tốn kém phải nói là khủng khiếp”.

Để đỡ tốn kém và thêm tiện lợi, năm 1954, Bác sĩ Tín mua một miếng đất rộng 30 mẫu nằm bên xa lộ Biên Hòa, đối diện với Nghĩa Trang Quân Đội, để trồng cây khuynh diệp. Nơi đây được gọi là đồi Bác sĩ Tín và là bãi tập chiến thuật trong di hành dã trại của sinh viên sĩ quan quân trường Võ Khoa Thủ Đức. Năm 1960, lứa khuynh diệp đầu tiên từ Pháp đưa về được trồng tại đây. Sau đó, ông dùng hạt giống của cây khuynh diệp đã trồng, ươm thành cây con để trồng trên hai trang trại mới mua rộng 40 mẫu tại xã Lộc Châu, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín ngày càng phổ biến rộng. Các bà bầu thường dùng trong những ngày đập bầu nên còn được gọi là “dầu bà đẻ”. Một tác giả vô danh trên mạng nhớ lại: “Tôi chỉ mới biết “dầu bà đẻ” khi đem chuyện dầu gió ngày xưa ra trò chuyện với mấy ông bạn già. Những câu chuyện góp nhặt đây đó đánh thức ký ức của tôi thời còn bé. Nhớ lại, có lần ba tôi dẫn tôi đến nhà bảo sanh Hòa Hưng thăm má tôi sanh thằng em út. Vừa bước vào cửa chính đã ngửi thấy nồng nực mùi dầu. Mùi khuynh diệp càng lúc càng nồng khi đi ngang qua các buồng sản phụ dọc theo hai bên”. 

Tôi nghĩ chắc ai trong chúng ta, khi làm bố, cũng có những kinh nghiệm như vị tác giả này. Có điều những giờ phút chộn rộn, lo lắng, mừng vui lẫn lộn đó đã làm trí nhớ chúng ta nhạt đi mùi “dầu bà đẻ”. 

Song Thao

07-2021

From: Helen Huong Nguyen  

Khoai Lang

Khoai Lang

Khoai laпg là thực phẩm sứċ kɦỏe và hợp kɦẩu vị, kɦôпg сhỉ kɦoai lang, mà lá kɦoai lang, thân kɦoai laпg сũпg сó ṭhể sử dụпg làm thực phẩm.

Khoai laпg sốпg kɦử độc máu, kɦoai laпg сhín bổ máu.

Khoai laпg vỏ trắпg ṭhịt trắng, đối với da dẻ rất tốt. Nhữпg пgười сó làn da ṭhô, ɫhườпg ăn kɦoai laпg ṭrắпg sẽ giúp da ṭhêm mịn màng.

Khoai laпg vỏ đỏ thịt đỏ, hàm lượпg diпh dưỡпg ṭốt. đâу là ṭhực phẩm bổ kɦí huyết, vai ṭrò сó ṭhể so sáпh ṭươпg đươпg với ṭáo ṭàu, kɦôпg пhư ṭáo ṭàu dễ bị ẩm mốc.

Nữ giới сó gươпg mặṭ хaпh хao, пên ăn пhiều ṭhực phẩm пàу, sẽ сải ṭhiện sắc mặṭ hồпg hào.

(Khoai laпg vỏ ṭrắпg thịt ṭrắng)

Có một mẹo dùпg kɦoai laпg sống: пhai пhuyễn kɦoai laпg sống, phủ хuпg quaпh lên vết đau loét, сó ṭác dụпg giảm đau hiệu quả.

Phươпg pháp пàу sử dụпg kɦoai laпg ṭrắпg đặc ɓiệt hiệu quả. Vốn dĩ kɦoai laпg sốпg сó ṭác dụпg kɦử viêm giải độc, пếu sử dụпg kɦoai laпg ṭrắng, сòn сó ṭác dụпg ṭhúc đẩу ṭái ṭạo ṭế bào da.

Bạn dùпg пó để phủ lên хuпg quaпh vị ṭrí bị đau, mủ sẽ bị ép ra пgoài, đẩу пhaпh quá ṭrìпh kết da пon đóпg vết ṭhương.

Khoai laпg là ṭhực phẩm bổ dưỡпg đối với lá lách và dạ dàу, ṭrẻ пhỏ сó lá lách và dạ dàу kɦôпg ṭốt, сần phải dùпg kɦoai laпg để bồi bổ. пếu пhư đứa bé сó sứċ kɦỏe ṭốt, сơ ṭhể kɦôпg сó đờm, ṭhích ăn kɦoai laпg là việc rất là ṭự пhiên.

Khoai laпg đối với hệ đườпg ruột сó ṭác dụпg điều ṭiết soпg hướng. Người bị ṭáo bón, сó ṭhể ăn kɦoai laпg пấu; đối với пgười uốпg quá пhiều rượu, ṭổn ɫhươпg dạ dàу dẫn đến ṭiêu сhảу, сó ṭhể ăn laпg пướпg để giảm sự kɦó сhịu.

Ăn пhiều ṭhân сâу kɦoai laпg giúp hạ đườпg huyết.

Rất пhiều пgười kɦôпg biết, ṭhân сâу kɦoai laпg сũпg сó ṭhể ăn được. kɦoai laпg là ṭhực phẩm sứċ kɦỏe đã được сôпg пhận, ṭhân сâу kɦoai laпg сó ṭác dụпg сhăm sóc sứċ kɦỏe rất ṭốt. пgười bị bệпh ṭiểu đườпg dùпg пhiều ṭhân сâу kɦoai laпg сó ṭác dụпg hạ đườпg huyết hiệu quả.

Ảпh miпh họa

Thân kɦoai laпg сòn сó ṭác dụпg kɦử пhiệt độc, сó ṭhể điều ṭiết viêm ruột và da mẫn đỏ, đau loét. Nếu пhư ăn phải ṭhực phẩm kɦôпg sạch sẽ, bụпg kɦó сhịu, сó ṭhể dùпg ṭhân kɦoai laпg già để mà đun пước uống. Da đau ɫhườпg хuyên, сó ṭhể dùпg lá kɦoai laпg пghiền và đáp bên пgoài để giảm sưпg và kɦử mủ.

Khoai laпg ăn luôn сả vỏ, ăn rồi сũпg kɦôпg sìпh bụng.

Rất пhiều пgười rất ṭhích ăn kɦoai lang, пhưпg ɫhườпg đa số kɦôпg ăn vỏ. ṭhực ra, vỏ kɦoai laпg và một loại ṭhực phẩm rất ṭốt.

Khoai laпg ăn luôn сả vỏ

Vỏ và ṭhịt сủa ṭhực vật ṭhực sự là một сặp âm dương, kɦoai laпg сũпg kɦôпg пgoại lệ. ṭhịt kɦoai laпg là “bổ”, vỏ kɦoai laпg là “tiết”, сũпg сó пghĩa là bài độc. Thịt kɦoai laпg bổ dạ dàу và lá lách, vỏ kɦoai laпg ṭhúc đẩу ṭiêu hóa; ṭhịt kɦoai laпg bổ kɦí, vỏ kɦoai laпg giúp ṭhôпg kɦí; ṭhịt kɦoai laпg maпg ṭíпh axit, vỏ kɦoai laпg maпg ṭíпh bazơ

Ăn kɦoai laпg kɦiếп sìпh bụng, gâу ợ пóng, пếu ăn сả vỏ, сó ṭhể giải quyết пhữпg vấn đề пày.

Một lưu ý đặc ɓiệt là: пếu пhư vỏ kɦoai laпg bị biến sắc, сhuyển đen hoặc сó đốm пâu, ṭhì kɦoai laпg đã bị mốc сục bộ. lúc пàу сũпg kɦôпg ṭhể sử dụng, сàпg kɦôпg ṭhể ăn vỏ сủa пó.

Ăn kɦoai laпg сó пhữпg lợi ích sau:

  1. Giúp giảm сân.

Con пgười пgàу пaу пạp vào сơ ṭhể với số lượпg lớn dầu mỡ ṭhịt ṭrứпg sữa, ít vận động, rất dễ béo phì, gâу пên сác bêпh пhà giàᴜ. Hàm lượпg lipit ṭroпg kɦoai laпg ṭhấp, siпh пhiệt ít, сảm giác пo bụпg сao, rất phù hợp với уêu сầu сủa сác bạn đaпg giảm сân.

Mỗi пgàу dùпg 100gr kɦoai laпg ṭươi сhỉ сó 0.2gr lipit, пhiệt lượпg sản siпh сhỉ сó 99kcal, ṭíпh ra сhỉ bằпg 1/3 сủa gạo. vì vậу đâу là ṭhực phẩm lipit và пhiệt lượпg ṭhấp rất ṭốt, пếu dùпg làm ṭhức ăn сhính, сó ṭhể giảm đáпg kể lượпg ṭhực ăn kɦác, đạt được hiệu quả giảm сân.

Ngoài ra, kɦoai laпg сũпg сó ṭác dụпg пgăn пgừa đườпg сhuyển hóa ṭhàпh lipit, góp phần làm đẹp.

  1. Khoai laпg ṭhẩm ṃỹ làm đẹp.

Thẩm ṃỹ làm đẹp: Khoai laпg сhứa сác сhất giốпg estrogen, giảm sự ṭích ṭụ сhất béo và làm mềm da, пgăn пgừa vết пhăn, сó ṭác dụпg làm đẹp.

Tăпg сườпg sứċ kɦỏe: Khoai laпg сhứa một loạt сác vitɑmin, protein, lysine và сác сhất diпh dưỡпg kɦác сó ṭhể сải ṭhiện hệ miễn dịch сơ ṭhể, là сhìa kɦóa сho việc gia ṭăпg sứċ kɦỏe và ṭuổi ṭhọ.

Giảm сân: ṭhực phẩm ṭhô giàᴜ сhất хơ, kɦi vào ruột, сó ṭhể làm sạch сhất ṭhải bên ṭroпg ruột, сhất độc và сhất ṭhải kết hợp lại với пhau, ṭừ đó bài ṭiết ra пgoài ṭhàпh сông.

Khoai laпg сũпg giàᴜ сhất хơ, và hàm lượпg vitɑmin lại rất сao, сó ṭhể giúp hìпh ṭhàпh ṭế bào mới ṭroпg ruột, ṭhúc đẩу quá ṭrìпh ṭrao đổi сhất.

  1. Ngăn пgừa сholesterol quá сao.

Khoai laпg ức сhế vai ṭrò сủa сholesterol gấp 10 lần сác ṭhực phẩm kɦác. Vì vậу, пếu bạn сó сholesterol сao, bạn сó ṭhể sử dụпg пhiều kɦoai lang.

  1. Điều ṭiết đườпg huyết.

Nghiên сứu сho ṭhấу, пgười mắc bệпh ṭiểu đườпg loại 2 sau kɦi sử dụпg kɦoai laпg ṭrắng, độ пhạу insulin được сải ṭhiện, giúp kɦốпg сhế lượпg đườпg ṭroпg máᴜ.

  1. Giúp giảm huyết áp.

Tác dụпg сhốпg ṭăпg huyết áp сủa kɦoai laпg сhủ уếu là do giàᴜ kali. Vì kali và пatri là сác уếu ṭố quan ṭrọпg ảпh hưởпg đến mức độ huyết áp, пếu сơ ṭhể ṭiêu ṭhụ kali, пó sẽ ṭhúc đẩу sự bài ṭiết пatri dư ṭhừa, ṭiêu ṭhụ сác ṭhực phẩm giàᴜ kali, сòn giúp ṭhúc đẩу сân bằпg kɦoáпg сhất ṭroпg сơ ṭhể, và сuối сùпg đạt được hiệu quả ṭroпg ṭác dụпg hạ huyết áp.

  1. Giảm пguу сơ đột quỵ.

Khoai laпg сó hàm lượпg kali сao và пatri ṭhấp. Nghiên сứu сho ṭhấу kɦoai laпg сũпg пhư сác ṭhực phẩm giàᴜ kali сó ṭhể làm giảm 20% пguу сơ đột quỵ.

  1. Nuôi dưỡпg хươпg kɦớp.

Khoai laпg hàm lượпg mucin phoпg phú, rất ṭốt сho việc пuôi dưỡпg kɦớp.

From: Tu-Phung

MỘT CƠN ĐAU TIM

Nghệ Lâm Hồng

MỘT CƠN ĐAU TIM

Tối thứ ba tuần trước, sau khi gửi ý kiến về Lá Diêu Bông vào Diễn Đàn, tôi đi ngủ rất ngon đến hơn 6 giờ sang, dậy đi tắm và sửa soạn đi làm, cảm thấy thoải mái bình thường, không có triệu chứng gì khác lạ. Khoảng 7 giờ hơn, khi với tay tắt ngọn đèn trên đầu tủ (hơi cao), tôi bỗng thấy mặt nóng bừng, mồ hôi toát ra, hai cánh tay rã rời như vừa khiêng vác vật nặng quá sức. Khi đó, tôi hơi nghi là bị stroke (đứt hoặc nghẽn mạch máu dẫn vào óc), liền lấy máy đo huyết áp,thấy rất cao, khoảng 180/100. Tôi vội lấy 2 viên thuốc chống cao máu uống liền một lúc. (Tiếc rằng nhà không có sẵn aspirin). Ngay sau đó, tôi xuống cầu thang thì bắt đầu thấy tức ngực, đau khoảng giữa lồng ngực, nửa như đau bao tử (xót bao tử khi đói), nửa như bị ai đấm vào chấn thủy. Nhìn vào gương, cười, nói, dơ tay lên xuống thì không thấy có gì biến đổi hay khó khăn, không nhức đầu chóng mặt, hát thử vài câu vẫn thấy dở như thường, nghĩa là không có những triệu chứng của stroke. Tôi liền nghĩ ngay đến heart attack (cơn đau tim), chứ không phải stroke. Không chần chờ nữa, tôi gọi số cấp cứu 911 ngay. Lúc đó vào khoảng 7 giờ 20, chỉ chừng 10 phút sau khi tôi nhận thấy triệu chứng khó chịu đầu tiên.

Qua điện thoại, nhân viên cấp cứu bảo tôi ngồi hoặc nằm ở tư thế nào thấy thoải mái nhất, nhờ người nhà lấy tất cả những thứ thuốc tôi đang uống để sẵn, và để ngỏ cửa vào nhà. Khi đó tôi vẫn tỉnh táo, đọc tên từng loại thuốc và liều lượng đang uống cho họ, nhưng rất khó thở và hai cánh tay rất mỏi. Vẫn không thấy nhức đầu và không nói líu lưỡi (không phải stroke). Chừng 5 phút sau, xe cấp cứu tới. Người paramedic cho tôi nhai ngay chừng 5 hay 6 viên baby aspirin (loại 81 mg), nhai rồi nuốt trửng chứ không chiêu với nước để cho thuốc thấm theo nước miếng vào các mạch máu nhỏ dưới lưỡi, mục đích là làm cho máu loãng ra. Đồng thời họ xịt Nitroglycerin lỏng vào dưới lưỡi tôi ba lần, mỗi lần cách nhau chừng 5 phút, để cho các mạch máu giãn nở (không được dùng quá 3 lần, kẻo sự giãn nở mạch máu quá đáng, có thể gây stroke). Tôi thấy bớt tức ngực, thở dễ hơn, nhưng hai cánh tay vẫn rã rời. Trái lại, đầu óc tỉnh táo, không nhức đầu, và chân đi vẫn vững vàng (không stroke).

Chừng 5 phút sau, xe cứu thương tới. Tôi đã cảm thấy dễ thở hơn và có thể tự đi ra trèo lên băng-ca cấp cứu. Trên đường vào vào bệnh viện, tôi để ý thấy xe không hụ còi – có nghĩa là không có gì khẩn cấp lắm. Trên xe, người paramedic hỏi chuyện tôi liên tục, mục đích là coi tôi có tỉnh táo, có bị stroke khiến nói ngọng không. Có người vừa bị heart attack vừa bị stroke, rất nguy hiểm.

Khoảng 15 phút sau đến bệnh viện, họ đưa tôi vào khu cấp cứu, có bác sĩ chăm sóc ngay lập tức. Họ tiếp “nước biển” hòa thuốc làm loãng máu và làm tan máu đông (blood clots), morphine làm bớt đau, chụp quang tuyến X lồng ngực để tìm dấu vết sưng phổi nếu có (pneumonia), đo tâm động đồ (EKG). Đồng thời họ cho thử máu để tìm chỉ số enzyme định bệnh tim. Khi tim bị thiếu máu, tim sẽ tiết ra loại enzyme này. Nếu chỉ số enzyme cao tức là bệnh nhân đã bị heart attack. Lần đầu, có lẽ vì thử nghiệm quá sớm, nên chỉ số không cao. Họ chờ 2 tiếng sau thử lại, thì mới rõ ràng là bị heart attack. Vì nhịp tim của tôi đập không quá nguy cấp, nên bác sĩ không mổ ngay. Trong thời gian đó, tuy vẫn nằm ở khu cấp cứu, nhưng tôi rất tỉnh táo, bớt đau ngực và tay, và còn có thể lấy smart phone ra trả lời ngắn gọn một hai emails.

Lạ một điều là tâm động đồ làm mấy lần đều không có dấu hiệu heart attack rõ ràng. Sau này bác sĩ giải thích rằng bắp thịt tim tôi chưa bị hư hại và còn hoạt động mạnh dù bị attacked, có lẽ nhờ vào việc tôi bơi lội thường xuyên (tôi thường bơi 40 đến 60 chiều dài hồ bơi trong một giờ, một hai lần mỗi tuần – nhưng từ sáu tháng nay bận nhiều việc quá nên chuồn, không bơi, không tập thể dục gì hết!).

Khoảng 3 giờ chiều thì bác sĩ chuyên khoa tim quyết định làm phẫu thuật thông mạch máu tim (angioplasty). Theo kỹ thuật này, bác sĩ cắt một lỗ rất nhỏ ở mạch máu gần háng hay cổ tay – trường hợp của tôi bác sĩ cắt ở cổ tay – rồi luồn một camera cực nhỏ ở đầu một catheter (ống mềm rất mảnh) đưa vào đến động mạch tim. Camera sẽ chiếu lên màn ảnh computer lớn như TV cỡ 60″ để cho thấy chỗ bị tắc nghẽn. Khi đó tôi vẫn tỉnh, chỉ hơi mơ mơ buồn ngủ do được chích thuốc an thần, không làm mê hoàn toàn, và không cảm thấy đau đớn gì hết. Khi tìm ra chổ mạch máu nghẽn, bác sĩ sẽ “bắn” cho cục máu đông (blood clot) tan ra, rồi đẩy một “bong bóng” (balloon) vào chỗ đó, xong bơm cho bong bóng căng lên, làm phồng khúc mạch máu nghẹt khiến cho máu thông dễ dàng, trước khi xì hơi bong bóng, còn để lại một “giàn lưới” (stent) hình ống, nằm lót bên trong nhằm căng khúc mạch máu đó ra. Lưới sẽ nằm vĩnh viễn trong mạch máu tim, nên bệnh nhân sẽ phải uống thuốc làm loãng máu dài dài, nếu không, máu đông có thể kẹt vào đó làm heart attack nữa!

Cuộc giải phẫu, ban đầu dự tính chừng 45 phút, đúng hai giờ mới xong! Mà vẫn còn hai mạch máu nữa chưa được thông, nên vài tuần nữa tôi sẽ phải vào bệnh viện làm tiếp. Tuy nhiên, lần sau sẽ dễ dàng hơn nhiều, có thể làm xong trong ngày, trừ khi tôi để cho bị heart attack nữa. Sau khi mạch máu tim được thông, tôi cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Hai cánh tay hết mỏi rã rời, ngực hết tức, nhịp thở gần bình thường trở lại.

Bác sĩ đã mổ từ mạch máu ở cổ tay tôi, luồn vào tim, nên tôi mau hồi phục hơn là mổ từ dưới háng. Sau ba ngày, mở băng ra, cổ tay tôi chỉ còn vết đóng vảy cỡ như bị con kiến lửa cắn rồi mình gãi ra mà thôi! Tuy nhiên, dọc theo cánh tay có vết bầm phía bên trong, chắc là do đường ống luồn qua gây nên.

Không đau đớn gì cả. Tim không có cảm giác gì mới lạ, vẫn yêu, thương, hờn, giận… như thường! Đặc biệt là sau khi được thông mạch máu tim, huyết áp của tôi xuống và nằm ở mức rất tốt, rất ổn định.

Bác sĩ giải thích là do mạch máu được thông nên tim đỡ phải làm việc nhiều, không cần bơm máu mạnh như trước nữa, nên áp suất nén vào thành mạch máu cũng giảm đi. Thật là một công đôi việc!

Qua tai biến này, tôi rút ra được vài kinh nghiệm quý báu như sau, xin được chia sẻ cùng Diễn Đàn:

Thứ nhất, BÌNH TĨNH MÀ RUN! Đúng vậy, ai mà không run khi nghĩ đùng một cái

mình đang bị một trong hai chứng bệnh giết người nhiều nhất và nhanh chóng nhất: Heart attack đứng đầu, stroke thứ ba, chỉ sau ung thư. Nhưng phải thật bình tĩnh và tỉnh táo để không lãng phí từng giây phút và làm bệnh thêm trầm trọng.

Thứ hai, NGƯNG MỌI HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỂ Ý NGAY KHI CÓ TRIỆU CHỨNG LẠ THỨ NHẤT

(trường hợp tôi là toát mồ hôi dù buổi sáng khá lạnh). Nếu đang lái xe, cần phải tìm chỗ an toàn đậu lại ngay. Chú ý: Nếu có cell phone, luôn luôn mang bên mình, không để trong cặp hay giỏ đàng sau cóp xe.

Thứ ba: GỌI CẤP CỨU NGAY KHI CÓ NHIỀU HƠN MỘT TRIỆU CHỨNG LẠ của stroke hay heart attack (thí dụ: cánh tay mỏi rã, tức ngực, ngay sau khi toát mồ hôi).

Ở Mỹ: Không nên nhờ người nhà chở vô nhà thương, mà phải gọi 911. Lý do:

bệnh viện có bổn phận phải cấp cứu ngay lập tức khi tiếp nhận một bệnh nhân do 911 đưa tới. Người paramedic đưa mình tới phải chờ cho đến khi thấy mình được chăm sóc bởi bác sĩ, rồi mới đi được. Nếu mình tự tới xin cấp cứu, trừ khi bị thương máu me đầm đìa như bị đụng xe, còn không sẽ phải làm nhiều thủ tục và chờ đợi trước khi được cấp cứu. Nếu bị stroke hay heart attack mà mất chừng 15 phút là nguy lắm rồi.

Thứ tư: Cố gắng PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG GIỮA STROKE VÀ HEART ATTACK. Khi chuyên viên cấp cứu đến nhà, cố gắng trả lời rõ ràng sao cho họ có thể hướng sự cấp cứu về một loại tai biến: Stroke hay Heart Attack. Lý do: những giây phút cấp cứu đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Nếu không phải stroke vì máu nghẽn, mà vì đứt mạch máu, nhức đầu mạnh, mạch máu chính trên đầu bị bể, mà nhân viên cấp cứu cho thêm aspirin làm loãng máu, nitroglycerin làm giãn mạch… thì tiêu luôn tại chỗ! Theo các bác sĩ, khi thiếu máu vào nuôi, tế bào óc sẽ chết mau hơn tế bào tim nhiều. Do đó, nếu nhân viên cấp cứu tin là bệnh nhân bị stroke do đứt, bể mạch máu thì nhiều phần là họ sẽ lo chở bệnh nhân vào bệnh viện thật sớm (bây giờ ở Mỹ và các nước tiên tiến có thuốc chích có thể hồi phục stroke, nếu được chích trong vòng một, hai giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, càng sớm càng tốt.) Nếu tin là heart attack thì họ sẽ thử làm cho máu loãng và mạch nở tại chỗ, mất chừng 10 phút trước khi họ chở đi. Mười phút phù du đầu tiên đó quý giá bằng 10 năm hay có thể bằng cả quãng đời còn lại!

Thứ năm: Trong bệnh viện, cần TỈNH TÁO (khi còn có thể), NÓI CHUYỆN NHÌỀU

với y tá, bác sĩ (không hiểu thì yêu cầu người thông dịch). Đặt câu hỏi mỗi khi nhân viên y tế làm bất cứ thủ thuật nào trên cơ thể mình. Thí dụ: Chích thuốc này làm gì? Tại sao cần chụp X-ray ngực hai lần trong vòng vài giờ khi tình trạng không có gì thay đổi? – Nhờ hỏi mà tôi tránh được 1 lần X-ray vô ích do lỗi của y tá, người ca trước đã làm, người ca sau lại định làm nữa!

Thứ sáu: Khi đã lên bàn phẫu thuật mà không bị đánh thuốc mê thì hãy quên hết mọi sự, mà chỉ NGHĨ VỀ CHUYỆN VUI, như chuyện trên Diễn Đàn “BÀ NGOẠI” LÊ TRANG, “BÀ NỘI” LISA PHẠM, mặc kệ họ làm gì thì làm! Chẳng có gì phải lo lắng nữa!

Vài hàng chia sẻ cùng thầy cô và anh chị em.

Kính chúc thầy cô và thân chúc ACE không ai đau ốm, mà có đau ốm (con người ai tránh được?) thì cũng sẽ mau lành.

Kính mến,

Duyên   

Làm Sao Để sống Lâu, Tăng Tuổi Thọ?

Làm Sao Để sống Lâu, Tăng Tuổi Thọ?

Nguyen Thuong Vu

Thưa các anh chị,

Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều anecdotes về các hoàng đế, nhất là các Hoàng Đế Trung Quốc, kể từ đời Tần Thủy Hoàng Đế – đã sai bao nhiều Ngự Y/Đại Phu /đi tìm kiếm các bí thuật để sống lâu.

Hồi tôi còn trẻ thì các hãng bào chế Pháp tung ra tin mật ong, nhất là mật ong chúa (Gelée Royale), rất công hiệu làm tăng tuổi già.

Tin này là “ba xạo”.

Huyền sử Trung Hoa, Cao Ly thì ca tụng các củ nhân sâm, các nấm linh chi, – ngàn năm – có sức , không những chữa được bệnh, mà còn tăng tuổi thọ nhiều lắm.

Trong ngành Y Khoa của chúng tôi thì ai cũng biết cái bí quyết quan trọng nhất để sống lâu là có cha, mẹ, ông bà sống lâu.

Genetics: If you have parents who live long, the chance that you will live long is very high.

Lẽ dĩ nhiên là không phải ai cũng có cha, mẹ, ông bà sống lâu cả.

Vậy thì phải làm thế nào để sống lâu?

Nếu không có yếu tố gia truyền/ genetic/ đó thì cái bí quyết quan trọng # 2 là ăn ít.

Chúng tôi gọi là Caloric Restriction.

Đừng ăn nhiều, đừng mang nhiều Calories vào trong thân thể,

Nhịn ăn.

Ăn là 1 trong tứ khoái trong phong tục Việt Nam và Trung Hoa.

Không phải ai cũng nhịn ăn được.

Trong lịch sử hiện đại, có 3 số người bị “bắt buộc” ăn rất ít trong 1 thời gian nhiều năm trời.

Các người Do Thái sống sót nhờ  quân đội đồng minh giải phóng họ từ các trại giết người của Hitler Nazi trong Thế Chiến II.

Các người Nga bị tống đi sống tại các Gulag miền Siberia bởi đảng Cộng Sản Nga dưới thời Stalin.

Các sĩ quan Việt Nam bị sống nhiều năm trong các gulags “cải tạo” vùng Hoàng Liên Sơn, Sông Máu, Tây Ninh, Long Bình, do các lãnh đạo Cộng Sản “thắng cuộc” tại Hanoi bắt đi.

“ Đi 10 ngày mà thành 5 năm,  10 năm”.

Trong các group này, thì các người sống sót Do Thái được nghiên cứu nhiều nhất.

Các người Do Thái yếu đuối, tật nguyền thì chết ngay 2-3 năm sau khi được giải phóng.

Các người còn lại, nêu vẫn giử thói quen ăn ít, hoạt động mỗi ngày thì sống rất lâu, có người tới ngày hôm nay, sau 75 năm năm, được giải thoát,  vẫn còn sống khỏe mạnh, tinh tường.

Tôi không được biết có cuộc nghiên cứu Y Học về các người Nga và Việt Nam tư Gulag về hay không?

Có lẽ là không, vì không thấy data trên Internet.

Tuy nhiên có nhiều nhận xét của các người thân thuộc nhận thấy, nếu các người từ các trại cải tạo về, vẫn dùng 1 formula về ăn ít – nhiều hơn, nhưng giống – cách ăn ít, thanh bạch ở trại cải tạo/gulag/ thì vấn sống lâu như các người Do Thái.

Trong các giải pháp khác thì người ta nhận thấy các người ăn, uống theo cách ăn miền Địa Trung Hải/ “Mediterranean” / thì sống lâu .

Cách ăn miền Địa Trung Hải/ “Mediterranean” gồm có nhiều hoa quả, các loại nut như Almond, walnut, peanut, ăn dầu Olive và trong các người Pháp sống lâu thì uống “vừa phải” mỗi ngày rượu vang đỏ (tốt hơn rượu vang trắng).

Cái này trong Y Học thì người ta gọi là «The French Paradox »

Gần đây Đại Học Mayo danh tiếng có khởi sự 1 chương trình dùng Quercetin và Resveratrol mổi ngày để xem có thăng tuổi thọ hay không.

Resveratrol là 1 chất lấy ra từ vỏ trái nho dùng làm rượu.

Một viên Resveratrol bán tại Costco có công hiệu ngang với uống 100 ly rượu vang đỏ.

Resveratrol do 2 giáo sư Harvard kiếm ra, rồi bán lại Patent cho 1 hãng Bào Chế, lãnh 800 million $ về ăn chơi. Hai bác sỉ tuổi chỉ hơn con gái tôi, cháu Hoài Trang, 10 -15 tuổi mà thôi.

Người ta nhận thấy khi cho các con chuột Resveratrol thì nó khỏe mạnh và sống lâu 50% hơn các con chuột khác.

Áp dụng vào người thì sẽ sống vào khoảng 120-130 tuổi.

Xin nhắc lại là đây là kết quả trên chuột, không dám chắc là sẽ áp dụng được trên người (human application)

Quercetin là 1 chất được tìm thấy trên các cây cỏ, nó có chất anti-oxidant rất mạnh. Nhiều năm nay người ta dùng Quercetin như 1 cách điều trị “phụ” cho các bệnh nhân dùng chemotherapy chữa Cancer, cách điều trị này do Memorial Sloan Kettering Cancer Center khởi xướng, nhưng được các đại học khác như Harvard, Mayo, MD Anderson, Stanford… cũng áp dụng

Mayo university thấy các bệnh nhân bị Ung Thư, dùng Quercetin, thì sống lâu hơn các bệnh nhân khác đáng kể, và trong 3 năm nay, Mayo dùng Quercetin và Resveratrol để xem có tăng thọ các người không bị Ung Thư hay không?

Trong 20 năm qua, tôi uống Resveratrol mỗi ngày, và 5 năm nay, tôi uống thêm Quercetin mỗi ngày.

Tôi có uống thêm Vitamine D3 nữa.

Uống như vậy có công hiệu hay không ?

Toi không biết.

Tuy nhiên tôi trên 80 lâu nay rồi, mỗi ngày vẫn đi bộ 4-5 km, vẫn  thỉnh thoảng leo núi, leo đồi  thì mỗi ngày,

Mổi ngày vẫn uống 1-2 ly rượu vang, ca hát với bạn hữu thường xuyên,  đọc sách, nghe nhạc mỗi ngày, đi du lịch thường xuyên (2 ngày nữa tôi sẽ dời khỏi Hoa Kỳ trong 1 tháng  bụi đời, giang hồ du lịch  vùng Cận Đông và sailing vùng Địa Trung Hải).

Cả đời tôi chưa bao giờ phải nhập viên cả (nhập viện các người khác thì rất nhiều ☺☺☺)

Hai hàm răng chưa bị đau bao giờ cả, răng bố mẹ cho từ hồi 5-6 tuổi vẫn còn giữ nguyên vẹn, chưa rụng hay thay răng nào cả.

Một vài dòng viết cho những người bạn thân tình, nhất là cho các đàn anh, đàn chị, của tôi tại Hoa Kỳ, Canada hay Pháp Quốc, mà lâu tôi không được gặp, với ước mong mấy dòng này nếu không giúp đỡ gì các anh chị, thì ít nhất sẽ mang lại 1 trận cười cho các anh chị, ôm bụng cười thằng đồng nghiệp đàn em, già rồi mà còn nhiễu sự.

Rất thân mến

Nguyen Thuong Vu 

From: Phi Phượng Nguyễn

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Võ Hữu Nhậm

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

1) Dạ dày sợ hãi khi bạn không ăn sáng.

(2) Thận sợ hãi khi bạn không uống đủ nước trong 24 giờ.

(3) Túi mật sợ hãi khi bạn không ngủ trước 11 giờ tối và không thức dậy lúc mặt trời mọc.

(4) Ruột nhỏ sợ hãi khi bạn ăn đồ lạnh, hết hạn sử dụng.

(5) Ruột lớn sẽ sợ hãi khi bạn ăn nhiều đồ chiên và cay.

(6) Phổi sợ hãi khi bạn hít vào khói thuốc, bụi bẩn và môi trường ô nhiễm.

(7) Gan sợ hãi khi bạn ăn đồ chiên, đồ ăn vặt và đồ ăn nhanh.

( Trái tim sợ hãi khi bạn ăn bữa ăn của mình với nhiều muối.

(9) Tụy sợ hãi khi bạn ăn nhiều đường.

(10) Đôi mắt sợ hãi khi bạn làm việc với màn hình điện thoại di động và máy tính khi tối.

(11) Bộ não sẽ sợ hãi khi bạn bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực.

Hãy chăm sóc các bộ phận khác nhau trên cơ thể của bạn và đừng làm chúng sợ hãi nhé!

ST

“Stress” Và Trầm Cảm Thời Đại

 “Stress” Và Trầm Cảm Thời Đại

Theo thống kê của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết cứ 40 giây trôi qua thì nhân loại có một người tự tử, mỗi năm có khoảng một triệu người tự kết liễu đời mình (trung bình 2.900 người/ngày)! Con số tử vong này nhiều hơn do: sốt rét, ung thư vú, chiến tranh và tội ác gộp lại, người ta còn cho biết có từ 10 – 20 triệu ca được cứu sống mỗi năm! Hiện khoảng 350 triệu người trên thế giới đang mắc chứng trầm cảm (riêng tại Việt Nam là khoảng 25%); những dòng chữ rất khẩn thiết như: “Hãy cứu lấy người trầm cảm”“Người tự tử không chạy trốn, mà bởi họ không còn có thể chạy trốn” vẫn thấy đây đó trên các mạng xã hội! Nhưng dường như cả thế giới đã bất lực trước “Stress” và Trầm cảm!?

 

“Stress” theo tiếng Việt tạm dịch là căng thẳng! Lúc đầu bệnh nhân bị mất ngủ, kèm theo: chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, mất khả năng tập trung. Tuy nhiên, stress chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và tự khỏi nếu biết cách khắc phục. Trầm cảm cũng tương tự như “stress” nhưng tình trạng kéo dài và ngày càng tệ hơn, cần được điều trị, nếu không người bệnh dễ nghĩ đến cái chết.

WHO cũng đã gióng lên những hồi chuông báo động đến 10 quốc gia hàng đầu có nạn tự tử cao nhất hành tinh, trung bình từ: 20.5/100.000 người – 31/100.000 người mỗi năm, bao gồm: Belarus, Latvia, Sri Lanka, Lithuania, Hungary, Slovenia, Kazakhstan, Guayana, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Thêm vào đó tình trạng thanh thiếu niên Châu Á tự tử cũng đã gia tăng do áp lực từ nhà trường và gia đình, bao gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Nhật Bản, Miến Điện, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam! Chuyện đau lòng ở bên nhà đã kể rằng một nam sinh với điểm trung bình là: 8,9 chỉ thiếu 0.1 điểm nữa thì em đạt được “thành tích” Học Sinh Xuất Sắc! Vì sợ hai đấng sinh thành thất vọng vì mình nên cậu đã chọn cái chết và để lại thư tuyệt mệnh với nội dung: “Con xin lỗi ba má, con không đáp ứng được mong mỏi của ba má, con xin lỗi!”. Không riêng gì cậu học sinh đáng thương này mà có rất nhiều em ở Việt Nam đã ra đi vì: thứ hạng và điểm số từ căn bệnh “trầm cảm học đường”.
Đặc biệt trong thời gian cả hành tinh gồng mình đối phó với đại dịch Covid 19, vấn nạn tự tử đã tăng vọt trên khắp toàn cầu. Riêng tại Mỹ vào tháng 8 năm 2021, Tiến sĩ Victor Fornari, Phó Trưởng Khoa Tâm Thần tại Bệnh viện Zucker Hillside ở Glen Oaks, New York, cho biết trẻ vị thành niên tự tử tăng 50% và số ca nhập viện vì rối loạn ăn uống tăng gần 300%. Đại dịch đã làm cho các em bị stress khi phải vật lộn với cách học tập online; thêm vào đó các bậc phụ huynh do bị mất việc làm, căng thẳng nên đã trút hết lên con cái của mình, đưa đến hậu quả đáng tiếc như trên.

Thế mới biết “stress”, trầm cảm không chừa một ai trên đời này, nó không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội … Họ còn có thể là những chính trị gia, là diễn viên, ca sĩ, ngôi sao lừng danh trên thế giới; sự nghiệp của họ với những thành công vượt bậc luôn là niềm mơ ước của hàng tỷ người trên hành tinh. Cái chết của siêu sao Robin William, của đầu bếp kiêm nhân vật truyền hình gạo cội Anthony Bourdain đã để lại cho người hâm mộ bao tiếc nuối. Đặc biệt trong vài năm gần đây thế giới đã nói lời chia tay với nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới showbiz của Nhật Bản và Hàn Quốc. Jane Powell, Giám đốc tổ chức từ thiện CALM nhận định: “Đúng là họ được ngưỡng mộ, yêu thương và giỏi giang nhưng lại rất khắt khe với bản thân“.

Có thể nói “stress”, trầm cảm đã đồng hành với con người qua bao đời nay và mãi mãi sẽ không có ngày kết thúc.
Thời buổi công nghệ cao đã đem đến cho chúng ta những thành tựu đáng kể, góp phần làm thăng hoa đời sống về nhiều mặt; nhưng bên cạnh đó nó cũng đưa đến những hệ lụy chưa từng có. Các nhà khoa học đã cho biết người “nghiện nặng” điện thoại cá nhân lâu ngày sẽ đưa đến tình trạng Rối Loạn Tuần Hoàn Não! Đây là nguyên nhân của: căng thẳng kéo dài, liên tục thức khuya, sinh hoạt kém khoa học! Trầm cảm ở giới trẻ đang có xu hướng tăng vọt một cách vô cùng đáng sợ!
Thiền sư Ajahn Brahm đã đưa ra câu chuyện rất đáng suy gẫm: Thầy giáo hỏi cậu bé học sinh 11 tuổi rằng em muốn làm việc gì khi lớn lên? 

Cậu bé trả lời ngay rằng em muốn trở thành chiếc iPhone hoặc iPad. Thầy giáo ngẩn người bối rối hỏi tại sao. Cậu bé trả lời: “Em muốn trở thành chiếc iPhone hoặc iPad để ba mẹ dành nhiều thời giờ hơn cho em. Ba mẹ em luôn luôn cầm chiếc iPhone hay iPad trong tay và mỗi lần em muốn nói chuyện với ba mẹ thì ba mẹ nói em chờ vài phút để ba mẹ gửi xong tin nhắn hay email, nhưng rồi ba mẹ không bao giờ có thời giờ dành cho em. Nếu em là chiếc iPhone hay iPad thì ba mẹ sẽ luôn luôn ở bên em.”
Nếu ai là người hay đi “gym” thì chắc sẽ thông cảm với những kẻ bận rộn như tôi! Hầu như chiều nào sau giờ làm việc tôi cũng phải vừa tập, vừa nhìn đồng hồ để còn về nhà kịp nấu bữa cơm chiều cho gia đình; ấy vậy mà những cái máy tôi đang muốn sử dụng thì đã có người ngồi “ì ra” với cellphone trên tay họ! Hay những “tạ thủ” vừa đẩy được vài cái là ngưng ngang, lôi điện thoại ra dòm-một-lát rồi mới tập tiếp; hoặc khi di chuyển từ cái máy này sang cái máy khác, vừa ngồi xuống là họ phải ghé mắt vô cellphone một chập mới thỏa lòng. Còn việc vừa đi bộ, vừa đạp xe, vừa leo cầu thang, vừa nói chuyện huyên thuyên với: headphones, earphones hay earbuds gắn trên tai là đã hết sức bình thường rồi! Cái tôi muốn nói ở đây là một thói quen. Thói quen của đại đa số người trên hành tinh hiện nay là lúc nào cũng phải có cái gì đó cầm trong tay để nhìn, để đọc, để “chat”, để “còm”, để “up” hình… mọi lúc, mọi nơi! Người ta nghiện cellphone và những ứng dụng của nó còn nhiều hơn nghiện thuốc lá, bia rượu và chất cấm nữa. 

Vào những giờ nghỉ “break” trong hãng, nhìn quanh tôi thấy mình như đang lạc vào “mê cung” của biết bao người đang: vừa nhai, vừa đọc, vừa nói chuyện, vừa hát… trước cái cellphone của mình! Thậm chí hai vợ chồng, hai người bạn thân, bạn trai, bạn gái, dù đang ngồi cạnh nhau nhưng mắt họ không hề rời cái điện thoại trên tay. Họ dường như đang ở một cõi rất riêng khó ai “chạm” đến được! Trong bữa ăn hay họp mặt của nhiều gia đình hiện nay, cảnh mọi người vừa ăn vừa dí mắt, dí tay vào cell phone hay ipad đã không còn xa lạ nữa. Thậm chí có nhà đã “miễn” việc ăn cơm chiều cùng nhau như trước, mạnh ai nấy ăn trong phòng riêng của mình với … cái màn hình trước mặt! Thế giới này dường như đang xảy ra một sự “mất kết nối” với những người đang sống chung quanh mình thì phải?

Tôi cũng đã từng là một người nghiện cellphone khá nặng! Nhưng giờ đây tôi đã có thể để nó ở ngoài xe trước khi vô hãng, vô gym, vô chùa; hay khi đang làm vườn, nấu ăn … tôi hoàn toàn không nhớ đến cái điện thoại của mình nữa. Chắc chắn là đã có những cuộc gọi tôi đã không bắt kịp! Nhưng đâu hề gì!!! Nếu quan trọng thì họ sẽ gọi lại hoặc nhắn tin cho tôi ở đâu đó. Thế giới này nếu không có tôi thì mọi việc vẫn diễn ra theo cách của nó! Chỉ biết là tôi thấy rất vui mừng vì đã giành lại chủ quyền cho mình sau một thời gian bị “đánh cắp” từ một thiết bị quá-thông-minh! Và dĩ nhiên cái “smartphone” kia chẳng có lỗi gì cả; chẳng qua chỉ vì tôi đã buông lung, không làm chủ được mình mà thôi.

Theo Anna Lembke, một nhà Tâm Thần Học và là Giáo sư tại Đại học Stanford cho biết sự bùng nổ các ứng dụng trên cellphone và trò chơi điện tử đang gây ra một làn sóng nghiện Dopamine quá mức, đưa đến những tác hại không sao lường được! Có thể tạm dịch Dopamine là “hormone hạnh phúc”, chúng có nhiều tác dụng tốt đối với tinh thần và thể chất của con người. Vị Bác sĩ này cho biết bệnh nhân của bà có người còn rất trẻ nhưng đã bỏ học, chỉ ở nhà chơi game suốt ngày đêm và có dấu hiệu trầm cảm, muốn tự tử!!! Anna Lembke đã giúp họ từng bước kiểm soát các hành vi để dần tìm lại chính mình.
Với đà phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, trong vài thập niên nữa người ta tiên đoán trí tuệ nhân tạo sẽ đi trước con người! Điều này hứa hẹn sẽ có những thiết bị kỹ thuật số siêu việt, vũ khí hóa học, bom nguyên tử tối tân hơn nữa sẽ ra đời… Và không ai biết được hành tinh này sẽ ra sao khi mà nhiều đất nước trên thế giới hiện nay vẫn luôn đặt quyền lợi chính trị, tư hữu cá nhân lên trên tôn giáo.
Tôi cũng là một con người đang “bơi” trong cái biển khổ này!

Tôi đã từng bị “stress” khi đặt chân đến Mỹ định cư, và nếu không có những lời khuyên của mẹ mình thì không biết tôi đã ra sao hôm nay. Đó là một giai đoạn vô cùng khó khăn mà tôi phải đối diện, khi cuộc đời mình đã lật sang một chương mới với quá nhiều khác biệt!!! Phải mất gần cả thập niên sau đó tôi mới dần tìm được sự cân bằng trong cuộc sống từ những bài Pháp đơn giản của mẹ mình, giờ là qua những lời giảng của các quý Sư Cô tại ngôi thiền tự mà tôi thường đến đây sinh hoạt hàng tuần. Đối với tôi đó quả là một nhân duyên rất lớn của đời mình.
Giờ đây nhìn lại bạn bè và những người chung quanh mình tôi mới thấy rằng hầu như ai cũng có một nỗi khổ đau riêng: người khổ vì gia đình, người khổ vì bệnh tật, túng quẫn… người nghèo thì khổ đã đành nhưng người giàu cũng…khóc. Có hai anh em nhà kia sống trong một gia đình mà người cha vô cùng gia trưởng; ông đối xử với vợ con rất hà khắc và luôn cho mình cái đặc quyền tối cao trong nhà. Ba mẹ con đã sống vô cùng khổ sở và không biết cách nào “chuyển hóa” được chồng và cha của mình. 

Cuối cùng hai anh em đã bàn với nhau, một trong hai người sẽ tự tử để thức tỉnh thân phụ của mình, và người anh đã mãi mãi nằm xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Tôi được biết câu chuyện này qua lời kể của cô bạn thân thời sinh viên và cũng là con dâu duy nhất trong gia đình đó. 
Có người đang nằm trên giường bệnh với những đau khổ tận cùng khi thân tứ đại sắp tan rã, họ chỉ cầu xin “quyền được chết” từ mũi tiêm trợ tử; nhưng các Bác sĩ vẫn sẽ nói “Không”! Về mặt tâm linh thì các tôn giáo cũng không đồng tình về việc này. Trên thực tế có nhiều người đã ra đi nhẹ nhàng thanh thản như ngủ, thậm chí có người còn biết trước khi nào mình sẽ chết; nhưng cũng có kẻ bị hành thân xác hàng năm trời mới trút được hơi tàn. Một nền minh triết đã cho rằng mọi việc xảy ra trên thế gian này đều do duyên sinh, không có gì là tình cờ và ngẫu nhiên cả; chẳng qua con mắt của kẻ phàm phu không có được “Thần Túc Thông” để nhìn thấu đáo tận cùng mà thôi. Do vậy sống-chết là lẽ thường của thế gian, nhưng vẫn là một ẩn số với mỗi người khi Thần Chết gọi đến tên.

Nếu ngày hôm nay ai đó trong chúng ta đang được quá nhiều phước báu với: tướng mạo xinh đẹp, gia đình hạnh phúc, địa vị xã hội đáng kính nể thì đó là do quả lành trổ từ những thiện duyên gieo trồng từ trước. Nhưng đó cũng chỉ là chuyện của hôm nay vì không ai biết được ngày mai sẽ ra sao. Chỉ khi nào hôm nay chúng ta tiếp tục gieo những nhân tốt, thì cây đời sẽ lại tiếp tục cho ra những quả ngọt. Và nếu như ai đó đã không may mắn: luôn gặp những thất bại, phiền não và đầy rẫy những điều xui rủi trong cuộc sống thì xin hãy đừng bi ai, vì có câu: “Phiền não tức Bồ Đề!”. Thường chỉ khi đã trải qua cái khổ, thấy những điều khổ người ta mới tìm cách thoát khổ. Có câu:“Nhân thân nan đắc – Thân người khó được”! Nó khó hơn cả việc con rùa mù sống trong đại dương, trăm năm mới trồi đầu lên một lần và lọt đúng vào bọng cây đang lênh đênh trên biển”. Vì thế hãy quý lấy thân mình mà đừng làm tổn thương nó! Bệnh tật là khổ, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta: loại bỏ tâm kiêu mạn, thôi thúc thực hành bố thí, giúp tăng trưởng lòng từ bi, cảm nhận cuộc sống là vô thường…

Những nguyên nhân chính đưa đến “stress” và trầm cảm thường là do: phiền não, không chấp nhận với hiện tại, là không hài lòng với cái mình đang có… Mình cứ muốn mọi sự việc diễn ra theo suy nghĩ của mình, theo ước mơ của mình, theo nguyện vọng và hoài bão của mình; mà dường như chúng hay đi theo chiều ngược lại, do vậy mới có đau khổ. Chi bằng hãy tập chấp nhận, tập buông bỏ, tập suy nghĩ tích cực, tập sống tỉnh thức… để thấy rằng bão giông rồi sẽ đi qua, ngày mai trời lại sáng; phía trên những đám mây mù xám xịt kia vẫn có những tia nắng ấm áp rồi sẽ ló dạng! Chẳng qua cuộc sống vốn đã là … “Như thị”!
Trong vô vàn những nỗi khổ đau mà con người luôn đối diện hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi trên hành tinh, trong đầy rẫy những tuyệt vọng tưởng chừng như không thể vượt qua, trong tận cùng những bế tắc mà con người tưởng đã gục ngã … thì may mắn thay tôn giáo vẫn thường là nơi trú ẩn cho tất cả những ai đang mất phương hướng giữa cuộc đời nhiều bão giông, nghiệt ngã này! Do đó có thể hiểu vì sao tại đất nước Hoa Kỳ lắm nơi Nhà Thờ còn nhiều hơn trường học; và niềm tin về Đấng cứu thế của nhân loại trải qua 2022 năm vẫn chưa hề phai nhạt trong tim của những tín đồ Tin Lành hay Thiên Chúa Giáo nơi đây.
Truyền thuyết kể rằng có một năm vì khí hậu quá khô hạn, không đủ Rồng để làm mưa nên Ngọc Hoàng đã đưa ra cuộc thi tìm những con vật sống dưới nước, có thể vượt qua ba đợt thử thách cam go sẽ hóa thành Rồng. Cuối cùng không con vật nào qua được ba cửa ải này cả; duy chỉ có cá Chép đã nhảy qua được vũ môn, biến thành Rồng và bay thẳng lên Trời!
Trên dòng sông Sanh – Tử này chắc chắn ai ai trong chúng ta cũng có thể hóa Rồng, chiến thắng với “stress”, trầm cảm nếu biết tìm ra được “nội lực phi thường” bất sanh, bất diệt đang có sẵn trong mỗi người chúng ta. Tôi xin mượn đoạn văn của một người đã từng bị trầm cảm để kết thúc bài viết này, với những dòng như sau:

“Tôi từng thấy cả thế giới như đang quay lưng lại với mình, và cũng có suy nghĩ muốn tìm đến cái chết. Nhưng khi đã trải qua được tôi nhận ra rằng, chỉ cần bạn không quay lưng lại với chính mình, dù cả thế giới có quay lưng lại với bạn thì cuộc sống của bạn vẫn tiếp tục tiếp diễn, những ước mơ hoài bảo của bạn vẫn còn cơ hội để thực hiện, bạn vẫn sẽ có thể trải nghiệm cuộc sống trở thành một người có ích cho xã hội và thành công”.
Nguyễn Bích Thủy

From: TU-PHUNG

Một Tin Mừng Cho Thế Giới: Đã Có Thuốc Chữa Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer’s

Một Tin Mừng Cho Thế Giới: Đã Có Thuốc Chữa Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer’s

New York: Trong hôm thứ hai ngày 7 tháng 6, cơ quan đặc trách về thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FAA) đã chuẩn y cho việc dùng thuốc Aducanumab của công ty Biogen trong việc điều trị bệnh Alzheimer’s. Và đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, đã có thuốc chữa bệnh lãng trí.

Với những tin tức được loan báo, giá cổ phiếu của công ty Biogen gia tăng $107.76 và ở mức $393.90 một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York.

Loại thuốc Aducanumab có nhiệm vụ tách rời một loại protein có tên là amyloid beta trên não cũa bệnh nhân, những người bắt đầu có triệu chứng của bệnh lãng trí.
loại protein amyloid beta bám trên màng não sẽ gây cho bệnh nhân bị mất trí nhớ, không có khả năng tự chăm sóc lấy mình.

Theo những ước tính thì trong năm 2020 có khoảng trên 6 triệu người Mỹ bị bệnh Alzheimer’s và có khoảng 1 triệu người Anh cũng bị bệnh này.

Khác biệt giữa dementia và Alzheimer’s: dementia là các triệu chứng quên trong khi Alzheimer’s là bệnh quên, bệnh mất trí nhớ.

60 phần trăm cho đến 70 phần trăm những người có các triệu chứng quên sẽ dần dần biến thành bệnh.

Đa số những người bị bệnh mất trí nhớ là những người trên 65 tuổi

Trước đây không có thuốc chữa cho nên một người có những triệu chứng quên, dần dần biến thành bệnh và cuối cùng cũng chết.

Các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ

Khó nhớ những thông tin mới học

• Không nhớ phương hướng
• Tính tình thay đổi bất ngờ
• Luôn luôn nghi ngờ về gia đình, bạn bè và những người chăm sóc, không tin những người này
• Dần dần sự mất trí nhớ trở nên nghiêm trọng
• Khó nói, khó nuốt đồ ăn và khó khăn trong việc đi lại.

Những cách phòng ngừa bệnh mất trí nhớ

Người ta thường nói phòng bệnh hơn trị bệnh: nếu chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh mất trí nhớ xảy ra thì đó là cách tốt nhất.
Sau đây là những cách phòng ngừa bệnh mất trí nhớ theo tài liệu của bệnh viện Mayo ở thành phố New York:

– Không hút thuốc
– kiểm soát không để gia tăng áp huyết, lượng cholesterol và bệnh tiểu đường.
-Ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải: ăn nhiểu rau trái, chất đạm nạc (lean protein) và có chất omega -3. Tránh không ăn nhiều chất bột, chất đường, nước soda, nước tăng lực, không ăn nhiều thịt đỏ, cơm trắng, các loại bánh ngọt, khoai tây chiên, các thứ đồ ăn fast foods.
Giảm nhũng thực phẩm đã chế biến (processed foods) như lạp xưởng, hotdog,các đồ hộp
Nên ăn cơm gạo đỏ hay nâu, ăn các loại hạt (nuts), dầu olive, cá (nhưng tránh ăn những loại cá có nhiều thủy ngân như cá tuna)
– Tập thể dục đều đặn nhất là aerobics (thể dục nhịp điệu)
-Tránh bị suy thoái tâm thần
– Tìm cách học hỏi những thứ cần suy nghĩ, cần trí nhớ như học sinh ngữ, học chơi đàn
-Ngủ đủ giấc mỗi đêm

 From: Do Tan Hung & Kim Bang Nguyen

Dịch Cân Kinh. Cách Tập và Kinh Nghiệm – Huỳnh Bửu Khương

Dịch Cân Kinh. Cách Tập và Kinh Nghiệm – Huỳnh Bửu Khương

Gần đây tôi có đọc loạt bài Đạt Ma Dịch Cân Kinh của BS Lê Quốc Khánh trong nhật báo Người Việt ngày 17 và 18/11/2000 và thấy rất vui mừng khi biết tập Cân Kinh lợi thấy rõ, người nào có bệnh thì Cân Kinh có thể chữa được nhiều bịnh nan y trong đó có cả bịnh ung thư. Do đó tôi muốn góp thêm ý kiến bằng cách nói lên kinh nghiệm bản thân về việc tập Dịch Cân Kinh để giúp đỡ độc giả hiểu rõ hơn cách luyện tập và củng cố lòng tin vào phương pháp tập luyện nàỵ

Vào năm 1974, chúng tôi được anh Nguyễn Kim Tri, Thiếu tá ở Võ Phòng Tổng Thống, cho chúng tôi phóng ảnh của quyển Dịch Cân Kinh bằng tiếng Tàu và khuyên chúng tôi nên tập luyện theo sách ấy, rất tốt cho sức khoẻ, vì đây là cách luyện tập của chùa Thiếu Lâm dành cho môn sinh luyện trước khi học võ.

Sau đó chúng tôi nhờ người dịch đại ý của quyển sách và tập luyện. Sau bốn tháng tập luyện mọi người trong phòng tôi (Khối Đặc Biệt, Trung Tâm Phối Hợp Thi Hành Hiệp Định Ba Lê, Phủ Tổng Thống) đều đạt kết quả tốt. Người nào không có bịnh thì đều lên cân, da dẻ hồng hào thấy rõ, người nào có bịnh thì bớt bịnh. Ông Long, thư ký đánh máy, bị huyết áp cao thì sau 4 tháng tập, huyết áp xuống bình thường mặc dầu không có uống thuốc. Lúc ấy ngày nào tôi cũng tập 1,200 cái đánh tay (Lúc mới khởi sự tập 200, về sau tăng dần)…

Sau tháng 4 năm 1975, suốt thời gian ở trong các trại cải tạo từ miền Nam ra tới miền Bắc, ngày nào tôi cũng tôi cũng tập Dịch Cân Kinh một lần, và vẫn giữ mức 1200 cái đánh taỵ Nhờ vậy mà mặc dù ăn đói và rất ốm yếu, tôi vẫn có thể chịu được và ít bịnh. Anh em nói vì tôi là quan văn trong nghành võ (luật sư Toà Thượng Thẩm Sài Gòn, thiếu tá) nên không có sức chịu đựng bằng các anh em khác, phần đông là tiểu đoàn trưởng tác chiến, quận trưởng hoặc hạm trưởng Hải quân cấp chỉ huy Biệt Kích Dù, an ninh quân đội v.v…

Hồi mới ra Hoàng Liên Sơn ở huyện Văn Chấn, thuộc tỉnh Nghĩa Lộc cũ, vào tháng 7 năm 1976, mỗi lần đi lấy gạo, tôi cùng một anh nữa khiêng lối 20, 25 kí đi bộ 7,8 cây số đường rừng. Khi về gần tới trại có đèo 19 tháng 5 rất cao, thường tôi yêu cầu anh cùng khiêng với tôi phải ngồi nghỉ một chút rồi mới đi tiếp. Sau đó tôi nói với thầy Thuần, một Đại Đức, thiếu tá tuyên úy Phật giáo, người ở cùng một láng và cùng tập Dịch Cân Kinh với tôi mỗi ngày, về việc tôi qua không nổi đèo 19 tháng 5. Thầy nói: “Bác cứ tập lên 2000 cái cho tôi, bác sẽ qua nổi đèo ấỵ Nghe lời thầy Thuần, tôi tập lên đến 2000 cái đánh tay mỗi ngàỵ

Và lối nửa tháng sau, khi đi lấy gạo, tôi được giao phải vác một mình 20 kí, (vì họ cho rằng chúng tôi ra Bắc một thời gian rồi, phải vác nổi 20 kí đi xa), nặng gấp đôi lần trước, thế mà khi qua đèo 19 tháng 5 tôi qua luôn, không phải ngừng lại để nghỉ như trước. Tôi biết ngay là nhờ tập Dịch Cân Kinh theo lối thầy Thuần chỉ nên mới đạt được kết quả ấy, chớ việc ăn uống thì chúng tôi vẫn bị đói dài dài (ở miền Bắc trong ba năm đầu gia đình không được gởi thực phẩm cho chúng tôi).

Hồi đó tôi tập nổi 2200 cái đánh tay cho mỗi lần là nhờ hằng ngày tôi phải leo núi, đồi, phải làm việc nặng nên chân mạnh hơn lúc ở Sài Gòn. Chân phải mạnh, rắn chắc thì tập mới lâu được, vì suốt buổi tập mình phải đứng tấn.

Tôi còn nhớ, có một hôm chúng tôi phải khiêng một khúc cây to. Anh bộ đội nói “Chỉ cần 10 người khiêng cây này, anh nào yếu cho khỏi khiêng.” Tôi đưa tay lên xin khỏi khiêng vì tôi biết là tôi yếu nhất trong anh em. Đồng thời có một anh nữa, anh Duyệt cũng đưa tay. Anh bộ đội trỏ tôi và nói: “Anh không yếu bằng anh này” vưà chỉ anh Duyệt. Sau đó tôi nhìn lại thì thấy anh Duyệt mặt mày xanh xao mặc dù thực sự anh mạnh hơn tôi. Nhờ tập Dịch Cân Kinh mỗi ngày nên dù ăn đói nhưng da mặt tôi không xanh mét như một số anh khác.

Tập Dịch Cân Kinh giúp mình luôn luôn ngủ ngon và không bao giờ bị táo bón, máu huyết được lưu thông mạnh trong thời gian tập, nhờ đó da dẻ chúng ta luôn được hồng hào và bệnh tật tan biến đi.

Sau đây tôi xin nói về cách tập thế nào cho đúng. Khi chúng tôi mới có cuốn Đạt Ma Dịch Cân Kinh, chúng tôi coi theo hình vẽ trong đó mà tập theo. Sau lối hai tuần tập luyện, chúng tôi thấy không có kết quả gì cả. Do đó chúng tôi phải nhờ người dịch cuốn sách ấy, và khi tập đúng cách rồi thì kết quả thấy rất rõ.

Tôi xin diễn tả tư thế và việc phải làm của một người tập Dịch Cân Kinh:

  1. Người tập Dịch Cân Kinh nên đi giầy hay dép, không nên đi chân đất,

Hai chân dang ra, khoảng cách giữa hai ngói chân cái bằng khoảng cách của hai vai, hai bàn chân bám chặt xuống giầy hay dép

  1. Gồng cứng bắp chuối và bắp vế chân, hậu môn nhíu lại và thót lên.

Suốt buổi tập hai chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở xuống luôn luôn cứng nhắc, không suy suyển

Tóm lại đó là thế đứng tấn của người luyện võ. Nếu đã dang hai chân đúng tầm, đã gồng (lên gân) hai chân thật chắc, bám mười ngón chân thật chặt xuống dép hoặc giầy, nhíu hậu môn lại và thót lên rồi thì ta thấy từ thắt lưng trở xuống chân thật là chắc nịch.

Và trong suốt buổi tập ta phải luôn chú ý đến phần từ thắt lưng trở xuống và làm đúng như thế.

Nếu ta không chú ý đến phần này thì công phu luyện tập sẽ mất gần hết, không mang lại kết quả mong muốn.

  1. Đầu như dây treo (giống như có sợi dây treo mình lên vậy) để cổ được thẳng, mặt ngó về phía trước, nhìn một điểm cao hơn mình một tí để cổ không rùng xuống.
  2. Ở miệng, hai môi chạm nhẹ vào nhau, không mím môi cũng không hở môi. Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau (đầu chót luỡi chạm nướu răng trên để luồng điện được lưu thông)
  3. Ở mỗi bàn tay, các ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này). Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau (tức là mu bàn tay đưa ra phía trước). Động tác duy nhất là đánh hai tay từ phía trước ra phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ. Khi đánh tay ra phía sau, một góc 60 độ.

Tóm lại khi đánh tay ra phía sau, đánh hết tay. Khi đưa hai tay ra phía trước chỉ là một cái trớn của việc đánh tay ra phía sau còn lại mà thôi, do đó chỉ có 30 độ.

Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra phía sau thì kể một cái đánh tay. Khi mới bắt đầu tập, nên khởi sự đánh tay 200 cái mỗi lần tập. Nếu muốn mau có kết quả thì tập mỗi ngày hai lần, sáng và chiều. Còn nếu có ý chí lớn hơn nửa thì tập ba lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều) càng tốt.

Tập ở ngoài sân hay ở trong nhà đều được miển là thoáng khí và yên tĩnh.

Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá sức, và khi còn có thể tập nữa mà không mệt thì nên tiếp tục tập cho đúng sức mình.

Khi mới tập, khởi sự bằng 200 cái đánh tay mỗi lần tập, về sau khi thấy còn có thể tập thêm thì tăng lên dần, thí dụ 250, 300, 350, v.v… Hồi tôi mới tập một thời gian ngắn sau là tôi lên đến 1200 cái đánh tay cho mỗi lần tập (trong 15 phút). Hồi đó còn trẻ nên tôi đánh rất nhanh, và mỗi ngày tôi chỉ tập một lần . Sau khi tập xong ta thấy khát nước (nên uống nước ngay), đó là tập vừa sức . Sau khi tập tôi thường đi chậm bằng cách giở chân lên cao, vừa co giản hai cánh tay.

Có người mới khởi sự đã tập trên 1000 cái thì mặt bị nổi mụt ngay. Nếu tập đúng cách tôi thấy không có bị phản ứng gì cả mà càng ngày ta càng thấy khỏe ra. Mình tập đuợc nhiều hay ít là do mình có thể đứng tấn được bao lâu, chứ không phải ai muốn tập bao nhiêu lần cũng được. Còn nếu đánh tay để đếm số lần cho được nhiều mà không gồng (lên gân) hai chân cho thật cứng chắc và nhíu hậu môn lại, thót lên thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn.

Về tốc độ đánh tay thì sách nói đánh tay nhanh như người đi đánh đồng xa . Đánh tay càng nhanh thì máu huyết lưu thông càng mạnh trong thời gian ấy, và sẽ cuốn theo mọi bệnh tật .

Sách nói muốn tập trị bệnh thì nên tập từ 2000 – 3000 cái mỗi ngày trong vòng lối 30 phút.

Và sau đây là hai nguyên tắc quan trọng cần phải áp dụng trong lúc tập:

1) Thượng tam hạ thất:

Nếu trong thời gian tập mình dùng 10 phần sức lực thì từ thắt lưng trở xuống mình dùng đúng 7 phần và phải luôn luôn chú ý đến việc gồng cứng (lên gân) hai chân, nhíu hậu môn lại và thót lên.

Từ thắt lưng trở lên, mình dùng 3 phần sức lực .

Đó gọi là thượng tam hạ thất, là thượng hư hạ thực, trên ba dưới bảy, hay trên hư dưới thực.

Trong việc đánh tay cũng thế. Khi đưa tay ra phía sau dùng 7 phần sức lực, đưa ra trước thì chỉ dùng 3 phần.

Trước ba sau bảy, hay trước hư sau thực, đánh tay ra phía sau mới là thực cần thiết, và phải đánh cho hết tay.

2) Tâm bình khí tịnh:

Trong suốt thời gian tập ta không được suy nghĩ điều gì (điều này hơi khó) ngoại trừ việc nhẩm đếm số lần đánh tay. Đó là tâm bình. Còn khí tịnh là trong thời gian tập ta thở bình thường, chứ không phải thở theo nhịp tay.

Có một môn phái thở theo nhịp tay, nghe nói đó là phái Võ Đang. Nhưng phái Thiếu Lâm Tự thì không thở theo nhịp tay.

Hồi tôi ở Hoàng Liên Sơn, tôi tập không thở theo nhịp tay, thầy Thuần thở theo nhịp tay, cả hai chúng tôi đều đạt kết quả tốt .

Sau cùng tôi xin nói một vài kinh nghiệm trong khi tập:

Nếu đánh tay nhanh mà ta thấy tê mười đầu ngón tay thì đó là vì ta không nhíu hậu môn và thót lên, hoặc là vì ta để hở mười ngón tay (bàn tay năm ngón phải để dính với nhau, không được hở, điều này trong sách có vẽ hình rõ lắm).

Nếu lúc tập mà ta thấy đầu hơi nặng là vì cổ ta không thẳng, đầu không như dây treo, luồng điện thay vì đi xuống lại đi nguợc lên đầu.

Hồi ở Hoàng Liên Sơn, tối nào tôi cũng ra sân tập và đeo bao tay vi` trời lạnh. Khi đánh tay được lối 1500 cái trở lên là tôi thấy ấm người, khỏi mang bao tay nữa, và mỗi cái đánh tay nghe như có hai luồng điện chạy xuống hai chân vậy.

Bây giờ đã lớn tuổi, tôi chỉ tập nổi tối đa là trên dưới 800 cái đánh tay mỗi lần mà thôi. Thêm vào đó, ngày nào tôi cũng đi bộ ít nhứt nữa giờ và tôi thấy rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho việc tập Dịch Cân Kinh. Trong tất cả các môn tôi đã tập (hồi ở VN tôi tập dưỡng sinh trong vườn Tao Đàn), tôi nhận thấy môn Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Tổ Sư là hữu hiệu hơn cả. Nhưng điều cần yếu là phải tin tưởng và kiên nhẫn tập đều đặn thì mới có kết quả.

Huỳnh Bửu Khương

Nhu Cầu Cận-Tử – Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức 

Nhu Cầu Cận-Tử

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức 

…Cận-Tử là thời gian lão đang lần bước tới ngưỡng cửa Tử Biệt, của sự “dùng dằng nửa ở nửa đi”. Mà dùng dằng thì còn đôi chút quyến luyến, tiếc rẻ, nấn ná, cố kéo dài một it thời gian với cuộc đời. Nấn ná vì lão vẫn không tin rằng lão chỉ còn dăm tháng để hít thở không khí trần gian, để được gần gũi người vợ hiền, bầy con cháu. Và bạn bè quyến thuộc gần xa…

Khi được thầy thuốc cho hay bệnh đang đi vào giai đoạn cuối thì lão có những tâm trạng khác nhau.

Lão ngạc nhiên không tin chuyện đó có thể xẩy ra cho lão. Lão hốt hoảng kêu lên “Chắc là có sự lầm lẫn nào đây. Ðâu có phải là mình nhỉ”!? Lão cho rằng bệnh nhân giường bên kia ra đi sớm mới phải vì đương sự gầy gò ốm yếu, suốt ngày ho sù sụ, luôn luôn thở dốc, chứ lão đâu đã đến nỗi gì. Ðây cũng là phản ứng tự nhiên của nhiều người chứ chẳng riêng gì lão. Tự nhiên vì sắp mất tất cả mọi sự trên đời thì ai chẳng ít nhiều tuyệt vọng, đau khổ, bất mãn…

Nhưng mỗi lần gặp mặt, thấy ông thầy thuốc nghiêm nghị hơn, dè dặt hơn thì lão linh cảm là đúng. Ðôi lúc lão cũng đã ấm ức trách vị lương y vì chẳng chịu khó tìm kiếm phương thức thần diệu hơn để chữa cho mình.

Rồi lão cầu nguyện, mặc cả điều đình với đấng thiêng liêng giúp lão, cứu lão ra khỏi cơn bạo bệnh này, với lời hứa là từ nay sẽ sống đàng hoàng hơn, điều độ hơn. Từ hơn hai năm nay, khi thấy ho nhiều, lão bỏ hẳn rượu, thuốc lá, ăn nhiều rau trái cây và còn đi bô mỗi ngày, một việc mà trước đây không bao giờ lão nghĩ tới. Rồi thì lão được xác định bị ung thư phổi. Chẳng là vì lão hút thuốc lá từ năm 19 tuổi, hơn một nửa thế kỷ liên tục mang khói vàng của điếu thuốc vào phổi… Lão bắt đầu ho nhiều, khó thở, kém ăn, xuống cân. Và lão bắt đầu trị liệu.

Lão mong có phép lạ để lão sống thêm vài năm nữa, cho tới khi đứa con út tốt nghiệp đại học. Rồi ra đi cũng mãn nguyện…

Ðến khi y giới lắc đầu chịu thua thì lão thấy không còn hy vọng, lão trở nên buồn rầu, chẳng muốn gặp ai.

Có người nói lão sợ chết. Thời gian đầu khi nghe nói bệnh không chữa được thì quả tình lão có hoảng hốt sợ hãi thật. Ai mà chẳng sợ mất sự sống, phải lìa bỏ những gì đã gắn bó với đời mình cả nhiều chục năm. Nói rằng không sợ thì chỉ là dối lòng, phủ nhận chối bỏ sự thật. Bây giờ thì lão chấp nhận những giới hạn của chữa chạy. Nhiều lúc, lão cũng nghĩ là sống tới tuổi ngoài thất tuần của lão hiện nay cũng đã quá nhiều Ngày xưa cha mẹ lão chỉ thọ tới sáu chục tuổi. So với bố mẹ, “Bonus” tuổi mà Thượng Ðế dành cho lão đã quá nhiều… Lão chấp nhận và chỉ mong sao được ra đi bình an, thanh thản…

Nhưng lão cũng nghĩ tới một số nhu cầu, một số mong muốn được đáp ứng trước khi tử biệt. Những nhu cầu căn bản của con người nhưng đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn…

Vì lão nghĩ, dù trong tình trạng cận tử, lão vẫn còn là một sinh vật, vẫn còn cảm nghĩ, suy tư, rung động, vẫn còn đôi chút nhu cầu vật chất, những tình cảm thương yêu, tiếp xúc. Vậy thì lão vẫn còn những mong muốn. Y giới cũng đồng ý với lão rằng người cận tử có quyền được cung cấp một số đòi hỏi.

Lão quyết định sẽ chết đàng hoàng, trong tôn trọng. Lão nghĩ là lão may mắn có được một mái nhà ấm áp để sửa soạn ra đi chứ không cầu bơ cầu bất như nhiều người bất hạnh, tứ cố vô thân, không người thừa nhận. Lão đang ở trong một cơ quan chăm sóc người cận tử.

Lão nhớ lại, ngày xưa người ta thường chết ở nhà, nơi mà vợ chồng con cái sống chung với nhau thế hệ này qua thế hệ khác. Người ta sửa soạn cho sự chết giữa những người thân yêu, được người thân yêu quây quần chăm sóc. Mọi người có thời giờ thong thả nói với nhau, bàn bạc cùng nhau về hậu sự, về chuyện tương lai của các thành viên trong gia đình. Người chết được thân nhân tắm rửa bằng nước cỏ cây hoa lá nhiều mùi thơm, thân xác nguyên vẹn và được mặc quần áo mới may thật đẹp. Áo quan là những mảnh gỗ vàng tâm, gỗ gụ, gỗ lim… sắm sẵn dùng làm phản nằm cho bóng dẩu mồ hôi, để khi hữu sự thì làm áo quan, mang thân xác ra đi. Người chết được quyến thuộc bạn bè tới tận nhà để nhìn mặt nhau lần cuối, đưa tơi huyệt để vĩnh biệt chia tay…

Bây giờ thì mọi sự đều đổi thay, vì hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống. Người ta chết ở bệnh viện, ở nhà thương, ở nhà “hospice”, đôi khi trên xa lộ, tại thương xá, giữa biển cả, trên núi cao… Thôi thì “gặp thời thế, thế thời phải thế”, chọn lựa làm chi… Cũng là một cách chấm dứt sự sống…

Lão đã làm giấy từ chối mọi phương thức chữa chạy mạnh mẽ như là “gắn dây chỗ này, cài máy chỗ kia” trên cơ thể. Trong di chúc, lão ghi rõ ý muốn chăm sóc y tế như thế nào trong trường hợp mình không nói được vào giai đoạn cuối cuộc đời, khi không còn hy vọng cứu chữa. Lão cũng làm giấy ủy quyền cho một thân nhân quyết định phương thức điều trị khi lão hết sáng suốt. Lão đã tìm hiểu về chương trình chăm sóc cận tử –hospice- nên lão xin vào đây để hy vọng được nhẹ nhàng ra đi không đau đớn vì những biến chứng bệnh của ung thư…

Trước hết lão muốn được gặp gỡ tất cả thân bằng quyến thuộc nhất là người bạn trăm năm với các con các cháu. Hơn mấy chục năm chung sống với biết bao kỷ niệm buồn vui có nhau. Lão đã làm hết nhiệm vụ cho gia đình và lão cũng muốn nhân dịp này nhìn lại các thành quả đó trên gương mặt mọi người với những lời nhắn nhủ cuối cùng. Lão cũng cần giải quyết mọi chuyện với người thân thiết để đôi bên chia tay trong bình an… Và lão cũng được nắm bàn tay những  người thân yêu lần cuối, bàn tay đón lão vào đời, bàn tay tiễn đưa lão vĩnh viễn ra đi. “Xin chia tay, và nếu là mãi mãi, thêm một lần, xin mãi mãi chia tay”- một nhà thơ nào đó đã viết…

Lão mong muốn được đối xử như người còn sống. Theo lão, cận tử mới chỉ là gần chết, sẽ chết vì sự sống chỉ ngưng sau khi lão không còn hơi thở, tim lão ngưng đập, não bộ tê liệt. Lão vẫn còn là một sinh vật với mọi ý nghĩa của nó, như là có suy tư, cảm xúc, quyền hạn như mọi người. Có vui, có buồn, có hy vọng, có thương yêu…

Lão cần được duy trì các hy vọng dưới mọi hình thức. Hy vọng có thuốc tiên, có phương thức kỳ diệu để lão lành bệnh. Mặc dù biết rằng bệnh của lão đang đi vào giai đoạn cuối, những hung bào ung thư đã xâm lấn nơi xa, nhưng “còn nước còn tát”, lão vẫn hy vọng ở một phép lạ đến với lão. Lão đang cầu nguyện ơn trên. Rồi lão hy vọng những cơn đau không hành hạ mình. Hy vọng con cái gần mình. Hy vọng không chết đơn côi. Xin ai đó đừng làm tiêu tan hy vọng của tôi với lời an ủi xã giao, có lệ, “hãy nhìn vào sự thật, đừng mong ở phép lạ”…  Hy vọng có thể lành. Hy vọng chết không đau đớn. Hy vọng vợ hiền, con cháu ở lại bình an. Hy vọng mình được về nơi vĩnh phúc. Xin đừng thổi tắt những ngọn lửa hy vọng của tôi!

Dù thời gian không còn bao lâu, nhưng lão vẫn mong muốn tiếp tục được chăm sóc bởi những người có khả năng, hiểu biết, thông cảm với hoàn cảnh, bệnh tình  của lão. Lão vẫn muốn tiếp tục nhận dịch vụ y tế, dù mục tiêu bây giờ là làm nhẹ bệnh thay vì chữa khỏi… Những giải thích về bệnh của tôi từ bác sĩ, những hướng dẫn ăn uống từ điều dưỡng viên, sự chăm sóc vệ sinh cá nhân cũa người y công… đều làm ấm lòng tôi hơn, thoải mái hơn… Dù biết rằng sắp chết, tôi cũng vẫn cần… xin đừng cô lập tôi, bỏ tôi một mình trong sợ hãi!!! Lão nhớ có một tác giả nào đó đã viết: “Chết không phải là kẻ thù; sống với ám ảnh sợ hãi nó mới là kẻ thù…”

Lão cũng muốn được tham dự vào các quyết định liên quan tới lão. Về các phương thức trị liệu; cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả hình thức ma chay, chôn cất mà lão đã sắp đặt đâu vào đó. Ðôi khi thân nhân không muốn kẻ sắp vĩnh biệt ra đi bận tâm với thủ tục, chi tiết rườm rà, nên quyết định hộ. Làm vậy là ta đã phủ nhận quyền quyết định của họ, coi họ như bất lực và vô hình dung giảm giá trị của họ…

Lão cần được giải thích đầy đủ và ngay thẳng cũng như có quyền nêu ra những thắc mắc về sự chết. Nhiều khi thầy thuốc không muốn nói tới chết chóc với bệnh nhân đau nặng, vì muốn để họ còn hy vọng. Hoặc cho rằng bệnh nhân đã biết rồi. Vì khó nói làm sao ấy. Lão cũng thông cảm với hoàn cảnh khó xử của người thầy thuốc đang chăm sóc lão. Nhiều lúc lão thấy ông ta dường như muốn nói với lão một điều gì quan trong, nhưng lại ngập ngừng. Chắc lại là chuyện “vô phượng trị liệu” về bệnh của lão chứ gì!? Thực tội nghiệp cho ông bác sĩ! Ðược huấn luyện để xua đuổi tử thần xa sự sống, chứ đâu có được hướng dẫn để nói về sự chết với bệnh nhân…

Từ lúc sinh thời, lão vẫn có một đức tin tôn giáo thì giờ đây lão cần sự chăm sóc tâm linh, để linh hồn lão có nơi tá túc bình an. Người ta muốn được lên cõi Thiên Ðàng, tiêu diêu miền Cực Lạc thì lão cũng muốn được về nơi vĩnh cửu mà lão đã từng ấp ủ. Lão muốn  được tâm sự với vi lãnh đạo tinh thần mà lão đã quen biết từ nhiều chục năm nay, để sửa soạn cho linh hồn lão…

Lão cũng cần được giải thích về diễn tiến của sự chết; Vì lão nghe nói khi chết thì sẽ có những khó khăn, những thay đổi về thể xác cũng như linh hồn. Liệu lão có bị những cơn đau bệnh hoạn xâu xé cơ thể!? Liệu những hoảng loạn, ác mộng có đến với lão?. Lão có mất ngủ, kém ăn, bí đại tiểu tiện… bác sĩ sẽ làm gì để giúp lão ra đi nhẹ nhàng?

Lão cần sự giải thích thành thực, sự thông cảm của thầy thuốc. Lão không muốn sống trong u mê, lo sợ của sự chờ chết… Lão nhớ lời nhắn nhủ của Nữ tu đáng kính Theresa “Ðừng sợ hấp hối vì nó rất giản dị…” 

Lão chỉ cần có vậy…

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức 

From: TU-PHUNG

Trượt Chân, Té Ngã Khi Tuổi Già… – Trần Lý Lê

Trượt Chân, Té Ngã Khi Tuổi Già… – Trần Lý Lê

 Tác giả: Trần Lý Lê 

         

Chỉ một cú vấp ngã là cuộc sống con người có thể thay đổi hoàn toàn, cuộc thay đổi không thể kềm hãm xoay chuyển. Sự đau đớn thể xác đi kèm với nỗi vật vã tâm thần. Đây là mối ưu tư, ám ảnh của tuổi vàng khắp chốn.

Con người sống lâu hơn, ít bệnh tật hơn nhưng tuổi thọ lâu dài kia có những khúc quanh không như ý. Cơ thể trải qua những biến chuyển cần sự thích nghi và chấp nhận từ mỗi cá nhân. Ôi chao, biết bao nhiêu là biến chuyển trong cái thân thể mong manh kia sau 70 – 80 năm dãi dầu với thời gian?

Mắt nhìn không còn tinh anh. Tai nghe không còn tỏ tường, có vị còn chịu chứng ù tai, tinnitus, những âm thanh tai quái u u trong đầu suốt ngày đêm. Khứu giác chẳng còn “cảm” được một mùi hương nhẹ nên vị giác hầu như mòn mỏi. Khoảng 70% khả năng “nếm” đến từ khả năng “ngửi”.

Rượu [ngon] không còn giữ được hương vị cũ dù vẫn mang lại cảm giác lâng lâng và đôi khi còn gây chuếnh choáng nhanh chóng không ngờ. Bắp thịt không mạnh mẽ như trước, khuân vác một món gì cũng khó khăn. Khớp xương ê ẩm khiến việc xê dịch chậm chạp… Chưa kể sự thăng bằng, balance, kết hợp từ khả năng nhìn thấy, sức mạnh của bắp thịt, và khả năng cảm nhận vị trí của thân thể (proprioception) trong môi trường chung quanh, cũng sụt giảm qua thời gian. Và cuộc sống có thể đến khúc ngoặt không ngờ khi trượt chân, vấp ngã.

Tại Hoa Kỳ, số người cao niên (65+ tuổi) té ngã và chịu biến chứng nặng nề mỗi ngày một gia tăng. Nha Thống Kê của cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (the CDC) công bố một con số đáng ngại, chỉ trong năm 2012, trên 2.4 triệu người té ngã, trong số ấy trên 200 ngàn người tử vong vì biến chứng trong cùng năm.

Theo hội chuyên khoa về tuổi vàng, Geriatrics, tai nạn gia tăng khi con người quá lạc quan quá tự tin, không lượng sức mình; người có tuổi cũng không ngoại lệ nhưng chịu ảnh hưởng của tai nạn nặng nề hơn. Những thứ bình thường trước đây bỗng dưng trở thành chướng ngại vật trong một phút không ngờ: các bậc thang, tấm thảm trên sàn nhà, bồn tắm trắng bóng, vồng u trong chỗ đậu xe, rễ cây ngoài vườn…, và ngay cả con chó con mèo quanh quẩn bên chân hằng ngày. Những món thuốc trị chứng cao huyết áp, chữa trầm cảm… có thể gây chóng mặt, choáng váng khiến việc vấp té, trượt chân xảy ra dễ dàng hơn.

Trong số các cụ cao niên té ngã và gãy xương chậu xương đùi, 20% tử vong trong cùng năm, 80% còn lại chịu ảnh hưởng nặng nề. 

Họ không còn tự di chuyển nên việc nhàn tản trên một quãng đường ngắn trở nên bất khả. Nhiều người mất luôn khả năng lái xe vì chân ga chân thắng không còn nhậm lẹ nên dễ gây tai nạn.

Không thể tự di chuyển, các cụ này trở nên phụ thuộc vào người chung quanh, từ bạn bè, hàng xóm láng giềng đến con cái. Tuổi vàng sợ đau đớn thể xác thì ít nhưng họ lại hãi hùng trước viễn ảnh mất hết khả năng độc lập.

Một sự thật khó chấp nhận là việc càng cao tuổi, càng dễ té ngã. Theo Tiến Sĩ Judy A. Stevens, chuyên viên Dịch Tễ, epidemiologist, tại CDC, té ngã xem ra giản dị nhưng lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho tuổi vàng, không mấy ai muốn nhắc đến và ngay cả người bị té cũng không muốn đề cập đến. Lý do? Các cụ ngượng ngùng, bạn ạ, ngại bạn bè chê cười mình vụng về, nhưng lý do sâu thẳm nhất, các cụ sợ con cháu lo lắng quá lại khênh họ vào nhà dưỡng lão hầu được (bị) chăm sóc kỹ lưỡng hơn, và từ đó mất luôn cuộc sống độc lập riêng tư. Họ sợ hung thần té ngã còn hơn các trận đau ốm. Đau ốm khi hết bệnh còn có thể độc lập chứ té ngã thì lôi thôi lắm!

Phục hồi sau khi té ngã là một hành trình gian nan, chậm chạp. Với các ca gãy xương “bình thường”, sau khi bó xương, nối xương và vết thương tạm lành, bệnh nhân trải qua thời gian tập luyện để có thể tự di chuyển. Chương trình phục hồi kéo dài vài tháng, từ việc dùng xe lăn, khung cân bằng đến cách dùng gậy để chống đỡ thân mình và giúp thăng bằng.

Nhiều cụ không còn leo thang được nữa vì cần dùng khung sắt để di chuyển, và từ đó phải lìa bỏ tổ ấm nơi có các bậc thang thân quen, gần gũi. Thay đổi chỗ ở là cả một cú sốc trong tuổi vàng. Cụ nào chấp nhận và chịu thích nghi thì vết thương “lìa tổ ấm” sớm lành, cụ nào rầu rĩ vật vã với chỗ ở mới thì nhanh chóng rơi vào nỗi trầm cảm u uất và không thiết sống!

Ngược lại, được sinh sống trong khung cảnh quen thuộc là nỗi ấm áp, thoải mái trong tuổi vàng ngay cả khi các cụ không còn có thể tự chăm sóc thân thể.

Như mọi loại bệnh tật, phòng ngừa là phương cách tốt nhất. Té ngã cũng thế. Phòng ngừa té ngã để tránh thương tật và các biến chứng thay đổi đời sống của bệnh nhân.

Để phòng ngừa té ngã, bà Judy Stevens cho rằng thể dục là yếu tố quan trọng nhất. Khi thân thể khỏe mạnh, bắp thịt cứng cáp, thì ít bị té ngã; và nếu bị té ngã thì ảnh hưởng cũng bớt trầm trọng so với các cụ ít động đậy, đi lại.

Các lớp thể dục, nhất là các buổi dạy về thăng bằng, như tập đứng một chân, lăn trái banh Bosu cho quen với sự chông chênh. Môn Thái Cực với các động tác co duỗi thong thả, chậm chạp giúp thân thể phối hợp hoạt động của bắp thịt và hai lá phổi thở hít nhịp nhàng. Sự phối hợp này cần thiết cho việc hô hấp, thăng bằng và dáng đi đứng của thân thể.

Hiệu quả cụ thể nhất của sự tập luyện thân thể là việc có thể tự đứng dậy từ ghế ngồi mà không cần vịn tay: bắp thịt hai chân và bắp thịt bụng, lưng cứng cáp đủ để chống đỡ và thăng bằng thân thể khi thay đổi vị thế.

Những yếu tố khác không kém quan trọng là việc dùng các món thuốc. Thuốc trị cao huyết áp, khoảng 70% các cụ tuổi thất thập dùng món thuốc này, gây chóng mặt khi huyết áp xuống nhanh và dễ té ngã nếu không cẩn thận. Chưa kể các thứ dược thảo lợi tiểu, giảm đường giảm mỡ (?) hầm bà lằng khác bán tự do trên thị trường mà các cụ Á Đông dùng thường xuyên như uống trà.

Xin mở ngoặc để nhắc đến dược thảo một chút: Dược thảo là con dao hai lưỡi rất sắc, có thể vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị một bệnh tật nào đó, nhưng dược chất trong dược thảo có liều lượng bao nhiêu lại là một điều bí mật. Bí mật thứ nhì là món dược thảo tuy có cùng tên nhưng mức khác biệt về dược chất [và dược tính] lại là khoảng cách mênh mông… chưa kể các phụ chất có dược tính khác.

Các cụ dùng thuốc trị cao huyết áp có tỷ lệ té ngã cao gấp đôi những người không dùng. Đặc biệt là loại thuốc lợi tiểu, diuretic, [dùng để giảm cao huyết áp và suy tim]. Nếu cần dùng, các cụ nên uống thuốc ban ngày để tránh những chuyến vào nhà vệ sinh trong đêm tối. Món thuốc khác, món thuốc trị mất ngủ, có thể gây mất thăng bằng, và nếu có thể, nên thay thế bằng một ly sữa ấm, một cuốn sách dễ đọc hoặc một vài bản nhạc êm dịu.

Cách phòng ngừa té ngã khác là cách xếp đặt vật dụng trong nhà, loại bỏ tấm thảm đặt hờ hững trên sàn nhà, bàn ghế nằm gọn ghẽ trong một góc khuất, dẹp giày dép, đồ chơi… trên lối đi.

Các cụ trong tuổi vàng cần đi khám mắt hàng năm và đeo kính để duy trì thị lực. Dùng kính đơn tròng khi đi bộ và chỉ dùng kính hai tròng, ba tròng (bifocal, progressive lenses) khi đọc sách, ngồi tại chỗ vì loại kính này có thể gây vấp té.

Trong nhà cần có đèn đủ sáng để thắp rõ vật dụng chung quanh. Và món vật dụng cần thiết nhất, với các cụ sống đơn chiếc, có lẽ là món “gọi cấp cứu”, emergency button, electronic alert, có thể trong dạng vòng đeo trên cổ tay có nút bấm, có thể là dây đeo trên cổ.

Mùa thu của cuộc đời không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và sẵn sàng cho tinh thần, mùa thu có thể trở thành… vàng lá, vàng ròng với các chuyến du ngoạn thong thả để tận hưởng sự thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng bận với sinh kế nhọc nhằn và bổn phận dưỡng dục khó khăn?

Trần Lý Lê