Đừng đọc …đọc có thể uất nghẹn mà chết !

Image may contain: 8 people, people smiling, text
Phan Công Hải

Đừng đọc …đọc có thể uất nghẹn mà chết !!

Cán bộ cao cấp thì ở biệt phủ, từ nhà đến cơ quan đều ngồi máy lạnh, sống thì giành đất, cạp đất mà giàu, vô bệnh viện thì có khu cao cấp đặc trị, chết thì cũng giành vài mẫu đất để chôn cất.

Mở miệng ra thì vì dân, vì nước hi sinh để bảo vệ tổ quốc.Theo Tôi Hy sinh, phải nói đúng là người dân bị bắt buộc hy sinh mới đúng, nhát thấy mẹ, cứ mỗi lần đụng độ với đối phương là cứ lùa dân ra trước giữa 2 làn đạn để dân đỡ đạn cho mình, lỡ chẳng may đạn né dân trúng mình, bây giờ gọi là hy sinh !!

Giai cấp giàu nghèo,quan dân thật rõ nét đó là chế độ XHCN CS chỉ phục vụ và làm giàu cho nhóm lợi ích quyền lực.

CHÚA CHỔM LƯỜI NHÁC KHOE TÀI LÀM KINH TẾ

CHÚA CHỔM LƯỜI NHÁC KHOE TÀI LÀM KINH TẾ

-Đỗ Ngà

Năm 2015 tôi vay ngân hàng A 1 tỷ kỳ hạn 1 năm. Đến năm 2016 số tiền nợ bây giờ là 1,1 tỷ, nhưng tôi không có xu nào trong túi, tôi buộc phải vay ngân hàng B 1,5 tỷ để trả cho ngân hàng A 1,1 tỷ và còn lại tôi dùng để chi tiêu. Đến năm 2017 số nợ ở ngân hàng B là 1,65 tỷ, và trong túi không có 1 xu nên tôi vay ngân hàng C 2 tỷ để trả cho ngân hàng B 1,65 tỷ còn lại tôi chi tiêu cho bản thân. Cứ như thế, hàng năm tôi vay ngân hàng này trả cho ngân hàng kia và ngắt thêm một ít trong đó để chi tiêu. Và cuối cùng đến năm 2019 tôi đã nợ ngân hàng 2,75 tỷ. Nếu tôi cứ làm như vậy thì nợ mỗi ngày một phình to chứ không thể nào giảm nợ được, điều đơn giản này chắc chắn ai cũng hiểu.

Vậy qua đây chúng ta thấy gì? Vay nhiều hơn nợ phải trả để chi tiêu và trả nợ thì sẽ làm cho nợ ngày một phình to chứ không có chuyện giảm nợ được. Ấy vậy mà CS họ khoe khoang rằng, họ đã làm được. Chả nhẽ họ có phép mầu hô biến là có tiền trả nợ chăng? Để hiểu về họ, tôi xin hệ thống số liệu từ các bài báo nhà nước để chúng ta thuận tiện trong vấn đề đánh giá.

Ngày 02/06/2017 trên báo Vietnamfinance “Nếu nợ công là 431 tỷ USD, ai trả nợ cho DNNN thua lỗ?”. Trong bài này cho biết nợ công tính luôn cả khối doanh nghiệp nhà nước được chính phủ bảo lãnh vào thời điểm năm 2015 là 431 tỷ USD tương đương với 210% GDP, trong đó chính phủ nợ nước ngoài là 59,5% GDP, còn lại là phần nợ của khối doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng thật lạ, chính phủ Việt Nam không thừa nhận phần nợ của khối doanh nghiệp nhà nước do họ bảo lãnh vay, mà họ chỉ thừa nhận con số 59,5% GDP của chính họ vay.

Ngày 07/06/2016 trên báo Vnexpress có bài “Chính phủ trả nợ hơn 12 tỷ USD năm 2016”. Trong bài này cho biết, năm 2016 chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vay 20 tỷ đô nhưng trả nợ chỉ có 12 tỷ USD còn lại 8 tỷ USD là chính phủ dùng để chi tiêu. Họ lại vay nhiều hơn nợ để vừa trả nợ vừa chi tiêu, cách vay như thế này làm nợ công tăng rất nhanh, và qua đây cũng cho thấy nền kinh tế đất nước làm ra không đủ trả nợ.

Ngày 03/05/2017 trên báo Vnexpress có bài “Chính phủ vay hơn 15 tỷ USD trả nợ năm 2017”. Trong bài này cho biết, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vay 15 tỷ USD để trả nợ và không dùng bất kỳ khoản nào trong số tiền vay này để chi tiêu. Nếu xét về số tiền vay thì giảm đi 5 tỷ USD nhưng số nợ đáo hạn năm 2017 đã cao hơn năm 2016 là 3 tỷ USD. Đây là năm hiếm hoi chính phủ ông Phúc vay đủ để trả nợ.

Ngày 23/04/2018 trên báo Vnexpress có bài “Chính phủ sẽ chi 11 tỷ USD trả nợ năm 2018”. Trong bài này cho biết, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vay đến 16,8 tỷ USD nhưng trong đó họ dùng chỉ 11 tỷ USD để trả nợ và còn lại 5,8 tỷ USD dùng để chi tiêu. Như vậy số nợ đáo hạn năm 2018 ít hơn năm 2017 là 4 tỷ USD thì ngay lập lập tức chính phủ vay thêm để chi tiêu.

Và cuối cùng là hôm ngày 21/10/2019 trên báo Vietnamnet có bài báo “Vay nợ thêm gần 500 ngàn tỷ để bù đắp thiếu tiền chi tiêu”. Số tiền này tương đương với 21,5 tỷ USD. Trong đó, phần trả nợ gốc (chưa tính lãi) là 217 ngàn tỷ đồng tương đương 9,4 tỷ USD. Đây là cách đưa tin khá gian trá, vì sao? Vì khi nói đến trả nợ, người ta luôn tính tiền gốc+ lãi đến thời điểm thanh toán chứ không ai chỉ tính số tiền nợ gốc cả. Cách tính này là cách tính có chỉ đạo của tuyên giáo nhằm làm giảm số nợ thực tế để phục vụ công tuyên truyền mà thôi.

Thói quen đi vay nhiều hơn khoản nợ đáo hạn nhằm mục đích vừa trả nợ vừa dùng để chi tiêu thì hệ quả của nó là sẽ làm tốc độ tăng nợ công rất nhanh. Theo thống kê trên một bài báo có tựa “Tốc độ tăng nợ công gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP” được đăng trên tờ Zing ngày 01/11/2016 cho biết thực tế như vậy. Với đà tỷ số tăng trưởng nợ công cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP thì làm sao có chuyện tỷ số nợ công so với GDP giảm được? Ấy vậy mà trong bài báo “Vay nợ thêm gần 500 ngàn tỷ để bù đắp thiếu tiền chi tiêu” người ta cho biết tỷ số nợ công so với GDP giảm hằng năm. Cụ thể là năm 2016 nợ công 52,6% GDP, năm 2018 là 50% GDP và dự kiến năm 2019 là 49,2% GDP.

Ở đây chúng ta thấy rằng, qua các năm chính phủ CSVN đi vay trả nợ, mà chỉ cần vay để trả nợ thì nợ đã tăng rồi, đàng này chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và vay nhiều hơn nợ để vừa trả nợ vừa chi tiêu. Thế thì ĐCSVN dựa vào phép toán nào để giảm tỷ trọng nợ công so với GDP đây? Từ đây chúng ta thấy đây là những con số gian.

Thực ra đây là cách tính gian trá của CS để mị dân rằng, đảng đã từ từ từng bước trả nợ. Đó là lý do tại sao ban tuyên giáo đã chỉ đạo báo chí nặn ra con số để lừa dân. Ngay ban đầu, chính phủ loại bỏ phần nợ doanh nghiệp nhà nước ra khỏi mục tính toán nợ công quốc gia là đã là một sự gian trá lớn rồi. Dù nợ của khối doanh nghiệp nhà nước, nhưng những doanh nghiệp này mất khả năng trả nợ thì các chủ nợ nắm đầu ai? Họ chỉ biết nắm đầu chính phủ. Mà khi chính phủ trả nợ thay doanh nghiệp nhà nước thì khoản nợ đó được đổ hết lên đầu dân bằng thuế phí. Mà trong hàng loạt doanh nghiệp nhà nước được mấy ông làm ăn có lãi? Chỉ thấy toàn là lỗ.

Nếu như con số tăng trưởng đúng như bài báo nói là 7% thì tăng trưởng nợ công năm nay là 21% chứ? Nếu vậy thì mừng thế nào nhỉ? Anh kiếm lời chỉ có 7 đồng mà lãi phát sinh là 21 đồng thì anh phát triển cách nào đây? Đấy là giả sử nợ công bằng GDP, còn với nợ công bằng 210%GDP thì khác, khi đó, nếu anh làm 7 đồng lời anh thì phải trả 44,1 đồng nợ. Thực chất sẽ không có sự phát triển nào cả mà sự triển của Việt Nam chỉ là một trò gian trá. CS chỉ lấy số đẹp khoe còn số đang làm đất nước tan hoang họ không lấy. Làm 1 phá 10 nhưng họ kể 1 và giấu con số 10 kia, thế là CHXHCN tốt đẹp thôi, tốt đẹp theo cách của họ.

CS mà! Họ phát triển đất nước nhờ chế tác số liệu chứ thực chất có phát triển hay không người dân tự cảm nhận. Không có chuyện đất nước càng phát triển mà đời sống kinh tế nhân dân càng ngột ngạt được. “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói”, quả thật là câu nói chưa bao giờ sai. Thực ra ĐCS chỉ là anh chúa chổm lười nhác khoe tài làm làm kinh tế giỏi mà thôi, không hơn không kém.

-Đỗ Ngà-

Những số liệu chứng minh, xin xem ở các bài báo sau:

https://vietnamfinance.vn/neu-no-cong-la-431-ty-usd-ai-tra-…

https://vnexpress.net/…/chinh-phu-tra-no-hon-12-ty-usd-nam-…
https://vnexpress.net/…/chinh-phu-vay-hon-15-ty-usd-tra-no-…

https://vnexpress.net/…/chinh-phu-se-chi-11-ty-usd-tra-no-n…
https://vietnamnet.vn/…/no-cong-vay-them-gan-500-nghin-ty-d…

https://news.zing.vn/toc-do-tang-no-cong-gap-3-lan-tang-tru…

No photo description available.

Vợ chồng già

Vợ chồng già.

_ Nè ông ăn đi. Có món soup khoai tây và gà rim mà ông thích đó. Làm từ sáng bảnh mắt tới giờ mới xong , tay chân rã rời luôn. Già rồi làm gì cũng chậm chạp hết. Gân cốt cũng rệu rạo. Ông nhai cho kỹ, đừng nuốt vội rồi mắc nghẹn . Cái tật kỳ cục. Ăn gì mà vội vội vàng vàng như sợ ai dành mất phần.

Có tiếng chó sủa . Bà ngưng càm ràm, bước lập cập ra cửa , hấp hái mắt, rồi lại lập cập quay vô.

_ Chó bên nhà hàng xóm sủa bậy. Làm mình cứ tưởng tụi nhỏ. Ông ăn thêm chút nữa đi. Rồi lát nữa tụi nó thế nào cũng mua về cho ông chai vang . Thứ đó mà kèm với món gà rim này thì ngon phải biết.

Có tiếng động ngoài sân. Bà vội đứng dậy, bước ra, nhìn quanh. Chiếc xe hơi giãm tốc trước sân làm bà mừng suýt kêu lên . Nhưng không phải, nó ngừng lại ở sân nhà bên cạnh. Bà thở dài bước trở vào nhà.

_ Từ sáng tới giờ cả chục lần rồi , mà không thấy đứa nào hết. Thôi chắc là hôm nay tụi nó không về kịp rồi ông ơi . Nhưng mai chắc chắn tụi nhỏ sẽ về . Tết mà, tụi nó biết cha mẹ trông mà. Thôi ông đừng buồn nhen. Đi ngủ đi, rồi mai tụi nó về. Để tui đóng cửa, rồi còn dọn dẹp.

Bà lụm cụm đứng lên, ngước nhìn tấm ảnh của ông trên bàn thờ .Từ ngày ông chết đến nay đã hai năm và bà vẫn lui cui trong nhà , vẫn nói với ông đủ chuyện như ngày ông còn sống. Của đáng tội, nhà chỉ có hai vợ chồng già.

From: Tu-Phung

MÙI HƯƠNG CỦA ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG

MÙI HƯƠNG CỦA ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Mùi hương của đức khiêm nhường Theo Isaac người Syria, giám mục và là nhà thần học nổi tiếng ở thế kỷ thứ 7, một người thực sự khiêm nhường là người tỏa ra một hương thơm nhất định nào đó mà người khác sẽ cảm nhận được và ngay cả động vật cũng cảm nhận đến mức mà các động vật hoang dã kể cả rắn cũng bị thu hút và không bao giờ dám làm hại người này.

Và đây là lập luận của ngài, ngài tin rằng một người khiêm nhường tìm thấy được mùi hương của thiên đàng, khi đứng trước một người như vậy, chúng ta không cảm thấy mình bị phán xét, không có gì để sợ, và điều này đúng với cả động vật.  Họ cảm thấy an toàn bên cạnh người khiêm nhường và bị người đó thu hút.  Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những người như Thánh Phanxicô Assisi có thể nói chuyện với chim muông và kết bạn với chó sói.

Dù đẹp như thế nào, có phải đây là câu chuyện cổ tích ngoan đạo hay đây là một ẩn dụ phong phú và nguyên mẫu?  Tôi thích nghĩ đây là ẩn dụ phong phú và có thể có một cái gì còn hơn nữa.  Quả vậy, đức khiêm nhường có một mùi hương, mùi của đất mùn, đất thó, mùi của thiên đàng.

Nhưng như thế nào?  Bằng cách nào mà một đức tính thiêng liêng lại tỏa ra một mùi hương vật lý? 

Chúng ta có tâm thế, là những tạo vật vừa có thể xác vừa có tâm linh.  Vì thế trong chúng ta, thể chất và tâm linh là một phần của một và cùng một thực thể mà nó không thể nào tách cái này ra khỏi cái kia.  Cơ thể và tâm hồn chúng ta cũng giống như đường có màu trắng và có vị ngọt, độ trắng và độ ngọt không thể nào tách riêng ra được.  Cả hai có bên trong đường.  Chúng ta là một thực thể, không thể tách rời, là thể xác và tâm hồn, như thế luôn vừa là thể lý vừa là tâm linh.  Vì vậy, trên thực tế, chúng ta cảm nhận những chuyện về thể chất một cách thiêng liêng, cũng như ngửi những chuyện thiêng liêng qua các giác quan thể lý của mình.  Nếu điều này đúng, thì quả thật khiêm nhường tỏa ra mùi hương có thể cảm nhận được về mặt thể xác và khái niệm của Isaac người Syria không chỉ là một ẩn dụ.

Nhưng nó cũng là một ẩn dụ: chữ khiêm nhường có nguồn gốc từ tiếng la-tinh là mùn (humus) có nghĩa là đất: nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa này thì người khiêm nhường mà chúng ta biết là người sát đất nhất, và người có nền tảng nhất.  Người khiêm nhường có bàn chân đạp đất, là tiếp xúc với đất, mang mùi đất.  Hơn nữa, khiêm nhường là lấy chỗ hợp pháp như một mảnh nhỏ của đất, chứ không phải như một con người hay một cái gì đó tách khỏi đất.

Nhà thần nghiệm và khoa học gia nổi tiếng Pierre Teilhard de Chardin đôi khi đã diễn tả điều này trong lời cầu nguyện của ngài.  Trong nhiều năm, với tư cách là nhà cổ sinh vật học, ngài làm việc một thời gian dài trong các sa mạc hẻo lánh ở Trung quốc, có khi ngài soạn các lời cầu nguyện cho Chúa dưới hình thức mà ngài gọi đó là Thánh lễ cho thế giới.  Nói chuyện với Chúa trong tư cách linh mục, ngài kết hiệp tiếng nói của mình với chính tiếng nói của đất, nơi sự sáng tạo vật lý chính là đất, nền của đất, để có thể mở ra và nói chuyện với Chúa.  Là linh mục, ngài không nói cho đất; ngài nói như là đất, cho đất một tiếng nói, với những chữ có tác động:

Lạy Chúa, con đứng trước mặt Chúa như một sinh linh bé nhỏ của đất, để cho đất có tiếng nói: xin Chúa nhìn đến sự mở lòng ra của con, sự mở lòng ra của thế giới, sự bất trung của con, sự bất trung của thế giới; trong sự chân thành của con, sự chân thành của thế giới, trong đạo đức giả của con, trong đạo đức giả của thế giới; trong sự quảng đại của con, sự quảng đại của thế giới, trong sự quan tâm của con, sự quan tâm của thế giới, trong sự xao lãng của con, sự xao lãng của thế giới; trong ước muốn ca ngợi Chúa của con, trong ước muốn ca ngợi Chúa của thế giới, trong lợi ích riêng của con, trong sự quên lãng Chúa của thế giới.  Vì con là đất, là chút đất nhỏ, chút đất mở ra hoặc khép lại qua cơ thể của con, tâm hồn và tiếng nói của con.

Đây là khiêm nhường, một biểu hiện của khiêm nhường đích thực.  Khiêm nhường không bao giờ được nhầm lẫn với hình ảnh bản thân bị tổn thương như chúng ta thường thấy, với sự dè dặt quá mức, với sự rụt rè và sợ hãi hay với một nhận thức quá nhạy cảm về mình.  Thường thường khái niệm một người khiêm nhường là khái niệm về người nhận lỗi khi mình có lỗi, người không nhận lời khen (dù mình xứng đáng), người quá rụt rè để không thể thân tình tin tưởng thổ lộ, hay người quá sợ hãi hoặc tự ti ý thức, lo lắng sợ xấu hổ để không bao giờ mở lòng đi tới trước, và tặng cộng đoàn món quà của mình.  Những điều này có thể là những điều của người hiền lành và quên mình, nhưng do chúng ta chê chính mình khi phủ nhận tài năng của mình, đây là khiêm nhường giả tạo và xét cho cùng, chúng ta biết điều này, vì vậy điều này thường làm cho một người nào đó che giấu sự giận dữ của mình sẽ dễ trở thành người gây hấn thụ động.

Người khiêm nhường nhất mà các bạn biết là người vững chãi nhất, có nghĩa là người biết họ không phải là trọng tâm của trái đất nhưng cũng biết họ không phải là một mẫu vụn đất hạng hai.  Và người đó sẽ tỏa ra một mùi hương mang cả hương thơm của thiên đàng (món quà thần thánh) cũng như mùi hương của trái đất.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Suyniemhangngay1 

CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TƯỢNG ” CHÚ BÉ ĐỨNG TÈ “

CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TƯỢNG ” CHÚ BÉ ĐỨNG TÈ “

_ Tại Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”, một tượng đài nhỏ bằng đồng cao 61 cm, là biểu tượng của thủ đô Brussels.

_ Bỉ là một quốc gia xinh đẹp và giàu có, kinh tế phát đạt khiến rất nhiều người hâm mộ cuộc sống của người dân nước này. Tại thủ đô Brussels, Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”, một tượng đài nhỏ bằng đồng cao 61 cm, là biểu tượng của thành phố Brussels. Đây là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc François Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619. Nhưng đến năm 1817 thì được thay chất liệu bằng đồng.
_ Người dân Bỉ coi biểu tượng này bảo vật quốc gia. Liên quan đến “chú bé đứng tè” này có một câu chuyện lịch sử mà người Bỉ cho rằng, cậu bé là anh hùng dân tộc.
_ Vào thế kỷ 14, mối quan hệ giữa Bỉ và Tây Ban Nha không được tốt đẹp. Tây Ban Nha khi đó là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, giáp biên giới với nước Pháp. Nước Bỉ cũng có biên giới tiếp giáp với nước Pháp, nhưng do có mối quan hệ không tốt với Tây Ban Nha nên Bỉ thường xuyên kết hợp với nước Pháp để đối đầu với Tây Ban Nha.
Vào năm 1367, Tây Ban Nha phái hơn 5.000 lính hải quân và lục quân tấn công nước Bỉ, sau đó lại phái thêm hơn 20.000 quân lính sang nước Bỉ.

_ Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, Tây Ban Nha đã chiếm lĩnh trọn lãnh thổ nước Bỉ bao gồm thủ đô Bỉ là Brussels. Bỉ bị ép ký kết hiệp ước đầu hàng Tây Ban Nha và trong vòng 40 năm sau đó không được phép liên minh với Pháp, đáp ứng điều kiện này thì Tây Ban Nha sẽ rút quân khỏi Bỉ.
_ Sau mấy tháng thương lượng, Tây Ban Nha cuối cùng đã rút quân về nước bắt đầu từ tháng 5/1368. Nhưng thời điểm Tây Ban Nha rút quân khỏi Brussels, họ lại nổi lên ý định xấu, đó là muốn dùng thuốc nổ để hủy diệt Brussels. Những người lính Tây Ban Nha đã hóa trang thành người dân Bỉ và bí mật chôn giấu mấy vạn tấn thuốc nổ ở nhiều nơi của Brussels. Tất cả số thuốc nổ này cuối cùng được dẫn đến một kíp nổ. Sau đó quân đội Tây Ban Nha gần như đã rút khỏi Brussels chỉ còn lại mấy binh sĩ tình nguyện ở lại “hiến thân” để châm chíp nổ.
_ Khi đường dây dẫn để châm ngòi bộc phá đã được nối xong xuôi thì bỗng từ đâu, có một chú bé chạy qua, ung dung đứng tè vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá. Ngay lập tức, quả bộc phá bị ướt và không thể đốt cháy được.
Về sau, quân đội Bỉ phát hiện ra, đã bế cậu bé giơ lên cao và dân chúng Brussels đều ca ngợi cậu bé đã cứu được cả thành phố Brussels, thậm chí là cả nước Bỉ. Tại sao nói rằng cậu bé đã cứu cả nước Bỉ….???
_ Bởi vì, thời ấy nước Bỉ vô cùng nhỏ, hơn nữa còn không phải là một quốc gia nắm hoàn toàn chủ quyền, vẫn bị quản chế bởi nước Pháp. Lúc ấy cả nước Bỉ có hơn 1.000.000 người dân, dân số ở Brussels là 200.000 người, nếu như Brussels bị phá hủy thì cả nước Bỉ cũng sụp đổ.
_ Năm 1619, nhà điêu khắc vĩ đại của Bỉ là Jérome Duquesnoy đã tự tay chế tạo ra bức tượng đồng chú bé này.. Chú bé này tên là Julien Dillens. Nhiều người sau khi nghe câu chuyện về chú bé này đều cảm thấy đây là câu chuyện cổ tích. Nhưng kỳ thực không phải như vậy, đây là câu chuyện có thật trong lịch sử!
_ Hồ sơ của nước Bỉ và Tây Ban Nha đều có ghi chép lại đoạn lịch sử này. Cả hai quốc gia đều ghi chép lại quá trình Tây Ban Nha sang tấn công nước Bỉ, quá trình rút quân và cả việc cậu bé đã làm tắt kíp nổ. Hồ sơ ghi chép ở hai quốc gia này đều khớp với nhau.
_ Cậu bé này hàng năm đều nhận được quần áo từ mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, cậu bé còn được gọi là “Cậu bé có nhiều quần áo nhất thế giới.”
_ Hình ảnh bức tượng “chú bé đứng tiểu” này không chỉ nổi tiếng ở Bỉ mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Không ngờ, đằng sau bức tượng nhỏ bé tưởng như chỉ là phục vụ cho hoạt động “vui chơi giải trí” lại ẩn giấu một sự kiện lịch sử to lớn như vậy……!!!!!!!

Nguồn information

From: Bác sĩ Hạnh Văn Phùng

Bí thư Thành Ủy mơ mộng biến Sài Gòn thành ‘trung tâm tài chính châu Á’

Bí thư Thành Ủy mơ mộng biến Sài Gòn thành ‘trung tâm tài chính châu Á’

Nguoi-viet.com
Ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn cùng Phó Thủ Tướng CSVN Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Kinh tế Sài Gòn năm 2019. (Hình: Tuổi Trẻ)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Nếu Sài Gòn trở thành trung tâm tài chính thì đất nước sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Ngoài các lợi thế về vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ, quyết tâm của lãnh đạo, Sài Gòn còn phải là nơi có điều kiện sống không thua nơi khác,” báo InfoNet của Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn.

Các báo nhà nước cũng đăng hình ông Nhân cùng Phó Thủ Tướng CSVN Vũ Đức Đam đang phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Kinh tế Sài Gòn năm 2019 với chủ đề “Phát triển Sài Gòn trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế”.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Đại Học Fulbright Việt Nam cũng nói tại sự kiện nêu trên rằng Sài Gòn “hoàn toàn có những điều kiện, bệ đỡ trở thành một trung tâm tài chính tuy chỉ chiếm 9.36% dân số và 0.6% diện tích, nhưng đóng góp 14% xuất khẩu, tạo ra 24% GDP cả nước, 27% số thu ngân sách, chiếm 14.1% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước…”

“Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện tại, kinh tế Sài Gòn có thể vượt Đài Bắc trong 15-20 năm tới. Vấn đề then chốt là Sài Gòn phải giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh trong một thời gian dài,” ông Tự Anh được báo Zing trích lời.

Tuy vậy, trái với những tuyên bố hồ hởi và nhận định lạc quan của giới chức CSVN và một số chuyên gia “phát biểu đúng định hướng”, cộng đồng mạng dấy lên nghi ngờ về tính khả thi của mục tiêu về mục tiêu biến Sài Gòn thành trung tâm tài chính của châu Á.

Luật sư Lê Công Định bình luận trên trang cá nhân: “Cả hội nghị chỉ bàn những chuyện ‘ruồi bu’ bên ngoài, chưa thấy ai đề cập thẳng vấn nạn cốt lõi bên trong là gì. Vậy giải pháp ở đâu? Ở một quốc gia mà luật pháp thảm thương từ lập pháp, hành pháp, nhất là tư pháp, như nước Việt Cộng hiện nay, làm sao có được một trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á? Rule of law [pháp quyền] là nền tảng của mọi phát triển kinh tế và xã hội, thiếu nó thì khoan bàn đến những đề tài hoa mỹ khác. Hãy nhìn Hồng Kông và Singapore trong 5 thập kỷ qua để tự hiểu vì sao. Mặt khác, có trung tâm tài chính nào trên thế giới này nằm trong một nền kinh tế mang danh ‘thị trường định hướng XHCN’ lú lẫn không?” (T.K.)

 Người Việt ích kỷ và lời cảnh báo vẫn còn nóng bỏng từ 100 năm trước

 Người Việt ích kỷ và lời cảnh báo vẫn còn nóng bỏng từ 100 năm trước.

Người ta cho rằng ngày nay truyền thông phát triển, nên nhiều gương xấu của người Việt mới bị bóc mẽ trên báo đài, mạng xã hội, chứ ngày xưa cũng chẳng thiếu. Nhưng với vốn hiểu biết hẹp hòi, tôi chỉ so sánh từ trong nhà, ra chợ nhỏ, trên đường lớn của ta ngày nay, đã có nhiều chuyện khác xưa rồi.

Thời tôi còn trẻ, trong xã hội cũng có những người máu nóng che mất trí khôn khi tham gia giao thông trên đường nhưng đối với đàn bà con gái, người già trẻ nhỏ thì vẫn được họ nhường đôi ba phần. Giờ đây, chỉ vì tranh chấp khi tắc đường, đàn ông trai tráng nhổ thẳng vào mặt phụ nữ, dẩy ngã người mang bầu, chửi người già hơn mặc dù chỉ bằng tuổi con cháu các cụ.

Ngày xưa khi thực phẩm còn phải lấy theo tem phiếu, ông tôi vẫn xếp hàng từ 4h sáng để nhận đồ. Ngày nay đồ ăn thừa mứa, cũng chẳng phải đói khát gì nhưng người ta chen nhau mua, chen nhau cướp. Bà tôi kể chuyện ngày xưa người ta thưa gửi, dạ vâng, hành lễ từ xa và kính cẩn như thế nào, thì ngày nay, cả đám trẻ lẫn người trưởng thành đều thích ăn to nói lớn, văng từ ngữ không hay này tới chữ xấu xí nọ bừa phứa nơi công cộng. Ngày xưa, người ta e thẹn chẳng dám khoe cả cái bắp chân của mình trước mặt người khác, thì nay người ta ngang nhiên đi tiểu tiện trong thang máy như chốn không người.

Từ những điều nhỏ nhặt đó nó phóng to ra ở những tệ nạn lớn khác, chắc chắn ảnh hưởng tới phẩm chất và năng lực quốc gia. Bởi đó đều là tự tư tự lợi, là nghĩ đến lợi ích, cảm giác của mình chứ không cần quan tâm tới cái chung, cái đại nghĩa vì người khác, vì cộng đồng.

Người kinh doanh thì chặt chém, lừa đảo, luồn lách chạy cửa sau. Người nông dân “gia tăng năng suất” bằng hóa chất, thuốc tăng trọng, tăng trưởng độc hại. Người chăn nuôi vứt lợn chết, vịt gà chết vì dịch xuống sông ngòi. Các tập đoàn lớn hủy hoại môi trường vì tối đa hóa lợi nhuận. Người có chức quyền thì tham ô, đục khoét, lạm dụng quyền lực làm bừa, làm bậy… Cứ thế, chúng ta có một xã hội tự tư tự lợi mà phần lớn người ta cho rằng ai mạnh về tiền, về danh là kẻ mạnh thật sự

Nhưng “phàm những kẻ mưu tiện lợi cho mình mà bất tiện cho số đông đều không thể tha thứ được” – (Trích: Quốc dân độc bản, 1907). Cái sự không thể tha thứ được ấy đâu có khó để lý giải. Danh sĩ Phan Bội Châu từ cách đây 111 năm đã viết thế này:

“Nước mất là do rất nhiều tệ, tội nhiều không kể hết, nhưng trong đó có bốn cái tội lớn. Một là ngoại giao hẹp hòi; hai là nội trị hủ bại; ba là dân trí bế tắc; bốn là vua tôi trên dưới tự tư tự lợi.

Vua tôi tự tư tự lợi nên không biết có dân có nước; dân cũng tự tư tự lợi nên cũng không nghĩ gì đến nước đến vua. Ngoại giao nội trị dân trí sở dĩ đồi bại như vậy cũng là do trên dưới đều tự tư tự lợi mà ra cả. Cuối cùng nước bị mất vua bị tù, thần dân đều trở nên giống người mất nước đê tiện. Cái nọc độc tự tư tự lợi nguy hại biết là dường nào” – (Trích: Việt Nam quốc sử khảo, Phan Bội Châu, 1908).

Cái họa mất nước của người Việt lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu từ hàng nghìn năm hình thành nên nước Việt. Muốn tự tin và ngạo nghễ thì nước phải mạnh, mạnh ở đây đâu phải chỉ ở tiềm lực kinh tế riêng của mỗi một người, mà là cái mạnh chung của quốc gia. Muốn quốc gia mạnh, thì từng người sao có thể chỉ vì cái lợi của mình mà chiếm đoạt lợi ích chung của cộng đồng. Ai cũng lo kiếm lợi cho mình, thì cái lợi nó chạy từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác mà thôi. Nước vẫn nghèo, vẫn hèn, vẫn có hàng lớp người đi xuất khẩu lao động, làm thuê làm mướn cho người ta, vẫn có tấm hộ chiếu mà giá trị được xếp hạng 90/107 trên thế giới (Hãng tư vấn đầu tư và định cư Henley & Partners có trụ sở ở London công bố ngày 1/10). Như thế, cái lợi riêng đã bóp chết cái lợi chung.

Từ cái lợi riêng, người ta sẽ thoái thác trách nhiệm riêng, khi ấy thì trách nhiệm chung cũng nào còn được tôn trọng. Từ cái tự tư tự lợi ấy không sớm thì muộn sẽ dẫn tới dân trí bế tắc (khi người làm giáo dục cũng vì lợi riêng), rồi nội trị hủ bại (khi người có quyền sẽ lạm dụng quyền để tư lợi), sau đó sẽ là ngoại giao hẹp hòi (khi ngoại giao là đòi hỏi đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết thảy). Từ đó, vận mệnh quốc gia chẳng phải sẽ rất đáng lo hay sao.

Người Việt quay về với văn hóa truyền thống, biết đặt Nhân Nghĩa lên trên vị kỷ, vị tư (chỉ vì bản thân mình), thì mới có thể tự hào khi nói đến dân tộc mình, nước mình được.

Đừng mãi tự hào rằng chúng tôi đã chiến thắng bao cuộc chiến oanh liệt, mà lại thua chính cuộc chiến gìn giữ nhân cách, gia phong và quốc hồn.

Thuần Dương

From: TU PHUNG  

Bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm.

An An (Dịch từ Naver, tổng hợp)

Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.

Số lượng phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều gấp đôi nam giới (2 nữ/ 1 nam) xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi trưởng thành. Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000 chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm, là một bệnh phổ biến ở trên toàn cầu. Tuy nhiên trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời còn rất thấp chiếm khoảng 25%.

Trầm cảm do các nguyên nhân sau gây nên:

– Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng.

– Trầm cảm do căng thẳng: do áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của,…

– Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ

Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:

– Không thể tập trung

– Cảm thấy vô cùng mệt mỏi

– Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng

– Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi

– Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục

– Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa

– Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử

Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trầm cảm:

– Đừng tự cô lập mình

– Đơn giản hóa cuộc sống

– Tập thể dục thường xuyên

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

– Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng

– Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi đang cảm thấy chán nản

Nếu bạn cảm thấy bị trầm cảm với các dấu hiệu và triệu chứng kể trên, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể bị trầm cảm nặng nếu không được chữa trị. Trầm cảm không được chữa dẫn đến các vấn đề về thần kinh và thể chất, hay các rắc rối trong các mặt khác của cuộc sống, thậm chí dẫn đến tự tử.

An An (Dịch từ Naver, tổng hợp)

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO: VAI TRÒ CỦA MỖI KITÔ HỮU

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO: VAI TRÒ CỦA MỖI KITÔ HỮU

 Người Giồng Trôm

          Từ ngày lãnh bí tích Thanh Tẩy, người Kitô hữu nhận trong mình 3 sứ vụ: tư tế – ngôn sứ và vương đế.  Một trong ba sứ vụ đó – ngôn sứ – mỗi người được mời gọi cũng như phải có trách nhiệm với ơn gọi của mình.  Và, nhất là trước khi về Trời, Chúa mời gọi: “Các con hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.”  Với lời này, mọi người phải nhớ nhiệm vụ loan báo Tin Mừng là không phải của riêng ai.  Có người thầm nghĩ là của giám mục, linh mục, tu sĩ hay người thuộc Ban Truyền Giáo…  Và như thế, cần phải cân chỉnh lại cách nhìn và nhất là cân chỉnh đời sống của mình.

          Người ta vẫn thường nói có đạo rồi phải giữ đạo và chuyện này rất quan trọng.  Hay hơn thế nữa khi ta nghe nói “tin đạo chứ đừng tin người có đạo.”  Thật đau lòng và suy nghĩ cho những người có đạo.  Những người có đạo có thật sự giữ đạo hay không và có để người khác tin rằng mình có đạo hay không?  Hay mình chỉ là người đóng mác nhãn Kitô mà thôi, còn trong người mình chả có một chút gì Kitô cả.

          Ngày nay, hơn bao giờ hết, sứ mạng truyền giáo vẫn là sứ mạng căn cốt của người Kitô hữu.  Chả phải cứ lên đường loan báo Tin Mừng hay dự các hội thảo hội nghị, hay ra định hướng là truyền giáo.  Chuyện cần thiết nhất là phải sống cùng, sống với, và sống cho người khác như Đức Kitô thì mới gọi là truyền giáo.

          Nếu nhắc đến truyền giáo mà không nhắc đến Đức Kitô quả là điều thiếu sót thật lớn và coi như chả có gì để nói.  Đơn giản vì chính Đức Kitô đã được Thiên Chúa, vì yêu thế gian đã ban cho con người để con người được cứu độ ngang qua cuộc đời hay nói đúng hơn là ngang qua đau khổ – cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô.

          Đức Kitô đã đến thế gian này và đón nhận kiếp người cũng như sống chết với con người với ơn gọi phục vụ ơn cứu độ.  Cái chết trên cây thập tự chính là lễ tế cuối cùng và tuyệt hảo nhất mà Chúa Giêsu đã dâng cho Chúa Cha để đền tội cho nhân loại hững hờ.  Cả cuộc đời Chúa Giêsu, đến thế gian không phải để được phục vụ nhưng đã phục vụ và làm giá chuộc cho nhân loại.  Nếu như Đức Kitô chỉ nhập thể nhưng không nhập thế thì coi như không hoàn thành sứ mạng và có thể xem ra vô ích.  Đức Kitô đã nhập thể và nhập thế.  Thật vậy, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc (với các môn đệ), cùng đồng thân đồng phận với con người và nhất là đồng thân đồng phận trong con người tội lỗi để nâng người tội lỗi lên tầm cao mới là không chỉ sạch tội mà được ơn cứu độ.

          Nhìn lại cuộc đời của nhà truyền giáo vĩ đại nhất mọi thời đại ta thấy Đức Giêsu đã vùi đời mình trong thân phận làm người và gần gụi con người đến mức không còn mức nữa.  Chúa Giêsu đã cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ và đã hủy đời mình ra không.  Chính vì như hạt lúa gieo vào lòng đất đó mà 12 hạt lúa khác và hàng ngàn, hàng vạn hạt lúa khác đã thối đi và sinh nhiều bông hạt.

          Và ta thấy, công cuộc loan báo Tin Mừng mãi mãi là sự giằng co của biết bao nhiêu người khi đứng trước sứ mạng to lớn ấy.  Tôi phải làm gì?  Tôi phải sống như thế nào?  Tôi không có tiền thì sao truyền giáo?  Tôi không tri thức sao truyền giáo?  Tôi không có sức khỏe sao truyền giáo?  Có khi do suy nghĩ quá mà người ta đâm ra lối loạn tâm thần.

          Ta cứ nhìn lại hành trình của những hạt lúa đã gieo vào lòng đất ít nhiều ta thấy cuộc đời của các Đấng như thế nào?  Một Têrêsa Hài Đồng Giêsu chỉ với 4 bức tường nhưng đã trở thành bổn mạng của các xứ truyền giáo.  Một Gioan Maria Vianney đã hy sinh cả đời mình để phục vụ trong sứ mạng mục tử.  Một Phanxicô Xavie đã dong duỗi trên mọi nẻo đường…  Mỗi người một cách thế nhưng rồi có một cách thế chung là rập đời mình theo mầu nhiệm Thánh Giá Chúa.

          Còn nếu nói phải nói gì thì hẳn ta nhớ Thánh Phaolô: “Khi tôi đến với anh em, tôi đã không nói những lời hoa mỹ nhưng đến với anh em bằng cả tấm lòng.”  Vâng!  Nếu dựa vào tiền bạc vật chất hay tài vặt để truyền giáo e rằng cần phải xem lại.  Khi ta vịn vào vật chất hay tài năng thì khi ấy ta đã lạc đường mất hướng.  Người ta sẽ không theo và tin anh khi anh giàu có ở giữa người nghèo đâu.  Người ta cũng chả tin anh khi anh nói hoa mỹ nhưng không sống như những gì anh nói.  Và nhất là ngày hôm nay người ta sợ anh định hướng lắm rồi hay không dám nói là người ta ngán ngẩm những con người định hướng.

          Khi và chỉ khi anh sống với người ta và cùng ăn cùng uống, cùng làm việc với người ta thì khi ấy anh mới nói cho người khác về một Đức Kitô khác đang sống trong anh.  Không khéo thì anh sẽ sống khác Đức Kitô chứ không phải là một Đức Kitô khác.

           Thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay người ta nói nhiều quá và nói hay quá nhưng lại không sống.  Hội thảo, hội nghị người ta nói nhiều quá, người ta định hướng nhiều quá nhưng chưa bao giờ đưa ngón tay lay thử.  Ngày nay, người ta không cần định hướng nữa mà ngày nay người ta cần những người sống và chứng nhân.

          Thật thế, ta thấy Hội Nghị có mở ra, Hội Thảo có bàn thảo và định hướng cứ đánh máy thì cũng chẳng làm được gì khi không thấy nhân chứng sống.  Ngày xưa, Đức Kitô hình như không ngồi bàn giấy để định hướng loan báo Tin Mừng.  Ngày xưa, chính Đức Kitô đã sống định hướng của mình bằng chính đời sống thật của mình.

       

 Và như thế, nhân dịp Giáo Hội nhớ và mừng ngày khánh nhật truyền giáo, mỗi người chúng ta được dịp nhắc nhở chính mình về sứ mạng mà Chúa mời gọi.  Ta tự trả lời trước mặt Chúa về sứ mạng và ơn gọi của chúng ta.

          Nếu như không có sức lực và hạn chế về mọi mặt, Lời Kinh Mân Côi trong tháng truyền giáo ngoại thường này chắc chắn sẽ là sức hút mãnh liệt cho công việc loan báo Tin Mừng đã đang và sẽ đến với những vùng anh chị em chưa biết Chúa.  Nếu như còn sống và sinh hoạt với cộng đồng thì chính lời ăn tiếng nói, cách sống của mỗi người sẽ minh chứng cho người khác biết mình là ai.  Khi thật sự mình sống trong tư cách một người có Chúa thật thì khi ấy lực hút người khác vào Đức Kitô sẽ khác.

          Vẫn là những con người mong manh, mỏng dòn và yếu đuối, ta lại xin Chúa thêm ơn cho mỗi người chúng ta để trong hoàn cảnh sống, môi trường sống, ta hãy là người sống cùng, sống với, và sống cho người khác như Đức Kitô vậy.  Có như thế thì lời mời gọi truyền giáo trở nên sống động ngay trong chính cuộc đời của chúng ta.

Người Giồng Trôm

Ăn Gì Cũng Có Thể Chết!! – Văn Quang

Image may contain: food
Image may contain: food
Image may contain: one or more people, people eating and food
No photo description available.

Van Pham

Ăn Gì Cũng Có Thể Chết!! – Văn Quang

Viết từ Sài Gòn

Trong phần này, tôi chưa nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị trường Việt Nam trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm. Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang Việt Nam những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư. Phải viết một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của “người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì” này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.

Ở đây tôi chỉ nói đến những thủ đoạn của chính đồng bào chúng ta hạ độc người dân Việt Nam mình.

Các cụ ta đã dạy “thượng bất chính hạ tắc loạn”, nôm na là người trên không liêm chính thì người dưới tất phải loạn. Loạn ở đây có nghĩa là loạn về đạo đức, về nhân cách. Cho nên những con buôn bất lương ở Việt Nam ngày càng nhiều cũng vì thế. Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu “bôi trơn”, lấy gì “cống nộp” cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận.

Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con. Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người. Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau một cách “ngọt ngào”.

Ăn gì cũng có thể chết!!

Những ngày gần đây, người dân Sài Gòn trở nên hoảng sợ với những tin tức hàng ngày về đồ ăn thức uống, cái gì cũng có độc. Người ta tưởng như ăn cái gì cũng có thể lăn đùng ra, không chết cũng ngắc ngư giống như hàng trăm công nhân ngộ độc nằm lăn lóc trong bệnh viện. Chính tôi và gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu hết các báo Việt Nam với cái tiêu đề “Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất”.

Tô bún riêu cua vàng lườm này không do gạch cua mà do phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua.

Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
Như thế người Sài Gòn và các tỉnh thành cũng “được thừa hưởng” phở và bún chả chẳng khác gì dân Hà Nội. Mời bạn xem qua cách chế biến món ăn của thời đại ngày nay.
Nước phở chế biến từ thịt ôi thiu

Nhập viện vì bị ngộ độc

Khi ăn những bát phở thơm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún tại Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc.

Nước phở loại này được lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. Các loại thịt ôi, thối được đưa vào luộc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm nước phở.

Cuối mỗi ngày, các loại thịt nhập về chế biến, hầu hết là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ tại Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.

Thậm chí, những hôm khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, thêm gia vị để tạo mùi vị.

Nước rửa chảo cũng có thể làm nước phở
Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hoá chất

Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút (ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên).

Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gói bột màu trắng. Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt.

Chưa hết, còn vô số những tin tức “lặt vặt” cũng kinh hoàng không kém như:
– Nem chua Thanh Hóa làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay; thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ.

Ngay cả những loại trái cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc.

Đu đủ tẩm hóa chất Trung Quốc chín nhanh rất đẹp.

Dùng hóa chất Trung Quốc làm đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt. Đu đủ sau khi hái xuống, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân Việt Nam.

Loại thuốc có khả năng “phù phép” này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được.

Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ.

Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, việc nhỏ phải hết sức tỉ mỉ, nếu không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Đu đủ sẽ chín 1 ngày sau khi dùng hóa chất nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán kín băng dính rồi chở đi tiêu thụ. Chuối cũng được “chế biến” tương tự nên trái nào cũng chín mọng, vàng ươm.

Dừa tẩy trắng độc hại

Dừa được tẩy trắng bằng hóa chất. Hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Chị Tiên, chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong.

Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. “Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường”.

Rượu pha bằng… thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội
Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội)… rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là “rượu quê cực êm, cực phê”, bày bán tràn lan giá 20 – 30 ngàn đồng/lít.

Khi tìm hiểu từ một số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là… thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng “phê” thêm vì thuốc trừ sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc.
Do uống phải rượu độc, không ít “đệ tử Lưu Linh” đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ Bệnh Viện Tâm Thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân lớn do các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc.

Chơi cũng chết

Phao bơi trẻ em Trung Quốc nhiễm chất độc.

Đồ chơi Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam bởi mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ và trên hết là giá rẻ. Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ , khi sản xuất thường không thể thiếu phthalates – chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công Nghệ Sinh Học Và Thực Phẩm, Đại Học Bách Khoa Hà Nội – nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì cơ quan sinh dục bị teo lại… Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể.

Ngoài ra, theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa Học Vật Liệu Ứng Dụng và Viện Công Nghệ Hóa Học Kiểm Tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu đạn, kể cả lồng đèn… đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi ..

Không liều thì… sang Tây mà sống

Thưa bạn đọc, tôi không kể hết những đồ ăn thức uống có pha “hóa chất độc hại” hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các tỉnh thành cho đến quận huyện tại Việt Nam. Toàn là những thứ bà con mình hại nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về Việt Nam phải mang sẵn các thứ đồ hộp từ nước ngoài về.

Chắc có vị thắc mắc tại sao dân Việt Nam vẫn ăn mà không chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở Việt Nam lúc nào cũng đầy ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất nhiên.

Vả lại là dân Việt Nam sống ở thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì… sang Tây mà sống