Tiểu sử Đức Thánh Cha Phanxicô (1936-2025)

-Dưới đây là tiểu sử chi tiết của Đức Giáo hoàng Phanxicô – vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo Rôma, người vừa qua đời ngày 21/4/2025. Bản tiểu sử này bao gồm các chặng đường chính trong cuộc đời, ơn gọi, hoạt động mục vụ, những cải cách lớn cũng như tầm ảnh hưởng toàn cầu của ngài.

* THỜI NIÊN THIẾU VÀ GIA ĐÌNH

Tên khai sinh: Jorge Mario Bergoglio

Sinh ngày: 17 tháng 12 năm 1936

Nơi sinh: Buenos Aires, Argentina

Cha: Mario José Bergoglio (nhân viên đường sắt, người Ý)

Mẹ: Regina María Sívori (nội trợ, người Argentina gốc Ý)

Là con cả trong một gia đình có 5 người con.

Ngay từ nhỏ, Jorge đã nổi bật bởi sự thông minh, tính kỷ luật và lòng đạo đức sâu sắc. Tuy mắc bệnh nặng thời niên thiếu (viêm phổi nặng dẫn đến phải cắt bỏ một phần phổi), Ngài vẫn kiên cường vượt qua và tiếp tục học tập.

* HỌC VẤN VÀ ƠN GỌI

Tốt nghiệp kỹ thuật viên hóa học tại Trường Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm 1958, ở tuổi 21, Ngài gia nhập Dòng Tên (Jesuit).

Học triết học và thần học tại Colegio Máximo de San José.

Được thụ phong linh mục ngày 13 tháng 12 năm 1969.

Ngài nổi tiếng là một nhà giáo dục nghiêm túc và sống khắc khổ. Từng giảng dạy văn học, tâm lý học, thần học và triết học.

* TRONG DÒNG TÊN

1973 – 1979: Bề trên tỉnh Dòng Tên tại Argentina (ở tuổi 36).

Sau đó, giữ các vai trò linh hướng và giám đốc chủng viện.

Dưới thời độc tài quân sự tại Argentina, cha Bergoglio được cho là đã can đảm bảo vệ các tu sĩ, người nghèo và người bị đàn áp — một thời kỳ nhạy cảm mà sau này được nhìn lại với nhiều tranh cãi và suy ngẫm.

* GIÁM MỤC VÀ HỒNG Y

1992: Được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá Buenos Aires.

1998: Trở thành Tổng Giám mục Buenos Aires.

2001: Được phong Hồng y.

Tại đây, Ngài nổi bật với lối sống giản dị: từ chối xe riêng, sống trong một căn hộ nhỏ, tự nấu ăn, đi làm bằng phương tiện công cộng. Ngài được người dân gọi thân thương là “Giám mục của người nghèo”.

* TRỞ THÀNH GIÁO HOÀNG

Ngày bầu chọn: 13/3/2013

Lúc ấy: 76 tuổi

Là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ, đầu tiên từ Dòng Tên, và đầu tiên lấy danh hiệu “Phanxicô” – theo gương Thánh Phanxicô Assisi, biểu tượng của hòa bình, nghèo khó và khiêm nhu.

* PHONG CÁCH GIÁO HOÀNG ĐỘC ĐÁO

Ở Nhà Thánh Marta thay vì Dinh Tông Tòa.

Mặc áo chùng trắng đơn sơ, không đeo thánh giá vàng.

Luôn gần gũi người nghèo, tù nhân, người di cư, người vô gia cư.

Ngài thúc đẩy Giáo hội “đi ra” – nghĩa là hướng về vùng ngoại vi, đến với người bị bỏ rơi, không ở trong “tháp ngà”.

* CÁC CẢI CÁCH QUAN TRỌNG

  1. Cải tổ Giáo triều Vatican

Thành lập Hội đồng Hồng y cố vấn (C9) để tư vấn cải cách.

Tái cấu trúc bộ máy Giáo triều theo hướng phục vụ hiệu quả và minh bạch.

  1. Minh bạch tài chính

Cải cách Viện Giáo vụ (Vatican Bank).

Thành lập bộ Kinh tế Vatican, đưa chuyên gia giáo dân vào quản lý.

  1. Đồng hành mục vụ thay vì phán xét

Hướng mục vụ dành cho người đồng tính, người ly dị tái hôn, phụ nữ…

Chống lại thái độ “luật lệ khắt khe”, cổ vũ lòng thương xót và đồng hành thiêng liêng.

* ẢNH HƯỞNG TOÀN CẦU

Kêu gọi bảo vệ môi trường (Thông điệp Laudato Si’, 2015).

Nhấn mạnh công lý xã hội, lên án nền kinh tế loại trừ.

Tăng cường đối thoại liên tôn, gặp gỡ cả giáo sĩ Hồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáo.

Gặp Thượng phụ Kirill của Chính Thống giáo Nga (2016) – lần đầu sau 1000 năm.

Nỗ lực hiện đại hóa và làm mới hình ảnh Giáo hội trong thế giới thế tục hóa.

* NHỮNG NĂM CUỐI ĐỜI VÀ QUA ĐỜI

Những năm cuối, Ngài bị viêm phổi mạn tính, thoái hóa khớp gối, phải ngồi xe lăn.

Vẫn giữ nhịp làm việc cao: tiếp khách, dâng lễ, viết Tông huấn.

Nhập viện lần cuối vào tháng 3/2025 tại Bệnh viện Gemelli, Rôma.

Qua đời vào sáng 21 tháng 4 năm 2025 (Thứ Hai Phục Sinh), tại Nhà Thánh Marta, thọ 88 tuổi.

* DI SẢN THIÊNG LIÊNG

Biểu tượng của Giáo hội gần gũi, khiêm nhường, cải cách và lòng thương xót.

Truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới, kể cả ngoài Công giáo.

Được ca ngợi là “một vị thánh sống”, người thực thi Tin Mừng bằng hành động nhỏ bé mỗi ngày.

From: NguyenNThu

ĐƠN SƠ ĐẾN TẬN CÙNG. Không hương hoa. Không đèn nến

ĐẾN VỚI MẸ HẰNG CỨU GIÚP

Linh cữu Đức Thánh Cha Phanxicô lặng lẽ giữa đền thờ Thánh Phêrô – một cỗ quan tài gỗ trơn, mộc mạc, không một hoa văn.

Ngài đã chọn sống nghèo khó và khiêm hạ – và ra đi cũng như thế.

Mong sao các đám tang Công giáo cũng bày trí đơn sơ như thế này.

Tạm biệt Đức Thánh Cha Phanxicô, chứng nhân của Tin Mừng, người hành hương của hy vọng.


 

Di Chúc Cuối Cùng Của Giáo Hoàng Francis: Một Lời Nguyện Cho Hòa Bình và Một Nơi An Nghỉ Giản Dị

Ba’o Dat Viet

April 23, 2025

Không vương miện vàng, không cỗ quan tài dát ngọc, không lễ tang xa hoa trong hầm mộ Vatican – chỉ một mong ước duy nhất: được yên nghỉ trong lòng đất, nơi ngài từng đến cầu nguyện trước mỗi chuyến tông du. Đó là điều mà Đức Giáo hoàng Francis, vị giáo hoàng của lòng khiêm nhường và đức ái, để lại trong bản di chúc thiêng liêng được Vatican công bố hôm 21 Tháng Tư.

Được lập ngày 29 Tháng Sáu 2022 – khi ngài vẫn còn minh mẫn và đầy tâm lực – bản di chúc không nói về quyền lực, tài sản hay địa vị. Thay vào đó, toàn bộ nội dung chỉ là một lời nguyện cuối cùng dành cho Mẹ Maria và một chỉ dẫn chi tiết về nơi chôn cất ngài.

“Cảm thấy rằng hoàng hôn cuộc đời trần thế đang đến gần, với niềm hy vọng sống động vào Cuộc sống Vĩnh hằng, tôi muốn viết di chúc của mình chỉ liên quan đến nơi chôn cất tôi…”

Trong di chúc, Giáo hoàng Francis bày tỏ nguyện vọng được an táng tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore) ở Rome – ngôi đền thánh lâu đời gắn bó với ngài suốt hành trình mục vụ. Mỗi chuyến tông du, dù xa xôi đến đâu, ngài đều ghé nơi đây để cầu nguyện trước Đức Mẹ. Và giờ đây, đó cũng sẽ là nơi khép lại hành trình trần thế của ngài.

Ngài yêu cầu được chôn dưới lòng đất, trong một hốc giữa Nhà nguyện Pauline và Nhà nguyện Sforza, không có bất kỳ trang trí đặc biệt nào, và chỉ khắc một dòng chữ duy nhất bằng tiếng Latinh: Franciscus.

Chi phí cho việc chôn cất sẽ được thanh toán từ quỹ ân nhân mà ngài đã sắp xếp trước và giao phó cho Đức ông Rolandas Makrickas quản lý.

Nhưng điều khiến hàng triệu người xúc động không chỉ là sự đơn sơ, mà là tấm lòng mục tử bao trùm cả nhân loại trong lời kết của di chúc:

“Xin Chúa ban phần thưởng xứng đáng cho những người đã quý mến tôi và sẽ liên lỉ cầu nguyện cho tôi. Tôi đã dâng Chúa những đau khổ vào cuối đời mình để cầu xin cho hòa bình trên thế giới và tình huynh đệ giữa các dân tộc.”


 

20 năm và 50 năm vẫn nguyên vẹn giá trị Việt Nam Cộng Hòa

Ba’o Nguoi-Viet

April 23, 2025

Trần Doãn Nho/Người Việt

KENNEDALE, Texas (NV) – Như nhiều người cùng thế hệ, tôi đã sống trọn 20 năm trong lòng chế độ Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) và cảm thấy tự hào là người Việt Nam. Nhìn trở lại, với tôi, đó là một quá khứ thân thuộc, êm đềm, sinh động.

Đường phố Sài Gòn trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào Tháng Mười Một, 1968. (Hình: Terry Fincher/Daily Express/Hulton Archive/Getty Images)

Hai mươi năm ấy và 50 năm sau, biết bao nước chảy qua ghềnh, qua thác, qua suối, qua cầu, qua sông, qua biển… Trong khoảng thời gian vừa ngắn lại vừa dài dằng dặc đó, tôi trải qua ít nhất là bốn cuộc đời: như một công dân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), như một tù nhân trong trại tù Cộng Sản, như một công dân Việt Nam hạng chót (nếu tôi nhớ không lầm, thì là hạng thứ 14 quy cho những ai bị đi tù “cải tạo”) và sau cùng, như một người lưu vong.

Hai mươi năm đầu: giữa chiến tranh và hòa bình, giữa hận thù, nhiễu nhương và hoa mộng, tươi vui, giữa tuyệt vọng và hy vọng.

Năm mươi năm sau: cuộc đời lộn ngược. Nhiều lần. Đối với tôi mà cũng là đối với vô số người. Xem như cộng nghiệp!

Giá trị VNCH

Trong một lần gặp gỡ bà con, một người cháu thuộc thế hệ của những người trưởng thành trong nước sau năm 1975, giáo viên về hưu, thành thật hỏi tôi: “Tại sao đã gần nửa thế kỷ trôi qua rồi mà các chú các bác ở ngoài đó [hải ngoại] vẫn còn giữ mãi thái độ không thân thiện với nhà nước hiện nay vậy?”

Tôi cười, trả lời: ở nước ngoài, chuyện “không thân thiện” hay nói cho rõ ra, chống đối nhà cầm quyền, là chuyện “thường ngày ở huyện,” một sinh hoạt vô cùng bình thường như mọi sinh hoạt khác trong xã hội. Trong chế độ dân chủ, cứ phải tâng bốc, ca tụng nhà cầm quyền hay im lặng trước những sai trái của họ mới là điều lạ. Các ông tổng thống, thủ tướng hay các dân biểu nghị sĩ hay bất cứ quan chức nào đương nhiệm vẫn bị dư luận và báo chí phê phán, chỉ trích, thậm chí rủa sả hàng ngày về đủ thứ chuyện (thực cũng như bịa), nhưng chẳng ai bị lên án là phản động, là bán nước hay phá hoại. Người cầm quyền chỉ có một quyền duy nhất: phản bác lại, cũng qua báo chí, hay kiện ra tòa, chứ tuyệt đối không quy chụp và bắt bớ dựa trên các lời phát biểu.

Người cháu gật gù, tỏ ra hiểu. Tôi đoán: hiểu nhưng chưa chắc đã thông. Không sao. Người cháu sống thời của cháu: chịu đựng và làm quen với chịu đựng trở thành một nếp sống, một quán tính sinh tồn. Đụng chạm đến nhà nước, dù đúng hay sai, đều là “taboo,” điều cấm kỵ.

Còn tôi, tôi sống thời của tôi. Vâng, thời của tôi! Hai mươi năm và 50 năm với những quãng đời đứt đoạn, chập chờn nổi trôi giữa cuộc thăng trầm.

Trong chế độ VNCH, tôi được học hành vui chơi, được mơ ước, được phục vụ, được hưởng thụ và không những thế, tham gia tranh đấu chống lệ thuộc ngoại bang, chống bất công, chống đàn áp, đòi hỏi bầu cử tự do, dân chủ. Và đã từng ăn cơm nhà tù vài lần. Có bênh có chống.

Với tôi, VNCH không hoàn hảo, nhưng rộng mở, có chỗ cho thế hệ chúng tôi mở mang kiến thức đa dạng, có chỗ cho kẻ sĩ và người lương thiện, không cần phải nhịn nhục, bợ đỡ và hô khẩu hiệu để được sống yên thân.

Những ưu điểm đó làm nên cái mà tôi gọi là “giá trị VNCH.” Còn nhớ, sáng 30 Tháng Tư, 1975, đứng trên đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn, nhìn những chiếc xe tăng bộ đội Cộng Sản chạy vào từ hướng phi trường Tân Sơn Nhất, tôi bàng hoàng nghe như cả bầu trời sụp xuống. Trời nắng mà tràn đầy bóng tối. Trong phút chốc, VNCH biến mất. Tưởng đã vĩnh viễn đi vào hư vô.

Nhưng không!

Khác với các triều đại ngắn ngủi trước đây, tuy chế độ thì không còn nữa, nhưng giá trị VNCH không biến mất, vẫn tiếp tục kéo dài đến ngày nay, 50 năm sau. Ở hải ngoại, đã đành, mà còn lan tỏa vào trong nước dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Khởi đầu, do những đợt ra đi liên tục làm chấn động lương tâm nhân loại sau năm 1975. Từ đó, dù vì chính trị hay kinh tế, bằng cách vượt biên hay có giấy tờ, dù định cư ở Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Anh hay các nước khác ở Âu Châu, Phi Châu, Á Châu, những người rời bỏ đất nước mang theo tấm lòng của những người sống trong, sống với và yêu mến các giá trị đó. Nói như nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trong “Em Còn Nhớ Mùa Xuân,” đó là những “hôm qua” và những “mai sau” trong tâm thức “hồi hương:”

“Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua
Nhưng có đâu bằng Sài Gòn mai sau
Em có mơ ngày hát câu hồi hương”

“Ra đi” này kéo theo “ra đi” kia. “Ra đi,” cuối cùng, không còn có nghĩa là “bỏ đi” mà là để trốn thoát, để gìn giữ và để nối dài. Tôi thích nhóm chữ “VNCH nối dài” của sử gia Tạ Chí Đại Trường. Vâng, có một VNCH nối dài. Đó là sự “nối dài” đầy ý nghĩa của một mô thức xã hội, vừa có tính thừa kế những giá trị có sẵn, vừa được bổ sung thêm những giá trị mới từ văn minh Tây phương. Nó đánh dấu sự tồn tại những nét son của phe thua cuộc.

Người miền Nam ra đi kéo theo người miền Bắc (cũng tìm cách) ra đi. Những đợt ra đi “không có phép” được nối tiếp với những cuộc ra đi “có phép.” Cho đến nay, người ta vẫn tiếp tục ra đi, dưới dạng này hay dạng khác. Trong số đó, không thiếu những người đã từng hoạt động cho Cộng Sản và con cháu của họ, kể cả con cháu của nhân vật cao cấp trong chính quyền. Nối dài và nối dài và nối dài…

Những “nối dài” đó khiến cho cộng đồng Việt Nam, trong 50 năm qua, từ những nhóm người tị nạn tả tơi, rách nát trong quá khứ cho đến hiện nay, bành trướng ra, lớn mạnh hơn, có mặt hầu như trên khắp thế giới, hình thành nên một hiện thực chưa hề có trong lịch sử nước nhà: Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại.

Hai chữ “hải ngoại” vừa là một khái niệm địa lý lại vừa đồng nghĩa với một cái gì “khác hẳn” – và trong một số trường hợp, “đối lập” – với (nhà cầm quyền) trong nước. Hiểu cách nào thì hải ngoại cũng là một chỗ dựa, là chỗ bù đắp cho những gì thiếu vắng, thiếu thốn hay bị cấm đoán – cả tinh thần lẫn vật chất – ở trong nước. Hải ngoại động viên, dung chứa, lưu giữ và phổ biến, không những nền văn hóa dân tộc đa dạng, mà còn những tiếng nói phản biện mọi mặt từ trong nước ra toàn thế giới bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn, phát hành ca khúc, xuất bản các tác phẩm văn chương, các sách biên khảo xã hội và chính trị của họ. Hải ngoại trở thành một đối trọng (contre-poids) cần thiết, góp phần thúc đẩy tiến bộ và cải cách đất nước.

Thương xá Phước Lộc Thọ ở thành phố Westminster, California, ngay trung tâm Little Saigon – “thủ đô” của người Việt tị nạn. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Little Saigon – căn cước của một VNCH nối dài

Ở một mặt nào đó, có thể nói hải ngoại là một thực thể Việt Nam khác, phong phú, cởi mở và tự do hơn. Nhất là ở Hoa Kỳ. Với tổng dân số được ước tính hiện nay hơn 2.2 triệu người, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ chiếm khoảng một nửa số người Việt trên toàn thế giới, với một cái tên mà cũng là một nơi chốn đã trở thành biểu tượng để hướng về: Little Saigon.

Little Saigon – “thủ đô” của người Việt tị nạn – bây giờ là ID (căn cước) của một VNCH nối dài. Tuy không phải là một chính quyền, một tổ chức, một cơ cấu, nhưng Little Saigon hoàn toàn mang không khí và hơi thở của những tháng năm VNCH ngày cũ, từ chợ búa, truyền thanh, truyền hình, báo chí cho đến văn chương, âm nhạc và, tất nhiên, lá cờ vàng, bây giờ được xem là “Lá Cờ Tự Do và Di Sản” (Vietnamese Freedom and Heritage Flag) của người Mỹ gốc Việt.

Little Saigon – Sài Gòn Nhỏ – tượng trưng cho sự tồn tại của một Sài Gòn Lớn, vốn là thủ đô của VNCH, đã bị đổi tên. Cứ nhìn những ứng cử viên người Việt ra ứng cử các chức vụ hành pháp và lập pháp (trung ương hay địa phương) trong các cuộc bầu cử Tháng Mười Một, 2024, tại Little Saigon là thấy rõ sự kiện đó: ứng cử viên, dù thuộc đảng nào, cũng đều nêu bật những giá trị VNCH để thu hút sự ủng hộ của cử tri.

Sự lớn mạnh và ảnh hưởng của nó về nhiều mặt khiến Little Saigon trở thành đề tài nghiên cứu cấp đại học. Chẳng hạn như tiểu luận “Creating a Sense of Place: The Vietnamese-Americans and Little Saigon” của Sanjoy Mazumdar, Shampa Mazumdar, Faye Docuyanan và Colette Marie McLaughlin. Theo các tác giả, ở Hoa Kỳ, hầu hết những nhóm người mới đến định cư đều có nhu cầu phải diễn tả căn cước cộng đồng của họ bằng cách tạo ra một không gian và nơi chốn riêng của họ. Chẳng hạn “Chinatown” (Khu Phố Tàu), “Polish enclave” (Cộng Đồng Ba Lan), “Lebanese enclave” (Cộng Đồng Li-Băng/Lebanon), Germantown (Khu Phố Đức), “Little Havana” (Tiểu Havana/cho người Cuba).

Tương tự, các tác giả cho biết: “Kinh nghiệm của người Việt Nam là câu chuyện về sự đau đớn và mất mát, mất nước, mất nhà, mất gia đình, mất văn hóa và căn cước.” Cho nên, Little Saigon xuất hiện như là “trung tâm của căn cước và sự gắn bó của cộng đồng.” Nó đã trở nên, “không chỉ là trung tâm thương mãi mà còn là trọng điểm xúc động của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.”

Vì thế, những người Việt nào không cư trú ngay tại Little Saigon, thì đến “Little Saigon giống như thực hiện một cuộc hành hương. Đối với họ, đó là một ngôi nhà thay thế, một ngôi nhà cách xa nhà (a home away from home), một nơi chốn họ có thể dễ dàng đến để có được một chuyến về thăm nhà. (…) Đối với một cộng đồng người tị nạn đã mất quê hương, trong đó có thủ đô Sài Gòn, việc thành lập Little Saigon tượng trưng cho niềm hy vọng từ ‘không nhà’ (homeless) trở thành ‘có nhà’ trở lại (a ‘home’ again). Cuối cùng, chính sự hiện diện của Little Saigon đã truyền tải một cách đầy biểu tượng đến xã hội sở tại khao khát của cộng đồng di dân Việt Nam muốn bám rễ thường trực trên vùng đất tạm dung mới (trong đất Mỹ) trong lúc vẫn duy trì được bản sắc dân tộc riêng của họ thông qua sự chuyển dịch thành công tôn giáo, văn hóa và doanh nghiệp của họ.”

Điều thú vị là, Little Saigon này làm phát sinh ra những Little Saigon khác.

Hiện nay, đã có khá nhiều Little Saigon hiện diện tại nhiều địa phương, ở Hoa Kỳ cũng như ở một vài nước khác. Cái tên dễ thương này đã trở thành – hoặc đang được vận động để trở thành – chính thức, như Little Saigon San Jose (California), Little Saigon San Francisco (California), Little Saigon Sacramento (California), Little Saigon Houston (Texas), Little Saigon Vancouver (Canada), Little Saigon in Sydney (Úc), Little Saigon Plaza Bankstown (Úc).

Ở những nơi mà cộng đồng người Việt nhỏ bé hơn, lại sống tản mác, không có đại diện trong chính quyền địa phương để vận động đặt tên, cư dân Việt vẫn tự gọi khu sinh hoạt hay khu thương mại địa phương mình cư trú là Little Saigon. Dần dà, dưới mắt người Mỹ, Little Saigon đồng nghĩa với “Khu Phố Việt.” Tại các khu phố này, có nơi tuy chỉ thu gọn trong một vài cơ sở thương mại (đôi khi chỉ là một cái chợ nhỏ), mọi mặt sinh hoạt hằng ngày của chúng đều đậm nét quê hương, hình thành những thỏi nam châm thu hút và quy tụ đồng hương.

Nhật báo Người Việt đón Tết. Tờ báo ra đời ngày 15 Tháng Mười Hai, 1978, là một trong những tờ báo tiếng Việt lớn nhất tại hải ngoại. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

“Nền” văn học, báo chí riêng

Nối kết các khu phố Việt rải rác trên toàn thế giới là âm nhạc, báo chí và văn chương, những phương tiện xuyên quốc gia hữu hiệu trong thời đại điện tử. Các nhóm chữ “âm nhạc hải ngoại,” “báo chí hải ngoại” hay “văn chương hải ngoại” để chỉ các hoạt động văn hóa của người Việt trên toàn thế giới đã trở thành từ vựng chính thức trong ngôn ngữ Việt Nam hiện nay. Hoạt động của các trung tâm hay cơ sở này quá đa dạng và quá nhiều đến nỗi, chưa người viết nào có đủ điều kiện để tìm biết và liệt kê đầy đủ.

Về mặt âm nhạc và báo chí, ngoài những cái tên vô cùng quen thuộc như Thúy Nga, Asia, Vân Sơn hay Người Việt, Viễn Đông, Việt Báo, Thời Luận, vân vân, nằm ngay trong Little Saigon “thủ đô,” còn có nhiều cơ sở âm nhạc và hàng trăm, hàng ngàn tạp chí hay tuần báo, nguyệt san khác (vừa giấy vừa mạng) nằm rải rác trong tất cả các Little Saigon “địa phương,” cung cấp món ăn tinh thần cho hàng triệu người Việt.

Về mặt văn chương, tuy không sôi động và gây ảnh hưởng tức thời như hai lãnh vực trên, cộng đồng người Việt hải ngoại đã tạo nên được một “nền” văn học riêng (cả tiếng Việt lẫn Anh hay tiếng Pháp) vô cùng phong phú với một số lượng tác giả, tác phẩm và tạp chí văn chương dồi dào. Đó là một tổng hợp của nhiều dòng văn chương khác nhau: Văn Chương Miền Nam trước 1975, Văn Chương Miền Nam “nối dài,” văn chương của những cây bút mới xuất hiện ở hải ngoại, văn chương của những nhà văn phản kháng hay bất đồng chính kiến, vân vân và vân vân.

Có rất nhiều tạp chí văn chương, giấy cũng như mạng: Làng Văn, Ngôn Ngữ, Da Màu, Thư Quán Bản Thảo, Diễn Đàn Thế Kỷ, Gió-O, Đàn Chim Việt, Diễn Đàn Forum, Thất Sơn Châu Đốc, Tân Hình Thức, Tiền Vệ, T. Vấn & Bạn Hữu, Phố Văn, Phạm Cao Hoàng, Trần Thị Nguyệt Mai… Cũng có khá nhiều nhà xuất bản: Tiếng Quê Hương, Văn Mới, Văn Nghệ, Nhân Ảnh, Văn Học Press, Thế Kỷ 21, Da Màu Press, Người Việt Books, Nhà Xuất Bản Trẻ, Anh Thư, Tân Thư, Thư Ấn Quán, Literary Hub…

Các tạp chí và nhà xuất bản này, ngoài việc đăng tải hay tái bản các tác phẩm của Văn Học Miền Nam trước 1975, xuất bản các tác phẩm của các tác giả hải ngoại, còn xuất bản hàng trăm tác phẩm bị cấm của những cây bút, hoặc đã qua đời hoặc còn ở trong nước hay đã thoát ra ngoài như Vũ Thư Hiên, Nguyễn Viện, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Bình Phương, Bùi Ngọc Tấn, Tô Hải, Tiêu Dao Bảo Cự, Hoàng Hưng, Trần Đĩnh, Huy Đức…

Đặc biệt nhất, một số tác giả và tác phẩm văn chương của họ đã đi vào lãnh vực quốc tế (do được viết bằng ngoại ngữ hoặc được chuyển dịch từ tiếng Việt) như Nguyễn Thanh Việt, Ocean Vương (Mỹ), Kim Thúy (Canada), Dương Thu Hương, Trần Thị Hảo (Pháp)… Văn chương hải ngoại, với sức sống mạnh mẽ của nó, hiện đã trở thành một dòng văn học với sắc thái riêng biệt, nhất định sẽ chiếm một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học Việt Nam.

Mẹ và con đi chợ Tết. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Người ngoại quốc gọi Tết là “Tết!”

Một điều lý thú khác cũng cần được ghi nhận, đó là ngôn ngữ. Qua một thời gian dài sống chung với nhiều nền văn hóa khác nhau, ngôn ngữ Việt Nam dần dà phổ biến, do đó, một số từ ngữ Việt Nam như “banh mi” (bánh mì), “pho” (phở), “ao dai” (áo dài), “tet” (Tết) trở thành từ vựng có tính cách quốc tế, được đưa vào một số tự điển tiếng Anh, trong đó có Merriam-Webster, Cambridge Dictionary, Oxford English Dictionary, Collins Dictionary, Dictionary.com, vân vân.

Dictionary.com định nghĩa “banh mi” là “a Vietnamese sandwich on a crisp baguette spread with mayonnaise, typically containing pork or chicken and pâté, with pickled vegetables, cucumber, and cilantro” (Một loại bánh mì giòn có phết sốt mayonnaise kẹp thịt heo hoặc thịt gà và pa-tê kèm thêm rau, dưa leo và ngò).

William-Webster định nghĩa “ao dai” là “the traditional dress of Vietnamese women that consists of a long tunic with slits on either side and wide trousers” (Trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam gồm áo dài xẻ hai bên và quần ống rộng).

Riêng chữ “Tet,” trước đây, người nước ngoài đã biết đến và sử dụng nó, nhưng để chỉ biến cố Tết Mậu Thân 1968: “Tet Offensive.” Bây giờ, chữ Tết với nghĩa phổ thông hơn, cũng đã chính thức được ghi vào tự điển tiếng Anh. Xin ghi lại định nghĩa về chữ “Tet” trong hai tự điển tiếng Anh nổi tiếng:

-Tự điển Merriam-Webster: Tet (noun) là “the Vietnamese New Year observed during the first several days of the lunar calendar beginning at the second new moon after the winter solstice” (Tết là Lễ Mừng Năm Mới của người Việt được tổ chức vào những ngày đầu tiên của âm lịch bắt đầu từ ngày trăng non thứ hai sau ngày đông chí).

-Tự điển Dictionary.com: Tet (noun) là “the Vietnamese New Year celebration, occurring during the first seven days of the first month of the lunar calendar” (Tết là Lễ Mừng Năm Mới của người Việt, diễn ra vào bảy ngày đầu tiên của Tháng Giêng Âm Lịch).

Tết Việt Nam, như thế, đã được tách hẳn khỏi Tết Tàu, “Chinese New Year.”

Xét cho cùng, theo tôi, đó cũng là một thành tựu. Nhưng không chỉ là thành tựu về mặt ngôn ngữ.

Thành tựu đó gắn liền với nỗ lực bảo vệ truyền thống của mọi người Việt Nam khi bị buộc phải xa rời cội nguồn, chủ yếu là qua hình thức ẩm thực và lễ hội. Trong suốt 50 năm ở xứ người, năm nào cũng như năm nào, ở đâu có người Việt cư ngụ là ở đó có hội Tết, dù nhỏ dù lớn. Tha hương, buồn thì buồn, nhớ thì nhớ, nhưng vẫn ăn mừng: “Ăn” và “Mừng.” “Ăn” Tết, “Mừng” Xuân là mang quê hương đến với mình. Đồng thời, cột chặt mình với quê hương. Có Tết là có quê hương. Không kể Little Saigon, nơi mà không khí Tết rộn ràng và rực rỡ mà cao điểm là các cuộc Diễn Hành Tết và Hội Chợ Tết, ở các vùng khác, sinh hoạt Tết đều diễn ra hằng năm, cũng thấm đẫm màu sắc quê hương không kém.

Gia đình tôi sang định cư ở một thành phố nhỏ miền Đông Bắc nước Mỹ, nơi mà Tết bao giờ cũng rơi vào lúc cao điểm của mùa tuyết. Không có Tết nào là vắng tuyết, thậm chí có năm, bão tuyết lớn rơi vào đúng đêm Giao Thừa với lượng tuyết lên đến 10-15 inch. Chữ “Tết,” vô hình trung, gắn với và nằm trong chữ “T(uy)ết.”

Tết trong tuyết, tuyết trong Tết! Tết và tuyết chỉ cách nhau một bước chân: bước vào, Tết, bước ra, tuyết! Có năm, cúng Giao Thừa xong, muốn cắm một cây nhang ở ngoài trời cũng không được, vì toàn là tuyết và tuyết. Không sao! Dù chỉ là những ngày cuối năm “giả thuyết,” những chiều 30 “bịa đặt,” những Giao Thừa “tự chế” (biến), những ngày đầu năm “hư cấu,” thế nhưng, năm nào gia đình tôi cũng lấy một hay vài ngày nghỉ phép (nghỉ làm, nghỉ học) để “ăn Tết.” Mứt bánh thiệp chúc mừng quà cáp tiền lì xì cúng ông Táo cúng Tất Niên đi chợ Tết đi chùa hái lộc đi thăm bạn bè… Có đủ.

Ngoài Tết nhà, là Tết chợ. Không khí Tết dồn vào trong ba, bốn cái chợ, tọa lạc ở những khu riêng biệt, cách xa nhau. Dẫu vậy, đối với cộng đồng Việt Nam nhỏ bé ở đây, chợ là hình ảnh của một quê nhà thu nhỏ. Không thiếu thứ gì: chậu mai, chậu đào, phong pháo, bánh chưng, bánh tét, mứt dừa, mứt khoai, mứt gừng, mứt bí, hạt dưa, bao lì xì, dưa hành, câu đối, lịch coi ngày, hương đèn, hoa quả, nhạc xuân, báo Tết…

Đi chợ cũng là một cách ăn Tết: người người mua sắm, tiếng cười đùa, trò chuyện râm ran hòa cùng với tiếng hát vang vang từ băng nhạc Xuân: “…Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa một chiều Xuân tôi đã hẹn hò… bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng trông bánh chưng chờ trời sáng”… Ngậm ngùi lắng nghe tuổi thơ, lắng nghe quê nhà, lắng nghe xóm giềng qua tiếng trò chuyện lao xao của đồng hương chen chúc, lắng nghe những đói nghèo, lắng nghe những ước mơ đơn sơ và mộc mạc ngày cũ. Quá khứ quê nhà trộn lẫn với hiện tại tha hương.

Ngoài “Tết chợ,” là “Tết chùa” hay “Tết nhà thờ,” nơi mà tối 30 và ngày Mùng Một, các cơ sở tôn giáo này đều có những chương trình đặc biệt dành trọn cho các sinh hoạt Tết, cũng múa lân, hái lộc, cho tiền lì xì, đốt pháo… Và xôm tụ nhất là “Tết Cộng Đồng.” Đây là một lễ hội truyền thống (với đủ thứ sinh hoạt: hội chợ, đánh bài, thi áo dài, thi tiếng Việt, chợ hoa, xổ số, hái lộc, múa lân, đốt pháo…) diễn ra ở nơi công cộng, dành cho không những tất cả cư dân Việt trong vùng, mà còn mở rộng ra chào đón cư dân các sắc tộc khác, với sự tham dự của các viên chức hành pháp và lập pháp địa phương như thị trưởng hay nghị viên Hội Đồng Thành Phố.

Tết Cộng Đồng, một mặt, duy trì và chuyển tải truyền thống văn hóa cho các thế hệ sau và một mặt, giới thiệu và giao thiệp văn hóa Việt Nam với các cộng đồng sắc tộc bạn. Đặc biệt lúc nào cũng có các “ca sĩ Cali” trong chương trình văn nghệ. Sự hiện diện của họ vừa để giúp vui, lại cũng vừa để Little Saigon “địa phương” chia sẻ phần nào không khí rộn ràng của Little Saigon “thủ đô.”

Trong suốt hàng chục năm gia đình tôi cư ngụ ở vùng tuyết giá này, mùa Xuân không lúc nào vắng mặt. Đã ấm áp tình đồng hương, lại còn được sống trọn mùi vị và cảnh sắc quê nhà, từ bàn thờ tổ tiên, áo quần truyền thống cho đến mứt, bánh, hoa, pháo, bao lì xì, múa lân và đặc biệt nhất là được sống lại không khí thanh bình tươi vui của một miền Nam trước 1975 với bàn thờ tổ tiên, áo dài, khăn đóng, cờ xí, nhạc lính, nhạc tình, nhạc Xuân… Chẳng thế mà, đám con cháu tôi, dù đa phần sinh trưởng ở xứ người, nhưng vẫn còn rất là Việt Nam. Một niềm an ủi lớn! (Trần Doãn Nho) [qd]


 

Các nghi lễ sau khi Giáo hoàng Francis qua đời – Cù Tuấn biên dịch

Cù Tuấn biên dịch

Tóm tắt: Sau khi Giáo hoàng Francis qua đời, các nghi lễ chính bắt đầu, bao gồm việc niêm phong căn hộ của ông, phá hủy chiếc nhẫn và chuẩn bị tang lễ

Sau khi Giáo hoàng Francis qua đời, được Vatican công bố vào thứ Hai, Giáo hội Công giáo La Mã sẽ bắt đầu các nghi lễ phức tạp mang đậm truyền thống để đánh dấu sự kết thúc của một triều đại giáo hoàng và mở đầu cho triều đại giáo hoàng tiếp theo.

Hầu hết đều tuân theo hiến pháp được gọi là Universi Dominici Gregis (Của toàn thể đàn chiên của Chúa) được Giáo hoàng John Paul II phê chuẩn vào năm 1996 và được Giáo hoàng Benedict XVI sửa đổi vào năm 2007 và 2013.

Một hồng y được gọi là thị thần (giám mục), hiện là Hồng y người Mỹ gốc Ireland Kevin Farrell, sẽ điều hành các công việc thường ngày của Giáo hội Công giáo La Mã với gần 1,4 tỷ thành viên trong giai đoạn được gọi là “sede vacante” (trống toà).

Thị thần sẽ chính thức xác nhận cái chết của Giáo hoàng, một vấn đề đơn giản ngày nay, liên quan đến bác sĩ và giấy chứng tử. Cho đến một thời điểm nào đó trong thế kỷ 20, điều này được thực hiện theo nghi lễ bằng cách gõ một chiếc búa bạc vào trán Giáo hoàng ba lần.

Thị thần và ba trợ lý được chọn trong số các hồng y dưới 80 tuổi, được gọi là hồng y cử tri, sẽ quyết định thời điểm đưa thi hài của giáo hoàng vào Vương cung thánh đường Thánh Peter để công chúng đến tỏ lòng thành kính.

Họ cũng đảm bảo rằng “Chiếc nhẫn của ngư dân” và con dấu bằng chì của giáo hoàng sẽ bị hủy đi để không ai khác có thể sử dụng chúng. Không có cuộc khám nghiệm tử thi nào được thực hiện.

Thị thần sẽ khóa và niêm phong nơi ở riêng của giáo hoàng. Trước đây, nơi này nằm trong các căn hộ tại Cung điện Tông đồ, nhưng Francis sống trong một dãy phòng nhỏ tại nhà khách Vatican được gọi là Santa Marta.

Thị thần và các hồng y khác không thể đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến Giáo hội hoặc thay đổi giáo lý của Giáo hội. Người đứng đầu hầu hết các bộ phận của Vatican đều từ chức cho đến khi giáo hoàng mới xác nhận hoặc thay thế họ.

Lễ tang sẽ kéo dài chín ngày, ngày tổ chức tang lễ và chôn cất sẽ do các hồng y quyết định. Universi Dominici Gregis cho biết lễ tang sẽ bắt đầu vào khoảng ngày thứ tư đến ngày thứ sáu sau khi ngài qua đời.

  1. Lễ tang của Giáo hoàng

Giáo hoàng Francis, người đã tránh xa phần lớn sự phô trương và đặc quyền khi lãnh đạo Giáo hội Công giáo toàn cầu, đã sửa đổi và đơn giản hóa các nghi lễ tang lễ của giáo hoàng vào năm 2024.

Lễ tang vẫn được tổ chức tại Quảng trường Thánh Peter, nhưng không giống như nhiều người tiền nhiệm, Giáo hoàng Francis đã yêu cầu được chôn cất tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Maria ở Rome để gần bức tượng Đức Mẹ mà ngài yêu thích nhất.

Giáo hoàng Francis cũng yêu cầu được chôn cất trong một chiếc quan tài gỗ đơn giản, không giống như những người tiền nhiệm được chôn cất trong ba chiếc quan tài lồng vào nhau làm bằng gỗ bách, chì và gỗ sồi. Ông yêu cầu không đặt thi thể của mình trên một bệ cao, hay còn gọi là catafalque, tại Vương cung thánh đường Thánh Peter để du khách ở Rome có thể chiêm ngưỡng, như trường hợp của các giáo hoàng trước đây.

  1. Mật nghị Hồng y

Các hồng y từ khắp nơi trên thế giới sẽ đổ về Rome sau khi một giáo hoàng qua đời. Họ tổ chức các cuộc họp hàng ngày được gọi là các hội đồng chung để thảo luận về các vấn đề của Giáo hội và nêu ra những đặc điểm mà mỗi người tin rằng giáo hoàng mới nên có.

Các hồng y từ 80 tuổi trở lên có thể tham dự các phiên họp chung nhưng không được phép vào mật nghị để bầu giáo hoàng tiếp theo, đây là cuộc họp của các hồng y dưới 80 tuổi. Phần lớn các cuộc thảo luận diễn ra trong các tương tác cá nhân giữa các hồng y.

Theo truyền thống, thời gian để tang là 15 ngày trước khi một mật nghị có thể bắt đầu. Trước khi từ chức vào năm 2013, Giáo hoàng Benedict đã sửa đổi hiến pháp để cho phép bắt đầu sớm hơn nếu các hồng y chọn, hoặc tối đa là 20 ngày sau khi qua đời nếu một số hồng y gặp khó khăn khi đến Rome.

Mật nghị được tổ chức tại Nhà nguyện Sistine. Cho đến hai mật nghị năm 1978 bầu ra John Paul I và John Paul II, các hồng y vẫn ở trong những căn phòng tạm bợ xung quanh Nhà nguyện Sistine.

Kể từ cuộc mật nghị năm 2005 bầu Giáo hoàng Benedict, họ đã bỏ phiếu tại Nhà nguyện Sistine nhưng vẫn ở nhà khách Santa Marta, với khoảng 130 phòng. Santa Marta sẽ bị phong tỏa và họ được đưa bằng xe buýt đến Nhà nguyện Sistine.

Từ conclave bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “có chìa khóa”. Nó bắt nguồn từ một truyền thống bắt đầu từ thế kỷ 13, khi các hồng y bị nhốt lại để buộc họ phải quyết định càng nhanh càng tốt và hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài.

Ngày nay, những Hồng y tham gia mật nghị bị cấm giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điện thoại, internet và báo chí là không được phép và cảnh sát Vatican sử dụng thiết bị an ninh điện tử để thực thi các quy tắc.

Ngoại trừ ngày đầu tiên của mật nghị, khi chỉ có một lần bỏ phiếu, các hồng y sẽ bỏ phiếu hai lần một ngày.

Cần phải có đa số hai phần ba cộng một để bầu cử thành công. Nếu không có ai trúng cử sau 13 ngày, một cuộc bầu cử vòng hai sẽ được tổ chức giữa hai ứng cử viên hàng đầu, nhưng vẫn cần đa số hai phần ba cộng một. Điều này nhằm thúc đẩy sự thống nhất và ngăn cản các ứng cử viên tìm kiếm sự thỏa hiệp.

  1. ‘Habemus Papam’

Khi mật nghị bầu thành công một giáo hoàng, mọi người sẽ hỏi ông có chấp nhận không và muốn lấy tên nào. Nếu người được chọn từ chối, quy trình sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Giáo hoàng mới sẽ mặc lễ phục trắng được chuẩn bị theo ba kích cỡ và ngồi trên ngai vàng trong Nhà nguyện Sistine để tiếp các hồng y khác, những người tỏ lòng tôn kính và tuyên thệ vâng phục.

Thế giới sẽ biết rằng một giáo hoàng đã được bầu khi một viên chức đốt các lá phiếu giấy bằng hóa chất đặc biệt để tạo ra khói trắng bốc ra từ ống khói của nhà nguyện. Khói đen báo hiệu một cuộc bỏ phiếu không có kết quả.

Vị cử tri cao cấp nhất trong số các hồng y phó tế, hiện là Hồng y người Pháp Dominique Mamberti, sẽ bước lên ban công trung tâm của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô để tuyên bố với đám đông tại quảng trường bằng tiếng Latin: “Habemus Papam” (Chúng ta đã có một Giáo hoàng).

Sau đó, Giáo hoàng mới sẽ xuất hiện và ban phước lành lần đầu tiên cho đám đông trên cương vị chính thức.

From: NguyenNThu


 

Đám Tang Đức Giáo Hoàng vào Thứ Bẩy 26-4-2025, lễ viếng bắt đầu vào Thứ Tư

Đài TV CBS

Tang lễ của Đức Giáo hoàng Francis đã được lên lịch vào lúc 10 giờ sáng giờ địa phương (4 giờ sáng giờ miền Đông) vào thứ Bảy tại Vương cung thánh đường Thánh Peter, Vatican thông báo hôm thứ Ba, sau cuộc họp của Hội đồng Hồng y tại trụ sở thành phố-nhà nước của Giáo hội Công giáo ở trung tâm Rome. Quan tài của Đức Giáo hoàng, người  đã qua đời vào sáng thứ Hai  sau khi bị đột quỵ và suy tim ở tuổi 88, sẽ được rước trong một đám rước vào sáng ngày thứ Tư tuần này, cùng với các hồng y, đến Vương cung thánh đường từ nơi cư trú của ông tại Casa Santa Marta, nơi Ngài qua đời.

Báo USA Today

Trong di chúc của mình , cố giáo hoàng đã bỏ truyền thống mai táng dành cho Giáo Hoàng và yêu cầu được chôn cất “đơn giản” tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Maria ở Rome thay vì Vương cung thánh đường Thánh Peter.

Trong cuộc họp, các hồng y cũng được mong đợi sẽ xem xét lại hoạt động hàng ngày của nhà thờ trong giai đoạn trước khi bầu ra người đứng đầu mới. Họ sẽ tập trung tại Vương cung thánh đường Thánh Peter để tham dự thánh lễ “cầu xin sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong việc bầu ra một giáo hoàng mới”, theo Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ.

Đài Vatican

Sáng ngày 22/4/2025, khoảng 60 Hồng y đã quy tụ tại Hội trường mới của Thượng Hội đồng để tuyên thệ theo Tông hiến Universi Dominici Gregis về việc trống tòa và việc bầu Giáo hoàng. Ngày di quan và tang lễ đã được ấn định. Thánh lễ Chúa Nhật ngày 27/4/2025, ngày thứ hai trong tuần 9 ngày, sẽ được chủ sự bởi Đức Hồng y Pietro Parolin. Cuộc họp thứ hai sẽ vào chiều mai (23/4/2025). 3 Hồng y của Ủy ban hỗ trợ Hồng y Nhiếp chính đã được chọn là: Parolin, Ryłko và Baggio.

Vatican News

Phiên họp toàn thể đầu tiên của các Hồng y vào sáng ngày 22/4/2025, một ngày sau khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời, kéo dài một tiếng rưỡi, từ 9 giờ sáng đến 10 giờ 30. Khoảng 60 Hồng y hiện diện đã bắt đầu phiên họp với giây phút cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng.

Các Hồng y đã tuyên thệ trung thành tuân giữ các quy luật của Tông hiến Universi Dominici Gregis liên quan đến việc trống tòa và việc bầu Giáo hoàng; sau đó các ngài hát kinh Adsumus cầu xin Chúa Thánh Thần.

Đoạn 12 và 13 của Tông hiến đã được đọc và Đức Hồng y Joseph Kevin Farrell, Nhiếp chính của Giáo hội, đã đọc Bản di chúc thiêng liêng của Đức Phanxicô được công bố vào tối ngày 21/4/2025.

Trong Phiên họp thứ nhất các Hồng y đã quyết định ngày di quan và Thánh lễ an táng.

2025.04.22 Prima Congregazione Cardinali

Phiên họp thứ hai

Phiên họp thứ hai sẽ diễn ra vào lúc 5 giờ chiều ngày 23/4/2025, bởi vì ban sáng các Hồng y sẽ tham dự nghi lễ di quan.

Thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 27/4 tại Quảng trường Thánh Phêrô sẽ do Đức Hồng y Pietro Parolin chủ sự và sẽ là Thánh lễ thứ hai trong tuần 9 ngày lễ các Giáo hội cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng. Các Thánh lễ trong tuần 9 ngày sẽ được cử hành vào lúc 5 giờ chiều hàng ngày.

Rút thăm 3 Hồng y cho Ủy ban hỗ trợ Hồng y nhiếp chính

Các Hồng y đã rút thăm chọn 3 Hồng y trong Ủy ban hỗ trợ Hồng y nhiếp chính trong các quyết định thông thường; đó là các Hồng y Pietro Parolin, Stanisław Ryłko và Fabio Baggio, mỗi vị đại diện cho một đẳng Hồng y (giám mục, linh mục và phó tế). Các hồng y của Ủy ban này được rút thăm sau mỗi 3 ngày.

Giờ kinh Mân Côi

Tài khoản X của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh @TerzaLoggia cũng thông báo về giờ kinh Mân Côi lúc 7:30 tối ngày 22/4/2025 tại Quảng trường Thánh Phêrô, do Đức Hồng y Mauro Gambetti chủ trì.

Hoa Kỳ chưa thể đối phó với lệnh hạn chế xuất cảng kim loại đất hiếm của Trung Cộng

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam

Hoa Kỳ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đất hiếm từ Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực của Washington nhằm theo đuổi các thỏa thuận khoáng sản ở Ukraine và Trung Phi. Ảnh: Reuters

Dữ liệu hải quan cho thấy lệnh hạn chế xuất khẩu kim loại quan trọng sang Hoa Kỳ của Trung Quốc đã  giảm mạnh, trong đó có một số mặt hàng quan trọng đã dừng hoàn toàn vào tháng 3, 2025.

Trung Quốc nắm giữ vị trí thống lĩnh trong chuỗi cung ứng đất hiếm, một loại khoáng chất thiết yếu để sản xuất mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến thiết bị quân sự tiên tiến.

Watch What Does China's Dominance in Rare-Earth Metals Mean for U.S ...

Xuất khẩu tellurium sang Hoa Kỳ, một kim loại được sử dụng rộng rãi trong các tấm pin mặt trời và thiết bị nhiệt điện, đã giảm khoảng 44 phần trăm về cả khối lượng và giá trị. Các lô hàng thanh vonfram giảm khoảng 84 phần trăm, trong khi xuất khẩu các sản phẩm vonfram khác giảm 77 phần trăm.

Theo dữ liệu, việc vận chuyển một số danh mục sản phẩm đã dừng hoàn toàn, bao gồm bột molypden, sản phẩm bismuth và ba danh mục vật liệu vonfram khác. Sự sụt giảm này diễn ra sau động thái của Trung Quốc nhằm hạn chế xuất khẩu vonfram, bismuth, tellurium, indium và molypden vào tháng 2, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải xin giấy phép trước khi vận chuyển kim loại ra nước ngoài.

Theo báo cáo được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington công bố tuần trước, tính đến năm 2023, Trung Quốc chiếm 99% hoạt động chế biến đất hiếm nặng trên toàn cầu.

Bất chấp những nỗ lực của Washington nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, bao gồm cả việc đầu tư vào các công ty như MP Materials, báo cáo cảnh báo rằng Hoa Kỳ chưa sẵn sàng ứng phó trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung đất hiếm.

Các nhà phân tích Gracelin Baskaran và Meredith Schwartz của CSIS cho biết trong báo cáo: “MP Materials (của Hoa Kỳ) sẽ chỉ sản xuất được 1.000 tấn nam châm neodymium-boron-sắt (NdFeB) vào cuối năm 2025 – ít hơn 1 phần trăm trong số 138.000 tấn nam châm NdFeB mà Trung Quốc sản xuất vào năm 2018”.

Theo số liệu mới nhất từ ​​Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Trung Quốc nắm giữ 44 triệu tấn trữ lượng đất hiếm, chiếm khoảng 49% tổng trữ lượng toàn cầu. Trung Quốc khai thác 270.000 tấn quặng đất hiếm vào năm 2024, tương đương khoảng 69,2 phần trăm sản lượng của thế giới. Ngược lại, sản lượng của Hoa Kỳ chỉ là 45.000 tấn vào năm ngoái.

Rare Earth Trade War as an Ultimate War Trigger Part 2 - Crush The Street

Cuối cùng, phần lớn hoạt động tinh chế đất hiếm , 80%, diễn ra tại Trung Quốc. Do đó, ngay cả đất hiếm được khai thác ở nước ngoài cũng được chuyển đến Trung Quốc để xử lý cuối cùng. Các cơ sở tinh chế mới ở Bắc Mỹ đang được thiết lập để giải quyết vấn đề này, nhưng thách thức nằm ở việc quản lý tác động môi trường của quá trình xử lý đất hiếm.


Trung Cộng luồn lách thuế 3500% đánh vào các tấm nặng lượng mặt trời

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam

ký giả Kỷ Tư Kỳ ở Bắc Kinh

Theo những người trong cuộc, chính sách thuế quan thất thường của Washington đã làm tăng thêm sự bất ổn cho các kế hoạch đầu tư dài hạn vào ngành năng lượng mặt trời của Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock
Trong khi các quan chức thương mại Hoa Kỳ đã hoàn tất việc đánh thuế ở  mức  cao đối với việc nhập khẩu pin mặt trời (PV) từ Đông Nam Á, các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Trung Quốc nay tìm cách xuất cảng từ nhiều khu vực khác với kế hoạch xây dựng nhà máy ở đó nhằm đảm bảo các tuyến vận chuyển thay thế đến Hoa Kỳ.

Nhưng theo những người trong ngành, chính sách thuế quan thất thường của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong năm nay đã làm tăng thêm sự bất ổn cho mọi kế hoạch đầu tư dài hạn.

Vào thứ Hai, ngày 21 tháng 4, 2025 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố phán quyết cuối cùng trong cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế đối kháng kéo dài một năm qua đối với pin và mô-đun năng lượng mặt trời từ bốn quốc gia Đông Nam Á, với mức thuế cao hơn nhiều so với mức sơ bộ được công bố vào năm ngoái.

Theo thông báo, các nhà sản xuất như Hounen Solar có trụ sở tại Chiết Giang sẽ phải đối mặt với mức thuế bán phá giá và thuế chống trợ cấp kết hợp lên tới hơn 3.500 phần trăm đối với các sản phẩm được sản xuất tại Campuchia. Thuế kết hợp đối với một số nhà máy của các công ty Trung Quốc tại Thái Lan sẽ lên tới gần 1.000 phần trăm. Một số nhà máy tại Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế vượt quá 800 phần trăm. Và một số nhà máy tại Malaysia cũng sẽ phải đối mặt với mức thuế cao tới 250 phần trăm.

Đông Nam Á đã trở thành điểm đến chính của các công ty năng lượng mặt trời Trung Quốc, họ đã chuyển năng lực sản xuất ra nước ngoài trong những năm gần đây – được coi là nỗ lực nhằm lách thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc.

Với Trung Đông là một lựa chọn phổ biến trong số các công ty công nghiệp lớn. Năm ngoái, Jinko Solar đã công bố khoản đầu tư gần 1 tỷ đô la Mỹ vào nhà máy thứ tư ở nước ngoài tại Ả Rập Xê Út, dự kiến ​​sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2026.

Đầu tháng này, Chint New Energy đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về một nhà máy sản xuất pin mặt trời mới tại nước này, dự kiến ​​sẽ dành 80 phần trăm sản lượng để xuất khẩu.

Citic Securities cho biết: “Việc đưa hoạt động sản xuất PV của Mỹ trở về nước vẫn còn nhiều bất ổn và Hoa Kỳ khó có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào các sản phẩm năng lượng mặt trời nhập khẩu trong trung hạn”.


Đức Giáo Hoàng Phan xi cô đã về nhà Cha trên Trời

Tổng Hợp Báo Chí

Pope Francis' Cause of Death: How the Pontiff Died

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã qua đời vào Thứ Hai Phục sinh, ngày 21 tháng 4 năm 2025, ở tuổi 88, Vatican thông báo. Ngài qua đời lúc 7:35 sáng giờ địa phương tại nơi cư trú của ngài ở Casa Santa Marta của Vatican. Đức Hồng y Kevin Farrell , Nhiếp chính của Phòng Tông tòa, đã xác nhận tin tức này, tuyên bố rằng,  “Anh chị em thân mến, với nỗi buồn sâu sắc, tôi phải thông báo về sự ra đi của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vào lúc 7:35 sáng nay, Giám mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà của Chúa Cha.”

Bất chấp những thách thức về sức khỏe gần đây, bao gồm cả việc phải nằm viện kéo dài vì viêm phổi kép vào đầu năm nay, Giáo hoàng Francis vẫn tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình. Vào Chủ Nhật Phục Sinh, chỉ một ngày trước khi qua đời, ngài đã bất ngờ xuất hiện tại Quảng trường Thánh Peter để ban phước cho các tín đồ và gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance tại Vatican.


 

Niềm Vui Từ Lộ Đức trong Tuần Thánh

Theo TTX CNA La Nouvelle Republic (Pyrenees)

Đền Đức Mẹ Lộ Đức đã chính thức công nhận phép lạ y khoa thứ 72: một phụ nữ Ý đã được chữa khỏi căn bệnh thần kinh cơ hiếm gặp cách đây hơn 15 năm.

Nun’s recovery recognized as 70th official miraculous healing at ...

Thông báo được đưa ra vào thứ Tư, ngày 16 tháng 4 năm 2025, tại hang động, khi Cha Michel Daubanes, cha sở của đền thờ, tiết lộ quyết định ngay sau những lời cầu nguyện cuối cùng của giờ kinh tối, lần chuỗi Mân Côi.

Cuộc sống thay đổi vào năm 2009

Người nhận ơn mẹ là chị Antonietta Raco thuộc Giáo phận Tursi‑Lagonegro, “bị bệnh xơ cứng bên nguyên phát ” — một loại bệnh về tế bào thần kinh vận động gây ra tình trạng yếu cơ. Cô đã thực hiện chuyến hành hương với hy vọng sẽ được cứu chữa. Sau khi tắm trong nước suối Lộ Đức, cô “bắt đầu có thể di chuyển một cách độc lập” và, theo như các bác sĩ , “những ảnh hưởng của căn bệnh khét tiếng đã biến mất ngay lập tức và dứt khoát”, theo dòng tweet được Catholic World Report chia sẻ .

Antonietta Raco.

Bà Antonietta Raco, hình chụp sau khi được chữa khỏi 10 năm của báo La Nouvelle Republic (Pyrenees)

Như giáo phận Raco giải thích, tin tức về sự hồi phục của bà đã đến được Ủy ban Y khoa Quốc tế Lourdes điều nghiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng, họ đã tuyên bố “sự hồi phục của người phụ nữ này có đặc điểm không thể giải thích được về mặt y khoa”.

Tờ báo Ý La Gazzetta del Mezzogiorno trích lời bác sĩ Raco mô tả phương pháp chữa bệnh này là “một hiện tượng khoa học không thể giải thích được”. Bản thân Raco cũng nói về cảm giác phấn chấn gần như siêu nhiên, chia sẻ rằng cô cảm thấy “một cảm giác khỏe khoắn khác thường” sau khi ngâm mình trong nước.

Ngọn hải đăng của hy vọng

Thật tuyệt vời khi sự công nhận chính thức này được công bố không chỉ trong Tuần Thánh mà còn trong Năm Thánh Hy Vọng này.

Câu chuyện này nhắc nhở các tín đồ về cách Chúa chọn sử dụng một thánh địa hành hương để ban ơn như vậy. Trên thực tế, kể từ năm 1858, Lourdes đã thu hút hàng triệu người tìm kiếm sự chữa lành về thể xác và sự an ủi về tinh thần. Mỗi phép lạ được công nhận chính thức sau khi ủy ban khoa học chấp nhận là phi thường và không thể giải thích được, hiện có tổng cộng 72 phép lạ. Sự kiện lại một lần nữa nhắc nhở các tín đồ rằng ân sủng có thể phá vỡ ngay cả những rào cản mạnh nhất.

Đối với nhiều người, những phương pháp chữa trị này không chỉ là những điều kỳ lạ về y khoa; chúng khẳng định lại hy vọng, làm sâu sắc thêm đời sống cầu nguyện và truyền cảm hứng cho các hành động từ thiện. Như Đức Giám mục Orofino đã tuyên bố:

Cảm tạ Chúa, Đấng đã một lần nữa biểu lộ sự hiện diện của Người giữa dân Người bằng dấu chỉ thiêng liêng này.”


 

Khoa Học Cuối Tuần: Hoa Kỳ thử dùng gan heo đã được chỉnh gene để cấy cho người bị bịnh suy gan cấp tính

Theo TTX AP và các báo khác

WASHINGTON — Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ sẽ sớm thử nghiệm xem liệu gan từ lợn được chỉnh sửa gen có thể điều trị cho những người bị suy gan đột ngột hay không,  bằng cách lọc tạm thời máu của họ thay cho gan của bệnh nhân, để bộ phận này có thể nghỉ ngơi và có thể tự chữa lành nhờ vào đặc tính tái sinh tế bào của gan .

Theo nhà sản xuất gan heo cấy, eGenesis , công ty này đã công bố bước đi này vào thứ ba cùng với đối tác OrganOx, thử nghiệm lâm sàng đầu tiên thuộc loại này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chấp thuận .

Máy OrganOx metra , truyền máu có oxy, thuốc men và chất dinh dưỡng ở nhiệt độ cơ thể bình thường và gần với áp suất và lưu lượng sinh lý. Metra hoàn toàn tự động và có thể bảo quản cơ quan của người hiến tặng ở trạng thái hoạt động trong tối đa 24 giờ.

Mike Curtis, giám đốc điều hành của eGenesis có trụ sở tại Massachusetts, công ty biến đổi gen lợn để các cơ quan của chúng giống với cơ thể người hơn, cho biết trong các thí nghiệm với bốn xác chết, nỗ lực “cầu nối” đó cho thấy gan lợn có thể hỗ trợ một số chức năng của gan người trong hai hoặc ba ngày.

Scientists have figured out how to make a pig liver filter human blood

 

Ông cho biết thử nghiệm sẽ tuyển tối đa 20 bệnh nhân trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt không đủ điều kiện ghép gan.họ sẽ được bơm máu qua gan lợn.

Người ta ước tính có khoảng 35.000 người ở Hoa Kỳ phải nhập viện mỗi năm khi gan của họ đột nhiên bị suy. Có rất ít lựa chọn điều trị và tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Nhiều người không đủ điều kiện để ghép gan hoặc không thể tìm được gan phù hợp kịp thời.

Nghiên cứu mới, dự kiến ​​sẽ được tiến hành vào cuối mùa xuân này, là một bước ngoặt trong cuộc tìm kiếm các ca ghép tạng từ động vật sang người . Các nhà nghiên cứu sẽ không ghép gan lợn vào cơ thể bệnh nhần nhưng thay vào đó, bác sĩ sẽ gắn nó ở bên ngoài cho những người tham gia nghiên cứu. Gan heo sẽ hoạt động giống như là một loại gan nhân tạo trong lúc dưỡng thương cho gan thật của bệnh nhân.