Việt Nam kết án nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vì ‘chống đối nhà nước’

Việt Nam kết án nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vì ‘chống đối nhà nước’
nguồn: VOA

Nhạc sĩ Việt Khang (trái) bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế trong khi ông
Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi, bị mức án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế

30.10.2012

Ông Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang) bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế trong khi ông Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi, bị mức án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, cho VOA Việt Ngữ biết
như vậy sau phiên xử kéo dài 4 giờ đồng hồ tại TP HCM hôm 30/10.

Nhạc sĩ Việt Khang, 34 tuổi, là người từng viết các bài như ‘Anh là ai’ và ‘Việt Nam tôi đâu’. Ông Hải cho biết tại tòa, các luật sư đã cho rằng yếu tố chống nhà nước trong các bài hát của ông Việt Khang rất là mờ nhạt.

Ông Hải nói: ‘Ví dụ bài ‘Anh là ai’ cũng chỉ phản kháng lại cách giải quyết của lực lượng an ninh, lực lượng công an đối với người biểu tình mà bị giải tán tại Việt Nam, chứ không chống lại nhà nước Việt Nam’.

Việt Khang rất muốn được tự do càng sớm càng sớm càng tốt để trở về đoàn tụ với gia đình bởi vì Việt Khang có nói rằng ông không có ý đồ hoạt động chính trị, và ông chỉ là một người thu âm bình thường. Ông muốn cuộc sống bình thường với gia đình, với đứa con bốn tuổi…

Luật sư của Nhạc sĩ Việt Khang.

Ông Hải cho hay, sau khi nghe phần tranh tụng của luật sư, thẩm phán tại phiên tòa đã không áp dụng khoản 2, điều 88, bộ luật hình sự, với mức án nặng là từ 10 tới 20 năm tù mà áp dụng khoản 1 với mức án nhẹ hơn là từ 3 tới 12 năm tù giam.

Tuy nhiên, theo luật sư này, nhạc sĩ Việt Khang vẫn chưa hài lòng.

Ông Hải nói: “Việt Khang rất muốn được tự do càng sớm càng sớm càng tốt để
trở về đoàn tụ với gia đình bởi vì Việt Khang có nói rằng ông không có ý đồ hoạt động chính trị, và ông chỉ là một người thu âm bình thường. Ông muốn cuộc sống bình thường với gia đình, với đứa con bốn tuổi, và ông đề nghị nhà nước Việt Nam khoan hồng, xem xét cho ông.”

Ông Hải cho biết, tại tòa, nhạc sĩ Việt Khang nói rằng ông viết các bài hát để nói lên nỗi lòng của mình và thể hiện lòng yêu nước của ông đối với việc Trung Quốc gây hấn tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

Nhưng theo vị luật sư bào chữa, ông Khang cũng thừa nhận bài hát có khía cạnh nào đó có nội dung được coi là chống nhà nước Việt Nam.

Ông Hải cho biết: “Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình thừa nhận là thành viên của một tổ chức trên mạng là ‘Tuổi trẻ yêu nước’. Tổ chức này, theo như họ thừa nhận, có tập hợp các tài liệu, thông tin để nhằm chống nhà nước Việt Nam. Việt Khang chỉ là một người được giới thiệu làm thành viên, và anh chưa làm gì ngoài việc sáng tác hai bài đấy và đưa lên mạng, trong đó có trang của ‘Tuổi trẻ yêu nước’. Còn anh Trần Vũ Anh Bình có phụ trách một phần của trang đó là phần nhạc Việt. Họ thừa nhận là họ có trách nhiệm đối với các hành vi này, và đề nghị nhà nước khoan hồng.”

Luật sư Hải cũng cho biết một bài hát khác của Việt Khang đã được người biên tập của trang ‘Tuổi trẻ yêu nước’ sửa một đoạn, một câu nhỏ, từ ‘đoàn quân chống quân xâm lược phương bắc’ thành ‘chống những kẻ bán nước Việt Nam’, nên cụm từ này bị hiểu là để ám chỉ và phỉ báng chính quyền.

Ông Hải cho biết: “Chính vì thế họ cho rằng điều đó phỉ báng chính quyền và thuộc hành vi tuyên truyền, chống nhà nước. Nhưng chúng tôi cũng nói rằng là cái này chỉ là suy diễn, ám chỉ. Tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa là một tội nặng như thế thì cần phải được chứng minh một cách rõ ràng.”

Luật sư Hải nói thêm: “Nếu không, có rất nhiều bài báo, bài viết cũng có ám chỉ này nọ mà cứ suy diễn ra như thế này thì rất là dễ quy tội cho những người thực sự họ không phải làm như vậy.”

Trang web ‘Tuổi trẻ yêu nước’ chưa lên tiếng về tình tiết được đưa ra trong phiên xử hôm 30/10.

Luật sư Hải cho biết hai nhạc sĩ sẽ kháng cáo, và ông hy vọng sẽ có kết quả tốt hơn tại phiên tòa phúc thẩm.

Sau phiên xử, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ kết án nhạc sĩ Việt Khang.

Phát ngôn viên của đại sứ quán cho rằng vụ kết án này là một động thái mới nhất trong một loạt các bước đi của Việt Nam nhằm giới hạn quyền tự do ngôn luận, đồng thời kêu gọi Hà Nội phóng thích nhạc sĩ này cùng với tất cả các tù nhân lương tâm khác.

Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền như Hội Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch
cũng chỉ trích bản án và kêu gọi phóng thích các nhạc sĩ.

Tháng trước, Việt Nam đã kết án ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) mức
án 12 năm tù giam về tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam’.

Trong khi đó, bà Tạ Phong Tần bị kết án 10 năm tù giam và ông Phan Thanh Hải bị
án 4 năm tù giam. Ba blogger này còn bị quản thúc tại gia từ 3 tới 5 năm sau
khi mãn hạn tù.

Nguồn: VOA’s interview; Amnesty International; Human Rights Watch

 

Lần cuối…

Lần cuối…
carrying-the-cross.jpg

“Em nói gì?” anh chồng la lên, “hôm qua anh mới nói chuyện với nó mà.”
“Sáng nay nó bị tai nạn qua đời rồi!” vợ đáp lại.
“Anh hẹn nó cuối tuần này đến nhà mình ăn cơm nhưng bây giờ…”
++
“Năm tới mình đi chơi chỗ đó nha.” Bé háo hức lên kế hoạch.
Kế hoạch ấy phải huỷ bỏ vì anh đã tạm biệt thế giới này.
++
Chị nằm im bất động sau cơn đột quỵ. Anh chỉ còn biết đứng nhìn xót xa. Chị đã ao ước được đi xem phim trong rạp chiếu dưới phố với anh vì nơi ấy đầy ắp kỉ niệm một thời yêu
đương. Nhưng anh mải miết chạy theo công danh sự nghiệp mà khất lần với vợ. Bây giờ, hối hận thì hết cơ hội rồi.
++
Ba ngày trước, Tư Bo bực tức: “Cái thằng chết tiệt, tao mà không kiềm chế lúc đó thì nó no đòn.”
Ba ngày sau, Tư Bo hai dòng nước mắt: “Tại sao mày bỏ tao đi trước vậy? Không có mày thì tao thế nào đây? Tại sao?”
Tư Bo lúc này chỉ biết khóc, chẳng còn nhớ gì đến chuyện gây gổ hôm ấy. Cuối cùng, phải chăng khôn ngoan là biết khắc sâu những kỉ niệm đẹp lên đá và biết để gió cuốn đi những
hạt bụi bất hoà bất mãn trong đời?
++
Bác sĩ nói tình trạng của em bây giờ là “sống thực vật”, nghĩa là em chỉ nằm đó thở, sống và có thể cảm nhận nữa, nhưng em sẽ không còn nói được lời nào. Trước khi người ta phát
hiện ra em bị bất tỉnh và đưa em đi cấp cứu, em rất muốn nói là em đã hiểu nỗi khổ tâm của anh, em đã tha thứ cho anh, em thương anh lắm và em hạnh phúc vì có anh trên đời này. Nhưng bây giờ em nằm đây. Anh đứng lặng lẽ nhìn em, đau khổ. Nếu hôm ấy em quảng đại hơn một chút để nói với anh những lời kia thì anh (và cả em nữa) giờ này đã bình an.
++
“Alô, dạ con chào bác gái. Cách đây ít lâu con nghe nói bác trai bị bệnh gì đó nhưng bận quá con chưa hỏi thăm được. Hôm nay bác trai sao rồi ạ?”
“Cám ơn con hỏi thăm. Bác trai khuất núi hai tuần trước rồi con ơi…”
Thực ra thì nó đã có thể gọi điện hỏi thăm bác nhiều lần. Giá mà nó không…làm biếng.
++
“Tôi thấy con nhỏ đó cầm điện thoại của tôi. Đúng là đồ lăng nhăng. Tôi không nghe đâu! Bye.” Chị giận dữ bỏ đi một mạch. Anh chỉ biết bất lực đứng nhìn theo. Anh muốn gọi chị nhưng không thể thốt nên lời. Kể từ đó, chị không nghe tin gì của anh nữa.
Mấy tuần sau, nhỏ bạn của chị không biết quan hệ giữa chị với anh thật thà kể: “Tui thấy tội ổng P ghê. Là con trai mà khóc nức nở khi kể chuyện với tui. Bà biết không, trước ngày Valentine (ngày lễ tình hồng), ổng phải bán gấp cái điện thoại là vật duy nhất có giá trị trên người cho một người bạn để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ đau nặng ở quê. Ngặt một cái, điện thoại ấy là do bạn gái ổng tặng. Nghèo quá, lại đang thất nghiệp nên hổng biết xoay sở thế nào. Tội ghê. Hổng biết bây giờ ổng đang trôi dạt phương nào?”
+++
Lần gặp gỡ nào cũng có thể là lần cuối cùng.
+++
Trong lần gặp có thể là cuối cùng ấy, ta có hai lựa chọn rõ ràng: để lại ấn tượng tốt đẹp của yêu thương hay đánh mất đi cơ hội rồi hối tiếc.
+++
Thật ra, giận hờn, trách móc, oán than, cố chấp… cũng chẳng đem lại lợi ích cho ai.
+++
Đây cũng có thể là một trong những bài cuối cùng mình viết. Bởi thế, cho phép mình cùng bạn tự vấn một chút để tụi mình sống trọn vẹn hơn ‘lần có thể cuối cùng’ và để sẵn sàng cho
‘lần cuối cùng chắc chắn’, bạn nhé. Mời bạn cùng lặng xuống với những tự vấn sau đây:
+ Lần cuối cùng tôi hỏi thăm một người thân quen là khi nào?
+ Lần cuối cùng tôi gạt bỏ tự ái để giữ hoà khí yêu thương là lúc nào?
+ Lần cuối cùng tôi sáng suốt tận dụng cơ hội bày tỏ sự quan tâm của tôi cho một người thân yêu cách đây lâu chưa?
+ Đâu là lần cuối cùng tôi bước ra khỏi định kiến của mình để chỉ lắng nghe và đón nhận người khác “như họ là”?
+ Lần cuối cùng tôi kiên nhẫn cho người khác cơ hội để giải thích là khi nào?
+ Lần cuối cùng tôi cho mình một cơ hội để nghe thấu đáo mà không nóng vội kết luận là lúc nào?
+ Đâu là lần cuối cùng tôi đã dùng tình yêu Chúa trong tim tôi để chiến thắng cám dỗ xung khắc với người khác?
+ Lần cuối cùng tôi học cảm thông và đón nhận anh chị em là khi nào?
+ Trong cuộc gặp gỡ của tôi hôm nay với một ai đó, tôi có để lại ấn tượng của yêu thương?
+ …
+++
Thầy Giêsu khuyên thực tế thế này: “Anh em hãy luôn tỉnh thức vì anh em không biết lúc nào giờ ấy sẽ đến.” (Mc 13:33, Mt 24:42)
Giuse Việt, O.Carm.
Nguồn : dongcatminh.org
Maria Thanh Mai gởi

KIÊN NHẪN VÀ CHỊU ĐỰNG

KIÊN NHẪN VÀ CHỊU ĐỰNG

Tác giả: Tuyết Mai

Có khi nào anh chị em có cảm tưởng rằng sự chịu đựng của anh chị em đã quá đầy tràn, chỉ cần thêm một giọt nước nữa thôi thì nước nó sẽ tràn khỏi miệng ly hay không? Thưa có chứ
nhỉ!.   Đó chỉ là bước đầu tiên ta lỡ để cho ly nước nó trào nhưng còn bước thứ hai thì sao?.   Ta sẽ chọn giải pháp như thế nào để đối phó cách khôn ngoan đây?.   Ấy, vì sao tôi gọi là giải pháp khôn ngoan? Vì nếu ta đối phó giống như mọi người thường tình đối phó với nhau thì ắt sẽ có xẩy ra chiến tranh ngay.   Và bảo đảm sau đó sẽ cho chúng ta kết quả chẳng đẹp đẽ tí ti nào cả!.

Bạn bè thì cũng chẳng còn là bạn bè nữa mà sẽ trở thành thù địch của nhau.   Gia đình giữa vợ chồng và con cái cũng sẽ để lại vết cắt thật sâu đậm trong trái tim của mọi người, liên
hệ.   Trong công xưởng đối với xếp trên thì bảo đảm chúng ta nên đi tìm nơi khác mà xin việc, còn không thể thì phải nhờ người đi cửa hậu dùm, cộng lời xin lỗi cho phải phép.

Do đó có phải cách khôn ngoan nhất là ta nên chọn thái độ im lặng, chịu đựng, và nuốt cái giận xuống.   Như Thiên Chúa luôn chọn thái độ chậm giận với tất cả con cái hư hỏng của
Người.   Kẻo không thì trái tim to lớn độ lượng của Người cũng sẽ bị nổ tung, còn không thì trái đất sẽ bị nổ tiếng “la” long trời làm vỡ tung cả trái đất lên vì cơn thịnh nộ của Người sẽ đổ trên đầu của chúng ta.   Nếu ta tập được tánh chậm giận và chịu đựng ấy, lâu dần sẽ cho ta một đức tánh nhẫn nại rất tốt và là gia tài rất quý báu để lại cho con cháu sau này chúng
được nhờ.

Chậm giận và chịu đựng có phải đó là đức tánh tuyệt vời của mọi Thánh Nhân? Kiêm tánh tình hiền lành và khiêm nhường nữa đã tạo nên tên tuổi của các ngài và được mọi người gọi các ngài là Thánh Sống.   Tôi không tin rằng các Thánh Sống lại không biết giận, nhưng
tôi xác tín rằng các ngài vì muốn bắt chước theo chân Chúa Giêsu nên tập luyện chịu nhịn, chịu đựng, chịu khổ, để có thể vác Thánh Giá đời mình theo Chúa Kitô, và sống làm gương cho các giáo dân noi theo.

Chẳng phải làm con người mà tự nhiên có sẵn những đức tánh tốt đó! Nếu có chăng là các Thánh đã được học sẵn một số bài học từ cha mẹ của các ngài suốt thời gian còn ở với cha mẹ.   Còn lại chăng là các ngài phải tìm đến để được học, để được tư vấn, và để được thu
thập các đức hạnh từ các bậc thầy nơi các dòng tu hay các chủng viện.   Mà Thầy cao cả nhất không ai khác là Đức Chúa Giêsu Kitô Chúa chung của hết thảy chúng ta!.

Ta hãy thử so sánh đạo Công Giáo của ta với các đạo khác xem nhé, xem họ có ông thầy nào hay Chúa nào của họ lại yêu thương người bằng cách chết thay thế cho con người tội lỗi, bằng chính cái chết của mình trên Thập Giá cách thương tâm không nhỉ?.   Thưa rằng chẳng
thể có một ai ngoài Thầy Giêsu rất nhân lành, rất xót thương, và rất yêu thương con người tội lỗi của chúng ta vô điều kiện.

Vâng, thế thì ta còn chần chờ gì nữa mà không liền chạy đến ngồi xuống chân của Thầy Giêsu tuyệt vời của chúng ta mà học hỏi những Điều lạ lùng, một Giới Răn mới từ Ngài là hãy yêu thương nhau thì người ấy đã “đắc đạo” đã sống trọn lề luật của Thầy.   Amen.

 

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(10-26-12)

Chuỗi Mân Côi cứu sống người lính

Chuỗi Mân Côi cứu sống người lính

Thiên Chúa có ở với chúng ta trong từng giây phút của cuộc sống? Tôi thích những câu chuyện như dưới đây, tôi xác định là Thiên Chúa luôn ở với chúng ta.

Glenn Hockton, 19 tuổi, về nhà sau 17 tháng làm nghĩa vụ Coldstream Guards tại tỉnh Helmand. Anh đang đi tuần tra thì tràng hạt rơi ra khỏi cổ. Mẹ anh, bà Sheri Jones, kể: “Nó cảm thấy như có ai đập vào lưng. Nó cúi xuống nhặt tràng hạt xem có bị đứt không. Khi cúi xuống nó mới biết mình đang ở trên trái mìn địa lôi”.

Glenn phải đứng lặng ở đó suốt 45 phút trong khi các đồng nghiệp có thể đến cứu giúp anh. Bà Sheri Jones, ở Tye Green, Essex, nói rằng bà run cả người khi con trai bà gọi điện kể cho bà nghe về chuyện của con bà.

Mẹ của Glenn đã đưa cho anh chuỗi tràng hạt để bảo vệ anh trước khi anh đi làm nghĩa vụ quân sự. Sự kiện đáng chú ý hơn là ông của Glenn ghi nhận về chuỗi Mân Côi:

Ông cố Joseph Truman cũng đã tin chuỗi Mân Côi đã cứu sống ông trong Thế chiến II khi bom nổ giết chết 6 người trong trung đội của ông. Ông ở trung đội hỏa mai và sau đó bị bắt cho đến khi kết thúc chiến tranh, ông và các tù nhân khác bị bắt phải bỏ quân đội liên minh tiến bộ.

Bà Jones, 41,  nhớ lại: “Nó đang đi ngang qua cánh đồng với 6 người lính cùng trung
đội. Nó cúi xuống nhặt lên cái gì đó và nó là người duy nhất còn sống sót sau khi bom phát nổ. Nó đã cúi nhặt chưỗi Mân Côi”.

Tôi không biết gia đình này có giữ đạo Công giáo hay không. Và dĩ nhiên có sự nguy hiểm ở chỗ của chuỗi Mân Côi khi hình như có gì đó như “sự may mắn” cho những người nghe về
cách những người này được cứu sống.

Nhưng tôi nghĩ về câu chuyện này khi có tiếng gọi làm tôi thức giấc, chắc chắn lên quan gia đình tôi – nhưng cũng liên quan cả chúng ta nữa. Đó là tiếng gọi để tôi nhận ra sức mạnh
của Đức Mẹ và chuỗi Mân Côi cứu chữa chúng tôi. Không chỉ bằng cách bảo vệ cơ thể chúng tôi không bị mìn mà còn cho chúng tôi áo giáp thiêng liêng mà chúng tôi cần trong lúc đảm trách thế giới hiện đại.

Bạn đã đọc 15 lời hứa của Đức Maria đối với những người trung thành lần chuỗi Mân Côi chưa? Nếu đã đọc trước đây thì sau đó có đọc nữa? Đó là những điều gây cảm hứng. Nếu bạn là người bắt đầu và không biết bắt đầu từ đâu thì hãy lần chuỗi Mân Côi với 15 mầu
nhiệm – Vui, Thương, Mừng, và nay có thêm 5 Sự Sáng.

Lạy Đức Mẹ Mân Côi, xin cầu cho chúng con!

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ National Catholic Register)

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác.

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác.

Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:

I. Sức khỏe :

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”

II. Bí quyết trường thọ:

1. Chấp nhận với những gì mình đang có

2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình

3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn

III. Phòng ngừa bệnh tật:

1. Không vui quá – hại tim

2. Không buồn quá – hại phổi

3. Không tức quá – hại gan

4. Không sợ quá – hại thần kinh

5. Không suy nghĩ quá – hại tỳ

6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng – tha thứ và lãng quên

7. Với người cao tuổi – tránh tranh luận hơn thua

IV. Thức ăn & uống trong ngày:

Một củ hành: chống ung thư

Một quả cà chua: chống tăng huyết áp

Một lát gừng: chống viêm nhiễm

Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch

Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo

Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng

Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:

1. Một Trung tâm là – sức khỏe

2. Hai Tí: một tí thoải mái, một tí nhiệt tình

3. Ba Quên: quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù

4. Bốn Có: có nhà ở, có bạn đời, có bạn tri âm, có lòng vị tha

5. Năm Phải: phải vận động, phải biết cười, phải lịch sự hòa nhã, phải biết nói chuyện, và phải coi mình là người bình thường

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân:

1. Ít nói năng để dưỡng – Nội khí

2. Kiêng sắc dục để dưỡng – Tinh khí

3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng – Huyết khí

4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng – Tạng khí

5. Chớ giận hờn để dưỡng – Can khí

6. Chớ ăn quá độ để dưỡng – Vị khí

7. Ít lo lắng để dưỡng – Tâm khí

8. Tránh tà tâm để dưỡng – Thần khí

1. Hãy dành thì giờ để suy nghĩ: Đó là nguồn sức mạnh

2. Hãy dành thì giờ để cầu nguyện: Đó là sức mạnh toàn năng

3. Hãy dành thì giờ cất tiếng cười: Đó là tiếng nhạc của tâm hồn

4. Hãy dành thì giờ chơi đùa: Đó là bí mật trẻ mãi không già

5. Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu: Ưu tiên Tạo Hóa ban

6. Hãy dành thì giờ để cho đi: Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ

7. Hãy dành thì giờ đọc sách: Đó là nguồn mạch minh triết

8. Hãy dành thì giờ để thân thiện: Đó là đường dẫn tới hạnh phúc

9. Hãy dành thì giờ để làm việc: Đó là giá của thành công

10.Hãy dành thì giờ cho bác ái: Đó là chìa khóa cửa Từ Bi

10 câu hỏi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma

Dịch giả: Phạm Thu Hương

Tạp chí Time đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thành phố New York vào tháng 5 năm 2010 với bài “10 Câu hỏi đến Đức Dalai Lama “.
1. Câu hỏi: Ngài đã bao giờ cảm thấy tức giận hoặc điên tiết chưa? Kantesh Guttal, Pune, ẤN ĐỘ
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Ồ, có chứ, tất nhiên rồi. Tôi là người mà. Nói chung, nếu một người không bao giờ tức giận, thì tôi nghĩ có điều gì đó đã sai. Anh ta bị hâm hâm trong đầu rồi.
[Cười lớn.]
2. Câu hỏi: Làm thế nào mà ngài luôn lạc quan và trung thực khi có quá nhiều thù ghét trên thế giới vậy? Joana Cotar, FRANKFURT, ĐỨC.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi luôn nhìn một sự kiện nào đó từ góc nhìn rộng lớn. Luôn có vấn đề nào đó, chết chóc nào đó, hành động tàn sát hoặc khủng bố nào đó hoặc bê bối ở mọi nơi,
mọi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ toàn bộ thế giới là như vậy, thì bạn đã sai. Vì trong 6 tỷ người, những người gây rối chỉ là số ít.
3. Câu hỏi: Vai trò đặt ra cho ngài đã thay đổi ra sao kể từ khi ngài lần đầu tiên trở thành Đức Đạt Lai Lạt Ma? Andy Thomas, CARMARTHEN, WALES, ANH QUỐC.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi trở thành Đạt Lai Lạt Ma không dựa vào tự nguyện. Dù tôi có nguyện vọng hay không, tôi [cũng phải nghiên cứu] triết học Phật giáo như một tăng sinh bình thường trong các tu viện lớn. Cuối cùng tôi nhận ra mình phải có trách nhiệm.
Thỉnh thoảng có khó khăn, nhưng nơi nào có thử thách, nơi đó lại thực sự là một cơ hội để phục vụ được nhiều hơn.
4. Câu hỏi: Ngài có thấy khả năng hòa giải nào với chính phủ Trung Quốc trong cuộc đời ngài không? – Joseph K.H. Cheng, MELBOURNE, ÚC.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có chứ, có khả năng. Nhưng tôi thấy kinh nghiệm quá khứ đã cho thấy điều này không dễ dàng chút nào. Có nhiều người bảo thủ, cái nhìn của họ rất hạn hẹp và thiển cận. Họ không nhìn vấn đề một cách toàn diện. Tuy nhiên, người dân bên trong
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã có sự tiếp xúc rộng hơn với thế giới bên ngoài. Càng ngày càng có nhiều tiếng nói bất bình trong nhân dân, đặc biệt là trong giới trí thức. Những điều này sẽ thay đổi – điều đó sẽ phải xảy ra.
5. Câu hỏi: Làm thế nào chúng tôi có thể dạy con cái chúng tôi không được nổi giận? – Robyn Rice, GRAND JUNCTION, COLORADO, MỸ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Trẻ em luôn nhìn vào cha mẹ. Cha mẹ nên bình tĩnh hơn. Bạn có thể dạy con bạn rằng bạn đang đối diện với rất nhiều vấn đề nhưng bạn phải phản ứng những vấn đề đó với một tinh thần bình tĩnh và lý trí. Tôi luôn có cái nhìn này về hệ thống giáo dục hiện đại: chúng ta dành sự quan tâm cho phát triển não bộ, thế nhưng về sự phát triển lòng tốt thì chúng ta rất ỷ lại.
6. Câu hỏi: Ngài đã bao giờ từng nghĩ mình là một người bình thường thay vì là một Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa? – Grego Franco, MANILA, PHI LUẬT TÂN,
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có chứ, khi còn trẻ. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy, “Ôi, thật là một gánh nặng. Mình mong sao mình được là một người Tây Tạng vô danh. Khi đó, mình sẽ được tự do hơn.” Nhưng sau đó tôi nhận ra vị trí của mình là một cái gì đó hữu ích cho những người khác. Hiện nay tôi cảm thấy hạnh phúc rằng mình là Đạt Lai Lạt Ma. Đồng thời, tôi chẳng bao giờ cảm thấy mình là người có chút đặc biệt. Như nhau – chúng ta tất cả đều như nhau.
7. Câu hỏi: Ngài có nhớ Tây Tạng không? Pamela Delgado Córdoba, AGUASCALIENTES, MEXICO.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có chứ. Văn hóa Tây Tạng không những thích hợp với cổ xưa mà còn thích hợp với thế giới ngày nay. Sau khi quan sát các vấn đề bạo lực, chúng tôi thấy rõ văn hóa Tây Tạng là văn hoá của lòng từ bi và bất bạo động. Ngoài ra còn khí hậu nữa. Ở
Ấn Độ trong suốt mùa mưa, thời tiết quá ẩm ướt. Khi đó, tôi rất nhớ [Tây Tạng].
8. Câu hỏi: Ngài nói gì với những người sử dụng tôn giáo như là một cái cớ để bạo lực hoặc giết người? Arnie Domingo, THÀNH PHỐ QUEZON, PHI LUẬT TÂN.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có những người sùng đạo, vô tội bị lôi kéo bởi một số người có quan tâm khác hẳn. Quan tâm của họ không phải là tôn giáo mà là quyền lực hay đôi khi là tiền bạc. Họ lợi dụng niềm tin tôn giáo. Trong trường hợp như vậy, chúng ta phải phân
biệt được: những [điều ác đó] không sinh ra bởi tôn giáo.
9. Câu hỏi: Ngài đã bao giờ thử mặc quần chưa? – Ju Huang, STAMFORD, CONNECTICUT, MỸ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Khi trời rất, rất lạnh. Và đặc biệt vào năm 1959, khi tôi chạy trốn, tôi có mặc quần dài, như người dân mặc. Vì thế, tôi có kinh nghiệm rồi.
10. Câu hỏi: Ngài có tin thời gian của ngài tại đây trên trái đất này đã là một thành công? – Les Lucas, Kelowna, British Columbia, CANADA.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hmmm. Điều đó tương đối thôi. Thật quá khó để nói. Mọi cuộc sống con người đều gồm một phần thất bại và một phần thành công.
Hết.

MẸ MARIA BAN HẠNH PHÚC TRÊN GIA ĐÌNH

MẸ MARIA BAN HẠNH PHÚC TRÊN GIA ĐÌNH

(HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH)

Tác giả:Tuyết Mai

Bây giờ tôi mới cảm được câu chuyện ông nhà tôi thuật lại chuyện một bà khoảng gần 70, công kích ông xã của bà vào một buổi sáng, trong phòng nóng của LA Fitness, vì bà cho là ông quá lập dị và không giống ai.   Bà kể lể và la toáng cả lên như để tố khổ cùng mọi người là ông xã của bà và các ông chồng đều một khuôn rập giống nhau (trong khi chồng bà ở nhà).

Sáng nay hai vợ chồng già chúng tôi cũng kiếm chuyện tố khổ nhau y như vậy!.   Hy vọng xin được góp ý mà khuyên tất cả vợ chồng nên đối xử tốt với nhau trong tinh thần luôn xây dựng, đóng góp, lạc quan, hay ít nhất phải có sẵn trong đầu một chương trình (plan)
thì hãy nói chuyện hay bàn tính với nhau.   Nhất là tránh dành được nói những ý kiến riêng của mình (your own opinions) mà công kích ý kiến của người ta thì hậu quả sẽ không như cả hai mong đợi; có thể sẽ đưa đến sự gây gỗ không trách được.

Có phải chúng ta rất thích muốn được nói chuyện cách vui vẻ thuận hòa với nhau với tính cách được bình đẳng? Có nghĩa anh đưa ra đề tài thì cả hai đều đồng đóng góp ý kiến?.   Và có phải bao giờ hai cái đầu cũng luôn khôn ngoan hơn là một?.   Chứ đề tài hay vấn đề (problem) được đặt ra mà chỉ để cho anh tự suy, tự diễn, và tự độc thoại thì anh mời tôi ngồi cùng bàn làm gì?.   Như thế theo tôi anh là một người độc đoán và độc tài là có đầu óc của cộng sản, thưa có đúng không?.

Tôi lại không ưa cái kiểu nói chuyện mà không có soạn sẵn chương trình mình định làm gì mà chỉ có những lời than thở, ỉ ôi, trách móc, và dẫn đưa đến một bức ảnh (picture) rất ảm đạm trước mặt; như bị đặt trước một ngõ cụt của con đường không có lối thoát hay không có
đường binh.   Nhất là chúng ta là những thành phần từng có hay đang nắm giữ chức phận, có đóng góp cho xã hội.   Từng đổ mồ hôi để đi làm nuôi gia đình, chứ không phải thành phần vô dụng.

Phải nói thật ông nhà tôi sau thời gian tốt nghiệp đại học (năm 2006), không thể kiếm được việc làm vì đã quá tuổi, ông đã đổi tánh nết rất nhiều.   Chưa kể bệnh mù lòa của ông,
đã khiến ông trở thành một người chồng người cha khó chịu và khó chìu.   Nhưng phải cảm tạ Thiên Chúa biết bao đã cho tôi thêm sức mạnh để có thể chịu đựng những cái khó chịu, tỉ tê, than vãn, và than thở của ông, hầu như mỗi ngày.

Ai bảo trong một gia đình mà cha mẹ không thiên vị giữa chúng con cái? Thương đứa này hơn đứa kia?.   Có phải thương hơn vì đứa con này nó ngoan hiền, nghe lời, và hiếm khi thấy nó cãi lại mà luôn chìu theo ý muốn của cha mẹ?.   Còn không thương lắm khi đứa con nó ngỗ ngịch luôn làm điều ngược ý của cha mẹ?.   Thưa rằng phải có chứ!.   Tuy chúng ta thường nói những câu an ủi hay tự an ủi mình rằng “cha mẹ sinh con, Trời sinh tánh” và yêu con cách khác nhau tùy tánh tình của mỗi đứa.

Tôi thiết nghĩ các con chúng rất nhậy cảm và hiểu được giữa chúng, cha mẹ thương đứa nào và ghét bỏ đứa nào! Hay có đứa con biết rằng cả cha lẫn mẹ coi chúng như không hiện hữu?.   Nên ông nhà tôi không thoát qua được tư tưởng thường tình có đó!.  Sở dĩ tôi biết ông rất thương cháu gái lớn nhà tôi, vì cháu to đầu nhất mà lại khù khờ nhất nhà.   Hễ khi tôi nói điều gì mà ông cảm thấy cháu bị mất phần hay bị thiệt thòi thì ông liền sôi sục.   Ông cũng tự động tự cấy vào cái đầu ông rằng tôi thương thằng con trai út của ông nhiều hơn, vì
tôi hay bênh vực cho cháu mỗi khi cháu bị bố la rầy (sai?).

Vì tôi là mẹ, không đứa nào mà không nằm trong dạ của tôi, thưa có phải không các bà mẹ? Nên tôi rất công bằng (fair) mà không thiên vị cháu nào cả!.   Dù nó là gái hay trai.   Dù nó là cả hay út.   Tôi đối xử, dậy dỗ chúng theo tánh nết cá biệt, sự hiểu biết của từng cháu, và nhu cầu riêng chúng cần.   Và như Thiên Chúa của chúng ta Người không ban phát hay chìu
chuộng con cái của Người những cái đòi hỏi có hại và không cần thiết.   Nhưng nếu các con chúng thông minh thì sẽ hiểu rằng cha mẹ rất đúng khi không chìu chúng mọi thứ chúng đòi được.   Vì chìu 1 thì chúng hư 1 và chìu 10 thì chúng hư cả 10.

Do đó khi nói chuyện về con cái và tương lai của chúng thì y như rằng giữa tôi và ông luôn có sự xung khắc.   Riêng tôi, tôi rất ghét nói chuyện với ai mà cho tôi thấy một bầu trời từ đẹp đẽ chuyển sang có mây, mưa, lụt, và cho bão tố trong một thoáng nói chuyện, và đó không ai khác hơn là ông nhà tôi.   Thật sự mà nói bao giờ Nói cũng dễ hơn Làm dù ta biết mười mươi ta sai.   Nhưng ai cũng hiểu rằng nếu mình muốn cho được người Ưa, thương yêu, thông cảm, thì cũng phải tập sửa đổi tánh tình có khuyết điểm của mình; nhất là đối với người mình  yêu thương trong chính gia đình của chúng ta.

Ôi lậy Mẹ Maria! Xin ban ơn trên gia đình của chúng con, luôn được hòa thuận và yên vui hạnh phúc.   Dù tuổi tác trong gia đình của chúng con rất chênh lệch nhau.   Đừng để gia đình chúng con biến thành Địa Ngục vì sự xung khắc trong sự suy nghĩ, lời nói, và việc làm.   Sự sai biệt giữa đứa con giầu và đứa con nghèo.   Sự sai biệt giữa đứa con học giỏi và đứa con học dở.   Giữa đứa con xài thành và đứa con quê mùa chất phát.   Để gia đình chúng con luôn được giống như gia đình của Thánh Gia.   Sống hạnh phúc và luôn quan tâm đến nhau vì biết đặt nặng tình yêu thương làm đầu của gia đình và của cuộc sống.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(10-23-12)

 

MẸ MARIA MUỐN CON CÁI SỐNG TỐT

MẸ MARIA MUỐN CON CÁI SỐNG TỐT

(HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH)

Tác giả:Tuyết Mai

Có phải chuyện thường tình của con người, của mọi gia đình, và của xã hội là sự sinh sản, là truyền giống cho Chúa nhiều như muông sao trên Trời? Vì thế cho nên đến tuổi thì người nam sẽ rời bỏ cha mẹ mà luyến ái với người nữ là vợ của mình để có được một mái gia
đình riêng.   Mà mái ấm gia đình tuyệt đối nhất, tuyệt hảo nhất, có ấn tượng đẹp đẽ nhất, vẫn là mái ấm Gia Đình Thánh Gia.   Trong gia đình ấy có đủ người cha, người mẹ, và người Con Giêsu.

Nếu mỗi năm vào mùa Giáng Sinh chúng ta được coi lại cuốn phim Chúa Giêsu chào đời, ta sẽ thấy gia đình ấy phải có thứ tình yêu thật tuyệt vời, thật mãnh liệt, yêu thương, và thật hy
sinh.   Nội trong đêm đông  tối trời, nhà nhà đã lên đèn mà Đức Mẹ Maria lại đang chuyển bụng.   Hai ông bà mong tìm được nơi trú ẩn để Mẹ Maria sinh Con.   Trong chúng ta có ai hình dung được mình sẽ rơi vào tình cảnh khốn đốn như thế để mà sinh con trẻ hay không?.

Ấy, ở đây tôi chỉ muốn dẫn dụ anh chị em trẻ khi muốn lập gia đình phải tạo điều kiện, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đàng hoàng và đúng đắn như thế nào? Để có thể bước vào cuộc sống của một gia đình cho đúng nghĩa.

Hãy nên nghĩ rằng khi cả hai người nam và người nữ sau khi rời bỏ gia đình cha mẹ của mình để nên vợ nên chồng thì chẳng khác nào anh chị em đến với nhau từ hai bàn tay trắng hay làm lại cuộc đời mới.   Có khó không khi trước kia cả hai chẳng phải bận tâm lo lắng một điều chi, vì mọi thứ mọi điều đã được cha mẹ lo cho thật đầy đủ, tươm tất, và tốt đẹp.

Anh chị cũng nên hiểu rằng tánh nết cả hai khi ở chung cùng một nhà sẽ hoàn toàn rất khác không như khi anh chị còn bồ bịch còn hò hẹn nhau.   Vì cái thuở còn hò hẹn nhau thì thời gian ấy là thời gian đẹp đẽ nhất đời của cả hai người.   Nhưng sau cái ngày tổ chức Đám Cưới thật rình rang, ăn nhậu, nhẩy đầm, rồi sau đó là những tháng ngày anh chị phải chuẩn bị cho tinh thần có trưởng thành và trách nhiệm hơn trong tình vợ chồng.

Từ lời ăn tiếng nói cũng phải có chuẩn mực vì nếu không thì lời ăn tiếng nói dư thừa ấy sẽ làm cho cả hai anh chị dễ hiểu lầm nhau, cho cay đắng dằn vặt, cho những lần đầy nước mắt, cho nhau sự hối tiếc và lỡ lầm, và cả đau khổ nữa đấy!.   Khi ấy cả hai anh chị sẽ không còn  có nơi để trốn hay để tránh mặt nhau như xưa nữa đâu!.

Và sự chuẩn bị luôn tốt đẹp nhất, háo hức, hồi hộp nhất, can đảm nhất vẫn là những thời gian trông đợi cho các con lần lượt chào đời.  Trước đây anh chị đã cố gắng chịu đựng, nhịn nhục nhau 1 thì nay anh chị phải cố gắng để chịu đựng nhau thêm gấp 10 lần, vì tình
yêu thương dành cho con cái mà bậc cha mẹ phải hy sinh thật thật nhiều.   Vì bởi lẽ bây giờ anh chị sống không còn cho riêng mình nữa để mà ích kỷ, để mà đòi hỏi được như trước đây!.

Ngoài sự mệt mỏi để lo cho bầy con đủ ăn, đủ mặc đã là một cố gắng và hy sinh quá mức của một con người, do đó Chúa ban cho có vợ có chồng để cùng cho nhau sức mạnh mà gánh vác, lo lắng, chu toàn cho con cái và cho nhau.   Thưa nuôi con thì không khó đâu,
nhưng dậy dỗ con mới là điều khó khăn “trần thân khoai củ”.   Vì thiếu sự hy sinh từ cả hai cha mẹ, các con sẽ ra hư hỏng hết.   Rất có nhiều khi nếu một mái gia đình mà chỉ biết dựa trên sức lực, khả năng, tiền tài của riêng người cha hay riêng người mẹ thì tôi cam đoan sẽ có ngày gia đình ấy trở thành tan tác mỗi người mỗi ngả.   Vì có phải cuộc đời luôn
dậy và nhắc nhở chúng ta rằng ai muôn đời có thể cất giữ mãi được của thế gian cơ chứ?.

Do đó sự khôn ngoan nhất muốn cho gia đình luôn được hạnh phúc ấm êm thì hãy biết chạy đến với Đức Mẹ Maria và Chuỗi Mân Côi Nhiệm Mầu Linh Thánh của Mẹ!.   Mẹ sẽ luôn ban cho các con của Mẹ những điều cần thiết.   Nhờ Mẹ để Mẹ chuyển cầu mọi lời cầu xin rất tầm thường của chúng ta lên cho Thiên Chúa, Đấng toàn năng và luôn yêu thương.

Mẹ sẽ dậy chúng ta sống sao để đẹp  lòng Thiên Chúa.   Không gì bằng tất cả mọi gia đình hãy bắt chước sống Gương thánh thiện và luôn tốt lành của Gia Đình Thánh Gia.
Chăm sóc và dậy dỗ con cái là điều tối cần và là thiết yếu; là cần hy sinh như các ngài đã đóng trọn vai trò làm cha làm mẹ của Chúa Giêsu.   Để các con trở thành những người tốt lành trong một xã hội mà có đầy dẫy của mọi sự dữ, của ma quỷ bủa giăng.

Dậy các con có Chúa trong cuộc đời thì Chúa sẽ luôn là kim chỉ nam để dẫn đưa chúng tìm đến những anh chị em khốn cùng đang cần được chúng ta giúp đỡ.   Dậy chúng coi thường vật chất và của cải trần gian mà phải đặt nặng hơn về tình yêu của người đối với người.   Để cùng đích là tìm về Nơi cho ta cuộc sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Đàng.   Để chúng hiểu rằng từng ngày sống tốt đẹp của chúng trên trần gian này là những nấc thang chúng đang bước dần về Quê Trời.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(10-24-12)

 

Bí quyết thay đổi thế giới

Bí quyết thay đổi thế giới

Đăng bởi pleikly lúc 2:43 Sáng 24/10/12

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (24.10.2012)
– IgnitumToday – Mùa Thu là mùa tôi thích nhất trong năm. Tôi thích sự sảng khoái hít thở không khí, màu sắc, và sự ấm áp của mùa thu hoạch. Nhưng năm nay, mùa mà tôi thích nhất lại trùng với mùa bầu cử trong swing. Tôi nghĩ nhiều người có thể có cảm giác hơi bị áp đảo vì tính phức tạp của vấn đề trong thế giới chúng ta. Làm sao chúng ta có thể thay đổi được điều gì không? Tôi có cảm giác rất tự do, rất đơn giản khi nghĩ lại ngày xưa. Bạn và tôi có thể thay đổi thế giới, đơn giản bằng cách thay đổi từ những điều nhỏ.

Không ai không khát khao mà lại có thể cứu thế giới đau thương của chúng ta. Tuy
nhiên, theo thực tế, mỗi chúng ta đều tin rằng có thể. Có những vấn đề thực sự đơn giản. Có những người ảnh hưởng nhiều (dù muốn hay không). Dù thế giới chúng ta lớn hay nhỏ, nó vẫn là “thế giới” mà bạn có trách nhiệm làm thay đổi.

Thế giới như một bức tranh phức tạp, mỗi chúng ta là một miếng ghép nhỏ. Thay vì
chú ý vào những vấn đề lớn và tìm những cách “đúng” để giải quyết vấn đề, chúng
ta hãy áp dụng mấy cách đơn giản sau đây để làm thay đổi những “miếng ghép” mà
Thiên Chúa tin tưởng giao cho chúng ta:

1.
Cầu nguyện. Cầu nguyện càng nhiều càng tốt. Có quá nhiều các hoạt động gây thất vọng trong xã hội chúng ta, dù đó chỉ là thất vọng về tư tưởng và lời nói. Trước khi làm gì, chúng ta hãy thành tâm cầu nguyện. Mọi hành động của chúng ta phải được khởi đầu và hoàn tất trong Thiên Chúa, như lời kinh Sáng Soi: “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa cho mỗi kinh, mỗi việc chúng con từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen”.

2.
Yêu thương người lân cận. Tôi không có ý nói là vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn thân mà bạn quan tâm, mà là người không thích bạn, hoặc người chưa quen biết,… Theo kinh nghiệm của tôi, rất khó để yêu thương những người chúng ta gặp hằng ngày. Hãy yêu thương họ từ những việc nhỏ thôi. Hãy yêu mến Chúa bằng cách làm những việc nhỏ với tình yêu thương dành cho người lân cận. Có thể chúng ta không cảm thấy sự thay đổi rõ ràng, nhưng điều này rất quan trọng trong việc thay đổi góc đời nhỏ bé của bạn.

3.
Thể hiện Lòng Chúa Thương Xót. Điều này có thể thực hiện qua các tổ chức đạo
hoặc đời, hoặc do chính bạn làm. Hãy cầu nguyện cho biết Ý Chúa và vâng nghe
Ngài. Nếu bạn không nghe được Tiếng Chúa, hãy chọn việc tốt nào đó mà hành
động!

4.
Phát triển tài năng. Có thể đây là điều bất ngờ, nhưng tôi cho là quan trọng.Là Kitô hữu, chúng ta là những “máng chuyển” để Thiên Chúa hành động. Đồng thời mỗi chúng ta đều duy nhất và được chúc lành với cá tính và năng khiếu riêng để chúng ta là chính chúng ta. Tôi thích nghĩ về mỗi chúng ta là tấm kính màu. Ánh sáng chiếu qua tấm kính đó là Đức Kitô, nhưng nhìn nó hơi khác tùy vào tấm kính được Ánh Sáng Đức Kitô chiếu qua. Tôi tin rằng Thiên Chúa chủ ý hành động như vậy. Có thể bạn đã biết năng khiếu của bạn là gì, hoặc có thể bạn phải tự khám phá. Dù sao, khi bạn xác định được năng khiếu của mình rồi, hãy cầu nguyện xem bạn phải dùng cách nào để giúp đỡ tha nhân. Có thể chỉ đơn giản như đem lại niềm vui cho gia đình và bạn bè bằng khiếu khôi hài của bạn. Có thể bạn làm cho cuộc đời người khác dễ sống hơn bằng cách nghĩ tốt về người khác. Dù họ là ai, hãy dành thời gian chia sẻ với họ. Đó là đại lượng!

Thế giới sẽ thay đổi, nếu mỗi chúng ta biết cố gắng thay đổi tích cực.

KELLY SHIRCLIFF WILLIAMS

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

AI THẬT SỰ GIẦU CÓ

AI THẬT SỰ GIẦU CÓ

Tác giả: Tuyết Mai

Quả thật thế gian là nơi mà không ai không có những khát vọng, ao ước, và mơ mộng để được thành những con người giầu có. Cái nghĩa giầu có nó lớn lắm, thưa có phải?. Giầu có thì chẳng bao giờ biết đói khát là gì, biết rách rưới và hôi hám là gì, và biết đau khổ là gì?. Nghĩ đến đây chắc ai cũng nghĩ rằng Thiên Chúa Người quá bất công!?.

Sao có người sinh ra đã giầu có? Sao có người sinh ra đã quá nghèo khổ và thiếu thốn?. Sao có người họ được giầu có cả đời?. Một bước lên xe hơi và cũng một bước xuống xe và được ra thẳng ngoài huyệt mộ với cả hàng trăm người hiện diện, với cả hàng trăm chiếc xe đẹp đẽ bóng láng đậu kín mít bãi đậu xe, hoa được phủ đầy?. Quả người giầu có họ sung sướng thật, anh chị em có đồng ý không?.

Nhưng khi ta là con cái của Chúa thì cái nghĩa giầu có nó khác lắm!. Sự giầu có để được theo Chúa và muốn có được Nước Chúa thì ta phải nhịn, phải kiên nhẫn, và chờ đợi, dù thời gian nó có kéo dài bao lâu?. Dù con người của chúng ta chẳng thấy được rõ ràng cuộc sống thật sự ra sao để có được Nước Trời, nhưng nếu tất cả chúng ta chịu đọc Lời Chúa, học gương sống của Chúa, thì ta sẽ được Chúa cho hiểu rõ Con Đường ấy nó khổ cực vô cùng!.

Nếu chúng ta biết nhắm bắt và để được mục tiêu thì phải tập ngay bây giờ! Kẻo cả anh nhà giầu có giữ luật Chúa cả đời nhưng vì anh không thể Từ Bỏ sự giầu sang và của cải của anh, nên Nước Trời cũng còn nằm xa tầm tay với của anh lắm. Hoặc chuyện anh nhà phú hộ giầu có cùng Lazaro nghèo khổ kia, cả hai cùng chết một ngày. Anh phú hộ giầu có thì bị đầy xuống Hoả Ngục đời đời, chỉ vì cái tội làm ngơ chẳng để ý đến ai. Còn anh Lazaro nghèo ghẻ chốc được Chúa ban thưởng cho Nước Trời vì anh đã vâng theo Thánh Ý Chúa mà chịu khổ cả đời.

Có phải ở trên đời ai mà không biết rõ ràng hai giai cấp giầu nghèo đã ngăn chia hai tầng lớp xã hội cách xa nhau cả một Trời một vực?. Vì ai mà không ham được giầu có mà đã có biết bao nhiêu người làm ăn ngoài vòng của pháp luật và sống mạo hiểm để có được cái giầu nhanh chóng, nên đã không còn lương tâm của một con người?. Có phải cái nghèo nó đã làm khổ cái tấm thân của con người? Có phải cái nghèo nó đã kềm hãm cả mọi hy vọng của một người ở tương lai? Rõ ràng cái nghèo là một căn bệnh Ung Thư của xã hôi. Ít thấy có ai có thể ngoi lên được từ cái nghèo “khố rách áo ôm” để thành công trên đời được cả!.

Nhưng có phải ta được lựa chọn đâu? Nếu được phép lựa chọn thì trái đất này không còn một ai là nghèo đói khổ cực nữa cả. Không còn những con người sống trong những ổ chuột dơ dáy, cầu cống, núi rác của thành phố, và người bệnh tật nằm lê la đầy ngoài đường phố cũng được chấm dứt. Có phải như thế là hay hơn là tốt đẹp hơn hay không?. Sao Chúa không làm thế để chứng minh rằng Chúa thật sự yêu con người?.

Điều này và câu hỏi này có phải bao nhiêu ngàn năm nay đã có rất nhiều người hỏi Chúa? Nhưng vì sự hiểu biết của con người rất có giới hạn cho nên chúng ta chỉ có thể hiểu được khi Chúa mạc khải cho biết ở đúng lúc và đúng thời điểm Chúa sẽ cho ta biết. Rồi cũng đúng thời điểm đó Thiên Chúa sẽ cho ta biết hai Con Đường để mà lựa chọn. Chọn cuộc đời tạm bợ nơi trần gian này hay chọn Nước Trời để có được sự sống mưôn đời?. Chỉ lúc ấy chúng ta mới được Chúa dậy cho rằng Người mới là nguồn sống đích thực, là sinh lực, là sức sống mãnh liệt, là hơi thở cần thiết, và Người là vị bác sĩ nổi tiếng nhất từ xưa đến nay. Người chữa khỏi cho tất cả những ai biết chạy đến và cầu khẩn cùng Người.

Thế gian này nghĩ cho cùng thì người giầu có đến người cùng khổ, ai cũng có bệnh, và ai cũng sẽ lần lượt đến Cửa Chết. Người giầu thì có bệnh riêng của người giầu. Người nghèo thì có bệnh riêng của người nghèo và Nhà Thương của Chúa thì rộng lớn biết bao! Nếu ai cũng biết tìm kiếm Chúa để được Chúa chữa bệnh cho. Trước hết Chúa sẽ chữa cho tất cả chúng ta cái bệnh tham lam, gian xảo, lừa lọc, giết người, và ngay cả tự giết chết mình mà không hay biết!. Ai siêng năng tìm kiếm Nhà Thương của Chúa (Nhà Thờ) thì nơi đây Chúa sẽ biến đổi hết thảy chúng ta có tình yêu thương, liên kết bền chặt với nhau, và là nơi mà người giầu cũng như người nghèo sẽ được gặp gỡ nhau.

Ai trong chúng ta từng được Chúa chữa cho khỏi bệnh đều nhận được một điều là sau đó tự trong con người của ta được Chúa chẳng những chữa bệnh cho mà còn được biến đổi hoàn toàn con người của ta giống như của Chúa. Con mắt đức tin sẽ dễ chóng nhận diện những con người cùng khổ có Chúa sống trong họ. Đôi bàn tay tự động sẽ mở rộng hầu bao. Đôi chân cũng nhanh chóng chạy đến những nơi cần được sự giúp đỡ. Nhất là trái tim biết nhạy cảm và đập những nhịp yêu thương mà không cần phải cố gắng. Lạ nhất là sự suy nghĩ của chúng ta không còn có những ý nghĩ tối tăm tội lỗi như trước đây nữa! Và nhất là luôn cảm nhận được sự Bình An nơi tâm hồn; đó có phải là món quà quý giá nhất sống trên trần gian này hay không???. Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(10-22-12)

 

TÂM HỒN TÔI CẢI THIỆN DẦN NHỜ KINH THÁNH VÀ GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO

TÂM HỒN TÔI CẢI THIỆN DẦN NHỜ KINH THÁNH VÀ GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO

THU MINH                                                 nguồn: conggiaovietnam.net

Bạn sẽ trách tôi : “Cải thiện nhờ đọc Kinh Thánh chớ đâu phải nhờ Giáo Huấn”? “Kinh Thánh quí hơn vàng, Giáo Huấn quí như bạc”. Bạn còn bảo “Các cha xứ có bao giờ khuyên giáo dân học GHXHCG đâu ? Cha chỉ khuyên ta đọc Lời Chúa “.

Ba năm trước, tôi không biết thân thưa với bạn về ơn ích khi học GHXH. Nay đã có thể một chút thân thưa, nhờ ba năm đi học GHXHCG:

Tối nào tôi cũng đọc Lời Chúa, nhưng trong Kinh Thánh không có những từ ngữ đương thời như “toàn cầu hóa tình liên đới; tội xã hội; trục ác; bổ trợ; nhân quyền; chủ nghĩa duy tương đối; chủ nghĩa cộng sản; phát triển toàn diện; nhân bản liên đới; văn minh tình thương…”

Ở cơ quan, chúng tôi nói với nhau về Trung Quốc, Hoàng Sa Trường Sa, bóng ma chiến tranh, kinh tế suy sụp, ô nhiễm môi trường, tham nhũng
hối lộ…

Truyền thông nói với tôi về lao động, gia đình, quốc tế, kinh tế, pháp luật, và còn mời mọc tôi xem phim khiêu dâm !

Về nhà thì nghe nói về dạy con, về giá cả thị trường, về những lo toan trước tình hình giáo dục VN…

Kinh Thánh cho tôi những nguyên tắc đạo đức và những giá trị lớn lao muôn đời như yêu thương, công bình, sự thật…Kinh Thánh nhắc tôi phải bám chặt vào Chúa, nay mai xong đời thì mời về cõi Phúc. Kinh Thánh không cho tôi những chi tiết cụ thể về cách ứng xử với người khác, với xã hội, với vũ trụ vạn vật. Kinh Thánh “đẩy” tôi phải sống Tin Mừng cụ thể, tôi phải rút ra những bài học luân lý áp dụng vào hoàn cảnh vùng miền, lục địa và thế giới
hiện thời.

Thí dụ: Tôi có nên vào đảng Cộng Sản? Kinh Thánh không nói rõ đâu. Tôi phải vận dụng lý trí, lương tâm, tình cảm, trí khôn, ý chí…để đi tới chọn lựa đảng hay không.

Thần học luân lý (trong đó có GHXHCG) sẽ bàn bạc với tôi về lương tâm, bổn phận, trách nhiệm, phá thai, dối trá, tham lam, sex, bạo lực, bất công áp bức độc tài…

GHXHCG còn thúc đẩy tôi: Không những phải chống điều xấu “từ nội tâm” của riêng mình, mà phải giúp người khác, giúp xã hội được phát triển toàn diện, được sống trong tình thương yêu. GHXH dạy tôi sống những nguyên tắc và giá trị giúp tiến tới nền văn minh tình thương.

Nếu như từ tấm bé mà tai tôi đã được nghe Lời Chúa, nghe những bài học về môi trường, pháp luật, kinh tế, xã hội, gia đình, quốc tế, mục vụ…thì có thể tâm linh tôi sẽ tiến triển khác bây giờ ? ( Đương nhiên phải tùy vào tuổi tác và tâm lý mà dạy cho Kitô hữu các trình độ GHXHCG khác nhau )

Nay tâm hồn tôi đã cải thiện dăm điều :

1. Kinh Thánh là của ăn tâm hồn, giúp tôi yêu Chúa, yêu người, yêu đời, yêu Hội Thánh, chống ma quỉ bằng cầu nguyện liên lỉ. Nay mai tôi về quê hương trên Trời, nơi có Ba Ngôi Thiên Chúa, các thánh.

2. Kinh Thánh và GHXHCG giúp tôi biết cư xử cho đúng theo ý Chúa khi tôi đi làm, khi tôi trông thấy, trải nghiệm những vấn đề của con
người.

3. Nhờ học GHXHCG, tôi quí mến vô cùng các Đức Giáo Hoàng, các chuyên viên Hội Thánh, Công đồng Vatican II…Các vị ấy vừa yêu Chúa vừa yêu người. Vừa suy tư vừa hành động thiết tha xây dựng nền nhân bản toàn diện liên đới. Họ làm tốt đời sống cầu nguyện, đời sống cá nhân, đời sống cộng đồng.

4. Tôi đã, đang và tiếp tục “rủ rê” thêm vài người nữa vào lớp Kinh Thánh, lớp GHXHCG với “ngông tưởng” rằng, chúng tôi mà được” huấn luyện cho ra trò” thì Hội Thánh và xã hội được “hưởng nhờ” chút ít ? (Chúng tôi sẽ là thợ vườn nho cho Chúa. Thợ có chất lượng cao). Kinh Thánh và GHXHCG là “Trung Tâm Huấn Luyện” mà?w

(Trích tập san Giáo huấn Xã hội Công giáo tập 1)

Tác giả: THU MINH