Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện !!!

Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện !!!
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác.
Hình £nh ã ng

Một nụ cười – vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.

Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ
cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người
đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết
cười.

Hình £nh ã ng

Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế
chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm “Nụ cười”.. Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật.
Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử
bắn như nhiều người khác. Ông viết: “Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: “Xin lỗi, anh có lửa không?”… Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi
rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại.

Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: “Anh có con chứ?”. Tôi đáp: “Có” và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được
người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được
cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười. ”

Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc
chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể
dành cho nhau.
Hình £nh ã ng

Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành: “Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người
dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau . .
. ”

http://farm4.static.flickr.com/3502/4021496023_c9a833f1f9.jpg
nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi

NHỮNG TÁCH CÀ PHÊ

NHỮNG TÁCH CÀ PHÊ

TRÍCH TẬP SAN PHTQ (TỪ BI & TRÍ TUỆ SỐ 15)

Một nhóm sinh viên cũ gặp lại và hẹn nhau cùng trở về trường đại học cũ để thăm một vị giáo sư ngày xưa.

Họ là những người rất thành công và đang có những chức vụ, địa vị cao trong xã hội.

Trong khi ngồi hàn huyên tâm sự với nhau, mọi người bắt đầu than phiền về những sự căng thẳng trong việc làm cũng như trong đời sống của mình.

Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình uống cà phê.

Ông đi vào nhà trong và mang ra một bình cà phê lớn, cùng với những ly tách đủ loại: bằng sứ, bằng plastic, bằng thủy tinh, có những tách nhìn rất tầm thường và có những tách nhìn rất đắt tiền và sang trọng.

Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình tự rót lấy cà phê uống.

Khi mỗi người đã có một ly cà phê trong tay, vị giáo sư nói:

– Nếu các anh chị để ý, những tách cà phê đẹp và đắt tiền được chọn lấy trước hết, chỉ còn lại những ly tách rẽ tiền và tầm thường. Đối với các anh chị việc ấy cũng bình thường
thôi!

Chúng ta ai mà lại chẳng muốn chọn cho mình những gì hay và đẹp nhất, nhưng đó cũng là nguyên nhân của sự căng thẳng và những khó khăn của các anh chị trong cuộc sống.

– Những gì anh chị muốn, thực sự là cà phê, chứ đâu phải là chiếc tách,

Nhưng các anh chị lại cố ý đi lựa cho mình những chiếc tách đẹp nhất và thỉnh thoảng cũng nhìn sang người bên cạnh, xem họ có những chiếc tách nào.

– Cũng vậy, nếu cuộc sống là cà phê, thì những công việc, tiền bạc, địa vị trong xã hội là
những chiếc tách.

Chúng chỉ là những phương tiện để chứa đựng sự sống của mình, chứ phẩm chất của sự sống không hề khác biệt.

– Và nhiều khi chúng ta vì quá chú ý và tập trung vào những chiếc tách mà lại quên thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon trong ấy.

– Vì vậy cho nên các anh chị nhớ, đừng để những chiếc ly tách sai xử mình.

Hãy thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon của cuộc sống.

Hạnh phúc không có nghĩa là mọi vấn đề chung quanh chúng ta phải được hoàn toàn.

Hạnh phúc có nghĩa là chúng ta biết nhìn xa hơn, vượt ra ngoài những sự bất toàn ấy !

SUY NGẪM:

Con người nên  thay đổi sự suy nghĩ, sao cho thích hợp với hoàn cảnh và với những người
chung quanh, khi vô phương thay đổi hoàn cảnh hay thay đổi những người chung quanh.

Trong câu chuyệntrên, cà phê là thứ sẽ thuộc về mình, ly tách là thứ phải để lại, thuộc về người.

Cho nên, bằng lòng thưởng thức, thích những gì mình có, hạnh phúc hơn là:  thích những gì mình không có, hay không thể có.

nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi

HÌNH KHỔ LUYỆN NGỤC THẾ NÀO?

HÌNH KHỔ LUYỆN NGỤC THẾ NÀO?

Lm. Mark,CMC

Trong Luyện ngục, các linh hồn phải chịu 3 thứ khổ: – Khổ vì lửa  khao khát Chúa (pain of loss), – khổ vì lửa thiêu đốt, và – khổ vì các hình khổ khác (pain of sense).

1. Khổ vì khao khát được thấy Chúa, được kết hợp cùng Chúa trên Thiên đàng, đó là
nỗi khổ lớn lao nhất, ví như lửa thiêu đốt linh hồn. Lý do vì khi ra trước tòa  Chúa phán xét, linh hồn đã thấy Chúa đẹp đẽ, tốt lành, nhân từ đáng mến vô cùng, bây giờ phải xa cách, nên nóng lòng mong ước được thấy lại Chúa đáng mến vô cùng, sự mong mỏi quá sức, làm linh hồn héo hon chờ đợi.

* Thánh nữ Catarina thành Genova quả quyết: “Lòng ước  muốn về gặp Chúa của linh hồn, chính là ngọn lửa cực nóng nảy làm héo hắt và gây đau thương cho các ngài hơn bất cứ thứ lửa thật nào khác”.

* Thánh nữ Têrêsa Mẹ viết trong sách Lâu đài Tâm hồn rằng: “Hình khổ mong thấy Chúa vượt quá mọi hình khổ có thể tưởng tượng, vì linh hồn khao khát thấy Chúa mà còn bị phép Công bằng Chúa giữ lại. Giống như một thủy thủ sau bao chiến đấu với sóng dữ để được vào bờ nhưng lại bị bàn tay vô hình đẩy ra xa bờ bến. Các linh hồn Luyện ngục còn đau khổ gấp ngàn lần người thủy thủ trên” (Purgatory p. 38).

* Năm 1880, một linh hồn kể lại với bà Thánh Mechtilđê rằng, “Tôi không cảm thấy khổ, nhưng tôi không được thấy Chúa, Đấng mà tôi nhiệt liệt khát khao , mọi sự mong ước của loài người trên trái đất hợp lại cũng không sánh được với sự khát khao của tôi.”

2. Khổ vì bị lửa thiêu đốt, để thanh tẩy linh hồn nên thanh sạch, để đền bù các hình phạt tạm chưa đền đầy đủ khi còn sống.

* Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “Lửa thiêu đốt các linh hồn trong Hỏa ngục cũng
là lửa thiêu các linh hồn trong Luyện ngục. Sự đau đớn nhỏ nhất trong Luyện ngục, cũng là sự đau đớn lớn nhất ở trần gian”
(Purgatory p. 34).

* Thánh nữ Catarina thành Genoa viết rằng:“Linh hồn Luyện ngục phải
chịu cực hình quá sức không lời diễn tả, không ý niệm nào giúp cho hiểu dễ dàng
một chút, nếu Chúa không giúp cho cách riêng. Không miệng lưỡi nào có thể nói
lên, không tâm trí nào có thể tạo nên một ý tưởng đúng về Luyện ngục. Về các
đau khổ ở đó, đúng là như trong Hỏa ngục”
(Purgatory p. 37).

* Người ta hỏi cha thánh Pio năm dấu:

– Cha có thể nói về lửa ở Luyện ngục được không?

– Cha Pio đáp:“Nếu Chúa cho phép một linh hồn đi từ lửa Luyện ngục để đến chỗ lửa nóng nhất trên trần gian, thì giống như đi từ nước nóng đến nước lạnh vậy.”

(Bàn tay linh hồn hiện về in vào tường trước khi trở lại Luyện ngục. Hình này hiện còn giữ tại Nhà thờ Luyện ngục tại Rôma)

3. Khổ vì những hình khổ khác:

* Thánh nữ Brigitta thấy có những linh hồn chịu lạnh lẽo giá buốt.

* Thánh nữ Hedvigê thấy kẻ kiêu ngạo bị ném vào vũng bùn và nơi nhơ nhớp, kẻ không chịu vâng lời phải cúi gò lưng xuống như đang mang đồ nặng, kẻ khác bị thuốc độc như bất tỉnh, kẻ tham ăn bị cơn đói khát cồn cào ruột gan, kẻ phạm tội lỗi trong sạch bị lửa thiêu đốt cháy khét.

* Thánh nữ Mađalena de Pazzi có người anh sống rất đạo hạnh. Sau khi anh chết, bà thánh được thấy anh ở trong Luyện ngục để đền một số tội nhẹ. Bà thấy rất nhiều linh hồn
trong Luyện ngục đang chịu các hình khổ, nhưng các ngài vui vẻ chịu đựng. Xúc động bởi đã thấy cảnh tượng rợn rùng, bà vội chạy đến cùng Mẹ Bề trên, qùi gối xuống chân bà, kêu lên: “Lạy Mẹ, cảnh Luyện ngục kinh sợ chừng nào, con không thể tin được, nếu Chúa đã không tỏ cho con…tuy nhiên con không thể gọi là nơi tàn bạo, bởi từ nơi đó các linh hồn được đưa tới Thiên đàng (Purgatory p. 59).

* Thánh nữ Christina sinh tại nước Bỉ vào thế kỷ 12, xác ngài hiện còn giữ tại nhà thờ thành Tronđô do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cai quản. Thánh nữ qua đời lúc 32 tuổi, xác được đặt trong nhà thờ, quan tài mở nắp theo phong tục thời ấy, khi sắp đưa đi chôn, thánh nữ đột ngột chỗi dậy trước mặt mọi người hiện diện, kể lại rằng:

“Khi linh hồn tôi vừa ra khỏi xác, thiên thần dẫn tôi tới một nơi u ám đầy dãy các linh hồn. Họ phải chịu các cực hình khốn khổ quá sức, tôi không thể dùng lời nào diễn tả các hình khổ ấy được. Tôi thấy trong số đó có nhiều người tôi đã quen. Tôi rất cảm xúc trước tình trạng buồn khổ của họ. Tôi hỏi thiên thần đây là nơi nào, bởi tôi nghĩ rằng đây là Hỏa ngục, nhưng thiên thần bảo: đây chính là Luyện ngục, nơi các tội nhân bị phạt, bởi trước khi chết họ đã thống hối tội lỗi, nhưng chưa đền tội đủ trước mặt Chúa.

Từ nơi đó tôi được dẫn tới Hỏa ngục, ở đó tôi cũng nhận ra một số người tôi đã quen biết.

Thiên thần lại dẫn tôi vào Thiên đàng, trước tòa Thiên Chúa. Chúa nhìn tôi với mặt nhân từ, tôi rất vui mừng bởi nghĩ rằng mình sẽ được ở lại với Chúa đời đời. Nhưng Cha trên trời thấu suốt lòng tôi, Ngài phán: “Hỡi con cưng của Cha, con sẽ được ở với Cha, nhưng Cha cho con chọn: hoặc ở lại với Cha, hoặc trở về thế gian tiếp tục sứ mạng cứu độ của con qua những hành động bác ái và đau khổ. Để cứu các linh hồn Luyện ngục đang đau khổ, con sẽ phải chịu nhiều cực hình, con sẽ đền tội cho họ, và con còn nêu gương lôi kéo nhiều
tội nhân sám hối. Khi mãn đời, con sẽ lên đây hưởng phúc đời đời”
. Sau khi nghe những lời đó, tôi đáp lời ngay không do dự, tôi muốn trở về thế gian, và tôi đã chỗi dậy.

Thánh nữ Christina lập tức bắt đầu chương trình đền tội khắc nghiệt: Từ bỏ tất cả những tiện nghi của cuộc sống, bà sống không nhà, không lửa nấu, như chim trời không tổ. Chưa hài lòng, bà còn tìm ra mọi thứ gây đau khổ. Bà lao mình vào đám lửa cháy, ở trong đó nhiều giờ chịu thiêu đốt, nhưng khi ra khỏi đó không ai thấy dấu vết bị thương. Vào mùa đông, tại sông Meuse băng giá, bà lao mình xuống sông không những hàng giờ, hàng ngày mà còn cả nhiều tuần lễ để cầu xin ơn thương xót của Chúa. Bà thánh còn để cho bánh xe đè, cho chó cắn, cho gai đâm đến chảy máu…Sau 42 năm hành xác, Chúa đã đưa
thánh nữ về hưởng phúc đời đời.
Truyện này đã được Tổng Giám mục Cambray,
ông Bellarmine, Hồng y Giacôbê de Vitry xác nhận (Purgatory p. 45-49).

* Thánh Bêđa thuật truyện sau cũng khá rùng rợn. Truyện xảy ra bên Nước Anh (miền Northumberland): Một người tên là Drythelm, ông và gia đình sống đời đạo hạnh theo tinh thần Công giáo. Ông mắc bệnh và bệnh tình ngày càng gia tăng. Kiệt lực, ông đã chết. Vợ con khóc lóc thương tiếc vô vàn. Con cái ngồi bên xác ông khóc lóc cả đêm. Nhưng hôm sau, trước khi đóng nắp quan tài, ông đột nhiên chỗi dậy. Thấy chuyện lạ, mọi người hoảng hốt trốn chạy. Chỉ còn lại vợ ông, run run sợ hãi ngồi lì đấy. Ông trấn an: “Đừng sợ, chính Chúa cho phép tôi sống lại từ cõi chết. Tôi sẽ sống một đời sống mới”. Nói rồi
ông đứng thẳng lên, đi tới nhà thờ, ở lại đó ông cầu nguyện lâu giờ. Ông trở về nhà gặp bà con bạn hữu, nói lên cuộc sống của ông từ nay sẽ chỉ là để dọn mình chết lại. Ông còn khuyên mọi người noi gương ông. Rồi ông chia tài sản thành ba phần: cho con cái, cho vợ và cho người nghèo khó. Xong xuôi, ông đến gõ cửa Tu viện, nài xin cha Bề trên cho ông ở đó như một tu sĩ đền tội, làm tôi tớ mọi người. Cha Bề trên cho ông một phòng nhỏ. Ông chia thời giờ làm ba khoảng: cầu nguyện, làm việc cực nhọc và hãm mình khác thường. Ăn chay nhiệm nhặt nhất, ông cho là không có gì đáng kể. Mùa đông, ông lao mình xuống hồ nước băng giá, ở đó nhiều giờ cầu nguyện, đọc đủ 150 Thánh vịnh vua Đavit.

Đời sống hãm mình của ông, thái độ luôn cúi mặt xuống đất, và cử chỉ của ông tỏ cho thấy nỗi sợ Thiên Chúa phán xét chừng nào. Ông giữ im lặng tuyệt đối, nhưng để cho người khác hiểu những gì đã xẩy ra cho ông sau khi chết, ông diễn tả:

“Khi linh hồn tôi lìa khỏi thân xác, có một thanh niên tốt lành bảo tôi đi theo. Mặt anh sáng láng, mình cũng có ánh sáng bao bọc. Anh dẫn tôi tới một thung lũng rộng bát ngát, tôi rất kinh sợ, run rẩy hãi hùng. Nơi này chia thành hai phía: môt bên tràn ngập lửa thiêu, gió nóng hừng hực, bên kia tràn đầy băng tuyết, gió thổi tái tê. Trong thung lũng lạ lùng này có rất  nhiều linh hồn, tôi không thể đếm được, họ đang bị nhào lộn từ vực nóng qua vực lạnh và từ vực lạnh qua vực nóng, cứ liên hồi như vậy mà không được nghỉ. Tôi
tưởng như tôi đang thấy Hỏa ngục bởi ở đây ghê gớm kinh hoàng quá, nhưng người
thanh niên bảo tôi rằng, đó chỉ là Luyện ngục. Các linh hồn bị phạt như vậy bởi
đã không chịu ăn năn sám hối khi còn khỏe mạnh, mà chỉ kịp ăn năn trong phút
chót trên giường bệnh nhờ lòng thương xót Chúa. Nhiều linh hồn phải chịu phạt ở
đây đến ngày Phán xét chung, một số sẽ được ra khỏi đó trước, nhờ lời cầu nguyện của các giáo dân, sự làm phúc bố thí, ăn chay đền tội, và nhất là công phúc Thánh lễ Misa dâng lên cầu cho họ” (Purgatory p. 41-43).

Khi được hỏi, tại sao ông lại hãm mình quá như vậy, tại sao lại lao mình xuống hồ nước lạnh, ông mạnh mẽ trả lời: Sự khổ hạnh tôi chịu bây giờ chưa thấm vào đâu với hình khổ Luyện ngục tôi đã được thấy. Về sau ông qua đời như một vị thánh. Gương lành của ông đã lôi kéo một số tội nhân ăn ăn sám hối trở về đường lành.

* Thánh nữ Frances, sáng lập dòng Oblates, qua đời tại Rôma năm
1440, được Chúa soi sáng cho biết tình trạng các linh hồn Luyện ngục rất rõ
ràng. Bà thấy Hỏa ngục và những hình khổ cực dữ trong đó. Bà cũng được thấy
Luyện ngục nữa. Vâng lời các Bề trên, bà đã ghi lại những gì bà đã thấy theo
lệnh cha linh hồn là cha đáng kính Canon Matteotti. Bà thánh viết:

“Sau khi thấy những hãi hùng trong Hỏa ngục, tôi được thoát ra khỏi nơi đó và thiên thần dẫn tôi vào Luyện ngục. Luyện ngục không có cảnh hãi hùng và vô trật tự, cũng không có thất vọng và tối tăm đời đời, Luyện ngục có sự hy vọng thần linh ngời sáng, nơi thanh tẩy này coi như cuộc hành trình hy vọng. Các linh hồn Luyện ngục chịu đau đớn dữ dằn, nhưng các thiên thần thăm viếng, an ủi họ. Luyện ngục được chia làm ba phần, như ba địa hạt rộng lớn trong vương quốc đau khổ. Nơi nọ ở trên nơi kia với những loại linh hồn khác
nhau. Những linh hồn ở tầng sâu hơn bởi có nhiều điều phải thanh tẩy hơn và phải ở đó lâu hơn. Tầng sâu nhất đầy lửa nóng hãi hùng nhưng không đen kịt như Hỏa ngục, đó là một biển lửa mênh mông, với những ngọn lửa bừng bừng. Vô số linh hồn phải lao mình vào đó. Họ là những linh hồn mắc tội trọng, đã thành thực xưng thú, nhưng chưa đền tội đủ khi còn sống. Với tất cả những tội trọng đã được tha, họ phải chịu đau đớn trong bảy năm. Thời gian này không thể đo lường cách rõ ràng, bởi tội trọng có ác tính khác nhau, đó chỉ là hình phạt trung bình. Và dù các linh hồn bị lửa vây quanh, hình khổ của họ cũng không giống nhau, nó khác nhau tùy theo số lượng và bản chất mọi tội.

Trong tầng sâu Luyện ngục này, có những giáo dân và tu sĩ. Giáo dân tuy đã phạm tội, nhưng sống hạnh phúc sau khi ăn năn chân thành. Tu sĩ đã hiến mình cho Thiên Chúa không sống thánh thiện theo bậc mình. Bà thánh cũng thấy linh hồn một linh mục bà đã quen biết, nhưng bà không nói tên, vị này che mặt bằng một tấm vải, tuy linh mục này có đời sống tốt lành, nhưng không luôn giữ điều độ mà còn quá tìm thỏa thích nơi bàn ăn.

Bà thánh lại được dẫn vào tầng giữa Luyện ngục, nơi dành cho những linh hồn không phải chịu hình khổ dữ dằn. Nơi này được chia thành 3 ngăn: Ngăn nhất giống như một khu ngục băng giá, buốt giá không thể tả, ngăn hai lại là một vạc dầu sôi vĩ đại, ngăn thứ ba giống như cái hồ chứa vàng bạc lỏng” (Purgatory p. 15-17).

* Theo thánh nữ Mađalena de Pazzi, nữ tu dòng Kín Florence, do cha linh hồn ghi lại trong truyện đời thánh nữ thì: Vào năm 1607, ít lâu trước khi thánh nữ qua đời, một chiều kia, khi thánh nữ đang ngồi với mấy chị em đồng tu trong khu vườn tu viện, thánh nữ được ơn xuất thần, được thấy Luyện ngục và được mời đi thăm viếng. Thánh nữ cho biết: ngài đã đi trong khu vườn rộng lớn 2 giờ đồng hồ, đôi khi ngừng lại. Chị em thấy mặt ngài tái nhợt và đôi lúc la lên: Lạy Chúa hay thương, xin xuống, giải thoát, lạy Máu Thánh Chúa. Ôi các
linh hồn khốn khó, họ chịu đau khổ dữ dằn nhưng bằng lòng và vui vẻ”.

Thánh nữ còn được dẫn xuống tầng sâu hơn nữa, ngài do dự, nhưng rồi cũng xuống, đột nhiên ngài dừng lại, rồi thở dài, kêu lên: Lạy Chúa tôi, những linh hồn tu trì phải hành hình khổ sở chừng nào! Bà thánh không tả nỗi khổ, nhưng coi thái độ kinh hoàng của bà, người ta đoán được hình khổ hãi hùng. Bà còn được dẫn vào ngục tù của những linh hồn đơn thành, các trẻ em và những người phạm lỗi bởi thiếu hiểu biết, hình khổ của họ dễ chịu hơn. Nơi đó có giá lạnh và lửa nóng. Có các thiên thần Bản mạnh ở bên các linh hồn này, giúp họ can đảm chịu khổ. Bà cũng thấy quỉ dữ mặc những hình thù ghê gớm gia tăng nỗi
khổ cho các linh hồn này.

Đi xa hơn, bà thánh thấy các linh hồn bất hạnh, bà kêu lên: Ôi nơi này khốn nạn chừng nào! Đầy những quỉ xấu xa ghê gớm và những hình khổ không thể tả, họ bị đâm chém và xẻ ra từng mảnh”. Bà thánh cho biết, họ là những kẻ giả đạo đức.

Xa hơn chút nữa, bà thánh thấy rất đông những linh hồn bị thương tích, bị đè dưới máy ép, bà thánh hiểu họ là những kẻ nghiện ngập, bất nhẫn, bất vâng phục khi còn sống. Một lúc sau, bà thánh lại kêu lên ghê sợ: Những kẻ dối trá bị giam phạt gần Hỏa ngục, hình khổ của họ là bị đổ chì lỏng vào miệng và đồng thời bị run rẩy bởi băng giá.

Bà cũng được dẫn đến ngục những linh hồn phạm tội bởi yếu đuối, nhưng họ cũng phải bị thiêu bằng thứ lửa gay gắt.

Bà lại được đi nữa, tới nơi phạt những linh hồn quá gắn bó với những của cải đời này, họ phạm tội hà tiện, keo kiết. Bà thánh kêu lên: Ôi, mù tối chừng nào! mong muốn tìm những của mau qua, họ đã được giầu có mà vẫn không thỏa lòng, bây giờ ở đây chịu khổ hình lên tới cổ họng, họ bị tan chảy như nến sáp trong lò lửa.

Bà lại tới chỗ những linh hồn phạm tội thiếu trong sạch. Bà thấy họ bị giam ở nơi dơ bẩn và dịch tả làm nôn mửa. Bà vội quay mặt khỏi nơi ghê tởm đó. Bà thấy những kẻ tham lam và kiêu căng, bà nói: Đây là những kẻ muốn sáng chói trước mặt người đời, bây giờ họ bị án sống nơi tối tăm ghê rợn. Bà còn được thấy những kẻ sống vô ơn Thiên Chúa, họ bị những hình khổ không thể tả, bị ngâm trong hồ chì lỏng để đền bù những tội vô ơn.

Cuối cùng, bà được dẫn tới nơi phạt những tội nhân không có nết xấu nào đáng kể, nhưng bởi thiếu lòng nhiệt thành, họ phạm đủ thứ tội lặt vặt, đôi khi họ phạm tội này tội nọ chứ không phạm theo thói quen.

Sau khi được chứng kiến Luyện ngục hãi hùng, thánh nữ nài xin Chúa đừng bao giờ để ngài phải chứng kiến lần nữa, những hãi hùng ngài nghĩ là không đủ sức chịu đựng. Ngài thưa cùng Chúa Giêsu: Lạy Chúa, Chúa có ý gì khi tỏ cho con những hình khổ ghê sợ trong Luyện ngục như vậy, dù con chưa thấy hết và chưa hiểu tỏ, ôi lạy Chúa, Chúa muốn con hiểu là Chúa thánh thiện vô cùng, và muốn con chê ghét tội lỗi dù là tội rất nhẹ, nó cũng rất đáng ghê tởm trước mặt Chúa (Purgatory p. 17-21).

* Thánh nữ Lidwina thành Schiedam qua đời ngày 11 tháng Tư năm  1433. Trong tiểu sử bà do một linh mục đồng thời có thế giá viết lại rằng: Bà thánh này thật là một quãng gương kiên nhìn và là một miếng mồi ngon cho mọi bệnh tật đau đớn tàn phá trong suốt 38 năm dài. Nỗi đau da diết làm cho bà không thể ngủ được. Bà đã qua đi những đêm dài thức trắng trong nguyện cầu. Bà được thiên thần Bản mạnh dẫn vào Luyện ngục, nơi đó bà thấy những ngục tù, những tội nhân, những hình khổ, và gặp cả những người bà đã quen biết.

Bà thánh nhớ rõ ràng những nơi được dẫn đi qua. Bà tả lại rằng: Bà gặp một tội nhân mắc đủ thứ tội xấu xa ở đời, nhưng sau cùng ông ta đã sám hối, đã xưng thú thành thực và được lãnh ơn xá giải, nhưng ông ta không có đủ giờ sống để đền tội, ông ta chết một thời gian sau bởi bệnh dịch. Bà thánh đã dâng lời cầu và các đau khổ chỉ cho linh hồn ông. Bà thánh muốn biết linh hồn ông còn ở Luyện ngục hay không, và tình trạng hiện nay thế nào? Thiên thần dẫn bà tới nơi và chỉ cho bà: Ông ta đang ở đó và rất đau đớn, Thiên thần hỏi bà có muốn chịu thêm đau khổ để cứu ông ta không? Bà thánh thưa : Có. Bà kinh hãi khi nhìn thấy những hình khổ và bà kêu lên: Đây là Hỏa ngục sao? Thiên thần trả lời
rằng: Không, đây là Luyện ngục nhưng ở phía trên Hỏa ngục. Nhìn quanh, bà thấy
như một nhà tù rộng rãi, bao bọc bằng những bức tường rất cao, rất đen, xây bằng những viên đá khổng lồ. Bà nghe thấy những tiếng kêu la, gào thét hỗn độn, tiếng xích sắt va chạm, tiếng đập đánh, tát vả. Tiếng kêu la này còn lớn hơn
những tiếng ồn ào trên thế giới, hơn tiếng reo hò xông vào trận địa, không gì có thể so sánh được. Bà thánh xin thiên thần đừng cho mình thấy cảnh tượng này: “Xin đừng để tôi thấy cảnh kinh hãi quá
sức này, tôi không thể chịu được”.

Đi tiếp, bà thấy một thiên thần ngồi buồn bã bên bờ giếng. Hỏi ra, bà được biết đó là thiên thần Bản mạnh của tội nhân trên. Linh hồn tội nhân đang ở dưới giếng, đó là một Luyện ngục biệt giam. Bà thánh muốn coi, và thiên thần đã mở nắp giếng lên, tức thì một đám lửa phực cháy và tiếng la kinh hãi vang lên rùng rợn. Thiên thần hỏi: Bà có nhận ra tiếng ai không? Bà có muốn thấy ông ta không? Thiên thần gọi tên ông, và kìa trong linh thiêng, ông ta ở trong khối lửa giống như kim loại đỏ rực trong lò. Ông ta kêu rên: Ôi bà
Lidwina, tôi tớ Thiên Chúa, ai sẽ cho tôi được chiêm ngắm Nhan thánh Chúa tối cao? Tiếng thở dài của linh hồn này làm bà thánh không sao quên được, bà kinh hãi đến nỗi giây thắt lưng bung ra và bà chợt tỉnh giấc ngất trí. Bà hứa sẽ cầu nguyện và dâng đau khổ cho linh hồn này. Ít ngày sau, thiên thần cho bà biết, người bà cầu nguyện đã được chuyển qua Luyện ngục thông thường. Như thế cũng chưa đủ. Bà thánh tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn đáng thương ấy cho tới khi  thấy linh hồn ông bay về Thiên đàng (Purgatory p. 21-25).

*Thánh nữ Brigitta kể lại trong cuốn thứ sáu về những mạc khải như sau: Tôi được đưa xuống Luyện ngục, và tôi thấy một thiếu nữ ở giữa những linh hồn khác. Thiếu nữ này trước kia là con nhà giầu, và thường ăn diện rất xa hoa theo thói đời. Thiếu nữ này đã kể lại tình trạng đời sống của mình cho thánh nữ Brigita nghe, và thêm rằng: “Phúc cho tôi, bởi trước khi chết, tôi đã được xưng tội dọn mình chết, tôi không phải rơi vào Hỏa ngục, nhưng tôi phải chịu cực hình trong Luyện ngục bởi cuộc sống trần tục mà Mẹ tôi đã không
chỉ cho tôi tránh, không chỉ dẫn cho tôi sống đạo hạnh”
(Purgatory p.
117-118).

* Thánh Lui Bertrand dòng thánh Đaminh kể rằng: Khi ngài ở tại Tu viện Valencia, có một tu sĩ trẻ trong tu viện này miệt mài với những khoa học trần thế. Tưởng mình thông thái, một hôm, không rõ bởi chuyện gì, tu sĩ này nói nặng cha Bertrand: “Thưa cha, ai cũng thấy rằng cha rất kém học thức”. Cha Bertrand trả lời cách khiêm tốn nhưng quả quyết: “Luciphe rất thông thái, nhưng hắn đã bị phạt”. Lời nói thiếu khiêm tốn và bác ái
kính trọng của tu sĩ trẻ người non dạ đã phải đền bù. Dù là tu sĩ rất đạo đức, thầy không nghĩ tới việc sám hối lời nói đó. Một thời gian sau, thầy bị bệnh rất nặng, thầy được lãnh các Bí tích cuối cùng, và qua đời bình an.

Ít lâu sau, cha Bertrand được bầu làm Bề trên tu viện. Một hôm, khi ngài đang đọc kinh Sáng với cộng đoàn, tu sĩ trẻ hiện về mình đầy lửa quấn quanh, sấp mình trước mặt cha Bề trên Bertrand: “Lạy cha, xin tha thứ cho lời con đã nói thiếu lịch sự với cha ngày trước, Chúa không cho phép con được thấy mặt Chúa trước khi được cha tha thứ và dâng lễ cầu cho con”. Cha Bề  trên vui lòng tha thứ, và sáng hôm sau đã dâng lễ cầu cho thầy. Đêm kế tiếp, khi đang cầu nguyện, ngài được thấy linh hồn thầy dòng trẻ tuổi rực sáng lên hưởng phúc Thiên đàng (Purgatory
p. 153-154).

Giáo hội luôn khuyến khích con cái mình khi còn sống, cứu giúp các linh hồn Luyện ngục, bởi khi đã phải vào nơi đó, các ngài không thể tự cứu mình được nữa, thời gian lập công đã chấm dứt.

Lm. Mark,CMC

nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi

PHÁN XÉT CHUNG

PHÁN XÉT CHUNG

Khi còn ở tập viện, một hôm thánh Louis Gonzaga đang chơi với các bạn thì một người bạn hỏi ngài rằng: “Giả sử ngày mai là ngày tận thế, mọi người sẽ phải chết, bạn sẽ làm gì hôm nay?”. Thánh Louis dừng lại một chút rồi mỉm cười trả lời: “Tôi sẽ tiếp tục chơi”.

Bạn thân mến! Tin Mừng Chúa nhật hôm nay cũng tường thuật về ngày tận thế, ngày tất cả mọi người đều phải chết.  Ngày đó là ngày phán xét chung, ngày Chúa ngự đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, ngày đó linh hồn ta sẽ lộ hết chân tướng, không có gì có thể che dấu được.

Bấy giờ Con Người sẽ ngự đến, đầy uy nghi và cao cả, để xét xử muôn dân.
Đó là một vài nét chấm phá về ngày phán xét chung.

Nhiều người ngày nay lo sợ về ngày tận thế. Bởi vì có nhiều dấu hiệu giống như những
điều đã được tiên báo trong các sách Tin Mừng. Chẳng hạn như loạn lạc chiến tranh, tình trạng hỗn độn, nạn đói kém, các dịch bệnh, động đất và việc xuất hiện các ngôn sứ giả (Mt 24:4…)

Là người Kitô, sự kiện tận thế không phải là sự hủy diệt trái đất, nhưng là việc
Chúa Giêsu đến lần thứ hai. Đó là lúc kẻ chết sống lại và mọi người đều phải
đối diện trước mặt Thiên Chúa để chịu xét xử về công trạng của mình trong cuộc
sống và những việc mình đã làm .

Đó sẽ là ngày của sự công bình và sự thật: “Những kẻ khôn ngoan sẽ chiếu sáng như
ánh quang của bầu trời… Những kẻ công chính sẽ chiếu sáng như các vì sao…”. Đó sẽ là ngày phán xét: Kẻ lành sẽ được thưởng, kẻ thất trung sẽ bị loại trừ. Lòng mỗi người, mà Thiên Chúa thấu suốt, sẽ được phơi bày ra. Những kẻ đã sống vì Thiên Chúa sẽ được dẫn tới bên Ngài; Những kẻ chối từ Ngài sẽ bị ruồng bỏ.

Lời Chúa trong Tin Mừng Chúa nhật hôm nay mời gọi ta quan tâm đến thời khắc ta sẽ phải gặp Chúa, phải đối diện với Chúa vào giây phút cuối của cuộc đời. Liệu vào lúc ấy, ta có đến với Chúa bằng đôi tay chất đầy công nghiệp là những hành động bác ái yêu thương hay không?  Nếu như phải tính sổ cuộc đời với Chúa, thì ta đã sử dụng những nén bạc Ngài trao gởi như thế nào?

Vì thế, ta đừng lo lắng chuyện tận thế, nhưng hãy quan tâm đến việc ta có còn tin
tưởng và cậy trông vào Đức Kitô hay không? Ta có sống yêu thương như Tin Mừng
Chúa Kitô mời gọi hay không?  Vấn đề là ở chỗ này:  Ngày phán xét, ta chỉ bị hỏi một câu thôi: “Con đã làm gì cho những anh chị em nhỏ mọn nhất của Ta?”

Lạy Chúa, xin cho con sống mỗi ngày như là ngày sau hết của đời con. Amen

nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi

Thánh tử đạo Việt Nam là những người sống “Đạo Yêu Nhau”

Thánh tử đạo Việt Nam là những người sống “Đạo Yêu Nhau”

Jos.Vinc. Ngọc Biển

Cách đây ít lâu, có một bạn trẻ ngoài Công Giáo hỏi tôi rằng: “Này anh, anh cho em hỏi bên đạo Công Giáo các anh tôn thờ những người mà gọi là thánh tử đạo, vậy họ là ai mà phải
thờ”[1]. Lúc đó tôi đã trả lời cho bạn trẻ đó rằng: “Các thánh tử đạo chính là những con người như chúng ta, nhưng các ngài đã theo, sống và làm chứng cho đạo của mình theo là đạo thật, trong khi đó vua quan thời đó lại cho là tà đạo nên cấm và bắt bớ. Ai không chịu bỏ đạo Giatô thì giết, và các ngài đã bị giết vì không chịu bỏ đạo”. Sau đó bạn trẻ đó lại
hỏi tiếp: “Khi bị bắt và giết như thế thì các vị tử đạo và người Công Giáo hiện nay có căm thù những người đã làm hại mình không?”. Tôi trả lời: “Không những không căm thù, mà các thánh tử đạo và ngay cả chúng tôi đã yêu và sẽ yêu họ nhiều hơn. Bởi vì cha ông chúng tôi và cả chúng tôi đã, đang đi theo “Đạo Yêu Nhau”[2];[3].
Bạn trẻ nghe đến đây thì tỏ vẻ ngỡ ngàng.

Đúng vậy, ngỡ ngàng là phải. Đạo gì mà lại là “Đạo Yêu Nhau”. Tại sao các ngài lại được gọi như vậy? Thưa bởi vì các ngài đã noi theo gương Đức Giêsu, Ngài là Chúa và là Thầy của
mình đã sống và chết vì yêu. Tình yêu đó được khởi đi từ Thiên Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Đức Giêsu xuống trần gian chính là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, cả cuộc đời và sứ mạng của Ngài đều quy về tình yêu và dạy cho các môn đệ và mọi người bài học về tình yêu: “Đây là Điều Răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12); Ngài nói tiếp: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” (Mc 12,33), bởi vì: “Không có tình yêu nào quý hơn tình yêu của người
hiến mạng vì người mình yêu” (Ga 15,13).

Khi soi chiếu cuộc đời của mình vào trong mầu nhiệm tình yêu của Đức Giêsu, các ngài đã rút ra được một định nghĩa về Đấng mà các ngài yêu mến và tin theo, định nghĩa đó là:
“Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1Ga 4,16). Chính vì thế các thánh tử đạo của chúng ta đã đã sống và minh chứng cho mọi người biết về Thiên Chúa là Tình Yêu qua chính cuộc sống của mình: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.”(Ga 13,35).

Trải qua suốt thời kỳ bách hại đạo, các thánh tử đạo là những người đã dám chấp nhận cái chết vì tình yêu và niềm tin để minh chứng Đạo mà các ngài theo là Đạo thật, là Đạo yêu
thương. Quả thật, cây đức tin đã được các ngài vun xới và phát triển. Tuy nhiên, cây đức tin đó được lớn lên ngay trong thử thách và đau thương: hơn 300 Hội Thánh Chúa tại Việt Nam đã chia sẻ nỗi thăng trầm của quê hương, thì cũng là hơn 300 năm Hội Thánh được lớn lên trong hồng ân của Thiên Chúa[4].

Ngoài việc làm chứng bằng cả mạng sống, các ngài còn nhân chứng về chính nội dung Tin Mừng và tìm mọi cách để loan báo Tin Mừng ấy với vua quan thời bấy giờ. Vậy nội dung Tin
Mừng mà các ngài làm chứng là gì?

Các ngài là những người luôn trung thành với Chúa, sẵn sàng đón nhận cái chết để minh chứng niềm tin của mình vào đạo thật:Tôi biết tôi đã tin vào ai”
(2Tm1,12)
. Vì thế, các ngài luôn tin tưởng, phó thác trong tay Chúa: “Mọi âu lo hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1 Pr 5:7). “Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự” (Cv 17,25). “Chính nơi Người mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,28); “Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và qui hướng
về Người. (Rm 11,36:) và các ngài xác tín thật mạnh mẽ: “Chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8:37). Hay: “Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8:39). Chính vì vậy mà càng bị đòn vọt nhiều bao nhiêu thì các ngài lại vui mừng bấy nhiêu. Những trận đòn chí tử không làm các ngài nản chí, sờn lòng, mà trái lại các chứng nhân của chúng ta còn lấy thế làm hạnh
phúc, vì được  hiệp thông với Đức Kitô chịu đóng đinh[5]. Các ngài luôn nhớ Lời Chúa phán: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế. (Mt 5, 10-12). Và đây là thước đo sự trung thành của người môn đệ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính
mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9:23); và như trở thành quy luật: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình
vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy
” (Lc 9:24); cuối cùng: “Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần” (Lc 9:26). Như vậy các ngài đã chấp nhận tinh luyện cuộc đời của mình như thử vàng trong lò lửa, khi chấp nhận tinh luyện như thế, các ngài được đón nhận như của lễ toàn thiêu. Quả thật, khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, các ngài đã rực sáng như những vì sao trên vòm trời và như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy” (x. Kn 3:6-7). Và các ngài thật xứng đáng lãnh nhận phần thưởng Nước Trời, vì
đã sống trung thành với Chúa đến cùng. Cái chết của các ngài đã không đi vào quên lãng, bởi vì: Linh hồn các ngài ở trong tay Chúa, đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Trước mặt người đời và những người không hiểu biết thì hình như các ngài đã chết và đi vào cõi tiêu diệt. Không phải vậy, các ngài đang sống trong bình an. Vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa,  và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu (x. Kn 3,1-9).

Các ngài cũng là những người yêu nước; kính trọng vua quan:

Có thể nói, các thánh tử đạo là những người rất mực yêu nước như bao người yêu nước khác và kính trọng vua quan hết lòng. Là thần dân trong nước, các tín hữu sẵn sàng thi hành
nghĩa vụ công dân, từ thuế khóa cho đến gia nhập quân ngũ, điều này đã được chứng
minh qua cuộc sát hạch thân thế và tôn giáo của các binh lính tại tỉnh Nam Định, năm 1838, nguyên tại tỉnh Nam Định, quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh đã tụ tập được 500 binh sĩ Công giáo, để rồi bắt đạp lên Thánh Giá[6].

Cũng vậy, chốn quan trường, theo chiếu chỉ tháng 9-1855 ra lệnh sàng lọc các quan Công Giáo, cấm đạo đồ đi thi hay nhận chức vụ trong làng trong tổng[7], thế mà sáu năm sau (1861), trong một đợt thanh trừng, triều đình còn bắt được 32 viên quan[8] và đã cấm bỏ đạo, nhưng phần đông các ngài đã khước từ. Khi khước từ bỏ đạo như vậy,  các ngài đã bị tra
hỏi, bị đòn vọt đau đớn, nhưng các ngài vẫn rất ôn tồn nhã nhặn, thưa gửi đàng hoàng. Bởi lẽ, các ngài được Thánh Thần Thiên Chúa dạy cho biết phải nói thế nào. Vì có Chúa ở cùng, nên các ngài không hề sợ hãi, ngược lại, thái độ ôn tồn và kiên trì là đặc trưng chung của các thánh tử đạo Việt Nam. Điển hình như linh mục Nguyễn Văn Tự đối đáp với quan tòa: “Tôi kính  Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính vua như trung phụ, và kính song thân như hạ
phụ. Không thể nghe cha ruột để hại vua, tôi cũng không thể vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được “[9]. Giám mục Alonso Phê trong thư chung năm 1798 xác định khí giới đánh giặc bách hại “chẳng phải là súng ống gươm giáo đâu, mà là đức tin, lời cầu
nguyện và đức bác ái”[10]. Giám mục Hemosilla Liêm nhắc nhở các tín hữu phải tuân giữ luật nhà phép nước, còn nếu bị vu cáo tội chính trị thì cứ an tâm, vì Đức Giêsu xưa từng bị
dân Do Thái lấy cớ chính trị để giết (x. Ga 19,12). Ngài nói tiếp : “….Phô con đừng hòa tập vuối giặc, đừng nghe chúng nói dối dá đấng ấy đấng khác sai chúng nó, vì cái ấy là không hẳn”[11]. Làm được điều đó là vì các ngài luôn xác tín rằng mọi sự đều không nằm ngoài
thánh ý Chúa. Vì thế, những người làm khổ mình là những tác nhân trong chương
trình quan phòng của Chúa. Nên thái độ của các ngài là: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”(Lc 23,34).  Tuy nhiên, lòng kính trọng phải được xây dựng trên nền tảng sự thật, tức là nếu sự kính trọng mà trái với lương tâm, đức tin và chân lý của mình thì các ngài cũng khẳng khái khước từ cách dứt khoát: khi vua Minh Mạng có ý định ban đặc ân làm quan cho các vị thừa sai, linh mục Gagelin Kính đại diện anh em từ chối đặc
ân đó, ngài nói: “Tuy nhiên, những việc đó nào có thể dung hòa với nhiệm vụ linh mục của tôi”[12]. Hay như binh sĩ Trần Văn Trung, sẵn sàng đi lính để đáp lại lệnh truyền của vua, nhưng phải bỏ đạo trước khi đi lính thì đã không chấp nhận, ngài nói: “Tôi là Kitô hữu tôi sẵn sàng đi đánh kẻ thù của đất nước, nhưng bỏ đạo thì không bao giờ” [13].

Ngoài việc kính trọng vua quan và thể hiện lòng yêu nước thì các ngài còn là những người luôn sống nhân ái, yêu thương hết mọi người:

Có lẽ điều nổi bật nhất nơi các vị tử đạo của chúng ta là tình bác ái, các ngài luôn yêu thương hết thảy mọi người, bất luận họ là ai, làm gì. Điều này đã được các vị tử đạo của chúng ta thể hiện rất xuất sắc. Điển hình như y sĩ Phan Đắc Hòa, ông luôn giúp đỡ
người khác qua việc bốc thuốc cứu người, đồng thời ông luôn khuyên họ trung thành
mà giữ đạo để được sống đời đời. Còn ông Trùm Đích thì khi có điều kiện là ông tới thăm trại cùi và sẵn sàng nuôi người mắc bệnh dịch tại nhà mình. Linh mục Emmanuel Triệu sẵn sàng nhường tiền bữa ăn ân huệ trước giờ xử tử để đổi lấy tiền mà cho người nghèo. Biết giáo dân sẽ tổ chức an táng cho mình linh đình thì Linh mục Phan Văn Minh đã kịp can ngăn và gợi ý lấy tiền đó giúp cho người nghèo. Với ông Cai Tả, thì yêu thương để xin ơn
tha tội, nên ông sẵn sàng cho vay mà không cần trả lại. Ông Năm Thuông thì quả quyết: “Tôi chưa thấy ai hay giúp người nghèo khó lại túng bấn bao giờ. Kinh Thánh chẳng dạy chúng ta phải coi họ như chi thể của Chúa đó sao? Chúa đã cho chúng ta sống, tất sẽ quan phòng cho ta đủ dùng”. Với quan Hồ Đình Hy thì: “Đừng làm việc thiện cách máy móc qua lần chiếu lệ, mà phải làm với thiện ý [14].

Còn về lòng bao dung, các ngài sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù của mình. Điều này đã được chứng tỏ qua thái độ của các thừa sai. Thừa sai Gagelin Kính gửi thư cho bạn bè : “Tôi sẵn lòng tha thứ cho những kẻ áp bức tôi”. Chuyện linh mục Théophane Vénard Ven, khi viên quan nói : “Tôi phải theo lệnh vua, đừng giận tôi nhé”, ngài đáp : “Tôi chẳng ghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho quan”. Cụ Hoàng Lương Cảnh làm cho quan quân phá lên cười, vì khi cụ cầu nguyện: “Cầu Chúa Giêsu, xin cho các quan trị nước cho yên càng ngày càng thịnh”. Ông Lê Văn Phụng tại pháp trường nhắn nhủ con trai mình : “Con ơi, hãy tha thứ, đừng tìm báo thù kẻ tố giác ba nhé”. Và dặn dò thân hữu: “Hãy tha thứ các bạn ơi. Hãy tha thứ, vì chính tôi đã thứ tha”[15].

Thật vậy, các ngài luôn yêu thương, tha thứ cho hết mọi người. Luôn coi sự sống của người khác như là của mình, và hạnh phúc của con người là vinh quang của Thiên Chúa.

Khi lược lại một số hành vi mà các thánh tử đạo của chúng ta đã thể hiện trong việc tuyên xưng đức tin vào Chúa; lòng kính trọng vua quan và luôn tỏ ra yêu thương, bao dung với
hết mọi người. Ai trong chúng ta cũng hết lòng cảm phục trước thái độ bao dung và kiên cường của các ngài. Tuy nhiên, điều làm cho chúng ta đáng lưu tâm hơn cả, đó là học được bài học gì qua những gương sáng của các ngài.

Luôn biết chọn Chúa làm điểm tựa của cuộc đời, là niềm hy vọng và ơn cứu độ, là gia nghiệp của ta. Luôn biết đón nhận đau khổ như là ân huệ Chúa ban. Đồng thời phải can đảm làm chứng cho sự thật, cho tình yêu trong khi thi hành bác ái. Sẵn sàng chấp nhận thân phận của hạt lúa gieo vào lòng đất, thối đi để trổ sinh hoa trái dồi dào.

Thứ đến: luôn yêu thương hết mọi người, vợ chồng chung thủy với nhau, con cái biết nghe lời cha mẹ trong những điều ngay lẽ phải. Luôn sống chan hòa yêu thương với dân làng, giáo xứ, công sở, trường học…Như thế là chúng ta đã trở thành muối, thành men và ánh
sáng cho đời. Trung thành với những điều đó phải chăng cũng là cuộc tử đạo liên lỉ thời nay.

Tắt một lời, các thánh tử đạo là những người luôn trung thành với Chúa, sẵn sàng chết để bảo vệ đức tin. Các ngài cũng là những người có tấm lòng bao dung với hết mọi người, nhất
là với những người nghèo khổ, yếu đau và cả với những người bách hại mình nữa.
Như thế, các ngài đã sống đúng như lời Chúa dạy về giới luật yêu thương. Thế nên, người ta gọi các ngài là những người sống “Đạo Yêu Nhau” thì quả là đúng không sai.

Ước gì khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta làm mới lại tinh thần
của các ngài trong cuộc sống thường ngày nơi các mối tương quan của chúng ta.
Tinh thần đó chính thánh Anrê Phú Yên đã khẳng định: “Tình yêu không thể chết”

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn trung thành với Chúa, biết sẵn sàng làm chứng cho Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Xin cho chúng con một tấm lòng quảng đại và bao dung, để yêu thương và sẵn lòng tha thứ cho hết mọi người, kể cả những người bách hại chúng con. Amen.


[1] Vì là người ngoài Công Giáo, nên bạn trẻ đó dùng chữ “thờ” để nói về hành vi tôn kính của người Công Giáo đối với các thánh tử đạo Việt Nam. Người Công Giáo “thờ” là thờ Chúa, còn tất cả các thánh là tôn kính.

[2] Lm. Đỗ Quang Chính, Tản Mạn Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, nxb Tôn Giáo, 2008, tr. 61.

[3] Bức thư của linh mục thừa sai Gaspar d’Amaral viết ngày 31/12/1632, trong đó cho biết “lương dân gọi bổn đạo là những người theo đạo yêu nhau”.

[4] Xc. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (biên soạn cho giáo dân Việt Nam), không rõ tác giả, 1997, tr. 153.

[5] Xc.  Mai Tuyến, OP. Tử Đạo Hôm Nay, truy cập ngày 12-11-2012; http://tinmung.net/ TimHieu/Tu-dao-hom-nay.htm

[6] Gispert, Historia de las Misiones Dominicas en Tunkin, Avila 1928, tr. 428.

[7] Louvet, La Cochinchine Religieuse II, tr.204-207.

[8] Ibid. 267.

[9] Xc. Đào Trung Hiệu, OP. Cuộc Lữ Hành Đức Tin, quyển II, tr. 207.

[10] Thư chung các đấng Vicario, Kẻ sặt 1903, tr.63-68.

[11] Thư chung các đấng Vicario II, tr.53-54.

[12] Xc. Đào Trung Hiệu, OP. Cuộc Lữ Hành Đức Tin, quyển II, tr. 208.

[13] Thư chung các đấng Vicario II, tr.53-54.

[14] Xc. Đào Trung Hiệu, OP. Cuộc Lữ Hành Đức Tin, quyển II, tr. 211.

[15] Ibid. tr. 231.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Con Hạc Trắng

Con Hạc Trắng
Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung… Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người
ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.
Tết năm nào gia đình tôi cũng lên Đà Lạt nghỉ ngơi tại nhà 1 người anh bà con. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp, suối róc rách chảy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng
xoá. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện. Tôi bất giác hỏi:

Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa Đông héo, úa, rụng, đến Xuân, Hạ lại
hồi sinh nhỉ?
Anh tôi cười, nói:
– Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.
Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.
Thông thường, bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển, bị
trở ngại trong giao tiếp đã làm một số người sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín.
Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này.
Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love &Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn
bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.

Tình thương và tinh thần lạc quan là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khoẻ.
Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ.. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng.
Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.
Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.
Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hoá chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ,mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
Như vậy sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có sống lạc quan mới cứu rỗi được.
Nếubạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra
thôi!!!
Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là
‘hưởng thọ’. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho.
Chúng ta nên sống thế nào với những ngày ‘phần thưởng’ này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi
đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.
Trong những lời Phật dạy có câu:

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.


Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng…

Chắc trong chúng ta không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý.
Ði tập thể thao như nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội, tennis v.v… đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau
lành hơn.
Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.
Bác Sĩ Jeff Levin, giáo sư đại học North Carolina, khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hằng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu
những kết quả cụ thể của ” Tín Ngưỡng và Sức Khoẻ “!
Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó, ông cho biết những người có tín ngưỡng khoẻ mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.

Lạc quan là một cẩm nang mà chúng ta nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là ” Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa ”  hoặc  ” Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được ” .
Tôi xin kể câu chuyện Hai con ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos.
“Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa bình thường giống những con
ngựa khác. Tuy nhiên, nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.
Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau..
Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời.
Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là
nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nó, chu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc.
Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng Ðế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ. Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù,
được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng Ðế đã nhờ ai đó rung lên cho
chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.

Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau.

Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để vượt qua. Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cái cho đi mà người khác dùng được.

Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình cũng là những liều thuốc bổ.
Thi Sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong chương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói:
” Vô số chuyện xảy tới từng ngày… Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước ” . Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (qua tinh thần) là:
+Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu.

+Tinh thần chấp nhận và lạc quan.

+Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.

+Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe.

+Làm việc thiện nguyện.
Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn.

+Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).

+Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, ngồi thiền, khí công v.v…Và ngay
cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng
khoái, sức khoẻ tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.
Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này: ‘Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khoẻ cho xương cốt’.
nguồn: Anh chị Thụ & Mai cùng Nguyễn Công Quí gởi

XIN CHÚA LẤY LÒNG NHÂN HẬU THƯƠNG XÓT CON!

XIN CHÚA LẤY LÒNG NHÂN HẬU THƯƠNG XÓT CON!
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Chúa Nhật 20-2-1955, Linh Mục Alfonso Matt (+1978) Cha Sở giáo xứ Sonntag (nước Áo) gởi cho Đức Cha Franz Tschann (+1955), Giám Mục Phụ Tá giáo phận Feldkirch, bản tường trình về sự kiện bà Maria Simma nhận sứ vụ giúp đỡ các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục. Bà Maria Simma là bổn đạo thuộc giáo xứ Sonntag. Xin trích phần Cha Sở trình bày thị kiến về Luyện Ngục qua các chứng từ của bà Maria Simma.
Luyện Ngục ở nhiều nơi chốn khác nhau. Các Linh Hồn không bao giờ hiện về ngoài Luyện Ngục nhưng với Luyện Ngục. Các hình thái của Luyện Ngục cũng không giống nhau. Lúc thấy như thế này khi lại thấy cách khác.
Trong Luyện Ngục có vô số các Linh Hồn đi về không ngừng. Một ngày bà trông thấy
rất nhiều Linh Hồn bà hoàn toàn không hề quen biết. Linh Hồn nào phạm tội chống
lại Đức Tin thì mang trên trái tim một ngọn lửa tối mờ. Linh Hồn nào phạm tội chống lại đức trong sạch thì mang trên trái tim một ngọn lửa đỏ rực. Rồi bà trông thấy các Linh Hồn theo từng nhóm: Linh Mục, nam tu sĩ, nữ tu. Bà cũng trông thấy các Linh Hồn công giáo, tin lành và ngoại giáo. Các Linh Hồn công giáo chịu đau khổ nhiều hơn các Linh Hồn tin lành. Còn các Linh Hồn ngoại giáo thì chịu một luyện ngục nhẹ hơn. Nhưng vì họ nhận rất ít các trợ giúp nên luyện ngục của họ kéo dài đăng đẳng. Phần đông các tín hữu Công Giáo nhận nhiều trợ  giúp hơn nên họ được giải thoát nhanh hơn. Bà cũng trông thấy rất nhiều tu sĩ nam nữ bị phạt trong Lửa Luyện Hình vì khi còn sống đã thờ ơ nguội lạnh đối với
Đức Tin và đã lỗi đức bác ái. Các trẻ em mới 6 tuổi cũng bị phạt chịu đau khổ đôi khi kéo dài khá lâu trong Lửa Luyện Hình.
Bà Maria Simma được mạc khải cho biết có mối hòa điệu giữa tình yêu và phép công thẳng của THIÊN CHÚA. Mỗi Linh Hồn bị phạt tùy theo tội trạng đã phạm cũng như tùy theo mức độ gắn bó với tội lỗi.
Mức độ chịu đau khổ cũng nặng nhẹ không giống nhau cho từng Linh Hồn. Vài Linh
Hồn phải chịu đau khổ như trên trần gian khi họ có đời sống cứng cỏi và phải đợi lâu năm mới được chiêm ngưỡng thánh nhan THIÊN CHÚA. Một ngày nơi luyện ngục nặng thì kinh khủng bằng 10 năm nơi luyện ngục nhẹ. Thời gian các hình khổ phải chịu trong Lửa Luyện Ngục cũng rất khác nhau.
Cũng có những Linh Hồn phải chịu đau khổ dữ dằn mãi cho đến Ngày Phán Xét Chung
là ngày tận thế. Cũng có những Linh Hồn chỉ chịu đau khổ khoảng nửa giờ, hay đôi khi còn ít hơn nữa: có thể nói rằng, các Linh Hồn này chỉ bay ngang qua Lửa Luyện Tội mà thôi!
Các Linh Hồn trong Lửa Luyện Hình chịu đau khổ với lòng nhẫn nhục cách đáng khâm phục và các Đẳng Linh Hồn ca tụng Lòng Nhân Lành của THIÊN CHÚA, bởi vì, có nhiều Linh Hồn suýt bị rơi vào hỏa ngục nếu họ không được Lòng Nhân Lành THIÊN CHÚA cứu thoát. Các Đẳng Linh Hồn biết rõ mình đáng chịu các hình phạt để đền bù các tội lỗi đã phạm. Các Linh Hồn cũng khẩn nài sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA, Hiền Mẫu của Lòng Từ Bi thương xót.
Bà Maria Simma trông thấy nhiều Linh Hồn chờ đợi sự cứu giúp của Đức MARIA Mẹ
THIÊN CHÚA.
Người nào khi còn sống ít lưu tâm đến sự hiện hữu của Luyện Ngục và lợi dụng cuộc
đời để phạm tội thì phải đền bù cách nghiêm thẳng trong Lửa Luyện Hình.
… ”Lạy THIÊN CHÚA, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan. Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết. Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỷ, để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng. Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm. Lạy THIÊN CHÚA, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Thánh Vịnh 51(50) 3-14).

(”Le anime del Purgatorio mi hanno detto”, Maria Simma, Edizioni
Villadiseriane, Ottava edizione, trang 38-40)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Khúc ca tri ân

Khúc ca tri ân

Toc ngan k1

 

WGPSG — “Bộ phim Occurrence at Owl Creek Bridge (biến cố xảy ra ở cầu Owl Creek) kể lại chuyện một người đàn ông sắp bị treo cổ.

Bọn lính phía đối địch của anh dẫn anh ra một chiếc cầu bắc ngang qua sông Owl Creek. Chúng lấy một tấm ván đặt một phân nửa lên cầu còn phân nửa kia để lòi ra khỏi thành cầu. Đoạn một tên lính đứng lên nửa tấm ván trên thành cầu, còn người tử tội bị dẫn ra đứng trên nửa tấm để lòi ra khỏi thành cầu. Kế đó, người ta cột chặt tay chân người tử tội, đoạn
thòng một sợi dây từ đỉnh cầu xuống quấn vào cổ anh ta. Khi mọi sự đã sẵn sàng, viên chỉ huy ra hiệu lệnh thì người lính nhảy ra khỏi tấm ván, lập tức người tử tội bị hất xuống phía dưới với sợi dây siết vào cổ anh.

Ngay bấy giờ một điều kỳ lạ đã xảy ra. Sợi dây bị đứt và người tử tội rơi tõm xuống lòng sông. Anh ta chìm sâu dưới nước. Lúc bấy giờ anh ta ý thức được mình vẫn còn sống và anh
cố gắng tháo gỡ dây trói nơi tay và chân ra. Thật kỳ diệu thay, anh đã tự cởi trói cho chính mình được. Thế rồi khi nhận ra mình có cơ may sống sót, anh ta bắt đầu lặn sâu xuống.

Sau đó, anh bơi ngang qua một cành cây đang bềnh bồng trên mặt nước. Anh xúc động vì vẻ đẹp của những tàu lá cây. Anh sững sờ vì những đường gân phức tạp nơi tàu lá. Một lúc sau, anh nhìn thấy một chú nhện đang giăng lưới. Anh lại xúc động trước vẻ đẹp của màng nhện và những giọt nước bám vào đó lấp lánh không khác gì những hạt kim cương. Anh cảm thấy mình sũng nước, anh liền ngước lên nhìn vào bầu trời xanh biếc, đối với anh, chưa bao giờ thế giới lại xinh đẹp thế!

Bỗng nhiên đám lính đứng trên cầu bắt đầu nhả đạn xuống. Anh liền cố gắng lướt tới dưới làn mưa đạn, bơi nhanh nhẹn như một chú rắn nước băng qua nhiều ghềnh thác. Cuối cùng, anh cũng bơi được vào bờ và hoàn toàn kiệt sức. Anh ngã xuống cát, lăn qua lăn lại. Khi ngước nhìn lên anh trông thấy một bông hoa. Anh liền bò tới đưa mũi ngửi và thầm nhủ: “Ôi! Mọi sự sao mà đẹp thế! Được sống sót quả là một điều vĩ đại biết bao!” Nhưng ngay sau
đó có tiếng đạn rít qua các tàn cây; anh vội đứng lên và bắt đầu co giò chạy tiếp.

Anh chạy hoài chạy mãi tới khi đến được một căn nhà có hàng rào trắng bao quanh. Những cánh cổng bỗng mở ra một cách kỳ diệu. Anh không thể nào tin vào mắt mình: thế là anh đã về được đến nhà bình an. Anh gọi tên vợ anh và nàng vội chạy thật nhanh ra cổng giang tay chào đón anh.

Ngay khi họ vừa ôm nhau, máy quay phim mang khán giả trở lại chiếc cầu Owl Creek. Bây giờ, khán giả lại không thể tin được vào mắt mình khi nhìn thấy xác của anh tử tội bị treo thòng xuống đang đong đưa qua lại với sợi dây siết quanh cổ. Thì ra anh đã chết rồi!”

Khán giả xem phim cảm thấy bị sốc khi thấy cái kết bi thương của người tù. Nhưng với nhãn quan của một Kitô hữu, chính những chi tiết: bầu trời xanh biếc, giọt nước lấp lánh như kim cương, một bông hoa thơm… nhắc chúng ta hãy biết tận hưởng vũ trụ xinh đẹp Chúa dành cho chúng ta mà dâng lên lời cảm tạ Đấng Sáng Tạo khi đang còn sống, chứ đợi đến giờ chết
thì sẽ không còn kịp nữa.

Mười người cùi trong Tin Mừng thánh Luca còn bi thảm hơn, với căn bệnh đang mang, họ sống mà như đã chết. Điều kỳ diệu đã đến khi họ được gặp gỡ Chúa Giêsu, họ được lành sạch hoàn toàn. Nhưng chỉ có một người Samari mới thật sự cảm nhận được hồng ân
này: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa (Lc 17,15).

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, khi chúng con không biết tạ ơn Chúa và sống trọn vẹn từng giây phút của đời sống, chúng con không khác gì bệnh nhân phong, vì mất cảm giác nên không biết được bao thứ xấu đang rúc rỉa thân mình. Xin Chúa giúp chúng con được lành sạch và biết hát khúc ca tri ân khi bình minh đến cũng như lúc chiều tà. Amen.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

Cần Có Một Tấm Lòng

Cần Có Một Tấm Lòng

Trong những ngày qua, trên các trang mạng nói nhiều về cuốn phim tài liệu có tựa đề
là “Đừng Khóc Thương Tôi, Sudan”. Thật sự, khi xem cuốn phim này, người xem phải rơi lệ khi nhìn thấy hình ảnh vị linh mục Gioan Lee Tae Suk và số phận của những con người nghèo đói và bất hạnh tại làng Tonj miền Nam Sudan thuộc Châu Phi. Cuốn phim này sẽ tham dự Đại hội điện ảnh lần thứ 61 tại Bá Linh vào năm 2013.

Được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, gồm có mười anh chị em, cậu bé Gioan Lee Tae Suk là người con thứ chín. Năm lên chín tuổi thì người bố qua đời, người mẹ vất vả tần tảo bằng nghề may vá để nuôi mười người con. Mặc dù là một đứa trẻ nghèo, nhưng Lee Tae Suk đã cố gắng học và thi đậu vào trường y khoa, và đã trở thành một bác sĩ y khoa. Con đường giàu sang và danh vọng đang mở rộng trước mặt với chàng trai Lee. Nhưng sau những năm phục vụ trong quân đội, chàng trai Lee đã cảm nhận được tiếng gọi của Thiên Chúa và từ bỏ tất cả sự nghiệp để vào dòng tu Salêriêng- Don Bosco.

Sau ngày lễ truyền chức linh mục tại Vatican, cha Gioan Lee Tae Suk đã tình nguyện đến phục vụ tại Sudan. Nhìn thấy trước cảnh nghèo đói và bệnh tật của người dân, cha Gioan Lee đã mở phòng khám bệnh cho người nghèo và thành lập một ngôi làng cho những người mắc bệnh phong, để cấp thuốc và chữa trị cho người phong cùi và xây dựng một ngôi trường học đầu tiên từ cấp mẫu giáo đến cấp trung học. Đối với người dân nơi đây, cha Gioan Lee như là hiện thân của Chúa Giêsu. Ngài đến với những con người đang bị bỏ rơi, đau khổ và
bất hạnh, và ngài là vị linh mục đầu tiên của Hàn Quốc đến phục vụ tại Phi Châu.

 

Trong cuốn tự truyện: “Các con là những người bạn của cha”. Cha đã dùng âm nhạc để xoa dịu những vết thương chiến tranh trong lòng các em. Khi tâm hồn những đứa trẻ bị tan vỡ do những vết thương chiến tranh tạo ra, qua âm nhạc, các em sẽ tìm được niềm vui và hy vọng trong một đất nước đã bị tàn phá do bởi chiến tranh. Trẻ em không còn cầm súng trên tay mà là những chiếc kèn mang lại những âm thanh của hòa bình, tình yêu và hy vọng.

Vào ngày 14 tháng 01 năm 2010, cha Gioan Lee đã đi về với Chúa, vì bệnh ung thư ruột già ở tuổi 48. Ngài phục vụ trọn vẹn cho những người đau khổ, bệnh tật, phong cùi, và nghèo đói tại Sudan. Cha Gioan đã ra đi trong nụ cười, còn những người ở lại đã đưa tiễn cha trong những giọt nước mắt của đau đớn và tiếc thương. Khi hay tin cha Lee qua đời, những người dân đã đau đớn vô cùng, họ ôm tấm ảnh cha Gioan khóc trong nghi thức tiễn biệt lần cuối tại ngôi Thánh đường. Những dòng nước mắt khóc thương cho một người cha đã yêu
thương và sống chết với họ. Cha Gioan Lee là vị mục tử nhân lành của Chúa Giêsu.

Hoàn cảnh của cha Gioan Lee thì không giống bà góa nghèo trong Tin mừng hôm nay, nhưng có một điểm chung, đó là một tấm lòng. Chúa Giê-su ngồi nhìn dân chúng bỏ tiền vào thùng bố thí trong Đền Thờ. Có rất nhiều người giàu có xếp hàng để bỏ tiền vào. Người giàu có thì bỏ rất nhiều tiền, nhưng chỉ bà góa nghèo bỏ vào thùng với hai đồng tiền. Đức Giê-su liền gọi các môn đệ lại và nói:” Thầy bảo thật anh em: bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn ai hết. Vì mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ
vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Qua lời giải thích của Chúa Giê-su, các môn đệ và chúng ta đều nhận thấy rõ ý nghĩa của việc bố thí. Tấm lòng quý hơn lễ vật. Trong khi đó, người đời thường đánh giá theo số lượng. Mỗi khi dâng cúng hay làm điều gì thì cần được ghi danh và mọi người biết đến công trạng của mình. Cho nên, Chúa Giê-su nói với đám đông dân chúng rằng: ” Anh em hãy coi
chừng những kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi, thích ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, thích đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn.”.

Vậy, những kinh sư là ai? Có phải là tôi không?. Lời Chúa phản chiếu vào tâm hồn tôi. Mỗi khi tôi làm gì, tôi muốn được người khác biết ơn, muốn được người ta biết mình là người quảng đại có lòng bác ái, từ bi…, và muốn được ghi công trạng với Chúa và trước mặt người đời. Nếu tôi biết hồi tâm và nhìn lại, thì rõ ràng tôi đang bị lệ thuộc vào cách đánh
giá bên hơn là đi vào chiều sâu của nội tâm. Vì Chúa cần tấm lòng của tôi hơn là những gì tôi làm cho chính mình được vinh danh trong ngày hôm nay. Tấm lòng đó được thể hiện trong tình yêu thương nơi tha nhân, những người đang cần được yêu thương và quan tâm giúp đỡ, nơi công việc tôi làm với tấm lòng tạ ơn Thiên Chúa thì việc bố thí mới sinh lợi ích cho tha nhân. Bà góa đã dạy cho tôi cách làm đó, vì bà cho đi với tất cả tấm lòng của bà. Bà chia sẻ những gì bà có. Và cha Gioan Lee nhìn ra chính Chúa Giê-su trong mỗi con người, dù họ có vẻ đáng kinh tởm, xấu xí đến đâu đi nữa thì họ cũng là hình ảnh của Thiên Chúa. Chính tình yêu Thiên Chúa là động lực để ngài hy sinh và phục vụ cho những người
phong  cùi, những người bệnh tật và nghèo khổ.

Khi hiểu và đón nhận Lời Chúa, như là điều kiện cần thiết cho đời này và đời sau,
thì giờ đây chúng ta cần phải làm một việc gì đó cụ thể, để Nước Chúa lớn lên
trong tâm hồn và trong thế giới này. Chúng ta không chỉ đón nhận Thiên Chúa
bằng hình thức bên ngoài, lễ nghi mà còn là bằng một tấm lòng yêu thương chân
thành trong mỗi con người.

Lm. John Nguyễn, Utica, New York

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Tận thế

Tận thế

Tác giả: Trầm Thiên Thu

(Chúa nhật XXXIII TN, năm B)

Thời gian thấm thoát. Mới ngày nào bắt đầu một năm mà nay đã vào cuối năm, cả
về năm đời và năm phụng vụ. Thời gian vào giai đoạn cuối. Thời điểm cuối gợi
nhiều suy tư. Có nhiều cái cuối, đặc biệt nhất là cuối đời và cuối thời – tức
là tận thế, Công giáo gọi là cánh chung.

Tận thế là 2 từ người ta không muốn nghe ai nhắc tới, vì nó khiến người ta e
ngại hoặc không vui. Tuy nhiên, tận thế có thể là niềm mong chờ của người này,
nhưng có thể lại là nỗi sợ của người khác.

Ngôn sứ Đanien nói: “Thời đó, Micaen sẽ đứng lên. Người là vị chỉ huy tối cao,
là đấng vẫn thường che chở dân ngươi. Đó sẽ là thời ngặt nghèo chưa từng thấy,
từ khi có các dân cho đến bây giờ. Thời đó, dân ngươi sẽ thoát nạn, nghĩa là
tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa” (Ðn 12:1a). Đó là
những lời tiên báo về ngày tận thế, đặc biệt ông cho biết đó là “thời ngặt
nghèo nhất”, chắc chắn rất đáng quan ngại, thậm chí là đáng sợ, nhưng lại không
hề đáng sợ đối với những người thuộc về Thiên Chúa, vì họ sẽ được “thoát nạn”.

Ngôn sứ Đanien giải thích: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều
người sẽ trỗi dậy”. Những người “an nghỉ trong bụi đất” là những người chết,
vậy mà họ “trỗi dậy”, tức là sống lại. Rõ ràng đó là ngày tận thế, ngày chung
thẩm. Nhưng số phận mỗi người khác nhau:: “Người thì để hưởng phúc trường sinh,
kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu
trời rực rỡ, những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn
đời như những vì sao” (Ðn 12:1b-2). Cùng một ngày, cùng được sống lại, nhưng có
người sợ hãi và có kẻ vui mừng.

Tác giả Thánh vịnh thân thưa thay những người thuộc về Chúa: “Lạy Chúa, Chúa là
phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con,
chính Ngài nắm giữ” (Tv 16:5). Tất cả đều là của Chúa, nhưng Ngài trao chúng ta
quyền quản lý. Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, chúng ta hoàn toàn an tâm:
“Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ. Vì
thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan, thân xác con cũng nghỉ ngơi an
toàn” (Tv 16:8-9).

Tác giả Thánh vịnh xác định nguyên nhân: “Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong
cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ” (Tv 16:10), đồng
thời hoàn toàn khiêm nhường và tín thác vào Chúa: “Chúa sẽ dạy con biết đường
về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc
chẳng hề vơi!” (Tv 16:11). Chắc hẳn chúng ta không đủ ngôn từ để diễn tả niềm
hoan lạc được cận kề bên Chúa!

Thánh Phaolô nói: “Vị tư tế nào cũng phải đứng trong Đền Thờ lo việc phụng tự
mỗi ngày và dâng đi dâng lại cũng ngần ấy thứ lễ tế; mà những lễ tế đó chẳng
bao giờ xoá bỏ được tội lỗi” (Dt 10:11). Tế lễ là bổn phận và trách nhiệm hằng
ngày của các tư tế, không chỉ dâng lễ đền tội cho mình mà còn dâng thay người
khác, nhưng dù dâng bao nhiêu lần vẫn không bao giờ đủ mức để hoàn hảo. Nhưng
có một tư tế chỉ cần dâng một lần cũng đủ, đó là Đức Kitô: “Sau khi dâng lễ tế
duy nhất để đền tội cho nhân loại, Ngài đã lên ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn
đời” (Dt 10:12).

Vì Đức Kitô là Thiên Chúa, là Thượng tế, là Đấng cao cả hơn mọi loài: “Từ khi
đó, Ngài chờ đợi ngày các kẻ thù bị đặt làm bệ dưới chân” (Dt 10:13), và “Ngài
chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn làm cho những kẻ Ngài đã thánh hoá được
nên hoàn hảo” (Dt 10:14). Dù là ai và là gì thì tất cả chúng ta vẫn chỉ là
những tội nhân. Thánh Phaolô vừa giải thích vừa kết luận: “Nơi nào đã có ơn tha
tội thì đâu cần lễ đền tội nữa” (Dt 10:18).

Nói về ngày Con Người quang lâm, Chúa Giêsu cho biết các dấu hiệu: “Trong những
ngày đó, sau cơn gian nan, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu
sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển”
(Mc 13:24-25). Đó là giờ G. Đó là lúc “thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền
năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (Mc 13:26). Và cũng chính lúc đó,
“Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển
chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời” (Mc 13:27).

Thấy những sự việc diễn biến hằng ngày, chúng ta có thể đoán biết điều gì xảy
ra. Ngày tận thế cũng có những dấu chỉ khả dĩ nhận biết, Đức Kitô dùng hình ảnh
thực tế hơn để mọi người đều có thể hiểu: “Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học
hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã
đến gần. Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Con Người
đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi” (Mc 13:28-29). Cuối cùng, Ngài quả quyết:
“Thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi,
nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mc 13:30-31). Tức là rất chắc chắn
xảy ra ngày tận thế, không hề là chuyện đùa hoặc bịa đặt!

Tuy nhiên, hình như loài người vẫn bán tín bán nghi. Bằng chứng là đã từng có
nhiều tin đồn về ngày nọ hay tháng kia là thời điểm tận thế, về chuyện “tối ba
ngày, ba đêm”,… thế nên người ta lo tích lũy nến và mì gói để “đối phó”. Thật là
nhảm nhí và dị đoan, chứng tỏ họ chẳng biết hoặc chẳng tin lời Chúa nói. Chính
Chúa Giêsu đã xác định: “Về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các
thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc
13:32).

Vậy sao người ta vẫn bịa ra những tin đồn? Thật tệ hại là vẫn có những người
nhẹ dạ cả tin khi nghe những lời “tiên tri dỏm” ấy. Chúa Giêsu còn chưa biết
thì sao những con người phàm phu tục tử đầy tội lỗi như chúng ta lại biết
trước? Không lo sống tốt mà cứ lo chuyện nhảm trên trời, dưới đất là sao? Quá
vô lý!

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết vững niềm tin vào Lời Chúa và hoàn toàn
tín thác vào Con Chúa để có thể đứng vững cho đến lúc Đức Kitô tái lâm. Chúng
con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con.
Amen.

TRẦM THIÊN THU

“LỜI MẸ HỨA” SẼ TỚI

 

“LỜI MẸ HỨA” SẼ TỚI

 

Mẹ đứng đó nơi cao nguyên lộng gió

Mắt Mẹ buồn lệ nhỏ giọt minh châu

Thương đàn con nên mắt Mẹ u sầu

Sự bất công nơi vùng sâu xa đó.

 

Thiếu nhi còm đói ăn quàng khăn đỏ

Nhiều bữa ăn cộng cỏ với củ khoai

Không dép giày tay lạo động đã chai

Đi thất thểu lòi vai manh áo rách…

 

Nước đang bẩn làm sao rửa cho sạch

Lòng ta buồn than trách, bởi vì đâu?

Mỏ Bô-Xít đào bới bởi giặc tàu

Trào bùn đỏ thương đau toàn thân Mẹ

 

Giọt lệ sầu từng ngày trôi lặng lẽ

Mãi xuống đời rồi sẽ lớn thành sông

Nước cuốn trôi chảy qua những cánh đồng

Màu đỏ thắm Cửu Long Giang ra biển

 

Còn đâu nữa bốn ngàn năm văn hiến

Biển Thái Bình diễn biến đau lòng Mẹ

Đón con về ôm lấy lòng quặn se

Từng đứa con xanh lè vì đói khát

 

Ôi ! vì đâu mà Giang Sơn rách nát

Lòng Mẹ đau như muối xát từng cơn

Những đứa con nghịch tử gây oán hờn

Gieo tang tóc chập chờn bao năm tháng

 

Tay vấy máu đồng bào chảy lai láng

Xác nó kia! chỉ táng, mà không chôn

Bởi dối gian nó bán cả linh hồn

Nên khi chết qủy không chôn xác nó

 

Bao nhiêu lâu nghịch tử còn nằm đó

Bấy nhiêu ngày khốn khó vẫn chưa qua

Ngày nào đó xác nó sẽ tan ra

Bón cho ruộng nước nhà ta xanh thắm

 

Em bé mong ngày đó không xa lắm!

Đời sẽ ngọt trái đắng sẽ qua đi

“Lời Mẹ hứa” chắc chắn sẽ thực thi

Hãy cầu nguyện vững tin ngày tươi
sáng.

 

Thanh sơn 10.11.2012

Maria Thanh Mai gởi