5 Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.

5 Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.

  1. Cần nhà hơn là tổ ấm

Người Việt chúng ta với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà. Vì vậy, ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua cho được căn nhà rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần.

Có nhà rồi, chúng ta vẫn dành phần lớn thời gian ở ngoài đường chứ không phải ở nhà. Chúng ta vẫn tiếp tục ra đường “cày bừa” vất vả ngoài đường để có thể đổi nhà khác to hơn, mua sắm cho nhà nhiều vật dụng tiện nghi hơn. Lẽ nào chúng ta cần một “căn nhà” hơn là một “tổ ấm”?

  1. Đẻ con cho người giúp việc

Vợ chồng ở với nhau chỉ mong có đứa con cho vui cửa vui nhà. Cặp vợ chồng nào chẳng may vô sinh hiếm muộn thì quáng quàng đi bác sĩ Đông Tây đủ thể loại mong kiếm được mụn con. Trông mong vậy nhưng đến khi có con, chúng ta mặc nhiên giao con của mình cho người giúp việc trông nom, chăm sóc.

Việc dạy dỗ con cái cũng khoán luôn cho người giúp việc. Còn chúng ta – những người đã sinh ra những đứa trẻ thiên thần ấy thì mải mê đi làm kiếm tiền. Mỗi ngày gặp con chưa được 1, 2 tiếng đồng hồ. Vậy, chúng ta đẻ con để người giúp việc có được niềm vui nâng niu ẵm bồng chớ đâu phải cho ta?

  1. Người nghèo sang hơn người giàu

Chúng ta ở thành phố, mức sống cao, thu nhập cao nhưng mấy khi chúng ta sắm được cho cha mẹ ở quê những thứ tốt nhất. Hầu hết những gì chúng ta gửi về nông thôn là những thứ đồ cũ chúng ta không xài nữa, đã hư hỏng hoặc không hợp thời.

Ngược lại, những người “nghèo khó” ở nông thôn luôn chọn những thứ tốt nhất gửi lên cho người thành phố. Con gà béo nhất, buồng chuối to nhất, trái mít ngọt nhất… Chẳng phải dân nhà quê “chơi sang” hơn người thành phố sao?

  1. Kiếm tiền mua sức khỏe

Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, vì thế chúng ta phải làm việc thật nhiều. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, tuần làm 40 giờ không đủ tranh thủ thêm cuối tuần. Hậu quả là cơ thể không một phút nghỉ ngơi khiến cho mắt mờ chân run, đầu óc mụ mị, lục phủ ngũ tạng rệu rã… phải vào bệnh viện.

Lúc đó, bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ. Liệu có mua được không?

  1. Thế giới ảo “thực” hơn thế giới thực

Công nghệ càng phát triển, chúng ta càng kết nối được nhiều người, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngồi một chỗ, chúng ta có thể trò chuyện với bạn bè khắp thế giới, kết nối mọi thông tin thông qua cái điện thoại bé xíu cầm trên tay. Nhiều quan hệ quá, nhiều thông tin quá nên chúng ta không còn thời gian cho quan hệ thật, đời sống thật nữa. Bữa cơm gia đình mỗi người bưng một tô ăn với một cái điện thoại.

Gặp gỡ cà phê cũng mỗi người cầm một điện thoại hí hoáy chấm quẹt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn nhau gượng gạo cười lấy lệ rồi lại cắm cúi chấm quẹt. Thế giới ảo hấp dẫn hơn thế giới thật mất rồi!

Theo cachsong info

Vượt Qua Bế Tắc Trong Cuộc Sống

Vượt Qua Bế Tắc Trong Cuộc Sống

Dongten.net

DEP DOI

Cuộc sống không phải là con đường bằng phẳng, không phải lúc nào cũng như ta mong đợi. Cuộc sống luôn có những gập ghềnh, gấp khúc, đó là một hành trình đầy chông gai, thử thách…

Cuộc sống luôn công bằng, chẳng cho ai tất cả cũng chẳng lấy hết của ai thứ gì… Cuộc sống là vô vàn những điều biến động, đôi lúc gặp những trở ngại khiến ta buồn chán, tuyệt vọng, rơi vào trạng thái bế tắc, có lúc tưởng không còn tìm ra được cách giải quyết, muốn buông xuôi tất cả…

Có ai sống cả đời suôn sẻ mà chưa từng một lần cảm thấy bế tắc? Chuyện gì rồi cũng có cách giả quyết của riêng nó.

“Hãy biến nghịch cảnh thành cơ hội giúp bạn đạt được những điều tốt đẹp hơn” (Willie Jolley).

VUOT QUA

Khi gặp bế tắc, bạn hãy học cách vượt qua vì không ai sống thay cho cuộc đời của chính bạn cả mà bạn phải thực sự sống cuộc đời của mình. Vượt qua được bế tắc, thử thách đồng nghĩa với việc bạn chiến thắng chính bản thân mình, thấy mình trưởng thành hơn. Bạn sẽ thấy những bế tắc chẳng có gì đáng sợ chỉ cần bạn biết cách vượt qua.

Hãy vẽ bức tranh cuộc đời bạn bằng sắc màu tươi sáng thay cho bức tranh ảm đạm, u tối mà bạn đang gặp phải, đang gánh chịu vì thế giới này vẫn thật đẹp, nỗi buồn phiền rồi sẽ bay đi thôi.

Ba cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn từng bước vượt qua bế tắc gặp phải trong cuộc sống, hãy cùng nghiền ngẫm, bạn sẽ thấy thật thú vị, hữu ích.

  1. Học cách bình tĩnh

Mọi việc đều có cách giải quyết, vấn đề là bạn phải sáng suốt, phải thật bình tĩnh để suy xét, nhìn nhận lại vấn đề, nguyên nhân xuất phát từ đâu. Chuyện đã xảy ra rồi, có nôn nóng, hoảng loạn cũng không giải quyết được, vì vậy hãy pha cho mình một cốc nước, chậm rãi suy nghĩ, bình tâm xem mình sai ở chỗ nào, tại sao lại xảy ra chuyện này chứ đừng ngồi đó chỉ trích hay “than thân trách phận”. Việc bình tĩnh sẽ giúp bạn đưa bản thân về trạng thái cân bằng, từ đó bạn có thể tự mình tháo gỡ từng nút thắc trong vấn đề đang gặp phải, bạn sẽ thấy sự việc “không quá khó khăn như mình nghĩ”.

  1. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và nghĩ tới những điều tốt đẹp

Rơi vào bế tắc, bạn phải có nghị lực vươn lên bởi đây không phải là lúc để bạn chùn bước hay rơi vào vòng luẩn quẩn mà không biết phải làm gì. Hãy nhớ rằng “thất bại là mẹ thành công”. Cuộc sống luôn chuyển động vì thế đừng từ bỏ, buông xuôi, hãy lập cho mình một kế hoạch, đặt ra mục tiêu cần phải làm gì ở bước kế tiếp. Cuốn vào công việc, xóa những suy nghĩ tiêu cực và luôn nghĩ về những điều tốt lành sắp đến, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều.

  1. Học cách mỉm cười mỗi ngày

Dẫu cuộc sống của bạn đang có quá nhiều thứ để lo toan, dẫu đôi vai đang oằn nặng vì nhiều thứ thì cũng nên mỉm cười để đứng vững. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, cười để có động lực, có niềm tin để vượt qua, cười để biết rằng cuộc đời này vẫn còn nhiều điều để ta yêu, ta quý. Những lúc bế tắc chỉ cần bạn mỉm cười, vững tin vượt qua, bế tắc sẽ không là vấn đề quá quan trọng nữa.

Cần có cái nhìn lạc quan hơn để vượt qua bế tắc, bước tiếp, bạn nhé!

nghethuatsong.org

Căn bệnh hiểm nghèo

Căn bệnh hiểm nghèo

Có một vị phú ông giàu có mặc dù tuổi chưa cao nhưng lại mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo. Ông cảm nhậnđược rằng bản thân mình không còn ở lại nhân gian được bao lâu nữa nên trong lòng vô cùng thống khổ, sợ hãi.

Một thời gian sau, ông tìm đến một vị đạo sĩ cao tuổi sống ẩn cư trên một ngôi chùa cổ. Vị đạo sĩ sau khi nghe phú ông giãi bày, liền nói: “Bệnh này của thí chủ, ngoại trừ một phương pháp này ra thì không thuốc nào có thể chữa trị được. Ta sẽ cho thí chủ ba phong thư, bên trong là ba thang thuốc. Thí chủ về nhà mở từng thang thuốc ra và làm theo, làm xong thang thứ nhất thì mở tiếp thang thứ hai và làm theo lời chỉ dẫn trong đó.”

Phú ông giàu có vui vẻ cảm tạ vị sư già rồi ra về.

Về đến nhà, phú ông liền mở phong thư đựng thang thuốc thứ nhất ra. Ông bất ngờ, bởi bên trong chỉ vẻn vẹn là một dòng chữ: “Thí chủ hãy đến bờ biển trong 21 ngày và mỗi ngày nằm trên bãi cát đó 30 phút!”

Phú ông đọc xong, trong lòng nửa tin nửa ngờ, nhưng vì không còn cách nào khác nên đành làm theo lời chỉ dẫn. Kết quả là mỗi ngày ông đều nằm trên bãi biển đó hơn hai giờ đồng hồ. Lúc này, ông chợt hiểu ra rằng, mỗi ngày trước đây của ông đều trôi qua trong bộn bề công việc, tìm kiếm tiền bạc và danh vọng. Ông nào có thời gian nằm nghe sóng vỗ, nghe tiếng chim hải âu như thế này. Trong lòng ông cảm thấy vô cùng khoan khoái và thoải mái.

Sang ngày thứ 22, phú ông lại mở tiếp thang thuốc thứ hai ra và thấy trên đó viết: “Thí chủ hãy tìm 5 con cá hoặc con sò trên bãi cát và thả chúng về biển, liên tục trong 21 ngày.” Vị phú ông trong lòng tràn đầy hoài nghi nhưng vẫn kiên trì làm theo lời chỉ dạy. Hàng ngày ông đều tìm được những chú cá con hay tôm nhỏ bị dạt vào bờ và thả chúng về với biển. Mặc dù không hiểu lý do của việc làm này nhưng trong lòng ông không khỏi cảm động khi nhìn chúng quẫy đuôi bơi vào biển sâu.

Ngày 43 vừa tới, phú ông mở thang thuốc thứ ba ra và chăm chú đọc dòng chữ viết trên đó: “Thí chủ hãy tìm một cành cây, rồi viết lên cát những oán hận và bất mãn của mình lên đó!” Phú ông mỗi ngày đều viết những oán hận và bất mãn của mình lên bờ

cát, nhưng chẳng bao lâu thì sóng biển lại dâng cao và cuốn những dòng chữ mà ông viết trên cát ấy đi. Vị phú ông đột nhiên hiểu ra một điều gì đó và ông bật khóc.

Chẳng bao lâu sau, phú ông trở về nhà với cảm nhận toàn thân khoan khoái, thực sự nhẹ nhàng và tự tại, thậm chí lúc này ông còn quên hết nỗi sợ hãi về cái chết như trước đây.

Phú ông lại tìm đến vị đạo sĩ để tạ ơn. Vị đạo sĩ mỉm cười và nói: “Thí chủ có biết không? Nguyên lai, con người ta bởi vì không học được ba việc cho nên luôn cảm thấy không khoái hoạt, hạnh phúc!”

Phú ông hỏi lại vị đạo sĩ: “Thỉnh ngài chỉ rõ, đó là ba việc gì?”

Vị đạo sĩ nhìn vào khoảng không trước mặt và nói:

“Đó chính là người ta bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi, tiền bạc mà quên mất nghỉ ngơi. 

Thứ hai, phải biết cho đi, phó xuất đi thì người ta mới nhận lại được hạnh phúc. 

Thứ ba, sống trên đời phải biết buông bỏ, đừng giữ khăng khăng những điều không nên giữ như tâm oán hận, bất mãn…”

Tham lam chính là một loại độc dược, dục vọng, ham muốn của con người luôn là không có điểm dừng. Khi người ta có cuộc sống ổn định rồi, lại có tâm muốn truy cầu sự nhàn nhã, có cuộc sống nhàn nhã rồi lại muốn được hưởng thụ những vật phẩm xa xỉ. Chỉ cần lòng tham, ham muốn của con ngời không có điểm dừng là con người mãi mãi không thể thực sự vui vẻ, hạnh phúc. Chúng ta thường nghe câu triết lý nhân sinh rằng, người biết đủ, biết hài lòng thường vui vẻ khoái hoạt.

Quý trọng hết thảy những điều mà bạn đang có trong hiện tại, bạn sẽ phát hiện ra rằng, mình đang là người giàu có nhất!

Mai Trà biên dịch ( ĐKN )

 Chị Helen Hương Nguyễn gởi

Nếu một ngày tôi mất đi…….

  Nếu một ngày tôi mất đi…….

Nếu một ngày tôi mất đi, người yêu tôi và người ghét tôi sẽ như thế nào?

Giả sử một ngày tôi không còn trên đời này nữa, những người yêu tôi và ghét tôi sẽ thay đổi như thế nào?

Neu Mot Ngay 1

(Ảnh minh họa)

Giả sử có một ngày, khi tôi chết đi…

Người ghét tôi, họ sẽ nhảy múa…

Người yêu tôi, họ sẽ khóc như mưa…

Ngày thứ 2 qua đi…

Thân xác tôi sẽ được chôn dưới lòng đất…

Người ghét tôi, nhìn thấy mộ tôi, họ chỉ mỉm cười và bước đi…

Người yêu tôi, không dám quay đầu nhìn lại, dù chỉ một lần.

NEU MOT NGAY 2

1 năm sau…

Thân xác thịt của tôi đã trở nên mục nát.

Ngôi mộ của tôi, cỏ mọc um tùm trong sương gió.

Người ghét tôi, sau khi ăn uống no say, đôi khi vẫn rất khó chịu khi nhắc đến tên tôi.

Người yêu tôi, trong đêm khuya vắng vẻ, vẫn khóc thầm gọi tên tôi.

Mười năm sau…

Thân xác tôi không còn nữa, chỉ còn lại bộ xương cốt.

Người ghét tôi, không còn nhớ mặt tôi nữa, mà chỉ còn nhớ tên tôi một cách mơ hồ.

Người yêu tôi, đôi khi trầm lắng trong giây lát khi nhớ đến tôi. Cuộc sống khiến cho mọi thứ dần dần trở nên phai nhạt…

NEU MOT NGAY 3

Mấy chục năm sau…

Ngôi mộ của tôi, trải qua bao mùa mưa gió, chỉ còn lại một bãi đất hoang vu.

Người ghét tôi… không còn nhớ tôi nữa.

Người yêu tôi, cũng đã nằm xuống đất.

Đối với thế giới này, tôi đã trở thành hư vô.

Những phấn đấu một đời của tôi, với bao của cải vật chất… không thể mang đi thậm chí là một cọng cỏ…

Nhưng ham muốn, theo đuổi một đời của tôi, không thể mang đi một chút hư danh.

NEU MOT NGAY 4

Kiếp này…

Cho dù là giàu sang hay nghèo hèn, rốt cuộc cũng phải đi đến bước cuối cùng.

Đến khi nhìn lại, mới thấy uổng phí một đời, tôi muốn khóc, nhưng không thể khóc thành tiếng. Tôi hối hận, nhưng tất cả đã quá muộn.

Hãy sống một cách thiết thực, đừng vì ánh mắt của người đời, hay tiêu chuẩn đánh giá của bất kỳ ai.

Yêu, hận, tình, thù chỉ tồn tại khi chúng ta còn sống.

Trăm năm qua đi chỉ trong một nháy mắt. Cuối cùng cũng chỉ còn lại nắm tro tàn…

Theo Daikynguyenvn

Cứ Tưởng

Cứ Tưởng

1- Lúc trẻ, tưởng khóc là buồn, bây giờ phát hiện buồn nhất là không thể khóc được, cứ trống rỗng, tỉnh táo và vô hồn.

2- Lúc trẻ, tưởng cười là vui, bây giờ nghĩ lại, có những giọt nước mắt còn vui hơn cả một trận cười.

3- Lúc trẻ, tưởng đông bạn là hay, bây giờ mới biết vẫn chỉ có mình mình.

4- Lúc trẻ, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm, chỉ đến ở những chỗ không người, đến giờ mới hiểu, lúc bên nhau, sự ấm áp mới thật mong manh, mà nỗi cô đơn sao lại gần gũi thế.

5- Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ, lớn rồi mới biết sau yêu còn có chia tay.

6- Lúc trẻ, tưởng thành người lớn là lớn, bây giờ đã thấy có nhiều người đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn, và đến khi thật sự thành người lớn thì người ta sẽ biết không bao giờ bé trở lại được.

7- Lúc trẻ, tưởng đóng đinh thì đóng đinh, không thích thì là có thể nhổ, bây giờ cảm nhận được đinh có thể nhổ nhưng vết sâu vẫn còn.

8- Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cá thế giới, giờ thấy được ngay cả 1 người còn chẳng có khả năng thay đổi. Có chăng, vẫn chỉ là tự thay đổi mình.

9- Lúc trẻ, tưởng yêu một người thì dễ, quên một người mới khó. Giờ thấy mình quên đi nhiều người cũng dễ dàng, nhưng để yêu, mới khó làm sao.

10- Lúc trẻ, thích định nghĩa về tình yêu, tình yêu là X, là Y, là A,B,C,D; bây giờ lớn lại cuống cuồng, vì hoang mang, không biết tình yêu thật sự là gì cả.

11- Lúc trẻ, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Giờ thì biết yêu đến đó, rồi đi đó, như mưa bóng mây, hay dù có như chớp bể mưa nguồn thì cũng vậy, có đó rồi mất đó. Và thật sự cũng chẳng biết thứ gì là quan trọng nhất.

12- Lúc trẻ, tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn lên còn biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo.

13- Lúc trẻ, rất sợ phải chết, nhưng bây giờ khi tôi lớn lên mới biết sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều.

14- Lúc trẻ, tưởng tượng rất nhiếu, và giờ đây khi lớn lên mới nhận ra chuyện cổ tích không bao giờ có thật.

15- Lúc trẻ, mẹ nói yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại, giờ lớn lên chợt nhận ra, có những yêu thương chỉ cho mà không nhận.

16- Lúc trẻ, mong mình lớn, giờ đây lớn rồi sao mong mình bé lại quá chừng.

17- Lúc trẻ, tưởng rằng yêu một người là sống vì người đó, giờ mới biết yêu một người là phải biết tự yêu lấy mình.

18- Lúc trẻ, tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm, giờ mới biết nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh.

19- Lúc trẻ, tưởng nói dối là xấu ,giờ mới biết lời nói dối đôi khi cũng giúp ích rất nhiều.

20- Lúc trẻ, tưởng rằng trung thực là điều tốt, giờ mới biết sống trung thực với mình thôi cũng là điều khó biết bao.

21- Lúc trẻ, tưởng rằng những gì đến rồi sẽ đi, giờ mới biết niềm vui đến thi qua mau,còn nỗi buồn đến thì cứ ở bên ta mãi.

22- Lúc trẻ, cứ tưởng rằng sau tình yêu sẽ là hôn nhân, giờ mới biết có những cuộc hôn nhân không cần tình yêu.

23- Lúc trẻ, cứ nghĩ: “Tiền bạc, Tình yêu rồi mới đến Sức khỏe”, về già mới khám phá sự đảo ngược: “Sức khỏe, Tình yêu, Tiền bạc”. Lúc trẻ rất sợ phải chết, nhưng về già “sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều”.

24- Lúc trẻ, tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, giờ mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh ta,có chăng là mình đã không nhận thấy.

25- Lúc trẻ, tưởng nói quên là có thể quên được,giờ mới biết có những chuyện càng muốn quên thì nó lại càng ở mãi trong lòng.

26- Lúc trẻ, cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Về già mới biết: “được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”. Lúc trẻ tưởng rằng “những gì đến rồi sẽ đi”, giờ mới biết: “khi niềm vui đến thường qua mau, còn nỗi buồn đến thì cứ ở bên ta mãi mãi”.

27- Cuối cùng, lúc trẻ cứ tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm. Về già mới hiểu nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh.
Và lúc đó chúng ta thanh thản ra đi để chấm dứt một cuộc hành trình cuối cùng của đời người trên dương thếvà bắt đầu : Bước vào cuộc sống mới.

SO ALONE

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sưu tầm.

Giáo sư Phi Phượng Nguyễn gởi

3 x 8 = 23, vì sao?

3 x 8 = 23, vì sao?

Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử.

Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.

Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”

Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.

Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói:“Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”

Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”

Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”

Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.

Khổng Tử và Nhan Uyên

Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói: “Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”

Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ. Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia nhưng trong lòng không phục. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.

Nhan Uyên cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa. Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học… Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.
Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.

Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.

Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to. Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa. Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”

Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng. Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia. Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”

Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.

Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.

Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói: “Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”

Nhan Uyên cảm thấy kính phục thầy sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử. Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”

Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”

Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”

Nhan Uyên bỗng giật mình tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ t còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”

Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ…

Câu chuyện này gợi cho tôi nhớ tới ca từ trong một bài hát tuyệt vời của Khắc Lý Lâm: 

  “Nếu như mất đi bạn, được cả thế giới cũng để làm gì?”

– Tranh cãi với khách hàng. Bạn thắng rồi. Khách mất đi.
– Tranh cãi với đồng nghiệp. Bạn thắng rồi. Đoàn đội tiêu tan.
– Tranh cãi với người nhà. Bạn thắng rồi. Tình thân biến mất.
– Tranh cãi với bạn hữu. Bạn thắng rồi. Bạn hữu dần xa.
– Tranh cãi với vợ / chồng. Bạn thắng rồi. Tình cảm nhạt phai.
– Tranh cãi với bất kỳ ai. Bạn thắng rồi thì sao??? Thắng có nghĩa là bạn THUA???

Hãy tranh cãi, tranh đấu với chính bản thân. Nếu tự thắng Bản thân sẽ trở thành người: Từ Bi, Khiêm Tốn, Bao Dung Độ Lượng… thì lúc đó bạn mới thật sự THẮNG”.

From: Michelle Bùi & Nguyễn Kim Bằng

NỤ HÔN LUẬT SƯ

 NỤ HÔN LUẬT SƯ
Tiến sĩ Luật khoa Đào Quang Huy, học trò Giáo sư – Tiến sĩ – Luật sư Nguyễn Mạnh Tường ở trường Bưởi kể lại một về một phiên tòa diễn ra ở làng Xuân Thọ, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình, vào thời kỳ 1947-1949.
Vụ án như sau:Một thanh niên nông dân đi làm đồng về, thấy anh Đại đội trưởng đóng tại nhà, đang ôm ấp vợ mình. Sẵn cái cuốc trên tay, anh ta phang một cái, Đại đội trưởng chết ngay.
Phiên tòa mở ra với ý định xử thật nghiêm tội giết người và làm mờ nhạt các tình tiết khác để giữ uy tín cho bộ đội. Chủ tọa là Luật sư Lê Văn Chất. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường được chỉ định bào chữa. Ông chỉ có ít phút gặp thân chủ của mình.

Diễn biến phiên tòa đúng như chủ định: Anh nông dân chịu án tử hình và được phép nói lời cuối cùng. Anh nhìn Chánh tòa, nhìn Luật sư, ngập ngừng nói: “Xin phép được ôm hôn bà Chánh tòa một lần trước khi chết”. Bị bất ngờ, Chánh tòa không kịp trấn tĩnh, đập bàn quát mắng anh nông dân rằng tội lỗi đến thế mà còn dám hỗn láo, nói liều.

Ls Nguyễn Mạnh Tường nói: “Thưa ông Chánh tòa, ông là người có học thức, suy nghĩ chín chắn, mà trước một câu nói không đâu của người sắp chết, còn nổi giận ghê gớm như thế. Phương chi, anh nông dân nghèo ít học kia, trông thấy người đàn ông khác trong buồng vợ mình thì sự giận dữ đến mức hành động thiếu suy nghĩ là điều có thể hiểu được”.

Kết quả cuối cùng, anh nông dân được giảm án, thực chất là tha bổng vì hồi ấy Thái Bình đâu có trại giam. Luật sư Lê Văn Chất, có người vợ trẻ, đẹp và ông này rất ghen. Biết thóp này Ls Tường chỉ dùng một mẹo nhỏ nhưng bị cáo đã được cứu mạng.

Dân gian gọi vụ án đó là vụ “nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường”.

Hôm nay Ngày Luật sư Việt Nam, ôn lại chuyện này để chúc mừng các Luật sư, mong các Luật sư có thêm nhiều “nụ hôn” như thế nữa để bảo vệ công lý, mang lại bình yên cho cuộc sống bộn bề hôm nay.

Nguyễn Văn Đài

Đừng nói những lời nói thất đức nó khiến cho bạn muôn đời khổ ải

Đừng nói những lời nói thất đức nó khiến cho bạn muôn đời khổ ải

Muốn biết một người có vận mệnh tốt ? Chỉ cần nhìn vào cách họ nói chuyện có chừng mực hay không là đủ.

 Con người quan trọng nhất là “ăn nói”, một người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói ra đều thể hiện là một người có đạo đức. Vì vậy ăn nói có đức rất quan trọng, trong cuộc đời mỗi người việc thất đức không phải ngày nào cũng làm, nhưng những câu nói thất đức, khó nghe thì ngày nào cũng có thể nói ra. Góp nhặt từng ngày, mọi điều tốt đẹp đều vì những lời nói đó mà ra đi. Vì thế, người không có đức trong ăn nói sẽ mãi mãi nhận lại sự ghẻ lạnh và cô đơn.

Cổ nhân nói: Lời nói xuất phát từ trái tim. Nếu bạn mãi không thể nói ra những điều tốt đẹp, đưa chuyện đặt điều về người khác, thậm chí có những lời nói thô tục thì bạn nhất định sẽ nhận lại gấp nhiều lần những điều đó. Nhiều người vợ luôn trách móc chồng, mắng chồng cái gì cũng không tốt, cãi nhau chửi cả bố mẹ, tổ tông nhà chồng, làm như vậy “khẩu nghiệp” càng lớn chỉ làm cho gia đình thêm nghèo khó. Vì vậy dù nói bất cứ việc gì chúng ta cũng nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

 1, Đừng bao giờ bình xét tốt xấu của người khác vì những điều đó không ảnh hưởng gì đến kinh tế nhà bạn.

2, Đừng bao giờ phán xét đạo đức của một người, vì bạn chưa chắc đã hơn người ta.

3, Đừng bao giờ bình xét về gia cảnh của ai đó, vì nó không liên quan gì đến bạn.

4, Đừng bao giờ nhận xét học vấn của người khác, vì thế giới này cái không thể thiếu chính là học vấn.

5, Đừng bao giờ bình phẩm về bất kì ai, vì người nào đó cũng đang nói về bạn.

6, Đừng tiêu tiền một cách hoang phí, vì một ngày nào đó bạn cũng có thể thất nghiệp.

7, Đừng bao giờ vênh váo tự đắc, kiêu ngạo hống hách, vì một ngày nào đó bạn cũng có thể bị thất thế.

8, Đừng quá cao ngạo, bạn nên biết rằng không có một ai luôn luôn yếu hơn bạn. Nói tóm lại, làm người cần biết khiêm tốn.

9, Đừng dựa dẫm vào người khác, vì cuộc sống rất mệt mỏi, ai cũng muốn sống thật nhẹ nhàng.

10, Đừng làm tổn thương người khác, luật nhân quả luôn tồn tại.

11, Làm người không cần giải thích là lựa chọn của những người thông minh. Là người ai cũng muốn được giải thích suy nghĩ, hành động của mình. Nhưng một khi đã giải thích thì càng giải thích lại càng rối, thậm chí còn làm cho hiểu lầm chồng chất hiểu lầm. Đừng đánh giá thấp người khác, đừng cố tìm các lí do, điều đó chỉ làm bạn mệt mỏi hơn thôi.

 12, Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không ai nợ bạn cái gì cả. Hiện tại rất đau khổ nhưng khi nhìn lại mới thấy những việc đó không đáng được quan tâm. Chúng ta thường trách cuộc sống không công bằng với chúng ta, thật ra cuộc sống căn bản không biết ta là ai…

13, Đừng bàn luận về vấn đề tu dưỡng đạo đức của người khác, người khác đó chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó tìm ra những thiếu sót của bản thân.

Cuộc sống này có rất nhiều nỗi khổ, niềm đau do chúng ta tham ái và chấp ngã mà ra. Càng coi trọng bản ngã, càng tham muốn nhiều thì nỗi khổ, niềm đau sẽ có cơ hội phát sinh. Nhất là những người có sắc đẹp, hình tướng, dung mạo dễ coi, họ sẽ đau khổ nhiều khi bị người khác coi thường, khinh chê.

Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.

Trong gia đình khổ vì phải làm việc vất vả, nhọc nhằn để lo cơm áo gạo tiền, rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau hoài lại càng khổ hơn, mong cầu mà không được cũng khổ, thân ốm yếu hoặc sung mãn quá cũng khổ.

Nghèo cùng với bao nỗi thiếu thốn, khó khăn, khổ là lẽ đương nhiên nhưng người giàu sang phú quý vẫn có những nỗi khổ niềm đau riêng. Ngoài xã hội lại khổ vì đấu tranh, giành giựt, hơn thua, phải trái, cứ như thế oán giận thù hằn ngày càng thêm chồng chất. Với hoàn cảnh thì phải khổ về thiên tai, sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh tràn lan vì sự ngu si mê muội của con người.

Chúng ta thường nghe người đời than thở: Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Ông trời ngó xuống mà coi, làm sao cho tôi hết khổ đây trời ơi! Người đời thường trách đất kêu trời, than khổ đủ thứ chuyện vì nghèo khó, vì bệnh tật, vì thất nghiệp, vì thất tình, vì mất mát, vì chia lìa.

Tuy nhiên, cũng có không ít người giàu có, khỏe mạnh, có sự nghiệp, có tình yêu nhưng vẫn kêu khổ, khổ ơi là khổ. Người già than khổ đã đành, người trẻ cũng lại than khổ. Người ngu dốt than khổ, kẻ thông minh cũng than thở đủ thứ chuyện. Nói tóm lại, già trẻ, lớn bé mỗi người đều có nỗi khổ niềm đau riêng.

 Theo Phụ Nữ Today

8 điều sau đây không được nói bừa

8 điều sau đây không được nói bừa 

Người xưa có câu: “Phúc thủy nan thu” (nước đổ khó hốt, ). Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng. Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo “vuốt mặt nể mũi”, bạn nói tốt cho người này có khi lại đắc tội với người kia, như thế chưa hẳn đã là cao minh. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói. Lời không tốt không nên nói, vậy những lời thế nào là không tốt và không nên nói ra?

  1. Không nói những lời chán nản, thối chí

Có người bình thường thích nói những lời chán nản làm người khác nhụt chí, thật ra cuộc sống rất cần những lời cổ vũ động viên từ người khác, cho dù không có ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình. Bản thân không cổ vũ chí hướng của mình, trái lại còn nói ra những lời thoái chí thì đương nhiên sẽ tự mình rơi vào suy sụp.

  1. Không nói những lời tức giận

Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi đang tức giận thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.

  1. Không nói những lời oán trách

Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói những điều thị phi về bạn, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?

  1. Không nói những lời tổn thương

Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không biết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!

  1. Không nói những lời khoe khoang

Có người khi nói chuyện thường thích tuyên truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm beng, tự mình thổi phồng chính mình, người khác nghe xong nhất định không đồng tình. Cho nên khoe khoang chính mình thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Con người muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ đại, vĩ đại ấy là phải để người khác nói, không thể tự nhận được đâu, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.

  1. Không nói những lời dối trá

Phật giáo giảng “Ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật. Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay “Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, vốn dĩ chỉ có 1 chiếc máy bay, lại nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.

  1. Không nói những lời bí mật

Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề. Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.

  1. Không nói những lời riêng tư

Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì cũng đã bộc lộ tính cách không nhân hậu của bạn rồi. Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể, giấu đi những riêng tư của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.

Ngoài những điều kể trên, đương nhiên còn có rất nhiều điều không nên nói và không nên làm, thận trọng với những lời nói của mình cũng chính là đang “tu khẩu” (tu cái miệng của mình), bằng không chính bạn đang hủy đi phúc đức của mình đấy!

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động và hoạt động là kết quả của cầu nguyện.

Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động và hoạt động là kết quả của cầu nguyện.

Ozanan

Frédéric Ozanan, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng cuả giáo hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin trầm trọng lúc còn là sinh viên đại học. Một hôm để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện một cách sốt sắng ở dãy ghế  đầu. Đến gần chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là  nhà bác học Ampère. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học.  Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông. Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẽ rụt rè, nhà bác học lên tiếng hỏi: “Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không? Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ: “ Thưa giáo sư con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép giáo sư cho con hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin.!” Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn: “ Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất của tôi, nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm.” Chàng sinh viên liền hỏi: “ Thưa giáo sư, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không? Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời: “ Cậu ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi.”

Ampere

 

 

 

Nhà bác học Ampère

Trích Lịch Phụng Vụ Bính Thân 2016 của Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ (trang 238-239)

CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI:

 CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI:

 Duc DAT LAI LAT MA

 

 

 

 

 

 

 

+ Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.
+ Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.
+ Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.
+ Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.
+ Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.
+ Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm.
+ Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.
+ Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác.
+ Có 2 thứ bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì.
+ Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin.
+ Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải
.
+ Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.
+ Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.
+ Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.
+ Có 2 thứ bạn luôn phải xử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm.
+ Có 2 thứ bạn không được sợ sệt, là cái ác và sống thật.
+ Có 2 thứ bạn phải nuôi dưỡng, là tình yêu và sự bao dung.
+ Có 2 thứ mà bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và hạnh phúc.
+ Có 2 thứ bạn phải luôn sẵn sàng, đó là khó khăn và ngày mai. 

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

LỜI CỦA TRÁI TIM…

LỜI CỦA TRÁI TIM…

Những đứa trẻ sống giữa những người phê phán thì học lên án.

Những đứa trẻ sống trong bầu không khí thù địch thì hay đánh nhau.

Những đứa trẻ sống trong sự hãi hùng thì học được thói sợ sệt.

Những đứa trẻ sống trong cảnh đau xót thì học được sự đồng cảm.

Những đứa trẻ sống trong bầu không khí đố kỵ thì học được thế nào là tham vọng.

Những đứa trẻ sống trong bầu không khí khoan dung thì học được sự nhẫn nại.

Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học được lòng tin.

Những đứa trẻ sống giữa những lời khen tặng đúng lúc thì học đánh giá cao những gì bao quanh chúng.

Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học được cách phấn đấu.

Những đứa trẻ sống trong sự san sẻ thì học để trở nên hào hiệp.

Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và sự công minh thì học được chân lý và lẽ công bằng.

Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới là nơi tốt đẹp để sống.

S.T.