MỘT VIỆC KHÓ NHỨT

MỘT VIỆC KHÓ NHỨT

Một trí giả thích ngụy biện đến gặp một bậc Hiền của xứ cổ Hy Lạp – Ông Socrate – và đặt nhiều câu hỏi khó khăn với mục đích làm cho ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời.

Sau đây là các câu hỏi:

1.- Trong các vật hiện hữu, cái gì xưa nhứt ?

– Thượng Đế, vì ở thời đại nào, Ngài cũng hiện hữu.

  1. – Trong các vật, vật nào đẹp nhứt ?

– Vũ trụ, vì vũ trụ là công trình của Thượng Đế.

  1. – Trong các vật, vật nào lớn nhứt ?

– Không gian, vì nó chứa tất cả những gì sáng tạo.

  1. – Trong các vật, vật gì vững bền nhứt ?

– Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn.

  1. – Trong các vật, vật nào tốt nhứt ?

– Đức hạnh, vì thiếu nó không có một việc gì tốt đẹp.

  1. – Trong các vật, vật chi di chuyển mau nhứt ?

– Tư tưởng, vì trong một giây nó có thể đến tận bên kia vũ trụ.

  1. – Trong các vật, vật chi mạnh nhứt ?

– Nhu cầu, vì nó giúp ta san bằng các khó khăn to lớn nhứt.

  1. – Trong các vật, vật chi dễ làm nhứt ?

– Khuyên bảo.

Nhưng đến câu hỏi thứ chín, vị Hiền triết có một câu trả lời lạ tai mà người đối thoại của ông, vì chỉ biết việc trần nên chẳng hiểu tí gì. Phần đông người đời nếu hiểu thì cũng hiểu một cách cạn hẹp.

Câu hỏi như sau:

– Trong các việc, việc nào khó nhứt ?

Và nhà Hiền triết thành Milet trả lời:

– Tự biết mình.

Đó là thông điệp mà các vị Hiền thời xưa chuyển đến cho nhân loại vô minh, và nay, chúng ta phải cố gắng trong công việc tìm hiểu nầy . . .

S.T.

SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI

SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI

+ Gm. GB Bùi Tuần

  1. Hiện nay,tội đang trở thành một thời sự đen tối gây nhiều nhức nhối.

Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế. Tội loại nào cũng xúc phạm đến Thiên Chúa. Người phạm tội không những phải nhận tội, chừa tội, mà còn phải đền tội.

  1. Đền tội cho mình và đền tội cho người khác theo tình liên đới, đó là một việc đạo đức rất cần và rất quý.

Đền tội không phải chỉ đòi việc làm đạo đức, mà cũng đòi cả một nếp sống đạo đức.

  1. Ở đây, tôi xin chia sẻ đôi chút về nếp sống đạo đức, như một của lễ đền tội. Tôi gọi nếp sống đó làsống tinh thần đền tội.

Theo tôi, đền tội chủ yếu là làm những việc đạo đức có tính cách tránh cho mình khỏi sa vào đàng tội. Những việc đạo đức đó rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh đến vài việc mà thôi.

  1. Việc thứ nhất là đừng để mình mất phương hướng nội tâm.

Phương hướng đúng của nội tâm tôi là bước theo Chúa Giêsu, là tin vào Chúa Giêsu, là bắt chước Chúa Giêsu. Trên lý thuyết, tôi vẫn nhận phương hướng đó. Nhưng trên thực tế, tôi dễ để mình bị lôi cuốn bởi những động lực khác ngoài Chúa Giêsu, thì đó là mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

Phương hướng đúng của nội tâm tôi là chu toàn bổn phận của tôi. Nếu tôi lơ là với những trách nhiệm cốt yếu của bổn phận, để lao mình vào những trách nhiệm giả tạo, thì đúng là tôi mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

  1. Việc thứ hai là sống nhân lành một cách cụ thể.

Sống nhân lành, theo nghĩa mà Chúa Giêsu dạy, là tham dự vào sự nhân lành của Chúa. “Tại sao gọi tôi là nhân lành? Chẳng ai là nhân lành, chỉ có Chúa mà thôi” (Lc 18,18-19). Nhân lành của Chúa là một tạo dựng của lòng thương xót. Nó có tính cách cho đi nhưng không. Như vậy, nhân lành là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Có hoa trái đó, tôi mới có thể thực hiện được lời Chúa dạy: “Chúng con hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,34).

Những lần được gần Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi đều rất được ấn tượng về sự nhân lành của Ngài. Với nếp sống nhân lành đó, Ngài đã đền tội cho tôi, cho Hội Thánh và cho nhân loại.

  1. Việc thứ ba là sống hiền từ.

Chúa Giêsu phán: “Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền từ và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Thánh Phaolô khuyên Timôthê: “Hãy dịu hiền với mọi người, hãy có khả năng giảng dạy, biết chịu gian khổ. Phải lấy lòng hiền từ mà giáo dục những kẻ chống đối” (2Tm 2,24-25).

Theo kinh nghiệm của nhiều người đạo đức, thì hiền từ có sức mạnh dập tắt sự nóng nảy, kiêu căng và các thứ thô bạo. Hiền từ ở đây không có nghĩa là một thứ yếu đuối, nhưng là một nhân đức anh hùng. Thực sự, nó đã giúp tôi sống tinh thần đền tội cho mình và cho nhiều kẻ khác.

  1. Việc thứ bốn là sống hy vọng, bình an và vui trong Chúa.

Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã rất ảnh hưởng đến tôi do cách Ngài sống đầy hy vọng, bình an và vui trong Chúa. Đó cũng là cách sống tinh thần đền tội, mà Ngài đã thực hiện và đã khuyên tôi.

Ngài hay đơn giản hoá những sự việc rắc rối. Ngài hay uốn những khúc cong thành vòng tròn. Ngài hay biến những nét mặt giận dữ thành những nụ cười. Tôi xác tín động lực khiến Ngài làm được những việc đạo đức đó chính là Chúa Thánh Thần.

Đức Cố Hồng Y Thuận đã thực hiện lời thánh Phaolô xưa: “Hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh chị em” (2Cr 13,11).

  1. Với bốn việc đạo đức trên đây, tôi đã sống tinh thần đền tội trong suốt nhiều năm. Đền tội như thế vẫn không miễn cho khỏi những việc khổ chế và nhiều hy sinh. Nhưng tất cả đều do tình yêu thương xót. Và đó là nguồn hy vọng, vui mừng và bình an. Cho dù đền tội như vậy vẫn chỉ là khởi đầu, nhưng tôi có thể quả quyết:Nhờ sống tinh thần đền tội như thế, chúng ta sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một nền văn minh của tình yêu.
  2. Thế giới hiện nay đang đứng trước nguy cơ tội ác sẽ gây nên vô số thảm hoạ khôn lường. Hãy sám hối và đền tội, bằng những việc đạo đức có nền tảng từ Phúc Âm.Chỉ có tình yêu mới có sức đền tội cứu độ. Chỉ có tình yêu mới có thể xây dựng được một thế giới yêu thương.
  3. Viết tới đây, tôi cảm thấy mình mệt mỏi, đau nhức.Tôi dâng những đau mệt đó cho Chúa, như một lễ vật đền tội. Chỉ một lát sau, tôi nhận được những dấu chỉ về sự Chúa đang hiện diện và đang sai tôi đi làm chứng cho Chúa qua việc chia sẻ nhỏ mọn này. Tôi cảm tạ Chúa hết lòng. Tôi tin Chúa sẽ thương nhận việc tôi đang làm như một của lễ có giá trị đền tội cho mình và cho kẻ khác.

Long Xuyên, ngày 10.6.2016.

+ Gm. GB Bùi Tuần

From: vongtaysongnguyen

Hòn Ðá Ném Ði

Hòn Ðá Ném Ði

Văn hào Nga Leon Tonstoi (1828-1910) có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:

     Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí.  Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có.  Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.  Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: “Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi”.

     Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy.  Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

       Năm tháng qua đi.  Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật.

Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục.  Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục.  Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông.  Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm.  Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông.  Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: “Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta”.

Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất mà Kitô Giáo đã cống hiến cho con người.

Trao ban tiền của, trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình là điều xem ra dễ làm hơn trao ban lòng tha thứ.

Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu thương chính kẻ thù của mình.  Của lễ hy sinh trên thập giá của Chúa Giêsu đã nên trọn khi Ngài thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm”.

Tha thứ là của lễ đẹp lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên Chúa hơn cả.  Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa tha thứ và tha thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy mới có thể đòi hỏi con người phải tha thứ không ngừng…

Tha thứ là nét cao đẹp nhất của lòng người, bởi vì càng tha thứ, con người càng nên giống Thiên Chúa.

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

From: KittyThiênKim

Thư gởi con

              Thư gởi con          

    Tác giả : Pierre Antoine

 (Một bức thư khá sâu sắc)       

 Bức thư của cha mẹ gửi đến những đứa con thân yêu của mình. VTC News xin trích lại bức thư giản dị nhưng khiến những người làm con phải nhìn nhận lại chính mình.

“Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi…

Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc… Xin con hãy bao dung! Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

+ Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ… mà hãy lắng nghe! Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ… và bố mẹ đã làm vì con.

+ Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ. Con hãy nhớ… lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm. 

+ Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu. Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều… từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

+ Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói… hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận… vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi! 

+ Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!… vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.  + Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa… hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời. 

+ Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng… bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi. Con đừng oán giận và buồn khổ… vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con. 

+ Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!… và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ “sinh tồn”.

+ Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành. Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ. 

+ Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời. Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào lúc xế chiều của cuộc đời… Hãy giúp bố mẹ trong những giây phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại…

Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.

Thương con thật nhiều…               

  Bố mẹ…”

Tác giả: PIERRE ANTOINE

NHỮNG ĐỨC TÍNH TỐT VÀ XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

NHỮNG ĐỨC TÍNH TỐT VÀ XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

 Một dân tộc tự nhận mình có toàn những đức tính tốt, không có đức tính xấu – là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Mà một dân tộc sống trong ảo tưởng thì sớm muộn gì cũng suy thoái hoặc bại vong.

Có thể nói không có một dân tộc nào trên trái đất này gồm tòan những đức tính tốt.

– Chẳng hạn người Nhật. Họ có thể có rất nhiều đức tính tốt, nhưng một đức tính xấu không thể phỦ nhận đó là người Nhật khó chơi, khó có thể hòa hợp với các chủng tộc khác. Họ sống khép kín chứ không cởi mở như người Việt Nam.

– Người Do Thái vì quá thông minh cho nên ” ăn người “, không chịu nhả ra. Chính vì thế mà bị người ta ghét. Ăn thì phải nhả ra, tức phải chia xẻ với người khác thì mới lâu bền.

– Người Pháp có thể cái gì cũng tốt cả nhưng quá kiểu cách, nặng tự ái cho nên tụt hậu so với Đức, Mỹ, Nhật là những nước trước đây thua kém Pháp.

– Người Mỹ có thể cái gì cũng tốt cả – nhưng quá phóng túng và không dạy luân lý, đạo đức trong học đường. Có thể đây là nguyên do khiến xã hội Hoa Kỳ từ từ băng họai .

– Còn Trung Hoa? Tại sao một đất nước đã sản sinh ra những nhà tư tưởng vĩ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Trang Tử, Bách Gia Chư Tử ..lại có qúa nhiều bạo chúa, đàn bà hung ác, dâm lọan làm suy sụp đất nước và làm khổ con người? Phải chăng người Tàu có một “căn bệnh trầm kha” gì đó mà chúng ta chưa biết?

– Còn Việt Nam mình thì sao?

Trong chiều hướng để dân tộc và đất nước cùng tiến lên, tôi thử phân tích xem người Việt chúng ta có những đức gì TỐT và những đức tính gì XẤU. Trong bài hát “Việt Nam! Việt Nam!” Nhạc sĩ Phạm Duy có giấc mơ vĩ đại là một ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ đem “Lửa thiêng soi tòan thế giới” .

Tôi cũng mong dân tộc mình có ngày như vậy. Nhưng ngày đó chưa đến.Muốn nó đến thì chúng ta, dân tộc Việt Nam phải nhìn lại mình xem cái tốt thì giữ gìn, phát huy. Cái gì xấu thì bỏ đi. Người có trí tuệ là người thấy mình có lỗi và sửa chữa.

Một dân tộc hay một cá nhân sẽ mãi sống trong ảo tưởng và u tối khi tự ru ngủ mình bằng những giá trị mà mình hoặc dân tộc mình không có.. Sau đây là những đức tính Xấu và Tốt của người Việt Nam.

Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có các tố chất cơ bản sau:

1. Cần cù lao động, nhẫn nại, chịu đựng trong mọi hòan cảnh khó khăn song dễ thỏa mãn.

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3. Khéo léo, bắt chước giỏi, nhanh, dung hợp được cái hay của người song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

5. Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).

6. Thích làm chủ, xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).

8. Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau.

9. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

10. Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước.

11. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.

12. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Những Đức Tính Xấu:

– Đánh giá của Phan Bội Châu
:

Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất.

Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai.

Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba.

Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư.

Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm.

Dân được cường thịnh là nhờ có sự nghiệp công ích. Nay những việc đó, người nước ta đều không thể làm được. Hỏi vì sao không làm được, thì nói là vì không có tiền của. Sở dĩ không có tiền của là vì đã tiêu phí vào những việc vô ích xa hoa rồi.

– Đánh giá của Phan Châu Trinh

Dân tộc nước Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một là đặc tính bài ngoại và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti.
Hai đặc tính đó sẵn ở quốc dân, trong não mọi người.

-Đánh giá của Trần Trọng Kim

Người mình phần đông thường ranh vặt, quỷ quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi, bài bác chế nhạo.

Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh

Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ

-Đánh giá của Nguyễn Văn Vĩnh

Tính ỷ lại, tính ăn gian nói dối, thói ăn uống thành nợ miệng,

Tính bán tín bán nghi, thói đồng bóng, tính vay mượn kém sáng tạo,

Tính cơ hội đục nước béo cò, thói “gì cũng cười”, tệ cờ bạc…

Thi sĩ Tản Đà trong bài thơ Mậu Thìn xuân cảm viết năm 1932 đã nhận xét về xã hội Việt Nam:

“Dân hai nhăm triệu ai người lớn ?

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”.

Những Đức Tính Xấu Khác:

1. Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc:

“Không ăn đậu, không phải là Mễ.

Không đi trễ, không phải Việt Nam”.

2. Hay nói dối, hoặc nói dối quanh.

3. Hay biện minh (tại, bị) thiếu tinh thần trách nhiệm.

4. Thích nói xấu người khác, chen vào chuyện người khác (ngồi lê đôi mách), ghen tị vì không muốn ai hơn mình.

5. Không tôn trọng của công.

6. Thù dai.

7. Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để lăng nhục, sỉ vả, chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ. Thiếu tinh thần vô tư.

8. Khó lòng hùn hạp, khó làm ăn chung vì ai cũng muốn thủ lợi riêng.

9. Vô kỷ luật.

10. Vì chỉ biết có gia đình mình, dòng họ mình cho nên lơ là việc chung.

11. Lòng tham : Đã có 1 thì muốn có 2, có 2 thì muốn có 20, khi có 20 thì muốn có 200… Lòng tham ấy, đam mê ấy như 1 thứ ma túy. Thứ ma túy ấy vượt lên trên cái đạo đức, trên cả đồng loại để con người đứng sang một chiến tuyến khác đối lập với nhân dân, dùng nhân dân làm vật nuôi cho chính lòng tham của mình…

12-Ham tiền – Hiếu danh – Coi thường danh dự – Vô cảm và hèn nhát – Coi nhẹ ý nghĩa “đồng bào”.

Anh chị Thụ & Mai gởi

Những năm tháng còn lại của cuộc đời

Xin mời các anh ,chị dành khoảng 15 phút, trong bầu không khí thật tĩnh lặng, cùng thưởng thức  video  dưới đây: cảnh mùa Thu tuyệt đẹp, nhạc đệm quá hay và bài viết thật thâm thuý; làm ta phải suy ngẫm để tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa ở tuổi tàn Thu.

Keo kiệt , ganh ti ,tức giận …là những bệnh nặng làm giảm thọ người lão thành.

 

Làm việc tốt không cần báo đáp

Làm việc tốt không cần báo đáp

Một người phụ nữ mù bắt taxi tới một tòa nhà. Lúc đến nơi, đồng hồ hiển thị số tiền là 100 ngàn đồng. Tài xế taxi dẫn cô vào chỗ an toàn rồi nói: “Tôi không thu tiền của cô, bởi vì so với cô thì việc kiếm tiền của tôi chắc là dễ dàng hơn”.

Vừa đúng lúc này, từ trong khu cư xá, người đàn ông có dáng vẻ của một ông chủ đi ra. Ông cũng lên chiếc xe taxi đó rồi đi. Trên đường, hai người đàn ông vui vẻ chuyện trò cùng nhau. Khi xuống xe, đồng hồ hiển thị số tiền là 100 ngàn đồng nhưng người đàn ông lấy ra số tiền 200 ngàn và nói: “Tiền này bao gồm cả số tiền của người phụ nữ lúc nãy. Tôi cũng không phải vĩ đại gì, nhưng chắc là việc kiếm tiền cũng dễ dàng hơn cậu một chút, hy vọng cậu có thể tiếp tục làm việc tốt!”.

Một câu chuyện về lòng tốt khác đáng để mọi người đọc qua:

Vào đêm bão tuyết ở Texas, nước Mỹ, chàng trai tên Kress đi ô tô và bị mắc kẹt tại khu bão tuyết. Anh ta vô cùng lo lắng, nhưng đúng lúc ấy, một người đàn ông đi qua thấy được tình cảnh này, liền không nói năng gì mà dùng ngựa của mình kéo ô tô của Kress về thị trấn nhỏ. Sau đó, Kress cảm kích và lấy ra rất nhiều tiền đưa cho người đàn ông này để tỏ lòng biết ơn. Song, ông ta nói: “Tôi giúp cậu không cần báo đáp, tôi chỉ mong cậu hứa với tôi một điều, lúc gặp người khác khó khăn phải hết lòng giúp đỡ họ”.

Vì thế sau này, Kress luôn chủ động giúp đỡ rất nhiều người. Hơn nữa mỗi lần giúp ai đó, anh ta lại nhắc lại câu mà người đàn ông đó đã nói với mình. Nhiều năm sau, khi Kress đột nhiên bị mắc kẹt trong trận lũ quét trên hòn đảo, một nam thanh niên đã liều mình cứu sống anh. Lúc Kress cảm ơn thanh niên kia, không ngờ cậu ta cũng nói một câu giống y như câu mà Kress đã nói vô số lần: “Tôi giúp ông không cần báo đáp nhưng muốn ông hứa…”.

Kress cảm thấy thật ấm áp và thầm nghĩ: “Hóa ra, mình đã tặng tình yêu thương cho nhiều người và cuối cùng nó đã thông qua cậu thanh niên này mà trả lại. Những việc tốt mà mình đã làm trong cuộc đời, cuối cùng mình cũng sẽ được nhận lại mọi thứ”.

Nếu bạn có may mắn đọc được lời hứa này, xin vui lòng chuyển tiếp tới bạn bè và người thân của mình. Tôi tin rằng có rất nhiều người cần sự giúp đỡ của chúng ta và chính nghĩa sẽ được lan truyền, bởi vì suy cho cùng việc tốt, việc thiện mà mọi người làm ở hiện tại cũng vì tương lai của bản thân.

“Làm việc tốt không cần báo đáp, chỉ cần bạn hứa với tôi rằng nếu gặp người khác khó khăn hãy hết lòng giúp đỡ họ”.

Hy vọng rằng bạn cũng hoàn thành được lời hứa này và lại chuyển tiếp nó cho người tiếp theo nhé!

S.T.

TRỞ THÀNH DỤNG CỤ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG XÓT

TRỞ THÀNH DỤNG CỤ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG XÓT

  Gm. GB Bùi Tuần

Càng về già, tôi càng rút vắn cách cầu nguyện. Bởi vì sức khoẻ của tôi mỗi ngày mỗi giảm sút. Khó tập trung. Dễ căng thẳng.

Cầu nguyện, nếu là gặp gỡ Chúa, thì cầu nguyện của tôi vẫn dài. Nhưng, nếu cầu nguyện là đọc kinh, thì đọc kinh của tôi bây giờ thường rất vắn.

Tôi thường đọc lời kinh sau đây: “Lạy Chúa, xin thương xót con”.

  1. Mỗi ngày, tôi cầu nguyện với Chúa bằng lời kinh vắn tắt đó rất nhiều lần. Lần nào cũng là gặp gỡ Chúa. Lần nào gặp gỡ Chúa cũng là như mới.
  1. Chủ yếu của gặp gỡ Chúa làđón nhậnThiên Chúa giầu tình yêu thương xót. Tôi càng nghéo khó, bé nhỏ, hèn mọn, thì càng dễ đón nhận tình yêu xót thương của Chúa.
  1. Một dấu chỉ giúp tôi nhận ra tôi được đón nhận tình yêu Chúa xót thương là tôi thấy mình được thay đổi sâu sắc. Thay đổi đó có thể gọi là đổi mới. Tôi được đổi mới một cách lạ lùng.

Tôi được đổi mới thế nào?

Thưa đổi mới nơi tôi là tôi cảm thấy mình thuộc về Chúa (Rm 14,8). Tôi cảm thấy mình trở thành của lễ hiến dâng lên Chúa (Rm 12,1). Tôi cảm thấy mình được làm con Thiên Chúa (Rm 8,16), một Thiên Chúa là tình yêu (Ga 4,8). Tôi cảm thấy mình được làm con Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương tôi (Ep 2,4).

  1. Những đổi mới trên đây, mà Chúa cho tôi được cảm thấy trong tôi, cho dù còn mờ nhạt, nhưng đã mở ra cho tôi những con đường mới.

Những con đường mới đó là những gì?

Thưa là những con đường tình yêu mà Chúa đã dạy.

  1. Ở đây tôi chỉ xin nói sơ qua về con đường tình yêu trong dụ ngôn“người Cha đón người con phung phá” (Lc 15,11-33).

Yêu của Chúa là đợi chờ người con phung phá trở về.

Yêu của Chúa là nhìn đứa con phung phá với tấm lòng xót thương âu yếm.

Yêu của Chúa là chạy ra đón người con trở về.

Yêu của Chúa là tha thứ mà không đòi điều kiện.

Yêu của Chúa là ăn mừng vì con trở về.

Yêu của Chúa là cứng rắn với đứa con kết án việc Chúa xót thương đứa con phung phá.

  1. Đối với tôi, bài học tình yêu mà Chúa dạy trên đây làhãy đi bước trước, hãy bước xa hơn trong những liên đới với những con người, đặc biệt là những con người tội lỗi.
  1. Đi bước trước và bước xa hơnvề tình yêu thương xót trong những liên đới mục vụ, truyền giáo và xã hội, đó là điều tôi vui mừng nhận thấy nơi nhiều môn đệ Chúa Giêsu tại Việt Nam hôm nay.

Họ đi bước trước và bước xa hơn về tình yêu trong những điểm rất sát cuộc sống. Như: Trong tư duy, trong tư cách, trong việc làm, trong đối xử, trong tha thứ, trong hy sinh.

  1. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu dạy trong bất cứ lãnh vực nào của tình yêu, trên bất cứ con đường nào của tình yêu, luôncần phải cụ thể. Như phải biết chào hỏi họ, phải biết cầu nguyện cho họ, phải biết làm mọi sự có thể, để đem lại bình an cho họ, phải giúp đỡ họ, phải tha thứ cho họ.
  1. Yêu như Chúa dạy là rất khó. Nhưng Chúa quả quyết là khó, mà vẫn làm được, nhờ dựa vào ơn Chúa. Hãy tìm đến với Chúa Giêsu. Người sẽ bổ sức cho, Người sẽ làm cho gánh nặng trở nên nhẹ nhàng(x.Mt 11,30).
  1. Nhiều môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay, đã có kinh nghiệm quý giá đó. Khó mà vẫn làm được, nhờ ơn Chúa.Vì thế, họ quan tâm nhiều đến việc “Ở lại trong Chúa” (Ga 15,4). “Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
  1. Với những chia sẻ trên đây, tôi tha thiết cầu chúc cho mọi người con Chúa tại việt Nam hôm nay, mau được ơn Chúa đổi mới chính mình, nhờ đó sẽ trở thành nhân chứng của tình yêu Chúa giàu lòng thương xót, ngay tại môi trường mình sống.
  1. Cách riêng, tôi tha thiết cầu chúc cho các tân linh mục, và các người đang được huấn luyện để lãnh chức linh mục, được thực sự đổi mới bản thân, nhờ đó sẽ mang nơi mình dấu ấn tình yêu thương xót của Chúa là Chúa Giêsu trên thánh giá.

Việt Nam đang rất cần một hàng tư tế mới như vậy.

  1. Tôi hết lòng cảm tạ Chúa vì những đổi mới Chúa thực hiện trong tôi. Nhưng tôi vẫn ý thức sâu sắc về khả năng sụp đổ trong tôi. Bởi vì tôi luôn yếu đuối. Với sự tự do Chúa còn để lại trong tôi, tôi vẫn có thể từ chối và lạm dụng ơn Chúa. Và còn biết bao lực lượng phá hoại khác. Vì thế, tôi không ngừng xin Chúa xót thương tôi. Mỗi ngày tôi như phải bắt đầu lại. Xin anh chị em thương cầu nguyện rất nhiều cho tôi.

Tôi hết lòng phó thác mình cho Chúa giàu lòng thương xót. Xin đón nhận mọi sự, cho dù là thánh giá, vì vâng phục thánh ý Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi luôn vững tin:

Tình yêu thương xót của Chúa là nguồn cứu độ tôi.

Xin Chúa xót thương con.

 Long Xuyên, ngày 27.5.2016

+ Gm. GB Bùi Tuần

GIẢ SỬ MỘT NGÀY , KHI TÔI CHẾT ĐI ….

GIẢ SỬ MỘT NGÀY , KHI TÔI CHẾT ĐI ….

* NẾU MỘT NGÀY
Khi tôi chết đi :
– Người ghét tôi, họ sẽ nhảy múa……
– Người yêu tôi, họ sẽ khóc như mưa…

* NGÀY THỨ HAI
Thân xác tôi sẽ được chôn dưới lòng đất
– Người ghét tôi nhìn thấy ngôi mộ , họ chỉ mỉm cười và bước đi.
– Người yêu tôi không dám quay đầu nhìn lại , dù chỉ một lần.

* MỘT NĂM SAU
Thân xác của tôi đã trở nên mục nát . Ngôi mộ của tôi , cỏ mọc um tùm .
– Người ghét tôi , đôi khi vẫn rất khó chịu khi nhắc đến tên tôi.
– Người yêu tôi , trong đêm khuya vắng vẻ vẫn khóc thầm gọi tên tôi.

* MƯỜI NĂM SAU
Thân xác tôi không còn nữa . Chỉ còn lại bộ xương cốt.
– Người ghét tôi , không còn nhớ mặt tôi nữa, mà chỉ còn nhớ tên tôi một cách mơ hồ.
– Người yêu tôi , đôi khi trầm lắng trong giây lát khi nhớ đến tôi.

Cuộc sống khiến cho mọi thứ dần dần trở nên phai nhạt…

* MẤY MƯƠI NĂM SAU
Ngôi mộ của tôi , trải qua bao mùa mưa gió . Chỉ còn lại một bãi đất hoang vu.
– Người ghét tôi , không còn nhớ tôi nữa !
– Người yêu tôi , cũng đã nằm xuống đất !

Đối với thế giới này , tôi đã trở thành hư vô.
………………………………………………………………..

Những phấn đấu một đời , với bao của cải vật chất . Những ham muốn , theo đuổi một đời cũng không thể mang đi dù một chút hư danh.

Dù là giàu sang hay nghèo hèn , rốt cuộc cũng phải đi đến bước cuối cùng.

Hãy sống một cách thiết thực , đừng vì ánh mắt của người đời, hay tiêu chuẩn đánh giá của bất kỳ ai.
….

( Sưu tầm )

5 CÁI ĐỪNG VỀ CUỘC ĐỜI

 5 CÁI ĐỪNG VỀ CUỘC ĐỜI

Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được. Hãy ghi nhớ 5 thứ “đừng” sau đây để cuộc sống không phải vướng bận điều gì nữa!

CÁI ĐỪNG THỨ NHẤT: CÔ TIÊN ĐỪNG KEO KIỆT

Tiền khi sinh chẳng mang theo đến, khi tử chẳng mang theo đi. Sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới có tất cả.

Trong dân gian có câu nói: “Không sợ kiếm ít tiền, chỉ sợ chết sớm”. Có sức khỏe thì ngại gì không kiếm được tiền. Vì sức khỏe, khi nào cần chi tiêu thì hãy chi tiêu, có tiền đừng keo kiệt.

CÁI ĐỪNG THỨ HAI: CÓ PHÚC ĐỨNG CHỜ ĐỢI
Con cháu đều có phúc của con cháu, đừng quá vì con cháu mà biến mình thành thân trâu ngựa. Nên tranh thủ thời gian hưởng thụ cuộc sống, đừng vì con cháu mà làm việc quá sức, làm cố quá là sát thủ nguy hiểm nhất của sức khỏe.

Con cháu đều có phúc của con cháu, đừng quá vì con cháu mà biến mình thành thân trâu ngựa.

CÁI ĐỪNG THỨ BA: CÓ TÌNH YÊU ĐỪNG BUÔNG BỎ

Cuộc đời thật ngắn ngủi, tình yêu lại không dễ tìm kiếm, cho dù yêu hay được yêu đều là duyên phận, đều nên đón nhận, ngày hôm nay bạn buông bỏ, thì kiếp này nó sẽ không bao giờ đến với bạn nữa.

CÁI ĐỪNG THỨ TƯ :TỨC GIẬN ĐÙNG ĐỀ TRONG LÒNG

Trong cuộc đời, ai cũng có thể phải gặp những chuyện khó khăn hay không vừa ý, đừng nên vì thế mà “nộ khí xung thiên”. Tức giận là tồn tại khách quan, không nên giữ ở trong lòng, nín thở thì khí sẽ ứ tắc, khí ứ tắc thì sẽ sinh bệnh.

Gặp phải những sự việc khiến ta tức giận, hãy tìm người để khai thông nó, thổ lộ ra hết, như vậy sẽ gỡ bỏ nó nhanh hơn, nội tâm sẽ yên bình trở lại.
Bạn bè chính là công cụ “thông tức khí” tốt nhất, cũng là nguồn động lực, khích lệ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh tốt nhất cho bạn.

Hãy làm cho mỗi ngày trong cuộc đời của bạn là một ngày vui sống.

 

CÁI ĐỪNG THỨ NĂM: CÓ THÙ HẬN ĐỪNG GHI NHỚ

Lòng dạ khoáng đạt, dùng thiện lương nhân ái để đối đãi, không để ý những chuyện nhỏ, gạt bỏ ân oán, cũng không để thù hận trong lòng. Hãy làm cho mỗi ngày trong cuộc đời của bạn là một ngày vui sống.

Người xưa sống được trường thọ vì họ có “tam bất thức”, chính là không cần biết 3 điều, không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác, không quan tâm bệnh tật.

Hãy rèn luyện những điều này để sống thật vui vẻ nhé!

Anh chị Thụ & Mai gởi

MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
(Phan Chu Trinh)

PHAN CHU TRINH

  1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
  2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
  3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
  4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
  5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
  6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.
  7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
  8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
  9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
  10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…

MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC

 MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC

Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua, ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành.

Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?

1. Khỏe mạnh

Đạt Lai Lạt ma:
Nhân loại, vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe. Vì chữa bệnh mà hy sinh tiền tài. Sau đó, vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ hiện tại. Cứ như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi chết, mới phát hiện mình chưa từng một lần sống thật tốt.

2. Tình thương

Tagore:
Lúc thoát khỏi cảnh nghèo khó, chúng ta sẽ có được tiền tài của mình nhưng để có được khoản tiền này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái đẹp và bao nhiêu sức lực chứ!

3. Niềm vui
Nhà chính trị, nhà khoa học về vật lý, điện từ, nhà phát minh Mỹ Franklin:
Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không vì trong
bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.

4. Chính trực

Nhà tiểu thuyết người Anh – Douglas Adams:
Lúc thật sự phục vụ người khác, điều cần thiết mà tiền tài không thể
nào mua sắm hay đong đếm, đó chính là sự chân thành và chính trực.

5. Tôn trọng

Nhà triết học người Mỹ – Ayn Rand:
Tiền tài là công cụ để tồn tại, thái độ của bạn đối với công việc cũng
chính là thái độ của bạn đối với cuộc đời của chính mình. Nếu công
việc kiếm sống là sa đọa, bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn tại của chính
mình. Bạn đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì giành thêm chút lợi nhuận mà giễu cợt người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Vì để có thể sống qua ngày bạn đã làm những việc không nên làm? Nếu là như vậy, tiền tài cũng không mang đến dù chỉ một chút niềm vui. Đồ vật bạn mua sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà không phải là kính trọng; là một loại căm hận mà không phải thành tựu.
Như vậy, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội ác bởi vì bạn không
thể nào có được sự tự tôn từ nó.

6. Nội tâm thanh tĩnh
Doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ – Richard M. DeVos:
Tiền tài không thể nào mua được sự thanh bình trong nội tâm, nó không thể chữa trị mối quan hệ bị xé rách, hoặc làm cho cuộc sống không ý nghĩa trở nên ý nghĩa.

7. Đạo đức

Ký giả kiêm tác giả người Mỹ – George Lorimer:
Thứ có thể mua được bằng tiền dĩ nhiên là tốt nhưng không nên quên rằng điều không thể mua được bằng tiền sẽ càng tốt hơn.

8. Giáo dục

Phóng viên kiêm tác giả người Mỹ – Neil de Grasse Tyson:
Con người không dùng sự cảm thông và chia sẻ để cảm nhận tình cảm và ýnghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất, có lẽ giáo dục chính quy của chúng ta nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và chia sẻ. Thử tưởng tượng, nếu giáo dục gồm có đọc, viết, toán học, cảm thông và chia sẻ, thì thế giới này sẽ không còn như cũ nữa.

9. Trí tuệ
Steve Jobs nhà sáng lập Apple:
Tôi không phải vì kiếm tiền mà quay về Apple. Thần may mắn vẫn luôn quan tâm đến tôi; năm 25 tuổi, tôi đã kiếm được tài sản 100 triệu đô-la. Lúc ấy rất rõ ràng rằng tôi sẽ không bị tiền tài nô dịch. Bởi vì tôi chắc chắn không có khả năng tiêu hết số tiền kia, hơn nữa, tôi cũng không dùng tiền tài để kiểm chứng trí tuệ của mình.

10. Giác ngộ tâm linh
Người vô danh:
Tiền tài có thể mua phòng ốc để ở nhưng không thể mua được một mái nhà ôn hòa; nó có thể mua một chiếc giường nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu; nó có thể mua một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian; nó có thể mua được quyển sách nhưng không mua được tri thức; nó có thể mua máu huyết nhưng không mua được sức khỏe.
Vì vậy, tiền tài không phải là vạn năng.