ANH ĐỪNG VỀ HÀ TĨNH NHỮNG NGÀY NI*

ANH ĐỪNG VỀ HÀ TĨNH NHỮNG NGÀY NI*
(Mượn lời của cô gái Hà Tĩnh nhắn gửi người yêu)

NGUYEN LAN THANG

Anh đừng về Hà Tĩnh những ngày ni*.
Biển buồn lắm, sóng khóc than vật vã.
Nơi ta hẹn hò, giờ trương đầy xác cá.
Gió tanh nồng, phờ phạc cả miền quê…

Biển bây chừ* cá mú đã vắng hoe.
Cả miền Trung, thuyền ngủ vùi trên cát.
Xóm chài xưa, những nụ cười vụt tắt.
Không còn xôn xao trên bến dưới thuyền…

Chẳng còn nghe điệu Ví giặm tình duyên.
Đợi thuyền anh, mỗi chiều em ngồi ngóng …
Biển đã chết ư ? em hỏi thầm con sóng.
Chỉ gầm lên, rồi sóng vỗ bạc đầu…

Miền Trung chừ*, đang gánh trọn nỗi đau.
Từ Hà Tĩnh ni*, trải dài vô trong nớ*.
Quảng Trị, Quảng Bình, đến Thừa Thiên Huế…
Không biết mai tê* có vô tận Cà Mau?

Viết cho anh lòng em cũng u sầu.
Biết khi mô* biển trong xanh trở lại.
Để nghe sóng ru nhạc tình êm ái…
Như ngày xưa, của hai đứa chúng mình…

Mần răng* mà, biển vẫn cứ lặng thinh ?
Mặc con sóng vật vờ trong nuối tiếc.
Cánh buồm xưa đã bỏ đi biền biệt…
Tôm cá bây chừ* còn mô* nữa anh ơi?

Mấy bữa ni*, lòng em cũng rối bời.
Biển đã chết, thì mần răng* em sống…
Những vần thơ chết dần trong tuyệt vọng…
Xin anh đừng về Hà Tĩnh những ngày ni*…

BRD. 13h.45.ph. 27.04.2016
Ngọc Ly Kim

*(Ngôn ngữ miền Trung… Ngày ni = ngày nay, bữa nay; Trong nớ = Trong đó; Bây chừ = Bây giờ; Khi mô = Bao giờ; còn mô = còn đâu; Mai tê = Mai kia, mai này; Mần răng = Làm sao?)

Facebook Nguyễn Lân Thắng

KHÔNG THỂ…

KHÔNG THỂ…

Cô không thể soạn tiếp bài
Bởi hồn lạc về Hà Tĩnh
Nơi nước mắt nhân dân đang chảy dài về phía biển
Và biển chiều ứa máu oan khiên

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Chập chờn bãi bờ phủ đầy tôm cá chết
Chập chờn tiếng thở dài thấu đêm đen những con thuyền cắm sào trên bến
Chẳng dám ra khơi ngay giữa biển quê mình

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Chập chờn lúa chết khô giữa thì con gái
Chập chờn ruộng đồng nứt nẻ hoang bờ bãi
Những đàn bò ăn cả bao nilon

Có lẽ đên nay cô lại trắng đêm
Bởi giật mình Đền Hùng thất thủ
Bao nhiêu tượng đài ngổn ngang đổ vỡ
Xoang xoảng nứt niềm tin

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Bởi bóng ma những chợ trời hóa chất
Cứ lượn dọc lượn ngang giữa những đàn gia súc
Toác miệng cười trên những cánh đồng xanh

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Mơ thấy con cháu mình biến đổi gen mang hình thù kỳ quái
Thấy dải đất chữ S co rúm lại
Rồi bay ra khỏi bản đồ…

Đêm đã khuya rồi căm phẫn chẳng thành thơ
Chắc nhiều người cũng như cô thêm một đêm khó ngủ
Học trò ơi đất nước này là của ai hãy nhìn cho tỏ
Uất hận quá rồi, nước mắt ngược vào tim…

facebook của cô giáo Cương Biên .

PS : Ít ra cô giáo phải như thế này , trước thãm trạng của đất nước hôm nay mà cứ giả câm giả mù giả điếc thì chỉ là phường giá áo túi cơm mà thôi !

CA CHET

 

 

 

 

 

 

CA CHET 2

DAT KHO

 

 

 

 

 

 

ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM

ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM

Baron Trịnh
Có bạn gửi cho bài thơ “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH” của cô giáo Lam ở trường THPT chuyên Hà Tĩnh, rảnh rỗi sinh nông nổi, họa lại vài dòng chơi.
—————————————

Đất nước mình không ngộ quá đâu em
Dù bốn nghìn năm dân vẫn không chịu lớn
Bởi tổ tiên ta sinh ra không là con mà là trứng
Khi cha mẹ ly hôn nào có dám kêu đòi

Đất nước mình không lạ quá đâu em
Thánh Gióng lên ba đã ăn cơm nong cà thúng
Chử Đồng Tử úp nón thành cung điện nguy nga sừng sững
Cùng một cha, Tấm làm mắm Cám rất bình thường

Đất nước mình không buồn quá đâu em
Dù biển bạc rừng vàng giờ đây đang cạn kiệt
Nhưng có nồi cơm Thạch Sanh ăn mãi không bao giờ hết
Nàng Tô Thị chờ chồng nghìn năm lẻ có gì đâu

Đất nước mình có gì mà phải thương đau
Vì đến tiều phu cũng mơ làm hoàng đế
Nên chút nợ nần là chuyện nhỏ như con dế
Đánh thắng ba siêu cường sợ gì đám năm châu

Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu?
Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt
Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt
Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu!

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

HA TINH

 

 

 

 

 

 

 

CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM (HÀ TĨNH) BỊ CÔNG AN BẮT, CÓ THỂ BỊ KỶ LUẬT ĐUỔI DẠY.
Thông tin mới nhất cho biết Cô Giáo dạy Văn trường THPT Chuyên ở Hà Tĩnh, tác giả bài thơ “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH” đã bị Công An mời lên trụ sở sách nhiễu, đe dọa đồng thời đóng cửa Facebook và ngày mai chắc chắn cô giáo sẽ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố về hình sự.
Các bạn học trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hoặc quen biết với cô giáo Lam, xin xác minh cho biết tình hình, cập nhật.
Bài thơ được đăng lên FB vào 20h ngày 25.4.2016. Tới 23h ngày 26.4.2016 đã có hơn 2000 lượt chia sẻ. Bây giờ thì FB của cô ấy đã bị khóa lại.

TRAN LAM

 

 

 

 

 

 
 

nguồn Facebook Lê Hằng

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…


Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…


Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…


Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…


Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THI LAM
(Hà Tĩnh)

BAI THO

NHAC

Quê Ngoại

Quê Ngoại

Vân Hà

Hè đến theo mẹ về thăm ngoại
Cả đêm không ngủ cứ nôn nao
Buổi sáng tinh mơ, sương còn đọng
Xe đò, dằn xóc, vẫn muốn mau

Ngồi ngắm hai bên đường chăm chú
Qua Cầu Ông Thìn nắng vừa lên
Nhìn mây tưởng tượng hình muôn thú
Líu lo, con nói, mẹ đố tên

Cần Giuộc rồi ngang qua Chợ Trạm
Nhà Dài rồi sẽ tới Tân Lân
Cần Đước xe qua nhìn thấy chợ
Cồn cào nghe bụng cứ lâng lâng

Cần Đước không xa bằng Tân Trụ
Chưa hề đặt bước tới Tầm Vu
Xa thêm Đức Huệ cùng Mộc Hoá
Không bằng Nàng Hương ở Chợ Đào

Thơm ngọt không đâu bằng Bến Lức
Rượu nếp đừng quên tới Gò Đen
Bình Chánh giờ lạc qua Thành Phố
Chợt nhớ Phước Đông , xã Ao Xoài

Bần Ổi, lo nghèo Kinh Nước Mặn
Mắm Còng con nhớ Cầu Nổi xưa
Ký ức , đâu rồi phà Mỹ Lợi?
Chiếc cầu sừng sững nối Gò Công

Ngoại đã qua đời, lâu lâu lắm
Mẹ cũng ra người thiên cổ rồi
Bao năm, con mới về Quê Ngoại
Ngậm ngùi nhớ lại đất LONG AN

Vân Hà

22/3/2016
(Nhớ chuyến về quê với anh ba, chị năm,
em mười và em Trang nhân dịp giổ má 2015)

MUÔN ĐỜI LÀ CHỦ NỢ

MUÔN ĐỜI LÀ CHỦ NỢ

Dù thân đã tàn, tâm chưa phế
Chấp nhận nhục hình lúc bại, vong
Đã đành bầm dập vì thời, thế
luôn ngẩng đầu cao chẳng thẹn lòng!

Tháng 3 buông súng, tháng 4 đen
41 năm! Đã bao phen
gập mình trước biết bao nghịch cảnh
Ngã xuống! Ngoi lên, quyết không hèn!

Các Anh bây giờ đang ở đâu?

41 năm! Một nỗi sầu

Máu xương đã gửi vào Đất Mẹ

Quê Cha cũng lắm cảnh buồn đau!

Đem anh hùng luận, từ muôn thuở

người đời thẩm định lúc Phế, Hưng

Các Anh đã vẹn toàn Trung, Nghĩa
Tổ Quốc trong tim rất vô cùng!

Các Anh bây giờ đã ra sao?

Chân trời, góc biển, hay phương nào?!

Giữa cuộc trầm luân mùa quốc nạn

chấp nhận đọa đày. Thương biết bao!
 

Các Anh muôn đời là chủ nợ

cho vay trọn kiếp chẳng tính lời
Món nợ máu xương, tôi vẫn nhớ
Trả suốt cuộc đời, nợ chẳng vơi!

HUY VĂN

( quý tặng Đồng Đội và Chiến Hữu
TPB/ QLVNCH )

Để biết đâu mới là Thiên Đường

 

Để biết đâu mới là Thiên Đường

Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc: Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ miền Nam” rất cảm động. Ngay trong phần mở đầu ông viết:
“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.
Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:

Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động

“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ, tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”
Phan Huy cũng không quên mô tả cuộc sống ở miền Bắc cs, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, vô cùng tồi tệ. Đời sống của nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cầy thay trâu và nhân phẩm của nhân dân miền Bắc bị xô đẩy xuống tới mức ngang hàng với bèo dâu:

Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều

“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”

Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng, ngày 30-04-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản miền Bắc “giải phóng” miền Nam thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, mà ngược lại là ngày miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đường chỉ lối, đã khai sáng cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ cộng sản, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ và ông đã không tiếc lời cảm tạ nhân dân miền Nam:

Giải phóng tháng tư đen

“Cảm tạ miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.

Cảm tạ miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung cộng và Liên sô đại vĩ

Cảm tạ miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành danh.”

Trong một bài thơ khác có nhan đề là “Tâm sự một đảng viên” ông Phan Huy đắng cay bộc lộ rằng, sở dĩ ông theo đảng cộng sản là vì ông quá tin nghe theo lời hồ già dạy bảo:

“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh

“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.”
Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời tuyên truyền của hồ già và đảng cs:

Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn

“Rằng tại miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng”
Khi dự tính vào miền Nam thăm viếng một người bà con họ hàng, vì tin vào lời tuyên truyền của bác và đảng là người dân miền Nam đói khổ, nên ông đã chẳng quản đường xa diệu vợi mang theo một mớ gạo mà ông đã phải, dành dụm trong nhiều ngày mới có được, để biếu người bà con đói khổ:
“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”
“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa, dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”
Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều điều “lăng mạ” người bà con này:

Mộng miền Nam

“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Ký gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một người công chức ngụy
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”
Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của toàn dân miền Nam và sự gian trá, phỉnh gạt của hồ già và đảng cs, ông Huy cảm thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã than khóc:

Tác giả Phan Huy

“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước”

Chi Yến Le Tô gởi

Mai Tôi Đi & Mốt Tôi Đến – NQH & NGUYỄN VĂN MỸ

 Mai tôi đi…      /                                                                                                 Mốt tôi đến…

Mai tôi đi…chẳng có gì quan trọng, /                                   Mốt tôi đến… đó mới là quan trọng

Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,/                                 Về quê trời, là ước vọng tương lai

Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,/                                       Nơi yên vui không cần đến tiền tài

Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn../                    Danh với vọng chẳng ai mơ màng tới

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,/                  Bệnh chẳng sợ vì hồn đang phơi phới

Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,/                                Có đến thăm xin hãy đợi đôi ngày

Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,/                                   Vì hồn tôi như nửa tỉnh nửa say

Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt./                              Và vui sướng đêm ngày không biết tới!

Khoảnh khắc cuối… Đâu còn gì tha thiết../               Trong khoảnh khắc là ngàn năm hạ giới

Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian. /                         Chẳng sợ gì mà đợi để đến sau

Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,/                         Nơi giàu sang đều hưởng lợi như nhau

Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi../                        Miền Miên Viễn sẽ toàn màu tuyết trắng!

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,/               Không tranh chấp, mà những ngày phẳng lặng

Để đi vào ranh giới của âm dương,/                               Cứ vào đi Ngài luôn sẵn đợi chờ!

Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,/       Cõi Vĩnh Hằng toàn đẹp đẽ như mơ

Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ…/                                   Không dành dựt bon chen như bên nớ

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,/                           Hãy dứt khoát khi trả xong món nợ

Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,/                  Bỏ lại sau đừng tìm cớ đợi chờ

Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,/                     Hãy yên lòng và đừng có thờ ơ

Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế…/                       Chết không hết, mà đổi bờ sang bến

Mắt nhắm rồi… Xin đừng thương rơi lệ, /                       Khi tôi chết hãy thắp lên ngọn nến

Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu, /                  Ở trong lòng vì thương mến anh em

Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu./                    Hãy nghĩ rằng như nằm ngủ qua đêm

Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống../                 Vào giấc mộng êm đềm chưa thức giấc

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,/                 Sống với chết thật gần trong gang tấc

Đến trần truồng và đi vẫn tay không. /                            Đời bên kia mới thật sẽ bền lâu

Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng, /                      Nơi yêu thương và hết sức nhiệm mầu

Nay rũ sạch…lên bờ, thuyền đến bến…/                          Vì công lý trước sau là như một

Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,/                   Trong cuộc sống hãy cố làm việc tốt

Nên xem như giải thoát một kiếp người,/                  Yêu thương nhau đừng dại dột hại người

Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,/                            Tâm hồn ta sẽ mai mãi thảnh thơi

Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp../                             Hồn với xác sẽ sống đời Thần Thánh

NQH 07/31/2013.                                                               NGUYỄN VĂN MỸ

Tuổi già khổ lắm, phải không?

Tuổi già khổ lắm, phải không?

 

           Image

Chưa đi , chân mỏi !  Chưa trông , mắt mờ !
Ðêm nằm chưa ngủ đã mơ
Cơm chưa ” đụng đũa ” đã no ngang rồi !
Áo quần xốc xếch lôi thôi
Nhớ quên , quên nhớ… chuyện đời nhi nhăng
Nói to cứ ngỡ nói thầm
Tay run cứ ngỡ phải cầm… ba toong .
Tính ra ba bốn đứa con
Chín mười đứa cháu , cũng không dễ gần
Bởi vì già trẻ cách phân
Chúng thăm , chúng muốn hiểu rằng chúng…. thương .
Cho nên , ngày tháng cô đơn
Tuổi già khổ lắm , phải không…. hỡi người ?

Thật tình , sướng quá đi rồi
Sao không ” nhìn xuống ” cho đời… đẹp hơn ?
Hãy thăm vài nursing home
Thăm vài khu bệnh… nhà thương , biết liền . 
Ðời người nhiều nỗi truân chuyên
Cứ gì già yếu , mà phiền , mà than !

      Trời cho sống ở trần gian
Là vui , là hưởng bình an trong lòng
Ban ngày , nhìn áng mây hồng
Nhìn con chim hót , nhìn bông hoa cười …
Ban đêm , nhin ánh sao trời
Nhìn trăng tình tứ , nhìn đời…. mê ly ! 

 Vậy thì… quẳng gánh lo đi 

Sống già ,  sống kỹ,  tội chi…. sống buồn!

BÊN HỒ

 BÊN HỒ

Song Như.

Lung linh sợi nắng sân vườn
Tô son điểm phấn thêm hường đoá hoa
Mây che bóng đổ nhạt nhoà
Gió lay nhè nhẹ loà xoà áo bay
Cỏ xanh nắm lấy bàn tay
Len vào tâm tưởng thoáng say tấc lòng
Nghe như trỗi nhạc bềnh bồng
Nghe như tình khúc mênh mông lối vào
Sơn ca ríu rít trên cao
Thi nhân tỉnh mộng nôn nao gọi mời
Về đây dạo bước rong chơi
Nhìn mây ngắm nước nhìn đời để yêu…

Liverpool.7-1-2016
Song Như.

BIEN HO

Thơ song ngữ từ trong tù

Thơ song ngữ từ trong tù

 

Bài của Đòan Thanh Liêm

 

Tôi chẳng bao giờ là người chuyên môn làm thơ. Nhưng ở trong tù lâu ngày, thì cũng lai

rai làm được một số bài ngăn ngắn cho dễ nhớ, và cũng giúp làm khuây khỏa nhẹ vơi đi

nỗi buồn chán cô đơn. Vì không thể viết ra giấy và gửi cho bà con bạn bè ở ngoài trại

giam, nên chỉ có thể đọc cho một vài người bạn tù thật là thân thịết nghe mà thôi. Tính ra

trong 6 năm ở tù, tôi cũng làm được đến 30-40 bài, nhưng hiện chỉ còn có thể viết lại

được chừng 25 bài mà thôi.

Đặc biệt trong mấy năm phải đi lao động tại trại giam ở Hàm Tân, PhanThiết, tôi có làm

được vài bài thơ song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Nay xin ghi lại để quý bạn đọc cho vui

vào dịp Đầu Xuân Kỷ sửu 2009 vậy nhé.

Đầu tiên là bài “Vùng lên, Các bạn ơi!”, “Friends, stand up!”. Bài này được làm vào hồi

Tháng 8 năm 1994. Và người đầu tiên tôi đọc cho nghe là Bác Lý Trường Trân, cựu Dân

biểu thời Đệ nhị Công hòa. Bác Trân bị tù lần thứ hai từ năm 1987 đến cuối năm 1994

mới được trả tự do.

Bài thứ hai là bài “Nói với các bạn trẻ”, “A Message to Youth”. Bài này được làm vào

Mùa Xuân năm 1995 và được đọc lần đầu tiên cho anh Lê Thái Chân. Anh Chân trước

kia là sĩ quan Pháo binh của Lữ đòan Dù, và là người tù lâu nhất trong số các sĩ quan

“phải đi học tập cải tạo”, tổng cộng đến 20 năm, suốt từ 1975 đến 1995 mơí được thả về.

Bài này đã được nhạc sĩ Phạm Đức Huyến ở San Jose phổ nhạc phần tiếng Anh vào năm

  1. Và nhạc sĩ Xuân Điềm ở Little Saigon phổ nhạc phần tiếng Việt vào năm 2002.

Cả hai bài thơ này, phần tiếng Anh thì đã được các sinh viên người Mỹ, cũng như người

các nước khác đọc nhiều lần tại những buổi sinh họat văn nghệ, nhân dịp Hội thảo quốc

tế về Xây dựng Hòa bình (Peacebuilding seminars) tại các tiểu bang Virginia và

Tennessee.

Và riêng bài “Friends, Stand up!”, thì lại còn được chị Colleen Malone ở Canada phỏng

vấn tôi tại Đại học Eastern Mennonite University (EMU) Virginia và lấy đăng trên

website Peacevox.com (Tiếng nói Hòa bình) vào năm 2002, cùng với một bài khác nừa là

bài “Reflections on My Days in Jail” (Suy nghĩ về Những Ngày Trong Tù), cũng do tôi

viết trực tiếp bằng tiếng Anh hồi còn ở tại trại Hàm Tân vào Tháng Mười 1995, tức là sau

66 tháng ở trong nhà tù cộng sản.

Lại nữa, cả bản nhạc do nhạc sĩ Phạm Đức Huyến phổ thơ nói trên do ca sĩ người Mỹ hát

và ghi âm trong môt CD, thì cũng được trình bày vào những dịp này.

Hai bài thơ này nguyên văn như sau:

 

I – Vùng lên, Các bạn ơi!

  1. Các bạn ơi! Hãy sẵn sàng:

Đã đến lúc

Ta phải công khai trực diện

Lăn xả vào cuộc chiến.

Chúng ta đòi hỏi

Không phải chỉ cơm no, áo ấm

Mà còn cả nhân phẩm, tình thương.

Để chống lại bạo quyền độc ác

Ta phải được trang bị bằng

Lòng kiên cường can đảm

Sự nhẫn nại hy sinh

Và tinh thần bất bạo động.

 2. Các bạn ơi!

Hãy đồng lọat lên tiếng

Nói rằng:

Chúng ta không còn khiếp sợ

Trước bạo lực trấn áp

Với tù ngục đọa đầy

Và tra tấn khủng bố

Bởi vì chúng ta đã trưởng thành chững chạc

Trong biệt giam tối tăm

Với đói khát dầy vò

Và khổ sai cưỡng bức

Và cũng bởi vì chúng ta luôn noi theo

Lời giáo huấn từ ngàn đời

Của cha ông

Đó là: “Uy vũ bất năng khuất!”

3.- Các bạn ơi! Hãy tiếp tục:

Cuộc tranh đấu cam go

Nhất quyết không hề khoan nhượng

Phải đòi cho bằng được

Để mọi người

Được sống cho ra con người

Với danh dự phẩm giá

Trong công lý an toàn

Và tự do dân chủ.

Phải diệt trừ tận gốc

Nạn độc quyền ngang ngược

Nạn bè phái nghinh ngang

Nạn giáo điều bệnh hoạn

Ngôi Lời đã thành người

Dòng Tên Việt Nam

Lễ Giáng sinh là lễ hội của mọi người trên mặt đất
vì Con Thiên Chúa đã muốn chia sẻ phận người của chúng ta.
Ngài đã đến với thế giới này như nhà của Ngài (cc. 9. 11).
Chỉ cần nhận biết, tin vào Ngài, đưa Ngài vào nhà (cc. 10-12)
là chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa.
Hơn hai ngàn năm đã trôi qua, Đức Giêsu vẫn đứng ngoài để chờ.
Có ai mở cửa cho Ngài không? (Kh 3, 20).

Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
Chúa đã muốn trở nên con của loài người,
con của trái đất, con của một dân tộc.
Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa
dù họ từ khước Tin Mừng
và đóng đinh Chúa vào thập giá.

Xin cho chúng con biết yêu mến quê hương,
một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu
sau những năm dài chiến tranh,
một quê hương đang mở ra trước thế giới
nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc dân tộc
và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.

Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên
trong sự an toàn và tiện nghi vật chất,
nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau,
và làm một điều gì đó thật cụ thể
cho những đồng bào quanh chúng con.

Ước gì chúng con biết phục vụ đất nước
bằng khối óc, quả tim và đôi tay.
Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
cộng tác với muôn người thiện chí.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
http://dongten.net/noidung/8528