Vì sao người dân tin mạng xã hội hơn báo chí nhà nước?

Vì sao người dân tin mạng xã hội hơn báo chí nhà nước?

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-06-22
 

Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014.

Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014.

AFP photo
 

Đến tham dự hội nghị Giao ban báo chí vào ngày 20 tháng 6 vừa qua tại Hà Nội, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu rằng “báo chí trong nước đang bị mạng xã hội dẫn dắt”.

Lý do khách quan

Năm 2011 trong bài phát biểu đọc tại tại Hội nghị “Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với báo chí” tổ chức tại Brussells, Bỉ, nhà báo nổi tiếng người Pháp Jean Quatremer cho biết ông đã sử dụng các kênh truyền thông mạng như blog, Facebook, Twitter để đăng tải những nội dung bị tránh né, từ chối bởi các cơ quan truyền thông khác. Ông bảo thêm phải làm việc này vì rất nhiều độc giả cần những tin tức “bị chối bỏ”.

Do đó, nhận định của ông Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng có lẽ không phải là mới lạ trong thời đại có thể được xem là đỉnh cao của truyền thông mạng xã hội. Thế nhưng, thời gian không phải là vấn đề được mang ra tranh cãi trong phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, thay vào đó, là những ý kiến về nguyên nhân vì sao có tình trạng như thế.

Nhà báo tự do Vũ Bình, người bất đồng chính kiến từng bị nhà nước Việt Nam tuyên án 7 năm tù giam vì cáo buộc tội gián điệp cho biết ông đồng ý với nhận định của ông Võ Văn Thưởng.

“Nhìn nhận khách quan điều đó là đúng. Lý do là những thông tin trên mạng xã hội thứ nhất là nó nóng hổi vì mỗi người có tin là người ta đăng lên ngay, họ không qua kiểm duyệt không mất thời gian.

Và thứ hai, phần lớn những người đăng tin có uy tín, có nhiều người theo dõi, nhiều bạn bè, thì thông tin tương đối là khách quan, trung thực.”

Theo nhà báo tự do Vũ Bình, khi có nhiều đối tượng đăng tin như thế thì việc dẫn dắt độc giả nghiêng về các trang mạng xã hội là điều tất yếu.

Giới hạn của tính khách quan

Một khía cạnh khác về từ “dẫn dắt” được hiểu theo phân tích của nhà báo tự do Vũ Bình, đó là nội dung thông tin trong bài viết của báo chí hiện tại không được xuất phát chính xác từ bản chất của thời sự.

Bây giờ báo chí cứ viết theo lối tuyên truyền thì sẽ rất ít độc giả, nên đành đi tìm những thông tin trên mạng xã hội … để viết theo, rồi bắt chước.
– Nhà báo Vũ Bình

“Tôi nghĩ từ dẫn dắt nó có cả khía cạnh khác, ví dụ như sự phân tích khách quan và trung thực (của mạng xã hội) chứ không bị định hướng chỉ bảo bởi Ban Tuyên giáo. Cho nên nói ‘dẫn dắt’ theo nghĩa đó tôi nghĩ rất là khả dĩ, rất là hợp.”

Ông cho rằng những cây bút tự do, trong đó có cả bloggers thường có những phân tích khách quan, trung thực và công bằng. Điều này đã thu hút độc giả và cả báo chí quốc doanh.

“Bây giờ báo chí cứ viết theo lối tuyên truyền thì sẽ rất ít độc giả, nên đành đi tìm những thông tin trên mạng xã hội rồi tìm những lập luận, những đánh giá khách quan trên mạng xã hội để viết theo, rồi bắt chước.”

Cũng tại hội nghị Giao ban báo chí, ông Võ Văn Thưởng có nêu lên tình trạng đưa tin, đăng bài rồi rút xuống ngay sau đó. Những động thái này càng làm cho độc giả đặt câu hỏi về tính khách quan của báo chí nhà nước. Liệu thông tin đã đăng có chính xác hay không? Hay vì không chính xác nên phải rút xuống?

Đây chính là điểm được nhà báo tự do Vũ Bình cho là giới hạn của tính khách quan mà người đọc được quyền đòi hỏi ở các hệ thống truyền thông, kể cả báo chí do nhà nước quản lý.

“Sự khách quan dừng lại ở định hướng của Ban Tuyên giáo, nói một cách chung hơn là của đảng cộng sản. Nó làm lợi cho nhà cầm quyền hiện nay.”

Nhà báo độc lập, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng Một Góc Nhìn Khác chia sẻ ý kiến của ông về định hướng của báo chí quốc doanh xưa nay.

“Báo chí Việt Nam lâu nay bị nhốt trong một cái lồng rồi. Hãy thả báo chí ra. Tôi nghĩ trong tình thế này báo chí cũng là một kênh bị tiết chế bởi chính truyền thông.”

Người ta cũng có thói quen theo kiểu bầy đàn, tức là dễ tin vào những điều có nhiều người tin – vì họ cảm thấy an toàn hơn.
– Tiến sĩ Nguyễn Đức An

 

Gần đây nhất, những ai theo dõi chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều biết đến câu chuyện Cây đèn Hoa Kỳ, quốc phẩm được đề xuất thực hiện để mang tặng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Hình dáng, chi tiết của món quà được báo trong nước đăng tải trên mạng xã hội. Nhưng vài giờ sau đó, toàn bộ các báo mạng đồng loạt rút bài. Sự việc này tạo nên một làn sóng tranh luận khôi hài trên các trang mạng xã hội với những suy đoán về lý do vì sao tất cả những bài viết liên quan đến cây đèn Hoa Kỳ đều bị lấy xuống.

Một trong những suy đoán đó là của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông cho rằng thiết kế của cây đèn Hoa Kỳ có một chi tiết sai, chính là quốc kỳ của nước Mỹ trên thân đèn.

“Một chi tiết nữa theo tôi phải dỡ bỏ và có thể không tặng quà đó là lá cờ Mỹ trên cái đèn bị sai. Lá cờ Mỹ có 7 vạch màu đỏ, trong đó 4 vạch đầu tiên là bằng với khung xanh của các ngôi sao, trong khi lá cờ Mỹ trên cái đèn chỉ thấy 3 vạch màu đỏ bằng với khung xanh.”

Lý giải nguyên nhân của những tình trạng rút bài sau thời gian đăng tải không bao lâu, nhà báo tự do Vũ Bình cho rằng do ban Tuyên giáo chưa kịp định hướng.

“Ví dụ như giàn khoan HD981 vừa vào Biển Đông, chưa kịp định hướng thì cứ nghĩ là được đăng bình thường thì các báo đăng lên. Nhưng ở trên lúc ấy mới cập nhật tin tức, họp hành, biết là chuyện này không nên đưa, không có lợi cho nhà cầm quyền, thế là mới đưa ra những cấm đoán, thông báo sau.”

Trong tình huống đó, chính mạng xã hội lại là công cụ truyền thông đưa người dân đến với thông tin đó. Cư dân mạng chụp lại, hoặc sao chép lại nội dung của bài báo trước khi bị tháo khỏi mặt trận thông tin chính thống của Ban Tuyên giáo.

Và sau đó, họ truyền nhau bằng các công cụ mạng xã hội.

Phản biện

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Đức An, Giảng viên cao cấp ngành báo chí tại Đại học Bournemouth, Anh, có đăng tải một bài viết trên báo Tuổi trẻ trong nước chia sẻ quan điểm của ông về mạng xã hội. Ông đưa ra một cách nhìn khác từ cái bất lợi của những nguồn tin chưa được kiểm chứng do cộng đồng mạng truyền nhau.

Ông cho rằng vai trò của báo chí chính thống vẫn đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ số.

“Thế giới mạng đang đi ngược lại truyền thống. Thường thì báo chí truyền thống lọc thông tin trước khi xuất bản, còn Facebook lại là nơi người ta có quyền xuất bản trước, rồi mới lọc ngược lại người đọc.

Người ta cũng có thói quen theo kiểu bầy đàn, tức là dễ tin vào những điều có nhiều người tin – vì họ cảm thấy an toàn hơn. Cứ thế, độc giả có xu hướng cuốn theo sự đồng ý hơn là bất đồng. Họ không thể, và có khi không muốn nghe ý kiến trái chiều”.

Phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Đức An được đưa ra dưới góc nhìn chuyên môn của một ký giả trong một xã hội tự do báo chí. Bởi vì, theo nhà báo tự do Vũ Bình, ở Việt Nam hiện tại, như một lẽ tự nhiên, người dân không muốn xem và đọc thông tin trên báo chí truyền thống nữa, tạo cơ hội cho các mạng xã hội làm nhiệm vụ thay thế.

Nhưng Chúa hiểu tại sao con yêu người lắm

Tin Mừng (Mt 10: 26-33)

Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:

“Anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.

“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không?  Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.

  *      *      *

“Nhưng Chúa hiểu tại sao con yêu người lắm”

“Con nguyện cầu tình con luôn đằm thắm

Chia nụ cười , an ủi lúc khổ đau

Giúp chúng con luôn nâng đỡ lẫn nhau

Và xin Chúa bảo tồn tình con nhé.” (dẫn từ thơ SC)

Trong nguyện cầu, nhà thơ mong tình yêu luôn đằm thắm. Thắm tình người, thắm cả vào lúc khổ đau. Tình người hôm nay, Chúa có nói: “đừng sợ! Chớ lo!Kẻo mất tình thân thương, cộng đoàn. Không sợ và chẳng lo nhưng vẫn giữ tình dân con, là tâm tình Chúa nhắn nhủ, ở Phúc âm.

Phúc âm hôm nay, ghi rõ lời Ngài: “ Anh em đừng sợ!” Sợ ở đây, là: sợ cho sự an toàn của cải. Sợ, cả khi mọi chuyện đang yên ổn. Với cộng đoàn tình thương, an toàn của cải không là vấn đề chính, để ta lo. Mà, chỉ nên lo lắng cho nhau; san sẻ những gì mình có, chuyển cho người thiếu thốn, đang cần.

Bài đọc hôm nay, đặt trọng tâm vào việc thiết yếu: những chuyện có thể xảy đến với ta trong khi ta sống và thực hiện Lời Chúa, một  cách nghiêm chỉnh.  Như đã biết, bước theo chân Chúa nên hiểu cho đúng, (chứ không chỉ là chuyện lo đi nhà thờ/đọc kinh), mà là gieo rắc và truyền giao thông điệp thương yêu, công bình và an lạc bằng lời nói và hành động. Thông điệp này, đã và đang bị nhiều người coi như một mối đe doạ, cần phản bác.

Điều ảo tưởng lâu nay ta vẫn có, là: người theo Chúa cách trọn vẹn, chắc chắn là những người luôn được mọi kẻ yêu thương – thán phục. Nhưng, không phải thế. Người theo Chúa, thường hay bị ghen ghét, vì Danh Ngài. Thật ra, là Kitô hữu đích thực, không hẳn là kẻ được mọi người yêu thương tìm đến, thán phục. Nhưng, chính là người, bằng vào lời nói và gương sáng, biết rao truyền thị kiến sống trọn vẹn, điều Chúa khuyên.

Dù luôn được Chúa nhủ khuyên, nhưng Kitô hữu chúng ta lại hay mâu thuẫn khi so sánh cuộc đời mình với cuộc sống nhởn nhơ ngoài đời. Sống điều Chúa khuyên, dù rằng hiền lành, tử tế, yên hàn,bất bạo động, chẳng đụng chạm đến ai. Thế mà, vẫn bị người đời coi khinh, ghét bỏ,  thậm chí, có vị còn bị đe doạ/ trù dập nguy đến tính mạng, nữa. Trường hợp điển hình như thế, vẫn dẫy đầy nơi lịch sử nhà Đạo.

Dễ thấy nhất, là trường hợp Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero bị giết đang khi dâng lễ, ở El Salvador. Sau cái chết của ngài, sáu linh mục đồng hành cũng bị vạ lây và bị giết, lúc nửa đêm. Công việc các ngài làm, chỉ là kêu gọi phải công bình trong đối xử với giới nghèo hèn/bất lực trong xã hội. Điều tệ hại, là: sự dữ cứ xảy ra không chỉ tai Nam Mỹ, mà còn ở nơi khác nữa. Ở nhiều nơi, dân con Đạo Chúa chỉ muốn sống đời Phúc Âm thôi, cũng bị bách hại.

Phúc Âm hôm nay, gợi nhớ Lời Ngài dạy:

Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”  (Mt 10:32)

Sống Lời Chúa, ta sẽ được Ngài bảo vệ và giúp đỡ. Được Chúa giúp, ta không còn nguy cơ để luột mất sự sống của chính mình. Bởi, trên thực tế, nhiều người vẫn cứ nhượng bộ chấp nhận sự xấu để được sống thoải mái dễ chịu. Chính vì thế, Ngài đã bảo:

Anh em đừng sợ những kẻ giết được xác, nhưng không giết được hồn; hãy sợ Đấng có thể diệt cả hồn lẫn xác, trong hoả ngục”. (Mt 10:28).

Quả thật, lo sợ lớn đối với mọi người không là sự chết, nhưng sợ bị lôi cuốn mà phản lại các đặc trưng / đặc điểm lâu nay ta vẫn có, trong cộng đoàn. Sống có đặc trưng/đặc điểm nơi cộng đoàn, là sống biết truyền rao thông điệp của Chúa. Đó là cuộc sống của tiên tri/ngôn sứ. Sống tiên tri, không có nghĩa sống theo kiểu cách của nhà phù thuỷ, biết trước sự việc xảy đến. Sống tiên tri, là đọc được “dấu chỉ thời đại”. Là, biết hướng đi xấu của xã hội đang trên đà đi xuống. Sống tiên tri, là như Winston Churchill thập niên ‘30’, đã dám tự mình chống lại chính sách nhượng bộ, muốn quay sang với Hitler.

Sống tiên tri, là sống vai trò đã diễn tả ở bài đọc một, trong đó ông Giêrêmia lúc ban đầu chẳng muốn làm ngôn sứ. Ông nghĩ, mình không đủ tài năng và tư cách làm theo lời Chúa, cho đến khi Chúa quyết định chọn ông. Và khi ấy, ông chợt nhận ra: vai trò truyền rao thông điệp của Chúa, đã làm, đã làm mất đi nhiều bè bạn, nên ông nói:

“Hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi!

Tất cả bạn bè thân thích đều rình xem con vấp ngã.”

( Ge 20:10).

“Tố cáo và rình xem con vấp ngã”, là cách thức con người ngày nay đã đối xử với Gandhi, Martin Luther King, và nhiều ngôn sứ khác. Tố cáo và rình rập, vẫn dễ làm hơn là chịu nghe theo lời khuyên. Và ngôn sứ đã đã chịu nghe vì biết có Thiên Chúa, có Đấng –Là- Sự- Thật luôn chống đỡ:

“Nhưng Đức Chúa hằng ở bên con,

như dũng tướng vạn năng;

bởi thế, những kẻ bách hại con trượt nhào không sao thắng nỗi.”

(Ge 20:11)

Hội thánh hôm nay, cũng có hai nhóm ngôn sứ. Nhóm đầu, coi như theo đúng ’hiến  pháp’ gồm giám mục, linh mục, các nhà thần học và thủ lĩnh tôn giáo, nam lẫn nữ. Vai trò của các vị này là giúp ta sống niềm tin theo đúng tinh thần Phúc Âm, ở đời thuờng. Nhóm thứ hai, là các tiên tri có “đặc sủng “ theo đúng nghĩa của thế giới gian trần. Là những Martin Luther King,những Giám mục Romero thời đại, ta vẫn thấy. Nói chung, ngôn sứ là những vị biết trao tặng đời mình cho những gì mình tin tưởng.

Cùng một chiều hướng, có thể nói không sai rằng: Mẹ Têresa Calcutta đã là ngôn sứ. Mẹ là ngôn sứ không theo nghĩa những gì mẹ nói. Nhưng là theo những gì mẹ làm. Nhất thứ, điều mẹ làm đã nhắc ta nhớ đến kẻ nghèo nhất trong số người nghèo hèn. Và, nhận ra diện mạo Đức Chúa nơi người hèn yếu. Cũng nên biết rằng, tên và tuổi chúng ta đã và đang được sắp vào danh sách các ngôn sứ Đạo Chúa ngay ngày hôm nay. Trong cộng đoàn thân thương của chính mình.

Với Tân Ước, ngôn sứ là quà tặng của Chúa Thánh Linh. Và theo ý nghĩa đích thực của danh xưng, đây chính là “ ơn gọi” rất đặc thù. Tuy nhiên, một số loại hình của vai trò ngôn sứ đã có sẵn nơi mỗi một người chúng ta. Bởi, khi thanh tẩy, ta đã đã được  mời gọi làm nhân chứng cho giá trị của Lời Chúa. Nhân chứng, bằng lời nói và bằng gương sáng trước các nghịch cảnh xảy ra ở gia đình, nơi sở làm, ngoài phố chợ và đường đời.

Giả như, ta thấy sống đời con Chúa không khác gì như đời sống của người dưng ở đời thường. Hoặc giả như cộng đoàn ta sinh hoạt chẳng để lại dấu ấn nào với xã hội quanh ta thì lúc ấy ta cũng nên tự kiểm, coi xem lối sống của ta có phản ánh điều Phúc Âm vẫn đòi hỏi không. Bởi, chúng ta tề tựu quanh nhau mỗi tuần để dâng tiến nguyện cầu thôi, chưa đủ. Cuộc sống của ta phải làm chứng cho sự công bình, phẩm cách, chính trực, tinh thần phục vụ, san sẻ nguồn lợi tức, bảo vệ kẻ hèn yếu, bị bỏ rơi, mới đúng nghĩa.

Sống làm chứng, có thể gây nhiều phản đối/chống trả từ phía bạn bè/người quen. Sống, với chủ trương ‘lương thiện’ hơn bon chen, ‘phục vụ’ hơn thao túng, ‘công minh’ hơn ngạo mạn. ‘Bảo bọc, giùm giúp’ khách lạ người dưng hơn cứng ngắc với luật lệ, vẫn là, những việc khó làm trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, sống chính trực với Đức Kitô, vẫn hơn là o bế mị dân để lôi kéo kẻ yếu về phe ta. Và, trong mọi trường hợp, vẫn cần tin tưởng nơi Chúa và nơi chính mình. Và trên hết, cần thâm tín rằng: phương cách duy nhất làm lợi cho mọi người là Đường Chúa dẫn đi.

Trong tin tưởng vào Đường Chúa dẫn đi, ta chung vui góp giọng cùng lời ca hôm trước:

“ Cho tôi được một lần

            Nhìn quê hương đợi sáng

            Một lần nhân nghĩa sống lên ngôi

            Người người cùng chung vui một lối

            Đời thôi không lừa dối

            Vì đã yêu thương rồi”

(Bảo Thu- Cho Tôi Được Một Lần)

Đúng thế. Khi, người người cùng chung một lối- lối sống, lối nhìn sự việc – thì đời người sẽ “thôi không lừa dối”, mà là yêu thương. Yêu, như Chúa vẫn dạy. Yêu, khi “chia nhau nụ cười”, và “ an ủi lúc khổ đau”. Yêu, bằng tình đằm thắm. Rất thân thương.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Em như cơn gió thu bay bay nhè nhẹ,

Video: Yêu Em Dài Lâu – Phương Vy & Lê Hiếu

httpv://www.youtube.com/watch?v=I6ejKtMcrlU

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần 12 thường niên năm A 25/6/2017

 “Em như cơn gió thu bay bay nhè nhẹ,”

Đưa anh đi tìm vần thơ.

Qua công viên lá rơi trên con đường về,

Bỗng nhiên nghe lòng đang ước mơ.

“Mơ ôm em trong tay đêm mưa thì thào,

Cho bão tố về làm chiêm bao.

Mơ yêu em thiết tha như yêu lần đầu.”

Đức Huy – Yêu Em Dài Lâu)

(Thư thứ I Phêrô 2: 10)

Yêu như thế mà đã gọi là “dài lâu” sao? Phải chăng dài và lâu bao gồm các chữ/nghĩa rất như sau:

“Yêu em cho đến khi con tim ngừng đập,

Cho thiên thu là một giây.

Yêu em cho đến khi ong thôi làm mật,

Đến khi loài chim quên lối bay.

Khi ôm em trong tay anh nghe ngọt ngào,

Nếu đời là một giấc chiêm bao.

Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu,

Anh muốn yêu em dài lâu.

Anh muốn yêu em dài lâu.

Anh muốn yêu em đậm sâu.

Anh đã thương em từ lâu.”

(Đức Huy – bđd)

Vâng. Có thể là như thế. Cũng có thể, là khác thế. Như hoặc khác, cũng chỉ là những đoán già, đoán non của người nghệ sĩ từng viết lên nhạc-bản. Chứ, làm sao biết được tâm-tình của người trong cuộc, có mỗi cuộc tình trăm năm!

Riêng, “người trong cuộc” ở nhà Đạo, lại có những tâm-tình riêng-lẻ của thứ tình thương-yêu gọi được là “dài lâu”, đâu đã chắc. Có chắc hay không, nay xin mời bạn và mời tôi, ta cứ thử đi một vòng tra-khảo ở miệt dưới rất Triết/thần đầy ý-nghĩa.

Trước nhất, là những ý/lời đầy ý-nghĩa như sau:

“Bên cạnh chuyện lưu-đày Babylon, kinh-nghiệm về lưu-đày và trở về từ chốn ấy là biến-cố lịch-sử khá quan-trọng trong việc định-hình cuộc sống cũng như và óc tưởng-tượng của người Do-thái-giáo, vào độ trước. Biến-cố này, tự nó đã nung-nấu ý-thức của họ và đối với họ, lại đã trở nên ẩn-dụ về tương-quan họ có với Thiên-Chúa…

 Ngày nay, ta đang sống ở vào thế-kỷ mà trong đó có đến cả triệu người trải qua nhiều lưu-đày và những người tị-nạn như thế cũng biết thế nào là kinh-nghiệm ban đầu. Và số người còn lại trong chúng ta cũng là hoa trái tốt lành để tưởng-tượng ra thế nào là cuộc sống lưu-đày tại chỗ. Đó là kinh-nghiệm về một tách-lìa khỏi những người và những thứ mình thân-thương, trân-trọng như người nhà.

 Thông thường, sự/việc đó bao hàm tình-trạng mất hết uy-lực và bị đẩy ra bên lề xã-hội, thông thường vẫn gặp sự o-ép/bức-bách làm nạn-nhân của nhiều thứ, nhiều sự. Tựa hồ như n-dụ của sự lệ-thuộc đầy bó buộc ở câu truyện lưu-đày, sự/việc đây, lại cũng có nhiều tầm-kích về tâm-lý cũng như văn-hoá/chính-trị…

 Trong cuộc sống của mỗi người, ta có kinh-nghiệm rất nhiều về sự lưu-đày tựa hồ như bất-hoà, ghẻ lạnh, hoặc tha-hoá, lép kẹp, mất nối-kết với trung-tâm sinh-lực đầy ý-nghĩa, để rồi một ngày nào đó trở-thành giống như người khác không còn là chính mình và chẳng có gì là thú-vị trong đời người hết. Ta cứ nóng lòng có lại được điều gì đó mà ta cứ tưởng nhớ, rất mơ hồ.

 Thành thử, cuộc sống lưu-đày lại có ý-nghĩa sâu-sắc về hiện-hữu. Là, sống xa cách Sion chốn/miền ở đó Thiên-Chúa luôn hiện-diện. Quả thực, lưu-đày là trọng-tâm của biểu-tượng về câu truyện Địa-Đàng trong sách Sáng Thế, Địa-đàng và Thiên-đàng, là nơi chốn có Thiên-Chúa hiện-diện, nhưng ta lại sống ở bên ngoài, phía Đông vườn Địa đàng này.                 

 Giả như vấn-đề ta gặp phải là lưu-đầy, vậy thì đâu là giải-pháp cho vấn-đề ấy? Dĩ nhiên, giải-pháp ở đây là hành-trình trở về. Việc kêu mời ta trở về nghe ra như xuyên-suốt nửa cuốn Ysayah do vị ngôn-sứ với tên gọi không mấy quen thuộc nhưng lời lẽ của sách lại đã trở-thành cao quí trong toàn cuốn Thánh Kinh Do-thái-giáo…

 Cuối cùng thì, giống hệt như truyện xuất-hành, chuyện lưu-đày và trở-về vùng Đất hứa là câu truyện về một hành-trình. Hành-trình ấy, diễn-bày hình-ảnh cuộc sống đạo-đức như một hành-trình về chốn miền có Thiên-Chúa hiện-diện. Đó là cuộc về lại nhà, một hành-trình trở về. Và, giống như truyện xuất-hành về Đất hứa, câu truyện ở đây nói về Thiên-Chúa luôn giúp giùm /đùm-bọc những những khởi công hành-trình ấy.” (X. Marcus J. Borg, Images of Jesus and Images of the Christian Life, Meeting Jesus Again For The First Time, HarperCollins 1997, tr. 119-121)

Nói như thế, cũng như thể nói một cách rất chắc-nịch. Chắc, đến độ ta không cần phải biện-luận dông dài chi cho kinh hãi lại cũng rất sợ. Biện và luận hôm nay, là những suy-tư/phát-biểu nhiềy ý-kiến/tư-tưởng nghe quen quen. Những ý-kiến và tư-tưởng, đại để bảo rằng:

“Tất cả là quà tặng, từ Thiên-Chúa. Quà tặng Ngài phú/ban, vẫn đổ tràn xuống với mọi người. Quà ấy, là tình thương yêu trìu mến xuất từ Thiên Chúa. Tất cả những gì mà mọi người cho là mình sở hữu, tất cả những gì mình làm hoặc suy nghĩ, nhất nhất đều là quà tặng.

   Chính đó là điều mà mọi người lâu nay vẫn tuyên tín. Vẫn tin vào một Thiên Chúa, Đấng tạo thành vạn vật. Đấng ban cho ta hết mọi thứ, như quà tặng không, biếu không. Và hiểu rằng, ý nghĩa quà tặng sự sống Chúa trao ban, làm cho cuộc sống của ta nên đáng sống. Nhưng oái oăm thay, đôi lúc ta cứ muốn độc lập hẳn với Chúa. Cứ suy nghĩ và hành động như thể mọi sự là của ta, do ta kiếm ra chứ chẳng phải của ai cho, hết.

 Bởi thế nên, lắm lúc ta cứ hành xử như mình là chủ-nhân-ông đích thật mọi sự vật. Chủ, mọi sự vật cũng như tài sản mình đang nắm giữ. Rồi từ đó, lại có cảm giác cứ trách móc cho rằng Thiên Chúa không tạo dựng nên mọi sự cho ta sử dụng, ngay từ đầu. Sau các cơn địa chấn với sóng thần gây kinh hoàng ở đây đó, nhiều người xem ra mới mở mắt, biết rằng: những gì mình lâu nay sở hữu, thật sự không phải là của mình, do mình kiếm ra. Mà là, do Chúa tặng để mình tạm thời sử dụng, thôi. Sử dụng, theo cung cách rất độ lượng ngõ hầu mình có thể giùm giúp người khác, đang cần thiết hơn.

 Quà tặng lớn nhất trong đời mọi người, chính là sự sống. Tựa hồ như giòng chảy ở trên sông. Như mạch suối ngầm trồi lên từ lòng đất. Như Chúa từng quả quyết: “Nước Ta ban, sẽ nên mạch suối trong đó có nước vọt, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4: 14)

 Bởi thế nên, hãy dừng lại! Đừng hành xử như người ai oán, sầu thảm, chẳng biết ơn. Hãy ngưng trách móc người đời không còn nhớ đến mình. Không nhớ, để giúp tôi sung sướng, hạnh phúc. Trái lại, hãy trở thành động lực sinh động, trong thiên nhiên, giống thiên nhiên. Và, hãy làm chút gì đó cho cuộc sống. Như, rao truyền niềm vui cho mọi người, ở mọi nơi. Chứ không chỉ tập trung vào chính mình. Hoặc, chỉ gia đình mình, mà thôi.

 Sống, và cảm nhận rằng sự sống là quà tặng, tức: sống biết ơn. Sống như thế, không cần đến đền thờ, nguyện đường hay chùa chiền cho nhiều mà làm gì. Điều chính yếu, là biết nói lời cảm tạ, với mọi người. Ngừng suy nghĩ, nhưng đừng ngưng cảm tạ. Trái lại, hãy cùng nhau cảm nhận. Cùng biết ơn nhau.

 Đó, là những điều cần suy tư, chiêm niệm. Đừng nên coi mọi chuyện như của cho-không/biếu-không, hoặc từ trời rơi xuống. Nhưng, cứ nhận quà tặng/ân huệ với lòng cảm kích, biết ơn. Và, tự hỏi: đã lâu chưa ngày mình nói lời “cảm tạ” người nào đó? Lâu rồi chứ, giây phút mà ai đó vẫn cảm ơn mình mãi.”(Xem thêm Lm Kevin Kevin O’Shea CSsR, Lời Chúa Sẻ San năm A, nxb Tôn giáo 2013 tr.87-88)

Những ý và tưởng ở nhà Đạo, vốn dĩ xuất phát từ lời người xưa từng nói về Chúa, như sau:

“Anh chị em là giống nòi được tuyển chọn,

là hàng tư tế vương giả,

là dân thánh,

dân riêng của Thiên Chúa,

để loan truyền những kỳ công của Ngài,

Đấng đã gọi anh chị em ra khỏi miền u tối,

vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.

Xưa anh chị em chưa phải là một dân,

nay anh chị em đã là Dân của Thiên-Chúa;

xưa anh chị em chưa được hưởng lòng thương xót,

nay anh chị em đã được xót thương.”

(Thư thứ I Phêrô 2: 10)

“Anh chị em, đã đưc xót thương”, “đã là Dân (con) của Thiên-Chúa”, hẳn đó là khẳng-định tuyệt vời, ở mọi thời. Khẳng-định trên đây, là từ đấng thánh hiền-lành từ nhà Đạo. Thánh-hiền đây, vẫn là những vị sống trong đời có rất nhiều tình-tự thân-thương/yêu mến chẳng phải vì “Anh chị em đã là Dân (con) của Đức Chúa”. Mà, vì “anh chị em đã được Chúa xót thương”.

Chúa xót thương, Ngài vẫn làm thế với mọi người và từ con người. Chúa xót thương đây, là “Đấng đã gọi anh chị em ra khỏi miền u-tối” của sợ hãi, ghét ghen và đố kỵ. Để rồi đưa anh chị em “đi vào chốn miền đầy ánh-sáng diệu-huyền” , là Nước Trời ở đây đó, chốn gian-trần.

Khẳng-định ở trên, còn được người-thường-ở-trong-đời đề ra bằng giòng chảy truyện kể, nhè nhẹ, như sau:

“Truyện, là những lời bâng quơ giữa hai người bạn gái, lâu ngày ít gặp:

-Này đằng ấy. Chuyện cậu và chàng trai mới đi tới đâu rồi?

-Chia tay rồi!

-Ơ kìa! Sao lại thế? Hôm qua còn thấy hai người rủ nhau đi xem phim buổi tối cơ mà?

-Ừ, có xem thật đấy, nhưng lúc rạp hát mất điện, chân anh ta cứ là quờ quạng, thật đến chán!

-Thế bộ, anh chàng này sàm-sỡ lắm hả?

-Được thế thì đã phúc. Đằng này, chân anh ấy lại cứ quờ quạng tìm chiếc dép cũ vẫn chưa bỏ!”

 Thế đấy, là đời người nhiều lúc nghĩ đến cũng bật cười. Nhưng, truyện đời người đi Đạo nhiều lúc cũng khang khác. Khác rất nhiều, như ở truyện kể không nhẹ, sau đây:

“Buôn bán là một nghệ thuật, người bán hàng cũng là một nghệ sĩ. Nói vui chứ thật ra không có sai, làm cái ngành nghề gì cũng vậy, đặt cái tâm cho đúng chính là làm đẹp cho đời. 

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

 Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

 Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:

 -Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói:

-Không cần đâu!

 Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp….. Quả nhiên chính là hỏi câu đó:

-Ớt của chị có cay không?

Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng:

-Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!

Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu. Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó:

-Ớt của chị có cay không?

Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói ….. Lần này bà chủ trả lời:

-Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!

Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch. Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ:

Lần này xem chị còn nói thế nào đây?

Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi:

-Ớt có cay không?

Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng:

-Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!

Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng:

-Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi.

Thật là thần kỳ! Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là …….

 Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.

  1. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
  2. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
  3. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
  4. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
  5. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
  6. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
  7. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
  8. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
  9. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
  10. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
  11. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
  12. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
  13. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
  14. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

 Nếu bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

 “Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”

 Đừng vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.” (Tiểu Thiện, dịch từ cmoney.tw)

Thủ-thuật mua/bán ở đời cũng tương-tự như tình-huống giao-dịch với nhau trong yêu-thương, hoặc hận-thù cũng thế thôi. Hận thù đằng đằng, có khi cả với người đồng Đạo, đồng-hương hay đồng thuyền, cũng đều thế. Tình-tự khi giao-dịch, có khi lại thấy khó khăn cứ xảy đến ngay sau lúc mình vừa dự thánh-lễ xong, hoặc vừa nói xong lời âu-yếm với ai đó.

Tình-huống yêu-thương ở đời người và/hoặc với người đời, nhiều lúc cũng khác-biệt, tuỳ người, tuỳ góc cạnh mình thủ-giữ. Nghĩa là, có lúc nắng ráo hoặc gặp đợt mưa thưa thớt  hoặc giữa trưa hè, nóng bỏng, rất yếu xìu.

Tình-huống thương-yêu trong giao-dịch còn tuỳ thuộc góc cạnh và/hoặc tư-thế mình đang chọn-lựa một dấn thân. Nói tóm lại, cũng thay-đổi như lòng người vào nhiều lúc.

Tình-huống đối-xử với mỗi người và muôn người cũng giống như lời ca ở nhạc, ta còn hát, rất như sau:

“Yêu em cho đến khi con tim ngừng đập,

Cho thiên thu là một giây.

Yêu em cho đến khi ong thôi làm mật,

Đến khi loài chim quên lối bay.

Khi ôm em trong tay anh nghe ngọt ngào,

Nếu đời là một giấc chiêm bao.

Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu,

Anh muốn yêu em dài lâu.

Anh muốn yêu em dài lâu.

Anh muốn yêu em đậm sâu.

Anh đã thương em từ lâu.”

(Đức Huy – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng có những lúc

Lực bất tòng tâm,

Cả trong yêu-thương, hờn giận

Đều là giữa Đạo làm người

ở trong đời.    

Blogger Mao Kobayashi qua đời ở tuổi 34 vì ung thư

Blogger Mao Kobayashi qua đời ở tuổi 34 vì ung thư

Mao Kobayashi và Ebizo Ichikawa
Bản quyền hình ảnh   MAO KOBAYASHI
Mao Kobayashi cùng chồng là diễn viên Ebizo Ichikawa và các con

Ngôi sao truyền hình người Nhật nổi tiếng vì blog về bệnh ung thư của chính mình, cô Mao Kobayashi, đã qua đời vì bệnh này hôm thứ Năm ở Tokyo, thọ 34 tuổi.

Được giới thiệu trong Mùa 100 Phụ nữ của BBC năm 2016, Mao Kobayashi bị chẩn đoán ung thư năm 2014 và quyết định viết về bệnh này.

Chồng cô, diễn viên kịch kabuki Ebizo Ichikawa, nói trên blog riêng rằng ngày vợ qua đời là ngày anh ‘khóc nhiều nhất trong đời’.

BBC Tiếng Việt giới thiệu lại một số đoạn trong bài đã đăng hôm 21/11/2016 về người phụ nữ này, qua lời kể của chính cô:

“Hai năm trước, khi tôi 32 tuổi, tôi bị chẩn đoán bị ung thư vú. Con gái tôi mới ba tuổi, con trai thì một tuổi. Tôi nghĩ: “Mọi việc sẽ đâu vào đấy vì tôi sẽ trở lại như trước sau khi tôi được điều trị và chữa lành bệnh.”

Nhưng mọi việc không dễ dàng như thế và giờ đây tôi vẫn còn bệnh ung thư trong người.

Tôi dấu bệnh trong suốt thời gian dài. Vì công việc của tôi đòi hỏi xuất hiện trên TV, tôi sợ mọi người biết tôi bị bệnh hay thấy yếu điểm của tôi. Tôi tìm cách tránh bị nhận ra khi tôi trên đường đến khám bác sĩ ở bệnh viện và tôi ngừng giao tiếp với mọi người để không bị phát hiện ra.

Nhưng dù tôi muốn quay trở lại sống như trước khi đổ bệnh, tôi đang dần dần lùi vào bóng tối, và ngày càng xa cách với con người mà tôi muốn trở thành. Sau 20 tháng sống như vậy, bác sĩ điều trị nói với tôi một câu làm cho tôi thay đổi suy nghĩ.

Mao Kobayashi
Bản quyền hình ảnh   MAO KOBAYASHI
Mao Kobayashi lúc còn làm việc ở đài truyền hình Nhật

“Đừng núp sau bệnh ung thư”, bác sĩ nói, và lúc đó tôi nhận ra đúng là tôi đã sống như vậy. Tôi đã lấy ung thư làm cái cớ để không còn sống nữa.

Nhưng tôi đã tự trách bản thân và nghĩ mình là “kẻ thất bại” vì không sống bình thường như trước khi bị phát hiện bệnh. Tôi đã núp sau nỗi đau của mình.

Cho đến thời điểm đó, tôi bị ám ảnh là mình phải đảm nhiệm mọi mặt của cuộc sống gia đình, như mẹ tôi vẫn luôn làm. Nhưng khi tôi đổ bệnh, tôi không làm được gì, chứ đừng nói đến làm hệt mọi việc, và cuối cùng, khi tôi phải vào viện, tôi phải xa các con.

Khi tôi buộc phải bỏ hết nỗi ám ảnh trở thành người mẹ hoàn hảo – điều thường làm tôi dằn vặt cả về thể xác và tâm hồn – tôi nhận ra rằng điều đó không đáng những gì tôi phải hy sinh.

Gia đình tôi – dù tôi không nấu ăn được cho họ hay đưa đón con ở nhà trẻ – vẫn chấp nhận tôi, tin vào tôi và yêu thương tôi như một người mẹ và người vợ, như trước giờ họ vẫn luôn như vậy.

Vì vậy tôi quyết định bước ra ánh sáng và viết một blog về cuộc chiến của tôi với bệnh ung thư, và khi tôi làm điều đó, nhiều người đã cảm thông với tôi và cầu nguyện cho tôi.

Và họ kể với tôi, qua những lời bình luận, về kinh nghiệm sống của họ, về việc họ đã chống chọi và vượt qua khó khăn của mình thế nào. Thì ra cái thế giới mà tôi từng sợ hãi lại thật là ấm áp và đầy tình thương yêu. Giờ đây tôi đã kết nối với hơn một triệu độc giả.

Nếu tôi qua đời ngay lúc này, mọi người sẽ nghĩ gì? “Tội nghiệp, cô ấy mới có 34 tuổi”? “Thật là tiếc, cô ấy để lại hai con nhỏ”?

Tôi không muốn mọi người nghĩ về tôi như thế, vì bệnh tật của tôi không phải là điều định nghĩa cuộc sống của tôi.

Cuộc sống của tôi phong phú và nhiều màu sắc – tôi đã thực hiện được nhiều ước mơ, có khi phải vất vả chống chọi với đời, và tôi đã gặp tình yêu của đời mình. Tôi đã may mắn được trời cho hai đứa con. Gia đình tôi yêu tôi và tôi rất yêu họ.

Tôi đã quyết định không để phí quỹ thời gian còn lại bị chi phối bởi bệnh tật. Tôi sẽ trở thành người tôi muốn.”

BIẾT SỢ

  BIẾT SỢ

Có những người quá nhát sợ.  Gặp con dán hay con chuột cũng co rúm người, mặt cắt không còn giọt máu.  Có những người, trái lại, chẳng biết sợ là gì.  Coi mạng sống nhẹ như tơ.  Lên xe là phóng như bay.  Liều lĩnh thường thiệt mạng.  Nhút nhát quá đâm hỏng việc.  Một đàng bất cập, một đàng thái quá.  Vì thế vấn đề không phải là sợ hay không sợ.  Vấn đề là phải biết phân định.  Biết những gì nên sợ và những gì không nên sợ.  Hôm nay Chúa Giêsu giúp ta phân định để biết sợ và không biết sợ.

Trước hết, Người dạy ta biết phân định giá trị.  Sự sống là quí giá ta phải trân trọng.  Mất sự sống là mất tất cả.  Tuy nhiên sự sống có nhiều cấp độ.  Có sự sống thân xác nhưng cũng có sự sống linh hồn.  Có sự sống đời này nhưng không có sự sống đời sau.  Sự sống đời này là chóng qua.  Sự sống đời sau vĩnh cửu.  Sự sống thân xác mau tàn.  Sự sống linh hồn bất diệt.  Ta phải yêu quí cả hai sự sống.  Nhưng khi không thể giữ gìn vẹn toàn cả hai thì phải biết chọn sự sống cao quí, vĩnh cửu, đó là linh hồn, là sự sống đời sau.

Người cũng dạy ta phân định thời cơ.  Thời cơ chỉ đến một lần.  Lỡ thời sẽ không bao giờ tìm lại được nữa.  Lỡ thời có thể hỏng cả cuộc đời.  Có thời cơ để rao giảng Lời Chúa.  Hiện nay, Lời Chúa bị che giấu, chỉ thì thầm bên tai, còn nhiều người chưa biết.  Ta được cơ hội đóng góp phần mình vào việc rao truyền Lời Chúa.  Nhưng sẽ đến ngày mọi sự kín đáo sẽ tỏ lộ.  Lời Chúa sẽ được mọi người nhận biết.  Bấy giờ cơ hội sẽ hết.  Có thời cơ tuyên xưng danh Chúa.  Khi còn ở trần gian, giữa những người chưa biết Chúa, giữa những thế lực thù địch, trong cơn gian nan, chính là cơ hội cho ta tuyên xưng danh Chúa.  Khi cuộc đời trần gian chấm dứt, cơ hội đó sẽ không còn.

Và sau cùng là phân định nguyên lý.  Thiên Chúa là chủ mọi loài.  Thiên Chúa nắm quyền sinh tử.  Thiên Chúa an bài mọi sự.  Con người chỉ là quản lý của Chúa trong một thời gian, trong một vài lĩnh vực.  Khi thời gian chấm dứt, chính Thiên Chúa xét xử và thưởng công, trừng phạt.

Khi đã có những phân định rõ ràng ta sẽ biết sợ và biết không sợ.

Biết sợ Chúa là Chủ tể mọi loài, mọi sự.  Không những làm chủ thân xác mà còn làm chủ cả linh hồn.  Không những làm chủ đời này mà còn làm chủ cả cuộc đời sau.

Biết sợ mất linh hồn.  Linh hồn là món quà cao quí nhất Thiên Chúa tặng cho con người.  Sự sống của linh hồn là sự sống Thiên Chúa ban, hạnh phúc vĩnh cửu bên Chúa.  Mất linh hồn là mất tất cả.  Như Chúa Giêsu vẫn nhắc nhở: “Được lời lãi cả thế gian mà phải mất linh hồn thì nào được ích gì?”

Biết sợ lỡ thời cơ.  Hãy biết làm việc khi còn ban ngày, khi trời còn sáng, khi ta còn sống.  Thời cơ chỉ đến một lần, nếu ta không tận dụng sẽ lỡ cả một đời.  Như những cô trinh nữ khờ dại chỉ còn đứng ngoài cửa Thiên đàng mà than khóc.  Như người đầy tớ lười biếng chôn giấu nén bạc phải khóc lóc nghiến răng.

Khi đã biết sợ như thế, ta sẽ không sợ người đời, vì người đời chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn.  Ta sẽ không sợ mất mạng sống, vì sự sống thân xác nay còn mai mất, chẳng tồn tại lâu dài.  Ta sẽ không sợ khổ hình hành hạ thân xác, vì khổ hình rồi cũng sẽ qua.

 Nói không sợ cũng không đúng hẳn.  Đau đớn khổ cực ai mà không sợ.  Nhưng như Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu, dù sợ vẫn cứ bước vào cuộc khổ nạn, Người môn đệ vẫn can đảm tuyên xưng danh Chúa, vẫn kiên trì rao giảng Lời Chúa, chấp nhận tất cả những khó khăn hiểm nguy đe doạ, rình rập, chấp nhận những đau đớn thua thiệt chóng qua đời này, với niềm tin vững chắc rằng chính Thiên Chúa là Cha nhân lành an bài mọi sự, Người sẽ ban thưởng cho ta phần thưởng không gì so sánh được, đó là hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.

Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Amen.

 ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Langthangchieutim gởi

Điều 19 Bộ luật hình sự – ‘Bất cập, thù nghịch và những mối lo an ninh’

Điều 19 Bộ luật hình sự – ‘Bất cập, thù nghịch và những mối lo an ninh’

Lan Hương, phóng viên   RFA
2017-06-21

Quốc hội Việt Nam chiều ngày 20 tháng 6 thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, trong đó có Điều 19 (không tố giác tội phạm) bị giới luật sư phản đối mạnh mẽ.

“Sự thụt lùi của nền tư pháp”

Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự quy đinh rõ như sau:

Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Nay lại tròng thêm vào cổ luật sư trách nhiệm tố tụng thân chủ nữa, tôi cho đây là một điều rất bất lợi và một bước thụt lùi của nền tư pháp Việt Nam vốn đã có nhiều bất cập.
-LS Ngô Ngọc Trai

Nói với đài RFA, luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội cho rằng khoản 3 điều 19 quy định luật sư phải tố giác thân chủ mà Quốc hội vừa thông qua là một sự xâm hại nghiêm trọng đến hoạt động hành nghề của luật sư bào chữa và là một sự thụt lùi của nền tư pháp Việt Nam:

Luật sư bào chữa ở Việt Nam lâu nay đã phải chịu rất nhiều khó khăn, trở ngại từ các quy định bất cập và từ sự thiếu thiện chí của các cơ quan ban ngành tố tụng rồi. Đến nay lại tròng thêm vào cổ luật sư trách nhiệm tố tụng thân chủ nữa, tôi cho đây là một điều rất bất lợi và một bước thụt lùi của nền tư pháp Việt Nam vốn đã có nhiều bất cập. Tôi cho rằng đây là một điều hết sức đáng tiếc và đáng chê trách, chê trách các vị đại biểu Quốc hội đã thông qua một quy định như vậy.

Trong khi đó luật sư Võ An Đôn thuộc đoàn luật sư Phú Yên cho rằng điều 19 này sẽ gây ra những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của người luật sư. Ông giải thích:

Điều này hoàn toàn trái với lương tâm, đạo đức của một người luật sư. Bởi vì luật sư có nghĩa vụ bảo vệ thân chủ của mình. Đồng thời bị can, bị cáo rất tin tưởng ở luật sư mới trình bày rõ nội dung vụ việc. Mình có nghĩa vụ bào chữa, giảm nhẹ tội cho họ nhưng giờ lại đi ngược lại tố cáo họ là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và sẽ làm mai một nghề luật sư của Việt Nam.

Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, đặc biệt là khoản 3 điều 19 được trình lên quốc hội vào hối cuối tháng 5 vừa qua và đã gây ra rất nhiều phản ứng gay gắt từ giới luật sư. Họ dẫn chứng rằng nếu luật sư có trách nhiệm tố giác tội phạm thì lại trái với quy định của công ước quốc tế, vì luật sư phải bảo vệ quyền riêng tư và những bí mật của các thân chủ của mình.

Quốc hội trước khi thông qua điều luật này, nói rằng đã tham khảo ý kiến giới luật sư và những nhà làm luật cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giớ như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha. Một số đại biểu cho rằng ở nước ngoài trong những trường hợp nhất định, luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia

Chúng tôi đã liên lạc với Giáo sư Tạ Văn Tài, hiện là giảng viên luật trường đại học Havard, Hoa Kỳ về quy định những trường hợp luật sư phải tố cáo thân chủ và được ông cho biết:

000_Hkg10109894-622.jpg
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa. AFP

Bên Mỹ họ cũng cho phép luật sư được giữ kín về tội luật sư biện hộ nhưng nếu là tội dự định tương lai, tức là đang dự mưu xâm hại an ninh quốc gia thì có thể tố cáo ra được. Luật Mỹ cũng nói rõ tội gì mình đang biện hộ thì không được nói ra, đó là quyền tôn trọng bảo mật thông tin giữa luật sư và thân chủ.

Luật sư Ngô Ngọc Trai đồng tình với nhận định của Giáo sư Tạ Văn Tài, ông bổ sung thêm rằng ở nước ngoài luật sư có quyền được tiết lộ còn ở Việt Nam là nghĩa vụ:

Nước ngoài họ quy định bình thường luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật của thân chủ nhưng người ta trao quyền cho luật sư được miễn trừ trách nghiệm nghĩa vụ này, tức là có quyền tiết lộ thông tin của thân chủ nếu biết được là thân chủ chuẩn bị phạm vào tội rất nghiêm trọng. Họ quy định luật sư có quyền như vậy, nhưng Việt Nam lại quy định thành nghĩa vụ thay vì là quyền, mà không chỉ là nghĩa vụ đơn thuần mà còn có thể bị xử lý hình sự nếu không tố giác tội phạm nữa.

Thù nghịch với giới luật sư?

Điều luật 19 vừa được thông qua chỉ nhắm trực tiếp đến hai tội danh xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng.

Luật sư Ngô Ngọc Trai chỉ ra những bất cập trong các tội danh được quy định tại điều luật này:

Theo luật Việt Nam danh mục các tội về xâm phạm an ninh quốc gia rất rộng. Nhiều hành vi không có nội hàm rõ ràng. Ở nước ngoài các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia tôi hiểu là những hành động như đặt bom khủng bố, giết người hàng loạt, hay chất độc hóa học… Nhưng Việt Nam nhiều khi là sự lên tiếng phản ánh những bất cập, sai trái của hệ thống pháp luật, cũng như sai trái của các ban ngành cũng bị quy là chống nhà nước và xâm phạm an ninh quốc gia.

Việt Nam hiện có 3 điều quy định tội phạm xâm hại an ninh quốc gia bị quốc tế chỉ trích nặng nề đó là điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích quốc gia, điều 88 tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, và điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền. Cộng đồng quốc tế chỉ trích rằng đây là những điều luật mơ hồ, rất dễ quy tội cho những người lên tiếng bất đồng quan điểm chính trị và vi phạm quyền tự do ngôn luận của con người.

Dù luật quyết định như vậy nhưng riêng tôi dù biết thân chủ phạm tội gì nhưng vì đạo đức tôi thà vi phạm luật chứ không tố cáo thân chủ của mình.
-LS Võ An Đôn

Những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền hay môi trường của Việt Nam hiện đang bị bắt giam hầu như đều bị quy vào một trong 3 điều này.

Một bất cập khác theo luật sư Ngô Ngọc Trai gây ra sự bất bình lớn trong giới luật sư đó là điều luật này đụng chạm đến mảng hoạt động chính của luật sư ở Việt Nam đó là tội danh đặc biệt nghiêm trọng. Ông giải thích sở dĩ đây là mảng hoạt động chính là vì dân Việt Nam còn nghèo nên họ không đủ khả năng để thuê luật sư cho những tội nhẹ, mà chỉ khi phải đối diện với án chung thân hoặc tử hình họ mới nhờ đến luật sư hoặc được chỉ định luật sư.

Còn theo luật sư Võ An Đôn, điều luật này nhằm gây khó khăn cho giới luật sư nhân quyền vốn đã từng bị Việt Nam “không ưa”, luôn tìm cách o ép:

Những luật sư nhân quyền chuyên đi làm những án điều 79, 88, 258 và những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia trước đây gặp rất nhiều áp lực. Những năm trước đây khi Internet và Facebook chưa phát triển những luật sư tham gia các án này đều bị tìm mọi cách loại ra khỏi giới luật sư. Bây giờ nhờ mạng xã hội phát triển, chính quyền không dám mạnh tay như trước đây nữa nhưng vẫn gây khó khăn và hiện nay giới luật sư đến 13.000 hay 14.000 người nhưng những luật sư nhân quyền được dăm ba người đếm trên đầu ngón tay.

Bản thân luật sư Võ An Đôn cũng từng bị Sở tư pháp và Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên nhiều lần kỷ luật với hình thức nặng và dọa thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư khi ông tham gia bào chữa vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết dân ở Phú Yên năm 2015.

Trong khi đó Giáo sư Tạ Văn Tài thì cho rằng điều luật này là một cách để gây khó cho những người bị quy vào các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, cho thấy Việt Nam ngày càng thắt chặt hơn các vấn đề liên quan đến an ninh.

Trước thông tin điều 19 được thông qua, luật sư Ngô Ngọc Trai nói rằng trước mắt ông sẽ vẫn phải làm theo luật này bởi vì đây là quyết định của Quốc hội, nhưng dần dần qua từng vụ việc giới luật sư sẽ chỉ ra những bất cập để nền tư pháp Việt Nam được tiến bộ hơn. Tuy nhiên, luật sư Võ An Đôn lại nói rằng bản thân ông sẽ không thực hiện điều luật trái lương tâm này:

Dù luật quyết định như vậy nhưng riêng tôi dù biết thân chủ phạm tội gì nhưng vì đạo đức tôi thà vi phạm luật chứ không tố cáo thân chủ của mình

Luật sư Võ An Đôn cho biết luật sư không tố giác thân chủ theo điều luật này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng ông không biết cụ thể hình phạt là gì.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội thông qua với 88,39% đại biểu tán thành và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

CẦU NGUYỆN CHUYÊN NGHIỆP

CẦU NGUYỆN CHUYÊN NGHIỆP

Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận thuật trong chứng từ: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người cầu nguyện, cầu nguyện không ngừng và tha thiết.  Một ngày ngài vào Nhà Nguyện cầu nguyện đến bảy lần và nhất là cầu nguyện ban đêm.  Vì Đức Giáo Hoàng là bạn của tôi.  Nên hồi còn làm Linh Mục, Giám Mục, rồi Hồng Y, mỗi khi đến Roma thì ngài đến trọ ở nhà tôi.  Nhưng có nhiều lần tôi gặp ngài ban đêm và thấy ngài cứ nằm sấp, hai tay giang ra như hình Thánh Giá như vậy, nằm trên sàn đá ở Nhà Nguyện.  Tôi sợ ngài đau, hoặc bị cảm, sưng phổi, nên tôi phải làm cái nền Nhà Nguyện bằng gỗ cho ngài nằm!”  Đức Hồng Y Thuận nhận xét: “Đức Giáo Hoàng cầu nguyện luôn như vậy, cầu nguyện nhiều lắm, hoàn toàn tín thác, tin tưởng nơi Đức Mẹ.  Vì thế, ngài không tiếc gì và không sợ gì, dám làm những chuyện mà người khác không dám làm.”

Đức Hồng Y Fx. Thuận kể thêm: “Có lần tôi đi qua bên Mêhicô năm 1999.  Đức Thánh Cha tới trước. Ngài đến để công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Mỹ Châu” (Ecclesia in America) và ngày cuối cùng, 26.1.1999, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ giới trẻ ở sân vận động.  Gặp xong, khi về nhà, Đức Thánh Cha nói với Đức Sứ Thần Tòa Thánh: “Mệt quá hè!  Thôi đi ngủ!”  Chính Đức Sứ Thần Tòa Thánh về sau thuật lại với tôi: “Lúc ấy tôi mệt quá sức, nên khi nghe Đức Thánh Cha nói: “Thôi đi ngủ!” Tôi mừng quá, vì tôi mệt rã người ra rồi…  Tôi thì sợ không biết Đức Thánh Cha có thức dậy nổi không, nhưng ngài lại dặn dò tôi: “Sáng mai, nếu Đức Cha muốn đồng tế với tôi thì vào Nhà Nguyện, chúng ta đồng tế với nhau.”

Đức Sứ Thần kể tiếp với tôi: Tôi về phòng, ngủ một giấc, ngủ say, sáng hôm sau, thức rồi mà chưa muốn dậy nữa!  Nhưng tôi phải lo, trước 8 giờ, tôi chạy tới phòng Đức Thánh Cha, thấy anh sĩ quan vệ binh Thụy Sĩ gác ở đó, tôi hỏi: Anh có thấy Đức Thánh Cha chưa? – Dạ có! – Anh thấy lúc nào? – Thưa con thấy Đức Giáo Hoàng lúc 12 giờ đêm…  Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp: Vậy ngài đi đâu? – Thưa đi Nhà Thờ?  Tôi kinh ngạc hỏi lại: Ngài đi Nhà Thờ lúc 12 giờ đêm? – Dạ đúng, ngài đi lúc 12 giờ đêm. – Vậy ngài có về phòng không? – Dạ không!  Ngài có dặn con rằng: Sáng mai, nếu Đức Sứ Thần Tòa Thánh đến tìm cha, thì nói ngài vô Nhà Thờ, cha đợi ngài đồng tế!  Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với Đức Hồng Y Thuận: Mình mệt như vậy, mà Đức Giáo Hoàng thì thức cả đêm!  Lại vào Nhà Thờ ở với Chúa cả đêm.  Và Đức Hồng Y Thuận kết luận: Đối với Đức Thánh Cha, cầu nguyện như thế là chuyện bình thường… (Chứng từ của Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận).

Tin Mừng theo Thánh Luca, “Đức Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng.”  Cần kiên nhẫn cầu nguyện, tận tình như bà goá nọ, cứ mãi nài van ông thẩm phán thiếu lòng thương xót, minh oan cho bà.  Tuy Thiên Chúa luôn tràn đầy Lòng Thương Xót, nhưng tín hữu cầu nguyện cần đúng đắn nhận thức thân phận thụ tạo, tự hạ, luôn bền chí, chuyên tâm, kiên cường, trong Tin Cậy Mến.

Thành tín cầu nguyện

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường sấp mình cầu nguyện là tấm gương hạ mình sáng chói cho tất cả Kitô hữu noi theo.  Tự hạ với lòng tin chân thành, nồng nhiệt, lời cầu nguyện mới xứng đáng dâng lên Thiên Chúa, chứ không phải chỉ khuya môi múa mép, hay tuân thủ nghi thức bên ngoài.  Nếu không, thì thật đáng buồn, khiến Đức Giêsu lại phải trách: “Ngôn Sứ Isaia thật đã nói rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7, 6 ).

Thành tín là chìa khoá mở vào phòng cầu nguyện, là điều kiện tiên quyết để dâng lên Chúa tất cả tâm tình biết ơn, cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen biết bao hồng ân Chúa, ban tặng cho tất cả mọi loài thụ tạo trong từng giây phút cuộc đời. Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được (Mt 21, 22).

Thánh Giacôbê Tông Đồ luôn khuyên nhủ tín hữu xác tín mà cầu nguyện: “Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống” (Gc 1, 6). 

Kính mến cầu nguyện

“Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 6 và 16), nên cầu nguyện còn là cuộc gặp gỡ nóng bỏng lòng mến của người con với Cha nhân từ.  Ngài không bao giờ từ chối điều gì có lợi ích cho phần rỗi con cái.  “Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư?  Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao?  Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư?  Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người.” (Lc 11, 11-13).

Kính mến Chúa qua việc lắng nghe, vâng phục tuân giữ Lời Chúa thực thi Thánh Ý.  “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14, 23).  Lời Đức Giêsu hằng mời gọi luôn tỉnh thức và cầu nguyên, hầu được cứu rỗi.  “Hãy tỉnh thức luôn, cầu nguyện xin cho sức tránh thoát mọi điều sắp xảy đến, và được đứng vững trước mặt Con người”. (Lc 21, 36).

Trông cậy cầu nguyện

Cứ bền tâm vững chí, hoàn toàn phó thác, cậy trông vào quyền năng vô biên của Chúa, người Kitô hữu sẽ không phải chịu thất vọng, không bao giờ về tay trắng.  Cứ kiên trì vững cậy.“Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.  Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (Lc 11, 9-10).

Đức Giêsu đã công khai hứa ban cho những ai nhân danh Người mà kêu xin, thì Người sẽ ban cho để Danh Chúa được cả sáng: “Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.  Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.” (Ga 14, 13-14).

Dẫu chịu khốn khó, thử thách liên tục, vẫn cứ mãi kiên trì cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, như thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Roma hãy trung kiên: “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12, 12).

“Chúa dạy đọc kinh để giúp con cầu nguyện, nhưng việc chính là gặp gỡ, nói chuyện giữa Cha và con: “Khi con cầu nguyện, đừng lo phải nói gì!  Hãy vào phòng đóng cửa, cầu nguyện với Cha của con cách kín đáo, và Cha con thấy mọi sự, sẽ nghe lời con.”  Không cần hình thức, chỉ cần tâm tình phụ tử” (Đường Hy Vọng, số 127).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lửa mến nồng nhiệt, niềm tin chân thành, lòng cậy vững bền, để chứng con luôn khao khát tìm đến với Chúa tâm sự, qua cầu nguyện liên lỉ suốt đời.  Khấn xin Mẹ dạy chúng con siêng năng cầu nguyện, để chúng con biết lắng nghe Lời Chúa, quyết tâm thực hành Thánh Ý, cũng như dâng lên Chúa tất cả niềm vui, nỗi buồn, thành công, lẫn thất bại, để được Chúa yêu thương an ủi, che chở và cứu độ.  Amen!

 AM. TRẦN BÌNH AN

Langthangchieutim gởi

8 câu chuyện cho thấy tình hình nguy kịch của xã hội Trung Quốc

Mời xem 8 câu chuyện này có câu chuyện nào giống với xã hội Việt Nam cộng sản hôm nay.

  •   *     *      *

8 câu chuyện cho thấy tình hình nguy kịch của xã hội Trung Quốc

1. Cô gái bị xe đâm cầu xin lái xe đừng cán chết mình

Cô gái dưới gầm xe liên tục kêu đau và xin "đừng cán chết tôi".
Cô gái dưới gầm xe liên tục kêu đau và xin “đừng cán chết tôi”.

Một vụ tai nạn xe xảy ra tại xã Huỳnh Dương, tỉnh Hà Nam, cô gái bị xe đâm trúng mắc kẹt dưới bánh xe, cô liên tiếp kêu đau và khẩn cầu “đừng cán chết tôi”. Câu nói “đừng cán chết tôi” của cô gái cho thấy một sự khủng hoảng niềm tin đối với xã hội đáng để người ta phải suy nghĩ. Xã hội thiếu mất sự chân thành, mức độ tin tưởng giữa người với người bị hạ thấp, quan hệ với nhau trở nên lạnh lùng… Dường như con người ngày càng bước vào một ‘xã hội không quen biết nhau’.

2. Con trai chết đuối, bạn học gọi 56 cuộc để báo tin nhưng gia đình người bị nạn cho rằng là lừa đảo

Một thanh niên họ Trì tại Vũ Hán vị đuối nước tử vong, bạn học gọi liên tiếp 56 cuộc điện thoại để báo tin cho người cha quê ở Phúc Kiến và người thân, nhưng họ đều không tin và cho rằng người gọi điện là kẻ lừa đảo. Cuối cùng người bạn gọi điện cho anh trai thanh niên họ Trì này, nói rõ ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên họ người thân thích thì người này mới bán tín bán nghi, sau đó gọi điện cho em gái đang ở Vũ Hán, bảo cô này đến xem cụ thể thế nào. Sau khi đích thân xác nhận sự thực, người thân mới tin và gào khóc.

3. Nghề ăn xin kiếm được nhiều tiền, sự đồng cảm ngày càng không đáng giá

Tại Trùng Khánh có một người ăn xin họ Diêu, trước đây thường hành nghề một mình tại khu tàu điện ngầm. Về sau người này cùng vợ, mỗi người dẫn một đứa con, giả vờ chân bị tàn phế không đi lại được để lừa sự cảm thông của hành khách, cứ như thế 3, 4 năm trôi qua. Người ăn xin họ Diêu này nói, mỗi ngày kiếm được 500 tệ ( khoảng 1,6 triệu đồng) là anh ta kết thúc công việc. Anh ta mua 2 căn nhà tại Nam Kinh, dùng cách vừa ăn xin vừa đi du lịch đến các nơi như Hồng Kông, Ma Cao để mua sữa bột cho con. Cư dân mạng Trung Quốc than rằng: “Làm sao chịu nổi đả kích này đây!”

4. Sửa ngày sản xuất sữa bò

Sở Công thương tỉnh Chiết Giang thông báo, gần 3.000 hộp sữa gần hết hạn của hãng Mengniu bị thay đổi ngày sản xuất và đem ra bán. Công ty Mengniu cho biết: “Chuyện này là do giám đốc chi nhánh của công ty tại thị xã Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang thông đồng với người khác, Mengniu hiện đang phối hợp với Sở Công thương, Bộ Công an để điều tra vụ án này”, đồng thời cam kết thu hồi và đổi lại những hộp sữa trong vụ án này. Một lần nữa sữa bò lại làm tổn thương trái tim người Trung Quốc.

5. Vận động viên bị thương rớt lại phía sau, CCTV đã có chuẩn bị từ trước

Vận động viên La Vũ
Vận động viên Lưu Vũ

Vận động viên Lưu Vũ của Trung Quốc bị thương trong Olympic Luân Đôn, chân vừa nhảy vừa rời khỏi trường thi đấu. Một lần nữa vở kịch anh hùng lại được diễn, Đài Truyền hình Trung ương CCTV nghẹn ngào giải thích làm khán giả không khỏi xúc động. Tuy nhiên vết thương của Lưu Vũ đã được CCTV biết trước. Có trang báo đưa tin về việc này nói: “Lưu Vũ biết, CCTV biết, lãnh đạo biết, chỉ có khán giả ngốc nghếch chờ đợi kỳ tích”. Cư dân mạng thì nói: “Ngay cả Lưu Vũ cũng bị lợi dụng để lừa gạt thu hút khán giả, chúng ta còn có thể tin gì nữa đây?”

6. Quyên góp nạn lũ ở Bắc Kinh bị hàng ngàn cư dân mạng chửi rủa

Sau trận mưa lớn ngày 21/7/2012, chính quyền thành phố Bắc Kinh phát đi thông tin trên Weibo kêu mọi người quyên góp, nhưng cư dân mạng lại không tin, và có hàng ngàn câu trả lời “quyên cái em mày” (một thuật ngữ của dân mạng Trung Quốc ý chỉ không tin tưởng vào công việc từ thiện nào đó). Trong cuộc họp báo sau đó, Phó hội trưởng Hội Chữ thập Đỏ Trung Quốc Triệu Bạch Cáp nói ông không hiểu “quyên cái em mày” là có ý gì, nhưng bất cứ tình cảm nào của người dân đều là động lực quan trọng để Hội Chữ thập Đỏ thay đổi cách làm việc hiệu quả hơn.

 

7. Người già ngã không ai đỡ, người nước ngoài nhìn thấy vừa khóc vừa mắng

Một người lớn tuổi bị ngã trên đường Hoài Hải, thành phố Thượng Hải, đầu bị va đập khiến chảy nhiều máu. Người xung quanh gọi điện thoại cấp cứu nhưng không có ai dám đỡ dậy. Một phụ nữ nước ngoài đi qua, nhìn thấy tình cảnh đáng thương liền lớn tiếng mắng người xung quanh lạnh nhạt, đồng thời người phụ nữ này còn lấy tiền của mình ra với ý muốn trả tiền thuốc thang viện phí. Sau đó cảnh sát đến hiện trường và gọi cấp cứu lần nữa, cuối cùng cụ già cũng được đưa đi viện.

8. Giày da biến thành sữa chua, nỗi khiếp sợ vẫn còn

Mấy năm nay, chức năng của giày da luôn được mở rộng, trở thành “Bách biến tinh quân” trong giới thực phẩm, dược phẩm ở Trung Quốc. Từ đó, giày da không những được người ta đi dưới chân, mà còn được sửa sang tô vẽ, và lên bàn ăn của con người. Nó có thể là sữa chua, có thể là thạch rau câu, có thể là viên thuốc con nhộng. Cư dân mạng còn nhiệt tình chế giễu “Bách biến tinh quân” giày da: “Muốn ăn thạch rau câu, hãy liếm giày da; muốn ăn sữa chua, hãy liếm giày da; bị cảm cúm muốn uống thuốc, hãy liếm giày da”.

Giới trẻ Trung Quốc sinh ra và lớn lên trong một môi trường như thế, toàn bộ xã hội đều bị bao trùm bởi làn khói mù không tin tưởng nhau. Người ta bị rơi tuột vào hố sâu của khủng hoảng niềm tin, muốn được an toàn, nhưng không biết đặt vào đâu. Trong luồng không khí lạnh lẽo ấy, rất nhiều người đã đặt câu hỏi là vì sao. Cũng có người nói, nghèo đến cực điểm còn có thể phất cờ nổi dậy, chứ đạo đức xã hội biến mất rồi thì cơ hội để vực dậy cũng không còn có nữa.

Đạo đức tiêu vong còn nguy hiểm hơn cả bần cùng

Trung Quốc hiện nay, ở góc độ “sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy”, đó là một xã hội phồn hoa ẩn chứa nguy cơ bốn bề. Vật chất dù phồn vinh, nhưng thế giới tinh thần lại vô cùng hoang phế hư không. Con người sống trong thời đại buông thả, coi tiền bạc là trên hết, phương diện luân lý đạo đức có quá nhiều thay đổi so với thời “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” còn thịnh vượng, thay vào đó giờ đây chỉ còn có tự tư, giả tạo, thờ ơ, hủ bại, v.v…

1. Khủng hoảng tín ngưỡng

Không ít người dân Trung Quốc không còn có lý tưởng, không có tín ngưỡng, chỉ biết oán trời trách đất, nhưng bản thân lại không muốn trả giá bằng bất cứ thứ gì, hàng ngày ăn không ngồi rồi chỉ biết chìm đắm trong hưởng lạc của cuộc sống, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan lan tràn.

2. Đạo đức dần biến mất

Con người bây giờ vì thăng quan mà a dua nịnh hót, vì tư lợi mà không từ thủ đoạn, đối mặt với cái ác mà im lặng không nói gì, thấy nỗi bất hạnh của người khác mà vui mừng trong lòng, thấy người khác sức yếu thế cô mà hống hách ức hiếp. Dưới sự thúc đẩy của kim tiền, sự cuồng nhiệt, đạo đức, hiền tài, liêm khiết đều bị vứt xó, ‘nhân nghĩa lễ trí tín’ bị vứt bỏ, các hiện tượng xã hội đáng lên án liên tiếp xuất hiện như ngược đãi cha mẹ, vứt bỏ con cái, hút hút ma túy, cờ bạc, bán dâm, v.v. Hàng ngày chúng ta đều có thể thấy các tin tức như giết người, trộm cướp, tham ô, hối lộ, mua bán ma túy… Rất nhiều người đã mất hoàn toàn nhân cách cơ bản của con người như: lòng tự tôn, dũng cảm, thiện lương. Người Trung Quốc xưa kia vốn không biết đến cửa chống trộm là gì thì nay nó được lắp đặt khắp nhà, nhưng chống cũng không thể chống hết được, chi phí cho việc phòng chống trộm trên toàn Trung Quốc là con số thiên văn không thể ước lượng.

 

3. Giả dối tự tư

Toàn xã hội ngập tràn giả dối: thuốc lá giả, rượu giả, thuốc giả, tình giả, ý giả, lời giả dối, văn bằng giả, văn hóa giả, con số giả, thành tích giả, thông tin giả, tin tức giả, ngay cả ảnh cũng có thể giả, lãnh đạo xuống cấp dưới kiểm tra, chuẩn bị đến chỗ nào thì chỗ đó sẽ được sắp đặt trước để giả giàu có và phát triển…

Công trình nghiệm thu chất lượng, đưa tiền nhiều thì đánh giá tác động môi trường sẽ trong ngưỡng cho phép, đưa tiền ít thì chưa đạt ngưỡng, thật chỉ biết chạy theo lợi ích mà không thèm đếm xỉa gì tới luân lý. Nhiều người trong mắt chỉ có tiền, chỉ tìm con đường có tiền mà đi. Ngay cả thanh niên cũng nhiễm độc hại, học sinh lựa chọn ngành học cũng vì sau này có thể kiếm được nhiều tiền. Các ngành học như triết học, lịch sử, địa lý thì chẳng ai ngó ngàng tới. Một số người cũng được coi là có “văn hóa”, nhưng là thứ văn hóa phù phiếm như “văn hóa” đồ ăn nhanh, “văn hóa” sắc tình, “văn hóa” giết người, “văn hóa” rác rưởi. Trên xe bus công cộng dán đầy những hình ảnh mang tính bạo lực giết người, lại còn quảng cáo khắp nơi. Có nhiều người “nghèo” đến nỗi chỉ còn sót lại tiền, họ trở thành robot chuyên kiếm tiền, vì tiền mà có thể giết người phóng hỏa. Trước đây, tại nông thôn, mỗi khi mở hội họp, mọi người đều tranh nhau đến, còn bây giờ thì phải cho tiền để người ta đến. Ngay cả phóng viên muốn chụp ảnh một con trâu, cũng phải trả tiền cho chủ nhân của con trâu đó. Cư dân mạng than thở: “Xã hội này còn điều gì có thể làm cảm động lòng người đây?

4. Đạo đức xã hội bị lãng quên

Tâm kính trọng trời đất của người Trung Quốc xưa hiện nay không còn nữa, luân lý ngược với lẽ thường, lòng người biến đổi thành hiểm ác. Nhiều người trong môi trường công cộng lạ lẫm đã cố ý phá hoại quy tắc chung. Ai cũng chiếm đoạt tài nguyên một cách điên cuồng, làm môi trường trở nên xấu xí, lẽ nào giọt nước cuối cùng lại không phải là nước mắt của con người sao?

5. Giải trí phù phiếm chiếm cứ không gian phát triển chân thiện mỹ

Mở tivi lên, phần lớn là các chương trình vô bổ, nhí nhố, bạo lực, tuyên truyền… Trong đó những thứ làm người xem cảm động, đề cao tình người và mang tính giáo dục quá ít. Các kênh truyền thông cũng chạy theo tiền, chỉ cần thu hút được ánh mắt theo dõi của khán giả thì việc gì họ cũng dám làm.

Căn nhà dù bạc tỷ, nhưng chỉ một ngọn lửa là có thể thiêu rụi thành tro bụi, điện thoại dù hấp dẫn cũng chỉ mang lại cảm giác hạnh phúc trong khoảng một tháng, xe thì được một năm, nhà có thể là 10 năm, nếu chỉ có vật chất thôi thì không thể mang lại hạnh phúc lâu dài và bền vững. Người Trung Quốc nếu muốn thay đổi và xóa bỏ những vấn đề của xã hội, cần phải coi trọng tác dụng giáo dục của văn hóa, dùng văn hóa để nuôi dưỡng chân thiện mỹ của con người, nuôi dưỡng hành vi và tập quán văn minh, coi trọng đạo đức, thì mới có cơ may còn cứu vãn được tương lai của dân tộc.

Trí Đạt

Xem thêm:

Dân chủ là mua bảo hiểm

Dân chủ là mua bảo hiểm

 

Ngô Nhân Dụng

“Những ai đang chuẩn bị tâm tư, trí não bàn chuyện thiết lập tự do dân chủ ở nước Việt Nam nên chú ý đến câu hỏi quan trọng này: Làm cách nào giới hạn quyền hành của người cầm quyền, kể cả những người do dân tự do bầu lên?

Khi chúng ta mua được thứ bảo hiểm đó rồi thì có thể yên tâm hơn. Chính trị một quốc gia có thể đầy những chuyện bất ngờ, như Macron, Trump hoặc Brexit cho thấy, nhưng người dân vẫn yên tâm. Vì chế độ của họ đã mua bảo hiểm rồi!

Nói như Winston Churchill, Chế độ Dân chủ là thể chế (chọn người cầm quyền) dở nhất. Nó chỉ đỡ tai hại hơn tất cả những thể chế khác đã đem thử trên trái đất này” – Ngô Nhân Dụng.

Ở Việt Nam giờ đây, dân Việt đang dốc toàn tâm toàn ý vào việc nhanh chóng hất lão già khú đế ra khỏi 90 triệu cái vai đã mỏi nhừ bởi lão ngự lên đó từ suốt mấy chục năm nay, lên rồi cứ nghênh ngang không chịu xuống, khiến đẻ ra không biết bao nhiêu điều tồi tệ, làm cho sức vóc dân mỏi mòn đến cạn kiệt, lê lết tấm thân tàn từ thế kỷ XX sang đến thế kỷ XXI đã được 17 năm rồi mà nhìn con đường phía trước của nhân loại vẫn còn xa tít tắp, mỏi gối chồn chân e cũng không sao theo kịp.

Không chỉ thế, lão già càng già càng giở quẻ, trước kia còn che giấu thói phàm ăn của lão, còn nay thì công khai “ăn không chừa thứ gì”, ăn chưa thỏa thì chẹn ngay họng 90 triệu thằng dân khênh lão ở dưới, thằng nào có vẻ béo bở nhất cứ việc cướp lấy mà ăn, mặc cho lũ chúng đứa nào đói rã họng cứ đói, đứa nào chết cứ chết, đứa nào dám đấu khẩu thì đã có cả một đội quân đầu gấu lưu manh tay sai của lão dần cho nhừ tử và lôi vào nhà giam – ấy gọi là “đúng quy trình”.

Cho nên những gì học giả Ngô Nhân Dụng lưu ý, dân chúng chúng tôi xin ghi nhớ, nhưng xin coi đó là mục tiêu phấn đấu của chặng đường thứ hai – chặng đường xây dựng những điều luật hệ trọng nhằm củng cố thể chế dân chủ sau khi đã loại bỏ được thể chế độc tài và đặt được lớp gạch tự do dân chủ làm nền tảng cố kết đầu tiên cho một đất nước Việt Nam hiện đang trong tình trạng phân rã về mọi mặt.

Trước khi tìm ra một cơ chế hữu hiệu “ngăn cản kẻ thắng cử trở thành bạo chúa” hãy khẩn trương nghĩ đến một cơ chế có hiệu lực “sờ gáy kẻ bạo chúa đương quyền”. Nhiệm vụ phía trước của cả dân tộc Việt Nam vẫn còn rất nặng.

Bauxite Việt Nam

Một điều học được qua những cuộc bỏ phiếu toàn quốc ở Anh, Mỹ, Pháp trong một năm qua là người ta rất khó đoán trước kết quả. Khó đoán trúng được cử tri sẽ bầu cho đảng nào (Pháp), ứng cử viên nào (Mỹ), hoặc đường lối nào cho quốc gia (Anh). Những chuyên viên nghiên cứu dư luận cũng thất bại. Bởi vì, mặc dầu vẫn nắm vững những phương pháp rất khoa học, nhưng vì thái độ và hành động của các cử tri thay đổi bất ngờ nên các giả thuyết họ đặt ra về tâm lý con người có lúc hoàn toàn sai. Có những cử tri luôn trung thành với một đảng bỗng chán không thèm đi bầu cho ai cả. Có những người chẳng thiết tha đến chuyện bầu cử bỗng nổi nóng quyết tâm đi bỏ phiếu cho một người mình thích!

Năm ngoái, bên Anh, vụ “Brexit” làm mọi người choáng váng. Khi Thủ tướng David Cameron mời dân Anh bỏ phiếu hỏi có muốn tách khỏi Liên hiệp Châu Âu (EU) hay không, ông tin rằng đa số dân sẽ nói “Không” như chủ trương của cả hai đảng lớn nhất. Không ngờ, sau cùng phe “Tách” chiếm đa số. Năm nay, bà Thủ tướng Theresa May lại tổ chức bầu Nghị viện sớm (đến ba năm nữa mới cần bầu lại). Bà tính thắng lớn để có thế mạnh khi thương thuyết vụ Brexit với Chính phủ các nước khác trong EU. Kết quả, Đảng Bảo thủ đang chiếm đa số vững vàng ở Nghị viện giờ tụt xuống dưới một nửa, thay vì mạnh hơn thì Chính phủ bà sẽ yếu hơn.

Cuối năm, Tổng thống Donald Trump đắc cử khiến giới chính trị trong cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ kinh ngạc. Trước đó một năm không ai tin ông Trump có chút hy vọng nào. Họ báo động ông ta không thích hợp (fit) với vai trò Tổng thống; mà cũng không ai biết chắc đường lối, chính sách của ông sẽ ra sao.

Ở Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron và phong trào En Marche của ông thắng cử cũng là chuyện vô tiền khoáng hậu. Cả hai Đảng Cộng hòa và Xã hội vẫn thay nhau cầm quyền mấy chục năm, cả hai đều rớt đài thảm hại. Một ứng cử viên chưa đầy 40 tuổi với một tập hợp chính trị mới ra đời mấy tháng trời đã làm đảo lộn trật tự cũ.

Kết quả những cuộc bỏ phiếu trên làm nổi bật một điểm nổi bật của xã hội dân chủ; là tính chất bất định (uncertainty), khó tiên đoán. Các chế độ độc tài khác hẳn. Trước khi dân bỏ phiếu người ta đã biết ai sẽ thắng, biết đến cả tỷ số thắng bao nhiêu!

Tâm lý con người thường không thích sống trong bất định. Đó là lý do các hãng bảo hiểm đã ra đời và sống mạnh! Sau khi mua nhà, mua xe, ta đi mua bảo hiểm ngay, cho đỡ lo lắng. Suốt đời chúng ta lúc nào cũng phải lo chuyện bảo hiểm! Kim Trọng và Thúy Kiều sau khi thề ước đã trao đổi ngay một số vật quý làm tin, cũng là một hình thức bảo hiểm!

Vậy tại sao loài người vẫn muốn xây dựng xã hội có dân chủ tự do, chấp nhận tình trạng đầy bất trắc trong cuộc sống thay đổi thường xuyên như vậy?

Nói cách khác, khi tính thiết lập chế độ dân chủ, giống như khi xây một cái nhà mới, chúng ta mua bảo hiểm ở đâu để tránh những rủi ro mà tính bất định có thể gây ra?

Có một cách giải đáp sẵn sàng, là nêu lên nguyên tắc: “Toàn dân chọn người nắm quyền, ai chiếm đa số phiếu thì thắng, qua những cuộc bỏ phiếu tự do, có định kỳ”. Dùng những quy tắc bảo đảm, khi nào đa số dân chọn lầm người lãnh đạo (lầm lẫn là một quyền hiến định của mọi công dân), hậu quả tai hại sẽ bị giới hạn, vì sau ít năm dân sẽ nghĩ lại khi họ bỏ phiếu. Như Pericles ở Athens nói, vào khoảng năm 430 BC, “tuy chỉ một số người nhỏ nắm quyền đề ra các chính sách, tất cả chúng ta có thể phán đoán các chính sách của họ”.

Nhưng các quy tắc trên có đủ làm “bảo hiểm” cho những rủi ro của chế độ dân chủ hay không? Có hai mối rủi ro cần phải tránh: Thứ nhất, làm cách nào để nếu dân chọn lầm người lãnh đạo, người đó sẽ không làm hại quá đáng trong bốn, năm năm cầm quyền (sáu năm ở Mexico, bảy năm ở Nga)? Thứ hai, làm cách nào ngăn cản không cho họ tự biến thành độc tài chuyên chế như Hitler đã làm ở Đức, Marcos ở Phillipines (cả hai đều không cướp chính quyền, họ được dân bầu trong những cuộc bỏ phiếu đúng Hiến pháp).

Theo kinh nghiệm thì những quy tắc như bầu cử tự do, có định kỳ, vẫn chưa bảo đảm đầy đủ cho chế độ dân chủ.

Theo Karl Popper, tác giả The Open Society and its Enemies (Xã hội mở và những kẻ thù, 1945) thể chế dân chủ còn thiếu sót khi không nêu đúng những câu hỏi hệ trọng nhất.

Khi chuẩn bị thiết lập thể chế dân chủ, người ta thường đặt những câu hỏi nào?

Thông thường nhất là những câu hỏi có tính chất định nghĩa, như “Ai làm chủ quyền hành?” Câu trả lời hiển nhiên là: “Tất cả mọi người dân”. Nhưng làm cách nào toàn dân có thể cùng nắm quyền như khi các công dân ở Athens họp nhau? Trả lời: Họ bỏ phiếu chọn những đại biểu, mà triết gia Plato ngây thơ đặt tiêu chuẩn, “phải là những người tốt nhất”. Ai biết người thế nào là “tốt nhất?” Mỗi người mỗi ý, ai cũng có quyền chọn như nhau.

Dân thành phố Athens có lúc muốn những cuộc bỏ phiếu hoàn toàn tự do và công bằng, đã chọn người cầm quyền bằng các bốc thăm! Mọi công dân ai cũng có hy vọng đắc cử, công bằng tuyệt đối!

Dù cho dân chúng tự do chọn người nắm quyền, theo tiêu chuẩn mà họ quyết định, chúng ta cũng chưa mua đủ bảo hiểm cho hai loại rủi ro đã nêu trên đây. Một người được đa số dân bầu, có thể làm bậy suốt nhiệm kỳ. Họ vẫn có thể học theo Napoléon, lái cả chế độ gọi là dân chủ thành đế chế mà dân chúng vẫn hoan hỉ, theo ông kéo nhau đi chết vinh quang!

Câu hỏi thích đáng nhất khi thiết lập dân chủ, như Karl Popper đề nghị là: Cơ cấu chế độ làm cách nào ngăn cản các bạo chúa?

Đây là một câu hỏi rất thực tế, không xứng đáng được các triết gia bàn luận, như khi hỏi: Gốc của quyền hành bắt nguồn từ đâu ra? Nói cách khác: Trên lý thuyết, anh nhân danh cái gì mà đòi nắm đầu nắm cổ người khác? Lịch sử đã thử trả lời nhiều cách: Thiên mệnh, Thượng Đế, truyền thống, lịch sử, giới vô sản, hoặc nhân dân,… Những câu trả lời này giờ không còn ai tin nữa. Nhưng câu hỏi “ai nắm quyền?” vẫn được truyền tụng, vì trên lý thuyết đó là vấn đề quan trọng nhất.

Lối đặt câu hỏi thực tế trên, không phải Karl Popper tự nghĩ ra. Vốn người nước Áo, sống ở New Zealand, nhưng ông rút kinh nghiệm lịch sử chính trị nước Anh. Từ khi ký kết bản Đại Hiến chương giữa nhà vua và giới quý tộc (Magna Carta, 15 tháng Sáu, 1215), chế độ chính trị ở Anh đã tiến dần dần, mỗi bước tiến lại đặt thêm những giới hạn trên quyền hành của nhà vua. Trải qua nhiều thế kỷ, sau cùng ông hay bà vua chỉ còn là một biểu tượng; đến lượt quyền hành của những vị Thủ tướng bị giới hạn. Tất cả chỉ theo tập tục, nước Anh không cần viết Hiến pháp.

Cho nên, Karl Popper cho rằng điều quan trọng nhất khi chuẩn bị thiết lập dân chủ là đặt giới hạn trên quyền hành. Bản Hiến pháp lâu đời nhất thế giới, phát hành ở Mỹ, rất ngắn ngủi. Điều được quan tâm nhất trong đó là đặt những giới hạn quyền hành của vị Tổng thống. Họ đặt ra hai viện Quốc hội và một Tối cao Pháp viện độc lập để làm công việc này. Để bảo đảm khi một phe nhóm nắm được cả ba bánh xe của guồng máy chính quyền cũng không có thể độc tài chuyên chế, Hiến pháp Mỹ đề cao quyền của các tiểu bang, làm giới hạn cho quyền của Chính phủ liên bang. Muốn ăn chắc hơn, họ đặt ra những thủ tục rất nhiêu khê, khó khăn, cho việc thay đổi Hiến pháp. Một ông Napoléon hay ông Hitler khó làm ăn ở nước Mỹ.

Những ai đang chuẩn bị tâm tư, trí não bàn chuyện thiết lập tự do dân chủ ở nước Việt Nam nên chú ý đến câu hỏi quan trọng này: Làm cách nào giới hạn quyền hành của người cầm quyền, kể cả những người do dân tự do bầu lên?

Khi chúng ta mua được thứ bảo hiểm đó rồi thì có thể yên tâm hơn. Chính trị một quốc gia có thể đầy những chuyện bất ngờ, như Macron, Trump hoặc Brexit cho thấy, nhưng người dân vẫn yên tâm. Vì chế độ của họ đã mua bảo hiểm rồi!

Nói như Winston Churchill, Chế độ Dân chủ là thể chế (chọn người cần quyền) dở nhất. Nó chỉ đỡ tai hại hơn tất cả những thể chế khác đã đem thử trên trái đất này. Churchill không nhận ông nghĩ ra ý kiến đó. Ông nói, trước Viện Dân biểu ngày 11 tháng Mười Một, 1947, rằng có người đã nói như vậy. Đời sống đầy rủi ro. Chế độ Dân chủ được coi là “đỡ hại nhất” có lẽ khi mua đủ bảo hiểm, tránh được nhiều rủi ro nhất!

N.N.D.

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/binh-luan/dan-chu-la-mua-bao-hiem/ 

Thế nào là “thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc”?

Thế nào là “thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc”?

Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…

Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.

Hệ thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.

Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này.

Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, coi gian xảo là có “năng lực lớn”… mọi giá trị dường như đều đảo lộn.

Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.

Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”

Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?”

Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”

“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”

“Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”

Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”

Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không “ngộ đạo” mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”

Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.

Nếu như chúng ta “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, thì toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở “hoài nghi”. Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội.

Khi đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao?

Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.

Nếu như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự là cái được không bõ cho cái mất!

Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa!

Hồng Ngọc

Trấn áp vẫn theo chiều hướng gia tăng

Trấn áp vẫn theo chiều hướng gia tăng

 

Công an tỉnh Hà Nam đọc lệnh bắt chị Trần Thị Nga tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2017

Công an tỉnh Hà Nam đọc lệnh bắt chị Trần Thị Nga tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2017

Tình hình trấn áp ngày càng căng thẳng gia tăng

Kể từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam, thêm nhiều nhà hoạt động bị bắt giam như blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà hoạt động Trần Thị Nga, anh Hoàng Đức Bình, phóng viên tự do trẻ Nguyễn Văn Hóa…Bên cạnh đó, nhiều nhà hoạt động bị sách nhiễu trong cuộc sống thường ngày, một trong những trường hợp gần đây nhất là Luật sư Lê Quốc Quân bị chặn không cho ra khỏi nhà, sau khi anh đã có cuộc gặp với phái đoàn Thượng nghị sỹ Mỹ tới Hà Nội.

Chia sẻ nhận định về những sự trấn áp sau Đại hội 12, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, tình trạng này đang gia tăng:

“Hàng chục nhà hoạt động đã bị bắt và nhiều việc hành hung, thậm chí như cá nhân tôi từng xảy ra chuyện bị đe dọa hành hung rất côn đồ. Đối với tôi việc này chưa bao giờ xảy ra. Tôi khẳng định tình hình ngày càng căng thẳng và bắt bớ ngày càng gia tăng”

Anh Nguyễn Chí Tuyến – thành viên nhóm No-U Hà Nội, nạn nhân của một vụ hành hung sau các hoạt động tuần hành năm 2015 đánh giá, sự trấn áp đối với các nhà hoạt động trẻ thực sự đáng quan ngại:

Khi chúng ta có công lý, sự thật, có con đường để đi tới, có một mục tiêu để theo đuổi trên cuộc đời này thì chúng ta hãy cứ bình an bước tới, theo đuổi đam mê, dấn thân và phụng sự.
– Luật sư Lê Quốc Quân, Hà Nội

“Khi ý thức người dân lên cao thì đương nhiên việc này không dễ chút nào cho những người cai trị, những người cầm quyền. Vốn dĩ họ vẫn hành xử như vậy từ xưa đến nay, do vậy họ vẫn tìm cách để dập tiếng nói đó và họ cố kéo dài tình trạng này.”

Nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế và chính phủ nhiều nước đã có sự hối thúc mạnh mẽ đối với chính quyền Việt Nam, buộc họ phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do về chính trị, xã hội của người dân, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, mở rộng ngoại thương.

Nhiều nhà hoạt động quan ngại về sự gia tăng đàn áp trong thời gian sắp tới. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, tính bạo lực sẽ gia tăng khi rơi vào tình trạng tận cùng:

“Vì Việt Nam là một nước đang hoà bình và rõ ràng chúng ta phải tận dụng cơ hội hòa bình này để phát triển đất nước. Chúng ta thực hiện một tinh thần ôn hòa, hòa hợp hòa giải dân tộc để phát triển kinh tế. Thay vì đó tôi vẫn thấy có một sự bức xúc và một sự xung đột đang gia tăng dần lên trong xã hội giữa việc sử dụng bạo lực, cường quyền, thậm chí chia rẽ lương-giáo, giữa người hoạt động với người bảo vệ chính quyền. Và tính bạo lực ngày càng gia tăng thì đó là điều rất đáng ngại.”

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sức ép từ bên ngoài dường như không còn được như kỳ vọng. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, có sự liên hệ giữa tình hình quốc tế với tình trạng trấn áp trong nước:

“Lịch sử trải qua những giai đoạn thăng trầm, tất yếu là có những đoạn lên, đoạn xuống, và những đoạn dẫn đến sự tột cùng của mâu thuẫn. Có thể vào những lúc đó thì sự bạo lực, sự hung hăng sẽ lên ngôi.”

Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng, vì mục đích duy trì quyền lực độc tôn càng lâu càng tốt, chính quyền sẽ vẫn gia tăng trấn áp:

“Họ sẽ nhằm vào bất cứ một người nào, đặc biệt là những người trẻ tuổi có tiếng nói ảnh hưởng nào đó. Họ đều tìm cách cô lập người đó bằng cách bắt bớ, tù đày, hoặc đánh đập, đe dọa, hoặc bao vây kinh tế.”

Bạn trẻ Nguyễn Peng là nạn nhân của việc bắt giữ tuỳ tiện, đánh đập tại Buôn Mê Thuột vừa qua, nhưng bạn vẫn mong muốn lên tiếng cho một đất nước Việt Nam nhân quyền được tôn trọng:

“Bản thân tôi không bao giờ chùn bước. Tôi đã bị nhiều lần rồi nên những việc đó đối với tôi rất bình thường.”

Con đường công lý và sự thật

maxresdefault.jpg
Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh bị đồng bọn của Phan Sơn Tùng đánh đập tại Sài Gòn Citizen

Trong bối cảnh tình hình nhân quyền còn chưa được bảo đảm, các nhà hoạt động bị trấn áp, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, giới đấu tranh cần kiên định con đường đã chọn:

“Cá nhân tôi luôn theo đuổi tinh thần ôn hoà, bất bạo động. Tôi cũng chia sẻ rằng mới đây công an đe dọa tôi, định đánh tôi, nắm cổ áo và dí nắm đấm vào người tôi. Tôi mỉm cười vì tôi thấy rằng sau những hành vi như vậy là những tâm hồn yếu đuối bởi vì nó không có công lý, sự thật. Còn khi chúng ta có công lý, sự thật, có con đường để đi tới, có một mục tiêu để theo đuổi trên cuộc đời này thì chúng ta hãy cứ bình an bước tới, theo đuổi đam mê, dấn thân và phụng sự. Chắc chắn dần dần rồi sẽ có kết quả.”

Tuy dù chịu nhiều sự trấn áp, các nhà hoạt động vẫn trông đợi một sự thay đổi và cởi mở về mặt chính trị. Luật sư Lê Quốc Quân cho biết:

“Để chống lại sự đàn áp mà nhà cầm quyền đang tước đoạt các quyền công dân như vậy thì người dân phải có sự liên kết, chia sẻ và đồng cảm lẫn nhau, để cùng nhau phối hợp, hành động trong những lãnh vực và những khả năng có thể với nhau.”Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng, người dân cần hiểu về quyền của mình và thực hành các quyền đó trong thực tế, để làm tăng sức mạnh ý chí của từng cá nhân:

“Tôn trọng dân chủ, nhân quyền, thực hành quyền đa nguyên đa đảng, cải cách chính trị là những bước đi tôi nghĩ chính quyền nên lựa chọn và theo đuổi nó một cách nhất quán và mạnh mẽ hơn nữa.”

Còn anh Nguyễn Chí Tuyến thì cho rằng:

“Các ông, các bà nên nhớ rằng thời đại đã thay đổi, đừng nên níu kéo quyền lực độc tôn mãi mãi như xưa nữa và cần thay đổi tư duy. Các ông, các bà cần trao lại quyền cho người dân vì người ta mới xây dựng được đất nước.”

Con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại những quốc gia độc đảng, quân phiệt lâu nay cho thấy đầy chông gai, thử thách và phải trả cả bằng ‘giá máu’ của những người tham gia. Tuy nhiên đó không phải là con đường vô vọng!

Hy sinh vì chính nghĩa

Hy sinh vì chính nghĩa

 

Vaclav Havel * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch

21 tháng Hai 1989

Lời phát biểu cuối cùng của Vaclav Havel ở Tòa án Quận 1 Prague

Thưa tòa,

Vì tôi đã bình luận đủ về từng lý do trong cáo trạng, cả trong quyết định khởi tố trước khi xét xử và ở tòa án này, cho nên tôi không có ý định nhắc lại mà chỉ tóm tắt lập trường của tôi. Tôi tin đến nay vẫn không có bằng chứng nào được đưa ra nhằm chứng minh hoặc sự kích động hay sự cản trở người thi hành công vụ, vì thế tôi xem như mình vô tội và yêu cầu thả tôi ra.

Tuy nhiên, cuối cùng tôi muốn nói đôi điều về một khía cạnh cho đến nay chưa bao giờ được đề cập đến của toàn bộ vụ án. Cáo trạng tuyên bố rằng tôi “ra sức che đậy bản chất chống nhà nước và chống chủ nghĩa xã hội của cuộc tụ họp như dự tính.” Ngẫu nhiên lời tuyên bố ấy mà không trưng ra bằng chứng cụ thể nào – và cũng chẳng có thể có bằng chứng- gán các động cơ chính trị cho những hành vi của tôi. Vì thế trong phạm vi quyền của mình tôi sẽ nói kỹ trong chốc lát về các khía cạnh chính trị của toàn bộ vụ án.

Trước tiên, tôi phải chỉ ra rằng những từ “chống nhà nước” và “chống chủ nghĩa xã hội” từ lâu đã mất tất cả các ý nghĩa ngữ nghĩa, sau nhiều năm xử dụng hoàn toàn tùy tiện đã trở thành chỉ là sự quy chụp xúc phạm đến tất cả các công dân mà làm cho chế độ khó chịu vì bất cứ lý do nào đấy, nhưng tuyệt đối không liên quan gì đến quan điểm chính trị thực sự của họ. Vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời họ, ba vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc-Slánský, Husák và Dubček- đã được mô tả bằng chính những từ này. Bây giờ chính sự chụp mũ này lại được áp dụng đối với Hiến chương 77 và các nhóm kiến nghị của các công dân độc lập, chỉ vì chính quyền ghét các hoạt động của họ và cảm thấy cần thiết phải làm giảm uy tín họ bằng cách nào đấy. Như ta có thể thấy rõ, cáo trạng trong vụ án của tôi cũng sa đà vào sự lạm dụng chính trị như thế.

Mục đích chính trị thực sự của hoạt động của chúng tôi là gì? Hiến chương 77 được lập ra và vẫn tiếp tục hoạt động như một cộng đồng không chính thức nhằm cố gắng theo dõi sự tôn trọng nhân quyền trong nước ta, bao gồm sự tuân thủ các công ước quốc tế liên quan hay hiến pháp Tiệp Khắc, tùy theo trường hợp. Trong mười hai năm qua, Hiến chương 77 đã thu hút sự chú ý của nhà cầm quyền vào sự tương phản giữa những cam kết pháp luật và những gì là thực tế thực sự trong xã hội ta. Trong mười hai năm qua Hiến chương đã báo trước nhiều hiện tượng bất ổn khác nhau và những dấu hiệu khủng hoảng, và vạch trần những vi phạm các quyền hiến pháp, cũng như những hành vi tùy tiện, sự sai lầm và bất tài về phía nhà cầm quyền. Khi theo đuổi những hoạt động này, Hiến chương 77 đang thể hiện quan điểm của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội ta, vì bản thân tôi có thể đánh giá từng ngày. Trong mười hai năm qua, chúng tôi thường mời nhà cầm quyền tham gia vào cuộc đối thoại về những vấn đề này.Trong mười hai năm qua, nhà cầm quyền lờ đi công cuộc vận động của chúng tôi và chỉ là giam cầm hay truy tố chúng tôi về vai trò của chúng tôi trong Hiến chương. Tuy nhiên, chế độ bây giờ thừa nhận nhiều vấn đề mà Hiến chương đã phơi bày cách đây nhiều năm và có thể đã được giải quyết từ lâu nếu như nhà cầm quyền lưu tâm đến tiếng nói của Hiến chương. Hiến chương 77 luôn luôn nhấn mạnh đến bản chất bất bạo động và pháp luật của những hoạt động của mình. Hiến chương không bao giờ có mục tiêu tổ chức gây rối loạn trên đường phố.

Chính tôi thường công khai nhấn mạnh nhiều lần rằng mức độ tôn trọng dành cho những công dân có đầu óc chỉ trích và bất đồng chính kiến chính là mức độ tôn trọng công luận nói chung. Nhiều lần tôi thường nhấn mạnh rằng tiếp tục coi thường sự bày tỏ ôn hòa của công luận chỉ có thể dẫn đến sự phản kháng xã hội càng ngày càng công khai và mạnh mẽ. Tôi thường nói rõ sẽ chẳng có lợi cho ai nếu chính quyền cứ chờ đợi cho tới khi nhân dân bắt đầu biểu tình và tiến hành đình công, nhưng điều ấy hoàn toàn có thể tránh được dễ dàng nếu nhà cầm quyền nên bắt đầu tham gia đối thoại và tỏ ra sẵn sàng lắng nghe những tiếng nói chỉ trích.

Chưa từng bao giờ chú ý đến những lời cảnh báo như thế cho nên bây giờ chế độ mới gặt lấy những hậu quả từ chính thái độ xem thường ấy.

Tôi phải thú nhận một điều: vào ngày 16 tháng Một tôi có ý định rời Quảng trường Wenceslas ngay sau khi đặt hoa ở tượng đài. Hóa ra, tôi ở lại đấy hơn một giờ, chính vì tôi không thể nào tin vào mắt mình. Một chuyện đã xảy ra mà tôi có nằm mơ cũng không thể nào thấy. Sự ngăn cản hoàn toàn vô ích của công an đối với những người chỉ muốn âm thầm và lặng lẽ đặt hoa gần tượng đài đã thành công tức thì trong việc biến một nhóm người tình cờ đi ngang qua thành một cuộc biểu tình đông người. Tôi nhận thức chính xác rằng nếu việc như thế có thể xảy ra được thì dân chúng ắt hẳn vô cùng bất mãn.

Cáo trạng trích dẫn lời tôi nói với các nhà lãnh đạo nước ta rằng tình hình là nghiêm trọng. Thực ra tôi nói với họ tình hình còn nghiêm trọng hơn họ nghĩ nhiều. Rồi vào ngày 16 tháng Một, tôi bất ngờ nhận thức rằng tình hình còn nghiêm trọng hơn cả tôi nghĩ trước đây.

Là một công dân muốn thấy mọi sự trên đất nước mình diễn ra ôn hòa và êm thắm, tôi thành thực tin tưởng rằng cuối cùng nhà cầm quyền sẽ chú ý đến bài học ấy để bắt đầu đối thoại nghiêm túc với mọi tầng lớp trong xã hội, và không một ai sẽ bị loại ra khỏi cuộc đối thoại ấy chỉ vì họ bị quy chụp là “chống chủ nghĩa xã hội”. Tôi thành thực tin tưởng rằng cuối cùng nhà cầm quyền sẽ không còn đóng vai cô gái xấu xí đập vỡ gương vì tin rằng hình ảnh trên gương thật đáng trách. Đó cũng là lý do tôi tin tưởng tôi sẽ không bị kết tội vô căn cứ một lần nữa.

(Lời tuyên bố của Václav Havel sau khi tuyên án)

Vì tôi cảm thấy không có tội nên tôi cảm thấy không có gì hối hận, còn nếu tôi phải chịu sự trừng phạt, tôi sẽ coi sự trừng phạt đối với tôi là sự hy sinh vì chính nghĩa, một sự hy sinh rất nhỏ nhoi so với sự hy sinh tuyệt đích của Jan Palach*, mà nhân ngày hy sinh ấy chúng tôi định đến tưởng niệm.

Nguồn: Bản dịch tiếng Anh của Alice và Gerald Turner. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

http://nsarchive.gwu.edu/NSAEBB/NSAEBB271/doc18-trans.pdf

Chú thích

* Jan Palach là sinh viên Tiệp Khắc tự thiêu vào ngày 16 tháng Một 1969 tại Quảng trường Wenceslas ở Prague. Qua sự hy sinh cao quý nhất này anh muốn đánh thức sự vô cảm của người dân Tiệp theo sau vụ Nga xâm lăng Tiệp Khác vào ngày 20 tháng Tám 1968. (chú thích của người dịch)

Trần Quốc Việt

danlambaovn.blogspot.com