Căn cứ vào cáo trạng buộc tội Mẹ Nấm-Như Quỳnh…

From facebook:  Hoa Kim Ngo and Hoang Le Thanh shared Manh Kim‘s post.

Manh Kim

Căn cứ vào cáo trạng buộc tội Mẹ Nấm-Như Quỳnh, sẽ có không ít nhân vật hoạt động có thể “thích hợp” thậm chí “vừa vặn” hơn, trong “khuôn khổ” cái gọi là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tuy nhiên, Mẹ Nấm vẫn “được chọn”. Cách thức chọn bắt – bắt ai, bắt lúc nào, bắt như thế nào – không bao giờ là ngẫu nhiên. Được cân nhắc và tính toán, nó phải tạo hiệu quả tâm lý. Phải mang lại hiệu ứng truyền thông. Phải đưa đến một tác động xã hội và dẫn đến một sự sợ hãi lan rộng. Người ta thậm chí lường trước cả phản ứng dư luận, trong cũng như ngoài nước.

Khi tung ra cú đấm, người ta thừa kinh nghiệm để có thể biết trước ảnh hưởng của cú đấm có thể gây buốt sống lưng những ai còn lại. Trước khi ra tay, đôi khi người ta tạo ra dư luận, tạo ra những đồn đãi rằng người này hoặc người kia sắp bị bắt. Và khi thật sự ra tay, người ta có thể chọn một người trong danh sách đồn hoặc bất ngờ chọn một “đối tượng” không hề nằm trong danh sách. Tóm lại, để đạt hiệu quả tối đa, yếu tố bất ngờ là quan trọng nhất. Việc bắt Như Quỳnh là một trường hợp như vậy. Nó gây bất ngờ, một phần, vì sự vô nhân đạo của nó. Một phụ nữ có hai con nhỏ sống cùng bà mẹ già, vẫn có thể bị bắt, thì chẳng ai có thể an toàn.

Nó còn mang lại một thông điệp ngắn gọn: chính quyền này vẫn kiểm soát tốt “tình hình an ninh chính trị”. Chính quyền mang lại cảm giác rằng họ vẫn rất mạnh. Một phần kinh nghiệm và cách thức cai trị miền Bắc thời chiến tranh tiếp tục được áp dụng cho ngày nay. Tuy nhiên, sự tự tin về sức mạnh chỉ là một ảo giác. Chưa bao giờ “tổ chức” và “hệ thống” của họ tan nát bằng lúc này. Khi thể hiện sức mạnh, họ đang vô tình trao thêm sức mạnh đối kháng cho người dân.

Thật ấu trĩ nếu vẫn nghĩ rằng xã hội bây giờ giống miền Bắc thời chiến tranh. Càng ấu trĩ khi tin rằng việc áp dụng chính sách trấn áp theo cách thức được dạy bởi những khóa “du học” về “an ninh nội chính” từ Trung Quốc là thượng sách. Cần thấy rằng, dù sống trong môi trường chính trị phi dân chủ nhưng dân Trung Quốc không có cảm giác họ bị “tên hàng xóm khốn nạn” nào đè đầu. Dân Trung Quốc không có cảm giác nhục nhã trước việc chính quyền họ khuất phục hèn hạ trước bất kỳ lân bang lớn nhỏ nào. Chính quyền Trung Quốc luôn tạo ra niềm tin rằng họ luôn làm tất cả vì quyền lợi quốc gia.

Do đó, sự tức giận của người dân trước tình trạng bị ngược đãi phi dân chủ của một nước như Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ có thể so được với sự uất ức và phẫn nộ của người dân một quốc gia mà đồng bào họ bị đánh đập và tù đày chỉ bởi bày tỏ lòng yêu quê hương. Đừng tưởng những gì Trung Quốc có thể làm để “ổn định” xã hội họ thì cũng có thể học theo để làm tương tự với xã hội này. Trung Quốc có thể “ổn định” đất nước bằng túi tiền của tên trọc phú giàu thứ hai thế giới, nhưng một quốc gia đang đi đến chỗ khánh kiệt, bởi bộ máy quản lý tồi tệ, tham nhũng và ngu xuẩn nhất nhì thế giới, thì điều đáng lý cần làm là xoa dịu mâu thuẫn xã hội chứ không phải xem dân như kẻ thù.

Chẳng quốc gia nào có thể xây dựng và phát triển bằng cách “làm giàu” bằng dùi cui, bằng những bản án chính trị và bằng sự thể hiện quyền lực trong một sự bất lực.

KÍNH GỞI MỌI NGƯỜI, THÂN HỮU GẦN XA,.

From facebook:  Tai Nguyen shared Phạm Minh Hoàng‘s post
 
Image may contain: 1 person, smiling, sitting and outdoor
Phạm Minh HoàngFollow

KÍNH GỞI MỌI NGƯỜI, THÂN HỮU GẦN XA,.

Vậy là tôi đã đến Paris được 2 ngày.

Hôm nay, qua lá thư nhỏ này tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến mọi người, cá nhân lẫn đoàn thể, đã chung vai sát cánh với gia đình chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống lại quyết định phi pháp là tước quốc tịch VN của tôi.

Chúng ta đã không thành công trong việc đối đầu với một nhà nước chà đạp mọi chuẩn mực và giá trị cơ bản của Con Người.

Tôi luôn tin rằng, con đường dẫn đến Dân chủ và Nhân quyền còn đầy rẫy chông gai và nó đòi hỏi nhiều hy sinh, mất mát. Việc bị trục xuất ra khỏi quê hương chôn nhau cắt rốn đưa đến gia đình ly tán của chúng tôi cũng là những đóng góp nhỏ nhoi trong những mất mát chung của cả dân tộc.

Vụ việc này cũng tái khẳng định một điều là vận mệnh của đất nước thực sự phải do những người trong nước giữ vai trò chủ động. Các nỗ lực từ bên ngoài – cho dù là từ đồng bào hoặc các quốc gia yêu chuộng tự do cũng chỉ đóng vai trò hậu thuẫn và chỉ có tác động tích cực khi những nỗ lực từ bên trong đã có dấu hiệu tích cực.

Và chỉ có giải pháp đó mới có thể đảo ngược các ký kết của nhà nước cộng sản.

Và chỉ có cách đó mới cho phép người Việt Nam được thực sự đoàn tụ cũng như xây dựng đất nước một cách bền vững.

Và ước mong của tôi là vẫn được đồng hành cùng mọi người trên con đường chông gai này.

Phạm Minh Hoàng

Trả tự do ngay lập tức cho blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

From facebook:  Nguyễn Hoàng Tuân shared Quoc Huy Truong‘s post.
Image may contain: 1 person, smiling, text
Image may contain: 3 people, people smiling, people sitting
Quoc Huy Truong added 2 new photos.Follow

Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa ra tuyên bố yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do ngay lập tức cho blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

UN Human Rights Chief urges Viet Nam to halt crackdown on bloggers and rights defenders
http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx…

Công dân Việt Nam chưa biết về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hãy vào trang cô ấy xem những gì cô ấy chia sẽ và làm cho người dân Việt Nam! Cô ấy bị bắt oan, sau đây là Link thông cáo báo chí khắp nơi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho cô ấy!

Đại sứ quán Đức kêu gọi
http://m.hanoi.diplo.de/…/161012_20Menschenrechtsbeauftragt…

Đại sứ quán Mỹ kêu gọi
https://vn.usembassy.gov/vi/pr121016/#.V_3WqBqrWDc.facebook

Châu Âu kêu gọi phóng thích
http://vi.rfi.fr/…/20161011-chau-au-keu-goi-viet-nam-tra-tu…

Mỹ kêu gọi trả tự do
http://www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-phong…/3546058.html

Tôi Đánh Đố Với Tât Cả Các Bạn Trẻ Ở Việt Nam . Tìm thử tât cả các Ngừoi trẻ từ Show biz cho tới Sao Xẹt gì đó mấy triêu Ngàn Like ở Việt Nam có ai được cả thế giới Lên tiếng như Cô Quỳnh ….

Hãy mở não của mình lên mà nhìn để thấy Cô Ấy có Tội hay không ? đừng nghe truyền thông định hướng một Chiều của Nhà Cầm Quyền mà phán xét …

KHÔNG CÓ ĐẤT SỐNG CHO NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN

From facebook:   Hoa Kim Ngo and 2 others shared Huynh Ngoc Chenh‘s post.
Image may contain: 3 people, people sitting and people standing

Huynh Ngoc ChenhFollow

KHÔNG CÓ ĐẤT SỐNG CHO NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN

Bản án 10 năm tù lấy từ trong túi áo ra dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dấy lên cơn phẫn nộ, nhưng không làm mọi người ngạc nhiên lắm.
Quỳnh là đối tượng nguy hiểm của chế độ bởi vì Quỳnh công khai và miệt mài đấu tranh cho nhân quyền, đồng thời khai sáng cho nhiều người khác hiểu về quyền làm người của mình, bởi vì Quỳnh lên án và chống lại hành vi bạo lực đưa đến chết người của công an, bởi vì Quỳnh viết blog, viết facebook nói lên sự thật về hiện trạng đất nước, bởi vì Quỳnh thường xuyên xuống đường chống Tàu cộng xâm phạm chủ quyền quốc gia, chống Formosa hủy hoại môi trường, và bởi vì tất cả những điều đó làm Quỳnh trở thành người bất đồng quan điểm với nhà cầm quyền.

Chỉ vậy thôi là Quỳnh không còn chỗ sống trên đất nước nầy dù cho Quỳnh có thể hiện quan điểm một cách ôn hòa và trong khuôn khổ pháp luật của nhà cầm quyền đặt ra.

Trước đó, giáo sư Phạm Minh Hoàng, đảng viên đảng Việt Tân, một người đấu tranh ôn hòa, một cựu tù nhân lương tâm, và dĩ nhiên là một người bất đồng chính kiến, vừa bị tước quốc tịch và trục xuất ra khỏi quê cha đất tổ của mình.

Trước đó nữa, chỉ trong 2 năm 2016 và 2017 đã có trên 30 người bất đồng chính kiến bị bắt vào tù. Những Lê Thanh Tùng, Trần Anh Kim vừa bị xử tù lần hai, những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Hoàng Bình, Nguyễn Văn Oai, Lê Văn Hóa, BS Hồ Hải, Trần Thị Nga, Vịnh Lưu, Đức Độ… chưa biết tạm giam đến khi nào mới xét xử dù bản án cho mỗi người đã được nhóm đầu đàn quyết định rồi.

Việt Nam trong thời đại cộng sản không có chỗ cho những người bất đồng chính kiến.

Sau năm 1954 có cả triệu người không đồng quan điểm với cộng sản phải di cư vào Nam. Sau năm 1975 lại có thêm hàng triệu người nữa phải rời bỏ tổ quốc ra đi dù việc ấy phải đối đầu với tù đày, mất mát tài sản và cả tính mạng.
Những người bất đồng chính kiến khác, hoặc chỉ mới đấu tranh cho nhân quyền, hoặc chì mới phản biện, góp ý đường lối của nhà cầm quyền cũng bị cấm xuất cảnh hoặc bị giam không chính thức ngay chính trong ngôi nhà của mình.

Như TS Nguyễn Quang A, vào ngày 27/6, khi ông vừa bước ra khỏi nhà liền bị an ninh bắt cóc lên xe chở đi lòng vòng suốt ngày đến tối mới đưa về. Chuyện đó xảy ra không chỉ một lần mà thường xuyên mỗi khi ông bước ra khỏi nhà mình.

Hàng trăm những người bất đồng chính kiến như TS Nguyễn Quang A bị giam cầm ngay chính trong ngôi nhà của mình vào những ngày cuối tuần hoặc vào những ngày có sự kiện đặc biệt, mỗi bước đi ra khỏi nhà của họ nếu không bị cưỡng bức trở vào hoặc cưỡng bức lên xe thì cũng bị rình rập theo dõi để sẵn sàng bị bắt cóc hay bị hành hung ngay giữa đường vào bất kỳ khi nào, điện thoại và các tài khoản cá nhân luôn bị nghe lén hoặc bị xâm phạm. Nhiều người bị mât việc làm, nhiều người còn mất cả chỗ ở, thậm chí mất cả thân nhân và gia đình.

Một chế độ sợ hãi với mọi khác biệt bình thường dù chỉ là khác biệt trong suy nghĩ là chế độ gì?

Chỉ có loài thú dữ trên rừng mới có thể chế cho phép con thú đầu đàn bắt mọi con thú khác trong đàn phải tuân phục theo ý chí chí độc đoán của hắn.
Dù là cộng sản hay là thứ chi đó cũng là con người, mà đã là con người thì phải biết chấp nhận và sống chung với những con người khác biệt.

Đất nước không của riêng ai, suy nghĩ mỗi người mỗi khác, không ai có quyền bắt người khác phải suy nghĩ, hành động theo cách của mình.
Một chế độ cố tồn tại bằng cách tiêu diệt mọi sự khác biệt thì sự tồn tại của chế độ ấy có ý nghĩa gì.

TÔI LÀ MẸ NẤM

From facebook: Hoa Kim Ngo shared Huynh Ngoc Chenh‘s post.
TÔI LÀ MẸ NẤM
 
Image may contain: 1 person, smiling, standing and text
Huynh Ngoc Chenh with Lê Công Định and 2 others.

TÔI LÀ MẸ NẤM

Khi nghe tin Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm bị bắt, tôi biết ngay là cũng chỉ vì lý do hết sức vớ vẩn.

Nay đọc cáo trạng quả nhiên điều tôi nghĩ không sai chút nào.
Căn cứ để bắt Mẹ Nấm cũng là căn cứ để bắt hàng ngàn người hiện nay, trong đó có tôi.

Nào lên mạng phản ảnh sự thật về hiện tình đất nước, nào phổ biến kiến thức về quyền làm người cho người dân, nào đấu tranh cho quyền làm người, nào xuống đường biểu tình chống Tàu cộng xâm phạm chủ quyền, nào xuống đường chống Formosa tàn phá môi trường, nào nhận giải thưởng nhân quyền của các tổ chức phi chính phủ…

Tất cả những gì Như Quỳnh làm, tôi và hàng ngàn người khác trên đất nước nầy đều làm. Đó là điều tối cần thiết mà những người có trách nhiệm với xã hội và đất nước không thể nhắm mắt làm ngơ để được yên phận.

Nói như hai lần tù nhân lương tâm Lê Thanh Tùng nói trước toà “toà án trong tay các ông các ông muốn xử bao nhiêu năm thì xử…” tất cả những người có lương tâm như Mẹ Nấm đều là tù nhân dự bị, nhà cầm quyền muốn bắt bất cứ lúc nào thì bắt, muốn xử bao nhiêu thì xử, tôi và rất nhiều người đang sẵn sàng.

Tuy nhiên nhà cầm quyền đừng có thể hiện sự hèn kém tệ hại của mình qua việc cấm cố không cho mẹ già và hai đứa con nhỏ dại của Mẹ Nấm gặp gỡ tiếp xúc với chị trong suốt gần một năm qua. Bất nhân và hèn kém hơn nữa là lừa dối người mẹ của chị về nơi giam giữ, để người mẹ già nua đáng thương ấy hằng tháng đi thăm nuôi con ở một trại tù trong khi con bà bị giam ở một trại tù khác.

Vô cùng đốn mạt như vậy để làm gì? Để khuất phục chị ấy ư? Đừng hòng, Như Quỳnh biết mình làm điều đúng và kiên định về nó.

Ngày kia Như Quỳnh sẽ ra toà, nhưng kẻ bị lên án không phải chị. Tôi tin chắc như vậy.

Vì tôi cũng là Mẹ Nấm

CÓ CẦN QUAN TÂM ĐẾN THỜI CUỘC HAY KHÔNG ?

From facebook:   Phan Thị Hồng added 2 new photos.
Luật sư Đặng Đình Mạnh Fb: Manh Dang

Nếu bạn đọc xong những dòng chữ dưới đây mà vẫn ung dung, thì bạn không thiết tha nỗi đau cùng dân tộc Việt !

Nếu bạn KHÔNG quan tâm đến thời cuộc, vì mọi việc đối với bạn vẫn nhẹ nhàng. Có thể bạn hạnh phúc, nhưng thật VÔ PHÚC cho dân tộc có những người công dân như bạn.

Xin mời bạn đọc và cùng suy nghĩ.

Bài viết của Ls. Đặng Đình Mạnh.

*

CÓ CẦN QUAN TÂM ĐẾN THỜI CUỘC HAY KHÔNG ?
————————–

Tôi có ngay câu trả lời là : KHÔNG !

Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng đề mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn cảm thấy là “hạnh phúc của dân tộc” khi các chức vụ chính quyền cao cấp đều được trao cho những đứa trẻ ranh, bà con thân thuộc dù bất tài. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn thản nhiên trước tình trạng cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn thấy bình thường khi đã trả đủ loại thuế, phí cho cầu đường, môi trường mà vẫn phải sử dụng những con đường xuống cấp ngay khi mới hoàn thành, phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn tin tưởng tuyệt đối vào báo đài chính thống mà không cần tìm hiểu về sự thật nào đang bị ẩn giấu. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn không thắc mắc với mỗi lần thông báo tăng thuế để trả cho số nợ công ngày càng cao vì sự bất lực với tình trạng tham nhũng. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn vẫn bàng quan với sự thua lỗ, thất thoát đến hàng trăm nghìn tỷ đồng của những công ty quốc doanh vứt tiền đóng thuế của bạn ra ngoài của sổ. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn dửng dưng với lá phiếu cử tri của mình để bầu cử cho bất cứ ai mà người ta chọn sẵn cho bạn, dù bất tài, bất xứng. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn không thấy xấu hổ khi thấy các quốc gia lân bang ngày càng thịnh vượng cho dù có xuất phát điểm kém hơn chúng ta. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn không thấy xót xa khi lãnh thổ của cha ông để lại nay ngày càng teo tóp, ngoại bang thì ngày càng lộng hành trước sự luồn cúi hèn hạ của đám sai nha bán nước. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Bạn KHÔNG quan tâm đến thời cuộc, mọi sự với bạn thật nhẹ nhàng, vì thế tôi không thể không chúc mừng bạn và nhân thể, tôi chia buồn cho xứ sở, nơi mà tôi với bạn cùng là đồng bào. Vì lẽ, sự thờ ơ về thời cuộc có thể là hạnh phúc của bạn, nhưng là sự vô phúc của dân tộc này.

Manh Dang

Nguồn: https://m.facebook.com/story.php…

Image may contain: 10 people, people smiling
Image may contain: 1 person
 

HAI VỤ ÁN VÀ HAI NGƯỜI PHỤ NỮ

Thuong Phan and Nguyễn Lan shared Trương Duy Nhất‘s post.
Image may contain: 2 people, closeup

Trương Duy NhấtFollow

HAI VỤ ÁN VÀ HAI NGƯỜI PHỤ NỮ

Một hoa hậu, trong vụ án… l….. tiền (xin lỗi phải viết thẳng, không thể khác được) đang được hết thảy các báo bâu vấu như ruồi gặp cứt.

Một vụ án khác, về một phụ nữ khác (chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm) đang được truyền thông cả thế giới quan tâm ca tụng và lo lắng. Nhưng báo chí trong nước không được phép đưa tin. Sẽ không có, bất kỳ một thằng nhà báo nào dám mó tới.

Nếu có, sẽ chẳng gì ngoài những bài móc moi phỉ báng còn hơn cả luận tội. Chắc chắn thế. Trong khi, ngập tràn những dòng báo ra chiều rất “nhân văn”, chia sẻ, cảm thông với người phụ nữ trong vụ án lồn tiền.
Hai vụ án, hai thân phận đàn bà, và một điều khác biệt quá đắng cay!

http://truongduynhat.org/hai-vu-an-va-hai-nguoi-phu-nu/

MộT CƠN GIÓ BụI

From facebook:   Manh Kim‘s post.
Image may contain: one or more people
Image may contain: text
Image may contain: text
Manh Kim added 3 new photos.

 

MộT CƠN GIÓ BụI

Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một “cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.

“Một cơn gió bụi” cũng cho thấy những chi tiết trong vấn đề xây dựng quan hệ Việt Minh và Trung Cộng (dẫn đến tình trạng “phức tạp” mà đến nay tiếp tục gánh chịu như một hậu quả lịch sử). “Một cơn gió bụi” nhìn lại một giai đoạn biến động tranh tối tranh sáng và nó cũng đúc kết vài nhận định. Bất luận những nhận định này có chủ quan hay không, dưới góc nhìn một chứng nhân lịch sử khả tín như cụ Trần, thì hồi ký “Một cơn gió bụi” cũng cần được đọc lại, không chỉ bằng nhãn quan lịch sử mà còn bằng lăng kính đương đại, để hiểu quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại như thế nào, và cũng để thấy một nghịch lý nực cười rằng, đôi khi giữa quá khứ với hiện tại không hề tồn tại khoảng cách hay chiều dài thời gian như một yếu tố thường dẫn đến khác biệt hoặc thay đổi, khi nói đến cái gọi là “bản chất”.

Trong một nhận xét, cụ Trần Trọng Kim viết:

“Cộng sản đảng, theo cách tổ chức và hành động của họ, là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi lệch ra ngoài (…). “Về đường thực tế, cái đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng (…). Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau: hễ ai làm những việc mà lợi cho đảng là người giỏi, người tốt. Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ đều bỏ hết, bỏ đến tận cội rễ, để thành lập xã hội mới. Cái xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa, cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào để cho được việc mà thôi” (…).

“Người cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải phóng. Theo việc làm của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không? Nếu cái nghĩa giải
phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ có hơn gì? Cứ như ý tôi, thì giải phóng phải theo đúng cái lẽ công bằng, làm cho người ta được ung dung thư thái, được hành động trong một cái khuôn khổ rộng rãi, ai nấy biết trọng quyền lợi của mọi người theo pháp luật đã định, không bị đàn áp và lừa dối, không bị bắt bớ và giết hại một cách ám muội, oan ức”.

“Ðàng này tôi thấy chế độ các nước cộng sản giống nhau như in cái chế độ chuyên chế thuở xưa. Người nào nói xấu hay công kích những người cầm quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo mình thì bị tình nghi, phải chịu mọi điều phiền khổ. Nhân dân trong nước vẫn bị đàn áp lầm than khổ sở, riêng có một số ít người có địa vị to lớn là được sung sướng. Như thế thì giải phóng ở đâu? Giải phóng gì mà cả chính thể một nước phải nương cậy ở những đội trinh thám để đi rình mò và tố cáo hết thảy mọi người. Hễ ai vô ý nói lỡ một câu là bị tình nghi có khi bị bắt, bị đày v…v… thành ra nhân dân trong xã hội ấy lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết ai là bạn là thù, mất hẳn sinh thú ở đời, thật trái với lời nói thiên đường ở cõi trần”.

“Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược tất cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được. Xem như lúc
đầu Việt Minh tuyên truyền rầm rĩ lên rằng: “Nước Việt Nam đã được các nước đồng minh cho hoàn toàn độc lập, và dân được tha hết các thứ thuế”. Thôi thì chỗ dân gian nghe nói thế chạy ùa ùa theo. Sau chẳng thấy độc lập đâu cả và dân lại phải đóng góp nặng hơn trước. Khi Việt Minh đã nắm quyền binh rồi, lại định các ngạch thuế, có người hỏi họ: “Sao trước kia các ông bảo tha hết các thứ thuế rồi kia mà?”. Họ trả lời: “Ấy trước nói tha thuế, nhưng bây giờ chính phủ cần có thuế để làm mọi việc”. Nói thế thì uy tín của chính phủ để đâu?”

“Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt Nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian thường có câu “nói như Vẹm”. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt V M, đọc nhanh mà thành ra”.

………….

Nhân tiện đọc “Một cơn gió bụi”, nếu các bạn có thời giờ, cũng nên đọc “Gọng kiềm lịch sử” của cụ Bùi Diễm và “Bên giòng lịch sử 1940-1965” của Linh mục Cao Văn Luận, để xem lại rất nhiều chi tiết về giai đoạn thập niên 1940-1950 và có thêm cái nhìn về việc bằng cách nào mà Việt Minh đi lên quyền lực.

……………….

Có nhiều link để tải “Một cơn gió bụi”:

* http://cothommagazine.com/CoT…/MotConGioBui-TranTrongKim.pdf

* http://giaocam.saigonline.com/…/TranTrongKimBKMotConGioBui.…

* http://tusachtiengviet.com/a537/mot-con-gio-bui (đây là bản scan từ bản gốc, không phải bản đánh máy, nên có độ tin cậy cao hơn cả)

Xin cho con biết thưởng thức cuộc đời dù còn nhiều gian nan

Xin cho con biết thưởng thức cuộc đời dù còn nhiều gian nan

Đứa con ra khỏi phòng thi, bà mẹ nhào tới hỏi han: Con làm bài được không? Đứa con xị mặt xuống: Cô giáo coi thi khó lắm! Bà mẹ buột miệng: Cái con… nó không để cho con của bà làm bài.

Người ta cũng nhớ cảnh thi tốt nghiệp của học sinh các cấp. Chẳng cần phải nói tên cụ thể ở đâu và khi nào, người ta cũng dễ hình dung cảnh phao được ném tới tấp, cảnh chép bài được thực hiện lia lịa, cảnh các giám thị nửa thật nửa giả khi coi thi, cảnh các phụ huynh tiếp cận tứ phía để cứu trợ cho con cái mình… Cứ thế, người ta cũng thấy khá vui. Khi có kết quả, người ta đọ nhau hơn kém. Dù biết kết quả là giả, người ta vẫn hào hứng thích thú. Những cái giả như thế có lẽ luôn có sức hấp dẫn. Có những thầy cô giữ lương tâm nghề giáo, thì lại bị coi là khó khăn, lại bị xịt lốp xe.

Người ta cứ nghĩ có tiền là mua được kiến thức. Người ta cứ nghĩ có cái bằng giả là có được năng lực làm việc. Người ta cứ nghĩ có được một chỗ đứng do mua bán đổi chác, là có thể giúp được cuộc đời. Có lẽ người ta nhầm. Có lẽ người ta không nhầm mà lại vui vẻ và thích thú với những cái giả ấy. Hình như ngu ngu thì có vẻ vui thích.

Lại nhớ đến chuyện môi trường, đến thực phẩm rau cỏ thịt cá. Bao nhiêu loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, mà phần đa là đến từ Trung Quốc, đã tuồn vào đời sống của người dân, đã đi vào thân thể của người dân, đã nằm trong xương thịt của con người, và chỉ cần chờ ngày là phát bệnh. Cái đau xót nhất là chính mình hại mình. Ví như khi người ta trồng rau. Người ta dành một khoảng vườn riêng để trồng rau ăn cho gia đình, còn khu vườn rộng lớn kia để bán. Người ta phân biệt giữa để ăn và để bán. Để ăn có nghĩa là mình ăn, để bán có nghĩa là người khác ăn. Phân biệt như thế, vì người ta dùng đủ loại thuốc hóa chất chỉ vì lợi nhuận mà không đoái hoài đến an toàn. Không chỉ người trồng rau, đến người nuôi heo nuôi gà, người làm ruốc, người nấu rượu… cũng làm như thế, cũng phân biệt giữa để ăn và để bán.

Cuối cùng, làm như thế là chính mình đang giết hại mình, vì mình đang ăn đồ được bán. Gậy ông đập lưng ông là thế. Lời Chúa vẫn văng vẳng: nếu anh muốn người ta làm gì cho mình, thì hãy làm cho người ta như vậy. Ai cũng nghĩ vì lợi nhuận, mà mình thu được một ít tiền, mà không nghĩ rằng, số tiền ấy không đủ một phần nhỏ để chữa những căn bệnh phát sinh do thực phẩm đểu gây ra. Đó là chưa nói đến chuyện, số tiền ấy chẳng bao giờ mua lại được sức khỏe. Nguy hiểm hơn nữa, được một ít tiền, mà người ta bán đi lòng tin tưởng nơi nhau.

Sự kiện đáng chú ý về môi trường biển của miền Trung vẫn tiếp tục được người dân hết sức quan tâm. Vì người dân chưa nhận được giải đáp thỏa đáng. Rằng trong một thời đại mà cả thế giới báo động về sự xâm hại trầm trọng đối với môi trường thiên nhiên, mà tại đất nước mình lại xảy ra một vụ nghiêm trọng như thế, ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng ngay lập tức đến đời sống của biết bao người dân, và ảnh hưởng lâu dài đến cả tương lai của các thế hệ tiếp nối.

Có lẽ “ý nghĩa” và “thú vị” là hai điều rất quan trọng trong cuộc sống. Lạy Chúa, thật đáng tiếc nếu con sống vô nghĩa và vô vị! Vì “Cuộc sống” khác với “sinh tồn”.

Nếu đời con ý nghĩa mà thiếu thú vị, thì con bận bịu trăm công nghìn việc, nhưng lại buồn chán. Nếu đời con thú vị mà thiếu ý nghĩa, thì con đang sống kiểu “giải trí”, trống rỗng!

Sống thú vị là sống ý nghĩa, là sống biết thưởng thức. Biết sống không phải chỉ là kiến thức. Hiểu biết là hòa hợp. Kiến thức của con có thể rộng lớn về đủ loại phạm vi, nhưng con lại chưa biết thưởng thức chúng. Có thể con ngày càng am tường một lĩnh vực chuyên sâu, để rồi tự biến mình trở thành một “tên ngốc tài năng”.

Nhịp sống ngày nay cũng có thể làm cho cuộc sống trở nên vô vị. Có thể do con quá ham thích đồ vật và quá ham thích quen biết nhiều người. Ham thích đồ vật, bị cuốn vào vòng xoáy tiêu thụ, mà thực ra con đang sống kiểu văn hóa “vứt đồ”, vì con không còn thì giờ để yêu thích. Đồ của con cần luôn là mới nhất, hợp thời nhất, đắt tiền nhất…

Con như người lính chuyên đi chiếm đóng lãnh thổ, mà quên đi vai trò chăm sóc ruộng đồng của người nông dân. Thay vì làm chủ thế giới, con tự trở thành kẻ làm thuê chỉ biết làm theo những mệnh lệnh vô hình vô hồn. Nhà của con có thể nhiều đồ đạc quá đến nỗi con không còn đủ chỗ để ở. Con quen biết bao nhiêu là người, mà không biết thực sự bạn thân có nổi một người hay không. Khi ấy, con dễ bị cuốn vào vòng xoáy của “văn hóa thời thượng” là “vứt đồ” và “vứt người”.

Thách đố rất lớn là làm thế nào để hòa hợp, hòa hợp giữa hiểu biết và tình cảm, giữa cái đầu và con tim. Trong đầu con có danh mục dài về giá tiền của các loại hàng hóa, nhưng lại thiếu danh mục về giá trị thật mà từng loại hàng hóa ấy mang lại. Trong tâm con có danh mục hàng loạt bạn bè được phân chia phức tạp đủ loại lãnh vực, nhưng lại thiếu đi danh mục thực sự tình bạn con có với từng người bạn là gì.

Những suy nghĩ giản đơn này có thể giúp đời bớt vô nghĩa, bớt vô vị. Bởi lẽ, nếu không nghĩ một chút, con rất dễ bị khủng hoảng bị sụp đổ, khi một ngày chợt nhận ra: con bị mất hết tài sản, con bị bạn bè quên lãng; chứ thực ra, từ lâu con đã không có gì, từ lâu con đã không có bạn.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh! Xin cho con sớm “phủi bụi” những giấc mộng chơi vơi, để đầu có thể đội ánh bình minh, để chân thật sự đi trên đất, để tay nắm chặt những bàn tay bằng xương bằng thịt của bạn bè, để từng nhịp con thở trong bầu không khí chung của mọi người, để con xác định được chỗ đứng tuy tí hon nhưng vững chắc trong vũ trụ bao la. Thú vị thay khi cười vui với bạn. Ý nghĩa thay khi nhìn nhau vui cười!

Tứ Quyết SJ

Không còn gì để bán chỉ bán… thân

 Không còn gì để bán chỉ bán… thân

Trần Nhật Phong (Danlambao) – Thân xác của mẹ Việt Nam đang bịnhững kẻ cai trị xẻ ra bán từng phần và được nhân danh “phát triển” nhưng thực tế là bán để chia chát lợi nhuận của những kẻcầm quyền. Nếu hôm nay các bạn tiếp tục “cam chịu” hay “không phải chuyện của tôi” thì liệu ngày mai sẽ đến ngôi nhà của các bạn,mảnh đất của các bạn sẽ được thu hồi vì đó là đất “được qui hoạch” hay đất thuộc “bộ quốc phòng”. Trong một xã hội, mà đất đai, tài sản có thể bị “cướp” bất cứ giờ phút nào thì các bạn liệu có “an toàn” hay “yên bình” hay không?

*Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã có một thời gian khá dài làm nghềlồng tiếng cho các phim bộ Hong Kong và Đài Loan, gần 19 năm làm nghề này, có thể nói tôi đã xem và học được khá nhiều điều hay từnhững nhà viết kịch bản của Hong Kong hay Đài Loan, do cơ chế tựdo, sức sáng tác của họ thật dồi dào và đôi khi mang đậm những triết lý nhân sinh của người gốc Á. 

Tôi nhớ có một lần, phòng chuyển âm phim bộ nhận lồng tiếng cho một loạt 2,3 vở kịch diễn sân khấu, được thu hình và phát hành, có một vở kịch mà tôi nghĩ thích hợp với câu chuyện hôm nay với các bạn, đặc biệt là các bạn đang sinh sống trong một xã hội đang códấu hiệu bùng phát mãnh liệt có thể dẫn tới sự đổ máu vì những bất công. 

Đại khái câu chuyện đó nói về một nhân vật được hư cấu, vốn là một nhà ngôn ngữ học kiêm một soạn giả nổi tiếng ở Thượng Hải, được xem là một thiên tài, về ngôn ngữ ông có khả năng nghe người đối diện nói chuyện qua âm điệu thì biết ngay là người sinh sống ở vùng nào, làng nào tại Trung Quốc. 

Bên cạnh đó ông còn là một nhà soạn kịch nổi tiếng, trong một ngày làm việc của ông, ông có thể soạn một lúc 4,5 vở kịch khác nhau, vừa có thể đọc đối thoại cho kịch bản này, vừa có thể tạo ngay bốcục cho kịch bản khác, sức sáng tác dồi dào của ông khiến cho các nhân viết viết tuồng chạy không kịp với các vở kịch được ông viết.

Được sự kính trọng của hầu hết giới thượng lưu của Thượng Hải, có nhiều bạn bè tốt, nhưng đến cuối đời ông lại trở thành một ông già khùng khùng, điên điên và chết trong sự cô độc trên đường phốở Hong Kong ở thập niên 60, sau khi trải qua hàng loạt những biến cố theo sự thăng trầm của dòng lịch sử Trung Hoa.

Tôi thích câu chuyện này, vì nó mang đậm tính triết lý về cuộc sống, đặc biệt là thời hoàng kim của nhà soạn giả ở Thượng Hải, lúc đó ông tự tin là có thể làm bất cứ điều gì như một nhà phù thủy đa năng. 

Trong một cuộc ăn nhậu với bạn bè, ông đánh cá với họ rằng, sẽbiến cô gái bán hoa bên ngoài nhà hàng sang trọng nơi ông ăn nhậu, rằng chỉ trong vòng 3 tháng, ông có thể biến cô trở thành một minh tinh siêu việt nổi tiếng khắp Thượng Hải.

Và ông làm thật, kết quả đúng như lời ông cam đoan, chỉ vài tháng dưới sự nhào nắn của ông, cô gái bán hoa đã trở thành một trong những người đẹp được tung hê, được chào đón vồn vã của giới thượng lưu ở Thượng Hải.

Đương nhiên câu chuyện tránh không khỏi những tình cảm nảy sinh ra giữa ông và cô gái bán hoa, và rồi thời cuộc, ghen tuông và cái tôi to lớn đã khiến hai người hợp rồi tan, tan rồi hợp trong bối cảnh nhiễu nhương của nước Trung Hoa thời cận đại.

Một trong những lần cãi nhau gay gắt dẫn đến chia tay, cả ông và cô gái bán hoa đã có những lời gây tổn thương nặng nề cho nhau nhưng mang đậm triết lý cuộc sống:

– Không có tôi, thì giờ này cô chỉ là cô gái bán hoa ở ngoài đường thôi, làm gì được như bây giờ, được săn đón nhiệt tình của các tài phiệt Thượng Hải.

– Đúng, không có ông tôi vẫn chỉ là cô gái bán hoa, nhưng ít ra ngày xưa tôi còn có hoa để bán, bây giờ tôi chả có gì để bán nửa ngoại trừ bán… thân. 

Lời nói cay đắng của cô gái từ thân phận bán hoa biến thành một thứ gái điếm hạng sang ở Thượng Hải, khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh của Việt Nam ngày hôm nay, nó không khác gì với câu đối thoại trên cả các bạn ạ. 

Trước năm 1975, miền Nam Việt Nam tuy chưa là một cường quốc trong khu vực, nhưng ít ra được sự kính trọng của các quốc gia và vùng lãnh thổ lân bang, tương tự như cô gái bán hoa, có được sựkính trọng thương mến của những bạn bè xe kéo, bán hàng rong, những con người lam lũ chung xóm.

Và sau năm 1975, tuy mang danh là một quốc gia thống nhất, nhưng dưới sự cai trị của đảng cộng sản, con dân Việt Nam cầm passport CHXHCNVN đi đến đâu thì bị khinh khi đến đó, và khi không còn gì để bán thì chỉ còn “cướp” đất để bán, nó cũng không khác gì cô gái bán hoa, khi trở thành gái điếm hạng sang, không còn gì đểbán chỉ có bán… trôn nuôi miệng, và bị bạn bè xa lánh. 

Khi nợ công chất cao như núi, không còn gì để xuất cảng, thì những kẻ cai trị chỉ biết tăng thuế, cướp đất để bán, nghĩ đến chuyện…, lách nợ, mà không đủ khả năng để nghĩ ra giải pháp.

Hàng dệt may xuất cảng thì Indonsia, Malaysia và Trung Quốc đè đến ngợp thở, nếu có dịp ra nước ngoài đến những khu shopping lớn, người ta chỉ thấy các mặc hàng quần áo đều xuất phát từ những quốc gia này, hiếm hoi lắm mới nhìn thấy hàng chữ Made In Viet Nam. 

Nông, thủy sản thì trước đây chỉ thua cho Thái Lan, nay thì thua luôn cho cả Lào, Cam Bốt và Miến Điện, khi các mặc hàng này liên tục bị trả về từ khắp nơi trên thế giới vì nhiễm độc thủy ngân,nhiễm độc kim loại. 

Dầu thô thì liên tục lỗ lã, giá dầu trên thế giới sụt giảm, từ lổ tới lổ.

Rừng bị tàn phá, biển bị ô nhiễm, đồng bằng sông Cữu Long bị nước mặn xâm nhập, sông Hồng thì bị hút cát khau thác vô tội vạ. tài nguyên quốc gia không còn lấy một cái gì gọi là rừng vàng biển bạc. 

Việt Nam hôm nay còn gì để bán ra nước ngoài? Không, không còn gì cả ngoại trừ ….. đất đai.

Và do đó càng lúc càng có nhiều vụ “cướp” đất diễn ra khắp nơi trên toàn cỏi Việt Nam, từ bắc chí nam, nơi nào cũng có quan chức địa phương, công an, quốc phòng “cướp” đất đai để bán quyền sửdụng cho nhà đầu tư “nước ngoài” mà thực chất hầu hết là nhà đầu tư “Trung Quốc”. 

Hoàn cảnh này có khác gì cô gái bán hoa biến thành bán…trôn trong câu chuyện mà tôi kể ở trên đây các bạn?

Thân xác của mẹ Việt Nam đang bị những kẻ cai trị xẻ ra bán từng phần và được nhân danh “phát triển” nhưng thực tế là bán để chia chát lợi nhuận của những kẻ cầm quyền.

Nếu hôm nay các bạn tiếp tục “cam chịu” hay “không phải chuyện của tôi” thì liệu ngày mai sẽ đến ngôi nhà của các bạn, mảnh đất của các bạn sẽ được thu hồi vì đó là đất “được qui hoạch” hay đất thuộc “bộ quốc phòng”.

Trong một xã hội, mà đất đai, tài sản có thể bị “cướp” bất cứ giờphút nào thì các bạn liệu có “an toàn” hay “yên bình” hay không? 

Chạy!!!!

Cơ hội chạy của các bạn đã chậm rồi, vì con cái của những quan chức, kẻ cầm quyền đã chạy trước, chúng ôm tài sản chạy qua xứ“tư bản giãy chết” rồi các bạn ạ, nếu các bạn có may mắn chạy thoát, ra đến bên ngoài cũng chỉ đi làm công cho con cháu của chúng vì chúng có tiền hơn các bạn, nếu các bạn không có khả năng chuyên môn, không có khả năng ngôn ngữ ở xứ sở các bạn chạy đến, thì các bạn cũng sẽ tiếp tục làm “thân cu li” cho con cháu của những kẻ cầm quyền hiện nay mà thôi.

Giải pháp duy nhất cứu các bạn đã có từ lâu, vấn đề là các bạn có dám dùng giải pháp đó để thay đổi số mạng của các bạn hay không, thay đổi vận mệnh của mẹ Việt Nam hay không thì tùy các bạn nhé, chúng tôi bên ngoài đã cạn lời, không can đảm một lần chịu đau đểđục bỏ khối ung thư, thì các bạn chỉ chờ ngày vào quan tài mà thôi.

Trần Nhật Phong

danlambaovn.blogspot.com

Thế giới không có tình yêu thương là một hoả ngục

 Thế giới không có tình yêu thương là một hoả ngục

** Một thế giới không có tình yêu thương và sự chú ý săn sóc của con người đối với nhau là một hoả ngục, chứ không phải là một thế giới nhân bản. Thiên Chúa yêu thương chúng ta vì ngài là Tình Yêu và Ngài yêu thương cả khi chúng ta tội lỗi.

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chúng sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC cho biết buổi tiếp kiến được tổ chức ở hai nơi: trong đại thính đường Phaolô VI cho các anh chị em đau yếu, vì trời quá nóng đối với họ, và tại quảng trường cho mọi người còn lại. Chúng ta tất cả được nối kết bởi Chúa Thánh Thần là Đấng luôn luôn tạo sự hiệp nhất. Chúng ta chào các anh chị em ở trong đại thính đường Phaolô VI. Sau đó ĐTC giải thích dụ ngôn người con hoang đàng như kể trong chương 15 Phúc Âm thánh Luca và nói:

Không ai trong chúng ta có thể sống mà không có tình yêu thương. Thật là một cảnh nô lệ xấu xa trong đó chúng ta có thể rơi vào, đó là cho rằng tình yêu thương là điều được thưởng. Có lẽ phần lớn nỗi lo lắng của con người ngày nay phát xuất từ điều này: đó là tin rằng nếu chúng ta không mạnh mẽ, hấp dẫn và xinh đẹp, thì khi đó không có ai lo lắng cho chúng ta. Biết bao nhiêu người ngày nay chỉ kiếm tìm tính cách hữu hình để lấp đầy sự trống rỗng bên trong: làm như thể chúng ta là những người muôn đời cần có các xác nhận. Tuy nhiên, anh chị em có tưởng tượng được một thế giới mà trong đó tất cả mọi ngươi đều ăn mày các lý do để khơi dậy sự chú ý cuả người khác không, và trái lại không có ai sẵn sàng yêu thương người khác một cách nhưng không?  Hãy tưởng tượng một thế giới như vậy: một thế giới không có sự nhưng không của tình yêu thương! Xem ra là một thế giới nhân bản, nhưng thật ra nó là một hoả ngục. Biết bao nhiêu chủ trương chiêm ngắm chính mình của con người nảy sinh từ một tình cảm cô đơn và mồ côi. Đàng sau biết bao nhiêu thái độ hành xử không thể giải thích được có ẩn dấu câu hỏi: “Có lẽ nào tôi lại không đáng được gọi tên hay sao, nghĩa là không đáng được yêu thương sao?” Bởi vì tình yêu thương luôn luôn gọi tên…

** Khi một thanh thiếu niên không được hay cảm thấy không được yêu thương, thì bạo lực nảy sinh. Đàng sau biết bao nhiêu hình thức của thù ghét xã hội và chủ trương đập phá thường có một con tim không được thừa nhận. Không có các trẻ em xấu, cũng như không có các người trẻ  hoàn toàn hoang dại, nhưng có các con người bất hạnh. Và cái gì có thể khiến cho chúng ta hạnh phúc, nếu không phải là kinh nghiệm của tình yêu thương được trao ban và được nhận lãnh? Cuộc sống con người là một trao đổi các cái nhìn: có ai đó nhìn chúng ta và giật được từ chúng ta nụ cười đầu tiên, và chúng ta là những người trao ban nụ cười một cách nhưng không cho người bị khép kín trong buồn sầu, và như thế chúng ta mở ra cho họ một lối thoát. Trao đổi cái nhìn: nhìn vào mắt và mở ra các cánh cửa của con tim. Bước đầu tiên mà Thiên Chúa làm với chúng ta là bước đi của một tình yêu thương được đi trước và vô điều kiện. Thiên Chúa yêu thương trước. Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói:

Thiên Chúa yêu thương chúng ta bởi vì Ngài chính là Tình yêu, và tự bản chất của nó tình yêu hướng tới chỗ tự phổ biến và trao ban. Thiên Chúa cũng không ràng buộc lòng nhân lành của Ngài vào việc hoán cải của chúng ta: có chăng  đó là sự hoán cải là một kết quả tình yêu thương của Thiên Chúa. Thánh Phaolô diễn tả nó một cách hoàn hảo khi nói: “Thiên Chúa chứng minh tình yêu của Ngài đối với chúng ta trong sự kiện khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi, Chúa Kitô đã chết cho chúng ta” (Rm 5,8). Trong khi chúng ta còn là những người tội lỗi. Một tình yêu thương vô điều kiện. Trong khi chúng ta còn ở xa, như người con hoang đàng của dụ ngôn: “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy nó, và cảm thương…” (Lc 15,20).  

Vì yêu thương chúng ta Thiên Chúa đã thực thi một cuộc xuất hành khỏi chính Ngài, để đến kiếm tìm chúng ta trong vùng đất, nơi thật là vô nghĩa khi Ngài phải đến sống. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cả khi chúng ta đã lầm lỗi.

Ai trong chúng ta yêu thương kiểu đó, nếu không phải là một ngưòi cha hay một người mẹ? Một bà mẹ tiếp tục yêu thương con mình cả khi nó ở trong tù. Tôi nhớ tới biết bao bà mẹ, xếp hàng để vào nhà tù trong giáo phận trước đây của tôi. Họ không xấu hổ. Đứa con họ ở trong tù, nhưng nó là con của họ. Và họ chịu biết bao tủi nhục, khi bị lục soát trước khi vào nhà tù. Nhưng “Nó là con của tôi”. “Nhưng bà ơi, con bà là một tên tội phạm!” “Nó là con tôi!” Chỉ có tình yêu của người mẹ người cha làm cho chúng ta hiểu tình yêu của Thiên Chúa như thế nào.

** Một bà mẹ không xin xoá bỏ công lý nhân loại, bởi vì mỗi lầm lỗi đòi hỏi một đền bù, nhưng một bà mẹ không bao giờ  thôi đau khổ cho con mình. Bà yêu thương nó cả khi nó là một tội nhân. Thiên Chúa cũng làm cùng điều đó đối với chúng ta: chúng ta là con cái của được yêu thương của Ngài! Có thể Thiên Chúa có vài người con mà Ngài không yêu không? Không đâu. Chúng ta tất cả đều là các con cái được Thiên Chúa yêu thương. Không có một lời chúc dữ nào trên cuộc sống của chúng ta, nhưng chỉ có lời nhân lành của Thiên  Chúa, là Đấng đã kéo sự sống của chúng ta ra từ hư không. Sự thật của tất cả những điều đó là tương quan tình yêu thương gắn liền Thiên Chúa Cha với Chúa Con qua Chúa Thánh Thần, tương quan trong đó chúng ta được tiếp nhận do ơn thánh. Trong Ngài, trong Đức Kitô Giêsu, chúng ta đã được muốn, yêu thương và mong ước. Có Một Người đã in trong chúng ta một vẻ đẹp nguyên thuỷ, mà không tội lỗi nào, không lựa chọn sai lầm nào có thể xoá nhoà tất cả. Trước mắt Thiên Chúa chúng ta luôn luôn là các con suối nhỏ được làm để vọt lên nước ngon. Chúa Giêsu đã nói với người đàn bà xứ Samaria: “Nước mà tôi sẽ cho chị, sẽ trở thành nơi chị một suối nước vọt lên cho sự sống vĩnh cửu” (Ga 4,14).

Để thay đổi con tim của một người bất hạnh, thì đâu là phương dược? Đâu là thuốc giúp thay đổi con tim của một người không hạnh phúc? Tín hữu trả lời: tình yêu. ĐTC nói: “Hãy nói to hơn”. Tín hữu la to: tình yêu. Giỏi, giỏi, tất cả đều giỏi! Và làm thế nào để cho khiến cho một người cảm nhận được là ta yêu thương họ? Trước hết cần ôm họ trong vòng tay, làm cho họ cảm nhận được rằng họ được ước mong, rằng họ quan trọng, và họ sẽ thôi buồn. Tình yêu kêu gọi tình yêu, một cách mạnh mẽ hơn thù hận mời gọi cái chết. Chúa Giêsu đã không chết và sống lại cho chính Ngài, mà cho chúng ta, để tội lỗi chúng ta được tha thứ. Vì thế đây là lúc phục sinh cho tất cả mọi người: là lúc nâng các kẻ nghèo hèn đứng dậy khỏi sự chán nản, nhất là những kẻ nằm trong mồ từ một thời gian lâu hơn là ba ngày. Ở đây một ngọn gió giải phóng thổi trên mặt chúng ta. Ở đây nẩy mầm ơn của niềm hy vọng. Và niềm hy vọng là niềm hy vọng của Thiên Chúa Cha yêu thương chúng ta như chúng ta là: Ngài luôn luôn yêu thương chúng ta và yêu thương tất cả mọi người.

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương hiện diện, trong đó có các đoàn đến từ Pháp, Bỉ, đảo Maurizitius, đặc biệt các sinh viên tham dự đại hội Olivaint tại Paris. Ngài nhắc cho mọi người nhớ tất cả đều quý báu trước mặt Chúa, và sự thật này là suối nguồn trao ban hy vọng.

Chào các đoàn hành hương đến từ Anh quốc, Thụy Điển, Hồng Kông, Pakistan, Philippines, Đại Hàn, Thái Lan, Canada và Hoa Kỳ ĐTC cầu chúc Chúa Kitô ban cho họ nhiều niềm vui và an bình.

Với các nhóm nói tiếng Đức, đặc biệt là cộng đoàn các cha Scolopi Illertissen, ngài nhắc cho biết tháng sáu là tháng kính Thánh Tâm  Chúa Giêsu, suối nguồn vô tận của tình yêu. Chúng ta hãy làm chứng cho tình yêu ấy của Chúa, bằng cách trao ban nó cho những người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống thường ngày.

Với các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong đó có các đoàn hành hương Brasil, ngài xin Mẹ Maria giúp mọi người biết ra khỏi chính mình và noi gương Mẹ thông truyền tình yêu của Chúa cho tha nhân.

Chào các tín hữu Ba Lan ĐTC nhắc lại tư tưởng của thánh Gioan Phaolô II trong thông điệp Đấng Cứu Độ con người và nói: “Con người là sinh vật không thể hiểu đuợc và cuộc sống của nó vô nghĩa, nếu nó không gặp gỡ tình yêu thương và sống kinh nghiệm yêu thương, lấy đó làm của riêng mình và tham dự vào đó cách sống động” (s. 10) Chúng ta đừng sợ hãi tình yêu thương và các đòi hỏi của nó. Hãy khiến cho nó trở thành to lớn, xinh đẹp và có trách nhiệm trong cuộc sống, để là một ánh sáng hy vọng cho tha nhân.

Trong các nhóm Ý ĐTC chào các tân linh mục giáo phận Brescia bắc Italia, hiệp hội Bác ái không biên giới giáo phận San Marino Montefeltro kỷ niệm 20 năm thành lập, liên hiệp người mù Italia, hiệp hội Silvana Angelucci của nhiều vùng Italia, hiệp hội văn hóa Reatium kỷ nhiệm ĐGH Zosimo, thân nhân của các bính sĩ bị chết trong các sứ mệnh bảo hoà. ĐTC bầy tỏ sự trìu mến, gần gũi, ủi an và khích lệ họ.

Chào các bạn trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc hôm qua Giáo Hội mừng kính thánh Antôn thành Padova, “vị giảng thuyết tài ba bổn mạng dân nghèo và người đau khổ.” Ngài khích lệ giới trẻ đừng mệt mỏi noi gương sống của thánh nhân; người đau yếu xin thánh nhân bầu cử cho họ trong tật bệnh; và các cặp vợ chồng mới cưới thi đua học hỏi và sống Lời Chúa trong đời hôn nhân.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Tác giả: Linh Tiến Khải
Nguồn: http://vietvatican.net

GÀ GÁY VÀ NGÃ NGỰA

GÀ GÁY VÀ NGÃ NGỰA

Gà gáy và ngã ngựa là hai sự kiện nổi bật trong cuộc đời hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.  Tiếng gà gáy để phản tỉnh.  Cú ngã ngựa để hết tự mãn.  Phêrô và Phaolô, trước khi là thánh, hai vị cũng là người tội lỗi, yếu đuối, chập choạng trên con đường đức tin.  Các ngài có một quá khứ lầm lỗi.  Phêrô có lần bị Chúa quở là satan; ông đã ba lần chối Thầy.  Phaolô đã năm lần bảy lượt đi lùng bắt và giết chết những ai mang danh Kitô hữu; ông đã can dự vào việc ném đá Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội.  Cả hai đều hăng say năng nổ, muốn dùng sức lực của mình và phương tiện thế gian để bảo vệ Chúa mình tôn thờ, và muốn tiêu diệt những kẻ không theo đạo giống mình.  Chúa Giêsu đã cứu cả hai, mỗi người được cứu một cách.  Tiếng gà gáy và cú ngã ngựa là hai dấu ấn không phai trên hành trình nên thánh.

  1. Tiếng gà gáy phản tỉnh

Sau khi chối Thầy lần thứ ba, từ trên pháp đình Chúa nhìn xuống Phêrô.  Ánh mắt Thầy vẫn trìu mến thân thương như gởi đến ông sứ điệp: Phêrô, sao con lại chối Ta.  Ơn nghĩa Thầy trò ba năm gắn bó chẳng lẽ không còn một chút vương vấn hay sao?  Lại thêm tiếng gà gáy đêm khuya, nhắc nhở lương tâm ông tỉnh ngộ và nhớ lại lời Thầy đã tiên báo: “Trước khi gà gáy, con đã chối Ta ba lần.”  Phêrô lầm lũi ra khỏi pháp đình, nước mắt tuôn trào, tâm hồn trĩu nặng, cõi lòng xốn xang, mình chỉ là cát bụi, phận yếu hèn và quá dễ sa ngã!  Phêrô thổn thức. Mới hôm nào ông còn tuyên bố: “Dù mọi người bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ.”  Thế mà, giờ đây ông lại nhát gan khi đối diện nguy nan nên đã chối Thầy đến ba lần.  Và đêm hôm ấy, tiếng gà gáy đã thức tỉnh tâm hồn Phêrô.  Xuất thân là ngư phủ với bản tính chất phác, chân thật, có sao nói vậy, nên khi lầm lỗi ngài chân thành sám hối và òa khóc như một đứa trẻ.  Đó là hành trình của phàm nhân, những con người luôn mỏng dòn và yếu đuối, nhưng luôn được Thiên Chúa hải hà thương xót, thứ tha và thánh hóa.  Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mãnh, giữa trọn vẹn và dang dở.  Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng.  Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại.  Tuy nhiên, thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục.  Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ngài.  Nhờ đó, ngài đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa.  Thánh Phêrô có lòng quảng đại.  Khi được Chúa gọi, ông nhanh nhẹn bỏ tất cả mọi sự rồi theo Chúa.  Thánh Phêrô có một đức tin chân thành và lòng gắn bó keo sơn với Chúa: “Lạy thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời.”  Đức tính đáng cảm phục nhất chính là lòng khiêm nhường.  Đó là nhân đức nền tảng của mọi nhân đức.  Khiêm nhường là mẹ các nhân đức.  Rõ ràng, trong trái tim Phêrô lúc nào cũng yêu Chúa.  Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì ngài cũng không giận Chúa.  Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa.  Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.

  1. Cú ngã ngựa để hết tự mãn

Saolô ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái-Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem.  Là biệt phái nhiệt thành nên Saolô đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Stêphanô và trên đường Đamat truy lùng các Kitô hữu.  Oai phong trên yên ngựa đang phi nước đại, thình lình, một luồng ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông, Saolô té nhào từ yên ngựa.  Nằm sóng soài dưới chân ngựa, Saolô nghe được tiếng gọi trong luồng ánh sáng phát ra từ trời: “Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?”  Saolô hỏi lại: “Thưa Ngài, Ngài là ai?”  Tiếng từ trời đáp: “Ta là Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt bớ.”  Không thể tin vào chính mình nữa, không ngờ ông Giêsu Nadarét, người đã bị đóng đinh vào thập giá như một tên tội phạm, lại chính là Thiên Chúa quyền năng đã quật ngã mình và đã tự đồng hóa với những Kitô hữu mà mình đang lùng bắt.  Dưới ánh sáng của Đấng Phục Sinh, đôi mắt của Saolô bị mù loà, nhờ đó ngài biết rằng trước đây mình thật là mù quáng.  Nhưng sau đó, qua trung gian của Khanania, đại diện của Giáo Hội, ngài đã được sáng mắt về phần xác và cả phần hồn để nhìn thấy con đường mình được mời gọi bước vào.

Hoàn toàn phó thác, ngài đã thưa với tất cả tâm tình phục thiện: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”  Con đường đức tin của Saolô đã hoàn toàn thay đổi kể từ lần gặp gỡ hi hữu ngoài sức tưởng tượng ấy.  Sự sống của Chúa Phục Sinh đã làm thay đổi cuộc đời của ông.  Được ơn trở lại từ cú ngã ngựa nhớ đời, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại.  Khi đã biết Chúa Kitô thì “những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi.  Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.  Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.  Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu” (Pl 3,7-9).   Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.  Ngài trở thành một Tông đồ dân ngoại kiệt xuất, thành lập nhiều Giáo đoàn, mở mang phát triển Hội Thánh cách quang minh chính đại, khiến bản thân phải ra toà, tù tội, vất vả trăm đường.  Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời thánh nhân.  Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2Cor 12,9).  Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy “Chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp; hoang mang nhưng không tuyêt vọng; bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt” (2Cor 4,8-9).  Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức “Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1Cor 5,14).  Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi” (Gal 2,20).  Vì Đức Kitô và vì Tin mừng, thánh nhân đã sống và chết cho sứ vụ.  Cuộc sống bôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?  Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo?…  Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39).

  1. Là người tội lỗi được Chúa nhìn đến

Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ cùng chung một ngày.  Hai con người khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma.  Cùng chia sẻ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đưa hai ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn.  Hai con người khác biệt ấy lại có những điểm tương đồng lạ lùng.  Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người.  Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha.  Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự.  Chúa đã dùng hai sự kiện gà gáy và ngã ngựa để thanh tẩy các ngài.  Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.

Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng.  Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng.  Cùng chịu tử đạo.  Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo.  Hai Vì Sao Sáng được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6.  Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo hội.  Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nỗ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh.  “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả,” đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội. 

Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ trở nên nền tảng hiệp nhất.  Hai ngài trở thành chói sáng như hai vì sao trong vòm trời Giáo Hội, đáng được các tín hữu chiêm ngắm noi theo.  Hai ngài đã biết khiêm tốn, nhận mình là thấp hèn tội lỗi rồi mở tâm hồn ra đón nhận tình thương của Thiên Chúa.  Khi trả lời câu phỏng vấn: “Jorge Bergoglio là ai?”, Đức Thánh cha Phanxicô đáp: “Tôi là người tội lỗi được Chúa nhìn đến.”  Và ngài tuyên bố: “Chính tôi là người tội lỗi đây, có gì lạ đâu!  Cái lạ là ở chỗ được Chúa nhìn đến, được Chúa xót thương.  Và từ đó người ta tìm xem Chúa xót thương ở chỗ nào.”

Xin hai Thánh Tông Đồ giúp chúng con luôn biết tín thác vào tình thương của Chúa, luôn biết tiến bước theo các ngài trên con đường theo Chúa.  Amen!

Lm Giuse Nguyễn Hữu An