Vài điều muốn tâm sự.

Vài điều muốn tâm sự.

Tác giả: Phùng văn Phụng

Ngày thứ sáu 14- 07 là buổi họp chót trong văn phòng . Tôi nghỉ hưu thực sự. Nghỉ hẳn. Phải từ bỏ. Phải thôi việc, không làm việc nữa. Không tiếc nuối gì hết. Vì sao vậy?

 

 

 

 

 

 

Tác giả cùng toàn thể anh chị em trong văn phòng 

Vì:
Tụi mình trên dưới bảy mươi;
Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi. 
Số đông biến mất đâu rồi; 
Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn. 
Đếm kỹ còn mấy trăm tuần; 
Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau? 
Thôi thì còn lại ngày nào; 
Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi. 
Khác biệt gì cũng thế thôi; 
Mai kia nằm xuống để rồi được chi. 
Sao bằng ta cứ vui đi; 
Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa. 
Tay với trời cao không thấu nổi 
Tuổi già mất bạn cũng mồ côi …

trích trong bài : “Còn bao lâu nữa”

Mấy ngày qua, trong facebook các em học trò cũ, các con, các cháu , bạn bè chúc mừng sinh nhật, rất ấm áp tình nghĩa yêu thương. Trân trọng cám ơn hết mọi người đã gởi đến những tình cảm quý mến đó.

Trân trọng những người bạn cũ và quý mến những người bạn mới.

Đã U80 rồi. Đã cảm nghiệm đủ mọi buồn khổ và vui tươi, đói khát và no đủ, cay đắng , đau buồn và niềm vui, hạnh phúc.

Tạ ơn Trời, đến tuổi này rồi (75 tuổi), vẫn còn sống, khỏe mạnh và sáng suốt.

I ) Cần có một lý tưởng?

Tôi nhớ, hồi còn đi dạy, tôi có nói, có nhắc nhở các em học sinh rằng, cần có một mục đích để sống cũng giống như ta cần có ngọn núi để trèo lên. Nhiều con đường để đi lên ngọn núi đó. Đi thẳng, đi vòng v.v..Có thể các em sẽ lên tới đích, cũng có thể các em sẽ gục ngã giữa chừng. Tuy nhiên, ít ra là các em còn có mục đích để sống.

Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng có viết: Lúc hết hơi mới biết đến mạng Trời
Và nhắm mắt mới đành thôi hoạt động. (1)

 Trước năm 1975, tôi có viết một bài báo để  khen ngợi hai nghề thẩm phán và nghề dạy học. Hai nghề không ăn hối lộ. Sau này tôi mới thấy nhận xét đó sai.

      Chỉ có nghề dạy học mới không ăn hối lộ. Vì sao?

  • Vì họ có lương cao, đủ sống, không giàu nhưng không thiếu thốn.
  • Họ cần làm gương cho học trò của mình nên không dám ăn hối lộ, mà còn phải ráng sống cho tử tế, đàng hoàng nữa. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Thầy cô giáo luôn luôn có các em học trò để ý, bắt chước noi theo.

Thầy giáo, cô giáo không giàu tiền bạc nhưng rất giàu học trò. Tôi chỉ dạy có 5 năm trường Lương văn Can, vậy mà 42 năm sau, tình nghĩa Thầy trò vẫn thắm thiết.

Thế gian, tài sản, tiền bạc, danh vọng tất cả đều phù du, bởi vì khi chết, đâu có ai mang theo xuống mồ được gì đâu.

 Tuổi này rồi (75 tuổi) thấy điều gì là quan trọng nhất?

*Sức khỏe là quan trọng nhất. Tôi có anh bạn rất giàu có, chủ ba bốn tiệm “furniture”, là triệu phú. Nhưng chẳng may anh bị bịnh ung thư phồi. Anh nói : Tôi đã bán hết các cơ sở làm ăn rồi và nghỉ hoàn toàn. Tôi nói: “Sao anh không đi du lịch.” 

Bây giờ đâu còn sức khỏe nữa để đi du lịch . Anh phân trần: Nói thiệt nha, ai lảnh cái bịnh của tôi, tôi sẽ giao hết tài sản cho người đó.

Vậy mà, sao quá nhiều người lao tâm, khổ trí, tranh giành tiền bạc, nhà cửa, danh vọng, quyền hành, hãm hại, giết chóc lẫn nhau. Lường gạt nhau, hãm hại nhau, để gôm góp tài sản, của cải, tiền bạc cho thật nhiều. Anh chị em cùng một cha mẹ, thay vì yêu thương nhau, giúp đỡ nhau thì trở thành thù ghét nhau, đến ngày cha mất, mỗi gia đình làm đám giỗ riêng, không ai còn muốn gặp nhau nữa. Vì sao vậy?

*Kế đến là đoàn tụ gia đình. Làm sao tập hợp được con cháu, thường xuyên gặp gỡ nhau, yêu thương nhau thì quý giá vô cùng. Chứ các con cháu giàu có nhưng mỗi gia đình hoàn toàn sống riêng rẻ, không hỏi han nhau, không biết tình trạng sống của anh  chị em ra sao. Sống ích kỷ chỉ lo riêng cho bản thân mình, cho gia đình mình, do đó  nhiều khi họ có thể rất giàu có về vật chất nhưng họ lại hết sức cô đơn, thiếu thốn tình thương yêu lẫn nhau… .chưa kể anh em có thể ghen ghét nhau vì hơn thua lời nói, vì đứa giàu, đứa nghèo v.v…mà khộng thèm nói chuyện, nhìn mặt nhau.  

II) Cần có một tấm lòng (yêu thương) để sống.

Có nên để lại tài sản cho con không?

Tôi có người quen, qua Mỹ rồi, chị ấy đi giúp việc nhà giữ con cho người khác, mỗi tuần chỉ về nhà ngày chúa nhật, mỗi tháng được khoảng 1200 đô la. Vậy mà chị không xài. Chỉ để dành tiền cho con chị là mộ kỹ sư lương 5, 6 chục ngàn đô la một năm. Lý do chị thương con trai của chị nên chị muốn tỏ tấm lòng săn sóc thương yêu con trai chị.

Một tỷ phú nói: “Nếu các con tôi tài giỏi hơn tôi, chúng sẽ không cần tới số tiền này. Còn nếu chúng không đủ năng lực, gia sản của tôi sẽ chỉ làm hại chúng”.

Cái gì cho đi mới là của mình vì nó đi vào lòng người .

Chuck Feeney: – Từ tay trắng thành tỉ phú, mỉm cười, cho đi 8 tỉ USD rồi lại trở về trắng tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ phú Chuck Feeney là người đầu tiên ở Mỹ bỏ ra số tiền lớn là tài sản của mình để làm từ thiện. Ông chính thức rỗng túi, đi ở thuê vào tuổi ngoài 80, nhưng đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống”.

Ông làm từ thiện và tặng hết tài sản rất đơn giản là bởi vì, “vải liệm không có túi”, người chết ra đi không mang được gì. Con người “sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”.

Linh mục Nguyễn Viết Chung: sinh ngày 07-09-1955, rửa tội và thêm sức ngày 15-05-1994, lúc 39 tuổi. Đi tu ngày 01-10- 1994 , chín năm sau,  ngày 25 tháng 3, được thụ phong Linh mục.

Cha đến với đạo công giáo và đi đi tu lúc Cha đã lớn tuổi. Cha Chung là vị thừa sai của những người cùi bịnh, bịnh Sida.

Cha sống với người thiểu số ở Kontum và về với Chúa ngày 10 -05-2017 vừa qua, khi Cha ở tuổi 62 .

 

Xem thêm: Nguyễn Viết Chung và tiến gọi của Chân Thiện Mỹ của cố Giáo Sư Trần Duy Nhiên:

 

Mẹ Teresa Calcutta:

Ngày 10 tháng 9 năm 1946, Mẹ nhận được từ Chúa Giêsu lời mời gọi “để lại tất cả mọi thứ phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo”. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Do đó, Mẹ đã trở thành một biểu tượng của dịu dàng và tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi người, đặc biệt là đối với những người không được yêu thương, bị khước từ và bỏ rơi. Một người bị bịnh tật, bị bỏ rơi ở ngoài đường phố, sắp chết. Mẹ Teresa đem về nhà hấp hối, tắm rửa săn sóc, vài hôm sau thì chết. Người ấy nói: “ Tôi sống như một con thú nhưng tôi chết như một thiên thần.”

Khám phá cuộc đời Mẹ Teresa, từ một nữ tu thành một vị Thánh

Triết lý sống của Mẹ Teresa.

Kết: Trong thế giới phức tạp đua đòi vật chất, hơn thua giàu nghèo, đời sống con người trở nên ích kỷ chỉ nghĩ đến cá nhân, gia đình của riêng mình mà thôi, việc sống vì người khác, cho người khác Hy sinh tiền bạc hay bỏ tất cả danh vọng, tiền tài, sức khỏe để hy sinh cho người nghèo, phục vụ người nghèo như các vị nêu trên rất là quý hiếm.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người, nhiều tổ chức xã hội vẫn hăng say phục vụ, đâu có đòi hỏi quyền lợi hay danh vọng tiếng tăm gì đâu. Vì họ có tấm lòng yêu thương và thực hiện lời dạy của Chúa “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8)

 

 

 

 

 

 

Câu nói đáng suy ngẫm như sau: Khi được sinh ra thì ta khóc lóc, còn người xung quanh thì mĩm cười, làm sao khi chết đi, thì ta mĩm cười mà những người xung quanh thì khóc lóc.

Phùng văn Phụng

07/2017

(1) Trong bài thơ Quyết sống của Đằng Phương

BÀ THÁI ANH VĂN LÊN TIẾNG VỀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG LƯU HIỂU BA.

From facebook:  Hoa Kim Ngo
BÀ THÁI ANH VĂN LÊN TIẾNG VỀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG LƯU HIỂU BA.

Theo RFI bà Thái Anh Văn TT Đài Loan đã lên tiếng trước cái chết của ông Lưu Hiểu Ba: Ông Lưu Hiểu Ba là một tấm gương đấu tranh kiên định cho Dân Chủ và để lại một di sản cho TQ và các nước trên TG. Đấu tranh Dân Chủ là không coi ai là kẻ thù, đấu tranh Dân Chủ để quyền tự quyết của người Dân được tôn trọng. Ông Lưu Hiểu Ba luôn được Đài Loan ủng hộ và là tấm gương đấu tranh quyền tự quyết và độc lập cho Đài Loan.

Luật khoa viết về những hoạt động của ông Lưu Hiểu Ba : Năm 1977, Liu được nhận vào học Văn chương tại Đại học Jinlin (tỉnh Cát Lâm – Đông Bắc Trung Quốc), nhưng ông lại sớm say mê Triết học phương Tây. Ông nhận bằng thạc sĩ năm 27 tuổi và trở thành giảng viên tại Đại học Jinlin. Ông bắt đầu thu hút sự chú ý của giới trí thức Trung Quốc bằng những phản biện sắc bén về các lý thuyết xã hội. Liu nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới trí thức Trung Quốc.

Sự nghiệp khoa bảng của Liu thuận buồm xuôi gió cho đến năm 1989.

Ngày 27/04/1989, Liu đổi chuyến bay từ Tokyo đi Mỹ quay về Trung Quốc khi nghe tin chính quyền kiên quyết “dẹp loạn” những cuộc biểu tình của sinh viên đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận, kiểm soát tham nhũng tại Quảng trường Thiên An Môn.

“Tôi không có thời gian để do dự, hoặc là sống hoặc là chết, tôi sẽ trở về”, Liu nhớ lại.

Ông Liu Xiabo (thứ hai từ trái sang) cùng với ba người bạn đã tham gia tuyệt thực tại Thiên An Môn năm 1989. Ảnh: AP.

Ngày 02/06/1989, Liu và ba người bạn tuyệt thực trong ba ngày để kêu gọi chính quyền dỡ bỏ thiết quân luật và đối thoại một cách hòa bình với sinh viên.

Rạng sáng ngày 04/06/1989, những con đường ở Quảng trường Thiên An Môn ngập đầy máu của người biểu tình sau các cuộc đàn áp của quân đội. Liu và nhiều trí thức khác đã kiên quyết tìm cách thỏa thuận với chính quyền để số sinh viên còn lại có thể rút lui an toàn ra khỏi đó.

“Trong những giờ phút cuối cùng, Liu đã cầm loa và nói: ‘Chúng ta phải đi thôi’”, Robin Munro, một người từng là nhà hoạt động nhân quyền tại Bắc Kinh tại thời điểm đó kể lại. Trong khi các lãnh đạo sinh viên đòi sẽ “chết ở đó cho dân chủ”, Liu Xiaobo đã nói, “chúng đã làm hết sức có thể rồi”. Robin chia sẻ rằng, anh luôn cảm thấy phải mang ơn cứu mạng của Liu Xiaobo.

Mà đúng như thế, những cựu sinh viên có mặt tại Quảng trường Thiên An Môn, như bà Rose Tang, cũng cho rằng, ông Liu Xiaobo đã cứu hàng trăm, nếu không phải là hàng nghìn sinh viên, trong đó có bản thân bà.

Sau khi phong trào Thiên An Môn bị dập tắt, Liu Xiaobo đã bị bắt và bị giam giữ bí mật từ năm 1989 đến tháng 01/1991 vì tội “tuyên truyền phản cách mạng và kích động”.

Image may contain: 4 people, people standing

Đảng của ai?

From facebook:  Trần Bang
Đảng của ai?

FB Huynh Ngoc Chenh :
Đảng nói từ nhân dân ra vậy mà:
– Dân không muốn làm bô xít ở Tây Nguyên, đảng cứ làm
– Dân không muốn Formosa xả thải ra biển, đảng cứ cho
– Dân không muốn nhiệt điện Vĩnh Tân xả thải rắn ra biển, đảng cứ cho
– Dân không muốn nhập nhà máy, thiết bị, công nghệ lạc hậu của Tàu cộng, đảng cứ nhập
– Dân không muốn vay tiền Tàu cộng làm đường sắt trên cao ở Hà Nội, đảng cứ vay
– Dân không muốn lệ thuộc vào Tàu cộng, đảng cứ muốn
– Dân muốn biểu tình chống Tàu cộng xâm phạm lãnh hải và hà hiếp ngư dân, đảng cấm và bắt người biểu tình
– Dân muốn phổ thông đầu phiếu, đảng không muốn
– Dân muốn tự do ngôn luận, đảng sợ
– Dân muốn tự do lập hội, đảng né
– Dân muốn quyền làm người, đảng tránh
– Dân muốn tư hữu đất đai, đảng phản đối
– Dân sợ tập đoàn quốc doanh, đảng thích
– Dân không muốn quân đội làm kinh tế, đảng cứ muốn
– Dân không muốn làm sân golf trong sân bay, đảng cứ làm
– Dân thích giữ nguyên Sơn Trà để ngắm, đảng muốn làm thịt
– Dân không muốn xây nhiều tượng đài, đảng cứ xây
– Dân muốn bỏ định hướng XHCN, đảng cứ kiên trì
– Dân muốn dân chủ, đảng yêu độc tài

Cái gì đảng cũng muốn làm ngược lại ý dân nên hầu hết đều làm sai gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm cho đất nước nợ nần, xã hội tan nát như ngày hôm nay.
Vậy đảng nầy là đảng của ai chứ chắc chắn không phải của dân.

Ba cái đáng sợ của người Nhật

  Ba cái đáng sợ của người Nhật

Tâm trạng tôi có chút nặng nề khi đặt bút viết đầu đề cho bài báo này.

Trung Quốc và Nhật Bản nhìn nhau qua biển, là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật từng là học trò trung thành, thật thà nhất của Trung Quốc. Sau Duy Tân Minh Trị, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Ngày nay Nhật và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Đông Á và Tây Thái Bình Dương chỉ có một bá chủ, một núi không thể có hai hổ.

Rõ ràng, hiểu biết Nhật Bản, hiểu biết đối thủ, biết mình biết người là việc rất có ý nghĩa.

Cái “Võ” của Nhật Bản

Trong các phim truyền hình nhiều tập về đề tài kháng chiến chống Nhật ta thường thấy võ quan Nhật hay dùng những thứ của con nhà võ để trang trí phòng làm việc; phần lớn họ đều đeo dao Võ Sĩ [chữ Hán-Nhật viết 刀, tức đao]; trong chiến đấu họ vô cùng gan dạ, khi thua thì dùng dao tự mổ bụng mình. Cái kiểu ấy gọi là Võ Sĩ Đạo [Bushido], thứ thuốc phiện tinh thần của người Nhật mấy nghìn năm nay.

Vậy nội hàm tinh thần của Võ Sĩ Đạo là gì? Có thể dùng hoa anh đào để ví người võ sĩ qua một mô tả rất kinh điển sau đây:

Ai đã thấy hoa anh đào đều biết, nhìn từng bông hoa thì không đẹp nhưng cả cánh rừng hoa anh đào lại rất đẹp. Anh đào đẹp nhất không phải là lúc hoa nở mà là lúc hoa tàn. Đặc điểm khi hoa tàn là chỉ sau một đêm cả rừng hoa anh đào tàn lụi sạch sành sanh, không một bông nào còn lưu luyến ở lại trên cành. Đó chính là cõi tinh thần mà người võ sĩ Nhật tôn thờ: đạt tới đỉnh cao đời mình trong khoảnh khắc đẹp chói lọi, phát huy giá trị lớn nhất của mình rồi sau đấy kết thúc sinh mệnh không chút lưu luyến. Người võ sĩ Nhật tự sát chẳng phải vì thua, cũng chẳng phải vì xấu hổ do thất bại. Họ không yếu đuối như thế; họ tự sát chỉ vì cảm thấy mình đã cố gắng hết sức, tâm nguyện đã đến hồi kết, cuộc đời mình chẳng thể nào có phút chói sáng hơn được. Lúc ấy nên tàn lụi như cánh hoa anh đào không còn chút luyến tiếc gì nữa.

Người thế nào thì đáng sợ nhất? Đội quân như thế nào thì đáng sợ nhất? Trong Đại chiến II lính Nhật đã cho ta thấy kẻ nào cả đến cái chết cũng không sợ thì kẻ ấy đáng sợ nhất! Một đội quân gồm toàn những người không sợ chết thì đáng sợ nhất!

Người Nhật hiện nay chưa hề vứt bỏ truyền thống của họ. Một dân tộc có truyền thống thượng võ, được vũ trang bằng tín ngưỡng tinh thần Võ Sĩ Đạo coi trọng sự trung thành tuyệt đối, phục tùng tuyệt đối, không sợ chết, sức mạnh của niềm tin lớn tới mức có thể huỷ diệt bất cứ sự vật nào xem ra vô cùng lớn mạnh.

Cái “Nhẫn” của người Nhật

Ai từng đến nước Nhật đều biết, khác với người Trung Quốc có thói hơi động một tý là đập bàn quăng ghế, người Nhật rất chú trọng lễ phép và nhẫn nhịn. Nói cách khác, người Nhật thường rất có lý trí. Dĩ nhiên không phải là nói nước Nhật không có những người trẻ phẫn chí, dĩ nhiên là có, và cũng chẳng ít, nhất là những thanh niên phái hữu, nhưng nếu so với số đông trong xã hội thì họ chỉ ngẫu nhiên gây ra chút sóng gió nhỏ mà thôi.

Hãy ngược dòng lịch sử, bắt đầu từ chuyện nhẫn nhịn của Thiên Hoàng Nhật Bản. Tại nước Nhật, Thiên Hoàng được coi là hoá thân của thần thánh, nhưng từ triều Nguyên Lại, sau khi lập ra Mạc Phủ Liêm Thương [tức Kamakura Bakufu, năm 1192; thực ra còn sớm hơn] thì Thiên Hoàng chỉ còn là bù nhìn, mất toàn bộ quyền lực. Mãi cho tới thời cận đại, năm 1868 khi phương Tây xâm nhập nước này, phái chống Mạc Phủ lập quân đội đánh đổ Mạc Phủ, tống khứ viên tướng cuối cùng của Mạc Phủ và công bố chiếu thư “Vương Chính Phục Cổ Đại Hiệu Lệnh” của Thiên Hoàng, trả lại toàn bộ quyền lực vào tay Thiên Hoàng rồi bắt đầu cuộc Duy Tân Minh Trị. Đến đây mới chấm dứt lịch sử 800 năm Thiên Hoàng mất quyền cai trị đất nước. Lâu đến thế mà Thiên Hoàng vẫn nhẫn nhịn được!

Nói đến “Nhẫn”, không thể không nhắc tới một vị “Đại Nhẫn” là Đức Xuyên Gia Khang [tức Tokugawa Ieyasu, 1543-1616], vì để giấu thực lực mà hy sinh cả vợ mình, sau này rốt cuộc dựng nên cơ nghiệp 300 năm cho gia tộc Đức Xuyên [tức Tokugawa] cai trị nước Nhật.

Hiện nay do thua trận trong Thế chiến II, phải chịu sự che chở của Mỹ, nước Nhật đang ở trong thời kỳ “nhẫn”. Dưới sự chỉ đạo của bộ Hiến pháp Hoà bình, đôi lúc các tàn dư thế lực quân phiệt lại ngóc đầu quậy phá. Giờ đây Nhật Bản chẳng khác gì một kẻ phải nhẫn nhục, luôn luôn thăm dò sự động tĩnh của đối thủ, tạm thời giấu kín nanh vuốt sắc nhọn của mình, đợi bao giờ thời cơ tới thì sẽ hoá thân thành kiếm khách giáng cho đối thủ một đòn chí mạng. Lý trí cực độ thì rất đáng sợ, kẻ địch trong bóng tối thì nguy hiểm nhất!

Lại bàn về sự “Học” của người Nhật

Tôi cho rằng dân tộc Nhật không phải là một dân tộc giàu sức sáng tạo nhưng lại vô cùng giỏi về mặt học cái hay cái tốt của người khác, hơn nữa còn biết xem xét thời thế giải quyết rất tốt vấn đề học ai và học như thế nào; sau khi học tinh thông rồi thậm chí còn vượt cả thầy.

Trung Quốc thời kỳ Tuỳ Đường được gọi là Thiên triều Thượng quốc. Hoàng đế nhà Đường từ Thái Tôn trở đi cho tới Đại Tôn đều được người ngoại tộc tôn kính gọi là “Thiên Khả Hãn” [Khả Hãn: lãnh tụ tối cao]; văn minh Trung Hoa đang ở đỉnh điểm. Hồi ấy nước Nhật ngưỡng mộ văn minh Trung Hoa và văn hoá Nho Giáo, trước sau từng 13 lần cử sứ thần sang Trung Quốc học tập toàn diện hệ thống chính trị, văn hoá, chế độ, điển tịch … và từ đó tạo nên cuộc “Cải tân Đại hoá” nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản, thúc đẩy nước Nhật thời cổ phát triển một bước lớn. Sau đó Nhật không ngừng liên hệ và giao lưu với Trung Quốc.

Thời cận đại, cùng với sự suy yếu của chính quyền nhà Thanh, các cường quốc phương Tây thống trị thế giới, người Nhật nhạy bén lập tức dứt khoát “Thoát Á nhập Âu”, “Bỏ Trung Quốc, học phương Tây”, cực kỳ chú trọng học chế độ văn minh và kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, đóng vai trò “kẻ đầu cơ” thông minh trong làn sóng cuồn cuộn của lịch sử. Đến cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [1894], cậu học trò cũ đã đánh bại cả thầy dạy mình [đánh bại nhà Thanh TQ]… Cuộc chiến tranh Nhật-Nga [1904, đánh tan hạm đội Nga] cũng vậy.

Võ, Nhẫn, Học – tín ngưỡng, lý trí, đầu cơ đã làm nên tính quốc dân của người Nhật ngày nay. Đây chính là chỗ đáng sợ nhất của Nhật Bản – “đối thủ định mệnh” của Trung Quốc.

Ngược lại, hãy xem Trung Quốc ngày nay: thiếu niềm tin, chỗ nào cũng thấy những thanh niên phẫn chí, gàn dở tự cho mình là đúng, bưng tai bịt mắt.

Bỗng dưng nhớ đến một nhân vật từng làm mưa làm gió trong thời kỳ chiến quốc ở Nhật là Tích Điền Tín Trường [Oda Nobunaga, 1534-1582]. Sau khi đưa được súng thần công vào nước Nhật, tuy phát hiện thấy loại vũ khí mới này có nhược điểm là thời gian nạp thuốc súng quá lâu khiến cho nó mất tính thực dụng, nhưng ông vẫn không bỏ nó mà vận dụng trí tuệ sáng tạo ra chiến thuật “ba bước”: khi chiến đấu, binh sĩ xếp làm 3 hàng, một hàng nạp thuốc súng, một hàng chuẩn bị và một hàng bắn; nhờ thế bổ khuyết được nhược điểm nói trên, phát huy được uy lực lớn nhất của binh khí nóng trong thời đại binh khí lạnh. Trong trận Trường Tiêu năm 1572, Tích Điền Tín Trường dùng vũ khí kiểu mới và chiến thuật tiên tiến nói trên đã đánh cho đội kỵ binh thủ cựu của Vũ Điền Tín Huyền – lực lượng quân sự mạnh nhất hồi ấy tan tành không còn một mảnh giáp và từ đó hoàn toàn bị loại ra khỏi vũ đài lịch sử.

Kẻ viết bài này chỉ là một người yêu thích lịch sử không chuyên với cái đầu tư duy xã hội hạng xoàng nhưng dường như đã nhìn thấy mối nguy đang đến gần; xin những vị có lý trí biết nhìn xa trông rộng xem xét các ý kiến nói trên.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch (các ghi chú trong ngoặc [ ] là của người dịch) từ website Quang Minh (Trung Quốc), đăng ngày 20/8/2009.

Một cựu bác sĩ-phá thai bảo vệ sự sống sau khi gặp Chúa Giêsu

Một cựu bác sĩ-phá thai bảo vệ sự sống sau khi gặp Chúa Giêsu

Bác sĩ Vansen Wong, một người vô thần không lay chuyển, ông đã làm hàng trăm vụ phá thai, sau khi trở lại kitô giáo, bây giờ ông bảo vệ các vấn đề phò-sự sống, hiện nay ông là Giám đốc y khoa cho một Trung tâm cho phụ nữ mang thai ở Sacramento. Ông ủng hộ luật phò-sự sống bên cạnh các nhà làm luật ở California.

 

 

 

 

 

 

 

Một cựu bác sĩ phá thai bảo vệ sự sống sau khi gặp Chúa Giêsu

Năm 1990, một bác sĩ đồng nghiệp làm các việc phá thai đã nhờ bác sĩ Wong giúp ông một tay trong việc phá thai tự nguyện (IVG) và ông đã không ngần ngại tiếp tay, ông nghĩ chẳng có tội gì khi phá thai.

Ngay cả ông còn chấp nhận đứng về phía các bà, ông không phán xét các bà trong chọn lựa của họ, ông giúp họ có cơ hội chọn cuộc sống mà chính họ mong muốn: «Tôi muốn là luật sư bào chữa cho các bà, không ai được phán xét một phụ nữ khi họ lấy quyết định», ông giải thích trong bài diễn văn đọc ngày 30 tháng 9 trước các người làm việc trong ngành y tế ở Đại học Saint-Louis.

Trong vòng bảy năm, ông đã làm hàng trăm vụ phá thai trong khi hành nghề y khoa hàng ngày của mình.

Dù vậy, với thời gian, khi ông quyết tâm hành động vì lòng trắc ẩn và chú tâm đến các bà phá thai trong các tình huống «nguy kịch» như trong trường hợp bị hãm hiệp hoặc tính mạng bị đe dọa vì mang thai, thì ông nhận ra, ông chống đối việc phá thai.

Ông thấy có một số phụ nữ muốn phá thai vì những lý do không chấp nhận được: «Bây giờ không phải là lúc thuận tiện», tôi đã dự trù đi du lịch Âu châu, vì tôi không muốn bỏ học, vì người cha không có ở đây.

Ông bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi làm bác sĩ phá thai. Các lập luận hợp lý để biện minh cho việc phá thai nguội dần. Sau này, ông nhận ra, chính Chúa đã làm việc qua thời gian. Trong những lúc ông phá thai, không những ông bắt đầu đặt câu hỏi, nhưng chính trong lần mổ cắt tử cung của một phụ nữ và bà đã chết, trường hợp này đã làm chấn động đến sự tự tin của ông trong địa vị một bác sĩ.

Ông vẫn tiếp tục làm việc, sự thất bại và các câu hỏi ông đặt ra đẩy ông đến gần với Chúa. Ông bắt đầu tham dự các buổi lễ trong một trường học địa phương.

Một ngày nọ ở nhà thờ, mục sư của ông nói về tiến trình phá thai cố tình khi thai đã lớn, một đề tài gây tranh luận ở Mỹ trong những năm 2000.

Khi nghe giảng, bác sĩ Vansen Wong nghĩ: “Có thể Chúa nói với tôi phá thai là xấu. Tôi nhận ra mỗi người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa.»

Từ đó Chúa đã làm việc trong tâm hồn ông. Ông cảm thấy mình có tội với cái chết của hàng trăm em bé không được ra đời. Ông nhận được tình yêu và sự tha thứ của Chúa.

Nhưng bác sĩ Wong có một chuyện khác phải chấp nhận, ông phải sống với những kỷ niệm chôn giấu của hai lần phá thai mà cá nhân ông đã trải qua. Một lần với cô bạn gái ở trường trung học và một lần với chính vợ ông hai năm sau khi đám cưới. Các bà không muốn ngưng ngang sự nghiệp của mình.


 

 

 

 

 

 

 

 

«Bây giờ, tôi muốn móc nối lại hai sự kiện này, hai sự kiện mà tôi không muốn nó xảy ra bao giờ, tôi đã bỏ các kỷ niệm này quá lâu. Tôi phải cần đến sự giúp đỡ của những người bạn thân, họ có kinh nghiệm trong các quan hệ giúp đỡ sau hậu phá thai để chấp nhận và để xin Chúa tha thứ», ông nói

Chúa không những gọi chúng ta ngưng giết các em bé, nhưng còn gọi chúng ta chia sẻ sự trở lại của mình để giúp đỡ các người khác.

Bác sĩ Wong không còn phá thai, nhưng ông làm gì sau đó? Khi đọc bản tin giáo xứ của ông, ông thấy một trung tâm lo cho các phụ nữ mang thai ở Sacramento tìm một giám đốc, và ông nhận chức vụ này.

Sau khi ông trở lại kitô giáo, bây giờ ông để cả đời để đi làm chứng cho công trình của Chúa và để bảo vệ sự sống. Trong cuộc gặp gỡ với các sinh viên và bác sĩ ở Đại học Saint-Louis, ông phát biểu: «Thế hệ của các bạn có thể lật ngược được việc phá thai. Tôi hy vọng chúng ta sẽ thay đổi được loại văn hóa này, tôi hy vọng khi các bạn nghĩ đến phá thai, các bạn có thể suy nghĩ một cách khác, có thể một cách cá nhân hơn. Chúng ta có thể làm gì trong cương vị cá nhân để thay đổi một cái nhìn của xã hội chúng ta không?»

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn tin: Phanxico

Anh chị Thụ & Mai gởi

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA

 HẠT GIỐNG LỜI CHÚA

Ông Chirgwin, trong quyển sách mang tựa đề: “Thánh Kinh trong thế giới truyền giáo”đã kể câu chuyện sau đây:

Tokichi Ishi-I, một tên giết người không gớm tay, đã đạt được kỷ lục hạ sát nhiều nạn nhân nhất bằng những phương thế không thể tưởng tượng nổi.

Hắn ta tàn nhẫn hạ sát đàn ông, đàn bà, kể cả trẻ con.  Với bàn tay khát máu, hắn đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ hắn gặp và muốn giết.  Nhưng cuối cùng, hắn cũng bị bắt và bị kết án tử hình.  

Lúc ở nhà tù chờ ngày hành quyết, hai phụ nữ đi công tác tông đồ thử khuyên nhủ hắn, nhưng tất cả những câu hỏi han, trò chuyện của họ không làm cho hắn mảy may cảm lòng, trái lại hắn nhìn thẳng vào họ với cặp mắt dữ tợn như một hung thủ.

Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, hai phụ nữ ra về.  Hai bà chỉ để lại cho hắn quyển Thánh Kinh Tân Ước, với một hy vọng mỏng manh là hắn sẽ đọc và Lời Chúa sẽ hoạt động nơi mà tiếng nói con người trở nên hoàn toàn bất lực.

Niềm hy vọng của họ đã trở thành hiện thực, Ishi-I đã đọc những câu chuyện trong Tân Ước hình như có một sự thu hút mãnh liệt, khiến hắn cứ tiếp tục đọc, đọc mãi và cuối cùng hắn đọc đến câu chuyện diễn tả cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.  Lời Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha trên thập giá:“Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”  Lời ấy đã thắng sự chống trả cuối cùng trong tâm hồn của hắn.  Sau đó Ishi-I thuật lại:

“Đọc đến lời ấy “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”, tôi mới dừng lại.  Con tim tôi hình như bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài.  Tôi có thể gọi đó là lòng thương xót của Ngài?  Tôi không biết, nhưng điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ, tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin.”

Cuối cùng, ông Chirgwin, tác giả câu chuyện này, kết thúc câu chuyện bằng sự ngạc nhiên tột độ của những nhân viên nhà giam có phận sự đến dẫn Ishi-I đi hành quyết.  Họ đã không gặp một tên sát nhân hung bạo như họ chờ đợi, nhưng là một con người hoà nhã, lễ độ.  Ishi-I, tên sát nhân đã được Lời Chúa tái sinh.

(Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng đến một chuyện phim video mới đây được giải thưởng Oscar, mang tựa đề: “Dead man walking” (Người chết biết đi).  Ở các quầy cho thuê băng video, mang tựa đề: “Tên tử tội”).

Anh chị em thân mến,

Lời Chúa có sức mạnh vạn năng.  Lời Chúa có thể biến đổi tâm hồn một tên giết người không gớm tay như anh Tokichi Kshi-I và bao tâm hồn sa ngã khác.  Lời Chúa có thể là động lực cho bao công tác bác ái của các tu sĩ nam nữ và giáo dân đang dấn thân phục vụ những trẻ em bị bỏ rơi, những người già nua hấp hối không ai chăm sóc, những kẻ phải sống bên lề xã hội.  Đúng như Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng hôm nay: “Lời Chúa như hạt giống được gieo vào đất tốt.  Nó sẽ nẩy sinh một mùa gặt phong phú, một thành một trăm.”

Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn “Người gieo giống” để mô tả số phận Lời Chúa được tung ra giữa nhân loại và đem lại kết quả như thế nào: Có hạt rơi xuống bên vệ đường, chim trời ăn mất.  Có hạt rơi xuống trên sỏi đá, không đâm rễ được, bị khô héo.  Có hạt rơi vào bụi gai, bị chết nghẹt.  Chúa không chú trọng đến phần mất mát đó cho bằng đến sự phát triển mạnh mẽ của hạt giống khi rơi vào phần đất tốt.  Nó sẽ nẩy sinh một mùa gặt phong phú, một thành ba mươi, sáu mươi hay một trăm.  Vậy thì chúng ta đừng ai nản lòng vì mất mát, thiệt thòi.  Người gieo giống cứ thẳng tay tung vãi khắp nơi một cách quảng đại, không dè xẻn.  Bên ngoài xem ra như mọi sự chống lại việc triển nở của hạt giống Lời Chúa.  Nhưng hãy chờ mùa gặt đến, kết quả sẽ vượt mức tưởng tượng, vì đây là công việc của Thiên Chúa.  (Một tên giết người không gớm tay như Ishi-I, thế mà Lời Chúa đã từ từ thấm nhập vào tâm hồn, đã cải hoá anh thành một con người mới, một người hoà nhã, lễ độ, sám hối và đã tin).

Thánh Justinô tử đạo vào năm 150, khi suy niệm về dụ ngôn người gieo giống này đã khuyên bảo những người rao giảng Tin Mừng, đừng bao giờ thất vọng: “Chính Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa đã được gieo vào cánh đồng thế giới chúng ta.  Ngài cũng đã bị hiểu lầm, bị chống đối, đã gặp bao thất bại…  Nhưng sau khi bị chôn vùi vào lòng đất như hạt giống, Ngài đã nẩy sinh bao hoa trái sự sống dồi dào.”

Ngày nay Giáo Hội không ngừng rao giảng Lời Chúa qua các thế hệ trên khắp thế giới.  Giáo Hội cũng gặp nhiều khó khăn, thất bại như: thiếu phương tiện, bị bách hại, đời sống kém cỏi của một số giáo sĩ và giáo dân, số người rửa tội ngày càng ít đi trong một thế giới duy vật và trần tục hoá.  Thật đáng buồn khi thấy đời sống đạo ngày càng sa sút.  Lời Chúa như rơi vào sỏi đá, vào bụi gai hay ngoài đường lộ.  Tuy nhiên, như lời Thánh Justinô: đứng thất vọng, người gieo cứ việc gieo và để cho Lời Chúa âm thầm hoạt động.  Không có gì được phép làm cho chúng ta phải nghi ngờ hay chán nản.  Hạt giống Lời Chúa có thể là bé nhỏ, có thể bị đối xử tàn tệ, bị chà đạp, bị lấn át, nhưng năng lực của nó là vô hạn (x. Is 55,10-11).

Bổn phận của chúng ta là thành tâm đón nhận Lời Chúa, lắng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa trong cuộc sống giữa lòng đời.  Không phải chỉ nghe suông mà còn tìm hiểu ý Chúa muốn chúng ta phải làm gì.  Có bao nhiêu chướng ngại chống lại việc tìm hiểu và thực thi Lời Chúa: nào là những quyến rũ của đời sống trần tục, nào là những lo lắng việc đời, ham mê của cải.  Chúng như chim trời sà xuống cướp lấy hạt giống vừa rơi xuống, hoặc như sỏi đá, như bụi gai cản trở, bóp nghẹt Lời Chúa.

Mỗi Chúa Nhật, chúng ta họp nhau dự Tiệc Thánh, gồm có Lời Chúa và Thánh Thể của Chúa.  Hãy đón nhận với niềm tin yêu để Lời Chúa và Thánh Thể trở nên sức sống và ánh sáng, niềm vui và hy vọng cho cuộc đời chúng ta.  Rồi đến lượt chúng ta lại trở thành người ra đi gieo giống, người Tông đồ rao giảng Lời Chúa, góp phần vào mùa thu hoạch của Giáo Hội cho Nước Trời vào ngày sau hết.

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

From: langthangchieutim

Cuộc Đại Chiến Trump – Truyền Thông

…thông qua hơn 36 luật lớn nhỏ, từng bước xóa bỏ gia tài cấp tiến của Obama…

Chính trường Mỹ đang trải qua một thời cực lạ lùng, chưa từng thấy trong lịch sử cái xứ này. TT Trump đang thực sự đánh đô vật với truyền thông dòng chính (TTDC).

Bình thường thì truyền thông đóng vai trò đệ tứ quyền, sau Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Họ nhận nhiều trách nhiệm như chuyển đạt tin tức cho cả dân chúng lẫn nhà cầm quyền, làm cầu nối giữa hai khối này, cho giới cầm quyền biết ý dân và ngược lại thông báo và diễn giải cho dân biết chính quyền đang làm gì. Rồi cũng đóng vai trò canh chừng cả ba khối hành pháp, lập pháp và tư pháp để tránh lạm quyền, và vạch sai lầm. Tất cả trong tinh thần xây dựng và tương kính, không nhiều thì ít.

Về chính trị, truyền thông không đội mũ xanh hay đỏ gì hết, không thiên tả cũng chẳng thiên hữu, trung lập giữa hai chính đảng.

Đó là nói chuyện bình thường. Nhưng tình trạng hiện nay đã trở thành bất bình thường đến độ… cuồng dại luôn.

Nhìn vào lịch sử cận đại, TTDC bắt đầu công khai đánh CH từ thời TT Nixon. Vụ ăn trộm vặt Watergate mà TT Nixon không hay biết gì, bị khai thác, đào bới dưới đủ khía cạnh ròng rã hai năm trời, cho đến khi TT Nixon phải từ chức.

Từ đó về sau, các tổng thống CH đều được TTDC đãi ngộ, tặng cho những cái mũ đẹp nhất, từ anh “kép phim cao bồi hạng bét” Reagan, tới ông “cà đụt không thể vừa đi vừa nhai kẹo cao xu” Ford, đến ông “công chức già” Bush cha, rồi “thằng đụt của làng” Bush con.

Nhưng tất cả những đấm đá đó so với cuộc chiến của TTDC đang tặng cho TT Trump, chỉ là chuyện… muỗi đốt.

Thật ra, thái độ của TTDC đối với TT Trump thay đổi nhiều chứ không phải chống ngay từ ngày đầu.

Những ngày đầu, TTDC nhìn ông này như một nhân vật tiếng tăm –celebrity- mà thiên hạ tò mò muốn biết những chuyện riêng tư. TTDC bắt đầu đăng những tin vớ vẩn kiểu “tin từ thành đến tỉnh” liên quan đến ông Trump và gia đình. Bất ngờ, họ khám phá thấy cái chiêu này ăn khách. Mỗi lần có tin về ông Trump và gia đình là y như rằng báo bán nhiều hơn, TV nhiều người coi hơn. Nhất là khi có hình bà Melania ăn mặc mát mẻ. TTDC trúng mối, khai thác tối đa.

Thế rồi TTDC khám phá ra là ông Trump này được đám cao bồi ruộng da trắng ủng hộ mạnh, có thể hạ được những ông CH nặng ký như Jeb Bush, Kasich, Rubio, Cruz,… Rồi họ tính toán. Tay Trump này thắng thì sẽ là miếng mồi ngon nhất cho bà gà nhà của mình.

Tất cả xúm lại công kênh ông Trump. Ngày nào báo và TV cũng tìm ra được chuyện để đưa ông Trump lên hàng đầu tin tức. Nhất cử lưỡng tiện, vừa có tiền vào, vừa giúp bà gà nhà. Sau này, các chuyên gia ước tính TTDC đã tặng cho ông Trump quảng cáo miễn phí đáng giá 2 tỷ đô.

Kết quả chiến dịch của TTDC thành công. Ông Trump hạ được tất cả đối thủ CH. Trở thành miếng mồi ngon cho bà Hillary đúng như phe ta mong mỏi. Quá vui!

Chỉ tiếc là mưu sự tại truyền thông, thành sự tại cử tri. Vào chung kết, ông Trump đại thắng. Cả thế giới chưng hững! TTDC vò đầu bứt tai. Làm gì bây giờ?

Bị hố to, TTDC “nhất trí” trả thù. Sau khi thất bại không lật ngược kết quả bầu cử được thì đổi qua chiêu tố TT Trump không có khả năng, không có tư cách,… Quyết hạ gục tay Trump này cho bằng được, cũng để chứng minh cho đám cử tri đã bầu cho ông là họ sai lầm hoàn toàn. TTDC công khai ôm vai bá cổ đảng Dân Chủ, quyết chí không đội trời chung với TT Trump.

Cải tổ y tế? TTDC xúm lại chỉ trích cái mà họ gọi là Trumpcare cho dù… chưa có Trumpcare. Một mặt, TTDC chê Trump vô tài, mấy tháng vẫn chưa đẻ ra được luật mới, mà quên mất hơn một năm sau khi nhậm chức Đấng Tiên Tri mới ký được Obamacare.

Mặt khác, lo đánh phủ đầu trước. Bàn chưa xong chuyện giả tưởng 22 triệu người “bị lấy mất bảo hiểm”, nhẩy qua tố Trumpcare chỉ là cách “tái phối trí, mang tài sản những người nghèo nhất hiến cho những người giàu nhất”. Chứng minh rất khoa học là hiện nay có 20 triệu người nghèo mạt, mỗi người có được 5.000 đô Medicaid của TT Obama tặng, tổng cộng đâu 100 tỷ. Bây giờ CH lấy hết, chia lại cho mấy ông tỷ phú giàu nhất Mỹ.

Nếu có vị độc giả nào đọc cái “fake news” này mà không lăn ra cười thì kẻ này bái phục sát đất.

Nếu các ông Trump và dân biểu, nghị sĩ CH, tìm cách lấy tiền của 10% dân nghèo nhất tặng lại cho 1% giầu nhất, thì bảo đảm họ sẽ bị đuổi về nhà chăn gà vịt hết vào kỳ bầu tới. Ta có thể đả kích, sỉ vả họ rất nhiều chuyện, nhưng nếu họ ngu như vậy thì ngay từ đầu đã không thể nào được bầu làm dân biểu, nghị sĩ hay tổng thống được.

Thật ra, kẻ này viết về chuyện bầu cử cho vui chứ nếu 20 triệu người này mất hết Medicaid thì chỉ trong một hai năm, họ ốm đau bệnh hoạn chết sạch hết rồi, chỉ còn các tỷ phú bạn của Trump còn sống thôi. Medicaid của mấy anh khố rách áo ôm này sẽ được TT Trump chuyển qua cho các tỷ phú, bảo đảm mấy ông tỷ phú sẽ không còn phải sợ ốm đau bị bỏ chết ngoài đường.

Loại tin ấu trĩ này chỉ xác nhận thái độ cố hữu của các “trí thức” thiên tả mục hạ vô nhân, coi thiên hạ là ngu xuẩn hết, đúng như một tác giả của Obamacare, GS Gruber, đã thú nhận. Vậy chứ vẫn không thiếu gì người tin, phổ biến tin này ào ào trên mạng, kèm theo đủ kiểu bàn Mao Tôn Cương.

Trong con mắt của phe cấp tiến, chỉ có họ là thông minh tuyệt thế, nhân ái, yêu nước thương dân; một nửa nước Mỹ còn lại là đảng của một đám chính khách cướp của hại dân. Điều họ quên mất là trong 8 năm qua, dân Mỹ đã mời hơn 1.000 chính khách “nhân ái” về quê câu cá để trao cả tòa Bạch Ốc lẫn hai viện quốc hội và 30 tiểu bang cho cái đảng bóc lột dân.

Còn chuyện gì khác để đánh? TTDC tố TT Trump “kỳ thị dân Hồi giáo” thì lại bị Tối Cao Pháp Viện xối nguyên thùng nước lạnh lên đầu khi tất cả 9 vị thẩm phán, kể cả 2 vị cấp tiến nặng do TT Obama bổ nhiệm, biểu quyết phục hồi lại lệnh của TT Trump nhất thời hoãn nhận dân tỵ nạn từ Trung Đông. 9-0! Mấy vị thông thái chửi TT Trump dốt luật, bây giờ đâu hết rồi nhỉ? Chắc đang bận viết bài chê TCPV cũng không biết luật?

Chuyện thông đồng với Nga càng ngày càng nguội lạnh và nhạt hơn cơm nguội. Ngay cả anh cựu đảng viên Đảng CS Mỹ, Van Jones, nhà bình luận cột trụ của CNN hiện nay, cũng phải nhìn nhận tất cả chỉ là “a nothingburger”, một cái hăm-bơ-ghơ rỗng tếch không có thịt.

Chuyện TT Trump đang mất hậu thuẫn mạnh thì bị hụt giò sau khi CH thắng cử 4 keo liền trong dịp bầu dân biểu bổ túc.

Chuyện kinh tế thì cái chỉ số chứng khoán cứ leo thang không ngừng, tăng 20% trong 8 tháng từ ngày ông Trump đắc cử (so với 2% trong 10 tháng của Obama, trước bầu cử), phản ảnh giới kinh doanh có vẻ tin vào chính sách kinh tế của tổng thống. Giá xăng thì đang ở mức thấp nhất từ 12 năm qua.

Thế thì đánh chuyện gì bây giờ? Mà không lôi ông Trump ra đánh thì vừa không tiền vào, vừa tức chết. Ông Trump này, dù sao cũng là gà cồ chẳng những tóc vàng mà còn đẻ trứng vàng “rating” cho TTDC từ cả năm nay mà. Thôi thì lôi cá nhân ra đánh.

Chuyện bé xé ra to. Chuyện ruồi bu biến thành chuyện quốc sự.

Sôi nổi nhất mới đây là cuộc chiến “máu me đầm đìa” giữa TT Trump và vợ chồng Scarborough-Brzezinski.

Cặp này trụ trì chương trình Morning Joe trên đài MSNBC, phát hình mỗi sáng từ 6 đến 9 giờ. Điểm đặc biệt là chương trình này từ nửa năm nay, không có gì khác ngoài việc mỗi sáng lôi TT Trump ra sỉ vả, nhục mạ, bằng đủ loại danh từ “văn hoa” nhất như ngu đần, bệnh tâm thần, gian manh, du côn, dâm tặc,… Coi như bữa ăn sáng “bồi dưỡng” của dân cấp tiến, để lấy sức chịu đựng Trump thêm một ngày nữa. Trong suốt thời gian đó, TT Trump không trả lời.

Gần đây, nước tràn ly, TT Trump chịu hết nổi, phản pháo. Ông “tweet” vài câu, gọi ông chồng là khùng, bà vợ là ngu. Lại còn thòng theo chuyện bà này ba lần xin gặp ông tại Miami, khi mặt mày máu me vì mới căng da mặt, bị ông không tiếp.

Nghe thoáng qua thấy mắc cười, đúng là… ông thần Trump! Ấy vậy mà TTDC hô hoán còn hơn là tsunami nhận chìm cả tiểu bang Cali. Tất cả ban hợp ca ầm ầm tố Trump phịa chuyện, chẳng có máu me gì, cũng chẳng có căng da mặt, mà chỉ là… kéo da cằm chút thôi. Đố quý độc giả biết căng da mặt khác “kéo da cằm” ở điểm nào?

Tất cả hô hoán tổng thống thiếu tư cách, mất uy tín đại cường Cờ Hoa. Thật ra cũng không sai lắm. Tổng thống mà ăn nói nham nhở hơn cả kẻ viết này thì thiếu tư cách thật, không oan đâu bác Trump ơi! Nhưng mà kẻ này không biết TTDC lo lắng cho tư cách và uy tín của tổng thống từ hồi nào nhỉ? Có phải từ hồi ông Clinton ôm điện thoại bàn chuyện quốc sự trong Phòng Bầu Dục trong khi cô Monica ngồi dưới gầm bàn không?

Câu chuyện đang hồi hấp dẫn thì ông thần Trump lại ra chiêu mới. Ông tung ra trên tweet một khúc phim diễu ông đang đánh đô vật với một người mà mặt bị che bởi cái bảng hiệu CNN, cái đài TV mà một ông bạn bên Tây gọi là “Canard News Network”, vì mấy ông Tây gọi vịt là canard!

Đúng là tiếu lâm kiểu Mỹ? Không, đó cũng chỉ là cách suy nghĩ của kẻ viết nông cạn này thôi. TTDC nghĩ xâu xa hơn nhiều. Khua chiêng trống rùm beng “TT Trump đang xúi dục thiên hạ dùng bạo lực đánh CNN”. Một bà nhà báo la ầm là bà đang run lẩy bẩy, sợ có người bị Trump xúi, sắp sửa đến giết bà! Nghe toát mồ hôi, khiến kẻ này mau mau tìm đọc lại những bài viết cũ xem có đụng chạm ông Trump gì không.

Cái đoạn phim này thật sự đã được ông Trump tung ra từ 10 năm trước rồi. Để chọc chơi một ông bạn là ông bầu đô vật. Ông bầu này chính là chồng của bà Linda McMahon mới được TT Trump bổ nhiệm làm Giám Đốc Cơ Quan Quản Trị Tiểu Thương – Small Business Administration-. Bây giờ mặt ông bầu đó bị thay thế bởi cái bảng CNN. Chỉ là kiểu chọc quê CNN. Thế nhưng TTDC bóp méo thành một loại “hiệu triệu của tổng thống, kêu gọi dân chúng dùng bạo lực thanh toán CNN nói riêng, truyền thông nói chung”.

Khúc phim như vậy thì bị hô hoán là xúi dục việc dùng bạo lực, nhưng khi cả ngàn người xuống đường đốt xe, phá nhà, cướp của chống tổng thống thì ô-kê, hay khi một ông DC vác súng bắn một ông dân biểu CH thật thì là chuyện chính đáng, đáng đời. Thế vụ bà nhà báo CNN chụp hình với cái thủ cấp máu me của Trump, hay vụ New York diễn tuồng giết Caesar Trump, với khán giả đứng lên hoan hô, la hét “Yeah, kill him!” thì có phải là xúi dục bạo lực không nhỉ? Hay khi bà cựu bộ trưởng Tư Pháp Loretta Lynch hô hào dân da đen đổ máu để tranh đấu chống Trump thì đó là gì?

Khúc phim này được TT Trump tung ra trên tweet của ông, nhưng không phải do ông lấy phim cũ, cạo sửa rồi tung ra lại, mà do ai đó đã làm. CNN điều tra, khám phá ra tác giả, ép tác giả công khai xin lỗi dưới một bí danh và “hứa không tái phạm”. CNN công khai đe dọa nếu xúc phạm CNN nữa, CNN sẽ công bố tên tuổi tác giả ra ngay để cả triệu người xúm vào chửi cho bõ ghét. CNN bị bắt quả tang đang chơi trò bắt chẹt, tìm cách bịt miệng anh này. Câu chuyện đang là một bối rối cho TT Trump, bất ngờ thành cái họa cho CNN!

CNN bào chữa, cho rằng không ai có quyền ẩn danh để tung ra những luận điệu chống phá, kỳ thị. Nghe có vẻ có lý đấy. Thế thì sao mấy chục anh công chức “nằm vùng” xì tin mật ra để phá TT Trump cả mấy tháng qua lại được TTDC bảo vệ dấu tên dùm?

Cuộc công du Âu Châu của TT Trump có vui nhiều (cả trăm ngàn dân Ba Lan đón chào nồng nhiệt), vui ít (Âu Châu không đồng ý quan điểm của TT Trump về hâm nóng địa cầu). Nhưng TTDC chỉ nhìn thấy thất bại và đáng chửi, như bài diễn văn tại Warsaw bị tố là sặc mùi kỳ thị, cổ võ thiên chúa giáo của dân da trắng, bài bác Hồi giáo của dân Ả Rập (ISIS cũng cùng quan điểm với TTDC!), bà TT Ba Lan không thèm bắt tay Trump (TT Ba Lan gọi là “fake news”), TT Trump tính chen vào giữa để chụp hình nhưng bị xô ra ngoài bià (TTDC biết cả TT Trump “tính” làm gì!), chính quyền Ba Lan bắt dân bỏ lên xe tải (“trucked”) để đi hoan hô Trump (cả trăm ngàn dân Bá Linh đi đón TT Obama trước đây thì được chở bằng Mẹc-xe-đì chắc?), TT Trump cho con gái họp với lãnh đạo thế giới (TT Trump có họp khác, xin phép cáo từ sớm vài phút, cho con gái ngồi ghế mình để bế mạc cuộc họp).

Kẻ này có cảm tưởng TTDC bây giờ toàn dùng nhà báo loại cấp tiến cực đoan nhưng trẻ măng, chưa đủ trưởng thành để bàn chuyện một cách nghiêm chỉnh.

Tình hình mỗi ngày mỗi xuống cấp. Đánh cá nhân tổng thống chưa đủ, TTDC quay qua đánh cả gia đình ông luôn. Ngay cả cậu con mới 11 tuổi cũng bị lôi ra bôi bác. Trong 8 năm qua, có anh nào dám đụng đến ngón chân hai “công chúa” của Obama không? Truyền thông ở cái xứ này chưa khi nào hèn kém hạ cấp như bây giờ.

Có người đặt câu hỏi tại sao TTDC lại thích đánh Trump như vậy?

Có một anh nhà báo lén thu thanh một cuộc nói chuyện nội bộ của một giám đốc chương trình của CNN. Ông này thẳng thừng nói với nhân viên “Câu chuyện Trump thông đồng với Nga chỉ là bố láo –danh từ ông ta dùng là… bullsh*t.-, nhưng vẫn phải khai thác vì thu hút được khán giả”. Đúng như đã viết ở đoạn trên, tất cả mọi chương trình đều tùy thuộc sự thu hút khán giả, gọi là “rating”, tức là chấm điểm theo số lượng khán giả.

Thế thì tại sao một số lớn khán giả, độc giả lại hoan hô TTDC đánh TT Trump? Tại vì TTDC phục vụ cho thị trường các thành phố lớn như New York, San Francisco, Los Angeles, Chicago, Washington DC,…, gồm trí thức cấp tiến và dân da màu, là khối cử tri của DC, của bà Hillary, thù ghét ông Trump. Trong khi cử tri của CH và của ông Trump là dân các tỉnh nhỏ, các tiểu bang miền nam và miền núi tây bắc, hay dân tỉnh lớn nhưng thuộc loại trung lưu hay lao động, đi làm cật lực, không bao giờ đọc NYT hay WaPo, cũng không coi CNN hay MSNBC.

Muốn thu hút khối độc giả và khán giả thành phố lớn, bắt buộc TTDC phải ôm quan điểm cấp tiến, đánh Trump tới bến. Một số lớn khán giả và độc giả sung sướng và hăng say theo dõi tin chống Trump vì những tin này giúp họ bớt ấm ức, đỡ cay cú vì thua quá đau.

Càng đánh Trump, càng nhiều khách hàng, càng ăn tiền. Bằng chứng cụ thể, số lượng khán giả của các đài TV chuyên chửi Trump như CNN, MSNBC đã tăng vọt từ mấy tháng nay, tiền vào đếm không xuể.

Công bằng mà nói, tuy TTDC chưa khi nào mạnh tay đánh tổng thống như bây giờ thật, nhưng ngược lại, cũng chưa có một tổng thống nào trả đòn nặng tay như TT Trump này. TTDC dường như bị sốc, không ngờ có người dám trả đòn mình như vậy. Từ trước đến giờ, các chính trị gia đều sợ truyền thông hơn sợ cọp. TT Trump là người đầu tiên muốn bẻ răng cọp.

Một thăm dò của The Drudge Report cho thấy trong 10 độc giả đã có 8 hoan nghênh việc TT Trump dùng tweet đánh TTDC. Cho thấy khối cử tri nồng cốt của ông Trump càng ngày càng ủng hộ ông trong cuộc chiến chống TTDC mà họ cho là quá thiên vị, quá đáng. Nói cách khác, tweet là cách TT Trump củng cố hậu thuẫn trong khối cử tri của ông.

Để thấy rằng TT Trump có thể cố tình dùng ngôn từ quá khích, bất cần phải đạo chính trị, bất kể lễ nghi phép tắc, khi trả đòn TTDC, để khích động khối cử tri của ông, cũng như để triệt hạ uy tín của TTDC, in sâu vào đầu thiên hạ hình ảnh một truyền thông càng ngày càng quá khích, phe đảng, chống đối tổng thống một cách cuồng điên. Đây chính là chiến thuật triệt hạ TTDC của TT Trump, mà kết quả lâu dài khó đoán.

Cho đến nay, ai thắng, ai thua? Theo một thăm dò mới nhất của đại học Marist, 37% dân Mỹ tin TT Trump, một tỷ lệ không đáng hãnh diện lắm, nhưng vẫn hơn xa 30% tin tưởng vào truyền thông.

Một điều ít người để ý. Trong khi ông Trump và TTDC ồn ào chửi bới nhau, thì TT Trump và quốc hội CH lẳng lặng thông qua hơn 36 luật lớn nhỏ, từng bước xóa bỏ gia tài cấp tiến của Obama. Ai biết được là TT Trump có đang cố tình điệu hổ ly sơn hay không, lôi cả khối cấp tiến, từ đảng DC đến TTDC vào tròng, xúm lại đánh chuyện bá láp trong khi ông kín đáo làm chuyện đổi đời?

Đừng ai coi thường ông này. Chính vì các đồng chí đảng CH, rồi đối thủ đảng DC, bà Hillary và TTDC coi thường ông mà bây giờ ông ta đang ngồi trong Tòa Bạch Ốc đấy.

Có người trích dẫn câu của TT Roosevelt: “Nói rằng không ai được chỉ trích tổng thống, hoặc là chúng ta phải sát cánh với tổng thống, bất kể ông ta làm sai hay đúng, thì không những chỉ là người không yêu nước và luồn cúi, mà còn là kẻ phản bội dân tộc.”

Không sai. Nhưng kẻ này xin bổ túc “Nói rằng ai cũng bắt buộc phải chỉ trích tổng thống, hoặc là chúng ta phải chống phá tổng thống đến cùng, bất kể ông ta làm sai hay đúng, thì không những chỉ là người không yêu nước và phá hoại, mà cũng là kẻ phản bội dân tộc luôn.” (09-07-17)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển – Trí thức VN

From facebook: Tinh Hoa

 

Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh. Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh.

 
Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý…
 
TRITHUCVN.N

Giáo sư Ngô Bảo Châu ‘có quan điểm trái với sự giáo điều’

Giáo sư Ngô Bảo Châu ‘có quan điểm trái với sự giáo điều’

châu
Bản quyền hình ảnhFB       HONG-MINH QUEN QUEN HOANG
Giáo sư Ngô Bảo Châu đọc diễn từ tại Viện Hàn lâm Khoa học Pháp hôm 20/6

Một giảng viên ở Hà Nội nói với BBC rằng bà tin “Giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng để ý chuyện ông đang bị bôi nhọ” và rằng bà khâm phục “một trí thức thành danh ở nước ngoài vẫn tha thiết với những vấn đề xã hội của Việt Nam”.

Mạng xã hội tại Việt Nam đang lan truyền những bài ‘Tiếc cho nhân tài Ngô Bảo Châu; Ngô Bảo Châu – một con trâu biết làm toán’ hay ‘Ngô Bảo Châu – một con chó phản chủ…’

Một bài trong số này đăng trên blog có đoạn viết: “Ngô Bảo Châu tiếp tục cổ súy cho các hành động sai trái chống phá đất nước của những tên phản động như Lê Công Định, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Mẹ Nấm…”

Cuối tháng trước, Giáo sư Châu là một trong 15 nhà khoa học của nhiều quốc gia được bầu làm viện sĩ tại Viện Hàn lâm khoa học Pháp.

Hồi tháng 12/2016, ông quyết định hiến toàn bộ tiền thưởng giải Fields năm 2010 để tài trợ cho Tạp chí Pi dành cho các học sinh, sinh viên yêu toán.

Trên trang cá nhân có nhiều lượt theo dõi, gần đây ông chia sẻ link ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).

Tháng 6/2017, đề cập về tập thơ Thành Phố Dịu Dàng bị thu hồi, Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: “Đã vào thiên niên kỷ thứ ba lâu rồi mà ở đâu đó trên quả đất này vẫn có ai đó muốn kiểm soát thơ, cho rằng thơ không được chủ quan, thơ phải hợp lý. Có phải họ nuối tiếc một cái gì đó mà đáng ra nên vĩnh viễn cho yên nghỉ với thiên niên kỷ trước hay không?”

‘Dũng cảm và dấn thân’

Hôm 12/7, bà Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên đại học nói với BBC từ Hà Nội: “Tôi tin Giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng để ý chuyện ông đang bị bôi nhọ đâu.”

Chắc ông thừa hiểu xã hội Việt Nam giống như căn nhà đóng cửa lâu năm, mới mở cửa đón làn gió mới, nên có thể một số người bên trong có phản ứng không phù hợp.”

“Tôi cũng không cho rằng chuyện ông bị bôi nhọ liên quan đến chính quyền, vì không có tin nào như vậy trên báo chính thống.”

“Theo như tôi thấy, có thể nguyên do của việc này là vì ông có những quan điểm trái với sự giáo điều về tôn sùng Hồ Chí Minh hay phản đối việc bắt giam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.”

“Ông Châu là một trí thức chân chính, nói theo kiểu ngày xưa là “uy vũ bất năng khuất (người cương trực không chịu khuất phục kẻ có quyền thế).”

châu
Bản quyền hình ảnhFB CHAU NGO
GS Châu (đeo kính) thường xuyên về Việt Nam làm việc và thăm thân

“Trí thức người Việt thành danh ở nước ngoài thì nhiều, nhưng người tha thiết quay về đóng góp cả về nghề nghiệp và về những vấn đề xã hội của Việt Nam như Giáo sư Châu là rất hiếm hoi,” bà Nguyễn Hoàng Ánh, nói. “Tôi cho đó là sự dũng cảm và dấn thân.”

Ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình Sách Hóa Nông Thôn nói với BBC: “Theo tôi, việc một số trang mạng hạ bệ giáo sư Ngô Bảo Châu thì không thể gọi nó là chiến dịch và không đáng bận tâm.”

“Điều đáng nghĩ là những phát ngôn rất đỗi hiển nhiên mà người có tri thức nào cũng có khái quát và phóng ngôn lại thu hút số đông quan tâm và cả đám đông chống đối.”

“Điều này, một phần phản ánh tính yếu của đám đông, họ xả ẩn ức về thực trạng xã hội qua quan điểm của một cá nhân, và một đám đông khác không chấp nhận quan điểm trái chiều. Xã hội có đám đông chỉ dừng ở xả ẩn ức qua và bằng ngôn từ thì thiếu sức mạnh nội thân để đấu tranh chống lại cái xấu và kiến tạo văn minh quốc gia.”

“Hạ bệ một trí thức cụ thể nào đó là chỉ số xấu. Nhưng sự hạ bệ kinh khủng nhất và kéo lùi sự phát triển của xã hội là sự hạ bệ tri thức của đám đông.”

“Sự hạ bệ đó được thể hiện qua những người lớn khẳng định ‘trẻ em không đọc sách’, nhà trường không giúp trẻ em đọc sách, và xã hội vẫn để hơn 14 triệu trẻ em chưa được nghe và đọc sách. Vậy, để một ngày đẹp trời, những phát ngôn hiển nhiên của một trí thức nào đó không bị chụp mũ, thì cần một đám đông trân quý tri thức bằng cách chia sẻ nó rộng rãi.”

Cùng thời điểm, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: “Đừng nghĩ truyền thông Việt Nam đã “dựng” Ngô Bảo Châu lên như dựng vài thần tượng khác.”

“Chính truyền thông và một vài chính trị gia đã khai thác sự ngưỡng mộ của dân chúng trước tài năng toán học xuất chúng của ông để đánh bóng hình ảnh cho họ.”

“Chắc giờ đây có người nhận ra Ngô Bảo Châu là một học giả tầm cỡ quốc tế chứ không phải là “một con cừu” nội địa. Nhưng, quý vị nên nhớ, danh tiếng của Giáo sư Ngô Bảo Châu là có thật chứ không phải là một sản phẩm của truyền thông để quý vị có thể sử dụng truyền thông, ngay cả chính thống, mà hạ bệ.”

Trước đó, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Pháp, viết: “Thật ra, những điều Giáo sư Ngô Bảo Châu nói ra, từ bô xít cho đến Mẹ Nấm… mới chỉ ở mức nhẹ, chẳng có gì là ghê gớm hay bí mật, ai có khả năng tự tìm thông tin và suy luận đúng đắn cũng nhận thấy được.”

“Tuy nhiên, trong thời đại Internet này, chính sách ngu dân có thể làm chậm lại sự tiến bộ của xã hội, nhưng cuối cùng thì làm sao có thể ngăn cản nổi nhu cầu văn minh hoá, tự do hoá về tư tưởng của cả trăm triệu người dân.”

Giáo sư Ngô Bảo Châu vào hè năm ngoái gỡ một bình luận gây tranh cãi của mình trên Facebook.

Vào hôm 19/05/2016, trên Facebook cá nhân của mình, Giáo sư Châu viết: “Có quý‎ mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.”

Bình luận này nhận được trên dưới 20.000 người “thích”, hàng trăm bình luận và cả ngàn lượt chia sẻ nhưng đã được gỡ bỏ sau khoảng hai giờ kể từ khi đăng.

Từ vụ kiện Hà Nội của ông Trịnh Vĩnh Bình.

Từ vụ kiện Hà Nội của ông Trịnh Vĩnh Bình

 Trần Phong Vũ

12-7-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại – Ảnh: N.L/ báo TN

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi cộng sản xâm chiếm miền Nam, ông Trịnh Vĩnh Bình đã cùng với hàng triệu đồng bào liều mình bỏ nước đi tị nạn. Năm 1976, gia đình ông được bảo trợ qua định cư ở Hà Lan. Với sáng kiến công nghệ hóa việc chế biến chả giò một món ăn khoái khẩu của người Việt Nam, và cũng được nhiều người ngoại quốc ưa chuộng, chỉ trong vòng không đầy mười năm sau, gia đình ông Trịnh đã trở thành triệu phú.

Trong một bài tổng hợp của tác giả Huỳnh Bá Hải post trên mạng vừa qua, người ta được biết, khoảng giữa thập niên 80, trước tình trạng khó khăn về kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam miễn cưỡng phải mở cửa kêu gọi quốc tế đầu tư, trong đó bao hàm cả người Việt tị nạn ở hải ngoại. Vì tâm tình lúc nào cũng hướng về quê hương và cũng vì tin tưởng nơi thiện chí của nhà cầm quyền Hà Nội, ông Trịnh Vĩnh Bình đã đem tiền về Việt Nam làm ăn. Vì cần có đất để mở cơ xưởng, ông nhờ thân nhân đứng tên giúp vì theo luật rừng của chế độ, cho đến nay đất đai vẫn thuộc “sở hữu toàn dân” một định nghĩa mơ hồ để không cho tư nhân làm chủ và trên thực tế tất cả điền sản công tư đều do đảng và nhà nước thủ đắc.

Nhờ sự cần mẫn và biết áp dụng những phương thức kinh doanh khoa học, tân tiến trong thế giới tự do, chỉ trong vòng một thập niên sau, công việc làm ăn của gia đình ông đã đạt được thành công lớn. Ông làm chủ một tài sản tổng cộng khoảng 30 triệu Mỷ kim, gồm hệ thống cơ xưởng, bất động sản với hàng trăm mẫu đất và hàng chục dinh cơ. Động lòng tham, giới hữu quyền để lộ nguyên hình của những kẻ lưu manh, chuyên nghề cướp của hại người lương thiện. Chúng chỉ thị cho Công an Bà Rịa, Vũng Tàu thiết lập vi bằng gian dối để khởi tố bị can và tạm giam ông Bình với tội danh “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” cùng với tội “đưa hối lộ”.

Năm 1998, ông Bình bị tòa sơ thẩm kết án 13 năm tù ở với hai tội danh kể trên. Ông kháng án và một năm sau, tòa Phúc Thẩm giảm án hai năm, tức còn 11 năm, mặc dù luật sư của ông đã chứng minh tội “vi phạm các quy định quản lý và bảo vệ đất đai” không có điểm nào trong luật lệ về việc nhờ người thân đứng tên giùm là có tội. Riêng tội “đưa hối lộ”, những quan chức đảng tố giác ông Bình đưa hối lộ trước đó để có bằng cớ truy tố ông, nhưng khi ra tòa vì e ngại có thể bị ‘phản đòn’ nên đã chối là không hề nhận hối lộ.

Dù vậy, ngoài 11 năm tù ở, toàn bộ tài sản của ông Bình đã bị Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu tịch thu, nói là nhập vào công quỹ đảng, trong khi thực tế là để chia nhau bỏ túi.

Trước tình trạng oan khốc ấy, ông Bình vận dụng mọi phương thế, kể cả tiền bạc, để ra tù trước thời hạn. Tiếp theo đó là những ngày tháng lẩn trốn đầy gian lao, nguy hiểm vì đương sự bị công an, mật vụ lần mò tìm tòi tông tích nhằm thủ tiêu diệt khẩu. Sau khi tìm được manh mối vượt biên qua Campuchia, ông Trịnh trở lại quốc gia định cư là Hà Lan. Từ đấy ông âm thầm tham vấn với các luật sư nhằm thiết lập hồ sơ với ý định làm sáng tỏ nội vụ.

Năm 2005 ông nạp đơn kiện đảng và nhà nước CSVN tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Stockholm, Thụy điển, đòi bồi thường 100 triệu Mỹ kim. Trong đơn kiện, ông Bình viện dẫn các quy ước của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994, để tiến hành khởi kiện và ông chứng minh bản án hình sự kết tội ông tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu tài sản của ông. Và như vậy họ đã vi phạm thỏa thuận tại Hiệp định nêu trên và phải bồi thường đền bù thiệt hại cho ông. Phiên tòa quốc tế khi ấy dự định sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển).

Vẫn theo bài viết của ông Huỳnh Bá Hải thì phía Việt Nam vì biết trước sẽ thua kiện nên quyết định chọn giải pháp điều đình bên ngoài phiên tòa. Tháng 9 năm 2005, việc hòa giải đạt được kết quả với những cam kết sau đây:

Thứ nhất: Phía Việt Nam có các nghĩa vụ:

1.- Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu MK là tiền chi phí đi kiện. Ngân khoản này phía VN phải thanh toán nội trong năm 2005.

2.- Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012.

3.- Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.

Thứ hai: Phía ông Trịnh Vĩnh Bình chỉ có nghĩa vụ duy nhất là giữ kín cam kết mật nói trên không được tiết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào với hậu ý “bất thành văn” là giữ thể diện cho chế độ và cũng để tránh tạo tiền lệ không hay cho Hà Nội.

Bản Cam kết hòa giải này có sự chứng kiến của Trung tâm trọng tài Thương mại Stockholm và Văn phòng Thừa Phát Lại xác lập vi bằng.

Trong suốt những năm qua, dư luận trong và ngoải nước không hề nghe biết về chuyện cam kết cũng như tiến trình việc thi hành cam kết giữa đôi bên ra sao. Cho tới những ngày gần đây, nhờ rò rỉ thông tin trên các trang mạng, mọi việc vỡ lở và người ta lại có thêm một bằng chứng cụ thể cho thấy thái độ lọc lừa, gian giối cố hữu của đảng và nhà nước cộng sản. Và đấy cũng là lý do tháng giêng năm 2015, một lần nữa ông Bình lại thiết lập hồ sơ kiện nhà cầm quyền CSVN. Lần này ông chọn Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye, Hà Lan.

Hồ sơ vụ kiện ghi nhận:

* Phía ông Trịnh Vĩnh Bình hoàn toàn tuân thủ cam kết không tiết lộ bất cứ điều gì cho các cơ quan truyền thông về chuyện Hà Nội xin hòa giải.

* Phía Việt Nam, theo ghi nhận của báo điện tử Thanh Niên, Chính phủ Việt Nam đã miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Trịnh Vĩnh Bình, và cho ông được tự do về nước. Về số tiền 15 triệu MK bồi thường cho ông Bình cũng đã xong, dù chậm trễ vì mãi đến năm 2014 mới trả hết và ông Bình cũng không đòi tiền lãi từ năm 2005 đến 2014. Riêng các bất động sản là 02 xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất, đoàn xe vận tải 12 chiếc, căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú- Vũng Tàu và nhiều bất động sản ở các tỉnh thành khác .v.v… phía bị cáo là Hà Nội chưa hề thực hiện lời cam kết hoàn trả cho bên nguyên. Theo dư luận bàn tán thì có thể các quan chức tham nhũng đã trót tẩu tán để chia nhau bỏ túi rồi.

Do sự bội ước trên đây, tháng giêng năm ngoái, ông Bình quyết định khởi kiện. Một trùng hợp hy hữu mang nhiều ý nghĩa là Tòa án Quốc Tế đã chính thức gửi lệnh thông báo vụ kiện này đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hôm 30-4-2015, trùng với ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm miền nam mà bên nguyên là một người tị nạn Việt Nam hiện mang quốc tịch Hà Lan.

Nội dung hồ sơ kiện của ông Trịnh đòi chính phủ Việt Nam và các cá nhân, cơ quan liên hệ trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa/Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ Mỹ kim vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.

Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovski. Đó là Hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ. Điểm thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này từng tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khodorkovski. Theo nhận định của các giới am tường về luật lệ quốc tế thì trong vụ kiện lần thứ hai này, cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan và với án lệ có sẵn, khả năng phía Việt Nam thua kiện rất cao.

Đặc biệt vì hiện nay không bị ràng buộc bởi cam kết giữ im lặng, ông Trịnh hứa sẽ dùng 90% số tiền nhận được từ vụ kiện, trừ chi phí cho vụ án, để dùng vào các công tác từ thiện, hoạt động nhân đạo, hỗ trợ (bao gồm tư vấn và tiền bạc) giúp các nạn nhân lấy lại công lý hoặc, tiếp tay các dân oan thấp cổ bé miệng bị Hà Nội cướp trắng đất đai, sản nghiệp kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường.

Nguồn tin cho hay, ông Bình được Tòa án Quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, có thể vì sợ ông sẽ bị ám toán. Vì thế mới đây ông tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý được sáng tỏ.

Được biết trong những ngày tới các cơ quan truyền thông Hà Lan và EURO-zone sẽ thông báo tình tiết vụ kiện hy hữu này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo người Việt ở hải ngoại cân nhắc trước khi quyết định về Việt Nam đầu tư làm ăn. Cũng có tin cho biết nhà cầm quyền Hà Nội đã thuê một tổ hợp LS nổi tiếng của Pháp để bào chữa trong vụ bị ông Trịnh kiện trước Tòa án Quốc tế La Haye.

Vụ kiện này chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều pha sôi nổi. Trong tình trạng đảng và nhà nước CSVN đang bị tứ bề thọ địch: vì chuyện đấu đá nội bộ; vỉ dịch tham nhũng đã đến mức báo động đỏ; vì tình trạng kinh tế/xã hội xuống dốc; vì phải đối phó với phong trào chống đối của quần chúng đã lên tới cao điểm do hệ quả giây chuyền của thảm họa cá chết mà tập đoàn Formosa cấu kết với các nhóm lợi ích trong guồng máy cầm quyền gây ra…..; vụ kiện do ông Trịnh Vĩnh Bình khởi tố lần này trước tòa án quốc tế chắc chắn sẽ khiến chế độ phải đối mặt với không ít khó khăn về nhiều phương diện, kể cả những xáo trộn về mặt chính trị.

Điều cần ghi nhận: trong vụ kiện của ông Trịnh, phía bị cáo không phải là cá nhân hay một đoàn thể, tổ hợp, mà là một chính phủ, một chế độ -chế độ mệnh danh Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam- . Điều này có nhiều khả năng trở thành tiền lệ cho những nạn nhân thảm họa cá chết ở Hà Tĩnh không những có quyền đưa Formosa và các phe phái liên hệ ra tòa –không phải chỉ giới hạn ở tòa địa phương mà là tòa án quốc tế- và hơn thế còn có thể đặt gánh nặng trách nhiệm liên đới cho guồng máy cầm quyền Hà Nội.

Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi tạm gác ra một bên mọi yếu tố khác.

Mục tiêu người viết tập chú vào trường hợp hi hữu của ông Trịnh để xét về khả năng thắng thế của vụ kiện tổ hợp gang thép Formosa, sau khi đạt thắng lợi trong bước đầu dồn Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Kỳ Anh phải nhận đơn khiếu kiện một lần của 506 nạn nhân dưới sự hướng dẫn của Lm Đặng Hữu Nam buổi trưa 27-9-2016 vừa qua. Thắng lợi này sẽ dẫn tới bước thứ hai: nâng cấp vụ kiện thế kỷ này ra Tóa án Quốc tế.

Lần đầu, quyền khiếu kiện mặc nhiên thành hiện thực

* Một tiền lệ mới vừa được mở ra

Khi dư luận mới bàn tán về vấn đề các nạn nhân vụ cá chết ở Vũng Áng sẽ kiện thủ phạm vụ xả thải độc chất gây hủy hoại môi trường sinh thái, có người bi quan cho rằng chuyện này khó có thể xảy ra. Người ta nêu ra khá nhiều trở ngại. Từ nguyên tắc tố tụng tới những khía cạnh phức tạp về phương diện luật pháp. Trước và trên hết là vì hệ thống cai trị độc tài, độc đảng của Hà Nội, trong đó cả ba cơ chế hành pháp, lập pháp và tư pháp đều do Bộ Chính Trị cộng đảng nắm giữ. Vì tâm lý sợ đám đông, thích xé lẻ, rào cản thứ nhất họ đặt ra là tòa án chỉ chấp nhận kiện cá nhân, dứt khoát không nhận kiện tập thể.

Có điều xu thế, cảnh ngộ và ý thức người dân ngày nay đã đổi khác.

Trong bài viết trình bày diễn tiến và sự thành công trong bước đầu khởi kiện Formosa của các nạn nhân giáo xứ Phú Yên, người viết đã nhắc lại quan điểm của LS Lê Quốc Quân trong cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự do. Theo ông, đây là một bước tiến mới, tạo tiền lệ phá vỡ lối mòn bóp nghẹt quyền tự do khiếu kiện do Hà Nội quen áp đặt lên người dân hơn nửa thế kỷ qua. Theo LS Lê Quốc Quân, tuy vẫn bị gò bó trong phạm vi cá nhân, nhưng với con số nhiều trăm người đi kiện một lần, nhất là không ai khác, chính đại diện chế độ tại địa phương, nơi xảy ra thảm nạn hủy hoại môi trường sinh thái, đã phải chấp nhận đơn khiếu kiện của 506 nạn nhân, là một thành công lớn.

*Thế nhân dân trước nỗi khốn cùng của kẻ bị nạn

Trước những tiếng kêu gào thảm thiết của các nạn nhân, đồng bào trong và ngoài nước đã có những phản ứng cụ thể. Để chuẩn bị, báo chí và các cơ quan truyền thông trên mạng, những tuyên ngôn của giới trí thức, các tổ chức xã hội dân sự, các tôn giáo nhất loạt lên tiếng tích cực yểm trơ. Điều cần nhấn mạnh là những nỗ lực này không chỉ giới hạn trong việc gom góp tiền bạc trợ giúp cấp thời hàng trăm ngàn gia đình ngư phủ bốn tỉnh miền Trung đang lâm cảnh đói cơm, thiếu áo, con cái phải bỏ học hiện nay. Quan trọng hơn, đông đảo đồng bào quốc nội và tập thể người Việt tị nạn ở nước ngoài còn có những quyết định trợ giúp về mặt pháp lý cho các nạn nhân trong ý định khởi tố những kẻ ác đã gây hiểm họa phá hoại môi trường biển ra trước pháp luật.

Trong những cuộc biểu tình với sự tham dự của hàng chục ngàn người bộc phát ở các tỉnh xảy ra hiểm họa cá chết hàng loạt, nhất là cuộc tuần hành của ba, bốn chục ngàn giáo dân ở Tam Tòa, người ta đọc được những biểu ngữ và nghe được những lời hô nói lên tất cả tâm tình và sự phẫn nộ đòi hỏi công lý phải được thực thi của đồng bào đối trước hoàn cảnh đau thương của các nạn nhân. Nội dung những biểu ngữ và khẩu hiệu quy vào ba điểm: (a) Quyết liệt đòi truy tố tổ hợp Formosa và những kẻ đồng lõa ra trước pháp luật. (b) Buộc Formosa phải bồi thường xứng đáng, đồng thời trả lại môi trường trong lành của biển cho ngư dân. (c) Trục xuất vĩnh viễn tổ hợp này khỏi lảnh thổ Việt Nam. Hôm 30-8-2016, 21 tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập ở quốc nội đã công bố một Tâm Thư khẩn thiết kêu gọi đồng bào trong, ngoài nước tích cực đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cả triệu nạn nhân hủy hoại môi trường do kẻ ác gây ra.

Trong khi ấy, hầu hết các cộng đồng người Việt tị nạn trên khắp thế giới, từ Âu châu, Úc châu tới Bắc Mỹ đã có những cuộc xuống đường, những đêm thắp nến cầu nguyện liên tục, bày tỏ tình liên đới, hiệp thông với đồng bảo trong nước.

* Những yếu tố cơ hữu

Ngoài sự lên tiếng mạnh mẽ, nhất loạt của đồng bào trong, ngoài nước tạo nên thế nhân dân đàng sau vụ án, những chứng cứ cụ thể về tội ác cố ý của tổ hợp Formosa, với sự đồng lõa của đảng và nhà nước CSVN trong mưu toan xả thải những chất cực độc xuống lòng biển Vũng Áng, không chỉ gây nên thảm họa biển chết, cá chết và cả người chết mà còn di lụy cho nhiếu thế hệ kế tiếp, là yếu tố quan trọng và vững chắc để hỗ trợ cho vụ kiện. Đây là một yếu tố nằm trong quyền dân sự của các nạn nhân, không chỉ riêng cho những gia đình ngư dân trực tiếp hiện nay mà còn bao gồm cả các thế hệ công dân trẻ mai ngày nếu không kịp thời khắc phục sự lây lan của chất thải.

Nhấn mạnh tầm mức rộng lớn về hậu quả vụ hủy hoại môi trương biển Vũng Áng và những yếu tố cơ bản thuộc quyền dân sự trước luật pháp, Tâm Thư của các tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập viết:

“Formosa đã gây thiệt hại cho hàng triệu con người làm những nghề liên quan đến biển: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, dịch vụ tàu thuyền ngư nghiệp, du lịch sinh thái duyên hải. So với hơn 60 tỷ đôla mà công ty British Petroleum đã phải trả cho các nạn nhân vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm 2010, số tiền bồi thường 500 triệu đôla (=11 ngàn tỷ đồng VN) của Formosa hoàn toàn nực cười, chẳng thấm vào đâu, kiểu bố thí cho nạn nhân, khiến người dân cảm thấy bị lăng nhục. Ngay cả quốc tế, như Quỹ Ethecon tại Đức (công tố của Formosa) và chính phủ Đài Loan (quê hương của Formosa) cũng phê phán rằng như thế là vô cùng ít ỏi.

Đang khi đó, chính phủ VN tự tiện đoạt quyền của các nạn nhân để đón nhận số tiền ấy và chi dùng, phân phối nó cách tùy tiện. Trong thực tế, việc hỗ trợ ngư dân (chưa nói đến các ngành nghề khác) đã chẳng tới đâu (trung bình vài chục ký gạo mỗi người và vài triệu đồng mỗi hộ). Việc nhà nước thu mua hải sản đánh bắt xa bờ cũng chỉ là hứa cuội. Vô số người dân 4 tỉnh miền Trung phải tha phương cầu thực. Hôm 10-08-2016 lại có tin động trời cho hay: Formosa được Tổng cục Thuế dự kiến miễn thuế và hoàn thuế với số tiền hơn 10.450 tỷ đồng (chủ yếu do bị thiệt hại từ sự cố biểu tình ngày 13-5-2014 lúc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển và thềm lục địa VN). Điều này khiến dư luận càng thêm công phẫn và các nạn nhân càng thêm ngao ngán.”

Chính những lời tố cáo cùng những phát giác sau đây của 21 tổ chứ XHDS độc lập ở quốc nội đã cung ứng những dữ kiện cụ thể, vững chắc, đầy tính thuyết phục về phương diện luật pháp hỗ trợ cho các nạn nhân khi thiết lập hồ sơ khiếu kiện trước Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Kỳ Anh hôm 27-9 vừa qua:

“Với việc đặt ống xả thải ngầm dưới biển, để xảy ra sự cố mất điện nhiều ngày, đẩy vào đại dương hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn khối nước thải sinh hóa, giết chết tôm cá hàng loạt từ tầng mặt xuống đáy sâu, tiêu diệt các rặng san hô thuộc 4 tỉnh miền Trung, Formosa quả đã phạm tội ác đối với môi trường. Từ đó gây nạn đói, cảnh thất nghiệp, nhiễm độc thức ăn, tổn hại sức khỏe cho dân Việt trong hiện tại lẫn tương lai, thành thử phải bị truy tố. Chính Quỹ Ethecon cũng cho rằng: “Những kẻ chịu trách nhiệm của Formosa phải bị đưa ra tòa và xét xử thích đáng. Tội ác về môi trường phải được điều tra triệt để, từ phía tập đoàn cũng như từ phía chính phủ… một sự bồi thường công minh và tương xứng phải được bảo đảm, cũng như sự trừng phạt thích đáng những kẻ chịu trách nhiệm, phải được thực thi”. (Thông cáo báo chí ngày 16-08-2016)

Chi tiết sau đây trong Tâm Thư kể trên, hỗ trợ cấp thời cho vụ kiện sơ khởi lúc này của 506 bà con Phú Yên và hàng ngàn, hàng vạn nạn nhân trong tương lai nhằm vào tổ hợp Formosa giới hạn trong hệ thống tư pháp địa phương. Xa hơn nó còn tăng thêm khả năng đẩy vụ kiện này lên tầm vóc quốc tế. Đầu tiên nó vạch trần những vướng mắc mờ ám của nhà cầm quyền Hà Nội đối với tập đoàn Formosa khiến một mặt họ bao che cho hành vi phạm pháp của thủ phạm. Mặt khác, họ còn cúi mặt từ chối đề nghị của nhiều chính phủ tiên tiến muốn tiếp tay trong việc thử nghiệm để tìm ra các loại độc chất trong nước biển, trong các loại tôm cá chết, nhất là người chết!

“… Chính Quỹ bảo vệ Biển của Đức trong Thông cáo báo chí ngày 26-07-2016 đã  cho biết chuyên gia của họ (được mời riêng tư chỉ để góp ý cho báo cáo soạn sẵn của Viện Hàn lâm Khoa học VN) không được phép lấy mẫu chất độc để nghiên cứu. Mới đây, ngày 22-08-2016, tại Quảng Trị, bộ Tài nguyên Môi trường đã tổ chức hội nghị công bố rằng sau khi quan trắc môi trường, nay bộ xác nhận biển 4 tỉnh Miền Trung đang tự làm sạch, nước biển đã đạt quy chuẩn để tắm và nuôi trồng thủy sản!?!”

Về điểm này người ta chưa quên trường hợp giới truyền thông Đài Loan đã gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng an ninh địa phương gây ra khi các nhà báo của họ tới Vũng Áng tác nghiệp để tìm hiểu về hành vi gây hại môi trường biển với mục tiêu thực hiện một loạt phóng sự về chuyện này như họ từng làm để tố giác tội ác của Formosa trong quá khứ. Quan trọng hơn nữa là trường hợp bà Tô Thị Phần, một Dân Biểu Đài Loan và cũng là một nhà đấu tranh bảo vệ môi trường nổi tiếng tại đảo quốc này bị an ninh Hà Nội cản trở khi xuống phi trường Nội Bài không cho bà lên máy bay đi tiếp tới Vũng Áng để tự mình mở cuộc điều tra về hành vi xả thải độc tố xuống biển của tổ hợp Formosa. Sau đó bà phải tìm mọi cách dùng đường bộ, nhưng khi tới nơi lại bị bọn công an mặc thường phục ngăn chặn không cho bà tự do hành động.

Tâm Thư viết tiếp:

“Công luận cho rằng chỉ quan trắc môi trường, nghĩa là chỉ theo dõi chứ chưa có hoạt động thanh tẩy thì không thể nào vùng biển đó tự sạch được trong thời gian mấy tháng. Khi vịnh Minamata ở tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) bị nhiễm thủy ngân, phenol và cyanur vào nửa đầu thế kỷ XX, chính phủ Nhật phải mất 40 năm ra sức nạo vét lòng biển với gần 50 tỷ yen mới dám tuyên bố đã làm sạch biển. (Đọc chương kế)

– Những việc cần làm

Trước hết, cần nói ngay để tránh ngộ nhận. Tất cả những gì được trình bày ở đây là do sự thôi thúc từ ý thức công dân và trách nhiệm của người cầm bút trước sự tồn vong của đất nước, cụ thể là tình trạng đau thương thống khổ của đồng bào nạn nhân thảm họa cá chết, người chết ở bốn tỉnh miền Trung. Cá nhân người viết tự biết mình không đủ kiến thức chuyên môn về phương diện pháp lý, nhất là công pháp quốc tế. Do đó, bài viết này chỉ là những gợi ý sơ khởi nhân đọc những tài liệu liên quan tới trường hợp ông Trịnh Vĩnh Bình, một người tị nạn định cư ở Hà Lan kiện đảng và nhà nước CSVN để đòi bồi thường cho những thiệt hại mà gia đình ông phải gánh chịu.

Trong hoàn cảnh hiện nay, vì thấy trước những trở ngại chưa thể vượt qua trong vấn đề vận động phương tiện để đưa kẻ ác ra tòa quốc tế, bước đầu các nạn nhân bốn tỉnh miền Trung chỉ giới hạn vụ kiện trong phạm vi địa phương. Tuy vậy, dư luận trong và ngoài nước đều tỏ ý mong mỏi vụ kiện sẽ sớm được đưa ra tòa án quốc tế. Trong lời kêu gọi khẩn thiết gửi đồng bào của LM Đặng Hữu Nam trước và sau ngày 26 & 27-9-2016 khi hướng dẫn đồng bào nạn nhân nạp hồ sơ kiện Formosa ở thị xã Kỳ Anh, ông cũng không loại bỏ việc nâng cấp vụ kiện này ra ngoài phạm vi tòa án trong nước. (Phải chăng vì cùng chia sè dự kiến này của LM Nam, ĐC Nguyễn Thái Hợp hồi trung tuần tháng 5-2017 đã cùng một phái đoàn gồm các chuyên gia và giáo sĩ, trong số có LM Trần Đình Lai -quản xứ Đông Yên, Hà Tĩnh- qua Na Uy, Bỉ và Genève, Thụy sĩ nhằm vận động dư luận quốc tế quan tâm tới biến cố hủy hoại trầm trọng môi trường biển của Formosa?)

– Đôi điều góp ý

Theo thiển ý có mấy chuyện cấp bách sau đây cần thực hiện:

Trước hết, cần đẩy mạnh cuộc vận động các giới đồng bào trong ngoài nước –kể cả những cá nhân, tổ chức trên thế giới- đóng góp tài chánh cho quỹ yểm trợ pháp lý trong vụ kiện thế kỷ này. Căn cứ vào những khoản chi phí linh tinh mà LM Đặng Hữu Nam phải lo để có thể hoàn tất việc đưa đón 600 nạn nhân trên đoạn đường mấy trăm cây số đi nạp hồ sơ khiếu kiện ở thị xã Kỳ Anh hôm rồi đủ để mọi người hình dung ra những ngân khoản to lớn cần có, nếu mai ngày phải nhờ tới sự can thiệp của hệ thống pháp lý quốc tế.

Thứ hai, sưu tầm những chứng tích, tài liệu liên quan tới tất cả những vụ xâm phạm môi trường sinh thái –cách riêng môi trường biển- trên thế giới dẫn tới những thảm họa tương tự mà các ngư dân Việt Nam đang phải đối diện, bao gồm trường hợp công ty hóa chất Chisso gây ra ở vịnh Minamata, Nhật Bản thế kỷ trước. Đây là những chứng liệu cụ thể, cần thiết để đưa vào hồ sơ pháp lý vu kiện về thảm họa môi trường biển hiện nay.

Thứ ba, vận động để mời gọi sự tiếp tay của những luật sư thiện chí trong ngoài nước am tường luật lệ quốc tế, có nhiều kinh nghiệm để giúp nghiên cứu sâu xa những khía cạnh có thể áp dụng trong vụ kiện tổ hợp gang thép Formosa ra tòa quốc tế.

Thứ tư, dựa vào lời ông Trịnh Vĩnh Bình hứa nếu thắng kiện lần này sẽ hỗ trợ các nạn nhân gặp khó khăn về tiền bạc trong các vụ tranh tụng với đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, người viết nêu câu hỏi: liệu trong vụ kiện Formosa và những kẻ đồng lõa đã gây hệ quả tại hại trầm trọng cho môi trưởng biển Vũng Áng, bên nguyên có nên tiếp xúc với ông Trịnh để tìm sự giúp đỡ không?

Bài viết trích từ chương 33 của tác giả, chưa xuất bản

Mẹ Nấm: (Cộng sản) Việt Nam đã bắt giữ blogger nổi tiếng nhất như thế nào

Mẹ Nấm: (Cộng sản) Việt Nam đã bắt giữ blogger nổi tiếng nhất như thế nào

 
Bennett Murray (Hà Nội), The Guardian ngày 9/7/2017
 
La Hồng dịch – Một trong những blogger chính trị có ảnh hưởng nhất của Việt Nam, được Melania Trump trao tặng giải thưởng can đảm, đối diện với một thập kỷ sau song sắt nhà tù vì hoạt động “phản động”.
 
“Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy”.
 
Đó là lời nói của một trong những blogger có ảnh hưởng nhất Việt Nam – được biết với bút danh trên mạng, Mẹ Nấm – vài phút trước khi cô bị tuyên một bản án gây sốc, mười năm tù. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nói lời này với người mẹ 61 tuổi của mình, khi đó đang xem trực tiếp phiên tòa qua màn hình ở phòng bên cạnh vì bà không được phép vào phòng xử án.
 
Blogger người Việt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết với tên Mẹ Nấm, 
tại tòa án thành phố Nha Trang. Ảnh: Vietnam News Agency/EPA
 
Người phụ nữ 37 tuổi bị buộc tội nói xấu chế độ cộng sản Việt Nam trên mạng và trong các bài phỏng vấn với truyền thông nước ngoài.
 
“Tôi vỗ tay, mặc kệ trong phòng có 20 nhân viên an ninh nhìn tôi với ánh mắt giận dữ, tôi cứ không sợ; tôi vẫn vững vàng và tự hào về con mình”, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nói.
 
Bị bắt vào tháng Mười, trong khi đang cố đi thăm một nhà bất đồng chính kiến khác đang ở trong tù, Quỳnh, 37 tuổi, đã trải qua chín tháng sau song sắt trong những điều kiện tồi tệ, theo lời luật sư của cô.
 
Ông Võ An Đôn cho biết, cô chỉ được cấp cho mỗi bữa ăn cá nục và canh mồng tơi trong bảy tháng đầu tiên, và bị từ chối dùng cả băng vệ sinh và đồ lót.
 
Sau khi Quỳnh bị bắt vào ngày 10 tháng Mười, mẹ cô không nghe tin tức gì về nơi ở và tình hình sức khỏe của cô cho đến buổi gặp gỡ ngắn ngủi tại nhà lao trước phiên tòa ngày 29 tháng Sáu vì tội chống nhà nước.
 
Những tháng ở trong tù đã làm tổn hại con gái tôi, bà Lan nói với Guardian trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại tại nhà bà ở thành phố biển Nha Trang. Quỳnh xuất hiện xanh xao trong buổi gặp đó, bà cho biết.
 
“Tôi nói: “Con ơi, giờ mẹ tin rằng con vẫn sống”. Nhưng nó trông yếu ớt với làn da tái nhợt”, bà nói.
 
Việt Nam đang bị tai tiếng vì những giới hạn về quyền tự do biểu đạt, nhưng việc giam giữ Mẹ Nấm và kết án tù dài bất thường đã cất lên hồi chuông báo động trong cộng đồng viết blog trong nước vốn tránh được sự kiểm duyệt của các phương tiện in ấn thuộc sự điều khiển của nhà nước. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhanh chóng kêu gọi phải thả ngay lập tức tất cả các tù nhân lương tâm.
 
Trong khi Quỳnh bị nhà nước dán nhãn là phản động đối với hành vi viết blog chống chính quyền, bạn bè và gia đình cô bảo vệ cô như một người hùng đấu tranh cho quyền tự do biểu đạt trong một quốc gia mà khi nhà bất đồng chính kiến chống lại chế độ độc đảng thì bị xem là phạm luật.
 
“Con tôi làm điều bình thường ở cái xã hội bất bình thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đòn thù”, bà Lan nói.
 
Quỳnh nổi tiếng trong giới viết blog Việt Nam vào cuối những năm 2000 vì công việc làm báo độc lập gan lì của cô. Là một thành viên sáng lập Mạng lưới Blogger Việt Nam, cô tha thiết đặc biệt đến các vấn đề môi trường, công an bạo hành và tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc kiểm soát biển Đông.
 
Bà Lan cho biết con gái bà bắt đầu thức tỉnh về mặt chính trị sau khi học ngoại ngữ ở trường đại học.
 
Khi khám phá thế giới trực tuyến đa nguyên, Quỳnh đã hỏi mẹ những câu hỏi khó.
 
“Nó hỏi tôi: ‘Mẹ, mẹ có biết điều này hoặc điều kia [về chính phủ] không?’. Tôi nói tôi có biết, nó chất vấn tôi: ‘Tại sao mẹ không nói với con?’”, bà Lan nhớ lại.
 
“Tôi đã nói với nó rằng tôi biết, nhưng trong xã hội mà chúng ta đang sống, đó không phải là xã hội mà con có thể lên tiếng, và họ sẽ trả thù con”.
 
Quỳnh đã trở thành một nhân vật nổi tiếng vượt ra khỏi Việt Nam, và có những nỗ lực đấu tranh trong xã hội dân sự Việt Nam để tổ chức các tranh luận chính trị trên Facebook. Chính phủ tức giận phong trào này đến nỗi họ kêu gọi tất cả công ty ở Việt Nam ngừng quảng cáo trên YouTube và Facebook.
 
Quỳnh đã nỗ lực đấu tranh trong xã hội dân sự Việt Nam 
để tổ chức các tranh luận chính trị trên Facebook. Ảnh: Tracey Nearmy/AAP
 
Vào tháng Ba, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Melania Trump, đã trao tặng Quỳnh Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm, mà Việt Nam nói là “không phù hợp và không có lợi cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước”.
 
Bạn bè Quỳnh miêu tả cô là người bộc trực và nóng tính đúng với lời cô nói.
 
“Cô ấy luôn nói ra suy nghĩ của mình, vì vậy điều đó là không tốt cho cô ấy khi cô ấy gây ra rắc rối với một cá tính như vậy, nhưng cô là người luôn làm những gì mình nói”, Trịnh Kim Tiến, nhà hoạt động 27 tuổi sống ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
 
Các bài viết cuối cùng của Quỳnh trên Facebook, phương tiện viết bài trực tuyến ưa thích của cô trước khi bị bắt, là một chuỗi bài đăng lại các bài báo của những nhà hoạt động khác và đó là những công kích nhà nước một cách ngắn gọn, đầy chất nghệ thuật và sâu cay.
 
“Loại xã hội gì mà những người chịu trách nhiệm với địa vị [cao] của mình, các quan chức lại coi công dân là ngu hơn lợn?”, bà viết vào ngày 29 tháng Chín.
 
Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á, đặt trụ sở ở New York, phát biểu sự tham gia của Quỳnh vào cuộc biểu tình chống lại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh thuộc sở hữu Đài Loan ở Bắc Trung bộ Việt Nam, nối kết với thảm họa làm chết cá năm 2016, là giọt nước tràn ly đối với nhà chức trách.
 
“Gắn kết nổi bật của Mẹ Nấm với phong trào chống Formosa, mà chính phủ ngày càng xem như một thách thức về mặt an ninh với chính quyền của mình, khiến cô ấy trở thành ứng viên lý tưởng cho một bản án nặng nề được tạo ra để loại trừ cô ấy và đe dọa những người khác”, ông Robertson nói.
 
Những người biểu tình vì môi trường yêu cầu 
doanh nghiệp Đài Loan Formosa rời khỏi Việt Nam. 
Ảnh: Bennett Murray gửi cho The Guradian.
 
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết có khoảng 110 tù nhân chính trị được biết đến ở Việt Nam, mặc dù quốc gia này phủ nhận mọi vụ bắt giữ. Phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày diễn ra phiên tòa, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng “tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị nghiêm trị theo pháp luật Việt Nam”.
 
Phạm Thanh Nghiên, một người bạn của Quỳnh đã từng ngồi tù từ năm 2008 đến 2012 vì viết blog, nói rằng cô đã khóc khi bản án được đưa ra.
 
“Dù tôi không ngạc nhiên vì theo chế độ này cô ấy đã phạm nhiều tội… Tôi thấy run chân run tay”, cô nói.
 
“Chúng tôi là bạn, chúng tôi cũng là phụ nữ, và tôi cảm thấy đồng cảm với những đứa con của cô ấy, với gia đình cô”.
 
Mẹ của Quỳnh, bà Lan, hiện gánh trách nhiệm nuôi hai đứa cháu của mình trong khi mẹ chúng ở trong tù. Trừ phi nhà nước ân xá cho Quỳnh, những đứa trẻ này sẽ lớn lên không có cha mẹ.
 
“Hiện giờ tôi cảm thấy trống rỗng”, bà Lan nói.
 
 
Dịch giả gửi BVN.
https://boxitvn.blogspot.com/2017/07/me-nam-viet-nam-bat-giu-blogger-noi.html

* Dân Làm Báo thêm (Cộng sản) trong nhan đề để có sự phân biệt rành mạch giữa “Quốc gia Việt Nam” và “Nhà cầm quyền CSVN”).

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam

Tường An, thông tín viên RFA
2017-07-10
Ông Trịnh Vĩnh Bình.

Ông Trịnh Vĩnh Bình.

 Courtesy of Trinh Vĩnh Bình
 
 Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định tái khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris.

Khởi kiện lần đầu

Ông Trịnh Vĩnh Bình đến Hà Lan tháng 9 năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia thành đạt tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan” trở về nước năm 1990 để đầu tư. Sau 6 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp rất thành công. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, an ninh Việt Nam đã vào các công ty ông lấy tất cả tư liệu, tài sản. Ông bị tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông trốn ra ngoài và vượt biên lần nữa về Hà Lan. Hồi tưởng lại thời gian này, ông Bình tâm sự:

“Cái đó thì phải nói thật là khủng khiếp… Khi phải nói tới đoạn này tôi cảm thấy xúc động. Xúc động vì tôi thấy chính phủ Việt Nam đối xử với một Việt kiều một cách tàn nhẫn như vậy. Tàn nhẫn đến độ người ngoài không thể tưởng tượng được. Trước đây tôi từng đọc những sách về tù cải tạo, nhưng mà riêng về tôi, tôi thấy chuyện này quá khủng khiếp! Họ cho mình vào một cái phòng thiếu oxy đã được thiết lập sẵn để cho mình ngộp, để mình khủng hoảng, mình sợ để mình ký nhận một cái gì đó có tội mặc dù mình không có tội. Ngoài ra, họ còn dùng còng sắt còng vào hai chân, đến khi đi tiểu đi tiện, mình phải bò lại một lỗ cống chứ không đi được, làm sao đi được? Họ cũng không cho nước. Thời gian mấy chục năm ở xứ hàn đới (Hà Lan) nếu mà ở một xứ nhiệt đới một ngày không tắm là có thể lên sốt, chết liền! Đây là những cái khủng khiếp nhất, còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ nói như vậy thôi!”

Sau khi ra đến hải ngoại, năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ nhất tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển về việc nhà nước Việt Nam vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại. Vụ kiện lẽ ra sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế tại Stockholm, Thụy Điển tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006. Trong thỏa thuận này, về phía nhà nước Việt Nam đã cam kết:

–           Việt Nam bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa

–           Miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình

–           Trả lại toàn bộ tài sản cho ông Trịnh Vĩnh Bình

–           Tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư

Về phía ông Trịnh Vĩnh Bình :

–           Ngưng phiên tòa quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển)

–           Không tiết lộ về nội dung thỏa thuận với các cơ quan truyền thông

Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. 
– Trịnh Vĩnh Bình

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ đúng lời hứa là không tiết lộ với truyền thông bất cứ chi tiết nào về thỏa thuận hai bên này và cũng đã trở lại Việt Nam đầu tư với tâm nguyện xây dựng đất nước. Ông chia sẻ:

“Nhưng phải nói là lúc đó tôi còn đặt hết kỳ vọng là mình trở về mình khôi phục lại. Lúc còn ở Hà Lan, tôi đã có tâm nguyện trở về đầu tư tại Việt Nam. Đang sống vững vàng tại Hà Lan, tại sao lại về cho nó nguy hiểm, cho nó cực? Vì tôi nghĩ: Lá rụng về cội, lớn tuổi rồi, muốn giúp cho kinh tế khá lên. Cho đến giờ phút này, mình thấy lạ là ở Việt Nam cũng không thấy được họ làm như vậy là họ phá hoại những người có tấm lòng muốn giúp cho quê hương, đất nước.”

Khởi kiện lần hai

Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết. Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai, ông cho biết thêm:

“Có một điểm nhất quán giữa hai vụ kiện là: tôi kiện chính phủ Việt Nam lần thứ nhất là vì lý do đòi bồi thường tài sản, trong đó có vấn đề bồi thường nhân thân: nhốt tôi oan. Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. Tôi đọc trong một hồ sơ tôi thấy có những điểm rất là tệ. Khi họ đến công ty tôi thì họ ập vào phòng riêng của tôi. Trong đó có mấy cái két sắt, trong đó tôi giữ những đồ cổ do tàu Âu châu chở đồ sành sứ của Trung quốc bị chìm ở hòn Cao, đồ sành sứ do tàu chìm, trong đó họ lấy đi 394 món của tôi. Bên Bộ Tư Pháp Việt Nam nói: phần này có thể trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng với điều kiện ông phải chứng minh đây là tài sản hợp pháp.”

Cong-Ty-Binh-Chau-cua-TVB-truoc-khi-bi-tich-thu
Công ty Bình Châu của ông Trịnh Vĩnh Bình trước khi bị tịch thu.Courtesy of Trịnh Vĩnh Bình


Rất bất bình trước cáo buộc vô lý này, ông Trịnh Vĩnh Bình nói:

“Tôi không biết họ có còn nhân tính hay không nữa? Trước khi anh vào nhà tôi, anh muốn lấy một cái chén, một cái ly, một món đồ nào đó thì anh phải chứng minh đó là món đồ phạm pháp, đồ ăn cắp. Còn một khi anh đã lấy đi rồi anh bắt tôi chứng minh là đồ hợp pháp? Đồ trong nhà tôi là đồ hợp pháp. Chứng minh đó là đồ phạm pháp để lấy đi là trách nhiệm của quý anh. Muốn lấy đồ của người khác đi thì cơ quan công quyền phải chứng minh đó là đồ phạm pháp. Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh đó là hợp pháp. Quý vị đã thấy lòng tham lam của quan chức Việt Nam như thế nào. Sự vô nhân tính của họ như vậy. Nói đến đây tôi rất là bức xúc. Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!”

Tháng 4 năm 2014. Ông Trịnh Vĩnh Bình mướn văn phòng luật sư King & Spalding LLP, một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ, kiện Việt Nam ra tòa án Quốc tế. Đây là lần đầu tiên, một cá nhận kiện nhà nước Việt Nam phải vào ghế bị cáo ở tòa án Quốc tế.

Ngày 21/8/2017, tòa án quốc tế sẽ xét vụ án này tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường vì :

–           Vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hà Lan – Việt Nam (BIT)

–           Vi phạm Nhân quyền: nhốt người oan sai

Luật quốc tế

Năm 2013, một sinh viên tên Daniel Chong đã được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường 4 triệu vì bị bỏ quên trong nhà giam 4 ngày. Với tiền lệ này thì trường hợp của ông Bình, chỉ riêng phần bị giam giữ oan, số tiền bồi thường có thể lên đến trên 700 triệu USD. Nếu góp tất cả các tài sản bị mất mát và các thiệt hại khác thì con số bồi thường có thể lên đến một vài tỉ đô-la. Ông nói:

“Trước nhất, nói đến con số thì cho đến giờ này, không ngoại lệ khi mà giờ cuối chúng tôi tái đánh giá lại tài sản của chúng tôi thì con số mà chúng tôi đòi đã trên 1 tỷ (đô la) rồi. Nhưng quyền quyết định là của tòa án quốc tế. Chúng tôi đòi dựa theo chứng cứ là tài sản đã bị mất của chúng tôi.”

Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng cho biết tổ hợp luật sư đã kết luận về hồ sơ phản hồi gồm 326 trang của bên nguyên đơn như sau:

“Phía luật sư họ kết luận thế này: Trong vụ án của ông Trịnh phía Việt Nam đã vi phạm, có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng và vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp Quốc tế.”

Theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tại bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt. Ông nói:

Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!
– Trịnh Vĩnh Bình

“Điểm này là điểm đương nhiên! Ở tòa án quốc tế thì luật sư cả hai phía vận dụng những án lệ trước đây của các tòa án quốc tế. Họ vận dụng những vụ vi phạm hoặc không vi phạm để đưa vào tòa án quốc tế. Ở Việt Nam thì dựa vào những chỗ không vi phạm để cãi, còn mình thì dựa vào những chỗ vi phạm. Đương nhiên, khi đưa vụ án ra quốc tế thì trở thành tư liệu về án. Mà khi đã tuyên rồi thì trở thành những án lệ, không thể xóa được, tức là muôn đời không xóa được.

Cái án lệ này sẽ cung cấp cho những trường Đại học Luật, những viện học Luật và những văn phòng luật sư quốc tế, những văn phòng luật họ bắt đầu nghiên cứu, kể cả những người đam mê về luật. Đây có thể nói là một án lệ.

Rồi còn những vị, dù cho tù cải tạo hay là gì đều có những cái tương đồng, những vi phạm, có người bỗng dưng bị bắt. Và chính phủ Việt Nam vi phạm về quyền con người, vi phạm luật pháp quốc tế thì đều có quyền đi kiện. Tập họp lại kiện.”

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Việt Nam bị một cá nhân kiện ra tòa 2 lần. Vụ án ngày 21 tháng 8 tới đây sẽ phơi bày ra trước ánh sáng công luận nhiều mảng tối của những vụ tham nhũng, hối lộ, những thủ đoạn chèn ép, lừa đảo, tịch thu tài sản để ăn chia bất hợp pháp của những quan chức công quyền trong chế độ hiện hành.