Cảm nhận Đức Tin của nam sinh đoạt huy chương vàng Toán quốc tế

Cảm nhận Đức Tin của nam sinh đoạt huy chương vàng Toán quốc tế 

Em Antôn Phan Nhật Duy

“Em rất sung sướng, hạnh phúc! Tạ ơn Chúa, cám ơn cha mẹ, quý thầy cô và mọi người” Đó là tâm sự chân thành với người viết của Antôn Phan Nhật Duy, sau vài giờ em biết mình được huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (International Mathematical Olympiad), lần thứ 58, năm 2017 (IMO 2017), vừa tổ chức tại Jio de Janeiro, Brazil.

Nhìn lại hoàn cảnh xuấn thân và lắng nghe tâm sự của Nhật Duy, để thấy phần nào sự chăm chỉ, khiếm tốn và lòng đạo đức của cậu học sinh xuất sắc, đáng tự hào này.

Đội tuyển Olympic Toán quốc tế 2017 tại Rio, Brazil. Ảnh: Facebook Lê Anh Vinh

Em Antôn Phan Nhật Duy là con thứ hai của anh Giuse Phan Tình Nguyện và chị Maria Võ Thị Lài, giáo dân họ Tân Vạc, xứ Kẻ Đọng, thuộc xã Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Vốn làm nông thuần túy, kinh tế còn khó khăn, việc cho bốn người con ăn học đầy đủ cũng là cố gắng lớn của bố mẹ Nhật Duy. Hằng ngày, ngoài giờ học, phụ giúp gia đình trồng trọt, chăn nuôi trở thành nhiệm vụ quen thuộc đối với anh em Duy.

Kết quả của đoàn Việt Nam trên trang thông tin chính thức của IMO 58. Ảnh vietnamnet.vn

Trước khi vào thành phố Hà Tĩnh học cấp III ở trường Chuyên, Phan Nhật Duy là học sinh trường Tiểu học II và Trung học cơ sở Sơn Tiến. Suốt các năm học phổ thông, em đều là học sinh giỏi toàn diện. Riêng môn Toán, Nhật Duy thường xuyên đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp huyện, tỉnh và quốc gia.

Điều đáng ghi nhận nữa là Nhật Duy cũng thường xuyên đạt giải cao trong các kỳ thi Giáo lý.

Sang Brazil thi Olympic lần này, ngoài sách vỡ, ít tiền bạc và tư trang, Antôn Phan Nhật Duy còn mang theo hai thứ đặc biệt đó là: bức ảnh “Chúa Thương xót” với hàng chữ “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” và tràng Chuỗi Mân Côi. Duy kể: “Em thường xuyên cầu nguyện, xin Đức Mẹ và thánh Antôn quan thầy bầu cử cho”.

Nói về thi Olympic, Nhật Duy tâm sự: “Mỗi thí sinh phải làm sáu bài thi, mỗi ngày thi ba bài. Em khá lo lắng sau ngày thứ nhất, chỉ biết cố gắng, cầu nguyện và phó thác. Thi xong vẫn chưa hết hồi hộp, thật may mắn cho em vừa đủ để đạt huy chương vàng. Em cảm thấy đó là hồng ân lớn lao Chúa thương ban, đền đáp công sức của cha mẹ, các thầy cô và mọi người”.

Huy chương vàng của Phan Nhật Duy góp phần quan trọng giúp đội tuyển Toán Việt Nam đứng thứ ba trong tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia IMO 2017. Đây là thành tích cao nhất của nước ta trong 43 lần tham gia sân chơi này.

Người Công Giáo xác tín “Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1Cr 15,10). Để có được tấm huy chương vàng tại IMO, dĩ nhiên ngoài tố chất thông minh và sự cố gắng vượt bậc của cá nhân Antôn Phan Nhật Duy là bao mồ hôi và lao công của cha mẹ, các thế hệ thầy cô, đặc biệt là những người trực tiếp bồi dưỡng. Ngang qua những con người bình thường đó, Chúa dệt nên điều phi thường. Cá nhân Nhật Duy (chàng trai chưa đầy mười tám tuổi) ý thức điều đó, nên cảm nhận đầu tiên khi giành chiến thắng là “tạ ơn Chúa và cám ơn tất cả mọi người”. Đó cũng là vẻ đẹp của Đức tin Công giáo, vì khi ta càng cố gắng sống trọn tình với Chúa là Cha thì ta mới có thể sống vẹn nghĩa với mọi người là anh em.

“Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui” (Tv 125,3).

Xin chúc mừng Antôn Phan Nhật Duy, xin Chúa tiếp tục đồng hành cùng em để niềm tự hào hiện tại sẽ được tiếp tục trong tương lai.

Nguồn: facebook Antôn Hùng Mạnh

Sự chết dạy cho biết sống

Sự chết dạy cho biết sống

Cuộc đời con người là một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ và là một kho tàng chẳng khi nào vơi cạn. Để có thể lớn lên và hoàn thiện cuộc sống của mình, người viết thiết nghĩ: những kiến thức trong sách vở sẽ chẳng bao giờ đầy đủ cho một trí não khát khao học hỏi và khám phá. Trái lại, những điều xem ra rất đỗi giản dị trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi lại dạy cho chúng ta những bài học quý giá, để giúp mỗi người suy tư và chiêm niệm về ý nghĩa cuộc đời. Vì thế, chỉ khi nào bạn và tôi chìm vào trong cõi thinh lặng để nhìn xuống dòng đời, khi đó ta mới thấy cuộc đời này sao nhiều nỗi xót xa.
 
Gần đây, tôi có dịp đi thăm một người bà con đang nằm chờ án tử vì mang trong mình căn bệnh Ung thư. Nhìn người thân đang phải quằn quại, vật lộn với những cơn đau, mà tâm hồn tôi bồi hồi, xót xa. Trên đường trở về nhà, chiếc xe honda cứ bon bon chạy, chở theo biết bao suy nghĩ trong đầu tôi về số phận mong manh của kiếp người. Dẫu biết rằng: Ai cũng có một lần sinh ra trong cuộc đời và cũng có một lần nhắm mắt xuôi tay vĩnh biệt chốn nhân gian để đi vào cõi vĩnh hằng. Thế mà không hiểu sao, khi được tận mắt chứng kiến cảnh người thân sắp vĩnh viễn đi về bên kia thế giới, tôi không sao cầm được nước mắt.
 
Tôi xúc động khi được lắng nghe những lời từ trái tim của người đang trong cơn thất vọng. Tâm hồn tôi dấy lên niềm cảm phục vì thái độ can đảm của một tâm hồn có Chúa. Chính Đức tin và niềm hy vọng vào Đức Kitô phục sinh đã giúp họ sẵn sàng đón nhận thánh giá và coi đó là một phương thế để lập công cho mình và cho những lỗi lầm của người thân trong gia đình… Trong cơn đau đớn, bệnh nhân vẫn đủ sức để nhắn nhủ tôi: “Cháu hãy trung thành ở trong Nhà Chúa đến trọn đời nhé và đừng quên cầu nguyện cho bác được nghĩa cùng Chúa. Chúa cho bác sống đến ngày hôm nay đã là một ân huệ rồi. Bác ra đi lúc này cũng là được rồi cháu ạ”.  
 
Một lời khuyên thật nhẹ nhàng nhưng rất đỗi chân thành có thể cũng làm cho tôi và bạn suy nghĩ ít nhiều. Có lẽ, chúng ta phải hối hận vì nhiều lần trong cuộc sống, bạn và tôi đã lãng phí thời gian thật nhiều, khi chểnh mảng trong việc đào luyện bản thân mình, khi gục ngã trước cám dỗ, khi không cố gắng chu toàn bổn phận được trao… Và cũng biết bao lần, chúng ta buông mình cho những chán chường, thất vọng vây hãm cuộc đời, khi bản thân chúng ta không cố gắng vươn lên, hoặc cũng có khi ta than phiền về cuộc sống, khi ta muốn bỏ lại sau lưng tất cả mọi sự để chạy theo những gì hào nhoáng bên ngoài… Chúng ta hãy tự hỏi bản thân mình: hôm nay tôi đã sống thế nào? đã làm được gì cho cuộc đời? đã yêu thương ra sao? đã dâng hiến thế nào? Bởi lẽ, mỗi giây phút hiện tại sẽ lần lượt qua đi mà không bao giờ nói lời từ biệt. Chúng ta cũng không thể làm sống lại ngày hôm qua, cũng như không thể thay thế nó bằng ngày mai. Ai trong chúng ta cũng chỉ sống một lần và chỉ chết một lần. Hành trình đi về cõi vô biên của mỗi người được ví như một dòng nước cũng có ngày phải buông bờ mà xuôi về biển cả. Tình cảm nào, yêu thương nào, ghét ghen nào cũng có ngày tan theo giọt nắng giọt mưa, để rồi khi tiếng chuông cuối cùng vang lên, là gửi linh hồn đó theo gió ngàn bay về bến bờ riêng của mỗi người.
 
Bạn và tôi hãy biết trân trọng và tri ân những người chúng ta đã gặp gỡ, những người đã một đôi lần ngang qua cuộc đời chúng ta, cảm ơn những chia sẻ chân thành và những lời nhắn nhủ để dệt nên cuộc đời mỗi người. Hãy nỗ lực hơn mỗi ngày, để có thể trở thành một khí cụ nhỏ bé trong tay Chúa hầu mang niềm hy vọng cho những con người đang phải đối mặt với những đau khổ mà ta gặp thấy trong cuộc đời. Vì thế, từng phút từng giây, bạn và tôi hãy ý thức sống hôm nay làm sao để ngày mai sẽ chết.
 
Nt. M. Fx. Huyền Nhiệm, fmsr

SÀI GÒN vs TP. HỒ CHÍ MINH

From facebook: Hung Tran shared Phaolo Hoàng‘s post.
 
Image may contain: outdoor
Image may contain: 1 person, sitting, outdoor and water

Phaolo Hoàng added 2 new photos.

SÀI GÒN vs TP. HỒ CHÍ MINH

Cái gì mà Sài Gòn và TP Hồ Chí Minh?

Không phải 2 cái là một hả? Bậy nha chưa, bậy nha chưa. Hai cái khác hoàn toàn. Sài Gòn là Sài Gòn, còn TP Hồ Chí Minh là TP. Hồ Chí Minh. Chẳng liên quan gì đến nhau cả. Vậy khác nhau sao?

Sài Gòn là thủ đô của một nước Việt tự do. TP Hồ Chí Minh là một thành phố của một nước Việt thối nát.

Sài Gòn là “Hòn Ngọc Viễn Đông.” TP Hồ Chí Minh là hòn dái.

Sài Gòn là nơi Lý Quang Diệu từng khen ngợi. TP Hồ Chí Minh là nơi các blogger chế nhạo.

Sài Gòn là nơi tập trung của những nhà trí thức, nghệ thuật và văn học của đất nước. TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung của đám ngu như bò.

Sài Gòn xe hơi chạy đầy đường. TP Hồ Chí Minh xe máy chạy đầy đường.

Sài Gòn có những công trình di tích lịch sử. TP Hồ Chí Minh có những công trình xây vài ngày là hư.

Sài Gòn mưa ít khi nào ngập. TP Hồ Chí Minh mưa cái là ngập.

Sài Gòn không phân biệt vùng miền. TP Hồ Chí Minh phân biệt dựa theo hộ khẩu.

Sài Gòn có mấy anh cảnh sát tươi cười giúp đỡ người dân. TP Hồ Chí Minh có mấy anh CSGT ngoắc xe vô vòi tiền.

Sài Gòn là một thành phố thơ mộng. TP Hồ Chí Minh là một ổ rác.

Sài Gòn là một thành phố tôi yêu. TP Hồ Chí Minh là một thành phố tôi muốn trốn chạy khỏi.

Sài Gòn là nơi tôi luôn nhớ và muốn trở về. TP Hồ Chí Minh là nơi tôi muốn ra đi và không muốn trở về.

Sài Gòn được đặt tên một cách dân dã. TP Hồ Chí Minh đặt tên theo xác chết một lãnh tụ cộng sản.

Sài Gòn có những nhà thương chữa bệnh cho người nghèo. TP Hồ Chí Minh có những bệnh viên moi tiền người nghèo.

Sài Gòn có những anh cảnh sát bảo vệ người bán hàng rong. TP Hồ Chí Minh có những thằng đô thị đi vòi tiền người bán hàng rong.

Sài Gòn có tòa nhà Quốc Hội. TP Hồ Chí Minh có Nhà Hát.

Sài Gòn có tư bản chính nghĩa. TP Hồ Chí Minh có tư bản đỏ.

Sài Gòn có lãnh đạo vì dân. TP Hồ Chí Minh có lãnh đạo vì túi tiền.

Sài Gòn là nơi ở của Tổng Thống quốc gia Việt Nam. TP Hồ Chí Minh là nơi ở của Bí Thư Thành Ủy.

Sài Gòn ít tham nhũng. TP Hồ Chí Minh tham nhũng như bệnh dịch.

Sài Gòn không khí trong lành. TP Hồ Chí Minh ô nhiễm trầm trọng.

Sài Gòn ít nghe ai chửi thề. TP Hồ Chí Minh ra đường là nghe đụ má, đụ mẹ và gần đây là địt mẹ.

Sài Gòn có người dân thật thà. TP Hồ Chí Minh có người dân lưu manh.

Sài Gòn là nơi một người đạp xích lô có thể nuôi sống cả gia đình. TP Hồ Chí Minh là nơi cả nhà đi làm cũng không đủ sống.

Sài Gòn có những sinh viên yêu nước. TP Hồ Chí Minh có những sinh viên yêu tiền.

Sài Gòn có những cô vợ chờ chồng đi trận về. TP Hồ Chí Minh có những em mà người yêu đi bộ đội là chia tay luôn.

Sài Gòn khiến tôi tự hào. TP Hồ Chí Minh khiến tôi xấu hổ.

Sài Gòn sạch sẽ. TP Hồ Chí Minh đầy rác.

Sài Gòn làm tôi thấy tiếc nuối. TP Hồ Chí Minh làm tôi thấy bực bội.

Và cuối cùng, Sài Gòn dù mất nhưng ai cũng thương nhớ. TP Hồ Chí Minh dù là hiện tại nhưng chẳng ai thương nó chút nào.

Đó là sự khác biệt giữa Sài Gòn và TP Hồ Chí Minh. Bạn chưa hiểu hả? Di tích Sài Gòn tới giờ vẫn còn. Còn di tích của TP Hồ Chí Minh bây giờ chỉ ăn theo di tích của Sài Gòn cũ.

Người Sài Gòn vẫn gọi Sài Gòn là Sài Gòn. Người dân vẫn gọi Sài Gòn là Sài Gòn.

Còn TP Hồ Chí Minh ư? Nó chỉ là cái bóng đằng sau Sài Gòn.

Đó là sự khác biệt giữa Sài Gòn và TP Hồ Chí Minh.

Tôi Yêu Sài Gòn.

Ảnh 1: Sài Gòn thủ đô của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.
Ảnh 2: Tp Hồ chí minh mang tên của một xác người !(cứ mưa là ngập sình)

 

Tiền/vàng & nước mắt

Tiền/vàng & nước mắt

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

clip_image002

“Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác” – Margaret Thatcher

Chừng mười năm trước, tôi tình cờ đọc được một bài báo ngắn (“Tuần Lễ Vàng 1945”) của Trà Phương – trên trang VnExpress, số ra ngày 13 tháng 10 năm 2010 – mà cứ cảm động và bâng khuâng mãi. Xin ghi lại nguyên văn, cùng hình ảnh, để chia sẻ với mọi người:

“Sau khi giành độc lập, đất nước gặp nhiều khó khăn về tài chính, 4/9/1945 Bác Hồ đã phát động Tuần lễ Vàng kêu gọi mọi người ủng hộ ngân sách quốc gia. Trong tuần lễ này, giới công thương có đóng góp nhiều nhất.

Một số bức ảnh về Tuần lễ Vàng đã được Nhà sử học Dương Trung Quốc sưu tầm trong một chuyến công tác tại Pháp mới đây. Theo ông Dương Trung Quốc, ngay sau khi từ chiến khu lần đầu tiên về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn nơi ở và làm việc tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Đây là nơi ở của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, một người thuộc vào hạng giàu nhất Việt Nam lúc bấy giờ.

Bác chọn nhà một tư sản giàu có vì tin vào nhân dân của mình. Không chỉ người nghèo mà cả người giàu cũng khao khát độc lập, tự do. Và cách mạng cần đến sự ủng hộ và tham gia của cả người giàu lẫn người nghèo”.

clip_image004

Một cụ già tám mươi tuổi mang tới một gói lụa điều, bên trong là nén vàng gia bảo nặng mười bảy lạng. Ảnh & chú thích: Vnexpress

Chỉ có điều đáng tiếc (nho nhỏ) là nhà báo Trà Phương cho biết quá ít về gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Đang lúc rảnh nên tôi xin phép được chép lại (đôi trang) của một nhà báo khác, để rộng đường dư luận:

Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.

Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập.

Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.

Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể dục xong, bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ, có lần Hồ Chí Minh đã giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được gia tài lớn thế này?”. Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn còn xinh đẹp. Hồ Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi nhà, Hồ Chí Minh thường xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas. Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng vải Phúc Lợi.

Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con. Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.

clip_image006

Bà quả phụ Trịnh Văn Bô. Ảnh: giadinh.net

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.

Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều. Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào thứ hạng chót. Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. (Huy Đức. Bên thắng cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Câu chuyện thượng dẫn tuy hơi cay đắng nhưng kết cục (không ngờ) lại vô cùng có hậu, theo như bản tin của VnExpress(“Bộ Tài chính đôn đốc trả nợ tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến”) số ra ngày 19 tháng 7 năm 2017:

“Đây là những khoản nợ từ công phiếu kháng chiến, phát hành trong các năm 1948, 1949, 1950, 1951, 1952; công trái quốc gia, phát hành năm 1951; công trái Nam-Bộ, phát hành năm 1947, 1958; công phiếu nuôi quân phát hành năm 1964 và những khoản vay khác (tiền hoặc lương thực) do các cơ quan chính quyền từ cấp huyện trở lên vay theo lệnh của cấp trên để mua sắm vũ khí, nuôi quân”.

clip_image008

Nguồn ảnh: taichinhdientu.vn

Thiệt là tử tế và quý hóa quá xá Trời. Tôi rất tâm đắc với hai chữ “đôn đốc” trong tiêu đề của bản tin thượng dẫnBộ Tài chính đôn đốc trả nợ tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến”. Nghe sao có tình, có nghĩa hết biết luôn.

Nhà nước sòng phẳng, đàng hoàng, và tử tế đến như thế nên khi quốc khố trống rỗng và nợ công ngập đầu – như hiện nay – thì chuyện huy động vàng trong dân chắc… cũng dễ (ợt) thôi. Good bye and good luck!

T.N.T.

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2017/07/tienvang-nuoc-mat.html

Các tổ chức nhần quyền thúc giục phóng thích Trần Thị Nga 22/07/2017

Các tổ chức nhần quyền thúc giục phóng thích Trần Thị Nga


Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị bắt giữ ở Phủ Lý, Hà Nam, ngày 21 tháng 1, 2017.
Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị bắt giữ ở Phủ Lý, Hà Nam, ngày 21 tháng 1, 2017.

Các tổ chức vận động nhân quyền đặt ở Châu Âu kêu gọi nhà chức trách Việt Nam bãi bỏ mọi cáo buộc và phóng thích ngay lập tức nhà hoạt động Trần Thị Nga, theo một thông cáo chung của Đài Quan sát Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho Nhân quyền.

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam thông báo bà Nga sẽ bị đưa ra xét xử vào hai ngày 25 và 26 tháng 7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Nếu bị kết án bà có thể đối mặt với 20 năm tù.

Bà Nga được nhiều người biết đến qua các hoạt động như nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối hãng Formosa trong thảm họa môi trường ven biển miền Trung, cũng như giúp đỡ dân oan khiếu kiện.

“Việc sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện, và xét xử Trần Thị Nga đi theo một khuôn thức đàn áp quen thuộc mà chắc chắn sẽ tiếp diễn trừ phi Hà Nội thực thi những cải cách đáng kể về thể chế và lập pháp, bao gồm sửa đổi những luật lệ mang tính áp chế của nước này,” Dimitris Christopoulos, Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), nói.

Bà Nga bị bắt vào ngày 21 tháng 1 năm 2017 tại nhà của bà Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, sau khi công an lục soát nhà bà và tịch thu một số vật dụng cá nhân. Bà bị buộc tội sử dụng Internet để “truyền bá một số đoạn phim tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”

“Chúng tôi mạnh mẽ lên án việc truy tố Trần Thị Nga, một minh chứng nữa cho nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam nhằm đe dọa và làm im tiếng những người bảo vệ nhân quyền vì các hoạt động nhân quyền hợp pháp của họ. Việt Nam phải phóng thích Trần Thị Nga ngay lập tức và vô điều kiện, cũng như tất cả những người bảo vệ nhân quyền đang khác đang bị giam giữ,” thông cáo dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Thế giới chống tra tấn (OMCT) Gerald Staberock nói.

Bà Nga nhiều lần bị nhân viên an ninh hăm doạ, quấy nhiễu, giam giữ, thẩm vấn và hành hung vì các hoạt động nhân quyền của bà. Vào tháng 5 năm 2014, một nhóm năm người đàn ông tấn công bà bằng thanh sắt, đánh gãy tay và chân của bà. Trong những ngày trước khi bị bắt vào tháng 1 năm 2017, bà liên tục bị công an hăm dọa và sách nhiễu, bao gồm việc giám sát nhà bà và dùng vũ lực để ngăn bà rời khỏi nhà. Công an cũng không cho phép một người hàng xóm đưa hai đứa con trai nhỏ của bà đến thành phố để mua thức ăn cho các cháu.

“Kết quả của phiên tòa xét xử Trần Thị Nga đã được định sẵn và chắc chắn đó sẽ không phải là phiên tòa ‘bỏ túi’ cuối cùng xét xử một người bảo vệ nhân quyền Việt Nam. Nếu không có thêm áp lực quốc tế, việc Hà Nội đàn áp những người bảo vệ nhân quyền sẽ tiếp tục không suy giảm,” Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, nói trong thông cáo.

MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ VIỆT NAM

From facebook:  Phung Phung shared Huỳnh Quang Thanh‘s post.
 
Image may contain: 1 person, smiling, closeup and outdoor

Huỳnh Quang Thanh at Ngã Ba Đông Dương.

 

MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ VIỆT NAM

Dân số:
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.

Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.

Duyên Hải:
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.

Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.

Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.

Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa…

1. Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.

2. Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.

3. Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.

4. Thu nhập tính theo đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.

5. Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.

6. Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.

7. Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.

Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nước khác?
Đó là câu hỏi nhức nhối đặt ra cho những người giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, cũng là câu hỏi đặt ra đối với mọi người Việt chúng ta.
St
Nam Anh Tran

Cao tuổi khác với Già…

Cao tuổi khác với Già…

Người cao tuổi

Làm thế nào mà khi về hưu, ta chỉ trở thành “cao tuổi” thôi, trong khi người khác thì thành “già”????!!!!

Là bởi vì :

___“cao tuổi khác với già”.

* Trong khi người cao tuổi chơi thể thao, khám phá, đi du lịch, làm vườn thì người già lại nghỉ ngơi.

* Trong khi người cao tuổi có tình yêu để cho đi, thì người già lại tích lũy lòng ganh tỵ và oán hờn….

* Trong khi người cao tuổi có những dự tính cho tương lai của mình, thì người già luyến tiếc quá khứ và trách móc bị bỏ rơi

* Trong khi quyển nhật ký của người cao tuổi gồm toàn là những “ngày mai” , vẫn hy vọng một tương lai sáng láng và có ích, thì quyển nhật ký của người già chỉ chứa những “ngày hôm qua”và mỗi ngày không có gì thay đổi….

* Trong khi người cao tuổi đón chờ những ngày sẽ tới trong háo hức khi nhìn ngắm bông hoa , để ý những con vật quanh mình và săn sóc thương yêu nó , thì người già đau khổ với những ngày ít ỏi còn lại của mình , lo lắng và buồn rầu, và không đoái hoài gì đến con sâu cái kiến xung quanh….

* Trong khi người cao tuổi có những giấc chiêm bao rất đẹp và êm ái , mộng đưa họ vào những cảnh thần tiên mê ly , thì người già lại gặp những cơn ác mộng gây thêm nỗi sợ hãi….

Không có cái chữ GIÀ cho chúng ta nhé…quẵng nó đi bạn ơi…

chúng ta cao tuổi, có lẽ vậy, nhưng chúng ta không muốn bị hũy hoại vì nghĩ mình già, bởi chúng ta có lắm thứ rạt rào làm tim ta rung động trẻ trung mãi, lắm dự tính để thực hiện, lắm thứ chỉ sợ là làm không hết lắm thứ để chăm sóc, người cao tuổi thích chia sẽ tình cảm nhỏ mọn của mình cho mọi vật xung quanh…

Người cao tuổi luôn tưởng tượng rằng họ trẻ …
nên họ được trẻ mãi với thời gian…
họ sống nửa mộng và nửa thực..
nửa giấc mộng vàng là cứu cánh cho sắc đẹp và sức khỏe để không bị hũy diệt…
vì thế người cao tuổi không phải là người già…
họ vẫn trẻ đẹp mãi với sắc đẹp của người cao tuổi…

Nguồn: Diễn đàn, của Hội Cao Niên Lạc Việt tại vùng

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không

 

Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc.

Samsung, ngôi nhà hạnh phúc, Lotte, Hàn Quốc, Bài chọn lọc,

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.

Samsung, ngôi nhà hạnh phúc, Lotte, Hàn Quốc, Bài chọn lọc,
Bộ phim Ngôi Nhà Hạnh Phúc được phủ sóng khắp Châu Á và chinh phục hàng triệu con tim.

Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.

Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.

Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Samsung, ngôi nhà hạnh phúc, Lotte, Hàn Quốc, Bài chọn lọc,

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Theo Tony Buổi Sáng

Lời Sấm của Ðức Trần Hưng Đạo đã ứng nghiệm

Lời Sấm của Ðức Trần Hưng Đạo  đã ứng nghiệm
Lời Sấm Về Chiến Lược Quân Sự Chống Giặc Tàu Của Thiên Tài Quân Sự Hưng Đạo Đại Vương (trần Quốc Tuấn) Đã Ứng Nghiệm

LỜI SẤM VỀ CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ CHỐNG GIẶC TÀU CỦA THIÊN TÀI QUÂN SỰ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG (TRẦN QUỐC TUẤN) ĐÃ ỨNG NGHIỆM!

27. Trước khi Trần Quốc Tuấn từ trần năm 1300, vua Trần Anh Tông đến thăm và hỏi ý kiến phải làm sao nếu quân Nguyên trở qua lần nữa? Trần Quốc Tuấn đã trả lời dặn dò vua Anh Tông như sau: “Đại khái quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận, là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: nếu cơ mà chế biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh lính như cha với con một nhà, mới có thể dùng để chiến thắng được. Vả lại bớt dùng sức dân để làm cái kế thâm căn cố đế, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn.
(Cương mục, bd, tập 1, tt 558-559.)

817 năm về trước, thiên tài quân sự, đức thánh Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) đã nhìn thấy tương lai của VN và đã dạy cho chúng ta cách chống giặc Tàu cứu nước trong bối cảnh hiện tại.

Thật là đáng kinh ngạc là Đức Thánh Trần là một nhà tiên tri về tình hình đất nước Việt Nam và cả chiến lược quân sự quá chính xác từ năm 1300 và nay tất cả đã ứng nghiệm! Giặc Tàu đang đi chiến lược chiếm dần như “tằm ăn dâu” mà “không có vơ vét của dân” và do vậy mà chúng ta không mong gì đánh được bọn chúng ngay. Bởi vì chúng ta không nhìn thấy sự xâm lược theo nghĩa thường và không có lý do là dân chúng bị đàn áp, áp bức để đồng loạt đứng lên khởi nghĩa.

Theo Đức Thánh Trần dạy thì Việt Nam chúng ta đang cần TƯỚNG GIỎI là phải biết đánh trận như đánh cờ, tùy cơ ứng biến mà bớt dùng sức dân. Vậy là chỉ có nước dùng facebook thôi! Tôi nghĩ vậy. Chỉ còn cách này mới có thể kết hợp “binh lính” và “tướng” khắp nơi lại “như cha với con một nhà” mà lại ít dùng sức dân. Chúng ta cùng nhau nội ứng ngoại hợp và thiên biến vạn hóa trong chiến lược về thông tin và những hành động thực tế khắp nơi thì mới mong không mất nước vào tay giặc Tàu đang trên đà chiến thắng với sự trợ giúp đắc lực của bọn tay sai cõng rắn cắn gà nhà CSVN. Tướng giỏi thì tôi đã thấy nhiều từ trong nước ra tới hải ngoại rồi và binh lính thì hầu hết đều làm trên tinh thần tình nguyện. Tình nguyện…đấy là sức mạnh vô biên vì lửa đấu tranh của mỗi chiến sĩ, mỗi dũng tướng đều là từ tâm họ phát ra chứ không phải vì tiền, tài, danh vọng.

Xin cám ơn Mục Sư Lâm Vĩnh Tùng đã sưu tầm và chia xẻ thông điệp này từ Đức Thánh Trần! Xin cám ơn Đức Thánh Trần đã để lại bửu bối chỉ điểm chiến lược quân sự cho đám hậu bối chúng con trong thời điểm hiện tại! Chúng con kính mong anh linh của Ngài và tất cả các anh hùng tử sĩ nước Việt Nam sẽ tiếp tục phù trợ cho con dân nước Việt trong trận chiến đánh đuổi giặc Tàu ngoại xâm và bảo vệ bờ cõi, giang san Việt Nam do cha ông để lại.

New Hampshire, Thursday May 18, 2017

TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN

TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN

 Dụ ngôn cỏ lùng là một trong những dụ ngôn hiếm hoi được chính Chúa giải thích rõ ràng.  Giải thích của Chúa giúp ta có những hiểu biết hữu ích cho đời sống đạo.

Dụ ngôn nhắc nhớ ta về sư hiện diện của ma quỷ.  Ma quỷ hiện hữu.  Chúng luôn có mặt để gieo rắc sự xấu.  Chúa đã chuẩn bị những thửa ruộng tốt.  Những thửa ruộng đó là thế giới, là Giáo hội, là tâm hồn mỗi người.  Chúa đã gieo những hạt giống tốt.  Hạt giống đó là Lời Chúa, là ơn Chúa, là những thiện chí, những ý hướng cao đẹp trong tâm hồn con người.  Nhưng ma quỷ lén gieo vào những hạt cỏ xấu.

Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hoà bình.  Đẹp biết bao nếu mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người.  Nhưng buồn thay, cánh đồng hoà bình tươi xanh đã bị những ngọn cỏ tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố.  Lịch sử thế giới được ghi bằng những trang buồn vì không ngày nào không có chiến tranh.

Thế giới sẽ đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần xây dựng.  Nhưng buồn thay, rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc huỷ hoại, tha hoá, nô lệ hoá con người.

Ngay trong bản thân mỗi người, không thiếu những sáng kiến, những hoạt động ban đầu xem ra tốt đẹp, nhưng dần dà bị vẩn đục vì những biến tướng nặng mùi trần tục như khoe khoang, tìm hư danh, tìm lợi lộc.

Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt.

Tuy nhiên, dụ ngôn cho thấy sự kiên nhẫn và lòng bao dung của Chúa.  Chúa đợi cho đến ngày tận thế mới thu lúa cùng với cỏ lùng.  Chúa kiên nhẫn đợi chờ vì hi vọng những người tội lỗi ăn năn sám hối.  Chúa bao dung tha thứ không nỡ phạt người tội lỗi tức khắc.  Chúa yêu thương, tin tưởng người xấu sẽ có ngày nên tốt.  Nếu phạt ngay những người tội lỗi thì ta đâu còn cơ may được chiêm ngưỡng ông thánh trộm lành.  Nếu Chúa thẳng tay thì ta đâu có thánh nữ Madalêna, Tông đồ của các Tông đồ, thánh Augustinô, Tiến sĩ lừng danh, thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại.  Nếu Chúa chấp tội thì bản thân ta sẽ là người bị phạt đầu tiên, vì trong ta cũng đầy những tội lỗi, những sự xấu.  Trong tâm hồn ta cỏ lùng vẫn mọc xen với lúa tốt.

Sau cùng, dụ ngôn cho ta hiểu tất cả là hồng ân của Chúa.  Có sự lành để ta hiểu biết và yêu mến sự tốt lành của Thiên Chúa.  Có sự dữ để ta gớm ghét tránh xa và càng thêm gắn bó với sự lành.  Có sự lành để ta được hưởng niềm an ủi ngọt ngào của Chúa.  Có sự dữ để ta phấn đấu vượt qua, chứng minh lòng trung tín của ta với Chúa.  Có thuận lợi tiến bước trên đường thánh thiện.  Có khó khăn để ta rèn luyện thêm nhân đức.

Mọi sự đều nên tốt cho kẻ lành. Thật vậy, việc cấm đạo là sự dữ.  Nhưng nhờ đó mà Giáo hội có được những chứng nhân anh hùng.  Đau khổ và bệnh tật là những khiếm khuyết trong cuộc sống, nhưng lại giúp con người được thông phần đau khổ với Chúa.  Thánh Nữ Têrêsa đã nhìn thấy tất cả là hồng ân của Chúa.  Sự lành cũng như sự dữ.  Hạnh phúc cũng như đau khổ.  Thành công cũng như thất bại.  Tất cả đều góp phần rèn luyện, vun đắp và thăng tiến người lành.

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

From Langthangchieutim

Trò rẻ tiền

 Trò rẻ tiền

Trần Thảo (Danlambao) – Tờ Tiền Phong đưa tin nhà nước CSVN đang tiến hành thanh toán những khoản vay của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bên cạnh đó, Tiền Phong cũng đưa tin Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục nhà nước phải sớm đưa ra chủ trương huy động tiền đô la Mỹ trong dân. 

Cả hai bản tin đều thật là ý nghĩa. Nếu bạn móc xích hai bản tin lại với nhau, sẽ thấy được nhà nước CSVN đã nỗ lực động não, cuối cùng lại đưa ra được cái trò trẻ rất là ngô nghê.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, không thiếu những người dân hiền lành chất phác, đã lỡ trao duyên lầm tướng cướp. Tiền của, vàng bạc, công sức, thực phẩm, thuốc men v.v… tất cả đã được vun vén, cắt củm rồi trao vô tay cán bộ, với ước vọng góp phần vào việc chung. Những công khố phiếu được bán ra, những giấy nợ được trịnh trọng trao cho người dân với chữ ký của đại diện chính phủ kháng chiến v.v… Sau này, trong cuộc chiến xâm lược VNCH bởi cộng ản Bắc Việt, lại một lần nữa, những người dân chất phác nghe theo lời tuyên truyền của đảng, lại móc hầu bao, lại cân thêm gạo, lại mua thêm thuốc tây, đào hầm cất giấu cán bộ, ủng hộ “cách mạng”. 

Nhưng đảng không phải là kẻ thật thà chung tình. Đảng sau khi đã nắm trọn quyền lực trong tay là bắt đầu lộ diện là tên sở khanh bạc hãnh nhất. Đảng chả thực tâm nhớ gì tới công ơn của những người một thời đóng góp máu xương. Những tấm bằng ghi công đóng góp cho kháng chiến của các mẹ, các chị được đảng cho in ra tá lả, phát cho mọi người mang về đặt lên bàn thờ gia tiên làm của quý. Tinh thần đền ơn đáp nghĩa của đảng chỉ có thế mà thôi! 

Từ năm 1953 nghĩa là lúc cuộc kháng chiến chống Pháp chưa ngã ngũ, trận Điện Biên Phủ còn chưa khai diễn, nhưng lực lượng Việt Minh đã coi như nắm trọn quyền hành ngoài miền bắc, HCM đã nghe theo lệnh Trung Quốc, tiến hành cải cách ruộng đất. Ân nhân của Việt Minh là bà Nguyễn Thị Năm, tức là bà chủ của hiệu buôn Cát Hanh Long, người đã từng cúng vàng cho HCM để hoạt động, lại bị lũ khốn nạn HCM đem ra làm vật tế cờ đầu tiên cho cái gọi là cuộc cách mạng long trời lở đất! Sau khi vùi xác bà Năm đâu đó trong một cái hòm bằng gỗ tạp, những kẻ mặt người lòng thú lại tiếp tục truy sát những kẻ ngày xưa cho chúng ăn, đào hầm cho chúng nấp. Con số nhân dân vô tội chết trong cải cách ruộng đất thời gian 1953-1956 đã lên tới con số gần 200 ngàn người. 

Tương tự như vậy, sau năm 1975, khi nước nhà thống nhất, những người dân chất phác ngày nào cung cấp lương thực, thuốc men, hầm trú ẩn cho mấy tên cán bộ mặt mày xanh lét vì sốt rét, nay mới biết rõ “chân diện mục” của mấy ông trời con “cách mạng”. Nhiều bà mẹ ôm trong lòng cả đống giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. Cái mâm cơm để cả chục cái chén và chục đôi đũa mà không có ai ngồi đó, ngoài một bà cụ già với mái lá hắt hiu. Nếu “mẹ VN anh hùng” chỉ có túp lều tuềnh toàng, gió lùa phất phơ thì không nói làm gì, những tên áo xanh, áo vàng chúng để yên cho, nếu mẹ mà có miếng đất trông ngon cơm thì thế nào chúng cũng lôi mẹ ra ngoài đường. Nếu mẹ mà chống cự như cái bà cựu biệt động thành ở ngoài Núi Thành, Quảng Nam kia, thì ba, bốn đứa sẽ a lát sô nhào vô, đứa túm chân, đứa túm cẳng mà khiêng mẹ ra ngoài đường cho xe xúc dễ dàng làm việc. 

Với tinh thần đền ơn đáp nghĩa như thế của chế độ CSVN hiện nay, khiến ai cũng ngán ngẫm, đến nỗi ông nhà thơ Bùi Minh Quốc phải cay đắng thốt lên “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơm mửa. Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.”

Tình hình như thế, chắc chắn không người dân nào mơ tưởng nhà nước CSVN lại có lòng tốt, muốn thanh toán những khoản vay mà chế độ đã mượn của dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến tranh xâm lược VNCH. Người dân chỉ mơ ước đừng có áo xanh, áo vàng, đừng có dân phòng, côn an với roi điện, dùi cui, chó săn lảng vảng trước cổng nhà. Người dân chỉ mơ sáng ngủ dậy không phải nhìn trước cửa nhà mình đầy rẫy những cứt đái, mắm tôm, sơn đỏ, những dấu ấn điển hình của lực lượng từng được cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang vinh danh là những chiến sĩ công an mà trách nhiệm và bổn phận của họ gắn liền với hạnh phúc của nhân dân! 

Thế nên khi đọc được tin tức nhà nước CSVN thực hiện việc thanh toán những khoản vay của nhân dân trong hai kỳ kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp thì người dân mở hai mắt tròn vo, không tin là sự thật. Có người còn tự nhéo tay mình để biết chắc là mình không nằm mơ. Rõ ràng là mặt trời vẫn mọc ở phương đông và lặn ở phương tây, tại sao kẻ thủ ác, tên khốn nạn, đứa sở khanh lại tự nhiên hóa thành bồ tát như thế? Đố ai mà biết tại sao?

Cũng may, bên cạnh bản tin về vụ nhà nước thanh toán những khoản vay của nhân dân trong hai kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ lại có thêm một bản tin khác: Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục nhà nước sớm đưa ra chủ trương huy động tiền đô la (usd) trong dân

Thì ra là như thế! Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi điều nghiên kỹ lưỡng, đã biết số lượng vàng khối trong dân hiện đã vượt mức dự trù. Ban đầu chỉ nghĩ là khoảng 500 tấn, nào ngờ dân số tăng vọt, trẻ nít lại hay ỉa đùn, thế là số lượng vàng trong dân tăng vọt lên cả tỉ tấn. Con số quá lớn, kho nhà nước không có chỗ chứa. Thôi tạm để đó, huy động tiền tươi USD trước đã. 

Mà niềm tin của dân đối với đảng, đâu có được ngon lành như mụ Nguyễn Thị Quyết Tâm bốc phét. Ngay như Hồ Chí Minh, một tượng vàng cách mạng, mà trong thời đại thông tin đa chiều, đã bị bóc mẽ, bây giờ mặt mày loang lỗ vết tích, nào là dâm tặc, nào là láu cá, nào là sở khanh, gian ác, tàn bạo, hay rờ và hôn miệng trẻ nít v.v…

Thế thì làm sao? Nguyễn Xuân Phúc đã tức tốc họp bộ sậu tham mưu, tìm nghị quyết khai thông bế tắc. Cuối cùng đã tìm ra giải pháp, đó là cố gắng tạo dựng lại niềm tin của dân, dĩ nhiên là tạm thời, sau đó qua sông có đoạn cầu cũng không sao, việc đó đảng đã có nhiều kinh nghiệm. 

Vì thế mà có vụ nhà nước tính thanh toán những khoản vay của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và xâm lược miền Nam. Đây là chiêu trò mà TƯ đảng đã nghĩ nát óc mới tìm ra để cứu nguy. Trước hết phải dụ cho người dân tin rằng đảng không phải là sở khanh, chơi xong không dzông mà trả tiền đàng hoàng. Có như vậy thì đảng mới có thể chạm bàn tay nhớp nhúa của mình vào mớ tiền tươi usd của dân được chứ! 

Chúc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bộ sậu của ông mã đáo thành công nhá! 

19.07.2017