Những gì tuổi thơ tin tưởng hóa ra đều là dối trá, đâu mới là sự thật? – Trí thức VN

From facebok:  Trần Bang

 

Tôi đã từng tin rằng Mao Trạch Đông chỉ huy Bát Lộ Quân đánh bại quân Nhật xâm lược, sau đó phát hiện rằng, hóa ra là quân đội Quốc dân Đảng xả thân chiến đấu, cùng với sự trợ giúp của Mỹ cuối cùng đã đánh bại quân Nhật.

Tôi đã từng tin rằng năm 1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập nước “Trung Quốc mới”, sau này phát hiện từ năm 1945 Quốc dân đảng đã thành lập nên “Trung Quốc mới” rồi, sau đó thời kỳ nội chiến đã bị đánh tan.

Tôi đã từng tin rằng Hồng quân “trường chinh” đi đến miền Thiểm Bắc để đánh Nhật, sau này mới phát hiện ra vốn dĩ miền Thiểm Bắc không có quân Nhật, Hồng quân đến đó chỉ vì để chạy trốn trong nội chiến Quốc – Cộng, và để chi viện cho Liên Xô.

Tôi đã từng tin rằng việc Mao Trạch Đông đánh đổ địa chủ phân chia ruộng đất là vì dân trừ hại, sau này phát hiện tuyệt đại đa số tài sản của địa chủ đều là do họ đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được, vậy mà họ lại phải chịu cảnh cướp bóc và ngược đãi khủng khiếp.

Tôi đã từng tin rằng 40 triệu người chết trong nạn đói lịch sử từ năm 1950 đến năm 1962 là kết quả của thiên tai và Liên Xô bức ép, sau này phát hiện những năm này mưa thuận gió hòa, mà chính “Đại Nhảy Vọt” của Mao muốn vượt qua Anh, Mỹ, chi viện cho cách mạng thế giới tạo thành.

Tôi đã từng tin rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc phản kích tự vệ, sau này mới phát hiện ra là do Việt Nam lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia, sát hại đến một phần ba dân số (trong đó có khoảng 200.000 người Hoa) của tập đoàn Khmer đỏ tà ác.

Tôi đã từng tin rằng những dư luận viên trong “Đảng 5 hào”(*) căm hận nước Mỹ, sau này mới biết rằng thủ phạm công kích nước Mỹ chính là chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, những anh hùng mà dư luận viên của “Đảng 5 hào” tâng bốc đều đến xin tị nạn tại Đại sứ quán Mỹ.

Tôi đã từng tin rằng người dân Mỹ sống trong bể khổ đau thương, sau đó phát hiện ra những người Trung Quốc có tiền, có quyền đều di dân đến Mỹ.
….

Dương Quang Vệ, một người từng đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vô cùng chấn…
TRITHUCVN.NET
 

“Khóc là ủy mị, chết là điên”

 Tin Mừng (Mt 13: 44-52)

Hôm ấy, Đức Giêsu kể cho dân chúng nghe dụ ngôn sau đây: Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. 

“Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. 

“Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 

“Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?” Họ đáp: “Thưa hiểu.” Người bảo họ: “Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ.”

  •     *      *      *

 “Khóc là ủy mị, chết là điên”
“Gây cho hoàn cảnh thêm tươi đẹp”
“Lọc mãi cho hồn trong sáng lên”

(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)

 Mai Tá lược dịch.

Khóc đâu chỉ là uỷ mị. Nhưng còn là, tâm trạng nhà thơ viết về người tình, mình cay đắng. Chết đâu chỉ là khùng điên. Mà còn là, quyết tâm chết cho người tình, mình vẫn yêu. Uỷ mị hay điên khùng, phải chăng là đặc trưng của người nhà Đạo, vào lúc này?

Trình thuật thánh Mátthêu, nay kể về dụ ngôn, là để nói lên những điều từa tựa như thế. Từa tựa, về ý nghĩa và đích điểm của Nước Trời, ở trần gian. Nuớc Trời trần gian, như thánh Mátthêu từng khám phá, là: tình huống có Đức Giêsu và dân con Ngài, cùng sống. Sống giống Chúa. Và với Chúa. Như thánh nhân đây, cũng từng học hỏi sống khác thường, theo đúng nghĩa sống. Và, thánh nhân thấy mình như người quản gia, cho qua đi những gì thuộc về quá khứ, chỉ giữ lại những gì mới mẻ, vừa khám phá.

Khám phá/tìm ra, như tác giả vừa tìm thấy châu báu nơi ngọc quý, bèn bán đi mọi sự để mua lấy, dù cao giá. Châu báu đây, là những đồ xưa cổ làm nền cho mọi sự việc rất mới. Và, châu báu ở viên ngọc mà thánh nhân nói đến, chính là sự mới mẻ ở mọi sự. Rất quí. Và, càng có giá hơn, khi đó lại là khám phá mới về chính con người, của mình.

Thánh nhân đây, tuy không còn trẻ, vẫn là người Do thái rất tốt lành. Biết dấn thân theo chân Chúa đến cùng, như mọi người lành thánh, tốt đẹp. Như, đồ đệ đáng tuyên dương của Chúa, mà mọi người vẫn đợi trông.

Thánh nhân đây, đã trở thành tín hữu của Đức Chúa, nhưng vẫn không ngừng là người Do thái chính cống. Rất minh bạch. Bởi thế nên, thánh nhân nghĩ mình cũng là ngôi nhà có giá trị. Để rồi từ đó, thực hiện được cả những điều cũ/mới, vẫn đổi thay. Đổi thay và tháp ghép vào những điều đã cũ ngõ hầu để tạo sự mới mẻ cho những gì mình viết ra. Mỗi lần gặp người mới, thánh nhân đều thấy thế. Và khi gặp người khác nữa, ông cũng trở nên chính mình hơn. Tức, tìm lại được chính mình.

Phần đông trong chúng ta, mỗi khi nhìn vào cuộc sống của chính mình trong quá khứ, đều thấy có những chuyện tương tự. Trong suốt chuỗi ngày dài cuộc sống, ta cũng từng đổi thay. Đổi và thay, để trở thành người tín hữu không như cũ. Vẫn cố thay đổi trong Hội thánh. Thay đổi, thái độ sống. Thay đổi, ý nghĩa của con người mình. Có lẽ ta thay đổi nhiều hơn nhiều người trong quá trình năm trăm năm qua.

Về đổi thay, có người cho rằng như thế cũng là đủ. Và, ta đâu còn sức để đối đầu với thay đổi nữa. Có vị lại thấy mình chưa thay hoặc đổi gì nhiều cho lắm. Cần làm nhiều hơn nữa. Bởi, quá khứ của mình dầu sao cũng chưa khá. Chính vì thế, thánh Mátthêu nay yêu cầu ta ngồi lại với nhau, theo cách ít khi thấy, để suy nghĩ về một đổi thay thật rất mới. Và đó có là một đòi hỏi khá to tát, đối với ta không?

Nhìn vào Giáo hội quanh ta có thể là Hội thánh của ngày mai, hoặc rất chóng, ta cũng thực sự thấy đã có khác. Ít ra là mặt ngoài. Đây, không nói về đường lối ta phải theo. Mà, chỉ muốn nói đến dấu hiệu cho ta thấy những gì có thể sẽ diễn ra, mai ngày.

Đó là, cảnh thiếu hụt dần số lượng linh mục hoặc tu sĩ, ở nhiều nơi. Hoặc, cũng ít đi, xuất lễ vào những ngày cuối tuần. Hoặc, thường nhật. Sẽ ít đi, số giờ linh mục ngồi toà cáo giải, vì dân con của Chúa nay ít có nhu cầu. Ít đi dần, trường hợp người từ nhà gọi cha đến thực hiện phép bí tích. Càng ít dần, cảnh tượng từng cặp và từng cặp thừa tác viên đến gõ cửa mỗi nhà, mà giảng đạo. Ít có chuyện thăm kẻ liệt, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Hoặc, nhà quàn tự tổ chức tang lễ không có linh mục. Hoặc, vị phó tế vĩnh viễn đứng ra lo việc rửa tội, dù họ không có chức năng.

Và theo thiển nghĩ, cũng sẽ có nhiều đổi và thay khác, như: đám cưới tổ chức ở nhà thờ được sắp xếp, cách khác hẳn. Khác, giờ giấc. Khác, phụng vụ! Việc dạy giáo lý cũng sẽ khác. Và, vấn đề là: ta làm thế nào để dung hoà và ăn ý với những đổi thay, như thế này? Lâu nay, ta vẫn quen với thánh lễ bằng tiếng Anh (hoặc một số người từng như thế); và, quen với cung cách của vị chủ tế quay mặt về phía bổn đạo. Quen, với chuyện không để các tu sĩ hoặc nữ tu đến trường công lập mà dạy học. Quen, với chuyện trường Công giáo không chỉ dạy về những chuyện có liên quan đến Đạo, mà thôi. Và rồi, ta có quen dần với đổi thay này khác không? Và, có thích thế không?

Không phải ai cũng thích. Có số người chỉ muốn tái tạo lập lại quá khứ buồn. Tức, chỉ muốn quay trở về thời xưa cũ, có lối thờ phụng cung kính, cũng rất cổ. Và rất quen. Quen cầu Chúa phú ban nhiều linh mục hơn để giùm giúp. Có số người lại chỉ cảm tạ Chúa về nhiều thứ. Có người vẫn cứ cầu Chúa ban thêm cho mình nhiều ân huệ. Đồng thời, lại cứ chối bỏ chuyện cũ xưa. Trong khi đó, nhiều người khác vẫn cứ theo kiểu xưa lối cũ mà răm rắp giữ Đạo.

Hôm nay, thánh Mátthêu muốn làm một sự khác thường, với người đọc. Thánh nhân muốn đặt sự mới mẻ lên chuyện cũ. Muốn, đem cơ hội đổi mới những chuyện cũ, đã xa vời. Thánh nhân nhận rằng mình đã tìm ra ý nghĩa mới mẻ về cuộc sống. Về Chúa. Và về con người mình. Qua, kinh nghiệm sống. Thánh nhân cũng muốn kể cho người đọc biết kinh nghiệm lòng tin của mình. Về, những gì mình chưa từng nghĩ đến. Chưa từng thực hiện mà lại không phải qua thủ tục hoặc khuôn phép nào hết. Tựu trung, điều thánh nhân muốn nói đến, là: chính ông cũng là một dụ ngôn…

Cũng nên biết, sở dĩ thánh Mátthêu nói thế là muốn người đọc như ta, cũng đều là một thứ dụ ngôn, nào khác.

Trong mấy tuần qua, thánh Mátthêu từng kể cho ta nghe rất nhiều dụ ngôn/truyện kể về cuộc sống. Thánh nhân kể, cũng là để ta lắng tai nghe âm nhạc của đời mình để thấy được sự dồi dào, sung mãn ở nơi Chúa. Thánh nhân mời gọi ta tham gia sự mới mẻ trong cuộc sống, không phải để ta khiếp sợ những mâu thuẫn sẽ thấy nơi tình huống ta đang dấn bước, đi vào đó.

Vì thế nên, thánh nhân đã định nghĩa lại để ta thấy được căn tính của mình. Làm như thế, có nghĩa: ta là lớp người tuyệt vời hơn mình tưởng. Và, mỗi câu truyện đời của ta, cũng sẽ là những câu truyện lớn rất nên kể. Phải chăng đó cũng là câu truyện dụ ngôn, của mỗi người?

Trong tâm tình đầy cảm kích như thế, cũng nên ngâm thêm lời thơ ta từng ngâm khi trước:

“Nàng hãy vui đi dẫu một ngày,

dẫu phần ba phút, góc tư giây.

Dẫu trong thoáng mắt nhìn như chớp,

cũng đủ cho nàng quên đắng cay.”

(Nguyễn Bính – Cầu Nguyện)

Hãy vui đi, dù xảy đến những đổi thay, hay rất mới, ở đời mình. Hãy cứ vui, dù trong thoáng chớp, nhìn như chớp. Vui, để biết rằng Hội thành Chúa vẫn đổi thay. Rất hằng ngày. Ở mọi nơi.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –  

Mai Tá lược dịch.

“Chỉ chừng một năm thôi”,

CHuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 17 thường niên năm A 30/7/2017

“Chỉ chừng một năm thôi”,

Là quên lời trăn trối,

Ai nuối thương tình đôi,

Chỉ chừng một năm thôi.”

(Phạm Duy – Chỉ Chừng Đó Thôi)

 (Thư Êphêsô 4: 2-3)

 Vâng. Đúng thế. Ngày “N” hôm ấy, ở buổi Hát Cho Nhau Nghe tại Sydney đêm mùng 8 tháng 7 năm 2017, cả hát sĩ lẫn người đệm đàn đều đã nhè nhẹ nói lên những lời làm rụng đôi cánh hoa, ít khi nghe.

Vâng. Quả thật ở chốn văn chương/thi-tứ nhà Đạo, lại cũng thế. Cũng thấy đề-cập đến vấn đề nóng bỏng, giật gân và thời-sự như chuyện “linh-mục có vợ” hoặc chuyện “phụ nữ làm linh-mục” được phép thi-hành thừa-tác-vụ cao-siêu/nhiệm-mầu để rồi, cuối cùng thì: “cũng chỉ chừng đó thôi”.

Vâng. Đời người, vẫn thấy và vẫn nghe đâu đấy vang lên những câu ca thực-tế cứ bảo rằng:

 “Chỉ chừng một năm qua,

Là phai gầy hương cũ,

Hoa úa trong lòng ta,

Chỉ cần một năm xa…

Khi xưa em gầy gò đi ngang qua nhà thờ.

Trông như con mèo khờ, chờ bàn tay nâng đỡ.

Ta yêu em tình cờ, như cơn mưa đầu mùa,

Rơi trên sân cỏ già, làm rụng đôi cánh hoa.

Chỉ một chiều lê thê,

Ngồi co mình trên ghế,

Nghe mất đi tuổi thơ

Chỉ một chiều bơ vơ.”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. Thế đấy. Nếu biết rằng: cũng “chỉ chừng đó thôi”, thì đã làm gì có chuyện nhiêu-khê, tơi bời, rất vời vợi! Nhưng, “chỉ chừng đó thôi”, còn có nghĩa thế này:

 “Chỉ chừng một cơn mưa,

Để không ngờ chi nữa,

Đi dưới mưa hồng nghe

Giọt nhẹ vào tim ta…

Ta yêu em mù lòa, như Ađam ngù ngờ

Yêu Eva khù khờ, cuộc tình trinh tiết đó.

Nhưng thiên tai còn chờ, đôi uyên ương vật vờ

Chia nhau xong tội già, đày đọa lâu mới tha!

Chỉ là chuyện đong đưa,

Đời luôn là cơn gió

Thay áo cho tình ta

Chỉ là chuyện thiên thu…

Chỉ cần một cơn mưa, chẳng ai còn yêu nhau.

Nào ngỡ đâu tình yêu giăng bẫy nhau còn nhiều.

Nghe lòng còn kho giáo, nghe tình còn khát khao.

Nên gục đầu rất lâu, xưng tội cả kiếp sau.

Cả chiều người yêu nhau,

Còn ai là không thấu,

Len giữa u tình sâu

Một vài giọt ơn nhau…

… Tia sáng thiên đường cao rọi vào ngục tim nhau.”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. “Tia sáng thiên-đường”, vẫn cứ “rọi vào ngục tim nhau”, “len giữa u tình sầu”, một vài giọt ơn nhau”. Ơn nhau đây, là: huệ/lộc soi-sáng chốn “thiên-đường” như “đám ngù ngờ” “yêu Eva khù khờ”, “cuộc tình trinh-tiết đó”…

 Vâng. “Thiên đường là đây”, vẫn thấy “thiên tai còn chờ, đôi uyên-ương vật-vờ”, “chia nhau xong tội già”, đày đoạ lâu mới tha.”

 Vâng. Cũng như thế. “Chốn thiên đường” nhà Đạo ở Úc này, hôm nay, lại thấy xảy ra cái-gọi-là “tội già”, “đày đoạ” đến độ bạn và tôi, ta không thể bỏ qua cho được. Tội già/đày đoạ đây, là: những tin tức…mình về đấng bậc nọ thuộc tầm cỡ thứ 3 ở triều-thần Vatican, vừa trải qua một thứ “đoạ đày” như báo/đài vừa thông báo:

“Nhân-vật đứng thứ 3 của Vatican, là Hồng y George Pell người Úc vừa được báo cho biết: ông phải ra hầu toà về một cáo-buộc là: ông đã “lạm-dụng tình-dục thời buổi trước”, lúc còn trẻ. Tin cho hay: kể từ ngày Hồng y được bổ-nhiệm làm Bộ trưởng Thánh-bộ Kinh tế-Tài chánh, với trọng-trách dọn/dẹp các vụ bê bối về kinh-tế/tài-chánh, của Giáo-hội.

 Hồng y George Pell đã cực-lực bác bỏ cáo-buộc có luận-điệu như thế. Ông sẽ không nương bóng đứng đằng sau trách-nhiệm của mình ở Vatican, nhưng đã lên kế-hoạch về lại Úc để nghe những đoạn nhạc vừa trổi lên. Trong lần tiếp xúc với báo-giới, ông tuyên-bồ: Vấn-đề này, lâu nay, được điều-tra có đến gần như hai năm trời rồi.

 Thật ra thì, báo-giới đã bắt chụp những tin rò rỉ từ đâu đó, khiến trở thành mưu-toan giết chết thanh-danh ông cách tàn-nhẫn đến độ hơn tháng trời nay, tin cho biết toà án Bang Victoria Úc quyết định ra trát buộc Hồng y Pell xuất-hiện trước công-đường để trả lời cho những cáo-buộc nói trên.  

Và, Hồng y George Pell lại cũng tuyên-bố:

Cuối cùng ra, điều mà tôi tiên-đoán trước đây, có nghĩa rằng: rồi ra, họ cũng sẽ buộc tôi hầu toà chỉ để công-khai kết tội tôi, mà thôi. Nhưng, tôi nhắc lại một lần nữa: tôi hoàn-toàn vô tội trước những cáo-buộc như thế. Cáo buộc này, hoàn-toàn sai sự thật; bởi, toàn-bộ ý-tưởng về chuyện lạm-dụng tình-dục xưa/nay đối với tôi vẫn là chuyện ghê-tởm không thể tưởng tượng nổi.”

 Thật dễ hiểu. Tin tức loan đi khắp nơi về những chuyện như thế đã làm chấn-động mọi người, đặc-biệt là những người không hay/biết rằng Cảnh-sát Bang Victoria, Úc đã mở cuộc điều-tra về chuyện này.

 Thế nhưng, chuyện Hồng y Goerge Pell than-phiền về một mưu-toan giết chết con người không thương tiếc; và lời than phiền ấy, không có gì là quá đáng. Đài ABC Úc cùng các báo/đài có uy-tín như tờ Sydney Morning Herald và The Age, cũng đã nêu bật lời đồn khen/chê, và chưa từng để luột mất cơ hội bôi nhọ tên tuổi Hồng y Goerge Pell.” (X. Michael Cook, Australia’s Cardinal Pellcharged with sex offences, MercatorNet 29/6/2017)

Thế đó, là tin-tức được người chủ-trương trang mạng mang tên MercatorNet đã loan-báo. Nhưng, lời nhận-định từ giới hiểu biết sự việc diễn ra ở giáo-triều Vatican, lại như sau:

“Hồng y George Pell, nay đã hết thời ở Vatican, rồi. Quí vị có thể đánh cá/cược về nền tài-chánh và tài-sản kếch-sù của Toà Thánh mà nói rằng, trên thực-tế, ông ta đã chấm-dứt không còn giữ chức-vụ Bộ-trưởng Thánh-bộ Kinh-tế/tài-chánh là cơ-quan chuyên giám-sát nguồn tài-sản to lớn ấy.

 Các cáo-buộc về Hồng y Pell đã lan-truyền nhiều năm nhưng chưa lần nào bị tắc nghẽn. Hồng y Pell luôn nhấn mạnh rằng ông vô tội, và tuần rồi ông cam-kết sẽ bạch-hoá tên tuổi mình trong sự-vụ gọi là “mưu-toan giết chết con người không thương tiếc. Rõ ràng là, ông đã mướn trạng sự nổi-tiếng của Melbourne là Robert Richter nổi tiếng chuyên biện-hộ các vụ hình-sự cho các nhân-vật kiệt-suất. Thế nên, đây sẽ là cuộc chiến tại toà kéo dài cả năm hoặc hơn nữa; và cũng kéo dài ngày đối với Toà Thánh Vatican trống vắng vị thủ-trưởng hoặc cánh tay mặt của ngài.

 Sự vụ liên quan đến Hồng y Pell làm ta liên-tưởng đến trường-hợp của Libero Milone, nhà tài-chánh người Ý sinh trưởng tại Hoà Lan, nhưng ăn học ở Anh và Hoa Kỳ. Vị thanh-tra 68 tuổi đời này được tuyển-dụng làm tổng Thanh-tra Toà thánh cho một thời-gian dài, nhưng ông này đã từ-nhiệm chức-vụ này mà không nói rõ lý-do chỉ vài tuần trước khi Hồng y Pell lấy ngày nghỉ. Cho đến nay, sự việc ông Tổng Thanh-tra này dừng bước trước công việc còn bề bộn vẫn là điều bí-ẩn, chẳng ai rõ biết duyên-do. Thanh-tra Milone chỉ tồn-tại có hai năm, trong khi Hồng y Pell lại chỉ làm có hơn 3 năm trong nhiệm-kỳ 5 năm.

 Nay thì Libero Milone đã rũ áo ra đi một lần là mãi mãi, trong khi Hồng y chỉ tạm thời ít năm thôi, và chức-vụ này hiện đang do hai nhân-viên cấp thấp đảm-trách, một là Đức Ông Alfred Xuerev, một linh mục người đảo Malta là thư ký riêng của Đức Bênêđíchtô 16 và làm cho Đức Phanxicô một thời-gian rất ngắn. Vị kia, là Đức Ông Luigi Misto từng là nhân-viên kế-toán làm việc tại Tổng Giáo-phận Milan dưới triều Hồng y Carlo Maria Martini. Kế-toán-viên này hiện trông coi bộ-phận hành-chánh trực-thuộc văn-phòng Kinh-tài của Toà thánh.          

 Nhiều quan-sát-viên và các bình-luận-gia chuyện Toà thánh lại vẫn tiên-đoán rằng: sự việc xảy ra mới đây, nói lên thảm-trạng đối với các cố-gắng của Đức Giáo-Hoàng nhằm cải-tổ hoạt-động kinh-tài của Vatican, trên bình-diện tổng-thể. Thế nhưng, bình-luận-gia người Ý của nhật-báo Corriero della Sera ở Milan là ông Massimo Franco lại tin rằng: việc đổi-thay nhân-lực mới đây, sẽ là cơ hội mới để công-cuộc cải-tổ trở về đúng với đường lối họ từng đặt. Trong vụ Hồng y George Pell, ông Massimo Franco còn cho biết: sự việc Hồng y Pell vĩnh-viễn rời bỏ Vatican sẽ xúc-tiến cuộc cải-tổ tài-chánh nhiều hơn là khiến họ dừng đứng. .

 Ông Massimo Franco cũng cho biết thêm rằng: cung-cách mà Hồng y George Pell xử-lý sự việc ờ Toà thánh, quả thật đắt giá và chẳng chút hiệu-năng nào hết. Bởi, thánh-bộ của ông lâu nay đụng-chạm nhiều với các thánh-bộ khác. Và, đặc-biệt trong các xung-đột này, sự việc thường thấy nhất là: các hành-xử của Hồng-y Pell hơi quá đáng về văn-hoá. Ông vẫn có thành-kiến chống bất cứ thứ gì mang tính-chất Ý-Đại-Lợi. Hồng y Pell còn đi xa hơn nữa, ở việc: bắt buộc mọi người phải sử-dụng tiếng Anh làm ngôn-ngữ chính trong thánh-bộ của ông. Và ông từng nói xa nói gần rằng: lâu nay, tham-nhũng là vấn-đề cố-hữu tồn-tại mãi trong phương pháp mà người Ý quản-trị về tài-chánh! Và, Hồng y Pell không ngần-ngại áp-đặt hệ-thống pháp-luật kiểu “bàn tay sắt” của người Anh-Cát-Lợi trên toàn thế-giới mà ông ít biết đến, nhưng Hồng y Pell vẫn một mực bác-bỏ những điều như thế.

 Nói tóm lại, theo ông Massimo Franco thì: lề-lối xử-sự cách “cộc cằn” và mặc-cảm tự-tôn văn-hoá đã là trở-ngại chính cho các cố gắng của ông để tiến tới công cuộc cải-tổ tài-chánh lớn rộng của Toà thánh.

 Nói cho cùng, thì: chủ-trương và cung-cách mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thực-hiện nhằm cải-tổ nền tài-chánh của Toà thánh đang gặp khó khăn, thiết nghĩ Đức Phanxicô có lẽ phải chấp-nhận việc cải-tổ bất-toàn này sẽ không còn là cái giá mà ngài phải trả, nếu ngài muốn đạt mục-tiêu quan-trọng này.” (X. Robert Mickens, Cardinal George Pell’s Out. Now what? MercatorNet 03/7/2017)

Nhận-định này/khác từ giới quen biết ở truyền-thông Úc, thì như thế. Như thế, vẫn như thể: loan truyền tin-tức hoặc ghi-nhận chuyện thời-sự, cũng chỉ để người đọc mọi rộng tai/mắt mà xem xét thôi.

Truyền-thông báo giới hôm nay “coi vậy mà không phải vậy”, chút nào hết. Coi như thể không dính-dự vào bất cứ trường-hợp khó xử nào ở nhà Đạo; nhưng kỳ thật, lại cũng loan và báo những tin giật gân, động trời, đầy vấy bẩn.   

Truyền-thông/báo giới hôm nay, lại cứ đóng vai-trò “tưởng-chừng-như-đứng-ngoài”, nhưng trái lại, vẫn từng gây hại rất nhiều cho cả nạn-nhân lẫn người bàng-quan, đứng ngoài, không cần-thiết phải “biết hết mọi sự”.

Truyền-thông/báo giới hôm nay là thứ quyền-lực ngầm chuyên trị những sự kiện ngoài tầm đạo-đức/chức-năng của chính mình. Bởi thế nên, tin dữ càng được hoặc bị loan-truyền đi xa, càng làm người bàng-quan/vô-tư cứ bị lôi kéo vào vòng tròng/tréo rất khó xử.

Để tạo cho người và cho mình một tình-huống dễ sống và dễ thở hơn, có lẽ bạn và tôi, ta cũng nên bỏ mọi chuyện gây bứt rứt sang một bên, mà tìm về vườn hoa truyện kể để thư-giãn. Thư-giãn bằng truyện kể cảm-động có tên là “những bàn tay để nắm”:

“Truyện rằng,

 Một lần nọ, ông xã ngồi mân mê bàn tay tôi rồi hỏi: “Nói anh nghe, bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay rồi?” Một câu hỏi không hề dễ trả lời, thậm chí là không thể trả lời cho chính xác. Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua.

Bàn tay tôi nắm đầu tiên là của ai, là bố hay là mẹ? Tôi chắc chắn không biết. Nhưng tôi biết đó là hai bàn tay tôi đã nắm nhiều nhất thuở ấu thơ. Những bàn tay to, thô ráp bởi cày cuốc ruộng đồng, những bàn tay như thần thánh có thể làm hết thảy mọi việc. Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ.

 Bất cứ khi nào tôi ngã, hay khi tôi buồn khóc, ốm đau, sẽ có bàn tay rộng lượng chìa ra cho tôi nắm vào để biết rằng mình đang được vỗ về an ủi. Sau này lớn lên, tôi lấy chồng xa, thỉnh thoảng đưa con về thăm nhà, ngủ chung với mẹ. Những đêm chờ mẹ ngủ say, tôi cầm bàn tay mẹ áp vào ngực mình. Bàn tay vẫn to, đầy những nốt chai sần và nay đã nhăn nheo gầy guộc. Và tôi khóc, cảm giác nhớ tiếc một cái gì đó.

 Tôi nhớ bàn tay người con trai đầu tiên mà tôi gọi đó là mối tình đầu. Đôi bàn tay đẹp, dài với những chiếc móng được cắt gọt cẩn thận. Người ấy thường nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, dùng ngón tay mình vẽ vẽ vào lòng bàn tay tôi rồi hỏi: “Đố em biết anh vừa viết gì?”. Tôi lắc đầu. Anh cười nói anh viết rằng: “Anh muốn nắm tay em đi hết con đường đời dài rộng” .Nhưng rồi mọi lời hứa hẹn đều như gió thoảng mây bay. Bàn tay ấy đã buông lơi, thôi không còn nắm tay tôi mà tìm đến một bàn tay khác. Những lúc buồn, tôi vẫn vô thức tự vẽ vẽ lên lòng bàn tay mình. Rồi lại tự cười một mình khi nhận ra mình giống hệt một kẻ ngốc.

 Ngày có người con trai cầm tay tôi nói lời cầu hôn, tôi cảm nhận rõ sự gai góc xù xì trong bàn tay ấy. Cảm giác ấy khiến tôi liên tưởng đến bàn tay mềm mại của mối tình đầu, rồi chợt thốt lên: “Sao bàn tay anh xấu thế?”. Anh nhìn tôi, bật cười giải thích, vì nó không được lớn lên trong mượt mà nhung lụa mà lớn lên bởi những gánh nặng mưu sinh, vì nó không được nâng niu mà đã bao phen trầy da chảy máu. Rồi anh nhìn vào mắt tôi, bàn tay siết chặt bàn tay: “Em cứ tin, nó không đẹp nhưng chẳng ngại khó khăn nào cả, hãy cứ vững tâm mà nắm lấy, được không?”.

 Cuối cùng thì tôi đã nhận lời nắm lấy bàn tay ấy, để anh dắt lên xe hoa, để anh lồng vào ngón tay chiếc nhẫn cưới, để anh lau những giọt nước mắt ngày tôi về nhà chồng. Bàn tay ấy đã tự vào bếp nấu cho tôi bát cháo ngày tôi ốm, tự cắm hoa vào lọ những ngày kỷ-niệm yêu đương. Bàn tay ấy đã dắt tôi đi qua bao nhiêu ngày tháng chông chênh đan xen những lo toan và niềm hạnh phúc. Đôi bàn tay xù xì nhưng cứng cáp và ấm áp vô ngần.

 Ngày tôi đau tưởng chừng xé ruột để cho chào đời một sinh linh, đứa con gái bé bỏng của tôi sau khi được y tá tắm rửa sạch sẽ được đặt nằm cạnh mẹ. Hai bàn tay nhỏ xíu yếu ớt. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bàn tay con, hạnh phúc đến ứa nước mắt. Đó là khi tôi biết rằng mình đã thực sự trưởng thành, và tin rằng mình sẽ mạnh mẽ hơn để có thể che chở cho con, để dắt con đi suốt những tháng năm thênh thang phía trước.

 Những đêm nằm bên con, cầm lấy tay con đặt nhẹ lên môi hôn, chợt nghĩ rằng có lẽ ngày xưa mẹ mình cũng nâng niu và yêu thương mình nhiều đến thế. Rồi một ngày con gái mình sẽ lớn, sẽ lại đặt bàn tay vào một bàn tay khác mà con thương yêu. Chỉ mong con gặp đúng người để tin, và bàn tay không bị buông lơi trong nỗi đớn đau thất vọng.

 Ngày ông nội mất, tôi nghẹn lòng nhìn bà nội cầm tay ông kể lể về những tháng ngày xưa cũ khi ông bà còn trẻ. Hai người đã cùng nhau sống chung hơn nửa thế kỷ với bao nhiêu yêu thương, giận hờn, khổ đau, hạnh phúc. Vậy mà nay tay bà còn ấm, tay ông đã lạnh ngắt rồi. Chẳng ai cưỡng được số mệnh, chẳng ai đâu. Ai rồi cũng sẽ một ngày về nằm trong lòng đất. Có người ra đi trong ồn ào khóc lóc, có người lìa khỏi thế gian trong lạnh lẽo cô đơn. Người ra đi bởi đã trả xong nợ cõi trần. Chỉ là người ở lại sẽ mang nhiều nuối tiếc xót xa khi biết rằng bao nhiêu yêu thương lúc này cũng không thể sưởi ấm cho người được nữa.

 Thỉnh thoảng tôi vẫn đưa tay mình lên trước mặt rồi tự hỏi lại câu chồng mình đã hỏi: Bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay? Nhiều, nhiều lắm. Có những cái nắm tay khiến mình nhớ mãi, có những cái nắm tay buông rồi là quên ngay. Có những cái nắm tay thật chặt, cũng có cái nắm tay buông lơi hờ hững. Chợt nhận ra một bàn tay đẹp không phải là bàn tay thon dài mềm mại với những chiếc móng được tỉa tót sơn màu. Một bàn tay đẹp là chìa ra đúng lúc mình cần, nắm tay mình qua những đoạn đường đời chông chênh sỏi đá, dẫu mệt mỏi cũng không buông, dẫu xa xôi cũng không nản.

 Nếu chúng ta đang có những bàn tay để nắm, xin hãy trân trọng từng phút giây. Đừng mơ mộng những bàn tay xinh đẹp của ai kia mà buông lơi bàn tay gần gũi ấm áp ở bên mình. Nắm lấy tay nhau, cử chỉ ấy ấm áp hơn mọi lời nói yêu thương đầu môi chót lưỡi.

 Bởi cuộc đời nhiều bất trắc, ai biết được khi nào ai nhắm mắt xuôi tay. Ai biết được khi nào tay mình vẫn ấm áp đây mà bàn tay ai kia đã vô chừng lạnh lẽo. Vậy nên khi sống không đem đến cho nhau sự ấm áp, thì khi lìa khỏi nhân gian có bịn rịn tiếc thương cũng còn ý nghĩa gì?” (Lê Giang –  Dân Trí)

Truyện ở trên, là câu chuyện về nắm bắt tay/chân người khác, chứ không phải tay chân của chính mình. Trong việc nắm bắt ý-nghĩa mọi sự việc trong đời, đặc-biệt là đời đi Đạo, lại cũng thấy có những lời vàng từng bảo ban, như sau:

“Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn,

hiền từ và nhẫn nại;

hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.

Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất

mà Thần Khí đem lại,

bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.”

(Thư Êphêsô 4: 2-3)

Nhằm thực-hiện cuộc sống “thuận hoà/gắn bó” với nhau ở đời thường, lại cũng đề nghị bạn/đề-nghị tôi, ta nghe thêm câu truyện ngắn khác hầu vui sống những tháng ngày tràn đầy các giao-dịch với mọi người ở trong họ, ngoài làng, rất như sau:

“Truyện rằng:

 Có một anh chàng dắt theo một con chó ngao Tây Tạng trị giá cả bạc triệu ra ngoài đi dạo. Anh ta hễ gặp ai cũng đều đem con chó ra khoe, lại còn huyênh hoang mà nói rằng: “Người không có bốn năm trăm cân sức lực thì không thể kéo nổi chú chó của tôi”.

 Lúc này, anh chàng nhìn thấy một ông già bị hói đầu bên đường cùng với một con chó gần như đã rụng hết lông đang ngồi bên cạnh. Con chó ngao Tây Tạng của anh ta hướng về phía con chó đó kêu sủa ầm ĩ, nhưng con chó già kia không thèm để ý đến nó.

 Chàng trai cảm thấy không vui. Nói rằng: “Ông lão này! Con chó của ông lớn thế kia, là giống chó gì vậy? Hãy để hai con chó của chúng ta đấu với nhau thử xem? Nếu chó của ông thua hãy đưa cho tôi 500 đồng, còn nếu chó ngao Tây Tạng của tôi thua thì tôi sẽ đưa cho ông 2000 đồng”.

 Ông lão nói: “Tôi đang lo lắng về thức ăn tháng sau của anh bạn già này đây! Nếu được thì hãy đánh cược lớn hơn một chút? Nếu chó của tôi thua, tôi sẽ đưa cho anh 5 vạn, còn nếu chó của anh thua thì anh hãy đưa cho tôi 3 vạn”. 

Anh chàng cười lớn: “Con chó này của tôi là giống chó ngao Tây Tạng thuần chủng. Sau này, ông đừng có nói là tôi đã không nói cho ông biết trước. Được thôi!” Hai con chó giao tranh chưa được hai phút, chó ngao Tây Tạng kia đã bại trận, cũng không còn dám kêu sủa gì nữa. 

Anh chàng thua mất 3 vạn đồng, vô cùng sầu não: “Ông này, con chó đó của ông là chó gì thế? Sao lại dũng mãnh thế kia?” Ông lão vừa đếm tiền vừa nói: “Đến bây giờ tôi cũng không biết nó là chó gì nữa, trước khi chưa rụng lông thì gọi là sư tử!”

 Anh chàng nghe xong thì cười không được mà khóc cũng không xong!!! Bất cứ lúc nào thì cũng đừng có khoe khoang, hãy giữ khiêm tốn! Khiêm tốn! Khiêm tốn hơn nữa! Bạn khoe khoang cái gì, điều ấy nói rõ bạn đang thiếu nó.

 Những người có bản lĩnh thật sự, luôn luôn bảo trì một trạng thái bình tĩnh ôn hòa, giống như ông lão đó và “con chó già” của ông, chỉ là điềm đạm ung dung mà tồn tại.

Bạn đã là sư tử rồi, thì đâu cần phải chứng minh làm gì nữa? Đâu cần phải khoe khoang làm gì nữa?

 Con người sống ở trên đời, không phải là để so đo với người khác. Bản thân hãy sống sao cho có ý nghĩa nhất, và làm ra những cống hiến vĩ đại nhất.”(Truyện kể rút từ trang mạng gồm đầy những câu truyện để kể cho nhau nghe)

Phiếm-luận chuyện Đạo/đời ngày hôm nay, còn là kể cho nhau nghe một cách phiến-phiến những truyện kể dù không đáng kể, chỉ để minh-hoạ vấn-đề gì đó ta bàn, rày cũng đặng. Phiếm-luận chuyện nghiêm-túc ở trong Đạo hoặc chuyện vẩn vơ ở ngoài đời, còn là công việc của bạn, của tôi vào lúc này. Những lúc hoặc những ngày, ta có rất nhiều chuyện để bàn và để tán, như hôm nay.

Thế nhưng, chuyện gì rồi cũng đi đến phần kết dù hay hoặc dở. Và hôm nay, đi vào phần kết-luận một chuyện phiếm, tưởng cũng nên đề nghị bạn và tôi, ta lại cứ ngước mặt lên cao, hát lại những ý/lời của nhạc-bản mang đầu đề “Chỉ chừng một năm thôi”; để rồi sẽ coi mọi chuyện như “không có gì để ầm ĩ”, không còn tán rộng ra như thế.

Quyết thế rồi, nay ta mọi mọi người hãy hát những lời như:

“Chỉ chừng một cơn mưa,

Để không ngờ chi nữa,

Đi dưới mưa hồng nghe

Giọt nhẹ vào tim ta…

(Phạm Duy – bđd)

Pháp coi trọng Campuchia, Lào, … hơn Việt nam !

From facebook:  Phạm Đăng Quỳnh‘s post — with Phan Thị Hồng.

Pháp coi trọng Campuchia, Lào, … hơn Việt nam !

– “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Diễn văn của Nguyễn Phú Trọng ngày 18/5/2015 tại Hà nội.

See More

 
Image may contain: one or more people and text
Phạm Đăng Quỳnh with Quynh Pham.

 

SUY NGHĨ TỪ VIỆC NHỎ.

Pháp vừa thông báo công dân các nước Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, Myanma, Philippines sẽ được rút ngắn thời gian xem xét cấp thị thực xuống còn 48 giờ.

Đối với công dân Việt Nam, trong mọi trường hợp, phải nộp hồ sơ thị thực Pháp chậm nhất là 15 ngày trước ngày xuất hành.

Việc được rút thời gian xem xét cấp thị thực đồng nghĩa với việc hồ sơ của công dân đến từ các nước trên ngày càng đáng tin cậy hơn.

Tại sao một đất nước văn minh như Pháp tin tưởng những người đến từ Campuchia hơn những người đến từ Việt Nam?

Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam suốt 42 năm nay là lực lượng duy nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện nhà nước và xã hội?

Ai tạo ra một hiện trạng xã hội suy đồi, yếu kém, suy thoái về mọi mặt, lừa dối từ trên xuống dưới, dối trá từ dưới lên trên?

(Share bài viết của Nguyễn Tri Hùng bên nhà chú David Truong)

Những đứa con thơ dại của các nữ tù nhân lương tâm Việt Nam

Những đứa con thơ dại của các nữ tù nhân lương tâm Việt Nam

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-07-26
 
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái, bé Nấm.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái, bé Nấm.

 Courtesy: Facebook Tuyet Lan Nguyen

Trong vòng chưa đầy một tháng, nhà cầm quyền Việt Nam tuyên các bản án tù nặng nề đối với hai nhà hoạt động nhân quyền, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Cuộc sống của những đứa trẻ thơ là con của hai nữ tù nhân lương tâm này thế nào?

Hồn nhiên khi mẹ bị bắt?

Vào sáng sớm thứ Ba, ngày 25 tháng 7 năm 2017, hình ảnh ông Phan Văn Phong, bố của hai cháu bé Phú-Tài với những cành hoa hồng trên tay bước vội về hướng cổng Tòa án nhân dân Tỉnh Hà Nam, để tham dự phiên tòa xét xử nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, khiến nhiều người xúc động.

Trong khi các tổ chức nhân quyền thế giới lên án mạnh mẽ việc Chính quyền Hà Nội bắt giữ bà Trần Thị Nga với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước’, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam vào những ngày giáp Tết Đinh Dậu thì hai đứa con thơ của bà Nga là Phú và Tài hồn nhiên trước cảnh tượng rất đông công an và an ninh đến nhà dẫn mẹ đi.

Cũng cần nhắc lại trước thời khắc giao thừa, Đài RFA đã liên lạc với gia đình của bà Trần Thị Nga và có được cuộc trò chuyện rất ngắn với cháu Tài:

“-Con ơi, mẹ đi đâu rồi con?

-Đi vào tù.

-Con đón Tết, con nhớ mẹ nhiều không?

-Con đón Tết, con nhớ mẹ nhiều.”

Bố của hai bé Phú-Tài, ông Phan Văn Phong nói với chúng tôi rằng hai cháu quá quen thuộc với việc bà Nga thường xuyên bị chính quyền câu lưu hay công an, an ninh luôn xuất hiện sách nhiễu gia đình nên trong sự nhận thức non nớt của các bé chỉ đơn thuần là mẹ bị bắt vào tù giống như mẹ vắng nhà vài hôm rồi mẹ về.

Dù suốt nửa năm không được nhìn thấy mẹ và không được sống gần gũi bên cạnh mẹ, nhưng Phú và Tài vẫn nở những nụ cười tươi khi được nghe ai đó nhắc về mẹ của mình. Và dù phải thức dậy thật sớm vào 5 giờ sáng để theo bố với niềm mong ước được gặp mẹ, nhưng Phú-Tài lại ngoan ngoãn thơ thẩn chơi trên vỉa hè khi cả ba bố con không được phép vào dự phiên tòa mà chính quyền Tỉnh Hà Nam thông báo là “xét xử công khai”.

Có phải vì bối cảnh gia đình mà hai cháu Phú-Tài ngây ngô với cuộc sống vốn dĩ diễn ra như thế, như những chú gà con tự bới quào khi không được gà mẹ dang cánh ấp ôm, che chở? Hay có phải vì sống cảnh “gà trống nuôi con” nên bố của Phú-Tài không nhận biết được những dấu hiệu tâm sinh lý bất thường do không có mẹ bên cạnh của hai đứa trẻ con ông?

Biểu hiện tâm sinh lý bất thường?

Lúc mẹ bị bắt, bé Nấm nhìn người ta với ánh mắt rất khó chịu và trong con mắt của cháu biểu hiện sự ghét người khác hay hận thù gì đó
-Thân mẫu Blogger Mẹ Nấm

Cũng bằng độ tuổi của cháu Tài, bé Gấu, đứa con trai bé bỏng của Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà hoạt động nhân quyền được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2017và bị Tòa án Tỉnh Khánh Hòa tuyên 10 năm tù giam, có biểu hiện trầm cảm ngày một nặng hơn, kể từ khi mẹ bị bắt hồi tháng 10 năm 2016.

Thân mẫu của Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho Đài Á Châu Tự Do biết thời điểm con gái của bà vừa bị bắt, cháu Gấu hay khóc quấy và hỏi bà ngoại “Mẹ đi mua sữa sao lâu quá không về?” Dần dà, bé Gấu ngồi một góc và nói chuyện một mình. Mỗi khi Gấu nói với bà ngoại những ký ức về mẹ thì y như rằng bé bị đi xón trong quần vào lúc đêm tối ngủ mớ.

Không chỉ bé Gấu mà chị của Gấu, bé Nấm, 11 tuổi còn có những biểu hiện rất khác thường. Bà Tuyết Lan kể lại:

“Lúc mẹ bị bắt, bé Nấm nhìn người ta với ánh mắt rất khó chịu và trong con mắt của cháu biểu hiện sự ghét người khác hay hận thù gì đó.”

TranThiNga.jpg
Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga và con trai, bé Tài.Courtesy: Facebook Hoang Sy Vu

Trước biểu hiện tâm sinh lý không bình thường của hai chị em Nấm-Gấu, thân mẫu của tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rất lo lắng. Sau nhiều tháng bà mẹ đơn thân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, bé Nấm được gặp mẹ trước ngày phiên tòa sơ thẩm mở ra. Tuy vậy, bé Nấm vẫn không rơi một giọt nước mắt nào trong giây phút hiếm hoi nhìn thấy mẹ.

Vì không thể tìm được bác sĩ tâm lý tại Thành phố Nha Trang, bé Nấm được người quen của gia đình dắt đi điều trị ở Sài Gòn. Bà Tuyết Lan kể về lần đầu tiên bé Nấm gặp gỡ với chuyên gia tư vấn tâm lý:

“Bác sĩ tâm lý hỏi là ‘Nấm có khóc không?’ Nấm suy nghĩ và nói rằng ‘Tại sao phải khóc?’ Bác sĩ tâm lý hỏi thêm ‘Tại sao không khóc?’ Nấm trả lời lại “Khóc là hèn, là yếu đuối, không có gì để khóc hết’.”

Bà Tuyết Lan cho biết tình trạng tâm lý của bé Nấm tương đối được ổn định sau vài tháng điều trị. Và vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, bé Gấu không được đưa đi khám bệnh như chị gái của mình. Bà Tuyết Lan nói về biểu hiện của bé Nấm trong thời gian gần đây:

“Lúc đầu Nấm ở trong phòng không tiếp xúc với ai. Hỏi gì cháu cũng im lặng, không nói không rằng gì hết. Bây giờ thì đã nói lại. Những ngày gần đây, Nấm đọc trên mạng xã hội về cô Trần Thị Nga. Nấm nói với tôi là ‘Cô này cũng có con nhỏ bằng tuổi Gấu, chưa đầy 5 tuổi nè ngoại à’. Nửa đêm, Nấm ôm bà và nói ‘Bà ơi, con nhớ mẹ lắm bà!’.”

Chúng tôi cũng được dịp trao đổi với bé Nấm và được nghe cháu chia sẻ trong tâm thái rất bình tĩnh. Bé Nấm nhận thức rõ được vai trò của một người chị gái phải phụ bà ngoại chăm sóc cho em, sau khi nghe bà đi dự phiên tòa xét xử mẹ về và nói rằng phải chờ đến khi vào đại học thì mới được gặp lại mẹ. Đáp câu hỏi của RFA rằng mong ước hiện tại là gì, câu trả lời của bé Nấm đã không nói cho riêng mình:

“Con mong tất cả các bạn được sống với mẹ và được mẹ yêu thương, chứ mẹ không bị đi tù.”

Mỗi khi đối diện với tất cả an ninh và những người trong chính quyền thì em cảm thấy họ là những kẻ tàn ác. Em nhìn họ như đứt từng tia máu trong ánh mắt, cảm giác căm thù đến mức độ như vậy
-Blogger Trịnh Bá Phương

Với lời bộc bạch của bé Nấm, khó ai có thể hình dung được một bé gái mới hơn mười tuổi đầu luôn khát khao hơi ấm của mẹ, dù được bà ngoại yêu thương và chăm sóc rất chu đáo, lại luôn sống trong sự hoài nghi, cảnh giác với mọi người xung quanh. Ánh mắt thơ ngây của bé Nấm vẫn ánh lên sự giận dữ mỗi khi bắt gặp những người lạ quanh quẩn ba bà cháu trong các sinh hoạt thường nhật bất kể ngày hay đêm.

Blogger Trịnh Bá Phương, con trai của tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, một phụ nữ đấu tranh giữ đất và chống tham nhũng, chia sẻ rằng anh rất thấu hiểu và đồng cảm với bé Nấm. Anh Trịnh Bá Phương cho biết là một người trưởng thành và chuẩn bị tinh thần cho việc bố mẹ có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào, nhưng:

“Sau khi bố mẹ em bị bắt vào ngày 25/04/2014 thì hình thức mà họ sử dụng bạo lực kết hợp với nhà tù thì em nhận biết rõ hơn về sự phi nhân và tàn bạo của chế độ và tâm lý của em rất là căm thù. Mỗi khi đối diện với tất cả an ninh và những người trong chính quyền thì em cảm thấy họ là những kẻ tàn ác. Em nhìn họ như đứt từng tia máu trong ánh mắt, cảm giác căm thù đến mức độ như vậy.”

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận không chỉ Blogger Trịnh Bá Phương mà cộng đồng cư dân mạng xã hội cùng dư luận trong và ngoài nước đều bày tỏ sự xót xa cho các cháu bé, con của hai nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga; đồng thời cũng lên án mạnh mẽ nhà cầm quyền Việt Nam không chỉ tuyên các bản án tù nặng nề đối với hai bà mẹ đơn thân vô tội mà còn gián tiếp trút lên đầu những đứa con thơ của họ bằng sự bất nhân, tàn nhẫn và bạo quyền của một chế độ.

VIÊN NGỌC QUÝ

VIÊN NGỌC QUÝ

Thiên Phúc

Chuyện kể rằng có một thầy khổ tu vào rừng để hành xác, mong được lên cõi thiên đàng.  Ngày ngày có một cô gái nhân đức tới để cung cấp trái cây và nước suối cho thầy.

Nhiều năm trôi qua, đã đến lúc thầy phải rời bỏ khu rừng vào hang núi sâu, hoàn thành cuộc hành xác khắc nghiệt.  Người con gái chặt củi nước mắt lưng tròng van xin:

– Tại sao thầy không cho con được diễm phúc hầu hạ thầy?

Và thầy tu đã ngồi lại, ở nguyên chỗ cũ.

Thầy ngồi một mình, tháng này qua năm nọ, cho đến khi cuộc hành xác hoàn thành.  Vị chúa tể của những con người bất tử xuống báo cho thầy biết rằng thầy đã được lên cõi thiên đàng.  Nhưng thầy tu nói:

– Đã lâu rồi tôi không cần thiên đàng nữa!

Vị chúa tể kia liền hỏi:

– Vậy thầy muốn được phần thưởng nào quí giá hơn thiên đàng?

Thầy tu chắp tay nhắm mắt điềm nhiên trả lời:

– Tôi muốn được cô gái chặt củi?

****************************** **

“Nước Trời giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.  Tìm được một viên ngọc quý ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy” (Mt 13,45-46).  Người thương gia rất am tường về ngọc, ông biết rõ viên ngọc quý này là vô giá, mà người bán không hề biết, nên ông đã đánh đổi cả gia tài của mình để mua viên ngọc ấy, vì tất cả những gì ông có so với viên ngọc quý ấy cũng chẳng là gì, chẳng đáng giá chi.

Nước Trời đáng quí, đáng trọng, đáng mơ ước là thế, vậy mà thày tu trong câu chuyện trên đây lại bỏ thiên đàng để ở lại với cô gái chặt củi.  Viên ngọc quý của ông sau bao nhiêu năm hành xác mới có được lại không phải là thiên đàng vĩnh cửu, mà là một xác phàm hay chết, một thụ tạo nay còn mai đã biến tan.  Thật là ngu lắm thay, dại khờ lắm thay!

Chợt nghĩ lại, đâu chỉ mình thày tu này dại khờ, ngu ngơ!  Đâu chỉ mình ông mới “Bỏ hình bắt bóng”.

Những kẻ xem danh vọng, chức quyền là viên ngọc quý, cả đời săn lùng tìm kiếm cho đến hao tâm tổn sức, để rồi nó vỡ tan như bong bóng xà phòng, lại không dại khờ lắm sao?

Những kẻ coi tiền bạc, của cải là kho báu duy nhất trên đời, để bôn ba vất vả thu tích cho thật nhiều mà chẳng nghĩ đến ai, và khi nhắm mắt xuôi tay cũng chẳng mang được một xu về bên kia thế giới, lại chẳng dại khờ lắm sao?

Những kẻ đam mê khoái lạc, ăn chơi cho thỏa thích, họ xem thế gian này là kho báu, là viên ngọc quý, phải thụ hưởng tối đa cho thỏa mãn, cho tràn trề, để rồi khi kết thúc cuộc đời ngắn ngủi, sẽ phải khóc lóc nghiến răng muôn kiếp, lại không phải là kẻ dại khờ lắm sao?

Hãy bỏ đi những chiếc phao thủng mà một lúc nào đó, giữa biển đời lênh đênh chúng ta đã bám víu như một vật cứu sinh an toàn.

Chỉ có những ai sáng suốt nhận ra Đức Giêsu chính là viên ngọc quý, lấp lánh ngời sáng như sao mai trên bầu trời, mới dám bán đi những viên ngọc giả là của cải, danh vọng và khoái lạc trần gian, mà mua lấy mối tình thâm sâu với Người trong cõi đời đời.

Chỉ có những ai xác tín rằng Nước Trời chính là kho báu vô giá, tồn tại vĩnh cửu, mới “vui mừng bán đi tất cả” những kho tàng phù vân đời này, mà mua lấy kho báu bất diệt trên nơi vĩnh phúc.

Đức Giêsu nói với người thanh niên giàu có: “Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời.  Rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).  Nếu Đức Giêsu là viên ngọc quý, là hiện thân của nước Trời, thì người tín hữu phải bán đi tất cả, phải chấp nhận mất mát tất cả, phải từ bỏ mọi sự để được sống với Người, để chọn Người làm lẽ sống, và để được Người, là được tất cả.

Đó là cái nghịch lý chạy xuyên suốt toàn bộ Tin Mừng: mất đi để được lại, cho đi để được nhận lãnh, chết đi để được sống mãi.

Baeteman có viết: “Cái đáng giá, không luôn là cái chúng ta hiến dâng cho chúa, nhưng luôn là cái gì chúng ta nhân danh Người mà từ chối”.

****************************** **

Lạy Chúa, nếu có lần nào chúng con cảm nghiệm được hạnh phúc giả tạo mau qua của kho tàng dưới đất, thì xin cho chúng con một chút ngất ngây hạnh phúc của kho báu trên trời.

Xin dạy chúng con biết luôn chọn chúa là gia nghiệp, là cùng đích và là lẽ sống của cuộc đời chúng con.  Amen.

Thiên Phúc

(trích trong “Như Thầy Đã Yêu”)

Langthangchieutim gởi

Nếu như những người đàn ông nước Việt chúng ta bớt hèn đi một chút

Fro facebook: g shared Dung The Phung‘s post.
Image may contain: 1 person, sitting and night
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: 6 people
Image may contain: one or more people, people sitting, crowd and table
Dung The Phung added 4 new photos.

MỘT BÀI VIẾT MÀ TẤT CẢ ĐÀN ÔNG Việt Nam cùng những ai thích TUNG HÔ Nên đọc 
Xin cảm ơn tác giả Trương Quang Thi 
……………………………………………………………….

Mình thực sự không muốn viết gì về người phụ nữ vừa bị kết án 9 năm tù. Mình không muốn suy tôn cô ấy như một anh hùng, mình chỉ muốn cô ấy hạnh phúc với vai trò làm mẹ, làm vợ. 

Là một phụ nữ ít học, cô ấy từng đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Quá trình dấn thân của cô ấy bắt đầu bằng việc bảo vệ cho những nạn nhân đi làm lao nô ở xứ người.

Lẽ ra với xuất thân ấy cô này chỉ đáng là một quần chúng bình thường. Bởi ở cái đất nước này không thiếu những người đàn ông tài giỏi. Có sức khoẻ, có trình độ, có đủ tố chất để làm thay những việc mà cô ấy đã làm. 

Tôi thực sự không muốn một ngày nào đó phải coi cô ấy như một biểu tượng tinh thần trong cuộc chiến chống lại bất công xã hội.

Tuy nhiên rất tiếc là tại Việt Nam bây giờ, những người đàn ông chỉ sẵn sàng húng chó với nhau bằng cơ bắp, sẵn sàng hùng dũng nâng cái ly bia mỗi buổi chiều về, sẵn sàng đánh đập vợ con, hay đơn giản hơn là vễnh râu ngồi chờ bữa cơm được dọn sẵn. Họ không đủ dũng để làm cái việc của người phụ nữ kia đã từng làm. 

Chính vì vậy mà cô ấy phải làm thay cho lũ chúng ta, cô ấy phải làm một người hùng bất đắc dĩ.

Cũng cần phải kể đến công lao của đội ngũ an ninh ở đất nước này trong vai trò đẩy người phụ nữ hai con kia vào vòng lao lý. 

Bắt đầu bằng việc cô ấy bảo vệ đồng hương xuất khẩu lao động tại Đài Loan, lực lượng an ninh đã phối hợp rất nhịp nhàng trong việc cô lập cô ấy ra khỏi cộng đồng. 

Từ chuyện làm khó người ta trong vấn đề đi lại, cho đến việc tạo sức ép khiến người ta mất cơ hội kiếm tiền sinh sống. Tất cả những điều đó đã đẩy cô ấy đến ngưỡng cực độ chịu đựng sự bất công. 

Cuối cùng là một bản án bỏ túi đã tuyên cô ấy chín năm tù.

Tôi tin rằng nếu sống trong môi trường xã hội công chính, cô ấy chỉ là một mẫu phụ nữ của gia đình. 

Chính sự làm dụng quyền lực của bộ máy công quyền, sự tha hoá của đại bộ phận công chức, sự phân hoá xã hội đến cùng cực đã đẩy cô này vào con đường như cô ấy chọn. 

Và nếu như những người đàn ông nước Việt chúng ta bớt hèn đi một chút thì bi kịch kia sẽ chẳng bao giờ có cơ hội xảy ra. Cái bi kịch hai đứa trẻ nheo nhóc ngóng mẹ chúng đang ngồi ở trong tù chín năm trời ròng rả chỉ vì yêu nước.

NHÂN LOẠI RÙNG MÌNH TRƯỚC HAI BẢN ÁN: NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH 10 NĂM TÙ. TRẦN THỊ NGA 9 NĂM TÙ!

From facebook: hared Thư Hiên Vũ‘s post.
Image may contain: 1 person, standing, sitting and outdoor
Image may contain: 3 people, selfie
Thư Hiên Vũ added 2 new photos.

NHÂN LOẠI RÙNG MÌNH TRƯỚC HAI BẢN ÁN NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG VỚI NHỮNG PHỤ NỮ CÓ CON NHỎ CHỈ VÌ LÊN TIẾNG BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ ĐÒI NHÂN QUYỀN: 

NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH 10 NĂM TÙ. TRẦN THỊ NGA 9 NĂM TÙ!

NHÀ CẦM QUYỀN ĐÃ TRÚT BỎ LỐT NGƯỜI!

SỰ NHÂN TỪ BẮT ĐẦU BẰNG SỰ LẮNG NGHE

 SỰ NHÂN TỪ BẮT ĐẦU BẰNG SỰ LẮNG NGHE

Mục Sư Rick Warren, Niềm Hy Vọng Cho Mỗi Ngày, 20 tháng 7, 2017

“Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2).

Nếu sự nhạy cảm với những nhu cầu của người khác bắt đầu với đôi mắt của bạn, thì sự cảm thông với những tổn thương của họ bắt đầu với đôi tai của bạn. Bạn phải học cách lắng nghe! Bạn càng trở nên người biết lắng nghe chừng nào, bạn sẽ càng trở nên người biết thông cảm chừng nấy.

Chỉ nhìn thấy nhu cầu của người khác không thôi thì không đủ. Bạn cũng phải cảm nhận được những xúc cảm của người đó. Bạn phải cảm thông với nỗi đau của họ. Kinh thánh chép trong Lu-ca 10:33b rằng khi người Sa-ma-ri nhân lành thấy người bị cướp và bị đánh đập nằm bên đường, “ngó thấy thì động lòng thương.” Trước tiên, đôi mắt của ông ta nhìn thấy. Rồi thì đôi tai và tấm lòng của ông dự phần, và ông ta thông cảm với người đang cần giúp đở. 

Đôi khi tất cả những điều cần thiết để bày tỏ lòng nhân từ là chỉ lắng nghe. Thật ra, cho những lời khuyên có thể có kết quả ngược lại với lòng nhân từ. Joe Bayly viết trong sách của ông về tiếc thương- đau khổ, Quang cảnh từ một xe tang, “Tôi đang ngồi, xé lòng với nổi tiếc thương, và có một người đến nói với tôi về những cách Chúa xử sự về lý do tại sao điều này xãy ra, về niềm hy vọng bên kia mộ phần.

Người đó cứ nói không thôi. Ông ta nói những điều tôi biết là đúng. Nhưng tôi không cảm động, ngoại  trừ mong muốn ông ta sớm rời đi. Và cuối cùng ông ta đã đi. Rồi một người khác đến ngồi bên cạnh tôi,  và anh ta không nói gì cả. Anh ta không hỏi tôi một câu hỏi khiến tôi phải trả lời nào. Anh ta cứ ngồi cạnh tôi suốt một tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn nữa, lắng nghe khi tôi nói vài điều, trả lời ngắn gọn, câu nguyện đơn giản, rồi đi. Tôi thật cảm động. Tôi được an ủi. Tôi không vui thấy anh ra đi.”

Sự cảm thông dính líu đến đôi tai. Lắng nghe là một hình thức của lòng nhân từ.

Thông cảm đáp ứng được hai nhu cầu căn bản của bạn: nhu cầu cần được hiểu và nhu cầu cần cảm xúc của mình được công nhận. Khi bạn đang đau khổ, bạn được an ủi khi biết rằng mình không phải là điên khùng gì, những gì bạn cảm xúc là bình thường, và trước đây những người khác cũng đã từng cảm thấy giống như bạn.  

Kinh Thánh chép: “Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2).

Luật pháp của Đấng Christ là gì? Nó gọi là Đại Giới Răn: “Yêu Chúa với tất cả tấm lòng của bạn, và yêu kẻ lân cận như mình.” Bạn có thích người khác thông cảm với bạn khi bạn đang bị tổn thương về tình cảm, thể xác hay thuộc linh không? Dĩ nhiên là có. Kinh Thánh bảo bạn làm như vậy cho những người khác.

Những bàn tay đã nắm

 Những bàn tay đã nắm 

Một lần ông xã ngồi mân mê bàn tay tôi rồi hỏi: “Nói anh nghe, bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay rồi?” Một câu hỏi không hề dễ trả lời, thậm chí là không thể trả lời cho chính xác. Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua

Bàn tay tôi nắm đầu tiên là của ai, là bố hay là mẹ? Tôi chắc chắn không biết. Nhưng tôi biết đó là hai bàn tay tôi đã nắm nhiều nhất thuở ấu thơ. Những bàn tay to, thô ráp bởi cày cuốc ruộng đồng, những bàn tay như thần thánh có thể làm hết thảy mọi việc. Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ. Bất cứ khi nào tôi ngã, hay khi tôi buồn khóc, ốm đau, sẽ có bàn tay rộng lượng chìa ra cho tôi nắm vào để biết rằng mình đang được vỗ về an ủi. Sau này lớn lên, tôi lấy chồng xa, thỉnh thoảng đưa con về thăm nhà, ngủ chung với mẹ. Những đêm chờ mẹ ngủ say, tôi cầm bàn tay mẹ áp vào ngực mình. Bàn tay vẫn to, đầy những nốt chai sần và nay đã nhăn nheo gầy guộc. Và tôi khóc, cảm giác nhớ tiếc một cái gì đó.

Tôi nhớ bàn tay người con trai đầu tiên mà tôi gọi đó là mối tình đầu. Đôi bàn tay đẹp, dài với những chiếc móng được cắt gọt cẩn thận. Người ấy thường nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, dùng ngón tay mình vẽ vẽ vào lòng bàn tay tôi rồi hỏi: “Đố em biết anh vừa viết gì?”. Tôi lắc đầu. Anh cười nói anh viết rằng: “Anh muốn nắm tay em đi hết con đường đời dài rộng” .Nhưng rồi mọi lời hứa hẹn đều như gió thoảng mây bay. Bàn tay ấy đã buông lơi, thôi không còn nắm tay tôi mà tìm đến một bàn tay khác. Những lúc buồn, tôi vẫn vô thức tự vẽ vẽ lên lòng bàn tay mình. Rồi lại tự cười một mình khi nhận ra mình giống hệt một kẻ ngốc.

Ngày có người con trai cầm tay tôi nói lời cầu hôn, tôi cảm nhận rõ sự gai góc xù xì trong bàn tay ấy. Cảm giác ấy khiến tôi liên tưởng đến bàn tay mềm mại của mối tình đầu, rồi chợt thốt lên: “Sao bàn tay anh xấu thế?”. Anh nhìn tôi, bật cười giải thích, vì nó không được lớn lên trong mượt mà nhung lụa mà lớn lên bởi những gánh nặng mưu sinh, vì nó không được nâng niu mà đã bao phen trầy da chảy máu. Rồi anh nhìn vào mắt tôi, bàn tay siết chặt bàn tay: “Em cứ tin, nó không đẹp nhưng chẳng ngại khó khăn nào cả, hãy cứ vững tâm mà nắm lấy, được không?”.

Cuối cùng thì tôi đã nhận lời nắm lấy bàn tay ấy, để anh dắt lên xe hoa, để anh lồng vào ngón tay chiếc nhẫn cưới, để anh lau những giọt nước mắt ngày tôi về nhà chồng. Bàn tay ấy đã tự vào bếp nấu cho tôi bát cháo ngày tôi ốm, tự cắm hoa vào lọ những ngày kỉ niệm yêu đương. Bàn tay ấy đã dắt tôi đi qua bao nhiêu ngày tháng chông chênh đan xen những lo toan và niềm hạnh phúc. Đôi bàn tay xù xì nhưng cứng cáp và ấm áp vô ngần.

Ngày tôi đau tưởng chừng xé ruột để cho chào đời một sinh linh, đứa con gái bé bỏng của tôi sau khi được y tá tắm rửa sạch sẽ được đặt nằm cạnh mẹ. Hai bàn tay nhỏ xíu yếu ớt. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bàn tay con, hạnh phúc đến ứa nước mắt. Đó là khi tôi biết rằng mình đã thực sự trưởng thành, và tin rằng mình sẽ mạnh mẽ hơn để có thể che chở cho con, để dắt con đi suốt những tháng năm thênh thang phía trước.

Những đêm nằm bên con, cầm lấy tay con đặt nhẹ lên môi hôn, chợt nghĩ rằng có lẽ ngày xưa mẹ mình cũng nâng niu và yêu thương mình nhiều đến thế. Rồi một ngày con gái mình sẽ lớn, sẽ lại đặt bàn tay vào một bàn tay khác mà con thương yêu. Chỉ mong con gặp đúng người để tin, và bàn tay không bị buông lơi trong nỗi đớn đau thất vọng.

Ngày ông nội mất, tôi nghẹn lòng nhìn bà nội cầm tay ông kể lể về những tháng ngày xưa cũ khi ông bà còn trẻ. Hai người đã cùng nhau sống chung hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu yêu thương, giận hờn, khổ đau, hạnh phúc. Vậy mà nay tay bà còn ấm, tay ông đã lạnh ngắt rồi. Chẳng ai cưỡng được số mệnh, chẳng ai đâu. Ai rồi cũng sẽ một ngày về nằm trong lòng đất. Có người ra đi trong ồn ào khóc lóc, có người lìa khỏi thế gian trong lạnh lẽo cô đơn. Người ra đi bởi đã trả xong nợ cõi trần. Chỉ là người ở lại sẽ mang nhiều nuối tiếc xót xa khi biết rằng bao nhiêu yêu thương lúc này cũng không thể sưởi ấm cho người được nữa.

Thỉnh thoảng tôi vẫn đưa tay mình lên trước mặt rồi tự hỏi lại câu chồng mình đã hỏi: Bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay? Nhiều, nhiều lắm. Có những cái nắm tay khiến mình nhớ mãi, có những cái nắm tay buông rồi là quên ngay. Có những cái nắm tay thật chặt, cũng có cái nắm tay buông lơi hờ hững. Chợt nhận ra một bàn tay đẹp không phải là bàn tay thon dài mềm mại với những chiếc móng được tỉa tót sơn màu. Một bàn tay đẹp là chìa ra đúng lúc mình cần, nắm tay mình qua những đoạn đường đời chông chênh sỏi đá, dẫu mệt mỏi cũng không buông, dẫu xa xôi cũng không nản.

Nếu chúng ta đang có những bàn tay để nắm, xin hãy trân trọng từng phút giây. Đừng mơ mộng những bàn tay xinh đẹp của ai kia mà buông lơi bàn tay gần gũi ấm áp ở bên mình. Nắm lấy tay nhau, cử chỉ ấy ấm áp hơn mọi lời nói yêu thương đầu môi chót lưỡi.

Bởi cuộc đời nhiều bất trắc, ai biết được khi nào ai nhắm mắt xuôi tay. Ai biết được khi nào tay mình vẫn ấm áp đây mà bàn tay ai kia đã vô chừng lạnh lẽo. Vậy nên khi sống không đem đến cho nhau sự ấm áp, thì khi lìa khỏi nhân gian có bịn rịn tiếc thương cũng còn ý nghĩa gì?

Lê Giang ( Dân Trí)

 Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!

Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!

 

Hà Sĩ Phu

Đánh giá Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam cận-hiện đại là một vấn đề bức bách nhưng đến nay vẫn còn nan giải do có nhiều mảng tối chưa được rọi sáng bằng các tài liệu gốc hoặc khả tín. Mời bạn đọc tham khảo ý kiến của học giả Hà Sĩ Phu, người nung nấu từ nhiều năm nay về vấn đề này nhằm tìm một lời đáp khả dĩ quy tụ được đại bộ phận dân tộc Việt đi nhanh tới tự do, dân chủ và dứt khoát đứng vững trên quan điểm độc lập, tự chủ để xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần.

Bauxite Việt Nam

Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một “thần tượng” cứu nước mà vô tình hóa ra… “cõng rắn cắn gà nhà”, hoặc ít ra cũng là “rước rắn vào nhà”, thì không có lí do gì một người Việt Nam yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).

Lời tâm sự mộc mạc của cụ tuy không phải điều phát hiện gì mới mẻ, vì nhiều người đã biết, nhưng gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi thường được nghe một số đảng viên bỏ đảng vì thấy đảng bây giờ thoái hóa, không còn trung thành với Hồ Chí Minh, chứ bỏ đảng vì nghi ngờ tác dụng cứu nước của chính ngọn cờ Hồ Chí Minh thì quả thực còn hiếm.

Nghĩ kĩ mà xem, người đảng viên già này có lý. Trước hết phải hệ thống lại quá trình cố thủ của cộng sản Việt Nam trước cơn bão táp sụp đổ của cộng sản toàn thế giới và làn sóng dân chủ hóa đất nước.

– Đầu tiên, thấy Mác-Lê đã bị thế giới bóc trần tính ảo tưởng, phi lí, phi dân chủ và phản tiến hóa, “đảng ta” giảm nhẹ dần Mác-Lê để rút về với “Bác Hồ”. Nhân vật vĩ đại ắt phải có tư tưởng vĩ đại, nhưng cái pháo đài “tư tưởng Hồ Chí Minh” không vững vì chính Hồ Chí Minh đã nói “Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê, các vị Stalin, Mao Trạch Đông đã viết hết cả rồi”, và thực tế tất cả giáo lí của Hồ Chí Minh không có gì ngoài những quan điểm chuyên chính vô sản đã được “Khổng-Mạnh hóa và nông dân hóa” (dễ hiểu thôi, vì Nho giáo và nông dân chính là mảnh đất lí tưởng để gieo rắc chủ nghĩa Mác-Lê).

– Sau đó chống chế rằng Hồ Chí Minh có tư tưởng chứ, đó là “kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội”, nhưng rồi cái đuôi “chủ nghĩa xã hội” cũng chẳng vững chắc gì, bèn tô đậm thêm cho Hồ Chí Minh chẳng những ưu việt về tư tưởng mà cả về “đạo đức, phong cách”. Nhưng “đạo đức và phong cách” của Hồ Chí Minh cũng không ít chuyện rắc rối.

– Chừng ấy thành trì đều lung lay nên những đảng viên thức thời nhất đã bỏ phắt cái đuôi Mác-Lê để cứu Hồ Chí Minh và cũng để cứu mình khỏi chết chùm với con tàu cộng sản thế giới. Họ lập luận “Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải người cộng sản, chỉ dùng cộng sản làm phương tiện”. Đã rút về một Hồ Chí Minh, lại thu gọn thêm về một “chủ nghĩa yêu nước”, bỏ tuốt tuột những yếu tố cộng sản, tư tưởng, với đạo đức vẫn thường gây rắc rối, thì sự cố thủ trong lô-cốt ấy tưởng vững như bàn thạch, vì cụ Hồ giương cao cờ đánh giặc cứu nước, giành độc lập cho dân tộc thì ai còn cãi được?

Nhưng không, ác hại là bọn giặc Tàu xâm lược không để cho cái lô-cốt ấy được yên. Chúng phải khai triển cái chương trình bành trướng đã hoạch định từ lúc ông Hồ còn sống, chúng cứ lấn từng bước, ngoạm từng mảng như tằm ăn dâu, miếng ngoạm nào cũng nhân danh “tình hữu nghị mà bác Hồ và bác Mao đã dày công xây đắp, đó là tài sản vô giá của hai dân tộc”! Thế là câu chuyện “cõng rắn” ngày càng vỡ lở.

(Nói rõ thêm: Thế là những gì trong trang sử quá khứ phải được lật ra xem lại. Là người Việt Nam đích thực, không ai có thể quên một nghìn năm Bắc thuộc do kẻ thù phương Bắc gây ra, các chế độ của Trung Quốc có thể thay đổi nhưng dã tâm ấy thì xuyên suốt, không hề phai nhạt. Vậy thì một người Việt Nam yêu nước có thể quên điều ấy hay không? Nếu còn nhớ mối nguy truyền kiếp là Tàu thì sao lại lập một chương trình cứu nước xuất phát từ Tàu, lấy căn cứ địa là Tàu, đi lính cho Tàu, lấy vợ Tàu, nhận viện trợ toàn diện của Tàu, nhận cố vấn Tàu, ốm đau chỉ sang Tàu chữa bệnh, khi ngồi với các lãnh tụ Tàu thì bộc lộ sự vui sướng hơn ngồi với những người ruột thịt…

Tóm lại một câu: Dù với động cơ muốn cứu nước chăng nữa nhưng những chuỗi ứng xử như thế dứt khoát mở đường cho Trung Cộng xâm nhập Việt Nam, trải thảm đỏ cho con chó sói đàng hoàng đặt cả 4 chân vào căn nhà Việt Nam. Gọi thế là “õng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi giày mả tổ” chắc không có gì quá đáng. Những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc ngày xưa mang danh phản quốc cũng chưa thực hiện được một phần trăm công việc giúp Tàu xâm nhập Việt Nam đến thế. Mục đích tốt nhưng cách đi sai lầm nên gây hiệu quả ngược. Kích thích dã tâm bành trướng của Trung Cộng còn vô tình làm ảnh hưởng xấu đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước nữa.

Có thể giải thích rằng Hồ Chí Minh đã bị cái ảo tưởng “thế giới đại đồng” của cộng sản che mắt nên không nhìn ra kẻ thù, tưởng rằng Tàu Cộng là anh em trong gia đình xã hội chủ nghĩa thì khác hẳn Tàu phong kiến. Nếu thế thì ý thức cộng sản đã chiếm lĩnh cả tâm hồn Hồ Chí Minh, khiến Hồ Chí Minh quên cả chiến lược giữ nước của tổ tiên trước kẻ thù phương Bắc, sao lại bảo Hồ Chí Minh chỉ yêu nước chứ thực sự không phải người cộng sản? Và dù bị ý thức cộng sản che mắt nên mới mắc sai lầm thì hậu quả tai hại sẽ mất nước trước hết vẫn đặt lên vai người dẫn đường, sau đó là do “tầm” của cả dân tộc nói chung, không phải riêng một người hay một số người, đến khi nhận ra thì cái giá phải trả quá lớn.

Có thể bảo đó là sự hạn chế của lịch sử chăng? Sự cố lịch sử nào cũng do con người tiến hành, đều là sự hội tụ của những yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng muốn chủ quan là yếu tố năng động có thể hành động tốt hơn thì phải tìm ra ưu điểm, khuyết điểm chủ quan, tìm đúng nguyên nhân thành công và thất bại để rút ra bài học cho những việc sắp tới. Một hiện tượng thường gặp, trước một quá khứ đã được đánh giá là sai lầm, người ta thường chốt lại một câu “bây giờ biết thế là sai nhưng lúc ấy tôi chọn con đường ấy là đúng, là tất yếu, nếu lịch sử lặp lại tôi vẫn đi con đường đó, vì đó là điều kiện khách quan của lịch sử, là sự hạn chế của lịch sử”. Thằng “lịch sử” luôn được lôi ra làm Lê Lai cứu chúa, nhưng xin hỏi: Lúc ấy đã xuất hiện nhiều con đường, đã có người khác, nơi khác chọn con đường khác và họ đã thành công kia mà? Sự chọn sai đường là do chủ quan mình có sai lầm về nhận thức hoặc tâm lí, là do trình độ. Đổ lỗi cho khách quan chẳng qua là để nhận sự sáng suốt về cho mình kiểu tự hào AQ. Tự cho mình là “sáng suốt” như vậy thì tất yếu sẽ tiếp tục đi từ “sáng suốt sai lầm” này đến những “sáng suốt sai lầm” khác mà thôi, sự hạn chế vẫn cứ do lịch sử chứ không phải do trình độ. Dù là trình độ chung của dân tộc, hay một vài dân tộc, của dân trí, không phải của một cá nhân riêng lẻ, cũng phải tự phê phán mới mong thoát khỏi nạn lạc hậu triền miên của một đất nước được suy tôn là bậc “không chịu phát triển”!

Nay trở lại quá khứ để xem xét, với nhận thức toàn cầu hôm nay, rõ ràng việc chọn con đường cộng sản để cứu nước và phát triển đất nước là sai lầm. Đi sai quy luật, phản khoa học nên xã hội không phát triển được đã đành, nhưng phải mượn sức mạnh của Liên Xô, nhất là Trung Quốc để cứu nước mới là sai lầm tai hại hơn, vì như Phan Chu Trinh đã nói mà Nguyễn Ái Quốc không chịu nghe lời: “Lực mình yếu mà muốn dùng bạo lực tất phải nhờ vả người khác, thế thì “thảng như cái phương pháp của ông Phan (Phan Bội Châu) mà thành công, thì quốc dân đồng bào vẫn nguyên là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi mà thôi”. (thư Phan Chu Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc).

Tàu muốn cưỡi lên lưng Việt Nam một lần nữa do tận dụng cơ hội Việt Nam đã thành đứa em nhỏ mắc nợ trong “đại gia đình cộng sản” và do những ràng buộc của cá nhân Hồ Chí Minh như trên đã nói. Kế hoạch bành trướng kiểu “tằm ăn dâu” của Trung Cộng cứ bám chặt vào “tình hữu nghị Việt – Trung quý báu mà bác Hồ và bác Mao đã dày công xây đắp”, đó là “tài sản quý báu của nhân dân hai nước”. Cứ trương cái “tình hữu nghị, tài sản quý báu” giả tạo mà nuốt dần, nuốt hết tài sản thật của người ta. Tàu xưa nay vẫn thâm, Tàu Cộng lại càng thâm hơn bao giờ hết. Dựa vào “Bác Hồ” để bàn kế thoát Trung là trúng kế của địch, là mở cửa thành cho bành trướng tiến vào. Vì thế, “muốn thoát Trung phải thoát Cộng, muốn toát Cộng phải thoát Hồ”, triết lí cuối cùng của sự nghiệp thoát Trung là như vậy, nhưng bước đi cụ thể thì không thể cứng nhắc mà phải từng bước phối hợp linh hoạt giữa 3 cuộc “thoát” nói trên. Người đảng viên cộng sản còn yêu nước cũng phải thoát khỏi “cái gông cộng sản” mới cứu được nước, tất nhiên thoát Cộng là thoát trong tư tưởng, trong ý thức (và điều này dễ dàng kiểm chứng) chứ không ở chỗ có tuyên bố thoát Cộng hay không.

Phương pháp, cách đi cụ thể thì có nhiều, mỗi người có thể tận dụng thế mạnh của mình để góp phần xứng đáng, nhưng nhận thức thì phải hiểu tận cùng bản chất, không nên mơ hồ, duy cảm hay tự biện hộ.

Trong cơn thoái trào cộng sản, để tự vệ, người cộng sản Việt Nam thường trút bỏ Mác-Lê, trụ lại với Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh thì trút bỏ chất cộng sản, giữ lại chất yêu nước như nơi cố thủ cuối cùng. Nhưng câu chuyện nhỏ của người đảng viên già bỏ đảng khiến tôi thấy rõ nơi cố thủ cuối cùng đó chính là nơi dễ đổ nhất. Yên tâm bám vào chút “hào quang le lói” đó khác nào bám vào sợi chỉ mành trước cơn giông bão của tri thức thời đại và nguy cơ Bắc thuộc mới.

Tôi không phải đảng viên cộng sản nhưng vẫn luôn được các đảng viên cộng sản chia sẻ tâm sự, từ Nguyễn Hộ, Trần Độ đến Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiến Giang, Lê Hiếu Đằng…và vô số đảng viên đang sống hôm nay, trong đó có những đảng viên bỏ đảng như cụ già 92 tuổi vẫn lặn lội vào Đà Lạt thăm tôi vừa kể trên. Vì thế, bỏ đảng hay ở lại trong đảng để đấu tranh tuy không phải việc của tôi, nhưng đã chung nhau một gánh nặng nước non thì cũng xin phép chia sẻ đôi lời bàn góp, nhân được sự thổ lộ chí tình của một đảng viên già bỏ đảng.

Hãy từ bỏ những điểm tựa sai lầm chỉ gây sự phân li để cùng nhau kết lại, cứu nước khỏi tình trạng “quốc gia không chịu phát triển” và thảm họa Bắc thuộc mới mỗi lúc một tới gần!

H.S.P

Tác giả gửi BVN