ĐTC: Lời cầu nguyện giúp đương đầu với những lúc khó khăn nhất

 ĐTC: Lời cầu nguyện giúp đương đầu với những lúc khó khăn nhất


                                                                                          Linh Tiến Khải

8/8/2012                                                                  nguồn: Vietcatholic.net

Cần cầu nguyện với thân xác và tâm hồn để bước vào trong ánh sáng rạng ngời sự hiên diện của Thiên Chúa. Vì lời cầu nguyện và tương quan cá nhân với Thiên Chúa giúp chúng ta đương đầu với cả những lúc khó khăn nhất trong cuộc sống.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với các tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 8-8-2012 trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới gương mặt của thánh Đaminh mà Giáo Hội mừng nhớ hôm qua. Thánh Đaminh Guzman là linh mục sáng lập dòng các Anh em thuyết giáo gọi là các tu sĩ Đaminh. Trong một bài giáo lý trước đây Đức Thánh Cha đã trình bày vai trò quan trọng của thánh nhân trong việc canh tân Giáo Hội thời người. Hôm qua ngài đã đề cập tới đời sống cầu nguyện của thánh Đaminh. Đức Thánh Cha nói:

Thánh Đaminh đã là con người của cầu nguyện. Say mê Thiên Chúa, người đã không có khát vọng nào khác hơn là sự cứu rỗi các linh hồn, đặc biệt các linh hồn đã rơi vào lưới của lạc giáo. Là người noi gương Chúa Kitô, thánh nhân nhập thể một cách triệt để ba lời khấn phúc âm, kết hiệp chứng tá cuộc sống khó nghèo với việc rao giảng Lời Chúa. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, người tiến tới trên con đường trọn lành kitô. Trong mọi lúc lời cầu nguyện đã là sức mạnh ngày càng canh tân và khiến cho các công tác tông đồ của người được phong phú.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:
Chân phước Giordano thành Sassonia (+1237) người kế vị thánh Đaminh cai quản dòng Đaminh đã viết về thánh nhân như sau: “Ban ngày, không ai tỏ ra lịch thiệp hơn người, và ngược lại ban đêm không ai kiên trì trong việc canh thức cầu nguyện như người. Ban ngày người dành cho tha nhân, nhưng ban đêm người dành cho Thiên Chúa” (P. Filippini, S. Domenico visto dai suoi comtemporanei, Bologna 1982, tr. 133). Nơi thánh Đaminh chúng ta có thể trông thấy mẫu gương việc hội nhập hài hòa giữa việc chiêm niệm các mầu nhiệm của Thiên Chúa và hoạt động tông đồ. Theo các chứng tá của những người sống gần thánh nhân nhất, “thánh nhân luôn luôn nói chuyện với Thiên Chúa hay nói về Thiên Chúa”. Nhận xét này ám chỉ sự hiệp thông sâu xa của thánh nhân với Thiên Chúa, và đồng thời ám chỉ sự dấn thân liên lỉ dẫn đưa người khác tới sự hiệp thông ấy. Tuy đã không để lại các bút tích về lời cầu nguyện, truyền thống đaminh đã thu thập và truyền lại kinh nghiệm sống động của người trong tác phẩm tựa đề “Chín kiểu cầu nguyện của thánh Đaminh”. Được sáng tác giữa các năm 1260-1288  bởi một tu sĩ Đaminh, nó giúp chúng ta hiểu một chút về cuộc sống nội tâm của thánh nhân.

Mỗi một kiểu cầu nguyện, luôn luôn trước mặt Chúa Giêsu Chịu Đóng Đanh, diễn tả một thái độ của thân xác và tinh thần, được thấm nhập một cách thân tình chúng trợ giúp sự cầm trí và lòng sốt mến. Đức Thánh Cha giải thích chín kiểu cầu nguyện của thánh Đaminh như sau:

Bẩy kiểu đầu tiên theo một đường nét đi lên, như các bước đi của một con đường hướng tới sự hiệp thông thân tình với Thiên Chúa Ba Ngôi. Thánh Đaminh đứng cúi đầu cầu nguyện để diễn tả sự khiêm tốn, nằm dài dưới đất để xin ơn tha thứ các tội lỗi, qùy hãm mình để tham dự vào các khổ đau của Chúa, đôi tay giang ra nhìn lên Chúa Chịu Đóng Đanh để chiêm niệm Tình Yêu Tột Đỉnh, hướng nhìn về trời để cảm thấy bị lôi cuốn vào trong thế giới của Thiên Chúa.

Hai kiểu cuối cùng, trái lại, tương đương với hai thói quen đạo đức mà thánh nhân thường sống. Trước hết là suy niệm riêng trong đó lời cầu nguyện chiếm hữu đựơc một chiều kích thân tình, sốt mến và thanh bình hơn nữa.

Sau khi đọc Kinh Thần Vụ và sau khi dâng Thánh Lễ, thánh Đaminh kéo dài việc nói chuyện với Thiên Chúa, không giới hạn thời gian. Người ngồi yên tịnh, cầm trí trong thái độ lắng nghe, đọc một cuốn sách hay chăm chú nhìn lên Chúa Chịu Đóng Đanh. Người đã sống những lúc tương quan này với Thiên Chúa một cách sâu đậm như thế, và cả bên ngoài người ta cũng có thể nhận ra các phản ứng tươi vui hay tiếng khóc của người. Các chứng nhân kể lại rằng có lần ngưới xuất thần với gương mặt biến hình, nhưng ngay sau đó lại khiêm tốn trở về với các sinh hoạt thường ngày, được bồi dưỡng bởi sức mạnh đến từ Trên Cao. Thế rồi lời cầu nguyện trong các chuyến du hành từ tu viện này sang tu viện khác; người đọc Kinh Sáng, Kinh Giờ Ba, Kinh Chiều với các anh em khác, và khi đi qua các thung lũng và núi đồi người chiêm ngắm vẻ đẹp của tạo vật. Khi đó từ trái tim người vọt lên một bài ca chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa vì biết bao ơn lành, nhất là vì sự tuyệt diệu lớn lao nhất là ơn cứu độ do công trình của Chúa Kitô.

Các bạn thân mến, thánh Đaminh nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng nguồn gốc chứng tá đức tin – mà mỗi kitô hữu phải làm trong gia đình, trong công ăn việc làm, trong dấn thân xã hội và cả trong những lúc nghỉ ngơi nữa – là nơi lời cầu nguyện, nơi sự tiếp xúc cá nhân với Thiên Chúa. Chỉ có sự tiếp xúc thực sự với Thiên Chúa trao ban cho chúng ta sự mạnh mẽ sống sâu đậm mỗi biến cố, đặc biết trong những lúc khổ đau nhất.

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: vị thánh này cũng nhắc nhớ cho chúng ta biết tầm quan trọng của các thái độ bề ngoài trong lúc cầu nguyện. Qùy gối, đứng trước mặt Chúa, chăm chú nhìn Chúa Chịu Đóng Đanh, dừng lại cầm trí trong thinh lặng, không phải là phụ thuộc, nhưng chúng giúp chúng ta đặt mình với tất cả con người vào trong tương quan với Thiên Chúa. Tôi muốn nhắc nhở một lần nữa sự cần thiết cho cuộc sống tinh thần của chúng ta, đó là hằng ngày phải tìm ra những lúc để cầu nguyện trong yên lặng. Chúng ta phải lấy cho mình thời giờ ấy đặc biệt trong mùa hè, có một chút thời giờ để nói chuyện với Thiên Chúa. Đó sẽ là một kiểu giúp những ai ở gần bước vào trong ánh sáng rạng ngời sự hiện diện của Thiên Chúa, đem lại an bình và tình yêu mà chúng ta cần có.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong tiếng Pháp ngài khuyến khích tín hữu noi gương thánh Đaminh trở thành những người say mê Thiên Chúa, noi gương Chúa Kitô, để trở thành những con người của lời cầu nguyện, nhựa sống cho các hành động và chứng tá của chúng ta.

Trong tiếng Anh ngài nhắn nhủ tín hữu biết noi gương thánh Đaminh hòa hợp lời cầu nguyện với các sinh hoạt hằng ngày, và tươi vui làm chứng cho Chúa.

Bằng tiếng Đức ngài nói khi cầu nguyện thân xác cũng cần có các thái độ cầm trí và môi trường thinh lặng chung quanh giúp bước vào tương quan với Thiên Chúa.

Bằng tiếng Tây Ban Nha ngài nhắc cho tín hữu biết rằng nguồn gốc của mọi chứng tá là lời cầu nguyện và tương quan liên lỉ với Chúa trao ban sức mạnh cho tín hữu.

Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha khuyên tín hữu bắt chước thánh Đaminh năng nói chuyện với Chúa qua lời cầu nguyện liên lỉ, vì nó giúp tín hữu trưởng thành trong tinh thần.

Chào các tín hữu Slovac Đức Thánh Cha xin ánh sáng Lời Chúa soi chiếu mọi bước đường cuộc sống của họ.

Chào các tín hữu nói tiếng Ý ngài cám ơn sự hiện diện của họ và cầu chúc họ được tràn đầy các ơn của Chúa Thánh Thần để canh tân nhiệt huyết tông đồ và lòng sốt mến.

Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Bí quyết trường sinh

Bí quyết trường sinh (Ga 6,41-51) 

Chúa nhật 19 thường niên, năm B

                                                                                                           Tác giả: Thiên Phúc

                                                                                                            nguồn: thanhlinh.net

Tần Thủy Hoàng là vị vua Trung Quốc, sống trước Chúa Giáng Sinh khoảng 200 năm. Ông là người đã truyền xây Vạn Lý Trường Thành dài hơn 2.000 dặm. Ðó là kiến trúc duy nhất trên trái đất, mà các phi hành gia có thể nhìn thấy từ ngoài không gian. Theo tạp chí National Geographic, Tần Thủy Hoàng rất sợ chết, ông muốn được trường sinh bất tử, nên tìm đủ mọi cách để được cải lão hoàn đồng. Một ngày kia, các chiêm tinh gia kể cho ông nghe về một hòn đảo thần tiên ở biển Ðông, dân cư ở đấy đã khám phá ra bí quyết trường sinh.

Tần Thủy Hoàng liền phái một số tàu thuyền chất đầy châu báu lên đường, hy vọng đổi được bí quyết trường sinh. Nhưng dân chúng không đổi cho ông bí quyết trường sinh của họ.

Thế rồi ông lo xây nhà mồ như cung điện nguy nga rộng lớn, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thủy tinh làm sông Ngân Hà, lấy vàng bạc lát tường và chôn sống hàng trăm cung nữ trong đó, để kiếp sau được sống như thần tiên. Nhưng kẻ tàn bạo ham sống ấy chỉ làm vua được hơn chục năm và sống trên năm mươi tuổi thì chết đi.

***

Trường sinh bất tử là ước mơ ngàn đời của con người. Cứ mỗi lần một người thân giã từ cõi thế, thì ước mơ được sống mãi lại càng dày vò con người dữ dội hơn. Nên không lạ gì khi Ðức Giêsu nói về cuộc sống trường sinh thì mọi người tuôn đến như đi tìm kho báu.

Nhưng mầu nhiệm về “Sự sống đời đời” lại rất xa tầm trí mọn của đám dân chúng. Ðức Giêsu không giúp họ thoát khỏi cái chết của thân xác, vì chính Người cũng vui lòng chết như mọi người. Nhưng Người cứu họ thoát khỏi cái chết của linh hồn: cái chết vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa và hoàn toàn ly biệt với tha nhân, cái chết đi vào trầm luân muôn kiếp, cái chết dẫn đến cõi tiêu diệt muôn đời.

Cuộc sống vĩnh cửu ấy, hôm nay Ðức Giêsu đã mạc khải: “Ta là Bánh ban Sự Sống… Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga.6,47). Vậy bí quyết trường sinh mà Tần Thủy Hoàng khó nhọc đi tìm kiếm tận các đảo thần tiên, lúc nào cũng hiện diện trước mặt chúng ta, trong mọi thánh đường Công giáo. Chính là Ðức Giêsu nguồn mạch trường sinh.

Người đang hiện diện với chúng ta bằng thần trí Người: “Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Ta, Ta sẽ ở đó với họ” (Mt.18,20).

Người còn hiện diện với chúng ta qua Lời Chúa. Lời mà Người nói cách đây 2000 năm cũng chính là Lời Người đang nói với chúng ta trong tin mừng.

Người hiện diện với chúng ta qua các linh mục trong lúc giảng dạy và trong khi cử hành các Bí tích: “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc.10,16).

Ðặc biệt Người hiện diện thực sự với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể: “Ta là bánh hằng sống… Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời” (Ga.6,52).

Như vậy, “Sự sống đời đời” không phải là chuyện viễn vông xa vời, nhưng là một thực tại đang triển nở trong đời sống người tín hữu. Mỗi thánh lễ là một bàn tiệc nuôi dưỡng linh hồn đưa ta về chốn trường sinh.

***

Lạy Ðức Giêsu, như Tấm Bánh Thánh xin cho tâm hồn chúng con nên trong trắng, cố xa tránh những ô uế cho dù nhỏ mọn để luôn xứng đáng với Chúa.

Xin cho tâm hồn chúng con nên khiêm hạ nhỏ bé, nhưng luôn bày tỏ một tình yêu lớn lao.

Và cho tâm hồn chúng con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen.

(Thiên Phúc, “Như Thầy đã yêu”)

Linh mục: Niềm tin – Hy vọng

Linh mục: Niềm tin – Hy vọng

                                                                                                     Phạm Thục

 

 WGPSG — “Đẹp thay bước chân những người loan báo Tin Mừng” (Rm10,15).

Liên tục trong những tháng vừa qua, các giáo phận, dòng tu đã diễn ra nhiều đợt phong chức linh mục. Vào lúc 10g00 ngày 04/08/2012, 13 thầy phó tế của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam đã được tiến chức, do Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP chủ phong, tại Tu viện Albêtô – Ba Chuông trong niềm hân hoan.

Hầu hết các tân chức đều trẻ, trên dưới 30 tuổi, lứa tuổi tràn đầy sức sống, hẳn sẽ góp phần cho Giáo hội Việt Nam ngày càng trẻ trung, đáp ứng cho nhu cầu mục vụ hôm nay.

Ở đây, tôi xin được ghi nhận cảm tưởng của một vài thành phần dân Chúa về thiên chức linh mục

Những người trẻ kì vọng gì nơi các linh mục?

Tại Việt Nam hôm nay đang dần hình thành một xã hội tiêu thụ, trong đó người trẻ bị cuốn hút vào những giá trị “ảo” xa lạ. Những nền tảng đạo đức truyền thống bị coi là lỗi thời, sinh hoạt gia phong trong gia đình bị xáo trộn, nếp sống xứ đạo bị coi là “một thời đã xa”. Ngày hôm nay, cuộc sống của gia đình Việt Nam, cha mẹ con cái chung một bàn ăn, vừa dùng cơm vừa trao đổi, bàn luận về việc học, về công ăn việc làm, bàn luận về một bài báo, một bộ phim hay một cuốn sách xem ra rất hiếm. Đơn giản vì mỗi người gần như ai cũng có công việc riêng của mình, cha mẹ thì lo tìm kiếm thêm hầu có của ăn, của để; con cái người đã trưởng thành thì lao vào công việc, làm giàu hay tìm kiếm danh vọng; người còn đang đi học thì học lấy học để, học đủ mọi thứ, từ học kiến thức đến học cách giải trí như: chơi game, chat, mail, mode, hiphop…và coi đó là thước đo của một người có trình độ hiểu biết, nhân cách trưởng thành. Người trẻ nói chung có những cách suy nghĩ lạ đời, “tai tiếng” đi gần với “tăm tiếng”, với mục tiêu là thể hiện mình, mong có nhiều người biết đến, cho dù có trái ngược với những gì vẫn được coi là luân thường đạo lý.

Về phương diện tôn giáo, cụ thể là đạo Công giáo chúng ta, hầu như các sinh hoạt về niềm tin chỉ còn quy tụ được thiếu nhi từ 6 đến 14 tuổi, tức là lứa tuổi học sinh cấp I, II. Đây là thời gian mà gia đình nếu có quan tâm đến đời sống đạo thường đưa con đến nhà thờ, vào hội đoàn để qua đó được quý cha, quý thầy, quý soeur hay các anh chị giáo lý viên giúp dạy giáo lý hầu đón nhận bí tích Thánh Thể và Thêm Sức; sau đó là để con tự “bơi” trong dòng sông cuộc đời. Chính vì thế, bước vào tuổi thanh niên, từ 15 tuổi trở lên, người trẻ cảm thấy bơ vơ, dễ bị cám dỗ xa dần đời sống tâm linh. Trong giai đoạn này, nếu được nâng đỡ, huấn luyện về niềm tin, về nhân bản… thì người trẻ sẽ cảm thấy gắn bó với đạo của mình, và ngày càng trở nên xác tín hơn.

Do đó, “Mục vụ giới trẻ” được quan tâm đặc biệt. Các linh mục đã dấn thân, phục vụ đối tượng “tương lai của xã hội và Giáo hội”, một sứ vụ cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, với sức trẻ và bầu nhiệt huyết căng tràn cộng với sự năng động, vui tươi, các ngài đã và đang giúp các bạn trẻ sống viên mãn ơn gọi Kitô hữu trong tinh thần trẻ trung của Đức Kitô. Bởi vì, chính Người đã sống trọn đời trẻ của mình trên dương thế, đã bước vào đời rao giảng khi tròn 30 tuổi.

Bên cạnh đó, khi đồng hành với người trẻ, các linh mục đã nhận ra những ưu tư, khắc khoải của người trẻ để:

– Tìm ra những giải pháp, những lời giải đáp giúp người trẻ đi theo con đường của Đức Kitô.

– Tập cho người trẻ biết làm việc để mưu ích cho mọi người, vì đó là tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa; họ không trở thành xa lạ với chính mình, với anh em đồng loại.

– Truyền thông cho giới trẻ niềm vui, niềm hy vọng có cuộc sống vì mọi người, sống thanh cao, sống có ích; họ dám mạnh dạn đáp lại tiếng gọi của Đức Kitô, không sống khiếp đảm như Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II căn dặn: “Hỡi các bạn trẻ, đừng sợ phải sống thánh thiện”.

Tâm tình của một anh em không tín ngưỡng:

Tôi đã theo dõi hoạt động của các linh mục, tôi thắc mắc linh mục là ai? Và tôi được biết rằng linh mục là hiện thân của Đức Kitô giữa trần đời. Một người như mọi người, nhưng đã thánh hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, Đấng các ngài tôn thờ. Tôi cảm phục linh mục: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sống giữa thế gian mà không theo thói thế gian. Tôi thích thú nhìn chân dung người linh mục: ung dung tự tại, thênh thang giữa đất trời, chẳng màng danh lợi thú cho riêng mình, chỉ mong gieo “tin yêu vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng” cho người người an bình, hạnh phúc. Lạ một điều! Linh mục lại là đối tượng bị nhiều chỉ trích, chống đối, đàm tiếu, thị phi. Cảm thương thay cảnh “làm dâu trăm họ”…Lạ lùng quá! Dù trăm bề khó khăn thử thách, người người vẫn hiên ngang đáp lại tiếng gọi của trời cao, quả là một huyền nhiệm quá cao sâu của tình yêu dâng hiến.

Tôi yêu linh mục: Giữa một thế hệ gian tà sa đọa, các ngài đã chiếu sáng như những vì sao trên bầu trời, chỉ đường dẫn lối cho mọi người tìm về Chân-Thiện-Mỹ.

Tôi cần linh mục: Niềm tin yêu – hy vọng – cứu cánh của tôi, của một xã hội đang băng hoại đạo đức và luân lý; giá trị con người bị đồng tiền đảo lộn chi phối. Các ngài có đó thì trật tự vãn hồi, hòa bình thiết lập, tình yêu lên ngôi cho cuộc đời này đáng yêu, đáng sống và sống dồi dào.

Vâng! Quả vậy, linh mục là ân ban của Thiên Chúa cho nhân loại! Trong khi hãnh diện về các ngài, chúng tôi không quên cầu nguyện cho các ngài, vì “Ơn Thánh chứa đựng trong bình sành, dễ vỡ”. Phải! Các ngài cũng là con người yếu đuối, cần sự nâng đỡ của Thiên Chúa, cần sự cảm thông, cộng tác của cộng đồng dân Chúa, để các ngài chu toàn trọng trách được giao phó, theo gương Vị Mục tử nhân lành tối cao là Chúa Giêsu: tận tâm, lo lắng cho đoàn chiên được “sống và sống dồi dào”.

Giờ đây, trần hoàn ơi hãy cùng chúng tôi hát vang ngợi khen, chúc tụng Thiên Chúa: Bài ca tạ ơn con dâng lên Chúa…Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho đời biết bao kỳ công. Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho đời biết bao hồng ân… qua tay các linh mục.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: chứng nhân tình yêu và hi vọng

 

 Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: chứng nhân tình yêu và hi vọng

 July 20, 2012

                                                                                            Thiên Triệu giới thiệu

 

WHĐ (19.07.2012) – Hãng thông tấn Zenit đã có cuộc trò chuyện với tiến sĩ Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên trong tiến trình phong chân phước cho Đức Cố hồng y Phanxicô Xaviê. Khi được hỏi về điều gì gây chú ý nhất trong cuộc đời của ngài, ông nói: “Điều đánh động tôi trong linh đạo của ngài là tình yêu liên lỉ đối với tha nhân. Ngài bị cầm tù và khi ở trong tù, ngài vẫn không ngừng yêu thương những người bách hại ngài, từ những viên chức cao nhất của chế độ đến anh lính canh thấp bé nhất”.

Đức hồng y Văn Thuận là Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài Gòn khi thành phố này bị cộng sản kiểm soát năm 1975. Không lâu sau đó, ngài bị giam giữ trong trại cải tạo suốt 13 năm. Theo tiến sĩ Hilgeman, ngài là một tù nhân phải chịu sự bất công, “theo nghĩa là đã không có sự tố cáo thực sự, cũng không có xử án, kể cả bản án. Do đó có thể nói rằng đối với chúng tôi, ngay cả việc ngài bị tố cáo về tội gì cũng là một vấn đề. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, có nhiều khía cạnh dẫn đến việc coi vị giám mục này là người nguy hiểm cho chế độ, một chế độ trống rỗng như chế độ cộng sản. Tuy nhiên đã không có sự tố cáo chính thức nào.”

Trong thời gian bị giam cầm, ngài đã bí mật viết những sứ điệp cho các tín hữu, nhiều năm sau này được gom góp lại và xuất bản. Trong những sứ điệp này, Đức hồng y Văn Thuận nhận ra ngay từ đầu rằng “Thiên Chúa đòi hỏi ngài hiến dâng tất cả cho Chúa, từ bỏ mọi sự và sống cho Chúa”. Hilgeman nói: “Vì Đức hồng y đã hiểu được rất mạnh mẽ điều này – đặc biệt trong giai đoạn bị cầm tù – là: công việc của Chúa là chính Chúa. Là tổng giám mục phó, ngài đã sống cho những công việc của Chúa. Và ngài nhận ra rằng khi bị cầm tù, Chúa đòi hỏi ngài rời bỏ công việc để chỉ sống cho Chúa mà thôi”.

Về những giai thoại trong thời gian Đức hồng y bị cầm tù, tiến sĩ Hilgeman nhắc lại sự hoán cải của nhiều lính cai tù. Ông nói: “Bằng tình yêu hoàn toàn cho họ, Đức hồng y đã cho thấy thế nào là tình yêu của Đức Kitô. Không được giảng, không thể trực tiếp nói với những người này về Đức Kitô, nhưng bằng mẫu gương của Đức Kitô nhập thể, ngài đã có thể hoán cải họ, đây là điều rất độc đáo”. Do bối cảnh chính trị của Việt Nam, thật khó để phỏng vấn những người lính canh này, nhưng vị cáo thỉnh viên cho biết chứng từ của những người này có thể được đưa vào tiến trình điều tra.

Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận được ra khỏi trại giam năm 1988 mặc dù vẫn bị quản thúc tại gia. Ngài được phép đi Rôma năm 1991 nhưng không được trở lại Việt Nam cho đến năm 2001 khi ngài được vinh thăng hồng y. Nói về những đóng góp của Đức hồng y trong tư cách là Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, tiến sĩ Hilgeman cho rằng Chúa đã chuẩn bị cho Đức hồng y vào tác vụ của ngài tại giáo triều Rôma. “Có thể nói rằng với việc ngài đến Rôma, chúng ta hiểu rõ hơn những biến cố trong đời ngài. Vai trò của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình là vai trò cực kỳ nhạy cảm, vì phải quan tâm nhiều đến kinh tế, công lý, nạn đói trên thế giới, hòa bình, tình liên đới và những điều tương tự; nghĩa là bao hàm toàn bộ giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Do đó, một giám mục đến từ một xã hội rất nghèo như Việt Nam lúc đó, và là người đã từng bị cầm tù, đã trải nghiệm nơi chính bản thân sự bất công của thế gian chỉ vì mình là người công giáo. Chắc chắn là Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho Đức hồng y rất tốt để ngài làm nhiệm vụ tại Rôma”.

Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận đã qua đời tại Rôma vào tháng 9 năm 2002 vì bệnh ung thư. Nói về tiến trình phong chân phước, tiến sĩ Hilgeman cho biết đã phỏng vấn trên 130 nhân chứng, từ các hồng y và giám mục cho đến tu sĩ và giáo dân. Theo ông, tiến trình đang diễn ra rất tốt.

Về việc nhiều tín hữu đạo đức hi vọng Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận sẽ được phong thánh, vị cáo thỉnh viên suy nghĩ những lời Đức hồng y nói về hi vọng: “Trong các tác phẩm và bài viết của ngài, có một từ mà ngài thường xuyên nhắc đến, và xem ra những chứng nhân cũng nói như thế khi đến trước Tòa án Rôma, đó là Hi Vọng, đừng đánh mất hi vọng vào Chúa. Và có lẽ ngài sẽ được gọi là vị thánh của hi vọng

nguồn: Từ Maria Thanh Mai gởi

Khoa học làm sáng tỏ bí mật Đức Mẹ Guadalupe sau hơn 400 năm

Khoa học làm sáng tỏ bí mật Đức Mẹ Guadalupe sau hơn 400 năm

Đăng bởi cheoreo1 lúc 3:30 Sáng 17/07/12

                                                                                               nguồn: chuacuuthe.com 

 

 

VRNs (17.07.2012) – all-about-the-virgin-mary  – Một ngày đẹp trời 12-12-1531, Juan Diego – một trong những người gia nhập Công giáo sớm nhất ở Mexico – không thể mơ có một ngày ông lại có thể được đặt trên bàn thờ cho Giáo Hội hoàn vũ tôn kính.

Juan Diego trên đường tới nhà thờ sáng sớm hôm đó thì ông lại nghe tiếng nói ngọt ngào của một Phụ Nữ Đẹp hiện thực trước mắt mình tại chân đồi Tepeyac ở ngoại ô TP Mexico vào hai ngày trước.

Phụ Nữ Đẹp ấy lặp lại ước muốn của Bà là có một teocali (nhà nguyện) được xây nơi Bà hiện ra. Juan Diego nói với Phụ Nữ Đẹp rằng ĐGM Juan Zumarraga đòi bằng chứng xác thức về yêu cầu này. Đức Mẹ đã bắt buộc. Theo hướng dẫn của Đức Mẹ, Juan Diego lấy một bó hoa hồng Castilian mà Đức Mẹ xếp trên tilma (khăn choàng) của Người. Ông sẽ đưa bó hoa hồng đó cho ĐGM. Những đóa hồng Castilian lạ lùng nở vào mùa Đông! Juan Diego vội vã đến gặp ĐGM. ĐGM và mọi người có mặt đều sửng sốt trước những đóa hồng thơm ngát khi Juan Diego mở khăn choàng ra và có hình vẽ một Phụ Nữ Đẹp cao 143 cm với nước da hơi sẫm.

Đó là câu chuyện hay về Đức Mẹ Guadalupe. Hình ảnh Đức Mẹ được bao quanh bằng những tia nắng, dưới chân Đức Mẹ có vầng trăng lưỡi liềm và một thiên thần nâng Đức Mẹ lên. Đức Mẹ mặc áo choàng màu xanh có những ánh sao vàng, bên trong là áo dài hồng kết những nụ hồng viền vàng. Chiếc đai lưng màu đỏ tía thắt quanh eo như các thai phụ Aztec vẫn sử dụng.

Đức Mẹ yêu cầu Juan Diego gọi Đức Mẹ là coatloxopeuh (theo tiếng Aztec Ấn độ ở vùng Nahuatl nghĩa là “người đạp rắn”). Về lịch sử, đó là một phần văn hóa Aztec thời đó, hàng năm có ít nhất 20.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em làm vật hy sinh tế thần. Nhờ Đức Mẹ Guadalupe hiện ra với Juan Diego, hàng triệu người đã trở lại Kitô giáo, như vậy việc đạp con rắn là sự sùng bái thần tượng (idolatry). Khăn choàng đầu của Juan Diego được làm bằng sợi thô, không hoàn toàn thích hợp để vẽ. Nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu khăn choàng đó từ năm 1666 với các họa sĩ, bác sĩ và khoa học gia. Các phát hiện của họ cho thấy như sau: Các đặc điểm lạ lùng của hình ảnh đó vượt ngoài tầm hiểu biết của khoa học; hình ảnh đó không thể do con người vẽ; màu sắc “kết hợp chặt chẽ” vào thớ vải; chất màu được dùng không rõ nguồn gốc. Hơn nữa, tấm khăn choàng đó làm bằng sợi đặc biệt, chỉ có loại đó còn sau 476 năm.

Renzo Allegri, trong bài viết Messenger of Saint Anthony (Sứ giả của Thánh Antôn), cho biết rằng hiện tượng gây ngạc nhiên nhất đã gợi sự tò mò khoa học quan tâm hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe, quan tâm cái gì đã được phát hiện trong đồng tử mắt của Đức Mẹ. Năm 1929, Alfonso Gonzales, nhiếp ảnh gia của Đền thờ Guadalupe, sau khi nghiên cứu âm bản phim, thấy rằng cái có vẻ là hình ảnh rõ nét một đàn ông có râu phản ánh ở mắt bên phải. Sau hơn 20 năm, một nhiếp ảnh gia khác của Đền thờ Guadalupe là Carlos Chavez đã tuyên bố rằng ông thấy một hình người trong mắt bên trái và mắt bên phải của Đức Mẹ Guadalupe. Từ năm 1956 tới 1958, Rafael Torija Lavoigner thực hiện 5 cuộc nghiên cứu, dùng các loại kính lúp và kính soi đáy mắt (ophthalmoscopes), ông xác nhận có hình người trong hai mắt của Đức Mẹ.

Hiện tượng lạ như vạy trở nên “giật gân” hơn khi mắt Đức Mẹ được nghiên cứu khi dùng các kỹ thuật tinh vi hơn có nối kết với máy vi tính.

Năm 1979, TS Jose Aste Tousman, một kỹ sư giỏi chuyên ngành vi tính ở Hoa Kỳ, đã đến Mexico. Ông là một trong các nhà nghiên cứu hàng đầu về mắt của Đức Mẹ Guadalupe. Allegri viết rằng công việc của TS Tousman làm trong 23 năm là điều khác thường; ông đã dùng các thiết bị cập nhật hóa và tinh vi nhất, các loại mà NASA vẫn dùng để giải mã hình ảnh chụp qua vệ tinh. TS Tousman phóng to hình ảnh mắt của Đức Mẹ Guadalupe tới 2.500 lần, dùng 25.000 màu để minh họa cho mỗi mm vuông.

Sau khi chọn lọc và xử lý hình ảnh kỹ thuật số, TS Tousman phát hiện toàn cảnh được “chụp” trong mắt của Đức Mẹ Guadalupe. Trong đó có khoảng 11 người. Có một người Mexico ngồi xếp hai chân và tóc dài được tết thành đuôi sam. Kế ông là một người đàn ông lớn tuổi, hói đầu, râu trắng, mũi thẳng, lông mày rậm và dài xuống hai má. Đặc điểm này được xác định là ĐGM Juan Zumarraga. Bên trái là người phiên dịch, tức là Juan Gonzales. Có một ông già có râu và ria, mũi to kiểu người La Mã, gò má cao, mắt sâu và môi nửa khép nửa mở – rõ ràng là người Ấn Độ bản xứ – đang mở khăn choàng khi ông quay mặt về phía ông già. Rõ ràng là Juan Diego, đam những đóa hồng trong khăn choàng cho ĐGM. Cũng có những người khác không xác định gồm cha mẹ, ông bà, và 3 đứa trẻ.

Mắt Đức Mẹ đã “chụp” lại tất cả, vì Đức Mẹ biết sự hạn chế của khoa học kỹ thuật thời đó. Đức Mẹ biết điều này sẽ được phát hiện vài trăm năm sau, khi con người có thể sáng chế các thiết bị tiến bộ.

Sứ điệp của Đức Mẹ Guadalupe là gì qua các phát hiện khoa học kỹ thuật? TS Aste Tousman có phản ánh này. Sự hiện diện của những người không xác định kia có thể là sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của gia đình và các giá trị gia đình. Hai người đàn ông da trắng và những người Ấn Độ là sự hiện diện của các dân tộc, có thể đó là việc cảnh báo về việc chống phân biệt chủng tộc và là lời kêu gọi tình huynh đệ. Phát hiện này là lời mời gọi dùng kỹ thuật để phát triển Lời của Đức Kitô.

Juan Diego đã được chân phước Gioan Phaolô II phong thánh tại Mexico. Con người Ấn Độ khiêm nhường và giản dị này không thể nghĩ rằng Phụ Nữ Đẹp Guadalupe mà ông đã nói chuyện ở đồi Tepayac sẽ có nhiều bí mật khác được phát hiện như ngày nay, dự trữ cho các thế hệ tương lai. Trong cách nghĩ đơn giản của ông, ông không thể hiểu thấu điều này. Đủ để nói rằng ông đã vâng lời và yêu mến Đức Mẹ, Đức Mẹ cũng yêu ông vì ông có tâm hồn giản dị và thanh khiết.

Điều này có thể lạ đới với một khoa học gia, nhưng với tôi, bức ảnh gốc thật kỳ lạ. Nghiên cứu hình ảnh là công việc thú vị của đời tôi. Càng nghiên cứu tôi càng có cảm giác lạ như khi nghiên cứu Khăn liệm Turin. Tôi tin cách giải thích hợp lý tới một mức nào đó. Nhưng không có cách giải thích hợp lý đối với cuộc sống. Người ta có thể chia sự sống thành các nguyên tử, nhưng sau đó thì sao? Ngay cả bác học Einstein cũng chân nhận là CÓ THIÊN CHÚA.

PHILIP CALLAHAN (*)

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

(*) Giáo sư Philip Callahan là khoa học gia xuất chúng, ĐH Florida.

SỰ CHẾT – CUỘC NHẬP TỊCH SAU CÙNG.

SỰ CHẾT – CUỘC NHẬP TỊCH SAU CÙNG.

                                                                                    Lm Bùi Trọng Khẩn

                                                                                  nguồn:thanhlinh.net

Sự định cư của con người trên trần gian giống như hành trình của người du mục. Họ được sống trong thời đại và muốn nên giống thời đại qua những phương diện nổi bật nhất.

Nhưng họ chỉ được phép nhập tịch vào một thời đại nào đó mà không có thể định cư trong mọi thời đại.  Chính yếu tố không gian và thời gian quyết định cho họ phải như thế.

Người ta thường dễ dàng sống cho một lý tưởng, một cuộc sống hiện thực như ng ít ai dám sống vì lý tưởng chết! Mặc dù trong lý thuyết của niềm tin dạy họ sống vì cái chết sau cùng.

Sự chết là một hành trình đưa người ta vào một cuộc nhập tịch trong một “thời đại” mới mà nơi ấy họ sẽ định cư vĩnh viễn chứ không phải như  người du mục. “Thời đại” ấy chính là một thế giới khác mầu nhiệm đã được chuẩn bị cho con người trước khi tạo dựng vũ trụ. Cũng như  đời sống con người phải nhập tịch vào một thời đại rõ ràng thì sự chết cũng bắt người ta phải nhập tịch theo một kế hoạch đã được Thiên Chúa an bài trong trật tự của Ngài . Đây là điều giúp cho con người tin tưởng vào thế giới mới không là một huyền thoại, không là một ảo ảnh, không là một sự ru ngủ nhau! “Lạy Cha, Con muốn rằng Con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu thương Con trước khi thế gian được tạo thành”(Ga 17, 24) là một lời mạc khải đầy vui mừng và hy vọng của Đức Giêsu cho chúng ta về hành trình con người sẽ đi tới.

Chết chính là lúc được sinh ra và nhập tịch vào thế giới mới. Như nước trở về nguồn để hòa tan trong một khối mênh mông nơi nó được xuất ra thì con người ta cũng thế, tất cả phải đi đến và trở về với vĩnh cửu. Vĩnh cửu là cha của mọi loài thọ sinh.  “Thầy từ Chúa Cha mà đến  và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha” (Ga 17, 28).

Cuộc nhập tịch của Đức Giêsu qua cái chết đã kéo theo một cuộc nhập tịch của tất cả mọi loài thọ tạo, đấy là một ý định cứu rỗi của Thiên Chúa. “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người” (Cl 1, 19). Hiện diện thế nào được nếu không có sự nhập tịch. Viên mãn thế nào được nếu không có ơn cứu rỗi. Trở về thế nào được nếu không có người mở đường cho mà đi. Như thế Đức Giêsu muốn bày tỏ cho thế giới thụ tạo thấy một con đường đẹp mà chính Người là đường là sự thật và là sự sống (Ga 14, 6) được minh chứng trong cuộc vượt qua của Người. Người giúp thụ tạo khám phá ra bản chất thực của mình, đồng thời cũng giúp ta hiểu rằng không một sức mạnh, không một sự xấu xa nào có thể phá vỡ chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.

Cuộc nhập tịch sau cùng của con người là một hành trình đi với Thiên Chúa trên con đường mang tên là Giêsu . Con đường Giêsu đã cắm những mốc trên lộ trình trần gian qua cuộc sống 33 năm trời với những “đèn xanh”, “đèn đỏ” ở những giao lộ để hướng dẫn cho người ta một lối đi có chọn lựa. Người ta sẽ được trở nên chính mình trong con đường của Đức Giêsu và được sống sự sống của Ngài khi được nhập tịch trong thế giới mà Đức Giêsu đã đi vào. Thế giới của thần linh là đích điểm mà con người hằng khao khát và đạt tới sẽ diễn ra trong niềm tin của họ như một “tấm thẻ” để bảo đảm cho thủ tục của cuộc nhập tịch sau cùng được trọn vẹn.
 

Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

www.trongkhan.net

BỐN KHÔNG Ở SINGAPORE

BỐN KHÔNG Ở SINGAPORE

                                                                                     trích Ephata số 518

Singapore là thành viên của Hiệp Hội các nước ASEAN không chỉ được ca ngợi là quốc gia có nền kinh tế phát triển mà còn được đánh giá có một Chính Phủ trong sạch. Singapore có bốn kinh nghiệm chống tham nhũng có hiệu quả. Tamnhin.net xin giới thiệu đến độc giả bốn kinh nghiệm của Singapore trong chống tham nhũng.

1. Làm cho quan chức không dám tham nhũng

Ở Singapore khi một người được tuyển vào làm c  ông chức, quan chức Chính Phủ thì hằng tháng phải trích một phần tiền lương để gửi tiết kiệm. Thoạt đầu trích 5%, sau tăng dần. Người có chức vụ càng cao, thì phần trăm trích ra gửi tiết kiệm càng lớn, có thể lên tới vài chục phần trăm lương tháng. Số tiền này do Nhà Nước quản lý. Bất kỳ công chức, quan chức nào phạm tội tham nhũng dù nhẹ ở mức xử phạt ra khỏi ngạch công chức thì toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm bị trưng thu. Quan chức càng to thì số tiền bị trưng thu càng lớn. Vì vậy, mỗi quan chức khi nảy ý định tham nhũng đều phải tính toán: Nếu tham nhũng, nhận hối lộ mấy trăm, thậm chí cả ngàn đô mà bị tịch thu hàng chục ngàn đô, bị sống trong hoàn cảnh không lương bổng cho đến lúc chết thì mất lại nhiều hơn được. Vì thế, đại đa số chọn giải pháp không tham nhũng; quan chức cấp càng cao, lương càng nhiều càng sợ không dám tham nhũng.

2. Làm cho quan chức không thể tham nhũng

Chính Phủ Singapore quy định và thực hiện mỗi năm công chức, viên chức, quan chức phải khai báo một lần với Nhà Nước về tài sản của bản thân hoặc của vợ ( chồng ) bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà cửa… Những tài sản tăng lên phải khai rõ nguồn gốc, cái gì không rõ nguồn gốc có thể coi là tham ô, tham nhũng. Nhà Nước còn quy định: Quan chức Chính Phủ không được phép nợ nần; không được vay một khoản tiền lớn vượt quá tổng ba tháng lương. Singapore có thị trường mua bán cổ phiếu, nhưng quan chức Chính Phủ muốn mua cổ phiếu phải được lãnh đạo cơ quan chủ quản đồng ý và chỉ được phép mua cổ phiếu của công ty trong nước. Với cổ phiếu của các công ty nước ngoài đang kinh doanh ở Singapore cũng được phép mua, nhưng với điều kiện các công ty đó không có quan hệ lợi ích với Chính Phủ. Công chức và quan chức Chính Phủ không được phép đến các sòng bạc, nhà chứa.

Luật Báo Chí Singapore quy định những điều khoản nhằm chống tham nhũng trong lĩnh vực này. Theo đó, các nhà báo, ký giả muốn gửi bài viết của mình ra nước ngoài phải qua tổng biên tập xem xét. Khi được trả tiền nhuận bút, nhà báo đó phải báo cáo với cơ quan chức năng của Chính Phủ trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được tiền v.v…

3. Làm cho quan chức không cần tham nhũng

Singapore có chế độ trả lương chênh lệch khá cao giữa quan chức cấp cao với cấp thấp, với công chức và giữa công chức với nhân viên, công nhân. Thu nhập thấp nhất là người bảo mẫu mỗi tháng 400 đô la ( Singapore ). Nữ công nhân lắp ráp điện tử mỗi tháng từ 600 đến 900 đô la. Công chức cơ quan Chính Phủ tất cả đều tốt nghiệp đại học, lương khởi điểm khoảng 1.300 đô la. Cấp thứ trưởng lương tháng từ 10.000 đô la đến 20.000 đô la. Thủ Tướng lương tháng hơn 40.000 đô la ( Thời điểm năm 2000. Với mức lương như vậy, quan chức đủ sống và chu cấp cho gia đình mà không cần tham nhũng. Hơn nữa cách trả lương như vậy công chức và quan chức Chính Phủ luôn có sự so sánh: Mình được trả lương cao hơn người lao động bình thường rất nhiều. Nếu mình tham ô, tham nhũng nữa thì là kẻ vô đạo lý, mất hết liêm, sỉ. Sự so sánh và tự vấn đó đã làm cho quan chức tự tiêu huỷ những tham vọng không trong sáng của mình.

4. Làm cho quan chức không muốn tham nhũng

ở Singapore muốn tham nhũng một thứ gì đó, dù nhỏ cũng rất phiền hà. Ví dụ, khi khách nước ngoài đến Singapore, nếu họ muốn tặng các quan chức nước chủ nhà một món quà để cảm ơn về sự đón tiếp và thắt chặt mối quan hệ thì món quà đó phải mang ý nghĩa văn hoá với giá trị tiền không nhiều. Món quà nào có giá trị 100 đô la Singapore trở lên là họ từ chối hoặc phải xin phép lãnh đạo cơ quan, nếu đồng ý mới được nhận. Nhưng khi nhận rồi lại phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan xem xét. Nếu món quà đó có giá trị tiền quá mức quy định và quan chức đó vẫn muốn nhận thì phải nộp tiền. Số tiền nộp thêm đưa vào tài khoản quỹ “nộp phạt” của Chính Phủ.

Chuyện kể rằng, một phái đoàn quan chức của Chính Phủ Singapore được cử sang một nước nọ để ký một hiệp định liên doanh sản xuất. Nhận thấy hiệp định này đem lại nhiều lợi ích cho mình, giới chức nước chủ nhà đã tặng những món quà lưu niệm có giá trị cao cho quan chức đoàn Singapore. Bởi sự quá nhiệt thành của chủ nhà, họ không sao từ chối được. Nhưng cứ nghĩ đến việc khi về nước lại mang quà biếu này đến cơ quan khai báo, phải mua lại và chuyển tiền vào tài khoản quỹ “nộp phạt” thì quả là phiền toái. Cả đoàn đều phải “đành lòng” viết thư cảm ơn và gửi lại quà ở sân bay trước khi trở về Singapore.

Trích bài viết của Ts. PHAN HUY TÍCH

Lương Y Mất Lương Tri

Lương Y Mất Lương Tri    

                                                                                       trích: Vietbao.com

(07/12/2012)

                                                                               Tác giả : Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

 

Cuối tháng 5, 2012 vừa qua, Hiệp hội Y sĩ nước Đức đã có một hành động đầy nhân tính và  ngoạn mục. Họ đã công khai xin lỗi về những thử nghiệm mà các bác sĩ Đức quốc xã đã thực hiện với dân Do Thái trong các trại tập trung vào thời kỳ Hitler nắm quyền từ năm 1933-1945.

Theo Hội, đây không phải là hành động riêng rẽ của cá nhân y sĩ, mà liên quan tới các cấp đầu não của tập thể y sĩ thời đó. Trái với thiên chức cứu chữa bệnh tật thì các y sĩ này đã vi phạm quyền làm người của nạn nhân với nhiều thử nghiệm giả nhân giả nghĩa khoa học. Hội Cầu xin sự tha thứ của các nạn nhân còn sống hoặc đã mệnh một cũng như xin lỗi con cháu của những nạn nhân này.

Hậu quả của các Holocaust là 5 triệu người Do Thái bị tiêu diệt bằng  nhiều phương thức tàn nhẫn vô nhân đạo.

Một trại tập trung bị lây bệnh chấy rận ư? Thì viên y sĩ bèn giải quyết bằng cách ra lệnh xịt hơi ngạt, để 700 nữ nạn nhân chết cùng với bọ hút máu.

Viên y sĩ riêng của Hitler thực hiện chương trình gây chết không đau cho người già, người bệnh bất khả trị, người mất trí, trẻ em tàn tật tại nhà dưỡng lão, bệnh viện, nhà tế bần bằng cách chích độc chất. Họ bị coi như  ăn không ngồi rồi, vô dụng cho quân đội.

Một nữ bác sĩ chà đinh sét rỉ, mảnh vụn thủy tinh sắc bén lên vết thương của nạn nhân để đo lường sức chịu đựng với đau đớn.

Để tìm phương thức điều trị cóng giá, nạn nhân bị ngâm trong bể nước đá cả 3 giờ hoặc phơi trần ngoài trời trong thời tiết dưới không độ, rồi sưởi ấm nạn nhân với nhiều cách để so sánh hiệu quả.

Muốn tìm thuốc diệt trừ sốt rét thì bác sĩ chích vi khuẩn  cho nạn nhân rồi dùng nhiều hóa chất khác nhau, tìm thuốc chữa bệnh.

Muốn biến nước biển thành nước uống được, bác sĩ bỏ đói nạn nhân, chỉ cho uống nước biển, gây thương tích rồi quan sát phản ứng.

Độc chất được bác sĩ chộn trong thức ăn của nạn nhân nhân rồi mổ cơ thể để so sánh tác hại, tìm độc chất mạnh dùng sau này.

Và nhiều thử nghiệm dã man khác.

Hành động của Hội Y Sĩ Đức được dư luận rất tán thưởng.

Phải chi những người gây ra đấu tố giết hại địa chủ, lập ra những trại tập trung tù đầy hành xác tại quê hương trước đây cũng có những lời SORRY tương tự thì lòng người chắc sẽ thuận hòa hơn, để cùng nhau góp phần xây dựng đất nước.

MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.

MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.

(Ed 2, 2 – 5)   nguồn: conggiaovietnam.net

“Chúng vốn là loài phản loạn,

chúng có thể nghe hoặc không nghe,

nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.” (c.5).

“Chúng vốn là loài phản loạn,”

Lạy Chúa, bản chất chúng là loài phản loạn,

chống lại Chúa và chống lại tình thương,

gieo rắc bạo tàn, gây ra bao đổ vỡ,

coi thường Chúa và xúc phạm thánh danh.

“chúng có thể nghe hoặc không nghe”,

Chúng có thể nghe hoặc có thể không nghe,

có thể thấy hoặc có thể không thấy,

biết hay không, ai hiểu được lòng chúng,

chúng muốn gì, chỉ có bóng tối hay.

“nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.”

Có phải câu này Chúa dành cho con,

như đã nói với Edzekiel năm trước,

con phải chọn cho mình một con đường,

buộc con phải bước, dẫu phía trước hiểm nguy.

Con phải làm sao để họ biết Chúa đang ở giữa họ ?

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.

Chúa nhật 14 TN. B

08/07/2012

Hiệp thông cùng giáo điểm Con Cuông – Vinh

******

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Lời tâm sự

Lời tâm sự

Thân gởi quý bạn đọc xa gần,

“Kẻ đi tìm” đến ngày hôm nay, 07 tháng 07 năm 2012, đã được tròn ba tháng. Là trang “Web” điện tử nghiệp dư mới thành lập nên còn lượm thượm, tài liệu không có nhiều nhưng lòng  mong ước của người sáng lập là chuyển chở, gởi gắm thông tin, suy nghĩ, góp nhặt, sưu tầm bài vở có ý nghĩa hay những chuyện vui, bài thơ hay để cùng nhau là “Kẻ đi tìm”. Đi tìm gì đây? Tình yêu? Giàu sang? Danh vọng? Địa vị xã hội? Hay tìm “Hạnh phúc, vui vẻ” trong đời này, đời chúng ta đang sống và hy vọng sẽ có được “hạnh phúc, vui vẻ” trong đời sau, sau khi chúng ta mất.

Xin cám ơn tất cả tác giả có bài vở được trích vào “Web” này nhất là nhiều tài liệu từ Maria Thanh Mai gởi.

Tên “Kẻ đi tìm” là tên của một trong những tác phẩm của Linh mục Nguyễn tầm Thường suy niệm viết trên đường đi Hành Hương Đất Thánh, Giêrusalem.

“Kẻ đi tìm” đến ngày hôm nay đã có được 5900 lượt người vào đọc. Rất cám ơn các bạn đã đến với “Kẻ đi tìm” và xin các bạn đóng góp thêm ý kiến để “Kẻ đi tìm” càng ngày càng phong phú và có ý nghĩa hơn.

Người sáng lập

10 cách để sống hạnh phúc

                                            10 cách để sống hạnh phúc 

1. Hãy mỉm cười với mọi người xung quanh
Đó là cách gây mối quan hệ thiện cảm dễ dàng nhất trong cuộc sống, và nó cũng cho ta một cảm giác dễ chịu hơn là cau có, gắt gỏng.

2. Hãy quan tâm nuôi dưỡng tình thân đối với mọi người
Luôn biết quan tâm và chia xẻ tình cảm với những người xung quanh, nhất là những người thân gần gũi với ta. Đó là cách giảm stress tốt nhất cho cả tinh thần lẫn thể xác. Ngay cả những lúc bận rộn nhất ta cũng không nên quên đi những người xung quanh ta. Một lời hỏi thăm, một cánh thư, một tấm card luôn giữ mãi mối thân tình nồng thắm. Hãy tập thói quen làm điều tốt cho mọi người, rồi ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hẳn lên.

3. Hãy vượt qua nỗi buồn của bản thân
Đừng để những nổi buồn gậm nhấm ta. Cố gắng dành thời gian cho công tác thiện nguyện xã hội, chẳng hạn thăm viếng nhà dưỡng lão hay bệnh nhân tàn tật.  

Thay vì ngồi một chỗ rầu rĩ, bạn hãy xăn tay áo đứng dậy.Tặng niềm vui cho người khác bằng những công việc thật ý nghĩa là một hạnh phúc.

4. Hãy khởi động cơ thể
“Một bộ óc minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng kiện”
Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ rất tốt cho tim mạch, nó là liều thuốc giải độc cho chứng trầm cảm và phiền muộn. Hãy chạy, nhảy, bơi lội, đạp xe hay đi bộ, luyện tập thành thói quen hằng ngày và đều đặn.

5. Hãy theo đuổi một công việc ưa thích nhất
Theo đuổi một công việc ưa thích là cách giúp ta quên đi những buồn chán một các hữu hiệu nhất. Chăm sóc vườn tược, đi dạo chơi ngoài trời, chơi đàn guitar, piano, thổi sáo… hay sưu tầm tem, thơ…

Hãy kiểm lại xem ta thích cái gì, có “hoa tay” với việc gì, và hãy bắt tay vào thực hiện điều đó ngay.

6. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đầy đủ sẽ làm hồi sinh sự tươi trẻ cho cơ thể và trí não. Nếu bị thiếu ngủ, ta sẽ mệt mỏi, ù lì và cáu gắt. Không nên thức quá khuya. Hãy nhớ rằng từ 11g30 tối cho đến 2g sáng là khoảng thời gian cần thiết cho việc tái tạo tế bào và năng lực cho cơ thể.
Một đêm ngủ đủ giấc sẽ cho ta một trạng thái tươi trẻ, khoan khoái và hạnh phúc vào buổi sáng hôm sau.

7. Hãy ghi lại những điều hay vào “nhật ký”
Cứ cuối mỗi ngày, hãy ghi vào cuốn nhật ký tổng kết toàn bộ những điều hay đẹp, vui tươi đã xảy đến cho ta, dù là những điều tưởng như nhỏ bé, vụn vặt nhất. Hãy tập thói quen tìm thấy những điều hay tốt đẹp, dù một ngày trôi qua không êm ả lắm. Làm như vậy ta sẽ luôn luôn có một thái độ tích cực, biết ơn cuộc sống.

8. Hãy tập tha thứ và quên
Đừng để tâm hồn và thể xác ta mãi bị dày vò trong nỗi oán hận, giận dữ và thương tổn bởi người khác gây ra cho ta. Hãy tập tha thứ ngay từ trong tim, ta sẽ thấy thanh thản hơn. Hãy chủ động viết một lá thư cho chính người đã làm ta đau lòng và diễn tả những cảm xúc của mình. Hay gởi một bức email, hoặc một cú phone để hâm nóng lại tình bạn đã băng giá.

9. Tìm sự thanh thản trong nghệ thuật hay môi trường thiên nhiên
Hãy tận dụng thời gian nhàn rỗi để đọc một tập thơ hay một tác phẩm văn học cổ điển. Hãy đi thăm một viện bảo tàng nghệ thuật hoặc đắm mình trong suối nhạc của Mozart, Bach hay Vivaldi. Hãy tận dụng ngày nghỉ đi ngắm cảnh thiên nhiên, ngồi bên bờ hồ trên vạt cỏ tươi xanh, hít thở không khí trong lành… Hãy tìm mọi cách để đón nhận, và tận hưởng thiên nhiên ta sẽ thấy đời vui khác hẳn lên.

10. Nuôi dưỡng tâm hồn
Thiền tịnh, cầu nguyện, tĩnh tâm, niềm tin sẽ mang lại cho ta một tâm trạng thư thái êm ả. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người có niềm tin luôn luôn sống hạnh phúc hơn, và dễ dàng vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống hơn.

SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG

Ngày tuyệt vời nhất chính là

NGÀY HÔM NAY

Điều dễ làm nhất chính là

BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC

Điều xấu hổ nhất chính là

TỰ MÃN QUÁ ĐÁNG

Trở ngại lớn nhất của cuộc đời chính là

NỖI LO SỢ

Sai lầm lớn nhất chính là

TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH

Chướng ngại lớn nhất ngăn cản bạn đến thành công là

CÁI TÔI ÍCH KỶ

Cảm giác mãn nguyện nhất là khi

LÀM HẾT LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH

Người hay bất hòa nhất là

NGƯỜI HAY PHÀN NÀN,

Sự vỡ nợ tồi tệ nhất là

ĐÁNH MẤT NHIỆT HUYẾT, NIỀM TIN CỦA MÌNH

Nhu cầu lớn nhất của con người là

CẢM NHẬN CUỘC SỐNG

Qùa tặng quý giá nhất bạn có thể trao tặng cho mọi người chính là

LÒNG KHOAN DUNG


Điều vô giá mà bạn cần và có thể chia sẻ là

TÌNH THUONG


Điều đáng để bạn phải suy nghĩ nhiều nhất bây giờ

không phải CÁI CHẾT,

mà là SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

sống như thế nào để

LỢI MÌNH + LỢI NGƯỜI

TÂM TRÍ ĐƯỢC AN TĨNH VƯỢT THOÁT MỌI ƯU PHIỀN

 Trung H. Ly
trungly3@aol.com

Bí quyết hạnh phúc của Đức Kitô

Bí quyết hạnh phúc của Đức Kitô 

                                                                                              TRẦM THIÊN THU 

 

 Đức Kitô có một số bí quyết tuyệt vời để sống hạnh phúc mà Ngài đã chia sẻ trong “Bài Giảng Trên Núi”, trong đó bao gồm “Bát Phúc” (Tám Mối Phúc Thật). Chúa Giêsu nói rất rõ đến từng chi tiết về những điều xem chừng rất “ngược đời”, rất “khó lọt tai”, nhưng lại rất hợp lý và thú vị.

1. Về giận ghét. 

Luật Cựu ước: “Không được giết người. Chớ giết người vô tội và người công chính” (Đn 5:17; Đn 13:53). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng” (Mt 5:22-26; Lc 12:57-59). Như vậy, tội giận ghét người khác cũng giống như tội sát nhân, giết người không cần gươm giáo!

2. Về ngoại tình. 

Luật Cựu ước: “Chớ ngoại tình” (Xh 20:14; Đnl 5:18). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục” (Mt 5:28-30).

3. Về ly dị. 

Luật Cựu ước: “Ai rẫy vợ thì phải cho vợ chứng thư ly dị” (Đnl 24:1). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5:31-32; Mt 19:9; Mc 10:11-12; Lc 16:18).

4. Về nhân chứng. 

Luật Cựu ước: “Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa” (). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5:34-37).

5. Về thù hận.

 

 Luật Cựu ước: “Mắt đền mắt, răng đền răng, mạng đền mạng” (Xh 21:24; Lv 24:20; Đnl 19:21). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin thì hãy cho; ai muốn vay mượn thì đừng ngoảnh mặt đi” (Mt 5:39-42; Lc 62:9-30).

Luật Cựu ước: “Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù” (Lv 19:18). Còn Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:4348; Lc 6:27-28, 32-36).

6. Về nhịn nhục.

 

 Chúa Giêsu dạy: “Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài” (Mt 5:40), “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (Lc 6:29).

7. Về lề luật. 

Chúa Giêsu xác định: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5:20), rồi Ngài vừa dặn dò vừa cảnh báo: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời” (Mt 5:17-19).

8. Về công chính. 

 

Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5:20). Thiên Chúa xác định: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9:13). Như vậy, ai cảm thấy mình đạo đức thì đừng vội “chảnh”, và ai cảm thấy mình tội lỗi thì cũng đừng nản chí sờn lòng.

9. Về công lý. 

Luật Cựu ước: “Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. Ngươi không được hùa theo số đông để làm điều trái; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch. Ngươi không được thiên vị người yếu thế khi họ có việc kiện tụng” (Xh 23:1-3). Chúa Giêsu giải thích: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ” (Mt 23:23). Công lý là 1 trong 3 điều quan trọng nhất trong luật pháp.

Chúa Giêsu nói với mỗi chúng ta: “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5:13-16).

Ngài bảo chúng ta là Muối mặn, là đèn sáng, đồng thời cũng phải là “hạt lúa mì thối trong đất” (Ga 12:24) và là Men giữa đời, nhưng Ngài cũng cảnh báo: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisêu và men Hêrôđê!” (Mc 8:15). Và Thánh Phêrô căn dặn: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8).

Lạy Thiên Chúa, kẻ thù con đang rình sẵn, xin lấy đức công chính của Ngài mà hướng dẫn con, xin san phẳng lối của Ngài để con tiến bước (Tv 5:9).

TRẦM THIÊN THU

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi