Thánh luật

Thánh luật

(Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, năm B)

                                                  tác giả: TRẦM THIÊN THU

 Nói đến trái tim là nói đến tình yêu, một hệ lụy không thể tách rời. Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch yêu thương, dạt dào dòng thương xót. Và chỉ có những gì từ trái tim mới có thể đến được trái tim: Ngài không cần biết chúng ta là ai hoặc là gì, và đối xử với Ngài thế nào, Ngài chỉ biết một điều là “yêu đến tận cùng, yêu bằng mọi giá, yêu vô điều kiện”. Đó là phương trình: Thánh Tâm Chúa Giêsu = Tình yêu + Lòng Thương Xót + Cứu độ.

“Thánh Tâm Chúa Giêsu nguồn êm ái dịu dàng, xin hãy ban xuống hồn con ngọn lửa say yêu một Chúa. Thánh Tâm Chúa Giêsu tràn lan niềm thương xót, xin thương những người đã dám cả lòng vấp phạm đến Thánh Tâm Cha”. Đó là ca từ đẹp trong bài thánh ca “Thánh Tâm Chúa Giêsu”, của Linh mục Nhạc sĩ Huyền Linh, rất quen thuộc với người Công giáo. Bài thánh ca có giai điệu đơn giản mà có sức làm lòng người lắng đọng.

 Chúa Giêsu nhắn nhủ: “Anh em hãy mang lấy ách của Tôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:29).

 Chúa Giêsu đã mặc khải cho Mẹ Carmel tại Milan (Ý) trong thời gian từ 1968-1969. Ngày 20-4-1968, Mẹ Carmel hỏi: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn con làm gì?”. Chúa Giêsu nói: “Hỡi con gái của Cha, con hãy viết. Con sẽ làm Tông đồ Tình Yêu Đầy Thương Xót của Cha. Cha sẽ chúc lành cho con. Và Cha sẽ đổ xuống trên con muôn vàn ơn Thánh, và những ân thưởng lớn lao. Cha cám ơn con đã phổ biến Thánh Nhan của Ta. Ta sẽ chúc lành cho các gia đình trưng bày hình ảnh của Ta, và Ta sẽ cải hoán những kẻ tội lỗi sống trong các gia đình đó. Ta sẽ giúp kẻ lành tự cải tiến thêm, và những kẻ nguội lạnh trở nên sốt sắng hơn. Ta sẽ để mắt đến các nhu cầu của họ, và sẽ giúp họ trong mọi sự cần thiết, vật chất cũng như siêu nhiên”. Rồi Ngài nói rõ: “TA LÀ GIÊSU ĐẦY LÒNG THƯƠNG XÓT”.

Phàm cái gì cũng có luật. Vì con người thoái hóa nên phải có luật để giữ trật tự xã hội, kỷ cương nghiêm minh. Vậy luật có sau con người để phục vụ con người, nghĩa là luật vì con người, chứ con người không lệ thuộc luật. Tình yêu có luật của tình yêu. Ngay cả tự do cũng có luật, chứ không phải tự do là “xả láng sáng về sớm”. Một gia đình hoặc một nhóm (dù chỉ vài người) cũng có luật. Mỗi người cũng phải có luật riêng mình.

Ông Ê-li-a vào một cái hang và nghỉ đêm tại đó. Đức Chúa nói với ông: “Ê-li-a, ông làm gì ở đây?” (1 V 19:9). Rồi Ngài nói thêm: “Hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt Đức Chúa. Kìa Đức Chúa đang đi qua” (1 V 19:11). Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa không ở trong cơn gió bão; sau đó là động đất, nhưng Đức Chúa không ở trong trận động đất; sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa cũng không ở trong lửa; sau lửa có tiếng gió hiu hiu. Thiên Chúa ở trong “gió hiu hiu”. Điều đó chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa nhân hiền, không muốn những gì bạo động.

 Vừa nghe tiếng đó, ông Ê-li-a lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Ông không dám nhìn Ngài, phần vì ông thấy mình bất xứng, phần vì ông sợ người ta nhận diện. Bấy giờ có tiếng hỏi: “Ê-li-a, ngươi làm gì ở đây?” (1 V 19:13). Ông thưa: “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, nung nấu con, vì con cái Ít-ra-en đã bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng con” (1 V 19:14). Các ngôn sứ khác đều bị thủ tiêu, chỉ còn lại ông Ê-li-a, nhưng lòng nhiệt thành vẫn thôi thúc ông. Chắc chắn là Thiên Chúa đã tiền định sứ vụ cho ông. Đức Chúa mách nước: “Ông hãy đi con đường ông đã đi trước qua sa mạc cho tới Đa-mát mà về. Tới nơi, ông sẽ xức dầu phong Kha-da-ên làm vua A-ram; còn Giê-hu con của Nim-si, ông sẽ xức dầu tấn phong nó làm vua Ít-ra-en. Ê-li-sa con Sa-phát, người A-vên Mơ-khô-la, ông sẽ xức dầu tấn phong nó làm ngôn sứ thay cho ông” (1 V 19:15-16).

 Không ai xứng đáng trước mặt Chúa, nhưng thật may mắn cho chúng ta, vì Thánh Tâm Ngài có đầy Tình Yêu Thương và giàu Lòng Thương Xót. Ngài chỉ chờ chúng ta kêu cầu: “Lạy Chúa, cúi xin Ngài nghe tiếng con kêu, xin thương tình đáp lại” (Tv 27:7) thì Ngài sẽ ban cho chúng ta những điều ngoài sức tưởng tượng. Như vậy, chúng ta phải tự nhủ: “Hãy tìm kiếm Thánh Nhan” (Tv 27:8). Chúng ta tin tưởng và miệt mài tìm kiếm Thánh Nhan Ngài, chắc chắn Ngài không ẩn mặt.

 Tuy nhiên, chúng ta là những tội nhân bất xứng, nên luôn phải van nài: “Tôi tớ Ngài đây, xin đừng giận mà ruồng rẫy, chính Ngài là Đấng phù trợ con. Xin chớ bỏ rơi, xin đừng xua đuổi, lạy Thiên Chúa, Đấng cứu độ con” (Tv 27:12). Cứ “vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống” (Tv 27:13). Đừng ngần ngại, vì Thánh Tâm Chúa Giêsu đầy lòng thương xót: “Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào! Hãy cậy trông vào Chúa!” (Tv 27:14).

 Luật Cựu Ước khác Luật Tân Ước. Luật Thiên Chúa khác luật loài người. Thánh Luật khác nhân luật. Chúa Giêsu nói: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5:27-28). Nếu chúng ta thấy một phụ nữ đẹp mà nhìn thì không sao, chúng ta có quyền ngắm nhìn và thưởng lãm tác phẩm mỹ thuật mà Ngài đã khéo léo tạo nên; nhưng nếu nhìn và ham muốn thì mới nguy hiểm. Chúa Giêsu gọi động thái đó là ngoại tình. Các loại ham muốn khác cũng bị Chúa kết án tương tự!

 Chúa Giêsu phân tích: “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục” (Mt 5:29-30). Luật Cựu Ước dạy: “Ai rẫy vợ thì phải cho vợ chứng thư ly dị”. Còn Chúa Giêsu có Luật Tân Ước. Ngài cho biết: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5:32). Quá rõ ràng, không hề mơ hồ!

 Đó là Thánh Luật của Thiên Chúa. Ai không yêu Ngài thì không chuộng Luật Ngài, ai yêu Ngài thì vui sẽ“vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày” (Tv 1:2), luôn “thích làm theo Thánh Ý và ấp ủ Luật Chúa trong lòng” (Tv 40:9). Vì “Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn” (Tv 19:8), thế nên “hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo Luật pháp Chúa Trời” (Tv 119:1).

 Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu giàu lòng thương xót, xin cho chúng con nên như lưỡi đòng, không phải để làm Ngài thêm đau khổ, mà là để chúng con được vĩnh cư nơi Thánh Tâm Ngài và tắm gội trong dòng Thương Xót của Ngài suốt đời. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

 TRẦM THIÊN THU

HÃY CHO TÔI MỘT NGƯỜI CHA

HÃY CHO TÔI MỘT NGƯỜI CHA

                                                                                nguồn: conggiaovietnam.net

 Nếu đã có bao tiếng van nài tha thiết “Hãy cho tôi một người cha” vọng từ niềm đau của những con người bất hạnh: không biết cha mình là ai từ lúc chào đời, có khi cho đến hồi mãn cuộc hành trình dương thế vẫn mãi còn là một khát khao bỏng cháy…

 Nếu đã có tiếng than van “Hãy cho tôi một người cha” thương gửi đến những người cha vô tình, không dám nhìn nhận con mình đang chơi vơi giữa dòng nhân sinh oan nghiệt, một thân một mình phận tầm gửi như bọt bèo trên đầu sóng ngọn gió lênh đênh…

 Nếu đã có những tiếng oán hờn “Hãy cho tôi một người cha” trách cứ người cha đành đoạn chia lìa tổ ấm yêu thương êm đềm hạnh phúc, để sống trong góc trời riêng của lòng ích kỷ nhỏ nhoi, với chút hạnh phúc ảo mà từng đêm lương tri  không chút giày vò, đay nghiến…

 Nếu cũng đã có đâu đó tiếng buồn mênh mang vô vọng tưởng chừng như bất tận “Hãy cho tôi một người cha” vẫn thầm lặng đêm đêm của những đứa con bất hảo bị cha chối từ, bỏ rơi trong các trại cải tạo, trong trại phục hồi nhân phẩm, trong các trại phung cùi, trại khuyết tật, trong các nhà cuối đời của những bệnh nhân HIV….

 Nếu đã có những tiếng thất thanh khản giọng “Hãy cho tôi một người cha” cùng với giọt lệ nghẹn ngào của những người con lăn trên mộ cha mình, vì cha đã sớm từ biệt cõi đời lúc tuổi đời đương xuân phơi phới…

 Và nếu đã có biết bao tiếng gọi ới ời “Hãy cho tôi một người cha” của muôn vàn cảnh ngộ bi đát khác nhau trong cuộc đời đầy nước mắt…

 Thì bạn hãy cảm nếm niềm hạnh phúc tuyệt vời của bạn, vì bạn “đang có một người cha” trước khi bạn muốn la lên: “Hãy cho tôi một người cha hoàn hảo”.

  Thiết tưởng, chưa nói đến những luận lý triết học, thần học về vai trò người cha, nhưng chỉ cần một vòng đời lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu những điều trông thấy, cũng đủ nhận ra rằng người cha trong gia đình giữ một vai trò quan trọng và cần thiết là dường nào! Dân gian của ta không thể diễn tả tầm vóc ấy cách nào hơn câu: “Công cha như núi Thái Sơn”.

 Từ trăn trở trước trào lưu theo chủ nghĩa cá nhân đang có tín hiệu làm mờ dần hình ảnh của người cha, và làm mai một niềm hiếu thảo nơi người con, hai cuộc thi “Viết Về Cha” của năm 2011 và 2012 do Chương Trình Chuyên Đề Giáo Dục trực thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đề xướng và tổ chức đã mở ra cho mọi người lối về Nguồn Cội của Con Người: “Tình Cha”.

 Được diễm phúc đọc tác phẩm thi ca của các tác giả tham gia cuộc thi, tôi không thể cầm được những cảm xúc trào tràn khi nhận thấy các tác giả đã cảm nếm niềm hạnh phúc tuyệt vời chính mình đang thụ hưởng: “Tôi có một người cha” như một quà tặng vô cùng quí giá của vị Ân Nhân nào đó, mà có thể là có người chưa định hình được, hoặc cũng có người đã định hình được Thiên Chúa Cha: Cội Nguồn của Sự Sống Con Người.

 Có thể là khó diễn tả chăng, mà các tác giả có vẻ như vẫn giấu kín khẳng định người cha đã hình thành trong chúng ta một con người mới có thân xác trí khôn, có linh hồn bất tử, có cả nhân vị và nhân cách? Hay đúng hơn, cha đã hình thành cho chúng ta cả một cuộc đời từ là một thai nhi con người đến một con người hoàn hảo. Tuy vậy tôi vẫn tìm được những ẩn tình khi gặp những cụm từ “đức công sanh” “cây cao bóng cả” hay “núi Thái Sơn” để chỉ “ơn sinh thành” đáng trân trọng:

 “Chấp bút – thay con viết lòng thành

Kính dâng thơ đến đức công sanh”

(Nguyễn Như Phượng – Mãi sống cùng lời cha)

 “Cây cao bóng cả vươn chồi
     Chắn che giông bão suốt đời cho con”

(Huỳnh Nhi Tình Cha )

 Trong lòng con, núi Thái Sơn:

Dáng hình cao ngất, gió vờn mây bay

Núi cao thêm mỗi tháng ngày

Cứ theo tâm tưởng đắp dày công Cha

(Bùi Văn Bồng – Cao dần một ngọn Thái Sơn)

 “Con đã biết ôm hôn một bóng hình cao cả

Của một người, con mãi gọi tên cha!”

(Nguyễn Thị Minh Thư – Hình bóng của Cha)

 Khi đã tác thành nên hình hài của người con trong lòng người mẹ, cũng là lúc người cha khởi đầu một hy tế – hy tế cả đời mình: tàn lụi đời mình đi, cho đời con lớn lên, chết đời mình đi, cho đời con được sống và sống dồi dào. Đa số tác giả đã tập trung khai thác và ghi nhận “công dưỡng dục” hơn là “ơn sinh thành” của người cha, cũng là điều dễ hiểu, bởi nó cụ thể đến nỗi:

“Chiều nay chớp bể, nguồn vần vũ

Bóng Cha già lụ khụ áo tơi”

……

“Cánh cò cõng nắng còn mòn mỏi

Cha cõng tháng ngày đổi cái ăn”

(Nguyễn Thị Thanh Hương – Cha mình)

 Cha ngày ngày bán mặt vào ruộng đất
Mong đến ngày con cái trưởng thành hơn

(Song Ninh Cha tôi)

 “Chúa trao bổn phận cho người cha

Lao khổ làm ăn nuôi cả nhà”

(Nguyễn Minh Thông – Phận làm cha)

 “Những trận mưa rừng ào ào dốc đổ

Cuốn lòng Cha theo nương lúa mịt mờ”

(Nguyễn Thi Thanh Hương – Khắc họa tình cha)

 Tóc cha bạc từ mùa rơm thành khói
     Nước sông quê loang đục đón lũ về
            (Song Ninh – Cha tôi) 

Cả ba lĩnh vực đức dục, trí dục và thể dục đều là điểm nhắm tới  trong khi thi hành nhiệm vụ cao cả của người cha để có một người con thật tuyệt vời như lòng cha mong ước, và để xã hội có thêm một thành viên hữu ích cho đời. Các tác giả ghi nhận mình được hình thành nhân cách từ “chữ viết của ba”, từ lời dặn dò cách sống nhân hậu, tình làng nghĩa xóm, đối nhân xử thế, đến chữ tín, niềm tin và cả hành trình trên con đường Thập Giá:

 “…Con kì kèo: “Ba! tập cho con viết!”

     Dòng đầu tiên con tự viết thành lời
            Là tỏ tình: “Con yêu ba lắm”

Ba sống hoài trong nét chữ con thơ”

(Võ Ngọc Bảo Châu Tập viết)

 “Lời Cha con nhớ ĐỨC làm đầu

NIỀM TIN – CHỮ TÍN nối liền sau

Cha hỡi có hay lòng con trẻ,

Hứa sẽ mang theo suốt cuộc đời”

(Nguyễn Như Phượng – Mãi sống cùng lời cha)

 “Đêm vằng vặc trăng treo hiên trước lán

Tập cho con cách giã gạo nhịp nhàng

Cùng tiếng hò ấm ngọt vọng mênh mang

Để biết sống chứa chan tình làng xóm”

(Nguyễn Thị Thanh Hương – Khắc họa tình cha)

 “Biết bao trăn trở âu lo

Rộng lòng nhân hậu dành cho mọi người

…..

Đêm đông trở giấc ổ rơm

Vẫn đem nồng ấm thảo thơm cho đời”

(Bùi Văn Bồng Cao dần một ngọn Thái Sơn)

 Bố như là gió,

Nâng con vươn cao sống đời bác ái.

Bố như là mây,

Cho con biết chở che những bé thơ giữa chốn chợ đời.

Bố như là mưa,

Mảnh đất đời con thấm nhuần tình yêu thương đồng loại”

(Nguyễn Thị Như Hà – Bố và con)

 “Ai bảo nghèo, tâm linh cằn cỗi?

Cha giàu lòng sớm tối cậy,tin

Đối nhân xử thế quên mình

Yêu thương tha thứ, an bình thánh gia”

 (Nguyễn Thị Thanh Hương – Cha mình)

 Nhiều thử thách, là dấu ấn yêu thương

Chịu khổ đau, rèn đức tính khiêm nhường

Cùng tha nhân con sẻ chia Thập Giá”

(Nguyễn Thị Thanh Hương – Khắc họa tình cha)

 Của lễ dâng đã trọn, hy tế cao vời đã nên ý nghĩa để đời cho con cháu. Có đôi lần trong đời con chưa kịp hiểu thấu, thì ngày cha vượt qua cõi tạm của kiếp phù du  này, chính là lúc con dâng trào dòng lệ nuối tiếc, ân hận: không còn cha để thân thưa lời yêu thương tha thiết với lòng biết ơn sâu thẳm, không còn cha để nói một lời tạ tội những ngộ nhận, những yêu sách vu vơ, không còn cha để ôm cha vào lòng như thưở bé thơ, không còn cha để hỏi con đường đi trước mặt…Chỉ còn lại một niềm thương đến quặn lòng, nỗi nhớ đến vô biên, và chút lạc loài cô vắng tưởng chừng như đến thiên thu vạn đại.

 Con trở về úp mặt vào tay cha

Nghe từng thớ thịt sạn chai thành đá sỏi

Rồi mai này con sẽ trở về đâu

Để được ôm cha như những ngày bé dại

(Phạm Văn Ninh Trở về)

 Em về thắp nến hai hàng

Để tang một chuyến đò ngang vô hình

…..

Người đi trống vắng chiều tà…

Xót xa vạn dặm sơn hà, hanh hao

(Nguyễn Thị Hoa – Người đi xa mãi)
        “Bâng khuâng theo khúc hát ve

Con chạy ùa về thắp mấy nén nhang…”

(Nguyễn văn Đông – Nhớ ba)

 Thưa quí tác giả, chúng tôi, những người đọc thơ của quí tác giả đều có chung một niềm vui mừng khôn tả, khi được đọc những dòng thơ dồi dào sức sống: sức sống của hôm nay, của hiện tại khởi nguồn từ tình yêu vô biên và lòng hy sinh không bến bờ của người cha; và đặc biệt hơn: sức sống của tương lai, của mai sau của vĩnh cửu khởi đi từ niềm tin mãnh liệt vào sự sống đời sau, sự phục sinh vĩnh cửu dành cho người cha thật công bằng. Dù là Niết Bàn hay Thiên Đàng, dù là Suối Vàng hay Miền Cực Lạc, cũng là niềm hy vọng chính đáng của lòng thảo hiếu cùng với ước mong ngày hạnh ngộ, ngày đoàn viên với Đấng Sinh Thành:

Nguyện cầu tình Chúa bao la

Thiên Đàng vĩnh phúc cho cha cõi về

(Nghinh Nguyên – Ngày Xuân Viếng Mộ Cha)

 “Cầu mong ở chốn SUỐI VÀNG

Hồn cha siêu thoát NIẾT-BÀN thảnh thơi”

(Nguyễn Thị Bích Liên – Viếng mộ cha)

 “Con nghe lòng nhớ tim đau nhói

Muôn ánh huy hoàng đã về đâu?

Cầu xin ơn trên con khấn nguyện

Cứu rỗi giúp con một linh hồn”

(Phạm Lê Anh Kiệt Tảo mộ)

Và từ niềm hy vọng ấy, hình thành trong mỗi người con một quyết định đạo đức để nối tiếp hành trình ý nghĩa của cha trong cuộc đời, và hơn thế nữa, để khắc họa tình yêu của Thiên Chúa Cha: Nguồn Cội của sự sống nhân loại.

“Nay Cha khuất bóng bên trời

Trong tôi vẫn ngấm sâu lời chỉ răn

Thái Sơn – công đức cao dần

Tình Cha vẫn mãi luôn gần bên con”

(Bùi Văn Bồng Cao dần một ngọn Thái Sơn)

 “Gương Cha sống thật nhân lành cao cả

Sáng trangTin Mừng Chúa đã mở ra

Đời các con sẽ nối tiếp đời Cha

Luôn khắc họa tình Chúa Cha từ ái”

(Nguyễn Thị Thanh Hương – Khắc họa tình cha)

  Xin chân thành cảm ơn quí tác giả. Ước mong những tác phẩm của quí vị là lời tri ân và cũng là thông điệp chân thành nhất gửi đến tất cả những người cha: “Hãy cho tôi một người cha hoàn hảo”.

 TM . Ban Giám Khảo

PM. Cao Huy Hoàng

Chủ Nhiệm Chuyên Trang Đồng Xanh Thơ,    dunglac.org

Đừng Làm Mặt Mày Châu Ủ Dột

Đừng Làm Mặt Mày Châu Ủ Dột 

                                                           tác giả:Tuyết Mai

Thời buổi ngày nay của gạo châu củi quế, công nhận ra đường chúng ta ít gặp được những khuôn mặt vui vẻ hay tạo niềm vui cho mọi người.   Nếu được sao chúng ta không chọn được vui vẻ trên sự ủ dột mày châu nhỉ?.   Theo kinh nghiệm sống đời, kinh nghiệm đi làm, và chút ít kinh nghiệm khi cần mướn người, thì khuôn mặt vui vẻ luôn tạo sự phấn khởi cho tất cả mọi người.   Đồng ý rằng có những công việc hay công ty luôn đóng sẵn cho mình một bộ mặt nghiêm trang hay gọi là đúng đắn (serious face).   Từ cách ăn mặc, cho đến lời nói, và đi đứng.   Cứng ngắc và luôn không được thoải mái như suốt ngày bị nằm trong cái thùng đẹp.

 Nội suốt một ngày bị mặc trong bộ com-plê ít nhất là tám tiếng đồng hồ hoặc hơn, cổ thì bị nghẹt vì cái cà ra vát luôn xiết vào cổ.   Gặp những nhân vật quan trọng.   Dùng những lời nói cũng quan trọng.   Làm nét mặt ra quan trọng.   Từ lời nói cũng có thể cho chúng ta mất việc.   Nụ cười rất khan hiếm trên những khuôn mặt bị đóng khuôn này!.   Ý tôi nói là cuộc đời thật ngắn ngủi người ơi! Ai sống nổi cả cuộc đời khi phải bị đóng khuôn và khuôn mặt bị già nua theo công việc khi tuổi đời còn quá non trẻ?.  

 Tôi là con người rất thích phân tách mọi điều để giúp cuộc đời của chính mình và mọi người thân thương luôn có sự thoải mái trong cuộc sống của ngày lại ngày này!.   Có phải từ đầu ngày Chúa đã ban cho chúng ta một cuộc sống đầy tự do và đầy sự lựa chọn? Thế thì tại sao chúng ta lại không tự lựa chọn những gì chúng ta có thể được lựa chọn?.   Phí quá nếu trời sáng nay thức dậy, ánh nắng bình minh thật chan hòa chiếu rọi mọi sinh vật và động vật, từ trước nhà cho đến sau vườn nhà, mà bỏ phí đi thời giờ (cần bỏ chút thời giờ thôi!) để lấy khí trời và chút vitamin D Chúa ban?.   Đẹp quá phải không khi chúng ta biết ngắm nhìn những công trình tuyệt mỹ của Chúa!.   Từ trời cao xanh dù chút nắng ấm, hay chúng ta có thể nhìn thấy nắng chiếu xuyên qua cụm mây tạo thành những vệt nắng thật đẹp và thật nhiệm mầu.  

 Đẹp quá những cây cối thiên nhiên cho chúng ta bóng mát và hoa trái.   Đẹp quá mọi tạo vật Chúa ban đang đứng trước mắt chúng ta, mà lẽ nào chúng ta không biết tận hưởng chúng chứ!?.   À ít nhất hít vài hơi thở cho lồng ngực được tiếp đón dưỡng khí rất trong lành của buổi sáng sớm!.   Gấp gáp chi để cái đầu của chúng ta bị giao động quá mạnh qua những gì chúng ta đang lo nghĩ cho công việc hằng ngày!.   Gấp gáp chi để trái tim của chúng ta chúng đập sai nhịp!.   Gấp gáp chi để chúng ta không cho nhau những lời nói vui vẻ của đầu ngày trong gia đình, để rồi mỗi người cho nhau lời chào ra đi trong công việc và trách nhiệm khác nhau của mỗi người.  

 Có ai nghĩ ra là lời chào hỏi đầu ngày của chúng ta rất quan trọng thế nào hay không? Ồ thưa quan trọng lắm anh chị em ạ!.   Vì người đầu tiên chúng ta gặp không ai khác là những người rất thân thương của chúng ta.   Rất thân thương có nghĩa là mọi thành phần trong gia đình của chúng ta rất đáng để chúng ta lưu tâm đến.   Rất thân thương đến độ chúng ta muốn chúc nhau những lời nói dịu dàng và yêu thương nhất mà chúng ta có thể cho nhau.   Nụ cười không thể thiếu trong gia đình mỗi buổi sáng.   Chúng ta có thể làm được tất cả những điều đó, nếu chúng ta muốn chọn được làm điều đó! Thay vì cho nhau những lời cọc cằn khó nghe.   Lại càng cọc cằn khó nghe hơn nữa là những lời nói ngăm đe và ra lịnh.  

 Có phải có rất nhiều người tự làm khổ mình vì không biết cách chọn sống cho đúng cách?.   Có rất nhiều người tôi không hiểu sao họ lại tự làm khổ họ như vậy? Chẳng những cho chính họ mà cả những người sống gần cạnh họ?.   Họ khó khăn và tự làm khổ mình đến độ mà họ chỉ nhìn thấy cuộc đời là không có gì đáng sống.   Cái gì cũng không được vừa ý của họ.   Và họ tự ti đến độ họ cảm thấy họ chẳng là gì trong cái xã hội hỗn độn này!.   Những người này họ có đức tin vào Chúa mạnh mẽ lắm đấy chứ, nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao?.   Nó có cái gì không được mạch lạc và ổn cho lắm!.   Phải chăng họ có tánh lo lắng quá hay không tuy dù những gì họ lo chỉ là chuyện nhỏ? Hoặc những chuyện mà chưa thấy hoặc chẳng có thể xẩy ra trong tương lai, nhưng họ vẫn trằn trọc từng đêm với tay vắt trên trán?.

 Tôi thấy tội nghiệp cho những con người rất đáng thương này, họ cô đơn lắm thưa anh chị em, vì chẳng ai buồn chơi với những con người toàn có những lời than thở khi họ tìm gặp đến mình.   Cuộc đời ai cũng hiểu là buồn nhiều hơn vui, nhưng nếu chúng ta biết sống hay quẳng gánh lo đi để mà sống, và biết sống từng ngày một.   Vì quá khứ là những bài học cho chúng ta biết tránh, học từ nơi đó để không gặp phải hay lập lại trong tương lai.   Còn tương lai ư? Sao nó chưa tới mà ta đã phải lo rồi?.   Có xa lắm không?.   Trong khi điều chính yếu nhất là những gì chúng ta làm được cho ngày hôm nay.   Vâng thưa thật phải, vì ngày hôm nay mới là ngày sống thật hạnh phúc của mình, do những gì tự mình tạo ra, được nói, và muốn được làm.  

 Tôi có biết rất nhiều người chỉ lo những việc rất nhỏ (small stuff) nhưng lại là sự cản trở rất lớn cho những việc quan trọng hơn là “Sự Sống”.   Sự sống có tầm quan trọng hơn nhiều trong một ngày thưa có phải?.   Sự sống ấy thì như nguồn năng lực chính trong cuộc đời của chúng ta.   Sự sống thì mạnh mẽ nó cứ tiếp mãi như bánh xe của thời gian không bao giờ ngừng chỉ đến khi Chúa muốn nó chấm dứt.   Sự sống của một ngày thưa quan trọng và thiết yếu vô cùng tận.   Sao lại để cho con mắt đau làm đình trệ cái Sự Sống ấy khi mà trí óc và mọi bộ thận khác chúng đòi được sống trong ta.  

 Sao ta lại để cho cái bụng đau nó làm chúng ta đình trệ mọi bộ phận khác như sự suy nghĩ, tay cần được làm việc, chân cần phải đi, miệng cần phải ăn, hay thân thể cần được nghỉ ngơi, và v.v.v….. Nếu chúng ta là người thích phân tách thì cái nhìn cuộc đời cũng bớt ưu phiền và thoải mái hơn hay không?.   Tại sao anh này lại nói những lời khiếm nhã thay vì chọn lời nói lịch sự hơn? Sao người kia lại hành xử thiếu lễ độ và thất học đến thế?.   Nói chung thì ai cũng có những quá khứ đáng để ý đến, chúng là những ảnh hưởng lâu dài trên một con người từng sống trải đời trong quá khứ không mấy tốt đẹp.   Hiểu được thế chúng ta sẽ dễ dàng tha thứ cho nhau hơn.   Hiểu được thế chúng ta sẽ dễ cảm thông vì quá khứ của mỗi người Chúa ban cho khác nhau.   Không ai lớn lên có cùng chung một lối giáo dục.  

 Như trong gia đình chúng tôi thì ông nhà tôi thường than vãn về vấn đề học hành của con cái và một con mắt mù lòa của ông.   Tôi khuyên ông tuy chúng chưa là gì cả và còn trong tuổi ăn học, chớ có hối chúng, và hãy để cho chúng học theo khả năng của chúng, bao lâu cũng được miễn chúng có ngày ra trường bốn năm đại học là được.   Quan trọng nhất đối với tôi là con cái chúng phải thành nhân cái đã! Chúng phải được trưởng thành trong một khối óc lành mạnh và có quả tim biết rung động trước những người sầu khổ sống chung quanh mình.   Còn cái học ư, nó có thể đến sau.   Tôi không muốn con tôi nó trở thành một bác sĩ có cái mác là lương y như kế mẫu, chỉ biết hốt tiền của người ta và của chính phủ, còn bệnh nhân của họ có ra sao thì ra, họ không cần biết tới, ngay cả có thể xẩy ra cái chết của người.

 Nói riết ông nhà tôi cũng thấm và quên bớt đi con mắt mù lòa của ổng.   Ổng thầm cầu xin Chúa là cho con mắt của ông nó khỏi để ông vào hội nhà thờ mà giúp trong đó, vì cần phải đi đứng, lái xe, và dùng computer, và ông còn rất nhiều điều hữu ích có thể giúp một bàn tay.   Nhưng giả dụ Chúa cất hẳn một con mắt của ông rồi thì sao? Ông trở thành một phế nhân là muốn mình trở thành một handicap hay sao?.   Mọi thứ khác trong cơ thể của ông sẽ bị ông nhốt tù chúng hết hay sao?.   Thì ra chỉ vì mất một con mắt mà ông trở thành một phế nhân vĩnh viễn trong khi Sự Sống trong ông còn rất Sung Mãn, còn rất nhiều Năng Lượng, và Khả Năng.

 Thay vì ông chọn cách sống hữu ích cho chính mình và cho người khác thì ông lại chọn thành một phế nhân, là luôn muốn mọi người tội nghiệp cho ông và quan tâm đến ông.   Đối với tôi một người mà luôn nghĩ tội nghiệp cho chính mình thì chính con người đó đang nằm trong gian đoạn cuối bị Ung Thư (cancer).   Ông nhà tôi thì luôn thỏa mãn trong vấn đề sức khỏe của ông vì ông là con người rất mê thể thao, tim ông tốt, sức khỏe của ông cũng luôn tốt, chưa thấy một dấu hiệu gì là không ổn cả!.   Nhưng thưa anh chị em, cái đầu của chúng ta mà không khỏe thì cả thân thể của chúng ta cũng vứt đi và điều đó tôi rất tin và tin có chứng cớ đàng hoàng, từ chính kinh nghiệm sống của mình, lẫn những gì tôi học hỏi từ sách vở y khoa.  

 Một người sống lạc quan thì đòi hỏi có bộ óc rất khỏe.   Bộ óc là cột sống chính của toàn thân thể chúng ta.   Người sống lạc quan có thể tự chữa bệnh cho mình vì nó có thể tạo những kháng thể để giết vi khuẩn, nếu không cũng làm cho bệnh tình được giảm đi rất nhiều.   Ung thư cũng có thể làm chậm lại.   Đau buồn cũng chỉ ở gian đoạn ngắn ngủi vì họ có bộ óc khỏe thì ít khi nào chịu thua và hầu như không thấy sự than thở ở nơi họ.   Do đó sự lựa chọn Sống ngày qua ngày của mình, là ở sự quyết định khôn ngoan mà Chúa ban cho chúng ta.   Thay vì chọn khóc thì chúng ta hãy nên chọn cười vì không mấy ai muốn cảm cho những người luôn có vấn đề đâu!.   Thay vì chọn chửi người này hay phê bình người kia thì chúng ta chọn thông cảm cho nhau và tha thứ cho nhau!.  

 Để kết, tôi xin mến chúc mọi người luôn Sống trong Trái Tim Chúa, vì chỉ có Người mới có thể ban cho hết thảy chúng ta sức mạnh từ Trên.   Là Nguồn Năng Lực Sống.   Để được Sống Lành Mạnh, Sống Khỏe, và Sống Bình An trong tâm hồn.   Để rồi hết thảy trái tim của chúng ta cũng được dần nên giống Trái Tim của Chúa.   Amen.

 ** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

     http://www.youtube.com/watch?v=DqwsvMjF-C0

     (Vui Vẻ, Yêu Đời, Hồng Ân Chúa Ban)

 Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

(06-11-12)

Sao Lên Được Nước Chúa?

Sao Lên Được Nước Chúa?

(CN XI TN B)

 Qua bao nhiêu ngàn năm, qua bao nhiêu thời đại, và trải qua bao nhiêu thế hệ, con người vẫn luôn giữ sự kỳ thị để làm cái hố sâu ngăn cách.   Kỳ thị thì nhiều hình thức lắm, chúng ta không thể kể cho hết được.   Vì sự kỳ thị mà chúng ta hằng luôn có chiến tranh và hòa bình sẽ không bao giờ thấy trên mặt đất này!?.   Trước đây chúng ta vì kỳ thị với người ngoại đạo, nên Chúa đã cho Thánh Phao-Lô đảm nhận trách nhiệm lo cho người ngoại giáo và nhờ thế mà thế giới mới, mới có chỗ đứng cho người ngoại giáo.   Rồi thì càng ngày từ đông sang tây và từ nam tới bắc, có biết bao nhiêu người được nhận biết Chúa.   Cách Tự Do và không Tự Do.  

 Còn thời đại của chúng ta hiện giờ thì sao? Cũng vẫn còn nhan nhãn sự kỳ thị ấy đang ở chung quanh chúng ta, và sự chết chóc cũng vẫn còn, vì chúng ta vẫn giữ y nguyên sự kỳ thị ấy!.   Chắc Chúa cũng buồn vô cùng vì con cái Người ngoài mặt thì vậy mà trong thì không vậy!.   Có phải Chúa dậy chúng ta là dù trắng hay đen, dù đạo hay khác đạo, dù cùi hay sạch, dù bệnh lây hay không lây, dù giống gì đi chăng nữa, chúng ta phải yêu thương nhau như một đại gia đình của Chúa?. 

 Tôi và rất nhiều người cũng đã thấy trước một tương lai khi chúng ta không còn ở trên trái đất này nữa, thì con người của tất cả mọi giống dân, mọi giống loài có trí khôn, đều sẽ sống chung với nhau.   Nhưng khi ấy có hòa bình hay không thì tôi không biết.   Nhưng hầu như ai cũng biết rằng những thế hệ trong tương lai sau này, con người sẽ thay đổi rất khác.   Khác từ dung mạo cho đến sự tạo thành.   Vì thế cho nên luật pháp hiện giờ đã dùng biện pháp xử tử ai, bị đến mấy trăm năm sau, hoặc bị đến mấy đời sau này lận.   Thường chúng ta ít khi để ý những chuyện thật, nghe rất vô lý mà không cho là quan trọng không?.   Bởi vì sao một tội phạm đã xử chết mà còn bị phạt chết đến mấy trăm năm sau hay đến mấy đời của tội phạm ấy?.   Thưa vì đó là sự thật và là viễn ảnh rất trung thực của tương lai, có thể vào năm 3000 gì đó chăng?.

 Một tương lai mà con người sẽ được cấy đi cấy lại bao nhiêu lần (clone).   Phim ảnh họ đã cho chúng ta cái nhìn sơ sơ về tương lai sẽ ra sao.   Như phim Star Wars chẳng hạn.   Chúng ta có thấy con người trong tương lai họ giống như thế nào hay không?.   Vâng, tương lai là những con người sẽ biến thể rất nhiều hình thể khác nhau.   Có thể con người lúc bấy giờ vừa là máy sống trong một thân xác của con người chăng?.   Có thể con người vì bị ảnh hưởng của phóng xạ mà biến thể thành một hình thể nào đó mà không giống như con người?.   Rồi thì những biến thể của hình hài con người qua bao nhiêu thời đại, họ sẽ sống với nhau ra sao?.   Hay chiến tranh vẫn cứ mãi tiếp diễn vì hình thể này so với hình thể khác và chê nhau là ngu xi và xấu xí??.  

 Ngày nào con người có trái tim biết rung động và biết cảm thông thì ngày đó, con người mới có thể lên Nước Chúa được, thưa có phải?.   Còn ngày nào con người vẫn cho mình là nhất, là đúng, và là hoàn hảo thì ngày Lên Trời chắc còn xa lắm lắm!!!.   Chúa ban cho con người chúng ta có một Thánh Phao Lô mới, chắc hẳn Chúa chỉ muốn con người nhân loại phải yêu thương nhau.   Yêu thương có nghĩa không đặt điều kiện này nọ.   Yêu thương không có nghĩa so sánh nhau bằng mầu da, dân tộc, giầu nghèo, giỏi có bằng cấp hay không có, và còn rất nhiều vấn đề khác nữa mà trí tuệ con người có giới hạn nên chưa hiểu thấu?.

 Lạy Thiên Chúa! Có phải ngày nào thế giới không còn có sự kỳ thị thì ngày đó mới có hòa bình thật sự trên thế gian này? Và ngày đó không ai còn sợ cái chết bởi tất cả đều sẽ biết mình đi về đâu sau thế giới này.   Chỉ có hai Giới Răn Chúa dậy chúng con phải theo và phải thực hành, nhưng xem chừng không dễ làm phải không thưa Chúa?.   Ấy là trước Kính Mến Người trên hết mọi sự; sau lại yêu người như mình ta vậy.   Chúa đã phải đổ máu vì con người bởi sự kỳ thị và ganh ghét.   Chúa đã phải tốn công tốn thời giờ để sống trên thế gian này cũng chỉ để dậy con cái Người là hãy Yêu Thương nhau như Người đã yêu hết thảy chúng con.  

 Xin Chúa dạy chúng con biết cầu nguyện và sống theo Giới Luật của Chúa.   Thực hành được sự Yêu Thương của Chúa trên mọi người và mọi tạo vật dù tất cả do Chúa tác tạo và dựng nên cách đặc biệt, không ai giống ai.   Nay thì giống hình thể nhưng sau này không biết có còn ai giống ai hay không, nhưng Luật Chúa vẫn không bao giờ thay đổi theo thời gian.   Chỉ khi ấy thì Nước Chúa hiển hiện rõ nét trong tâm hồn có sự yêu thương giữa con người với con người, phải không thưa Chúa?.  

 ** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

     http://www.youtube.com/watch?v=MyY5rOuNCts

     (Kính Chúa Yêu Người)

  Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

(06-12-12)

THÁNH THỂ VÀ LÒNG MẾN: CUNG KÍNH

THÁNH THỂ VÀ LÒNG MẾN:  CUNG KÍNH

                                                                          Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J

Tôi cần nhìn lại lối sống tín nguỡng của mình nhiều lắm.  Có những cách sống đã quá quen thuộc, tôi tưởng chừng như mình đang sống đức tin, nhưng có lẽ tôi chỉ quằn quại với niềm tin mà thôi, vì tâm hồn không an vui, không hạnh phúc, và những người chung quanh tôi cũng không hạnh phúc, không an vui.

Khi niềm tin trở thành quằn quại thì nghi thức tôn giáo là gánh nặng.

– Chúa nói: “Ta đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ” (M. 20:28).  Như vậy, niềm tin là một giếng nước.  Mà để kéo gầu ấy, tại sao ta không thể có niềm vui?

– Chúa nói: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt. 11:29).  Như vậy đến với Chúa là một giải thoát.  Tại sao ta thiếu thiết tha khi cử hành phụng vụ?

– Thấy bệnh tật, Chúa chữa lành, thấy đói, Chúa cho ăn (Mt. 14:14-21).  Như vậy, niềm tin là cánh tay với vào vườn hoa trái.  Tại sao ta thấy nặng nề?

Có người nói: “Tôi bận quá, không thể đi tĩnh tâm được”.  “Tôi mỏi mệt lắm, không thể phục vụ Chúa được.”  Trong khi đó, vì bận rộn nên mới cần tĩnh tâm, để Chúa dắt đi, nghỉ ngơi.  Trong khi đó, vì ta mỏi mệt, và gánh đời quá nặng, Chúa mới đến để phục vụ.  Có một suy nghĩ nào đó dường như không ổn.  Nếu suy nghĩ không ổn thì rất có thể suy nghĩ ấy sẽ đưa đến một lối sống khắc khoải.

Thánh Inhaxiô, sau khi thụ phong linh mục, ngài không dâng lễ mở tay ngay.  Ngài đợi một năm sau. Và rồi cứ mỗi lần dâng lễ ngài lại khóc.  Còn Mẹ Têrêsa Calcutta thì treo trong phòng áo lễ của nhà dòng tấm bảng:

Xin linh mục của Chúa,
Cha dâng lễ này như thánh lễ mở tay,
như thánh lễ sau cùng,
như thánh lễ chỉ dâng duy nhất một lần trong đời mà thôi.

Nói về bí tích Thánh Thể, về những nghi thức cử hành.  Hôm nay người ta nghe thấy những lời “khen”, tiếng “chê”.  Đi lễ cha kia làm lẹ lắm.  Và dường như cũng có những linh mục, vô tư nhận mình làm lễ lẹ lắm, nhiều người thích.  Họ nói với người tham dự: “Chúa ở cùng anh chị em”.  Nhưng thật sự đấy chẳng phải là lời cầu chúc, vì tay đang mở sách, chưa thấy lời nguyện thánh lễ hôm nay ở trang nào.  Tâm trí đang vội vã đi tìm.  Có những thánh lễ mà giây phút cực trọng là truyền phép Thánh Thể, linh mục đọc quá vội vàng.  Chưa xong đã bái gối, chưa bái gối xong đã hối hả đứng dậy. Rất là liếng thoắng.  Tôi cũng thấy nhiều thừa tác viên thánh thể, sau khi cho chịu lễ, họ rước Máu Thánh còn lại trong chén thánh như uống một ngụm Coca.  Họ “bốc”, họ “đổ” Bánh Thánh như đổ một hũ đậu phụng.  Họ thiếu cung kính vì thiếu tấm lòng.  Họ đến từ một cộng đoàn mà chính cha quản nhiệm không đầy đủ bổn phận huấn luyện họ cung kính Thánh Thể Chúa.  Làm sao huấn luyện nếu chính cha quản nhiệm thiếu tấm lòng.  Đi giúp mục vụ nhiều nơi, tôi rất cảm kích khi có những linh mục đến nhà thờ rất sớm, không tiếp ai trước thánh lễ.  Họ dành giây phút đó để chuẩn bị thánh lễ.  Và cũng có những thừa tác viên Thánh Thể được huấn luyện rất cung kính khi thi hành nhiệm vụ thánh.

**********************************

Lạy Chúa,

Con cần hiểu bí tích Thánh Thể là kết quả của tình yêu Chúa chết cho con người được sống.  Làm sao con có thể cử hành cho chóng qua như một cuộc gặp gỡ mà con không muốn gặp.  Làm sao con cảm nghiệm được khi con chỉ gặp để cho qua.

Con cần phải hiểu những gì con đang làm, con đang sống, tôn giáo con đang theo.  Con phải hiểu thông báo của người đàn ông kia là thông báo của thiên thần báo mộng trước cửa đền thờ linh hồn mỗi khi con bước vào:

– Đức tin không có đức ái, sẽ không biết lối nào đi.

Con phải hiểu Thánh Thể Chúa là tình yêu vô cùng sâu thẳm.

– Xin cho con lòng yêu mến trưởng thành.

Con phải hiểu Thánh Thể Chúa là mầu nhiệm cực thánh.

– Xin cho con cử hành với tâm hồn hết sức kính cẩn, thiết tha.

 Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J

 trích trong “Thánh Thể –  Đường Đi Một Mình”

MẸ NGUỒN CẬY TRÔNG, CHƯA THẤY AI XIN MẸ VỀ KHÔNG

MẸ NGUỒN CẬY TRÔNG, CHƯA THẤY AI XIN MẸ VỀ KHÔNG

Lm. VĨNH SANG, DCCT 

Năm 1866, bức Linh Ảnh Đức Mẹ mang tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp được Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Pio IX trao cho DCCT với nhiệm vụ quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ, bức Linh ảnh ấy đươc tôn kính tại đền Thánh An Phong, đường Merulana, thành phố Roma, bên cạnh trụ sở trung ương của Hội Dòng. Từ ngày ấy, mỗi bước chân Thừa Sai DCCT đi đến đâu cũng đều được đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ Hằng Cứu Giúp, cùng đi với các Thừa Sai, phiên bản bức Linh ảnh được phổ biến khắp nơi.

Năm 1925, ba nhà Thừa Sai đầu tiên DCCT đặt chân đến Huế ( Cha Larouche, cha Cusineau và thầy Barnabe ), trong hành trang của các ngài có phiên bản bức Linh ảnh hay làm phép lạ. Cùng với sự hiện diện của bức Linh ảnh, các Thừa Sai đã nhanh chóng phổ biến các kinh nguyện cầu khấn cùng Mẹ, những lời kinh ngọt ngào, quen thuộc và thân thương với mỗi người dân Việt Công Giáo chúng ta đã được cất lên từ ngày ấy: “Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó…”, ai trong chúng ta mà chẳng nhớ những lời kinh này.

Trong đời mục vụ, chúng tôi có dịp đi đó đây khắp miền đất nước, từ những Nhà Thờ Chính Toà to lớn đến những ngôi Nhà Nguyện bé nhỏ hun hút nơi vùng sâu, ở đâu chúng tôi cũng bắt gặp phiên bản của bức Linh Ảnh nổi tiếng này, nhìn những bức ảnh được tôn kính chúng tôi biết bước chân của cha anh chúng tôi đã từng đặt đến những nơi đây. Chúng tôi thầm cảm tạ ơn Chúa cùng với sự khâm phục lòng nhiệt thành của cha anh mình.

Câu chuyện “Đức Mẹ lộ hình” tại La Mã Bến Tre là một điển hình. Ngày ấy, hơn 62 năm về trước ( trước năm 1950 ), giữa một vùng sông nước mênh mông, chiến tranh khốc liệt, bức Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp đã xuất hiện một cách lạ lùng ( 5.5.1950 ), kèm theo những phép lạ tỏ tường ( 7.10.1950 ) để cứu vớt che chở người dân quê nghèo khốn khổ ( tìm đọc chuyện Đức Mẹ La Mã Bến Tre ). Ngày nay ngôi Nhà Thờ đã được trùng tu, khuôn viên Nhà Thờ đã được tu bổ, một con đường nhỏ ngang 4 mét vừa được xây dựng để khách hành hương có thể đến với bức Linh Ảnh Đức Mẹ La Mã Bến Tre tương đối dễ dàng, từ Sàigòn nếu di chuyển bằng xe 4 bánh chỉ cần hai tiếng đồng hồ chúng ta đã có thể đến viếng thăm ngôi đền này ( www.ducmelamabentre.com ).

Trong bộ sưu tập về bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp còn một chứng tích tuyệt vời khác nữa. Việt Nam năm 1954, trong hành trình di cư của hàng triệu người từ miền Bắc vào Nam, có một phóng viên đã chụp được cảnh đoàn người di cư, một người phụ nữ lam lũ gồng gánh tất cả mớ gia sản nghèo nàn tả tơi của mình, vậy mà bà đã không quên mang theo bức Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bước chân bà sải đi vững chắc trong niềm tin và cậy trông phó thác trên hành trình hướng về tương lai, ắt hẳn vì Mẹ Hằng Cứu Giúp đang ở cùng bà, ở cùng gia đình bà.

 Bức Linh ảnh người phụ nữ xuôi Nam năm ấy mang theo bây giờ ở đâu ? Được tôn kính ở chốn nào chúng ta không có điều kiện để tìm biết.

Thế rồi bây giờ chúng tôi mới biết được thêm một câu chuyện khác, tình cờ nhưng rất thú vị, cũng là một câu chuyện về một người phụ nữ với bức Linh ảnh, cũng là một cuộc di cư vĩ đại khác của 21 năm sau cuộc di cư khổng lồ năm 1954. Nhẩm tính lại, ngày ấy, năm 1954, người phụ nữ trong câu chuyện chúng tôi sắp kể mới chỉ là một em bé 10 tuổi theo cha mẹ chạy vào Nam.

Chị về Việt Nam đã 4 lần nhưng lần này chị mới có dịp đến DCCT, quận 3, Sàigòn, chị liên lạc và giúp đỡ chúng tôi từ lâu nhưng chỉ biết nhau qua thư từ và hình ảnh trên mạng, chị vào thăm Nhà Dòng và trong những câu chuyện chia sẻ, chúng tôi ghi được một câu chuyện lạ lùng thú vị.

Năm 1975, chị có chồng là một sĩ quan không quân đóng tại phi trường Phù Cát, thành phố Quy Nhơn thuộc miền Trung, tháng Tư chiến tranh ác liệt, cả trại gia binh di chuyển vào Sàigòn để lánh nạn, nhưng chẳng bao lâu lại phải tiếp tục di chuyển ra Côn Đảo, anh vẫn tiếp tục trong đội hình chiến đấu của quân đội miền Nam. Không lâu trước ngày Sàigòn thất thủ 30 tháng 4, chị và các chị em khác hoàn toàn mất tin tức chồng, đau buồn và lo sợ.

Ngày ngày chị lang thang một mình ở bãi biển trông ngóng tin chồng, tình cờ một hôm chị nhặt được một tấm bìa báo xuân của một tạp chí Công Giáo nào đó, trên tấm bìa đó còn ghi hàng chữ “Cung chúc tân xuân” cùng với hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp chiếm trọn trang bìa. Tấm bìa trôi dạt ở bãi cát trắng bờ biển, ướt sũng, nhạt nhòa. Chị nhặt lên với tất cả sự tôn kính, mang về khu trại gia binh, hong cho khô và sớm khuya cầu nguyện với bức Linh Ảnh.

Bây giờ nhớ lại, chị kể chị đã hết lòng khẩn khoản nài van Mẹ xin cho được gặp lại chồng. Và chị đã được như ý, khi chị và các con được chuyển đến tạm cư ở đảo Guam, chị đã bất ngờ tìm lại được anh qua hội Hồng Thập Tự Quốc Tế khi mọi sự ngỡ đã hoàn toàn tuyệt vọng. Ai nghe chuyện cũng đều bảo là phép lạ !

 Định cư tại Hoa Kỳ, anh chị đã không quên mang theo bức Linh Ảnh kỳ diệu. Chị tiếp tục cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp xin cho có thêm một cháu gái vì ba cháu đầu đều là trai, một lần nữa, chị lại được như ý. Theo chị kể, lời vật nài cùng Mẹ có nhiều chi tiết thú vị về bé gái chị xin. Vâng, chị đã xin, đã ngỏ lời với tâm tình rất đơn sơ thân mật y như của một người con gái thủ thỉ cùng bà mẹ dấu yêu của mình. Chị đón nhận tất cả những điều ấy như một hồng ân.

Bức Linh Ảnh đó bây giờ chị đóng khung treo trong phòng ngủ, ngay trên đầu giường của chị.

Chị chia sẻ với anh em chúng tôi: bức Linh Ảnh không đẹp vì chỉ là một bức ảnh in trên bìa một tờ báo cũ, lại được vớt lên từ bãi cát bờ biển Côn Đảo, không đẹp vì đã bị ướt rồi hong khô lại, không đẹp vì kỹ thuật in ấn của những năm thập niên 70 tại Việt Nam, nhưng lại đẹp và quý giá tuyệt trần vì bức Linh Ảnh ấy đã xuất hiện trong những ngày tháng chị lao đao hoang mang nhất, cô đơn gian khổ nhất, đẹp vì chị đã mang theo bên mình suốt 37 năm với những lời nguyện cầu to nhỏ, đẹp vì là sự an ủi và cậy trông của cả cuộc đời chị, đẹp vì bức ảnh đã giúp chị cầu nguyện và vững chắc trong Đức Tin, đẹp vì qua bức ảnh chị nhận được quá nhiều ân huệ của Thiên Chúa.

Chị vẫn hằng cầu nguyện với bức ảnh đó: “Xin cho con biết dùng những năm tháng kế tiếp của cuộc đời để phục vụ Chúa trong Hội Thánh tại Việt Nam”.

Xin cám ơn chị Thanh Lịch, Oklahoma, Hoa Kỳ, chị đã làm chứng về tình thương của Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, Mẹ của tất cả chúng ta…

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 6.6.2012 (Ephata 513)

Đau Đớn Trái Tim Chúa Giêsu

Đau Đớn Trái Tim Chúa Giêsu
                                                                                          Tuyết Mai

Tôi nhận định như thế không biết có đúng với ý Chúa hay không nhưng tôi dùng trái tim rất thịt của tôi mà so sánh với Chúa, tất nhiên sẽ trật lất.   Vì trái tim con người thì luôn nhỏ bé và ít biết cảm xúc.   Trái tim con người hầu hết chỉ biết dành cảm xúc cho người yêu của mình.   Thưa rất đúng như vậy! Thường trái tim con người chỉ biết rung động trước người yêu, kế đến là dành cho gia đình, và những người rất thân thương như bằng hữu gặp nhau hằng ngày.

 Khi ta nhìn trái tim Chúa thì trái tim của Ngài luôn rực lửa.   Luôn nóng bỏng.   Luôn sôi sục và như muốn trào ra để trao ban cho tất cả nhân loại con Chúa.   Sao tôi lại bảo tội quá hay đau đớn quá Trái Tim của Chúa?.   Vì một đằng Chúa của chúng ta luôn muốn được ôm tất cả con cái của Ngài vào tận trong đáy của Trái Tim Rực Lửa cuồn cuộn sự Yêu Thương, nhưng một đằng thì con cái của Ngài lại tỏ ra sự thờ ơ và lạnh lùng.   Và rất cay đắng ở chỗ là Ngaì cho chúng ta sự ủ ấp và hạnh phúc một cách rất nhưng không.   Nhưng chúng ta vẫn cố tình tỏ lộ sự thờ ơ, rất vô tình, ngay cả phủ nhận rằng Ngài không có hiện diện trên trần gian này.  

 Rất nhiều khi tôi cũng cảm thấy Chúa thật lạ lùng! Người yêu nhân loại đến đỗi đã tạo dựng nên con người giống hệt hình ảnh của Chúa.   Chúa ban cho con người tất cả từ mọi sự được treo lơ lửng trên trời cao cho đến những thứ sinh linh thật nhỏ bé lúc nhúc trong lòng đất.   Chỉ cốt để cho sự sống của con người được sung mãn và dư đầy.   Con người của chúng ta mang tiếng là làm cha làm mẹ cũng chẳng cho con cái mình những gì gọi là tốt đẹp nhất trong suốt cuộc đời của chúng.   Chúng ta yêu con cái chúng ta cũng phải có điều kiện này nọ.   Học giỏi và ngoan ngoãn thì chúng con được thưởng, còn phá phách và làm biếng học thì chúng phải bị đòn hay có những hình phạt tương đương.   Và có phải đó là cách mà hầu hết các cha mẹ đã, đang, và sẽ luôn làm giống như thế?.   Còn Thiên Chúa của chúng ta thì sao?.  

 Chẳng một điều kiện nào gọi là tiên quyết cả! Vì có phải Chúa sợ con cái của Chúa chúng hết thảy sẽ phải mất linh hồn, nếu Chúa tỏ sự nghiêm khắc và sự thịnh nộ của Chúa đối với con người luôn sống trong tội lỗi?.   Chắc phải thế vì biết bao nhiêu lần sự thịnh nộ của Chúa đã làm con cái Người ra quá sợ hãi và như không có được Tự Do thật sự?.   Đó là những chuyện đã được xẩy ra trong thời Cựu Ước.   Và có phải đó là nguyên do chính mà Chúa Con được sinh xuống trần làm người?.   Chúa Cha đã muốn Con của Người sống gần với con người và chỉ có cách đó con người mới có sự thay đổi.   Chỉ có cách đó con người mới được hướng dẫn và dậy dỗ cho đúng cách là Tình Cảm luôn rung động con tim.   Là Tình Cảm luôn dẫn con người đến sự chia sẻ và biết cảm thông.   Sau cùng tình cảm sẽ luôn thay đổi được lòng người.   Có phải đó là tất cả sự mong ước của một Thiên Chúa Yêu Thương muốn dậy dỗ cho con người mà Chúa Con Giêsu là Gương Mẫu là gương soi cho toàn thể nhân loại chúng ta?.

 Tháng Sáu là tháng Trái Tim Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn nhắc nhở tất cả  chúng ta hãy trở về để sống gần với Trái Tim Chúa.   Nhắc nhở chúng ta là đừng nên để trái tim của chúng ta ra nguội lạnh.   Vì khi trái tim của chúng ta ra nguội lạnh thì đồng thời linh hồn của chúng ta cũng sẽ rất lâm nguy.   Dù chúng ta có bận rộn, bôn ba, bộn bề thế nào trong cuộc sống, xin cho hết thảy chúng ta biết hướng về Trái Tim Chúa Giêsu, để được kín múc Tình Yêu Chúa và được nên giống Chúa.   Trái Tim Chúa là bình điện năng giúp chúng ta sống, sống cách lành mạnh.   Trái Tim Chúa là nguồn mạch của sự Yêu Thương.   Trái Tim Chúa là nơi cho chúng ta được Nương Tựa và được Ủi An.   Trái Tim Chúa luôn muốn Ôm Ấp chúng ta để được có sự sống sung mãn bây giờ và mãi mãi muôn đời sau.

 Nhất là xin Thánh Tâm Chúa ban cho gia đình chúng con luôn có Trái Tim nồng nàn và đầm ấm của Chúa.   Để gia đình chúng con luôn có sự thuận hòa.   Biết chấp nhận lẫn nhau dù tuổi tác có quá chênh lệch.   Chấp nhận lẫn nhau vì ý kiến có khác nhau trong sự suy nghĩ.   Biết nhường nhịn để hòa khí trong gia đình được êm thắm.   Biết làm gương cho các con để chúng tương lai biết dậy dỗ con cái và biết quý tình gia đình và coi trọng gia đình.   Vợ chồng luôn được tương kính như tân.   Anh chị em trong nhà biết trên biết dưới, biết thương yêu nhau.   Bởi gia đình là nguồn là nơi phát xuất Tình Yêu Thương phải không thưa Chúa?.   Thiếu Yêu Thương từ trong gia đình thì bản thân của người đó sẽ không giúp ích gì được cho ai ngoài chính họ.  

 Trái Tim Yêu Thương của Chúa Giêsu qua bao thời đại, vẫn giống như trong lòng của Núi Lửa.   Lửa Tình Yêu ấy ngàn năm vẫn không bao giờ nguội lạnh.    Lửa Yêu Thương ấy cũng sẽ mãi nung cháy trong trái tim những ai biết chạy đến Chúa kiếm tìm.   Hãy đến với Trái Tim Chúa để được nhận Lửa Yêu Thương! Từng ngày trong cuộc sống, để được chia sẻ đến những ai đang rất cần Lửa Yêu Thương ấy, mọi ngày cho đến tận thế.   Amen.

 ** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

     http://www.youtube.com/watch?v=kBvBmdnFr7I

     (Trái Tim Chúa Giêsu)

 Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

(06-10-12)

Lời Chân Thành Gởi Đến Quý Thầy

Lời Chân Thành Gởi Đến Quý Thầy

                                                                        Tác giả: Tuyết Mai

Nhân thời gian tĩnh tâm và khấn hứa, không gì tốt đẹp cho bằng tôi xin được chúc quý Thầy tràn đầy Ơn Chúa Thánh Thần xuống trên quý Thầy, để được mọi Ơn Đức, mà chính Ngài là Thầy và là Sư Phụ tốt lành và thánh thiện nhất, hướng dẫn, dìu dắt, an ủi, bao che, và phù trì cho quý Thầy, vì Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa.   Thật phải khi chúng ta là con cái Chúa, phải hiểu và phải Tin làm vậy!.   Vì Ngài cũng biểu tượng cho Tình Yêu của Thiên Chúa, mà không gì thương yêu quý Thầy cho bằng, vì muốn đi theo con đường Thánh Giá và thánh hiến cuộc sống của mình cho Chúa, hoàn toàn cho Chúa và cho tha nhân.   Quý Thầy có biết rằng, qua mọi chặng đường tu luyện, Chúa Thánh Thần đã luôn kề cận và thương yêu quý Thầy đến mực độ nào hay không?.   Hẳn quý Thầy hiện giờ đang cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa đang ngập lòng và trong tâm hồn của quý Thầy rồi!.

Tôi viết đôi dòng chữ chúc mừng quý Thầy như những người anh em tôi thật quý mến, mà hằng ngày tôi hằng cầu nguyện với Thiên Chúa và Mẹ Maria hiền mẫu của chúng ta, luôn ban cho Giáo Hội và cánh đồng Truyền Giáo, luôn được tăng trưởng theo nhân số, thêm thật nhiều ơn gọi.   Để cánh đồng Truyền Giáo Chúa đang thiếu rất nhiều Thợ Gặt trung thành có lòng xả thân vì biết xót xa cho những con người khốn cùng trên toàn cõi địa cầu.   Sở dĩ Chúa cần thật nhiều những tấm lòng nhiệt huyết và nhiệt thành như quý Thầy đây, là chỉ vì một lý do đơn thuần nhưng rất khó làm và khó thực hiện, là Chúa cần những tấm lòng Bác Ái, Yêu Thương, và Tin Mừng của Người được đến toàn cõi địa cầu.   Vì những con người khốn khổ, cần những người hiến thân và xả thân vì Chúa và tha nhân như quý Thầy đây mới có thể xây dựng Nước Chúa ngay trong lòng người và mọi nơi quý Thầy dẫm chân đến.

Ơn Chúa Thánh Thần thật toàn năng và Ngài không ngừng nghỉ để tác động mọi việc lành thánh và tốt lành cho nhân loại qua việc làm của quý Thầy ngay hiện tại và trong tương lai rất gần.   Quý Thầy là tương lai sáng láng mà dân Chúa rất cần đến quý Thầy, vì quý Thầy trong tương lai sẽ trở thành những vị mục tử tốt lành của Chúa Giêsu, một Thiên Chúa toàn năng vô cùng Yêu Thương.   Quý Thầy tương lai tất cả sẽ là những người đại diện một Chúa Giêsu rất sống động, rất thực, và rất tình người, để giúp một bàn tay xây dựng yêu thương, xây dựng một Giáo Hội tốt đẹp hơn, và thánh thiện hơn.

Có Ơn Chúa Thánh Thần, quý Thầy chỉ cần Xin Vâng, và cố gắng hết sức mình là đã cho bao nhiêu công ích, bao nhiêu thiện chí, và bao nhiêu công sức của mình, trong cuộc sống hiện tại và hằng ngày của quý Thầy.   Vì có phải Chúa đang nuôi dưỡng quý Thầy hằng ngày đấy không?.   Không gì có thể làm quý Thầy chùn bước hay lo lắng sợ sệt khi có Ơn Chúa Thánh Thần luôn bên cạnh và cùng đồng hành với quý Thầy!.   Vâng, có được Ơn Chúa Thánh Thần sẽ giúp quý Thầy lướt thắng mọi cạm bẫy và thú vui thế trần có tính cách phá hoại và tội lỗi.   Nhất là luôn hòa mình, vui vẻ, hiệp nhất, trung tín, hoan lạc, nhịn nhục, kiên nhẫn chịu đựng, luôn nghe lời dậy dỗ khuyên răn của đấng bậc Bề Trên.   Vâng Lời là chủ yếu của các chủng sinh.   Thiếu đức Vâng Lời, đó là điểm yếu và cho các chủng sinh nhận định được, cuộc sống tu trì không xứng hợp với mình.   Nên chóng quyết định đi ra để không tốn thêm thời giờ và tiền bạc của nhà dòng, đó là sự thật!.

Biết bao nhiêu thế kỷ đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng vì thiếu sự Tin Tưởng, tôn kính các bậc Bề Trên của mình, mà đã làm cho Giáo Hội bao nhiêu thời đại bị điêu đứng và ngay cả đang xẩy ra trong Giáo Hội hôm nay.   Đừng Sợ, là tiếng nói oai hùng và dũng cảm nhất mà Chúa Thánh Thần ban cho quý Thầy, có Ngài bên cạnh thì hùm, beo, sói, rắn rết, và ngay cả quỷ dữ, quý Thầy cũng coi như không.   Có Ơn Chúa Thánh Thần là Ơn mà từ Trời đến, ban cho quý Thầy dụng cụ thiêng liêng nhất, có thể vượt qua mọi gian lao khổ cực và tiến đến một Lý Tưởng Cao Đẹp nhất cho Nước Trời và cho Đời.  

Cầu xin Chúa Thánh Thần giúp cho quý Thầy nhận định được mọi điều và mọi sự trong ánh mắt và sự khôn ngoan của Người.   Nhất là quý Thầy sẽ phải tránh né mọi điều được coi là phân tán, chia rẽ, mất lòng mọi người, đem lòng ích kỷ của mình mà lập phe phái chống đối lại mọi phẩm trật là những vị Bề Trên của mình, là Điều và là sự việc đi ngược lại sự dậy dỗ của Thiên Chúa và Luật của Người.   Các con hãy cứ dấu này (Yêu Thương) sẽ làm cho dân ngoại họ biết các con là con cái của Thầy.

Hy vọng đôi lời chân tình của tôi qua Ơn Chúa Thánh Thần, giúp quý Thầy thấy rõ được con đường trước mặt là Chính Lộ và là con đường duy nhất để theo Bước Chân Yêu Thương của Chúa Giêsu.   Chúc quý Thầy có những ngày tĩnh tâm thật bình an trong tình yêu hải hà của Ba Ngôi Thiên Chúa và Mẹ Maria Hiền Mẫu của toàn thể Giáo Hội.

 ** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

     http://www.youtube.com/watch?v=ulCimejZysU

     (Chúa Thánh Thần Tình Yêu Muôn Đời)

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

Hãy yêu quý và trân trọng các Linh Mục của Chúa

Hãy yêu quý và trân trọng các Linh Mục của Chúa

                                                                 tác giả: Tuyết Mai

 Tôi không phải là linh mục, nhưng tôi biết và thông cảm thật nhiều cho tất cả các Linh Mục trẻ, trung trung, và các cha già. Tôi rất yêu các Linh Mục, bởi không có Linh Mục chúng ta không có dịp và có cơ hội được gặp gỡ Chúa qua Thánh Lễ và qua Bí Tích Thánh Thể. Tôi rất yêu các ngài và chẳng những riêng tôi mà tôi biết toàn thể giáo dân con cái Chúa đều rất cần đến các ngài, vì các ngài là những người đại diện Chúa Giêsu. Các ngài là tông đồ nhiệt thành của Chúa. Các ngài là những vị mục tử tốt lành, đi theo con đường đầy dẫy những chông gai và thử thách, như xưa Chúa Giêsu đã đi qua. Các ngài đã chọn cho mình con đường thiện hảo, dấn thân, hy sinh, quên mình, vác Thánh Giá theo chân Thầy, và vì linh hồn của đàn chiên luôn cần các ngài chăn dắt.

Trước khi các ngài chọn cho mình một hướng đi, dâng hiến cả cuộc đời, được Chúa chọn lọc qua các Đấng bề trên. Các ngài đã trải qua nhiều thử thách, suy tư về con đường mình chọn lựa rất kỹ càng và qua thời gian học tập huấn luyện lâu dài, ít nhất cũng từ 12 năm trở lên, để rồi quyết định đi theo con đường dấn thân làm tông đồ cho Chúa, với chính đời sống ơn gọi độc thân của mình. Tôi biết các ngài cầu nguyện nhiều lắm, để xin Thiên Chúa giúp sức các ngài từ bỏ được tất cả để chọn cho mình một cuộc đời tận hiến. Cả đời các ngài sẽ phải sống độc thân, chọn Chúa làm gia nghiệp, phải luôn giữ mình trinh khiết, luôn tuân giữ đức vâng lời, sống đời khó nghèo. Thật vậy, những lựa chọn sống những luật buộc này quả không dễ dàng chút nào, vì các ngài vẫn còn là một con người bình thường cũng như bao nhiêu con người trần tục khác.

Các ngài cũng ăn, uống, làm việc, ngủ, nghỉ, sinh hoạt chung với các giáo dân. Các ngài cũng có một trái tim bằng thịt. Các ngài cũng có những xuyến xao, những suy tư, những giao động khi phải tiếp xúc với các giáo dân. Các ngài cũng có cặp mắt bằng thịt, cho nên các ngài cũng không sao tránh cho được không nhìn những mỹ nhân, cố tình lai vãng gần các ngài. Các ngài cũng có những cảm giác khi các ngài phải bắt buộc bắt tay những mỹ nhân, khi cố tình muốn làm cho ngài bị hớp hồn vì các cô. Các ngài cũng có những rung động trong con tim khi các nàng cứ cố tình lượn lờ trước mắt các ngài.

Ai bảo đi tu là các ngài bỏ được tất cả mọi sự đời, không rung động, không còn có cảm giác, không ray rứt, không bức xúc, những khi phải va chạm với con chiên là những phụ nữ trẻ, đẹp đẽ, hiền lành lại có tâm hồn đầy nhiệt huyết. Ai bảo các ngài cấm không được ăn ngon, không được hút thuốc, không được nhậu, không được nhảy đầm, không được đi dạo bát phố, không đi một mình, không và không. …???.   Ai cấm các ngài không được nhìn ở những cô gái đẹp chưa có chồng, nhưng vì lý do gì đó lại muốn đi chiếm cho bằng được trái tim của các Linh Mục?.   Thế mới ma quỷ chứ! Thế mới có chuyện để mà nói! Thế mới có chuyện xảy ra là các bà già phải dòm chừng các Linh Mục dữ lắm!.   Các bà dòm chừng đến độ mà làm cho các ngài cảm thấy mình bị mất cả tự do. Dòm chừng đến độ mà có Linh Mục phải khó chịu, phải nói thẳng với giáo dân là các ông các bà đừng nên làm thế!.  

 Nhưng có phải ai cũng hiểu rằng tìm ra được một Linh Mục thời nay quả là hiếm hoi? Vì thế giáo dân lại càng quý các Linh Mục nhiều hơn trước nữa! Nhất là một Linh Mục thực sự là một Linh Mục.   Một Linh Mục tinh tuyền, có nghĩa có trái tim giống Chúa.   Muốn được bước đi theo con đường của Chúa đã đi xưa.   Có nghĩa được theo Chúa và được chết cho Chúa, nếu đó là Thánh Ý Chúa.

Tôi không biết bửu bối của các Linh Mục là chi khi gặp hay phải tiếp xúc với những nàng mỹ nữ cố tình cố ý muốn trêu chọc hay muốn khêu gợi các ngài? Lại làm cho tôi liên tưởng đến những chapter chuyện phim của Tề Thiên Đại Thánh. Thầy trò trên đường đi Tây Tạng để thỉnh kinh, đi đến đâu thì y như rằng mỹ nữ đẹp tuyệt trần ở đâu tự nhiên hiện ra để trêu chọc các ông, cố tình lưu giữ hay làm mê hoặc để chậm trễ cuộc hành trình của các ông chăng?.   Nào là hồ ly tinh giả dạng ra các cô nàng đẹp như tiên nữ, múa lượn vờn quanh, đàn ca hát xướng, chuốc rượu cho các ông uống, để mưu mô bắt giữ các ông, và v.v……..

Tôi thật tình không biết các Linh Mục làm được những gì trong những tình huống tiến thoái lưỡng nan như thế xảy đến cho các ngài? Không biết các ngài sẽ thoái thác và từ chối khéo như thế nào khi bị các cô tấn công lúc chỉ có riêng hai người? Và tôi nghĩ không những các ngài bị tấn công một lần rồi thôi đâu, mà còn nhiều nhiều lần trong quá khứ cũng như sẽ tiếp tục trong tương lai. Nhất là các vị Linh Mục vừa trẻ, cao ráo, lắm tài, ăn nói lưu loát, và lại điển trai. Bí quyết của các ngài là gì? Có phải là cầu nguyện, là ăn chay, là mặt đối mặt để thách thức với chính mình?.   Rồi để thắng cuộc hay để cho lòng mình bị sa ngã, bị đánh gục?.   Tôi không biết các ngài làm gì sau đó khi các ngài thắng cuộc được một lần hay tôi cũng không biết các ngài sẽ làm gì sau đó khi các ngài thua cuộc một cách nặng nề?.

Quả thật tình, tôi yêu quý các Linh Mục là Mục Tử của Chúa vô cùng. Các ngài chẳng khác nào như chiên non đi giữa bầy sói. Bửu bối và khí giới của các ngài chẳng có gì ngoài lòng sắt son mà các ngài đã thề ước với Thiên Chúa. Khí cụ của các Linh Mục là chuỗi Mân Côi, là đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa Ba Ngôi, là hạnh phúc đời sau, là đem tình yêu đến cho muôn người, là dẫn dắt đàn chiên cả chiên mẹ và chiên con, là lý tưởng, và nhất là cần phải có đời sống tâm lý trưởng thành và cũng cần một “biên cương” cách ly đúng mức trong giao tiếp.

Muốn đem thật nhiều con chiên về cho Chúa. Muốn được theo thánh ý Chúa. Muốn chương trình của Chúa được hoàn tất trên các ngài. Muốn cho Lời của Chúa và tình yêu trao ban cho nhưng không, được gieo vãi khắp mọi nơi mà các ngài có cơ hội đặt chân đến. Muốn tình yêu và bình an của Thiên Chúa được tất cả con người nhân loại hứng nhận từ đông sang tây, từ khắp mọi nơi trên địa cầu, nhận biết Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất mà hết cả thảy nhân loại phải cúc cung bái lậy, cảm tạ, suy tôn, và thờ phượng.

Không ai là giáo dân mà không quý trọng chức vụ linh thiêng của vị Linh Mục. Linh mục là một chức vụ cao cả nhất vì các ngài thay Chúa Giêsu chăn dắt đàn chiên của mình và các ngài là những tông đồ đặc biệt được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn. Không vị Mục Tử chân chính nào lại muốn đàn chiên của mình bị tan tác. Không vị Mục Tử nào chỉ muốn chăn dắt hay chăm sóc riêng cho một con chiên mà bỏ quên cả đàn chiên. Không mục tử nào muốn chiên của mình bị mắc bẫy hay sa vào hố sâu, và ngược lại cũng không chiên nào lại muốn Thầy của mình bị mắc bẫy hay té hố sâu, vì không Thầy chúng con biết theo ai, vì không Thầy chúng con biết đi về đâu????.

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn ban cho các Linh Mục một cuộc đời ngày lại ngày trên trần thế này, có được cuộc sống tuy thinh lặng nhưng thật bình an, trong sóng gió nhưng luôn nguyện cầu, xác hồn tuy yếu đuối nhưng luôn có ơn Chúa gìn giữ ngày đêm.   Gặp cám dỗ thì chuỗi Mân Côi của Mẹ Maria sẽ giúp các ngài tai qua nạn khỏi. Xin Thiên Chúa luôn gìn giữ, đỡ nâng, an ủi, và xoa dịu các ngài, vì các ngài cũng chỉ là một con người bình thường, cũng trải qua con đường mà ai trên trần gian này cũng đều phải trải qua đó là sinh bệnh lão tử và cũng sống trong một cuộc sống hằng ngày phải chiến đấu với những tham sân si. Lậy Chúa xưa Chúa đã phán: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt. …”.

Xin Chúa ban cho thế giới chúng con thêm thật nhiều thợ gặt thánh thiện, có tấm lòng luôn biết xót thương, có nhiều nhiệt huyết, tận tụy, tận tâm, hy sinh, bác ái, độ lượng, để danh Chúa qua các ngài được sáng tỏa lan khắp mặt địa cầu. Để danh Thiên Chúa cả trên trời và dưới đất cùng tung hô, ca ngợi, và chúc khen một Thiên Chúa quyền năng khắp bờ cõi từ muôn thuở muôn đời. Amen.

 ** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

    http://www.youtube.com/watch?v=k-Q-b471QyM

   (Mừng Con Trai Nay Đã Trở Về)

     http://www.youtube.com/watch?v=EAPeMZ2tOsA

   (Chúa Gọi Con Từ Lâu)

 Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

Videos

SAN SẺ PHẦN QUÀ NHÂN LOẠI

SAN SẺ PHẦN QUÀ NHÂN LOẠI

                                                                       tác giả:M. Hoàng Thị Thùy Trang.

 Bí tích Thánh Thể, một trong bảy bí tích căn bản của đạo Kytô giáo. Và cũng là một trong những bí tích mầu nhiệm không mấy dễ dàng lý giải.

 Kể cũng phải, để tin Mình Máu của một ai đó, ẩn trong tấm bánh bé nhỏ nuôi sống nhân loại, thật không đơn giản chút nào. Nhưng nếu đã gọi là bí tích, cũng là nói đến sự bí nhiệm, một sự mầu nhiệm. Theo giáo lý công giáo, bí tích chính là những dấu chỉ hữu hình được Đức Giêsu thiết lập để thông ban ơn thánh bên trong. Do đó, nếu chỉ nhìn vào dấu chỉ mà lý luận, phán đoán, tất nhiên sẽ không thể nào hiểu được mầu nhiệm sâu xa ẩn chứa. Chỉ khi nào, nhìn bí tích như là một dấu chỉ, để rồi lấy đức tin mà đón nhận, khi ấy mới hy vọng được ánh sáng chân lý soi dẫn.

 Nếu đã dùng con mắt đức tin để mà suy niệm, kiểm chứng… thì việc tin nhận bí tích Thánh Thể chính là Mình Máu của Đức Giêsu, hiến thân làm của nuôi linh hồn cho nhân loại đã trở nên dễ dàng hơn. Tấm bánh thánh tinh khiết ấy là dấu chỉ để nhân loại đón nhận của ăn linh hồn. Cơ thể cần dinh dưỡng để sống, tâm hồn cũng cần năng lượng để tồn tại. Năng lượng duy nhất có thể làm cho linh hồn trở nên bất tử chính là Máu Thịt của Đức Giêsu. Vì Ngài chính là bánh trường sinh, là Lời sự sống. Tất cả chúng ta, những tín hữu Kytô giáo, chúng ta cần phải được nuôi dưỡng, bồi bổ đức tin hằng ngày bằng Mình Thánh Chúa, bằng Lời Chúa qua các thánh lễ, các giờ kinh, những viêc làm đạo đức… Thiếu tất cả những hành động tin ấy, chúng ta không thể trở thành người Kytô hữu đích thực được.

 Mục đích của việc thiết lập các bí tích, không gì khác hơn là ý muốn thông ban ơn thánh cho nhân loại. Chỉ vì yêu thương con người, muốn cho con người được sống và sống hạnh phúc, Ngài đã thiết lập nên các bí tích, để qua đó, hằng ngày con người có thể sống mật thiết với Thiên Chúa, tiếp cận với Ngài, không phải hữu hình nhưng bằng đức tin.

 Bí tích Thánh Thể cũng chính là bí tích tình yêu, Đức Giêsu đã tự hiến, trở nên tấm bánh nuôi sống nhân loại. Như xưa kia, trong sa mạc, Thiên Chúa cho manna từ trời rơi xuống nuôi sống dân riêng của Ngài như thế nào thì ngày nay Đức Giêsu vẫn hằng luôn hiện diện trong tấm bánh bé nhỏ ngự trong Đền thờ để nuôi sống con người như vậy: “Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy. Đây là máu Thầy, máu Giao Ước đổ ra vì muôn người” (Mc 14, 22.24).

 Đức Giêsu chính là Giao Ước của Thiên Chúa và con người. Giao Ước tình yêu thuở đầu tạo dựng đã bị ông bà nguyên tổ phạm tội phá vỡ. Chính Đức Giêsu, vị thiên sứ tình yêu đã từ trời đến trần gian thiết lập lại Giao Ước mới. Giao Ước được kí kết không phải bằng lời nhưng bằng chính mạng sống, hơi thở của Ngài.

 Nhờ bởi Giao Ước mới, nhân loại được hòa giải với Thiên Chúa, được sống no thỏa trong ân tình của Ngài, và được cưu mang sự sống vĩnh cửu đời sau. Chỉ cần tin vào Thiên Chúa, chỉ cần tin vào tình yêu của Ngài, chỉ cần tin Ngài đã toàn thắng sự dữ, đem lại cho chúng ta cuộc sống bất diệt.

 Nếu thực sự bạn là Kytô hữu, nếu thực sự bạn tin Đức Kytô, có lẽ bạn không thể hoài nghi sự hiện diện của Ngài trong bánh thánh. Ngược lại, bạn còn hằng cảm tạ hồng ân bao la bất tận ấy. Một sự tự hủy, tận diệt đến tột cùng để cho con người được sống và hạnh phúc.

 Mầu nhiệm trong thế giới đương đại ngày nay không còn mấy khó hiểu nữa, vì hằng ngày có biết bao nhiêu chuyện không thể ngờ, ngoài sức tưởng tượng của con người mà vẫn có thể xảy ra… do con người! Vấn đề mấu chốt chỉ là tin thôi. Nếu như nhân loại nhìn nhận, vẫn ẩn chứa đâu đây, trên thế giới này, có biết bao điều kỳ diệu xảy ra quanh ta, thì người Kytô hữu phải chân nhận rằng, sự thật về những điều kỳ diệu ấy thuộc về Thiên Chúa, ở trong bàn tay điều khiển quyền năng của Ngài.

 Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã yêu con và nuôi sống con hằng ngày. Không được diễm phúc tận mắt chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa, nhưng con lại được tận mắt, tận tay cảm nhận sự hiện diện hữu hình linh thiêng của Ngài trong vũ trụ. Cảm tạ hồng ân Thánh Thể, đã nuôi sống hồn con vào những lúc tối tăm, nghi ngại, hoảng sợ hay thất vọng nhất… Vẫn có đó, nơi nhà Tạm, ngay trong chính Đền thờ tâm hồn con, Thiên Chúa Tình Yêu luôn luôn ngự trị. Xin cho con sống vui mỗi ngày, vì đã có lương thực Thánh Thể nuôi sống hồn con. Cho dù có phải đang lặn lội, bôn ba, dò dẫm trên con đường kiếm tìm, bảo tồn sự sống phần xác thì tâm lòng vẫn luôn hân hoan vui sướng vì năng lượng tâm hồn luôn tràn đầy bởi sức sống thần linh. Xin giúp con, đừng vì tham vọng của nuôi xác phàm nay còn mai mất, mà bỏ quên của ăn vĩnh cửu trên trời cho con cuộc sống bất diệt. Chớ gì mỗi ngày trên thế giới, ai cũng biết rộng tay giúp đỡ, san sẻ phần quà nhân loại cho nhau, để đổi lấy sự sống vĩnh cửu trên quê trời Chúa nhỉ?!

 M. Hoàng Thị Thùy Trang.

nguồn: Từ Maria Thanh Mai gởi

ĐẠO ÔNG BÀ

ĐẠO ÔNG BÀ

                                                            tác giả:  Phan Cường, OP

 Cha con, con hãy hết lòng tôn kính,

 Và đừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau

 Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành,

 Công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng?

 (He 7,27-28)

 Đạo, theo người Á Đông, chẳng phải là tôn giáo với những cơ chế, giáo điều, nghi thức. Đạo cũng chẳng phải con đường tìm kiếm Chân lý cách thông thái minh triết khôn ngoan. Ngay nói về Đạo, người Việt cũng chẳng biết, mà phải đợi đến khi có các bậc thánh hiền Trung Hoa cũng trong vùng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước nói lên cho.

 Ngàn năm làm ruộng, ngàn năm sống cùng thiên nhiên trời đất, ngàn năm xum vầy khôn lớn bên công cha nghĩa mẹ và tình thân ái xóm làng, người nông dân Việt Nam “thấy” tất cả thực tại gắn bó thiết thân đói no sống chết với mình là Đạo (Đạo ẩn trong đời).

 Như vậy, đối với người dân Việt, Đạo trở nên một lối sống không còn là luật lệ cứng nhắc phải giữ, như bữa cơm hằng ngày gia đình xum vầy, như những ngày lễ hội vui của làng hay của cả đất nước…

 I. NGUỒN GỐC ĐẠO ÔNG BÀ

 1.1. Tại sao phải thờ ông bà tổ tiên

 Dân tộc Việt Nam là dân tộc có tinh thần trọng nông do ảnh hưởng nông nghiệp trồng lúa nước, do đó có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, phản ảnh đậm nét nguyên lý âm dương (thờ cúng trời đất, chim thú, tiên rồng…), khuynh hướng đề cao nữ tính (Bà Trời, Mẹ Đất, Bà Thuỷ, Bà Hoả, các nữ thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp…), qua đó thể hiện rõ tính đa thần, tính cộng đồng (Thành Hoàng, tập thể gia tiên, ba vị thổ công…) và tính dân chủ, con người có trách nhiệm thờ cúng thần linh và ngược lại, các vị thần linh có trách nhiệm phù hộ độ trì cho con cháu sinh sống làm ăn. Thậm chí, còn mang tính bổn phận con thảo đối với ông bà cha mẹ hay thể hiện một niềm tin đối với một đạo nào đó.

 Với những phong tục tốt đẹp như vậy, việc cúng lễ là cần thiết và việc trọng kính tổ tiên không thể không có được. Đối với người lương (không theo đạo Công giáo) thì việc trọng kính tổ tiên là thờ phụng tổ tiên.

 1.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và con người

 1.2.1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

 Trong con người có vật chất và tinh thần, vật chất gắn liền với tự nhiên, là giai đoạn chủ yếu trong quá trình phát triển của con người. Người Việt Nam truyền thống sống bằng nghề nông, trồng lúa nước, nên rất phụ thuộc vào tự nhiên; do đó, hình thành tín ngưỡng đa thần. Đó là những Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước, thần Mặt Trời, các Bà Mây, Mưa, Sấm, Chớp là những hiện tượng tự nhiên có vai trò to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp. Ngoài ra, người Việt còn thờ các vị thần không gian (được hình dung theo thuyết Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Phương chi hành, Ngũ Đạo chi thần: coi sóc trung ương, bốn hướng và các ngã đường) và thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị thần, mỗi vị coi sóc một năm theo Tí, Sửu, Dần, Mão…).

 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên còn có việc thờ động vật và thực vật. Trong khi nếp sống trọng sức mạnh của những người du mục dẫn đến tục tôn thờ thú dữ (sói, hổ, chim ưng, đại bàng…) thì nếp sống tình cảm hiếu hoà của người Việt trồng lúa nước lại có tục thờ những con thú hiền như trâu, cóc, hươu, nai, chim, giao long…

 1.2.2. Tín ngưỡng sùng bái con người

 Như đã nói ở trên, đời sống con người gồm hai phần vật chất và tinh thần. Vật chất là những gì ở bên ngoài, cụ thể, ta có thể cân đo đong đếm để định giá và do đó có thể bắt nó phục vụ cho lợi ích của mình. Ngược lại, phần tinh thần của con người thì trừu tượng, khó nắm bắt, và bất cứ ai nếu một lúc nào đó nghĩ về ý nghĩa cuộc sống đều tin và công nhận có một đời sống Tâm Linh, và đó chính là đầu mối của tín ngưỡng sùng bái con người.

 Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên không phải là một tôn giáo, do đó không thể gọi là đạo được. Là một đạo phải có giáo chủ và giáo luật và việc hành đạo phải qua trung gian giáo sĩ. Người theo đạo Thiên Chúa, tuy không tôn thờ tổ tiên nhưng không phải là không trọng kính tổ tiên. Đặc biệt là những ngày giỗ. Tục ta tin rằng dương sao âm vậy: người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy nghĩa là họ có một CUỘC SỐNG ở cõi âm như cuộc sống người trần trên dương thế. Hơn nữa, tục còn tin rằng các vọng hồn của người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo sát và giúp đỡ con cháu trong những trường hợp cần thiết; và ngược lại, nhiều người vì sợ vong hồn tổ tiên buồn nên đã tránh những hành vi xấu xa nên khi làm việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng: không làm những việc trái với lương tâm, tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên và hợp tình với những người thân thuộc.

 Việc sùng bái con người có nhiều dạng khác nhau: sùng bái ông bà tổ tiên, sùng bái các vị thần tại gia (như đất có Thổ Công, sông có Hà Bá, Thần Tài, Tiên Sư, Tiên Chủ, Đức Thánh Quan, Thổ Địa…).

 Ngoài các vị thần sùng bái ở tư gia, còn có các vị thần chung của thôn xã hay toàn quốc được thờ tự nơi công cộng như Thành Hoàng: ngài là một vị thần cai quản toàn thể thôn xã, che chở cho dân trong thôn trong xã chống lại mọi ác thần, giúp đỡ cho thôn xã được thịnh vượng. Ví như các vị anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lý Ông Trọng, Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân… Khi sinh thời các vị này đã từng cứu sự nan nguy của quốc gia, giết giặc lập công, lúc chết được nhà vua và nhân dân nhớ ơn lập đền thờ tôn kính.

 Trong các vị thần được dân chúng Việt Nam tôn thờ, còn có 4 vị thần được coi là Tứ Bất Tử, tục truyền các vị này đã không chết và biến về trời. Tứ bất tử là: Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công Chúa, Tản Viên Sơn Thần và Phù Đổng Thiên Vương.

 1.3. Nghi lễ tế tự ở gia tộc

 Dân tộc Việt Nam là dân tộc có nhiều tín ngưỡng do tự tâm hay do được truyền đạo từ Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu. Mỗi đạo đều có những giáo luật và giáo sĩ cũng như những nơi cử hành nghi lễ. Trong phạm vi này em xin nói phần tế tự ở gia tộc.

 Nhà nào sùng kính gia tộc cũng có bàn thờ tổ tiên ở giữa nhà. Nhà người tộc trưởng thường để gian giữa làm nhà thờ họ (từ đường). Trên bàn thờ, ngoài các đồ thờ như: đỉnh trầm, cây sáp (đồ tam sự hay ngũ sư), mâm bồng, giá chén; thì ở giữa có bài vị của tổ tiên. Những bài vị ấy của tổ tiên tứ đại, từ đời cụ trở xuống, vì bài vị tổ tiên ngũ đại (đời cố) thì phải chôn đi.

 Người chủ trì việc tế tự tổ tiên là gia trưởng, con trai trưởng, ở trong gia đình nhỏ, và tộc trưởng, trưởng nam, ở trong gia tộc. Những ngày phải tế tự là những ngày giỗ và tết. Mỗi năm cứ đúng ngày thọ chung của mỗi vị tổ tiên, tức là ngày kỵ hay ngày huý, thì gia trưởng phải liệu hương vàng trầu rượu cỗ bàn để cúng giỗ. Đầu thì khấn toàn thể tổ tiên, sau khấn riêng vong linh vị ấy về hưởng lễ.

 Ngoài ngày giỗ mỗi vị tiên nhân, còn các ngày tết Hàn Thực (3/3 ÂL, tết Thanh Minh (tháng 3 ÂL), tết Trùng Cửu (9/9 ÂL), tết Cơm Mới (tháng 9 ÂL), tết Thượng Nguyên (rằm tháng giêng), tết Trung Nguyên (rằm tháng 7), tết Hạ Nguyên (rằm tháng 10), và nhất là tết Nguyên Đán (từ 30 tháng chạp đến mồng ba tháng giêng thì có lễ tế chung cả tổ tiên, lễ rước và đưa ông bà). Ngoài các ngày giỗ tết ra, mỗi khi trong nhà có việc vui mừng, như lễ cưới, lễ thọ, ăn mừng thi đậu, khao vọng hay có việc buồn như lễ tang, lễ chay cũng đặt lễ để cáo tổ tiên.

 Những ngày tết lớn, người gia trưởng làm lễ ở nhà, rồi còn phải đến nhà thờ họ để làm lễ nữa.

 Vì việc tế tự tổ tiên là một nghĩa vụ nghiêm mật, con cháu không khi nào được bỏ, cho nên các nhà khá giả, người ta thường trích trong di sản một phần tư tài sản gọi là “phần hương hoả” giao cho người tộc trưởng hoặc người chi trưởng để lo tế tự tổ tiên ở nhà thờ họ và nhà thờ chi.

 Thường có một quyển sổ để ghi chép thế thứ và tên họ cùng ngày tháng sinh tử của tổ tiên gọi là gia phả. Những nhà phú quí thì gia phả thường chép cả công nghiệp sự trạng của tổ tiên như một bản sứ của gia tộc.

 2. ĐẠO ÔNG BÀ VÀ KITÔ GIÁO

 2.1. Trước Công đồng Vatican II

 Trong quá trình đi rao giảng Tin Mừng, một số thừa sai đã thấy tầm quan trọng của việc hội nhập văn hoá, cần có biện pháp cải tổ trên cơ sở nghiên cứu các tôn giáo lâu đời, học thuyết và tập tục của người bản địa. Người khởi xướng là Cha Mateo Ricci, dòng Tên: ngài lấy tên là Ký Mã Thi và phục sức theo lối Trung Quốc. Các vị này thấy sự gần gũi giữa Nho giáo với Tin Mừng của Chúa Giêsu. Các vị cho rằng: có thể chấp nhận một số tập tục truyền thống của Trung Quốc: thờ cúng tổ tiên với vài cải tổ mà vẫn phù hợp với luật Chúa và Giáo Hội.

 Giáo hoàng Alexandre VII kế vị Đức Innocente X, sau khi nghe toà điều tra phúc trình, ngày 23-3-1656, ngài đã ký sắc lệnh ủng hộ (ngược lại với sắc lệnh của vị tiền nhiệm) sáng kiến của các vị thừa sai này. Năm 1669, Đức Clêmentê cho phép tuỳ nghi sử dụng cho thích hợp. Tuy nhiên, ngày 19-3-1715, Đức Clêmentê XI ra Tông chiếu “Ex illa die” buộc mọi người phải thông hảo với Toà thánh, ra vạ tuyệt thông cho ai giữ lễ nghi đã bị bác bỏ, đồng thời buộc các thừa sai Đông phương phải tuyên thệ trung thành với Toà Thánh. Vua Khang Hy (Trung Quốc) coi việc bác bỏ lễ nghi này như một hành động nhục mạ quốc thể Trung Hoa, ông ra lệnh triệt hạ các Thánh đường, trục xuất các thừa sai và cấm dân Trung Hoa theo đạo. Những vị Giáo hoàng tiếp theo do áp lực của Giáo hội Tây Âu và một số dòng truyền giáo ở vùng châu Á (như Đa Minh) đã kịch liệt phản đối và tuyên bố phạt vạ tuyệt thông đối với ai vi phạm.

 Tại Việt Nam, Cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cũng theo các thừa sai dòng Tên bên Trung Quốc cho phép giáo dân Việt Nam được thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên. Tuy nhiên, các vị đã bị cấm cản từ phía Giáo Hội, Cha Bá Đa Lộc bị doạ phạt và tuyệt thông.

 Ngày 13-5-1658, Bộ Truyền giáo Lamã chỉ thị thật rõ khi cử hai giám mục đầu tiên sang Trung Hoa và miền Đông Á: “Có gì vô giá vô nghĩa cho bằng đem vào Trung Hoa và châu Á: nước Pháp, Tây Ban Nha, Ý hoặc một nước nào khác ở Âu châu, bổn phận chúng ta là đem Tin mừng cho họ. Đức tin không loại bỏ, không huỷ hoại mà còn bảo vệ lễ nghi và tập tục của các dân tộc, miễn là những lễ nghi và tập tục đó không có gì xấu (Trương Bá Cần, tạp chí Đối Diện số 1, tháng 7–1969).

 Trở lại lịch sử Giáo Hội những thời kỳ đầu, ta thấy Giáo Hội được đón nhận rộng rãi ở Châu Âu, có một phần đóng góp không nhỏ là Giáo Hội đã chấp nhận cái hay, cái tinh tuý của văn hoá đó, thánh hoá nó và mặc cho nó một ý nghĩa mới phù hợp với Tin Mừng. Ví dụ: Lễ Giáng Sinh vốn là lễ thờ thần mặt trời của người Lamã, Deus từ tiếng Zeus trong thần thoại của La-Hy. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhập gia tuỳ tục, đáo giang tuỳ khúc”.

 Các vị chức trách trong Giáo Hội thời đó không thấy được rằng các quốc gia Đông phương đã có một nền văn hoá đã định hình và phát triển lâu đời, không giống với các miền mà nền văn hoá đang còn buổi ban sơ. Các ngài muốn truyền đạo đã thấm nhuần nền văn hoá phương Tây, thiếu tôn trọng nếu không muốn nói là coi thường nền văn hoá phương Đông.

 Chúng ta: “Không nên oán trách họ (các thừa sai) nhưng phải nhận rằng họ đã để lại cho Giáo hội Á châu một di sản nặng nề (các Giám mục Á châu nhóm họp tháng 12-1970, tại Manila, nhân chuyến công du của Đức Giáo hoàng Phaolô VI tại đây).

 Vốn sẵn có ác cảm với đạo Công giáo, lại thêm sự khắt khe, cấm đoán trong việc thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên, các nhà Nho lên án đạo này và cho đó là một thứ đạo ngoại lai; những người theo đạo là những người bất hiếu với Ông Bà Tổ Tiên. Cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho yêu nước đã viết mạnh mẽ rằng:

 “Thà đui mà giữ đạo nhà,

 Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”.

 Các vị thừa sai trong thời ấy coi việc thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên là một việc làm xấu xa, thậm chí còn xem đó là việc làm của ma quỉ, các vị không thể hiểu được người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Thánh Phanxicô Xaviê khi được những người Nhật Bản mới theo đạo hỏi về số phận Ông Bà Tổ Tiên của họ đã qua đời nhưng chưa kịp chịu phép Rửa, ngài trả lời họ không nghĩ ngợi: “Họ sa hoả ngục tất cả”. Chúng ta không thể trách những vị ấy được vì khi đó các ngài hiểu về các tôn giáo khác như thế: “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ”.

 Ngày 26-3-1936, Thánh Bộ Truyền giáo ban Huấn dụ Pluries instantergue cất đi gánh nặng từ lâu đè lên lương tâm người Kitô hữu Nhật Bản: những lễ nghi hoàn toàn chỉ biểu lộ tinh thần quốc gia trong Thần đạo (Shintoisme). Trong huấn dụ Flane compertum est ngày 8-12-1939 về nghi lễ Trung Hoa đối với Khổng Tử và tổ tiên, ngày 9-4-1940 về nghi lễ Malabar bên Ấn Độ: thay bái gối bằng chắp tay cúi đầu, dùng đèn dầu thay đèn cầy, ngồi bàn toạ trên nền cung Thánh trong giờ cử hành lễ nghi phụng vụ.

 2.2. Đạo Ông Bà Tổ Tiên ở Việt Nam sau CĐ. Vatican II

 Công đồng Vatican II (1962-1965) bắt đầu thời kỳ “mở cửa” của Giáo hội Công giáo. Các nghị phụ của Công đồng đã xem xét, bàn bạc đến mọi lĩnh vực của Giáo Hội. Công đồng như một cột mốc chuẩn bị cho thời đại đổi thay mà chúng ta ngày nay đang sống. Vấn đề VĂN HOÁ được đặt ra mở đường cho phong trào hội nhập văn hoá và Tin Mừng hoá trong nửa sau thế kỷ 20 và bước vào thiên niên kỷ thứ ba.

 2.2.1. Thiên Chúa chỉ cho nhân loại con đường cứu rỗi

 Đức Giêsu một nhân vật lịch sử. Kitô giáo được thiết lập trên đất Palestin, trong môi trường văn hoá Sêmit và trên phương diện nào đó tiếp nối một phần tín ngưỡng Do Thái. Đức Giêsu, Đấng sáng lập, đã sai các môn đệ của ngài đi khắp thế gian rao truyền Tin Mừng cho tới tận cùng thế giới. Kitô giáo nguyên thuỷ được truyền lan và mau chóng hoà nhập vào trong những môi trường xã hội mới. Qua thời gian, Giáo Hội của Đức Giêsu ngày càng vững mạnh và trở nên cứng nhắc dẫn đến những chia rẽ.

 Suốt từ thời Trung Cổ và kéo dài cho đến tận những năm 60 của thế kỷ 20, những nhà truyền giáo thuộc Giáo hội Công giáo vẫn tự coi mình như những người đem “ánh sáng”, “ánh sáng Chúa Kitô”, đến cho những dân tộc bản xứ vốn còn trong “bóng tối”. Nền văn hoá, niềm tin, và cách thực hành tôn giáo của những dân tộc này là sai lầm. Chính các thừa sai tự coi mình như những người đem lời và sự hiện diện của Thiên Chúa cho những dân tộc không có đức tin này.

 Thực sự thì các thừa sai “chẳng đem Chúa” đến cho ai cả, vì Thiên Chúa luôn hiện diện trước mặt những con người đó nhưng họ chưa nhận ra. Có chăng các ngài đến làm chứng cho tính cách phổ quát của tình yêu Thiên Chúa, đến để sống đạo yêu thương của Đức Giêsu trong hoàn cảnh cụ thể. Giả sử mọi nền văn hoá khác đều là “ngoại lai”, “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, thì xem ra Thiên Chúa của Kitô giáo là Thiên Chúa ích kỷ. Ngài chỉ ở giữa các Kitô hữu và hướng dẫn họ mà thôi, còn những người khác thì mặc. Đó hiển nhiên là một Thiên Chúa hà khắc và thiên tư của Cựu ước, chứ không phải là Đấng yêu thương toàn thể nhân loại.

 “Thánh Công đồng tuyên bố rằng chính Thiên Chúa đã chỉ cho nhân loại biết con đường, để nhờ đó, trong khi phụng thờ ngài, con người có thể được cứu rỗi và hạnh phúc trong Chúa Kitô” (Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo – Dignitatis Humanae).

 Công đồng Vatican II đã vẽ lại hình ảnh về một Thiên Chúa yêu thương khi công nhận giá trị tốt đẹp của các tôn giáo khác.

 “Các tôn giáo khác trên hoàn cầu đều cố công làm cho tâm hồn con người thoát khỏi những băn khoăn bằng nhiều phương thế khác nhau, bằng cách vạch đường chỉ lối, tức đề xướng những giáo thuyết và luật sống cũng như những lễ nghi phụng tự.

 Giáo hội Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo Hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo Hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của chân lý, chân lý chiếu soi cho hết mọi người. Tuy nhiên, Giáo Hội rao giảng và có bổn phận phải kiên trì rao giảng Chúa Kitô, Đấng là “Đường, Sự Thật và Sự Sống” (Ga 14,6) nơi Người, con người tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn và nhờ người, Thiên Chúa giao hoà mọi sự với mình.

 Vì thế, Giáo Hội khuyến khích con cái mình nhìn nhận, duy trì và cổ động cho những thiên ích thiêng liêng cũng như luân lý và những giá trị văn hoá của các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, bằng con đường đối thoại và hợp tác cách thận trọng và bác ái với tín đồ các tôn giáo ấy mà vẫn là chứng tá của đức tin và đời sống Kitô giáo” (Tuyên ngôn về Liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo).

 Tại Việt Nam, Hội đồng Giám mục cũng có một văn bản trình bày quan điểm của Giáo Hội đối với việc thờ kính ông bà tổ tiên.

 Chúng tôi, các Giám mục chủ toạ khoá hội thảo VII về Truyền bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha Trang từ ngày 12 đến 14-11-1974, đồng chấp thuận cho phổ biến và thi hành trong toàn quốc, những quyết nghị của Uỷ ban Giám mục về Truyền bá Phúc Âm ngày 19-4-1972, chiếu theo Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 14-6-1965, về các nghi lễ tôn kính ông bà tổ tiên như sau:

 “Để đồng bào lương dân dễ dàng chấp nhận Tin Mừng, hội nghị nhận định: “Những cử chỉ, thái độ, lễ nghi sau đây có tính cách thế tục, lịch sử, xã giao, để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính và tưởng niệm các Tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, nên được thi hành và tham dự cách chủ động” (Thông báo HĐGMVN, 14-6-1965).

 1. Bàn thờ Gia Tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như Hồn bạch…

 2. Việc đốt nhang hương, đèn nến, trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.

 3. Ngày giỗ cũng là ngày “Kỵ nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín. Như đốt vàng mã… và giảm thiểu, cải cách những lễ vật để biểu dương đúng ý nghĩa thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên, như dâng hoa trái, hương đèn.

 4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm “Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên” trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với ông bà. 

5. Trong hôn lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố…

 6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng, quen gọi là “Phúc Thần” tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc, hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải vì mê tín như đối với các “yêu thần, tà thần”.

 Trong trường hợp thi hành các việc trên đây nếu sợ có sự hiểu lầm, nên khéo léo giải thích qua những lời phân ưu, khích lệ, thông cảm… Đối với giáo dân, cần phải giải thích cho hiểu việc tôn kính Tổ tiên và các vị anh hùng liệt sĩ, theo phong tục địa phương, là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con cháu, chứ không phải là những việc tôn kính liên quan đến tín ngưỡng, vì chính Chúa cũng truyền “phải thảo kính cha mẹ” là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa.

 2.2.2. Thực tiễn sinh động

 Cộng đồng Vatican II kết thúc đã gần nửa thế kỷ, Thượng Hội đồng Giám mục Á Châu vừa họp xong chưa đầy một năm, có nhiều đổi thay nhiều cách nhìn mới trong Giáo Hội về vấn đề văn hoá. Nhưng đối với đa số người Việt nói chung và người Việt công giáo nói riêng, những đổi mới đó vẫn còn xa lạ vì thế vẫn còn tồn tại những hiểu lầm đáng tiếc (người tân tòng là con trai trưởng, hôn nhân không cùng tôn giáo…). Nhưng xét cho cùng đó chỉ là cớ che đậy những mâu thuẫn, những bất đồng khác.

 Quan niệm theo Chúa là bỏ bàn thờ ông bà tổ tiên không còn đúng nữa. Trong nhà, bàn thờ tổ dù có hay không, được trưng bày cách này hay cách khác, nhưng tấm lòng của con cháu vẫn tưởng nhớ về những bậc sinh thành đã khuất. Lòng tưởng nhớ đó được thể hiện qua việc cầu nguyện, trong thánh lễ hay kinh nguyện chung của con cháu, cho linh hồn người đã khuất trong ngày giỗ kỵ. Với nhiều người không Công giáo Việt Nam, rằm tháng 7: ngày xá tội vong nhân, người Công giáo có tháng 11 cầu cho các đẳng linh hồn. Thanh minh trong tiết tháng 3, cũng như những người Việt Nam khác, các tín hữu Công giáo cũng lợi dụng tiết xuân trở về thăm lại nơi yên nghỉ của những người thân thuộc ông bà cha mẹ, sửa sang lại phần mộ của họ. Tại nhiều nơi, ngày 2-11 và ngày Mồng Hai tết hằng năm, thánh lễ được tổ chức ngay tại nghĩa trang. Trong bầu không khí tĩnh lặng của buổi chiều tàn, từng làn khói hương trầm nghi ngút, cả gia đình cùng quây quần bên phần mộ của người thân cùng hiệp dâng thánh lễ cầu cho ông bà tổ tiên. Thật cảm động bầu khí linh thiêng của mầu nhiệm Hội thánh cùng hiệp thông.

 Trong tâm thức người Việt, sự tôn kính các đấng sinh thành (dù còn sống hay đã qua đời) đã ăn sâu trong lòng như hình ảnh cây đa cổng làng, như luỹ tre xanh… Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, lòng tôn kính này đã giảm sút ít nhiều. Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngôi làng với luỹ tre xanh đang dần được thay thế bằng những toà nhà bê tông sừng sững mang đường nét mạnh mẽ nhưng cô đơn như những con người sống trong đó. Mái nhà che chở cho gia đình 3 thế hệ đang lung lay.

 Tại Thượng Hội đồng Giám mục Á châu 1998, một nghị phụ đã nêu lên một vấn đề về mục vụ liên quan đến công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Lục địa Á châu: “Đó là vấn đề liên quan đến việc tôn kính ông bà tổ tiên tại Việt Nam. Dù là một thiểu số, nhưng sự hiện diện của người Công giáo Việt Nam rất quan trọng trong việc thăng tiến con người. Nhưng chính vì tính cách thiểu số này, mà người ta cần phải có can đảm đề nghị và củng cố tại Á châu một “Giáo Hội như một gia đình” dấn thân rao giảng Tin Mừng, mà đặc điểm là tình yêu thương, chớ không phải là một tính toán hoặc trục lợi. Và tiêu chuẩn duy nhất để đo lường việc rao giảng là chính tình yêu đối với Chúa Kitô và tính cách nhưng không của các ơn Chúa ban”. (Thượng Hội đồng Giám mục, Phiên khoáng đại thứ 9, thứ sáu 24-4-1998, prepared for internet by Msgr. Peter Nguyễn Văn Tài, Radio Veritas Asia, Philippines).

 Như vậy, đạo ông bà tổ tiên không phải chỉ là kính nhớ người đã khuất, nhưng còn là sự chia sẻ hiệp thông với tha nhân, những người sống xung quanh ta, nhất là ông bà chú bác trong dòng họ. Đó chính là sống Tin Mừng, sống tình yêu Thiên Chúa nơi trần gian này với Đức Giêsu đã dạy:

 “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

 KẾT LUẬN

 Là người Việt, ai chẳng thuộc lòng câu ca dao:

 “Công cha như núi Thái Sơn

 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 Một lòng thờ mẹ kính cha

 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

 Thờ cha kính mẹ không chỉ là tôn kính đối với những người sinh thành dưỡng dục ta nên người mà còn là những người đã xây dựng nên và gìn giữ cho giang sơn gấm vóc này được thanh bình. Như vậy, việc thờ kính ông bà tổ tiên là truyền thống hết sức quí báu của dân tộc ta. Trong đà tiến công nghiệp và đô thị hoá, người Việt Nam cần phải bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp này hầu trụ đỡ cho rường mối gia đình ngày càng phải chịu nhiều áp lực của xã hội tiêu thụ hướng chiều về vật chất. Người Công giáo lại càng phải ra công học hỏi để hội nhập nét văn hoá rất Việt Nam này vào trong Kitô giáo để tiến tới xây dựng Giáo hội Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

                                                                ***

 Tài liệu tham khảo

 Tạp chí

 – Thái Sơn, “Ngẫm nghĩ về cuộc nhập thể văn hoá của Giáo hội Việt Nam”, Thời sự Thần học, số 10-1997.

 – GROOME, Thomas, K’Bao dịch, “Hội nhập văn hoá xúc tiến thế nào trong khung cảnh mục vụ”, Thời sự Thần học, số 12-1998.

 – Hoành Sơn, “Hội nhập văn hoá và tầng nền tâm hệ Việt Nam”, Hợp tuyển Thần học (tập phổ biến thần học, phát hành không định kỳ), số 16 năm VI (1996).

 – Đặng Chí San OP, “Đạo ẩn trong đời” Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 43, tháng 7-1998.

 Các sách

 – Thánh Công đồng Vatican II, Phân khoa Thần học, Giáo Hoàng học viện Pio X, Đà Lạt.

 – Lm. Bùi Đức Sinh, OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, in lần thứ hai, Chân lý, Sài Gòn, 1994.

 – Lm. Bùi Đức Sinh, OP, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam.

 – Lm. Bùi Đức Sinh, OP, Dòng Đaminh trên đất Việt, in lần hai, Sài Gòn, 1993.

 – Lm. Thiện Cẩm, OP, Tạ ơn người đã chết.

 – Lm. Thiện Cẩm, OP, Cỏ dại ven đường (tập I), Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế, in lần thứ ba, 1997.

 – Nguyễn Chính Kết, Thích ứng và hội nhập văn hoá trong truyền giáo, TP. HCM, 1998.

 – Lý Chánh Trung, Tôn giáo và dân tộc (in lần thứ nhất), Sài Gòn, Lửa thiêng 1973.

 – Kỷ yếu hội nghị khoa học tại TP. HCM ngày 11-12/3/1988. Một số vấn đề lịch sử đạo Thiên Chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Viện KHXH & Ban Tôn giáo (Lưu hành nội bộ), TP. HCM 1988.

 – Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Xuất bản Bốn Phương, Viện Giáo khoa – Hiên Tân Biên (tái bản).

 – Toan Ánh, Tín Ngưỡng Việt Nam (quyển thượng), TP. HCM, NXB TP. HCM, 1992.

 – Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, TP. HCM, NXB TP. HCM, 1996.

 (TSTH số số 1-2010)

 Phan Cường, OP

Nguồn: Đaminh VN

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Tìm hiểu về bàn thờ Ông Thiên

Tìm hiểu về bàn thờ Ông Thiên

 Tục thờ Thông Thiên

 Tục thờ Thông Thiên là một tín ngưỡng thờ Trời phổ biến ở miền Nam nước ta. Theo tín ngưỡng dân gian, Trời được xếp trước Phật trong các đối tượng được thờ, theo thứ tự “Trời – Phật – Thánh – Thần”, nên việc thờ Trời là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà.

 Trước năm 1975, ở các vùng quê Nam Bộ, hầu như nhà nào cũng có đặt một bàn thờ Thông Thiên trước nhà (nhiều khi gọi là bàn thờ Ông Thiên). Bàn thờ thường được làm bằng gỗ đơn sơ, gồm một cây cột cao khoảng 1,5 m, phía trên đặt một tấm ván hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 0,4 m, khá giả thì đổ cột bê-tông và dán gạch men. Trên bàn thờ lúc nào cũng có một lư hương và mấy ly nước mưa (loại ly nhỏ uống trà).

 Vào những ngày quan trọng như mồng một, ngày rằm thì có thêm hai chén đựng gạo, muối và mấy dĩa hoa quả. Hằng ngày, vào lúc chập tối, chủ nhà đốt một nén nhang, chắp tay đứng trước bàn thờ khấn vái, cầu Trời ban phước lành, sức khỏe, bình an… hy vọng qua làn khói nhang tỏa lên Trời mang theo những lời cầu khẩn của gia chủ, để nguyện vọng được “thông” đến Trời (thông thiên), để Trời phù hộ cho người thân và gia đình mình.

 Bàn thờ Thông Thiên

 Bàn thờ Thông Thiên là nơi nối kết tâm linh giữa con người với Trời, với tổ tiên, nơi giữ mối liên hệ giữa Trời và Đất, giữa người sống và người đã khuất. Điều này thể hiện bằng việc thắp nhang thường xuyên mỗi ngày, vào lúc chập tối – là thời điểm giao nhau giữa ngày và đêm, nén nhang được cắm trên lư hương – nơi ở giữa Trời và Đất.

 Hình thức thờ Trời cũng được thực hiện trong nhiều tôn giáo xuất hiện ở miền Nam. Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhãn, có nghĩa là “mắt của Trời”, với biểu tượng hình một con mắt, tượng trưng cho Thượng Đế toàn năng, thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Đạo Hòa Hảo ngoài việc thờ Cửu Huyền Thất Tổ và các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước, mỗi gia đình tín đồ còn có một bàn thờ Thông Thiên trước sân nhà để tưởng nhớ Trời Đất.

 Đối với người nông dân, ông Trời được xem là đối tượng có tài năng, có phép màu và có lòng từ bi để cứu giúp con người, nên mỗi khi gặp tai nạn thì “cầu Trời, khẩn Phật” để cho “tai qua, nạn khỏi”. Trời có khi lại hữu hình, và cũng đồng dạng với con người nên được gọi là “Ông”, ông Trời có mắt: “Trời ơi ngó xuống mà coi. Vợ tôi nó đánh bằng roi trâm bầu” (ca dao), và cũng có tai “Ai ơi chớ có ăn lời. Bụt kia có mắt, ông Trời có tai” (ca dao). Và ông Trời là người có trách nhiệm nên người ta tin rằng “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”, “Trời sinh, Trời dưỡng”, “Trời không phụ lòng người”.

 Như vậy, ông Trời từ một “đấng siêu nhiên” đã đi vào nhà người nông dân Nam Bộ, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, chứng kiến những vui buồn, thấy được những khó khăn, vất vả của người nông dân và sẵn sàng ra tay cứu giúp. Ông Trời trở nên gần gũi như ông bà, cha mẹ, như người thân trong gia đình, nên việc thờ Trời là hết sức bình thường, hết sức tự nhiên.

 Người Nam Bộ vốn chất phác và phóng khoáng trong cuộc sống và sinh hoạt nên sự hỗn dung trong việc thờ tự cũng được biểu hiện rõ nét. Người ta dễ nhận thấy nhiều bàn thờ Thông Thiên đôi khi còn có kết hợp thờ ông Tà bên cạnh, có khi là mấy hòn đá đặt bên cạnh lư hương, có khi là một góc nhỏ dưới chân bàn thờ Thông Thiên. Gặp ngày giỗ ông bà, hoặc ngày lễ, ngày Tết, cúng tổ nghề, tổ nghiệp… người ta cũng kết hợp luôn để cúng “ông Trời”.

 Nếu trong nhà có một mâm cơm cúng thì trên bàn thờ Thông Thiên cũng có lễ vật, hoặc là hoa quả, hoặc dĩa xôi, có khi rượu thịt. Ngày tất niên, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ Thông Thiên, hoặc trái dưa hấu tròn đầy đặn để cúng Trời, cầu nguyện cho sự sung túc cả năm.

 Hiện nay, nhiều địa phương ở Nam Bộ vẫn còn giữ tục lệ này, nhất là những vùng nông thôn. Quan sát bàn thờ Thông Thiên có thể nhận thấy sự mộc mạc, giản dị và chân thành của người dân đất phương Nam. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là triết âm – dương đã tồn tại qua hàng ngàn năm với biểu tượng vuông – tròn vốn hiện hữu lâu đời trong tâm thức của người Lạc Việt.

 Bàn thờ hình vuông tượng trưng cho đất (thuộc âm), lư hương hình tròn tượng trưng cho Trời (thuộc dương). Khát khao vươn đến sự hoàn hảo của người phương Nam được thể hiện thường trực hằng ngày qua hình ảnh bàn thờ Thông Thiên: có vuông – có tròn, có âm – có dương.

 Theo Huỳnh Thăng (Cà Mau Online

 Bàn Thông Thiên

Huỳnh Ái Tông

http://thatsonchaudoc.com

 Trong tín ngưỡng dân gian miền Tây, người ta thấy có hình thức thờ phượng ở ngoài sân, thường gọi là Bàn Thông Thiên.

 Bàn Thông Thiên là danh từ để chỉ cho chỗ thờ phượng ở ngoài trời, thông thường nó gồm có một cây trụ cao hơn mặt đất chừng 2 thước, đặt ở trong sân nhìn thẳng vào chính giữa nhà, trên cây trụ người ta đặt một miếng ván vuông, hoặc một tấm xi măng cốt sắt cũng vuông, cạnh chừng 3 tấc, đơn giản nhất là người ta dùng miếng gạch tàu đặt lên đó.

 Trên chỗ thờ này, nhất thiết có một lọ cắm hương hình trụ bằng sành, đặt ở phía sau cùng, bên cạnh phía tay phải của người nhìn vào là một bình cắm hoa, trước lọ cắm hương đặt một cái dĩa đựng 4 chén chung nước. Dĩ nhiên nhà giàu người ta dùng toàn đồ sứ, nhà nghèo có khi người ta dùng lon sữa bò để cắm hương, dùng cái chai xá xị hay hủ tương để cắm hoa.

 Phía sau Bàn Thông Thiên có thể là cái hàng rào, hoặc trồng một cây hay chậu kiểng để làm bình phong, phía trước Bàn Thông Thiên người ta đắp đất cao hơn xung quanh, hoặc lót gạch, để sau cơn mưa nền khô ráo cúng lạy dễ dàng, xung quanh người ta trồng hoa hay đặt những chậu kiểng, làm tăng thêm chỗ trang nghiêm thờ phượng.

 Mỗi tối người ta thắp hương cúng trên bàn thờ ông bà ở trong nhà, sau đó ra thắp hương cho Bàn Thông Thiên. Lạy bàn thờ ông bà bốn lạy, người ta cũng lạy Bàn Thông Thiên bốn lạy.

 Vì sao có Bàn Thông Thiên, đây là câu hỏi chưa có trả lời thỏa đáng, có người cho rằng xưa người ta lập hương án trước nhà để nghinh đón vua, sắc thần … vì lập rồi dẹp, dẹp rồi lập cho nên người ta làm như vậy cũng như hương án để lưu niên, khỏi tốn công lập và dẹp. Thoạt tiên nghe thuyết này cũng có lý nhưng không thực tế, vì đất miền Nam mới có sau này, vua chẳng hề ngự tới, còn sắc thần rất ít làng có, làng nào có mỗi năm cúng một hai lệ, đâu có phải hàng ngày, hàng tháng mà phải làm rồi để luôn biến hương án thành Bàn Thông Thiên.

 Có người cho rằng Bàn Thông Thiên là tín ngưõng dân gian thờ Trời Đất, Trời tròn là cái lọ cắm hương hình trụ, thân có miệng tròn, còn Đất vuông là cái bàn bằng gỗ hay xi măng hoặc miếng gạch tàu. Dựng lên thuyết này xét ra hợp lý, như Vua hàng năm tế ở Đàn Nam Giao, gồm có một nền tròn xây trên một nền vuông, biểu hiện cho Trời, Đất đạo lý Âm, Dương ngũ hành sinh hóa. Bàn Thông Thiên nôm na thờ Trời Đất là hợp lý, nhưng thêm ý nghĩa Trời tròn, đất vuông chỉ là lối giải thích, bởi vì nó quá sâu sắc đối với người bình dân, họ không dụng tới nghĩa lý sâu xa ấy.

 Làm sao để giải thích vì sao người Nam có Bàn Thờ Thông Thiên này tức là thờ Trời Đất, nó không phải là một thứ Đạo như Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo, nhưng nó là tín ngưỡng. Cho rằng nó không phải là một Đạo vì nó không có giáo chủ, không có quy luật hành trì. Vậy thì do đâu mà có Bàn Thông Thiên ?

 Theo chúng tôi nghĩ, người Việt chúng ta vốn có sẵn tín ngưỡng, trong mỗi gia tộc đều có Từ đường, mỗi năm con cháu tụ tập lại để cúng quảy ông bà, thôn làng thì có đình chùa, đình thờ Thần hoàng, Thổ địa, chùa thờ Phật, Bồ Tát. Khi những người đầu tiên vào Nam lập nghiệp, những nơi có quy hoạch lập thành xóm, thành làng thì người ta cũng dựng ngôi Đình để thờ Thần, nhưng Thần không có Sắc của vua phong, không có tên tuổi là người ta thờ Thần linh để cầu được phước gọi nôm na là Phúc Thần.

 Có những người sống lẻ loi ở vùng đất mới, không thể dựng nên cái Đình, nhưng do có lòng tin ông Trời là đấng tạo hóa muôn loài, nên người ta lập bàn thờ lộ thiên ở trước sân nhà, chỗ trang trọng nhất để thờ đấng Tạo hóa, rồi nhà nọ bắt chước nhà kia, lâu ngày thành một thứ tín ngưỡng.

 Đã thờ Trời, thì phải gọi là Bàn Thờ Ông Trời cũng như Bàn Thờ Ông Địa ở trong nhà, sao lại gọi là Bàn Thông Thiên, có người cho rằng thoạt tiên gọi là Bàn Ông Thiên nhưng dần dần biến âm thành Thông Thiên, theo thiển nghĩ của chúng tôi, dân gian tin rằng ông bà thì ở trên bàn thờ, nhưng ông Trời không ở trên cái bàn thờ giữa sân đó, ông Trời vẫn ở trên Trời cao, cho nên thông qua chỗ thờ tự đó người ta kính ngưỡng, cầu nguyện “đấng Hoàng Thiên, hậu Thổ”, chính vì vậy mà người ta gọi là Bàn Thông Thiên, không ai gọi đó là Bàn Thờ Thông Thiên mà cũng không gọi là Bàn Ông Thiên.

 Đến năm Kỷ Mão 1939. ông Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo Phật Giáo tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc, được gọi là đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tín đồ tôn xưng ông là giáo chủ. Người đặt ra những bài cúng lạy Cữu huyền ở trong nhà, lạy bốn phương tám hướng ở Bàn Thông Thiên, cũng như ngày xưa đức Phật đã dạy Kinh Lục Phương cho chàng thanh niên Thiện Sinh vậy.

 Việc cúng lạy thì hàng ngày người ta thay nước cúng, thay hoa, buổi chiều tối thắp hương cúng lạy, nguyện: “Hoàng Thiên, Hậu Thổ phù hộ cho quốc thái, dân an mùa màng được thịnh vượng”. Những ngày rằm, mồng một, nhất là những ngày lễ Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn, đêm Giao thừa người ta cúng trái cây hay bánh.

 Bàn Thông Thiên là tín ngưỡng của hầu hết người miền Nam, không riêng gì người ở Miền Tây hay Phật Giáo Hòa Hảo.

 Ngày 13-01-2012

nguồn: Maria Thanh Mai gởi