Cười chút chơi – Lộn tiệm
Phải Lòng Cô Gái Bến Tre – Cẩm Ly & Đàm Vĩnh Hưng
Sưu tầm – Bình Luận-Sự Kiện
Tận thế
Tác giả: Trầm Thiên Thu
(Chúa nhật XXXIII TN, năm B)
Thời gian thấm thoát. Mới ngày nào bắt đầu một năm mà nay đã vào cuối năm, cả
về năm đời và năm phụng vụ. Thời gian vào giai đoạn cuối. Thời điểm cuối gợi
nhiều suy tư. Có nhiều cái cuối, đặc biệt nhất là cuối đời và cuối thời – tức
là tận thế, Công giáo gọi là cánh chung.
Tận thế là 2 từ người ta không muốn nghe ai nhắc tới, vì nó khiến người ta e
ngại hoặc không vui. Tuy nhiên, tận thế có thể là niềm mong chờ của người này,
nhưng có thể lại là nỗi sợ của người khác.
Ngôn sứ Đanien nói: “Thời đó, Micaen sẽ đứng lên. Người là vị chỉ huy tối cao,
là đấng vẫn thường che chở dân ngươi. Đó sẽ là thời ngặt nghèo chưa từng thấy,
từ khi có các dân cho đến bây giờ. Thời đó, dân ngươi sẽ thoát nạn, nghĩa là
tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa” (Ðn 12:1a). Đó là
những lời tiên báo về ngày tận thế, đặc biệt ông cho biết đó là “thời ngặt
nghèo nhất”, chắc chắn rất đáng quan ngại, thậm chí là đáng sợ, nhưng lại không
hề đáng sợ đối với những người thuộc về Thiên Chúa, vì họ sẽ được “thoát nạn”.
Ngôn sứ Đanien giải thích: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều
người sẽ trỗi dậy”. Những người “an nghỉ trong bụi đất” là những người chết,
vậy mà họ “trỗi dậy”, tức là sống lại. Rõ ràng đó là ngày tận thế, ngày chung
thẩm. Nhưng số phận mỗi người khác nhau:: “Người thì để hưởng phúc trường sinh,
kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu
trời rực rỡ, những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn
đời như những vì sao” (Ðn 12:1b-2). Cùng một ngày, cùng được sống lại, nhưng có
người sợ hãi và có kẻ vui mừng.
Tác giả Thánh vịnh thân thưa thay những người thuộc về Chúa: “Lạy Chúa, Chúa là
phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con,
chính Ngài nắm giữ” (Tv 16:5). Tất cả đều là của Chúa, nhưng Ngài trao chúng ta
quyền quản lý. Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, chúng ta hoàn toàn an tâm:
“Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ. Vì
thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan, thân xác con cũng nghỉ ngơi an
toàn” (Tv 16:8-9).
Tác giả Thánh vịnh xác định nguyên nhân: “Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong
cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ” (Tv 16:10), đồng
thời hoàn toàn khiêm nhường và tín thác vào Chúa: “Chúa sẽ dạy con biết đường
về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc
chẳng hề vơi!” (Tv 16:11). Chắc hẳn chúng ta không đủ ngôn từ để diễn tả niềm
hoan lạc được cận kề bên Chúa!
Thánh Phaolô nói: “Vị tư tế nào cũng phải đứng trong Đền Thờ lo việc phụng tự
mỗi ngày và dâng đi dâng lại cũng ngần ấy thứ lễ tế; mà những lễ tế đó chẳng
bao giờ xoá bỏ được tội lỗi” (Dt 10:11). Tế lễ là bổn phận và trách nhiệm hằng
ngày của các tư tế, không chỉ dâng lễ đền tội cho mình mà còn dâng thay người
khác, nhưng dù dâng bao nhiêu lần vẫn không bao giờ đủ mức để hoàn hảo. Nhưng
có một tư tế chỉ cần dâng một lần cũng đủ, đó là Đức Kitô: “Sau khi dâng lễ tế
duy nhất để đền tội cho nhân loại, Ngài đã lên ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn
đời” (Dt 10:12).
Vì Đức Kitô là Thiên Chúa, là Thượng tế, là Đấng cao cả hơn mọi loài: “Từ khi
đó, Ngài chờ đợi ngày các kẻ thù bị đặt làm bệ dưới chân” (Dt 10:13), và “Ngài
chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn làm cho những kẻ Ngài đã thánh hoá được
nên hoàn hảo” (Dt 10:14). Dù là ai và là gì thì tất cả chúng ta vẫn chỉ là
những tội nhân. Thánh Phaolô vừa giải thích vừa kết luận: “Nơi nào đã có ơn tha
tội thì đâu cần lễ đền tội nữa” (Dt 10:18).
Nói về ngày Con Người quang lâm, Chúa Giêsu cho biết các dấu hiệu: “Trong những
ngày đó, sau cơn gian nan, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu
sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển”
(Mc 13:24-25). Đó là giờ G. Đó là lúc “thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền
năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (Mc 13:26). Và cũng chính lúc đó,
“Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển
chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời” (Mc 13:27).
Thấy những sự việc diễn biến hằng ngày, chúng ta có thể đoán biết điều gì xảy
ra. Ngày tận thế cũng có những dấu chỉ khả dĩ nhận biết, Đức Kitô dùng hình ảnh
thực tế hơn để mọi người đều có thể hiểu: “Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học
hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã
đến gần. Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Con Người
đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi” (Mc 13:28-29). Cuối cùng, Ngài quả quyết:
“Thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi,
nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mc 13:30-31). Tức là rất chắc chắn
xảy ra ngày tận thế, không hề là chuyện đùa hoặc bịa đặt!
Tuy nhiên, hình như loài người vẫn bán tín bán nghi. Bằng chứng là đã từng có
nhiều tin đồn về ngày nọ hay tháng kia là thời điểm tận thế, về chuyện “tối ba
ngày, ba đêm”,… thế nên người ta lo tích lũy nến và mì gói để “đối phó”. Thật là
nhảm nhí và dị đoan, chứng tỏ họ chẳng biết hoặc chẳng tin lời Chúa nói. Chính
Chúa Giêsu đã xác định: “Về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các
thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc
13:32).
Vậy sao người ta vẫn bịa ra những tin đồn? Thật tệ hại là vẫn có những người
nhẹ dạ cả tin khi nghe những lời “tiên tri dỏm” ấy. Chúa Giêsu còn chưa biết
thì sao những con người phàm phu tục tử đầy tội lỗi như chúng ta lại biết
trước? Không lo sống tốt mà cứ lo chuyện nhảm trên trời, dưới đất là sao? Quá
vô lý!
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết vững niềm tin vào Lời Chúa và hoàn toàn
tín thác vào Con Chúa để có thể đứng vững cho đến lúc Đức Kitô tái lâm. Chúng
con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con.
Amen.
TRẦM THIÊN THU
God Bless America ?
Huỳnh Quốc Bình
Chúa Ban Phước Cho Hoa Kỳ ?
“God Bless America” là lời chúc mà chúng ta thường nghe từ miệng các chính khách người bản xứ, nhất là các vị Tổng Tống Hoa Kỳ sau khi chấm dứt bài diễn văn, hay đọc một thông điệp nào đó để gửi đến dân chúng của mình. Lời chúc lành này cũng không khác chi lời chúc “Chúa ban phước” giữa những người có niềm tin vào Thiên Chúa dành cho nhau. Nói cho cùng những ai sử dụng các câu “God Bless America” hoặc “Chúa ban phước” nó cũng chẳng có ý nghĩa gì, nếu không muốn nói là “sáo ngữ” nếu họ nói vì thói quen, hoặc không nói thì sợ người khác cho rằng mình không “thiêng liêng”.
Chúa ban phước cho Hoa Kỳ ?
Sau cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ hôm ngày 6 tháng 11 năm 2012 vừa qua, một ông bạn
vong niên Việt Nam, gọi điện thoại và chia sẻ với tôi một điều khiến tôi chú ý và quyết định viết bài này. Ông cho biết, một buổi sáng sau ngày bầu cử, ông đi lễ nhà thờ; trong bài giảng luận, vị Linh Mục người Mỹ nói rằng:
“Mọi người hay chúc “God Bless Ammerica” nhưng làm sao Thiên Chúa có thể
ban phước cho một quốc gia có vị Tổng Thống và nhiều người dân ủng hộ cho những vụ giết người trực tiếp hay gián tiếp, làm những điều nghịch lại lời Chúa… Giống như vấn đề phá thai và tán đồng cho vấn đề hôn nhân đồng tính tại Hoà Kỳ…”
Theo tôi, sư nhận xét hay thắc mắc của vị linh mục vừa nêu rất đáng cho những ai nhận mình là Thiên Chúa Giáo (Công Giáo và Tin Lành) xét lại đức tin của mình, nếu người đó từng cầm lá phiếu ủng hộ cho những thành phần có chủ trương và đường lối nghịch lại Thánh Kinh.
Làm lợi cho ma quỷ :
Tôi thấy một số người cũng đến nhà thờ “xem lễ” hay “nhóm” thờ phượng Chúa đều đặn, nhưng lại rất hăng hái vận động người khác bỏ phiếu cho ứng viên Tổng Thống- Obama vì tin rằng ông sẽ làm một cuộc “cách mạng” về kinh tế cho Hoa Kỳ. Khi suy nghĩ như thế, chẳng lẽ họ đã quên lời khuyến cáo của Thánh Kinh rằngcon người không phải chỉ duy nhất cần vật chất, mà còn cần lời của Đức Chúa Trời nữa, hay sao?. (1)
Cần sự thay đổi :
Năm 2008 sau cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi có đáp chuyến bay qua miền Đông
Nam Hoa Kỳ. Trên chuyến bay chuyển tiếp từ phi trường thành phố Portland đến Chicago, tôi ngồi gần một phụ nữ Mỹ da trắng, tuổi khoảng ngoài năm mươi. Qua cuộc chuyện trò, tôi mới biết bà là một giáo sư của một Đại Học ở thành phố Chicago và là người có niềm tin vào Thiên Chúa. Vì thấy trên tay của bà có đeo chiếc lắc bằng kim loại được kết từ những mẫu tự “Alpabet” (hai mươi sáu chữ cái), nên tôi “tò mò” hỏi cho biết. Bà bèn giơ cánh tay lên cho tôi xem và giải thích:
“Đây là tên của Tổng Thống Barack Hussein Obama, là người tôi rất ngưỡng mộ và đã bỏ phiếu tín nhiệm ông vào chức Tổng Thống…”.
Vì tôi hỏi bà nên bà hỏi lại tôi:
“Ông nghĩ thế nào về ông Tổng Thống của mình?”.
Tôi không ngần ngại cho bà biết rằng Tổng Thống Obama mà người có tài hùng biện, có bằng cấp cao, có sự quyết tâm, nhưng rất tiếc ông không phải là vị Tổng Thống mà tôi mong đợi và bỏ phiếu tín nhiệm. Dù vậy tôi vẫn tôn trọng chức vụ của ông, bởi tôi tôn trọng lá phiếu của những cử tri đã chọn ông….”
Nghe tôi nói, bà chau mày và có vẻ không vui, nhưng vẫn giữ giọng từ tốn để hỏi
tôi:
“Ông có thể cho tôi biết tại sao ông không bỏ phiếu cho Obama, được không?” (Ít khi nguời Mỹ hỏi ai câu hỏi này).
Thay vì trả lời, tôi hỏi ngược lại bà:
“Don’t you know that Obama announces he supports same-sex marriage and Abortion?” (Bà không biết rằng ông Obama đã tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng tính và tự do phá thai hay sao?).
Thay vì trả lời, bà cũng hỏi ngược lại tôi bằng câu nói có tính cách thách đố:
“Do you think I do not know that?” (Ông nghĩ là tôi không biết chuyệt đó sao?), và bà nói tiếp: “Tôi biết chuyện đó, những tôi vẫn phải bỏ phiếu chọn ông ấy, vì tôi muốn Hoa Kỳ có sự thay đổi, Hoa Kỳ cần có một Tổng Thống không giống những Tổng Thống trong quá khứ. Mọi người cần sự thay đổi…”
Nói xong bà im lặng, và tôi thấy mình cũng không còn đủ ngôn từ (tiếng Anh), và
khả năng (tính thuyết phục) để giải thích thêm với người đàn bà Mỹ, trí thức và
“có đạo” này, nên cũng im lặng luôn. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, lúc máy bay
gần hạ cánh thì bà gợi chuyện lại, và nói với tôi:
“Ben, you are right, I forgot all about that. Thank you for pointing that
out” (Ông Bình, ông nói đúng, tôi đã quên mất chuyện đó. Cảm ơn ông đã chỉ ra những điều đó)
Bốn cái vỏ xe mới :
Tôi có quen một anh Việt Nam, qua Mỹ trên hai mươi lăm năm. Sống ngoài đời anh
cũng là thành phần được cho là lanh lẹ, khó có ai dễ dàng gạt gẫm hay lấn lướt anh ta. Có lần anh “khoe” với tôi về chiếc xe cũ anh mới mua với giá tiền khoảng sáu ngàn Mỹ Kim. Xem xét qua chiếc xe, tôi cho anh biết rằng anh đã mua nó gần gấp đôi giá bình thường. Anh đồng ý là nhận xét của tôi không sai, nhưng “chê” rằng tôi chỉ thấy có phân nửa giá trị của chiếc xe. Tôi hỏi phân nửa giá trị còn lại mà tôi không thấy đó là gì? Thì anh cho biết là tôi hãy nhìn vào bốn cái vỏ xe thượng hạng và “mới toon” thì biết. Tôi chỉ cuời thông cảm và
nói:
“Bốn cái vỏ mới này nếu mua giá bình thường tối đa là sáu trăm Mỹ kim,
nếu mua lúc giá hạ thì khoảng bốn trăm thôi, như vậy ông vẫn còn hố trên hai
ngàn Mỹ kim…”.
Tới đây thì anh ta mới “té ngửa” và nhận ra rằng mình đã bị “hố”. Không phải do anh “ngu” mà bị hố, nhưng do “cái đầu” của anh lúc bấy giờ bị “mê hoặc” bởi bốn cái vỏ xe mới nên mới “lâm nạn”. Cũng may, anh này thuộc thành phần biết phục thiện, nên không “cãi chày cãi cối” để bảo vệ cái “khôn” của mình…
Nói chung, ai cũng có thể bị kẻ gian lừa. Người khôn ngoan có khi bị lừa theo cách “bình dân”. Người dại thường bị lừa theo kiểu “trí thức”. Chính vì sự bất toàn này của con người nên ngay cả Tổng Thống của một nước, mà cũng còn cần người khác cố vấn là vậy.
Vấn đề phá thai:
Nhiều bài viết, sách báo, tài liệu… lên án những ai chủ trương “phá thay” hay “nạo thai”, tức là làm công việc “giết thai nhi” (abortion). Vì khuôn khổ bài viết, tôi sẽ không dài dòng về chuyện này mà chỉ muốn nói rằng: “…….bất cứ hành động nào giết thai nhi cho dù còn non tháng, đều là những kẻ sát nhân cần bị lên án.”
Những ai ra vẻ “công bằng”, “tự do” khi trả lời theo kiểu “lách” để hốt phiếu cử tri, rằng họ “tôn trọng quyền quyết định của phụ nữ” chính là những kẻ giết người gián tiếp. Bọn chúng chính là tay sai của ma quỷ, chứ không có “công bằng”, “tự do” gì ráo. Nếu ngày nào những kẻ “sát nhân” đó đông hơn những người biết tôn trọng sinh mạng con người thì xã hội loài người sẽ ra sao? Ủng hộ hành động phá thai sẽ là việc làm khuyến khích thanh thiếu niên xem thường hôn nhân thánh khiết, không biết trân quý giá trị đạo đức con người, sống buông thả, và các hành động gian dâm bất chính ngày càng gia tăng.
Hôn nhân đồng tính :
Có nhiều bằng chứng cho thấy, sự luyến ái nghịch với lẽ tự nhiên (same-sex
marriage) đã tạo ra những bệnh tật quái ác. Đảo lộn những hôn nhân thánh khiết
mà Đức Chúa Trời đã định. Thánh Kinh Cựu Ước- Sáng Thế Ký 19 có đề cập đến
thành Sô Đôm, đó là thành bị Đức Chúa Trời huỷ diệt vì cả thành mang tội “luyến
ái nghịch với lẽ tự nhiên”.
Có người cho rằng, người ta có quyền tự do chọn lựa những điều mình thích và muốn người khác phải tôn trọng. Điều nầy mới nghe cũng có vẻ công bằng, nhưng chúng ta đừng quên rằng nếu tự do cái nầy được, thì tự do cái khác cũng có thể được. Điển hình cho thấy là Thánh Kinh đã khuyến cáo việc con người không được giao cấu với người cùng phái. (2), (3)
Những kẻ “làm nhục” Thập Tự Giá
Mất linh hồn :
Người ta có thể lấy lòng cử tri, vì muốn duy trì quyền lực trong giáo quyền, hoặc vì một quyền lợi nào đó để ủng hộ những điều nghịch với Thánh Kinh, nhưng con dân Chúa cần phải biết, Chúa Cứu Thế Jesus từng khuyến cáo rằng, linh hồn quý hơn cả thế gian. (4)
Kết luận :
Không có Chua nào lại ban phước cho một con người hay một đất nước xem thường mạng sống của người khác. Không một Thiên Chúa nào lại ban phước cho những cá nhân hay quốc gia nào có chủ trương hay đường lối nghịch lại Thánh Kinh, dù họ cũng có quyển Thánh Kinh trong tay. Là con dân Chúa chân chính, chúng ta phải bằng mọi cách, góp phần ngăn cản người khác có hành động giết người và giết chết thai nhi dù bất cứ lý do “chính đáng” nào, nếu đó không phải là để cứu mạng sống người mẹ của thai nhi. Chúng ta cần nói cho họ biết rằng hành động phá thai là mang tội giết người.
Chúng ta sẽ không ruồng bỏ những người có sự luyến ái với người cùng phái, nhưng chúng ta không thể ủng hộ việc làm của họ chỉ vì muốn chứng tỏ mình là người tôn trọng quyền tự do của người khác. Nếu xã hội này mọi người được tự do quá đà và hôn nhân thánh khiết mà Đức Chúa Trời đã định bị đảo lộn, thì bao nhiêu xáo trộn khác sẽ xảy ra. Ngoài những bệnh tật quái ác do những sự luyến ái bất thường tạo ra, thì sự truyến giống của loài người cũng sẽ bị tận diệt.
Cầu xin Thiên Chúa cho mọi người biết quý trọng mạng sống con người, có tình
yêu thương thật, yêu cả những ai có sự luyến ái không tự nhiên… Nhưng xin Chúa
cho chúng ta không vì quyến lợi cá nhân, vì muốn đạt danh vọng đời này mà lại
ủng hộ những việc làm nghịch với Thánh Kinh. A-men!
Huỳnh Quốc Bình
Viết xong ngày 8 tháng 11 năm 2012, tại Salem, Oregon, USA
(503) 949-8752
email: [email protected]
Ghi Chú:
1. Chúa Cứu Thế Jesus phán: “..Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà
thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ðức Chúa Trời.” (Ma-thi-ơ 4:4)
2. “Chớ nằm cùng một người nam như người ta nằm cùng một người nữ; ấy là một
sự quái gớm.” (Lê-vi ký 18:22)
3. “Ðức Chúa Trời đã bỏ mặc họ cho sự tình dục xấu hổ; vì trong vòng họ,
những người đờn bà đã đổi cách luyến ái tự nhiên ra cách khác nghịch với tánh
tự nhiên. Những người đờn ông cũng vậy, bỏ cách luyến ái tự nhiên của người đờn
bà mà un đốt tình dục người nầy với kẻ kia, đờn ông cùng đờn ông phạm sự xấu
hổ, và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình.” (Rô-ma
1:26-27).
4. “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy
thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại? (Ma-thi-ơ 16: 26).
nguồn: Anh chị Thụ, Mai gởi
Đời sống Tâm Linh #19
TRẮC NGHIỆM MẾN CHÚA VÀ THA NHÂN
(Ngày Chung thẩm theo Mt 25, 31-46)
* Chuyện kể: Một câu chuyện cổ của Ái Nhĩ Lan có từ khi vua chúa còn cai
trị về một ông vua hành khất như sau:
Ông này không có con cái nối ngôi, nên ông sai các hầu cận đi tìm một người nối ngôi trước khi ông từ trần. Với điều kiện là người ấy phải có hai đức tính quan trong là mến Chúa và yêu người. Một thanh niên thấy mình có hai đức tính trên nên quyết định đến gặp vua; nhưng anh nghèo quá, không có bộ đồ coi được để đến gặp vua. Anh liền cầu nguyện và xin được một bộ đồ và ít vật liệu cần dùng để lên đường. Sau gần một tháng, anh tới cung điện nhà vua; nhưng lại gặp một người ăn xin ngồi bên vệ đường, ông ta run rẩy van nài xin anh giúp đỡ: “Tôi đói và lạnh, xin anh cho tôi bộ quần áo để mặc và chút lương thực để ăn.” Anh xúc động trước cảnh tượng này, liền cởi bộ quần áo ấm áp của mình để ra, lấy bộ quần áo tả tơi của người ăn xin mặc, anh cũng cho ông ta hết những đồ ăn cần thiết.
Sau đó anh bước vào cung vua chẳng còn gì cả, bọn lính liền ngăn chặn bắt anh đợi chờ. Sau một thời gian thật lâu anh mới được vào. Với tư thế khúm núm không dám nhìn lên
vua, khi được lệnh, anh quá ngạc nhiên nói với vua: “Ngài chính là người ăn xin bên vệ đường tôi gặp lúc nãy? – Nhà vua trả lời: Đúng rồi! – Anh hỏi : “Sao ngài lại làm như vậy đối với tôi? – Vua trả lời: “Tôi muốn làm như vậy xem anh có thực lòng mến Chúa và yêu người không?
* Cảm nghiệm : Câu chuyện có tính cách giả tưởng; nhưng đó là bài học thật qúy giá cho bạn và tôi như trong đoạn phúc Âm sau :
“Vì xưa ta đói các ngươi đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom, Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm?”. Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?”. (Mt 25, 35-38)
Chúa Giêsu đã kết thúc toàn bộ Giáo huấn của Ngài với tôi bằng một dụ ngôn trên. Tôi tự hỏi mình: Tôi là người lành hay là kẻ dữ? Tôi sẽ hưởng sự sống muôn đời hay vào chốn cực hình muôn kiếp?
Phó tế: GBM. Nguyễn Định Sưu Tầm
Đời Sống Tâm Linh # 24
GIỮA LÒNG HẬN THÙ VÀ THA THỨ
(CảmnghiệmSống CN31TN-B)
* Chuyện kể: Trong thế chiến thứ hai, Corrie Ten Boom và em gái của bà là Betsie đã bị lính Đức bắt vì tội che dấu những người Do thái. Hai người đã bị đưa đến trại tập trung của Đức quốc xã. Với sự hành hạ dã man, Betsie em bà đã chết thật đau khổ và tàn nhẫn!
Còn bà Corrie sống sót trở về, đến năm 1947 bà chia sẻ đức tin của mình trong nhà thờ ở Munich, bà nói về ơn tha tội lớn lao của Thiên Chúa cho bà và sự mình tha thứ cho người khác. Ngay sau đó, một trong số những người đã nghe bà chia sẻ tìm đến gặp bà, bà kinh hoàng nhận ra đó là một trong những tên lính Đức dã man đã hành hạ bà và người em gái Betsie. Anh ta vội chạy lại thưa với bà: Tôi đã trở thành Kitô hữu, đã nhận biết tội lỗi của mình. Anh ta liền quì xuống dang rộng hai tay xin bà tha thứ cho. Lúc đó bà Corrie phải chiến đấu mãnh liệt với những cảm xúc “giữa lòng hận thù và tha thứ”, giữa những
căm phẫn trong lòng và những lời dạy của Lời Chúa, của Kinh Thánh : “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh
em.” (Mt 5, 44)
Có lẽ trong đời, chưa bao giờ bà phải đối diện với một tình huống khóxử đến thế! Nhưng Corrie nhớ lại Lời Chúa, bà biết mình phải tha thứ, bà lặng lẽ cầu nguyện: “Lạy Chúa! Xin giúp con, không có tình yêu Chúa, con không thể làm nổi sự tha thứ này.” Rồi bà dơ tay đỡ kẻ thù đứng dậy.!
* Một phút suy tư: Tha thứ lỗi lầm cho cho người khác không chỉ là một sự kêu gọi; nhưng còn là một mệnh ! Mệnh lệnh này lại được ràng buộc như một điều kiện, nếu bạn muốn được sự tha thứ của Chúa. Bạn có kẻ thù nào lớn hơn kẻ thù của cô Betsie chăng?
Hãy cầu nguyện bằng tất cả tấm lòng vâng phục, vì khi cầu nguyện được là dấu chắc chắn bạn có lòng tha thứ. Hơn nữa, khi bạn nhịn nhục được là bạn đã có lòng tha thứ đi theo, vì những người hạnh hạ, làm khổ bạn cũng là con cái một Cha trên trời. Do đó, chỉ có tình yêu Chúa thật trong TÂM, mới giúp ta thực hiện điều này.
* Lời Chúa quả quyết: Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa; nhưng hãy chúc phúc. Vì anh chị em được Thiên Chúa kêu
gọi là để thừa hưởng lời chúc phúc. (I Pr 3, 9)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định Sưu Tầm
Đạo hiếu và vật chất
TRẦM THIÊN THU
Kinh Phật dạy: “Tột cùng Thiện không gì bằng có Hiếu, tột cùng Ác không gì bằng Bất Hiếu”. Đó là đạo làm người. Dù là ai trong tôn giáo hay cuộc sống đời thường, từ kẻ cùng đinh trong xã hội tới người có quyền lực cao nhất, trước tiên người ta phải LÀM NGƯỜI, tức là có Đạo Làm Người. Không giữ Đạo Làm Người thì kẻ đó phải bị nguyền rủa. Còn trong Kinh thánh, sách Lêvi 19:3 dạy: “Mỗi người phải kính sợ cha mẹ”, hoặc Lêvi 20:9 dạy: “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó”, và ở Đanien 27:16: “Đáng nguyền rủa thay kẻ khinh dể cha mẹ!”.
Trong một chương trình Bạn Hãy Nói Với Chúng Tôi phát sóng lúc 22g30 trên kênh VOV (hệ 2) có một câu chuyện thật thương tâm về tình mẫu tử. Nghe xong chắc hẳn ai cũng phải “nóng máu” mà thương cho bà cụ và căm phẫn đứa con “xác người, dạ thú” kia!
Bà cụ năm nay đã 81 tuổi, ở Hà Nội (rất tiếc là nhà đài không cho biết tên tuổi và
nơi ở cụ thể, vì lý do “tế nhị”). Chồng bà đã mất lâu. Bà một mình nuôi 3 đứa con: Đứa con trai lớn là con nuôi, 53 tuổi; đứa con thứ hai 45 tuổi; và đứa con gái thứ ba 42 tuổi. Các con bà đã có gia đình riêng. Cha mẹ luôn yêu thương con cái. Với người Bắc và người Trung, cha mẹ yêu con đến nỗi quên mình và không mong con các sẽ đền đáp (người Nam thì nuôi con và hy vọng chúng sẽ đền đáp). Với bà cụ đau khổ kia cũng coi con trai là “của để dành” – vì dân Việt thường ảnh hưởng sâu nặng quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (1 con trai coi là “có”, 10 con gái coi như “không”).
Đứa con nuôi và cô con gái út không có vấn đề gì. Đứa con trai 45 tuổi do bà rứt
ruột đẻ ra lại có vấn đề nghiêm trọng. 19 năm anh ta lấy vợ thì bà ăn riêng 18
năm, dù ở chung nhà. Vì tuổi cao sức yếu, nay ốm mai đau, bà mới ăn chung và
“lệ thuộc” vào vợ chồng anh ta khoảng 1 năm nay. Khi bà nằm bệnh viện, anh ta
thường xuyên vào thăm và “rỉ tai” khiến bà ký giấy cho xong, vì bà quá mệt mỏi
cả tinh thần lẫn thể lý. Thế là anh ta tráo trở, làm sổ đỏ và tách hộ khẩu, đất
đai do anh ta đứng tên. Anh ta đã lừa chính mẹ ruột mình!
Chuyện không chỉ vậy. Hàng ngày, anh ta luôn “kiếm chuyện” la hét bà, mọi thứ đều đổ
lỗi cho bà, thậm chí là đánh đập bà như cơm bữa mà không hề thương tiếc. Cô con dâu là giáo viên cấp I (sic!), đã không can ngăn chồng làm ác mà còn “đổ dầu vào lửa”. Cô ta cũng kiếm chuyện “đá thúng đụng nia, đá mèo khoèo rế”, vào hùa với chồng để hành hạ mẹ. Cứ đến bữa cơm thì cô ta lại la rầy đứa con: “Già rồi còn ngu”. Mới đây, không biết cô con dâu giáo viên “to nhỏ” với chồng thế nào mà anh ta tức tốc về nhà tát bà cụ mấy cái, rồi đuổi bà cụ ra khỏi nhà.
Cô con gái út nhiều lần khuyên can anh nhưng vô ích. Anh ta còn dõng dạc tuyên
bố: “Quyền ở tay ông, lôi thôi ông đuổi khỏi nhà. Có tiền không chịu bỏ ra, chết ông bỏ thối”. Nghe những lời anh ta nói mà “nổi da gà” và “rởn tóc gáy”. Vì tham lam mà anh ta bất chấp đạo lý làm người, đạo là con với mẹ mình! Thật vậy, lòng tham không có đáy, “dù đá có biến thành vàng thì lòng người vẫn không thỏa mãn” (Ngạn ngữ Trung Hoa).
Balze nói: “Lòng Mẹ là vực sâu mà dưới đáy luôn có sự bao dung”. Nhưng bà cụ kia đã chịu đựng quá nhiều, bà đã kiệt sức, cuối đời mà bà không được thanh thản. Và nay bà làm đơn kiện đứa con “trời đánh” đó, nhưng lòng người mẹ còn băn khoăn không biết bà làm vậy có quá đáng không.
Ước mong sao những người con hãy tỉnh thức mà báo hiếu phần nào với song thân phụ
mẫu – dù không bao giờ có thể đền ơn đáp nghĩa đủ, nếu không sẽ không còn cơ hội, vì Petit Sein đã xác định: “Cái chết của người mẹ là nỗi đau buồn thứ nhất khi người ta
khóc mà không có mẹ bên cạnh dỗ dành”.
TRẦM THIÊN THU
httpv://www.youtube.com/watch?v=MtrUM-7AkxM&feature=related
nguồn: Maria Thanh Mai gởi
Liên lụy tội lỗi
Tác giả LM John Zuhlsdorf
Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU
Lợi ích của việc xưng tội có liên quan “cấu trúc tội”. “Cấu trúc tội” là điều mà
những người sống phóng khoáng dùng để che giấu thực tế trách nhiệm cá nhân đối
với tội lỗi đã phạm. Tất cả các “cấu trúc tội” có căn nguyên trong trách nhiệm
của tội cá nhân.
Tuy nhiên, tội lỗi ảnh hưởng nhiều hơn tội nhân. Nó ảnh hưởng mọi người. Khi
một chi thể trong Nhiệm thể Chúa Kitô phạm tội, tất cả chúng ta đều chịu đau
khổ. Một số người ảnh hưởng trực tiếp, nhưng tất cả chúng ta đều yếu đuối. Do đó, khi chúng ta muốn hòa giải với Thiên Chúa, chúng ta cũng phải giải hòa với cả Giáo hội, không chỉ với người này hay người nọ mà có thể chúng ta đã làm tổn thương. Vì thế có “chiều kích xã hội” đối với tội lỗi.
Có “chiều kích xã hội” vì nó nằm trong cách chúng ta có thể phạm tội. Chúng ta có thể phạm tội không chỉ là hành động trực tiếp của mình, mà còn gián tiếp liên can các tội lỗi do người khác phạm trực tiếp.
Chúng ta liên can tội của người khác bằng cách nào? Chúng ta phạm tội qua hành động của người khác bằng cách…
1. Tư vấn: Nếu bạn tư vấn hoặc xúi người khác làm điều tội lỗi, và họ làm, bạn đã phạm tội bằng cách can dự vào tội lỗi của người đó.
2. Mệnh lệnh: Nếu bạn có quyền trên người khác, và bạn ép buộc người khác phạm tội, trong khi người đó có thể giảm tội, còn bạn thì không.
3. Ưng thuận: Nếu người ta yêu cầu bạn mà bạn nghĩ tội lỗi là điều tốt có thể làm, bạn có thể chủ động với tình huống đó, và nếu bạn cho phép hoặc ưng thuận thì bạn đã phạm tội.
4. Khiêu khích: Bạn khiêu khích hoặc thách thức người khác làm điều xấu mà họ không muốn.
5. Nịnh bợ: Khá rõ ràng. Đây là cách khác để phạm tội.
6. Che giấu: Một người phạm tội và rồi bạn giúp người đó che giấu chứng cớ hoặc động thái.
7. Đồng lõa: Một người khác là người chính có liên can, nhưng bạn có mặt ở đó hỗ trợ hành vi tội lỗi. Chẳng hạn, một người giúp bác sĩ phá thai, một chính khách giúp nhà cầm quyền hoặc nói về việc nhận thức đối với “hôn nhân” trái tự nhiên bằng cách ủng hộ.
8. Im lặng: Có một câu nói rất thường gặp: “Im lặng là đồng ý” (silent implies
consent). Nếu một người có quyền thế hoặc có quyền về luân lý có nhiệm vụ ngăn
chặn tội lỗi, nhưng lại im lặng và bàng quan, điều đó có thể cấu thành việc can
dự vào tội lỗi. Điều này quỷ quyệt mới nghĩ ra được, nhưng đó không chỉ là sự
im lặng quở trách (rocket silence). Có thể là can dự làm giảm nhẹ tình huống,
chẳng hạn như sự xâm chiếm Vatican, bắt Giáo hoàng và tiêu diệt Giáo hội ở
nhiều nơi. Trong khi đó, ai đó có thể im lặng làm ngơ. Tuy nhiên, ai đó không
làm được gì. Một điểm khác có thể được cân nhắc: Luật về việc sửa lỗi anh em
(fraternal correction). Điều này không thể là vị trí của bạn để sửa lỗi người
khác, tùy trường hợp.
9. Biện hộ: Khá rõ ràng. Đó là bạn biện hộ để ủng hộ tội lỗi. Nhưng điều này không giống như luật sư biện hộ trước tòa cho người phạm tội.
Cần xem lại danh sách này một lần nữa để có một lúc chân thành kiểm tra lương tâm.
Tất cả chúng ta vướng vào những tình huống khó khăn hoặc mơ hồ về luân lý mà chúng ta
bị giằng co trong việc chọn lựa giữa những điều tốt hoặc điều xấu nhiều và xấu ít. Chúng ta phải theo dõi chính mình và là sự tương tác với những người khác để:
a) Chúng ta đừng gây nguy hiểm cho linh hồn mình bằng cách can dự vào tội lỗi của người khác.
b) Chúng ta đừng gây nguy hiểm cho linh hồn người khác bằng cách lôi kéo họ vào tội lỗi của mình.
Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Catholic News)
Giáo huấn Công giáo về Luyện hình
TRẦM THIÊN THU
Lễ Các Thánh là dịp chúng ta mừng Giáo hội Khải hoàn, là ngày gợi nhớ Giáo hội
Đau khổ, nhưng cũng là ngày gợi lên nhiều câu hỏi ở cả những người Công giáo
lẫn không Công giáo. Vậy Giáo hội nói gì về Luyện hình?
Dưới đây là những điều trong giáo lý chính thức của Giáo hội Công giáo. Hãy đọc cẩn thận. Các đoạn văn dưới đây xua tan nhiều cách hiểu sai của Tin Lành và Chính thống giáo Đông
phương về Luyện hình:
Số 1030 – Những người đã chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thanh luyện hoàn toàn, chắc chắn được hưởng ơn cứu độ đời đời; nhưng sau khi chết họ chịu thanh luyện để đạt được sự thánh thiện cần thiết để hưởng niềm vui Nước Trời.
Số 1031 – Giáo hội gọi sự thanh luyện đối với những người được chọn là Luyện hình hoặc Luyện ngục, hoàn toàn khác với sự trừng phạt đối với những người bị nguyền rủa. Giáo hội đã công thức hóa tín điều về Luyện hình, nhất là tại Công đồng Florence và Trentô.
Truyền thống Giáo hội, có tham khảo văn bản Kinh thánh, nói về ngọn lửa thanh
tẩy:
Đối với lỗi lầm nhỏ, chúng ta phải tin rằng, trước giờ phán xét sau cùng, có ngọn lửa thanh luyện. Đấng là Chân lý nói rằng những ai thốt ra lời nguyền rủa Thánh Thần sẽ không
được tha đời này và đời sau. Từ câu này, chúng ta hiểu rằng các lỗi phạm nào đó có thể được tha ở đời này, nhưng các lỗi phạm khác được tha ở đời sau (Thánh Grêgôriô Cả, Đối thoại 4, 39; PL 77, 396; x. Mt 12, 31.).
Giáo huấn này cũng dựa vào lời cầu nguyện cho người quá cố, đã được nói tới trong Kinh thánh: “Vì thế [Giuđa Macabê] đã đền tội cho người qua đời, họ có thể được tha tội”. Từ ban
đầu, Giáo hội đã tưởng niệm người qua đời và cầu nguyện cho họ, để họ được thanh luyện và có thể sớm hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Giáo hội cũng khuyên làm việc bác ái, lãnh ân xá, và ăn năn đền tội thay những người đã qua đời:
Chúng ta hãy giúp đỡ và nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp được thanh tẩy nhờ sự hy sinh của ngời cha, tại sao chúng ta nghi ngờ việc dâng lễ đền tội cho người qua đời đem lại
sự an ủi cho họ? Chúng ta đừng lưỡng lự giúp đỡ những người đã qua đời và cầu nguyện cho họ (611, Thánh Gioan Kim khẩu, Bài giảng về 1 Cr 41, 5; PG 61, 361; x. G 1, 5.).
Thứ nhất, Luyện hình không là Hỏa ngục. Thứ nhì, chỉ những người được chọn, các Kitô hữu được cứu độ, vào nơi đó. Luyện hình là nơi chỉ dành cho những người đang trên hành trình về Nước Trời. Đó là sự thanh luyện cuối cùng đối với những người đã chết trong
tình thân hữu với Đức Kitô.
Có những đoạn Kinh thánh liên quan việc cầu nguyện cho những người đã qua đời. Nếu người ta chấp nhận 2 Macabê (như đã trích ở trên) là đúng quy tắc Giáo hội, người ta phải chấp nhận việc cầu nguyện cho những người đã qua đời. Nhiều học giả tin rằng thánh
Phaolô đã cầu nguyện cho một người bạn quá cố trong 2 Timôthê 1:
[16] Xin Chúa tỏ lòng thương xót gia đình anh Ô-nê-xi-phô-rô, vì đã nhiều lần anh làm cho tôi lên tinh thần, và đã không hổ thẹn vì tôi phải mang xiềng xích, [17] trái lại, vừa đến Rô-ma, anh vội vã đi tìm và đã thấy tôi.
[18] Xin Chúa ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót, trong Ngày đó. Về công việc phục vụ của anh ấy ở Ê-phê-xô, thì anh đã quá rõ.
Đức Kitô là Đấng Cứu Độ cũng đề cập cơ hội tha thứ ở đời này và sau khi qua đời: “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12, 32).
Nhưng đoạn văn thuyết phục nhất là 1 Cr 3, 13-15:
[13] Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị
công việc của mỗi người.
[14] Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng.
[15] Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.
Trước tiên, mỗi người sẽ bị xét xử và việc mình làm “sẽ được phơi bày bằng lửa”. Việc lành chúng ta làm sẽ thoát khỏi lửa và sẽ được “thưởng công”. Việc ác chúng ta làm sẽ bị
“thiêu đốt” và “người đó sẽ chịu sự mất mát, dù người đó sẽ được cứu, nhưng chỉ
qua lửa”.
Ở đây chúng ta thấy loại lửa không là Hỏa ngục, mà “người đó sẽ được cứu, nhưng
chỉ qua lửa”. Chữ “lửa” theo tiếng Hy Lạp là “pur” và cùng nguyên ngữ với tiếng
Indo-European là “PUR-gatory” (Việt ngữ gọi là Luyện ngục hoặc Luyện hình).
Luyện hình là tình trạng thanh luyện bằng lửa dành cho những người được cứu độ
rồi.
Người Tin Lành có thể hỏi về điểm này: “Nếu một người đã được cứu độ, vậy tại sao phải chịu lửa này? Chúa Kitô đã không chết vì tội lỗi của họ sao?”
Đúng, Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi của họ và đã cứu độ họ. Nhưng Ngài chết để chúng ta có thể thực sự thánh thiện: “Hãy thánh thiện như Tôi thánh thiện”. Lửa luyện hình là lửa
yêu thương của Thiên Chúa làm cho chúng ta “chịu sự mất mát” bằng một dạng đền
tội cuối cùng. Đó là đau khổ vì cúng ta phải từ bỏ mọi ham muốn của xác thịt và
đối mặt với những thất bại. Điều này nghĩa là “chịu sự mất mát”. Chúng ta không
thể loanh quanh lời của thánh Phaolô nói rằng các Kitô hữu phải qua lửa sau khi
qua đời.
Nếu Uzzah bị chết vì chạm vào Con tàu Giao ước, chúng ta phải được thánh hóa trọn vẹn để được vào Thiên đàng. Món nợ đã trả nhưng chúng ta chưa hoàn toàn biến thành hình ảnh của Chúa Kitô. Ngài chết để chúng ta hoàn toàn thực sự thánh thiện. Luyện hình là sự biến hình cuối cùng bằng các động thái tập trung vào Chúa Kitô để được chấp nhận và ảnh hưởng tội lỗi bị thiêu hủy.
1 Cr 12, 26 – Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.
Tốt nhất, chúng ta nên dâng lễ thay cho những người đã ra đi trước chúng ta. Chúng ta là một đại gia đình trong Đức Kitô. Khi chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, chúng ta xin Thiên Chúa, Đấng là “ngọn lửa thiêu”, thương giúp những người đang chịu
sự đền tội và sự thanh luyện cuối cùng để họ chuẩn bị hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa
trọn vẹn.
Vì cuộc khổ nạn đau thương, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, xin Chúa ân thương và tha thứ cho các linh hồn. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Catholic News)
Maria Thanh Mai gởi
Đức khôn ngoan sẽ khuyên bảo con làm điều thiện!
Tôi thâm tín rằng chính Đức Tin Công Giáo giúp xã hội con người hiện đại tìm thấy trở lại các giá trị căn bản đích thật.
Tháng 10 năm 2006, ông Christian Joncas đệ đơn lên Tòa Án kiện ông Jean Tremblay, thị trưởng thành phố Saguenay thuộc tỉnh Québec bên nước Canada.
Lý do vụ kiện là vì ông thị trưởng Công Giáo thường đọc kinh trước mỗi khi chủ
tọa các phiên họp của Hội Đồng Thành Phố. Ông Christian Joncas là Chủ Tịch Liên
Nhóm Công Dân thành Saguenay. Ông muốn Tòa Án tuyên bố mình thắng kiện để
có thể bắt buộc ông thị trưởng Công Giáo ngưng việc đọc kinh trước mỗi cuộc
họp.
Mặc dầu bị than phiền và bị kiện tụng như thế, ông thị trưởng Công Giáo Jean
Tremblay vẫn bình chân như vại. Ông không nao núng. Ông tuyên bố vẫn tiếp tục
đọc kinh trước mỗi phiên họp Hội Đồng Thành Phố. Ông sẵn sàng bảo vệ quyền tự
do tôn giáo tức là quyền công khai bày tỏ Đức Tin Công Giáo của ông, cũng như
của các công dân khác.
Thế rồi ngày 18-11-2006 ông Christian Joncas tự động tuyên bố rút lại đơn kiện.
Lý do là vì sau thời gian suy nghĩ, ông cảm thấy hổ thẹn với lương tâm. Ông
cũng là tín hữu Công Giáo, vậy tại sao ông có thể chống lại việc tuyên xưng Đức
Tin của một tín hữu Công Giáo khác, cho dù tín hữu ấy là ai đi nữa, kể cả ông
thị trưởng thành phố???
Nhận tin vui, ông Jean Tremblay – thị trưởng thành phố Saguenay – bày tỏ sự hài lòng và nói:
– Tôi nhận thấy rằng những cuộc chiến tranh đấu cho chính nghĩa thường kết thúc trong an bình tốt đẹp mà không cần phải lăng nhục hoặc đổ máu bất cứ người nào khác. Ông Christian Joncas đã quyết định đúng khi tự ý rút lại đơn kiện. Tôi xin cám ơn ông. Ông hành xử thật đẹp. Khiêm tốn là đức tính cao quí nhất luôn hướng dẫn con người trong mọi trường hợp, nhỏ cũng như lớn.
Nhân dịp này, ông thị trưởng thành phố Saguenay đã nêu cao các giá trị của Đức Tin Công Giáo. Ông nói:
– Càng ngày xã hội càng gặp nhiều vấn đề trầm trọng. Tôi thâm tín rằng chính Đức Tin Công Giáo giúp xã hội con người hiện đại tìm thấy trở lại các giá trị căn bản đích thật. Chính Đức Tin Công Giáo đã khai sinh – cho ra chào đời – người Canada nói tiếng Pháp ở Québec này. Vậy thì, chúng ta có nhiệm vụ trở về với Đức Tin Công Giáo và tuyên xưng Đức Tin Công Giáo. Đừng nao núng, cũng đừng sợ hãi!
Sau cùng, ông Jean Tremblay quyết định:
– Tôi tiếp tục đọc kinh lớn tiếng trước mỗi khi bắt đầu phiên họp Hội Đồng Thành Phố. Dĩ nhiên tôi không đi xa hơn khi xin cử hành Thánh Lễ tại Tòa Thị Chánh. Không. Tôi không làm thế. Tôi muốn giữ đúng mức quân bình. Nhưng tôi tin rằng mình không rơi vào tình trạng cực đoan khi cương quyết giữ vững quyết định đọc kinh lớn tiếng trước mỗi phiên họp Hội Đồng Thành Phố.
… “Tôi đã quyết định cưới Đức Khôn Ngoan làm người chung sống suốt đời, vì
tôi biết Đức Khôn Ngoan sẽ khuyên bảo tôi làm điều thiện, sẽ trợ lực cho tôi khi tôi gặp buồn phiền lo lắng. Nhờ Đức Khôn Ngoan, tôi sẽ được vẻ vang giữa muôn người, và dẫu còn trẻ tuổi, tôi vẫn chiếm được sự nể-vì của các vị bô lão.
Thiên hạ sẽ thấy tôi xét xử thật sáng suốt, và những người quyền thế sẽ nhìn
tôi bằng cặp mắt thán phục. Khi tôi lặng thinh, họ chờ tôi lên tiếng. Khi tôi
lên tiếng, họ chăm chú lắng nghe, và khi tôi thao thao bất tuyệt, họ tỏ lòng
cung kính. Nhờ Đức Khôn Ngoan, tôi sẽ được trường sinh bất tử, và muôn đời lưu danh hậu thế. Tôi sẽ thống trị chư dân, và các nước sẽ phải thần phục. Nghe
danh tôi, các bạo chúa sẽ phải khiếp kinh. Tôi tỏ ra nhân hậu với dân chúng và
quả cảm nơi trận địa. Trở về nhà, tôi nghỉ ngơi bên cạnh Đức Khôn Ngoan, vì làm bạn với Đức Khôn Ngoan, không bao giờ cay đắng, và chung sống với Đức Khôn Ngoan, chẳng khi nào đau khổ, mà luôn luôn thích thú, hân hoan” (Sách Khôn ngoan 8,9-16).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Maria Thanh Mai gởi
CHO NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG
Lm Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể
Trong đời sống mỗi người chúng ta, không ai có thể chu toàn lòng kính mến đối với
những bậc ông bà cha mẹ, hoặc vuông tròn sự yêu thương hòa đồng giữa anh chị em
ruột thịt trong nhà, và bà con thân thuộc lối xóm được. Cho dù nếu có, thì trong tháng các linh hồn này, Hội Thánh cũng nhắc nhở chúng ta làm mới lại những yêu thương ấy đối với những người đã khuất, để từ đó làm mới lại mối dây liên lạc yêu thương, tương kính với những người đang sống. Những người mà chúng ta gặp gỡ hàng ngày.
Nếu đạo hiếu của người sống đối với người chết chỉ là đi viếng nghĩa trang, chỉ là
tu sửa lại những nấm mồ cao thấp, chỉ là tổ chức đám ma đông người đi đưa, nhiều cha đồng tế, những đám giỗ linh đình náo nhiệt thì thực sự những cái đó, nó mong manh hời hợt biết bao ! Vì sau những buổi lễ lạc linh đình đó, hoặc ngay cả lúc những nghi thức ấy đang diễn ra, thì những xác người chết vô tri cứng lạnh nằm trong áo quan, hay tăm tối trong những nấm mồ sâu dưới lòng đất, những người ấy có nhận được gì không ? Còn linh hồn của những vị ấy, nếu vui thỏa được bằng những nghi thức nghèo nàn trần tục kia, thì thử hỏi cõi thiên đàng cao sang, hoặc chốn thẳm sâu địa ngục, còn có nghĩa gì đối với chúng ta, những kẻ tin vào Chúa Kitô hôm nay ?
Khi người chết nằm xuống rồi, thì linh hồn người ấy đi vào một cõi khác, một cõi vô
cùng bí nhiệm, một cõi mà không một ai ở trần gian này biết được nó ở đâu ? Không biết nó sinh hoạt thế nào ? Việc đi viếng nghĩa trang, việc sửa sang phần mộ là việc tốt. Không phải tốt cho người đã chết, mà là tốt cho người đang sống là chúng ta. Để từ cái nghĩa trang mà chúng ta thấy đó, từ cái nấm mồ mà chúng ta đang sửa sang tô quét đó, từ những hũ đựng hài cốt mà chúng ta ngắm nhìn đó, chúng ta thấy được cái kiếp sống vắn vỏi của con người. Và để cho chúng ta, những người đang nhởn nhơ vui sống, thấy rằng cái đích điểm mà tất cả mọi người ở trần gian này sẽ phải đến gặp nhau là chỗ này đây : ba tấc đất sâu, và một
nấm mộ cô đơn lạnh lẽo. Để trong tháng các linh hồn này, mỗi con người dù là Đức Giáo Hoàng hay vua chúa, linh mục hay giáo dân, dù giàu sang của chìm của nổi hay nghèo nàn mạt rệp, dù danh vọng chức tước đạo đời đầy mình hay chỉ là tên vô danh tiểu tốt,… tất cả cùng có dịp hồi tâm lại. Những nấm mồ, những hũ đựng hài cốt nhắc nhở ta đừng bám víu, bám chặt lấy những cái bồng bềnh trôi nổi nay còn mai mất của thế gian, như tiền của, danh vọng, chức quyền. Mỗi người hãy coi sự sống vĩnh cửu vô cùng vô tận mới là cùng đích của cuộc đời. Cuộc sống mà dù muốn hay không, mọi người đều phải đi vào cõi đó, “một cõi đi
về”! Cuộc sống thật ấy chỉ bắt đầu từ cõi đó, với hai bàn tay trắng và một thân xác trần truồng ai cũng như ai. Thánh Phaolô quả quyết: “Quả vậy, chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. Vậy nếu có cơm ăn, áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ. Còn những kẻ muốn làm giầu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người đắm chìm trong cảnh huỷ diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé.” (1Tm 6,7-10)
Sống và chết là hai ngả vô cùng cách biệt. Người sống không thể liên lạc với người chết bằng bát cơm quả trứng, hay bằng nén nhang khói tỏa nghi ngút, hoặc ngay cả bằng những bài kinh nỉ non thảm thiết dài lê thê, mà người đọc cứ lập đi lập lại trong những giờ kinh giỗ buồn chán.
Chúng ta những người đang sống chỉ liên lạc được với những người hôm nay đang ở cõi
đời đời, nơi một con người thôi. Con người ấy đang nắm trong tay tất cả thời gian, không gian, tất cả vận mạng kẻ sống cũng như người chết. Con người đó là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng Phục Sinh. Chỉ nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng cầm chìa khóa sự chết, mọi người mới hiểu được ý nghĩa của cuộc sống tạm bợ mau qua hôm nay, và bí nhiệm của cuộc sống vĩnh cửu ngày mai. Chỉ nơi thập giá cứu chuộc của Chúa chúng ta, nơi trái tim yêu thương của Thiên Chúa mở ra, mọi người có mặt ở trần gian, từ Ađam cho đến người cuối cùng trên trái đất này, mới thấy được rằng : sự chết từng là cái án khủng khiếp cho hết mọi người, thì
hôm nay lại là nguồn an ủi vô biên cho những kẻ tin vào Đức Giêsu Kitô, vì xác tín rằng : nấm mồ không phải là chung cuộc cho tất cả những ai tin vào Ngài.
Vì Đức Giêsu Kitô đã phục sinh. Ngài đã đặt sự chết dưới bệ chân của Ngài, thì những ai đang sống trong sự sống của Đức Giêsu hôm nay là những kẻ sẽ không phải chết bao giờ nữa. “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại trong ngày sau hết.” Chính Đức Giêsu Kitô đã bảo đảm với những kẻ yêu mến Ngài như vậy.
Chỉ những gì liên kết trong một thân mình thì mới thông hiệp được với nhau. Bàn tay
phải muốn cảm thông nỗi đau của bàn tay trái thì hai bàn tay đó cần phải dính liền vào trong một thân thể. Cũng vậy, người tín hữu còn sống muốn hiệp thông với người tín hữu đã chết, thì cả hai đều phải là chi thể của một thân mình – thân mình Đức Giêsu Kitô. Khi Ngài thương xót những người đang sống ở trần gian bị lao đao dằn vặt bởi tội lỗi và muôn ngàn thứ đau khổ, thì cùng một lúc lòng thương xót ấy lan ra khắp thân mình Ngài, thấm vào kẻ sống thì cũng thấm vào người chết đang là chi thể của Ngài. Lúc ấy hai người ở hai thế giới cách biệt muôn ngàn trùng mới hiệp thông được với nhau, mới biết thương nhau, và khi
thương nhau thì ngày đêm mới tha thiết nhớ cầu nguyện cho những người đã nằm xuống.
Những người dù là có đạo, mà trong cuộc sống hôm nay, sống ngoài Đức Giêsu như kẻ vô
đạo, thì đừng hòng nói là thương xót các linh hồn nơi luyện tội, vì nơi bản thân họ không có lòng trắc ẩn với những người đau khổ đang sống quanh họ, thì làm sao mà họ có được khả năng hiệp thông với kẻ đã chết, hiện đang ở cõi thiêng liêng vô hình?
Bởi thế trong ngày lễ cầu cho các linh hồn, Hội Thánh đòi buộc những ai muốn lãnh
ơn đại xá, phải xưng tội rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, nghĩa là người đó phải ở trong Đức Giêsu Kitô và ở trong Hội Thánh của Ngài. Có đủ điều kiện ấy, thì người đó đã trở thành chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Đức Giêsu Kitô và lời cầu nguyện của họ cho những người đã khuất mới có giá trị.
Chúng ta là những Kitô hữu, và hơn nữa chúng ta còn là những người bạn thân thiết của
trái tim Đức Giêsu Kitô, nên chúng ta không được nghĩ rằng : tôi cứ lo kiếm sao cho có nhiều tiền rồi ngày giỗ ngày tết, tôi rải tiền ra xin lễ cho nhiều để ông bà cha mẹ anh em tôi mau được lên thiên đàng. Ngoài ra tôi muốn sống sao thì sống, tôi không quan tâm gì đến ai. Nếu nghĩ và làm như vậy là xúc phạm đến lòng thương xót của Chúa, bởi vì coi rẻ tình thương của Đức Giêsu Kitô. Nếu như ta không có khả năng xin lễ, hay có ai bỏ quên ông bà cha mẹ, thì chính Chúa sẽ bù đắp tất cả bằng tình thương vô biên của Ngài, Đấng phục sinh.
Trong tháng các linh hồn, mỗi người hãy tha thiết nài xin Đức Giêsu làm cho tâm hồn
chúng ta được say mê yêu mến trái tim Ngài. Xin Ngài làm cho trái tim chúng ta trở nên mềm dịu để mở ra đón nhận tình yêu lạ lùng ấy. Lúc ấy con người chúng ta sẽ đổi mới không phải hời hợt bên ngoài như thay một màu áo, đổi một đôi giày, mà thay đổi từ sâu thẳm bên trong tâm hồn bằng sức mạnh của Thánh Thần. Lúc ấy một sinh khí mới của lòng mến sẽ bùng lên, chúng ta sẽ luôn sống hiệp thông được với những người đã khuất và liên kết trong tình huynh đệ với những người đang sống, bởi vì chúng ta đầy Thần khí Đức Giêsu Kitô.
Lạy Đức Giêsu Kitô, xin Chúa cho chúng con nhận biết mình là những tạo vật có cuộc
sống mong manh nay còn mai mất để chúng con biết luôn luôn cậy nhờ vào sức mạnh
của tình yêu nơi trái tim Chúa trong đời sống hàng ngày của chúng con. Xin cho chúng con được hiệp thông với những người đã qua đi bằng cách biết yêu thương những người đang sống với chúng con trong đời sống hôm nay, và chính nhờ tình yêu Chúa trong chúng con mà biết yêu mến những người đã ra đi trước. Chúng con yêu mến các linh hồn ấy bằng lời cầu nguyện, bằng Thánh lễ và bằng mọi việc yêu thưong bác ái hằng ngày trong sự kết hợp với Chúa Giêsu Kitô chứ không phải trong bản chất yếu đuối của chúng con. Amen
Lm Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể
5 bài học quan trọng của đời người Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng
đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi. Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận
thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường. Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng
kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đặt đúng ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá. Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá
mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt. Bài số 2: Bài học về sự quan tâm
Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng
tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp… Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở
câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy! Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và
khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống. Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính
điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”. Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau
này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy. Bài số 3: Bài học về sự giúp đỡ :
Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã
11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe. Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh
tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai. Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa.
Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: “Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà.” Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành – Bà Nat King Cole”.
Bài số 4: Bài học về lòng biết ơn :
Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện
về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào
cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến. Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu
một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về. Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2
đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi – Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô. Bài Học Số 5: Bài Học Về Sự Hy Sinh :
Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại
một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz – cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của
mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”. Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu,
cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô. Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có
tất cả nhờ đức hy sinh… Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”. |
Sự Chết
Bảo Ân, SJ
Sống trong truyền thống Công giáo, tháng 11 nhắc nhớ tôi về mầu nhiệm sự chết. Trí nhớ tôi như bị hút về bao phản ứng khác nhau của những người ở lại trước cái chết của người
thân. Khóc. Cười. Cãi vã. Hối tiếc. Cảm xúc. Suy tư. Những phản ứng ấy của người cũng đang ẩn hiện trong tôi khi tưởng nghĩ về cái chết.
Đối diện với sự ra đi của người thân, tuy có nhiều tâm tình khác nhau nhưng phần nhiều vẫn là một cảm giác hối tiếc. Cái chết của người nhắc nhở tôi về trách nhiệm yêu thương và quan tâm mà tôi dành cho họ. Thường thường tôi hối tiếc vì chưa quan tâm đủ. Có những niềm thương sâu kín muốn sẻ chia, mà sao sự hiện diện hữu hình của người đôi khi làm tôi ngập ngừng. Có những mong mỏi người tiến bộ hơn, thành nhân hơn mà tôi không tiện nói. Cũng có những oán hờn, ghen tương đang đào sâu hố tương quan giữa tôi với người. Và thậm chí có cả những ác ý trả thù nếu người lỡ gây cho tôi những niềm đau. Những bức tường vô hình và cả hữu hình kia cứ làm cho tình yêu tôi dành cho người vơi dần… vơi
dần.
Cái chết của người lại là thời điểm để những niềm đau chôn giấu và những niềm yêu ẩn sâu nơi tôi vùng sống dậy. Giờ đây những rào cản kia đã mất, chỉ còn lòng tôi đối diện với hồn người. Tôi thấy như người nhìn rõ tôi hơn, hiểu tôi hơn. Vậy còn gì nữa để mà che giấu? Hãy để cho những nỗi niềm ẩn kín trong tôi được đối diện với vong linh người. Nước mắt. Tôi khóc buồn tiễn đưa người hay khóc vui vì người đã giúp tôi sống thật với chính mình? Cười. Tôi cười mừng cho người vì đã được giải thoát nơi cõi thiên đường hay cười sầu cho tôi vì còn bị giam hãm nơi thế gian này?
Quay về với thực tại, ước muốn sống thật với chính mình của tôi lại gặp những trở ngăn của kiếp người hữu hạn. Tôi giới hạn ngay cả trong cách nắm bắt mình, diễn tả mình. Người giới hạn vì chỉ có thể hiểu tôi một phần. Trách ai? Đòi hỏi gì hơn? Ngày nào còn ở trong phận người tôi vẫn còn cô đơn. Tập sống với những nghèo nàn kia tôi sẽ bình an hơn. Vậy hóa ra, sự ra đi của người là cơ hội để tôi chiêm nghiệm cuộc sống này thêm sâu lắng.
Chiêm nghiệm để sống. Tôi cũng cần lắm những cái chết để sống thật, sống đúng. Bám vào danh dự, chức vụ, lợi lộc của đời làm tôi nhìn người cũng bằng những tiêu chuẩn ấy. Tôi đeo mặt nạ và tôi cũng tưởng người đeo mặt nạ như tôi. Tương quan giữa tôi và người chỉ là những chiếc mặt nạ thôi sao? Giữ chặt ý riêng, tôi nghe tâm sự của người qua một bộ lọc. Người sợ chẳng dám cởi mở lần nữa với tôi vì bộ lọc ấy vững quá, cứng quá. Còn tôi thì cho người là thiếu đối thoại, lười suy nghĩ… Chết đi cho những mặt nạ, bộ lọc ấy, tôi mới sống thật với sự nghèo nàn của mình, mới sống đúng cho một tương quan thân ái giữa tôi và người.
Suy nghĩ về cái chết dù của người hay của mình, con người tôi như bị lột trần. Nhờ sự trần trụi ấy mà tôi được một lần nhìn thấy những ý hướng ẩn kín đang chuyển động ngổn ngang nơi lòng mình. Sự chết cũng nhắc nhớ tôi về ý nghĩa cuộc hiện sinh này. Thấy mình, nhận ra ý nghĩa, tôi phải thay đổi để sự chết không còn là nỗi sợ trong tôi. Sợ vì mình chưa yêu đủ. Sợ vì mình chưa làm hòa với chính mình. Sợ vì mình còn mê lầm. Sợ vì mình chưa một lần sống có ý nghĩa. Sự chết phải chăng là tiếng chuông cảnh tỉnh của Đấng Tối Cao? Nếu thế, xin tạ ơn Người.
Tác giả bài viết: Bảo Ân, SJ
nguồn: Maria Thanh Mai gởi