SỐNG NĂM ĐỨC TIN : TÍN THÁC

SỐNG NĂM ĐỨC TIN : TÍN THÁC

Lm. Giuse Trần Đình Long

Dòng Thánh Thể

Ngày 11/10/2012 toàn thể Giáo Hội bắt đầu cử hành và sống Năm Đức Tin theo lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI trong tự sắc Porta Fedei “Chúng ta mong ước Năm Đức Tin sẽ khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng Đức Tin trong sự toàn vẹn và với
một niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng. Năm này sẽ là một cơ hội thuận lợi để tăng cường việc cử hành Đức Tin trong phụng vụ, nhất là trong phép Thánh Thể, vốn là chóp đỉnh mà hoạt động của Giáo hội hướng tới, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào sức mạnh của Giáo hội. Đồng thời, chúng ta ước mong việc làm chứng bằng đời sống của các tín hữu sẽ tăng tiến trong sự khả tín. Tái khám phá nội dung Đức Tin được tuyên xưng, được cử hành, được thể hiện qua đời sống; cầu nguyện và suy tư về chính việc làm của lòng tin, đó là nhiệm vụ mỗi tín hữu phải thực hiện, nhất là trong Năm Đức Tin này.”

Một trong những điểm mà chúng ta có thể suy tư về chính việc làm của Đức Tin, đó là Sống Đức Tin trong niềm Tín Thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Khi đề cập đến việc tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, Đức Giêsu nói : “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này
mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6, 24).

Đức Giêsu lại nói tiếp : “Anh em đừng lo lắng tự hỏi : ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần
tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,31-33).

Một em bé cần một ổ bánh mì, nếu có 5000 đồng, nó sẽ có một ổ bánh mì thơm ngon dòn nóng một cách dễ dàng. Nhưng nếu nó đọc một kinh Kính Mừng mà trong tay không có 5000 đồng, chắc chắn nó không thể nào có được một ổ bánh mì như mơ ước. Điều này hiển
nhiên, vì một lời kinh không phải là cái máy chế biến ra bánh mì. Hơn nữa quyền năng của Thiên Chúa không phải để cho người ta thử thách, như ma quỷ đã thách thức Đức Giêsu trong hoang địa : “Nếu ông là con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” (Mt 4,3). Thế nhưng hôm nay vẫn còn có người nói, “nếu không có tiền thì lấy đâu ra bánh mì ?” Ở Liên Xô thời ông Stalin, cái trò lừa bịp ấu trĩ này người ta đã thường làm ở các lớp mẫu giáo để phủ nhận Thiên Chúa và đánh lừa trẻ em.

Sống Đức Tin trong niềm Tín Thác vào Chúa quan phòng ngày hôm nay vẫn gây nhiều thắc mắc cho một số đông người có đạo và cũng là đầu đề cho những người vô thần châm chích Hội Thánh. Họ cho rằng đây là những lời dạy tiêu cực đối với lao động. Thực sự Lời
Chúa ít khi nghe êm tai lắm. Kinh thánh nói “Lời sắc như gươm hai lưỡi, nó cắt vào tận hồn phách người ta”.

Trước khi suy niệm việc Sống Đức Tin trong niềm Tín Thác vào Chúa quan phòng hôm nay chúng ta cũng nên ghi nhận một sự việc sau đây. Khi Đức Giêsu nói “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống”, thì người Do Thái la ó rồi bỏ đi không thèm nghe nữa. Nhưng khi nghe bài giáo huấn về niềm Tín Thác vào Chúa quan phòng này, thì người Do Thái không la ó gì cả. Họ yên lặng, nghĩa là họ đón nhận bởi vì dân Do Thái đã trải nghiệm cuộc sống bốn mươi năm chẳng làm ăn gì cả cứ lang bang trong sa mạc cát nóng mà Giavê Thiên Chúa nuôi họ, bụng không hề đói, áo xống không sờn rách, giầy dép đầy đủ, chân không hề bị phỏng suốt bốn mươi năm như thế.

Nhưng hôm nay chúng ta không sống bằng cảm nghiệm thực tiễn như người Do Thái, mà chúng ta sống bằng cảm nghiệm Đức Tin (ăn uống máu thịt Con Thiên Chúa). Tuy vững chắc hơn người Do Thái nhưng cũng làm một số người chao đảo. Vì hôm nay vấn đề gay gắt
nhất là lo lắng cho cuộc sống vẫn còn đó. Đành rằng, “Có làm thì có ăn. Tay làm hàm nhai, tay quai hàm trễ!” Câu này rất đúng thôi. Chỉ có kẻ trây lười biếng nhác mới nghĩ khác. Nhưng làm đến tối tăm mặt mũi, lo đến xanh mặt mà vẫn chưa đủ ăn, cái đó mới bi đát. Thế mà lời Đức Giêsu lại nói : “Thầy bảo cho anh em biết : đừng lo cho mạng sống : lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể : lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? Hãy xem chim trời : chúng không gieo, không gặt, không
thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm dù chỉ một gang không ?… Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc cho đẹp như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin ? “ (Mt 6,25-33).

Lời Chúa còn đó, nhưng sự thúc bách của đời sống thực tiễn cũng vẫn còn đó. Những kẻ tin hôm nay vẫn phải chiến đấu với những dằn vặt trong đời sống hàng ngày, gay gắt đến độ mà Kinh Thánh gọi là sự quằn quại rên xiết nơi mình “muôn loài thọ tạo cùng rên xiết và
quằn quại như sắp sinh nở “(Rm, 8.22t). Nếu kẻ tin mà không mở toang đời mình cho Đức Giêsu Kitô thì sẽ thấy vấn đề cơm ăn áo mặc, nhà ở nó khẩn trương đến độ Lời Chúa có thể bị vấp phạm ngay nơi chính bản thân mình.

Không chịu làm, cứ ở đó mà kinh kệ thì gây cớ vấp phạm cho người khác, bởi vì Thiên Chúa của chúng ta có nói “Ta là Thiên Chúa của kẻ sống”. Những kẻ sống thì làm việc, còn những
kẻ chết thì không làm việc. Kẻ chết là kẻ không tin vào Thiên Chúa mà tin vào  tiền bạc. Việc làm của những kẻ tin vào tiền bạc chẳng đáng giá gì trước mặt Chúa.

Sau khi phục sinh, Đức Giêsu hiện ra với Nhóm Mười Hai và nói với Tôma “hãy ở
như người thành tín” (Ga 20, 27). Chúng ta là Kitô hữu, chúng ta là những kẻ thành tín nhờ lòng tin vào Đức Kitô. Về phần những người cuồng tín thì họ nói “Không làm lấy gì mà ăn ?” Họ tin vào sức lực, tin vào việc làm của mình, tin vào tiền bạc. Gọi là cuồng tín, bởi vì lòng tin của họ đến độ có những câu “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Hãy nhìn những biến cố ngay trước mặt chúng ta đang làm rung chuyển cả thế giới. Những dân tộc, những quốc gia trong bao nhiêu năm trời đã cuồng tín đến độ chỉ tin vào sức lao động vào sức mạnh của những bàn tay vàng, tay thép, ngày hôm nay những dân tộc ấy
đang rã rời, tơi tả vì có làm mà không có ăn, vì kinh tế sụp đổ, nói rõ ra rằng, vì đói ăn thiếu mặc. Cũng vậy khi một cộng đoàn không tin vào Thiên Chúa, mà chỉ tin vào tiền của, vào quyền lực trần gian thì hậu quả là phân hoá rã rời, rồi hết muốn nhìn nhau nữa.

Kitô hữu là những người có một đức tin lành mạnh, mỗi ngày được trưởng thành nhờ sự canh tân đổi mới của Thánh Thần. Vậy chúng ta không thể là những người cuồng tín được. Chúng ta thành tín, vì chúng ta một lòng một dạ tin vào Đức Giêsu. Như Đức Giêsu đã
một lòng một dạ tin vào Cha, tín thác vào Cha, nên Người đã phục sinh. Hôm nay
Đức Chúa Phục Sinh đang cầm vận mệnh các dân các nước và vận mệnh của từng người. Giêsu Kitô là Chúa, một Đức Chúa đã từng chịu dãi dầu như chúng ta, vì thế Ngài là Đức Chúa biết xót thương. Trước Philatô, đại diện quyền lực thế gian, Ngài nói : “Ta là vua!” Nhưng trước nỗi thống khổ của đoàn dân chúng bơ phờ đông đảo, Ngài nói : “Ta là đấng chăn chiên tốt lành”. Đức Chúa nhân hậu ấy không chỉ biết rõ những nỗi cơ hàn của chúng ta về cơm ăn áo mặc nhà ở bệnh tật, mà còn xót xa cả nỗi khốn cùng của chúng ta, vì thấy chúng ta thiếu vắng Thiên Chúa trong cuộc đời của mình, mà vì thiếu vinh quang Thiên Chúa nên các nỗi cơ hàn về thân xác kia lại càng làm cho chúng ta lo âu, sợ hãi xao xuyến
gấp bội.

Đức Chúa ấy nói : hãy xem chim trời, có con nào chết đói đâu. Hãy ngắm nhìn hoa huệ, có bông nào meo mốc đâu ! Chúng đáng là gì mà Cha anh em còn nuôi ăn mặc đẹp cho như thế ? Đừng có lo, đừng có hốt hoảng ! Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, ai trong anh em chỉ lo mà có thể làm cho đời mình dài thêm ra một gang nữa không ! Vậy thì anh em đừng có lo mà nói rằng ! Ta sẽ ăn gì ! Sẽ lấy gì mà mặc ! Cha biết anh em cần các điều ấy mà ! Có một điều anh em phải lo mà lo trước hết mà anh em lại không lo đó là “Hãy tìm nước Thiên Chúa và sự công chính của ngài (cứ tìm Thiên Chúa đi) các điều lo kia Cha sẽ ban cho anh em”.

Lời Chúa không thể tranh cãi, không thể lý luận, chỉ có tin hay là không tin.
Nếu tôi tin và đặt đời tôi vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, tôi mới thấy
quyền năng của Ngài và mới biết được Ngài yêu thương và chăm sóc tôi biết bao
nhiêu. Nếu không tin thì tôi sẽ chẳng thấy xảy ra sự gì của Ngài trong đời tôi,
mà những lo âu, xao xuyến, bất an, của tôi vẫn còn đó. Vì với khả năng hạn hẹp
của tôi, làm sao mà làm nó tan biến, làm sao mà cất nó ra khỏi đời tôi và ra
khỏi gia đình tôi được.

Để có thể Sống Đức Tin trong niềm Tín Thác vào Chúa quan phòng, chúng ta đặt hết lòng tin vào Cha trên trời và nghe lại lời tha thiết này : Giavê đã bỏ tôi ! Đức Chúa đã quên tôi. Mẹ nào lại quên con đẻ của mình, cạn lòng thương đối với đứa con dạ đã mang? Cho
dù chúng quên được nữa thì phần Ta, Ta sẽ không hề quên con đâu ?

Chúng con đặt hết lòng tin tưởng vào Cha trong Đức Kitô Chúa chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Amen.

Lm. Giuse Trần Đình Long

Dòng Thánh Thể

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Mệt mỏi giữa đời thường

Mệt mỏi giữa đời thường

Tâm Thương

WGPSG Câu chuyện của một người bạn

Bạn tôi làm kế toán cho một công ty đã hơn bốn năm qua. Vừa rồi, bạn ấy than thở rằng: “Em thấy chán và mệt mỏi quá anh ơi! Chuyện gì giám đốc và mọi người cũng đổ lỗi cho em. Em bị rầy la. Em bị nghi kỵ. Nếu không có người yêu của em trên này thì em đã về quê lâu rồi. Làm lương chẳng bao nhiêu mà áp lực thì nhiều quá!”

Bạn thân mến, con người ai mà chẳng trải qua những giây phút mệt mỏi trong cuộc đời. Mệt mỏi vì áp lực công việc. Mệt mỏi vì đời sống hôn nhân không hạnh phúc. Mệt mỏi vì cha mẹ suốt ngày cãi cọ v.v… Tựu trung lại, đó là những mệt mỏi giữa đời thường. Mệt mỏi thể xác. Mệt mỏi tinh thần. Ai cũng thế và ở đâu cũng vậy thôi. Vậy, làm thế nào để vượt qua những giờ phút mệt mỏi trong đời?

Mệt mỏi thể lý

Trước tiên, con người thường mệt mỏi thể lý. Nhiều công nhân mệt mỏi vì suốt tuần tăng ca ở công ty. Nhiều sinh viên và học sinh mệt mỏi vì thức khuya học bài thi cử. Nhiều bệnh nhân mệt mỏi bởi những chứng bệnh phải mang trong người. Nhiều bạn trẻ mệt mỏi vì thức khuya uống bia tới sáng v.v… Mệt mỏi thể xác làm ta chán ăn. Mệt mỏi thể xác làm ta mất ngủ. Mệt mỏi thể xác làm ta thấy nhức đầu v.v… Bởi vậy, một bạn gái đã thốt lên: “Em thật sự cảm thấy mệt mỏi, thấy bức bối, thấy uất ức một điều gì đó mà lúc này em chưa gọi nó ra
thành tên được.”  Những lúc mệt mỏi như thế khiến bạn và tôi chẳng muốn làm gì cả.

Thật vậy, nhịp sống và lối sống Sài Gòn đô thị hiện đại dễ làm con người ta mệt mỏi thể lý. Họ nhức đầu bởi tiếng ồn của xe cộ. Họ khó thở bởi khí độc ở nhiều khu công nghiệp thải ra. Họ bất ngờ mang những chứng bệnh bởi nhiều thức ăn nước uống có nhiều hóa chất v.v… Quả thế, môi trường sống làm cho con người trở nên mệt mỏi thể lý. Những mệt mỏi thể xác kéo theo những mỏi mệt  của tinh thần. Vậy, những mệt mỏi tinh thần của phần đông con người thời đại hôm nay là gì?

Mệt mỏi tinh thần

Tiếp đến, con người thường mệt mỏi tinh thần. Ngạn ngữ Latinh có câu: “Một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện” (Mens sana in corpore sano). Vì thế, nếu mệt mỏi thể xác thì tinh thần không thể sáng suốt được. Những lúc nằm trên giường bệnh người ta thường suy nghĩ tiêu cực bi quan. Nhịp sống hối hả và bận rộn của Sài Gòn dễ làm con người ta căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Họ thấy chán nản. Họ thấy bất an. Họ muốn tự tử v.v… Dù vậy, người ta vẫn phải chấp nhận thích nghi với cuộc sống với bộn bê lo toan ấy thôi. Ví dụ một bạn trẻ chân thành thổ lộ rằng: “Công việc cơ quan thì bề bộn, cộng với
bao nhiêu sự thay đổi trong nhân sự, đổi mới trong công nghệ tại công ty. Mà phòng em thì anh quá biết rồi, vì đặc thù công việc nên phòng chỉ toàn nữ thành ra sự rắc rối càng nhân lên gấp bội. Em thấy mệt mỏi vì sự đố kỵ, kèn cựa lẫn nhau… và bao nhiêu điều khác nữa mà em không thể gọi nó ra thành tên.”

Chị tôi đã trải nghiệm quá nhiều về sự mệt mỏi tinh thần. Thất bại trong chuyện mở quán ăn làm chị chán nản. Mệt mỏi vì phải lo lắng chuyện trả lại mặt bằng. Mệt mỏi vì phải tìm người mua lại chén tô, bàn ghế. Mệt mỏi đi thuê một căn nhà cho con chị đi học ở Sài Gòn. Chị quá mệt mỏi tinh thần vì phải bon chen với cuộc sống thị thành. Ngoài ra, chị ta còn mệt mỏi vì tánh chồng chị hay ghen bóng ghen gió. Điều này cho thấy sự mệt mỏi thường xảy ra do ngoại cảnh tác động. Hơn nữa, sự mệt mỏi tinh thần thường xảy ra trong đời sống
gia đình. Người vợ mệt mỏi vì ông chồng suốt ngày cờ bạc, say xỉn. Người chồng mệt mỏi hoang mang vì vợ chỉ lo chuyện công ty đi sớm về khuya. Sự mệt mỏi thường dẫn đến những đổ vỡ trong đời sống hôn nhân. Bởi lẽ, sức chịu đựng của con người luôn có giới hạn. Vì thế, biết chấp nhận và vượt qua những lúc mệt mỏi tinh thần là một kỹ năng sống quan trọng cho con người hôm nay. Vậy, chúng ta phải làm gì?

Làm thế nào để vượt qua mệt mỏi?

Người bạn của tôi tâm sự như thế này: “Mình thích cảm giác của ngày thứ Bảy cuối tuần. Được nghỉ ngơi vì sáng mai Chúa nhật không phải đi làm. Nhưng tới sáng thứ Hai thì thấy mệt mỏi vì lại phải đi làm tiếp.” Điều này cho chúng ta thấy nghỉ ngơi và thư giãn là nhu cầu cần thiết cho con người. Và đó cũng là cách giúp ta vượt qua những lúc mệt mỏi. Nghỉ ngơi để giảm bớt mệt mỏi thể lý. Thư giãn để đầu óc thoải mái bớt căng thẳng. Vì thế, người Sài Gòn thường đi mua sắm, ăn uống và du lịch Suối Tiên, Đầm Sen… trong những ngày cuối
tuần. Đối với các linh mục Sài Gòn thì được nghỉ ngơi vào ngày thứ Hai v.v… Sự
mệt mỏi bởi cuộc sống bộn bề lo toan ảnh hưởng đến đời sống đạo của chúng ta.
Vậy, phải làm sao?

Cuối cùng, Chúa Giêsu đã khuyến khích các môn đệ: “Chính anh em hãy lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31). Thật vậy, mỗi Kitô hữu cần nghỉ ngơi lắng đọng tâm hồn. Chúng ta cần tĩnh tâm. Chúng ta cần cầu nguyện. Điều này sẽ ích lợi nội tâm và đời sống đạo của chúng ta. Bởi thế, một người Công giáo đã tâm sự chân thành: “Mới đây tôi nói với một người bạn rằng tôi có thể đi đâu đó vài ngày để tĩnh tâm. Bạn tôi là người đã có gia đình với ba đứa con, nói rằng: ‘Tôi có thể đánh đổi tất cả
mọi sự chỉ để được vài ngày trong thanh vắng!’ Điều đó cũng còn cho thấy đối với hầu hết mọi người cuộc sống hiện đại tất bật làm sao!”

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Hàng triệu người đói trong lúc 40% thực phẩm ở Mỹ bị phí phạm

Hàng triệu người đói trong lúc 40% thực phẩm ở Mỹ bị phí phạm

image

WASHINGTON — Lễ Tạ Ơn là một lễ hội truyền thống mùa thu hoạch bắt nguồn từ quá khứ nông nghiệp của nước Mỹ. Nhiều người Mỹ mừng ngày này cùng gia đình và bạn bè quanh một bàn tiệc đầy các món như gà tây quay, khoai lang, rau xanh, sốt cranberry, bánh ngọt, bánh nhân và nhiều món khác.

Giữa sự thừa mứa này, phần lớn người Mỹ sẽ kinh động khi biết rằng trên thực
tế, số thực phẩm bị phí phạm ở Hoa Kỳ nhiều đến mức nào. Theo một bản phúc
trình mới, khoảng 40% thực phẩm sản xuất ở nước này mỗi năm cuối cùng bị vứt
vào thùng rác.

image

Thông tín viên VOA Rosanne Skirble tìm hiểu về thực phẩm bị vứt đi ở nước Mỹ và về một tổ chức đang tìm cách thu hồi số thực phẩm bị bỏ đi để giúp những người không có đủ mà
ăn.

Ông Gregory Jones mỗi ngày nấu 5.000 bữa ăn cho D.C. Central Kitchen, một tổ chức bất vụ lợi ở thủ đô giúp nuôi ăn những người thiếu thốn. Vào ngày hôm nay, ông điều khiển những người tình nguyện lóc xương một loạt các con gà tây vừa nấu chín.

image

Ông Jones lấy những miếng gà rồi bỏ thêm đậu hạt và mì vào một cái nồi to đến độ ông phải dùng một cái thìa to như cái mái chèo để quậy đều.

Vừa dốc muối vào nồi, ông vừa ra lệnh cho dây chuyền sản xuất: “Các bạn ơi, bỏ phần da đi, chỉ lấy thịt thôi.”

image

Ông Gregory Jones mỗi ngày nấu 5.000 bữa ăn cho D.C. Central Kitchen, một tổ chức bất vụ lợi giúp nuôi ăn những người thiếu thốn.

​​Ông Jones yêu thích công việc này, và nói nó đã cứu vớt đời ông. Từng là một người nghiện ma túy, ông đã được đào tạo trong chương trình Nghệ thuật Nấu ăn của tổ chức Kitchen và
đã cai được ma túy từ đó.

Ông Jones cho biết: “Ðiều kỳ diệu của công việc này, và điều khiến tôi yêu thích công việc này là bạn có thể đền đáp lại những gì mà Thượng Ðế cao cả đã giúp tôi có được.”

Trưởng ban quản trị Mike Curtin cho biết câu chuyện của Jones là trọng điểm
trong nền tảng hoạt động của tổ chức – phí phạm là sai lầm.

Ông Curtin nói: “Sự phí phạm có thể là thực phẩm. Nó có thể là những đầu óc xây dựng. Nó có thể là những cái bếp không được sử dụng một cách hữu hiệu.”

image

Số lượng phí phạm không thể tưởng tượng được. Một báo cáo mới của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên uớc lượng hàng năm số thực phẩm còn tốt nguyên có thể ăn được trị giá tới 165 tỷ đôla thường bị người tiêu thụ ở nhà bỏ đi, hay không được dùng tới tại
các nhà hàng hoặc bị bỏ phí không thu hoạch tại các nông trại. Và báo cáo nêu ra rằng trong khi số thực phẩm này bị phí phạm, thì cứ 1 trong 6 người Mỹ bị thiếu ăn kinh niên hoặc không có tiền để mua thức ăn. Nhà khoa học phụ trách dự án của Hội đồng vừa kể, đồng thời là tác giả cuộc khảo cứu Dana Gunders nói đa số người Mỹ không nhận thức được vấn đề này.

Bà Gunders nói: “Thực là điều đáng kinh động khi nghĩ rằng chúng ta phí phạm nhiều thực phẩm như thế trong khi có thể nuôi ăn chính dân chúng của mình. Chúng tôi ước tính là nếu chỉ giảm thiểu mức phí phạm thực phẩm khoảng 15% thì cũng ngang với số lượng thực phẩm cần để nuôi sống 25  triệu người Mỹ. Những người bị thiếu ăn.”

image

Từ hơn 20 năm, tổ chức D.C. Central Kitchen đã hoạt động để thay đổi tình trạng đó. Những người lái xe hàng ngày đi thu nhận số thực phẩm thặng dư được hiến tặng từ các cửa hàng bách  hóa, các hãng buôn thực phẩm, nhà hàng và nông trại. Vào ngày hôm nay, một
chiếc xe tải tiến vào nông trại của ông bà Carl và Carol Brady ởMitchellville, Maryland để
nhận 2 tấn dưa chưa được thu hoạch.

image

Nông trại của ông bà  Carl và Carol Brady ở Mitchellville, Maryland tặng 2 tấn dưa cho
tổ chức D.C. Central Kitchen.

Bà Brady cho biết: “Tôi ghét phí phạm và chịu khó thêm một chút là tôi có thể làm một việc tốt bằng cách gom góp số dưa đó lại. Ðem cho thì mất công hơn, nhưng việc đó nằm trong
tiến trình. Tôi cần phải đưa số dưa ấy ra khỏi đồng. Nó cần phải đưa đi và sử
dụng cho bớt phí phạm.”

Lượng thực phẩm dư thừa của nhà nông đó trở thành bữa ăn ngày hôm sau khi nó
được đưa miễn phí đến các nhà tạm trú của những người vô gia cư, những trung
tâm từ thiện nuôi ăn được gọi là nhà bếp súp, và các chương trình ở trường học
như trung tâm huấn luyện sau giờ học mà bà Denise Lacey điều hành tại một khu
của những người có lợi tức thấp tại thủ đô Washington. Hôm nay, bà Lacey bỏ vào
đĩa các phần ăn to gồm thịt gà tây nóng, mì và sốt cà chua cho các em nhỏ đang
chờ được ăn và thường là không biết bữa ăn tiếp theo sẽ ở đâu ra.

image

Trẻ em được cung cấp một bữa ăn tại nhà bếp của tổ chức D.C. Central Kitchen

Bà Lacey nói: “Tôi chọn phục vụ bữa tối bởi vì nhiều em nhỏ trong khu này có thể không được ăn tối khi về nhà.”

Trở lại trụ sở D.C. Central Kitchen, giám đốc Mike Curtin tóm lược ngày làm
việc. Ông nói bằng cách thu góp thực phẩm, tổ chức này cũng thu góp lại những
cuộc đời, không tiêng cho những người mà họ phục vụ, mà cả cho nhân viên của
ông, một số bản thân đã trải qua những lúc sa cơ lỡ vận.

image

Ông Curtin nói tiếp: “Chúng tôi muốn mọi người hiểu để cho người khác đói là điều sai trái đến mức nào, thật là sai trái. Nhưng bằng cách dùng số thực phẩm, chúng ta có thể giải
quyết vấn đề đã gây ra tình trạng thiếu ăn và giảm bớt số người đói, chúng ta có thể đạt được sự thành công với tư cách một cộng đồng và trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”

Ðầu bếp Gregory Jones cũng đồng lòng với các tư tưởng đó. Ông tươi cười nói: “Tôi đang làm một việc mà tôi vẫn hằng mong muốn. Nó đem lại một nụ cười trên gương mặt tôi.”

image

nguồn: Anh Lê Khôi gởi

Baomai.blogspot

 

 

ĐỨC TIN CÔNG GIÁO MANG LẠI TÌNH YÊU, HÒA BÌNH VÀ VĂN MINH!

ĐỨC TIN CÔNG GIÁO MANG LẠI TÌNH YÊU, HÒA BÌNH VÀ VĂN MINH!


Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

nguồn: Đài Vatican

Vào hậu bán thế kỷ XIX nơi đảo Sicilia ở miền Nam nước Ý có một người gây rất nhiều tiếng vang ồn ào và lôi kéo sự chú ý của mọi người. Ông tên Ercole Antonio Calascibetta và là thành viên cuồng tín của bè tam điểm. Ông còn là đảng viên nhóm ái quốc cực đoan. Nói
tắt một lời, ông trổi vượt mọi người về lòng oán thù. Một thứ oán thù đến từ âm phủ do quỷ dữ xúi giục chống lại tôn giáo, đặc biệt là đạo thánh Công Giáo.

Ông Calascibetta không bao giờ vắng mặt trong các buổi họp chính trị của đảng phái. Và cứ mỗi lần như thế ông đều lợi dụng lớn tiếng chửi rủa công kích các Linh Mục, các tu sĩ nam nữ và tất cả những ai dám công khai bày tỏ tâm tình của một tín hữu Công Giáo chân chính. Ông như bán trọn linh hồn và xác cho ma quỷ và ông làm chuyện này cách công khai chứ không e dè dấu diếm!

Nơi tấm thiệp thăm viếng, tên của ông Ercole Antonio Calascibetta được viết trên đôi cánh mở rộng của một tên quỷ với màu máu đỏ chói. Ông như muốn mọi người thấy và hiểu ông bay lượn trên lông cánh của Satan. Dĩ nhiên điều đáng lo sợ nhất là ông không có niềm tin gì ráo trọi.

Nhưng vượt ngoài các khốn khổ trên đây, ông Ercole Antonio Calascibetta lại được hồng phúc có một người vợ hiền đức. Tạm gọi tên bà là Maria Rita. Bà Maria Rita giống như một thiên thần của lòng nhân hậu mà THIÊN CHÚA Từ Bi đặt bên cạnh các tội nhân để đưa các tội nhân trở về cùng THIÊN CHÚA.

Bà Maria Rita vô cùng đau đớn, vừa khóc vừa nói với chồng:

– Anh viết tên anh trên đôi cánh của một thằng quỷ sứ. Phần em trái lại,
em ghi tên anh trên Trái Tim Vô Nhiễm của Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc. Chúng ta cùng chờ đợi xem ai sẽ là người chiến thắng!

Cứ mỗi lần có chút giờ rảnh rỗi bà Maria Rita chạy nhanh đến quỳ dưới chân bức
tượng Đức Mẹ MARIA, Nữ Trạng Sư bênh vực cho các kẻ có tội. Bà khóc lóc van xin
Đức Mẹ biến đổi tâm lòng chai cứng, đầu óc luôn chống đối tôn giáo của chồng.

Thế rồi một ngày ông Ercole Antonio Calascibetta lâm trọng bệnh. Bà Maria Rita túc trực ngày đêm và âu yếm chăm sóc chồng từng ly từng tý. Ông Calascibetta ngỡ ngàng xúc động trước tấm lòng bao la khoan hậu của hiền thê. Ông suy đi nghĩ lại. Ông âm thầm lý luận rằng lòng tận tụy với tình yêu dạt dào chỉ có thể nẩy sinh từ Kitô Giáo, một tôn giáo ông từng quyết liệt chống phá, nhưng lại mù tịt về giáo lý của đạo thánh! Ông nhất định dành thời giờ để nghiên cứu để học hỏi. Càng học hỏi ông càng khám phá ra nét cao cả, sự thánh thiện của một tôn giáo đến từ trời cao, từ THIÊN CHÚA chí tôn chí thánh! Kitô Giáo chiếm trọn tâm trí và con tim của ông. Ông thay đổi tận gốc rễ. Ông không còn như trước nữa.

Ông Ercole Antonio Calascibetta khiêm tốn trở về với Giáo Hội Công Giáo thánh
thiện duy nhất và tông truyền. Từ đó cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, ông sống
đúng nghĩa một tín hữu Công Giáo chân chính. Ông cũng không quên đền bù tội lỗi
quá khứ bằng cách lớn tiếng ca tụng vẻ đẹp và nét cao cả của Đức Tin Công Giáo.
Chỉ duy nhất Đức Tin Công Giáo là suối nguồn mang lại tình yêu, hòa bình và văn
minh!

… Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh MARIA, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương, cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội, và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết. Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chạy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con. Xin Mẹ ban cho con ơn trọng này, là siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con hằng cầu xin, mà hằng cứu giúp con, và ban cho con được ơn bền đỗ đến cùng. Lạy Mẹ yêu dấu hay thương giúp, xin Mẹ ban phúc lành cho con, và cầu bàu cho con khi này và trong giờ lâm tử. AMEN.

Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức
Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước Việt Nam con, cho gia đình con, cho kẻ thânnnghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó. Sau hết cho các Linh Hồn đángnthương trong Lửa Luyện Ngục.

Thánh MARIA, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bàu cho con.

Lạy Thánh Anphongxô là quan thầy bào chữa con, xin giúp đỡ con trong những khi khó ngặt thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà MARIA.

Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho chúng con.

Lạy Thánh Anphongxô, cầu cho chúng con.

(”La Mia Messa”, 1 Ottobre 2012 – 31 Dicembre 2012, Anno VI, vol.IV, Casa
Mariana Editrice, trang 304-305)

Sr.Jean Berchmans Minh Nguyệt

Lời cầu nguyện của một nhà giáo

Lời cầu nguyện của một nhà giáo

Lạy Chúa,

Chiều nay, cùng với cộng đòan Giáo xứ, chúng con, những nhà giáo đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, họp nhau trong nhà thờ này . Bên chúng con đây có các em  thanh thiếu nhi, là những học sinh của chúng con, các bậc cha mẹ mà tất cả đều trải qua một thời áo trắng học trò. Có cả các vị cao tuổi từng là thầy dậy của không ít thầy cô giáo hôm nay. Nhờ sự dạy dỗ của các vị mà hôm nay chúng con được vinh dự được nhận hai tiếng “ Đồng nghiệp “ thân thương.

Lạy Chúa,

Ai sinh ra đời mà không có thầy dạy, kể cả những người chưa từng đặt chân đến trường học, vì bệnh tật từ nhỏ hay vì thiếu điều kiện đến trường . Sinh thành là bởi cha mẹ, nhưng để  trở nên NGƯỜi đúng nghĩa, có lễ nghĩa, tri thức , đạo đức ắt phải có người dạy dỗ. Người dạy dỗ là Cha mẹ, người thân trong nhà, rồi bạn hữu, người trong xóm ngõ. Tuổi đến trường, được đi học có các cô giáo Mầm non, thầy cô tiểu học , trung học rồi đại học chăm sóc, chỉ dạy . Về phương diện đạo lý thì được các Soeurs, qúi Thầy, các Linh Mục, Anh chị Giáo lý viên, huynh trưởng dạy dỗ. Chính Chúa Giêsu, khi còn thơ ấu được Tin mừng thuật lại, Người đã từng ngồi nghe giảng dạy và đối đáp với các vị Thầy trong dân Do Thái,” Ai nghe  cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và lời đối đáp của cậu”. Trong cuộc đời công khai, Chúa cũng chọn con đường của một Ngôn sứ. Những môn đệ của Gioan  chính là những học trò đầu tiên, sau đến nhóm Mười Hai và còn biết bao môn đệ khác . Chúa không chỉ là Thầy dạy về đạo lý, Người con là vị Thầy Thuốc chữa bệnh tâm hồn và thân xác con người.

Ngày hôm nay, những nhà giáo chúng con đang bước theo con đường Chúa đã dọn.
Bởi chính Chúa là Đường, là Sự thật và là Sự sống.  Chính việc truyền đạt tri thức, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội là mở mắt,  mở tai, mở lòng, mở trí cho con người. Truyền đạt đạo đức, nhân bản, luân lý là nâng con người trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa, Đấng sáng tạo vũ trụ, tạo dựng con người  và muôn vật muôn lòai.

Nguyện xin cho các thầy cô giáo còn đang miệt mà với phấn bảng hay đã lui về nghỉ sau
nhiều chục năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, dù đang phải vất vả, vật lộn với cuộc sống còn nhiều khó khăn về lương bổng, về áp lực công việc luôn giữ vửng Thiên chức Trồng người. Ý thức sứ mạng thiêng liêng mà Thiên Chúa trao, là tiếp tục nối dài cánh tay dẫn dắt và rao giảng của Thầy dạy Giêsu. Tiếp tục triển khai con đường  mà Đức Kitô đã vạch ra là đem lại ánh sáng chân lý, xây dựng nền văn minh tình thương, nền Văn hóa chân thật, trong sáng, lành mạnh, nhân bản. Xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn, một xã hội yêu thương
hơn,chan hòa hơn, công bằng hơn với  mong ước mọi người được sống và sống dồi dào hôm nay . Và ngày sau sẽ được cùng họp mặt trong Trường Chúa dạy đặng hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Nước trời . AMEN .

Fx Đỗ Công Minh

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

TÂM TÌNH BIẾT ƠN

 

TÂM TÌNH BIẾT ƠN

Cám ơn Người luôn nhớ đến con

Cho con biến đổi từ thân xác

Cho con niềm trung trinh tín thác

Dù biết tình con đã nhạt nhòa.

Cám ơn Người vẫn chưa quên

Một gã phong cùi mất tuổi tên

Mất luôn tất cả tình xưa cũ

Đời con phiêu bạt sống bên đường.

* * * * *

ten-lepersBạn thân mến! Hơn hai ngàn năm trước đây, tôi đã sinh ra và lớn lên trong vùng Samari bên miền đất Do Thái ngày nay.  Từ ngày khôn lớn, vì cuộc sống lam lũ nghèo đói, tôi đã phải bôn ba vất vả hàng ngày để kiếm sống, và cũng từ ngày đó, tôi đã mang trong người căn bệnh hiểm nghèo: bịnh phong cùi.  Ngày tháng trôi qua, căn bệnh không có thuốc chữa này đã lấy đi những ngón tay ngón chân của tôi, nó cũng làm cho khuôn mặt của tôi biến đổi thành dị hợm khó coi.

Vào thời đó, luật lệ và quan niệm của con người cho rằng người mắc bệnh phong là
người tội lỗi, là hiện thân của hình phạt mà Thiên Chúa đã giáng xuống. Người mắc bệnh phong cũng bị thân nhân và người đời ruồng bỏ, bị gạt ra khỏi cộng đoàn xã hội.  Hàng rào ngăn cách bởi luật lệ ngăn cấm tôi không được tiếp
xúc với những người không mắc bệnh.  Chính vì điều này mà những người mắc
bệnh phong như tôi đã phải liên kết với nhau để nâng đỡ nhau, sống quây quần
bên nhau làm thành một xã hội của những người phong cùi.

Một ngày kia, tôi nhìn thấy Giêsu trên đường đi. Tôi đã nghe người ta nói nhiều về Giêsu, về quyền năng mà Giêsu đã chữa lành cho các bệnh nhân, về tình yêu thương an ủi nâng đỡ mà Giêsu đã trao ban cho nhiều người, đặc biệt là những người nghèo khó và cùng khốn như tôi. Khi nhìn thấy Giêsu trên đường đi, nỗi vui mừng đã tràn ngập lòng tôi, với niềm
tin tưởng dâng cao, tôi tự nhủ:

– Phen này chắn hẳn tôi sẽ được cứu, sẽ được chữa lành !!!

Nhưng luật lệ đã ngăn cấm không cho phép tôi đến gần Giêsu.  Biết làm sao đây?  Tôi cùng
với những người bạn cùi, chúng tôi phải đứng xa xa và mạnh dạn cất tiếng kêu xin lòng thương xót của Giêsu:

– Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng tôi (Lc.17:13)

Giêsu đã vượt qua luật lệ, Ngài đã phá tan bức tường ngăn cách kỳ thị, Giêsu đã đến đứng bên cạnh tôi.  Trước mặt tôi là một Giêsu với gương mặt phúc hậu, với đôi mắt rưng
rưng ngấn lệ …Giêsu giơ tay đụng đến thân xác tàn tạ bệnh hoạn của mỗi người
chúng tôi.  Cuối cùng Ngài lên tiếng nói :

– “Hãy đi trìnhdiện với các Tư Tế” (Lc.17:14)

Tôi giơ bàn tay lên cao để nhìn.  Bàn tay vẫn như cũ, ngón tay vẫn còn bị mất, vết thương lở lói với máu mủ vẫn còn nguyên vẹn.  Căn bệnh vẫn còn đó trên thân xác này, thế
mà Giêsu lại bảo tôi đi trình diện với các tư tế để được khám xét, để được chứng thực là đã sạch bệnh.  Lạ quá nhỉ?  Tôi hoang mang phân vân không biết phải làm gì. Chẳng lẽ tôi không được Giêsu chữa lành hay sao?  Ngài không nghe tiếng tôi van xin; không dủ lòng thương xót cho con người cùng khốn của tôi hay sao?  Nhưng với niềm tin tưởng phó thác nhỏ bé trong tôi, tôi bước đi và làm theo lời Ngài chỉ dạy.  Nhưng lạ thay, trên đường đi
đến trình diện các tư tế, tất cả mười người chúng tôi đều được khỏi bệnh.  Niềm vui mừng hân hoan trào dâng trong lòng tôi. Giêsu đã nghe tiếng tôi nài xin.  Ngài đã dủ lòng thương tôi, đã chữa lành cho tôi. Giờ đây tôi mới hiểu ra là Ngài muốn có sự cộng tác của tôi để việc cứu chữa mà Ngài thực hiện nơi tôi trở nên trọn vẹn hơn, hoàn hảo hơn và nhiều ý nghĩa hơn… Giêsu ơi! Tình thương của Ngài sao quá bao la!!!

Trước khi gặp Giêsu, tôi là một gã phong cùi bị xã hội và con người coi là phường tội lỗi, bị thân nhân và người đời xa lánh ruồng bỏ, phải sống lang thang vất vưởng đầu đường xó chợ.
Sau khi gặp Giêsu, tôi được chữa lành và được biến đổi thành một con người mới, được hòa nhập vào cộng đoàn xã hội, không còn bị khinh chê, bị thân nhân và người đời ruồng bỏ nữa. Giêsu đã cải hóa con người tôi, Ngài đã làm tất cả những điều này vì yêu thương tôi.  Lòng biết ơn đã thôi thúc tôi quay về với Đấng đã cứu chữa tôi.  Tôi phải trở về gặp Ngài, xấp mình dưới chân Ngài để nói lời tạ ơn, để thấy mình được bao bọc bởi tình yêu thương, và cũng để làm mọi sự để đáp lại tình yêu đó.

Gặp lại Giêsu, Ngài trao cho tôi ánh mắt yêu thương trìu mến.  Ngài ân cần nhỏ nhẹ lên tiếng nói với tôi:

-“Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc.17:17-18)

Chín người kia đâu?  Họ đi đâu rồi?  Họ là những người Do Thái mà!  Họ là người “trong
đạo” và là người dân được Thiên Chúa tuyển chọn.  Ấy vậy mà họ không nhìn ra quyền năng Thiên Chúa đã làm trên cuộc sống và thân xác của họ hay sao?

Chín người kia đâu?  Họ đã cùng tôi đi chung một đoạn đường dài trong những năm tháng
đắng cay cuộc đời, họ đã cùng tôi chia sẻ tấm áo miếng cơm trong cuộc sống đầu đường xó chợ, và mới vài giờ trước đây, họ đã đi chung một con đường với tôi để đến trình diện các tư tế.   Nay được khỏi bệnh, có lẽ họ không còn tiếp tục sống chung với tôi, chia sẻ vui buồn sướng khổ với tôi như trước nữa.  Họ tách riêng ra và không thể cùng tôi đi chung một con đường.  Họ đã bị ngăn cản bởi hàng rào ngăn cách của kỳ thị “trong đạo-ngoại đạo” gây
ra. Họ được giải thoát khỏi bệnh tật nhưng họ lại bị nô lệ vào luật lệ và quan niệm khắt khe của người đời.

Chín người kia đâu?  Tôi không biết giờ này họ ở đâu, nhưng tôi biết chắc chắn một điều
là họ đã được khỏi bệnh như tôi, và họ đã quên người đã làm cho họ khỏi bệnh.  Chắc hẳn họ đã có lòng tin nên được khỏi bệnh, nhưng họ lại thiếu lòng biết ơn cần thiết của một con người.  Họ đã khỏi bệnh phần xác nhưng căn bệnh hiểm nghèo trong tâm hồn của họ vẫn còn cần được cứu chữa.

Trong sự kính trọng và vâng phục, tôi xấp mình dưới chân Giêsu để nói lên tâm tình tạ ơn.  Ngay lúc đó, Giêsu đã cúi xuống và nâng tôi lên. Ngài nói nhỏ vào tai tôi:

– “Ðứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. (Lc.17:19)

Tôi đứng dậy bước đi nhưng lòng còn mang nặng ơn nghĩa với Giêsu. Chân tôi bước đi nhưng lòng trí và ánh mắt của tôi cứ hướng về Giêsu. Tiếng Ngài cứ vang vọng trong tâm trí của tôi “ về đi…về đi ”. Ngài muốn tôi về với cuộc sống bình thường ngày xưa, về với gia đình làng xóm, về với cộng đoàn xã hội… “ về đi ” để làm chứng cho Ngài, để nói về Ngài cho những người xung quanh tôi, để rao truyền Tin Mừng và ân sủng mà Ngài đã trao ban cho tôi hôm nay. Tôi vừa bước đi vừa nói với Ngài trong thinh lặng: ”Vâng lời Ngài, con đi về…Nhưng Giêsu ơi! xin ở cùng con luôn mãi…”

* * * * *

Lạy Chúa! Xin cho con luôn ý thức để nhận ra những hồng ân mà Chúa đã ban cho con từng giây từng phút, để con cũng biết dâng lời cảm tạ từng phút từng giây.  Xin cho con  biết cảm nhận tình thương, sự hy sinh và cử chỉ yêu thương của những người chung quanh, để con biết đáp trả bằng chính tình yêu chân thành và sự hy sinh của con.  Xin cho con luôn sống tâm tình biết ơn; biết ơn Chúa và biết ơn người, để cuộc đời con luôn là một bài trường ca tri ân cảm mến.  Amen.

( Linh Xuân Thôn)

Anh chị Thụ & Mai  và langthangchieutim gởi

Kinh tin kính của Thánh Athanasia (*)

Kinh tin kính của Thánh Athanasia (*)
TRẦM THIÊN THU

Những ai được cứu độ, trước hết phải giữ đức tin Công giáo. Đức tin ấy nếu không giữ trọn vẹn và tinh tuyền; chắc chắn người đó sẽ chết đời đời. Đức tin Công giáo là: Tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi, và Ba Ngôi đồng nhất; không được xáo trộn Ba Ngôi hoặc phân
chia bản thể. Có một Ngôi Cha, Ngôi Con, và Ngôi Thánh Thần. Nhưng Chúa Cha,
Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một; đồng vinh quang, đồng uy linh vĩnh hằng.
Chúa Cha cũng vậy, Chúa Con cũng vậy, và Chúa Thánh Thần cũng vậy. Chúa Cha
không được tạo dựng; Chúa Con không được tạo dựng; và Chúa Thánh Thần không
được tạo dựng. Chúa Cha vô cùng, Chúa Con vô cùng, và Chúa Thánh Thần vô cùng.
The Chúa Cha vĩnh hằng, Chúa Con vĩnh hằng, và Chúa Thánh Thần vĩnh hằng. Ba
Ngôi không là ba Thượng đế mà chỉ là một Thượng đế. Cũng không có ba Đấng không
được tạo thành, không có ba Đấng vô cùng, mà chỉ có một Đấng không được tạo
thành, và một Đấng vô cùng. Cho nên Chúa Cha cũng toàn năng, Chúa Con cũng toàn
năng, và Chúa Thánh Thần cũng toàn năng. Ba Ngôi không là ba Đấng toàn năng mà
chỉ là một Đấng toàn năng. Cho nên Chúa Cha là Thiên Chúa, Chúa Con là Thiên
Chúa, và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Ba Ngôi không là ba Thiên Chúa mà chỉ
là một Thiên Chúa. Cho nên Chúa Cha cũng là Chúa, Chúa Con cũng là Chúa, và
Chúa Thánh Thần cũng là Chúa. Ba Ngôi không là ba Chúa mà chỉ là một Chúa.

Chúng ta được thúc đẩy bởi chân lý Kitô giáo để nhận biết mỗi Ngôi bởi chính Ngôi đó là Thiên Chúa. Cho nên chúng ta bị Công giáo cấm hiểu có ba Thiên Chúa hoặc ba Chúa. Chúa Cha không được tạo dựng, nhưng được sinh ra. Chúa Con từ Chúa Cha, không được tạo
dựng, nhưng được sinh ra. Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha và Chúa Con, không được
tạo dựng, không được sinh ra, nhưng phát sinh. Cho nên có một Chúa Cha chứ
không có ba Chúa Cha, có một Chúa Con chứ không có ba Chúa Con, và có một Chúa
Thánh Thần chứ không có ba Chúa Thánh Thần. Trong Ba Ngôi không có Ngôi vị nào
trước hoặc Ngôi vị nào sau, không có Ngôi vị nào cao hơn hoặc thấp hơn Ngôi vị
nào. Nhưng cả Ba Ngôi đồng vĩnh hằng và đồng đẳng. Để trong mọi sự, như đã nói
ở trên, đồng nhất trong Ba Ngôi, và Ba Ngôi đồng nhất, cùng được tôn thờ. Do đó
người được cứu độ, hãy để người đó suy nghĩ về Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi).

Hơn nữa, để được ơn cứu độ đời đời, người đó cũng cần tin vào sự Nhập thể của Đức Giêsu Kitô. Đối với đức tin đúng mà chúng ta tin và tuyên xưng, rằng Đức Giêsu Kitô là Con
Thiên Chúa, là Thiên Chúa và là người; Thiên Chúa thuộc bản thể Chúa Cha, có
trước thế gian; và Con Người thuộc bản thể của Mẹ Ngài, sinh ra nơi thế gian.
Thiên Chúa hoàn hảo, và Con Người hoàn hảo, có linh hồn hợp lý và nhục thể tồn
tại. Đồng đẳng với Chúa Cha, khi là Thiên Chúa; và thua kém Chúa Cha khi là
nhân loại. Mặc dù là Thiên Chúa và Con Người, nhưng Ngài không là hai người mà
chỉ là một Đức Kitô. Là Một, không bởi sự biến đổi Thiên Chúa thành nhục thể,
mà bởi sự chấp nhận Con Người thành Thiên Chúa. Cùng là Một, không bởi sự lẫn
lộn bản thể mà bởi sự đồng nhất của Ngôi vị. Vì hồn và xác là một, cho nên
Thiên Chúa và Con Người là một Đức Kitô, Đấng chịu đau khổ để cứu độ chúng ta,
xuống ngục tổ tông, sống lại vào ngày thứ ba. Ngài lên trời, ngự bên hữu Chúa
Cha toàn năng, từ đó Ngài sẽ đến phán xét người sống và người chết. Khi Ngài
đến, mọi người sẽ sống lại, sẽ tường trình mọi việc mình đã làm. Những người làm
điều tốt sẽ hưởng sự sống đời đời, còn những người làm điều ác sẽ vào lửa đời
đời. Đó là đức tin Công giáo, nếu ai không tin thật và tin chắc thì không thể
được cứu độ.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ)

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Ngày tận thế

Ngày tận thế (Mc 13,24-32)

Chúa nhật 33 thường niên, năm B

Khi Ađam bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, ông phải khổ cực vất vả tìm kiếm miếng cơm manh áo.

Một lần kia, trên đường lao dịch, Ađam vấp phải cái xác bất động của Abel. Ông nâng con dậy, vác trên vai, đem về đặt trong lòng Eva. Ông bà lay gọi, nhưng Abel không đáp lại.
Trước đây, Abel đâu có trầm lặng như vậy! Eva nâng tay đứa con yêu quý lên, bàn tay lại rơi xuống vô hồn. Trước đây không hề thấy như thế bao giờ! Ông bà nhìn vào đôi mắt trắng đã vô tư một cách bí mật. Trước đây đôi mắt của Abel có vô tình như thế đâu? Ông bà rất đỗi kinh ngạc. Nỗi kinh ngạc càng tăng dần cho đến lúc ông bà chợt nhớ lại lời Ðức Chúa Trời: “Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ chết”. Ðó là cái chết đầu tiên trên thế giới.

***

Cái chết của Abel là cái chết đầu tiên trên trái đất. Còn cái chết cuối cùng của nhân loại sẽ là ai? Ở đâu? Vào lúc nào? Ðiều đó không ai được biết, và cũng không cần biết. Sách Tông đồ Công Vụ có viết: “Anh em không cần phải biết thời gian và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt” (Cv.1,7). Tin mừng hôm nay, Ðức Giêsu cũng quả quyết: “Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các Thiên sứ trên trời hay người Con cũng không hề biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi”

(Mc.13,32). Khi được hỏi bao giờ đến ngày tận thế? Thánh Augustinô đã trả lời dứt khoát: “Việc này hoàn toàn nằm trong quyền năng của Chúa Cha”. Nói khác, ngài còn nói:
“Ðức Giêsu không cho biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người”.

Ðứng trước các tin đồn về ngày tận thế, thái độ sống thích hợp nhất của chúng ta là: Vì thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối, chúng ta hãy sống trong “tỉnh thức và cầu nguyện”, trong niềm mong chờ “ngày Chúa đến sẽ xảy ra bất cứ lúc nào”.

Chúng ta không biết ngày tận cùng của thế giới nhưng chúng ta biết chắc ngày ấy phải đến. Ðó không phải là tai nạn trong chương trình của Thiên Chúa, nhưng đó là một ngày mà
Thiên Chúa dọn sẵn chỗ ở mới, một thế giới mới cho nhân loại. Nơi đó, công bằng
sẽ ngự trị, hạnh phúc sẽ ngập tràn, và niềm vui sẽ trọn vẹn cho những ai “bền đỗ đến cùng”. Với cái nhìn đầy tin tưởng, Seneca đã nói “Ngày mà bạn cho là cùng tận của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu”.

Chúng ta không biết ngày nào Chúa sẽ đến trong vinh quang, nhưng chúng ta biết chắc: để được vào vương quốc ấy, con người phải nhìn lại chính mình, sắp xếp lại cuộc sống, và
tích cực xây dựng một gia đình nhân loại đầy yêu thương, công lý và hòa bình. Cha Mark Link viết: “Khi Chúa đến, Người không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Người sẽ cân đo trái tim chúng ta yêu thương ra sao”.

Vì tình yêu là ngôn ngữ của Thiên đàng, nên chỉ những ai biết yêu thương mới được bước vào. Chính lòng nhân ái là tấm thẻ căn cước không thể thiếu của những công dân Nước Trời.

***

Lạy Chúa,

Xin hãy đến, cho những người được tuyển chọn tập họp chung quanh Người.

Xin hãy đến, để trong mọi biến cố kinh hoàng, chúng con vẫn một niềm cậy tin: Chúa là Ðấng cứu độ chúng con.

Trong giây phút định mệnh của mỗi người, xin cho chúng con nghe được tiếng Chúa: “Con sắp trở về cùng Cha”. Amen.

(Thiên Phúc, “Như Thầy đã yêu”)

“Be who God meant you to be, and you will set the world on fire.”

St. Catherine of Sienna.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Cuộc đời đẹp tươi

Cuộc đời đẹp tươi

Toc ngan k1

WGPSG — “Ngày xưa có một người tên là Vinh Khải Kỳ tỏ ra là một  bậc tiên ông đạo cốt, mình mặc áo lông cừu, lưng thắt dây, ngày ngày giao du ở sơn thủy, vui thú cầm ca chậm rãi rảo bước, tay đánh đàn miệng ca hát không ngừng. Một hôm, Đức Khổng Tử đi dạo gặp Vinh Khải Kỳ, ngài mới hỏi ông: “Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ ca hát như thế?”

Khải Kỳ thưa: “Trời sanh muôn vật, loài người cao quý nhất. Ta đã được làm người, đó là điều đáng vui. Người ta sinh ra có người đui què, có người non yếu… mà ta thì khỏe mạnh sống lâu, thế là hai điều đáng vui. Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là hết sự đời. Ta nay biết vui với cảnh đời để đợi cái chết thì còn gì lo buồn nữa?”

Quan niệm sống lạc quan của nhân vật trong câu chuyện tương tự như những đức tính cơ bản của các Kitô hữu. Được làm con Chúa và được sống theo đúng phẩm giá của mình là một hồng ân.

Hôm nay, Hội Thánh nhớ đến Thánh Magarita Tô Cách Lan là một mẫu gương sống đời tín hữu tuyệt hảo. Chúng ta có thể thấy được điều này qua trích đoạn tiểu sử của thánh nữ:

“Magarita là một ơn huệ Chúa ban cho người dân Tô Cách Lan. Trước khi bà đến đây, có rất nhiều người dốt nát và nhiều hủ tục trong nước. Bà tìm cách cải tiến quê hương chồng bằng cách cổ võ việc giáo dục và nghệ thuật. Về cải cách tôn giáo, bà khích lệ tổ chức các thượng hội đồng và đích thân tham  dự các buổi thảo luận nhằm chấn chỉnh những tệ đoan tôn giáo rất phổ thông thời ấy của tu sĩ cũng như giáo dân, tỉ như vấn đề buôn thần bán thánh, cho vay lời cắt cổ và loạn luân. Cùng với đức lang quân, bà xây dựng nhiều nhà thờ trong
nước và chính tay bà thêu áo lễ cho các linh mục.

Magarita không chỉ là một hoàng hậu mà còn là một người mẹ gương mẫu. Thiên Chúa đã ban cho ông bà sáu con trai và hai con gái. Ðích thân bà trông coi việc giáo dục cũng như dạy giáo lý cho con. Người con út của bà sau này là Thánh David.

Mặc dù rất bận rộn với công việc nhà cũng như việc nước, bà cố giữ mình khỏi bị ảnh hưởng của thế gian. Ðời sống riêng tư của bà rất khắc khổ. Bà dành thời giờ để cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Bà ăn uống thanh cảnh và ngủ rất ít để có thời giờ suy niệm. Hàng năm, hai ông bà tuân giữ hai mùa Chay, một  lần trước Phục sinh và một lần trước Giáng Sinh. Trong thời gian này bà thường thức giấc vào nửa đêm để đi dự Thánh lễ…”.

Thánh Magarita suốt cuộc đời chỉ biết quên mình để phục vụ gia đình và tha nhân. Ngài đã thực hành như lời Tin Mừng theo thánh Luca: Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống(Lc 17,33).

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, biết bao lần chúng con đã sống theo thói thế gian, chỉ biết chạy theo những phù vân của thế tục. Xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng con biết tỉnh ngộ kịp lúc và biết sống cuộc đời đẹp tươi theo Thánh ý Chúa trọn đời chúng con. Amen

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

VIẾT TIẾP TRANG SỬ

Tác giả: Lm Nguyễn Nguyên

Mạng sống là điều quý giá nhất trên đời. Vì thế, mà theo bản năng tự nhiên, ai cũng tham sống, sợ chết; ai cũng tìm đủ mọi cách để bảo tồn sự sống: gặp một nguy hiểm, đe dọa,
người ta trốn tránh, lùi bước, gặp một cơn bệnh người ta lo chạy chữa thuốc thang, dầu phải tốn kém, dầu phải đi hết nơi này đến nơi khác. Đó là điều thường tình, là phản ứng chung của con người. Tuy nhiên, có một điều không thường, một điều đáng khâm phục, đó là có những con người vì Nước Trời, vì yêu mến Thiên Chúa, đã thắng vượt sợ hãi, không sợ đau khổ, không sợ chết, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ cho một lý tưởng cao cả, đó là các vị Tử Đạo Việt Nam mà hôm nay chúng ta long trọng mừng kính vinh quang của các ngài.

Các Thánh Tử Đạo Việt nam là ai? Thưa, các ngài là những giáo dân, là những phụ nữ chân yếu tay mềm, là cụ già 80 tuổi như thánh Lê Bảo Tịnh; là một bà cụ 62 tuổi như nữ thánh Anê Đê; như một cậu trai 14 tuổi, thánh Phaolô Bột; là một thiếu nữ 12 tuổi như cô Lucia Liễu; như Phaolô Đạm 10 tuổi; như em bé Phaolô Túc 9 tuổi. Là các Giám mục, các Linh mục, các Nữ tu. Là chủng sinh, là Ban Hành Giáo, là quan trong triều đình, là quân lính, là công chức, là y sĩ, là thương gia. Các ngài thuộc đủ mọi thành phần dù vô danh tiểu tốt hay có chức có quyền trong Hội Thánh, có địa vị trong xã hội. Các ngài cũng đã sống như biết bao nhiêu những con người khác đã sống. Thế nhưng, hôm nay tại sao chúng ta lại nhớ đến các ngài?. Thưa tại bởi, các Ngài đã sống hơn hẳn rất nhiều người ở chỗ: các Ngài vì theo Chúa, nên đã bị bắt, bị kết án và không chịu chối đạo, không chịu bước qua Thánh Giá,
các ngài đã bị xử tử hình bằng nhiều cách hung bạo dã man. Các ngài đã biết sống anh hùng, không để cho mình bị mua chuộc, bị khuất phục, không nhường bước, không thỏa hiệp để được sống thảnh thơi. Tiền bạc không làm cho các Ngài mù tối. Khổ đau không làm cho các ngài chùn bước, nhục hình không làm cho các ngài ngã qụy, thậm chí ngay cả cái chết cũng không uốn cong được lòng trung tín của các Ngài. Và chính dòng máu của các ngài đổ ra trên mảnh đất này, đã làm phát sinh một Giáo Hội Việt Nam như hôm nay.

Thế cho nên, họp nhau mừng kính các Thánh Tử Đạo Tổ Tiên anh hùng, không chỉ để chúng ta trầm trồ khen ngợi tán dương các Ngài. Nhưng là để chúng ta học noi gương nhân đức của các Ngài. Dẫu biết rằng, ngày nay, không còn những bạo chúa bách đạo bằng gươm
đao súng đạn, không ai dùng bạo lực, dùng những cực hình man rợ bắt chúng ta bỏ
đạo hay chối Chúa như tổ tiên ta ngày xưa. Nhưng chúng ta lại phải đương đầu với những thách thức mới. Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc có thể là những bạo chúa, những sức mạnh gây ra những cuộc bách hại thầm lặng nhưng không kém phần khủng khiếp và tai họa. Bị bắt, bị đâm, bị chém, bị chặt đầu vì Chúa, đó là chứng tá cao quý, đó là tử đạo. Không bị bắt, không bị giết, nhưng âm thầm sống cuộc sống Chúa ban, biết chế ngự những đam mê và ước muốn xấu, biết khước từ những tham lam của cải vì lẽ công bằng, biết vui tươi trong những hiểu lầm vu oan, biết hy sinh tha thứ và phục vụ mọi người trong tình yêu thương, đó cũng
là tử đạo, đó cũng là chứng tá cao quý. Bởi vì, chết thể xác tuy đau đớn nhưng chỉ trong chốc lát, còn sống được một cuộc sống bình thản tươi vui trong những nỗi chết từ bỏ mỗi ngày, trong những ray rứt tiêu hao đau khổ, những quyến rũ kéo dài, đó là cả một cố gắng và là một sự trung thành lớn lao.

Vậy, ước gì trong khí thế hân hoan mừng kính các Thánh tử đạo Việt Nam, những bậc tiền bối đã lấy cái chết và máu đào làm chứng cho Đức Kitô và viết nên trang sử oai hùng cho Giáo Hội Việt Nam, chúng ta cũng hãy noi gương các ngài viết tiếp trang sử mà các
ngài còn đang viết dở dang: “Hãy để cho mình bị bách hại, nhưng đừng bách hại
ai. Hãy để cho mình bị đóng đinh, nhưng đừng đóng đinh ai . Hãy để cho mình bị
vu khống, nhưng đừng vu khống ai”. Có như thế chúng ta mới xứng đáng là bậc hậu
sinh khả uý; có như thế chúng ta mới xứng đáng thừa hưởng gia nghiệp đức tin
các ngài để lại; và có như thế mai sau chúng ta mới xứng đáng được lãnh vòng
hoa chiến thắng và chung hưởng vinh quang với các ngài trên thiên quốc. Amen.

 

Mục Sư Tin Lành trở thành người Công Giáo

From: Bob Rice: (Là Cựu Mục Sư Tin Lành trở thành

người Công Giáo)

Well, about 48% of the country is unhappy right now. Consider me one of them.

Like many, I’ve been invested in this election. Read numerous stories and blogs on the Internet. Followed the debates. Talked about it a lot. Prayed. Voted. And yet the same
guy who was elected President four years ago is the same guy who got voted in
today. Once again he’s talking about “hope” in front of a cheering Chicago
audience. After the speech they played Bruce Springsteen’s “We Take Care Of Our
Own.”

I would have rather had an election result that ended with Taylor Swift’s “We Are Never Ever Getting Back Together.”

I’m not the only one who prayed and fasted for this day. At Church every Sunday (and daily) we’ve been praying or our country and for the election. Though the prayers never
specifically said, “We pray Mitt Romney wins,” that seemed like an easy connection to make. We prayed for a president that respects the dignity of the unborn. We prayed for a president that respects religious freedom.

And yet we now have a president who seems to not care about either of those two important issues. He is more concerned with the rights of same sex couples to be married than the rights of unborn children to live. He is more concerned with the “rights” to
free contraceptives than the rights of religious freedom.

So… were our prayers unanswered? Our novenas wasted? On the surface, it seems to be that way.

But God isn’t done yet.
He just rarely answers prayers the way we think He will.

God isn’t into democracy. Jesus said, “Follow me,” not, “vote for me.” Though we might feel that our prayers for the election weren’t heard, God is bigger than an election. He’s about saving souls and changing hearts.

Abortions in this country are down. Why? Because abortion centers are closing due to movements such as “40 Days for Life.” This is the most pro-life generation the country
has ever seen. Hearts are changing. That’s the work of God, not man. Man can create a law to make something “legal” or “illegal.” But only God makes things  “right” or “wrong.” The law is external, the Spirit is internal. God is more concerned about the heart.

Same-sex marriage? Yes, it’s disappointing that same sex marriage won a popular vote in Maine and Maryland. Proponents say this is the beginning of a national trend (as if the
30 previous states who voted against same sex marriage don’t matter.) That may
be true. But I think we need to do better in talking about what marriage really is. We’ve been hoping for a vote to “protect marriage,” but perhaps we’ve been too focused in “out-voting” the issue than explaining it. Now we have to be more articulate. I can’t see that as a bad thing.

Religious freedom? That battle is far from over. More lawsuits have been leveled toward the Federal Government on this matter than any other in American history, and most of lower court results have been respecting religious rights. Obama’s reelection doesn’t
make the HHS mandate a slam dunk, though that would have been nice—just as it
would have been a non-issue if Obamacare was flipped by the Supreme Court. But
it seems we’re just not going to get any short cuts on this: the issue of religious freedom will need to be directly addressed by the Supreme Court. And that could be a great thing.

One “positive” thing you can say about Obama is that he’s done more to unite the Catholic Church in America than anyone in the past 50 years. He got every Catholic bishop to stand against him. He also did a lot to unite the Christian Church—remember Mike Huckabee saying, “Today, I’m Catholic!” Heck, he even got evangelical Christians to back a Mormon for president.

If we had woken up this morning with the headline, “Romney is the President,” we might have gone back to sleep feeling secure in one nation under God. We could be thankful that this HHS nonsense is over and we can go back to our lives. We could be hopeful that
abortions would be reduced thanks to government intervention. That’s how I hoped to start the day.

But God does not want us asleep. He wants us awake. He wants us to do the same thing we’ve been doing: pray, work, and fast for our country.

If we thought we could wake up and feel safe about these issues because Romney got elected then we’d be as foolish as those on the other side of these issues who think Obama is the “savior.” We can’t depend on the government for our spiritual “welfare.” We’ve
got to go out and proclaim God’s truth with our lips and share His love from our hearts.

I’m bummed that Obama won. I know a lot of people who worked really hard during this election and I can’t imagine how devastated they feel: any time you spend work on a “failed” effort it’s always heart-breaking.

But I still have hope, and not the “hope” that Obama talked about to a cheering crowd this morning. His “hope” was optimism based on the human spirit; our hope is rooted in Jesus
Christ and in His saving power. The hope Obama offered four years ago hasn’t materialized, but our hope in Christ is “an anchor for the soul, firm and secure” (Heb 6:19.)

The re-election of Barack Obama means that Christians in the United States have to stay united and actively proclaim the truth of the Gospel if we are to protect the values we
believe were given to us from God. It means we have to pray more, work harder,
and be more active in sharing our faith. If we do that, it would be a more important “result” than any political office we could ever vote for.

I’ll end with what we prayed in Mass this morning: ”The Lord is my light and my salvation, whom shall I fear? The Lord is my life’s refuge; of whom should I be afraid?” (Psalm
27:1)

nguồn: anh chị Thụ & Mai gởi