Lực lượng công an trong mắt triết gia Trần Đức Thảo

Lực lượng công an trong mắt triết gia Trần Đức Thảo

Bùi Tín

07.07.2014

Sau khi tôi giới thiệu trên VOA cuốn sách Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối của nhà báo Tri Vũ, một số bạn trẻ trong nước gửi thư điện tử cho tôi hỏi rằng tôi đã trích ra mấy đoạn ngắn khi tác giả khắc họa chân dung “ông Cụ” – cụ Hồ – rất sống động, chân thực, vậy cuốn sách có chứa đựng chân dung nào khác cũng lý thú, sinh động như vậy không?

Xin thưa là có, có khá nhiều, như chân dung các ông Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu…cũng cô đọng, sinh động không kém.

Đó là những nhân vật đè nặng như ma ám suốt 40 năm ròng trên sinh mệnh của triết gia Trần Đức Thảo, buộc ông phải ngậm đắng nuốt cay, đóng vai kẻ lẩn thẩn dở hơi để tồn tại, để rồi trong gần 6 tháng cuối đời đã để lại cho hậu thế những phán xét sâu sắc được nghiền ngẫm kỹ càng. Qua lời kể của ông, mới vỡ lẽ ra là khi ông phê phán bài “Hãy đi theo bảng chỉ đường của trí tuệ” của nhà dân chủ Hà Sỹ Phu là làm theo lệnh trên, nhằm được yên thân để còn sống được và thổ lộ tư duy tỉnh táo của mình và lúc cuối đời.

Dưới đây xin trích dẫn vài đọan ngắn khi ông Trần Đức Thảo nói về lực lượng công an CS Việt Nam, những người đã theo dõi, rình rập, đe dọa, đấu tố ông trong suốt 40 năm ông phải sống trong nhà tù lớn Việt Nam.

Nhận định về lực lựơng công an chìm và nổi, Trần Đức Thảo cho biết:

“Có một ngành quen dùng dối trá như một phương pháp hành động chính quy, đó là ngành công an, Với những cán bộ chìm và nổi dày đặc trong xã hội, miệng thì nói công an là bạn dân, là bảo vệ dân, nhưng thực tế công an là ngành đã quản thúc, quản chế dân bằng phương pháp khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, đe dọa tài sán. Công an đáng lẽ là lực lượng giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỷ cương cho xã hội, mà lại luôn tận dụng dối trá thủ đoạn để áp đảo, thống trị xã hội như thế thì làm sao duy trì được tính lương thiện trong dân, làm sao giữ được trật tự kỷ cương, được luân thường đạo lý cho xã hội? Các cụ ta đã dạy “thượng bất chánh, hạ tắc loạn”, “gieo gió thì gặt bão”, ngày nay ngành công an dùng quá nhiều hành động bất chính, gieo toàn là thủ đoạn dối trá, hận thù… thì rồi chế độ này sẽ gặt được gì? Các dân tộc từng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã có đủ kinh nghiệm để trả lời! Thực tế là guồng máy công an đã phá hoại lý tưởng, đã bôi đen, bôi bẩn đảng, đã làm ô danh chế độ, làm ung thối cách mạng nhiều nhất. Dư luận vẫn than sự lộng quyền của ngành công an là đã hằng ngày đào sâu mồ chôn chế độ”.

Ở một đoạn khác, ông nói thêm:

“Tôi thấy cái cấp bách là cần phải can đảm bãi bỏ hẳn mọi phương pháp tổ chức. mọi chính sách hành động bất chánh trong toàn thể guồng máy cai trị của đảng và nhà nước, cả về mặt tuyên truyền lẫn mặt hành chính. Đứng đầu là phải thay đổi hẳn cách huấn luyện, phải tổ chức hẳn lại ngành công an. Dùng công an để kiểm soát và đàn áp tư tưởng là việc làm vô ích. Công an không thể bịt miệng dân, không thể kiểm soát những suy tư trong đầu người dân. Chính những người CS lãnh đạo có kinh nghiệm đó hồi bị thực dân, phong kiến đàn áp, cầm tù. Nhà tù, trại cải tạo luôn luôn là lò đào tạo ý chí phản kháng mạnh nhất. Vậy mà nay chính quyền lại hành động thống trị còn tệ hơn cả thời thực dân phong kiến! Dân chúng cứ bị đẩy về phía căm thù chế độ. Chế độ như vậy thì không thể nào sửa sai, sửa lại mà dùng được…”

Rồi ông kết luận đoạn này như sau:

“Tôi chống thủ đoạn gian dối về mọi mặt chứ không chỉ về mặt tuyên truyền hay công an… Tôi chống đây là chống cái gian, cái ác, tức là chống một cách xây dựng. Không lắng nghe tôi là chế độ sẽ ngày càng bị lún sâu vào hư đốn, cho đến khi bị đào thải… Tôi biết những nhận xét ngay thẳng đó là những liều thuốc đắng, nhưng không chịu lắng nghe thì rồi chính lãnh đạo và nhân dân sẽ phải trả giá, có khi là rất đắt. Tôi luôn luôn cố vận dụng sự trong sáng của lương tri trong những ý kiến đối kháng, phản biện… “

Có những hoài nghi rất có cơ sở là chính một vài tên công an nỗi và chìm trong sứ quán VN ở Paris đã được lệnh kết thúc cuộc đời ông khi họ nghi rằng ông đang viết một cuốn sách tâm huyết, bạch hóa hết những thâm cung bí sử mà ông được biết, nhằm đền đáp lại nhân dân, với niềm tin rằng nhân dân sẽ hiểu ra cuộc đời trong sáng của một trí thức chân chính và nhận ra chủ nghĩa Mác và đảng CS VN cũng như “ông Cụ” và các đồng chí của “ ông Cụ” là tai họa thật sự của dân tộc, của nhân dân.

Phải chăng để che dấu cả chuỗi dài tội ác với nhân dân và với cá nhân ông Trần Đức Thảo mà đã có những điều không bình thường xảy ra sau khi ông chết bất ngờ vì “đau bụng”  ngày 23/4 /1993: đó là việc Đại sứ VN Trịnh Ngọc Thái ở Pháp được lệnh đến cơ sở  hỏa táng trong Nghĩa trang Père Lachaise  ngày 29/4/1993 để báo tin ông được truy tặng Huân chương Độc lập (mà không có một lời điếu văn nào); sau đó 7 năm, năm 2000 ông được tặng “Giải thưởng Nhà nước”, mà không ai nói rõ về thành tích và công lao gì.  Hẳn dưới suối vàng ông đã cười to một mình về những điều trái khoáy kỳ quặc như thế trong một chế độ quái dị.

Cả Bộ Chính trị 16 người, 200 ủy viên Trung ương đảng CS, và đặc biệt là hơn 400 viên tướng và hơn 1.000 cán bộ cấp cao khác của riêng ngành Công an hãy đọc kỹ “Những lời trăng trối” của nhà triết gia Trần Đức Thảo và tự vấn lương tâm, rút ra nhiều điều bổ ích.

Đây là việc làm cấp bách, vì khi nhà triết học nói lên những sự thật trên đây từ 21 năm trước đến nay, lực lượng công an còn sa sút thêm nhiều, trượt dài trên quá trình trở thành tai họa thật sự cho nhân dân. Công an bịt mồm linh mục giữa tòa án, đạp giày lên mặt anh đảng viên CS trẻ đang xuống đường chống bành trướng, tra tấn hành hung các cụ ông cụ bà cao tuổi, giết hại nhiều công dân ngay trong trụ sở công an…

Nếu còn sống triết gia Trần Đức Thảo chắc sẽ đau lòng lắm khi thấy những tên móc túi, những ké trộm vặt,  trộm gà, trộm chó thì bị bắt, bị tra khảo, ngồi tù, còn những quan chức, tướng lãnh cướp của nhà nước, của nhân dân hàng triệu, hàng tỷ, hàng trăm ngàn tỷ đồng, kết thành nhóm thành phe  thì vẫn nhởn nhơ thống trị xã hội, còn được phong tướng tá công an, với một ngân sách kinh hoàng là không kém ngân sách quốc phòng.

Chỉ tiếc là triết gia yêu nước thương dân không còn sống để chứng kiến sự rệu rã của một chế độ mục nát phi nhân, đúng như ông đã dự đoán trong những lời trăng trối tâm huyết và những lời cảnh báo nghiêm khắc “Công an đang hằng ngày đào mồ chôn chế độ”.

 

Đức tin và thể thao

Đức tin và thể thao

TRẦM THIÊN THU

Chuacuuthe.com

VRNs (08.08.2014) – Sài Gòn – Đúng 2 giờ sáng (giờ Việt Nam) ngày 14-7-2014, những người hâm mộ túc cầu sẽ được chứng kiến trận tranh tài quyết liệt giữa hai đội túc cầu xứng đáng nhất, và có thể biết được đội nào là đội vô địch giải World Cup 2014, diễn ra tại sân vận động Rio de Janeiro (Brazil).

World Cup (Cúp Thế Giới) là sự kiện thể thao lớn của hành tinh chúng ta. Thể thao và Đức Tin có liên quan gì với nhau?

Đức Tin và Thể thao xem chừng “ngược chiều” nhau, vì một bên là tâm linh và một bên là thể lý. Thế nhưng lại không hề có gì đối lập với nhau. Thật kỳ lạ!

Thể dục là dạng vận động nhẹ. Thể thao là dạng vận động mạnh. Thể dục và thể thao có hai dạng: Thể lý và tinh thần. Với các Kitô hữu, thể thao còn có một dạng khác “cao cấp” hơn, đó là thể thao tâm linh. Dạng nào cũng cần khổ luyện mới có thể đạt được mức cao nhất.

Thể thao là hoạt động thể chất hoặc kỹ năng dành cho mục đích giải trí, thi đấu, mong đạt đến “đỉnh cao”, chủ yếu rèn luyện bản thân, tăng cường sức khỏe. Trong đời sống xã hội hiện đại, thể thao là yếu tố quan trọng không chỉ để giữ gìn sức khỏe mà còn là phục vụ các mục đích hữu ích khác.

Để tăng cường sức khỏe, có một số môn thể thao được nhiều người cho là giúp chống lại các loại bệnh tật, tạo sức chịu đựng dẻo dai. Ví dụ, chạy bộ theo mức độ tăng dần có thể giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch lúc về già. Đối với trẻ em trong độ tuổi đang lớn, thể thao giúp phát triển thể chất và làm tăng chiều cao.

14070800

Ngoài phạm vi sức khỏe, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyện cho tinh thần đoàn kết, kỹ năng hợp tác. Trong bất kỳ môn thể thao đồng đội nào, yếu tố đoàn kết là quan trọng nhất để giành chiến thắng. Ví dụ, trong môn túc cầu (bóng đá), các cầu thủ phải hiểu ý nhau trong lúc chuyền bóng để ghi bàn. Nhược điểm (điểm yếu) của các đội túc cầu dễ bị đối phương lợi dụng là sự thiếu đoàn kết, lo “miếng” riêng cho cá nhân. Trong môn đua xe đạp cũng vậy. Vì thế, một trong các cách rèn luyện tinh thần đồng đội là chơi các môn thể thao đồng đội.

Thế Vận Hội (Olympic, Đại hội Thể thao Thế giới) là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Thế Vận Hội gồm Thế Vận Hội Mùa Hè và Thế Vận Hội Mùa Đông được tổ chức xen kẽ nhau hai năm một lần (vào các năm chẵn). Đây là một đại hội thể thao không chỉ là đua sức về thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và hòa bình của nhân loại.

Thế Vận Hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại có từ năm 776 trước công nguyên cho đến khi Hoàng đế La Mã là Theodosius I cấm (năm 394 trước công nguyên). Thế Vận Hội hiện đại được Nam tước Pière Frèdy de Coubertin tổ chức lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX. Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC – International Olympic Commitee) đã trở thành cơ quan chủ quản của Phong trào Olympic, với Hiến chương Olympic xác định cấu trúc và cơ quan có thẩm quyền.

Thế Vận Hội Mùa Hè được diễn ra (bốn năm một lần) từ năm 1896, trừ những năm xảy ra thế chiến (như thế chiến II). Thế Vận Hội Mùa Đông được thành lập vào năm 1924. Mới đầu nó được tổ chức cùng năm với Thế Vận Hội Mùa Hè, nhưng từ năm 1994, Thế Vận Hội Mùa Đông và Thế Vận Hội Mùa Hè diễn ra xen kẽ nhau hai năm một lần.

Chúng ta còn có Á Vận Hội (Asiad hoặc Asian Games, Đại hội Thể thao Á châu), tổ chức bốn năm một lần, với sự tham dự của các đoàn vận động viên thuộc Á châu. Giải thể thao này do Hội Đồng Olympic Á châu (OCA – Olympic Council of Asia) tổ chức, dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế, và được coi là sự kiện thể thao lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Thế Vận Hội.

Có nhiều môn thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, ném dĩa, cử tạ, marathon,…), nhưng có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là môn túc cầu, hấp dẫn cả người chơi lẫn người xem – dù là xem qua màn ảnh nhỏ. Có lẽ vì thế mà môn túc cầu được mệnh danh là môn thể thao vua. Ở đây, chúng ta cũng chỉ đề cập môn túc cầu. Thật vậy, túc cầu có nhiều người yêu thích tới mức cuồng nhiệt như các tín đồ tôn giáo, và người ta vui đùa gọi họ là “tín đồ của túc cầu giáo”.

Trong các giải túc cầu, nổi bật nhất là giải World Cup. Brazil là quốc gia tổ chức World Cup lần thứ 20 của FIFA vào mùa hè năm 2014, diễn ra từ 12-6 tới 13-7-2014, với các đội bóng của 32 quốc gia tham dự, trong đó có 13 quốc gia thuộc Âu châu. Tất cả có 64 trận đấu. Brazil cũng là nước đăng cai World Cup năm 2007 sau khi FIFA quyết định tổ chức tại Nam Mỹ lần đầu tiên từ năm 1978 tại Argentina.

Có 12 thành phố được chọn để tổ chức các trận đấu lần này: Belo Horizonte, Brasilia, Cuiaba, Curitiba, Fortaleza, Manuas, Natal, Porto Alegre, Recife, Salvador, Sao Paulo và Rio de Janeiro, nơi trận chung kết sẽ thi đấu tại sân vận động Estádio Mário Filho, thường được gọi là Maracanã. Sân vận động này đã diễn ra trận chung kết World Cup năm 1950. Cả 4 trận chung kết World Cup trước đều diễn ra tại Nam Mỹ – Uruguay năm 1930, Brazil năm 1950, Chile năm 1962, và Argentina năm 1978. Các đội vô địch cũng thuộc châu lục đó.

Nói đến quốc gia Brazil, chắc hẳn chúng ta còn nhớ vua bóng đá Pelé (Edson Arantes do Nascimento, sinh 23-10-1940), một trong những cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất trong lịch sử của bộ môn này, đặc biệt là cú sút lọt lưới “độc nhất vô nhị” từ giữa sân (60m). Được phát hiện từ khi còn rất trẻ, Pelé bắt đầu chơi cho Câu lạc bộ Santos Futebol khi mới 15 tuổi, vào đội tuyển quốc gia khi 16 tuổi và lần đầu đoạt World Cup khi mới ở tuổi 17. Dù có nhiều lời mời từ các câu lạc bộ của Âu châu, Pelé vẫn rất trung thành với câu lạc bộ của mình và đã chơi cho câu lạc bộ này trong suốt hai thập kỷ cho đến năm 1975, khi ông từ giã sân cỏ.

Ông là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho Đội tuyển Túc cầu Quốc gia Brasil và ông cũng là người duy nhất trong lịch sử môn thể thao vua giành được 3 World Cup dưới cương vị một cầu thủ. Ông cũng là cầu thủ duy nhất ghi được gần 1300 bàn thắng trong suốt sự nghiệp cầu thủ. Cụ thể là 1281 bàn thắng trong 22 năm thi đấu.

Chiếc áo số 10 nổi tiếng của Pelé đã trở thành chiếc áo truyền thống của các tiền vệ (trung phong) và tiền đạo có lối chơi tấn công kỹ thuật và sáng tạo. Từ đó, đã có không ít cầu thủ ngôi sao của xứ sở Samba khoác lên mình chiếc áo số 10 kỳ diệu.

Thể thao có vài dạng: Thể thao thể lý, thể thao trí tuệ, thể thao tâm linh. Thể thao nào cũng cần có niềm tin mãnh liệt. Có tự tin thì mới khả dĩ chiến thắng. Thể thao (nói chung), túc cầu (nói riêng), quan trọng là có TINH THẦN TẬP THỂ, TINH THẦN THƯỢNG VÕ và TINH THẦN ĐOÀN KẾT. Trong môn túc cầu, mỗi đội có 11 cầu thủ luôn phải chung một nhịp, phải đồng tâm nhất trí, dù mỗi người có bổn phận khác nhau – người tấn công, người phòng thủ, người giữ khung thành. Đó là thể hiện niềm tin lẫn nhau, và cũng cần niềm tin tâm linh nữa.

Nếu để ý, chúng ta có thể nhận thấy rằng, khi ra sân cỏ để thi đấu, một số cầu thủ đã thể hiện Đức Tin Công giáo của mình. Cầu thủ Park Ji Sung (Hàn quốc) đã làm dấu Thánh Giá, còn cầu thủ Wayne Rooney (Anh quốc) đeo chuỗi Mân Côi. Rất tiếc là chẳng thấy cầu thủ người Việt nào có động thái thể hiện Đức Tin như vậy!

Ngay trong thời gian thi đấu, một số cầu thủ vẫn thể hiện niềm tin Kitô, biết tín thác vào Thiên Chúa, thật tuyệt vời biết bao! Đó là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo, dù ở nơi đâu và lúc nào thì chúng ta vẫn luôn cần Thiên Chúa, vì Chúa Giêsu đã xác định: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15:5).

Có lẽ Kinh Thánh chỉ nhắc tới từ “thể thao” một lần: “Trong cuộc đại hội thể dục thể thao, tổ chức bốn năm một lần ở Tia, có nhà vua hiện diện, ông Gia-xon, một người đê tiện đã cử một phái đoàn khán giả với tư cách là những người phò vua An-ti-ô-khô từ Giê-ru-sa-lem đến mang theo ba trăm quan tiền để dâng lễ kính thần Hê-rắc-lê. Nhưng các người mang tiền xin đừng dùng số bạc ấy để tế lễ, vì việc đó không thích hợp, mà lại xin dùng vào một khoản khác. Vậy số bạc ấy lẽ ra phải được dùng vào vào việc dâng lễ kính thần Hê-rắc-lê, theo ý người gửi, nhưng do lời yêu cầu của những người mang tiền, người ta lại đem dùng vào việc đóng tàu chiến” (Mcb 4:18-20).

Kinh Thánh cho biết Đại hội Thể dục Thể thao được tổ chức bốn năm một lần, phải chăng các giải thể thao ngày nay cũng tổ chức theo cái “khoảng thời gian” đó? Thiết tưởng là rất có thể lắm!

Thánh Phaolô không nói về thể thao trần gian nhưng nói về thể thao tâm linh, dù không nói rõ là thể thao: “Ngày đời tôi trôi nhanh hơn kẻ chạy đua, nó qua mau, mà không thấy hạnh phúc” (G 9:25). “Chạy đua” là một dạng thể thao. Thánh Phaolô còn nói về thể thao theo dạng khác: “Trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí. Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” (1 Cr 9:24-27).

Phàm việc gì cũng cần khổ luyện, đặc biệt là thể thao. Chúng ta thấy các vận động viên có sức dẻo dai, nhưng chúng ta có biết đâu rằng họ phải ngày đêm khổ luyện mới có sức khỏe như vậy. Và Đức Tin cũng vậy, không thể một sớm một chiều mà có được Đức Tin vững mạnh và sâu sắc, mà Đức Tin đó phải được tôi luyện hằng ngày qua nhiều thử thách gay go lắm. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Và Đức Tin cũng vậy, nếu không thì Đức Tin đó sẽ èo uột, dễ bị đuối sức, dễ bị hoang mang, dễ bị rạn nứt,… thậm chí là có thể bị mất Đức Tin!

Chúa Giêsu cũng không hề nói về thể dục hoặc thể thao, nhưng Ngài có cách nói rất đặc biệt, vừa như lời khuyên vừa như mệnh lệnh: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Ngài bảo chúng ta phải “hoàn thiện như Cha” là Ngài bảo chúng ta không ngừng “chạy đua”, là kiên tâm “thi đấu”, để cuối cùng ai cũng phải đạt được chiến thắng là “Giải Trường Sinh”, là “Chiếc Cúp Nước Trời”.

Chúng ta đang thuộc Giáo hội chiến đấu trên cuộc lữ hành trần gian về Thiên Quốc, cuộc chạy marathon này dài hay ngắn tùy mỗi người phải chạy trong bao nhiêu năm theo Thánh Ý Chúa. Có người chỉ chạy 1 ngày, có người chạy vài tháng, có người chạy vài năm, có người chạy vài chục năm, có người chạy cả trăm năm. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn chỉ là Siêu Cúp Cứu Độ mà chính Đức Giêsu Kitô trao cho mỗi người.

Ước mong rằng, khi vui mừng giải trí và tận hưởng không khí sôi nổi của World Cup 2014, mỗi chúng ta cũng được nhắc nhớ về cuộc đua tâm linh trên Hành Trình Đức Tin Công giáo. Hãy ngước nhìn lên Biểu Tượng Đức Tin, Biểu Tượng Chiến Thắng và Biểu Tượng Hằng Sinh của chúng ta là Thập Giá Đức Giêsu Kitô, đồng thời có thể xác định như Thánh Phaolô: “Vinh quang của tôi là Thập Giá Đức Kitô – MEA GLORIA EST CRUX CHRISTI (Gl 6:14).

Đây là “nước tăng lực” mà Thánh Phaolô cho chúng ta uống: “Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn” (2 Cr 4:17-18).

Sân cỏ cũng tương tự sân đời, cam go lắm! Trong một chương trình của Đài Chân Lý Á Châu (Philippines) có phát sóng bài thơ “Bóng đá và Cuộc đời”, trong đó có bốn câu cuối như sau:

Con chạy hàng tiền đạo

Chiến đấu với trần gian

Xin Chúa làm hậu vệ

Che chắn khung-thành-con (*)

Vâng, chúng ta rất cần có Chúa, không chỉ vì chúng ta không biết theo ai nếu chúng ta bỏ Ngài (x. Ga 6:68), mà còn vì chúng ta chẳng làm được gì nếu không có Ngài (x. Ga 15:5).

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết không ngừng trau dồi “sức khỏe Đức Tin” để thi đấu kiên trì và không biết mệt mỏi. Xin Ngài thương giúp chúng con nên thánh hằng ngày để xứng đáng lãnh nhận Phần Thưởng Hằng Sinh. Xin Đức Thánh Maria, Đức Thánh Giuse, chư thánh và các linh hồn cầu thay nguyện giúp. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(*) Nghe ca khúc “Bóng Đá và Cuộc Đời” của Ns Sơn Vinh tại http://www.baicamoi.com/?p=56856.

 

Tô Hoài & Ba Người Khác

Tô Hoài & Ba Người Khác

RFA

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

1920 – 2014

Nhà văn Tô Hoài sinh 27 tháng 9 năm 1920 và vừa từ trần vào ngày 6 tháng 7 năm 2014 vừa qua. Chúng tôi xin ghi lại bài viết dưới đây về tác phẩm cuối cùng (và cũng là cuốn sách gây nhiều tranh cãi nhất) của ông với hy vọng rọi thêm được chút ánh sáng về cuộc đời của tác giả này.

“Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương!”

Ðó là một đoạn văn ngắn, trong tập truyện O Chuột, của Tô Hoài mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe – khi còn thơ ấu. Tôi tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn vừa dẫn.

Tô Hoài (có lẽ) sẽ sướng ngất ngư, khi biết có một độc giả đã nhớ nằm lòng – suốt đời – những điều mình viết. Và chắc sẽ tức điên luôn, nếu biết thêm rằng: tôi chưa bao giờ đọc thêm một dòng chữ nào khác nữa của ông.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà trẻ con không đeo khăn quàng đỏ, không thi đua lập chiến công, cũng không có kế hoạch (lớn – nhỏ) nào phải hoàn thành hay vượt chỉ tiêu. Chúng tôi chỉ có việc học với chơi, và chơi mới là chuyện chính. Tôi quá mải chơi nên không có thì giờ để đọc Tô Hoài, hoặc bất cứ ai.

Sau khi cuộc chiến Bắc/Nam chấm dứt, thỉnh thoảng, tôi cũng có ghé vào những hiệu sách quốc doanh nhưng không bao giờ ngó ngàng gì đến Tô Hoài. Dù bắt đầu từ đây, cũng như bao nhiêu người dân miền Nam khác, cuộc đời của tôi (bỗng dưng) hoá rảnh – rất rảnh, và rất … đói!

Tác phẩm duy nhất mà tôi thực sự tâm đắc, vào thời điểm đó, là Hồ Chí Minh Toàn Tập– dù tác giả viết nhiều đoạn hơi (bị) dở. Thí dụ như: “Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc. Không có lực lượng gì ngăn trở được loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển.” (Giời ạ, mặt trời chứ bộ mặt trận sao mà đòi lấy lực lượng ra ngăn trở. Tương tự, có cái lực lượng mẹ rượt nào mà ngăn trở được loài người tiến lên, cha nội? Viết như thế mà cũng bầy đặt cầm bút).

Ngoài những lỗi lầm nho nhỏ không đáng kể trên – về nội dung – phải nói đây là một công trình đồ sộ, rất đáng đồng tiền bát gạo. Sách rất dầy, giấy in rất tốt, giá rất rẻ, và (rất) được những bà hay những cô bán hàng rong ưa chuộng. Họ cần giấy để gói, hoặc để chùi; còn tôi, tôi cần một phần ăn – nhiều hơn số tiền túi mình có thể mua. Do đó, dù có đói thảm thiết tôi cũng chả bao giờ (dại dột) xà ngay xuống mẹt xôi hay mẹt bánh. Tôi luôn luôn chịu khó đi lòng vòng mua sách, rồi mới mang đổi lấy thức ăn – cho đỡ khổ cái dạ dầy!

Trong hoàn cảnh ấy, nói tình ngay, lỡ mà có thấy những tác phẩm của Tô Hoài chắc tôi cũng ngó lơ. Mắt tôi lúc nào cũng chỉ dáo giác, liếc nhìn ra biển, tìm một đường chui.

Nhờ Trời thương, tôi chui lọt!

Sau khi “đã đi hết biển”, khác với nhiều người, tôi quyết định đi luôn – cho nó chắc ăn. Lưu lạc mãi, có hôm tôi tình cờ gặp lại Tô Hoài, trong một tác phẩm phê bình văn học – có tựa là Cây Bút, Ðời Người – của Vương Trí Nhàn, do công ty Phương Nam xuất bản năm 2002.

Đến lúc này thì tôi đủ tuổi đời, đủ rảnh (và cũng đủ no) để có thể tìm đọc thêm chút đỉnh về một tác giả mà mình đã yêu thích – từ khi còn bé. Và nay thì Tô Hoài đã bước vào tuổi bát tuần.

“Ngay từ năm 1940, khi bắt tay làm quen với giới sáng tác đương thời, thì đồng thời tác giả Dế mèn cũng bước vào hoạt động cách mạng. Lúc đâu ở thời kỳ Mặt trận bình dân, ông hoạt động trong cơ sở Hội ái hữu thợ dệt Hà Ðông. Sau đó lại được tổ chức Ðảng ở Hà Nội bắt liên lạc để hình thành nên lực lượng Văn hoá cứu quốc.”

“Tiếp đó, từ sau 1945, những hoạt động xã hội của nhà văn ngày một đa dạng. Triển khai theo chiều rộng, có lúc ông trở thành cán bộ địa phương, có thời gian đi cải cách ruộng đất, đi học trường Ðảng, nhiều năm làm đối ngoại nhân dân, đồng thời vẫn giữ chân trưởng ban đại biểu dân phố (1956–1972) ở cơ quan văn nghệ trên Trung ương hay ở Hà Nội, hầu như từ năm 1946 tới nay, khoá nào ông cũng được bầu làm bí thư chi bộ, đảng bộ.”

“Mặt khác, ngay trong giới cầm bút, ông cũng luôn luôn có hoạt động xã hội của mình, khi là Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn, khi chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, từ đó đẻ ra cơ man nào là đầu việc, là họp hành, mà người ta gọi chung là công tác.” (sđd, 264).

Tiểu sử Tô Hoài (như thế) có vẻ lung tung lang tang, ngổn ngang cả đống chức vụ, nhưng không để lại một ấn tượng đậm nét nào về đời người và cây bút của ông. Tô Hoài như luôn bị nhấn chìm vào những đoàn đội hay đoàn thể (vớ vẩn) gì đó, “với cơ man nào là đầu việc”. Thực là một cuộc đời chán ngán và nhạt nhẽo, tôi đoán thế.

Tôi lầm đấy. Ðược thế thì đã phúc.

Cuộc đời của Tô Hoài chán ngán hẳn có thừa nhưng nhạt nhẽo thì chưa chắc, và đắng chát với tủi nhục (xem ra) không thiếu – nếu vẫn theo như ghi nhận của nhà phê bình văn học Vuơng Trí Nhàn:

… bao nhiêu từng trải, như còn in dấu vào cách sống, cách chuyện trò của Tô Hoài hôm nay, bên cạnh cái nhũn nhặn lảng tránh, con người ấy thật cũng đã nhiều phen phải dàn mặt, phải chịu trận, nói chung là phải đối chọi với đời và nếu như có lúc phải đầu hàng thì đó cũng là bước đường cùng, rồi, nín nhịn chẳng qua để tồn tại, và sau hết, để được viết”.

“Ấy là cái điều không chỉ Tô Hoài biết mà nhiều người cũng biết…”
Ðại khái có thể hình dung như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.” (sđd 266).

Dù chỉ là một thường dân – chứ chả cần phải nhà văn, hay nhà báo gì ráo trọi – tôi cũng muốn ứa nước mắt xót xa cho “cây bút” và “đời người” của Tô Hoài, khi biết rằng (đôi lúc) ông vẫn phải qùi như thế. Tôi còn e rằng Vuơng Trí Nhàn cũng chỉ khéo miệng mà nói thế (để đỡ tủi cho nhau) chứ chuyện “đùa bỡn” và “tha hồ tung tẩy” làm sao tìm được trong “cây bút” và “đời người” của Tô Hoài!

Tất cả những đoạn văn thượng dẫn, tôi viết trong những trang sổ tay trước – cách đây đã vài năm. Hôm nay, đọc lại tôi thấy ngượng. Tôi trật! Tôi thành thật xin lỗi vì đã quyết đoán một cách hấp tấp về văn nghiệp, cũng như tư cách, của Tô Hoài. Ông ấy quả là có “tròn” nhưng không “tròn mãi,” như tôi đã tưởng. Tưởng như thế là tưởng … năng thối!

Đúng như nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã ví von, có thể hình dung Tô Hoài “… như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.”

Ảnh:VNN

Tô Hoài đã “tung tẩy” như thế trong cuốn Ba Người Khác. Talawas đã có lời giới thiệu về tác phẩm này, như sau:

“Cuốn tiểu thuyết 250 trang của nhà văn Tô Hoài (NXB Đà Nẵng vừa ấn hành) đang làm xôn xao dư luận trong và ngoài giới văn học. Cuộc toạ đàm về tiểu thuyết này do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức tại trụ sở Viện Văn học sáng ngày 22 tháng 12 năm 2006 đã hầu như một cuộc vinh danh lão tướng văn chương 87 tuổi…

Trong cuộc tọa đàm này, Hoàng Minh Tường nói: “Cuốn sách thể hiện sự dũng cảm và tư cách công dân của nhà văn Tô Hoài.” Trong một xã hội mà chuyện thể hiện “tư cách công dân” (rất) có thể khiến người ta … mất mạng – hay rẻ ra là mất việc, hoặc ngồi tù – thì lời phát biểu vừa rồi đích thị là một cách vinh danh, chứ chả còn phải là “hầu như” hay “dường như” gì nữa ráo.

Nguyên Ngọc khen: “Cách viết hay, độc đáo về CCRĐ. Không viết về nông dân mà viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba cái anh lăng nhăng. Những cuốn khác viết về nông dân là nạn nhân, nhưng đây là lại là thủ phạm. Ba kẻ chẳng có kiến thức gì cả, tự nhiên làm đảo lộn hết cả xã hội…”

Không hiểu sao ý kiến của Nguyên Ngọc về ba anh đội, ba nhân vật chính trong tác phẩm của Tô Hoài, lại khiến tôi nhớ đến những nhân vật chính khác – những người đã có thời mà quyền lực nhất họ nhì trời – trên sân khấu chính trường ở Việt Nam: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười…

Thì cũng đều là cái thứ “lăng nhăng” và cũng chính là “thủ phạm” đã làm “đảo lộn hết cả xã hội” bằng nhiều chuyện kinh thiên động địa khác: Hợp Tác Hoá Nông Nghiệp, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Học Tập Cải Tạo, Kinh Tế Mới … Toàn là những “cơn điên tập thể,” theo như cách nhìn của Phạm Xuân Nguyên.

Cũng với cách nhìn này thì (cái được mệnh danh là) cuộc chiến Chống Đế Quốc Mỹ Xâm Lược hay Giải Phóng Miền Nam chỉ là một cơn điên vĩ đại, trong đó bao gồm rất nhiều những cơn điên nho nhỏ – chả hạn như cái cơn thảm sát, cả chục ngàn người, hồi Tết Mậu Thân.

(Tôi xin lỗi đã nổi nóng, và đi hơi xa vấn đề chút đỉnh. Nghĩ đến tình trạng đất nước – hơn nửa thế kỷ qua – chắc Bụt cũng phải nổi khùng chứ đừng nói chi đến cái thứ thường dân rất dễ sân si và dấm dớ, cỡ như tôi. Dù vậy, tôi vẫn xin được mọi người lượng thứ vì sự thiếu tự chế của mình và xin trở lại ngay vấn đề – trước khi trời sáng!)

Riêng Nguyễn Xuân Khánh – trong bài tham luận Đọc ‘Ba Người Khác’ Của Tô Hoài – đã có ý kiến rất độc đáo, xin được tóm gọn:

“Cuốn sách đã chạm tới một vấn đề rất nhạy cảm là Cải cách ruộng đất (CCRĐ)… Cuốn Ba người khác đã nói đến vấn đề to lớn ấy bằng một giọng điệu rất bình tĩnh, dung dị, không hề lên gân, hầu như rất thản nhiên mà lại ám ảnh chúng ta vô cùng. Anh em nhà văn thường bảo ông Tô Hoài khôn, hay tránh né. Cuốn sách này bác Tô Hoài chẳng hề né tránh…

Trong mỗi con người đều có cả cái ác lẫn cái thiện, cả những bản năng hung bạo và tính văn hoá. Phải giải quyết vấn đề nông thôn bằng văn hoá và nhân nghĩa chứ không thể bằng bạo lực. Năm mươi năm đã trôi qua nhưng vẫn còn quá ít tác phẩm hay nói về vấn đề to lớn đó. Vấn đề vẫn còn đó, nó nằm trong vô thức của cộng đồng. Nhiều người chứng kiến nhưng không ai nói cho rõ được vấn đề. Trong khi đó tôi nghĩ văn học là giải toả, văn học là chữa bệnh.

Tôi chợt liên tưởng tới cách chữa bệnh về tinh thần cho con người. Người thầy thuốc, bằngnhững biện pháp tâm lý, tìm cho ra cái nguyên cớ sinh ra bệnh tật. Tức là làm cho nguyên nhân bệnh từ vô thức chồi lên ý thức. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm văn học cũng có giá trị như vậy.Cộng đồng người cũng như một con người. Cộng đồng cũng có những ẩn ức. Đưa những ẩn ức nằm trong vô thức của tập thể trở thành minh bạch trong ý thức sẽ giúp cho cộng đồng phòng ngừa được những điều không lành mạnh trong tương lai.”

Lại Nguyên Ân cũng có nhận định (gần) tương tự:

“Tôi nghĩ, đối với xã hội ta, sự xuất hiện nhữngcuốn sách như cuốn này là một cách giải toả cho một trong những chấn thương của xã hội ta. Sự kiện CCRĐ để lại một chấn thương trầm trọng ai cũng biết, nhưng những người giữ quyền ăn quyền nói ở xã hội ta lại muốn xoá đi bằng cách cấm mọi người nhắc đến. Và đó là một giảipháp sai lầm hiển nhiên, vì các chấn thương tinh thần không thể được chữa khỏi bằng bắt buộc người ta im lặng; ngược lại, chỉ bằng việc thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, v.v… mới là phương cách tốt, chẳng những làm nguôi chấn thương mà còn đề phòng khả năng lặp lại những tai hoạ tương tự cho cộng đồng.”

Tôi có giấy phép hành nghề tâm lý trị liệu, và kiếm cơm nhờ đó. Có lẽ vì méo mó nghề nghiệp, tôi “chịu” quá nhận định của nhà phê bình Lại Nguyên Ân, và vô cùng thích thú với cái nhìn – rất Jungian và Freudian – của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, về nội dung cuốn Ba Người Khác của Tô Hoài.

Dù vậy, tôi vẫn không tin rằng một (hay nhiều) tác phẩm văn học – cho dù là kiệt tác, như cuốn Ba Người Khác chăng nữa – có thể “giải toả” những “chấn thương xã hội” do cuộc C.C.R.Đ. gây ra.

“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất đã hỏng to đến thế.” Nguyễn Hữu Đang đã viết (như thế) trên báo Nhân Văn số 4, phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1956. Dù chậm, chúng ta cần phải nhìn vấn đề cho minh bạch và “chính qui” như vậy – theo như yêu cầu của Nguyễn Hữu Đang, từ hơn nửa thế kỷ trước.

Hoạ cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Ngoài C.C.R. Đ., còn nhiều “vụ động trời” khác nữa – như Nhân Văn, Xét Lại, Đổi Tiền, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Mười Ngày Học Tập, Thu Vàng Bán Bãi Vuợt Biên … – chưa xử và bắt buộc phải xử, trong tương lai gần.

Vấn đề không phải là để truy thù hay báo oán. Truyền thống văn hoá bao dung dân tộc Việt không cho phép bất cứ ai thực hiện điều đó. Tuy nhiên, quá khứ cần phải được thanh thoả – và không thể thanh thỏa bằng một (hay vài) cuốn truyện– để chúng ta đều cảm thấy được nhẹ lòng, và an tâm hơn khi hướng đến tương lai.

 

“Thế giới đại đồng” và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh !

“Thế giới đại đồng” và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh !

Chuacuuthe.com

VRNs (06.07.2014) – Sài Gòn – Bắc kinh đang ngang ngược lấn chiếm biển, đảo, tài nguyên và đe dọa độc lập thì Hà nội vẫn loay hoay không biết chọn cách nào, cô đơn không có đồng minh tin cậy và đủ mạnh.

Liên minh không phải là gây chiến tranh mà chính là làm chiến tranh không thể xẩy ra, làm cho kẻ thù không dám phiêu lưu. Hòa bình theo kiểu cúi đầu nhượng bộ từng bước trong suốt hơn 20 năm qua là hòa bình trong nô lệ.

Nhưng một liên minh vững vàng và tin cậy chỉ diễn ra dưới điều kiện giữa các nước cùng theo đuổi những giá trị xã hội chung. Muốn liên minh với các nước dân chủ mà lại đòi giữ nguyên chế độ độc tài thì chỉ là nuôi ảo tưởng với chính mình và đánh lừa nhân dân!

14070600

Từ đầu tháng 5. 2014 Bắc kinh đã sử dụng cả trăm tầu chiến, phi cơ, tầu hải giám và kiểm ngư hộ tống giàn khoan HD 981 xâm nhập hải phận VN và dựng giàn khoan khủng này ngay trong thềm lục địa VN. Trong những ngày vừa qua Bắc kinh còn dựng thêm hai giàn khoan khác ở vịnh Bắc bộ trong vùng đang còn tranh chấp giữa VN-Trung quốc và tự ý công bố bản đồ mới thay vì 9 khúc thành 10 khúc mở rộng thêm quyền kiểm soát trên biển Đông. Để bảo vệ các hành động xâm lấn của mình, Bắc kinh đang cho tăng cường các tầu chiến, máy bay quân sự  trong các khu vực họ vừa dựng các giàn khoan, đồng thời sử dụng các tầu bọc thép ngăn cản và đâm nát nhiều tầu hải giám VN đang làm công tác tuần tra trên phần lãnh hải của VN.

Các hành động xâm lấn ngang ngược và nguy hiểm trên đây đã chứng tỏ chính sách xâm lược công khai của tân đế quốc Bắc kinh vào đầu Thế kỉ 21. Nó chứng minh chủ nghĩa đế quốc bành trướng thực dân kiểu mới của Bắc kinh đang là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của toàn dân tộc ta.

Nhưng trước những phẫn uất của nhân dân và cả một phần trong Đảng, người cầm đầu chế độ toàn trị đã trả lời như thế nào?

Ngày 1.7 trước sự bức xúc và lo ngại của nhân dân, nhiều cử tri ở Tây hồ, Hoàn kiếm Hà nội đã đặt câu hỏi với người cầm đầu chế độ toàn trị  về thái độ và cách đối phó trước các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh từ khi họ dựng giàn khoan ngay trên thềm lục địa của VN từ đầu tháng 5. Sau khi rào trước đón sau Nguyễn Phú Trọng đã trả lời: “Đặc biệt là phải tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.” [i]

Khi nói câu này người cầm đầu chế độ toàn trị và từng là lí thuyết gia chiến lược của chế độ độc tài đã bộc lộ một số chủ trương căn bản trong việc đối phó với Bắc kinh: 1. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu là “bảo vệ Đảng”“bảo vệ chế độ” toàn trị. 2. Vì thế đối với Bắc kinh, vẫn muốn “giữ vững môi trường hòa bình” dù họ đang xâm lấn ngang ngược. 3. Đối với sự chống đối của nhân VN thì Đảng sẵn sàng cho bộ máy công an đàn áp để giữ gìn “an ninh chính trị”. Gói ghém trong ba điểm chính trên ông Trọng đã bộc lộ chủ trương là sẽ không dám động đến chân lông “Bạn” „bốn tốt“ và lường trước là, như thế sẽ gặp phải sự chống đối càng mạnh của nhân dân, đi đầu là trí thức và thanh niên, cho nên bộ máy an ninh đàn áp sẽ phải ra tay mạnh hơn, chỉ như vậy mới tiếp tục bảo vệ được sự độc quyền của Đảng. Tóm lại, ở đây ông Trọng vẫn lập lại chủ trương mà nhân dân đang nguyền rủa kết án “hèn với giặc, ác với dân”, “đảng trước nước sau”của những người cầm đầu chế độ toàn trị!

Nhưng vì sao vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính tri  ĐCSVN lại rất lo sợ trước Bắc kinh, lúng túng không biết chọn giải pháp nào và đang rơi vào cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược ? Tại sao thay vì một chính sách đại đoàn kết chống ngoại xâm phương Bắc, nhưng cũng chính những người này lại vẫn tiếp tục thẳng tay đàn áp các trí thức và thanh niên và chia rẽ các tầng lớp nhân dân chỉ vì chống Bắc kinh xâm lược? Nắm vững được tình hình và nguyên nhân sẽ thấy rõ con đường đi mới của VN và sứ mệnh lịch sử của nhân dân ta, đi đầu là trí thức và thanh niên, kể cả những người CS tiến bộ biết quí tự trọng!

Chế độ độc đảng lấy „thế giới đại đồng“ coi mộng làm thực

là hai nguyên nhân chính giúp Bắc kinh trở thành kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của VN

Trong khuôn khổ giới hạn của bài, ở đây chỉ dẫn chứng một số sự kiện quan trọng tiêu biểu về việc những người cầm đầu CSVN, qua nhiều thế hệ lãnh đạo, đã tôn thờ tư tưởng về „thế giới đại đồng“ từ Marx-Lenin đến Mao là „tiến bộ“, “khoa học”, „chân lí“ và còn khẳng định, chỉ có duy trì sự độc tôn toàn trị của ĐCS mới thực hiện được mục tiêu tiến tới „thế giới đại đồng”! Chính vì thế người sáng lập ĐCSVN đã công khai coi chủ nghĩa Marx-Lenin như là những cây đũa thần và từ khi Mao Trạch Đông giải phóng lục địa Trung quốc và viện trợ súng đạn và cố vấn thì ông Hồ chọn thêm tư tưởng Mao làm thần tượng!

Mặc dầu tư tưởng „thế giới đại đồng“ chỉ là một huyền thoại viển vông, nhưng họ lại tin tưởng tuyệt đối vào nó và coi tình anh em giữa các ĐCS cao  hơn quyền lợi  chính đáng và lâu dài của dân tộc.Trong khi đó, đối với chính nhân dân, đồng bào của mình, vì chủ trương giai cấp đấu tranh và tôn thờ tuyệt đối vào bạo lực nên đã bao nhiêu lần họ đã thẳng tay tiêu giệt những người dân chủ, đàn áp nông dân, trí thức và các tôn giáo.

Nhiều thế hệ lãnh đạo CSVN đã lẫn lộn giữa mục tiêu và phương tiện, thậm chí lấy phương tiện làm mục tiêu. Như Hồ Chí Minh lúc đầu dùng học thuyết Marx và phương pháp cướp chính quyền của Lenin (phương tiện) để giải phóng đất nước, giành độc lập cho VN (mục tiêu). Nhưng sau khi cướp được chính quyền lại bắt dân phải tuyệt đối tuân theo chủ nghĩa Marx-Lenin, tôn thờ lí tưởng không tưởng “thế giới đại đồng”, xua bao nhiêu triệu người vào 30 năm chiến tranh làm nghĩa vụ quốc tế cho các đảng “anh em”. Quan điểm cực kì sai lầm này đã được một số chuyên viên cao cấp của chế độ cảnh báo ngay từ cuối thập niên 80 trong một số cuộc hội thảo do chính Tạp chí CS khi ấy tổ chức. Vì chính khi đó phe giáo điều bảo thủ trong Bộ chính tri đang tìm cách giành lại tay lái và chuẩn bị quay đầu sang chầu Bắc kinh.[ii]

Có nắm vững được hai chủ trương “thế giới đại đồng” và độc đảng theo “chuyên chính vô sản” của nhóm cầm đầu CSVN khi ấy mới hiểu được, vì sao đã có Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ trướng Trung quốc Chu Ân Lai 14.9.1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung quốc trên biển Đông; đồng thời hoàn toàn im lặng trước việc Bắc kinh dùng hải quân đánh chiếm Hoàng sa của VN 1.1974, khi ấy đang dưới sự quản trị của Việt Nam Cộng hòa. Nhưng chính khi đó lại  cho đổ toàn bộ quân đội từ miền Bắc vào miền Nam để giết hại đồng bào mình! Và trong các sách giáo khoa của CSVN giảng dậy trẻ em VN trước 1974 cũng đã từng coi các đảo Hoàng sa-Trường sa là thuộc Trung quốc. Chính vì vậy trong Văn thư gởi Liên hiệp quốc 8.6.2014 nhà cầm quyền Bắc kinh đã dẫn chứng các văn kiện chính thức này của CSVN đối với các quần đảo tranh chấp để chứng minh lí lẽ của họ.[iii] Nghĩa là nhóm cầm đầu Bắc kinh hiện nay đã lợi dụng sự mơ tưởng hão huyền đến độ cực kì ngây thơ của nhà cầm quyền Hà nội để làm bằng chứng cho việc họ chiếm đóng Hoàng sa-Trường sa của VN!

Sau sự sụp đổ của các nước CS Đông Âu và Liên xô vào cuối thập niên 80 những người cầm đầu CSVN khi ấy (Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh…) vẫn theo tiêu chí giá trị Đảng trước nước sau, vì sợ chế độ toàn trị bị tiêu vong, hay ít nhất sẽ bị mất độc quyền; nên họ đã tin rằng nếu CS Trung quốc trụ được thì CSVN cũng trụ được; nghĩa là trong tình hình đen tối chung thì Bắc kinh cũng sẽ mở vòng tay cứu vớt Hà nội! Vì thế nhóm cầm đầu CSVN khi ấy đã cúi đầu thần phục, do đó mới có cuộc họp bí mật ở Thành Đô, Trung quốc vào đầu tháng 9.1990. Từ đó không chỉ “hợp tác chiến lược toàn diện” trên các bình diện đảng, nhà nước giữa hai bên trong chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh. Độc hại nữa là, hi vọng Bắc kinh sẽ vực dậy nền kinh tế đang phá sản của chế độ độc đảng ở VN, Hà nội còn mở toang cửa kinh tế cho Bắc kinh thả cửa làm ăn ở VN. Vì thế chỉ mới trên hai thập niên qua nền kinh tế VN đã gần như bị buộc chặt vào thị trường Trung quốc (từ nông sản, khoáng sản, nguyên liệu đều phụ thuộc vào thị trường Trung quốc; đại đa số các công trình hạ tầng đều nằm trong tay các công ti Trung quốc; kim ngạch nhập siêu từ Trung quốc từ 200 triệu USD (2001) lên tới gần 24 tỉ USD (2013).[iv]  Sự lệ thuộc vào kinh tế Trung quốc đã tới mức nguy hiểm, nên chính Trương Tấn Sang đã phải nhìn nhận: “Chỉ còn hơn một năm rưỡi thì đến ngày 1.1.2016 về thương mại hóa tự do Trung Quốc – ASEAN, nếu cứ lình sình như thế này thì đến ngày 1.1.2016, hàng hóa các loại của Trung quốc sẽ tràn ngập lãnh thổ Việt Nam”.[v]

Lệ thuộc kinh tế đã là nguy hiểm, nhưng nô lệ trong tư tưởng trong tâm lí với Bắc kinh của những người cầm đầu chế độ toàn trị Hà nội còn cực kì nguy hiểm hơn! Vài năm trước ngay tại Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố “Tình hình biển Đông không có gí mới”, rồi trước các Hội nghị Trung ương người cầm đầu chế độ còn gọi những lãnh tụ Bắc kinh, những kẻ đang xâm lấn biển đảo VN, là “Bạn“. Tới giữa tháng 6 sau khi giàn khoan HD 981 đã dựng chỗm trệ trong thềm lục địa VN, nhưng khi tiếp Dương Khiết Trì Nguyễn Phú Trọng vẫn xưng hô là “đồng chí”.[vi] Có hiểu như thế mới thấy được động cơ nào và nhằm mục tiêu gì trong tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng ngày 1.7: “Đặc biệt là phải tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.”!

Những tuyên bố cực kì sai trái như trên của người cầm đầu chế độ toàn trị đã làm tê liệt ý chí cảnh giác của đảng viên cũng như nhân dân trước ý đồ của Bắc kinh, đồng thời đánh lạc toàn bộ sự theo dõi của dư luận quốc tế; không có cường quốc nào tin tưởng chế độ Hà nội dám đứng thẳng trước Bắc kinh! Chính chế độ độc tài suốt trên 60 năm khiến cho những người cầm đầu mới có thể làm mưa làm gió, đưa ra các tuyên bố vô trách nhiệm và các quyết định cực kì sai lầm, đồng thời ngăn cấm những quan điểm đúng đắn, đàn áp những tiếng nói trung thực, trong khi đó lại ca tụng những chuyện không tưởng viển vông và lấy thù làm bạn. Vì thế họ đang đẩy đất nước vào hoàn cảnh cực kì nguy hiểm như hiện nay!

Trong các nước Dân chủ đa nguyên đảng cầm quyền thường xuyên bị các chính đảng đối lập, các tổ chức dân sự và các báo chí độc lập theo dõi và kiểm soát các hoạt động. Vì thế các cuộc tranh luận công khai và thẳng thắn ngay tại quốc hội và trên các cơ quan báo chí làm cho đảng cầm quyền phải thận trọng và cân nhắc trước các quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới vân mạng dân tộc và quyền lợi thiết thực của nhân dân. Nếu không thì đảng cầm quyền sẽ mất chính quyền khi đa số cử tri bỏ phiếu chống lại trong các cuộc bầu cử dân chủ tự do.

Dưới chế độ độc đảng toàn trị của ĐCSVN đã hoàn toàn không có các điều kiện trên. ĐCS một mình một chiếu, độc thoại, độc quyền, Quốc hội theo lối đảng cử dân bầu, trong đảng thì làm việc theo tập trung dân chủ khiến cho chỉ vài ông vua tập thể trong Bộ chính tri làm mưa làm gió, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm cá nhân. Chính cơ chế sinh hoạt của chế độ độc đảng là mụ đỡ cho các tệ trạng xã hội như tham nhũng, gia đình trị, nhóm lợi ích. Nó cũng là thủ phạm gây ra những sai lầm nguy hiểm và kéo dài trong chính sách an ninh đối ngoại; vì không được nhân dân ủng hộ nên những người có quyền lực phải nhờ các thế lực bên ngoài che chở. Đây chính là hoàn cảnh của VN hiện nay dưới chế độ độc đảng. Nguy hiểm rõ ràng là, hiện nay những người cầm đầu chế độ toàn trị Hà nội đã bị biến thành những anh hề làm trò xiệc để Bắc kinh ngang ngược lấn biển, chiếm đảo và đang đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và độc lập của VN!

Lúng túng với kẻ thù, ông nói gà bà nói vịt trong Bộ chính trị

Từ lệ thuộc tư tưởng và chính trị tới lệ thuộc kinh tế, thương mại ngày càng trầm trọng, khiến cho tứ trụ triều đình CS ở Hà nội đang rơi vào thế bị động và vô cùng lúng túng đặc biệt từ khi Bắc kinh đặt giàn khoan HD 981:

– Hội nghị Trung ương 9 của CSVN diễn ra đúng vào dịp Bắc kinh đặt giàn khoan HD 981, nhân dân cả nước lo ngại và phẫn uất, dư luận quốc tế rất quan tâm. Là đảng độc quyền và khẳng định là lực lượng lãnh đạo dân tộc, nhưng Bộ chính tri đã không cho Trung ương đảng thảo luận mà chỉ thông tin nhỏ giọt những gì họ cho phép. Vì vậy Hội nghị Trung ương 9 đã không có tuyên bố chung kết án các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh.Mặc dầu theo Điều lệ Đảng Trung ương đảng là cơ quan cao nhất. Như thế cho thấy họ đòi lãnh đạo dân tộc, nhưng lại vô cảm và vô trách nhiệm với vận mệnh dân tộc! [vii]

– Cũng vào thời gian này Quốc hội khóa 13 đang họp kì 7 suốt 5 tuần cũng không giành ưu tiên một buổi họp đặc biệt về tình hình căng thẳng trên biển Đông sau khi Bắc kinh dựng giàn khoan HD 981. Cho nên cuối cùng Quốc hội cũng không ra được một tuyên bố hay nghị quyết kết án hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh. Mặc dầu theo Hiến pháp thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất! Khi Quốc hội bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã không dám ra trước báo chí trả lời tại sao Quốc hội lại vô cảm trước bức xúc của nhân dân, nên đã giao cho Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời ấp úng và lúng túng về việc tại sao Quốc hội không ra được một tuyên bố kết án Bắc kinh xâm lấn.[viii] Trong khi đó một nhân vật thân cận của Nguyễn Phú Trọng,Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã nói thẳng“Quốc hội Việt Nam chưa ra nghị quyết riêng về Biển Đông vì tình hình chưa ‘đặc biệt nghiêm trọng’ ” !!![ix]Nhận định này của ông Thuận phản ảnh quan điểm của Nguyễn Phú Trọng khi còn là Chủ tịch Quốc hội: „Tình hình biển Đông không có gì mới!“

– Giữa tháng 6 sau 6 tuần ngang ngược dựng giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa VN và đánh phá các tầu tuần tra của VN Bắc kinh đã cử Dương Khiết Trì, người đứng đầu ngành ngoại giao Trung quốc, sang dọa dẫm VN và ra lệnh: „Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc“.[x] Nhưng thật là quái đản, ngày 18.6 Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị vẫn gọi Dương Khiết Trì là „đồng chí“![xi] Không những thế vì sợ Bắc kinh nên Bộ chính tri lại cản không cho PhóThủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Washington thảo luận với Mĩ về tranh chấp biển Đông với Bắc kinh theo lời mời cùa ngoại trưởng Kerry. Nhưng lại cho Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, thúc giục Liên minh Âu châu (EU) lên tiếng kết án Trung quốc. Thật là lúng túng, mâu thuẫn cùng cực! [xii]

– Trong các tuần gần đây Nguyễn Tấn Dũng lại đóng vai anh hùng rơm, mượn cơ hội tuyên bố rất nổ trong một số dịp liên quan tới giàn khoan HD 981. Nhưng khi cần có tiếng nói của người cầm đầu chính phủ thì ông lại tránh né. Như việc ông Dũng không dám ra trước Quốc hội tuyên bố kết án Bắc kinh bành trướng trên biển Đông. Từ lâu mọi người đầu biết là anh Ba Dũng hay „Đồng chí X“  trước sau vẫn chỉ là người „đón gió“ nhưng không dám „đổi cờ! Mỗi khi xẩy ra những bức xúc trong dư luận thì Nguyễn Tấn Dũng lại dùng ngôn ngữ rất nổ và hô hoán lớn, nhưng sau khi đánh trống xong thì quẳng dùi đi, chỉ muốn mượn gió bẻ măng mà thôi! Mới đầu năm nay Nguyễn Tấn Dũng đã từng quả quyết „phải làm lễ kỉ niệm 19.1 và 17.2“ và phất cao „ngọn cờ dân chủ“.[xiii] Nhưng sau khi Tập Cận Bình ra lệnh qua đường giây nóng thì ông Dũng lại im thin thít. 8 năm dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng cũng là thời kì kinh tế VN càng lệ thuộc Trung quốc, những người dân chủ bị giam cầm và đàn áp thô bạo nhất; chính ông ra lệnh cấm biểu tình chống Bắc kinh xâm lấn và cấm chuyên viên, trí thức được phản biện công khai và cũng là thời kì tham nhũng trắng trợn nhất! [xiv]

***

Sự phá sản của chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuối thập niên 80 với sự tan rã của Liên xô và các nước CS Đông Âu như trận động đất chính trị, nhưng đã không làm những người CSVN độc tài bảo thủ thức tỉnh. Trái lại vì đặt quyền lợi “đảng trước nước sau” nên họ đã hốt hoảng chạy sang Thành Đô cúi đầu xin bao bọc của phương Bắc. Hành động hốt hoảng này của họ cũng giống như triều đình nhà Nguyễn trước đây. Khi ấy tiếng súng đại bác của phương Tây cũng không đánh thức được các vua quan bạc nhược nhà Nguyễn thức tỉnh để canh tân đất nước kịp thời như Minh trị thiên hoàng ở Nhật. Triều đình nhà Nguyễn cũng đã hốt hoảng chạy sang Bắc kinh cầu viện, nhưng khi ấy chế độ phong kiến ở Trung quốc cũng không khá hơn, nên cuối cùng Triều đình Nguyễn không tránh khỏi tan rã.

Ngày nay với chủ trương đảng trước nước sau và đàn áp nhân dân nên chế độ toàn trị CSVN không dám đụng đến chân lông „Bạn bốn tốt“, mặc dù Bắc kinh đang ngang ngược xâm lấn biển, đảo của VN. Đây là lập trường và thái độ thực sự của Bộ chính tri và đã được người cầm đầu tuyên bố ngày 1.7 đã nói ở trên!

Nhưng thái độ ươn hèn này đang đẩy VN vào lệ thuộc phương Bắc và đế quốc kiểu mới của Bắc kinh đang trở thành kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của dân tộc ta. Vì thế chế độ toàn trị CSVN sẽ không có lối thoát! Hoàn cảnh của nhóm cầm đầu CSVN hiện nay rõ ràng như „Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra“ !

Nhân dân VN – đi đầu là trí thức, thanh niên, kể cả những đảng viên CS tiến bộ- quyết không nuôi ảo tưởng, quyết không để „trái tim nhầm chỗ để trên đầu“. Một số nhân sĩ trong nước đã cảnh báo là, những người dân chủ chúng ta không được để cảm tính thay cho lí trí, chỉ như vậy mới không bị đánh lừa của bất cứ ai chỉ „đón gió“ nhưng lại không dám „đổi cờ“ trong việc đấu tranh chống độc tài và bảo vệ đất nước![xv]

ÂU DƯƠNG THỆ

Ghi chú:

[i] . Quân đội Nhân dân điện tử 1.7

[ii] . Sách nghiên cứu của tác giả sẽ được xuất bản.

[iii] . Đài Bắc kinh 9.6

[iv] . Thụy My/Phạm Chí Dũng “Vì sao Kinh tế VN quá khó để thoát Trung”, RFI 26.6.14.

[v] . Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trước cử tri tại Sài gòn ngày 28.6, Lao động 28.6

[vi] . Cộng sản 18.6

[vii] . Xem cùng tác giả „Sự phá sản trong chính sách Trung quốc chứng minh sự sai lầm cực kì nguy hiểm của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị“, trong http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2014/adt175.htm

[viii] . VN Economy 24.6

[ix] . Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời phỏng vấn của BBC 24.6.

[x] . Đài Bắc kinh 18.6.

[xi] . Cộng sản 18.6

[xii] . Song Chi, „VN –tâm lí „chờ sung rụng“ và trạng thái „bị lờn thuốc““, RFA 25.6

[xiii] . Xem cùng tác giả: „Thông điệp năm mới 2014:Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh „treo đầu dê bán thịt chó“ ! Trong: http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2014/thongdiep.htm

[xiv] . Các hành động „đón gió nhưng không dám đổi cờ“ của ông Dũng trong thời gian làm Thủ tướng xem….“Quốc hội nhảy múa theo đồng chí mếu và đống chí X:„Nguyễn Như Vân“ muôn năm !“ http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/qh2811.htm

„Trọng ngố, Dũng hèn đang đưa đất nước tới vực thẳm !Và con đường của chúng ta“ trong http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/hntu6.htm

[xv] . Nguyễn Quang A, „Trái tim nhầm chỗ để trên đầu!“ , Dân quyền 26.5. Hà Sĩ Phu,Muốn thoát Hán phải thoát Cộng!“, Dân quyền 26.5

 

Thù trong giặc ngoài từ đâu ra?

Thù trong giặc ngoài từ đâu ra?

RFA

Song Chi.

Trong suốt bao nhiêu năm dài độc quyền lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản VN đã có quá nhiều sai lầm xuất phát từ mô hình thể chế chính trị độc tài cho tới vô số chính sách cụ thể. Cho đến bây giờ, những ai có hiểu biết đều nhận ra sự tồn tại của đảng cộng sản thực sự đã gây nên những hậu quả nặng nề như thế nào cho đất nước, cho dân tộc VN.

Còn đối với chính đảng và nhà nước cộng sản, những sai lầm đó đã tạo nên hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa nhà cầm quyền và nhân dân, đã đẩy hàng vạn hàng triệu người VN tự giác đứng về phía đối lập, trong đó có không ít người từng tin yêu đảng, từng đứng dưới lá cờ của đảng.

Từ những năm tháng đầu tiên khi mới cướp được chính quyền, thay vì thành lập một chính phủ cởi mở, dân chủ với sự tham gia đóng góp của rất nhiều nhân vật thuộc nhiều tổ chức, đảng phái khác nhau như sự hứa hẹn ngon ngọt lúc đầu, đảng cộng sản đã tìm mọi cách triệt tiêu mọi tổ chức, đảng phái đối lập như VN Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng, Việt Quốc, Việt Cách…; truy lùng, thanh trừng, ám sát trong bí mật những khuôn mặt nổi bật cũng như bắt bỏ tù hàng trăm đảng viên của các đảng phái khác.

Rồi phong trảo Cải cách ruộng đất nhân danh cuộc đấu tranh giai cấp đã giết hại hàng trăm ngàn người vô tội, và đẩy hàng triệu người khác, là thân nhân, con cháu của những người bị quy là địa chủ, cường hào ác bá vào vòng khổ ải. Vụ án Nhân văn Giai Phẩm đã hủy hoại tài năng và cuộc sống của bao văn nghệ sĩ, vụ án xét lại những năm 60 của thế kỷ XX khiến hàng chục trí thức, cán bộ cách mạng cao cấp phải vào tù…

Đáng chú ý là phong trào Cải cách Ruộng Đất với những cuộc đấu tố, thanh trừng man rợ luôn luôn có bàn tay chỉ đạo của các cố vấn Trung Cộng, còn bản thân phong trào này hay những vụ như Nhân Văn Giai phẩm, vụ án xét lại đều là học hỏi hoặc chịu ảnh hưởng từ Liên Xô và Trung Cộng, cho thấy ngay từ hồi đó đảng cộng sản VN đã bị lệ thuộc bởi ngoai bang như thế nào.

Đến khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, đảng lại bỏ lỡ một cơ hội thứ hai để đoàn kết dân tộc cùng xây dựng lại đất nước. Thay vì có những chính sách rộng lượng, văn minh, nhân ái với “bên thua cuộc”, đảng cộng sản đã tiến hành những biện pháp trả thù hẹp hòi mà tinh vi.

Dưới danh nghĩa đi “học tập cải tạo” đã đẩy hàng vạn dân quân cán chính của chế độ VNCH vào tù 5, 10.. năm và hơn nữa, trong đó có không ít người phải bỏ xác nơi trại vì chế độ giam giữ, lao động quá khắc nghiệt. Cùng với họ là bao nhiêu gia đình bị chia đàn xẻ nghé, vợ xa chồng con xa cha.

Rồi chủ nghĩa lý lịch, sự phân biệt trong đối xử, công ăn việc làm, cơ hội học hành khiến sự bất mãn trong lòng người dân miền Nam lớn dần. Chưa hết, đảng cộng sản đã tiến hành những chiến dịch lùa dân miền Nam đi kinh tế mới để cướp nhà cướp đất của họ, phá nát nền kinh tế miền Nam và móc sạch túi dân miền Nam qua những lần đổi tiền, những cuộc cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp, và những chính sách sai lầm khác trong kinh tế, văn hóa, xã hội.

Kết quả là người miền Nam, vốn chỉ mong kết thúc chiến tranh, hòa bình lập lại và sẵn sàng cùng với chính quyền mới xây dựng lại đất nước đã từ thất vọng não nề chuyển sang chán ghét, căm thù chế độ và lần lượt bỏ nước ra đi.

Không lâu sau ngày VN thống nhất, thế giới đã được chứng kiến một trong những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử cận hiện đại, kéo dài trong nhiều năm, với hàng triệu người liều mạng ra đi bằng mọi giá, hàng trăm ngàn người khác bỏ mình dưới đáy biển, bởi bàn tay hải tặc, hoặc vì vô số lý do khác.

Và cho đến tận bây giờ, gần 40 năm sau, người Việt vẫn đang tiếp tục tìm mọi cách để ra đi.

Những chính sách đó đã gây ra nỗi căm hận trong lòng hàng triệu người. Đảng cộng sản đã thắng một cuộc chiến nhưng không thu phục được nhân tâm của “bên thua cuộc”. Gần bốn thập kỷ qua đi nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ phải nói về cụm từ “hòa hợp hòa giải” và vẫn không làm được.

Không chỉ các thế hệ dân miền Nam trong chiến tranh buộc lòng phải trở thành kẻ thù ý thức hệ của đảng cộng sản, tiếp theo là các thế hệ dân miền Nam thời hậu chiến do hậu quả của những chính sách sai lầm nói trên. Điều đáng nói là ngày càng có nhiều người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc XHCN, nhiều người từng đứng dưới lá cờ của đảng, hoặc con cái trong những gia đình có truyền thống cách mạng ba đời, lý lịch “đỏ như son”, hoặc những người sinh ra sau ngày 30 tháng Tư, không hề biết và dính dáng gì đến chế độ VNCH…cũng trở thành “kẻ thù” trong mắt nhà cầm quyền.

Từ nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ, những người trong vụ án xét lại năm xưa, đến thế hệ của hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Bùi Tín, nhà văn Dương Thu Hương, nhà thơ Bùi Minh Quốc, các ông Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Tân…Tiếp theo là thế hệ của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Công Định, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, doanh nhân Lê Thăng Long, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, nhà báo-luật gia Tạ Phong Tần, luật gia Phan Thanh Hải, 3 nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy…Và còn nhiều, rất nhiều nữa, chưa kể những anh chị em Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, hội Phật giáo VN thống nhất…

Đặc biệt kể từ khi mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng, Bắc Kinh ngày càng lộ rõ mưu đồ thôn tính VN trong khi Hà Nội cũng ngày càng lộ rõ bộ mặt hèn với giặc ác với dân, thì con số người thức tỉnh ngày càng nhiều, và tất nhiên, số lượng người theo nhau vào các nhà tù nhỏ cũng tăng lên.

Ai đã làm cho họ trở thành “phản động”, thành kẻ thù của đảng, của chế độ? Có phải do các thế lực thù địch bên ngoài xúi giục họ như nhà cầm quyền VN thường rêu rao?

Không, chính là nhà nước này, với những sai lầm, tội ác và hệ lụy mà họ gây ra cho đất nước, dân tộc đã tạo nên những bức xúc, phẫn nộ trong lòng mọi người. Chính những điều luật 79, 88, 258 phi lý phi nhân của Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hòng bịt miệng dân, những phiên tòa bỏ túi, những bản án bất công, những thủ đoạn bẩn thỉu chống lại những ai dám mở miệng nói lên sự thật, cộng với những bằng chứng ngày càng lộ ra về quá trình bán nước của đảng cộng sản VN…đã làm cho người dân thức tỉnh.

Và cứ mỗi một người bị xách nhiễu, bị hành hạ, bắt bỏ tù vô lý, nhà cầm quyền không chỉ đẩy người đó mà cả gia đình, người thân, bạn bè của họ về phía đối lập. Từ khi anh Điếu Cày phải nhận bản án bất công, gia đình thường xuyên bị khủng bố, xách nhiễu, chị Dương Thị Tân vợ cũ của anh và con trai mới hiểu ra những việc làm của bố, cộng thêm việc tiếp xúc với bạn bè những người cùng chí hướng với chồng, cha mình, đã khiến chị và con trai trở nên ủng hộ anh tuyệt đối, dũng cảm đấu tranh vì anh.

Mẹ của Phương Uyên, Nguyên Kha…từ chỗ là những bà mẹ nông dân không quan tâm, không biết gì về tin học, nhưng vì muốn lên tiếng cho con, đã làm quen với email, facebook, internet…để liên lạc với những người tốt khác, vận động cho con, đã tìm hiểu với các điều luật để gửi thư phản đối lại các bản án của tòa. Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh đã bôn ba khắp các nước Âu Châu để lên tiếng về trường hợp của con và những người khác, mong thế giới gây sức ép buộc nhà cầm quyền phải thả những tù nhân lương tâm ra…

Trong quá trình đó họ lại gặp thêm những người khác có cùng hoàn cảnh, để củng cố thêm niềm tin rằng cha, chồng, con mình đã làm đúng, rằng lẽ phải đang ở về phía mình, phía nhân dân VN. Và cứ thế, người gọi người, tiếp nối nhau, như những con sóng, người này bị bắt thì lại có người khác…

Đó là chưa kể đến “kẻ thù tiềm tàng” của đảng còn là hàng triệu dân oan bị cướp đất, hàng triệu công nhân bị bóc lột như nô lệ với đồng lương chết đói ngay trên quê hương của mình, đội ngũ những người bị đàn áp vì tôn giáo…

Bất cứ một đảng cầm quyền nảo nếu khôn ngoan muốn được tồn tại lâu dài, sẽ lựa chọn con đường thay vì dùng bạo lực đàn áp người dân thì nên sửa chữa, thay đổi để tháo bớt những ngòi nổ chậm từ nhân dân có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Chẳng hạn, thay đổi chính sách sở hữu đất đai để không còn cảnh nông dân bị cướp đất, không còn dân oan, bỏ những điều luật phi nhân, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí là sẽ bớt đi được rât nhiều những người bất đồng chính kiến đòi hỏi quyền tự do căn bản này, thay đổi đường lối ngoại giao chọn bạn, chọn đồng minh khác, cương quyết thoát khỏi vòng kểm tòa của Trung Cộng là đã được lòng dân rất nhiều v.v…

Cho đến bây giờ, có lẽ nhà cầm quyền VN mới thấm thía nhận ra họ cô đơn như thế nào giữa lòng dân tộc và giữa thế giới văn minh, dân chủ, tự do, trước sức ép đòi hỏi phải thay đổi từ người dân và sức ép từ âm mưu xâm lược của Trung Cộng cùng lúc tăng lên.

Ngay cả kẻ thù Trung Cộng, suy cho cùng, cũng do chính đảng và nhà nước cộng sản VN, trước sau chỉ đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc, đã tự chọn lựa làm đồng minh, bạn bè suốt bao nhiêu năm. Đảng cộng sản VN đã mắc nợ Trung Cộng từ thời chiến sau đó lại quỵ lụy Trung Cộng quá mức, cộng với sự điều hành quản lý kinh tế xã hội kém cỏi và nạn tham nhũng nên ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Nam Hải, khiến cho cả dân tộc phải lãnh bao nhiêu hậu quả đau thương.

Thù trong giặc ngoài như vậy đều do chính đảng và nhà nước cộng sản tạo ra. Với Trung Cộng, tất nhiên khó mà tiếp tục là bạn một khi Bắc Kinh vẫn duy trì tham vọng độc chiếm biển Đông, thôn tính VN và các nước khác, nhưng còn với nhân dân, tiếp tục đối đầu hay cùng đi một đường là sự lựa chọn của đảng. Và cũng chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa để chọn lựa!

 

TỪNG CHÚT MỘT THÔI…

TỪNG CHÚT MỘT THÔI…

Nhìn một vận động viên đứng trên bục cao nhận giải thưởng, ta trầm trồ thán phục.  Ta ước mong mình có thể trở thành một vận động viên xuất sắc như thế.  Đọc một kiệt tác văn học, ta thích thú ngưỡng mộ ngòi bút xuất thần của nhà văn.  Ta ước mong mình có thể viết được hay như thế.  Nghe gương sống thánh thiện của một vị thánh, ta thấy mình bừng cháy khát khao nên thánh.  Ta ước ao đời mình cũng thánh thiện như thế.  Rồi ta lên kế hoạch cho mình, ta sẽ làm thế này, ta sẽ làm thế kia… cuối cùng, được vài ngày, ta lại…nản.  Tất cả lại trở về như cũ.

Ở đời, tất cả những gì thành công, xuất chúng, đáng giá đều không thể gặt hái một sớm một chiều. Chúng là kết quả của những nỗ lực bền bỉ, bước đi trong khiêm tốn, kiên nhẫn và…từng chút một.  Ta nên biết rằng đằng sau tấm huy chương vàng óng ánh là những kiêng khem, tập luyện vất vả, không phải ngày một ngày hai, mà có khi mất nhiều năm trời luyện rèn bền bỉ.  Đằng sau những áng văn bất hủ là những bản thảo miệt mài viết đi viết lại, sửa tới sửa lui.  Có khi nó là công trình của cả một đời người, bắt đầu từ những nét chữ nguệch ngoạc cho đến những câu chữ chỉn chu rõ ràng.  Đằng sau một mẫu gương thánh thiện, là cả một đời rèn luyện nhân đức.

Mọi sự đều có tiến trình riêng của nó.  Một chú nhộng bướm phải mất hàng giờ kiên nhẫn cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu trên cái kén.  Tiến trình tự nhiên mà ta tưởng là mất giờ này giúp cho cơ thể chú nhộng nhỏ gọn và đôi cánh cứng cáp để có thể bay khi chú thoát thai thành bướm.  Nếu ta thương tình can thiệp để tiến trình ấy diễn ra nhanh hơn, chú “nhộng bướm” sẽ chỉ là chú “bướm nhộng” bò loanh quanh với thân hình phồng rộp và đôi cánh nhăn nhúm.  Tôn trọng tiến trình của cuộc sống và chấp nhận quy luật ấy cũng là lẽ khôn ngoan ở đời.  Một bạn trẻ thành công quá sớm trong khi chưa chín chắn trưởng thành trong nhân cách có thể hủy hoại tương lai và cả thành công hiện tại. Macaulay Culkin, diễn viên nhí trong bộ phim nổi tiếng “Ở nhà một mình” là một thí dụ điển hình. Thành công quá sớm đã khiến cho Macaulay Culkin nhanh chóng sa ngã, sự nghiệp tuột dốc và cuối cùng chết mòn vì ma túy.  Chấp nhận mọi thành công đều cần một quá trình, ta từ tốn khôn ngoan bước đi từng bước vững chắc.

Thường thì nói và nghĩ bao giờ cũng dễ, bắt tay vào làm mới khó.  Nghĩ tưởng về thành công trong tương lai, khơi lên trong ta bao nhiêu động lực hiện tại, nhưng thực tế, khi bắt đầu hành trình và nhìn về chân trời xa xăm phía trước lại có thể khiến ta thoái chí nản lòng.  Ta không biết liệu mình có làm được như vậy không?  Ta không biết liệu dự phóng của mình có quá ảo tưởng không?  Và cái tiến trình xa vời vợi ấy có thể là một cám dỗ giục ta bỏ cuộc.  Lúc mới hoán cải với tâm trí tràn ngập những dự phóng sẽ thực hiện cho Thiên Chúa, thánh Inhaxio cũng đã từng bị cám dỗ như vậy.  Khi ấy, tâm trí ngài nổi lên một ý nghĩ: “Liệu ngươi có thể sống nổi cuộc sống này suốt 70 năm không?” Ý nghĩ ấy khiến ngài nản chí, nhưng khi nhận ra đó là một cám dỗ, ngài hiểu rằng 70 năm ấy có thể đạt được, chỉ cần lúc này ngài sống từng giờ trọn vẹn.

Cuối cùng, ở mỗi tiến trình ta phải nhận thức đúng về mình và quý trọng những thành quả tương xứng với tiến trình ấy.  Một con sâu róm xấu xí không nên tự trách mình không đẹp đẽ tươi xinh như chú bướm bay lượn trên các khóm hoa.  Những so sánh như vậy đều là khập khiễng và dễ dàng khiến ta thất vọng về mình.  Ta đang tập viết, không thể đòi mình có khả năng xuất khẩu thành thơ, hay sáng tác những áng văn kiệt xuất.  Điều khiến lòng ta an ủi là, dù có là cây bút đại tài đi nữa, thì cũng từng phải mài đũng quần tập viết từng câu chữ như ta.  Nhận thức đúng về mình giúp ta vững vàng trước những tiếng đời dư luận.  Chú sâu róm sẽ thất vọng buồn rầu đến chết được, vì ai nhìn chú cũng khiếp sợ.  Người ta khiếp sợ một con sâu mà không thể thấy rằng nó sẽ trở thành một con bướm.  Người ta thích thú nhìn ngắm một con bướm mà quên mất rằng nó đã từng là một con sâu.  Người đời cũng vậy, họ có thể chỉ nhìn thấy bạn như là một “con sâu” mà không thấy được nỗ lực của bạn để trở thành một “con bướm”.  Vậy nên bạn đừng để nhận xét của họ làm mai một ý chí vươn lên của mình.

Bạn thân mến, một tòa tháp cao bắt đầu từ một viên gạch nhỏ.  Một hành trình dài ngàn dặm khởi đi từ một bước chân ngắn.  Bạn là kiến trúc sư cho tòa tháp cuộc đời mình.  Trở nên một con người như thế nào, tương lai ra sao, cống hiến được gì cho đời, tất cả được đặt trên đôi vai của bạn.  Chính bạn là thuyền trưởng của cuộc đời mình.  Từ tốn, kiên nhẫn, trung thành sống từng chút nhỏ thôi, bạn sẽ lái cuộc đời mình về đến đích, như lời vị tôi tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Chấm một chấm cho thẳng, chấm này nối tiếp chấm kia… đường sẽ thẳng.  Sống một phút cho tốt, phút này nối tiếp phút kia… đời sẽ thánh’’.
Dominic Vũ Chí Kiên, SJ.

http://dongten.net

From: KittyThiênKim & Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

KHIÊM NHƯỜNG HIỀN HẬU


Đức Giêsu đã nói về mình như một người hiền hậu và khiêm nhường.  Sự khiêm nhường của Người được thể hiện rõ nét nhất qua mầu nhiệm nhập thể.  Là Thiên Chúa toàn năng, Người đã hạ mình nhận thân phận con người, sống như người trần thế (x Phl 2,6-12).  Nếu Người kêu gọi chúng ta sống khiêm nhường, là vì chính Người đã sống khiêm nhường suốt đời để thực hiện Thánh ý Chúa Cha.  Cuộc khổ nạn thập giá chính là bằng chứng cao cả nhất của sự khiêm nhường ấy.

Trong lời cầu nguyện của Đức Giêsu với Chúa Cha, Người đã nhắc đến những người được Chúa Cha mặc khải chân lý vĩnh cửu.  Những người này không phải là vĩ nhân, không phải người khôn ngoan xuất chúng, nhưng là những người bé mọn.  Như vậy, Lời Chúa giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn khái niệm “khiêm nhường”:

-Khiêm nhường trước hết là biết mình hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa và chạy đến tìm nương ẩn nơi Ngài.  Vì chúng ta chỉ là tạo vật, nên chúng ta phụ thuộc vào Đấng đã dựng nên chúng ta.  Khước từ Thiên Chúa là tội kiêu ngạo.  Tự cho mình làm nên mọi sự là tội phạm thượng.  Ađam và Evà đã kiêu ngạo và phạm thượng khi khước từ vị trí của Đấng Sáng tạo trong cuộc đời mình.  Họ đã muốn thoát khỏi vòng kiểm soát của Chúa, muốn được trở nên giống thần linh để cạnh tranh với Đấng đã tạo dựng nên mình.

Khiêm nhường là chấp nhận vị trí và vai trò của tha nhân trong mối tương quan đa dạng của cuộc sống xã hội.  Mỗi người có một vị trí, một nghề nghiệp, một tài năng và một trách nhiệm.  Không ai có thể làm được bách nghệ, nhưng con người trong xã hội phải phụ thuộc vào nhau mà sống.  Người thợ dệt sống nhờ người nông dân, người thợ xây sống nhờ người đánh cá, người làm việc văn phòng sống nhờ bác nông phu… nhận ra tình liên đới trong sự tôn trọng lẫn nhau, đó chính là khiêm nhường.

-Khiêm nhường là đón nhận chân lý vĩnh cửu do Đức Giêsu loan báo: thực tế cho thấy có những người học hành uyên thâm lỗi lạc không tin vào các giá trị thiêng liêng, không tin vào Thượng đế; trong khi có những người dân quê chất phác ít học, cả đời không ra khỏi làng, lại tin vào Chúa và gắn bó suốt đời với đức tin ấy đến nỗi không gì có thể lay chuyển nổi.  Như thế, đức tin trước khi là sự khiêm nhường đón nhận của con người thì đã là ân ban của Thiên Chúa, là sự mạc khải của Thiên Chúa về mầu nhiệm Nước Trời.

Khiêm nhường là học dưới mái trường của Đức Giêsu. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta trở thành môn sinh của Thày Giêsu.  Người là Thày dạy Chân lý, Thày dạy yêu thương.  Người chính là con đường để dẫn đưa chúng ta về với Chúa Cha, con đường để đem lại cho chúng ta hạnh phúc.  Có biết bao học trò của Đức Giêsu đã nhờ tuân theo giáo huấn của Người mà nên thánh.  Biết bao người đã  chiến thắng những cám dỗ, chiến thắng những nghịch cảnh cuộc đời nhờ giáo huấn ấy.  Chính nơi trường học của Đức Giêsu mà chúng ta được biết Chúa Cha, vì chính Chúa Con mặc khải cho chúng ta về Chúa Cha và đưa chúng ta vào sống trong mối tình huyền diệu Cha-Con muôn thuở.

Khiêm nhường là sống theo sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Tác giả Thư Rôma (bài đọc II) đã nhấn mạnh đến  sự hiện diện và tác động của Thần Khí nơi các tín hữu.  Một lối sống ngược lại với Thần Khí, đó là sống theo những bản năng của xác thịt, nghiêng chiều theo những đam mê và những đam mê này làm cho chúng ta xa Chúa.  Cũng chính nhờ Thần Khí mà chúng ta diệt trừ được sự ích kỷ và kiêu ngạo, là nguyên nhân của mọi tội lỗi.

Các nhà tu đức thường nói: Khiêm nhường là mẹ của các nhân đức”. Vậy nếu chúng ta sống khiêm nhường thì chúng ta sẽ có mọi đức tính tốt lành khác.  Như dòng nước luôn tìm chỗ trũng để chảy xuống, nên có thể thấm vào mọi nơi mọi chỗ và có thể làm cho đất đai trở nên màu mỡ phì nhiêu, sự khiêm nhường là bí quyết của thành công trong cuộc sống.  Khiêm nhường còn là cội nguồn của hạnh phúc, là nền tảng của tình yêu thương huynh đệ.  Đấng Cứu độ được diễn tả bằng hình ảnh khiêm tốn cưỡi trên lưng lừa, chứ không oai hùng trên lưng ngựa chiến với áo giáp uy hùng và kiếm gươm sáng loáng (Bài đọc I).  Chính nhờ sự khiêm nhường này mà Người đã chinh phục được các dân và đưa họ vào vương quốc công chính.

Kiêu ngạo bao nhiêu cũng chẳng đủ, khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng thừa.  Xin cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe bài học Chúa dạy hôm nay.  Amen!

Gm Vũ Văn Thiên

From: KittyThiênKim & Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Đảng là trên hết

Đảng là trên hết

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-07-03

kinhhoa07032014.mp3

000_Hkg4466727-305.jpg

Hình minh họa chụp năm 2011 tại Hà Nội.

AFP

Căng thẳng Việt Nam Trung Quốc chưa chấm dứt. Đảng cộng sản Việt Nam thì vẫn duy trì quan hệ mật thiết của họ với đảng cộng sản Trung Quốc, mà những mệnh lệnh gây hấn trên biển Đông, hay những lời nói trịch thượng từ giới ngoại giao Trung Quốc cũng phát xuất từ đảng cộng sản của nước này với tư cách một đảng cầm quyền. Mâu thuẫn này phải hiểu như thế nào?

Quan hệ giữa hai đảng

Theo truyền thông Việt Nam, ngày 30.6, tại Hà Nội, Tạp chí Mặt Trận, Viện Chính sách pháp luật và quản lý cùng các đối tác đã tổ chức hội thảo “Đa dạng hóa tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. TS Nguyễn Anh Dũng từ Báo Nhân Dân của đảng cộng sản Việt Nam, cho biết:

“Có những vấn đề nhạy cảm mà phía VN và TQ từng thỏa thuận không đưa ra ở những diễn đàn chính thức. Ví dụ Nhân Dân nhật báo (cơ quan của BCH T.Ư Đảng Cộng sản TQ) không đăng tải thì Báo Nhân Dân của Việt Nam cũng không đăng.”

” Chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu làm việc giữa hai đảng, nhượng bộ quyền lợi gì đó giữa hai đảng với nhau còn nhân dân thì chẳng có vai trò gì.
-Hà Sĩ Phu”

Phát biểu của Tiến sĩ Dũng chứng tỏ rằng quan hệ giữa hai quốc gia thực chất là quan hệ giữa hai đảng cộng sản với đại diện là hai tờ báo đảng lớn nhất nước. Lời “tiết lộ” này của ông Dũng hoàn toàn giống với nhận định của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến trong nước:

“Chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu làm việc giữa hai đảng, nhượng bộ quyền lợi gì đó giữa hai đảng với nhau còn nhân dân thì chẳng có vai trò gì.”

Một quan sát từ bên ngoài Việt Nam của Tạp chí Jane’s Intelligence, số ra tháng cuối tháng năm đầu tháng sáu năm 2014,  cho rằng những vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc trong vòng mấy năm gần đây, từ dự án bauxite ở Tây nguyên cho đến xung đột chủ quyền biển đảo ngoài biển Đông sẽ là một thách thức cho đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam về tính chính danh của nó.

Nhưng có vẻ như cuộc khủng hoảng chủ quyền quốc gia lớn nhất từ năm 1975 đến nay không làm thay đổi cái cách làm việc với nhau của hai đảng cộng sản.

Tạp chí Xây dựng đảng, trong ấn bản online ngày 28/6/2014, đưa tin một đoàn cán bộ cấp vụ dẫn đầu bởi Vụ trưởng vụ bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban tổ chức trung ương đảng cộng sản Việt Nam đi Trung Quốc nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm xây dựng đảng từ ngày 15 đến ngày 24/6/2014. Tức là đoàn cán bộ này lên đường sau khi giàn khoan của Trung Quốc đã kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau khi một chiếc tàu đánh cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc húc chìm vào ngày 26/5/2014. Những cán bộ cao cấp này không phải sang Trung Quốc để mang những phản đối ngoại giao, mà để học tập kinh nghiệm của những người đang ra lệnh tiến hành chiến dịch giàn khoan ngoài biển Đông.

nguyen-phu-trong-305.jpg

TBT Nguyễn Phú Trọng gặp Ủy Viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội chiều 18/6/2014.

Sau khi biết được tin này, một cựu đảng viên hiện đang sống tại thành phố Nha Trang cười nói với chúng tôi

“Tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam từ trước đến nay rất mật thiết, họ giúp đỡ nhau trong việc xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ.”

Một cựu đảng viên khác tại TP HCM thì nói đây là một việc làm chẳng có ý nghĩa gì cho quốc gia cả.

Một người dân tại Kontum bình luận về những hành động của đảng cộng sản hiện nay:

Không phải vô tình nữa, mà tất cả những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam cho đến giờ phút này càng ngày càng lộ ra bộ mặt quyền lợi của đảng. Tôi thấy rõ ràng là càng ngày người ta càng tách rời ra khỏi dân tộc Việt Nam.”

Chấn động địa cầu?

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, mới đây có nói trong cuộc gặp cử tri tại Hà nội rằng dù hữu nghị với Trung Quốc nhưng cũng phải gìn giữ chủ quyền. Việc lên tiếng sau một thời gian dài im lặng của ông Tổng bí thứ trước sự gây hấn của các đồng chí cùng lý tưởng của ông ở Bắc Kinh được giáo sư Trần Hữu Dũng, người thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế xã hội Việt Nam cho là một việc… chấn động địa cầu.

” Không phải vô tình nữa, mà tất cả những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam cho đến giờ phút này càng ngày càng lộ ra bộ mặt quyền lợi của đảng.
-Một người dân “

Tuy nhiên ngay trong buổi gặp gỡ cử tri này ông Trọng cũng nói rằng phải đấu tranh (?) toàn diện để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Như vậy mục tiêu hàng đầu của ông vẫn là bảo vệ chế độ của đảng ông đang nắm quyền. Và người ta vẫn còn nhớ cách đây không lâu, hồi năm 2013 ông Trọng cũng có nói rằng:

“Hiến pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau cương lĩnh Đảng. Đảng vẫn là số một.”

Trong khi đó, vào những năm 1990, đứng trước sự khủng hoảng kinh tế và chính trị của Nhật Bản, ông Koizumi Thủ tướng Nhật lúc ấy có nói rằng dù phải phá tan Đảng dân chủ tự do đang cầm quyền của ông để cứu nước Nhật thì cũng phải làm.

Trở lại với câu chuyện các đảng cộng sản làm việc với nhau, từ trước tới nay người ta biết được chuyện này trong một khái niệm gọi là tinh thần Quốc tế vô sản. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, sự đổi màu của chủ nghĩa cộng sản châu Á với màu sắc gọi là kinh tế thị trường, đã khiến cho nhiều người nghi ngại về cái gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản này.

Ngày 30/6/2014 Giáo sư mạch Quang Thắng, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, trả lời báo điện tử Văn Hóa Nghệ An rằng:

“Làm gì có chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó là một giá trị xa xỉ.”

Ông cũng cho rằng câu nói kinh điển của phong trào cộng sản quốc tế: Bốn phương vô sản đều là anh em đã lỗi thời rồi.

Tuy nhiên ở cuối bài phỏng vấn, ông cũng hi vọng rằng để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại của quốc gia thì rất cần năng lực và kỹ năng lắng nghe từ các cấp lãnh đạo. Và những người lãnh đạo mà ông Mạch Quang Thắng đang hy vọng đó cũng chính là những người vừa gửi đoàn cán bộ đảng cấp cao sang Bắc Kinh học hỏi.

Việt Nam – Trung Quốc: Ai nợ ai?

Việt Nam – Trung Quốc: Ai nợ ai?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-07-02

07022014-vn-cn-who-own-oth.mp3

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”

AFP

Một số người cho rằng VN mang ơn và nợ TQ. Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”. Nhận thức như thế có đúng hay không và thực chất của vấn đề này là gì? Anh Vũ cho biết thêm chi tiết.

Láng giềng thì có mang ơn thì không

Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có một quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm.

Quan hệ VN-TQ luôn là chủ đề nóng bỏng trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào cũng đều mang tính thời sự. Đặc biệt trong lịch sử cận đại, từ năm 1945 đến nay thì mối quan hệ giữa 2 quốc gia cộng sản cũng để lại không ít các vấn đề thăng trầm.

” Chúng ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến, nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang”

Hiện nay, quan hệ Việt – Trung đang xấu đi một cách nhanh chóng, đặc biệt sau việc TQ đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong lãnh hải của VN. Nhất là khi phía TQ bạch hóa các tư liệu về quan hệ giữa hai nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và vu cáo rằng VN vong ơn bội nghĩa.

Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, khi nói về quan hệ VN-TQ, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu cho rằng “Chúng ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến, nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt”.

Bình luận về phát biểu của Chủ tịch Trương Tấn Sang, ông Khuất Duy Chiến một sĩ quan quân đội thuộc Binh đoàn 559 trong chiến tranh chống Mỹ, đã nghỉ hưu cho biết: ông hoàn toàn không tán đồng ý kiến của Chủ tịch Nước. Theo ông các nhà lãnh đạo Việt nam trong quá khứ đã mắc phải sai lầm khi biến VN thành nơi thử nghiệm và đối đầu giữa các thế lực quân sự quốc tế hàng đầu. Đây là cuộc chiến giữa ý thức hệ CS và ý thức hệ tự do dân chủ. Việc TQ ủng hộ và giúp đỡ VN không ngoài mục đích cổ vũ tình đoàn kết cộng sản quốc tế để chống kẻ thù chung.

” Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS, VN đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất nước

ông Khuất Duy Chiến”

Từ Ninh bình, ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:

“Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS, Việt nam đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất nước. Tất cả nằm trong phương châm “Đánh Mỹ tới người Việt nam cuối cùng” của Mao Trạch Đông. Nên nhớ như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho phe XHCN, đánh cho cả Liên xô, Trung quốc”.”

Nói về sự giúp đỡ của TQ đối với cách mạng VN từ năm 1945 đến nay, ông Nguyễn Tường Thụy một cựu chiến binh ở Hà nội thấy rằng cuộc chiến tranh Việt nam (1955-1975) về bản chất là một cuộc chiến tranh ý thức hệ, vì lúc đó VN tự xác định mình là tiền đồn XHCN. Do vậy chính quyền CS đã nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN, nếu không có sự ủng hộ này thì VN không thể chiến thắng được.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, Trung quốc chỉ bỏ ra súng đạn đảng cộng sản Việt Nam bỏ người (1,2 triệu bộ đội hy sinh trong cuộc chiến ý thức hệ này)

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, Trung quốc chỉ bỏ ra súng đạn đảng cộng sản Việt Nam bỏ người (1,2 triệu bộ đội hy sinh trong cuộc chiến ý thức hệ này)

Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:

“Tất cả những người lính Miền Bắc đi vào miền Nam lúc ấy thì tất cả trang bị từ đầu đến chân, quân trang quân dụng đều của TQ cả, còn Liên xô thì viện trợ các vũ khí hạng nặng. Tôi nghĩ rằng nếu như nợ TQ thì là Ban lãnh đạo Đảng CSVN nợ TQ chứ nhân dân VN thì không nợ TQ.”

Trong bài viết “Việt nam không mang ơn Trung quốc” của tác giả Vương Trí Dũng trên trang Bauxite gần đây, tác giả đã viết rằng “Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.”

Trung Quốc nợ Việt Nam thì có…

Trả lời câu hỏi trong cuộc chiến tranh VN với sự chi viện rất lớn của TQ và các nước XHCN thì VN có nợ TQ hay không? Ông Khuất Duy Chiến thấy rằng sự giúp đỡ của TQ trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là sự giúp đỡ dưới trách nhiệm của tình đoàn kết quốc tế vô sản. Mà thực chất là các bên với cùng mục đích chung để bành trướng ý thức hệ cộng sản trên toàn cầu, trên cơ sở sử dụng xương máu của người Việt để thực hiện ý đồ đó.

” Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là một người VN tôi không chấp nhận được điều này

Ông Nguyễn Tường Thụy”

Ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:

“Nói về nợ, thì Trung Quốc đã từng giúp Việt Nam lương thực, quân trang, quân dụng, vũ khí… trong chiến tranh chống Mỹ . Nhưng đó là họ làm nghĩa vụ quốc tế, dựa trên chiến lược của ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, với mong muốn nhuộm đỏ toàn thế giới. Chẳng qua là một bên bỏ sức người, một bên bỏ sức của thôi. Thử hỏi rằng nếu xét về người và của thì cái gì quý hơn?”

Ông Nguyễn Tường Thụy thấy rằng trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã có khoảng 4-5 triệu người VN của cả hai bên đã chết trong các cuộc chiến này mà không thể tiền bạc nào trả nổi. Đúng ra TQ phải mang ơn VN đã dùng xương máu của từng ấy triệu người chiến đấu cho việc lan tỏa của Chủ nghĩa CS. Cái nợ đó là nợ bằng máu của người VN, mà theo ông VN chằng có gì phải mang ơn TQ. Đó là chưa kể đến việc TQ đã lợi dụng để bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải cụ thể là Bãi Tục lãm và Quần đảo Hoàng sa, đảo Gạc ma… của VN.

Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:

“Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là một người VN tôi không chấp nhận được điều này”.

Tư duy cùng chung ý thức hệ cộng sản và chuyện ‘ơn nghĩa’ giữa hai đảng đang khiến cho chính quyền Hà Nội chưa thể đưa ra biện pháp dứt khoát, rõ ràng trong việc giải quyết căng thẳng Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông như hiện nay.

Đất Nước Nhìn Từ Phan Rang

Đất Nước Nhìn Từ Phan Rang

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

“Phan Rang không phải là địa phương duy nhất mà những nông dân cần mẫn bị dồn vào cảnh tan gia bại sản, những công dân bất khuất phải chịu cảnh tù đầy, và những kẻ mê muội tối tăm thì trở thành … chính khách. Hiện nay, gần như mọi nơi trên đất Việt đều có những nạn nhân như ông Nguyễn Văn Tiềm, ông Phan Ngọc Tuấn, và loại đại biểu quốc hội như Nguyễn Bắc Việt.”

Tôi sinh trưởng ở cao nguyên, nơi hoàn toàn chả có biển rộng hay sông dài gì ráo. Đến tuổi mười lăm, mười sáu, khi những xe gắn máy của Nhật tràn ngập miền Nam, tôi mới có dịp nhìn thấy bãi biển Ninh Chữ – lần đầu – ở Phan Rang.

Từ Đà Lạt xuống Phan Rang, tên gọi nguyên thủy của tỉnh Ninh Thuận bây giờ, phải đổ đèo Dran và Krong Pha. Cả hai đều rất dài, rất “ngoạn mục,” và cũng rất hợp với cái tính khí (“dế mèn phiêu lưu ký”) của những đứa trẻ vừa mới lớn.

Lũ choai choai chúng tôi chỉ phóng Honda chừng vài ba tiếng là đến trung tâm thành phố. Sau khi chia nhau vài ổ bánh mì và mấy ly nước mía, cả đám chạy vù ngay ra biển. Lặn hụp, tắm táp qua loa rồi lại quầy quả quay về – cho kịp bữa cơm chiều!

Bãi biển Ninh Chữ. Nguồn ảnh: nhommua.com

Chúng tôi “đi du lịch” vội vã (như đi ăn cướp) không phải vì thiếu thời gian mà vì tiền túi chỉ vừa đủ đổ săng, cùng với bánh mì với nước mía thôi – ở motel hay khách sạn là chuyện rất xa vời, quá tầm tay với. Bởi vậy nên tôi không nhớ gì nhiều về Phan Rang – ngoài gió cát, núi đá, ánh nắng chói chang (và không khí nóng như rang) ở phố thị này.

Thời gian, tuổi đời, cùng nhiều thành phố xa lạ (với những bãi biển tuyệt vời) ở xứ người khiến cho Phan Rang chìm sâu trong tôi như viên sỏi nhỏ chìm lỉm dưới lòng một dòng sông hối hả. Mấy chục năm sau tôi mới hốt hoảng chợt nhớ đến cố hương, sau khi nghe tin dự án về dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Và cũng từ đây tôi mới biết chuyện về ông Tiềm Điên qua bài viết (“Từ Chủ Trang Trại Điển Hình Phải Trở Về Tay Trắng”) của ký giả Mai Quốc Ấn, trên báo Sài Gòn Tiếp Thị:

 

Ông Tiềm thẫn thờ bên đống hoang tàn. Ảnh và chú thích: Mai Quốc Ấn

Doanh nhân ấy có biệt danh là Tiềm “điên” với tên thật là Nguyễn Văn Tiềm, người dám đi vay hàng trăm triệu đồng vào năm 1998 chặn dòng một con suối ở sông Ông, Ninh Thuận tự mình làm thuỷ điện. Từ sức người, ông biến một vùng cằn cỗi mà chính dân địa phương còn thừa nhận là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành xưởng sản xuất nước đá, khu du lịch sinh thái theo mô hình trang trại nổi tiếng khắp nơi.

Tuy nhiên, trang trại ấy, phần lớn đã bị quy hoạch, bởi những quyết định lạnh lùng, lấy đất cho một doanh nghiệp khác làm thuỷ điện. Doanh nhân Nguyễn Văn Tiềm đi lên từ chân đất giờ trở về với chân đất. Gặp chúng tôi vào những ngày giữa tháng 6, ông Tiềm cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vì hy vọng sẽ đòi được công bằng theo suy nghĩ của mình. Như bao vụ giải toả khác, chuyện của ông Tiềm cũng để lại cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, ngậm ngùi khi mồ hôi nước mắt và tâm huyết của cả đời người bỗng chốc tan tành…

Mặc cho gia đình ông Tiềm khiếu nại, trưng ra những giấy tờ, bằng chứng nhưng chính quyền vẫn nhất quyết cưỡng chế. “Hôm đó họ dẫn theo công an, dân phòng đông lắm, chẳng khác gì vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Chỉ khác một điểm tôi đã cố nén để không liều mạng…”

Ông Nguyễn Văn Tiềm, nói nào ngay, cũng không điên lắm – ít nhất thì cũng chưa điên đến độ “liều mạng” như một công dân Việt Nam khác (cũng ở Phan Rang) là ông Phan Ngọc Tuấn. Ông Tuấn không “nén,” cũng chả “nín nhịn” gì sốt cả. Ông ngang nhiên viết trước nhà một hàng chữ lớn: GIA ĐÌNH BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÌ LÝ DO CHÍNH KIẾN.

Ảnh: Đỗ Vũ, DLB

Theo biên tập viên Đỗ Vũ thì “hành trình” để ông Tuấn bước vào vòng lao lý bắt nguồn từ hai nỗi oan sai của gia đình:

1. Vụ việc vợ ông bị đuổi khỏi công ty vệ sinh môi trường một cách bất hợp pháp. Vợ chồng ông đã đi kêu oan nhiều lần nhưng đều vô vọng.

2. Vụ án cháu ruột của ông Tuấn bị tai nạn xe cán chết. Nhưng phía gây tai nạn đã thông đồng hối lộ với cơ quan điều tra tỉnh Ninh Thuận nên họ chỉ bồi thường cho gia đình ông hơn 30 triệu đồng. Có kêu oan từ địa phương đến trung ương cũng vô ích.

Và trên con đường tìm công lý cho gia đình mình ông Tuấn gặp nhiều mảnh đời còn oan khiên, cay đắng hơn gia đình ông hàng trăm lần. Ông đã nhận ra bộ mặt thật của chế độ cầm quyền hiện nay ở Việt Nam.

Ông Tuấn đã tìm mọi cách vạch trần tội ác. Ông đã làm thơ, vè, làm truyền đơn rải từ Bắc chí Nam…Ông Tuấn công khai tên tuổi và địa chỉ, số điện thoại của ông trên các truyền đơn đã rải…

Ở Việt Nam mà ghi rõ tên tuổi, địa chỉ và điện thoại trên những tờ rơi rồi mang đi rải khắp mọi nơi thì cuộc đời kể như …rồi. Từ Paris, vào ngày 6 tháng 6 năm 2012, phóng viên Thanh Phương (RFI) đã có bài tường thuật ngắn về vụ án Phan Ngọc Tuấn. Xin ghi lại vài chi tiết chính:

Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa tuyên phạt 5 năm tù giam ông Phan Ngọc Tuấn, ngụ tại Phan Rang, với tội danh « truyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », một tội danh vẫn thường được sử dụng để bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam…

Ông Phan Ngọc Tuấn cũng bị buộc tội là đã nhiều lần phát tán nhiều tờ rơi có nội dung « nói xấu lãnh đạo Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương » tại Phan Rang. Cũng theo bản cáo trạng, ông Tuấn còn đã « lôi kéo » con trai là Phan Nguyễn Ngọc Tú tung lên mạng những clip video có nội dung « chống phá Nhà nước ».

Trong phiên xử, ông Phan Ngọc Tuấn đã không nhận tội và chính vì thái độ bị cho là « ngoan cố » này mà toà đã tuyên phạt bị cáo 5 năm tù giam, cộng thêm 3 năm quản chế sau khi ra tù, trong khi Viện Kiểm sát chỉ đề nghị mức án từ 36 đến 42 tháng tù giam…

Ông Phan Văn Tuấn, và ông Tiềm Điên (dù điên tới cỡ đó) vẫn không khiến cho dư luận quan tâm và bàng hoàng bằng ông Nguyễn Bắc Việt – Thường Vụ Tỉnh Uỷ và Đại Biểu Quốc Hội ở địa phương này.

Nguồn ảnh: vbsp.org.vn

Wikipedia chỉ ghi ngắn gọn ông là một … chính khách! Trần Trung Đạo cho biết thêm: “Nguyễn Bắc Việt còn khá trẻ, sinh năm 1961, trình độ học vấn thạc sĩ nhưng khi phát biểu lại giống như sinh năm 1930, trình độ học vấn mù chữ.”

Chớ ông Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Ninh Thuận “phát biểu” ra sao mà khiến cho ông nhà văn giận dữ (dữ) vậy cà? Sau việc Trung Cộng Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Việt đã đăng đàn và “tham gia một số ý kiến” như sau:

Về vấn đề biển Đông, từ sáng tới giờ và những ngày qua trong phát biểu tôi đồng tình với các ý kiến phát biểu ở một vế, đó là vế thể hiện lòng yêu nước. Nhưng còn một vế theo tôi là chúng ta chưa thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản và công dân quốc tế.

Thời điểm này chúng ta nên nhớ Di chúc của Bác, Bác để lại cho chúng ta lời di chúc trong đó khi nói về phong trào Cộng sản Bác đã nói là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em. Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý có tình… phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi…

Thiệt là hết thuốc!

Phan Rang không phải là địa phương duy nhất mà những nông dân cần mẫn bị dồn vào cảnh tan gia bại sản, những công dân bất khuất phải chịu cảnh tù đầy, và những kẻ mê muội tối tăm thì trở thành … chính khách. Hiện nay, gần như mọi nơi trên đất Việt đều có những nạn nhân như ông Nguyễn Văn Tiềm, ông Phan Ngọc Tuấn, và loại đại biểu quốc hội như Nguyễn Bắc Việt.

Bởi thế, chúng ta không nên bận tâm lắm đến dã tâm và lòng tham của bởi ông bạn láng giềng phương Bắc. Cho dù nay mai Việt Nam có thể biến thành “một khu tự trị” (như Nội Mông, Tân Cương, Ninh Hạ hay Tây Tạng) chăng nữa thì Trung Cộng cũng chỉ có thể  ra tay trấn lột hay trấn áp người dân một cách tàn tệ  đến như trường hợp của hai ông ông Nguyễn Văn Tiềm hay Phan Ngọc Tuấn là cùng. Bắc Kinh cũng không thể nào tìm ra được những đại biểu nhân dân tăm tối và ngu đần hơn ông Nguyễn Bắc Việt.

Cho đến ngày 18 tháng 4 năm 2014 công  luận mới xôn xao vì chuyện mười sáu người dân ở khu tự trị Tân Cương (kể cả bốn phụ nữ và hai trẻ em) vượt biên và bị bắn chết ở biên giới Việt Nam. Thiên hạ dường như đã quên rằng từ cuối thế kỷ XX đã có hàng triệu người Việt bỏ mạng tại biên giới Việt – Miên, hay vùi thây trong lòng biển Thái, trên đường đào thoát.

Cái tròng Trung Cộng chắc gì đã chặt hơn cái tròng của Việt Cộng mà lo. Hơn nữa, với đạo quân chiếm đóng khác chủng tộc và ngôn ngữ, việc nhận diện kẻ thù – chắc chắn – sẽ dễ dàng hơn. Bọn nhận giặc làm cha cũng đều sẽ phải lộ mặt, và không còn có cơ hội để giả danh cách mạng như hiện tại.

Giặc ngoại xâm dễ đánh hơn bọn nội xâm, hoặc thanh toán luôn cả hai cho nó tiện việc sổ sách. Thì cũng nói đại như vậy cho nó vui thôi chớ Trung Cộng có “tiềm năng” tự huỷ rất cao. Và khi nó tiêu tùng thì Việt Cộng còn biết bám vào đâu để mà tồn tại nữa?

 

Kế hoạch xâm lấn Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” của Trung cộng, và sự tiếp tay đồng lõa của CSVN

Kế hoạch xâm lấn Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” của Trung cộng, và sự tiếp tay đồng lõa của CSVN

Chuacuuthe.com

VRNs (01.07.2014) – Texas, USA – Trước việc Trung Cộng ngang nhiên đặt giàn khoan dầu ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều người dân nhận thấy Trung Cộng đang dần dần xâm chiếm đất nước ta từng bước một. Sở dĩ Trung cộng làm được điều này là nhờ Đảng và nhà nước CSVN tiếp tay đồng loã.

Thời nay, Trung cộng không thể xâm chiếm đất nước ta bằng cách tràn quân qua biên giới để tiến sâu vào nội địa Việt Nam như thời nhà Nguyên, nhà Minh ngày xưa đã từng làm. Thế giới hiện nay được tổ chức lại một cách có quy củ và trật tự hơn, việc xâm lăng như thế sẽ bị thế giới kết án và sau đó là tẩy chay, chế tài. Vì thế, để thực hiện mộng bành trướng, Trung cộng xâm chiếm các nước nhỏ theo một hình thức mới, vừa an toàn, vừa hữu hiệu, lại vừa tránh được sự kết án của thế giới.

Đó là xâm chiếm một cách tiệm tiến theo kiểu “tằm ăn dâu”, hay theo kiểu “luộc ếch chậm”. Phương cách này lợi hại ở chỗ nó làm cho dân tộc bị xâm chiếm không cảm thấy nguy hiểm quá đột ngột khiến dân tộc ấy phải phản ứng chống lại ngay. Ngược lại, nó làm cho dân tộc ấy nếu không chống lại ngay được thì sẽ tự thích ứng tình trạng hiện tại, cứ thích ứng như thế cho tới khi “con tằm ăn hết lá dâu” hay “con ếch bị luộc chín trong nồi nước sôi” ([1]), hay tới khi Việt Nam chính thức trở thành một tỉnh của Trung cộng.

Muốn thực hiện thành công phương cách xâm chiếm này, Trung cộng rất cần sự tiếp tay đồng lõa của thế lực cầm quyền đang điều hành bộ máy nhà nước của dân tộc ấy. Thiếu sự tiếp tay đồng lõa này thì việc xâm chiếm không thể thực hiện được.

Để thực hiện việc xâm chiếm Việt Nam, Trung cộng đã phải chuẩn bị nhiều thập niên trước để có được một bộ máy nhà nước nội gián, làm công cụ, sẵn sàng tiếp tay đồng lõa với Trung cộng như nhà nước CSVN hiện nay. Và tới nay, họ đã thành công. Bằng chiến thuật đơn giản và cổ điển là “cây gậy và củ cà-rốt”, hay nói cụ thể hơn là “thưởng và phạt”, họ đã biến đảng CSVN thành một tập đoàn tay sai, giúp họ thực hiện mộng thôn tính toàn Việt Nam theo kế hoạch “tằm ăn dâu” như đã nói trên.

Đảng CSVN sở dĩ chấp nhận một việc ngu xuẩn và bán nước như vậy chính vì tham vọng muốn nắm quyền độc tôn trường trị dân tộc Việt Nam, không chấp nhận nhường quyền cai trị cho bất cứ một đảng hay một thế lực nào khác cho dù có xứng đáng hơn mình gấp trăm lần hay có thể làm đất nước tiến bộ, giàu mạnh trên thế giới hơn mình. Nỗi sợ lớn nhất của đảng CSVN là bị mất quyền cai trị, nên với bất cứ giá nào, cho dù phải hy sinh cả dân tộc này, họ phải giữ cho bằng được “cái ghế quyền lực” mà họ đang ngồi trên đó. Trung cộng nắm được tham vọng cũng như nỗi sợ đó, nên tha hồ đe dọa lẫn dụ dỗ, mua chuộc cũng như lũng đoạn cả bộ máy cai trị của CSVN.

Kế hoạch xâm chiếm Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” này là gì? Để hiểu rõ kế hoạch này, chúng ta cần xét việc làm của hai phía: Trung cộng và CSVN.

140701002

1. Phía Trung cộng

Trung cộng chủ trương thực hiện việc xâm chiếm dần dần từng bước lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam theo đủ mọi cách, và dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi thì ký mật ước xác định lại các mốc ranh giới phía bắc Việt Nam khiến Việt Nam mất đi hàng ngàn cây số vuông dọc theo biên giới phía bắc. Khi thì ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ khiến Việt Nam mất đi hàng chục ngàn cây số vuông biển. Khi thì ký hợp đồng với CSVN để lập những khu công nghệ ngay trên lãnh thổ Việt Nam như khai thác bauxit ở Tây Nguyên (một vùng có tầm chiến lược hết sức quan trọng cho sự tồn vong của Việt Nam), thuê rừng đầu nguồn để khai thác một nguồn lợi nào đó. Khi thì chấp nhận cho dân của Trung cộng được tự do nhập cư vào Việt Nam không cần visa, từ đó phát sinh những China town, những trung tâm du lịch của Tầu ở rải rắc khắp nơi tại Việt Nam… Khi thì đòi CSVN phải chấp nhận cho những khu China town kia được tự trị. Khi thì dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm một số hải đảo của Việt Nam như đảo Gạc Ma, đảo Len Đao, đảo Chữ Thập, v.v… Còn nhiều sự việc khác không tiện kể dài dòng ở đây.

Trung cộng thì cứ việc từ từ lấn tới, chiếm dần lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam cũng như dần dần điều khiển bộ máy lãnh đạo của đảng và nhà nước CSVN. Hiện nay tuy mới chỉ chiếm được một số lãnh thổ và lãnh hải, nhưng rõ ràng là Trung cộng đã nắm trong tay bộ Chính trị, Quốc hội CSVN nên Việt Nam cứ càng ngày càng bị mất đất mất biển dần dần vào tay Trung cộng.

2. Về phía Việt Nam

Công việc mà Trung cộng đòi buộc bọn tay sai CSVN phải làm được là làm sao giúp Trung cộng giữ được, bảo vệ được những thành quả đã đạt được, nghĩa là Trung cộng chiếm được bất kỳ phần đất hay phần biển nào của Việt Nam, thì CSVN phải làm sao tiếp tay để Trung cộng giữ được hay bảo vệ được nguyên trạng vừa mới thành hình.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết CSVN phải che dấu để người dân không nhìn thấy được bản chất của mình là bán nước, là đang tiếp tay giúp Trung cộng xâm lược tổ quốc mình theo kiểu “tằm ăn dâu”. Kế đến, CSVN phải hoàn toàn kiểm soát được phản ứng của người dân trong nước đối với việc Trung cộng chiếm đất hay chiếm biển của Việt Nam, không được để dân chúng phản ứng quá mạnh.

– Để che dấu trước người dân bản chất bán nước và hành động tiếp tay giúp Trung cộng xâm lược, CSVN phải giả bộ phản đối Trung cộng mỗi khi Trung cộng chiếm được một phần đất hay phần biển, hoặc mỗi khi Trung cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách nghiêm trọng như trường hợp cắt cáp tàu Bình Minh hay cắm dàn khoan khổng lồ HD-981 và giàn khoan NH-9 ngay trong thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung cộng cho phép CSVN được đóng kịch, nghĩa là được phép phản đối Trung cộng trong mức độ vừa phải, miễn sao không đến nỗi buộc Trung cộng phải rút lui hay lùi một bước so với những gì đã đạt được. Nếu không giả bộ phản đối trước những hành vi xâm phạm quá trắng trợn và nghiêm trọng của Trung cộng, thì người dân sẽ thấy quá rõ ràng và có thể xác định được chắc chắn bản chất đồng lõa tiếp tay của CSVN. Điều này khiến người dân quá phẫn nộ, có thể nổi dậy lật đổ đảng CSVN; điều này sẽ gây bất lợi cho cả Trung cộng (vì không còn tay sai để tiếp tay Trung cộng xâm lược Việt Nam nữa).

Thật vậy, có những lúc CSVN mua vũ khí, tàu ngầm, máy bay như thể đang chuẩn bị chống lại Trung cộng, hay tổ chức những buổi hội thảo về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng-Trường Sa, hay có lúc CSVN phản đối Trung cộng khá mạnh mẽ đến nỗi nhiều người dân “mừng húm”, những tưởng CSVN đã thay đổi, đã từ bỏ hẳn lập trường thân Trung cộng mà trở thành chống đối. Nhưng sau đó thì dường như tình hình chẳng có chuyện gì thay đổi cả. Tất cả chỉ là đóng kịch để lòe bịp dân chúng, để dân chúng nghĩ rằng CSVN cũng chống lại Trung cộng, chứ đâu có tiếp tay cho giặc.

– Để hoàn toàn kiểm soát được phản ứng của người dân trong nước đối với việc Trung cộng chiếm đất hay chiếm biển của Việt Nam, CSVN đành phải chấp nhận cho người dân biểu tình phản đối Trung cộng trong mức độ mà họ có thể kiểm soát được. Sự cho phép này có thể đánh lừa người dân thơ ngây cho rằng CSVN cũng thực tình muốn chống Trung cộng. Tuy nhiên, nếu cuộc biểu tình có nguy cơ lớn mạnh hơn, vuột khỏi mức độ kiểm soát được của CSVN, hoặc biến thành biểu tình chống lại chế độ, thì họ sẵn sàng thẳng tay đàn áp không nhân nhượng.

Nếu hiểu được phương pháp xâm chiếm Việt Nam của Trung cộng được sự tiếp tục đồng lõa của CSVN thì chúng ta sẽ không bị CSVN lừa dối. Chúng ta sẽ không “mừng húm” khi thấy CSVN đóng kịch giả phản đối Trung cộng cách mạnh mẽ, giả bộ bắt tay với Hoa Kỳ để nhờ Hoa Kỳ chống lại Trung cộng, giả bộ lên tiếng sẽ kiện Trung cộng ra trước tòa án quốc tế, v.v… Chắc chắn còn nhiều trò giả bộ, đóng kịch khác…

CSVN nhiều lần cho vài ba chiếc tàu hải giám bằng gỗ hay bằng sắt nhỏ gấp nhiều lần tàu của Trung cộng ra vùng giàn khoan HD-981 để mang danh giám sát việc làm của Trung cộng. Thế rồi cả hàng chục chiếc tàu sắt lớn của Trung cộng ra xông ra nghênh chiến, phun vòi rồng và đâm vào tàu Việt Nam khiến tàu Việt Nam bị hư hại nặng nề, thậm chí phía Việt Nam có người bị thiệt mạng hoặc bị trọng thương. Chắc chắn đây chỉ là trò đóng kịch lố lăng của CSVN, vừa tốn tiền thuế của dân (do những chiếc tàu Việt Nam bị hư hại), vừa hy sinh nhân mạng người Việt cách phí phạn. CSVN làm như thế chỉ là để cho người dân thấy rằng CSVN cũng tìm cách… giám sát, phản đối, đối phó Trung cộng chứ đâu phải không làm gì.

Nhưng việc cần làm hơn và ích lợi hơn gấp bội là chính Quốc hội CSVN, trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam, phải ra một nghị quyết phản đối Trung cộng, thì CSVN lại không chịu làm. Điều này chứng tỏ Quốc hội CSVN hoàn toàn vô trách nhiệm trước nguy cơ mất nước của cả dân tộc. Nếu Quốc hội không làm thì Chủ tịch nước hay Bí thư đảng phải lên tiếng phản đối chính thức bằng văn bản. Hay việc cần làm gấp là kiện cáo Trung cộng về vụ Hoàng Sa và Trường Sa ra trước tòa án Quốc tế, vì mình đã đầy đủ bằng chứng thuyết phục để có thể thắng kiện. Những việc hết sức cần thiết phải làm, tại sao đến giờ này CSVN vẫn chưa chịu làm?

Việc thật sự cần làm thì không làm, khiến cho những việc không cần làm kia chỉ lộ ra tính “đóng kịch” của chúng mà thôi.

Sau khi Trung cộng cắm giàn khoan HD-981 vào hải phận Việt Nam, với sự phản đối chiếu lệ và đóng kịch của CSVN, thì Trung cộng chẳng những không dời HD-981 đi mà còn tiến hành bước kế tiếp là đưa thêm giàn khoan NH-9 vào nữa. Nếu CSVN cứ tiếp tục phản đối cách yếu sìu như thế thì Trung cộng sẽ còn tiếp tục cắm nhiều giàn khoan khác nữa, sẽ còn nhiều màn lấn tới nữa… Cuối cùng Việt Nam sẽ ra sao?

Điều quan trọng là người Việt trong và ngoài nước nhận thức được ác tâm của Trung cộng quyết xâm lấn Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” và dã tâm của CSVN muốn tiếp tay giúp Trung cộng thực hiện việc xâm lấn ấy bằng cách phản đối một cách chiếu lệ, hầu tạo điều kiện thuận lợi cho Trung cộng tiến hành bước xâm lấn kế tiếp.

Nhận thức được như thế, chẳng lẽ chúng ta lại chấp nhận thích ứng với tình trạng hiện tại như kiểu con ếch trong thí nghiệm “luộc ếch chậm”, nó sẵn sàng thích ứng với nước đang nóng lên rất từ từ, cho tới khi không chịu được mới quyết định nhảy ra, thì lúc ấy… đã quá muộn! Năng lực cần thiết để có thể nhảy ra thì đã tiêu thụ hết trong việc thích ứng với nhiệt độ nóng dần rồi, nên cuối cùng đành chấp nhận bị luộc chín! Không hành động kịp thời, e rằng khi thấy mất nước tới nơi mới hành động thì… đã quá muộn!!!

Nguyễn Chính Kết

1] Trong một trang facebook nọ có kể về một thí nghiệm thật ý nghĩa và thích hợp để minh họa cho kế hoạch tiệm tiến của Trung cộng trong việc xâm chiếm Việt Nam.

Khởi đầu, người ta bỏ một con ếch vào một nồi nước nóng khoảng 70 độ C. Con ếch lập tức nhẩy phóng ra ngoài liền, nhờ phóng ra mà nó tiếp tục sống. Sau đó, người ta bỏ con ếch đó vào một nồi nước lạnh, con ếch thấy không có gì nguy hiểm nên ngồi yên trong đó. Người ta bắt đầu đun từ từ cho nước nóng lên thật chậm. Khả năng thích nghi với môi trường của loài ếch rất cao, nên khi nước nóng lên từ từ nó vận dụng khả năng thích ứng đó và cảm không thấy có gì nguy hiểm đến nỗi phải nhẩy ra khỏi nồi nước cả. Đến khi nước nóng tới độ không chịu được nữa nó mới quyết định nhảy ra. Nhưng lúc này nó nhảy ra không nổi vì năng lực của nó đã cạn kiệt do tiêu hao quá nhiều vào việc thích ứng với nhiệt độ tăng dần của môi trường. Chú ếch đành ở lại trong nồi để rồi cuối cùng bị luộc chín.

Nguồn: http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2014/06/kehoachtamandaucuatrungcong.html

Mệnh lệnh từ Quảng Đông?

Mệnh lệnh từ Quảng Đông?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-06-30

06302014-quangdong-kh.mp3

truongtansang-305.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp ông Hồ Xuân Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Trung Quốc tại Phủ Chủ Tịch hôm 14/4/2014

Courtesy of truongtansang.net

Giữa lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh việc giàn khoan dầu của Trung Quốc được hạ đặt trong thềm lục địa Việt Nam, một công văn đến từ bộ ngoại giao Việt Nam đề ngày 3/6/2014 gửi cho một số cơ quan, bộ, tỉnh và thành phố trong nước được tiết lộ.

Nội dung của công văn này đề cập đến chuyến làm việc tại Việt Nam của ông Hồ Xuân Hoa, bí thư đảng cộng sản Trung Quốc tỉnh Quảng Đông vào tháng tư năm 2014. Theo công văn này thì sau chuyến làm việc ở Việt Nam ông Hồ Xuân Hoa có gửi cho Bộ ngoại giao Việt Nam một công văn đề ngày 25/4/2014, tức là 3 tuần sau khi giàn khoan Trung Quốc được kéo vào thềm lục địa Việt Nam.

Nguyên văn đọc được trong công văn của Bộ ngoại giao Việt Nam như sau:

Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).

Hai mục đầu tiên trong danh sách những việc cần làm này là thúc đẩy những người đứng đầu đảng cộng sản tại Hà nội và TP HCM sang thăm Quảng Đông, và xúc tiến đào tạo cán bộ cộng sản cho đảng cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc.

Theo những lời bình phẩm từ các trang mạng có đăng tờ công văn này thì lời lẽ được dùng ở đây không mang tính chất ngoại giao mà mang tính chất một chỉ thị của cấp trên, và trong trường hợp này là chỉ thị của bí thư đảng tỉnh Quảng Đông cho Bộ ngoại giao nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Anh Văn, một cựu đảng viên đảng cộng sản, hiện sống ở Nha Trang cho biết ý kiến của anh:

“ Nếu đó là sự thật thì quan điểm của tôi là không đồng tình. Rõ ràng mang tính chất bắt tay quá trong tình hình nóng như thế này.”

Anh cho biết thêm là chuyện quan hệ giữa hai đảng cộng sản từ trước tới nay là chuyện bình thường.

“…cười…tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam từ trước đến nay rất mật thiết, họ giúp đỡ nhau trong việc xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ.”

Một cựu đảng viên khác, dạy học tại TP HCM nói:

Lúc này họ phải công khai công văn này với những cán bộ công chức ở TP HCM. Khi thấy công văn đó, tôi có cảm giác về những ngày cuối của chính quyền này.”

Không phải ai ở Việt Nam cũng quan tâm đến những vấn đề có liên quan về chính trị. Một nữ họa sĩ trẻ tại Hà nội nói rằng chị chưa nghe đến việc này, và cũng có nhiều nguwofi như chị không quan tâm đến chính trị, sở dĩ có việc đó là vì người ta thấy rằng chuyện quan tâm không đem lại thay đổi gì.

Trước nay họ vẫn được tập luyện là không nên quan tâm, còn bây giờ tới mức này rồi thì họ cũng chỉ quan tâm đến mức độ ở quán bia thôi. Rất đáng buồn là như thế.”

Chị cho rằng sự quan tâm đến thời sự của cư dân Việt Nam hiện nay là ở thành phố lớn, còn ở nông thôn thì người dân không quan tâm gì.

Một người đàn ông tuổi trung niên ở TP HCM cho biết:

Tình hình hai nước căng thẳng mấy tháng vừa qua thực ra là căng thẳng lâu lắm rồi. Tình trạng bắn giết ngư dân đã từ lâu rồi. Nay lại thêm cái giàn khoan. Thực sự cái giàn khoan đó là cái bung xung thế thôi. Hai bên chính phủ chắc nói với nhau hết rồi, không có gì lạ. Còn bây giờ cái chuyện đi qua Quảng Đông thì đi để làm gì? Để làm phiên thuộc hay là nghe chỉ thị? Hay thực sự làm đối tác, hay đối tác kiểu gì?”

Sự tiết lộ công văn trên đây của Bộ ngoai giao lại cũng làm nhiều người liên tưởng đến công hàm Phạm Văn Đồng hồi năm 1958, rằng có quá nhiều vấn đề trong quan hệ giữa hai Quốc gia cộng sản bị giấu diếm.

Người hoạ sĩ trẻ ở Hà nội nói tiếp:

Có quá nhiều sự bị bưng bít. Những lợi ích giữa những nhóm giữa hai đảng thì người ta không cho người dân biết. Ví dụ như cái công hàm Phạm Văn Đồng thì cho đến gần đây người dân mới được biết nhiều hơn.”

Trao đổi với chúng tôi cách đây không lâu Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến trong nước có nói rằng quan hệ giữa hai Quốc gia cộng sản thực ra chỉ là quan hệ giữa hai đảng cộng sản mà thôi.

Và người đàn ông trung trung niên ở thành phố Hồ Chí Minh nói rằng những việc xảy ra gần đây cho thấy rằng đảng cộng sản Việt Nam không phải đi đồng hành cùng dân tộc.

Mới đây, chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nói rằng việc Việt Nam được Trung Quốc giúp đỡ trước đây thì Việt Nam sẽ mang ơn nhưng Trung Quốc đừng áp đạt. Không rõ chủ tịch nước sẽ nói gì nếu như được hỏi về nội dung của công văn Bộ ngoại giao về những việc mà các cơ quan tỉnh thành Việt Nam phải làm này.