Về chuyến bay Air India AI 171 rơi ở Ấn Độ – Phùng Văn Phụng

Phùng Văn Phụng

Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, xảy ra bất cứ ở đâu và cách nào không ai có thể biết trước được.

Tính đến hôm nay, 15 tháng 06 năm 2025, số người chết trong vụ máy bay Air India rơi ở thành phố Ahmedabad đã tăng lên 279, gồm 241 người trên phi cơ và 38 người ở dưới đất. 

38 nạn nhân ở dưới đất có 10 bác sĩ và người thân đang ở ký túc xá Đại học Y Khoa BJ. Có 24 sinh viên bị thương đang được điều trị.

Nguồn: VNExpress

https://vnexpress.net/so-nguoi-chet-trong-vu-roi-may-bay-an-do-tang-len-279-4898840.html

 1)Trễ máy bay 10 phút, thoát nạn thần kỳ

Có điều kỳ diệu về một người thoát nạn. Cô Bhoomi Chauhan, 28 tuổi, một sinh viên ngành quản trị kinh doanh sống tại Bristol (Anh) cùng chồng đã đến miền tây Ấn Độ để nghỉ dưỡng.

Cô dự định bay về nước trên chuyến bay AI171 vào 12-06-2025 và chuyến bay đã rơi ngay sau khi cất cánh, khiến 241 người thiệt mạng.

Khi cô đến sân bay vì trễ giờ khoảng 60 phút, nhân viên hàng không từ chối cho cô làm thủ tục để lên máy bay.

Cô đang nói chuyện với đại lý du lịch làm sao để được hoàn tiền lại. Cô nói:

“Ngay lúc đó, tôi nhận được tin báo rằng máy bay đã rơi”. Cô nói “Đây là PHÉP MÀU đối với tôi”

nguồn: BBC News Tiếng Việt

A person standing on a sidewalk AI-generated content may be incorrect.

2) Một người sống sót trong vụ rơi máy bay

Khi máy bay rơi tất cả người đi trên máy bay đều chết chỉ trừ MỘT người sống sót.

Vị khách may mắn sống sót này ngồi ở ghế 11A tên là Vishwash Kumar Ramesh, người Anh.

GS Malik Giám đốc cảnh sát thành phố Ahmedabad nói với hãng thông tấn ANI có một người còn sống sót khi máy bay Boeing rơi.

Vishwash Kumar nói: “Ba mươi giây sau khi cất cánh có tiếng động lớn và máy bay rơi.”

Nguồn: BBC News Tiếng Việt

A person with a beard and a beard with a bruise on his face AI-generated content may be incorrect.

Kết:

Sự kiện máy bay rơi, có người thoát chết trong gang tấc, thông thường con người nghĩ rằng họ may mắn. Rồi tôi phải suy nghĩ vẫn vơ về đời sống, số phận của con người. Không ai biết được cái gì sẽ xảy ra cho chúng ta.

Từ trại cải tạo (nhà tù) khắc nghiệt của cộng sản, bị bỏ đói triền miên, sức khỏe bị suy kiệt, tôi gọi là “những bộ xương cách trí biết đi” nhưng rồi chúng tôi cũng qua được những gian nan, khốn khó đó.

Và sự may mắn thoát chết như hai trường hợp trên đúng là một phép màu, tin vào sự quan phòng của đấng tối cao.?

Phùng Văn Phụng

15 tháng 06 năm 2025


 

CẤP KITÔ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa!”.

“Hiền lành trong lời nói tạo nên sự tự tin; hiền lành trong suy nghĩ tạo nên sự sâu thẳm; hiền lành trong cho đi tạo nên tình yêu. Hiền lành không phải là yếu đuối, nhưng là sức mạnh được kiểm soát!” – Lão tử.

Kính thưa anh chị em,

Lời Chúa hôm nay cho thấy quan điểm của Chúa Giêsu về sự hiền lành – điều tạo nên sự tự tin, sâu thẳm và tình yêu. Qua sự hiền lành của chính Ngài và giáo huấn Ngài dạy, Chúa Giêsu muốn đức ái của chúng ta đạt tới một cấp độ cao hơn, ‘cấp Kitô!’.

Với Chúa Giêsu, sự dữ không thể được đáp trả bằng một sự dữ lớn hơn! Với Ngài, “mắt đền mắt” – từng được coi là tiến bộ – không còn phù hợp. Ngài mời chúng ta đạt đến một cấp độ hoàn toàn khác của đức ái; Ngài đề nghị hãy chiến thắng điều dữ bằng điều lành.

Trong phiên toà xét xử Ngài, quân dữ khạc nhổ, đánh đấm và vả mặt Ngài. Phản ứng của Chúa Giêsu là im lặng; nghĩa là Ngài đã “giơ cả má bên trái ra nữa”. Đây là sự yếu đuối hay sức mạnh? Đáp trả bằng cách tấn công hay tự kiềm chế? Chúa Giêsu đã chọn điều tốt nhất, vì Ngài biết rõ, bằng cách tấn công, người ta sẽ ‘xuống cùng’ một cấp độ với kẻ tấn công mình. Ở một chỗ khác, Ngài hỏi những kẻ chất vấn và đánh đập Ngài, “Nếu tôi nói sai, hãy chứng minh điều sai. Nhưng nếu tôi nói đúng, sao lại đánh tôi?”.

Rõ ràng, Chúa Giêsu không phải là nạn nhân; đúng hơn, Ngài đang kiểm soát, tự chủ để không bao giờ mất đi sự bình tĩnh và phẩm giá của mình cho đến phút cuối. Và đó là lý do tại sao chúng ta bắt chước và tôn thờ Ngài. Vì thế, việc ‘giơ cả má bên trái’ không là dấu của yếu đuối, nhưng là dấu của một sức mạnh nội tâm to lớn, một lòng tự trọng sâu sắc và thậm chí là sự tôn trọng phẩm giá của chính kẻ tấn công mình. “Hiền lành không có nghĩa là để người khác giẫm lên, mà là đứng vững mà không cần phải gây tổn thương!” – Rollo May. Phaolô cũng dạy điều tương tự, “Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí tấn công và tự vệ!” – bài đọc một. Lời Chúa mời gọi chúng ta không gây tổn thương nhưng tiến đến một cấp độ cao hơn – ‘cấp Kitô’ – vượt lên từ “mắt đền mắt!”.

Anh Chị em,

“Hãy giơ cả má bên trái ra nữa!”. Vậy trong các tình huống tương tự, bạn và tôi đừng để mình trở thành nạn nhân, nhưng hãy là ‘chủ nhân’ hoàn toàn tự chủ! Chúng ta không chọn bạo lực; nhưng chọn ‘bất bạo động chủ động’ với lý tưởng tôn trọng con người và phẩm giá của họ, những kẻ mà – cùng Chúa Giêsu – bạn và tôi muốn cứu độ! Thế giới hôm nay đang ‘chứng tỏ’ và ‘chứng kiến’ một ‘sự phá sản’ tàn khốc của một ‘chu kỳ bạo lực và chống lại bạo lực’ không hồi kết. Là con cái Chúa, chúng ta sống sự hiền lành như Thầy Chí Thánh, sống bản lĩnh Kitô giáo, một ‘bản lĩnh đượm chất Tin Mừng!’. Bởi lẽ, bạo lực không hề mặc cả và trả thù không hề ngọt ngào!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để điều ác làm con mất tự chủ! Cho con trở nên mạnh mẽ khi biết kiến tạo yêu thương ngay trong những gì ác ý nhất của người khác!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

******************************************************

Thứ Hai Tuần XI Thường Niên, Năm Lẻ

Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 5,38-42

38 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. 42 Ai xin, thì hãy cho ; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.


 

Tin Cập Nhật cuộc chiến Do Thái và Iran: không kích và hỏa tiễn đạn đạo qua lại thiêu hủy các cơ sở lọc dầu, giết hại thường dân

Quân đội Israel cho biết lực lượng không quân Israel đã tấn công vào các kho chứa và cơ sở phóng tên lửa ở phía tây Iran vào Chủ Nhật, khi các cuộc tấn công ở Iran bước sang ngày thứ ba.

Tổng thống Trump cho biết hôm thứ Bảy rằng cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Iran nên chấm dứt . Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Trump cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề này và Putin “cảm thấy, giống như tôi, cuộc chiến này ở Israel-Iran nên chấm dứt”.

Các nhà lãnh đạo và cơ sở trong chương trình hạt nhân của Iran cũng bị tấn công trong đợt tấn công này: Chín nhà khoa học và chuyên gia cấp cao đã thiệt mạng và nhà máy làm giàu Fordow cùng khu phức hợp hạt nhân Isfahan cũng bị tấn công. Israel cũng tấn công kho dầu Shahran ở phía tây Tehran—một trong những địa điểm nhiên liệu chính của thủ đô.

Vào hôm Chủ Nhật, 15-6-2025, Israel đã cảnh báo người Iran tránh xa các khu vực liên quan đến sản xuất quân sự.

Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Iran dự kiến ​​diễn ra vào Chủ Nhật đã bị hủy bỏ, nước chủ nhà Oman cho biết, nhưng Iran không nhất thiết đóng cánh cửa nối lại các cuộc đàm phán này nếu các cuộc tấn công của Israel chấm dứt, theo một người được thông báo về cuộc gọi giữa các quan chức Iran và châu Âu.

Ít nhất 78 người ở Iran đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel. Ở Israel, con số này tăng lên 13 sau khi 10 người thiệt mạng trong đêm qua trong các đợt tên lửa mới nhất.

Lửa và khói bốc lên phía trên kho dầu Shahran ở Tehran vào Chủ Nhật.

Lửa và khói bốc lên phía trên kho dầu Shahran ở Tehran vào Chủ Nhật. (Getty Images)

Không quân Israel đã tấn công vào cơ sở hạ tầng lưu trữ và phóng tên lửa ở phía tây Iran vào sáng Chủ Nhật, quân đội Israel cho biết, khi các cuộc tấn công ở Iran bước sang ngày thứ ba. Israel cho biết họ cũng đã tấn công các bệ phóng tên lửa của Iran ở Iran qua đêm. Tuyên bố này được đưa ra sau các cuộc tấn công của Iran vào Israel khiến ít nhất tám người thiệt mạng.

Truyền thông nhà nước Iran cho biết nhà máy lọc dầu Tehran vẫn hoạt động bình thường và việc phân phối nhiên liệu không bị gián đoạn

Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Tổng thống Trump cho biết hôm thứ Bảy rằng ông muốn thấy cuộc chiến giữa Israel và Iran kết thúc. Trong bản ghi chép cuộc gọi của mình với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Trump cho biết họ đã thảo luận về các cuộc xung đột ở Ukraine và Iran. “Ông ấy cảm thấy, giống như tôi, cuộc chiến này ở Israel-Iran nên kết thúc, mà tôi đã giải thích, cuộc chiến của ông ấy cũng nên kết thúc.”

Trump viết trên mạng xã hội rằng ông và Putin chủ yếu thảo luận về Iran và sẽ nói nhiều hơn về Ukraine vào tuần tới. Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước Nga, trợ lý Điện Kremlin Yury Ushakov cho biết Trump đã nói với Putin rằng đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff đã sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với người Iran.

Mẹ Nhí – Sỏi Ngọc – Truyen ngan HAY

Sỏi Ngọc

Kể lại câu chuyện của chị K., xảy ra tại California, Hoa Kỳ 

Sỏi Ngọc

*****

Một cô bé Mỹ lai, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình.

Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng:

-Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì?! Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó?

Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.

Đứng chờ khoảng mười phút, cô bé được một người teller tiếp chuyện:

-Em mới có 12 tuổi rưỡi thôi?… Không đủ quyền pháp lý để ký vào hợp đồng ngân hàng một cách độc lập đâu, em không thể tự mình mở tài khoản, ngay cả cho con mình, nếu không có người giám hộ hợp pháp, ví dụ cha mẹ, ông bà… Em đi một mình với baby thôi hả?

-Dạ vâng, cháu… em…

Cả hàng người phía sau đang chờ xôn xao hẳn lên, ai cũng có vẻ tò mò chuyện cô bé, muốn biết quan hệ của cô bé với đứa trẻ nằm gọn trong chiếc khăn kia, người thì bảo “đó là em của nó,” kẻ thì đoán “là con gái của nó,” hàng xếp đang thẳng tắp từng người một, bỗng trở thành một đám đông tụ họp đứng vòng quanh cô bé trước counter để xem có thể giúp ích được điều gì cho cô bé, có người còn hỏi thẳng:

-Vậy em có biết cha nó là ai không?

-Em thực sự chỉ mới…12 tuổi thôi sao?

Với những câu hỏi phũ phàng, tới tấp của những kẻ không quen biết, cùng với sự từ chối thẳng thừng của nhân viên nhà băng, tất cả đã làm tăng thêm sự lo sợ, hoang mang, cảm thấy tủi thân và cô đơn, hai hàng nước mắt chảy dài ướt mặt, cô bé nói trong nước mắt:

-Con phải làm sao đây?…. cho con gặp… giám đốc của ngân hàng ạ?

Tôi mời Ann vào văn phòng riêng, đưa em một hộp Kleenex, một chai nước lọc, đẩy đến trước mặt em một hộp kẹo lúc nào cũng sẵn có trên bàn làm việc.

Trước khi ngồi xuống, Ann đặt con xuống chiếc ghế bên cạnh như đặt con búp bê, mở chiếc ba lô lấy ra một lô giấy tờ đưa tôi đọc, tâm sự:

-Thưa cô giám đốc, mẹ con qua Mỹ theo diện con lai, qua đây từ những năm 1994-1995, bà đi làm, thay đổi công việc rất nhiều hãng… Bà bắt đầu nghiện ngập từ ba năm nay, từ khi con ra đời đã không biết cha mình là ai… Mẹ buồn khổ vì những mối tình không trọn vẹn và công việc không theo ý muốn, mẹ tiếp xúc với những tên vô lại trên đường phố vô gia cư, bắt chước chúng uống rượu, hút thuốc, có bao nhiêu tiền bà đều mua rượu, say xỉn, rồi không đủ tiền bà đã… bán…con!

Nói đến đây cô bé Ann tủi thân, khuôn mặt gục xuống đất, hai tay xoắn lấy chéo áo, thút thít:

-Lúc đầu con chưa hiểu tại sao người ta lại đến dẫn con đi chơi, cho mẹ một số tiền để mua rượu và thuốc, mua quần áo đẹp cho con mặc, mua đồ ăn kẹo bánh mà con thích; con đã theo ông ta vào hotel mà ông nói là ở đó rất nhiều đồ chơi và đồ ăn ngon. Khi đến nơi con chỉ thấy một chiếc giường và hai người đàn ông lạ mặt người gốc Á đang chờ ở đó, họ tiến lại vuốt ve, nói lời ngọt ngào mà con chả hiểu được gì, cho con uống thứ nước ngọt mà khi uống xong rất buồn ngủ; trong cơn mơ màng, con thấy họ đã nằm lên con, vuốt ve hôn hít, nhưng con không thể nào có sức chống cự cũng không thể nào la hét… Con cảm thấy rất đau đớn, cái đau về thể xác thì ít mà đau về tinh thần rất nhiều, con oán hận mẹ đã lừa dối con, oán hận cái xã hội đã làm nên những con người sống ích kỷ, giả tạo vô đạo đức! Con cũng oán trách ông Trời, con có làm nên tội tình gì mà đã trừng phạt con nặng nề thế.

Tôi nghe Ann vừa khóc, vừa kể; cô bé còn vén quần lên cho tôi xem một vết cắn khá sâu, hằn những vết răng của những con quỷ đội lốt người trên đùi của em, dấu vết của những tên vô lại đã dằn vặt thể xác em khi lên cơn… Tất cả những tệ nạn xã hội trên đất Mỹ, trong những khu ổ chuột ở Cali này tôi đều đọc báo, xem TV thấy nói rất nhiều, nhưng chưa bao giờ nghe chính miệng của một nạn nhân bé nhỏ, chưa đủ tuổi trưởng thành, nhỏ hơn cả các con tôi kể ra một cách uất ức như thế, tôi cũng phải chảy nước mắt với Ann, tôi nắm lấy hai bàn tay em như truyền thêm sức mạnh và san sẻ nỗi đau ấy, muốn giúp em trừng trị lũ “súc sinh” kia đã làm cho cô bé ra nông nỗi này.

Tôi cũng là người tỵ nạn sống kiếp lưu vong như mẹ của em, nhưng may mắn hơn thôi. Gặp những người đồng hương bị hiếp đáp, cuộc sống gian nan, tôi muốn giúp đỡ và bênh vực họ trong khả năng của mình, để dân tộc Việt trong mắt người ngoại quốc không đến nỗi thấp hèn, chung tay giúp đỡ để cùng nhau tiến lên, xây dựng một cộng đồng Việt vững mạnh trên đất Mỹ.

Ann khẩn khoản cầu xin tôi một cách tội nghiệp:

-Cô giúp con với, mở cho con một tài khoản riêng, con muốn được chính phủ giúp cho tiền sữa để nuôi em bé, con muốn làm một người mẹ tốt, không muốn sống như mẹ đâu! Con cũng hiểu vì quá nghèo khổ, lại bị thiếu thuốc vật vã, mẹ đã bán cái thân xác của con cho những… con thú, nhưng con biết mẹ cũng không vui đâu, mẹ càng uống nhiều rượu thêm nữa để quên đi cái điều mẹ làm không đúng với con, mẹ càng lấn sâu hơn vào con ma rượu mỗi khi chiều tối. Con cũng đã từng ngồi bên mẹ, tâm sự với mẹ, giúp mẹ trải qua cơn khó khăn cai rượu, nhưng không thể được, mẹ đã đánh con thiếu sống thừa chết để chạy vụt ra khỏi nhà đi mượn tiền mua rượu, mượn tiền đến nỗi không trả được phải… bán chính con gái ruột của mình! Con còn nhỏ thể xác nhưng đã lớn khôn trong suy nghĩ; từ lúc sanh con bé này, con không muốn cuộc đời mình sẽ giống như bà ngoại nó! Con tha thứ cho mẹ, nhưng không muốn mẹ sẽ dùng tiền sữa của con bé đi uống rượu!

Tôi giảng giải:

-Trước mắt nếu con không muốn mẹ là người giám hộ hợp pháp vì sợ bà lấy tiền của cháu bé đi uống rượu hay làm hại đến tương lai con, thì cô bắt buộc phải làm giấy tờ lên một dịch vụ bảo vệ trẻ em CPS, họ sẽ đưa hai mẹ con vào cơ sở tạm cư đặc biệt dành cho mẹ tuổi vị thành niên, chính phủ sẽ bổ nhiệm một người giám hộ hợp pháp tạm thời cho con, mọi quyền tài chính sẽ được người giám hộ này lo hết, như mở tài khoản ngân hàng, nhận trợ cấp chính phủ, riêng con cũng được đi học lại theo trình độ của con, họ sẽ cho hai mẹ con một chỗ ở an toàn nữa. Con có thể thuyết phục mẹ vào trung tâm cai nghiện rượu, sau đó họ sắp xếp cho một công việc phù hợp với mình, nhưng phải ráng làm việc, kiên nhẫn và chịu khó mới được.

-Vâng, con hứa sẽ ráng làm người mẹ tốt để làm gương cho con gái, con sẽ để lại giấy tờ của con và con bé ở đây, nhờ cô làm tất cả giúp con nhé.

-Cô chỉ muốn giữ một bản sao thôi, còn bản chính con hãy giữ bên người, để lỡ có chuyện gì thì phải trình ra…

-Dạ!

-Chiều hôm nay ở nhà đã có đồ ăn chiều chưa? Có đủ sữa cho cháu bé bú hôm nay không?

-Con cho con bú… còn cơm chiều thì….

Thấy Ann ngập ngừng, tôi đoán chắc cháu không có tiền mua đồ ăn, tôi đưa $50 tiền riêng của mình, căn dặn:

-Cô cho riêng con số tiền nhỏ này, mua cơm ăn chiều nay, cô sẽ làm giấy tờ gởi lên nơi có trách nhiệm để con được một chỗ ở an toàn cho hai mẹ con và được chính phủ chu cấp. Vì con không có điện thoại liên lạc nên ba hôm nữa hãy đến đây gặp cô vào giờ này nhe.

***

Ba ngày sau…

Cả ngày làm việc tôi thấp thỏm, rất mong gặp lại Ann để báo tin vui cho biết là dịch vụ bảo vệ trẻ vị thành niên đã chấp nhận đơn xin của em, em sẽ có được chỗ ở tạm thời ngay lập tức, tránh xa bà mẹ nghiện ngập cứ muốn bán con gái mình để lấy tiền hút thuốc uống rượu. Tôi vui khi nghĩ đến em ấy sẽ được đi học lại, có tương lai tươi sáng, và đứa bé sẽ được gởi ở nhà trẻ gần đó.

Tôi đã phải bỏ thì giờ đến tận nơi để xin cho Ann, không muốn nhìn cảnh một đứa trẻ vị thành niên, chưa đủ khả năng và kinh nghiệm để lo cho chính bản thân mình, thì làm sao nuôi thêm một đứa bé mới lọt lòng! Nhưng chờ mãi cả ngày, đến khi nhà băng đóng cửa vẫn không thấy tăm hơi của cô bé.

Hai tuần trôi qua, vẫn không có tin tức của Ann, tôi vô cùng lo lắng, sợ cô bé lại bị mẹ bán cho một môi giới nào đó, ở một tiểu bang xa xôi mà chính em ấy cũng không biết nơi chốn thì sẽ ra sao. Tôi rùng mình nghĩ đến những phim tài liệu nói về những cô bé vị thành niên bị bắt cóc, giam cầm dưới lòng đất cho đến mấy chục năm sau, làm nạn nhân tình dục cho những kẻ đồi bại bệnh hoạn, tôi đành phải điện thoại đến đường dây khẩn cấp 911 để báo cảnh sát truy lùng những kẻ sống ngoài vòng pháp luật.

Từ hôm đó, hình ảnh của bà mẹ nhí 13 tuổi, tay bồng đứa bé mới sanh được đưa lên khắp các đài truyền thông và mặt báo.

Đến ngày thứ hai mươi, khi tôi đang dùng cơm phía sau nhà băng, cô teller mừng vui chạy vào tìm tôi:

-Helen ơi, ra xem có ai tìm cô này!

Tôi bỏ bữa cơm dở dang, theo cô nhân viên ra bên ngoài, bắt gặp khuôn mặt tội nghiệp của Ann gầy nhỏ, đôi mắt buồn trũng sâu, mất đi vẻ ngây thơ, tay vẫn bồng theo đứa bé nhỏ ngoan ngoãn nằm yên trong tấm khăn.

Thấy cô bé còn nguyên vẹn hình hài đứng trước mắt tôi, không như trí tưởng tượng của tôi trong mấy ngày qua, mừng quá tôi chạy vội ra ôm cô bé vào lòng như chính đứa con thân yêu xa nhà bấy lâu, dắt cô bé vào bên trong:

-Cháu có khỏe không? Sao mấy hôm nay cháu không đến đây như đã hẹn vậy? Có ai đã làm hại gì cháu không?

Cô bé nhìn tôi với ánh mắt của một người đã trưởng thành, già giặn, nghẹn ngào:

-Mẹ con đã… qua đời!… Bà uống nhiều rượu quá, và cả thứ thuốc trắng mà tụi nó cho mẹ thử khi mẹ lên cơn. Mẹ ra đi mà không hề biết có con và đứa cháu ngoại bên cạnh, con đã cố gào thét tên mẹ, giựt tóc mai như bà bên cạnh nhà chỉ, gọi ambulance nhưng họ đã tới quá trễ! Sau đó con xin nhà quàn làm lễ nhỏ cho mẹ trước khi thiêu. May quá, tất cả không tốn đồng nào cả vì họ nói con nghèo quá, không có họ hàng nữa, họ làm thí cho con. Họ có đưa cho con cái hộp gỗ đựng tro cốt của mẹ, con đã tự đi rải tro ở bờ sông trong một park gần nhà, mỗi năm con sẽ đến đó nhớ về mẹ!

-Oh vậy à! Cô xin lỗi và xin chia buồn cùng con nhé! Con còn nhỏ mà trải qua bao sóng gió cuộc đời…

-Con cũng còn chút may mắn được những người bạn của mẹ quen biết chỉ cách con phải làm gì cho mẹ sau khi mẹ mất, còn cho con mượn tiền mua thức ăn và sữa cho bé vì con… không còn sữa nữa!

Tôi xót xa cảm động khi nghe Ann kể bị tắt sữa, con bé còn quá bé nhỏ phải chịu đựng sự đau đớn khổ sở, cái tuổi mà những đứa bé khác chỉ biết ăn biết chơi.

Tôi cắt ngang nét rầu rĩ của con bé:

-Thôi bây giờ để chuyện buồn sang một bên đi, cô muốn báo tin mừng cho cháu là cháu đã được trung tâm hỗ trợ trẻ em nhận đơn, cháu đã có chỗ ở rồi đấy, cháu có thể đến ở ngay hôm nay….

Cô bé giương cặp mắt to tròn lên nhìn tôi với vẻ nghi ngờ:

-Hôm nay sao? Hôm nay cháu có chỗ ngủ chính thức cho hai mẹ con sao? Có phải là sự thật không, cháu không nghe lầm chứ?

Những giọt nước mắt cảm động lẫn mừng vui bắt đầu lả chả rơi xuống khuôn mặt ngây thơ, hốc hác xanh xao:

-Cháu cám ơn cô rất nhiều đã giúp đỡ cháu nhé, cháu mang ơn cô suốt đời…

Không hiểu sao, tôi có một tình cảm thật đậm đà với cô bé này, dù chỉ mới quen em vài ngày thôi, câu chuyện của em đã làm lòng tôi xao xuyến, thương tâm. Tôi để hai mẹ con em ấy ngồi dưới bếp, dùng chút sữa với bánh trái cho đỡ đói, phone ngay xuống trung tâm nhờ người đến đón hai mẹ con cháu Ann, nhưng họ nhờ ngược lại tôi chở cháu xuống đó vì không có đủ nhân viên đi đón người mới.

***

Một tháng sau, tôi lấy vài ngày hè, người đầu tiên tôi nghĩ là đến thăm bé Ann, tôi muốn biết cuộc sống của hai mẹ con bây giờ ra sao, nhân tiện muốn đem một số quần áo còn mới của những đứa bé nhà giàu chỉ mặc qua một lần đã bỏ, vài thùng sữa bột và tã cho baby. Tôi miên man nghĩ về em trên suốt quãng đường đến trung tâm cách nhà tôi khoảng 45 phút, cũng ở trong Orange County, tưởng tượng đến khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt ngây thơ non dại của người mẹ nhí này…

Trước khi vào thăm ngôi nhà chung của Ann, tôi gặp cô Nhàn, giám hộ người Việt Nam tạm thời cho Ann, kể cho tôi nghe:

-Ann rất chăm chỉ học hành, còn nhỏ mà rất có trách nhiệm với đứa con, đến nhà trẻ thăm con vào mỗi giờ nghỉ giữa ngày của buổi học, lo cho con bú điều độ và đúng giờ. Ngày cuối tuần em cũng giành hết thì giờ cho con nhỏ, khi baby ngủ thì Ann ngồi vào bàn học ngay, rất ít đi chơi. Nhìn cô bé chăm chỉ mà mình rơi nước mắt vì chưa thấy có ai giống vậy, Ann là một ngoại lệ, em đã trưởng thành trước tuổi, những cô bác sống xung quanh đều muốn giúp em một tay nuôi bé nhưng em luôn từ chối để tự mình trông con.

Tôi gặp Ann với đứa bé ở hàng hiên phía sân sau ngôi nhà. Ann đang lúi húi làm bài tập ở trường, con bé con nằm sát một bên, ngoan ngoãn như con búp bê. Ann ngẩng đầu lên, bất chợt thấy tôi, bé mừng rỡ, vứt ngay cây bút xuống bàn, chạy ra ôm chầm lấy tôi:

-Cô Helen! Cô Helen có khỏe không? Con nhớ cô rất nhiều, con mong cô đến chơi lắm!

-Cô mang cho cháu một chút quần áo, sữa và tã cho baby, với lại xem cháu có thích nghi với cuộc sống mới này không? Có vui không hay lúc nào cũng… nhớ về quá khứ?

-Cháu rất ok, cháu bận quá nên không có thì giờ nghĩ đến việc đã qua nữa… Với lại đã qua rồi thì… buồn cũng không làm gì được!

-Cháu thật ngoan và can đảm lắm, cô rất khâm phục đó!

Tôi bế đứa bé lên hôn lên đôi má hồng đào của nó, hỏi Ann:

-Con đặt tên cho búp bê này là gì vậy?

-Dạ là Dove, con mong cuộc đời nó phẳng lặng và an lành như con chim bồ câu đem sự thiện lành đến cho những người mà nó gặp trong cuộc sống của nó.

-Thật dễ thương và ý nghĩa quá! Sao cháu có thể nghĩ ra tên này vậy? Có ai chỉ cho cháu không?

-Cháu rất thích ngắm chim bay, những con chim bồ câu trắng hay đến đầy sân nhà cháu khi mẹ còn sống, lúc đó con còn rất nhỏ, mẹ hay nói là bồ câu trắng đem lại sự hòa bình, yên vui cho mọi người, nên từ đó hình ảnh con bồ câu trắng mãi trong trí óc của con.

Tôi ôm Ann vào lòng, thấy thương con bé sớm côi cút, rất hiểu chuyện. Tôi đề nghị:

-Cô chỉ có một mình ở nơi đất khách quê người mà thôi, cô có một con trai lớn, nó đã có gia đình riêng rồi, cháu có muốn… làm con gái út của cô không? Mình có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, hai cô cháu mình sống nương tựa với nhau cho tới khi cô trăm tuổi có được không?

Ann mừng rỡ ôm chặt lấy tôi như sợ tôi biến đi mất. Tôi cảm nhận được trái tim cô bé đập thật nhanh với tất cả sự biết ơn và hạnh phúc:

-Con… con xin cám ơn cô, sẽ mang ơn này suốt đời… Con vui quá, từ đây con sẽ có cô là người thân duy nhất trên cuộc đời này rồi… Con xin hứa sẽ là một người tốt để không phụ lòng cô!

***

Thời gian vun vút trôi, tôi đã về hưu sau khi cống hiến trên 30 năm cho ngân hàng Bank of America, con trai tôi đã theo công sở rời nhà qua Minnesota, rất hiếm khi về thăm mẹ, nhưng nó rất yên tâm vì thấy cách cư xử của Ann đối với tôi thật trọn tình trọn nghĩa. Ann đã lập gia đình với một người Mỹ làm cùng hãng, sống cách nhà tôi một con đường, chiều nào hai vợ chồng cũng đi bộ đến nhà để cùng ăn cơm tối với tôi. Cả hai đã có thêm một đứa con trai, Jimmy 11 tuổi, cháu bé trai này được tôi nuôi ẵm bồng từ lúc mới lọt lòng nên quấn quít bà ngoại lắm. Cháu nói chuyện với gia đình bằng tiếng Mỹ, nhưng khi qua nhà bà thì đổi sang tiếng Việt không dấu, chút ngọng nghịu thật dễ thương làm sao.

Còn bé Dove đã thành cô gái 21 tuổi, duyên dáng, đang theo học bác sĩ, cô bé có trái tim nhân ái, yêu thương giúp đỡ mọi người như cái tên Dove của cháu vậy.

Từ khi đặt chân đến nước Mỹ, quê hương thứ hai, đất nước của tự do, của những giấc mơ, hoài bão về tương lai, tôi đã nguyện với lòng trước nhất phải thành thân, kế đó giúp đỡ cộng đồng người Việt lớn mạnh, tự lực, không là những kẻ ăn bám xã hội, nay tôi đã toại nguyện, đã thực hiện được giấc mơ ấy!

Cơn gió nhẹ thoáng qua, những mảnh nắng vỡ nhảy múa lung linh trước thềm, tiếng chân thằng bé Jimmy chạy từ nhà sau lên, ôm lấy ngang hông tôi:

-Thưa bà con mới đi học về, cám ơn bà đã “giặt” cái xe đạp cho con hết bụi nhé!

Một đời rời bến sang sông,

Cali nắng gắt mà lòng vẫn xuân.

Tay không gầy dựng muôn phần,

Nay con cháu vững, thành nhân, rạng ngời.

Phố Bolsa, chợ tiếng cười,

Hồn quê chan chứa giữa trời Tây phương.

Cuối đời nhìn lại chặng đường,

Lệ rơi vì đã trọn thương phận mình.

********

Moi nghe:

https://www.youtube.com/watch?v=M_AXk4ipTyA


 

Tin hy vọng: Đức Giáo hoàng Leo XIV khuyến khích những người trẻ tuổi trở thành ‘ngọn hải đăng hy vọng’ tại cuộc quy tụ ở Chicago

“Các bạn là lời hứa về hy vọng cho rất nhiều người trong chúng ta,” Đức Giáo hoàng nói với những người trẻ tham dự sự kiện “Chicago kỷ niệm Đức Giáo hoàng Leo XIV” tại Rate Field, sân nhà của đội bóng chày Chicago White Sox.

“Thế giới hướng về các bạn khi các bạn nhìn xung quanh và nói: Chúng con cần quý vị, chúng tôi cần quý vị, cùng nhau chia sẻ với chúng con trong sứ mệnh chung, với tư cách là Giáo hội và trong xã hội, là loan báo sứ điệp hy vọng đích thực và thúc đẩy hòa bình, thúc đẩy sự hòa hợp giữa mọi dân tộc.”

“Và trong việc phục vụ người khác, chúng ta thấy rằng khi cùng nhau đến với nhau trong tình bạn, xây dựng cộng đồng, chúng ta cũng có thể tìm thấy ý nghĩa thực sự trong cuộc sống của mình”

Bài phát biểu chưa từng có của Đức Giáo hoàng Leo XIV cũng là điểm nhấn của chương trình trước thánh lễ tại buổi lễ buổi chiều.

Với sự dẫn chương trình của phát thanh viên tường thuật trực tiếp trận đấu của Chicago Bulls Chuck Swirksy, chương trình cũng bao gồm các buổi biểu diễn âm nhạc của một giáo xứ địa phương và trường Công giáo cũng như một bản ballad piano gốc để tôn vinh Giáo hoàng Leo có tên là “One of Us”, do Tu sĩ dòng Augustinô của Giáo hoàng là David Marshall sáng tác và trình bày.

Sơ Dianne Bergant, cựu giáo viên của Giáo hoàng Leo XIV, và Cha John Merkelis, một người theo dòng Augustinô và là bạn học cấp ba của Giáo hoàng, cũng chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về người bạn của họ trong một cuộc thảo luận nhóm.

Bên ngoài sân vận động, các thành viên của Neocatechumenal Way ở khu vực Chicago đã chào mừng vị giáo hoàng mới bằng những bài hát và điệu nhảy ca ngợi…

7 ĐIỀU KHIẾN NGƯỜI EQ CAO LUÔN “GIẢI QUYẾT ÊM” MỌI XUNG ĐỘT MÀ KHÔNG AI TỔN THƯƠNG

Gieo Mầm Ơn Gọi

7 ĐIỀU KHIẾN NGƯỜI EQ CAO LUÔN “GIẢI QUYẾT ÊM” MỌI XUNG ĐỘT MÀ KHÔNG AI TỔN THƯƠNG

  1. Họ không tấn công, họ mô tả cảm xúc

Thay vì: “Anh lúc nào cũng vô tâm!”, họ sẽ nói: “Khi anh quên điều đó, em cảm thấy mình không được quan trọng”. Họ tách hành vi khỏi con người – để không biến mâu thuẫn thành đổ lỗi.

  1. Họ để người kia giải thích trước khi kết luận

Người EQ cao luôn cho người khác cơ hội để giải thích. Họ không phán xét qua biểu hiện bên ngoài. Họ biết có những nỗi mệt mỏi không ai nhìn thấy.

  1. Họ không lấy chuyện cũ ra để gây thêm áp lực

Không có câu “Anh nhớ lần trước không?”. Người EQ cao không dùng quá khứ để vùi dập hiện tại. Họ tôn trọng thời điểm này, và muốn giải quyết ngay những gì đang xảy ra.

  1. Họ không phủ nhận cảm xúc, dù lý do có vẻ “ngớ ngẩn”

Người EQ cao hiểu: cảm xúc không cần phải hợp lý mới được công nhận. Dù người kia đang lo lắng vì một việc nhỏ, họ vẫn lắng nghe và phản hồi bằng sự thấu hiểu.

  1. Họ dùng ánh mắt và giọng nói để xoa dịu, không căng thẳng thêm

Không chỉ lời nói, EQ cao nằm ở ánh mắt dịu lại, giọng nói chậm lại, và cơ thể thả lỏng. Một người đang giận, khi đối diện với năng lượng bình tĩnh, sẽ khó mà giận lâu được.

  1. Họ biết lúc nào cần lùi lại một chút

EQ cao không cãi để thắng. Họ không cố “giải quyết ngay và luôn” nếu cảm xúc của cả hai còn quá nóng. Họ dừng đúng lúc – để có thể tiếp tục sau đó một cách chín chắn hơn.

  1. Họ tìm cách hiểu – chứ không cần đồng ý ngay

“Anh chưa chắc đã đồng ý, nhưng anh muốn hiểu vì sao em cảm thấy như vậy” – một câu nói đơn giản nhưng thể hiện sự trưởng thành. EQ cao không ép người khác thay đổi quan điểm, họ chọn thấu hiểu trước.

St


 

NGHỊ SĨ BANG MINNESOTA VÀ CHỒNG BỊ BẮN CHẾT (BBC)

BBC News Tiếng Việt

 NGHỊ SĨ BANG MINNESOTA VÀ CHỒNG BỊ BẮN CHẾT

Một nữ nghị sĩ bang Minnesota và chồng bà đã bị bắn chết tại nhà riêng vào sáng sớm thứ Bảy (tức chiều ngày 14/6 theo giờ Việt Nam), trong một vụ việc mà Thống đốc Tim Walz gọi là “hành vi bạo lực chính trị có chủ đích”.

Bà Melissa Hortman, 55 tuổi, cựu Chủ tịch Hạ viện bang và là thành viên Đảng Dân chủ, cùng chồng đã thiệt mạng tại Brooklyn Park, một thành phố gần Minneapolis.

Thượng nghị sĩ bang John Hoffman, 60 tuổi, cũng thuộc Đảng Dân chủ, và vợ ông đã bị nhắm mục tiêu trong một vụ xả súng có liên quan tại nhà riêng ở Champlin, gần đó.

Cả hai vợ chồng ông Hoffman đều bị bắn nhiều phát và đã trải qua ca phẫu thuật; Thống đốc Walz cho biết ông “lạc quan một cách thận trọng” về khả năng họ sẽ sống sót.

Cảnh sát hiện đang truy lùng một nghi phạm giả danh cảnh sát.

#BBCTiengViet

Star Tribune via Getty Images/Minnesota State Senate

Các nghị sĩ Melissa Hortman (trái) và John Hoffman (phải)


 

 

 “AI BẢO NGƯỜI ĐIÊN KHÔNG CÓ TÌNH NGƯỜI ?”

Xuyên Sơn

 Tôi về nước để thăm gia đình…!

Mỗi lần đi ngang qua đây,

gần Tòa Thánh, tôi cũng thấy hắn cứ đứng đó, đầu ngửa mặt nhìn lên bầu trời…? Mà chẳng hiểu vì sao…?

Hắn chỉ mặc bộ đồ lấm lem, dơ bẩn, chân không mang dép, toàn thân da đen sạm, đầu tóc rối bù, không có nón…

Tôi không biết hắn là ai, có gia đình hay không…?

Hắn từ đâu tới và tới từ bao giờ…?

Tôi dừng xe, thử hỏi chuyện hắn…

Hắn nhìn tôi trong chốc lát không biểu lộ cảm xúc gì, rồi lại nhìn lên bầu trời và tôi thấy hắn nở nụ cười…!

Tôi vào chợ và mua một bộ quần áo thể thao bình thường, một quần short với một đôi dép tổ ong trắng  kèm thêm cái nón kết. Con trai tôi mua thêm một hộp bánh quy, chai nước suối và một ổ bánh mì thịt nữa…

Tôi và con trai đưa tới cho hắn..

Hắn không cầm và cũng chẳng nói gì cả…

Tôi và con trai tôi để vào góc tường,

nơi hắn hay ngồi, rồi lên xe chạy đi.

Xe chạy hơn hai mét, tôi liếc mắt nhìn vào kính hậu, thật bất ngờ và ngạc nhiên khi thấy hắn nhìn theo cha con tôi và miệng nở nụ cười lộ hàm răng rụng hai ba cái.

Hình như từ đôi mắt hắn,

có gì đó loang loáng nước mắt…!

Cứ ít ngày, tôi lại đưa đồ ăn cho hắn,

và như vậy hắn cũng quen sự có mặt của tôi. Hắn vẫn không dùng quần áo mà tôi đã cho…?

Hôm nay, bận công việc, tôi tới muộn một tiếng đồng hồ, tôi thử xem hắn như thế nào nên dừng xe đứng xa xa,

nơi ngả Tư gần góc tường nhìn hắn….

Hắn cứ nhìn về hướng tôi hay tới….

Có chút gì đó bồn chồn lo lắng thì phải… Hắn ngồi xuống, ôm cái bịch đồ tôi đưa và rút đôi dép xỏ vào chân, rồi lại cất vào…!

Tôi thấy hắn lại ra đứng ngửa mặt nhìn trời…!

Khi nghe thấy tiếng nói của tôi,

hắn quay qua thật nhanh và… ôi trời…!

Tôi đã nhìn thấy và nghe được:

“NỤ CƯỜI ĐÃ CÓ TIẾNG PHÁT RA…! của hắn:

lộ vẻ mừng rỡ và thật sự hiền lành…!

Trước khi rời Việt Nam, tôi nhắc các con làm tiếp những gì tôi đã làm cho hắn… Các con tôi nghe lời và làm tròn trách nhiệm tôi giao…!

Khuya nay, con trai gọi video call cho tôi vừa báo tin dữ:

Hắn đã qua đời…!

Trên phường đưa xuống một chiếc quan tài, họ đã mặc cho hắn bộ đồ thể thao ấy và bỏ những gì hắn có trong bịch đồ của hắn vào trong ấy…!

Hắn đã ra đi thật xa…! Thật xa rồi…! Nhưng khuôn mặt và nụ cười hiền lành của hắn, tôi vẫn nhớ mãi…!

Ai bảo người điên không có tình người…!

Hãy an nghỉ Anh nhé…!

Một kiếp người thật khổ, thật buồn..!

Mà cũng có thể là cách để…. giải thoát cho Anh !

  Nguồn fb Đinh Trực


 

CHA FELIPE GÓMEZ, S.J. – NGƯỜI CHIẾN SĨ THẦM LẶNG TRONG CHÚA – Trần Đỉnh, S.J.

Trần Đỉnh, S.J. 

Không ai chọn nơi mình sinh ra, nhưng có những người dám chọn nơi để gắn bó cả cuộc đời. 

Cha Felipe Gómez Gonzalo, SJ hay như nhiều người Việt quen gọi là cha Ngô Minh, không sinh ở Việt Nam, nhưng ngài đã sống như thể được sinh ra để phục vụ mảnh đất này. 

Cha Felipe Gómez sinh tại Tây Ban Nha vào năm 1935, vào Dòng Tên năm 1953, giữa những năm hậu chiến đầy biến động.  Nhưng không phải châu Âu mời gọi trái tim ngài.  Không phải giảng đường, cũng không phải những vinh quang học thuật.  Nhưng đó lại là một đất nước nhỏ tại vùng trung Đông Nam Á, nơi người ta còn đang học cách cầu nguyện bằng tiếng mẹ đẻ, với phong trào bình dân học vụ thời ấy.  Và đó mới chính là nơi mà Thiên Chúa kêu gọi và mời cha đến.

 Năm 1960, cha đặt chân đến Việt Nam.  Không ai biết cha sẽ ở lại bao lâu, cũng không ai biết ngài sẽ âm thầm gieo những hạt giống gì.  Ngài bắt đầu bằng việc học tiếng Việt, rồi dạy tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp cho lớp tập sinh đầu tiên của Dòng Tên Việt Nam.  Từng chữ cái, từng dấu sắc huyền ngã nặng, ngài kiên nhẫn lượm lặt như thể đang học chính ngôn ngữ của đức tin tại một vùng đất mới. 

Ngày 29 tháng 4 năm 1966, tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, cha được truyền chức linh mục.  Từ đó, ơn gọi của ngài không chỉ là tu sĩ, mà là một linh mục truyền giáo, trao truyền Chúa Ki-tô nơi các thừa tác vụ bí tích. 

Ngài là người góp phần dịch các văn kiện Công đồng Vaticanô II sang tiếng Việt, một công việc âm thầm nhưng mang chiều sâu thần học và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống Giáo hội tại Việt Nam.  Những năm làm bề trên Học viện Dòng Tên, rồi Khoa trưởng Phân khoa Thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt (1971–1975), cha đã hiện diện như là người thầy, người bạn, người chứng nhân trong những chuyển giao của thế hệ, của thời cuộc như một ngọn đèn không rực sáng, không ồn ào, nhưng bừng cháy lặng lẽ và liên lỉ. 

Từ năm 1971 cho đến khi qua đời, cha vẫn tiếp tục đọc, viết, dạy, nghe và yêu mến Giáo hội Việt Nam bằng tiếng Việt.  Cha đã xuất bản nhiều tác phẩm thần học bằng tiếng Việt: từ Chúa Ba Ngôi đến Kitô học, từ Truyền Giáo học đến Thánh Mẫu Học, rồi đến những tác phẩm về Kinh Tin kính, về Chúa Thánh Thần trong Thần học và Linh đạo.  Ngôn ngữ cha chọn trình bày chính là ngôn ngữ của người bản địa để nói với người bản địa, vừa cố gắng giữ được những triết lý và học thuyết cao siêu, vừa có thể diễn giải để nhiều người có thể hiểu được. 

Khi nhìn lại cuộc đời và ơn gọi của mình nhân dịp kịp niệm 50 năm linh mục, ngài từng nói: “Ơn gọi của tôi không chỉ là đi tu.  Mà là đi truyền giáo.” 

Ban đầu, cha xin đi truyền giáo tại châu Mỹ và Trung Hoa, nhưng Bề trên không đồng ý.  Và cuối cùng, cha đến Việt Nam, không theo tính toán và dự định của mình, nhưng theo điều mà cha gọi là “sự quan phòng dịu dàng của Thiên Chúa.”  Cha nói: 

“Chúa luôn có cách của Người.  Nhìn lại cuộc đời, tôi chỉ có thể thốt lên lời cảm tạ.”

 Với những ai hỏi cha làm sao để truyền giáo, cha trả lời bằng sự đơn sơ của người từng sống trọn đời giữa những người chưa biết Chúa:

 “Đừng giảng giáo lý. Hãy kể cho họ nghe niềm hy vọng của bạn.”
“Hãy để Lời Chúa tự lên tiếng.  Còn chúng ta, cứ làm phần của mình, phần còn lại… để Chúa lo.”

 Có những người truyền giáo bằng tài giảng thuyết của mình, cũng có những người truyền giáo bằng cả một đời sống trung tín và kiên cường trong những điều nhỏ bé.  Nơi cha Gómez, người ta tìm thấy một nhà giảng thuyết và một vị tông đồ trung tin, một người tìm Chúa nơi một đất nước không phải của mình, nhưng cuối cùng lại trở thành quê hương của tâm hồn mình.

 Cha Felipe Gómez Gonzalo, S.J. thực sự là một nhà truyền giáo Tây Ban Nha với một trái tim Việt Nam, người kể về Chúa cho người Việt Nam.  Giữa thời đại mà người ta dễ mỏi mệt với những lời mời gọi “ra đi,” đời sống của cha nhắc nhở chúng con rằng ra đi không có nghĩa là bỏ lại, nhưng là quyết sống trọn vẹn ở một nơi không quen thuộc, cho một dân tộc không phải ruột thịt, và bằng một tình yêu không hề ép buộc.

 Nguyện xin Chúa là Đấng ngài từng hết lòng yêu mến và phục vụ, đón nhận ngài vào nơi bình an vĩnh cửu.  Và xin tiếp tục gửi đến cho Giáo Hội chúng con những chứng nhân của các nhà truyền giáo bằng tình yêu, sự trung tín, niềm vui và hy vọng.  Xin cho chúng con cũng học cách sẵn sàng ra đi, học ngôn ngữ mới, yêu những con người mới, và trao dâng cả cuộc đời như một chứng tá sống động cho Tin Mừng.

 Trần Đỉnh, S.J.

Nguồn: https://dongten.net

From: Langthangchieutim

NÓNG: MỘT NGƯỜI SỐNG SÓT TRONG VỤ RƠI MÁY BAY

BBC News Tiếng Việt 

NÓNG: MỘT NGƯỜI SỐNG SÓT TRONG VỤ RƠI MÁY BAY

Một người quốc tịch Anh sống sót trong vụ tai nạn máy bay ở Ấn Độ.

GS Malik, Giám đốc cảnh sát thành phố Ahmedabad, nói với hãng thông tấn ANI rằng có một người sống sót khi chiếc Boeing 787-8 Dreamliner rơi.

Phát biểu với hãng thông tấn Ấn Độ ANI, Malik cho biết người sống sót “đang được chữa trị”.

Vị khách may mắn sống sót này ngồi ở ghế 11A, tên là Vishwash Kumar Ramesh, người Anh.

Truyền thông Ấn Độ cho biết họ đã nói chuyện với Vishwash trong bệnh viện.

Vishwash đã cho xem thẻ lên máy bay của mình, trong đó có tên và số ghế 11A của anh.

Truyền thông dẫn lời Vishwash nói: “Ba mươi giây sau khi cất cánh, có tiếng động lớn và sau đó máy bay bị rơi. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh.”

Hindustan Times

#BBCTiengViet


 

Tin Cập Nhật, chiến tranh Do Thái – Iran: Phóng tên lửa đạn đạo vào thủ đô Tel Aviv của Do Thái

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam và thông tấn xã AFP
Người ta nghe thấy tiếng nổ ở Tel Aviv và Jerusalem khi còi báo động vang lên khắp Israel vào đêm thứ sáu sau khi người phát ngôn quân đội nước này cho biết đó là vụ bắn tên lửa từ Iran.

Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA cho biết hàng trăm tên lửa đạn đạo đã được phóng để trả đũa các cuộc tấn công lớn nhất từ ​​trước đến nay của Israel vào Iran, phá hủy cơ sở hạt nhân ngầm khổng lồ của Iran tại Natanz và tiêu diệt các chỉ huy quân sự hàng đầu của nước này.

Quân đội Israel cho biết Iran đã bắn chưa đến 100 tên lửa, phần lớn trong số đó đã bị đánh chặn hoặc không trúng đích.

Tên lửa phóng từ Iran bị đánh chặn khi nhìn từ Tel Aviv, Israel, vào thứ sáu. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn quân đội Israel nói tiếng Ả Rập Avichay Adraee cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng: “Một số lượng hạn chế các tòa nhà đã bị ảnh hưởng, một số trong số đó là do mảnh đạn từ các hoạt động đánh chặn”.

Quân đội Hoa Kỳ đã giúp bắn hạ tên lửa của Iran, hai quan chức Hoa Kỳ cho biết. Một trong những quan chức, nói với điều kiện giấu tên, cho biết hiện tại các vụ đánh chặn của Hoa Kỳ đã được thực hiện bởi các hệ thống trên mặt đất. Quan chức này cho biết máy bay chiến đấu và tàu chiến vẫn chưa được sử dụng cho đến nay.

Nhân viên an ninh phản ứng tại hiện trường vụ tấn công ở Tel Aviv sau vụ tấn công bằng tên lửa của Iran vào thứ sáu. Ảnh: Reuters
Nhân viên an ninh phản ứng tại hiện trường vụ tấn công ở Tel Aviv sau vụ tấn công bằng tên lửa của Iran vào thứ sáu. Ảnh: Reuters

Lực lượng cứu hộ Israel cho biết có bảy người bị thương vào thứ sáu ở miền trung đất nước, ngay sau khi Iran bắn một loạt tên lửa vào Israel. “Các đội cứu hỏa đang xử lý một số vụ việc lớn, chủ yếu ở khu vực Dan” xung quanh Tel Aviv, một tuyên bố cho biết, đồng thời nói thêm rằng “lính cứu hỏa đang làm việc trong một tòa nhà cao tầng để giải cứu những người bị mắc kẹt và dập tắt đám cháy, cũng như ứng phó với hai địa điểm phá hủy khác”.


 

Khoa Học Cuối Tuần: Tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo ngoại tầng cho các vệ tinh

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam và các báo khác

 

Trung Quốc dường như đang chuẩn bị thực hiện sứ mệnh tiếp nhiên liệu từ vệ tinh sang vệ tinh mang tính lịch sử trên quỹ đạo cao, một bước tiến tiềm năng khiến Hoa Kỳ phải triển khai hai vệ tinh giám sát quân sự gần đó để theo dõi.
Vệ tinh Shijian-25 được phóng vào năm nay để thử nghiệm công nghệ tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo và mở rộng nhiệm vụ, và đã trôi về phía Shijian-21. Hai vệ tinh đã gần như đồng bộ quỹ đạo và đã sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ và kết nối, theo dữ liệu theo dõi công khai từ trang web Space-Track.org của quân đội Hoa Kỳ.

Shijian-25 dự kiến ​​sẽ sử dụng cánh tay robot của mình để bám vào Shijian-21 và tiếp nhiên liệu cho nó. Shijian-21 đã sử dụng hết phần lớn nhiên liệu của mình vào năm 2022 trong khi kéo một vệ tinh dẫn đường BeiDou đã ngừng hoạt động vào quỹ đạo nghĩa địa cao hơn.

Tên lửa Long March-3B mang theo Shijian-25 phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tây nam Trung Quốc vào tháng 1. Ảnh: Xinhua

 
 

Trong khi đó, các vệ tinh giám sát USA 270 và USA 271 của Hoa Kỳ đã quan sát hai vệ tinh của Trung Quốc từ phía đông và phía tây sau khi thực hiện nhiều cuộc diễn tập vào tuần trước và đang ở vị trí có góc nhìn tối ưu đối với đối tượng. Jonathan McDowell, nhà thiên văn học và sử gia vũ trụ tại Harvard, cho biết hành vi của các vệ tinh Mỹ rất bất thường, “Theo như chúng tôi biết, việc quan sát tầm gần như thế này bằng các thiết bị không gian phối hợp của Hoa Kỳ là rất bất thường – điều này chưa từng được ghi nhận trước đây”, ông cho biết vào thứ Tư.

Được NASA đưa ra lần đầu tiên vào những năm 1960, công nghệ tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo được coi là rất quan trọng không chỉ để kéo dài tuổi thọ của vệ tinh và giảm chi phí vận hành mà còn để cải thiện tính bền vững lâu dài trong không gian bằng cách giảm thiểu rác thải trên quỹ đạo.

Năm 2007, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) đã thực hiện thành công sứ mệnh Orbital Express ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, thực hiện ghép nối tự động và chuyển nhiên liệu đầu tiên giữa hai vệ tinh thử nghiệm được thiết kế đặc biệt. 

Việc tiếp nhiên liệu từ vệ tinh này sang vệ tinh khác – đặc biệt là giữa các tàu vũ trụ không người lái, bay tự do trên quỹ đạo cao – đòi hỏi phải có khả năng tự động hoàn toàn và đặt ra những thách thức kỹ thuật lớn.

Theo một bài báo được công bố trên tạp chí Aerospace Systems năm 2022, những thách thức của việc tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo bao gồm nhu cầu ghép nối chính xác và chuyển chất lỏng giữa các tàu vũ trụ không người lái trong điều kiện vi trọng lực. Nhiên liệu bay hơi – quá trình bay hơi dần dần của chất đẩy lỏng – và việc thiếu các giao diện tiếp nhiên liệu chuẩn hóa gây ra thêm nhiều phức tạp.

Trên thực tế, sau khi đã kết nối, tàu vũ trụ phục vụ sẽ kết nối với cổng tiếp nhiên liệu của mục tiêu – thường là sau khi tháo bỏ lớp phủ bảo vệ – và bơm nhiên liệu qua cánh tay rô-bốt, ống mềm và van chuyên dụng. Theo bài báo, quá trình này dựa vào hệ thống dẫn đường tự động, công cụ chính xác và hệ thống lưu trữ áp suất để chuyển nhiên liệu một cách an toàn trong không gian.

Nỗ lực tham vọng nhất của NASA nhằm chứng minh khả năng tiếp nhiên liệu cho vệ tinh là nhiệm vụ OSAM-1 (Bảo dưỡng, lắp ráp và sản xuất trên quỹ đạo 1), còn được gọi là Restore-L. Nhiệm vụ này nhằm mục đích tự động ghép nối với vệ tinh quan sát Trái Đất có tên Landsat 7 và tiếp nhiên liệu cho vệ tinh này bằng cánh tay rô-bốt và các công cụ chính xác, sau đó lắp ráp một ăng-ten liên lạc trong không gian.

Tuy nhiên, sau nhiều năm trì hoãn và vượt chi phí khiến ngân sách dự kiến ​​vượt quá 2 tỷ đô la Mỹ, năm ngoái NASA đã hủy bỏ OSAM-1 (tiếp nhiên liêu, bảo dưỡng  trên quỹ đạo) với lý do công nghệ chưa hoàn thiện và nhu cầu thương mại không rõ ràng.