Hãy Cho Một Nụ Cười

     Hãy Cho Một Nụ Cười  

                                                                                                 trích Lẽ Sống

     Một bệnh nhân nọ được đưa vào một bệnh viện do các tu sĩ điều khiển. Người ta không để cho anh nằm điều trị trong một căn phòng riêng rẽ mà lại đặt anh nằm chung với các bệnh nhân khác trong một phòng lớn. Vừa mới được khiêng vào căn phòng, người đàn ông đã bị các bệnh nhân khác tuôn đến bao xung quanh. Người thì kéo chăn, kẻ nắm áo, kẻ bứt tóc. Không mấy chốc, anh bị quăng xuống khỏi giường giữa những tiếng cười đùa của các bệnh nhân khác.

     Không chịu đựng nổi trò chơi quái ác của các bệnh nhân, người đàn ông mới la hét để kêu cầu vị phụ trách. Anh trình như sau: “Tại sao ông lại đưa tôi vào đây. Tất cả các bệnh nhân xung quanh tôi đều cười đùa, nghịch ngợm như một đám con nít. Hẳn họ không đau yếu như tôi”.

     Vị phụ trách mỉm cười đáp: “Họ còn đau yếu hơn cả anh. Nhưng tất cả đều khám phá ra một bí quyết, một bí quyết mà ít người ngày nay biết đến hoặc có biết đến, họ cũng không tin”.

     Người đàn ông muốn biết bí quyết ấy. Vị phụ trách bệnh viện mới lấy một cái cân có hai đĩa ở hai đầu. Ngài lấy một hòn đá đặt vào một đĩa cân, đĩa cân ở đầu bên kia liền được nhắc lên… Ngài giải thích như sau: Tôi vừa trình bày cho ông một bí quyết của các bệnh nhân ở đây. Chiếc cân này là biểu trưng của tình liên đới giữa con người với nhau. Hòn đá biểu hiện cho nỗi đau khổ của ông. Khi đau khổ đè nặng trên ông, thì ở đầu cân bên kia, niềm vui có thể đến với một người nào đó. Niềm vui và nỗi khổ thường sánh vai với nhau. Nhưng nỗi khổ cần phải được đón nhận và dâng hiến, chứ không phải để giữ riêng cho mình. Hãy làm cho những người khác trở thành trẻ thơ, hãy làm cho nụ cười được chớm nở trên môi của người khác cho dẫu ta đang hấp hối”.

     Cái chết của Ðức Kitô là cái chết của một người cho tất cả mọi người. Ðó là Tình Yêu được dâng hiến cho tất cả mọi người. Ðó là Hy Sinh cho tất cả mọi người. Ðó là Lý Tưởng của một người sống và chết cho mọi người.

     Nhìn ngắm Ðức Kitô trên thập giá, chúng ta thấy được định nghĩa đích thực về con người: con người chỉ có thể thể hiện được trọn vẹn tính người khi sống cho người khác. Càng sống cho tha nhân, con người càng tìm lại được chính bản thân. Càng chia sẻ với người khác, con người càng trở nên phong phú…

     Có của cải, có thì giờ, có niềm vui để chia sẻ đã đành, nhưng con người còn có cả một kho tàng khác để chia sẻ cho người khác: đó là nỗi đau khổ, sự bất hạnh, những hy sinh âm thầm của mình.

     Âm thầm đón nhận một đau khổ mà không than trách, không phàn nàn, nhưng luôn để lộ trên khuôn mặt sự vui tươi, tinh thần lạc quan: đó là một trong những chia sẻ cao độ nhất mà chúng ta có thể dành cho người khác.

     Vác lấy khổ đau để trở thành gánh nặng cho người khác: đó là một trong những chia sẻ cao quý nhất mà chúng ta có thể dành cho người khác.

     Dâng từng khổ đau, hy sinh và âm thầm phục vụ từng ngày để cầu nguyện cho tha nhân: đó là một trong những chia sẻ cao đẹp nhất, bởi vì chỉ có Chúa mới thấy được giá trị của sự chia sẻ ấy

 nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Chúa Là Nơi Con Nương Tựa

Chúa Là Nơi Con Nương Tựa

                                                                                    trích Lẽ Sống

     Dạo tháng 6 năm 1985, những người theo dõi truyền hình bên Tây phương vẫn còn nhớ mãi hình ảnh chiếc máy bay đang đậu ở phi trường, với viên phi công trong buồng lái ngó ra ngoài nói chuyện với một số phóng viên, trong khi có một người đứng bên cạnh, cầm súng dí sát vào đầu viên phi công. Ðó là hình ảnh của viên phi công John Testrake trên chiếc máy bay của hãng hàm không TA, bị không tặc uy hiếp trên đường bay từ thủ đô Hên của Hy Lạp về La Mã. Trong suốt 17 ngày, không tặc đã dùng lựu đạn và súng uy hiếp viên phi công, buộc ông phải bay từ Bút qua Alger rồi bay về Bút cả thảy bốn lần. Họ cũng đã bắn chết một hành khách, đánh đập một số hành khách khác. Cuối cùng họ đã để cho 39 con tin trên máy bay được đem đến một căn nhà ở Bút rồi được chở về Ðoác trước khi được trả tự do. Mặc dù không phải là con tin trên chiếc máy bay đó, nhiều người cũng thấy căng thẳng hồi hộp chỉ vì theo dõi tin tức trên truyền hình hay truyền thanh…

     Mới đây, viên phi công John Testrake có thuật lại kinh nghiệm hi hữu của mình. Anh nói như sau: “Lúc đó, tôi biết chắc chắn là có Chúa ở với tôi, nên tôi không những không sợ hãi mà còn tràn ngập bình an tin tưởng là khác”. Anh cũng nói thêm rằng anh đã theo đạo năm lên 25 tuổi, nhưng lúc bấy giờ anh chưa thật sự thức tỉnh, bắt đầu đọc Kinh Thánh và cầu nguyện một cách đều đặn. Nhờ có Kinh Thánh mang trong mình, cho nên trong suốt 17 ngày bị uy hiếp, anh vẫn không tỏ ra nao núng vì tin chắc có Chúa đang phù trợ anh…

     Cách đây hai năm, John Testrake đã xin thôi không làm việc cho háng hàng không TWA để tập trung vào các công việc từ thiện và để lái máy bay đưa các nhà truyền giáo đến các vùng xa xôi hẻo lánh. Ði đến đâu, anh cũng thuật lại việc Chúa đã giải cứu anh, nhất là việc Ngài đã ban cho anh bình an tin tưởng khi phải chạm trán với tử thần.

     Ai trong chúng ta có lẽ cũng hơn một lần chạm trán với tử thần hay kinh qua những giờ phút đen tối trong cuộc sống… Những người không có niềm tin thường sợ hãi bối rối vì không biết những gì đang chờ đợi mình bên kia cuộc sống. Những người có niềm tin hẳn không là những con người không biết sợ hãi, nhưng họ tin rằng bên cạnh họ luôn có Ðấng che chở phù trợ họ.

     Chúng ta có thái độ nào khi đứng trước những giờ phút nguy ngập, những thử thách trong cuộc sống? Chúng ta có tin tưởng rằng có Ðấng luôn ở bên cạnh chúng ta, để giữ gìn, phù hô chúng ta không? Với niềm tin vững vào Tình Yêu của Ðấng luôn có mặt bên cạnh chúng ta, chắc chắn chúng ta có thái độ lạc quan hơn trước cuộc sống, chúng ta sẽ đối đầu với những khó khăn và thử thách với bình thản và vui tươi.

 nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Học chết thử một lần…

Học chết thử một lần… 

image

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới và chính phủ Hàn Quốc đang phải chịu sức ép ngày càng tăng để ngăn chặn tình trạng này. 

Dường như tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế nhanh trên thế giới, nhiều người Hàn Quốc ngày càng cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Số liệu mới nhất của chính phủ Hàn Quốc cho biết các vụ tự tử ở nước này đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua. Trung bình mỗi ngày ở Hàn Quốc có tới 42 người tự tử khi đang ở độ tuổi từ 10-40. 

image

 Tự tử là vấn nạn lớn của Hàn Quốc. Trong ảnh, người hâm mộ đội mưa tưởng nhớ Park Yong Ha – một diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc, tự tử năm 2010. Hình minh họa

 Cứ 100.000 người thì có đến 28 người chết do tự tử, tỉ lệ cao nhất trong số 33 thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đặc biệt, những người tự tử ở độ tuổi 20 chiếm đa số với 44,6%. Chưa hết, trẻ vị thành niên cũng không là ngoại lệ ở Hàn Quốc. Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết chỉ trong năm 2010 đã có tới 146 học sinh tự tử, trong số đó có 53 em học cấp 2 và 3 em học tiểu học.

image

 Giải mã cho xu hướng tự tử đã thành trào lưu ở Hàn Quốc, các chuyên gia tâm lý nhận định rằng hầu hết các nạn nhân đều bị mắc chứng bệnh trầm cảm nặng do phải chịu quá nhiều áp lực, gặp khó khăn trong công việc hoặc dính tin đồn bôi nhọ người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự, họ có xu hướng hình thành lòng tự tôn của mình thông qua cách người khác cảm nhận và đánh giá họ như thế nào. Khi không thể hiện được mình với mọi người theo cách tốt nhất hoặc khi lòng tự trọng bị tổn thương, họ tìm tới cái chết.

 Mở khóa học chết thử để ngăn chết thật

 Để đối phó với “quốc nạn” này, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa như thành lập các trung tâm ngăn chặn tự tử trên cả nước, lắp đặt điện thoại khẩn cấp trên các cây cầu, mở thêm các phòng tư vấn sức khỏe tâm thần trên khắp cả nước, tăng cường các chương trình giáo dục cho giới trẻ…

 Đặc biệt, gần đây ở Hàn Quốc còn có các khóa học “chết thử” để ngăn chặn nạn tự tử đang gia tăng ở nước này. Giáo sư điều dưỡng tại Đại học Sahmyook (Hàn Quốc) Kang Kyung-ah và cũng là người tổ chức khóa học “chết thử” ở một quận Đông Bắc Seoul, cho biết: “Trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, dù họ trẻ hay già”. Còn một người từng có ý định tự tử khẳng định: “Chỉ có một bước từ sự sống đến cái chết, nhưng sự khác biệt rất lớn”.

 Theo Giáo sư Kang, “khóa học này có thể giúp nhiều người thay đổi nhận thức về ý nghĩa cuộc sống và giúp họ có cơ hội hiểu bản thân hơn”. Dẫn chứng cụ thể, ở tuổi 62, ông Ha Yu-soo bắt đầu lo nghĩ về cái chết và tự hỏi không biết khi nào tử thần sẽ gõ cửa. Thế rồi, ông Ha quyết định tham gia một lớp học “chết thử” ngay tại Hàn Quốc.

 Ông được mặc một chiếc áo choàng truyền thống bằng sợi gai dầu màu vàng (thứ trang phục được mặc cho người chết ở Hàn Quốc) và nằm vào trong một chiếc quan tài. Ông cảm thấy bình an cho đến khi nắp quan tài đóng lại, chỉ còn bóng tối và sự ảm đạm. Khi đó, ông mới nhận ra nỗi sợ hãi tồi tệ nhất: bóng tối vĩnh cửu cuối cùng đã đến. Bước ra khỏi chiếc quan tài lạnh lẽo, ông Ha nói cùng tiếng thở dài nhẹ nhõm: “Ơn trời vì đây chỉ là một lễ tang giả”.

 Bầu không khí sau đám tang thông thường rất ảm đạm, song những người tham gia “chết thử” lại vui mừng vì được trở lại cuộc sống. Họ bắt đầu vỗ tay và hát vang một bài ca mang tên “Hạnh phúc”. 

image

 Ông Ha là một trong số 70 người tham dự khóa “chết thử” được một văn phòng địa phương ở quận Đông Bắc Seoul thực hiện. Phương châm của khóa học này là: “Đừng biến cuộc sống thành một sự ban ơn”.

 Bà Baek Sung-ok, mắc bệnh ung thư buồng trứng từng từ chối hóa trị vài năm trước, cho biết việc trải nghiệm cái chết thử làm bà cảm thấy trân trọng hơn những người xung quanh. Bà cất tiếng từ trong quan tài: “Tôi sẽ từ bỏ tính tham lam, ích kỷ với chồng và yêu con gái nhiều hơn”.

 Theo China Daily, một hoạt động khác trong khóa học “chết thử” này là viết thư tuyệt mệnh. “Ngay cả khi cha không còn trên cõi đời này, mong các con hãy hòa thuận và vị tha hơn với nhau”, viết những dòng trên cho 4 con yêu của mình, ông Kim Young-sook đã không thể cầm lòng. Đúng là trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người.

 Tất nhiên, trong khi một số người thấy đám tang giả như một cách để phản ánh cuộc sống và chuẩn bị cho cái chết, thì nhiều người lại hoài nghi liệu việc mô phỏng cái chết có thể ngăn chặn tự sát và cho rằng một số doanh nhân đang làm việc này để kiếm lời. Giáo sư Kang phản biện: “Thay vì chuẩn bị cho cái chết, chương trình này muốn họ nghĩ về cuộc sống và tận hưởng nó một cách có ý nghĩa hơn”.

Theo Phụ nữ Thủ đô

 Chết thử và Chết thật

 

image

 Chuyện mô tả một người giả vờ chết sau khi uống một ly nước lọc, mà người nhà tưởng ông đã uống thuốc độc để quyên sinh. Ðã hơn nửa thế kỷ qua, tôi không còn nhớ tác giả mô tả nhân vật chính trong vở kịch giả chết như thế nào và có sự phụ giúp của ai không, nhưng trong khi chờ tẩm liệm, ông được nghe và biết con cái, bà con và bạn bè của ông nói về ông và đối xử với ông như thế nào!

 Bạn cứ thử tưởng tượng ra khi đã nằm trong quan tài ở nhà quàn rồi, mà bạn có thể nghe những người đến viếng, bề ngoài thắp nén nhang kính cẩn viếng bạn, nhưng sau đó lại đàn đúm nói xấu bạn hết lời, hay đứa con bất hiếu đang toan tính chi ly chia phần phí tổn tang lễ sau này cho anh em ra sao,  và lăm le để ý đến cái nhà, cái xe, trương mục trong ngân hàng của bạn và rồi đây sẽ gửi người vợ già của bạn vào nhà dưỡng lão nào?

 Giá người ta có thể chết thử một lần rồi sống lại thì sướng biết mấy? Bạn sẽ biết có bao nhiêu trang báo chia buồn, sẽ có bao nhiêu tràng hoa viếng, bao nhiêu người tiễn chân bạn đến mộ phần. Sẽ có bao nhiêu người vui mừng khi nghe tin bạn qua đời, và sẽ có những ai thương yêu thật sự, bàng hoàng, tiếc nuối về sự ra đi của bạn.Thế giới này không còn sự hiện hữu của bạn có thay đổi gì không?

 Nhưng người ta chỉ có thể chết một lần, nên mọi điều xẩy ra sau cái chết, vui buồn, xấu tốt, bạn không thể nào biết được, nếu chết là hết. Thôi như thế cũng hay! Nếu biết những gì xẩy ra sau cái chết của bạn, có hai điều xẩy ra, một là bạn muốn chết phứt đi cho xong, hai là lại yêu cuộc sống này hơn. Tôi nghĩ là bạn sẽ chọn điều thứ hai, vì dầu sao cuộc sống này cũng không đến nỗi nào đáng ghét.

 Một văn phòng dịch vụ ở Hán Thành, Nam Hàn có sáng kiến là sẽ tạo cơ hội cho khách hàng qua một lần chết thử, để thấy cảm giác nó ra sao, cũng như quan niệm về sự sống có gì thay đổi, khi bạn, coi như từ cõi chết, sống trở lại, dở nắp hòm ngồi dậy. Ông Ha Yu-soo, 62 tuổi là một người khách hàng của dịch vụ chết thử. Ông mặc một bộ quốc phục dành cho người chết khi tẩm liệm, nằm thẳng trong quan tài chiếc quan tài chật hẹp, ông không cảm thấy điều gì khác lạ thay đổi, cho đến khi nắp quan tài được đóng lại và nghe tiếng búa gõ trên nắp hòm. Trong bóng tối vây tỏa, lặng câm, ông cảm thấy sợ hãi vô cùng, tưởng như mình đã chết thật. Những giây phút trong bóng tối dày đặc đó, những ý nghĩ chết chóc ập đến, và bao nhiêu ý nghĩ hiện lên trong đầu óc ông. Nhưng may, ông đã trấn an mình: “Ðây chỉ là một sự chết giả mà thôi!” Lạy trời, đẹp đẽ biết bao khi ta vẫn còn sống! Từ“phút chết” trong bóng tối bước ra ngoài ánh sáng của sự sống, trong tâm hồn ông đã có một sự thay đổi lớn.

 Ban tổ chức khóa học, cho biết, kinh nghiệm về cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, bất kể họ già hay trẻ, thuộc tầng lớp nào trong xã hội.

 Sau khi chết thử, những người này cảm thấy sự sống đáng quý hơn, những người chung quanh mình đáng yêu hơn, tha thứ mọi lỗi lầm của kẻ khác. Ðiều này cũng như sau khi thoát chết trong một tai nạn thảm khốc nào đó, con người trở nên hiền lương, bỏ mọi sự tham lam, cố chấp hẹp hòi, và mở rộng tấm lòng hơn đối với tha nhân.

 Nhiều người đã thay đổi sau khi họ thoát chết từ vụ tháp đôi ở New York hay từ vụ Tsunami mới đây của nước Nhật. Chúng ta sẽôm hôn mọi người, xem cái tôi từ nay là hạt cát, chúng ta sẽ không còn kẻ thù, không còn ai để ghét bỏ. Ngoài đường phố sáng nay sao thấy ai mặt mày cũng trung hậu, dễ thương, chúng ta muốn chào hỏi với cả thiên hạ, bắt tay mọi người và la lớn ở góc phố như một thằng điên: “Tôi vẫn còn sống! Tôi yêu thương hết thảy mọi người!”

 Khi nằm trong quan tài “chết thử” có thể người ta sẽ nghĩđến những việc lâu nay chưa làm, những món tiền chưa tiêu hết, những điều chưa nói với ai đó. Trước khi chết, bạn sẽ viết thư cho ai, để lại chúc thư như thế nào, nói những lời trăn trối ra sao? Một người trước khi chết thửđã viết cho con: “Ngay cả khi cha không còn trên cõi đời này, mong các con hãy hòa thuận vàđối xử với nhau tử tế hơn!” Một bệnh nhân ung thưđang ở vào thời kỳ cuối cùng, cho biết, việc trải nghiệm cái chết thử làm bà cảm thấy thương yêu hơn đối với những người xung quanh. Bà hứa “sẽ từ bỏ thói tham lam, ích kỷ với chồng và yêu con cái nhiều hơn”

image

 Ðó chỉ mới là chuyện “chết thử!”Còn như, bằng cách nào đó bạn biết rằng chỉ còn 24 giờđồng hồ nữa thôi, bạn sẽ thở hơi thở cuối cùng, giã từ cuộc đời đẹp đẽ này, thì bạn sẽ làm gì, suy nghĩ ra sao, đối xử với mọi người như thế nào? Trong trương mục ngân hàng, bạn có nửa triệu đồng chưa tiêu hết, bạn sẽ phân bố như thế nào, cho ai? Bạn chưa kịp nói với ai một lời xin lỗi, chưa kịp nói với ai một lời yêu thương. Trong sự hối hả của chút thời gian còn lại, bạn hối tiếc những gì, ân hận điều chi? Có những người trong gian trá, lừa lọc kiếm đồng tiền bất chính, để trở nên giàu có, có những kẻ đạp lên đầu người khác để tìm chỗ tiến thân cho mình, tiền của, danh vọng nào có thể mang theo?

 Không, cũng  như những người chết khác, bạn sẽ ra đi tay không? Chỉ còn 24 tiếng đồng hồ ngắn ngủi nữa thôi, dù có vội vàng, chúng ta cũng không làm kịp những điều chưa làm, sửa đổi kịp những điều lầm lỗi. Ðó là trường hợp chỉ một mình bạn ra đi.Những nhà tiên tri trên thế giới này loan báo về một ngày tận thế, dùđã sai nhiều lần và nói đi nói lại nhiều lần, đến nỗi những lời tiên tri đã trở thành một trò bịp nhảm nhí, nhưng phần tôi, tôi vẫn tin sẽ có ngày như thế. Chúng ta đã thấy cảnh tượng bình địa ở  Hiroshima  và  Nagasaki  vào tháng 8-1945, khi hai quả bom nguyên tử rơi xuống đã giết khoảng 210, 000 người. Trận sóng thần tồi tệ nhất trong lịch sử được ghi nhận là tại Ấn Ðộ Ðương vào năm 2004 đã gây cảnh hoang tàn và giết chết 230,000 người ở 11 quốc gia. Tsunami ở Nhật năm 2011 làm thiệt mạng hơn 20,000 người và những quang cảnh chúng ta thấy ở miền Bắc nước Nhật không khác gì một bãi rác khổng lồ. Ðó chính là hình ảnh cho ta thấy trước những gì sẻ xẩy ra trong ngày tận thế.

 Ðến một ngày nào đó quả đất này sẽ nổ tung hay tất cả các băng sơn ở Bắc Băng Dương sẽ tan rã, nhận chìm địa cầu này dưới hai mươi thước nước. Sẽ không còn một sinh vật nào trên trái đất này nữa! Nếu có một ngày như thế sẽ đến ngay ngày mai đây thôi, liệu chúng ta có sống được một ngày tốt hơn, ngay thẳng hơn, tử tế với đồng loại của chúng ta hay không? Không cần phải chết thử, mỗi người chúng ta đều phải đến một ngày chết thật!

 “Thử chết” ở Thái Lan

 (Tin tuc) – Wat Prommanee là một ngôi đền kỳ lạ tại Thái Lan bởi đến đó bạn có cơ hội trải qua cảm giác chết đi sống lại chỉ với một số tiền nhỏ.

Wat Prommanee nằm cách thủ đô Bangkok 60 dặm về phía Bắc và khi đến đây bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy 9 cỗ quan tài lớn với màu sắc rực rỡ nằm ngay tại điện chính. 9 cỗ quan tài được cho là biểu tượng của 9 tầng địa ngục.

image

 9 chiếc quan tài đặt trong ngôi đền Wat Prommanee

 Và điều bất ngờ hơn cả là bạn sẽ thấy hàng nghìn người xếp hàng chờ đợi với mong muốn được trải qua cảm giác chết đi sống lại trong vòng 90 giây.

image

 Đến Wat Prommanee bạn có cơ hội nằm trong  quan tài…

 Được biết kể từ khi nghi lễ đặc biệt này ra đời tại đây, ngôi đền này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và những người bi quan hay cảm thấy tuyệt vọng thường tìm đến đây để cầm một bó hoa, thì thầm những lời cầu nguyện rồi nằm trong quan tài, lắng nghe kinh Phật, tỉnh dậy và cảm thấy cuộc sống tuyệt vời hơn rất nhiều.

 image

 …để thử cảm giác chết đi sống lại.

image

 Khi đó bạn sẽ được lắng nghe tiếng đọc kinh của các nhà sư….

 Chị Nual Chaichamni, một người đã từng trải qua cảm giác đặc biệt này cho biết: “Khi nằm trong quan tài tôi cảm thấy rất ấm áp và khi bước ra, tôi thấy thoải mái hơn trước rất nhiều. Lúc đó, tôi bắt đầu nghĩ về những điều tốt đẹp, nghĩ về hình ảnh của Đức Phật  ở trên điện thờ và tôi cảm thấy tốt hơn”.

 image

 …và khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp hơn trước rất nhiều

 Có lẽ nếu có cơ hội đến thăm Thái Lan, bạn nên tới ngôi đền đặc biệt này để cảm nhận cảm giác khi nằm trong quan tài, lắng nghe tiếng đọc kinh của các nhà sư và để hiểu cuộc sống quý giá đến nhường nào.

 Chết thử một lần cho biết

 (TNO) Những ai muốn biết cái cảm giác nằm trong quan tài ra sao thì xin mời đến khách sạn Mausoleum ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).

 Chủ khách sạn là một phụ nữ, bà Jiao Meige. Đầu tiên, bà thuê một khu đất định làm trang trại nhưng vì trong khu đất có quá nhiều ngôi mộ cũ nên chẳng ai dám làm việc cho bà. Làm trang trại không xong, bà chủ quyết biến nó thành… khách sạn dựa trên một thế mạnh mà không phải ai cũng có được: những ngôi mộ!

Cái khách sạn của bà được xây giống như một lăng mộ, còn những chiếc giường thì có hình quan tài! Ban đêm, nhân viên khách sạn sẽ không làm việc nên các vị khách quý  tha hồ “chết” mà không sợ bị bất kỳ ai làm phiền. Còn nếu họ thấy buồn thì cứ việc ra khỏi “quan tài” mà thăm viếng các “láng giềng”  nằm trong các ngôi mộ thật ở bên ngoài.

 Đoan Nhật

ĐẼO CHÂN THEO GIÀY

ĐẼO CHÂN THEO GIÀY

Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên

 Nguồn: http://hdgmvietnam.org/deo-chan-theo-giay/3946.95.5.aspx

nguồn:          conggiaovietnam.net

Một câu chuyện ngụ ngôn kể về người thợ đóng giày. Vì tay nghề của ông quá kém, nên khi đóng một đôi giày, khách hàng thường phải yêu cầu ông sửa đi sửa lại nhiều lần. Có một khách hàng đến khiếu nại vì giày của ông quá chật. Đáng lẽ phải nới rộng giày cho vừa với chân thì ông thợ kia lại đề nghị khách hãy “đẽo bớt chân cho vừa giày”.

Ý tưởng của người thợ giày ngược đời và không có tính khả thi. Tác giả muốn qua câu chuyện này cho thấy xung quanh ta vẫn có những hành động phi lý, gượng ép và không mang lại hiệu quả. Trong đời sống đức tin cũng như đời sống xã hội, vẫn còn đó nhan nhản những khuynh hướng theo kiểu “đẽo chân theo giày”.

Khuynh hướng thứ nhất là tự dựng nên một hình ảnh Thiên Chúa theo ý kiến chủ quan

Nếu tác giả sách Sáng thế viết: “Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh mình…” (St 1,27), thì nay nơi nhiều người đang có khuynh hướng làm ngược lại: “Con người tạo dựng Thiên Chúa theo hình ảnh của họ (!)”. Thật thế, để tạo nên một thứ tôn giáo đáp ứng được đam mê và sở thích cá nhân, người ta tự xây dựng một hình ảnh Thiên Chúa nhằm thỏa mãn tự do của mình. Các môn đệ xưa kia cũng không thoát khỏi lối suy nghĩ nguy hiểm này. Họ mang một quan niệm sai lệch về sứ mạng thiên sai của Đức Giêsu. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” cũng thúc bách bà mẹ của hai người con ông Giêbêđê. Bà xin Đức Giêsu cho hai con trai mình, một bên tả, một bên hữu Chúa. Hai chàng thanh niên này cùng đi với mẹ và hăng hái sẵn sàng chấp nhận chén đắng miễn là được hai vị trí quan trọng hai anh đang mong chờ (x. Mt 20,21-22). Ngay cả khi Người vừa loan báo: “Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy…” (Lc 22,21) thì liền sau đó, các môn đệ vẫn sôi nổi tranh luận xem ai trong nhóm được coi là lớn nhất (x.Lc 22,24). Thậm chí sau khi Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết, một vài người trong họ vẫn còn giữ khái niệm thuần túy nhân loại về sứ mạng của Người. Tác giả sách Công vụ Tông đồ chắc đã mỉm cười hài hước khi ông ghi lại câu hỏi của một số người có mặt: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?” (Cv 1,6). Thật là khó hiểu, vì các môn đệ là những người bỏ mọi sự mà theo Thầy, đã được thụ giáo trong suốt ba năm có lẻ, mà vẫn bị những tham vọng trần thế làm mờ con mắt. Các ông muốn xây dựng hình ảnh một đấng Messia theo nhãn giới trần thế của các ông, với hy vọng được thăng quan tiến chức và hưởng phú quý vinh hoa.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, tôn giáo cũng có thể biến thành một thứ hàng hóa bát nháo như một cái chợ. Người ta viện cớ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, “bên cha cũng kính mà bên mẹ cũng vái”, để duy trì một thứ tôn giáo hỗn tạp. Thiên Chúa bị đặt để ngang hàng với các loại ngẫu thần và các hình thức mê tín dị đoan. Trong cách nghĩ của nhiều tín hữu, Thiên Chúa là người quản lý giàu có và hào phóng, giống như Bà Chúa Kho, khi cần thì đến khấn vái để được những lợi lộc, may mắn. Đây là một quan niệm làm biến dạng đức tin vào Thiên Chúa, rất nguy hiểm. Bởi lẽ khi người ta tin vào Chúa thế nào thì người ta thực hành đức tin như vậy. Một Thiên Chúa để ban ơn lợi lộc thì chỉ được kêu cầu để buôn may bán đắt. Người ta khấn vái Ngài để thực hiện những “phi vụ” làm ăn, bất chấp những điều phi pháp và trái đạo lý con người. Chẳng bao giờ người ta nghĩ đến việc lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Tạo nên hình ảnh Thiên Chúa cho mình, đó chính là một hình thức “đẽo chân theo giày” của khá nhiều người thời nay.

Khuynh hướng thứ hai là thực hành đức tin tự do, theo những tham vọng cá nhân

Tại một số nước Âu Mỹ, xuất hiện một cách thức sống đức tin mà người Pháp gọi là “à la carte”. “Carte” là bản thực đơn trong nhà hàng. Mỗi khi khách đến, nhân viên đưa ra một thực đơn để khách hàng chọn những món ăn mình thích. Thành ngữ trên đây muốn diễn tả một cách sống đức tin có chọn lựa, giống như chọn lựa món ăn. Món nào ngon, hợp khẩu vị thì chọn, món nào không hợp thì thôi. Vì vậy, có những người tín hữu chủ trương “Tin Chúa Kitô nhưng không chấp nhận Giáo Hội” hoặc ngược lại. Họ chấp nhận đi nhà thờ, nhưng không lãnh nhận bí tích. Họ nhận mình là người công giáo, nhưng vẫn ly dị hoặc sống chung ngoài hôn nhân. Họ chấp nhận kết hôn, nhưng không sinh con cái. Họ nổi loạn và phản đối từ Đức Giáo Hoàng cho đến mọi phẩm chức trong Giáo Hội, khi họ không được đáp ứng những yêu sách chủ quan của họ. Nói tóm lại, họ chỉ chọn lựa những gì dễ dãi cho bản thân, mà không chấp nhận bất kỳ sự ràng buộc nào do Luật của Thiên Chúa và Luật của Giáo Hội quy định.

Quan niệm sống đức tin theo kiểu “hiện đại” trên đây cũng đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Nhiều người, nhất là các bạn trẻ, dựa vào lý luận “Thiên Chúa nhân từ” để dễ dàng vượt qua những quy định của Giáo Hội. Họ coi nhẹ những ràng buộc hôn nhân và sự chung thủy vợ chồng. Họ quan niệm quá tự do về tính dục. Đời sống cầu nguyện nội tâm và việc học giáo lý bị coi thường. Nhiều bạn trẻ vẫn nhận mình là Kitô hữu, nhưng lại không thực hành đức tin. Họ dễ dàng từ bỏ danh nghĩa là người công giáo để có thể thăng tiến trong xã hội. Họ muốn thay ngôi đổi vị trong mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, biến Ngài thành một Thiên Chúa phụng sự con người hơn là con người phụng sự Thiên Chúa. Bắt Thiên Chúa chiều theo con người, chỉ chấp nhận những gì dễ dãi, đây là một kiểu “đẽo chân theo giày” trong việc sống đức tin.

Khuynh hướng thứ ba là hành động vô trách nhiệm

“Mình vì mọi người và mọi người vì mình”, “Lợi ích tập thể phải đặt ưu tiên trên lợi ích cá nhân”… Những câu châm ngôn này xem ra nay đã lỗi thời. Xã hội ngày càng rối ren do con người thiếu trách nhiệm trong cách hành xử, từ lãnh vực cá nhân đến lãnh vực tập thể. Trong lãnh vực cá nhân, người ta nói và làm theo nhận định chủ quan của mình mà không quan tâm đến ích lợi của người khác. Trong lãnh vực tập thể, những người có trách nhiệm chỉ để ý tới lợi nhuận trước mắt mà quên những lích lợi lâu dài.

Những người công bộc của dân được đặt lên để phục vụ và làm cho ích nước lợi nhà, nhưng xem ra phần “ích nước” luôn bị coi nhẹ và phần “lợi nhà” lại là chính. Ấy vậy nên mới có những vị “đầy tớ nhân dân” mà gia tài của họ được so sánh như những đại gia, thậm chí còn giống như vua chúa thời phong kiến, có vườn thượng uyển, có dinh thự xa hoa. Một điều lạ lùng là những vị lãnh đạo kém khả năng và thiếu tư cách, lẽ ra phải cho nghỉ việc thì lại được đề bạt lên cấp cao hơn, đến lúc bị phát hiện thì mọi người tá hỏa vì tổn thất quá lớn và thủ phạm đã cao chạy xa bay. Nhiều người phỏng đoán nếu có bắt được thủ phạm thì cũng “hòa cả làng”. Những cách hành động trên đây đang làm cho đất nước và dân tộc nghèo đi, không chỉ về kinh tế, mà còn nghèo về tình người và nguy hiểm nhất là nghèo về niềm tin.

Trong đời sống xứ đạo, những chia rẽ, cạnh tranh theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy” vẫn tồn tại. Nhiều khi người ta quên điều cốt lõi của đức tin mà quá nặng về hình thức. Giữa một thời kỳ “trăm hoa đua nở” về xây cất và lễ lạc, việc thực thi công bằng, tôn trọng lương tâm và đời sống cầu nguyện dễ bị coi nhẹ.

Trong lãnh vực gia đình cũng vậy. Nếu ngày xưa các cụ dạy: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, thì hiện nay đang phổ biến tình trạng ngược lại: “Con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”. Nhiều bạn trẻ tự do và quyết đoán trong việc trăm năm, đưa cha mẹ vào thế “đã rồi” và cha mẹ chỉ còn mỗi việc là làm theo những gì con cái muốn. Họ tự do yêu nhau, tự do quyết định hôn lễ và cũng tự do trong những quyết định hệ trọng của cả một đời người.

Kết luận: “Đẽo chân theo giày” là một lối hành xử trái với tự nhiên hoặc cẩu thả, vô trách nhiệm, nên gây ra những hậu quả vô cùng tai hại. Con người có khả năng và trí thông minh để điều khiển vũ trụ, nhưng họ cũng cần phải lắng nghe sứ điệp của Tạo Hóa để tôn trọng các nguyên tắc mà Ngài đã quy định. Hành động với lương tâm ngay chính, tôn trọng phẩm giá và ích lợi tha nhân, đó chính là bí quyết của thành công trong mọi lãnh vực của cuộc sống chúng ta.

Gm Giuse  Vũ Văn Thiên

******

Tài khoản Vô giá

Tài khoản Vô giá

 Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn 86.400 USD.

Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác.

Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.

Bạn sẽ phải làm gì ?
Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên !Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy.

Tên ngân hàng là THỜI GIAN.

Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây.
Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất,
thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt.
Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản.
Cũng không cho phép bạn bội chi.
Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn.
Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày.
Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày,
người bị mất chính là bạn.
Không có chuyện quay lại ngày hôm qua.
Không có chuyện tiêu trước cho “ngày mai”
Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay.
Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó,
để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !
Đồng hồ vẫn đang chạy.
Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay. 

 
 

Để biết được giá trị của MỘT NĂM,
hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.

 Để biết được giá trị của MỘT THÁNG,
hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.

Để biết được giá trị của MỘT TUẦN,
hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.

Để biết được giá trị của MỘT GIỜ,
hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.

Để biết được giá trị của MỘT PHÚT,
hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.

Để biết được giá trị của MỘT GIÂY,
hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn.

 Để biết được giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY,
hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic.

 Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có !
Và hãy nên quý thời gian hơn nữa

Bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn,
đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn.
Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả.
Ngày hôm qua dã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn.

Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là PRESENT !
(có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG).
Bạn bè thật sự là một loại nữ trang quý hiếm.
Họ khiến bạn mĩm cười và khuyến khích bạn thành công.
Họ lắng nghe bạn, họ chia sẻ với bạn những lời khen tặng,
và họ luôn muốn mở trái tim ra với chúng ta.
Hãy gởi những lời này đến với ai mà bạn xem như BẠN MÌNH,
Và nếu những dòng này lại trở về với bạn,
bạn ắt biết rằng bạn đang có một vòng tròn bạn hữu.

 Để có một tình mến Chúa hoàn hảo, cần phải liên lỉ đặt ý chí của mình dưới Thánh Ý của Thiên Chúa (S.Alphonse)

ĐÓN NHẬN CHÚA THÁNH THẦN ĐỂ RAO TRUYỀN CHÚA KITÔ

ĐÓN NHẬN CHÚA THÁNH THẦN ĐỂ RAO TRUYỀN CHÚA KITÔ

  + Hồng-y L. J. Suenens

Người dịch  Nguyễn đăng Trúc        nguồn: conggiaovietnam.net

 “ Thiên Chúa không có lời nói nào khác, tay chân nào      

 khác ngoài lời nói, tay chân của bạn

 để mang Phúc-âm đến cho thế gian”.

Frank Duff

 

 1- Mỗi một Kitô-hữu đều được mời gọi để trở thành nhân chứng của Phúc-âm    

Chúa gọi mỗi Kitô-hữu tham gia vào công cuộc truyền bá Phúc-âm mới qua chính phép rửa tội mà họ đã nhận lãnh, chứ không phải là một ơn gọi nào khác thêm vào. Công-đồng đã nhắc kỹ điều ấy.

Không một Kitô-hữu nào được miễn trừ bổn phận làm chứng về đức tin của mình. Những hình thức truyền giáo thay đổi tùy hoàn cảnh sống cụ thể, nhưng bổn phận truyền giáo là bổn phận nền tảng của từng người không trừ ai.

Phải thành thực thú nhận rằng đa số Kitô-hữu ngay cả những người thường xuyên hành đạo, vẫn chưa hiểu là mọi Kitô-hữu phải rao truyền Chúa Kitô, mọi người đã được tiếp nhận Tin-mừng đều có sứ mệnh rao truyền Tin Mừng ấy lại cho kẻ khác.

Giáo-hội còn chưa thực thi đầy đủ “bản chất truyền giáo” của mình; bây giờ là lúc cần phải giải tỏa những lý do giả tạo cố dồn Kitô hữu vào tình trạng ù lì, ngậm miệng làm thinh hay dững dưng.

Chúng ta phải can đảm tố giác cám dỗ của thái độ câm nín âm hiểm nầy, và đuổi ngay con quỉ câm và những lý do giả tạo ra khỏi cuộc sống chúng ta.

 1-  Hai bổn phận cơ bản 

Thường người ta nại lý do là cuộc sống hằng ngày chiếm hết thì giờ và sức lực nên không thể chu toàn bổn phận làm tông đồ. Lối khước từ đó gợi nhớ lại câu truyện trong Phúc-âm, khi những người được mời đến dự tiệc cưới đã thoái thác nại lý do quá bận rộn về những công việc khẩn thiết phải ưu tiên: Tôi đã mua một đám đất và tôi phải đi xem; tôi đã mua năm cặp bò và tôi phải đi thử; tôi mới cưới vợ nên bận rộn quá.

Bổn phận làm tông đồ gắn liền với bổn phận Kitô hữu, chúng ta không nhất thiết là phải tham gia phong trào sinh hoạt nào đó. Có nhiều phương thức làm tông đồ khác nhau, nhưng không thể nại đến sự kiện nầy để xóa bỏ bổn phận hàng đầu của chúng ta, tức là bổn phận làm người đã chịu phép rửa. Có bổn phận làm người và còn bổn phận làm Kitô hữu, ta cần biết phối hợp. Chúng ta đã không biết chu toàn đồng thời các bổn phận khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta sao?: bổn phận gia đình, nghề nghiệp, công dân. Đối với Kitô-hữu biết ý thức về phép rửa của mình, bổn phận căn bản gắn liền với thân phận họ là yêu mến và phục vụ Chúa với cả sức lực mình và yêu thương kẻ khác như chính mình. Bổn phận nầy rất cao cả, đòi hỏi những chọn lựa khó khăn và nhiều hy sinh: nếu tôi chấp nhận dành một số thì giờ phục vụ không công cho người bên cạnh tôi cách nầy hay cách khác, hẳn nhiên công tác ấy đòi hỏi tôi phải trả một giá nào đó. Phục vụ không công có nghĩa là từ khước nhận tiền hoặc hy sinh một lối sống thoải mái… 

2-  Hai hình thức nghèo đói 

Nếu có hai bổn phận căn bản, tự nhiên và siêu nhiên, thì cũng có hai hình thức nghèo đói để cứu giúp. Có tình trạng nghèo đói trong cuộc sống vật chất con người dưới nhiều dạng ngặt nghèo cần được cứu tế (đói rách, thiên tai, dịch bệnh…).  Hình thức nghèo đói nầy dễ làm ta xúc động vì dễ thấy, dễ nhận ra hơn là hình thức thứ hai. 

Nghèo đói làm cho con người khốn đốn một cách thâm cay, mặc dù có tràn đầy của cải vật chất, đó là cảnh cùng khổ về mặt siêu nhiên, tinh thần, đặc biệt là tình cảnh bơ vơ hoặc chán nản nơi những người trẻ; họ đi tìm một trong những ảo tưởng để sống vất vưởng qua nghiện ngập hoặc thác loạn tính dục. Khi chúng ta nói đến những chứng nhân của Chúa Kitô, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến cánh đồng bao la trước mắt chờ đón chúng ta. 

3-  Hai hình thức làm chứng 

Cuối cùng cần phân biệt hai loại làm chứng: làm chứng khách quan và làm chứng qua con người cụ thể của mình, hai lối nầy cần bổ túc nhau.

 Việc làm chứng của các người dạy giáo lý, các giáo sư về tôn giáo, các nhà giảng thuyết, là làm chứng khách quan : ở đây mục tiêu ưu tiên nhắm đến là dạy và đào tạo tôn giáo; nhưng nếu “người hướng dẫn” vừa là người làm chứng thì dễ thuyết phục người ta hơn.

Không phải ai cũng được gọi để chu toàn sứ mệnh rao truyền Phúc-âm theo hình thức nầy, nhưng mọi người đều được gọi để trở thành chứng nhân qua cuộc sống cụ thể của mình, như thánh Phêrô dạy rằng phải làm cho kẻ khác thấy được “niềm hy vọng nằm nơi con người mình”. Làm chứng do chính cuộc sống mình có thể giúp mọi người biết Phúc-âm một cách thiết thực và sống động, “mọi nơi và mọi lúc”, trong những hoàn cảnh bình dị hoặc phi thường.

Khung cảnh xã hội chung quanh như cám dỗ Kitô-hữu đừng nên quấy rầy, mà phải theo nếp sống trần tục của thời đại, phải tỏ ra nhún nhường và tôn trọng bất cứ dư luận nào, chạy theo quan điểm chung, chứ đừng nêu lên một tiêu chuẩn chân lý khách quan nào! Nhất là đừng bao giờ nói đến “tội lỗi”, vì nói đến “tội lỗi” làm chói tai thiên hạ vô cùng! Trong một khung cảnh như thế, làm sao diễn đạt và tuyên xưng đức tin mình?  Người ta còn nêu lên nhiều lý chứng đặc biệt khác nữa để huyết phục Kitô-hữu nên giữ thái độ im lặng! 

4-  Thế giới không sẵn sàng để nghe Phúc-âm! 

Người ta xin chúng ta đừng nói, đừng tuyên xưng Phúc-âm trong thế giới ngày nay vì người ta cho rằng thế giới chúng ta không sẵn sàng để nghe sứ điệp ấy.

Với lối luận chứng đó, trước hết phải trả lời rằng sứ điệp Phúc-âm là một sứ điệp mà thực ra không bao giờ có ai tự nhận là sẵn sàng để nghe cả; sứ điệp ấy phát sinh ơn cứu độ của Con một Thiên Chúa và đưa ta lên hàng thần thánh, một sứ điệp như vậy vượt lên trên tất cả những gì mắt đã thấy và tai đã nghe, vượt lên trên tất cả những gì có thể làm cho những mơ ước táo bạo nhất của chúng ta trở thành vô nghĩa.

Hơn nữa, Lời Phúc-âm khó nghe, sự kiện đó không phải là hiện tượng riêng của thời đại chúng ta. Nhưng người đương thời của Chúa Giêsu có sẵn sàng nghe Ngài không? Hãy nhìn thập giá Chúa để hiểu việc nầy. Và nếu muốn biết phản ứng của quần chúng khi Phaolô loan báo việc Chúa Phục-sinh, ở sân vận động Nhã Điển, thì chỉ cần đọc trong sách Tông-đồ Công-vụ: “Vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói: “Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói vấn đề ấy” (Cv. 17, 32). 

5-  Tôi cảm thấy không đủ sức nói! 

Kitô-hữu lại thấy tự nơi lòng mình cơn cám dỗ trái ngược lại, cho rằng việc rao giảng Phúc âm chỉ dành cho các thánh, các nhà thông thái đầy bằng cấp mà thôi!

Trước hết có thật là việc rao truyền Phúc-âm chỉ là đặc ân của các thánh hay không? Sự thánh thiện của người làm chứng hẳn nhiên là một ơn riêng ban cho Giáo-hội; ta có thể nêu lên nhiều tên tuổi mà mọi người đều đồng ý là thánh, hoặc đáng được nể vì, yêu mến và có sức thuyết phục.  Danh sách ấy qua lịch sử Giáo-hội rất dài. Lâu lâu chúng ta có dịp mừng việc tôn phong các thánh mới, đúng là cảnh vui mừng trên trời cũng như dưới đất. Nhưng sự kiện đó không miễn cho bất cứ Kitô hữu bình thường nào bổn phận “minh chứng niềm hy vọng nơi mình”, như lời thánh Phêrô đã đòi hỏi Kitô-hữu thời Giáo-hội sơ khai, những Kitô-hữu ấy cũng là những người bình thường như chúng ta.

Để thực hiện công cuộc của Chúa (-đừng lẫn lộn với ý nghĩ là làm cho Chúa -) trước hết chúng ta trao thiện chí của ta cho Ngài. Chúa dùng mỗi người chúng ta, và ơn của Ngài sẽ dư tràn cho chúng ta. Khi kết hợp với Ngài, thì chúng ta sẽ vượt lên trên sức lực của mình. Thần học còn nói đến những ân sủng Chúa ban nhưng không để làm lợi cho Cộng-đồng, mà không nhất thiết thánh hoá những người hành xử. Những ơn đoàn sủng của thời nguyên sơ và những ơn đoàn sủng hôm nay chứng thực sự tự do hoàn toàn của Chúa, và cấm không ai được nêu lên đặc quyền ấy cho riêng mình.

Còn về sự hiểu biết sâu xa, chúng ta cám ơn Chúa đã cho chúng ta nhiều vị thần học gia đáp trả ơn gọi của họ làm “người tín hữu truy tìm sự khôn ngoan nơi đức tin”. Công-đồng Vatiacanô II mang ơn họ rất nhiều; họ đã chuẩn bị Công-đồng, đã làm phong phú cho Công-đồng, nên khó lòng phủ nhận tầm quan trọng và vai trò của họ. Nhưng chúng ta cũng phải biết rằng Chúa không gắn chặt bổn phận làm tông đồ với mấy bằng cấp đại học. Việc Chúa chọn “mười hai người” xứ Galilêa chắc chắn cho thấy rằng thông minh tuyệt trần không phải là tiêu chuẩn để xây dựng Nước Chúa.

  2- Chúa kêu gọi mỗi người rao truyên Phúc-âm 

Phúc-âm cho chúng ta thấy phương cách Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên như thế nào: Chúa nói: “hãy theo Thầy”, và họ bỏ lại cha họ, thuyền họ, bàn thu thuế của họ.

Một lời mời hơn là một mệnh lệnh: “nếu người muốn lên trọn lành…hãy bán hết của cải để theo thầy”.

Chúa Giêsu kêu mời người ta theo Ngài, tiếp bước theo chân Ngài, và không hề hứa là đường đi sẽ dễ dàng, nhưng chỉ nói là Ngài sẽ ở với họ không bao giờ xa.

Chúa gọi chúng ta, mỗi người chúng ta, mỗi người mỗi cách, nhưng phương cách nào đi nữa cũng rất triệt để. Trước khi chấp nhận dấn thân vào tình yêu thương Chúa, chúng ta thử xem lời gọi của Ngài đã được Phúc-âm diễn tả thế nào. 

 Lời mời gọi của Chúa, theo lối nhìn của Chúa 

Việc Chúa mời gọi ta sống cuộc sống Kitô giáo toàn diện là một lối tỏ bày tình yêu thương đặc biệt, một lối chọn lựa riêng của Chúa. Ngài đã gọi mười hai vị, rồi ngày kia, vị thứ mười ba là thánh Phaolô. Lúc đầu, Ngài không gọi cả đám đông. Đến sau Ngày Hiện Xuống, chúng ta chứng kiến một trăm hai mươi vị trong ngày khai sinh Giáo-hội. Đấy là điểm khởi phát, là men để làm dẫy bột, nhưng trước hết phải làm men.  Yêu thương đặc biệt, tuyển chọn riêng, ở đây còn có nghĩa là gửi đi truyền bá Phúc-âm. “Thầy đã chọn các con…để các con lên đường và mang lại hoa trái”. Được chọn để lên đường, được chọn để toả lan ánh sáng. Sự chọn lựa ấy tự nó là một “lệnh xuất quân”.

“Hãy đến và rồi hãy ra đi”. Đây là một cử chỉ mời gọi của người tình, nhưng đồng thời, để quay về với dân chúng.

Tình yêu đặc biệt, yêu riêng nhưng là yêu trong tự do. Ngay khi thánh sử chỉ ghi lại câu Chúa Giêsu nói ”hãy theo Thầy”, mà không nói thêm có trao đổi gì trước đó, thì kỳ thực đã có môt cuộc đối thoại bên trong, dù rất ngắn, một lời mời tùy thuộc vào sự tự do trả lời của người nghe, một lời đề nghị tôn trọng hoàn toàn người đối diện.  Chúa Giêsu không hề tuyển chọn theo lối ép buộc, như tuyển lính ngày xưa. Nhưng, “Ngài biết điều gì xảy ra trong con người”, và đáp ứng những ước vọng thầm kín, không nói ra, hoặc có thể không nhận ra của chính người Ngài kêu gọi.

 Tình yêu ấy là tình yêu dâng hiến, dấy lên một lời kêu mời, muốn nối kết một giao ước. Và ở đây ta còn thấy Chúa xúc động nữa. Thường thì Chúa thức suốt đêm cầu nguyện trước khi chọn lựa như thế. Đến đây chúng ta đi vào khung trời thần thánh. Thi sĩ có lần nói: “có nhiều điều thần thánh người ta chỉ nghe được một lần thôi”.  Trường hợp từ chối, như người thanh niên giàu có trong Phúc-âm “đã bỏ đi vì anh ấy có nhiều của cải”, Chúa Giêsu không cố ép và để cho đi.

 Người ấy sau nầy có tìm đến Chúa không? Hoàn toàn bí mật.

Nhưng, đoạn Phúc-âm nhắc nhở chúng ta rằng lúc Chúa gọi thì đừng mặc cả, quay lưng hoặc kiểm lại sổ sách ngân hàng, bàn hỏi bạn bè “khôn ngoan”, bảo hiểm sức khoẻ và nhân mạng…Chúa Giêsu gọi mình theo Ngài, là gọi đi vào con đường phiêu lưu của tình yêu. Con đường đi ấy qua nhiều nẻo gập ghềnh và đôi khi phải sống nhiều đêm ở vườn Cây-dầu, như để làm quen với giây phút của Chúa trong đêm khổ nạn.

 Đó là những gì bao hàm nơi ơn gọi theo cái nhìn của Chúa.

 1- Chương trình sống của Kitô-hữu bình thường trong cuộc sống hằng ngày  

Cần thấm nhập cuộc sống của Chúa (ad intra) để cho Chúa gửi mình lên đường (ad extra). Hai nhịp thở đó kết dệt nên đời sống Phúc-âm, cần thiết phải bổ túc cho nhau. 

Ad intra 

Trên bình diện cuộc sống cá nhân, Kitô-hữu phải tài bồi và củng cố cuộc sống siêu nhiên của mình bằng bí tích Thánh-thể và bí tích chữa lành tâm hồn đó là bí tích Hòa-giải. Phải nuôi sống cuộc sống siêu nhiên linh hoạt, bằng việc đọc sách thiêng liêng vào một buổi nhất định, và ưu tiên là sách Kinh-thánh, đặc biệt nên đọc và suy gẫm các bản văn mục vụ trong ngày, là của ăn được Mẹ chúng ta là Hội-thánh dọn sẵn. Một cách cụ thể ta nên có một cuốn sách lễ trong tuần, ngoài cuốn sách lễ các ngày chủ nhật trong năm.  Đức Gioan-Phaolô II không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Thánh-thể, là trung tâm điểm của cuộc sống Kitô-hữu. Trong một bài diễn văn gửi cho những người hướng dẫn Phong trào Canh tân đoàn sủng, ngài nói:

“Theo ý niệm mà Công-đồng Vaticanô II đã ghi sâu nơi cuộc sống chúng ta : Thánh-thể đúng là nguồn suối và đỉnh cao của mọi công cuộc rao truyền Phúc-âm…Kitô hữu, đã mặc lấy ơn ích của Phép rửa tội và Thêm-sức, khi rước Thánh thể, sẽ sát nhập toàn cuộc sống mình với thân thể Chúa Kitô”. 

Để cho việc cử hành Thánh-thể có thể thức tỉnh và nuôi dưỡng cuộc sống đức tin chúng ta, Giáo-hội đưa vào mỗi thánh lễ đoạn văn Thánh kinh, được chọn lựa theo diển tiến của năm phụng vụ, để chúng ta lắng nghe được lời Chúa. 

Trong tinh thần của đức tin, khi chúng ta mở các trang sách lễ là chúng ta đến điểm hẹn gặp Thánh Thần; những bản văn được Giáo-hội chọn sẵn cho chúng ta là ưu tiên, nếu chúng ta thực sự muốn thở đồng nhịp thở của Giáo-hội, ngày ngày thấm nhập “chính những tình cảm trước đây của Chúa Giêsu”. Tôi cần tiếp nhận các trang ấy như tiếp nhận bức thư của một người bạn chia sẻ các ưu tư, các mối lo âu sợ hãi, các niềm mong ước với tôi, muốn đồng hành với tôi, chỉ đường cho tôi.

Tôi muốn dùng kinh nghiêm của tiên tri Isaia để nói lên rằng: “lời Chúa thức tỉnh tôi mỗi sáng; mỗi sáng lời Chúa đánh thức tôi dậy để tôi lằng nghe như một người học trò ngoan ngoãn học hỏi…” (Is. 50, 4).

Nếu như tôi không có cách nào để đi dự lễ được thì tôi cũng cầm lấy sách lễ để đọc và hiệp thông với Giáo-hội, nói chuyện với Chúa và thấm nhập sứ điệp của Ngài vào cuộc sống trong ngày của tôi.

Mỗi ngày, chúng ta cần để lời Chúa xây dựng, uốn nắn đời mình, như đất sét trong tay người thợ gốm.

Để hiểu được tầm mức cao cả của Thánh lễ và Thánh-thể, chỉ cần suy nghĩ kỹ về các lời chúng ta hát trong kinh Vinh-danh Thiên Chúa trên các tầng trời

“ Chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa. Chúa xóa tội trần gian, xin nhận lời chúng con cầu khẩn”. 

Thánh thể là bí tích thờ phương, tạ ơn, chữa lành và tha thứ. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta, chúng ta đến với Chúa Cha, hướng về Tòa Chúa.  Và chính nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài mà Chúa đáp trả lời cầu khẩn của chúng ta; không bao giờ lời kinh ấy không được nhận lời. Nếu chúng ta tìm lại được ý nghĩa của Thánh lễ, các cộng đoàn Kitô-hữu sẽ hồi sinh; Thánh lễ chủ nhật là lễ Phục sinh hằng tuần, đúng là trắc nghiệm về sự trung tín của chúng ta đối với Thầy: “Anh em hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy” cho đến khi Ngài lại đến trong vinh quang.

 Thánh thể cũng là của ăn và thức uống.  Nhưng đặc điểm kỳ bí, mầu nhiệm ở đây là trong hiệp lễ, không phải chúng ta biến của ăn làm đồ nuôi dưỡng cuộc sống mình, nhưng chính của ăn biến đổi chúng ta để chúng ta thành sự sống trong Ngài.

Cuối cùng, Thánh-thể không chỉ là hiệp lễ, sự hiện diện thật sự luôn ở ngay trong Thánh-thể : chúng ta có thể tôn kính Thánh-thể ấy, thờ lạy âm hầm dưới chân của Thầy, trước Nhà tạm.

Trong những ngày tháng dành riêng cho cuộc sống siêu nhiên, chúng ta cần lưu ý đến tầm quan trọng của những kỳ tĩnh tâm; cuộc tĩnh tâm kiểu mẫu luôn vẫn là Phòng-Cao ở Giêrusalem khi các môn đệ, cùng với Mẹ Maria, đã cầu nguyện và đã sống “Bí-tích Thánh-tẩy trong Thánh Thần”; cuộc tĩnh tâm ấy đã chuyển đổi con người họ.  Những cuộc tĩnh tâm như thế thường có thể giúp nhiều Kitô-hữu bấy lâu ơ hờ, thụ động trong việc hành đạo, chấp nhận dấn thân cụ thể. Nên tham dự và cổ động người tham dự; các cuộc tĩnh tâm nầy thực sự là việc làm hết sức hữu ích. 

Ad extra 

Trên bình diện làm công tác tông đồ, Kitôhữu phải là “nhân chứng của Chuá Kitô, bằng lời nói và việc làm, mọi nơi và mọi lúc”. Đừng đợi mọi yếu tố phải có sẵn, xét về khía cạnh con người. Châm ngôn thường được người ta nêu lên : “trước hết phải nhân bản hóa, sau đó rồi Phúc-âm hóa” đã thường làm cho hứng khởi truyền giáo khựng lại, và làm tổn thương cả nỗ lực nhân bản hóa chân thực, mà đỉnh cao lại chính là Đức Kitô.  Đừng sợ phải làm chứng về đức tin mình. Đức Gioan-Phaolô II đã nhắc lại bổn phận ấy trong một sứ điệp:

“Nhân danh Chúa Kitô tôi xin anh chị em phải làm người loan truyền Phúc-âm…Là thành phần làm nên Giáo-hội, mỗi người phải hoàn thành phần trách nhiệm của mình…mỗi người hãy làm cho người gần mình, trong gia đình, trường học, trong giới văn hoá, nơi làm việc hiểu rằng Chúa Kitô là Đường, là Sự-thật, là Sự-sống” (22.10.1985).

Để nâng đỡ nhau làm tông đồ, Kitô-hữu cần sự trợ giúp của anh chị em đồng đạo. Nếu không gia nhập một nhóm tông đồ nào, thì cố tìm một sinh hoạt tông đồ thích hợp với ước vọng của mình.

Nếu không tìm thấy, thì nên cổ động trong môi trường sinh hoạt giáo xứ những nhóm nhỏ sống Phúc-âm, chia sẻ cuộc sống Kitô giáo trong hai chiều kích cá nhân cũng như làm công tác tông đồ. 

2- Ứng dụng trước mắt 

Một khi nhận ra được chiều sâu và sự ưu tiên nơi “thân phận Kitô-hữu của mình”, các hệ quả thực tiễn sẽ phong phú vô cùng. Trong trường hợp tôi chẳng hạn, tôi tức khắc bị chất vấn và phải trả lời: “Trước hết tôi là một giám mục Kitô-hữu hay là một Kitô-hữu làm giám mục?” . Hỏi như thế buộc tôi phải xét mình, và mỗi lần bị chất vấn là mỗi lần tôi phải giật mình. Hoặc trong dân chúng: Quí vị trước hết là một ông chủ Kitô-hữu hay một Kitô-hữu làm ông chủ? Trước hết là một nhà giáo Kitô-hữu hoặc một Kitô-hữu làm nghề dạy học? Trước hết làm một bà mẹ Kitô-hữu hay một nữ Kitô-hữu làm mẹ gia đình?…”. Và câu hỏi ấy được giải thích thêm: Hai cái, cái nào là gốc, là cốt lõi, và cái nào là tĩnh từ, phụ thuộc trong cuộc sống của bạn?

Một thí dụ khác: trong cuộc sống lứa đôi Kitô-giáo, cái gì được đề cao, lưu ý hơn để thực sự phát huy cuộc sống Kitô-hữu của vợ chồng: trước hế họ là vợ chồng, được kêu mời để sống bổ sung cho nhau? Hoặc trước hết họ cảm nhận nhau sâu xa hơn nữa như là anh em trong Chúa Giêsu-Kitô, được gọi để sống Phúc-âm trong cuộc sống hằng ngày, yêu nhau trong tình yêu thương của Chúa, quên mình, tha thứ cho nhau, trung tín với nhau thể hiện chính giáo ước của Chúa Kitô và Giáo-hội Ngài?

Thêm một thí dụ nữa trên bình diện mục vụ: chúng ta thường áp dụng đường lối hoạt động quen thuộc đó là: thấy, xét rồi hành động. Luật ấy có ý nghĩa chính xác trên bình diện xã hội học; nhưng theo nhãn quan Kitô giáo, còn phải bổ túc như sau:

– thấy, vâng đúng vậy, nhưng với con mắt Chúa Kitô

suy xét, đúng rồi, nhưng với ánh sáng toàn diện của Phúc-âm

– hành động, vâng, nhưng trong đường hướng và sức mạnh của đức tin. Mọi điều ấy không thể tùy nghi.

 3- Một vài thái độ căn bản của một Kitô-hữu chân thật 

Để nối kết giữa thần học và mục vụ, tôi muốn trích dẫn một vài đoạn trong một bài báo của Đức Hồng-y Danneels.

  Chúng ta còn can đảm loan truyền Chúa Kitô hay không? 

Về đề tài nầy tôi muốn thử kiểm thảo để truy tìm lại thực chất nền tảng của đức tin chúng ta.  Thông điệp Redemptoris Missio đã đề cập đến vấn đề nền tảng của công tác rao truyền Phúc âm. Tôi nghĩ rằng những vấn đề đã nêu lên trong thông điệp nầy có giá trị cho công cuộc truyền bá Tin-mừng ở xứ chúng ta, cũng như ở các nơi xa xôi khác.

Các vấn đề đặt ra là: Còn cần phải truyền giáo, rao giảng Tin-mừng nữa không? Không thể thay thế truyền giáo bằng đối thoại giữa các tôn giáo hay sao? Phát huy con người qua nỗ lực phát triển chưa đủ sao? Không phải là cần tôn trọng niềm tin kẻ khác, tự do lương tâm của người ta hay sao? Và tất cả các tôn giáo không phải là có giá trị như nhau hay sao?

Chúng ta không phủ nhận những nội dung nầy, vì những căn rễ của chúng rất tốt lành: như tự do lương tâm, dân chủ hóa, tôn trọng đời tư, tôn trọng các tôn giáo khác, và ý nghĩa của đối thoại. Vaticanô II đã nhấn mạnh đến các giá trị nầy. Các quan niệm ấy không phát xuất từ những kẻ xấu bụng, nhưng bởi một tâm hồn ngay thực và tốt lành. Tuy vậy chúng vẫn nêu lên cho chúng ta nhiều vấn nạn.

  Chỉ có một Đấng Cứu độ 

Chối bỏ Chúa Kitô là Đấng Cứu độ duy nhất của mọi người là buộc chúng ta phải xóa đi ba phần tư Tân-ước. Vì Phêrô và mười hai tông đồ, Phaolô và Gioan, đã mạnh mẽ nêu lên tính cách duy nhất nơi Chúa Kitô Đấng Cứu độ.

  Xác tín sâu xa của những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu là xác tín về Ngài là Đấng Cứu độ duy nhất. Đó là một đìểm nền tảng quyết định tất cả.

Nếu Chúa Kitô không phải duy nhất, thì đức tin trở thành tùy nghi. Không thể nào bảo chứng cho công cuộc truyền giáo: người ta dựa vào uy quyền nào để nói về Đấng Kitô cho các dân tộc khi Đức Kitô chỉ là một trong các vị cứu độ khác?  Không chấp nhận Chúa Kitô là duy nhất, thì mọi công cuộc truyền giáo chỉ là cao vọng mơ hồ.

 Người ta không còn cách nào khác để được cứu độ sao? Nhiều người đương thời với chúng ta còn sống Phúc-âm hơn là người Kitô hữu. Có những “hạt mầm Ngôi Lời” (semina Verbi) ở ngoài vòng vi của Giáo-hội hữu hình chúng ta, ở ngoài sợi giây liên lạc hữu hình với Chúa Kitô.  Nhưng chúng ta phải xác quyết là mọi dấu vết cứu độ đều liên kết với Chúa Kitô duy nhất. Vì giai đoạn chuyển từ mối liên kết mặc nhiên đến mối liên kết minh nhiên, nhờ việc rao giảng, tùy thuộc vào ý Chúa: Anh em hãy ra đi, hãy rao giảng cho tất cả các dân tộc và rửa tội cho họ.

Thánh Phanxicô Assisi đến sống với người Hồi giáo và vị giáo trưởng của họ. Ngài vừa loan báo Chúa Giêsu vừa tôn trọng vị thủ trưởng và các tín đồ hồi giáo đến nỗi sau sáu thế kỷ người ta còn nhớ đến ngài. Tôi nghĩ đây là một thái độ chúng ta phải noi theo.

 Không được phân tách Nước-Trời với Chúa Kitô 

Điểm căn bản thứ hai: mối liên kết giữa con người Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa ấy gồm những giá trị như: bao dung, liên đới, bác ái, hòa bình, chia sẻ, dấn thân xây dựng trật tự thế giới công bằng….Các giá trị ấy do Chúa Giêsu cổ súy và gắn liền với Con Người của Ngài.

Người ta có khuynh hướng tách rời các giá trị Nước Chúa khỏi Con Người Giêsu. Chúng ta phải thú thực là nhiều hội đoàn và phong trào chúng ta đã đi đến mức đó. Cũng không phải vậy để có dịp lên án hay phạt vạ họ. Chúng ta nhận thấy nhiều người hát ca tôn vinh những giá trị nước Chúa và cổ súy các giá trị nầy. Được như vậy là quý hóa; tôi không hề cầm đá ném vào họ.  Nhưng xin hỏi họ có chắc là các giá trị nầy, một khi bị tách ra khỏi Đức Kitô, liệu còn tồn tại lâu dài không?

Nhiều hội đoàn của chúng ta cảm ứng tinh thần Kitô giáo đang nỗ lực cổ súy các giá trị Kitô giáo, tôi ủng hộ các cố gắng ấy, đó là một thiện ích cho nhân loại và văn minh; nhưng cũng phải lưu ý là khi các giá trị nầy bị tách ra khỏi toàn bộ cuộc sống cụ thể của Kitô-hữu, thì thường sẽ teo tóp dần. Nên việc cổ võ các giá trị ấy cần được nuôi dưỡng bằng cuộc sống chiêm niệm, đức tin, bí tích và phụng vụ.

 Đừng tách rời một bên là Thiên Chúa, bên kia là Đức Kitô

Thứ ba: đừng chủ trương một ý niệm mơ hồ về Thiên Chúa tách khỏi Đức Kitô. Mặc khải Kitô giáo không hướng đến một loại thờ trời nào đó một cách mơ hồ. Nó diễn tiến cụ thể từ Giavê, Thiên Chúa của Cựu-ước và Chúa chúng ta, nhờ bởi Chúa Kitô đã chết và đã sống lại mà đi đến một sự nhận biết đầy đủ về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Việc nhận biết Chúa Ba Ngôi liên kết chặt chẽ với mặc khải của Chúa Kitô.

Mục đích của rao truyền Phúc-âm không phải là đưa người ta trở thành những người tin vào Chúa nào đó, nhưng là những người tin vào một Chúa, Cha, Con và Thánh Thần. Đấng duy nhất có thể dẫn đưa chúng ta vào đức tin nầy trong Chúa Ba Ngôi là Con Thiên Chúa làm người. Ngài là Đấng duy nhất đã thấy Chúa Cha, là Đấng duy nhất có thể ban Thánh Thần cho chúng ta. Những yếu tố khác trong việc làm của chúng ta không phải là sai trái, đáng lên án, nhưng phải đặt vào vị thế thích đáng của chúng.

Nhưng dựa vào cao vọng nào mà chúng ta nói mình nói được chân lý? Đó là câu nói làm tắt nghẽn hứng khởi truyền giáo: “Quí vị là ai mà dám cao ngạo nói mình có chân lý?” Câu nói nầy người ta thường lặp đi lặp lại với chúng ta. Nếu chúng ta không nhận sứ mạng của Chúa Kitô, nếu không phải chính Ngài đã đặt để lời Ngài trong miệng chúng ta, mọi lời nói về Phúc-âm của chúng ta chỉ là cao vọng hão huyền. Nhưng ai chỉ nói điều mình đã nhận trong đức tin không thể bị kết án là cao vọng được.

Chúa Giêsu đã từng gặp những khó khăn như thế; cũng như các tông đồ tiếp theo Ngài, khi họ chỉ muốn vâng lời Thiên Chúa hơn là nghe theo con người. Nếu chúng ta không vâng lời Chúa là Đấng sai gửi chúng ta, thì rõ ràng là chúng ta không có quyền lên tiếng. Những lời chống đối như thế buộc chúng ta quay nhìn về Chúa Kitô.  Chúng vẩn lợi ích cho chúng ta, đừng ngại gì. Can đảm lên!

 Tác giả:  Gs. Nguyễn ĐăngTrúc

THẦN TÌNH YÊU

THẦN TÌNH YÊU

tác giả:  M. Hoàng Thị Thùy Trang.


 Ngôi Ba Thiên Chúa, thuật ngữ xem thường rất gần gũi trên môi miệng người tín hữu nhưng dường như hơi xa lạ trong não trạng mỗi người. Người ta dễ gần với Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu và không mấy thường xuyên cầu nguyện cùng Chúa Thánh Linh. Như một thói quen đạo đức tốt, mở đầu những giờ cầu nguyện, các việc làm… người tín hữu luôn cầu xin Chúa Thánh Linh soi lòng mở trí, chúc phúc cho mọi công việc của họ, nhưng lại rất dễ mau quên Ngài.

 Quả thật, ngôi vị Thánh Linh là Ngôi Ba Thiên Chúa, là Thánh Thần tình yêu, là mối dây thông hiệp, bác ái, là sức mạnh, là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Ở đâu có tình yêu, hiệp nhất, ở đó có sự hiện diện của Ngôi Ba.

 Nói đến từng ngôi vị Thiên Chúa, là nói đến sự mầu nhiệm không thể lý giải được, chỉ còn lấy đức tin mà bù lại. Ngôi Ba Thánh Linh được sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Đức Giêsu là Con Một yêu dấu của Thiên Chúa Cha. Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc, Chúa Thánh Thần thánh hóa. Đó là sự thật về Thiên Chúa. Ba ngôi vị nhưng là một Thiên Chúa. Mỗi ngôi vị có một sứ mệnh riêng biệt tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa nhưng đều mang tình yêu, ơn cứu độ và sự sống vĩnh cửu cho nhân loại.

 Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa hay bị lãng quên. Người ta ít nhớ đến Ngài vì sự hiện diện vô hình của Ngài? Nhưng nhân loại quên một điều cố yếu rằng, từ khi chưa có đất trời, từ khi có sự hiện hữu của Thiên Chúa, là Ngài đã hiện diện, vì Ngài cũng chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa của sự thinh lặng, Thiên Chúa của sức mạnh và quyền năng.

 Chúa Thánh Thần ban đủ bảy ơn xuống trên tất cả những người tin, hầu giúp họ vượt thắng mọi cám dỗ và sự dữ mà trung thành với Thiên Chúa. Ai sống no đầy ơn nghĩa với Chúa Thánh Thần, người ấy thủ đắc được ân sủng thần linh. Thế giới được sinh ra từ Thần Khí, khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, nặn con người bằng bùn đất, Ngài đã thổi sinh khí Ngài để trao ban sự sống. Và sự sống vĩnh cửu đời sau cũng vậy, chỉ có ở những ai lãnh nhận được sức mạnh linh thiêng của Ngài.

 Trong những ngày phục sinh sống lại, Đức Giêsu đã hiện ra với các tông đồ, thổi hơi vào các ông để trao ban Thánh Thần: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 23). Thần khí ngày phục sinh các tông đồ lãnh nhận từ Đức Giêsu, cũng chính là Thánh Thần chúng ta lãnh nhận trong ngày đầu tạo dựng và là Thánh Thần khi ta chịu phép rửa. Thánh Thần là dấu chỉ chúng ta thuộc về Thiên Chúa.

 Về trời, Thiên Chúa Cha và Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho nhân loại. Sức mạnh và quyền năng của Thánh Thần từ nay hiện hữu trên hoàn vũ. Thời đại của Thánh Thần đã đến. Thánh Thần sẽ thánh hóa, kiện toàn sứ mạng cứu chuộc của Đức Giêsu trên trần gian.

 Người ta nói nhiều đến chiến tranh và hận thù. Thế giới luôn tìm mọi cách để phá vỡ chiến tranh, kêu gọi hòa bình. Nhưng bao nhiêu thiên niên kỉ qua rồi, nhà nhà vẫn chiến tranh, người người vẫn chiến tranh, nước nước vẫn chiến tranh. Nếu như không có Thần Khí trong mình, nếu như không có Thánh Thần ngự trị, tất cả mọi lời kêu gọi, mọi hoài bão cũng trở nên vô hiệu. Chỉ khi nào, chỉ những ai có Thánh Thần, lúc ấy, người ấy, mới đích thực là khí cụ chứng nhân của Thiên Chúa.

 Lạy Chúa, sự sống của con là của Thần Khí và thuộc về Thần Khí. Thế giới này đang được điều khiển dưới sức mạnh của Thần Khí. Đấng là Tình yêu, là mối dây liên kết, là sự thông hiệp và là hơi thở, sự sống của Ba Ngôi vĩnh cửu. Nguyện xin Chúa Thánh Linh luôn ở trong con, hoạt động nơi con, cho con sự khôn ngoan và tình yêu của Chúa, hầu con có đủ sức mạnh, loan truyền tin vui cứu độ bằng chính đời mình. Có Thánh Thần Chúa bên con, là có tất cả. Cho dù thế lực sự ác đang tràn ngập thế gian, bóng tối tội lỗi có che kín bầu trời, thì con vẫn luôn có sức mạnh bất diệt của Thánh Linh Chúa, kiên cường vượt qua mọi gian nan, thử thách. Vì con luôn có Thần Tình Yêu ở bên mình…

 M. Hoàng Thị Thùy Trang.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

ĐẠO THA THỨ

ĐẠO THA THỨ

Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn                 nguồn: conggiaovietnam.net

  Các nền luân lý của các tôn giáo đều đề cập đến việc yêu người, tương thân tương ái. Phật giáo dạy về đức từ bi. Tiến xa hơn Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và yêu thương cả kẻ thù. Đó mới là giáo lý lạ lùng, mới mẻ nhất từ xưa đến nay.

Luật đạo cũ thời cựu ước cho phép ‘ăn miếng trả miếng’, ‘mắt đền mắt, răng đền răng’, ‘mạng đền mạng’. Chúa Giêsu không chấp nhận như thế. Lời Chúa dạy rõ về tấm lòng của Thiên Chúa và tâm địa của con người qua câu chuyện một người đầy tớ mắc nợ chủ. Theo một tác giả tưởng tượng món nợ 100 quan tiền có thể mang trong túi áo hoặc túi quần ; còn 10.000 yến(nén) vàng phải cần đội quân 8600 người mang mỗi người một túi nặng khoảng 27kg, nếu họ đứng sắp hàng mỗi người cách nhau chừng 80cm sẽ thành hàng dài 5 dặm, tương đương 8km ! Một món nợ khổng lồ không thể trả nổi (x. Mt 18, 21-35).

Câu chuyện diễn tả tình yêu thương nhân hậu của Thiên Chúa là vô bờ bến; sự quảng đại tha thứ của Thiên Chúa là vô hạn định. Như đông đoài cách xa nhau vạn dặm, tội của ta Chúa cũng ném thật xa (Tv 102). Câu chuyện cũng diễn tả sự độc ác, tàn nhẫn của con người với nhau ngang qua hành động được nói tới là : túm lấy, bóp cổ, đánh đập và bỏ tù người bạn. Oâng chủ phải quát mắng là : hỡi tên độc ác kia! Quả vậy, con người không thể chấp nhận tha thứ cho nhau thì họ sẽ diễn tả tới cùng sự độc ác dã man của họ đối với người khác như thế đó. Chẳng thế mà hai triết gia Jean Paul Sartre và Plaute đã nói một câu mỉa mai: “tha nhân là địa ngục”; “người với người như chó sói”.

Ngày 11/9/2001 đã xảy ra trận khủng bố kinh hoàng thế giới tại trung tâm thương mại Mỹ, biết bao người đã chết. Sau đó, ngày tưởng niệm các nạn nhân, ĐTC Gioan Phaolô 2 đã lên tiếng nói tại Mỹ rằng: “thế giới không thể có hoà bình nếu thiếu sự tha thứ”. Còn giới lãnh đạo và hai dân tộc ấy đã sôi sục căm thù muốn trả đũa, đối với họ là không thể tha thứ được. Hôm nay, giữa trăm ngàn thù hận như càng chất cao đã có không ít người kêu gào sự trả thù không khoan nhượng. Lời Chúa dạy phải tha thứ vô hạn định. Giáo hội nhắc lại cho cả thế giới : hãy cứ tha thứ không kể bao nhiêu lần, tha thứ một cách vui lòng. Như Chúa Giêsu đã tha thứ cho Mátthêu, Giakêu, Mađalêna, người phụ nữ ngoại tình, tên trộm cướp trên thánh giá và cả nhân loại chúng ta :”Lạy Cha, xin tha cho chọ vì họ không biết việc họ làm”.

Người ta vẫn đang xúc phạm, chống đối, loại trừ Chúa. Chúa vẫn tha thứ và mời gọi chúng ta hãy sám hối ăn năn. Các thánh đã tiếp tục con đường này. Thánh Têphanô lúc bị ném đá đã xin Chúa đừng chấp tội họ. Oâng Grandhi vị thánh của nước Ấn độ sau bao nỗ lực hoà giải dân tộc đã bị một người đồng bào bắn chết, trước khi chết ông đã giơ tay làm một cử chỉ tha thứ. ĐTC Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca kẻ ám sát ngài. Thầy Roger sáng lập cộng  đoàn Taizé suốt đời nuôi dưỡng trong trái tim và trong lời cầu nguyện một ước muốn sâu xa đến sự hoà giải và gặp gỡ. Ngày 17/8/2005 lúc đang hát kinh chiều ở nhà thờ hoà giải đã bị một phụ nữ đâm 3 nhát vào cổ. Thầy đã qua đời lúc 90 tuổi. Dường như tất cả những con người sống yêu thương và tha thứ hết mình lại hay gặp khó khăn, bách hại đủ cách đủ kiểu. Đó là thân phận của Đức Giêsu, của giáo hội và của từng người kitô hữu chúng ta.  

Chúng ta thường khó quên tội người khác và khó tha thứ cho nhau. Kể cả trong mối tương quan gần gũi nhất giữa cha mẹ với con cái, vợ chồng, anh chị chị ruột thịt trong nhà. Chúa luôn quên tội chúng ta. ngài không để bụng để dạ như chúng ta. sự tha thứ phản ánh đời sống ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Sự tha thứ là vẻ đẹp của những tâm hồn cao thượng, những con người nhân bản, của con cái Thiên Chúa. Bí tích hoà giải nơi toà giải tội thể hiện cụ thể lòng tha thứ của Thiên Chúa và lòng thống hối ăn năn của ta về những lỗi lầm với Chúa và sự hẹp hòi với tha nhân. Chúng ta đừng dại dột bỏ mất cơ hội tha món nợ nhỏ để được Chúa tha món nợ kếch xù. Điều mà chúng ta vẫn xin hằng ngày khi đọc kinh lạy Cha “xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Nếu xét kỹ trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu xót thì chẳng có tội nào chúng ta không phạm đến Chúa, nhưng Chúa vẫn tha thứ cho ta 70 lần 7.

Muốn làm con Chúa và môn đệ của Chúa chúng ta không thể làm khác điều Chúa dạy dù khó đến mấy. Chúa không nghe lời và không chấp nhận một tâm hồn đầy thù hận, hờn căm, vì đạo của Ngài là đạo yêu thương, tha thứ.

Tha thứ mãi không phải là hèn nhát, đồng loã với cái xấu, ‘vẽ đường cho hươu chạy’ nhưng là trở nên cao thượng, giống Thiên Chúa. Kẻ tha và người được tha thứ sẽ cảm thấy bình an, phấn khởi ngược lại với sự không tha thứ. Tha thứ cần hơn của lễ, nên Chúa dạy ta “nếu ngươi đi dâng của lễ mà chợt nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với ngươi thì hãy để của lễ đó đi làm hoà với người anh em đã rỗi hãy đến dâng lễ sau”. Nếu tha thứ thì tâm tình tạ ơn sẽ được đón nhận. Đỉnh cao của sự tha thứ nơi Thiên Chúa là cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá.

Con cái Chúa hãy trở thành chứng nhân, sứ giả cho Chúa về sự tha thứ cho nhau ở mọi nơi mọi lúc với mọi người để được Chúa thứ tha.

 Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

          MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

01. Nghĩ đến thân thì đừng cầu không bệnh khổ,
                  vì bệnh khổ là định mệnh của chúng sanh.

 02. Ở đời thì đừng cầu không hoạn nạn,
 vì thiếu hoạn nạn thì không thể hiểu được phận người.

 03. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc,
 vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

 04. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không gặp thử thách
 vì thiếu thử thách thì chí nguyện chẳng kiên cường.

 05. Việc làm thì đừng mong dễ thành,
 vì việc dễ thành thì thường là việc không đáng làm.

 06. Giao tiếp đừng cầu lợi cho mình,
 vì cầu tư lợi làm mất nghĩa khí.

 07. Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình,
 vì được theo ý mình thì lòng sinh kiêu mạn.

 08. Thi ân thì đừng cầu đền đáp,
 vì cầu đền đáp thì còn gì là ân nghĩa.

 09. Thấy lợi thì đừng nhúng vào,
 vì đã nhúng vào thì ắt si mê phải động.

 10. Oan ức không cần biện bạch,
 vì biện bạch là dấu hiệu nhân quả chưa xả

  (Sưu tầm)  nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Học cách quên

Học cách quên 

 Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.

Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. 

 Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc ” Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. 

 Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” 

 Sư phụ điềm đạm nói: “Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh. 

 Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết.

 Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. 

 Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.

 Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.Rất nhiều người thích câu thơ : “Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”. 

 Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian.

Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.

Tác Động Của Chúa Thánh Thần

Tác Động Của Chúa Thánh Thần
(Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)

                                                          tác giả: Tuyết Mai

“Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”.

Anh em thân mến, không ai có thể nói: “Đức Giêsu là Chúa” mà lại không do Thánh Thần.  Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần. (1 Cr 12, 3b-7. 12-13).

Tôi thiết tưởng những điều Thánh Phaolô nói trên khi ngài gởi thư đến cho tất cả anh em ở Côrintô, quả thực là quá đủ khi ngài nói về ân sủng của Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình Cứu Độ của Ngài trên trần gian, và phải về Trời đoàn tụ cùng Chúa Cha trên Thiên Quốc, Nơi mà Ngài đã hằng có từ muôn thuở muôn đời, Ngài đã vì thương yêu hết thảy nhân loại, nên đã xin cùng với Thiên Chúa Cha, cho Đấng Phù Trợ đến, để ở lại trong từng người một, từng ngày, cho đến tận thế.

 Chúa Thánh Thần được trao phó trách nhiệm mới là hướng dẫn, chỉ bảo, mạc khải, khuyên dụ, khuyến khích, ban thêm sức mạnh, ban thêm cho ơn trí tri, nói tiếng lạ, chữa bệnh, chịu đựng, và tất cả những ơn cần thiết khác, mà một người bình thường với khả năng khiêm nhường Chúa ban, sẽ có thể đạt được tất cả, nếu người ấy một lòng ao ước được sống liên kết và mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Vâng, tôi chỉ có thể làm chứng nhân cho Thiên Chúa những gì tôi nhận được từ nơi Chúa Thánh Thần, và Ngài tác động trên tôi như thế nào và ra làm sao!? Bởi ơn Chúa ban cho mỗi người mỗi khác, và tôi tin rằng, mỗi người đều có một sứ vụ riêng, trách nhiệm riêng, khả năng riêng, mà Chúa sẽ dùng chúng ta để làm cho Thiên Chúa Cha được nên vinh hiển muôn đời, trên tất cả con cái của Ngài. Vâng, chẳng phải chúng ta đã làm nên được tích sự gì cho Chúa đâu, bởi có phải tất cả chúng ta đều là những con người vô dụng, trước nhan Thánh Chúa? Và có phải Chúa phải cần đến chúng ta thì Ngài mới thấy rằng Ngài là Đấng quyền năng?.   Bởi có phải bao nhiêu lâu Chúa tác tạo nên chúng ta, Chúa vẫn luôn bảo bọc, thương yêu, dậy dỗ, và nuôi cho chúng ta miếng ăn, miếng uống, từ tâm hồn, đến thể xác, và tâm linh của chúng ta hay không?.

Khả năng của chúng ta Chúa ban phát cho, cũng y như những nén bạc mà Chúa đã ban cho từng người chúng ta vậy!.   Tùy theo khả năng riêng cá biệt mà Ngài trao cho chúng ta, người thì 2 nén, người thì 5 nén, người thì 10 nén. Và có phải những ai Chúa trao cho nhiều nén bạc thì Chúa đòi hỏi huê lợi nhiều trên người ấy không?.   Nên sự khôn ngoan nhất là chúng ta hãy chấp nhận và chớ nên so sánh giữa ta với người. Hãy nghĩ rằng hạnh phúc là những gì Chúa ban cho, chứ không phải hạnh phúc là những gì chúng ta mong cho có và phải trông đợi cho có giống như những người khác.   

 Giả dụ thôi nhé! Tôi biết tôi xinh đẹp hơn những người con gái khác thì cái lợi của tôi sẽ sinh hoa lợi gì trên cái đẹp của tôi?.   Cái xinh xắn duyên dáng mà Chúa ban cho tôi, tôi sẽ giúp ích gì cho anh chị em của tôi?.   Tôi sẽ làm được gì để đáp trả tình yêu của Chúa khi biết bao nhiêu bạn gái cùng trang lứa phải bỏ biết bao nhiêu tiền bạc để mới được giống một phần như tôi?.

 Hoặc giả Chúa ban cho tôi có được nhan sắc của một cô gái chỉ trung bình, nhưng được cái hàm răng và nụ cười rất xinh xắn, và rất bắt mắt mọi người chung quanh tôi. Tôi biết chứ, và tôi sẽ làm gì được cho Chúa hay cho tha nhân, những gì mà Chúa ban tặng cho tôi?.   Xinh xắn duyên dáng có phải là sự thuận lợi tốt đẹp nhất của người con gái, nhất là khi cô rao chào hàng, thì bảo đảm quán cơm của cô phải là đông nhất và ai ai cũng phải ghen!??.

 Hoặc có nhiều cô con gái hay than phiền rằng mình là phận gái chẳng những vô duyên mà trời lại còn bắt xấu, thì những cô con gái này, cả đời không làm gì lợi ích cho chính bản thân mình, gia đình, xã hội, hay tổ quốc, mà vùi đầu vào gối, khóc lóc tối ngày, rồi giam mình vào trong bốn bức tường, không làm ăn gì hay sao? Trong khi Thiên Chúa ban cho cô mọi sự khôn ngoan trên đời mà cô có thể đem lại cho cô một mái ấm gia đình và là hoa quả tốt đẹp giúp đồng loại và làm đẹp nòi giống của cô.

Còn những chàng thanh niên trai trẻ thì sao? Có phải tình cảnh gia đình của mỗi người mỗi khác hay không.   Đàn ông con trai đâu có phải ganh đua lẫn nhau ở cái đẹp bề ngoài phải không thưa quý anh chị em?.   Quả đàn ông ở trong thời buổi nào cũng được quý trọng, thưa là vì sao?.   Hầu như ở cái thời nào thì chúng ta cũng thấy cái cảnh âm thịnh mà dương suy cả! Bởi đàn ông thời xưa thì luôn luôn tới tuổi thì bắt đi quân dịch. Số lính ra đi thì nhiều, nhưng số trở về thì chẳng là bao nhiêu.   Rồi thì một số bỏ đi qua nước ngoài sinh sống và đã lấy người ngoại quốc, cho nên số đàn ông trong nước lại càng thiếu kém. Chưa kể một số nam nhi đã đi theo tiếng gọi của Chúa. Một số không chịu lấy vợ vì nhiều lý do. … nhất là trong thời buổi sống cuộc sống rất tự do của ngày nay. Và đặc biệt nhất là ở trung quốc và hàn quốc hiện nay là trai thừa mà gái thiếu, nên cũng cho chúng ta những mẩu chuyện thật là thương tâm, trong vấn đề buôn bán gái một cách lộ liễu trên đất nước VN.   Vì nghèo mà mang tấm thân ngà ngọc làm món hàng cho thiên hạ nước ngoài họ mua với giá thật rẻ mạt.

Sở dĩ tôi đi vòng vo tứ hướng là vì dù sao đi chăng nữa! Chẳng phải chúng ta tự trong người mà sinh ra những bản ngã xấu cả đâu.   Nhưng âu cũng là do hoàn cảnh sống của mỗi người và vì tìm sự sống quá khó khăn trong từng ngày một, đã vô tình biến đổi chúng ta trở nên xấu, và đã trở nên hư hỏng. Lỗi không phải tại ở cái gốc của chúng ta đâu! Bởi Thiên Chúa đều thương yêu chúng ta như nhau, nên Thiên Chúa Cha mới tạo dựng chúng ta nên giống hình ảnh của Ngài. Nhưng thực sự có ai trong chúng ta có thời giờ để chất vấn mình rằng Chúa sinh ra mình trên trần gian này để làm gì không, thưa anh chị em?.

 Anh chị em có bao giờ nghĩ rằng, Chúa tạo ra mình đặt để cho sống cả một cuộc đời khốn khổ không cha không mẹ từ tấm bé, lớn lên thất bại rất là nhiều lần trên con đường đi tìm tình yêu?.   Thất bại liên miên trong vấn đề công ăn việc làm, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn trong công việc nào mà mình đã làm cả!.   Có vợ thì vợ chê vợ bỏ. Có con thì chúng hỗn láo xấc xược không vâng lời. Nợ nần thì chồng chất ngổn ngang. Học hành thì không có gì là đáng kể từ thuở bé cho đến giờ, cho nên tìm việc làm quả là khó khăn và khổ sở. Ấy vậy! Ai trong chúng ta có bao giờ để ý rằng, người nghèo ít có thấy ai lại đi kết liễu cuộc đời mình, mà chỉ là những anh chị lắm tiền nhiều của không biết làm gì hữu ích cho cuộc đời của mình hay không?.

Tôi nghiệm thấy rằng, suốt quãng thời gian từ khi tôi còn rất bé cho đến nay, vâng tất cả những gì tôi từng trải qua, đã tạo cho con người của tôi những thất vọng ê chề, những mong ước chỉ là mong ước, những buồn phiền chất chứa như núi cao, những than thân trách phận không giúp tôi được gì!?.   Và cuộc sống từng ngày trải qua thật nhạt nhẽo như nước ốc, nhưng không gì khác hơn là biết nhạt nhẽo nhưng vẫn phải húp cho qua ngày đoạn tháng. … cho đến khi. Vô tình tôi đã được gia nhập vào nhóm Canh Tân Đặc Sủng của hai ông bà bác sĩ mà trước đây tôi đã làm việc cho họ. Chúa Thánh Linh đã xuống trên tôi, và tôi đã khóc một trận như mưa lũ, và hình như đây là dấu hiệu mà bất cứ ai được ơn Chúa Thánh Linh thì phải. Cái khóc thay cho sự tha thứ của Chúa như gội rửa bao nhiêu tội nhơ, bất luận tội lỗi đến đâu. Sau khi đó, tôi vẫn tiếp tục theo hai ông bà đọc kinh mỗi tối thứ sáu và tìm hiểu Phúc Âm của Chúa.

Kế đến, tôi đã phải rất ngạc nhiên vì Chúa Thánh Linh đã đến trong tôi và cho tôi nhiều hứng khởi để làm nhạc, tuy dù tôi đã chẳng biết tí ti gì về âm nhạc. Tôi chẳng biết nốt nhạc là gì, trừ những lời lẽ Chúa Thánh Linh đã giúp tôi, và tôi đã dùng máy cassett để thâu âm điệu lên xuống ra sao mà thôi!.   Những bài hát Ngài ban tặng cho tôi đến hôm nay tôi mới có cơ hội để thực hiện, vì tôi tin rằng điều gì Chúa muốn, thì Chúa sẽ làm, tôi thật tình không ao ước gì hơn là để Danh Chúa được tôn vinh và Ca Ngợi.

 Trước đây tôi cũng rất ao ước phải chăng mình được thực hành ít nhất một cái CD nhỉ? Nhưng nào tôi có tiền, nay mọi thứ tôi đều hiểu rằng việc của Chúa, thì Chúa sẽ có cách và tôi chẳng tốn một đồng xu. Nhạc thì Chúa ban cho con gái của tôi, tuy cháu học ít, nhưng Chúa lại ban cho cháu cái tài riêng, nên bây giờ thì hai mẹ con, tha hồ mang những bản nhạc của Chúa lên “YouTube”. Song song với những bài hát Chúa ban tặng riêng cho tôi là những bài viết tôi đã được các Trang Web lớn đăng dùm cho tôi, quả tình không gì sung sướng cho tôi bằng tôi đã có dịp mà cảm Tạ ơn Thiên Chúa ban thật nhiều trên tôi và gia đình.

Để nhận được nhiều hồng ân và ơn của Chúa, chỉ qua là tôi chịu khó dành nhiều thời giờ cho Chúa tôi, nhất cử nhất động, tôi đều chạy đến Ngài như Người Cha, Người Anh, và Người Bạn. Tôi tâm sự cùng Ngài.  Tôi than thở cùng Ngài và sau cùng tôi dâng lên tất cả mọi khó khăn và thử thách của tôi trong tay quan phòng của Ngài. Thế là tôi có được tất cả!.   Thế là tôi có được hạnh phúc và sự bình an của Ngài!.   Thế là tôi cứ bình chân như vại tuy dù bao nhiêu sóng gió, phong ba, bão táp, có làm con thuyền gia đình của chúng tôi chòng chành, chóng vánh, trồi lên, lượn xuống, có đôi khi tôi cứ ngỡ rằng con thuyền nó sẽ chìm, nhưng không. .. bởi vì sự bám chặt vào Chúa, mà gia đình chúng tôi luôn luôn được Chúa che chở và đỡ nâng. À tiện tôi cũng muốn chia sẻ cùng anh chị em, là tất cả bài viết của tôi, không bài nào mà tự tôi có thể viết được cả! Mà là nhờ ơn Chúa Thánh Linh đã giúp tôi, vì tôi chỉ là cây viết vô dụng của Ngài không hơn không kém.

Lậy Chúa Thánh Thần! Cảm tạ Ngài đã giúp cho chúng con có cơ hội để tán tụng Ngài và vinh danh Ngài, vì không có Ngài chúng con chỉ là những con người vô dụng. Lậy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến. ….. trên tất cả chúng con. Xin cho chúng con luôn được ở trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

 ** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

      http://www.youtube.com/watch?v=RfQ1h3a6FUQ

     (Tình Yêu Chúa Thánh Thần)

     http://www.youtube.com/watch?v=ulCimejZysU

    (Chúa Thánh Thần Tình Yêu Muôn Đời)

 Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

CÙNG LÊN TRỜI VỚI CHÚA

CÙNG LÊN TRỜI VỚI CHÚA                       Lm Nguyễn Nguyên

 Nếu cuộc đời này sinh ra lớn lên rồi chết đi thì cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì. Con người sinh ra để được sống mãi chứ không phải để nhào lộn trong bể khổ và chết là hết kiếp người. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra lẽ sống, và cùng đích đời người là gì? Sống để làm gì? Và chết rồi đi đâu? Đó là những vấn đề làm nên nhân cách con người. Chúng ta chọn cách sống nào cũng tuỳ thuộc vào việc chúng ta hiểu ý nghĩa và cùng đích đời người ra sao?

 Hôm nay, chúng ta cùng với giáo hội mừng lễ Chúa lên trời. Điều đó dạy cho chúng ta biết rằng ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Chúa lên trời để cho chúng ta thấy rằng: Định mệnh của loài người không phải như loài súc vật, nhưng ngang hàng với thần linh. Số phận của con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi đi theo quy luật của vật chất mà để con người phát triển, tồn tại đến vô biên, không phải bị kết án vào những đau khổ vất vả trần gian, nhưng để được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng. Đó mới là cùng đích của đời người, đó mới là quê hương vĩnh viễn của chúng ta.

 Thế nhưng, muốn tới được trời, muốn lên thiên đàng thì trước hết chúng ta phải đi hết con đường dương thế này bằng cách chu toàn những nhiệm vụ của mình ở đời này. Một trong những nhiệm vụ chính yếu chúng ta vừa nghe trong tin mừng hôm nay: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”. Đây là một nhiệm vụ cao cả mà Chúa đã trao cho chúng ta khi Ngài về trời. Chúa về trời, Ngài không còn xác thịt trên thế gian này nữa. Ngài không còn đôi tay nữa, chỉ có đôi tay của chúng ta, để làm công việc ngày hôm nay của Ngài. Ngài không còn đôi chân, chỉ có đôi chân của chúng ta để dẫn người ta theo đường lối của Ngài. Ngài không còn tiếng nói, chỉ có tiếng nói của chúng ta để nói với loài người rằng Ngài đã yêu thương, đã chịu chết như thế nào. Ngài không còn cách giúp đỡ nào khác ngoài sự giúp đỡ của chúng ta để đưa tha nhân đến bên cạnh Ngài.

 Vì thế, một cuộc đời loan báo tin mừng cho Chúa trên cõi trần này không nhất thiết phải đổ máu nhưng thiết yếu là phải thể hiện bằng những nghĩa cử cụ thể trong lời nói, trong việc làm, là biết thực hành những lời Chúa dạy, không gian dối, lừa đảo, không tham lam bất chính, luôn chung thuỷ trong đời sống gia đình. Một cuộc đời loan báo tin mừng không nhất thiết phải có một bản án để người ta thoá mạ, tẩy chay, nhưng chỉ cần biết hy sinh từ bỏ ý riêng của mình trong từng giây, từng phút để thánh ý Chúa luôn được thi hành trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Một cuộc đời loan báo tin mừng không nhất thiết phải đi đây đi đó rao giảng những lời hay ý đẹp mà là sống trong cùng một khu xóm, nhưng quý ông không nhậu nhẹt say sưa, không cờ bạc, không la vợ, đánh con, nhưng biết chăm sóc gia đình chu đáo, đồng thời còn dành thời giờ để đến an ủi, giúp đỡ, chia sẻ với những người già yếu bệnh tật, cô đơn ; còn quý bà thì không ngồi lê đôi mách, nói hành nói xấu, nhưng biết lo lắng tần tảo, yêu thương chồng con, vui vẻ với làng xóm; và các bạn trẻ trong giáo xứ thì sống lành mạnh, biết kính trên nhường dưới, không đua đòi, không ăn nói tục tằn, nhưng chăm chỉ nhiệt thành với công việc chung… Sống được như vậy là chúng ta đang làm chứng cho Chúa một cách tuyệt vời nhất, sống được như vậy là chúng ta đang xây nên con đường dẫn về Trời cho mình, đang làm cho gia đình chúng ta, giáo xứ chúng ta thành nơi Chúa hiện diện và biến đổi thế giới này thành thiên đàng. 

 Nguyện xin Chúa giúp chúng ta sống cho thật tốt, thật tròn đầy những bổn phận hằng ngày để rồi một khi chu toàn bổn phận của mình nơi trần gian, chúng ta cũng sẽ trở về Trời với Chúa mà hưởng hạnh phúc muôn đời. Amen.

  Lm Nguyễn Nguyên                         nguồn: Maria Thanh Mai gởi