TOÀN BỘ SỰ THẬT

TOÀN B S THT

“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.”

Đức Giêsu khi sắp về với Cha, đã chấp nhận giới hạn của các môn đệ.  Ngài chưa nói hết được những điều Ngài muốn nói, nhưng Ngài không muốn ép họ phải cố hiểu.  Cần có thời gian, và nhất là cần Thánh Thần…

Đức Giêsu chấp nhận ra đi khi việc huấn luyện còn dang dở.  Ngài chấp nhận mình không phải là vị thầy duy nhất: Sau này, Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều (Ga 14,26).  Ngài cũng chẳng phải là Đấng Bảo Trợ duy nhất vì còn một Đấng Bảo Trợ khác đến sau Ngài (x. Ga 14,16).

Ngài đã vén mở cho các môn đệ thấy sự thật, sự thật về Cha, về bản thân mình và về con người.  Nhưng Ngài biết rằng cần có Thánh Thần từ từ dẫn dắt các môn đệ mới hiểu thấu và đi vào toàn bộ sự thật.

Vì lợi ích của họ, Đức Giêsu sẵn sàng ra đi (x. Ga 16,7), để nhường chỗ cho Đấng Cha và Ngài sai đến.  Đức Giêsu chẳng tìm mình, và Thánh Thần cũng vậy.

Thánh Thần chỉ có sứ mạng là đưa con người đến với Cha và Con là Đức Giêsu.  Ngài chẳng tìm vinh quang cho mình, nhưng chỉ tìm tôn vinh và làm chứng cho Đức Giêsu.  Cha cũng chẳng tìm mình.  Cha chẳng giữ gì làm của riêng.  “Mọi sự Cha có đều là của Thầy” (c.15) Cha là nguồn mạch luôn trào dâng qua Con.  Con là Con vì đón nhận tất cả từ Cha.  Tình yêu liên kết Cha và Con là Thánh Thần,

Khi chiêm ngắm thế giới của Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta thấy đó là một cộng đoàn lý tưởng.  Mỗi ngôi vị đều sống cho hai ngôi vị kia.  Yêu thương và hiệp thông với nhau đòi từ bỏ.  Nhưng từ bỏ lại làm cho mỗi ngôi vị trọn vẹn là mình, và sống trong hạnh phúc viên mãn.

Thiên Chúa của Kitô giáo là một cộng đoàn yêu thương, nhưng thế giới của Thiên Chúa Ba Ngôi lại không khép kín.  Thế giới ấy vươn ra ngoài mình, để cho hạnh phúc tuôn đổ trên toàn bộ công trình sáng tạo.

Cha yêu loài người đến độ sai Con Một làm người.  Con yêu loài người đến độ dám sống và chết cho họ.  Thánh Thần yêu loài người đến độ luôn ở bên để ủi an nâng đỡ.  Cả Ba Ngôi cùng nhau lo cho loài người.  Ước mơ lớn nhất của Ba Ngôi là đưa cả nhân loại đi vào thế giới thần linh của mình, để mỗi người được hưởng hạnh phúc làm con trong Chúa Con.

Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu mở ra, chia sẻ, mời gọi.  Tình yêu đích thực bao giờ cũng khiêm hạ đợi chờ.  Chúng ta tự hỏi mình có sẵn sàng mở ra để Chúa đi vào thế giới của mình và để mình đi vào thế giới của Chúa không?

 

**************************************

Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm.

Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.

Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.

Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.

Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới.

Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh.

Lạy Ba Ngôi chí thánh, xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và trong lòng từng con người bé nhỏ.


Trích trong ‘Manna’

Anh chị Thụ & Mai gởi

Có khó chăng việc làm chứng cho Chúa ?

 

Fanxico Trần

Chúng ta thường băn khoăn , thao thức rằng: “Làm thế nào để đời sống này là đời sống làm chứng cho Chúa.”

Bao nhiêu người đã phải thốt lên , điều này thực sự là quá khó , hầu như không thể làm được vì chúng ta thì ngại ngần, yếu đuối và không xứng đáng. Có nhiều Bác , nhiều Anh Chị đã thử ra đi dạy đạo , dạy Giáo lý cho Tân Tòng  và rồi bỏ cuộc , bỏ của chậy lấy người vì chả tới đâu lại còn vướng vào tranh cãi giáo lý, tranh cãi khoa học, tranh cãi vị trí , … Điều này rất đáng tiếc và có thể sửa chữa không ?

Thế  còn lời hứa và sự giúp đỡ đầy quyền năng của Chúa thì đâu rồi? tại sao nó không đến với mình, thực ra thì với sức của Chúa giúp trong việc rao giảng , cũng đã có một số các Thánh của Chúa đã làm việc rao giảng thành công , chính họ đã  thấy, đã minh chứng  rằng điều này có thể thực hiện được và thực hiện một cách dễ dàng , đối với họ , có khó chăng việc làm chứng cho Chúa ?

Có khó gì đâu , chúng ta chỉ cần ở trong Chúa thì quyền năng hoán cải của Chúa sẽ đến cho người khác . Ở trong Chúa nghĩa là chúng ta ở trong lời cầu nguyện đơn sơ và hoàn toàn phó thác,  nhất là ở trong sự ca ngợi Chúa, rồi Chúa sẽ lo phần còn lại đó là , Ngài ban sự chữa lành và hoán cải cho người Anh Em của mình.

Cha Paulison , Giám đốc Canh tân đặc sủng Houston-Galveston đã kể, cách đây mấy chục năm, trong một lần có một nhóm nhỏ 5 người trong đó có cả một cậu thiếu niên, cỡ 15-17 tuổi đến nhà Dòng Maryknoll , họ  mượn nhà Dòng để ca ngợi Chúa , tiếng hát của họ vừa to vừa the thé ,làm  rung cả căn phòng nguyện nhỏ , vang lên tới tận trên lầu vào trong văn phòng của Cha đã làm cho Cha ngạc nhiên “sao mà hăng hái ca hát thế” , dần dần,   những lời  ca ngợi vốn khác cung giọng đó lại có sức làm cho Cha bừng tỉnh “mình cũng cần ơn yêu mến Chúa như thế này” . Sau ngày đó, Cha tìm đến với tĩnh tâm Chúa Thánh Linh  và có một cuộc cách mạng đổi đời , từ chỗ cử hành một thánh lễ Misa trong 10 phút , Cha đã nhiều khi cử hành thánh lễ và chữa lành trong 3-4 tiếng đồng hồ. Từ chỗ chỉ muốn làm công việc xây dựng building cho nhà Dòng, Cha dành toàn thời gian cho Canh Tân đặc sủng làm cho hàng chục ngàn người cũng yêu mến, say sưa Chúa như Cha. Từ chỗ lời giảng về Chúa đã không thuyết phục được chính mình đến chỗ lời nói chuyện thường cũng có thể cảm hóa , và làm cho người nghe ăn năn , muốn quay về với Chúa Jesus.

Thật là ngộ vì cái nhóm nhỏ ca hát này đâu có giỏi Kinh Thánh , về Thần học lại càng không thể so sánh với kiến thức uyên bác của Cha , họ chỉ hát ca ngời Chúa thôi mà, họ có nói gì đâu nhưng Chúa lại thay đổi lòng của Cha  !

Vâng, Có khó gì đâu phải không ạ , chúng ta chỉ cần ở trong Chúa biết cầu nguyện với hết cả tâm hồn và để cho Chúa lo phần còn lại

* Có gì khó đâu , chúng ta chỉ cần toát ra hương thơm yêu mến Chúa , và yêu mến nhau trong tình thân yêu của một gia đình rất đầm ấm. Rồi Chúa Thánh Linh sẽ làm phần còn lại. Một thí dụ minh chứng rõ rang, đó là câu chuyện Chị Diane , một gái điếm được Chúa chữa lành bịnh ung thư tử cung, khi chị đang đứng dự lễ chữa lành ở bên “ngoài hàng rào” nhà thờ trong một kỳ tĩnh tâm Thánh Linh , chị được ơn yêu mến Chúa say sưa và chị muốn giúp các cô điếm khác trong nhà Thổ của Chị , nhưng mà , làm sao có thể nói về Chúa trong nhà Thổ , nơi chỉ có gái điếm làm việc bán thân nuôi miệng , nơi mà tình yêu là một điều xa xỉ. Chuyện này xảy ra ở Cộng hòa Dominican, khi đó là vào khoảng năm 1975 do cha Emiliano Tardiff kể. Bắt đầu , chị Diane chỉ xin phép kể cho các đồng nghiệp về trường hợp xảy ra cho mình , làm sao mà mình được khỏi ung thư vốn đã phát tán nặng không còn hy vọng khỏi , sau đã hai lần mổ cắt khối u, làm sao mà Chúa mang niềm vui và sự thanh thản đến cho mình. Rồi , chị xin phép lập một nhóm cầu nguyện tại nhà chứa, và cứ mỗi thứ hai, họ đóng cửa không tiếp khách, để mở tâm hồn ra đón Chúa Yêsu. Ở đây, họ cầu nguyện, đọc Lời Chúa và ca hát.

Tiếp đến, năm sau, một cuộc tĩnh tâm Thánh Linh được tổ chức cho 47 cô gái điêm trong thành phố. Chính ở đấy, Chúa Yêsu biểu lộ tình thương xót của Ngài: người ta hối cải, ăn năn trở lại và xưng thú tội lỗi. 27 cô gái đã bỏ đường cũ, 21 cô  bên đỗ trong đường lối Chúa, vài cô đã trở thành giáo lý viên, mấy cô khác thành người hướng dẫn những nhóm cầu nguyện, làm chứng về Tình yêu hay thương xót của Chúa đã biến đổi họ.

 

Trong số 21 nhà chứa tại đường Mariano-Perez, chỉ có 4 nhà còn hoat động. Các chi em trong nhóm câu nguyên đã đên đó, và Chúa đã hoán cải những nhà đó.

Sau một thời gian củng cố , Cô Diane trở thành giáo lý viên, làm chứng cách hăng say về lòng thương xót của Chúa với một sức mạnh và quyền năng của Chúa mà người nghe phải quay trở lại với Chúa Jesus.

Thống kê chính thức cho biết, tai Nagua, trong số 500 nhà chứa, có hơn 80% đã đóng cửa. Nhiều nhà chứa trước kia đã phục vụ cho tội lỗi và ích kỷ, thì nay đã trở thành nhà cua nhóm cầu nguyên. Sự thay đổi rõ rệt đến nỗi người ta phải nói:

– Nagua trước kia là thành phố mãi dâm, nay là thành phố cầu nguyên.

Vâng, Có khó gì đâu phải không ạ , chúng ta chỉ cần để cho Chúa tỏa ra hương thơm yêu thương trong đời sống mình đó là lời làm chứng mạnh mẽ về Chúa.

Có khó gì đâu khi mà chính Chúa còn mong chờ hơn chúng ta gấp bội để ban ơn cứu rỗi cho Anh Em của ta. Kinh thánh nói “Người muốn cho mọi người được cứu thoát và được nhìn biết sự thật” (ITim2:4). Chúa sẽ hỗ trợ cho chúng ta trong việc làm chứng về Chúa cho anh me và do đó công việc nếu có Chúa sẽ nên dễ dàng.

Có khó gì đâu khi ta vin vào lời hứa của Chúa một cách đanh xác mà làm chứng cho Anh Em mình được ơn cứu rỗi . Đó cũng là cảm nghĩ của Chị N , Chị có tiệm hơt tóc bình dân $3.99 ở đường Bellaire Houston, Texas. Chị vốn là một tín hữu Phật giáo Hòa Hảo được ơn trở lại làm con cái Chúa , Chị rất yêu mến Chúa và muốn làm chứng cho Chúa.. Mỗi khi chị cắt tóc cho ai , dù là  Việt , Mễ hay các sắc dân khác, chị hỏi họ có bịnh không rồi chị nói về trương hợp mà Chúa chữa lành cho chính Chị và gia đình. Vì Chúa đã cứu Chị và gia đình từ bệnh tật cho đến cãi vã , chia rẽ và hỗn loạn làm cho gia đình của Chị rất hạnh phúc từ khi biết Chúa . Chưa hết, khi thấy khách hàng bị bịnh : “ Tai biến mạch máu não” , bị liệt chân, bị điếc tai, bị ung thư,  chị mạnh dạn cầu nguyện : “ Lạy Chúa , Chúa đã hứa hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy” , “ Ở đâu có hai ba người dưới đất đồng thanh xin nhân danh Chúa Giê Su thì Chúa sẽ ở giữa họ và sẽ ban cho “. Rồi chị đặt tay lên bệnh nhân và nói “ Nhân danh tên Chúa Giêra  bệnh tật phải tan biến,  mọi cơ phận của Anh Chị này phải trở lại bình thường. Con cảm tạ , ngợi khen, tôn vinh danh Chúa Giê Su đời đời Amen.” . Điều xảy ra là những người này được khỏi bệnh tại chỗ , tay đang co rút cả mười ngón chị gọi tên Chúa Gie Su và kéo từng ngón ra, chân dang bị teo cơ, thì trong vòng 10 phút  đã nở ra bình thường trước mắt mọi người, ung thư thì ngày sau cầu nguyện , bệnh nhân đi khám được bác sĩ xác nhận khỏi,… và có nhiều người trong số bệnh nhân này sau đó , nghe Chị khuyên , họ đã hổi cải quay về Tin Chúa để được Chúa cứu đời đời thay vì chỉ cứu về phần xác vốn rất tạm thời với vài chục năm sống rồi lại chết .

Là một Tân Tòng , Chị N đâu có biết Lời Chúa hay Giáo lý nhiều đâu , Chị chỉ có sự xác tín vào Lời Chúa hứa để làm chứng cho Chúa. Quả vậy , chị đã cho rằng   làm chứng cho Chúa không khó , cứ tin vào Lời Chúa hứa mà làm chứng qua chữa lành , cầu nguyện và khuyên mời.

Chị N nói , mỗi năm cần mang về cho Chúa hai người thì chị có thể làm được.


Kết luận của Cha Elimiano Tardiff:
Chúa Yêsu không sai các môn đệ đi dạy lý thuyết hay những tư tưởng trừu tượng, nhưng sai đi để làm chứng về những gì đã thấy và đã nghe. Khốn nỗi, hình như chúng ta chỉ lo lắng dạy đạo lý hơn là thông truyền sự sống.. Chúng ta được gọi làm chứng về những gì chúng ta giảng dạy, nhưng để trở thành một chứng nhân đích thực, cần phải có kinh nghiệm bản thân về những điều mình tuyên xưng, và sống kinh nghiệm ấy trong con người của mình.

Để được lớn lên trong sự sống Thiên Chúa, trước hết, ta phải được sinh ra bởi quyền lực Thánh Thần

*  nhưng các ngươi sẽ chịu lấy quyền lực Thánh thần đến trên các ngươi. Và các ngươi sẽ là chứng tá của Thầy ở Yêrusalem, trong toàn cõi Yuđê và Samari, và cho đến mút cùng cõi đất. (CVTD1:8).

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói:

*   Thế giới này đã quá mệt mỏi vì phải nghe nhiều thầy, họ chỉ bị lôi cuốn bởi các chứng nhân”.

Phần chúng ta , hãy mặc lấy Chúa và phấn khởi lên đường Đức Tin và làm chứng cho Tin Mừng.

SỐNG TRONG CHÚA BA NGÔI LÀ CỬA LÊN TRỜI

SỐNG TRONG CHÚA BA NGÔI LÀ CỬA LÊN TRỜI

(CN 8 TN, NĂM C)

Tuyết Mai

Hình như là khắp toàn thế giới người có đạo cũng như người không có đạo hiện rất vui mừng vì Giáo Hội Công Giáo chúng ta có được một Đức Giáo Hoàng ai cũng kính nể, yêu mến, và ca khen vì ngài thực sự đang sống rất thật, rất giống với Thánh Francisco và Chúa Giêsu thuở xa xưa.   Sự sửa đổi trước tiên mà do Đức Giáo Hoàng yêu quý của chúng ta muốn cho giáo dân thấy được sự sửa đổi đó là …. Trước đây khi một linh mục đang cử hành Thánh Lễ thì ta thấy linh mục đứng ở bục rất cao, cao hơn cả bàn thờ Chúa, chỉ thấp hơn Thánh Giá Chúa trên tường cao.   Nhưng nay vị trí đứng cao của các vị linh mục sẽ không còn thấy nữa! Mà vị linh mục hay cùng phó tế sẽ được ngồi hay đứng rất gần với giáo dân ở phía dưới chân của bàn thờ.

Cho đến khi vị linh mục hay cùng với phó tế cần lên phía trên của bàn thờ để cử hành mầu nhiệm Chúa Thánh Thể tức làm phép Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta.   Thưa sự sửa đổi ấy có làm cho nhiều linh mục khó chịu lắm không? Vì nếu linh mục là hình ảnh của Chúa thì phải nên giống Chúa là Ngài đến thế gian là để phục vụ nhân loại con người chứ không phải là ngược lại.   Sự thay đổi ấy sẽ cho giáo dân cảm thấy sự gần gũi của ngài linh mục hơn.   Chứ hình thức quá, cao sang quá, xa cách quá thì rất dễ làm cho các linh mục hiểu sai đi cái trách nhiệm và công việc chính của mình là sống phục vụ cho con người.

Thưa sự giữ đạo là bắt nguồn từ trong trái tim yêu thương giống Chúa và bắt chước Chúa Giêsu chứ không như những pharisêu, biệt phái, và các nhà thông luật xưa đã bị Chúa Giêsu lên án cách gắt gao.   Những ai đã bỏ cả cuộc đời để bước chân theo Chúa thì sao lại còn muốn dính bén thế nhỉ? Có phải mọi con chiên đều hiểu biết các ngài cũng yếu đuối cũng tội lỗi nên chúng ta phải thông cảm và phải cầu nguyện thật nhiều cho các ngài luôn mãi!?.

Nhưng có đôi khi chúng ta cũng không khỏi xốn con mắt, gai con mắt khi chứng kiến tận mắt những sự yếu đuối và tội lỗi của các ngài (ngoài công cộng).   Sự xốn hay gai con mắt ấy, tâm lý cũng dễ hiểu thôi vì thưa rằng giáo dân rất yêu quý và kính trọng các ngài.   Cũng vì hiểu rằng chiên thì nhiều mà Mục Tử tốt lành thì thiếu.   Do đó chiên thì tan tác đàng chiên, sói đội lốt Mục Tử thì dần ăn hết thịt chiên và những chiên còn sống ngoài đàn thì đông vô số kể không người chăn dắt.

“Một con sâu làm rầu nồi canh” một con sâu mà nó đã có tầm quan trọng đến mức mà có thể làm rầu một nồi canh (là một giáo xứ) thế thì tầm quan trọng như thế nào nữa khi có vài con sâu tương tự ở những nơi (giáo xứ) khác??.   Giận lắm chứ thưa có phải?   Rất giản đơn thôi vì khi ta càng yêu nhiều, cần nhiều, đặt nhiều hy vọng vào, kính trọng nhiều thì ta càng giận nhiều thế thôi!.   Có giận không và có buồn quá không khi thấy người mình yêu kính bị luật pháp điệu đi cách ê chề trước mặt mình vì những tội không ai có thể ngờ …..

Do đó Chúa Giêsu dậy “có” thì ta nói có; “không” thì ta nói không chứ không che đậy cho những thành phần xấu đã làm cho Giáo Hội ra nhơ nhuốc và làm gương mù gương xấu cho rất nhiều người trẻ noi theo và bắt chước.   Chúa chúng ta cả bao thế kỷ vẫn luôn buồn sầu vì những thành phần này khi họ chỉ sống lợi dụng Chúa mà trục lợi cho riêng họ.   Bởi đó chúng ta hiểu hơn khi Chúa nói Mục Tử thật thì biết từng con chiên và đàn chiên cũng từng con một biết và nhận ra tiếng của Ngài và đi theo Ngài.

Và không ai mà không hiểu rằng mọi sự dưới gầm trời này, những điều xấu xa của con người lại có thể giấu kín hay đậy kín cho được.   Vì điều xấu xa chúng hay có mùi xú uế không thể không xì ra cho được thưa anh chị em!.   Mục Tử chân chính có cuộc sống tốt lành không bao giờ phải cần biện hộ hay phân bua mà chỉ có sói đội lốt chúng mới cần phải đôi chối hay dễ giật mình vì chúng có tật thật nên dễ bị giật mình, thưa có phải?.

Nguyện xin Thánh Thần Thiên Chúa, luôn ban cho thế giới chúng con có được thêm nhiều Mục Tử chân chính, tốt lành, thánh thiện hơn nữa.   Để chúng con là những đàn chiên còn ở ngoài đồng cỏ xanh có được nhiều Mục Tử chăn dắt để cùng đích hết thảy là chiên chúng con được trở về sống trong Đồng Cỏ Xanh Rì và hiền hòa.   Có được cuộc sống bình an và hạnh phúc bên một Chúa Ba Ngôi.   Amen.

** Xin bấm vào mã số để nghe và để hát:

http://www.youtube.com/watch?v=Fu3Um_yF9_k

(Vui Trên Đồng Cỏ Xanh)

——————————————————————–

**::* Vui Trên Đồng Cỏ Xanh *::**
*~* Tuyết Mai(25) 10-08-03 *~*


Trời cao mênh mông bao la
Đàn chim tung bay phương xa
Đồi non xanh um mây trắng giăng
Hồ hởi với những bước chân nhịp nhàng
Đưa ta đến đồng cỏ xanh non
Sống thanh bình chỉ cần Chúa mà thôi
Sống bên Ngài hạnh phúc nhất trần đời

Ngài chăn nuôi tôi hôm nay
Ngài lo cho tôi hôm mai
Một tương lai không lo lắng chi
Vậy bạn hỡi! hãy sống cho trọn tình
Luôn tha thiết hòa với anh em
Đem tình Ngài vào cuộc sống bon chen
Tới muôn người cần được biết tình Ngài

ĐK:
Vì yêu Chúa đã hy sinh
Bỏ thân cứu lấy dân chiên
Ngài đã chuốc lấy bao muộn sầu
Trên Thánh Giá trên Thập Tự khổ đau
Cho chiên Ngài được mãi mãi bình an

Về đây dâng muôn câu ca
Ngài ơi, thương con xin tha
Vì con chiên hoang nay trở về
Vì đã chán ngán thú vui thế trần
Hôm nay đến đồng cỏ xanh non
Hứa trọn đời chỉ gần Chúa mà thôi
Sống bên Ngài hạnh phúc nhất trần đời


*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(05-22-13)

Nguyện vọng của con sâu róm

Có  một con sâu róm cảm thấy tướng mạo mình vừa xấu, hành động lại vừa  không linh hoạt, liền oán than với Thượng Ðế:“Thưa Ngài! Ngài sáng tạo  vạn vật cố nhiên rất thần diệu, nhưng con cảm thấy ngài sắp đặt cuộc đời  con không cao minh. Ngài chia cuộc đời con thành hai giai đoạn: giai  đoạn đầu  vừa xấu xí vừa chậm chạp, giai đoạn sau thì lại vừa đẹp đẽ vừa  khéo  léo; khiến con ở giai đoạn đầu bị mọi người chửi rủa, còn giai đoạn  sau lại được nhà thơ ca ngợi. Xấu thì quá xấu, đẹp thì quá đẹp. Sao  ngài  không đồng đều một chút, giá như con bây giờ tuy xấu một chút nhưng   hành động có thể khéo léo hơn, sau này khi thành bướm rồi tướng mạo   xinh đẹp, nhưng hành động chậm chạp một chút. Như thế hai giai đoạn làm  sâu róm và bướm của con chẳng phải có thể trải qua rất vui vẻ hay sao?”

Câu chuyện của nữ tài tử Angelina Jolie

Câu chuyện của nữ tài tử Angelina Jolie


Anmai, CSsR

5/18/2013

Vietcatholic.net


Chắc có lẽ chẳng cần phải giải thích thêm khi nghe đến động từ “cắt”.

Cắt được hiểu nghĩa là làm đứt bằng vật sắt, cắt sợi dây; cắt tóc, cắt một số chi tiết, tách ra khỏi cái chung … Cắt đồ vật, đất đai … thì đơn giản nhưng để cắt một cơ phận trong cơ thể không phải là chuyện giản đơn. Phải chấp nhận cơn đau đớn vô cùng để cắt đi cơ phận trong cơ thể và phải có tinh thần hết sức can đảm mới dám cắt chứ không phải cứ cắt là cắt. Vẫn là sự giằng co lớn trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Mới đây, chúng ta, qua truyền thông được biết Angelina Jolie phải đưa ra quyết định để cắt đi phần cơ phận đẹp nhất của cơ thể. Cô phải quyết định cắt bỏ bộ ngực của mình để chống lại căn bệnh ung thư vú, rồi dũng cảm công bố cái tin ấy trên truyền thông, nữ diễn viên nổi tiếng Angielina đã được nhiều người gọi là người hùng.

Nam tài tử điện ảnh Bratt Pritt chồng của Angelina Jolie cũng được ca ngợi là người hùng vì anh luôn sát cánh bên vợ trong những giờ phút khó khăn nhất đối mặt với phẫu thuật và dư luận.

Dù một trong những bộ phận quyến rũ nhất cơ thể, một biểu tượng của sắc đẹp bị “cắt bỏ”, nhưng hình ảnh của nữ diễn viên lại trở nên quyến rũ : “Bây giờ, Angelina thực sự là người phụ nữ đẹp nhất thế giới” (David Krumholtz); “Điều này rất cảm động và đang truyền cảm hứng. Angelina Jolie là người phụ nữ đẹp nhất, đẹp từ trong ra ngoài” (Ariana Grande).

Cả thế giới đang ngợi ca một người dám “rũ bỏ” cái vẻ đẹp bên ngoài để cắt bỏ mầm mống của khối u ác tính có thể hủy hoại mạng sống. Trong khi đó có những dự án, những công trình, những quyết định sai lầm nhưng vì sĩ diện, vì cái tôi, vì lợi nhuận có những người đã không dám cắt bỏ quyết định, dự án … dù sai lầm xảy ra trong trước mắt cuộc sống.

Không cần phải nói nhiều, ngày mỗi ngày nhan nhản qua các phương tiện thông tin đại chúng chúng ta thấy có quá nhiều bất cập. Cứ ra đường là thấy bất cập nhưng những bất cập đó lại được bao che, được che chắn bởi những người có quyền và cầm quyền : đem đấu giá gỗ xưa để gây quỹ … vì sợ gỗ quý bị ăn cắp; cầu vượt Cát Lái đã đi vào sử dụng khá lâu nhưng đến nay vẫn chưa được … nghiệm thu; nhiều trạm thu phí quá hạn hay bất cập vẫn được … để nguyên đó để thu lợi …

Thật sự ra cũng khó nói bởi lẽ đứng trước nguồn lợi của cá nhân hay của một nhóm nào đó đang dâng cao thì khó có lòng sửa sai được. Lớn kiếm lợi theo lớn, nhỏ kiếm lợi theo nhỏ … miễn làm sao thỏa mãn được lòng của con người.

Vấn đề lớn là làm sao khơi dậy, làm thức tỉnh lương tâm bấy lâu đang ngủ yên trong lòng con người. Để cắt cái sai, để sửa cái sai không dễ chút nào khi lương tâm con người đã chai cứng hay nói theo ngôn ngữ Thánh Kinh là “lòng chai dạ đá”.

Có những người, những nhóm người vì quyền lợi cá nhân hay nhóm của mình đã cố tình làm ngơ cho qua những sai phạm mà nhiều người đã thấy. Dù biết nhưng họ nhắm mắt làm ngơ để bao che cho phe nhóm của họ. Công chúng, dư luận đều biết nhưng vì thấp cổ bé họng, vì không có quyền nên đành phải nghe theo. Họ thừa biết những khối u nhưng họ không can đảm cắt và cứ để cho khối u đó ngày mỗi ngày phát triển bằng quyền lực của họ. Chính lương tâm và Thiên Chúa sẽ xét xử những hành vi nhắm mắt làm ngơ để hưởng lợi của những người dùng quyền lực để trục lợi.

Chính Chúa Giêsu cũng đã mời gọi về sự từ bỏ, cắt bỏ rất mạnh trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu : “Nếu tay chân ngươi làm ngươi vấp phạm, thì hãy chặt và quăng nói đi khỏi ngươi; thà ngươi cụt tay, què chân mà vào sự sống, còn hơn là có hai tay, hai chân mà bị quăng vào lửa đời đời. Và nếu mắt ngươi làm ngươi vấp phạm, thì hãy móc mà quăng nó đi khỏi ngươi, thà ngươi chột mắt mà vào sự sống còn hơn là có hai mắt mà bị quăng vào địa ngục lửa thiêu”. (Mt 18, 8.9). Hơn một chút nữa, Chúa Giêsu mời gọi dứt khoát trong tin mừng Gioan : “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì người cắt tỉa cho sinh nhiều hoa trái hơn” (Ga 15, 1-2)

Và vì vậy, cần phải can đảm “cắt” những khối u của tham lam, của ích kỷ, của phe nhóm trong lòng mình để cho con người, cộng đoàn và xã hội được phát triển.

Angelina Jolie đã can đảm cắt bỏ cơ phận đẹp để cho các cơ phận khác trong cơ thể của cô được sống. Quyết định của cô như là lời nhắc cho những ai đang tham quyền cố vị, tham bổng lộc, lợi nhuận, chức tước mà không dám cắt bỏ những sai lầm thiệt hại cho anh chị em đồng loại.

Một chút tĩnh lặng và nhìn quyết định của Angelina Jolie để chính bản thân ta dám cắt đi những khối u của ích kỷ, giận hờn, tham sân si trong lòng đang ngày đêm hủy hoại thân xác thánh thiện ban đầu khi Thiên Chúa tạo dựng chúng ta.

Anmai, CSsR

Rủ Nhau Nhậu Tưng Bừng

Rủ Nhau Nhậu Tưng Bừng

(05/15/2013)

Tác giả : Cô Tư Sài Gòn

Vietbao.com

Đất nước đang tới những ngã rẽ kỳ dị: người ta cứ rủ nhau nhậu tưng bừng. Không chỉ dân nhậu, nam và nữ nhậu, mà cả quan chức nhậu… mà khi quan nhậu là bắt dân phải chi tiền.

Nhậu nhiều tới mức mờ mắt, không mấy ai chịu thấy chuyện Biển Đông đang bị tàu Trung Quốc vét cá, Hải quân TQ lấn chiếm biển đảo, và các hãng dầu quốc doanh TQ đang cắm mũi khoan tìm đầu trên biển Việt Nam.

Nhậu nhiều tới mức không mấy ai còn nhớ tới một thời của ngàì Trần Hưng Đạo với lời Hịch Tướng Sĩ:

“…Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc-sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui-đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu-khiển, hoặc vui thú về vườn ruộng, hoặc quyến-luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về săn-bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến, thì cựa gà trống sao cho đâm thủng được áo-giáp; mẹo cờ-bạc sao cho dùng nổi được quân-mưu; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, thân ấy nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, nước này trăm sự nghĩ sao; tiền-của đâu mà mua cho được đầu giặc; chó săn ấy thì địch sao nổi quân thù; chén rượu ngon không làm được cho giặc say chết, tiếng hát hay không làm được cho giặc điếc tai…”

Báo Pháp Luật TP kể chuyện ở Cam Ranh, “Chịu hết xiết vì liên tục bị một trung tá CSGT mời đến… hốt cú chót trong các tiệc nhậu, doanh nghiệp làm đơn “tố”…”

Bản tin nói, vào ngày 12-5, ông TNK, Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Ba Ngòi, TP Cam Ranh (Khánh Hòa), cho biết: Ông đã gửi đơn “tố” Trung tá Hồ Lưu Luyến, Trạm phó Trạm CSGT Cam Ranh (thuộc Phòng CSGT Công an Khánh Hòa), thường xuyên bắt ông trả tiền các độ nhậu tiếp khách của ông Luyến.

Bnả tin ghi rằng:

“Theo ông K., doanh nghiệp của ông có hơn 10 đầu xe tải chạy đường dài nên ông rất “biết điều” với lực lượng CSGT, đặc biệt là với Trung tá Luyến. “Vì tôi luôn tỏ ra “biết điều” nên ông Luyến hay mời tôi nhậu nhưng thực chất là gọi tôi đến để trả tiền cho các độ nhậu của ông ấy. Mỗi lần thấy tên ông Luyến hiện lên trong điện thoại là tôi phải chuẩn bị tiền đến một quán nhậu nào đó để trả, riết thành quen. Những lần tính tiền nhậu cho ông Luyến trước đây khi thì 2 triệu đồng, lúc 5 triệu đồng, cùng lắm là 5 triệu đồng tôi chấp nhận được. Tuy nhiên, ngày 10-1-2013, tôi “xanh mặt” với cái hóa đơn hơn 13,3 triệu đồng cho chầu nhậu tiếp khách của ông Luyến” – ông K. nói.”

Thế nhưng, khi bị ép trả tiền nhậu nhiều quá, và nặng quá, vào ngày 16-1-2013, ông K. mới làm đơn trình bày toàn bộ vụ việc gửi đến trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa.

Bi hài là, theo báo Pháp Luật TP: “Được biết sau khi nhận đơn, Phòng CSGT và Thanh tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã cử cán bộ đi xác minh. Công an đã gặp ông K., gặp chủ quán nhậu để tìm hiểu sự việc. “Tuy nhiên, sau khi họ đến gặp và tôi xác nhận mình là người làm đơn thì từ đó đến nay tôi không nhận được thông tin phản hồi nào từ công an về vụ việc này” – ông K. cho biết.”

Nghĩa là im luôn. Phải chăng vì các quan thanh tra cũng đang rủ nhau nhậu tiếp?

Chén rượu ngon không làm cho giặc say chết. Trước tiên là chết dân Việt, khi cứ phải trả tiền cho sếp. Và kế tiếp là đang đẩy cả nước tới cơ nguy rơi vào vòng Bắc thuộc mới vậy.

BÌNH AN CỦA CHÚA

BÌNH AN CỦA CHÚA (BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁC NỮ TU DÒNG KÍN – CARMEL PHÚ CƯỜNG)

Tác giả: Lm JB Nguyễn Minh Hùng

nguồn:conggiaovietnam.net

Chúa Giêsu, trong nhà tiệc ly, trước khi chia tay các môn đệ của Người để vào thụ nạn, đã phán: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban BÌNH AN CỦA THẦY cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27). Bình an của Chúa là hồng ân mà không ai trong chúng ta không cần đến. Vậy, chúng ta hãy cùng suy tư về ơn bình an của Chúa khởi đi từ những cảm nghiệm nơi chính bản thân mình.

I. CẢM NHẬN BÌNH AN CỦA CHÚA.

Thật lòng mà nói với nhau, nhiều khi chúng ta đã than thân trách phận. Gặp một chút phiền toái, tự nhiên chúng ta bực dọc. Thấy mình kém tài hơn người khác, chúng ta không vui. Thấy mình thua thiệt người xung quanh điều gì, bản thân thất vọng về mình. Thấy người này người nọ làm được chuyện này chuyện kia to tác, ta đễ bi quan cho mình…

Bởi không chấp nhận bản thân, cuộc sống chúng ta nhiều lúc không hạnh phúc. Không hạnh phúc, không phải Chúa keo kiệt hạnh phúc với ta, nhưng chỉ do ta vô ơn với hạnh phúc Chúa ban. Vì yêu mình cách sai trái, yêu mình bằng cái nhìn bi quan, ta không nhận ra nơi mình, nơi cuộc đời mình có quá nhiều thứ để cảm tạ Chúa, để yêu Chúa, để yêu con người. Không nhìn thấy hồng ân của Chúa trên chính sự sống của mình, ta dễ cắng đắng với bản thân. Không nhận ra hạnh phúc, thì cũng không có hạnh phúc. Không có hạnh phúc, cuộc sống luôn vắng nụ cười, chỉ toàn cau có, gắt gỏng…

Tôi từng đọc Thánh vịnh 77: “Phải chăng Chúa ruồng bỏ đến muôn đời, chẳng bao giờ còn dủ lòng thương đoái? Tình yêu Chúa phải chăng nay cạn hẳn, và thánh ngôn chấm dứt đời đời? Hay Thiên Chúa đã quên thương xót, vì giận hờn mà khép kín từ tâm?” (Tv 77, 8-10), mà quay quắt, mà xót xa cho bản thân. Lời Thánh vịnh, lẽ ra phải là lời cầu nguyện trong đức tin, trong lòng mến, thì tôi đã từng biến nó thành lời than thở, dù vẫn cầu nguyện, nhưng hình như cầu nguyện trong cay đắng.

Bản thân chúng ta có thánh thiện không, không ai dám chắc. Chỉ Chúa biết. Nhưng hình như Chúa đã xoay cái nhìn của tôi về hướng tích cực hơn. Nhờ những người đau khổ mà tôi phục vụ, cho tôi thay đổi cái nhìn, từ ngày ấy, tôi nhận ra bình an của Chúa ban cho mình tràn ngập. Tôi thấy mình hạnh phúc. Cuộc sống của mình trải đầy thảm đỏ, vậy mà nhiều lần mình còn tủi phận, muộn phiền.

Cũng phải cám ơn các chị em, mỗi khi các chị em nói rằng, con sẽ đồng hành với cha, con cầu nguyện cho giáo xứ…, các chị em đã giúp tôi biết suy nghĩ tích cực hơn, biết hướng về người khác hơn, biết đặt mình nơi người khác hơn.

Mỗi khi các chị em quỳ xuống xin tôi ban phép lành của Chúa, là mỗi lần tôi phải giật mình, tự hỏi, chính tôi đã có phép lành của Chúa nơi bản thân mình chưa? Ai có phép lành của Chúa, người đó sẽ có bình an nội tâm sâu thẳm. Nhìn lại mình, thấy còn nhiều vướng bận quá. Hình như đó là dấu hiệu mình chưa có bình an của Chúa. Vậy rồi tôi lại cầu nguyện, lại phải ăn năn tội, lại suy tư nhiều hơn về những gì mình đã sống, đã thể hiện… Mong bình an của Chúa phủ đầy trên tôi. Mong bình an của Chúa lọt vào tận hồn tôi. Bởi nếu không, tôi chỉ là cái máy, chứ không phải là người ban bình an của Chúa đúng nghĩa. Vì nếu một linh mục không có bình an, thì làm sao có thể trao ban bình an cho ai khác?

Như ánh nắng trải rộng, chiếu soi mọi nơi. Nhưng ta đóng chặt cửa nhà, ánh nắng không thể lọt vào nhà. Bình an của Chúa là ánh nắng rộng rải ban phát. Bình an của Chúa luôn tưới gội chan chứa. Bình an của Chúa luôn có sẵn và chảy tràn trề. Nhưng như cánh cửa nhà đóng kín, lòng ta cũng đóng kín bởi còn đó nhiều tham vọng, còn nhiều nhen nhúm của thói hư tật xấu, còn nhiều những mầm mống của tột lỗi…, do vậy, bình an của Chúa không thể lọt vào hồn ta. Bình an của Chúa đã có sẵn nhưng lòng ta không đủ điều kiện đón nhận. Vì thế, mãi mãi, ta vẫn đứng ngoài ơn bình an của Chúa. Cũng chính vì thế, đau khổ trong ta vẫn hoài đau khổ, mà không hề cảm nếm một chút ngọt ngào nào. Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người giàu có mà không biết mình giàu có, không hề được hưởng nhờ sự giàu có của mình…

Vậy ta cần khám phá bình an của Chúa từng ngày. Có như thế, ta sẽ thầy mình sống vui hơn, thanh thản hơn.

Với bản thân, bây giờ, khi đọc lời Thánh vịnh 77, tôi không còn thấy lời Thánh vịnh như chỉ nói về mình cách cắng đắng nữa. Nhưng nhờ lời Thánh vịnh, tôi đặt mình vào những đau khổ của từng anh chị em mà cầu nguyện cho họ, mà yêu thương họ, và phục vụ họ cách nhiệt tâm hơn… Tôi biết ơn quá đỗi những người đau khổ mà tôi phục vụ. Chính họ đã tặng tôi niềm vui. Chính họ cho tôi thấy bình an của Chúa. Chính họ giúp tôi vui sống, vui tin yêu, vui đón nhận, vui thi hành trách vụ trong thánh chức của mình từng ngày. Anh chị em đau khổ mà tôi đang phục vụ là ân nhân của tôi.

II. BÌNH AN CỦA CHÚA NƠI CÁC CHỊ EM.

Bình an của Chúa không ở ngoài tầm tay chúng ta, nhưng đang cư ngụ nơi tâm hồn mình. Nếu bớt nhìn vào mình theo nghĩa chỉ có mình là độc chiếm, là trên, là nhất, chúng ta sẽ vui với khả năng Chúa ban, dù khả năng đó nhiều hay ít, lớn hay nhỏ… Nếu bớt một chút ích kỷ cho bản thân, bớt một chút tính toán vụ lợi tư riêng, chúng ta sẽ thấy ơn bình an của Chúa tuôn đổ trên bản thân mình còn nhiều hơn, còn lớn hơn những gì ta có thể tưởng nghĩ.

Tôi thấy nơi ngôi nhà này có bình an. Có thể bên trong lòng từng người, bên trong nội bộ của đời sống chung của cộng đoàn, tôi không thể hiểu hết. Nhưng với những con người mà ngày nào cũng đến gần Chúa, cũng đều phủ phục trước Thánh Thể Chúa, cũng suy niệm Lời Chúa, và đặt việc chiêm niệm lên hàng đầu, trở thành linh đạo riêng mình, như một đặc sủng đặc thù, thì không thể nói rằng không có bình an của Chúa.

Bằng chứng, nhiều người nói: Các Soeurs dễ thương quá. Các Soeurs vui tính quá. Các Soeurs hồn nhiên quá… Các chị em đừng vội cười. Phải có bình an của Chúa, mới có thể toát ra cái chất dễ thương, vui tính, hồn nhiên ấy. Đừng từ chối lời khen ngợi của người khác, nhưng hãy thật lòng đón nhận.

Một mặt, ta phải chân nhận rằng, bình an ấy là một phần của ơn Chúa, nhưng cũng có một phần do nỗ lực của ta, dù ít, dù nhiều. Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa ban cho ta ơn bình an của Chúa, để người khác có thể thấy được, và khen ngợi.

Mặt khác, nếu thấy mình chưa xứng đáng trước lời ngợi khen, ta hãy cố gắng mà sống cho xứng đáng hơn. Hãy biến mình thành dụng cụ mang bình an của Chúa đến cho tha nhân. Hãy cầu nguyện cho chính chúng ta, để từng người trong chúng ta thực sự cảm nếm bình an của Chúa.

Dĩ nhiên, mỗi người trong chúng ta, đã bước vào con đường luyện tập nên thánh, lúc nào cũng phải chiến đấu để giằn lấy sự thánh thiện của Chúa. Có lúc ta cảm thấy mệt mỏi. Có lúc thử thách như quá sức chịu đựng của mình. Có lúc như mình đang rơi vào vực thẳm do bị hiểu lầm, bị cám dỗ bỏ cuộc, bị chối từ, bị xúc phạm… Nhưng hãy tin rằng, Chúa luôn nâng đỡ ta. Người không bỏ rơi những ai Người tuyển chọn. Hãy tin vững chắc, tin một cách đinh ninh: Không bao giờ Chúa xô chúng ta ra khỏi ơn bình an của Chúa. Ngược lại, nếu có lúc ta dại khờ, đánh mất bình an của Chúa, không những Chúa không bỏ rơi, mà Người còn ôm ấp, chở che đem ta về với sự bình an như người chủ cố đi tìm cho được con chiên chạy xa bầy, tìm được, ông vác lên vai đem về vậy (x. Lc 15, 4-7).

Chiêm ngưỡng thánh giá Chúa Kitô nơi những anh chị em đau khổ, giúp ta sống tinh thần phó thác. Ai càng phó thác, sẽ càng nhận được ơn bình an của Chúa. Chúng ta tự hỏi, tại sao kẻ không còn gì đáng sống, không còn gì để mà đam mê cuộc sống, lại cứ sống, cứ muốn vươn lên giành lấy sự sống? Còn ta, được Chúa ban quá nhiều, sao lại cứ bi quan, cứ sống như chẳng nhận từ Chúa hồng ân nào? Càng quay quắt với chính mình bao nhiêu, ta càng chứng tỏ mình vô ơn với hồng ân Chúa bấy nhiêu. Ta phải tự tra vần mình. Tự tra vấn để trong bất kỳ biến cố đau thương nào, ta cũng sẽ yêu mến chính hồng ân Chúa ban và yêu mến chính sự sống là hồng ân quý giá nhất trong đời làm người của mình, mà trân, mà quý, mà nâng, mà niu nó. Hãy nhớ lời Chúa Kitô: “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em… Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 27-30. 32-33). Lời dạy đó giúp ta phó thác vào Chúa, để Chúa định liệu và quang phòng tất cả nơi ta theo thánh ý Chúa. Một khi đã ngã mình vào tay Chúa trong phó thác, bình an của Chúa sẽ theo ta mãi mãi.

Hãy nhớ, Chúa Kitô không hủy bỏ thánh giá nơi cuộc đời con người, nhưng Người cùng với con người vác thánh giá. Con Thiên Chúa không xóa bỏ đau khổ gậm nhấm con người, nhưng Người lại ban cho họ sức mạnh để vượt lên những đau khổ. Chúng ta sẽ có thánh giá. Và chúng ta cũng sẽ luôn có Chúa nơi cuộc đời mình. Chỉ cần ta phó thác vào Chúa để đón lấy bình an của Chúa là đủ.

Vậy, chúng ta hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn chăm sóc ta. Và bình an của Chúa, Chúa vẫn ban tràn đầy trên từng người chúng ta:

“Lạy Đức Chúa là Vua, con xin cảm tạ Ngài, ca ngợi Ngài là Thiên Chúa, Đấng cứu độ con. Con cảm tạ danh Ngài.

Nhờ uy danh cao cả, và chiếu theo lòng lân tuất vô biên của Ngài, Ngài đã giải thoát con khỏi những kẻ rình cắn xé con, chực nuốt trửng, khỏi tay những kẻ tìm hại mạng sống con, khỏi bao khốn quẫn con hứng chịu.

Ngài đã đoái nghe lời con cầu khẩn, vì đã cứu con khỏi diệt vong, và giải thoát con khỏi thời tai hoạ. Bởi thế, con xin cảm tạ và ca ngợi Ngài, và xin chúc tụng danh Đức Chúa” (Hc 51, 1.3.11-12).

Thứ hai ngày 13.5.2013

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

CHO VÀ NHẬN


CHO VÀ NHẬN
( Hình ảnh Yahoo)

http://lh6.ggpht.com/-L9AFidrFS54/UYSBoCZRZCI/AAAAAAAApN4/PaL6LIb1R0E/s1600-h/old%2520pair%2520of%2520shoes%255B3%255D.jpg
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp  dạo chơi cùng giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật là “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với họ.
Trên đường đi, hai người chợt thấy một đôi giày cũ nằm ở giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở  cánh đồng gần bên, và  người ấy đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu đôi giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi thấy bị mất giày.”
Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra mà trêu chọc để mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào trong mỗi chiếc giày và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày, bác nông dân bỗng cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong. Ông ta rút chân ra, cầm gìầy lên xem thì đó là một đồng tiền.

http://lh5.ggpht.com/-VIPIaE_fBWs/UYSBpNfsp0I/AAAAAAAApOI/_SVAhYOP7Zo/s1600-h/A%2520COIN%255B4%255D.jpg

Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày kia. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

CÁM ƠN CUỘC SỐNG

http://lh3.ggpht.com/-PpCq3sfqOgk/UYSBp2vDIVI/AAAAAAAApOY/UOhkX5AIKDE/s1600-h/A%2520%2520HOMELESS%255B3%255D.jpg

*Nếu bạn thấy đêm nay khó ngủ – Cứ nghĩ đến những kẻ không nhà chẳng nệm ấm chăn êm.
*Nếu bạn gặp một ngày tồi tệ nơi làm việc – Hãy nghĩ đến những người đã mấy tháng nay không tìm được việc làm.
*Nếu bạn chán nản vì mối quan hệ xấu đi – Hãy nghĩ tới những kẻ không bao giờ biết hương vị của thương yêu và được người yêu thương lại.
*Nếu bạn buồn phiền vì thêm một cuối tuần vô vị trôi qua – Hãy nghĩ tới những người phụ nữ quẫn bách, quần quật cả ngày, suốt tuần không nghĩ, chỉ mong kiếm được chút tiền còm nuôi mấy miệng ăn.
*Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đở – Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.

http://lh6.ggpht.com/-67sG5C73CIw/UYSBquHHS6I/AAAAAAAApOo/A135HJZ5Z4c/s1600-h/tomb%2520of%2520a%2520%2520young%2520girl%255B3%255D.jpg


*Nếu bạn cảm thây đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người – Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.
*Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ – Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.

*Nếu bạn quyết định chuyển những lời này đến một người bạn yêu mến, có thể bạn giúp cho ai đó một ngày thanh thản nhẹ nhàng./.

Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các Thánh ?

Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các Thánh ?

Cũng như các Kitô hữu, người Công giáo tin có sự sống đời sau, nhưng học cũng tin rằng mối quan hệ của chúng ta với các Kitô hữu khác không chấm dứt vì sự chết. Người Công giáo cầu nguyện với các thánh là nhận thức sự hiệp thông này.

*  Người Công giáo có tin là các thánh nên được tôn kính?

*  Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các thánh?

*  Có khác nhau giữa cầu nguyện và tôn thờ?

Trả lời:

1. Hiệp thông với các thánh.

Cũng như các Kitô hữu khác, người Công giáo tin có sự sống sau sự chết. Họ sống tốt và chết trong niềm tin vào Đức Kitô sẽ được chia sẻ sự phục sinh của Ngài, như Kinh thánh đã cho chúng ta biết.
Khi sống với nhau trên trái đất với cương vị Kitô hữu, chúng ta cùng hiệp thông hoặc liên kết với nhau. Nhưng sự hiệp thông đó không chấm dứt cả khi chúng ta chết. Chúng ta tin rằng mọi Kitô hữu trên trời, chư thánh, vẫn hiệp thông với chúng ta còn trên dương thế. Như vậy, khi chúng ta xin bạn bè hoặc gia đình cầu nguyện cho chúng ta, chúng ta cũng có thể đến gần một vị thánh bằng lời cầu nguyện.

2. Sự khác nhau giữa cầu nguyện và tôn thờ.

Thật sai lầm khi nhiều Kitô hữu cho rằng người Công giáo không nên cầu nguyện với các thánh, chỉ nên cầu nguyện trực tiếp với Thiên Chúa. Một số người Công giáo phản ứng với cách phê bình này và tranh luận rằng chúng ta không cầu nguyện với các thánh mà cùng các thánh cầu nguyện.
Tuy nhiên, cả hai nhóm đều lẫn lộn với cầu nguyện và tôn thờ. Tôn thờ thực sự (ngược với sự sùng kính hoặc tôn kính) chỉ thuộc về Thiên Chúa, và chúng ta không bao giờ tôn thờ con người hoặc bất kỳ một thụ tạo nào mà chỉ tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng khi sự tôn thờ có dạng cầu nguyện, như trong Thánh lễ và các nghi thức phụng vụ khác của giáo hội, không phải tất cả mọi lời cầu nguyện là sự tôn thờ. Khi chúng ta cầu nguyện với các thánh, chúng ta chỉ xin các ngài giúp đỡ chúng ta, bằng cách cầu nguyện với Thiên Chúa thay chúng ta, hoặc tạ ơn các ngài đã nguyện giúp cầu thay.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Catholicism.about.com)

ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II VÀ SỰ KIỆN PHATIMA

ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II VÀ SỰ KIỆN PHATIMA

Tác giả: Lm JB Nguyễn Minh Hùng

Trong cuộc đời làm giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho thấy, ngài có một mối liên hệ mật thiết với sự kiện Phatima. Nhân dịp chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Phatima, chúng ta dành một thoáng nhìn lại vài sự kiện nổi cộm liên quan đến Đức Mẹ Phatima, để từ đó, chúng ta nhận ra tình yêu của Mẹ Thiên Chúa, không chỉ nơi Đức Gioan Phaolô II mà còn trên cuộc đời từng người chúng ta.

I. BÍ MẬT PHATIMA.

Trước hết, ngày 26.6.2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quyết định công khai hóa phần thứ ba (bí mật thứ ba) của sứ điệp Phatima – mà Đức Mẹ đã trao cho ba trẻ từ năm 1917 – bằng cách ủy quyền cho đức hồng y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin (sau này là giáo hoàng Bênêđictô XVI), công bố và giải thích cho toàn thể Hội Thánh (bí mật thứ nhất: mạc khải về hỏa ngục, bí mật thứ hai: mạc khải về chiến tranh thế giới lần II, đã được Đức Thánh Cha Piô XII công bố ngày 13.5.1942).

Nguyên văn bản dịch về bí mật thứ ba Fatima, do chính chị Lucia (một trong ba thị nhân nhìn thấy Đức Mẹ Phatima năm 1917) viết ngày 3 tháng 1 năm 1944 như sau:

“Con viết ra trong sự vâng lời Ngài, lạy Thiên Chúa của con, Ngài ra lệnh cho con làm việc nầy qua Ðức Giám Mục của giáo phận Leiria, và qua Ðức Maria, Mẹ Chúa và là Mẹ của con.

Sau hai phần (bí mật Fatima I và II ) mà con đã nói ra, chúng con đã nhìn thấy phía bên trái của Ðức Mẹ, và hơi cao hơn một chút, một Thiên Thần cầm một gươm lửa nơi tay trái; gươm nầy chớp sáng và chiếu ra những tia lửa dường như thể muốn đốt rụi thế giới; nhưng những tia lửa nầy bị tắt đi, khi gặp phải ánh sáng phát ra từ tay phải của Ðức Mẹ chỉ về phía Thiên Thần; Tay mặt của vị Thiên Thần chỉ vào trái đất, và vị Thiên Thần nói lớn: Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội! Và chúng con đã nhìn thấy trong một ánh sáng bao la là Thiên Chúa: “một cái gì giống như thể người ta xuất hiện trong tấm gương khi họ đi ngang qua nó” một vị Giám Mục mặc Áo trắng, “chúng con có cảm giác như thể đó chính là Ðức Thánh Cha”. Nhiều vị giám mục khác nữa, những Linh Mục, những tu sĩ nam nữ, đang leo lên một núi dốc cao, trên chóp núi nầy có một cây Thập Giá lớn có thân sần sùi, giống như thể bằng cây sồi có vỏ cứng; trước khi lên đến nơi, Ðức Thánh Cha đi ngang qua một thành phố lớn phân nửa đã bị tàn phá và phân nửa bị rung động, Ðức Thánh Cha bước đi run rẩy, chịu đau đớn và sầu muộn, Ngài cầu nguyện cho những linh hồn của các người chết mà ngài gặp trên đường; khi lên đến chóp núi, quỳ gối phủ phục dưới chân Thập Giá lớn, ngài bị giết bởi một toán lính cầm súng bắn vào ngài và phóng các mủi tên vào ngài; và cũng bằng cách thức như vậy, hết người nầy đến người khác, các Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân thuộc hàng ngủ và địa vị khác nhau, cũng lần lượt bị giết chết nơi đó. Bên dưới hai cánh của Thập Giá, có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm nơi tay một bình thủy tinh, trong đó các vị hứng máu của những người tử đạo, và dùng máu nầy rảy lên các linh hồn đang tiến lên gần Thiên Chúa”.

Đức Gioan Phaolô II tin rằng, mạc khải thứ ba của bí mật Phatima liên quan đến chính bản thân ngài. Đó là lời tiên tri của Đức Mẹ dành cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Hình ảnh vị “Giám mục áo trắng” chịu đau khổ và run rẫy, rồi bị bắn khi đang cố gắng tiến về phía thánh giá Chúa Kitô, đó là hình ảnh ngài bị giết vào ngày 31.5.1981.

II. TIN VÀO ĐỨC MẸ PHATIMA.

Trong cuộc bị mưu sát ngày 31.5.1981 tại Quảng trường thánh Phêrô, dù bị bắn đến bốn phát súng 9mm, và hai phát súng trúng thẳng vào người Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, nhưng Đức Thánh Cha không chết, Người bị thương nặng và đổ gục xuống giữa cả một rừng người đang được người tiếp kiến.

Chính kẻ bắn vào Đức Thánh Cha cũng hết sức ngạc nhiên, anh ta không thể hiểu được vì sao Đức Thánh Cha không chết. Sự kiện lạ thường ngoài sức tưởng tượng này, đã xảy ra đúng vào ngày kính nhớ Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với ba trẻ ở Phatima, khiến Đức Thánh Cha nghĩ ngay đến Người Mẹ trên trời dấu yêu. Đức Thánh Cha kết luận: “Một người bắn, nhưng một người khác hướng dẫn đường đạn”. Và Đức Thánh Cha thêm: “Đức Mẹ Maria đã cứu sống tôi”.

Do sự kiện trên, đúng một năm sau ngày bị ám sát, Đức Thánh Cha đã hành hương đến Phatima để tạ ơn Đức Mẹ. Cũng vì thế, kể từ năm 2002, Đức Thánh Cha công bố ngày 13.5 hàng năm trở thành ngày lễ kính Đức Mẹ Phatima.

Cuộc đời của vị Giáo Hoàng thời danh Gioan Phaolô II, là một cuộc đời gắn kết mật thiết với Đức Nữ Trinh Maria, để cùng với Mẹ, tiến về Chúa Giêsu Kitô, con Mẹ. Bởi đó, nhìn vào cuộc đời của Đức Thánh Cha, ta không sợ sai lầm khi khẳng định: Người là vị Giáo Hoàng của Đức Mẹ, của riêng Đức Mẹ. Người đã làm tất cả mọi điều có thể để dâng kính Đức Maria, từ huy hiệu Giám mục, sau đó là huy hiệu Giáo Hoàng có khắc chữ “M”, chữ cái đầu của thánh danh Đức Mẹ, rồi khẩu hiệu Giám mục và Giáo Hoàng “Totus Tuus”, để nói lên lòng mong mỏi được Đức Mẹ cùng đồng hành, và phó thác cho Đức Mẹ đời mục tử của mình, đến sự kiện biểu lộ lòng biết ơn Đức Trinh Nữ, khi đặt lên chiếc triều thiên của tượng Đức Mẹ tại đền thánh Phatima ngày 13.5.1982, viên đạn lấy ra từ thân thể sau khi bị ám sát hụt, như một lời khẳng định với thế giới: Đức Mẹ đã che chở người thoát chết.

Càng tiến xa hơn nữa trong nghĩa cử tỏ lộ lòng yêu mến Nữ Vương Phatima, đó là cuộc hành hương cảm tạ tại đền thánh Phatima ngày 13.5.2000. Dịp này, Đức Thánh Cha còn nâng hai trẻ có liên quan trong sự kiện Phatima đã qua đời là Phanxicô và Giacinta lên bậc chân phước. Hành động phong chân phước những vị thánh trẻ này còn quan trọng hơn bất cứ lời khẳng định nào: Đức Mẹ đã thực sự hiện ra tại Phatima mà các thánh trẻ ấy là những thị nhân tỏ tường của Đức Mẹ, nay được vinh danh tren bàn thờ Hội Thánh.

Cũng trong ngày này, Đức Thánh Cha đã đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Phatima chiếc nhẫn Giám mục quý giá do đức cố hồng y Stefan Wyszynski, Tổng giám mục thành Kracow dâng tặng lúc người được bầu làm Giáo hoàng ngày 16.10.1979. Như vậy, một lần nữa, Đức Thánh Cha tái khẳng định: Chính Đức Trinh Nữ Maria mới là người làm chủ triều đại giáo hoàng của người. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là người con thật hiếu thảo, thật hoàn hảo, thật xứng đáng với tình yêu của Mẹ trên trời, Đấng mà người chọn làm bổn mạng trong suốt quảng đời làm mục tử, nhất là trong 26 năm rưỡi trên chức vị giáo hoàng.

Bằng những biểu lộ đức tin vào sự kiện Phatima, Đức Thánh Cha còn cho thấy tình thương cao cả của Đức Mẹ dành cho đoàn con trần thế. Bởi năm 1917 là năm mà chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), bước vào giai đoạn đỉnh điểm khốc liệt. Những cuộc tàn phá, đau khổ, chết chóc, tù đày… diễn ra khắp nơi. Sự viếng thăm của Đức Mẹ tại Phatima nói lên hết tất cả tình yêu của Mẹ Thiên Quốc đối với đoàn con trần thế đang lâm cảnh tối tăm, u uất, đớn đau là cả một niềm yên ủi, một ơn ban bình an, một sức mạnh lớn giúp đoàn con vượt thử thách.

III. KẾT LUẬN.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là tấm gương cho chúng ta về lòng yêu mến Đức Mẹ. Suốt đời, ngài đã sống và hoạt động vì danh Chúa để làm người con thảo hiếu của Đức Mẹ. Đức Thánh Cha muốn hiến dâng mình hoàn toàn cho Đức Mẹ. Khẩu hiệu Giám mục, và sau đó trở thành khẩu hiệu Giáo hoàng của ngài: Totus Tuus! (Tất cả con thuộc về Mẹ!) đã nói lên tất cả niềm tín thác và lòng yêu mến của ngài với Đức Mẹ. Ngài đã để cho Đức Mẹ lèo lái, dẫn dắt cuộc đời và sứ vụ của ngài. Ngài nhìn thấy thành quả mà Đức Mẹ thực hiện nơi tâm hồn chìm đắm trong cầu nguyện và suy tư của ngài. Ngài không rời xa Đức Mẹ. Ngài để cho Đức Mẹ chủ động trong công tác cai quảng Hội Thánh, để dù vui hay buồn, thành công hay thất bại, ngài có niềm an ủi thiêng liêng lớn lao từ người Mẹ trời cao diệu ngọt và ấm áp ấy.

Chúng ta hãy theo gương Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mà yêu mến và hết lòng tin tưởng nơi Đức Mẹ. Hãy vững tin rằng, bất cứ ai phó mình cho Đức Mẹ, kẻ ấy không bao giờ thất vọng. Đức Mẹ là nguồn an ủi khi ta gặp phải thương đau. Đức Mẹ là chỗ dự vững chắc trên con đường trần giang gập ghềnh. Đức Mẹ là ánh sáng khi đời ta bị bao vây bởi sự tăm tối của thù ghét, bạo lực. Đức Mẹ là chỗ dựa khi ta rã rời, mệt mỏi. Đức Mẹ sẽ làm cho ta thêm tin vào Chúa, thêm hy vọng vào tình yêu của Chúa, khi đời ta phủ đầy nghi nan, thất vọng. Đức Mẹ sẽ dạy ta trên hành trình làm người, để suốt cuộc đời làm người, ta biết chọn lựa những gì hợp thánh ý Chúa. Đức Mẹ sẽ dẫn dắt ta đi, để không khi nào ta trật đường, sai phạm, và mất lòng Chúa…

Chúng ta hãy sống với Đức Mẹ từng phút giây đời ta, để mãi mãi ta không bao giờ mồ côi, nhưng luôn có Đức Mẹ là nhà bảo trợ, là chủ bàu cử cho ta trước tòa Chúa.

Có Đức Mẹ ta không còn sợ gì. Có Đức Mẹ ta sẽ chiến thắng mọi kẻ thù nơi trần thế. Có Đức Mẹ, Người sẽ là sức mạnh không hề lay chuyển của ta…

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG



Giáo hoàng tuyên phong hơn 800 vị thánh

Giáo hoàng tuyên phong hơn 800 vị thánh

Thứ hai, 13 tháng 5, 2013

nguồn: BBC

Giáo hoàng Francis

Giáo hoàng Francis chỉ mới tại vị được hai tháng nhưng đã làm nhiều việc

Giáo hoàng Francis đã tuyên phong những vị thánh đầu tiên trong thời kỳ trị vì của ông – trong đó có 800 nạn nhân của đế chế Hồi giáo Ottoman hồi năm 1480 – trong một buổi lễ ở Vatican.

Những vị này đã bị chém đầu ở thị trấn Otranto thuộc miền nam nước Ý do không chịu cải sang đạo Hồi.

Hầu hết họ đều vô danh ngoại trừ một vị có tên là Antonio Primaldo.

Với hành động này, Giáo hoàng Francis phong thánh nhiều hơn bất cứ vị tiền nhiệm nào khác chỉ mới hai tháng sau khi tiếp quản Tòa thánh.

Trong số những nhân vật được phong thánh hôm Chủ nhật ngày 12/5 có hai nữ tu Mỹ Latin là sơ Laura Montoya của Colombia và sơ Maria Guadalupe Carcia Zavala của Mexico. Hai vị này đều mất trong thế kỷ 20.

Sơ Laura Montoya, vị thánh Công giáo đầu tiên của Colombia, đã dành trọn đời giúp đỡ những người dân bản địa trong khi vị nữ tu mà Giáo hoàng Francis gọi là sơ ‘Lupita’ đã cho các tín hữu Công giáo trú ẩn trong thời kỳ tôn giáo này bị Chính phủ Mexico đàn áp trong những năm 1920.

‘Những vị tử đạo Otranto’ đã bị xử tử sau khi 20.000 quân Thổ tràn vào thị trấn ở đông nam nước Ý này.

Bài giảng của Giáo hoàng Francis trước hàng chục ngàn tín đồ trong lễ phong thánh ở Quảng trường Thánh Peter không có dấu hiệu gì cho thấy tình cảm bài Hồi giáo, phóng viên BBC David Willey ở Rome tường thuật.

Mặc dù Giáo hoàng Benedict XVI mới là người đồng ý phong thánh cho những vị tử đạo này, Giáo hoàng Francis đã làm tiếp công việc này, phóng viên Willey cho biết.

Vào cuối tháng này một linh mục người Ý, cha Giuseppe Puglisi, người bị mafia sát hại 20 năm trước, sẽ được phong chân phước – bước cuối cùng trước khi ông được phong thánh.

Cuộc phản công chống Trại súc vật

Cuộc phản công chống Trại súc vật

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-05-04

nguồn: RFA

625434_424694274286560_1361866581_305.jpg

Cuốn Animal Farm của George Orwell, bản tiếng Tiếng Việt.

Courtesy MP’s Facebook

Quyển tiểu thuyết Trại súc vật của văn hào Anh George Orwell được xuất bản ở Việt Nam dưới nhan đề Chuyện ở nông trại, chưa bao giờ bị chính thức kiểm duyệt. Gần đây có hai bài báo trên truyền thông nhà nước Việt Nam chỉ trích quyển sách này.

Phê bình nhà văn Orwell

Tiểu thuyết viết theo thể loại ngụ ngôn của văn hào Anh George Orwell nhan đề The Animal Farm (Trại Súc Vật) được xuất bản tại Việt Nam vào năm ngoái với tựa đề Chuyện ở Nông trại. Quyển tiểu thuyết này châm biếm mô hình cộng sản của Liên Xô trong những năm 1940, và qua đó cảnh tỉnh mối nguy khi xã hội loài người bị dẫn dắt bởi những ảo tưởng cách mạng. Những ảo tưởng sẽ dẫn đến những cơ chế xã hội quái gỡ, trong đó thay vì được bình đẳng, con người sẽ bị trói buộc khốc liệt hơn, bởi những kẻ nhân danh những lý tưởng cách mạng bình đẳng.

Các nhân vật heo, chó, ngựa, gà, vịt của Orwell đã làm một cuộc cách mạng chống lại ông chủ trang trại thành công. Các con thú đã xây dựng một xã hội mà tất cả các con thú đều bình đẳng. Cuối cùng thì giai cấp lãnh đạo là những con heo lại trở thành giai cấp thống trị mới  với mọi quyền lợi, ăn trên ngồi trốc. Câu nói mỉa mai nhất trong quyển sách là, “Tất cả mọi con vật đều bình đẳng nhưng có những con vật bình đẳng hơn những con vật khác.”

Đương nhiên quyển sách này bị cấm trong tất cả những quốc gia theo chủ nghĩa Marxism-Leninism, vì chủ nghĩa này được Orwell đưa vào câu chuyện, và nó chính là lý tưởng cách mạng của các con vật dẫn đầu bởi các con heo là giai cấp lãnh đạo.

Cuốn sách lại được xuất bản ở Việt Nam hồi cuối năm ngoái với nhan đề Chuyện ở nông trại. Việc xuất bản do Nhà xuất bản Hội nhà văn phối hợp cùng công ty văn hóa Nhã Nam. Việc đổi tựa sách này có vẻ được dùng để qua mặt kiểm duyệt.

“Xin hỏi: họ thấy tác phẩm này “đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận” ở đâu? Tại cuộc họp nào hay cuộc thăm dò dư luận nào chứng tỏ điều đó.
-Phạm Nguyên Trường”

Nhiều người đã đón nhận tác phẩm với nhiều tình cảm. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nhân một bài giới thiệu sách trên báo Quân đội nhân dân, đã viết trên blog của mình là:

“Cám ơn nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhà thơ Hữu Thỉnh đã giới thiệu tuyệt phẩm Trại Súc vật để mà cùng nhân dân chống độc tài.

Giáo sư Tương Lai cũng nói:

“Thật khâm phục tác giả, vì từ những năm 40 mà đã mô tả chính xác thế nào là độc tài toàn trị.”

Thế rồi hồi tháng ba năm nay, có tin đồn sách bị thu hồi. Bài giới thiệu sách trên báo Quân đội nhân dân bị rút xuống. Vẫn không có tin chính thức về sự thu hồi ấy. Theo Giáo sư Tương lai và nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì người ta ngại nếu đưa lệnh thu hồi hay cấm đoán thì vô tình lại quảng cáo cho cuốn sách, cho nên có lẽ sự thu hồi đã diễn ra âm thầm.

Dư luận viên?

Cuối tháng ba trên trang mạng cand.com.vn xuất hiện bài viết của tác giả Hoàng Oanh nhan đề, Nhà văn Anh George Orwell: Lạc đàn chuyên nghiệp. Nội dung bài báo này phê bình chỉ trích nhà văn Orwell và tác phẩm Trại súc vật của ông.

Trong tháng tư, một bài báo khác xuất hiện trên PetroTimes nhan đề Những cuốn sách gây bức xúc của Nhã Nam của tác giả Trúc Vân. Nội dung bài báo này cũng chỉ trích quyển sách Trại súc vật mà công ty Nhã Nam đã ấn hành. Điều đặc biệt là trong hai bài báo trên hai tờ báo khác nhau, hai tên tác giả khác nhau, cách nhau gần một tháng lại có một đọan bình luận giống hệt nhau tới từng dấu phẩy:

Cuốn Animal Farm của George Orwell được tái xuất bản với nhiều mẫu bìa khác nhau

Cuốn Animal Farm của George Orwell được tái xuất bản với nhiều mẫu bìa khác nhau. (Tower/book)

“Điều đặc biệt là tiểu thuyết “Trại súc vật” của George Orwell từ nhiều năm nay đã bị đánh giá như một tác phẩm chứa rất nhiều luận điểm sai trái về chủ nghĩa xã hội và nó bị cấm lưu hành ở những quốc gia theo tư tưởng này. Vì thế, mặc dù tiểu thuyết này được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất bằng tiếng Anh ở thế kỷ XX nhưng với một đất nước như Việt Nam, việc ấn hành “Trại súc vật” đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận.”

Chúng tôi hỏi chuyện dịch giả Phạm Nguyên Trường, tác giả của bản dịch Trại súc vật lưu hành trên mạng rất lâu trước khi quyển Chuyện ở Nông trại được nhà xuất bản Hội nhà văn và công ty Nhã nam ấn hành. Ông cho biết là vẫn chẳng thấy lệnh cấm gì. Ông cũng phê bình hai tác giả của hai bài báo trên:

“Xin hỏi: họ thấy tác phẩm này “đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận” ở đâu? Tại cuộc họp nào hay cuộc thăm dò dư luận nào chứng tỏ điều đó. Tôi cho là viết báo như thế là không có lương tâm, các đồng nghiệp và bạn đọc nên tẩy chay hai người này.”

Chúng tôi đã hỏi chuyện một người có trách nhiệm ở công ty văn hóa Nhã Nam thì được ông trả lời rằng:

“Tôi đã giải trình chuyện này, và tôi xin phép từ chối trả lời.”

Như vậy chuyện kiểm duyệt không công khai có khả năng có thật.

Chúng ta cũng nhớ rằng đầu năm nay khái niệm Dư luận viên lần đầu tiên được nêu lên công khai bởi các giới chức Việt nam, tức là những người được trả tiền để viết bài bảo vệ đảng cộng sản hay công kích những gì có nguy cơ ảnh hưởng đến sự đúng đắn hay chính danh của đảng cộng sản. Không rõ hai tác giả hai bài báo trên có phải là dư luận viên hay không. Nhưng qua câu chuyện Trại súc vật này thì hình như việc kiểm duyệt cứng rắn đã chuyển qua kiểm duyệt đằng sau. Và nếu như ngòi bút dư luận viên được sử dụng để hỗ trợ cho việc làm đó, thì nên chăng truyền thông nhà nước hãy mở rộng diễn đàn tranh luận để các dư luận viên được chính danh hơn mà so tài, chứ không nên múa gậy vườn hoang một mình.