CẢNH VỰC THẦN LINH – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy”; “Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều!”.
“Tôi sẽ tìm kiếm thánh ý Chúa qua Lời Chúa và Thánh Thần. Nếu chỉ chiêm ngắm Thánh Thần mà bỏ qua Lời, tôi sẽ ảo tưởng! Nếu tự sức tìm hiểu Lời mà không được Thánh Thần dẫn dắt, tôi sẽ lạc hướng. Lời sẽ dẫn tôi đến nơi Thánh Thần muốn dẫn tôi đến, một nơi được gọi là cảnh vực thần linh!” – George Mueller.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Cảnh vực thần linh’ là cung lòng Chúa Cha, nơi Ba Ngôi ngự trị; nhưng thật bất ngờ, đó còn là tâm hồn của bạn và tôi, nơi Lời được sống, được giữ. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy; Cha Thầy và Thầy sẽ đến ở lại với người ấy!”. Một tâm hồn được Chúa Cha và Chúa Con ở lại là ‘cảnh vực thần linh!’.
Hãy đọc lại những trang hồi ký của Giáo Hội sơ khai! Kìa, một nan đề nảy sinh – Cắt bì hay không cắt bì? – đó là khoảng thời gian của những bất đồng, xung đột và bất an – bài đọc một. Các lập trường ‘bảo thủ’ và ‘tiến bộ’ không thể giải quyết cho đến khi Lời và Thánh Thần trở nên kim chỉ nam; nói cách khác, “Hiệp nhất, yêu thương” được nắm giữ, và nhất là các tông đồ triệt để đặt mình dưới sự chỉ dạy của Thánh Thần. Bấy giờ, xung đột được giải quyết, bình an được thiết lập. Đó là ‘cảnh vực thần linh’ ngoạn mục đầu tiên mà Thánh Thần đã dẫn các tông đồ đến. Kết quả là ‘tông sắc’ “không cần cắt bì” ra đời. Thánh Vịnh đáp ca vỡ oà niềm vui, “Chư dân, hãy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài!”.
Chúa Giêsu còn tuyên bố, “Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều!”. Thánh Thần không chỉ dạy chúng ta “biết” Lời Chúa, mà còn “thấm nhuần” và “sống” Lời đó. Ngài giúp chúng ta chuyển từ tri thức sang hành động, từ hiểu biết sang lòng yêu mến. “Nếu Thánh Thần không ở trong bạn, Thánh Kinh chỉ là chữ viết. Một khi Ngài ở trong bạn, chữ ấy trở nên sự sống!” – Augustinô. Như vậy, ở đâu có Thánh Thần, ở đó có bình an – ‘cảnh vực thần linh’ – dẫu không miễn trừ thử thách hay thập giá. Thật thú vị, ‘cảnh vực thần linh’ còn là thế giới yếu đuối luôn đổi thay mà Giáo Hội được kêu gọi để biến đổi; tuy thế, vẫn là một thế giới “viết chương trình nghị sự cho Giáo Hội”. Với Thánh Thần, Giáo Hội biến nó nên “Thành của Thiên Chúa Toàn Năng!” – bài đọc hai. Đó là Vương Quốc – ‘cảnh vực thần linh’ – mà mỗi thành viên của Giáo Hội hằng mơ ước và hướng về!
Anh Chị em,
“Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều!”. Không để chúng ta mồ côi, Chúa Giêsu để lại một người bạn vô hình: Thánh Thần – người bạn biết rõ chúng ta hơn chính chúng ta, và biết phải dẫn chúng ta đi đâu. “Thánh Thần là người bạn đồng hành âm thầm của Lời. Không có Ngài, Lời ấy vẫn là văn bản; có Ngài, Lời ấy trở thành cuộc gặp gỡ!” – Carlo Martini. Như vậy, chính nhờ Thánh Thần, chúng ta ngày càng yêu mến và nên giống Chúa Giêsu; và như thế, Ba Ngôi sẽ đến cắm lều trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đó, chúng ta được sống trong ‘cảnh vực thần linh’, hay ‘cảnh vực thần linh’ phủ lấy chúng ta. Đó chính là nơi mà Thánh Thần luôn muốn dẫn bạn và tôi đến!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giữa một thế giới tục luỵ, cho con luôn trở nên lãnh địa của Chúa Ngôi Ba; ở đó, anh chị em con sẽ gặp Giêsu – Đấng những ước mong dựng trại trong lòng họ!”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
**************************************
CHÚA NHẬT TUẦN VI PHỤC SINH, NĂM C
Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. Ga 14,23-29
23 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. 24 Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. 25 Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. 26 Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ 27 “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. 28 Anh em đã nghe Thầy bảo : ‘Thầy ra đi và đến cùng anh em’. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. 29 Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.”làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.
Trump dọa đánh thuế 50% hàng EU: Kinh tế toàn cầu tiếp tục chao đảo
May 24, 2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục khuấy động sân chơi kinh tế toàn cầu khi ngày 23 Tháng Năm tuyên bố sẽ đề xuất mức thuế 50% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU), có thể bắt đầu áp dụng ngay từ đầu tháng tới. Động thái cứng rắn này được đưa ra trong bối cảnh chưa có bất kỳ thỏa thuận thương mại cụ thể nào giữa Washington với các đối tác lớn, khiến nền kinh tế toàn cầu càng thêm bất ổn.
Tờ Financial Times cùng ngày tiết lộ chính quyền Mỹ đang gây sức ép buộc EU đơn phương hạ thuế đối với hàng hóa Mỹ. Nếu không đạt được bước tiến trong đàm phán, Washington sẽ áp thêm mức thuế 20% nhằm trả đũa. Dù EU đã thống nhất một khung đàm phán, khoảng cách giữa hai bên vẫn còn rất xa, làm tăng nguy cơ xung đột thương mại leo thang.
Giới doanh nghiệp quốc tế đang cảm nhận sức ép rõ rệt từ những chính sách thuế bất định. Theo khảo sát mới nhất của tập đoàn tài chính Allianz (Đức) với 4.500 doanh nghiệp tại Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước châu Âu – châu Á, gần 60% cho biết thương chiến đang gây tác động tiêu cực. Đáng chú ý, có tới 45% doanh nghiệp dự báo xuất khẩu sẽ sụt giảm nghiêm trọng, và 25% đang cân nhắc dừng sản xuất vì biến động thuế quan và tỷ giá.
Tại Mỹ, 54% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã lên kế hoạch tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí thuế. Nếu điều này xảy ra, lạm phát tại Mỹ có thể tăng mạnh trong thời gian tới, làm suy yếu sức mua và gây thêm áp lực cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong điều hành chính sách tiền tệ.
Không dừng lại ở phương diện chi phí, các doanh nghiệp còn đang khẩn trương tìm tuyến đường vận chuyển mới để né thuế và hạn chế rủi ro. Họ cũng thắt chặt các điều khoản hợp đồng thương mại để phòng ngừa tổn thất do chính sách khó lường từ Washington.
Tại châu Á – Thái Bình Dương, viễn cảnh kinh tế cũng không sáng sủa hơn. S&P Global Ratings nhận định căng thẳng thương mại và chính sách thuế quan đang buộc các chuỗi cung ứng trong khu vực phải tái cơ cấu, làm gián đoạn dòng chảy thương mại vốn đã mỏng manh sau đại dịch. Bà Eunice Tan, Trưởng bộ phận nghiên cứu tín dụng tại S&P, cảnh báo rằng sự phân mảnh thương mại trong khu vực sẽ kéo theo làn sóng rút vốn đầu tư và tổn thương sâu hơn cho các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu.
Kết quả kinh tế quý 1/2025 cho thấy những dấu hiệu rõ rệt của sự suy yếu. Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng âm 0,7%, trong khi xuất khẩu ô tô – lĩnh vực chủ chốt – giảm gần 6% doanh thu trong tháng Tư do ảnh hưởng từ chính sách thuế Mỹ. Tại Đông Nam Á, 5 trong 6 nền kinh tế lớn nhất báo cáo tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ 2024, cho thấy đà phục hồi hậu COVID đang bị chặn đứng bởi một làn sóng bảo hộ mới.
Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong báo cáo mới nhất cũng hạ dự báo tăng trưởng khu vực xuống chỉ còn 2,6% trong năm nay – thấp hơn nhiều so với mức 3,6% của năm 2024. Dự báo cho năm 2026 cũng không khả quan, chỉ nhích nhẹ lên 2,7%. Tại Hàn Quốc, Viện Phát triển quốc gia đã hạ mức dự báo tăng trưởng năm nay từ 1,6% xuống còn 0,8%.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu chao đảo, sự trở lại mạnh mẽ của ông Trump trên chính trường Mỹ đang tạo nên làn sóng lo ngại không chỉ về thương mại mà còn về trật tự kinh tế quốc tế. Thế giới một lần nữa đối mặt với câu hỏi cũ: Liệu chính sách “Nước Mỹ trên hết” có đang đẩy phần còn lại của toàn cầu vào khủng hoảng?
ĐƠN GIẢN THẾ THÔI
Nếu tôi dành cả ngày
để phục vụ anh chị em mình
nhưng chẳng có nổi một ai nhìn nhận
và cám ơn
vì những việc tốt tôi đã làm,
liệu tôi có tức tối mà dừng lại
việc phục vụ của mình?
Lẽ thường
Nếu có ai, một người thôi cũng được
biết ơn tôi đã sống tình nghĩa
điều đó sẽ làm tôi phấn chấn
và phục vụ
với nhiều yêu thương hơn.
…
Điều Đức Giê-su muốn nói tới
trong bài Tin Mừng tôi vừa đọc
không phải là có ai đó biết ơn tôi không
nhưng Người muốn tôi
tìm xem
động cơ thúc đẩy tôi làm những điều tốt ấy là gì:
Có phải tôi đang tìm cách
khoe những công trạng của mình
trước Thiên Chúa
để được Người khen thưởng?
Có lẽ
Đức Giê-su muốn nhắc tôi điều này:
Khi phục vụ
con chỉ đơn giản
đang làm
những công việc bổn phận,
con phải làm.
Thế thôi!
From: ngocnga_12 & NguyenNThu
Tin nóng: Thuyền Nhân tỵ nạn Việt được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm giám mục giáo phận San Diego
*“Bạn còn 40 năm nữa…” – nghe thì hay đấy, nhưng…
“Bạn chỉ còn 40 mùa hè nữa trong đời.” – khiến bạn phải suy nghĩ.
Có thể bạn chỉ còn 40 cơ hội nữa trong đời để cảm nhận cái ấm áp của mùa hè trên da.
40 lần nữa để nhìn lá đổi màu vào mùa thu.
40 lần nữa để cảm nhận cái lạnh của mùa đông và những tia nắng đầu tiên của mùa xuân.
Hoặc có thể ít hơn. Có thể 10. Có thể 5. Có thể… đây là lần cuối cùng.
Chúng ta sống như thể mình bất tử. Chúng ta trì hoãn những giấc mơ, tình yêu, đam mê cho “sau này.”
Nhưng nếu “sau này” đó không bao giờ đến thì sao?
Nếu đây là buổi sáng cuối cùng bạn ngửi thấy hương cà phê thì sao?
NGÀY CUỐI CÙNG ĐỂ NÓI VỚI AI ĐÓ RẰNG BẠN YÊU HỌ…
Đây không phải là bi quan. Đây là sự thật phũ phàng.
Đừng lãng phí hôm nay! Có thể sẽ không có ngày mai! *
Nguồn: DAILY PAIN Support Group
Cha mẹ không chết…
*Cha mẹ không chết,
Chúng ta khiến họ chết..
Người ta nói rằng khi cha mẹ qua đời,
thế giới như chấm dứt.
Ngôi nhà trông trống rỗng.
Nhưng tôi cảm thấy rằng cha mẹ sống mãi mãi
và họ ở lại với chúng ta.
Chính chúng ta quên họ.
Sự thật là
một người anh có đôi mắt của người cha yêu quý,
một người chị có khuôn mặt xinh đẹp
giống như người mẹ đầy lòng trắc ẩn,
một người anh em cười giống bố hoặc
một người chị nấu ăn giống mẹ.
Cha mẹ không chết.
Họ không bao giờ rời bỏ chúng ta.
Họ sống giữa chúng ta.
Họ sống trong chúng ta.
Chúng ta là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ.
Dù không còn hiện diện về mặt thể xác,
họ vẫn tiếp tục sống trong chúng ta.
Khi bạn muốn nhớ về cha mẹ,
khi bạn muốn nhìn thấy họ,
khi bạn muốn ở bên họ,
hãy đơn giản tụ họp anh chị em xung quanh bạn.
Bạn sẽ tìm thấy nụ cười mê hoặc của mẹ trong một người anh em,
giọng nói dịu dàng của bố trong một người khác.
Bạn sẽ cảm nhận cha mẹ rất gần bên bạn.
Khắp xung quanh bạn. Sâu thẳm bên trong bạn..
Khu vườn yêu thương mà cha mẹ vun đắp và nuôi lớn bằng tình yêu, từ khi bạn sinh ra, với sự khó nhọc của nước mắt và máu của họ; nó sẽ tiếp tục nở hoa, không bị ảnh hưởng bởi những chu kỳ thời tiết khắc nghiệt của cuộc đời.. Họ che chở cho chúng ta trong những lúc khó khăn..
Nhưng có những lúc,
chúng ta quên đi tất cả sự khó nhọc của họ và phá hủy thiên đường mà họ đã xây dựng, bằng sự ích kỷ, hận thù, và thái độ cơ hội của chúng ta.
Cha mẹ không chết.
Chúng ta khiến họ chết..
Hãy yêu thương cha mẹ của bạn..
Hãy yêu thương anh chị em của bạn..
Tiếp tục nuôi dưỡng khu vườn mà cha mẹ đã vun đắp bằng tình yêu và lòng trắc ẩn để nó không bao giờ ngừng nở hoa và rực rỡ..
Bạn sẽ biến thế giới của mình thành một thiên đường sống trên trái đất.. Một thiên đường chỉ biết đến tình yêu, lòng trắc ẩn, sự quan tâm, tôn trọng và có bạn..
Echoes of Insight*
Nguồn: Sufia JamilPearls of Rumi
Đức Giáo Hoàng Leo được tuyển chọn: Công việc của Chúa Thánh Thần
Theo báo mạng Nơi có Sự Sống – Life Site
Đức Hồng y Gerhard Müller, cựu tổng trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, bày tỏ niềm tin rằng việc bầu chọn Giáo hoàng Leo XIV là công trình của Chúa Thánh Thần.
Trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Đức với nhà báo Andreas Wailzer của LifeSiteNews, Hồng y Müller đã nhớ lại sự tham gia của mình vào mật nghị bầu Hồng y Robert Francis Prevost làm Giáo hoàng Leo XIV.
“Bất chấp những trường phái, quan điểm mâu thuẫn được dự đoán trước, tất cả (việc bầu cử) đều diễn ra trong vòng 24 giờ”, ông nói. “Điều đó cho thấy có sự nhất trí cao, rằng không thể thúc đẩy một ứng cử viên, như là một người tương đối xa lạ với công chúng lại có thể được bầu lên nhanh chóng như vậy”.
Đức Hồng y cho biết: “Bạn chỉ có thể thực sự hiểu được điều này nếu bạn là một Ki tô hữu và tin vào Chúa Thánh Thần, tức là vào công việc của ân sủng”.
Đức Hồng y Müller khẳng định lại niềm tin của mình rằng Chúa Thánh Thần đã hoạt động trong suốt mật nghị bằng cách nhấn mạnh đến sự không đồng nhất và không quen thuộc của các hồng y và thực tế là họ vẫn nhanh chóng nhất trí về một ứng cử viên.
“Xét cho cùng, [Hội đồng Hồng y] được thành lập một cách không đồng nhất theo ý muốn của Đức Giáo hoàng Phanxicô, đến mức tất cả các quốc gia và ngôn ngữ – một số trong số họ không nói được tiếng Ý hoặc thậm chí là tiếng Anh – đều được đại diện, vì vậy bạn phải tự hỏi tại sao quyết định này lại có thể xuất hiện nhanh chóng như vậy từ một hội đồng không đồng nhất như vậy.”
“Đó là vì chúng tôi suy nghĩ như người Công giáo; chúng tôi nghĩ về lợi ích của Giáo hội.”
Cựu tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin thời ĐGH Benedicto 16 nhấn mạnh rằng Giáo hội không được xem theo “những phạm trù hoàn toàn mang tính chính trị” và là một định chế liên quan đến quyền lực.
“Ngược lại, Giáo hội nói chung, Phúc âm, cũng phải chỉ trích các chính trị gia của chúng ta và dẫn dắt họ vượt ra ngoài việc chỉ thực thi quyền lực, mở ra ý thức mài giũa lương tâm rằng chính trị tồn tại để thúc đẩy lợi ích chung của mọi công dân và do đó, trong bối cảnh chung của thế giới, vì gia đình nhân loại”, ngài tuyên bố.
_____________________
Ghi chú của Kẻ Đi Tìm
Müller đã viết hơn 400 tác phẩm về thần học giáo điều, đại kết, mặc khải, giải thích, chức linh mục và chức phó tế.
- Vào ngày 24 tháng 11 năm 2012, ông được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Lập pháp
- Vào ngày 19 tháng 2 năm 2014, Müller được bổ nhiệm làm thành viên của Bộ các Giáo hội Phương Đông
- Vào ngày 2 tháng 7 năm 2012, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm Müller vào nhiệm kỳ năm năm làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin và cũng phong ông làm tổng giám mục. Ông đương nhiên trở thành Chủ tịch Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng , Ủy ban Thần học Quốc tế và Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei, đi kèm theo với chức vụ Tổng trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin.
Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer
Ngày 1 tháng 7 năm 2017, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Luis Ladaria Ferrer (nhà thần học dòng Tên Tây Ban Nha) kế nhiệm Müller làm Hồng y-Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin – CDF.
- Trong bối cảnh thông điệp Amoris laetitia của Đức Giáo hoàng Francis và việc cho phép những người Công giáo ly hôn được rước lễ, Đức Hồng Y Müller đã cho rằng Đức Giáo Hoàng Francis và thần học Mỹ Latinh nói chung đã thiếu sự nghiêm ngặt về mặt thần học.
- Müller cho biết ông hy vọng sẽ ngăn chặn “sự phân cực ngày càng tăng giữa những người theo chủ nghĩa truyền thống và những người theo chủ nghĩa tiến bộ [điều] đang đe dọa sự hiệp nhất của Giáo hội và tạo ra căng thẳng mạnh mẽ giữa các thành viên của Giáo hội”.
Với bạn, vẻ đẹp đích thực là gì?
Ernest Hemingway từng nói: “Những con người đẹp nhất mà ta gặp trong đời thường là những người đã bước qua lửa.” Họ đã đối mặt với thất bại, chịu đựng nỗi đau, vật lộn với nghịch cảnh và trải qua mất mát theo cách mà phần lớn chúng ta khó có thể tưởng tượng. Thế nhưng chính qua những thử thách đó, vẻ đẹp thật sự của họ mới hiện ra — không phải thứ có thể nhìn thấy bằng mắt, mà là thứ tỏa ra từ bên trong.
Những con người ấy đã thuần thục nghệ thuật tinh tế của sự kiên cường. Họ biết cảm giác bị tổn thương, cảm giác lạc lối, và sự hoài nghi về tất cả những điều từng tin tưởng là như thế nào. Dù đã trải qua nhiều đau khổ, họ vẫn đứng lên, mạnh mẽ hơn và thấu cảm hơn. Chính hành trình trong bóng tối đã tôi luyện trái tim họ với một sự nhạy cảm hiếm có. Vì đã từng chịu đau, họ có khả năng đồng cảm phi thường.
Vẻ đẹp của họ không nằm ở ngoại hình, mà ở cách họ khiến người khác cảm thấy. Một sự hiện diện lặng lẽ nhưng đầy sức mạnh, mang đến sự ấm áp và chữa lành. Họ đã học cách nhìn cuộc sống ở tầng sâu hơn, không chỉ bằng mắt mà còn bằng trái tim. Sự thấu hiểu nỗi đau con người giúp họ kết nối với người khác theo cách chân thực, trần trụi và đầy an ủi. Họ lắng nghe mà không phán xét, nâng đỡ mà không mong hồi đáp, trao đi lòng tốt mà không giữ lại gì.
Điều làm họ trở nên đặc biệt chính là việc họ đã đi qua giông bão của riêng mình và từ đó, biết trân trọng cuộc sống theo cách mà những người chưa từng trải qua khổ đau khó lòng hiểu được. Một sức mạnh dịu dàng nảy sinh từ sự hiểu rằng mọi thứ đều vô thường, rằng mỗi khó khăn đều mang trong mình một bài học. Trái tim họ đầy ắp yêu thương — không chỉ với người khác, mà cả với chính mình — một tình yêu được tôi luyện trong lửa đỏ của thử thách.
Vẻ đẹp như vậy không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được sinh ra từ việc vượt qua những phần tối tăm nhất của cuộc đời và vẫn chọn tiếp tục bước đi với một trái tim rộng mở. Đó là sự lựa chọn để nhìn thấy điều tốt đẹp, ngay cả khi mọi thứ tưởng chừng vô vọng. Những con người đẹp nhất không phải là người may mắn hay tài năng nhất; họ là những người đã đối mặt với điều tồi tệ nhất và tìm ra cách để vượt lên, biến vết sẹo thành sức mạnh và mang sức mạnh ấy đến cho người khác.
Vậy nên, khi bạn gặp một người mang vẻ đẹp như thế — người mà ánh sáng nội tâm hiện rõ trong lời nói và hành động — hãy nhớ rằng ánh sáng ấy được sinh ra từ những khổ đau. Họ đã đi trong bóng tối và bước ra với một trái tim hiểu thế nào là tình yêu, lòng tốt và sự cảm thông thật sự. Đó là một vẻ đẹp không thể mua, không thể bắt chước. Đó là vẻ đẹp được đánh đổi bằng trải nghiệm, là món quà quý giá không gì sánh được.
Với bạn, vẻ đẹp đích thực là gì? Bạn nhìn thấy nó thể hiện ra sao ở những người mà bạn ngưỡng mộ nhất?
Nguồn: MizuHafez Poetry
Cai trị bằng công lý hay bằng sợ hãi?- Tuấn Khanh
Tuấn Khanh
18-5-2025
Thỉnh thoảng những đề xuất của các đại biểu ở Quốc hội Việt Nam vẫn làm người dân ngỡ ngàng. Bởi những tuyên bố hay giới thiệu ý tưởng của họ thường xa rời đời sống, xa con người… mà các đại biểu “không dân cử” này, lên tiếng chủ yếu như tìm chỗ đứng gần với chính sách hơn, bày tỏ sự nhiệt thành với hệ thống, chứ không phải đại diện cho con người Việt Nam.
Tháng 5-2025, Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) đề xuất rằng nên tăng mức phạt giao thông lên đến 200 triệu đồng, vì bà cho rằng mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ theo luật hiện hành chưa đủ mạnh để răn đe.
Hiện mức phạt tối đa của việc vi phạm giao thông là 75 triệu đồng. Tức gần bằng một năm tiền lương trung bình của một người lao động Việt Nam. Bà Xuân nói cần nâng lên mức 200 triệu đồng, hơn gấp đôi, với lý do mà bà Xuân đưa ra là phạt nặng như vậy mới đủ mức “răn đe” và phạt nặng thì mới “nâng cao ý thức” của người dân.
Dĩ nhiên, tuyên bố này của bà Xuân gây nhiều tranh luận. Chẳng hạn, có không ít thắc mắc là, dựa trên nghiên cứu nào mà bà Thiếu tướng công an, Phó Giám đốc công an Đắk Lắk khẳng định chính xác là mức phạt 200 triệu sẽ đủ răn đe? Và “xây dựng ý thức” trong dân bằng tiền phạt nặng không tưởng, có phải tên gọi khác của nó là cai trị bằng sợ hãi, chứ không coi nhân dân là đối tượng để đối thoại và xây dựng một chính sách văn hóa đời sống quốc gia lâu dài?
Không có giải pháp đúng, hợp lòng dân, đồng nghĩa là quan trường lập pháp bất lực và thất bại. Và thất bại, thì không thể chọn thay thế bằng biện pháp khắc nghiệt vô luân.
Dùng roi vọt, hình phạt hà khắc để tạo “ý thức”, là hành động dễ thấy của tầng lớp quan lại thời hiện đại hôm nay, vốn êm ấm trong vị trí và chọn quay lưng lại với nhân dân. Họ thích lên giọng vỗ về chính sách, hay nói trắng là trơ trẽn xu nịnh để làm lộ sáng chỗ đứng như tự giới thiệu về một bầy tôi trung thành và quyết liệt.
Một chính quyền thật sự vì dân, thì sẽ chẳng để tâm hay lắng nghe những ngôn luận xuôi chiều rác rưởi không có gương mặt con người đó. Vì loại ngôn luận thuần bợ đỡ đó, là thuốc độc của một quốc gia, và có thể là nền tảng khởi đầu của mọi sụp đổ trong một thời đại, nếu được trọng dụng.
Thời Chiến Quốc, khi các quốc gia tranh đoạt, nhà Tần muốn xây dựng một chính quyền trung ương mạnh, cai trị dân bằng kỷ luật thép, đã dễ dàng thuận theo các đề xuất của lớp quan lại xu nịnh, luôn đưa ra những hình luật gây hoảng sợ trong dân chúng. Từ đó hình thành Pháp gia, do Hàn Phi Tử, Thương Ưởng… luôn chọn quỳ gối, hô to đề xuất dùng pháp luật nghiêm khắc để cai trị, bất cần nhân nghĩa. Quan điểm cốt lõi là: “Dân ngu dễ trị, người trung là kẻ đáng nghi”.
Trích dẫn từ Hàn Phi Tử, loại ngôn từ “nâng cao ý thức” cho người dân, có viết: “Bề tôi chỉ cần biết phục tùng, chứ không cần tranh luận đúng sai với quân vương”. Hình phạt càng nặng, dân càng sợ thì quan và và vua mới oai phong lẫm liệt trong cai trị hồ đồ.
Hệ quả thì đã thấy bằng giá trị lịch sử: Triều đại nhà Tần dưới Tần Thủy Hoàng – được coi là hùng mạnh vô song – đã áp dụng triệt để sự áp đặt, dẫn đến chính sách hà khắc, nghe lời tấu của các loại quan lại khinh dân, dẫn đến đốt sách chôn nho, làm bá tánh oán thán, và rồi sụp đổ nhanh chóng chỉ sau 15 năm.
Thời đại mông muội và mạt vận bắt đầu, khi trí thức và quan lại giỏi biến triết lý thành công cụ phục vụ quyền lực thay vì phục vụ chân lý, đánh mất đi giá trị của trí thức soi sáng xã hội. Thay vào đó, tranh nhau nói xuôi chiều, họ trở thành “bồi bút của bạo lực”, khiến nhân dân bị áp bức kéo dài dưới danh nghĩa chính danh, đạo đức, và ý chí của lãnh đạo.
Pháp luật tốt nhất để “nâng cao ý thức”, là pháp luật để người dân tâm phục, chứ không phải để quy chụp và gây sợ hãi trong quốc gia. Nền văn minh thế giới đã chỉ rõ hai con đường quản lý xã hội: trị dân bằng công lý, hoặc trị dân bằng sợ hãi. Và bất cứ khi nào cán cân nghiêng về phía sau – tức khi quyền lực chọn con đường trừng phạt thay vì giáo dục, răn đe thay vì cải hóa – thì chính quyền ấy sớm muộn cũng đánh mất lòng dân, dẫn tới suy vong.
Việc cường quyền, đề nghị tăng mức phạt vi phạm giao thông lên đến 200 triệu đồng, không chỉ là một con số vô lý với người dân, mà còn phản ánh một loại tư duy quản lý hà khắc, xa rời đời sống thực tế, nguy hiểm hơn: có khả năng đẩy luật pháp trở thành công cụ gây oán chứ không tạo được tâm phục.
Nếu mức phạt 200 triệu đồng được áp dụng, có thể thấy rõ là cùng một lỗi vi phạm, người nghèo gánh hậu quả nặng gấp nhiều lần người giàu. Pháp luật lúc này không còn là công cụ công lý, mà là một gánh nặng bất công. Nhiều quốc gia văn minh – như Thụy Sĩ, Phần Lan – đã phạt giao thông theo thu nhập cá nhân, để đảm bảo công bằng thực chất. Một triệu phú Thụy Sĩ từng bị phạt gần 300.000 USD vì chạy quá tốc độ – không phải vì nhà nước muốn tịch thu tiền cho ngân sách, mà vì pháp luật phải có giá trị răn đe công bằng cho mọi tầng lớp.
Quốc hội – không cần nói ra – thì ai cũng biết là nơi để thể hiện sức sống, khó khăn và nguyện vọng của người dân, chứ không phải lớp người như bà Nguyễn Thị Xuân, chỉ đến Quốc hội và đánh trống thổi kèn theo nghị quyết, tốn kém cho tiền thuế dân mà không có giải pháp nào xứng đáng hơn là chỉ tái hiện một tư duy của tầng lớp quan lại xa dân, từng xuất hiện trong lịch sử, với đầy những những sụp đổ và oán thán.
Bất chợt ngẫm nghĩ, bà Nguyễn Thị Xuân đã từng có đề xuất nào răn đe, nâng cao ý thức cho giới quan chức tham nhũng, sai phạm đang được giảm án ngày càng nhiều, so với dân thường? Hay cụ thể, bà đã có ý kiến gì chính trực trong chuyện ông đồng nghiệp tướng công an Đỗ Hữu Ca được đặc xá, về nhà khi chưa ngồi tù được 1/3 bản án đã tuyên?
Về già cảm giác như thế nào?
Một ngày nọ, một người trẻ hỏi tôi: – Về già cảm giác như thế nào?
Tôi rất ngạc nhiên về câu hỏi, vì tôi không coi mình là già. Khi anh ấy nhìn thấy phản ứng của tôi, anh ấy có vẻ mắc cỡ, nhưng tôi giải thích rằng đó là một câu hỏi thú vị. Và sau khi suy ngẫm, tôi kết luận rằng già đi là một món quà.
Đôi khi tôi ngạc nhiên về hình dáng của mình khi đứng trước gương. Nhưng tôi không lo lắng về những điều đó lâu. Tôi sẽ không đánh đổi tất cả những gì mình có để có ít tóc bạc hơn và một cái bụng thon gọn. Tôi không tự trách mình vì đã không dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy, hay ăn thêm một vài món đồ “hơi béo”. Tôi được quyền sống lộn xộn một chút, ngông nghênh và dành nhiều giờ hơn để nhìn ngắm những bông hoa của mình.
Tôi đã chứng kiến một số người bạn thân yêu của tôi rời bỏ thế giới này, mà chưa được hưởng sự tự do thoải mái khi già đi.
Ai quan tâm nếu tôi đọc sách hay chơi trên máy tính đến 4 giờ sáng và sau đó ngủ cho đến khi nào muốn dậy thì thôi?
Tôi sẽ sống lại nhịp điệu của những năm 50 và 60. Và nếu tôi muốn khóc cho một cuộc tình đã mất nào đó … thì tôi sẽ làm vậy mà không phải e ngại!
Tôi sẽ đi bộ xuống bãi biển trong bộ đồ bơi trải dài trên cơ thể tròn trịa mập mạp của mình và thả mình vào những con sóng, mặc cho những ánh nhìn thương hại của các cô gái trẻ mặc bikini. Tôi nghĩ rồi họ cũng sẽ già đi như tôi, nếu họ may mắn …
Đúng là bao năm qua trái tim tôi từng đau đớn vì mất đi người thân yêu, vì nổi đau của một đứa trẻ, hay chứng kiến một con thú cưng chết. Nhưng chính sự đau khổ lại cho chúng ta sức mạnh và khiến chúng ta trưởng thành. Một trái tim chưa từng tan vỡ là một trái tim khô khan và sẽ không bao giờ biết được hạnh phúc khi mất mát.
Tôi tự hào vì đã sống đủ lâu để tóc tôi ngả sang màu trắng và giữ lại nụ cười của tuổi trẻ, trước khi xuất hiện những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt.
Bây giờ, để trả lời câu hỏi một cách trung thực, tôi có thể nói: – Tôi thích già, bởi vì tuổi già khiến tôi khôn ngoan hơn, tự do hơn!
– Tôi biết mình sẽ không sống mãi mãi, nhưng khi đang còn sống, tôi sẽ sống theo quy luật của chính mình, của trái tim mình.
Tôi sẽ không hối tiếc về những gì chưa đạt được, cũng như không lo lắng về những gì sẽ xảy ra.
Thời gian còn lại, đơn giản tôi sẽ yêu cuộc sống như tôi đã từng sống cho đến ngày hôm nay, phần còn lại tôi phó mặc cho Chúa.
về già cảm giác như thế nào?
lunyta
Chia sẻ từ fb anh Lê Văn Quý
32 bài học thay đổi cuộc sống từ Abraham Lincoln
Minh Nguyệt
Khi nhắc đến Abraham Lincoln, người ta nghĩ ngay đến vị anh hùng vĩ đại nhất của nước Mỹ. Một người đàn ông đã, đang và sẽ luôn là tấm gương về việc vượt lên trên hoàn cảnh xuất thân, dù khiêm tốn đến đâu, để trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại.
Câu chuyện cuộc đời, tính cách và trí tuệ phi thường của ông trong nhiều năm được đúc kết thành 32 bài học thay đổi cuộc sống được đúc kết từ Abraham Lincoln.
- Phấn đấu để trở thành tất cả những gì cuộc sống tạo ra bạn
“Tôi không biết ông nội tôi là ai; Tôi quan tâm nhiều hơn đến việc biết cháu trai của ông ấy sẽ là người như thế nào.” – Abraham Lincoln
“Bạn phải tự mình phát triển dù ông nội của bạn có cao đến đâu.” Đừng để quá khứ hay dòng dõi định nghĩa bạn. Điều quan trọng là bạn trở thành con người tốt nhất mà bạn có thể.
- Đừng để lại bất cứ việc gì cho ngày mai mà có thể làm hôm nay
“Đừng để lại bất cứ việc gì cho ngày mai mà có thể làm hôm nay.” – Abraham Lincoln
“Bạn không thể trốn tránh trách nhiệm của ngày mai bằng cách trốn tránh nó ngày hôm nay.”Hãy sống trọn vẹn cho hiện tại, đừng trì hoãn những việc bạn có thể làm ngay bây giờ.
- Dù bạn là ai, hãy là một người tốt
“Dù bạn là ai, hãy là một người tốt.” – Abraham Lincoln. Hãy luôn cố gắng sống một cuộc sống có ích và tử tế.
- Hạnh phúc của bạn là trách nhiệm của chính bạn
“Hạnh phúc của mỗi người là trách nhiệm của chính họ.” – Abraham Lincoln.
Đừng trông chờ người khác mang lại hạnh phúc cho bạn. Hãy chủ động tìm kiếm và tạo dựng hạnh phúc cho chính mình.
- Hãy chuẩn bị, và một ngày nào đó cơ hội của bạn sẽ đến
“Tôi sẽ chuẩn bị và một ngày nào đó cơ hội của tôi sẽ đến.” – Abraham Lincoln. Hãy luôn trau dồi bản thân và sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi nó đến.
- Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên
“Một người đàn ông ngày ngày ngắm cây lê của mình, nóng lòng chờ quả chín. Nếu anh ta cố gắng thúc ép quá trình này, anh ta có thể làm hỏng cả quả và cây. Nhưng hãy để anh ta kiên nhẫn chờ đợi, và cuối cùng quả lê chín sẽ rơi vào lòng anh ta.” – Abraham Lincoln
Kiên nhẫn là chìa khóa để đạt được thành công. Đừng cố gắng thúc ép mọi thứ, hãy để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên.
- Cách tốt nhất để dự đoán tương lai của bạn là tạo ra nó
“Cách tốt nhất để dự đoán tương lai của bạn là tạo ra nó.” – Abraham Lincoln
Bạn chính là người quyết định tương lai của mình. Hãy chủ động hành động để tạo ra cuộc sống mà bạn mong muốn.
- Thành công có thể đạt được bởi tất cả mọi người
“Việc một số người đạt được thành công lớn là bằng chứng cho thấy những người khác cũng có thể đạt được điều đó.” – Abraham Lincoln
“Thành công là đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết.”
Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Hãy tin rằng bạn cũng có thể đạt được thành công như bao người khác.
- Điều quan trọng không phải là số năm trong cuộc đời bạn. Mà là cuộc sống trong những năm tháng đó
“Cuối cùng, điều quan trọng không phải là số năm trong cuộc đời bạn. Mà là cuộc sống trong những năm tháng đó.” – Abraham Lincoln
Hãy sống một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa, đừng chỉ đơn thuần là tồn tại. - Phấn đấu để xứng đáng với sự công nhận
“Đừng lo lắng khi bạn không được công nhận, nhưng hãy phấn đấu để xứng đáng với sự công nhận.” – Abraham Lincoln
- Thà làm người tầm thường còn hơn kẻ xấu xa
“Tôi thà làm một người vô danh tiểu tốt, còn hơn là một kẻ xấu xa có danh tiếng.” – Abraham Lincoln
- Nhân cách giống như một cái cây và danh tiếng là bóng của nó
“Nhân cách giống như một cái cây và danh tiếng là bóng của nó. Cái bóng là những gì chúng ta nghĩ về nó, còn cái cây mới là thứ thật.” – Abraham Lincoln - Sống với chính trực
“Tôi không bị ràng buộc phải chiến thắng, nhưng tôi bị ràng buộc phải trung thực. Tôi không bị ràng buộc phải thành công, nhưng tôi bị ràng buộc phải sống theo ánh sáng mà tôi có. Tôi phải đứng cùng bất kỳ ai đứng về phía lẽ phải, và đứng cùng anh ta khi anh ta đúng, và rời bỏ anh ta khi anh ta sai.” – Abraham Lincoln “Bạn có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và tất cả mọi người trong một số lúc, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người trong mọi lúc.”
- Sự thật là người bạn chân thật nhất của bạn
“Sự thật thường là cách minh oan tốt nhất trước những lời vu khống.” – Abraham Lincoln “Tôi không bao giờ khuyến khích sự lừa dối, và sự dối trá, đặc biệt nếu bạn có trí nhớ kém, là kẻ thù tồi tệ nhất mà một người có thể gặp phải. Sự thật là sự thật là người bạn chân thật nhất của bạn, bất kể hoàn cảnh nào.”
- Làm điều tốt, bạn sẽ cảm thấy tốt. Làm điều xấu, bạn sẽ cảm thấy xấu
“Khi tôi làm điều tốt, tôi cảm thấy tốt. Khi tôi làm điều xấu, tôi cảm thấy xấu. Đó là tôn giáo của tôi.” – Abraham Lincoln
- Phấn đấu để trở nên quá vĩ đại để bị xúc phạm, và quá cao thượng để xúc phạm người khác “Chúng ta nên quá vĩ đại để bị xúc phạm và quá cao thượng để xúc phạm người khác.” – Abraham Lincoln
- Đừng bao giờ bỏ cuộc
“Khi bạn đến cuối sợi dây của mình, hãy thắt một nút và bám vào.” – Abraham Lincoln
- Một ngôi nhà chia rẽ thì không thể đứng vững
“Một ngôi nhà chia rẽ thì không thể đứng vững.” – Abraham Lincoln
- Tìm kiếm cái xấu ở người khác và bạn chắc chắn sẽ tìm thấy nó
“Những người tìm kiếm cái xấu ở người khác chắc chắn sẽ tìm thấy nó.” - Nếu bạn không thích ai đó, hãy tìm hiểu họ kỹ hơn
“Tôi không thích người đàn ông đó. Tôi phải tìm hiểu anh ta kỹ hơn.” – Abraham Lincoln - Bạn tiêu diệt kẻ thù của mình khi bạn biến họ thành bạn của mình
“Tôi không tiêu diệt kẻ thù của mình khi tôi biến họ thành bạn của mình sao?” - Xoa dịu nỗi đau của người khác là quên đi nỗi đau của chính mình
“Xoa dịu nỗi đau của người khác là quên đi nỗi đau của chính mình.” – Abraham Lincoln - Nếu bạn không có bạn bè, bạn không có niềm vui
“Nếu chúng ta không có bạn bè, chúng ta không có niềm vui; và nếu chúng ta có họ, chúng ta chắc chắn sẽ mất họ, và sẽ đau khổ gấp đôi vì sự mất mát đó.” - Không luật nào có thể cho chúng ta quyền làm điều sai trái
“Không luật nào có thể cho tôi quyền làm điều sai trái.” – Abraham Lincoln - Cây xấu không thể sinh trái tốt
“Nhìn quả biết cây. Cây xấu không thể sinh trái tốt.” – Abraham Lincoln - Nếu bạn muốn thử thách tính cách của ai đó, hãy trao quyền cho họ
“Gần như tất cả đàn ông đều có thể chịu đựng nghịch cảnh, nhưng nếu bạn muốn thử thách tính cách của một người đàn ông, hãy trao quyền cho anh ta.” – Abraham Lincoln - Bạn không thể giúp đỡ người khác mãi mãi bằng cách làm những việc mà họ nên tự làm
“Bạn không thể giúp đỡ người khác mãi mãi bằng cách làm những việc mà họ có thể và nên tự làm.” - Những người từ chối tự do cho người khác, không xứng đáng có được nó cho chính họ
“Đây là một thế giới của sự bù trừ, và người không muốn làm nô lệ thì phải đồng ý không có nô lệ. Những người từ chối tự do cho người khác không xứng đáng có được nó cho chính họ, và dưới một vị Chúa công bằng, họ không thể giữ nó lâu dài.” “Bất cứ khi nào tôi nghe ai đó tranh luận về chế độ nô lệ, tôi cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ để xem nó được áp dụng cho chính anh ta.” - Không có gì tốt đẹp trong chiến tranh ngoài việc nó kết thúc
“Không có cách nào danh dự để giết chóc, không có cách nào nhẹ nhàng để hủy diệt. Không có gì tốt đẹp trong chiến tranh ngoài việc nó kết thúc.” – Abraham Lincoln - Không người đàn ông nào nghèo khó khi có một người mẹ mộ đạo
“Tất cả những gì tôi đang có, hoặc hy vọng sẽ có, tôi đều nợ người mẹ thiên thần của mình.” - Chúa luôn luôn đúng
“Thưa ngài, mối quan tâm của tôi không phải là liệu Chúa có đứng về phía chúng ta hay không; mối quan tâm lớn nhất của tôi là đứng về phía Chúa, vì Chúa luôn luôn đúng.” - Thà im lặng và bị coi là kẻ ngốc còn hơn lên tiếng và xóa tan mọi nghi ngờ
“Thà im lặng và bị coi là kẻ ngốc còn hơn lên tiếng và xóa tan mọi nghi ngờ.”
Phần thưởng: “Tôi đã nhiều lần bị ép quỳ gối bởi niềm tin mãnh liệt rằng tôi không còn nơi nào khác để đi. Sự khôn ngoan của riêng tôi và của tất cả những người xung quanh tôi dường như không đủ cho ngày hôm đó.”
“Chúng ta không phải là kẻ thù, mà là bạn bè. Chúng ta không được là kẻ thù. Mặc dù niềm đam mê có thể đã căng thẳng, nhưng nó không được phá vỡ mối ràng buộc tình cảm của chúng ta. Những sợi dây huyền bí của ký ức sẽ trỗi dậy khi được chạm vào một lần nữa, chắc chắn là như vậy, bởi những thiên thần tốt đẹp hơn trong bản chất của chúng ta.”
Minh Nguyệt
From: Tu-Phung