THAM LAM

THAM LAM

(St-Jean Marie Vianney)

Tham lam là sự yêu thích quá mức những của cải vật chất thế gian.

Tham lam là sự say mê sai quấy và tai hại khiến chúng ta quên mất Thiên Chúa, quên các Bí tích, quên cầu nguyện, mà chỉ nghĩ đến những thứ như vàng bạc, nhà cửa, đất đai…

Người tham lam giống như con heo đi tìm đi tìm thức ăn trong đống bùn lầy dơ dáy mà không biết chúng từ đâu ra. Nghiêng chiều về thế gian, người tham lam không còn mơ ước những của cải thiêng liêng. Hạnh phúc của họ không còn là Thiên Đàng nữa. Người tham lam không làm điều gì tốt lành cho đến lúc chết. Họ say sưa tích góp của cải, lúc nào cũng lo lắng về nó, nếu bị mất mát một chút xíu, họ tiếc rẻ ngày đêm. Sống trong giàu sang họ vẫn không có lòng tận hưởng, giống như một người ở giữa sông nhưng bị chết khát; nằm trong đóng gạo nhưng bị chết đói. Người tham lam có mọi sự nhưng không dám tiêu xài; vàng là vật thánh của họ, họ sùng bái nó như là chúa của mình.

Ngày nay có nhiều người thờ ngẫu tượng, có nhiều người lo nghĩ về của cải hơn là lo tôn thờ và phụng sự Thiên Chúa.

Họ ăn cắp, lừa đảo, kiện tụng lẫn nhau, thậm chí coi thường thánh luật của Chúa. Người tham lam làm việc cả ngày Chúa Nhật và những ngày lễ trọng , không có gì có thể làm thỏa mãn được đôi tay tham lam của họ.

Người tín hữu tốt lành không nghĩ đến thân xác nay còn mai mất, nhưng chỉ quan tâm đến linh hồn bất tử của mình. Đang khi còn sống trên thế gian, họ luôn gắn bó với linh hồn của mình. Họ siêng năng trong những công việc tông đồ của Giáo Hội, tha thiết cầu nguyện, thánh hóa ngày Chúa Nhật, tham dự Thánh Lễ sốt sắng. Cuộc đời họ thật hạnh phúc biết bao!

Thời gian: ngày, tháng, năm dài cũng không bao giờ ảnh hưởng đến họ; vì họ luôn sống trong tình yêu Chúa, đôi mắt họ luôn hướng về nơi vĩnh cửu.

Chúng ta thờ ơ với phần rỗi và bo bo giữ lấy của cải chóng qua biết bao! Có ai nói rằng mình sẽ sống mãi không? Chúng ta giống như những người lo thu góp dự trữ lương thực cho cả mùa đông; sau đó cái gì sẽ còn lại? Chẳng còn gì cả! Cũng vậy, cái gì còn lại cho người tham lam có nhiều của cải khi cái chết đến bất thình lình? Nếu không phải là vài tấm ván hòm che phủ, và sự thất vọng vì không thể mang theo mình tất cả vàng bạc châu báu.

Người tham lam thường chết trong thất vọng, và phải tính sổ với ma quỷ về sự tham lam vô độ của mình. Những người tham lam keo kiệt thường bị phạt ngay ở đời này. Dưới đây là một câu chuyện minh chứng.

Thánh Hilarion một hôm cùng đi với các môn đệ đến thăm các cộng đoàn. Ngài đi ngang qua một vườn nho, ở đó có một tu sĩ keo kiệt, ra lệnh cho những người giữ vườn ném đá và đất vào những ai đi ngang qua đó, để không có ai đụng đến những chùm nho của ông.

Lòng keo kiệt này đã bị trừng phạt đích đáng. Năm đó vị tu sĩ keo kiệt này thu hoạch ít hơn thường lệ, và khi ép nho ra rượu, lại trở thành dấm chua. Ngược lại có một vị tu sĩ khác tên là Sabbas đến năn nỉ thánh nhân và các môn đệ ghé vào vườn nho của mình để nghỉ ngơi và giải khát. Thánh Hilarion đã chúc lành cho vườn nho của vị tu sĩ tốt lành này và cho các tu sĩ của ngài đến đó, tất cả đều được nghĩ ngơi và ăn uống no nê.

Hai mươi ngày sau, người ta thu được ba trăm thùng rượu thay vì bình thường như mọi năm chỉ có mười thùng.

Chúng ta hãy noi gương vị tu sĩ Sabbas này sống vô vị lợi để được Thiên Chúa chúc lành cả đời này lẫn đời sau.

Nguyễn v Thập gởi

SỐNG HY VỌNG TRONG ĐỨC KITÔ

SỐNG HY VỌNG TRONG ĐỨC KITÔ

“Hãy đừng để điều gì làm [tâm hồn] bạn phiền muộn,
hãy đừng để điều gì làm [con tim] bạn sợ hãi,
vì tất cả sẽ trôi qua: chỉ trừ một mình Chúa.
Hãy kiên nhẫn trong mọi sự.

Những ai có Chúa sẽ không thấy thiếu một điều gì,
vì một mình Chúa là đủ.” –
Thánh Têrêsa Thành Avila

Hy vọng là một trong ba món quà cao quý mà Thiên Chúa ban tặng cho con người (tin, cậy, mến), và Giáo Hội gọi ba món quà thiêng liêng này là những nhân đức đối thần (theological virtues).  Những món quà thiêng liêng này được gieo vào tâm hồn của mỗi người từ khi linh hồn và thân xác chúng ta được thành hình vì không có hy vọng chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở thành “nhân”, và ngược lại chúng ta sẽ trở thành những con người tuyệt vọng hướng vễ cõi âm ty.  Chúng ta đang bước vào tuần thứ tư của mùa Hy Vọng (hy vọng ở đây khác với mùa Vọng của sự mong chờ) – mùa mà mọi tạo vật hoan hỉ vì một biến cố lạ lùng mà Thiên Chúa Cha đã làm cho Con Một của Ngài cách đây hơn hai ngàn năm. Đó là sự Phục Sinh khải hoàn của Đức Giêsu Kitô, và trong sự Phục Sinh ấy ba món quà thiêng liêng tin, cậy, mến của chúng ta được nuôi dưỡng trong lòng Giáo Hội.

Có lẽ ai trong chúng ta đều biết đến biến cố đau thương vừa mới xảy đến trên đất nước yêu thương của chúng ta, nơi mà đã và đang cưu mang chúng ta trong những ngày tháng qua và những tháng ngày còn lại, nơi mà chúng ta chọn làm quê hương thứ hai của mình.  Chúng ta đã nghĩ gì khi đọc báo chí hay nghe tin tức về biến cố này?  Hãy lắng đọng trong giây lát để nghe những biến chuyển trong con tim khi mà chúng ta nghe những đau thương, nhìn những vũng máu, chứng kiến cảnh hủy hoại, và những tiếng rên xiết đau lòng của những người bị tàn phế.  Chúng ta đang cảm nhận được những gì? Sợ hãi hay mất niềm tin?  Giận dữ hay oán ghét?  Đen tối hay tuyệt vọng?  Vô cảm và không muốn biết đến? Hay là bạn thắc mắc không biết Thiên Chúa đang ở đâu khi những điều này xảy đến?  Hay là bạn suy tư không biết sự Phục Sinh khải hoàn của Đức Giêsu Kitô có thay đổi được gì bộ mặt thế giới ngày hôm nay không?  Làm sao mà mình có thể sống niềm hy vọng khi những biến cố đau thương đang đầy dẫy xung quanh ta?

Đây chính là lúc chúng ta cần sống niềm hy vọng giữa những đen tối và đau thương, sống niềm hy vọng mà các tông đồ, các thánh, và bao nhiêu người đã và đang sống.  Các ngài đã không tách rời thế giới loài người và thế giới của Thiên Chúa nhưng đã sống giữa thế giới này trong niềm hy vọng.  Các tâm hồn ấy đã chọn lối sống bình an trong hy vọng nhưng đó không phải là lối sống vô cảm vì nếu đó là lối sống vô cảm thì các ngài và bao nhiêu người đã chẳng dấn thân và chịu mất mạng sống mình.  Họ đã sống bình an giữa biển đời và mang lại an bình cho những ai đang cần đến vì họ đã để niềm vui Phục Sinh làm chủ tâm hồn họ.  Không một đen tối nào có thể làm cho con mắt họ mù quáng vì họ luôn hướng về ánh sáng của Thiên Chúa.  Không một sự giận dữ bạo tàn nào có thể làm cho tâm hồn họ giao động vì tâm hồn họ luôn bám chặt vào Đấng mà họ đã chọn làm Thành Trì.  Không có một sự ác nào có thể đánh bại họ vì họ đã vững tin vào Đấng đã chiến thắng sự dữ và đã chỗi dậy từ cõi chết.  Các thánh và bao nhiêu người đã sống được như vậy vì họ đã chọn để Thần Khí Chúa nung đúc và duy trì hạt giống hy vọng trong con tim họ, và qua đó họ là những nhân chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới này.

Chúng ta là những Kitô hữu và chúng ta được mời gọi làm chứng nhân để mang niềm hy vọng và sự hiện diện của Thiên Chúa đến ngay trong thế giới hôm nay.  Chúng ta cũng được mời gọi để Thần Khí Chúa nuôi dưỡng hạt giống hy vọng trong ta.  Nếu Chúa Giêsu là ánh sáng mặt trời, thì mỗi chúng ta hãy xin ơn để làm một tia nắng; như vậy thì thế giới mới nhận ra hơi ấm, sức mạnh và sự phong phú vô tận của Đấng Phục Sinh.  Làm sao chúng ta biết làm cách nào để sống chứng nhân cho Thiên Chúa và tia nắng mặt trời nào Ngài muốn chúng ta trở thành?  Nếu chúng ta sống cuộc sống cầu nguyện, tập tĩnh lặng và biết lắng nghe, Thần Khí Thiên Chúa sẽ hướng dẫn và dạy dỗ cho chúng ta phải sống cách nào để có tương quan mật thiết với Chúa Giêsu.  Vậy trước hết, chúng ta hãy xin ơn để cảm nghiệm được Chúa Giêsu là ai với mỗi người chúng ta, và khi gặp được Ngài rồi, chính Ngài sẽ dạy cho chúng ta công việc sứ giả nào Ngài đã chọn cho ta đồng hành với Ngài.  Muốn được như vậy thì mỗi một ngày hãy dành riêng cho ta và Ngài nửa tiếng trong thinh lặng, và trong thời gian thánh thiêng ấy hãy để Thần Khí dẫn ta đi gặp Đấng mà chúng ta tôn thờ là Thầy và là Chúa, không chỉ bằng môi miệng nhưng bằng tất cả tâm trí của chúng ta.  Là nhân chứng và sống với Thần Khí Chúa trong niềm hy vọng, chúng ta hãy tuyên xưng niềm hy vọng ấy trong cuộc sống hằng ngày như lời dạy của Thánh Phêrô:
Đức Kitô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em.  Hãy luôn luôn sẵng sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.  Nhưng phải trả lời cách hiền hoà với sự kính trọng.

Ước gì mỗi người chúng ta biết dành thời gian mỗi ngày để đến với Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, qua hình bánh rượu hoặc rước Ngài cách thiêng liêng, hầu chúng ta lãnh nhận sức sống của Đấng đã phó mình để nuôi sống chúng ta.  Vì nếu chúng ta không biết đến với Ngài và để Ngài duy trì chúng ta qua cầu nguyện và thánh lễ, chúng ta sẽ là những nhân chứng thiếu dinh dưỡng và chúng ta sẽ ngã quỵ khi gặp những điều ngoài ước muốn.  Hãy luôn để bình an của Chúa làm chủ tâm hồn hầu chúng ta luôn thấy những tia nắng ấm áp của Ngài đang bao trùm chính ta và thế giới, khi mọi sự như đảo chao và bóng đêm che phủ, khi sự dữ đang muốn nuốt sống chửng mọi sự xung quanh, khi sự bạo tàn đang hành hung như muốn cuốn chúng ta vào cõi hư không của chúng.

*********************************************

Niềm tin trong Đức Kitô khơi dậy trong ta niềm hy vọng,
Niềm hy vọng trong Đức Kitô mang lại cho ta ánh sáng,
Ánh sáng trong Đức Kitô đưa ta đến sự sống.
Hãy sống với Ngài trong niềm Tin, Cậy, Mến
Hãy yêu mến vì Ngài là Thầy và là Chúa
Hãy yêu mến vì Ngài là Đấng chúng ta tôn thờ.  Amen!

Củ Khoai,

4/2013

From: langthangchieutim và

Anh chị Thụ Mai gởi

TRONG THÁNH Ý NGÀI

TRONG THÁNH Ý NGÀI

Đa số chúng ta đều mất thời gian dài lâu để tìm hiểu xem Thánh Ý Thiên Chúa muốn gì cho đời mình. Hay ít nhất ta cũng đồng ý rằng cần phải khám phá ra điều đó.

Thế nhưng, một khi đã cảm nhận được Thánh Ý Thiên Chúa, chúng ta thường không có đủ can đảm để sống theo Thánh Ý Ngài. Thế đấy, không biết thì hăm hở kiếm tìm, tìm thấy rồi thì… để đó!

Trong Sách Nguyện Tổng Quát, có một lời nguyện dễ thương ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về “Thánh Ý Thiên Chúa”. Lời nguyện ấy bắt đầu như sau:

“Lạy Cha Chí Ái, Cha muốn chúng con biết cảm tạ tri ân về tất cả mọi sự, Cha muốn chúng con không sợ hãi gì ngoại trừ sợ lạc mất Cha, và Cha muốn chúng con dành cho Cha trọn thao thức của mình – như Cha vẫn hằng trọn tình với chúng con…”

Bạn thấy rồi đấy, Thiên Chúa khao khát chúng ta bầu bạn với Ngài. Thánh Ý Ngài là vậy đấy. Bạn hãy bầu bạn với Thiên Chúa – và cả hai bên sẽ cùng vui vẻ!

“Một ngày tại khuôn viên thánh điện quý hơn cả ngàn ngày. Thà ở cổng đền Thiên Chúa – vẫn còn hơn sống trong trại ác nhân! (Tv 84,10)

***

Lạy Chúa là vẻ đẹp vĩnh cửu của con, con tìm kiếm Chúa. Xin cho con cảm nhận được niềm an bình thanh thản trong tìm kiếm Người.

– Chỉ mong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế Người là tất cả của tôi.

– Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,

đến với Người trong mọi sự,

và dâng Người tình yêu trong mọi lúc

– Chỉ mong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.

– Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,

nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người

và thực hiện ý Người trong suốt đi tôi.

(R. Tagore)

Ngọc Nga sưu tầm

Anh chị Thụ & Mai gởi

Đừng phiền muộn vì những chuyện vặt vãnh

Đừng phiền muộn vì những chuyện vặt vãnh

Không phải ngày nào chúng ta cũng gặp phải những chuyện không vui, chúng ta lại phải thưởng xuyên bị ảnh hưởng bởi những sự việc nhỏ nhặt.

Đừng phiền muộn vì những chuyện vặt vãnh

Có một người đang chuẩn bị uống cà phê, trên bàn có đầy đủ ấm pha cà phê, cốc và đường. Đột nhiên có một con ruồi bay vào phòng định đậu trên đường. Lúc đó người này vô cùng bực tức, anh ta đừng dậy dùng tất cả mọi vật để đập con ruồi. Vì thế sau một hồi căn phòng đã trở nên lộn xộn, bàn bị đổ, ấm cũng đổ, cốc cà phê bị rơi vỡ, cà phê chảy đầy ra mặt đất, mà con ruồi thì từ từ bay qua cửa sổ.

Trong cuộc sống chúng ta, mỗi ngày đều gặp rất nhiều người vì một điều nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng đến những thời khắc đẹp đẽ. Tuy nhiên cuộc đời là vô cùng ngắn ngủi vì thế chúng ta không nên lãng phí thời gian buồn bực vì những chuyện lặt vặt.


Cuộc sống khá phức tạp nên những chuyện không may xảy ra là điều khó tránh. Dù bạn là người vĩ đại hay người bình thường đều có lúc gặp phải điều không tốt. Công việc không như ý, bị đồng nghiệp hiểu nhầm, tiền không đủ tiêu v.v… có lẽ tất cả những điều đó đều làm bạn lo lắng.

Tháng 3 năm 1945 một thanh niên Mỹ phục vụ trong chiếc tàu ngầm ở độ sâu 48m gần bán đảo Trung Nam đã học được một bài học quan trọng. Khi phục vụ trên chiếc tàu ngầm này, thông qua ra-đa anh đã phát hiện ra một chiếc tàu Nhật đi hướng về phía tàu ngầm. Tàu ngầm đã phát đi vài quả ngư lôi, nhưng không trúng một con tàu nào cả. Khi đó, quân Nhật đã phát hiện ra tàu ngầm và một chiếc tàu Nhật đang hướng tới họ. 3 tiếng sau, trời đất rung chuyển, 6 quả bom đã nổ làm cho chiếc tàu ngầm bị ép xuống đáy sâu nhất. Những quả bom không ngừng được thả xuống trong vòng 15 tiếng. Trong đó có mười mấy trái bom rơi cách tàu ngầm chỉ khoảng 15m rồi phát nổ. Nếu như gần thêm chút nữa tàu ngầm có thể đã bị thủng.

Lúc đó anh và các bạn nằm nín thở, không động đậy trên giường. Trong lòng tự nhủ: “Chuyến này chết chắc rồi”. Nhiệt độ trong tàu ngầm lên tới 400 mà anh thấy toàn thân mình lạnh toát, giống như cảm lạnh vậy. Sau 15 tiếng cuộc tấn công chấm dứt, rõ ràng chiếc tàu Nhật đó đã dùng hết số bom rồi bỏ đi.

Anh cảm thấy 15 tiếng mà giống như 15 năm vậy. Cuộc sống của anh hiện ra trước mắt. Những chuyện làm cho anh lo lắng phiền não thì mỗi lúc làm cho anh nhớ rõ hơn: Không có tiền để mua nhà, không có tiền để mua xe, không có tiền mua áo mới cho vợ, cả những chuyện nhỏ nhặt như cải nhau với vợ hay bực tức vì vết sẹo trên trán.

Lúc bị ném bom, những chuyện làm cho anh bực tức này dường như nhỏ bé. Anh tự thề với bản thân nếu như anh thoát chết sẽ không bao giờ bực tức vì những chuyện nhỏ nhặt này nữa.


Một nhà văn nổi tiếng của Anh đã từng chỉ ra rằng: “Người nào tức giận bởi chuyện nhỏ thì cuộc sống sẽ ngắn ngủi”. Thật vậy, nếu để những chuyện nhỏ nhặt giày vò tâm hồn chúng ta, cảm giác không vui này sẽ làm cho con người sống một cách đáng thương.

Một vị nữ tổng giám đốc của một công ty có khuôn mặt trắng mịn, mềm mại, ăn mặt thì giản dị, nụ cười tươi và giọng nói dịu dàng. Nếu không nói chuyện về công việc thì cô như là một người mới bước vào xã hội. Cô luôn vui vẻ, mọi người không những muốn trò chuyện với cô mà hợp tác với cô cũng cảm thấy rất vui vẻ. Do vậy nên việc làm ăn của cô ngày càng phát triển . Có người hỏi cô: “Làm thế nào để trẻ mãi?” Người hỏi cô mới chỉ có 20 tuổi, nhưng suy nghĩ của người đó thì 35 tuổi đã là rất già rồi.


Vị giám đốc đó trả lời: “Tôi cũng không biết được. Có thể là do tôi không phiền não gì. Ngày trước, khi còn trẻ tôi cũng thường hay buồn bực vì những chuyện nhỏ. Bạn trai tôi lại bảo tại sao lại như thế, anh ta không thể ngủ được vì tôi. Lúc đó tôi nghĩ hay là anh không còn yêu tôi nữa. Cho đến khi anh trai tôi mất”.


Anh trai tôi từ nhỏ đã rất nghịch. Hơn 20 tuổi, anh bắt đầu sự nghiệp. Trước khi mất vài ngày anh trai tôi mất đi một khoản tiền. Anh tôi thường không thích xem sổ sách, nhưng tháng đó anh tôi đã lấy quyển sổ kế toán để xem xét. Người quản lý sổ là bạn của anh tôi. Nhưng lần này do khoản tiền thiếu lớn mà không rõ nguyên nhân, cho nên anh nghi ngờ trong quá trình hợp tác với bạn mình đã xảy ra vấn đề gian lận. Chị dâu tôi nói, anh tôi từ đó bắt đầu ngủ không yên, không ngủ được thì uống rượu, uống xong trở nên buồn bực. Càng buồn bực thì lại càng uống nhiều rượu. Một hôm trên đường lái xe về nhà đã xảy ra tai nạn. Sau khi anh tôi mất, chị tôi lo hậu sự cho anh ấy xong thì phát hiện ra rằng bạn anh tôi chỉ mượn tạm khoản tiền đó rồi trả lại ngay. Vậy mà anh tôi vì nó mà buồn bã biết bao lâu”.


Tôi đã học được bài học từ anh trai tôi: không nên buồn phiền, không nên tự giày vò, nên nhìn nhận sự việc một cách đơn giản nhất. Đây có lẽ là lý do mà tôi không già đi.


Từ câu chuyện của nữ giám đốc này chúng ta thấy được xung quanh chúng ta có người như là chiếc máy tự tạo ra những buồn bực. Họ luôn luôn phiền não bởi những chuyện không thể xảy ra, chuyện nhỏ nhặt và những chuyện không liên quan đến bản thân mình. Dần dần theo năm tháng, họ mắc bệnh hoang tưởng đối với những câu nói, những cái nhìn không chứa đựng ác ý gì. Họ dường như nỗ lực chống lại sự xâm nhập của bệnh tật, cũng chính là ngăn lại những cảm xúc vui vẻ.

Trên một ngọn núi tại bang Cô-lô-ra-đô ở Mỹ có một cái cây to. Năm tháng không làm cho nó khô héo, sấm sét không đánh ngã được nó, gió to bão lớn cũng không làm cho nó lay chuyển, nhưng cuối cùng nó bị một loại côn trùng cánh cứng phá huỷ. Trong cuộc sống chúng ta không bị những hòn đá to chặn đường, nhưng lại bị những hòn đá nhỏ đánh ngã. Mặc dù những chuyện nhỏ những chuyện nhỏ không đáng kể gì nhưng nó sẽ làm cho bạn hao tổn tinh thần. Thực tế cứ từng giây từng phút trôi qua, buồn bã cũng là một ngày, vui mừng cũng là một ngày. Ngày hôm nay bạn nên sống như thế nào thì hãy sống như thế. Vì thế trong cuộc sống nên nghĩ tới sự vui vẻ, nên học được cách đánh bạt đi “những hòn đá nhỏ” làm con người phiền não.


Gạt bỏ trạng thái tiêu cực


Vận xui luôn là nhân tố kích thích mạnh mẽ đối với con người, nó để lại những ấn tượng sâu sắc đối với tâm sinh lý của mỗi con người. Nó mang lại cho con người những cảm giác u ám và luôn làm cho con người thấy phiền muộn. Tuy nhiên nếu sự việc đã xảy ra thì nên đối mặt với nó, tìm ra phương pháp giải quyết. Nhưng nếu là việc đã qua thì hãy để nó qua đi, không nên nghĩ ngợi nhiều. Cảm giác đau khổ cũng giống như đầm lầy vậy. Bạn càng muốn thoát khỏi nó nhanh chóng thì nó càng làm cho bạn lún sâu hơn cho đến khi tự mình không thể thoát khỏi được.

Lỗ Tấn đã từng miêu tả một con người như chị Tường Lâm. Con trai chị bị chó sói tha đi mất, lòng đau như cắt, chị gặp ai cũng than thở về bất hạnh của con trai mình. Ban đầu mọi người rất thương chị, nhưng sau nhiều lần chị kể đi kể lại, mọi người bắt đầu thấy khó chịu, còn chị thì lại càng đau khổ hơn. Nếu bạn cứ suốt ngày kể nỗi đau khổ của mình cho người khác thì bạn lại chỉ càng đau khổ mà thôi.


Đương nhiên chúng ta cũng không nên né tránh chúng. Đừng để sự buồn bã cố hữu quá lâu trong lòng. Hãy tìm cho mình một lối thoát, hãy tìm lại cho mình một niềm vui của cuộc sống. Chỉ có niềm vui mới mang lại cho ta tinh thần, còn sự buồn bã, lo lắng thì không bao giờ làm được điều đó cả.


Ví dụ bạn làm một công việc rất khó và bạn thất bại. Bạn suốt ngày khóc lóc thì như vậy thật không ổn. Nhưng nếu như bạn coi đó là một chuyện bình thường không là gì cả, một chút áp lực trong bạn cũng không có, thì đó cũng không phải là thái độ tốt. Những đau khổ khi thất bại chúng ta nên quên đi, nhưng không nên quên những sự việc thất bại. Bạn cần thông qua sự việc đó để chuẩn bị tốt hơn, cần phải tiếp tục nỗ lực và bắt đầu lại từ đầu.


Trong khó khăn, đau khổ, hiểu được quy luật thay thế của cuộc sống là rất quan trọng. Một người đau răng, anh ta không quyết định nổi có nên đi đến bác sĩ hay không? Anh ta quyết định cắn vào chỗ con ong vàng đang đậu trên miếng bánh mứt hoa quả. Và anh đã bị nó đốt cho một nhát. Một thời gian sau, khi vết đốt của con ong vàng đã xẹp xuống thì anh ta thấy răng đau đã không còn nữa.


Một nhà diễn thuyết nổi tiếng đã từng dùng “luật thay đổi” để làm đề tài diễn thuyết. Cuộc đời cũng có quy luật thay đổi, chúng ta có thể dùng những sự việc vui vẻ để thay thế cho những việc không vui. Vì thế, khi tâm trạng chúng ta không tốt, chúng ta nên mở rộng lòng mình, làm những công việc làm cho chúng ta thấy vui vẻ, Khi đó những tổn thương của chúng ta sẽ được giải phóng ra ngoài.


Bà Su-san Mi-lô được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư. Ngay lập tức bà đã viết một cuốn sách để đấu tranh cùng căn bệnh. Bà là người yêu động vật nên bà đã chọn động vật làm đề tài. Bà thông qua rất nhiều phương pháp để thu thập những câu chuyện liên quan đến động vật. Trước khi những câu chuyện này được biên tập lại thành sách nó trở thành động lực thúc đẩy, cổ vũ bà đấu tranh với bệnh tật. Cuối cùng cuốn sách về thế giới động vật của bà cũng được xuất bản và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Còn bà sau khi bị chẩn đoán ung thư 10 năm vẫn khoẻ mạnh và hạnh phúc, thậm chí bà còn khoẻ hơn lúc bắt đầu điều trị.

Trích trong cuốn sách: Làm thế nào khi lựa chọn sai.

http://business.vnmic.com/news/Y-tuong/Dung-phien-muon-vi-nhung-chuyen-vat-vanh-3189/

Ấn tượng về Đức Giáo hoàng Phanxicô

Ấn tượng về Đức Giáo hoàng Phanxicô

demo image

 

Những suy nghĩ của một chủng sinh của Tổng Giám mục Bergoglio

Đây là bản dịch “suy tư” của Luis Montesano, một chủng sinh năm thứ tư ở Buenos Aires.

Khi thánh Ignatio thành Loyola khám phá ra Đức Giêsu Kitô và để cho Người chiếm đoạt, ngài ước ao từ bỏ mọi sự, đi đến Đất Thánh và sống ở đó như Đức Giêsu đã sống, nghĩa là đi đến những nơi Người đã đi, và tìm kiếm những con người mà Ngài đã gặp. Vì thế, ngài đã từ bỏ cuộc sống của người quí tộc và sự nghiệp quân sự đầy hứa hẹn, và đi học thần học tại Paris, để cuối cùng thực hiện cuộc hành trình tới những Nơi Thánh đó.

Tuy nhiên, thánh Ignatio đã không bao giờ có thể thực hiện được ước nguyện của mình vì Chúa đã chuẩn bị cho ngài những con đường khác. Thực vậy, Chúa muốn ngài thành lập dòng Tên gồm những người bạn học mà ngài đã gặp trong thời gian theo học ở Paris. Công trình này của Thiên Chúa, được những con người thực hiện, sẽ là một trong những dụng cụ mà Chúa Quan phòng dùng để đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Vì thế, với sự trợ giúp của biết bao nhà truyền giáo đã trao phó cuộc đời cho Đức Giêsu Kitô, Giáo hội lan rộng một cách đáng kể từ Châu Âu sang Châu Á, và từ Châu Âu tới Châu Mỹ.

Ở vùng cực Nam Châu Mỹ, cụ thể là tại những vùng ranh giới xa xôi nhất của công cuộc phúc âm hóa khởi sự từ năm 1492, đức tin đã lớn mạnh, được khuôn đúc và trưởng thành, với sự giúp đỡ của các tu sĩ dòng Tên, trong số họ có một vị kế nhiệm thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Ngài được thụ phong linh mục lúc 33 tuổi, và là giám mục phụ tá giáo phận Buenos Aires lúc 56 tuổi. Năm 1998, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục giáo phận Buenos Aires và năm 2001 được phong làm hồng y bởi Đức Gioan Phaolô II.

Tôi có may mắn được gặp ngài nhiều lần khi ngài còn là Tổng Giám mục Buenos Aires. Năm 2000, tôi tham dự cuộc họp của các giáo lý viên tại Buenos Aires, dưới sự chủ toạ của Đức Jorge Bergoglio. Sau các buổi thảo luận, cầu nguyện và thánh lễ, ngài đến gần mỗi một giáo lý viên, chào hỏi họ và trò chuyện vui đùa với họ. Ấn tượng ngài để lại là một con người đơn sơ, bộc trực, dễ trao đổi.

Sau đó, tôi đã gặp ngài ở đại học Công Giáo Argentina, nơi tôi đang học luật. Đức Bergoglio là chưởng ấn của đại học này, và ngài đến tham dự một vài nghi lễ của nhà trường. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, chúng tôi có cơ hội nói chuyện với ngài và ngài nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi có bổn phận trở nên những người phục vụ, đem tất cả những gì chúng tôi đã lãnh nhận được vào việc phục vụ xã hội. Tôi nghĩ rằng đây cũng là tính cách của Đức Giáo hoàng Phanxicô: ngài không giữ lại điều gì cho bản thân, ngài không lo nghĩ khi người ta nghĩ tốt hay xấu về ngài, bao lâu ngài có thể đem hết tài năng của mình vào việc phục vụ những người thiếu thốn nhất.

Tôi cũng muốn chia sẻ một giai thoại nói lên một trong những tính cách của ngài khi còn là một linh mục: lấy Đức Kitô làm trung tâm. Một dịp kia, tôi làm việc với nhóm “Đêm Từ Thiện” thuộc một giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe ở Buenos Aires. “Đêm Từ Thiện” là một hoạt động được tổ chức ở Buenos Aires: mỗi giáo xứ, mỗi tuần một lần, ra đi phân phát thực phẩm cho những người sống trên đường phố và nhất là đem Đức Kitô đến cho họ. Đức Bergoglio luôn luôn rõ ràng về thứ tự hoạt động: đầu tiên là chầu Thánh Thể, sau đó ra đi để gặp gỡ Đức Kitô nơi những người nghèo sống trên các đường phố, để phân phát chút gì cho họ ăn, để nói chuyện với họ, cuộc nói chuyện cho phép chúng tôi mang Đức Kitô đến cho những con người đó. Một dịp kia, chúng tôi muốn mở rộng thêm bán kính hoạt động “Đêm Từ Thiện” của giáo xứ, để đến với nhiều người hơn. Qua cha xứ, Hồng y Bergoglio đã nói với chúng tôi rằng: “Chớ vội vàng. Đây không phải là thức ăn nhanh, nhưng trình tự là trước tiên Đức Kitô, sau đó Đức Kitô và cuối cùng Đức Kitô”. (Điều này có nghĩa là Đức Kitô trong khi chầu Thánh Thể, Đức Ki-tô nơi người nghèo và mang Đức Ki-tô đến cho người nghèo). Tôi nghĩ rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ quan tâm đặc biệt tới những người nghèo khổ nhất, để mang Đức Kitô đến cho họ. Một cách nào đó, đối với Hồng Y Bergoglio, vùng ngoại biên của tổng giáo phận Buenos Aires chính là trung tâm. Bây giờ tôi nghĩ rằng, đối với Đức Giáo hoàng Phanxicô, trung tâm của Giáo Hội sẽ là vùng ngoại biên, những cảnh túng quẫn cùng cực ít người quan tâm đến.

Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ với quí vị một vài ấn tượng tôi có được khi tôi có thể nói chuyện riêng tư với Hồng Y Bergoglio khi vào chủng viện. Thư ký của ngài là người lên lịch hẹn. Trước tiên, cuộc gặp gỡ được thư kí của ngài lên lịch, vị này bảo tôi: “Cho tôi số điện thoại di động để sắp xếp ngày giờ, nhưng rất có thể đức hồng y gọi trực tiếp cho thầy mà không cho tôi biết”. Quả vậy, ngày hôm sau điện thoại tôi reo lên và chính là hồng y Bergoglio. Hình như thư kí của ngài có biết sau khi ngài nói chuyện với tôi. Đây là một đặc điểm thuộc về nhân cách của ngài: ngài điều hành nhiều việc cách trực tiếp, không qua những người trung gian, và điều này chắc chắn mang lại cho ngài nhiều tự do hành động. Trong nhiều trường hợp, điều này cũng tạo nên nơi ngài là một con người không thể đoán trước được.

Tôi rất bồn chồn khi đi gặp vì đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với một vị hồng y. Khi đến nơi, tôi gặp một linh mục, bận áo sơ mi cổ côn màu đen, quần đen, và mang một đôi giày mòn đế. Ngài mang thánh giá trước ngực, chắc chắn đó là thánh giá mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đang mang bây giờ. Sau khi nói chuyện đùa với tôi, cuộc đối thoại trở nên thoải mái, ân cần như thể một người cha nói chuyện với đứa con trai của mình. Ngài lắng nghe tôi một cách chăm chú và cho rồi thỉnh thoảng góp lời nhận xét. Tôi có ấn tượng đặc biệt về lòng sùng kính Đức Maria, thánh Giuse và Bí tích Thánh Thể của ngài. Tôi cũng có ấn tượng về sự ưa thích toà giải tội của ngài. Ngài nói với tôi rằng một linh mục không thể quên toà giải tội, không có điều gì khẩn cấp và quan trọng hơn việc ngồi toà giải tội trong chương trình của một linh mục, vì đây chính là nơi Thiên Chúa sẵn lòng ban phát sự thương xót của Ngài. Ngài nói rằng ngài sẽ phó thác ơn gọi của tôi cho Đức Trinh Nữ Cực Thánh và cho tôi một tấm hình thánh Giuse mà kể từ ngày đó, tôi đã cầu nguyện mỗi ngày. Ngài xin tôi phó dâng ơn gọi của tôi và thừa tác vụ của ngài cho thánh cả Giuse. Ngày hôm nay, tôi cầu nguyện cùng thánh Giuse cho Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Ngày 13 tháng 3 vừa qua, ngày Đức Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng, bởi Chúa quan phòng, tôi đang ở Buenos Aires (chủng viện nơi tôi học cách Buenos Aires 50 km), đi dạo quanh các nhà sách để mua cho thư viện đại chủng viện, nơi đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ làm việc trong năm nay. Khi nghe tin có khói trắng, chúng tôi đi đến đại học Công Giáo Argentina nơi chúng tôi có thể xem hồng y Tauran loan báo. Không thể tin vào những gì mắt thấy tai nghe, lập tức chúng tôi ôm chặt nhau và lắng nghe chăm chú những lời của đức tân Giáo Hoàng. Chúng tôi biết rằng có sẽ có một thánh lễ ở vương cung thánh đường Buenos Aires lúc 7 giờ tối, thế là chúng tôi tới đó. Nhà thờ đầy ắp và dân chúng (người trẻ, gia đình và các trẻ em, người lớn tuổi) tràn ngập hơn nủa công trường Plaza de Mayo. Thánh lễ tạ ơn đầu tiên đầy cảm xúc. Tại đó chúng tôi bắt đầu nhận thức rằng việc chọn đức Bergoglio làm Giáo hoàng là một lý do của niềm vui đối với Giáo hội hoàn vũ, nhưng nó là một sự chúc lành đặc biệt cho giáo hội Argentina. Kể từ ngày 13 tháng 3, nhiều người đã trở lại tham dự Thánh Lễ (sau nhiều năm không tham dự), các toà giải tội đầy người và các hoạt động của Giáo hội trở thành những tin tức trên các phương tiện truyền thông ở Argentina. Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội cho cho nhiều người trở về với Giáo hội và được giao hòa với Thiên Chúa. Việc bầu chọn Đức Bergoglio cũng tạo nên niềm vui lớn lao trong chủng viện. Niềm vui phải được hướng dẫn bởi một trách nhiệm nặng nề, như một vị giám mục đã nói với anh em chủng sinh chúng tôi.

Việc bầu chọn Đức Giáo hoàng Phanxicô đặt chúng tôi dưới “kính lúp” của nhiều phong trào và các Giáo hội địa phương khắp trên thế giới. Ngày nay Giáo hội dõi nhìn về Rô-ma như thường lệ, nhưng cũng quan sát Argentina nữa. Tôi thiết nghĩ đó là điều khiến chúng tôi làm việc nhiều hơn và tốt hơn, cầu nguyện nhiều hơn và đặt bản thân chúng tôi là một Giáo hội dưới sự bao bọc của Mẹ Maria, Đấng từ Lujan đang dõi nhìn và chúc phúc cho Giáo Hội Argentina. —

Luis Montesano sinh ra ở Buenos Aires vào năm 1983. Anh là một luật sư và có bằng tiến sĩ Luật. Năm 2011, anh vào đại chủng viện thánh Giuse ở La Plata (Buenos Aires) và hiện đang học năm thứ tư ở chủng viện này. Trước đây, anh là một giáo lý viên, là thành viên của nhóm thừa tác vụ mục vụ Đại Học, thành viên của các nhóm trẻ khác, và dạy các môn luật và đạo đức tại đại học Công Giáo Argentina và đại học Austral ở Buenos Aires.

Nguyễn Quốc Huy, Ofm. chuyển dịch

KHI MỘT LUẬT SƯ NGOÀI XÃ HỘI THAM GIA BẢO VỆ SỰ SỐNG

KHI MỘT LUẬT SƯ NGOÀI XÃ HỘI THAM GIA BẢO VỆ SỰ SỐNG

Trích: Ephata 556

Mỗi khi nói tới BVSS thì người ta nghĩ ngay đến một bộ phận của giới Công Giáo mà nổi bật nhất có lẽ là một số Linh Mục và Tu Sĩ DCCT. Tôi cũng thường cho là như thế. Do đó, tôi rất bất ngờ khi đọc bài dưới đây của luật sư Robert Mullin. Có lẽ ông khá xa lạ với đa số người Việt Nam không có nhu cầu xuất cảnh du học hay định cư. Công ty  Robert Mullins International thành lập từ năm 1987, được rất nhiều người tin cậy về các dịch vụ bảo lãnh đoàn tụ và du học. Ông đưa ra ý kiến kèm theo luận cứ rất thuyết phục về đại họa sắp tới mà nhân loại sẽ gặp phải nếu quý bà không chịu khó sinh nhiều con thêm nữa.

XIN VUI LÒNG ÐẺ THÊM CON ! ( 2/12/2013 – người xem: 6672 )

http://rmiodp.com/D_1-2_2-61_4-658_15-2_5-10_6-1_17-373_14-2/xin-vui-long-de-them-con-lich-cap-chieu-khan-di-dan-thang-3-2013.html

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Ðề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ tư, từ 7:00 – 8:00 giờ.

Theo một bài viết mới đây trên trang điện tử Immigration Daily ( Nhật Báo Di Trú ), tình trạng dân số thấp dần đang xảy ra ở những quốc gia phát triển và đang lan rộng trên toàn cầu. Dân số thế giới kỳ vọng lên đến khoảng từ 9 đến 10 tỷ nhưng đã bắt đầu tụt xuống dần dần. Ðiều này sẽ phương hại đến vấn đề xã hội và di trú toàn cầu.

Nếu mỗi phụ nữ giữ tỷ lệ sinh con 2.1 sẽ có thể duy trì sự cân bằng dân số trên thế giới. Việc sinh sản ở Âu Châu đã xuống thấp hơn tỷ lệ sinh con 2.1. Ở Ðức là 1.36. Với chỉ số xuống thấp như vậy, dân số Tây Âu sẽ giảm từ 460 triệu xuống 350 triệu người vào cuối thế kỷ này. Nga và Trung cộng sẽ tệ hơn và sẽ giảm một nửa dân số. Những quốc gia có truyền thông sinh sản cao cũng đang tụt dần mức sinh sản nhanh chóng: Từ năm 1960 đến năm 2009, mức sinh sản của Mexico giảm tỷ lệ 7.3 xuống còn 2.4 và Ấn Ðộ giảm tỷ lệ từ 6.0 xuống còn 2.5. Cả hai nước này có thể rớt tỷ lệ xuống còn 2.1.

Lịch sử cho thấy, khi mức sinh sản của một nước tụt xuống dưới mức bình thường thì vấn đề di dân ra khỏi nước này giảm xuống rất nhiều. Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh sản đã giảm xuống dưới tỷ lệ 2.1. Hiện nay, tỷ lệ sinh sản ở mỗi phụ nữ Việt Nam chỉ còn là 1.89.

Người ta tiên đoán rằng việc giảm tổng dân số toàn cầu sẽ đi kèm với sự thay đổi mạnh mẽ về thành phần dân số. Việc gia tăng thành phần dân số lớn tuổi sẽ lên cao, và thành phần dân số ở tuổi lao động sẽ giảm mạnh mẽ. Chỉ trong một thập niên, việc tìm kiếm người ở tuổi lao động khắp thế giới sẽ tăng nhanh chóng. Các nước sẽ cạnh tranh nhau để thu hút người di dân từ những nước vẫn còn tỷ lệ sinh sản nhiều.

Một số người tiên đoán rằng một ngày nào đó trong tương lai, một số nước giàu có ở Âu Châu, Bắc Mỹ và ngay cả Úc Châu ( hiện Úc có dân số dưới 25 triệu người ) có thể chọn cách khích lệ tài chánh cho những người trẻ nào đồng ý trở thành công dân của những nước này.

Danh sách tỷ lệ sinh sản của 223 quốc gia đã được công bố. Ðứng đầu danh sách này là nước Niger ở Tây Phi, với tỷ lệ sinh san của mỗi phụ nữ là 7.52. Dĩ nhiên, tỷ lệ sinh sản cao này đã bù đắp số trẻ em tử vong cao và tuổi thọ người dân xuống thấp. Những nước có tỷ lệ sinh sản cao hầu hết ở phía Tây và Nam Phi Châu, cũng như ở Trung Ðông.

Tỷ lệ sinh sản ở mỗi phụ nữ Việt Nam là 1.89 và Việt Nam đứng hạng 140 trong số 223 quốc gia. Lào đứng hạng 57 trong số 223 quốc gia với tỷ lệ sinh sản 3.06 ở mỗi phụ nữ. Cam Bốt đứng hạng 71 với tỷ lệ sinh sản là 2.78. Tỷ lệ sinh sản thấp nhất thế giới thuộc về nước Singapore, với tỷ lệ sinh sản 0.78 ở mỗi phụ nữ. Hoa Kỳ có tỷ lệ sinh sản là 2.06, đứng hạng 183 trong số 223 quốc gia.

Dân số Việt Nam nay đã trên 90 triệu người, cao hơn những nước ở Ðông Nam Á, ngoại trừ Indonesia. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu mức sinh sản ở Việt Nam tiếp tục ở mức 1.89 hoặc ít hơn, và mức cần thiết tối thiểu để duy trì cân bằng dân số là 2.1 ? Hiện nay, 25% dân số Việt Nam dưới 15 tuổi và 69% dân số ở khoảng tuổi 15 đến 64. Nhu cầu cần người lao động sẽ gia tăng khi dân số trẻ lớn tuổi dần, và dân số người cao niên cũng sẽ tăng cao, sẽ đòi hỏi vấn đề chăm sóc y tế và những nguồn cung cấp khác. Tuổi trung bình ở Việt Nam là 28 tuổi và tuổi thọ là 70 tuổi ở đàn ông và 75 tuổi ở đàn bà.

Theo thống kê của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, tình trạng biết đọc biết viết ở Việt Nam là 94%. Một số thống kê khác năm 2000 nói rằng số người quá cân lượng ở Việt Nam ít hơn hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ người béo phì là 0.5%, ít hơn 1% dân số so với Hoa Kỳ, nơi có tỷ lệ 34% dân số được xem là là béo phì.

– Hỏi: Nếu những tiên đoán trên mạng điện tử internet đúng, khi nào tình trạng thiếu người làm việc trên toàn cầu sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng ?

– Ðáp: Giả thử rằng những tiên đoán này là đúng, cũng phải qua ít nhất một hay hai thế hệ nữa trước khi tình trạng thiếu hụt nhân công bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế của thế giới.

– Hỏi: Nếu các nước khác cố gắng thu nhận nhân công ở ngoại quốc, liệu điều này có mang lại cơ hội cho người Việt Nam có việc làm ở nước ngoài không ?

– Ðáp: Một trong những lý do có quá nhiều người Philippines đang làm việc ở nhiều quốc gia là hầu hết những người này có thể nói tiếng Mỹ. Khả năng Anh ngữ sẽ là yếu tố quan trọng trong việc thu nhận nhân công ở Việt Nam. Hiện nay, hầu hết nhân công người Việt Nam không thể làm việc tốt trong những môi trường đòi hỏi biết Anh ngữ.

NGUYỄN TRUNG dịch và tổng hợp

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”

“Tự an ủi mình, khi cắn nỗi sầu đau.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Ga 21: 1-19

Đợi như tôi, đâu cần “cắn nỗi sầu đau” bao giờ! Đợi như người, có vị lại hành xử giống như thơ. Đợi Thơ ở nhà Đạo, là đợi chờ một hành xử giống hệt như thánh cả, rất Phêrô.

Trình thuật thánh Gioan, nay mô tả thánh Phêrô bằng vào hành xử tựa như thế. Nhưng trước hết, hãy xem thánh Mát-thêu diễn giải thế nào về Phêrô thánh cả của Hội thánh. Với thánh Mát-thêu, cuối bài giảng trên núi có nói “người khôn xây nhà trên đá”. Và, thánh Mát-thêu lại cũng diễn tả Phêrô thánh cả như đá tảng trên đó Chúa xây dựng Hội thánh. Xem thế thì, người khôn đây là Đức Chúa, còn đá tảng đó là Phêrô cũng từng chảy nước trước biến cố khó xử.

Thánh Mát-thêu viết trình thuật, lại nối kết Đức Giêsu với Môsê trong đó có đá tảng chảy những nước là nước cho dân uống. Và, thánh-sử cũng nói về thánh Phêrô nghi ngờ/kháng cự ý nghĩ về đá tảng giống như thế. Sự thật thì, thánh Phêrô cũng đã đem nước của “sự sống” đến với thánh Hội, nhưng làm thế chỉ biểu trưng cho tình thương/tương quan với mọi người, chứ không chỉ kể về nền tảng của Hội thánh, thôi.

Là đá tảng vẫn chảy nước, thánh Phêrô đôi lúc cũng âm thầm hoặc công khai đối kháng ý định của Thày mình. Thánh Mát-thêu lại cũng viết về thánh Phêrô những là: đắng cay, chảy nước mắt lúc Thày chấp nhận Thương khó trước cả lúc thánh Phêrô thực hiện công cuộc thừa tác, cho Chúa. Bởi nếu không, thánh-nhân cũng chỉ là “đá sỏi ở bên đường” nơi đó không hạt giống nào nhú mọc được, cách tốt tươi. Xem thế thì, đá tảng khóc đầy nước chẳng là “đá góc tường” hoặc “đá nền” bền bỉ để Chúa xây dựng cộng đoàn Hội thánh của Ngài.

Đá tảng chảy nước ròng, hoặc “đá nền” bền bỉ chỉ biểu trưng về cách gìn giữ những gì được trân quý, đệ đạt. Đặc trưng ổn định cuộc sống sau thời lưu lạc tựa hồ Môsê đập gậy vào đá, thấy đá chảy nước khóc ròng. Nói thế, có nghĩa: giai đoạn chuyển tiếp đã bắt đầu và diễn tiến đến giai đoạn không còn xảy ra như thế nữa. Thêm vào đó, chẳng đá nào dát vàng ròng trong cùng chỗ như thế.

Người đập gậy vào đá những hai lần, là muốn có nước để uống múc ngay tức thì, hoặc vẫn không tin vào khả năng chảy nước ròng từ đá tảng khô cứng, tức: vị ấy những muốn gỡ bỏ tiến trình chờ đợi để sự việc chóng đến với mình, mà thôi. Thiên Chúa không muốn những chuyện như thế xảy đến với con người. Xảy ra như thế, tức: con dân Ngài nay chẳng tin tưởng điều gì hết. Trên thực tế, đã có lệnh cấm thờ bò vàng làm từ đá quý hay lệnh cản ngăn tạo nước uống rất mau chóng; hoặc, có thể cũng khước từ lệnh truyền phải tiến thẳng đạt tới đích điểm. Làm thế, sẽ chẳng đạt Đất Lành Chúa hứa, dù tổ phụ Môsê hay những ai thuộc thế hệ kế tiếp, tiến hành vào Đất Lành, Ngài hứa hẹn.

Cũng nên nhớ: thánh Phêrô khi trước, không là đấng bậc có văn hoá/văn minh La-Hy, thị thành. Thánh Luca khi kể về thánh Phêrô, lại đã mô tả thánh cả là người “không biết gì về ngữ pháp” tức chẳng biết đọc/biết viết, rất sai sót rồi bị sửa sai, nên không thích. Thánh Mác-cô lại đã viết: Chúa quở trách thánh Phêrô khi thánh cả cứ nghĩ Thày mình là Đức Mêsia cao cả như vua cha ngoài đời. Riêng thánh Gioan lại kể về thánh Phêrô là đấng bậc tuy cao cả nhưng vẫn chối Chúa, chối Thày, khi bị người tớ gái hỏi han về tiểu sử, đến ba lần. Tiếp đó, thánh Phêrô lại ra ngoài khóc sướt mướt hơn cả đá tảng chảy nước ròng, nhiều lúc. Nói thế có nghĩa: thánh Phêrô đã biết khóc ròng khi phạm lỗi.

Trình thuật, nay kể về Đức Chúa tỏ hiện với các thánh, trong đó có Phêrô thánh cả và khi Chúa hỏi thánh cả có thương Thày hơn mọi người không, thánh Phêrô thấy đau lòng tự hỏi: sao Thày mình lại hỏi thế. Bởi, dù sao, ai cũng biết thánh Phêrô thương Thày biết chừng nào.

Đọc trình thuật, người người mường tượng cảnh huống thánh Phêrô đã khóc hết nước mắt, như đá tảng chảy nước ròng, hệt như thế. Như thế là: ở đây, ta có đá tảng chảy nước ròng; và trên đá ấy, Đức Chúa Phục sinh đã tin tưởng vẫn trao ban vai trò cai quản, dựng xây chiên đàn của Chúa, là Hội thánh.

Có thể nói, không ai làm được việc ấy, mà lại không trải qua kinh nghiệm từng mất tinh thần đến tột cùng tột độ, bật thành nước. Và có thể nói: cung cách thánh Phêrô biết rõ và cảm kích Thày mình đã Phục Sinh trỗi dậy qua việc nhận ra Thày là Đấng thông hiểu lòng mình, khiến mình khóc hết nước mắt.

So sánh hai trình thuật thánh Mátthêu và Gioan kể về thánh cả Phêrô, ta thấy các vị nối nghiệp thánh cả cũng đã sẻ san công việc của đấng lãnh đạo Hội thánh, khá thích thú. Sự thật thì: lần đầu tiến đến Rôma, thánh Phêrô đã không xử sự theo cung cách của đấng bậc làm đầu như ta vẫn nhìn và trông đợi nơi vai trò của các Giáo hoàng, mọi thời đại.

Thật sự thì, từ ban đầu, Hội thánh chẳng có ý định dựng xây dinh thự gì cao cả, vững chắc. Dân con Chúa lúc ấy chỉ tụ tập quanh các “nhà-dùng làm nguyện đường”, có thế thôi. Có thể, thánh Phêrô lúc ấy cũng có giáo xứ/giáo đoàn phụ đỡ trong việc dẫn dắt nhóm hội/đoàn thể, khá bề thế. Có thể, thánh cả Phêrô cũng lập được dăm ba thày sáu giúp quản trị từ thiện hoặc huấn luyện tân tòng bằng giảng dạy. Cũng có thể, thánh Phêrô lại đã nhờ vả một hai vị để quan hệ với xã hội bên ngoài, mỗi khi cần.

Mãi đến thế kỷ thứ tư, các Giám mục kế tục ngôi giáo hoàng, mới có các “công chứng viên” chuyên trách giấy tờ và thừa-tác-vụ để liên hệ với các giáo hội địa phương. Đó là thời điểm giáo hội mình xây đền thánh Latêranô và các nguyện đường khác ở Rôma. Lúc ấy, cũng có các “Vương Cung Thánh Đường” rộn rã, nhưng độc nhất vẫn chỉ có một “Nhà Thờ Chánh Toà, mà thôi. Nhà thờ ấy, là nơi Giám mục chủ quản giáo phận sở tại; và, Vương Cung Thánh Đường khi ấy cũng tựa hồ như dinh thự của vua quan/lãnh chúa bề thế ở đời thường.

Kịp đến thế kỷ thứ 13, Giáo triều La Mã mới có vị “Chưởng Ấn” giúp quản cai Hội thánh cách hữu hiệu hơn nhiều. Vào thế kỷ thứ 14, thì vị “Chưởng Ấn” của Giáo hội đã làm việc với các nhóm/hội mang tên gọi khác nhau. Nhưng, tính từ thời gian đầu thành lập, mọi người trong đó có thể gọi thánh bộ ngoại giao như hiện nay. Các thế kỷ sau đó, lại cũng có các hồng y, tương tợ nghị viện La Mã thời cổ xưa vẫn nhóm họp một tuần những ba lần để nghị-sự và/hoặc bầu chọn các giáo hoàng mới.

Lịch sử chứng minh: nhiều vị giáo hoàng đã không ngừng giảm bớt quyền thế của các hồng y. Và, một số giáo hoàng thời đó đã rút lại cho mình quyền hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp và ít cho phép thuộc viên/cấp dưới được kiểm soát hoặc cân bằng quyền thế với các ngài. Các vị giáo hoàng khi ấy, lại đã phấn đấu chống trả các vua quan/lãnh chúa ở đời suốt nhiều thế kỷ khi các vị này tìm cách gây ảnh hưởng lên giáo quyền.

Đến thế kỷ thứ 18 và 19, vua quan/lãnh chúa ở đời mới bị cất bỏ quyền hành hoặc uy tín giảm sút đến độ chỉ tượng trưng sau nhiều biến chuyển ở Châu Âu. Hậu quả thấy rõ nhất, là: mọi quyền bính khi ấy đều tập trung vào Hội thánh Công giáo La Mã, ở Vatican. Và Đức Giáo Hoàng cùng các thánh bộ của ngài đã tạo nên thể chế gọi là Giáo triều La Mã. Và, các triều đại Giáo hoàng quyền uy cứ thế gia tăng, bền bỉ. Nhiều bằng chứng cho thấy: tâm não người đi Đạo vẫn coi sự việc này như chuyện thực thi ý định của Chúa quyết kế nghiệp ngai vàng từ thánh Phêrô, không thể bỏ.

Ngày hôm nay, điều hay nhất cho vị thế Giáo hoàng, Giám mục và các linh mục, là: cũng nên đứng cùng hàng với đấng thánh cả chuyên khóc ròng nhưng đã biết thiết lập thánh hội của ngài thành chốn miền cảm thông thương mến, như Thày Chí Ái từng mong chuyện ấy sẽ xảy ra, ở mọi thời.

Cảm nghiệm tinh thần Chúa trao ban quyền uy cho thánh cả, ta ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa

Tự an ủi mình, khi cắn nổi sầu đau.

Tình một hai năm…chưa bạc mái đầu

Chưa tuyệt vọng (bởi vì chưa hy vọng)

Và hôm nay, mưa nhiều trên tóc nhuộm

Xơ xác người, tôi thấy buồn chưa tôi?

(Nguyễn Tất Nhiên – Tình Một Hai Năm)

Xơ xác người, nhưng đâu là tâm trạng của thánh cả. Thánh rất cả, dù khóc ròng/chảy nước cũng nhiều khi. Những khi và những lúc Chúa quyết định để Hội thánh nhớ mãi: đá tảng mà còn chảy nước, rất sướt mướt. Vẫn khóc ròng, nhưng không tuyệt vọng như nhà thơ đời, rất ở đời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Tư Phục Sinh Năm C 21-4-2013

Trời còn làm mưa vùi trên nỗi đau,”
“Lời ru ấy mãi cho u sầu.
“Bàn chân nuối tiếc thương lạc loài,
“Trời còn làm mây buồn qua mắt ai.”

(Ngô Thụy Miên – Mắt Thu)

(Rm 14: 16-17)

Vâng. “Mắt Thu”, mà bần đạo mạn bàn ở đây, hôm nay, không là “mắt ướt mùa thu: của tiên giáng trần nào đó, mà chỉ muốn nói đến tâm tình, cùng trạng huống của các cụ đang đi vào tuổi “Mắt Thu”, tức vào lúc tuổi đời có nước mắt chảy xuống nhiều như mùa Thu, thôi!

Bàn về tuổi đời đầy “Mắt Thu” này, không gì bằng ta cứ bàn và cứ luận về lời thơ/câu ca lã chã, đầy tình tiết như sau:

“Giận hờn ngày xưa còn vương mắt em,
Làn môi thắm hết ru bao chiều,
Vùng ân ái chết trong mây hồng.
Một lần vào thu mình đang có nhau,
Hàng cây lá rớt trên mi thường,
Và tay trắng đan tình với tay.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Nếu bạn và tôi, ta chỉ mỗi trích dẫn lời ca/ý nhạc thôi, thì chắc hẳn lời lẽ thơ văn ta mạn bàn sẽ đẹp như tiên giáng trần, chẳng cần gì thêm. Đằng này, bàn về tuổi tác lác đác những “Mùa Thu” với “Mắt Thu”, là bàn về những chuyện sầu buồn đang xảy đến với giới chức/đấng bậc không còn trẻ nữa, và khi đó tôi và bạn, ta lại sẽ thấy vấn đề, ở ngay trước.

Vấn đề ở trước mắt, là vấn đề bắt gặp được vào những ngày kịp nghe tin Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16 thông báo ngài sẽ từ chức vì lý do sức khoẻ, thì sau đó, lại có bài báo trên mạng, viết về lập trường của vị Bộ trưởng Tài Chánh người Nhật là ông Taro Aso có nói với Hội đồng Cải cách An sinh Xã hội đôi lời mạnh bạo như sau:

“Thiên đàng sẽ cấm cửa không cho quý ngài vào, nếu quý ngài buộc phải sống thêm nhiều tháng ngày hơn nữa, khi mình chưa muốn chết. Buổi sáng thức dậy, tôi thấy mọi sự vẫn cứ tệ hại hơn, khi biết rằng việc chữa chạy cho cơ-thể-nay-đã-già của tôi, lại do chính phủ đài thọ hết mọi thứ. Thành thử, khó khăn tài chánh sẽ không giải quyết cho thoả đáng trừ phi quý ngài hối thúc các vị cao niên/tật bệnh hãy nhanh chân đi vào cõi chết, cho đỡ phiền.” (xem Marcus Roberts, Hey! Old People! Stop Being a Burden on The Rest of Us, MecatorNet 19/2/2013)

Tệ hại hơn, khi lời bàn của vị đại diện chính phủ Nhật Bản ở trên không muốn trả tiền cho người già/yếu sẽ không giải quyết ổn thoả, nếu “Các vị ấy không nhanh chân lên mà chết tốt”.

Nhật báo The Guardian ở Anh, lại bàn tiếp: lời của vị bộ trưởng ở trên, lại đã mang tính “xỉ vả” người già làm cho vấn đề tài chánh/an sinh của chính phủ càng thêm rối rắm; chí ít là khi con số người có tuổi trên 60 đang sống ở các nước có khó khăn về kinh tế, vẫn sợ rằng khó khăn ấy sẽ gia tăng đến 40% tính bình quân trong vòng 50 năm nữa.

Nhưng, vấn đề không phải như thế. Vấn đề là ở chỗ: sự thật ở trên lại do ông bộ trưởng người Nhật vừa mới nhậm chức nhưng nay cận kề cập tuổi 72, thế mới chết. Còn vấn đề khác nữa, là: có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết an sinh cho người già, không phát xuất từ người nói mà lại do người nghe cứ hiểu khác đi. Trong số những người hiểu cách khác, nổi bật nhất, có ý kiến sau đây:

“Điều trớ trêu mà tôi nhận ra được từ phát biểu của ngài bộ trưởng, là ông đã thốt ra lời vào thời khắc không thích hợp với vua quan, lãnh chúa, hết mọi người. Tôi thông cảm là ông chỉ phát biểu ý kiến của riêng mình về một chọn lựa chính trị hơi khe khắt, chỉ thế thôi”;

Và ông bộ trưởng rất tài và cũng rất chánh, lại đã sửa sai lời mình nói, như sau:

“Điều tôi nói, là nói những gì tôi suy nghĩ theo ý riêng chứ không cố ý bảo rằng hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho người đang đi vào đoạn cuối cuộc đời, phải ra như thế đâu. Điều quan trọng, là quý ngài có khả năng sống những tháng ngày cuối đời mình một cách an bình hài hoà hay không, mới là vấn đề.” (x. Marcus Roberts, bđd)

Ít ra thì, cuối cùng “ông bộ trưởng” người Nhật nói như thế còn nghe được, chứ cứ thẳng ruột ngựa như lời bàn của báo chí, làm sao nuốt?

Có những tình huống trong đời, thật khó sống và có những lời bàn cũng chẳng dễ nuốt chút nào, nhưng ý/lờitựa hồ ca từ của nghệ sĩ đã diễn tả ở trên và ta nghe cũng nhiều lần, như:

“Em có nhớ không, một lần khi lá thu bay
Là lần em đến thăm tôi…
Em có nhớ không, một lần khi gió heo may
Mình ngồi đan giấc mơ say, giận hờn sao vẫn chưa phai.”

(Ngô Hụy Miên – bđd)

Nói rộng hơn, thì: đời người xưa nay, đâu cần dựa vào lời của ai đó, mà chỉ cần đặt căn bản vào tình người đối với nhau và với các vị cao niên đang sống với mình hoặc ở gần mình, dù các đấng ấy có quan hệ giòng họ với mình hay không, thôi.

Nói rộng hơn đôi chút, còn là nói thêm và hát thêm lời ca của nghệ sĩ ở trên để thêm ý tưởng mà bàn nhiều hơn nữa. Nói và hát, là hát và nói những lời sầu đau nhè nhẹ đến rất mau, như sau:

“Và rồi mùa thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín đôi mi nồng
Chuyện mình ngày xưa đành xin lãng quên
Cuộc tình đã chết theo thu tàn
Người về đấy xin chọn giấc mơ.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Nói và hát rồi, giờ đây ta đi sâu vào phần lạm bàn có ý kiến/ý cò của nhiều vị tai to mặt lớn “trong làng” từng bày tỏ, như:

“Nam Hàn, lâu nay nổi tiếng là con rồng xanh đỏ về kinh tế, hoặc từng có nữ vận-động-viên chơi golf, ai cũng biết. Nhưng có điều ít người biết tới, là: đất nước này đang làm một điều chưa hay/chưa đẹp cho lắm, đó là: việc chăm sóc các vị cao niên của mình. Giá trị gia đình theo nho học ở Châu Á đang trên đà phá sản khi xã hội ở các nước có truyền thống này đang thi nhau tập trung vào các thành-tựu kinh-tế và cá thể, nhiều hơn trước.

Theo bài báo xuất hiện trên tờ New York Times mới đây, thì “hợp đồng xã hội” theo kiểu Khổng Phu Tử xưa nay xây dựng trên mặt bằng thật vững chắc, cho rằng: bậc cha mẹ quyết làm bất cứ thứ gì để lo cho con cái mình có được nhiều thứ  –lâu nay đã và đang tự băng hoại cuộc sống và lỡ tiết kiệm chuyện ăn mặc của riêng mình, hầu giúp con cái được học hành tử tế– nhưng cuối cùng, các vị lại đã kết thúc cuộc đời chỉ mỗi vào việc chăm sóc con cháu mình, mà thôi. Họ chẳng cần gì hệ thống an sinh xã hội; và, viện dưỡng lão ở đây cũng đã thưa thớt dần…

Hiện tượng giới trẻ Nam Hàn từ thôn làng xa xôi nhỏ bé kéo nhau về thị thành ùn ùn như nước chảy trong mấy thập niên vừa qua, khiến họ phải quần quật làm việc nhiều hơn nữa trong môi trường cạnh tranh thi đua, cốt tạo nên phép lạ cực kỳ đẹp đẽ cho hệ thống kinh tế của quốc gia họ. Cũng từ đó, bậc cha mẹ có tuổi đã bị bỏ lại đằng sau, không ai chăm sóc. Chính vì thế mà, nay đang có hiện tượng các vị cao niên xứ này đang sống trong tình trạng cực kỳ đói khổ tại các vùng sâu/vùng xa, buồn bã như thành phố ma, đầy chết chóc.

Mới đây, một cụ bà 78 tuổi đã đến trước trụ sở quốc hội Nam Hàn mở chai thuốc độc ra uống ừng ực vào bụng, để phản đối chuyện tiền an sinh/cấp dưỡng của cụ bị cắt bỏ. Giới cầm quyền lại đáp trả rằng: họ không thấy có bổn phận phải hỗ trợ cho cuộc sống của cụ, vì con rể cụ đã tìm được việc làm. Xem ra, hiện trong số các cụ có tuổi đời trên 65 đang tìm cách tự kết thúc sự sống nay gia tăng gấp bốn lần kể từ năm 2000 đến 2010, tức đang từ con số 1,161 cụ lên đến 4,378 cụ. Kể từ những ngày buồn thảm ấy, cộng thêm vào tình hình đó, lại xuất hiện cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “Hãy trông nom Mẹ Già của tôi đi!” đang trở thành một trong các tiểu thuyết bán chạy nhất nước Đại Hàn, trong nhiều năm.” (x. Carolyn Moynihan, Korea’s Elderly Turn to Suicide as Family Bonds Fray, MercatorNet 21/02/2013)

Càng kể thêm nhiều trường hợp của các cụ già khó sống ở các nơi, càng làm cho các đấng cao niên, thích đọc sách/xem phim để giết thì giờ còn lại, càng thấy ngán ngẫm thêm. Ngán và ngẫm, vì con cái các cụ phải lo cho đàn con nheo nhóc đã thấy mệt, còn đâu hơi sức để nhớ đến bố mẹ già, nữa chứ?

Về lại tình trạng “già nua” của Hội thánh, nhân có sự kiện từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16, người đọc ở khắp nơi nay cũng thấy: Hội thánh mình đã có vấn đề về chuyện sống sao cho sinh động/hấp dẫn do số tuổi của các vị cầm đầu Giáo triều nay lên cao. Nói khác đi, thì: nhu cầu trẻ trung hoá  -ít là về lập trường tư tưởng- trong giáo triều đã được nêu lên, rất nhiều lần. Qua nhiều thời đại, chứ không chỉ từ ngày có Công Đồng Vatican II, mà thôi.

Từ thời tiên khởi, thánh Phaolô cũng từng nhắn nhủ người của Hội thánh, như sau:

“Vậy đừng để cho thiên hạ chê bai

điều mà anh em cho là tốt.

Vì Nước Thiên Chúa

không phải là chuyện ăn chuyện uống,

nhưng là sự công chính,

bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.”

(Rm 14: 16-17)

Bỏ qua một bên phần bình luận về lời nhắn nhủ của đấng thánh hiền nhà Đạo, để bạn và tôi, ta có thì giờ mà tìm đến với nhận định của các đấng bậc vị vọng trong thánh hội, hôm nay.

Một trong các đấng bậc vị vọng ấy, từng viết những giòng suy niệm rất chí lý sau đây:

“Những năm về sau này, thánh Phaolô từng cảnh báo dân con nhà Đạo về cung cách nệ cổ, xưa cũ của lề luật. Như: lề thói cắt bì, và những tập tục thông thường khác của người Do thái. Trong thư gửi giáo đoàn Galát, thánh-nhân còn nói rõ: Anh em đã được giải phóng thật sự rồi, sao vẫn còn muốn trở về với lề thói xưa cũa ấy?

Khuynh hướng như thế, hiện đang xuất hiện khá nhiều trong hội thánh hôm nay. Nhiều vị trong thánh Hội vẫn muốn vặn ngược kim đồng hồ, để trở về với quá khứ. Các vị cứ muốn làm sống lại các thói tục cổ xưa. Và, còn ép buộc người khác áp dụng nó nữa. Những người như thế, có khuynh hướng dẫn đưa Hội thánh đi vào đoạn kết, một cuộc đời. Hội thánh trước nhất là cỗ xe. Là, phương tiện chuyển tải kinh nghiệm yêu thương của Đức Chúa trải dàn đến với mọi người. Và, Hội thánh muốn sống trung thực có Thần Khí Chúa ở cùng, cũng nên mở lòng mình ra với thế giới. Bởi, như thần-học-gia nọ có lần viết: “Thế giới nay đang viết lịch trình để Hội thánh mình ngang qua.”

Chính vì Hội thánh biết nghe và biết nhìn vào tình cảnh của những người không phải là Do thái đã hồi hướng trở về, nên Hội thánh biết rằng mình đang được Thần Khí Chúa dẫn dắt. Một khi Hội thánh tự đóng kín lại thành nhóm người được tuyển chọn rồi cứ ngồi ở trên mà phán xuống cho thế giới thi hành, thì khi ấy Hội thánh không còn là thánh hội, do Chúa thiết lập nữa.” (x. Lm Frank Doyle sj, Suy Niệm Lời Ngài)

Ngoài ra, có vị lại vin vào các hành xử sai trái của một số giáo sĩ ở vài nơi để gán cho Hội thánh cái tội lòng vòng, không dứt khoát, rồi đặt vấn đề:

“Kể từ ngày có sự việc Giuđa Iscariốt bán Chúa, phản Thầy, các hành xử đầy sai phạm của một số giáo sĩ trên thế-giới đã làm phiền lòng Hội thánh. Thế nhưng, thẩm quyền đạo đức của Hội thánh không dựa trên hành xử của cá nhân nào trong hàng ngũ giáo sĩ và/hoặc giáo phẩm, nhưng dựa trên sứ điệp của Đạo. Sứ điệp ấy, là Lời dạy của Đức Kitô nếu được tuân giữ, cuối cùng rồi cũng giúp đỡ con người vượt qua mọi sơ xuất của chính mình để đạt tình trạng lành thánh. Cho đi là con người luôn yếu đuối thấy rõ, điều làm mọi người ngạc nhiên không phải là hỏi rằng có bao nhiêu vị giáo sĩ từng sa ngã mà là con số ấy ít như thế nào. Từ góc cạnh thần học nào đó, cả trăm cả ngàn người phạm lỗi đã chứng minh rằng Hội thánh vẫn là con người bằng xương bằng thịt như bất cứ thể chế nào khác, trên thế giới. Và, có vị thánh hiền nhà Đạo từng chứng minh rằng điều đó chứng tỏ Thần Khí Chúa đã và đang hiện diện với Hội thánh, trong Hội thánh….

Tác giả Ruth Grant thuộc Đại Học Duke có lần tuyên bố trong cuốn sách do bà viết về đề tài “Giả Hình và Chính Trực”, rằng: “Làm điều phải lẽ, đôi khi cũng đòi nhiều nhượng bộ. Một số nhượng bộ có thể thực hiện được mà chẳng cần nhượng bộ các chính trị gia nào hết. “Làm điều phải lẽ” cũng có thể đòi mình phải dối trá hoặc có tư thế nào đó về đạo đức, hoặc cả hai. Lại cũng có loại giả hình được chấp nhận hoặc khen thưởng cách tuyệt vời nữa là khác.(xem Michael Cook, Scotland’s Spiritual Scandal, MercatorNet 9/3/2013)

Nói về Hội thánh trong lúc này, mà lại đề cập chuyện “Chính trực và Giả hình” theo kiểu nhà mô phạm, có lẽ cũng phải mất khá nhiều trang giấy. Thôi thì, đề nghị bạn đề nghị tôi, ta về lại với thi ca/âm nhạc để có thêm nhiều giây phút tưởng nghĩ về giòng chảy tâm tình, nhiều người hát:

“Làm tan biến giấc mơ hoang đường

Rồi buồn trôi theo giòng mưa xuống.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Nghĩ lại rồi sẽ thấy, giấc mơ về Hội thánh không phải là “giấc mơ hoang đường” bị tan biến, thế cho nên, ta cũng chẳng sợ sự việc “trôi theo giòng mưa xuống”, cũng rất buồn. Thật ra thì, có buồn hay sợ tan biến cho lắm, thì Hội thánh vẫn là thế. Vẫn là hội của các vị tuy là thánh những vẫn còn là người, với niềm vui, nỗi buồn.

Nghĩ đến đây, bất chợt bần đạo nhận được một truyện kể, do bạn bè/người thân đề nghị sử dụng là câu truyện để mình hoạ cho tình thế của Hội thánh, thời bây giờ. Truyện để kể, như sau:

“Có thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học về kiếm thuật. Anh hỏi vị sư phụ đang dạy mình, rằng:

-Thưa thày, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?

-Có lẽ đến 10 năm!

-Cha của con nay đã già và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa, thì mất bao lâu?

Sự phụ của thanh niên ấy suy nghĩ một lúc, rồi nói:

-Trường hợp này, có lẽ phải mất 30 năm.

Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng, bèn nói tiếp:

-Trước, thì thầy bảo phải 10 năm, bây giờ lại 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn ngủi nhất.

-Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm nữa…

Vị sư phụ cứ thế mỉm cười nhìn đệ tử nôn nóng ra đi.”

Kể xong câu truyện về tính nôn nóng của người đệ tử muốn thành đạt rất mau chóng, người kể bèn có lời bàn thêm rằng: Học kiếm thuật mà người thầy còn đòi đệ tử mình phải có sự kiên nhẫn đến như thế, huống hồ chuyện Hội thánh cần nhiều thời gian và huệ lộc để tu luyện con dân mình, còn gay go đến thế nào. Thế nhưng, vẫn còn đó, con đường dài để mọi người mở rộng lòng mình ra mà đón Thần Khí Chúa đến với mình mà tu luyện. Rất nhiều năm.

Nghĩ thế rồi, tưởng cũng nên mời bạn/mời tôi, ta nghe tiếp đôi câu trong bài hát vừa trích dẫn để lại suy thêm về tình người, tình mình, rất như sau:

“Em có nhớ không, một lần khi lá thu bay
Là lần em đến thăm tôi…
Em có nhớ không, một lần khi gió heo may
Mình ngồi đan giấc mơ say, giận hờn sao vẫn chưa phai.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Nghe và hát thế rồi, bần đạo lại sẽ tiếp tục nhìn về phía trước, sẽ thấy đời mình và đời của thánh hội còn trải dài trước mắt, nhiều nhắn nhủ. Rất như thế.

Trần Ngọc Mười Hai

Đôi lúc thấy mình cũng nên

tự nhắn nhủ mình

bằng giòng chảy tư tưởng ra như thế.

Y đức và trách nhiệm

Y đức và trách nhiệm

TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi lúc 1:02 Sáng 8/04/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (08.04.2013) – Reader’s Digest – Ngày 7 tháng 4 là ngày Sức Khỏe Thế Giới. Homer định nghĩa: “Sức khỏe là một tinh thần trong sạch trong một thân thể tráng kiện”. Người Việt nói: “Sức khỏe là vàng”. Còn với thầy thuốc thì phải có y đức. Vậy bác sĩ phải làm gì khi bị bắt buộc sát nhân? Một sự giằng co mãnh liệt, một cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Phải can đảm và dứt khoát mới có thể vượt qua được chính mình. Đây là câu chuyện có thật đã xảy ra với một bác sĩ trẻ, y như trong phim vậy. Hãy chung tay xây dựng văn minh tình thương, văn hóa sự sống, vì ai cũng có quyền cơ bản nhất là QUYỀN SỐNG!

Ngày 24-12-1989, một bệnh viện ở miền Nam Trung quốc rất nhộn nhịp từ sáng sớm. BS Wong, 24 tuổi, gặp một tình huống rất khó xử. Đêm đó là ca trực của bác sĩ trẻ này, trách nhiệm mới và đầy hãi hùng. Anh rất mệt vì đã nhịn đói suốt 8 giờ qua. Đó là một ca sinh ba.

Đến 1 giờ sáng anh mới được ngả lưng, nhưng anh không tài nào chợp mắt được. Anh nghĩ đến 3 trẻ sơ sinh, và nghĩ đến cha mẹ mình. Anh đã chọn nghề bác sĩ, một nghề mà ở Trung quốc chỉ được trả lương bằng 1/3 số lương của người phu quét đường. Anh thường nói: “Công việc cao quý nhất là cứu sống người khác”.

BS Wong được nhiều người quý mến vì anh sống khiêm nhường, ăn mặc giản dị, đến cái túi xách đã hư khóa kéo mà anh vẫn xách theo đi làm hằng ngày. Anh quan niệm: “Dụng cụ không làm nên bác sĩ, chính kiến thức và lòng trắc ẩn mới làm nên bác sĩ”.

Khi cảm thấy buồn ngủ, BS Wong chợt nhớ hôm đó là lễ Giáng Sinh. Như hàng triệu người Trung quốc khác, song thân anh cũng là tín đồ Cơ Đốc Giáo. Gia đình anh đã từng mừng lễ Giáng Sinh, trang trí cây Nô-en, và hát bài “Silent Night” (Đêm Thánh Vô Cùng) của Nhạc sĩ Franz Xaver Gruber.

Tiếng gõ cửa làm anh thức giấc. Một nữ hộ sinh nói với anh: “Mau lên, chúng tôi cần anh làm việc này”. Anh bước nhanh theo cô hộ sinh 20 tuổi kia. Anh nghe thấy tiếng khóc chào đời của đứa trẻ. Khi anh tới phòng sinh, một phụ nữ nhễ nhại mồ hôi đang quằn quại trên giường, miệng la to: “Đừng, đừng mà!”.

Cô hộ sinh hút chất iodine vào ống tiêm. Cô cho BS Wong biết rằng phụ nữ này sợ phá thai. Chị đã có một con và đang mang thai con thứ hai được 8 tháng, nhưng luật pháp Trung quốc cấm sinh con thứ hai. Ủy ban kế hoạch hóa gia đình đã bắt chị vào bệnh viện để phá thai. Nhưng đứa bé vẫn sống sau khi trục thai ra. Cô hộ sinh nói: “Tôi yêu cầu người ta chôn sống đứa bé nhưng trời mưa quá, không đem nó đi chôn được”. Gần bệnh viện có một ngọn đồi nhỏ để chôn các thai nhi như vậy.

Là người trực, BS Wong có trách nhiệm không được để cho ai biết chuyện. Nghĩa là tiêm 20 ml iodine hoặc rượu vào đầu đứa bé, và nó sẽ chết ngay trong vòng vài phút. BS Wong cảm thấy “chết đứng” khi nhận ống tiêm từ tay cô hộ sinh. Anh không do dự về ca phá thai đầu tiên của 3 tháng trước khi bắt đầu hành nghề bác sĩ, nhưng lần này khác hẳn. Từ khi anh làm ở bệnh viện này, anh luôn để cho các bác sĩ khác làm nhiệm vụ thay mình. Lần này, người mẹ của đứa bé nhìn anh bằng ánh mắt van lơn. Chị biết mũi kim oan nghiệt kia mang ý nghĩa gì. Chị khóc: “Xin hãy thương hại cháu!”.

Trước vẻ phản đối của người mẹ, anh đi vào phòng tắm. Bên cạnh thùng rác là thùng nhựa màu đen có hàng chữ trên nắp: “Các trẻ em chết”. Tiếng cục cựa và tiếng khóc vang lên. Anh quỳ xuống xin cô hộ sinh mở nắp thùng ra. Anh tưởng tượng ra những đứa trẻ sơ sinh đang ở lằn ranh giữa sự sống và sự chết. Trong thùng có một bé trai nặng khoảng 2,5 kg đang nắm chặt hai tay và đạp chân. Môi nó tím bầm vì thiếu ô-xy. Anh bế nó lên, sờ vào thóp (soft spot) thấy vẫn ấm. Tim anh đập mạnh và nghĩ: “Đây là sự sống, là một con người”.

Tiếng người mẹ vẫn gào lên: “Bác sĩ ơi! Dừng tay lại!”. Cô hộ sinh dúi ống tiêm vào tay anh. Không dưng sao anh thấy nó trĩu nặng. Anh bị giằng co giữa cái thiện và cái ác. Ngay lúc đó, đứa bé đạp chân làm cho ống tiêm đâm vào người nó. Anh liền rút kim ra. Anh nghĩ: “Hôm nay là lễ Giáng Sinh, tôi không thể làm điều này!”. Anh đưa tay sờ lên môi đứa bé. Nó liền bú đầu ngón tay anh. Nó đói. Nó muốn sống. Anh như chết lặng và làm rơi ống tiêm xuống nền nhà và vỡ tan tành!

Anh bảo cô hộ sinh đưa đứa bé tới phòng săn sóc đặc biệt. Anh xin được trực tiếp săn sóc đứa bé. Anh tin rằng một bác sĩ sản khoa ngoài 50 tuổi sẽ không nỡ làm hại một đứa bé vô tội. Anh nói với bà: “Có một bé trai còn sống sau khi đã bị chích thuốc. Xin bà cho nó vào phòng săn sóc đặc biệt”. Bà cương quyết: “Tuyệt đối không được! Đây là đứa con thứ hai rồi!”. Anh năn nỉ: “Nhưng nó vẫn khỏe mạnh. Bà nhìn nó mà xem”. Bà vẫn nhất định không chịu: “Tại sao anh yêu cầu tôi làm như thế? Anh biết chính sách mà!”. Giọng bà đanh lại khiến anh sợ, nói “xin lỗi” rồi bế đứa bé đi.

Tại buổi họp ban cán sự bệnh viện, bác sĩ trưởng thường nhắc nhở tầm quan trọng của chính sách hạn chế sinh sản, và cho biết đã có người phải vào tù vì để cho đứa bé sống. Đó là một đàn ông mập mạp, ít nói, hơn 50 tuổi, chuyên đi buôn bán trẻ em. Mỗi lần được trả 30 tệ. Trung bình mỗi ngày được 4 đứa. Như vậy số tiền ông ta kiếm được gấp đôi lương tháng của một bác sĩ. Anh hỏi một đồng nghiệp: “Sao nhiều vậy?”. Người bạn trả lời: “Vì không ai dám làm như ông kia”. Nghĩa là sau khi trục thai mà đứa trẻ còn sống thì ông ta sẽ chôn sống nó, dù sao thì cũng buộc phải tuân thủ chính sách hạn chế sinh sản của nhà nước.

Vài tuần sau, một cô hộ sinh đưa đến một thai nhi bị trục ra mà vẫn còn sống, rồi bỏ nó bên vệ đường. Nghe tiếng khóc, viên cảnh sát phát hiện và xin được can thiệp. Sau đó liền có lệnh: “Không được đưa thai nhi còn sống ra khỏi bệnh viện, phải tiêm thuốc cho chết”.

Trở lại phòng sinh, BS Wong gặp một đàn ông với khuôn mặt bị nhiều vết roi da. Đàn ông này vội nắm lấy tay anh và nói: “Bác sĩ ơi! Đây là đứa con trai mà chúng tôi mong đợi. Xin đừng giết nó!”. Anh tới phòng tắm. Đứa bé vẫn nằm trên sàn nhà. Anh hỏi cô hộ sinh: “Tại sao cô không làm theo hướng dẫn của tôi?”. Cô hỏi: “Nhưng ai sẽ đưa đứa bé này đi?”. Cô có ý nói đứa bé không có quyền sống. Cô ngạc nhiên khi thấy BS Wong đưa đứa bé đi và đặt nó vào chiếc nôi.

Dưới ánh đèn tia cực tím, với sự hỗ trợ của các ống dẫn dưỡng khí chụp vào mũi và miệng, chân tay đứa bé hồng hào dần. Anh còn cẩn thận quấn cho nó một lớp chăn mềm.

Cô hộ sinh chuẩn bị một ống tiêm khác – lần này là rượu – và đặt trên chiếc khay bên cạnh chiếc nôi. Người mẹ lại khóc lóc, van lơn. BS Wong đặt tay lên vai chị và trấn an: “Chị bình tĩnh. Tôi không muốn hại con của chị đâu. Tôi đang tìm cách cứu nó”. Sản phụ nhẹ giọng: “Tôi sẽ mang ơn bác sĩ suốt đời”.

Cô hộ sinh hỏi bản báo cáo, BS Wong nói: “Đừng viết gì hết!”. Cô hộ sinh thất vọng bỏ đi. Nhìn đứa bé có khuôn mặt kháu khỉnh, tóc đen, anh nghĩ: “Cuộc sống này là QUÀ TẶNG CỦA THƯỢNG ĐẾ, không ai có quyền lấy đi. Có phải đây là cách mà Thượng Đế nói với con người chăng?”.

Anh đến gặp bác sĩ trưởng: “Xin lỗi, tôi không thể làm khác hơn. Tôi cảm thấy đó là tội sát nhân, và tôi không muốn là kẻ sát nhân”. Bác sĩ trưởng hét lên: “Làm sao mà anh nhận mình là bác sĩ sản khoa được chứ? Đừng làm phiền tôi nữa. Cứ làm theo mệnh lệnh!”.

Trở lại phòng sinh, anh thấy đứa bé đang ngủ ngon. Anh chạm tay vào miệng nó thì nó lại bú tay anh. Anh bật khóc và nói: “Vẫn đói hả bé?”. Anh chợt thấy sợ. Anh nhớ tới cha mình. Người có thể giúp gì chăng? Anh gọi điện về nhà. Lương tâm nhắc nhở anh: “KHÔNG ĐƯỢC GIẾT NGƯỜI!”. Cha anh nói với anh qua điện thoại: “Ba rất hãnh diện về con, con trai ạ!”. Mẹ anh cũng xúc động nói: “Mẹ cũng vậy. Nhưng con phải cẩn trọng đấy. Đừng viết gì hoặc để lại bất kỳ dấu vết nào, con trai nhé!”.

Anh hiểu. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Wong mới 8 tuổi. Cha anh đã bị bắt vì cứu một viên chức bị coi là chống đối chính quyền. Cha anh bị đi đày tới một vùng quê hẻo lánh, còn mẹ anh bị đưa đi tập trung lao động. Lúc đó, Wong và em trai 4 tuổi phải sống nhờ hàng xóm. Hoàn cảnh rất khó khăn!

Anh lưỡng lự, nhưng cha anh nói: “Con có một cuộc sống, đứa bé kia cũng vậy. Giết nó là giết đồng loại của mình”. Anh cúp máy và vội vàng tới phòng sinh. Cửa khóa chặt, cha của đứa bé đập cửa và kêu la: “Xin đừng giết con tôi!”.

Anh chạy vào phòng bằng cửa hông. Bác sĩ trưởng đã có mặt bên chiếc nôi của đứa bé và đưa tay sờ vào thóp nó. Khăn quấn và ống dưỡng khí đã bị lấy đi. Nó đang khóc dữ dội. Anh gào lên khi đưa tay giật lấy ống tiêm: “Xin đừng tiêm nó!”. Bác sĩ trưởng la lên: “Anh làm cái quái gì vậy?”. BS Wong không sợ, tâm hồn anh bình an. Anh nói: “Đứa bé này vô tội. Sao lại giết nó?”. Bác sĩ trưởng lườm anh, và gằn giọng: “Nếu anh tiếp tục cãi lệnh, anh không bao giờ được hành nghề thầy thuốc nữa”. Anh nói: “Tôi thà không làm bác sĩ chứ tôi không giết nó”. Bác sĩ trưởng lầm bầm: “Mày điên rồi!”. Bác sĩ trưởng bỏ đi, anh lại cho đứa bé thở dưỡng khí.

8 giờ sáng, BS Wong bị gọi lên văn phòng để chịu khiển trách và làm bản kiểm điểm: “Tại sao anh không làm tròn trách nhiệm của mình? Họ là bạn bè hay thân nhân của anh sao? Anh nhận tiền của họ à?”. Anh nổi nóng: “Tôi không hiểu ngôn ngữ của họ thì làm sao tôi biết họ muốn gì? Còn tiền ư? Cứ khám tôi sẽ rõ!”.

Các nhân viên trong Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình đến bắt buộc anh tiêm thuốc cho đứa bé chết, nhưng anh nhất định từ chối. Và anh bị bắt. Sau đó, họ giết chết đứa bé bằng một mũi thuốc. BS Wong đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không cứu được đứa bé.

Tuy nhiên, lương tâm anh vẫn thanh thản vì anh không giết người, lương tâm anh không bị cắn rứt, không bị dày vò. Anh rất nhân đạo. Anh là một bác sĩ còn trẻ tuổi đời và tuổi nghề, nhưng anh hành nghề y với cả y đức và trách nhiệm của người thầy thuốc: Cứu người chứ không giết người.

Anh bị đẩy lên cao nguyên, vùng sâu vùng xa, rồi sau đó anh trốn sang Hoa Kỳ. Anh đã thay tên đổi họ là Yin Wong để tránh hậu họa.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Reader’s Digest)

CHÚA Ở QUANH TA

CHÚA Ở QUANH TA

Lm. Vĩnh Sang, dcct.

nguồn:conggiaovietnam.net

Trong tất cả các trình thuật về biến cố Chúa Giêsu hiện ra sau khi đã phục sinh : Buổi sáng ngày thứ nhất trong tuần (Ga 20, 11 – 18); buổi chiều với hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24, 12 – 35); buổi sáng nơi bờ biển với các môn đệ sau một đêm đánh cá (Ga 21,1 – 19). Không lần nào chúng ta thấy Chúa xuất hiện trong dáng vẻ của người cao sang quyền thế, trong y phục lộng lẫy sang trọng, bên những đoàn quân tiền hô hậu ủng. Ngược lại, buổi sáng hôm ấy nơi tha ma nghĩa địa, Chúa làm cho bà Maria Magdalena lầm tưởng là người làm vườn, ắt hẳn rằng Chúa đã mặc áo quần cũ kỹ, đã khoác lên người những mảnh vải bạc màu, đã giản đơn với đôi dép nhẹ, đã để lộ đôi bàn tay sần sùi chai cứng. Ắt hẳn buổi chiều hôm đó, cả một đoạn đường dài từ Giêrusalem về hơn 11 cây số, Chúa đã “thất thểu” trong bộ dáng người lữ khách, áo phong sương nhuốm bụi đường, bình thường đến độ quá tầm thường vì không di chuyển bằng xe, bằng lừa ngựa, nhưng làm người khách bộ hành nghèo đường xa. Sáng hôm đó nơi bờ biển vắng lặng, ắt hẳn Chúa đã đi lại trên bờ thế nào, dáng vẻ tềnh toàng kèm theo lời xin “có gì ăn không ?” (Ga 21, 5) để các đồ đệ của mình lầm tưởng “người ăn xin” lang thang nào đó !

Chúa Giêsu không chỉ làm người nghèo trong thời gian sinh sống làm người giữa nhân loại, nhưng ngay cả khi đã phục sinh vinh hiển, thì chất nghèo vẫn quyện lấy Con Thiên Chúa làm người dù đã vinh thắng. Chắc chắn chọn lựa này của Thiên Chúa không phải là một chọn lựa tình cờ, cũng chẳng phải là một chọn lựa nhất thời, nhưng là một chọn lựa mang tính dứt khoát và quyết liệt. Thiên Chúa quyết định hoá thân và định cư vĩnh viễn nơi người nghèo. Phải hiểu và xác tín như vậy, không còn cách nghĩ nào khác khi trong Mt 25 Thiên Chúa tuyên bố:

“ Khi xưa Ta đói ngươi đã cho ăn,

Ta khát ngươi đã cho uống….”

Càng không ngần ngại khẳng định : 

“Việc gì ngươi làm cho một người anh em bé mọn nhất ấy làm làm cho chính Ta”.

Ngay khi khởi đầu sứ vụ, Chúa dõng dạc lên tiếng :

“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó,

vì Nước Trời là của họ”.(Mt 5)

Hình ảnh vị tân Giáo hoàng Phanxicô tiếp tục làm thế giới rúng động, không chỉ là tin tức nhưng có cả hình ảnh kèm theo. Một đôi lần ngài đã không dùng xe riêng nhưng di chuyển cùng với đoàn tuỳ tùng bằng xe chung, vẫn tấm áo dài trắng nhưng ngồi chung với anh em, không cách biệt. Hàng ngày vẫn sống trong căn hộ dành cho khách của Toà Thánh nơi nhà trọ Thánh Mattha và chỉ chấp nhận dọn lên một căn hộ có hai phòng vì cần phải tiếp nhiều vị khách. Hàng ngày vẫn ăn cơm với các Hồng y, các nhân viên đang trú ngụ tại nhà trọ Thánh Mattha và vẫn dâng lễ mỗi sáng với mọi người cho các nhân viên đang phục vụ cùng tham dự. Với bằng đó thông tin trên các phương tiện truyền thông kể cả trên báo chí của nhà nước Việt Nam (báo Pháp Luật, Tuổi Trẻ, Người Lao động …) là những cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản vốn dĩ “xa lạ” với Giáo hội Công giáo Roma, chúng ta có thể nghĩ ngài như vẫn là một vị Hồng y đến sinh sống và làm việc ở Vatican chứ không phải là vị lãnh đạo tinh thần số một của Giáo hội Công giáo.

Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, hình ảnh truyền đi khi ngài đến thăm nhà tù dành cho các trẻ em vị thành niên ở Roma, không chỉ thăm, ngài cử hành Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngài đã cúi xuống rửa và hôn chân mười hai phạm nhân, trong đó có hai phạm nhân nữ người Hồi giáo. Cái gì vậy ? Chúng ta có mơ ngủ không ? Nếu Đức Thánh Cha rửa chân cho phạm nhân vị thành niên, hôn chân phụ nữ Hồi giáo thì chúng ta sẽ phải làm gì ?

Khi tôi còn phụ trách một họ đạo, tôi đề nghị rửa chân cho những thanh niên “hư hỏng” trong cộng đoàn (chỉ thanh niên thôi không dám là phụ nữ), họ là những người rượu chè be bét, họ là những người vướng vào ma tuý, cờ bạc, tôi đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của những người đạo đức và gương mẫu trong cộng đoàn, khi tôi cương quyết thực hiện họ tìm cách đe doạ và gây áp lực cho những người được chọn không thể đến, đã có năm tôi chỉ có sáu người để rửa chân, ngày ấy tôi mang tiếng là ông cha cấp tiến, chướng ! Cũng may việc này đã làm cho một số anh em được rửa chân suy nghĩ lại và sửa chữa đời sống.

Đức Thánh Cha đã chọn lựa một cách hành động thể hiện tinh thần nghèo, khiêm tốn và thuộc về người nghèo. Qua lá thư nhận định và góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (01/03/2013), Hội Thánh Việt Nam cũng đã chọn lựa đứng về phía người nghèo, người bị bỏ rơi, người bị tước đoạt những quyền lợi căn bản.

Còn chúng ta, chúng ta đã dứt khoát đứng về một phía với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chưa ? Chúng ta có dứt khoát chọn lựa như vị cha chung của chúng ta đã chọn lựa chưa, hay chúng ta chỉ đọc lá thư nhận định và góp ý cho có đọc, chỉ xem tin tức cho có xem, hoặc chỉ ca ngợi nhưng không hề chuyển biến, lương tâm người Kitô hữu tra vấn chúng ta.

Lm. Vĩnh Sang, dcct.

Phục Sinh 2013.

Hôm nay, hôm qua và ngày mai.

Các phương tiện truyền thông VN thời gian nay hay kể chuyện chiến tranh, chuyện “Once upon a time” quá, nói cách khác là “Ăn mày dĩ vãng”. Đọc câu chuyện này thấy rất thú vị, quá khứ dù có đẹp đến đâu cũng không thể thay thế hiện tại và tương lai.

“Một lớp của trường tiểu học Mỹ có 26 học sinh đặc biệt vì chúng đều có những quá khứ tội lỗi: em thì đã từng tiêm chích, em thì đã vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ trong một năm đã phá thai ba lần.

Gia đình đã từ bỏ chúng, các thầy cô giáo và nhà trường cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Cuối cùng, lớp học được giao cho cô giáo Phila chủ nhiệm.

Ngay ngày đầu tiên của năm học, Phila đã không dọa nạt, ra oai với chúng như những giáo viên trước mà cô nêu ra cho cả lớp một câu hỏi sau: “Cô kể cho các em một số điểm trong quá khứ của 3 ứng cử viên như sau:

Người thứ nhất luôn tin vào y thuật của thầy cúng. Ông ấy từng có hai người tình, ông ta hút thuốc và nghiện rượu trong nhiều năm liền.

Người thứ hai đã từng bị đuổi việc hai lần. Ngày nào ông ta cũng ngủ đến trưa, tối nào cũng uống một lít rượu brandy và cũng từng hút thuốc phiện.

Người thứ ba từng là anh hùng trong chiến đấu. Ông ta luôn giữ thói quen ăn kiêng, không hút thuốc, thỉnh thoảng mới uống rượu, thường uống bia nhưng không uống nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp”.

Cô hỏi cả lớp trong 3 người, ai sau này sẽ cống hiến nhiều nhất cho nhân loại. Các em học sinh đồng thanh chọn người thứ 3, nhưng cô giáo làm cho cả lớp kinh ngạc khi trả lời:

“Các em thân mến, cô biết chắc chắn các em sẽ cho rằng chỉ có người thứ ba mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy.

Ba người này là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2:

Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường, ông đảm nhận chức vụ tổng thống Mỹ trong bốn nhiểm kỳ liên tiếp.

Người thứ hai là Winston Churchill, thủ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh.

Người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.

Khi cô nói xong, tất cả học sinh đều ngây người nhìn cô và như không tin nổi những gì chúng vừa nghe thấy. Cô giáo nói tiếp:

“Các em có biết không, những điều mà cô nói về ba nhân vật này là quá khứ của họ. Còn sự nghiệp sau này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi họ thoát ra khỏi cái quá khứ đó. Các em ạ, cuộc sống của các em chỉ mới bắt đầu, vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ. Cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước Ra từ bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn làm nhất trong cuộc đời mình, các em sẽ trở thành những người xuất chúng… “.

Sau khi những học sinh này trưởng thành, rất nhiều người trên cương vị công tác của mình đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào: Có người trở thành bác sĩ tâm lý, có người trở thành quan tòa, có người trở thành nhà du hành vũ trụ. Điều đáng nói là, Robert Harrison, cậu học sinh thấp nhất và quậy phá nhất lớp, giờ đây trở thành giám đốc tài chính trẻ nhất của phố Wall”.

Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ và hướng thiện, những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều trở thành dĩ vãng. Chỉ cần bạn thực sự chịu trách nhiệm với bản thân, chịu trách nhiệm với tương lai, tích cực nỗ lực để gia nhập vào đội ngũ những người cầu tiến, ngày mai chắc chắn bạn sẽ thành công.

Sau khi xuất bản, một người bạn gởi thêm những lời vàng ngọc lượm lặt từ “đám mây kiến thức”:

Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng (Jefferson).

“Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống, đừng cố gắng trở thành một người thành công hay hạnh phúc, tốt hơn hãy trở thành một người có giá trị” (Albert Einstein).

Đừng khóc vì nước mắt chỉ làm đầy thêm bể khổ, đừng cười vì ngạo mạn sẽ làm tan vỡ cả tương lai

Kẻ nào nghĩ mình là giỏi, thì biết rằng kẻ ấy vẫn còn quá ngu dốt. Người nào nghĩ mình vẫn còn kém cỏi mà vẫn không tự ti, luôn cố gắng thì đó là 1 suy nghĩ đúng

Cuộc sống của chúng ta có lắm thăng trầm. Thăng vì đôi lúc chúng ta biết khiêm hạ nhưng trầm vì chúng ta còn mắc bệnh khoe khoang

Người nào hay bị kích động, người đó có một tinh thần yếu đuối. Người nào không bị kích động, người đó có một tinh thần mạnh mẽ

Hãy khôn ngoan như rắn và hiền lành như chim bồ câu

Can đảm không phải là dám chết mà là dám sống và làm ích lợi cho đời

Có nhiều điều kỳ diệu chợt đến trong cuộc sống, nhưng hầu hết những điều tuyệt vời trong đời là do ta thận trọng vun đắp, nỗ lực đeo đuổi hoặc đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ mới có được

Người không chịu sửa mình mà muốn có tiếng thơm để đời thì khác nào mặt xấu mà muốn có cái hình đẹp trong gương

Nếu không tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính bản thân mình thì không thể tìm được ở nơi nào khác

Sự tôn trọng không đến từ công việc mà bạn đang làm, nó đến từ cái cách mà bạn đang làm công việc đó

Bạn có thể không thể lựa chọn được những gì xảy đến với mình nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ tích cực nhất để đối mặt với chúng

Khi ta chưa có địa vị, ai nói gì mình cũng nhịn được, nhưng có địa vị rồi, tâm lại trở nên hẹp hòi, cho nên được ca ngợi thì mình mới vui, ai xem thường thì mình khổ đau

Người không ham giàu thì nghèo không là nỗi khổ; không thương yêu thì xa nhau không tiếc nhớ; không ghét nhau thì gần nhau không bực bội; không tự ái thì bị nhục mạ không khó chịu; không cần danh vọng thì mất chức không là nỗi bận tâm

Người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình an, tâm tư lắng đọng không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn vui thường tình mới thực sự vững chải, an trú trong hạnh phúc và tịnh lạc

Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên ngoài, tưởng chừng những người hay giận dữ có một bản tính mạnh mẽ, nhưng thực chất, họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và thân vốn ngược nhau. Người có thân mạnh là người làm được nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn đã mạnh. Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động

Ta phải sống khiêm hạ nhưng không hèn hạ, khúm núm. Khi gặp người khác, chúng ta luôn tôn trọng họ nhưng tuyệt đối không khúm núm, không có thái độ của một kẻ cầu cạnh vì đó là thái độ của người mất tư cách

Sự trả thù là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực không thể chịu đựng được những sự lăng mạ.

nguồn: từ ngocnga và Nguyễn Kim Bằng

Hôm nay, hôm qua và ngày mai.

Các phương tiện truyền thông VN thời gian nay hay kể chuyện chiến tranh, chuyện “Once upon a time” quá, nói cách khác là “Ăn mày dĩ vãng”. Đọc câu chuyện này thấy rất thú vị, quá khứ dù có đẹp đến đâu cũng không thể thay thế hiện tại và tương lai.

“Một lớp của trường tiểu học Mỹ có 26 học sinh đặc biệt vì chúng đều có những quá khứ tội lỗi: em thì đã từng tiêm chích, em thì đã vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ trong một năm đã phá thai ba lần.

Gia đình đã từ bỏ chúng, các thầy cô giáo và nhà trường cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Cuối cùng, lớp học được giao cho cô giáo Phila chủ nhiệm.

Ngay ngày đầu tiên của năm học, Phila đã không dọa nạt, ra oai với chúng như những giáo viên trước mà cô nêu ra cho cả lớp một câu hỏi sau: “Cô kể cho các em một số điểm trong quá khứ của 3 ứng cử viên như sau:

Người thứ nhất luôn tin vào y thuật của thầy cúng. Ông ấy từng có hai người tình, ông ta hút thuốc và nghiện rượu trong nhiều năm liền.

Người thứ hai đã từng bị đuổi việc hai lần. Ngày nào ông ta cũng ngủ đến trưa, tối nào cũng uống một lít rượu brandy và cũng từng hút thuốc phiện.

Người thứ ba từng là anh hùng trong chiến đấu. Ông ta luôn giữ thói quen ăn kiêng, không hút thuốc, thỉnh thoảng mới uống rượu, thường uống bia nhưng không uống nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp”.

Cô hỏi cả lớp trong 3 người, ai sau này sẽ cống hiến nhiều nhất cho nhân loại. Các em học sinh đồng thanh chọn người thứ 3, nhưng cô giáo làm cho cả lớp kinh ngạc khi trả lời:

“Các em thân mến, cô biết chắc chắn các em sẽ cho rằng chỉ có người thứ ba mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy.

Ba người này là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2:

Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường, ông đảm nhận chức vụ tổng thống Mỹ trong bốn nhiểm kỳ liên tiếp.

Người thứ hai là Winston Churchill, thủ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh.

Người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.

Khi cô nói xong, tất cả học sinh đều ngây người nhìn cô và như không tin nổi những gì chúng vừa nghe thấy. Cô giáo nói tiếp:

“Các em có biết không, những điều mà cô nói về ba nhân vật này là quá khứ của họ. Còn sự nghiệp sau này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi họ thoát ra khỏi cái quá khứ đó. Các em ạ, cuộc sống của các em chỉ mới bắt đầu, vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ. Cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước Ra từ bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn làm nhất trong cuộc đời mình, các em sẽ trở thành những người xuất chúng… “.

Sau khi những học sinh này trưởng thành, rất nhiều người trên cương vị công tác của mình đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào: Có người trở thành bác sĩ tâm lý, có người trở thành quan tòa, có người trở thành nhà du hành vũ trụ. Điều đáng nói là, Robert Harrison, cậu học sinh thấp nhất và quậy phá nhất lớp, giờ đây trở thành giám đốc tài chính trẻ nhất của phố Wall”.

Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ và hướng thiện, những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều trở thành dĩ vãng. Chỉ cần bạn thực sự chịu trách nhiệm với bản thân, chịu trách nhiệm với tương lai, tích cực nỗ lực để gia nhập vào đội ngũ những người cầu tiến, ngày mai chắc chắn bạn sẽ thành công.

 

Sau khi xuất bản, một người bạn gởi thêm những lời vàng ngọc lượm lặt từ “đám mây kiến thức”:

Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng (Jefferson).

“Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống, đừng cố gắng trở thành một người thành công hay hạnh phúc, tốt hơn hãy trở thành một người có giá trị” (Albert Einstein).

Đừng khóc vì nước mắt chỉ làm đầy thêm bể khổ, đừng cười vì ngạo mạn sẽ làm tan vỡ cả tương lai

Kẻ nào nghĩ mình là giỏi, thì biết rằng kẻ ấy vẫn còn quá ngu dốt. Người nào nghĩ mình vẫn còn kém cỏi mà vẫn không tự ti, luôn cố gắng thì đó là 1 suy nghĩ đúng

Cuộc sống của chúng ta có lắm thăng trầm. Thăng vì đôi lúc chúng ta biết khiêm hạ nhưng trầm vì chúng ta còn mắc bệnh khoe khoang

Người nào hay bị kích động, người đó có một tinh thần yếu đuối. Người nào không bị kích động, người đó có một tinh thần mạnh mẽ

Hãy khôn ngoan như rắn và hiền lành như chim bồ câu

Can đảm không phải là dám chết mà là dám sống và làm ích lợi cho đời

Có nhiều điều kỳ diệu chợt đến trong cuộc sống, nhưng hầu hết những điều tuyệt vời trong đời là do ta thận trọng vun đắp, nỗ lực đeo đuổi hoặc đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ mới có được

Người không chịu sửa mình mà muốn có tiếng thơm để đời thì khác nào mặt xấu mà muốn có cái hình đẹp trong gương

Nếu không tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính bản thân mình thì không thể tìm được ở nơi nào khác

Sự tôn trọng không đến từ công việc mà bạn đang làm, nó đến từ cái cách mà bạn đang làm công việc đó

Bạn có thể không thể lựa chọn được những gì xảy đến với mình nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ tích cực nhất để đối mặt với chúng

Khi ta chưa có địa vị, ai nói gì mình cũng nhịn được, nhưng có địa vị rồi, tâm lại trở nên hẹp hòi, cho nên được ca ngợi thì mình mới vui, ai xem thường thì mình khổ đau

Người không ham giàu thì nghèo không là nỗi khổ; không thương yêu thì xa nhau không tiếc nhớ; không ghét nhau thì gần nhau không bực bội; không tự ái thì bị nhục mạ không khó chịu; không cần danh vọng thì mất chức không là nỗi bận tâm

Người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình an, tâm tư lắng đọng không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn vui thường tình mới thực sự vững chải, an trú trong hạnh phúc và tịnh lạc

Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên ngoài, tưởng chừng những người hay giận dữ có một bản tính mạnh mẽ, nhưng thực chất, họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và thân vốn ngược nhau. Người có thân mạnh là người làm được nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn đã mạnh. Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động

Ta phải sống khiêm hạ nhưng không hèn hạ, khúm núm. Khi gặp người khác, chúng ta luôn tôn trọng họ nhưng tuyệt đối không khúm núm, không có thái độ của một kẻ cầu cạnh vì đó là thái độ của người mất tư cách

Sự trả thù là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực không thể chịu đựng được những sự lăng mạ.

nguồn: từ ngocnga và Nguyễn Kim Bằng

LẠY CHÚA LÀ THIÊN CHÚA CỦA CON

LẠY CHÚA LÀ THIÊN CHÚA CỦA CON

Trong tạp chí Guidepots, bác sĩ Scott Harrison, một chuyên viên phẫu thuật bàn tay có viết rằng: lần nào giải phẫu ông cũng đều kêu lên vào một lúc nào đó: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!”.  Ông có thói quen lạ lùng nầy từ hồi ông còn ở Việt Nam.  Một đêm nọ, vừa mới rời trường Y, ông được kêu đi gắp một viên đạn bị kẹt trong tay một người lính.  Đã vậy, ông còn phải giải phẫu dưới ánh sáng của ngọn đèn pin.  Cuộc giải phẫu ấy khiến ông cảm xúc sâu xa đến nỗi sau khi cuộc chiến kết thúc, ông đã quyết định đi chuyên ngành giải phẫu bàn tay.  Nhờ đi sâu vào lãnh vực chuyên môn nầy, ông đã thẩm định được cách sâu sắc cơn đau khủng khiếp do một vật gây ra, chẳng hạn như một viên đạn, khi vật ấy xuyên thủng lớp xương, lớp gân và những sợi dây thần kinh nơi bàn tay con người.  Nhà phẫu thuật ấy kể rằng ông thường giật thót người mỗi lần nghĩ đến cơn đau kinh khiếp Chúa Giêsu phải chịu khi đôi tay Ngài bị đóng đinh vào thập giá.

Khi chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay, ông nói rằng theo ông, tiếng kêu “lạy Chúa là Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma không chỉ là một lời tuyên xưng đức tin, mà còn là tiếng kêu đầy rung động khi vị tông đồ nhìn thấy dấu vết của đôi bàn tay bị xé toạc ra của Chúa Giêsu.  Chỉ đến lúc đó, Tôma mới hoàn toàn nhận thức được cơn đau đớn Chúa Giêsu đã phải chịu trên thập giá.  Theo nhận định của nhà phẫu thuật, khám phá nầy hầu như vượt quá mức chịu đựng của Tôma.  Và ông đã kết thúc bản văn đầy cảm động đó với lời chứng sau đây: “Mỗi lần giải phẫu mà nhìn phía dưới làn da của bàn tay con người, tôi luôn nhớ tới Chúa Kitô đã hy sinh đôi tay toàn hảo của Ngài cho tôi, và cũng như Tôma, tôi thốt lên: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.

********************************************

Câu chuyện trên làm nổi bật một điểm thuộc về đức tin mà chúng ta rất thường hay quên.  Đó là mỗi người chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giêsu qua đức tin.  Không phải vì cha mẹ, họ hàng, bạn hữu chúng ta tin nên chúng ta tin theo.  Đức tin của họ giúp ích cho chúng ta rất nhiều, nhưng chỉ như thế mà thôi thì chưa đủ.  Chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp bằng đức tin với Chúa Giêsu giống như nhà phẫu thuật trong câu chuyện, hoặc giống như Thánh Tôma trong Tin Mừng hôm nay.  Ông nghĩ mình có quyền được xem thấy Chúa sống lại như các anh em khác.  Các tông đồ kia lúc đầu cũng chẳng ai tin Chúa đã sống lại.  Các ông chỉ tin sau khi được tiếp cận với Chúa Giêsu, được sờ đến thân xác Ngài, được ăn uống với Ngài.  Vì thế, Tôma thấy mình thiệt thòi và thua kém.  Cho nên ông cương quyết không chịu tin lời anh em kể lại và ông đòi phải được sờ vào những dấu đinh ở tay Ngài.

Ông Robert Cleath, một tác giả viết sách đã trở lại với đức tin khi ông suy niệm về sự biến đổi kỳ diệu đã đến với các môn đệ Chúa Giêsu vào dịp lễ Phục Sinh.  Trước biến cố nầy, họ là đám người thất vọng thảm bại, thế mà sau biến cố nầy, họ đã được biến đổi kỳ diệu và còn có năng lực làm phép lạ nữa.  Ông nói: “Không có cách giải thích nào hữu lý về sự biến đổi của họ hơn là sự giải thích của chính họ: đó là vì họ đã nhìn thấy Chúa Giêsu hiện đang sống”.

Blaise Pascal, nhà thiên tài toán học, được hấp dẫn đến với đức tin khi ông suy niệm về sự kiện, không có sự đe dọa giết chóc nào có thể ngăn cản các môn đệ Chúa Giêsu nói thật to cho thế giới biết rằng, Chúa đã sống lại.  Pascal nói ông tin chắc chắn vào kẻ nào dám sẵn sàng chịu “chém đầu” vì lời rao giảng của mình.

Trong cuốn sách mang tựa đề “Ngang qua thung lũng sông Kwai”, Ernest Gordon đã kể lại câu chuyện hai ngàn tù binh đã bị chết vì bệnh tật và vì bị đối xử tàn tệ.  Thế nhưng, họ được lôi cuốn đến với đức tin qua cảm nghiệm riêng tư về quyền năng Chúa Giêsu đang hoạt động trong cuộc sống của họ.  Chúng ta hãy nhớ lại những tù binh nầy từng lao động đầu trần chân đất dưới cơn nóng cháy da miền nhiệt đới.  Trong chỉ vài tuần lễ, từ những người đàn ông lực lưỡng, họ đã biến thành những bộ xương biết đi.  Tinh thần họ bị xuống đến mức tệ nhất.  Người ta lo sợ sắp có điều gì xảy ra.  Thế nhưng vào ngay thời điểm ấy, hai tù nhân đã đứng lên tổ chức nhóm tù còn lại thành những nhóm tìm hiểu Kinh Thánh.  Nhờ suy tư tìm hiểu Kinh Thánh, các tù nhân đã học biết rằng Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa họ.  Họ chỉ việc tiếp xúc với Ngài.  Và sau khi tiếp xúc với Ngài, các tù nhân đã được biến đổi kỳ diệu trong cuộc sống từng người.  Chính cảm nghiệm thiêng liêng nầy khiến họ quỳ gối xuống thưa Chúa Giêsu “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.

Chúng ta cũng phải biểu lộ niềm tin trực tiếp vào Chúa Giêsu như thế.  Chúng ta cũng phải tìm được lý do riêng tư thôi thúc chúng ta quỳ gối xuống thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!”.  Dĩ nhiên chúng ta không thể leo lên cỗ máy thời gian, bay ngược dòng lịch sử cách đây hơn 2000 năm để dự lễ Phục Sinh đầu tiên.  Chúng ta cũng không thể đặt ngón tay vào lỗ đinh nơi tay Chúa Giêsu giống như Thánh Tôma.  Vậy thì chúng ta có thể làm gì?

Chúng ta có thể làm như những tù nhân ở bờ sông Kwai.  Chúng ta có thể tin vào Tin Mừng, có thể tiếp xúc với Chúa Giêsu bằng đức tin, có thể cảm nghiệm được Chúa Giêsu Phục sinh đang ngự giữa chúng ta: Ngài sẵn sàng giúp đỡ chúng ta như Ngài từng giúp đỡ đám tù binh nọ.  Đây là lời mời gọi mà Tin Mừng hôm nay dành cho chúng ta.  Đây là lời mời gọi Chúa Giêsu ngỏ với chúng ta như Ngài nói với Thánh Tôma: “Tôma, vì con đã thấy nên con mới tin, nhưng phúc cho kẻ nào không thấy mà tin”.

Khi Chúa Giêsu nói với Thánh Tôma: “Phúc cho ai không thấy mà tin” là Ngài đang ngỏ lời với chính chúng ta, cũng như với triệu triệu Kitô hữu trong suốt dòng lịch sử.  Phúc cho chúng ta nếu chúng ta tin vào Tin Mừng.  Phúc cho chúng ta nếu chúng ta tiếp xúc với Chúa Giêsu bằng đức tin.  Thật vậy, phúc cho chúng ta, vì cũng như các tù binh nọ, chúng ta sẽ khám phá được Chúa Giêsu đã sống lại, và hiện đang sống ngay lúc nầy đây giữa chúng ta, và luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta.

Cuối cùng, đức tin còn phải được nuôi dưỡng bằng những dấu hiệu, dấu chỉ.  Không có các bí tích, không có Thánh Thể, chúng ta sẽ tìm đâu ra cơ hội để gặp thấy sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh? Một khi đức tin của chúng ta đã được các dấu hiệu, các bí tích nầy thức tỉnh rồi, thì mọi sự sẽ có thể trở thành dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa Kitô: các biến cố, các hoàn cảnh, tha nhân…  Mỗi giây phút đưa chúng ta đến với một cuộc gặp gỡ và chúng ta lại có thể tuyên xưng như Thánh Tôma tông đồ: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con”.

Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’

From: langthangchieutim và

Anh chị Thụ & Mai gởi

MỘT NỀN TẢNG CHO NIỀM TIN VÀO CHÚA PHỤC SINH

MỘT NỀN TẢNG CHO NIỀM TIN VÀO CHÚA PHỤC SINH

(Suy niệm Tin Mừng thánh Gioan (Ga 20, 19-31)

Tác giả: Lm Inhatio Trần Ngà

nguồn:conggiaovietnam.net

Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, sau biến cố tử nạn đau thương, Chúa Giê-su phục sinh bất thần hiện ra giữa các môn đệ đang họp nhau trong phòng đóng kín khiến các ông ngạc nhiên đến sững sờ.

Thấy các môn đệ hoang mang vì tưởng mình là hồn ma hiện về, Chúa Giê-su cho các ông xem tay và cạnh sườn, để chứng thật đây chính là Giê-su có thân xác chứ chẳng phải là hồn ma. Bấy giờ các môn đệ vui mừng khôn xiết vì Thầy Giê-su đã thực sự sống lại.

Thế nhưng hôm ấy ông Tô-ma vắng mặt nên không thể chứng kiến biến cố trọng đại nầy. Khi được các môn đệ khác thuật lại cho hay sự kiện đó, Tô-ma tỏ ra ngờ vực và đòi kiểm chứng: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” (Ga 20,25)

Hôm nay, để vững tin vào biến cố Chúa Giê-su phục sinh, chúng ta không thể đòi cho được “thấy dấu đinh ở tay Người” hoặc “xỏ ngón tay vào lỗ đinh và đặt bàn tay vào cạnh sườn Người” như ông Tô-ma ngày xưa, vì Chúa Giê-su không còn hiện diện cách hữu hình giữa chúng ta, nhưng chúng ta có thể nhận biết Chúa Giê-su đã thật sự sống lại dựa vào sự kiện các tông đồ của Người đã hiến cả mạng sống và đổ máu mình ra mà minh chứng.

Nếu Chúa Giê-su chết đi mà không sống lại như lời Người báo trước, thì các tông đồ sẽ có những phản ứng sau đây:

* Các ông sẽ ngộ ra rằng Thầy Giê-su mà họ đem lòng tin tưởng, yêu mến và ngưỡng mộ bấy lâu không phải là Con Thiên Chúa như lời Người nói mà chỉ là người phàm lại tự xưng mình là con Thiên Chúa. Như thế, Người là một tên lừa bịp và tất nhiên các ông sẽ oán ghét Người, phế bỏ Người.

* Các ông sẽ không bịa đặt chuyện Chúa Giê-su phục sinh rồi đi rao truyền khắp nơi để lừa bịp người khác; vì khi làm như thế, các ông chẳng những chẳng được lợi lộc gì mà còn mất tất cả, kể cả mạng sống mình.

* Các ông sẽ không điên rồ đến nỗi từ bỏ gia đình, cha mẹ, vợ con, lại phải chịu đòn vọt, xiềng xích, tù đầy và chịu chết để đi loan truyền một điều láo khoét là Chúa Giê-su sống lại.

Trong thực tế, các phản ứng kể trên không hề xảy ra. Trái lại, các tông đồ đã hy sinh tất cả, từ bỏ gia đình, cha mẹ, vợ con, chấp nhận đòn vọt, tù đày và chấp nhận chịu chết để tôn vinh Đức Giê-su là Chúa, để loan truyền cho mọi người biết Chúa Giê-su đã thực sự sống lại từ cõi chết.

Chỉ khi tận mắt chứng kiến Đức Giê-su thực sự sống lại thì các tông đồ mới tin Đức Giê-su là Con Thiên Chúa và sẵn sàng vâng lệnh Chúa Giê-su để loan báo cho mọi người nhận biết Người là Đấng Cứu Độ muôn dân, cho dù phải hy sinh tất cả, kể cả mạng sống mình.

Vậy, ta có thể kết luận rằng:

Sự kiện các tông đồ của Chúa Giê-su tiếp tục từ bỏ gia đình, cha mẹ, vợ con và nhất là từ bỏ cả mạng sống để làm chứng rằng Đức Giê-su sống lại, thì đó là một lời chứng hoàn toàn đáng tin. Không ai liều chết và đánh mất tất cả chỉ vì một điều bịa đặt bao giờ.

Khi người làm chứng dám chịu chết để minh chứng mình nói thật, thì lời chứng của người đó là chân thật. Các tông đồ của Chúa Giê-su đã chấp nhận lãnh lấy án chết để minh chứng rằng Chúa Giê-su đã thực sự sống lại, vậy sự kiện Đức Giê-su sống lại là hoàn toàn chắc chắn.

Lạy Chúa Giê-su,

Nhờ các tông đồ hy sinh mạng sống để làm chứng Chúa đã phục sinh nên chúng con mới được vững tin vào Chúa là Đấng cứu độ và được hạnh phúc làm môn đồ của Chúa. Xin cho chúng con biết noi gương các ngài, hy sinh thời gian, công sức, khả năng và trí tuệ của mình để làm cho nhiều người được tin Chúa là Đấng đã sống lại và là Đấng cứu độ trần gian.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà