Con người ta chết có phải là hết hay không?

https://www.facebook.com/suthatvatruyenthong/videos/902216540296614/?t=271

June 15  

 

Con người ta chết có phải là hết hay không?

Đã có rất nhiều nhà khoa học cùng biết bao máy móc hiện đại chỉ để tập trung khám phá bí ẩn của mộng mị… Và điều kỳ lạ trong những giấc mơ xảy ra thật nơi hiện thực vẫn khiến không ít người chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ…

Nguồn: ĐKN. 

Cầu nguyện: 

Cầu nguyện: 

Lạy Chúa Giêsu, dân làng Nazareth đã không tin Chúa vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công. Các môn đệ đã không tin Chúa khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự. Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa chỉ vì Chúa sống như một con người,

Cũng có lúc chúng con không tin Chúa hiện diện dưới hình bánh mong manh, nơi một linh mục yếu đuối, trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.

Dường như Chúa thích ẩn mình nơi những gì thế gian chê bỏ, để chúng con tập nhận ra Ngài bằng con mắt đức tin.

Xin thêm đức tin cho chúng con để khiêm tốn thấy Ngài tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

KHI BẠN CẦU NGUYỆN: NÂNG NHAU LÊN TRONG MÙA CHAY

KHI BẠN CẦU NGUYỆN: NÂNG NHAU LÊN TRONG MÙA CHAY

 Joseph C. Pham 

Một người vợ chẩn đoán bị ung thư.  Một người con rời khỏi Giáo Hội.  Một đồng nghiệp bị nhập viện sau một cú va chạm trên xa lộ.  Một người thân cận mất việc làm.  Hàng triệu người ngủ mà không có của ăn, không được chăm sóc y tế, và không nhà cửa.  Hàng ngàn phụ nữ trẻ bị buộc lao vào tình trạng nô lệ tình dục.  Một đất nước từ chối quyền sống của một thai nhi.  Toàn thể người dân chịu sự thống trị của một bạo chúa.

Có quá nhiều nỗi thống khổ trên thế giới tưởng chừng như không thể vượt thắng được.  Nhưng rồi Kinh Thánh lại dạy chúng ta hãy có niềm hy vọng vì điều dường như không thể đối với chúng ta lại có thể đối với Thiên Chúa (Lc 18:27).  Đây rõ ràng là lý do vì sao việc cầu nguyện chuyển cầu lại trở nên quá giá trị.  Và đây là lý do vì sao chúng ta muốn nhìn đến lời chuyển cầu trong Mùa Chay này.

Giá Trị Của Sự Chuyển Cầu. 

Chuyển cầu không giống với việc thờ phượng, việc soi sáng thiêng liêng, hay tạ ơn.  Đó không chỉ là việc cầu nguyện cho những người đang cần giúp đỡ.  Chuyển cầu là một sự kết hợp của việc xin Thiên Chúa đi vào một hoàn cảnh khó và việc tin rằng Chúa sẽ giải quyết gian khó ấy.

Bạn có muốn biết việc cầu nguyện chuyển cầu quan trọng thế nào đối với Thiên Chúa không?  Chỉ cần nhìn vào Kinh Lạy Cha có lẽ là tất cả mọi điều bạn cần.  Trong lời kinh ấy, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin nhiều điều quan trọng: cho người ta thấy vinh quang của Thiên Chúa và thờ phượng Người; cho người ta được đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa; để Thiên Chúa ban cho chúng ta lương thực hằng ngày, tha thứ tội lỗi, và bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ.  Còn gì nữa, theo Thánh Luca, Chúa Giêsu đính kèm với lời cầu nguyện này bằng lời hứa là nếu chúng ta xin, thì chúng ta sẽ nhận lãnh (Lc 11:9). 

Việc chuyển cầu là quá giá trị đến nỗi chính Chúa Giêsu cũng cầu nguyện cách này.  Trong Bữa Tiệc Ly, chỉ vài giờ trước khi Ngài chịu chết, thì Ngài đã cầu nguyện cho các tông đồ của Ngài và cho chúng ta: bảo vệ chúng ta, ân sủng để chiến thắng cơn cám dỗ, thánh hoá chúng ta, và sự hiệp nhất của chúng ta (Ga 17:9-21).

Rõ ràng, lời cầu nguyện chuyển cầu không phải là một việc thiêng liêng hạng hai.  Đặc biệt là trong mùa đầy ân sủng như Mùa Chay, chuyển cầu có thể là một vũ khí mạnh mẽ chống lại tội lỗi, và sự sợ hãi ở nơi những người thân yêu của chúng ta và trong thế giới.

Sự Kiên Định

Sự kiên định là trung tâm của việc cầu nguyện chuyển cầu.  Người liên lỉ sẽ dành được sự chú ý của Thiên Chúa.  Chẳng phải đây là điều mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta qua dụ ngôn người bạn kiên định sao (Lc 1:5-13)?  Vào giữa đêm, một người thân cận đến xin giúp đỡ, nhưng người kia thì không muốn đi ra khỏi giường.  Bất chấp sự kháng cự của ông, cuối cùng thì người kia cũng ra khỏi giường và giúp người hàng xóm của ông – vì sự kiên định của người hàng xóm của ông.  Cùng một cách, Chúa hứa rằng rằng nếu chúng ta kiên định trong việc cầu nguyện chuyển cầu của chúng ta, thì Thiên Chúa sẽ đáp trả.

Hai câu chuyện khác từ Kinh Thánh cũng dạy cùng một thông điệp tương tự.  Một là câu chuyện dụ ngôn về một bà góa đã đến khẩn xin ông thẩm phán cho đến khi ông ta chấp nhận yêu cầu của bà thì thôi.  Chúa Giêsu nói với những người nghe Ngài rằng ông quan tòa không nhất thiết phải quyết định theo hướng có lợi cho bà vì bà đúng; mà chỉ vì bà ấy làm cho ông ta mỏi mệt (Lc 18:1-8).

Câu chuyện còn lại là một cuộc gặp gỡ thật sự mà Chúa Giêsu có với người phụ nữ Ca-na-an (Mt 15:21-28).  Con gái của bà đang cần chữa lành, nhưng vì bà là một người dân ngoại, nên Chúa Giêsu gần như là không sẵn lòng giúp.  Bất chấp việc nghe thấy Chúa Giêsu coi dân của bà như những con chó, bà vẫn kiên định.  Bà đã không bị từ chối.  Sau cùng, Chúa Giêsu đồng ý “Này bà, niềm tin của bà mạnh thật!” (15:8).  Những câu chuyện này thật đơn giản nhưng rõ ràng: hãy nhẫn nại!

Chúa Giêsu Chuyển Cầu Cho Chúng Ta

Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài rằng các ông sẽ bỏ Ngài trong giờ Ngài cần giúp đỡ.  Rồi Ngài quay sang Phê-rô và nói, “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.  Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22:32).  Ngài biết Phê-rô sẽ cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa sau khi ông từ chối là biết Chúa Giêsu, và Ngài đã cầu nguyện cụ thể cho sự trợ giúp ấy.

Chúa Giêsu không chỉ cầu nguyện cho Phê-rô hay các tông đồ.  Trong Thư Gửi Tín Hữu Do Thái, chúng ta đọc thấy rằng Ngài “sống mãi mãi để chuyển cầu” cho mỗi người chúng ta (7:25).  Hãy ghi lại hình ảnh này: Chúa Giêsu, giờ đây đã sống lại trong vinh quang và vẻ đẹp của Thiên Đàng, đang dành toàn bộ thời gian của Ngài – mãi mãi – để cầu nguyện cho chúng ta.  Ngay bây giờ, Ngài đang cầu nguyện cho bạn và cho những người thân yêu của bạn.

Theo cùng một cách thế, chúng ta là những người Công Giáo được dạy ngay từ rất sớm là hãy xin Mẹ Maria “chuyển cầu cho chúng con trong giờ lâm tử.”  Chúng ta tin rằng Đức Đồng Trinh Maria có một vai trò chuyển cầu đặc biệt trên thiên đàng.  Giống như bất cứ một người mẹ tốt lành nào, Mẹ có thể bước vào căn phòng của con trai mình bất cứ lúc nào và xin sự trợ giúp của Ngài.  Mẹ biết những thách đố và những vết thương và những nhu cầu của con cái Mẹ, và Mẹ hằng tiếp tục cầu nguyện cho họ.  Và giống như bất cứ một người mẹ tốt lành nào, Mẹ an ủi chúng ta khi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu của chúng ta.  Mẹ tái đảm bảo với chúng ta rằng Mẹ ở cùng chúng ta, cầu nguyện ngay cạnh chúng ta.

Đây không phải là những sự thật ủi an sao?  Chúa Giêsu đã hứa rằng nếu chúng ta xin, thì chúng ta sẽ lãnh nhận.  Ngài đã hứa rằng nếu chúng ta kiên định trong việc cầu nguyện của chúng ta, thì chúng ta sê thấy Thiên Chúa hành động.  Và Ngài hứa rằng Ngài sẽ cùng chúng ta, cùng với Mẹ của Ngài, trong việc cầu nguyện cho hết mọi nhu cầu và bận tâm mà chúng ta dâng lên Ngài.  Chúng ta không bao giờ đơn độc trong cầu nguyện!

Ý Muốn Nhiệm Mầu Của Thiên Chúa

Nhưng chúng ta sẽ nói, “Tôi kiên định.  Nhưng tại sao một số lời cầu nguyện của tôi lại không được đáp trả?”  Đây là một trong những mầu nhiệm lớn lao của niềm tin nơi chúng ta.  Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu luôn yêu thương chúng ta.  Chúng ta biết rằng Ngài không muốn thấy bất cứ ai đau khổ.  Nhưng chúng ta không luôn thấy những đáp trả cho những lời nguyện cầu của chúng ta, bất luận là ý hướng tốt lành thế nào và chúng ta đang kiên định cỡ mấy.  Câu trả lời tốt nhất chúng ta có thể mang lại là Thiên Chúa luôn đáp trả lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng chúng ta không luôn biết cách nào và khi nào.

Joe Difato, nhà xuất bản của tạp chí này, là một gương của sự nhẫn nại.  Ông có một cô con gái lớn bị mù kể từ khi cô bé lên bốn.  Joe cầu nguyện thường xuyên cho con gái mình được chữa lành.  Giống như bất cứ người cha mẹ nào, ông muốn con gái ông sáng mắt.  Đồng thời, ông thấy chính bản thân mình bị thoái lui vào khả năng là con gái ông sẽ luôn mù.  “Tôi tin rằng Chúa Giêsu muốn chữa lành con gái tôi, và tôi cầu xin điều này”, ông nói.  “Nhưng con gái tôi vẫn cứ mù.  Đôi khi tôi mất niềm hy vọng là con gái tôi sẽ sáng mắt.  Đôi khi tất cả mọi điều tôi có thể làm là nỗ lực kiên định bất chấp sự hoài nghi của tôi.”

Bốn Mươi Ngày Cầu Nguyện

Trước sự bất lực của chúng ta để hiểu trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa, thì cách duy nhất là chúng ta tiếp tục tiến bước trong niềm tin của mình bằng việc kiên định.  Cách duy nhất để tiến bước là tin rằng Thiên Chúa sẽ đáp trả lại lời cầu nguyện của chúng ta theo sự khôn ngoan của Ngài và theo thời gian của Ngài.

Vì thế, khi Mùa Chay bắt đầu, tại sao lại không đặt ra một danh mục cầu nguyện của riêng chúng ta?  Hãy nghĩ về những người mà bạn biết là đang đau đớn, bất luận về thể lý hay tinh thần.  Hãy nghĩ về một hoặc hai hoàn cảnh trên thế giới đang lôi cuốn sự chú ý của bạn nhất – nạn dịch virus corona – và thêm chúng vào danh mục của bạn.  Rồi hãy nhìn vào danh mục mỗi ngày và cầu nguyện cho những nhu cầu này.

Chớ gì tất cả chúng ta “cầu nguyện không ngừng” trong Mùa Chay này (1 Tx 5:17).  Ai mà biết?  Có khi vào Chúa Nhật Phục Sinh, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta một câu trả lời đặc biệt cho một trong những lời cầu nguyện sâu thẳm nhất của chúng ta cho ai đó trên danh mục của chúng ta!

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ The Word Among Us)

From: Langthangchieutim

Cầu Nguyện.

Cầu Nguyện.

Lạy Chúa Giêsu, có những chuyện xảy ra làm con không vừa ý, khiến ngày sống của con vắng bóng niềm vui. Làm sao con có thể đón nhận mọi sự với nụ cười bao dung, và coi những trắc trở như chuyện bình thường của cuộc sống cho con bình an trước vấp váp của con, và nhẹ nhàng trước vấp váp của người khác.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

THI HÀI THÁNH BERNADETTE KHÔNG BỊ HƯ NÁT SAU HƠN MỘT THẾ KỶ

Image may contain: one or more people
No photo description available.

Phép Lạ Cha Phanxico Trương Bửu Diệp

THI HÀI THÁNH BERNADETTE ( NGƯỜI ĐƯỢC TRÔNG THẤY NHAN THÁNH ĐỨC MẸ TẠI LỘ ĐỨC) SAU KHI MẤT THI HÀI CỦA NGÀI KHÔNG BỊ HƯ NÁT SAU HƠN MỘT THẾ KỶ

Thánh nữ Bernadette (còn gọi là Marie Bernarde Soubirous) sinh ngày 7 tháng 1 năm 1844 tại Lourdes, Pháp và mất ngày 16 tháng 4 năm 1879) .
Thánh Bernadette được biết đến bởi hai sự kiện:
– Chứng kiến Đức Mẹ hiện ra tại Loures , Pháp
– Thân xác không hư nát mặc dù đã mất từ rất lâu. Giáo hội quyết định khám nghiệm thi hài Thánh nữ, và thấy thi hài vẫn như người sống.

Thánh Bernadette là con cả trong một gia đình thợ may nghèo ở Lourdes (Lộ Đức), thuộc miền Nam nước Pháp. Vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 , Đức Mẹ Maria hiện ra với Bernadette ở một hang động trên bờ sông Gave gần Lourdes, lúc đó cô 14 tuổi. Tin này được lan truyền nhanh chóng. Ngày 16 tháng 7 năm 1858, Bernadette lại báo cho mọi người là cô lại thấy Đức Mẹ hiện ra với cô. Như vậy cô đã gặp Đức Mẹ 18 lần trong vòng 5 tháng. Thời gian này ở Lourdes cũng xảy ra nhiều hiện tượng lạ và cũng từ đó Bernadette có ý định đi tu.

Ngày 3 tháng 7 năm 1866, Bernadette vào dòng thánh Gildard. Sau một thời gian ở tu viện, Bernadette được mặc áo dòng và đổi tên là Maria Bernard. Năm 1867 Bernard bị phong thấp nhưng vẫn cố gắng làm công việc của một y tá. Từ tháng 10 năm 1875 sức yếu dần, Bernard không thể làm việc được nữa. Năm 1877, bệnh tình trở nặng và hấp hối giữa tuần Phục sinh năm 1879. Bà mất lúc 35 tuổi và được an táng trong hầm mộ tu viện.

Năm 1909 (sau 30 năm) , vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài.

Bác sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được: “Cỗ quan tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi. Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục nữ tu không hề có mùi xú uế. Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài, đầu nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo”. Gia đình Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài mới rồi đặt vào một vị trí khác sâu trong nhà mồ.

Năm 1913, Giáo hoàng Pius X chuẩn bị phong Thánh cho Bernadette. Để chứng nghiệm, quan tài của bà được yêu cầu mở ra một lần nữa nhưng do Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ nên việc này bị hoãn đến năm 6 năm sau. Năm 1919, lúc mở quan tài lần hai, di hài của bà vẫn nguyên vẹn. Năm 1925, Giáo hoàng Pius XI đã chính thức phong Thánh cho Bernadette.

Lần cuối, mộ bà lại được mở ra, di hài được đưa vào quan tài pha lê đặt tại nhà nguyện của nhà thờ Lourdes để mọi người chiêm ngưỡng cho đến nay.

(Sơ lược từ nguồn Wikipedia tiếng Việt).

Khi bạn đọc xong nhớ chia sẻ cho nhiều người được biết nghe.

VỀ VIỆC: THEO ĐẠO CÔNG GIÁO (Nguyễn Phúc Liên Thành )

Thư Thông Báo Cùng

Quý Chiến hữu, Thân hữu, 

và Đồng bào Quốc nội và Hải ngoại

VỀ VIỆC: THEO ĐẠO CÔNG GIÁO

Tôi, Nguyễn Phúc Liên Thành sẽ theo đạo Công giáo và chịu phép rửa tội vào dịp lễ Chúa Phục Sinh tại nhà thờ “kính”, tức nhà thờ Chánh Tòa của Cộng Đồng Công Giáo tại Orange County, California, vào lúc 6 giờ chiều, ngày 11 tháng 4 năm 2020. Đa Chỉ tại Garden Grove, California, USA. 

 Tôi, Nguyễn Phúc Liên Thành, sinh ra trong một gia đình Hoàng Tộc với truyền thống  Phật Giáo từ lâu đời. Bà nội tôi là phu nhân của Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, chắt nội đời thứ 5 của vua Gia Long. Người anh ruột của bà, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, là Đệ I Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Anh tôi, Nguyễn Phúc Liên Phú, là Đại Lão Hòa Thượng Thích Chơn Kim [đã viên tịch gần 2 năm nay]. Một người chú bên cánh bà nội tôi, Đại Lão Hòa Thượng Thích Chơn Trí, là nguyên giáo sư Trường Bồ Đề, Huế [đã viên tịch sau 1975 tại Huế].

Ngay từ thuở nhỏ, anh em chúng tôi đã được mẹ dẫn vào chùa tại xóm An Lăng, Quận Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên, để được thầy Ngoạn, tức Thích Thiện Lạc làm lễ Quy Y. Thầy đã đặt pháp danh cho tôi là Nguyên Tịnh.

Rồi thời gian qua nhanh, cuộc chiến tàn khốc giăng trải trên toàn cõi quê hương, tôi vào lính, trở thành người lính Việt Nam Cộng Hòa, cầm súng gìn giữ non sông, tổ quốc, bảo vệ đồng bào miền Nam trước làn sóng xâm lăng của Bắc quân cộng sản.

Còn nhớ vào một đêm mùa đông tháng 12 năm 1970, trời mưa và lạnh, với chức vụ là Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế, tôi đã đích thân chỉ huy một Toán Đặc Nhiệm, thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Đặc Biệt của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, phục kích tại sân của ngôi chùa mà năm xưa tôi đã Quy Y, bắn chết tên Thiếu Tá Thanh Bình, tức Nguyễn Đối, đặc công cộng sản cùng với 2 tên khác. Những tên đặc công cộng sản còn lại tháo chạy trong bóng đêm. Chúng tôi đã ngăn chặn được kế hoạch của bọn chúng dự định tàn sát Giáo dân tại Làng Phủ Cam nhân dịp đêm lễ Giáng Sinh năm đó, năm 1970.

Ngay sau đó tôi cho lệnh lục soát ngôi chùa và bắt giữ Thầy Ngoạn, tức Thích Thiện Lạc, người đã làm lễ Quy Y và đặt pháp danh cho tôi khi tôi còn nhỏ được Mẹ nắm tay dẫn đi vào chùa làm lễ Quy Y.

Nghe tôi bắt thầy Thích Thiện Lạc, mẹ tôi kinh hoảng nói với anh Cả của tôi : “Nói hắn thả thầy ra, đời thuở nhà ai hắn lại đi bắt thầy đã làm kễ Quy Y và đặt Pháp danh cho hắn, thằng con bất hiếu.”

Mẹ tôi đã giận tôi và cả gần sáu tháng bà không nói, không nhìn mặt tôi.

Mẹ tôi cũng như hằng trăm ngàn Phật Tử ở cố đô Huế, họ đối với quý Thầy một lòng tôn kính. Những điều Thầy nói, những việc Thầy làm, tất cả đều đúng, tuyệt đối phải nghe theo lời Thầy dạy.

Tôi bắt những tên Việt cộng đội lốt thầy tu. Tôi bắt Thầy Ngoạn hoạt động cho Việt cộng, chứ đâu phải bắt Thích Thiện Lạc đạo đức tu hành như mẹ tôi và hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế vẫn lầm tưởng.

Và… suốt thời gian gần 10 năm trong chức Vụ Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế, tôi là một chứng nhân và cũng là tác nhân của một giai đoạn lịch sử đầy bi thương của miền Nam Việt Nam từ 1964 đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì vậy mà từ năm 2000 đến 2019, tôi — như nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã từng nói –“Đem tâm tình viết lịch sử”. Tôi đã hoàn tất 4 tác phẩm liên quan đến các hoạt động của đám cộng sản giả dạng tu sĩ nằm vùng trong Phật Giáo để phá hoại miền Nam Việt Nam, đưa đến thảm họa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đó là những cuốn:

1/ Biến Động Miền Trung                            

2/ Huế Thảm Sát Mậu Thân 1968

3/ Thích Trí Quang, Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc

4/ Trận Chiến Tình Báo, Phản Tình Báo, Giữa VNCH/CIA và Tình Báo Cộng Sản Hà Nội [1955-1975]

Tôi đã hoàn thành trách nhiệm đối với sự thật về một khía cạnh của lịch sử miền Nam Việt Nam từ 1963 đến 1975. Giờ đây tôi đã lớn tuổi, muốn tìm về niềm tin tôn giáo để được thanh thản trước khi từ giả cõi trần mệt mỏi nầy.

Thế nhưng hiện nay tôi không thể tìm lại được những ngôi chùa cổ kính ngày xưa với những vị sư tu hành đạo hạnh như Thầy Thuyền Tôn, Thầy Từ Hiếu. Giờ đây Phật Giáo Việt Nam trong nước và hải ngoại đang ở trong giai đoạn cuối của Pháp nạn, giai đoạn tan rã hoàn toàn không còn đứng dậy nổi, bởi nhiều lý do như sau:

1/ Đa số tăng lữ là do Bộ Công An cộng sản đào tạo. Bọn họ được huấn luyện bởi một trường huấn luyện tăng sĩ Phật Giáo của Bộ Công An tại Tỉnh Bình Định. Học xong chúng được tung ra nắm quyền điều khiển các chùa trong nước và hải ngoại.

2/ Hàng tăng lữ được CSVN đào tạo này là một lũ ăn cướp, một lũ Cộng tăng, tham tăng, dâm tăng.

3/ Đa số chùa chiền và tăng lữ tại Việt Nam là của Ủy Ban Tôn Giáo thuộc mặt Trận Tổ Quốc. Bọn chúng chỉ biết đảng cộng sản và “bác Hồ” của chúng chứ không biết Đức Phật là ai. Bọn chúng đã để tượng của ác quỷ Hồ Chí Minh ngang hàng với tượng Phật Thích Ca trên bàn thờ Phật.

4/ Tại hải ngoại cũng vậy, hằng ngàn tăng lữ trẻ từ trong nước được đảng CSVN đưa ra hải ngoại. Tất cả bọn chúng là Công an.

5/ Hằng ngàn ngôi chùa tại hải ngoại được thành lập do tiền của chính Phủ Cộng Sản Việt Nam và tiền đóng góp của một số lớn Phật tử bị mê hoặc vì thiếu thông tin chính xác.

6/ Tại một số lớn các chùa ở Hoa Kỳ, nhất là ở California, từ trụ trì xuống hàng tăng lữ nam, cũng như nữ, đều là công an cộng sản trá hình.

7/ Một số lớn các chùa tại hải ngoại là cơ sở kinh tài, rửa tiền, đưa người từ Việt Nam sang Hoa Kỳ dưới dạng tu sĩ, tôn giáo. Mỗi người có giá là $ 40.000 đô.

8/ Những tu sĩ giả dạng này kêu gọi tín đồ đóng góp tiền mua chùa, xây chùa. Một thời gian sau, thầy bán chùa lấy tiền chạy cùng sư cô mất dạng, chẳng tìm được thầy ở đâu cả.

Tóm lại Pháp nạn đang ở cao điểm, Phật giáo đang trên đà hủy diệt bởi đảng cộng sản Việt Nam, vì Tăng Đoàn Phật Giáo do Bộ Công An Cộng Sản Việt Nam đào tạo và điều khiển.

Trời chẳng cứu mà Đức Phật cũng không cứu pháp nạn nầy. Chỉ có những tín đồ thuần thành, những Phật tử chân chính cùng nhau ngồi lại với nhau, tìm một hướng đi, một con đường chân chính thì may ra. Thế nhưng, tìm những người nầy không khác gì “mò kim đáy biển”.

Nếu còn mê lầm, còn cố chấp, còn không chấp nhận sự thật xấu xa, tồi bại của đám tu sĩ Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và Phật giáo Quốc doanh của đảng cộng sản Việt Nam hiện tại, thì Phật Giáo Việt Nam sẽ đi đến cuối mùa Pháp nạn, tan rã hoàn toàn.

Tôi tôn kính mọi tôn giáo đặt tình người và sự công bằng lên trên tất cả, không phân biệt chủng tộc, phái tính, và giai cấp xã hội. Nhưng riêng phần tôi, sau khi nghĩ là mình đã hoàn thành sứ mạng của một công dân Việt yêu mến tự do và nhân phẩm và nay đã đến lúc suy niệm và cần có quyết định về đời sống tâm linh của bản thân.

Gần 8 tỷ người hiện diện trên quả đất vào giờ phút này chắc hẳn không phải là một ngẫu nhiên. Vũ trụ có hằng ức triệu thiên hà đứng vững trong không gian trong một tư thế liên lập toán học chính xác không thể tưởng tượng được mà chỉ cần một sai số cực nhỏ cũng sẽ làm vỡ tan tành. Điều này phải có nguyên nhân. Và nguyên nhân đầu tiên, theo tầm hiểu biết thô thiển của bản thân tôi, chính là Đấng Tối Cao đã tạo dựng nên vũ trụ tuyệt hảo này mà trong đó mỗi một cá nhân — tuỳ theo khả năng trí tuệ của mình — có quyền, có trách nhiệm và có tự do xác định cho mình một sứ mạng và con đường mình phải đi theo. Và tôi đã lựa chọn.

Tôi sẽ theo đạo Công giáo và chịu phép rửa tội vào dịp lễ Chúa Phục Sinh tại nhà thờ “kính”, tức nhà thờ Chánh Tòa của Cộng Đồng Công Giáo tại Orange County, California, vào lúc 6 giờ chiều, ngày 11 tháng 4 năm 2020. Đa Chỉ tại Garden Grove, California, USA. 

Xin kính mời quý chiến hữu, thân hữu và đồng bào yêu mến tôi tham dự.

Thân kính,

Nguyễn Phúc Liên Thành

P.O.BOX 6147

Fullerton, CA. 92834. USA

Phone: 626-257-1057

Email :  [email protected]

From: TU-PHUNG

ĐỨNG VỚI LẼ THẬT!

Image may contain: 1 person, smiling, standing

Bible Man Story

ĐỨNG VỚI LẼ THẬT!

Hoa Hậu California Carrie Prejean đã bị tước vương miện Hoa Hậu California bởi vì câu trả lời của Hoa Hậu trong lúc được lọt vào vòng top 5 của Miss USA năm 2009. Carrie Prejean đã nói rằng, “Hôn nhân nên chỉ giữa người một nam và một người nữ mà thôi. Tôi không có ý chống ai bên ngoài kia cả, nhưng đó là cách tôi được nuôi dạy.” (Marriage should be between a man and a woman. No offense to anybody out there, but that’s how I was raised.)

Ngày 21/4/2009 trên đài TV NBC’s talk show, Hoa hậu California Carrie Prejean trả lời về việc Giám Khảo Perez Hilton đặt câu hỏi cho Hoa Hậu California về vấn đề the same sex marriage trong cuộc Thi Hoa Hậu

Miss USA tại Las Vegas trong tháng 4. Giám Khảo Perez Hilton nói rằng, “Cô Prejean nên để chính trị và tôn giáo của mình sang bên bởi vì Miss USA đại diện tất cả người Mỹ.” Miss California Carrie Prejean trả lời rằng, “Tôi không lấy lại những gì tôi đã nói. Tôi nói từ lòng tôi, từ niềm tin của tôi và vì Đức Chúa Trời của tôi. Vấn đề không phải là quan điểm chính trị. Đối với tôi, vấn đề là quan điểm của Thánh Kinh. Nó khiến tôi mất vương miện nhưng tôi không quan tâm. Tôi biết tôi có thể đi ra ngoài và nói với các bạn trẻ về việc đứng lên bảo vệ những gì bạn tin và chớ bao giờ thỏa hiệp chính các bạn với bất cứ ai hay bất cứ điều gì, ngay cả nếu đó là vương miện Hoa Hậu Mỹ đi nữa!”

Khi được đài NBC phỏng vấn hỏi về cảm xúc của cô thế nào, cô đáp, “Happy. Điều này xảy ra vì một nguyên do. Để trả lời câu hỏi đó trước cả nước đang theo dõi, Đức Chúa Trời đã thử thách phẩm cách và đức tin của tôi. Tôi vui mừng vì thành thật với chính mình!”

Cô Carrie nói rằng nếu được hỏi câu khác hay trả lời theo cách giám khảo hỏi, chắc chắn cô đã thắng. Nhưng cô nói, “Tôi không hối tiếc vì đã trả lời thành thật. Tôi nói lên một quan điểm thật với chính mình, và đó là tất cả những gì tôi có thể làm.”

“Cô Claudia Jordan, một trong những giám khảo nói với tôi rằng, đáng ra thì tôi đứng trung lập trong vấn đề nhạy cảm này, chứ không nên có câu trả lời thẳng như thế.” (Bà này có lý, nhưng không có lẽ thật). Cô Carrie nói tiếp, “Nhưng điều đó đi ngược lại với những gì tôi tin và đứng với. Khi tôi được hỏi một câu hỏi thẳng, tôi sẽ đưa ra câu trả lời thẳng. Tôi không đứng giữa. Tôi sẽ đứng hoặc bên này, hoặc bên kia!”

“Tôi hãnh diện với chính mình và tôi có rất nhiều người ủng hộ và hãnh diện vì tôi. Vương miện hoa hậu không phải là điều Đức Chúa Trời muốn cho cuộc đời tôi trong tối đó. Tôi cảm thấy như mình đã thắng. Tôi cảm thấy như tôi là người chiến thắng. Tôi quả thật sự cảm thấy như thế!”

Câu gốc suy gẫm:

“Con hãy lấy đức tin và tình thương trong Đấng Cứu Thế Giê-su mà giữ vững những mẫu mực về tín lý lành mạnh con đã nghe ta dạy. Nguyền xin Đức Thánh Linh, Đấng đang ngự trong chúng ta, giúp đỡ con, để con giữ được những điều đã ủy thác cho con.” (2 Ti-mô-thê 1:13-14)

Nguồn: Tin và Sống