CÓ THƯỢNG ĐẾ!!!

CÓ THƯỢNG ĐẾ!!!

tác giả: Đaminh Phan văn Phước
nguồn: conggiaovietnam.net

Những người vẫn ”khư khư chủ trương không có Thượng Đế” sẽ chẳng bao giờ chứng
minh được rằng ”không có Ngài” cho dù họ dựa vào những phát minh mới về Khoa
Học! Tại sao vậy?

– Bởi vì ”Khoa Học” (1) không phải do con người làm ra. Ví dụ: Sức đẩy của nước (định luật Archimède) không do ông ấy sáng chế vì nó đã có từ thuở ”tạo thiên, lập địa”! Càng khám
phá phần nào đó ”Khoa Học của Tạo Hóa” (The Science of The Creator) qua vũ
trụ, con người, bị ”giới giạn bởi thời gian và không gian”, vẫn thấy mình quá
nhỏ bé và còn ”dốt” trước ”Tri Thức của Kiến Trúc Sư Tuyệt Đối” làm ra
”thiên cơ” (then máy của Trời) mà mình không tài nào hiểu thấu được hết.
Ban đầu, đào đất, tôi tạo được một cái lỗ nhỏ. Càng đào đất ngày nầy qua ngày nọ, tôi không còn thấy cái lỗ, mà quanh mình lại là một ”cái hố” rất rộng. Trong Lĩnh vực Khoa Học, cũng
thế! Với ”viễn vọng kính” hiện đại, tối tân, sự hiểu biết của con người về vũ
trụ chỉ là một phần ”tri thức” quá nhỏ đến nỗi nhiều nhà nghiên cứu Khoa Học
phải khẳng định rằng ”vũ trụ bao la, không cùng” là điều chứng minh có ”Đấng
Lạ Lùng” chế ra thiên cơ. Xin đơn cử trường hợp như sau:

Ngoài mặt trời, ngôi sao ”gần chúng ta nhất” được gọi là ”Proxima” nằm trong ”chòm Alpha Nhân Mã” (Alpha du Centaure), cách chúng ta chừng 41 ngàn tỷ cây số!!! Các
nhà thiên văn phải ”tính gọn” khoảng cách ấy bằng ”năm ánh sáng” (l’année
lumière)! Mà vận tốc của ánh sáng trong mỗi giây là 300 ngàn cây số! Vậy, trong
một năm, ánh sáng đi được là 9,5 ngàn tỷ cây số. Muốn ”bay” nhanh
bằng ánh sáng
để lên tới sao Proxima, tôi phải mất 4 năm và 3 tháng!!!

Quả Đất là hành tinh trong thái dương hệ (solar system) gồm có: Mercure, Venus, Terre, Mars, Jupiter, Saturne, Uranus (được khám phá năm 1781), Neptune (năm 1846) et Pluton (năm 1930). Thái dương hệ lại nằm trong ”Giải Ngân Hà” (Voie Lactée / Milky Way /
Galaxy) có chừng 200 tỷ (200.000.000.000) ngôi sao! Các nhà thiên văn chỉ mới khám phá được chừng 100 tỷ Ngân Hà trong một phần nhỏ của vũ trụ bao la! Cho nên có ”chiêm tinh gia” nọ phát biểu và đặt câu hỏi như sau: ”Mới khám phá ngần ấy về vũ trụ bằng viễn vọng kính tương đối, mà tôi đã chóng mặt. Vậy, nên thư giãn tí xíu bằng cách tính kích thước ngắm được, thật kinh hoàng của Vũ Trụ, theo tỷ lệ khiêm tốn của
loài người! Phải chăng số ngân hà trong Vũ Trụ nhiều hơn cát trên Địa
Cầu?

Big Bang (Sự Bùng Nổ Lớn: Gigantesque Explosion) không phải là chân lý (2), mà chỉ là giả thuyết thuần túy siêu hình (une pure hypothèse métaphysique) bắt nguồn từ Cựu Ước nói về việc Sáng Thế từ hư vô (La création ex nihilo: Creation out of nothing) do Quyền
Năng của Thiên Chúa. Chẳng chứng minh được rằng ”không có Thượng Đế”, còn dè
dặt vì lý do này, lý do kia, một số nhà nghiên cứu Khoa Học bèn phát biểu: ”Do
không thể thấy Vũ Trụ ra sao trước Big Bang, chúng ta cũng chẳng biết được điều
gì trong giai đoạn ấy. Nhưng một số lý thuyết cho rằng có thể Vũ Trụ của chúng
ta ‘chào đời giữa lòng Vũ Trụ khác’ đã có trước (préexistant).”

Như vậy, xét cho cùng, khái niệm ”Vũ Trụ đã có trước” không phải là thiên cơ hữu hình, mà là ”Đấng Vô Hình, Toàn Năng, Tuyệt Đối, Toàn Tri, Toàn Hảo…” Ngài có trước thời gian và
không gian, tức Đấng Tự Hữu (The Self-Existing) chính là Thượng Đế. Cựu Ước đã
nói ngắn gọn về việc Ngài khởi sự tạo dựng vũ trụ như sau:
Ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất. Ðất còn trống không, mông quạnh, bóng
tối bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Thiên Chúa là là trên mặt nước. Và Thiên
Chúa phán: “Hãy có ánh sáng.” Và có ánh sáng. Và Thiên Chúa thấy rằng
ánh sáng tốt đẹp và Thiên Chúa phân tách ánh sáng ra khỏi bóng tối. Và Thiên
Chúa gọi ánh sáng là ngày, bóng tối là đêm. Đã có buổi chiều và buổi sáng: ngày
thứ nhất.”
(Sáng
Thế Ký 1,1-5)

Gottfried Wilhelm Leibniz, nhà Toán Học, Triết Gia Đức phát biểu: ”Thượng Đế tính toán, sử dụng ý tưởng của Ngài, cho nên thế giới đã được tạo thành. Trước hết mọi sự, Thượng Đế là Vị tính toán vĩ đại, Nhà luận lý vĩnh hằng.” (Dieu calcule, il exerce sa pensée, et le monde est créé. Dieu est avant tout le grand Calculateur et l’éternel Logicien.)

Ông ta còn nói: ”Không  gì chẳng  gì mà không  lý do.” (Rien
n’a rien sans raison.) Câu ấy phải được hiểu như thế này: Mọi sự đều có nguyên
nhân. Nhưng Thiên Chúa không phải là ”sự, cái gì” vì Ngài là Nguyên Nhân của
mọi sự, mọi loài, tức Đầu Hết, là Alpha bởi vì, trước chữ Alpha của mẫu tự
Hy-lạp, không có chữ nào cả!

Tên đao phủ” Saulô đi lùng người tôn thờ Chúa Giêsu, đã được Ngài cho mù mắt để sáng lại, trở thành ‘‘Thánh Phaolô” đã cảnh cáo hạng người tưởng mình là trí thức, nhưng vẫn mê muội như sau: ”Vì những gì thiên hạ có thể biết về Thiên Chúa thì đã được
mạc khải cho họ. Từ thuở tạo thành vũ trụ, những việc tốt lành của Ngài mà mắt
người đời không thấy được, tức là Quyền Năng vĩnh cữu và Thần Tính của Ngài. Do
đó, họ vô phương chạy tội. Vì đã biết Thiên Chúa, nhưng họ không tôn vinh Ngài
là Thiên Chúa và cảm tạ Ngài. Trái lại, họ suy luận lầm lạc và tâm trí
ngu si của họ trở thành tối tăm
. Họ tự khoe là khôn ngoan, nhưng đã trở nên
điên rồ.”
(Roma 1,19-22)

Thật vậy, nhìn cái ”máy vũ trụ” quá lạ lùng, vượt sức tưởng tượng của mình là thọ tạo hữu hạn, ai còn ngoan cố, còn tự cao và còn không tin có Thượng Đế thì người ấy cũng nên làm kẻ ”điên rồ” bằng cách lý luận rằng chiếc đồng hồ đeo tay chẳng có người nào làm ra!!!
***

1. Chữ ”science” là cách biến âm của từ Latinh ”scientia” vốn là danh từ của động từ ”scire”
(savoir; know)! Theo Cựu Ước bằng tiếng Pháp, chữ ”science” trong thành ngữ
”l’arbre de la science du bien et du mal” là ”cây biết điều lành và sự dữ”. Như vậy, chữ ”science” đồng nghĩa với ”connaissance; knowledge”. Cây ấy ở Vườn Eden là biểu tượng nhắc Adam-Eva nhớ Lời của Thượng
Đế là Đấng Toàn Tri. ”Cây” gậy của Mosê đập đá để lấy nước nuôi Dân Chúa khỏi
chết khát trong sa mạc. ”Cây” Vườn Eden đã biến loài người trở thành nô lệ
của Satan! Nhưng ”Cây” Thập Giá giúp loài người đè đầu NÓ!!!

2. Bài khác sẽ nói về Big Bang.

Đức Quốc, 27 và 28.5.2012,
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ban Ơn cho Kitô hữu mạnh dạn tuyên xưng Đức Tin.

Đaminh Phan văn Phước

 

CHỨNG NHÂN CHO CHÚA

CHỨNG NHÂN CHO CHÚA

 Tác giả: Thiên Phúc                 nguồn: thanhlinh.net

 CHỨNG NHÂN CHO CHÚA (Ga 20,19-23)

 CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG, NĂM B

  Ngày 12 tháng 10-1999, một cậu bé nặng 3,55 kg đã chào đời lúc 00:03 tại Sarajevo, Bosnia. Cậu đã được Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Anna chào đón như là biểu tượng của người dân thứ 6 tỷ của Thế giới (C 6 B: Day of 6 billionth person). Sự chọn lựa này chỉ là ngẫu nhiên, do ông Tổng Thư ký đang công tác ở Bosnia.

  Chỉ trong ngày 12-10, ước tính có khoảng 370.000 trẻ em trên thế giới chào đời, phân nửa trong số đó là trẻ em Châu Á. Các chuyên gia dân số thế giới chào đón ngày này với sự … lo lắng, vì hầu hết số trẻ ấy sẽ sống trong nghèo đói và thất học… Chỉ trong thế kỷ 20, dân số thế giới đã tăng gấp ba và nếu tính trong vòng 12 năm, dân số thế giới tăng độ một tỷ người. LHQ ước đoán dân số thế giới sẽ là 8,9 tỷ vào năm 2050. Nhà sinh thái học David Pimentel của Đại học Cornell cảnh báo: “Đến năm 2100, sẽ có 12 tỷ con người khốn khổ chịu đựng cuộc sống khó khăn trên trái đất”.

 Nhưng không phải ai cũng đồng tình với nỗi lo về “ngày ảm đạm, u tối”, khi dân số thế giới đạt đến con số 6 tỷ. Nhà kinh tế học Stephen Moore lại cho rằng: “Dân số thế giới đạt 6 tỷ là món quà tặng cho sự khéo léo và khả năng sáng tạo của con người”. 

                                                 ***   

  Mỗi lễ hiện xuống là một ngày khai sinh mới của Giáo Hội. Chúa Thánh Thần chính là linh hồn của Giáo Hội. Người hằng huy động, hướng dẫn, hiệp nhất dể xây dựng Giáo Hội. Giáo hội đã có một lịch sử dài suốt 20 thế kỷ. Cần một luồng gió mạnh thổi đến, lùa vào, đổi mới mọi sự.

  Công đồng Vatican II, chính là ngày “Lễ Hiện Xuống mới” của Giáo hội. Nếu ngày xưa thánh Phero đã mở tung cửa đón nhận Thánh Thần Thiên Chúa, thì ngày nay đức Thánh Cha Gioan 23 cũng đã khai mở Công đồng như một ngày “lễ Hiện Xuống mới”, đem lại cho Giáo Hội một luồng sinh khí mới, một bộ mặt mới. Để rồi từ đó, muôn dân nước được nghe Lời Chúa bằng tiếng mẹ đẻ trong Thánh lễ và trong các Bí tích, được hát Thánh ca bằng ngôn ngữ dân tộc mình. Với 4 Hiến Chế, 9 Sắc Lệnh và 3 Tuyên Ngôn, giáo hội đã mở rộng ra với thế giới, để bắt kịp đà tiến triển của thời đại văn minh.

 Qua làn hơi thở của Chúa, qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần, hôm nay chúng ta cũng trở nên chứng nhân của Chúa cho đến tận cùng trái đất: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Thế giới hôm nay đã bước sang thế kỷ 21, với 6 tỷ người chen chúc trong đó, nhưng chỉ có trên 1 tỷ người Công giáo. Đó là trách nhiệm của mỗi người chúng ta, là nỗi trăn trở và day dứt khôn nguôi của người tín hữu: những chứng nhân của Nước Trời.

  Chúng ta là chứng nhân cho Chúa, khi chúng ta ngồi lại với nhau, giải quyết tranh chấp, xây dựng hòa bình.

  Chúng ta là chứng nhân cho Chúa, khi chúng ta chăm lo cho người nghèo, quan tâm đến trẻ thơ và người già yếu.

 Chúng ta là chứng nhân cho Chúa, khi chúng ta đem niềm vui đến cho những người bất hạnh, mang lại nụ cười cho những kẻ khổ đau.

 Thiên Chúa rất cần những chứng nhân như thế, để đổi mới bộ mặt trái đất, làm tươi mát khuôn mặt địa cầu.

 Thiên Chúa rất cần những chứng nhân đi xây dựng một thế giới, nơi đó con người yêu thương nhau hơn.

 Thiên Chúa rất cần những chứng nhân đi thánh hóa trần gian bằng đời sống tin tưởng, tràn đầy niềm vui. 

                                                   ***  

 Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho chúng con gặp được Người trong những nụ cười trao cho nhau, trong những hy sinh vô vị lợi, và trong nỗi thao thức xây dựng một thế giới huynh đệ hơn. Amen.

(Thiên Phúc, trong “Như Thầy đã yêu”)

 “Be who God meant you to be, and you will set the world on fire.”

St. Catherine of Sienna.

Chứng nhân Lòng Thương Xót Chúa

Chứng nhân Lòng Thương Xót Chúa

Sat, 15/10/2011                                                     nguồn: thanhlinh.net

Đã từ lâu, tôi có nghe nói đến Lòng Thương Xót Chúa. Chuyền kể về Nữ tu Faustina được thị kiến và mạc khải bởi Chúa Giêsu. Kinh Lòng Thương Xót Chúa và Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa cũng đã được phổ biến. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã dành Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh để Kính Lòng Thương Xót Chúa.

Kinh Lòng Thương Xót Chúa chưa được phổ biến rộng rãi, nên nhiều người trong chúng ta chưa quan tâm đúng mức và cũng chưa biết rõ lắm. Tôi cũng nằm trong thành phần đó. Quyển sách Nhật ký Lòng Thương Xót Chúa của Thánh Nữ Faustina tôi cũng đã mua, Kinh Lòng Thương Xót Chúa tôi cũng sẵn có, còn đọc… thì từ từ, khi nào người ta đọc thì mình đọc theo! Sách thì dầy quá, ngại đọc lắm! Tôi cũng đã đọc nhiều chuyện kể về những chứng nhân Lòng Thương Xót Chúa, nhưng đọc thì đọc, tôi cũng chẳng quan tâm gì lắm! Ngay cả chị bạn gần nhà, kể tôi nghe rằng: má chị và chị chiều nào cũng vậy, khoảng 3 giờ chiều, hai mẹ con cùng nhau đọc Kinh Lòng Thương Xót Chúa. Kết quả thật bất ngờ: má chị đã đi lại được sau 6 tháng nằm liệt giường! Nghe cho biết vậy thôi, chứ thực sự tôi cũng chảng mấy quan tâm đến việc mà chị bạn tôi cho là một phép lạ!

 Cho đến gần đây, chính tôi được Chúa chữa lành, việc này đã là một bước ngoặt trong niềm tin của tôi, một ngã rẽ trong cuộc đời tôi, khiến tôi không thể không tin, tôi viết lại những lời chia sẻ này như là một lời tạ tội với Chúa , đồng thời để ngợi khen Lòng Thương Xót Chúa mà tôi chính là người đã được Chúa đoái thương. Bây giờ thì tôi đã hiểu câu “Jesus, I Trust In You” dòng chữ dưới tấm ảnh, tạm dịch “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy Chúa”. Hiểu rất rõ và cũng vô cùng thấm thía!

 Cách đây hai năm, tôi bị đau cổ tay và các ngón tay ở bàn tay phải. Tôi đi khám Bác Sỉ gia đình, Bác sỉ cho tôi uống nhiều loại thuốc Tây, kể cả tôi được gửi đi vật lý trị liệu. Cơn đau vẫn không thuyên giảm. Hàng đêm tôi phải vật vã với cơn đau. Tây y không kết quả, tôi tìm đến Đông y. Tôi phải uống những chén thuốc đen quánh, đặc sệt, đắng nghét, mà tôi rất ghét! Nhưng vì những cơn đau hành hạ từng đêm, tôi phải nhắm mắt, nhắm mũi mà ực từng ngụm. Hết thang thuốc này tới thang thuốc kia, mà cơn đau vẫn không thuyên giảm! Tôi cũng tìm đến các nhà châm cứu, Tây, Ta, Tàu đũ hết. Cũng chẳng bớt chút nào! Cuối cùng Bác Sỉ đề nghị giải pháp cuối cùng: mổ! Nghe đến giải pháp này, tôi rùng mình, ớn lạnh! Vì thú thật tôi rất sợ mổ. Thà đau, chết bỏ chứ mổ thì… cho tôi cám ơn! Nhưng, nhiều khi cơn đau hành hạ, chịu không nỗi, đã có lúc tôi định liều một phen, chịu mổ để khỏi chịu đau! Nhưng rồi lại ngần ngại, cuối cùng thì, thà chịu đau hơn bị mổ! Cơn đau vẫn làm khổ tôi từng đêm. Cơn đau cũng hạn chế mọi khả năng xử dụng bàn tay phải, ảnh hưởng đến viêc làm của tôi trong hảng… Tôi sút giảm thể lực và bi quan vô cùng. Trong tận cùng nỗi đau, tôi chợt nhớ đến Chúa, nhớ lại chuyện của bà mẹ chị bạn được Chúa chữa lành bệnh bại liệt… Tôi tự nghĩ, sao mình không chạy đến Chúa? Bại liệt Chúa còn chữa lành huống chi tay đau, “chuyện nhỏ”? Bảy, tám Bác sỉ ngoài đời, tốn bao nhiêu tiền mà cũng không chữa được tay mình, sao không chạy đến Bác sỉ Giêsu, có tốn đồng xu cắc bạc nào đâu, Bác sỉ Giêsu chỉ cần mình có Lòng Tin thôi! Còn chờ gì nữa!

 Từ hôm ấy, tôi bắt đầu đọc Kinh Lòng Thương Xót Chúa mỗi ngày. Cứ khoảng 3 giờ chiều, dù ở nhà hay tại nơi làm việc, tôi cũng đọc kinh. Sau đó, tôi mời gọi chồng, con tôi cùng đọc chung với tôi trong những ngày nghỉ, đọc kinh tại nhà. Khoảng hai tháng sau thì đến Tuần Cửu Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa (tuần Cửu Nhật bắt đầu từ Thứ Sáu Tuần Thánh, kết thúc vào Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Phục Sinh, tức là Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa) Tôi gia tăng lòng Tin và khẩn thiết nài xin Chúa chữa lành tay tôi. Kết quả thật khả quan: tay tôi bớt đau, cử động nhẹ nhàng, xoay trở dễ dàng và không còn bị đau về đêm như trước đây nữa! Bác Sỉ Giêsu thật tuyệt vời! Ngài đã nghe lời tôi kêu xin, Ngài đã chữa lành cho tôi – cơn đau mà tôi đã phải khốn khổ vì nó suốt hai năm qua – không phải uống thuốc, không phải tốn tiền, không bận tâm gì cả! Thật ra tôi chỉ bỏ ra MƯỜI PHÚT mỗi ngày, cùng với LÒNG TIN vào Tình Yêu của Chúa. Thế thôi!

 Alleluia! Alleluia! Bây giờ thì tôi tin, tin tuyệt đối! Và tôi cũng cầu mong mọi người cùng có lòng tin như tôi! Tôi xin là một nhân chứng sống cho Chúa qua sự kiện Chúa đã chữa lành tay tôi! Bây giờ thì tôi thấm thía lời một bài Thánh Ca nào đó “Có Thần Linh nào như là Gia-vê? Mỗi khi khẩn cầu, có Ngài ngay bên…” Thật vậy, Chúa ở ngay bên cạnh chúng ta, sẵn sàng nghe lời ta kêu xin, vậy mà chúng ta thật vô tâm. Chúng có một nguồn hổ trợ vô cùng phong phú, vậy mà chúng ta không biết, không xử dụng trong cuộc sống của mình!

 Qua “câu chuyện thật đời tôi” mà tôi vừa chia sẻ, tôi ước mong mọi người hãy hưởng ứng đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa mỗi ngày, với niềm tin rằng Chúa hiện diện bên cạnh chúng ta, luôn mở rộng vòng tay chờ đón tất cả các con tìm về bên Trái Tim Yêu Thương vô bờ của Người!

 Lời chứng của Maria Kim Nhung

Một con người, một bác sĩ, một tín hữu

Một con người, một bác sĩ, một tín hữu  (về Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn)

            Trần Thị Quỳnh Giao – FMM

            Viết về Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn đối với tôi là một cuộc trở về, trở về với quá khứ của một con người cũng như trở về với chính mình. Một con người trước đây đầy quyền lực trong một xã hội quyền thế. Với chính mình vì phải làm một cuộc ngoảnh mặt với những biến cố ít nhiều đã gây nhức nhối một thời… để tìm về một cái gì sâu thẳm hơn còn dấu kín trong lòng người, để có thể vươn cao hơn cái tầm thường của bản tính nhân loại và qua đó khám phá được Chân Lý tiềm ẩn nơi họ. Chân Lý đó chính là sự hiện diện của Thiên Chúa trong sâu thẳm của lòng người vì “con người là đường đi của Giáo Hội” mời gọi ta tôn trọng và yêu thương.  

            Cần nói thêm là những gì tôi viết ra đây phần rất lớn là do những lần tâm sự của hai Ông Bà. Có thể có những điều báo chí đã biết và viết về Bác Sĩ, nhưng những chia sẻ sau đây dành cho Hiệp Thông là hoàn toàn những chia sẻ thâm tình mà Bác Sĩ và Chị đã gởi gắm vào tôi “ước mong một ngày kia Soeur Quỳnh Giao có dịp viết về mình với những tâm tư thầm kín sâu thẳm nhất của tôi dành cho Soeur”. Giờ đây với Hiệp Thông, tôi lại có dịp viết về Bác Sĩ và Chị Yến.

            I. CON NGƯỜI  

            Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn người gốc làng Nghĩa Đỏ, huyện Từ Liêm. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở ngoại thành Hà Nội. Cha mẹ không có cơ may học hành, không thể hướng nghiệp gì cho chàng trai trẻ. Học hết phổ thông, anh Ngoạn nộp đơn xin vào Đại Học Y Hà Nội. Năm đó là năm 1955. Ngày nộp đơn, bạn bè cũng như cha vợ tương lai ngăn cản và nài xin con gái “cố gắng khuyên Ngoạn nên đổi nghề khác chứ làm nghề ấy khổ lắm!”. Nhưng sau lần đi khuyên ấy, người bị thuyết phục lại là con gái cụ, bởi “em yêu anh nên muốn điều anh muốn”. Nhắc lại chuyện xưa, Chị Yến cười nói: “Em nói, nhưng anh ấy có nghe đâu, lại còn bảo: ‘Em ủng hộ anh nhé!’ Nói sao đây, kệ anh!”  

            Tháng 2, 1962, tốt nghiệp y khoa, với lời thề Hippocrate, Bác Sĩ Ngoạn nắm tấm bằng trong tay và mới cưới vợ chưa đầy 1 tháng, sống với vợ vỏn vẹn chừng 10 ngày để biền biệt đi mãi, chàng Bác Sĩ trẻ 27 tuổi Trần Hữu Ngoạn lại làm cho ông cha vợ một phen ‘sốc’ lần nữa khi xung phong vào làm Bác sĩ ở khu điều trị phong Quỳnh Lập. Chị Yến tâm sự: “Lúc đó em được 18 tuổi. Để em khỏi bịn rịn khóc lóc, anh ấy chờ em đi dạy, viết lại mấy chữ đặt ở bàn nước rồi khoác balô lên đường. Em không hề được hưởng hạnh phúc lâu dài với anh. Đến giờ Soeur biết không gần hơn 35 năm chung sống, anh chỉ ở với em tổng cộng nhiều lắm hơn 18 tháng!”  

            Một điều thú vị mà có lẽ nhiều người không biết, Bác Sĩ Ngoạn là một người Hà Nội ham mê âm nhạc từ nhỏ. Khi chứng kiến niềm vui rạng rỡ của Bác Sĩ dịp đi Mỹ dự một Hội Nghị Phong quốc tế năm Bính Thìn, Bác Sĩ khoe một trong những “thắng lợi” của chuyến đi này: “Một bác sĩ Mỹ tặng toàn bộ tác phẩm của Beethoven trong cuốn băng có chất lượng thu thanh tuyệt hảo: về hưu sẽ thưởng thức cái thú nghe những băng nhạc ấy trên căn gác nhỏ thanh tịnh chứ!” Có lần, để tưởng nhớ 200 năm ngày sinh của Beethoven, Bác Sĩ đã vượt qua bom đạn trở về Hà Nội chỉ để mời bạn bè yêu thích nhạc đến nhà làm một cuộc kỷ niệm nho nhỏ về nhạc sĩ vĩ đại này. Tại Qui Hòa, Bác Sĩ có cho làm một khu du lịch với hình một chiếc đàn, được hỏi vì sao lấy chiếc đàn này Bác Sĩ: “Vì còn trẻ tôi đã chơi đàn này và nhạc sư của tôi là thầy Đỗ Tình”. Khi trốn vợ đi phục vụ trại phong, Bác Sĩ đã để lại cây đàn violon và niềm vui tinh thần vật chất để đến với người bệnh phong.  

            Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn được mang nhiều tên khác nhau làm nên CON NGƯỜI được nhiều người qúy trọng và thương yêu: “Người Bác Sĩ ‘điên khùng’ và mặc cảm. Người Bác Sĩ thích dây dưa với hủi. Một người khùng đang yêu. Người của người bất hạnh. Người của lòng nhân ái. Người ‘xúc cảm với bệnh nhân phong’. Người ta chỉ ‘xúc cảm’ với cái đẹp, với nghệ thuật, với người đẹp! Một Nhà Khoa Học với tấm lòng nhân hậu. Vì sự nghiệp, Bác Sĩ là một trong số ít nhân viên không có gia đình ở gần. Hầu hết các Bác Sĩ trại là những nhân viên địa phương, có nhà trong thành phố; hết giờ làm việc thì về với gia đình. Cuộc đời Bác Sĩ, hơn 31 năm vào nghề cũng bằng từng ấy năm sống xa vợ con. Nhiều bạn bè khoa học có tầm cỡ cũng khuyên Bác Sĩ nên xin về với vợ con để họ bớt bị thiệt thòi, nhưng Bác Sĩ không nỡ bỏ bệnh nhân. Bác Sĩ kể: “Một lần mình được Bộ Trưởng Y Tế mời đến họp. Đã lâu không gặp ông Bộ Trưởng, nên khi gặp ông liền nói: Ah! Anh Ngoạn ơi ! Thường khi gặp ông lớn thì người ta xin 3 điều: một cho tăng lương, hai cho tăng chức, ba cho về ở gần gia đình. Anh nên xin một điều gì cho anh”. Bác Sĩ trả lời: “Lương đối với tôi tương đối đủ sống! Chức thì anh biết rồi đó, đối với tôi chỉ là một trò cướp giựt dơ bẩn. Còn về ở gần gia đình, thì người thầy thuốc ưu tiên là người của bệnh nhân”, và Bác Sĩ đã không xin gì.  

            Một sự kiện lớn khác minh họa cho con người không tham quyền hành mà chỉ chú tâm phục vụ người xấu số. Tháng 8 năm 1995, Liên Hiệp Bệnh Viện Phong Quốc Tế (International Leprosy Union) của Ấn Độ bầu chọn Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn lãnh giải thưởng quốc Tế Ghandi. Bộ Trưởng Y Tế liền lệnh cho Bác Sĩ và các cơ quan nhanh chóng làm hồ sơ để kịp đi. Bác Sĩ Ngoạn trả lời trong một bức thư đề ngày 9 tháng 10 năm 1995: “Tôi công tác phục vụ bệnh nhân phong đã lâu, thấy người bệnh đang còn bao nỗi khổ mà bản thân mình vì nhiều lý do cũng chưa phục vụ họ được nhiều lắm. Từ nay đến cuối đời, tôi sẽ để tâm trí phục vụ họ nhiều hơn nữa. Khi nào thấy mình xứng đáng với giải thưởng lấy tên là Gandhi, lúc đó được Bộ cho phép làm hồ sơ nhận giải thưởng thì tôi vô cùng sung sướng và thanh thản”. Sau đó qua các cơ quan y tế và Vụ Hợp Tác Quốc Tế, Bác Sĩ Bộ Trưởng gởi kèm ít chữ sau đây cho Bác Sĩ Ngoạn: “Rất thông cảm với sự khiêm tốn của anh. Đề nghị anh làm hồ sơ để nhận vì vinh dự của đất nước, ngành và cá nhân. Sau này anh dùng số tiền đó cho cá nhân hoặc cho sự nghiệp đều có lợi cả. Nên làm sớm cho kịp”. Với bức thư này, Bác Sĩ đã rất ưu tư, tìm đến gặp tôi mong được soi sáng. Tôi chân thành góp ý nên đi, để nhiều bệnh nhân được nhờ. Bác Sĩ bèn nổi nóng, cho tôi biết: “Quỳnh Giao có biết Bộ Trưởng nói gì với tôi không? Anh nhận đi, một phần dành cho anh và phần còn lại cho Bộ” (giải thưởng là 30.000 USD). Tôi buộc phải trả lời: “Người đáng nhận giải thưởng này nhất, là các Nữ Tu Phan Sinh và các bệnh nhân của họ”. Và Bác Sĩ đã không làm hồ sơ nhận giải thưởng trên. Nhiều nhà báo sau đó đến phóng vấn Bác Sĩ và muốn biết vì lý do gì mà Bác Sĩ không nhận. Bác Sĩ trả lời: “Nhiều năm sống và làm việc bên cạnh những người tu hành của dòng tu này mới biết họ có một lẽ sống đặc biệt. Họ chấp nhận cuộc sống khổ hạnh, tự nguyện làm những việc thiện một cách âm thầm để phục vụ những người bất hạnh. Họ không muốn những lời ca tụng. Cuộc sống của họ tuân theo một nguyên tắc thật đơn giản: “bàn tay trái không được biết việc làm của bàn tay phải và ngược lại”. Nhiều tấm gương của dòng tu này đã được nhiều bệnh nhân truyền tụng. Họ kể về soeur Charles Antoine, nguyên là giám đốc trại, có lần đến thăm nơi ăn ở của bệnh nhân, thấy một hố xí bị tắc mà không ai dám dọn, Bà liền thọc tay xuống và moi từ dưới lên những mảnh giẻ mà họ đã vô ý vứt xuống. 

            II. SỰ NGHIỆP  

            1. Quỳnh Lập :  

            Quỳnh Lập là trại phong lớn nhất miền Bắc với 2.600 bệnh nhân sống trong những mái nhà tranh tre lụp xụp, nghèo nàn. Thời còn sinh viên, thực tập tại Quỳnh Lập, Bác Sĩ chia sẻ: “Có lẽ khơi nguồn tôi đến với các bệnh nhân phong là từ nỗi đau đớn tinh thần của họ, sự mặc cảm sâu sắc của họ trước sự kỳ thị ghê gớm của xã hội, và cả tấm lòng qúy người cách kỳ lạ của họ nữa đã khiến tôi phải suy tư rất nhiều”.  

            Bác Sĩ tiếp: “Ngày còn là sinh viên thực tập, tôi đã chứng kiến cảnh người đi khám bệnh, biết mình bị phong là về nhà tự tử. Ngay cả ngành Y cũng đã làm cho người ta sợ vì những quy định kỳ cục: thư từ của bệnh nhân gởi ra ngoài phải được đóng dấu: ‘đã hấp chín’; có nơi người bệnh chỉ được nói chuyện với người thân qua một lớp kính chắn. Nơi tôi làm việc (Quỳnh Lập) nhân viên y tế làm ở khu vực riêng cách bệnh nhân mấy cây số! Khắc phục một tâm lý sai lầm còn gay go hơn tìm ra cách chữa một căn bệnh. Việc làm đầu tiên của tôi để chống lại tâm lý ấy là tự động vào sống chung với bệnh nhân. Sau khi nhận trách nhiệm giám đốc tôi quyết định đưa khu làm việc vào sát khu bệnh; lấy một số bệnh nhân đã được khỏi làm nhân viên”.  

            Trở lại Quỳnh Lập với chức Giám Đốc, lần này không còn có thể trốn vợ như trước bởi đã 40 tuổi và là cha của ba con: hai trai một gái, sợ vợ ngăn cản, ông mặc cả rằng: “Cho anh đi 10 năm nữa, năm em 40 tuổi thì anh về Hà Nội”. Trở lại chỗ cũ, tất cả chỉ là tang hoang vì bom đạn đã tàn phá ngôi làng. Hơn 200 bệnh nhân chết, chỉ còn lại vài người trong túp lều tranh lụp xụp. Không nhà cửa, nhiều người tìm về các hang núi sống như người rừng. Tất cả phải làm lại. Vừa xây nhà, ông vừa phải đi đến từng hang núi tìm và đem bệnh nhân về.  

            Qua tiếp xúc với họ, Bác Sĩ hiểu thêm rằng người phong sống một cuộc đời đau đớn về thể xác và tinh thần, bị người đời và cả gia đình xa lánh. Những bệnh nhân khỏi bệnh nhưng không được xã hội đón nhận, Bác Sĩ bố trí việc làm cho họ và đấu tranh cho sự bình đẳng của họ.

            2. Quy Hòa :  

            Có thể nói giờ đây không ai mà không biết đến tên tuổi của Bệnh Viện Hansen Quy Hòa, Quy Nhơn thuộc Hội Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ. Được thành lập từ năm 1932, Quy Hòa càng ngày phát triển và nhiều bệnh nhân từ xa xin đến được chữa trị. Bệnh Viện cũng đã đón tiếp những nhà thơ, những ca sĩ, tu sĩ, được chọn làm nơi quay những chuyện films với những cảnh núi đồi biển cả hùng vĩ, thơ mộng. Mặc dù việc quản lý Bệnh viện gặp vô vàn khó khăn.  

            Chấp nhận làm giám đốc bệnh viện, Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn chấp nhận khoảng cách tình cảm giữa vợ chồng con cái, gia đình kéo dài thêm hàng ngàn cây số! Bác Sĩ không có ‘mộng ước làm quan’, một đời chỉ mong sao góp phần giảm bớt nỗi đau, đem lại hạnh phúc cho người bệnh và nghiên cứu thực hiện những công trình khoa học cùng với Viện Dịch Tễ Hà Nội nghiên cứu vi trùng qua kính hiển vi điện tử và hợp tác với các nhà khoa học Pháp, Hà Lan, Bỉ cùng nghiên cứu về bệnh phong.  

            Ngày nay với tiến bộ y học, người ta có thể chữa trị bệnh phong theo phương pháp đa hóa trị liệu, chứ không đơn thuần dùng DDS như trước đây. Ngay trong Quy Hoà, Bác Sĩ dành riêng một khu vực điều trị cho những người mắc bệnh mới vào, chữa cho khỏi rồi cho họ ra về với cộng đồng. Bác Sĩ thường đi Tây Nguyên giúp người bệnh có những kiến thức cần thiết để có khả năng phát hiện bệnh sớm.  

            Nhận làm giám đốc Quy Hòa từ năm 1985 đến 2001, Bác Sĩ muốn biến khu bờ biển tuyệt đẹp này thành khu du lịch. Ông nghĩ điều này sẽ giúp quan niệm của ông là xóa bỏ dần sự ngăn cách giữa người bệnh và xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho nhân viên. Vì vậy phải làm lại con đường vào Quy Hòa lâu năm bị mưa lũ xói lở. Con đường dài 2.600m. Khi Bộ đồng ý đầu tư cho trại làm lại con đường đèo, nhiều chủ đầu tư đã đến xin ông cho họ làm theo hình thức khoán gọn công trình, trong đó ông được 12% giá trị công trình, (12% là món tiền không nhỏ). Cơ quan giao thông dự trù 700 triệu. Bác Sĩ Ngoạn nhờ người thiết kế và cho những người dân làng phong còn sức khoẻ thi công, vừa tạo việc làm, có thu nhập và quan trọng hơn, giúp người bệnh xóa bỏ mặc cảm. Cuối cùng chi phí chỉ lên 140 triệu! Không được ăn thì đạp đổ: đơn kiện ông bay đi khắp nơi, vu cáo là ông không trong sáng trong vấn đề tiền bạc, ăn chặn tiền từ thiện, tha hoá về tư tưởng… và một ngày kia, cũng chẵn 10 năm làm giám đốc, một lần nữa ông nhận quyết định thôi làm giám đốc “vì không đủ khả năng làm quản lý” và nhận nhiệm vụ mới: chuyên viên của Vụ Điều Trị kiêm tạp vụ.  

            Bác Sĩ đã nếm đủ vinh quang và cay đắng của cuộc đời, của một cơ chế bất công, dành giựt quyền hành. Hai lần làm Giám Đốc, hai lần bị cách chức không có lý do!

            Giữa hai làn ‘bom đạn’, Bác Sĩ Ngoạn được gọi về Hà Nội làm ở khoa Da Liễu Bệnh Viện Bạch Mai vẫn là Bác Sĩ điều trị phong.

            3. Biến cố 23 tháng 10 năm 1984 tại Phú Khánh  

            Đó là biến cố của lòng nhân ái, liên đới với bệnh nhân mà mình phục vụ đồng thời cũng là một biến cố khoa học dũng cảm của một con người yêu thương bệnh nhân thật sự: Vào ngày ấy Bác Sĩ Ngoạn có dịp ghé thăm bệnh Viện Da Liễu Nha Trang. Trong đó có vài giường chứa bệnh phong. Nhân viên y tế có thái độ kiêng kỵ, tách biệt rõ rệt với bệnh nhân, Bác Sĩ giải thích nhưng nhân viên không tin, ông bèn nói: “Các cô cậu có muốn tớ tiêm trực tiếp trực khuẩn Hansen vào mình tớ không?”; “Được vậy thì thuyết phục chúng em ngàn lần hơn các tài liệu y khoa”.  

            Cuộc thí nghiệm được bắt đầu với sự chứng kiến của các giới chức khoa học, Giám Đốc Viện Pasteur Nha Trang, Tiến Sĩ vi trùng học Nguyễn Thị Thế Trâm và nhiều bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện. Lúc đó có hai bệnh nhân phong, thể ác tính, 25 và 12 tuổi. Bác Sĩ Ngoạn đã lấy 200 milligramme u phong ở dái tai của người bệnh, được sự kiểm tra phân chất của các nhà khoa học chuyên môn có mặt. Mầm bệnh được lấy từ những vết lở loét trên cơ thể bệnh nhân. Bệnh phẩm, sau khi được nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý, lọc lấy phần “tinh túy” và kiểm tra có đủ trực khuẩn có thể gây bệnh. Như vậy Bác Sĩ Ngoạn đã đưa vào cơ thể mình hàng tỷ trực khuẩn bằng nhiều đường: nhỏ vào mũi, uống và tiêm vào hai khủy tay và hai dái tai là những nơi trực khuẩn này dễ phát triển. Dám làm điều đó chỉ vì tin vào mình, tin vào kiến thức của nhân loại và đồng thời cũng chứng minh là bệnh phong không lây nhiễm và qua đó đánh tan mặc cảm cho bệnh nhân và xích xã hội lại gần hơn với họ. Với biến cố này Bác Sĩ Ngoạn đã chiếm lòng mọi người, đặc biệt các bệnh nhân.

            4. Vụ Điều Trị của Bộ  

            Về đây Bác Sĩ vẫn tiếp tục nghiên cứu và giúp đỡ bệnh nhân qua những lần đi đây đó trên quê hương tìm thăm bệnh nhân và xem cách điều trị hữu hiệu hơn nữa.

              III. VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ PHÚC ÂM  

            1. Một lòng yêu thương người bệnh phong  

            Những điều đã nói trên chắc chắn đã cho thấy lòng tận tụy yêu thương bệnh nhân phong hiếm có nơi CON NGƯỜI này. Nhưng tôi cũng không thể bỏ qua một sự việc khác, mà đối với chúng ta là những Kitô hữu và Tu sĩ, chúng ta đã làm được chưa?  

            Trong cuộc đời bình thường, Bác Sĩ là một con người giản dị, lạc quan, rất biết cười và cười thoải mái, đặc biệt khi tôi chọc “quê”. Chị nhà cứ nói: “Sao anh Ngoạn khi nào mà có Soeur Giao chọc ghẹo thì anh cười thoải mái và cười “hết mình“. Một cô gái Hà Nội duyên dáng, dễ mến, là giáo viên cấp II, lấy một anh chàng Hà Thành như Bác Sĩ Ngoạn, mê nhạc, khôi hài, lạc quan, phúc hậu, là mẫu người mà vợ anh xưa kia hằng ao ước, mà bây giờ vẫn còn là thần tượng của chị… lại chấp nhận, vì người bệnh phong để sống xa vợ con suốt một quãng đời dài! Cuộc sống vợ chồng, được ở bên nhau là điều hết sức tự nhiên mà cũng khước từ cho tha nhân. Đến với thế giới bệnh phong để chữa bệnh cho những người hằng tuyệt vọng.

             2. Một tấm lòng thẳng thắn tìm về chân lý  

            Vì tâm hồn trong sáng, nên khi gặp các nữ tu, Bác Sĩ qúy trọng và tín nhiệm “bởi họ sống trong sạch hết mình, không bon chen, lừa lọc… Tư tưởng vô thần và hữu thần ở đây không có nghĩa gì cả, cao nhất trong đạo lý làm người là yêu thương tận tụy đối với nhau”. Bác Sĩ trả lời khi bị vu khống là thiên về tôn giáo!  

            Trong xã hội hiện thời, khi cuộc sống không còn chuẩn mực thước đo, khi nghĩa cử tốt đẹp còn hiếm, khi tiền là tất cả và giả dối lan tràn khắp phố phường, ngành nghề, ở mọi cấp bậc, khi người ta bịa đặt xấu xa để vu cáo nhau, lại dễ làm người ta tin hơn là nói thật những điều tốt đẹp, tìm được một viên ngọc qúy thật là vất vả. Và Bác Sĩ Ngoạn là mẫu người của lòng trong sáng, thẳn thắng, không ham danh lợi. Một tấm lòng như thế chỉ có thể hướng về chân lý, chuẩn bị đón nhận hồng ân của Sự Thật, là Thiên Chúa.

             3. Một con người liêm chính, khiêm tốn và khắc khổ  

            Mấy năm cuối cùng làm việc ở Vụ Điều Trị, ông sống lặng lẽ, hoàn thành công việc của một công chức liêm chính. Thời gian còn lại, ông cố gắng tập họp tư liệu để viết quyển: “Bệnh phong, lý thuyết và thực hành – Tóm Tắt” dày 600 trang được in tại nhà Xuất Bản Y Học.  

            Lần kia, trong một cuộc gặp mặt cuối năm giữa Bộ Trưởng Đỗ Nguyên Phương với anh em cơ quan Bộ, sau khi nhận bó hoa do công đoàn cơ quan tặng, Bộ Trưởng nói rằng, chính Bác Sĩ Ngoạn là người xứng đáng nhận bó hoa này. Lúc này nhiều người mới biết hai người cùng là bạn học ở Đại Học Y Hà Nội! Đó cũng là lần duy nhất ông được “vua biết mặt, chúa biết tên!” Vì nguyện vọng của ông sau khi nghỉ hưu là làm tình nguyện viên y tế để giúp đồng bào dân tộc ít người ở các vùng nghèo nàn lạc hậu còn nhiều khó khăn về y tế, nên Bộ Trưởng Bộ Y tế đã viết ngày 28 tháng 9 năm 1998:  

            “…Tôi thật sự rất cảm kích và hoan nghênh tinh thần xung phong tình nguyện của anh. Cá nhân tôi cũng như tập thể lãnh đạo Bộ Y Tế, luôn đánh giá cao công lao đóng góp của anh liên tục trong nhiều năm qua, cũng như hiện nay đối với sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung, đối với công tác phòng chống và thanh toán bệnh phong nói riêng là một nghĩa cử cao đẹp, là tấm gương rất đáng học tập”. Suốt cuộc đời, Bác Sĩ Ngoạn không hề nhận về cho mình một thành tích nào mà chỉ lẳng lặng đi tìm phục vụ người xấu số.  

            “Vị ẩn sĩ” liêm chính, khiêm tốn này cũng sống rất khắc khổ, ít nói. Ngồi trong xe đi công tác đây đó, đôi khi mở miệng chỉ để nói: “Ai cần mở cửa sổ thì cứ mở, tôi chịu lạnh quen rồi”. Hành lý đi đường của ông lẹp xẹp dù mới đi Mỹ đi Pháp về. Đôi dép thì mòn gót, te tua, ăn mặc đơn giản: có lẽ gia tài của ông không quá ba bộ áo quần. Được hỏi qua Mỹ hay Pháp có mua sắm gì cho mình không, Bác Sĩ trả lời: “Không, không sắm gì, chỉ xin được một lô quần áo cho khu điều trị. Mua cho vợ con vài món… Của ăn đường dài chỉ một ổ bánh mì khô, hoặc vài bánh biscuit!. Bác Sĩ nói: “Mình đã chuẩn bị sống thích nghi với hoàn cảnh khó khăn nhất. Mình có thể ăn thật ít, thật khổ, có khi nhịn cả ngày cũng được. Nếu bị bệnh thông thường mình không hề uống thuốc mà để bệnh tự hết. Mình không có nhu cầu gì lớn cho bản thân. Nếu không tập một sức đề kháng như vậy, không sống với bệnh nhân và đồng bào dân tộc được đâu”. Không hút thuốc, không rượu chè café, bia chỉ uống một lon khi cần. Nếp sống khắc khổ bản thân của ông, đã gặp nhiều điều không mấy dễ chịu trong công việc. Có những người không thích cách sống khổ hạnh, liêm khiết của ông; không thích ông có vẻ tán dương tinh thần làm việc tận tụy của các bà soeur “vì suốt đời cống hiến cho người bệnh, tới lúc chết vẫn không cho phép ai nhắc đến việc làm của mình”. Đó là tác phong và y đức của một người quả là hiếm có trong thời buổi này.

             IV. CHẶNG DỪNG CHÂN  

            Tâm hồn màu mỡ ấy đã sẵn sàng để đón nhận hồng ân Thiên Chúa ban. Sau đây tôi chỉ xin kể lại sự kiện Bác Sĩ Ngoạn chọn Chúa làm lẽ sống.  

            Tuy rất có nhiều cảm tình với các chị em Phan Sinh phục vụ tại Quy Hòa, nhưng Bác Sĩ chưa hề một lần nói lên ý nguyện “theo” Chúa của mình. Nghỉ hưu, Bác Sĩ vẫn tiếp tục đi đây đó giúp bệnh nhân phong và về lại sống với gia đình một nếp sống bình thường. Ba cháu, hai trai là Bác Sĩ với hai cô con dâu cũng là bác sĩ và một gái, Kế Toán. Thời gian gần đây, bị bệnh, Bác Sĩ thường xuyên ở nhà hơn. Được vợ chăm sóc chu đáo và tận tụy hết mình. Nhờ có công tác tại Hà Nội, tôi lui tới thăm Bác Sĩ, mang nặng trong tâm hồn một ước vọng dày vò: là làm sao cho Bác Sĩ Ngoạn phải nói lên lời ưng thuận “theo” Chúa, rõ ràng, dứt khoát. Trước đó tôi đã có vài giờ giáo lý cho Bác Sĩ và có dịp tặng ông video về Đức Mẹ Lộ Đức và Thánh Phanxicô Assisi. Bác Sĩ đã bị ấn tượng nhiều, suy tư nhiều và càng trầm lặng hơn. Sau đó vài tháng, ra Hà Nội đến thăm Bác Sĩ, tôi vui mừng nhận thấy ở vách tường đối diện với cửa đi vào nhà, một bức tranh vừa quen thuộc vừa lạ kỳ. Quen thuộc vì vị thánh trong bức tranh ví tựa như Chúa Giêsu quỳ gối trong Vườn Cây Dầu. Kỳ lạ vì hình tượng vẽ lại là hình tượng của Thánh Phanxicô. Sau đó được biết là chính Thánh Phanxicô, một bức tranh mà Bác Sĩ rất thích được ai đó tặng và nói là Thánh Phanxicô Nghèo Khó”. Mình khổ nhiều vì bức tranh này, chị Quỳnh Giao có biết không? Người ta cứ hỏi hình này là ai? Sao không treo hình Bác nơi chính của căn nhà?  

            Một tháng trước khi đi Anh Quốc, tôi tự vạch cho chính mình một kế hoạch là khi đi công tác Hà Nội tôi sẽ dành một tuần và liên tiếp đến dạy giáo lý mỗi ngày cho Bác Sĩ. Từ thứ hai đến thứ năm hay thứ sáu, tôi muốn Bác Sĩ sẽ nói lên lời ưng thuận công khai đó với tôi. Tôi cầu nguyện nhiều. Tôi vẫn hiểu một người tự trong thâm tâm muốn theo Chúa đã là người “Công Giáo”, là người “có đạo” rồi. Nhưng sao tôi vẫn mơ ước thấy Bác Sĩ đón nhận Bí Tích Thanh Tẩy và mang tên Phanxicô. Mỗi lần bắt đầu giờ giáo lý, tôi thường hỏi han sức khoẻ và ngày sống của hai ông bà, sau đó là một giờ giáo lý. Bác Sĩ lắng nghe chăm chú, thỉnh thoảng hỏi đôi câu. Đến ngày thứ năm vẫn không thấy gì, thứ bảy tôi phải bay về TP.HCM. Sáng thứ sáu đó, tôi đến, lòng thổn thức âm thầm. Lần này, ngồi xuống, Bác Sĩ không để cho tôi nói trước, ông làm một mạch không ngừng, người vốn ít nói: “Tôi muốn được nhận lãnh Bí Tích Thanh Tẩy. Một ngày của Đức Mẹ. Sớm nhất v.v”. Tôi hỏi: “Vậy chị có chịu không?”; “Không chịu tôi cũng làm! Nhưng nhà tôi từ trước vẫn để tôi tự do trong việc này. Bà thì theo Phật rồi đó. Chúng tôi không vô thần đâu!” Sau khi kê ra danh sách các ngày lễ của Đức Mẹ, và được giải thích, Bác Sĩ và tôi ưng thuận chọn ngày 8.12.2003. Sau đó vì Bác Sĩ có chút vấn đề sức khoẻ nên chúng tôi dời lại vào ngày 1 tháng Giêng 2004, lễ Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Bác Sĩ muốn làm tại Quy Hòa để “thanh tẩy những vết nhơ ô uế mà một số người đã gây ra trên đất thánh này…, và hôm đó tôi sẽ đứng ra công khai tuyên xưng đức tin của mình trước các thành phần của cơ quan và bệnh viện”. Đức TGM Hà Nội được hay biết, đề nghị để ngài chủ sự trao ban Bí Tích và chủ tọa Thánh Lễ. Năm đó là Năm Truyền Giáo. Bác Sĩ vui mừng ra mặt vì Ngài đã đến thăm Bác Sĩ hai lần, dịp Noel, Phục Sinh và còn chụp hình với Bác Sĩ, điều làm Bác Sĩ hãnh diện và khoe với mọi ngừơi.  

            Biến cố vĩ đại này mà mình đang sống và chứng kiến lúc bấy giờ có quá nhiều điều vui đến từ quá nhiều điểm mà lòng tôi ước mơ ôm ấp từ những tháng qua. Lẽ nào niềm vui lớn lao này mà Thiên Chúa trao ban, lại được hưởng dễ dàng như vậy mà không một chút hy sinh, không chút phó thác vào quyền năng của Ngài sao? Ngài mời gọi ai đấy phải dâng hiến, dâng hiến trong tin tưởng, trong âm thầm khiêm tốn như chính cuộc đời đã được sống và Ngài xin một không gian thoáng, rộng, để thể hiện Ý của Ngài theo cách thức riêng của mình? Cả hai, chúng tôi chờ ngày vui lớn của Đại Gia Đình Giáo Hội.  

            Một ngày nọ, chị Nguyễn Thị Triệu, cựu Giám Tỉnh của chúng tôi gọi tôi và thông báo cho biết là tôi phải ra Hà Nội ngay “vì chỉ có em mới ngăn được Bác Sĩ. Bác Sĩ không chịu nghe ai cả, chị Yến qùy lạy xin em đó!”. Thì ra có biến cố vì “ước muốn này”.  

            Không hiểu làm sao “người khác” biết rõ chuyện này để người con gái sau thời gian nghỉ phép vì sanh nở, đi làm lại thì bác sĩ giám đốc “đề nghị cho nghỉ tiếp, cứ nghỉ dài dài”. Sau nhiều lần trao đổi, cô ta được hỏi “bố sắp theo đạo phải không?”. Người con cả là bác sĩ, trước đây được du học tại Mỹ chăm lo học hành nên lần này được đi tiếp để trình luận án cũng gặp khó khăn rằng: “Gia đình cháu có bác sĩ nhiều mà chưa ai đóng góp gì cho đất nước” và nhiều chuyện khác…  

            Phần Bác Sĩ Ngoạn vẫn một mực giữ ý định không thay đổi. Bạn bè, Linh mục, các Soeurs góp ý nên nhường bước để vợ con không bị gì. ĐTGM/HN cũng khuyên lơn, nhưng Bác Sĩ nghĩ “tôi không có gì để mất. Tôi chỉ được thêm thôi!…” Chị Yến thì lạy lục xin tôi góp ý với Bác Sĩ, – dù tôi cũng đã phải buộc lòng đi ngược lại với ước nguyện ban đầu của mình – Bác Sĩ trầm ngâm một hồi và nói: “Soeur đề nghị làm tại cộng đoàn của Soeur ở Nam Định, như thế có vẻ lén lút, mà đây không có gì phải lén lút cả!” Chị Yến lại nài nỉ thảm thương với tôi: “Một đời em đã làm theo ý chồng. Em và con đã không sợ gì cả để cho anh đi con đường đúng đắn của anh. Nhưng giờ đây đụng đến tương lai con cái, em xin chị nói với anh. Mai này êm xuôi, anh sẽ thể hiện ý nguyện của anh và lòng em vẫn hoàn toàn toại nguyện”. Bác Sĩ đã miễn cưỡng chấp nhận lùi lại ngày trọng đại đó.  

            Và tôi đã từ giã Bác Sĩ và gia đình, tạm vắng trong một thời gian xa quê hương. Từ xa, tôi nhận được tin, ngày kia, Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn đã nhận lãnh Bí Tích Thanh Tẩy từ một người âm thầm trao ban hồng ân lớn lao là được làm Con Thiên Chúa và Giáo Hội. Buồn hay vui lúc đó? Tôi chỉ biết là mình cảm thấy rất tiếc vì lời tuyên xưng ngôn sứ bị chặn đứng bởi sự hời hợt vội vã của một hình thức bên ngoài mà ta thường quá lưu tâm thay vì đi sâu vào chiều kích ngôn sứ và có tính Giáo Hội của một Bí Tích như Bí Tích Thanh Tẩy: tuyên xưng đức tin của một người vào một Con Người, nói lên cho mọi người biết mình chọn Con Người ấy vì mình tin tưởng phó thác đời mình cho Người đó. Và việc làm này được Giáo Hội chứng giám, phê chuẩn và chấp nhận. Còn niềm vui nào hơn niềm vui được làm Con Thiên Chúa và được Giáo Hội nuôi dưỡng, đón nhận. Và vì vậy, sự kiện này đáng ra phải được công khai và công nhận.  

            Giờ đây, với cuộc sống bệnh tật, có thời gian gẫm suy và lặng tĩnh bên cạnh người vợ tuyệt vời, kiên nhẫn và yêu thương chăm sóc, Bác Sĩ Ngoạn cảm thấy tâm hồn thanh thản nhiều lắm, vẫn còn cười đùa mỗi khi tôi đến, nhưng “vẫn tiếc nuối cái gì đó làm lòng chưa hoàn toàn được toại nguyện”. “Cái gì đó” phải chăng là vai trò Ngôn Sứ mà mỗi người tín hữu có nhiệm vụ thể hiện?  

            Khi còn trò chuyện được, tôi có lần hỏi Bác Sĩ, nếu muốn truyền đạt điều gì đó thiết yếu mà Bác Sĩ tâm niệm nhất, thì Bác Sĩ sẽ nói điều gì? Ông trả lời: “Hãy đến với những người không ai đến, hãy cho những người không ai cho. Hình như đó là một câu trong Kinh Thánh”.  

            Một cuộc đời dầy đặc yêu thương, nghiêm khắc với chính mình và biết cười tươi, hoàn toàn thoải mái với những câu nghịch ngợm khôi hài của người khác, đặc biệt khi bị chọc quê. Một cuộc đời cho đi mà không tính toán, không tìm lợi danh. Hình như đó là cuộc sống mà Thầy Chí Thánh ước muốn cho môn đệ mình.

nguồn từ anh Hồ Công Hưng chuyển.

CHÚA ĐÃ CỨU THOÁT TÔI KHỎI VỰC THẲM XÌ KE TĂM TỐI

 

CHÚA ĐÃ CỨU THOÁT TÔI KHỎI VỰC THẲM XÌ KE TĂM TỐI

                                                                                      Hạnh Uyên    

 Xôphônia 3:17 “Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là vị cứu tinh, là Đấng anh hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi. Vì ngươi Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng”.

 Con muốn làm chứng cho lòng thương xót của Chúa đã dành cho con, và sự biến đổi  cuộc đời con khi nhận ra tình yêu của Chúa. Những điều con viết ra để làm chứng chứ không phải nói xấu gia đình, mặc dù vốn là con người ai cũng là người bất toàn. Gia đình con bị chia rẽ khi đến định cư tại Hoa Kỳ. Mẹ và em con đi trước vào năm 1980, riêng con và ba được xum họp với gia đình 7 năm sau đó. Sự xum họp sau một thời gian khá dài đã làm cho ba mẹ con có những điều không đồng tư tưởng gây ra nhiều xung đột trong gia đình.

 Con lúc đó 14 tuổi, là tuổi đang lớn, đúng ra con rất cần tình thương của mẹ, nhưng thực tế, bố mẹ con không đầm ấm thì lấy gì mà dành thời gian cho con cái. Lúc đó con học lớp 10, phải cố gắng thật nhiều để học ngôn ngữ mới, cùng hoà nhập vào đời sống và học cho kịp với bạn bè cùng trường. Hoàn cảnh gia đình con không vui, gia đình không có bữa ăn chung với nhau. Hầu như mỗi ngày con đều nghe bố mẹ cãi nhau. Liên hệ giữa bố mẹ ngày càng căng thẳng và xa cách tưởng chừng như phải ly dị. Là một người con trưởng trong gia đình, ra đi vượt biên cầm cái chết trong tay để đánh đổi sự tan vỡ của bố mẹ là điều không thể chấp nhận được. Con đã không vui khi nghe bố nói mẹ muốn ly dị. Sự chán chường và bế tắc vì con không biết giúp gì được cho hạnh phúc gia đình.

 Sau khi tan trường con thường không về nhà, con chỉ thích đến nhà bạn bè chơi, tập tành những thói xấu như hút thuốc, đánh bài, cúp cua học, ngay cả xì ke con cũng thử cho khuây khỏa. Dần dần con quen đi chơi không về nhà, để tìm vui và cũng để tránh sự căng thẳng cho đầu óc. Con đã trốn khỏi nhà để tìm cuộc sống tự do, thoải mái muốn làm gì thì làm khỏi bị ai làm căng thẳng. Sống một mình con đã gặp nhiêù thử thách, ngoài giờ làm và giờ học con dành hết thời gian ngập mình vào tìm những cảm giác mới của rất nhiều loại thuốc phiện khác nhau từ E, đến Marajuana, đến Meth. Có những ngày trong suốt tuần con đã không ăn gì vì thuốc làm con không cảm thấy đói, chỉ uống nước và sữa. Cũng may con còn đủ điểm để ra trường lớp 12. Con không nghĩ đến tương lại tuổi trẻ mà chỉ tìm vui cho quên đi những nỗi buồn. Việc sống đạo của con lúc này rất bê bối.

 Việc bỏ nhà ra đi của con đã làm cho bố mẹ con hòa thuận lại với nhau. Cha mẹ có thể không hoà thuận với nhau, hay thậm chí có thể bỏ nhau nhưng tình yêu dành cho con cái luôn luôn thật nhiều. Bố muốn con về lại nhà để sống, vì thương bố nên con đã nghe lời. Mặc dầu về nhà sống, những thói hư tật xấu vẫn còn trong con. Con vẫn tiếp tục đi làm, đi học đại học và vẫn chơi thuốc phiện. Cho đến lúc con bị thất nghiệp, con lại càng đi chơi và nghiện ngập nhiều hơn trước. Khi có hãng ở xa mướn con làm, đó là lúc con dời nhà ba mẹ để chuyển về quận Cam, California đi làm công việc mới. Tánh tình con rất nóng nảy và thẳng, nên khi vào làm chỗ mới này con đã có nhiều xung đột với những người xung quanh và đặc biệt là ông xếp. Đã có lúc con bỏ việc không đi làm. Nhưng rồi Chúa thương, ông chủ hãng đã gọi con trở lại làm.

 Lời Chúa hứa qua tiên tri Isaia 42:16 “Ta dẫn người mù tối qua những lối chưa tỏ tường, trên nẻo đường mới lạ, sẽ dìu con bước đi. Ta biến đổi bóng tối thành ánh sáng soi cho con và uốn khúc gập ghềnh thành quan lộ thẳng băng”.

 Thời gian này có khóa tĩnh tâm Thánh Linh cuối tuần, chị bạn cùng hãng khuyên con nên đi tham dự. Lúc đầu con tính không đi vì nghĩ mình không phải tuýp người như vậy, nhưng chị vẫn cứ thuyết phục nên cuối cùng con cũng muốn đi thử. Trong khóa, Chúa đã làm cho con khóc rất nhiều. Chúa cho con thấy được tội của con, và con cảm thấy xấu hổ vì những hành vi của mình trong quá khứ.

 Giống như lời Chúa hứa qua tiên tri Edêkien 11:19 “Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt thần khí mới vào lòng chúng. Ta sẽ lấy khỏi chúng trái tim chai đá và ban cho chúng một trái tim bằng thịt”.

 Sau khi đi dự khóa Thánh Linh, Chúa chữa lành cơn nghiền xì ke, một chứng bệnh và ở mức độ nghiện nặng chẳng có thể mà chữa khỏi được. Hơn thế nữa, Chúa Thánh Thần cho con sức mạnh chống lại cám dỗ khi bạn bè rủ đi chơi xì ke, để con có thể từ chối. Cám ơn Chúa đã làm cho con những điều kỳ diệu. Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Chúa đã thương cứu thoát con khi mảnh đời tan vỡ và khi con sống trong tội lỗi.

 Con nhận ra lòng thương xót của Chúa khi đang ở trong tội và tránh không để mình phạm tội. Con bắt đầu nhận ra Chúa biến đổi đời sống của con bằng cách là trước kia con không đi lễ, không xưng tội, nhưng giờ thì Chúa thúc đẩy con phải đi lễ, cảm thấy cần phải đi xưng tội để tìm lấy sự bình an trong tâm hồn. Xưa kia con không bao giờ đọc Kinh thánh, nhưng từ khi có Chúa con bắt đầu đọc, nhưng không hiểu nhờ con cầu nguyện Chúa Thánh Thần soi sáng con hiểu và nhận ra được điều Chúa muốn dạy. Qua những thay đổi con nghiệm được rằng Chúa Thánh Thần là tác động đem con đến với Chúa Giêsu. Cám ơn Chúa đã cho con một trái tim mới.

 Nhóm bạn ăn chơi của con khi xưa, bây giờ có người cũng được biến đổi bằng nhóm cầu nguyện. Chúa Thánh Thần cho con nhìn ra được mục đích của đời sống, con đã tham gia ca đoàn vì con thấy ca ngợi có ý nghĩa cũng như đi phục vụ và dạy giáo lý.

 Chúa chữa lành mối dây liên hệ trong gia đình giữa bố mẹ con, anh em bây giờ hiểu và thương nhau hơn. Chúa cũng chữa bịnh đau bao tử của con do 6 năm nghiện xì ke. Chúa cũng chữa lành bịnh xưng nướu răng cũng do xì ke gây ra. Chúa thay đổi tính tình con không còn nóng tính, dễ chịu hơn và cảm thông cho người khác. Có Chúa con thành người mới. Tất cả sự đổi mới của con do tác động quyền năng của Chúa Thánh Thần con nhận được qua dự khóa Thánh Linh.

 Con xin mượn lời trong thơ Titô 3:4 để tóm kết những lời con vừa chia sẻ: “Nhưng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, đễ chúng ta được tái sinh và đỗi mới”.

 Cám ơn Chúa đã đưa con về trong tình yêu của Chúa. Con mời gọi các bạn trẻ đang xa tình yêu Chúa hay đang cảm thấy cuộc đời không còn một lối đi, một con đường thoát, xin các bạn hãy thành tâm trở về với Thiên Chúa. Ngài là con đường, là ánh sáng cho bạn. Ngài sẽ không những cứu linh hồn của bạn mà còn cứu thể xác của bạn nữa.

Hạnh Uyên         nguồn: thanhlinh.net

ĐAU KHỔ – GIAN TRUÂN PHẢI CHĂNG LÀ BẤT HẠNH???

ĐAU KHỔ – GIAN TRUÂN PHẢI CHĂNG LÀ BẤT HẠNH???                                     

  NHÂN CHỨNG CỦA MỘT NỮ TÂN TÒNG

                                                                                                          Maria Túc Lynh

   Là con người, khi ta gặp những biến cố, những sự kiện mà trái ngược với mong ước, nhiều khi còn làm cho con người phải chịu thiệt thòi rất nhiều. Và ai cũng nghĩ đó là những bất hạnh, mà ai rơi vào thì đều nghĩ cái bất hạnh của mình là nặng nề nhất.

  Tuy nhiên câu chuyện mà hôm nay tôi xin phép được kể ra để hầu cùng quý vị câu chuyện về một người phụ nữ. Đối với người khác có lẽ sẽ cất tiếng than và oán trách Ông Trời khi đã dồn cuộc đời mình đến đường cùng.

  Nhà chị ở tương đối gần với nhà tôi, gia đình chị có 4 người. Hai vợ chồng chị và hai đứa con trai.  Một đứa khoảng 20 tuổi bị bại não từ khi mới sinh, một đứa cũng khoảng mười lăm tuổi thì bị down. Chồng chị là thợ hồ, khi nào có người gọi thì mới có việc để làm. Gia đình chồng và gia đình chị có lẽ cũng không khá giả nên tôi cũng không nghe chị nói là họ giúp đỡ gì.

  Có nhiều lần tôi gặp chị ở tiệm làm tóc gần nhà, tôi có trò chuyện với chị. Thấy chị cứ tất tả hối nhanh khi thợ đang làm cho chị. Tôi có hỏi chị, chị bảo là chị phải về nhanh để chăm sóc đứa con. Chị bảo là cuộc sống hiện tại của chị tuy rất khó khăn, nhưng chị luôn bảo là đây là Cây Thánh Giá Chúa đã trao thì chị phải nhận và không một lời than thở với tôi. Điều đặt biệt ở chị mà tôi thấy rỏ nhất, là hình như không bao giờ chị buồn và thất vọng khi đối diện với hoàn cảnh hiện tại. Chị bảo chị biết là Chúa và Đức Mẹ thương chị nhiều lắm, nên chị không thấy lo lắng.

  Một thời gian ngắn tôi không còn dịp để trò chuyện cùng chị, sau đó thì biết rằng, Chúa cho chị một công việc mà cả tôi và chị đều nghĩ là Chúa làm, chứ chị thì không thể nào làm được vì chị vốn là một người hiền lành và thật thà. Đó là nghề môi giới mua bán nhà, nghề này thường chỉ dành cho những người nhanh nhẹn và phải dữ dữ một chút (theo tôi là vậy). Trong khi chị thì… chị giới thiệu cho người ta mua bán với nhau rồi họ muốn cho chị bao nhiêu thì cho. Chị không dám hỏi, có người tốt bụng thì cho đúng với phần trăm hay hơn một chút, cũng có người qua mặt luôn để khỏi mất tiền. Gặp những cảnh đó thì chị chỉ biết cười chứ không dám hỏi người ta vì sợ người ta mắng. Cũng nhiều lần chị bị những người môi giới khác ăn hiếp và chửi rủa chị. Chị cũng sợ và né tránh chứ không dám trả lời. Nói chung là nếu với người đời thì chị là người vừa chậm chạp vừa khờ khạo.

  Nhưng chị cho biết là có Chúa luôn bên cạnh chị, nên chị vẫn thấy vui vẻ, vô tư. Không lo lắng gì, có thì ăn, không thì nhịn. Nhưng một thời gian ngắn sau thì Chúa đã ban cho gia đình chị một cuộc sống dễ chịu hơn. Chồng chị thì có nhiều người gọi đi làm, chị thì vừa chăm sóc hai đứa con dại khờ, vừa có nhiều người tìm đến để nhờ chị mua bán nhà. Gia đình chị đang dần dần dễ thở (như lời chị). Cuộc sống tương đối ổn chưa được bao lâu thì chị bỗng phát bệnh ung thư và đã di căn lên não. Tôi nghĩ là nếu gặp tôi chắc là tôi buồn sợ lắm và có thể tôi cũng sẽ thở than với Chúa. Nhưng với chị thì tôi rất bất ngờ, là chị không hề than trách hay kêu đau. Nằm trên giường bệnh khi mắt đã gần như không thấy gì, nhưng miệng chị vẫn cười tươi mỗi lúc có người đến thăm chị.

  Tôi đã đến thăm chị vào một buổi tối sau chuyến đi Đức Mẹ Măng Đen về. Tôi đến thăm chị và gởi tặng chị ảnh Mẹ Măng Đen mà bố đỡ đầu tôi (là linh mục) đã làm phép tặng tôi. Tôi nghĩ rằng Mẹ sẽ nhận lời chúng tôi mà chữa lành cho chị, linh hồn hay thể xác đều tốt. Khi nhận ảnh Đức Mẹ từ tay tôi, chị đã rất vui và nói với tôi là chị rất muốn người khác tặng chị ảnh Đức Mẹ. Nhất định chị sẽ đặt nơi trang trọng nhất trong nhà.

  Gặp chúng tôi, chị không ngồi được, mắt thì không mở ra và không thấy gì. Chị chỉ nhận dạng tôi qua giọng nói. Tôi hỏi chị có đau không, chị nói là đau lắm. Tuy đau như thế nhưng chị vẫn cười và luôn miệng cám ơn Mẹ đã thương chị. Chị còn khoe với tôi một điều mà tôi thấy rất hay và có ý nghĩa trong cuộc đời sống đạo của tôi. Đó là cho dù biết mình sắp chết nhưng chị vẫn rất vui vẻ, vô tư và vẫn giữ thói quen tốt lành là đọc kinh mỗi tối trước khi đi ngủ. Mỗi tối chị đọc ba Kinh rồi mới ngủ, gồm kinh Lạy Cha, Kinh Mính Mừng, Kinh Sáng Danh để tạ ơn Chúa. Tôi nghe chính miệng chị nói như vậy làm cho tôi rất ngưỡng mộ.

  Tôi thấy Chúa sao mà ngộ thế, Chúa đã từng cho thấy những người Công Giáo không đẹp để tôi thấy khó chịu khi nghĩ về đạo Công Giáo. Chúa lại cho tôi thấy một người con gái Chúa sao mà dễ thương và đáng yêu đến thế. Tôi đã quen biết chị khi tôi chưa biết Chúa, và trong mắt tôi, chị thật là một mẫu người mà tôi phải cố gắng noi theo. Giờ đây khi tôi đã theo Chúa, thì chị chính là một tấm gương sáng mà tôi suốt đời này phải cố gắng học theo. Trong nghèo khó thì hy vọng và tạ ơn. Trong bệnh tật nan y thì cũng chỉ một lời tạ ơn và xin vâng theo Thánh ý Chúa.

  Khi tôi viết những dòng này về chị thì chị đã được Chúa rước về được khoảng 5 tháng rồi. Tôi nghĩ chị đã sống đẹp lòng Chúa khi cho những người chung quanh thấy cách ăn và nết ở của chị. Tôi đã thấy trong chị hình ảnh của một Chúa Giêsu hiền lành, khiêm nhu, thật thà, phó thác và xin vâng.

  Chị tên là Maria Nguyễn Thị Muôn.

  Điều đặc biệt của chị làm cho tôi thấy rất tuyệt vời rằng, chị cũng là một tân tòng mà tâm tình chị trọn vẹn như vậy. Tôi thiết nghĩ là gia đình chồng chị và chồng chị phải là những người Kitô hữu rất đẹp lòng Chúa thì chị mới có thể noi theo mà sống đẹp lòng Chúa như vậy. Trong tôi cũng có một chút hãnh diện, vì tôi cũng là tân tòng. Tôi nghĩ chúng tôi đều là tân tòng mà dễ thương và xinh đẹp vì Chúa đã chọn và ban cho.

  Thật lòng mà nói thì chúng tôi, những tân tòng còn nhỏ dại, còn ngây thơ trong việc sống đạo và cần rất nhiều lời cầu nguyện của quý vị. Được sống như chị Maria Muôn thì quá tốt và công phúc của những lời cầu nguyện của quý cha, quý thầy và mọi người chắc chắn sẽ được Chúa đền bù xứng đáng.

  Tôi nghĩ tân tòng như cây non, cần được chăm sóc và vun bón và nâng đỡ rất nhiều của những người đạo Công Giáo gốc. Tôi cũng biết là chúng tôi cũng cần phải nỗ lực gấp nhiều lần để sống trọn vẹn hơn.

  Cuối cùng,với tâm tình của một tân tòng, tôi xin thật lòng cám ơn quý vị đã đồng cảm đọc bài tâm tình này của tôi. Tôi cũng xin quý vị góp một lời cầu nguyện cho những tân tòng chúng tôi, và đặc biệt hơn. là cầu nguyện cho linh hồn chị Maria Nguyễn Thị Muôn.

  Với tấm lòng của một tân tòng nhỏ bé, con xin Chúa ban cho quý vị ân nhân của chúng con được nhiều phúc lộc. Con cũng xin Chúa trả công bội hậu cho những ai đã cầu nguyện cho chúng con.

  Xin Chúa chúc lành cho quý vị, và chúc quý vị được tràn đầy ơn Thánh Thần và hồng ân của Đức Chúa Giêsu Phục Sinh đầy quyền năng qua lời cầu bầu của Đức Maria!

  Saigon, ngày 7 tháng 4 năm 2012

  Maria Túc Lynh

 
 

Chúa chữa lành bịnh Sida

 Chúa chữa lành bịnh Sida

                                                                          John Le, California  

Sat, 15/10/2011

 Tôi ra đi vượt biên và đến Hoa Kỳ một mình vào năm 1980. Là một thanh niên độc thân nên tôi share phòng ở nhà người bà con. Tôi đi học nghề gấp rút trong một năm và cũng may khi vừa học xong có được việc làm. Đó là giấc mơ lớn nhất của tôi. Sau khi có việc làm tôi mua được một chiếc xe Ford cũ rích. Thế nhưng, đối với tôi lần đầu có xe thì cưng nó còn hơn mình. Xe lau chùi sạch sẽ, mua nước thơm bỏ vào trong xe cho nó tẩy cái mùi xe cũ kỹ. Thế là toại nguyện cho tôi rồi.

 Vì độc thân nên tôi rất rảnh rỗi sau giờ làm việc. Tôi thường rủ bạn bè la cà nơi các quán cà phê ở Bolsa để ngắm giai nhân và nói chuyện tầm phào trên trời dưới đất. Uống một ly cà phê mà ngồi đến 2, 3 tiếng không biết chán. Cái không khí trong quán cà phê thì ngột ngạt vì toàn khói thuốc và tiếng nhạc trống đánh thình thình muốn bể lỗ tai. Thế nhưng chỗ đó là nơi giải trí lý tưởng. Thứ Sáu và thứ Bảy muốn tìm tôi thì hãy ra các quán cà phê vì tôi ngồi “chầu” các nàng ở đó. Các nàng bồi bàn lượn qua lượn lại thấy mà đã con mắt, tuy chẳng làm gì cả chỉ ngắm thôi nhưng cũng khá tốn tiền. Thời đó lương 4 đô một giờ, ly cà phê có 2 đô thôi nhưng tiền típ cũng 2 đô trở nên, chơi xộp mà. Cái tiền ấy coi như trả tiền “ngắm”.

 Một ngày kia, một ông độc thân cũng tới share phòng nơi nhà tôi ở. Thế là chúng tôi có dịp làm quen với nhau. Ông độc thân tại Mỹ thôi, vì vợ con ở Việt Nam. Người Việt Nam có câu: “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” quả là đúng như vậy. Một hôm ông rủ tôi lên thành phố Los Angeles thăm khu nhà “chị em ta”. Tôi thực tình mà nói vì rảnh rỗi và muốn tò mò đi theo. Thế nhưng khốn cho tôi, chỉ một lần thôi mà ân hận suốt đời. Số là sau lần đi chơi ấy, tôi mang bị si đa. Đi khám, bác sĩ nói bệnh này không có thuốc chữa, phải chịu đau đớn mà thôi. Nghe vậy, tôi cảm thấy như trời sụp xuống. Tôi cứ tưởng bệnh gì cũng phải có thuốc chữa khỏi chứ. Thôi rồi còn chi đâu em ơi….

 Từ Vực Sâu U Tối

 Thế nhưng đó chưa hết nỗi lo âu. Tôi không biết mình có mang bệnh AIDS không? Thời bấy giờ chưa có nhiều người mắc bệnh AIDS như hôm nay. Thế là phải đi thử máu cho biết chắc ăn. Ngày đi thử máu thật xấu hổ, chỉ muốn lấy bao rác chụp lên đầu cho ai khỏi thấy mặt như mấy tên khủng bố ở Trung đông. Trong khi chờ đợi kết quả thử máu thì tôi không ngừng cầu nguyện, biết lỗi lầm và ăn năn nhưng không biết Chúa có ok không, vì khi có chuyện rồi mới chạy tới Chúa làm sao Chúa nhận lời? Thế những biết bám víu vào cái phao nào bây giờ. Thôi thì năn nỉ Chúa vậy. Phen này mà mắc bệnh AIDS thì chắc dọn đi xa không ai biết rồi chết âm thầm. Tạ ơn Chúa, kết quả cho biết tôi không mắc bệnh AIDS tử thần, nhưng phải mang bệnh si đa suốt đời.

 Cái bệnh si đa nó hành hạ tôi hàng tháng. Tôi thật khổ sở nhưng đành cam chịu vì lỗi tại tôi mọi đàng vì vậy tôi chỉ cầu xin Chúa chữa… Hằng ngày vào giờ trưa, tôi đến nhà thờ cầu nguyện với mục đích xin Chúa chữa và thống hối. Thế rồi bệnh tái phát ít hơn trước những vẫn còn đó. Qua một thời gian dài, bệnh càng ngày càng tái phát ít hơn và rồi khỏi hẳn. Tôi như được Chúa giải thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai cập và đưa về miền đất hứa.

 Và Con Tim Đã Vui Trở Lại

 Chúa thật cao thượng hơn trí tưởng tượng của tôi. Chúa không ác như tôi nghĩ vì tôi ác nên mang ấn tượng ấy đối với Chúa. Ân phúc Ngài to lớn tội lỗi của tôi. Chúa thật vĩ đại! Mọi bệnh tật của tôi Chúa dùng uy quyên quăng chìm đáy biển, tội lỗi của tôi Chúa lấy lòng thương xót mà bao phủ. Chúa cho tôi một cơ hội đổi đời. Chúa không đánh phạt tôi! Chúa kéo tôi ra khỏi vũng bùn nhơ nhớt. Chúa rửa sạch quá khứ đen tối của tôi và đưa tôi về. Tôi vẫn nhớ lỗi lầm của mình nhưng Chúa đã quên.

 Tôi đã bước đi trong ánh sáng của Chúa. Ngài mặc cho tôi chiếc áo mới làm con. Không những thế, Chúa đang dùng tôi. Tôi không trở nên vô dụng khi tôi quyết tâm đền đáp ơn Chúa. Chúa của bà Maria Mađalêna như thế nào thì Chúa của tôi cũng như vậy. Chúa cho mở tung nấm mồ cho tôi gặp Chúa. Chúa phục sinh nơi xác chết của tôi. Ngài đã dùng tôi loan tin cho Chúa. Bên tôi đang có Chúa…

 Gởi Người Bạn Trẻ

 Bạn thân mến, mình nhắn gởi đến các bạn vài điều. Là người trẻ, bạn hăng máu lắm như con thiêu thân không sợ chi cả, chỗ nào cũng dám lủi vào. Thế nhưng trước khi gài số lủi vào, bạn hãy dừng lại bảng stop và suy nghĩ một chút. Bạn lủi vào và chết ngay thì cũng đỡ, thế nhưng nếu bạn lủi vào mà mang thương tật, đau đớn suốt đời, sống không nỗi, mà chết cũng không xong, đó mới là điều khốn nạn. Mình biết hôm nay có nhiều cám dỗ lắm, nào là thuốc phiện, xì ke, rượu chè, tình dục, bệnh Aids, thờ satan v.v… (drugs, alcohols, Sex, Aids, satanism). Nguy hiểm lắm. Hãy lựa bạn tốt mà chơi. Đừng khôn ba năm dại một giờ như mình!

 Nếu bạn chẳng may đang vướng mắc các chứng bệnh trên. Chỉ có một lối thoát duy nhất, only one escape route. Đó là con đường đầu phục Chúa Giêsu Christ. Nhận Chúa là Chúa Cứu của mình. Chúa không thua bạn đâu. Hãy giơ tay lên cho Chúa kéo bạn lên.

 John Le, California  
                                                     nguồn:     thanhlinh.net

LỜI CHỨNG CỦA PHÊRÔ BÙI VĂN LINH

LỜI CHỨNG CỦA PHÊRÔ BÙI VĂN LINH

15/10/2011 – 19:03

 Tôi là một người bệnh tật, nghèo khổ sống ở Giáo xứ Thuận Nghĩa, Q.Lưu, Nghệ An. Nơi đây đã sinh ra ông Thánh Phê rô: Vũ Đăng Khoa, đã tử vì đạo và đã được phong thánh vào danh sách 117 thánh tử đạo của Việt Nam.

 Tôi sinh ra đã bị bệnh rò tủy sống, nguy cơ chết là rất cao. Nhờ sự soi sáng của Chúa, tôi đã được một ân nhân bảo lãnh qua Mỹ chữa bệnh. Khi qua tới nơi được 2 ngày thì tôi được nhập viện, bệnh viện đó có tên là Shriner Hospital For Childern ở Portland, Oregon. Sau khi được ông giám đốc bệnh viện cho xét nghiệm thì ông bảo: Nếu trễ  thêm một thời gian nghắn nữa là tôi sẽ không sống được. Và ngay sau đó thì tôi được ký giấy để phẫu thuật, ca mổ xương cột sống  để chèn cho tủy không ra nữa dài tới 8 tiếng, trước khi mổ thì ông bác sỹ nói là sự thành công chỉ có 30/100% thôi, tôi thất vọng vô cùng nhưng rồi  cũng chấp nhận ký giấy và để cho họ phẫu thuật.

 Ca phẫu thuật thành công, tuy không chữa cho tôi đi được nhưng sự sống của  tôi đã được cứu, ông bác sỹ rất mừng vì ông nói đây là ca mổ đầu tiên  thành công chứ hầu hết các ca mổ như vậy thương bị thần kinh, tức là sau  khi mổ thì bệnh nhân sẽ không biết gì nữa, cho gì ăn nấy.

 Được 3 năm sau tôi phải trở về lại Việt nam và bệnh phát lại, gia đình tôi đã tạo hết mọi điều kiện để đưa tôi đi chữa tại các bệnh viện lớn  ở Hà Nội nhưng các bác sỹ ở đó nói là bó tay, không thể làm gì được Tôi không còn sức để chống cử nữa và gia đình tôi đi mời cha xứ vào xức dầu cho tôi và để tôi xưng tội chủ lễ trước khi chết. Sau khi đọc kinh, xưng tội chủ lễ xong thì mẹ tôi đi vào đền thánh Khoa cầu  nguyện và hái một số lá cây trong đền Thánh về sắc lên cho tôi uống. Sau  được 3 ngày thì tôi tỉnh và khỏe hẳn. Bây giờ thì bệnh của tôi cũng như  vậy nhưng lạ một cái là tôi vẫn khỏe mạnh, hiện tại thì tôi đi chữa bệnh  tại các bệnh viện lớn nhưng họ cũng không thể nào chữa được.

 Tôi thầm nghĩ đây là phép lạ Chúa đã làm cho tôi, Cầu xin các bạn hãy cầu nguyện với Chúa và những gì mình tin vào Chúa thì sẽ được.  Xin Chúa chúc phúc cho những người Mục tử, xin Chúa soi sáng cho họ để họ dẫn dắt đoàn chiên lạc của Chúa trở về. Xin cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn.

 nguồn:   thanhlinh.net

Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

Vài suy nghĩ về ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

một chứng nhân cho đức tin tình yêu Thiên Chúa

và tinh thần khiêm tốn, phó thác

  by Msgr Peter Nguyen Van Tai

 Vài suy nghĩ về ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: một chứng nhân cho đức tin,  tình yêu Thiên Chúa và tinh thần khiêm tốn, phó thác.

(Radio Veritas Asia – 17/09/2002) – ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình qua đời lúc 18 giờ (giờ Roma) thứ hai  ngày 16/09/2002, tại “Bệnh Viện Pio XI” ở Roma, trên đường Aurelia, sau bốn tháng điều trị, trước hết tại  Bệnh viện Gemelli và sau đó Bệnh Viện Pio XI, nơi người qua đời.

Sau lễ Phục sinh năm 2001, ÐHY đã được giải phẫu tại Boston (Hoa kỳ). Cuộc giải phẫu lần thứ hai vào tháng 5 năm  2002, được làm tại Trung tâm ung thư quốc tế ở Milano, một trong bẩy trung tâm thời danh chuyên về ung thư trên thế giới: Milano, Lyon, Paris, London, Amsterdam, Washington và Tokyo. Sau hai cuộc giải phẫu, bệnh tình của ÐHY không khả quan hơn. Thực ra chứng ung thư của ngài có tính cách khác thường. Tại Ý cứ một triệu người mới có một người mắc chứng ung thư này. Tuy vậy, trên nguyên tắc, chứng ung thư nầy không phải là chứng bệnh không thể chữa được. Nhưng trong trường hợp của ÐHY, thì chứng bệnh ung thư,  đã đi vào giai đoạn  khó khăn. Vì thế, trong cuộc giải phẫu lần thứ hai tại Milano, nhóm bác sĩ không thể làm gì hơn. Trong  những tháng điều trị tại hai bệnh viện ở Roma. Không bao giờ nghe ÐHY than phiền. Trong những lúc đau đớn, bác sĩ muốn cho thuốc làm dịu cơn đau, ngài không muốn, hay chỉ dùng một chút, để làm vui lòng bác sĩ mà thôi. Dù trong tình trạng yếu mệt, ngài không bao giờ từ chối các người đến viếng thăm. Ngài nhớ từng người và có lúc còn khôi hài, để làm cho các người viếng thăm lên tinh thần. Chỉ trong ít ngày trước khi qua đời, vì quá yếu sức, ngài mở mắt như chào các người viếng thăm, nhưng không nói gì nữa.

Nói đến đây, chúng tôi nhớ lời ngài thuật lại trong thời gian ở tù, như sau: “Nếu tôi đợi đến lúc được trả tự do mới làm việc, thì không biết chờ đợi đến bao giờ. Chúa cho mình ở trong tình trạng này, mình làm việc theo hoàn cảnh này”. Có thể trong những tháng trên giường bệnh, ÐHY cũng theo nguyên tắc như lúc ở trong tù: làm việc trong cơn bệnh và làm tông đồ, truyền giáo bằng đau khổ lại có giá trị và công hiệu lớn lao hơn nữa, vì được cộng tác với công việc cứu chuộc của Chúa Kitô trên Thánh giá. Những ai đọc các sách ngài viết, có thể hiểu ngài đã sống những điều ngài viết ra như thế nào. Ngài đã sống những điều ngài đã viết ra.  Những người đã đọc sách của ngài và nghe ngài giảng đều công nhận ngài là chứng nhân của đức tin, của tình yêu và của tinh thần khiêm tốn, phú thác.

Chứng nhân của Ðức tin – ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận không phải đổ máu như nhiều vị tử đạo trong các thời kỳ bách hại, nhưng trong hơn 13 năm tù, ngài đã sống  “Via Crucis” (chặng đường Thánh giá) của Chúa Giêsu. “Per Crucem ad Lucem”: qua đau khổ mới tới vinh quang.

ÐHY Phanxicô là chứng nhân của tình yêu. Trong những năm sống trong tù, ngài chỉ dùng tình yêu thương để chinh phục các người gây đau khổ cho ngài hoặc anh em công an canh giữ ngài. Trong những năm làm việc tại Roma, chúng tôi thường đến viếng thăm ngài, nhưng không bao giờ nghe ngài nói xấu ai, cả những người đã gây đau khổ, tù đầy cho ngài. Ngài không hở miệng chỉ trích Nhà Cầm quyền đã giam tù ngài. Ngài chỉ lấy đức ái đáp lại những lời chỉ trích, vu khống,  theo gương Chúa Giêsu trên Thánh giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.

ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận là gương mẫu đức khiêm tốn, phú thác. Trong những năm ngài sống tại Roma, mọi người đều thấy rõ sự khiêm tốn của ngài, cách riêng các vị cộng tác của ngài tại Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Một vị cấp cao của cơ quan làm chứng rằng: “Ngài thật  là người cha của riêng tôi và của tất cả chúng tôi”. Luôn luôn hiền từ, dịu dàng, nhã nhặn, khiêm tốn với người trên cũng như người dưới. Ân cần hỏi thăm, và hiểu biết từng nhân viên làm việc với mình.

Vì là chứng nhân của đức tin, của tình yêu thương, và khiêm tốn – phú thác, ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được mọi người mến phục, không phải chỉ các người thường dân, nhưng cả các vị cấp cao trong Giáo hội hoặc thuộc giới chính trị, trí thức, ngoại giao. Ngài đã được mời diễn thuyết tại Ðại học Nhà nước ở Roma hai lần. Vào các ngày Chúa nhật, ngài thường được mời  đi giảng hay diễn thuyết nơi này, nơi kia, không những trong nước Ý, nhưng còn tại Pháp, Ðức, Thụy sĩ, Hoa kỳ. Ngài không đi nghỉ hè. Ngài dùng các ngày nghỉ để đi giảng hoặc diễn thuyết các nơi. Vì chứng tá đời sống của ngài, nhiều giám  mục Ý và nước ngoài thường mời ngài giảng tuần tĩnh tâm cho các linh mục hoặc thanh niên. Trước khi đi Milano giải phẫu, theo lời thỉnh cầu của ÐHY Giovanni Battista Re, Tổng trưởng Bộ Giám mục, bạn thân của ngài, đã mời ngài đến Brescia giảng. ÐHY Camillo Ruini, Tổng đại diện Roma, thường mời ngài giảng tại Ðền thờ Thánh Gioan in Laterano cho nhóm nay, nhóm khác… Với sự khiêm tốn ngài trả lời: “Chúng con ở trong giáo phận Roma, con cái ÐHY. ÐHY dạy bảo  gì con xin vâng như vậy”. Vì là một chứng tá sống động, ÐTC chỉ định ngài giảng Tuần tĩnh tâm của Giáo Triều, với sự hiện diện của ÐTC. ÐHY  nhận với nhiều lo sợ. Trở lại nhà,  ngài chạy vào nhà nguyện quì gối cầu nguyện: “Lạy Chúa xin dạy con phải nói gì”. Ðơn sơ, khiêm tốn, phú thác: đây là tinh thần của ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngài qua đi, nhưng sách vở và nhất là chứng tá đời sống của ngài sẽ không qua đi.

Vài nét chấm phá về Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận:   xem thêm

Bài vở liên quan đến Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận    xem thêm