MẸ CHỈ CẦN DUY NHẤT MỘT THÁNH LỄ

MẸ CHỈ CẦN DUY NHẤT MỘT THÁNH LỄ

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Ngày 3-2-1944, một cụ bà gần 80 tuổi qua đời.  Cụ bà đó không ai khác là thân mẫu tôi.

Tôi lặng lẽ chiêm ngắm gương mặt Mẹ dịu hiền nơi nhà nguyện nghĩa trang, trước khi hạ huyệt.
Trong tâm tình con thảo và nhất là, trong tư cách Linh Mục, tôi thì thầm với Mẹ: “Mẹ à, từ ngày có trí khôn đến giờ, con chưa bao giờ thấy Mẹ lỗi phạm nặng nề một luật nào của Chúa!

Và tôi hồi tưởng những chặng đường qua của cuộc đời Mẹ.

Mẹ tôi có một đời sống thật gương mẫu.  Sở dĩ tôi được làm Linh Mục phần lớn là nhờ công lao của Mẹ hiền.

Mỗi ngày, Mẹ tôi tham dự Thánh Lễ rước lễ, kể cả vào những năm cuối đời, tuổi đã cao.  Khi đi cũng như lúc về, Mẹ tôi đều cầm tràng hạt trong tay.  Mỗi khi rỗi rảnh, Mẹ thường lần hạt, đọc kinh Mân Côi.  Mẹ tôi rất có lòng bác ái, thương người đến độ mất một con mắt, chỉ vì liều mạng cứu sống một người đàn bà nghèo.  Chưa hết.  Mẹ tôi luôn chấp nhận thánh ý Thiên Chúa.  Ngày thân phụ tôi qua đời, Mẹ tôi hỏi: “Trong lúc này đây, Mẹ có thể than thở gì với Đức Chúa GIÊSU để làm đẹp lòng Ngài?”  Tôi trả lời: “Mẹ cứ lập đi lập lại câu: Lạy Chúa, xin cho thánh ý Chúa được thực hiện.

Trên giường bệnh, Mẹ tôi lãnh các Bí Tích sau cùng với Đức Tin sâu xa.

Mấy giờ trước khi tắt thở, Mẹ tôi đau đớn vô cùng.  Nhưng Mẹ không ngừng lập đi lập lại: “Lạy Đức Chúa GIÊSU, con muốn xin Chúa giảm cơn đau cho con.  Tuy nhiên, con
không dám áp đặt ý con trên thánh ý Chúa.  Trái lại, xin cho thánh ý Chúa được thể hiện.

Với lời sau cùng này, Mẹ tôi – người phụ nữ đã cưu mang, sinh hạ và dưỡng dục tôi nên người – trút hơi thở cuối cùng.  Sau khi Mẹ tôi qua đời, ai ai cũng nức lời khen ngợi Mẹ,
người đàn bà đức hạnh.  Tuy nhiên, tôi không để ý đến lời ca tụng của người đời cho bằng nghĩ đến sự phán xét công minh của Thiên Chúa.  Do đó, tôi làm nhiều việc lành, sốt sắng dâng Thánh Lễ và không ngừng cầu nguyện cho Linh Hồn Mẹ sớm tận hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa.

Ngoài ra, mỗi khi có dịp giảng, tôi đều nhắn nhủ các tín hữu Công Giáo hãy năng nhớ giúp đỡ các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục.  Giúp đỡ bằng nhiều cách: tham dự Thánh Lễ, rước lễ và làm việc lành phước đức, bố thí giúp đỡ người nghèo.

Thiên Chúa Nhân Lành cho phép Mẹ hiện về với tôi.

Đúng hai năm rưỡi sau khi qua đời, Mẹ tôi bỗng xuất hiện trong phòng, dưới hình dạng con người.  Mẹ trông thật buồn bã.  Mẹ tôi nói: “Các con đã bỏ quên Mẹ trong Luyện Ngục!

Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Ủa, cho tới bây giờ mà Mẹ còn ở trong Luyện Ngục hay sao?

Mẹ tôi đáp:Đúng thế! Mẹ vẫn còn ở trong Luyện Ngục.  Bóng tối vây phủ Linh Hồn Mẹ, khiến Mẹ không thể trông thấy Ánh Sáng là Thiên Chúa… Mẹ đang ở ngưỡng cửa Thiên
Đàng, gần nơi an vui vĩnh cửu và Mẹ nồng nhiệt ước muốn được vào, nhưng Mẹ không thể nào vào được! Không biết bao nhiêu lần Mẹ tự nhủ: Nếu các con biết mình đang bị dằn vặt khốn khổ khôn lường, hẳn là chúng đã cấp tốc ra tay cứu giúp mình!

Tôi hỏi tiếp: “Sao trước đây Mẹ không hiện về báo cho chúng con biết?

Mẹ tôi buồn bã trả lời: “Mẹ đâu có được phép!

Tôi lại hỏi: “Mẹ vẫn chưa được trông thấy Thiên Chúa sao?

Mẹ tôi giải thích: “Khi vừa tắt thở, Mẹ đã được trông thấy Chúa nhưng chưa được trông thấy trọn Ánh Sáng Vinh Quang của Chúa.

Tôi hỏi tiếp: “Chúng con có thể làm được gì để giúp Mẹ ra ngay khỏi Luyện Ngục?

Mẹ tôi nói: Mẹ chỉ cần duy nhất một Thánh Lễ.  Chúa cho phép Mẹ hiện về để xin con điều
đó.

Tôi không quên dặn dò Mẹ: “Khi nào được vào Thiên Đàng, Mẹ nhớ hiện về ngay báo tin cho con biết.

Mẹ tôi trả lời: “Nếu Chúa cho phép Mẹ hiện về…  Ôi Ánh Sáng thật tuyệt đẹp!

Vừa nói Mẹ tôi vừa biến mất.

Chúng tôi dâng 2 Thánh Lễ cầu cho Linh Hồn Mẹ.

Một ngày sau, Mẹ tôi hiện về nói: “Mẹ đã được vào Thiên Đàng rồi!

Chứng từ của Cha Giuseppe Tomaselli, người Ý, Dòng Don Bosco.

.. “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con.  Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu.  Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài.  Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người.  Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông.  Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Thánh Vịnh 130).

(”L’Aldilà .. Stupenda realtà”, Editrice Comunità, 1992, trang 265-266)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

(Đài Vatican02/11/2009)

nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi

và Từ Langthangchieutim

XIN MẸ THIÊN CHÚA GỞI CÁC THIÊN THẦN ĐẾN BẢO VỆ CHÚNG CON!

XIN MẸ THIÊN CHÚA GỞI CÁC THIÊN THẦN ĐẾN BẢO VỆ CHÚNG CON!

Gương chứng nhân của Sr. Minh Nguyệt

.. Chúa Nhật 13-2-2005 Chị Lucia dos Santosêm ái trút hơi thở cuối cùng nơi Đan Viện Kín Cát-Minh Coimbra hưởng thọ 98 tuổi. Chị chào đời ngày 22-3-1907 tại làng Fatima bên nước Bồ-Đào-Nha.

Chị Lucia dos Santos cùng với 2 em họ Phanxicô và Giaxinta Marto được diễm phúc
trông thấy Đức Mẹ MARIA hiện ra lần đầu tiên tại Fatima ngày 13-5-1917.
Phanxicô Marto qua đời năm 1919 hưởng dương 11 tuổi và Giaxinta Marto qua đời
năm 1920 hưởng dương 10 tuổi. Hai anh em Phanxicô và Giaxinta Marto được Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 13-5-2000 trong Thánh Lễ
trọng thể cử hành tại đền thánh Đức Mẹ ở Fatima.

Lúc sinh thời, Chị Lucia dos Santos đã viết một bức thư gởi các Cộng Đoàn
Thánh Mẫu nói về tầm quan trọng, quyền lực và sức hữu hiệu của việc lần hạt Mân
Côi như sau.

Anh chị em rất thân mến. Tôi khuyến khích anh chị em đọc lại và suy gẫm sứ điệp
mà Đức Mẹ MARIA gởi đến chúng ta trong đó Đức Mẹ nói với chúng ta về quyền lực
và sức hữu hiệu của Kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi đạt mức thành công rất lớn trên
Trái Tim THIÊN CHÚA và Trái Tim Con Chí Thánh của Ngài.

Vì vậy mà, trong những lần hiện ra, chính Đức Mẹ MARIA cũng dự phần vào việc
lần hạt Mân Côi như nơi Hang Đá Lộ-Đức với thánh nữ Bernadette Soubirous
(1844-1879) vào năm 1858, và tại Fatima khi hiện ra với tôi và Phanxicô cùng
Giaxinta vào năm 1917.

Và chính trong lúc lần hạt Mân Côi mà Đức Mẹ MARIA xuất hiện từ đám mây rồi
đứng trên cây sồi xanh và nói chuyện với chúng tôi từ trong ánh sáng của Đức
Mẹ. Về phần tôi, từ Đan Viện Kín Cát-Minh ở Coimbra này, tôi hiệp ý với tất cả
anh chị em để chúng ta cùng nhau tạo thành một mặt trận hùng mạnh đại đồng của
kinh nguyện và của lời cầu xin.

Tuy nhiên xin anh chị em ghi nhớ rằng không phải chỉ riêng tôi góp lời cầu
nguyện với anh chị em mà còn có toàn thể triều thần thiên quốc cùng hợp chung
tiếng hát hòa điệu với các tràng kinh Mân Côi nhịp nhàng anh chị em đọc. Thêm
vào đó cũng có các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội kết hợp lời nguyện xin tha
thiết của các vị với lời khẩn cầu của anh chị em.

Ngoài ra ngay mỗi khi bàn tay anh chị em mân mê tràng chuỗi và bắt đầu lần hạt
Mân Côi thì tức khắc các Thánh Thiên Thần và Các Thánh Nam Nữ cũng hòa nhịp với
anh chị em trong lời Kinh.

Chính vì các lý do trên đây mà tôi khuyến khích anh chị em hãy sốt sắng lần hạt
Mân Côi. Anh chị em hãy lần hạt Mân Côi với trọn tâm tình, với Đức Tin và cùng
lúc hãy suy gẫm ý nghĩa các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Tôi cũng xin nhắc anh
chị em nhớ rằng đừng đợi đến khuya-lắc khuya-lơ mới lẩm nhẩm lời Kinh Kính
Mừng. Đừng lần hạt Mân Côi khi anh chị em đã mệt-đừ sau một ngày lao công vất
vả! Rồi xin anh chị em hãy lần hạt Mân Côi riêng hoặc lần hạt chung nơi cộng
đoàn, lần hạt ở gia đình hay bên ngoài, lần hạt trong nhà thờ cũng như khi đi
lại ngoài đường phố. Anh chị em hãy lần hạt Mân Côi với tâm tình đơn sơ như đi
theo từng bước của Đức Mẹ MARIA và Con Dấu Ái của Đức Mẹ.

Anh chị em hãy lần hạt với trọn Đức Tin để cầu cho các trẻ em sắp sinh ra, cho
người đau khổ, cho người đang làm việc cũng như xin cho người hấp hối được ơn
chết lành.

Mỗi khi lần hạt Mân Côi anh chị em hãy hiệp ý với mọi người công chính trên
toàn cõi địa cầu cũng như với tất cả các Cộng Đoàn Thánh Mẫu, nhưng nhất là anh
chị em hãy lần hạt Mân Côi với trọn tâm lòng đơn sơ con trẻ, bởi vì, tiếng nói
trẻ thơ thường hòa nhịp êm ái với tiếng hát du dương của Các Thánh Thiên Thần.

Đã không có biết bao nhiêu lần, chỉ một tràng hạt Mân Côi thôi, đủ để làm nguôi
cơn thịnh nộ của THIÊN CHÚA Chí Công khiến THIÊN CHÚA tuôn đổ Tình Yêu từ bi
thương xót của Ngài trên thế giới và cứu được nhiều linh hồn khỏi hư mất và bị
trầm luân đời đời trong Lửa Hỏa Ngục. Chính với tràng chuỗi Mân Côi, với việc
sốt sắng lần hạt Mân Côi mà chúng ta sớm được trông thấy ngày Trái Tim Vô Nhiễm
Đức Mẹ MARIA chiến thắng trên thế giới.

Tôi xin ưu ái ôm hôn tất cả anh chị em.

Ký tên: Nữ Tu Lucia dos Santos.

… LẠY NỮ HOÀNG TÔN NGHIÊM

Lạy Nữ Vương Tôn Nghiêm thiên quốc và là Bà Hoàng Các Thánh Thiên Thần,
THIÊN CHÚA đã ban cho Mẹ quyền lực và sứ mệnh đạp nát đầu Satan, chúng con khiêm tốn xin Mẹ hãy gởi đạo binh thiên quốc đến, hầu thừa lệnh Mẹ, các ngài sẽ đánh hạ ma quỷ, diệt trừ chúng ở bất cứ nơi đâu, trừng trị cái táo bạo của
chúng, hầu chúng bị tống sâu vào vực thẳm. Ai bằng THIÊN CHÚA?

Ôi lạy Mẹ nhân lành và đầy ưu ái, Mẹ sẽ mãi mãi là tình yêu và là niềm hy
vọng của chúng con. Ôi lạy Mẹ THIÊN CHÚA, xin Mẹ gởi Các Thánh Thiên Thần đến bảo vệ chúng con và đẩy kẻ thù tàn bạo ra xa chúng con. Lạy Các Thánh Thiên Thần và Các Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần, xin bảo trợ và gìn giữ chúng con. Amen.

(”Punto Guadalupano Nostra Signora di Guadalupe”, n.4, Dicembre 2005, trang
11-12)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

HÌNH KHỔ LUYỆN NGỤC THẾ NÀO?

HÌNH KHỔ LUYỆN NGỤC THẾ NÀO?

Lm. Mark,CMC

Trong Luyện ngục, các linh hồn phải chịu 3 thứ khổ: – Khổ vì lửa  khao khát Chúa (pain of loss), – khổ vì lửa thiêu đốt, và – khổ vì các hình khổ khác (pain of sense).

1. Khổ vì khao khát được thấy Chúa, được kết hợp cùng Chúa trên Thiên đàng, đó là
nỗi khổ lớn lao nhất, ví như lửa thiêu đốt linh hồn. Lý do vì khi ra trước tòa  Chúa phán xét, linh hồn đã thấy Chúa đẹp đẽ, tốt lành, nhân từ đáng mến vô cùng, bây giờ phải xa cách, nên nóng lòng mong ước được thấy lại Chúa đáng mến vô cùng, sự mong mỏi quá sức, làm linh hồn héo hon chờ đợi.

* Thánh nữ Catarina thành Genova quả quyết: “Lòng ước  muốn về gặp Chúa của linh hồn, chính là ngọn lửa cực nóng nảy làm héo hắt và gây đau thương cho các ngài hơn bất cứ thứ lửa thật nào khác”.

* Thánh nữ Têrêsa Mẹ viết trong sách Lâu đài Tâm hồn rằng: “Hình khổ mong thấy Chúa vượt quá mọi hình khổ có thể tưởng tượng, vì linh hồn khao khát thấy Chúa mà còn bị phép Công bằng Chúa giữ lại. Giống như một thủy thủ sau bao chiến đấu với sóng dữ để được vào bờ nhưng lại bị bàn tay vô hình đẩy ra xa bờ bến. Các linh hồn Luyện ngục còn đau khổ gấp ngàn lần người thủy thủ trên” (Purgatory p. 38).

* Năm 1880, một linh hồn kể lại với bà Thánh Mechtilđê rằng, “Tôi không cảm thấy khổ, nhưng tôi không được thấy Chúa, Đấng mà tôi nhiệt liệt khát khao , mọi sự mong ước của loài người trên trái đất hợp lại cũng không sánh được với sự khát khao của tôi.”

2. Khổ vì bị lửa thiêu đốt, để thanh tẩy linh hồn nên thanh sạch, để đền bù các hình phạt tạm chưa đền đầy đủ khi còn sống.

* Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “Lửa thiêu đốt các linh hồn trong Hỏa ngục cũng
là lửa thiêu các linh hồn trong Luyện ngục. Sự đau đớn nhỏ nhất trong Luyện ngục, cũng là sự đau đớn lớn nhất ở trần gian”
(Purgatory p. 34).

* Thánh nữ Catarina thành Genoa viết rằng:“Linh hồn Luyện ngục phải
chịu cực hình quá sức không lời diễn tả, không ý niệm nào giúp cho hiểu dễ dàng
một chút, nếu Chúa không giúp cho cách riêng. Không miệng lưỡi nào có thể nói
lên, không tâm trí nào có thể tạo nên một ý tưởng đúng về Luyện ngục. Về các
đau khổ ở đó, đúng là như trong Hỏa ngục”
(Purgatory p. 37).

* Người ta hỏi cha thánh Pio năm dấu:

– Cha có thể nói về lửa ở Luyện ngục được không?

– Cha Pio đáp:“Nếu Chúa cho phép một linh hồn đi từ lửa Luyện ngục để đến chỗ lửa nóng nhất trên trần gian, thì giống như đi từ nước nóng đến nước lạnh vậy.”

(Bàn tay linh hồn hiện về in vào tường trước khi trở lại Luyện ngục. Hình này hiện còn giữ tại Nhà thờ Luyện ngục tại Rôma)

3. Khổ vì những hình khổ khác:

* Thánh nữ Brigitta thấy có những linh hồn chịu lạnh lẽo giá buốt.

* Thánh nữ Hedvigê thấy kẻ kiêu ngạo bị ném vào vũng bùn và nơi nhơ nhớp, kẻ không chịu vâng lời phải cúi gò lưng xuống như đang mang đồ nặng, kẻ khác bị thuốc độc như bất tỉnh, kẻ tham ăn bị cơn đói khát cồn cào ruột gan, kẻ phạm tội lỗi trong sạch bị lửa thiêu đốt cháy khét.

* Thánh nữ Mađalena de Pazzi có người anh sống rất đạo hạnh. Sau khi anh chết, bà thánh được thấy anh ở trong Luyện ngục để đền một số tội nhẹ. Bà thấy rất nhiều linh hồn
trong Luyện ngục đang chịu các hình khổ, nhưng các ngài vui vẻ chịu đựng. Xúc động bởi đã thấy cảnh tượng rợn rùng, bà vội chạy đến cùng Mẹ Bề trên, qùi gối xuống chân bà, kêu lên: “Lạy Mẹ, cảnh Luyện ngục kinh sợ chừng nào, con không thể tin được, nếu Chúa đã không tỏ cho con…tuy nhiên con không thể gọi là nơi tàn bạo, bởi từ nơi đó các linh hồn được đưa tới Thiên đàng (Purgatory p. 59).

* Thánh nữ Christina sinh tại nước Bỉ vào thế kỷ 12, xác ngài hiện còn giữ tại nhà thờ thành Tronđô do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cai quản. Thánh nữ qua đời lúc 32 tuổi, xác được đặt trong nhà thờ, quan tài mở nắp theo phong tục thời ấy, khi sắp đưa đi chôn, thánh nữ đột ngột chỗi dậy trước mặt mọi người hiện diện, kể lại rằng:

“Khi linh hồn tôi vừa ra khỏi xác, thiên thần dẫn tôi tới một nơi u ám đầy dãy các linh hồn. Họ phải chịu các cực hình khốn khổ quá sức, tôi không thể dùng lời nào diễn tả các hình khổ ấy được. Tôi thấy trong số đó có nhiều người tôi đã quen. Tôi rất cảm xúc trước tình trạng buồn khổ của họ. Tôi hỏi thiên thần đây là nơi nào, bởi tôi nghĩ rằng đây là Hỏa ngục, nhưng thiên thần bảo: đây chính là Luyện ngục, nơi các tội nhân bị phạt, bởi trước khi chết họ đã thống hối tội lỗi, nhưng chưa đền tội đủ trước mặt Chúa.

Từ nơi đó tôi được dẫn tới Hỏa ngục, ở đó tôi cũng nhận ra một số người tôi đã quen biết.

Thiên thần lại dẫn tôi vào Thiên đàng, trước tòa Thiên Chúa. Chúa nhìn tôi với mặt nhân từ, tôi rất vui mừng bởi nghĩ rằng mình sẽ được ở lại với Chúa đời đời. Nhưng Cha trên trời thấu suốt lòng tôi, Ngài phán: “Hỡi con cưng của Cha, con sẽ được ở với Cha, nhưng Cha cho con chọn: hoặc ở lại với Cha, hoặc trở về thế gian tiếp tục sứ mạng cứu độ của con qua những hành động bác ái và đau khổ. Để cứu các linh hồn Luyện ngục đang đau khổ, con sẽ phải chịu nhiều cực hình, con sẽ đền tội cho họ, và con còn nêu gương lôi kéo nhiều
tội nhân sám hối. Khi mãn đời, con sẽ lên đây hưởng phúc đời đời”
. Sau khi nghe những lời đó, tôi đáp lời ngay không do dự, tôi muốn trở về thế gian, và tôi đã chỗi dậy.

Thánh nữ Christina lập tức bắt đầu chương trình đền tội khắc nghiệt: Từ bỏ tất cả những tiện nghi của cuộc sống, bà sống không nhà, không lửa nấu, như chim trời không tổ. Chưa hài lòng, bà còn tìm ra mọi thứ gây đau khổ. Bà lao mình vào đám lửa cháy, ở trong đó nhiều giờ chịu thiêu đốt, nhưng khi ra khỏi đó không ai thấy dấu vết bị thương. Vào mùa đông, tại sông Meuse băng giá, bà lao mình xuống sông không những hàng giờ, hàng ngày mà còn cả nhiều tuần lễ để cầu xin ơn thương xót của Chúa. Bà thánh còn để cho bánh xe đè, cho chó cắn, cho gai đâm đến chảy máu…Sau 42 năm hành xác, Chúa đã đưa
thánh nữ về hưởng phúc đời đời.
Truyện này đã được Tổng Giám mục Cambray,
ông Bellarmine, Hồng y Giacôbê de Vitry xác nhận (Purgatory p. 45-49).

* Thánh Bêđa thuật truyện sau cũng khá rùng rợn. Truyện xảy ra bên Nước Anh (miền Northumberland): Một người tên là Drythelm, ông và gia đình sống đời đạo hạnh theo tinh thần Công giáo. Ông mắc bệnh và bệnh tình ngày càng gia tăng. Kiệt lực, ông đã chết. Vợ con khóc lóc thương tiếc vô vàn. Con cái ngồi bên xác ông khóc lóc cả đêm. Nhưng hôm sau, trước khi đóng nắp quan tài, ông đột nhiên chỗi dậy. Thấy chuyện lạ, mọi người hoảng hốt trốn chạy. Chỉ còn lại vợ ông, run run sợ hãi ngồi lì đấy. Ông trấn an: “Đừng sợ, chính Chúa cho phép tôi sống lại từ cõi chết. Tôi sẽ sống một đời sống mới”. Nói rồi
ông đứng thẳng lên, đi tới nhà thờ, ở lại đó ông cầu nguyện lâu giờ. Ông trở về nhà gặp bà con bạn hữu, nói lên cuộc sống của ông từ nay sẽ chỉ là để dọn mình chết lại. Ông còn khuyên mọi người noi gương ông. Rồi ông chia tài sản thành ba phần: cho con cái, cho vợ và cho người nghèo khó. Xong xuôi, ông đến gõ cửa Tu viện, nài xin cha Bề trên cho ông ở đó như một tu sĩ đền tội, làm tôi tớ mọi người. Cha Bề trên cho ông một phòng nhỏ. Ông chia thời giờ làm ba khoảng: cầu nguyện, làm việc cực nhọc và hãm mình khác thường. Ăn chay nhiệm nhặt nhất, ông cho là không có gì đáng kể. Mùa đông, ông lao mình xuống hồ nước băng giá, ở đó nhiều giờ cầu nguyện, đọc đủ 150 Thánh vịnh vua Đavit.

Đời sống hãm mình của ông, thái độ luôn cúi mặt xuống đất, và cử chỉ của ông tỏ cho thấy nỗi sợ Thiên Chúa phán xét chừng nào. Ông giữ im lặng tuyệt đối, nhưng để cho người khác hiểu những gì đã xẩy ra cho ông sau khi chết, ông diễn tả:

“Khi linh hồn tôi lìa khỏi thân xác, có một thanh niên tốt lành bảo tôi đi theo. Mặt anh sáng láng, mình cũng có ánh sáng bao bọc. Anh dẫn tôi tới một thung lũng rộng bát ngát, tôi rất kinh sợ, run rẩy hãi hùng. Nơi này chia thành hai phía: môt bên tràn ngập lửa thiêu, gió nóng hừng hực, bên kia tràn đầy băng tuyết, gió thổi tái tê. Trong thung lũng lạ lùng này có rất  nhiều linh hồn, tôi không thể đếm được, họ đang bị nhào lộn từ vực nóng qua vực lạnh và từ vực lạnh qua vực nóng, cứ liên hồi như vậy mà không được nghỉ. Tôi
tưởng như tôi đang thấy Hỏa ngục bởi ở đây ghê gớm kinh hoàng quá, nhưng người
thanh niên bảo tôi rằng, đó chỉ là Luyện ngục. Các linh hồn bị phạt như vậy bởi
đã không chịu ăn năn sám hối khi còn khỏe mạnh, mà chỉ kịp ăn năn trong phút
chót trên giường bệnh nhờ lòng thương xót Chúa. Nhiều linh hồn phải chịu phạt ở
đây đến ngày Phán xét chung, một số sẽ được ra khỏi đó trước, nhờ lời cầu nguyện của các giáo dân, sự làm phúc bố thí, ăn chay đền tội, và nhất là công phúc Thánh lễ Misa dâng lên cầu cho họ” (Purgatory p. 41-43).

Khi được hỏi, tại sao ông lại hãm mình quá như vậy, tại sao lại lao mình xuống hồ nước lạnh, ông mạnh mẽ trả lời: Sự khổ hạnh tôi chịu bây giờ chưa thấm vào đâu với hình khổ Luyện ngục tôi đã được thấy. Về sau ông qua đời như một vị thánh. Gương lành của ông đã lôi kéo một số tội nhân ăn ăn sám hối trở về đường lành.

* Thánh nữ Frances, sáng lập dòng Oblates, qua đời tại Rôma năm
1440, được Chúa soi sáng cho biết tình trạng các linh hồn Luyện ngục rất rõ
ràng. Bà thấy Hỏa ngục và những hình khổ cực dữ trong đó. Bà cũng được thấy
Luyện ngục nữa. Vâng lời các Bề trên, bà đã ghi lại những gì bà đã thấy theo
lệnh cha linh hồn là cha đáng kính Canon Matteotti. Bà thánh viết:

“Sau khi thấy những hãi hùng trong Hỏa ngục, tôi được thoát ra khỏi nơi đó và thiên thần dẫn tôi vào Luyện ngục. Luyện ngục không có cảnh hãi hùng và vô trật tự, cũng không có thất vọng và tối tăm đời đời, Luyện ngục có sự hy vọng thần linh ngời sáng, nơi thanh tẩy này coi như cuộc hành trình hy vọng. Các linh hồn Luyện ngục chịu đau đớn dữ dằn, nhưng các thiên thần thăm viếng, an ủi họ. Luyện ngục được chia làm ba phần, như ba địa hạt rộng lớn trong vương quốc đau khổ. Nơi nọ ở trên nơi kia với những loại linh hồn khác
nhau. Những linh hồn ở tầng sâu hơn bởi có nhiều điều phải thanh tẩy hơn và phải ở đó lâu hơn. Tầng sâu nhất đầy lửa nóng hãi hùng nhưng không đen kịt như Hỏa ngục, đó là một biển lửa mênh mông, với những ngọn lửa bừng bừng. Vô số linh hồn phải lao mình vào đó. Họ là những linh hồn mắc tội trọng, đã thành thực xưng thú, nhưng chưa đền tội đủ khi còn sống. Với tất cả những tội trọng đã được tha, họ phải chịu đau đớn trong bảy năm. Thời gian này không thể đo lường cách rõ ràng, bởi tội trọng có ác tính khác nhau, đó chỉ là hình phạt trung bình. Và dù các linh hồn bị lửa vây quanh, hình khổ của họ cũng không giống nhau, nó khác nhau tùy theo số lượng và bản chất mọi tội.

Trong tầng sâu Luyện ngục này, có những giáo dân và tu sĩ. Giáo dân tuy đã phạm tội, nhưng sống hạnh phúc sau khi ăn năn chân thành. Tu sĩ đã hiến mình cho Thiên Chúa không sống thánh thiện theo bậc mình. Bà thánh cũng thấy linh hồn một linh mục bà đã quen biết, nhưng bà không nói tên, vị này che mặt bằng một tấm vải, tuy linh mục này có đời sống tốt lành, nhưng không luôn giữ điều độ mà còn quá tìm thỏa thích nơi bàn ăn.

Bà thánh lại được dẫn vào tầng giữa Luyện ngục, nơi dành cho những linh hồn không phải chịu hình khổ dữ dằn. Nơi này được chia thành 3 ngăn: Ngăn nhất giống như một khu ngục băng giá, buốt giá không thể tả, ngăn hai lại là một vạc dầu sôi vĩ đại, ngăn thứ ba giống như cái hồ chứa vàng bạc lỏng” (Purgatory p. 15-17).

* Theo thánh nữ Mađalena de Pazzi, nữ tu dòng Kín Florence, do cha linh hồn ghi lại trong truyện đời thánh nữ thì: Vào năm 1607, ít lâu trước khi thánh nữ qua đời, một chiều kia, khi thánh nữ đang ngồi với mấy chị em đồng tu trong khu vườn tu viện, thánh nữ được ơn xuất thần, được thấy Luyện ngục và được mời đi thăm viếng. Thánh nữ cho biết: ngài đã đi trong khu vườn rộng lớn 2 giờ đồng hồ, đôi khi ngừng lại. Chị em thấy mặt ngài tái nhợt và đôi lúc la lên: Lạy Chúa hay thương, xin xuống, giải thoát, lạy Máu Thánh Chúa. Ôi các
linh hồn khốn khó, họ chịu đau khổ dữ dằn nhưng bằng lòng và vui vẻ”.

Thánh nữ còn được dẫn xuống tầng sâu hơn nữa, ngài do dự, nhưng rồi cũng xuống, đột nhiên ngài dừng lại, rồi thở dài, kêu lên: Lạy Chúa tôi, những linh hồn tu trì phải hành hình khổ sở chừng nào! Bà thánh không tả nỗi khổ, nhưng coi thái độ kinh hoàng của bà, người ta đoán được hình khổ hãi hùng. Bà còn được dẫn vào ngục tù của những linh hồn đơn thành, các trẻ em và những người phạm lỗi bởi thiếu hiểu biết, hình khổ của họ dễ chịu hơn. Nơi đó có giá lạnh và lửa nóng. Có các thiên thần Bản mạnh ở bên các linh hồn này, giúp họ can đảm chịu khổ. Bà cũng thấy quỉ dữ mặc những hình thù ghê gớm gia tăng nỗi
khổ cho các linh hồn này.

Đi xa hơn, bà thánh thấy các linh hồn bất hạnh, bà kêu lên: Ôi nơi này khốn nạn chừng nào! Đầy những quỉ xấu xa ghê gớm và những hình khổ không thể tả, họ bị đâm chém và xẻ ra từng mảnh”. Bà thánh cho biết, họ là những kẻ giả đạo đức.

Xa hơn chút nữa, bà thánh thấy rất đông những linh hồn bị thương tích, bị đè dưới máy ép, bà thánh hiểu họ là những kẻ nghiện ngập, bất nhẫn, bất vâng phục khi còn sống. Một lúc sau, bà thánh lại kêu lên ghê sợ: Những kẻ dối trá bị giam phạt gần Hỏa ngục, hình khổ của họ là bị đổ chì lỏng vào miệng và đồng thời bị run rẩy bởi băng giá.

Bà cũng được dẫn đến ngục những linh hồn phạm tội bởi yếu đuối, nhưng họ cũng phải bị thiêu bằng thứ lửa gay gắt.

Bà lại được đi nữa, tới nơi phạt những linh hồn quá gắn bó với những của cải đời này, họ phạm tội hà tiện, keo kiết. Bà thánh kêu lên: Ôi, mù tối chừng nào! mong muốn tìm những của mau qua, họ đã được giầu có mà vẫn không thỏa lòng, bây giờ ở đây chịu khổ hình lên tới cổ họng, họ bị tan chảy như nến sáp trong lò lửa.

Bà lại tới chỗ những linh hồn phạm tội thiếu trong sạch. Bà thấy họ bị giam ở nơi dơ bẩn và dịch tả làm nôn mửa. Bà vội quay mặt khỏi nơi ghê tởm đó. Bà thấy những kẻ tham lam và kiêu căng, bà nói: Đây là những kẻ muốn sáng chói trước mặt người đời, bây giờ họ bị án sống nơi tối tăm ghê rợn. Bà còn được thấy những kẻ sống vô ơn Thiên Chúa, họ bị những hình khổ không thể tả, bị ngâm trong hồ chì lỏng để đền bù những tội vô ơn.

Cuối cùng, bà được dẫn tới nơi phạt những tội nhân không có nết xấu nào đáng kể, nhưng bởi thiếu lòng nhiệt thành, họ phạm đủ thứ tội lặt vặt, đôi khi họ phạm tội này tội nọ chứ không phạm theo thói quen.

Sau khi được chứng kiến Luyện ngục hãi hùng, thánh nữ nài xin Chúa đừng bao giờ để ngài phải chứng kiến lần nữa, những hãi hùng ngài nghĩ là không đủ sức chịu đựng. Ngài thưa cùng Chúa Giêsu: Lạy Chúa, Chúa có ý gì khi tỏ cho con những hình khổ ghê sợ trong Luyện ngục như vậy, dù con chưa thấy hết và chưa hiểu tỏ, ôi lạy Chúa, Chúa muốn con hiểu là Chúa thánh thiện vô cùng, và muốn con chê ghét tội lỗi dù là tội rất nhẹ, nó cũng rất đáng ghê tởm trước mặt Chúa (Purgatory p. 17-21).

* Thánh nữ Lidwina thành Schiedam qua đời ngày 11 tháng Tư năm  1433. Trong tiểu sử bà do một linh mục đồng thời có thế giá viết lại rằng: Bà thánh này thật là một quãng gương kiên nhìn và là một miếng mồi ngon cho mọi bệnh tật đau đớn tàn phá trong suốt 38 năm dài. Nỗi đau da diết làm cho bà không thể ngủ được. Bà đã qua đi những đêm dài thức trắng trong nguyện cầu. Bà được thiên thần Bản mạnh dẫn vào Luyện ngục, nơi đó bà thấy những ngục tù, những tội nhân, những hình khổ, và gặp cả những người bà đã quen biết.

Bà thánh nhớ rõ ràng những nơi được dẫn đi qua. Bà tả lại rằng: Bà gặp một tội nhân mắc đủ thứ tội xấu xa ở đời, nhưng sau cùng ông ta đã sám hối, đã xưng thú thành thực và được lãnh ơn xá giải, nhưng ông ta không có đủ giờ sống để đền tội, ông ta chết một thời gian sau bởi bệnh dịch. Bà thánh đã dâng lời cầu và các đau khổ chỉ cho linh hồn ông. Bà thánh muốn biết linh hồn ông còn ở Luyện ngục hay không, và tình trạng hiện nay thế nào? Thiên thần dẫn bà tới nơi và chỉ cho bà: Ông ta đang ở đó và rất đau đớn, Thiên thần hỏi bà có muốn chịu thêm đau khổ để cứu ông ta không? Bà thánh thưa : Có. Bà kinh hãi khi nhìn thấy những hình khổ và bà kêu lên: Đây là Hỏa ngục sao? Thiên thần trả lời
rằng: Không, đây là Luyện ngục nhưng ở phía trên Hỏa ngục. Nhìn quanh, bà thấy
như một nhà tù rộng rãi, bao bọc bằng những bức tường rất cao, rất đen, xây bằng những viên đá khổng lồ. Bà nghe thấy những tiếng kêu la, gào thét hỗn độn, tiếng xích sắt va chạm, tiếng đập đánh, tát vả. Tiếng kêu la này còn lớn hơn
những tiếng ồn ào trên thế giới, hơn tiếng reo hò xông vào trận địa, không gì có thể so sánh được. Bà thánh xin thiên thần đừng cho mình thấy cảnh tượng này: “Xin đừng để tôi thấy cảnh kinh hãi quá
sức này, tôi không thể chịu được”.

Đi tiếp, bà thấy một thiên thần ngồi buồn bã bên bờ giếng. Hỏi ra, bà được biết đó là thiên thần Bản mạnh của tội nhân trên. Linh hồn tội nhân đang ở dưới giếng, đó là một Luyện ngục biệt giam. Bà thánh muốn coi, và thiên thần đã mở nắp giếng lên, tức thì một đám lửa phực cháy và tiếng la kinh hãi vang lên rùng rợn. Thiên thần hỏi: Bà có nhận ra tiếng ai không? Bà có muốn thấy ông ta không? Thiên thần gọi tên ông, và kìa trong linh thiêng, ông ta ở trong khối lửa giống như kim loại đỏ rực trong lò. Ông ta kêu rên: Ôi bà
Lidwina, tôi tớ Thiên Chúa, ai sẽ cho tôi được chiêm ngắm Nhan thánh Chúa tối cao? Tiếng thở dài của linh hồn này làm bà thánh không sao quên được, bà kinh hãi đến nỗi giây thắt lưng bung ra và bà chợt tỉnh giấc ngất trí. Bà hứa sẽ cầu nguyện và dâng đau khổ cho linh hồn này. Ít ngày sau, thiên thần cho bà biết, người bà cầu nguyện đã được chuyển qua Luyện ngục thông thường. Như thế cũng chưa đủ. Bà thánh tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn đáng thương ấy cho tới khi  thấy linh hồn ông bay về Thiên đàng (Purgatory p. 21-25).

*Thánh nữ Brigitta kể lại trong cuốn thứ sáu về những mạc khải như sau: Tôi được đưa xuống Luyện ngục, và tôi thấy một thiếu nữ ở giữa những linh hồn khác. Thiếu nữ này trước kia là con nhà giầu, và thường ăn diện rất xa hoa theo thói đời. Thiếu nữ này đã kể lại tình trạng đời sống của mình cho thánh nữ Brigita nghe, và thêm rằng: “Phúc cho tôi, bởi trước khi chết, tôi đã được xưng tội dọn mình chết, tôi không phải rơi vào Hỏa ngục, nhưng tôi phải chịu cực hình trong Luyện ngục bởi cuộc sống trần tục mà Mẹ tôi đã không
chỉ cho tôi tránh, không chỉ dẫn cho tôi sống đạo hạnh”
(Purgatory p.
117-118).

* Thánh Lui Bertrand dòng thánh Đaminh kể rằng: Khi ngài ở tại Tu viện Valencia, có một tu sĩ trẻ trong tu viện này miệt mài với những khoa học trần thế. Tưởng mình thông thái, một hôm, không rõ bởi chuyện gì, tu sĩ này nói nặng cha Bertrand: “Thưa cha, ai cũng thấy rằng cha rất kém học thức”. Cha Bertrand trả lời cách khiêm tốn nhưng quả quyết: “Luciphe rất thông thái, nhưng hắn đã bị phạt”. Lời nói thiếu khiêm tốn và bác ái
kính trọng của tu sĩ trẻ người non dạ đã phải đền bù. Dù là tu sĩ rất đạo đức, thầy không nghĩ tới việc sám hối lời nói đó. Một thời gian sau, thầy bị bệnh rất nặng, thầy được lãnh các Bí tích cuối cùng, và qua đời bình an.

Ít lâu sau, cha Bertrand được bầu làm Bề trên tu viện. Một hôm, khi ngài đang đọc kinh Sáng với cộng đoàn, tu sĩ trẻ hiện về mình đầy lửa quấn quanh, sấp mình trước mặt cha Bề trên Bertrand: “Lạy cha, xin tha thứ cho lời con đã nói thiếu lịch sự với cha ngày trước, Chúa không cho phép con được thấy mặt Chúa trước khi được cha tha thứ và dâng lễ cầu cho con”. Cha Bề  trên vui lòng tha thứ, và sáng hôm sau đã dâng lễ cầu cho thầy. Đêm kế tiếp, khi đang cầu nguyện, ngài được thấy linh hồn thầy dòng trẻ tuổi rực sáng lên hưởng phúc Thiên đàng (Purgatory
p. 153-154).

Giáo hội luôn khuyến khích con cái mình khi còn sống, cứu giúp các linh hồn Luyện ngục, bởi khi đã phải vào nơi đó, các ngài không thể tự cứu mình được nữa, thời gian lập công đã chấm dứt.

Lm. Mark,CMC

nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi

CÓ THÊM MỘT PHÉP LẠ KHÁC DO LỜI BẦU CỬ CỦA CHÂN PHƯỚC LAURA DE JESUS MONTOYA UPEGUI

CÓ THÊM MỘT PHÉP LẠ KHÁC DO LỜI BẦU CỬ CỦA CHÂN PHƯỚC LAURA DE JESUS MONTOYA UPEGUI

Linh Tiến Khải

MEDELLIN: Nhờ lời bầu cử của Chân  phước Laura de Jesus Montoya Upegui, người Colombia, bác sĩ Carlos Eduardo Restrepo đã tức khắc khỏi bệnh lupus, suy thận và cơ bắp. Tài liệu của phép lạ này đã được gửi về Bộ Phong Thánh tại Roma để được cứu xét.
Phép lạ đã được các bác sĩ xác nhận ngày 14-6-2012. Người được ơn lạ là bác sĩ Carlos Eduardo Restrepo. Bác sĩ cho biết ông đã đươc khỏi bệnh sau khi cầu nguyện với Chân phước Laura de Jesus Montoya Upegui dòng các ”Nữ tu thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm và thánh Catarina thành Siena”. Đêm hôm đó bác sĩ cầu nguyện và nói với chị Laura: ”Nếu chị chữa tôi lành các bệnh này, thì tôi sẽ kể cho thế giới biết phép lạ chị làm để chị sẽ được
nâng lên bàn thờ”. Ông kể: ”Đầu tôi trỗng rỗng. Tôi không biết mình có sống kinh nghiệm ra ngoài thân xác hay không hay là tưởng tượng hoặc trong tiềm thức, nhưng khi tin tưởng nơi chân phước Laura, tôi cảm thấy một sự an bình tuyệt diệu. Sáng hôm sau tôi thức giấc và cảm thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu đây không phải là phép lạ, thì tôi không biết nó là gì”.
Nữ tu Aida Orobio, bề trên dòng các Nữ tu thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm và thánh Catarina thành Siena, do chị Laura thành lập, nói: ”Dân chúng tại quê sinh của chị cũng không biết đến người phụ nữ tuyệt vời này. Trong vùng đất nơi các phụ nữ chỉ biết dựa vào nam giới, chị Laura đã dám theo tiếng Chúa gọi và người ta
gọi chị là người điên.  Nhưng vì yêu thương các thổ dân bị gạt bỏ ngoài lề xã hội chị đã vào rừng sống và làm việc với họ, mặc dù phải găp khó khăn với các đại điền chủ trong vùng. Chị qua đời ngày 21 tháng 10 năm 1949 trong căn nhà ở Medellin nơi hiện nay là bảo tàng viện và nhà dòng. Dòng do chị Laura thành lập đã lan sang nhiều nước Mỹ châu, Phi châu và Âu châu (CNA 31-10-2012)

Linh Tiến Khải

Lời tạ ơn thánh nữ Maria

Lời tạ ơn thánh nữ Maria
nguồn:Chuacuuthe.com

Đăng bởi pleikly lúc 12:18 Sáng 5/11/12

VRNs
(05.11.2012) – Nastville, Úc –  “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bào chữa cứu giúp mà Đức Mẹ chẳng nhậm lời. Nhân vì sự ấy con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sắp mình xuống dưới chân Đức Mẹ là nữ đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ tỗi lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa cứu thế xin chớ bỏ lời con kêu xin, một dũ lòng thương mà nhậm lời con cùng. Amen”

Trong con hoạn nạn hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng, tôi đã đọc kinh này thật chậm
rãi, và hết lòng tin, thật lòng tin chắc Mẹ sẽ nhậm lời. Tôi đã nói với Mẹ, nhắc nhỡ Mẹ lời Mẹ đã hứa, xin Mẹ đừng từ bỏ con. Và Mẹ đả nhậm lời.

Trường hợp 1

Năm 1961, vợ tôi nằm nhà thươngSt Paul, phải giải phẫu. Ca mổ (lúc đó còn bác sĩ
ngưởi Pháp) được bình thường. Sau khi mổ cho về phòng bình yên. Vết mổ không rỉ
máu như những vết mổ thông thường. Nhưng sau nhiều ngày, máu lại rịnh chảy. Bác
sĩ làm hết cách mà không cầm được, lại còn lần lần ra máu nhiều hơn. Huyết áp
xuống thấp dần. Bác sĩ và các Sơ săn sóc lộ vẻ bối rối. Huyết áp không còn, vợ
tôi thim thíp. Tình trạng hầu như tuyệt vọng. Mẹ vợ tôi rót 1 ly nhỏ nước phép
lạ Lộ Đức, và tôi yêu cầu mọi người quỳ xuống đọc chậm rãi kinh Lạy Thánh Nữ…Và
tôi nói rằng, chúng con thật lòng tin Mẹ không bỏ chúng con và tin chắc Mẹ giữ
lời đã hứa.

Chúng tôi đều thật lòng tin và Mẹ đã nhận lời, liền sau đó máu từ từ cầm lại. Và sau
ít ngày tịnh dưỡng Bác sĩ đã cho về nhà.

Chúng con lạy tạ ơn Mẹ

Trường hợp 2

Tháng 1 năm 1961, địch đánh úp Quận…HL, tỉnh PT. Tôi thoát được ra ngoài chạy về phía
bờ song, phía sau có tiếng người rượt theo và hô đứng lại. Một loạt tiểu liên nổ dồn. Tôi chạy và ẩn dưới bờ sông. Đến nơi tôi rà soát trong người không có gì. Kiểm tra lại cây sung carbine, một viên đạn xuyên qua làm bể nát cái bang súng. Tôi đọc kinh cám ơn Mẹ và đọc kinh “Lạy Thánh Nữ…(trên) cầu xin Mẹ và cũng tin chắc là Mẹ sẽ cứu. Địch khai thác chiến trường, kếu gọi mọi người ra hang.Tôi tưởng là nó thấy mình rồi, nên định đi ra. Một người bạn nói tôi đừng ra, mặc dù địch bắn rải khắp bờ sông. Anh bạn nói, ai tới số thì trúng đạn, đến nước đó thì đành vậy thôi, chứ ló đầu ra là tụi nó bùm ngày. Và đúng y như rằng, chúng tôi không ra, chúng nó lục soát một hồi rồi rút đi nơi khác. Phải chăng Mẹ lại một lần nữa lại cứu tôi, vì nếu Mẹ không gửi anh bạn đó đến kịp thời thì bây giờ tôi đâu còn ngồi đây để nói lên lòng thương xót Mẹ, đã nhận lời mình kêu cứu trong lúc gian nan nguy biến.

Chúng con lạy tạ ơn Mẹ.

Trường hợp 3

Tôi được chuyển về tỉnh PT. Gian nan nguy hiểm hằng ngày nhất là di chuyển trên
đường lộ. Rồi một ngày khoảng 2 giờ sáng, địch tấn công mãnh liệt và lực lượng
phòng thủ gồm toàn lính văn phòng. Địch tràn ngập và toán phòng vệ tan rã, chạy
toán loạn nhắm hướng không có tiếng súng. Nhưng tiếng kêu “ hang sống, chống
chết” dậy trời. Chúng tôi chạy được đến hang rào và một trái lựu đạn ném theo,
rất may, lựu đạn rớt xuống đường mương, lựu đạn nổ, nước văng tung tóe làm ướt
cả áo trận. Mẹ đã cứu tôi. Và tôi lại đọc kinh “Lạy Thánh Nữ…(trên trước) với
lòng tin vững vàng. Và một lần nữa, Mẹ đã che chở cứu giúp tôi thoát cơn hiểm
nghèo. Nay tôi xin cao rao quyền phép cao cả của Mẹ và nói lên lòng Mẹ hay
thương xót, luôn luôn nghe tiếng con cái Mẹ kêu cầu, nhất là trong cơn gian nan
khốn khó, Mẹ sẽ không bao giờ từ bỏ con cái Mẹ, như lời Mẹ đã hứa  cho
những ai biết chạy đến cùng Mẹ.

Nguyễn Văn Lý

5/3CedaeForestCr

Nastville,TN37221-1203

 

Cảm nhận về chứng nhân Đức Kitô

Cảm nhận về chứng nhân Đức Kitô

Tác giả: Lê Thiên

nguồn: vnfa.com

Theo Giáo lý Công giáo (GLCG) số 1253, Bí tích Thánh tẩy(tức Bí tích Rửa tội) là “bí
tích đức tin… Đức tin cần có để được rửa tội chưa phải là đức tin hoàn hảo và trưởng tành, nhưng là một khởi đầu cần được phát triển. Hội Thánh hỏi người dự tòng hay người đỡ đầu: “Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa?” Và họ trả lời: “Con xin đức tin.”

Như vậy rõ ràng việc xin gia nhập đạo Chúa đối với người trưởng thành là một sự tự nguyện xuất phát ý chí tự do của con người. Do đó, chúng tôi xác tín rằng, tất cả những người trưởng thành lãnh nhận Bí tích Rửa tội đều là những người ý thức về sự tự do và quyền lựa chọn của mình. Có vị gia nhập Công giáo ở tuổi thanh niên như linh mục
Nguyễn Hy Thích, lm Bửu Dưỡng. lm Nguyễn Viết Chung; có vị cao tuổi hơn như nhà khoa học NASA Gs Nguyễn Xuân Vinh, Gs Vũ Quốc Thúc, nhà thơ Hà Thượng Nhân….Riêng những người trẻ trong nước đang can đảm đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền và quyền lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia như Tạ Phong Trần, Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến… cả nước đều biết, họ đã vượt lên trên sự sợ hãi thế nào để gia nhập Công giáo, tôn giáo đối tượng hàng đầu của chủ nghĩa và chế
độ cộng sản.

“Người trộm lành”

Người tín hữu Công giáo đều đọc và nhớ câu chuyện “người trộm lành” trong sách Tin Mừng. Cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu là hai kẻ gian phi. Một người buông lời nhục mạ, thách thức Chúa  Giêsu, trong khi người thứ hai nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Anh thứ hai khôngđồng ý với thái độ hồ đồ thách thức của anh thứ nhất, nên trách: “Cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này [Chúa Giêsu] đâu có làm gì trái!” Rồi anh thứ hai thưa với Đức Giêsu: “Lạy Đức Giêsu, khi vào ước của Ngài, xin Ngài nhớ đến tôi!” Chúa đáp lời anh: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23, 39-43).

Một kẻ gian phi chỉ một lời thống hối vào giờ cuối đời đã được Chúa khoan dung tha thứ và đón nhận!

Giang hồ người Việt trở thành Thánh tử đạo

Lịch sử đạo Công giáo tại Việt Nam cũng đã chứng kiến ơn hối cải hi hữu của một tay giang hồ: Thánh Phaolô Hạnh, một trong số 117 Thánh Tử đạo Việt Nam.

Hạnh sinh tại Tân Triều, tỉnh Biên Hòa khoảng năm 1827. Lớn lên, Hạnh cùng hai người anh đến Chợ Quán, Sài Gòn để buôn bán. Dư luận đồn đại nhiều điều xấu về anh. Chẳng hạn, trong làm ăn buôn bán, anh gần gũi với những tay chuyên lường gạt, bắt chẹt những người cô thế cô thân yếu thế. Hình như có thời anh đã từng cầm đầu một băng cướp.

Một lần kia, chứng kiến một thiếu phụ nghèo khổ bị bọn đàn em bóc lột không thương tiếc, anh Hạnh không thể cầm lòng bèn ra uy “đàn anh” can thiệp, buộc chúng phải trả lại tài sản đã cướp giật cho nạn nhân, dù anh biết trước cáchhành xử hào hiệp của mình sẽ mang lại
hậu quả không lường theo luật giang hồ.

Quả nhiên, đám du đãng tố cáo Hạnh là người theo đạo “Gia tô” (đạo Kitô), và vu khống anh làm tay sai cho thực dân Pháp. Tại nơi pháp đình cũng như trước mặt các quan, anh Hạnh dứt khoát không nhận mình làm tay sai cho Pháp, nhưng lại tự nhận mình là Kitô hữu dù anh chưa hẳn là người Công giáo. Anh bị đánh đòn và tra tấn dã man, bị buộc từ chối mình là Công giáo, nhưng không gì lay chuyển được anh, trừ gương can đảm chịu chết
vì đạo của những bạn tù đã cảm hóa sâu sắc tâm hồn anh Hạnh khiến anh tự nguyện
đón nhận ơn Bí tích Rửa tội ngay trong phòng giam. Anh khẳng khái tuyên xưng: “Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối đạo”.

Ngày 28.05.1859, anh Phaolô Hạnh bị trảm quyết tại Chí Hòa khi vừa tròn 32 tuổi. Hơn một thế kỷ sau, ngày 19/6/1988, Giáo Hội long trọng tuyên phong Phaolô Hạnh là Thánh trong 117 Thánh Tử đạo Việt Nam.

Sử gia Rodriguez so sánh cuộc đời thánh Phaolô Hạnh với cuộc đời “CÁNH HOA TÍM NGÁT HƯƠNG” : (Martyrologio Oriental Tr. 253-255)

“Có những hoa tím mọc dại bên đường, cho đến ngày có khách bộ hành đi ngang dẫm nát, nó mới tỏa hương thơm. Phaolô Hạnh quả là bông hoa bị che khuất bên vệ đường Giáo Hội,
cho đến khi bị vò nát trong cuộc bách hại, mới tỏa ra hương thơm ngát khiến chúng ta phải lâng lâng ngây ngất”.

GLCG số 1258 nêu rõ: “Hội Thánh luôn xác tín rằng những người chịu chết vì đức tin mà trước đó chưa được rửa tội, thì coi như đã được thanh tẩy , vì đã chết cho Đức Kitô và với Đức Kitô. Dù không là bí tích, rửa tội bằng máu , cũng như ước muốn được rửa tội , vẫn mang lại hiệu quả của bí tích Thánh Tẩy.”

Như vậy, giả sử Thánh Phaolô Hạnh chưa nhận lãnh Bí tích Thánh Tẩy mà đã sẵn sàng đổ máu vì đạo, thì việc phong thánh cho ngài cũng xứng hợp thôi.

Ta thấy một kẻ gian phi được Chúa chấp nhận cùng vào Nước Trời với Chúa, và một tay gian hùng được Giáo Hội tôn vinh là thánh đồng hàng với bao nhiêu giám mục, linh mục, tu sĩ, thầy giảng và giáo dân đạo đức thánh thiện, thì việc hoán cải của bất cứ thành phần nào trong xã hội cũng là điều bình thường đối với Thiên Chúa và cả dưới mắt đức tin của
người Kitô hữu.

Nhân đây, xin mạo muội ghi nhận đôi nét về ơn trở lại của 2 người Việt Nam vào đầu thế kỷ 21 này để bổ sung vào danh sách những vị đã gia nhập Công giáo mà nhà văn Trần Phong Vũ nêu danh tánh trong Thư ngỏ của ông “Nhân đọc bài viết của ông Nguyễn Đăng Khoa,” đăng tải trên DCVOnline ngày14/10/2012.

Ông Ngô Khắc Tỉnh, cựu Tổng trưởng Giáo Dục VNCH

Theo nhân chứng Nguyễn Phúc Hậu (năm nay 80 tuổi), người đã nhiều năm phụ trách Lớp Giáo lý dự tòng tại Nhà thờ Saint Maria Goretti ở San Jose thì vào khoảng năm 2004 (không nhớ chính xác), cựu Bộ trưởng Ngô Khắc Tỉnh khi nằm bệnh viện và di chuyển bằng xe lăn đã xin gia nhập đạo Công giáo. Đây không phải là ước muốn bất chợt của cụ Tỉnh, mà là một ước nguyện đã từng được cụ cưu mang từ thuở mài đũng quần ở trường Trung học Công giáo Thiên Hựu (Providence), Huế, thời thập niên 1940.

Vào ngày nhận Bí tích rửa tội, cụ Ngô Khắc Tỉnh nhờ y tá đẩy xe lăn từ giường bệnh tới nguyện đường trong Bệnh viện thật sớm và Cụ một mình âm thầm cầu nguyện hầu như suốt buổi sáng trong khi chờ đợi giờ đón nhận Bí tích Rửa tội. Đến ngày 12/11/2005, Cụ Ngô Khắc Tỉnh lìa đời.

Người ta đọc thấy trong PHÂN ƯU của một số cựu học sinh đồng trường Thiên Hựu (Providence) với Cụ lời “cầu nguyện cho hương hồn bạn được sớm về Nước Chúa.” Ban phân ưu cũng cho biết “Lễ tại Nhà Thờ St Patrick 389 E Santa Clara St. San Jose.” Trên PHÂN ƯU, không thấy nêu tên thánh người quá cố. (Xin xem phóng ảnh đính kèm dưới đây). Dù sao, PHÂN ƯU đã xác nhận cụ Ngô Khắc Tỉnh là Công giáo. Nhân chứng Nguyễn Phúc Hậu cùng gia đình hiện vẫn định cư tại San Jose, California.

Nhạc sĩ tài danh Lê Mộng Bảo

Người Việt Nam sinh trưởng trong nước trước năm 1975, từ già tới trẻ, hầu như không ai không nghe danh nhạc sĩ tài hoa Lê Mộng Bảo (1923-2007) với những bản nhạc bất hủ của ông cùng nhà xuất bản nhạc Tinh Hoa & Tinh Hoa Miền Nam lừng danh trước năm 1975 mà ông là linh hồn.

Vào một ngày khoảng năm 2005, Ông Nguyễn Phúc Hậu đón nhận một cụ bô lão quắc thước xin vào học Lớp Giáo lý Dự tòng. Đến ngày chuẩn bị lễ ban Bí tích Thánh Tẩy, theo gợi ý của ông Hậu, cụ nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đã cùng người bạn Đinh Phúc, kẻ viết lời, người soạn nhạc, cống hiến bản “Tân Tòng Ca.” Bản Tân Tòng Ca lập tức được nhạc sĩ Hải
Triều hòa âm và điều khiển hợp xướng, nghe rất thánh thiêng và có sức tác động
linh đạo mạnh mẽ.

Thời gian dài sau đó, ông Nguyễn Phúc Hậu không còn dịp liên lạc với Cụ Lê Mộng Bảo, cho đến ngày 08/10/2007, đọc báo, nghe đài, mới hay tin Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo vừa từ trần do đột quỵ. Ông Hậu không có cơ may đi chào biệt cụ Bảo lần cuối, nên không rõ tang lễ của cụ
được gia đình tổ chức thế nào.

Thomas More Nguyễn Chí Thiện

Trường hợp nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng na ná như vậy. Nếu ông đã bày tỏ khát vọng gia nhập đạo Công giáo và giả sử ông vĩnh viễn ra đi khi chưa kịp nhận lãnh Bí tích Rửa tội, ông vẫn được nhìn nhận là thành phần của Hội Thánh và là con cái Chúa vì đã có lòng ước
ao
gia nhập vào hàng ngũ con cái Chúa (xin xem GL số 1258 dẫn trên).

Qua những ơn trở lại điển hình trên và căn cứ vào lời dạy của GLHT Công giáo, chúng tôi tin chắc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trước khi lìa đời đã tự do nói lên nguyện ước gia nhập Công giáo khi đang nằm bệnh viện. Một tuần lễ sau, nhà thơ từ trần ngày 02/10/2012.

Tin chắc cả linh mục Cao Phương Kỷ lẫn nhà văn Trần Phong Vũ, Bs Trần Văn Cảo hay bất cứ người Công giáo nào, chẳng ai làm cái chuyện lén lút trẻ con “để cải đạo” cho ông Nguyễn Chí Thiện! Các vị đều am hiểu lẽ đạo lẽ đời tường tận chín chắn. Các vị thông hiểu và tuân giữ luật Hội Thánh về quyền tự do thưa “Xin đức tin” của một người trưởng thành bày tỏ ước vọng gia nhập Công giáo. Sự bày tỏ ước muốn gia nhập Công giáo của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chắc chắn đã xảy ra vào một lúc nào đó mà nhà văn Trần Phong Vũ, bạn thân của ông là nhân chứng, để ông Vũ kịp thời mời linh mục Cao Phương Kỷ đến giúp ông Nguyễn Chí Thiện hoàn thành ước vọng của ông trước khi nhắm mắt lìa đời ngày 02/10/2012.

Về viêc Nguyễn Đăng Khoa viết bài gây lên mối ngờ vực đối với trường hợp nhà thơ Nguyễn Chí Thiện gia nhập Công giáo, tôi cho rằng có thể ông Khoa cố tình xuyên tạc, không phải chỉ để đánh phá, triệt hạ uy tín một vài nhân vật Công giáo mà còn nhằm bôi nhọ và kết án
chính đạo Công giáo. Tuy nhiên, nói như nhà văn Trần Phong Vũ, cũng có thể Nguyễn
Đăng Khoa lầm do không hiểu gì về Công giáo. Vì vậy cùng với nhà văn Trần Phong
Vũ, chúng ta lặp lại lời Đức Giêsu trên Thập giá: “Lạy Cha! Xin tha tội cho họ vì họ lầm, không biết.”

Chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Ông Thiện thâm trầm, ít nói, nhưng vẫn giữ phong cách hài hước nhẹ nhàng tế nhị.

Lần đầu gặp nhau, chúng tôi tự giới thiệu tên cho nhau. Ông Thiện cười xuề xòa:

– Bác  nhẹ hơn tôi đấy!

– Vâng! Tôi nhỏ con, làm sao so với cụ!” Tôi đáp.

Ông Thiện lại cười:

– Tớ trùng tên với bác, nhưng mà nặng!” Ý ông Thiện muốn nói ông là “Thiên
nặng Thiện!”

Rồi ông Thiện lại bảo:

– Chưa là Dân Trời (Lê Thiên) như bác, chưa “thiện” nổi, mạo nhận mình là “Thiện”đấy
thôi.

– Tôi hỗn hơn cụ nhiều, dám mạo nhận mình là dân Trời, nên Trời đọa!”

Ông Thiện nắm tay tôi:

– Thế thì chúng mình cùng hướng Thiện để hướng Thiên nhé!

Vui đùa là vui đùa! Tôi không có ý cường điệu hay phóng đại cái giai thoại vui đùa giữa chúng tôi theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhưng bây giờ, sau khi Nguyễn Chí Thiện “quy tiên”, những lời vui đùa của nhà thơ lại văng vẳng bên tai tôi làm tôi xúc động bồi hồi: “Chưa là dân trời, chưa thiện” hay “hướng thiện để hướng thiên!” Tôi tự
thầm hỏi: Phải chăng nhà thơ đã bộc lộ ý tưởng tìm tới Thiên Chúa?

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ra đi, nhưng tinh thần và hình ảnh “ngục sĩ” Chí Thiện sống mãi trong lòng người Việt quốc gia chân chính yêu Tổ quốc, yêu Dân tộc, chống bè lũ bán nước, cái bè lũ mà ông Nguyễn Chí Thiện đã nhận rõ chân tướng từ khi ông hãy còn rất trẻ, sống
“giữa lòng địch,” nằm trong bàn tay gian ác của họ.

Từng bài thơ, từng câu thơ trong tập thơ HOA ĐỊA NGỤC của ông đều nhắm thẳng vào đầu địch mà bắn! Quân thù căm giận ông! Cầm tù ông 27 năm, hành hạ bức bách ông, quyết hại ông bằng mọi cách có thể, họ vẫn chưa thỏa nỗi căm hận đè nặng họ. Nhưng rồi họ đã chẳng làm gì được ông! Với tất cả những nhà đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nhân quyền trong nước, nhà cầm quyền CSVN dẫu dùng đủ những biện pháp hèn hạ, đê tiện và
độc ác nhất cũng chẳng lung lay được ý chí và tinh thần đấu tranh kiên cường của các nhà yêu nước ấy.

Trong niềm nhớ thương, quý mến và trân trọng người “ngục sĩ” can trường, chúng ta thành tâm cầu cho linh hồn Thomas More Nguyễn Chí Thiện sớm hưởng vinh quang
muôn đời. Bên cạnh đó, chúng ta không quên tiếp nối công việc của ông “phơi bày cho thế giới thấy niềm đau đớn khôn cùng của cả một dân tộc đang bị áp chế và đầy đọa(*)” (* Trích bản dịch thư của nhà tho Nguyễn Chí Thiện gửi ra bên ngoài năm 1979, viết bằng tiếng Pháp.)

qua việc nghiền ngẫm và quảng bá rộng rãi tập thơ HOA ĐỊA NGỤC – “một tập thơ mang
đầy máu và nước mắt – phản ánh một thế giới trong đó con người Việt Nam, vốn hiền lành là thế, đã vì một ý-thức-hệ ngoại-lai biến thành con vật với chính đồng-loại,đồng-bào.” (Lời Nhà Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ).

Lê Thiên

ĐẠO CÔNG GIÁO THAY ĐỔI HẲN CUỘC ĐỜI TÔI!

ĐẠO CÔNG GIÁO THAY ĐỔI HẲN CUỘC ĐỜI TÔI!
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

… Anh Stephane Mauriac là tín hữu tân tòng người Pháp. Là tín hữu tân tòng nhưng anh lại chào đời trong một gia đình Công Giáo. Lý do là vì Cha Mẹ không muốn rửa tội khi con còn nhỏ. Hoàn cảnh không thuận lợi cho việc lãnh nhận Đức Tin nhưng THIÊN CHÚA Quan Phòng đã dẫn dắt và giúp anh tiến đến bí tích Rửa Tội. Xin nhường lời cho anh Stephane Mauriac.
Tôi sinh ra và lớn lên tại Paris, thủ đô nước Pháp. Sống ở Paris nên tôi thường đến kính viếng nhà nguyện của các Nữ Tử Bác Ái thánh Vinh Sơn Phaolô ở số 140 đường du Bac, nơi Đức Mẹ MARIA hiện ra với thánh nữ Catherine de Labouré (1806-1876) vào năm 1830. Có lẽ ơn gọi tín hữu Công Giáo nẩy sinh từ đó. Thỉnh thoảng tôi đem vấn đề rửa tội ra trình bày với Cha Mẹ nhưng ông bà gạt đi và nói:
– Để thủng thẳng rồi tính, đợi khi nào con bước vào tuổi trưởng thành hẳn hay!
Phản ứng của Ba Má tôi là thế. Đối với bạn bè lại càng tệ hơn. Nơi học đường và
trong môi trường làm việc, chúng tôi không bao giờ đề cập đến vấn đề tôn giáo
và chúng tôi trốn tránh danh xưng ”Kitô hữu”!
Năm 1988 tôi rời thủ đô Paris và chuyển về sống tại miền quê. Nơi đây, sau nhiều
biến cố dồn dập xảy ra, tôi quyết định đến gặp Cha Sở. Tôi xin theo lớp giáo lý
tân tòng để chuẩn bị lãnh bí tích Rửa Tội. Rủi thay, trong giáo xứ không có lớp
giáo lý cho người lớn nhưng chỉ có các lớp giáo lý dành cho trẻ em. Tôi đành
kiên nhẫn chờ đợi.
Bốn năm trôi qua và vào năm 1992, có hai thanh niên khác cũng muốn xin gia nhập
Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi làm thành một lớp giáo lý gồm 3 người. Chúng tôi
họp nhau mỗi tháng một lần. Ban đầu Cha Sở trao cho chúng tôi cuốn giáo lý nhỏ.
Sau đó, chúng tôi học hỏi, bàn thảo và đào sâu giáo lý Công Giáo bắt đầu từ cuốn
Phúc Âm. Riêng tôi, tôi may mắn được đôi vợ chồng trẻ hướng dẫn và đồng hành
trên con đường tiến đến Đức Tin Công Giáo.
Trước khi lãnh phép Rửa Tội, tôi vẫn có thói quen cầu nguyện. Rồi tôi cùng đi lễ
Chúa Nhật với Cha Mẹ đỡ đầu. Giờ đây, sau khi được Rửa Tội, cầu nguyện trở
thành cần thiết như hít thở. Tôi rất thích cầu nguyện và hoàn toàn bám chặt vào
cầu nguyện. Tôi chỉ gặp chút vấn đề khi đọc kinh LẠY CHA tới câu ”Và tha nợ
chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.
Tôi thích đổi câu này thành: ”Và tha nợ chúng con, như chúng con cố gắng tha kẻ
có nợ chúng con”. Đôi lúc tôi không hiểu tại sao khi đi lễ Chúa Nhật, các tín hữu
Công Giáo âu yếm mỉm cười với nhau lúc bắt tay trao đổi bình an, nhưng rồi sau
đó, trong cuộc sống hàng ngày lại không tiếc lời chửi rủa và thóa mạ nhau!
Nơi miền quê, tôi nhận thấy người dân sống gần Đức Chúa GIÊSU KITÔ hơn là tín hữu
Công Giáo sống ở thành thị hoặc thủ đô! Đối với dân làng cũng như đối với tôi, đi nhà thờ có nghĩa là đi dự cuộc họp giữa những người cùng tin vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ và cùng tìm kiếm một giải đáp cho các vấn đề của cuộc sống con người.

Bí tích Rửa Tội trở thành một sự kiện quan trọng trong đời sống tôi. Tôi đã vượt qua một giai đoạn và tôi cảm thấy thật thoải mái và hạnh phúc. Giờ đây, nếu có ai xin tôi đồng hành với các tân tòng thì tôi sẵn sàng chấp nhận. Bởi lẽ, đã có người sẵn sàng giúp tôi thì sao tôi lại không sẵn sàng giúp đỡ người khác? Trở thành tín hữu Công Giáo đã thay đổi hẳn cuộc đời tôi. Tôi cảm thấy cởi mở hơn đối với tha nhân, điều mà trước đó tôi không làm được. Trước kia, chỉ cần ai đó làm phật ý, tức khắc tôi loại trừ người ấy khỏi mối quan hệ với tôi!
Giờ đây tôi có thể nói như thánh Phaolô tông đồ, sau khi lãnh bí tích Rửa Tội rằng:
”Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ sống
trong tôi!”
… ”Tôi quỳ gối trước mặt THIÊN CHÚA CHA là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời
dưới đất. Tôi nguyện xin THIÊN CHÚA CHA, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh chị em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh chị em được vững vàng. Xin cho anh chị em, nhờ lòng tin, được Đức Chúa GIÊSU KITÔ ngự trong tâm hồn; xin cho anh chị em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên Đức Ái, để cùng toàn thể dân thánh, anh chị em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Tình Yêu vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh chị em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của THIÊN CHÚA. Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới. Xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ đến muôn thưở muôn đời. Amen”
(Êphêsô 3,14-21).
(”Annales d’Issoudun”, Janvier/1996, trang 15)
Sr.Jean Berchmans Minh Nguyệt

VÌ SAO TÔI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO

VÌ SAO TÔI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO

Maria Nguyễn Thị Xuân
nguồn: ubmvgiadinh.org

Những người quen thân tôi đều biết rằng tôi là người mới làm lễ quy y theo
Đạo Phật cách đây khoảng hơn 2 năm. Nói là theo Đạo Phật nhưng thật ra tôi
yêu mến và cảm thấy gần gũi với Đức Quan Thế Âm Bồ Tát nhiều hơn và cũng nhờ
vậy mà cuộc sống của tôi đã trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn những năm về
trước, vì tôi cảm nhận được sự khác biệt giữa một cuộc sống có Đạo của ngày
hôm nay và đời sống không có Đạo của ngày hôm qua.

Nhưng gần đây (cuối  năm 2004) tôi và 2 đứa con tôi đã bắt đầu theo học chương trình giáo lý căn bản của Công Giáo tại Nhà Thờ Saint Jane Frances tại North York (Canada). Hai đứa con tôi, đứa con trai 17 tuổi và đứa con gái 14 tuổi đã được rửa tội hôm lễ Phục Sinh ngày 26/3/2005. Còn tôi thì chuẩn bị về Việt Nam rửa tội vào
tháng 8/2005.

Lý do tôi về Việt Nam rửa tội là vì dòng họ nội ngoại 2 bên nhà tôi từ bao đời nay, tôi là người đầu tiên theo đạo Công Giáo. Vì thế tôi muốn nhân cơ hội này đưa cả nhà
tôi ở đây về VN để giới thiệu cho gia đình 2 bên biết thêm về Thiên Chúa và ước nguyện rằng cơ hội này sẽ là ngọn Lửa thiêng soi sáng tất cả mỗi tấm lòng mọi người trong gia đình và là chiếc cầu nối liền giữa gia đình tôi cùng Thiên Chúa.

Có rất nhiều người đã hơi ngạc nhiên vì tôi chỉ trong một thời gian ngắn đã tin chắc chắn vào Thiên Chúa và việc theo Đạo “ào ạt” của mọi thành phần trong gia đình chúng tôi, nên đã hỏi tôi rằng “nguyên nhân nào đã khiến chúng tôi có một đức tin mãnh liệt và chắc chắn vào Thiên Chúa như vậy? Chúng tôi đã thấy gì và đã cảm nhận được gì nơi Thiên Chúa? Có phải chăng chúng tôi đã miệt mài đi tìm Chúa bấy lâu nay và ngày hôm nay chúng tôi đã tìm gặp Ngài hay là chính Ngài đã tìm gặp chúng tôi, những con chiên thất lạc tự bao đời.”

Đọc hồi nãy tới chừ mà chẳng nghe tôi nhắc tới chữ “chồng”, chắc các bạn nghĩ rằng tôi là “single mom” hả? Không phải đâu, cũng may còn có một người chịu khó lấy tôi làm vợ nên tôi cũng có chồng như ai, nhưng khổ nỗi là khi lấy nhau thì ổng mạnh ù và 4 năm nay thì ổng bịnh triền miên đau khổ, bịnh té lên, té xuống, bịnh đến nỗi mà nhìn lên trời chẳng thấy trời, nhìn xuống đất không thấy đất, nhìn chung quanh chẳng thấy ai và nhìn lại chồng mình cũng chỉ thấy có bịnh mà thôi. Đúng là bịnh đến độ không còn thấy trời trăng mây gió gì cả, mà đâu phải mấy cái bịnh tầm thường như đau đầu, sổ mũi mỗi mùa, mỗi năm vẫn thường xảy ra ở cái xứ lá phong này, mà là bịnh ung thư gan ngặt nghèo mà ai nghe tới cũng rùng mình rởn tóc gáy. Ai đã mang vào thân thì cơ hội sống được 5 năm chỉ có 5% mà thôi (theo cancer therapy guide xuất bản năm 2003). Nhưng cái khổ là chồng tôi đâu có phải chỉ bị ung thư gan 1 lần mà thôi đâu, chỉ trong vòng 3 năm rưỡi thôi, ổng đã bi bệnh ung thư gan tái phát đến 6 lần, tất cả là 9 cái khối u (tumors), cái lớn nhất là 13.5 cm và cái nhỏ nhất là 1.5cm.

Bệnh ung thư gan của chồng tôi tái phát lần thứ 6 vào cuối tháng 10 năm 2004. Khối u lần này phát triển rất nhanh và kỳ lạ: trong vòng 6 ngày mà phải ra vào phòng cấp cứu đến 4 lần. Sau nhiều lần thử nghiệm và xét nghiệm thì các Bác Sĩ tại bệnh viện
Princes Margaret tại Toronto đã báo cho chúng tôi biết là “sorry nothing we can do”. Khi biết bệnh không còn cách chữa trị, họ chuyển chồng tôi qua một Bác Sĩ khác để thí nghiệm một loại radiation mới ra đang còn trong thời kỳ thí nghiệm ở giai đoạn 1 (phase 1 clinical), nhưng người bác sĩ thực hiện cuộc thí nghiệm này đã đi vắng, 3 ngày sau mới trở lại bệnh viện. Vì thế chúng tôi phải về nhà chờ đợi 3 ngày sau sẽ trở vào bệnh viện cho họ thử thuốc.

Sau khi về đến nhà thì có một người bạn đem đến tặng cho chồng tôi một chai nước Thánh có hình Đức Mẹ Lộ Đức và có kể cho chúng tôi nghe sơ sơ về Đức Mẹ và từ đó do một sự đánh động vô cùng mãnh liệt đã dẫn đưa chúng tôi đến một quyết định không suy nghĩ là đi Lourdes ở bên Pháp để cầu nguyện với Đức Mẹ Lộ Đức (vì nếu có suy nghĩ thì không thể đi được, và đi có thể sẽ chết trên đường đi). Chỉ có một
ngày đi, một ngày ở và một ngày về.
Chúng tôi chỉ có một ngày ở với Đức Mẹ mà may mắn thay lại đúng vào ngày lễ lớn mỗi năm chỉ tổ chức một lần của các người dân miền núi. Có 3 vị Hồng Y chủ lễ, hơn 100 Giám Mục và soeurs, khi chúng tôi lần mò ra tới hang đá (Grotto) nơi Đức Mẹ hiện ra thì người ta đã vây quanh và đầy nghẹt cả mọi nơi. Chúng tôi cố len lỏi một hồi mà chẳng tới đâu, quay đầu nhìn về hướng hang đá cũng không thể nhìn thấy tượng Đức Mẹ đâu cả. Trải qua bao nhiêu khó khăn muốn đến tận nơi để dâng lời cầu nguyện với Mẹ mà bây giờ đứng xa như vậy làm sao mà cầu nguyện với Mẹ được. Tôi buồn và thất vọng vô cùng nên nhìn về phía hang đá mà khấn rằng “Lạy Mẹ, chồng con bịnh hoạn từ xa
đến đây tìm Mẹ mà bây giờ đứng xa quá không nhìn thấy Mẹ, xin Mẹ thương xót
cho chồng con vào bên trong được không!”.

Lạ lùng thay chưa đầy mấy phút sau thì bỗng một người đàn bà người Pháp đang giữ trật tự tại đó đến dắt chồng tôi vào bên trong và cho ngồi sau lưng các vị Giám Mục và đối diện với tượng Đức Mẹ nơi hang đá. Khi chồng tôi vào được bên trong thì tôi
vui mừng lắm. Nhưng mừng chưa xong thì lại lo lắng vô cùng, vì chồng tôi sức
khoẻ rất yếu nếu có việc gì ai lo cho ảnh đây! Vì thế chẳng còn cách nào khác hơn là tiếp tục cầu nguyện. Tôi lại tiếp tục thì thầm với Mẹ “Mẹ ơi! Mẹ cho con vào trong để con có thể nhìn thấy chồng con được không Mẹ ?.”…

Chỉ vài phút sau thì lại có một người giữ trật tự dắt tôi vào bên trong khu Thánh Lễ có ghế ngồi đàng hoàng, tuy ở đây không gần chồng tôi lắm, nhưng nhìn từ xa tôi có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của chồng tôi. Được như vậy đã là may lắm rồi, vì
trong khu Thánh Lễ chỉ ưu tiên cho những bệnh nhân đi xe lăn và những người
bệnh nằm trên băng ca hoặc những ai có bổn phận thi hành Thánh Lễ mà thôi. Vì
số ghế chỉ có vài trăm mà số người lại đến mấy ngàn người. Sau khi xảy ra những việc nầy tôi mới thấy thế nào là sự mầu nhiệm của sự cầu nguyện và ngay lúc nầy lòng tôi đã cảm thấy gần gũi với Đức Mẹ và Chúa hơn bao giờ hết.

Tối hôm đó ngày 7/11/2004 cũng là tối cuối cùng tại Lộ Đức (Lourdes), tôi cứ lang thang quanh khu nhà thờ cầu nguyện và suy niệm về sự mầu nhiệm cuả  đức tin và lòng thương xót mà Mẹ đã ban cho tất cả những ai đang khốn khổ mà có lòng tin đến đây cầu xin cùng Mẹ và nhất là lòng thương xót mà Mẹ đã ban cho tôi ngày hôm nay.

Trời đã bắt đầu vào mùa Đông, mà Lourdes là miền núi nên vào ban đêm trời lạnh dữ lắm, nhất là vào lúc nửa đêm. Nhìn quanh khuôn viên nhà Thờ rộng lớn bao la không còn một bóng người, nhìn lại hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra chỉ còn lại một bà cụ già đang quỳ gối, hai tay lần chuỗi mân côi, bà dùng hai đầu gối già nua quỳ trên
sàn đá lạnh buốt và lê từng bước nặng nề, chậm rãi nhưng cương quyết van xin
một điều gì đó vô cùng thành khẩn và tự tin.

Nhìn vào Đức Tin của bà cụ, cõi lòng tôi tự nhiên lòng dâng một niềm tin mãnh liệt vô bờ bến và tôi tiến dần về phía hang đá dưới chân tượng Đức Mẹ, nơi chồng tôi đang cúi đầu, hai tay ôm lấy vách đá lòng sụt sùi dâng lời cầu nguyện. Tôi yên lặng
một lát rồi đặt một tay lên vách đá và tay kia đặt trên đôi vai gầy guộc đang
run run vì xúc động của chồng tôi, tôi vô cùng đau khổ và xót xa cho số phận
của chồng tôi, cõi lòng tôi bỗng vỡ ra từng mảnh, những dòng nước mắt từ
trong linh hồn tôi đang tuôn ra. Tôi như chìm vào một không gian vô tận và
tôi bắt đầu cầu nguyện, những lời cầu nguyện bây giờ không phải bằng trí óc
hay con tim mà là những lời cầu nguyện từ trong linh hồn đang hoà tan vào
trong nước mắt dâng lên Mẹ.

“Mẹ ơi! chồng con đã bị bệnh quá ngặt nghèo đã không còn cách chữa trị, chúng con đến đây để cầu xin với Mẹ và chỉ biết một lòng cậy trông vào Mẹ mà thôi, xin Mẹ vì
lòng xót thương cầu bầu cùng Chúa Giêsu cứu lấy chồng con, CUỘC ĐỜI CÒN LẠI,
CON NGUYỆN XIN THEO MẸ ” và đây chính là lời nguyện ước giữa tôi và
Thiên Chúa.

Đến nửa đêm trời trở nên lạnh hơn, chúng tôi tạ ơn Mẹ ra về.

Trên đường về, chúng tôi ghé lại bên dòng suối mà năm xưa Đức Mẹ đã biến thành dòng nước thánh và đã chữa lành biết bao bệnh nhân có Đức Tin đến đây cầu xin cùng Mẹ. Chồng tôi đứng lại, dâng lời cầu nguyện và uống nguyên một chai nước thánh rồi đi thẳng một hơi về khách sạn mà không cần sự giúp đỡ của tôi, cái lưng cũng không còn khom khom như ngày hôm qua nữa. Tôi vô cùng kinh ngạc nhưng chẳng dám nói gì, cứ âm thầm quan sát mọi việc.

Thật đúng là “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở
cho” (Lc 9, 10)

Chiều hôm đó khi về tới nhà tại Mississauga, Ontario, Canada, chồng tôi đang loay hoay đem bức tượng Đức Mẹ đặt trên bàn thờ, còn tôi đang lăng xăng sửa soạn bữa ăn tối thì ngay lúc đó đứa con trai của tôi chạy xuống ôm lấy vai tôi mà hỏi rằng
“Mẹ ơi khi nào con rửa tội?”.

Tôi kinh ngạc vô cùng vì cả nhà tôi chưa có ai học Giáo lý bao giờ và cũng chưa có ai nói với nó việc theo Đạo Công giáo. Tôi hơi sững sờ một chút nhưng trong lòng rộn rã một niềm vui vì tôi biết rằng ơn Chúa đang đổ xuống nhà tôi. Tôi quay lại và
nói với con trai tôi rằng “Nếu con muốn được rửa tội để theo Chúa thì con phải đi học lớp giáo lý trước cái đã”. Con tôi đồng ý và mấy hôm sau thì chúng tôi liên lạc với Cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn, nhờ sự nhiệt tình và lòng thương mến đến gìa đình chúng tôi, cha đã sắp xếp mọi thứ và mấy tuần sau thì cả gia đình chúng tôi theo học khóa Giáo Lý vừa qua và 2 đứa con của tôi đã nhận Bí Tích rửa tội vào đêm Lễ Vọng phục Sinh ngày 26/3/2005.

Còn phần tôi như đã thưa ở trên, tôi phải “rán” mà dời lại đến tháng 8 về Việt Nam rửa tội, mục đích là đem Tin Mừng về chia sẻ cùng gia đình hai bên và với ước nguyện rằng, nhân cơ hội nầy Chúa sẽ thương xót mà đánh động mỗi tâm hồn trong gia đình hai bên và ước mong một ngày nào đó, những tâm hồn này sẽ quay về với Chúa. Tôi xin bạn hãy cầu nguyện cho gia đình tôi thật nhiều để những lời nguyện ước của tôi sẽ trở thành sự thật.

Mấy tháng nay gia đình chúng tôi đang sống trong mầu nhiệm của Đức Tin và hồng ân của Thiên Chúa, qua hình ảnh Đức Mẹ và sự mầu nhiệm của biến cố nầy tôi đã thấy gì nơi Thiên Chúa? Và cuộc đời tôi biến đổi ra sao?

Viết đến đây tôi lại nhớ đến một người bạn trong “Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình” tuần vừa qua đã mời tôi đến dự một buổi họp mặt hàng tháng tại
Liên Gia 12 và bài Thánh kinh được chia sẻ hôm đó lại là bài dụ ngôn nói về
“Nước Hằng Sống” và Chúa đã ví “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì chôn giấu laị, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.” (Mt 13, 44.)

Càng suy niệm tôi càng cảm thấy như đây là một lời nhắn nhủ mà Chúa đã dành riêng cho tôi, mà Mẹ là NGƯỜI đã âm thầm chỉ cho tôi kìa là Nước Hằng Sống và tôi phải làm gì để có được Nước Trời này đây ! Lạy Chúa, con thật chẳng có gì xứng đáng để bán, để mua, con chỉ có cuộc đời còn lại nầy và mỗi ngày trôi qua là một ngày
con xin dâng lên Mẹ và Chúa.

Đến bây giờ thì bạn đã biết vì sao tôi theo Đạo Công Giáo rồi phải không?

Tôi kể lại câu chuyện nầy là để Vinh Danh và tạ ơn Đức Mẹ Lourdes, Người đã đưa tôi về với Chúa và cũng để cảm ơn:

Cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn, người đã hướng dẫn và dìu dắt tôi qua những đoạn đường, những khúc quanh của cuộc hành trình đức tin mà lòng tôi nhiều khi như mơ hồ lạc mất Chúa.

Cảm ơn tất cả các anh chị em trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình và nhất là anh chị em trong liên gia 10, đã cầu nguyện cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn Thầy Lân Thầy Hoàng và Soeur Hà đã hướng dẫn gia đình tôi qua lớp Giáo Lý khóa 2004-2005 và tất cả quý vị trong ban Mục Vụ Cộng Đoàn Việt Nam ở North York, Canada.

Và xin đặc biệt xin chân thành cảm ơn mẹ đỡ đầu Theresa-Maria T. Hương và nhất là anh Toản, người đã chia sẻ buồn vui mỗi ngày với chúng tôi và cũng là người đã dìu dắt 2 chúng tôi trong suốt hành trình chuyến đi Lourdes đầy nước mắt hồng ân nầy.

Maria Nguyễn Thị Xuân

Về Bạc Liêu “gặp” nhân chứng đức tin

Về Bạc Liêu “gặp” nhân chứng đức tin

24/10/2012 –

Tác giả: Trầm Thiên Thu

“Cổng Đức Tin” (Porta Fidei) đã mở rộng. Năm Đức Tin đã khởi đầu. Chúng ta đang
hít thở không khí của tinh thần Năm Đức Tin là Tân Phúc Âm hóa. Đức tin phải được thể hiện cả đời, nhưng đặc biệt là trong Năm Đức Tin này.

Trong tinh thần đó, ban chấp hành CĐ LCTX TGP Saigon và ban chấp hành CĐ LCTX
các giáo hạt Tân Sơn Nhì, Gia Định và Gò Vấp đã có chuyến về Bạc Liêu để “gặp” một nhân chứng đức tin sống động: Lm P.X. Trương Bửu Diệp.

Đoàn chúng tôi khởi hành từ nhà thờ Tân Định lúc 21 giờ ngày 22-10-2012 và tới nhà thờ Tắc Sậy lúc 4 giờ 30 ngày 23-10-2012.

Người Việt Nam, cả lương lẫn giáo, không mấy ai lại không còn biết đến Lm P.X. Trương Bửu Diệp, người đã hết lòng vì đoàn chiên và hiến thân cứu đoàn chiên. Thậm chí có những người ngoại quốc (Pháp, Mỹ, Canada, Đài Loan,…) cũng đã đến cầu nguyện với Lm Diệp, bằng chứng là những bảng tạ ơn ghi rõ tên người tạ ơn và tên quốc gia. Quả thật, Lm Diệp đúng là vị Mục tử nhân lành mà Chúa Giêsu nói đến: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10:11). Đó là hình ảnh của Mục tử nhân lành được Chúa Giêsu “phác họa” rõ nét trong Ga 10:1-18. Thiên Chúa và Giáo hội rất cần những nhân chứng đức tin sống động như vậy.

Bé trai Trương Bửu Diệp sinh ngày 1-1-1897 tại làng Tấn Đức (nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), được rửa tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước (nay cũng thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), với tên thánh là Phanxicô Xaviê.

Năm 1924, sau thời gian tu học, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang dưới thời Đức cha G.B. Chabalier người Pháp. Tháng 03-1930, Lm Diệp về quản nhiệm họ đạo Tắc Sậy (thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ rộng, giúp đỡ và thành lập nhiều họ đạo khác tại các vùng phụ cận như Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, và Rạch Rắn.

Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương trong thời gian 1945–1946, chiến tranh loạn lạc,bà con nhân dân di tản, cha bề trên đįa phận Bạc Liêu là Phêrô Trần Minh Ký và cả các cha người Pháp cũng khuyên Lm Diệp lên Bạc Liêu lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì sẽ trở lại họ đạo Tắc Sậy, nhưng ngài trả lời: “Con sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, CON KHÔNG ĐI ĐÂU CẢ”. Quả thật, câu nói này chứa đầy tâm huyết của một chủ chăn đích thực, can đảm quyết sống chết vì đoàn chiên.

Không chỉ vậy, ngày 12-03-1946, ngài bį bắt cùng với gần 100 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt tại lẫm lúa nhà ông giáo Sự ở Cây Dừa. Người ta định giết hết tất cả nhưng ngài cương quyết: “Chính tôi là chủ chăn các con chiên đó, vậy TÔI XIN CHẾT THAY cho các con chiên của tôi”. Họ chấp nhận. Mọi người được thả còn ngài bị đem đi thủ tiêu. Cái chết của ngài là cái chết lành thánh, vì Chúa Giêsu đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Và Lm Diệp đã chịu tử vì đạo ngày 12-3-1946, nhằm ngày 9-2 năm Bính Tuất.

Hiện nay, Tòa thánh đang mở án phong chân phước cho Lm P.X. Trương Bửu Diệp.
Xin cho Thánh Ý Chúa nên trọn nơi tôi tớ trung tín Chúa, người đã xả thân vì
đoàn chiên của Chúa.

Trên đường về lại Saigon, chúng tôi ghé vào xứ đạo Trà Lồng (giáo hạt Trà Lồng, GP Cần Thơ), quản xứ kiêm quản hạt là Lm Phêrô Nguyễn Thành Chất. Tại đây, ngay trước nhà thờ, Lm Chất vừa cho xây tượng đài LCTX để mọi người cùng tín thác vào Chúa Giêsu, đúng như mệnh lệnh của Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina.

Trong bữa trưa thân mật, chúng tôi cùng chia sẻ nhiều vấn đề liên quan việc phát triển LCTX và đức tin. Lm Chất có bản chất dân Nam bộ là hiếu khách, hòa đồng, cởi mở, bình dị và thẳng thắn. Lm Chất có nói: “Bổn đạo làm hư các linh mục”. Ý này rất thực tế, đáng lưu ý cho cả giáo dân và giáo sĩ để “xem lại” chính mình – đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Một linh mục (nay đã già yếu, du học và thụ phong linh mục tại Thụy Sĩ, và từng dạy Kinh thánh ở chủng viện) cũng đã từng tâm sự với tôi cái “ý độc đáo” này từ hơn 20 năm trước.

Sau đó, chúng tôi có đến gặp ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục GP Mỹ Tho kiêm
chủ tịch Ủy ban Giáo lý và Đức tin của HĐGM Việt Nam. Tại nhà thờ chính tòa GP Mỹ Tho thấy đã có linh tượng LCTX với bảng chữ: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”. ĐGM Đọc vui vẻ trò chuyện thân mật và cởi mở, đồng thời ngài cũng quan tâm việc phát triển LCTX trong giáo phận Mỹ Tho.

Sùng kính và truyền bá LCTX cũng là một cách sống đức tin và truyền giáo. Tuy nhiên, chúng ta muốn không bằng Chúa muốn. Thánh Phaolô xác định: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3:6). Vấn đề không phải chúng ta làm nhiều hay ít, đạt hiệu quả hay không, mà vấn đề là thành tâm thực hiện của chúng ta, quan trọng nhất vẫn là “Thiên Chúa làm cho  lớn lên”, nghĩa là công việc được tiến triển tốt đẹp theo đúng Thánh Ý Thiên Chúa. Cái gì thuận Ý Chúa thì sẽ “thuận buồm xuôi gió”.

Làm việc gì cũng phải làm bằng niềm tin tưởng, tức là tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa. Mỗi chúng ta phải noi gương người cha của đứa bé bị quỷ câm điếc mà thân thưa với Chúa: “Con tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của con!” (Mc 9:24). Chính các tông đồ cũng đã phải cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con” (Lc 17:5).

Sống đức tin không dễ, thậm chí còn gặp nhiều gian truân khốn khó, nhưng “đức
tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1:3). Thánh Giacôbê rất tuyệt vời khi nói về đức tin: “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2:17).

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo hội Việt Nam một nhân chứng đức tin sống động là cha P.X. Trương Bửu Diệp, nhờ lời nguyện giúp cầu thay của ngài, xin Chúa thêm đức Tin cho chúng con để chúng con can đảm làm nhân chứng trên cuộc lữ hành trần gian. Chúng con cầu xin nhân danh Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Bạc Liêu, 23-10-2012

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từ trần và đã gia nhập đạo Công Giáo


Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từ trần và đã gia nhập đạo Công Giáo

RFA
10/2/2012      nguồn: Vietcatholic.net
Nhà thơ “ngục sĩ” Nguyễn  Chí Thiện từ trần và đã gia nhập đạo Công Giáo
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, được mệnh danh “Ngục sĩ”, nhà thơ phản kháng nổi  tiếng nhất của Việt Nam, vừa từ trần tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ lúc 7  giờ 17 phút sáng ngày 2/10/2012, hưởng thọ 73 tuổi
Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội, học hành và sinh sống ở Hà Nội,
Hà Nam, Hải phòng với song thân phụ mẫu và một người chị.
Ông từng bị chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà bắt giam từ năm 1961, vì tội  “phản tuyên truyền” bằng những bài thơ phê phán chế độ. Được trả tự do vào  tháng 11 năm 1964, đến tháng 2-1966 ông lại bị tống giam đến tháng 7-1977.  Ông viết lại bằng tay tập thơ “Hoa địa ngục” sáng tác và ghi nhớ trong tù.
Tháng 7-1979, ông đem đưa được tác phẩm này vào bên trong toà đại sứ Anh. Ông
không đi tị nạn ở Anh và bị bắt ngay trước cổng toà đại sứ, bị tống giam thêm
12 năm, với chế độ giam giữ khắc nghiệt hơn hết so với những khoảng thời gian
bị giam cầm trước đó.
Tập thơ “Hoa địa ngục” từ toà đại sứ Anh ở Hà Nội được chuyển tới giáo sư  Patrick Honey (1925-2005) dạy tại đại học Luân đôn. Sau đó thơ ông được phổ  biến trên báo chí, sách vở của người Việt hải ngoại, được dịch và xuất bản  bằng Anh, Pháp, Việt ngữ. Năm 1985 ông được tặng thưởng khiếm diện giải  thưởng thơ quốc tế tại Rotterdam.
Từ năm 1981 Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty International, Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền Human Rights Watch và Tổ chức nhân quyền Quê Mẹ cùng phát động
chiến dịch kêu gọi quốc tế can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam về trường hợp
của ông.
Suốt thời gian đó ông bị giam tại Hoả Lò, Hà Nội, đến năm 1985 bị đưa đi biệt  giam giữa rừng, kiệt sức và gần chết đói. Năm 1990 ông được đưa tới trại tù Ba Sao săn sóc thuốc men, và được trả tự do vào tháng 10 năm 1991.
Được anh ruột bảo lãnh sang Hoa Kỳ từ năm 1995, ông ghi lại và phổ biến tập  “Hoa địa ngục” thứ nhì, gồm những bài ông sáng tác và ghi nhớ trong thời gian  cầm tù sau . GS Nguyễn Ngọc Bích dịch tác phẩm nay sang Anh ngữ và xuất bản  song ngữ. Ông viết tự truyện bằng Anh ngữ, được đại học Hawaii xuất bản trong  “Beyond Works: Asian Writers on Their Works.”
Thi sĩ “ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện được giải thưởng của Hội Nhà văn  Quốc tế vào năm 1998. Ông sang Pháp, ở lại đó 3 năm để viết “Hoả Lò tập  truyện”. Tác phẩm được dịch sang Anh ngữ, đại học Yale xuất bản năm 2007.
Nhà thơ cư ngụ tại quân Cam California từ năm 2004, phải phấn đấu thường  xuyên với những di chứng bệnh tật trong suốt 27 năm tù ngục, nhưng vẫn đi  nhiều nơi để nói chuyện về kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam.
Ông là một người độc thân, mất đi trong sự săn sóc của bạn bè thân hữu và  những cuộc thăm viếng của những đồng bào Việt Nam ái mộ thơ văn của ông,  ngưỡng mộ ý chí bất khuất của ông trước chế độ cộng sản của Nhà nước Việt Nam  Xã hội Chủ Nghĩa.
Vietcatholic xin nói thêm, khi đi tù tại ngoài Bắc Việt Nam, thi sĩ đã cảm  phục tinh thần của Cha Vinh , đã tìm hiểu đạo Công Giáo nên trước khi từ  trần, thi sĩ đã xin gia nhập đạo Công Giáo. LM Cao Phương Kỷ đã rửa tội cho thi sĩ và ban các phép bí tích sau cùng cho thi sĩ.
Thi sĩ lấy tên Thánh là: Thomas More
Xin cầu nguyện cho linh hồn Thomas More  Nguyễn Chí Thiện sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
xem thêm:   Nuvuongcongly.net
VOA

Chuyện Cha Trương Bửu Diệp

Chuyện Cha Trương Bửu Diệp

Thưa quý bạn, Bạc Liêulà một tỉnh nhỏ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhiều chuyện nổi tiếng, như về lúa gạo, về muối, về nhãn, về… Công tử Bạc Liêu (1900-1973) trong thời Pháp thuộc, về vụ án Đồng Nọc Nạn của những năm 1928-1930, và về ngôi nhà thờ họ Tắc Sậy với sự linh ứng của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, mà gần đây
cả trong nước lẫn ngoài nước ai cũng biết.

Tôi không phải là người Công giáo, hơn nữa lại là một giáo viên (ngày trước gọi là giáo sư trung học) có đầu óc khoa học và ưa chuộng thực tế hơn là những sự tin tưởng mang tính
siêu hình. Tôi đã từng dạy học tại Bạc Liêu suốt 6 năm trời (1965-1971) và học trò của tôi tại các huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Phước Long, Giá Rai v.v… đông lắm, chúng tôi thường xuống dưới đó chơi. Tôi rất quen thuộc với cái huyện (ngày trước gọi là quận) Giá Rai có ngôi nhà thờ nhỏ tí Tắc Sậy lợp tôn, nằm bên cạnh lộ sau khi đi qua ngôi chợ cũng nhỏ như vậy của thị trấn Hộ Phòng – thị trấn của huyện Giá Rai – khoảng một cây số.

Bây giờ, trong thời buổi CS này, nhà thờ Tắc Sậy tự nhiên nổi tiếng do sự linh thiêng “ai đến khấn nguyện điều gì đều được” của Cha Diệp. Có điều tôi muốn thưa với quý bạn rằng Nhà thờ Tắc Sậy huyện Giá Rai thuộc tình Bạc Liêu chứ không phải thuộc tỉnh Cà Mau. Tất cả các tài liệu đều ghi Bạc Liêu nhưng dân chúng thường nói Ca Mau bởi vì sau năm 1975, khi Cha Trương Bửu Diệp bắt đầu nổi tiếng thì Bạc Liêu thuộc về Cà Mau, kết hợp với tỉnh Cà Mau thành tỉnh Minh Hải, người ta quen gọi là Cà Mau chứ ít khi gọi là Minh Hải. Ngoài ra, Nhà thờ Tắc Sậy nằm trên đường Bạc Liêu đi Cà Mau, cách Bạc Liêu 37 cây số trong khi chỉ cách Cà Mau có 20 cây số nên mọi người dễ bị lầm.

Quý bạn hỏi vậy thì đối với những chuyện đồn đại, bản thân Đoàn Dự tin hay không tin? Tôi xin trả lời rằng tôi không dám nói tin hay không tin, nhưng theo tôi nghĩ, Nhà thờ Tắc Sậy là một ngôi nhà thờ rất nhỏ – nhỏ không thể nào nhỏ hơn được nữa – lại nằm trong một thị trấn cũng nhỏ, đồng không mông quạnh, ở phần gần như cuối cùng đất nước, cách Sài Gòn tới hơn 300 cây số, vậy mà nay được xây dựng thành một cơ ngơi to lớn, hiện đại, nguyên tiền xây cất đã hơn 59 tỉ đồng, tức gần 3 triệu đô-la, ấy là chưa kể các pho tượng 12 vị thánh tông đồ lớn gấp 2 hay 3 lần người thật, toàn bằng gõ đỏ tức loại gỗ quý hiện nay không còn có ở Việt Nam (nhưng còn có ở Campuchia và Lào) mà theo tôi biết, giá mỗi pho tới vài trăm triệu đồng, vậy thì tiền “nội thất” cũng tới hàng triệu đô-la. Toàn là do khách thập phương, lương cũng như giáo, nhất là Việt Kiều tại các nước gửi tới tạ ơn cả. Phải có cái gì đó thiêng liêng và đầy tin tưởng người ta mới dâng hiến lên Cha như thế! Mặt khác tôi cũng nghĩ, khi bị bắt cùng với 70 người vừa chức sắc vừa giáo dân trong họ đạo, Linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp đã hy sinh tính mạng của mình để cứu họ. Sau khi qua đời, ngài hiển linh ban ơn cho người này người kia, “ai xin thì cũng đều được”. Rồi bây giờ mọi người dâng lễ tạ ơn ngài, biến ngôi nhà thờ nhỏ xíu của ngài thành nơi khang trang, hiện đại. Tất cả những việc đó đều là tình người. Đối với tôi, bất cứ cái gì thuộc về tình người đều đáng ca ngợi.

Quý bạn cũng hỏi những chuyện về Cha Diệp thì ai cũng biết, tại sao tôi còn thuật lại? Xin thưa, tính tôi vẫn thế, không kể thì thôi, đã kể là rất chi tiết. Tôi sợ quý bạn tuy biết
nhưng biết từng mảng, không thành hệ thống. Bây giờ tôi xin tường thuật từ đầu đến cuối thật rõ để quý bạn hiểu, xin mời quý bạn xem xét…

 

* * *

 

Tiểu sử Linh mục Trương Bửu Diệp

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng. Mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước tỉnh An Giang.

Năm 1904, lúc ngài 7 tuổi thì mẹ mất. Cha ngài dời gia đình lên Battambang bên Campuchia, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn thị Phước, sinh năm 1890, quê gốc tại Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến Dinh, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền gửi ngài vào Tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới tỉnh An Giang. Học xong tại Tiểu chủng viện, ngài lên Đại chủng viện Nam Vang, Campuchia, (lúc đó các họ đạo An Giang, Châu Đốc, Hà Tiên trực thuộc giáo phận
Pnom Penh, Campuchia).

Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong linh mục tại Nam Vang dưới thời Đức Cha Chabalier người Pháp. Lễ vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.

Từ năm 1924-1927, ngài được bề trên bổ nhiệm làm Cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia. Từ năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù lao Giêng tỉnh An Giang.

Tháng 03 năm 1930, ngài về trông nom họ đạo Tắc Sậy, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo khác tại các vùng phụ cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.

Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương những năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, Cha Bề Trên địa phận Bạc Liêu là Phêrô Trần Minh Ký và cả các cha người Pháp cũng khuyên ngài lên Bạc Liêu lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì sẽ trở lại họ đạo Tắc Sậy, nhưng ngài trả lời: “Tôi sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, không đi đâu cả”.

Ngày 12-03-1946, ngài bị bắt cùng với trên 70 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt tại lẫm lúa nhà ông giáo Sự ở Cây Dừa. Người ta định giết tất cả nhưng ngài nói
chính ngài là chủ chăn các con chiên đó, vậy xin chết thay cho các con chiên của ngài. Họ chấp nhận. Mọi người được thả còn ngài thì bị đem đi thủ tiêu.

Những người trong họ đạo kể rằng đêm hôm ấy ngài về báo mộng cho các vị chức sắc trong họ đạo biết chỗ họ ném xác ngài, trong cái ao nhà ông giáo Sự. Các vị đến nơi được báo mộng thì vớt được xác ngài đã bị chặt đầu với một vết chém ngang cổ chỗ gần mang tai, có
ba vết chém khác trên mình. Thân xác ngài không hiểu sao bị lột hết quần áo, trần trụi như Chúa Giêsu trên thập giá, nhưng hai tay vẫn chắp trước ngực như đang cầu nguyện và nét mặt ngài vẫn bình thản, không có vẻ gì sợ hãi.

Các vị chức sắc lén đưa xác ngài về chôn bí mật trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo (nhà ông giáo Sự thuộc họ đạo Khúc Tréo, làm thế kín đáo hơn đưa về Tắc Sậy). Như vậy ngài đã tử vì đạo vào ngày 12 tháng 03 năm 1946, nhằm ngày mồng 09 tháng 02 năm Bính Tuất.

Hăm ba năm sau, tức năm 1969, hài cốt ngài được cải táng, di dời về Nhà thờ Tắc Sậy, nơi ngài đã làm chủ chăn trong 16 năm và là cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.

Hai mươi năm sau nữa, tức năm 1989, ngôi mộ của ngài được trùng tu thành một ngôi nhà mộ nho nhỏ lợp tôn ở phía sau Nhà thờ Tắc Sậy cũng nhỏ như vậy và khánh thành vào ngày
04-06-1989.

Đầu năm nay, 2010, một ngôi nhà mộ cực kỳ khang trang và hiện đại đã xây dựng xong, hài cốt ngài được di chuyển vào đó với lễ cải táng rất long trọng do đức Giám Mục địa phận Cần
Thơ chứng kiến. Ngày nào cũng có các tín hữu ở khắp mọi nơi trong nước cũng như ngoài nước, bên lương cũng như bên giáo, tới thăm viếng, khấn nguyện và tin tưởng vào sự linh ứng của ngài.

Chuyện một số phép lạ của Cha Bửu Diệp

Hiện nay, tuy Giáo hội Công giáo chưa xét phong Thánh cho Cha Bửu Diệp, nhưng trong lòng nhiều tín hữu Công giáo, kể cả một số người thuộc các tôn giáo khác, đã coi Cha như một vị Thánh, vì rất nhiều người khấn xin với ngài và được ngài ban cho như ý. Tại các
nhà thờ Công giáo trong nước, rất nhiều giáo dân xin lễ tạ ơn ngài. Đặc biệt, nhiều người không phải tín đồ Thiên Chúa giáo cũng rất kính mến, tin tưởng ở ngài. Những tấm bảng tạ ơn Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp được gắn trên tường trong căn phòng nguyện tại Nhà thờ Tắc Sậy nhiều không biết bao nhiêu mà kể.

Theo chúng tôi được biết, ở bên Mỹ, cụ Joan Baotixita Võ Hữu Hạnh, một nhà văn lớn tuổi, đã sáng lập “Hội những người con của Cha Trương Bửu Diệp”. Theo cụ, Cha Trương Bửu Diệp đã ban phép lạ cho nhiều người, cả lương cũng như giáo. Sau đây là một số chuyện về các phép lạ đó, bởi vậy tiếng tăm về ngài ngày càng lừng lẫy.

 

Chuyện gia đình ông Lâm ở Lâm Đồng, Đà Lạt:

Ông bà Lâm không phải tín đồ Thiên chúa giáo và chuyện này đã diễn ra năm 1977, do chính ông Lâm kể cho ông Ngọc Quang nghe, ông Ngọc Quang ghi lại trên tập san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do cụ Võ Hữu Hạnh chủ trương.

“Bà Lâm bị bệnh viêm ruột và đau dạ dày từ lâu, bệnh đã trở thành vô phương cứu chữa. Bác sĩ tại các bệnh viện ở Sài Gòn đều bó tay. Ông Lâm đành đưa vợ từ Sài Gòn về Lâm Đồng để bà sống những ngày cuối cùng của mình.

Giữa lúc gia đình vừa đưa bà Lâm về tới nhà thì có một vị khách đi đường xa, xe bị hư, trong khi chờ tài xế sửa, ghé vào thăm. Khách là một người cao lớn, khỏe mạnh, gương mặt chữ
điền, hàm râu cánh én, vẻ người phúc hậu với bộ áo dài đen của linh mục.

Ông Lâm vốn tính tình hiền lành, thường rất tôn trọng các vị tu hành, dù lương hay giáo. Mặc dầu nhà đang bận rộn vì vợ bệnh nặng nhưng ông cũng lịch sự tiếp đón khách. Vị linh mục tinh ý hỏi tại sao nét mặt gia chủ có vẻ buồn rầu. Ông Lâm nói thật là vợ bệnh nặng, mới đưa từ Sài Gòn về nhà chờ chết. Vị linh mục nói rằng lúc trước mình cũng bị bệnh nặng như vậy, nhờ một ông bác sĩ tên Hữu cho uống loại thuốc này khỏi bệnh, bây giờ còn dư lại mấy viên. Cha lấy trong túi áo ra ba viên thuốc trao cho ông Lâm và dặn chiều cho bà uống một viên, tối lúc 10 giờ một viên và sáng hôm sau một viên nữa, thế nào cũng khỏi. Ông Lâm tuy không tin lắm nhưng trong lúc tuyệt vọng, ai bảo sao cũng đành nghe vậy. Giữa lúc ấy người tài xế vào thưa xe đã sửa xong, vị linh mục bèn từ giã chủ nhà ra đi. Chủ nhà cảm ơn Cha và hỏi cho biết Cha ở đâu, vị linh mục nói mình trông coi xứ đạo Tắc Sậy? tỉnh
Bạc Liêu.

Sau khi uống viên thuốc thứ nhất vài giờ, bà Lâm cảm thấy bớt đau, trong mình dễ chịu, biết đói và thèm ăn, ngủ ngon. Buổi tối, khoảng chừng 10 giờ, tự nhiên bà thức giấc và nhớ lời Cha dặn, bèn uống thêm viên thuốc thứ hai. Sáng hôm sau thức dậy, bà thấy trong
người khỏe khoắn, không còn mệt mỏi và đau đớn như trước. Bà sung sướng báo tin
cho chồng hay. Ông Lâm mừng quá bèn đem viên thuốc còn lại đến các tiệm để làm
mẫu, mua thêm cho chắc ăn. Nhưng ông đi khắp nơi, kể cả các tiệm thuốc Tây lẫn thuốc Bắc, song chẳng ai biết đó là thuốc gì. Ông đành trở về, cho bà uống nốt viên còn lại và định có dịp sẽ xuống Minh Hải (năm 1977, hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau bị sáp nhập lại với nhau thành tỉnh Minh Hải) thăm Cha và nhờ Cha nói với ông “bác sĩ Hữu” bán thêm giúp.

Muốn đi từ Lâm Đồng xuống Cà Mau thì phải về Sài Gòn, xuống Cần Thơ, qua Sóc Trăng rồi mới tới Bạc  Liêu, và Hộ Phòng là thị trấn của huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu, cách thị xã Bạc Liêu 37 cây số, nơi có Nhà thờ Tắc Sậy. Việc giao thông lúc ấy rất khó khăn, phải xếp hàng từ khuya ở Bến Xe Miền Tây để mua vé xe, có khi xếp hàng cũng không mua được vé, đường đi lại lồi lõm, hết sức cực khổ. Bà Lâm mới khỏi bệnh, khó chịu đựng nổi với những chiếc xe cà rịch cà tàng, cổ lỗ đó. Đang lúc ông Lâm lo âu thì có người cháu làm trong cơ quan nhà nước đến chơi, cho biết anh ta sắp đi công tác tại Minh Hải để giao dịch mua lương thực cho tỉnh. Ông Lâm mừng quá, bèn nói với cháu cho đi nhờ xe xuống Tắc Sậy, tiền xăng ông chịu. Người cháu nhận lời vì Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên đường Bạc Liêu đi Cà Mau và cách thị xã Cà Mau khoảng 20 cây số, anh ta chở chú thím tới Tắc Sậy rồi
xuống Cà Mau không có gì khó.

Khi qua Bạc Liêu, xuống tới thị trấn Hộ Phòng, Nhà thờ Tắc Sậy nằm cách chợ Hộ Phòng khoảng một cây số, ở phía bên trái. Ông bà Lâm không thể ngờ được nơi ở của vị cha sứ ân nhân lại nhỏ như vậy. Đó là ngôi nhà thờ mái lợp tôn, vách ván, xiêu vẹo trông rất tiêu
điều. Đất nhà thờ rộng mênh mông nhưng chung quanh toàn đồng ruộng, dân cư thưa
thớt.

Chiếc sân đất của nhà thờ không có cổng. Vợ chồng ông Lâm xuống xe, đi vô. Một ông lão bộc (thường gọi là ông Từ) đang quét trên sân. Trông thấy khách lạ, ông Từ có vẻ ngạc nhiên vì ít khi có khách phương xa đến thăm ngôi nhà thờ này. Ông Lâm nói muốn gặp
cha sở, ông Từ mời vào bên trong rồi vào mời cha.

Một lát sau, vị linh mục ra, ngài cho biết ngài là Linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Tỏ, cha sở họ đạo Tắc Sậy. Ông bà Lâm rất ngạc nhiên, vị linh mục này trông không giống vị linh mục đã cho thuốc một chút nào hết mà sao hai vị đều tự nhận mình là cha sở họ đạo Tắc Sậy?
Ông Lâm bày tỏ sự tình và kể mình đã gặp một vị linh mục cao lớn, tóc ngắn, gương mặt chữ điền, hàm râu cá chốt. Cha Tỏ mỉm cười, không lấy gì làm lạ, bèn dẫn vợ chồng ông Lâm qua phía bên hông nhà thờ, tới ngôi mộ của Cha Diệp. Vừa nhìn thấy tấm hình trên bia mộ, tự nhiên ông Lâm quỳ phục xuống và quả quyết đây chính là vị ân nhân đã cho thuốc, cứu bà Lâm khỏi bệnh. Bà Lâm cũng quỳ xuống tạ ơn ngài. Ông bà là người bên lương, không biết làm dấu Thánh giá.

Lúc ra về, ông bà Lâm gửi Cha sở một số tiền nho nhỏ để giúp nhà thờ vì lúc ấy ai cũng nghèo, ông bà không có nhiều. Có lẽ ông bà Lâm là những người đầu tiên đã giúp nhà thờ từ năm 1977”.

 

Chuyện bức ảnh đẫm máu

Sau đây là nguyên văn bức thư của GS Trần Anh Linh gởi cho cụ Võ Hữu Hạnh, nói về bức ảnh đẫm máu. Xin ghi chú thêm rằng chuyện này xảy ra cách đây khoảng chừng 2 năm (2008) và hiện nay Linh mục Gioan Minh vẫn còn ở tại Nhà thờ Hiển Linh đường Ngô Tất Tố (Dương Công Trừng cũ) thuộc giáo phận Thị Nghè. Ngài nổi tiếng về việc khấn nguyện Đức Mẹ giùm những người bệnh tật kết quả rất tốt. Hằng ngày mọi người ở khắp các nơi đến nhờ ngài khấn rất đông nhưng chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm vì không muốn có sự tụ tập đông đúc.

Sau đây là bức thư của GS Trần Anh Linh:

“Anh Hạnh thân mến,

Tôi xin gửi tặng anh món quà quí giá mà Cha Diệp đã ban cho tôi qua Cha Gioan Minh: Cha Diệp đã thực hiện một phép lạ nhãn tiền là dùng chính tấm ảnh mà chúng ta đã cho họa sĩ Đại Hàn ở khu Phúc Lộc Thọ vẽ rồi in ra nhiều ấn bản, vừa làm thành sách, vừa in
thành ảnh gởi tặng và bán khắp nơi.

Tấm ảnh đó đã đổ máu đào lênh láng từ vết chém bằng đao kiếm đứt cổ, máu Cha đã đổ ra thấm ướt làm mờ hàng chữ Trương Bửu Diệp bên dưới.

Câu chuyện xảy ra như sau:

Cha Gioan Minh (cựu Tuyên Úy), sau 12 năm học tập cải tạo, đã được cho về và sống ở nhà thờ Chúa Hiển Linh tại Thị Nghè nơi xưa kia Cha Dụ đã thành lập. Cha Minh ở lại Việt Nam, không xin ra nước ngoài theo diện HO dù cha có tới 12 năm ở tù.

Một hôm cha vào Nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở đường Kỳ Đồng và chọn mua một tấm ảnh của Cha Diệp mà cha đã nghe có nhiều phép lạ. Cô bán hàng dùng giấy báo gói bức ảnh có đóng khung sẵn trao cho cha Minh. Cha Minh về đến nhà, tính mở ra để treo lên tường
thì một ơn lạ đã xảy ra, là máu tươi từ cổ bức ảnh tuôn trào ra thấm ướt cả tờ báo gói bức tranh.

Cha Minh kinh ngạc bèn cho đó là một dấu chỉ quan trọng, nên đã gói lại cẩn thận và lặng lẽ đem lên Tòa Tổng Giám Mục Saigon trình với Đức Cha Phạm Minh Mẫn. Theo cha Minh cho biết thì tấm ảnh thấm máu này đã được gởi qua để Tòa Thánh xét nghiệm, hy vọng
rằng đã đến lúc Tòa Thánh cho lập Ban Điều Tra, tìm hiểu về các ơn lành Cha Diệp đã làm mà việc lạ lùng làm cho máu đào từ vết cổ đổ ra sẽ là một trong những chứng cớ để Tòa Thánh có thể tôn phong Chân Phước cho Cha.

Tôi là bạn thân của cha Minh, nên cha đã tặng tôi một tấm. Tôi sao lại và gởi tặng anh, đây là tài liệu mới nhất về Cha Diệp, anh nên ghi chú vào tập sách Các Ơn Lành của Cha”.

Trần Anh Linh.

 

Chuyện ông chủ thầu vật liệu xây dựng

Từ những năm thuộc thập niên 1980 trở về sau, hằng năm cứ vào các ngày 11-12 tháng 03 dương lịch, dòng người lương, giáo từ các nơi lại đổ về Tắc Sậy. Trên những chiếc xe đò chở
khách, người ta có thể thấy hình một vị linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ xuống để dự lễ giỗ của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.

Ông Phước, người trông coi phần mộ của Cha Diệp tại Nhà thờ Tắc Sậy, kể lại câu chuyện sau đây vào một buổi trưa tháng 04-2010 như sau:

“Vào khoảng những năm đầu thập niên 1980, bờ kinh cạnh khu nhà thờ này còn là một bãi đất trống, làm nơi ghe và xe cộ dừng lại đổ hàng. Nửa đêm, có một ông chủ ghe chở đầy vật liệu xây dựng như gạch, cát, xi-măng… đậu bên bờ kinh. Ông bỗng trông thấy một vị khách mặc áo dài đen theo kiểu nhà dòng từ trên bờ bước xuống. Vị khách tự xưng mình là cha xứ Nhà thờ Tắc Sậy, muốn mua hết các vật liệu trên ghe để xây lại nhà thờ. Giá cả xong xuôi, chủ ghe đồng ý bán và hẹn hôm sau sẽ cho công nhân đem hàng lên xong ông sẽ nhận tiền.

Sáng hôm sau, trước khi giao hàng, chủ ghe lên nhà thờ, định gặp cha xứ để biết chỗ cho công nhân xếp hàng. Đến khi gặp linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Tỏ, ông rất ngạc nhiên, từ giọng nói cho tới gương mặt, thân hình, vị linh mục này trông không giống với vị khách có ria mép hôm trước một chút nào cả. Cha Tỏ nói: “Tôi hiểu, đó chính là linh hồn cha sở Phanxicô Trương Bửu Diệp đấy. Ý ngài muốn xây lại nhà thờ nên hiện ra như vậy”. Cha kể cho ông chủ thầu nghe các chuyện linh ứng của Cha Bửu Diệp rồi nói: “Ý tôi cũng muốn xây lại ngôi nhà thờ cho đàng hoàng nhưng họ đạo nghèo, chưa đủ tiền. Thôi thì đành cáo lỗi với ông và hẹn khi khác”. Ông chủ thầu nói: “Cha Diệp đã linh ứng như vậy thì con không dám lấy tiền. Mặc dầu con là người bên lương nhưng con xin hiến tất cả các vật liệu trên ghe để nhà thờ xây sửa lại, không nhận một đồng nào cả”. Ông chủ thầu lập tức cho người khuân
gạch, cát, xi-măng từ dưới ghe lên rồi đi, ngay cả tiền công bốc xếp của các công nhân ông cũng tự trả, không để nhà thờ phải trả.

Không ngờ từ đấy ông chủ  ghe buôn bán ngày càng phát đạt. Ông cho rằng mình được Cha Diệp phò hộ nên mỗi lần đi qua Hộ Phòng ông thường quay lại Nhà thờ Tắc Sậy để tạ ơn Cha.

Cũng theo ông Phước, những chuyện linh ứng của Cha Diệp ngày một lan rộng. Từ đó về sau, khách thập phương kéo về nườm nượp để cầu xin Cha ban ơn lành. Nhất là các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, rất nhiều người xuống, họ cầu xin Cha chuyện này chuyện khác, và ai cũng được toại nguyện. Lời nguyện đắc thành, họ đến đền ơn Cha, người thì ghế đá, người thì vật dụng dùng cho nhà thờ, người thì tiền bạc…, nhiều không sao kể xiết. Cứ thế, vào những này cuối tuần hoặc trong dịp lễ giỗ Cha (12 tháng 03 dương lịch), khách thập phương kể cả trong nước lẫn ngoài nước về kính viếng Cha đông như trẩy hội. Có nhiều người đem theo cả những chai nước La Vie đến để bên cạnh mộ, cầu nguyện trước khi mang về cho người trong gia đình. Nhưng cũng có những người tin tưởng đến độ cầu nguyện trong nhà thờ, trước mộ của Cha chưa đủ, họ còn hỏi thăm, tìm đến chiếc ao nhỏ của gia đình ông giáo Sự ngày xưa để chiêm ngưỡng nơi Cha đã bị sát hại.

Điều lạ lùng hơn nữa là theo như lời của vị cha xứ hiện nay là Linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Bình, thì có tới 70% khách thập phương xuống Giá Rai kính ngưỡng Cha Diệp là người ngoại đạo hoặc Việt Kiều từ nước ngoài về. Có những người chưa về nhưng đã “nghe nói” tới sự linh ứng của Cha nên đã gửi tiền về giúp nhà thờ xây dựng được một cơ ngơi lớn lao như ngày nay, khả dĩ có thể đón tiếp bất cứ các nhóm hành hương nào dù đông bao nhiêu, họ đều có chỗ nghỉ ngơi đàng hoàng mà không cần phải đóng góp gì cả.

Để kết luận bài này, tôi xin thưa với quý vị độc giả thân mến rằng tôi không phải là người Công giáo, nhưng tôi biết trong Thánh kinh Công giáo có câu nói của Đức chúa Giêsu: “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Vậy nay tôi xin dùng câu nói này để cầu Chúa và Cha Diệp ban ơn cho quý vị. Amen.

Đoàn Dự ghi chép

 

ÔI ĐỨC TIN CÔNG GIÁO THẬT TUYỆT ĐẸP!

ÔI ĐỨC TIN CÔNG GIÁO THẬT TUYỆT ĐẸP!

Bà Gaelle là tín hữu Công Giáo Pháp được rửa tội và theo học giáo lý
trong thời niên thiếu. Bà từng đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ cho đến khi xưng tội và rước lễ lần đầu. Sau đó thì xa lìa Giáo Hội, tuy vẫn thỉnh thoảng đến nhà thờ vào những dịp lễ lớn cùng với gia đình. Nhưng đó chỉ là hành động tôn giáo hoàn toàn vì ”thói quen”. Không hơn không kém.

Lớn lên đi vào cuộc sống bà thi hành một nghề nghiệp đôi khi nặng chĩu âu lo và đầy xúc động. Cứ mỗi lần như thế bà cảm thấy nhu cầu đẩy cửa bước vào một thánh đường để kín múc nhiên liệu thiêng liêng.

Rồi bà gặp đức lang quân, xuất thân từ một gia đình Công Giáo sống đạo chân thành. Hai vợ chồng có ba con và đều xin rửa tội cho cả ba đứa.

Dòng đời lặng lẽ trôi qua cho đến khi một biến cố đau thương xuất hiện trong đại gia đình. Người anh họ của bà Gaelle đột ngột từ trần sau một tai nạn thảm thương. Mặc dầu đau đớn vô cùng, nhưng Thánh Lễ an táng – do các thân nhân trong gia đình chuẩn bị chu đáo – diễn ra thật đẹp và thật trang trọng. Đặc biệt, chính Đức Tin kiên cường của hiền thê người quá cố là động lực khiến bà Gaelle đặt lại vấn đề tôn giáo của mình. Bà như được mời gọi phải canh tân cuộc sống nội tâm. Bà ngỡ ngàng kêu lên:

– Ôi Đức Tin Công Giáo tuyệt đẹp! Ôi sức mạnh thiêng liêng kỳ diệu đáng quý
biết bao! Tôi thật sự cảm nhận sự hiện diện của THIÊN CHÚA là CHA khoan nhân,
là Đấng từ ái vô biên!

Biến cố thứ hai góp phần vào việc đưa bà Gaelle trở lại với Giáo Hội Công Giáo là
khi gia đình bà dọn về sống nơi thành phố Orléans cách thủ đô Paris 120 cây số.
Thái độ đón tiếp niềm nỡ của giáo xứ mới như gieo vào lòng bà ước muốn phải đi
xa hơn trên con đường thiêng liêng. Bà liên lạc với một nhóm gồm những người
”tái khởi hành” ở cùng trường hợp như bà để chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức. Bà
Gaelle kể lại lộ trình thiêng liêng trải qua như sau.

Trong nhóm, mỗi người đều hoàn toàn tự do đặt các câu hỏi. Không ai có mặc cảm bị xét đoán. Nhóm không đông người lắm khiến cho việc trao đổi dễ dàng. Câu hỏi của người này cũng giúp ích cho người kia và chúng tôi cùng tiến bước trong thanh thản an bình. Chúng tôi cũng được nghe giải thích về một số việc thực hành đạo hoặc được làm sáng tỏ về một số kinh đã dọn sẵn. Chẳng hạn đối với tôi, trước đây tôi rất khó đọc Kinh Tin Kính. Giờ đây tôi cảm thấy dễ dàng hơn khi đọc Kinh này. Rồi chúng tôi đọc Kinh Thánh. Nhờ một số văn bản Kinh Thánh,chúng tôi đào sâu ý nghĩa Lời của Đức Chúa GIÊSU KITÔ và tìm cách ứng dụng vào đời sống thường nhật.

Tôi không hối tiếc gì về hành trình trở về với Đức Tin Công Giáo. Hay nói theo ngôn ngữ ngày nay là ”tái khởi hành”! Trái lại tôi cảm thấy thật hài lòng. Bởi vì, khi đi vào hành trình thiêng liêng lúc đã trưởng thành giúp tôi ý thức rõ ràng hơn về Đức Tin của tôi. Chính tôi chọn lựa con đường trở về với Giáo Hội Công Giáo. Nếu tôi làm cuộc hành trình này lúc còn nhỏ tuổi, hẳn sẽ có một hiệu quả khác. Phần tôi năm nay đã 40 tuổi rồi. Tôi ước ao tiếp tục học hỏi và đào sâu về Lời Chúa. Tôi cũng ghi tên tham dự một khóa huấn luyện trong giáo phận.

… Đó là một trường hợp tín hữu Công Giáo Pháp trở về với Đức Tin và việc sống đạo. Thời gian gần đây, Giáo Hội Công Giáo Pháp hân hoan đón rước con số đông đảo các người trưởng thành xin học đạo, lãnh phép rửa tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Lý do nào thúc đẩy họ đi đến quyết định chọn Kitô Giáo? Thưa là vì hầu hết họ cùng có ước nguyện chung về sự sống, về tình yêu và muốn tìm kiếm một ý nghĩa cho cuộc đời.

Người tân tòng không bao giờ nói suông trên lý thuyết. Trái lại, họ đi vào thực tế. Họ kể lại cuộc đời họ. Nếu họ kể lại cuộc đời mình chính vì họ linh cảm rằng, những gì không có lợi lộc vật chất lại ẩn chứa một giá trị khác. Nhưng họ không biết diễn tả ra sao. Họ chưa có thể nói về THIÊN CHÚA và tác động của Ngài trong đời sống của họ. Đây là điều khó khăn vì họ đang ở trong giai đoạn đầu. Họ chờ đợi THIÊN CHÚA tỏ lộ cho họ. Và THIÊN CHÚA dần dần tỏ lộ trong thời gian họ học giáo lý. Có các Linh Mục hướng dẫn và có các người đồng hành với các tântòng để giúp họ tiến đến cuộc gặp gỡ thân tình với Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

Một người tháp tùng các tín hữu tân tòng kể lại kinh nghiệm như sau.

Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chúng tôi là tham dự vào tiến trình biến đổi mà Đức Chúa GIÊSU KITÔ tác động nơi mỗi tân tòng. Các khuôn mặt khép kín ban đầu dần dần tiếp nhận ánh sáng cho đến lúc hoàn toàn mở rộng cho tha nhân và cho cuộc sống!
Rõ ràng là có một ”cái trước” và một ”cái sau” của tín hữu tân tòng. Hiệu quả của
ơn thánh Chúa thật tuyệt vời!

… Ông Phaolô nói với các kỳ mục trong Hội Thánh Êphêxô rằng: ”Anh em hãy
ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm  người coi sóc. Hãy chăn dắt Hội Thánh của THIÊN CHÚA, Hội Thánh Người đã mua bằng Máu của chính mình .. Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho THIÊN CHÚA và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến .. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Đức Chúa GIÊSU đã dạy: ”Cho thì có phúc hơn là nhận”
(Sách
Công Vụ tông đồ 20,28+32+35).

(”Catholiques dans le Loiret”, La vie du diocèse d’Orléans, No 5, Mai 2012,
trang 14-15).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt