RƯỢU MỚI CỦA CHÚA THÁNH THẦN.

RƯỢU MỚI CỦA CHÚA THÁNH THẦN.
Gioan Nhật Trân.

Người ta thường đặt câu hỏi , Canh Tân Đặc Sủng có
thực sự làm nên một luồng gió mát cho Giáo Hội không ? Những người trong ơn
Thánh Linh có nhiều cử chỉ khác lạ có thực sự sống trong ân sủng Thánh
Linh như thời giáo hội sơ khai ? Có ai cần đến cách sống cổ xưa, nặng về Kinh
Thánh, chiêm niệm , chay tịnh trong một thế giới văn minh , tiện lợi, nhanh nhạy
cùng với một hệ thống  truyền thông vượt qua mọi biên giới của thời hiện đại

– Sống đạo kiểu Thánh Linh có là một hình thức mê tín hoặc quá độ không ?
Ca ngợi Chúa một ngày mấy tiếng đồng hồ có làm cho trí khôn mình ra ngây dại không ?
Để có thể tìm trả lời cho các câu hỏi quan trọng này , tôi đã cầu xin Chúa cho mình trải nghiệm ơn Chúa Thánh Linh một cách trực tiếp và sau đó có thể làm chứng, thậm chí bạch hóa về những kinh nghiệm của mình đối với Nhóm Canh tân đặc sủng Công Giáo.
Khi đó là vào năm 2008 , Tôi đi dự tĩnh tâm Canh Tân Đặc Sủng tổ chức tại Gx . Đó là một kỳ tĩnh tâm sốt sắng kéo dài 3 ngày . Tôi quyết xin Chúa cho tôi từng trải về ơn Chúa Thánh Linh , bằng cách ăn năn thống hối và mời Chúa đến thăm viếng và ngự lại làm chủ cuộc đời của tôi, xin Ngài mang đến cho tôi những kinh nghiệm mới mẻ về Chúa Thánh Linh. Nói thì dễ nhưng được Chúa thương đoái đến không phải dễ khi mà lòng tôi còn chất chứa các oán hận, đam mê, và sự yếu lòng chiều theo dịp tội. Rất khó để có kinh nghiệm viếng thăm của Chúa, đã một làn tôi không toại nguyện vào năm 1975 , khi tôi tham dự tĩnh tâm tại Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng , Sài Gòn , khi đó tôi mới có 18 tuổi và còn nhiều điều chưa thông. Lần này coi bộ tình trạng cũng giống như lần trước.
Túng thế , tôi đã dùng một cách khá táo bạo, cách tôi mời gọi Chúa viêng thăm mình là “thách thức Chúa”. Sau khi tôi cầu nguyện mãi mà không được Chúa đụng chạm thì tôi đã thưa với Chúa:
– Lạy Chúa con tuy bất xứng và lòng chất chứa các ngang trái , làm cản trở sự ăn năn của con khiến Chúa không thăm viếng con , nhưng nay con thốt lên nếu ơn Thánh Linh là có thật thì Chúa hãy đến chiếm đoạt con cho Chúa Cha đi.
… Bạn biết chuyện gì xảy ra cho tôi không , tôi đã ngả ra , an nghỉ trong Chúa khi Cha đến đặt tay. Nằm trên mặt đất , nước mắt tôi trào ra, tôi ước ao mình không còn phạm tội và làm mất Chúa nữa, tôi cầu xin Chúa đừng để cho Hội Thánh có them một bộ phận khong tinh sạch trong thân thể Giáo Hội nữa. Lòng tôi thiết tha mong Chúa làm chủ đời mình. Trong khi tâm trí chìm đắm trong những ước ao đó thì miệng tôi bắt đầu phụ họa theo bằng những tiếng lạ, càng tha thiết trong lòng thì miệng càng thốt lên, lớn giọng hơn, tôi đã cầu nguyện lien lỉ trong 30-40 phút . Có lẽ chưa bao giờ tôi cầu nguyện lâu như vậy trong đời mình. Sự ngã xuống này bắt đầu cho những ngày tháng mới của đời tôi, đã có thật nhiều thay đổi liên tiếp xảy ra:
  1. 1. Khi tôi trở về nhà, trong một buổi cầu nguyện khuya với Chúa thì ơn cầu nguyện tiếng lạ đã trỏ lại, ơn này có các đặc điểm sau: chỉ khi nào mình thiết tha cầu nguyện với hết tâm tình yêu mến biết ơn Chúa nhân từ , hết trí khôn cảm phục uy quyền của Chúa Giê Su và nhận chân vẻ đẹp của Ngài , hết ý chí ước mong điều tốt cho mình hoặc cho Anh Em thì khi đó tiếng lạ mới bật lên, càng hết linh hồn trong ý cầu nguyện thì tiếng lạ càng mạnh mẽ và cao giọng. Không bao giờ ở trong tình trạng phạm tội , mất ơn nghĩa với Chúa mà tôi lại có thể cầu nguyện bằng tiếng lạ! Cầu nguyện tiếng lạ bao giờ cũng đòi hỏi nơi tôi một sự kết hợp sốt sắng và thân mật với Chúa.
  2. 2. Điều thay đổi đáng chú ý nhất là lòng mình dâng lên niềm tin yêu dành cho Chúa GieSu một cách cụ thể , sống động và say đắm . Khi trước mình tin Đạo bằng suy luận , bằng ý chí gượng ép, mình yêu Chúa có khi vì cơ hội được nhờ vả , yêu để Chúa đáp lại lời cầu xin, còn thực ra thì lòng mình dù nhiều, dù ít cũng đều cảm thấy Chúa Giê Su khá xa xôi và trừu tượng. Nhưng nay, sự Tin Yêu Chúa của tôi dành cho Chúa là Tin Yêu dành cho “người yêu” nhất đời của mình, tình yêu này có tính dâng hiến , và không hề thiếu nét thơ mộng nó giống như lời nhận xét của Thánh Phê-rô : “Ðấng anh em không thấy mà yêu, và hiện không giáp mặt mà tin, mà hớn hở vui mừng, cái vui khôn tả và rạng rỡ vinh quang” (I Phê-rô 1: 7). Tình yêu này giúp tôi hiểu được tại sao các Thánh ngày đêm ca ngợi chuyện trò với Chúa , làm tôi hiểu ra tại sao Đức Giáo Hoàng Benedicto VI đã muốn từ chức để ngày đêm kết hợp với Chúa trong suy niệm và ca ngợi.
Có khi tôi tự hỏi mình nếu không có Chúa, không có tình yêu của Chúa, không có công lý và lòng thương xót của Chúa tôi có còn ham sống không ? Tôi có còn muốn sống không và Tôi có thể sống nổi không? Đã có một mối quan hệ thân tình với Chúa cùng với một đức Ái sinh động .
  1. 3. Nhưng sự thay đổi mà tôi thích nhất là tinh thần mới mẻ của một đời sống mới , đời sống trong Chúa Thánh Linh, đặc điểm của đời sống này là : hoàn toàn đầu phục Chúa , và kết hợp với Chúa khi mà những vướng mắc của tục lụy và đam mê của trần gian đã gần như bị lột bỏ, cùng với những thói hư , tật xấu như bị tan rữa đi, giống như là có một giòng suối mát từ Chúa tuôn đổ ngày đêm trong hồn tôi , ân sủng này không chỉ làm tươi mát , tỉnh táo cả người mà còn có tác dụng rửa sach các bợn nhơ , các đam mê , ham muốn xấu hằng làm giặc trong lòng tôi .Tự lòng Ngài có những sông tuôn chảy nước sinh sống. Ðiều ấy, Ngài nói về Thấn khí các kẻ tin vào Ngài sẽ lĩnh lấy (Gioan 7: 38).
Giòng nước mát của Chúa làm cho tôi xem nhẹ và quên hầu hết các thú vui , kể cả lợi , danh ở đời và sẵn sang chấp nhận làm một người vô danh tiểu tốt miễn là Danh Cha cả sáng trong đời sống của mình. Đã có đời sống mới lớn lên mạnh mẽ nhờ Chúa Thánh Linh.
  1. 4. Mỗi khi các nhọc nhằn , bon chen ở đời làm cho tôi trở nên lem luốc thì với sự ăn năn và Ca Ngợi Chúa, tôi lại được tẩy sạch và tắm mát trong dòng suối mát ân sủng và trở nên nhẹ lâng lâng, tươi tỉnh, lúc nào cũng có thể nhoẻn miệng cười hết mức. Điều này có lợi trực tiếp cho sức khỏe của tôi , bạn bè ai cũng nói tôi vui vẻ hơn trước nhiều và còn trẻ trung hơn tuổi , nụ cười của tôi làm lây thiện cảm và niềm vui cho người thân quen mà tôi gặp gỡ. Tôi chợt nhận ra ca ngợi , kết hợp với Chúa là hơi thở của đời sống mà không có nó thì linh hồn sẽ khô cằn và chết ngạt, thật là ngạc nhiên nếu có ai ở trong ơn Thánh Linh mà không cần ca ngợi Chúa! Có một chuyện vui là khi đó tôi có một trận cãi vã kịch liệt vởi Vợ, tưởng là không còn muốn thấy mặt , sau khi tôi phạm vào lỗi nay, dĩ nhiên Chúa không them nói chuyện với tôi nữa và khi tôi ca ngợi Chúa trong vòng năm phút Chúa làm cho tôi nhận ra lỗi của mình. Áy náy và có sự can đảm Chúa ban thì tôi đã có thể đi ra , xin lỗi và hôn tay vợ. Chỉ có Chúa mới có thể mang đến sự thay dạ đổi lòng cho tôi, trong vòng 5 phút như thế mà thôi.
Đã có sự thờ phượng , ca ngợi Chúa với cả tâm hồn
  1. 5. Sự ca ngợi thờ phượng Chúa cùng với các Anh Chị Em trong Nhóm rất đẹp lòng Chúa , nhất là trong các buổi tĩnh tâm Thánh Linh cùng với các Cha đáng quí mến của Canh Tân Đặc Sủng , đã có nhiều khi, chúng tôi say sưa ca ngợi Chúa, rồi được Chúa viếng thăm , bằng chứng về sự hiện diện của Chúa là nhiều quà tặng mà Chúa ban cho : khi thì cho một người có bịnh nan y được lành tức khắc , khi thì một người trùm băng đảng được ơn trở lại yêu mến Chúa và tha nhân, ngay trong lúc chúng tôi còn đang say sưa ca hát. Thường khi Chúa đến thăm thì bao giờ Chúa cũng mang theo một món quà nào đó. Có hôm chúng tôi thường nói đùa , Chúa cho một cục kẹo tức là môt người được khỏi binh vể phần xác, còn khi chúng tôi nói văn vẻ , Chúa cho một tặng phẩm (lớn) tức là một linh hồn được ơn quay về với Chúa… Đã có sự linh nghiệm trong lời Ca ngợi Chúa
  1. 6. Nhờ Cha Đinh Thanh Sơn hướng dẫn trong môt buổi tĩnh tâm nọ , tôi ý thức được là mình có thể nhờ danh Chúa Giê Su mà xua đuổi các mưu mô của Quỉ dữ và cầu xin phước lành cho Anh Em mình. Mỗi khi trong thân xác hay trong tâm trí có các cám dỗ về xác thịt nếu khi đó tôi đang trong ơn nghĩa với Chúa , tôi chỉ cần gọi tên Chúa Giê Su kính yêu thì bao nhiêu xáo trộn của cơ thể sẽ tan biến tức khắc, bao nhiêu hình ảnh xấu trong tâm trí sẽ bị tan biến ngay như bong bóng xà phòng vỡ. Điều này không chỉ xảy ra với tôi, mà còn nơi các bạn trẻ khác trong nhóm.
Đã có vinh quang của Chúa trong đời sống mình.
  1. 7. Tôi còn được các trải nghiệm khác nữa mà khi kể ra thì sẽ cần nhiều trang, bài chia xẻ khác nữa. Xin tóm tắt một số như sau :
    1. a. Lúc nào mình cũng muốn cầu nguyện và xót xa với các các khó khăn , đau khổ của anh em nghèo khổ.
    2. b. Chúa chỉ dậy cả những điều lỗi nhỏ trong quá khứ cách đây có đến 35 năm vể trước, mình cũng bừng nhở lại và xin lõi làm hòa với người mà mình có lỗi vì Chúa yêu ai thì ngài “ tỉa tót nhánh cho càng nảy sinh nhiều hoa trái “.
    3. c. Tôi không còn ngán ngại việc cầu nguyện vì khi cầu nguyện là lúc tôi được gặp gỡ Chúa , giống như nhiều Anh Chị Em khác trong Nhóm, tôi có thể cầu nguyện nhiều giờ , cầu nguyện qua đêm.
    4. d. Trong lòng lúc nào cũng thao thức được làm chứng về Chúa cho anh em dù đây là việc mà trước đây tôi vốn ngán ngại nhất.
    5. e. Nhiều khi cái tôi hoàn toàn tan biến , không còn là Tôi của mặt mũi , của danh vọng , tiếng tăm , … nữa. Khi đó lòng chỉ còn một ước vọng là hoàn toàn theo thánh ý của Chúa. Mặc dù trước đây , tôi cố gắng rất nhiều nhưng không làm sao tiêu diệt được “cáiTôi” to cỡ mặt trời, nay thì không cần cố gằng gì cả , nó tự tan biến đi…
    6. f. Không những thế, Chuá còn cho thêm của cải vật chất đủ dùng nữa , Job của tôi , của vợ , con tôi đều được ưu đãi quá mức mà ai cũng phải công nhận là quá tốt, thật đúng như câu kinh thánh : Với những ai yêu mến Thiên Chúa, thì Người đồng công cộng tác biến mọi sự nên lành (Roma8:28b) .
Tôi biết mình còn xa mới đạt tới được sự thánh thiện của các Thánh trên đường trọn lành, nhưng tôi có được nếm trải rượu mới của Chúa Thánh Thần, và được biến đổi , thành một tạo thành mới khác xa con người cũ khi xưa của tôi. Cho nên ai ở trong Ðức Kitô, kẻ ấy là tạo thành mới: cũ đã qua đi, và này mới đã thành sự! (IICor 5:17)
Các bạn ơi , nếu Bạn đã nếm rượu mến của Đức Thánh LInh xin bạn hãy kể về các trải nghiệm của Bạn, những trải nghiệm còn ngoạn mục hơn nhiều, để cho tôi và mọi người được mục kích Tình thương tuyệt vời của Chúa kính yêu dành cho con người chúng ta và được dịp chiêm ngắm vinh quang đẹp đẽ của Chúa.
Còn đối với các Bạn chưa ở trong ơn Chúa Thánh Linh , tôi xin được đề nghị rằng, các bạn có thể thử nghiệm như tôi , có thể cách đó là đúng nhất để mình nhận xét về một ơn, hay vể một quà tặng nào, là đồ thật hay của giả khi ta nếm thử, sử dụng thử và có kinh nghiệm về điều đó.

ĐỨC TIN CỦA ANH CHỊ EM TÂN TÒNG.

ĐỨC TIN CỦA ANH CHỊ EM TÂN TÒNG.

Phan Sinh Trần

08/2013

Ngày nay mốt thời thượng của nhiều bạn Trẻ là từ bỏ Đức Tin, nhưng trong số đó, cũng có nhiều người đang tỏ lộ một Đức Tin mạnh mẽ đáng cảm phục.

Làm sao để biết đức tin của Ta là mạnh hay yếu về phẩm và Đức Tin của người khác là nhiều hay ít về lượng. Làm sao đo lường Đức Tin?

ĐỨC TIN MẠNH ĐO BẰNG HIỆU QUẢ TRONG LỜI CẦU :

Năm 2011 chúng tôi có dịp hỏi về cách cầu nguyện của một Anh trong lớp Tân Tòng thuộc Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể , Houston , TX. Anh cho biết Anh cầu nguyện rất có kết quả cụ thể là cách đó khoảng mấy tuần, trong công việc lát gạch làm cho một nhà thầu nọ, khi đó, anh bí không thể lát được vì mặt phẳng đổ bê tông quá méo mó, không thể nào lát gạch được, trước đó đã có mấy thợ khác bó tay chịu thua. Ông nhà thầu liền chỉ định cho anh đến giúp, tính tới, tính lui anh cảm thấy mình cũng bị bí kế như họ, thế là … anh quì gối ngay tại chỗ làm, khoanh tay anh hỏi Chúa: “Cha, con bí rồi, Cha tính sao thì tính dùm đi” … Cầu nguyện xong, anh bắt tay làm ro ro một hồi , … khi làm xong , Ông chủ của Anh đến xem và còn khen là lát gạch đẹp nữa. Anh đơn sơ cho biết “ Cầu nguyện với đức tin thì rất kết quả”. Phần tôi thì rất thích cách cầu nguyện trong lòng tin, gọi Chúa bằng “Cha” của anh này. Anh đã nói “ Cầu nguyện với lòng Tin thì hầu hết trong mọi trường hợp đều được Cha ban cho nếu đó là điều có lợi cho mình”.

Rồi một thanh niên mới biết Chúa khác tên là Phúc ở Hội Thánh Baptist , Houston, TX. Anh rất hăng hái học hỏi Lời Chúa, một ngày nọ có một Chị tên là Nh trong nhóm chia xẻ Lời Chúa bị sưng phù chân, mắt cá chân sưng múp míp và kéo dài lên tới phần dưới của bắp vế cũng bị phù to, chị không thể đi đứng bình thường và nhờ cầu nguyện, Phúc được ông trưởng nhóm khuyến khích cầu nguyện cho Chị N, em quì xuống, cầu xin nhân danh tên quí yêu là Chúa Giê Su và truyền cho bệnh tật phải tan biến. Ngay ngày hôm sau, khi Nhóm họp lại thì đã thấy bàn chân của Chị N rút hết phù , bàn chân khô tóp lại và lộ cả mắt cá. Chị đi đứng nhanh nhẹn và bình thường như chưa hề bị đau chân.

Bạn biết không , anh Thanh Niên này cùng với cả nhà mới tin Chúa có ba năm rưỡi trời thôi ! nhưng đức tin, yêu Chúa Giê Su của anh đã mạnh hơn nhiều . Anh đã tin đến mức đạt được lời hứa của Chúa Giê Su: “Hãy xin, thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ gặp; hãy gõ thì sẽ mở cho” (Luca 11:9)

Nếu bạn cho rằng hiệu quả của lời cầu xin cũng là thước đo Đức Tin của một người , thì có lẽ bạn cũng sẽ nhận thấy nhiều Anh Chị Em Tân Tòng có lòng tin vượt qua cả những Tín Hữu già cỗi là chúng ta nữa.

ĐỨC TIN MẠNH ĐO LƯỜNG BẰNG ĐỘ TRUYỀN TẢI:

Lúc đó là vào khoảng năm 2007 , khi Chị Ng còn là một dân chơi , không tuần nào không viếng vũ trường Diamond Club , Houston, và từng trải đủ các món ăn chơi, cũng như các tranh cạnh của cuộc chơi trong giang hồ. Rồi một hôm, sự say mê tin Chúa của con Chị đánh động chị , chị thắc mắc , con bé đó làm sao mà nó chịu đựng các la lổi, dằn vặt của mình từ ngày nó đi theo đạo Chúa và Nhóm Thánh Linh , làm sao mà nó cứ ở trước cái hộp nhỏ đựng bánh lễ trong nhà thờ hoài, nó quì có đến hàng giờ mà không biết chán, làm sao và làm sao, từ tò mò chị đến thử và được Chúa thu hút làm đệ tử hồi nào không hay ! Đức Tin bằng việc làm, bằng đời sống của con Chị đã cảm hóa Chị , rồi Chị cảm hóa Anh cũng trở nên giống như con và Chị . Đức Tin sống động từ Chúa thật có tính truyền tải cao, Đức Tin rất hay lây !

Thạt là tuyệt nếu đức tin của ta cũng có độ truyền tải cao như của cả nhà Chị Ngọc. Căn nhà Chị ở, trên đường Elridge, nay đã trở thành nơi ca ngợi Chúa cho nhiều anh em ngoại đạo. Từ chỗ một nhóm vài ba người nay đã lên đến hơn ba chục người , từ chỗ cầu nguyện trong một hai giờ nay đã lên đến ba bốn giờ và hai lần mỗi tuần. Xin Chúa cho đức tin của ta mạnh như Đức Tin Truyền Tải này của các Anh Em Tân Tòng !

ĐỨC TIN MẠNH ĐO BẰNG THÁI ĐỘ DẠN DĨ LÀM CHỨNG CHO CHÚA:

Một người có đức tin mạnh mẽ thì rất dễ biết vì đi đến đâu họ cũng mạnh dạn đứng lên làm chứng cho Chúa. Trường hợp của Chị Nh , có tiệm hớt tóc trên đường Bellaire, trong khu Salomon, Houston. Chị vốn theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo từ nhỏ .Khi chị được biết về Chúa, thì tình yêu của Chúa thu hút Chị , đời sống của Chị được thay đổi, từ bệnh hoạn sang mạnh khỏe , từ buồn lo đến độ đau bao tử trở nên vui tươi bằng an. Từ tình trạng tan hoang gia đình đến độ phát quẩn , không còn đủ lý trí thành ổn định và hòa giải trong tình Mẹ Con, Vợ Chồng. Do đó , Chị Nh không bao giờ quên làm chứng cho Chúa về những ơn lành Chúa đã và đang ban cho từ ngày biết và yêu kính Chúa. Chị nói về ơn Chúa cho bắt cứ ai đến tiệm hớt tóc, muốn nghe về vị Chúa cứu khổ , cứu nạn của Chị , cho dù đó là Mỹ đen, Mễ hay người Việt , người Hoa. Cũng có khi gặp một vị khó tánh cho là Chị quá độ, Chị cũng không quê độ hay sợ hãi, chùn bước vì Chị cho rằng: “ ai nói gì mặc kệ họ, phần Chị không thể nào không tìm cách cứu giúp người ta để họ cũng được Chúa cứu như chị nhất là được Chúa cho sự sống đời đời ” .

Đối với Anh Chị Em Tân Tòng đi trong Tin Yêu trên đường Giê Su thì Đức Tin quả là một hồng ân.

Còn Chúng ta , những cây lâu ngày trong Giáo Hội thì sao?. Đúc Tin của chúng ta mạnh hơn hay yếu hơn, nhiều hơn hay ít hơn. Xin Chúa cho bạn và tôi có thể noi gương các Anh Chị Em Tân Tòng đạt đến viến tượng như Chúa muốn như trong sách Mat Thêu 13, 31-32:

“Về Nước Trời, thì cũng in như hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Nó nhỏ tí, thua mọi thứ hạt giống, nhưng khi nó đã lớn lên, thì to lớn hơn rau cỏ mà thành một cây, đến đỗi chim trời đến nương náu nơi cành nó”.

Phan Sinh Trần

CHỈ CẦN CA NGỢI CHÚA, RỒI ƠN LÀNH SẼ ĐẾN.

CHỈ CẦN CA NGỢI CHÚA, RỒI ƠN LÀNH SẼ ĐẾN.
Phan sinh Trần
08/2013
Ai cũng biết Ca Ngợi Đức Chúa qua các bài hát là tốt, không phải chỉ làm cho Chúa vui mà còn có ích lợi cho mình .
Có thể Bạn sẽ nói, biết rồi ! Có khi Bạn cũng cảm thấy yêu Chúa hơn, gần Chúa hơn khi mình hát ca ngợi Chúa phải không ?
Về phần Nhóm chía xẻ Lời Chúa ở Giáo xứ Lord Incarnation, Houston chúng tôi cũng có những linh nghiệm mà hôm nay xin cùng chia xẻ với Bạn .
  • · Khi đó là vào năm 2009, chúng tôi đang họp nhau ca ngợi Chúa ở Dallas, Texas, thì có một chị, tên là H bước vào xin cầu nguyện, Chị H khóc lóc nhiều và xin cầu nguyện “cho Em và gia đình Em”. Chúng tôi chỉ biết dâng chị cho Chúa rồi lại tiếp tục thờ phượng Chúa qua các bài hát, “ I love you Lord and I lift up my soul to worship you”, “ Lời Ngài là ánh sáng đời con “…. Sau khi cùng chúng tôi ca ngợi Chúa xong thì chị về , một tuần sau chị lại quay trở lại, lần này chị hớn hở , mừng rỡ kể lại câu chuyện chữa lành, chị cho biết tuần trước sau khi xin cầu nguyện và ca ngợi Chúa, là ngày thứ bẩy, đến sang thứ hai thì chị lên bàn mổ vì có bướu trong tử cung, nhiều tháng trước, bác sĩ chụp cả thảy 6 tấm hình X-Ray và đã quyết định chị phải mổ khối u có đường kính 6 cm, vào ngày thứ hai hôm đó , khi Bác sĩ khám lần chót để định vị mổ thì không thấy khối u đâu nữa, Bác sĩ chụp lại X-ray và xác nhận khối u biến mất rồi. Chị H lập tức làm chứng rằng Chúa đã chữa cho chị khỏi. Phần chúng tôi, thì bối rối vì mới vở lẽ về những gì đã làm cho Chị khóc trong lo lắng và cười trong hân hoan. Chúng tôi nhận ra rằng Chúa đã thi ân khi chúng tôi chả biết gì ngoài việc Ca Ngợi và dâng cho Chúa ngưởi chị em của mình.
  • · Vào năm 2010, tôi có dịp tham dự tuần lễ tĩnh tâm của một nhóm 3000 người tại Arena nằm trên highway 59 gần Bellaire boulevard, buổi sáng hôm đó, được Đức Chúa Thánh linh tác động, mọi người ca ngợi Chúa kính yêu rất là mạnh mẽ , ai cũng reo hò , nhảy mừng. Ôi chỉ có năm phút sau thôi…, Chúa yêu quí đã chữa lành cho một chị mù cả hai mắt được nhìn thấy trở lại bình thường, sau đó chị lên sân khấu và làm chứng rằng Chị mù đã 6 năm, từ khi bị người chồng trong cơn ghen, điên loạn, ông đã bắn vào đầu chị, quá may mắn, viên đạn không làm chị chết nhưng nó làm mù cả hai mắt.
Cả 3000 người hôm đó chắc chưa kịp xin ơn vì mới bắt đầu ca ngợi Chúa với hết cả tấm lòng thôi mà.
  • · Mới đây vào tháng 7-2013 khi Nhóm chúng tôi có một người mới gia nhập cùng Ca Ngợi Chúa chung với Nhóm. Khi đã được bốn tuần thì Chị lên chia xẻ cho chúng tôi được biết, Chị vốn là một người ngoại Đạo, bị stress nặng, lúc nào cũng lo lắng đủ thứ và không thể ngủ ngon giấc đã lâu, bịnh không thể chữa khỏi hay thuyên giảm, bí kế, Chị theo lời một người Bạn mời đến Nhóm để “thử” . Khi Chị cùng tham dự ca ngợi Chúa đến tuần thứ hai thì stress đã giảm được 80%, sang đến tuần thứ ba thì có niềm an vui trong lòng và tự nhiên trong lòng mong chờ để mỗi tuần lại có dịp đi nhóm, ca ngợi Chúa và sống tình thân yêu như gia đình của Nhóm. Được nghe Chị kể, chúng tôi khi đó mới vỡ lẽ : “Ca Ngợi Chúa thì có quà tặng lớn Chúa ban đó là được có thêm một người Chị Em nữa nhận biết Chúa” . Trước đó, Nhóm chúng tôi lay hoay truyền giáo mà chả có kết quả gì, dù là đã nhọc công nhiều năm trời. Ca ngợi Chúa thật là tuyệt vời phải không thưa Bạn ?
  • · Khi Ca ngợi Chúa qua kinh lòng thương xót Chúa lúc 3 giờ chiều mỗi ngày , trong vòng khoảng hơn một tháng trời thì rồi Chúa cũng đã chữa lành cho một cháu của tôi được khỏi bịnh viêm xoang đã làm khổ Cháu trong 30 năm trời , hơn thế nhiều Chúa cũng chữa lành khỏi bịnh phạm đến thân xác cho Cháu này.
CHỈ CẦN CA NGỢI CHÚA ĐỂ LÒNG TA LÊN TỚI CHÚA KẾT HỢP VỚI CHÚA
Phần còn lại ta hãy cứ để cho Chúa lo, dù đó là bất cứ nan đề gì mà bạn đang gặp phải, đang khổ sở ? Chúa là Cha rất nhân từ, Ngài biết hơn ta và Chúa giầu có, quyền uy vô cùng sẽ lo cho đời mình. Nhưng làm sao để ta có thể ca ngợi Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Ca Ngợi Chúa một cách hiệu quả và được kết hợp với Chúa, vì cao điểm của Ca Ngợi là kết hợp với Chúa mà ?
Có mấy điều này đã làm cho tôi ca ngợi và kết hợp với Chúa:
  1. 1. Ca ngợi đòi hỏi ta phải làm hòa với Chúa và tha thứ cho Anh Em trước đã.
  2. 2. Khi Ca ngợi thực sự trong Chúa, thì ta cần mặc lấy tinh thần đơn sơ như em bé, để rồi thực sự vui mừng trong sự hiện diện của Chúa
  3. 3. Sự Ca ngợi thực sự thì không để cho những lo toan thường nhật ảnh hưởng, và phó thác mọi trăn trở, âu lo cho Chúa Giê Su.
  4. 4. Sự Ca ngợi đươc Chúa yêu thích là hát ca khen Chúa với hết tâm hồn, hết trí khôn và rổi yêu mến Chúa và ở trong Ngài.
Nếu Bạn ca ngợi theo cách kể trên thì có lẽ Bạn sẽ được Chúa ban ơn nhiều hơn, có khi gấp mười, gấp trăm lần những điều trải nghiệm của Nhóm chúng tôi kể ra trên đây nữa.
Xin hãy dùng hêt sức của Bạn để ca ngợi Chúa và rồi … Chúa sẽ biến đổi Bạn và thế giới riêng của Bạn. Chờ mong tin tức tốt lành nhờ sự ca ngợi Chúa của Bạn .

Phép Lạ Thánh Thể Đang Được Điều tra ở Mexico

Phép Lạ Thánh Thể Đang Được Điều tra ở Mexico


Br. Thụy Nguyễn SDB

8/8/2013

CNA / EWTN NEWS, 05/08/ 2013
vietcatholic.net


Linh mục chính xứ kể lại rằng có một ‘giọng nói’ nói với ngài trước khi phép lạ xảy ra, và Tổng Giáo Phận Guadalajara đang điều tra.

Thành Phố Mexico – Tổng Giáo Phận Guadalajara đang điều tra một trường hợp có thể được cho là phép lạ Thánh Thể đã diễn ra vào cuối tháng Bảy năm 2013.

Đức Ông Ramiro Valdes Sanchez, tổng đại diện giáo phận, cho biết Đức Hồng Y Jose Francisco Robles Ortega đã giao nhiệm vụ cho ngài trong việc chỉ đạo cuộc điều tra về một trường hợp có thể được cho là phép lạ.

“Trước hết, các lời khai cần phải được thu thập từ ba người đã có mặt, rõ ràng trong trường hợp này là vị linh mục,” Đức Ông. Sanchez cho biết.

Theo như Cha Jose Dolores Castellanos Gudino, linh mục chính xứ Đức Maria – Mẹ của Giáo Hội, cho biết là ngài đã nhìn thấy một tia sáng và nghe một giọng nói đang trong khi quỳ cầu nguyện vào ngày 24 tháng 7 trước Thánh Thể: “Rung chuông để báo hiệu cho mọi người đến” “Ta sẽ tuôn đổ ơn phúc lành trên tất cả những người hiện diện, trong suốt cả ngày. Hãy đem nhà tạm nhỏ của ngài dùng cho việc tôn thờ tới bàn thờ giáo xứ, và đặt mặt nhật lớn bên cạnh nhà tạm nhỏ này. Đừng mở nhà tạm cho đến lúc ba giờ chiều, không được mở ra trước đó. ”

“Ta sẽ thực hiện một phép lạ trong Bí Tích Thánh Thể,” tiếng nói tiếp tục. “Điều kỳ diệu sắp diễn ra sẽ được gọi là “Phép lạ Thánh Thể trong sự Nhập Thể của Tình Yêu cùng với Đức Maria – Mẹ của chúng ta”. “Sao chép các hình ảnh mà Ta sẽ cung cấp cho ngươi bây giờ và đem cho mọi người xem.”

Cha Gudino nói rằng giọng nói bảo ngài hãy chia sẻ thông điệp này với tất cả các linh mục của mình để hỗ trợ trong việc hoán cải họ, và ngài sẽ tuôn đổ phúc lành trên tất cả các linh hồn.

Với người dân địa phương tập trung vào 3 giờ chiều, vị linh mục nói: “Khi tôi đến mở cửa nhà tạm thì đã thấy Mình Thánh Chúa bao phủ đầy máu.”

Ngài kể tiếp: tiếng nói cũng nói với ngài thành lập một nguyện đường, và cho phép bất kỳ nhà khoa học nào muốn nghiên cứu về Phép lạ đều có thể đến.

Đức Ông Sanchez cho biết, một nhóm nghiên cứu khoa học sẽ được thành lập để điều tra hiện tượng này và sẽ được thực hiện tại Guadalajara. Và ngài còn cho biết, thông qua Đức Hồng Y Tổng Giám mục tại Guadalajara, trong lúc cuộc điều tra diễn tiến, Mình Thánh Chúa đã chảy máu không nên bày ra cho công chúng và sẽ được lưu giữ trong một nơi an toàn của Tổng Giáo phận.

Đức Ông Sanchez giải thích các quy tắc của Giáo Hội đòi hỏi các nhà điều tra của tổng giáo phận loại trừ tất cả các cách giải thích khác.

Ngài cho biết, “Pháp lý của Giáo Hội Công Giáo ghi là khi một sự kiện phổ biến bất thường xảy ra, các biện pháp phòng ngừa cần thiết phải được thực hiện để xác định xem sự kiện này có thể được giải thích bằng nguyên nhân tự nhiên, hoặc nếu một cuộc điều tra nghiêm trọng hơn được coi là cần thiết để xác định xem nó đi vượt ra ngoài tự nhiên và có nên, hoặc không nên coi là một phép lạ.”

Bí ẩn: một linh mục ‘xuất hiện rồi biến mất’ để xức dầu cho một nạn nhân ở Missouri.

Bí ẩn: một linh mục ‘xuất hiện rồi biến mất’ để xức dầu cho một nạn nhân ở Missouri.

Têrêsa Thu Lan
8/8/2013
LTS: Bản tin dưới đây được nhiều báo chí như New York Daily News và các cơ quan truyền thông ở Hoa Kỳ đăng tải. Vietcatholic xin minh xác chỉ trình bày sự kiện theo báo chí tường thuật, không dám xác quyết đó là phép lạ như các cơ quan truyền thông ở Hoa Kỳ nói.

Phép lạ có thể xảy ra giữa ban ngày không? ít ra đó là kết luận cuả những anh ‘lính cứu hoả’ và hệ thống truyền thông ở Missouri.

Một tai nạn đã xảy ra hôm Chuá Nhật vừa qua vào lúc 9 giờ sáng trên con đường MO-19 gần thị xã Center, tiểu bang Missouri (Bắc St Louis). Chiếc xe Mercedes do cô Katie Lentz lái đã bị một chiếc xe do anh Aaron Smith đang say rượu vượt đường ranh ở giữa và đâm thẳng vào đầu xe. Chiếc Mercedes bẹp dúm lại, lật nghiêng qua một bên, cầm giữ cô Lentz kẹt cứng giữa tay lái và ghế xe.

Đội cứu hoả khẩn cấp đã bỏ ra gần 45 phút để cưa chiếc xe mà giải thoát cho cô Lentz, nhưng các máy cưa cuả họ đều thay phiên nhau gẫy răng vì vỏ cuả chiếc xe chắc quá, nhất là đã co dúm vào nhau cho nên trở thành bền chặt hơn.

Những nhân viên y tá có mặt lúc đó cho biết sức khoẻ cuả cô đang suy xụp nhanh chóng cho nên mọi người quyết định phải lật chiếc xe đứng lên và tiếp tục tìm cách phá chiếc xe ra.

Sau 1 giờ thất bại thì cô Lentz nức nở yêu cầu mọi người đọc kinh cầu nguyện lớn tiếng cho cô. Ngay lúc đó một vị linh mục bỗng dưng xuất hiện.

“Ông ta đến và tới gần bệnh nhân, và xướng kinh”, một nhân viên cứu hoả tên là Reed nói. “Đó là một linh mục Công Giáo có mang theo dầu thánh. Cô Lentz (nạn nhân) có vẻ bình tĩnh trở lại, và cả chúng tôi nữa. Tôi không chắc chắn ông ta đã cầu nguyện như thế nào, nhưng chính tôi và những người bạn cứu hỏa khác, đã nghe rất rõ ràng rằng chúng tôi nên giữ bình tĩnh, và rằng các máy móc của chúng tôi bây giờ sẽ hoạt động tốt và rằng chúng tôi sẽ đem cô ấy ra khỏi chiếc xe đó. “

“Một xe cuả sở Cứu Hỏa Hannibal xuất hiện ngay sau đó với các thiết bị mới và đã có thể giải thoát cô Lentz. Sau đó cô ta được chở đi bằng trực thăng an toàn. Lúc đó chúng tôi, ít nhất là một chục người, quay lại để cảm ơn vị linh mục, nhưng ông ta đã biến mất khỏi tầm nhìn cuả mọi người. Con đường cao tốc đã bị chặn một phần tư dặm (0.8km) trong một giờ rưỡi, không có ai là người lạ ở xung quanh và không có một chiếc xe hơi nào đậu gần đó.”

Gia đình và bạn bè cuả cô Lentz đều ngạc nhiên. “Anh chàng này đến từ đâu vậy?” Anh Travis Wiseman, bạn cuả cô Lentz tự hỏi. “Chúng tôi đang tìm kiếm vị linh mục này và cho đến nay, chưa ai biết ông ta là ai.”

Tờ báo TheBlaze đã liên lạc với nhiều nhà thờ Công Giáo quanh vùng để tìm hiểu thêm. Linh mục Louis Dorn của nhà thờ Thánh Giuse gần đó tỏ ra bối rối giống như mọi người khác.

Cha Dorn nói rằng có ba nhà thờ trong khu vực (Thánh Giuse, Thánh Clement và St Williams), nhưng không có vị linh mục nào phù hợp với lời mô tả về người bí ẩn đó cả.

“Những gì tôi nghe là cha ấy có nước da xám, cao 5’7″ (1m7), nặng dưới 200 pounds (90kg), đeo kính gọng đen, ” Cha Dorn nói thêm rằng nhiều nhân viên cứu hỏa và những người khác cho biết là vị linh mục đó “nói một giọng lơ lớ như người ngoại quốc “.

Cũng vậy, đài KHQA-TV tường thuật rằng một người phụ nữ đã giúp tại hiện trường tên là Wanda Burr-White mô tả thêm rằng ông ta có mái tóc đen và rằng cô ta không chắc chắn về quốc tịch của ngài. Chồng cuả cô, cũng nhìn thấy vị linh mục, nói thêm rằng ngài đeo kính gọng đen và trông giống như tài tử Matthau, nổi tiếng với các vai diễn trong “The Odd Couple” và “Grumpy Old Men”.

Khi được hỏi liệu vị linh mục (hoặc một cá nhân giả dạng là linh mục) đã tạo ra sự lạ lùng cho việc cứu hộ, có thể là một “thiên thần” như một số người tin chăng, Cha Dorn không chắc chắn như thế, nhưng ngài đã chỉ ra một số yếu tố lạ lùng.

“Nếu đó là một linh mục bằng xương bằng thịt, thì có một vài điều làm cho chúng ta bỡ ngỡ,” Cha Dorn nói. “Nếu con đường đã bị chặn lại một phần tư dặm (0.8km) ở cả hai hướng, thì đó sẽ là một chuyến đi dài lắm. Làm thế nào mà ông ta trốn chạy xa như thế mà không có ai nhìn thấy? Đó là một khu vực khá bằng phẳng. ”

Phó tế Dan Joyce, giám đốc thông tin cuả giáo phận Công Giáo của Jefferson County, nói với TheBlaze rằng chưa có linh mục nào nhận mình là người đã giúp đỡ nạn nhân cuả vụ tai nạn Katie Lentz.

“Chúng tôi có nhiều linh mục quốc tế đang phục vụ tại giáo phận, các ngài đến từ những nơi như Nigeria, Philippines và Ấn Độ – và khá đông linh mục ngoại quốc trong vòng bán kính 1.500 dặm,” thầy Joyce cho biết. “Chúng tôi đã quan sát lộ trình để xem có mối quan hệ nào với một số các giáo xứ xung quanh không, và chúng tôi thực sự không tìm ra một linh mục nào trong giáo phận của chúng tôi có thể đi qua đó trong một buổi sáng Chúa Nhật”.

Điều đó không có nghĩa là có một sự siêu nhiên nào đó xảy ra – hoàn toàn có thể là một linh mục nào đó ở một nơi khác đã du lịch qua đây.

“Cảm giác của chúng tôi là rõ ràng có một cái gì đó đã xảy ra. Vì có nhiều nhân chứng, ” Thầy Joyce nói. ” Và có việc cử hành bí tích xức dầu thánh.”

Cho dù đó là một linh mục hay là một thiên thần, thì ngài luôn là một thiên thần cho tất cả những người có mặt và cho gia đình cô Katie Lentz.

“Chúng tôi muốn tìm thấy ngài và có thể cảm ơn “, anh Reed nói. “Là một nhân viên cấp cứu, bạn không biết những gì bạn sẽ gặp. Chúng tôi có rất nhiều máy móc, và chúng tôi được đào tạo chuyên môn cao. Nhưng trong trường hợp này, cảm giác của tôi thì sự việc đã xảy ra tuyệt đối nhờ ở đức tin và kết quả thì đúng là một phép lạ. ”

Cô Kathie Lentz đã được giải phẫu để gắn lại nhiều xương gãy và sẽ còn phải giải phẩu thêm, nhưng gia đình cho biết tinh thần cuả cô rất mạnh mẽ, không hề bị dao động. “Cả hai chân của cô hư hại nặng,” cô Amanda Wiseman, một người bạn, cho biết. “Cổ tay bị hỏng, một số xương sườn bị gãy, vì vậy cô ấy sẽ phải đương đầu với rất nhiều đoạn xương gãy.”

Theo mẹ của cô Katie thì tình trạng của cô đang ở cấp nguy kịch. “Trong đoạn đường gian khổ mà Katie phải trải qua, lời thỉnh cầu quan trọng nhất của cô là xin mọi người cầu nguyện và cầu nguyện lớn tiếng,” bà nói. “Chúng tôi muốn không gì hơn là đưa đến cho cô những lời cầu nguyện ấy.”

BÉ GEMMA DI GIORGI MÙ ĐƯỢC PADRE PIO CHỮA LÀNH

BÉ GEMMA DI GIORGI MÙ
ĐƯỢC PADRE PIO CHỮA LÀNH

Trích Ephata  số 572

Một trong những phép lạ chữa lành lớn lao mà Cha Thánh Pio thực hiện và làm cho giới Y Khoa bàn luận. Đó là sự kiện một em gái mù, không có tròng mắt mà khi cha chữa lành thì bé có thể thấy được. Trong những trường hợp ấy, người được chữa lành sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Theo như khoa học lượng giá thì họ vẫn còn là những bệnh nhân.

Bệnh nhân ấy tên là Gemma di Giorgi. Bé Gemma di Giorgi được sinh vào ngày Lễ Giáng Sinh năm 1939, tại thành phố Ribera. Ngay sau khi sinh thì mẹ của bé biết ngay rằng đôi mắt của em bé khác hẳn những đôi mắt của các trẻ em khác. Sự thật là bé Gemma bị mù.

Mẹ em đưa con đến một bác sĩ nhưng bác sĩ không thể chữa cho bé lành được. Rồi bé được đưa đến với hai bác sĩ chuyên môn ở vùng Palermo. Họ đều xác nhận là bé không có tròng mắt nên không thể chữa trị được lành. Trường hợp của bé không thể mổ được.

Cha mẹ bé bèn đưa con đến bàn thờ Đức Mẹ Maria ở Nhà Thờ để cầu nguyện cho bé vì chắc chắn là bé cần một phép lạ chữa lành. Một thân nhân là Nữ Tu khuyên gia đình nên đưa bé đến gặp Padre Pio. Đó là một tia hy vọng cho gia đình bé. Bà nội của Gemma xin vị Nữ Tu viết thư cho cha Pio thay cho bé Gemma.

Khi vị Nữ Tu trở lại Tu Viện thì bà viết ngay một lá thư cho Padre Pio để xin ngài cầu nguyện cho bé Gemma. Một đêm kia, vị Nữ Tu thấy ngài trong một giấc mơ. Padre Pio hỏi vị Nữ Tu: “Bé Gemma ở đâu mà có nhiều người cầu nguyện cho bé quá vậy ?”

Trong giấc mơ, vị Nữ Tu giới thiệu bé Gemma với Padre Pio và ngài làm dấu Thánh Giá trên đôi mắt của bé. Ngày hôm sau, bị Nữ Tu nhận được một lá thư của Padre Pio. Ngài viết: “Con thân mến, hãy tin tưởng là cha sẽ cầu nguyện cho bé Gemma. Cha gửi cho con lời chúc lành của cha.”

Vị Nữ Tu kinh ngạc vì thấy có sự trùng hợp giữa giấc mơ và lá thư mà bà vừa nhận được. Bà vội vàng viết thư cho gia đình bé và khuyến khích họ hãy đưa bé Gemma đến gặp gỡ Padre Pio. Thế là bà nội dắt cháu bé đến gặp cha Pio vào năm 1947.

Lúc ấy bé Gemma được 7 tuổi. Khi ấy, hai bà cháu đến vùng San Giovanni Rotondo để gặp Padre Pio xin cầu nguyện và mong mỏi có một phép lạ xẩy ra. Trên chuyến đi từ Sicily đến San Giovanni Rotondo, đôi mắt của Gemma bắt đầu được chữa lành. Khi đi đến nửa đường thì Gemma bắt đầu thấy biển và tầu bè. Bé kể lại những gì mà bé thấy cho bà nội nghe.

Bà nội bé và những người bạn đồng hành đều ngạc nhiên và bắt đầu cầu nguyện. Lúc ấy, chuyến đi từ Sicily đến Nhà Dòng rất là lâu và khó khăn. Trong lúc bà nội bé Gemma nhận ra phép lạ xẩy đến thì bà vẫn còn ý tưởng phải đến gặp Padre Pio để xin ngài cầu bầu cho.

Tại San Giovanni Rotondo, Padre Pio gọi bé Gemma bằng tên trước khi đứa bé đến gặp ngài. Ngài giải tội cho bé và dù cho bé không nói gì đến sự mù lòa của mình nhưng ngài đụng chạm đôi mắt của bé với đôi tay mang dấu thương thánh của ngài. Ngài làm dấu Thánh Giá trên mắt của bé. Vào cuối buổi xưng tội của bé, cha chúc lành cho bé và nói: “Con hãy trở nên tốt lành và thánh thiện.”

Bà nội bé bực bội vì bé Gemma quên không xin cha Padre Pio ban ơn chữa lành cho lúc bé xưng tội. Thế là bé Gemma bực và bắt đầu khóc. Bà nội bé đến xưng tội với cha và nói với cha như sau: “Con xin ơn lành cho cháu bé Gemma và bé Gemma đang khóc bởi vì bé đã quên không xin cha ban ơn chữa lành cho bé”. Sau đó bà kể lại: “Tôi không thể quên được giọng nói dịu dàng của cha khi cha hỏi: “Này con, con có Đức Tin không ? Đứa trẻ không cần phải khóc mà con cũng không cần khóc, vì con có biết là nó đã được nhìn thấy rồi không ?”

Rồi Padre Pio kể về biển và chiếc tầu mà Gemma đã nhìn thấy khi còn đi trên cuộc hành trình. Chúa đã dùng cha Pio để lấy đi bóng tối đang che mắt bé Gemma. Trong cùng một ngày hôm ấy, Padre Pio cho bé Gemma rước lễ lần đầu và ngài lại làm dấu Thánh Giá trên đôi mắt của bé.

Khi bé Gemma trở về Sicily thì gia đình đưa bé đi bác sĩ chuyên môn để khám mắt. Bác sĩ thử nghiệm cho Gemma, và bé đã nhìn thấy mọi sự trước mắt mình. Bé có thể đếm những ngón tay của bác sĩ từ phía xa. Mặc dù bé Gemma không có tròng mắt nhưng bé có thể nhìn thấy mọi sự. Bác sĩ tuyên bố rằng lẽ ra mắt Gemma không bao giờ có thể nhìn được. Giới Y khoa không thể giải thích được. Sau đó có rất nhiều bác sĩ muốn khám mắt cho Gemma.

Đó là một phép lạ chữa lành làm cho báo chí nước Ý xôn xao trong mùa hè năm 1947. Mắt của Gemma ngày một tốt nên bé có thể đi học và học đọc, học viết. Bé có thể sống một cuộc sống bình thường. Bà Clarice Bruno, tác giả cuốn sách: “Roads to Padre Pio” tạm dịch là Những Con Đường đến với Padre Pio, đã gặp gỡ Gemma vào tháng 5 năm 1967. Bà Clarice nói rằng dù cho đôi mắt của Gemma không giống như những đôi mắt khác nhưng cô ấy vẫn nhìn thấy mọi sự.

Bà Clarice nói với Gemma rằng bà đang muốn viết một cuốn sách về Padre Pio và muốn đăng cảm nghiệm về phép lạ mà Gemma nhận được. Gemma xin phép cha Padre Pio và ngài cho phép. Vì thời tiết nóng và có gió nhiều nên Gemma đeo kính mát. Cha Pio đưa bàn tay qua lại trên mắt cô và nói: “Tại sao con phải đeo kiếng ? Con nhìn thấy mọi sự mà !”

Cha John Schug, tác giả của cuốn “A Padre Pio Profile” tạm dịch là Tiểu Sử của Padre Pio đã gặp Gemma và phỏng vấn cô. Ông chia sẻ: “Cô ấy giống như một người mù. Đôi mắt không có tròng thế mà cô ấy nhìn thấy được. Tôi thấy cô ấy vói tay lấy cuốn sổ điện thoại, lấy một số điện thoại và gọi cho số ấy. Các bác sĩ không thể giải thích trường hợp bệnh tình của Gemma di Giorgi.”

Điều kết luận là: trong khi Gemma và bà nội đến San Giovanni Rotondo để xin ơn chữa lành thì ơn lành đã đến với họ qua lời cầu bầu của Padre Pio trước khi mà họ đến được vùng ấy. Thiên Chúa trong sự huyền diệu của Ngài, muốn điều này xẩy ra. Từ đó, cô Gemma đã đi khắp thế giới để kể về cảm nghiệm chữa lành của cô.

KIM HÀ, theo Spiritdaily.net

NÔNG TRẠI KOINONIA

NÔNG TRẠI KOINONIA

Br. Huynhquảng

Clarence Jordan (1912 – 1969) có hai bằng tiến sĩ, một về nông nghiệp và một về Kinh Thánh. Ông là người có nhiều tài năng và kiến thức sâu rộng, ông có thể kiếm tiền và tìm một địa vị trong xã hội một cách dễ dàng, tuy nhiên ông đã chọn phục vụ người nghèo.

Vào thập niên 1940, Clarence Jordan thành lập nông trại Koinonia tại Americus, Georgia. Trong nông trại này, nhiều nông dân da trắng lẫn da màu đều được tạo công ăn việc làm và đều được ông phục vụ như nhau. Vì ý tưởng này, dĩ nhiên vào thời điểm ấy, ông bị chống đối kịt liệt, đặc biệt từ những người cùng niềm tin tôn giáo với ông. Trong vòng 14 năm, rất nhiều người dân trong thành phố đã cố gắng ngăn chặn kế hoạch của ông, kể cả loại trừ ông và quấy rầy những người nghèo thuộc nông trại Koinonia. Cuối cùng vào năm 1954, quá mệt mõi vời Clarence Jordan, Ku Klux Klan (KKK) – một tổ chức phân biệt người gia màu và chống chính sách nhập cư tại Mỹ, đã quyết định loại bỏ ông Jordan. Vào một đêm tối, với vũ khí và đuốc, KKK đã đốt tất cả các căn nhà trong nông trại Koinonia và đuổi tất cả dân làng đi hết, chỉ trừ căn nhà của ông Clarence Jordan. Trong hoãng loạn đêm đen, ông Clarence cũng đã  nhận ra những giọng nói quen thuộc, trong đó có một số người cùng thuộc cộng đoàn tôn giáo với ông.

Sáng hôm sau, các phóng viên đến hiện trường để tìm hiểu sự việc. Họ gặp ông Clarence Jordan đang cuốc đất và trồng lại những cây cối đã bị tàn phá tối hôm qua. Các nhà báo hỏi chuyện, “Tôi nghe một thảm cảnh xảy đến với nông trại của ông, chuyện đầu đuôi ra sao?” Ông Clarence vẫn tiếp tục cuốc đất và trồng cây trong thinh lặng. Các nhà báo vẩn cố tìm cách lôi kéo ông Clarence vào cuộc với giọng dễu cợt, “Tiến sĩ Jordan, ông có hai bằng tiến sĩ và ông đã phí 14 năm trên nông trại này. Bây giờ không còn gì nữa. Ông nghĩ là ông đã thành công hay sao?” Ông Clarence ngừng lại, nhìn những nhà báo với giọng cương quyết ông đáp: “Thưa các ông, thành công như thập giá vậy! Tôi không nghĩ là các ông hiểu chúng tôi. Những gì chúng tôi đang làm tại nông trại này không phải vì thành công, nhưng là vì trung tín. Chúng tôi sẽ tiếp tục ở đây!” Từ ngày ấy trở đi, ông Clarence và những cộng sự của ông đã xây dựng lại nông trại Koinonia và nó vẫn phát triển cho đến ngày nay.[1]

* * *

“Những gì chúng tôi đang làm tại nông trại này không phải vì thành công, nhưng là vì sự trung tín.” Một lời khẳng định chắc chắn nhắm tới cho một mục đích rõ ràng: Trung tín với lý tưởng của mình. Đó có thể là thách đố cho những ai dấn thân đời mình cho lý tưởng phục vụ con người và xã hội.

Thông thường khi ta dấn thân cho một lý tưởng phục vụ, ta được thúc đẩy từ những hoàn cảnh thực tế – có thể ta là nạn nhân, hoặc có thể ta cảm nhận được lý tưởng dấn thân của ta có giá trị cho con người. Chính vì lẽ đó, thời gian đầu luôn làm cho ta phấn khởi bởi những thành quả mà ta đạt được; hay ít ra ta cũng thấy ý nghĩa của những hy sinh của ta. Nhưng theo thời gian năm tháng, những nỗ lực hay thành quả của ta – dù nó vẫn có đó, nhưng không còn mới mẽ như xưa, nên đôi khi ta cũng không nhận ra được thành quả nữa. Chỉ tiếc rằng, ta ít khi nhận ra điều này. Đáng buồn hơn, khi ta không “tạo” thêm thành quả mới thì ta dễ rơi vào suy  nghĩ tiêu cực là ta “vô dụng.”  Thực tế, căn nhà đã xây xong là một thành quả, dù sau 20 năm nó cũng là một thành quả. Không phải suy nghĩ như thế để an ủi chính mình, nhưng đó là thực tế thành quả của chính ta, của công sức của ta, của nỗ lực của ta. Căn nhà tôi xây dù có cũ đi, không có nghĩa rằng nó không phải là thành quả của tôi!

Lý tưởng phục vụ con người cũng như thế. Năm tháng và giới hạn về thể lý, hoàn cảnh của con người sẽ ảnh hưởng đến lý tưởng và sáng kiến phục vụ của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là mình vô dụng. Điều quan trọng là sự trung tín với lý tưởng bao lâu có thể. Hoàn cảnh và thể lý có thể không cho phép ta thực hiện những hoài bão như dự tính, nhưng sự trung tín với lý tưởng đã là một nỗ lực thành công rất lớn rồi. Hơn ai hết, Mẹ Têrêsa Calcutta đã thấm thía thế nào là thành công khi xung quanh mẹ vẫn là những người bất hạnh không được chăm sóc đầy đủ. Tiếng kêu của Mẹ vẫn không được những người quyền thế và giàu sang hưởng ứng. Sự dấn thân của mẹ vẫn bị nhiều người phê bình lên án. Vâng, giữa những sự không thành công ấy, Mẹ vẫn khẳng định: “Tôi không được Chúa gọi vì sự thành công, nhưng vì sự trung tín.”[2]

Thưa bạn, khi chân bạn mõi, gối bạn chùn, mắt mờ, và trí óc tăm tối, bạn chỉ hướng đến một điểm thôi, để có thể nói rằng: Tôi được gọi không vì thành công, nhưng vì sự trung tín.

Br. Huynhquảng

Lời Chứng Của Ngọc Quyên, Một Người Bạn Trẻ Ngoại Đạo

Lời Chứng Của Ngọc Quyên, Một Người Bạn Trẻ Ngoại Đạo

Ngọc Quyên là người không có đạo, nhưng thứ Bảy tuần nào cũng đến nhà thờ để sinh hoạt trong phong trào Thiếu Nhì Thánh Thể. Một hôm, Ngọc Quyên được bạn bè dẫn vào tham dự khóa Canh Tân Đặc Sủng mới được tổ chức trong cộng đoàn và ơn Chúa đã thấm nhập vào từ từ trong Ngọc Quyên. Khi vào sinh hoạt và cầu nguyện, Ngọc Quyên thấy người ta làm gì thì mình cũng cứ làm theo như vậy, nhưng không ngờ Chúa không có chê Ngọc Quyên là người ngoại đạo mà Ngài đã đến đụng chạm tới trái tim của Ngọc Quyên. Có lúc, tự nhiên Ngọc Quyên đang cầu nguyện với mọi người rồi tự động òa lên khóc. Lúc đó Ngọc Quyên đâu có muốn khóc đâu, nhưng không biết tại sao mình lại khóc hoài mà không nín được. Có lẽ một phần được Chúa đụng chạm mạnh, một phần cảm nhận được tình Chúa dạt dào.

Từ ngày đó, Ngọc Quyên mới biết là Chúa tồn tại thật sự trong cuộc sống chứ không có ở đâu xa cả. Đến tối hôm thứ Bảy lúc lên được đặt tay đón nhận Chúa Thánh Thần, Ngọc Quyên nhận thấy vào đêm đó hầu như mọi người đều được nghỉ ngơi trong Chúa Thánh Thần. Cha linh hướng cũng không ngoại lệ nghĩa là cha cũng được nghỉ ngơi trong Chúa Thánh Thần, nhưng không biết tại sao lúc nhìn thấy Cha nằm trên thềm nhà và mọi người thì đứng chung quanh để cầu nguyện cho cha, thì ngay lúc đó Ngọc Quyên liền khóc và trong đầu cứ nghĩ không biết cha có bị chết không nữa. Rồi khoảng một ít phút thì cha ngồi dậy bình an, tự nhiên trong lòng Ngọc Quyên cảm thấy thật là vui. Nhìn thấy cha như thế, Ngọc Quyên muốn chạy lại ôm lấy cha, nhưng lại không dám. Càng nghĩ tới chuyện đó, Ngọc Quyên càng không hiểu được, tại vì lúc trước nhiều lần gặp cha ở nhà thờ Ngọc Quyên thấy sờ sợ và càng không dám đến nói chuyện với cha. Vậy mà không biết từ khi nào mình lại mến cha đến như vậy.

Từ sau khóa Thánh Linh, Ngọc Quyên bắt đầu đọc kinh ở nhà, tập trò chuyện với Chúa và còn rất thích đi lễ nữa. Làm như lúc trước không đi lễ cho nên bây giờ đi bù mới chịu thôi. Chúa thật là huyền diệu quá! Ngày qua ngày, Chúa đã không ngừng đụng chạm tới trái tim của Ngọc Quyên và một ngày gần đây khi cầu nguyện ở trên Cung Thánh, Chúa đã thanh tẩy tâm hồn cho Ngọc Quyên. Cảm giác đó thật là ấm áp lắm.

Cảm tạ Chúa! Tình yêu Chúa thật là bao la quá! Con mong sao có thể được rửa tội ngay lập tức, để có thể chính thức là con cái của Người.

Lạy Chúa tin tưởng nơi Ngài. Mỗi ngày con ước mong biết bao được ở trong vòng tay yêu dấu của Chúa. Con xin Chúa hãy làm cho đức tin của con mỗi ngày một lớn hơn, mãi mãi luôn yêu mến Chúa là Chúa của con mà thôi.

Ngọc Quyên – 9/2003

Sau lũ lụt, phép lạ thứ 69 tại Lộ Đức vừa được công nhận

Sau lũ lụt, phép lạ thư 69 tại Lộ Đức vừa được công nhận

22-07-2013

VietCatholic News – Paris 21/07 – Ngày 19/07/2013, ông Joël Luzenko, thành viện văn phòng truyền thông đền thánh Lộ Đức, Pháp vừa cho báo chí biết: Ngày 20/06/2013, Đức Cha Gioavanni Giudici, giáo mục Giáo phận Pavie (Lombardie, Ý) đã chính thức công nhận phép lạ thứ 69 tại linh địa Lộ Đức.

Bà Danila Castelli sinh ngày 16/01/1946 bị bệnh biến chứng tăng huyết áp. Từ năm 1982, các hình chụp siêu âm cho thấy bà bị khối u tạo ra hóc môn catécholamine trong niệu sinh dục. Bà đã chịu nhiều phẫu thuật nhưng không đều có kết quả.

Bác sĩ Alessandro de Franciscis, chủ tịch văn phòng Y chứng cho biết mỗi ngày bà Castelli chịu nhiều đợt kịch phát lên đến 28/15. Tháng 5/1989, nhân chuyến hành hương tại Lộ Đức, bà tắm nước suối Lộ Đức và được khỏi bệnh. Hiện nay, bà đã hoạt động bình thường.

Từ 1989 đến 2010, Văn phòng Y chứng họp 5 phiên khoáng đại, đi đến kết luận là bà Caselli hoàn toàn bình phục nhờ hành hương Lộ Đức vào năm 1989. Hội chứng bình phục của bà hoàn toàn không có liên hệ gì đến trị liệu y khoa. Phép lạ này không thể giải thích được về mặt y học.

Sau đó, Văn phòng Y chứng đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho Ủy ban Y khoa Quốc tế Lộ Đức. Ủy ban gồm 20 bác sĩ y khoa. Sau khi xem xét hồ sơ, Ủy ban đã kết luận là các kỹ thuật y khoa hiện nay không giải thích được việc bình phục này.

Sau cùng, giám mục Pavie, giáo phận nơi bà Danila Castelle cư trú tại Bereguardo đã công bố phép lạ kỳ diệu mà việc lành bệnh là một dấu chỉ.

Từ năm 1858, có hơn 7 ngàn người được hoàn hoàn bình phục mà không giải thích được nhờ đến cầu xin tại hang đá Massabielle (Lộ Đức). Tháng 10/2012, nữ tu Luigina Traverso người Ý cũng đã được lành chứng đau cột sống.

Lê Đình Thông

CÔNG HIỆU CỦA NƯỚC THÁNH

CÔNG HIU CA NƯỚC THÁNH

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyt

Cách đây gn 450 năm – tháng 6 năm 1562 – thánh n Têrêxa Đc Chúa GIÊSU, hay còn gi là Têrêxa thành Avila (1515-1582), hoàn tt cun ”T Thut”, viết theo lnh Cha Gii Ti. Nơi chương 31, thánh n đc bit nói v công hiu ca Nước Thánh – Nước Phép – đi vi ma qu, trong kinh nghim chính cuc đi thánh n.
+++
M
t ngày, khi tôi nhà nguyn, tên qu hin ra đng bên trái dưới hình dng trông tht ghê tm. Đc bit khi nhìn cái ming hn nói, thì ôi thôi, trông tht kinh khiếp. Người ta có cm tưởng mt ngn la ln phát ra t thân th cháy rc ca hn. Bng mt ging nghe tht hãi hùng, hn nói vi tôi rng tôi được cu khi tay hn, nhưng ri thế nào hn cũng bt tôi tr li.

Tôi s hãi vô cùng, lin giơ tay làm du Thánh Giá. Tên qu biến mt, nhưng tr li ngay sau đó. Hn biến đi ri tr li, đến hai ln như thế. Thú tht tôi không biết phi làm thế nào đ đui tên qu đi. Trong nhà nguyn có Nước Thánh, tôi lin ly Nước Thánh và ry vào ch tên qu đng. Ln này thì hn biến đi và không tr li na!
M
t ln khác, trong vòng 5 tiếng đng h liên tc, ma qu hành h tôi bng đ mi cách: đau đn th xác và bn lon tâm hn. Cơn hành h mnh đến ni tôi tưởng mình không th chu đng lâu hơn. Các n tu hin din, cũng kinh hãi và không biết phi làm gì. Phn tôi, tôi không biết phi làm thế nào đ chng c vi ma qu.

Thường thì khi nào b đau đn th xác quá đ, tôi vn c gng cu nguyn, van xin THIÊN CHÚA ban cho tôi s nhn nhc, và nếu là Thánh Ý Chúa, thì Chúa có th đ cho tôi chu đau kh như thế đến tn thế. Nhưng ln này, cơn đau đn mnh đến ni làm tê lit c nhng ý hướng tt lành.

May mn thay, Chúa t cho tôi biết: cơn hành h này do ma qu gây ra, bi vì ngay lúc đó, tôi thy mt đa bé da đen trông tht ghê tm đng bên cnh tôi. Thng nh lm-bm gin d như tuyt vng, b đánh mt vt mà nó tưởng đã nm chc.

Khi trông thy thng nh đen đi xu xí, tôi bng bt cười và không còn s hãi gì. Tuy thế, ma qu vn tiếp tc hành h thân xác tôi bng nhng cú đm đá d dn. Tôi không dám xin các n tu có mt mang Nước Thánh đến vì s các ch không hiu lý do, ri đâm ra hoang mang vô ích.

Tôi có kinh nghim là ch nguyên Nước Thánh thôi, đ đ đui ma qu chy trn và không bao gi dám tr li. Ma qu cũng s Thánh Giá và trn mt, nhưng tr li sau đó.
Công hi
u ca Nước Thánh qu tht ln lao!

Phn tôi, nim an i mà tâm hn cm nhn mi khi tôi dùng Nước Thánh thì tht là đc bit và đáng k. Tôi không biết din t thế nào, nhưng mà, mi khi tôi s dng Nước Thánh, thì y như là tôi được gii khát, được cm thy ngt ngào và an i trong tâm hn. Điu này không phi do trí tưởng tượng bày v ra, vì công hiu này không phi ch xy ra mt ln, nhưng xy ra thường xuyên, khiến tôi phi đc bit chú ý. Ging như th mt người b nóng nc, b khát nước mà được ung mt ly nước tht mát, thì cm thy mình đ khát vy.

Đi vi tôi, tôi nhn thy:
Tt c nhng gì Hi Thánh truyn dy thì tht là ln lao. Tht là thích thú khi thy rng li Linh Mc đc khi làm phép nước, qu đã đem li sc mnh ln lao, vì có mt s khác bit vô cùng rng ln gia Nước được làm phép và nước không được làm phép!

Do đó, vì thy các cơn đau đn vn không gim bt chút nào, tôi lin xin các n tu có mt mang Nước Thánh đến cho tôi. Các ch đi ly và ry trên người tôi, nhưng vn không có kết qu.

Thy thế, tôi lin ly Nước Thánh và ry chính nơi tên qu đng, tc khc tên qu chy trn ngay và mi ni đau đn cũng biến mt.

Tôi rút ra kết lun như thế này: Du mt linh hn và mt thân xác không thuc v ma qu, nhưng ma qu vn xin được phép ca Chúa đ làm kh chúng ta.

Vy nếu chúng ta không thuc v chúng, mà chúng hành h chúng ta như thế, thì th hi, khi chúng ta lt vào tay chúng, chúng s hành h chúng ta đến mc đ nào na? Ý tưởng này khiến tôi nht quyết không bao gi đ mình rơi vào vòng tay ca mt tên hèn-h, bn-tin, bn-thu và đáng kinh-tm là ma qu!!!
… By gi Đc Chúa GIÊSU được Thn Khí dn vào hoang đa, đ chu ma qu cám d. Người ăn chay ròng rã bn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thy đói. By gi tên cám d đến gn Người và nói: ”Nếu Ông là Con THIÊN CHÚA, thì truyn cho nhng hòn đá này hóa ra bánh đi!” Nhưng Người đáp: ”Đã có li chép rng: Người ta sng không ch nh cơm bánh, nhưng còn nh mi li ming THIÊN CHÚA phán ra”. Qu li đem Người lên mt ngn núi rt cao và ch cho Người thy tt c các nước thế gian, và vinh hoa li lc ca các nước y, và bo rng: ”Tôi s cho Ông tt c nhng th y, nếu Ông sp mình bái ly tôi”. Đc Chúa GIÊSU lin nói: ”Satan kia, xéo đi! Vì đã có li chép rng: Ngươi phi bái ly THIÊN CHÚA ca ngươi và phi th phượng mt mình Người mà thôi”. Thế ri qu b Người mà đi, và có các s thn tiến đến hu h Người (Matthêô 4,1-11).
(”THÉRÈSE D’AVILA”, Oeuvres Complètes, Desclée de Brouwer, 1989, trang 220-222)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Anh chị Thụ Mai gởi

MỌI NẺO ĐƯỜNG CON NGƯỜI ĐI, THIÊN CHÚA ĐỀU THẤY RÕ!

MỌI NẺO ĐƯỜNG CON NGƯỜI ĐI, THIÊN CHÚA ĐỀU THẤY RÕ!

Đài Vatican



… Tối Thứ Bảy Tuần Thánh Đêm Vọng Phục Sinh 30-3-2013 tại nhà thờ Sainte Barbe Anzin thuộc Tổng Giáo Phận Cambrai ở miền Bắc nước Pháp, có 4 tân tòng lãnh bí tích Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Xin trích chứng từ của 1 nam và 1 nữ trong số 4 tân tòng này.

Anh Christophe 28 tuổi.
Tôi chào đời trong môi trường sống đạo hẳn hoi nhưng lại không được rửa tội sau khi sinh ra, vì lý do gia đình. Ý tưởng Rửa Tội thường xuyên xuất hiện trong tâm trí tôi và mỗi lúc một rõ rệt hơn, đôi khi trở thành quyết liệt như vấn đề sinh tử. Để có thể tiến bước trên con đường của một tín hữu Công Giáo thì trước tiên tôi phải lãnh bí tích Rửa Tội và điều này trở thành một nhu cầu thực tiễn cấp thiết. Tôi cảm thấy ước nguyện sâu xa muốn đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ.

Hành trình tân tòng của tôi khởi đầu với Hervé Desprez. Tôi chuẩn bị lãnh phép rửa từ tháng 6 năm 2012. Sau đó tôi gia nhập nhóm có 2 tân tòng khác là Allison và Guillaume cùng với Thierry là người chuẩn bị lãnh phép Thêm Sức.

Lộ trình của nhóm tân tòng chúng tôi rất trang trọng. Người này có thể học hỏi từ người kia. Tôi sống lộ trình này với việc song song đi nhà thờ vào mỗi Chúa Nhật. ”Tôi sống Thánh Lễ của tôi”. Mỗi khi có những bàn tay đặt trên chúng tôi vào những dịp cử hành khác nhau đều khiến cho tôi xúc động.

Tôi khởi đầu đọc Kinh Thánh. Tôi rất thích đọc Sách Châm Ngôn. Tôi vừa đọc xong Diễm Tình Ca. Không có đoạn nào hay hơn đoạn nào bởi lễ mỗi một sách thánh đều mang đến một sứ điệp riêng. Tôi tham dự các buổi cầu nguyện Taizé diễn ra vào mỗi tối thứ tư tuần thứ hai tại Saint Géry. Tôi rất thích các bài thánh ca có tích cách suy niệm.

Sự kiện tôi xin lãnh bí tích Rửa Tội cho phép tôi nhận ra đâu là ý nghĩa đích thật của cuộc sống. Vật chất không thật sự hữu ích.

Ngày hôm nay Đức Tin giúp tôi tiến bước và chọn đúng hướng đi. Đức Tin tháp tùng tôi. Tôi muốn sống trọn vẹn trong Sự Thật.

Chị Allison, 34 tuổi.
Tôi luôn luôn ước muốn lãnh bí tích Rửa Tội. Tôi không được rửa tội ngay từ lúc chào đời mặc dầu tôi sinh ra trong một gia đình Công Giáo.

Yếu tố kích động khơi mào vào dịp chuẩn bị phép rửa cho đứa con trai thứ năm của tôi là Etan vào tháng 6 năm 2011. Thân phụ của 4 đứa con đầu là kẻ vô thần nên không cho phép tôi đặt vấn đề với anh về chuyện giáo dục con cái trong Đức Tin.

Và thế là tôi đặt vấn đề gia nhập nhóm dự tòng vào dịp chuẩn bị lễ rửa tội cho Etan. Chính khi đó tôi cảm nhận tiếng gọi tìm hiểu biết hơn về Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi khởi đầu công cuộc học hỏi giáo lý vào tháng 10 năm 2011. Cứ ba tuần một lần chúng tôi quy tụ để học hỏi.

Người chồng tương lai của tôi – anh Thierry – Ba của Etan và Mailyne, cũng chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức với chúng tôi, diễn ra vào thứ bảy ngày 15-6 tại nhà thờ Préseau.

Hành trình tân tòng củng cố niềm ước ao của tôi muốn trở thành tín hữu Công Giáo. Lộ trình này thật tuyệt vời, xét vì sau cùng rồi thì tôi có thể nói về Đức Tin của tôi với người bạn đời mà tôi chọn làm chồng. Anh đọc cho tôi nghe các đoạn Kinh Thánh rồi giải thích cho tôi hiểu, bởi lẽ anh từng học giáo lý trong thời niên thiếu và đã xưng tội cùng rước lễ lần đầu.

Trước ngày được rửa tội, Đức Tin của tôi tăng trưởng. Tôi hiểu Đức Tin rõ hơn và thật cảm kích vì sắp được rửa tội!

Cha đỡ đầu cho tôi là người được Cha Mẹ tôi chọn ngay từ ngày tôi còn bé xíu, mặc dù lúc đó chưa phải là người đỡ đầu rửa tội của tôi. Trong khi mẹ đỡ đầu thì chính tôi chọn lấy. Đây là người bạn gái tốt nhất của tôi và Đức Tin của bạn hiền cũng hướng dẫn tôi nữa.

… Có lời rằng: ”Hãy mở đường khai lối, và san cho bằng phẳng, dẹp bỏ mọi chướng ngại trên đường nẻo dân Ta. Bởi vì Đấng muôn trùng cao cả, Đấng ngự chốn vĩnh hằng, Đấng mang danh chí thánh, Người phán như sau: Ta ngự chốn cao vời và thánh thiện, nhưng vẫn ở với tâm hồn khiêm cung tan nát, để ban sức sống cho tâm hồn những kẻ khiêm cung, và ban sinh lực cho những cõi lòng tan nát. Vì Ta chẳng trách cứ luôn luôn, không giận hờn mãi mãi, kẻo hơi thở mọi sinh linh chính Ta làm ra, trước mặt Ta, sẽ phải lụi tàn. Vì tội nó ham lợi mà Ta giận dữ, Ta đã đánh nó, đã ẩn mặt trong cơn giận dữ, nhưng nó vẫn ngỗ nghịch, theo con đường nó muốn. Những nẻo đường nó đi, Ta đều thấy cả, nhưng Ta sẽ chữa nó cho lành, sẽ dẫn nó đi và cho nó đầy tràn an ủi; còn những kẻ khóc thương nó, Ta sẽ làm cho môi miệng chúng hoan ca: ”Bình an! Bình an cho khắp xa gần! THIÊN CHÚA phán: Ta sẽ chữa lành cho nó” (Isaia 57,14-19).

(”Église de Cambrai”, quinzaine diocésaine, No 7, 11 Avril 2013, stjeananzin.cathocambrai.com)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

THIÊN ĐẠO CHÍ CÔNG

THIÊN ĐẠO CHÍ CÔNG

Lm. Mai Đức Vinh

6/18/2013   nguồn: Vietcatholic.net

Trong bài giảng trên núi, cũng gọi là Tám Mối Phúc Thật hay Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu long trọng tuyên bố với những người vây quanh Ngài rằng: ‘Phúc cho anh chị em là những kẻ bị người ta nói xấu, vu khống và bách hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho anh chị em ở trên trời thật lớn lao’ (Mt 5,11-12). Đọc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, cách riêng, đời sống và cuộc tử đạo của các tiền nhân, chứng nhân Tin Mừng, trên Quê Hương chúng ta vào thời điểm 1583-1886, chúng ta thấy lời chúc phúc của Chúa trên đây đã ứng nghiệm thật rõ nét: các ngài bị hiểu lầm và vu oan đủ điều, bị hành hạ và giết chết đủ dạng thức vì danh Chúa. Chúa rất trân trọng lòng hy sinh chịu oan ức và đau khổ, cũng như cái chết đắt giá của các Thánh Tử Đạo… Và Chúa không để các ngài bị thua thiệt, Chúa đã ân thưởng các ngài nhãn tiền ngay tại thế qua những dấu lạ thật diệu huyền.

Từ điều suy nghĩ trên đây, tôi lần đọc lại những lời dạy của tổ tiên được trao truyền lại cho người Việt Nam qua những câu ca dao tục ngữ, những truyện cổ tích, và những lời hay ý đẹp của cổ nhân, tôi sung sướng nhận ra những tia sáng tương hợp. Quả vậy, tuy không mang chất liệu siêu nhiên, nhiều câu ca dao tục ngữ, nhiều câu truyện cổ tích và nhiều lời hay ý đẹp của cổ nhân là những dấu chứng hùng hồn về phong thái của các Đấng Tử Đạo: Vì Chúa, vì Đức Tin Công Giáo, nhưng cũng vì những xác tín tôn giáo và luân lý cổ truyền, vì những đức tính bao gồm trong tam cương ‘Thiên Địa, Quân Thần, Phụ Mẫu’ và ngũ thường ‘Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín’ mà các thánh tiền nhân đã bình thản chấp nhận và can tràng chịu đựng mọi vu khống, mọi hành hạ, mọi án tử… đồng thời hân hoan được Trời thương nâng đỡ, ban sức mạnh và cho nhiều dấu lạ làm vinh danh Thiên Chúa và dân tộc… Tóm lại, các Thánh Tử Đạo không chỉ làm chứng về tình yêu dâng lên cho Thiên Chúa, nhưng còn biểu dương các tinh túy tôn giáo, luân lý và văn hóa của dân tộc.

Từ những gợi ý trên đây, tôi sẽ trình bày năm điểm trong bài viết mang tên là ‘Thiên Đạo chí công’ nghĩa là ‘Đạo Trời thật công bằng’: 1) Những lời dạy của tổ tiên. 2) Những hiểu lầm đáng tiếc 3) Những vu oan ác nghiệt. 4) Những hành nhục và tử nhục. 5) Những dấu lạ ân thưởng.

I. NHỮNG LỜI DẠY CỦA TỔ TIÊN

1. Trong ca dao tục ngữ

• Ai cũng biết: ‘Trời không đóng cửa đuổi ai’, ‘Trời nào có phụ ai đâu’, ‘Trời sinh Trời chẳng phụ nào’, ‘Khi nên Trời giúp công cho’. ‘Ở hiền gặp lành, những người nhân đức trời dành phúc cho’. ‘Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong’. ‘Thiên đạo hảo hoàn’.

• Bởi vì ‘Thiên đạo chí công’, ‘Thiên bất dung gian’, ‘Lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt’. ‘Cứ trong nghĩa lý luân thường, làm người phải giữ kỷ cương mới mầu; Đừng cậy khoẻ chớ cậy giàu, Trời kia còn ở trên đầu còn kinh’. ‘Đạo trời báo phục chẳng lâu, hễ là thiện ác đáo đầu chẳng sai’.

• Cho nên khi gặp gian nan, không thất vọng, không thù oán, nhưng xác tín ngửa mặt lên mà ‘van trời’, ‘vái trời’, ‘có trời biết’, ‘xin trời xét’, ‘xin trời phù hộ’, ‘mong trời biết cho’, ‘vì trời đã định’, ‘xin theo ý trời’… ‘Cóc kêu ba tiếng thấu trời, huống lọ lời cầu của người hiếu trung’…

2. Trong những câu chuyện cổ:

• Sự tích dưa hấu: Anh Mai An Tiêm, vì tin vào thuyết luân hồi, nên tuyên bố rằng ‘mọi vật trong nhà đều là tiền thân của tôi cả’. Nghe vậy, Hùng Vương và các cận thần phản đối cho là vô ơn với Trời và với Vua, nên bắt đi đầy cả gia đình. Tại đảo đi đày, thấy vợ buồn bã, thất vọng vì bị vu oan, nên lâm kiếp đầy ải, Mai An Tiêm đã nói an ủi: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Trời luôn có mắt, cứ phấn chấn lên, đừng sợ’… Rồi khi trồng được dưa hấu thơm ngon, Mai An Tiêm ôm lấy vợ mà nói: “Trời nuôi sống và thưởng công chúng ta thật” (1).

• Truyện tấm cám: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm bị Cám và dì ghẻ lường gạt và đày đọa đủ điều… Nhưng Tấm luôn được Trời phù hộ… Cấu trúc của câu truyện đầy nét thần thoại, tuy nhiên làm nổi bật ý nghĩa: Người đơn thành bao giờ cũng được Trời giúp đỡ, chở che và cho mọi may mắn. Đúng là ‘ở hiền gặp lành’ (2).

• Truyện Quán Tử. Quán Tử là chàng trai nghèo, sống độc thân… nhưng rất hiếu thảo với cha mẹ và tổ tiên, lại nhân hậu đối với mọi người, kể cả loài vật… Nhờ đó mà luôn được đền bù, tránh được mọi rủi ro và được ân thưởng bội hậu. Quả là ‘những người nhân đức, Trời dành phúc cho’ (3).

• Truyện bốn người bạn: Ất, Bính, Đinh, Giáp là bạn thân lâu năm. Nhưng Giáp đã làm nhiều truyện động trời phản bội Ất: cướp vợ của Ất, giết vợ của mình rồi vu khống cho Ất, vu oan cho Ất muốn cướp vợ của Giáp… Vì thế, Ất bị bắt và bị tòa án xử tử. Bính và Đinh biết rõ tính trung thực của Ất, đã đến xin Giáp là người bạn giàu có nhất, cứu nguy cho Ất. Giáp từ chối thẳng thừng và còn vu oan thêm cho Ất… May, vừa lúc đao phủ giơ gươm chém đầu Ất, thì cô đầy tớ của Giáp, cô biết rõ câu chuyện, đã chạy ra xin đao phủ ngưng tay, và cô kể cho mọi người hiện diện biết rõ sự thật của câu chuyện… Nhờ đó Ất được tha, tìm lại được vợ. Còn Giáp phải mất nhiều tiền mua chuộc quan tòa, nên cũng được tha. Nhưng lúc Giáp từ tòa án ra về, bị sét đánh chết. Khi người ta khiêng xác của Giáp đi chôn, một con cọp không biết từ đâu nhảy tới và công mất xác của Giáp… Mọi người bảo nhau: ‘Thiên bất dong gian’ (4).

• Truyện Quan Âm Thị Kính: Thị Kính là vợ của Thiện Sĩ. Hai vợ chồng luôn tâm đồng ý hợp. Thế nhưng một hôm Thiện Sĩ đang ngủ ngon, Thị Kính thấy chồng có một cái râu độc, nàng muốn cắt cái râu độc ấy đi. Vừa cầm kéo lên, Thiện Sĩ giật mình dậy hô lớn lên rằng: ‘Nàng cầm kéo muốn giết tôi’. Mẹ chồng nghe vậy cũng ùa vào kết án Thị Kính… Thị Kính bị hành hạ đủ điều và sau cùng bị đuổi ra khỏi nhà… Từ đó, mỗi khi có những vụ oan ức lớn, người ta thường nói: ‘oan như oan Thị Kính’. Vì thế mới có câu ca dao: ‘Chỉ Trời mới thấu tâm can, trước bao oan nghiệt chỉ than với Trời’ (5).

• Trong truyện Kim Vân Kiều: Vào thế kỷ XVIII, ông Nguyễn Du (1765-1820) tác giả của cuốn ‘Đoạn Trường Tân Thanh (Kim Vân Kiều) không ngại viết lên những trường hợp người ta bịa đặt điều ác cho nhau, vu oan cho nhau để thỏa mãn dục vọng tham lam hay trả thù, trả oán. Đây, ông Nguyễn Du nói đến một trường hợp điển hình của một lời vu cáo:

Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,

Rụng rời khung dệt, tan tành gối mai.

Đồ tế nhuyễn của riêng tây,

Sạch-sành-sanh vét cho đầy túi tham!

Điều đâu ai buộc, ai làm?

Này ai dan-dập, giật giàm bỗng dưng?

Hỏi ra sau mới biết rằng:

Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ!

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,

Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.

Không những chỉ có đoàn tham quan ô lại đến phá phách nhà Vương-Ông trong dịp oan ức này mà có thể ở mọi thời, lúc nào cũng có vô số người sung vào đoàn ruồi xanh như thế! (6).

3. Những lời khuyên của tiền nhân.

• ‘Muốn giữ được lương tâm, nuôi được linh tính, cần phải chịu khổ, chịu phiền thì con người mới thuần thục’ (Lưu Trực Trai).

• ‘Lửa bốc cao, nước chảy xuống thấp, thế mà lửa bao giờ cũng thua nước’ (Văn Trung Tử).

• ‘Lấy oán báo oán thì oán chồng chất, lấy đức báo oán thì oán tiêu tan’ (Phật Thích Ca).

• ‘Một bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nhưng gặp trường hợp cần, thì phải hy sinh bản thân để cứu giúp quần chúng’ (Khuyết danh).

• ‘Cắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người’ (Cổ ngữ).

• ‘Vật trong thiên hạ chẳng gì mềm bằng nước, thế mà to vô hạn, sâu vô cùng, mạnh không sức nào địch nổi’ (Hoài Nam Tử).

• ‘Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Có mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu’ (Minh Tâm Bửu Giám).

• Người biết ‘đạo’ tất không khoe, người biết ‘nghĩa’ tất không tham, người biết ‘đức’ tất không thích tiếng tăm lừng lẫy (Trương Cửu Thành).

II. NHỮNG HIỂU LẦM ĐÁNG TIẾC

1. Bầu khí hiểu lầm.

Những cuộc bách hại ác nghiệt đối với đạo Công Giáo từ 1583 đến 1838 bắt đầu từ những hiểu lầm. Tôi trích lại đây một đoạn trong cuốn ‘Lịch Sử Đạo Thiên Chúa tại Việt Nam’, tác giả Hồng Lam ghi rằng: ‘Người Việt Nam ta xưa nay vốn tính tình hòa nhã, trung hậu, không hề có ác cảm với người ngoại quốc, như các giáo sĩ và với người Tây phương đầu tiên đã công nhận. Vì thế mà giáo sĩ mới vào nước ta, đều được dân chúng tỏ vẻ hoan nghênh. Cả đến vua quan trong nước vào thời bấy giờ cũng có ý muốn thân thiện với người ngoại quốc, để bắt chước việc buôn bán trong nước, và có khi cũng để lợi dụng sức mạnh và sự tài giỏi của người vào công việc của mình’. Nhưng tiếc thay, về sau, chỉ vì nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc mà gây nên những mối nghi kỵ giữa người ngoài và người Việt Nam ta, rồi giữa đồng bào Công Giáo với đồng bào lương. Hồi đó các giáo sĩ và các nhà buôn Tây phương thường bị coi là những kẻ do thám, hoặc những người dọn đường cho các nước thực dân Âu châu có ý dòm ngó nước ta. Đạo Thiên Chúa bị coi lầm là một tà đạo có thể làm hại đến thuần phong mỹ tục và những tập quán cổ truyền trong nước. Còn những kẻ theo đạo thì bị coi là đi ngược với luân thường đạo lý, có thể làm đảo lộn trật tự cựu truyền, và lay chuyển cả nền tảng luân lý, và có thể đẩy nước nhà đến sự suy vong. Một ít việc bất ngờ xảy ra, và một số người ghen ghét, đố kỵ hoặc cạnh tranh về vấn đề tôn giáo lại càng giúp cho mối ngờ vực đó tăng thêm’ (7). May thay, giữa bầu khí ngột ngạt vì hiểu lầm như vậy, cũng nổi lên những vì sao muốn xóa tan những vòm mây hiểu lầm. Đó là những vua chúa hay quan quyền ngỏ lời bênh vực hay ca tụng đạo Thiên Chúa, như vua Gia Long (DMAH 2, tr.7), tướng Lê Văn Duyệt (DMAH 2, tr.26) (8), chí sĩ Phan Đình Phùng với khẩu hiệu ‘Lương Giáo thông hành’ (DMAH 3,339)… Nhưng đặc biệt là bản tấu của quan thượng Nguyện Đăng Giai dâng lên vua Tự Đức. Ông nhận xét: “Cách thức của đạo này (Công Giáo) chinh phục lòng người như sau: trước hết họ chinh phục một người, đàn ông cũng như đàn bà, rồi trở thành một gia đình, một xóm đạo. Họ nuôi ăn những người đói kém, cho quần áo những người bị lạnh lẽo, giúp đỡ những người bất hạnh, an ủi những người sầu khổ, họ tụ họp đông để tiễn đưa những người quá cố. Họ không phân biệt quốc gia mà coi mọi người như một, như thân thuộc vậy… Như thế thì làm sao khuyên nhủ họ theo đường lối của chúng ta được? Các sách vở của họ tuy không viết bằng chữ đẹp như của chúng ta, nhưng không chứa đựng những điều gì sai trái nguy hại cho loài người. Các lời giảng dạy của họ chỉ có một mục đích là làm cho con người trở nên đức hạnh và làm ích cho người khác. Họ sống bằng lòng với tình trạng, đóng thuế rất sòng phẳng, không có trộm cướp hay làm loạn. Sáng chiều họ đọc kinh, cố gắng trở nên tốt hơn, hầu được hạnh phúc trên trời… Tôi nghĩ cứ để người Công Giáo sống an bình. Nếu đây là tà đạo, thì ‘sự thật khó hủy diệt còn cái dối trá tự nó sẽ tiêu tan. Chúng ta hãy thực hành đạo chúng ta một cách rầm rộ, để người ta sẽ thấy đạo lý giả trá xấu xa tan biến đi như tuyết tan dưới ánh mặt trời’ (DMAH 3, tr.59-61).

2. Đạo Hoa Lang:

Theo cuốn ‘Để tìm hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII, thì ‘Vào lúc đầu, giáo sĩ chưa biết tiếng, người thông dịch mới hiểu lờ mờ và nói bập bẹ vài ba tiếng Bồ, vì thế việc diễn giảng gặp rất nhiều khó khăn. Người ta cũng chưa biết phải gọi đạo mới này là đạo gì. Thế là người ta đã gọi đạo do người Bồ đưa tới là đạo người Bồ. Gaspar Louis viết: “Thực ra họ cũng nhận đức tin, nhưng chỉ tin theo cách đại khái rằng đạo người Bồ tốt hơn đạo của họ”. Borri kể lại câu chuyện nực cười, khi người ta hỏi xem có muốn theo đạo Kitô không, thì người ta đã nói: “Con nhỏ muốn vào lòng Hoa Lang chăng?” với ý nghĩa là ‘muốn vào đạo Hoa Lang’ tức là đạo người Bồ. Về sau, nhiều người căn cứ vào đó mà hiểu lầm đạo Thiên Chúa là ‘đạo quái gở’, là ‘đạo tà’, là ‘đạo ngoại quốc’. Khi thông thạo tiếng Việt, và nhờ có chữ quốc ngữ, các thừa sai mới cắt nghĩa được cho người ta hiểu: không phải ‘đạo Hoa Lang’ hay ‘đạo của người Bồ’, nhưng là ‘Đạo chung của mọi người, tức là đạo Công Giáo’. Cha A. de Rhodes, trong cuốn ‘Phép Giảng tám ngày’, ngài để nguyên chữ la tinh ‘Ecclesia catholica apostolica’ (9). Thời Chúa Trịnh Sâm, nhiều tín hữu bị khắc trên trán ba chữ ‘Hoa Lang Đạo’ (10). Để đánh tan sự hiểu lầm này, thày giảng Inhaxiô đã thưa cùng chúa Thượng Vương: ‘Kính thưa chúa thượng, đạo hạ thần theo không phải là đạo Bồ Đào Nha, nhưng là đạo của Chúa Trời Đất’ (DMAH 1, tr.37).

3. Không thờ cúng Tổ Tiên:

Đây là một hiểu lầm lớn nhất, tai hại nhất, đánh vào con tim và tâm não của người Việt Nam hơn cả. Câu ‘đi đạo Thiên Chúa là bỏ cha bỏ mẹ’ đã phổ biến từ đó. Không phải chỉ là một sự hiểu lầm của giới bình dân, nhưng cả của giới trí thức và quan quyền, vua chúa. Nhất là sau khi công bố Hiến chế Ex quo sungulari providentia (1742) của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV, cấm mọi hình thức tôn kính người đã mất (11). Hầu hết trong các sắc lệnh cấm đạo đều ‘coi việc không thờ kính tổ tiên là lý do chính yếu’. Chẳng hạn vua Nguyễn Nhạc đã tuyên bố năm 1785 rằng: “Trẫm muốn tiêu diệt đạo Âu Châu, vì nó đã lan tràn trong nước. Đó là giáo phái không thờ kính tổ tiên…” (DMAH 1, tr. 211). Nguyễn Ánh tức vua Gia Long, tuy rất thiện cảm với đạo Thiên Chúa, nhưng không theo đạo, vì đạo cấm thờ kính Tổ Tiên (DMAH 3, tr.3-4). Mở đầu sắc lệnh cấm đạo năm 1833, vua Minh Mệnh tuyên bố: “Ta, Hoàng Đế Minh Mệnh, truyền lệnh cấm các người Tây Phương đến truyền đạo Giatô, vì chúng… không thờ kính Tổ Tiên…” (DMAH 3, tr.34). Rồi đại diện cho giới Nho Sĩ và phong trào Văn Thân, ông Nguyễn Đình Chiểu đã chửi xéo người Thiên Chúa giáo bằng câu thơ:

Thà mù mà giữ đạo nhà,

Còn hơn có mắt ông cha không thờ.

Quả thật, từ các vua chúa, quan quyền và đa số dân chúng chưa hiểu được rằng ‘Hiếu thảo là giới răn thứ IV trong 10 điều răn của Thiên Chúa truyền dạy, cũng như cách thức bề ngoài tuy khác nhưng cốt lõi vẫn là một. Đạo hiếu hay cách thế tôn kính đối với người quá cố mà đạo Công Giáo dạy người tín hữu phải giữ, phải sống còn nghiêm túc và sâu xa hơn… đức hiếu thảo cổ truyền và việc thờ kính Tổ Tiên hiện có’. Sự hiểu lầm này cũng có một phần đáng tiếc về phía các linh mục truyền giáo Phanxicô, Đaminh và Thừa Sai Ba Lê thiếu sự phân biệt nghi thức với niềm tin và vội coi mọi lễ nghi cúng bái là dị đoan, trái tín lý. Hầu hết các vị tử đạo đều bị chất vấn ‘tại sao các ngươi lại bất kính tổ tiên, đó là một tội nặng’. Chúng ta hãy nghe linh mục Laurensô Nguyễn Văn Hưởng trả lời: ‘Thưa quan, nói rằng bên đạo chúng tôi không thờ kính tổ tiên là điều vu khống và bỏ vạ. Người lương lấy cơm, cá thịt, trái cây mà cúng ông bà cha mẹ đã qua đời, còn chúng tôi không dùng những thức ăn mà cúng, vì biết ông bà cha mẹ đã chết rồi, thì không ai ăn được nữa, không còn hưởng nhờ các thức ăn đó. Nhưng chúng tôi nhớ đến ông bà cha mẹ tối sáng. Hằng ngày cầu xin cho các ngài được hạnh phúc trên thiên đàng. Hơn nữa, chúng tôi tuân giữ các lời ông bà cha mẹ răn dạy hầu giữ luật luân lý và làm vinh danh cho các ngài’ (DMAH 3 tr. 114).

4. Một số quan điểm về tôn giáo và phong tục.

Người ta ác cảm với đạo Thiên Chúa vì cho rằng đạo mới này đảo lộn trật tự xã hội và vi phạm tục lệ quốc gia:

• ‘Trời-Phật’ Vì xưa kia Việt Nam nội thuộc nước Tàu nên chịu ảnh hưởng cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo. Đến thời Việt Nam độc lập, thì theo sử chép, vua Đinh Tiên Hoàng là người làm cho đạo Phật lớn mạnh và trở thành như ‘quốc giáo’, đặc biệt về sau vào các triều nhà Lý, nhà Trần. Từ đó người Việt Nam quen miệng kêu ‘Trời Phật’ muốn đồng hóa Phật với Trời hay đặt Phật ngang với Trời. Đến khi đạo Thiên Chúa được rao giảng ở Việt Nam thì quan điểm tôn giáo như trên thay đổi: Trời là Thượng Đế, Tạo Hóa là Thiên Chúa tối cao, duy nhất. Phật không phải là Trời, không thể đồng hàng với Trời, không được coi là Thượng Đế hay Thiên Chúa. Điểm này làm cho nhiều vua quan, nhiều chức sắc Phật giáo và nhiều người dân hiểu lầm và sinh ghét đạo Thiên Chúa.

• ‘Trời-Đất’. Trong thời Bắc thuộc, tức thời nhà Hán đô hộ nước Việt Nam, hai quan thái thú Tích Quang và Sĩ Nhiếp đã du nhập đạo Nho vào nước ta. Đạo Nho phát triển mạnh và đã tạo nên cho nước ta ‘một giới trí thức’ trong đó có vua chúa, quan quyền và nho sĩ. Thời nhà Lê, Nho giáo được coi như quốc giáo. Vì thế quan niệm Trời-Đất (Thiên-Địa, Dương-Âm) được đề cao: Mặc dầu Trời là đấng tối cao chỉ huy mọi vật trong vũ trụ, mọi vật đều có một cha mẹ chung sinh ra là Trời và Đất. Trời sinh ra các ‘loài đực’, đất sinh ra các ‘loài cái’. Đang khi đó đạo Thiên Chúa dạy: Trời hay Thượng Đế duy nhất dựng nên hết mọi vật, kể cả Đất (trong Nho giáo) cũng do Thượng Đế hay ông Trời (trong Nho giáo) dựng nên. Đây là điểm làm cho giới trí thức thời xưa hiểu lầm và chống đối đạo Thiên Chúa.

• ‘Quân-thần, Phụ-tử’: Theo Nho giáo, vua có quyền tuyệt đối trên quần thần và dân chúng. Cũng vậy người cha có quyền tuyệt đối trên con cái, như lời ghi của sử gia Trần Trọng Kim: “… Con phải theo cha, tôi phải theo vua, ai trái với cái đạo ấy, thì mang tội nặng, đáng chém giết” (12). Đạo Thiên Chúa thay đổi quan niệm: chỉ mình Thiên Chúa có quyền tuyệt đối trên mọi người, mọi vật. Tuy nhiên, Ngài kính trọng tự do lương tâm của mỗi người.

• + ‘Đa thê’: Phong tục Việt Nam cho phép người đàn ông cưới nhiều vợ, tục đa thê. Đạo Thiên Chúa dạy ‘chỉ một vợ một chồng’. Chính Nguyễn Ánh đã nói với Đức Cha La Mothe: ‘Đạo của Đức Cha là một đạo tốt lành, nhưng nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được? Tôi không thể nào chỉ cưới một vợ’ (DMAH 2, tr.5).

• ‘Nộp tiền cúng tế’. Khi chưa có những làng Công Giáo thuần nhất, mà còn tình trạng người Công Giáo thiểu số trong một làng, thì vấn đề đặt ra là người Công Giáo có buộc phải góp tiền tổ chức các lễ cúng tế theo phong tục quốc gia nữa hay không? Hai Đức Cha Labarette và La Mothe đã xin với Nguyễn Ánh miễn chuẩn cho người Công Giáo khỏi giữ nhiệm vụ này. Nguyễn Ánh để cho các quan cứu xét. Các quan từ chối và để quyền đó cho các hương chức, vì đây là tục lệ quốc gia (DMAH 2, tr.5).

III. NHỮNG VU OAN ÁC NGHIỆT

Những hiểu lầm đáng tiếc chúng ta vừa nêu lên nhiều khi đã biến thành hay tạo nên những vu oan ác nghiệt. Chẳng hạn:

1. Móc mắt’: Khi thấy Nguyễn Ánh bao dung đạo Thiên Chúa và còn trao hoàng tử Cảnh cho Đức Cha Bá Đa Lộc huấn luyện, nhiều quan trong triều tức giận và muốn bày cớ vu khống đạo Thiên Chúa. Vậy, có một quan lại tố cáo rằng: các thừa sai lấy mắt người chết làm hạt ngọc rồi nhét bông vào mắt thay thế. Vị quan còn nói: ông thấy trong nhà thờ có nhiều hạt ngọc như thế. Nghe vậy, Nguyễn Ánh nói: “Nếu quả có thật như vậy, thì người Công Giáo sẽ bị trừng phạt; ngược lại, nhà ngươi sẽ bị chém đầu”. Ông quan thú nhận là chỉ nghe như thế. Nguyễn Ánh bèn ra lệnh chém đầu vị quan vu cáo này. Nhưng nhờ sự can thiệp của Đức Cha Bá Đa Lộc, ông quan được khoan hồng (DMAH 2,3-4). Thế nhưng, trong đầu óc các quan vẫn còn coi điều vu khống quái ác trên đây là thật. Bằng chứng là năm 1826, Bộ Lễ đã làm kiến nghị dâng lên vua Minh Mạng xin trừ diệt đạo Giatô, trong đó có câu: “…Những người rao giảng khuyến dụ dân theo đường hư hỏng, những người móc mắt người ốm, nếu bị bắt sẽ bị phạt theo trọng tội” (DMAH 2, tr.22). Đến năm 1835, ngay lúc sắp xử lăng trì cha Giuse Marchand Du, quan còn hỏi cha: “Vì lý do gì bên đạo móc mắt người chết?’. – Cha trả lời vắn gọn: “Không bao giờ tôi thấy như vậy” (DMAH 2, tr.82). Mãi tới năm 1856, trong phiên tòa xử cha Laurensô Nguyễn Văn Hưởng (bị trảm quyết 27.4.1856), quan đầu tỉnh Hà Nội còn hỏi cha: “Tại sao khi người ta đau ốm, các đạo trưởng đến khoét mắt đem về làm thuốc cho người ta mến và theo đạo? Cha Hưởng thưa: “Bẩm quan lớn, điều ấy không đúng. Bên Phật giáo họ ghét đạo nên bỏ vạ chúng tôi như vậy. Những người kẻ liệt thì cũng một nửa còn sống, nếu khoét mắt thì họ mù làm sao còn xem được nữa. Vì khi còn khỏe, người ta hay dùng ngũ quan mà phạm tội, nên khi họ ốm đau, chúng tôi đến xức dầu thánh nơi con mắt và chân tay để trừ tội và ma quỷ chứ không làm sự gì khác” (DMAH 3, tr.113-114).

2. Từ vu cáo móc mắt đến các vu cáo quái đản khác.

• Năm 1836 các quan đã làm kiến nghị dâng lên vua Minh Mệnh và vu cáo đạo Công Giáo như sau: “Các thừa sai dùng bánh nhiệm mầu để mê hoặc dân chúng và làm cho họ cố chấp giữ đạo. Các thừa sai còn lấy mắt người chết pha lẫn vào hương để làm thuốc chữa bệnh. Trong khi cử hành hôn phối, đạo trưởng bắt làm những điều đồi bại” (DMAH 2,86).

• Năm 1837 Quan tổng Hào nói với thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần (bị xử giảo 1837) như sau: “Ta nghe nói các linh mục thường móc mắt đàn bà ốm yếu bỏ vào chum nước có chó ngao, rồi lấy nước làm bùa mê rảy trên dân chúng, có thật vậy không?” – Thầy Cần thưa: “Thưa quan, đó là điều bịa đặt vu khống hoàn toàn. Các đạo trưởng rất thành thật và không bao giờ nói dối” (DMAH 2, tr.102).

• Năm 1838, Dưới thời Tây Sơn, tổng đốc Lê Văn Đức đã hạch hỏi thày giảng Phaolô Mĩ: “Tại sao đã có lệnh vua cấm theo đạo mà ngươi còn theo? Trong đạo có những chuyện móc mắt, làm bùa mê, rồi các đạo trưởng thông gian với phụ nữ…”. – Thầy Mĩ trả lời: “Thưa quan lớn, chúng tôi xả thân cầu đạo, nếu có khoét mắt người nào thì anh em con cái họ để chúng tôi sống chăng? Nếu trong đạo chúng tôi có chuyện đồi tệ như quan tố cáo, thì chúng tôi dạy bảo ai được. Mà nếu chúng tôi đi tu, lại ăn ở thể ấy thì vợ chồng người ta để chúng tôi đến nhà mình nữa chăng? (DMAH 2, tr.273).

• Hơn thế, chính vua Minh Mệnh, trong sắc lệnh ra ngày 29.7.1839, còn mạt sát đạo Công Giáo: “Đạo này không tuân giữ luật nước, đầy rẫy sự giả dối, rao giảng những điều phi lý như thiên đàng, nước thánh… các đạo trưởng móc mắt người chết và dụ dỗ đàn bà con gái…” (DMAH 2, tr.289).

3. Vấn đề chính trị.

Từ sự hiểu lầm ‘đạo Thiên Chúa là đạo ngoại quốc, đạo do người ngoại quốc du nhập vào’, triều đình làm sao khỏi nghi ngờ và nghi kỵ? Xưa cũng như nay, nhiều kẻ thù của Giáo Hội vẫn cố tìm cách ghép buộc ‘công trình truyền giáo với việc nước Pháp thôn tính đất nước Việt Nam dưới chiêu bài đòi tự do buôn bán và tự do tôn giáo’ (DMAH 3, tr.124). Tôi nghĩ họ cần có cái nhìn đứng đắn của ông Toan Ánh. Ông viết: “Nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng đạo Thiên Chúa cùng tới Việt Nam với thực dân Pháp. Sự thật, đâu có phải. Đạo Thiên Chúa đã truyền sang Việt Nam từ lâu, trước hồi Pháp thuộc, từ đầu thế kỷ XIV, nhưng sự truyền giáo đã gặp khó khăn, nên sự phát triển không được mạnh mẽ lắm. Thực dân Pháp tới Việt Nam, mục đích của họ cốt để thôn tính đất nước, nô lệ hóa nhân dân, còn công việc khai thông đạo giáo, đó là công việc của các tu sĩ truyền giáo… Và tình thương đã quảng bá đạo Chúa… Tóm lại, Thiên Chúa giáo đã tới Việt Nam trước thực dân và trải nhiều thế kỷ đã lan rộng để ngày nay trở nên một tôn giáo quan trọng tại Việt Nam” (13).

Từ sự hiểu lầm ‘đạo Chúa là đạo ngoại quốc, đạo do người ngoại quốc du nhập vào Việt Nam’, triều đình và giới Nho sĩ đã nghi ngờ các thừa sai và khối Công Giáo, nhất là khi ‘dã tâm của người Pháp muốn thôn tính nước Việt Nam mỗi ngày một hiển hiện’. Tuy nhiên, đọc lại các sắc lệnh, các chỉ dụ cấm đạo của các chúa, các vua cũng như các kiến nghị của các quan triều thần, chúng tôi không thấy một lý do chính trị nào được nêu lên, ngoại trừ khẩu hiệu ‘bình tây sát tà’ của phong trào Văn Thân: ý đồ của họ là cho rằng ‘Nước Việt Nam bị Pháp thôn tính là vì đạo Công Giáo’; ‘Đạo Công Giáo là tả đạo, cần tàn sát và tiêu diệt’. Và họ đã dấy quân thi hành, gây nên bao nhiêu tang tóc trong thời gian 1864-1883 (14). Trước cảnh ‘nước mất nhà tan’ này, chính vua Tự Đức đã ca tụng lòng trung thành của người Công Giáo và công nhận người Công Giáo đã bị vu oan (15) Sau đây là hai vụ vu oan chính trị đáng chú ý:

• Vụ cha Giuse Marchand Du bị nghi là có liên hệ với giặc Lê Văn Khôi. Năm 1833, dân tình chán ghét vua Minh Mệnh, nhiều cuộc nổi loạn bùng nổ. Đáng quan tâm nhất là tại tỉnh Gia Định, Lê Văn Khôi nổi loạn vì uất ức trước thái độ của quan lớn đối với Lê Văn Duyệt. Kể từ tháng 7.1833, giặc Lê Văn Khôi chiếm trọn vùng Nam Kỳ và ông nghĩ rằng: nếu có một thừa sai tây phương ở trong thành thì sẽ nắm phần thắng. Nên ông cho quân đi bắt cha Du lúc ấy đang ở xứ Mặc Bắc. Khi quan Đội Miêng cho lính ập tới, cha Du trả lời: “Tôi chỉ lo giảng đạo mà thôi, việc chiến tranh tôi không biết chi. Nếu Chúa sai tôi đi đánh giặc thì một mình tôi một tỉnh, tôi cũng không sợ”. Đội Miêng bảo: “Trong Thành có đông người Công Giáo lắm. Nếu cha không đi ông Khôi sẽ chém đầu những người Công Giáo”. Vì thế, cha Du để họ bắt dẫn đi… Về sau, cha Du bị bắt và ra trước tòa các quan triều đình. Các quan hỏi cha: “Người ta thấy cha ở trong thành, vậy cha có làm gì giúp giặc không?”. – Cha Du trả lời: “Tôi chỉ giảng đạo và biết có việc giảng đạo mà thôi”. Lần khác các quan lại hỏi: “Ông có giúp Khôi làm giặc không?”. – Cha Du thưa: “Không. Ông Khôi cho quân đi bắt tôi đem về Sàigòn. Việc chiến tranh tôi không biết gì, tôi chỉ giảng đạo, cầu nguyện và làm lễ thôi”. – “Có phải ông đã giúp tên Khôi viết thơ xin quân Xiêm và giáo dân Đồng Nai đến giúp y không?”. – “Ông Khôi ép tôi viết thơ song tôi không chịu và nói cho ông biết, đạo cấm làm chuyện chính trị. Tôi cũng nói: thà chết chứ tôi không làm như thế được. Ông Khôi còn đem mấy thơ đến xin tôi ký vào. Tôi không chịu và xé thơ trước mặt ông”. Sau cùng các quan làm án tâu lên vua Minh Mệnh, xin ‘xử bá đao về hai tội: Là đạo trưởng, không chịu đạp ảnh Thánh Giá, và có dính líu với nghịch tặc’. Vua Minh Mệnh chấp thuận và cho đi xử bá đao ngày 30.11.1835. Đầu cha Du bỏ vào thùng đem rêu rao khắp nơi, sau cùng đem về Huế, bỏ vào cối xay nát ra và bỏ xuống biển (DMAH 2, tr. 73-84).

• Vụ liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng: Thánh Hồ Đình Hy là một quan chức được vua Tự Đức tín nhiệm, trao cho nhiều công tác và thăng quan tiến chức đều, đến tước thái bộc và làm quan tam phẩm. Vì thế nhiều quan triều ghen ghét, tìm cách hãm hại quan Hồ Đình Hy. Vậy, nhân vụ liên quân Pháp và Tây Ban Nha ở ngoài khơi cửa Hàn, lăm le xâm chiếm Đà Nẵng. Các quan triều xấu bụng đã làm đơn dâng lên vua Tự Đức buộc tội quan Thái Bộc là liên lạc với người Pháp, họ xin vua bóc chức quan Hồ Đình Hy và trừng trị xứng đáng. Trong bản án còn nêu lên hai tội: cả gan tin theo tà đạo, lại liên lạc với nhiều đạo trưởng và còn nhờ linh mục Oai cho con đi học ở Singapore. Mặc dầu đã bị tra khảo nhiều lần, Hồ Đình Hy vẫn một mực chối không có liên lạc gì với quân Pháp. Vua Tự Đức tin theo những lời vu khống ác độc của các quan triều, đã y án: quan thái Bộc Hồ Đình Hy bị trảm quyết ngày 22.5.1857 (DMAH 3, tr.150-160).

• Văn Thân vu khống và bày trò gian ác để gây thù oán giữa dân lương với đạo Công Giáo (DMAH 3, tr.331-332):

+ Văn Thân đồn thổi: ‘Đức Cha Sohier đã mang về 400 cân thuốc độc để triệt hại các vua và các quan hầu đem người Công Giáo lên làm vua. Lúc đó, dân lương nào không theo đạo sẽ giết hết’.

+ Đức Cha Theurel địa phận Tây Bắc cho biết: ‘Văn Thân vu cáo người Công Giáo bỏ thuốc độc vào các giếng nước’.

+ Đức Cha Cezon địa phận Trung cho biết: ‘Văn Thân thuê người đi bỏ thuốc độc vào các ao hồ và giếng nước và nếu bị bắt thì nói rằng ‘người Công Giáo thuê’. Đã có 100 người bị bắt và khai rằng ‘Văn Thân đã thuê họ’.

+ Đức Cha Gauthier địa phận Vinh báo động: ‘Văn Thân giả mạo một lá thư mang tên ngài, ra lệnh cho hai họ đạo Hội Yên và Phủ Lý phải cử năm người đi đốt phá và bỏ thuốc độc vào giếng của các làng bên cạnh… Kết quả là hai họ đạo Hội Yên và Phủ Lý bị chính Văn Thân đến đốt cháy’.

+ Văn Thân còn phao lên rằng ‘các thày lang Công Giáo làm thuốc độc bán cho dân. Vì thế một ông lang Công Giáo đã buộc phải uống một lúc hết các thuốc ông bán… Kết quả, ông bị chết vì thuốc hành’.

4. Những vụ khác do các sư sãi, thày phù thủy vu khống và xúi dân khiếu nại:

• Năm 1625, hai nhà sư đã kiện lên chúa Sãi rằng: người Công Giáo bỏ bê tổ tiên và tục lệ quốc gia. Vịn vào đó, chúa Sãi ra lệnh ‘không ai, dù là Công Giáo, được bỏ bê các lễ lạy trong làng’ (DMAH 1, tr.12).

• Năm 1627, các thày cúng và sư sãi lại tố cáo với Trịnh Tráng: các lễ nghi bên đạo là một phù phép giết người, và xin chúa Trịnh canh chừng kẻo các thừa sai phù thủy giết hết các nhân tài và tướng giỏi để chuẩn bị nổi loạn dễ dàng. Họ cũng vu khống là các thừa sai liên lạc với nhà Mạc và chúa Nguyễn trong Nam. Đặc biệt cha Đắc Lộ là một phù thủy cao tay. Vì thế chúa Trịnh ra lệnh cấm dân chúng không được liên lạc với các đạo trưởng tây phương và không được theo đạo Giatô giả dối… (DMAH 1, tr.107-108).

• Năm 1663 các sư sãi lại vu khống và khiếu nại lên chúa Trịnh: người Công Giáo phá chùa, bẻ tượng… Sự hiện diện của đạo Công Giáo là nguyên cớ gây nên tai ương mưa lụt, hạn hán… Nghe vậy, vua Cảnh Trị ra lệnh cho các quan đi các làng, thấy có ảnh đạo phải tịch thu và bắt dân Công Giáo phải tuân giữ các tục lễ cúng bái của làng xã và của quốc gia (DMAH 1, tr. 122-123).

• Năm 1698 các thày phù thủy và sư sãi lại xúi dân làng Thương Lo làm đơn tố cáo lên chúa Minh Vương: Người Công Giáo bẻ gãy tượng phật, phá chùa và lấy các đồ thờ. Minh Vương cho người đi điều tra thì, chùa không hư hại gì và tượng Phật đã gãy tay từ hai chục năm trước (DMAH 1, tr.70-71).

IV. NHỮNG HÀNH NHỤC VÀ TỬ NHỤC

Hệ quả của những hiểu lầm và vu cáo như trên là các cuộc bắt đạo cứ từ từ bùng nổ, các chúa, các vua, các quan chức đều nuôi lòng ghen ghét, hoài nghi, và tìm mọi lý do, mọi hoàn cảnh khả dĩ để tiêu diệt đạo Công Giáo, nhất là thời vua Minh Mệnh, Tự Đức và phong trào Văn Thân. Trong nước dần dần thành hai khối ‘một bên là lương dân, quan quyền và vua chúa, một bên là dân Công Giáo với các thừa sai và thày giảng’. Một bên có quyền, có quân, một bên chỉ có niềm tin để chịu đựng mọi thua thiệt, mọi đàn áp, mọi hành nhục và tử nhục với tinh thần hiền lành, kiên nhẫn, can tràng… vẫn một lòng kính vua chúa, quan quyền, thương cha mẹ, yêu đồng bào… nhưng thờ Chúa là trên hết…. Thánh Philippê Phan Văn Minh đã diễn bầu khí bách hại đó như sau:

Lừng lẫy oai hùng tiếng đã rân,

Chỉ truyền cấm đạo khắp xa gần.

Thánh đường chốn chốn đều tiêu triệt,

Giáo hữu người người chịu khổ tân.

Linh mục giảo lưu, hình giảm khốc,

Cận thần trảm quyết, lính đồ thân.

Há rằng vương đế làm nhân chánh,

Sao nỡ phiền hà hại chúng nhân.

(Bắt đạo thơ)

Như trên chúng ta thấy, hơn ba trăm năm đạo Công Giáo, hay các linh mục, thày giảng và giáo dân nam nữ, già trẻ, đều sống trong bầu khí ‘nghi ngờ, vu oan và bách hại’. Ít có thời gian được ‘tương đối bình an’. Tuy có một vài tiếng nói của vua chúa hay quan quyền bênh vực khen lao đạo Công Giáo, vì quyền lợi hay vì thời cơ, đều èo ẹt như một tia sáng nhỏ giữa đêm khuya mịt mù. Ai bảo vua Gia Long hay Nguyễn Ánh là người bênh vực đạo? (xem DMAH 2, tr.3-6). Ai bảo tiếng nói của quan triều Lê Văn Duyệt (DMAH 2, tr.26), hay Nguyễn Đăng Giai (DMAH 3, tr.59) được lắng nghe và xoay chiều tình thế có lợi cho đạo Công Giáo?…

Mọi người Công Giáo sống trong ‘bản án tập thể’ là theo đạo ngoại quốc, đạo ‘hoa lang’, đạo ‘Bồ Đào Nha’; mang trên má hai cụm từ ‘hoa lang đạo’ hay ‘tả đạo’; bị coi như những người khờ dại, đần độn, để người ta quyến dũ và mê hoặc, ‘bỏ đạo quốc gia đi theo đạo Giatô dạy điều giả dối, điên rồ và phi lý…’. Khiếu nại cùng ai, khi nhà bị cướp, bị đốt, bị chiếm? Nuối tiếc chi được khi bó buộc ra khỏi nhà, đi sống ‘phân sáp’ hay lưu đày… Đúng như lời thánh Phaolô nói: “đành chịu mọi thua thiệt để được Chúa Giêsu!”. Nếu là linh mục hay thày giảng, các ngài phải ẩn tránh, lén lút, trốn hết nhà này qua nhà khác, tránh mọi dòm ngó của quan quyền, lính tráng hay ‘những người dân ghét đạo’. Nhiều khi phải trốn ẩn dưới hầm, ngoài đồng, trong rừng…

Khi bị bắt, lập tức mang gông, ngồi cũi, dẫn bộ về nộp cho quan huyện, quan tỉnh… để vào tù đợi ngày ra xử. Nhiều trường hợp các quan đòi tiền mua chuộc. Ngày ra tòa trước mặt các quan là ngày bị hỏi cung, bị dụ dỗ, bị nguyền rủa, bị buộc tội, bị những trận đòn 50, 100, 150 roi, tuỳ theo là roi mây, roi trượng, roi đuôi trâu, roi móc thịt… Bị đánh nhừ tử, và trở lại tù… Sau hai, ba lần hỏi cung và tra tấn, các quan lập biên bản, tức làm bản án, nộp lên hoàng đế. Khi hoàng đế ‘y án’, các quan sẽ thi hành bản án. Có nhiều loại án, hoặc đánh đòn và nộp tiền phạt rồi tha về đặc biệt đối với thường dân và phụ nữ; có khi bị bỏ chết đói trong tù; có khi thả vào chuồng voi cho voi giẫm chết, có khi bị lưu đày xa quê hương và làm công dịch, có khi bị lưu đày hay phát vãng đến tận miền xa xôi, nước độc…. Hầu hết các vị tử đạo, nhất là các giám mục, linh mục, thày giảng, quan chức hành chánh, sĩ quan hay binh lính thuộc quân đội và các chức sắc trong họ đạo, đều bị xử tử. Xử tử bằng hình thức xử giảo, chém đầu, xử trảm, lăng trì, bá đao, xử tử bêu đầu ba ngày, xử tử ném xác xuống sông sâu hoặc biển khơi, có trường hợp còn bỏ đói, chôn sống hay thiêu sống!

Có lẽ tử đạo đau đớn nhất và nhục nhã nhất là trường hợp của thánh linh mục Giuse Marchand Du: Ngài bị xử bá đao ngày 30.11.1835 tại họ Thọ Đúc (Huế). Ngài bị trói vào thập tự, miệng ngậm đầy đá sỏi và khóa lại bằng tre, để khi chịu đau kêu không ra tiếng. Vào giờ xử, lý hình tháo cha Du ra khỏi thập tự, trói vào cọc. Hai tên lý hình một người cầm kìm, một người cầm dao để xẻo ra từng miếng thịt. Hai tên lý hình khác đứng bên đếm từng miếng thịt lắt ra và ghi vào sổ. Sau hồi trống lệnh, lý hình xẻo trán cha Du trước để da phủ xuống che kín mắt của cha, sau đó lấy kìm lôi hai vú ném xuống đất. Lần lượt lý hình lấy kìm bấm và lôi thịt ra từ hai bên mông, cắt đứt ném xuống đất. Lúc ấy cha Du không còn sức nữa, gục đầu xuống và linh hồn về với Chúa. Thấy cha đã chết, tên lý hình cầm đao sắc, kéo đầu lên và chém đứt cổ, bỏ đầu vào thúng vôi. Lý hình xô xác cha xuống đất và tiếp tục cắt thân thể cha ra thành trăm mảnh, hết bổ dọc đến bổ ngang như bổ xẻ một khúc cây. Vì cha Du sống khắc khổ, chịu hành hạ nhiều nên không còn máu chảy ra. Khi xong xuôi tất cả, lý hình gom các miếng thịt vụn lại bỏ vào mấy thúng rồi đem nộp cho quan để vất xuống sông. Còn đầu bỏ vào thùng đem bêu khắp nơi trên đất nước. Đầu cha Du tới Hà Nội ngày 02.01.1836. Sau cùng đầu cha Du được đưa về Huế bỏ vào cối xay nát ra và ném xuống biển. Không ai giữ được một di tích nào của cha Du (DMAH 2, tr.84).

Đọc lại cái chết tử đạo của tiền nhân, đặc biệt cái chết đau thương của cha Du, ai lại không thấy hữu tình, hữu lý, những lời Thánh Thi của Kinh Chiều lễ các Thánh Tử Đạo:

Muôn thử thách, vì Chúa đâu xá kể,

Không hé một lời oán trách thở than,

Chẳng xôn xao, lòng thơ thới yên hàn,

Trước sau vẫn hiền hòa luôn kiên nhẫn.

Hay lời thơ của thánh linh mục Phlippê Phan Văn Minh:

Dĩ nhược thắng cương minh chứng rõ,

Kiếp sau hiện hữu sống muôn đời

V. NHỮNG DẤU LẠ ÂN THƯỞNG

‘Phúc cho anh chị em, là những kẻ bị người ta gièm pha, vu khống đủ điều và bách hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng phấn khởi, vì phần thưởng dành cho anh chị em thật lớn lao’ (Mt5, 11-12). Vâng, các thánh Tử Đạo tiền nhân của chúng ta đã thấu hiểu lời chúc phúc của Chúa Giêsu hơn ai hết. Các ngài cũng nằm lòng những lời dạy của tổ tiên chúng ta nêu lên ở trên (số I). Lời chúc phúc của Chúa Giêsu và những lời dạy của tổ tiên đã ăn sâu vào xương tủy máu huyết của các ngài, nên các ngài can tràng chấp nhận mọi hy sinh vì đức tin, mặc ai gièm pha, nghi kỵ, vu khống và bách hại. Những trận đòn nhừ tử, những cái chết đau thương không làm các ngài suy giảm đức hiền hoà và nhẫn nhục. Các ngài ý thức rõ các ngài chết cho ai, chết vì ai. Tất cả vì Chúa, vì quê hương, vì dân tộc, vì đồng lúa của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam, vì phần rỗi của mình và của đồng bào… Các Thánh Tử đạo là những người bỏ mọi sự đi theo Chúa đến tận cùng. Các ngài đáng được Chúa thưởng bội hậu trên thiên đàng, và ngay ở trần thế. Phần thưởng bội hậu của các thánh trên trời, chúng ta chỉ biết hân hoan chúc mừng theo lời Chúa dạy ‘thật bội hậu, thật lớn lao’, và theo mức độ cảm nghiệm hạn chế của chúng ta hay như lời Giáo Hội thường hát:

Thật khôn tả, nguồn vinh quang vô tận,

Chúa dành cho bậc tử đạo anh hùng:

Áo huy hoàng thắm đỏ máu tôi trung,

Đây rực rỡ mũ triều thiên chiến thắng…

(Thánh thi kinh chiều 2 lễ Tử Đạo)

Còn những phần thưởng Thiên Chúa ban cho các thánh Tử Đạo tại Việt Nam ngay ở trần gian, thì ngoài đời sống gương mẫu, ngoài tinh thần can đảm chịu đựng mọi gian lao vì đức tin, và dũng lực chấp nhận cái chết đau thương vì danh Chúa mà chúng ta có thể nhận ra nơi mỗi vị, chúng ta cũng có thể dựa vào những điều lịch sử ghi lại để nêu lên như những dấu chứng tiêu biểu về ‘phần thưởng bội hậu’ mà Thiên Chúa dành để cho các tôi trung của Chúa. Quả vậy, đọc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, đọc truyện mỗi vị tử đạo, đã được phong thánh hay chưa, là người bản xứ hay người ngoại quốc, chắc chắn không ai dám phủ nhận: ‘những dấu chứng về phần thưởng bội hậu ngay ở trần gian, thật phong phú dưới nhiều dạng thức’. Chúng ta không thể nêu lên hết, dưới đây chỉ là những dấu chứng độc đáo nơi một số vị tử đạo mà thôi:

1. Năm 1663: Ông Alexi Đậu là con trai của một thương gia Nhật, và bà mẹ, người Việt Nam Công Giáo. Bà bị voi dày chết vì đạo. Khi đi ra Pháp trường với người bạn tên là Toma Nhuệ, ông mặc áo lụa trắng mới, bình tĩnh vui vẻ lạ thường. Khi lý hình chém đầu ông Toma, ông Alexi Đậu còn nói vui vẻ: “Bạn tôi đã đi hết đoạn đường và đoạt chiến thắng. Bây giờ đến lượt tôi đi theo”. Rồi ông đưa đầu cho lý hình và hỏi xem đã đúng cách chưa. Khi lý hình đã chém đứt cổ và tung đầu lên, người ta còn nhìn thấy vẻ mặt tươi vui suốt hai ngày liền. Hơn thế, ông Alexi Đậu còn hiện ra với người lính đã chém đầu mình, trong đoàn ngũ các thánh hân hoan, và cám ơn người lính đã giúp mình đạt được ước nguyện (DMAH 1, tr.51).

2. Năm 1658, thời chúa Trịnh Tráng, ông Phanxicô là người Công Giáo tử đạo đầu tiên của Giáo Hội miền Bắc. Ông đã đổ máu ra để làm cho công việc truyền giáo của các thừa sai trổ sinh nhiều kết quả phong phú. Đặc biệt Chúa đã làm nhiều phép lạ thưởng công ngài và các thừa sai không thể kể hết. Sách vở còn ghi: Nhờ khấn nguyện với ông Phanxicô, một giáo dân đã chữa lành 30 người bị quỷ ám. Nhờ khấn nguyện với ông Phanxicô, một cô gái tỉnh nghệ an đã cứu người mẹ hấp hối hồi tỉnh và khoẻ lại bình thường. Một người khác đi trong rừng, gặp một cụ già nằm liệt sắp chết, đã cầu khấn với ông Phanxicô, rồi lấy nước làm phép cho cụ già uống, cụ liền khoẻ lại và trở về nhà (DMAH 1, tr.110).

3. Năm 1723, thời chúa Trịnh, cha Bucharelli bị bắt với 9 giáo dân. Cả 10 người bị giam trong chuồng voi. Ngày 11.10, các ngài bị dẫn ra pháp trường. Cha Bucharelli khích lệ giáo dân: “Chỉ còn ít giờ nữa, chúng ta sẽ được tự do, thoát khỏi đời sống trần thế khổ cực này, Thiên Chúa sẽ dắt đưa chúng ta lên trời”. Đoàn người anh hùng bước ra pháp trường cách vui vẻ giữa tiếng kêu của xiềng xích và tiếng cầu kinh. Lương dân, quân lính và lý hình rất bỡ ngỡ về thái độ bình tĩnh vui tươi của các ngài. Tới Đồng Mơ, nơi hành quyết, cha Bucharelli quì xuống đất, cất lời cầu nguyện sốt sắng, 9 giáo dân cũng làm theo: hai tay đưa ra sau, nghển cổ lên cho lý hình làm việc bổn phận. Từng cái đầu một rơi xuống, máu nóng tuôn chảy chan hòa tưới đỏ khu đất. Trời tối sụp lại. Các lý hình vội vã đi về, để lại cho dân chúng tự do thấm máu và tôn kính các anh hùng tử đạo. Những người lương dân chứng kiến vụ việc, nói với nhau: “Đạo Công Giáo là một đạo thánh, không sớm thì muộn, Trời sẽ báo oán cho những người thánh này” (DMAH 1, tr. 158).

4. Năm 1745, thời chúa Trịnh Doanh, cha Tế và cha Đậu dòng Đaminh, bị lính dùng gươm chém đầu ngày 22.1.1745. Dân chúng chen nhau thấm máu đào của hai cha. Tối hôm ấy, xác hai cha được tắm rửa và an táng tại xứ Kẻ Bùi. Nhưng hai xứ Trung Linh và Trung Lễ đòi quyền được chôn cất xác của hai cha. Vì thế, một tuần sau, Đức Giám Mục cho phép đào xác hai cha lên để đưa về Trung Linh mai táng trong nhà thờ. Lạ thay, xác các ngài không bốc mùi thối, nhưng mọi người đều ngửi thấy một hương thơm lạ lùng thoát ra… (DMAH 1, tr.179). Chứng kiến cái chết của cha Tế và cha Đậu, một tên lý hình đã thốt lên: “Rồi đây đói kém và thiên tai sẽ đổ xuống trên chúng ta. Tại sao cứ phải giết các đạo trưởng không hề trộm cắp giết người? Chúng ta đều biết rõ họ là đấng thánh”. Lòng tôn kính các đấng anh hùng tử đạo đã lôi kéo nhiều người đến mộ các ngài để cầu nguyện… Nhiều người đã được ơn lạ. Như trường hợp sau đây mà ông Giuse Can đã thề là chuyện có thật: “Thầy già Khiêm đã kể lại cho tôi nghe truyện lý hình Chân Nhuệ đã bắt cha Đậu trước đây, bị đau ốm lâu dài. Sau khi nghe biết cha Đậu đã chết vì đạo thánh, thì ông ta hối cải cầu xin với cha Đậu phù hộ, ông ta được khỏi bệnh cách lạ lùng. Ông ta đã từ bỏ thần phật đã theo đạo do cha Đậu rao giảng trước đây”. Một trường hợp khác được kể lại là người giữ chùa bị đau nặng, dù đã cầu đảo các thần phật và chạy chữa thuốc men nhưng vẫn không khỏi. Một người Công Giáo đến thăm, lặng lẽ nhúng miếng vải đã được thấm máu đào của cha Đậu vào ly nước rồi cho bệnh nhân uống mà không nói gì cả. Bệnh nhân vừa uống hết ly nước thì khoẻ mạnh lại. Ông từ giã chùa và sau xin trở lại đạo (DMAH 1, tr.188-189).

5. Năm 1798, cha Gioan Đạt, người Thanh Hóa, bị trảm quyết và được Chúa cho nhiều dấu lạ xảy ra nhờ lời cha Đạt bầu cử. Nghe vậy, Đức Cha Monger coi sóc địa phận Tây Đàng Ngoài, đã ra lệnh tìm nhân chứng tường thuật lại cuộc tử đạo của cha Đạt. Có ba bài tường thuật đầy đủ. Một bài của y sĩ Huyền Trang, một bài của thày Tăng cùng bị giam với cha, và một bài của thày Benoit Huy. Ngoài ra có nhiều nhân chứng kể lại những phép lạ Chúa ban cho cha Đạt làm, như trường hợp sau đây: Ông Phêrô Vũ Văn Thang kể lại “Cháu trai của tôi bị chứng bệnh đau bụng kinh niên, nhiều khi đau kinh khủng, không thuốc nào chữa được. Tôi liền đi đến mộ cha Đạt đọc năm kinh Lạy Cha, năm kinh Kính Mừng, rồi nhổ vài ngọn cỏ trên mộ ngài đem về nấu nước cho cháu uống. Vừa uống xong bát nước, cháu khỏi bệnh ngay, không đau lại nữa”. Một người khác cũng làm chứng “Tất cả nhà tôi đều tin chắc rằng cậu Đam được chữa khỏi là do lời bầu cử của cha Đạt” (DMAH 1, tr.244).

6. Năm 1833, thời vua Minh Mệnh, cha Phêrô Tùy bị xử trảm tại Thanh Trì (Hà Nội). Ngay khi đến nơi hành quyết, trời bỗng nhiên u tối vì mây đen bao phủ. Những người lý hình nói với nhau: “Ông này có phải là một vị thần không mà trời bỗng dưng ra tối tăm làm vậy?” Thày Bernard Thu làm chứng về đời sống và cuộc tử đạo của cha Tùy như sau: “Nhiều lần tôi nghe kể lại những phép lạ do lời bầu cử của cha thánh nhưng chưa ai viết ra. Tuy nhiên, riêng tôi, tôi tin chắc chắn rằng nhiều lần khi tôi chữa trị cho các bệnh nhân nan y, tôi thường cầu khấn với cha Tùy, chính ngài đã chữa họ lành. Tôi cũng biết chắc một sự kiện khác là đang khi lương dân không làm sao ngăn chặn được sâu phá hoại mùa màng, tôi liền chạy đến cầu nguyện với cha Tùy và rảy nước thánh trên ruộng lúa. Lời cầu nguyện của tôi được chấp nhận. Mọi người sửng sốt thấy ruộng của họ bị sâu phá hoại còn ruộng của tôi thì trổ bông. Tôi cho họ biết lý do và họ ca ngợi Đấng Tử Đạo… Mấy năm sau người ta cải táng và đem xác cha về Pháp. Khi mở mộ ra, người ta ngửi thấy mùi thơm tho dịu ngọt tỏa ra và nước trong bao quanh xác ngài. Nhiều bệnh nhân uống nước này và được khỏi bệnh lập tức. Một số người khác giữ nước này để khi đau sẽ dùng tới” (DMAH 2, tr.50-51).

7. Năm 1837, cha Tân bị xử lăng trì tại Sơn Tây. Khi tiếng chiêng nổi dậy, năm người lý hình tiến ra, chặt đầu cha Tân và phân thây làm bốn miếng. Họ vất ra xa từng miếng một, trừ miếng bụng, họ mổ ra lấy gan của ngài chia nhau mà ăn. Vì họ nghĩ rằng: ‘ăn gan của người chết vì đạo, họ sẽ được thừa hưởng lòng can đảm’. Khi cuộc xử đã bế mạc, một y sĩ Công Giáo, hai người lính và hai chị nữ tu ở lại lượm nhặt các phần thân thể của cha Tân đem về chôn ở làng Chiêu Ẩn. Qua năm 1838, giáo dân xứ Bách Lộc mới cải táng đưa xác cha Tân về chôn trong nhà kho của nhà dòng Mến Thánh Giá. Từ đó giáo dân quen đến viếng và gọi là nhà mồ. Người ta kể rằng: dân chúng tranh nhau thấm máu cha Tân, vì họ nghĩ: ‘Máu bên đạo thiêng lắm, đem về nhà thì quỷ không dám quấy phá nữa’. Người ta còn thuật lại hai phép lạ đã xảy ra do lời cha Tân bàu cử. Một lần có quan quân lùng bắt, nhà dòng mang đồ đạo chạy lên rừng trốn, đêm về nhà thì thấy nhà sáng trưng như có người thắp đèn. Lần khác, có đám nhà cháy, các bà chạy đến cầu nguyện tại mồ cha Tân, lập tức đám cháy ngưng lại, lửa lụi xuống (DMAH 2, tr. 97-98).

8. Năm 1838, cha Phêrô Nguyễn Văn Tự bị trảm quyết tại Nam Định. Khi lý hình vung gươm chém đầu lìa khỏi cổ và tung lên ba lần cho mọi người thấy như tục lệ vốn có, thì dân chúng, Công Giáo và bên lương, chen nhau thấm máu của cha Tự. Người ta chen lấn nhau đến nỗi một số người ngã trên vũng máu và làm cho cả đám người dấy máu của đấng Tử Đạo. Nhiều phép lạ đã xảy ra, chứng tỏ Thiên Chúa muốn cho mọi người ta hiểu của lễ hy sinh mà cha Tự đã dâng lên cho Thiên Chúa, đẹp lòng Ngài biết bao nhiêu. Vừa khi cha được dẫn tới nơi xử, thì trời bỗng dưng tối sầm lại và có ba tràng sấm vang dội. Rồi khi đầu cha rơi khỏi xác, một đoàn chim sẻ từ đâu bay tới đậu chung quanh như để chào đón linh hồn thánh thiện của cha. Một người Công Giáo lấy khăn tay thấm máu cha, lạ lùng thay, ông thấy ba hình in trên vải: một hình cha Tự, một hình tên đao phủ và một hình bối cảnh của pháp trường. Một em bé ngoại đạo mắc bệnh đau bao tử đã lâu năm, người ta cho em uống một ly nước có hòa thêm máu của cha, tự nhiên em được khỏi bệnh hẳn. Cậu Thanh con quan Tuần đã lấy được một miếng vải của cha thánh, nhiều người muốn mua lại, nhưng cậu không bán. Cậu quen nói: ‘Từ khi tôi có miếng vải này, tôi hết bị ma quỷ quấy nhiễu’. Theo lời thày giảng Tín, một tên lính ăn xôi cúng, bị quỷ nhập, thầy lấy nước thánh rảy lên, nó chỉ cười. Ông Loan nhớ ra mình còn giữ được cái kiếm lý hình đã chém cha Tự. Ông ta lấy ngay thanh kiếm ép vào cổ người bị quỷ ám, lập tức anh ta được lành. (DMAH 2, tr.229-230).

9. Năm 1838, y sĩ Giuse Lương Hoàng Cảnh bị xử trảm tại Bắc Ninh. Tới nơi xử, người ta tháo gông của cụ ra, bắt cụ quỳ cúi đầu xuống. Một hồi chiêng vang dội, lý hình chém đầu cụ rơi khỏi cổ. Lương dân xô nhau thấm máu và xâu xé tấm áo cụ mang trên mình, đến nỗi quan và lính không sao cản ngăn nổi. Sau đó người ta chôn tạm xác cụ ở bên sườn đồi. Hai người lương đã ăn cắp xác cụ Cảnh và đòi người Công Giáo phải trả 36 quan tiền mới trả lại. Trên đường đi đến nghĩa trang, người ta bó buộc phải có đò mới qua sông được. Thế mà hôm nay, khi tới sông Câu, đò đã không có, nước lại dâng cao. Những người Công Giáo hộ tống xác cụ Cảnh quỳ xuống sốt sắng xin Chúa cho có đò hay phương thế nào để đưa xác cụ Cảnh qua sông. Lạ thay, nước xuống thật nhanh chưa từng có. Người ta có thể đi qua sông dễ dàng, đem được xác cụ Cảnh tới nơi họ muốn an táng cụ. Mọi người hân hoan cám ơn Chúa và coi đó như một phép lạ Chúa làm để ân thưởng người tôi trung của Ngài (DMAH 2, tr. 234).

10. Năm 1838, cha Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm bị xử giảo tại Đan Sa. Nếu trong bản án của cha Điểm quan tỉnh vu cáo là ‘ngài đã dùng phù phép kín đáo để dụ dỗ người ta theo đạo’, thì khi ngài vừa bị xử giảo, Thiên Chúa đã cho ngài làm nhiều phép lạ vinh danh Chúa. Khi cải táng cha Điểm về Hướng Phương có xảy ra một sự lạ: một cậu học sinh ăn cắp một miếng xương đốt ngón tay của cha Điểm đem về nhà chơi. Không bao lâu, cậu lên cơn đau bụng kinh khủng. Cha Tự biết chuyện, liền bảo cậu phải đem trả lại đốt xương. Cậu học trò vâng lời đem để trên mộ cha Điểm. Lập tức cơn đau bụng chấm dứt và không bao giờ trở lại nữa. Hai chuyện khác: một gia đình Công Giáo ở gần mộ của cha Điểm. Họ sợ khi có bắt đạo, họ sẽ bị liên lụy. Vì thế một đêm khuya, họ cả gan ra san bằng mộ của cha Điểm. Chỉ hai hôm sau, người chồng bị tai nạn chết cách đau thương. Người vợ hối hận, nhận tội và cầu nguyện xin cha Điểm thứ tha. Cũng tương tự, một nông phu dám dắt trâu đến ăn cỏ và đạp lên mộ của cha Điểm. Trâu của ông bỗng nhiên liệt hai cẳng sau. Ông sợ quá, vội khấn xin cùng cha Điểm, trâu của ông mới đặng khỏi (DMAH 2, tr. 268-269).

11. Năm 1839, ông Toma Nguyễn Đệ bị xử giảo tại Cổ Mễ. Sau khi quân lính buộc dây vào cổ ông Đệ và kéo cho chết nghẹt, dân chúng ùa vào thấm máu và lấy các di tích của ngài. Giữa nửa đêm, một người Công Giáo chạy vào vác xác thánh Đệ đưa về Kẻ Mốt. Ông kể lại câu chuyện xảy ra trong khi ông vác xác thánh như sau: “Tôi vác xác thánh vào lúc nửa đêm. Bất chợt xác ngài tỏa ra ánh sáng chỉ đường cho tôi phải đi về đâu. Khi tới bờ sông tôi rất lo lắng vì tôi biết chắc chắn không có đò vào giờ đó, thì làm sao tôi qua được bờ bên kia? Nhưng trái với ý nghĩ của tôi, lúc đó nước rút xuống rất thấp đến nỗi tôi có thể lội qua bờ bên kia cách dễ dàng. Hơn nữa, khi tôi đến làng Kẻ Mốt, tôi thấy cổng làng đã mở, dù cổng làng luôn đóng chặt vào lúc ban đêm. Tôi vác xác thánh vào nhà thờ và đặt trên bàn thờ. Lúc đó không có đèn sáng trong nhà thờ, nhưng có ánh sáng phát ra lạ lùng từ xác của vị thánh. Thật là một dấu lạ!” (DMAH 2, tr. 372).

12. Năm 1840, thày Toma Toán bị kết án ‘bỏ đói tới chết’. Khi quan biết thày Toma đã chết thật, quan truyền chôn xác thày cùng một chỗ quen chôn xác tù nhân. Ông Phêrô Dần và hai giáo dân khác đã đút tiền để lấy xác thày cho vào quan tài và chôn cất tử tế. Sắp sửa chôn thì có hai người đàn bà đã giúp thày trong tù, chạy đến xin được nom thấy mặt thày lần cuối cùng. Nắp quan tài được mở ra, mọi người kinh ngạc khi thấy mặt thày chiếu sáng với một vẻ đẹp siêu thoát. Họ liền cắt lấy một ít tóc của thày và chia nhau giữ làm kỷ niệm. Thày được chôn cất lại như cũ (DMAH 2, tr. 437).

13. Năm 1842, cha Phêrô Khanh bị xử trảm tại Hà Tĩnh. Người ta kể: hôm xử án cha Khanh trời nắng đẹp khắp nơi. Thế nhưng, lúc 10 giờ sáng, cha Khanh vừa quỳ xuống cầu nguyện trên pháp trường thì tự nhiên trời sập tối, rồi đến khi cha Khanh bị chặt đầu, thì trời lại đổ mưa thật lớn trong vòng ba phút. Người lương đi coi rất đông, thì thầm với nhau: ‘Tại sao trời nắng mọi chỗ, chỉ có nơi xử là mưa?’ Hoặc: ‘Xử cụ đạo có mưa làm vậy là sự lạ!’. Ngay khi cha bị chém đầu, đồng bào ùa vào thấm máu. Tính ra có tới 500 tờ giấy thấm máu cha Khanh. Dù là mùa hè, thân xác của cha Khanh vẫn thơm tho, không mùi hôi thối, nét mặt vẫn tươi tốt, máu chảy ra vẫn đỏ đến nỗi nhiều người tưởng cha Khanh chưa chết. Khi cha Nghiêm hỏi: “Tại sao xác cha Khanh vẫn mềm hè?”. Dân chúng thưa: “Bẩm vì xác thánh thì mềm!”. Xác cha Khanh được an táng trong nhà thờ họ đạo. Một số ơn lạ được ban xuống cho người kêu xin, nhất là việc được sinh con dễ dàng, nhờ lời bầu cử của cha Khanh (DMANH 3, tr. 37-38).

14. Năm 1857, cha Phaolô Lê Bảo Tịnh bị xử chém tại Nam Định. Trong thời gian từ 1831 đến 1838, khi còn là thày giảng, nhiều lần thầy Phaolô được Đức Giám Mục sai đi Macao đón các thừa sai và lấy đồ về cho nhà chung. Lần cuối cùng đồ hàng bị cướp, thày Phaolô phải lưu lại Macao một năm để thưa kiện và lấy lại đồ đã bị cướp. Rồi trong một đêm Đức Mẹ đã hiện ra nói với thầy: “Phaolô, Phaolô, khi về Việt Nam, con sẽ phải chịu khổ vì đạo”. Thầy không tin, thày tưởng một mỹ nhân nào đến cám dỗ, nên thầy hỏi lại bằng tiếng latinh, tiếng việt, tiếng trung hoa. Hỏi tiếng nào, Đức Mẹ trả lời bằng tiếng ấy: “Ta là Đức Bà Maria”. Dầu vậy thầy Tịnh vẫn không tin cho tới khi bị bắt ở Thạch Tổ năm 1841 (DMAH 3, tr.131).

15. Năm 1858, cha Đaminh Mầu bị chém đầu tại Hưng Yên. Cha nổi tiếng về lòng yêu mến kinh Mân Côi, cha luôn đeo chuỗi Mân Côi bên ngoài cổ. Xác cha Mầu được giáo dân đem về an táng trong nhà thờ Mai Lĩnh tỉnh Hưng Yên. Trước tòa án điều tra năm 1864, nhiều người đã làm chứng được ơn lạ nhờ lời bầu cử của cha Mầu: Ông Đaminh Đỗ thuộc họ Đức Bà Thượng Lạc, xứ Kẻ Điền quyết đáp mình đã được khỏi bệnh đau bụng nguy kịch; bà Thị Chi, 50 tuổi, thuộc làng Lập Bái, cũng tuyên chứng mình được khỏi quỷ ám cách lạ lùng năm 1884; Ông Cai Thìn, người lương, cũng quả quyết mình được khỏi bị quỷ ám nhờ cầu khấn trên mộ cha Mầu (DMAH 3,tr.197).

16. Năm 1861, ba Đức Cha Vọng (Liêm), Đức Cha Tuấn và Đức Cha Vinh cùng bị trảm quyết một ngày tại Hải Dương. Bản án cấm không một ai được vào thấm máu các ngài. Nhưng khi hành quyết ba đấng xong, các quan đi về hết, dân chúng tự do ùa vào thấm máu của ba Đức Cha và họ được chứng kiến nhiều phép lạ, xảy ra ngay từ lúc hành quyết, như trời tối sập lại, hương thơm tỏa ra từ thân xác của các ngài, những đàn bướm trắng đến đậu trên xác các ngài. Riêng đầu của ba Đức Cha, sau ba ngày bị bêu nắng, đã được giáo dân bày mưu chiếm lại: Giáo dân đãi lính canh ăn một bữa cơm thật thịnh soạn. Trong lúc lính ăn vui vẻ, giáo dân lợi dụng trời đã nhá nhem tối, lấy ba củ chuối thế vào ba cái đầu bọc trong bao bố. Lính không ngờ, họ đem ba củ chuối ném xuống sông. Còn giáo dân, đứng đầu là ông tổng Oánh, lấy áo gói ba cái đầu của ba Đức Cha đem về an táng trong nhà thờ thánh Gioan ở Yên Dật. Các bà dòng xin cái áo quý đó để giữ làm kỷ niệm, nhưng ông tổng Oánh không chịu. Ông đã dùng chiếc áo này cứu được nhiều bệnh nhân nhờ phúc đức của các Đấng tử đạo: Ba đứa con ông lên đậu mùa, ông tổng Oánh lấy chiếc áo phủ lên chúng, cả ba đứa được khỏi bệnh. Ông cũng giữ được một tấm vải thấm máu Đức Cha Vọng: Hễ soi ra ánh sáng, người ta nhìn thấy cây thánh giá. Còn thân xác ba Đức Giám Mục, sau này, người Công Giáo đã chuộc về với giá 100 quan tiền. Đêm cải táng, nhiều luồng sáng tỏa ra từ thân xác các ngài, thật lạ lùng. Hơn thế, dù đã chôn hơn ba tháng rồi, khi đào lên, cả ba thân xác vẫn còn nguyên vẹn, tươi tốt và tỏa hương thơm ngào ngạt (DMAH 3, tr.290).

17. Thời gian 1883-1886, phong trào Văn Thân và Cần Vương nổi lên tàn sát đạo Công Giáo cách dã man nhất trong lịch sử, từ Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế… đổ vào miền Nam. Nhưng thiệt hại nhất là Bình Định: có 8 thừa sai, 7 linh mục, 270 nữ tu, 24.000 giáo dân bị giết chết. Ngoài ra toà giám mục, 2 chủng viện, 10 tu viện, 17 nhà mồ côi, đều bị tàn phá. Các họ đạo cũng chung số phận, chỉ có hai họ đạo thoát nạn. Chính trong cuộc tàn sát này, Đức Mẹ đã hiện ra cứu chữa dân làng Trà Kiệu (DMAH 3, tr. 336-338)

* * * * *

Đức Giáo Hoàng Gregoriô XVI (1834-1846) được nhiều sử gia như Goyau và Schmidlin tặng khen là ‘vị giáo hoàng truyền giáo của thế kỷ XIX’. Ngay khi vừa lên ngôi, ngài đã quan tâm đến những cuộc bắt đạo đẫm máu tại Việt Nam và Trung Hoa. Riêng với Giáo Hội non trẻ tại Việt Nam, đức Grêgoriô XVI đã phát động một chiến dịch có tầm mức hoàn vũ, xin mọi Kitô hữu cầu nguyện đặc biệt cho giáo dân được kiên trì trong mọi thử thách. Đồng thời, năm 1840, ngài viết thư yên ủi và khích lệ tinh thần can đảm sống đức tin, tuyên chứng đức tin và chết vì đức tin của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam. Ngài viết “Các con thân yêu, các con là những người đã can đảm không chối đạo, các con đừng bao giờ nản lòng vì những khốn khổ, hãy ngước mắt trông lên trời nơi dành cho những người chiến thắng đạt được triều thiên bất tử. Ngày gian khổ thì vắn vỏi, nhưng theo sau bao nhiêu an ủi và phần thưởng dồi dào và hạnh phúc trường sinh đang chờ đợi chúng con. Các con sẽ không phải chịu bắt bớ hành hạ tàn nhẫn mãi như vậy đâu. Sẽ có ngày, các con được lau sạch nước mắt, được thoát khỏi cơn bão táp khủng khiếp và sẽ được an bình phụng sự Thiên Chúa hằng sống và chân thật”. Lời của Đức Thánh Cha Gregoriô XVI đã tóm tắt những gì chúng ta trình bày trong chương sách này. Ngài cũng mở ra cho chúng ta một viễn tượng tương lai ‘sau cơn giông trời lại sáng’, ‘sau gian lao thử thách sẽ có trời mới đất mới’ hay như lời Chúa chúc phúc: “Phúc cho anh chị em khi bị người ta gièm pha, vu khống, bắt bớ và giết hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh chị em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12). Nói một cách khác sát với chủ đề của bài viết: tiếp theo những gièm pha, vu khống, hình nhục và chết nhục là những dấu lạ ân thưởng tại thế, báo hiệu ‘phần thưởng bội hậu trên trời’. Cũng có thể nói vắn gọn theo văn hóa Việt Nam: “Thiên Đạo chí công”, Đạo Trời thật công bằng!.

——————

(1) Nguyễn Đồng Chi, ‘Kho tàng truyện Cổ Tích’ 1, tr. 7-13.

(2) Nguyễn Đồng Chi, sd 4, tr. 211-223.

(3) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr.12-15.

(4) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr. 148-154

(5) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr. 105-110.

(6) Phạm Đình Tân, ‘Tâm Hồn Việt Nam’ (1988), bài ‘Nguyễn Du, thi sĩ đau khổ’, tr.54.

(7) Hồng Lam, ‘Lịch sử đạo Thiên Chúa tại Việt Nam’, 1944, Đại Việt xuất bản, Huế, tr.23-24. Đoạn này được Trịnh Việt Yên trưng lại trong cuốn ‘Máu Tử Đạo Trên Đất Việt Nam’. 1949, tr. 19-20. Có hai việc đáng tiếc to lớn và tai hại là ‘tranh dành vấn đề quyền hành và cãi nhau về vấn đề nghi lễ thờ cúng tổ tiên’ xem Phan Phát Huồn, ‘Việt Nam Giáo Sử’ I, tr. 188-200.

(8) Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng ba cuốn 1, 2, 3. Trong bài này tôi trưng dẫn nhiều và viết tắt là (DMAH, 1, 2, 3, tr….). Chúng tôi trích dẫn hoặc dựa theo bộ sách của cha Vũ Thành, vì đọc các chú giải hay thư mục ở phần cuối của mỗi cuốn, chúng tôi yên tâm về nguồn liệu lịch sử liên hệ đến Giáo Hội Việt Nam mà cha đã nghiên cứu và xử dụng.

(9) Nguyễn Khắc Xuyên, ‘Để Hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII’ C.A. 1994, tr. 52-54.

(10) Trịnh Việt Yên, sd, tr. 26.

(11) Đỗ Quang Chính sj, ‘Hòa mình vào xã hội Việt Nam’, nxb Tôn Giáo, 2008, tr.222. Cao Kỳ Hương, ‘Đạo Hiếu của người Công Giáo’, Hà Nội, 2010, tr. 42+48-54. Phan Phát Huồn, sd, tr. 196-200.

(12) Trần Trong Kim, ‘Việt Nam Sử Lược’, 2, tr.186. xem Phan Thiết, ‘Đất Việt, Người Việt, Đạo Việt’ 1995, tr.345.

(13) Toan Ánh, ‘Tín Ngưỡng Việt Nam’ quyển hạ, tr. 17-18.

(14) Xem: Vũ Thành, sd 3, tr.330-339, Phan Phát Huồn, sd 2, tr.512-519. Chúng ta có thể đọc lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim: “Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà việc nông nổi càn dở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru?” (sd 2, tr.289).

(15) Phan Phát Huồn, sd 2, tr.513

Thánh Anê Lê Thị Thành

Mẹ gia đình (+1841)