Video – Nên xem một lần trong đời

Video – Nên xem một lần trong đời

Dòng tên Việt Nam

Trong cuộc sống, có rất nhiều điều làm cho chúng ta dễ thất vọng, chán nản và bỏ cuộc. Khi rơi vào những tình cảnh như vậy chúng ta nên xem đoạn video này, hy vọng nó sẽ  giúp chúng ta tìm được sức sống mới cho cuộc đời tương lai của mình…

httpv://www.youtube.com/watch?v=lvCOsdWZxqQ&list=PLosRt-84-9uQpGtGu3wlbuDX2YT8JetLq

ĐỪNG BAO GIỜ THẤT VỌNG

Cha Matteo Crawley-Boevey.

Cha Matteo Crawley-Boevey.

Cha Matteo Crawley-Boevey chào đời ngày 18-11-1875 tại Arrequipa bên nước Peru và qua đời ngày 4-5-1960 tại Valparaiso, thành phố nằm về phía Tây Bắc thủ đô Santiago de Chile của nước Chí-Lợi .. Cha Matteo kể lại câu chuyện sau đây :

Tôi được mời đến cử hành Thánh Lễ nơi nhà nguyện riêng của một gia đình Công Giáo quý tộc. Những người trong gia đình có nhã ý mời một người quen đến tham dự Thánh Lễ với họ. Ông này vừa vô thần vừa đi theo bè Tam-điểm. Ông chưa hề đặt chân vào bất cứ thánh đường Công Giáo nào.

Khi mặc xong áo lễ và tiến ra bàn thờ dâng Thánh Lễ tôi trông thấy một người đàn ông đứng thẳng người, đôi tay bỏ sau lưng. Trong khi đó, hai người đàn ông khác ăn mặc sang trọng, quỳ hai bên ông, với thái độ khiêm tốn và sốt sắng. Tôi liên tưởng đến quang cảnh trên Núi Sọ: Đức Chúa GIÊSU bị đóng đinh ở giữa hai tên trộm cướp. Ở đây ngược lại: một tên trộm cướp đứng giữa hai tín hữu ngoan đạo!

Tôi bắt đầu Thánh Lễ và ông ta – dáng diệu vừa thách thức vừa khinh khi – vẫn ưỡn ngực đứng thẳng người. Đến lúc Truyền Phép và dâng Mình Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU, như bị một sức mạnh vô hình nào đó truyền khiến, ông bỗng quỳ sụp xuống. Ông chăm chú ngước nhìn lên bàn thờ với đôi mắt đẫm lệ. Mọi người có mặt đều ngạc nhiên bỡ ngỡ, không biết chuyện gì đã xảy ra???

Thánh Lễ chấm dứt, ông xin gặp tôi và hỏi:
– Xin ngài giải thích cho tôi biết ngài làm gì, khi ngài đến căn phòng này?
Tôi trả lời:
– Tôi đến đây làm gì ư? Tôi đến nhà nguyện này để dâng Thánh Lễ!
Ông lại hỏi:
– Thánh Lễ là gì?
Tôi thắc mắc:
– Xin lỗi, ông có phải là tín hữu Công Giáo không?
Ông nói ngay:
– Không, tôi không tin gì hết!

Tôi tìm lời giải thích:
– Ông biết không, loài người đã phạm tội cùng THIÊN CHÚA. Và THIÊN CHÚA – để ban ơn tha thứ cho loài người – đã sai Con Duy Nhất của Người xuống trần gian. Đó là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Đức Chúa GIÊSU KITÔ vừa rao giảng Tin Mừng Cứu Rỗi vừa làm phép lạ minh chứng cho lời rao giảng của Ngài. Nhưng kẻ thù Ngài bắt Ngài và đóng đinh Ngài trên Thánh Giá.

Nghe đến đây, người đàn ông ngạc nhiên hỏi tiếp:
– Tất cả những điều ngài nói, có gồm tóm hết trong Thánh Lễ không?
Tôi trả lời:
– Thánh Lễ gồm tóm tất cả những điều tôi vừa giải thích. Thánh Lễ diễn lại Hy Lễ Đức Chúa GIÊSU KITÔ hoàn tất trên Thánh Giá để cứu chuộc loài người.

Ông nhìn tôi với cặp mắt mơ màng và nói:
– Vậy xin ngài cho tôi biết, Ai là Người đã đến thay chỗ ngài, lúc ngài dâng Thánh Lễ?

Tôi thắc mắc hỏi lại:
– Tôi không hiểu ông muốn nói gì?

Ông giải thích:
– Vào một lúc, khi có tiếng chuông rung báo hiệu, tôi thấy ngài biến mất và thay chỗ ngài là một Vị có dáng điệu trịnh-trọng uy-nghi, nhưng khuôn mặt buồn thật buồn và trọn Thân Thể Vị Ấy có đầy thương tích. Vị Đó giang hai tay ra và từ thương tích nơi bàn tay, tuôn những Giọt Máu rớt xuống cái chén để trên bàn ..

Ông tam-điểm lúng túng không biết nói là chén gì. Tôi tiếp lời ông:
– Chúng tôi gọi đó là Chén Thánh.

Ông kể tiếp:
– Phải, những Giọt Máu rơi xuống Chén Thánh. Tôi chưa từng chứng kiến quang cảnh nào vừa trang-nghiêm vừa dịu-dàng cảm động như thế! Tôi cảm thấy mình hoàn toàn run sợ trước vẻ uy-linh của Vị Ấy .. Một lúc sau đó, Vị Này biến mất và tôi lại thấy ngài đứng trên bàn thờ như trước. Vậy xin ngài nói cho tôi biết Vị Kia là ai?

Tôi cảm động nói ngay:
– Vị Ấy chính là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Đức Chúa GIÊSU KITÔ bị quân dữ đánh đòn. Đức Chúa GIÊSU KITÔ Mình đầy thương tích và chảy Máu. Đức Chúa GIÊSU KITÔ bị đóng đinh trên Thánh Giá. Đức Chúa GIÊSU KITÔ chịu chết để cứu chuộc chúng ta. Đức Chúa GIÊSU KITÔ cũng muốn trao cho ông ơn tha thứ và ban Tình Yêu của Ngài ..

Sau cuộc đối thoại, ông theo bè Tam-điểm thành tâm thống hối, hoán cải tâm lòng và khiêm tốn xin tôi dạy thêm cho ông biết về giáo lý đạo thánh Công Giáo. Sau đó ông xin nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công-Giáo, Thánh-Thiện, Duy-Nhất và Tông-Truyền.

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt.

Anh chị Thụ Mai gởi

MỘT TÀI TỬ ĐƯỢC CHỮA LÀNH

MỘT TÀI TỬ ĐƯỢC CHỮA LÀNH

http://www.abs-cbnnews.com/entertainment/05/28/14/

Một tài tử người Phi Luật Tân đã chia sẻ về ơn chữa lành mà anh nhận được. Trước đó, anh bị tai nạn ở phòng thể thao làm cho khuôn mặt anh bị nát và đầu anh bị lòi óc ra.

Anh Raymundo kể rằng anh đã nhận được một thị kiến trong lúc nằm điều trị tại bịnh viện sau khi anh bị một cái tạ nặng 95 pounds rớt ngay vào mặt của anh ngày  20/3/2014.

“Tôi ở trong tình trạng mê sảng. Tôi không mở mắt được trong vòng 3 tuần lễ. Tôi nghĩ mắt trái tôi bị mù. Bỗng dưng tôi nhận được 1 thị kiến về tương lai của mình. Thị kiến cho tôi thấy rằng tôi trở lại với công việc như trước và mọi sự Diễn ra tốt đep.”

“Tôi nghe một tiếng nói lớn mà không biết tiếng nói ấy xuất phát từ đâu. Dường như tiếng nói đến từ mọi phía. Tiếng nói bằng tiếng Anh:

‘Con sẽ chịu đau có 6 ngày thôi. Vào ngày thứ bẩy, Ta sẽ cho con khỏi bịnh, bởi vì Ta có một sứ mạng cho con. Ta muốn con tiếp tục làm những gì mà con đang làm.’

“Thế là tôi đáp lại tiếng nói trong tâm trí tôi. Rồi tôi nghĩ rằng có lẽ mình đang tưởng tượng. Khi mình ở trong tình trạn đau đớn thì mình chỉ muốn nghe những gì mà mình thích mà thôi.”

“Tiếng nói bảo tôi hãy cố gắng ngồi lên và tìm câu trả lời. Tiếng nói bảo tôi rằng tôi có đủ sức mạnh để ngồi hẳn lên. Và lúc ấy, tôi thấy thị kiến khuôn mặt Chúa Giêsu. Tôi vội gọi mẹ tôi vì mẹ đang ngủ nơi chiếc ghế gần giường bịnh của tôi. Khi mẹ tôi nhìn nơi chiếc mền của tôi thì bà cũng thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu.”

“Khuôn mặt Chúa Giêsu hiện lên nơi tấm mền trong bịnh viện ngày 20/3/2014. Tôi vội vàng lên tiếng xin lỗi Chúa Giêsu vì tôi nghi ngờ sự hiện diện của Ngài.”

“Trong những ngày kế tiếp, các bác sĩ lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy khuôn mặt của tôi mau lành, các vết thương bắt đầu khép lại, kể cả cái đầu có lòi óc ra.

Các bác sĩ đồng ý sẽ giải phẫu cho tôi vào ngày 25/3/2014. Họ sẽ làm cho cái mũi bị gẫy dập được lành, đôi mắt, xương má của tôi được sửa lại, và họ đóng kín phần sọ bị lòi óc ra. Nếu cuộc giải phẫu thành công thì tôi sẽ không bao giờ bị bịnh kinh phong làm cho co giật.”

“Đến ngày thứ bẩy, tôi mở mắt ra và nhìn thấy mọi sự bằng hai con mắt. Tôi mượn một cái gương soi. Lạ lùng thay, mọi sự trên khuôn mặt tôi đã trở lại bình thường đúng y như lời Chúa Giêsu đã tiên tri, và những gì các bác sĩ nói rằng không thể chữa lành được thì nay tôi đã được chữa lành hoàn toàn vào ngày thứ bẩy.”

Theo anh Raymundo thì phép lạ xẩy ra qua là nhờ lời cầu bầu của Mẹ Thánh Ignacia del Espiritu Santo. Mẹ của anh Raymundo làm việc thiện nguyên cho một trung tâm chữa lành cũng mang tên vị chân phước này.

“Gia đình tôi nghĩ rằng sự chữa lành này là để góp phần làm nên phép lạ thứ hai để rồi Toà Thánh Vatican có đủ điều kiện phong thánh cho bà chân phước. Mẹ Ignacia sinh vào thập niên 1660s.”

“Trước đây tôi không nói nhiều về tôn giáo. Tôi đã thấy một người phụ nữ trong đêm ở bịnh viện. Lúc đầu tôi tưởng là Đức Mẹ Maria nhưng khi tôi nhìn thấy tấm hình của Mẹ Ignacia thì tôi biết rằng đúng là mẹ vì y phục và cách đứng ngồi của mẹ giống y như bức hình.”

Sau khi được chữa lành khỏi tai nạn trầm trọng làm cho anh suýt chết, anh Raymundo nói rằng anh học được nhiều bài học tốt như tha thứ, có thái độ tích cực, và có đức tin sâu đậm hơn.

Khi được hỏi về người huấn luyện viên thể thao giúp anh khi tai nạn xẩy ra thì anh Raymundo nói rằng:

“Nếu tôi không bao giờ tha thứ cho anh ta thì tôi không có đủ thái độ tích cực để tiếp tục sống, phải không? Và nếu tôi không có đức tin thì tôi sẽ tuyệt vọng. Nếu không có đức tin thì tôi sẽ không còn ý chí để sống. Vì tôi có đức tin mạnh và biết rằng cuộc sống vẫn đáng sống nên tôi có lý do để sống mà không bỏ cuộc.”

Kim Hà
31/5/2014

Lay Chúa, cứu vớt kẻ lạc đường …

Lay Chúa, cứu vớt kẻ lạc đường …

Chuacuuthe.com

VRNs (31.05.2014) – Sài Gòn – Tôi tin là trong đời Linh Mục, mình được Chúa ban cho có “cái duyên gặp gỡ” khá đặc biệt, đó là được gặp rất nhiều người Tân Tòng từ vô thần mà trở nên tín hữu, từ đảng viên mà thành con cái Thiên Chúa. Thoạt tiên không để ý, cứ nghĩ như chuyện tình cờ ngẫu nhiên, nhưng rồi khi mọi sự đã diễn ra, tạm gọi là xong xuôi đầu đuôi trọn vẹn, nhìn lại tất cả, tôi ngỡ ngàng buột miệng ồ lên một tiếng vui nhè nhẹ nhàng trong lòng: đúng là có cái duyên !

Bản thân tôi cuộc đời đến hôm nay vừa tròn 55 tuổi, sinh ra và lớn lên trong miền Nam trước biến cố 75, chẳng có dính líu gì đến Đảng CS, gọn một tiếng, tôi không thích, ghét nữa là khác, mà đúng hơn, phải nói là… sợ ! Ghét là ghét cái chủ thuyết CS ấy, và sợ là sợ cái lý lẽ “cứu cánh biện minh cho phương tiện” chắp vá vay mượn của Machiavelli, không từ một trò độc ác tàn bạo nào mà không làm để đạt cho bằng được mục đích của họ. Vậy chứ với con người đảng viên chung chung, tôi chỉ thấy ghê ghê, ngại ngại, cũng thấy tội tội họ nữa, vì hầu hết đã bị chiêu dụ cuốn hút vào với Đảng CS trong những cơn xoáy lịch sử kinh khủng của đất nước tôi trong hơn 80 năm vừa qua.

Ấy thế mà rồi, trong khoảng mấy mươi năm trở lại đây, khi tôi buộc phải sống chung với những người theo CS, phải chịu lấy cái ách của chế độ CS, tôi đã gặp gỡ được khá nhiều người CS trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đặc biệt đến nỗi tôi phải gọi đó là có “cái duyên” với họ.

Trong bài viết này, tôi chọn kể lại 3 trong số rất nhiều “cái duyên gặp gỡ” như thế…

Chuyện thứ nhất:

Tôi còn nhớ một kỷ niệm thật xúc động năm 2001. Dạo ấy, sau khi tôi chịu chức Linh Mục âm thầm từ năm 1998 ở trong Nam, gia đình anh chị ruột mãi sau mới biết, còn dòng họ nội ngoại tuyệt nhiên không có chuyện “vinh quy bái tổ” với lại tiệc tùng liên hoan chi cả, tôi xin Bề Trên cho về phục vụ Giáo Phận Bắc Ninh là quê nội tổ xa xưa của mình. Một lần có dịp xuôi từ Bắc Giang về Hà Nội, tôi cố gắng dò tìm cho ra những người họ hàng nội ngoại còn sót lại. Cuối cùng tôi gặp được anh Q. của tôi.

Anh Q. 72 tuổi, là con trai út của bác Cả, còn tôi lúc ấy 42 tuổi, là con trai út của ông Ba. Bước qua cổng ngôi biệt thự tương đối là “oách” giữa lòng thủ đô Hà Nội nhà dân san sát chen chúc, tôi ngờ ngợ anh Q. phải là một cán bộ “oách” tương xứng. Anh em gặp nhau lần đầu, chỉ mấy lời xác định tông chi trong họ là một già một trẻ cách nhau 30 năm, ôm chầm lấy nhau. Anh Q. tỏ ra ân hận, kể chuyện xưa, lúc anh mới 16 tuổi đã thoát ly gia đình năm 45 để theo Việt Minh, làm một chú vệ quốc quân. Ông nội chúng tôi biết được, vốn dĩ đã ghê sợ người CS với chủ trương Tam Vô ( vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc ), đã bắt bác Cả phải đi lôi cổ anh con trai ham vui về, nện cho một trận gãy đôi cả cây phất trần. Vậy mà chứng nào tật nấy, anh Q. tôi lại bỏ nhà ra đi cho đến năm 54, nghe tin ông nội mất đã mấy năm, mới dám lò dò về thăm nhà dù lúc ấy đã là một anh… CA coi trời bằng vung !

Đến một lúc câu chuyện thân tình, anh Q. khóc nấc lên, nắm lấy bàn tay chú em họ nhỏ hơn đến 30 tuổi, nói một hơi trong nghẹn ngào:

“Giêsu Ma lạy Chúa tôi, đâu có bao giờ anh nghĩ trong họ tộc nhà mình lại có được một Linh Mục như em. Cuộc đời anh, anh thề với em, anh tuy là CA nhưng anh chưa hề làm chuyện gì sai với lương tâm. Em xem, anh bỏ Đạo theo Đảng, Đảng bố trí cho lấy vợ cũng đảng viên CA, nhưng lý lịch anh suốt đời vẫn cứ bị xếp hạng hai, họ không tin anh nên anh chỉ được làm chân CA bàn giấy… Giêsu Ma, lạy Chúa tôi, đấy, lâu lắm rồi bây giờ gặp em, anh mới dám gọi “Giêsu Ma”. Của đáng tội, biết đâu đấy em nhỉ, nhờ vậy mà anh không có dịp phạm tội ác chăng ? Anh hứa với em, em thông cảm cho anh, em là Linh Mục, em xin Chúa tha thứ cho anh. Bây giờ anh về hưu rồi, chỉ vài năm nữa thôi, sau khi mấy đứa con anh nó ổn định kinh tế chính trị cả rồi, không ngại trù giập gì nữa, anh xin trở lại với Chúa, em giúp anh nhé…”

Thật tiếc là tôi đã không còn có dịp gặp lại anh Q. Tối hôm ấy, bà chị dâu họ của tôi, vợ đảng viên CA của anh Q., khi biết tôi là “cố đạo” đã thay đổi hẳn thái độ, anh em tôi trò chuyện với nhau chỉ được khoảng nửa giờ mà bà ấy cứ đảo qua lượn lại, đuổi khéo tôi bằng cách thúc ông chồng uống thuốc rồi còn phải đi nghỉ.

Tôi ôm ông anh già khọm tội nghiệp lần cuối rồi ra về. Âu cũng là “cái duyên gặp gỡ”, vâng, một lần “gặp” duy nhất nhưng chắc là cũng “gỡ” được khá nhiều những nút rối dày vò ân hận trong tâm hồn một đảng viên CS trót lạc đường.

Chuyện thứ nhì:

Năm 2006, khi vừa phôi thai Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống của DCCT, Nhóm BVSS Sàigòn được thành lập với hơn mười chị em, trong số này có cô T. Cô T là người miền Nam, vì tế nhị tôi chưa bao giờ hỏi cô đầu đuôi chuyện vợ chồng cô đã theo Đảng như thế nào, chỉ biết cô tìm đến với Nhóm BVSS trong nước mắt của sám hối vì đã một lần phải theo chính sách Nhà Nước mà trót phá thai.

Gần như những chuyển biến trong tâm hồn cô T. xảy ra cùng một lúc và rất nhanh, rất mạnh. Cô T. được người quen rủ đi dự các buổi cầu nguyện với Thánh Kinh tại DCCT. Phần tôi thì lại thường được mấy anh chị đứng đầu nhóm này mời dâng Thánh Lễ cho họ vào buổi tối sau những buổi học hỏi và cầu nguyện. Nhiều lần trong các bài giảng, xoay đi xoay lại với nội dung bài Tin Mừng một hồi, thế nào tôi cũng đề cập đến thảm họa nạo phá thai tại Việt Nam, đặc biệt kinh khủng tại Hà Nội và Sàigòn.

Tôi tha thiết ngỏ lời xin anh chị em hiệp ý cầu nguyện, rồi cụ thể hơn, xin họ hãy là những “chiến sĩ BVSS” được Chúa Thánh Thần sử dụng trong một cuộc chiến không cân sức, giữa một bên là cả một lý thuyết sống vô thần, một chính sách kế hoạch hóa gia đình được hậu thuẫn bởi luật Nhà Nước cho tự do phá thai, và một bên là những người dân bình thường, với “vũ khí” trên tay chỉ là tràng chuỗi Mai Khôi, nỗ lực sống theo nền văn minh Tình Thương và văn hóa Sự Sống mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã kêu gọi.

Cô T. và chắc nhiều người khác nữa, cuối cùng đã được Chúa Thánh Thần tác động. Họ trải qua một nỗi xót xa dữ dội khi nhận ra trong quá khứ họ đã bị Nhà Nước CS lừa dối tinh vi xảo quyệt suốt mấy chục năm liền. Chính cô T. và nhiều người phụ nữ khác đã kể tất cả cho anh em Linh Mục chúng tôi sự thật phũ phàng, họ đã ngu ngơ dại dột tin vào những lời tuyên truyền khéo léo, rằng phôi thai mới hình thành mấy tuần chỉ là… cục thịt, chỉ là giọt máu, loại bỏ đi thì chẳng có tội vạ gì mà sợ, ngược lại còn là có công với chính sách dân số, được thưởng, được khen vì biết “dừng lại ở hai con”. Hành vi giết người, giết chính con mình được che đậy dưới các mỹ từ “hút điều hòa kinh nguyệt”, “kế hoạch hóa dân số”… Mỉa mai là Trung Tâm Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Em lại là nơi phá thai đạt thành tích cao nhất !

Cuối cùng thì cô T. đến xin tôi cho cô được… xưng tội. Cô nói cô không phải là người Công Giáo nhưng thật sự sám hối vì đã trót phá thai. Tôi phải thuyết phục một hồi cô T. mới hiểu ra để bắt đầu xin học đạo để theo Chúa. Ngày cô được tôi đổ nước cũng là ngày cô chính thức trả thẻ Đảng.

Từ nay, trong việc BVSS, cô T. hăng hái và can đảm kỳ lạ. Luôn luôn cô tin là được chính Chúa Giêsu sai đi cứu một người sắp phá thai nào đó. Và thường thì cô chiến thắng vẻ vang. Dù vậy, cô vẫn khiêm tốn bảo đó là công của Mẹ Maria, Thánh Bổn Mạng kính yêu của cô, chứ đối với cô, chỉ là nỗ lực “đái công chuộc tội” mà thôi !

Khi đến chơi nhà dịp Tết, ông chồng của cô T. lúc ấy còn đang làm trong ngành du lịch, đã tự ý khất với tôi xin cho ông một thời gian nữa, ông cũng sẽ theo Chúa, ông bảo bây giờ bà xã cứ đi học Giáo Lý với cha thế nào thì về nhà thế nào cũng giảng lại cho ông, ông đã tin Chúa, nhưng xin chờ mấy năm nữa, về hưu, ông sẽ toàn tâm toàn ý theo đạo…

Chuyện thứ ba:

14053100

Một ngày đầu tháng 4 vừa qua, tôi được cha Thoại báo tin với một sự dè dặt chừng mực: nhạc sĩ Tô Hải muốn được rửa tội theo Chúa. Lễ An Táng thầy giáo Tân Tòng Phêrô Đinh Đăng Định vừa xong, dư âm về quang cảnh, bầu khí Thánh Lễ ở DCCT, và đặc biệt là bài giảng thấm thía của cha Nguyễn Thể Hiện, biết đâu tất cả những điều ấy làm cho cụ Tô Hải xúc động rồi nhất thời cụ nẩy ra ý xin theo đạo ?!? Anh em chúng tôi không dám võ đoán thêm, quyết định phải đến thăm tận nhà cụ, lắng nghe trực tiếp tâm sự và ước nguyện của cụ xem sao.

Thú thật là trước dịp này, tôi chỉ được nghe biết rất ít về cụ, một thoáng về cuốn “Hồi ký của một thằng hèn” gây chấn động dư luận trong và ngoài nước của cụ, thế thôi. Đi thang máy lên đến tầng 11, thoạt bước vào căn hộ chung cư của cụ, tự dưng tôi cảm thấy như bước vào nhà một người thân quen tin cậy nhau từ lâu. Cách tiếp đón của vợ chồng cụ thật niềm nở hồn hậu. Ngoài ra còn khá đông anh chị em thân hữu khác, đôi bên chào hỏi nhau ríu rít. Hóa ra được điện thoại của cha Thoại, gia đình cụ gọi người này người kia đến, cứ như là đón thượng khách !?!

Thế rồi ngay trong buổi sơ giao, tôi và cha Thoại đã thấy rõ Lòng Tin của cụ Tô Hải vào Chúa là chín chắn xác thực, không phải chuyện xúc động nhất thời, hời hợt bề ngoài. Chúng tôi có vội vàng lỡ hứa với cụ sẽ cử hành các Bí Tích gia nhập đạo cho cụ vào Thánh Lễ Xa Quê cầu nguyện cho Hòa Bình và Công Lý Chúa Nhật 27 tháng 4 tại DCCT. Cụ và mọi người mừng lắm… Đến khi về nhà bàn bạc với các Bề Trên mới thấy như vậy vội quá, cụ còn tương đối minh mẫn sáng suốt, sức có yếu, thở có khó, phải ngồi một chỗ, nhưng không phải là trường hợp nguy tử, rất cần có thêm thời gian giúp cụ những điểm căn bản của Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.

Vậy là trong mấy tuần tiếp theo trong tháng 5, tôi tìm đến với cụ Tô Hải, lúc nào cũng rủ thêm mấy bạn trẻ Nhóm Fiat, có ý sẽ giúp cụ tiếp nhận những chân lý cốt yếu của Tin Mừng Chúa Giêsu. Tiếng là đến giúp Giáo Lý, nhưng của đáng tội, lần nào cũng vậy, tôi chỉ ngồi yên chăm chú lắng nghe, còn cụ thì thao thao bất tuyệt, lắm khi sặc nước bọt hoặc hụt hơi thở không kịp. Tôi thật sự tôn trọng với những giờ phút mở lòng bộc bạch chân thành của cụ, lịch sử đất nước như diễn lại với trận đánh Điện Biên Phủ tàn khốc năm 1954, với vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bi thảm năm 1956, với bao nhiêu là máu và nước mắt, bất công và dối trá… Còn các bạn trẻ thì cứ tròn xoe mắt trước một chứng nhân lịch sử tự giới thiệu là quá… hèn vì “đã 62 năm sống trong lừa dối và đi lừa dối mọi người”, nhưng nay thì hết hèn, dứt khoát lột trần tất cả sự thật !

Thế rồi, như ơn Chúa soi sáng, đến đúng chỗ cần phải trình bày Giáo Lý Tin Mừng thì tôi tìm ngay được khoảng hở để nói chen vào. Một lần tôi nhẹ nhàng đề nghị cụ sáng tác một bài hát như ông đại úy Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác trong tù biệt giam bài “Khỏe re như con bò kéo xe”… Chỉ mới nghe có thế thôi mà cụ phản ứng nhanh và mạnh: “Nói thật với cha, điểm nào tôi cũng kính phục ông Cầu, chỉ có mỗi chuyện ông ấy bảo phải quên hết, tha thứ hết, không oán thù chi nữa, thì tôi dứt khoát không đồng ý ! Làm sao mà tha thứ được chứ, càng nghĩ càng giận, càng uất hận cái lũ tàn ác với nhân dân và phản bội tổ quốc chứ !”

Nói xong, cụ mệt vã ra, thở hổn hển và tay run lập cập. Tôi nhỏ nhẹ nói: “Cụ ơi, cụ theo Chúa Giêsu thì rồi cụ cũng sẽ sống, sẽ cư xử như Ngài đấy. Ngài bị kẻ dữ nó đánh, nó chửi, nó vu khống, nó kết án chết oan uổng, vậy mà cụ biết không, Ngài thưa với Cha của Ngài: “Xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Thưa cụ, Chúa Giêsu kịch liệt lên án tội ác nhưng Ngài lại không bao giờ lên án tội nhân. Vậy mai này cụ theo Chúa Giêsu rồi, cụ vẫn là cụ lâu nay, can đảm, dõng dạc, mạnh mẽ lên án tội ác, nỗ lực sống điều thiện để cái ác dần dần bị đẩy lui và không thể làm hại con người nữa, nhưng chuyện hận thù thì cụ sẽ buông rơi tất cả, chỉ hát Kinh Hòa Bình của ông Thánh Phanxicô mà cụ yêu quý tự ý chọn làm Thánh Bổn Mạng, thậm chí cụ còn cầu nguyện cho chính những bọn ác biết cải tà quy chánh…”

Có lẽ cụ Tô Hải lần đầu tiên nghe được một luận chứng kỳ lạ như thế, cụ bâng khuâng thinh lặng một lúc, các nếp nhăn trên khuôn mặt vị lão trượng 88 tuổi đời như giãn ra, ánh mắt như rạng lên sau cặp kính dày cộm, rồi cụ sực tỉnh nhớ lại tinh thần của Nguyễn Trãi, cụ móm mém đọc chậm rãi: “Lấy chí nhân mà thay cường bạo, đem đại nghĩa để thắng hung tàn”. Mà đây, Tin Mừng của Chúa Giêsu còn cao trọng hơn đường lối của bậc anh hùng xưa trong việc trị quốc, bình thiên hạ. Nếu tôi không nhìn lầm, cụ đã khóc ! Và tôi tin đó là giọt nước mắt của Metanoia…

Chúa Nhật 25.5.2014 vừa qua, đúng giờ hẹn, cụ Tô Hải có mặt, ngồi trên xe lăn, quần áo màu nâu nhạt rất nhã, thắt cà vạt chỉnh tề, được người thân đẩy vào trước gian kính Mẹ Hằng Cứu Giúp trong Nhà Thờ. Tôi vắn tắt giới thiệu cụ trước cộng đoàn rồi đích thân chuẩn bị các nghi thức tiếp nhận cụ. Sau bài giảng, Bí Tích Thánh Tẩy và Bí Tích Thêm Sức được long trọng cử hành, cha Vũ Khởi Phụng là người đỡ đầu cho cụ. Có thể nhận thấy hai cụ già cách nhau gần một con giáp, một Linh Mục Mátthêu, một Tân Tòng Phanxicô, từ nay sẽ trở thành đôi bạn vong niên cùng giúp nhau “sinh hoa kết quả” trong Đức Tin như lời chia sẻ Tin Mừng của cha.

Cha Lê Quang Uy (bên trái) đang ử hành các Bí Tích gia nhập Kitô giáo cho ông Phanxicô Tô Đình Hải.

Cha Lê Quang Uy (bên trái) đang ử hành các Bí Tích gia nhập Kitô giáo cho ông Phanxicô Tô Đình Hải.

Thay lời kết

Ấy “cái duyên gặp gỡ” trong đời tôi là vậy. Với bài viết này, tôi chỉ kể được có ba, còn khá nhiều những anh chị em, những người đàn ông đàn bà, trẻ có già cũng có, từng là đảng viên lão thành hoặc cốt cán mà tôi đã được Chúa cho may mắn gặp gỡ, nghe họ tâm sự, rồi đóng góp phần nhỏ bé của mình để giúp họ “thoát thai vào đời”.

Vâng, bản thân họ đã được ơn thiêng lạ lùng để nhận ra họ đang “lạc đường” giữa bao cảnh huống nhiễu nhương của cuộc sống. Không ai khác, mà chính là Chúa Giêsu đã đến với họ bằng nhiều cách thế kỳ diệu và bất ngờ, giúp họ hạnh ngộ, khám phá một chân lý sâu xa: chính Ngài là Đường, rồi Ngài lại còn là Bạn Đường bước đi tay trong tay, ngay kề bên. Dù đang ở độ tuổi nào, không hề mất trí nhớ nhưng họ lại sẵn sàng quên hết quá khứ thương đau, lắm khi đầy tủi hận, để làm lại từ đầu, để chập chững đi lại từ đầu với niềm vui của một trẻ thơ an nhiên.

Đối với riêng cụ Phanxicô Tô Hải, cụ đã có đến hai lần đổi đời, lần đầu để không còn là “một thằng hèn”, và lần sau này để không còn là “một kẻ lạc đường”.

Cuối cùng, tôi xin chép lại lời bài ca cụ Tô Hải đã sáng tác dâng tặng Chúa Giêsu chỉ mấy ngày trước khi được Thánh Tầy…

LẠY CHÚA, CỨU VỚT KẺ LẠC ĐƯỜNG

Lạy Chúa Giêsu lòng lành bao la sáng mãi trên Trời,
Thương con, đây một kiếp người lạc lối giữa cõi thế mất hết niềm tin.
Giờ đây bên chân Chúa, con xin được nguyện cầu,
Quên đi hận thù, để cho bóng tối sẽ sớm được xua tan
Trên quê hương Việt Nam của chúng con…

Bài Thánh Ca vang vọng về nơi nơi có Chúa trên đời,
Mong sao qua một quãng đời tội lỗi, Chúa chứng giám tiếng hát niềm tin.
Lời ca dâng lên Chúa mang theo lời nguyện cầu,
Mong trong cuộc đời niềm tin nơi Chúa, cái ác phải tan đi
Trên quê hương Việt Nam của chúng con. Amen.

( Phanxicô Tô Hải, 20.5.2014 )

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT
140531002

CON TÔI ĐƯỢC THẤY CHÚA

CON TÔI ĐƯỢC THẤY CHÚA

Trong chuyến đi hành hương Roma vừa qua, Chúa đã cho phép chúng tôi được nghe những cảm nghiệm sống thực và cảm động đến nỗi người kể cảm nghiệm khóc mà những người nghe cảm nghiệm cũng khóc vì cảm nhận được tình yêu vô biên và sống động của Thiên Chúa.

Sau đây là cảm nghiệm của một người mẹ:

“Tôi có gia đinh và ba người con gồm hai trai và một gái. Vì cha mẹ tôi và các anh chị em tôi còn kẹt lại ở VN nên tôi phải làm việc cực nhọc hơn để có tiền gửi về giúp đỡ cho gia đình cha mẹ. Vì lẽ đó mà người chồng của tôi rất khó chịu và kiếm chuyện gây gổ với tôi hàng ngày. Thật sự, anh ấy cũng chỉ là người ăn bám vợ, không có việc làm, suốt ngày chỉ xem thể thao trên TV, đến cuối tuần thì nhậu nhẹt say sưa và tán dóc, nói phét.

Đến khi tôi bảo lãnh cho gia đình cha mẹ và các anh chị em tôi sang Mỹ ở với  gia đình tôi thì chồng tôi quyết định làm giấy ly dị tôi và đưa hai đứa con trai ra đi, còn tôi lúc ấy mới sanh một con gái được 20 ngày và đang bị bịnh nằm trong bịnh viện.  Trong những lúc khốn đốn ấy, tôi đau buồn và khóc với Chúa mỗi ngày. Tôi cứ hỏi Chúa một câu này suốt ngày:

“Chúa ơi, bao giờ thì Chúa cho con được chết?”

Lúc ấy, người con trai lớn của tôi đang tu trong chủng viện. Khi vợ chồng tôi ly dị thì cháu buồn nản và bỏ về nhà, không đi tu nữa. Từ đó, cháu bỏ đạo, không đến nhà thờ, không cầu nguyện. Cháu hoàn toàn mất đức tin nơi Chúa.

Sau một thời gian khủng hoảng và ly cách, cuối cùng các con tôi cũng trở về với tôi mà không ở với ba của chúng nữa.  Tôi đau khổ vì các con bỏ Chúa. Lúc ấy vì kinh tế khó khăn nên  gia đình tôi dọn đi tiểu bang khác mưu sinh. Một hôm tôi cho các con về California chơi và tham dự Thánh lễ chữa lành do LM Nguyễn Trường Luân, DCCT cử hành ở nhà Dòng tại Long Beach.

Khi tôi xin các con đi với tôi lên nhà Dòng thì cháu T. con trai lớn của tôi nói rằng cháu không tin và chỉ muốn lên đó với điều kiện là thâu hình để : “Vạch mặt sự gian trá của các linh mục chuyên xô đẩy cho người ta té ngã.”

Tôi làm thinh, không đôi co, không cãi cọ với con mà cứ âm thầm cầu nguyện xin Chúa chữa lành và đụng chạm đến các con của tôi mà thôi.

Đến nơi, tôi cất chìa khóa xe vào cái bóp để các con tôi không thể lái xe đi về được. Trong Thánh lễ tôi thấy con trai lớn của tôi cứ bồn chồn, đứng ngồi không yên. Nó cứ loay hoay quay phim. Đến khi cuối lễ, đọc kinh xong thì có một người đàn ông đứng ở dưới nhà thờ nhưng khi cha Luân đứng ở bàn thờ giơ tay ra cầu nguyện thì ông ta té ngay xuống đất, dù ở cách xa cha Luân khoảng 5, 6 thước.

Khi con tôi lên xin cha đặt tay chữa lành thì nó cứ đứng trong thế thủ vì sợ bị xô té. Đến khi mọi người về gần hết thì tôi lên bàn thờ Đức Mẹ Maria và năn nỉ Mẹ ban cho con tôi đức tin và một dấu hiệu gì đó.

Lần thứ hai, khi cha Luân đặt tay cho con tôi thì nó cứ lắc tới lắc lui, nước mắt nó chảy ra và nó thay đổi thái độ hẳn. Nó không còn quay phim nữa mà nó đi theo cha Luân và năn nỉ cha cho nó được xưng tội. Thật là một điều kỳ diệu vì trước đó nó đã không chịu đi xưng tội trong nhiều năm rồi.

Khi ra xe thì con tôi nói rằng nó bị nhức đầu và nhờ tôi lái xe. Tôi cứ âm thầm lái mà không dám gợi chuyện. Một hồi lâu thì con tôi nghẹn ngào nói với tôi:

‘Mẹ ơi, chuyện lạ lắm. Con thấy Chúa Giêsu hiện ra trước mặt con khi cha Luân đang đặt tay cầu nguyện cho con. Trong lần cầu nguyện thứ hai thì cha Luân để hai tay xa ra khỏi hai cái tai con và cầu nguyện bằng tiếng lạ. Con thấy Chúa Giêsu hiện ra và mỉm cười với con, rồi Chúa giang tay choàng vào cổ con để ôm con vào lòng Chúa.  Lúc đó, con run sợ và vui mừng nên con cứ đứng yên mà tận hưởng những giây phút thần tiên ấy. Sau khi Chúa Giêsu biến đi thì con thấy mình quá tội lỗi và cần phải xưng tội nên con tự nguyện xin cha Luân giải tội cho con. Chúa thật gần gũi và linh thiêng vô cùng. Con xin lỗi Chúa vì con đã xúc phạm Chúa với những tội lỗi của con.”

Vừa kể con tôi vừa khóc. Tôi trân trọng lắng nghe và âm thầm cầu nguyện cảm tạ Chúa về hồng ân cao trọng mà Chúa Giêsu đã dành cho gia đinh tôi.

Khi trở về tiếu bang tôi ở, tôi vội gọi điện thoại cám ơn cha Luân và cha nói thêm:

“Cháu nó chưa nói hết cho chị nghe đâu. Chúa còn gọi tên của nó và đánh động trái tim nó nữa. Nói tóm lại, Chúa cho nó nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy sự hiện diện của Ngài.”

Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa đã thương gia đinh con cách đặc biệt. Xin Chúa cũng thương xót những người trẻ trên toàn thế giới và cho họ nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, trong Nhà Tạm và trong linh hồn của mỗi người chúng con. Amen.

Kim Hà
24/5/2014

Nhạc sĩ Tô Hải, 1 cựu đảng viên Cộng sản, trở thành người Công giáo

Nhạc sĩ Tô Hải, 1 cựu đảng viên Cộng sản, trở thành người Công giáo

Sài Gòn- “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”, đó là một lời trích từ bài giảng hôm qua, 25 tháng 5, của cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Vẫn như mọi khi, những ngọn nến lại được thắp lên để cầu nguyện cho một đất nước Việt Nam được thật sự hoà bình và phồn thịnh. Nhưng điểm nhấn của tối qua là niềm vui mừng của các tín hữu tham dự thánh lễ khi được đón chào một người anh em mới vào gia đình Công Giáo, nhạc sĩ Tô Hải.

Tưởng cũng nên nhắc lại một vài nét về cuộc đời của nhạc sĩ này. Tên đầy đủ của ông là Tô Đình Hải, sinh ngày 24 tháng 9 năm 1927 tại Hà Nội, quê ở Tiền Hải – Thái Bình, hiện sống tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Tô Hải học nhạc lý và tham gia Ban đồng ca Saint-Joseph từ nhỏ, từng đoạt giải thưởng âm nhạc “Chim sơn ca” tại Rallye Kiến An của Hướng đạo sinh toàn Đông dương. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia vệ quốc đoàn, năm 1949 ông được kết nạp thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951 ông về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, ông làm trưởng đoàn.Từ năm 1961 ông về công tác tại Nhà xuất bản âm nhạc và mỹ thuật.

Tô Hải là nhạc sỹ đa phong cách, sáng tác nhiều thể loại như ca khúc, hành khúc, hợp xướng, nhạc kịch, nhạc phim, khí nhạc. Ngoài ra ông còn viết nhiều tiểu luận, và viết báo về âm nhạc.

Ông là một nhà cách mạng lão thành, nhận được rất nhiều huân chương của Nhà Nước, như: Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

Sau khi từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông cho ra đời một cuốn hồi ký nổi tiếng được xuất bản ở Mỹ có tên Hồi ký của một thằng hèn. Cuốn sách này gây ra nhiều tranh cãi và ngay sau đó đã trở thành một cuốn sách được tìm kiếm đọc nhiều qua Internet.

Tập hồi ký này được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ in ra năm 2009 dưới bản quyền của chính tác giả.

Một bài hát rất nổi của ông là “Nụ Cười Sơn Cước”. Trong đó có đoạn viết: “Tôi nhớ mãi một chiều xuân.. chia phôi, mây mờ buông xuống núi đồi, và trong lòng mưa hơn cả ngoài trời.”

Có lẽ lòng của người nhạc sĩ tự gọi mình là “thằng hèn” này đã “mưa hơn cả ngoài trời” vào tối qua. Cả cộng đồng đã chứng kiến cảnh nhạc sĩ Tô Hải xúc động như thế nào khi được quay trở về quê nhà Giáo Hội của mình ở tuổi 87.

‘Trên chúng ta còn một thế giới lớn hơn’ giúp chúng ta dám đứng lên để nói điều phải và đúng

Người đỡ đầu cho nhạc sĩ Tô Hải, với vai trò nâng đỡ ông trong đời sống tâm linh là cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, cũng là linh mục giảng lễ hôm qua.

Chào đón nhạc sĩ Tô Hải vào gia đình chung Công Giáo, và nói về những trải nghiệm của ông trước khi nhận phép rửa tội, cha giảng lễ phát biểu dựa trên bài đọc sách Thánh:

“Thần ô uế là gì? Là thấy điều đúng không dám nói, thấy điều phải không dám bênh. Hay gian dối, thấy sự thật không dám nói. Không phải mình xấu đâu. Có những lúc mình sợ….Tự nhiên có lúc được ơn trong đời, mà mình thoát khỏi mình, thần sợ hãi, gian dối, ích kỷ đi khỏi mình. Khi đó mình nhận ra Chúa Giêsu và vui mừng đi theo người. Bắt đầu tìm thấy niềm tin lớn hơn mình và cứ con đường đó mà đi. Mỗi ngày thấy mình sinh hoa trái thêm.”

Linh mục Mátthêu Phụng nói tiếp: “Hôm nay, chúng ta tụ họp nhau đông đúc, cầu nguyện cho công lý cho hoà bình, cho sự thật, cho quê hương, tôi trộm nghĩ không phải tất cả chúng ta đều mạnh đâu….chống lại như châu chấu đá xe. Nhưng tại sao lại có những con người dám đứng lên chịu bao bách hại chỉ để nói lên những điều mình cho là phải và đúng.”

“Tại sao? Bởi vì chúng ta nhận ra rằng: không chỉ cá nhân chúng ta với sức mạnh riêng tư mà trên chúng ta còn một cái lớn hơn bản thân chúng ta và các thế lực đang chi phối ở thế gian này.”

“Trên chúng ta có một thế giới mà chúng ta khám phá ra,“ vị linh mục nhấn mạnh: “đó là thế giới của Chúa Giêsu. Chúng ta vui mừng mà đi theo người.”

“Sự lành, sự chết, công lý, sự thật, không chỉ là cái máu anh hùng riêng tư của mỗi một người trong chúng ta mà nó là thế giới của Chúa.”

Một điểm rất đáng lưu ý nữa trong bài giảng này mà mỗi người trong chúng ta phải suy ngẫm một cách nghiêm túc và sâu sắc là thách thức nào đặt ra cho chúng ta trong thời đại này? Linh mục Mátthêu trả lời: “Thách thức thời đại ngày nay là với sự tiến bộ của thế giới ngày nay về mọi mặt, hỏi rằng tập thể cộng đồng xã hội của chúng ta có đủ sức để chấp nhận một thách thức, không phải là đi tìm chiến tranh, không phải là đi tìm đổ máu, nhưng là một cuộc đấu tranh hoà bình, vì công lý, một cuộc đấu tranh vì lẽ phải, trong sự hiệp nhất với tất cả những người thiện chí ở trên thế gian này. Thách thức này đặt ra trước lương tâm của nhân loại.”

“Và chúng ta tin rằng: cuối cùng lẽ phải và công lý và quyền sống của con người tuy có lẽ là nhỏ bé hơn người khác, tuy có thể là yếu hơn người khác nhưng không phải vì thế mà người mạnh có quyền chà đạp quyền sống và nhân phẩm của người yếu.”

Chúng ta phải hướng đến một thế giới mà theo linh mục Mátthêu Phụng, là một thế giới mà con người ta không còn lệ thuộc vào sự bắt nạt của kẻ mạnh. Con người ta không còn phải cúi đầu trước những nguyên tắc và chân lý áp đặt, nguỵ tạo của kẻ mạnh.

Đặt ra câu hỏi: liệu chúng ta có thể làm được hay không, câu hỏi trên cũng đã từng đưa nhạc sĩ Tô Hải rơi vào tình trạng mất hết niềm tin, kể cả niềm tin vào sự thay đổi của dân tộc Việt Nam.

Nhạc sĩ Tô Hải, có niềm tin thì mình sẽ phấn đấu để sống cho đến ngày cái ác nó phải đi

Cũng nên nhắc lại về câu chuyện của người con Tô Hải và con đường đưa ông về với Mẹ Hội Thánh, với Chúa Giêsu.

Linh mục Phụng gọi ông là con người đã đi cho đến cùng con đường của mình khi nhắc lại lời của linh mục quá cố Chân Tín: “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”.

“Ông Tô Hải đã khởi đi từ những cuộc cách mạng giải phóng con người, nhưng những cuộc cách mạng chính trị xã hội ấy của thế gian cũng giống như ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng: đang vui vẻ, tự nhiên ăn trái cấm vào và sự vui vẻ mất hết. Nhiều công trình thế gian cũng giống như vậy.”

Sau một thời gian phát hiện ra con đường mình đi cùng Đảng Cộng Sản Việt Nam là con đường sai lầm, ông Tô Hải đã muốn thoát khỏi nó nhưng vẫn e ngại, mà đúng hơn là lo sợ đến sự an nguy và sự nghiệp của bản thân và gia đình. Ông giằng co trong cái sự mất niềm tin to lớn, cho đến khi tưởng chừng như tuyệt vọng. Ông từng tâm sự:

“Sự mất niềm tin càng bám tôi. Tôi quay lại và hỏi tại sao mình không tìm ra một niềm tin gì? Một niềm tin mà ngày xưa mình nghĩ nó trừu tượng quá, nó khó với tới quá, thì ngay hôm nay, mình thấy rằng có cái niềm tin đó, niềm tin mà tôi viết trong bài hát này (ông đang nói đến bài hát do ông sáng tác: Lạy Chúa Cứu Vớt Kẻ Lạc Đường), rằng tôi là kẻ lạc đường, nếu mà có được cái niềm tin thì mình sẽ phấn đấu để sống cho đến ngày cái ác nó phải đi.”

Và sự chuyển đổi này không bao giờ là dễ dàng. Nó được ghi dấu bằng một quá trình đấu tranh kịch liệt trong ông mà về sau ông đã kể lại trong tập hồi ký của mình.

Xin đăng lại đoạn mở đầu trong tác phẩm “Hồi Ký một thằng hèn” để bạn đọc có thể hiểu được đôi chút về chặng đường khó khăn ông Tô Hải đã đi qua và những đấu tranh nội tâm mà ông đã vượt lên để lấy lại niềm tin vào cuộc sống ở cái tuổi ngoài tám mươi.

“Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền ‘chuyên chính vô sản’ mà mình từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con mình sẽ phải chịu đựng những đòn thù bẩn thỉu của bầy dã thú đội lốt người, nếu chẳng may những gì mình viết ra rơi vào tay chúng.

“Tôi thấy mình cần phải sửa lại cuốn sách – từ cách viết, từ cái nhìn chưa đủ tinh tường về những sự kiện lịch sử – và viết thêm về những con người cần được nhắc tới, mỗi người là một mảnh gương nhỏ, nhưng gộp lại người đọc có thể thấy hình ảnh một thời đại.”

“Và viết thêm một chương ‘TÔI ĐÃ HẾT HÈN’!”

“Nhưng đã đến chưa, cái thời cơ có thể đưa cuốn sách mà tôi ấp ủ bấy lâu ra trình diện người đọc? Vẫn còn chưa phải lúc chăng? Ngẫm ra, tuy viết là ‘Tôi đã hết hèn’, nhưng trong thực tế cái hèn vẫn còn đó, nó vẫn bám chằng chằng, như một bộ phận của cơ thể, cái sự mình khẳng định với mình rằng đã hết hèn mới chỉ là sự mạnh dạn với bản thân khi cầm bút mà thôi!”

“Còn đấu tranh trực diện với cái sức mạnh tăm tối đang cai trị đất nước, kìm hãm sự phát triển của cả một dân tộc là chuyện khác, không phải là điều ai cũng dám làm!”

httpv://www.youtube.com/watch?v=iG8Zxm77eQI

Xem :

Nhạc sĩ Tô Hải, cựu đảng viên Cộng sản, gia nhập Đạo Công Giáo(Vietcatholic)

DỰ ÁN QUYÊN SINH.

DỰ ÁN QUYÊN SINH.

Maria Quyên Nguyễn.

Hôm nay là ngày vui của con tôi, cháu sẽ thành hôn với người bạn gái lâu năm khá lịch thiệp và sang trọng của nó. Chúng tôi chuẩn bị cho ngày này từ khá lâu rồi. Tôi dốc mọi nguồn tài chính cho cháu mặc dù tôi chẳng còn nguồn thu nhập nào khá hơn là đồng lương ít ỏi qua ngày của tôi. Anh ấy, người chồng ly dị hơn mười  năm, tuy trước đó có hứa đi hứa lại là sẽ lo cho một nửa số tiền trang trí của đám cưới,  nhưng giờ chót Anh đã không thể vì thất nghiệp đã lâu nên  “chẳng có tiền để làm”. Tôi giống như một người bị lọt xuống hố khi nghe tin này, làm sao mà xoay trở đây. Tôi phải trả riêng tiền hoa đã là gần một ngàn đô rồi, còn bao nhiêu thứ khác nữa. Tôi xoay xở mọi nguồn vay có thể, nghĩ đến tiệm cầm đồ, nghĩ đến quick funding cho vay tiền mặt, bạn bè… nhưng mà không làm sao tôi có thể trả lại cho họ sau đám cưới. Bế tắc, thân cô, thế cô, tôi chỉ biết chạy đến cầu cứu Mẹ Maria. Tôi chạy đến bàn thờ nhỏ, mà tôi thiết lập ngay bên cạnh đầu gường nằm, trên cao. Tôi bối rối đến sa nước mắt và thưa với Mẹ,

–          Mẹ ơi, làm sao đây. Mẹ biết đó, Con neo đơn và không còn tiền để lo cho con của con, dù chỉ là một chút quà nhỏ nhoi, dù chỉ là một chút để làm sao cho con của con thấy được là con cũng quan tâm đến nó và yêu thích chăm sóc cho nó. Con dâng hoàn cảnh khó khăn này lên để Mẹ giải đáp, giải cứu cho con.

Đêm trước, tôi vừa mới than thở, nước mắt vắn dài thì ngay sáng hôm sau có tiếng gõ cửa, tôi chạy ra thì thật là lạ lùng, cô bạn xa cách đã dăm bẩy năm ùa vào nhà như cơn lốc, cô nói ào ào một thôi một hồi:

–          Ê, xin lỗi nghe Quyên, lâu quá không liên lạc với mày, đêm qua, tự nhiên chợt nhớ ra tao còn thiếu mày ba ngàn, biết mày có thể cần đến, tao lái mấy tiếng đồng hồ liền, về đây để trả lại cho mày…

Thật là tuyệt vời và mau chóng trong sự can thiệp của Mẹ Maria của tôi, nhưng mà trong đời, tôi sẽ còn cần đến Mẹ nhiều trong biến cố trọng đại vì cái kẹt kế tiếp là chiếc áo dài dạ tiệc của tôi, vốn là mẹ của chú rể, nếu tôi không ăn mặc cho đàng hoàng, thì con tôi sẽ rất mắc cỡ với mẹ vợ của nó cũng như mắc cở với quan khách sang trọng dến dự tiệc cưới. Biết tầm quan trọng của việc này, tôi và một cô bạn, chúng tôi đi nhiều tiệm chuyên về áo cưới, dạ hội, chúng tôi đã bấm bụng chọn áo cho dù giá có đắt, khi đã chọn áo giá tới sáu bẩy trăm đô (đối với tôi, đây là một số tiền khá lớn), nhưng mà áo đầm dài, vẫn không vừa vặn với thân hình vốn dĩ  có da, có thịt của tôi. Kiếm áo ở đâu và lấy tiền ở đâu ra bây giờ?

Bí kế, tôi đến tâm sự với Mẹ Maria,

–          Mẹ kính mến ơi, làm sao đây thưa Mẹ, con không muốn cho mình  trở thành trò cười vì ăn mặc luộm thuộm không tươm tất, xin mẹ giúp con có sự sáng suốt và tìm ra áo.

Tôi còn đang phân vân, thì cô bạn xa lại chợt nhớ ra và hiến kế, “tao không biết mày có chịu không, chứ tao hay tìm và mua được áo ở tiệm  “gentle use”, nhiều cái áo kiểu đẹp lắm và giống như mới vậy vì chủ trước chỉ mặc có một, hai lần rồi chán và tống đi”. Tôi biết là Đức Mẹ sẽ sắp xếp cho tôi có cơ hội tìm ra chiếc áo mà tôi dang cần, nên nói:

–          Đúng rồi, tao đồng ý, áo này chỉ mặc có một lần trong đám cưới. Mình đi đến tiệm đó đi, thử xem?

Đến nơi, thì ngay trên giàn treo áo, chúng tôi thấy có một áo dạ hội, đầm trắng, kiểu rất tao nhã. Tôi vội cầm lên và đi vào phòng thử áo, khi bước ra thì Bạn tôi ngắm và khen tấm tắc, “sao mà nó vừa y chang như là mơ vậy, hết sẩy, đẹp và trang nhã, mày coi đi …” Tôi vui mừng ôm lấy áo và đi ra tính tiền để trả, ngộ thay, giá của áo là sáu đô rưỡi, rẻ không ngờ!!!

Thế là có Mẹ Maria, thì mọi việc đều có thể giải quyết xong cho tôi một cách tốt đẹp. Tôi vẫn áy náy và cảm thấy mình thật là ngu dại vì đã không chạy đến với Mẹ trước đây. Quí vị sẽ không ngờ rằng tôi đã bỏ Chúa và xa Mẹ đến hơn 20 năm, nay mới biết đường quay về, thật là uổng phí quá !

Chỉ mới 5 tháng trước đây tôi là một người coi như chết. Còn nhớ rõ khi đó, tôi có một kế hoạch, quyết định là tôi sẽ đợi đến ngày con tôi thành gia thất, lo cho con có gia đình riêng xong là tôi sẽ tự tử, kết liễu những tháng ngày u sầu, buồn bã trôi qua môt cách lê lết của mình. Khi đó, trong đầu tôi luôn có tiếng nói ám ảnh, tiếng nói ồm ồm , thô rắn, vừa thôi thúc, tiếng nói ra lệnh :

–          Mày hãy chết đi, còn sống làm gì… Mày đáng chết…Hãy chết phứt đi…Chết đi!

Lòng tôi không còn chịu đựng nổi hoàn cảnh, tôi không chịu nổi cảm giác cô đơn vì bị chồng , con , chị em , bạn bè bỏ rơi, nhất là cảm thấy mình sống thừa, sống vô nghĩa ,chả ai cần đến mình !

Nhớ lại, ba mươi mấy  năm về trước, chúng tôi có một gia đình, tôi lo làm lụng ngày đêm, lo cho chồng con ăn học thành tài, anh ấy trau giồi đèn sách trong mười năm trời dài đăng đẳng và tốt nghiệp ngành kiến trúc, là một kiến trúc sư với nhiều hoài bão lớn lao. Tôi ngưỡng mộ anh hơn mọi thứ trên đời, tất cả thời giờ tôi dành cho Anh và các con. Tôi không còn nhớ đến Chúa Mẹ vì tôi theo Anh và đi theo cách sống của Anh, một người vốn không tin vào Chúa mà chỉ tin vào tài sức của con người. Điều không may là , công việc cho ngành kiến trúc ở Mỹ rất hạn chế và không dễ tìm được việc làm tương xứng, lận đận với công việc vì bị cho nghỉ nhiều lần, vận may không đến, Anh bắt đầu xoay qua tin vào phong thủy, vận số. Anh nghi ngờ, người vợ trung thành của Anh có tướng “hãm”, tạo ra cái xui xẻo đeo dẳng Anh bấy lâu nay. Anh cảm thấy chán ngán cái gia đình bế tắc và nghèo nàn. Đúng lúc đó, anh gặp một cô bạn gái mới có khoảng ba mươi tuổi, chồng cô này mới qua đời để lại cho cô một tài sản phong phú. Cô lại có nét vừa duyên dáng, vừa trẻ trung. Còn Anh của tôi thì hiểu biết, lịch lãm. Họ tiến đến với nhau. Anh về bỏ vợ và đi theo tình mới. Còn tôi thì dày vò trong bao đau khổ, chán nản và tuyệt vọng. Tôi như rơi vào một vực thẳm không có lối thoát. Đã thế bạn bè còn dè bĩu, nhất là bà chị tôi, tạt nước lạnh vào mặt tôi, nhiều lần chị khuyên :

–          Mày coi đi, Mày thì vừa mập, vừa già xệ. Nó thì vừa giầu, vừa trẻ đẹp. Ai mà thèm cài mặt mày chứ. Bỏ qua đi em ơi đừng thèm nhớ thằng chồng cũ nữa.

Cô vợ mới của Anh, cũng không bỏ qua cơ hội chọc tức tôi, cô ta tỏ ra khinh miệt và cấm chồng mới không được có bất kỳ liên hệ nào với Mẹ con chúng tôi. Cô tìm đủ cách để tỏ ra sự miệt thị, đối với bọn nghèo, hèn là mẹ con chúng tôi ở giữa đám đông, trong vòng bạn bè. Hơn thế nữa , cô còn thư từ gởi cho tôi trực tiếp hạch sách và chì chiết, có khi cô đôi chối trực tiếp không tỏ ra e dè hay thẹn thuồng vì cô cho rằng tôi dở thì bị cô lấy mất chồng là chuyện dương nhiên.

Anh bỏ tôi đã mười năm rồi, tôi vừa hận, ghét vừa thương chồng cũ nên tôi không thể tha thứ cho Anh và cho mình. Tôi không còn chịu đựng nổi chính đời sống tuyệt vọng của mình dù đã thử đủ cách kể cả viếng thăm bác sĩ tâm lý ròng rã 6 tháng trời. Không có một đêm vơi nước mắt, không có một ngày không ray rứt, tức tối, bao nhiêu bệnh tật gia tăng giày vò tôi. Cuối cùng tôi đi đến một quyết định:  Lo cho con xong thì tôi sẽ im lặng lìa đời.

Một ngày nọ, cô bạn thân cùng hoàn cảnh bị chồng bỏ, ly dị, đã rủ tôi: “Chị ơi, đi Nhóm Thánh Linh với em đi, ở đó mình sẽ quên hết buồn, ngộ lắm”. Tôi nể bạn, cũng đành miễn cưỡng đi sau nhiều lần từ chối. Đến với Nhóm Thánh Linh vào một Chúa Nhật nọ, mọi người đều hớn hở chào đón tôi như là đã quen biết từ lâu năm. Sau phần Ca ngợi Chúa và Cầu nguyện, mọi người ôm chầm lấy tôi và tay bắt mặt mừng thật là ấm cúng, cứ như là Anh Chị Em rất thân yêu trong một gia đình lớn! Họ nài nỉ cho bằng được, mời tôi dùng các món ăn điểm tâm đơn sơ buổi sáng. Rồi tới phần, học hỏi Lời Chúa, một chị lên chia xẻ về phúc âm thánh Luca, đoạn 10, câu 38 đến câu 42. Đó là câu chuyện kể lại, khi Đức Gie Su đến nhà chơi, thăm Martha và Maria. Hai Chị Em đón tiếp Chúa cách khác nhau, Cô Chị Martha thì bận rộn, lăng xăng, quýnh quáng lo cho bữa ăn tiếp đãi thầy được tươm tất và ngon. Còn cô em thì cứ quanh quẩn bên Chúa để lắng nghe từng lời của Chúa. Cô Martha bận đến mức phải xin Chúa can thiệp, để Maria ngưng lại và giúp mình một tay vì Maria không làm gì cả, cô chỉ cung kính lắng nghe lời Chúa dậy bảo mà thôi.

Cách trình bầy của chị trong nhóm Thánh Linh rất đơn sơ mà sao đánh động tận tâm can của tôi, trong đó chỉ một câu kinh thánh này đã làm cho tôi ăn năn, thống hối và muốn quay về với Chúa:

–           Martha, Martha, ngươi lo lắng xôn xao về nhiều chuyện! 42 Cần thì ít thôi, hay một điều thôi! …

Lời Chúa làm tôi nhớ lại mình đã lo lắng vô ích như thế nào trong 20 năm qua. Trong khi đó, lo cho phần hồn của mình thì đã không có gì. Tôi đã lo chuyện đời và bỏ quên Chúa trong 20 năm trường. Xa Chúa thì đau khổ và tuyệt vọng phủ kín, vây bủa lấy tôi như đã xẩy ra.  Như vậy, tôi cần một điều mà thôi, đó là lắng nghe Lời Chúa để có định hướng cho đời mình khỏi bế tắc trong u tối, mù lòa.

Lòng tôi tự nhiên được Chúa an ủi và cất đi gánh nặng nề mà tôi đang có. Tôi vô cùng tiếc nuối vì đã khám phá ra Chúa quá trễ tràng.

Đến lần nhóm thứ hai thì tôi đã có niềm vui và hy vọng trong hồn.

Trong lần nhóm thứ ba, tôi cảm thấy tội nghiệp cho Chồng cũ và vợ anh ta thay vì sự thù hằn bấy lâu nay, đã 10 năm, hằn sâu mà tôi không làm sao tẩy xóa đi, không làm sao tha thứ được thì nay Chúa thay cho tôi một trái tim mới, trái tim bằng an, vui tươi và có thể tha thứ cho Anh và Cô. Thậm chí tôi còn thấy tội nghiệp họ, vì biết rằng rồi ra, tương lại của họ sẽ chẳng đi tới cuộc sống thanh nhàn đời đời, thậm chí sẽ chẳng có hạnh phúc thật.

Với sự khuyến khích của một Anh trong Nhóm, tôi đã đi xưng tội làm hòa với Chúa sau 20 năm bỏ Chúa. Tôi chỉ có một điều tiếc nuối là đã không chạy lại với Chúa sớm hơn thay vì phải trải qua 10 năm trường tuyệt vọng, đau khổ. Tôi rất biết ơn Nhóm vì những gì các Bác Sĩ, các chuyên viên tâm lý không làm được cho tôi, những gì mà 10 năm qua tôi không tìm được thì nay Chúa của an bình đã làm cho tôi qua sự tham gia sinh hoạt trong Nhớm Thánh Linh. Nhóm chính là gia đình thứ hai của tôi

Thật là tuyệt vời Chúa của tôi! Tôi cảm được rằng dù tôi tội lỗi đến đâu, thì Ngài vẫn rất yêu tôi và mong tôi quay về với Ngài!

Chúa là một sức mạnh rất thực. Chúa vừa cho tôi một tình yêu và sự bằng an mà không phần thưởng thế gian nào có thể ban tặng. Tôi thích ca ngợi Chúa luôn, và có niềm vui trong ca ngợi khi lái xe đi làm hay đi các nơi, những bài hát của Nhóm thu vào CD tôi yêu thích và cùng ca theo hàng trăm lần mà không biết chán. Lời của bài ca ngợi Chúa kính yêu lan tỏa trong hồn rất là ấm áp và rung động.

Chúa Mẹ cho ngày vui của con tôi thật là suông sẻ, làm cho có thêm niềm vui đằm thắm trong lòng tôi, đặc biệt chiếc áo đầm mà Mẹ chọn cho tôi, rất được mọi người ưa thích. Đời sống thật là vui tươi và an bình trong tay Chúa và Mẹ cho dù bên ngoài có vùi dập bủa vây với ba đào.  Càng ngày, Tôi càng nhận ra bàn tay can thiệp của Chúa, Mẹ. Tôi nhận thấy, thật là chí lý, câu Kinh Thánh sau đây:

–          Ta biết rằng: Với những ai yêu mến Thiên Chúa, thì Người đồng công cộng tác biến mọi sự nên lành, tức là những ai đã được Người kêu gọi theo ý định của Người. Roma 8:28

 

Phép lạ của Mẹ Maria qua tràng hạt Mân Côi

Phép lạ của Mẹ Maria qua tràng hạt Mân Côi

Tác giả: Lucia M.T.

Sau đây là chuyện của đứa con hoang đàng mà Mẹ tìm được và đưa nó trở về bên lòng Cha nhân từ.  Mẹ đã “trói” nó lại bằng giây xích tình yêu để nó không bao giờ xa lìa Cha nó nữa.  “Giây xích” ấy được Mẹ kết bằng những hoa hồng Mân Côi.

Tôi được sinh ra trong một gia đình Công Giáo và được cha mẹ cho đi học trường các dì phước.  Dạo ấy, tôi vẫn còn nhỏ lắm nên chưa ý thức được thế nào là giữ đạo.  Chỉ đi Lễ Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì cha mẹ bắt phải đi và vì sợ mắc tội trọng.

Tôi tiếp tục sống cuộc sống như thế sau khi rời khỏi Việt Nam.  Thời gian trôi qua, với những thú vui, những quyến rũ của thế gian đã dần dần kéo tôi xa Chúa.  Thánh lễ Chúa Nhật đối với tôi lúc ấy như là một cái gì dư thừa và vô ích; vui thì đi nhà thờ, buồn thì tôi ở nhà hoặc đi chơi với bạn bè. Những ý thức về tội cũng dần dần biến đi.  Tôi thanh thản kéo dài cuộc sống trong tăm tối như thế cho đến một ngày…

Mẹ Maria vẫn hằng theo dõi bước chân tôi trên mọi nẽo đường tôi đi để đưa tôi trở về cùng Chúa mà tôi nào có hay!

Ngày nọ, vào khoảng năm 1993, anh tôi đến thăm vợ chồng tôi, và trước khi ra về, anh ấy hỏi chúng tôi có biết lần hạt Mân Côi không.  Tôi nói rằng lần chuỗi thì biết nhưng không biết suy gẫm các Mầu Nhiệm.  Mấy ngày sau anh tôi trở lại và cho chúng tôi mượn quyển sách có tựa đề là “Bí Mật Kinh Mân Côi” của Thánh Louis-Marie-de-Montfort.  Tôi nhận lấy vì sợ nếu tôi từ chối sẽ làm anh tôi buồn.  Trong lòng thì chẳng thiết tha đọc thứ sách mà tôi cho là chán nhất, vì tôi chỉ đọc tiểu thuyết mà thôi.

Một ngày kia, vợ chồng tôi rủ nhau đi bơi, vì không có sách nào khác để mang  theo đọc nên đành lấy theo sách Bí Mật Kinh Mân Côi.

Thấy những phép lạ Mẹ Maria làm qua Kinh Mân Côi, chúng tôi nói với nhau rằng:  “Mình đọc thử Kinh Mân Côi xem sao”.  Danh từ “đọc thử” bao gồm ý  nghĩa rằng tôi không tin và còn muốn thử thách Mẹ Maria.  Vậy mà Mẹ không quở phạt và như là âu yếm tươi cười thách đố vợ chồng tôi:  “thì hai con cứ thử đọc kinh Mân Côi đi…”.

Sau tám tháng trời lần hạt Mân Côi, ban đầu chỉ một chuỗi một ngày, nhưng thật là nhạt nhẽo và nặng nề, lại còn thêm chia trí, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì hình như là do lòng tò mò thúc đẩy. Thế rồi 2 chuỗi, 3 chuỗi một ngày cho đến lúc việc lần hạt Mân Côi như là cơm bánh hằng ngày, không có thì như thiếu thốn điều gì.

Cuộc đời chúng tôi dần dần thay đổi, những thú vui trần thế mà hồi nào tôi cho là niềm hạnh phúc thì giờ đây lại trở thành hư vô.  Nào là những buổi tối đi cinéma, những buổi họp bạn, ca hát Karaoke thâu đêm…   Tất cả giờ đây đều làm tôi chán ngán, tôi thầm nghĩ sao hồi đó mình ngu thế không biết, những thứ đó có gì đâu mà vui, để cho mình phải tốn thì giờ, tốn tiền và tổn hại cho sức khỏe.  Và đó là phép lạ mà Mẹ Maria đã làm cho linh hồn tôi.

Nhưng Mẹ lại còn củng cố đức tin của tôi bằng một phép lạ bên ngoài.  Ngày nọ, đang lúc ngủ mê, tôi bỗng giựt mình thức giấc vì một mùi thơm nồng nàn của hoa hồng, thơm loan ra cả phòng tôi.  Nữa mê nữa tỉnh tôi ngỡ rằng có lẽ tôi làm rơi chai dầu thơm hoa hồng, nhưng nào có phải, tôi đâu bao giờ xài dầu thơm hoa hồng!

Mùi hoa hồng là sự hiện diện của Mẹ Maria, mùi thơm của hoa hồng trên Thiên Quốc chứ không phải của thế gian này, và rồi chuỗi mân côi của tôi cũng thơm, cả năm trời như thế.

Tôi  vui mừng lắm vì hiểu rằng có lẽ Mẹ thật vui lòng vì thấy tôi trở về cùng Chúa.  Dần dần Mẹ dẫn tôi đến Chúa.   Lúc nào Mẹ cũng thế, không bao giờ Mẹ giữ điều gì cho riêng mình, mục đích của Mẹ vẫn là Chúa Giêsu.  Mẹ dẫn tôi đến nhà thờ, nơi mà tôi đã xa cách từ lâu lắm rồi.  Bắt đầu bằng Thánh Lễ Chúa Nhật, dĩ nhiên là Mẹ dẫn tôi đến Toà Giải Tội trước tiên.  Tôi còn nhớ, chưa bao giờ tôi xưng tội tha thiết như vậy, nước mắt cứ lăn dài trên má.  Hết Thánh lễ Chúa Nhật rồi thì Thánh Lễ thứ Bảy, cứ thế mà tiếp tục, cho đến bây giờ thì vợ chồng tôi khao khát Chúa Giêsu Thánh Thể đến nỗi không bỏ một Thánh lễ nào, kể cả những ngày trong tuần.

Một đêm nọ tôi nằm mơ thấy Mẹ Mân Côi, tay cầm tràng hạt như trong những bức tượng mà tôi thường thấy qua, tôi thấy cả chính tôi trong giấc mơ, tôi đang cầm sợi giây roi và quất vào một cái gì đó.  Mẹ nói với tôi : “Mỗi một kinh Kính Mừng con đọc trong tràn hạt Mân Côi là mỗi roi đòn con quất Satan đó”.

Có những đêm thức trắng, ngồi bên bàn thờ nhỏ trong phòng, tôi chẳng cầu nguyện được gì, nhưng chỉ biết khóc, cho đến lúc mặt trời mọc. Những giọt lệ ăn năn sao mà ngọt ngào quá!  Nó là những thuốc thơm xoa dịu những vết thương trên thân thể Chúa tôi.  Phải, những roi đòn, mão gai và đinh sắt vẫn còn in sâu trên mình Chúa bởi những tội lỗi tôi đã phạm…  Và Chúa đã nhận lấy những giọt nước mắt thống hối này.  Ngài đã tỏ ra bằng một mùi thơm trầm hương pha lẫn hoa huệ, toả ra từ bàn thờ.  Mùa hương đó thật nồng nàn, và  được tái diễn cả tháng này qua tháng nọ; mỗi khi tôi lần hạt Mân Côi và tâm sự với Chúa, ngay cả những lúc tôi ngủ say, thể như Chúa nói với tôi:  “Cha luôn ở bên con, đừng lìa xa Cha nữa”.

Chúa ôi! con cảm tạ Chúa đã nhẫn nại chờ đợi con quay trở về cùng Chúa mà không để con chết trong lúc linh hồn con đắm chìm trong bóng đêm tội lỗi.

Lạy Mẹ Maria! không có Mẹ thì con sẽ ra sao?  Vì con chẳng đáng được Chúa thứ tha, chỉ đáng bị luận phạt mà thôi.

Bạn đọc thân mến! những dòng chữ này được viết bằng nước mắt của một linh hồn thống hối ăn năn.  Tôi khóc vì tội lỗi mình gây bao nhiêu đau đớn cho Chúa và Mẹ Maria, tôi còn khóc vì cảm nghiệm thế nào là Lòng Thương Xót vô bến bờ của Chúa dành cho linh hồn tôi nói riêng, và Lòng Thương Xót đó còn trải dài và tuôn đổ xuống mỗi linh hồn chúng ta.  Hãy trở về! hãy trở về cùng Cha nhân từ, Ngài đang mỏi mắt trông chờ chúng ta từng phút từng giây.

Còn một điều tôi muốn tỏ cùng bạn đọc.  Trong thời gian tôi lần hạt Mân Côi và được Mẹ ban ơn trở về cùng Chúa, Satan rất tức giận.  Hắn ta tung ra những mánh lới hầu làm vợ chồng tôi hoảng sợ mà bỏ không lần hạt nữa.

Rất nhiều hiện tượng xảy ra nhưng vì để tránh dài dòng nên tôi không viết ra chi tiết.  Chỉ xin bạn đọc đặt câu hỏi:  “vì sao hắn ta lại làm như thế?”.

Cũng chỉ vì Kinh Mân Côi đã phá tan mưu chước của nó, và giật khỏi tay nó biết bao nhiêu là linh hồn!  Nhưng đừng sợ, đã có Mẹ Maria là sức mạnh của chúng ta, hãy “trở nên những gót chân của Mẹ để đạp đầu Satan” (lời Mẹ nói với cha Stephano Gobbi, Phong Trào Linh Mục Dức Mẹ)

Hỡi những linh hồn đau khổ, cô đơn, không tìm được hạnh phúc của cuộc đời và không định được hướng đi.  Bạn đừng chán nản, hãy đến bên Mẹ Maria bằng phép lần hạt Mân Côi.  Mẹ sẽ ban cho bạn hạnh phúc tuyệt hảo là chính Chúa Giêsu, con Chí Thánh của Mẹ.  Chúa Giêsu sẽ lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn bạn bằng chính Ngài.  Rồi đây bạn sẽ chẳng còn mơ ước gì nữa, ngoài việc yêu mến Chúa và Mẹ Maria và làm cho các Ngài được mến yêu.

Hỡi những linh hồn thánh thiện!  bạn có muốn làm vui lòng Chúa Giêsu không?  Còn gì làm vui lòng Chúa hơn là khi Chúa thấy người Mẹ dấu yêu của Chúa được các con cái yêu mến và cậy tin!

Vậy hãy sùng kính Mẹ Maria hơn nữa, hãy nghe lời Mẹ dạy trong những lần Mẹ hiện ra đây đó trên khắp thế giới  “các con hãy lần hạt Mân Côi”.  Tôi xin bạn đừng xem thường phép lần hạt Mân Côi và cho rằng  đó là những lời  kinh vô nghĩa, mất thì giờ.  Kinh Mân Côi là khí giới của bạn đấy!  Cha Thánh Pio, Năm Dấu khi đau đớn trên giường, gọi một thày và nói :  “hãy đưa cho tôi khí giới của tôi”.  Vật gì mà ngài gọi là  khí giới của ngài?  Đó là sâu chuỗi đó các bạn.

Hãy yêu mến Mẹ đi, Mẹ sẽ làm bạn nên thánh như Mẹ đã làm cho các Thánh khi các ngài còn trên dương thế.  Mẹ sẽ dẫn chúng ta đến tận Thánh Tâm Chúa Giêsu bằng con đường tắt, vừa ngắn gọn, vừa êm ái.

Tôi xin chấm dứt bài viết này bằng lời nguyện mà Chúa đã dạy tôi trong một giấc mơ:

“Lạy Chúa, con ví mình như cánh lục bình kia;
Còn Chúa là Giòng Sông
Lục bình không thể nào sống tách rời Con Nước kia được
Dù bao nhiêu bão táp, cuối cùng rồi Chúa cũng đưa con về đến bến bình yên”.

Lạy Mẹ Maria! con nguyện đền đáp ơn Mẹ bằng cách khuyến khích mọi người con quen biết lần hạt Mân Côi và nhất là yêu mến Mẹ, sẵn sàng tận hiến cho Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ để Mẹ dạy dỗ chúng con luôn sống sao đẹp lòng Chúa và cuối cùng được hưởng phúc Thiên đàng, là nơi Chúa dọn sẵn chỗ chờ đợi mỗi người chúng con.  Xin cho con nguyện “lấy tình đáp tình” Mẹ nhé.

Lucia M.T. – Canada

CHÚA CHỮA LÀNH KHỐI U TRONG TỤY TẠNG

CHÚA CHỮA LÀNH KHỐI U TRONG TỤY TẠNG

Tác giả:   Dominico Minh

Vào năm 2010 tôi bị căn bịnh ăn không tiêu, lúc đầu thì tôi cho rằng vì cơ thể mình suy nhược mà ra, sau thì bệnh tình nặng lên thấy rõ hơn, tôi không thể ăn bất cứ một loại thức ăn nào có dầu mỡ, nếu ăn vào tôi sẽ bị trướng bụng lên ngay, chóng mặt buồn nôn và đi tiêu ra mỡ. Bệnh tình càng ngày càng nặng nề hơn, tôi không thể tiêu thụ thức ăn, không muốn ăn, sợ ăn vì bị hành hạ ngay sau khi ăn, người tôi gầy xọm và da xám vàng trông không còn sinh khí nữa. Sau cùng, Tôi đã bị các cơn đau ở vùng bụng hành hạ ngày đêm, đau đến gập người.

Cuối cùng thì bác sĩ ở Bệnh Viện cho biết tôi có một khỗi u trong tụy tạng. Sau một thời gian điều trị, tình trạng có vẻ bi quan nhiều, họ cho biết tôi còn sống dược khoảng 3-4 tháng nữa, tỉ lệ sống sót của bệnh này chỉ có 5% mà thôi; Tôi nghĩ, khi Bác sĩ nói tỉ lệ sống sót là 5% thì coi như thật ra tình trạng của tôi có thể là đã hết hy vọng rôi.

Theo tài liệu của Bác sĩ Trần lý Lê, trang tvvn.org thì Tụy tạng (pancreas) là một bộ phận trong hệ thống tiêu hóa (digestive system); tụy tạng*có hai*nhiệm vụ*chính:

Ngoại tiết (exocrine): tụy tạng tiết ra những chất lỏng (pancreatic juice) chứa phân hóa tố (enzyme) trong việc tiêu hóa
Nội tiết (endocrine): tụy tạng tiết ra nhiều kích thích tố quan trọng: insulin, glucagon, somatostatin, gastrin, và Vasoactive Intestinal Peptide (VIP).

Tụy tạng nằm trong khoang bụng,*sau dạ dày và cạnh ruột non. Tụy tạng*dài khoảng 15-25 centi mét, chia ra ba phần: đầu, thân và đuôi; phần đầu của tụy tạng nằm cạnh duodenum (phần đầu của ruột non) và đuôi tụy tạng nằm cạnh lá lách (spleen). Những chất lỏng tiết ra bởi tụy tạng theo ống dẫn, pancreatic duct, nằm dọc theo chiều dài của tụy tạng, vào duodenum, miệng ống dẫn có tên riêng là ampulla of Vater.

Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn. Cái bướu của tôi khá lớn, bướu phình to như một trái chanh lớn đường kính hơn 2 inches, ( 5cm ) trong tụy tạng.

Là mồt người có rễ ăn sâu trong Đức Tin vào Chúa Giê Su và Mẹ Maria, khi mà, tôi tuy không có một kế hoạch hoàn hảo cho giờ chết của mình nhưng tôi cứ tiếp tục với các sinh hoạt thường nhật, hăng hái tham gia họp hành, trong các đoàn thể công giáo tiến hành như Legio Marie, Liên minh Thánh Tâm, Tông đồ Fatima và các việc tông đồ khác . Đến lúc chót khi hoàn toàn suy kiệt về thể lý tôi đã tìm đến các Cha, các đoàn thể xin cầu nguyện. Trong giáo xứ của tôi có nhóm Thánh Linh, Canh tân đặc sủng, khi biết chuyện của tôi, các Anh Chị đã đến và họ đặt tay cùng cầu nguyện với tôi và cho tôi, những lời cầu nguyện chân thành và thống thiết:

– Lạy Chúa Giê Su kính yêu, người anh em của chúng con đang trong tình trạng suy kiệt mà chỉ có Chúa mới có thể chữa lành cho. Chúa đầy tình yêu thương của chúng con, chúng con xin dâng tình trạng của Anh Dominico cho Chúa vì Chúa có giải pháp tốt đẹp nhất cho Anh mà chúng con không biết hết dược xin Chúa làm cho danh Cha, vinh quang của Cha được cả sáng qua đời sống của Anh, qua bệnh tình của Anh.

– Lậy Chúa, giáo xứ chúng con vẫn rất cần những con chiên sống động và nhiệt thành, xin Chúa cho Anh Dominico tiếp tục có điều kiện hiện diện trong Giáo xứ với các công việc anh đang nhiệt thánh cộng tác trong các đoàn thể. Xin sự an ủi của Chúa, tình yêu của Chúa luôn tràn trề trong dời sống của Anh và gia đình Anh. Xin nhìn đến sự vất vả của Chị và các Cháu khi trông nom chăm sóc cho Anh.

Có những anh chị em Thánh Linh đã hăng hái kiêng ăn và cầu nguyện cho tôi. Tôi còn thấy họ rầm rì cầu nguyện bằng tiếng lạ nữa.

Sau một thời gian thì khối u đã biến mất một cách bí mật, diệu kỳ và chóng vánh, sức khỏe hồi phục lại bình thường, lòng đầy sự biết ơn Chúa Mẹ, tôi đã âm thầm giúp cho các đoàn thể, tôi đi nấu ăn cho các kỳ tĩnh tâm dọn mình chuẩn bị làm con Chúa của các Anh Chị Em học viên lớp Tân Tòng hàng năm ở Khu Tĩnh Tâm Palacios, Texas. Đến nay, tôi đã được khỏi bệnh 4 năm rồi và vẫn còn đang hăng hái sinh hoạt trong các đoàn thể của Giáo Xứ.

Ngày hôm qua, sau thánh lễ vọng Phục Sinh, có một Anh trong Nhóm Thánh Linh đã đến hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của tôi, khi biết khối u đã biến mất một cách diệu kỳ, thì Anh đã thốt lên rằng đó chính là do bàn tay chữa lành đại tài của Chúa Giê Su kính yêu, tôi sực nhận ra điều này và hoàn toàn đồng ý với Anh về sự chữa lành nhiệm mầu của Chúa.

Tôi cũng đã được anh mời, cùng tham gia với Nhóm Thánh Linh trong chiến dịch cầu nguyện cho một em bé sáu tháng, bị bệnh lạ “ suy năng lượng trong tế bào của cơ thể ”, em đã được Chúa cứu khỏi tình trạng thập tử nhất sinh, rời phòng cấp cứu, rời bệnh viện trở về nhà nhưng đây là bịnh cần đến sự can thiệp trực tiếp của Chúa vì Y khoa chưa biết rõ về bệnh này và chưa có liệu pháp chữa trị thích đáng. Y khoa đang bó tay, các Bác sĩ không biết cách nào để chữa cho em lành bệnh.

Tôi đã nhớ lại câu chuyện thú vị xa xưa:

Có một người bị đau nặng, tên là Ladarô, quê ở Bêtania, làng của hai chị em cô Macta và Maria. Cô Maria là người sau này sẽ xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Anh Ladarô, người bị đau nặng, là em của cô. Hai cô cho người đến nói với Ðức Giêsu: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang đau nặng.” Nghe vậy, Ðức Giêsu bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh.” (Gioan 11, 1-4)

–  Con xin Chúa Giê Su rất đáng kính yêu tôn thờ cho em này, cùng với gia đình của Em, lớn lên trong tình yêu và phúc lành của Cha Trời. Nếu là tốt đẹp cho Em, xin cậy nhờ danh tên cực Thánh của Chúa chữa em khỏi mọi bệnh tật hiểm nghèo

Xin các bạn tham gia hiệp cùng với Cha Vũ Thành và Anh Chị Em Thánh Linh, Houston cầu nguyện cho em bé này. Xin Chúa kính yêu xin làm sáng danh Chúa trong dời sống của Em và trong gia đình Em.

TÔI ĐÃ ĐƯỢC LOAN BÁO TIN MỪNG

TÔI ĐÃ ĐƯỢC LOAN BÁO TIN MỪNG

(TÂM TƯ CỦA MỘT TÂN TÒNG)

Tôi sinh ra trong một gia đình đông con không Công giáo.  Hơn 30 năm trước, mỗi buổi chiều, tôi thường vừa nhảy lò cò vừa hát: “Đức Chúa Cha mua 3 múi mít, Đức Chúa Mẹ chê ít không ăn…”

Lớn lên chút nữa, tôi tò mò theo đám bạn học Công giáo vào nhà thờ hôn chân Chúa.  Hôn vào lỗ đinh, tôi sợ rợn người, nhưng trong lòng trộm hỏi: sao người ta yêu Chúa thế!  Sao Chúa Giêsu tội nghiệp lại để cho người ta đánh tả tơi!…

Nhà tôi gần xóm núi, mùa đông sương phủ trắng con đường dốc.  Thế mà từ 5 giờ sáng, tôi đã thấy các cụ già lọm khọm đi nhà thờ.  Không sót buổi nào!  Dẫu có mưa phùn hay gió thổi lạnh buốt.  Quá nể phục!  Tôi bắt đầu suy tư… Hẳn phải có một sức hút tâm linh rất mạnh mẽ nơi cái nhà thờ ấy…

Quê tôi rất nghèo.  Những năm 80 đói xác xơ!  Nhà tranh vách lá xiêu vẹo.  Một gia đình Công giáo vừa mới chuyển về mua lại căn nhà rách nát cạnh nhà tôi.  Nhưng điều lạ lùng là chỉ một tuần lễ sau, có một nhóm thanh thiếu niên độ mười mấy hai chục người kéo đến, kẻ vác cột, người kéo tranh…, chỉ trong một ngày là ngôi nhà đã được sửa chữa tươm tất!  Hỏi ra tôi mới biết cha nhà thờ cho người đến giúp.  À thì ra thế!  Hèn gì xóm đạo phía khu B nhà nào cũng vững chải khang trang, đâu có nhếch nhác như xóm kinh tế mới của tôi!  Hay thật!  Tôi ngưỡng mộ thèm muốn…

Nhưng chạnh lòng nhất là vào những dịp lễ, tết, Trung Thu hay vào cuối năm học, thiếu nhi nhà thờ luôn được tặng quà thêm, nhìn bọn nó xúng xính quà cáp trên tay, gương mặt rạng rỡ, đôi lúc còn được tổ chức cho vui chơi, bọn trẻ không Công giáo chúng tôi đứa nào cũng thèm thuồng và buồn thiu buồn thỉu… Có đạo sướng quá, vui quá, và được thương nhiều quá!

Năm nào cũng vậy, gần đến Giáng sinh thì trời càng trở lạnh.  Người ta kháo nhau: Đêm noel lạnh lắm!  Lạnh nhất đấy!  Mà đúng là đêm Noel trời lạnh thật!  Có cái gì đó nhiệm màu, thánh thiêng được thắp lên trong lòng tôi…

Tôi lên mười sáu.  Một anh thanh niên hay ghé nhà tôi chơi.  Anh thao thao nói cho tôi nghe về Chúa. Tôi ngưỡng mộ sự hiểu biết của anh lắm! (Sau này tôi mới biết là lúc ấy anh đang học giáo lý dự tòng, hôm trước nghe cha dạy gì thì hôm sau đem truyền đạt lại cho tôi thôi!)  Có lần tôi nài nỉ anh hôm nào rảnh thì dắt tôi đi nhà thờ với, anh trả lời tôi rằng: “Ừ, để khi nào tiện anh dắt đi.  Cha nói nếu như được ơn Chúa gọi mời thì trước sau gì cũng theo Chúa thôi!”… Từ ngày ấy, tôi ước mơ “được Chúa gọi mời”…

Thời gian trôi qua… anh đi đâu mà chẳng hề giã biệt tôi.  Lời hứa bỏ lơ lửng đó.  Tôi vùi đầu vào sách vở.  Hai năm sau tôi lên thành phố vào đại học.  Tất bật với cuộc sống, mơ ước của tôi cũng dần lãng quên… Bất ngờ tôi gặp lại anh ấy!  Rất tình cờ nhưng tôi xác tín rằng đó là định mệnh Chúa dành cho tôi.  Anh dắt tôi đi nhà thờ thật!  Ước mơ ngày ấy lại trỗi dậy trong tôi.  Tôi còn nhớ như in lần đầu anh dắt tôi đến nhà thờ Chúa Hiển Linh ở Phú Lâm, tôi đã rụt rè cầu nguyện chỉ có môt câu: “Chúa ơi!  Con chẳng biết gì về Ngài, nếu quả thật Ngài là Đấng quyền năng thì xin cho con biết Ngài và yêu Ngài với…!”

Rồi cứ thế, anh ấy đèo tôi trên xe đạp chiều chiều đi lễ… Rất nghèo nhưng rất vui…  Anh đưa tôi đi học giáo lý dự tòng rồi sau đó cùng nhau học giáo lý hôn nhân.  Tôi rửa tội tại nhà thờ Tân Thái Sơn. Cha mẹ tôi tôn trọng quyết định của tôi.  Ngày rửa tội, tôi không muốn khóc nhưng nước mắt cứ rơi ra!  Tôi đã mong đợi ngày ấy lâu biết bao nhiêu – cái ngày mà tôi được đón nhận mình Thánh Chúa!  Tôi cảm nhận một niềm thương chan chứa trong tâm hồn… Chúa thương tôi nhiều quá!  Lúc ấy và cho đến tận bây giờ, mỗi khi nghe một bài thánh ca xúc động vang lên, lòng tôi lại thổn thức… Chúa ơi!  “Chúa ghi vào hồn con dấu ấn của ngài…”

Tốt nghiệp đại học, chúng tôi cưới nhau.  Tôi mang trong mình một tham vọng lớn lắm!  Tôi sẽ dùng hết tài ăn nói khéo léo của mình để thuyết phục cha mẹ và anh em nhập đạo!  Hết lần này đến lần khác, tôi cố gắng kiên trì.  Cuối cùng thì tôi đón nhận được một ánh mắt nghiêm nghị của Ba tôi: “Từ nay con đừng bao giờ đem chuyện tôn giáo ra nói với Ba nữa, Ba không muốn nghe đâu!”  Anh em tôi thì chế nhạo “mở miệng ra là nghe sặc mùi Chúa!”

Tôi buồn.  Lòng nghe tái tê… Tôi thương cha mẹ anh em nhiều lắm!  Tôi tin mình tìm thấy Chúa là tìm thấy bến bờ yêu thương.  Dẫu trong khó nghèo, chúng tôi vẫn có một niềm bình an sâu lắng.  Bởi chúng tôi tin vào sự quan phòng của Chúa.  Lời Ngài đã dạy chúng tôi sống nhường nhịn, tha thứ, yêu thương.  Nhìn mẹ cha anh em sống tất bật trong cơm áo gạo tiền và bao nỗi lo toan cho xác thịt, không có một phút lo liệu cho phần hồn, tôi ái ngại cho đời sau!  Thương quá!  Nhưng không biết làm sao!..

Chúa đã dạy tôi qua miệng lưỡi một ai đó: đừng nói gì, hãy cầu nguyện đi!  Không có gì là Chúa không làm được!  Thế là từ đó tôi cầu nguyện.  Lúc sốt ruột, lúc ỉ ôi, lúc than thở…  Cha ơi!  Sao lại để con đến với Cha quá muộn màng!  Và sao Cha ôm con vào lòng mà còn để mẹ cha anh em con tăm tối!…  Năm năm, rồi sáu năm trôi qua, vẫn không có gì thay đổi.  Lòng tôi vẫn da diết nặng trĩu.  Có một lần tôi chợt nhận ra, nếu Chúa không để tôi đợi chờ mong mỏi, chắc lòng tôi chẳng có nỗi khát khao!  Biết đâu nếu gia đình tôi đạo gốc, tôi chẳng còn có nỗi niềm để thưa gởi, gắn bó với Chúa nữa thì sao?  Thật đáng sợ nếu một ngày nào đó lòng tôi lạnh nhạt, không có gì để nói với Cha, không còn ríu rít “Cha ơi!  Con đây, con dâng ngày của con trong tay Cha!”  Nhận ra điều này, tôi cảm tạ Cha…

Rồi đến năm thứ bảy.  Một lần về thăm quê, ba gọi tôi lại bảo: “Ba muốn theo đạo, con đi găp cha nhà thờ đi!”  Tôi nghe lùng bùng trong tai, không tin được.  Cảm tạ Chúa!..

Thế là ba, mẹ và bà nội tôi được rửa tội (Ông tôi đã mất).  Bảy anh chị em của tôi không theo đạo nhưng cũng đến nhà thờ dự lễ.  Tôi lại khóc thút thít trong nhà thờ.

Một năm sau, em trai kế và chị gái kế của tôi cùng con cái cũng lần lượt được rửa tội tại nhà thờ Tân Thái Sơn luôn.  (Đây là hai người trước đây hay chế giễu tôi nhất!..)

Còn đến 5 gia đình anh chị em của con nữa Cha ơi! Con xin đặt trong trái tim nhân hậu vô biên của Cha!

Con đường tôi đến với Chúa như thế đó!
Có bước chân lọm khọm của cụ già.
Có sự hăng hái vô tư của anh chị thanh niên.
Có sự tận tuỵ của vị chủ chăn và sự chăm lo của ban hành giáo.
Có tình yêu nâng đỡ của chồng tôi.

Và trên tất cả, là Cha yêu thương trên trời, là Giêsu chết treo trên thập giá, là Chúa Thánh Thần luôn ở giữa đời tôi.

Tôi tin Chúa ban tặng mỗi người một con đường riêng.  Con đường ấy mỗi ngày thêm một điều mới lạ, thêm một cụm cỏ, nhánh hoa từ lòng mến của nhau.  Tôi cảm tạ tất cả những người đã đi trên con đường cuộc đời tôi- tuy không dành cho tôi, nhưng đã để lại ấn tượng trong lòng tôi rất đẹp.  Những điều rất đời thường, tưởng chừng như sẽ rơi hút vào không gian.  Nhưng không, trong ơn Thiêng, nó sẽ được trau chuốt và đọng lại, rồi một ngày, đúng thời đúng lúc sẽ nở hoa…

Mẫu Bút Chì

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

Chứng cớ phục sinh

Chứng cớ phục sinh

TRẦM THIÊN THU

Chuacuuthe.com

VRNs (19.04.2014) – Sài Gòn – Ngôi mộ thực sự trống trơn. Chúa Giêsu phục sinh hay thi thể Ngài bị đánh cắp? Chắc chắn có điều bất thường đã xảy ra, vì những người theo Chúa Giêsu không còn khóc thương Ngài, che giấu Ngài, và bắt đầu can đảm rao giảng: CHÚA GIÊSU ĐÃ PHỤC SINH.

14041901

Các nhân chứng đều nói rằng Chúa Giêsu bất ngờ hiện ra với họ trong thân xác như trước khi Ngài chết, trước tiên Ngài hiện ra với các phụ nữ. Trong thế kỷ đầu, các phụ nữ không có quyền gì, số phận lép vế lắm. Thế mà chính Chúa Giêsu lại ưu tiên hiện ra với họ trước, nghĩa là phụ nữ là những người đầu tiên thấy Chúa Giêsu phục sinh. Thật là độc đáo vô cùng. Phụ nữ cũng là những người đầu tiên phát hiện ngôi mộ trống, được nói chuyện với Ngài và đi làm chứng về Ngài.

Sau đó, các tông đồ mới được thấy Chúa Giêsu, và thấy hơn 10 lần. Ngài cho họ xem tay chân và cạnh sườn và bảo sờ thử xem sao. Ngài còn ăn uống với họ, và có lần Ngài hiện ra với hơn 500 người đi theo Ngài.

Học giả John Warwick Montgomery cho biết: “Năm 56 sau công nguyên, tông đồ Phaolô cho biết rằng có hơn 500 người đã được thấy Chúa Giêsu phục sinh và nhiều người trong số đó vẫn còn sống (1 Cr 15:6-8). Điều đó không có nghĩa là các Kitô hữu thời sơ khai có thể dựng chuyện như vậy rồi rao truyền cho những người nhẹ dạ cả tin bằng cách làm ra thân thể Chúa Giêsu” (1).

Các học giả Kinh Thánh Geisler và Turek nói: “Nếu sự phục sinh không xảy ra, tại sao tông đồ Phaolô lại dám đưa ra con số nhiều các chứng nhân như vậy? Nếu không đúng, tông đồ Phaolô sẽ mất uy tín với các tín hữu Côrintô vì ông nói dối trắng trợn” (2).

Tông đồ Phêrô nói với đám đông ở Xê-da-rê về lý do ông và các tông đồ khác đã tin Chúa Giêsu sống lại: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại” (Cv 10:39-41).

Học giả Kinh Thánh Michael Green (người Anh) nói: “Những lần Chúa Giêsu hiện ra chính xác như bất cứ thứ gì cổ xưa… Không thể nói rằng những điều đó đã không xảy ra” (3).

Sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô là một sự kiện lịch sử đã thực sự xảy ra, không là huyền thoại như nhiều người vô thần đã nói. Các cuộc nghiên cứu khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện sự chính xác mang tính lịch sử của Kinh Thánh. Ngoài các sách Phúc Âm và sách Công Vụ, còn có những chứng cớ về sự hiện hữu của Chúa Giêsu phục sinh trong các tác phẩm của Flavius Josephus, Cornelius Tacitus, Lucian Samosata, và Tòa án Tối cao Do-thái (Jewish Sanhedrin).

Đây là 7 chứng cớ về sự phục sinh cho thấy Đức Giêsu Kitô đã thực sự trỗi dậy từ cõi chết:

1. Ngôi mộ trống

Ngôi mộ trống có thể là bằng chứng hùng hồn nhất về sự phục sinh của Chúa Giêsu. Có 2 lý do chính được những người không tin đưa ra: Ai đó đã lấy trộm xác Chúa Giêsu, hoặc các phụ nữ và các tông đồ đến không đúng mộ. Người Do-thái và người Rôma không có động cơ để cướp xác, còn các tông đồ quá nhát đảm và phải trốn quân lính Rôma. Các phụ nữ thấy mộ trống và không còn thấy xác Chúa Giêsu, họ biết chắc đó là mộ an táng Chúa Giêsu. Giả sử họ đến không đúng mộ, Tòa án Tối cao Do-thái có thể lấy xác ở đúng mộ để ngăn cản chuyện phục sinh. Vải liệm Chúa Giêsu được xếp gọn gàng trong mộ, kẻ trộm nào cũng vội vàng, không ai lại cẩn thận như vậy. Chính các thiên thần nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại.

2. Các nữ chứng nhân đạo đức

Các nữ chứng nhân là bằng chứng rằng Phúc Âm là tài liệu lịch sử chính xác. Nếu được bịa đặt, không tác giả cổ nào lại dùng phụ nữ làm nhân chứng cho sự phục sinh của Đức Kitô. Phụ nữ là giai cấp công dân thứ yếu trong thời đó, chứng cớ của họ không được xem xét ở tòa án. Nhưng Kinh Thánh nói rằng Đức Kitô phục sinh hiện ra trước tiên với bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na và mấy phụ nữ đạo đức khác. Ngay cả các tông đồ cũng không tin bà Ma-ri-a khi bà nói về ngôi mộ trống. Chúa Giêsu luôn tôn trọng các phụ nữ này, Ngài đề cao họ bằng cách cho họ trở thành nhân chứng đầu tiên về sự phục sinh của Ngài. Các Thánh sử đã kể lại hành động lúng túng này, vì đó là cách nó xảy ra.

3. Các tông đồ can đảm

Sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, các tông đồ đã trốn biệt trong các phòng khóa chặt cửa, sợ sẽ đến lượt mình bị lôi đi xử tử. Nhưng có sự thay đổi khác thường: Họ đang là những người nhát đảm trở thành những người rao giảng can trường. Bất kỳ ai biết bản chất con người thì đều hiểu rằng con người không thể thay đổi mau chóng như vậy nếu không có sự tác động lớn. Sự ảnh hưởng đó là được thấy Thầy sống lại từ cõi chết. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn phòng còn khóa kín cửa, trên bờ biển Ga-li-lê, và trên núi Ô-liu. Sau khi thấy Thầy phục sinh, tông đồ Phêrô và các tông đồ khác đã ra khỏi phòng và đi rao giảng về Đức Kitô phục sinh, bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra với mình. Họ không còn trốn tránh vì họ đã biết sự thật. Cuối cùng, họ hiểu rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể làm người và cứu mọi người thoát khỏi tội lỗi.

4. Biến đổi Giacôbê và những người khác

Cuộc sống biến đổi là một bằng chứng khác về Chúa Giêsu phục sinh. Tông đồ Gia-cô-bê, anh em họ với Chúa Giêsu, đã từng nghi ngờ không biết Chúa Giêsu có là Đấng Mê-si-a hay không. Nhưng sau đó, ông đã trở thành người lãnh đạo can đảm của giáo đoàn Giê-ru-sa-lem, thậm chí còn bị ném đá chết vì đức tin. Tại sao? Kinh Thánh nói rằng vì Đức Kitô phục sinh đã hiện ra với ông. Thật là cú sốc cho người anh em của ông còn sống, sau khi nghe tin này. Tông đồ Gia-cô-bê và các tông đồ khác cũng đều trở thành các nhà truyền giáo hăng say vì họ đã được thấy và chạm vào Đức Kitô phục sinh. Với các chứng nhân như vậy, Giáo hội sơ khai đã phát triển mau chóng, lan rộng từ Giê-ru-sa-lem tới Tây phương, tới Rôma và xa hơn nữa. Gần 2.000 năm qua, những người gặp được Đức Giêsu phục sinh đều thay đổi cách sống.

5. Đám đông

Đám đông hơn 500 người đã cùng nhau tận mắt thấy Chúa Giêsu phục sinh (1 Cr 15:6-8). Thánh Phaolô nói rằng đa số họ còn sống khi ông viết lá thư đó, khoảng năm 55 sau công nguyên. Chắc chắn họ nói với người khác về “sự lạ” này. Ngày nay, các tâm lý gia nói rằng không thể có số đông người như vậy mà chỉ là ảo giác cộng đồng. Các nhóm nhỏ cũng thấy Chúa Giêsu phục sinh, chẳng hạn như các tông đồ, ông Clê-ô-pa và người bạn đồng hành. Họ cùng thấy một sự việc, còn trường hợp các tông đồ, họ còn sờ vào Chúa Giêsu và xem rõ các vết thương của Chúa Giêsu, rồi tận mắt thấy Ngài ăn uống nữa. Không thể nào là ảo giác, vì sau khi Chúa Giêsu lên trời, họ mới không còn gặp lại Ngài.

6. Phaolô trở lại

Cuộc trở lại của Thánh Phaolô là bằng chứng mạnh mẽ về việc biến đổi cuộc đời mau chóng. Là Sao-lê cùa thành Tác-sô, ông là người bắt đạo dữ dội. Khi Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với ông trên đường Đa-mát, ông trở thành nhà truyền giáo của Kitô giáo. Ông chịu 5 lần đánh bằng roi, 3 lần đánh đập, 3 lần đắm tàu, 1 lần bị nén đá, chịu nghèo nàn và bị chế nhạo. Cuối cùng, hoàng đế Nê-rô của Rôma đã chặt đầu Phaolô vì tội không chịu bỏ niềm tin vào Đức Kitô phục sinh. Điều gì khiến Phaolô chịu cực hình như vậy? Các Kitô hữu tin rằng cuộc trở lại của Phaolô là nhờ ông đã gặp được Đức Kitô phục sinh.

7. Người ta dám chết vì Chúa Giêsu

Vô số người đã dám thí mạng vì Chúa Giêsu, chắc chắn sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện có thật trong lịch sử. Truyền thống nói rằng có 10 tông đồ trong Nhóm Mười Hai đã tử đạo vì Đức Kitô phục sinh. Hàng trăm, hàng ngàn Kitô hữu thời sơ khai đã chịu chết tại đấu trường Rôma và tại các nhà lao tù vì họ vững tin vào Đức Kitô phục sinh. Ngày nay, người ta cũng vẫn bị bách hại vì tin vào Đức Kitô phục sinh. Rất nhiều vị tử đạo đã chết ở nhiều nơi suốt gần 2.000 năm qua, vì họ vững tin rằng Chúa Giêsu sẽ ban cho họ sự sống đời đời.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Y-Jesus.com và Christianity.about.com)

______________________________

(1) John W. Montgomery, Lịch sử và Kitô giáo (Downers Grove, ILL: InterVarsity Press, 1971), 78.

(2) Norman L. Geisler và Frank Turek, Tôi Không Đủ Tin Để Là Người Vô Thần (Wheaton, IL: Crossway, 2004), 243.

(3) Michael Green, Thập Giá Trống Trơn Của Chúa Giêsu (Downers Grove, IL: InterVarsity, 1984), 97, trích dẫn trong John Ankerberg và John Weldon, Biết Sự Thật Về Sự Phục Sinh (Eugene, OR: Harvest House), 22.