Thân phụ của một học sinh bi mất tích trong tai nạn chìm phà ở Hàn Quốc xin ĐTC rửa tội

Thân phụ của một học sinh bị mất tích trong tai nạn chìm phà ở Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc hành hương dài 900 cây số, vai vác thánh giá. Ông đã xin ĐTC rửa tội cho. Ngài đã đồng ý và ông sẽ được ngài làm phép rửa tội thứ bẩy hôm 16-8-2014, tại tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Hán Thành.

Hình ảnh: Thân phụ của một học sinh bị mất tích trong tai nạn chìm phà ở Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc hành hương dài 900 cây số, vai vác thánh giá. Ông đã xin ĐTC rửa tội cho. Ngài đã đồng ý và ông sẽ được ngài làm phép rửa tội thứ bẩy hôm 16-8-2014, tại tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Hán Thành.

nguồn: từ Dòng Tên Việt Nam

Từ vô thần sang Công giáo: Một câu chuyện của nghi ngờ, hiếu kỳ và cuối cùng là niềm vui

Từ vô thần sang Công giáo: Một câu chuyện của nghi ngờ, hiếu kỳ và cuối cùng là niềm vui

Đặng Tự Do

02 tháng 8-2014

Người ta ước tính rằng khoảng 2 phần trăm của dân số thế giới là người vô thần. Trong nhiều năm, Jennifer Fulwiler, là một người trong số đó. Cô lớn lên trong một gia đình hạnh phúc nhưng vô tín ngưỡng. Thậm chí, cô tin rằng tôn giáo được dựa trên một câu chuyện cổ tích và Kitô giáo là một tôn giáo nguy hiểm.

Jennifer Fulwiler, tác giả cuốn “Something Other Than God”, nghĩa là “Còn gì khác ngoài Thiên Chúa”, nói:

“Vâng, tôi đã từng xem Kitô giáo như một cái gì đó nguy hiểm và tôi thực sự muốn khuyến khích mọi người quên đi hệ thống niềm tin nguy hiểm này.”

Trong cuốn sách của mình, ” Còn gì khác ngoài Thiên Chúa “, cô chia sẻ hành trình của mình. Tất cả mọi thứ từ sự thờ ơ, tới sự hiếu kỳ và cuối cùng là niềm vui. Cô nói rằng tất cả mọi thứ đã thay đổi khi cô và chồng có đứa con đầu tiên. Cô bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi hơn, mà chủ nghĩa vô thần không có thể trả lời.

Jennifer giải thích:

“Chủ nghĩa vô thần nói rằng cuộc sống của con người chẳng qua chỉ là tình cờ ngẫu nhiên của một chuỗi những phản ứng hóa học và điều đó thực sự trái ngược với kinh nghiệm của tôi về cuộc sống và sự gặp gỡ với những người khác.”

Sau khi đọc tất cả các loại sách tôn giáo, với nhiều bất ngờ, cô tìm thấy sự thật trong Kitô Giáo. Cuối cùng cô và chồng cô đã trở thành người Công Giáo. Nhìn lại, cô cho biết cuộc sống của cô bây giờ là hoàn toàn khác trước đây.

Jennifer nói thêm:

“Khi tôi còn là một người vô thần, tôi nghĩ rằng ý nghĩa của cuộc sống là phải có càng nhiều tiền càng tốt. Nhưng tôi nhận thấy không bao giờ là đủ. Ao ước được thăng chức nhưng khi được rồi, tôi lại muốn trèo lên cao hơn nữa. Có xe đẹp, tôi lại muốn có xe đẹp hơn. Tôi đã luôn luôn tìm kiếm một điều khác nữa.”

Kể từ đó, đức tin của tôi đã phát triển và cả gia đình cô cũng đón nhận đức tin. Cô vẫn giữ liên lạc với một số bạn bè vô thần. Họ có thể không đồng ý về những gì là chân lý, nhưng họ nhìn nhận một sự thật rằng cô đã tìm thấy niềm tin thông qua lý trí.

Jennifer nói tiếp:

“Tôi nghĩ rằng người Công Giáo đôi khi có chút do dự trước các cuộc đối thoại thân thiện với những vô thần, bởi vì họ có thể nghĩ rằng ‘Tôi không muốn nhìn vào những lập luận vô thần quá nhiều vì nó có thể làm lung lay đức tin của tôi và tôi có thể không thích những gì tôi tìm thấy. Tôi luôn luôn khuyến khích mọi người theo lời khuyên của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị: đừng sợ. Trước những thách đố của người vô thần, hãy khám phá mọi khả năng và bạn sẽ tự tin hơn nơi đức tin Công Giáo của mình. “

SỐNG ĐỜI KITÔ HỮU KHÔNG DỄ !

SỐNG ĐỜI KITÔ HỮU KHÔNG DỄ !

Trích EPHATA 621

Sr. Jean Berchmans MINH NGUYỆT

Vào lúc 2 giờ sáng, một thiếu nữ duyên dáng gọn gàng trong chiếc áo len và quần jeans, trượt ống thải đồ từ lầu 4 xuống đất. Nhưng khi vừa đặt chân xuống, cô gái chạm trán với nhân viên cảnh sát đi tuần. Ông nhìn thẳng cô gái và nói: “Khám phá bất ngờ ! Thay vì đi ăn trộm có lẽ cô nên ghi tên vào một gánh xiệc !” Lúng túng vì sợ vị cảnh sát to tiếng đánh thức thân phụ đang ngủ, cô gái vội vàng giải thích hành động “đi đêm” của mình… Thiếu nữ ấy là Sally Trench sống với cha mẹ ở Luân Đôn, thủ đô Anh Quốc.

Vào một buổi tối, khi trở về nhà sau nửa đêm, lúc bước xuống ga Waterloo nằm ở ngoại ô, Sally đụng phải vật gì mềm mềm, động đậy… Giật mình, Sally cúi xuống nhìn kỹ thì thấy đó là một phụ nữ cao tuổi, chung quanh người quấn một tấm chăn rách nát. Bà nằm trên mấy tờ báo. Nhưng không chỉ có mình bà. Dọc theo bờ tường nhà ga, còn có nhiều người khác. Đàn ông nằm lẫn lộn với đàn bà. Tất cả đều ăn mặc rách rưới bẩn thỉu. Người nào may mắn hơn thì có chiếc áo khoác bằng len, quấn chung quanh mình cho đỡ lạnh…

Sally thật đau lòng khi trông thấy cảnh tượng đó. Cô có thể lạnh lùng làm ngơ bỏ đi, như thầy tư tế trong Phúc Âm khi trông thấy người bị thương nằm bên vệ đường. Nhưng Sally bắt chước người Samaritano nhân lành. Cô đến bên những người này, cho tay vào túi, lấy tất cả tiền và phân phát cho họ. Một người trong nhóm cất tiếng nói: “Đây không phải là chỗ của cô ở giữa những người quá dơ bẩn. Cô quá ngây thơ duyên dáng ! Tốt hơn cả là cô nên trở về nhà.”

Sally trở về nhà và khi cầm trên tay ly sôcôla nóng hổi uống trước khi lên giường ngủ, cô gái tự nhủ: “Thiên Chúa cho mình quá nhiều, không thiếu thốn sự gì. Lẽ nào mình chỉ giữ riêng cho một mình mình thôi ?”

Ngay đêm hôm sau đó, lần đầu tiên, Sally thức dậy vào lúc 2 giờ sáng. Cô bỏ vào xách mấy gói thuốc lá và một bình cà phê nóng. Xong, cô đi rón rén để không đánh thức cha mẹ dậy. Thay vì mở cửa chính, cô dùng ống chuyển đồ và trượt từ lầu bốn xuống đất. Cô đi thẳng ra nhà ga Waterloo. Cô đến bên những người nghèo ngủ trên nền nhà ga và phân phát thuốc lá cùng cà phê nóng cho họ. Cô mang đến cho họ hơi ấm của cà phê và của tình người, trong những đêm mùa đông giá buốt.

Từ đó, cuộc viếng thăm những người không nhà cửa ở nhà ga Waterloo trở thành thông lệ. Cứ vào 2 giờ sáng, Sally thức giấc, mặc quần jeans, khoác áo len, xách cà phê nóng và thuốc lá đến thăm những người nghèo nơi nhà ga Waterloo. Vào lúc 4 giờ sáng, cô lại có mặt ở nhà, lên giường ngủ tiếp.

Thỉnh thoảng, trong những chuyến “đi đêm” như thế, Sally gặp lại vị cảnh sát của đêm đầu tiên. Ông vừa bắt tay Sally vừa nói: “Tất cả những gì cô làm đều thật đẹp và có tinh thần Kitô nữa !”

Sau một thời gian giúp đỡ những người sống lang thang không nhà không cửa, Sally lại khám phá ra một nhóm trẻ bụi đời, sống bất cần gia đình và xã hội. Họ sống vô kỷ luật và ưa chuộng tự do, nhưng là một thứ tự do bệnh hoạn, làm những điều không được phép làm như xìke, ma túy. Sally đến sống với nhóm bạn trẻ này, để tìm hiểu và chia sẻ nếp sống với họ. Nhiều người trẻ bụi đời sau đó khám phá ra ý hướng ngay thẳng và bác ái của Sally liền tặng nàng danh hiệu ”Sally, Người Công Giáo”.

Một hôm, một bạn trẻ bụi đời nói với Sally: “Tôi thật khâm phục lòng tốt của cô. Nhiều người cũng mang danh Công Giáo nhưng không làm một công tác bác ái nào giúp người khác.” Sally khiêm tốn trả lời: “Tôi không chỉ trích ai hết. Với kinh nghiệm riêng tư thì tôi biết rằng: sống đúng danh nghĩa tín hữu Công Giáo không phải là chuyện dễ. Phải thực thi tinh thần Kitô suốt cuộc đời mình…”

Sr. Jean Berchmans MINH NGUYỆT

 

CỨ TIN TƯỞNG VÀO CHÚA VÀ LÀM ĐIỀU THIỆN THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG YÊN HÀN!

CỨ TIN TƯỞNG VÀO CHÚA VÀ LÀM ĐIỀU THIỆN THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG YÊN HÀN!

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Câu chuyện xảy ra vào thời kỳ ông Plutarco Elias Calles (1877-1945), nhà độc tài khát máu làm tổng thống nước Messico. Ông bách hại dữ dội Kitô Giáo đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Chính trong thời điểm khốn khổ này mà các tín hữu Công Giáo Messico đã can đảm lấy chính mạng sống làm chứng cho lòng trung tín với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, giống như các tín hữu Kitô tiên khởi của thời Giáo Hội sơ khai.

Một hôm các binh lính bất ngờ đột nhập vào một căn nhà nơi một gia đình Công Giáo đang tụ họp để cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Các binh sĩ tàn bạo thẳng tay giết chết mọi người không trừ ai: từ cha mẹ đến con cái. Thế nhưng không ai nhận ra là trong cơn hỗn loạn đã có một cậu bé nhanh chân lẻn ra ngoài trốn thoát.

Cậu bé mới khoảng 7 tuổi và vô cùng hoảng sợ. Cậu đâm đầu chạy thẳng đến nơi mà mẹ cậu vẫn mang cậu đến đó vào mỗi Chúa Nhật để lén lút tham dự Thánh Lễ. Đó là một căn phòng nhỏ bên trên phủ rơm và đi vào bằng cánh cửa sập. Cậu bé nhớ lại lời mẹ thường nói đi nói lại với mình rằng:
– Bé cưng của mẹ, con hãy nhớ rằng Đức Mẹ dịu hiền của Đức Chúa GIÊSU cũng là Mẹ thật của chúng ta và yêu thương chúng ta vô ngần. Con sẽ luôn luôn gặp Đức Mẹ ở gần cánh cửa Nhà Tạm nơi Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể ẩn mình. Khi có bất cứ điều gì con hãy thân thưa cùng Đức Mẹ!

Thế là cậu bé bắt đầu nhìn quanh quất từ phải sang trái để xem Đức Mẹ của Đức Chúa GIÊSU có đó không. Nhưng cậu bé không trông thấy ai hết. Cậu bé thầm nghĩ:
– Không có Đức Mẹ! Vậy mà Má nói là Đức Mẹ luôn có mặt ở đó. Hay là Đức Mẹ cũng vào trong Nhà Tạm với Đức Chúa GIÊSU rồi. Mình sẽ gõ thử xem sao.

Cậu bé đưa tay gõ cửa Nhà Tạm. Nhưng không có tiếng trả lời. Cậu bé liền khóc vì cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Bỗng chốc từ trong luồng ánh sáng thiên quốc cậu bé trông thấy một Bà tuyệt đẹp. Bà cất tiếng êm ái nói với cậu bé:
– Con có muốn đến với Bà không? Bà mang con đến với Má con với Ba con và các anh chị của con!

Gương mặt cậu bé bừng sáng và cậu chạy thẳng gieo vào vòng tay của Bà Đẹp.

Cũng chính vào lúc đó bọn lính hung dữ ập vào căn phòng nhỏ và trông thấy cậu bé nằm dài dưới đất với đôi tay chắp trước ngực. Họ la hét ra lệnh cho cậu bé phải đứng lên. Nhưng cậu bé không trả lời vẫn nằm im bất động. Họ tưởng cậu bé đang ngủ nên tàn bạo hất vào người cậu bé. Vẫn không có phản ứng.

Thì ra cậu bé đang ngủ giấc ngủ thần tiên vĩnh cửu. Bởi vì, Đức Mẹ MARIA đã đưa cậu bé về Trời!

… Câu chuyện thứ hai mang một nét đẹp khác liên quan đến Đức thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963).

Đức Ông bí thư Loris Francesco Capovilla nay là Hồng Y cao niên nhất (1915) của Giáo Hội Công Giáo kể lại rằng. Đức Thánh Cha Gioan XXIII có thói quen xưng tội mỗi chiều thứ sáu. Trong dịp này ngài luôn luôn xưng một trong những tội lớn nhất:
– Ngày xưa còn bé đã hái trộm trái từ cây của nhà hàng xóm ..

Rồi chính Đức Thánh Cha Gioan XXIII cũng viết trong Nhật Ký: Việc xưng tội nên được chuẩn bị kỹ lưỡng, được xưng hàng tuần vào ngày thứ sáu hoặc ngày thứ bảy, là một nền tảng vững chắc cho hành trình tiến về đường trọn lành. Nó cũng giúp có một cái nhìn thanh thản và khuyến khích có thói quen tốt lành chuẩn bị sẵn sàng chết vào bất cứ giờ nào và lúc nào trong ngày. Đây chính là niềm thanh thản của tôi và cũng chính điều này khiến tôi sẵn sàng ra đi trình diện trước tòa Chúa vào bất cứ khi nào Ngài ra hiệu cho tôi. Theo tôi thì hình như đây là dấu hiệu tin cẩn và yêu thương mà Đức Chúa GIÊSU dành cho tôi, để tôi được tuyển chọn làm đại diện của Người dưới đất. Đó là điểm tột cùng lòng thương xót của Người. Vì thế tôi giữ mình trong tư thế tiến bước về với Người, y như thể Người đang chờ đợi ôm chặt tôi trong vòng tay Người.

… ”Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ. Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xảo trá .. Chúa giúp con người bước đi vững chãi, ưa chuộng đường lối họ dõi theo. Dù họ có vấp cũng không ngã gục, bởi vì đã có Chúa cầm tay. Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả, chưa thấy người công chính bị bỏ rơi, hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ. Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay, dòng giống mai sau hưởng phúc lành. Hãy làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời. Bởi vì Chúa yêu thích điều chính trực, chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung .. Miệng người công chính niệm lẽ khôn ngoan, và lưỡi họ nói lên điều chính trực. Luật THIÊN CHÚA, họ ghi tạc trong lòng, bước chân đi không hề lảo đảo” (Thánh Vịnh 37(36),3-7/23-28/30-31).

(”La Mia Messa”, volume II, 1 Aprile – 30 Giugno, Anno VIII/A – 2014, Casa Mariana Editrice, trang 383-384/419-420)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

XIN MẸ CỨU GIÚP CON MỌI NƠI MỌI LÚC – NHẤT LÀ TRONG GIỜ CHẾT!

XIN MẸ CỨU GIÚP CON MỌI NƠI MỌI LÚC –
NHẤT LÀ TRONG GIỜ CHẾT!

…. Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hal nằm dọc theo kênh đào Charleroi.  Hal chỉ  cách Bruxelles – thủ đô vương quốc Bỉ – khoảng vài cây số.  Tại đây có nhà thờ Công Giáo kiểu gô-tích tôn kính bức tượng “Đức Mẹ Đen”.  Bức tượng tạc từ thế kỷ XIII và nổi tiếng vì làm nhiều phép lạ.

Tại thành phố Hal cạnh con kênh Charleroi đã xảy ra tai nạn thảm thương.  Một bà mẹ góa sống với đứa con trai duy nhất.  Một ngày, cậu bé chơi với bạn cạnh con kênh.  Không hiểu hai cậu bé rượt đuổi nhau thế nào mà cậu trai con bà góa trượt chân rớt xuống kênh . Cậu bạn hoảng hốt chỉ biết gào lên kêu cấp cứu.  Bà mẹ càng hoảng hốt hơn và cũng chỉ biết hét lên những lời kêu cứu thảm thiết.

May mắn vào ngay lúc đó có một thanh niên đi về hướng này.  Nghe tiếng kêu chàng đoán ngay sự việc.  Chàng tức tốc nhảy xuống kênh và lặn sâu dưới dòng nước.  Mấy phút sau chàng vớt được cậu bé và mang lên bờ, trước đôi mắt đẫm lệ của bà mẹ.  Người ta xúm lại cấp cứu cậu bé.  Cậu từ từ hồi tỉnh.  Cậu thoát chết nhờ hành động mau mắn và dũng cảm của người thanh niên lạ mặt.

Trước công ơn to tát như thế làm sao cám ơn cho đủ người đã cứu mạng sống con mình???   Bà mẹ góa lại quá nghèo!  Nghĩ lui nghĩ tới bà thấy không gì quý hơn là tặng chàng trai ảnh đeo có hình Đức Mẹ Đen của nhà thờ gô-tích thành phố Hal.  Bà đưa tặng chàng và nói:

– Chắc chắn Đức Mẹ MARIA nghe lời tôi cầu cứu nên đưa đẩy cậu đến và cứu vớt kịp thời con trai tôi bị nạn.

Chàng thanh niên lúng túng trả lời:

– Tôi không biết là có đúng như thế không, bởi vì, thú thật với bà, tôi là người không tin!

Tuy nói thế nhưng trước cái nhìn khẩn thiết của bà mẹ chàng chấp nhận ảnh thánh Đức Mẹ MARIA. Chàng cũng hứa sẽ mang ảnh như lời bà xin để ghi nhớ cuộc gặp gỡ với cậu bé con bà…

Gần mấy chục năm trôi qua… chàng thanh niên dũng cảm năm xưa, nay là người đàn ông lớn tuổi.  Ông bị bệnh nặng và được điều trị tại một nhà thương bên Thụy Sĩ.  Nhà thương do các nữ tu điều khiển.  Cùng vào thời kỳ đó, tại vùng này, có vị Linh Mục người Bỉ về đây nghỉ ngơi.  Thỉnh thoảng Cha đến thăm viếng các bệnh nhân theo lời xin của các nữ tu.  Một ngày, cha đang trên đường gần nhà thương thì thấy một nữ tu chạy đến xin cha tới giúp một bệnh nhân đang hấp hối.  Chị nói:

– Xin cha đến mau! Ông ta đang mê sảng!

Khi vị Linh Mục đến bên giường Cha hiểu rằng người bệnh nói tiếng Flamand.  Ông muốn bịt tai và xua đuổi tất cả những gì có liên hệ đến tôn giáo.  Bằng tiếng Flamand vị Linh Mục nói vào tai người bệnh:

– Xin ông an tâm, không ai dám làm trái ý ông!  Chúng tôi chỉ cầu nguyện cho ông thôi!

Nói xong vị Linh Mục thoáng thấy nơi cổ bệnh nhân có lấp lánh ảnh đeo Đức Mẹ MARIA.  Không giữ được bình tĩnh Cha ngạc nhiên nói:

– Ông mang một ảnh đẹp như vậy mà ông lại không muốn tôi nói với ông về Đức Chúa GIÊSU KITÔ và về Đức MARIA, Mẹ của Ngài và cũng là Mẹ của chúng ta sao???

Người hấp hối bỗng chốc như hồi tỉnh.  Bằng từng câu rời rạc, ông kể lại câu chuyện vớt một cậu bé và lời hứa với bà mẹ cậu bé là sẽ mang ảnh Đức Mẹ MARIA suốt đời để ghi dấu cuộc gặp gỡ.  Và ông đã giữ lời hứa.  Vị Linh Mục thật cảm động.  Ngài cúi xuống cầm tay người bệnh và nói:

– Chú bé mà ông cứu sống chính là tôi!  Mẹ tôi vẫn kể lại câu chuyện ấy và nhắc tôi nhớ đến ông luôn. Chúng tôi suốt đời ghi ơn ông… Và ông không thấy là chính Đức Mẹ MARIA đưa tôi đến đây gặp lại ông để giúp ông trong giây phút trọng đại cuối đời sao?

Người bệnh cũng cảm động không kém vị Linh Mục.  Ông bỗng trở nên an bình hơn.  Ông chấp nhận xưng tội và xin rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU làm của ăn đàng.  Sau đó, ông nhắm mắt an nghỉ trong vòng tay trìu mến ghi ơn của vị Linh Mục.

… Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh MARIA, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương, cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội, và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết.  Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chạy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con.  Xin Mẹ ban cho con ơn trọng này, là siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con hằng cầu xin, mà hằng cứu giúp con, và ban cho con được ơn bền đỗ đến cùng.  Lạy Mẹ yêu dấu hay thương giúp, xin Mẹ ban phúc lành cho con, và cầu bàu cho con khi này và trong giờ lâm tử.  AMEN.

Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước Việt Nam con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó.  Sau hết cho các Linh Hồn đáng thương trong Lửa Luyện Ngục.

Thánh MARIA, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bàu cho con.  Lạy Thánh Anphongxô là quan thầy bào chữa con, xin giúp đỡ con trong những khi khó ngặt thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà MARIA.

Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho chúng con.
Lạy Thánh Anphongxô, cầu cho chúng con.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Cô Meriam Ibrahim người Sudan tiếp kiến Đức Thánh Cha

Cô Meriam Ibrahim người Sudan tiếp kiến Đức Thánh Cha

Chuacuuthe.com

VRNs (25.07.2014) – Sài Gòn- Cô Meriam Ibrahim, từng bị tuyên án tử hình vì cải đạo sang Công giáo, đã có buổi gặp gỡ Đức Thánh Cha vào thứ 5, 24.07.2014, tại nhà khách Santa Marta, Vatican. Cô đến đây cùng với chồng, anh Daniel Wani và hai con (Martin một tuổi rưỡi và Maya sinh trong tù cách đây hai tháng).

1

Thứ trưởng Bộ ngoại giao Ý, ông Lapo Pistelli đã hộ tống gia đình cô Marian. Trước đó, ông đã thương thuyết và sắp xếp chuyến bay và đi cùng cô tới Ý. Pistelli đã có buổi nói chuyện với phóng viên Susy Hodges sau buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha về kết quả đạt được trong công vụ của mình.

Sau đây là nội dung bài phỏng vấn của  Susy Hodges với Thứ trưởng Bộ ngoại giao Ý, ông Lapo Pistelli:

Thứ trưởng phát biểu một cách vui vẻ và hài lòng về những mối bận tâm liên quan tới cô Meriam và chuyến đi của gia đình cô từ Sudan tới Ý để tiếp kiến Đức Thánh Cha. Pistelli cho biết trong buổi nói chuyện với Bộ Trưởng ngoại giao Sudan, ông được biết tin rằng chính quyền Khartoum đang xem xét “suy nghĩ lại” bộ luật hình sự và luật hiện hành về sự cải đạo có thể được “thay đổi hoặc xóa bỏ”.

Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, cho biết cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và cô Merian cùng gia đình diễn ra trong bầu không khí “gần gũi và thân mật”. Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn cô Meriam vì “là chứng nhân can đảm trong việc giữ đức tin”.

Cha Lombardi cho biết cô Meriam cám ơn Đức Thánh Cha vì đã cầu nguyện cho cô và cô bật mí rằng những lời cầu nguyện đó đã nâng đỡ và khuyến khích cô rất nhiều.

Thủ tướng Ý, ông Matteo Renzi trước đó đã chào đón gia đình cô Merian tại sân bay Ciampino và gọi đó là “ngày để tán dương”.

Cô Meriam Ibrahim bị kết án tử hình với tội danh bỏ đạo, vì cha cô là người Hồi Giáo. Cô kết hôn với một người Công giáo. Lễ cưới được tổ chức tại một nhà thờ vào năm 2011. Cô được hứa hẹn nếu chấp nhận theo Hồi giáo sẽ được tự do. Tuy nhiên, cô tuyên bố trước tòa rằng cô sẽ không bao giờ chối bỏ đức tin Công giáo của mình. Án tử của cô được xóa bỏ vào tháng 6, nhưng sau đó cô bị chặn tại sân bay. Các viên chức Sudan nghi ngờ giấy tờ đi lại của cô và  không cho cô rời khỏi đất nước này.

Cha Lombardi nói rằng việc Đức Thánh Cha gặp gia đình Merian cho thấy “sự gần gũi, quan tâm và cầu nguyện” của Ngài đối với tất cả những ai đang phải chịu đau khổ vì đức tin và đặc biệt là những tín hữu bị bách bớ hoặc bị giới hạn quyền tự do tôn giáo.

Merian cùng gia đình sẽ định cư tại Mỹ.

Minh Trang

Xem thêm: Vietcatholic.net

Phụ nữ bị án chết treo ở Sudan đã đến Ý, gặp riêng với Đức Giáo Hoàng

Phép Lạ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận

Phép Lạ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận

(báo Công Giáo CNA đã đăng chi tiết 12-11-2010)

Được khỏi bệnh nhờ cầu nguyện xin ơn với ĐHY Nguyễn Văn Thuận

Ngày 12 tháng 11 năm 2010, đài EWTN và báo điện tử Công Giáo CNA đã đăng chi tiết về phép lạ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Denver, Colorado như sau:

Các bác sĩ đã tuyên bố anh Joseph Nguyễn đã chết sau khi tim của anh ngừng đập và chấn đồ não hòan tòan ngưng chạy. Nhưng trong khi họ đang viết giấy chứng tử thì gia đình của anh đã cất lời kinh kêu cầu lên ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Được biết cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận là một tôi tớ Chúa đang được cứu xét trong lịch trình phong thánh tại Roma.

Ngày hôm nay thì anh Joseph Nguyễn đã trở lại chủng viện để tiếp tục chương trình học làm linh mục. Khi nhìn tờ giấy chứng tử của chính mình bây giờ đã đóng dấu “VOID” (Vô Hiệu), sau 32 ngày hôn mê, anh chỉ có thể kể lại hai biến cố trong khỏang thời gian dài mà anh mô tả như là một “Giấc ngủ tuyệt vời.”

Thoi thóp trên giừơng bệnh giữa cái sống và cái chết kéo dài nhiều tuần lễ trong năm 2009, anh Joseph chỉ nhớ lại đã được gặp Đức Hồng Y François Xavier Nguyễn Văn Thuận hai lần.

Vị Hồng Y đáng tôn kính người Việt Nam này đã qua đời năm 2002. Năm 2007 Ngài được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nhắc nhở tới trong thông điệp “Spe Salvi” (Niềm Hy Vọng Cứu Rỗi), trong đó gương chứng nhân của 13 năm tù đày của ngài đã được đề cao. Tháng 10 vừa qua, Vatican đã bắt đầu thủ tục điều tra phong Thánh cho Ngài.

Mặc dù anh Joseph Nguyễn chưa bao giờ gặp mặt ĐHY, nhưng gia đình anh đã biết ngài từ khi ngài còn là một linh mục thuờng. Cha của anh là người khá thân thiết với ĐHY, coi ngài như là một ‘người nhà’.

Khi ĐHY trở thành Tổng Giám Mục Saigon thì mối liên hệ với gia đình anh càng trở nên thắm thiết hơn và sau khi ngài trở thành một tù nhân của chế độ Cộng Sản thì ông nội của anh cũng đã từng bị giam chung với đức Tổng một thời gian.

Năm 1975, gia đình anh Joseph Nguyễn di cư tới Hoa Kỳ, và anh Joseph đã được sinh ra ở đây.

Anh Joseph được kể nhiều về cuộc sống anh hùng của cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận và trân quí thông điệp hòa bình và hy vọng của Ngài. Nhưng anh không bao giờ tưởng tượng là anh sẽ phải mô tả chi tiết về cuộc sống riêng của mình, và cái kinh nghiệm của sự chết gần kề, cho các nhà điều tra của ủy ban phong thánh.

Sự thể khởi đầu vào tháng Tám năm 2009, lúc đó Joseph đang học năm thứ 3 tại chủng viện. Anh được giao việc thăm viếng và đưa Mình Thánh cho các bệnh nhân tại các bệnh viện. Vào đầu mùa Thu thì anh bắt đầu có vài triệu chứng bị cúm. Nhưng cơn bệnh trở nên trầm trọng,và anh xin nghỉ để về nhà dưỡng bệnh.

Trong cuộc phỏng vấn với CNA, anh kể lại: “Tôi nhớ đó là ngày 01 tháng mười, tôi không hiễu tại sao mà mình không thở được.” Cha anh chở anh đến bệnh viện, anh còn tỉnh táo để làm thủ tục nhập viện, nhưng sau đó thì không còn nhớ gì nữa.

Anh chỉ được nghe kể lại về những gì đã xảy ra trong ngày anh chết, biết rằng cha mẹ của anh vẫn không mất hy vọng và cầu nguyện nhiệt thành với ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Anh cũng nghe kể rằng trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi, trong lúc hôn mê, anh bắt đầu dứt bỏ các ống truyền nước khỏi mình một cách hung bạo cho tới khi cha của anh đặt một chuổi mân Côi vào tay thì anh mới nguôi.

Một lần thứ hai cơ thể của anh cũng đã ngừng sống, nhưng lần này thì người ta đợi chứ không tuyên bố khai tử anh. Tuy nhiên mọi người cũng nghĩ rằng cơ hội phục hồi thì dường như là vô vọng.

Khi Joseph tỉnh lại 32 ngày sau, anh không còn nhớ chi tiết gì về những cơn đau đớn cả. Một bác sĩ giải thích là anh đã bị ‘cúm heo’ H1N1 kèm với bệnh viêm phổi nặng.

Khi bắt đầu nói chuyện được, Joseph cho biết anh đã gặp ĐHY Thuận 2 lần.

“Trong thời gian hôn mê của tôi, tôi chỉ nhớ có hai điều, ” anh nói.”Hai điều duy nhất tôi nhớ là hai lần thấy Đức Hồng Y Thuận hiện ra… ĐHY đã hiện ra với tôi hai lần.”

Joseph nói rằng anh không chỉ nhìn thấy Ngài mà thôi, nhưng với những tình tiết sống động mà anh mô tả về “lúc linh hồn rời khỏi xác”, anh đã thực sự gặp gỡ và nói chuyện với Đức Hồng Y. Mặc dù anh không thể tiết lộ chi tiết của câu chuyện, anh nghĩ hai lần ấy đã xảy ra trong lúc mà các bác sĩ quan sát thấy các hoạt động của não và cơ thể của anh ngưng họat động.

“Sau lần gặp gỡ thứ hai với ĐHY”, anh nói, “Thì tôi tỉnh dậy.” Anh hòan tòan “không có ý tưởng về những gì đã xảy ra,” hay tại sao anh đã “có những ống dây cuốn chằng chịt khắp người”, đặc biệt là các ống ở cổ làm anh không nói được.

Các bác sĩ đã nghĩ rằng anh cần phải mất nhiều tháng hoặc có thể là nhiều năm trước khi anh có thể nói, đi, hoặc học lại. Nhưng chỉ trong vài ngày là anh đã nói chuyện và thở bình thường, và các y tá phải lo đi tìm anh khắp nơi quanh cơ sở phục hồi.

Anh cũng bất ngờ được người em gái của ĐHY Nguyễn Văn Thuận đang sống ở bên Canada gọi điện thoại sang, bà đã gửi tặng cho anh ta một chuỗi tràng hạt của ĐHY.

Joseph đã trở lại chủng viện vào đầu học kỳ sau đó, một sự kiện khác xa với việc các bác sĩ chuẩn đóan là anh phải mất hai năm để phục hồi sức khỏe.

Sau đó thì tiếng đồn về phép lạ lan truyền ra, anh Joseph đã cung cấp thông tin cho các nhân viên làm việc cho vụ án phong chân phước của ĐHY tại Roma. Nhưng ngòai việc đóng góp đó, anh chủng sinh trẻ tuổi này bây giờ chỉ nhắm vào một mục tiêu duy nhất trước mặt là chức linh mục. Khi anh trở lại chủng viện, Joseph một lần nữa đã được giao nhiệm vụ phục vụ tại bệnh viện.

Trong khi anh giữ kín đáo về khía cạnh phép lạ của mình, Joseph đã rất nhiệt tình nói chuyện về các công việc hiện tại bệnh viện. Anh cho biết tình trạng hôn mê và kinh nghiệm phục hồi của anh đã giúp anh đem hy vọng và niềm an ủi đến cho bệnh nhân.

Những bệnh nhân này dù không biết về cuộc hội ngộ bí ẩn của anh với một vị thánh, hoặc biết về cuộc sống lại ngoạn mục từ cõi chết của anh. Nhưng điều quan trọng hơn là khi họ nhìn thấy vết sẹo trên cổ họng của anh, họ biết rằng anh hiểu được họ. “Thực là mãn nguyện khi có thể bước vào một căn phòng và nói… Quí ông bà không phải chịu đựng những đau khổ như thế này một mình đâu, bởi vì chính tôi cũng đã trải qua đó… nằm ngay tại giường bệnh như thế này”

Joseph coi những kinh nghiệm của anh đã đem đến một “đức hy vọng” trong lòng của anh và cung cấp cho anh một thông điệp mà anh hy vọng sẽ có thể chia sẻ với những người trong hoàn cảnh tuyệt vọng. “Đó là có một ĐHY Thuận trong cuộc sống”.

Trần Mạnh Trác ……………………………….

http://www.catholicnewsagency.com/news/seminarian-may-owe-his-life-to-cardinal-van-thuans-intercession/

Seminarian may owe his life to Cardinal Van Thuan’s intercession

By Benjamin Mann, Staff Writer CATHOLIC NEWS AGENCY

Seminarian Joseph Nguyen

Denver, Colo., Nov 12, 2010 / 06:30 am (CNA/EWTN News).- Doctors said Joseph Nguyen was dead. His heart rate was dropping beyond recovery, and all brain activity was gone. But while they wrote his death certificate, Joseph’s parents were asking an old family friend for help: a Vietnamese cardinal who is being considered for beatification.

Joseph Nguyen has since re-enrolled in seminary. He’s seen his own death certificate, now stamped “VOID.” He has only two memories of the 32-day coma, which he says felt otherwise like a “great night’s sleep.”

During the weeks that he hovered between life and death in 2009, Joseph says he had two encounters with Cardinal Francois-Xavier Nguyen Van Thuan.

The revered Vietnamese Cardinal died in 2002. In 2007 he received a prominent mention in Pope Benedict XVI’s encyclical “Spe Salvi,” where the Holy Father cited his exemplary Christian witness during his 13 years as a political prisoner. His cause for beatification began in 2007 as well. In October 2010, the Vatican began its own inquiry into his possible sainthood.

Long before anyone thought to declare him a saint, the future cardinal was simply a priest– often celebrating private Masses in the homes of some Vietnamese faithful. Although Joseph Nguyen never met Cardinal Van Thuan during his earthly life, his father’s family knew “Father Van Thuan” quite well. They thought of the priest “almost like a family member.”

That family bond deepened when Cardinal Van Thuan became Archbishop of Saigon, and subsequently a prisoner of the Communist regime.

In 1975, Joseph Nguyen’s parents immigrated from Southeast Asia to the United States, where their son was later born. Joseph knew about Cardinal Van Thuan’s heroic life, and appreciated his message of peace and hope. But the young seminarian never imagined he would be describing details of his own life, and near-death, to investigators for the cardinal’s canonization.

It began in August 2009, during Joseph’s third year in the seminary. He was assigned to hospital work, visiting and counseling the sick, as well as bringing the Eucharist to Catholic patients. Early in the fall, he caught what he thought was only a common seasonal flu. When the illness worsened, he asked for leave from the seminary to recover at home.

“I remember October 1st,” he recounted to CNA. “I had no idea why I was gasping for air.” His father drove him to the hospital, where he checked himself in. But Joseph has no memory of that event, or the emergency tracheotomy he received after losing the ability to breathe.

Later, he would hear about the day he was pronounced dead, while his parents kept hope alive and prayed fervently for Cardinal Van Thuan’s intercession. He would also hear about how, on the feast of Our Lady of the Rosary, while still comatose, he began violently pulling the tubes from his body, stopping only when his father placed a rosary in his hand.

He’d also learn about the second time his body seemed to be shutting down. That time, no one declared his death. They’d already seen one seemingly impossible recovery.

When Joseph awoke, after 32 days, he knew nothing about any of this. A doctor explained he had fallen ill not only with a seasonal flu, but also the H1N1 “Swine Flu,” and severe pneumonia. Friends and family later told him the details of his month in the coma.

But when he could speak again, Joseph had his own story to tell.

“During my coma, there are only two things I remember,” he said. “The only two things I remember are two visions of Cardinal Van Thuan … He appeared to me twice.”

Joseph said he not only saw, but actually met and spoke with Cardinal Van Thuan, during two vivid incidents he described as a “separation of soul and body.” Although he said he couldn’t reveal the details of the ecounters, he did say that he suspected that they occurred while his doctors were observing his loss of brain activity and decline in vital signs.

“Soon after the second visit” with the cardinal, he said, “I woke up from the coma.” He had “no idea what had happened,” or why he had “all these tubes and wires” coming out of his body, particularly the tube in his neck that kept him from speaking.

Doctors thought it would be months or years before he could speak, walk, or study. But within days he was talking and breathing normally, racing his nurses around the rehabilitation room.
He also received an entirely unexpected phone call from Cardinal Van Thuan’s sister in Canada, who ended up giving him one of her brother’s rosaries.

Joseph returned to the seminary at the beginning of the following semester– a far cry from the two years his doctors had advised him to wait.

As others learned about Cardinal Van Thuan’s possible involvement in Joseph’s healing, he ended up providing information to officials working on the cardinal’s cause for beatification in Rome. Apart from that contribution, though, the young seminarian just wants to move forward toward the goal of ordination. When he returned to the seminary, Joseph was assigned once again to hospital duties.

While he was reticent about some potentially miraculous aspects of his healing, Joseph spoke enthusiastically about his current hospital work. He said his coma and recovery experience have allowed him to give hope and comfort to patients.

Those patients don’t need to know about his mysterious meetings with a possible saint, or his breathtaking return from death. What matters more is to see the scar on his throat, and know he understands. “It’s very fulfilling to be able to walk into a room and say … ‘You don’t have to feel this alone, because I’ve been there’ – physically, there, in that hospital bed.”

Joseph recalled that his experiences in the coma instilled “the virtue of hope” in his heart, giving him a message he hopes to share with those in desperate circumstances. “That’s Cardinal Van Thuan in my life,” the future priest reflected.

 

LINH HỒN NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ

LINH HỒN NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ

– CÂU CHUYỆN 1: XIN LỄ CẦU NGUYỆN

LM Trịnh Ðức Hòa, DCCT khi giảng về đề tài Tứ Chung, cha Hòa kể lại câu chuyện mà cha cố Vũ Tuấn Tú thuật:

“Năm 1996, tôi được một gia đình ở giáo xứ nhà thờ St. Barbara mời đến tư gia để dâng Thánh Lễ. Ở đấy có một hiện tượng lạ. Một cô con gái trẻ bị một linh hồn nhập vào và nói giọng đàn ông. Tôi bèn xin gia đình ấy cùng đọc chuỗi kinh Mân Côi Năm Sự Thương. Khi đọc đến chục kinh thứ tư thì linh hồn ở trong cô gái nói rằng:
“Con là người con trai trong gia đình. Con bị tai nạn ở vùng San Jose (thuộc miền bắc California). Xin gia đình đừng nghĩ là con tự tử. Hôm nay, Chúa cho phép con về để xin cha mẹ và cha Tú dâng 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho con để con được về với Chúa.”
Tôi hỏi:
“Chỉ cần có 3 Thánh lễ thôi à?”
“Vâng, con chỉ cần ba Thánh lễ thì sẽ được lên Thiên Ðàng. Xin gia đình tiếp tục cầu nguyện cho một số linh hồn người thân đang còn ở luyện ngục.”
Nói xong thì linh hồn ấy xuất đi và cô gái trở lại tình trạng bình thường, không còn nói tiếng đàn ông nữa.”

Suy niệm:
-Phải kể đây là một thanh niên thánh thiện, giữ đạo hẳn hoi, không phạm tội trọng. Vì thế, khi bị tai nạn chết bất thình lình, không kịp xưng tội, chịu Mình Thánh Chúa, mà anh chỉ cần 3 Thánh lễ để lên Thiên Ðàng. Ðó là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta. Xin tạ ơn Chúa!

CÂU CHUYỆN 2: XIN GIA ÐÌNH THA THỨ, ÐỪNG THƯA KIỆN BÁC SĨ.

Ðây là câu chuyện thật đã xẩy ra cho một gia đình nổi tiếng về thương mại ở vùng Quận Cam (Orange County), California.
– Một cô gái 18 tuổi bị bịnh nên được đưa vào nhà thương nhưng vì sự chữa trị chậm trễ của các bác sĩ mà cô gái ấy qua đời.
Cả gia đình đau buồn vì cái chết của cô. Họ định sau tang lễ thì sẽ nhờ luật sư thưa kiện các bác sĩ vì đã không chữa trị kịp thời và chu đáo nên con của họ chết.
Một đêm kia, cha mẹ của cô gái quá cố nằm mơ thấy con gái hiện về mặc áo trắng đẹp đẽ và vui vẻ nói với cha mẹ rằng:
“Xin bố mẹ đừng buồn, đừng thưa kiện người ta vì con được hưởng phước Thiên Ðàng rồi.”
Ðược con gái báo mộng là cô đang ở Thiên Ðàng thì cha mẹ cô mừng rỡ nên không còn nghĩ đến việc kiện tụng nữa.

Suy niệm:
Người trẻ khi chết mà lên Thiên Ðàng ngay, đó là một hồng ân. Như vậy người trẻ này là một người thánh thiện và đạo đức. Ðó là phúc lớn cho bản thân cô và gia đình cô. Cô là tấm gương sáng cho mọi người, đặc biệt là cho giới trẻ. Cảm tạ Chúa!

Kim Hà

Anh chị Thụ Mai gởi

Bác Học CARREL với PHÉP LẠ LỘ ĐỨC

Bác Học CARREL với PHÉP LẠ LỘ ĐỨC

Alexis Carrel là một bác sĩ nổi danh người Pháp, từng được giải Nobel về y khoa vào năm 1912 vì đã sáng chế ra tim nhân tạo và mạch máu nhân tạo giúp giữ các phần cơ thể con người và thú vật được tiếp tục sống vô thời hạn ngoài thân thể. Ông cũng từng là một người hoàn toàn mất Đức Tin Công giáo.Nhưng sau đó nhờ Mẹ Maria, ông đã tìm lại được niềm tin này.

Dạo năm 1903 Alexis Carrel được một người bạn bác sĩ nhờ tháp tùng một đoàn hành hương Lộ Đức. Trên chuyến tàu hỏa có thiếu nữ Marie Bailly Ferrand, 24 tuổi, bị lao phổi ở thời kỳ chót và lại mắc thêm chứng bịnh sưng màng bụng  đau đớn. Cô đã được bác sĩ nổi danh tên là Broumilloux ở Bordeaux chữa trị mà không chút thuyên giảm. Bác sĩ Carrel cũng khám bịnh cho cô Marie Bailly. Đứng trước trường hợp vô phương cứu chữa của bịnh nhân, Carrel tự nhủ: “ Nếu người bịnh này mà được khỏi, thì thực có phép lạ. Tôi sẽ tin và sẽ đi tu.”

Đến Lộ Đức, cô Marie Bailly lại được bác sĩ Carrel  và một bác sĩ bạn khám nghiệm lần nữa. Khi họ sắp rời bịnh nhân thì một thiếu nữ xin phép mang cô Bailly đến hồ tắm nước suối hang đá Đức Mẹ. Bác sĩ Carrel vặn hỏi: “ Nếu cô ta chết dọc đường thì các người làm sao?”  Thiếu nữ đáp: “ Cô ta nài nỉ tôi mang cô ta nhúng xuống hồ tắm. Chính vì mục đích đó mà cô ta đã từ Bordeaux đến đây.” Bác sĩ Carrel và bác sĩ bạn tin chắc bịnh nhân không còn phương cứu chữa và có thể chết trong vòng một giờ. Nhưng nhờ sự can thiệp của một nữ tu, họ đành cho phép mang cô Marie Bailly đến hồ tắm. Carrel lại nói nhỏ vào tai bác sĩ bạn: “ Nếu cô này mà khỏi bịnh, tôi sẽ tin có phép lạ.”

Cô Bailly được khiêng trên cáng và được đắp chăn. Cái bụng to tướng phình lên và khuôn mặt nhợt nhạt. Cô được đưa vào trong hồ tắm. Nhưng một lát sau người ta khiêng cô ra và nói: “ Các nữ tu chỉ thấm nước rửa bụng sơ sơ cho cô mà thôi chứ không nhúng xuống hồ. Cô Bailly được khiêng đến trước hang đá Đức Mẹ. Bác sĩ Carrel và bác sĩ bạn cũng đi theo. Đôi mắt của Carrel vẫn không rời cô Bailly. Bất chợt Carrel tái mặt. Ông thấy cái bụng của cô Bailly dần dần xẹp xuống và nét mặt của cô không còn nhợt nhạt như trước nữa. Ông tiến lại gần bịnh nhân để bắt mạch và thấy tim cô đập đều hòa. Ông hỏi: “ Cô thấy thế nào?” Bịnh nhân đáp: “ Tôi thấy khỏe khoắn  mặc dù không được mạnh lắm nhưng tôi cảm thấy khỏi bịnh rồi, thưa bác sĩ.”

Bác sĩ Carrel chạy lại văn phòng y khoa, thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Bác sĩ giám đốc Boisarie yêu cầu đưa bịnh nhân trở lại dưỡng đường ngày hôm sau để tái khám.

Ngày hôm sau, cô Marie Bailly được chứng thực là khỏi bịnh hoàn toàn. Quá nửa đêm hôm đó bá sĩ Carrel đi bách bộ trước Vương Cung Thánh Đường Lộ Đức và cuối cùng ông vào nhà thờ cầu nguyện với Đức Mẹ. Ông đã tìm lại được Đức Tin và trong 42 năm còn lại của cuộc đời bác sĩ Carrel đã không ngừng làm chứng cho niềm tin Kitô ấy.

Ký sự của ALEXIS CARREL

Sưu tầm

Con đường gặp Chúa

Con đường gặp Chúa

Chuacuuthe.com

VRNs (23.06.2014) – Sài gòn- Anh Tú và anh Trí là hai anh em từng là tù nhân lương tâm. Họ bị bắt cách đây 14 năm với tội danh: “âm mưu lật đổ chính quyền” dù rằng họ chưa có một hành động cụ thể nào. Mới đây họ được ra tù. Và ngày 21.06 vừa qua, họ được rửa tội tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Chúng tôi xin gởi đến quý vị và các bạn cảm nhận của người anh Martino Huỳnh Anh Tú về con đường gặp gỡ Thiên Chúa

“Thiên Chúa là Ai ? Giê-su là ai mà tôi thờ lạy chứ? Đó là thách thức ngông cuồng nhất của tôi trước đây. Chỉ có chính mình mới quyết định số phận của mình. Với suy nghĩ ấy, tôi sống bất cần đời, tự mình lo cho vận mạng của mình. Thế rồi cũng với tuổi trẻ bồng bột và tính ngông cuồng đã đưa tôi vào nhà tù Cộng Sản… (tuổi trẻ bồng bột vì không nhận ra được bộ mặt thật của chế độ Cộng Sản; đâu là con đường đúng mà tôi cần phải kiên trì theo đuổi cho ước mơ của mình. Cùng với tính ngông cuồng, đẩy tôi hành động tức thời theo tiếng gọi của lương tâm mà thiếu sự kiên nhẫn chờ đơi). 14 năm trong chốn lao tù, tưởng như cuộc đời đã chấm hết. Khi cánh cửa tù mở ra, tôi là người tự do nhưng cánh cửa cuộc đời hầu như đã khép lại với quá khứ mà Cộng sản ghép tội cho tôi.

Nhưng hôm 21.06.2014, là ngày trọng đại nhất cuộc đời của hai anh em chúng tôi, là ngày anh em chúng tôi chính thức được nhận bí tích Khai Tâm Ki-tô giáo, là ngày tôi được tái sinh trong ơn nghĩa của Chúa…Thật hạnh phúc nào bằng!

Làm sao tôi quên được những năm tháng khốc liệt trong nhà tù Cộng Sản. Vì không tin vào đời sống tâm linh, bản thân luôn nghi ngờ về Thiên Chúa, tôi luôn tự hỏi rằng có Thiên Chúa hiện diện thật trong cuộc đời này không? Với suy nghĩ ấy, nên tâm tưởng tôi lúc nào cũng hoang mang. Có lúc tôi muốn điên loạn vì không biết cuộc đời mình sẽ ra sao? Chốn lao tù với đầy những thủ đoạn đê hèn của những tên cai ngục, chỉ nhằm hãm hại những tù nhân bất đồng chính kiến.

Rồi một đêm nọ, sau song sắt nhà tù, đang cô độc với nỗi tuyệt vọng và tinh thần đang đi dần vào ngõ cụt thì bất chợt trong tâm trí tôi vọng lên một tiếng nói: “hãy cầu nguyện Thiên Chúa đi, xem chừng biết đâu Ngài sẽ giúp ngươi.”

Và tôi đã ngồi dậy cầu nguyện: “Lạy Chúa con là kẻ ngoại đạo, xin Ngài đừng phân biệt mà hãy mở vòng tay cứu rỗi lấy đời con.”  Lặng một hôi, tôi cảm giác trong người rờn rợn, nhưng đồng thời mọi lo lắng, hoang mang dường như tan biến.

Lời cầu nguyện có sức mạnh diệu kỳ như thế sao? Từ đó về sau, mỗi khi tôi lâm vào hoàn cảnh nguy nan khó xử, tôi luôn tìm đến Chúa qua những lời cầu nguyện mong được bình an và sáng suốt để vượt qua.

Trong tù tôi may mắn được quen biết Thầy Sáu Nguyễn Viết Huân dòng Đồng Công. Thầy đã bị bắt trước tôi vài năm cùng các vị linh mục khác thuộc Dòng Đồng Công. Cộng sản gán cho những người chân chính ấy tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, nhưng không bao giờ đưa ra được bằng chứng thuyết phục. Tôi tìm đến Thầy mong được học hỏi về đạo Công Giáo. Thầy đã vui vẻ phân tích và giải thích cho tôi rất nhiều về mầu nhiệm trong đạo như: Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Nhập Thể… Tôi cũng tìm đến các bạn trong tù có đạo công giáo để tìm hiểu thêm về giáo lý và nghe họ chia sẻ cảm nghiệm về Đạo.

Trong chốn lao tù ấy, tôi đã học được ba bài kinh căn bản mà tất cả Ki-tô hữu nào cũng thuộc (kinh Lạy Cha – kinh Kính mừng – kinh Sáng Danh ). Kể từ lúc ấy, đêm nào tôi cũng cầu nguyện với Thiên Chúa, với Mẹ Maria qua ba bài kinh này. Thế rồi tâm hồn rất bình an, thanh thản và không còn lo sợ trước bạo quyền của những kẻ vô tâm, vô tri.

Tôi đã hứa với Chúa, ngày nào đó ra tù, công việc đầu tiên của tôi là tìm học giáo lý để hiểu hơn về Thiên Chúa và Đạo để xin được rửa tội.

Sau 14 năm trong lao tù, ngày ra tù cũng đã đến, lòng nặng trĩu cùng những bước chân không định hướng. Cánh cửa tù mở ra nhưng cánh cửa cuộc đời khép lại. Tôi không thể xin được một việc làm ổn định. Vì dòng chữ ghi trên tấm giấy ra tù: “tội âm mưu lật đổ chính quyền!”

Dầu vậy, tôi không bơ vơ vì có Chúa ở với tôi. Khó khăn cứ dồn dập nhưng tâm hồn tôi luôn cảm thấy bình an. Mỗi khi gặp khó khăn tôi đều có những ân nhân, những người chưa từng biết trước đây, họ luôn nhiệt tình giúp đỡ. Thật là phép mầu của Chúa dành cho tôi.  Chúa luôn gởi đến cho tôi những con người để nâng đỡ và trợ giúp cho tôi như: chị Bùi Thị Minh Hằng, Cha Thanh, Cha Thoại, anh Thịnh chị Phượng, vợ chồng em Khanh … Họ luôn quan tâm và lo lắng cho chúng tôi. Có phải đây là sự sắp đặt của Thiên Chúa chăng? Vâng, không còn nghi ngờ gì nữa, con tạ ơn Thiên Chúa, Ngài chưa bao giờ bỏ rơi con. Ngài luôn theo dõi từng bước chân con và luôn an ủi tâm hồn con mỗi lúc con tuyệt vọng.

Hôm nay trước mặt cộng đoàn, con đã mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin của con vào Ngài. Hai hàng nước mắt con tuôi rơi khi cha chủ tế hỏi con: “Anh có tin Đức Giê-su Ki-tô là Chúa  không? Con đã mạnh mẽ khẳng khái thốt lên: Thưa con Tin! Ôi hạnh phúc nào bằng, tâm hồn con như cánh đồng lúa khô cằn nay nay đón nhận mưa ân sủng của Chúa.

Tôi, Martino Huỳnh Anh Tú cùng em Anphongsô Huỳnh Anh Trí chính thức gia nhập cộng đoàn Dân Thiên Chúa. Tâm hồn tôi như bay bỗng sau khi tuyên xưng đức tin.

Chúng con cảm tạ Thiên Chúa, chúng con hôm nay thật sự thuộc về Ngài rồi. Từ nay chúng con đã chính thức gia nhập gia đình công giáo đầy tình yêu thương bác ái, con cầu xin Ngài cho con biết tin vào Ngài, yêu mến và phụng thờ Ngài luôn mãi trong suốt phần đời còn lại của con.

Tình thương Chúa không bao giờ kể xiết. Chỉ có Thiên Chúa mới tao nên điều kỳ dịu này trong cuộc đời chúng con…Chính Thiên Chúa đã làm thay đổi cuộc đời chúng con.

Tuy nhiên em của con Anphongsô Huỳnh Anh Trí đang lâm bệnh nặng, không biết con có tham lam không, Con xin Thiên Chúa nhân từ đầy quyền phép làm cho em con sớm khỏi bệnh. Con khấn xin Ngài!

Sau đây là vài hình ảnh trong ngày hai anh em nhận Bí Tích Khai Tâm Ki-tô giáo:

Cha Phụng chia sẻ trong thánh lễ: "hành trình đức tin để nhận ra Chúa là hành trình như hai môn đệ làng Em-mau"

Cha Phụng chia sẻ trong thánh lễ: “hành trình đức tin để nhận ra Chúa là hành trình như hai môn đệ làng Em-mau”

"cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần"

“cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”

Cha Thanh mời gọi hai anh em tuyên xưng đức tin

Cha Thanh mời gọi hai anh em tuyên xưng đức tin

Anh Trí (ngồi), người em đang bệnh nặng vì hậu quả của chốn lao tù Cộng Sản

Anh Trí (ngồi), người em đang bệnh nặng vì hậu quả của chốn lao tù Cộng Sản

Anh Tú đọc bài đọc I lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô, cũng là ngày anh nhận bí tích Khai Tâm Ki-tô giáo

Anh Tú đọc bài đọc I lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô, cũng là ngày anh nhận bí tích Khai Tâm Ki-tô giáo

 

Một bác sĩ Phật giáo trở thành Linh mục suốt đời phục vụ bệnh nhân phong

Một bác sĩ Phật giáo trở thành Linh mục suốt đời phục vụ bệnh nhân phong

Tác giả: Đỗ Tân Hưng

Đức Cha Cassaigne và hai bệnh nhân phong tại Di Linh

LM. NGUYỄN VIẾT CHUNG, MỘT BÁC SĨ PHẬT GIÁO TRỞ THÀNH LINH MỤC
Linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung nguyên là một bác sĩ Phật giáo, chuyên môn về Da Liễu. Khi lên 18 tuổi, nhân đọc một bài báo nói về cái chết của Ðức Cha Jean Cassaigne tại trại phong Di-Linh, cậu Chung cảm thấy cuộc sống đó quá tốt đẹp và vô tình Ðức Cha Jean Cassaigne đã trở thành thần tượng của cậu. Khi nhắc lại đoạn đời đó, cha Chung cho biết là ngài được rao giảng Tin Mừng bằng đời sống, chứ không phải bằng lời nói. Từ đó cậu Chung có ý nguyện học làm bác sĩ để phục vụ bệnh nhân phong như Ðức Cha Jean Cassaigne.

Khi bắt đầu học năm thứ nhất y khoa, nhân dịp tham dự Thánh lễ khai khóa của linh mục giáo sư bác sĩ Lischenberg, cậu Chung nhận thấy con người khoa học uyên bác của giáo sư Lischenberg đã biến thành một linh mục khả kính, trang nghiêm siêu thoát, chìm đắm trong cõi phúc lạc thần thiêng. Ơn gọi làm linh mục của cha Chung đã chớm nở từ đó.

Khi bác sĩ Chung phục vụ tại trại phong Bến Sắn, Dì Hai Loan thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái là Phó Giám Ðốc. Dì là người đã phục vụ ở đây gần 17 năm, bất ngờ ngã bệnh ung thư và mất đi sau mấy tháng. Khi Dì hấp hối, bác sĩ Chung đang sửa soạn để đi với bác sĩ Quang, bác sĩ Bích Vân lên trại phong Di-Linh khám mắt cho bệnh nhân. Vì xe chưa tới, bác sĩ Chung tiếc nuối những giây phút cuối cùng còn lại với Dì Hai Loan nên đã trở lại giường bệnh của Dì. Lúc đó Dì Hai Loan mở mắt ra, nhìn bác sĩ và đôi môi mấp máy như muốn nói điều gì. Dì Mười hiểu được, liền nói: “Chung, Dì Hai Loan nói, tại sao chưa đi?”

Khi kể lại kỷ niệm nầy cho tôi, cha Chung đã dùng những ngón tay phải chỉ vào cánh tay trái và cho biết lúc đó cha cảm thấy bị rởn da gà lên. Sau đó, bác sĩ Chung về dự tang lễ của Dì Hai Loan và đã quyết định theo đạo. Một năm sau nữa bác sĩ đã vào tu ở Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn và đã nhận lãnh Thánh chức linh mục hơn một năm nay.

Ba vị đã tác động mạnh mẽ trên Ơn Gọi của cha Chung là giám mục Jean Cassaigne, linh mục Lischenberg và Dì Hai Loan. Cả ba cùng có một mẫu số chung – như lời cha Chung – đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói!

Nguyện ước của cha Chung là được phục vụ bệnh nhân phong và bịnh nhân Aids rồi cuối cùng ngã bệnh giữa những bệnh nhân mà cha yêu thương phục vụ, đúng như lời Chúa Kitô đã phán dạy: “Không có Tình Yêu nào cao trọng cho bằng hy sinh mạng sống mình vì kẻ mình yêu!”

NHỮNG TRỞ NGẠI VỀ PHÍA GIA ÐÌNH
Ðáp câu hỏi của tôi là trên con đường theo Chúa, có những trở ngại lớn lao nào về phía gia đình không? Cha cho biết gia đình của cha là một gia đình nghèo. Ðời sống gia đình thường xảy ra cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”. Ðiều đó đã ảnh hưởng cha từ thuở thiếu thời nên cha đã có ý định đi tu vì nhận thấy đời sống gia đình không mang lại hạnh phúc.

Khi làm bác sĩ, trong hai năm đầu cha đã hành nghề để có thể trả nợ cho gia đình. Trong những năm kế tiếp, cha đã giúp đỡ những người em ăn học và hiện có một em trai là bác sĩ chuyên môn về phổi. Người em nầy đã thay thế cha phụng dưỡng hai cụ thân sinh.

Khi còn là tu sĩ, chưa được thụ phong linh mục, một ngày kia được tin cụ thân sinh bệnh, cha đi xe đạp về thăm. Vừa vào nhà, cụ thân sinh liền quở trách cha là một người “không biết nhục”. Theo lời cụ, các bạn bè của cha đều đi xe hơi, xây nhà lầu hai ba tầng cho bố mẹ ở. Còn cha, cha lại đạp chiếc xe đạp cọc cạch về thăm nhà!
Trước đây khi cha ngõ ý với cụ bà là muốn đi tu thì cụ bà rất vui, vì tưởng cha tu theo Phật giáo. Nhưng khi biết cha sẽ tu theo Công giáo thì cụ bà giữ im lặng.

Sau khi được thụ phong linh mục vài ba hôm, cha về thăm gia đình. Mới bước vào nhà, cụ bà cất tiếng nói: “Mẹ có điều nầy muốn nói với con.” Cha vội kéo ghế mời cụ bà ngồi rồi nói: “Thưa Mẹ, xin Mẹ cứ nói, con xin nghe.” Bấy giờ cụ bà đáp: “Mẹ muốn nói với con điều nầy là đạo Mẹ, Mẹ giữ, đạo con, con giữ.” Cha liền thưa: “Xin Mẹ cứ giữ đạo của Mẹ. Con không bao giờ dám có ý nghĩ là sẽ khuyên bảo Mẹ theo đạo của con.”

NHỮNG THỬ THÁCH TRÊN HÀNH TRÌNH TU TRÌ
Ðáp câu hỏi của tôi là trong thời gian đi tu cũng như làm linh mục, có lúc nào cha cảm thấy những thử thách quá lớn và nảy sinh ý định muốn bỏ cuộc? Cha đăm chiêu nhìn tôi một phút rồi chậm rãi trả lời: “Thật ra ở giai đoạn nào trong đời sống tu trì cũng đều có những cám dỗ riêng: từ nhà tập đến khấn tạm rồi khấn trọn đời và làm linh mục. Nhưng nếu tu sĩ biết tuân giữ ba lời khấn là vâng lời, khiết tịnh và khó nghèo, đọc kinh Nhật Tụng, suy gẫm Phúc Âm thì sẽ vượt qua những cơn cám dỗ.”

Cha Chung còn chia sẻ với tôi đôi điều có tính cách riêng tư nhưng có phần nào ray rứt tâm can. Trong giờ phút cảm động đó, tôi đã đưa tâm hồn lên với Chúa, cầu nguyện cho cha Chung và cho tất cả các linh mục cũng như nam nữ tu sĩ, đã trải qua những giây phút cô đơn trong cuộc đời tu trì, bằng lời kinh “Phút Cô Ðơn”, của Ludovic Giraud, (sách LKÐNTNK, trang 49-50):

“Lạy Chúa,
Con dâng lên Chúa những giờ phút cô đơn
Ðôi lần đến với con trong cuộc đời.
Con dâng lên Chúa
Lúc con phải làm việc một mình:
Trong sự tẻ nhạt của bổn phận nặng nề
Mà không có lấy một sự khích lệ đỡ nâng
Trong cộng đoàn.
Con dâng lên Chúa
Những lúc cô đơn,
Mò mẫm đi tìm trong hoài nghi,
Khi không còn biết con đường
Mình đang theo đuổi sẽ dẫn đến đâu
Và trên đó bóng đêm bao trùm.
Con dâng lên Chúa
Những giờ phút con phải
Ðau khổ âm thầm một mình,
Dù đang ở giữa những kẻ mà con phải
Bày tỏ Chúa cho họ và bị vô ơn hất hủi,
Do thờ ơ và thiếu cảm thông.
Con dâng lên Chúa
Những giây phút con phải yêu một mình
Giây phút thật nặng nề
Khi trái tim con khắc khoải,
Ði tìm sự tương giao
Mà không gặp thấy trong lòng người khác.
Và trong lòng những người con ưa thích
Tìm thấy một sự no thỏa mà không nếm cảm được.
Con dâng lên Chúa
Những giờ phút con phải đau khổ một mình,
Những giây phút Giếtsêmani của bản thân con.
Và chính trong những lúc ấy,
Lạy Chúa, con ước ao được nên giống Chúa.

Cũng như Chúa,
Con ước muốn và cầu xin
Cho chén khổ nầy ra khỏi con,
Nhưng xin Chúa cho con sức mạnh
Ðể chế ngự mình
Mà vâng theo Thánh ý Cha,
Ðấng Chúa yêu ngàn đời,
Cả khi Ngài chấp nhận thấy con đau khổ.
Lạy Chúa,
Xin đừng theo ý con
Nhưng cho ý Cha được thể hiện Amen.”

I. THÁP TÙNG CHA CHUNG: TRUNG TÂM MAI-HÒA
Cao điểm của những ngày về thăm Việt-Nam là việc tôi tháp tùng linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung đi thăm viếng Trung Tâm Mai-Hòa. Cha Chung hiện là một trong ba bác sĩ phục vụ tại Trung Tâm đó do các Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn đảm trách. Mỗi thứ hai hằng tuần, cha Chung đều lên Mai-Hòa suốt ngày để dâng Thánh Lễ và khám bệnh. Hai bác sĩ thiện nguyện khác sẽ khám bịnh cho bịnh nhân vào ngày thứ tư và thứ bảy.

Hôm đó tôi rời Saigon đi xe honda “ôm” với cha Chung lúc 7 giờ 30 sáng để trực chỉ Củ Chi, với đoạn đường dài trên 45 cây số. Lần đầu tiên tôi đi honda với nón an toàn nặng trĩu trên đầu. Khi honda vừa chạy độ 5 phút, trời mưa lâm râm, cha Chung đưa tôi mặc bộ quần áo mưa, trông chẳng khác nào hai phi hành gia bất đắc dĩ. Nhưng xe chạy được mười lăm phút, trời tạnh mưa. Một ít lâu sau trời bắt đầu nắng, nhưng cha Chung không hề dừng lại để cởi áo mưa. Sau khi rời đường quốc lộ, xe còn chạy trên mười cây số nữa mới tới Trung Tâm Mai Hòa.

Hôm đó tôi mặc áo dài tay, quần tây dài, mang giày, để tỏ lòng kính trọng của tôi đối với những chi thể đau khổ của Ðức Kitô. Thường ngày tôi chỉ mặc áo cụt tay, quần đùi, đi dép để ứng phó với cái nóng bức của trời Saigon.

SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM MAI-HÒA
Ðây là Trung Tâm săn sóc bệnh nhân Aids ở giai đoạn cuối, không nơi nương tựa. Ðây là một cơ sở Công giáo đầu tiên được chính thức thành lập để chăm sóc bịnh nhân Aids tại Việt-Nam. Trung Tâm không nhận bệnh nhân đến trực tiếp mà chỉ nhận bệnh nhân chuyển đến từ khoa nhiễm E thuộc Trung Tâm Bệnh Nhiệt Ðới, Trung Tâm Lao Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện miễn phí An-Bình. Hiện Trung Tâm Mai-Hòa do nữ tu Nguyễn Kim Thoa (Dì Tuệ Linh) đảm trách.

Ðịa chỉ của Trung Tâm Mai-Hòa:
Ấp Lô 6, Xã An Nhơn Tây, Huyện Củ Chi, TPHCM.
Ðiện thoại: (848) 8 926 135
Ðịa chỉ email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

NHỮNG EM BÉ MỒ CÔI MẮC BỆNH AIDS
Khi tới nơi, cha Chung và tôi cởi nón an toàn và bộ quần áo mưa ra. Mồ hôi tôi ướt đẫm như tắm. Nghe tiếng xe honda của cha Chung, mấy em bé năm sáu tuổi chạy ra mừng rỡ la lớn: “Cha ơi! Cha!” chẳng khác nào cảnh tượng mẹ đi chợ về. Ban đầu tôi cứ tưởng đó là những em còn khỏe mạnh mà cha mẹ đã qua đời vì bệnh liệt kháng, không được ai chăm nuôi. Sau đó cha Chung cho biết tất cả các em đều mắc bệnh, và mồ côi cha mẹ, ngoại trừ một em bé gái 4 tuổi còn mẹ.

Cách đây mấy tháng, mẹ của em nầy đã mang em lại để trước cổng chùa, với một miếng giấy ghi mấy chữ vắn tắt: “xin nhà chùa nuôi giúp”. Ngoài ra mẹ em có cho biết tên em và em được bốn tuổi. Vị sư trụ trì đã mang em vào chùa nuôi. Sau đó em bị Viêm Phổi, đi khám nghiệm mới biết em nhiễm HIV, đã trở thành bịnh Aids. Nhìn thân thể ốm yếu và nét mặt kém vui của em, tôi đoán biết em đang bị cơn bẹạnh hoành hành và đang trên đà tiến tới giai đoạn hiểm nguy.

Cảm tưởng đầu tiên của tôi là Trung Tâm Mai-Hòa ngày nay đã được nhiều ân nhân giúp đỡ, nhất là một số tòa đại sứ ngoại quốc nên nhà cửa khang trang hơn, chứ không còn gây ấn tượng rùng rợn như khi xem cuốn video một năm trước đây.

THAM DỰ THÁNH LỄ VỚI NƯỚC MẮT CHAN HÒA
Ðây là Thánh lễ cảm động nhất mà tôi đã tham dự từ trước tới nay. Thánh Lễ được cử hành đơn giản trong một căn nhà thủy tạ hình bát giác, bên dưới là một giòng nước đục ngầu ứ đọng, không buồn chảy, chẳng khác gì giòng đời với chuỗi ngày dài lê thê của những bệnh nhân ở đây.

Nghe những tiếng thưa đáp của các bệnh nhân trong Thánh lễ nhất là của các em bé tôi không thể cầm được nước mắt. Suốt buổi lễ, nước mắt tôi chan hòa, khi thấy các em vẫn hồn nhiên đọc kinh, hát xướng như thường, không chút ý thức về số phận đen tối đang đè nặng trên các em. Những lưỡi hái của tử thần đang treo lủng lẳng trên đầu các em và sẵn sàng rơi xuống để gặt hái các em trong một ngày rất gần đây mà các em không chút hay biết.

Tôi nhớ lại sau đó, cha Chung đã vào thăm các em trong căn nhà dành riêng cho các em. Các em đã xúm lại ôm chân cha, níu kéo cha và quyến luyến không muốn rời khỏi cha. Có em đã được cha ẳm lên, vuốt ve một cách trìu mến. Tôi cũng nhớ lại lúc xế trưa, các em đã vui đùa cười giỡn trong sân với chị nữ tu phụ trách. Khi thấy các em vui đùa, tâm trạng của tôi lúc bấy giờ cũng giống như cha Ðông trước kia: thấy các em cười nhưng tôi lại khóc.

MỘT BỮA ĂN ÐẠM BẠC
Hôm tôi lên Trung Tâm Mai-Hòa, tôi gặp bốn dì Nữ Tử Bác Ái phục vụ những bệnh nhân liệt kháng ở giai đoạn chót. Dì Tuệ Linh là giám đốc, một Dì trước đây đã phục vụ ở trại phong Di-Linh hơn hai mươi lăm năm, hiện làm y tá, một Dì săn sóc các em bé và một Dì nấu ăn.

Hôm đó tôi thấy thức ăn gồm rau muống luộc, canh khổ qua nhồi thịt và đồ tráng miệng là một miếng dưa hấu đỏ. Thức ăn nầy được dùng chung cho các nữ tu và bệnh nhân. Các bệnh nhân chia làm ba nhóm ăn cơm chung với nhau, đó là nhóm các trẻ em, những người bị lao phổi và những người nhiễm các bịnh khác.

Sau khi chia sẻ với tôi nhiều điều, cha Chung đã dẫn tôi sang phòng ăn Trung Tâm và dùng bữa ăn trưa. Tôi khâm phục tài nấu nướng của chị nữ tu phụ trách nhà bếp. Những món ăn rất ngon và đậm đà, hợp khẩu vị. Khi ăn trưa xong, đã hơn hai giờ rưỡi chiều và cha Chung đã mất buổi nghỉ trưa.

Sau mấy tiếng đồng hồ được cha Chung chia sẻ tâm tình, tôi cầu xin Chúa cho tôi được học hỏi đôi điều qua gương sống chứng nhân của cha, của các linh mục và nam nữ tu sĩ khác, bằng bài thơ “Xin Cho Con Sức Mạnh” của R. Tagore do Ðỗ Khánh Hoan dịch (Sách LKÐNTNK, trang 39):

“Lạy Thiên Chúa,
Ðây lời con cầu nguyện:
Xin tận diệt, tận diệt trong tim con
Mọi biển lận tầm thường.
Xin cho con sức mạnh thản nhiên
Ðể gánh chịu mọi buồn vui.
Xin cho con sức mạnh hiên ngang
Ðể đem tình yêu gánh vác việc đời.
Xin cho con sức mạnh ngoan cường
Ðể chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó,
Hay cúi đầu khuất phục
Trước ngạo mạn, quyền uy.
Xin cho con sức mạnh dẻo dai
Ðể nâng tâm hồn vươn lên
Khỏi ti tiện hằng ngày.
Và cho con sức mạnh tràn trề
Ðể dâng mình theo ý Ngài luôn.”

II. TRUNG TÂM THIÊN PHƯỚC:
CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT
Sau đó cha Chung dẫn tôi sang Cơ Sở Nuôi Trẻ Khuyết Tật Thiên Phước ở bên cạnh. Cơ Sở nầy do một cộng đoàn nữ tu khác đảm trách.

Trong khi cha Chung lên lầu dâng Thánh lễ cho các nữ tu, tôi ngồi ở dưới lầu, nơi có vài chục em dưới năm tuổi, nằm, ngồi hay bò hoặc đong đưa trong các chiếc ghế xích đu. Có em bò lại gần tôi, lấy tay sờ vào chân tôi, rồi nhoẻn miệng cười. Trông các em thật dễ thương và tội nghiệp. Khi nhìn các em, lòng tôi se thắt!

Qua việc thăm viếng hai cơ sở nầy ố Trung Tâm Mai-Hòa và Trung Tâm Thiên Phước ố tôi cầu xin Chúa cho tôi được mở mắt ra để thấy Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời:

“Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho con thấy Chúa thật lớn lao,
Ðể đối với con, mọi sự khác trở thành bé nhỏ.
Xin cho con thấy Chúa thật bao la,
Ðể cả mặt đất cũng chưa vừa cho con sống.
Xin cho con thấy Chúa thật thẳm sâu,
Ðể con đón nhận nỗi khổ đau sâu thẳm nhất.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin làm cho con thật mạnh mẽ,
Ðể không nỗi thất vọng nào
Còn chạm được tới con.
Xin làm cho con thật đầy ắp,
Ðể ngay cả một ước muốn nhỏ,
Cũng không còn có chỗ trong con.
Xin làm cho con thật lặng lẽ,
Ðể con chỉ còn loan báo Chúa mà thôi
Xin Chúa ngự trong con thật sống động,
Ðể không phải là con,
Mà chính Ngài đang sống.
(“Xin Cho Con Thấy” trích từ Rabbouni đăng trong sách LKÐNTNK trang 93)

NHỮNG NẮM TRO TÀN
Sau đó cha Chung và tôi trở lại Trung Tâm Mai Hòa. Trong một giờ đồng hồ, cha Chung hoàn tất những hồ sơ bệnh lý, còn tôi đi dạo quanh vườn. Những bông hoa cỏ dại mọc đó đây ở Trung Tâm Mai-Hòa gợi lên cho tôi sự hoang dại của kiếp sống, cũng như số kiếp của những bệnh nhân ở đó.

“Lời Kinh Của Người Ðau Khổ” (Paradoxes Of Prayers) trong sách LKÐNTNK (trang 70-71) đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của tôi trong giờ phút suy tư đó:
“Lạy Chúa,
Con cầu xin ơn mạnh mẽ
Ðể thành đạt trong cuộc đời,
Chúa lại làm cho con ra yếu ớt
Ðể biết vâng lời khiêm hạ.
Con cầu xin có sức khỏe
Ðể mong thực hiện những công trình lớn lao,
Chúa lại cho con chịu tàn tật
Ðể chỉ làm những việc nhỏ tốt lành.
Con cầu xin được giàu sang
Ðể sống sung sướng thoải mái,
Chúa lại cho con nghèo nàn
Ðể học biết thế nào là khôn ngoan.
Con cầu xin được có uy quyền
Ðể mọi người phải kính nể ca ngợi,
Chúa lại cho con sự thấp hèn
Ðể con biết con cần Chúa.
Con xin gì cũng chẳng được theo ý muốn.
Nhưng những điều con đáng phải mơ ước,
Mà con không hề biết thốt lên lời cầu xin,
Thì Chúa lại đã ban cho con
Thật dư đầy từ lâu.
Lạy Chúa,
Hóa ra, con lại là người hơn hết trên đời nầy,
Bởi con đã nhận được ơn Chúa vô vàn”
Trong lúc chờ đợi cha Chung, tôi ngồi đắm mình trong suy tư như thế trên một ghế đá được một ngôi chùa trao tặng, trong cả chục chiếc ghế như thế được nhiều ân nhân khác trao tặng Trung Tâm.

Sau khi hoàn tất hồ sơ bệnh lý, cha Chung dẫn tôi đi thăm nhà quàng của Trung Tâm, mà phía ngoài một bức tường được dựng lên, có ngăn nhiều ô nhỏ để giữ tro tàn những bệnh nhân đã vĩnh viễn ra đi, nhưng không có thân nhân thừa nhận. Những tro tàn đó được chứa đựng trong những cái quách nhỏ với một tấm hình gắn lên bên ngoài.

Trong số gần trăm cái quách đó, tôi để ý đến mấy em rất trẻ, khoảng đôi mươi, trai cũng như gái, mới từ giã cuộc đời gần đây thôi. Trông hình các em rất xinh! Lòng tôi quặng đau. Nếu không vì tai họa của Aids thì đời các em đẹp biết bao!

Trong khi tôi đang miên man nghĩ ngợi, bỗng nhìn xuống đám cỏ xanh trên mặt đất, phô bày đó đây mấy bông “hoa mười giờ”. Câu hát kết thúc bài ca Hoa Mười Giờ “đời con gái chỉ đẹp lúc ban đầu!” khiến tâm hồn tôi càng thêm não nuột tê tái. “Lúc ban đầu” của các em quá vắn vỏi và đầy đau thương! Ðúng là “Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.” (Ðoạn Trường Tân Thanh).

Cha Chung chỉ vào hình một cô gái khoảng ba mươi tuổi. Cha cho biết là chị được chồng chuộc ra khỏi một động mãi dâm ở Kampuchia. Nhưng về sau chị bị Aids và đồng thời cũng phát hiện ra ông chồng bị lây luôn. Những thảm cảnh như thế nầy không bút mực nào có thể diễn tả được.

TRÊN ÐƯỜNG VỀ
Trong khi cha Chung và tôi sửa soạn ra về thì một em bệnh nặng đang hấp hối. Ba của em và bà nội vào thăm viếng em lần cuối. Lâu lâu vì không thể chịu đựng được cảnh đau lòng nầy, người cha ra ngoài, đứng nhìn trời mây mà ứa nước mắt.

Lúc đó cha Chung đi ngang qua và buột miệng nói với tôi là trong tình huống nầy, cha cũng không thể làm gì hơn được. Câu nói của cha Chung cho tôi thấy sự bất lực của con người khi phải đối diện với tử thần. Xét về một phương diện nào đó, cái chết trong trường hợp nầy là con đường giải thoát duy nhất cho những người chẳng may mắc phải tai họa nầy.

Sau khi chạy honda ra khỏi Củ Chi để vào xa lộ trở về Saigon, cha Chung quay lại hỏi tôi có buồn ngủ không. Thật tình tôi không buồn ngủ mà chỉ lo cho cha Chung đã mất giấc nghỉ ban trưa và bây giờ phải cố thức tỉnh để lái honda trên 45 cây số nữa.

LỜI NGUYỆN CỦA CHỊ VÉRONIQUE
Lúc bấy giờ nền trời âm u, mây đen vần vũ, nhưng may mắn là không đổ mưa. Nhìn những đám ruộng “nửa vàng nửa xanh” hai bên vệ đường, tôi liên tưởng đến cảnh chết chóc đang xảy ra tại Trung Tâm Mai-Hòa. Chỉ trong tuần lễ trước đây, hung thần Aids đã cướp đi bảy sinh mạng và trong tuần nầy cũng phải một hai mạng người nữa.

Khi tâm tư tôi bị dằn vặt về những ưu tư liên quan đến những cái chết quá đau thương cũng như đoạn chót cuộc đời đầy đau khổ của những bệnh nhân ở Trung Tâm Mai Hòa, tôi bỗng đưa tâm hồn lên để quyện lòng mình với chị Véronique qua “LỜI NGUYỆN” của chị được ghi lại trên tạp chí Prier, xuất bản năm 1979 (sách LKÐNTNK, trang 13-16):

Chị Véronique là một người Pháp, tính đến năm 1979, được 58 tuổi, với 55 năm bị mắc bệnh phong Hansen, 20 năm bị mù lòa, nhưng chị vẫn làm việc trong một xí nghiệp sản xuất đồ dùng của người bệnh Hansen tại nước Cameroun, châu Phi.

“Lạy Chúa,
Chúa đã đến và đã xin con tất cả,
Và con, con cũng đã hiến dâng cho Chúa tất cả.
Xưa kia, con ưa thích đọc sách,
Và Chúa đã muốn mượn đôi mắt của con.
Ngày trước, con thích chạy nhảy trong những khu rừng thưa,
Và Chúa đã mượn đôi chân của con.
Mỗi độ xuân về,
Con tung tăng hái lượm những cánh hoa tuơi,
Và Chúa lại xin con đôi tay.
Bởi con là một phụ nữ,
Con ưa nhìn suối tóc óng ả của con,
Thế mà giờ đây,
Ðầu con hầu như chẳng còn sợi tóc nào,
Cũng chẳng còn đâu,
Những ngón tay hồng xinh xắn nữa,
Chỉ còn lại một vài que củi khô queo nham nhúa.
Chúa ơi, Chúa hãy nhìn xem:
Cái thân thể diễm kiều của con đã bị hủy hoại đến độ nào.
Thế nhưng, con không hề muốn nổi loạn,
Con lại muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn.
Vâng, lạy Chúa,
Muôn đời con sẽ xin thưa hai chữ tạ ơn,
Bởi vì, nếu đêm nay,
Chúa truyền cho con phải ra đi vĩnh biệt cõi thế,
Con cũng sẽ chẳng tiếc hận gì.
Ðời con đã được quá ư đầy tràn diệu kỳ tột độ:
Ðó là con đã được sống
Ðắm mình trong Tình Yêu,
Ðã được Chúa lấp đầy
Chan chứa bằng Tình Yêu,
Vượt quá cả những gì tim con hằng mong ước.
Ôi lạy Chúa là Cha của con.
Cha đã đối xử quá tốt với bé gái Véronique của Cha.
Và chiều nay, ôi Tình Yêu của con,
Con xin dâng lời nguyện thiết tha,
Cho tất cả mọi người phong cùi trên mặt đất,
Xin Cha thương một cách đặc biệt,
Cả đến những người bị bệnh “cùi tâm hồn”
Ðang đè bẹp hủy hoại,
Con yêu thương đặc biệt những con người bất hạnh ấy.
Và chiều nay, trong âm thầm,
Con xin tận hiến đời con cho họ,
Bởi vì họ cũng là những người anh chị em con.
Ôi lạy Cha, Tình yêu của con,
Con xin dâng Cha
Căn bệnh phong cùi thân xác của con,
Ðể cho những người thân yêu kia
Ðừng bao giờ biết đến nữa,
Cái đắng cay, cái lạnh lẽo kinh hồn
Của căn bệnh “cùi tâm hồn”.
Con là bé gái thân thương của Cha,
Cha ơi, hãy nắm lấy bàn tay
Ðã tàn phế của con để dẫn con đi,
Như người mẹ hiền
Dắt tay đứa con gái cưng của mình.
Cha hãy ôm con vào lòng,
Như người cha ấp ủ đứa con cưng
Trong vòng tay của mình.
Cha hãy nhận chìm con sâu xuống tận đáy trái tim Cha,
Cho con được ở đấy
Cùng với mọi người thân yêu của con,
Bây giờ và cho đến mãi muôn đời Amen
Đỗ Tân Hưng

GHI CHÚ: Những tên sách viết tắt:
– LKÐNTNK: “Lời Kinh Ðẹp Nhất Thiên Niên Kỷ”
– TTTVLÐT: “Tiếng Thì Thầm Và Lời Ðáp Trả” của Eileen, Nguyễn Thị Chung dịch.
Nguồn: Dân Chúa Hiệp Thông