Cầu Nguyện

Cầu Nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày
đón nhận những người khác
là điều vượt quá sức con,
vì con kiêu hãnh, tự hào và yếu đuối.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày
con không thể nào kính trọng kẻ khác được,
vì ý kiến, vì mau da, vì cái nhìn của người ấy.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
có những ngày
mà yêu mến người khác
làm cho tim con đau nhói,
vì nỗi sợ hãi, nỗi khổ đau
và những giới hạn của bản thân con.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
trong những ngày khó khăn đó,
xin hãy nhắc cho con nhớ rằng
tất cả chúng con đều là con cái Chúa
và đừng để con quên Lời Chúa nói:
“Ðiều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất
là làm cho chính Ta.”

(Trích trong PRIER)

Gx. Thiên Thần

IMG_5142

TRẢI NGHIỆM KHI CẬN KỀ CÁI CHẾT CỦA CHA JOSE MANIYANGAT

TRẢI NGHIỆM KHI CẬN KỀ CÁI CHẾT CỦA CHA JOSE MANIYANGAT

Cha Jose Maniyangat hiện làm quản xứ Giáo xứ Công giáo Đức Mẹ Lòng Xót Thương ở Macclenny, Florida .
Đây là lời chứng của Ngài:

Tôi sinh ngày 16.07.1949 ở Kerala, Ấn Độ. Cha Mẹ tôi là ông bà Joseph và Theresa Manuyangat. Tôi là con cả trong 7 anh em : Jose, Maria, Theresa,Lissama, Zacharia, Valsa và Tom.

Khi lên 14, tôi gia nhập tiểu chủng viện Đức Maria ở Thiruvalla để bắt đầu đi tu làm linh mục. Bốn năm sau, tôi vào Giáo Hoàng Chủng Viện Thánh Giuse ở Alwaye,Kerala, để tiếp tục đào tạo làm linh mục.

Sau khi hoàn tất bảy năm triết học và thần học, tôi được truyền chức linh mục ngày 01.01.1975 và làm một thừa sai trong giáo phận Thiruvalla.

Chúa Nhật 14.04.1985, Lễ Lòng Chúa Xót Thương, tôi đi dâng Thánh Lễ tại một nhà thờ thuộc điểm truyền giáo ở phía Bắc Kerala và bị một tai nạn chí tử: tôi đang lái xe gắn máy,thì bị đâm đầu vào một chiếc xe jeep do một người đàn ông say khướt sau một lễ hội Ấn giáo, điều khiển. Tôi được đưa gấp vào bệnh viện cách đó khoảng 35 dặm. Trên đường đi, linh hồn tôi lìa khỏi xác và tôi đã cảm nghiệm cái chết. Tức khắc, tôi gặp Thiên Thần Hộ Thủ của tôi. Tôi nhìn thấy thân thể mình và những người đến mang tôi vào bệnh viện. Tôi nghe họ khóc và cầu nguyện cho tôi. Vào lúc ấy thiên thần của tôi nói với tôi :” Ta đến đem người vào thiên đàng, Chúa Giêsu muốn gặp người và nói chuyện với người”. Thiên thần cũng cho biết rằng dọc đường Ngài muốn chỉ cho tôi thấy Hoả Ngục và Luyện Ngục.

HOẢ NGỤC.

Trước hết, Thiên thần hộ tống tôi đến Hoả ngục. Thật là một cảnh tượng khủng khiếp! Tôi nhìn thấy Satan và ma qủy,một ngọn lửa không thể dập tắt khoảng 2.000 độ F, những con sâu bọ lúc nhúc, những con người gào thét và dẫy dụa, những kẻ khác đang bị lũ qủy tra tấn. Thiên thần nói với tôi rằng tất cả những sự chịu đau đớn nầy là vì đã không ăn năn thống hối các tội trọng. Sau đó, tôi hiểu rằng có 7 cấp hoặc bảy mức chịu đau đớn, tùy theo con số và các loại tội trọng đã phạm khi còn sống ở trần gian. Các linh hồn trông rất xấu xí,hung tợn và khủng khiếp. Đó là một kinh nghiệm đáng sợ. Tôi nhìn thấy những người mà tôi đã quen biết, nhưng tôi không được phép tiết lộ danh tính của họ. Những tội lỗi khiến họ bị tuyên án chủ yếu là nạo phá thai,an tử,căm thù,không tha thứ và phạm sự thánh. Thiên thần nói với tôi rằng nếu họ đã chịu ăn năn sám hối, thì họ đã tránh được phải sa hoả ngục và thay vào đó sẽ được vào luyện ngục. Tôi cũng hiểu được rằng một số người nhờ hốn hận về những tôi lỗi nầy,mà đã có thể được thanh luyện khi ở trần gian nhờ những đau khổ họ chịu. Bằng cách nầy họ có thể tránh phải vào luyện ngục và vào thẳng thiên đàng.

Tôi sững sờ khi nhìn thấy cả các linh mục và giám mục trong hoả ngục, một số trong họ tôi không bao giờ trông đợi nhìn thấy ở đây. Nhiều người trong họ phải ở đây, vì họ đã làm cho dân chúng lầm đường lạc lối với lời giảng dạy sai lầm và gương xấu của họ.

LUYỆN NGỤC

Sau khi đã đi thăm Hoả ngục, Thiên thần hộ thủ của tôi hộ tống tôi đến Luyện ngục. Ở đây cũng vậy, có 7 cấp chịu đau đớn và lửa không bao giờ tắt. Nhưng ít nóng gắt hơn hoả ngục và không thấy cãi cọ đánh nhau. Sự đau đớn chính các linh hồn nầy phải chịu,là bị lìa xa khỏi Thiên Chúa. Một số trong những người ở luyện ngục đã phạm rất nhiều tội trọng,nhưng họ đã hoà giải với Thiên Chúa trước khi chết. Dù phải chịu đau đớn,họ vẫn được hưởng an bình và biết rằng một ngày nào đó họ sẽ được nhìn thấy Chúa diện đối diện.

Tôi đã có dịp giao tiếp với các linh hồn nơi luyện ngục. Họ xin tôi cầu nguyện cho họ và nói giùm với mọi người cầu nguyện cho họ nữa, để họ chóng được lên thiên đàng.

Khi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn nầy, chúng ta sẽ nhận được lòng biết ơn của họ qua lời họ cầu nguyện và một khi họ được lên thiên đàng, lời cầu nguyện của họ sẽ càng trở nên xứng đáng hơn.

Thật khó cho tôi có thể tả lại Thiên thần hộ thủ của tôi đẹp dường nào. Ngài rạng ngời và chói sáng. Ngài là bạn đồng hành chung thủy của tôi và giúp đỡ tôi trong mọi thừa tác vụ của tôi, đặc biệt là tác vụ chữa lành. Tôi nghiệm thấy sự hiện diện của Ngài khắp mọi nơi tôi đi và tôi biết ơn Ngài vì đã che chở bảo vệ tôi trong suốt cuộc sống hằng ngày.

THIÊN ĐÀNG

Kế đó, thiên thần của tôi hộ tống tôi tới Thiên Đàng đi qua một hầm màu trắng lớn sáng chói loà. Tôi chưa bao giờ cảm nghiệm được sự an bình và niềm vui như thế nầy trong đời.

Thiên Đàng lập tức mở ra và tôi nghe tiếng nhạc mê ly nhất mà tôi chưa từng được nghe trước đây. Các thiên thần ca hát và ngợi khen Thiên Chúa. Tôi nhìn thấy tất cả các thánh, đặc biệt là Mẹ Maria và Thánh Giuse,và rất nhiều giám mục và linh mục thánh thiện đang lấp lánh sáng như những vì sao. Và khi tôi xuất hiện trước Người, thì Chúa Giêsu nói với tôi :”Ta muốn con về lại thế gian. Trong cuộc sống lần thứ hai của con, con sẽ nói bằng một ngôn ngữ nước ngoài. Mọi thứ đều có thể xảy đến cho con với ân sủng Ta ban..”. Sau những lời nầy, Đức Maria nói với tôi :” Hãy làm bất cứ điều gì Người nói với con. Mẹ sẽ giúp con trong các thừa tác vụ của con”.

Lời nói không thể diễn tả hết vẻ đẹp của Thiên Đàng. Ở đó chúng ta tìm thấy được an bình và hạnh phúc nhiều dường nào, vượt qúa một triệu lần trí tưởng tượng của chúng ta.

Chúa Giêsu đẹp đẽ vượt xa hơn bất cứ hình ảnh nào có thể mô tả. Dung nhan Người rạng ngời và toả sáng và rực rỡ hơn ngàn vạn mặt trời đang mọc. Những bức hoạ chúng ta nhìn thấy trên thế giới chỉ là cái bóng vẻ lộng lẫy uy phong của Người. Đức Mẹ ở cạnh Chúa Giêsu . Mẹ xinh đẹp và rạng ngời biết bao. Không một hình ảnh nào chúng ta nhìn thấy trên thế giới có thể sánh ví được với vẻ đẹp thực sự của Mẹ.

Thiên đàng là quê thật của chúng ta. Tất cả chúng ta được dựng nên để đạt được tới Thiên Đàng và có được Thiên Chúa muôn đời. Và rồi tôi trở lại trần gian với thiên thần hộ thủ của tôi.

Trong khi thân thể tôi nằm ở bệnh viện, bác sĩ hoàn tất mọi kiểm tra và tôi bị tuyên bố là đã chết. Nguyên nhân dẫn đến cái chết là mất máu. Gia đình tôi được báo tin và vì họ ở xa, cho nên ban điều hành bệnh viện quyết định chuyển thi thể của tôi xuống nhà xác. Vì bệnh viện không có máy điều hoà không khí, họ quan ngại thi thể của tôi sẽ mau chóng bị phân hủy. Khi họ chuyển thi thể của tôi xuống nhà xác, thì linh hồn tôi trở về lại với xác tôi. Tôi cảm thấy một cơn đau hết sức mạnh do nhiều vết thương và xương gãy. Tôi bắt đầu thét lên. Bấy giờ người ta trở nên hoảng sợ và la lên rồi bỏ chạy hết. Một người trong nhóm lại gần bác sĩ và nói :” Thi thể đã chết nay đang kêu thét lên kìa!”. Vị bác sĩ đến kiểm tra thi thể và thấy tôi vẫn còn sống. Vì thế ông nói :” Cha vẫn còn sống. Đây là phép lạ! Hãy đưa Cha trở lại bệnh viện”.

Thế rối, khi được đưa về lại bệnh viện, họ chuyền máu cho tôi và làm phẫu thuật để chữa các xương gãy của tôi, những chỗ như hàm dưới, các xương sườn, xương chậu, xương cổ tay và chân phải. Sau hai tháng, tôi được cho xuất viện,nhưng vị bác sĩ chỉnh hình của tôi nói tôi sẽ chẳng bao giờ còn bước đi được nữa. Bấy giờ tôi nói với ông :” Đức Chúa, Đấng đã trả lại sự sống cho tôi và sai tôi về lại thế gian, sẽ chữa lành cho tôi”. Khi đã về đến nhà, tất cả chúng tôi cầu xin một phép lạ. Sau một tháng, khi đã tháo băng bó, tôi không tài nào cử động được. Nhưng một ngày nọ đang khi cầu nguyện, tôi cảm thấy một cơn đau phi thường ở vùng xương chậu. Sau một lúc ngắn, cơn đau biến mất hoàn toàn và tôi nghe một tiếng nói với tôi : “Ngươi được lành rồi. Hãy đứng lên và bước đi!”. Tôi cảm thấy sự an bình và sức mạnh chữa lành trên thân thể tôi. Lập tức tôi đứng lên và bước đi, Tôi ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi phép lạ nầy.

Tôi báo cho vị bác sĩ tin tức tôi được khỏi bệnh và ông ta vô cùng sững sốt. Ông nói : “ Thiên Chúa của Cha là Thiên Chúa đích thực. Tôi phải theo Thiên Chúa của Cha”. Vị bác sĩ là một tín đồ Ấn giáo. Ông xin tôi dạy cho ông về Giáo Hội. Sau thời gian học hỏi đức tin, tôi đã rửa tội cho ông.

Theo lời dạy của Thiên Thần Hộ Thủ, tôi đến Hoa Kỳ vào ngày 10.11.1986 với tư cách một linh mục thừa sai… Kể từ tháng 06.1999, tôi là quản xứ Giáo Xứ Công giáo Mẹ Lòng Xót Thương, ở Macclenny, Florida .

(web giaoxukimphat.com)

Phép lạ tại Napoli nhân dịp Đức Thánh Cha viếng thăm thành phố

Phép lạ tại Napoli nhân dịp Đức Thánh Cha viếng thăm thành phố

dongten.net

Pope_Francis_and_Cardinal_Sepe_with_St_Januarius_relic_in_Naples_cathedral_March_21_2015_Credit_CTV_CNA

NAPOLI. Hôm thứ 7, 21.3 vừa qua, khi Đức Thánh Cha Phanxicô đang chia sẻ với các tu sĩ, linh mục và chủng sinh tại Napoli, một phép lạ đã xảy ra: bình đựng máu khô của một vị thánh từ thế kỷ thứ tư đã hóa lỏng.

Hiện tượng này được cho là thường xảy ra tại đây ba lần trong một năm, vào ngày 1.5, ngày 19.9 (lễ kính thánh nhân) và ngày 16.12.

Lần cuối cùng hiện tượng này xảy ra đối với một vị giáo hoàng là vào năm 1848 với Đức Piô IX. Phép lạ này đã không xảy ra khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến viếng thăm thành phố Napoli vào tháng 10.1979 và cả dịp Đức Biển Đức XVI vào tháng 10.2007.

Máu này là máu của thánh Januarius, từng là giám mục Napoli và tử đạo vào thế kỷ thứ IV, bây giờ là bổn mạng xứ Napoli. Xương của ngài vẫn còn được bảo tồn trong Nhà thờ Chánh Tòa. Người ta tin rằng ngài đã chịu tử đạo trong thời kỳ bách đạo dưới thời Hoàng đế Roma Diocletian, người thoái vị vào năm 305.

Vào ngày 21.3, vào cuối buổi gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ chánh tòa ở Napoli, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chúc lành cho thánh tích này. Khi Đức Hồng Y của giáo phận, Đức Crescenzio Sepe, nhận lại thánh tích, máu đã hóa lỏng một nửa.

Khi Đức Thánh Cha vừa quay đi, Đức Hồng Y nói với ngài rằng: “Dường như thánh Januarius yêu mến Đức Thánh Cha, vì máu thánh đã hóa lỏng một nửa rồi.”

Để phép lạ xảy ra, cần phải đợi vài phút trước khi khối máu đỏ và khô tiếp xúc với một phía của bình đựng hóa thành máu lỏng lan ra toàn bộ bình thủy tinh.

Đức Phanxicô hóm hỉnh trả lời: “Các bạn thấy là thánh nhân chỉ yêu mến chúng ta một chút thôi. Chúng ta cần phải hoán cải nhiều hơn.” Mọi người cười rộ lên.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

(theo http://www.catholicnewsagency.com)

Họa hay Phúc, một bài hay của Mr. Duy Anh

Họa hay Phúc, một bài hay của Mr. Duy Anh

Thánh Alphongsô kể lại câu chuyện về thánh Giuse như sau: Có đôi vợ chồng kia rất đạo đức, sốt sắng và có lòng sùng kính thánh Giuse cách đặc biệt. Hai vợ chồng cưới nhau đã lâu nhưng lại chưa có con nên hằng tin tưởng cầu xin với thánh cả Giuse.
Rồi họ được nhậm lời, người vợ sinh hạ được 3 cậu con trai ! Điều đó làm cho lòng họ càng thêm đạo đức và mến mộ thánh Giuse, họ gia tăng làm việc lành, nhất là trong dịp tháng 3 kính Thánh Giuse.
Khi cậu con trai cả lên 12 tuổi, vào ngày lễ kính Thánh Giuse (19/3), cậu được rước lễ lần đầu. Nhưng rồi 1 giờ sau, cậu cả đã qua đời. Không lẽ đây lại là 1 ơn lành sao ?
Dầu vậy, 2 vợ chồng kia vẫn không hề trách móc, oán thù, mà còn gia tăng lời cầu xin cho 2 đứa con còn lại đừng chịu chung 1 số phận như người anh cả.
Thế nhưng, đến năm sau, cũng chính vào ngày lễ kính Thánh Giuse, cậu con trai thứ hai lại lăn ra chết bất thình lình như người anh năm trước. Khỏi cần nói cũng biết nỗi đau của hai vợ chồng kia lớn biết chừng nào. Tuy nhiên, họ vẫn không mất niềm tin.
Vào một đêm kia, trong lúc hai vợ chồng còn đang chong đèn than thở thì được Chúa cho thấy cảnh tượng 2 người thắt cổ chết, bên cạnh còn có người thứ ba, dáng vóc khỏe mạnh, mặc áo Giám mục.
Rồi ngay lúc ấy, thánh cả Giuse lấy hình 1 ông già lão bước đến khuyên nhủ đôi vợ chồng: “Các con đau buồn làm chi. Hai đứa lớn nếu nó sống thì sau này cũng sẽ sinh tật trộm cướp và sẽ bị án thắt cổ như cảnh tượng các con vừa thấy đó. Vì thương chúng và thương các con, nên Chúa đã đưa chúng đi khi chúng còn đang trong sạch. Còn đứa thứ 3 sau này sẽ cứu được nhiều người tội lỗi trong cương vị Giám mục”. Nói xong, Thánh Giuse liền biến đi.
Hai vợ chồng được giải tỏa nỗi ưu phiền, họ không buồn đau nữa, và ngày càng tỏ rõ lòng kính mến Thánh cả Giuse. Về sau, đúng như lời thánh Giuse nói, đứa con thứ 3 khỏe mạnh, thông minh của họ đã trở thành Giám mục và mang rất nhiều người tội lỗi trở về cùng Chúa.
Quý Bạn bè và Anh chị em thân mến,
Thánh Giuse đã nhậm lời mời gọi hợp tác với xứ mệnh của Thiên chúa khi Sứ Thần hiện ra trong giấc mọ̉ng. Thánh Giuse đã vâng lời và âm thầm đón Đức Maria về chung sống và nuôi nấng Chúa Giêsu trong suỏ́t 33 năm trên trần gian. Thánh Giuse sẽ nhận lời những kẻ trông cậy chạy đến cùng ngài trong cơn gian nan khốn khó.
Vì vậy, chúng ta hãy đến với Thánh Giuse vừa để xin ngài cầu thay nguyện giúp trước tòa Chúa, vừa để noi gương ngài, học nơi ngài bài học âm thầm vâng phục trọn vẹn thánh ý Chúa. Thái độ vâng phục của thánh Giuse không thể hiện qua lời nói, nhưng qua việc làm. Thánh Giuse đem cả cuộc đời mình biến thành lời vâng phục thánh ý Thiên Chúa.
Sứ điệp lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta học hỏi mẫu gương âm thầm và vâng lời của Thánh Giuse. Thánh Giuse gặp muôn ngàn thử thách, nhưng thánh nhân không có một lời than trách hay một thái độ phản kháng. Trái lại, thánh nhân đã mau mắn vâng theo thánh ý Chúa, cho dù có phải chấp nhận những gian nan, những vất vả, những cực nhọc, miễn sao thánh ý Thiên Chúa được chu toàn.
Nguyện cầu, xin giúp chúng con biết noi theo mẫu gương thánh Giuse để biết một niềm kính tin toàn vẹn và một lòng vâng phục thánh ý Chúa. Amen

SỰ CHẾT

SỰ CHẾT

Tác giả LM Nguyễn Tầm Thường, sj.

(Suy niệm mùa chay 2015)

Khi tôi được sinh ra là khởi điểm tôi bắt đầu đi về cõi chết.  Làm gì có sự chết nếu không có sự sống.  Làm gì có ngày người ta chôn tôi nếu không có ngày tôi chào đời.  Như thế, cuộc sống của tôi là chuẩn bị cho ngày tôi chết.

Ngay từ trong bào thai của mẹ, bắt đầu có sự sống là tôi đã cưu mang sự chết rồi.  Kết hợp và biệt ly ở lẫn với nhau.  Trong lớn lên đã có mầm tan rã.  Khi vũ trụ chào đón tôi, thì cùng một lúc, tôi bắt đầu từ giã vũ trụ từng ngày, từng giờ.

Mỗi ngày là một bước tôi đi dần về sự chết.  Bình minh mọc lên, nhắc nhở cho tôi một bước cận kề.  Hoàng hôn buông xuống, thầm nói cho tôi sự vĩnh biệt đang đến.

Không muốn nghĩ về sự chết tôi cũng chẳng tránh đuợc sự chết.

Tôi có thể không muốn nghĩ về sự chết nhưng tôi có ghét sự chết được không?  Tôi ghét sự chết là tôi ghét chính tôi.  Chết ở trong tôi.  Tôi đang đi về cõi chết nên ngay bây giờ sự chết đã thuộc về tôi rồi.  Sự sống của tôi hàm chứa sự chết, nên tôi yêu sự sống thì tôi cũng phải yêu sự chết.  Vì vậy, cuộc đời có ý nghĩa vẫn chỉ là cuộc đời chuẩn bị cho ngày chết.

Trong dòng đời, tôi không sống một mình.  Cuộc sống của tôi là tấm thảm mà mỗi liên hệ yêu thương là một sợi tơ, mỗi gắn bó quen biết là một sợi chỉ, anh em, cha mẹ, người yêu.  Sự chết xé rách tung tất cả để tôi ra đi một mình.  Chẳng ai đi với tôi.  Vì thế, chết mang mầu ly biệt.

Sống là hướng về tương lai. Tương lai là cái tôi không nắm chắc trong tay, vì vậy, tôi hay nhìn về tương lai bằng nỗi sợ bấp bênh.  Càng bấp bênh thì tôi càng tìm kiếm vững chãi, càng tích lũy. Nhưng tích lũy xong, xây đắp xong, vất vả ngược xuôi để rồi ra đi trắng đôi tay thì đời tôi thành đáng thương hại.  Nếu tôi không đem theo được những gì tôi tích lũy, thì những gì tôi ôm ấp hôm nay chỉ làm tôi thêm đau đớn, nuối tiếc.  Nếu không muốn vậy thì chúng phải là phương tiện để chuẩn bị cho giờ ra đi của tôi.

Tích lũy cho tương lai có thể là dấu hiệu khôn ngoan đề phòng những bất trắc có thể xẩy ra.  Mà cũng có thể là một thứ nô lệ.  Nếu suốt đời tôi lo âu tìm kiếm danh vọng, quá tham lam tiền bạc, lúc nào cũng bị vây khốn, băn khoăn thì đâu là niềm vui, tận hưởng.

Mà tận hưởng là gì? Ðâu là ý nghĩa của sự tìm kiếm? Tích lũy?

Kinh Thánh kể:

Có người trong đám dân chúng nói với Ðức Kitô: “Thưa Thầy, Thầy bảo anh tôi chia gia tài với tôi”.

Ngài đã nói cùng họ: “Hãy coi chừng! hãy lo giữ mình tránh mọi thứ gian tham, vì không phải ai được sung túc, là đời sống người ấy chắc chắn nhờ của cải”.

Ngài nói cùng họ một ví dụ rằng: “Có người phú hộ, ruộng nương được mùa, nên suy tính với mình rằng: ta phải làm gì?  Vì ta không còn chỗ nào mà tích trữ hoa mầu nữa.  Ðoạn người ấy nói: Ta sẽ làm thế này: phá quách các lẫm đi, mà xây những lẫm lớn hơn, rồi chất cả lúa mạ, và của cải vào đó, rồi ta nhủ hồn ta:  Hồn ơi! mày có dư thừa của cải, sẵn đó cho bao nhiêu năm; nghỉ đi! ăn uống đi! hưởng đi! Nhưng Thiên Chúa bảo nó:  Ðồ ngốc! ngay đêm nay, người ta sẽ đòi ngươi trả lại hồn ngươi, mọi sự ngươi đã sắm sửa, tích góp kia sẽ về tay ai? (Lc 12,13-21).

Không ai sống hộ tôi.  Không ai chết thay tôi.  Không ai đi cùng tôi.  Tôi sẽ ra đi lẻ loi.  Họ sẽ quên tôi cũng như tôi đã quên bao người.  Có thể đôi khi họ nhớ tôi.  Cũng như đôi khi tôi nhớ người này, kẻ kia.  Nhưng nỗi nhớ chỉ là của riêng tôi, còn kẻ đã ra đi vẫn ra đi miền miệt.  Thì cũng thế, chẳng ai làm gì được cho tôi lúc tôi ra đi không trở lại.

Chết là mất tất cả. Nhưng thánh Phaolô lại tuyên tín rằng chết là chiến thắng (1Cor 15,54).  Chết là đi về sự sống vĩnh cửu.  Chết là gặp gỡ.  Gặp Ðấng tạo nên mình.  Như vậy, chết là cánh cửa im lìm được mở ra để tôi về với Ðấng thương tôi.  Chết là điều kiện để sống.

Chúa ơi, chết là đi về với Chúa sao con vẫn lo âu?

Phải chăng nỗi lo âu là dấu hiệu nói cho con rằng con sợ con có thể không gặp Chúa. Vì sợ không gặp nên chết mới là bản án nặng nề.  Mà tại sao con lại sợ không gặp Chúa?  Chúa luôn mong mỏi, đợi chờ con cơ mà.  Như thế, muốn gặp Chúa hay không là do ý của lòng con.  Con có quyền quyết định cho hạnh phúc của mình.

Chúa ơi, vì biết mình sẽ chết nên con băn khoăn tự hỏi bao giờ thì chuyến tầu định mệnh đem con đi.  Hôm nay hay ngày mai?  Mùa thu này hay mùa xuân tới?  Con âu lo.  Nhưng vì sao phải lo âu?

Phải chăng lo âu là dấu hiệu nói cho con rằng con chưa chuẩn bị đủ, là hồn con còn ngổn ngang.  Có xa Chúa thì mới sợ mất Chúa.  Sợ mất Chúa thì mới xao xuyến băn khoăn. Con biết thế, con biết rằng vì không sẵn sàng, vì không chuẩn bị nên mới hồi hộp, mất bình an. Con biết thế, con biết sau khi chết là hạnh phúc hay gian nan, là núi cao với mây ngàn cứu rỗi, hay vực sâu phiền muộn với đau thương.  Nhưng chuẩn bị cho giờ ra đi không đơn giản Chúa ơi.  Chúa biết đó, con đi tìm Chúa nhưng là đi trong lao đao.  Bởi yêu một vật hữu hình thì dễ hơn lắng nghe tiếng gọi từ nơi xa thẳm.  Giầu có và danh vọng cho con hạnh phúc mà con có thể sờ được.  Còn hạnh phúc của đức tin thì sâu thắm quá.

Chung quanh có biết bao mời mọc.  Kinh nghiệm cho con thấy rằng đã nhiều lần con bỏ Chúa. Như vậy biết đâu con lại chẳng bỏ Chúa trong tương lai.  Nếu lúc đó mà giờ chết đến thì sao?

Chúa có nghĩ rằng khi con phải phấn đấu chối từ những rung cảm bất chính để sống theo niềm tin là thánh giá của con không.  Chối từ tiếng gọi của tội lỗi đã là một thánh giá.  Nhưng có khi lo âu vì không biết mình có từ chối được không còn là một thánh giá khác nữa.  Chính đấng thánh của Chúa mà còn phải kêu lên: “Ôi! những điều tôi muốn làm thì tôi chẳng làm, những gì tôi muốn trốn tránh thì tôi lại làm” (Rom 7,15-16).  Chúa thấy đó, vị tông đồ lớn của Chúa mà còn như thế, huống chi con, một kẻ mang nhiều đam mê, yếu đuối thì đường về với Chúa gian nan biết bao.

Ðể khỏi chết khi con chết, thì con phải chết trước khi con chết.
Cái chết đó là đóng đinh đời con vào thập giá. Con không biết con can đảm đến đâu. Con chỉ xin sao cho con tiếp tục đi mãi. Ði xiêu vẹo vì yếu đuối của con, nhưng vẫn tiếp tục đi.

Thập giá nào thì cũng có đau thương.

Con không muốn thập giá.  Vì thập giá làm con mang thương tích.  Chúa cũng đã ngã.  Nhưng nếu sự sống của con mang mầm sự chết, thì trong cái chết của thập tự nẩy sinh sự sống.  Chúa đã chết. Chúa hiểu nỗi sợ hãi của sự chết.  Con vẫn nhớ lời Chúa cầu nguyện: “Lạy Cha, con xin phó hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).  Hôm nay con cũng muốn nói như vậy đó, với Chúa.  Cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa dạy con rằng chẳng có sự sống nào mà không phải qua sự chết.  Chết thì sợ hãi, nhưng nếu con yêu sự sống thì con phải yêu sự chết.

Con muốn chết để được sống.

Con sẽ đóng đinh đời con vào thập tự.  Chúa ơi, Chúa có cho những lo âu của con là dấu chỉ tình yêu của một tâm hồn yếu đuối, đang thao thức đi tìm Chúa vì sợ mất Chúa không.
Lạy Cha, trong tay Cha con xin phó thác đời con.

LM Nguyễn Tầm Thường, SJ –
Trích trong Nước Mắt và Hạnh Phúc

CHÚA CHỮA LÀNH BỆNH UNG THƯ XƯƠNG THỜI KỲ CUỐI và GIẢI CỨU GIA ĐÌNH BÊN BỜ VỰC TAN VỠ.

CHÚA CHỮA LÀNH BỆNH UNG THƯ XƯƠNG THỜI KỲ CUỐI và GIẢI CỨU GIA ĐÌNH BÊN BỜ VỰC TAN VỠ.

LỜI CHỨNG CỦA CHỊ ANN, HOUSTON, TX.

Vào khoảng tháng 8-2014,  gia đình tôi xào xáo nặng nề, chồng tôi bỏ nhà cửa, vợ con quay về sống với Bố Mẹ của anh, một hai tuần sau , tôi phôn cho Anh và nhỏ nhẹ, xuống nước,  khuyên xin anh nghĩ  lại và quay về với “bốn Mẹ con chúng em”, thì Anh tuyên bố:

–          Một là ly dị, hai là cô phải bỏ job, bán nhà, quay về Dallas sống với Bố Mẹ tôi.  Tôi phải báo hiếu và lo cho Bố Mẹ tôi.

Chương trình của Anh là chúng tôi sẽ bán căn nhà mà hai vợ chồng dành dụm mua được dù còn thiếu nợ nhà băng một phần, Anh định là sau khi trừ mọi chi phí thì đưa cho Bố Mẹ Anh giữ hết để các Ngài sắp xếp mọi sự theo ý, đại gia đình sẽ quây quần trong một mái nhà. Anh thực là một người con chí hiếu.

Thực tế này là một nan giải cho tôi ,  biết làm sao mà chọn lựa bây giờ  đây,  vì cũng giống như Anh , tôi đang có Job tốt ở Houston, nay về Dallas thì làm sao mà sống ?  Đồng lương của Anh đang từ 25 dollar một giờ đã bị giảm đi còn có 15 đô vì công việc mới ở Dallas , là công việc thường không đòi kỹ năng của nghề tiện máy như là công việc cũ ở Houston. Phần tôi thì đang làm Nail được gần một ngàn một tuần, bỏ sang Dallas lần trước, lương bị giảm còn có chưa tới 400 dollars một tuần. Nhà cửa thì ở trong nhà Bố Mẹ của Anh, hai vợ chồng, ba đứa con thơ sẽ phải chui ra chui vào cái gara sửa lại làm phòng ở. Cả nhà sẽ không còn được tiện nghi như khi ở nhà riêng tại Houston, nhất là sự bất tiện ăn ở, học hành cho cả ba cháu bé mới có từ sáu đến tám tuổi rất tội nghiệp. Đó là chưa kể, sống chung trong một mái nhà với Ba Mẹ và Các Em thì rất e dè tinh thần tôi căng thẳng và dễ bị mệt nhọc.

Giải pháp sống chung trong đại gia đình ở Dallas đã được thử một lần và không có kết quả, nay chúng tôi đã ổn định ở Houston mà lại quay về con đường xưa thì thật là rủi ro nhiều…

Họa vô đơn chí , trong lúc tôi đang bấn loạn vì cuộc chia tay và ly dị sắp xẩy đến, nhìn các con thơ dại , tôi không biết làm sao để lo cho chúng, trong lúc hốt hoảng, tôi lái xe loạng quạng và bị tai nạn,  đụng xe phải đi nhà thương và tại đó, Bác sĩ đã khám phá ra một chuyện động trời khác, đó là …  bác sĩ trong khi chụp hình chẩn đoán tai nạn đã khám phá và cho biết rằng tôi bị ung thư xương, …Tệ hại hơn nữa, ung thư đã phát tác đến thời kỳ cuối. Thông thường thì một khi ung thư xương đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ sống sót trong vòng 5 năm là thấp, dưới 25 phần trăm, huống hồ chi sự nghiêm trọng của bệnh trong thân thể tôi còn nặng hơn mức độ của thống kê y khoa này nhiều! Bác sĩ khuyên tôi nên lo liệu gấp bảo hiểm và các loại an sinh khác, để có thể yên tâm vào giờ phút chót của hành trình Đời. Tôi không còn hồn vía và tâm trí nào, tôi chỉ biết xin Chúa cho tôi được một cơ hội thứ hai để tôi có sức khỏe hầu có thể lo liệu cho các cháu, mấy mẹ con quây quần với nhau sống qua ngày tháng.

Tiền nong , chồng tôi đã lấy và quản lý hết, tôi chỉ còn vỏn vẹn tiền lương tháng trước gần hai ngàn đô thì phải dùng để trả nợ nhà hàng tháng và các sở hụi khác,  hoàn cảnh gần như trắng tay trong khi tôi phải nuôi ba đứa con thơ. Tôi đã không biết phải trả lời ra sao khi chúng ngước mắt ngây thơ và hỏi mẹ “sao Ba đi thăm Ông Bà Nội lâu quá chừng mà không thấy về nhà?”

Túng thế, tôi định đi ra FoodBank xin thực phẩm tạm thời cầm cự qua ngày, chỉ cần Chúa cho tôi khỏi đau nhức, có sức khỏe thì tôi có thể đi làm và có tiền ngay,nhưng mà … lực bất tòng tâm, trong tình trạng cạn kiệt cả về tinh thần lẫn thể xác. Tôi ngơ ngẩn như người đang trong cơn mơ, không còn sức để phấn đấu làm việc nuôi con tôi.

Trong khi đó, chồng tôi liên tục hối thúc tôi xúc tiến đơn ly dị, anh hằn học, lạnh lùng làm tim tôi đau nhói và tâm trí bấn loạn, thêm vào đó, người thân, bạn bè khuyên tôi thế này thế khác, phần tôi không biết phải nói sao với Anh vì chồng tôi vốn đã hơn mười năm bỏ Chúa, bỏ các quan hệ tốt lành với Cộng Đoàn và không đi nhà thờ, không xưng tội; Bí thế và quá tuyệt vọng, sợ mất hết và không còn gì để nuôi các con thơ dại, tôi đã đi gặp luật sư để xúc tiến thủ tục ly dị. Điều kỳ diệu Chúa đã quan phòng, mặc dù nhìn từ bên ngoài, nó giống như là sự tình cờ. Khi ấy, do bạn bè giới thiệu, tôi đã tìm đến gặp một luật sư Công Giáo, vị luật sư này, thay vì xúi xiểm kiện tụng và làm giấy tờ ly dị cho tôi với các thủ thuật tình tiết éo le để kiếm chác được nhiều tiền, thì lại khuyên tôi nên nghĩ đến tương lai của các con tôi và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho toàn gia đình, Luật sư nói “ ly dị tức là tan vỡ hết , mất mát hầu hết, nhất là làm trái ý muốn của Chúa, Ngài chỉ muốn chúng ta tha thứ cho nhau và cứu vãn, tạo cơ hôi cho con cái  lớn lên trong mái ấm gia đình theo đúng như tinh thần trách nhiệm của bậc Cha Mẹ ”  rồi cô mời tôi cầu nguyện với Chúa Giê Su, vị luật sư cho tôi biết là Chúa rất yêu thương tôi và muốn cứu gia đình tôi khỏi tan vỡ, chúng tôi cùng nhau thưa chuyện với Chúa kính yêu. Khi vị luật sư cầu nguyện thì tinh thần tôi thấy phấn khởi và nhất là chấn thương vốn đau buốt ở nơi vai phải tôi, đã có từ hai mươi năm trước, cũng như phần xương cốt bị ung thư của  tôi , chúng có cảm giác nóng rần, rất nóng như là có luồng điện mạnh  đang chạy vào đó, còn nói theo siêu linh thì giống  như là một sự đụng chạm của Chúa, tôi mang máng cảm thấy và tự nhủ rằng có phải chăng, là Chúa đang chạnh lòng thương và chữa lành cho tôi đây ? …Rồi vị luật sư này đã giới thiêu tôi dến với Nhóm Thánh Linh Houston.

Các Anh Chị Em Thánh Linh ân cần lo lắng cho tôi giống như là người thân trong một đại gia đình đầm ấm, cả Nhóm Thánh Linh đã đặt tay cầu nguyện cho tôi và gia đình tôi. Về vật chất, dù không có nhiều nhưng các Anh Chị Em cũng chia sẻ phần vật chất cho mấy mẹ con chúng tôi. Đang trong hoàn cảnh tứ cố cô đơn, nay có cả một gia đình ôm ấp, thăm hỏi và chia sẻ. Có các Anh, Chị đã đến thì thầm với tôi, “Chị ơi, Chúa yêu thương Chị và các cháu lắm, Ngài không khi nào bỏ rơi chị đâu!” Một vài Anh, Chị trong Nhóm Thánh Linh ngay lập tức khuyến khích tôi hãy  tham gia “ đường giây cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Mẹ Medju “ qua số phone 605-562-3140, (bấm mật mã, 460922#). Ngay lập tức tôi được Các Anh Chị khác và nhất là Cha Lê Thanh Quang cầu nguyện ngày đêm cho bệnh tật hiểm nghèo của tôi và xin Chúa một giải pháp tốt đẹp cho gia đình tôi. Trong các buổi cầu nguyện như thế này, các bệnh nhân suy yếu về phần hồn, phần xác đều được dâng lên cho Lòng Thương Xót Chúa, mọi người tin tưởng và căn cứ vào lời Chúa hứa với thánh nữ Fostina:

“Vào lúc 3 giờ chiều con hãy khẩn cầu Lòng Thương Xót của Ta cho các tội nhân cách riêng, và nếu có thể trong giây lát, con hãy trầm mình vào cuộc khổ nạn của Ta, đặc biệt lúc Ta bị bỏ rơi trong cơn hấp hối. Đây là giờ cao điểm của Lòng Thương Xót vĩ đại tuôn đổ xuống trên thế giớiTrong giờ này, Ta sẽ chẳng từ chối bất cứ điều gì với các linh hồn kêu van Ta nhân danh cuộc tử nạn của Ta” (Hồi ký đoạn số 1320).

Kể từ lúc gặp luật sư và được dẫn tới sự cầu nguyện với Lòng Thương Xót Chúa qua phôn, cho đến lúc tôi tái khám để trị liệu, do quá bối rối và bận rộn, thời gian đã kéo dài đến 1 tháng rưỡi. Tôi được gặp một Bác sĩ chuyên môn khác để xúc tiến việc điều trị bệnh ung thư, sau khi trải qua các đợt xét nghiệm, chẩn đoán mới, Bác sĩ đi đến kết luận rằng các tế bào ung thư đã không còn tìm thấy, chúng đã hoàn toàn biến mất trong các mô xương của tôi. Thật là kỳ diệu và tuyệt vời, sự chữa lành của Chúa khi ta kêu cầu danh cực trọng của Đức Chúa Giê Su kết hợp với việc kính nhớ Lòng Thương Xót Chúa.

Điều còn khó khăn hơn, và có lẽ khó khăn hơn nhiều, đó là làm sao thay đổi quyết định rất cứng rắn của Chồng tôi, điều này là khó khan vì Chúa cần sự cộng tác của người trong cuộc qua tâm tình ăn năn, sám hối, họ phải chịu để cho Chúa chữa lành vì Ngài vốn rất tôn trọng sự tự do chọn lựa của con người. Nếu ta quyết đinh không đi theo hướng dẫn của Chúa thì rất khó. Nhưng rồi, với sự hiệp lại cầu nguyện mạnh mẽ của mọi người trong cả hai nhóm,  “Thánh LInh” và “Lòng Thương Xót” thì Chúa đã ra tay. “Ở đâu có hai, ba người họp lại vì danh Ta, thì có Ta ở đó, giữa họ” (Matthêu18:19-20)

Vài tuần sau cuộc nói chuyện qua phôn, thì Anh đòi giấy ly dị có chữ ký ưng thuận của tôi, tôi tìm cách mời Anh đến văn phòng luật sư của tôi để ký giấy, đang khi Vị Luật Sư e dè nhìn khuôn mặt rất lạnh lùng của Anh và ngại ngần khuyên giải về lợi ích cho con cái trong một gia đình có Bố có Mẹ ruột, khi vị Luật sư mời Anh cầu nguyện,  thì Chúa làm cho lòng Anh mềm dịu lại và chấp nhận cùng cầu nguyện, rồi Chúa làm cho Anh chạnh thương vợ con và cảm thấy lòng phân vân khi nghe lời khuyên… Sau đó, anh đã hứa với vợ sẽ quay về “mái nhà xưa” nơi chúng tôi, Bốn Mẹ con ngày đêm mong ngóng chờ Anh. Thật là một niềm vui lớn lao cho mấy mẹ con chúng tôi!

Chúa Giê Su vị bác sĩ đại tài, chữa bệnh phần hồn, phần xác. Trong trường hợp của tôi và gia đình tôi, Ngài không dừng lại ở đó, Ngài còn muốn cho tôi nhiều hơn nữa khi Ngài đã chữa thêm cho tôi được khỏi bệnh đau khớp vai phải, đã hành hạ tôi trong suốt hơn hai mươi năm qua, mỗi khi tôi nâng đỡ vật gì dù nặng hay nhẹ nó rất buốt nhức. Nay vai tôi không còn đau nữa cho dù tôi thử nâng vác vật nặng. Cám đội ơn Vị Bác Sĩ đại tài, Đức Chúa Giê Su Ki tô. Cám ơn các con chiên của Ngài đã hiệp lại và cầu khấn Ngài cùng với tôi và cho tôi.

Tôn vinh Chúa của Lòng chạnh xót thương vì Ngài luôn trung thành giữ lời hứa với loài người chúng ta. Chính thánh nữ Fostina đã ghi rõ lời Chúa hứa thêm một lần nữa, như sau:

–          Chúa nhắc lại: “Này con, Ta nhắc cho con nhớ, cứ mỗi lần nghe đồng hồ điểm 3 tiếng, con hãy gieo mình ngụp lặn vào Lòng Thương Xót của Ta. Hãy bái thờ và tôn dương Lòng Thương Xót. Hãy khẩn cầu quyền năng vô hạn của Lòng Thương Xót cho các tội nhân khốn nạn cách riêng. Bởi chính vào giờ điểm này, Lòng Thương Xót được mở rộng cho hết mọi linh hồn. Vào giờ này, con có thể nhận được bất cứ ân huệ nào cho chính mình và cho người khác qua lời cầu xin của con. Đây là giờ ân sủng của toàn thế giới. Lòng Thương Xót vượt thắng cả công lý

Bạn biết không, tôi tin rằng cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa không chỉ có thể cứu gia đình tôi đâu, mà còn có thể cứu gia đình của chính Bạn nữa, Lòng Thương Xót Chúa có thể cứu Gia Đình của mọi người toàn Thế Giới bất kể họ tội lỗi nặng nề đến đâu.

Trong một thế giới bên bờ vực thẳm của sự tan vỡ vì bạo lực giết chóc, tra tấn tàn ác kinh hoàng xảy ra khắp nơi dù là ở Âu Mỹ, Á hay Phi Châu, vì gian dối, tham lam, bất công đầy dẫy, vì đam mê ngút ngàn trong nhục thú và nghiện ngập, vì thù hận thăm thẳm thì chúng ta càng cần đến ơn tuôn trào dạt dào của Lòng Thương Xót Chúa Giê Su đến mức độ nào. Hơn bao giờ hết Giáo hội , Nhân Loại vô cùng cần đến thần dược của sự Cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và sự chuyển cầu, bầu chữa của Mẹ Maria.

Tôi xin mạn phép chia sẻ rằng mình hãy để giờ báo thức trên phôn vào lúc 15 giờ chiều và mỗi ngày nghe tiếng chuông báo thì ta cầu nguyện Lòng Thương xót Chúa, càng tuyệt vời hơn nếu ta có thể cầu nguyện với các Anh Chị Em khác qua phôn mỗi khi thuận tiện, Bạn có thể tham khảo chi tiết ở trang Web sau đây:

http://thanhlinh.net/node/83833

Hẹn gặp và hiệp thông với quý Bác, quý Bạn trong giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa.

XIN TẠ ƠN BA ĐẤNG, GIÊSU – MARIA – GIUSE…

XIN TẠ ƠN BA ĐẤNG, GIÊSU – MARIA – GIUSE…

Trích EPHATA 641

Kính thưa quý độc giả Ephata, câu chuyện dưới đây đã xảy ra cách đây hơn hai năm, tuy nhiên tính thời sự vẫn cứ luôn nóng hổi nóng hổi. Chúng tôi đã đăng bài này trên báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 17 ra mắt tháng 2 vừa qua, nay lại xin gửi đến quý độc giả của Ephata số tân niên này, chỉ nhắm đến một điều là chúng ta cùng chia sẻ với nhau một niềm xác tín vào Thiên Chúa, lại khích lệ lẫn nhau cùng đứng vững trong tinh thần Bảo Vệ Sự Sống, như vậy mới mong đề kháng được với chủ trương phá thai, vừa duy vật lại vừa vô thần, hiện đang là chính sách của cả một chế độ xã hội, lại đã âm thầm xói món vào lương tâm của cả những người có tín ngưỡng tâm linh, nhất là người Công Giáo…

Ngày 14.11.2012, con có viết một E-mail nhờ cha Quang Uy cầu nguyện cho gia đình chúng con. Lý do vào thời điểm ấy, vợ chồng chúng con bị khủng hoảng và suy sụp do bác sĩ khám thai, bảo là thai nhi con của chúng con có nguy cơ dị tật Hội Chứng Down.

Cha Quang Uy đã cho chúng con lời khuyên là dứt khoát không nghe lời bác sĩ để bỏ thai nhi. Cha hứa sẽ cùng Nhóm BVSS, Nhóm Fiat hiệp ý cầu nguyện ngay. Đặc biệt sau đó, cha đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho con của chúng con vào lúc 20 giờ Lễ Xa Quê tại Nhà Thờ DCCT Chúa Nhật 18.11.2012.

Trong suốt thai kỳ của vợ con sau đó, chúng con da diết cầu nguyện nhiều hơn với Chúa Giêsu – Mẹ Maria – Thánh Giuse, chúng con cũng đặc biệt cầu nguyện với các Linh Hồn Thai Nhi và Thánh Giêrađô. Chúng con biết đến Thánh Giêrađô là do đọc kinh Bảo Vệ Sự Sống từ khi học Giáo Lý Hôn Nhân Agape của cha. Ngoài ra, khi con chợt nhớ đến bất kỳ Thánh nào, con đều cầu nguyện hết.

Thế rồi cha ơi, ngày 12.5.2013 vừa qua, vợ con đã sinh một bé trai 3,4 kg khỏe mạnh. Lúc đó, chúng con vỡ òa, rơi nước mắt vì hạnh phúc. Cảm tạ các Ngài đã nhận lời chúng con, và giờ bé rất kháu khỉnh, đêm về bé hơi khó chịu và hành mẹ chút xíu. Từ khi con của chúng con ra đời, chúng con có mệt hơn, cực hơn nhưng vui và hạnh phúc vô cùng, cha ạ !

Hằng ngày chúng con vẫn tiếp tục cảm tạ Chúa Giêsu – Mẹ Maria – Thánh Giuse, Thánh Giêrađô, các Thánh, các Thiên Thần, các Linh Hồn Thai Nhi, cũng như cầu nguyện xin tiếp tục gìn giữ ban bình an và khỏe mạnh cho con của chúng con. Chúng con đã chọn tên Thánh cho bé là Giêrađô Trần Đức Tín. Có lẽ chúng con tội lỗi, trước đây chúng con cũng ít đọc kinh tối và lười cầu nguyện nên Chúa muốn củng cố Đức Tin cho chúng con, đúng không cha ?

Cuối thư, con xin Chúa Giêsu – Mẹ Maria – Thánh Giuse và các Linh Hồn Thai Nhi đổ tràn hồng phúc cho quý cha trong Dòng. Con biết ơn cha Quang Uy đã dâng Thánh Lễ Tạ Ơn ngày 22.6.2013 ở Nhà Nguyện Hiệp Nhất DCCT và đích thân cử hành Bí Tích Thánh Tẩy cho cháu Đức Tín. Gia đình chúng con sẽ nhớ và cầu nguyện cho cha trong giờ kinh tối hằng ngày.

Giuse TRẦN VĂN THIẾT – Maria NGUYỄN THỤY MINH Ý

“MẸ ƠI, CON YÊU MẸ, YÊU TỪ HỒI THƠ BÉ…”

“MẸ ƠI, CON YÊU MẸ, YÊU TỪ HỒI THƠ BÉ…”

Trích EPHATA 641

Thằng nhóc người Mỹ phục vụ bàn tại nhà hàng mình làm là người theo đạo Cải Cách ( Reform Church ), nhánh Methodist. Bỗng dưng tuần trước, hỏi tôi: “Xếp ơi, xếp là người Công Giáo, có bao giờ xếp gặp Bà Maria chưa ?” ( Nguyên văn, thằng bé dùng từ “encounter” có nhiều nghĩa: chạm trán, gặp mặt, đối diện, chứng kiến một phép lạ của Mẹ Maria v.v… ).

Câu hỏi của cậu bé khiến mình suy nghĩ nhiều, cũng đến lúc mình nói lên chứng tá nhỏ bé của mình. Có lẽ sau “Jesus”, thì “Maria” là một tên gọi gây nên nhiều tranh cãi và nhạy cảm nhất. Lời mở đầu cuốn “More Than A Carpenter” của Josh McDowell, như sau: “…as soon as you mention Jesus, people often want to stop the conversation. Why have men and women down through the ages been divided over the question “Who is Jesus ?” ( ngay khi bạn đề cập đến Giêsu, người ta thường muốn ngưng đối thoại. Làm sao mà cả đàn ông lẫn phụ nữ trong mọi thế hệ cứ bị chia rẽ bởi câu hỏi này ?”

Mình muốn thay “Jesus” bằng “Maria” để minh họa khía cạnh ảnh hưởng rất sâu xa và rộng lớn của Mẹ Maria trong đời sống tâm linh và lý luận con người.

Điều gì đã làm cho một cái tên, một thôn nữ bình dị của làng quê Nazareth, được đề cập không nhiều trong Kinh Thánh, lại trở thành một tâm điểm cho nhiều lẽ sống, suy tôn, ca tụng, là cảm hứng cho mọi ngành nghệ thuật và cũng là chủ đề cho quá nhiều tranh luận và chia rẽ lớn lao ?

“Rất Thánh Mân Côi”, “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, “Nữ Vương Hòa Bình”, “Mẹ đầy ơn phước” “Đấng Cầu Bầu”… Bao nhiêu là danh xưng, tước hiệu dành cho Mẹ Maria. Nhưng thú thật tôi lại rất say mê tước hiệu “Mẹ Hằng Cứu Giúp”. Vì một lẽ đơn giản, sự hiện diện rất rõ ràng và sinh động của Mẹ trong đời sống thế gian và cảm nghiêm tâm linh con người chính tôi.

Bác tôi là một Linh Mục, cuộc đời của bác có không biết bao lần bàn tay Mẹ can thiệp rõ ràng. Tôi chỉ xin kể lần cuối cùng. Lúc đó, bác đã rơi vào trạng thái “thực vật”. Bác sĩ gọi chị tôi và sơ phụ trách chăm sóc vào để thông báo ông đã hoàn toàn ở “trạng thái sống cũng như chết”, vậy chỉ còn vấn đề quyết định có chọn “an tử” hay không, nghĩa là nếu quyết định rút một sợi dây, bác sẽ ra đi nhẹ nhàng, còn ngược lại thì cứ để bác nằm đó, thoi thóp tội nghiệp ngày này qua ngày khác với đủ thứ máy móc, dây nhợ, có khi cả vài năm mới xuôi tay !

Chị tôi và bà sơ không thể quyết định, đúng là tiến thoái lưỡng nan, bỏ thì thương, vương thì tội đầy đầu ! Họ chạy ra ngoài, quỳ xuống ngoài hành lang nhà thương, và đọc kinh Mai Khôi cầu nguyện, chỉ ít phút sau, bác ra đi nhẹ nhàng và thanh thản, chẳng cần đến chuyện “trợ tử”, “an tử” chi cả !

Thời còn chiến tranh, đợt pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, mấy chị em tôi nằm dưới cầu thang của tòa nhà, run rẩy vì sợ. Chị Cả nói tất cả hãy cùng đọc kinh Mai Khôi, vừa đọc vừa khóc. Sáng ra, nhìn cái chỗ hai anh em tôi vẫn chơi đùa, chi chít các loại đinh ghim có bốn cánh, khi bom nổ, bắn ra gây sát thương tàn bạo. Cái chỗ ấy chỉ cách chỗ ẩn nấp của chúng tôi một tấm vách gỗ mỏng mảnh mong manh !

Có lần tôi nhận giữ quỹ quyên góp cho người nghèo gửi về từ Mỹ. Sổ sách thế nào, khuyết mất 5.000 đôla. Một số tiền quá lớn lúc bấy giờ. Tôi lo đến tím tái cả người, làm sao bây giờ ? Tôi chả có bất kỳ chi tiết gì giúp hình dung số tiền đó ở đâu. Chả dám hé răng, cứ mê muội cả hai, ba tuần lễ liền. Thế rồi, trong trí nhớ chợt lóe ra một niềm hy vọng, tôi chạy đến trước pho tượng Mẹ Maria trong nhà, quỳ xuống cầu xin. Lạy Chúa tôi, tôi tìm ra ngay lập tức nguyên vẹn cái bao thư đựng tiền tôi làm rớt ngay dưới gầm cái tủ sắt, rất nhiều người làm ra vào, bất kỳ ai cũng có thể đã nhặt lấy và cầm đi cái phong bì ấy.

Có đến năm, sáu lần xảy ra những chuyện liên quan đến tiền nong tương tự, và chỉ sau lời cầu nguyện Mai Khôi, Mẹ lại giải quyết ổn thỏa, cứ như đùa, không tin không được !

Một người xếp cao cấp công ty dược phẩm kia, thân với tôi, ông gặp vấn đề xung khắc tinh thần, vì công ty ông sản xuất thuốc tránh thai, thuốc giục thai, thuốc phá thai, mà ông lại là người Công Giáo. Ông hỏi tôi: “Tôi nên làm thế nào ?” Cái tên kém cỏi về Giáo Lý như tôi làm sao mà đủ tư cách trả lời bây giờ ! Tôi hỏi cha Quang Uy, Cha nói: “Anh bảo ông ta cứ cầu nguyện xin Mẹ Maria hướng dẫn”. Tôi thậm chí bực mình vì cha Uy đã không đưa ra được một lời khuyên nào cụ thể, chứ nói như thế thì quá đơn giản, ai chẳng nói được. Nhưng rồi tôi cũng vâng lời làm theo đúng chỉ dẫn. Tôi tặng ông một chuỗi Mai Khôi, đem vào Nhà Thờ Phủ Cam, Huế, nhờ cha Sở thánh hóa… Chỉ ít lâu sau, ông xin nghỉ việc ở công ty dược phẩm kia một cách bất ngờ, và bây giờ, ông đang vận hành một công ty tư vấn riêng, rất thành công. Thỉnh thoảng ông vẫn gửi email cảm ơn vì đã “nhắc tôi cầu nguyện với Mẹ Maria, điều mà tôi không hề nghĩ là sẽ giải quyết được vấn đề cách trọn vẹn đâu ra đấy như thế !”

Những năm 1994, 1995 gì đó, ở Việt Nam rộ lên loại tội phạm chuyên bắt cóc người đem sang bán bên Kampuchia, con bé em lần đầu tiên lên Sàigòn học luyện thi Đại Học. Hẹn nó ở ngã tư Hàng Sanh, tới giờ, ra đón chả thấy đâu, nghĩ nó kêu xe ôm, chạy về nhà ở đường Hồ Biểu Chánh cũng chả thấy, lại chạy ra Hàng Sanh, rồi lại chạy về nhà… cứ thế cả gần bốn, năm vòng mà em thì cứ mất tăm. Vợ ngồi sau xe cứ sụt sịt khóc vì lo sợ. Vòng cuối cùng, tôi bảo vợ: “Thôi, phải đi báo Công An thôi”. Nhưng từ Phú Nhuận, tôi vòng qua Nhà Thờ Đức Bà và đọc một kinh Mai Khôi với lời cầu nguyện “xin Mẹ cho chúng con bằng an” rồi lại vòng lên Văn Thánh, về nhà, định bụng sẽ tới đồn Công An luôn, tự nhiên thấy đèn trên lầu sáng, gọi với lên, con bé em thò đầu ra… Hú vía, quát đứa em mà lòng bay bổng lên tới Mẹ Maria.

Khi vợ chồng tôi sinh cháu đầu lòng, cháu bị cái gì đó, không ra “phân su”. Vợ tôi là bác sĩ phán cho một câu bàng hoàng ngay trong nhà thương: “Anh ơi, nếu sau vài giờ nữa, không thấy ra phân su, con mình sẽ phải… đại phẫu !” Chúa ơi, sợ ơi là sợ, nhìn con khóc, bụng trương phình mà thắt cả ruột gan. Chạy một mạch ra Nhà Thờ Phú Hạnh gần đó, quỳ bên đài Đức Mẹ và nói lời cầu nguyện rối bời chả giống ai: “Mẹ ơi, xin Mẹ cho con của con nó chịu ra… phân su”. Về đến nhà thương, vừa đúng lúc, thấy bà ngoại đang giúp con thải ra một đống phân su đen và quánh đặc như nhựa đường. Lúc đó, tôi dường như muốn sụp xuống quỳ lạy Mẹ Maria một cách vô thức.

Và còn nữa, nhưng cũng chỉ là chuyện bé bỏng của cá nhân tôi…

Các Thầy Dòng Phanxicô luôn mang theo một chuỗi Mai Khôi lòng thòng ngay chỗ thắt lưng có sợi dây thừng màu trắng thắt ba cái nút tượng trưng cho ba lời khấn, ai cũng hiểu rằng, các Thầy coi đó là vật hộ thân, Đức Mẹ sẽ bảo vệ các thầy trên đường đời hành đạo, đi trên lưng lừa ngựa qua những con đường xa xôi, nguy hiểm để tới những nơi truyền giáo. Nhưng có lẽ, ít người biết một điều khác, và điều này các Thầy vẫn đang làm. Ngày xưa, khi cưỡi lưng ngựa, lừa, la đi trên con đường dài tới nơi cần, các Thầy dùng chuỗi Mai Khôi cầu nguyện và con đường sẽ trở nên ngắn hơn, hành trình như nhanh hơn. Các Thầy gọi đó là “The Franciscan way”. Lời cầu kinh Mai Khôi luôn làm cho các con đường đi trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Và bản thân tôi, khi lái xe tới chỗ làm hay từ chỗ làm lái xe về nhà hàng ngay, tôi vẫn làm Dấu Thánh và đọc Kinh Mai Khôi: “Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa trời ở cùng Bà, Bà có phước lạ hơn mọi người nữ…”

Ks. THÁI VŨ, Texas ( Hoa Kỳ )

THỜI ĐẠI MỚI

THỜI ĐẠI MỚI

(Mc 1, 14-20)

AM Trần Bình An

Nhà văn Phaolô Nguyễn Hoàng Đức, một chứng nhân sống động của Chúa, của Tôi Tớ Chúa, ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận. Ông từng là trung uý an ninh, công tác tại cục “chống phản động” A16 thuộc Bộ Nội Vụ, phụ trách vấn đề tôn giáo. Năm 1987, ông có dịp gặp ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận lúc đang bị giam cầm để học tiếng Pháp. Sau gần hai năm học cùng ngài, ông được khai sáng Đức Tin Thiên Chúa. Một thời gian sau khi ĐHY được trả tự do sau 13 năm giam giữ bất công, ông Đức cũng từ bỏ ngành công an và chính thức trở thành con cái Chúa vào dịp lễ phục sinh 2003.

“Con đường Đức tin vào Nước Chúa qua cây cầu Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận,”của nhà văn Nguyễn Hoàng Đức là một chứng từ trong hồ sơ phong Chân phước cho ĐHY FX. Nhà văn tự thuật: “Cuối năm 1988, sang đầu năm 1989 tôi bắt đầu nộp đơn xin chuyển ngành, lý do chính là, sau một loạt sự kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan vỡ, đặc biệt “sự kiện Mùa xuân Bắc Kinh” xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, rồi quân đoàn 27 tràn vào trộn máu thịt sinh viên bằng xích xe tăng, lúc đó Việt Nam coi “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp,” nhưng lại chiếu phim thời sự trong nội bộ để học tập cách đàn áp của Trung Quốc. Điều đó làm tôi không muốn ở cục “Chống phản động” nữa, vì qua ngót mười năm làm việc, đọc nhiều hồ sơ, tôi hiểu hầu hết người dân lành đó không phải là phản động. Đôi khi, vài anh em bạn bè trong cục tôi vẫn thường bảo với nhau: Tại sao chúng ta thừa nhận giáo hội là hợp pháp, trong khi đó lại coi việc hành lễ hay rước lễ của họ là bất hợp pháp? Tại sao một linh mục hợp pháp cả về tư cách công dân, cả về tư cách mục vụ đã được nhà nước chấp thuận theo luật, vậy mà ông linh mục đi từ nơi này đến nơi kia lại phải xin phép?

Ngay việc của Đức cha FX Nguyễn Văn Thuận thôi, nếu giáo hội mà ngài theo hợp pháp, thì việc giáo hội đó tổ chức ra một hội đoàn “Tu hội Hy Vọng” tại sao thành bất hợp pháp? Nếu bất hợp pháp sao không đưa người phạm pháp ra xử theo luật mà cứ tự tiện biệt giam?

Hồi đó, một cách tự nhiên, hàng tuần tôi thường đi dự thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà, nghe linh mục Khảm giảng lễ, một lần thấy cha giảng hay quá, tôi còn đợi hết lễ và sang tận nhà xứ gặp cha… Lần đầu tiên dự thánh lễ, tôi rất cảm động và khâm phục về trình độ phản tỉnh cũng như mở lòng với tha nhân qua hai hình thức “Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi mọi đàng!” Và việc “Anh chị em chúc bình an cho nhau,”cúi phía trước, cúi phía trái, cúi phía phải chào nhau…

Nhưng có một đêm tôi được một giấc mơ kéo vào thế giới của tâm linh, đại loại như có một cánh tay dẫn tôi đến một chân trời có tấm phông thả từ vòm trời xuống, và có giọng nói, nếu tôi vén màn sẽ nhìn thấy thế giới ánh sáng ở phía bên kia. Tôi giơ tay vén màn thì choàng tỉnh. Đêm thứ hai, sau đó vài ngày, thì giấc mơ kéo tôi đến thẳng nhà thờ, và có giọng nói “Hãy đi vào đường của tâm linh thiêng liêng”… Kể từ đó, sáng chủ nhật nào tôi cũng dậy từ 5h sáng đi lễ nhà thờ Phùng Khoang, tôi đã luôn tự nhận mình là con cái Chúa…

Tối 19/4/2003, tôi được rửa tội… Trước bàn thờ Chúa ở nhà thờ và bàn thờ Chúa ở nhà riêng, tôi đã hân hoan cảm tạ Chúa rằng: “Lạy Chúa! Hành trình đi đến đức tin của con có cả ơn soi-ơn gọi-và ơn chọn, khởi đầu từ hạt men đầu tiên nơi cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, giờ đã dậy lên cả đống men, trong tâm hồn con tràn ngập ân sủng đức tin của Chúa, trong Chúa và hướng về Chúa!”

Theo Kinh Thánh, thời gian được chia làm hai thời kỳ Cựu Ước và Tân Ước. Đức Giêsu loan báo thời kỳ Cựu Ước đã đến hồi kết thúc và thời đại Tân Ước, thời cuối cùng, thời cánh chung đã tới. Người kêu gọi hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Trong bối cảnh này, Người đã gọi các ông Anrê, Simon, Giacôbê và Gioan làm những môn đệ đầu tiên. Các ông đã mau mắn vâng lời, dứt khoát bỏ tất cả đi theo Người. Hôm nay, Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức cũng đã dứt khoát từ bỏ vinh hoa phú quý, tương lai huy hoàng, xán lạn để tin vào Tin Mừng đầy cam go, gian lao và thách đố.

Nhìn lại và đổi mới

“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Mc 1, 15) Sám là ăn năn lỗi trước, hối là chừa bỏ lỗi sau. Sám hối nghĩa là dứt trừ lỗi trước đã phạm, không cho lỗi lầm sau phát sinh. Nhưng con người hiện đại hình như hiếm hoi thì giờ để hồi tâm xét mình, nhìn lại những gì đã trải qua, đã làm, đã vấp phạm, đã xúc phạm đến Chúa và tha nhân.

Lúc nào cũng bận rộn, vừa dứt công việc thì lao ngay vào giải trí, thú vui, thư giãn. Âm thanh, hình ảnh, sự kiện luôn lấp đầy tâm trí, lòng dạ. Vì thế cuộc sống ồn ào, quay cuồng, xô bồ, ô nhiễm ngộ độc con người từng phút giây, từ sáng tinh mơ đến tận đêm khuya nghỉ ngơi. Do vậy, số người cô đơn, mất phương hướng, lý tưởng, tha hóa, tự tử ngày càng tăng trong những xã hội văn minh, hiện đại như Nhật Bản, Hàn Quốc và Âu Mỹ.

Không xét mình, chẳng nhìn lại đằng sau, thì cũng chẳng thể nào tiến triển, trưởng thành trên đường đạo hạnh, con người chỉ có thể chìm dần, sa vào vũng lầy tội lỗi, đen tối, u ám, bất hạnh. Cái chết là kết cục đương nhiên. Cho nên không sám hối thì sớm muộn chỉ tìm đến cái chết cả xác lẫn hồn.

Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16, 25-26)

”Nếu con chỉ “giữ đạo”con chưa canh tân. Ma quỷ muốn đuổi Chúa ra khỏi thế gian và lôi thế gian ra khỏi Chúa. Con phải đem Chúa đến thế gian và đưa thế giới về với Chúa.” (Đường Hy Vọng, số 650)

Sống Tin Mừng

Sám hối mà thôi vẫn chưa đủ khả năng nhập gia tùy tục vào thời đại mới, thời đại Tin Mừng, thời đại Tân Ước, mà còn phải sống Tin Mừng. Cụ thể hóa Tin Mừng ngay trong đời thường hằng ngày qua bổn phận, trách nhiệm, yêu thương và phục vụ tha nhân, cùng vâng theo Thánh Ý Chúa mọi nơi, mọi lúc.

Bốn anh thuyền chài khỏe khoắn, vạm vỡ: Anrê, Simon, Giacôbê và Gioan đã mau mắn nghe tiếng Chúa gọi, quyết định từ bỏ tất cả, thân quyến, nghề nghiệp, của cải, ra đi làm môn đệ, làm anh em của Người. Sau này “Simon Phêrô lên tiếng thưa Ngài: “Này chúng tôi từ bỏ mọi sự mà đi theo Thầy”. Ðức Yêsu nói: “Quả thật Ta bảo các ngươi: không ai bỏ nhà cửa, hay anh em chị em, hay cha mẹ, hay con cái, hay ruộng nương vì Ta và vì Tin Mừng,  mà lại không lĩnh lấy gấp trăm bây giờ ở đời này về nhà cửa, anh em và chị em, mẹ và con cái cùng ruộng nương, làm một với cấm cách bắt bớ, và sự sống đời đời trong thời sẽ đến.” (Mc 10, 28-30)

“Hãy đi rao giảng Phúc Âm..” (Mc 16, 15) Chúa cần những người “cảm tử” để đảm nhận một sứ mạng cao cả như thế. Hai ngàn năm lịch sử Hội Thánh cho ta thấy, giai đoạn nào cũng không thiếu cảm tử, từ mọi tầng lớp giáo dân.” (Đường Hy Vọng, số  64)

Lạy Chúa Giêsu, xin chiếu giãi Lòng Chúa xót thương, mở lòng, mở trí chúng con ra, để chúng con biết khiêm tốn, cúi đầu đấm ngực, ăn năn, sám hối, canh tân, cùng thực thi Tin Mừng trong đời sống thường nhật chúng con.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giải thoát chúng con khỏi bùn lầy thế gian, mà sám hối trở về cùng Chúa Giêsu, cội nguồn ơn cứu rỗi, để được thứ tha và an ủi, hầu chúng con có thể noi gương Mẹ, sống kết hợp cùng Chúa luôn. Amen.

AM Trần Bình An

HY VỌNG VÀ ĐỨC TIN

HY VỌNG VÀ ĐỨC TIN

Ðốt sáng trần gian với ngọn lửa đức tin

Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận

Đức Tin là động lực của Hy Vọng.

Thánh Phanxicô Salêsiô cầu nguyện một mình sốt sắng trước Mình Thánh Chúa trong đêm tối đã nêu gương Đức Tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể cho người ngoại giáo, cũng như Thánh Phêrô Veren đã lấy máu đào của mình viết lên hai chữ “Tôi Tin”. Riêng anh Shirley – một công nhân Công giáo – đã âm thầm sống đức tin trong hảng xưởng, khiến ông giám đốc cảm kích mà theo đạo Công giáo.

Còn Thánh Phaolồ Miki và các bạn tử đạo đã ươm trồng cây Đức Tín cho các tín hữu Nhật Bản trong 200 năm cấm đạo dữ dội, khiến họ kiên trì giúp nhau giữ đạo, mặc dù không có giáo sĩ hướng dẫn.

Riêng Giáo Hội Việt Nam, trong ba trăm năm, Tổ Tiên chúng ta đã anh dũng nêu gương Đức Tin bằng cái chết của trên 130.000 vị Tử Đạo. Các ngài gồm đủ mọi thành phần trong xã hội và chịu đủ mọi cực hình dã man.

Ban Biên Tập

Trong bóng tối giáo đường

(Thánh Phanxicô Salêsiô)

Vào những buổi chiều tà nhà thờ vắng vẻ, thánh Phanxicô Salêsiô thường đến trước Chúa Giêsu Thánh Thể sốt sắng cầu nguyện.

Một hôm đang lúc mãi mê cầu nguyện thì ngài nghe tiếng sột soạt trong bóng tối. Tưởng là kẻ trộm, ngài vụt đứng dậy cất tiếng hỏi: “Ai?” Một bóng lạ mặt tiến đến gần ngài và nói: “Thưa Đức Giám Mục, con không có đạo, con nghe Đức Giám mục giảng về Chúa Giêsu Thánh Thể, nhưng con không tin. Vì thế hôm nay, thừa lúc chiều tối, con lẻn vào nhà thờ, rình xem thử Đức Giám Mục viếng Mình Thánh Chúa như thế nào? Con thú thực: con đã thấy rõ đức tin của Đức Giám Mục. Giờ đây con vững vàng tin…”

Tuyên xưng bằng máu

Đức tin là con mắt thần, là sức mạnh vũ bão. Người có đức tin trông thấy điều mà những kẻ khác không thể trông thấy, làm được những cái kẻ khác không thể làm được.

Khi đứng trước lưỡi gươm trần của tên đao phủ đang đưa lên cao, Thánh Phêrô Veren vẫn hiên ngang tuyên bố: “Tôi tin”. Khi miệng bị chém không thể nói được nữa, ngài vẫn bình tĩnh lấy ngón tay thấm máu đang chảy ràn rụa trên ngực và viết lên mặt đất, nơi ngài sắp gục ngã làm của lễ, hai chữ: “Tôi Tin”.

Đúng như lời Thánh Kinh: “Sự chiến thắng của tôi chính là đức tin kiên vững”.

Đức tin của anh công nhân

Ông giám đốc của một xưởng kỹ nghệ chuyên sản xuất nông cụ, không tin có Thiên Chúa và cũng chẳng tin vào tinh thần trách nhiệm của các công nhân trong xưởng. Sáng hôm ấy, hơn 1000 công nhân trong xưởng nghe nói ông giám đốc đã lên đường đi công tác nơi xa, mà sớm lắm cũng một tháng sau mới trở về, nhưng đến tối ông âm thầm về lại xưởng.

Sáng ngày hôm sau, ông đứng trên văn phòng ở lầu hai quan sát các công nhân làm việc. Bộ mặt thực của mỗi người đều bị lộ: ai ai cũng lười biếng, nhác nhớn, duy chỉ một anh công nhân lúc nào cũng làm việc tận tụy, hăng say. Tên anh là Shirley, người Công giáo duy nhất của xưởng.

Hôm sau các công nhân nghe rằng, ông giám đốc đã hoãn chuyến đi vì trở ngại kỹ thuật! Riêng Shirley, chàng được gọi lên văn phòng:

Anh Shirley, tôi hết lòng khen ngợi anh, anh là một công nhân tốt. Tôi không thấy đức tin của anh, nhưng nhìn qua công việc lao động và thái độ sống của anh, tôi cũng hiểu được phần nào

Mấy tháng sau, các công nhân nghe tin ông giám đốc bắt đầu học giáo lý Công giáo.

Ba câu hỏi của giáo dân Nhật Bản

Giáo hội Nhật Bản rất anh dũng. Họ có nhiều vị Tử Đạo rất oanh liệt, chẳng hạn như Thánh Phaolô Miki và 25 bạn đồng đội đã bị bắt và bị treo trên những cây thập tự giá đối diện với bờ biển trên một chiếc tàu… Tuy phải gia hình đau đớn, Phaolô Miki và các bạn vẫn vui tươi và không ngừng giảng đạo cho những kẻ đến xem. Các Ngài kêu gọi họ ăn năn trở lại, tha thứ cho những ai sỉ nhục và kết án mình.

Thái độ đó khiến nhiều người đến xem điên tiết. Họ lấy giáo đâm chết tu sĩ Miki và các bạn. Hôm ấy là ngày 5.2.1597, ngay giữa một thời kỳ bắt bớ khá gắt gao, nhưng vẫn còn có tính cách địa phương.

Cuộc bắt bớ này, đến năm 1613 thì lan ra khắp mọi nơi và mọi chỗ. Năm đó chiếu chỉ của Daifusanna vừa được ban hành, Giáo Hội Nhật Bản liền rơi vào tình trạng nguy kịch. Dấu hiệu mở màn là cuộc xử tử công khai 50 Đấng Tử Đạo ở Nagasaki ngày 22.9.1622.

Cuộc bách hại trở nên dã man và ác liệt trên đất Kiu-shu vào những năm 1636-1638 sau khi quân sĩ của Shimbara, một viên tướng Công giáo đứng lên bảo vệ đức tin và sinh mạng, bị đánh tan hoàn toàn: gần 35.000 người Công giáo bị giết trong cuộc nổi dậy ấy.

Các vua Nhật tưởng đã diệt được đạo Công giáo tận gốc rể. Bên ngoài, các nước cũng nghĩ rằng đức tin của giáo dân Nhật còn quá non yếu, khó đương đầu nổi cơn bắt đạo gắt gao như vậy, nhất là với chính sách bế quan tỏa cảng của các vua Nhật, chính sách cấm các nhà truyền giáo đặt chân lên đất Phù Tang.

Thế nhưng thực tế lại khác. Vì các Kitô hữu không có linh mục, không Thánh lễ, không thánh đường, đã anh dũng ngoan cường sống đạo tới 200 năm sau, đến khoảng giữa thế kỷ XIX, thời Minh Trị Thiên Hoàng, khi các nhà truyền giáo lại được đặt chân lên đất Nhật.

Sau đây là một chứng tích hùng hồn cụ thể:

Một hôm, cha Petitjean đi đến giảng đạo tại Nagasaki trước mặt một số đông người Nhật. Nghĩ rằng họ toàn là lương dân nên sau bài giảng, ngài tươi cười hỏi: “Có ai thắc mắc gì không?” Một người đưa tay chất vấn:

Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời cho chúng tôi có hay không?

Tốt lắm, xin quí vị cứ đặt câu hỏi.

Họ hỏi cha Petitjean: “Các ông có tin Đức Mẹ đồng trinh không? Các ông có vâng lời và thông hiệp với Đức Thánh Cha không? Là linh mục, các ông có giữ mình đồng trinh và sống độc thân không?”

Cha Petitjean đáp: “”.

Và họ nói: “Vậy thì mấy trăm người chúng tôi đây với ông là đồng đạo. Chúng tôi toàn là Công Giáo cả!”

Cha Petitjean hết sức bàng hoàng, ngạc nhiên, như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm nhau, không cầm được nước mắt vì quá sung sướng cảm động. Nhà truyền giáo hỏi:

Bấy lâu nay có ai giảng dạy cho anh chị em không?

Thưa cha, không có ai suốt hai thế kỷ rồi!

Vậy thì sao anh chị em còn sống đạo sốt sắng đến thế?

Thưa Cha, đó là nhờ ông bà Tổ Tiên chúng con truyền lại, sau là nhờ chúng con biết âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết yêu thương đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhưng tại sao anh chị em lại đặt cho cha ba câu hỏi vừa rồi?

Thưa cha, vì ông bà chúng con trước khi chết có nhắn nhủ: sau này có ai đến giảng đạo, chúng con phải cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà đánh giá xem họ có phải là những nhà thừa sai chân chính không. Nay chúng con quá đỗi vui mừng vì các cha đích thực là những người được Hội Thánh sai đến. Chúng con sẽ nghe lời các cha và giữ vững Đức Tin Tổ Tiên chúng con truyền lại.

Đức Tin Tiên Tổ

Suốt ba thế kỷ liền, kể từ năm 1533, Phúc Âm của Chúa đến Việt Nam cùng với Thánh giá Chúa. Biết bao tín hữu Chúa bị lưu đày, bị chiếm đoạt tài sản, lẩn lút sống trong rừng sâu nước độc, cam chịu mọi đau khổ để trung thành với Đức Tin.

Cho đến cuối thế kỷ XIX, người ta có thể tính được trên 130.000 đấng thuộc mọi thành phần đã được diễm phúc Tử Đạo. Trong số đó có 117 vị đã được các Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, Piô X và Đức Piô XII phong lên bậc Chân Phước. Và ngày 19.6.1988 Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã tôn phong các ngài lên bậc Hiển Thánh.

Chúng ta có thể chia ra như sau: Đời Trịnh Doanh: 2 vị.  Đời Trịnh Sâm: 2 vị. Đời Cảnh Thịnh: 2 vị. Đời Minh Mạng: 57 vị. Đời Thiệu Trị: 3 vị. Đời Tự Đức: 51 vị.

Thành phần các Thánh ấy gồm có: 8 Giám mục. 50 Linh mục. 16 Thầy giảng. 1 Chủng sinh. 42 Giáo dân.

Gương sống đạo của Tổ Tiên chúng ta

Đây là chi tiết các khổ hình đã dành cho các ngài như sau: Có những giáo xứ (ở Quảng Trị) bị lính lùa vào nhà thờ rồi chất rơm chung quanh đốt cháy tất cả. Các nữ tu Nhà Dòng Mến Thánh Giá Phan Rang bị vứt xuống giếng và lấp đất chôn sống đi. Có những thiếu nữ Công giáo non yếu bị đưa về Huế phạt gia hiệu, phơi nắng ngày này sang ngày khác rồi chặt một ngón tay trước khi đánh đập và tha về.

Ngoài ra, gương 12 vị Chánh trương, trùm trưởng khắp nơi bị đưa về Huế, giam trên thành Lồi (bức thành người Chàm xưa đắp lên để đánh với người Việt Nam, xa thị xã độ 10 cây số). Các ông phải bứt cỏ nuôi voi cho nhà vua cho đến khi chết dần chết mòn tất cả; nay 12 ngôi mộ của các ông vẫn còn nguyên vẹn dưới chân thành ấy.

Duới đây, xin ghi lại vắn tắt gương sống của một vài vị để soi chiếu cho chúng ta:

– Những vị có chức vụ trong nhà nước hoặc quân đội như: Thánh Micae Hồ Đình Hy làm quan Thái bộc tới Hàm tam phẩm. Thánh Phaolô Tống Viết Bường làm chức Thị vệ. Thánh Phanxicó Trần Văn TrungThánh Giuse Lê Đăng Thị làm cai đội. Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ là một lý trưởng gương mẫu liêm khiết.

Các vị này là những công dân tận tụy với chức vụ, trung thành với Tổ quốc và nhân dân, nhưng chỉ vì không bỏ đạo mà phải chịu án tử hình.

– Những giáo dân lãnh trách nhiệm tông đồ trong hội đồng giáo xứ như: Thánh Giuse Nguyễn Vân LưuThánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, Thánh Antôn Nguyễn ĐíchThánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng.

– Một phụ nữ Công giáo Việt Nam đã anh dũng tuyên xưng đức tin là Thánh Anê Lê Thị Thành.

– Những anh hùng vô danh từ Nam chí Bắc. Đó là các cụ ông, cụ bà trước đây đã bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn rồi bị người ta rạch mặt lấy mực tàu xâm lên trên má hai chữ “Tả đạo” để dù đi đến đâu, nhân dân ai cũng nhận ra đây là những người theo đạo tả; nhưng đối với giáo dân, đây là biểu tượng của Đức Tin kiên cường sáng chói.

“Chúng ta hãy ca tụng những bậc vĩ nhân, những bậc tiền bối của chúng ta”. (Giảng viên 44, 1).

NGUỒN: NHỮNG NGƯỜI LỮ HÀNH TRÊN ĐƯỜNG HY VỌNG (NGLHTĐHV): Trích dẫn: Chương 13 – ĐỨC TIN

ĐƯỢC BIẾN HÌNH ĐỔI DẠNG

ĐƯỢC BIẾN HÌNH ĐỔI DẠNG

Ðức Giêsu mê những ngọn núi vắng vẻ, đó là nơi Ngài gặp gỡ Cha, chìm đắm trong cầu nguyện.

Có nhiều ngọn núi trong cuộc đời Ðức Giêsu: núi của Bài Giảng về các mối phúc, núi Tabo nơi Ngài biến hình, núi Sọ và núi Ô-liu nơi Chúa thăng thiên.

Những ngọn núi trở thành cột mốc đánh dấu.

Những ngọn núi đan vào nhau làm nên cuộc hành trình.

Ba môn đệ thân tín được Ngài đưa lên núi Tabo, để củng cố niềm tin của họ, trước khi họ thấy Ngài như người bị Cha bỏ rơi và bị mọi người khai trừ ruồng rẫy trên núi Sọ.

Nhưng vinh quang của núi Tabo chỉ là một loé sáng bất ngờ và tạm thời, báo trước vinh quang viên mãn khi Ngài về Thiên Quốc.

Biến hình là một hành động của Thiên Chúa Cha.  Sau khi gặp Cha, Ðức Giêsu được Cha biến hình.  Sự biến đổi này ảnh hưởng đến thân xác và khuôn mặt, và đến cả y phục của Ngài.

Vinh quang của Con Thiên Chúa làm người vốn bị che khuất, nay được Cha hé mở cho các môn đệ.  Ông Môsê ngày xưa, sau khi lên núi gặp Ðức Chúa cũng đã phải che lại khuôn mặt chói lọi của mình.

Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình.  Ðời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu tỏa sáng rực rỡ.  Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình, như Tôn Ngộ Không với các trò biến hoá.

Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình:  tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa.  Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến hình, từ từ và liên tục.  Nếu chúng ta chấp nhận đi vào đường hẹp của Thầy Giêsu chúng ta sẽ được biến hình đổi dạng và phản ánh ngời sáng hơn vinh quang Chúa (x. 2Cr 3, 18).  Chúng ta phải trở thành điều chúng ta đang là.

Ðời sống Kitô hữu là một cuộc lên núi và xuống núi với Chúa Kitô mỗi ngày.  Cần cảm nếm được sự dịu ngọt và hạnh phúc khi được chiêm ngắm Chúa Giêsu trên núi cao.  Nhưng cũng phải xuống núi với Chúa để đi đến nơi hiến mình, nơi phục vụ, đi cùng và đi sau Chúa Giêsu đến với Vườn Dầu và Núi Sọ.

Ước gì chúng ta dám đón nhận những gai góc đời thường và nhìn mọi khổ đau bằng cái nhìn mới mẻ. Người Kitô hữu lên núi gặp Chúa để rồi được sai xuống núi hành đạo.  Nhưng xuống núi rồi, lại có khi thấy cần lên núi.

**************************************

Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.

Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những lúc được an nghỉ trước nhan Chúa.

Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo, xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe lời Người.

Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, xin cho con thoát được lên cao nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.

Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con.  Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa.

Trích trong “Manna”

Phép Thánh Thể

5 Chiếc Bánh Và 2 Con Cá


4. Chiếc Bánh Thứ Tư

Sức mạnh độc nhất của tôi:

Phép Thánh Thể

Quanh bàn tiệc Thánh Thể được thực hiện và được tỏ bày sự hiệp nhất hài hòa của Hội Thánh, mầu nhiệm hiệp thông truyền giáo, trong đó mọi người nhận thấy mình là con Chúa và là anh chị em trong một đại gia đình. (Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 7)

Trong tù cha có dâng lễ được không?“, đó là câu hỏi mà bao nhiêu lần nhiều người đã hỏi tôi. Và thực sự họ có lý, vì Thánh Thể là kinh nguyện đẹp nhất, là đỉnh cao của cuộc đời Chúa Giêsu. Mỗi khi tôi trả lời “có”, thì tôi đã biết ngay câu hỏi tiếp sau: “Làm sao cha kiếm ra rượu lễ, bánh lễ?

Lúc tôi bị bắt, tôi phải đi ngay và đi tay không. Hôm sau tôi được phép viết về nhà để xin đồ cần dùng nhất như áo quần, kem đánh răng, v.v… Hàng đầu tiên, tôi viết: “Xin gửi cho tôi ít rượu thuốc trị bịnh đường ruột“. Bên ngoài, giáo dân hiểu ngay. Hôm sau, ông trưởng ban chấp pháp cầm đến một ve nhỏ bên ngoài có dán giấy đề chữ “thuốc trị bịnh đường ruột” và bánh lễ xé nhỏ bỏ trong một cái lọ chống ẩm, ông ta hỏi:

– Ông có bị bịnh đường ruột không?

– Có.

– Ðây là thuốc bên ngoài gửi vào cho ông!

Không bao giờ tôi vui bằng hôm đó: từ đấy mỗi ngày với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi dâng thánh lễ.

Tuy nhiên cách dâng lễ mỗi nơi mỗi khác. Dưới hầm tàu thủy chở tôi ra miền Bắc, ban đêm tôi ngồi giữa mấy bạn tù, bàn thờ là túi cói đựng đồ, dâng lễ thánh Phanxicô quan thầy của tôi và cho các bạn chịu lễ. Lúc ở trại Vĩnh Quang tôi phải dâng lễ trong góc cửa ban sáng lúc người ta đi tắm sau giờ thể dục. Lúc đã quen với thời khóa biểu của trại, tôi dâng lễ ban đêm, vì chúng tôi được chia thành từng đội 50 người, ngủ chung trên một láng gỗ, mỗi người được 50 cm, đầu đụng nhau, chân quay ra ngoài. Chúng tôi đã tự thu xếp để năm anh em Công giáo nằm quanh tôi. Ðến 9 giờ rưỡi đêm, nghe tiếng kẻng là tắt đèn và mọi người phải nằm trong mùng muỗi cá nhân; tôi ngồi cúi sát xuống để dâng lễ thuộc lòng. Tôi đưa tay dưới mùng để chuyển Mình Thánh cho anh em chịu lễ. Chúng tôi nhặt giấy nylon bọc bao thuốc hút để làm những túi nhỏ đựng Mình Thánh. Như thế Chúa Giêsu luôn ở giữa chúng tôi. Chúng tôi tin một sức mạnh: Thánh Thể. Thịt Máu Chúa làm cho chúng tôi sống, “Ta đã đến là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào” (Ga 10, 10). Như manna nuôi dân Do Thái đi đường về Ðất hứa, Thánh Thể sẽ nuôi con đi cùng đường Hy vọng (Ga 6, 53).

Mỗi tuần, sáng thứ Sáu có một buổi học tập, tất cả 250 anh em phải tham dự. Ðến lúc xả hơi, các bạn Công giáo thừa dịp đó mang các túi nylon đựng Mình Thánh đến chia cho bốn đội kia, mỗi người thay nhau mang trong túi áo một ngày.

Ai cũng biết có Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở giữa trại tù với họ. Chính Ngài an ủi, xoa dịu những khổ đau thể xác và tinh thần; chính Ngài thêm can đảm chịu đựng cho họ. Ban đêm, họ thay phiên nhau làm giờ thánh. Sự hiện diện thinh lặng của phép Thánh Thể biến đổi họ cách lạ lùng. Nhiều người Công giáo trở lại sống đạo đức hơn; nhiều anh em không Công giáo, Phật giáo tìm hiểu Phúc âm và lãnh phép Thánh tẩy trong trại cải tạo, hoặc sau lúc được tự do. Không có gì cưỡng lại được tình yêu Chúa Giêsu. Ðêm tối của ngục tù trở thành ánh sáng, hạt giống đã đâm chồi dưới đất đang lúc trời giông tố phong ba. Những ơn trọng này do Chúa Giêsu Thánh Thể chứ không phải do sức loài người.

Trong chín năm biệt giam, tôi dâng lễ một mình lúc 3 giờ chiều, giờ Chúa Giêsu hấp hối trên Thánh giá. Tôi ở một mình nên có thể hát tiếng Latinh, tiếng Việt, tiếng Pháp… Tôi luôn mang Mình Thánh trong mình “như Cha ở trong con và con ở trong Cha”.

Ðó là những thánh lễ đẹp nhất của đời tôi. Kinh Lauda Sion, Pange Lingua, Adoro Te, Te Deum và nhiều kinh Việt ngữ, mặc cho tiếng loa trước cửa từ 5 giờ sáng đến 11 giờ rưỡi đêm. Tôi cảm nghiệm cách đặc biệt một sự bình an, một niềm vui trong tâm hồn vì Chúa Giêsu, Ðức Mẹ và thánh Giuse ở với tôi. Tôi hát Salve Regina, Salve Mater, Regina Coeli, v.v… hiệp với toàn thể Hội thánh. Mặc cho Hội thánh bị vu cáo, chống đối, tôi hát “Này con là đá… Ta hãy nguyện xin cho Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô”…

Chúa Giêsu đã nuôi dưỡng dân chúng theo Người trên sa mạc; trong phép Thánh Thể Chúa Giêsu tiếp tục làm của ăn ban sự sống muôn đời.

Mỗi lúc dâng lễ, đọc lời truyền phép, với tất cả tâm hồn, tôi làm lại lời “giao ước mới, giao ước vĩnh cửu” với Chúa Giêsu. Không phải để sống an nhàn, nhưng để bắt đầu một cuộc cách mạng, đổi mới nhân loại, được máu Chúa cứu chuộc, sống xứng đáng phẩm giá con Thiên Chúa, trong văn hóa của tình thương và sự sống.

Trong Thánh Thể chúng tôi loan truyền sự chết của Chúa Giêsu và tuyên xưng sự sống lại của Ngài. Có lúc buồn nản vô cùng, tôi nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên Thánh giá: Ngài không giảng dạy, thăm viếng, chữa lành bệnh tật; Ngài hoàn toàn bất động. Ðối với con mắt loài người, cuộc đời Chúa Giêsu là vô ích, là thất bại. Nhưng đối với đôi mắt Thiên Chúa, chính giây phút ấy lại là giây phút quan trọng nhất của đời Ngài, vì trên Thánh giá Ngài đã đổ máu mình để cứu chuộc nhân loại.

Chúa Giêsu là mẫu gương của tình yêu tuyệt đối với Ðức Chúa Cha và các linh hồn. Ngài đã cho tất cả, yêu thương đến cùng (Ga 13, 1), cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng và nói lên tiếng “hoàn tất” (Ga 19, 30).

Khi nhìn thấy đoàn lũ theo Ngài, Ngài nói: “Tôi thương xót dân này” (Mt 15, 32). Ngài đã làm phép lạ cho bánh và cá hóa nhiều để nuôi họ. Ðây là dấu hiệu loan báo phép Thánh Thể mà Ngài sẽ thiết lập về sau.

Các bạn trẻ thân mến,

Mời các bạn nghe lời Ðức Thánh Cha: Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, trong phép Thánh lễ; giữa những sự bất trắc, những hoang mang trong cuộc đời mỗi ngày, các bạn hãy noi gương hai môn đệ trên đường về Emmau… Hãy cầu xin Chúa Giêsu, để dọc các nẻo đường về bao nhiêu xóm nhỏ Emmau của thời đại ta, Ngài ở lại với các bạn. Ngài phải là sức mạnh của các bạn, là trung tâm của các bạn, là hy vọng trường cửu của các bạn. (Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 7)

Biệt giam tại trại Phú Khánh, Nha Trang,

1-9-1976

Lễ các Thánh Tử Ðạo Việt Nam