HẠT GIỐNG ĐỨC TIN

HẠT GIỐNG ĐỨC TIN

LM John Nguyễn, Utica, New York

Khi được xem cuốn phim về cái chết của Đức cha Oscar Romero, Tổng giám mục El Salvador, nó làm cho tôi có nhiều cảm xúc và cảm phục về vị Giám mục đã hy sinh mạng sống của mình, để đứng lên bảo vệ, bên vực cho lẽ công bằng, cho người nghèo, cho những người bị áp bức bất công. Ngài như là hạt giống được gieo vào lòng đất để trổ sinh ra những bông hạt khác.

Biến cố xẩy ra vào lúc 6 giờ 25 chiều, ngày 24/3/1980, tại nguyện đường của Bệnh Viện khi Tổng giám mục Romero cử hành Thánh Lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn thân vừa mới qua đời.  Đức cha đọc cho cộng đoàn nghe đoạn Phúc âm Thánh Gioan:“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh… Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” (Gioan 12, 23-24), rồi ngài áp dụng Lời Chúa vào tình cảnh khốn cùng của người dân nước El Salvador, họ phải cam chịu dưới ách thống trị của độc tài quân phiệt.  Ngài tâm sự với cộng đoàn nhỏ bé đang dự lễ:Điều quan trọng là đừng yêu mình đến nỗi không dám dính líu vào những việc liều lĩnh mà lịch sử đòi hỏi nơi chúng ta. Kẻ nào tránh né sự nguy hiểm, kẻ ấy sẽ mất sự sống mình.  Nhưng bất cứ ai vì lòng yêu mến Chúa Kitô hiến thân phục vụ tha nhân, kẻ ấy sẽ được sống giống như hạt lúa mì chết, nhưng thật ra chỉ chết về mặt bề ngoài. Ngài nói thêm:Tôi tin trong sự chết có sự sống lại.  Nếu người ta giết tôi, tôi sẽ được sống lại trong lòng người dân El Salvador của tôi.

Kết thúc bài giảng, Đức Cha Oscar Romero tiến lên giữa bàn thờ chuẩn bị dâng thánh lễ thì có tiếng súng nổ, và một loạt đạn từ dưới cuối nhà nguyện bay vèo lên.  Tổng Giám Mục Romero trúng đạn, máu chảy lai láng và tắt hơi thở cuối cùng dưới bàn thờ.  Ngày nay, không chỉ người dân El Salvador mà cả những người công giáo trên toàn thế giới gọi Ngài là vị Giám mục của người nghèo.

Giáo hội ngày hôm nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy, cần có những hạt giống tốt gieo vào thế gian thì Giáo hội mới có thể gặt hái được mùa bội thu, điều đó được tìm thấy trong dụ ngôn hạt giống của Chúa Giê-su.  Ngài diễn giải Nước Trời giống như hạt cải nhỏ bé âm thầm gieo xuống đất. Dù đêm hay ngày thì hạt giống ấy vẫn mọc lên thành cây to.

Nếu chúng ta áp dụng cái chết đau thương của vị Giám mục đáng kính vào bài Tin mừng hôm nay, thì chúng ta hiểu rõ hơn về những gì Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để nói về Nước Trời, giống hạt giống đó phải chấp nhận tự hủy chính bản thân mình thì mới sinh ra nhiều bông hạt khác.

Chính nơi Đức Chúa Giêsu, Ngài đến trần gian để gieo hạt giống Tin mừng bằng chính đời sống và bằng cái chết của Ngài.  Hạt giống của Chúa là bằng lời rao giảng, bằng sự yêu thương, bằng lời an ủi, chia sẻ và cảm thông, bằng giọt máu để cứu rỗi nhân loại.  Hạt giống ấy dành cho những ai biết lắng nghe và đón nhận Lời Chúa.

Đức Giám mục Oscar Romero là dấu chỉ hạt giống cho Tin mừng, hạt giống đức tin hôm nay, ngài là chứng nhân cho Đức Kitô tự hủy, sống cho chân lý, cho lẽ công bằng, cho người nghèo bị áp bức…  Ngài nằm xuống để cho bao người khác được ngẩng đầu bước đi, cho Nước Chúa được lan tỏa khắp nơi.

LM John Nguyễn, Utica, New York

Đầy tình người trong lễ tang của một tân tòng

Đầy tình người trong lễ tang của một tân tòng

Triết Giang

1/6/2015

Chúng tôi khởi hành từ Hà Nội sáng sớm ngày 3-1-2015 về Thái Bình để dự lễ tang của một tân tòng: cụ Giuse Phạm Ngọc Thung, sinh năm 1920, mới gia nhập đạo Chúa ngày 4-5-2014 tức là mới tròn 8 tháng.

Trên xe có đủ các thành phần từ linh mục chính xứ Thái Hà, linh mục linh hướng Tông đoàn Gioan Phaolô 2, anh chị em trí thức, doanh nhân…Về đến gần gia đình tang quyến, chúng tôi thấy có rất nhiều xe với biển số từ nhiều tỉnh thành. Hóa ra, không phải chỉ có chúng tôi mới là người ngoại tỉnh. Khi chúng tôi tới nơi thì Đức Cha FX. Nguyễn Văn Sang đang chủ sự lễ an táng cùng với cả chục linh mục. Các cha đi cùng chúng tôi vội thay lễ phục để tham gia đoàn đồng tế. Có cả hàng ngàn người tham dự. Sân nhà chỉ đủ chỗ cho các nữ tu và vài đội kèn đồng và tang quyến, còn tất cả phải đứng tràn ra kín hết con đường đi.

Đức Cha FX. Nguyễn Văn Sang đã có bài giảng rất hay trong lễ an táng cụ Giuse. Sau khi ca ngợi tấm gương của Cụ Giuse đã sống theo Huấn từ của Đức Bênêdictô XVI: “Người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt”, Đức Cha đã nhắc lại bài thơ đề dưới bức tranh tặng Cụ khi Ngài chủ sự lễ Rửa tội cho Cụ cách đây 8 tháng:

Làm con Thiên Chúa Ba Ngôi
Làm con Hội thánh đời đời quang vinh
Cuộc đời sinh tử, tử sinh
Thánh Linh nhân ái, kết tình anh em
Và Ngài thêm: Bây giờ biết nói gì thêm
Chỉ mong một chữ được lên Thiên Đàng

Cha chính xứ Gia Lạc- người đã đỡ đầu cho Cụ Giuse thay mặt Đức Cha chủ sự nghi thức tiễn biệt. Đức Cha và các cha lần lượt vảy nước phép trên quan tài người quá cố trong tiếng ca trầm buồn của các nữ tu. Thay mặt gia đình, lương y Phạm Cao Sơn đã vô cùng cảm động khi thấy các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ và cộng đoàn đã đến chia buồn và cầu nguyện cho bố ông- một tân tòng, mới gia nhập đạo Chúa. Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ở tậ Châu Sơn, Ninh Bình cũng gửi vòng hoa về viếng. Ông Sơn nói: “Dân gian thường bảo: “ trẻ làm ma, già làm hội. Bố của chúng con sinh năm 1920, đến nay đã sống gần tròn thế kỷ. Vậy là chúng con phải vui vì Chúa đã cho bố cúng con tuổi đại thọ. Gia đình chúng con cũng tự hào, vì bố của chúng con đã được Chúa thương gọi làm con cái của Người và hôm nay lại được Đức Cha, Quý cha, Quý nam nữ tu sĩ, Quý cộng đoàn, anh em cha bác đến cầu nguyện tiễn đưa bố chúng con về với Chúa. Chúng con vô cùng đội ơn”.

Ba đội kèn đồng, 1 đội chiêng của xứ Phú Lạc, 1 đội trống lần lượt cử những bài tiễn đưa linh hồn Giuse về nơi an nghỉ. Nghĩa trang của xã cách nhà khoảng 2km, nhưng các đoàn hội và người đưa đi rải kín đường đi. Các đoàn hội và người đưa tang phải đứng cả ở trên đê, chỉ có linh mục chủ sự lễ hạ huyệt, các nữ tu và gia quyến mới được đi vào nghĩa trang vì mặt bằng không đủ chỗ. Hai ngôi mộ bằng đá vừa xây xong có Thánh giá bằng đá khá lớn, nổi bật ở nghĩa trang vì đây là nghĩa trang của người không Công Giáo. Tôi đi cạnh hai người, một người nói ở tận Quảng Ninh vừa về sáng nay để kịp tiễn đưa Cụ Giuse, một người bên Nam Định sang vì có chịu ơn của lương y Phạm Cao Sơn đã khám chữa bệnh miễn phí trong các dịp ông Sơn đi khám từ thiện ở Bùi Chu. Nhiều người dân ở địa phương nói với chúng tôi rằng, lễ tang của Cụ Giuse quá trọng thể, quá linh đình, cả tỉnh Thái Bình cũng khó có đám tang nào sánh bằng. Họ nói, chỉ có người Công Giáo mới đối xử với nhau được như thế chứ tiền của nào mua được tình người. Chúng tôi lần lượt rắc những bông hoa trên quan tài của Cụ như một lời tiễn biệt.

Một triết gia đã nói, muốn biết người ta sống thế nào, hãy trông đám tang của họ. Vâng, nếu nhìn vào đám tang của Cụ Giuse với cả hàng ngàn con người đủ các thành phần từ mọi miền đến chia buồn, hàng trăm vòng hoa viếng của các hội đoàn, giáo xứ, dòng tu thì có thể nói, Cụ Giuse- một tân tòng đã sống một cuộc đời tử tế và công chính. Nguyện xin Chúa nhân từ sớm cho linh hồn Giuse được hưởng dung nhan Người trên nước Trời.

Cảm nhận của Cô Giáo Tân Tòng

Cảm nhận của Cô Giáo Tân Tòng

Monica

5/29/2015

Sáng nay 30.5.2015, trong Thánh lễ An táng Bà Maria Nguyễn Thị Phỉ, 66 tuổi, Giáo xứ Kim ngọc hân hoan đón nhận thêm 10 Tân Tòng.

Trong 10 học viên ấy, có 8 anh chị đã tốt nghiệp đại học. Có Cô giáo đang dạy học tại Trường Trung học phổ thông, có Chị cử nhân kinh tế làm ở Công ty A, có Anh kỹ sư công nghệ thông tin làm ở Công ty B…

Sau 6 tháng học giáo lý do Cha xứ Thầy xứ các Nữ tu hướng dẫn, các dự tòng có thêm nhiều hiểu biết giáo lý đồng thời mỗi ngày có thêm lòng yêu mến Chúa, Đức Mẹ và Giáo Hội. Họ đón nhận các Bí tích khai tâm trong niềm vui của toàn thể cộng đoàn. Hiệp thông cầu nguyện để đức tin của các Tân tòng này được: “bén rễ trong Đức Kitô, được xây dựng trên nền tảng Đức Kitô và được củng cố trong đức tin” (Cl 2, 7).

Đức tin được bén rễ trong cội nguồn là Bí Tích Thánh Tẩy, làm cho các Tân tòng từ con người trở thành con Thiên Chúa. Các bí tích khai tâm, như chiếc kiềng ba chân giúp các Tân tòng xây dựng đời mình một cách vững chắc trong Đức Kitô. Và một khi được xây dựng bởi hồng ân các bí tích, cách riêng ba bí tích khai tâm, các Tân tòng có thể thay đổi đời sống trong Đức Kitô, sẵn sàng tiếp bước theo Người.

Một Cô Giáo Tân tòng đã có những cảm nhận chân thực sâu sắc muốn chia sẻ với mọi người trong ngày hồng ân của mình và các bạn.

Ngày mai, tôi sẽ được làm con Chúa, cảm giác lúc này thật khó diễn tả, lo lắng có, hồi hộp có nhưng trên hết đó là niềm vui, sự hân hoan. Những cảm xúc, hình ảnh lần lược xuất hiện như một thước phim.

Tôi biết đến Chúa lúc nào nhỉ? Giáng sinh – cái đêm Giáng sinh cách đây lâu lắm rồi khi tôi còn bé tí được anh trai chở đi chơi. Thật đẹp, thật lung linh, thật đông đúc, náo nhiệt – đó là những gì tôi cảm nhận được. Tôi nhớ lúc đó tôi còn được xem một hoạt cảnh về Chúa giáng thế nữa thì phải, xem thì xem vậy thôi chứ chẳng hiểu gì. Đêm đó tôi vui lắm, trẻ con mà, được đi chơi là thích nhất còn gì.

Rồi sau này khi lớn lên, bước chân vào giảng đường đại học, tôi lại có dịp, à không, nói chính xác hơn là tôi bắt buộc phải tìm hiểu về Đạo Công Giáo, về Đức Giêsu Kitô. Vì sao ư ? Vì có liên quan đến môn học của tôi, tôi không muốn bị thi lại đâu, vì vậy tôi phải tìm hiểu thôi, mà cũng chỉ là tìm hiểu trên sách vở. Lúc đấy, Đạo Công Giáo, Phật giáo hay Hồi giáo thì cũng như nhau thôi, chẳng có gì đặc biệt đối với tôi cả.

Nhớ lần đầu tiên khi đọc kinh Lạy Cha trong quyển kinh nhỏ của ông anh ở cùng dãy trọ, tôi đã thốt lên rằng “ Trời ơi, cái gì mà khó đọc, khó hiểu quá vậy nè, làm sao mà thuộc nỗi.”. Ấy thế mà giờ đây kinh Lạy Cha tôi lại thuộc làu, đôi lúc còn đọc trong vô thức. Trong một lần tranh luận với nhóm bạn về tôn giáo, tôi còn hùng hổ tuyên bố không bao giờ lấy chồng đạo (ở đây tôi muốn nói đến Đạo Công Giáo), nghĩ lại cảm thấy buồn cười. Suy nghĩ đó của tôi có thay đổi một tí khi gặp và quen anh – lấy chồng đạo cũng chẳng sao. Tôi sẽ không theo đạo, đạo ai nấy giữ.

Anh không bao giờ bắt buộc tôi phải theo đạo nhưng anh dẫn tôi đi lễ cùng anh, chở tôi đi hành hương Đức Mẹ Tàpao. Anh còn chỉ tôi làm dấu thánh giá, kể cho tôi những mẫu chuyện về Chúa. Lần đầu tiên vào nhà thờ, tôi cảm thấy rất xa lạ, nói đúng hơn là không dám bước vào, cũng không hiểu tại sao tôi lại có cảm giác sợ. Tôi cảm thấy lạc lõng, không biết làm gì trong khi mọi người đọc kinh, cầu nguyện, chỉ muốn ra khỏi nhà thờ ngay tức khắc nhưng lại không dám.

Nhưng dần dần, tôi lại thích đi lễ cùng anh, cái cảm giác lạ lẫm, sợ hãi ban đầu biến mất. Tôi thích nghe những bài hát được xướng lên trong buổi lễ. Tôi thích nghe Cha giảng về đạo làm con, về tình yêu của Đức Giêsu Kitô, về mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Tôi thích những bài học, những lời chỉ bảo, dạy dỗ mà cha gửi gấm trong từng bài giảng…

Và giờ mặc dù không có anh, tôi vẫn đi lễ, xa lạ thay bằng cảm giác thân quen, không còn cảm thấy lạc lõng. Tôi hiệp lời cầu nguyện và cùng với mọi người hát lên những lời ca ca ngợi Thiên Chúa. Giờ tôi cũng học, cũng tìm hiểu về Đạo Công Giáo, nhưng khác là nếu như trước kia tôi học vì tôi buộc phải học, học để biết, học để thi, thì giờ đây, tôi học với một niềm tin đang lớn dần trong tôi – niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng trời đất, muôn loài, tin vào Đức Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa, vì yêu thương con người mà chịu đóng đinh, chết trên cây Thánh giá để chuộc tội cho thiên hạ.

Chúa ơi, chỉ sáng mai thôi, con sẽ thực sự là con của Ngài. Con hèn mọn, nhỏ bé và yếu đuối và con cũng xin thú nhận đức tin của con cũng mong manh vô cùng; xin Chúa hãy đón nhận con, yêu thương con và tha tội cho con; xin Chúa hãy mở lòng con để con đón nhận Ngài được trọn vẹn trong niềm hân hoan, xin Chúa ban cho con sức mạnh để tránh xa tội lỗi, sống theo Thánh ý của Ngài, xin Chúa hãy hãy củng cố đức tin trong con.

Đêm nay, tôi sẽ khó ngủ vì cảm giác vừa lo lắng, vừa vui mừng và ngày mai sẽ là một ngày vô cùng đặc biệt đối với tôi.

Cô giáo Mônica

Những hiện tượng siêu tự nhiên trong Lễ Phong Chân Phước cho ĐTGM Oscar Romero

Những hiện tượng siêu tự nhiên trong Lễ Phong Chân Phước cho ĐTGM Oscar Romero

Đặng Tự Do

Một vòng tròn hào quang tuyệt hảo hình thành phía trên mặt trời

Khi thánh tích Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero, là chiếc áo sơ mi vấy máu mà ngài mặc khi bị bắn chết được rước lên, và cộng đoàn bắt đầu hát kinh Vinh Danh, bầu trời xám xịt trong một tuần đầy mưa bão đột nhiên như mở ra và mặt trời ló dạng với một vầng hào quang, mà từ chuyên môn gọi là “solar halo”, một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra.

Cha Manuel Dorantes, linh mục thuộc tổng giáo phận Chicago Hoa Kỳ, phụ tá tiếng Tây Ban Nha cho Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cho thông tấn xã Công Giáo CNA biết như trên hôm 29 tháng Năm. Ngài xác tín rằng hiện tượng siêu tự nhiên này cho thấy việc phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero “rất đẹp lòng Đức Chúa Trời”.

Quý vị và anh chị em có thể thấy hiện tượng này được ghi lại trong video Vietcatholic đã phát trong tuần qua Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/05 – 27/05/2015: Chân Phước Tổng Giám Mục Oscar Romero, url: http://www.vietcatholic.net/News/Html/137744.htm

Cha Manuel nói: “Thật tình mà nói, đây là hiện tượng siêu tự nhiên đầu tiên tôi chứng kiến trong đời mình”.

Ngài thuật lại rằng sau khi Đức Hồng Y Angelo Amato Tổng trưởng Bộ Phong Thánh tuyên đọc sắc lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô công nhận Đức Tổng Giám Mục là vị tử đạo vì đức tin và tuyên phong Chân Phước cho ngài; sắc lệnh này được đọc lại một lần nữa bằng tiếng Tây Ban Nha trước khi cộng đoàn bắt đầu hát Kinh Vinh Danh và thánh tích của Đức Cha Romero được rước lên cho Đức Hồng Y tôn kính. Lúc ấy, “một hiện tượng rất kỳ lạ đã xảy ra”.

Cha Manuel cho biết tiếp: “Khi thánh tích được rước ra, và chúng tôi đang hát Kinh Vinh Danh, thì bất ngờ, trời như mở ra trên chúng tôi, mặt trời ló dạng. Một vòng tròn hào quang tuyệt hảo hình thành phía trên mặt trời”.

“Ngay khi tôi nói với anh đây, tôi vẫn còn thấy lạnh tóc gáy”. Ngài cho biết, mọi người không ai bảo ai đều nhìn lên.

“Có những linh mục bắt đầu khóc. Tôi cũng khóc, nhiều linh mục khóc. Các Giám Mục đứng trong khán đài có mái che không thấy nên bước hẳn ra ngoài để nhìn cho rõ chuyện gì đã xảy ra.”

Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.

Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.

Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.

Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.

Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.

Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.

Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.

Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.

Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.

Chính vì sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.

Án phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Romero đã vấp phải những quan ngại cho rằng ngài đã bị giết vì tham gia chính trị, chứ không phải vì đức tin của mình. Năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã khai thông mọi bế tắc trong tiến trình phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero. Ngài nói rằng Đức Tổng Giám Mục Romero “đáng được phong Chân Phước, tôi không bao giờ hồ nghi về điều đó”.

Lòng nhân từ của cậu bé 5 tuổi .

Lòng nhân từ của cậu bé 5 tuổi .

Cậu bé Josiah Duncan, 5 tuổi đã làm khách tại nhà hàng rơi nước mắt sau khi mua cho người đàn ông bữa ăn và hát cho ông nghe.

  • thực khách,                                                         quà tặng cuộc                                                         sống, nha hang,                                                         hạt giống tâm                                                         hồn, Bài chọn                                                         lọc,

Josiah Duncan với người đàn ông vô gia cư trong bữa ăn. (Nguồn: WSFA)

Cậu bé Josiah Duncan, 5 tuổi, đi tiệm ăn với mẹ. Bước vào tiệm cậu để ý thấy 1 người đàn ông ăn mặc rách rưới, nghèo khổ ngồi ở trước cửa tiệm với bảng đề chữ: “Tôi không có nhà ở, không có gia đình, tôi bị bệnh, xin hãy giúp tôi“.

Cậu bé Josiah hỏi người đàn ông: “Ông có đói không ?“, khi người đó gật đầu, Josiah quay ra xin mẹ: “Mẹ ơi, mẹ mua cho ông này một bữa cơm nhé ?“. Mẹ cậu bé đồng ý và người đàn ông đi theo cậu vào tiệm ăn.

Thấy người này nghèo nàn dơ bẩn nên khi ông ta vào ngồi thì nhân viên chạy bàn làm lơ không đến tiếp. Cậu bé bèn đi lấy tờ thực đơn cho ông chọn. Người đàn ông đọc qua thực đơn rồi chọn món ăn rẻ nhất. Mẹ cậu bé liền bảo: “Không sao đâu, ông cứ kêu thêm đi, kêu nhiều một chút ăn cho no“.

Và khi đĩa đồ ăn được bưng ra thì cậu Josiah nói với người đàn ông nghèo đó : “Cháu hát cho ông nghe nhé, mẹ cháu hay hát cho cháu nghe khi cháu buồn“, và ngay giữa tiệm ăn, cậu bé 5 tuổi hát: “Thiên Chúa trên trời, Thiên Chúa của tôi, xin cám ơn Người về những ơn phước Người ban cho tôi, xin cám ơn, xin cám ơn, Amen.. Amen..

Người đàn ông khóc, mẹ cậu bé rơi nước mắt, tất cả khách hàng trong tiệm ăn chứng kiến cảnh này đều khóc…

thực khách,                                                         quà tặng cuộc                                                         sống, nha hang,                                                         hạt giống tâm                                                         hồn, Bài chọn                                                         lọc,

Nhà hàng Waffle House ở  Alabama nơi cậu bé 5 tuổi làm cảm động các thực khách.

thực khách,                                                         quà tặng cuộc                                                         sống, nha hang,                                                         hạt giống tâm                                                         hồn, Bài chọn                                                         lọc,

Josiah Duncan với mẹ mình Ava Faulk. (Nguồn: WSFA)

Chỉnh sửa từ bản lược dịch từ ITV news của Nguyễn Ngọc Nhi

Chứng nhân Tín Thác vào Lòng Thương Xót Chúa

Chứng nhân Tín Thác vào Lòng Thương Xót Chúa

Maria Kiều Thơm, Giáo xứ Bà Rịa.

Con là Maria Kiều Thơm, ở Giáo Xứ Bà Rịa. Cách đây hơn 5 năm, được Chị bạn tên là Hoàn, một người đã được cảm nghiệm, biết về LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa, kêu gọi tham gia cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa. Chị Hoàn đi đến với một số cá nhân quen biết và mời con cùng chị cầu nguyện “LÒNG THƯƠNG XÓT” . Con tham gia được một thời gian ngắn thì lòng thương xót Chúa đánh thức con, dù trước đó mang tiếng là người có Đạo nhưng con không biết cầu nguyện trong phó thác, tin yêu, không có đời sống tín thác.

Khi đó con đã cảm nghiệm được LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa, nhờ đến lòng LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa mới biết cầu nguyện và có đời sống cầu nguyện thâm sâu hơn. Mối khi con tìm đến với Lòng Thương Xót Chúa thì tâm hồn an hòa và hạnh phức lắm, được Chúa biến đổi và biết xót thương Anh Em. Chúa cho con nhận ra, đến với LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa mà không đồng cảm với các Bệnh Nhân, cảm thương người nghèo khổ, thương xót người khốn khó thì hóa ra con không thực hiểu, thực biết về LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa.

Từ khi được Chúa mở mắt cho con, thì con đã hành động như sau, dù gia đình khó khăn, nhưng con đi đến các Cộng Đoàn, xin cung cấp nhu yếu phẩm, tặng vật  rồi đem đi phân phát cho người nghèo khó hơn con. Có người hiểu thì cho, còn những người không thông cảm thì  bị họ từ chối không cho, bị khinh bỉ, và xua đuổi, lúc ấy con cảm thấy rất nhục nhã,ê chề lắm nhưng con xin ơn Chúa làm cho con có sức chịu đựng và có thể tiếp tục.

Dù gia đình, chồng con cũng nản, hờn trách và  khuyên can con hãy thôi đi, đừng đi xin thay cho người nghèo nữa vì ít người hiểu được lòng mình. Dù chán nản, nhục nhã nhưng tình yêu từ LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa thúc bách con không thể dừng lại được. Khi con chậy đến xin LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa thì con có sức mạnh để tiếp tục đứng lên và ra đi  chia sẻ với Anh Em đau khổ.

Những khi có các gia đình trong Cộng Đoàn bị hoạn nạn thì chúng con có sáng kiến mời cả Cộng Đoàn đến cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT  Chúa, rồi cùng gia đình các người bị nạn, đau ốm cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT,  làm tuần chín ngày để cầu nguyện cho họ.

Đến nay, con cầu nguyện cho Cả 3 gia đình bị nạn thì họ đều được ơn đúng như lời Chúa hứa.

( Thánh nữ Faustina đã ghi lại lời Chúa hứa trong nhật ký “Lòng thương xót”, như sau:

–          Chúa nhắc lại: “Này con, Ta nhắc cho con nhớ, cứ mỗi lần nghe đồng hồ điểm 3 tiếng, con hãy gieo mình ngụp lặn vào Lòng Thương Xót của Ta. Hãy bái thờ và tôn dương Lòng Thương Xót. Hãy khẩn cầu quyền năng vô hạn của Lòng Thương Xót cho các tội nhân khốn nạn cách riêng. Bởi chính vào giờ điểm này, Lòng Thương Xót được mở rộng cho hết mọi linh hồn. Vào giờ này, con có thể nhận được bất cứ ân huệ nào cho chính mình và cho người khác qua lời cầu xin của con. Đây là giờ ân sủng của toàn thế giới. Lòng Thương Xót vượt thắng cả công lý …)

Gia đình thứ nhất, Anh bị biến chứng bệnh trĩ đã chuyển sang bội nhiễm trùng, giải phẩu đến làn thứ ba rồi, mổ lần chót trong vòng  một tuần lễ, vụn mủ bể ra ở ruột già, hôi thối không thể nào chịu được, Anh đau những cơn đau khủng khiếp, Ai cũng nghĩ là tình trạng không thể nào sống nổi, lành nổi vì bội nhiễm.  Cùng với gia đình, chúng con làm tuần chín ngày,  thế mà sau ba tuần lễ đã khỏi hết, lành bệnh đã ba năm dù các bệnh nhân mổ trĩ nhẹ hơn vẫn có thể bị nhiễm trùng, cũng đã có mấy trường hợp hậu phẫu nhiệm trùng và không qua khỏi.

Gia đình thứ hai, bị Ung thư ruột, cùng với gia đình bệnh nhân, con cùng họ làm tuần 9 ngày. Người Vợ của bệnh nhân  thì rất đạo đức còn người chồng thì không tin. Con mời Cộng Đoàn đến cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa trong ngày đầu mọi người kéo đến, hiệp ý cầu cho Anh khá đông, sau đó cùng với gia đình chúng con làm tuần LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa trong chín ngày cho Anh. Cứ tối đến, con đến với gia đình và cùng cầu nguyện cho Anh. Tình trạng của Anh nay đã rất khả quan, sau khi Hóa trị tám lần, giờ mọi vết chứng Ung thư không còn nữa, mọi tế bào ung thư đều không còn nữa.

Gia đình thứ ba, một cháu bị tai nạn, xe gắn máy của cháu bị xe tải tông vào, tai nạn nghiêm trọng, khi bị đụng người cháu bay lên cao 2 mét, đầu cắm xuống nền đường, theo các người cùng trên đoạn dường đã chứng kiến. Sọ cháu bể và đâm vào phần não trái của cháu, não bị dập và sưng phù lên, cháu hoàn toàn ở trong tình trạng bất tỉnh, hôn mê, bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy giải phẫu ngay khi tiếp nhận Cháu.

Hâu giải phẩu Bác Sĩ nói tình hình không khả quan. Trong lúc cháu bất tỉnh hoàn toàn trong nhiều ngày, cả gia đình chỉ biết khóc trong tuyệt vọng.

Con mời cả cộng đoàn đến rất đông tại nhà Bố Mẹ Cháu để cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa trong buổi tối đầu tiên, sau đó vào các buổi tối kế tiếp, con đề nghị với gia đình hợp ý cùng với con làm tuần Cửu Nhật LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa. Con khyến khích:

–          Cộng Đoàn cầu nguyện LTX Chúa trong 1 ngày đầu, mỗi tối tiếp sau đó, tôi sẽ đến với gia đình để  làm tuần 9 ngày hợp ý cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa để cộng lại sự hiệp thông và càng  gia tăng lòng tín thác vào Chúa. Cứ vững lòng tin.

Gia đình, hàng xóm cùng tham gia cầu nguyện và  càng thêm  lòng trông cậy Chúa trong tuần Cửu Nhật sốt sắng này. Bố cháu vững tin và  tuyên đoán rằng “ đủ chín ngày này là cháu sẽ tỉnh”, ra khỏi tình trạng hôn mê!.

Quả đúng là như vậy, vào ngày thứ 9…cháu tỉnh lại, qua khỏi cơn bất tỉnh và hết hôn mê. Bác sĩ nói tinh thần cháu phục hồi rất nhanh, những người bị hôn mê não và thương tổn não như cháu, thậm chí bị nhẹ hơn cũng không hồi phục nhanh chóng như vậy. Cháu đã qua cơn nguy, tỉnh lại và hồi phục cho đến nay là tròn một tháng, cháu tỉnh và biết hết các sự kiện chung quanh, tay chân cử động được.

Con nghiệm ra một điều là LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa không bao giờ bỏ mình chỉ có mình bỏ Chúa mà thôi.

Nhờ LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa khi đi xin cho người nghèo, con không bao giờ phản ứng lại các lời khinh bỉ, dèm pha, xua đuổi dù rất đau và nhục nhã. Sức mạnh nhẫn nhục này là do cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa. Tình yêu Chúa thôi thúc con ra đi.

–          Thật vậy, chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa; chúng tôi có khôn, thì cũng là vì anh em. Tình yêu Ðức Kitô thôi thúc chúng tôi, … (2 Corinto 5: 13-14a)

Bạn có thể nghe trực tiếp Lòi chứng của chị Kiều Thơm qua mạng “Lòng Thương Xót Chúa”,  được  linh hướng bởi Cha Trần Đình Long, bằng cách nhấp chuột vào nối kết  sau đây:

http://thuongxot.net/CHUNGNHAN/daile10.mp3

Tín Thác Lòng Thương Xót Chúa – Gọi Con Là Ma Sơ & Bao La Tình Chúa – Gia Ân

Tín Thác Lòng Thương Xót Chúa – Gọi Con Là Ma Sơ

httpv://www.youtube.com/watch?v=KfD2vlXj_rQ&feature=youtu.be

Bao La Tình Chúa – Gia Ân

httpv://www.youtube.com/watch?v=0DhZ9Xrhn6k

 

1.Bao la tình Chúa yêu con , mênh mông như biển thái bình,
dạt dào như ngàn con sóng, vỗ về năm tháng đời con,
tình Ngài như mưa đỉnh núi , suốt đời tuôn đổ dạt dào,
một tình yêu vô biên, một tình yêu vô biên.

ĐK: Hồng ân Chúa như mưa, như mưa
Rơi xuống đời con miên man, miên man
Nâng đỡ tình con trong tay, trong tay
Vòng tay thương mến
Đời có Chúa êm trôi êm trôi
Chúa dắt dìu con luôn luôn không thôi ,
Có Chúa cùng đi con không đơn côi
Ôi tình tuyệt vời

2.Xa xôi ngày tháng êm trôi, yêu thương như nước xuôi dòng,
mặn nồng như làn hơi ấm, đổ đầy mưa nắng đời con,
còn gì như ân tình Chúa, dắt dìu con bước trong đời,
từng nhịp chân yêu thương, từng nhịp chân yêu thương

3.Êm như làn gió đưa mây, đôi tay con hướng lên trời,
nguyện cầu cho đời con mãi, giữ trọn lời hứa trung kiên,
một đời con xin tận hiến Chúa, là hơi ấm mẹ hiền,
trọn đời con nương thân, trọn đời con nương thân

Đời chị có Chúa

Đời chị có Chúa

Sr. Maria Lam Thuyên

Thêm một tờ lịch rơi, mùa Hè sắp đến rồi. Lịch thi cuối kỳ dày đặc, các bài viết phải nộp cũng nhiều. Tôi chọn đối tượng cho tiểu luận lần này là các bệnh nhân ung bướu nên tôi tự nhủ mỗi tuần sẽ đến Trung Tâm Ung Bướu nhiều hơn, vừa để thăm bệnh nhân vừa tìm thêm tư liệu cho bài nghiên cứu của mình.

Sau khi rảo qua các khoa phòng của bệnh viện để lắng nghe những tâm sự của các bệnh nhân. Tôi tiếp tục lên khoa nội, đến thăm một bà cụ 70 tuổi quê ở Đồng Tháp, bà bị ung thư ngực giai đoạn II. Tôi đang nói chuyện với bà, chợt có một phụ nữ từ trên cầu thang đi xuống. Tôi đoán chừng chị khoảng 35 tuổi, trông dáng vẻ như một người bán hàng rong tại đây. Chị niềm nở chào hết mọi người xung quanh chỗ chúng tôi ngồi. Tôi hỏi chị làm gì ở đây, chị bảo “em là bệnh nhân trong bệnh viện này, ngoài những giờ bác sĩ khám bệnh, em đi hết các khoa để nhặt hộp, chai nước, bọc ni lông … gom lại, bán lấy tiền chữa bệnh và đi thăm con, mỗi tuần cũng được vài trăm ngàn”. Năm nay chị mới 29 tuổi, tên là Thái Thiên Thanh, đã chữa bệnh ở đây được 3 tháng. Chị nói tiếp: Ở đây, bà con rất thương hoàn cảnh của gia đình em. Họ thấy ở đâu có chai lọ bỏ thì họ chỉ cho em đến đó nhặt.”

Chị có hoàn cảnh rất đáng thương, chị và chồng chị đều lớn lên trong một cô nhi viện ở Sóc Trăng. Chồng chị bị cụt một chân do chiến tranh. Hai người lấy nhau được mấy năm thì có một đứa con gái. Đứa con ra đời là niềm vui và hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với gia đình bé nhỏ này, nào ngờ, chị phát hiện mình mang bệnh. Người ta chẩn đoán chị bị ung thư tử cung.

Trong nhà, chị luôn là người gánh vác hết mọi việc trong gia đình, vì chồng chị do thương tật khó có thể giúp chị săn sóc con cũng như chia sẻ việc nhà. Chị vừa đi làm vừa nuôi con, lại thêm căn bệnh hành hạ, nên mau kiệt sức vì mất máu quá nhiều.

Người ta bảo chị bán con để có tiền chữa bệnh. Họ trả cho chị 5 triệu để lấy đứa trẻ. Chị đau đớn trả lời họ “Đời tui không cha không mẹ, tui quyết không để con tui mồ côi, thà tui uống thuốc độc rồi mẹ con tui cùng chết chứ không đời nào tui làm như vậy”.

Chị chữa bệnh tại Sóc Trăng một thời gian nhưng bệnh không giảm. May sao có một người tốt bụng mách cho chị nên lên thành phố chữa bệnh, vì cứ ở nhà chị sẽ không sống nổi.

Chị băn khoăn không muốn đi vì không có tiền làm sao chữa bệnh. Người ấy bảo chị cứ lên đó sẽ có người giúp chị. Thế rồi gia đình chị di cư lên Trung Tâm Ung Bướu, hành lý không gì hơn ngoài mấy bộ quần áo và tã lót cho con.

Đến nơi, chị kiệt quệ nằm sõng soài ở hành lang khoa xạ của bệnh viện. Sau đó, chị được một Maxơ (tên Y) làm việc tại khoa này giúp chị có phòng nằm, cho chị thêm mấy bộ quần áo và đem con chị gởi sang bệnh viện Từ Dũ nhờ nuôi hộ, mỗi tháng trả cho họ 1 triệu đồng, còn chị được vào thuốc nên bệnh của chị có phần đỡ hơn.

Khi gặp chúng tôi, chị cho xem ảnh Đức Mẹ chị đeo ở cổ. Chị  nói Sr. Y cho chị cả một cuốn sách kinh nữa, chị bảo, “lúc nào rảnh em đưa sách kinh ra đọc, em vái Chúa cho em sống thêm để nuôi con khôn một chút rồi em chết cũng đuợc”, chị tiếp lời “ em rất muốn biết Chúa, em thích đi lễ nhưng không biết đường”

Tôi thầm nghĩ tại sao chị lại nói với tôi ước muốn của chị, trong khi tôi chẳng nhanh nhẩu gợi ý cho chị theo Chúa như một số người thường làm. Tôi tiếp tục phỏng vấn:

– Chị tin có Chúa thật sao?
– Dạ, em tin.
– Chị có tin là Chúa thương chị không?
Chị nhìn tôi cười và nói : “Tin chứ, em nhận thấy điều này rõ lắm, vì thế em muốn biết Chúa”.
– Thế chồng chị thì sao?
–  Anh ấy thích lắm, mỗi lần em đọc kinh là anh cũng đọc theo, anh ấy còn xin ảnh Đức Mẹ để đeo ở ngực nữa.

Tôi hứa sẽ giúp anh chị gặp gỡ Chúa. Trở về tu viện, tôi không ngừng tự vấn mình: Tại sao chị gặp nhiều khó khăn như thế, mà trong cuộc nói chuyện với chúng tôi, chị không hề than trách gì cả. Chị nhìn cuộc đời với niềm hy vọng và mang trong mình một trái tim của người mẹ, người vợ đích thực. Nơi người phụ nữ này có một cái gì rất đặc biệt, phải chăng Thiên Chúa đang ở trong chị ? Không thể nào một người bình thường lại có một niềm tin như thế. Tôi đã dùng cả giờ cầu nguyện để nói với Chúa về chị.

Mấy hôm sau gặp lại, chị bảo:
– Mấy ngày này em đau nhiều lắm, ngày mai em được mổ.
– Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho chị, cứ an tâm nghỉ ngơi cho khoẻ.
Chị bảo: “Em luôn cầu nguyện với Chúa, xin Chúa giúp em vượt qua”.

Tôi dạy chị đọc lời nguyện tắt, đọc lời kinh mà tôi thường đọc và lúc gặp gian nan thì đọc tha thiết hơn: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.

Những lần thăm chị, người bệnh xung quanh thắc mắc : “Cô là người thân của chị hay sao?” Tôi cười bảo họ: “Vâng, chị là người thân của tôi”.

Tôi thầm nghĩ: Chị đã là con của Chúa mặc dầu chưa chính thức được lãnh Bí tích Rửa Tội. Điều Chị ao ước sẽ sớm được toại nguyện, vì ai tìm thì sẽ thấy (x. Mt7,8). Dầu không biết ba mẹ nhưng khi biết Chúa, nhận rằng Chúa thương, chị sẽ hạnh phúc hơn bất cứ ai. Ngài sẽ giúp chị, sẽ cùng đi với chị, sẽ chăm sóc chồng con chị … Ngài là những con người chị tiếp xúc hằng ngày, chị hãy luôn xin Ngài cho chị có đức tin để chị nhận ra Ngài khi Ngài đến thăm chị.

Từ biệt chị, tôi mang theo trong mình những ấn tượng thật sâu sắc, đó là lòng khao khát gặp Chúa nơi chị, sự chấp nhận hoàn cảnh một cách thanh thản, và một trái tim tràn đầy tình yêu của người mẹ.

Qua chị, tôi sắm cho mình thêm những kinh nghiệm mà người Tông Đồ cần có; là một thái độ lắng nghe, cần dấn thân và hoà nhập cuộc sống mình vào hoàn cảnh của từng người mình tiếp xúc, chứ không chỉ rao giảng bằng một Giáo lý suông. Cuối cùng, trên hết và trước hết mình cần có thái độ đậm đà sức sống nội tâm của Đức Kitô, như thế người tôi tiếp xúc sẽ cảm nhận một Thiên Chúa gần gũi và luôn yêu thương quan phòng trên cuộc đời họ. Ước mong còn nhiều người khát khao gặp Chúa như chị Thiên Thanh.

Sr. Maria Lam Thuyên

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

TÌM HIỂU ĐỂ BIẾT VÀ YÊU MẾN CHÚA THÁNH THẦN

TÌM HIỂU ĐỂ BIẾT VÀ YÊU MẾN CHÚA THÁNH THẦN

XIN CHO ĐƯỢC 7 ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN:

1. Ơn Khôn Ngoan – Giúp ta phân biết điều phải, điều trái.

2. Ơn Hiểu Biết – Giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy.

3. Ơn Biết Lo Liệu – Giúp ta phải giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.

4. Ơn Sức Mạnh – Giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.

5. Ơn Thông Minh – Giúp ta nhận ra thánh ý Chúa.

6. Ơn Ðạo Ðức – Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.

7. Ơn Kính Sợ Thiên Chúa – Giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài

SỐNG TRONG THẦN KHÍ CỦA CHÚA THÁNH THẦN
ĐỂ SINH
12 HOA QUẢ GÍUP ÍCH CHO BẢN THÂN
VÀ NGƯỜI CHUNG QUANH

1. Bác Ái: Giúp ta làm mọi việc vì mến Chúa.

2. Vui Vẻ: Giúp ta nhận biết lòng nhân từ của Chúa.

3. Bình An: Kết quả của niềm vui, làm cho ta được thư thái.

4. Kiên Nhẫn: Giúp ta chịu đựng những nghịch cảnh ở đời và những đau khổ do sự chết gây nên.

5. Nhân Từ: Thôi thúc ta làm sự lành cho mọi người.

6. Hòa Nhã: Phát sinh do lòng nhân từ trong lời nói và trong việc làm.

7. Nhẫn Nại: Làm ta kiên nhẫn chịu đựng lâu dài dù không có những khích lệ bên ngoài.

8. Hiền Lành: Kìm hãm nóng giận.

9. Tin Tưởng: Giúp ta trung thành, thẳng thắn trong những giao tế với mọi người.

10. Nhã Nhặn: Làm phát sinh điều độ, chừng mực trong hành động bên ngoài.

11. Tiết Ðộ: Chế ngự những dục vọng.

12. Trong Sạch: Giúp canh phòng ngũ quan để chúng không trở nên dịp tội cho ta; giúp ta coi thân xác mình và thân xác người khác như đền thờ Chúa Thánh Thần

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Gặp Tướng bị ‘cải tạo’ 17 năm

Gặp Tướng bị ‘cải tạo’ 17 năm

Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt

Tướng Lê Minh Đảo (trái) và Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn nói chuyện với Nguyễn Hùng của BBC

J’ai quitté mon pays

J’ai quitté ma maison

Ma vie, ma triste vie

Se traîne sans raison

tạm dịch

Tôi đã rời bỏ đất nước tôi, Tôi rời bỏ ngôi nhà tôi, Cuộc đời, cuộc đời buồn của tôi, Lê thê chẳng phương cớ gì…

Tướng Lê Minh Đảo, cựu Tư lệnh nổi tiếng của Sư đoàn 18 của miền Nam tới tháng Tư 40 năm về trước cất tiếng hát (phút 31’30 trong video này) một trong những bài ông hay hát trong 17 năm đi ‘cải tạo’ ở các trại giam khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam sau 30/4/1975.

Khi đó chúng tôi đang ngồi bên dòng sông Connecticut êm đềm vào một chiều đầu tháng Năm. Tướng Lê Minh Đảo vừa có những chuyến đi các bang ở Hoa Kỳ để nói chuyện nhân 30//4.

Đối với ông, sau ngày đó đất nước của ông đã không còn.

Trong thời gian đi cải tạo, Tướng Đảo cũng sáng tác nhạc phẩm ‘Nhớ mẹ’ mà đáng ra tôi phải đề nghị ông hát nhưng lúc đó không nhớ ra.

Cùng tham gia câu chuyện là Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn, người đã giúp thu xếp cuộc gặp và lái xe chừng hai tiếng rưỡi đưa tôi từ New York xuống Connecticut để gặp vị cựu Tư lệnh của Sư đoàn 18.

Tướng Đảo, người theo Công giáo trong thời gian bị giam cầm, bỏ buổi đi lễ nhà thờ Chủ Nhật để ở nhà chờ chúng tôi.

Trong bữa cơm tối sau đó, ông Đảo cũng kể lại câu chuyện ông tới với tôn giáo như thế nào vào khi mà ông có nhiều điều muốn làm nhưng lại đang bị giam cầm.

Vợ ông và chín người con cũng ở lại Sài Gòn cùng ông và hết sức vất vả trong cuộc sống. Ông nói thời gian đầu khi đi cải tạo, ông đã đọc bằng hết hai cuốn kinh Cựu ước và Tân ước, vốn do một bạn tù mang vào chót lọt, dù mắt ông bị giảm thị lực đáng kể do một dây thần kinh điều khiển mắt bị đứt.

” Giã từ miền Nam tang tóc con sống trầm luân kiếp sống lưu đày Hàng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày

Ca từ trong bài Nhớ Mẹ của Tướng Lê Minh Đảo”

Từ đó, ông nói, ông âm thầm cầu mong Thiên Chúa cho gia đình ông có thể vượt biên thoát khỏi điều mà ông coi là “địa ngục” ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Tướng Đảo nói ông có cảm giác lời khẩn cầu của ông được đền đáp khi vợ ông và chín người con vượt biên chót lọt hồi năm 1979.

Khi được đưa trở lại trại giam tại Sài Gòn hồi đầu những năm 1990, ông nói, ông lại thấy may mắn khi được giam cạnh phòng với một số cha tuyên úy.

Vị Tướng mà lúc đó người gầy tới mức có thể bò qua khe hở giữa tường và mái nhà, đã sang buồng giam của các cha tuyên úy để được làm lễ cho ông chính thức nhập đạo.

Ông nói gặp được các cha là ông đã mừng và giá như lúc đó là cha Tin Lành thì ông cũng đã theo Tin Lành.

Nhưng cuối cùng ông đã theo Công giáo, đạo mà trong lúc ông ở tù nhiều người con ông cũng theo đúng đạo này khi cô con gái út của ông mắc bệnh thâp tử nhất sinh trên đường vượt biên.

Tác giả của ca khúc ‘Nhớ Mẹ’ nói lời cầu nguyện của ông có thể gặp người mẹ đau ốm cũng thành hiện thực khi ông được trả tự do hồi năm 1992 và tự tay chăm sóc mẹ già vài tháng trước khi bà mất và trước khi ông được các con bảo lãnh sang Hoa Kỳ.

‘Kiếp sống lưu đày’

Bài ‘ Nhớ Mẹ‘ mà ông đồng sáng tác cùng Đại tá Đỗ Trọng Huề khi đi cải tạo có những câu:

“Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều

“Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu

“Không gian rưng rưng như sắp đứt

“Gió về nghẹn ngào như tiếng nấc

“Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc.”

Tướng Đảo, ảnh chụp khi ông còn trẻ, đồng sáng tác bài Nhớ Mẹ trong thời gian 17 năm đi cải tạo

Trong ca khúc ông cũng nói về những năm “đi đày” của mình trong các trại cải tạo:

“Giã từ miền Nam tang tóc con sống trầm luân kiếp sống lưu đày

“Hàng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày

“Trăng sao tin yêu ai dối trá

“Đất trời hiền hòa ai đốt phá

“Và đem thê lương che kín núi sông này”

Ông Đảo nói trong những năm đi cải tạo có cán bộ cộng sản hỏi ông rằng ông suy nghĩ gì khi gây nhiều tổn thất “cho cách mạng” trong những trận đánh ông chỉ huy.

Vị Tướng nói ông hỏi lại rằng “Nếu một người tướng bên các anh trái lệnh thì các anh xử lý thế nào? Và chúng tôi không đem quân ra đánh miền Bắc mà các anh cho quân vào chiếm miền Nam,” ông nói.

‘Tị nạn cộng sản’

Tướng Đảo nói nhân phẩm và quyền con người của người dân miền Nam đã mất sau 30/4/1975 khiến họ phải “tìm con đường sống trong cái chết” bằng cách liều mình vượt biển trong giai đoạn mà người ta nói “nếu cột đèn có chân nó cũng đi”.

Ông nói: “Người tỵ nạn cộng sản ở khắp thế giới bây giờ, họ thành một cộng đồng bây giờ cũng trên ba triệu rồi.”

Tướng Đảo cùng vợ ông (bên trái) giờ sống ở Connecticut, Hoa Kỳ

“Có thể nói rằng một triệu [quân, dân, cán, chính bị đi cải tạo]. Tôi nói một triệu tại sao? Cái phần tụi tôi là mấy trăm ngàn đi đày ra ngoài Bắc. Còn tầng địa phương, xã, ấp này kia, nghĩa là nói tóm lại trung ương có chỗ giam của trung ương, địa phương có chỗ giam địa phương, rồi xã ấp có chỗ giam của xã ấp. Tất cả … những người nào mà họ thấy là có thể nguy hiểm cho chế độ [có thể lãnh đạo một cuộc nổi dậy có thể của những người dân phẫn uất vì sự hà khắc của cuộc sống mới] là họ giam.”

“Cái mà đau buồn nhất hiện thế hệ bây giờ là con người Việt Nam đã mất, cái văn hóa Việt Nam cũng mất hết tất cả. Bây giờ mình dòm thấy chúng ta xuống cấp, ngoài vấn đề kinh tế xuống cấp mình không nói, con người cũng xuống cấp, văn hóa cũng xuống cấp nữa. Cái đó là cái hậu quả của 30/4.”

Khi được hỏi người cộng sản đã được gì trong cố gắng “cải tạo” của họ, ông Đảo nói:

“Nói cải tạo để dùng cái mỹ từ cho nó đẹp chứ đi đày tụi tôi chứ cải tạo cái gì?

“Sự thật là ai cải tạo ai? Bây giờ phải nói rằng trình độ tụi tôi với tất cả cuộc sống của tụi tôi có cần những người cải tạo để đưa tụi tôi từ một [mức] con người biết đầy đủ tất cả nhân phẩm xuống thành con thú vật đâu?

“Nếu cải tạo cái đó thì tôi đồng ý, nghĩa là đày đọa tụi tôi thành con người vô tri, con người như con thú vật…

“Họ tiêu diệt chúng tôi rất là tinh vi. Thế giới không biết được đâu.

” Họ tiêu diệt chúng tôi rất là tinh vi. Thế giới không biết được đâu. Nhìn qua Polpot thấy giết, tắm máu này kia, không, Việt Nam ở ngoài nhìn không thấy tắm máu. Nhưng thật sự máu chúng tôi … từ trong cơ thể rỉ xuống chân, nó nhiễm xuống đất nó lan tràn mà không thấy hết.

Tướng Lê Minh Đảo”

“Nhìn qua Pol Pot thấy giết, tắm máu này kia, không, Việt Nam ở ngoài nhìn không thấy tắm máu.

“Nhưng thật sự máu chúng tôi … từ trong cơ thể rỉ xuống chân, nó nhiễm xuống đất nó lan tràn mà không thấy hết.

“Chết, chết đủ cách hết. Đói rét, đói chết, bệnh tật chết, bị hành hạ về lao động chết.

“Rồi nội thời tiết khắc nghiệt, không có cho tụi tôi một cái gì [chống lạnh] nữa.

“Tôi ngủ phải lấy nhật trình, cái giấy báo đó, tôi quấn quanh mình tôi vì hồi đi ra họ nói đi một tháng, không mang đồ lạnh gì hết cả.

“Rồi đem ra gặp miền Bắc khắc nghiệt … chúng tôi kiếm từ cái giẻ rách bố tời chúng tôi lót.

“Mà chưa nói còn cái ăn nữa. Cái ăn thì biết rồi, đói. Và cái đói có thể làm con người ta sanh ra đủ thứ bệnh tật…

“Chưa kể đến vấn đề lao động, lao động khổ sai. Lao động khổ sai chưa đủ. Về, thay vì chẳng hạn như họ đuối [sức] rồi…., để họ nằm họ nghỉ mai tiếp tục làm kiếp con trâu nữa.

“Nhưng không, dựng dậy bắt kiểm điểm, học tập, ngày làm không tốt, cái này, cái kia làm cho tụi tôi đuối sức hết chọi để rồi chỉ còn ngủ được vài tiếng đồng hồ, lả người ra, rồi mai tiếp tục cuộc sống như vậy.

“Đó là cuộc sống của chúng tôi trong những trại cải tạo như vậy.”

‘Nhà tù lớn’

Cựu Tư lệnh Sư đoàn 18 nói gia đình của các cựu sỹ quan Việt Nam Cộng hòa cũng chịu chung cảnh khốn khó của thân nhân bị đi cải tạo.

“Đâu phải tụi tôi ở tù không, vợ con ở nhà cũng ở tù,” ông Đảo nói.

“Tụi tôi ở nhà tù nhỏ còn dân chúng ở ngoài ở nhà tù lớn.

“Họ dùng hay lắm, tôi nói [họ] tinh vi thế này.

“Nói với vợ ‘Chị ngoài này ráng đi vùng kinh tế mới, ráng lao động vì chị ảnh hưởng tới ảnh … nếu chị bên đây chị không tốt là anh ấy không được ra.

“Còn đối với chúng tôi trong kia ‘Các anh phải lao động tốt, học tập tốt này kia, có như vậy mới sớm trở về với gia đình…

“Cộng sản [đòn] tâm lý giỏi lắm… nhưng mà họ dùng cái cao siêu tâm lý của họ để khống chế con người và dùng con người cho họ chứ không phải là dùng tâm lý để nâng con người [lên].

“Đối với họ dân là kẻ thù mà, dân miền Bắc cũng vậy chứ không chỉ dân miền Nam. Chỉ có họ và gia đình họ [là quan trọng] thôi.

“Họ làm điều xấu xa họ nhìn trong kiếng họ thấy mặt của họ nhưng họ tưởng cái mặt người khác.

‘Thương dân miền Bắc’

Tướng Đảo nói ông và những người bị tù đày ý thức được chuyện chỉ một nhóm nhỏ lãnh đạo Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra sau 30/4 và người dân miền Bắc “đáng thương hơn” người dân miền Nam.

“Khi chúng tôi ở tù chúng tôi có nhận thức rất rõ ràng. Chúng tôi thương tất cả đồng bào ở ngoài Bắc.

“Chúng tôi thương, chúng tôi thấy những bà già, hỏi ra nhỏ tuổi hơn tôi, lúc đó tôi bốn mấy tuổi, mà già, cằn cỗi như bà già trong miền Nam sáu, bảy chục tuổi, trên vai nặng đi trên triền núi vác những thân chuối về cho heo ăn. Nước nóng thế này, xuống phỏng thế này… tôi thấy thương quá.

Tướng Đảo giờ sống ở một khu thanh bình ở Connecticut nơi ranh giới giữa các nhà được đánh dấu bằng cây

“Tới bây giờ tôi về nhà vợ tôi hỏi tôi tại sao anh thương dân miền Bắc hơn dân miền Nam, tôi nói ‘Dân miền Bắc đáng thương lắm, họ đau khổ lắm, họ đau khổ hơn mình, họ đau khổ nhiều hơn mình hơn 20 năm trong chế độ cộng sản.

“Một người cộng sản đã nói với chúng tôi thế này: ‘Các anh biết các anh thua, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ cái gì hết cả. Là tại anh không dám cầm súng anh bắn vô dân anh. Còn tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn’…

“Còn quân đội tụi tôi có tính nhân bản rất cao. Tại sao dân chúng cứ chạy theo tụi tôi không à, giải phóng tới đâu mà sao không chạy ngược ra Bắc… đó là tính nhân bản, người dân người ta biết ai thương họ.

“Chúng tôi không quên những gì người cộng sản đày đọa chúng tôi. Không quên nhưng mà không thù…

“Trả thù suốt đời này đời kia làm sao chúng ta xây dựng được đất nước.”

Mặc dù vậy ông nói ông sẽ chỉ quay về khi đất nước có chế độ “biết thương dân, lo cho dân”. Vị Tướng của Việt Nam Cộng hòa trước đây nói trách nhiệm về những sai lầm ở Việt Nam sau 30/4 có thể quy về cho “một số nhỏ” lãnh đạo.

“Kể cả những anh em vác súng gác chúng tôi, là công an, chúng tôi họ là người trẻ tuổi không biết gì hết cũng là nạn nhân hết,” ông nói.

“Chúng tôi quy trách nhiệm chỉ một số ở trên kia còn toàn dân đều bị sự áp bức, bị đè, bị khống chế để làm công việc đó.”

Miền Nam ‘không thua’

Nói về Cuộc chiến Việt Nam, Tướng Đảo nói chuyện Mỹ bỏ miền Nam trong khi Liên Xô và Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ miền Bắc thì chuyện Sài Gòn sụp đổ là sự sắp xếp của những cường quốc lớn.

“Tôi không bao giờ tôi có sự suy nghĩ là dân miền Nam thua. Cũng như tôi không bao giờ trong tư tưởng tôi tôi nghĩ là quân lực Việt Nam Cộng hòa tụi tôi thua.

“Cái ván cờ này thua nói thật ra là cái ván cờ của vấn đề của những thế lực ở trên sắp xếp bắt bọn tôi phải thua để cho Cộng sản nắm.

“Nhưng mà tôi nói thật thua chiến tranh vừa rồi anh biết ai không?

Ông Đảo nói các cường quốc lớn đã quyết định kết cục cuộc chiến Việt Nam

“Tất cả nhân dân hai miền Nam, Bắc chúng ta đều thua cả. Thắng chăng, Tàu cộng nó thắng.

“Tàu cộng nó thắng vì giờ anh thấy đất nước mình… tôi cứ hình dung là một con nai và một con trăn gió.

“Con trăn gió là thằng cộng sản Tàu, còn con nai là Việt Nam mình bây giờ.

“Con trăn gió đã nuốt phân nửa con nai tới cái lưng [hồi] năm 1954.

“Rồi 1975 tới giờ nó nuốt tận cổ con nai rồi.

“Bây giờ con nai chỉ còn ló cái đầu và cái sừng ngáp ngáp thế này thôi.

“Tàu nó bất chiến tự nhiên thành.

“Tàu họ không bao giờ nghĩ rằng họ buông tha nước Việt Nam cả, hệ có dịp là họ đô hộ, thống trị, biến chúng ta thành một tỉnh, quận gì của họ…

“Cộng sản không muốn cũng không được … họ dùng thái thú Việt Nam họ cai trị.”

Tướng Đảo nói thêm ông bi quan về Việt Nam hiện nay:

“Nước Việt Nam bây giờ mất rồi. Đối với tôi là người chiến lược tôi nói mất.

“Biển, Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa họ nắm, muốn đi đâu thì đi.

” Nước Việt Nam bây giờ mất rồi. Đối với tôi là người chiến lược tôi nói mất. Biển, Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa họ nắm, muốn đi đâu thì đi. Cái hông, cái mái hiên của mình là Lào và Campuchia, những nước bạn mình, bây giờ họ khống chế hết tất cả, họ đi ra, đi vô, đường họ xuyên tất cả.

Cựu Tướng Lê Minh Đảo”

“Cái hông, cái mái hiên của mình là Lào và Campuchia, những nước bạn mình, bây giờ họ khống chế hết tất cả, họ đi ra, đi vô, đường họ xuyên tất cả.

“Anh dòm thấy không, 50 cây số sáu tỉnh Cao Bắc Lạng có bao nhiêu chục năm họ làm gì trong đó, họ đặt cái gì trong đó làm sao ai biết.

“Rồi điểm cao, nóc nhà của mình ở Tây Nguyên là bauxite, anh vô đó là công nhân hay là lính, đối với tôi là lính…

“Tĩnh thì di dân, động thì di binh, tất cả những cái đó nó nổ toang ra thì chúng ta biết.

“Tôi nói sơ những công trình kiến thiết từ đập, từ nhà máy, từ cái này kia cho Trung Cộng thầu.

“Nó lo lót cho tất cả những tay cán bộ ăn để được thầu.

“Tôi là nhà quân sự tôi nói ở trong cái vách đó, cái đập nước, họ để bao nhiêu trái mìn biết không.

“Những trái mìn nổ… nếu có chuyện gì họ bấm mìn nổ [từ xa] làm sao anh biết được.

“Rồi bây giờ gián điệp họ được quyền đi đầy trong nước không ai kiểm soát hết, họ đi họ vẽ điểm trọng yếu này kia…”

Đốt sách trẻ con

Trong khi Tướng Đảo đi cải tạo, Trung tá Nguyễn Anh Tuấn khi đó còn nhỏ. Nhưng ông cũng không giấu được sự xúc động khi nhớ về chuyện những cuốn truyện tranh của tuổi thơ ông đã bị lấy đem đi đốt (phút thứ 9’30 trong video).

Trung tá Nguyễn Anh Tuấn mới đây đã quay lại Việt Nam và đi ngang qua ngôi nhà trước đây của gia đình

Ông nhớ lại: “Lúc 30 tháng Tư, tôi 10 tuổi, ba tôi cũng phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa.

“Ông kể lại sau khi ông cải tạo thì nghĩ rằng sau khi đất nước thống nhất lại thì sẽ có cơ hội để mà tiến thân nên ông đã quyết định ở lại sau năm 1975.

“Sau hai năm rưỡi trong tù cải tạo ba tôi trở về thì ông không kể nhiều. Những gì tôi hiểu về sự đau khổ của bậc cha mẹ, chú bác là những sách vở, rồi nói chuyện với những chú bác mà họ có thể cởi lòng ra để kể ra như Thiếu tướng [Đảo] đây.

” Tôi vẫn nhớ ngày [người ta] tới nhà tôi lấy những cuốn sách những comic books [truyện tranh] lúc tôi còn nhỏ để đem đi đốt.

Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn”

“Tôi vẫn nhớ những ngày phải đứng ở ngoài đường, đứng xếp hàng để mua đồ ăn cơm độn.

“Tôi vẫn nhớ ngày [người ta] tới nhà tôi lấy những cuốn sách những comic books [truyện tranh] lúc tôi còn nhỏ để đem đi đốt.

“Tới mãi năm 1978, sau ba tôi ra khỏi tù năm 1977, đã vượt biên ra tới Mã Lai rồi định cư ở thành phố Buffalo, New York. Thì tôi sống bên đây cũng ba mấy năm rồi.”

Tương lai

Nhìn về những năm trước mắt và đường hướng cho tương lai của Việt Nam, Trung tá Tuấn nói:

“Thế hệ của tụi tôi thấy đất nước mình cái sự đau khổ quá nhiều rồi.

“Nên anh chị em trong thế hệ một rưỡi này thì anh chị em tôi nghĩ là mình phải mở ra chương mới coi tương lai thế nào.”

Ông Tuấn nói ông lạc quan về tương lai của Việt Nam và hy vọng trong 20-30 năm tới hàng vạn người từng du học ở Hoa Kỳ và những nước phát triển khác sẽ đưa Việt Nam đi lên nhanh hơn nhiều so với hiện nay.

Trung tá đương nhiệm trong Hải Quân Hoa Kỳ nói kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy Việt Nam sẽ phải có một ủy ban sự thật và hòa giải để những sai lầm trong quá khứ có thể được nhìn nhận thẳng thắn và trên tinh thần bao dung.

Trung tá Nguyễn Anh Tuấn (phải) nói ông lạc quan về tương lai của Việt Nam trong dài hạn

Ông cũng nói cần có sự ân huệ đối với những sai lầm của các nhà lãnh đạo trước đây và cả hiện nay để đi tới một sự hòa giải thật sự và Việt Nam có sự đoàn kết rộng rãi.

Tướng Đảo nói ông tôn trọng suy nghĩ của các thế hệ sau này nhưng khẳng định họ không thực sự hiểu người cộng sản.

Dù ông nói ông không thù những người đã tiến chiếm Việt Nam Cộng hòa và “đày” ông tới hơn 17 năm, dường như ông không chấp nhận một Việt Nam với sự tồn tại của những người cộng sản.

Đối với ông những người cộng sản tốt là những người “cộng sản phản tỉnh” như Tướng Trần Độ, nhạc sỹ Tô Hải, hay cựu quan chức Mặt trận Tổ Quốc Lê Hiếu Đằng.

Trong những ngày ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ, tôi đã đi trên những xa lộ mang tên Tổng thống Jefferson Davis và cả viên tướng nổi tiếng Robert Lee của miền Nam, bên thua cuộc trong nội chiến Hoa Kỳ, vốn khiến hơn 360.000 người miền Bắc và gần 260.000 người miền Nam thiệt mạng, cách đây tròn 150 năm. Những lá cờ của Nam Hoa Kỳ trước đây vẫn tung bay ở bang Virginia, bang ranh giới Nam Bắc khi xưa, nằm ở ngay sát thủ đô.

Cờ của miền Nam, bên thua trận trong nội chiến khiến hơn 600.000 người chết cách đây 150 năm, tung bay gần thủ đô Washington

Chuyện đó đối với Việt Nam có lẽ còn quá xa vời nhưng hòa hợp và hoà giải sẽ có ý nghĩa hơn nếu những người như Tướng Đảo cảm thấy họ thoải mái khi trở lại quê hương.

Ông nói điều ông đòi hỏi không phải là sự khôi phục lại một chế độ đã mất mà là các quyền thực sự cho những người đang sống ở chính Việt Nam.

Quý vị có thể theo dõi toàn bộ phỏng vấn với Tướng Lê Minh Đảo và Trung tá Nguyễn Anh Tuấn trên kênh YouTube của BBC Tiếng Việt.

Nguyễn Hùng cũng chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi tới Hoa Kỳ trong bài viết trên Facebook hôm 30/4/2015 tại đường dẫn này.

CHÚA CHỮA LÀNH CHO CHÁU BÉ SƠ SINH BỊ BỆNH LỞ LOÉT DA & Ngứa Tứ Chi

CHÚA CHỮA LÀNH CHO CHÁU BÉ SƠ SINH BỊ BỆNH LỞ LOÉT DA & Ngứa Tứ Chi

Chị Mỹ Anh,

LA 04/2015

Tôi tên là Mỹ Anh, ở thành phố New Orlean, tiểu bang Louisiana. Lập gia đình và được hai cháu.

Cháu thứ hai của tôi, khi sinh ra kể từ tháng thứ hai thì bị ngứa ở đầu, Bác sĩ trị liệu bằng nhiều cách kể cả rọi tia hông ngoại, Ông cũng đã đổi đủ loại thuốc bôi mà cháu không đỡ . Phần tôi, cũng đã thử làm đủ cách mà người quen chỉ bảo, ai hướng dẫn gì , tôi cũng làm theo, cho cháu tắm trà , tắm khổ qua, tắm lá…

Tôi đã nhờ cậy và gọi đủ mọi dòng tu để xin cầu nguyện cho cháu, dòng Mân Côi, dòng Mẹ Thiên Chúa, dòng St. Paul ở Việt Nam,  các Sơ liên lạc và hỏi thăm cháu, và cầu nguyện cho cháu rất là nhiều .

Tình trạng bị ngứa đã lan ra toàn thân, vùng mặt cháu sần sùi, da đầu bong lở và chảy nước. Tóc không mọc được, đầu cháu trọc lóc. Toàn thân cháu cũng sần sùi và lở chảy nước, ai nhìn cũng sợ và thương cho cháu. Phần tôi, cảm nhận sự đau đớn, khó chịu của cháu, tôi cảm thấy bối rối quá, tôi khóc thương vì tội nghiệp cho cháu, nước mắt cứ tuôn chảy ngày đêm

Kế tiếp, tôi gởi lời cầu nguyện liên tục đi các dòng Việt Nam, dòng Đồng Công bên Mỹ. Tôi đã xin cầu nguyện nhiều đến mức mà các Cha nhìn thơ gởi, nghe tiếng nói qua phôn là biết ngay rằng tôi lại đang cần cầu nguyện.

Giai đoạn tiếp theo, thì cháu bị ngứa cả đêm, gãi chảy máu rồi khóc la, chả có đêm nào cháu được ngủ vài tiếng. Có một điều an ủi cho tôi đó là hễ hết ngứa thì cháu cười vui làm tôi cũng được an ủi và đỡ đau khổ.

Khi được 5 tháng thì bác sĩ cho cháu uống thuốc. Tuy nhiên, những chỗ trên người thì đỡ nhưng mà đầu của cháu không đỡ. Bôi thuốc thì nó dịu rồi lại phát tác trở lại. Bôi được chỗ này thì nó bùng lên ở chỗ khác.

Nhà dòng Đồng Công cũng gởi thuốc và cầu nguyện liên tục cho cháu.

Khi thấy cháu ngứa quá , thì lòng tôi rất xốn xang, tôi xin Chúa đổi lại và để mình chịu thay cho cháu.

Mấy Sơ gởi lá Dã Quỳ, từ Việt Nam sang, để tắm cho cháu, nhưng khi tắm xong thì cháu nổi mề đay nặng hơn nữa. Các Sơ khuyên thử lấy nước Thánh bôi cho cháu, ngày hôm sau, khi bôi nước Thánh thì các chỗ nổi mề đay đã lặn đi hết.

Tình cờ tôi  đọc trên Internet và biết được nhóm cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa & Mẹ Mễ Du cầu nguyện bằng phôn, Tại Mỹ gọi số phôn 605-562-3140, khi có tiếng nói thì bấm mã số 460922#.

Tại Việt Nam thì gọi cho số 84(0)4 7108 0099, khi có tiếng nói thì bấm mã số 460922#.

Vào khi đó, tuy đã có nhiều lời cầu nguyện nhưng tôi  nghĩ rằng thôi mình liên lạc để được thêm lời cầu nguyện nhất là cho mình biết được ý Chúa và can đảm chấp nhận tuy rằng , tôi quá tuyệt vọng và  không còn tin rằng cháu sẽ được Chúa chữa khỏi bệnh ngứa da nữa.

Sau khi liên lạc với đường dây cầu nguyện và được nói chuyện với Cha Peter Lê Thanh Quang, Cha đã cầu nguyện thì đêm đó cháu bị ngứa nhiều, càng nản chí , tôi đã khóc và than trách Chúa , tôi nói lớn giữa đêm khuya  “ Chúa ơi, tại sao vậy”. “ Tại sao con của con lại bị bệnh đau đớn như vậy, không được khỏi .“Tại sao và tại sao?”

Tuy nhiên, dù nản đến đâu, dù mệt mỏi uể oải đến đâu, tôi vẫn cố gắng cầu nguyện,  tham gia đường dây cầu nguyện trên phôn mỗi ngày bắt đầu vào lúc 2:00PM (giờ miền đông bắc Hoa Kỳ) .

Cha và các Anh Chị càng gia tăng cầu nguyện cho cháu hơn nữa. Bấy giờ đã là mùa chay năm 2015.

Một tối nọ, mệt quá, tôi thiếp đi một chút, đang ngủ thì tôi mơ có tiếng nói bên tai “ Con của con sẽ được chữa khỏi” bừng tỉnh dậy,  không dám tin rằng đó là lời nhắn gởi của Chúa dành cho mình. Rồi tôi đã khóc và thưa với Chúa trong thất vọng, “Tại sao vậy, Chúa muốn con làm gì bây giờ đây ?”

Những ngày sau, bước vào tuần cửu nhật kính Lòng Thương Xót Chúa , đang khi tôi còn tiếp tục khóc thì lạ lùng thay, cháu không gãi chảy máu đầu nữa, không thấy cháu khóc như các đêm trước đó.

Ngày kế tiếp thì da cháu hết sần sùi và da trắng ra,

Ngày cuối tuần cửu nhật thì cháu mọc tóc trở lại, da láng lẫy, đẹp đẽ.

Cảm tạ Lòng Thương Xót của Chúa. Đúng như Lời Chúa của Lòng Thương Xót đã hứa “sẽ không từ chối bất kỳ ai hết lòng chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa” Ngài đã chữa cho cháu khỏi bệnh mà các Bác sĩ bó tay.

Bài học tôi rút ra được qua biến cố này bao gồm mấy điểm sau đây:

Trong thời gian mọi người cầu nguyện, thì tôi đã không hợp tác cùng cầu nguyện trong sự hiệp nhất với tinh thần biết chấp nhận và khiêm tốn. Tới bây giờ tôi mới nhận ra điều này.

Tôi cũng muốn thưa với mọi người, xin đừng mất kiên nhẫn giống như tôi, khi có việc cần cầu nguyện thì ta hết lòng tín thác, trông cậy và kiên nhẫn, nhất là xin chớ, đừng oán trách Chúa giống như tôi nhưng hết lòng tin tưởng vào giải pháp tốt đẹp nhất từ Chúa và chấp nhận thánh ý Chúa.

Con xin cám ơn Cha Peter Le Thanh Quang và tất cả quí vị trong đường dây cầu nguyện nhất là cha đã kiên nhẫn với tôi và cùng cầu nguyện với tôi. Nhờ Chúa thương, không những con của tôi được ơn mà chính tôi còn được Chúa ban ơn quan trọng hơn, đó là quay về với Chúa, được ơn cầu nguyện ca ngợi Chúa bằng tiếng lạ.

Con xin cảm ơn Cha Peter kính mến, linh hướng của mạng lưới Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa & Mẹ Medju đã giúp cho con với những nhận xét như sau:

–          Trong tuần cửu nhật LTX Chúa thì Chúa đã ra tay, tỏ cho biết Chúa yêu thương ta vô cùng và chữa lành cho cháu bé.

–          Nhìn con chịu đau khổ thì người Mẹ còn đau gấp đôi.

–          Khi bị bệnh thì hết lòng cảm tạ và giao hết cho Chúa để Ngài lo liệu. Khi ta giao con cho Chúa thì Ngài còn yêu nó hơn ta, Ngài sẽ chữa lành cho cháu vì đó là con của Chúa.

–          Chúng ta một khi đã được ơn Chúa ban thì nên can đảm, mạnh mẽ làm chứng về Lòng Thương Xót đầy quyền năng chữa lành hồn xác của Chúa.

–          Khi chúng ta hết tâm hồn hướng về Chúa thì Đức Chúa Thánh thần sẽ nâng đỡ giúp ta cầu nguyện bằng ngôn ngữ đặc biệt như Thư Rô Ma, 8: 26. “Cũng vậy Thần khí đỡ đần tình cảnh yếu hèn của ta. vì cầu xin thế nào cho phải, ta nào có biết. Song chính Thần khí chuyển cầu cho ta, bằng những tiếng rên khôn tả.”

Các bạn cũng có thể nghe lời chứng của Mỹ Anh bằng cách nhấp chuột vào nối kết của trang mạng “Cầu Nguyện Lòng Thương Xót ChúaMẹ Medju”  này:

Phan Sinh Trần gởi