Skip to content

Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em (Mt 5,44)

  • TRANG CHỦ
  • TIN & LUẬN
  • LỜI CHỨNG
  • VIDEO
  • TỦ SÁCH
  • TÌM HIỂU ĐỨC TIN CÔNG GIÁO
    • GIÁO LÝ DỰ TÒNG
    • VỀ NGUỒN KINH THÁNH
    • GIÁO LÝ CÔNG GIÁO
    • GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI
  • GIẢI TRÍ
  • CHỦ TRƯƠNG
  • LIÊN LẠC

Category: LỜI CHỨNG

Lời Chứng của những Anh Chị Em đi tìm và đã gặp được Chúa

Posted on 11/22/201511/22/2015

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. (Bài 2)

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. (Bài 2)

Phan Sinh Trần.

Điểm nổi bật của kỳ tĩnh tâm được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 năm 2015 dưới sự bảo trợ của Linh mục chánh xứ St. Christopher Lê Thu, tại thành phố Houston, tiểu bang Texas là sự ưu ái nổi trội mà Chúa dành riêng cho các bạn trẻ, khác với những gì chúng ta thường than phiền và lo lắng ở đất Mỹ này, là tình thần đạo đức của giới trẻ, cho dù sự lo lắng đó khá chí lý, khi mà các bạn trẻ lao vào con đường vật chất, tiền tài không ai thiết tha mấy với cái mà ta hay gọi là tâm linh và tình yêu vô điều kiện.

Vâng, một điều có thể khẳng định đó là Tình yêu và sự ưu ái của Chúa dành cho các Bạn trẻ, vốn là những người được ơn nhiều nhất trong kỳ tĩnh tâm này.

Trước hết xin được ghi lại lời chứng của anh Dominic, một người thất thần giống như là homeless, anh khá tiều tụy trong bộ áo xám đen, quần đen, cả áo và quần đều nhầu nát. Anh có mái tóc mọc dài đến vai, râu cũng tua tủa dài, người khô khan, tiều tụy như môt lão bối trong tiểu thuyết kiếm hiệp, trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ dí dỏm, rồi sẽ có ngày biết đâu Chúa sẽ có môt “thần điêu đại hiệp” mới của Chúa, ngay trong thời buổi hiện đại chăng ?

TINH TAM 1

Anh Dominic kể:

  • Tôi bị suy nhược thần kinh đã nhiều năm và cảm thấy lúc nào cũng có người nhìn tôi, họ ghét tôi và không muốn thấy tôi. Lòng tôi luôn buồn sầu và đau khổ, không còn thiết tha muốn làm gì cả.

Nhưng Chúa hôm nay đã thay đổi tôi, cho tôi cảm nhận được là Ngài yêu tôi, Ngài đã chết cho tôi và mong mỏi được tôi biết về điều đó. Còn mọi người ở đây đều vui vẻ với tôi, tôi có thể nói chuyện với họ. Chúa cho tôi lấy lại niềm tin, yêu để sống, cảm ơn Chúa. Tôi cảm thấy vui.

Thực sự là anh Dominic đã ra nhảy múa với mọi người cùng hô vang bài hát về thành Giê ri cô kiên cố, vào thời xa xưa, thành Giê ri cô trên đồi cao bao bọc bởi hai lớp tường dày, nhưng khi con cái Chúa đi vòng quanh mà ca tôn Chúa thì nó tự động sụp đổ ở một góc cho con cái Chúa tiến vào chiếm lĩnh:

  • Chúa phán một lời thì Jerico phải tan tành
  • Chúa phán một lời thì bao nhiêu thành lũy che mất ánh sáng trong tim anh Dominic cũng tan ra tro bụi và sức ấm của tình yêu Chúa long lanh chiếu sáng trong ánh mắt và trong lòng anh.

Vâng anh Dominic là một kỳ công của Chúa trong kỳ tĩnh tâm này.

Chúa cứ tăng dần sức nặng của quà tặng cho kỳ tĩnh tâm này, đố bạn đoán được Chúa sẽ cho món quà bất ngờ nào, món quà không thể dò thấu, hay đoán biết?

Không để bạn chờ đợi lâu, xin được ghi lại về lời chứng của Cha Phansico Xavie Trần An, Linh mục đan sĩ dòng Biển Đức, Đan viện Thiên An Huế.

Nhưng trước hết, xin mời Bạn tìm hiểu đôi dòng về tiểu sử của Cha.

Ngày tháng xa xưa, chàng thanh niên hàng vàng Trần An, giầu có, biết đàn, biết hát, biết làm thơ, phong độ và phóng túng ăn chơi sa đọa, cuối cùng đã đi vào con đường nghiện ngập, tán gia bại sản vì nghiện. Sức khỏe cũng tiêu tán theo, kiệt quệ vì suyễn, vì chất độc ma túy phát tán trong gan, thận và các cơ quan trong cơ thể, cận kề cái chết sau nhiều lần cai nghiện không thành công, cuối cùng An đến dòng Biển Đức nhờ Chúa giúp cho mình được thoát chết, Chúa đã cứu anh An từ bỏ được xiềng xích của sự nghiện ngập và kêu gọi Anh.. Cuối cùng, anh đi tu, chuyên cần trau dồi và trở thành một linh mục đan sĩ của Chúa. Cha kể:

  • Ngày hạnh phúc nhất đời tôi là ngày mà Chúa xức dầu thánh trên tay tôi cho tôi một kẻ hoàn toàn bất xứng được làm môn đệ của Chúa, thật là quá sức tưởng tượng của tôi và cả gia đình Cha Mẹ, Chú Bác, Anh Chị Em, bạn bè của tôi.

TNH TAM 2

Cha An sẽ tạ ơn Chúa bằng cách nào đây, Ngài xin Đức viện phụ cho phép lập một nhà cai nghiện bằng liệu pháp tình yêu, Lời Chúa và lần hạt kinh mân côi kết hợp với lao động học nghề và sinh hoạt tinh thần, làm cho những con nghiện mà các phương pháp tâm lý và thuốc men tây y, đông y khác đã bó tay, không thể giúp họ về lâu về dài được khỏi bệnh. Một khóa viên, Simon Hà đã nói:

  • “Khi lần chuỗi Mân Côi tôi cảm nhận được sự bình an, ơn tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa và Đức Mẹ. Trước đây, bàn tay tôi cầm dao đâm thuê chém mướn, trộm cắp để có tiền mua heroin, nay tôi quyết cầm tràng chuỗi để đền bù tội lỗi của mình”

Điểm độc đáo của trung tâm là, không thu chi phí cai nghiện khoảng từ một triệu rưỡi đến ba triệu đồng, tức là khoảng sáu mươi bảy đến một trăm ba mươi lăm đô một tháng kéo dài trong suốt từ một đến hai, ba năm. Đây là một số tiền không nhỏ ở Việt Nam. Trong số một trăm bệnh nhân đã thoát khỏi bệnh ra khỏi trung tâm cai nghiện này, hầu như chỉ có 3,4 người quay lại con đường cũ một khi đã vể nhà hội nhập vào xã hội, một con số làm các chuyên gia cai nghiện phải thán phục vì con nghiện cho dù đã khỏi bệnh, thường hay quay lại con đường cũ với tỉ lệ từ 40-60%.

Điều cao quí hơn đó là, đã có mấy trại viên sau khi ra trường, nay họ đi theo tiếng gọi của Chúa kính yêu và trở thành Đan Sĩ Biển Đức.

Tinh tam 3

                             Cha An cùng hát Thánh ca với những người cai nghiện tại nhà tĩnh tâm

Cha An chia xẻ:

  • Con đến Mỹ hai tuần, chưa được đi thăm viếng nơi nào thì Chúa an bài cho tham dự hai kỳ tĩnh tâm cuối tuần thật là tuyệt vời. Lòng con cũng reo vui, hợp tiếng ca ngợi Chúa vói các Bác, Anh Chị Em ở đây. Sự khác biệt là ở Nhà Tĩnh Tâm Thiên An thì các buổi thờ phượng thường tĩnh lặng, trầm lắng, còn ở đây thì việc thờ phượng Chúa lại phấn khởi, vui tươi, nhẹ nhàng mà cũng rất sốt sắng một cách sống động, lòng con lâng lâng trong sự cầu nguyện cảm ơn Chúa.

Chúa an bài cho Cha An đi dự tĩnh tâm vì Ngài đi sang Mỹ với cả một trời tâm sự mà cha gọi là 3 tảng đá khổng lồ đang đè nặng trên tâm tư và sức lực vốn rất cạn kiệt của Cha. Trong vòng một năm trời Cha phải chia tay cả Ông và Bà Cố về với Chúa, còn đang nuối tiếc thì nay Cha có thể sẽ phải chia lìa đứa con tinh thần là trung tâm cai nghiện vì bài sai đi phục vụ ở Trung Tâm Hướng Thiện Thiên An, tỉnh Quảng Trị, và sống bên ngoài Đan viện vốn ở Huế, gần đáo hạn ba năm mà Tòa Thánh cho phép. Cha không muốn xa lìa “Mẹ là Đan Dòng mà cũng không muốn xa Con là Trung Tâm Hướng Thiện Thiên An”. Cục đá to không kém là các món nợ tài chánh để duy trì trung tâm hoạt động sống còn vì trung tâm phục vụ cho lớp người ở cùng đáy xã hội hoàn toàn miễn phí theo lý tưởng Dòng. Tảng đá khổng lồ khác thì đè chẹn ngực Cha, đó là bệnh hen suyễn nặng phát tác mạnh mẽ làm cho cả đêm cha không thể thở và không ngủ được. Nó làm cho Cha cạn kiệt sinh lực và dần trỏ nên không còn chịu nổi.

Đến ngày Chúa Nhật, trong buổi tĩnh tâm cuối cùng, sau phần ca khen Chúa mạnh mẽ và thánh thoát, trong lúc cha An còn đang nhắm mắt cầu nguyện kết hợp vói Chúa và bị suyễn chèn ép trong ngực thì Cha chủ sự theo thứ tự đến cuối phòng, ở dãy ghế áp sát tường, đặt tay cầu nguyện cho Ngài, tiếp đến trong thánh lễ, khi được mời, Cha An đã làm chứng cho Chúa như sau:

  • …Khi được Cha đặt tay cầu nguyện cho con, con hơi bất ngờ nhưng con cũng hợp một ý với Cha, con chìm đắm trong sụ hiện diện của Chúa, tức thì như có một sức nóng, rất nóng bỏng ở trong ngực con, rồi sự đè chèn trong ngực như bị lôi ra cùng với sức nóng. Khi Chúa thăm viêng thì tâm hồn con không còn lo lắng, bồn chồn nữa.Nay con đã thở được cách nhẹ nhỏm, bình thường, không còn bị ngộp thở giống như tình trạng xảy ra cả đêm qua và sớm hôm nay, con nghĩ là Chúa đã chữa cho con khỏi bệnh. Gánh nặng trĩu trong tâm hồn con nay ở trong bàn tay quan phòng và yêu thương của Chúa, tâm hồn con nhẹ nhõm, vui mừng và thanh thản.

Con cảm thấy hạnh phúc trong sự ca hát ngợi khen thờ phượng Chúa với tinh thần rất sốt sắng, vui tươi, và được Chúa ban ơn.

Quả thực, không có điều gì mà vua tình yêu, Chúa Giê su của chúng ta không thể làm được kể cả việc Ngài biến đổi và làm cho Cha An kính mến trở thành một khí cụ bình an của Chúa. Lời Chúa đã minh định rằng:

Vinh phúc thay người kính sợ Chúa và hằng đi trên đường quang minh minh Thiên Chúa…  (Thánh Vịnh 127, 1)

Nều bạn muốn nối dài tình yêu của Chúa trong việc giúp sức cho Cha An và trung tâm hướng thiện Thiên An, ở Việt Nam xin mời bạn viếng thăm nhà tĩnh tâm, tọa lại ngay bên cạnh trung tâm hành hương thánh địa Đức Mẹ La Vang,

Trang ghi lại sinh hoạt của trung tâm Hướng Thiện Thiên An:

https://www.facebook.com/nhatinhtamhuongthien

ĐT : 0973166860- Email : trananhue@gmail.com

Sau đây là câu chuyện về anh thanh niên tên Hiếu khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, người đã tham dự kỳ tĩnh tâm tổ chức tại hội trường nhà xứ thánh Christopher, Houston. Anh Hiếu đeo kính trắng, dáng người trầm lắng, điềm đạm, Anh vốn là một con cái Chúa thuộc hội thánh Tin Lành, trong lúc tìm hiểu Kinh Thánh, anh có cơ may tham dự tĩnh tâm và sinh hoạt với nhóm Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, được Chúa Thánh Linh đổi mới, từ chỗ nghi ngờ đến tin tưởng, từ chỗ ưu tư đến an bình nay anh gia nhập và thuộc về Hội Thánh Công Giáo.

Anh kể:

  • Con đi dự tĩnh tâm với ý định xin Chúa cho con biết mình phải làm gì theo ý định của Chúa dành riêng cho cuộc đời mình. Và khi đến đây thì ngay lập tức con đã được cảm thấy có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh cách mạnh mẽ, tuy nhiên có một điều là ngay từ hôm thứ Sáu, trong buổi chiều đầy tiên của kỳ tĩnh tâm, khi Cha hướng dẫn đi đến, đặt tay cho, thâm chí trong những lần sau đó, từ xa khi Cha mới vừa giơ tay thì con đã được ơn nghỉ an trong Chúa, con cứ té ngả ra đất đã mấy lần rồi, không muốn cảm xúc thái quá đó. Con xin với Chúa cho con đừng té nữa. Hễ Cha đi về hướng con thì con tìm cách né qua chỗ khác. Cho đến sáng nay thì con hết đường chạy trốn vì Cha đi đến từng hàng ghế, con hết đường chạy trốn Chúa, con để cho Chúa thăm viếng con và chìm trong sự hiện diện của Chúa, điều tuyệt vời, điều kỳ diệu mà Chúa đã làm cho con lúc đó là Ngài cài cấy một tình yêu Chúa và tình yêu anh em dịu dàng trong lòng con. Trước đây thì con đi tìm Chân lý và đi theo Chúa vì đó là điều đúng và tốt cho con. Còn nay thì có thêm một lý do nữa con đi theo Chúa vì Ngài là người yêu của con. Từ đáy lòng con, rất biết ơn đấng đã yêu con đến độ Ngài chết đau đớn, trên thập giá, đền thay tội lỗi cho con, rồi Con cảm thấy Chúa đáng cho con yêu kính, con biết yêu Chúa không phải là chỉ bằng lý trí như trước đây nhưng còn bằng con tim, thậm chí say sưa Chúa như là người yêu. Con quyết định sẽ dâng cuộc đời con cho Ngài, đáp lại tiếng gọi của Ngài.

Ôi chao! Anh thanh niên tên Hiếu thật là một con cá lớn trong mẻ chài của Chúa Thánh Linh. Chúa ơi, chúng con xin cảm tạ Ngài về quà tặng này. Ngài ban cho nhiều quá, ơn thánh nối tiếp ơn lành. Lòng thương xót Chúa nối tiếp xót thương.

Thật là tuyệt vời được làm con Chúa !

Thật là tuyệt vời được yêu mến Chúa !

Happy

Posted on 11/21/201511/22/2015

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. (Bài 1)

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. (Bài 1)

Phan Sinh Trần.

 Bạn đã bao giờ đi dự tĩnh tâm trong cơn giông mưa ngập và gió bão giật mạnh như thế này bao giờ chưa?

Số là, Jessica và Kim, hai bạn trẻ lữ hành đến thành phố Houston từ hai nơi khác nhau của vùng phụ cận Dallas đã trải qua kinh nghiệm “đi tĩnh tâm trong mưa bão” vào ngày 23 tháng 10 năm 2015. Chặng đường từ Dallas về Houston dài khoảng 250 dặm, lái xe mất khoảng bốn tiếng đồng hồ trong điều kiện thời tiết bình thường.

CUOC TINH TAM 1
Corsicana Flooding: Interstate 45 Frontage Road

Frontage road at Interstate 45 in Corsicana is flooded with all the rain water.

(NBCDFW published Saturday, Oct. 24, 2015)

Vào buổi sáng ngày 23 tháng 10 năm 2015, Jessisa, 19 tuổi, thủ thỉ với Chúa như thế này,

  • Chúa ơi, con muốn đi gặp Chúa ở buổi tĩnh tâm lắm rồi, Chúa làm sao thì Chúa làm đi, chứ bà Chủ Hảng của con bả sẽ không cho con nghỉ sớm để lái xe đi đâu.

Chúa có nghe lời cầu nguyện ngộ nghĩnh này của bạn trẻ không? Điều xảy ra là trong lúc Jessica mong ngóng, bồn chồn, thì Chúa đã làm một điều lạ, đó là tác động đến thời tiết, radio thông báo sẽ có một rớt bão đến từ miến duyên hải phía tây của Mexico, thổi qua Dallas. Cơn bão Patricia vốn là một trận cuồng bão hurricane cấp 5 với sức gió mạnh trên 200 dặm một giờ, nhưng đã dịu tắt dần khi nó tiến đến tiểu bang Texas, tuy nhiên rớt bão sẽ làm ngập lụt các thành phố Austin, Dallas và Houston mà trong đó nặng nhất là Dallas với lượng nước mưa dự báo là 12 inches, khoảng 3 tấc nước.

Khi nghe các tin tức về thời tiết như vậy, Bà chủ của Jessica vốn xưa nay chưa bao giờ cho công nhân nghỉ sớm vì bất cứ lý do gì đã bồn chồn, và cuối cùng thì bà quyết định cho mọi người ra về sớm lúc 13 giờ trưa. Thế là Jessica phom phom lên Xe trực chỉ Houston, cô thưa với Chúa là:

  • Chúa ơi con cảm tạ Chúa đã cho bà Chủ của con đó, cho đổi ý để bây giờ mọi người đi về nhà…, bây giờ con thì đi Houston, vậy con trao chuyến đi này, cho vào tay của Chúa…
  • Con muốn đến với Chúa lắm rồi, Chúa mà không cho con đi thì con cũng cứ muốn … đi. Chúa làm sao thì Chúa làm cho con đi.

Chúa có lẽ phì cười vì nghe được một lởi cầu nguyện vừa ngây ngô vừa nhõng nhéo giống như một em nhỏ thơ ngây mè nheo Mẹ hiền của nó, Jessica giống như là một em bé ở vùng quê Việt Nam, nằng nặc đòi về thăm mẹ giữa mùa bão lũ. Chúa sẽ làm sao đây hay là Ngài lại nhiều lần nữa chiều ý Jessica.

Chiều ngày thứ sáu, mưa như thác lũ dồn dập, nhiều vùng ở Dallas ForthWorth bị ngập lụt, nhiều đoạn xa lộ 45 và 35 bị đóng lại, mực nước ở Corsica vùng phụ cận đông nam của Dallas dâng cao ở mức hơn 5 tấc nước, sáng sớm ngày thứ bẩy, xe lửa bị đổ vì nước cuốn trôi đường ray.

Cuoc TINH TAM 3

Cuoc tinh Tam 2

 

 

 

 

(NBCDFW Published Saturday, Oct. 24, 2015)       Foxnews, October 23, 2015

Trên xa lộ, cảnh sát đóng đường chặn xe ở các đoạn bị ngập lụt, Jessica phải tìm đường vòng mà đi, xa lộ 35 có đoạn nước ngập quá bánh xe tải mười tám bánh, Jessica vừa lái vừa run, xin Chúa cứu giúp. Xe đi qua vùng quê, qua cánh đồng, khắp nơi, nước bao phủ mặt đất, một màu xám xịt, hòa vào trong sự lờ mờ u ám của trời, đường trơn trợt như chạy xe trên mỡ, Jessica bắt đầu nao núng và không ngớt cầu nguyện. Cơn mưa lớn đến mức, nước tuôn ào ào ở kiếng trước, nước dồn lên tạo thành một màn dày hơn một phân ở kiếng trước mặt, hoàn toàn không còn thấy đường đi như bị mù trong hòm kín, như bị chìm trong nước, sợ quá, Jessica khóc và gọi phone cho Mẹ. Mẹ Jessica, đang ở Houston chờ con về, bà cũng lo, nhưng mạnh tin, nói với con:

  • Con hãy mạnh dạn ca ngợi Chúa và Chúa sẽ cứu con, không sao đâu!

Jessica cất tiếng hát ca ngợi Chúa, các bài hát vinh thắng của Chúa Giê su, rồi các bài tình yêu với Chúa Giê Su mà cô thích và hay hát nhất… lời ca vang vang trong xe như át cả tiếng mưa rơi. Bên ngoài xe, mưa như dịu lại và rồi kiếng xe chỉ còn lấm tấm phớt sương các hạt nước nhỏ li ti, Jessica có thể thấy rõ đường và lái xe đi, một đoạn mặt đường, dưới gầm xe, ngay phía trước cũng không còn ngập ngụa nước nữa, vừa đủ khoảng cách cho cô bé lái xe đi. Yên tâm, cô phone cho mẹ,

  • Chúa cho rồi, bây giờ con lái đi được rồi Mẹ, cảm ơn Chúa …

Vì Chúa thích nghe Jessica hát trong sự ca ngợi và yêu kính nên Ngài đã can thiệp với thiên nhiên, đến khi cô ngưng hát để gọi phôn, thì thiên nhiên chỉ chờ có thế, nó tiếp tục kéo đến, mưa dồn nặng hạt và cứ thế mà tăng lên dần,

  • Mẹ ơi, con phải ca ngợi Chúa tiếp, mưa nó lại đang đến nữa rồi.
  • Phải rồi, con tiếp tục ca ngợi Chúa, Mẹ cũng sẽ ca ngợi Chúa với con, đừng phôn cho Mẹ nữa.

Jessica cúp phôn và cất tiếng hát thánh thót, với lời nhạc tha thiết nhất trong tâm tư của mình, rồi mưa tan biến dần và xe lại phom phom tiến về phía trước. Hình như, Chúa tạo ra một cái dù vô hình lớn, đủ sức che cho cả chiếc xe, làm cho người lái có thể an toàn chạy giữa cơn mưa giông tầm tã, bên trong dù thì tạnh ráo, khô khan bên ngoài dù thì ào ào nước bao phủ, dâng ngập mọi nơi chung quanh bóng dù.

Kỳ diệu quá phải không, thưa bạn? Nhưng mà, điều còn kỳ diệu hơn nhiều là thực ra đã biết bao nhiêu lần, trong đời Jessica, cả trong cuộc đời của Bạn và Tôi nữa, Chúa cũng che ô, che dù cho chúng mình giống như là lọng ô của con Ông cháu Cha vậy mà ta nào hay biết !… Không phải thư gởi cho giáo đoàn Ga lat, chương 3, câu 26 đã minh xác về tình trạng của ta, vốn được là con cái Vua Cha trên trời sao:

  • Vì hết thảy anh em là con cái Thiên Chúa nhờ bởi lòng tin trong Ðức Kitô Yêsu. (Galat 3:26)

Còn thư Cô rin tô thứ hai thì dẫn chưng cựu ước để minh xác lời hứa của Chúa:

Ta sẽ là Cha của các ngươi và các ngươi sẽ là con trai con gái của Ta

Chúa toàn năng phán. (II Corinto 6:18)

Nếu thực sự ta là con cái của đấng quân vương giàu có hết mức và hào phóng hết độ thì tình trạng “ô dù” cho hoàng tử, công chúa âu cũng là lẽ thường tình, một tình trạng đương nhiên được thụ hưởng. Chính các bạn không phải là công giáo của tôi cũng có khi trầm trồ về điều này, họ nói, “người công giáo được may mắn, được thành công một cách lạ kỳ, họ được đấng bên trên là Chúa giúp cho họ”.

Bây giờ, xin được trở lại với câu chuyện cũ, Jessica hân hoan vừa đi vừa ca ngợi Chúa, hạnh phúc ấm áp trong lòng dù ngoài trời, ngoại cảnh u ám và lạnh lẽo.

Một vấn đề mới đang xảy ra, cô đã lái xe và nhịn tiểu lâu rồi, bây giờ người bí bích quá không chịu nổi, cô phôn cầu cứu mẹ;

  • Mẹ ơi, con mắc tiểu quá, nhịn ba giờ rồi bi giờ làm sao. Nước dâng ở khắp nơi, con không đi ra ngoài được.

Mẹ Jessica nói liền, không chút do dự:

  • Không sao đâu, con tiếp tục ca ngợi Chúa rồi sẽ có lối ra exit khô ráo cho con.

Jessica yên tâm ca ngợi Chúa, cô tiếp tục lái xe đi mới có một quảng thì ngay lúc đó, có một lối ra khỏi xa lộ, đoạn đường cao ráo, có thể ra ngoài, cô bé vội dừng xe và đi xả “bầu tâm sự”.

Chúa của cô bé thật là chu đáo, người chăm sóc chuyện lớn, chuyện bé cho cô, còn Jessica thì nói:

  • Chúa yêu dấu ơi, con cảm ơn Chúa nhiều nhiều lắm đó !

Sau nhiều tiếng đồng hồ, Jessica đã lái xe đến nơi, nhà thờ thánh Christopher, trên đường Park Place, thành phố Houston, lúc sáu giờ hơn vừa kịp tham dự buổi khai mạc tĩnh tâm. Mẹ cô chào đón cô với tất cả sự vui mừng và hân hoan. Hai mẹ con cùng với người con cả đã tham dự ba ngày tĩnh tâm Thánh Linh.

Câu chuyện trên đây do chính Jessica đã lên làm chứng cho Chúa trong buổi tĩnh tâm tại giáo xứ thánh Christopher kể lại vào ngày Chúa Nhật, 25 tháng mười trước thánh lễ kết thúc.

Bây giờ tôi xin phép được ghi lại lời chứng của Anh Kim, khoảng 25 tuổi, cư dân Dallas Texas.

Khi con lái xe đi từ Dallas thì thời tiết bão đã xấu, mưa lớn như trút nước ào ào từ trên trời xuống vậy đó. Mẹ con ở Houston đâu có biết là mưa lớn quá như vậy, nếu biết thì không đời nào Mẹ cho phép con đi. Phần con, thì con đã dấu không dám nói cho Mẹ biết về thời tiết bão lụt vì con không thể nào không về Houston để được có mấy ngày, quay quần cùng các Bác, Anh Chị Em khác, cùng với Mẹ con bên Chúa, tung hô, hò reo trước nhan thánh Chúa Giê Su. Con mong mỏi buổi tĩnh tâm này đã lâu lắm rồi, không thể nào không lên đường, để về Houston tham dự tĩnh tâm.

Trên đường đi, có nhiều đoạn đường xa lộ 35, 45 bị đóng do nước ngập, con phải đi đường vòng, tình trạng rất nguy hiểm, gió như kéo chiếc xe ra khỏi mặt đất, con thì vùa đi vừa cầu nguyện và hát ca ngợi Chúa. Mặt đường bao phủ bởi một lớp nước dày, bánh xe trượt như đi trên lớp nhớt. Khi lái đến một đoạn cua, con không còn điều khiển được tay lái, xe ngoằn ngoèn chạy zic zac theo vết trượt của nó, rồi nó lao thẳng vào thanh chắn ở bên lề phải, con chỉ kịp hét lên:

  • Chúa ơi, cứu con, cứu…

Hồn phi phách tán, khi xe lao vào thanh nhôm chắn đường, bật tung ra, nó tiếp tục quay mấy vòng và lộn xuống hố. Con biết là phen này mình chết chắc khi có xe khác lao tới húc vào mình hay có may mắn lắm thì cũng nằm nhà thương lâu ngày. Con chỉ kịp thấy thanh chắn đường bung lên cao, nó bay vút qua đầu xe con, rồi con bồng bềnh, chao đảo như đang ở trên mây trong khi xe của con lao xuống rãnh bên đường, lộn mấy vòng và tiếp tục vọt lên bờ bên kia, quay đầu về hướng bắc, Dallas. Khi hoàn hồn, biết là mình chẳng hề hấn gì, không một vết trầy, không bị ê ẩm, con cảm ơn Chúa, rồi ra khỏi xe, coi xem xe có còn đi được nữa hay phải kêu xe kéo về, sau mấy lần va đập, tung lên, bật xuống, thật là ngạc nhiên về điều Chúa làm cho con, xe không hề bị một vết trầy xước nào cả, chỉ có cái cản bằng nhựa là có một vết xước vì va mạnh vào thanh chắn, còn ngoài ra xe không bị bể đèn, móp méo thân xe hay là bị bể kiếng. Giờ đây, con nhảy múa hoan hô Chúa và tung tăng như em bé vì con biết rằng bên mình Chúa ở gần con, và vui vẻ ngắm nhìn mọi người từ khắp các tiểu bang trên nước Mỹ về đây, tất cả đều nhảy múa, vui mừng ca khen Chúa hết lòng, hết sức và con biết là Chúa rất yêu thương con, Chúa vừa mới cứu con để cho con có dịp ở trước Chúa trong lúc này cùng với cả gia đình.

Ta biết rằng: Với những ai yêu mến Thiên Chúa, thì Người đồng công cộng tác biến mọi sự nên lành, tức là những ai đã được Người kêu gọi theo ý định của Người. (Thư Rô ma 8:28)

 *  *  *

Thưa Bạn, trong thời đại chúng ta, tội lỗi tràn lan, thù ghét giết chóc, bách hại lan tràn ở Trung Đông lan sang Tây Phương, thời đại của tội lỗi hủy hoại, các vụ phá thai giết hại hàng mấy trăm triệu thai nhi, vấn nạn đồng tính luyến ai ở nhiều quốc gia, kể cả ở những nơi cần đến sự thánh khiết nhất. Nhưng cũng chính trong thời kỳ này, chưa bao giờ ơn Thánh hóa của Chúa, ơn hộ phù của Chúa lại đầy dẫy cho những ai muốn tìm sự cứu giúp của Ngài.

Bạn ơi, phần tôi, thì mỗi kỳ tính tâm Thánh Linh nối tiếp sau, tôi lại được chứng kiến quyền năng, lòng thương xót Chúa ban cho mãnh liệt hơn kỳ tĩnh tâm trước. Tôi xin được làm chứng về cuộc tĩnh tâm này trong phần hai và ba của loạt bài phóng sự này.

Xin Chúa cho bạn một mùa Lễ Tạ Ơn chan chứa tâm tình biết ơn Cha Trời, Mẹ yêu.

Posted on 11/19/201511/19/2015

Nếu Được Cả Thế Giới Mà Phải Thiệt Mất Mạng Sống, Thì Nào Có Lợi Gì?

Nếu Được Cả Thế Giới Mà Phải Thiệt Mất Mạng Sống, Thì Nào Có Lợi Gì?

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Không, không, mẹ à! Con không có gì để than thân trách phận cả! – RV

ME A`

Ngày 1-4-1982 – một ngày mùa xuân – vạn vật như bừng nở, vui tươi chào đón khí trời êm ả dễ chịu. Nơi một bệnh viện ở tỉnh Québec, Canada, một thiếu nữ 18 tuổi – đang tuổi xuân mơn mởn – cũng cảm thấy lòng tràn ngập yêu thương.

Thiếu nữ đó là Edith Ferguson mắc chứng hoại huyết và đang ở giai đoạn cuối đời. Cùng hòa nhịp với niềm vui vũ trụ, Edith lấy giấy và viết tờ di chúc. Tờ di chúc tinh thần để lại cho Cha Christian Beaulieu, vị Linh Mục trẻ đồng hành với Edith trong thời gian cô thọ bệnh. Edith viết:

Thưa Cha Christian kính mến,

Vì không biết phải viết di chúc như thế nào nên con xin viết dưới hình thức một bức thư. Như con từng nói với Cha: tất cả những gì con sở hữu xin dùng để giúp anh chị em tàn tật hầu các anh chị em này trở về với cuộc sống của những người mệnh danh là ”bình thường”. Con rất ước ao sống đến ngày con hân hạnh nghe câu nói: ”Tôi sống thật sự chứ không phải chỉ hiện hữu mà thôi”. Đối với con thì thật là tuyệt diệu, ít ra là một người, hay càng nhiều người càng tốt, có cuộc sống bình thường, chứ không phải bị xã hội và thành kiến ruồng rẫy. Nhưng vì con không thể sống đến ngày đó nên xin giao phó cho Cha thực hiện ước nguyện của con. Thế nhưng, trong xã hội chúng ta đang sống, muốn thực hiện chương trình nào đó cần phải có tiền. Con không có nhiều tiền nhưng tất cả tiền của con nơi nhà băng cũng như tiền bán các vật dụng của con sẽ giúp Cha có số vốn ban đầu. Những gì không bán được – chẳng hạn những đồ lặt vặt – thì xin Cha phân phát cho những gia đình thật túng thiếu .. Con muốn yêu nhiều chừng nào có thể. Trong cuộc sống, con từng gặp những người dạy con biết yêu thương, nhưng con cũng có nhiều thiếu sót lầm lẫn nên con xin mọi người tha thứ cho con. Điều đáng buồn là con có thói xấu hay làm mất lòng người khác mặc dầu con không chủ ý. Nhưng sau đó con hối hận nhiều lắm. Con yêu mọi người và mong mọi người đừng quên con. Trên trời, con không quên ai hết. Con sẽ dõi theo cuộc sống của mọi người và yêu mến mọi người mãi mãi .. Ký tên, Edith.

Đó là di chúc của Edith Ferguson, đúng 10 ngày trước khi qua đời, 10-4-1982, hưởng dương 18 tuổi.

18 tuổi với con tim tràn đầy yêu thương, dĩ nhiên ban đầu Edith không dễ chấp nhận chết. Hai tháng trước đó, khi bác sĩ cho biết là bệnh tình vô phương cứu chữa và đang đi vào giai đoạn trầm trọng, Edith vẫn còn nuôi hy vọng sống. Cô muốn sống để thực hiện ước mơ:

– Thành lập một hội chuyên việc giúp đỡ người tàn tật, giống như hội ”Arche – Con Tàu” do ông Jean Vanier thành lập.

Để thực hiện giấc mơ Edith bắt đầu tiết kiệm từng đồng tiền túi. Vì hạnh phúc của người tàn tật, bằng mọi giá, Edith muốn sống chứ không muốn chết. Edith mở to mắt nói với mẹ:

– Mẹ à, con có một sứ mệnh phải chu toàn: con muốn thành lập một Hội chuyên việc chăm sóc người tàn tật!

Lấy hết can đảm, bà Marie-France dịu dàng nói với con gái:

– Con à, ở dưới đất này, con chỉ chăm sóc giỏi lắm là vài người tàn tật, nhưng trên trời, con có thể chăm sóc không biết bao nhiêu người tàn tật, trên toàn thế giới!

Câu nói nhẹ nhàng của hiền mẫu như một sự thật rót thẳng vào tim. Edith bỗng hiểu rõ tất cả. Cô thiếu nữ giữ thinh lặng không đáp lại lời nào. Nhưng cũng từ giây phút đó Edith can đảm đối đầu với thực tế, sẵn sàng chấp nhận thánh ý THIÊN CHÚA.

Khi thấy con chịu bệnh cách anh hùng bà Marie-France sung sướng nói:

– Con thật gan dạ, mẹ không thấy con rên rĩ bao giờ!

Edith tươi cười trả lời:

– Mẹ à, có biết bao bạn trẻ và người tàn tật phải chịu nhiều đau khổ mà không than thở bao giờ. Không lẽ con lại mở miệng than van sao? Không, không, mẹ à! Con không có gì để than thân trách phận cả!

Một lần khác, Edith trầm tư nói với mẹ:

– Kể từ ngày bị bệnh con mới hiểu rõ thế nào là giá trị của cuộc sống!

Suốt thời gian chịu bệnh Edith luôn giữ nét mặt trầm tĩnh và dáng điệu thanh thản. Cô gái luôn mang trong mình Kinh giải thoát và đọc Kinh này thường xuyên. Cứ sau mỗi lần bị thổ huyết, Edith nắm chặt trong tay Ảnh Đức Mẹ ban ơn (Ảnh vảy phép lạ) và ảnh thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU để cầu nguyện. Edith không muốn người khác cầu nguyện thay cho mình. Cô nói:

– Phải cầu nguyện luôn luôn. Cầu nguyện không ngừng!

Edith vào nhà thương tám ngày trước khi qua đời. Cô thiếu nữ chịu bệnh cách anh hùng. Edith từ chối không dùng thuốc giảm đau. Cô can đảm chờ đợi cái chết đến gần. Edith vẫn luôn giữ nét thanh thản cho đến đêm Thứ Bảy Tuần Thánh, Vọng Lễ Phục Sinh, 10-4-1982, thì êm ái đi vào cõi phúc vĩnh cửu.

Trước khi trút hơi thở cuối cùng đôi mắt Edith Ferguson mở thật lớn, như muốn nói với mọi người hiện diện:

– Thật là tuyệt đẹp điều mà con đang diễm phúc trông thấy!

 … Đức Chúa GIÊSU nói với các môn đệ: ”Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ấy sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của CHA Người cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm” (Matthêu 16,24-27).

 (Daniel-Ange, ”Les Témoins de l’Avenir”, Le Sarment FAYARD, 1989, trang 146-153)

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Posted on 11/16/201511/16/2015

Tượng Đức Mẹ Vỡ

Tượng Đức Mẹ Vỡ

 Kiến trúc sư Sarraxin chuẩn bị xây cất khu ký túc xá cho trường Pommeroeul năm 1935 (bên Pháp), đang khi cho thợ dọn dẹp các đống gạch vụn là nơi trước kia có nhà ở của các Sư huynh, bỗng kiến trúc sư trông thấy một đầu tượng Ðức Mẹ rất đẹp nằm giữa đống gạch vụn. Ông cố tìm kiếm thêm và lấy được đủ các mảnh vỡ của pho tượng. Về đến nhà, ông khoe bà vợ rồi rửa sạch sẽ, gắn lại thành một tượng Ðức Mẹ, ông đặt trên bàn thờ để tôn kính Mẹ.

TUONG DUC ME VO– Bỗng một hôm, sự khốn khó dồn dập đổ xuống gia đình ông kiến trúc sư: bà vợ nằm liệt giường, con gái đau nặng, đứa con trai đau từ lâu mới mạnh đang nghỉ dưỡng bệnh ở bên ông nội tại Anzin, bất ngời có điện tín báo phải sang gặp con gấp vì cửu tử nhất sinh! Ông kiến trúc sư tâm hồn bấn loạn, vội vã thu xếp công việc nhà để sang thăm con bên Anzin. Nhưng trước khi ra đi, liếc mắt nhìn lên tượng Ðức Mẹ vỡ đặt trên bàn thờ, ông vội vàng quì xuống cảm động thưa trình:

“Lạy Mẹ nhân lành, ngày trước con đã cứu Mẹ thì hôm nay đến lượt Mẹ hãy cứu con”. Nói xong, với cặp mắt ngấn lệ, ông kiến trúc sư lên đường.

– Ðến nơi, ông gặp bác sĩ đang thăm bệnh cho con ông. Bác sĩ nói với ông: “Tôi không hiểu cớ sự làm sao? Trước đây 2 giờ, con ông nguy tử tôi sợ ông không thể tới kịp thời để gặp con ông lần chót. Nhưng bất ngờ con ông thuyên giảm cách lạ.
Ông kiến trúc sư thì biết rõ, đó chính là giờ ông qùy trước tượng Ðức Mẹ vỡ kêu van Ðức Mẹ một câu đầy lòng tin tưởng phát ra tự đáy lòng:

“Xin Mẹ nhớ lại, con đã cứu Mẹ. Hôm nay đến lượt Mẹ hãy cứu con.”

Nguồn: Báo Công Giáo

Anh chị Thụ & Mai gởi

Posted on 10/24/201510/24/2015

Luật sư Jenny Đỗ tâm sự về cuộc đời bên bờ sinh tử

Luật sư Jenny Đỗ tâm sự về cuộc đời bên bờ sinh tử

Nữ luật sư Jenny Đỗ đã chính thức rút tên ra khỏi cuộc bầu cử nghị viên khu vực 8 của Hội đồng thành phố San Jose, sau khi đã chuẩn bị thật chu đáo. Lý do rút lui là để dành thời gian để chống lại căn bệnh ung thư đang tái phát, vào giai đoạn 4. Bác sĩ cho biết cô chỉ còn có thể sống 3 tháng nữa mà thôi. Là một luật sư tuổi còn khá trẻ, nhiều đam mê và mộng ước, cô nghĩ gì khi đứng trước định mệnh biệt ly? Mời cùng nghe tâm sự…

Bấm vào đường dẫn dưới đây để nghe/xem:

Luật sư Jenny Đỗ tâm sự về cuộc đời bên bờ sinh tử

YouTube player
Posted on 10/24/201510/24/2015

LỜI CHỨNG về ƠN CHỮA LÀNH UNG THƯ

 LỜI CHỨNG về ƠN CHỮA LÀNH UNG THƯ

Kính thưa quý Cha, quý Vị và quý Bạn thân thương.

Con, Nguyễn Paul Hùng, thuộc cộng đoàn La-Vang, Giáo phận Los Angeles, Tiểu bang California, USA.

Cách đây hơn 3 tháng, không hiểu lý do gì, nhiều cục hạch nổi lên trên cổ, quanh lỗ tai, trong nách. Có những cục gây nên đau đớn nhức nhối rất khó chịu. Bác sĩ gia đình đã gửi con tới B/s giải phẩu để thử nghiệm bằng phương pháp BI-OP-CI và họ đã khám phá ra con bị LYMPHOMA, (tạm dịch là Ung Thư Viêm Hạch). Do Bs gia đình đề nghị, con được gửi tới một Bác sĩ Ung thư giỏi nổi tiếng trong vùng Beverley. Đã gọi là ung thư thì án chết đến ngay trước mặt, vì theo các tin tức trên mạng, chỉ có thể điều trị bằng Ki-mo để may ra sống lê lết thêm một thời gian ngắn ngủi nào đó, chứ không chữa lành được. Ai cũng biết như vậy. Theo kinh nghiệm trước mắt, nhiều người chết vì Ki-mo mà không phải vì Ung thư. Đối với con, sức lực này và tuổi đã 79 thì làm sao có thể vượt qua được !

Khả năng con người là thế đó, nhưng trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng, chúng con được chỉ dạy và thực hành Cầu nguyện chữa lành. Con đã từng tham dự nhiều khóa của Cha Sơn, được chứng kiến nhiều ơn chữa lành những bệnh thông thường như đau lưng, đau khớp, tê bại tay chân…thì được lành không kể hết được. Có những ca lớn như ung thư bướu, ung thư cổ, họng, hoặc xua đuổi quỷ, hay thần ô uế ra khỏi bệnh nhân, cũng thấy kết quả ngay trước mắt.

Riêng về trường hợp bệnh ung thư của con, được coi là nghiêm trọng và con muốn biết ý Chúa định cho con thế nào. Trong lúc chầu viếng Chúa trong nhà nguyện Thánh Thể, con nài xin Chúa thương cứu kẻ khốn cùng này. Tuy con vẫn ăn uống và ngủ được, nhưng tâm tư vẫn thoang thoảng lo âu sợ hãi. Thế rồi ngay đêm hôm đó, Chúa báo cho con rất rõ ràng trong giấc mơ :

“Tại sao con lại lo lắng, Cha đã lo cho con hết rồi, việc đó là trong chương trình quan phòng của Cha. Không có gì phải sợ hãi hay lo lắng cả.”

Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, con vui mừng sung sướng vô cùng; con cảm tạ Chúa với hết tâm hồn. Kể từ ngày đó, con an tâm và phó thác hơn vào Chúa. Nhưng lúc bấy giờ con cái của con cứ theo lời Bs, chúng chở con tới một Bs được giới thiệu là giỏi nổi tiếng trong vùng Beverley, phía Tây, Lós Angeles, đó là Bs Youram Nassir. Chỉ trong vòng vài tuần, Bs đã cho con Ki-mo lần thứ nhất; rồi hai tuần tiếp theo, ông cho Ki-mo lần thứ hai.

Kính thưa quý vị thân mến, quý bạn thân yêu, vì yếu tin, con đã phạm một lỗi lầm lớn: không đủ can đảm để khước từ những gì nghịch lại đường lối và chương trình của Thiên Chúa, không đủ vững tin vào tình thương và sự quan phòng của Người như tiếng nói của Người đến với con trong giấc chiêm bao vừa kể trên.

Trước mắt con còn nhiều thử thách khó khăn, lúc này con thấy quá yếu ớt và mỏi mệt vì tất cả thân xác đều xuống dốc: Sức khỏe, áp huyết và sức nặng đều sụt giảm một cách đột ngột.

Tuy vậy, con vẫn tin là Chúa đang thương con, nên lúc này hơn bao giờ hết, cho dù yếu ớt, bệnh hoạn, con phải cố gắng gần Chúa hơn bằng chầu viếng Thánh Thể, cùng với lần Chuỗi Mân Côi và Lòng Thương Xót như xưa nay vẫn làm.

Một cách khác, Chúa đã cho con cơ hội để đến gần Người hơn; để rèn luyện con được vững vàng hơn trong niềm tin.

Con không giám nói hết sự thật cho con cái vì như thế ép chúng phải bỏ việc làm để chở con, nên con phải cố gắng hơn nữa. Mỗi ngày con phải lái xe từ nhà tới Beverley mất hai tiếng, vì tuyến đường này buổi sáng xe cọ quá đông nên luôn luôn bị tắc nghẽn. Thêm vào tình trạng đó, mắt và tai con đều yếu kém. Lái xe không an toàn, Đã yếu như vậy mà mỗi ngày y tá rút 3 ống máu. Ngoài ra phải trả tiền đổ xăng, tiền đậu xe trong Ga-ra=ge, phải ăn uống tẩm bổ tối đa tại bất cứ nhà hàng nào được coi là tốt. Vất vả và tốn phi như vậy, nhưng việc chữa trị này có cho mình tia hy vọng nào không ? Đó là câu hỏi con tự đặt ra.

Sáng sớm thứ Bảy 19/9/15, con sực nhớ đến một người có thể giúp con. con bốc phôn gọi: “Cô Châu, cuối tuần này cô có thể bớt chút thì giờ giúp tôi được không?” Lập tức cô ấy trả lời: “Chú hãy vào ‘phòng cầu nguyện’ và chỉ còn vài phút nữa là bắt đầu.” Lúc này con mới nhớ lại nhóm cầu nguyện này con đã tham gia sinh hoạt một thời gian, rồi sau đó di chuyển nhiều nơi, kể cả về VN, nên bỏ quên. Đây là một nhóm nhỏ, cầu nguyện với nhau mỗi ngày lúc 7g sáng, qua đường dây điện thoại, thời gian kéo dài một tiếng. Khi nói “vào phòng cầu nguyện” có nghĩa bấm số phôn và số code là vào.

Hôm đó chúng con có bốn người, hai người ở Cali, còn hai người kia ở mãi tận miền Đông nước Mỹ. Trước tiên chúng con chào hỏi, giới thiệu nhau trong vòng một phút và bắt đầu vào giờ cầu nguyện. Hình như cô Châu đã nói với hai người kia về tình trạng của con, nên khi vừa bắt đầu, con được ưu tiên làm nạn nhân số một. Cô Châu bảo con quỳ xuống trước Thánh Giá, một tay đặt trên đầu (để xin ơn chữa lành), một tay trên ngực (để tỏ lòng thống hối). Cô ấy đã thống thiết kêu xin như để tạ lỗi thay cho con. Điều này nhắc nhỡ con rằng: Chúa Giê-su đã chịu mọi khổ nhục để chuộc tội cho con. Dĩ nhiên con chính là người phải sám hối, phải tạ tội, vì con biết mình có nhiều lỗi lầm, nhiều thiếu sót và yếu tin. Ngay giây phút này con đang thật tình thống hối ăn năn và ơn Chúa Thánh Thần ngập tràn trên con. Lửa Chúa Thánh Thần nung đốt tâm hồn con nóng rực làm cho thân rung chuyển đến độ con không còn làm chủ được nữa mà là sức mạnh Chúa Thánh Linh hoàn toàn làm chủ trên con và chuyển biến con thành một con người mới. Rồi chúng con cả bốn thay phiên nhau cầu xin cho mọi nhu cầu của bản thân, của gia đinh từng người và cầu cho nhau. Bấy giờ tâm hồn chúng tôi tràn đầy niềm vui và hy vọng.

Sau giờ cầu nguyện, cô Châu nói với con: “Tôi bảo đảm với chú, chú được chữa lành một ngàn phần trăm.” Con đáp lời cô ấy: “Tôi cũng tin chắc như vậy, nhưng xin bớt lại, với tỷ số hơn một trăm phần trăm. Con còn chia sẽ thêm rằng, đây là một hồng ân kỳ diệu và tuyệt vời duy nhất trong suot đời con, Chúa đã ban cho con, và mãi mãi con xin ghi nhớ ơn Người.

Cảm tạ Chúa, ung thư của con đã được chữa lành, nhưng câu hỏi bây giờ là ai sẽ chứng nhận cho mình đã lành bệnh ? Con vừa tự hỏi thì chỉ vài ngày sau đó, bác sĩ gọi lên bảo con tới một công ty chiếu hình để kiểm chứng tình trạng bệnh ung thư. Hình như đây là việc nằm trong chương trình có sẵn của Ban Điều Hành. Công việc kiểm tra do hai giàn máy khổng lồ làm ba nhiệm vụ, (còn gọi 3 giai đoạn)

1/-Lướt dò làn da mạch máu.

2/-Kiểm tra các bộ phận trong thân thể.

3/-Chiếu quang tuyến.

Cứ mỗi giai đoạn kéo dài hai tiếng, một tiếng chuẩn bị và một tiếng nằm trong máy do 4 nhân viên điều khiển. Và như vậy con phải mất hơn nửa ngày cho công việc kiểm tra này.

Sáng hôm sau, công ty chiếu hình chuyển hồ sơ kết quả của máy thăm dò về Văn Phòng Bs. Ông in ra đầy mười trang giấy. Cầm cả xấp lên, ông đọc lướt qua mọi trang và ông nói với con: “Tôi không thể tin được, đây là một phép lạ do Thiên Chúa làm, (nói tới đây, ông chỉ tay lên trời) không phải do tôi. Bấy giờ con không ngạc nhiên khi ông nói về tình trạng bệnh, nhưng con bỡ ngỡ về thái độ khiêm tốn của ông. Rồi nói tiếp với con: “Thân thể ông bây giờ sạch sẽ, không còn dấu vết gì nữa, các bộ phận trở lại bình thường.

Còn một ơn khác cũng tuyệt diệu mà con không thể bỏ qua, đã cùng xảy ra một lúc, trong thời gian điều trị, con nhận được một quà tặng của Nguyệt San Lời Chúa, đó là quyển sách tựa đề: Vinh Quang của Mẹ Ma-ri-a (The Glories of Mary). Thì ra chương trinh của Thiên Chúa quá hoàn hảo: đường kẹt xe dài dài thì có thêm giờ lần Chuỗi, trong phòng điều tri nằm dài dài thì có nhiều giờ đọc sách, đường nào mình cũng có lợi.

Đọc quyển sách nầy con lưu tâm đặc biệt về một số tước hiệu mà các Thánh đã kính tặng Đức Mẹ: Thánh Gio-an Đa-más-cô gọi “Mẹ là Nguồn hy vọng của kẻ tuyệt vọng.” Thánh Lau-ren-xô tặng Mẹ là “niềm hy vọng của kẻ gian ác.” Thánh Au-gús-ti-nô gọi Mẹ là “Nơi ẩn náu duy nhất của tội nhân.” Sau cùng Thánh Ep-rem gọi Mẹ là “Chốn nương thân an toàn của kẻ chìm tàu giữa biển.”

Kính thưa quý vị, trong các tước hiệu trên đây, kèm theo sau là nạn nhân được Mẹ cứu vớt, tước hiệu nào cũng có tên con đóng vai nạn nhân. Con còn đọc được những đoạn diễn tả Chúa Giê-su đầy lòng nhân thứ, nhưng Người cũng là vị thẩm phán. Còn Đức Mẹ làm Trạng Sư, chỉ biết bầu chữa và cứu vớt, ngay cả khi người ta đang trong tình trạng tội lỗi bởi làm điều gian ác. Đặc biệt hơn, Người thương yêu, nâng đỡ và cứu giúp kẻ khốn cùng. Nên các thánh còn gọi Đức Mẹ là Nữ Vương của Lòng Nhân Ái. Khi đọc Phúc âm Gio-an (Ga 2: 3) Đức Mẹ xin Chúa Giê-su biến nước thành rượu, thì phải đặc cách Mẹ lên vai trò Siêu Trạng Sư, vì ba lý do:

1) Lời cầu bầu của Mẹ có sức mạnh khiến Chúa phải nghe dù giờ Người chưa đến.

2) Tình thương của Mẹ quá giạt giào, cứu giúp chủ ngay cả khi ông ta chưa kêu cầu.

3) Trạng Sư ngoài đời có lợi tức, còn Đức Mẹ thì không.

Đọc những dòng trên đây, con nhận ra rằng, chính Đức Mẹ đã đem con trở về trình diện Chúa Giê-su với lòng thống hối, để nhận được ơn tha thứ và ơn chữa lành.

Trở về phòng điều trị, cứ mỗi chiều trước khi ra về, thư ký nhắc con sáng mai trở lại. (Con hiểu đó là do lệnh của Bs) Ông tìm mọi cách để níu con lại bằng những lời cảnh cáo như nói rằng, nếu con chấm dứt thì bệnh có thể trở lại, và khi trở lại thì khó chữa trị, hoặc không thể chữa. Đây là mánh lưới làm ăn của các con buôn.

Con cố ý giải thích cho ông về điều mâu thuẫn vì như lời ông công nhận việc chữa lành do Thiên Chúa, và Thiên Chúa thì không như con người, phải làm đi làm lại, Người chỉ làm một lần là hoàn tất. Thật tình con cũng hiểu rằng, ông không muốn mất con là một khách hàng lâu dài của ông. Chung quanh con, có những người đã nằm ở đây năm, bảy tháng hoặc lâu hơn.

Con cũng lại đã viết cho ông một bức thư kể hết hoàn cảnh và nỗi khó khăn, lái xe không an toàn, mà mỗi ngày phải mất gần ba tiếng lái xe. Kết thúc lá thư với một cảm giác hầu như tuyệt vọng, mong ông thông cảm mà giảm bớt chuyến đi. Nhưng xem ra ông không quan tâm gì.

Lại còn một khó khăn khác còn đeo đẳng nơi con, đó là trên cánh tay trái có một ống nhựa cứng dài khoảng hai gang tay, đã được đun sâu vào mạch vein, gọi là ống điều trị dài hạn. Ống này được đưa vào rất công phu do một công ty khác, và vì đường vein quá nhỏ và không thẳng, nên nó gây đau đớn vô cùng. Việc Bs cố giữ mình lại không quan trọng, vì mình có thể xù ông lúc nào cũng được. Nhưng ống nhựa này muốn được lấy ra thì phải nhờ Bs can thiệp chứ ! Thế là phải gọi cô Châu để nhờ cô cùng con cầu nguyện. Và một điều kỳ diệu, khi Bs và con nói về sự chữa lành này, ông có hỏi con số phôn của trưởng nhóm cầu nguyện, thì con đã cho. Sau đó ông gọi cho cô và sau một cuộc đàm thoại khá lâu, cô ấy đã thuyết phục được ông, có nghĩa là ông đồng ý rút ống nhựa ra cho con.

Thế nhưng sáng hôm sau, Bs gọi con lên phòng, ông lại nói ngược rằng: “Tôi đã nói chuyện với cô trưởng nhóm cầu nguyện của ông, và cô ấy nói rõ cô không phải là Bs.” (Ông ấy lặp lại câu này hai, ba lần) “Vậy bây giờ tôi thấy nếu ngưng điều trị là vô lý, chẳng lẽ tôi làm nữa chừng rồi bỏ cuộc sao! Nên chúng ta phải tiếp tục..” Con thấy vậy là chưa xong, con bắt đầu cầu nguyện, thầm xin Chúa một quyền năng trước loài rắn độc, xạo trá quanh co. Con liền đổi giọng : “Thưa Bs, Tôi thấy ông là một Bs nổi tiếng, tôi kính phục ông. Nhưng việc này tôi thấy khó hiểu, hình như ông mâu thuẫn. Ông đã công nhận đó là việc lạ lùng do Thiên Chúa. Và chúng tôi tin chắc rằng, việc Thiên Chúa làm thì hoàn hảo. (Thực tình trong trí con muốn nói thêm “chương trình của Người cũng hoàn hảo”) Vậy xin ông vui lòng rút ống này ra và chấm dứt việc chữa trị. Nếu có vấn đề gì tôi xin chịu trách nhiệm. Tôi chân tình cảm ơn ông.”

Lúc bấy giờ ông không nói gì nữa, nhưng lấy ngón tay trỏ đè lên miếng bông đặt sẵn trên đầu ống nhựa và từ từ rút ra một cách dễ dàng. Con thở phào một phát để trút hết mọi lo âu. Thế là con đã được giải thoát !

Kinh thưa quý Vị, quý Bạn, khi xem những diễn biến của câu chuyện này, chúng ta thấy chương trình, kế hoạch và thời biểu của TC thật hoàn hảo cùng với tình thương của Người vô biên và quá diệu kỳ.

Con xin chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa. Amen,— Alleluia !

Nguyễn Paul Hùng

Posted on 10/23/201510/23/2015

HANG ĐÁ ĐỨC MẸ CHỢ RẪY

HANG ĐÁ ĐỨC MẸ CHỢ RẪY

Tri’ch EPHATA 664

LỊCH SỬ

HANG DAHANG DA 2Có rất nhiều người yêu mến Đức Mẹ Maria. Và những ai muốn đến viếng Hang Đá Đức Mẹ Chợ Rẫy thì có thể đi vào cổng Bệnh Viện phía đường Thuận Kiều, đi khoảng 150m, thì quẹo phải 20m, nhìn bên trái thấy nhà kho của Bệnh Viện. Phía sau nhà kho là Hang Đá Đức Mẹ. Hang Đá Đức Mẹ Chợ Rẫy đã được xây dựng 50 năm trước nhưng không có tài liệu nào để lại, chỉ có một vài dấu tích ghi trên bia đá: “Bệnh Viện Chợ Rẫy Kính Dâng Đức Mẹ”; “Kỷ Niệm Năm Thánh Mẫu Toàn Quốc 1963”; “Xây Cất 2.5.1963” hoặc có những bảng tạ ơn rất sớm, ghi năm 1964.

Đức Mẹ hiện diện ở Bệnh Viện này đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng sau biến cố 75 thì không còn được một ai chăm sóc, nên Hang Đá thành ra hoang phế, gạch cát gỗ đá vương vất, cỏ cây lòa xòa che khuất, tượng Đức Mẹ cũ kỹ, hư hỏng nặng. Mãi đến khi cha Chân Tín, DCCT, phải vào đây chữa bệnh, những người chăm sóc cha bất ngờ phát hiện ra Hang Đá Đức Mẹ.

Ngay sau đó, ngày 5.9.2012, cha Chân Tín đã nhờ người sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh, sửa sang lại thật sạch sẽ và quang đãng toàn bộ khu vực Hang Đá Đức Mẹ suốt từ 8 giờ sáng cho đến 22 giờ khuya thì hoàn tất. Nhờ vậy, từ dạo ấy đến nay, càng ngày càng có nhiều người gần xa nhận biết, họ là bệnh nhân và người nhà, là cả những khách đến thăm người bệnh, dân Sàigòn và các tỉnh, Công Giáo và cả không Công Giáo, họ đã chọn nơi đây như một địa điểm hành hương kính Đức Mẹ thật ấm áp và sốt sắng.

TÂM NGUYỆN

Vài dòng về lịch sử về Hang Đá Đức Mẹ Chợ Rẫy, chúng ta thấy dường như Mẹ đã bị con cái Mẹ quên lãng bỏ rơi hoàn toàn ở khu vực nhà kho nhếch nhác nhơ bẩn này. Thế nhưng, Mẹ đã dùng một người con già nua, đau yếu bệnh tật đến với Mẹ, đó là cha Stêphanô Chân Tín, DCCT. Ngay từ gây phút đầu tiên phát hiện ra Mẹ ở đấy, cụ rất cảm động và có những ước nguyện: “Thật đáng thương khi thấy Mẹ ở nơi xó xỉnh này, trong một nơi ẩm thấp, bề bộn, ngổn ngang mọi thứ… Chắc đã lâu không ai biết Mẹ ở đây nhưng Mẹ vẫn hiện diện để chăm sóc các bệnh nhân và nhân viên bệnh viện. Mặc dù vậy, Mẹ vẫn thương yêu chúng con trong đống đổ nát đó để an ủi những con người đau khổ ở đây, nên con xin quyết tâm với Mẹ, dù con đang bệnh nặng phải nằm viện, con sẽ cố gắng làm thế nào để cho mọi người ở bệnh viện này biết đến Mẹ. Cảnh tượng này làm cho con xúc động rất nhiều và con suy nghĩ cách nào làm cho nhiều người biết Mẹ vẫn đang yêu thương chúng con ở nơi xó xỉnh, tối tăm này”.

Ngày “làm đẹp” cho Mẹ xong cũng là ngày cha Chân Tín xuất viện. Từ đó, khi cha về Nhà Dòng dưỡng bệnh thì chúng tôi thường đến phòng thăm cha. Tôi đọc ra được những thao thức băn khoăn của cha như: rồi đây không biết có ai đến viếng thăm Mẹ không ? Có ai chăm sóc cho Mẹ không ? Chúng tôi đã thưa với cha: “Cha cứ yên tâm đi, đừng lo gì hết, Hang Đá Đức Mẹ để chúng con lo cho”. Thế là hôm sau chúng tôi gặp chị Loan, người lo cắm hoa cho Đức Mẹ ở Nhà Thờ Kỳ Đồng, nhờ chị vào Bệnh Viện Chợ Rẫy cắm hoa cho Mẹ, chị đã nhận lời và cứ thế từ đó vào cắm hoa cho Mẹ mỗi tuần một lần.

Bản thân chúng tôi khi rảnh rỗi, không quá bận bịu chuyện học hành, lại chạy vào Bệnh Viện Chợ Rẫy viếng Mẹ, và gặp được các chị Huệ, Hòa, Hà, Trang… Chúng tôi hẹn ngày giờ đến viếng Mẹ, đọc kinh lần chuỗi với Mẹ mỗi tuần một lần vào chiều thứ bảy. Từ đó, chúng tôi cổ võ giới thiệu được nhiều người đến cầu nguyện hơn nữa, đúng như ước nguyện của cha Chân Tín và của chị Huệ.

NHÓM CON ĐỨC MẸ CHỢ RẪY

HANG DA 3Cho đến nay đã gần hai năm, cứ mỗi chiều thứ bảy vào lúc 17 giờ, chúng tôi lại họp nhau ở Hang Đá Đức Mẹ Chợ Rẫy để hành hương, lần chuỗi Mai Khôi, và đọc kinh Lòng Thương Xót. Đến lúc này, chúng tôi nghĩ bất cứ nhóm nào, tổ chức nào cũng cần có người điều hành, có người phụ trách để lo liệu mọi sự được chu đáo. Do đó, ngày 2.5.2014, chúng tôi lập nhóm cầu nguyện và chọn tên nhóm là: “Con Đức Mẹ Chợ Rẫy”. Tiếp theo là bầu ban đại diện 3 năm một khóa. Trúng cử khóa đầu tiên này gồm: Trưởng nhóm là chị Maria Nguyễn Thị Huệ, Phó nhóm là chị Maria Trần Thị Hòa, và Thư ký là chị Maria Trần Thị Hà. Chúng tôi quyết định chọn ngày 2 tháng 5 là ngày kỷ niệm, vì Hang đá Đức Mẹ Chợ Rẫy được thành lập ngày 2.5.1963 và ngày lập nhóm là 2.5.2014, vừa tròn 51 năm. Mục đích của nhóm là cầu nguyện cho các bệnh nhân, cầu nguyện cho nhóm, đồng thời cũng thường xuyên thăm viếng các bệnh nhân và thăm viếng nhau trong nhóm.

CÁC NHÂN CHỨNG ĐƯỢC ƠN

Trong thời gian qua, dù Hang đá Đức Mẹ được tu sửa, luôn có đèn nến, hương, hoa nhưng khuôn viên vẫn bừa bộn bởi vật dụng phế liệu của bệnh viện, vậy mà ngày càng có nhiều người, có đạo cũng như không có đạo, đặc biệt hơn là nhiều nhân viên Y tế của bệnh viện không có đạo vẫn đến đây thắp nến, thắp hương cầu nguyện với Mẹ, đó là điều tôi chứng kiến vào sáng ngày 25.12.2013 ( lễ Giáng Sinh ) khi tôi vào đây cầu nguyện. Có một cô y tá không có đạo sau khi dâng hai cây nến và thắp hương cầu nguyện xong còn hỏi tôi: con bò, con lừa trong Hang đá có ý nghĩa gì vậy ? Và tôi đã có cơ hội chia sẻ Mầu Nhập Ngôi Lời Thể cho người chưa biết đến Tin Mừng.

Quả thật, Mẹ rất thương con cái Mẹ là những người đau ốm bệnh tật, những người con bấy lâu khô khan nguội lạnh nay lại siêng năng đến viếng Mẹ. Và Mẹ đã làm nhiều điều lạ, đây là một vài nhân chứng được ơn Mẹ mà nhóm Con Đức Mẹ Chợ Rẫy ghi nhận.

Chị Maria Nguyễn Thị Huệ

Ngày 5.9.2012, khám tổng quát ở trung tâm Hòa Hảo, kết quả bị u gan lớn 3,5 cm. Bác sĩ cho biết, bệnh này bán cả cơ nghiệp cũng không chữa được, kể cả u nhũ, u xơ bác sĩ cũng không cho thuốc uống. May thay, nhờ cha Chân Tín phát hiện Hang Đá Đức Mẹ, nên chị Huệ thường tìm đến Hang Đá hành hương cầu nguyện với Mẹ.

Ngày 5.10.2012, chị Huệ được chuyển vào Bệnh Viện Chợ Rẫy. Sau khi khám, bác sĩ cũng không cho thuốc uống mà hẹn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng tái khám.

Ngày 5.12.2013, bác sĩ hẹn chị ba tháng sau đến để sinh thiết u gan và đốt. Đến ngày hẹn, là ngày 19.3.2014, chị được bác sĩ trưởng khoa khám u gan và hội chẩn với kết quả u lành tính và không phải làm bất cứ điều gì nữa, vì u không lớn, u nhũ không còn nữa và tất cả các bệnh đều giảm, u xơ nhỏ dần. Chị tin rằng bệnh của chị được khỏi mau như vậy là do chính Mẹ đã chữa lành.

HANG DA 4Em Anna Đỗ Vy Anh ở Bảo Lộc

Tháng 4 năm 2013, Đỗ Vy Anh bị bệnh u não, phải nằm phòng cấp cứu Bệnh Viện Chợ Rẫy một tháng, và gia đình không hy vọng cháu sống được lâu. Nhưng khi cháu và gia đình đến khấn ở Hang đá Đức Mẹ Chợ Rẫy, thì một tháng sau cháu được chuyển ra phòng hồi sức và hai tháng sau xuất viện trở về Bảo Lộc, và 5 tháng sau cháu đã nhớ lại tất cả.

Chị Maria Hiền, 24 tuổi

Chị Hiền bị bệnh tụy đã 3 năm và đã đi điều trị nhiều bệnh viện mà không khỏi. Bác sĩ cho biết bệnh này sống thêm được ngày nào tháng nào là tốt lắm rồi. Chị phải uống thuốc một ngày hết 400 nghìn đồng và chi phí ọc máu 20 triệu đồng một lần. Kết quả xét nghiệm máu cao 400. Thế nhưng chị đã cầu nguyện trước Hang đá Đức Mẹ Chợ Rẫy 2 tuần liền, và khi đi xét nghiệm lại thì máu chỉ còn 200. Chị tiếp tục khấn Đức Mẹ 4 tuần rồi đi khám lần nữa trong tháng 11 năm 2013, thì không còn bệnh và cũng không cần phải uống thuốc thêm nữa.

Anh Antôn Dương, 49 tuổi

Anh Dương bị bệnh đau đầu, tê nửa người, nhưng khi đi khám ở nhiều nơi thì lại không phát hiện được bệnh gì. Đến khi anh đi khám ở Bệnh Viện Chợ Rẫy và đồng thời cầu nguyện cùng Đức Mẹ Chợ Rẫy, thì các bác sĩ phát hiện anh bị u não và phải mổ gấp. Tháng 9 năm 2013, sau khi mổ 3 ngày anh mới tỉnh lại và 2 tuần sau anh được xuất viện. Anh tin rằng đó là ơn thiêng anh nhận được từ Mẹ.

Cô Maria Tâm, 56 tuổi

Cô Tâm bị bệnh tiểu đường và phải chịu di chứng là hư một con mắt. Khi cô vào Bệnh Viện Mắt để khám, bác sĩ nói rằng không thể chữa được nữa. Cô đã tìm đến Hang Đá Đức Mẹ Chợ Rẫy để cầu nguyện. Sau đó cô Tâm đi bắn tia laser 4 lần vẫn không thấy đỡ. Cô tiếp tục vào bệnh viện tiêm một mũi ở mắt rồi một tháng sau xin bác sĩ mổ mắt, kết quả vẫn vẫn không nhìn thấy gì. Hai tháng sau được mổ lại, cô được bác sĩ cho biết giác mạc rất yếu, không chắc chữa được. Cô tiếp tục khấn Đức Mẹ và một tuần sau tái khám thì bác sĩ cho biết mắt của cô đang hồi phục từ từ. Thế là đến tháng 6 năm 2013 thì cô Tâm nhìn được ánh sáng nhờ ơn Mẹ.

Maria Vinh

Cô Vinh bị bệnh sỏi thận, chữa trị ở Bệnh Viện tỉnh Bình Dương 4 ngày liền, đau đến nỗi không ăn không ngủ được, phải chuyển về Bệnh Viện Bình Dân và có lịch hẹn hôm sau mổ. Nhưng khi đã vào khấn Đức Mẹ Chợ Rẫy thì cô Vinh bắt đầu ăn được ngủ được, thấy vậy bác sĩ kê toa cho cô chỉ phải uống thuốc trong 4 tuần, và đến tháng 1 năm 2014, thì hai viên sỏi tự ra mà không cần mổ nữa, cô xác tín tất cả là nhờ ơn Mẹ.

Chị Maria Tâm

Chị Tâm sinh con đầu lòng đã được 7 tuổi mà không thể sinh thêm được nữa. Chị đã vào khấn Đức Mẹ Chợ Rẫy, một tháng sau thì có thai. Rồi sau khi sinh 9 tháng thì một chân em bé cứ co không duỗi thẳng ra được. Đi khám ở Bệnh Viện Nhi Đồng, thì các bác sĩ lại không phát hiện bệnh gì. Gia đình chị Tâm đưa bé vào khấn Đức Mẹ Chợ Rẫy và thật bất ngờ, bé đã được khỏi bệnh vào tháng 3 năm 2013.

Chị Lộc ở Đồng Nai

Chị Lộc bị bệnh u nang buồng trứng nặng nên đã chuyển vào Bệnh Viện Từ Dũ. Các bác sĩ bảo chị phải mổ ngay, càng sớm càng tốt. Tháng 2 năm 2014, sau khi cầu nguyện Đức Mẹ Chợ Rẫy, chị Lộc tái khám thì các bác sĩ hội chẩn 3 lần, cho biết không còn u nào nữa, không cần phải mổ, chị nhận ra ngay mình đã được ơn Mẹ đặc biệt chữa lành.

Anna Thoa

Chị Thoa bị bệnh viêm gan C, và đã uống thuốc suốt hai năm mà không khỏi. Tháng 3 năm 2014, chị vào khấn Đức Mẹ Chợ Rẫy, bốn tuần sau xét nghiệm lại thì bệnh không còn nữa. Chị xác tín Mẹ đã thương chữa lành cho chị.

KINH CẦU NGUYỆN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

Lạy Cha, Đấng đầy lòng trắc ẩn, Đấng duy nhất tốt lành,
con chạy đến van xin lòng thương xót Cha,
mặc dù tội lỗi con to lớn và việc xúc phạm con lại quá nhiều,
con vẫn tín thác vào lòng thương xót của Cha,
bởi vì Cha là Đấng xót thương.
Từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người nào
tín thác vào Cha mà bị thất vọng.

Lạy Cha từ bi, chỉ mình Cha mới phán xét con.
Cha không bao giờ từ chối, khi con thống hối ăn năn,
chạy tới lòng thương xót Cha,
nơi mà chưa một linh hồn nào bị từ chối,
mặc dù họ là một linh hồn vô cùng tội lỗi.
Lời Chúa Giêsu, con Cha đã bảo đảm với con rằng:
“Thà rằng trời đất này biến ra không,
nhưng lòng thương xót của Ta luôn ấp ủ mọi linh hồn tín thác”.

Lạy Chúa Giêsu, là bạn tri kỷ của những trái tim lẻ loi cô độc,
Chúa là Thiên Đàng, là Đấng Cứu Rỗi,
là sự an bình trong những giây phút buồn phiền
giữa biển hoang mang nghi ngại.
Chúa là ánh sáng chiếu soi bước đường con đi.
Chúa là tất cả của một linh hồn cô độc.
Chúa biết sự yếu mềm của chúng con,
và giống như một danh y tốt,
Chúa an ủi và chữa lành mọi đau đớn của chúng con. Amen.

KINH CẦU CHO CÁC BỆNH NHÂN

Lạy Đức Thánh Trinh Nữ Maria,
Mẹ là mẹ sầu bi và cũng là mẹ hy vọng,
chúng con dâng lên Mẹ tất cả các bệnh nhân,
nhất là những bệnh nhân nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Chúng con dâng lên Mẹ bao trẻ em đang chết dần chết mòn vì bệnh tật.
Chúng con dâng lên Mẹ bao trẻ thơ sắp mất cha mất mẹ.
Xin Mẹ thương nhìn đến những người cha người mẹ đang than khóc con mình.
Xin Mẹ ghé mắt nhân từ nhìn đến những gia đình,
đang kiệt quệ héo hon vì khổ đau.
Xin Mẹ ôm lấy tất cả những gia đình đó trong vòng tay từ mẫu của Mẹ,
để họ được an ủi trong đau khổ, hy vọng trong thử thách, và bình an trong gian khó.
Lạy Mẹ từ ái, xin Mẹ thương nhận lời chúng con. Amen.

THAY LỜI KẾT…

Quả thực, càng ngày càng có rất nhiều người thành khẩn tin tưởng cậy trông tìm đến với Mẹ Maria ở Bệnh Viện Chợ Rẫy, và họ đã được Mẹ nhậm lời ban cho hết ơn này đến ơn khác. Trên đây chúng tôi mới chỉ kể được một số trường hợp tiêu biểu, còn biết bao nhiêu trường hợp khác nữa đã được ơn từ Mẹ mà chúng tôi không thể liệt kê hết được. Họ đã đến với Mẹ gần như trong nỗi tuyệt vọng khốn cùng của bệnh tật nan y, và đã được chữa lành. Cha Chân Tín lúc sinh thời đã chia sẻ: “Tôi tin chắc Mẹ sẽ an ủi, chữa lành và nhậm lời cầu khẩn của tất cả những ai chân thành đến cầu xin Mẹ”.

Peter LAM, Học Viện DCCT

Posted on 10/23/2015

Vợ hiền là số tốt phận may dành cho những người kính sợ Thiên Chúa

Vợ hiền là số tốt phận may dành cho những người kính sợ Thiên Chúa

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 … “Nhan sắc phụ nữ làm mát mắt người nhìn, và đó là điều khiến đàn ông khoái nhất. Nếu nàng còn ăn nói dịu dàng yêu thương, thì trong thiên hạ chẳng có ai được như chồng nàng. Cưới vợ là khởi đầu sự nghiệp, là có một trợ lực tương xứng, và một cột trụ để tựa nương.. Phúc thay ai cưới được vợ hiền, tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi. Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, được an vui suốt cả cuộc đời. Vợ hiền là số tốt phận may dành cho những người kính sợ THIÊN CHÚA: Giàu hay nghèo, lòng vẫn cứ an vui, lúc nào nét mặt cũng tươi cười” (Sách Huấn Ca 36,22-24 / 26,1-4).

Ông Bà François và Jacqueline Robert có 5 người con. Ông bà là thành viên Ủy Ban Toàn Quốc Mục Vụ Gia Đình Pháp. Cả hai người cùng gia nhập phong trào Focolare – Tổ Ấm, ngay từ khi mới lấy nhau. Ông bà phụ trách nhóm ”Gia Đình Mới”, tại Pháp, một ngành của phong trào Tổ Ấm. Dưới đây là chứng từ của ông bà về tình yêu chung thủy.

 Ông François Robert. Khi quyết định lấy nhau, chúng tôi chỉ muốn đơn sơ một điều: chung sống với nhau. Có lẽ chúng tôi bằng lòng làm bất cứ điều gì, ngay cả trên phạm vi nghề nghiệp, với ước nguyện duy nhất cùng sống và cùng xây dựng. ”Yêu Thương” đối với chúng tôi đồng nghĩa với ”nên một”, và nên một cho đến chết!

Giờ đây, sau hơn 30 năm chung sống, ước muốn nên một vẫn tồn tại. Chỉ khác một điều, chúng tôi hiểu sâu xa hơn mọi chiều kích của cuộc sống chung nên một này. Thêm vào đó, với tư cách là tín hữu Công Giáo và là thành viên phong trào Tổ Ấm, chúng tôi được củng cố trong chọn lựa sống mối tình hiệp nhất yêu thương này. Năm tháng càng trôi đi, chúng tôi càng khám phá ra đâu là giá trị chính yếu: dấn thân làm cho Đức Chúa GIÊSU hiện diện giữa chúng tôi.

 Bà Jacqueline Robert. Cách thức sống hiệp nhất ấy giúp chúng tôi có nghị lực đương đầu với khó khăn gặp phải. Do đó, mỗi khi xuất hiện vấn đề gì với con cái, chúng tôi cảm nghiệm tầm quan trọng của sự hiệp nhất nên một, bởi vì nó giúp chúng tôi sức mạnh để giải quyết vấn đề.

Cùng với năm tháng trôi qua trong đời vợ chồng, tôi rút ra kinh nghiệm: để có thể nên một, tôi không nên ước muốn chiếm hữu chồng, nhưng phải yêu chồng vì chồng và luôn luôn biết tha thứ cho chồng. Tôi phải kính trọng chồng, và biết chấp nhận những phần riêng tư khép kín của chồng.

Dĩ nhiên cuộc sống hôn nhân vợ chồng của chúng tôi cũng dẫy đầy bước thăng trầm, căng thẳng và khó khăn. Nhưng những lúc ấy chính là lúc chúng tôi sống kinh nghiệm tha thứ. Càng biết tha thứ cho nhau, tình yêu càng củng cố và gia tăng. Ngoài ra, càng biết tha thứ cho nhau, càng giúp chúng tôi biết mở rộng lòng tiếp nhận Đấng là nguồn mạch mọi sự: của tha thứ và nhất là, của tình yêu.

Ngoài kinh nghiệm biết tha thứ lẫn nhau, để duy trì mối giây hiệp nhất vợ chồng, tôi còn sống kinh nghiệm khác. Đó là biết để cho chồng tự do phát biểu, diễn tả và biết lắng nghe chồng nói, lắng nghe nguyện ước của chồng. Nhưng nhất là, biết dọn một chỗ trống trong tâm hồn, trong trái tim, để tiếp nhận chồng. Năm tháng càng chồng chất, cách thức yêu thương nhau cũng đổi khác. Sau hơn 30 năm chung sống, chắc hẳn đâu có yêu thương nhau dễ hơn là sau hai năm mới lấy nhau!

 Ông François Robert. Tôi muốn thêm vào một chiều kích khác của đời sống hôn nhân. Ngược dòng thời gian, bây giờ tôi hiểu rõ hơn rằng, khi chúng tôi quyết định lấy nhau, chính là lúc chúng tôi chấp nhận sống ơn gọi vợ chồng. Đối với chúng tôi, bí tích Hôn Phối đúng thực là sức mạnh và là ánh sáng. Hôn nhân cũng còn là lời mời gọi. Đáp lại lời mời gọi tức là chúng tôi ước muốn cùng nhau chung sống, trong mỗi giây phút của cuộc đời, trong hiệp nhất và trong sự hiện diện của Đấng đã kêu mời chúng tôi hãy làm cho Ngài được hiện diện giữa chúng tôi và giữa thế giới.

 … “Nhan sắc phụ nữ làm mát mắt người nhìn, và đó là điều khiến đàn ông khoái nhất. Nếu nàng còn ăn nói dịu dàng yêu thương, thì trong thiên hạ chẳng có ai được như chồng nàng. Cưới vợ là khởi đầu sự nghiệp, là có một trợ lực tương xứng, và một cột trụ để tựa nương.. Phúc thay ai cưới được vợ hiền, tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi. Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, được an vui suốt cả cuộc đời. Vợ hiền là số tốt phận may dành cho những người kính sợ THIÊN CHÚA: Giàu hay nghèo, lòng vẫn cứ an vui, lúc nào nét mặt cũng tươi cười” (Sách Huấn Ca 36,22-24 / 26,1-4).

 (”Annales d’Issoudun”, Octobre/1993, trang 292-295)

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Posted on 10/21/201510/21/2015

Phép lạ sau việc phong thánh cho cha mẹ của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu

Phép lạ sau việc phong thánh cho cha mẹ của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu

Hạnh các Thánh

Cô bé Carmen 7 tuổi có một câu chuyện thật phi thường. Nhờ cô bé mà chân phước Louis Martein và Zelie Guerin, cha mẹ của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu, sẽ được phong thánh ngày hôm nay, tại Quảng trường thánh Phêrô.

Cô bé nhỏ ở Tây Ban Nha, hồi năm 2008 bị sinh non, khi mới ở trong bụng mẹ có 6 tháng. Bé đã phải đấu tranh để sống trong vài tuần đầu tiên, bởi vì chứng xuất huyết não và nhiều bệnh ngặt nghèo khác.

Nhưng những người thân yêu của bé và nhiều xơ Carmen đã xin lời chuyển cầu của vợ chồng nhà Martin. Và Vatican đã xác nhận việc lành bệnh của bé là một phép lạ.

Cha mẹ của bé Carmen, đã kể câu chuyện này với CNA.

‘Chúng tôi chỉ là một gia đình nữa đón nhận phép lạ này với đôi tay mở rộng. Nhưng chúng tôi và Carmen chỉ là những người bình thường như bao người khác.’

Bé Carmen bây giờ đã được 7 tuổi.
Anh Santos, cha của bé cho biết, ‘Con gái chúng tôi sinh non, khi chỉ mới 6 tháng thai kỳ đầy biến chứng, và các cơ quan của bé chưa phát triển đủ. Các biến chứng phơi bày rõ ràng, chứng xuất huyết não, nhiễm trùng … tình trạng của bé ngày càng xấu đi khiến chúng tôi lo lắng tột cùng.’

Cả hai vợ chồng đều phải trải qua ‘một tình trạng khủng khiếp.’

‘Với một vài bậc cha mẹ phải đối mặt với tình trạng này sẽ có cảm giác bất lực, buồn thảm, tội lỗi và vô vọng … nhưng trước hết, chúng tôi có một con trai 5 tuổi, và phải cố gắng để tình trạng này không tác động đến cháu.’

Các bác sỹ bảo hai vợ chồng hãy sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất. Mỗi ngày đều là một ngày trọng đại.

‘Bé Carmen đang ngày càng yếu đi.’ Bé quá yếu đến nỗi, dù đã được 35 ngày tuổi, nhưng cha mẹ của bé không được chạm đến con mình để tránh nhiễm trùng cho bé.

‘Các bác sỹ bảo là họ không thể làm gì thêm được nữa, và lúc đó họ mới cho phép chúng tôi chạm vào bé.’ Cha mẹ bé Carmen cho biết, ‘trong suốt toàn thời gian này, chúng tôi không bao giờ mất đức tin, chúng tôi bám chặt vào đức tin của mình, và điều này giúp chúng tôi rất nhiều.

Với chúng tôi, đức tin là nền tảng gia đình, như thường nói, không có đức tin thì không có hi vọng.’

Carmen bé nhỏ sinh nhằm lễ kính thánh Têrêsa Avila, nên mẹ của bé tìm một tu viện hay nhà thờ có liên hệ với thánh nữ.

‘Chúng tôi thấy câu trả lời cho mình đến qua lời cầu nguyện. Carmen vẫn sống, dù bé rất yếu, vậy nên chúng tôi quyết tâm phải tìm được một địa điểm khác nữa. Rồi tôi tìm kiếm trên Google xem có địa điểm nào để cầu nguyện với thánh Têrêsa không, và ngay lập tức cho ra kết quả là tu viện thánh Giuse và thánh Têrêsa ở thành phố Serra tỉnh Valencia.

Tôi đến đó, vào lúc chiều muộn, và không thể vào được vì đã đến giờ đóng cửa. Vậy nên tôi điện thoại kể cho các xơ dòng Carmen chuyện của bé Carmen và các xơ bảo sẽ cầu nguyện cho bé.’

Xơ cũng nói với anh Santos là nhà anh có thể đến tham dự thánh lễ sáng chúa nhật.

‘Chúng tôi đến đó dự thánh lễ, cầu nguyện và nhanh chóng ra về vì phải chăm bé đang ở trong bệnh viện cách đó 25 dặm.’

Sau 4 hay 5 chúa nhật như vậy, các xơ dòng Carmen bắt đầu gần gũi với vợ chồng anh. Và đây cũng là lúc cha mẹ của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu đến trong cuộc đời gia đình bé Carmen.

Louis Martin và Zelie Guerin, kết hôn năm 1858, chỉ 3 tháng sau khi gặp mặt. Hai người sống khiết tịnh trong gần một năm, rồi sau đó bắt đầu có đến 9 mặt con. Bốn bé bị chết khi nhỏ, còn 5 người con gái lớn đi tu.

Gia đình Martin được biết đến vì đời sống mẫu mực thánh thiện của cầu nguyện, chay tịnh và bác ái. Hai vợ chồng thường thăm các người già và mời người nghèo đến dùng bữa với họ tại nhà mình.

Con gái của ông bà, Têrêsa, đi tu dòng Carmen, là Đóa hoa nhỏ Têrêsa Hài đồng Giêsu. Thánh nữ đã viết quyển tự thuật ‘Câu chuyện một linh hồn’ có ảnh hưởng sâu đậm về đường thiêng liêng. Têrêsa được phong thánh vào năm 1925, và được phong làm Tiến sỹ Giáo hội vào năm 1997.

Một người con gái khác trong gia đình, Leonia Martin, cũng được mở án phong thánh vào năm 2015 này.

Còn vợ chồng Martin được phong chân phước năm 2008.

Anh Santos cho biết, ‘Cha mẹ của thánh Têrêsa được phong chân phước vào ngày 19-10, 4 ngày trước khi bé Carmen sinh ra.’

Các xơ Carmen đưa cho cha mẹ bé một vài tấm hình của vợ chồng nhà Martin, một lời kinh và tiểu sử sơ lược về hai vị.

‘Mẹ bề trên bảo chúng tôi rằng có lẽ hai chân phước này, từng chữa lành phép lạ cho một đứa trẻ, cũng có thể giúp cho chúng tôi.

Và ngay đêm đó, chúng tôi bắt đầu cầu nguyện với hai vị.’ Các xơ trong tu viện cũng chung lời cầu nguyện cho Carmen bé nhỏ.

‘Ngày hôm sau, bắt đầu có một loạt thay đổi trong tình trạng của bé.’

Hôm sau, bé Carmen được chuyển đến một bệnh viện khác, và bắt đầu hồi phục thấy rõ. Bé bắt đầu thở mà không cần máy hỗ trợ, và các nhiễm trùng cũng suy giảm. Đến ngày thứ ba, bé được rời phòng chăm sóc đặc biệt, dù vẫn phải mất vài năm để chắc chắn liệu bé có chịu các tác động phụ do chứng xuất huyết não hay không.

Carmen cuối cùng cũng được ra viện ngày 02-01-2009, cùng ngày sinh nhật của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu.

Mười lăm ngày sau, thánh tích của hai chân phước Louis và Zelie đến Lerida, Tây Ban Nha. Các xơ dòng Carmen khuyến khích gia đình hãy đến đó.

Và ở đó, họ gặp thỉnh cáo viên cho án phong thánh của vợ chồng nhà Martin, và giải thích về việc chữa lành của con gái mình. Thỉnh cáo viên, bắt đầu điều tra việc này từ tháng 11, 2009.

Cho đến tháng 3, 2015, các thỉnh cáo viên mới xác nhận phép lạ xảy đến cho bé Carmen, và điều này sẽ nâng vợ chồng nhà Martin lên bậc hiển thánh.

Gia đình bé Carmen đón nhận tin vui này vào ngày 18-3, trong dịp lễ hội Fallas de Valencia.

“Cả gia đình chúng tôi đang xuống phố San Vicente ở Valencia, trong lễ Dâng hoa kính Đức Mẹ Che chở, để dâng bó hoa của mình. Đột nhiên, điện thoại reo lên, và sau sáu năm, các thỉnh cáo viên đã cho chúng tôi một tin thật trọng đại.

Một thời khắc rất đặc biệt và quá xúc động, có thể xảy đến trong một thời điểm khác, nhưng lại thật tuyệt khi tin tức đến khi chúng tôi đang ở dưới chân Đức Mẹ.’

Cha mẹ của bé Carmen kể cho bé mọi chuyện về việc bé được chữa lành như thế nào.

‘Với chúng tôi, đây luôn luôn là một phép lạ, và quá tuyệt vời khi chúng tôi có thể thấy bé có phản ứng với mọi sự và đang bình phục. Được trải qua chuyện như thế này thật khác xa với việc được nghe kể. Khi chuyện này xảy đến cho bạn, thì đức tin được tái khẳng định.’

Cha mẹ bé Carmen nói rằng họ là những người có đức tin mạnh mẽ trước khi phép lạ xảy đến, nhưng bây giờ họ còn sống đạo hơn nữa.

Cả gia đình sẽ chứng kiến lễ phong thánh cùng với người thân và bạn bè. Họ ‘hơi căng thẳng và lo lắng’ khi chờ đón thánh lễ phong thánh sẽ diễn ra vào sáng ngày 18-10 theo giờ Vatican [khoảng 5 chiều giờ Việt Nam] Nhưng họ cũng ‘đầy hân hoan.’

Đây là lần đầu tiên Giáo hội phong thánh cho một cặp vợ chồng cùng lúc.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Posted on 10/07/2015

Linh mục gốc Việt hiến thận cho linh mục gốc Việt từng tu chung

Linh mục gốc Việt hiến thận cho linh mục gốc Việt từng tu chung

Nguoi-viet.com


Nhất Anh/Người Việt

MANDEVILLE, Louisiana (NV) – Một linh mục gốc Việt quyết định hiến tặng thận của mình cho một linh mục khác sau khi hay tin linh mục này bị tiểu đường và cần ghép thận.

Vào Tháng Tám vừa qua, Linh Mục John-Nhân Trần, chánh xứ nhà thờ Mary Queen of Peace tại Mandeville, Louisiana, tặng quả thận trái của mình cho Linh Mục Thành Nguyễn, quản nhiệm giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Oklahoma City, Oklahoma.


Linh Mục John-Nhân Trần (trái) và Linh Mục Thành Nguyễn (Hình: Tổng Giáo Phận New Orleans)

Nói với nhật báo Người Việt, vị linh mục chánh xứ cho biết sức khoẻ của mình hiện giờ đã ổn định hơn và bắt đầu làm công việc mục vụ bình thường.

“Mới đầu sau khi mổ xong, tôi thấy sức khoẻ của mình yếu đi nhiều lắm. Vết mổ đau, đi đứng cũng khó khăn, nhưng bây giờ thì đang bình thường trở lại. Và có một điều là tôi chưa bao giờ hối hận những điều mình làm,” Linh Mục John-Nhân Trần chia sẻ.

Cả hai linh mục John-Nhân Trần và Thành Nguyễn rời Việt Nam và ban đầu định cư tại Louisiana. Họ gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1980 tại chủng viện St. Joseph ở St. Benedict. Sau đó, cả hai vào chủng viện North Dame, New Orleans, cùng một lúc. Rồi chủng sinh John-Nhân Trần được thụ phong linh mục vào năm 1992, trong khi chủng sinh Thành Nguyễn tiếp tục ở lại chủng viện và chịu chức linh mục tám năm sau đó.

Trong khi Linh Mục John-Nhân Trần sang tiểu bang Oklahoma làm mục vụ, Linh Mục Thành Nguyễn phục vụ ở các nhà thờ khác nhau ở phía Nam Louisiana. Thỉnh thoảng họ lại gặp nhau ở các sự kiện của cộng đồng người Việt.

“Lúc cha Thành gặp lại tôi trong đám tang của ba tôi, tôi biết được tin ngài đang mang căn bệnh tiểu đường,” Linh Mục John-Nhân Trần kể. “Ngài phải lọc thận và chờ đợi đến phiên mình trong danh sách những người cần được ghép thận.”

Không chần chừ, cũng không suy nghĩ, vị linh mục chánh xứ Mary Queen of Peace đề nghị được khám sức khoẻ xem thận của mình có phù hợp với Linh Mục Thành hay không.

“Tôi và cha Thành từng học ở chung Chủng viện, chúng tôi là bạn của nhau. Và nhiều lần tôi có dịp đi đến các bệnh viện, chứng kiến người bệnh vật vã đau đớn chống chọi với bệnh tật và cứ phải lọc thận, lọc máu chờ ngày ghép thận. Đó là những hình ảnh đau long,” Linh Mục John-Nhân Trần bày tỏ. “Tôi không suy nghĩ gì hết, mà chỉ muốn giúp đỡ.”

Lúc đó, theo lời kể của Linh Mục John-Nhân Trần, Linh Mục Thành Nguyễn luôn im lặng mỗi khi được người bạn nói muốn hiến thận, “vì lấy đi một quả thận của người bạn mình là điều quá to lớn.”

Và mỗi khi gặp lại bạn mình, Linh Mục John-Nhân Trần luôn hỏi thăm tình trạng sức khoẻ và luôn nhắc lại nhã ý của mình.

“Vào đầu năm nay, sau khi gặp lại cha Thành, tôi biết rằng mình bắt buộc phải làm,” vị linh mục chánh xứ chia sẻ. “Cuối cùng tôi liên lạc được người phụ trách việc hiến thận. Chúng tôi tiến hành khám sức khỏe, và kết quả là thận của tôi khoẻ và phù hợp với cha Thành.”

Ngày 17 Tháng Tám, cuộc ghép thận diễn ra thành công. Hai tháng sau cuộc giải phẫu, sức khoẻ của cả linh mục đều dần dần ổn định.

“Tôi cảm thấy vui khi cha Thành khoẻ mạnh trở lại, và cảm thấy việc mình làm có thể giúp đỡ cho người khác,” Linh Mục John-Nhân Trần tâm sự. “Tôi thấy việc mình làm là điều bình thường, không có gì là to tát hết.”

San sẻ một quả thận của mình cho người khác có lẽ đó không phải là điều đơn giản đối với nhiều người. Nhưng đối với Linh Mục John-Nhân Trần, “con người có các thứ bên mình là do Chúa ban cho, nên tâm phải luôn biết ơn và cho đi người khó khăn hơn.”

“Chúa soi sáng cho con đường tôi đi và nhờ ơn Chúa, thận của tôi phù hợp với cha Thành. Chúng ta luôn tạ ơn Thiên Chúa và phải biết cho đi những gì Chúa ban cho mình,” vị linh mục chia sẻ. “Chúng ta nên cố gắng sống cho người khác bất cứ trong hoàn cảnh nào chúng ta có thể làm, bởi vì sống chính là cho đi mà không mong chờ nhận lại điều gì từ người khác.”

—————-
Liên lạc tác giả: nguyen.nhatanh@nguoi-viet.com

Posted on 10/02/201510/02/2015

BỐN MƯƠI NĂM – MỘT DÒNG LỆ

BỐN MƯƠI NĂM – MỘT DÒNG LỆ

Tri’ch EPHATA 661

Bà Lê Tín Hương hiện ở California, là một nhạc sĩ, cũng là một nhà văn, qua cha cố Ngô Văn Trọng đang nghỉ hưu tại Orange County, California, gởi cho chúng tôi câu chuyện về Ơn Lạ của Mẹ La Vang đã ban cho gia đình bà cách đây 40 năm. Xin mời quý độc giả…

Tôi rời nhà lúc 6 giờ sáng Chúa Nhật. Lái xe trong cơn mưa tầm tã, trên con đường dài vẫn còn mù mờ tối của một buổi sáng mùa đông lạnh, đối với tôi là một việc làm gần như rất hiếm hoi.

Ngày cuối tuần, nhất là những sáng trời mưa, tôi vẫn có cái thú rúc trong chăn và nằm nướng. Cây đàn Tây Ban Cầm được gác sẵn bên góc đường để tôi có thể với tay kéo lên bất cứ lúc nào, và ngồi dậy tựa lưng vào thành giường nhã hứng… Những dòng nhạc về mưa, về thân phận lúc đó lại có cơ hội tiếng thăng tiếng trầm đến với cuộc đời…

Riêng sáng hôm nay, lòng tôi nao nao mong đợi. Tôi thức dậy sớm. Sau một chút trang điểm nhẹ nhàng, tôi chọn cho tôi chiếc áo màu trắng, khoác ngoài chiếc áo ấm màu đen và sẵn sàng chờ giờ ra xe. Trời chưa thấy sáng và giờ đi hãy còn sớm. Tôi bâng khuâng ngồi nhìn ra khung cửa, mưa vẫn còn nặng hạt, dấu chỉ báo hiệu cho một cơn mưa có thể kéo dài đến chiều…

Liên tưởng đến buổi Thánh Lễ Ðại Trào mà tôi sẽ tham dự sáng nay, khai mạc năm Toàn Xá 200 năm Ðức Mẹ La Vang và kỷ niệm 10 năm phong thánh, 117 vị anh hùng Tử Ðạo Việt Nam. Tôi bỗng thấy lòng lâng lâng xúc động. Ngoài sự cảm phục về tấm gương sáng ngời tình yêu và tuyên xưng đức tin của các Thánh Tử Ðạo, thì mỗi khi nhắc đến Mẹ La Vang, là gợi lại trong tôi hồi tưởng về một khung trời thơ ấu xa xưa với biến cố trọng đại đã đến với gia đình tôi cách đây 40 năm về trước, vào một ngày mưa gió như hôm nay…

Năm 1958, ba tôi làm việc tại Bệnh Viện Trung Ương thành phố Huế. Mỗi tháng ông vẫn cùng các bác sĩ đi thanh tra các bệnh viện nhỏ ở các vùng lân cận. Hôm ấy, ông sửa soạn đi thăm Bệnh Viện Quảng Trị, cách thành phố Huế khoảng 65 cây số về phía Tây Bắc.

Tôi còn nhớ rõ sáng hôm ấy trời mưa lạnh. Những cơn mưa mà những ai đã từng ở Huế chắc chắn không thể nào quên được. Mưa tầm tã, rả rích kéo dài từ ngày này sang ngày khác tưởng chừng như vô tận. Ba tôi chuẩn bị lên đường. Chiếc xe chở ông cùng ba vị bác sĩ và một nhân viên bệnh viện đã đón ông ở ngoài cổng. Ba tôi mặc vào người chiếc áo jacket bằng da và dặn dò mẹ tôi một vài điều gì đó rồi vội vàng ra xe.

Bước xuống mấy bậc thềm ông gặp ngay cha Luận đang bước vào. Cha Cao Văn Luận cùng quê quán với cha tôi, ngài rất gần gũi và thương yêu gia đình tôi. Một trong những mong mỏi của ngài là được thấy gia đình tôi theo Ðạo. ( Ảnh chụp Vương Cung Thánh Đường La Vang ngày xưa, trước khi bị chiến tranh tàn phá vào Mùa Hè 1972 ).

Tuy rất kính và quý mến cha nhưng điều đó với ba mẹ tôi là một trở ngại lớn, không thể nào thực hiện được. Cả hai bên nội ngoại tôi không ai có Ðạo. Mẹ tôi đồng thời lại là một Phật Tử. Bà đã quy y, pháp danh Nguyên Khai. Bà cũng đã từng xây chùa cho làng ngoại tôi tại Huế. Mẹ tôi là một người đàn bà có học. Như đa số những bà mẹ Việt Nam khác rất hiền lành và nhẫn nhục. Cả cuộc đời hy sinh cho hạnh phúc của chồng con, nhưng trong vấn đề tín ngưỡng thì lại rất cương quyết, chẳng thể nào lay chuyển được. Ba tôi biết thế nên ông rất tôn trọng mẹ tôi mặc dầu ông rất kính mến cha Luận.

Cha Luận gặp ba tôi, ngài bắt tay rất vui vẻ, ngài đưa cho ba tôi một tấm ảnh và bảo: “Tôi mới đi kiệu ngoài La Vang về. Tôi kính cho ông một tượng ảnh của Mẹ La Vang. Ðức Mẹ đã làm nhiều phép lạ và rất linh thiêng. Ông hãy giữ lấy mà cầu nguyện.”

Ba tôi cười cười, nói cám ơn cha, rồi thuận tay ông nhét tấm ảnh vào túi trong của chiếc áo da. “Con phải đi ngay cha à, mọi người đang đợi con ở ngoài kia.” Vừa nói ba tôi vừa chào từ giã cha rồi ra xe. Tôi nhìn theo chiếc xe chở ba tôi khuất dần, khuất dần sau màn mưa dày đặc…

Buổi chiều trong khi người nhà chuẩn bị bữa cơm, chúng tôi ngồi nghe mẹ kể chuyện. Mẹ đang kể một đoạn trong câu chuyện “những kẻ khốn cùng” ( Les misérables ) của văn hào Victor Hugo thì chúng tôi nhận được hung tin. Chiếc xe chở ba tôi và bốn người nữa đã bị lật tại cầu Giồng, Quảng Trị, và chìm xuống sông. Tất cả đều tử nạn. Bệnh viện báo tin và yêu cầu gia đình ra ngay hiện trường để nhận xác đồng thời để tẩm liệm tại chỗ cho thân nhân…

Trước biến cố bất ngờ đó, mẹ tôi như người bị sét đánh. Bà run rẩy rững sờ ôm lấy tôi. Làm sao tôi có thể diễn tả hết nỗi đau đớn trong lòng mẹ lúc ấy… ( giờ đây sau biết bao lần chứng kiến những chia ly, tử biệt, tôi mới ngậm ngùi thấm thía được niềm đau đớn của những nỗi đợi chờ tuyệt vọng ), chỉ biết là đã nhìn thấy mẹ đầm đìa nước mắt và cả chúng tôi nữa…

Ngoài kia dòng lệ của đất trời vẫn hững hờ rơi…

Mẹ tôi và chị em tôi theo chiếc xe của bệnh viện ra Quảng Trị nhận xác cha. Ðến nơi, tại một trạm gác nhỏ nằm cuối chân cầu, xác của ba vị bác sĩ và nhân viên bệnh viện đã được vớt lên. Còn thi hài của ba tôi thì chưa tìm thấy. Người ta chưa vớt được ba tôi nhưng mọi người xác định là ông cũng cùng một số phận với những người đã tử nạn; nhất là ông đã chìm sâu dưới lòng nước quá lâu. Mẹ tôi mặt mày bạc nhược tái xanh, mắt đỏ hoe vì khóc, đứng ở một góc phòng chờ đợi…

Thân nhân của các nạn nhân đều đã tới, tiếng kêu gào khóc kể nghe rất não lòng. Tôi vừa buồn vừa sợ, mơ hồ cảm thấy một khúc quành nào đó thật ngặt nghèo đang chờ đợi gia đình tôi.

Em tôi vì còn nhỏ, có lẽ chưa hiểu lắm, nép trong lòng mẹ ngơ ngác nhìn quanh: “Ba đâu, ba đâu mẹ ?” Mẹ tôi chưa kịp dỗ dành em thì bỗng có tiếng người la lớn: “Ðây rồi, vớt được xác sau cùng rồi !” Là ba đó, mẹ tôi chạy nhào tới. Phải rồi, người ta đang khiêng ba tôi vào, đặt ba tôi nằm trên chiếc băng ca… Lại có tiếng người la lên: “Trời ơi ! Ông ta hình như chưa chết. Còn thở. Hơi thở yếu lắm. Làm hô hấp nhân tạo ngay đi !”

Và ba tôi quả còn sống thật ! Mẹ tôi quỳ xuống lạy trời lạy đất. Cám ơn Trời Phật đã cứu sống ba tôi. Nước mắt một lần nữa tuôn dầm dề trên má mẹ, nhưng lần này là những dòng nước mắt hạnh phúc không ngờ…

Chúng tôi quỳ chung quanh chiếc băng ca nơi ba tôi đang nằm. Ba tôi tỉnh lại hẳn. Ông nói bằng một giọng nói thật yếu ớt, câu nói đầu tiên mà tôi không bao giờ quên được: “Hãy xin cha rửa tội, rửa tội cho cả nhà, Ðức Mẹ La Vang đã cứu ba.”

Nói xong ông đưa tay vào trong túi áo da lục lọi kiếm tìm, và sau đó ông rút ra tấm ảnh Ðức Mẹ La Vang. Tấm ảnh mà cha Luận đã cho ông trước chuyến đi định mệnh. Tấm ảnh đã ướt sũng và đậm màu vì thấm nước, nhưng hình Ðức Mẹ với chiếc áo choàng xanh vẫn còn in rõ nét.

Ba tôi nói tiếp: “Ðây chính Bà này đã cứu ba, Bà đã lôi ba, lúc ấy đang mắc kẹt trong xe, ra khỏi cửa xe. Bà đẩy ba nổi lên mặt nước và nói Ta là Ðức Mẹ La Vang, Ta đến cứu con.”

Tôi chợt nghĩ lại, nếu ngày hôm đó ba tôi không vội vàng ra đi, và có thời giờ để tiếp chuyện với cha Luận. Có lẽ bức tượng ảnh Ðức Mẹ La Vang đã bị bỏ quên trong một ngăn kéo nào đó cùng với sự hững hờ của ba mẹ tôi.

Sau biến cố đó, gia đình tôi gồm ba mẹ và 7 anh chị em đã rửa tội trong sự tự nguyện rất hoan hỷ của mẹ tôi. Ba vị Linh Mục thân thiết của gia đình tôi, cha Cao Văn Luận, cha Ngô Văn Trọng lúc bấy giờ là cha Chánh Xứ Họ Đạo Phanxicô, hay còn gọi là Nhà Thờ nhà nước, nơi mà gia đình tôi cư ngụ, và cha Vũ Minh Nghiễm, Dòng Chúa Cứu Thế, người đã dày công dạy giáo lý cho chúng tôi. Cả ba vị Linh Mục này đã dâng Thánh Lễ và ban Bí Tích rửa tội cho chúng tôi.

Theo lời xin của ba tôi, để cảm tạ ơn thánh của Ðức Mẹ, lễ rửa tội được tổ chức tại Thánh Ðường Ðức Mẹ La Vang Quảng Trị. Mẹ tôi vô cùng vui mừng hân hoan, và tin tưởng lần chuỗi Mai Khôi cảm tạ ơn Ðức Mẹ mỗi ngày. Cho đến ngày nhắm mắt bà là một tín đồ sốt sắng, sùng kính Ðức Mẹ tuyệt đối. Ðây là những hình ảnh cuối đời của mẹ tôi.

Tôi còn nhớ rõ sau thời gian gia đình nhận Bí Tích Rửa Tội. Mẹ tôi đã chịu đựng nhiều lời ra tiếng vào của họ hàng và những người quen biết. Họ cho rằng gia đình tôi theo đạo là để mưu cầu cho một quyền lợi nào đó. Về phần chúng tôi khi đến trường cũng nghe những lời đàm tiếu của bạn bè. Mỗi lần than vãn với mẹ thì mẹ lại khuyên răn chúng tôi: “Ba là cột trụ và là nguồn sống của gia đình chúng ta. Vì thế dầu có chịu bao nhiêu thử thách, khó khăn cũng phải chấp nhận để cảm tạ ân sủng đó. Tình yêu luôn luôn có cái giá phải trả, và cái giá đó có nghĩa gì đâu với ân huệ mà Ðức Mẹ đã ban cho gia đình chúng ta.” ( Ảnh tượng Mẹ La Vang nguyên thủy và bộ tem Mẹ La Vang, chụp vào năm 1962, là mẫu tượng Đức Bà phù hộ các giáo hữu ).

Mẹ tôi nói đúng, ơn lạ mà Mẹ La Vang đã ban là một biến cố lớn trong đời sống tâm linh của gia đình, cũng là một biến cố trong lịch sử gia tộc. Ba tôi năm nay đã gần 90. Ông vẫn còn kính tấm tượng ảnh năm xưa đã cứu ông trên bàn thờ. Tấm ảnh Ðức Mẹ ngày nay đã mờ nhạt theo thời gian, nhưng mỗi ngày ông đều đọc kinh lần hạt cảm tạ Ðức Mẹ.

Câu chuyện mầu nhiệm này đã được chúng tôi thường xuyên kể lại cho con cháu nghe, như là một câu chuyện thần thoại nhưng có thật. Xảy đến từ một trong những phép lạ của Ðức Mẹ La Vang đối với gia đình tôi nói riêng và nhiều gia đình khác nói chung.

Ngày đại lễ hôm nay, trời cũng mưa. Tôi lái xe trong cơn mưa như trút nước, Lòng hạnh phúc vô cùng vì tôi được có Chúa. Có ánh sáng Niềm Tin của Ngài chiếu rọi tâm hồn tôi. Có Tình Yêu bao la rộng mở của Ðức Mẹ đã đến với gia đình tôi từ thuở tôi mới lên mười…

Tôi lắng nghe những lời huấn từ của Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận. Bằng giọng nói rõ ràng trầm ấm, ngài nhắc lại lịch sử Hội Thánh Công Giáo Việt Nam từ những ngày đầu tiên. Qua biết bao nhiêu thăng trầm gian khổ có máu, có nước mắt và ngày nay đã được thăng hoa với 117 Vị Thánh Tử Ðạo. Gia đình ngài cũng đã theo Chúa cách đây 300 năm, với những thử thách cùng với nhiều ân sủng của Chúa, của Ðức Mẹ, đặc biệt là Mẹ La Vang. Ngài cũng kể lại những phép lạ mà Ðức Mẹ đã ban, trong đó có phép lạ chữa lành bệnh cho cha cố Trọng, cha Linh Hướng của gia đình tôi.

Tôi tự cảm thấy gia đình mình may mắn, đã được hưởng một ân sủng quá đặc biệt đến từ Tình Yêu bao la không bờ bến của Ðức Mẹ.

Trong cái lạnh của mùa Ðông, lòng tôi bỗng nhiên ấm cúng. Tôi thấy tâm hồn như nở hoa. Ðóa hoa Yêu Thương trong vườn hoa rực rỡ của Niềm Tin. Tôi hy vọng sẽ mãi mãi là đóa hoa đầy hương sắc, không bao giờ héo rũ úa tàn. Tôi thầm cám ơn Chúa, cám ơn Mẹ, cúi đầu để che dấu dòng lệ cảm xúc đang âm thầm rơi. Dòng lệ của hơn bốn mươi năm trước kể từ khi gia đình tôi được ơn lạ của Ðức Mẹ La Vang, trải qua biết bao sóng gió bể dâu… Có lúc đã ngưng đọng, có lúc tưởng chừng bị lãng quên, hôm nay lại từng giọt chảy dài… Những giọt lệ vui mừng. Những giọt lệ bồi hồi nhắc nhở tôi niềm hạnh phúc được nương náu trong Tình Yêu và Ân Sủng của Chúa, của Mẹ Maria.

LÊ TÍN HƯƠNG, California,

Chúa Nhật 22.2.1998

Posted on 09/11/201509/11/2015

ĐHY – Nguyễn Văn Thuận – Gương Chứng Nhân Hy Vọng

ĐHY – Nguyễn Văn Thuận – Gương Chứng Nhân Hy Vọng

httpv://www.youtube.com/watch?v=iI-iYDo5fmA&feature=youtu.be

Posts pagination

Previous page Page 1 … Page 20 Page 21 Page 22 … Page 38 Next page
  • Tạo Vật biết yêu thương
  • Tạo vật sống hiệp quần
  • Tạo vật sống quây quần
  • Tạo vật linh động
  • Tạo vật sinh động
  • Tạo vật đẹp xinh
  • Tạo vật mỹ miều
  • Tạo vật uyên ương

Tìm bài viết theo câu chữ :

Bài Mới Đăng Trong Tuần

  • QUỞ TRÁCH – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 07/14/2025
  • Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh bác bỏ tin đồn được Trump tham vấn và vinh danh 07/13/2025
  • Dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành – Cha Vương 07/13/2025
  • VĨNH CỬU – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 07/13/2025
  • THIÊN ĐÀNG VÀ HOẢ NGỤC – Cao Gia An, S.J.  07/13/2025
  • Ý TƯỞNG CỘNG SẢN CỦA FIDEL ĐÃ TÀN PHÁ CUBA NHƯ THẾ NÀO?! 07/13/2025
  • Nhìn lại thập niên 1980–90 và phong trào kháng chiến phục quốc hải ngoại 07/13/2025
  • GIA ĐÌNH KHÁC ĐẠO – Cao Gia An, S.J. 07/13/2025
  • Con Chỉ Là Tạo Vật – Phương Anh & Có Chúa Tâm Hồn An Vui: Đáp Ca TV 68 07/12/2025
  • Suy Niệm: SỰ THẬT GIẢI THOÁT CHÚNG TA – Phó Tế Nguyễn Sĩ Bạch 07/12/2025
  • NGƯỜI THÂN CẬN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 07/12/2025
  • Đừng đợi đến phút cuối cùng mới trân trọng cả một đời 07/12/2025

Bài Viết được nhiều Người đọc nhất

  • downloadNGÀY CỦA CHA- Truyện ngắn HAY 07/02/2025 (71)
  • download (1)Nguyễn Thị Mỹ Lynn, một tân tòng có đức tin tuyệt vời – Phùng Văn Phụng 06/18/2025 (38)
  • thuoc-giaMất thận, nhiễm độc gan vì tin vào “thuốc gia truyền” quảng cáo trên mạng 06/04/2025 (40)
  • Iran-ỈaelDo Thái tấn công Iran chiến tranh nổ lớn 06/13/2025 (29)
  • Air_India_787-8_(VT-ANB).jpgVề chuyến bay Air India AI 171 rơi ở Ấn Độ – Phùng Văn Phụng 06/15/2025 (23)
  • Jerusalem“SỐC” VỚI 10 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ ISRAEL | Nơi có binh sĩ phái nữ đẹp và mạnh | Cường quốc công nghệ thế giới 06/24/2025 (21)
  • downloadNHÂN SINH – Truyện ngắn cảm động – HAY 07/04/2025 (20)
  • downloadĐỪNG CHỈ MẢI LO KIẾM TIỀN! 06/11/2025 (19)
  • downloadTôi Không Còn Đau Đớn Nữa… Vì Tôi Không Còn Trông Đợi Nữa ! 06/19/2025 (19)
  • download (2) ĐỌC VÀ SUY NGẪM… 07/03/2025 (19)
  • imagesNhững ngày cuối ở bên cha – HOANG LE 06/14/2025 (18)
  • TS-thieu-nien-1920×1280Thiếu niên người Ý qua đời năm 15 tuổi được phong thánh 06/13/2025 (16)
  • 511160918_715397647919274_6259404681970923745_nKhông bao giờ từ bỏ hy vọng 06/24/2025 (16)
  • Robotaxi1Robotaxi, cuộc đua kỳ thú giữa các hãng công nghệ của Hoa Kỳ và Trung Cộng 06/25/2025 (15)
  • 515708971_1449538596057829_7561194607312186110_nTiếng đàn trong nước mắt – Khi tình thương dẫn lối một đứa trẻ 07/05/2025 (14)
  • 486282712_9557314197647364_9159830344139183785_nDÌ PHƯỚC 07/01/2025 (14)
  • 1-128Ngày 1-6-1975: Lệnh gọi “học tập cải tạo”, một vết chém cay nghiệt! 05/31/2025 (18)
  • 7c3de600-5563-11f0-a2ff-17a82c2e8bc4.pngDự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump (BBC) 07/01/2025 (12)

Bạn đọc bốn phương

Flag Counter

BÀI VIẾT THEO THÁNG NĂM

BÀI VIẾT THEO THỂ LOẠI

Loạt Bài Mới Đăng

  • QUỞ TRÁCH – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 07/14/2025
  • Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh bác bỏ tin đồn được Trump tham vấn và vinh danh 07/13/2025
  • Dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành – Cha Vương 07/13/2025
  • VĨNH CỬU – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 07/13/2025
  • THIÊN ĐÀNG VÀ HOẢ NGỤC – Cao Gia An, S.J.  07/13/2025
  • Ý TƯỞNG CỘNG SẢN CỦA FIDEL ĐÃ TÀN PHÁ CUBA NHƯ THẾ NÀO?! 07/13/2025
  • Nhìn lại thập niên 1980–90 và phong trào kháng chiến phục quốc hải ngoại 07/13/2025
  • GIA ĐÌNH KHÁC ĐẠO – Cao Gia An, S.J. 07/13/2025
  • Con Chỉ Là Tạo Vật – Phương Anh & Có Chúa Tâm Hồn An Vui: Đáp Ca TV 68 07/12/2025
  • Suy Niệm: SỰ THẬT GIẢI THOÁT CHÚNG TA – Phó Tế Nguyễn Sĩ Bạch 07/12/2025
  • NGƯỜI THÂN CẬN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 07/12/2025
  • Đừng đợi đến phút cuối cùng mới trân trọng cả một đời 07/12/2025
  • KHI TA ĐÃ ĐẾN TUỔI… 07/12/2025
  • TÂM HỒN CHÚNG TA MẠNH HƠN NHỮNG THƯƠNG TÍCH – Rev. Ron Rolheiser, OMI 07/12/2025
  • Luôn có một chỗ cho niềm hy vọng.- Truyện ngắn HAY 07/11/2025
  • RỈ TAI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 07/11/2025
  • HÃY YÊN NGHỈ 105 LINH HỒN TRONG LŨ LỤT TEXAS 07/11/2025
  • HỒI ỨC – Truyện ngắn HAY 07/11/2025
  • “ỦA ÔNG CHƯA TIẾN SĨ HẢ? SAO KHÔNG ‘LÀM’ MỘT CÁI”? B.S. Đỗ Hồng Ngọc 07/11/2025
  • Hai chị em thiệt mạng trong trận lũ lụt ở Texas được tìm thấy với tư thế ‘hai bàn tay nắm chặt’ 07/11/2025
  • LIÊN LẠC
Proudly powered by WordPress