ĐGH GIOAN PHAOLO II VÀ BỨC ẢNH MỚI ĐƯỢC CÔNG BỐ

ĐGH GIOAN PHAOLO II VÀ BỨC ẢNH MỚI ĐƯỢC CÔNG BỐ

Vào ngày 13.5.1981, tên khủng bố Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã cố ý giết chết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bằng ba phát súng lục trong một cuộc tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô ở Roma.  Mãi cho đến hôm nay nguyên nhân vụ ám sát Đức Gioan Phaolô II của Ali Agca vẫn chưa được hoàn toàn giải thích một cách rõ ràng, mặc dù người ta đã biết được rằng Agca thừa hành lệnh của mật vụ Bảo Gia Lợi (Bulgarie).  Có sự nghi ngờ cho rằng vụ ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là được cơ quan mật vụ Liên Sô KGB ở Mạc Tự Khoa trao cho mật vụ Bảo Gia Lợi thi hành, đã lan rộng ra liền ngay sau vụ ám sát.

Đức Gioan Phaolô II chỉ bị trọng thương qua vụ ám sát.  Và việc ngài sống sót là cà một phép lạ.  Dĩ nhiên, sức khỏe vốn cường tráng trước kia của ngài đã bị ảnh hưởng rất nặng bởi vụ ám sát, khiến ngài phải chịu đau đớn thường xuyên, kéo dài mãi cho tới lúc ngài băng hà năm 2005.

Hai năm sau vụ ám sát, vào ngày 23.12.1983, Đức Gioan Phaolô II đã đích thân vào phòng giam thăm tên khủng bố Ali Agca, nói chuyện với y và nhất là ngài đã tha thứ cho y.

ĐHY Stanislaw Dziwisz tường thuật lại là trong cuộc gặp gỡ và nói chuyện này tại nhà tù, Ali Agca chỉ lặp đi lặp lại với Đức Thánh Cha một câu hỏi duy nhất:

“Tại sao Ngài lại không chết? – Tôi biết chắc chắn là tôi đã nhắm rất trúng đích.  Tôi cũng biết rằng phát đạn tôi bắn ra có hiệu quả tàn phá và gây tử thương một cách chắc chắn.  Nhưng tại sao Ngài lại không bị tử thương?”

Về phần Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thì hoàn toàn xác tín rằng chính nhờ bàn tay hiền mẫu của Đức Mẹ Fatima che chở nên ngài mới có thể thoát chết một cách lạ lùng như thế.  Bởi vì, ngày ngài bị ám sát tại Rôma – ngày 13 tháng 5 năm 1981 – cũng chính là ngày Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ chăn chiên năm xưa tại Fatima, ngày 13 tháng 5 năm 1917.  Hơn nữa, theo Đức Gioan Phaolô II, thì vị Giám Mục mặc áo trắng phải chịu đau khổ nhiều mà Đức Mẹ đã cho ba trẻ trông thấy trong một thị kiến khi hiện ra với ba trẻ tại Fatima, chính là ngài.

Do đó, đúng một năm sau vụ ám sát (1982), Đức Gioan Phaolô II đã đích thân đi hành hương Fatima để tạ ơn cứu sống của Đức Mẹ và trong dịp này ngài cũng mang theo một trong các đầu đạn mà Mehmet Ali Agca đã bắn vào ngài để dâng kính Đức Mẹ.  Và kìa một sự lạ lùng đã làm chính Đức Gioan Phaolô II và tất những người chứng kiến không khỏi sửng sốt và kinh ngạc, là đầu viên đạn mà ngài mang theo kia khi được gắn vào một lỗ hổng duy nhất còn sót lại ở mão triều thiên trên đầu tượng Đức Mẹ Fatima, mà các đoàn thể phụ nữ Bồ Đào Nha đã dâng cúng cho Đức Mẹ vào năm 1946, thì hoàn toàn vừa vặn như thể người ta đã cốt ý làm cái lỗ hổng đó sẵn cho viên đạn vậy.

duc-phao-lo-2
Và đây là bức ảnh mới được công bố gần đây, cho thấy sự can thiệp nhiệm mầu của Đức Mẹ Maria vào ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô bị ám sát, ngày 13 tháng 5 năm 1981

Chúng ta không hiểu tại sao Đức thánh Cha Gioan-Phaolô II đã muốn cất dấu tấm hình chụp nầy trong nhiều năm.  Vatican đã vừa mới công bố tấm hình chụp nầy lần đầu tiên.  Tấm hình được một vệ sĩ của Người chụp ngay chính lúc Đức Thánh Cha bị tấn công và đang ngã xuống trong chiếc xe đặc chế (papamobil) của Người.  Các bạn có thể nhìn thấy đau đớn hiện trên mặt Người.

Joaquin Navarro Valls, phát ngôn nhân Toà Thánh vào thời gian đó, đã tuyên bố người ta mất nhiều năm để nghiên cứu tấm hình chụp khó tin nầy và tất nhiên là về chất lượng rửa hình, vì khi được chuẩn bị kỹ càng, không ai có thể nhìn rõ ràng bởi vì tấm hình không sáng sủa.  Cuối cùng, sau nhiểu kiểm duyệt và tìm tòi, dưới sự kiểm soát của các chuyên gia nhiếp ảnh trên thế giới, họ đã quyết định không hề có “giả mạo’ thuộc thuật nhiếp ảnh và ngày nay họ cho chúng ta món quà đẹp đẽ nầy về Mẹ Thiên Chúa.

Các bạn có thể nhìn thấy Mẹ Thiên Chúa ôm Đức Gioan-Phaolô II trong tay Mẹ.

Lm Nguyễn Hữu Thy

Langthangchieutim gởi

Chuyện bây giờ mới kể…

From:  Nguyễn Ngọc Thương shared Gioan Nam Phong‘s post
_Chuyện bây giờ cha Nam Phong mới kể…

_Xin chúc mừng và cùng đồng hành với đôi vợ chồng này…

Image may contain: 7 people

Gioan Nam PhongFollow

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

Lễ Vọng Phục sinh năm 2014, tôi may mắn được cử hành nghi thức thanh tẩy đêm Vọng Phục sinh cho một tân tòng đặc biệt tại nhà thờ Thái Hà: chị Dương Tuấn Ngọc. Chị là người bạn đời của MC Phan Anh. Chị đã chọn một vị thánh cũng rất đặc biệt thánh nữ Têrêsa Calcutta làm thánh bổn mạng – vị thánh dành cả cuộc đời cho những người nghèo vô gia cư.

Sinh thời thánh nữ đã từng nói: “Trong cuộc đời này, nếu không thể thực hiện những điều lớn lao, thì chúng ta vẫn có thể làm những việc nho nhỏ cho một tình yêu vĩ đại”.

Điều đáng trân quý nơi MC Phan Anh là sự tôn trọng niềm tin tôn giáo nơi người bạn đời của mình. Dĩ nhiên cả những gì anh đang làm tại Miền Trung những ngày qua.

Gần đây, chị Têrêsa Calcutta Dương Tuấn Ngọc mắc phải căn bệnh liên quan tới phổi khá nghiêm trọng, nhưng nay nhờ ơn Chúa sức khỏe của chị đã tạm ổn.

Kính mong mọi người cầu nguyện cho chị và gia đình, để chị luôn là chỗ dựa tin cậy cho người nghệ sĩ tài hoa đang dấn thân cho những con người cơ khổ tại khúc ruột Miền trung thân yêu.

Cám ơn chị. Cầu chúc chị khỏe và bình an.

Mảnh đạn B.40 và phép nhiệm mầu

Mảnh đạn B.40 và phép nhiệm mầu

Nguyễn Trãi

Tác giả Nguyễn Trãi là SQ pháo đội trưởng pháo binh đóng vùng II CT đã thuật cho chúng ta nghe 2 câu chuyện may mắn của ông trong chiến tranh: lần thoát chết trong nháy mắt xui khiến ông vừa rời 1 hố cá nhân tránh bom nhỏ tức thì nguyên 1 trái đại bác 130 ly “thảy lổ” rơi đúng ngay chóc hố cá nhân ấy. Lần sau ông bị thương nặng vì trúng đạn B,40 cùng bị 3 viên đạn AK bắn xuyên nhưng kỳ diệu lại thoát ra cùng 1 lổ, tại vùng Gò Găng Bình Định, tiếp đến trãi bao gian lao số mệnh như ngàn cân treo sợi tóc nhưng ông không chết và may mắn lần hồi lết về được quê nhà vùng ven thành phố Nha Trang. Chuyện kể trước, ông tạm dừng khi may mắn trở về đến quê nhà, Bầy tui tiếp tục lên mạng cố gắng sưu tầm tác phẩm của ông theo tên tác giả. Câu chuyện tiếp này kể về điều may mắn kỳ diệu này diễn ra mấy chục năm sau cuộc chiến tranh, sự việc xảy ra trên đất Mỹ… Mời các bạn theo dõi tiếp câu chuyện của 1 người có số mệnh được âm đức phù hộ….. .    

Bệnh viện Nha trang chạy loạn không còn Bác Sĩ , Gia dình tôi nhờ một y tá trong làng mỗi ngày đến thay băng rửa vết thương . Ba tôi mua cua biển nấu cháo cho ăn cả chục ngày để vết thương lồi thịt làm đầy vết thương .

Cảnh tượng ở quê tại Nhatrang đêm dêm họp đấu tố y như phim ‘ Chúng Tôi Muốn Sống “ tôi tìm cách vào Sài Gòn bằng một giấy thông hành đi mổ vết thương .

Trong căn nhà của tôi nơi tôi được sinh ra và lớn lên , hàng đêm , cứ vào khoảng bảy tám giờ tôi nghe tiếng quát tháo của ông Chủ Tịch Xã VC mới vừa được lên nắm quyền trong những buổi họp “đấu tố “ làm tôi lien tưởng đến cuốn phim “ Chúng Tôi Muốn Sống “ được coi từ hồi nhỏ .

Tôi nghĩ thầm “ không thể nào sống ở điạ phương này , phải tìm mọi cách để vào Sài Gòn “ vào nhà vợ .

Bàn tay trái nơi có mảnh đạn B40 chưa lành vẫn còn ra máu , tôi đi trình diện Trường Đại Học Phú Thọ để trả nợ 10 ngày “ học tập “ cho xong . Mấy cán bộ VC không cho tôi vô , tôi dại dột năn nỉ để được “ học tập “ Tôi muốn “ trả cho xong nợ quỷ thần “

Ra đến Miền Bắc , chổ mảnh đạn đã lành , nhưng bàn tay không cầm được vật nặng quá hai kí lô , và cả bàn tay mất cảm giác rất nhiều , lúc nào cũng thấy bị tê buốt .

Cán bộ quản Giáo không tin tôi và cho là “ trây lười lao động “, có lần lấy cây kim dài đâm vào lòng bàn tay để xem tôi có bị đau không ..

Năm mảnh đạn B40 khác nhỏ hơn và nằm bên ngoài nhiều hơn , nên chỉ hai hay ba năm sau ngày ra Bắc là nó tự động bị đẩy ra ngoài , ung lên thành mủ , tôi chỉ lấy dao cạo râu rạch nó và lấy ra dễ dàng

Sau bảy năm , tôi được thả ra , ngày trở về nhà từ trại tù Hàm Tân Z30 C , tôi chống nạn gổ , một tay cầm chiếc đàn guitar tự đóng ngoài Bắc . hình hài tôi không khác một người đi ăn xin có biết chút ít ca hát kiếm sống .

Tôi về khá bất ngờ cả nhà không biết trước , mọi người trong gia đình vợ tại Sài gòn ôm chầm lấy tôi mà chỉ biết khóc .

Tôi đi Bệnh Viện Chợ Rẫy xin mổ mảnh đạn , mấy bác sĩ đều kết luận “ mổ sẽ bị liệt cánh tay “ ; tôi không dám yêu cầu nữa

Đầu năm 1990 , tôi đi theo diện HO1 , đi qua cổng phi trường ở Mỹ , còi báo động kêu lên , tôi phải ở lại và bị rắc rối vì mảnh đạn trong cánh tay .

Tôi tin tưởng vào nền y khoa tối tân của Mỹ , nên đã nhiều lầu yêu cầu chụp hình và xin giải phẩu mảnh đạn B40 . Tất cả các Bác Sĩ cũng đều cả quyết “ nếu lấy mảnh đạn ra chắc chắn bàn tay sẽ bị liệt “

Tôi chấp nhận cứ để như vậy cho đến khi mình chết đi . Lâu lâu cũng bị đau nhức , bàn tay ấy cũng yếu hơn tay kia và nhất là trời lạnh thì đau nhức hơn .

Có lần phải đi làm MRI về bệnh nhức đầu , vừa bỏ vào máy chừng 10 phút , máy báo động kéo ra cho biết có vật lạ bằng kim loại trong người , đó là một mảnh B 40 nhỏ trên trán và một mảnh lớn trên cánh tay . Họ không dám làm MRI nữa .

Ngày tôi bị thương là 31 tháng 3 năm 1975 . đúng chính xác 37 năm sau cũng ngày ấy chổ mảnh đạn nơi cánh tay sưng lên rất to , đỏ mọng . Tôi đi gặp Bác sĩ gia đình , họ gởi tôi đến một bác sĩ chuyên khoa người Mỹ .

Tôi vào nhà thương mổ chỗ sưng ấy , khi về nhà , ngày hôm sau có y tá người Mỹ đến nhà thay băng . Vết thương được khoét rộng clean hết máu mủ bên trong , vết thương không được may khép kín miệng , họ để trống cho y tá mỗi ngày rút cuộn băng cũ đầy mủ máu ra , và nhét cuộn băng mới vào . Tôi đau đớn thấy bảy tám ông trời . Cứ như thế đến 69 ngày liên tục , vết mổ lành hẵn và đầy đặn thịt lồi lên .

Bác sĩ có cho biết chỉ mổ chỗ sưng mà không lấy đụợc mảnh đạn ( vì nguy hiểm các giây thần kinh , động mạch tỉnh mạch đã bao kín mảnh đạn )

Vết mổ lành sau 69 ngày , khoảng 20 ngày sau đó ngay chỗ mổ sưng lên lại y như lần đầu . Tôi gặp Bác sĩ gia đình , ông ta lại chuyển đến Bác Sĩ mổ kỳ trước . Vừa nhìn thấy chổ sưng , Bác Sĩ này hẹn ngay cho lần mổ thứ hai .

Ông ta nói : sẽ clean thật kỹ bên trong , lần này vết mổ được khâu vá kín mít nên không cần  y tá tới nhà thay băng . Hai tuần lể sau khi mổ lần thứ nhì , đi tái khám , tất cả đều ngon lành và ông ta hẹn hai tuần nữa đến cắt những đường chỉ khâu .

Tôi thấy nhẹ nhõm trong người và yên chí từ nay hết bị hành hạ mặc dù mảnh đạn vẫn còn nằm bên trong .

Ba tuần sau đó chổ vết mổ sưng lên lần thứ ba giống y chang hai lần đầu . Tôi gặp trực tiếp Bác Sĩ mổ trở lại . Ông ta nhìn rồi lắc đầu và nói “ tôi đầu hàng “ Ông bác sĩ này chuyển tôi đến một Bác Sĩ khác chuyên về Nhiễm Trùng .

Đến chỗ chuyên khoa về nhiễm trùng , họ khám nghiệm , nghiên cứu hồ sơ từ chỗ cũ , lấy máu lẫn mủ gởi đến hai phòng Lap khác nhau để xét nghiệm , Tôi còn được đưa đi Chụp hình X quang xác định chổ mảnh đạn , và đi Scan xương gần đó xem có bị ung thư xương mà tạo ra mủ hay không .

Tất cả đều có kết quả mủ và máu không có virus. Cả ba ông bác sĩ ba nơi đều kết luận ba lần khác nhau ‘” nên chấp nhận tình trạng ra mủ như vậy đến suốt đời “.

Tôi chưa chịu thua, bèn đi gặp thầy thuốc Bắc , uống đến  65 thang thuốc Bắc mà vẫn cứ ra mủ dài dài . .

Tôi chấp nhận chổ vết mổ ra mủ suốt đời , mỗi 24 giờ thay băng một lần . Mảnh đạn đã không thể nào lấy ra được thì cũng chấp nhận mang nó đến khi về bên kia thế giới.

Không còn một giải pháp nào để giải quyết tình trạng máu và nhất là mủ ở đâu trong cánh tay cứ ứa ra đúng trọn hai năm liền kể từ ngày mổ đầu tiên.

Đã hai lần mổ, ba ông Bác Sĩ y khoa thứ thiệt của nền Y Khoa Mỹ cũng tuyên bố bó tay và khuyên tôi chấp nhận tình trạng ra mủ như vậy cũng như mảnh đạn cứ để yên đến khi chết .

Thuốc Bắc có đến 65 thang cũng không hề hấn gì . Tôi xoay ra Cầu Nguyện , cầu xin Cha Trương Bửu Diệp giúp con . Đặc biệt Vợ tôi Cầu Nguyện hằng giờ trước bàn thờ có hình Cha Trương Bưu Diệp mà bà rất tin tưởng .

Với một niềm tin rất mạnh trong lòng , Bà vẫn hằng cầu nguyện ngày này qua tháng nọ với Cha Trương Bửu Diệp . Bỗng một bữa tôi thấy chổ mủ chảy ra hằng ngày khô lại và lành , để lộ bên trên một cái mày màu nâu của máu khô có chiều dài khoãng hai centimet . Tôi thử kéo cái mày màu nâu lên . Một cục máu và mủ đã cứng từ lâu có chiều dài cũng chừng hai centimét và to bằng ngón tay giữa .

Cục máu lẫn mủ khô ấy được kéo lên đã để lại cánh tay tôi một lỗ sâu hút . Tôi tiếp tục băng chổ ấy lại và từ từ nhiều ngày sau nữa thịt tự động mọc ra thêm làm bằng mặt cái lỗ trống

Rõ ràng Phép lạ của Cha Trương Bửu Diệp đã cứu tôi thoát ra khỏi tình trạng ra mủ suốt đời , và đặc biệt hơn nữa , mảnh đạn đã cũng đi ra theo với cục máu lẫn mủ cứng ấy .

Tôi quên không xẻ cục máu mủ khô ấy để biết thật rỏ có mảnh đạn trong đó hay không . Tôi xin đi chụp X quang và kết quả bàn tay tôi trở lại bình thường không còn mảnh đạn nữa .

Ngày tôi bị thương là 31/3 /1975 . Đúng 37 năm sau cũng ngày đó nó sưng lên . Trong hai năm liên tục kể từ ngày bị sưng , mảnh đạn di chuyển từ chổ bị bắn len lỏi luồng lách xuyên qua các khe hở của các giây thần kinh , các động mạch và tỉnh mạch để đến chổ mổ , rồi khô cứng lại cùng với máu mủ mà ra ngoài, cũng vào khoảng tháng ba năm 2014 Tổng cộng 39 năm mảnh đạn ở lại trong tôi.

Quả đúng là chỉ có một Phép Lạ mới làm được như thế. Hôm Lể Giổ Cha Trương Bửu Diệp tại một Nhà Thờ gần nhà tôi được tổ chức hôm tháng 3 năm 2014 ; tôi đã xin phép Cha Chủ Tế lên Cung Thánh để kể lại chuyện cái mảnh đạn và phép Lạ của Cha Trương Bửu Diệp đã ban cho tôi với tấm lòng Tạ Ơn Cha.

Câu chuyện hoàn toàn thuộc về tâm linh , và tuỳ vào niềm tin của từng người có hay không . Nhưng đối với tôi là một bằng chứng và là sự thật . Cả gia đình tôi ai cũng tin rằng có phép lạ của Cha Trương Bửu Diệp .

Nguyễn Trãi / Houston

KÍNH MỪNG MARIA ĐẦY ƠN PHÚC!

KÍNH MỪNG MARIA ĐẦY ƠN PHÚC!

CHỨNG NHÂN SỐNG ĐỘNG. Đó là cha Tuýc-cuy-en!

Tại một cuộc Đại Hội Thánh Mẫu ở Lille, nước Pháp, một diễn giả phát biểu, và kể câu chuyện lý thú này :

“Hồi ấy có một gia đình theo đạo Tin lành, có đông con. Hôm ấy, đứa con út đi học về mách với mẹ rằng : Con mới học được một kinh hay lắm, là kinh “Kính mừng Maria…” Bà mẹ mắng : “Con không bao giờ được đọc lại kinh đó nữa nhé ! Đó là điều mê tín của người Công giáo !”Người con vâng lời mẹ. Nhưng vài tháng sau, một hôm giờ đọc Kinh Thánh trong gia đình, tình cờ em gặp đoạn thiên sứ Ga-bri-en đến kính chào Trinh nữ Maria. Em chạy ngay đến mách mẹ : “Mẹ ạ, lời kinh Kính mừng có trong Kinh Thánh.” Người mẹ giật lấy cuốn Kinh Thánh. Nhưng từ đó, cậu con càng năng đọc kinh đó hơn : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc…” Về sau, lớn lên, người con thấy rõ rằng Đức Maria đã được báo trước… Hôm ấy trong gia đình người ta trao đổi theo học thuyết Tin lành, rằng Maria không khác gì một người phụ nữ bình thường, anh thanh niên đứng lên mạnh mẽ bào chữa cho Đức Mẹ, dựa vào chính lời Kinh Thánh, anh quả quyết : “Phải gọi Đức Maria là người có phúc !” Như tiếng sét giữa nhà. Bà mẹ lo lắng kêu lên : “Ôi lạy Chúa, thằng con này rồi sẽ theo giáo hoàng mất”.

Quả nhiên, sau này, anh trở thành một người Công giáo tích cực, lôi cuốn cả nhà trở lại. Chưa có kết quả. Một hôm đứa con của chị cả ốm nặng, nó bị bệnh yết hầu, sắp chết. Anh bảo chị : “Chị hãy nghe em, vui lòng đọc với em kinh Kính mừng, và hứa nếu nhờ Mẹ Maria mà cháu khỏi bệnh, chị sẽ tìm hiểu kỹ đạo Công giáo”.
Bà chị quỳ xuống và hai chị em cùng đọc kinh Kính mừng. Ngày hôm sau, đứa cháu khỏi bệnh. Ba tháng sau, cả gia đình trở thành tín đồ Công giáo.
Nhà hùng biện nói thêm : 
“Thưa anh chị em, con người từng bênh vực Đức Mẹ đó, đã cống hiến hai chục năm cho Tổ quốc. Rồi chàng đã tận tuỵ phục vụ Thiên Chúa. Ngày nay, chàng là một linh mục, và linh mục đó chính là tôi đang được hân hạnh nói chuyện với anh chị em đây !”
        Đó là cha Tuýc-cuy-en.

Lạy Mẹ Maria, con xin hợp cùng toàn thể Giáo Hội Công giáo, mà ca khen mẹ : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc !” Con tin thật Mẹ có phúc, vì Mẹ đã tin những lời Chúa phán. Xin Mẹ giúp con cũng có được niềm tin như vậy. Tin các chân lý trong đạo quả thật nhiều lúc rất gay go, nhất là thời nay. Xin Mẹ giúp con biết trau dồi niềm tin bằng việc siêng năng nghe Lời Chúa và học giáo lý để củng cố cơ sở cho niềm tin.  Xin Mẹ nhậm lời con.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Linh mục ở tù 28 năm được phong Hồng y

Linh mục ở tù 28 năm được phong Hồng y

 

BBC

Hình cố lãnh tụ cộng sản Albania, Enver Hoxha

Trong số 17 vị tân Hồng y được Đức Giáo hoàng Francis vừa tấn phong có cha xứ ở Shkodrë-Pult, Albania từng ngồi tù nhiều năm thời cộng sản.

Linh mục Ernest Simoni, sinh năm 1928, cũng là vị tân Hồng y của Giáo hội Công giáo mà chưa bao giờ giữ chức Giám mục.

Sống trong chủng viện dòng Franciscan thời Thế Chiến 2, và được thụ phong linh mục năm 1956, ngài và Giáo hội khi đó bị chính quyền cộng sản của ông Enver Hoxha ở Albania đàn áp tàn khốc.

Hai vị tiền nhiệm của cha Simoni bị bắn chết và bản thân linh mục này bị bắt năm 1963 khi ‘dám làm lễ Thánh’ ngày Giáng Sinh, theo trang Washington Post hôm 8/10.

Cha Ernest Simoni bị tuyên án tử hình, sau đổi thành án chung thân và bị giam trong trại cải tạo 28 năm, bị tra tấn và cưỡng bức bỏ đạo.

Trong thời gian bị tù, công việc chính của ngày là làm thợ trong mỏ và dọn cống.

Nhưng những lúc không bị theo dõi, cha Ernest Simoni đã làm Thánh Lễ bí mật cho các bạn tù và nghe họ xưng tội.

Ngài chỉ quay lại làm linh mục sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Albania năm 1991.

Đức Giáo hoàng Francis đã khóc và gọi cha Simoni là “người tử vì đạo” sau cuộc gặp năm 2014.

Tuy thế, việc tấn phong cho ngài Ernest Simoni chỉ có tính biểu tượng vì vị tân Hồng y đã ngoài 80 tuổi nên không tham gia Mật viện bầu ra tân Giáo hoàng.

Từ bỏ giàu sang để theo Mẹ Têrêsa Calcutta

Linh đạo \ Chứng từ

Từ bỏ giàu sang để theo Mẹ Têrêsa Calcutta

Jakarta – Sinh ra trong một trong những gia đình giàu nhất của Indonesia, Maria Donna Dewiyanti Darmoko, người Indonesia gốc Trung hoa, đã rời bỏ những xa hoa nhung lụa để dâng hiến đời mình phục vụ cho những người nghèo ở Hồng kông, ở Hoa kỳ và hiện nay ở Đông Timor. Chị vào dòng Mẹ Têrêsa và nhận tên gọi Lucy Agnes.

Maria Donna sinh tại Kudus, trong một gia đình Công giáo giàu có, sở hữu ngành công nghiệp thuốc lá PT Djarum. Cô đã theo học tại Úc và sau đó tốt nghiệp tại Hoa kỳ. Lần đầu tiên cô gặp các nữ tu Thừa sai bác ái là khi cô tham gia vào việc chăm sóc các người vô gia cư ở Illinois. Rồi một lần kia khi cô đang nghỉ hè với gia đình ở Hồng kông, trong một khách sạn sang trọng, cô cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy quá nhiều người không nhà cửa trên các con đường của Hồng kông, những người nghèo khổ, thấp bé, dơ dáy, bệnh tật. Bản năng tình cảm đầu tiên của chị là muốn chạy khỏi cảnh tượng gây buồn nôn. Rồi khi chị tránh những người này, đã có điều gì đó ngăn chị lại, dường như bảo chị trở lại với họ để làm điều gì đó tốt cho những người kém may mắn này.

Maria Donna đã quyết định vào dòng các Thừa sai bác ái với tên gọi Lucy Agnes. Cha mẹ của chị phản đối mạnh mẽ chọn lựa của chị. Từ ngày đó chị Lucy bắt đầu làm việc với người nghèo và những người thấp bé nhất trong xã hội, tránh sự quan tâm của báo chí. Hiện nay chị đang phục vụ ở Đông Timor, một trong những đất nước nghèo nhất Á châu. Rất khó liên lạc với chị vì chị không cho nhiều người biết địa chỉ email cũng như số điện thoại của chị; điều này cũng giống như các Thừa sai bác ái ở Indonesia vì họ hoạt động trong âm thầm và không quảng cáo về mình. (Asia News 05/09/2016)

Hồng Thủy

Mừng Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu

 Mừng Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu

Phương Thảo

Nhớ cái thuở xa xưa, tôi lơ ngơ vô nhà thờ xin học Giáo Lý Tân Tòng. Cha xứ bảo tôi cần có người đỡ đầu. Khổ nỗi, tôi không biết phải nhờ ai vì gia đình tôi vốn theo Đạo Phật. Cuối cùng bí lối quá, tôi không còn cách nào khác hơn là đành phải nhờ vả… Đức Mẹ!

Linh nghiệm thiệt nha… Mới vừa cầu cứu Đức Mẹ xong thì lập tức có một chị lạ hoăc lót tót bước tới hỏi thăm. Nghe nói tôi đang tìm người đỡ đầu, chị tình nguyện nhận lời ngay, rồi hỏi tôi  tính chọn Thánh nào làm Bổn mạng. Cái vụ này làm khó tôi thiệt tình. Vì tôi có biết Thánh nào với Thánh nào đâu. Thấy tôi lóng ngóng, chị liền gợi ý:

– Chị có quyển “Một tâm hồn” của Thánh Têrêxa Hài Đồng. Chị sẽ cho em mượn đọc…

teresa

Đọc xong quyển sách, tôi thấy rất cảm mến vị Thánh đơn sơ, đáng yêu ấy, nên tôi đã chọn Ngài …

Sự chọn lựa ấy, xem ra như một sự kiện rất ngẫu nhiên nhưng mãi đến hôm nay tôi mới đươc biết, đó chính là sự an bài tuyệt vời của Thiên Chúa…

Quả thật, Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Đức Maria, đã chọn Thánh Têrêxa Hài Đồng làm Quan Thầy để hướng dẫn, dìu dắt tôi trên con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng, không phải trong ơn gọi tu trì Dòng Kín như Ngài, mà là chính trong ơn gọi hôn nhân của đời thường…

Năm tháng trôi qua, tôi đã dần dà cảm nhận ra rằng … Tinh thần Thơ Âu Thiêng Liêng không chỉ là nẻo đường tắt nhanh nhất dẫn về một Nước Trời xa xôi ở đời sau nhưng cũng là lối đi êm ái nhất đưa đến một cuộc sống vui tươi, an bình trọn vẹn, từ tinh thần cho đến thể xác, ngay ở đời này…

Một chút tâm tình của tôi, xin chia sẻ cùng với mọi người:

 Tôi mất nửa cuộc đời, lao đao nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc, để rồi cuối cùng đi đến một khám phá rất đáng kinh ngạc. Hóa ra hạnh phúc đích thật rất giản đơn, và giản đơn đến nỗi, bộ não thường quá rắc rối của con người trần thế không đủ sức giác ngộ, vì người ta nỗ lực tìm cách phức tạp hóa một ý niệm vốn tự nó rất đỗi giản dị. Hạnh phúc nằm ngay trong tầm mắt, mà lắm phen người ta mù tối, không nhìn thấy, lại mê mải vói tay về tận cõi hư không! Từ đấy, tôi mới nghiệm ra vì sao Nước Trời chỉ dành cho những kẻ có tâm hồn thơ ấu (Mt 19,14) và vì sao Chúa định hướng sẵn cho tôi “Con đường thơ ấu thiêng liêng”. Bởi lẽ, duy có tâm hồn trẻ thơ mới mộc mạc đủ, đơn sơ đủ, để thấu suốt mọi chiều kích sâu thẳm của ý niệm hạnh phúc bình dị.

 Tôi đã “thức khuya hay dậy sớm, khó nhọc làm ăn cũng hoài công” (Tv 127:1-2), săn lùng cách vô vọng các phương cách trần thế hòng tự kiến tạo cho mình thứ hạnh phúc phù du giả tạo, rốt cuộc mới vỡ lẽ ra rằng tất cả bí quyết để đạt đến hạnh phúc viên mãn gói trọn trong hai tiếng “xin vâng” đơn sơ của Đức Mẹ (Lc 1:38) và thái độ lắng nghe bình dị của bà Maria (Lc 10:38-42)!

(trích “Hành trình tìm kiếm hạnh phúc và ơn chữa lành của một người tự kỷ”)

Tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ, tạ ơn Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu…

Phương Thảo

vongtaysongnguyen gởi

CHỨNG NHÂN KYTÔ HỮU

CHỨNG NHÂN KYTÔ HỮU

Bùi Ngọc Thắng.

Tôi vào chùa tu học Từ khi còn bé tôi đã thắc mắc tại sao linh hồn người chết có thể về ăn đồ cúng? Tại sao khi sống thì người ta bất lực nhưng sau khi chết thì linh thiêng và có thể phù hộ hoặc gieo họa cho bà con thân quyến? Những thắc mắc này thúc đẩy tôi vào chùa tu học. Trong chùa có bàn thờ một vị Bồ tát có nét mặt dữ tợn, cái lưỡi của ông dài hơn lưỡi rắn. Tên ông là Tiêu Diện Đại Sĩ. Theo giáo lý nhà chùa thì đây là vị thần cai trị các linh hồn vất vưởng đói rách không được ai cúng thức ăn. Mỗi buổi chiều nhà chùa cúng một bát cháo lỏng đặt ngay bàn thờ ông Tiêu Diện và tụng bài kinh Thí thực. Niềm tin này rất thich hợp với người bình dân Việt Nam. Tôi đã học giáo lý đạo Phật để tìm giải đáp, nhưng càng học càng có thêm những thắc mắc khó giải thích hơn. Ví dụ có chùa chuyên làm bùa Quang Minh và bùa Hải hội, để giải oan cho những linh hồn nghiệp nặng, chết nhầm vào ngày xấu. Ngày nay nhiều chùa bói toán xin quẻ. Là một tu sĩ tôi phải học nhiều giới cấm. Càng nhiều giới cấm người ta càng dễ phạm giới, vì thế có một giới cấm đặc biệt là tu sĩ cấp dưới không được tò mò giới luật của tu sĩ cấp trên. Mỗi sáng thức dậy, ai quên đọc câu thần chú trước khi đặt chân xuống đất là mắc tội sát sanh, vì vô ý đạp chết côn trùng trong ngày đó. Hoặc quên đọc câu thần chú uống nước, là mắc tội ăn thịt 8 vạn bốn ngàn con vi khuẩn trong một ly nước. Cạo đầu mà không đọc thần chú cũng có tội. Ở chùa ăn nhiều rau, lắm lần tôi thấy sâu chết trong rau muống luộc. Luộc những nồi rau to tướng như thế là giết rât nhiều sinh vật, thế nhưng không ai học câu thần chú luộc rau cả.

Ngày xưa Đức Phật cấm nam tu sĩ đứng tiển tiện, nhưng sau đó dân chúng tưởng rằng tất cả đệ tử của Phật là phụ nữ, Đức Phật phải hủy giới cấm ấy để tránh hiểu lầm. Vì giới luật nhà tu qúa chi li, nên không ai giữ được trọn vẹn một giới luật nào cả. Chẳng ai muốn tiết lộ sự phạm giới của mình. Đáng tiếc là đạo Phật không nhìn nhận một cách minh bạch về vấn đề tội lỗi. Để phá chấp người tu sĩ câp cao, học về ý nghĩa của sự phi giới và cao hơn nữa là vô phi giới. Mỗi khi ăn cơm, người tu hành đọc ba câu thề nguyện mà không một ai tin mình làm được. Thậm chí người ta đọc quen đến nỗi không cần một ý niệm tha thiết chân thành.

Một là từ bỏ tât cả việc ác (nguyện đoạn nhât thiết ác) .

Hai là làm trọn tât cả việc lành (nguyện tu nhât thiêt thiện).

Ba là hóa độ tât cả chúng sanh (thề độ nhât thiết chúng sanh). Khi học đến giáo lý cao siêu, tôi được dạy rằng không có tội lỗi, không ai tha tội cho ai, không có địa ngục, không có niết bàn, không ai dựng nên vũ trụ vạn vật mà chỉ do tâm con người tạo ra. Giáo lý nhà Phật không tin vào Đấng Tạo Hóa, không tin nguyên nhân khởi đầu, mà chỉ tin vào lý nhân duyên điệp trùng tiếp nối, khiến vạn vật lưu chuyển như là đang hiện hữu. Vạn vật vốn là vô thủy vô chung, không có cái gì vĩnh cửu (vô thường). Tâm con người chấp vào đâu thì có vào đó, chứ thật ra chẳng có cái gì hiện hữu thật sự. Ngay cả tôi đây cũng không phải là tôi. Phần đông tín đồ Phật giáo không hiểu giáo lý của Phật, mà chỉ nghe theo các vị tu sĩ. Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ.

Có tám nguyên nhân chính gây ra đau khổ. Sinh khổ. Lão khổ. Bịnh khổ. Tử khổ. Thương yêu mà không được gần nhau là khổ (ái biệt ly khổ). Ghét nhau mà phải gần nhau là khổ (oán tăng hội khổ). Ước muốn không thành là khổ (cầu bất đắc khổ). Thân thể và tâm hồn mất thăng bằng là khổ (ngủ ấm thạnh khổ).  Giáo lý quan trọng đầu tiên của đạo Phật là Chân Lý Của Sự Đau Khổ. Muốn diệt đau khổ thì phải diệt sanh sản (diệt dục), diệt gìa nua (diệt lão), diệt bịnh tật, diệt sự chết. Nhưng chưa đủ, còn phải diệt thương yêu (ái nghiệp), diệt ham muốn (tham), diệt giận hờn (sân si). Muốn diệt khổ tuyệt đối thì phải diệt luôn cả ý muốn thành Phật (vì ai muốn thành Phật là còn tham). Đạo Phật tin vào luật quả báo thiện ác, nhưng không chấp nhận ai là đấng tạo ra luật quả báo thiện ác công minh, cũng không giải thích luật nhân quả công minh này từ đâu mà ra. Tôi cần mẫn học từng bậc, đến khi tốt nghiệp trường đào tạo tăng tài Phật Học Viện Nha Trang, tôi tự cảm thấy mình đi tu như thế vẫn không tiêu diệt bớt tội lỗi trong tôi. Chưa kịp tiêu diệt tội cũ, tội mới ló mặt ra trong tôi. Nếu có địa ngục, chắc tôi phải vào trước nhất. Làm một ông thầy tu phải biết che dấu tội lỗi để được các đệ tử thờ lạy khi mình còn sống. Người tu hành sau khi đã lên đến bực Đại Đức, thì khó hoàn tục vì được sự kính trọng quá cao và hưởng nhiều ưu đãi quá lớn. Tôi cởi áo nhà tu. Tự xét lấy mình tôi đã từng thất vọng trong con đường tu. Đã có khi tôi cảm thấy cần tìm một cái chết, để giảỉ quyết ngõ bí trong tâm hồn mình. Nhưng sau bao năm quen sống trong chiêc áo tu hành, tôi trở thành người thanh niên khờ khạo, vụng về, không thăng bằng và thất bại.. Ý nghĩ tự tử càng dễ xuất hiện trong tôi.Một cuộc đời rắc rối đầy rủi ro và thât bại như thế thì chẳng có gì đáng sống nếu theo con mắt phàm tục.

Lúc đầu tôi không có thiện cảm với Kinh Thánh, nhưng lạ thay, càng đọc Kinh Thánh, tôi càng thấy lời dạy của Chúa là rõ ràng và thực tế hơn giáo lý nhà Phật. Kinh Thánh nói về sự sáng tạo vũ trụ và Đấng Sáng Tạo, trong khi đạo Phật dạy rằng không ai dựng nên vũ trụ mênh mông vô lượng này cả, mà chỉ do tâm con người châp có nên mới có. Kinh Thánh dạy rằng Chúa là tình yêu, trong khi đạo Phật dạy rằng yêu là một sự cảm thọ, là ái nghiệp. Chúa dạy về tội lỗi, nguồn gốc của tội lỗi, quyền năng tha tội và cách giải quyết vấn đề tội lỗi tận gốc để chiến thắng điều ác. Nhưng đạo Phật dạy rằng tội bổn tánh không (tội lỗi vốn là không), không ai tha tội cho ai, con người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi. Chúa dạy phải hiếu kính cha mẹ khi họ còn sống với mình, còn đạo Phật dạy cắt ái từ sở thân (lìa bỏ tình thương cha mẹ) như Đức Thích Ca đã lìa bỏ cha mẹ vợ con, nhưng lại thờ cúng cha mẹ sau khi họ đã qua đời. Chúa dạy chúng ta lấy thân thể mình làm đền thờ Ngài, nhưng Phật giáo dạy sự thờ phụng hình tượng trên bàn thờ gỗ, đá, xi măng. Chúa dạy con người dâng lời cầu nguyện để mở lòng tương giao với Chúa, nhưng Phật giáo dạy dâng nhang đèn, trầm hương lễ vật lên hình tượng, để bày tỏ lòng thành.

Chúa mặc khải ơn cứu rỗi để giải phóng con người ra khỏi bản tính tội lỗi trước, rồi sẽ học làm điều lành sau; nhưng Phật giáo dạy rằng con người phải giữ giới cấm, để tự làm cho mình trở nên toàn thiện, không cần ơn thiên thượng. Trên thực tế, con người dễ làm ác khó làm điều lành. Có những tu sĩ thật tâm tu niệm, họ tự cấm khẩu hàng tháng trời, cũng có vị tự nhập thất giam mình hàng tháng trong phòng kín để ngồi thiền hoặc tụng kinh. Nhưng bản chất của tội lỗi trong con người không thể xóa sạch bằng hành vi hãm mình khổ hạnh. Lắm khi vì hãm mình khổ hạnh, người tu sĩ vấp phải những tội lỗi kỳ cục hơn người ngoài. Trong giới tu sĩ Phật giáo có nhiều người tốt, nhưng người tốt chưa hẳn là người chiến thắng tội lỗi của mình. Thậm chí có người biết mình tu không được, đã từng đốt từng ngón tay để thề nguyện, quyết tâm tu; hoặc tự chặt đứt bộ phận kín của mình, nhưng sau đó vẫn phạm giới rất thê thảm. Chỉ có người quyết chí đi tu mới phải đau lòng khi thấy mình không làm sao tu được. Nhưng đa số tu sĩ khó rời chiêc áo, vỉ quyền lợi của một bậc tu hành trong Phật giáo qúa lớn. Người Phật tử phải thờ ba ngôi Tam bảo : Phật Bảo (tất cả các Đức Phật), Pháp Bảo (tất cả giáo lý nhà Phật), Tăng Bảo (hàng ngũ tu sĩ). Hồi đó tôi sợ nhất là mình được xêp vào hàng ngũ đáng tôn thờ, vì tôi nghĩ đây là lý do khiến tôi dễ vào địa ngục nhất. Khi ngồi trên cao cho hằng trăm người khác lạy, làm sao người ta thể hiện đức khiêm nhường và vô ngã trong thâm tâm?

Cầu nguyện Chúa có kết quả, tôi phải tin . Khi đọc Kinh Thánh, tôi thấy lời Chúa dạy rõ ràng và đơn giản. Nếu mình thật lòng thực hành là có thể thấy kết quả đúng hay sai. Lúc đầu tôi chỉ làm thử; nếu đúng tôi tin, nếu sai tôi bỏ Kinh Thánh. Sau khi tôi đã thử cầu nguyện âm thầm một mình, theo lời dạy của Chúa trong sách Gioan: 3:16. Chúa đã ban cho tôi những phép lạ thật kỳ diệu và thật là cụ thể. Bước đầu tiên tôi không dám tin lắm, nhưng nhiều lần cầu nguyện có kết quả tôi phải tin.

Ngày nay tôi sống trong Đức Tin của Chúa, sự cầu nguyện và kết quả của sự cầu nguyện chẳng khác gì mình thụ hưởng thức ăn điều độ và hít thở khí trời trong lành, ắt phải có sức khỏe tốt cho mình mà thôi. Sau khi trở về trong Chúa, tôi được Chúa thay đổi bản tính tội lỗi, để được mặc vào bản tính mới: tự do, nhẹ nhàng, khoan khoái thật là tuyệt vời. Chúa cho tôi đắc thắng tội lỗi mà không kiêu ngạo và Chúa cũng cho tôi thấy cái vực thẳm giữa sự thanh khiết và tội lỗi là rât mong manh, nhưng hai thế giới ấy cách xa nhau lắm. Mỗi ngày sống trong Chúa quả thật là qúy báu.

Dù bị thế gian hiểu lầm, bị xuyên tạc, tôi vẫn là một người hạnh phúc và yêu qúy mọi người. Không thất vọng, không nghi ngờ, tôi vui thỏa từng giờ, từng ngày. Đó là sự bình an, sự yên nghỉ mà Chúa hứa ban cho bât cứ ai muốn đi theo Ngài.

Tôi tiếp tục sống với Lời Chúa và nhận được những kết quả vô cùng lớn lao. Khi cầu nguyện linh hồn tôi bình tĩnh, tỉnh táo, nhẹ nhàng, khiêm hạ và thực tế chứ không mù mờ như khi ngồi thiền trước đây. Bản tánh nhân từ thánh khiết của Chúa, được bồi đắp thêm trong con người mới của tôi mỗi ngày rất cụ thể.

Đây là những kết quả qúy báu, để làm bằng chứng về nước Thiên đàng mai sau như lời Chúa hứa. Đối chiếu Phật Học và Kinh Thánh, nhất là kinh nghiệm tu hành theo đạo Phật với kết quả kỳ diệu trong Đức Tin Chúa ban cho tôi, tôi nhận thấy rằng Thái tử Tất Đạt Đa là một người thiết tha tìm con đường giải thoát, sau bốn lần ra khỏi cung vua để nhìn thấy cuộc đời toàn là đau khổ. Với bản tính một người Ấn Độ, thái tử đã suy niệm sâu xa về sự huấn tập đức tánh xấu trong con người, nhưng thái tử chưa thấu đạt nguyên nhân của sự huấn tập ấy, là tội lỗi của con người như Kinh Thánh đã nói rõ. Vì thế thái tử cho là nghiệp lực thay vì là tội lỗi. Tiếc thay thời đó Kinh Thánh Cựu Ước chưa được truyền qua Ấn Độ, mặc dù thái tử đã học nhiều tôn giáo khác nhau. Là một người thông minh vượt bực, lại có lương tâm nhạy bén, thái tử Tât Đạt Đa không thỏa mãn với những luồng tư tưởng và tôn giáo nặng thần bí theo văn hóa Ấn Độ. Sáu năm đầu sau khi từ bỏ hoàng cung để quyết chí tu học, thái tử đã thất bại với pháp môn khổ hạnh đầu đà. Rốt cuộc thái tử Tất Đạt Đa cương quyêt ngồi thiền bên bờ sông Ni Liên. Ngài thề rằng : Nếu ta không tìm ra chân lý thà chết chứ không đứng dậy khỏi chổ này. Khi ngồi thiền, thái tử đã thấy những hiện tượng nội tại như ngày nay nhiều người ngồi thiền cũng đã thấy. Từ đó Ngài nghĩ rằng mình đã thành Phật. (Ngày nay nhiều người ngồi thiền cũng đã tự xưng mình đã thành Phật). Giáo lý của Ngài đã bị các thế hệ sau thêm thắt qúa nhiều, khiến cho mâu thuẫn và bị mê tín hóa. Ví dụ Phật giaó Việt Nam có nhiều điều không bà con gì với Phật giáo Ấn độ. Các bộ kinh của Phật chỉ được truyền khẩu qua nhiều thế kỷ, trước khi được ghi lại bằng trí nhớ của môn đệ. Đó là lý do khiến kinh Phật bị thất bản và bị thêm thắt thành thiên kinh vạn quyển, khiến nhiều người học đạo đã lạc đường rồi mà vẫn chưa hay biết gì cả, hoặc có biêt phần nào cũng cam chịu nhắm mắt đưa chân. Phần đông người ta không đủ can đảm để tự hỏi đâu là chân lý ngoài các nghi thức cố châp và triêt lý mơ hồ. Vì không có chân lý, những mâu thuẫn sờ sờ cũng không ai màng che đậy. Ví dụ nghi thức quy y thì có ba câu thề nguyện, câu đầu là Qui y Phật, tôi thề sẽ không quy y, trời, thần, quỷ vật, nhưng câu nói đầu tiên ở cửa miệng người ta là Cầu Trời, khẩn Phật. Nghĩa là cầu Trời trước, khẩn Phật sau. Còn thờ lạy thì thờ lạy đủ các loại thần mà họ không biết, kể cả thần Quan Công, thần Hộ Pháp, thần chú, thần hoàng thổ địa, thần cô hồn các đảng.  Kinh nghiệm theo Chúa của tôi .

Sau khi tin Chúa, mọi thắc mắc của tôi đã được Kinh Thánh giải đáp cả ba mặt: thân thể, tâm trí và tâm linh. Tôi đã nhận được nhiều phép lạ lớn lao. Bản thân tôi được Ngài chữa lành bịnh. Những thói hư tật xấu của tôi được loại bỏ, để được thay thế vào những đức tánh mới mẻ, nhân từ, thánh khiết từ Chúa mà tôi không cần phải khổ công tu luyện như trước đây.

Giải đáp lớn nhất đối với tôi là sự hiện diện của Chúa Thánh thần trong con người vốn tầm thường yếu đuối của tôi, để làm cho tôi nên mạnh mẽ. Chúa đã cho tôi kinh nghiệm sống để biết Kinh Thánh là Lời sống trong năng quyền của Đức Thánh Thần chứ không phải là lý thuyết suông. Để mạc khải ơn tha thứ, trước hết Ngài đã tha tội cho tôi. Để mạc khải tình yêu thiêng liêng, trước hết Ngài đã yêu tôi và gánh chịu tội lỗi cho tôi trên thập gía. Tình yêu của Chúa là một bản tính thực tế đầy hiệu năng trong cuộc sống thường nhật, chứ không chỉ là một sự diễn tả bằng lời nói hay chữ viêt. Với những bằng chứng thực tế này, tôi quả quyết tiêp tục vui mừng và tin cậy Chúa như những gì Ngài dạy trong Kinh Thánh, dù hôm nay tôi chưa nhìn thấy hết. Chúng ta có thể tu và sửa cái phong cách bề ngoài cho tốt đẹp, nhưng bản tính tội lỗi bên trong thì không thể nào tự sửa chữa được.

Vì thế Ngài ban Con Một của Ngài đến thế gian để gánh cái ách tội lỗi cho chúng ta. Điều đáng tiếc là còn nhiều người đang khước từ ơn cứu rỗi của Chúa. Ai muốn giải quyết nguồn gốc tội lỗi thì phải quay về với Đấng dựng nên chúng ta. Ngài có quyền xét đoán chúng ta và cũng có quyền tha thứ cho chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Ảnh Tượng của Ngài, nhưng chúng ta phạm tội nên đã đánh mât Ảnh Tượng thiêng liêng của Ngài.

Tôi thành tâm tha thiết kêu gọi anh chị em từ mọi tôn giáo, văn hóa và dân tộc nên mạnh dạn trở về trong Chúa để nhận ơn tha tội, để được tái sinh, để được sống đời đời và được nhận lại bản tính nhân lành của Cha thiêng thượng.

Bùi Ngọc Thắng.

21226 Somerset Park Ln

Katy, TX 77450.

(713) 820 – 1470

Anh chị Thụ & Mai gởi

Thư gửi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

Thư gửi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

thanh-teresa-hai-dong-giesu

Hẳn là nhiều người chúng con đã quá quen thuộc với cuộc đời thánh thiện, lòng nhiệt thành yêu mến Chúa Giêsu của ngài. Tại Việt Nam, ngài cũng là vị thánh nổi tiếng vì ai cũng muốn bắt chước con đường nhỏ bé của ngài, để mỗi ngày người Công giáo thêm mến yêu Chúa Giêsu nhiều hơn. Mỗi khi mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1-10) , chúng con có dịp nhìn lại cuộc đời của ngài với cả một vườn hồng của tình yêu hạnh phúc.

Ngài ơi, tiếc thay xã hội chúng con hôm nay còn nhiều người không để tâm đến đời sống tôn giáo, phất lờ lối sống nhân bản. Nhiều khi chính chúng con cảm thấy mình đắm chìm trong niềm vui vô bổ, lạc hướng trong xã hội vô thần và hoang mang trong lối sống suy đồi. Lắm lúc chúng con không chọn Chúa Giêsu là niềm vui đích thực, ngại ngùng với sinh hoạt đạo đức. Không ít người thấy cuộc sống thánh thiện là điều gì quá xa lạ mơ hồ. Bởi thế chúng con thiếu vắng bình an, không nhiều hạnh phúc.

Mỗi khi chiêm ngắm cuộc đời thánh Têrêsa, chúng con được mời gọi để nên thánh ngay trong cuộc sống đời thường. Là trẻ thơ trong vòng tay Chúa giàu lòng thương xót, thánh Têrêsa Hài Đồng đã làm từng điều nho nhỏ với tình yêu nồng nàn. Tuy hành trình nên thánh của ngài lắm chông gai, nhiều thử thách, nhưng lúc nào ngài cũng dành trọn trái tim cho Thiên Chúa. Ngài may mắn có được một gia đình thánh thiện. Cha mẹ ngài lúc nào cũng để tâm đến Thầy Giêsu. Từ nền tảng vững chắc đó, cha mẹ ngài là hai thánh: Martin và Guérin, đã hun đúc cho con cái một tình yêu mãnh liệt nơi Thiên Chúa. Nhờ vậy, thánh nhân có được cảm thức yêu mến và nguyện trót đời dâng mình cho Thiên Chúa từ rất sớm.

Còn nhớ cung cách ngài cầu nguyện luôn là một sự trào dâng của con tim. Với thánh nhân, cầu nguyện đơn giản là một cái nhìn hướng về trời, là một tiếng kêu nhận biết và yêu thương, ôm lấy cả thử thách lẫn niềm vui. Điều này cần thiết cho chúng con là những người muốn nối tương quan với Thầy Giêsu bằng con đường cầu nguyện. Chúng em nhớ hoài lời chia sẻ của ngài: “Đừng sợ nói với Đức Giêsu rằng bạn yêu thương Người; cho dù không cảm thấy gì, đó là cách để buộc Người giúp đỡ bạn, và bồng lấy bạn như một em nhỏ quá yếu không thể bước đi.” Ngài quả đúng như lời nhận xét của nhiều người: “Đằng sau những việc nhỏ bé của con người thấp hèn ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”.

Với tình yêu ấy, thánh nhân đã sống 15 năm hạnh phúc trong gia đình thánh thiện, 9 năm thắm nghĩa vẹn tình với Thầy Chí Thánh trong Dòng kín Carmel. Rồi ngày 30 tháng 9 năm 1897, sau 18 tháng cuối đời chiến đấu với bệnh lao phổi nặng, thánh Têrêsa được đưa về Thiên đàng. Trên Thiên quốc, thánh nhân hằng gieo rắc muôn đóa hồng xuống trần gian. Nhờ ân huệ ấy, chúng con ước mong bắt chước thánh nhân để dâng về Chúa những đóa hồng của đời sống thường ngày. Mỗi hoa hồng là những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ với tình yêu thật lớn!

Hôm nay đây, chúng con tin rằng cả gia đình thánh nhân cũng tỏa ngát hương hoa hồng xuống từng người chúng con, từng gia đình dưới thế. Chúng con nài xin gia đình thánh nhân nơi Thiên quốc cầu bầu cùng Chúa cho mỗi gia đình chúng con trở nên thiên đường hạnh phúc, nên mái nhà yêu thương và nên tổ ấm thánh thiện!

Mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

01-10-2016

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Sự Diệu Kỳ.

September 18, 2015 ·

Sự Diệu Kỳ.

Một đêm khuya, lâu lắm rồi, tôi lang thang trên mạng và bất ngờ “tầm” được tấm ảnh anh chiến sỹ VNCH quỳ cầu nguyện giữa ngôi thánh đường đổ nát, hoang tàn, và tôi đã chia sẻ trên FB. Bất chợt cách đây vài ngày, tôi nhận được một lời mời của một người hẹn gặp tại Bmt, và tôi đã đến. Trong buổi gặp gỡ, tôi thật ngỡ ngàng đến sững sờ: người hẹn gặp tôi chính là anh chiến sỹ trong ảnh, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, lúc đó anh mới ra trường, mang quân hàm Thiếu úy thuộc đội đặc nhiệm của Lữ đoàn Dù. Theo lời anh kể: Năm ấy, ngôi thánh đường La Vang, Quảng Trị sau một trận cuồng pháo của phía Bắc Việt nhưng cây thánh giá và tượng Đức Mẹ không hề bị một mảnh đạn pháo nào và một niềm tin vào Chúa, anh đã quỳ xuống… Tấm hình này hiện được trưng bày ở bảo tàng San Jose California USA. Lời cuối cùng khi chia tay, anh nói: “Anh đạo Phật nhưng anh tin Chúa”

Ánh Nguyễn Tôi rất tin như lời anh lính trong hình nói!

anh-linh

Mẹ Teresa được Vantican phong thánh, bằng chứng từ 2 phép màu

Mẹ Teresa được Vantican phong thánh, bằng chứng từ 2 phép màu

ME TERESA

Mẹ Terasa được phong thánh sau 19 năm qua đời. Ảnh: Channel News Asia

 Tòa thánh Vatican ngày 4/9 đã tổ chức Lễ phong thánh cho Mẹ Teresa – một nữ tu vĩ đại đã cống hiến cả đời cho những hoạt động nhân đạo.

Trước 120.000 giáo dân từ khắp nơi trên thế giới đổ về quảng trường Thánh Peter, Giáo hoàng Francis I đã tuyên bố phong thánh cho Mẹ Teresa, một ngày trước kỷ niệm 19 năm ngày mất của bà.

QUANG TRUONG THANH PETER

Quảng trường nhà thờ Thánh Peter trong ngày phong thánh cho Mẹ Teresa. Ảnh: Reuters

Một bức chân dung khổng lồ của Mẹ Teresa đã kéo lên trước nhà thờ Thánh Peter tại Vatican.

Mẹ Teresa tên thật là Agnes Gonxha Bojaxhiu, sinh năm 1910 tại Albania. Bà bắt đầu tham gia Hội truyền giáo từ thiện tại Kolkata (Ấn Độ) từ năm 1950. Tại đây, bà đã lao động miệt mài, không mệt mỏi để giúp đỡ những người nghèo khó trong suốt gần nửa thế kỷ, nên còn được biết đến với tên “Thánh của người bần cùng”.

Năm 1979, Mẹ Teresa được trao giải Nobel Hòa Bình.

Quá trình phong thánh cho Mẹ Teresa cũng diễn ra rất nhanh. Sau khi bà qua đời tại Kolkata năm 1997, giáo dân toàn cầu đã yêu cầu phong thánh cho bà, buộc Giáo hoàng khi đó là John Paul II phải phá lệ, bắt đầu xét phong thánh vào năm 1999.

Quá trình phong thánh được đẩy nhanh khi có 2 phép màu đã được công nhận như những bằng chứng thuyết phục để Mẹ Teresa được phong thánh.

Thứ nhất, vào năm 2002, khối u dạ dày của một phụ nữ 30 tuổi người Ấn Độ tên là Monica Bersa đã được chữa khỏi một cách thần kỳ sau khi cô cầu nguyện Mẹ Teresa. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Mẹ Teresa được ban “chân phước” vào năm 2003.

Phép màu thứ hai được công nhận vào năm 2015 khi một người đàn ông Brazil bị nhiễm khuẩn não cũng tự hồi phục nhờ gia đình cầu nguyện Mẹ Teresa.

Tháng 3/2016, Giáo hoàng Francis I đã công nhận phép mầu của Mẹ Teresa và cho biết sẽ phong thánh cho bà.

Hạo Nhân tổng hợp

Anh chị Thụ & Mai gởi