LINH HỒN NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ

 LINH HỒN NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ XIN LỄ CẦU NGUYỆN

LM Trịnh Ðức Hòa, DCCT khi giảng về đề tài Tứ Chung, cha Hòa kể lại câu chuyện mà cha cố Vũ Tuấn Tú thuật:

“Năm 1996, tôi được một gia đình ở giáo xứ nhà thờ St. Barbara mời đến tư gia để dâng Thánh Lễ. Ở đấy có một hiện tượng lạ. Một cô con gái trẻ bị một linh hồn nhập vào và nói giọng đàn ông. Tôi bèn xin gia đình ấy cùng đọc chuỗi kinh Mân Côi Năm Sự Thương. Khi đọc đến chục kinh thứ tư thì linh hồn ở trong cô gái nói rằng:
“Con là người con trai trong gia đình. Con bị tai nạn ở vùng San Jose (thuộc miền bắc California). Xin gia đình đừng nghĩ là con tự tử. Hôm nay, Chúa cho phép con về để xin cha mẹ và cha Tú dâng 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho con để con được về với Chúa.”
Tôi hỏi:
“Chỉ cần có 3 Thánh lễ thôi à?”
“Vâng, con chỉ cần ba Thánh lễ thì sẽ được lên Thiên Ðàng. Xin gia đình tiếp tục cầu nguyện cho một số linh hồn người thân đang còn ở luyện ngục.”
Nói xong thì linh hồn ấy xuất đi và cô gái trở lại tình trạng bình thường, không còn nói tiếng đàn ông nữa.”

Suy niệm:

-Phải kể đây là một thanh niên thánh thiện, giữ đạo hẳn hoi, không phạm tội trọng. Vì thế, khi bị tai nạn chết bất thình lình, không kịp xưng tội, chịu Mình Thánh Chúa, mà anh chỉ cần 3 Thánh lễ để lên Thiên Ðàng. Ðó là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta. Xin tạ ơn Chúa!
CÂU CHUYỆN 2: XIN GIA ÐÌNH THA THỨ, ÐỪNG THƯA KIỆN BÁC SĨ.
Ðây là câu chuyện thật đã xẩy ra cho một gia đình nổi tiếng về thương mại ở vùng Quận Cam (Orange County), California.
– Một cô gái 18 tuổi bị bịnh nên được đưa vào nhà thương nhưng vì sự chữa trị chậm trễ của các bác sĩ mà cô gái ấy qua đời.
Cả gia đình đau buồn vì cái chết của cô. Họ định sau tang lễ thì sẽ nhờ luật sư thưa kiện các bác sĩ vì đã không chữa trị kịp thời và chu đáo nên con của họ chết.
Một đêm kia, cha mẹ của cô gái quá cố nằm mơ thấy con gái hiện về mặc áo trắng đẹp đẽ và vui vẻ nói với cha mẹ rằng:
“Xin bố mẹ đừng buồn, đừng thưa kiện người ta vì con được hưởng phước Thiên Ðàng rồi.”
Ðược con gái báo mộng là cô đang ở Thiên Ðàng thì cha mẹ cô mừng rỡ nên không còn nghĩ đến việc kiện tụng nữa.

Suy niệm:

Người trẻ khi chết mà lên Thiên Ðàng ngay, đó là một hồng ân. Như vậy người trẻ này là một người thánh thiện và đạo đức. Ðó là phúc lớn cho bản thân cô và gia đình cô. Cô là tấm gương sáng cho mọi người, đặc biệt là cho giới trẻ. Cảm tạ Chúa!

Kim Hà

Anh chị Thụ & Mai gởi

CHUÁ CHỮA LÀNH BỆNH LAO THẬN VÀ ĐỔI MỚI ĐỜI SỐNG

CHUÁ CHỮA LÀNH BỆNH LAO THẬN VÀ ĐỔI MỚI ĐỜI SỐNG

Linh mục:    James Manjackal

HINH 01

Trong gia đình từ thời thơ ấu, tôi đã nghe mẹ  đọc kinh Chúa Thánh Thần vào đầu những giờ kinh tối trong gia đình, việc đọc kinh thường kéo dài từ một đến một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau này, đi học trong các chủng viện vào đầu giờ ở các lớp học cũng như trong các sự kiện quan trọng,  đã có xướng lên một lời cầu nguyện hoặc một bài thánh ca xin ơn Chúa Thánh Thần. Đó là tất cả những gì tôi biết về Chúa Thánh Thần trong quá khứ. Tôi vốn không có ngay cả một hệ giáo lý hay một luận án về Chúa Thánh Thần trong quá trình trau dồi về thần học của mình.  Tất nhiên tôi có được biết từ giáo lý rằng Đức Thánh Linh là ngôi thứ ba của Thiên Chúa Ba Ngôi và Ngài ban ơn trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ có một kinh nghiệm thực sự về Chúa Thánh Thần cho đến khi tôi được Chúa đụng chạm  thông qua lời cầu nguyện mạnh mẽ của một người đàn ông trẻ tuổi nọ.

HINH 2

Sau khi tôi chịu chức linh mục vào ngày 23 tháng 4 năm 1973, tôi  làm việc trong các cơ quan đại diện của Visakhapatnam khoảng một năm rồi sau đó tôi được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại Chủng Viện SFS Ettumanoor, Kerala. (Ấn Độ)

Khi còn là sinh viên ở các chủng viện, nguyện vọng tha thiết của tôi là được làm giáo sư tại một trường đại học hay chủng viện, một vị trí thoải mái và đáng kính trong đời sống tu trì.  Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng ra được rằng mình sẽ du hành, lang thang từ nơi này đến nơi khác tập thích ứng với các tình huống khác nhau về ứng sử với con người, tương thích với văn hóa và tiêu thụ thực phẩm lạ.  Trong thâm tâm tôi đã muốn tìm kiếm cho mình các tiện nghi vật chất và sự  an lành của một cuộc sống ổn định.  Năm 1975, tôi tình cờ đọc được bài viết về ân tứ chữa lành và nói tiếng lạ từ một tạp chí Mỹ,  “Giao ước mới”.  Tôi không thể tin rằng vào những ngày trong thời đại này lại có người được chữa lành bởi đức tin và lời cầu nguyện.  Tôi chế giễu những ơn tiếng lạ, cho rằng nó xuất ra từ  cảm tính rên rỉ thái quá của phụ nữ !.  Tâm trí tôi tràn ngập niềm tự hào về  kiến thức Triết học và Tâm lý học của mình.  Sau đó, tôi nghe nói về một khóa tĩnh tâm Đặc Sủng ở Poona ,  Bắc Ấn Độ.  Cùng với một linh mục già thuộc giáo đoàn, tôi đã tham dự khóa tĩnh tâm  của cha James D’Souza. Cha là một nhà thuyết giảng hùng hồn và là một ca sĩ có giọng hát hay. Tôi thích sự giảng dạy và ca hát của Ngài. Tôi đã đi lên không phải để tiếp nhận một lời cầu nguyện chữa lành vì tôi không bị bệnh. Tôi đã thực hiện một buổi xưng tội sốt sắng và làm theo tất cả các hướng dẫn của các nhà truyền giáo như đưa tay lên cao và vỗ tay.  Khi Ngài nói về ơn nói tiếng lạ và các đặc sủng khác, tôi nghĩ rằng ơn đó không dành cho tôi nhưng ban xuống cho các tâm hồn ưu tú về tâm linh. Vào ngày Nhóm đón nhận “Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần” tôi chuẩn bị tốt tinh thần ,  ngồi cùng với các thành viên khác nhưng tôi  đã không cảm nhận được bất cứ điều gì đặc biệt khi được Cha cầu nguyện và đặt tay trên tôi.

Cha phụ trách tĩnh tâm, khi đến cầu nguyện trên tôi, Ngài nói, “James một ngày nào đó bạn sẽ là nhà thuyết giảng Đặc Sủng”, nghe điều này, tôi cười to và nói “không bao giờ, không bao giờ đâu”.  Không chỉ có vậy, tôi không thể chấp nhận những cách đặc biệt của Canh Tân Đặc Sủng đâu, và tôi luôn luôn tỏ ra nhút nhát trước mặt người khác. Từ những ngày còn đi học và sau này được đào tạo trong chủng viện, tôi đã không thể phát biểu trước đám đông.  Ngay cả sau khi chịu chức, tôi là một người thất bại hoàn toàn trên bục giảng.  Tôi vẫn còn nhớ rõ những gì đã xảy ra với tôi trong dịp giảng bài đầu tiên của mình.  Sau khi chịu chức, với nhiều miễn cưỡng, tôi đành đồng ý để cử hành Thánh Lễ và giảng vào ngày hôm sau, một ngày lễ Chúa nhật.  Ở nhà tôi đã chuẩn bị trên giấy một vài ghi chú về Tin Mừng của ngày hôm đó và kẹp chúng trong quyển Kinh Thánh mới của tôi.  Tôi không gặp vấn đề khi dângThánh lễ, vì tôi sẽ nhìn vào sách lễ mà đọc những lời cầu nguyện và những lúc khác tôi thường khép mắt lại vì tôi sợ phải nhìn vào mọi người. Sau khi đọc bài Tin Mừng tôi nhìn dán chặt cả hai mắt trên cửa chính cuối nhà thờ và bắt đầu tìm kiếm tờ giấy ghi chú kẹp sát bìa bên trong quyển Kinh Thánh.  Tôi trở nên rất lo lắng và sợ hãi, tôi quên mất là đã để chúng ở phía bìa bên phải hoặc bên trái sách.  Tôi sợ không dám dời mắt khỏi cánh cửa nhà Thờ và nhìn vào Kinh Thánh, vì tôi nghĩ rằng làm như vậy mình sẽ nhìn thấy dân chúng và với tình trạng sợ hãi này tôi sẽ sup đổ cách thảm hại hơn. Run rẩy, đổ mồ hôi, nhiều lần tôi đã cố gắng để thốt lên vài lời, … “Anh Chị Em thân mến, thân mến” mà không nói thành câu. Đến vài phút đã trôi qua, từ bên trong cửa sổ, cha xứ nhìn biết tình trạng khó khăn đến ngớ ngản của tôi, Ngài thì thầm qua cửa sổ “Cha giảng đủ rồi, bây giờ Cha có thể tiếp tục Thánh Lễ.”  Giống như một quả bóng xì hết hơi, xấu hổ và tự thương hại, tôi tiếp tục dâng Thánh Lễ. Tôi chắc chắn rằng mọi người có thể đã cười hay thương hại cho vị linh mục trẻ,  mới và nhút nhát!  Sau Thánh Lễ khi tôi đến phòng thánh, tôi nghe một vị linh mục nhận xét: “Cha ấy là một nhà truyền giáo của (Dòng)Thánh Francis de Sales, ông sẽ rao giảng điều gì đây?”.  Đó là lý do tôi đã cười khi nghe Cha phụ trách tĩnh tâm nói rằng tôi sẽ là một nhà giảng thuyết đặc sủng.  Nhưng đó quả thực là một lời tiên tri!  Vì trong suốt 32 năm tiếp theo, tôi chỉ dùng thời gian này để truyền giảng ở khắp nơi trên thế giới.

Vào ngày cuối cùng của khóa tĩnh tâm, hầu hết mọi người tham gia đã lên làm chứng về ơn chữa lành của Chúa, chia sẻ kinh nghiệm được các ơn tiên tri, ơn thị kiến, ơn tiếng lạ,… Tuy nhiên, riêng tôi, không có được ơn gì để làm chứng.  Nhiều người đã có kinh nghiệm được gặp gỡ Chúa Giêsu và được nghe Ngài nói chuyện với họ!  Tôi cảm thấy buồn bã.  Tôi bắt đầu cáo tội mình vì quá tự hào nên đã không hợp tác đầy đủ với việc tĩnh tâm và không gặt hái được các ơn tứ của Chúa Thánh Thần.  Có lẽ tại thời điểm này trong sâu thẳm con tim, tôi bắt đầu ao ước và khao khát thần khí Chúa. Nhiều người bạn tò mò hỏi tôi đã nhận được ơn gì trong khóa tĩnh tâm nhưng tôi không thể đưa ra một câu trả lời chính xác nào.  Rồi một tuần sau khi tĩnh tâm, tôi đã bị ốm nặng lần đầu tiên trong đời.  Tôi nằm ở hai bệnh viện trong hơn bốn tháng.  Tôi trở nên yếu và xanh xao, không thể ăn do các cơn đau trong dạ dày, lưng tôi cũng rất đau.  Tôi nôn thốc tháo ra mọi thứ kể cả các viên thuốc.  Khi đứng lên, tôi không thể tự dâng Thánh lễ, tôi quen với việc dâng Thánh Lễ trên giường với sự giúp đỡ của một số linh mục khác.  Khi nhìn thấy tình trạng đau ốm nặng nề và thảm hại của tôi, nhiều người nghĩ rằng tôi sẽ không thể sống lâu.  Cuối cùng bệnh tật của tôi được chẩn đoán, đó là bệnh lao ở thận cùng với sỏi thận và nhiễm trùng. Liệu pháp bao gồm chín mươi mũi tiêm và uống thuốc viên con nhộng trong hai năm để chữa bệnh lao. Các bác sĩ đề nghị phẫu thuật trong thận sau chín mươi ngày tiêm thuốc.

Vào ngày thứ bảy kể từ khi bắt đầu cuộc điều trị dài ngày này, một điều lớn lao đã xảy ra làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của tôi.  Trong buổi chiều sau giờ ngủ trưa, tôi đang trò chuyện với hai Sơ đến thăm, đột nhiên có một người đàn ông trẻ, khoảng hai mươi tuổi đi về phía tôi và hỏi: “Thưa Cha, con xin phép cầu nguyện trên Cha cho được chữa lành “.  Vào thời điểm đó, Canh Tân Đặc sủng chưa được biết đến và truyền bá tại Kerala, thậm chí không có linh mục nào thực hành việc cầu nguyện chữa lành. Nhưng người Tin Lành Ngũ Tuần quen thuộc với việc cầu nguyện cho sự chữa lành.  Là một linh mục Công giáo, tôi không muốn một người Tin Lành Ngũ tuần đặt tay trên tôi, một linh mục.  Khi tôi hỏi anh ta về nhân thân, anh nói rằng chỉ mới tám tháng nay, anh đã được biết Chúa lãnh nhận phép rửa tội và được ban cho nhiều đặc sủng của Chúa Thánh Thần.  Tôi càng không thể nào tin rằng Chúa đã sai anh ta du hành bằng xe buýt đến bệnh viện để lo cầu nguyện cho tôi.  Chưa bao giờ chúng tôi từng quen biết nhau trước đây!  Anh không chờ đợi tôi cho phép anh trong việc đặt tay cầu nguyện, kết thúc chia sẻ lời chứng của mình, Anh ta đặt tay trên đầu của tôi và bắt đầu cầu nguyện. “Lạy Cha trên trời, xin gởi Con của Ngài là Chúa Giêsu giờ đây đến với vị linh mục này đang bị tổn thường vì bệnh lao thận, sỏi thận và nhiễm trùng và phục hồi ngài hoàn toàn lành mạnh trong cơ thể và tâm hồn”.  Khi đó, tôi nghĩ trong tâm trí mình rằng anh ta có thể đã thấy các biểu đồ bệnh viện nơi bệnh tật của tôi được báo cáo!  Tôi đã không biết rằng anh đang cầu nguyện với ơn trí tri.  Nhiều lần anh đã cao rao ngợi khen Thiên Chúa và đôi khi xen lẫn với tiếng lạ trong lời cầu nguyện.  Tôi cảm thấy một luồng điện chạy từ tay anhtruyền dẫn vào trong tôi.  Rồi tôi ý thức được sức mạnh của việc ca ngợi và cầu nguyện công khai. Trong khóa tĩnh tâm tôi không thể tán thành việc cầu nguyện ồn ào với các lời ca khen lớn tiếng.  Đột nhiên tôi nghĩ đến những lời cầu nguyện của người mù, ăn xin có tên là Barthimaeus. Ông đã kêu nài lớn tiếng “Lạy Con Vua David, xin thương xót tôi”.  Mặc kệ các môn đệ đã cố gắng để giữ cho ông yên lặng, nhưng ông càng gọi lớn hơn nữa.  Sau đó, Chúa Giêsu gọi ông đến bên và ban cho điều ông thỉnh cầu (Mc 10: 46-52).  Biểu lộ ra ngoài miệng chính là sự diễn tả ước muốn từ trái tim!  Một lời nguyện to và mạnh mẽ từ miệng là sự dốc đổ lòng ao ước mãnh liệt và tín thác của linh hồn.

” Tiếng tôi lên với Thiên Chúa, tôi kêu,

tiếng tôi lên với Thiên Chúa,

Người sẽ ghé tai lại với chúng tôi,     (Tv 77: 1).

Các tông đồ vào thời điểm của cuộc bách hại thứ nhất, dâng cao lời kêu xin lên Thiên Chúa.  Lời cầu nguyện của họ mạnh đến mức làm rung chuyển ngôi nhà mà họ đang tụ tập với nhau (Cv 4: 24-31).  Tất cả sự hoài nghi của tôi về việc cầu nguyện lớn tiếng đã được chữa lành hoàn toàn.  Tôi cũng bắt đầu cầu nguyện cùng anh ta với lời ca ngợi vang xa.

Sau đó, chàng thanh niên bắt đầu chuyển hướng cầu nguyện với một cung giọng khác, cho các sự kiện xảy ra trong quá khứ của cuộc đời tôi. Anh cầu nguyện “Lạy Chúa, vị linh mục này là một linh mục tốt lành nhưng Ngài không thể rao giảng Tin Mừng vì Ngài rất hay mắc cỡ và rụt rè, căn nguyên của một mặc cảm tự ti đã phát triển trong thời thơ ấu của mình. Ngài đã mất cha khi lên bảy tuổi. Ngài cảm thấy bị xua đuổi và phân biệt đối xử trong số năm người con cùng sinh hoạt chung. Mẹ góa bụa của Ngài rất vất vả để nuôi nấng các con. Ngài mập và to con nên anh chị em gọi đùa là “thằng béo”. Bạn trong trường gọi Ngài là “thằng đen” vì là người da màu. Như vậy, tuổi thơ đã chịu đựng rất nhiều thương tổn, Em nhỏ này, đã có nhiều oán hận kẻ khác trong tim mình. Lậy Chúa, Xin Chúa Thánh Thần lấy đi khỏi Ngài các vết thương, sự oán giận và ban cho Ngài một tâm tư mới. Giải thoát Ngài khỏi mọi trói buộc và quyền lực của tối tăm. Ôi, lạy Chúa Thánh Thần xin đổ đầy tim Ngài với tình yêu của Chúa…” Tôi bị sửng sốt vì lời cầu nguyện, Anh ta như phân cắt nội tâm tôi ra thành từng mảnh trong sức mạnh của Lời Chúa. (Thư Do Thái 4:12) . Vì  tất cả những gì anh nói là sự thật trong cuộc sống của tôi.  Tôi biết chắc rằng các bệnh trạng anh nêu ra trong khi cầu nguyện không hề hiện hữu trong các biểu đồ của bệnh viện!  Anh ta đã đọc một biểu đồ từ Chúa Thánh Thần! Trong nước mắt tôi đã nhớ lại những lời của Chúa Giêsu: ” “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ. ” (Lc 10: 21).  Một lần nữa tôi khóc cho niềm tự hào vô nghĩa của tôi, đặc biệt là sự tự hào về trí tuệ thông thái của mình.  Tôi cảm biết là mình quá thô thiển trong cách dùng hiểu biết thế gian mà đo lường và giới hạn sự khôn ngoan và tình yêu không có giới hạn, không thể dò thấu của Thiên Chúa. Tôi nhận ra rằng người thanh niên này, một người tân tòng, lại được ơn tái sinh trong Chúa Thánh Thần trong khi đó thì tôi, một người Công giáo truyền thống, một vị linh mục thụ phong, vẫn còn ở trong bản tính xác thịt của mình.  Tôi bắt đầu hiểu rằng những điều mắt chưa thấy, tai chưa hề nghe và lòng người chưa từng nghĩ đến, thì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn cho những kẻ yêu kính Ngài. Vì Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta nhờ Thần khí, bởi Thần khí dò thấu mọi sự, cả những chiều sâu thẳm nơi Thiên Chúa.  (I Cor 2: 9-10).  Tôi nhận thức có nguồn nước hằng sống đang chảy qua tôi và giải thoát cho tôi khỏi tội nhơ.  Tôi cảm thấy có năng lượng tập trung trên thân mình, một cảm giác ấm áp trên bụng và trên phần của thượng thận ở lưng.  Tôi tin rằng Chúa đã chữa lành cho tôi.  Tôi tuyên bố sự chữa lành và ngợi khen Chúa Giêsu.

Vào ngay lúc đó tôi có một nỗi sợ nảy ra trong lòng, đó là, liệu người đàn ông trẻ này vốn có thể nhìn thấy tôi một cách từ trong suốt cho đến thấu suốt, sẽ nói trắng ra các tội lỗi tàng ẩn quá đặc biệt của tôi trước mặt hai Sơ này.  Rồi, anh ta cầu nguyện “Lạy Chúa Giêsu, chính Ngài đã gọi cha tới chức linh mục, nhưng Cha đang dâng tiến lễ với trái tim và bàn tay không thanh tịnh”. Những lời của tiên tri Malachi đến tâm trí của tôi và bắt đầu cáo buộc tội tôi về sự không thánh khiết trong chức linh mục.  ” hỡi các thầy tế lễ khinh dể danh ta!… Các ngươi dâng bánh ô uế trên bàn thờ ta.”  (Mal 1: 6-7).  Anh tiếp tục cầu nguyện rằng ” Vị linh mục này đang còn chưa tha thứ đối với nhiều người, xin ban ơn biết tha thứ cho người khác và rửa Ngài trong máu quý giá của Chúa và ban cho Cha một quả tim trắng hơn tuyết” (Is 1: 18).  Vào thời điểm này, chính Chúa Thánh Thần bắt đầu cáo buộc về các tội lỗi tôi đã phạm (Ga 16: 8).  Tôi không biết rằng cậu thanh niên đã bước ra khỏi phòng với các sơ để đi cầu nguyện đặt tay cho những người khác.  Tôi nhìn thấy một tờ giấy trắng trước mặt tôi, trong đó có ghi rõ ràng tất cả tội lỗi của tôi, những tội lỗi tôi đã xưng ra, và đôi khi những tội tôi dấu diếm vì sợ hãi và xấu hổ.  Tôi thấy rõ người mà tôi chưa tha thứ và những người mà tôi chưa thực sự làm hòa trong tâm tư. Tôi thấy trái tim của tôi bị bao bọc trong tối tăm với tấm màn của những thói quen xấu và mạng nhện của sự giả hình.  Lời Chúa, về sự rước Chúa cách bất xứng tất sẽ đưa đến sự tội và bị kết án (I Cor 11: 27), bắt đầu xua đẩy tôi vào một cuộc khủng hoảng sâu trong lương tâm.  Tôi đã có một thói quen xấu bắt rễ sâu xa từ tuổi thiếu niên của tôi.  Ngay cả bàn tay của tôi đã nhuộm vàng với mùi hôi của khói thuốc lá.  Trong nước mắt tôi thưa: “Lạy Chúa, con không thể thoát ra khỏi những thói quen xấu này. Con bất lực. Con không thể tiếp tục làm một linh mục thánh thiện” Trong những giọt lệ, tôi kêu khóc với Chúa, có lẽ là lần đầu tiên trong đời tôi cầu nguyện với nước mắt. Tôi hoang mang cực độ, không biết là nên rời khỏi chức vụ linh mục hay tiếp tục.  Chúa Thánh Thần trong tôi đang nói, nếu tôi muốn tiếp tục, tôi phải là một linh mục thánh thiện, một con người khác.  Tôi cho rằng các Thánh lễ tôi dâng trong quá khứ đã không được chấp nhận bởi Cha trên trời và không một lời lời cầu nguyện nào của tôi đã được Chúa nghe lời.  Khi tôi bước lên bàn thờ tôi cần phải tha thứ và hòa giải (Mt 5: 23).  Tôi phải tha thứ cho người khác để cho lời cầu nguyện của tôi có hiệu quả (Mc 11: 25).  Tôi nghĩ rằng tôi là một con người khốn khổ, hoàn toàn hư mất!  Tôi đang ở trong bóng tối đen ngòm, nghi ngờ và bối rối.  Tôi nghĩ rằng mình đã lừa dối Thiên Chúa và mọi người trong chức linh mục của mình.  Tôi đang cầu nguyện trong sự bất lực “Lạy Chúa xin cứu con là kẻ tội lỗi”.

Thiên Chúa của tôi đã không bỏ rơi tôi trong tuyệt vọng.  Lần đầu tiên trong cuộc sống của tôi, tôi thấy Chúa Phục Sinh đi về phía tôi trong ánh sáng chói lòa.  Khuôn mặt Ngài chiếu sáng, áo trắng của Ngài lấp lánh hào quang.  Bao quanh Ngài có nhiều thiên thần.  Tôi có thể nghe thấy tiếng nhạc du dương của các thiên thần.  Ngài đặt tay lên vai tôi, tôi đã trở nên rất nhỏ bé trước Ngài.  Chúa nói với tôi một cách rất rõ ràng “James, con là linh mục của ta mãi mãi. Ngay từ khi ta thụ thai trong lòng mẹ ta (cung lòng của Đức Maria), con đã có đó như một linh mục chia sẻ chức vụ tư tế đời đời của ta. Cha tha thứ cho tất cả tội lỗi của con và làm cho con hoàn toàn nên mới”.  Đó là một sự mặc khải lớn lao đối với tôi, rằng tôi đã thuộc về nhiệm thể của Ngài từ khi Ngài mặc lấy hình dạng con người.  Đức Maria đã trở thành mẹ của tôi từ lâu trước khi Chúa Giê Su giao phó Mẹ cho nhân loại trên thập tự giá khi nói “ Này là con Mẹ…”. Rồi tôi thực sự cảm nghiệm được sự gần gũi với Mẹ Maria, tôi cảm thấy mình như một em bé được an ủi và chữa lành trong khi Mẹ bế đặt trên đùi mặc dù tôi không nhìn thấy Mẹ.  Không có từ nào diễn tả hết được kinh nghiệm tôi đã trải qua trong buổi ngất trí kéo dài hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ.  Chúa bảo tôi thực hiện một cuộc thú tội tổng thể thật sâu sắc về cuộc sống quá khứ của tôi.  Ngoài ra, Ngài hướng dẫn tôi ra đi hòa giải với những người mà tôi oán hận.  Trong thời gian dài được đào tạo ở chủng viện hay trong nhà tập, tôi chưa bao giờ có kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu trong cầu nguyện hay nghe giọng nói ngọt ngào này mặc dù Giáo Sư và Linh hướng của tôi đã dạy tôi chiêm niệm và cầu nguyện.  Bây giờ tôi biết rằng lời cầu nguyện và chiêm niệm không phải là một cái gì đó mà tôi có thể đạt thấu nhưng là ơn mà tôi có thể nhận được chỉ như món quà tinh khiết của Chúa Thánh Thần.

Tôi thức dậy từ giấc mơ đầy ơn phúc khi một y tá gọi tên tôi.  Tôi nhìn thấy cô đứng trước tôi với các liều thuốc tiêm và viên thuốc.  Với nhiều niềm vui trong tim, tôi nói với cô ấy rằng tôi vừa trải qua một kinh nghiệm sâu sắc về sự đụng chạm của Chúa Giêsu và tôi đã được chữa lành.  Khi cô rời khỏi phòng tôi cất tiếng ca ngợi Thiên Chúa với một giọng nói lạ, tôi cảm thấy rằng ngôn ngữ và lời nói của tôi được gỡ bỏ và Chúa Thánh Thần cho một ngôn ngữ và lời nói mà nghĩa của nó là khó hiểu với tôi.  Món quà rất đáng gọi là quà tặng là ơn nói tiếng lạ, mà tôi vốn đã không muốn có, nay được trao cho tôi bởi Chúa của tôi.  Tôi đã thực sự cố gắng để hội ra được mọi chiều: rộng, dài, cao, sâu của tình yêu vô biên của Thiên Chúa thể hiện qua Chúa Giêsu, Con của Ngài (Eph 3: 18).  Sau một lúc, bác sĩ điều trị đến và trách cứ tôi vì không chịu dùng thuốc.  Ông nói: “Cha là một linh mục, tôi tin rằng Cha có ý thức và kiến thức, Cha có nghĩ rằng Cha lại đang được chữa lành bằng lời cầu nguyện của thanh niên tân tòng. Nếu Cha không uống thuốc, bệnh sẽ tái phát.”  Tôi nói: “Xin lỗi Bác sĩ, tôi sẽ uống thuốc nhưng tôi biết mình được chữa lành bởi những lời cầu nguyện của cậu nhỏ”.  Tôi uống viên thuốc và chịu mũi tiêm trước sự hiện diện của bác sĩ bởi vì tôi biết rằng các bác sĩ và thuốc men đều nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa và tôi hứa rằng tôi sẽ tiếp tục việc điều trị theo y khoa cho tới khi ông có kết luận khác (Huấn ca 38: 1-2).

Tôi rất hạnh phúc và vui vẻ.  Tôi bắt đầu nói với những người bên cạnh và các Sơ về việc được chữa lành.  Đêm hôm đó, tôi có giấc ngủ ngon và sâu mà không cần một viên thuốc ngủ.  Đó là sự lành bệnh về thể lý đầu tiên mà tôi nhận được.  Kể từ khi tôi có vấn đề về thận, tôi đã không thể ngủ được nếu không sử dụng thuốc an thần.  Hôm sau, tôi thức dậy vào lúc 4 giờ sáng như thể có ai đó đánh thức mình dậy sớm, chắc chắn vị đó là Chúa (kể từ ngày hôm đó tôi luôn thực hiện việc cầu nguyện cá nhân hàng ngày vào buổi sáng lúc 4 giờ).  Tôi ngồi trên chiếc ghế của tôi và cầu nguyện trong một tiếng rưỡi với cùng kinh nghiệm sốt sắng của ngày hôm trước nhưng với sức mạnh gia tăng hơn nhiều.  Trong lúc tôi cầu nguyện, Chúa đặt để sự khôn ngoan của Ngài vào trong miệng của tôi và trao cho năng lực để rao giảng về Vương Quốc của Ngài và ra lệnh cho tôi phải từ chức giáo sư chủng viện và đi ra rao giảng.  Sau khi cầu nguyện tôi đi bách bộ một giờ.  Mới ngày hôm trước, tôi còn không thể đứng dậy một mình ra khỏi giường và bước xung quanh căn phòng! Sau khi tắm rửa, tôi liền đi đến nhà nguyện cử hành Thánh Lễ cùng với hơn một trăm năm chục người tham dự. Bài đọc Tin Mừng trích sách Luca chương mười chín, về câu chuyện của Gia kêu.  Không có bất kỳ sự chuẩn bị trước nào, cậy dựa hoàn toàn vào Chúa Thánh Thần tôi đã có thể giảng trong mười tám phút và làm điều đó nữa, tức là nhìn mặt đối mặt với mọi người.  Tôi cảm thấy đã hoàn toàn được giải thoát khỏi gánh nặng và trói buộc của sự sợ hãi và mặc cảm tự ti. Tôi cảm thấy có một sự gần gũi đặc biệt với những người trong Thánh Lễ. Tôi có thể nhìn ngắm họ với sự tự do và tình mến như thể mỗi người là anh chị em ruột của tôi.  Sau Thánh lễ, được thông báo về sự thay đổi trong hành vi của tôi, bác sĩ liền đề xuất lệnh cho làm lại tất cả các xét nghiệm. Sau đó, ông gọi tôi vào phòng và chỉ cho tôi cách so sánh những kết quả cũ và mới của các cuộc thử nghiệm lâm sàng đồng thời tuyên bố, xác nhận rằng thận của tôi đã hoàn toàn bình phục và rằng tôi có thể ngưng tất cả các loại thuốc cùng được xuất viện.  Tôi không biết làm thế nào để diễn tả hết niềm vui vào thời điểm đó.  Tôi nói, “Ngợi khen Chúa” và ôm từ giả bác sĩ trước khi rời bệnh viện.

Tôi đi ra khỏi bệnh viện như một con người mới với các quyết định và quyết tâm mới.  Tôi quyết định sống cho một mình Chúa Giêsu và dành cả đời mình cho việc rao giảng Nước của Người.  Tôi từ bỏ công việc của tôi trong vị trí giáo sư chủng viện và chuẩn bị bước ra ngoài đi rao giảng,  sau khi đã dành bốn mươi ngày ăn chay và cầu nguyện.  Kể từ ngày 17, tháng 2 năm 1976 tôi bắt đầu giảng tĩnh tâm Đặc Sủng, lần đầu tiên, tôi giảng bằng tiếng Malayalam, ở tiểu bang Kerala, cho đến tận bây giờ tôi chỉ dành thời gian của tôi trong việc rao giảng Lời của Ngài mà thôi.  Bề trên kính mến của tôi sau đó đã đề nghị nhiều cơ hội cho tôi đi đến nước Đức hoặc đến Rome để theo đuổi học vị tiến sĩ, nhưng tôi đã mạo muội từ chối vì Chúa Thánh Thần nói với tôi, “Ta là đủ cho con”.  “Kẻ vừa tra tay cầm cày vừa ngó lui sau là người bất kham đối với Nước Thiên Chúa!” (Lc 9: 62).  Trong thời gian đào tạo tại chủng viện, khi tôi thấy có nhiều bạn đồng hành được đề cử ra nước ngoài để theo học bậc cao hơn, tôi đã có một khát vọng lớn đó là được đi ra nước ngoài để nâng cao trình độ kiến thức.  Tạ ơn Chúa, bây giờ Chúa còn đang thỏa mãn ước vọng của tôi, khi được tiếp tục giảng thuyết về Vương Quốc ở ngoại quốc. Thật quả đúng là khi chúng ta chịu từ bỏ bất kỳ ham muốn thế gian nào vì lợi ích của Chúa, Ngài sẽ trả lại gấp trăm lần! Đúng là Chúa Giêsu đã sử dụng tôi để Ngài xây dựng một nhà cầu nguyện cho Ngài, tại Athirampuzha, Kerala, cũng được gọi là Charis Bhavan.  Trong các buổi giảng tĩnh tâm, hội nhóm và sứ cầu nguyện chữa lành tôi gặp phải những chống đối  và ngay cả các bách hại nữa.  Nhưng Lời Chúa nói rằng, mỗi người muốn sống một cuộc đời thánh thì sẽ bị bức hại, lời này đã an ủi và tiếp sức mạnh cho tôi (II Tim 3: 12).  Tôi biết rằng tất cả những món quà và quyền hạn được trao cho tôi, một con người yếu đuối, chứa đựng trong những bình sành lọ đất, ngõ hầu quyền lực siêu vời kia thực rõ là của Thiên Chúa, chớ không phải xuất tự chúng tôi. (II Cor 4: 7). Cùng với Thánh Phaolô, tôi nữa, tôi cũng sẽ nói rằng Tôi có sức chịu đựng mọi sự, trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi. (Phi-líp 4: 13).  Quyền năng của Ngài được bày tỏ trong giai đoạn tôi bị bắt cóc và cầm tù trong thế giới Hồi giáo ở các nước Ả Rập, và trong những lời lăng mạ và những hiểu lầm của bề trên và bạn bè.  Tôi kết luận lời chứng của tôi với những lời của Thánh Phêrô: “Anh em thân mến, đừng lấy làm lạ vì hỏa tai bốc cháy để thí luyện anh em, như một cái gì lạ lùng xảy đến. Nhưng càng được chung phần thống khổ của Ðức Kitô chừng nào, anh em hãy vui mừng! Ngõ hầu khi vinh quang của Ngài mạc khải ra, anh em cũng được vui mừng hớn hở. Nếu anh em phải chịu sỉ vả vì Danh Ðức Kitô, thì phúc cho anh em, vì Thần khí vinh quang, Thần khí của Thiên Chúa, sẽ đậu lại trên anh em. “(Phê rô 4: 12-14 ).

Cám ơn Chúa vì sự thành tín và rộng rãi của Ngài, ngày hôm nay mục vụ Canh Tân Đặc Sủng của Cha James Manjackal được Giáo Hội công nhận,

Cha thực hiện nhiều hành trình rao truyền Tin Mừng trong 87 quốc gia trên 5 châu lục, Ngài thuyết giảng trong các buổi tĩnh tâm Canh Tân Đặc Sủng, chủ trì các hội nghị và cầu nguyện xin ơn chữa lành, hướng dẫn trong các trường Tin Mừng và tiên phong trong công tác truyền bá đức tin cho người Hồi Giáo vùng vịnh Ả Rập. Cha sáng lập dòng “Tì nữ Maria đầy ơn phước” trong giáo phận Vijayapuram, bang Kerala, Ấn độ. Ngài viết nhiều sách về Canh Tân Đặc Sủng như “33 Lời nguyện Đặc sủng” được dịch ra vài ngôn ngữ, “Cầu nguyện làm nên điều kỳ diệu”, “Ngài đụng chạm và chữa lành tôi”, “Sự Chữa lành tạo nên Đời Sống mới”, “Tỉnh thức, Ta gõ cửa đây”, “Tìm thấy rồi”, “Vào trong tàu . Mới đây vào tháng 2, năm 2016, Cha được Đức Thánh Cha Phan xi cô chỉ định là một  trong bẩy trăm sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa nhân dịp năm thánh Lòng Thương Xót.

Phan Sinh Trần gởi

Hiện tượng lạ: Xác thánh GH Gioan Phaolo 2 không hư nát

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời ngày 2/4/2005 cho đến nay nhưng tất cả cơ thể của Ngài đều còn nguyên vẹn.

Phép lạ phi thường minh chứng cho Đức tin vào sự sống đời đời của chúng ta.

httpv://www.youtube.com/watch?v=iTzGKTGRniA

Hiện tượng lạ: Xác thánh GH Gioan Phaolo 2 không hư nát

40 năm chăm sóc bệnh nhân lao phổi nghèo ở Ấn độ của Cha Antonio Grugni

 40 năm chăm sóc bệnh nhân lao phổi nghèo ở Ấn độ của Cha Antonio Grugni

Hồng Thủy

Cha Antonio Grugni sinh tại Legnano, Italia, là một thừa sai thuộc Hội truyền giáo Giáo hoàng hải ngoại, gọi tắt là Pime. Cha năm nay 75 tuổi nhưng đã phục vụ các bệnh nhân và người nghèo ở Ấn độ từ 40 năm qua. Ngay từ khi còn là một trẻ nhỏ, cậu bé Grugni đã luôn quan tâm đến việc chăm sóc bệnh nhân. Dần dần cậu nhận ra đời sống Kitô hữu của mình ngày càng hướng đến ước mơ dâng hiến toàn đời mình để phục vụ. Sau khi hành nghề bác sĩ tim mạch 8 năm tại bệnh viện ở quê nhà Legnano, gần Milano, bác sĩ Grugni cảm thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống như hiện tại dù có một cuộc sống tiện nghi với công việc ổn định và được trả lương cao. Khi được yêu cầu đến Ấn độ lam việc, bác sĩ Grugni cảm thấy như nghe một tiếng chuông, một tiếng gọi và đồng ý ngay lập tức. Năm 1976, bác sĩ Grugni đến Ấn độ và vào năm 1989, sau khi trải qua thời gian phân định ơn gọi, bác sĩ được thụ phong Linh mục trong Hội truyền giáo Pime.

Hiện nay cha Grugni sống ở Warangal, Telangana. Năm 2005, cha đã thành lập tại Warangal một hiệp hội chăm sóc các bệnh nhân lao phổi, phong cùi và bệnh nhân nhiễm virus HIV, được gọi là “Hội tình yêu phổ quát”. Hiệp hội có 13 nhân viên: gồm 2 bác sĩ, 7 y tá, một chuyên gia y tế, một thợ giày chuyên làm giày dép đặc biệt cho bệnh nhân cùi, một tài xế và một người giúp việc. Chính quyền cũng như dân chúng đa phần theo Ấn độ giáo nhìn nhận giá trị công việc của cha Grugni và đội ngũ của cha. Ở một đất nước mà việc cải đạo không những là không tốt mà còn không thể chấp nhận, thì cách thế tốt nhất là làm chứng bằng tình yêu, giúp đỡ người nghèo, những người đau khổ, những người thấp bé nhất trong xã hội. Cha Grugni chia sẻ: “Các bệnh nhân bị đánh động khi chúng tôi đến thăm, giúp đỡ họ, cho họ thức ăn, trong khi xã hội gạt họ ra bên lề. Chính họ hỏi chúng tôi: ‘Tại sao các bạn làm tất cả những điều này cho chúng tôi?’ Họ ngưỡng mộ công việc mà chúng tôi làm với tinh yêu vô vị lợi. Họ nhận ra có điều đặc biệt trong cách chúng tôi tiếp cận họ. Đó là chứng tá Kitô giáo. Nhiệm vụ của chúng tôi là gieo những hạt giống rồi chính Chúa  sẽ làm cho hạt giống mọc lên trong tâm hồn họ. Chúng tôi giống như những người thợ gieo hạt giống trên đất và đất sẽ sinh hoa trái.”

Cha Grugni nhớ lại điều Mahatma Gandhi đã nói về vai trò của Kitô hữu ở Ấn độ. “Tôi cầu chúc cuộc sống của các bạn như hoa hồng. Hoa hồng không cần những lời nói nhưng chỉ cần tỏa hương thơm. Ngay cả một người mù cũng cảm nhận được sự hiện diện của hoa hồng bởi vì anh ta có thể ngửi được mùi hương. Đó là điều tôi mong ước nơi các bạn: tỏa hương thơm sứ điệp của Kitô giáo, sứ điệp tôn trọng tự do.” Cha Grugni tin là nếu Chúa Kitô ở Ấn độ thì Người cũng làm như vậy. Người sẽ chăm sóc bệnh nhân, ở với dân chúng. Cha nói: “Chúng tôi cố gắng làm cách tốt nhất có thể những gì mà Chúa Giêsu làm.” Nói về vai trò của các thừa sai ở Á châu, cha Grugni nhận xét rằng: “một nửa nhân loại sống ở Ấn độ và Trung quốc và phần lớn họ không phải là Kitô hữu. Công việc của chúng tôi là ở giữa dân chúng với tình yêu và lòng thương xót. Tình yêu thì tự do; nó được trao ban cách nhưng không, không có động cơ hay mục đích riêng.”

Hội tình yêu của cha Grugni cộng tác với cơ quan y tế của chính phủ và chính phủ tin tưởng là các nhà nhân viên của hội sẽ làm việc cho đến cùng. Các nhân viên thăm viếng các trung tâm sức khỏe và gia đình các bệnh nhân để bảo đảm các bệnh nhân sẽ uống thuốc đều đặn. Nhờ sự chăm sóc và dấn thân của các nhân viên, tỉ lệ bệnh nhân bị lao được lành bệnh lên đến hơn 90%. Trong trường hợp các bệnh nhân bị cùi, các nhân viên ý tế thăm các bệnh viện về da, rồi kiểm tra thân thể của bệnh nhân để có thể khám phá các trường hợp bị cùi, một căn bệnh vẫn còn bị kỳ thị ghê sợ. Bên cạnh việc chăm sóc cho các bệnh nhân, Hội tình yêu còn quan tâm đến gia đình các bệnh nhân như, giúp tiền để con cái họ có thể đến trường và một số tiền hưu nho nhỏ cho người già. Hội xây nhà, cung cấp thực phẩm trong vài tháng đầu trị liệu để giúp các bệnh nhân lấy lại sức khỏe. Người dân ở đây toàn là những người nghèo, những lao động bình dân cần được giúp đỡ. Cha Grugni chia sẻ: “Khi các bệnh nhân thấy chúng tôi đến, họ chạy đến với chúng tôi, vui mừng vì biết là chúng tôi sẽ giúp đỡ họ, biết là chúng tôi ở đó là vì họ.” (Asia News 17/11/2014)

Hồng Thủy

 

 

Câu chuyện của một linh mục tử đạo Albania.

Câu chuyện của một linh mục tử đạo Albania.

tu-dao-albanie

Câu chuyện của một linh mục tử đạo Albania, người được ĐGH Phanxicô tấn phong hồng y vào ngày 19 tháng Mười Một

Trong chuyến đi tới Albania vào tháng Chín năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô nghe câu chuyện rợn người của một linh mục 84 tuổi sống trong một trại lao động 28 năm dưới chế độ cộng sản ở Albania. Tên của ngài là Ernest Simoni và ngài sẽ được tấn phong hồng y tại hội nghị công giáo vào ngày 19 tháng Mười Một.

Đây là toàn văn câu chuyện của ngài, mà ngài đã tiết lộ trong một bài phát biểu trước Đức Thánh Cha Phanxicô, trong chuyến thăm quốc gia Đông Âu này.

Toàn văn:

“Con tên là Ernest Simoni. Con là một linh mục 84 tuổi. Vào tháng Mười Hai, năm 1944, Đảng Cộng sản đến Albania, với mục tiêu chính của họ là tiêu diệt đức tin và giáo sĩ của đất nước này. Để đạt được mục tiêu này, ngay lập tức họ bắt đầu bắt giữ, tra tấn, và đấu tố hành quyết hàng trăm linh mục và giáo dân. Biến cố này kéo dài bảy năm, các Kitô hữu vô tội đổ máu, một số trong đó, ánh mắt đăm đăm trên khuôn mặt nhìn vào cái chết, hét lên, “Vạn tuế Đức Kitô Vua!”

Năm 1952, chính quyền cộng sản, tiếp theo là một chiến lược chính trị được dàn dựng cẩn thận từ Moscow (Stalin), bằng mọi cách tập trung các linh mục còn lại và cho họ được thực thi đức tin với một điều kiện: họ tách ra khỏi Roma và Vatican. Hàng giáo sỹ không bao giờ chấp nhận sự lừa bịp của chính phủ. Con tiếp tục với việc học hành của mình tại trường đại học Phanxicô mười năm, từ năm 1938 đến năm 1948. Các đấng bề trên của chúng con buộc phải thi hành bởi những người cộng sản và đó là lý do tại sao con buộc phải hoàn tất việc nghiên cứu Thần học trong tình trạng lén lút.

Bốn năm sau, con phải đi lính. Họ muốn cho con biến mất. Con đã mất hai năm ở đó, mà còn tệ hơn là ở trong tù. Nhưng Chúa đã cứu con và, vào ngày 07 tháng Tư năm 1956, con được thụ phong linh mục. Ngày hôm sau, Chúa Nhật Lòng thương xót Chúa, con cử hành thánh lễ đầu tiên của con. Trong tám năm rưỡi thực thi tác vụ, cho đến khi những người cộng sản quyết định rằng con phải dời đi.

Vào ngày 24, tháng Mười Hai, 1963, sau khi cử hành Thánh Lễ Vọng Giáng sinh, tại thị trấn Barbullush, gần Scutari, cán bộ đến tìm con và đưa cho con lệnh bắt giữ và thực hiện. Họ trói tay con ra sau lưng, đưa con vào còng, và lôi con vào xe của họ bằng cách đá đạp con. Từ giáo xứ, họ đưa con đến một phòng cách ly con bị họ giam giữ ba tháng trong điều kiện không phải con người. Họ thẩm vấn con. Thủ trưởng của họ nói với con: “Mày sẽ bị treo cổ như một kẻ thù bởi vì mày đã nói với dân chúng rằng họ sẽ chết cho Đức Kitô nếu cần.” Họ siết còng sắt trên cổ tay của con đau đến nỗi con có thể cảm thấy nhịp tim của con ngưng đập. Con sắp chết. họ muốn con lên tiếng chống lại Giáo Hội và các đấng bậc trong Giáo Hội. Con gần như chết vì bị tra tấn. Thấy con trong trạng thái đó, họ gỡ con ra. Chúa muốn con còn được sống.

Họ còn kết tội con vì cử hành ba thánh lễ cho linh hồn của cố Tổng thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy, người đã bị sát hại một tháng trước khi con bị bắt. Nhưng con cử hành những Thánh Lễ này theo chỉ dẫn của Đức Phaolô VI trao cho tất cả các linh mục trên thế giới. Con đặt mua tạp chí chính của Nga bằng tiếng Pháp: “Liên bang Xô viết”. Như bằng chứng để họ buộc tội, họ đã trình bày với thẩm phán về vấn đề của tạp chí này, trên trang bìa có một hình của Tổng thống Mỹ. Nhờ sự yêu thương và che chở của Thiên Chúa, bản án của con không bao giờ được thực hiện. Họ mang một tù nhân khác đến phòng biệt giam, người mà để do thám con. Người này chỉ trích Đảng nhưng con trả lời rằng Chúa Kitô dạy chúng ta yêu thương kẻ thù của chúng ta, tha thứ cho họ, và làm việc vì lợi ích của nhân dân. Nhà độc tài đã biết được về những lời con đã nói. Ông ta đã thay thế án tử hình của con bằng 18 năm tù trong mỏ than Spac. Khi con được thả ra, con bị kết án thêm mười năm lao động cưỡng bức, cho đến khi chế độ độc tài sụp đổ. Con làm việc trong cống rãnh nước thải. Con đã dâng lễ bằng tiếng Latin, từ trí nhớ.

Con cũng giải tội và ban Phép Thánh Thể bí mật.

Khi quyền tự do tôn giáo đã được thiết lập, Chúa đã giúp con phục vụ tại nhiều thị trấn và hóa giải với những người đầy hận thù với Thánh Giá, xua đuổi hận thù và ma quỷ ra khỏi trái tim của con người.

Thưa Đức Thánh Cha, con nghĩ rằng con nói thay cho tất cả mọi người ở đây. Con cầu nguyện với Chúa rằng, nhờ lời cầu bầu của Thánh Mẫu của Đức Kitô, xin Người ban cho ngài sống thọ, sức khỏe tốt, và sức mạnh để dẫn dắt đoàn chiên, đó là Giáo Hội của Đức Kitô. Amen.”

BUI HUY CUONG
2 avenue Claude Debussy

78330 FONTENAY LE FLEURY

FRANCE

From: Cam Tuyet & chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Niềm tin giản đơn đến bất ngờ

Niềm tin giản đơn đến bất ngờ

Vinhsơn Vũ Tứ Quyết S.J

Tạ ơn Chúa vì con bị HIV !

Đây là lời cầu nguyện “ngược đời” của một con người hạnh phúc trong khổ đau. Chị là một người giữa bao người. Chị bình thường trong một cuộc sống bình thường. Thế nhưng, một ngày đã tới, ngày mà chị biết mình bị nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV. Chẳng mấy chốc, mọi người đều rời xa chị. Chị cô đơn đến tuyệt vọng. Chị kiệt sức. Chị muốn chết.

Phúc thay, chị được đưa đến mái ấm có các sơ chăm sóc. Dần dần, sức khỏe chị khá lên. Ngày qua ngày, niềm vui chị nhận được từ những người xa lạ, dần lớn lên trong chị. Lần đầu tiên trong đời chị biết Chúa Giêsu. Lần đầu tiên trong đời chị cảm nhận được tình thương mến lạ lùng từ những người tin vào Giêsu. Lần đầu tiên trong đời chị nhận ra ơn của Chúa ngay trong nghịch cảnh, nhận ra sức sống ngay trong sự tiều tụy. Sự kinh ngạc và niềm vui lớn tới nỗi chị thốt lên: “Nếu con không bị HIV, con nào biết Chúa trên đời. Vì con bị HIV như thế này mà con có dịp biết Chúa. Tạ ơn Chúa.”
Vâng, con người bỏ rơi nhau, còn Chúa thì không bao giờ.

Tại sao con theo đạo Phật, mà Chúa lại bắt con vác thánh giá ?

Đó là lời “than trách khó hiểu” của một bà bị tai biến, hiện liệt nửa người, đang ở trong nhà dưỡng lão mà các sơ chăm sóc. Trước kia, bà vốn ở một mình. Nhìn khuôn mặt bà, nghe bà kể chuyện, tôi nhận thấy niềm tiếc nuối rất lớn về quá khứ. Bà nói: “Trước kia con đẹp lắm, làm ăn được lắm, có của ăn của để, bạn bè rất nhiều… Đến một ngày, con bị tai biến, liệt nửa người. Thế là, tiền bạc của con có dư thì cũng không cứu được con. Bạn bè con bỏ con hết, chẳng còn ai. Người thân của con thì ai họ cũng phải lo việc nhà của họ. Con còn lại một mình.”

“Cũng chẳng biết ở đâu, vì không có người chăm sóc, con đành ở trong nhà dưỡng lão này. Từ trước tới giờ, con sùng đạo Phật lắm. Khi vào đây ở, có các sơ, con mới biết Chúa. Các sơ có an ủi con thế này: Bà chịu khó vác thánh giá Chúa trao.”

Bà thắc mắc về số phận khó chấp nhận của mình, bà hỏi tôi: “Khi con bị tai biến, con đâu biết Chúa. Tại sao con theo đạo Phật mà Chúa lại bắt con vác thánh giá?” Nhìn bà, tôi nhủ thầm: “Bà ơi! Bệnh tật là một phần của đời người, chẳng ai tránh được. Chỉ có điều, mỗi người đối diện với bệnh tật một cách mà thôi. Bà buồn rầu và thất vọng không phải vì bà bị bệnh, mà là vì bà bị bỏ rơi và bị quên lãng, là vì bà chưa có sức mạnh từ bên trong, là vì bà chưa có những người thực sự thân thiết yêu thương.”

Cầu chúc bà có thể nhận thấy tình thương mến của những người đang sống với bà.

Đối diện với đau khổ và cái chết, mỗi người chọn cho mình một thế đứng. Tùy điểm tựa mà mỗi người vững vàng hay sụp đổ. Có một điều chắc chắn là ai cũng chết, cũng có một điều khá chắc chắc là hầu như người ta cứ nghĩ mình còn lâu mới chết. Giá trị đời người và giá trị con người, ngày càng bị lãng quên trong cuộc sống xô bồ.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết tìm điểm tựa nơi Ngài, để con sống một cuộc đời đáng sống và chết một cái chết bình an, và dù có chết thì con vẫn sống trong Ngài. Amen.

Vinhsơn Vũ Tứ Quyết S.J

No automatic alt text available.

Sứ Ðiệp Của Một Người Tàn Tật

Sứ Ðiệp Của Một Người Tàn Tật

Msgr. Petrus Nguyễn Văn Tài

Hằng năm tổ chức có tên là “Tự nguyện chịu đau khổ” hành hương đến Lộ Ðức để chia sẻ kinh nghiệm của họ khi đối đầu với đau khổ. Năm 1982, khách hành hương đã chú ý đến lời chia sẻ của Jacques Lebreton, một phó tế vĩnh viễn không tay, mù mắt. Chúng ta hãy lắng nghe chứng từ của ông:

Sau trận đánh ở El Alamem, tôi và các bạn của tôi đang lo gỡ mìn. Một anh bạn tôi cầm một quả lựu đạn và vô tình mở chốt. Trong cơn hốt hoảng, anh trao cho tôi. Tôi cứ tự nhiên cầm lấy quả lựu đạn. Nó đã nổ tung trong tay tôi. Tôi tối tăm mặt mũi, không nói được nữa. Tôi cảm thấy mình đang chết. Tôi chỉ còn là một người không tay, không mắt… Tôi toan tự tử.

Trên giường bệnh ở nhà thương, tôi, một người đã không giữ đạo từ lâu, tôi bắt đầu cầu nguyện. Tôi xin được rước lễ. Tôi đã hiểu nguyên do sự đau khổ của tôi là tội lỗi nhân loại: đó là thù oán, kiêu căng, chiến tranh… Và tôi đã tìm lại được sự an vui và trông cậy.

Tôi cảm thấy một cái gì tương tự như Chúa Giêsu trong vườn Giêtsêmani. Ngài cũng không muốn chịu đau khổ. Ngài đã van xin: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này”, nhưng liền sau đó, Ngài lại thưa: “Lạy Cha, xin vâng theo ý Cha”. Sau thảm kịch Golgotha, Ngài đã sống lại. Chính nhờ mầu nhiệm chết và sống lại mà Chúa Kitô muốn cho chúng ta cùng sống. Tôi đã đạt đến mức độ không phải là chịu đựng mà là chấp nhận. Chịu đựng là một thất bại. Chấp nhận là một chiến thắng. Trên giường bệnh, tôi đã khóc, khóc vì sung sướng với ý nghĩ ấy. Ðiều mà tự nhiên tôi cũng không thể chịu được, nay nhờ ơn Chúa tôi đã chịu được.

Như lời văn hào Mauriac nói: “Chúa Giêsu không đến để xóa bỏ đau khổ, nhưng để cùng hiện diện với những người đau khổ“. Tôi đã cảm nghiệm được lời Chúa phán: “Phúc cho những kẻ khóc lóc, phúc cho những kẻ đau khổ”.

Tại Evreux, tôi được gặp một người đàn bà hoàn toàn bất toại, đến nỗi không thể nói được. Nhưng nhờ ngón chân cái của bà, bà có thể máy động bàn chữ cái trên một miếng ván và bà đã tặng cho tôi một bài thơ có tựa đề “Nụ cười”.

Tôi liên tưởng đến một người đàn ông khác, bị điếc lúc 14 tuổi, mù từ lúc lên 16 tuổi. Trên giường bệnh, lúc hấp hối, người đàn ông 87 tuổi này đã thốt lên như sau: “Tôi đã trải qua một cuộc đời tốt đẹp”.

Ông Jacques Lebreton kết luận như sau: “Tôi, một người không tay, không mắt, tôi cũng thấy đời tươi đẹp. Cuối cùng, sự tàn tật lớn lao nhất là bị chia lìa với Thiên Chúa. Tôi không thể nói như vậy, nếu tôi lành lặn với đôi mắt và đôi tay. Nhưng tôi có thể nói như vậy vì tôi biết thế nào là sống xa Chúa. Và hôm nay, sau một chặng đường dài, tôi lớn tiếng kêu lên với tất cả các người anh em của tôi rằng: Thiên Chúa hằng sống. Ðức Kitô đã sống lại”.

Ðã có khoảng 6,000 vụ lành bệnh lạ lùng được ghi nhận tại Lộ Ðức, trong số này chỉ có 64 vụ được Giáo Hội công nhận là phép lạ. Nhưng phép lạ cả thể nhất của Lộ Ðức cũng như của những trung tâm Thánh Mẫu khác: chính là phép lạ của lòng tin. Và trong những phép lạ của lòng tin ấy, kỳ diệu hơn cả vẫn là niềm tin, sự chấp nhận, tinh thần lạc quan của chính những người đau khổ. Trong niềm đau tột cùng trong thân xác cũng như tâm hồn, những con người ấy vẫn còn thấy được ý nghĩa của cuộc sống, tình yêu cao cả của Chúa. Ðó chính là phép lạ mà Chúa vẫn tiếp tục thực hiện qua những người có lòng tin. Và đó cũng là phép lạ mà chúng ta không ngừng kêu cầu Chúa thực hiện.

Nhìn lên thập giá Chúa, trong niềm hiệp thông với Mẹ Ngài, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta được tiếp tục tin yêu, được tiếp tục nhìn thấy ánh sáng phục sinh giữa những đêm tối của khổ đau, thử thách. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho không biết bao nhiêu người đang quằn quại trong đau đớn của thể xác, trong cô đơn của tâm hồn. Xin cho họ được nâng đỡ, ủi an và tìm được niềm tin.

Msgr. Petrus Nguyễn Văn Tài

Anh chị Thụ & Mai gởi

TIẾNG CHUÔNG ĐIỆN THOẠI

TIẾNG CHUÔNG ĐIỆN THOẠI

Bác sĩ Maria Anphongso Hoàng Lệ Sâm

Anh chị em Tân tòng thân mến!

Tôi xin được thổ lộ cùng anh chị em ba vấn đề sau đây:

1/  Tại sao tôi lại xin gia nhập đạo Kitô – Đạo Công giáo. Thưa có 4 lý do sau đây:

a/-Tôi may mắn được quen thân một chứng nhân sống, đó là một người đàn bà Công giáo, tên bà là Teresa Nguyễn Thị Sa, người tỉnh Hà Đông, thuộc xứ Đại ơn, năm ấy bà khoảng 50 tuổi. Bà là một con người hiền lành, thật thà, chất phác, đạo đức, không mấy khi bà to tiếng với ai, thương con chìu chồng hết lòng…

Có hai lần bà trao lại cho tôi một chiếc nhẫn vàng 2 chỉ và 1 túi tiền lương của hơn 20 cán bộ Bệnh viện mà tôi lĩnh hộ về nhà. Hai chỉ vàng tôi đánh rơi vài ngày không rõ nơi mất, còn túi tiền thì sáng ra đi làm vội, bỏ quên ở trước cửa nhà, nơi đó người qua lại nhiều, bà quét nhà tình cờ nhìn thấy.

Bà ít khi quên ơn ai đã giúp đỡ bà hoặc chồng con mình.

Bà chăm đi lễ nhà thờ, bà đã dẫn 2 cháu ngoại tôi đi học giáo lý, cháu trở nên ngoan ngoãn hơn nhiều. Hai cháu đều được rửa tội, mẹ cháu (con gái tôi) thấy vậy cũng đi học giáo lý và cũng được làm con Chúa.

b/- Lý do thứ hai: Tôi được bà cho 1 quyển kinh bổn do nhà thời Phát Diệm phát hành năm 1990. Bước đầu tôi được hiểu đạo Chúa rành rọt. Trong quyển sách đó có 10 điều răn, ai xem cũng làm lý thú lắm. Chúng tôi gọi nó là “Luật đề phòng” có nghĩa là điều luật ngăn không cho phạm tội, chứ không để chờ phạm tội rồi mới đem ra xét xử.

Kinh thứ hai tôi lấy làm tâm đắc là Kinh hoà bình. Nhiều người xem thấy chí lý quá, có người còn ghi chép vào sổ tay.

c/- Khi hiểu được đạo Chúa rồi, tôi muốn được ơn cứu rỗi, đó là lý do thứ ba.

d/- Lý do thứ bốn người ta đồn ông cha cố ở đây giảng bài hay lắm, bài giảng của ông thường thấm sâu vào lòng người…

2/ Tôi xin được chia sẻ phần thứ hai: Những khó khăn gì trước ngày rửa tội, xin thưa có hai lý do: khách quan và chủ quan.

a/ Khó khăn bên trong: đó là tâm trạng của sự lựa chọn.

Lựa chọn gì vậy? Thưa, tôi là một phật tử, tôi đã theo đạo Phật 10 năm rồi. Cửa Phật là nơi tôi tĩnh tâm rèn mình khỏi mắc phải những thói hư tật xấu của đời thường, không để mất hoặc giảm lương tri.

Tôi là một người thầy thuốc, địa vị ấy dễ bị sa ngã vì đồng tiền bất chính. Tôi ghi vào quyển sổ nhật ký lời Phật bà dạy như sau: “…Thương người Trời lại thương liền/ Của ta bỏ một Trời đền cho muôn/ Lượng Trời thật vô lượng vô cùng/ Làm công chớ nghĩ đến công/ Làm lành chớ để ở trong dạ này/ Thế mới là lòng ngay dạ thẳng/ Thế mới là phúc đẳng hà sa/ Con ơi hãy ngẫm cho ra/ Bên tiền bên đức con đà thử cân/ Tích đức được muôn năm bền chắc/ Bạc tiền rồi có lúc tan không…”

Thời gian ấy, các đền chùa, cho dù xa dù gần, dù nắng mưa gió rét tôi đều có mặt trong các ngày lễ lớn. Tôi đã rước Phật về thờ tại gia để dễ bề kinh nguyện sáng tối.

Tôi đã có lòng mến mộ Phật từ thời ấy, đến nay tôi lại chọn đi với Chúa, sự lựa chọn đó đã làm cho tôi trăn trở ngày đêm.

Có một câu chuyện mà làm cho tôi nhớ mãi:  Có một hôm trong đêm khuya thanh vắng, tôi đang đọc sách bỗng có tiếng chuông điện thoại vang lên làm tôi giật mình, không ngờ đầu dây bên kia lại là tiếng gọi của một cháu bé gái lên 6, đã được rửa tội là cháu ngoại tôi. Nhấc máy lên “a lô, a lô, bà ngoại đấy à”, như ra lệnh cháu nói “một trong hai con đường bà chọn con đường nào? A ha…a ha” cháu cười nhạt. Tôi vẫn lắng nghe trong im lặng, cháu biết là tôi xúc động nên giọng cháu trầm lại “a lô, bà ơi bà, cháu xin lỗi bà, bà đừng khóc nữa, bà ơi! Bà cứ thắp hương cho Phật cũng được, nhưng thắp một cây thôi nhé”. Tôi chỉ ậm ừ, mãi cháu mới đặt máy xuống.

Đêm đó tôi không sao ngủ được, tôi ghi lại dòng tâm sự trong nước mắt:

Tâm tư

Đời con như giữa ngã ba

Theo Phật Kính Chúa xin Cha giãi bày

Đường nào con cũng mê say

Chư Phật dạy bảo những ngày còn thơ

Những điều răn ấy chưa mờ

Ơn nhờ Phật dạy không dơ mùi bùn

Đạo lý xuống dưới đất đen

Con như tắm giữa ao sen mát lành

Đến nay lại hiểu ngọn ngành

Chúa là Thiên Chúa Cha sinh rõ ràng

Chúa là con một Trời ban

Chúa xuống chuộc tội cứu đàn sinh linh

Trải bao cay đắng nhục hình

Cho ta có được hiển vinh đời đời

Thịt da máu Chúa rụng rơi

Là ơn cứu độ đời đời cho ta

Ơn Chúa vô vàn bao la

Con hiểu quá chậm xin Cha thương lòng

Con như những kẻ làm công

Hái nho được ít chắc không hề gì

Cha thương không phải nằn nì

Dù sớm dù muộn vẫn ghi công đều

Lạy xin Thiên Chúa Ba Ngôi

Cho con được đến làm tôi tớ Ngài   (Đêm 28.9.97)

b/ Những khó khăn bên ngoài:

Tôi học xong lớp Giáo lý thứ nhất, con gái tôi rủ tôi đi học, cháu đã học được 5-6 bài rồi, cháu nói “học giáo lý Cha giảng hay lắm, mẹ đi học đi”, kỳ thi kiểm tra tôi cũng được trên điểm trung bình 15/20 điểm (điểm tối đa là 20 điểm)

Từ ngày ghi tên vào học lớp giáo lý, ngày nào tôi cũng đi tham dự thánh lễ ở nhà thờ Thái Hà.  Lòng mến Chúa trong tôi ngày một hơn, tôi quyết định xin Cha cho rửa tội, nhưng không thành! Tôi nhờ các ông bà đứng đầu Hội thánh thưa dùm. Nhưng…Cha cần có thời gian để thử thách.

Tôi không chán nản, nhưng trong lòng đôi lúc cũng buồn buồn. Nhất là trong các giờ thánh lễ, tôi phải ngồi yên một chỗ, nhìn mọi người lên rước Chúa, có lúc cũng rơm rớm nước mắt, và có phần ái ngại thấy người xung quanh nhìn mình.

Tôi lại ghi tên vào học lớp giáo lý thứ hai, ngay từ đầu tôi đã đặt cho mình một nhiệm vụ như là khoa cử.

Tôi nghiền ngẫm sách giáo lý và đọc thêm Kinh thánh, muốn hiểu sâu về Đạo Chúa, một phần nữa để tỏ cho Cha hiểu thêm về sự nhất tâm của mình.

Lớp giáo lý bế giảng, điểm thi của tôi…xin các bạn thử đoán là bao nhiêu điểm?

Nghi thức Thanh Tẩy làm con Chúa tôi không phải xin Cha xứ nữa, Ngài đã xếp ngày vui ấy rồi. Cả cộng đoàn trong Giáo xứ Thái Hà cùng hân hoan với tôi, lòng thư thái nhẹ nhàng, tâm hồn tôi lâng lâng như một giấc mơ…sau hai năm đã được thử thách.

Còn một tuần nữa thôi, tôi phải đến từng gia đình anh em họ hàng để báo cáo, người thì ủng hộ kẻ thì miễn cưỡng, các bạn bè xa gần tôi đều báo tin hết, có người thì vui, có người thì băn khoăn chất vấn tôi. Tôi nói hết…chẳng việc gì phải úp mở.

Các bạn thân mến, thật là suôn sẻ, trong mọi việc như đã an bài.

Nhưng! Trong lòng tôi lại bứt rứt xốn xang làm sao?! Chẳng đêm nào tôi ngủ được, con gái tôi phải mời bà mẹ đỡ đầu của tôi (chính là bà Sa) để luôn ở bên tôi đọc kinh cầu nguyện cho tôi.

Phải chăng tâm trạng tôi đang phải cọ xát với sự lựa chọn…

Còn một đêm cuối cùng nữa là ngày vui đến, trong lòng tôi mới hết phân vân, không khí gia đình bớt trầm mặc.

Niềm vui và trách nhiệm đến với mọi người, ai cũng được phân công rõ ràng nhiệm vụ của ngày mai, ai mua hoa, ai dâng lễ, ai là quần áo, ai tiếp khách…

Rộn rã hẳn lên như đang chuẩn bị cho một ngày cưới. Chuông điện thoại réo lên cả ngày…nào bạn bè bà con xa gần chúc mừng, người thì xin địa chỉ để đến tham dự.

Đúng chiều ngày mồng 8 tháng 9, bạn bè xa gần họ hàng bà con có mặt đông đủ ở nhà thờ Thái Hà, bà con lối xóm cũng hoa, đàn ông, đàn bà quần áo là lượt như đi Lễ cưới vậy. Ôi! buổi chiều hôm ấy rộn ràng làm sao, quang cảnh nhà thờ tưng bừng như ngày dạ hội. Ông Từ và các người trong xe kháo nhau: “Đám cưới nhà ai mà sang thế nhỉ sao chưa thấy cô dâu và chú rể đâu…”

18h30′ tiếng chuông uy nghi reo lên, Cha chủ tế cùng đoàn người giúp lễ bước ra cung thánh đi thẳng xuống dưới cuối nhà thờ.

Đoàn người đông đảo phần lớn là bên lương, già trẻ gái trai, quần áo đủ mọi màu sắc sặc sỡ đang đứng chờ để tiến vào cung thánh.

Tôi bước đi như trên mây…

Thánh Lễ được cử hành đồng tế. Lòng rạo rực niềm vui…

Thánh Lễ xong, anh chị em trong gia đình bạn bè tôi và các trưởng hội đoàn trong giáo xứ còn bịn rịn với tôi trước ống kính chụp ảnh, giờ liên hoan, văn nghệ phát biểu cảm tưởng.

Cuối ngày, tôi ghi lại cảm nghĩ của mình:

Một ngày nhớ mãi

Chiều thu về tiết trời ảm đạm.

Lá vàng rơi… từ giã thân cây

Mà lòng dường những tràn đầy,

Mùa xuân đến giữa tháng ngày với ta.

Ai đem lại không gian trìu mến,

Con nhớ hoài nhớ mãi không thôi.

Trong con Chúa đến bồi hồi…

Lòng Cha, tình bạn người người nở hoa.

Đã bao năm con khao khát Chúa

Lòng ước mong xin Chúa về đây.

Chiều nay như giấc mơ say

Lòng con yêu Chúa ngày ngày đừng qua. (Sinh nhật Đức Mẹ- 1999)

3/ Tôi xin chia sẻ phần cuối:

– Sau ngày Rửa tội còn khó khăn gì nữa không?. Xin thưa là không.

Tôi đã nắm bắt được người bên lương còn mặc cảm lớn với Đạo Công giáo chúng ta điều gì. Đó là nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên. Ngày nào các cha cũng dâng Lễ cho các bậc tiền bối, cho các linh hồn…

Nhưng nghi thức cúng Lễ của người bên lương lại khác hẳn bên Giáo. Ngày Giỗ ngày Tết có gà, có mâm cao cỗ đầy, khói hương nghi ngút, trên bàn thờ mới là trọn nghĩa. Ngoài ra còn có các thủ tục khác nữa như đốt vàng mã…

Có một điều mà trước đây Giáo hội ta đã bỏ qua: Thắp hương, một nén hương tưởng nhớ đến người đã qua cũng chẳng thấy đâu? Cứ tưởng việc làm nhỏ nhặt, ngờ đâu lại ăn sâu vào tiềm thức của người lương:  “Theo Chúa thì bỏ hết Giỗ Tết, cha mẹ, ông bà”.  Đó là mặc cảm lớn nhất của họ. Để xóa bỏ mặc cảm đó tôi phải làm gì? Trước hết ngày Giỗ ngày Tết tôi cũng phải làm y như mọi người trong gia đình, kể cả cúng vàng mã (làm xong có khi tôi đi xưng tội hoặc khấn xin Đức Mẹ trước khi làm để mong được nhẹ tội. Để rồi dần dà…)

Còn những việc làm khác như hiếu hỉ thăm nom người đau ốm, giúp đỡ người sa cơ lỡ bước thì tôi cố gắng chu đáo hơn trước, chắc sẽ làm đẹp lòng Chúa hơn.

Tôi mỉm cười khi có tiếng xầm xì về tôi:  “Người Công giáo như thím Sâm thì còn phải nói.”

“Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”. Sau hơn một năm tôi được làm con cái Chúa, cậu em rể tôi cũng cho em gái tôi và cháu nội đến nhà thờ học Giáo lý. Sáu tháng sau cả hai bà cháu cũng được Rửa tội một ngày. Tin vui ấy được báo ra Hà Nội. Thế rồi gia đình tôi 7-8 người kéo nhau vào Nghệ An trước mấy ngày để tham dự Thánh Lễ. Chúng tôi muốn được tổ chức long trọng, lời đề nghị được Cha Xứ chấp nhận. Lễ nghi được tổ chức y như giáo xứ Thái Hà ta, mà ở xứ đó chưa bao giờ tổ chức như vậy. Nhân ngày Chầu lượt của xứ, tiếng đồn càng vang xa.

Có một câu chuyện tôi xin được kể lại. Sau buổi thánh Lễ đó có một người đàn bà trung tuổi quê ở Vinh đến gặp em tôi, tay bắt mặt mừng, chị nói: “buổi Lễ trọng thể quá, chị được nhìn thấy ơn Chúa quá, em là người Đạo gốc đây, em chúc mừng chị “. Chị nói với giọng đầy xúc động: “Làm sao mà chị theo Đạo sốt sắng thế, ngày mai em đến nhà chị chơi.”

Thế rồi sáng sớm ngày hôm sau, người Đạo gốc ấy đến chơi với em tôi, chị tên là Maria Nguyễn thị Liên, chị tâm sự nhỏ to chuyện gia đình chị, chị lập gia đình khi tuổi đã cao. Chồng chị là giám đốc khách sạn lớn ở Thành phố Vinh, anh chị có hai con lớn rồi mà vẫn chưa được Rửa tội. Từ ngày về nhà chồng, chị không đi nhà thờ nữa. Mỗi lần chị đặt câu hỏi: “ai đem các chị vào Đạo, làm sao mà sốt sắng thế, em là Đạo gốc đây…” chị lại rơm rớm nước mắt. Ra về chị hứa sẽ đem xe đến đưa em tôi đi Lễ nhà thờ cách nhà em tôi 1 cây số .Từ đó hai chị em đi Lễ đều. Chúng tôi đã trở thành thân tín của nhau trong Chúa Kitô.

Nửa năm sau, tôi về thăm quê có ghé vào chơi nhà Liên. Tôi được xem một số tấm hình chụp trong ngày vui ở nhà Thờ, hình được treo trên tường tại nhà Liên. Có các cha tham dự: Cha Khôi, chính xứ nhà thờ Cầu Rầm, cha Lợi, cha Tâm, Giáo sư Chủng viện Vinh Thanh, còn có các sơ đang ở nhà chị Liên để đi học, có những tấm hình gia đình chị chụp chung với các ngài, có cả chồng con của chị Liên, nét mặt vui tươi rạng rỡ của mọi người cho ta cảm giác họ đang sống tin yêu hạnh phúc trong Chúa Kitô. Liên nói: “Chồng em ủng hộ hai cháu cũng muốn đi nhà thờ chị cầu nguyện cho em với, cho hai cháu được Rửa tội.”

Ngày tháng trôi qua, tôi đã được chính thức làm con Chúa gần 6 năm, với 2 năm tìm hiểu Giáo lý. Tám năm qua lòng tin yêu của tôi với Chúa như được lớn dần lên, xin anh chị em cầu nguyện cho tôi với.

Chúng ta là dòng dõi của ông thánh Phaolô Tông đồ, chúng ta hãy nắm chặt tay nhau và xin hứa với Ngài luôn sống sao trọn nghĩa với Ngài như Ngài đã sống trọn nghĩa với Chúa.

Xin hết lời và xin cảm ơn anh chị em.

Hà Nội, ngày 08.08.2005

Bác sĩ Maria Anphongso Hoàng Lệ Sâm

Anh chi Thụ & Mai gởi

Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh gia nhập đạo Công Giáo

Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh gia nhập đạo Công Giáo

(VienDongDaily.com – 21/10/2016)

Nghi thức “Tiếp Nhận” được bắt đầu từ ngoài cửa chính nhà thờ. Đức Giám Mục chủ sự hỏi một số câu hỏi có tính cách xác nhận sự tự nguyện theo Chúa để giáo sư Nguyễn Xuân Vinh trả lời. Sau đó, Đức Giám Mục cùng các linh mục hướng dẫn GS Vinh lên cung thánh.

“Điều làm tôi lúc nào cũng cảm thấy ân hận là không tìm về với Chúa từ nhiều năm về trước tuy lòng lúc nào cũng muốn có được niềm tin”, GS. Vinh.

Bài THANH PHONG

HUNTINGTON BEACH – Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh bút hiệu Toàn Phong, nguyên Tư Lệnh Không Quân QL/VNCH, tiến sĩ Quốc Gia Toán Học của Đại Học Paris (Pháp) một khoa học gia được Hội Khoa Học Vũ Trụ Hoa Kỳ (American Astronautical Society) trao tặng giải thưởng “Dirk Brouwer” về Cơ Học Phi Hành Không Gian, đã tìm gặp Chúa và tin nhận Ngài qua việc lãnh nhận ba Bí Tích: Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể tại thánh đường Saint Bonaventure Church, 16400 Springdale, Huntington Beach, CA 92649, và đã chọn thánh Anphongsô, một vị tiến sĩ Hội Thánh làm Bổn Mạng.

dc-mai-thanh-luong

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức GM Mai Thanh Lương đang làm nghi thức rửa tội cho GS Nguyễn Xuân Vinh. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Vào lúc 3 giờ chiều thứ Tư, ngày 19 tháng 10, 2016 trước một số đông tín hữu Công Giáo, trong đó có Thị Trưởng Tạ Đức Trí, BS Trần Văn Cảo (Chủ Nhiệm) và các thành viên Diễn Đàn Giáo Dân, một số thân hữu của gia đình bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh như ông bà Đinh Hồng Phong, ông bà giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, ông bà giáo sư Trần Phong Vũ, ông bà Nguyễn Văn Quát, giáo sư Trần Huy Bích, các giáo sư Gia Long, Hoàng Huyên và Nguyễn Thị Nhung, và nhiều vị từ xa như ông bà bác sĩ Đặng Vũ Vương từ Michigan, bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh từ Florida, ông Nguyễn Văn Tỵ từ Dallas, ông bà giáo sư Lê Thanh Minh Châu từ Indiana, ông bà Đàm Văn Tiếu từ Munich, Đức Quốc..

moi-nguoi-nguyen-xuan-vinh

 

 

 

 

 

 

 

 

Mọi người cùng chụp tấm ảnh kỷ niệm với gia đình GS Nguyễn Xuân Vinh. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương, nguyên Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Orange cùng các linh mục Mai Khải Hoàn, nguyên Giám Đốc TTCG, Cao Phương Kỷ (Linh Hướng Diễn Đàn Giáo Dân), Martin Trần Đức (Cha Phó, Quản Nhiệm Cộng Đoàn Huntington Beach) và Thầy Sáu Bình phụ tá đã cử hành nghi thức Thánh Tấy (rửa tội), Thêm Sức và ban Mình Thánh Chúa cho giáo sư Nguyễn Xuân Vinh để từ nay, giáo sư Vinh trở thành tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo.

Nghi thức “Tiếp Nhận” được bắt đầu từ ngoài cửa chính nhà thờ. Đức Giám Mục chủ sự hỏi một số câu hỏi có tính cách xác nhận sự tự nguyện theo Chúa để giáo sư Nguyễn Xuân Vinh trả lời. Sau đó, Đức Giám Mục cùng các linh mục hướng dẫn GS Vinh lên cung thánh. Vì là người dự tòng lớn tuổi nên được Đức Giám Mục cử hành ba bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể cùng một lúc.

nguyen-xuan-vinh-chia-se-tam-tinh

                             

 

 

 

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Xuân Vinh chia sẻ tâm tình. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Buổi lễ diễn tiến trang nghiêm đúng theo nghi thức của Giáo Hội với phần công bố Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, 86 tuổi, được dẫn tới Giếng Rửa Tội phía bên phải cung thánh và được Đức Giám Mục chủ sự vừa đổ nước trên đầu vừa đọc: “Tôi rửa ông, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” Sau nghi thức rửa tội, giáo sư Vinh được khoác trên người chiếc áo choàng trắng, tượng trưng cho sự đổi mới từ con người cũ trở thành tạo vật mới trong Chúa Kitô. Đức Giám Mục sức Dầu Thánh trên trán GS Vinh, đọc lời nguyện và nói, “Bình an của Chúa ở cùng ông,” và giáo sư Vinh thưa lại “Và ở cùng cha.” Sau đó, Đức Giám Mục cử hành nghi thức phụng vụ Thánh Thể và trao Mình Thánh Chúa cho giáo sư Vinh . Nghi thức ban ba bí tích kết thúc, Đức Giám Mục, quý linh mục, Phó Tế và mọi người có mặt hân hoan vỗ tay chúc mừng Giáo sư Vinh.

Bác sĩ Trần Văn Cảo, người điều hợp chương trình mời giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh lên chia sẻ tâm tình. Trong phần đầu, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh nói, “Hôm nay là ngày trọng đại của con, là người bắt đầu làm con cái Chúa. Sau nghi lễ Thánh Tẩy, đứng trước quý vị nơi đây , con là một con người rất nhỏ bé, rất tầm thường nhưng đã từng suốt cuộc đời, đi lần từng bước tìm về với Chúa.”

Giáo sư cho biết, ông sinh vào tháng Giêng năm 1930 tại tỉnh lỵ Yên Bái. Sau khi nói qua về quãng thời thơ ấu của mình, Giáo Sư Vinh cho biết, ông mới học giáo lý vài tháng nay, ông cám ơn một số vị đang hiện diện trong thánh đường đã đến nhà hướng dẫn, tặng kinh sách cho ông, và cám ơn đặc biệt Đức Cha Mai Thanh Lương đã cử hành nghi thức ban phép Thánh Tẩy cho ông được trở thành con cái Chúa. Giáo Sư Vinh cũng kể một số sự kiện xảy ra trước đây, nhất là việc ông được Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho đi du học vào tháng Tám 1962 thì 14 tháng sau, vào ngày 1 tháng 11, 1963 Tổng Thống Diệm và bào đệ đã bị thảm sát. Nhóm đảo chánh cũng sát hại một số vị chỉ huy trung thành với nền Đệ Nhất Cộng Hòa trong đó có người bạn đồng sự với ông là Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân. Nếu ông không được đi du học cùng với gia đình năm trước đó, thì chắc chắn ông cũng chung số phận như Đại Tá Hồ Tấn Quyền, nên ông xem đây là sự an bài của Thiên Chúa, ông đã tin vào Đức Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp từng cứu giúp ông qua nhiều điều khó khăn. Khi còn đi học cũng như khi hành xử khảo cứu về khoa học không gian, ông đã được nhiều ân sủng của Chúa và ông vẫn tuân giữ các điều răn của Chúa.

nguyen-xuan-vinh-lan-dau-ruoc-minh-thanh-chua

 

 

 

 

 

 

 

 

Lần đầu tiên, GS Vinh rước Mình Thánh Chúa. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Cuối lời tâm tình, giáo sư Vinh nói, “Giờ đây, tiếp tục con đường đã chọn, là một chiến sĩ phục vụ cho Tổ Quốc và Không Gian, và cũng có thêm đức tin, con sẽ dành trọn cuộc đời còn lại để vinh danh Thiên Chúa.”
Phóng viên Phiến Đan, hiền thê của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, thay mặt gia đình lên cám ơn đức cha, quý cha, thầy phó tế, ca đoàn nhà thờ Đức Mẹ La Vang và tất cả quý ân nhân, thân hữu. Bà xúc động nói, “Hôm nay là ngày vui sướng nhất đời của gia đình chúng con, vì nhà con đã trở nên con cái Chúa, một điều mà con hằng ao ước bao nhiêu năm nay.”

Bác sĩ Trần Văn Cảo mời mọi người cùng chụp tấm ảnh kỷ niệm với gia đình giáo sư Vinh, và sau đó cùng xuống hội trường dự tiệc mừng. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh tốt nghiệp cử nhân Toán Học và cao học toán tại đại học Marseille, trong khi theo học Trường Sĩ Quan Không Quân ở Salon de Provence, và trở thành sĩ quan phi công lái máy bay hai động cơ với thẻ trắng để bay trời mù. Ông từng là giáo sư Toán tại các trường Trung Học Chu Văn An, Petrus Ký. Khi ông vừa tuổi 28 đã được cử giữ chức Tư Lệnh Không Quân và đem lại vinh quang cho Không Lực VNCH. Giáo sư Vinh đã viết khoảng 100 tài liệu đăng trên các báo khoa học và kỹ thuật quốc gia và quốc tế, ba cuốn sách về Khoa Học Hàng Không và Không Gian được tàng trữ trên 200 thư viện kỹ thuật trên toàn thế giới. Ông được chính phủ Pháp mời làm giáo sư thỉnh giảng ở Sup Aero và được tự điển bách khoa quốc tế Wikipedia và ấn bản American Men and Women of Sciences giới thiệu tiểu sử. Giáo sư là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Dirk Brouwer là giải thương cao quý nhất về Cơ Học Phi Hành Không Gian. Trong ngày nhận giải thưởng vào năm 2007 tại Sedona, thuộc tiểu bang Arizona, giáo sư đã có bài nói chuyện về đề tài “ Unified Theory for Optimal Thrust and Aerodynamic Control in Hypersonic Flight” dài gần một giờ và được khoảng hai trăm khoa học gia đến từ nhiều nơi trên thế giới nồng nhiệt tán thưởng.

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh gia nhập Đạo Công Giáo

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh gia nhập Đạo Công Giáo
Đồng Nhân
10/21/2016
Vietcatholic.net

Hôm 19/10/2016, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã được Đức Giám Mục Mai thanh Lương làm phép Thánh Tẩy gia nhập Đạo Công Giáo tại nhà thờ Saint Bonaventure Church ở Huntington Beach, California, nhận tên Thánh là Anphongsô. Ông cũng đã được lãnh nhận bí tích Thêm Sức và Thánh Thể cùng ngày. Hiện diện trong dịp trọng đại này có gia đình thân quyến và các bạn hữu lâu năm của ông đến từ xa, và Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ là người đỡ đầu trong nghi thức Thánh Tẩy. Trong thánh lễ đồng tế có Cha Mai Khải Hoàn, Cha Cao Phương Kỷ, Cha Trần Đức, phó tế Chu Bình.

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là nhà toán học, nhà khoa học không gian xuất sắc của Hoa Kỳ, nhà văn và nghệ sĩ. Ông cũng là cựu Đại tá Tư lệnh Không Quân Việt Nam (1958-1962). Sau khi từ nhiệm quân vụ, ông sang Hoa Kỳ du học.

Ông sinh năm 1930 tại Yên Bái, sinh viên khoa học Hà Nội, động viên theo học Khóa 1 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức tháng 9.1951; thi đậu vào Trường Võ Bị Không Quân Pháp ở Salon de Provence, 1952; và sau ba năm được huấn luyện ở Pháp và Bắc Phi, tốt nghiệp sĩ quan phi công với nhiều văn bằng đại học trước khi trở về nước phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia.

– Tiến sĩ Khoa học Hàng không và Không gian tại Đại Học Colorado vào năm 1965;
– Tiến sĩ Quốc gia Toán học tại Đại Học Paris VI vào năm 1972;

Ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Quốc Gia về Hàng Không và Không Gian(Académie Nationale de l’ Air et de l’Espace) của Pháp, từ 1984; và Hàn Lâm Viện Không Gian Quốc Tế (International Academy of Astronautics) từ năm 1986.

Trong suốt hai mươi năm (1979- 1999) là phó chủ bút đặc trách môn Cơ Học Vũ Trụ (Astrodynamics) cho nguyệt san Acta Astronautica là tờ báo khoa học chính thức của Hàn Lâm Viện Không Gian Quốc Tế.

Năm 1986 là viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics).

Năm 1998, khi về hưu, được Hội đồng Quản trị (Board of Regents) tại Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư danh dự vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.

Trong nhiều năm ông đã được tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại rất nhiều đại học lớn cũng như hội nghị quốc tế khắp nơi trên thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hoà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Úc.

Về văn học, ông Nguyễn Xuân Vinh lấy bút hiệu Toàn Phong và là tác giả Đời Phi Công, một cuốn sách bán rất chạy và được giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1961.

Ông cũng là tác giả cuốn Gương Danh Tướng do Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng, in năm 1957 và tập tùy bút Theo Ánh Tinh Cầu do nhà sách Đại Nam xuất bản năm 1990.

Khi còn trong quân đội, Toàn Phong đã viết bốn cuốn Sách giáo khoa Toán học bằng tiếng Việt trong đó có hai cuốn do Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam xuất bản.

Ông đã viết hàng trăm tiểu luận về toán, động học không gian (astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Các sách viết bao gồm:

  • Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics. 1980. Vinh, N. X.; Busemann, A.; Culp, R. D. University of Michigan Press.
  • Optimal Trajectories in Atmospheric Flight 1981. Vinh N. X., Studies in Astronautics 2, Elsevier Scientific Publishing Company, Amsterdam.
  • Flight Mechanics of High-Performance Aircraft. 1993. Nguyen X. Vinh. Cambridge Aerospace Series. ISBN 052134123X

Photos: Kingston Bùi