Con người chỉ vĩ đại khi cầu nguyện

Con người chỉ vĩ đại khi cầu nguyện

Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng Đức Tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học.

Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris  Đứng cuối Nhà Thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère.

Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông.

Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi: “Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?”

Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ: “Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến Đức Tin!”

Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn: “Anh lầm rồi, Đức Tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?”

Chàng sinh viên liền hỏi: “Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?” Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:

“Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!”

&   &   &

Louis Pasteur – Nhà bác học thiên tài – Một tâm hồn khiêm tốn và cầu nguyện

Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.

Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”

Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi Ông sẽ thấy rằng những gì Ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?” Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”
 
Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris

From: ngocnga_12 & NguyenNThu

Martin Pistorius, một thanh niên bị hôn mê trong 12 năm đã được hồi phục nhờ niềm tin vào Chúa, nghị lực bản thân và tình yêu thương gia đình

Martin Pistorius, một thanh niên bị hôn mê trong 12 năm đã được hồi phục nhờ niềm tin vào Chúa, nghị lực bản thân và tình yêu thương gia đình

Martin Pistouris, người Nam Phi, 43 tuổi, đã chịu một hội chứng đóng băng trong suốt 12 năm. Phần lớn thời gian anh có ý thức, nhưng không có khả năng giao tiếp. Anh kể lại một chứng từ đau xót mà anh đã trải qua trong suốt những năm đau khổ này.

Martin Pistouris, người Nam Phi, 43 tuổi, đã chịu một hội chứng đóng băng trong suốt 12 năm. Phần lớn thời gian anh có ý thức, nhưng không có khả năng giao tiếp. Anh kể lại một chứng từ đau xót mà anh đã trải qua trong suốt những năm đau khổ này: được nhìn thấy, được nghe, được yêu.

Tình yêu đã cứu sống Martin Pistorius

Lúc 12 tuổi Martin bắt đầu thường xuyên than đau họng và chứng mệt mỏi mãn tính. Cha anh là ông Rodney và mẹ anh là bà Joan đưa anh đi tới nhiều bác sĩ, nhưng các bác sĩ không chuẩn đoán được bệnh. Sau đó anh không thể cử động và nói chuyện, không thể nhận ra những người xung quanh. Anh rơi vào hôn mê. Theo cha mẹ anh thì anh có thể chết bởi vì não không còn hoạt động nữa. Anh ở trong tình trạng đời sống thực vật, không còn hy vọng nào.

Ông Rodney và bà Joan sắp xếp nhà cửa để đón Martin về nhà. Họ muốn anh có một cuộc sống tiện nghi hơn có thể trong thời gian chờ chết. Đó là một thử thách rất khó khăn đối với cha mẹ anh. Thỉnh thoảng bà Joan trải qua những lúc khủng hoảng chán nản; vì thế vào một ngày, bà thì thầm vào tai con trai: «Mẹ hy vọng con mau ra đi». Bà tưởng rằng con trai không thể nghe được điều đó. Nhưng Martin càng ngày càng hiểu những gì cha mẹ làm cho anh: cử chỉ chăm sóc, âu yếm, lời nói yêu thương hay mệt mõi, chán nản…Anh chia sẻ sau khi được phục hồi: «ba năm sống đời sống thực vật, tôi bắt đầu tỉnh dậy. Tôi ý thức được mọi thứ như người bình thường”.

Anh thật sốc, khi nhận thức rằng mình bị đóng băng trong một thân xác cứng đơ cho đến hết cuộc đời. Anh nhận thấy mình không thể giao tiếp với người khác. Vậy là anh không được để ý và được yêu mến. Anh nói: “Tôi không thể cử động và cũng không nói được. Tôi không thể làm được dấu hiệu nào, âm thanh nào để  mọi người hiểu rằng tôi đã ý thức được”.

Để chiến đấu sự trầm cảm, người thanh niên quyết định dồn tất cả nghị lực tinh thần. Anh xây dựng một thế giới riêng, thế giới của những giấc mơ. Anh cảm tưởng mình là một cậu con trai-ma. Không ai để ý đến anh, không ai nhìn thấy anh. Anh trải qua thời kỳ vừa phải điều chỉnh lại giờ giấc vừa quan sát những chuyển động của những bóng tối xuyên qua các bộ phận. Anh xác định vị trí những tiếng ồn, đọc lại nhịp sống của một ngày. Anh cũng thử phục hồi sự kiểm soát của não bộ.

Anh thay đổi suy nghĩ một cách tích cực, cố gắng để đem lại niềm vui cho cha mẹ, người đã phải vất vả đau khổ vì anh. Từng bước một, anh bắt đầu giao tiếp với sự giúp đỡ của một nhân viên y tế và sự hỗ trợ yêu thương không ngừng của người mẹ. Cuộc sống của anh lại một lần nữa ở bước ngoặt. Anh bắt đầu cảm thấy hữu ích. Cuối cùng, anh có thể chứng tỏ cho gia đình và những người thân thấy anh đang hiện diện, anh đang sống. Anh có thể giao tiếp được với gia đình. Mẹ của Martin đã được tái sinh với anh, bà đi từ tuyệt vọng đến việc đồng hành liên tục với con trai. Anh bắt đầu phục hồi chức năng và sớm tỏ lộ tài năng về tin học và đề nghị làm việc tại trung tâm mà anh đã lui tới trong 12 năm hôn mê, anh bày tỏ: «trở nên hữu ích là điều quan trọng nhất đối với tôi»

Nguồn hỗ trợ thực sự trong giai đoạn bị đóng băng, như anh chia sẻ: “người duy nhất tôi thực sự có thể nói chuyện là Chúa. Ngài không phải là một phần của thế giới tưởng tượng của tôi, Ngài là thật, một sự hiện diện bên trong và bên ngoài tôi”. Chính điều này đã cho anh sức mạnh, đến nỗi trong nỗi đau khổ mà anh được yêu cầu chết, luôn xãy ra một điều gì đó đẹp bất ngờ: một người lạ đến gặp anh và coi anh ta là một người có ý thức, một tiếng kêu đau đớn nhờ đó Martin cảm nhận “rằng có một nơi trên thế giới dành cho mình”.

Đối với Martin tình yêu lớn hơn tất cả. Anh đã gặp được tình yêu với Chelsea, người đã luôn động viên khuyến khích anh. Anh thấy trước cuộc sống đối với anh thất khó khăn, «nhưng tình yêu lớn hơn tất cả» vị hôn thê của anh trả lời anh như thế. Họ đã cưới nhau vài tháng sau đó. Trong lễ cưới Martin xin đọc bài ca về Đức ái của Thánh Phaolô: «Hiện nay đức tin, đức cậy và đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến». (1Cr 13, 1-13)

Anh chia sẻ với một sự xác tín: “Cuộc sống của tôi tràn ngập ba điều này, nhưng hôm nay, tôi biết rằng tình yêu thật sự cao trọng nhất. Tôi đã từng trải với tư cách là một đứa con trai, một thanh niên trưởng thành, một người đàn ông. Với tư cách là con trai, anh trai, cháu trai và người bạn. Tôi đã thấy sợi dây liên hệ giữa con người. Tôi biết rằng chính tình yêu đã cho phép tôi vượt qua những bóng tối của cuộc sống «đời sống thực vật của tôi».

Khi được mời làm chứng cho sự “tái sinh” của mình, anh chia sẻ rằng chúng ta phải thường xuyên nhớ rằng vấn đề khuyết tật thực sự không phải là vấn đề chính, chúng chỉ là rào cản thể lý nhưng tinh thần là quan trọng vì “nếu bạn không mong đợi để thành công, sau đó bạn sẽ không bao giờ làm gì được. Đây là bí mật liên tục của mỗi bước. Đó là một mối quan hệ, một tình yêu luôn cứu rỗi tôi”. (Aleteia13-4- 2018)

Ngọc Yến 

Radio Vatican

Suy Niệm: Hãy tìm kiếm những giá trị vĩnh cửu mai sau.

Suy Niệm: Hãy tìm kiếm những giá trị vĩnh cửu mai sau.

Người tín hữu chúng ta tin “sống gởi thác về.” Cõi trần này chỉ là chỗ tạm dung, chỉ khi chết đi mới thực sự là về nhà vĩnh cửu của mình. Nếu chúng ta xem cõi trần này là chỗ tạm dung thì chúng ta đừng tích trữ của cải trần gian vì sẽ không mang theo được khi nhắm mắt nằm xuống. Trái lại, phải dùng mọi cố gắng để chuẩn bị mang theo những hành trang cần thiết của đời sau để chuẩn bị cho cuộc sống hạnh phúc với Chúa trên Thiên Đàng.

Trong Bài đọc I, thánh Phaolô dạy các tín hữu về việc sống ơn gọi độc thân hay gia đình trong cuộc trần với viễn tượng của cuộc sống mai sau.

Trong Phúc Âm, Chúa chúc lành cho những người mà thế gian coi thường và chúc dữ cho những người mà thế gian khen tặng.

Thầy Bạch gởi

Nhập viện cấp cứu, giáo sư Mỹ ‘rời thân xác’ và có trải nghiệm cận tử phi thường

Nhập viện cấp cứu, giáo sư Mỹ ‘rời thân xác’ và có trải nghiệm cận tử phi thường

Những trải nghiệm về địa ngục kinh hoàng và thiên đường tuyệt diệu trong giây phút cận kề cái chết đã khiến vị giáo sư người Mỹ, từ một người vô thần đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi Đức tin về sự hiện diện của Đấng Toàn năng. Trải nghiệm cận tử đã khiến cuộc đời ông thay đổi mãi mãi…

Ngày định mệnh

Giáo sư Howard Storm dạy môn Nghệ thuật tại ĐH Northern Kentucky (Mỹ) từng là người rất vô thần. Theo ông, bất cứ thứ gì không thể nhìn thấy, sờ được, hay cảm nhận bằng năm giác quan đều không hề tồn tại. Ông tin chắc rằng thế giới vật chất bề mặt này đã bao hàm tất cả và không gì có thể tồn tại bên ngoài phạm vi của khoa học.

Giáo sư nghệ thuật tại ĐH Northern Kentucky (Mỹ), chia sẻ trải nghiệm thay đổi cuộc đời mình. Ảnh: wikia.nocookie.net

“Tôi là một giáo sư đại học được coi là ‘ biết tất cả ’, và trường đại học là một trong những nơi có những người có những đầu óc khép kín nhất”. Thậm chí ông còn cho rằng, niềm tin tâm linh hay tín ngưỡng tôn giáo chỉ là những điều huyễn hoặc khiến người ta tự đánh lừa bản thân mình mà thôi. Cho đến một ngày….

… Trưa 1/6/1985, ngày cuối cùng trong chuyến lưu diễn nghệ thuật Châu Âu của trường Đại học mà giáo sư Howard Storm giảng dạy, trong khi đang đến thăm phòng tranh của họa sĩ Delacroix, đột nhiên ông hét lớn và ngã quỵ xuống sàn nhà, đau đớn quằn quại la hét, vợ ông đã rất hoảng loạn, ngay lập tức gọi bác sĩ. “Tôi bị thủng tá tràng, bác sĩ nói cần phải phẫu thuật ngay, nếu trong vòng 5 tiếng nữa mà không phẫu thuật tôi có thể sẽ mất mạng”, giáo sư Howard Storm hồi tưởng .

Thật không may cho Howard, tai nạn này lại xảy ra vào ngày thứ Bảy, và tại bệnh viện hôm đó không có nhiều bác sĩ trực. Ông nhận được thông báo phải chờ đến 9h tối mới có bác sĩ phẫu thuật, nghĩa là ca cấp cứu này sẽ phải đợi 10 tiếng đồng hồ. “Tôi chỉ nằm ở đó chờ chết,” Howard kể. “Trong khi đó, những chất ở trong ruột đã chảy vào khoang bụng, và chẳng mấy chốc sẽ dẫn đến viêm màng bụng, sốc nhiễm trùng và chắc chắn sẽ tử vong”.

Giáo sư Howard Storm đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho điều xấu nhất khi cơn đau mỗi lúc càng trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ về cái chết làm ông sợ hãi. “Tôi rất sợ chết vì nó có nghĩa là đèn tắt và hết phim,” ông nói. “Thật là kinh khủng khi nghĩ rằng ở tuổi 38, cái tuổi mà tôi cảm thấy mạnh mẽ và thành công trong cuộc đời mình, thì tất cả lại kết thúc một cách đáng tiếc như vậy.”. Howard nói lời vĩnh biệt vợ, gửi lời chào tới gia đình và bạn bè trước khi rơi vào trạng thái mất ý thức.

“Thật là kinh khủng khi nghĩ đến ở tuổi 38, cái tuổi mà tôi cảm thấy mạnh mẽ và thành công trong cuộc đời mình, thì tất cả lại kết thúc một cách đáng tiếc như vậy”. Ảnh: thewest.com.au

Địa ngục chờ đón

Không lâu sau khi ông mất ý thức, ông có một kinh nghiệm hồn lìa khỏi xác rất kỳ lạ, ông thấy mình đang đứng cạnh giường, thấy chính mình đang nằm đó. Khi ông đứng đó, ông nhận thấy mình không còn cảm thấy đau đớn trong dạ dày nữa. Phản ứng đầu tiên của ông là: “Điều này thật điên rồ! Làm sao mình có thể đứng ở đây và nhìn thấy mình đang nằm đó nhỉ?”. Ông cố gắng giao tiếp với vợ và một bệnh nhân nằm cùng phòng, nhưng cả hai đều không nghe thấy ông nói.

“Điều này thật điên rồ! Làm sao mình có thể đứng ở đây và nhìn thấy mình đang nằm đó nhỉ?”. Ảnh: YouTube

Ông liên tục tự hỏi, rằng đây là một giấc mơ? nhưng ông biết không phải, ông cảm thấy tỉnh táo và đầy sức sống hơn bao giờ hết, các giác quan của ông nhạy bén hơn bình thường. Ông cảm thấy sàn nhà khá mát, lòng bàn chân ông hơi ẩm. Rồi ông nghe thấy nhiều tiếng nói vọng ra từ phía cửa, gọi tên mình. Liệu họ có phải là bác sĩ hay y tá đến điều trị cho ông? Ông vội bước tới nơi có những tiếng gọi vang vọng: “Nhanh lên, đến đây rồi ông sẽ biết”.

Cảm thấy kỳ lạ xen chút tò mò, ông bước về phía cánh cửa dẫn ra lối hành lang phảng phất chút sương mù ma mị. Howard nhìn thấy những hình hài kỳ dị đứng cách đó không xa đang gọi tên ông, nhưng khi ông tiến đến gần thì họ đột ngột lui vào màn sương. Càng tiến đến gần để nhìn cho rõ, họ lại càng nhanh chóng ẩn vào màn sương mù… và trong suốt hành trình như vậy, những sinh vật này liên tục thúc giục ông đi theo họ.

Cảm thấy kỳ lạ xen chút tò mò, ông bước về phía cánh cửa dẫn ra lối hành lang phảng phất màn lớp sương mù ma mị. Ảnh: express.co.uk

Howard càng ngày càng rời xa căn phòng bệnh viện, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn quay lại nhìn cơ thể mình vẫn nằm đó bất động, cảm giác như ông và cơ thể đó cách xa cả triệu dặm. Càng đi, ông thấy màn sương càng dày, càng tối và nhóm sinh mệnh bí ẩn ngày càng đông.

Lúc đầu họ khá vui vẻ, nhã nhặn, nhưng một vài trong số đó bắt đầu trở nên hung hăng, tức giận và thô lỗ. Cảm nhận họ đang bàn luận về mình nên Howard tiến tới gần để nghe rõ hơn thì chợt nghe thấy tiếng thì thầm vọng lại: “Suỵt, ông ta có thể nghe thấy đó, ông ta có thể nghe thấy đó”. Dường như có một ai đó cảnh báo nhóm người hung hăng kia nên cẩn trọng, nếu không ông sẽ sợ mà chạy mất.

Howard dồn dập hỏi nhưng họ không trả lời mà còn giục ông đi tiếp. “Cuối cùng thì mọi thứ xung quanh tôi tối đen, tôi đã rất sợ và định sẽ không đi xa hơn nữa, tôi muốn quay về.” Nhưng có một người nói “Ông gần đến rồi.” Howard đứng lại và nói một cách cứng rắn “Tôi không đi nữa.” Cảm thấy bất ổn, đặc biệt khi thấy nhóm người này trở nên hung tợn hơn, ông muốn quay trở về, nhưng bốn bề chỉ là sương mù ẩm thấp, lạnh lẽo, không nhìn thấy đường đi.

Ông muốn quay trở về, nhưng bốn bề chỉ là sương mù ẩm thấp, lạnh lẽo, không nhìn thấy đường đi. Ảnh: 2.bp.blogspot.com

Trong không gian bất định, một số trong họ bắt đầu la hét, mắng chửi, xô đẩy buộc ông phải tự vệ. Chúng ùa vào đánh đập, cấu xé ông. Dường như bọn họ coi ông như một trò tiêu khiển theo kiểu “mèo vờn chuột”. Nỗi đau của Howard dường như là niềm vui thích của chúng. Ông cảm nhận được rằng chúng không phải con người, bởi chúng vô cùng tà ác. Kiệt sức, Howard nằm đó rồi lịm dần. Điều này còn tồi tệ hơn cả việc ông muốn kết liễu sự sống chỉ vài giờ trước đó trong cơn đau đớn cùng cực vì thủng dạ dày.

Trong khoảnh khắc đen tối nhất, một giọng nói đột nhiên vang lên trong đầu ông: “Hãy cầu nguyện Chúa”. Vốn là một người vô thần, ông phản hồi lại: “Tôi không biết cầu nguyện”. Giọng nói lại vang lên, nhắc ông hãy cầu nguyện Chúa. Trong thân xác tả tơi đau đớn, con người theo chủ nghĩa vô thần ấy đã hét to cầu nguyện Chúa: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ con, và con sẽ chẳng thiếu thốn điều gì…” – lời cầu nguyện mà ông chưa từng bao giờ biết tới, và như thể có một thế lực thần thánh đến giúp ông ngay lập tức.

Kỳ lạ thay, nhóm người hung dữ bắt đầu trở nên hoảng loạn, la hét, và bắt ông không được cầu nguyện nữa. Nhưng Howard nhận thấy có điều rất lạ, đó là ông càng cầu nguyện, càng kêu cầu danh Chúa, thì chúng càng tránh xa ông. Ông tiếp tục hô vang lời cầu nguyện “Lạy Cha chúng con ở trên trời” trong màn đêm mù mịt cho tới khi chúng hoàn toàn mất dạng. Ông không thể ngờ những câu tụng trong nhà thờ lại có ảnh hưởng lớn lao đến vậy đối với những sinh mệnh tà ác kia.

Ảnh: twimg.com

Thiên đàng thật tuyệt diệu

Rồi điều kỳ lạ nhất xảy ra. Ông thấy mình liên tục ngâm nga giai điệu bài hát “Jesus loves me, yes I know” (Chúa Giê-su thương yêu con và con biết điều đó) mà ông biết từ thuở nhỏ. Trong thời khắc tuyệt vọng nhất, Howard không lý giải được tại sao ông hát bài đó và trong sâu thẳm nội tâm mình, ông hô lớn thành tiếng: “Chúa Giê-su, xin Người cứu rỗi con”.

Sau lời cầu nguyện đó, đột nhiên ông nhìn thấy từ màn đêm tăm tối một luồng ánh sáng rực rỡ xuất hiện và càng lúc càng đến gần hơn. Ông thấy mình được tắm trong luồng ánh sáng tuyệt đẹp và được nhấc bổng lên không trung. Rồi ông nhìn thấy tất cả các vết thương trên thân thể lập tức được chữa lành.

Trong luồng ánh sáng rực rỡ và thuần khiết ấy, ông cảm nhận một sự bao dung vô điều kiện và rất to lớn từ luồng sáng này. Trường năng lượng ấm áp bao dung, phát ánh hào quang rực rỡ không thể diễn tả bằng lời. Nước mắt ông tuôn rơi rồi ông cùng luồng sáng bay ra khỏi khu vực tối tăm đó.

Bay xuyên ra khỏi màn đêm, ông nhận thấy xung quanh ông là vô số sinh mệnh phát sáng như các ngôi sao trên bầu trời. Trước mắt ông như thể là một quang cảnh siêu phóng đại của một thiên hà chứa dày đặc các ngôi sao bên trong, và ở phía trung tâm là một nguồn sáng khổng lồ, mà ông cho là Đấng Sáng Thế. Chứng kiến cảnh tượng đó, ông chợt thốt lên: “Hãy đưa con trở về” vì cảm thấy xấu hổ rằng mình không xứng để đến chốn tuyệt diệu này.

Trước mắt ông như thể là một quang cảnh siêu phóng đại của một thiên hà chứa dày đặc các ngôi sao bên trong, và ở phía trung tâm là một nguồn sáng khổng lồ, mà ông cho là Đấng Sáng Thế. Ảnh: sieuthikid.com

Người bạn ánh sáng dường như nhìn thấu suy nghĩ của ông, Howard chợt nghe thấy một giọng nam vang lên: “Con thuộc về nơi đây”. Trong giây lát, có thêm khoảng gần chục thực thể ánh sáng nữa, vô cùng tuyệt đẹp, bao quanh lấy ông. Là một họa sĩ, Howard biết có ba màu sơ cấp, ba màu thứ cấp, và sáu màu cao cấp trong vùng quang phổ mà mắt người có thể nhìn thấy được.

Phổ ánh sáng khả kiến – Những màu sắc con người có thể nhìn thấy được. Ảnh: Thư Viện Vật Lý

Nhưng trong thế giới mỹ diệu này, ông nhìn thấy hơn 80 màu sắc cơ bản, rất nhiều trong số đó ông chưa từng được nhìn thấy trước đây, đẹp không cách nào diễn tả nên lời. Những sinh mệnh ánh sáng này có thể đọc mọi thứ trong tâm trí của ông và đưa giọng nói của họ vào đầu não ông. Mỗi người đều có tính cách, giọng nói đặc thù và giao tiếp với ông thông qua dạng thức thần giao cách cảm. Ông được bảo rằng, vô số những sinh mệnh kia đều phải quay trở lại nơi nguyên lai đản sinh ra họ.

Triển hiện cuộc đời

Tiếp theo họ cho ông xem lại cuộc đời mình, “Tôi thấy mình trở thành một người ích kỷ, không có tình yêu thương. Tôi đã trở thành một giáo sư nghệ thuật thành công và có danh tiếng ở tuổi 27, lại làm trưởng khoa, nhưng tôi lại là một kẻ khó ưa”, Howard hồi tưởng.

Khi mỗi sự kiện trong cuộc đời Howard triển hiện ra, những người bạn ánh sáng đều bày tỏ thái độ vui vẻ tán đồng hay buồn rầu thất vọng, tuy nhiên, tất cả trái ngược với suy nghĩ của ông. Ví dụ, họ không coi trọng đến thành tích yếu kém thời trung học của ông, cũng như tỏ ra thờ ơ trước thành quả mà ông rất tự hào trong cuộc đời. Điều duy nhất họ lưu tâm chính là cách ông đối xử với người khác. Nếu ông đối xử với mọi người bằng tấm lòng bao dung, họ rất hoan hỷ.

Mỗi sự kiện trong cuộc đời Howard triển hiện ra, họ đều bày tỏ thái độ vui vẻ tán đồng hay đau buồn, thương tiếc, nhưng đều trái ngược với suy nghĩ của ông. Ảnh: patheos.com

Ông được xem những lần ông cư xử không chân thành với những người xung quanh. Hình ảnh triển hiện một sinh viên bước vào phòng ông, giãi bày vấn đề cá nhân của mình. Ông ngồi đó cố tỏ ra kiên nhẫn lắng nghe, nhưng thực chất ông đang chán ngán chẳng muốn nghe. Ông liên tục nhìn đồng hồ trên bàn làm việc, nôn nóng chỉ mong cậu sinh viên ra khỏi phòng.

Khi còn là một cậu bé, Howard hận người cha vì ít dành thời gian cho ông mà không hề biết cha mình phải cật lực làm việc căng thẳng. Thay vì chào đón mỗi khi cha trở về nhà vào cuối ngày làm việc vất vả bằng nụ cười thì ông lại tỏ ra lạnh nhạt và thờ ơ. Suốt cả cuộc đời, ông đều nghĩ cha mình là một người vũ phu, còn ông là một nạn nhân bị áp bức.

Ảnh: assets-sg.theasianparent.com

Trong cuộc đời, ông cũng đã từng mở cuốn Kinh Thánh vài lần, nhưng chỉ là để tìm bới các mâu thuẫn và vấn đề với lòng đầy nghi hoặc.

Tương lai của thế giới

Rồi ông được thấy quang cảnh thế giới trong tương lai. Thời điểm trải nghiệm cận tử của Howard là vào năm 1985, lúc đó thế giới đang trải qua thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đối mặt với nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân. Qua thần giao cách cảm, Howard nhận được câu trả lời: “Sẽ không xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh hạt nhân nào đâu, vì Chúa trân quý thế giới này”.

Người bạn ánh sáng đi cùng cho Howard biết, có thể sẽ có một hai vũ khí hạt nhân khai hỏa, nhưng sẽ không xảy ra chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn. Con người sống trên Trái Đất khơi mào rất nhiều cuộc chiến tranh, nhưng chỉ vài cuộc chiến tranh được cho phép xảy ra, mục đích chính là để thức tỉnh nhân loại.

“Sẽ không xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh hạt nhân nào đâu, vì Chúa trân quý thế giới này”. Ảnh: cdn-images-1.medium.com

Những người bạn ánh sáng nói với ông, mọi thứ trên Trái Đất đều được Đức Sáng Thế tạo nên. Những sinh mệnh thần thánh quan tâm đến tất cả con người thế gian. Họ không coi trọng việc người này vượt trội hơn so với người khác. Trái lại, họ muốn tất cả mọi người yêu thương lẫn nhau, thậm chí quan tâm đến người khác nhiều hơn chính bản thân mình.

Họ giải thích rằng, sự thay đổi bắt đầu từ một người. Một người thay đổi tác động tích cực đến người thứ hai, thứ ba… và cứ như vậy, toàn thế giới sẽ thay đổi. Đây là cách duy nhất. Nhân loại trong viễn cảnh tươi sáng này không quan tâm đến kiến thức máy móc khoa học. Họ quan tâm đến trí huệ. Đó là vì tất cả những gì thuộc phạm trù kiến thức, họ đều có thể được biết thông qua việc cầu nguyện và có Đức tin.

Trong thế giới mới này, tiêu chuẩn đạo đức con người được duy trì ở mức rất cao. Không có sự lo âu, thù hận hay tranh đấu. Mọi người đều sống thiện hòa và có niềm tin tâm linh sâu sắc. Một bầu không khí hòa ái bao phủ khắp mọi nơi. Với tâm thái đó, và thông qua cầu nguyện, họ được trợ giúp để làm nên rất nhiều điều kỳ diệu.

Trong thế giới mới này, tiêu chuẩn đạo đức con người được duy trì ở mức rất cao. Không có sự lo âu, thù hận hay tranh đấu. Ảnh: gizmodo.com

Tại thế giới tuyệt vời này, mọi giao tiếp đều qua thần giao cách cảm và thân thể của mọi người đều nhẹ nhàng, phiêu lãng, có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong tích tắc.

Cái chết trong thế giới này không đáng sợ. Khi thân xác nằm xuống, linh hồn sẽ bay lên trước sự hân hoan của mọi người. Không phải bởi họ không tiếc thương người đã khuất, mà là vì họ đều có thể nhìn thấy cảnh tượng mỹ diệu chốn thiên đường, thấy các thiên thần hạ xuống để đón người đi.

Quang cảnh tương lai thế giới mới hiện ra trước mắt khiến Howard vô cùng chấn động và kinh ngạc.

Quang cảnh tương lai thế giới mới hiện ra trước mắt khiến Howard vô cùng chấn động và kinh ngạc. Ảnh: tbquk.org

Khi người ta lâm chung

Thông qua các thực thể ánh sáng, Howard biết được rằng sau khi chết mỗi sinh mệnh đều sẽ nhận được sự phán xét thích hợp. Linh hồn những người tốt sẽ hướng về phía nguồn sáng phía trên, tiến nhập vào cảnh giới mỹ diệu chốn thiên đường. Tuy nhiên, cũng có những người sẽ bị kéo vào bóng tối u ám, giống như trải nghiệm của Howard dưới địa ngục.

Ảnh: icytales.comẢnh: z3news.com

Ngoài ra, phương thức đánh giá con người cũng không giống như Howard nhìn nhận. Những người bạn ánh sáng cho biết, Đấng Sáng Thế sẽ nhìn xét toàn thể một sinh mệnh, và biết được sâu thẳm trong tâm của mỗi người. Một người có thể trông nhếch nhác, xấu xí nhưng có thể lại là một người rất tốt. Ngược lại, một người trông rất tốt, nhưng có thể là một người xấu.

Sứ mệnh Ngày trở về

Quyến luyến chốn không gian mỹ diệu, Howard thực sự không muốn trở về. Ông nói việc trở về chốn nhân gian đối với ông sẽ vô cùng thống khổ. Theo ông, thế giới con người là nơi đầy rẫy sự tranh đấu và thù hận. Những người bạn ánh sáng an ủi ông, rằng ông cần phải trở lại thế giới của mình để dung luyện tâm tính, trở nên thuần khiết hơn, mới có thể phù hợp với cảnh giới mà ông đang được trải nghiệm.

Khi Howard lo lắng rằng mình sẽ phạm lỗi lầm như xưa nếu quay trở về thế giới thực tại, những người bạn ánh sáng đã nói với ông rằng, con người ai cũng mắc sai lầm, nhưng cần trực diện thừa nhận nó và cố gắng không tái phạm. Họ cũng nhắc Howard, điều quan trọng là cần giữ vững tiêu chuẩn đạo đức và sự trung thực, không nên vi phạm điều này chỉ vì để có được sự thừa nhận của người khác.

Họ không bảo ông phải thực hiện một nhiệm vụ hay sứ mệnh nào, Howard đã băn khoăn, phải chăng mình cần phải xây một đền thờ, hay nhà thờ để thờ phụng Chúa. Trước tâm tư của ông, họ trả lời rằng những công trình đó là việc của nhân loại, điều quan trọng đối với ông là là, cần trở lại sống một cuộc đời khác, biết chia sẻ bao dung với mọi người.

Sau khi được trải nghiệm và gặp gỡ những thể sinh mệnh tại thiên đường, luồng tư tưởng của Howard nhắc nhở ông phải quay trở lại cuộc sống thực tại. “Và như thế, tôi đã trở lại. Trở lại cơ thể đầy đau đớn của tôi”. Howard tỉnh dậy trong bệnh viện ở Paris khi đã mất ý thức trong vòng 30 phút. Khi Howard mở mắt, ông nghe thấy y tá nói: “Bác sĩ đã đến bệnh viện và họ sẽ phẫu thuật cho ông”.

Khi sức khỏe hồi phục, Howard bắt đầu nghiền ngẫm Kinh Thánh và kể lại những trải nghiệm kỳ diệu trong 30 phút hôn mê, nhưng “những người bạn vô thần của tôi ít tin vào câu chuyện tôi kể, giống hệt như tôi khi xưa”, ông nhớ lại.

GS Howard Storm ngày nay. Ảnh: canacopegdl.com

Giáo sư Howard bắt tay viết một cuốn sách về trải nghiệm của mình, có tên: “My Descent Into Death” (Hành trình vào Cõi Chết), ông cho biết, sứ mệnh của ông khi viết ra cuốn sách, là chủ yếu gửi tới những người chưa có Đức tin vào Thiên Chúa. Ông cảm thấy lòng bao dung của mình đã mở rộng hơn đối với tất cả mọi người. Sau này, ông đã từ bỏ hàm vị giáo sư và công việc ở trường Đại học để trở thành một mục sư giảng đạo trong nhà thờ.

Bìa cuốn sách “Descent into Death”. Ảnh: s1-ssl.dmcdn.net

Quý Khải

From: anneuyenthu & Lucie 1937 gởi

NICÔ LƯƠNG THỊ PHỤNG RỬA TỘI THEO CHÚA

NICÔ LƯƠNG THỊ PHỤNG RỬA TỘI THEO CHÚA

Ni cô xin được rửa tội để theo Chúa.

Theo lẽ thường, Thánh Lễ thường được cử hành tại Nhà Thờ, tại Nguyện Đường. Có những trường hợp đặc biệt vì hoàn cảnh nào đó thì Thánh Lễ được cử hành tại tư gia. Chiều hôm nay, một Thánh Lễ hết sức đặc biệt được cử hành ở một nơi hết sức đặc biệt đó là tại một ngôi chùa. Chuyện đặc biệt này xảy đến vì lẽ người quá cố là người trụ trì ngôi chùa thân yêu mang tên Quan Âm (Bình Hưng – Bình Chánh).

Chuyện xẩy ra là trong những ngày cuối năm 2010, ở căn phòng của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch vang lên những lời kinh, tiếng hát để cầu nguyện cho bệnh nhân. Cạnh lời kinh tiếng hát ấy có cả việc cử hành bí tích giải tội và cả rửa tội nữa.
Rồi một ngày kia, nằm trong căn phòng nhỏ ấy bỗng dưng có bệnh nhân ngồi dậy và xin những người đang làm việc tông đồ là “muốn theo đạo Chúa!” Hết sức ngạc nhiên vì lẽ bệnh nhân rõ ràng là một sư cô nhưng lại ngỏ ý theo đạo. Một người bình thường bảo theo đạo đã là khó huống hồ chi là một vị sư cô.

Thế rồi, ngày 13 tháng 12 năm 2010 tại bệnh viện, sư cô Lương Thị Phụng đã được nhận bí tích Thánh Tẩy trở thành con cái Chúa với tên mới là Maria Lương Thị Phụng.
Sau những ngày chạy chữa, sư cô trở về ngôi chùa thân thương của mình. Tình người, tình Chúa cũng đi theo sư cô về ngôi chùa ấy. Thi thoảng những người giúp cho sư cô biết Chúa, biết Đạo cũng đến để thăm hỏi, để cầu kinh.

Chỉ sau một thời gian tin theo Chúa, Maria Lương Thị Phụng đã được Chúa gọi về Nhà Cha trên trời ngày 7 tháng 2. Thể theo lời thỉnh nguyện của người quá cố, gia đình đồng ý cho linh mục đến Chùa Quan Âm (nơi sư cô trụ trì) để dâng lễ cầu nguyện cho người ra đi.

Hiện diện trong ngôi Chùa hôm nay, hiện diện trong Thánh Lễ an táng cho Maria Lương Thị Phụng hôm nay hết sức dễ thương. Chủ tế là một linh mục dòng Chúa Cứu Thế, bài ca, bài đọc được các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán và các sơ thuộc nữ tử bác ái Vinh Sơn, một số giáo dân và cả gia đình tang quyến. Đặc biệt là trong Thánh Lễ này có cả sự hiện diện của quý tu sĩ của Chùa và những phật tử thân quen với người quá cố.

Trước khi cử hành Thánh Lễ, mọi người chào nhau bằng ánh mắt của tình thương, của tình liên đới giữa những người mang danh là Phật tử và giữa những người mang tên Giêsu. Vài người hỏi linh mục chủ tế rằng có ngạc nhiên không thì ngài mỉm cười bảo “Thiên Chúa có đường lối của Ngài”.

Trong bài chia sẻ, linh mục chủ tế mượn hình ảnh của anh chàng Giakêu trèo lên cây sung để gặp Chúa để diễn tả hình ảnh của một Maria Lương Thị Phụng. Maria Phụng nằm trên giường bệnh nhưng một ngày kia đã ngồi lên và xin học đạo. Thế là trên giường bệnh, Maria Phụng đã tuyên xưng niềm tin của mình … Thiên Chúa chọn mỗi người mỗi kiểu và mỗi cách. Cách đây chừng 1 tuần lễ, linh mục cũng dâng lễ An táng cho mẹ của một nữ tu cũng vừa theo Chúa hơn chục năm. Bà cố năm nay thọ 96 tuổi nhưng mới theo Chúa thôi. Đặc biệt là chính bà cố là người thúc đẩy ông cố theo Chúa nữa. .. Thiên Chúa chọn, Thiên Chúa gọi mỗi người mỗi cách riêng không ai biết … Như hôm nao nhà của Giakêu đón nhận ơn cứu độ thì hôm nay nhà của Maria Lương Thị Phụng cũng đón nhận ơn cứu độ. Không chỉ mình Maria Phụng thôi nhưng hôm nay ngôi nhà thân thương này đã được Chúa đến viếng thăm và ban ơn cứu độ.
Thánh Lễ được cử hành hết sức trang nghiêm và sốt sắng cùng với lời ca tiếng hát thánh thiêng của các sơ và cả sự thành tâm của tang quyến, của Phật tử.

Hết sức dễ thương, người đại diện của tang quyến nói lời cảm ơn ngắn gọn: “Con xin cảm ơn Cha, cảm ơn các sơ đã đến cầu kinh, nguyện hát cho mẹ của con!” Người con nuôi của vị sư trụ trì Chùa hết sức đơn giản.

Hình ảnh của bà Maria Lương Thị Phụng thật dễ thương. Bà được Thiên Chúa chọn, Thiên Chúa gọi trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong bệnh viện, trong tư cách là nữ tu trụ trì Chùa.

Thiên Chúa gặp con người trong mọi nẻo đường đời. Có thể là một trẻ sơ sinh hay là một người lớn, và cũng có thể là một vị sư trụ trì của một ngôi chùa nữa. Thiên Chúa luôn có cách của Ngài.

Thế là từ ngày 13 tháng 12 năm 2010, Hội Thánh Công Giáo có thêm một kitô hữu nữa tên là Maria và ngày 7 tháng 2 năm 2011 Nước Trời lại có thêm một công dân mang tên Maria Lương Thị Phụng nữa.

Tạ ơn Chúa vì tất cả những hồng ân, những kỳ công Ngài thêu dệt trong cõi nhân sinh này.

https://www.facebook.com/giaoxulechi/posts/1961621627482533

Chuyện có thật về những người đẹp nổi tiếng đã bỏ tất cả để trở thành nữ tu

Chuyện có thật về những người đẹp nổi tiếng đã bỏ tất cả để trở thành nữ tu

Việc gì trên đời này có thể đem hạnh phúc đến với con người? Có thể làm cho đời sống có ý nghĩa? Phải chăng đó là tiền bạc? Danh vọng? Địa vị? Hay là sự thành công ?  Chỉ có một câu trả lời, chỉ có một Người có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta mà thôi – đó là Chúa Giê- Su Ki- tô, Chúa chúng ta.

 Ba nghệ sĩ tài sắc này đã đi theo tiếng gọi thiêng liêng để theo Chúa, trong khi họ đang tiến trên đài danh vọng

 Dolores Hart

  

 

 

 

 

 

 

.  “Nếu mọi người nghe được những gì tôi đã nghe…”

Tên thật Dolores Hicks  sanh năm 1938, nghệ danh là Dolores Hart. Cô đã nổi tiếng ngay từ khi bắt đầu đóng phim . Năm 18 tuổi cô đóng vai người yêu của tài từ Esvis Presley trong phim Loving You . Cô là người hôn Elvis lần đầu trên màn ảnh, qua phim này.T rong 5 năm liên tiếp , cô đã đóng các vai chính trong 9 bộ phim với các tài tử lừng danh như Stephen Boy, Montgomerry Clift, George Hamilton, Robert Wagner. Khi ấy cô cũng đang chuẩn bị để kết hôn.

 Nhưng năm 24 tuổi, trong khi đang có sự nghiệp vững chắc và ở trên đà đành công, thình lình cô tuyên bố sẽ hủy bỏ tất cả để đi theo Chúa. Việc này xảy ra khi Cô thủ vai Clara trong phim Thánh Phanxicô Assisi, trong lúc quay phim tại Ý, Dolores Hart đã gặp Đức Giáo hoàng Gioan XXIII . Khi cô giới thiệu : “Con là Dolores Hart, thủ vai Thánh nữ Clara ”   Đức Thánh Cha trả lời là,  “Không, con chính là Thánh Clara!” Những người mến mộ cô rất thất vọng và họ cũng giận dữ nữa khi họ nghe tin Dolores Hart sắp đi tu .  Cô còn chia sẻ là có một vị linh mục tên là Cha Doody từng nói, “Con thật là điên khi quyết định đột ngột như thế!” Dolores Hart đã trả lời thư một người bạn thân khuyên cô nên bỏ ý định đi tu bằng những lời sau:

 “Nếu hạn nghe được như tôi đã nghe tiếng Chúa gọi, hẳn bạn cũng sẽ đi theo Chúa!” 

  1. Olalla Oliveros

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Chúa không bao giờ lầm lẫn …”

 Olalla Oliveros  là một siêu mẫu ở Tây Ban Nha , sau chuyển sang đóng phim và làm người mẫu quảng cáo trong nước và quốc tế. Sau khi đi hành hương ở Thánh Địa Fatima nơi Đức Me hiện ra năm 1917, cô đã có cảm giác như có “một trận động đất lớn đã xảy ra trong linh hồn tôi”.  Olalla còn có  thị kiến, thấy mình là một nữ tu mặc áo dòng, hình ảnh mà cô đã cho là kỳ quái khi mới thấy lần đầu. Nhưng hình ảnh đó cứ ám  ảnh Olalla  mãi cho đến lúc cô biết là Chúa Giê- Su đã gọi cô từ bỏ lối sống phù hoa để thành nữ tu.  ” Chúa không bao giờ lầm lẫn. Ngài kêu gọi tôi đi theo Ngài, và tôi không thể cưỡng lại được ơn gọi ấy”

Hiện nay Olalla Oliveros đang đi tu trong Dòng Kín Thánh Michael ở Spain.                                                                

 Amanda Rosa Perez

“Hiện giờ tôi sống trong bình an”

Amanda Rosa Perez là người mẫu thành công nhất ở Colombia cho đến 10 năm trước, khi không ai biết tin tức gì của cô nữa  . Nhưng sau đó, Cô đã giải nghĩa về sự vắng mặt thình lình của cô trước công chúng . Cô đã được ban ơn hoán cải tâm hồn, và đang làm việc chung với các nữ tu trong một cơ quan tôn giáo. Lúc trước, khi lên đến đỉnh cao của nghề kiểu mẫu, cô bị mắc một cơn bệnh làm mất đi một phần thính giác. “Tôi đã thất vọng, bực tức, mất hướng đi và chìm đắm trong các cuộc vui. Tôi luôn tìm câu trả lời nhưng thế giới vẫn im hơi lặng tiếng…” 

Hiện giờ Amanda Rosa Perez năng đi xưng tội, rước Lễ, lần Chuỗi Mân Côi, và lần hạt Lòng Chúa Thương Xót. 

“Lúc trước tôi luôn bận rộn, căng thẳng, và hay nổi giận. Tôi chán làm người kiểu mẫu siêu hạng. Tôi chán ngán cái thế giới đầy dối trá, lừa đảo, giả dối, bạo hành; thế giới chỉ nhìn qua bề ngoài, đầy những việc ngoại tình, nghiện ngập, hút sách; một thế giới chỉ tôn trọng vật chất của cải, hưởng thụ, và những việc vô luân.  Bây giờ tôi cảm thấy rất bình an và thế gian không còn cám dỗ được tôi như trước. Tôi trân quý từng giây phút Thiên Chúa ban cho tôi.   Tôi muốn làm một người mẫu kêu gọi cho việc tôn trọng phẩm giá phụ nữ, thay vì là người mẫu dùng cho các quảng cáo thương mại.”

 Bách Việt

From Kim Bang Nguyen gởi

Phép lạ nhiệm màu: Sống lại sau khi cha mẹ ký giấy hiến tặng nội tạng

Phép lạ nhiệm màu: Sống lại sau khi cha mẹ ký giấy hiến tặng nội tạng

Em Trenton McKinley sống lại sau khi cha mẹ ký giấy hiến nội tạng. (Hình: ABC 7)

MOBILE, Alabama (NV) – Cha mẹ của một thiếu niên bị thương tích trầm trọng đã ký giấy hiến nội tạng của con họ, khi thấy không còn hy vọng gì, nhưng con trai của họ đột nhiên sống lại.

Bản tin của đài truyền hình KABC 7 cho hay các bác sĩ nói rằng em Trenton McKinley, 13 tuổi, coi như đã chết trong khoảng 15 phút.

Em Trenton cám ơn Thượng Đế về sự sống sót của mình, nói rằng không còn có giải thích nào khác.

Sau khi bé trai 13 tuổi này bị thương tích trầm trọng, cha mẹ em phải có quyết định khó khăn là hiến tặng nội tạng tiếp theo sau nhiều ngày coi như não đã chết.

Bà mẹ em, bà Jennifer Reindl cho đài truyền hình Fox 10 hay rằng, con bà coi như đã chết được 15 phút khi bà đến bệnh viện USA Medical Center ở thành phố Mobile. Các bác sĩ nơi đây cho hay nếu con bà sống lại cũng sẽ trong tình trạng thực vật vì não bị mất dưỡng khí trong thời gian dài.

Em McKinley nay đang dần phục hồi sau ba cuộc giải phẫu não, tập đi, và cũng biết nói giỡn với bà mẹ rằng nay bà không thể nào bắt em rửa chén nữa.

McKinley nói với đài Fox 10 rằng em cảm thấy như ở thiên đàng khi đang mê man bất tỉnh.

“Tôi ở cánh đồng trống với con đường đi thẳng tắp,” em nói  “Không có giải thích nào khác hơn là đây là nhờ Thượng Đế. Ngay cả các bác sĩ cũng phải công nhận như vậy.” (V.Giang)

 Đức Cha và cô tiếp viên hàng không

 Đức Cha và cô tiếp viên hàng không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vào một ngày cuối năm 1965. Trên một chuyến máy bay đưa các Giám Mục người Mỹ trở về từ Ý sau khi đã dự Công Đồng Vatican 2, có một nữ tiếp viên hàng không rất xinh đẹp, tận tình và nhã nhặn phục vụ hành khách. Thế nhưng, trong suốt hành trình, cô tiếp viên hàng không trẻ đẹp này rất bực bội và rất mất tự nhiên vì có một người đàn ông, xem ra thiếu đứng đắn, cứ liên tục đảo đôi mắt chăm chú nhìn mình. Càng đáng bất bình hơn, khi đó là một người đàn ông đã lớn tuổi. Cô lại càng khó chịu hơn, vì ngay sau đó cô được biết, người đàn ông ấy chính là đức cha Fulton Sheen, Tổng Giám Mục thành New York, một con người nổi tiếng về khoa ăn nói, giảng dạy và đạo đức. Ngài là một Giám Mục tông đồ lừng danh nước Mỹ. Thật là quái gỡ không thể tưởng tượng! Một kẻ xem ra thiếu tư cách ấy, lại là con người của thành công, của sự nổi tiếng sao? Cô không hiểu nổi và thầm chê trách coi khinh vị Giám Mục già kia.

Đến lúc chiếc phi cơ hạ cánh, kỳ quái thật, vị Giám Mục già bị coi là “thiếu đứng đắn” kia lại không xuống cùng lúc với các hành khách. Không hiểu ngài có toan tính gì mà lại đợi mọi người trên máy bay xuống hết, chỉ còn mỗi mình ngài là vị khách xuống sau cùng. Đã vậy, khi đến cầu thang máy bay, Đức Cha Fulton Sheen còn ghé sát mặt mình vào tai cô tiếp viên hàng không nói thầm thì những lời gì đó, ngoài cô gái, chẳng ai có thể nghe thấy…

Câu chuyện đến đó, tưởng chừng kết thúc. Những tưởng sự khó chịu của cô gái tiếp viên hàng không rồi cũng trôi qua, cái nhìn tưởng như khiếm nhã của vị Giám Mục già rồi cũng chẳng còn ai nhớ, có chăng một ánh mắt dù khiếm nhã (theo như ý nghĩ của cô gái), thì cũng chỉ là một ánh mắt thoáng qua như bao nhiêu ánh mắt mà cô gái bắt gặp trong đời mình?

Không phải thế. Mọi sự không trôi đi, không mất. Bởi vào một buổi trưa, Đức Cha Futon Sheen nghe tiếng gõ cửa, và sau đó là sự bất ngờ của Đức Cha khi ngài mở cửa. Trước mặt ngài là cô gái tiếp viên hàng không trẻ tuổi có sắc đẹp mặn mà trên chuyến bay hôm nào, đã từng có ánh mắt thiếu thiện cảm với ngài.

Cô gái lên tiếng chào Đức Cha và hỏi: “Thưa Đức Cha, Đức Cha có nhớ con không?” Đức Cha Fulton Sheen từ tốn trả lời: “Cha nhớ chứ. Con chính là cô gái tiếp viên hàng không trên chiếc máy bay đưa chúng tôi trở về từ Công Đồng Vatican II”. Cô gái nói tiếp: “Vậy Đức Cha có nhớ Đức Cha đã nói nhỏ vào tai con điều gì không?” Đức Cha trả lời: “Nhớ! Cha nhớ, Cha đã khen con đẹp lắm. Và cha hỏi con rằng, có bao giờ con đã cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho con sắc đẹp tuyệt vời kia chưa?” Cô gái sung sướng nói tiếp: “Kính thưa Đức Cha, điều Đức Cha nói đã làm con băn khoăn nhiều. Cũng chính vì điều đó mà hôm nay con đến gặp Đức Cha. Vậy, theo ý Đức Cha, con phải làm gì để tạ ơn Chúa?” Hơi bất ngờ, Đức Cha Fulton Sheen lặng người suy nghĩ một chút. Sau đó Đức Cha dẫn cô gái tới trước tấm bảng đồ thế giới treo trên tường, vẫn giọng nói ôn tồn, Đức Cha hỏi: “Có bao giờ con nghe nói tới một trại phong cùi nào ở Việt Nam mang tên là trại phong Di Linh chưa?” Cô gái ngước đôi mắt xanh như dọ hỏi: “Kính thưa Đức Cha, có lần con đã đọc được trên báo. Con cũng đã được nghe ai đó kể một vài chuyện về trại cùi Di Linh.”

Đức Cha dõi mắt nhìn vào khoảng xa xăm trước mặt: “Này con, cách đây chưa lâu, cha nghe nói Đức Giám mục giáo phận Sài Gòn tên là Gioan Cassen đã từ chức Giám Mục Sài Gòn để đến phục vụ anh chị em trại phong Di Linh. Con có muốn cảm tạ Chúa bằng cách thử một lần đến trại phong Di Linh, gặp Đức Giám Mục Sài Gòn và ở lại với anh chị em bệnh phong khoảng sáu tháng không?” Quá bất ngờ trước lời đề nghị của Đức Giám Mục thành New York, cô gái không thốt lên một lời, lặng lẽ cúi chào Đức Cha rồi rút lui trong sự bàng hoàng của chính nội tâm của cô…

Một lần nữa, người ta cứ tưởng rằng câu chuyện thật nhẹ nhàng, nhưng cũng thật mãnh liệt của Đức Cha Fulton Sheen và cô tiếp viên hàng không kia đã chấm dứt. Nhưng thật lạ lùng, chỉ bằng ấy lời đề nghị nhẹ nhàng, nhưng dứt khoát của Đức Cha, đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của cô tiếp viên hàng không xinh đẹp.

Những tháng đầu năm 1966, người ta đọc thấy một bảng tin đáng khâm phục trên các phương tiện truyền thông của Sài Gòn và của Việt Nam nói chung: Một nữ tiếp viên hàng không rất trẻ, rất đẹp của một hãng hàng không Hoa Kỳ đã xin nghỉ nghề làm tiếp viên hàng không để đến trại phong Di Linh của Việt Nam, tình nguyện chăm sóc các bệnh nhân phong.

Thật đẹp, đẹp làm sao. Chỉ chừng ấy lời của một vị Giám Mục khả kính thôi, tâm hồn quả cảm của một cô gái lãng du thích phiêu bồng khi chọn cho mình nghề tiếp viên, rày đây mai đó, đã có thể chấp nhận trút bỏ tất cả tương lai đẹp như chính cái vẻ đẹp của cô để sống, không phải sáu tháng, nhưng là suốt đời cho một lý tưởng cũng đẹp không kém: TẠ ƠN THIÊN CHÚA.

Chỉ chừng ấy thôi, lời của một vị Giám Mục khả kính đã biến một cô chiêu đãi viên hàng không xinh đẹp thành một nữ tu. Bởi chính cô, sau một thời gian phục vụ anh chị em phong, đã tự nguyện khoác lấy chiếc áo nữ tu trong Hội Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Việt Nam. Từ nay, bước vào đời sống tu trì, Người Nữ Tu, cô gái xinh đẹp của chúng ta, hoàn toàn trút bỏ mọi vướng bận của đời thường để yên tâm sống lý trưởng cảm tạ Chúa bằng việc phục vụ anh chị em phong của mình. Người nữ tu đã từng làm tiếp viên hàng không ấy, đẹp quá. Chị đẹp, không chỉ là một sắc đẹp thân xác, mà chính là một vẻ đẹp lộng lẫy của tâm hồn. Người Nữ Tu ấy, không ai khác hơn, nhưng đó chính là Chị Louise Bannet.

Chị Louise Bannet đã tình nguyện ở lại trại phong Di Linh suốt đời. Nhưng biến cố của năm 1975 gây ra nhiều biến động, khiến Chị không thể tiếp tục ý nguyện của mình. Sau mười năm phục vụ người phong, Chị đã phải lên đường về nước. Một thời gian sau, Chị lại xin Nhà Dòng cho đi phục vụ bệnh nhân phong ở Tahiti. Năm 1982, sau nhiều ngày bị căn bệnh ung thư quái ác hoành hành, Chị Louise Bannet đã qua đời giữa sự tiếc thương vô cùng của cộng đoàn anh chị em phong tại Tahiti. Và trong tình liên đới, cũng như trong lòng biết ơn của mình, cũng là chính lòng tiếc thương của các bệnh nhân phong Việt Nam nói chung và tất cả những ai sống tại trại phong Di Linh nói riêng.

TIN MỚI THẬT BUỒN TỪ PHILIPPINES!

 
 
Maria Nguyen shared a post.
 
Image may contain: 1 person, flower
Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people and outdoor
LE AN NT

TIN MỚI THẬT BUỒN TỪ PHILIPPINES!

Cha Mark Ventura, 37 tuổi, Chánh xứ thánh Isidoro, thuộc Tổng giáo phận Tuguegarao, Philippines, vừa bị bắn chết lúc 8 giờ sáng ngày hôm qua, 29/4/2018, ngay sau khi dâng lễ Chúa Nhật V Mùa Phục Sinh.

Cha chết trong tư thế thật đẹp dưới chân Bàn thánh: Thân thể nằm nghiêng trên nền đất, tay vắt qua đầu bị bắn vỡ nát trên một vũng máu lớn. Máu đỏ thấm đẫm phần trên áo lễ Cha chưa kịp cởi ra, chỉ có dây stole vừa được gấp dở dang trên bàn thờ.

Cha lãnh chức linh mục chỉ mới 7 năm, nổi tiếng là người đầy nam tính, luôn bênh vực quyền lợi của người thiểu số nghèo và thường lên tiếng chống lại việc khai thác thiên nhiên bừa bãi. (Theo Missionary Albert)

VẪN CÓ MỘT ANH HÙNG TỬ ĐẠO ĐÔNG NAM Á,  NGAY TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA!    

Ơn gọi đặc biệt của đôi bạn: cùng đi tu sau khi đã đính hôn với nhau

Ơn gọi đặc biệt của đôi bạn: cùng đi tu sau khi đã đính hôn với nhau

Javier Olivera và Trinidad Maria Guiomar sinh ra và lớn lên trong hai gia đình Công giáo quen biết nhau ở Argentina. Khi còn là trẻ thơ, họ cũng thường nhìn thấy nhau. Nhưng khi lớn lên, Olivera thật sự không còn thực hành đạo nữa. Cho đến năm Olivera 19 tuổi, sau chuyến đi Peru về, anh gặp lại cô bạn Trinidad Maria thuở bé. Anh hỏi cô có tin vào việc giữ khiết tịnh cho đến khi kết hôn không, vì đối với anh, điều này giống như một thứ mà Giáo hội đặt ra. Với sự hiểu biết và xác tín, cô gái Trinidad Maria đã trình bày với Olivera những nguyên tắc về sự thanh sạch, cả về khía cạnh đức tin lẫn lý trí. Những điều cô trình bày đã gây ấn tượng mạnh đối với Olivera.

Cha Javier Olivera và Nữ tu Maria de la Sagesse_(Courtesy_of_P_Javier_ Olivera)_CNA

Không lâu sau cuộc trò chuyện này, hai người trẻ Olivera và Trinidad Maria, đang là sinh viên ngành học luật, bắt đầu hẹn hò với nhau. Olievera lúc đó đang học tại đại học quốc gia ở Buenos Aires, còn Trinidad Maria thì học tại đại học quốc gia tại La Plata. Cha Olivera kể về thời gian hẹn hò của hai người: “Nó giống như thời gian tìm hiểu tán tỉnh nhau của bất kỳ đôi bạn nào, nhưng chúng tôi cố gắng tận dụng đời sống văn hóa qua âm nhạc, văn chương và triết học. Chúng tôi cùng nhau đọc sách, đi uống cà phê với nhau. Chúng tôi có một nhóm bạn và cùng với họ, chúng tôi tham dự các hội nghị về các tác giả Công giáo người Argentina.”

Sau khi kết bạn với Trinidad Maria, Olivera bắt đầu thực hành đức tin lại; anh cầu nguyện, đi lễ các ngày Chúa nhật; anh cũng đọc kinh Mân Côi cùng với bạn gái của mình. Cha Olivera thú nhận rằng chính nhờ Guiomar, khí cụ Chúa dùng mà cha trở lại với đức tin. Về phần mình, Trinidad Maria, sau này là sơ Marie, khi ấy cũng cảm mến người bạn trai của mình về lòng chân thành tìm kiếm chân lý mà không sợ những hậu quả. Năm họ 21 tuổi, hai bạn trẻ đã đính hôn với nhau và quyết định sẽ thành hôn sau khi họ ra trường, nghĩa là sau 2,5 năm nữa.

Một ngày kia, Trinidad Maria nhận được một tin gây ngạc nhiên mà cô không hề chờ đợi: anh của cô quyết định vào chủng viện. Cô và bạn trai của mình đã tiễn người anh vào chủng viện ở San Rafael, tỉnh Mendoza. Sau đó họ quyết định ở lại thành phố đó vài ngày, Olivera thì thăm các bạn mình đang ở trong chủng viện, còn Trinidad Maria cũng thăm các bạn đang ở trong tu viện.

Khi trở về nhà, hai người trẻ vẫn nghĩ là ông anh của cô thật điên khùng khi bỏ mọi thứ, một gia đình trong tương lai, một nghề nghiệp quan trọng. Thế rồi họ tự hỏi chính mình. “Điều gì xảy ra nếu Chúa gọi họ sống đời tu trì?” Đầu tiên họ nói “không”, nó là điều điên khùng vì họ đang có một cuộc đính hôn thật sự tươi đẹp và họ cũng đang sắm sửa các thứ, chuẩn bị để kết hôn.

Nhưng những tuần lễ trôi qua, một ý nghĩ cứ trỗi lên trong tâm hồn của chàng trai Olivera: Điều gì sẽ xảy ra nếu Chúa gọi tôi, tôi có từ bỏ mọi thứ, tại sao tôi không là một linh mục? Làm sao để biết con đường tốt nhất để lên Nước Trời dành cho tôi, đời sống linh mục hay kết hôn? Tôi có thể làm điều tốt nhất ở đâu? Sau nhiều nghi ngờ, Olivera đã quyết định nói với bạn gái của mình về mối quan tâm ơn gọi của anh. Thật ngạc nhiên, khi chính cô bạn Trinidad Maria của anh cũng đang suy nghĩ về cùng điều này, sau khi anh cô vào chủng viện. Tuy thế, hai người không vội quyết định, vì họ còn hai năm trước khi ra trường.  Một đan sĩ, linh hướng của hai người, đã nói với họ: “Đây là một vấn đề giữa từng người các con với Chúa. Không ai có thể can thiệp vào linh hồn.”

Sơ Marie chia sẻ: “Đó là một cuộc phân định dài, ít nhất 2 năm, cho đến khi Chúa tỏ rõ cho tôi đời sống thánh hiến và tôi không thể nghi ngờ rằng Người đang yêu cầu tôi tận hiến hoàn toàn.” Sau khi hoàn tất việc học, cả hai đã theo ơn gọi của mình. Năm 2008, khi họ 31 tuổi, Olivera được thụ phong linh mục cho giáo phận San Rafael, còn Trinidad Maria khấn trọn đời trong dòng các Nữ tu Chúa Giêsu nhân từ, với tên gọi Marie de la Sagesse (Maria của sự khôn ngoan).

Cha Olivera hiện là giáo sư đại học. Cha có một trang blog “Tìm ra ơn gọi của bạn”. Cha đã viết một cuốn sách về những nghi ngờ của ơn gọi, tựa đề là “Có bao giờ bạn từng nghĩ về nó? Tiếng gọi của Chúa Kitô”. Còn sơ Marie de la Sagesse hiện đang hoạt động tông đồ tại giáo xứ thánh Lôrensô thuộc giáo phận Fréjus-Toulon, miền nam nước Pháp. Nói về cuộc đời của họ, sơ Marie xem đó là một ơn đặc biệt khi cả hai được gọi hầu như cùng lúc. Chúa thật tốt lành và chu đáo, không bỏ qua một chi tiết nào. Điều tôi thật sự quý trọng chính là chúng tôi vẫn là bạn với nhau, và không chỉ chúng tôi, mà cả gia đình của chúng tôi. (CNA 12/04/2018)

Hồng Thủy

 From: Cam Tuyet & Nguyen Kim Bang

Lời chứng của một luật sư mới theo Chúa: Ơn gọi của Thiên Chúa

Lời chứng của một luật sư mới theo Chúa: Ơn gọi của Thiên Chúa

#GNsP – Tôi là một người không có tôn giáo và luôn chỉ suy nghĩ, Đạo nào thì cũng dạy con người sống tử tế và lương thiện, lấy chữ Đức làm đầu. Nửa đời người trải qua nhiều sóng gió, vui buồn của cuộc sống, tôi vẫn tin rằng, dù thế nào ông Trời cũng sẽ không bỏ mình, ông Trời luôn công bằng!

Tôi làm dâu trưởng của một gia đình gắn bó với nhà Phật, trong họ tộc đã có người là Sư chủ trì, Sư bác, nhưng với tôi, đạo Phật chưa khi nào đánh thức được nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn tôi. Mọi việc ma chay, hiếu hỷ, giỗ Tết, thờ cúng, mồ mả tôi đều rất chu toàn và không ai có thể chê trách, nhưng trong tôi, chưa bao giờ nhập tâm bất cứ một câu kinh kệ nào, mọi việc tôi làm là một nghĩa vụ, sau đó, tôi cảm thấy trôi tuột và tôi luôn có suy nghĩ nghi ngờ về những gì mình đã trải qua.

Cho đến một ngày, người bạn đặc biệt đó xuất hiện trong cuộc đời tôi, tôi cho rằng đó là sự sắp đặt của số phận, bởi có những bất ngờ mà tôi không thể lý giải nổi. Và Lễ Lá năm nay tôi đã cùng người bạn bước chân vào Thánh đường Nhà thờ Lớn Đức Bà Sài Gòn để dự Thánh Lễ.

Hơn hai tiếng thinh lặng, chiêm ngắm Thánh Lễ đã làm thay đổi tâm hồn tôi, làm biến đổi tôi từ trong nhận thức, tôi nhận thấy rõ ràng rằng, có một điều gì đó thật đặc biệt, thật thiêng liêng đã tràn ngập trong toàn bộ con người tôi.

Sau Thánh Lễ, tôi đã ngồi lặng đi, tôi thấy lòng mình chưa bao giờ nhẹ nhõm và thanh thản đến thế, xung quanh tôi tràn đầy một màu nắng rực rỡ, êm đềm. Và ý nghĩ sẽ trở thành Kitô hữu ập đến với tôi, tôi hiểu rằng việc trở thành Kitô hữu sẽ là mục đích của tôi, bắt đầu từ lúc này…

Trở lại Hà Nội, vào ngày Lễ Phục Sinh tôi đã đến Nhà Thờ Thái Hà.

Tôi đã ở Hà Nội 27 năm, nhưng tôi chưa bước chân vào cung thánh đường nào, dù những mái vòm nhà thờ cao vút, tĩnh lặng, trầm mặc, uy nghiêm luôn cuốn hút tôi.

Thánh Lễ Phục Sinh lại gieo vào lòng tôi sự an yên mà tôi chưa bao giờ cảm nhận được, dự thánh lễ mà lòng tôi rưng rưng xúc động!

Sau đó vào đầu tháng 5/2017, tôi đã đến Văn phòng giáo xứ để hỏi về lịch học Giáo lý Dự tòng, gặp tôi Cha Phượng đã hỏi “Sao chị lại muốn học giáo lý để trở thành người Công giáo?”

Thực ra, câu hỏi này bản thân tôi cũng đã tự hỏi mình, và ai biết tôi đang học Giáo Lý dự tòng cũng đều hỏi tôi như vậy.

Nhưng để trả lời cho câu hỏi này, tuy dễ mà cũng thật khó, bởi khi đã tự mình Giác ngộ Đức Tin, xác tín con đường Đức Tin mà mình sẽ đi thì mọi lý do để giải thích cũng rất thừa. Tự sâu thẳm trong tôi, thôi thúc tôi rằng, THIÊN CHÚA là ĐẤNG mà tôi sẽ nguyện đi theo trong những ngày tháng còn lại và mãi mãi sau này!

Khi vào học lớp Giáo Lý K53 cùng các anh chị em, được các Cha giáo khai tâm, tôi hiểu rằng, Tôi đã được lãnh nhận Ơn Mạc Khải của Thiên Chúa! Chính Ngài đã vén tấm màn nhận thức của tôi, đã ban ơn gọi để cho tôi thấy con đường đi đến với Ngài, con đường của Đạo Kitô!

Càng học, càng đọc những lời của Chúa, của Hội Thánh, tôi càng thấm hơn những lời giáo huấn, rao giảng của Ngài về ơn Cứu độ, về lòng thương xót, về đức hy sinh, sự khiêm nhường, sự dấn thân tận hiến của những người con dân Chúa, của các bậc tu trì.

Tôi càng NGỘ ra rằng Cuộc sống này nếu không có Đức tin, Đức mến của Thiên Chúa, cuộc sống sẽ là những chuỗi ngày vô vị và tăm tối. Tôi hiểu sâu sắc rằng, hình ảnh của mỗi con người trên hành tinh này, là hình ảnh của Thiên Chúa do Thiên Chúa tạo dựng nên, vô cùng thiêng liêng và đáng trân trọng. Vì vậy, để sống mà không hổ thẹn, để sống thật sự ý nghĩa cho một ngày mai sống lại trên Nước Trời, thì mỗi chúng ta phải luôn cố gắng thực hiện những điều răn của Thiên Chúa, những điều Hội Thánh dạy hàng ngày trong tư tưởng, lời nói, việc làm.

Nghề Luật sư của tôi cũng cho tôi tiếp cận và nhìn nhận rất nhiều mặt trái và sự bất công của xã hội hiện nay, sự xuống cấp tha hóa đạo đức một cách đáng báo động và điều đó lại càng làm tôi nhận thấy sự Màu Nhiệm của Thiên Chúa trong việc duy trì và phát triển Hội Thánh. Từ Mùa Phục Sinh, Chúa Nhật nào tôi cũng đến Nhà ờ để dự Lễ, kể cả những khi đi công tác hay đi chơi xa khỏi Hà Nội. Mỗi một giờ đi Lễ Chúa Nhật, tôi đều vô cùng tâm đắc với những lời suy niệm của các Cha dâng lễ. Sau những bon chen, mệt mỏi của công việc và đời sống, tôi đến Nhà Thờ để chiêm ngắm Thiên Chúa, Đức Cha Chí Thánh của nhân loại, chiêm ngắm Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, Mẹ của Thiên Chúa và cũng là Mẹ của tất cả chúng ta, dâng lời cầu nguyện đến Chúa Ba Ngôi để xin được thương xót, được ban thêm ơn Thánh Thần để cho mỗi chúng ta và tôi đủ niềm tin và sức mạnh để vác ánh Giá đi theo Ngài đến Quê Trời!

Bây giờ và mãi mãi, tôi xác tín Đức Tin của tôi nơi Thiên Chúa! Tôi tin Thiên Chúa luôn hiện hữu trong tôi, tôi sẽ sống trọn với niềm tin này để xứng đáng trở thành một Kitô hữu công chính!

Tạ ơn Chúa! A men!

Thái Hà Mùa Phục Sinh năm 2018

Kiều Thị Hải Vân

Nguồn: Truyền Thông Thái Hà

YÊU KẺ THÙ… KHÓ QUÁ KHÔNG?

Thanh Tran shared a post.
 
 
Image may contain: 1 person, plant, tree and outdoor

Nhịp cầu Caritas 

YÊU KẺ THÙ… KHÓ QUÁ KHÔNG?

Câu chuyện về Lm Piô Ngô Phúc Hậu, một linh mục cao niên vùng truyền giáo, được mời đi xức dầu bệnh nhân. Khi về, ngài lẳng lặng đi vào phòng riêng, đóng cửa và gục đầu xuống trên bàn viết. Buồn quá! Buồn tê tái! Buồn đến chết được! Cả đời mới có một lần buồn như thế!…

Nhiều năm sau cha già mới kể lại chuyện buồn hôm ấy…

– Nguyễn – Trần là hai dòng họ nổi tiếng của giáo xứ P.H., đông nhân danh nhất, giàu nhất, có nhiều người làm công chức nhất, công chức bên đạo cũng như bên đời, có nhiều người đi tu nhất, dâng cúng tiền bạc nhiều nhất cho nhà thờ và các cơ sở tôn giáo.

– Hai dòng họ ganh đua nhau từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Họ Trần dâng cúng cho nhà thờ một trăm triệu đồng, thì họ Nguyễn sẽ dâng cúng một trăm mốt. Họ Nguyễn có mười người học đại học, thì họ Trần phải cố gắng có mười một. Bên họ Trần có mười người đi tu thì bên họ Nguyễn sẽ có mười một người…

– Một lần kia có cuộc tranh chấp về đất đai. Không bên nào chịu thua. Ban đầu thì cãi nhau to tiếng. Sau đó là chửi nhau thô tục. Cuối cùng là đánh nhau dữ dội. Cả hai bên đều có người u đầu, phù mỏ. Ông trưởng tộc họ Nguyễn bị trọng thương năm thở thoi thóp, rên hư hư…

Cha xứ được mời đi xức dầu bệnh nhân. Cha xứ và nạn nhân nhìn nhau bằng ánh mắt thương cảm. Trước khi xá giải và xức dầu, cha xứ mở lời :
– Xin ông giục lòng ăn năn tội, xin Chúa tha thứ mọi tội, nhất là tội đánh nhau. Vậy ông có sẵn sang tha thứ cho người đánh ông không?
– Thưa cha không. Đây là mối thù truyền kiếp con không thể tha được.
Cha xứ moi trong túi kẻ liệt ra một cây Thánh giá giơ cao lên và rỉ rả khuyên lơn.
– Ông xem Chúa bị đóng đinh đau đớn vô cùng, oan khiên vô cùng. Vậy mà Chúa vẫn cứ một niềm: “Lạy Cha, xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.
– Chúa khác, con khác. Chúa tha thứ kệ Chúa. Còn con thì chết cũng không tha.

Khuyên nhủ không được, nói ngọt không được, cha xứ đổi giọng, giọng cứng cỏi, giọng chua chát:

– Nếu ông không tha thứ cho người ta thì Chúa cũng không tha thứ cho ông đâu. Ông phải xuống Hỏa Ngục đấy.
– Xuống thì xuống. Còn tha thứ thì không bao giờ.
Hù dọa không xong, cha xứ chuyển sang chiến thuật năn nỉ:
– Xin ông nhìn xem Chúa bị đóng đinh và xin Chúa ban cho ông ơn quảng đại, bao dung, tha thứ…
– Thôi, thôi, đã nói là thôi…!

Ông trưởng tộc họ Nguyễn không thèm nhìn ảnh Chúa thọ nạn. Ông quay mặt nhìn vào bức tường. Cha xứ thất vọng ôm mặt khóc thầm. Bỗng có tiếng gào lên: “Bố đi mất rồi…”.

Cha xứ lủi thủi ra về. Không Bí tích Hòa Giải, không Bí tích Xức Dầu, không trao Mình Chúa. Sau lưng cha xứ chỉ còn tiếng khóc hậm hực, tiếng khóc oán thù. Chập trùng. Chập trùng.

Một kỷ niệm buồn, buồn tê tái, buồn chưa từng có trong đời mục vụ của một linh mục.

Nghe cha già kể chuyện, mình thấy xót xa trong tim, mình thấy tê tái trên làn da. Buồn quá!

Buồn vô cùng! Buồn lâu lắm rồi mới hồi tỉnh để đặt vấn đề.

– Tại sao một Kitô hữu, một người đạo dòng, một người đang đứng bên bờ vực thẳm của sự chết, mà lại chống đối luật bác ái của Chúa một cách quyết liệt và cực đoan đến như thế?

– Phải chăng “yêu kẻ thù và chúc lành cho kẻ thù” là điều không thể thực hiện được đối với thân phận con người?

– Phải chăng luật bác ái Kitô giáo thay vì nâng con người lên hàng thần thánh, thì lại ném nó xuống làm thân phận con thú?

Hình ảnh ông trưởng tộc họ Nguyễn tắt thở ngay sau khi từ chối nhìn Đức Giêsu thứ tha làm lương tâm mình bứt rứt khôn nguôi. Mình liên tưởng đến những kỷ niệm chồng chất trên đường truyền giáo.

۩ Mình mở một lớp Giáo lý dự tòng. Học viên ngồi đầy phòng lớp. Mình thấy phấn khởi quá chừng. Hôm ấy mình nói về bác ái Kitô giáo. Mình nhắc lại nguyên văn giáo huấn của Đức Giêsu: “Nếu không cầu nguyện và chúc lành cho kẻ thù, thì không xứng đáng làm con của Đấng đã cho mặt trời mọc lên soi sáng cho cả người lành lẫn người dữ…”. Mình đang cao hứng khai triển bài Tin Mừng, thì bỗng cụt hứng.

Một người đàn bà đứng lên dõng dạc phát biểu: “Đạo này khó quá à, tôi theo không được đâu. Tôi có một đứa con dâu, nó hỗn lắm, tôi không thể tha thứ được. Tôi đã ghi băng đàng hoàng dặn con cháu tôi không được coi nó như con cái trong gia đình”. Vừa dứt lời, bà ngoe ngoảy ra về và… không bao giờ trở lại lớp học nữa. Buồn ơi là buồn!

۩ Hôm ấy mình đang rảo bước trên đường phố, thì bỗng phải dừng lại để chứng kiến một chuyện buồn. Một thằng cu tí bên hàng xóm chạy về. Khóc hu hu. Khóc hậm hực. Mẹ nó đằng đằng sát khí.
– Tại sao mày khóc?
– Thằng Tèo nó đánh con.
– Nó đánh mày thì mày đánh nó. Tại sao mày ngu mà khóc?
Người đàn bà đằng đằng sát khí ấy là một Kitô hữu trong họ đạo của mình. Bà dạy con mình trả thù, ngược lại với giáo huấn của Đức Giêsu. Buồn ơi là buồn!
Chuyện buồn này gọi nhớ về một chuyện xa xưa.

۩ Thằng cu tí đang chập chững tập đi. Nó vấp phải cái ghế, lăn đùng ra, khóc òa lên. Mẹ nó lấy roi mây quất lên cái ghế vô tri, vừa quất vừa dạy đời: “cái ghế này làm cho con tao ngã. Tao đánh mày. Tao đánh mày. Chừa nhá”. Được mẹ trả thù giùm, thằng cu tí thôi khóc, sung sướng quá chừng. Người mẹ cũng sung sướng, vừa sung sướng vừa hãnh diện về tài dỗ trẻ em của mình. Bà không ngờ rằng chính bà đang đào tạo đứa con để nó không thể tha thứ như Chúa muốn. Từ bà mẹ này mình nhớ đến một bà mẹ khác.

۩ Bà đang bồng con, thì ông nội đến chơi. Ông nội đón cháu từ tay bà mẹ. Ông cưng cháu, nựng cháu. Nựng theo kiểu đấng nam nhi đội đá vá trời xanh. Ông hôn cháu như bão táp. Ông chà cái cằm râu lởm chởm của mình lên mặt mũi nõn nà của thằng cháu mới lên hai tuổi. Thằng cháu khóc òa lên. Ông nội cười khằng khặc. Bà mẹ lấy tay đánh nhẹ lên vai ông nội, vừa đánh vừa la : “Mẹ đánh ông nội này!… Nín đi con”. Thằng bé được mẹ trả thù giùm, nín ngay. Bà mẹ cười hả hê.

Bà mẹ ấy ơi, bà đã vô tình gieo hạt giống hận thù vào tâm não của em bé. Hạt giống ấy nảy nở và lớn lên bao trùm hết cuộc đời của nó. Thế là nó không thể tha thứ theo yêu cầu của Đức Giêsu. Đáng tiếc vô cùng!

Sau khi ôn lại những kỷ niệm buồn rải rắc đó đây, mình ngẫm nghĩ và ngộ ra rằng “yêu kẻ thù, cầu nguyện cho kẻ thù, chúc lành cho kẻ thù, để xứng đáng làm con của Cha trên trời” là một giáo lý cao siêu nhưng không vượt tầm với của con người. Loài người có thực hiện được giáo huấn ấy hay không là do những nguyên nhân rất cụ thể.

– Nếu bà mẹ nào cũng lấy roi trừng phạt cái ghế vì nó làm cho con của bà vấp ngã ; nếu bà mẹ nào cũng giả vờ đánh ông nội, để cho con mình nín khóc…, luật “yêu kẻ thù” sẽ mãi mãi ở ngoài tầm với của loài người.

– Nếu có những bà mẹ khuyến khích, năn nỉ con cái tha thứ và cầu nguyện cho những người ghét mình, nói xấu mình… thì giáo huấn “yêu kẻ thù” bắt đầu thăng hoa. Nếu tối nào cha mẹ cũng dạy con xin lỗi nhau trước khi đi ngủ, thì giáo huấn “yêu kẻ thù” đang là hiện thực.

– Thánh Phaolô yêu cầu tín hữu: “Giận ai thì giận nhưng khi mặt trời lặn xuống thì hãy quên hết đi”. Đó là tập luyện tha thứ, y như võ sĩ: tập luyện cơ bắp. Thời gian yêu kẻ thù như một tập quán sẽ chẳng còn xa bao nhiêu nữa.

– Trong thực tế, đã có biết bao nhiêu người sẵn sàng yêu kẻ thù, thứ tha cho người làm khổ mình một cách bất công. Cụ thể là Thánh Stêphanô. Kẻ thù ném đá vào ngài như mưa. Vậy mà ngài vẫn một niềm tha thứ, yêu thương như Đức Giêsu trên khổ giá: “Lạy Chúa, xin Chúa tha cho họ”. Tuyệt vời! Trên tuyệt vời!

“Yêu kẻ thù” là đỉnh điểm chót vót của bác ái Kitô giáo. Khó lắm, nhưng không khó quá. Để vươn tới đỉnh điểm ấy, thì giáo dục và luyện tập là phương tiện cần thiết. Nhưng có bao nhiêu người đang tập luyện yêu thương và tha thứ?

Nguồn: Sưu Tầm