HẠNH PHÚC TUỔI GIÀ…

May be an image of 1 person and text that says 'DoPhuQuy's Blog'

HẠNH PHÚC TUỔI GÌA…

Tặng ACE còn đủ … hai mình…

Cùng nhau uống hết chén trà

Ngồi đây nhớ lại tui bà ngày xưa

Dẫu cho ngày nắng hay mưa

Vợ chồng mình vẫn cày bừa với nhau

Qua rồi cái cuộc bể dâu

Giờ đây tóc đã phai màu gió sương

Nhìn bà tui vẫn còn thương

Lưng khòm tay yếu vấn vương suốt đời

Giàu nghèo chẳng phụ mình ơi

Đắng cay cam chịu cuộc đời có nhau

Buồn vui những lúc ốm đau

Bà đâu tui đó trước sau một lòng

Thương nhau cái nghĩa vợ chồng

Dù mai xa cách trong lòng vẫn thương

Bà giờ vẫn đẹp lạ thường

Làm tui chẳng muốn tơ vương cô nào.

Cha mẹ làm gì khi ‘tuổi teen’ gặp khủng hoảng thời đại dịch

Cha mẹ làm gì khi ‘tuổi teen’ gặp khủng hoảng thời đại dịch

May 25, 2021  

LOS ANGELES, California (NV) – Ở tuổi dậy thì, cơ thể có những thay đổi không chỉ về sinh lý mà còn cả tâm lý, khiến các em rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân và dễ mắc phải các hội chứng tiêu cực. Tệ hại hơn khi các em trải qua giai đoạn này trong thời đại dịch COVID-19.

Từ Tháng Ba, 2020, cô Tiffany Lee, 43 tuổi, bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Cô yêu cầu cậu con trai 15 tuổi của mình, Bowen Deal – ở nhà gọi là Bo – tập tránh xa đám đông, đeo khẩu trang. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng với cậu bé tuổi teen này.

Lứa tuổi thanh thiếu niên không muốn gần gũi cha mẹ. Nhưng ngặt một điều, khi đại dịch xảy ra, các em không còn lựa chọn nào khác là… ở nhà. (Hình minh họa: Talib Abdulla/Pixabay)

“Bo nói với tôi là mấy đứa bạn của nó, nào là tổ chức tiệc bể bơi, rồi chơi bowling, trong khi nó thì bị mẹ cấm đoán đủ điều,” cô Lee kể trên The New York Times. “Mới tí tuổi đầu mà nó gọi tôi là ‘bà mẹ độc ác,’ chia rẽ nó, không cho nó chơi với bạn bè.”

Gia đình cô Lee sống ở ngoại ô Savannah, Georgia, nơi có nhiều người không tuân theo các quy tắc trong thời dịch bệnh.

Xung đột giữa cô và con trai đã lên đến đỉnh điểm vào Tháng Giêng vừa rồi. Mới đây, cô Lee phải nghỉ mấy ngày để tránh những lời tục tĩu tuôn ra, khi cô yêu cầu khách hàng trong cửa hàng bán quần áo của mình phải mang khẩu trang. Trong khi đó, Bo một mực đòi đi học lại. Cô Lee nói, nỗi tức giận của cô đã ở tột đỉnh. Cô nói với con: “Mẹ không muốn tranh cãi với con nữa. Nếu đi học, nhiều khả năng con sẽ đem virus về cho cả nhà. Hiểu chưa!”

Thông thường, lứa tuổi thanh thiếu niên (tuổi teen) không muốn gần gũi cha mẹ. Nhưng ngặt một điều, khi đại dịch xảy ra, các em không còn lựa chọn nào khác là… ở nhà. Bị gò bó suốt ngày trong phòng ngủ, dán mắt vào màn hình tivi hoặc điện thoại mãi cũng chán, các em khao khát được nhào ra bên ngoài, gặp bạn bè, giao lưu với người này người nọ.

Tiến Sĩ Harold S. Koplewicz, giám đốc y tế Child Mind Institute ở thành phố New York, cho biết: “Nhóm phải chịu đựng nhiều nhất khi bị cô lập là những thanh thiếu niên tuổi từ 13 đến 24. Họ cảm thấy mất dần sự tự do, họ gặp khó khăn trong học tập. Nhiều thứ bị đình đốn, họ chẳng làm được gì.” Trong tình cảnh như vậy, thật khó cho các em, và cả phụ huynh.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của các bậc cha mẹ có con trong độ “tuổi teen” trên phạm vi toàn quốc, do bệnh viện C.S. Mott Children’s Hospital thực hiện hồi Tháng Ba, cho thấy các bậc cha mẹ đã và đang phải cố gắng duy trì sức khỏe tâm thần của con mình.

Khoảng một nửa trong số những người được khảo sát cho biết tinh thần của con họ đã thay đổi hoặc trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch. Một phần ba trong số người được hỏi cho biết họ phải tìm gặp và nói chuyện với giáo viên hoặc cố vấn học đường về con cái mình. Một phần ba khác tìm kiếm sự trợ giúp chính thức về sức khỏe tâm thần.

Trong bối cảnh nạn phân biệt chủng tộc và tội ác thù hận ngày càng gia tăng, bao gồm cả làn sóng bạo lực chống người Châu Á từ mùa Xuân, nhiều bậc cha mẹ da màu cố gắng giúp con cái của họ giải quyết khi có bất trắc xảy ra.

Cô Thea Monyeé, một nhà trị liệu da màu ở Los Angeles, người chứng kiến ​​ba cô con gái tuổi teen của mình tham gia vào các “cuộc chiến” trên mạng xã hội. “Vợ chồng tôi không muốn cảnh sát ‘dính’ vào chuyện này,” cô Monyeé nói. “Mấy đứa nhỏ hết sức giận dữ, sau đó thì buồn tủi, thậm chí bị tổn thương. Chúng tôi lại phải ngồi xuống nói chuyện với các con.”

Có con bình thường bị phân biệt đối xử đã khổ, đằng này, cô Ragin Johnson còn kinh khủng hơn khi cậu con trai 17 tuổi của mình, một thanh niên da đen cao lớn, mắc chứng tự kỷ. “Nó là một đứa rất thân thiện,” cô Johnson, 43 tuổi, giáo viên lớp 5 ở Columbia, South Carolina, nói. “Tôi không muốn ai đó có ấn tượng xấu khi gặp con tôi, khi thấy nó trở nên hung dữ.”

Cô giáo Johnson rất lo lắng cho con. Không cho con đi đâu một mình, nhưng cô thừa nhận rằng không phải lúc nào cũng có thể đi tò tò theo để bảo vệ cho con được. Như cô Johnson và các bậc phụ huynh đã trải qua hơn một năm đại dịch, rằng sẽ không có giải pháp hoàn hảo nào cho tất cả các thách thức. Ngay cả câu hỏi đơn giản như “khi nào chuyện này kết thúc?” đã có câu trả lời đâu! Nhưng các chuyên gia cho rằng có nhiều cách để làm cho khoảng thời gian căng thẳng này trở nên dễ kiểm soát hơn.

Nếu mọi cuộc trò chuyện kết thúc bằng một cuộc chiến – hoặc nếu đứa trẻ ủ rũ, thậm chí không thèm nói chuyện với bạn nữa, hãy thử một chiến thuật khác. Ví dụ, hãy rủ và đưa con đi chơi đâu đó. Nhưng đừng giảng giải đạo đức cho con lúc này, mà hãy để con nói. “Bạn cố gắng lắng nghe, và chăm chỉ lắng nghe,” Tiến Sĩ Koplewicz nói. Nếu con bạn bị suy sụp về tinh thần hoặc gặp vấn đề về cảm xúc, hãy tìm sự giúp đỡ từ người khác, để giúp con vượt qua.

Cậu bé là một trong số rất ít học sinh đeo khẩu trang đi học. (Hình minh họa: Kelly Sikkema/Unsplash)

Ông Patrick Possel, giám đốc chương trình Cardinal Success, nơi cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần miễn phí cho những người không có bảo hiểm ở Louisville, cho biết: “Khi một thiếu niên trong nhà bắt đầu gặp khó khăn, cha mẹ các em chắc cũng không còn đủ sức để giải quyết.” Nhưng ông Possel nói đừng thất vọng, buông tay, mà hãy tìm hiểu ở đâu đó, chắc chắn sẽ có một mạng lưới, một người bạn, một chuyên gia, hoặc ai đó giúp bạn.

Cô Liz Lindholm, ở Federal Way, ngoại ô Seattle của tiểu bang Washington, người vừa phải giám sát việc học từ xa của hai cô con gái sinh đôi 12 tuổi, cậu con trai 18 tuổi tại nhà, vừa làm việc trong bộ phận quản lý chăm sóc sức khỏe, nói: “Điều thách thức nhất với tôi trong năm nay là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.”

Cô Lindholm, bà mẹ đơn thân 41 tuổi, không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân mình. Cuộc sống quá căng thẳng, lâu thật lâu cô mới có được ít giây để tự rót cho mình một ly nước ngọt. Nhưng hiện tại, các chuyên gia nói rằng cô ấy không đơn độc.

Với Lee, cô đã tìm được một nhà trị liệu trực tuyến tại BetterHelp.com, người giúp cô và Bo vượt qua thời điểm khó khăn này. Bo thay đổi hẳn trước sự ngạc nhiên vui sướng của người mẹ. Cậu bé là một trong số rất ít học sinh đeo khẩu trang đi học.

Một ngày nọ, trên đường về nhà, Bo nói với cô: “Mẹ, vaccine ngừa dịch bệnh cần thiết là thế, vậy mà mấy đứa bạn con, có đứa chẳng hiểu gì cả.” Cô Lee mừng muốn khóc. “Mối quan hệ của mẹ con tôi bây giờ tốt đẹp hơn rất nhiều,” cô Lee nói. “Tôi tin tưởng con và cho con được một vài quyền quyết định. Dưới mắt con, bây giờ tôi không phải là người mẹ độc ác nữa.” (Đ.Trang) [qd]

Dáng mẹ yêu!!!

Chau Loi

Dáng mẹ yêu!!!

Không biết tôi gọi được tiếng mẹ từ bao giờ, nhưng nghe mẹ tôi kể lại từ khi bi bô tập nói, tiếng ba là tiếng gọi đầu tiên của tôi. Tôi gọi tiếng ba rất sớm, ai gọi, nói gì tôi cũng chỉ biết “ba ! ba !”, nhưng khi lớn lên người mà anh em tôi quấn quýt nhiều nhất không phải là ba, mà là mẹ tôi.

  1. Mẹ là lá chắn bảo vệ, che chở cho con.

Thuở ấy gia đình chúng tôi nghèo lắm, sống ở vùng ven của thành phố, không có điện, nước sinh hoạt; Thế là nghề gánh nước mướn ra đời. Mẹ tôi tham gia vào đội quân đó, có lẽ do không ràng buộc nhiều về thời gian, để có thì giờ chăm sóc anh em chúng tôi và lo toan việc gia đình.

Sáng nào cũng vậy! Mẹ tôi dẫn bốn anh em chúng tôi ra gánh hàng ăn sáng, tôi và anh tôi tự ăn, bà phải đút từng muỗng cho hai đứa em gái của tôi, ăn xong bốn anh em tôi dắt nhau về nhà, lúc ấy bà mới bắt đầu gánh nước cho những người hàng xóm. Nhưng một hôm chúng tôi đang ăn, một tiếng nỗ lớn rung chuyển mặt đất, bà hốt hoảng ôm bốn anh em tôi vào lòng, như che chở, bảo vệ. Bỏ cả gánh nước, hai tay bà ẳm hai đứa em gái của tôi, miệng thét gọi hai anh em tôi chạy theo mẹ, đến hiên một căn nhà tương bên cạnh. Mẹ ngồi phía ngoài che chắn chúng tôi. Cả ngày hôm ấy, bà không rời chúng tôi nửa bước. Sau này tôi mới biết, ngày hôm đó là ngày đảo chính chính quyền Ngô Đình Diệm.

Lần đó, tôi nô đùa với lũ trẻ hàng xóm té gãy tay trái, tôi vừa về tới nhà, thấy con gãy tay, bà hốt hoảng hỏi lớn:

-Ai làm con gãy tay?

Trong ánh mắt của mẹ, tôi nghĩ xấu số cho ai dám đụng đến con cưng của bà! Với số tiền ít ỏi mẹ tôi không dám đi xe, bà cõng tôi đi bó bột. Về tới nhà đau nhức lắm, tôi khóc rất nhiều, không ngủ được, bà phải ôm tôi suốt đêm, trong vòng tay của mẹ, tôi thiếp đi không biết từ lúc nào .

  1. Mẹ lao động cần cù vì các con.

Ba tôi làm không đủ để nuôi sống một gia đình có sáu miệng ăn. Vì thế mẹ tôi phải làm đủ mọi việc nặng nhọc lo cho cuộc sống gia đình. Bà gánh nước mướn, gánh đất sang lấp nền nhà, phụ hồ, nhặt phế liệu trong bãi rác . . .

Ai thuê gì cũng làm. Ấy thế! Mà bà chuẩn bị ngày tựu trường cho chúng tôi rất sớm, rất chu đáo; Bà dẫn bốn anh em tôi mua sắm quần áo, giầy dép, tập, bút viết . . . Chúng tôi tung tăng, rỉu rít theo mẹ như đàn gà con, hết sạp này đến sạp khác. Đặc biệt áo quần, bà kĩ lưỡng, tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ. Về nhà thỉnh thoảng bà mang ra bắt anh em chúng tôi mặc thử, rồi đi qua đi lại cho bà ngắm nghía, sửa lai chỗ nay, chỗ khác vì bà rất chú tâm đến sự hoàn hảo của món đồ mình đã chọn. Có lẽ mẹ tôi đã phải dành dụm khoãn tiền này lâu lắm!

Lao động cật lực, làm cho mẹ tôi già trước tuổi. Chỉ hơn 30 mà trông bà già lắm. Bà quên đi tuổi thanh xuân của mình vì các con. Cả xóm đông thế !Mà có mấy gia đình cho con ăn học như gia đình tôi. Anh em tôi tự hao vì có mẹ !

  1. Mẹ tận tụy, hi sinh, chịu thương, chịu khó vì chồng con.

Trong các nghề, có lẽ gánh nước mướn là việc làm thường xuyên nhất của mẹ. Gánh được dăm ba đôi nước là bà lại ghé vào nhà chăm sóc anh em tôi, bắt nồi cơm, làm con cá, lặt một mớ rau xanh . . . Vì thế mà bữa ăn của gia đình tuy đạm bạc nhưng cũng khá tươm tất. Thỉnh thoảng ghé nhà nghỉ mệt, bà nựng nịu, ôm hôn từng đứa. Chúng tôi bá cổ mẹ, cười ngắt nghẻo; Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn và vất vả của mẹ đều vơi đi ít nhiều, bởi tình thương yêu đã chấp thêm cho mẹ đôi cánh. Buông chúng tôi ra, bà tiếp tục công việc gánh nước mướn của mình.

Vừa gánh nước mướn, vừa lo buổi cơm cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa, mẹ tôi thường không gánh đủ số nước cho từng nhà được và công việc này bà phải tiếp tục vào đầu buổi chiều, sau khi bắt chúng tôi lên giường ngủ trưa. Lúc xong việc, bà phải loay hoay với một thau quần áo dơ không sao kể xiết, cao ngùn ngụt. Thế là, chúng tôi có dịp nghịch xà bông thỏa thích bên mẹ. Buổi tối bên chiếc đèn dầu leo lét mẹ tôi cặm cụi khâu từng chiếc áo, chiếc quần, đơm từng chiếc nút. Tôi thầm nghĩ sao mẹ lại tận tụy, hi sinh, chịu thương, chịu khó đến thế. Mẹ ơi!

  1. Tình thương của mẹ là chổ dựa, giáo dục các con.

Cái vùng ven đô nghèo khó của chúng tôi lúc nào cũng tiếp nhận người cùng hoàn cảnh, cùng số phận trôi dạt từ tỉnh lên thành thị kiếm sống. Lần đó, mẹ tôi giúp dì Ba, người mới chuyển đến, ở cạnh nhà tôi như cho mượn gánh nước, tập vào nghề, nhường mối nước quen, nhờ ba tôi tìm việc làm cho chồng ổn định cuộc sống . . . nhất là việc học của mấy đứa nhỏ. Từ đó, dì Ba xem mẹ tôi như một ân nhân!

Những cơn mưa đầu mùa, cũng là lúc bọn trẻ chúng tôi chuyển sang “Mùa đá dế”.Tôi và anh tôi trốn mẹ vào ruộng bắt dế, đựng đầy cả thùng thiếc, bắt chúng đá với nhau để xếp hạng từ hạng nhất đến hạng mười. Tôi kiêu hảnh với những chú dế chiến của mình. Lần đó, tôi mang dế chiến ra đá với dế của lũ trẻ hàng xóm, nhưng lần lượt dế chiến hạng tư, hạng ba, hạng nhì, hạng nhất của tôi đều thua cuộc. Tôi nỗi cáu, chụp chú dế tội nghiệp ngắt đầu, ném mạnh xuống sàn nhà, thân dế rung bần bật, hai chân sau duỗi thẳng và bất động. Chứng kiến cảnh đó mẹ tôi “đét” tôi mấy cái vào mông, ném mấy hộp đựng dế ra đường và trách mắng tôi là không có nhân tính,”ác nhân, sát đức”. Khi ấy, tôi điếng người, bàng hoàng, loáng thoáng chỉ nhận ra mình sai nhưng không sao lí giải nỗi. Mãi sau này tôi mới hiểu tình cảm của mẹ có cả tình yêu loài vật nửa. Và tôi nhận ra chính đạo đức của mẹ đã tạo dựng nên tình yêu thương chúng tôi hôm nay.

  1. Mẹ chăm chút gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi hạnh phúc nhất là buổi cơm chiều, lúc ấy gia đình tôi quây quần bên mâm cơm đạm bạc, sao mà ngon lạ! Không hiểu vì sao, hể ba tôi gấp mon nào là chúng tôi tranh nhau ăn món đó đến hết sạch! Nên mẹ thường nhắc khéo ba:”Món này ngon lắm ! Ông ăn thử đi, cho tụi nhỏ nó ăn”.Trong bữa ăn, chưa bao giờ chúng tôi bị mẹ mắng vì tranh ăn, đỗ tháo, cải nhau . . . chỉ được nhắc khéo “cẩn thận” , “đừng giành” . . . “để mai mẹ nấu nữa”. Chúng tôi hạnh phúc vì có mẹ.

Ngày ấy, khu vực nhà tôi chưa có điện, nhà nào cũng ngủ sớm. Bà nằm giữa, chúng tôi gối đầu lên tay mẹ, nghe mẹ kể chuyện cổ tích. Chuyện mẹ kể không nhiều, được kể đi, kể lại nhiều lần, nhưng chúng tôi vẫn háu hưc nghe mà thiếp đi lúc nào không hay.

Bây giờ mỗi lần về thăm mẹ, bàn tay bà vuốt nhẹ lên vai tôi, sửa lại cổ áo, rót cho tôi li nước, tôi vẫn còn cái cảm giác bé bỏng trong vòng tay chăm sóc, bảo vệ của mẹ ngày nào. Nhìn mẹ, tôi không thể nào quên được hình ảnh của bà ngày xưa, mẹ tôi mặc chiếc áo bà ba, hai tay tì hai đầu gánh nặng trĩu, hai thùng nước đầy quằng vai là sát đất. Dáng mẹ tôi nhanh nhẹn, uyển chuyển, thanh thoát, bước đi nhịp nhàng. Đòn gánh và cặp móc sắt cọ nhau rít lên nghe kẻo kẹt. Tôi lặng người hạnh phúc quá, nhớ “Dáng mẹ yêu !” của tôi.

Tháng 04 /2012

Châu Lợi

PHÚC ĐỨC TẠI MẪU


PHÚC ĐỨC TẠI MẪU

 Ngày còn bé, con cứ thắc mắc tại sao trên đất nước này cái gì cũng mang dấu ấn sự tôn vinh người Mẹ. Dòng sông lớn nhất ở phía Bắc đất nước ta quen gọi sông Hồng cũng còn có tên khác là sông Cái. Con đường nào lớn gọi là “đường cái”. Thứ tiếng ta nói hàng ngày cũng gọi là tiếng “Mẹ đẻ”.

Tổ Quốc thiêng liêng cũng được gọi với giọng tha thiết là “đất Mẹ”. Trên dãi đất nhỏ hẹp mang hình chữ S này đâu đâu cũng có những đền thờ Mẫu. Bài học đầu tiên con trẻ được học cũng là từ trường Mẫu Giáo và do các cô bảo mẫu truyền dạy. Đến cái đũa lớn nhất để xới cơm ở quê mình cũng gọi là “đũa cái”, “đũa cả”.

NHỚ LỜI MẸ DẶN

Mẹ không được học chữ, vậy mà khi con học xa nhà, có một lần mẹ đã cố gắng viết cho con mấy dòng ngắn ngủi, nét chữ run rẩy và to như trẻ con học mẫu giáo tập viết. Mẹ viết: “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người con tạc ân vào dạ; Học một chữ ở đời con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.

Lời dặn của mẹ đã làm con khóc. Và con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời và nó đã trở thành lẽ sống của con.

Hôm con phỏng vấn xin việc vào công ty của Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, song người được lựa chọn lại là con. Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi con câu nói nào và của ai gây ấn tượng và có tác động mạnh đến cuộc sống của con, con đã nói lại lời mẹ dặn.

Họ bảo: “Vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi”. Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con!

NHỮNG LÁ THƯ CŨ

Con và chồng con có xích mích lớn vì con nghi anh ấy vẫn gặp gỡ với người bạn gái cũ. Con bực mình bỏ nhà chồng về khóc lóc với mẹ. Tối ấy mẹ mang từ trong chiếc hòm cũ ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ gửi cho bố con trước đây.

Mẹ bảo khi bố quyết định lấy mẹ, bố định đem hết đám thư và ảnh của người yêu cũ ra đốt đi để chứng minh sự “một lòng một dạ với mẹ”. Mẹ đã ngăn lại và bảo: “Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại làm kỷ niệm.

Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỉ niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy”. Bố sững sờ và ôm chầm lấy mẹ cảm động lắm. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy, nhưng bố cả đời thuỷ chung với mẹ.

Hôm ấy con đã khóc thật nhiều và con tự tìm về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho con hạnh phúc!

HAI VÙNG SÁNG TỐI

Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền.

Mẹ đã không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.

Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”.

Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi!

BÀI HỌC LÀM GƯƠNG

Thấy con phàn nàn về sự chểnh mảng học tập của các cháu, mẹ bảo: “Con nhắc các cháu đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem vô tuyến. Con chê các cháu lười học tiếng Anh mà bản thân con cũng không giỏi ngoại ngữ thì dạy bảo chúng nó thế nào?”

Ngẫm kỹ lời mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng Anh buổi tối cùng cháu. Tối về mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các cháu cũng tự động lấy sách ra làm bài.

Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của các cháu. Sao có mỗi bài học đơn giản rằng “muốn con chăm thì mẹ phải siêng, muốn con hiền thì mẹ phải thảo” mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!

Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con, nhưng mẹ đã cho con hiểu giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống đúng mực, trọng ân tình.

Cuộc đời con lúc nào cũng có mẹ ở bên. Con có cuộc sống hạnh phúc hôm nay là do bàn tay mẹ tạo dựng. Đến bây giờ con đã hiểu rằng công sinh thành dưỡng dục do cả mẹ cả cha chung sức, nhưng không phải vô tình trong nhạc, trong thơ, nơi đâu cũng thấy vang lên những “Tình mẹ”, “Lòng mẹ”

Từ NỐI LỬA CHO ĐỜI

Cặp Bill và Melinda Gates quyết định chia tay sau 27 năm hôn nhân

Cặp Bill và Melinda Gates quyết định chia tay sau 27 năm hôn nhân

SEATTLE, Washington (NV) – Ông Bill Gates, đồng sáng lập và cựu CEO của công ty Microsoft, và bà Melinda French Gates, cho biết trên Twitter hôm Thứ Hai, 3 Tháng Năm, rằng họ sẽ chia tay sau 27 năm chung sống.

Cả hai người cho biết sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau trong các nỗ lực hoạt động từ thiện, bao gồm giáo dục, bình đẳng giới tính và chăm sóc sức khỏe.

“Sau rất nhiều suy nghĩ và cân nhắc rất kỹ lưỡng, chúng tôi đã đưa ra quyết định kết thúc cuộc hôn nhân,” ông bà Gates tuyên bố qua tin nhắn Twitter.

“Trong 27 năm qua, chúng tôi đã nuôi dạy ba người con tuyệt vời và xây dựng một tổ chức hoạt động trên toàn thế giới để giúp tất cả mọi người có được cuộc sống lành mạnh và hiệu quả. Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào sứ mệnh đó và sẽ tiếp tục công việc cùng nhau trong hoạt động của Quỹ từ thiện, nhưng chúng tôi không còn tin rằng cả hai có thể phát triển cùng nhau trong cuộc sống vợ chồng.”

Kết thúc ông bà Gates kêu gọi: “Chúng tôi yêu cầu mọi người tôn trọng về không gian và sự riêng tư cho gia đình để chúng tôi bắt đầu thích nghi và chuẩn bị cho cuộc sống mới.”

Ông Bill Gates đã lãnh đạo Microsoft trong vai trò tổng giám đốc kể từ khi thành lập công ty cùng với ông Paul Allen vào năm 1975 cho đến năm 2000, nhường lại cho ông Steve Ballmer điều hành công ty, trở thành chủ tịch hội đồng quản trị và kiến ​​trúc sư phần mềm chính.

Năm 2008, ông Gates từ bỏ vai trò hàng ngày của mình tại Microsoft để dành nhiều thời gian hơn cho tổ chức phi lợi nhuận Bill and Melinda Gates Foundation.

Năm ngoái, Bill Gates đã từ chức hội đồng quản trị của Microsoft khi dịch bùng phát trên toàn thế giới.

Ông bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho quỹ này cùng với Melinda Gates. Hai người là đồng chủ tịch và là người tín thác của quỹ, được thành lập vào năm 2000.

Bill và Melinda Gates đều làm việc tại Microsoft. Theo hồ sơ trên LinkedIn, bà từng là giám đốc tổng quát của công ty.

Hai người gặp nhau tại một bữa ăn tối dành cho nhân viên của Microsoft vào năm 1987. “Phải mất vài tháng sau đó, anh ấy mới hẹn hò với tôi”, Melinda Gates cho biết.

Họ kết hôn ở Hawaii năm 1994.

– Cặp Bill và Melinda Gates tham dự hội nghị Allen & Company Sun Valley Conference hồi năm 2015. (Hình: Scott Olson/Getty Images)

https://www.cbsnews.com/news/bill-melinda-gates-divorce/

https://www.usatoday.com/…/bill-and-melinda…/4930061001/

Vì sao bạn không hạnh phúc?

Vì sao bạn không hạnh phúc?

 Hãy áp dụng ngay “Định luật Festinger”.

   10% của cuộc sống được hình thành từ những việc xảy ra với bạn, và 90% của cuộc sống được quyết định bởi thái độ, phản ứng của bạn đối với những việc xảy ra với mình. Đó chính là nội dung của “Định luật Festinger” được đưa ra bởi một nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Mỹ Festinger.

Hay nói cách khác, 10% sự việc xảy ra trong đời là bạn không cách nào kiểm soát được, nhưng 90% còn lại đều phụ thuộc vào chính bạn.

Những cảm xúc tồi tệ, tâm trạng phẫn nộ sẽ không ngừng luân chuyển qua lại.

Trong cuốn sách của mình, Festinger đã đưa ra một ví dụ như sau:

Một buổi sáng, sau khi thức dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để cạnh bồn rửa mặt, vợ anh sợ đồng hồ bị nước làm ướt nên đem đặt nó lên bàn ăn. Con trai anh tỉnh dậy, lúc tới bàn ăn lấy bánh mì, không cẩn thận đã làm chiếc đồng hồ rơi xuống đất và hỏng mất.

Festinger vô cùng yêu thích chiếc đồng hồ, liền đánh con trai một trận thật đau, sau đó tức giận hằm hằm mắng vợ một hồi. Vợ anh cảm thấy vô lý, nói với anh rằng vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm như vậy, Festinger nói đó là chiếc đồng hồ không thấm nước.

Thế là hai người cãi nhau kịch liệt. Vì quá tức giận Festinger đã không thèm ăn bữa sáng, lái xe tới công ty luôn, nhưng lúc sắp tới công ty thì đột nhiên nhớ ra mình quên mang cặp, lại lập tức trở về nhà.

Nhưng trong nhà lại chẳng có ai, vợ thì đi làm, con thì đi học, Festinger lại để chìa khóa ở trong cặp, không có cách nào vào nhà, anh đành phải gọi điện cho vợ để lấy chìa khóa.

Trong lúc người vợ vội vã chạy về nhà đã đâm vào một sạp hoa quả ven đường, chủ sạp không cho cô đi, bắt cô phải bồi thường, cô buộc lòng phải bồi thường một khoản tiền mới được đi.

Sau khi lấy được cặp, Festinger đã đi trễ 15 phút, bị cấp trên gay gắt phê bình, tâm trạng lúc này đã vô cùng tồi tệ. Trước khi tan làm, vì một việc nhỏ mà anh lại cãi nhau với đồng nghiệp một trận nữa.

Người vợ cũng bởi vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng mà mất giải thưởng chuyên cần cả tháng. Hôm nay con trai tham gia thi đấu bóng chày, vốn dĩ cậu bé hy vọng sẽ đoạt giải quán quân, không ngờ vì tâm trạng không tốt, không phát huy được khả năng, bị loại ngay từ vòng một.

Trong câu chuyện được lấy làm ví dụ này, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% chúng ta không thể kiểm soát trong cuộc sống, còn một loạt những việc xảy ra sau đó chính 90% còn lại. Chính là bởi vì mọi người trong câu chuyện đều không kiểm soát được 90% đó, mới dẫn tới việc biến ngày hôm đó trở thành “ngày rắc rối”.

Hãy thử nghĩ, sau khi 10% kia xảy ra, giả sử Festinger không làm như những gì mình đã làm, đổi một thái độ khác. Ví dụ, anh tới an ủi con trai: “Đừng quá lo lắng con trai, đồng hồ vỡ rồi cũng không sao, bố mang đi sửa là được”. Nếu làm như vậy con trai sẽ vui vẻ, vợ cũng thoải mái, chính bản thân anh ấy cũng không phiền muộn, vậy thì tất cả những vấn đề sau đó sẽ không xảy ra rồi.

Có thể thấy, bạn không thể khống chế được 10% trước đó, nhưng hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình để quyết định 90% sự việc phía sau.

Trong thực tế cuộc sống, chúng ta thường nghe những lời ca thán như: Tại sao tôi lại kém may mắn như vậy, ngày nào cũng gặp phải những chuyện đen đủi, làm thế nào để tâm trạng tôi tốt hơn một chút, ai có thể giúp tôi đây?

Đây chính là vấn đề về tâm lý của mỗi cá nhân. Thực ra không ai có thể giúp bạn ngoài chính bản thân bạn. Nếu như mọi người có thể hiểu và vận dụng thuần thục “Định luật Festinger” trong cách giải quyết, mọi chuyện sẽ được xử lý một cách thỏa đáng.

10% sự việc xảy ra trong đời là bạn không cách nào kiểm soát được nhưng 90% còn lại đều phụ thuộc vào chính bạn.

Hãy đồng cảm, ngưng phàn nàn sẽ giúp bạn tìm thấy hạnh phúc

Một nhà văn trong chuyến công tác của mình, tình cờ đã nhìn thấy một chiếc taxi rất đặc biệt. Người tài xế taxi ăn mặc rất lịch thiệp, xe cũng rất sạch sẽ.

Nhà văn vừa mới ngồi xuống, liền nhận được một tấm thẻ vô cùng tinh xảo từ người tài xế, trên tấm thiệp viết: “Hành khách của tôi sẽ được đưa tới địa điểm một cách nhanh nhất, an toàn nhất, tiết kiệm nhất bằng một sự thân thiện nhất”.

Đọc xong tấm thiệp, nhà văn liền cảm thấy thú vị, bèn bắt chuyện với người tài xế.

Người tài xế nói: “Xin hỏi, ngài có muốn uống gì không?” Nhà văn ngạc nhiên: “Không lẽ đi xe khách hàng còn được phục vụ đồ uống sao?”

Người tài xế cười nói: “Đúng vậy, tôi không chỉ có cà phê, còn có nhiều loại đồ uống khác, hơn nữa còn có nhiều loại báo khác nhau”. Nhà văn nói: “Vậy tôi có thể uống một ly cà phê nóng được không?”  Người tài xế ung dung rót cho nhà văn một tách cà phê nóng từ chiếc ly giữ nhiệt bên cạnh. Sau đó lại đưa cho nhà văn một tấm thẻ, trên thẻ là tên của các loại báo khác nhau và các danh sách chương trình của các đài phát thanh khác nhau, “Times”, “Sports News”, “Today USA”…. thực sự rất đầy đủ.

Nhà văn không xem báo, cũng không nghe nhạc. Mà ngồi nói chuyện cùng với người tài xế. Trong khoảng thời gian đó, người tài xế quan tâm hỏi han nhà văn, nhiệt độ trong xe đã thích hợp hay chưa, có một con đường gần điểm đến hơn, nhà văn có muốn đi hay không. Nhà văn cảm thấy vô cùng ấm áp, thoải mái.

Người tài xế nọ nói với nhà văn: “Thực ra, lúc mới bắt đầu công việc này, xe của tôi không có sự phục vụ toàn diện như vậy. Tôi giống những người khác, thích phàn nàn, thời tiết xấu, thu nhập ít ỏi, ùn tắc giao thông và đường phố lộn xộn, mỗi ngày đều trôi qua rất tồi tệ. Cho tới một ngày, tôi ngẫu nhiên nghe được một câu chuyện trên đài phát thanh, làm thay đổi suy nghĩ của tôi. Chương trình radio đó đã mời tới tiến sĩ Wayne Dyer – bậc thầy truyền cảm hứng, để ông giới thiệu về cuốn sách mới của mình.

Cuốn sách tập trung giải thích một quan điểm: Ngừng phàn nàn và ngừng ca thán mỗi ngày, làm như vậy sẽ khiến cho bất kỳ ai cũng đều có thể đạt được thành công. Ông ấy đã thức tỉnh tôi, cuộc sống tồi tệ trước đây của tôi thực chất chính do sự phàn nàn không ngừng của tôi tạo thành. Chính vì vậy tôi đã quyết định thay đổi.

Năm đầu tiên, tôi chỉ đơn giản mỉm cười với tất cả những hành khách tới với mình, thu nhập của tôi liền tăng gấp đôi.

Năm thứ hai, tôi dùng sự chân thành bày tỏ quan tâm tới vui, buồn, giận dữ của mỗi một hành khách, đồng thời an ủi họ, thu nhập của tôi lại tăng lên gấp đôi.

Năm thứ ba, cũng chính là năm nay, tôi đã biến chiếc taxi của tôi trở thành chiếc taxi năm sao hiếm có ở Mỹ. Ngoài thu nhập được nâng cao, tôi còn trở nên nổi tiếng, bây giờ nếu muốn đi xe của tôi, khách đều phải gọi điện đặt trước. Còn ngài là một khách hàng tôi thuận đường chở”.

Những điều người tài xế nói khiến cho nhà văn cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Nhà văn không ngừng tự suy ngẫm về bản thân mình, thực ra trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn thường xuyên ca thán, phàn nàn. Ông quyết định sẽ thay đổi chính mình, ông dựa trên câu chuyện của người tài xế viết thành một cuốn sách. Sau đó có độc giả sau khi đọc xong đã thử làm theo, cuộc sống thực sự đã thay đổi. Sự thay đổi này khiến cho nhà văn hiểu được việc ngừng phàn nàn, ca thán có sức mạnh lớn như thế nào.

Ngưng ca thán, phàn nàn sẽ giúp bạn tìm thấy hạnh phúc.

Chỉ cần mong muốn vượt qua khốn cảnh, thay đổi thái độ than thở, phàn nàn mà tích cực, chủ động làm những việc bạn nên làm bây giờ, như vậy nhất định sẽ gạt bỏ được khó khăn, tiếp tục theo đuổi những mục tiêu tiếp theo.

Hãy cùng nhau hạ quyết tâm, vứt bỏ thói quen phàn nàn không tốt này!

From: Cam Tuyet & KimBang Nguyen

ĐỘC TỐ GIẾT ĐÀN ÔNG!


ĐỘC TỐ GIẾT ĐÀN ÔNG!

Ngày xưa, một cô gái xinh đẹp cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hôn nhân và muốn giết người bạn đời của mình.

Một buổi sáng, cô ấy chạy đến bên mẹ và nói với bà:

-Mẹ ơi, con mệt mỏi với chồng con lắm rồi, con không còn muốn chung sống với anh ấy nữa. Con muốn giết anh ấy nhưng sợ luật pháp bắt con phải chịu trách nhiệm,mẹ có thể giúp được không?

Người mẹ trả lời:

-Được, con gái của mẹ, mẹ có thể giúp con, nhưng có một nhiệm vụ nhỏ kèm theo.

Cô gái hỏi:

-Nhiệm vụ gì? Con sẵn sàng và sẵn sàng đảm nhận bất kỳ nhiệm vụ nào kèm theo để đưa anh ta biến mất.

Bà mẹ chấp nhận rồi nói:

  1. Con sẽ phải làm hoà với chồng con,để không ai nghi ngờ con khi anh ta chết.
  2. Con sẽ phải làm đẹp bản thân để trông trẻ trung và hấp dẫn hơn với chồng con.
  3. Con phải chăm sóc chồng con thật tốt và trân trọng anh ấy.
  4. Con phải kiên nhẫn, yêu thương và ít ghen tuông hơn, có thái độ lắng nghe hơn, tôn trọng và vâng lời hơn.
  5. Tiêu tiền của con cho anh ấy và đừng tức giận ngay cả khi anh ấy từ chối đưa tiền cho con bất cứ điều gì.
  6. Đừng lên tiếng phản đối, hãy khuyến khích hoà bình và dành tình yêu thương để con không bao giờ bị nghi ngờ khi chồng con chết.

Rồi người mẹ hỏi:

-Con có thể làm tất cả những điều đó chứ?

Cô ấy trả lời:

-Vâng,con có thể.

Bà mẹ nói:

-Vậy thì được, con hãy lấy bột này và đổ một chút vào bữa ăn hàng ngày của nó, thuốc sẽ từ từ giết chết nó.

Sau 30 ngày cô gái về với mẹ và nói:

-Mẹ ơi, con không có ý định giết chồng con nữa. Đến bây giờ con càng yêu chồng con hơn vì anh ấy đã hoàn toàn thay đổi, chồng con giờ là một người chồng vô cùng ngọt ngào so với những gì con tưởng tượng. Con có thể làm gì để ngăn chất độc giết chết anh ấy? Mẹ ơi giúp con với! Cô ấy cầu xin với một giọng điệu buồn bã.

Người mẹ trả lời:

-Đừng lo lắng con gái của mẹ. Những gì mẹ đưa cho con hôm trước chỉ là THẢO DƯỢC. Nó sẽ không bao giờ giết anh ta.

Trên thực tế, chính con là liều thuốc độc đang dần giết chết chồng con trong sự căng thẳng và chán nản. Hãy nhận trách nhiệm về chính mình và sửa mình.

Và khi con bắt đầu yêu, tôn trọng và trân trọng chồng con, con mới thấy anh ấy thay đổi thành một người chồng tốt và ngọt ngào.

Đàn ông không thực sự xấu xa, nhưng cách chúng ta phán xét họ quyết định phản ứng và cảm xúc của họ đối với chúng ta.

Là phụ nữ nếu con biết chăm sóc, yêu thương chính mình, biết thể hiện sự tôn trọng, tận tâm, yêu thương, chăm sóc thì anh ấy sẽ 100% ở bên con.

(Sưu tầm)

From: TU-PHUNG

Một Giờ Của Cha

GÓC SUY GẪM

Đọc đi đọc lại nhiều lần thấy câu chuyện thật đơn giản, nhưng lại thấm thía vô cùng….

*******

Một Giờ Của Cha

– Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không ?

– Được chứ, gì vậy ? – Người cha đáp.

– Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền ?

– Đó không phải là chuyện của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy?

– Con chỉ muốn biết một giờ bố kiếm được bao nhiêu tiền thôi mà, nói cho con nghe đi, bố – Cậu bé nài nỉ.

– Nếu con cần phải biết thì bố nói đây, bố làm được 20 USD một giờ.

– Vậy hả bố – Cậu bé cúi mặt đáp rồi hỏi:

– Con có thể mượn bố 10 USD được không ?.

Người cha nổi giận:

– “Nếu con vay tiền bố chỉ để mua đồ chơi vớ vẩn hay mấy thứ vô bổ gì đó thì hãy đi ngay về phòng, lên giường nằm và suy nghĩ xem tại sao con lại có thể ích kỷ như vậy. Bố phải làm việc vất vả suốt cả ngày rồi, bố không có thời gian cho những trò trẻ con như thế này đâu”.

Cậu bé lặng lẽ đi về phòng, đóng cửa lại. Người đàn ông ngồi xuống và càng tức giận hơn khi nghĩ đến những điều con trai mình vừa hỏi: “Tại sao nó lại dám hỏi mình những câu hỏi như vậy chỉ để xin tiền thôi nhỉ ?”.

Khoảng một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, anh nghĩ có lẽ mình hơi nghiêm khắc với con. Có thể nó thật sự thiếu 10 USD để mua thứ gì đó và thực ra nó đâu có thường hay xin tiền mình. Anh tiến về phía phòng con trai và mở cửa:

– Con đã ngủ chưa, con trai ? – Anh hỏi.

– Chưa bố ạ, con vẫn còn thức.

– Bố nghĩ có lẽ lúc nãy bố quá nghiêm khắc với con. Hôm nay là một ngày dài với những phiền phức, nên bố đã trút sự bực mình lên con. Đây, 10 USD mà con đã hỏi – Người cha nói.

Thằng bé ngồi bật dậy, mỉm cười và reo lên:

– “Ôi, cảm ơn bố!”. Rồi nó luồn tay xuống dưới gối lôi ra mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Nhìn thấy tiền của thằng bé, người đàn ông lại bắt đầu nổi giận. Thằng bé chậm rãi đếm từng tờ bạc một rồi ngước nhìn bố nó.

– Tại sao con đã có tiền rồi mà còn xin bố nữa ? – Người cha nói trong giận dữ .

– Bởi vì con không đủ…, nhưng bây giờ thì đủ rồi ạ… Bố ơi, bây giờ con có 20 USD, con có thể mua một giờ của bố không? Ngày mai bố hãy về nhà sớm, con xin bố, con muốn được ăn tối cùng với bố – cậu bé nói.

Người cha hiểu ra và chết lặng người. Anh vòng tay ôm lấy cậu con trai bé nhỏ và mong sự tha thứ của đứa con vì đã nghĩ xấu về nó…..

*******

Đây chỉ là một lời nhắc nhở rất ngắn ngủi gửi đến cho tất cả những ai đang làm việc vất vả cho cuộc sống của mình. Chúng ta đừng để thời gian vuột mất khỏi bàn tay mà hãy dành thời gian cho những người thực sự quan trọng với chúng ta, những người gần gũi với chúng ta nhất.

Hãy luôn nhớ chia sẻ giá trị một giờ của bạn cho tất cả những ai mà bạn yêu quý.

Bởi, nếu ngày mai bạn chết đi, công ty nơi mà bạn đang làm việc sẽ dễ dàng thay thế người khác. Còn gia đình và bạn bè của chúng ta sẽ cảm thấy mất mát rất lớn trong suốt quãng đời còn lại.

Hãy suy nghĩ về điều này bởi chúng ta luôn tự ép mình dành nhiều thời gian cho công việc hơn là cho gia đình.

Bạn thân mến, bạn nên biết và hiểu điều nào là quan trọng hơn.

May be an image of outdoors and text

Hạnh phúc tìm ở đâu?

GÓC SUY GẪM

Hạnh phúc tìm ở đâu?

Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng:

– “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?

Một yêu tinh lên tiếng:

– “Hãy đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên trái đất này, chắc con người sẽ không thể tìm ra”.

Yêu tinh đầu đàn lắc đầu:

– “Rồi một ngày họ cũng sẽ tìm cách chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy”.

– “Vậy hãy giấu hạnh phúc dưới đáy đại dương sâu thẳm…” – một yêu tinh khác nói.

– “Rồi một ngày họ cũng thám hiểm đến đáy đại dương sâu thẳm nhờ những phương tiện hiện đại”, yêu tinh đầu đàn lại lắc đầu.

– “Mang giấu ở một hành tinh khác vậy, một tiểu yêu tinh đề nghị.

– “Con người đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác”, yêu tinh đầu đàn ngao ngán.

– “Có một sự thật: con người hay tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh phúc nơi người khác nhưng thường không nhìn thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy ta hãy giấu hạnh phúc trong mỗi con người, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm thấy được”, một nữ yêu tinh chậm rãi nói.

Cả đám yêu tinh reo lên sung sướng và quyết định làm theo lời đề nghị trên.

Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình…

(Theo SAKURANBO)

***

Người viết mượn 4 câu thơ dưới đây để kết luận bài tâm tình hôm nay:

“Đừng tìm mãi nơi đâu là hạnh phúc

Có thể gần và có thể thật xa.

Xa hay gần là ở tại Tâm ta

Ta cảm nhận thế nào là thế nấy“

(Trích trong Hạnh Phúc Ở Nơi Đâu- Thơ Sương Lam)

Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng:

– “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?

Một yêu tinh lên tiếng:

– “Hãy đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên trái đất này, chắc con người sẽ không thể tìm ra”.

Yêu tinh đầu đàn lắc đầu:

– “Rồi một ngày họ cũng sẽ tìm cách chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy”.

– “Vậy hãy giấu hạnh phúc dưới đáy đại dương sâu thẳm…” – một yêu tinh khác nói.

– “Rồi một ngày họ cũng thám hiểm đến đáy đại dương sâu thẳm nhờ những phương tiện hiện đại”, yêu tinh đầu đàn lại lắc đầu.

– “Mang giấu ở một hành tinh khác vậy, một tiểu yêu tinh đề nghị.

– “Con người đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác”, yêu tinh đầu đàn ngao ngán.

– “Có một sự thật: con người hay tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh phúc nơi người khác nhưng thường không nhìn thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy ta hãy giấu hạnh phúc trong mỗi con người, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm thấy được”, một nữ yêu tinh chậm rãi nói.

Cả đám yêu tinh reo lên sung sướng và quyết định làm theo lời đề nghị trên.

Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình…

(Theo SAKURANBO)

***

Người viết mượn 4 câu thơ dưới đây để kết luận bài tâm tình hôm nay:

“Đừng tìm mãi nơi đâu là hạnh phúc

Có thể gần và có thể thật xa.

Xa hay gần là ở tại Tâm ta

Ta cảm nhận thế nào là thế nấy“

(Trích trong Hạnh Phúc Ở Nơi Đâu- Thơ Sương Lam)

KHI VỀ GIÀ…!

KHI VỀ GIÀ…!

Người trong ảnh là một nhiếp ảnh gia kỳ cựu tại San Jose, mới ra đi thanh thản tuần rồi, đại thọ 97 tuổi. Tôi chụp tấm ảnh này 13 năm trước.

* Về già là khi ta có một đôi mắt mờ đi nhưng lại nhìn cuộc đời rõ hơn trước. Vì có những thứ không thể nhìn bằng mắt thịt và cũng có những điều không thể nghe bằng tai trần.

* Về già là khi đôi chân mỏi mệt khi đã bị kéo lê gần hết quãng đường đời nhưng khi ngoái đầu lại ta dường như mới là đứa trẻ ngày hôm qua. Bây giờ ta bước chậm hơn trước, chắc hơn trước và cũng trân trọng hơn từng cái chạm đất, vì có thể ngày mai ta không còn bước đi được nữa.

* Về già là khi ta dùng đôi tai điếc của mình để nghe thiên hạ đang xôn xao về chuyện đời và ta biết rằng hơn một nửa trong số ấy không là thật. Bây giờ, âm thanh êm dịu duy nhất chỉ có tiếng chim, tiếng gió và những âm thanh còn đọng lại trong lòng ta, của những người ta từng trân quý nhưng bây giờ không còn thể gặp lại nữa.

* Về già là khi ta nhận ra rằng ta đã may mắn như thế nào khi từng được hít thở không khí một cách thoải mái, vì bây giờ, mỗi hơi thở là một thước đo của sự sống. Ta thở ra nhưng ta không thể biết có thể hít vào một lần nữa được hay không?

* Về già là khi những người tri kỷ ta còn ngồi lại cùng ta hoài niệm về một thời xa xưa, tuy là không nhiều. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên, khi ta không còn giá trị, những bằng hữu sẽ rời xa ta, người còn ở lại nhất định ta phải trân quý.

* Về già là khi ta nếm đủ ngọt bùi đắng cay của cuộc đời. Những thứ làm ta say đắm ngẫm lại vui sướng không là bao nhưng đau khổ lại rất nhiều. Có những thứ ta cứ tưởng nắm chặt trong tay rồi thì ngày mai lại trôi đi mất. Cuộc đời như một trò đùa mộng mị mà người chơi phải trả bằng cả tuổi thanh xuân của mình, bây giờ ngẫm lại chỉ toàn là hối tiếc…

Suốt đời quý nhất cũng chỉ là hai tiếng BÌNH YÊN. Hạnh phúc cũng không phải là điều gì quá xa vời, nhưng có thể đến lúc gần lúc cuối đời ta mới nhận ra được điều đó….!

(ĐT st)

Phương pháp dạy con: 5 KHÔNG TRÁCH, 6 KHÔNG MẮNG

May be a cartoon of 1 person, standing and text that says 'R FUTURE PHƯƠNG PHÁP DẠY CON: 5 KHÔNG TRÁCH, 6 KHÔ”NG MẮNG'

Phương pháp dạy con:

5 KHÔNG TRÁCH, 6 KHÔNG MẮNG

Trẻ con hẳn có lúc làm sai, nhưng trách mắng trẻ cũng phải có nghệ thuật và phương pháp. Lời nói ra như xô nước hắt đi, người hắt có thể quên, nhưng đứa trẻ bị hắt chắc chắn sẽ nhớ đến lúc lớn lên.

5 KHÔNG TRÁCH

  1. Không trách con cái kém cỏi

Khả năng của con người là có hạn, vì thế nếu có điều gì đứa con không làm được cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa, trí thông minh và năng khiếu cũng có nhiều loại, không giỏi cái này thì sẽ giỏi cái khác. Không thể chì chiết một con cá tại sao không biết leo cây, mà tốt hơn hết nên tìm vùng nước nào phù hợp mà thả nó xuống.

  1. Không trách con cái hỏi nhiều

Trẻ con tò mò, nhiều lúc hỏi phát mệt, mà có khi hỏi những câu người lớn cũng không biết trả lời thế nào. Nhưng chính nhờ hỏi đáp mà trẻ học về thế giới xung quanh, đừng thiếu kiên nhẫn mà gạt đi kể cả những câu hỏi ngốc nghếch nhất. Giải thích tỉ mỉ, không biết thì nghiên cứu google rồi giải thích lại, đấy chính nuôi dưỡng tri thức.

  1. Không trách con cái vì tai nạn chẳng may

Ai mà chẳng có lúc lỡ tay lỡ chân, đổ vỡ hay vấp ngã hầu hết là do chẳng may. Làm cha mẹ không nên cứ xảy ra tai nạn nhỏ là trách mắng con cái, khiến chúng về sau có gặp chuyện cũng không dám nói.

  1. Không trách con cái làm chậm

Mới học không thể tinh, mới làm không thể nhanh, thà chậm mà chắc còn hơn nhanh mà ẩu. Nếu như lúc con làm mà mải chơi, không tập trung, làm theo kiểu chống đối…thì mới đáng trách, còn nếu đã chăm chú cố gắng thì dù không nhanh nhẹn cũng đáng được cổ vũ.

  1. Không trách con cái bị ốm

Nhiều người có con bị ốm, dù lo lắng chăm sóc nhưng cũng phải cằn nhằn là vì con thế này thế kia nên mới bị ốm đấy, tốn tiền mua thuốc các thứ. Ốm đau là khi cơ thể con người yếu đuối nhất, tinh thần cũng mềm yếu, dễ tủi thân. Bản thân đứa trẻ đâu có cố tình bị ốm, tại sao lại bị trách bởi một điều khó kiểm soát này?

6 KHÔNG MẮNG

  1. Không mắng trẻ ở nơi đông người

Danh dự là thứ mà ai cũng có, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ. Bởi vậy, mắng mỏ con cái trước chốn đông người chỉ làm trẻ càng thấy xấu hổ, tự ti.

  1. Không mắng khi trẻ đã biết lỗi

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Một khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình thì đừng chì chiết thêm nữa, chỉ phản tác dụng, mà nên ân cần chỉ bảo thế nào mới là cách làm đúng.

  1. Không mắng trẻ vào ban đêm

Trách mắng trẻ vào lúc này có thể khiến con bạn đem theo cảm giác tủi thân, buồn chán vào giấc ngủ, làm trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí gặp phải ác mộng đáng sợ.

  1. Không mắng trẻ trong bữa ăn

“Trời đánh còn tránh miếng ăn”. Mọi lời phê bình, trách phạt, để sau bữa ăn hãy nói.

  1. Không mắng khi trẻ đang vui mừng

Trẻ đang vui mà bị mắng không khác gì đang đi chơi lại gặp bão. Sự thay đổi đột ngột thậm chí có thể gây ra cú shock tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ.

  1. Không mắng khi trẻ đang gặp chuyện buồn

Những lời phê bình lúc này sẽ chỉ càng làm tâm trạng con bạn xấu đi, tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa kịp thời có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về sau.

Nguồn: Nhóm con tự học