Vợ chồng đừng thử thách nhau

Vợ chồng đừng thử thách nhau

13/02/2013

Tác giả: Lm Đan Vinh

nguồn:thanhlinh.net

THỰC TẬP XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

VỢ CHỒNG ĐỪNG THÁCH THỨC NHAU

1. LỜI CHÚA: Đức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,1-7)

2.CÂU CHUYỆN:

Gần nhà tôi có đôi vợ chồng tuổi trung niên lấy nhau được mười lăm năm va đã có với nhau hai mặt con. Hằng ngày anh chồng chạy xe ôm đều mang tiền về nhà nuôi vợ con. Gần đây khi xăng lên giá, việc chạy xe thu nhập không còn được như trước. Ngày nào đưa tiền về không đủ sở hụi là chị vợ mặt nặng mày nhẹ và nói những câu chì chiết khiến anh tức bực sinh ra rượu chè. Nhiều lần nghe vợ nói cạnh nói khóe bị chạm tự ái nhưng vẫn cố nín nhịn bằng cách lấy xe đi ra khỏi nhà để tránh cãi nhau. Hôm đó nghe vợ chê trách, trước khi bỏ đi anh chồng đã nói thòng thêm một câu cho đỡ quê : “Cô có im đi không? Cô mà nói thêm là coi chừng ăn đòn !”. Bị chạm tự ái vì câu hăm dọa của anh chồng xưa nay vốn hiền lành nhẫn nhịn, chị vợ đã chạy theo nắm lấy tay anh và thách thức : “Nè, có “ngon” thì đánh tui đi ! Đánh đi ! Chớ đừng
nói rồi không dám làm thì hèn lắm!”. Và thế là “bốp ! Bốp !…” Chị vợ bị hai
cái tát trên má. Chị lại la tóang lên: “Anh dám đánh tui hả? Ối làng nước ơi!
Nó đánh tui!”. Cũng may mà có mấy người hàng xóm nghe tiếng xô xát đã kịp thời
chạy tới can ngăn nên gia đình mới tạm yên. Về sau khi đã bình tĩnh, anh chồng
đã tâm sự với anh bạn hàng xóm: “Thực ra, tôi không muốn đánh cổ làm chi. Nhưng
cổ thấy tôi nhẫn nhịn lại càng làm tới thách thức, nên tôi không giữ được bình
tĩnh đã phải tát cho cô ấy hai cái để mong được yên thân”.

3.SUY NIỆM:

1.Vợ bị chồng đánh do thái độ thách thức: Sự thực thì có những ông chồng có
thói vũ phu, sau khi có tí hơi men mà vợ nói động tới là không thể nhịn được mà
phải đánh đập vợ con cho hả cơn giận. Nhưng bên cạnh đó cũng có những ông chồng
bất đắc dĩ mới phải đánh vợ vì ý thức rằng: “Mình là đàn ông, có sức khỏe, giỏi
thì đánh nhau với mấy tên ngang cơ ! Chứ còn đánh thứ đàn bà chân yếu tay mềm
thì hèn lắm!” Hoặc:Vợ chồng nào mà chẳng có chuyện bất đồng ý kiến
tranh cãi nhau. Tức quá thì mình dọa mấy câu cho bả ấy ngán mà im miệng. Ai dè
bả lại cãi lại và còn thách thức : “Này, dám đánh không ? Nói mà không làm là
hèn, là hạng …tiểu nhân !”. Như vậy là do tự ái, nên anh chồng mới phải chứng
tỏ “quân tử nhất ngôn”. Vậy là nhiều bà vợ đã bị ăn đòn do tội thách thức khinh
thường chồng!

2.Hậu quả của thách thức là sự thiệt hại cả về tinh thần lẫn vật chất: Anh
chồng thích uống rượu nhưng do tửu lượng kém nên chỉ cần uống một hai ly là đã
say xỉn. Một hôm uống một vài ly chưa đã như mọi lần, anh yêu cầu chị vợ mua
thêm cho anh một xị nữa để uống tiếp kèm theo lời đe dọa : “Không đi mua thì cứ
mà chết với ông!”. Nghe vậy chị vợ tự ái liền hét to lên: “Tôi không đi mua đó.
Anh làm gì tôi thì làm đi!” Anh chồng tức giận xô chị ngã chạm vào thành giường
bị trặc cánh tay, phải đi bó thuốc mất cả tháng trời mới khỏi. Bị chồng xô té,
chị tức quá vào tủ lấy hết số  tiền năm triệu do mới bán lứa heo sữa quăng
cho anh chồng với lời nói dỗi : “Anh có ngon thì đi mà nhậu hết đi”. Làm như
vậy chị nghĩ anh chồng chắc sẽ không dám tiêu xài vì số tiền đó hai vợ chồng đã
nhất trí sẽ dùng để sửa nhà bếp sắp sập do bị mối ăn. Anh chồng nghe vợ thách
thức, liên ôm gói tiền đi luôn. Mãi ba ngày sau mới quay về nhà, trong túi
không còn một đồng bạc nào!! Anh đã thành tâm xin lỗi vợ. Sau khi cằn nhằn mấy
câu chị sẵn sàng tha thứ cho anh. Nhưng về sau mỗi khi nghĩ tới chị lại tiếc rẻ
và tự trách: “Giá đứng mang tiền ra thách thức anh ta thì gia đình đâu có bị
mất số tiền lớn như vậy”.

3.Vợ cũng có thể làm liều khi bị thách thức: Không phải chỉ có những ông chồng, mà ngay cả các bà vợ, khi bị chạm tự ái, thì cơn giận cũng nổi lên: “Liên tiếp
hai tuần qua, ngày nào ông chồng cũng phải ăn cơm ngòai, vì chị vợ đã quyết làm
theo lời “thách thức” của ông, khi hai người cãi nhau chỉ vì chị lỡ làm cháy
món nhậu của ông. Trong lúc tức giận ông đã chì chiết vợ: “Làm đàn bà có mỗi
công việc làm bếp mà làm không xong thì bà còn làm được gì nữa? Thôi dẹp luôn
cái bếp này đi, cả nhà đi ăn cơm tiệm luôn!”. Về sau chị đã kể tội của chồng
cho bà hàng xóm : “Cô coi: Cứ hở ra chuyện gì là “ổng” lại bảo: Dẹp bà nó đi!
Vứt hết đi! Bà đi đâu cho khuất mắt tôi! Hỏi cô ai mà không tức? Bị ổng nói
nhiều lần như vậy rồi, nay tôi mới quyết làm theo cho “ổng” biết thân”. Biết
thân ai đâu không thấy, chỉ thấy tháng đó cả nhà bị hụt tiền, phải đi vay mượn
hàng xóm để trả cho cái món nợ hai người phải ra ăn cơm tiệm hằng ngày.

4. Đừng thách thức nhau: Nguyên nhân dẫn đến giận hờn ly hôn giữa hai vợ chồng chính là những lời khích bác coi thường và thách thức nhau. Người ta thường hay thách thức nhau do thói sĩ diện hão hay tự ái vặt. Do đó, vợ chồng cần tránh nói lời thách thức lẫn nhau. Mỗi khi nghe lời thách thức, vợ chồng cần áp dụng phương
cách tránh gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1) “Bíet mình biết người trăm trận trăm thắng”: Người ta khác nhau là do “gien” di truyền, do nền giáo dục gia đình hay nhà trường, do tâm sinh lý sai biệt giữa
hai phái nam nữ… Một khi hiểu rõ những khác biệt đó, vợ chồng sẽ dễ cảm thông
cho nhau và biết cách ứng xử phù hợp với hòan cảnh và tâm lý của chồng vợ mình
để tránh tranh cãi to tiếng như người xưa dạy: “Biết mình biết người trăm trận
trăm thắng”. Cần tránh nói lời cay độc xúc phạm danh dự của nhau vì : “Lời nói
không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

2) “Mau nghe, chậm nói, khoan giận”: Khi bị chạm tự ái và cơn giận đang bốc lên, vợ chồng hãy áp dụng thuật “hoãn binh chi kế” của người xưa. Nghĩa là đừng vội làm gì trong lúc nóng giận vì “giận quá mất khôn”. Thánh Gia-cô-bê cũng dạy các tín hữu về cách ứng xử như sau: “Mau nghe, chậm nói, khoan giận” (Gc 1,19).

3) “Một sự nhịn bằng chín sự lành”: Đừng vội trả đũa khi nghe những lời nói xúc phạm của chồng hay vợ mình. Một linh mục già nhiều kinh nghiệm mục vụ đã khuyên các đôi tân hôn như sau: “Khi hai vợ chồng chúng con sắp tranh cãi to tiếng với nhau, thì mỗi người hãy tự nhủ: “Đừng nóng! Chuyện đâu còn đó. Hãy đợi đến sáng mai sẽ
tính”. Và đến hôm sau, sẽ thấy sự việc kia là chuyện nhỏ, không đáng để hai vợ
chồng gây gỗ, làm sứt mẻ tình nghĩa phu thê”.

4) Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29): Để
dẹp được tính tự ái vốn có sẵn trong mỗi người, chúng ta hãy nhìn vào ấm hình
Thánh Tâm Chúa Giê-su và xin Người ban ơn nhẫn nhịn chịu đựng noi gương Người.
Thánh Phao-lô cũng khuyên các tín hữu Phi-lip-phê: ”Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là
Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên
Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống
phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi
bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).

4.THẢO LUẬN:

1)Bạn nên ứng xử thế nào khi bị chồng hay vợ nói lời thách thức?

2)Bạn sẽ làm gì để tạo bầu khí thuận hòa yêu thương trong gia đình ?

5.LỜI CẦU:

Lạy Chúa, xin cho các đôi vợ chồng sống yêu thương đòan kết, tránh lời nói việc làm gây tranh cãi bất hòa. Xin cho các gia đình tín hữu chúng con năng cầu nguyện trong giờ kinh tối gia đình và quan tâm phục vụ lẫn nhau để làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-

Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH

(Hiệp Hội Thánh Mẫu)

 

 

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ

THANH ANH NHÀN

Trên đời này có những cái chết quá thương tâm mà người ngoài thì xót xa, người trong cuộc thì ân hận khôn cùng. Bản thân tôi đã được một lần chứng kiến một trong số những cái chết như thế…

Khi tôi đến thăm em thì cũng có vài người bạn của em cùng đến, có cả bố mẹ chồng và bố đẻ em ngồi đó. Đằng sau nhà, bà ngoại đang đút cơm cho thằng cháu chưa đầy 5 tuổi, đứa bé đẹp trai bụ bẫm dễ thương như một thiên thần.

Nhìn em nằm đó, tôi nhủ thầm: “Em đẹp quá !” Hình như càng lúc em càng đẹp, dù em đang phải đối diện với những cơn đau đớn tột cùng của căn bệnh thế kỷ, em nằm một chỗ chỉ còn da bọc xương, người xanh bóng, mệt mỏi, kiệt quệ, nhưng vẫn còn đó dáng dấp của một hoa khôi ngày nào. Nét mặt dịu hiền mỉm cười đưa mắt chào mọi người, vẻ nhẫn nại chịu đựng chấp nhận số phận.

Những người đến thăm an ủi chia sẻ với em về sự đau buồn mất mát vì chồng em vừa được Chúa gọi về cách đây hơn một tuần, nay đến lượt em, sức sống cũng tính bằng giờ chứ không bằng ngày bằng tháng nữa. Ai cũng cố nói chuyện bình thường tránh gợi lại vết thương lòng mà em đang phải đối diện chịu đựng. Trước một sự việc mà từ gia đình, bạn bè, họ  hàng, làng xóm, ai cũng rõ như ban ngày, tôi và mọi người ai nấy đều gượng cườiđể giữ cho nước mắt chỉ trực chờ trào ra trên khóe…

Tôi nhớ ngày xưa vợ chồng em cùng học một trường, quen nhau từ những ngày còn ở cấp một, cứ như hình với bóng, tốt nghiệp cấp 3 cả hai lại cùng học một ngành Công Nghệ Thông Tin. Thế rồi ra  trường, được sự đồng ý của hai bên gia đình, môn đăng hộ đối, tuy khá giả nhưnglại hiếm hoi, cả hai người đều là con một. Quí tử sánh duyên cùng ái nữ, trai tài gặp gái sắc bởi em từng là hoa khôi của Giáo Xứ đã dự thi hoa hậu của báo Tiền Phong tổ chức năm nào, chồng em thuộc loại con nhà giàu điển trai học
giỏi.

Vậy đó, cả đôi nên gia thất trong cuộc sống sung túc phú quý mà biết bao người mơ ước. Cha mẹ hai bên vun đắp, ra trường vợ chồng em được làm việc trong một môi trường hết sức thuận lợi. Hơn nữa, các em còn được ở riêng trong một cơ ngơi đồ sộ. Nhìn thấy rõ ràng em được tất cả, em có tất cả, thượng đế ưu đãi vợ chồng em thật
nhiều, một cuộc sống hoàn hảo và vượt bậc về mọi mặt…

Em sanh con đầu lòng là một bé trai kháu khỉnh, vậy là thỏa nỗi mong đợi có con nối dõi của gia đình nội ngoại. Cha mẹ hai bên, họ hàng, bạn bè chúc mừng càng khiến em thêm phần hạnh phúc.

Không ngờ, quả thật không ngờ, tất cả niềm hạnh phúc ấy đã vượt khỏi tầm tay của vợ chồng em một cách thật lãng nhách.

Trong thời gian em sanh con ở cữ, chồng em liên tiếp có những thành công trong công việc, anh bị các bạn rủ rê tiệc tùng cùng đối tác. Vì nể bạn bè, lại không có vợ nhắc nhở, anh đi “tăng một” rồi lại “tăng hai”, đến “tăng ba” thì cả đêm cũng không về nhà. Việc gì xảy ra ai cũng đoán được, anh qua đường với gái làng chơi. Chỉ một lần duy nhất, nhưng khốn nạn thay, cô gái ấy nhiễm HIV. Anh vô tình đem mầm bệnh trong mình mà không hề hay biết.

Một thời gian sau, khi thấy có những triệu chứng bất thường, anh đi xét nghiệm, phát hiện ra mình đã nhiễm căn bệnh chết người. Đau đớn nhất là người vợ hiền vô tội của anh cũng bị vạ lây, anh làm hại đời người anh yêu quý. Con virus quái ác đã làm sụp đổ biết bao gia đình, trong đó có gia đình em. Hạnh phúc vuột khỏi tầm tay thật nhanh chóng, tưởng chừng như một cơn ác mộng.

Những ngày mới phát hiện bệnh, tội nghiệp em vật vã khóc lóc đòi tự tử làm chồng em càng ân hận vì đã yếu lòng sa ngã. Mọi người xúm lại, hai bên cha mẹ và bạn bè đều an ủi, khích lệ: con của hai đứa còn quá bé, nó rất cần tình yêu và hơi ấm của cha mẹ, các con phải cố gắng sống để lo cho nó bằng tất cả những gì có thể bù đắp được, để chuẩn bị thật tốt cho tương lai của nó, để mai này nó có thể bước đi vững vàng khi trên đường đời vắng bóng cha mẹ…

Vợ chồng em hiểu ra rằng số phận đã an bài, mấy năm trời sau đó, các em đã chiến đấu bằng sự can đảm phi thường đến tuyệt vời. Cả hai đã sẵn sàng ra đi trong tình yêu của Chúa và mọi người thân thương.

Bà mẹ chồng bảo với chúng tôi: “Xin các chị an ủi em nó để nó vui chịu những sự khó Chúa gửi. Tôi biết nó vẫn không an tâm về thằng bé…” Tôi nghĩ không phải chỉ an ủi riêng em, mà còn cần phải nâng đỡ cả bốn bậc sinh thành, vì không gì có thể bù đắp được nỗi đau tột cùng này khi họ nhìn đứa cháu mồ côi kia.

Thấy có người đến thăm, chúng tôi xin phép ra về, mọi người nắm chặt bàn tay bé nhỏ gầy guộc của em, nhìn ánh mắt đầy nghị lực, tôi nghĩ chắc còn lâu lắm…

Vậy mà chỉ mới hai ngày sau đó em đã ra đi trong sự yêu thương của mọi người. Xin Chúa cho linh hồn Maria và Gioan Baotixita được sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.

Vợ chồng em đã ra đi, để lại một bài học đắt giá cho mọi người về một cuộc sống đầy những cám dỗ và cay nghiệt, cùng với nỗi ân hận day dứt phải trả vì điều mình đã làm.

Xin Chúa gìn giữ và che chở mỗi người chúng con, để giữa những cạm bẫy và thử thách gặp trong đời thường, chúng con có đủ nghị lực, có cái nhìn sáng suốt để biết tránh xa những nỗi nguy hiểm làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình và đưa chúng con tới chỗ diệt vong, gây đau khổ tan nát tấm lòng nơi những người thân yêu của chúng con. Amen…

THANH ANH NHÀN

trích EPHATA 547

 

Làm sao không cằn nhằn con cái ?

Làm sao không cằn nhằn con cái ?

Đăng bởi lúc 1:24 Sáng 25/01/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (25.01.2013) – Sài Gòn – Một trong những vấn đề quan trọng trong cách cư xử của cha mẹ đối với trẻ là làm sao không cằn nhằn con cái. Những vết xước trên bàn, những vết bẩn trên tường, những đồ chơi bừa bộn khắp nhà,… Đó là những thứ khiến cha mẹ cảm thấy “nóng gáy”, thế là cằn nhằn hoặc la rầy con cái.

Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng cằn nhằn là một trong những “âm thanh” làm người ta “không để ý” nhiều nhất – điều này chắc hẳn cha mẹ cũng đã biết hồi còn nhỏ! Có thể đó là lý do trẻ em có vẻ như đã được “lập trình gen” để có thể làm điều đó rất tự nhiên theo bản năng, như loài cá biết bơi hoặc loài chim biết bay vậy.

Tuy nhiên, cha mẹ có thể ảnh hưởng động thái thách đố này. Cách chúng ta phản ứng khi cằn nhằn con cái và điều chúng ta nói để hướng dẫn con cái có thể tạo nhiều khác biệt khi nhìn cách con cái phản ứng và mức độ “khó chịu” ở chúng.

Nên nhớ rằng nên giảm cằn nhằn theo tỷ lệ nghịch với độ tuổi con cái lớn dần. Cha mẹ luôn phải kiềm chế bản thân, và cố gắng dùng cách nói khéo để dạy con cái ý thức khi làm việc gì đó. Không dễ thực hiện, nhưng cố gắng thì việc gì cũng khả thi.

Đây là 5 “chiến lược” giúp các bậc cha mẹ không cằn nhằn con cái:

1. Tự điều chỉnh. Cha mẹ cần hiểu rằng lời cằn nhằn là lời “không lọt lỗ
tai”. Cần gì cứ nói thẳng đừng lẩm bẩm hoặc nói xiên nói xeo. Khi thất vọng,
con cái cũng lẩm bẩm để người khác nghe thấy. Hãy cho chúng biết ngay đó là
thói xấu. Nếu đó là thói xấu, chính cha mẹ cũng phải tự điều chỉnh để không cằn
nhằn người khác. Trẻ đang độ tuổi phát triển có nhiều thứ phức tạp, vì thế mà
cha mẹ phải cảm thông và hiểu đó là quá trình phát triển tốt ở trẻ.

2. Cân nhắc vấn đề. Trẻ cũng như người lớn, nghĩa là chúng cũng có những
ngày cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi việc học căng thẳng và “quá tải”. Những thay
đổi trong sinh hoạt như khi có thêm em bé, chuyển nhà hoặc chuyển trường,… cũng
có thể khiến chúng căng thẳng. Người lớn cũng vậy thôi, vì thế mà nên nhẹ nhàng
giải thích cho chúng hiểu và an ủi chúng. Có thể bảo chúng đi chơi với bạn bè,
đi xe đạp, hoặc cho trẻ cùng làm bếp,… để chúng quên sự căng thẳng.

3. Bình tĩnh. Cố gắng bình tĩnh khi thấy con cái làm điều gì không
vừa ý. Còn trẻ người non dạ, chúng chưa kinh nghiệm nên vụng về và lóng ngóng
là điều tất nhiên thôi, chẳng ai sinh ra mà thông thạo ngay việc gì, dù là
thiên tài cũng vẫn cần được hướng dẫn làm cho đúng phương pháp. Đừng vội chê
trách trẻ, vì chê trách sẽ làm chúng nản lòng, mất tự tin mà nhụt chí. Cứ bình
tĩnh hướng dẫn chúng, rồi sẽ ổn thôi.

4. Kiên nhẫn. Được hướng dẫn tỉ mỉ nhiều lần mà chúng vẫn không làm
được, hãy hướng dẫn lại, nhưng phải “nhấn mạnh” việc tự nỗ lực và tự tin thì
mới có thể thành công. Tuy nhiên, cha mẹ cũng phải xem lại cách hướng dẫn của
mình có rõ ràng và hợp lý hay không. Không có phương pháp thì người tài cũng
hóa vụng về, nhưng có phương pháp thì người thường cũng khả dĩ làm được việc phi
thường.

Lão Tử nói: “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng”. Giáo dục người là điều cần và khó lắm, nhất là giáo dục con trẻ, nhưng có lẽ giáo dục chính mình mới là điều khó nhất. Thật vậy, “khối cẩm thạch có bị gọt đẽo thì bức tượng mới nên hình nên dáng” (Danh họa Michelangelo). Một câu nói thật chí lý!

TRẦM THIÊN THU

Cuối năm Nhâm Thìn

 

Di thư của một người Cha

Di thư của một người Cha
Tôn Vận Tuyền (Huynh Trung dịch)
1/18/2013
Nhận được một email bằng chữ Hoa, tôi thấy hay nên tạm dịch sang tiếng Việt để
chia xẻ với mọi người. Vì chữ nghĩa có hạn, nên lối hành văn không được suôn sẻ
cho lắm, Mong độc giả bỏ qua cho!
Đây là một lá thư riêng của ông Tôn Vận Tuyền (Viện Trưởng Viện Quốc
Gia Hành Chánh, Trung Hoa Dân Quốc- Đài Loan) Một chánh khách nổi tiếng thời
bấy giờ. Lá thư gởi cho con của ông lúc ông còn tại thế.
Thời gian gần đây mới thấy lưu hành trên mạng Internet, và rất nhanh chóng đã
được truyền đi khắp nơi. Đa số nhiều bậc phụ huynh đã được đọc qua và cảm xúc
sâu đậm. Kỳ thực đây là một lá thư thích hợp cho tất cả mọi người, nên được phổ
biến để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
Suy tư này dầu chỉ là cái nhìn thuần túy nhân bản, nhưng đã rất sâu sắc. Nếu
được nhìn từ khía cạnh Kitô giáo với niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu thì thật là hoàn mỹ
… Tôn Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau:
Con trai yêu dấu :
Viết lá thư này cho con, Cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :
1. Đời người Phúc Họa vô thường!
Không một ai biết trước mình sống được bao lâu? Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.
2. Cha là Phụ thân của con, nếu cha không nói với con, chắc không ai nói rõ với
con những điều này!
3. Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu,
thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã thể nghiệm. Nó sẽ giúp con
tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con
sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:
1. Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời

giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với
con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con,
ngoài việc con phải biết ơn và trân quý.

Con cũng nên thận trọng suy
xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con
chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu.
2. Không có người nào mà không thể thay thế được, không có vật gì mà nhất định mình phải sở hữu được. Con nên hiểu rõ ở điểm này. Nếu mai sau rủi người bạn đời không còn muốn cùng con chung sống, hoặc giả con vừa mất đi những gì trân quý nhất trong đời. Thì con nên hiểu rằng: Đây cũng không phải là chuyện lớn lao gì cho lắm!
3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai

đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho
nên càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì con sẽ được tận hưởng
cuộc đời mình càng nhiều hơn.

Trông mong được sống trường thọ, chi
bằng con cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà thay đổi.
Nếu người yêu rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi, để thời gian từ từ gột rửa, để
tâm tư mình dần dần lắng đọng thì nỗi đau thương cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi.
Không nên cứ ôm ấp hoài niệm mãi cái ảo ảnh yêu thương, cũng không nên quá bi
lụy vì tình.
5.Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng
điều đó cũng không có nghĩa là, không cần học hành vẫn thành công. Kiến thức
đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự
nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ
kỹ điều nầy!
6. Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại.
Ngược lại, Cha cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của con, khi con đã
trưởng thành và tự lập. Đây là lúc Cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau
nầy con có đi xe Bus hay đi Auto nhà, ăn Soup Vi cá hay ăn Mì gói, tự con lo
liệu lấy .
7. Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với con. Con đối xử người ta thế
nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không
hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai hậu.
8. Hơn hai mươi mấy năm nay, Cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng
tay. Điều nầy chứng minh rằng: Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực
phấn đấu. Trên thế gian nầy không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả.
9. Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận. Bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống
chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum
hợp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có
thương hay không thương, dễ gì còn gặp lại nhau.
Di thư của một người Cha
Khắc Thiệu xin được chuyển thành thơ bát cú
Cuộc đời cha bao nhiêu năm góp nhặt

Kinh nghiệm đời, xương máu của bản thân
Trước khi đi cha viết lại cho vần
Để con đọc tránh đường đời vấp ngã
Cuộc đời này vô thường hay phúc, hoạ
Không một ai biết được lúc ta đi
Cho nên cha nói trước giữ làm gì
Sợ mai mốt lại không còn sức nói
Với tha nhân đừng bận tâm vì thói
Tốt với nhau không nghĩa vụ vì nhau
Chỉ mẹ cha mới thật sự nhiệm mầu
Cho con trẻ không mảy may tính toán
Trên đường đời nếu may còn gặp được
Đối với mình có tốt phải nghĩ suy
Cám ơn họ nhưng suy nghĩ có gì
Ẩn chứa ở bên trong lòng tốt ấy
Cũng có thể nhiều mưu toan cho thấy
Mục đích, nguyên nhân, khiến họ thương mình
Đừng vội mừng chỉ lợi ích cá nhân
Chớ vội gọi ấy chân tình bằng hữu
Chẳng có gì trong đời này vĩnh cửu
Mà lại không thay thế được nhiều lần
Hay muôn đời là vật bất ly thân
Cũng có lúc phải luân phiên thay đổi
Dẫu mất đi cũng đừng coi là tội
To lớn gì tất cả chỉ viễn vông
Sắc, Sắc, không, ý nghĩa lớn vô cùng
Hãy xem nhẹ cho dù tình bay mất
Thế gian này tuổi đời cao hay thấp
Ngắn ngủi như bóng nắng thoảng qua mành
Đến và đi trong khoảnh khắc mông lung
Hãy trân quý từng phút giây kẻo mất
Tình yêu kia vốn là mầm hạnh phúc
Đến với nhau xây đắp mộng thiên đường
Khi phúc duyên đứt đoạn mối tơ duyên
Kẻ quay gót người ngậm ngùi rơi lệ
Liều thuốc quên sông thời gian vốn thế
Trôi âm thầm rửa sạch nỗi thương tâm
Trong thời gian chờ đợi sống âm thầm
Đừng bi luỵ đừng để tim rướm máu
Trong cuộc sống kiếm tìm bao của báu
Tốn công lao bao năm tháng dùi mài
Bằng cấp cao mà kiếm chẳng là bao
Còn có kẻ gặp may thành trọc phú
Nhưng con hỡi bạc tiền còn có thể
Kiếm được ra kiến thức kiếm được không?
Sự học kia dẫu tay trắng ra công
Là vũ khí cho đời con chinh phục
Cha sớm muộn cũng xa rời thế tục
Cuối cuộc đời vẫn lo liệu lấy thân
Cũng như con cha suy nghĩ nhiều lần
Nửa cuộc sống của con cha không thể
Lo lắng, chăm nom, miếng ăn chẳng kể
Ngon dở gì, mình con tự lo toan
Đấy công lao cha vun đắp vuông tròn
Và trách nhiệm nơi cha đà hoàn tất
Trong giao tiếp tha nhân còn lắm tật
Hứa với ai, giữ chữ TÍN làm đầu
Nhưng cũng đừng bắt họ phải vì đâu
Cho chữ tín như con dành cho họ
Nếu kỳ vọng so đo hơn thiệt nọ
Con chỉ phiền chỉ khổ mãi trong tim
Hãy cho ra và sẽ cố lặng im
“Ba La Mật” hạnh hàng đầu nên nhớ
Mấy mươi năm hàng tuần cha mua số
Chỉ mong sao làm triệu phú không công
Chả dễ đâu nửa kiếp số tay không
Nằm há miệng chờ sung đâu chả rụng
Gia đình, ta, thân nhân là duyên phận
Đến rồi đi như bèo dạt mây trôi
Hãy cùng nhau thương mến với tầy bồi
Chả biết được kiếp sau còn gặp lại
Duyên số ấy “Bá thiên nan tao ngộ”
Của vòng quay vũ trụ quá xa xăm
Dẫu còn thương chẳng dễ gặp trên đường
Trong thế giới ta bà đâu hạnh ngộ.

XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC LÒNG QUẢNG ĐẠI CHO CON CÁI

XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC LÒNG QUẢNG ĐẠI CHO CON CÁI

LM ĐAN VINH
nguồn: conggiaovietnam.net

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong
cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì
anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”
(Lc 6,38).

2. CÂU CHUYỆN:

Bé Tâm 3 tuổi, mỗi khi đến trường đều mang theo một vài món
đồ chơi yêu thích và giữ khư khư món đồ chơi ấy, không muốn cho các bạn khác
mượn hay cùng chơi chung, dù nhiều lần cô giáo đã nhắc nhở bé và dạy bé cần
biết quảng đại chia sẻ đồ chơi với chúng bạn, nhưng bé vẫn không chấp nhận với
lý do: “Đồ chơi đó của con, mẹ đã mua cho con!”. Hậu quả là các bạn nhỏ khác
trong lớp dần dần không thích chơi với bé Tâm nữa.

3. SUY NIỆM:

1) Ích kỷ là thái độ biểu hiệu tinh thần ấu trĩ:

Theo các chuyên gia tâm lý: hầu như ai trong chúng ta cũng
ít nhiều ích kỷ, thể hiện qua hành động ngay từ bé đã bảo vệ quyền lợi của mình
và ít muốn chia sẻ những gì của mình cho người khác. Nhưng khi lớn lên, nhờ
được giáo dục từ trong môi trường gia đình đến nhà trường và ra ngòai xã hội…
chúng ta sẽ dần dần học tập lọai trừ thói xấu ích kỷ để biết quan tâm phục vụ
tha nhân. Thái độ nghĩ đến người khác được coi là thước đo về mức độ trưởng
thành nhân cách của một con người. Những ai chỉ biết nghĩ đến mình sẽ bị xã hội
đánh giá là người ấu trĩ dù đã lớn tuổi … đang khi người nào dù ít tuổi mà biết
ứng xử vị tha sẽ được kính trọng là trưởng thành nhân cách. Ai quên mình hy
sinh cả mạng sống cho quê hương sẽ được tôn vinh là anh hùng dân tộc, và những
tín hữu sẵn sàng chịu chết vì đức tin sẽ được Hội thánh tôn vinh lên hàng thánh
nhân tử đạo.

2) Ích kỷ sẽ trở thành tội ác nếu không được uốn nắn kịp thời:

Người ích kỷ uôn nghĩ về mình, vơ vào cho mình những quyền lợi vật chất và tinh thần. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, mà không thấy cái hại lâu dài: hễ thấy điều gì có
lợi là lao đầu làm ngay bất kể hậu quả tốt xấu. Người ích kỷ cũng hay “suy
bụng ta ra bụng người” khi cho rằng ai cũng hám lợi như họ. Những hành
động hy sinh, nhường nhịn, quên mình vị tha phục vụ… đều chỉ là “giả dối”
mà thôi. Nếu không được uốn nắn từ bé, tính ích kỷ sẽ có nguy cơ biến tướng
thành “ích kỷ hại nhân”: Chỉ vì ích riêng mà làm hại người khác: Nhẹ
thì bôi bẩn ra ghế đá công viên để bắt khách phải vào ngồi trong quán của mình
như một số quán bên Hồ Tây Hà nội, hoặc rải đinh trên đường để xe bị thủng lốp
phải đến vá tại quán sửa xe của mình. Nặng thì đốt cháy kho hàng hay đánh chìm
cả một con tàu để phi tang số hàng đã đánh cắp…

Các bậc cha mẹ trong gia đình cần giúp con em lọai trừ thói
ích kỷ và tập cho con tính quảng đại chia sẻ ngay từ thuở thơ ấu như sau:.

3) Bãy việc nên làm để tập cho con tính quảng đại:

1-Quan tâm giáo dục: Ở trẻ em, chia sẻ không phải là tính cách bẩm sinh mà được hình thành thông qua việc giáo dục của cha mẹ. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi lớn lên chúng sẽ có thể sống nhân ái, chan hòa với bạn bè và xã hội.

2-Giúp trẻ phân biệt “nên và không nên”: Trước hết cha mẹ thầy cô giúp trẻ phân biệt những gì nên và những gì không nên chia sẻ cho chúng bạn: Chẳng hạn: khăn mặt, bàn chải đánh răng… là những đồ dùng cá nhân, sẽ không tốt khi dùng chung. Những thứ bé nên biết chia sẻ như: đồ chơi, kẹo bánh, truyện tranh… Đối với trẻ em lớn hơn thì dạy chúng biết cảm thông với chúng bạn gặp khó khăn về tài chánh, hoặc giúp nhau ôn tập bài vở…

3-Cần làm gương sáng: Để trẻ biết chia sẻ, trước hết cha mẹ cần nêu gương sáng. Chẳng hạn: Hãy năng chia sẻ bằng việc cho con quà bánh, năng dùng từ “chia sẻ” để diễn tả việc mình đang làm.

4-Tập từng việc nhỏ: Khi con đang ăn bánh hay kẹo, mẹ có thể gợi ý: “Con hãy chia cho mẹ 1 cái nhé”. Nếu bé không muốn cho, thì hãy nhắc bé: “Con có nhớ lần trước con đã vui thế nào khi mẹ cho con hộp kem không? Giờ mẹ cũng sẽ rất vui nếu con cho mẹ một cái kẹo của con”. Trước tình huống này, bé sẽ hiểu rằng sự chia sẻ sẽ làm cho người khác được
vui. Nếu bé quảng đại chia sẻ thì người khác mới sẵn sàng chia sẻ với bé và
ngược lại. Mẹ cần cho bé thấy: ở lớp học việc chia sẻ sẽ giúp bé có thêm nhiều
bạn thân hơn.

5-Khen thưởng đúng lúc: Mỗi khi bé biết chia sẻ, mẹ nên động viên đúng lúc. “Hôm trước mẹ rất vui khi con cho bạn Thanh mượn đồ chơi xếp hình, mẹ thấy con và bạn ấy chơi với nhau rất vui và hai đứa đã xếp được nhiều hình đẹp”. Như vậy, bé sẽ nhớ rằng, hành động cho mượn đồ chơi làm cho mẹ vui, còn bé cũng sẽ vui hơn khi có bạn cùng chơi chung.

6-Cương quyết kiên nhẫn: Nếu bé vẫn tranh giành đồ chơi với bạn, mẹ hãy tỏ ra cương quyết và cứng rắn hơn bằng cách đưa ra hai điều để bé tự chọn: “Con sẽ cho bạn mượn chiếc xe lửa đó hay để mẹ sẽ cất nó đi!”. Bạn chớ nản lòng khi thấy con bạn chưa thay đổi được bao nhiêu. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và tin chắc rằng: Sớm muộn gì con bạn cũng sẽ thay đổi. Tuyệt đối không nên đánh mắng con nếu bé chưa hành xử tốt. Sự la mắng đánh đòn sẽ chỉ làm cho con bạn thêm ương ngạnh bướng bỉnh mà thôi.

7- Xin Chúa trợ giúp: Giáo dục là việc bổn phận cha mẹ phải làm hằng ngày. Tuy nhiên nếu muốn cho việc giáo dục đạt kết quả tốt thì cha mẹ đừng quên cầu nguyện. Hãy năng cầu xin Chúa ban cho con bạn tập được đức tính quảng đại chia sẻ để nên con ngoan của Chúa Cha, nên môn đệ của Chúa Giê-su và trở thành anh chị em của mọi người.

4.THẢO LUẬN: Bạn đánh giá thế nào về bảy việc cha mẹ nên làm nói trên, để giúp con
biết quảng đại chia sẻ cho tha nhân ngay từ khi chúng còn nhỏ dại?

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa. Xin giúp chúng con biết ý thức tầm quan trọng phải
tập luyện tính quảng đại cho con cái chúng con. Xin cho chúng con biết nêu
gương sáng và kiên nhẫn dạy dỗ con cái bắt đầu từ những việc cụ thể, và biết
năng cầu xin Chúa ban ơn lành cho con cái chúng con. Nhờ đó chúng sẽ dần dần
trở nên con thảo của Chúa Cha trên trời, nên môn đệ thực sự của Chúa Giê-su, và
nên anh chị em của mọi người trong gia đình Hội Thánh.- AMEN.

LM ĐAN VINH\ (Hiệp Hội Thánh Mẫu).

NGÀI ĐÃ DỰNG NÊN NGƯỜI NAM VÀ NGƯỜI NỮ – GIỚI TÍNH KHÔNG THỂ TỰ MÌNH CHỌN ĐƯỢC

NGÀI ĐÃ DỰNG NÊN NGƯỜI NAM VÀ NGƯỜI NỮ – GIỚI TÍNH KHÔNG THỂ TỰ MÌNH CHỌN ĐƯỢC

Nguyễn Tiến Cảnh, MD
nguồn: conggiaovietnam.net

Lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2012 giới tính được đưa vào nghị trình thảo luận của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) về chống kỳ thị như là một định nghĩa/xếp loại đặc biệt để bảo vệ nó. Danh xưng này đặc biệt vì nó đã nâng giới tính lên ngang hàng với chủng loại (race), tín điều, tôn giáo và xu hướng dục tính (sexual orientation). Tuy nhiên nó vẫn còn mơ hồ, chưa có sự đồng thuận rõ ràng về định nghĩa của danh xưng kỳ thị dựa trên ý nghĩa căn bản của giới tính. Mang vào ngôn ngữ của luật quốc tế một danh xưng không rõ ràng, không chắc chắn như vậy là mở cửa cho quyền đòi hỏi rộng rãi của những người gọi là “đổi giống”.

Theo nghĩa rộng, kỳ thị là kỳ quái hóa một người hoặc một nhóm người một cách bất công và thiếu công bằng. Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố là không ai có thể mặc nhiên bị xử tử hoặc giết chết mà không có tòa án xét sử vì lý do chủng tộc, niềm tin, dục tính/sex, khuynh hướng sắc dục, hay giới tính. Đúng vậy, không ai có quyền cho rằng những người rối loạn giới tính sẽ phải chịu khốn khổ vì những hình phạt ác quái. Tuy nhiên, một khi căn cước của giới tính (gender identity) được đặt vào loại ngôn ngữ chống kỳ thị thì nhiều người sẽ kết luận đổi giống là một kiểu thay đổi căn cước giới tính, cũng là một rối loạn giới tính. Việc này đã xẩy ra với danh từ “xu hướng sắc dục”, được cắt nghĩa là chấp nhận hoặc cổ võ đồng tình luyến ái. Bao gồm đặc tính của giới
tính vào loại cần bảo vệ tức đã biến căn cước khách quan của giới tính thành
một căn cước chủ quan. Nam tính hoặc nữ tính trở thành một cấu trúc chuẩn được
tạo ra do những thay đổi bất thường của từng cá nhân và cái căn cước giới tinh
ấy phải được chấp nhận khi tự mình tuyên xưng giới tính của mình. Không chấp
nhận điều đó là coi như kỳ thị.

Như chuyện mới xẩy ra đây ở tiểu bang Washington, việc bảo vệ chống lại kỳ thị dựa vào giới tính được thể hiện qua trường hợp một người đàn ông nếu mặc quần áo đàn bà là có quyền được coi như một người đàn bà thực sự. Một trường hợp nữa, tại đại học Evergreen ở Olympia, cũng tại Washington, một sinh viên 45 tuổi là đàn ông với đầy đủ bộ phận sinh dục của nam giới đã khai với văn phòng nhà trường mình là đàn bà. Nhà trường tuyên bố: vì trường hợp giới tính của sinh viên này nằm trong những điều khoản chống kỳ thị của tiểu bang, nên sinh viên này phải được đối xử như một người đàn bà trong mọi sinh hoạt của sinh viên của trường. Sinh viên này được phép dùng phòng chung với các nữ sinh viên như nhà tắm, cầu tiêu….và có quyền hoàn toàn để lộ thân mình cho các nữ sinh viên khác cùng sài chung phòng. Những ai chống lại điều lệ này đều được dán nhãn hiệu là cuồng tín và coi như đã vi phạm vào quyền tự quyết định giới tính của sinh viên.

Tin rằng giới tính là do mình tự chọn đã trở thành một thời trang đến độ người ta tránh áp đặt giới tính lên con trẻ. Egalia là một trường mẫu giáo công lập “không giới tính”, ở Thụy Điển, được chính phủ tài trợ. Người ta không gọi các học sinh của trường là nam sinh hay nữ sinh mà gọi là “các bạn”. Họ không dùng những đại danh từ đặc biệt để chỉ giới tính, mà họ dùng danh xưng “hen” để thay thế cho tiếng “hon” và “han” mà tiếng Thuỵ Điển gọi là “cô” và “cậu”. Họ cấm những chuyện như Cinderella hoặc Snow White, mà lại khuyến khích hình ảnh đồng tình luyến ái, cha mẹ độc thân và con nuôi để tránh áp đặt giới tính do trời sinh ra.

Một số cha mẹ lại đi quá xa đến độ dấu cả giới tính của con mình để tránh bất cứ ảnh hưởng của nền văn hóa nào lên căn cước giới tính của chúng. Một cặp vợ chồng Canada được đài BBC đưa lên sau khi họ quyết định giữ kín giới tính của đứa nhỏ không cho bất cứ ai biết, ngay cả chính cha mẹ họ. Họ đặt tên cho đứa trẻ là Storm với chủ ý để cho đứa trẻ tự khám phá ra vai trò của những giới tính khác nhau rồi tự quyết định mình là nam hay nữ hay gồm cả hai.

Tuy nhiên, chúng ta còn nhớ Tổng thống Abraham Lincoln đã nói: “Gọi cái đuôi là cái đùi thì cũng không thể biến cái đuôi thành cái đùi được.” Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta là Nam và Nữ. Những ai sinh ra là nam thì có những đặc tính riêng của nam giới, và những ai sinh ra là nữ cũng có những đặc tính nữ riêng. Tất cả đều có nhân phẩm đồng đều, nhưng đặc tính thì khác biệt. Một người đàn ông có thể có những nét gống như đàn bà con gái, chẳng hạn như hay thổ lộ tâm tình, nhẹ nhàng, nâng niu chiều chuộng vuốt ve. Nhưng những cái đó không thể thay đổi thực tế họ là đàn ông. Tương tự như vậy, một người đàn bà có thể có những nét giống như đàn ông chẳng hạn tính tình quả quyết, mạnh bạo. Cái đó cũng chẳng có thể thay thế được một thực tế bà ta là đàn bà. Cứ nghĩ mình là đàn bà trong khi thực sự mình là đàn ông, và ngược lại là một ý nghĩ bất bình thường. Cha mẹ cứ chiều theo cái ưa thích ảo tưởng của con mình -muốn là trai hay gái trong khi chúng không phải như vậy- hoặc khuyến
khích chúng ngược lại với thực tế của chúng thì rõ ràng hành động đó không phải
là yêu con. Đúng ra họ đã làm giảm nhân phẩm của chúng khi chối bỏ yếu tố chính
và hiển nhiên của bản tính con người.

Trong một phát biểu với Giáo triều vào dịp Lễ Giáng Sinh 2012, đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói: chối bỏ căn cước dục tính (sexual identity) Nam và Nữ tức là chối bỏ Thiên Chúa. Ngài cảnh cáo hãy coi chừng vì hành động này đe dọa không chỉ riêng cá nhân mà cả sự hiện diện và tồn vong của gia đình và an toàn hạnh phúc của cả xã hội:

Chuyện Nam hay nữ được trời dựng nên với những đặc tính riêng để bổ túc cho nhau hầu làm thành loài người vẫn còn đang được tranh cãi bởi một số người. Nhưng thử hỏi, NẾU trong công tác tạo dựng không có gì sắp đặt trước là phải thế này thế nọ để là nam hay nữ, thì lúc đó chuyện tạo lập gia đình cũng như vậy thôi. Nếu công nhận vấn đề như thế thì một đứa trẻ, cho đến giờ này, đã mất vị trí thực của nó và cả nhân cách của nó nữa…. Do đó bảo vệ gia đình tức là bảo vệ chính con người vậy. Và hiển nhiên khi chúng ta chối bỏ Thiên Chúa thì nhân phẩm cũng không còn. Ai bảo vệ Thiên Chúa là bảo vệ con người.

Có những người vẫn lớn tiếng cổ võ tinh thần đa văn hóa, coi nó như một kết luận chắc nịch cho một xã hội lành mạnh thì trong khi đó, chính họ lại là những kẻ tìm cách phá hủy tính đa diện của dục tính để tạo một nền văn hóa vô tính, ái nam ái nữ. Đây là loại triết lý –như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nêu rõ- muốn định nghĩa lại thế nào là con người nguyên gốc. Nó là nguồn gốc, trung tâm điểm, chủ lực tấn công hôn nhân và gia đình. Khi người nam và người nữ được gán cho một nhãn hiệu vô nghĩa thì cuộc hôn nhân kết hợp giữa người đàn ông và người đàn bà trở thành không cần thiết. Thực vậy, điều kiện cần để có hôn nhân giữa hai người sẽ mất ý nghĩa khi mà những đặc tính bổ sung cho nhau -nam bổ sung cho nữ, nữ bổ sung cho nam- bị chối bỏ. Khi mà vai trò độc nhất của người chồng hoặc người vợ bị xóa bỏ thì hiện trạng của con cái cũng thay đổi. Chúng trở thành những dụng cụ đơn giản chỉ vì lợi ích của một tổ hợp người lớn vô tính thay vì những cá nhân con người riêng rẽ với phẩm cách nội tại được sinh ra do sự phối hợp giữa một người nam và một người nữ.

Lẫn lộn giữa những khác biệt giới tính với bất cân bằng giới tính là một sai lầm nguy hiểm. Từ nhận thức đàn ông và đàn bà khác nhau không thể nói được đàn ông tốt hơn đàn bà hoặc ngược lại. LHQ cho rằng những ai đau khổ vì giới tính bị rối loạn thì không thể là mục tiêu bị quấy rầy chế nhạo. Quả quyết đó không giải thích được ý nghĩa của giới tính là cái gì có thể thay thế được. Những người đổi giống phải được đối sử đúng phẩm giá và tình yêu thương là lẽ đương nhiên. Nhưng chối bỏ thực tế căn cước dục tính bẩm sinh là đã làm giảm giá trị của cả hai.

Giáo Lý Công Giáo đã xác định, khi tạo dựng nên người đàn ông và người đàn bà Thiên Chúa đã chứng tỏ sự khôn ngoan và tốt lành của Ngài cho nhân loại. Chối bỏ tặng phẩm đó là chúng ta chấp nhận nguy hiểm cho chính chúng ta.

Fleming Island, Florida

Jan. 14, 2013

NTC

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

GIA ĐÌNH VÀ TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI

GIA ĐÌNH VÀ TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI

Lễ Thánh Gia

__________________________________

Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Sau những huy hoàng chói lọi của Lễ Giáng Sinh, chúng ta lại cùng Giáo Hội ăn
mừng Lễ Thánh Gia. Lễ Thánh Gia mời gọi người tín hữu suy niệm về mầu nhiệm đời
sống, đặc biệt là ân sủng gia đình, một tặng phẩm mà Thiên Chúa đã ban cho nhân
loại.

Bài phúc âm hôm nay (Lc 2: 41-52) kể lại câu chuyện chúa Giêsu lúc còn niên
thiếu. Đây là mẩu chuyện duy nhất và đặc thù của Tân Ước. Tuy nhiên thánh Luca
cũng làm cho độc giả hồi hộp lo sợ mà ngạc nhiên về những lời Đức Giêsu nói ở
giai đoạn sơ khởi của cuộc đời chúa Giêsu. Chuyện kể rằng “cha mẹ Người hàng
năm vẫn đi về Jerusalem vào ngày Lễ Vượt Qua” (Lc 2:41
) theo truyền thống
đạo đức, tinh thần luật của Israel .

Lúc ấy chúa Giêsu đã lên 12 tuổi, theo phong tuc thì Người cũng theo cha mẹ đi
Jerusalem (2:42). “Khi trở về thì cậu bé Giêsu ở lại Jerusalem mà cha mẹ
không biết”(2:43).
Mệt mỏi tìm kiếm suốt 3 ngày trời không thấy, cuối cùng
thì “ kiếm ra được Chúa ở trong đền thờ, đang ngồi giữa những thầy dạy, lắng
nghe họ và đặt những câu hỏi với họ
” (2:46).

Những lời lạ lùng của chúa Giêsu nói với cha mẹ lúc kiếm được Người xem ra đã
làm khựng lại nỗi vui mừng của mẹ Maria và ông Giuse. “Bố mẹ đi tìm con làm
chi vậy? Bố mẹ không biết rằng con phải ở nhà của Cha con hay sao?”
(2:49).
Câu này cũng có thể diễn nghĩa thế này: “Con còn có nhiều việc phải làm của
Cha con .”
Cả hai cách diễn nghĩa, chúng ta đều hiểu rằng Chúa Giêsu ám chỉ
Thiên Chúa là Cha Người. Tình Cha Con Thiên Chúa và sự vâng lời ý nguyện của
người Cha trên trời phải ưu tiên hơn những ràng buộc của gia đình nơi trần thế.

Bỏ qua biến cố này, toàn thể thời kỳ thơ ấu và thiếu niên của chúa Giêsu theo
như Tin Mừng, đều qua đi trong âm thầm lặng lẽ. Đó là thời kỳ“ẩn dật”, được
thánh Luca tóm tắt bằng hai mẩu văn như sau: “Đức Giêsu đi xuống với bố mẹ
và trở về Nazareth , và vâng phục các ngài
(Lc 2:51); và Người lớn lên
từ từ cùng với sự khôn ngoan và ân phúc trước mặt
Thiên Chúa và
người đời”(Lc 2:52).
Trong thời gian này, câu chuyện thời thơ ấu lúc kết
thúc cũng như lúc khởi đầu, đều nằm trong khung cảnh đền thờ Jerusalem .

Qua Tin Mừng, chúng ta biết được là Chúa Giêsu đã sống trong chính gia đình của
Ngưòi, trong nhà ông Giuse là cha và mẹ là bà Maria là mẹ, những người có bổn
phận giúp đỡ và che chở Người, huấn luyện từ từ cho Người theo nghề thợ mộc.
Dân chúng trong thành Nazareth thì vẫn coi Người là “con ông thợ mộc”(Mt
13:55).

Khi Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy, dân chúng theo Người đã rất ngạc nhiên:“Ông này há không phải là con ông thợ mộc và bà Maria hay sao?”(Mc 6:3). Ngoài mẹ Người ra thì thiên hạ nói những người sống ở Nazaretth chunh quanh đó là anh chị em bà con Người. Thánh sử Mac cô đã nói: Có những người bà con tìm cách ngăn cản Đức Giêsu hoạt động giảng thuyết (Mc 3:21) vì hiển nhiên họ không thấy nơi Người có gì khả dĩ có thể chứng minh bước khởi đầu cuộc đời hoạt động mới của Người. Họ nghĩ rằng Đức Giêsu cũng giống như bất cứ một người Do Thái nào khác và do đó phải sống cuộc sống bình thường thôi.

TRƯỜNG HỌC NAZARETH

Những lời Đức Thánh Cha Phaolo VI tuyên bố ở Nazareth ngày 5-1-1964 về ý nghĩa
mầu nhiệm Nazareth và Thánh Gia rất đáng cho chúng ta suy niệm. Những giá trị
tuyệt vời của gia đình Nazareth như sự yên lặng, cuộc sống và việc làm trong
gia đình là những yếu tố đặc biệt chúng ta phải để ý và noi theo.  Ngài
nói:

“ Nazareth là một trường học, ở đó chúng ta có thể khám phá ra được vẻ tươi đẹp của cuộc sống của Chúa và hiểu được Tin Mừng của Người. Ở đây, chúng ta có thể quan sát và suy niệm về cách thức Con Thiên Chúa xuống thế làm người nó sâu xa và ý nghĩa biết mấy, cho dù vẫn đầy dẫy những ẩn ý ở bên trong.

“ Và từ từ chúng ta có thể học hỏi để bắt chước Người. Ở đây chúng ta có thể học cách thể hiện xem Chúa Kito thực sự là ai. Và ở đây, chúng ta có thể cảm nghiệm và để ý đến những điều kiện và hoàn cảnh xung quanh đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Người ở trần thế  này như: không gian, thời gian, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, ……Tóm lại, tất cả những gì mà chúa Giêsu đã dùng để cho cả thế giới biết đến Người. (….)

“ Trước tiên, chúng ta học hỏi về sự yên tĩnh của gia đình Nazareth . Chúng ta phải ở trong một khung cảnh nhiều người đang cãi lộn nhau rất ồn ào náo nhiệt thì mới cảm nghiệm được sự yên tĩnh nó êm đềm lắng đọng như thế nào! Sự yên tĩnh của Nazareth sẽ chỉ cho chúng ta cách thức chiêm nghiệm trong thinh lặng và an bình, suy tư trong
tình trạng thần trí lắng đọng, và mở rộng tâm hồn lắng nghe tiếng nói khôn ngoan của Chúa và lời khuyên của những thầy dạy đích thực. Nazareth có thể dạy cho chúng ta biết giá trị của sự học hỏi và sửa soạn, của chiêm nghiệm, của đời sống tinh thần có tổ chức, của sự yên lặng cầu nguyện mà chỉ có Thiên Chúa biết mà thôi.

“Thứ hai, chúng ta học hỏi về đời sống gia đình. Nazareth là mẫu mực phải có của mọi gia đình. Nazareth thể hiện cho chúng ta rõ ràng tính thánh đức và vững bền của gia đình, đồng thời nêu gương sáng về những nhiệm vụ căn bản của gia đình trong xã hội
như là một cộng đồng tình yêu và chia sẻ, nó tuyệt mỹ ở chỗ có những vấn đề đặt
ra và được giải quyết thỏa đáng. Tóm lại nó là một cấu trúc toàn hảo để nuôi dưỡng con trẻ- và như vậy, nó là bất khả thay thế.

“Sau cùng, ở Nazareth , nơi nhà con ông thợ mộc, chúng ta có thể học hỏi đuợc nhiều điều ở công việc làm và những kỷ luật cần có của nó. Cha muốn đặc biệt nói đến những chân giá trị của những việc làm đó –có đòi hỏi thì cũng có phần thưởng- để trân trọng nó một cách thích đáng. Cha muốn nhắc nhở mọi người là chuyện đi làm nó cũng có cái giá trị phẩm giá của riêng nó. Ngoài ra, không đi làm không có nghĩa là đuờng cùng rồi. Tuy nhiên vì cái giá trị và tính tự do của việc làm, đi làm không phải chỉ vì vị trí của việc làm trong hệ thống kinh tế, như người ta nói, mà đúng ra còn vì cái mục đích phục vụ của công việc làm.”

NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA NGÀY NAY

Ngày nay, chúng ta ai cũng thấy là thiếu môi trường giáo dục, không phải chỉ ở
ngoài Giáo Hội mà cả ngay trong Giáo Hội. Gia đình Kito giáo không còn khả năng
tự mình truyền đạt niềm tin của mình cho những thế hệ kế tiếp, và ngay cả chính
xứ đạo cũng vậy, mặc dù nó vẫn còn là một cấu trúc cần thiết cho sứ mệnh truyền
giáo của Giáo Hội ở bất cứ một địa hạt nào

Là một cộng đồng Kitô giáo nói riêng, xã hội nói chung, chúng tôi cần phải hoạt
động tích cực hơn nữa để khuyến khích mọi người giữ cho tình liên đới giữa
người nam và người nữ thật bền chặt làm căn bản cho tất cả mọi nền văn minh,
cũng như yểm trợ tối đa cho quyền lợi và nhu cầu của con trẻ. Chúng tôi cũng
cần suy xét cẩn thận về những hậu quả xã hội liên hệ đến định nghĩa cũa hôn
nhân, của vợ chồng; xem xét cẩn thận tất cả những điều mà người ta thêm vào một
khi xã hội không còn cho chúng tôi một vị thế đặc quyền và giá trị làm nền tảng
cho cuộc nối kết lâu dài giữa hai người nam và nữ trong hôn nhân.

Là cột trụ của xã hội, gia đình chính là môi trường thuận lợi nhất để đón chào
con trẻ. Đồng thời tự do lương tâm và tự do tôn giáo cần phải được bảo đảm, cũng
như phải kính trọng nhân phẩm của tất cả mọi người bất kể khuynh hướng sắc dục
của họ thế nào.

Chúng tôi đã có nhiều dịp tham dự những cuộc hội thảo về hôn nhân ở xứ đạo và
giáo phận chúng tôi, xin được chia sẻ với quí vị. Hai thách đố đặc biệt thường
được nêu ra trong những cuộc tranh luận khá sôi nổi về hôn nhân và đời sống gia
đình trong thời đại của chúng ta. Hôm nay Lễ Thánh Gia, một vấn đề khá khẩn cấp
đối với chúng ta, nhất là những giáo dân, phải làm sao duy trì giá trị của
những định chế quan trọng và bí tích hôn nhân. Hãy yểm trợ những chương trình
chuẩn bị hôn nhân trong các cộng đồng xứ đạo của mình. Cũng cần đề ý, trong các
xứ đạo và giáo phận thường có những chương trình ơn gọi đặc biệt cho thanh niên
và giới trẻ nên cũng nên cổ động và tham gia. Những xứ đạo và giáo phận và
những phong trào giáo dân không có những kế hoạch mục vụ có tính sáng tạo và
chương trình ơn gọi hôn nhân cho giới trẻ vẫn đầy dẫy những nghi hoặc rất đáng
sợ về luân lý, những hiểu lầm, trống rỗng và thiếu thông tin chính xác và đầy
đủ.

Chúng ta cũng đừng quên rằng trong xã hội cũng có những ràng buộc khác giữa
tình yêu và tình liên đới, giữa sự cam kết và tương quan trách nhiệm. Những
điều đó có thể tốt, và có thể được pháp luật công nhận. Trong hôn nhân cũng có
những tương tự như vậy.  Nhưng không thể thay đổi định nghĩa hôn nhân theo
luật pháp qui định mà có thể thay đổi được thực tế đã có trước mắt từ ngàn xưa
chỉ có sự cam kết phối hơp giữa hai người nam và nữ mới có giá trị hôn
nhân
. Không phải chỉ cần có những ràng buộc về tương quang giữa hai
người lớn với nhau thôi, mà còn phải dựa vào khả năng sản xuất tự nhiên
để sinh con đẻ cái
.

Trong dịp lễ Thánh Gia này, chúng tôi hãy cam kết tạo dựng mái ấm gia đình nhân
loại, tôn vinh hôn nhân, làm cho nó trở nên vững mạnh, chúc phúc và dưỡng dục
con cái, biến mái ấm gia đình chúng tôi, xứ đạo chúng tôi trở nên thánh đức,
hân hoan đón chào những cuộc hôn nhân giữa người nam và người nữ giữa mọi quốc
gia, mọi sắc dân, ngôn ngữ, khuynh hướng phong tục cũng như cách sống

ĐÔI LỜI KẾT:

NỀN MÓNG CỦA XÃ HỘI

Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo II vẫn thường nói: “Tương lai nhân loại tùy thuộc vào gia đình”. Bài đọc ngày lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta là gia đình có một liên đới sống động với xã hội.

Nền móng xã hội chính là gia đình. Nền móng gia đình chính là hôn nhân. Ơn gọi
lập gia đình / hôn nhân đã được ghi khắc trong chính bản tính của người Nam và
người Nữ. Như là cột trụ của xã hội, gia đình là môi trường thích hợp nhất để
đón chào con trẻ.

Chúng ta cần những thanh niên trẻ, vui vẻ, mạnh dạn xác tín, hy vọng với tất cả
niềm tin sắt đá khi nói: “I Do / Tôi Đồng Ý”. Họ là Tương Lai và Hy Vọng của
chúng ta. Không có những cặp vợ chồng kết hôn với nhau, chúng ta không thể xây
đắp được tương lai cho xã hội và Giáo Hội. Không có những cặp vợ chồng kết hôn
với nhau và cam kết thề hứa trung thành, thương yêu  nhau, chúng ta không
thể có những gia đình thánh đức như ngày nay được.

Fleming Island, Florida

Dec. 28, 2012

NTC

nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi

 

Gia đình… Ôi! hai tiếng yêu thương.

Gia đình… Ôi! hai tiếng yêu thương.

Xóm tôi là một xóm lao động nghèo. Trước kia, nơi đây là những cánh đồng ruộng, nhà cửa thưa thớt. Thế nhưng, kể từ khi có chính sách mở cửa, nhiều nhà đầu tư đến biến đồng ruộng thành  khu chế xuất, khu công nghiệp, thế là cư dân địa phương đua
nhau cất nhà trọ.
Những người thuê nhà trọ đa số là công nhân, cũng có một số ít, họ làm nghề tự do như: thợ hồ, bán vé số, bán băng dĩa (dĩ nhiên là băng dĩa lậu).
Tập tục của người Việt Nam là “buôn có bạn, bán có phường”, vì thế, những người làm
nghề tự do, họ quy tụ lại với nhau mướn những căn phòng trọ gần nhà tôi. Hơi
dài dòng, nhưng đó là mấu chốt vấn đề mà tôi sẽ kể sau đây.
Vâng, sống gần họ, có nhiều điều hết sức bực bội, nhất là những khi họ đi bán về, nào là tiếng hò hét bởi nhóm người ăn nhậu, tiếng chồng chửi vợ, tiếng vợ cãi chồng, tiếng karaoke ầm ĩ. Đó là chưa nói tới lâu lâu lại xảy ra một vụ “đánh ghen”. Nói chung là rất mất trật tự.
Thế nhưng, hôm giữa tuần vừa qua, khoảng từ ngày 17 đến ngày 19/12/2012, tự nhiên, xóm tôi yên ắng hẳn. Theo nguồn tin của thông tấn xã “bà tám” cho biết, họ, những người ở trọ, lần lượt rủ nhau về quê.
Về quê làm gì? Đã tết đâu mà về quê? Xin thưa, cũng với nguồn tin trên, thì ra, vì họ sợ, sợ ngày 21/12/2012 sắp tới sẽ là “ngày tận thế”. Họ nói với nhau rằng, về quê, nếu có chết thì cùng chết chung với gia đình.
Cùng-chết-chung-với-gia-đình!…  Gia đình…  Ôi! hai tiếng yêu thương. Nhớ về biến cố 30/04/1975, nhiều người đã từ bỏ cơ hội di tản cũng chỉ vì: Ôi! yêu thương hai tiếng “Gia đình”.
“Gia đình”. Vâng, Thiên  Chúa, trong chương trình sáng tạo, Người đã tạo dựng một gia đình hoàn thiện, gia đình Ađam-Eva. Người đã đặt gia đình Ađam-Eva vào một nơi gọi là vườn Eđen. Tại đây, Thiên Chúa đã cho họ làm bá chủ “cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất”.
Nhưng than ôi! Gia đình Ađam-Eva đã phạm tội bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa. Sự phạm tội của Ađam-Eva không chỉ dẫn đến sự chìa lìa với Thiên Chúa mà còn xảy ra biết bao sự khủng hoảng trong gia đình.
Sự khủng hoảng đầu tiên, đó là, Ađam và Eva mất đi sự gắn bó “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”. Mất đi sự gắn bó, gia đình Ađam-Eva mất đi “hai tiếng yêu thương”. Mất đi hai tiếng yêu thương, “gia đình Ađam-Eva” trở thành “chiến trường Cain-Abel”…  để rồi kết thúc là một án mạng.
Kể từ đó, khi nói tới hai tiếng “gia đình”, người ta thường tự hỏi. “… là đường đưa ta tới thiên đàng hay đưa tới địa ngục?” (Honoré de Balzac)
***
Không! Thiên Chúa, như lời Kinh Thánh chép, Người “là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới dất” (Ep 3,14). Cho nên, gia đình vẫn là nơi được Thiên Chúa chúc phúc, như xưa kia Người đã chúc phúc cho Ađam, rằng “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó”. Gia đình vẫn là nơi được Thiên Chúa ban phúc lành, như xưa kia Người đã“ban phúc lành cho ông Noe và các con ông” (St 9,1).
Chính vì thế, “gia đình… hai tiếng yêu thương” vẫn nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.  Để thực hiện chương trình cứu độ, Thiên Chúa đã sai Con của
Người đến thế gian, không như một “Ngộ Không huyền thoại” với bảy mươi hai phép
thần thông biến hóa, nhưng bằng hình hài một hài nhi được sinh ra tại Belem bởi
một Trinh Nữ tên là Maria và người cha là Giuse.
Vâng, sự vâng lời của Đức Maria “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” và sự vâng phục của Thánh Giuse, sẵn sàng “làm như sứ thần Chúa dạy” đã gây chấn động toàn cõi Giêrusalem, chấn động bởi, Nadarét, nơi được cho là “làm sao có cái gì hay được” lại có một “Gia Đình Thánh – Thánh Giuse, Thánh Maria và Thánh Tử Giêsu”.
Gia-Đình-Thánh – không “thánh” bởi những “vầng hào quang” mà các vị họa sĩ, khi vẽ, thường tô điểm trên khuôn mặt các Ngài. Gia-Đình-Thánh – không “thánh” do những lời đồn đãi bởi những “ngụy thư” mang tính chất “huyền thoại”.
Gia-Đình-Thánh – “thánh” bởi chính đời sống đức tin, đức cậy và đức mến.
Vâng, hãy trở về làng Nadarét cổ kính năm xưa mà xem, có gia đình nào “sống đức tin” như gia đình Giuse-Maria-Giêsu!
Thật vậy, dẫu biết rằng Giêsu, “Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao”,  nhưng không vì thế mà Maria-Giuse lại có thái độ “gần chùa gọi bụt bằng
anh”.  Trái lại, các Ngài vẫn trung thành với lề luật do “Đấng Tối Cao”, qua Apraham hoặc Mosê, đã công bố.
Luật Đấng-Tối-Cao dạy rằng “mọi đàn ông con trai… sẽ phải chịu cắt bì”, Hài Nhi Giêsu-Con Đấng Tối Cao, khi đủ tám ngày, đã “làm lễ cắt bì” (Lc 2, 21).
Luật Đấng-Tối-Cao dạy “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”, ông bà Giuse-Maria đã giữ đúng luật “đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng
cho Chúa”.
Thế nhưng, chính hôm cả gia đình Giuse-Maria-Giêsu “trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua” người ta mới có thể thấy đức tin, đức cậy và đức mến nơi Gia-Đình-Thánh vững mạnh như thế nào.
Chuyện kể lại rằng, hôm đó, sau khi “xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêsusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết”. (Lc 2, 43).
Ôi! Phải chăng cha mẹ Đức Giêsu vô tâm, thiếu trách nhiệm với con cái?
Thưa không. Chuyện là thế  này, Đền thờ Giêrusalem có bốn cổng, hai cổng dành cho nữ và hai cổng dành cho nam. Khi vào, nam và nữ phải đi đúng cổng quy định. Riêng trẻ em, có thể đi bên nào tùy thích. Cho nên, việc ông bà Giuse-Maria “cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành” là điều không có gì đáng trách.
Mà có gì phải đáng trách chứ! Hãy nhìn xem, sau khi tìm kiếm con giữa đám bà con và người thân thuộc… “Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm” (Lc 2, 45). Hãy nhìn xem, cha mẹ Đức Giêsu đã phải “cực lòng tìm con” như thế nào!
Nếu…  nếu cần trách… Vâng, thưa quý vị,  hãy trách những “ai đó” đã dùng lời con trẻ Giêsu nói với Mẹ Maria rằng, “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”,  để lấy đó như là lý lẽ biện minh cho việc “không cần coi ‘bà Mari và ông Giôsép’ như là mẫu mực của đức tin, đức cậy và đức mến”.
Đúng… đúng là “bà Mari và ông Giôsép”  đã “không hiểu lời Người vừa nói”, nhưng, liệu điều đó có tác động xấu đến đức tin của hai ông bà?  Thưa không, hãy nhìn xem,
Đức Maria và Thánh Giuse tuy không hiểu, nhưng các Ngài vẫn đặt niềm tin vào
lời “Con Đấng Tối Cao”… Bởi tin, nên các Ngài đã  “hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, …51).
Khép lại câu chuyện gia đình Giuse-Maria-Giêsu “trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua”, thánh sử Luca ghi lại rằng, Đức Giêsu đã “cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài”.  Người “càng ngày càng  thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta”…
Vâng, một gia đình như thế, quả là một  gia-đình-thánh, một gia đình gói ghém trong “hai tiếng yêu thương”.
****
Là một Kitô hữu, một người môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta  đã nhìn, đã lấy gia
đình Giuse-Maria-Giêsu như là  mẫu mực cho cuộc sống gia đình của chúng ta?
Hay chúng ta cho rằng, mô hình “gia đình Giuse-Maria-Giêsu”  thật khó thích hợp với chúng ta, chỉ là những phàm nhân, đầy yếu đuối và tội lỗi, làm sao có thể so sánh với một gia đình có hai “vị thánh Maria-Giuse” và một vị là “Con Đấng Tối Cao”?
Ôi! Nghĩ như thế có quá thiển cận không? Có đấy.  Chữ “thánh” được đứng trước tên Maria và Giuse là do chúng ta “nhét” vào, sau khi các Ngài không còn ở trần thế. Đối với các tông đồ, Đức Maria và thánh Giuse chỉ là cha mẹ Đức Giêsu, là ông bà Giuse-Maria.
Bàn tới, bàn lui cho vui vậy thôi. Chứ các Ngài quả là “thánh” nhưng cách trở nên “thánh” của các Ngài, chúng ta không thể nói là không noi theo được. Vâng, rất giản dị, chỉ hai chữ “vâng lời” đối với Đức Maria và “vâng phục” đối với Thánh Giuse.
Đừng nghĩ rằng, Thiên Chúa cũng sẽ bắt chúng ta “vâng lời và vâng phục” Người giống như cách Đức Maria và thánh Giuse xưa kia đã “vâng lời và vâng phục” .
Hôm nay, điều chúng ta cần vâng lời và vâng phục, chính là “tuân giữ các điều răn của (Thiên Chúa) và làm những gì đẹp ý Người” (1Ga 3, …22).
Thế nào là làm đẹp ý Người? Vâng, tác giả sách Huấn Ca cho biết rằng, đẹp-lòng-Đức-Chúa, đó là, đừng bao giờ làm cho gia đình mất đi bầu không khí yêu thương “anh em hòa thuận, láng giềng thân thiết, vợ chồng ý hợp tâm đầu” (Hc 25,1).
Chúng ta ước ao có được cả ba điều đó trong gia đình chúng ta? Nếu chúng ta thật sự ước ao, chắc chắn khi nói tới “Gia đình”, chúng ta sẽ không ngần ngại mà thốt lên rằng, “Gia đình… Ôi! Hai tiếng yêu thương”.
Petrus.tran nguồn:
Maria Thanh Mai gởi

Hệ lụy gia đình – nhà trường

Hệ lụy gia đình – nhà trường

TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi pleikly lúc 12:07 Sáng 14/12/12
nguồn: Chuacuuthe.com

VRNs (14.12.2012)
– Sài Gòn – Quả là chí lý khi tục ngữ khuyên “dạy con từ thuở còn thơ”. Trước khi viết, vẽ, các nhà văn, nhà thơ và họa sĩ phải “thai nghén” ý tưởng đến chín muồi mới thể hiện ra trên giấy. Nếu sai, dù có tẩy xóa khéo léo cũng không thể hết dấu vết. Nicolas Boileau nói: “Trước khi viết, hãy học suy nghĩ” và chỉ có suy nghĩ người ta mới khả dĩ có được phương thức khả thi và hiệu quả. Thật vậy, “thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi, mà có phương pháp thì người thường cũng làm được điều phi thường”. Huống chi là giáo dục, một công việc và một nghệ thuật, đào tạo một con người ắt là điều tối quan trọng với trang giấy trẻ. Giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con cái đầy đủ về vật chất, mà giáo dục chủ yếu nhằm giúp con cái trở nên người hữu dụng, một công dân tốt cho gia đình, cho xã hội, đất nước và cho giáo hội (với những
người có tín ngưỡng). Chúng sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai. Vậy
thì về tâm sinh lý, trưởng thành nghĩa là biết dẹp bỏ “cái tôi” để biết vì người khác. Cái Tôi là đáng ghét.

Giáo dục nền tảng là giáo dục gia đình. Nhà giáo dục Mỹ – ông Ragan, đã nói: “Nhà trường đầu tiên là gia đình và người thầy đầu tiên là mẹ”. Như vậy, người mẹ rất quan trọng đối với trẻ, vì vốn dĩ nữ tính là hiền từ và dịu dàng. Phụ nữ nào hay nóng nảy, gắt gỏng, nhỏ mọn,… là thiếu tố chất cần thiết trong thiên chức làm mẹ và làm bà (nội,
ngoại). Giáo dục tốt, cha mẹ sẽ hãnh diện và hạnh phúc thấy con cái ích nước, lới nhà, hiếu thảo. Vâng, giáo dục là một thiên chức, một trọng trách khó khăn nhưng cao cả. Không ai lại không ảnh hưởng và thừa hưởng di sản văn hóa của tiền nhân, dù chỉ là vô thức. Bên cạnh nền giáo dục đó, chúng ta cần cập nhật hóa phương pháp giáo dục cho hợp với hoàn cảnh xã hội của thời đại mới, dù vẫn biết phương pháp nào cũng có ưu và khuyết điểm. Thế nên, chúng ta phải chọn lựa kỹ lưỡng và chính xác các điểm tối ưu khả thi.

Song song, sự ảnh hưởng quan trọng khác nữa là nền giáo dục của xã hội, của người thầy. Cùng lúc, trẻ nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Cả hai đều hỗ trợ toàn diện cho nhau. Nhờ đó, sau khi xa gia đình, xa trường lớp, con người đủ sức khả thi vai trò một con người bản lĩnh. Con người đó, sau bao năm dùi mài kinh sử, đủ kiến thức cơ bản và đủ tư cách làm người, sau những năm tháng học đạo làm người ở gia đình.  Rồi con người đó lại tạo lập một gia đình mới – tế bảo cơ bản của xã hội và đất nước.

Ngày nay, nhiều khoa học mới lạ được mở ra về khoa học kỹ thuật, tâm lý học, giáo dục học, phấn tâm học, xã hội học, là những khoa học có thành tựu nghiên cứu về giáo dục con người. Do đó, trẻ ngày nay tiếp nhận nền giáo dục theo phương pháp khoa học khác xưa rất nhiều, bớt phần nghiêm khắc. Kiểu “gọi dạ, bảo vâng” hoặc “đặt đâu ngồi đó” không còn thích hợp nữa. Thế nhưng, ngày nay các phụ huynh lại quan
ngại về con cái nhiều hơn, nhất là đến tuổi trưởng thành. Đôi khi phụ huynh như
cảm thấy bất lực trong việc giáo dục con cái. Phải chăng gia đình và nhà trường
có lối giáo dục mâu thuẫn?

Vì “chạy đua” nhà trường đã “nhồi nhét” kiến thức để học sinh chán ngán và đuối sức (tinh thần và thể lý). Nhà trường quá chú trọng vào việc lấp đầy kiến thức mà quên dạy học sinh làm người hữu dụng, môn công dân giáo dục bị mờ nhạt trước các môn khoa học khác. Đồng thời, cha mẹ thiếu quan tâm đầy đủ vì công việc thường nhật, lo kiếm tiền nhiều đến nỗi đuối sức và không còn thời gian dành cho con cái. Rất nhiều học sinh đã than vì sự “khập khiễng” đó. Thật vậy, phương pháp sư phạm và sách giáo khoa cứ thay đổi liên tục, học sinh phải “xoay” theo, còn cha mẹ không có kiến thức phù hợp nữa: quan niệm, phương pháp học và làm bài đều lỗi thời. Hai luồng giáo dục bỗng bị “lệch pha”. Nhiều phụ huynh đã chê trách lối nhồi nhét của nhà trường. Gia đình và nhà trường cứ “khoán trắng” hoặc đổ lỗi cho nhau. Học sinh thì mỏi mệt vì 3 “món” tương tự nhau: học chính khóa, học phụ đạo và học thêm. Việc học kín hết thời gian, không còn giờ giải trí hoặc tự học để “tiêu hoá”. Ngay cả giờ ăn cũng vội vàng. Có học sinh phải “thổi kèn” (ăn bánh mì) cho… kịp giờ!

Việc học biến thành cuộc chạy đua, học sinh buộc phải là “những tay đua” nhưng có thể là “những tay đua… kiệt sức”. Vì thế, học cho qua giáo trình, điều đọng lại không bao nhiêu, tạo ra nhiều lỗ hổng kiến thức. Gia đình càng phải kiếm tiền bằng mọi cách để con cái khả dĩ đi học. Học sinh cứ loay hoay với mớ kiến thức từ chương, hối hả lo lắng học thi, chỉ làm giàu cho một sổ giáo viên cuối cấp và những lò luyện thi. Thật
tức cưới khi họ quảng cáo là “Bảo đảm thi đậu” hoặc “không đậu không nhận học phí”. Chẳng qua là “lừa bịp” những người “nhẹ da cả tin”. Phương pháp học như thế chỉ là vô bổ. Thậm chí, có khi sách giáo khoa còn sai “nghiêm trọng”. Dục Tử nói: “Biết là hay mà không tin, đó là Dại. Biết là dở mà không sửa đó là Mê”. Giáo dục đã bị thương mại hóa!

Trước sức ép tiêu cực của xã hội bằng văn hóa đồi trụy: ma túy, và ma lực vật chất, con cái chúng ta khó đứng vững vì còn trẻ người non dạ, ăn chưa no lo chưa tới. Sự không đồng bộ giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường khiến trẻ mất niềm tin nơi cha mẹ, dễ sống buông thả, đua đòi. Và ngay cả lòng tôn sư trọng đạo đối với người thầy
cũng giảm sút nhiều. Thế nhưng, cha mẹ và người thầy cũng cần xem lại chính mình. Vì người trên dễ dãi quá thì người dưới sẽ coi thường. Thân quá hóa nhờn!

TRẦM THIÊN THU

Tình Mẫu Tử

Tình Mẫu Tử
Cố bám víu vào một sườn dốc thẳng đứng bên một bờ vực sâu thẳm, bé sư tử con đang kêu gào thảm thiết để cầu cứu…
Mẹ chú nghe được, chạy đến bên vực, thấy con trong lúc vui chơi bị sa bước, mạng sống như chỉ mành treo chuông!

Mẹ đến ngay bờ vực sâu, cùng với 3 sư tử cái khác, và một sư tử đực. Những sư tử cái xúm lại bên nhau, nhưng xem chừng ai cũng sợ đến phiên mình nếu ra tay xuống cứu,
cũng có thể gặp chuyện chẳng lành, nên toan tiến rồi lại thoái, không biết bao nhiêu lần!!! Sau cùng chỉ có một con quyết định, được thúc đẩy bởi cái gọi là tình mẫu tử!

Từ từ từng bước, trong một dáng vẻ khắc khoải như nín thở, mẹ chú rón rén, dùng hết sức lực để giương những vuốt nhọn, bám chặt vào thành vực mà xuống… Chỉ cần một sẩy chân, cả hai mẹ con sẽ bị nát thây dưới lòng vực sâu thẳm.

Ngay vừa lúc sư tử con sắp sửa kiệt lực, mẹ chú đã lượn được xuống phía dưới, há rộng được miệng để ngoạm lấy con.

Rồi cũng bội phần nguy hiểm trên đường đi lên! Đúng là Trời còn thương: vài phút sau, cả hai mẹ con đã đến bến an toàn, để mẹ còn ban cho con một cử chỉ âu yếm!

Cảnh cứu mạng đầy kịch tính ở trên đã được nhiếp ảnh gia đời sống hoang dã Jean-Francois Largot, thâu được vào ống kính máy ảnh, trong khi anh đi thăm viếng một khu rừng bảo vệ hoang thú tại xứ Kenya ở châu Phi.
Anh chị Thụ & Mai gởi

Tưởng Niệm Bác sĩ Richard Teo (1972-2012)

Tưởng Niệm Bác sĩ Richard Teo (1972-2012)

Dưới đây là bản ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo, một triệu phú 40 tuổi, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4 đến chia sẻ với khóa nha D1 về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012.  Anh vừa qua đời cách đây vài ngày vào 18/10/2012.

Chào tất cả các em .  Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó
nghẹ.  Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ.  Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của mình và rất hài lòng khi được các giáo sư mời đến đây.  Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ giải phẫu cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.

Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xã hội đòi hỏi.  Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới mức trung bình.  Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường
rằng thành công thì hạnh phúc.  Thành công có nghĩa là giàu có.  Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ.

Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lãnh vực – từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều.  Tôi cần phải đoạt được cúp,
phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ.  Tôi rất ganh đua.  Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ.  Chắc một số em biết rằng trong ngành y, giải phẫu mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất.  Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS phát triển tia laser để chữa bịnh mắt.

Trong khi nghiên cứu tôi có hai bằng phát minh- một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng các em có biết không, tất cả các thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có.  Sau khi hoàn tất MOH, tôi quyết định rằng theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn.  Nếu các em để ý, vài năm qua, ngành thẩm mỹ đang lên, kiếm được khối tiền.  Vì vậy tôi quyết định bỏ ngành giải phẫu mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.

Các em có biết, rất mâu thuẫn, một người có thể không vui vẻ  khi trả $20 cho một bác sĩ tổng quát, nhưng cũng chính người đó không ngần ngại trả $10,000 để hút mỡ bụng, $15,000 cho sửa ngực, vv… và vv .  Không cần phải suy nghĩ nhiều,  phải không?  Tại sao lại muốn thành bác sĩ tổng quát mà không là bác sĩ thẩm mỹ?  Do vậy, thay vì chữa bịnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp.  Công việc làm ăn rất khấm khá.  Bịnh nhân mới đầu chờ đợi một tuần, rồi 3 tuần, sau lên một tháng, 2 tháng, đến 3 tháng. Quá nhiều bịnh nhân.  Tôi choáng váng.   Tôi mướn một bác sĩ, hai bác sĩ, ba bác sĩ, rồi bốn bác sĩ.  Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú.  Nhưng chẳng thế nào là đủ vì tôi trở nên mê muội.  Tôi bắt đầu khuếch trương tới Nam Dương, thu hút các “tai-tais” những người muốn có cuộc giải phẫu trong chớp mắt. Cuộc sống thật lên hương.

Tôi làm gì với mớ tiền dư thưà?  Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao?  Thông thường
tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xẹ hơi.  Tôi sắm riêng cho tôi một chiếc xe đua.  Chúng tôi đến Sepang ở Mã Lai và đua xe.  Cuộc sống của tôi là thế đó.  Với mớ tiền măt, tôi sắm chiếc Ferrari.  Lúc đó chiếc 458 chưa ra, chỉ có chiếc 430.  Một người bạn học cũ của tôi làm ngân hàng.  Anh ta mua chiếc màu đỏ mà anh mong muốn từ lâu.  Tôi sắm chiếc màu bạc.

Tôi làm gì sau khi có  chiếc xe?  Đến lúc mua nhà, xây cửa.  Chúng tôi bắt đầu tìm
kiếm đất để xây nhà nghỉ mát. Tôi đã sống cuộc đời như thế nào?  Chúng tôi nghĩ rằng phải cần hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng.  Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.

Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp và tất cả.  Đó là tôi của một năm trước đây.  Lúc ở trong câu lạc bộ thể thao, tôi nghĩ tôi đã chế ngự được mọi chuyện và đạt đến đỉnh vinh quang.

Nhưng tôi lầm.  Tôi không chế ngự được mọi chuyện.  Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bắt đầu bị đau lưng.  Tôi nghĩ chắc tại tôi thường vận động manh.  Tôi đi đến SGH và nhờ bạn học làm MRI để xem chắc là không bị trật đốt sống hay thứ nào khác. Tối hôm đó, anh ta gọi tôi và cho biết tủy sống thay đổi trong cột sống của tôi.  Tôi hỏi như thế nghĩa là sao?  Tôi biết nó có nghĩa như thế nào nhưng  không thể chấp nhận sự thật.  Tôi gần như muốn nói “anh nói thiệt sao?” tôi đang sắp sửa chạy đi tập thể dục.  Ngày hôm sau chúng tôi có nhiều khám nghiệm hơn- PET scans- và họ tìm thấy tôi đang ở thời kỳ thứ tư của ung thư phổi. Tôi nghĩ “từ đâu mà ra thế này?”.  Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến.   Các em biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ mình đã chế ngự được tất cả , đã đạt đến tột đỉnh của cuộc sống, nhưng kế đó, tôi mất tất cả.

Đây là bản CT scan của phổi.  Nhìn vào, mỗi chấm đều là nang ung thư.  Và thật sự, tôi có cả chục ngàn nang trong phổi.  Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3,4 tháng tối đa.  Cuộc sống tôi bị nghiền nát, dĩ nhiên rồi, làm sao tránh
khỏi?  Tôi chán nản, tuyệt  vọng, tưởng rằng mình đã có mọi thứ trước đây .

Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được- sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi; khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui.  Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà
ngủ. Chuyện đó không thể xảy ra.  Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong mười tháng cuối cùng của cuộc đời tôi.  Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy.  Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi.  Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.  Đây
thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi.  Những thứ tôi sở hữu, đáng lý ra mang lại hạnh phúc, nhưng không. Nếu có, tôi đã cảm thấy vui khi nghĩ đến.

Các em có biết, Tết sắp đến.  Trước đây, tôi thường làm gì?  À, thì tôi thường lái chiếc xe hào nhoáng của mình một vòng, thăm viếng họ hàng, phô trương với bạn bè.  Tôi tưởng đó là niềm vui, thật sự vui.  Nhưng các em có nghĩ họ hàng, bạn bè tôi đang chật vật kiếm sống có thể chia sẻ niềm vui cùng tôi  khi thấy tôi khoe khoang
chiếc xe bóng loáng?  Chắc chắn là không.  Họ sống khó khăn, đi xe công cộng.   Thật sự những gì tôi làm chỉ khiến họ thêm ganh ghét, thậm chí có khi thành thù hận.

Những thứ này chúng ta gọi là đối tượng của sự ganh tị.  Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái tôi của mình.  Chúng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, người thân như tôi tưởng.

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác.  Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII.  Tôi có một người bạn khá lạ lùng đối với tôi.  Cô ta tên là Jennifer.  Chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau.  Khi chúng tôi thả bộ, nếu cô ta thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ.  Tôi thắc mắc
tại sao phải làm như thế? tại sao phải để bẩn tay?  chỉ là một con ốc sên.  Sự thật là cô ta đã cảm được cho con ốc có thể bị đạp nát chết.  Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tiến hóa thội.   Đối ngược nhau quá, phải không?
.Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm.  Nhưng tôi không có.  Sau khi tốt nghiệp y khoa, tôi làm việc ở khoa ung thư tại NYH.  Hàng ngày, tôi chứng kiến cái chết trong khoa ung thư.  Tôi nhìn thấy tất cả đau đớn mà bịnh nhân phải chịu đựng. Tôi thấy tất cả các thuốc giảm đau họ cứ vài phút phải bấm vào người.  Tôi thấy họ vật lộn với hơi thở cuối, thấy tất cả.  Nhưng đây chỉ là một công việc.  Tôi đến bịnh xá mỗi ngày lấy máu, cho thuốc nhưng bịnh nhân có “thật”  đối với tôi
không?  Không   Tôi chỉ làm công việc và nóng lòng về nhà để làm việc riêng của mình.

Sự đau đớn, chịu đưng của bịnh nhân “thật” không?  Không.  Dĩ nhiên là tôi biết tất cả các từ ngữ chuyên môn để mô tả về sự đớn đau mà họ phải trải qua, nhưng thật sự tôi không hề “cảm” được cho đến khi tôi trở thành bịnh nhân.  Mãi đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu được cảm giác của họ. Nếu các em hỏi tôi, nếu được làm lại cuộc đời, tôi có muốn thành một người bác sĩ khác không.  Tôi sẽ trả lời các em là Có.  Vì bây giờ tôi thật sự hiểu đươc họ.  Tôi phải trả giá đắt cho bài học này.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải
phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.

Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư.  Các em sẽ thành giàu có.  Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng đươc.  Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có, tuyệt đối không gì sai trái.  Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

Tại sao tôi nói như vậy?  Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều
hơn.  Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Như tôi đã đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xã hội muốn đào tạo chúng ta.  Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa.  Bịnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

Nhiều khi chúng ta quên đi mình cần phục vụ ai.  Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình.  Điều đó đã xảy ra với tôi.  Dù là ở y hay nha khoa, tôi có thể nói với các em ngay bây giờ rằng, trong khi khám bịnh, đôi khi chúng ta khuyên bịnh nhân chữa trị bịnh không hẳn có, vùng xám không rõ rệt.  Và ngay cả khi không cần thiết, chúng ta cũng nói thêm.  Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi.  Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền .

Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, “đối thủ” của chúng tôi và không hề thấy khó chịu.  Nếu hạ thấp được họ
xuống để nâng mình lên, chúng tôi làm.  Điều đó đang xảy ra trong ngành y, nha và ở mọi nơi. Tôi thử  thách các em không để đánh mất lương tâm mình.  Tôi trả giá đắt cho bài học.  Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Điều thứ nhì, nhiều người trong chúng ta muốn số lượng bịnh nhân, dù ở bịnh viên công hay tư. Tôi có thể kể cho các em nghe, khi tôi làm trong bịnh viện, với chồng hồ sơ bịnh lý, tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh, càng tốt.  Tôi chỉ muốn họ
ra khỏi phòng khám bịnh của tôi càng nhanh, càng tốt vì có quá nhiều bịnh
nhân.  Thực tế là vậy. Đây chỉ là một công việc, một công việc thường nhật.  Lúc đó, tôi có thật sự biết về cảm xúc của bịnh nhân của tôi như thế nào không?  Không.  Sự sợ hãi, nỗi lo âu của họ, tôi có thật sự hiểu điều gì họ đang trải qua không?  Không, mãi cho đến khi sự cố xảy ra với tôi.  Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi lầm lớn nhất trong xã hội của chúng ta.

Chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, nhưng chúng ta không cảm được cho bịnh nhân.  Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không?  Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây.  Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bịnh nhân.

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em.  Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5.  Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng.  Hóa trị là thứ mà các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa.  Cảm giác khủng khiếp!   Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bịnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào.  Hơi muộn màng và ít ỏi !

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết.  Tôi thử thách các em, ngoài bịnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng.  Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận.  Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi.  Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất vv.vv..   Họ có thật.  Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, với tay đến những người cần sự giúp đỡ.  Bất cứ việc gì các em làm điều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ.  Bây
giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình.  Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

Tôi sẽ ngưng với lời sau, trong cuốn sách có tựa đề là “Những ngày thứ ba với Morris”.  Có lẽ một số các em đã đọc cuốn này. Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây.  Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác.  Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu.  Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào.  Tôi biết điều này nghe bịnh hoạn nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống.  Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì.  Điều này đã xảy ra cho tôi.  Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc.  Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em.  Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự khác biệt cho đời sống của người khác.  Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình.  Sự thật không như tôi đã tưởng.

Quan trọng nhất, tôi nghĩ  niềm vui sướng thật sự là khi biết Thượng Đế.  Không phải là chỉ biết về Thượng Đế khi như khi các em đọc Kinh Thánh- mà là bản thân biết đến Thượng Đế, tiếp cận với Ngài. Đây là điều quan trọng nhất mà tôi học hỏi được.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng
sớm, càng tốt.  Đừng giống như tôi.  Tôi không còn cách khác và đã phải trả giá đắt cho bài học.  Tôi phải quay lại tạ ơn Thượng Đế vì Ngài đã cho tôi cơ hội sống- tôi gặp 3 tai nạn lớn trong quá khứ- tai nạn xe hơi đua.  Tôi đua nhanh và xe muốn lật ngửa nhưng không hiểu sao vẫn sống sót.  Mặc dù tôi được rửa tội, đây chỉ là hình thức, nhưng sự kiện xảy ra đã cho tôi cơ hội trở về với Chúa .

Vài điều tôi học được:

1)   Tin tưởng vào Thượng Đế với cả tấm lòng.  Điều này rất quan trọng.

2)   Thương yêu và sống vì người khác, không chỉ cho bản thân mình.

Không có gì sai trái khi được giàu có cả.  Tôi nghĩ hoàn toàn tốt vì được Thượng Đế ban ơn .

Nhiều người được hồng ân với sự giàu có nhưng vấn đề là chúng ta không biết kiềm chế.  Có nhiều lại càng muốn có thêm.  Tôi đã đi qua, lỗ đào càng sâu, chúng
ta càng bị lún, đến nỗi chỉ biết phụng thờ của cải và quên cả việc chính.  Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có.  Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi.

Chúng ta thành danh, đi làm, hiển nhiên, bắt đầu gây dựng sự giàu có.  Tôi nghĩ, khi giàu sang và có cơ hội đến, các em nên nhớ, tất cả những thứ này không thuộc về
chúng ta.  Chúng ta không thật sự sở hữu và có quyền hành.  Những thứ này là quà tặng của Thượng Đế. Remember that it’s more important to further His
Kingdom rather than to further ourselves.

Tôi đã trải qua và tôi biết rằng sự giàu có thiếu đức tin sẽ thành trống rỗng .  It is more important that you fill up the wealth, as you build it up subsequently, as professionals and all, you need to fill it up with the wealth of God.}

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI LÁI XE TẢI

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI LÁI XE TẢI

Một lần trên xa lộ, tôi thấy một nhóm cảnh sát hoàng gia Canada và vài người công nhân đang tháo gỡ phần còn lại của một chiếc xe tải bị mắc kẹt bên vách đá.  Tôi đậu xe lại, nhập vào nhóm tài xế xe tải đang lặng lẽ quan sát đội công nhân.

Một cảnh sát bước lại chỗ chúng tôi chậm rãi nói: “Rất tiếc, người tài xế đã chết khi chúng tôi phát hiện ra anh ta.  Có lẽ anh ấy bị lạc tay lái trong lúc trời có bão tuyết hai ngày trước đây.  Thật khó để nhận ra người bị nạn nếu chúng tôi không may mắn thấy ánh nắng phản chiếu từ kính chiếu hậu”. Viên cảnh sát lắc đầu buồn bã, rút trong túi áo khoác một lá thư: “Đây này, các anh nên đọc cái này. Tôi đoán anh ấy đã sống được khoảng hai giờ trước khi chết vì lạnh”.

Tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát khóc.  Tôi nghĩ họ đã thấy quá nhiều cái chết và chứng kiến nhiều cảnh tượng hãi hùng nên họ không còn cảm giác gì trước những việc tương tự.  Nhưng viên cảnh sát ấy đã lau nước mắt và đưa tôi lá  thư.  Đọc thư, tôi cũng như những người tài xế khác, không nói lời nào, chỉ lặng lẽ giấu những giọt nước mắt, trở về xe của mình.

love
Những từ ngữ trong thư như nung cháy tôi.  Và sau nhiều năm, nó vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ, như thể tôi đang cầm  nó trước mặt.  Tôi muốn chia sẻ lá thư đó với bạn, bạn bè của bạn và gia đình của họ.

Thư của Bill, tháng 12 năm 2000

“Vợ yêu quý của anh,

Đây là lá thư mà không người đàn ông nào muốn viết.  Nhưng anh cũng đủ may
mắn khi có một ít thời gian nói lên những gì anh đã quên nói nhiều lần trước
đây.

Anh yêu em, em yêu ạ.  Em đã từng nói đùa rằng anh yêu chiếc xe tải còn hơn cả yêu em bởi vì anh dành nhiều thời gian cho nó quá!  Anh yêu cái khối sắt này vì nó cần cho chúng ta.  Nó chứng kiến anh vượt qua những nơi khó khăn, những giờ khó nhọc.  Anh đã có thể luôn kỳ vọng vào nó trên những chuyến hàng xa và nó luôn mau chóng giúp anh hoàn thành công việc.  Nó không bao giờ làm anh thất vọng.  Nhưng em có biết rằng anh yêu em cũng bởi những lý do đó.  Em cũng đã chứng kiến anh vượt qua những thời khắc khó khăn.

Anh nhớ anh đã than phiền về chiếc xe cũ kỹ vậy mà anh không nhớ em cũng từng
than thở khi mệt mỏi trở về nhà.  Anh quá lo nghĩ đến những rắc rối của mình đến nỗi không nghĩ gì đến em.  Anh nghĩ về những thứ em đã phải từ bỏ vì anh: quần áo, du lịch, tiệc tùng, bạn bè…  Em đã không bao giờ trách móc và vì lý do nào đó anh đã không bao giờ nhớ cám ơn em.  Khi anh ngồi uống cà phê với bạn bè, anh luôn nói về chiếc xe và những khoảng tiền sửa chữa nó.  Anh nghĩ anh đã quên mất em là người bạn đời của anh.

Sự hy sinh và phấn đấu của em cũng nhiều như việc anh cố gắng để có được một
chiếc xe mới.  Anh rất hãnh diện về chiếc xe này và anh cũng rất hãnh diện về em.  Nhưng anh chưa bao giờ nói với em điều đó.  Anh cho đó là điều dĩ nhiên em đã biết.  Nhưng nếu anh dành nhiều thời gian với em thay vì để chùi rửa, lau bóng chiếc xe thì anh đã có thể nói những lời thật lòng mình với em.

Nhiều năm tháng qua, trong những lần rong ruổi trên đường, anh biết những lời
cầu nguyện của em luôn theo anh.  Nhưng lần này những lời đó không đủ.  Anh đang đau quá.  Anh đang trên chặng đường cuối cùng.  Và anh muốn nói lên những điều mà lẽ ra anh phải nói nhiều lần trước đây.  Những điều bị lãng quên vì anh quá quan tâm đến chiếc xe và công việc.

Anh đang nghĩ đến những ngày kỷ niệm của hai đứa hay ngày sinh nhật đã bỏ lỡ,
cả những vở kịch, những trận đấu hockey của các con mà em phải tham dự một mình
vì anh đang đâu đó trên đường.  Anh đang nghĩ về những đêm em cô đơn và nghĩ đến anh đang ở đâu, công việc như thế nào.  Anh đang nghĩ về những lúc anh muốn gọi cho em chỉ để nói lời chúc ngủ ngon nhưng vì lý do gì đó lại tiếp tục chạy xe.  Anh nghĩ về những giây phút thanh thản, yên lành khi nghĩ đến em cùng các con.  Những bữa cơm gia đình em dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm nhiều lý do để giải thích với các con vì sao anh không ăn cùng. (Vì anh đang bận thay dầu cho xe, anh đang bận sửa xe, anh đang ngủ vì buổi sáng anh phải đi sớm,…).  Luôn luôn có một lý do nào đó!  Khi chúng ta lấy nhau, em không biết thay bóng đèn, nhưng chỉ hai năm sau em đã có thể sửa lò sưởi những khi trời bão trong khi anh đang chờ dỡ hàng ở Florida.

Anh đã phạm nhiều sai lầm trong đời nhưng nếu nói anh chỉ có một lần quyết định
đúng, anh nghĩ đó là khi anh hỏi cưới em.

Cơ thể anh đang đau.  Nhưng tim anh thì đau hơn nhiều.  Em không có mặt lúc anh ra đi, lần đầu tiên từ khi chúng ta có nhau.  Anh thật sự thấy cô đơn và sợ hãi.  Anh cần em nhiều lắm và anh biết đã quá trễ rồi.  Anh nghĩ thật là tức cười, bây giờ tình yêu của anh thì đang ở xa anh ngàn dặm còn khối sắt vô tri đã sai khiến cuộc sống của anh nhiều năm nay thì đang ở đây.  Nhưng anh cảm thấy em đang ở cạnh.  Anh có thể cảm nhận tình yêu của em, trông thấy khuôn mặt em.  Em đẹp lắm, có biết không? Anh nghĩ gần đây anh không nói với em điều đó dù em vẫn rất xinh đẹp.

Hãy nói với các con rằng anh yêu chúng rất nhiều . Anh sợ phải ra đi quá nhưng
giờ phút đó đã đến rồi em yêu ạ. Anh yêu em rất nhiều.  Hãy nhớ chăm sóc bản thân và luôn nhớ rằng anh đã yêu em nhiều hơn bất cứ cái gì trên đời.  Anh chỉ quên không nói với em điều đó mà thôi.

Anh yêu em!

Bill.”

“…Nếu bạn đang chờ đến ngày mai, tại sao lại không thực hiện mọi thứ ngay trong ngày hôm nay?  Bởi nếu ngày mai không bao giờ tới, bạn sẽ phải hối tiếc rất nhiều vì đã không dành những giây phút hiếm hoi  còn lại để sẻ chia một nụ cười, một cái ôm…

…Hãy giữ những người mà bạn thật sự yêu thương trong vòng tay của mình, thì
thầm vào tai họ, nói với họ rằng bạn yêu thương họ nhiều như thế nào…”

Thụy Khanh dịch

(Theo Chicken Soup Daily).

nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi