BÍ QUYẾT HÓA GIẢI NHỮNG BẤT HÒA TRONG HÔN NHÂN

BÍ QUYẾT HÓA GIẢI NHỮNG BẤT HÒA TRONG HÔN NHÂN

Trần Mỹ Duyệt

Một gia đình hạnh phúc. Một cuộc sống hôn nhân vững bền bên cạnh người mình yêu. Đó là những ước mơ rất bình thường, và là một trong những ước mơ của tất cả mọi người khi bước chân vào đời sống hôn nhân gia đình. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Đời sống chung, những va chạm thường ngày giữa vợ với chồng luôn luôn tạo nên những xung khắc dẫn đến tranh cãi, giận hờn, chỉ trích và trong nhiều trường hợp đã đưa đến đổ vỡ, đến ly dị.

Tại sao người trước đây là người bạn yêu, bạn thương và yêu bạn, thương bạn nhất mà nay đã trở thành khó ưa, đáng ghét, và thù địch? Câu hỏi này ai ai trong đời sống hôn nhân cũng muốn tìm hiểu và muốn có câu trả lời. Thật ra, nguyên nhân đưa đến những xung đột, cãi vã, giận hờn trong hôn nhân có nhiều, nhưng quan trọng nhất, thông thường nhất vẫn là thiếu thông cảm, thiếu lắng nghe, thiếu hiểu biết, và không đón nhận những thành ý của nhau. Bạn phải làm gì để tự chủ và kìm hãm những nóng giận khi có những bất hòa xẩy ra giữa vợ chồng trước khi nó bùng nổ thành bất hòa và dẫn đến cãi vã, tranh chấp, giây tổn thương tình cảm, tình yêu của nhau.

Sau đây là một số gợi ý tạm gọi là những bí quyết giúp giải quyết khi có những bất hòa xẩy ra giữa vợ chồng trong đời sống hôn nhân.

KHÔNG NÊN

  1. 1. Không chỉ vào mặt nhau:

Khi bạn dùng ngón tay chỉ vào mặt chồng hoặc vợ mình, cũng chính là lúc xung khắc bắt đầu bùng nổ! Thay vì nóng nẩy, bực bội, nhăn nhó chỉ vào mặt chồng nói:

“Tại sao tôi đã bảo anh là phải đổ thùng rác trong nhà đi mà anh không làm?”.

Người vợ có thể nhẹ nhàng đặt tay trên vai chồng, và nói:

“Anh à. Em biết anh mệt rồi, nhưng ráng đem thùng rác ra ngoài để khỏi hôi nhà. Anh giúp em đi mà!”

Bảo đảm bạn sẽ nhận được câu trả lời: “O.K.”. Và bạn chỉ cần mất thêm hai tiếng “cám ơn” nữa là cả nhà đều vui vẻ.

2. Không lườm, nguýt nhau:

Nếu vì lý do nào mà sự tranh cãi đã bắt đầu, bạn phải cố gắng hết sức để tránh dùng cặp mắt liếc, lườm, nguýt nhau. Một trong hai người phải bình tĩnh đủ để nói với người kia:

“Em hay anh hãy ngồi xuống đây. Chúng ta cùng nói chuyện với nhau. Chuyện đâu còn đó không cần to tiếng.”

Hành động mời được người kia ngồi xuống là một việc làm rất khó khăn, đòi nhiều can cảm, và tự chủ. Nhưng khi hai vợ chồng đã chịu ngồi xuống với nhau, là bạn đã chiến thắng được một nửa, nửa phần còn lại là để lắng nghe nhau.

3. Không quan tâm những chuyện nhỏ nhặt:

Người chồng cũng như người vợ, mỗi người thường có những quán tính cá biệt gọi là những thói quen biểu lộ qua hành động và lời nói.  Những hành động và lời nói này xem ra như thông thường vì đó là một lối bày tỏ tư tưởng, cảm tình của một người.

Tuy nhiên, nó có thể là những câu nói hoặc hành động mà bạn không ưa thích (chứ không phải là những câu nói tồi tệ, những việc làm sai trái).

Thí dụ, chồng bạn có thói quen ít lời. Ít khen mà cũng không chê bạn. Thông thường khi cần nói gì với vợ, anh ấy chỉ nói một hoặc hai lần, sau đó thì tự mình làm lấy hoặc không hỏi ý kiến bạn về điều ấy nữa.

Nếu là người vợ hiểu và yêu chồng thì không được bắt bẻ cho là chồng thiếu lãng mạn, không biết dùng lời nói để bạn hài lòng, hoặc cho rằng chồng bạn là người độc tài không thèm hỏi ý kiến bạn khi cần một quyết định.

Một cách tương tự, vợ bạn là một người có nhiều thắc mắc, luôn nhắc lại một điều gì mỗi khi nhờ vả bạn. Là người chồng hiểu tính vợ, thì đây không phải là một thái độ “lải nhải”, hoặc “không tin tưởng”, nhưng đó chỉ là một tập quán của người vợ mà bạn không thích.

Hiểu được tâm lý và lối sống, lối hành xử của vợ hoặc chồng để chấp nhận, và nếu cần để từ từ sửa đổi là một nghệ thuật sống.

Chấp nhất, bắt bẻ hoặc cằn nhằn chỉ làm thêm khó chịu cho chính mình mà không bao giờ sửa được tập quán mà bạn không thích của nhau.

4. Không quan tâm đến quá khứ:

Ngày bạn cùng người mình yêu bước vào đời sống hôn nhân là ngày hai người khởi đầu một hành trình mới. Bơi móc quá kh của nhau là thiếu tin tưởng, thiếu tự trọng. Một hành động dễ dẫn tới nghi ngờ và gây tranh cãi. Tất cả những gì cần tìm hiểu, bạn phải tìm hiểu trước khi cưới.

Khi đã trở thành vợ chồng rồi, bạn phải có can đảm chấp nhận con người thật của nhau. Rồi tìm cách khuyến khích, giúp nhau vượt qua những bất đồng về tính tình, về lối sống, và về quan niệm sống. Tại sao bạn nhìn về quá khứ thay vì hướng tới tương lai tốt đẹp hơn?

5. Không có người yêu tuyệt vời: Đây là một triết lý sống vừa thực tế vừa công bằng, và cũng vừa diễn tả được bản chất thực sự của hôn nhân. Khi kết hôn, bạn lấy một người làm chồng hoặc làm vợ. Điều này cũng có nghĩa là bạn lấy toàn bộ con người ấy gồm ưu và khuyết điểm. Đòi hỏi chồng hoặc vợ phải tuyệt vời là một điều vô lý. Ngược lại, nếu thấy mình có khuyết điểm mà không cố gắng hoàn chỉnh lại là một điều hết sức bất công, vì bạn luôn luôn bắt chồng hoặc vợ mang lấy khuyết điểm của mình trong khi đó lại không chấp nhận giới hạn và khuyết điểm của người đó.

6. Không lẩn trách đối diện sự thật:

Tránh mặt hoặc xa tránh chồng hay vợ là những hành động hoàn toàn tiêu cực. Câm nín và tránh mặt nhau không những không giải quyết được những xung khắc mà càng tạo thêm sự bất hòa.

Vì càng câm nín, mối hận thù, giận hờn càng nung nấu tâm hồn bạn, càng tạo nên những mối nghi ngờ, bất hòa, và càng khó tha thứ.

Bạn phải đối diện với những cái xấu trước mặt để giải quyết và không làm cho những cái xấu ấy trở thành tồi tệ hơn qua thái độ câm nín và tránh mặt. Biết có khuyết điểm mà tránh né là hèn nhát, là nhu nhược.

7. Không đưa người ngoài vào cuộc:

Những người đó là cha mẹ, anh chị em hai bên. Là con cái, cháu chắt. Những bất đồng là chuyện giữa hai vợ chồng. Chuyện của hai người, hai người phải giải quyết, không được đưa những người khác vào cuộc.

Muốn mình thắng mà lôi kéo họ vào phe với mình là gây cho họ những khó xử, là bất công với họ.

Bênh ai? Chê ai? Chọn ai? Bỏ ai?

Dùng tình cảm gia đình, dựa dẫm vào cha mẹ, anh chị em, con cháu để tạo áp lực với chồng hoặc vợ nói lên bạn là người thiếu trưởng thành, không có khả năng giải quyết những khó khăn, những bất hòa trong hôn nhân.

8. Không ngồi lê đôi mách:

Ca dao Việt Nam có câu: “Nhàn cư vi bất thiện”. Mỗi ngày, bạn phải dùng ít phút thinh lặng nhìn lại những tư tưởng, lời nói, và hành động của mình để kiểm điểm, và để thư dãn.

Đây là những giây phút riêng tư rất quan trọng cần để duy trì sự quân bình về tình cảm, tâm lý, cũng như thể lý.

Nhưng lười biếng tối ngày ở rỗi một mình là không tốt. Như chiếc ao tù, trí khôn người lười sẽ trở nên đần độn. Ý chí của họ sẽ trở nên bạc nhược. Khả năng hành động của họ sẽ trở nên khó khăn, thiếu sáng tạo. Người lười là mồi ngon của những cám dỗ.

9. Không bạn bè với người nhiều chuyện:

Những bạn bè nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách. Những bạn bè hay xoi mói và dèm pha người này, người khác là những người mà bạn cần phải tránh xa.

Nọc độc chia rẽ, ghen tỵ, và dèm pha của họ sẽ ngấm vào bạn một cách dễ dàng, không ngờ. Nó cũng biến bạn thành những người ngồi lê đôi mách. Những người dùng lời nói mà phá vỡ hạnh phúc gia đình của người khác.

Những ai không nghĩ tốt, không nói tốt, và không có hành động tốt với người khác, bạn không nên đến gần và làm bạn với họ. “Gần mực thì đen. Gần đèn thì rạng!”

NÊN

10. Nên tìm hiểu nhau:

Cách thức tốt nhất để vợ chồng hiểu nhau là phải biết lắng nghe nhau. Phụ nữ thường lắm lời, nói năng lải nhải, nhắc đi, nhắc lại một điều gì không vừa ý. Ngược lại, đàn ông ít nói, nhưng nhiều khi nói ra thì lại cộc lốc, khó nghe, hoặc xem như vô duyên. Người này ít lời, trầm ngâm, kín đáo. Người kia ba hoa, khoác lác, nói năng vung vít.

Bởi thế, cách duy nhất để hiểu nhau là lắng nghe, và quan sát những cử chỉ của nhau.

Một thí dụ có tính cách tâm lý, đó là khi ai đó nói với bạn mà nhìn thẳng vào mặt bạn, có nghĩa là người đó muốn bạn hiểu họ qua điều họ nói.

Nhưng khi họ nói với bạn mà quay đi chỗ khác, một đôi khi tỏ ra ngượng ngùng, mắc cở thì có nghĩa là người ấy đang gặp khó khăn trong cách diễn tả điều họ muốn nói, hoặc muốn nói mà nói không được. Do đó, đừng bắt bẻ lời nói của nhau, nhưng cần tìm hiểu và quan tâm đến chủ ý tốt của nhau.

11. Nên dành thời giờ bên nhau:

Lý do nào bạn đi tới quyết định kết hôn? Dĩ nhiên là để hạnh phúc với người mình yêu. Nhưng trong hôn nhân không có thứ hạnh phúc một mình. Bạn không thể hạnh phúc nếu chồng bạn không hạnh phúc.

Ngược lại, bạn cũng không thể hạnh phúc nếu vợ bạn không hạnh phúc. Nếu bạn không muốn thứ hạnh phúc “có đôi” mà lại tìm hạnh phúc riêng tư một mình, la cà phòng trà, quán nhậu, sòng bài, shopping, hoặc đàng đúm bạn bè… là bạn đang đi ngược lại giấc mơ hạnh phúc của hôn nhân.

Và bạn là người ích kỷ, chú ý nhiều đến cái tôi của mình hơn là cùng đồng hành với người phối ngẫu trên hành trình xây dựng hạnh phúc.

12. Nên dễ dãi với nhau!

Để hạnh phúc hôn nhân ngày càng thêm thắm đặm, vợ chồng phải đối xử dễ dãi với nhau một chút.

Không làm lớn chuyện vì những bất đồng, những hiểu lầm, những va chạm nhỏ nhoi. Dù là vợ chồng với nhau, quan niệm sống này cũng rất khó thực hiện. Nhưng dù khó khăn đến đâu, bạn cũng phải cố gắng thực hiện.

Thế giới tình yêu và bầu khí gia đình sẽ trở nên đẹp đẽ hơn, chan hòa hạnh phúc hơn khi bạn đối xử với người phối ngẫu bằng tâm tình này: dễ dãi với mình cũng như dễ dãi với người yêu một chút.

13. Nên thành thật với mình:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có một tư tưởng rất hay về đời sống hôn nhân. Theo ngài nếu cần cãi vã bạn cứ cãi vã. Nếu chén đĩa bay bạn cứ để chúng bay. Nhưng quan trọng là sau những nóng nẩy, bất hòa đó, phải thành thật với mình và với nhau. Ai phải, ai trái phải có lời xin lỗi và cùng nhau sửa sai.

14. Nên giữ vững lập trường:

Đừng để cho bất cứ ai ảnh hưởng đến hạnh phúc và đời sống hôn nhân của bạn. Trong đời thường bạn nên lắng nghe và đón nhận ý kiến xây dựng từ người này, người khác.

Nhưng bạn phải biết cách gạn lọc và phân tích xem coi ý kiến nào tốt, ý kiến nào phù hợp với hoàn cảnh gia đình bạn. Không phải hễ ai nói gì cũng nghe rồi đem vào đời sống khiến ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân của bạn.

Hậu quả là thay vì yêu thương nhau vợ chồng lại trở nên bất hòa, chia rẽ vì những ý kiến của người này, người khác. Nên lưu ý: Ý kiến dù hay cũng chỉ là ý kiến.

15. Nên chọn hạnh phúc:

Trong đời sống hôn nhân, phải và trái, đúng và sai, được và thua chỉ nói lên những quan niệm, suy nghĩ cũng như hành động mang tính cá thể, con người, và sự khác biệt nam và nữ. Quan trọng hơn cả, cần thiết hơn cả vẫn là hạnh phúc. Nếu cần chọn giữa ăn thua đủ với nhau và hạnh phúc, bạn hãy chọn hạnh phúc.

16. Nên biết cảm ơn nhau:

Lời cảm ơn. Thái độ đón nhận, biết ơn nhau là hành động của người trưởng thành và mang ý nghĩa tích cực.

Văn hóa “cảm ơn” là cách hành xử của những con người hiểu biết, tôn trọng mình và tôn trọng nhau.

Một lời cảm ơn có thể thay đổi cả một cục diện trong đời sống. Hằng ngày bạn vẫn nhận từ người phối ngẫu rất nhiều điều mà nếu vô ơn bạn sẽ khiến chồng hoặc vợ bạn rất buồn. Sống với tâm tình biết ơn bạn sẽ cảm thấy mình may mắn, và đời sống hôn nhân là một hành trình mà mỗi bước đi bạn đều khám phá ra tình yêu của người đang đi bên mình.

Mời vào thăm trang nhà www.giadinhnazareth.org để tham khảo thêm những bài viết giá trị về tình yêu, hôn nhân, gia đình, giáo dục, tâm lý và xã hội.

Li hôn!

Li hôn!

(đọc lần nào cũng khóc)

Phải đối xử với bản thân mình tốt một chút vì một đời người đâu có dài. Phải đối xử tốt với những người bên cạnh ta, vì kiếp sau đâu ai biết là còn có thể gặp nhau nữa hay không! Người ta nói: “Tu 100 năm được ngồi chung thuyền, tu 1000 năm mới cùng chăn gối.” Vậy nên,  hãy biết trân trọng những hạnh phúc nhỏ nhoi và bình thường bên cạnh bạn.

Một căp vợ chồng đã lấy nhau được 20 năm thì quyết định li hôn. Nguyên nhân là từ khi kết hôn hai người luôn cãi vã, bất đồng ý kiến, tính cách không hợp. Nếu không phải lo cho con thì hai người đã đường ai nấy đi rồi. Dường như chỉ cần đợi con trưởng thành, không để cha mẹ phải lo lắng thì 2 người sẽ sống cuộc sống tự do của mình, không cần phải nhẫn nhịn những cuộc cãi vã vô nghĩa nữa.

Họ quyết định li hôn.

Sau khi kí đơn li hôn, 2 người đi ra từ văn phòng luật sư, người chồng đề nghị: “Ăn cơm cùng nhau một bữa nữa nhé!” Người vợ nghĩ rằng, tuy đã li hôn rồi, nhưng hai người cũng không phải là kẻ thù, ăn bữa cơm cũng chẳng có gì không được cả.

Vào nhà hàng ăn, người phục vụ mang lên một đĩa cá chua ngọt, người chồng liền gắp một miếng cá cho người vợ và nói: “Em ăn đi! Đây là món ăn em thích nhất mà.”

Người vợ lúc ấy đỏ hoe 2 mắt, nói: Em thất vọng quá, tại sao anh cứ luôn khăng khăng làm theo ý mình, cái gì cũng tự mình đưa ra rồi quyết định, không quan tâm đến cảm nhận của em vậy. Kết hôn lâu như vậy rồi, lẽ nào anh không biết cả đời này món em ghét nhất chính là cá sao?”. Lúc này người chồng cũng nghẹn ngào nói: “Em luôn không hiểu tình cảm của anh dành cho em, lúc nào anh cũng nghĩ phải khiến em vui thế nào, luôn dành cho em những gì tốt nhất. Em biết không, cả đời này món mà anh thích nhất chính là————cá chua ngọt.”

Hai người yêu thương nhau như thế, lại vì những vấn đề không hợp nhau mà chia cách. Đây là vấn đề tình yêu, hay là vấn đề về hôn nhân?Sau bữa ăn ấy mỗi người một ngả, anh đi đằng đông thì cô đi đằng tây, 2 người đều sợ mình sẽ hối hận, nên giao ước là trong 1 tháng sẽ không gọi điện cho nhau.

l

Người chồng đi được 2 bước thì có điện thoại gọi đến, là điện thoại của người vợ. Anh do sự rất lâu, cuối cùng cũng  không nghe. Anh trở về nhà, cả đêm cứ trằn trọc không ngủ được, trong lòng nóng như lửa đốt, dằn vặt vô cùng. Anh suy nghĩ rất lâu, cuối cùng đã gọi điện cho vợ thể hiện sự hối hận của mình.

Lại không có ai bắt máy cả. Sau khi gọi rất nhiều lần rồi, cuối cùng có người nhận, lại là giọng của 1 người đàn ông lạ: “Alo, xin chào!” Trong lòng người chồng như có dao cắt, không cách nào giải thích được.

Đang lúc giận dỗi tuan cúp máy thì đầu dây bên kia lại nói: “Cho hỏi anh là ai vậy?Trong điện thoại rõ ràng hiện lên 2 chữ: “ông xã.”

“Alo, tôi là chồng cô ấy, anh là ai?” Trong câu nói biểu lộ  rõ ý thách thức. “À, tôi là bác sĩ, mời anh nhanh chóng đến bện viện XXX ngay, vợ của anh bị tai nạn, hiện đang cấp cứu!” Lời bác sĩ như sấm đánh ngang tai anh, anh lao nhanh đến bệnh viện. Hóa ra sau khi 2 người chia tay ngày hôm đó, tinh thần cô ấy không ổn, lúc qua đường bị xe ô tô đâm vào. Người vợ trước khi bất tỉnh đã gọi điện cho chồng, nhưng anh lại không bắt máy.

“Bác sĩ, vợ tôi thế nào rồi, ông nhất định phải cứu cô ấy! Tôi năn nỉ ông!” Nói rồi, anh quỳ gối trước bác sĩ. Bác sĩ liền đỡ anh ta đứng lên, “ Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức cứu cô ấy, bây giờ đang phẫu thuật, đầu cô ấy bị va đập nghiêm trọng, cho dù có tỉnh lại cũng trở thành người thực vật. Anh phải chuẩn bị tinh thần!”

Người chồng hoảng hốt, bất an, anh cứ đi đi lại lại ở hành lang, “Nếu như cô ấy chết đi, tôi phải làm sao đây?Tôi làm thế nào mới đối diện được với chính mình?”

Đèn phòng cấp cứu đã tắt.

Các bác sĩ đẩy cửa bước ra, 1 vị bác sĩ già nhất  đến trước mặt anh, “Chúng tôi đã cố hết sức, cô ấy có lẽ không sống được đến sáng mai. Anh vào thăm cô ấy đi, chuẩn bị hậu sự đi! Cô ấy đã không thể nói được nữa rồi!”

Anh dường như sụp đổ, đẩy cửa bước vào phòng.
Người vợ nằm trên giường đã không còn nhìn ra diện mạo, băng quấn quanh đầu chỉ chừa ra mắt và mũi. Người chồng đau như cắt, đến trước giường vợ nói: “Anh đến muộn mất rồi!” Nói chưa dứt lời, nước mắt anh đã trào ra!

Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay vợ, ngạc nhiên thấy khóe mắt cô ấy đỏ hoe ướt ướt, hai hàng nước mắt làm ướt vải gạc, miệng cô khẽ mấp máy, hình như muốn nói gì đó.

Anh vội ghé tai sát vợ, giọng cô yếu ớt, ngắt quãng: “Em….đã điện thoại cho anh, chỉ là…….muốn…….nói với anh, trong tủ lạnh có sủi cảo, còn giấy bảo hiểm và sổ tiết kiệm trong ngăn kéo, mật khẩu là ngày sinh của anh, còn có mì sợi mà anh thích nhất, còn có………….em…………….yêu………”. Chưa nói dứt lời, cô không còn nói được nữa. Cô cũng không thở được nữa rồi.

Anh bật khóc nức nở. Đến lúc này đây cô vẫn nhớ căn dặn anh, nhớ tới món mì sợi! Kết hôn bao nhiêu năm, anh chỉ thấy cô ốm có 1 lần, mà món mì cô làm thì rất khó ăn!

1 tháng sau, người chồng mở giấy bảo hiểm trong ngăn kéo, ngày làm thủ tục bảo hiểm là ngày đăng kí kết hôn, người thừa hưởng tất nhiên là tên anh. Số tiền không lớn, chỉ có hơn 30 triệu, nhưng ở giữa có kẹp 1 giấy ghi chú, “Chồng yêu à, lúc anh thấy tờ phiếu này có lẽ em đang ở thế giới bên kia rồi. Cho dù chúng ta sau này có thế nào, nếu có lí hôn thì em vẫn muốn anh biết, tình yêu của em với  anh trước sau không đổi, thiên chức làm vợ em không tiếp tục được nữa, cho dù em đi rồi, nhưng số tiền bảo hiểm này sẽ thay em, phần nào tiếp tục chăm sóc anh, giống như là em vẫn ở bên anh. Trên thiên đường em sẽ cầu chúc cho anh, yêu anh!”

Đọc những dòng này, anh nấc lên, khóc không thành tiếng. Cô ấy trước khi chết vẫn muốn nói “Em yêu anh”!

Sinh mệnh mong manh như thế, ngắn ngủi như thế, vậy thì chúng ta có nói được bao nhiêu lần “em yêu anh”? Thể diện cái gì, giận dỗi cái gì, trong tình yêu không nên quá cố chấp. Khoan dung một chút! Cảm thông một chút! Hiểu nhau một chút! Đừng để trong cuộc sống có những điều đáng tiếc như vậy! Nếu không thì bạn sẽ bỏ lỡ một người cả đời yêu bạn, cuối cùng chỉ nói được một lần câu “anh yêu em.” Lúc ấy thì có hối hận bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nghe được lời bày tỏ yêu thương như vậy nữa! Chúng ta cũng chẳng có lí do gì để mà không nói với người mình yêu câu “anh yêu em” cả. Nói với cô ấy, để cô ấy biết tình cảm của bạn, cô ấy là bầu trời của bạn, là sự sống của bạn!

Phải đối xử với bản thân mình tốt một chút vì một đời người đâu có dài. Phải đối xử tốt với những người bên cạnh ta, vì kiếp sau đâu ai biết là còn có thể gặp nhau nữa hay không! Người ta nói: “Tu 100 năm được ngồi chung thuyền, tu 1000 năm mới cùng chăn gối.” Vậy nên,  hãy biết trân trọng những hạnh phúc nhỏ nhoi và bình thường bên cạnh bạn.

Sandy Nhung--Blogtamsu.vn

Thầy Uông Đại Bằng gởi

“CON CÁI KHÔNG BAO GIỜ LÀ MỘT ‘LẦM LỖI’”!

“CON CÁI KHÔNG BAO GIỜ LÀ MỘT ‘LẦM LỖI’”!

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

Vatican City, April 08, 2015 (Zenit.org)

Trích từ bản dịch của ZENIT huấn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi triều yết chung tại quảng trường Thánh Phêrô

Mến chào toàn thể anh chị em!

Hôm nay, kết thúc loạt bài giáo lý về gia đình, chúng ta hướng về

con cái, những hoa quả tuyệt vời

do phúc lành mà Thượng Đế đã ban cho người nam và người nữ. Chúng ta đã nói về hồng ân cao cả của con cái.

Tuy nhiên, hôm nay chúng ta bắt buộc phải nói về

“những câu chuyện buồn” mà nhiều em đang phải trải qua.

Có quá nhiều trẻ em bị loại bỏ ngay từ trong trứng nước, bị coi thường, bị tước đoạt tuổi thơ và tương lai của các em.

Một số, có thể nói là, hầu hết đã tự biện minh rằng đem chúng vào thế giới này là một lầm lỗi.

Điều này rất đáng xấu hổ!

Làm ơn, xin đừng trút bỏ những lỗi lầm của chúng ta trên con cái!

Con cái không bao giờ là một “lầm lỗi”.

Sự đói khát của các em không phải là một sai lầm, cũng như sự nghèo túng của các em. Sự mỏng dòn của các em, tình trạng bị bỏ rơi các của em cũng vậy — quá nhiều em bị bỏ rơi trên các đường phố.

Cả tình trạng dốt nát hoặc thiếu khả năng của các em cũng thế — có nhiều em không biết đến trường học là gì.

Đó là những lý do để chúng ta thương các em hơn, với lòng quảng đại lớn lao hơn.

Chúng ta đang làm gì trong những tuyên ngôn long trọng về nhân quyền của con người và của các trẻ em, nếu chúng ta trừng phạt các em vì những lỗi lầm của người lớn?

Đối với những người có trách nhiệm để điều hành, giáo dục — nhưng theo cha, tất cả chúng ta là những người lớn có trách nhiệm đối với các em, và mỗi người trong chúng ta hãy làm những gì mà anh chị em có thể làm để thay đổi tình trạng này.

Cha đang nói đến “cuộc khổ nạn” của các em.

Mỗi một em bị bỏ rơi, gạt ra ngoài lề xã hội, sống trên vỉa hè ăn xin và bằng với tất cả phương cách, không học hành, không có sự săn sóc thuốc men, đang kêu lên đến Chúa và tố cáo hệ thống mà những người lớn chúng ta đã xây nên.

Và, bất hạnh thay, những trẻ em này là mồi ngon cho tội ác,

cho những kẻ khai thác các em vào những đường dây bất chính hoặc trục lợi, hoặc huấn luyện các em cho chiến tranh và bạo động.

Trong các nước được gọi là giầu có, dù thế, trẻ em cũng đang sống trong những thảm kịch khiến các em gặp phải khó khăn do thảm họa của gia đình, thiếu giáo dục và những điều kiện sống nhiều lúc vô nhân đạo.

Trong những trường hợp này, các em bị xúc phạm đến thân xác và linh hồn!

Tuy nhiên, Chúa Cha là cha trên trời không bỏ quên một em nào trong các em! Không giọt nước mắt nào của các em bị lãng quên.

Và Ngài cũng không bỏ qua những trách nhiệm của chúng ta, trách nhiệm xã hội của con người, của mỗi người chúng ta, và của các quốc gia.

Một lần Chúa Giêsu đã trách mắng các tông đồ vì các ông đã xua đuổi các trẻ em mà cha mẹ chúng đã dẫn đến với Ngài, để Ngài chúc lành cho các em.

Đoạn Tin Mừng đầy xúc động:

“Bấy giờ các em được mang đến với Người để Người đặt tay trên chúng mà cầu nguyện. Các môn đệ lên tiếng trách móc dân chúng; thế nhưng Chúa Giêsu đã nói: ‘Hãy để trẻ em đến cùng Thày, đừng ngăn cản chúng; vì ớc trời thuộc về những ai giống như chúng’. Và Người đã đặt tay trên chúng rồi ra đi” (Mathêu 19:13-15).

Sự tin tưởng của những cha mẹ này và câu trả lời của Chúa Giêsu dễ thương biết bao!

Cha mong ước biết bao cho đoạn Tin Mừng này trở nên câu truyện thường ngày của các em!

Điều xác thực là, cảm ơn Chúa, những trẻ em gặp những khó khăn trầm trọng thông thường có những cha mẹ phi thường, quảng đại sẵn sàng hy sinh.

Dù vậy, không nên để những phụ huynh này bị cô đơn. Chúng ta phải nâng đỡ nỗ lực của họ, chia sẻ với  họ những giây phút vui vẻ và cái hạnh phúc được quan tâm, để họ không trở nên mồi ngon cho những phương thức trị liệu lập đi lập lại.

Trong bất cứ trường hợp nào, khi đó là vấn đề liên quan đến trẻ em, chúng ta không chỉ nghe những luận điệu bao che của luật pháp, thí dụ:

“Dù sao, chúng tôi không phải là một cơ quan an sinh duy nhất”;

hoặc “Một cách riêng tư, mỗi người được tự do hành động theo ý mình”;

hoặc “Chúng tôi không chấp nhận điều này, nhưng chúng tôi cũng không thể làm gì hơn.”

Những lời lẽ như vậy không đúng trước một câu hỏi liên quan đến các em.

Rất thường xuyên những hệ quả của đời sống bị căng thẳng bởi sự bấp bênh hoặc công việc rẻ mạt, của những giờ giấc khác thường, của phương tiện di chuyển hạn hẹp, đều đổ trên các em…

Nhưng các em cũng trả giá cho những cuộc phối hợp thiếu trưởng thành, và những chia rẽ vô trách nhiệm:

Các em đã trở thành những nạn nhân đầu tiên.

Các em đau khổ do thành quả của nền văn minh bởi những quyền lợi chủ quan quá khích,

và rồi khiến các em trở nên những đứa trẻ ranh mãnh nhất.

Các em thường xuyên hấp thụ sự bạo động mà các em không thể “tiêu hóa” nổi, và dưới cặp mắt của những người lớn tuổi,

các em bị bắt buộc để trở thành dầy dạn với sự suy đồi.

Ở thời đại chúng ta cũng như trong quá khứ, Giáo Hội lấy tình từ mẫu mà phục vụ các em và gia đình các em. Giáo Hội đem lại cho cha mẹ và con cái của thế giới chúng ta phép lành của Thiên Chúa, sự dịu hiền từ mẫu, kiên định chối từ và kết án mạnh mẽ.

Chúng ta không nên đùa giỡn với các em.

Hãy nghĩ xem xã hội hội sẽ ra sao để quyết định thiết lập một và tất cả những nguyên tắc này:

“Sự thật là chúng ta bất toàn và rằng chúng ta có nhiều khuyết điểm.

Tuy nhiên, khi một nghi vấn về trẻ em đến với trần gian, thì không có sự hy sinh nào của người lớn được xem là quá đắt đỏ hoặc lớn lao,

nhằm tránh cho một em khỏi phải nghĩ rằng

em là một lầm lỗi, rằng em không có giá trị

và rằng em bị bỏ rơi trước những vết thương của cuộc đời và của sự ngạo mạn của con người.”

Tuyệt vời biết bao một xã hội như thế! Một xã hội như vậy đáng được tha thứ, những lỗi lầm vô số kể — nhiều lắm, thật vậy.

Thiên Chúa phán xét đời sống chúng ta bằng cách lắng nghe những gì các thiên thần trình lại cho Ngài về các trẻ em, các thiên sứ mà “hằng chiêm ngưỡng nhan Chúa Cha Đấng ngự trên trời” (xem Mátthêu 18:10).

Chúng ta phải luôn luôn tự hỏi:

Các thiên thần của các em sẽ nói gì với Thiên Chúa về chúng ta?

[Original text: Italian]

[Translation by ZENIT]

http://www.zenit.org/en/articles/general-audience-on-the-passion-suffered-by-children

Mời tiếp tục vào thăm trang nhà: www.giadinhnazareth.org

ÔNG BỐ QUYẾT KHÔNG TỪ BỎ CON TRAI BỆNH DOWN MẶC CHO VỢ LY HÔN

ÔNG BỐ QUYẾT KHÔNG TỪ BỎ
CON TRAI BỆNH DOWN MẶC CHO VỢ LY HÔN

Trích EPHATA 643

Ngày 21.1.2015, tại một bệnh viện ở Armenia, con trai đầu lòng Leo của ông bố người New Zealand chào đời. Niềm hạnh phúc làm cha chưa được trọn vẹn, Samuel sửng sốt nhận tối hậu thư của vợ là Ruzan Badalyan bắt buộc anh phải chọn lựa hoặc con trai hoặc vợ.

Người phụ nữ sống cùng anh hơn một năm qua đã thẳng thừng đòi bỏ rơi Leo ngay sau khi bé ra đời. Đứa trẻ mắc hội chứng Down. Theo tờ Newstral, người mẹ này từ chối nhìn hay thậm chí chạm vào đứa trẻ mình mang nặng đẻ đau, bởi trong văn hóa Armenia, đứa trẻ như Leo là sự hổ thẹn cho cả gia đình.

Trái ngược với thái độ kỳ thị ấy, ông bố Samuel quyết định bằng mọi giá phải nuôi nấng con trai mình. Điều ấy đồng nghĩa với lá đơn ly hôn của người vợ và rất nhiều khó khăn phải đối diện khi làm bố đơn thân nuôi con khuyết tật.

Samuel vẫn nhớ như in buổi tối bé trai Leo ra đời. Các bác sĩ không cho phép anh được gặp vợ hay con trai mình ngay lập tức. “Các bác sĩ bước ra khỏi phòng hộ sinh với một cái bọc nhỏ trên tay. Trong đó gương mặt thằng bé bị che lại và các nhân viên không cho tôi gặp vợ hay con trai”, Samuel kể lại. Lời nói của bác sĩ khi ấy rằng “con trai anh thật sự có vấn đề” là điều khiến ông bố trẻ lo sợ.

Sự thật cuối cùng cũng sáng tỏ, Samuel biết con trai mắc phải hội chứng Down. Anh sốc và đau đớn khi nhận tin xấu từ bác sĩ nhưng ý nghĩ từ bỏ con tuyệt nhiên chưa một lần hiện lên trong tâm trí anh. “Cuối cùng, họ cũng cho tôi vào thăm thằng bé. Tôi nhìn chàng trai nhỏ, nói rằng nó thật đáng yêu và hoàn hảo. Tôi chắc chắn sẽ nuôi bé”, Samuel nhớ lại giây phút gặp con trai lần đầu tiên trong đời.

Samuel hoàn toàn không hay biết thiên thần nhỏ của anh đã bị chính mẹ đẻ lạnh lùng chối bỏ và mọi việc diễn ra âm thầm sau lưng anh. Khi Samuel bế con trai tới thăm vợ, cô dọa sẽ ly hôn nếu anh giữ lại đứa bé. Bất ngờ trước phản ứng của vợ, Samuel vẫn đi theo lời mách bảo của tình phụ tử thiêng liêng. Cô vợ đệ đơn ly hôn một tuần sau đó.

Đối diện với nhiều khó khăn tài chính của một người hành nghề tự do trong ngành kinh doanh, Samuel đang nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ để rời Armenia và trở về quê hương New Zealand nuôi nấng con trai khuyết tật. Cảm động trước tình cảm anh dành cho con trai nhỏ bất hạnh, nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp giúp đỡ hai cha con trong hành trình về nhà xây cuộc sống mới.

Trang gây quỹ mang tên “Mang Leo về nhà” do Samuel lập ra đã nhận được hơn 100.000 USD trong 24 giờ. Ông bố hoàn toàn bất ngờ trước sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều người xa lạ.

“Leo và tôi thấy mình đã vượt mục tiêu nhanh chóng. Bé thật may mắn khi nhận được sự quan tâm của hàng nghìn bạn bè trên toàn thế giới”, ông bố bày tỏ sự cảm ơn tới những người ủng hộ mình từ khắp mọi nơi.

Số tiền quyên góp sẽ được sử dụng để tìm một ngôi nhà ở Auckland và cho Leo cơ hội đến trường. Samuel cũng dự định sử dụng một phần trong quỹ để ủng hộ cho trẻ em khuyết tật ở Armenia.

Theo dailymail.co.uk

ĐTC Phanxicô: xã hội u buồn ảm đạm, nếu không có trẻ thơ

ĐTC Phanxicô: xã hội u buồn ảm đạm, nếu không có trẻ thơ

Chuacuuthe.com

– Tin nổi bật, Tin Công Giáo Thế Giới

dct

VRNs ( 19.03.2015) – Sài Gòn- Theo Romreport ngày 18.03.2015,  ĐTC Phanxicô nói: ” Một xã hội không có con trẻ là “xã hội u buồn ảm đạm”. Ngài đã kết luận như thế trong bài huấn giáo về gia đình. Ngài nói về những người mẹ, người cha và ông bà. Trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần tại quảng trường thánh Phêrô, ngài suy niệm về trẻ em.
Ngài nói rằng: chúng ta phải luôn luôn nuôi dưỡng trong tâm trí của mình về điều kiện của trẻ em. Không ai tự mình mà được sinh ra,  họ chỉ đón nhận cuộc đời. Ngài nhấn mạnh rằng người lớn nên học hỏi từ tinh thần đơn sơ của con trẻ và kết luận với lời cảnh báo: ” U ám và buồn sầu” khi một xã hội không có con trẻ.

Tóm tắt bài huấn giáo:
” Trong bài huấn giáo của chúng tôi về gia đình, hôm nay chúng ta chuyển sang con trẻ, đó là một món quà tuyệt vời cho GH và cho gia đình nhân loại của chúng ta. Tôi nghĩ về những đứa trẻ hạnh phúc rất nhiều, tôi nhận thấy trong chuyến thăm gần đây của chúng tôi đến Châu Á, và cả trẻ em trên toàn thế giới, vô số các em đang sống trong nghèo đói về mọi nhu cầu.
Một xã hội có thể được đánh giá bằng cách xã hội đó đối xử với trẻ em . Trong gia đình của chúng ta, con cái nhắc nhớ chúng ta rằng: từ những năm đầu đời của chúng ta, chúng ta phụ thuộc vào người khác. Chúng tôi nhận ra điều này trong chính Chúa Giêsu, Người sinh ra trong hình hài một trẻ thơ ở Bethlem.

Trẻ thơ cũng nhắc nhớ chúng ta rằng, chúng ta là con cái của Thiên Chúa, chứ không phải là tự hoàn toàn điều khiển cuộc sống của chúng ta, chúng ta không bao giờ chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào người khác. Họ thách thức chúng ta nhìn thấy mọi thứ với một tâm hồn đơn sơ, tinh khiết và tin tưởng, tiếp nhận và cung cấp sự ấm áp và ” dịu dàng”, cười và khóc một cách tự do để đáp ứng với thế giới xung quanh chúng ta. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta trở nên giống trẻ thơ, Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng.” (Mt 18, 3)

Chúng ta hãy hoan nghênh và trân trọng con em chúng ta, những người mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống, niềm vui và hy vọng cho thế giới. Thế giới của chúng ta sẽ buồn và ảm đạm biết bao nếu không có trẻ thơ.

Pv.VRNs

8-3, Thư gửi những người phụ nữ tuyệt vời

8-3, Thư gửi những người phụ nữ tuyệt vời

dongten.net

8-tháng-3-thư-gửi

Từ Bắc chí Nam, tôi được phúc có duyên gặp gỡ và thân tình với những người phụ nữ tuyệt vời. Vui mừng và cảm phục, tôi muốn viết về họ, viết cho họ tâm tình của tôi. Ước mong, ngày càng có thêm những người phụ nữ tuyệt vời như thế.

Gửi chị…

Chị làm nghề nông, với khuôn mặt rất đẹp, nhưng đôi mắt không còn thấy nữa. Trong một lần giải phẫu, thay vì chữa lành một lỗi nhỏ của mắt, bác sĩ đã sai sót kỹ thuật và làm hư đôi mắt chị. Bác sĩ nhận lỗi và ân hận, chị quảng đại tha thứ và đón nhận một cuộc sống thiếu ánh sáng. Chị làm tất cả những gì có thể cho chồng cho con… làm tôi phải ngạc nhiên. Thế nhưng, chồng chị không thể chấp nhận thực tế này. Anh cho tôi xem những tấm hình đẹp của anh chị và gia đình khi chị còn sáng mắt. Anh cay đắng, mất kiên nhẫn khi đối diện với dư luận của hàng xóm… Anh muốn bỏ chị nhiều lần vì không thể chịu đựng thêm. Chị rất đau khổ, vì chị chưa mảy may nhận được một chút nào đồng cảm từ anh. Anh hết đổ lỗi cho người, rồi đổ lỗi cho chị… Chị nói với tôi: thầy coi, hôm qua anh đấm vào mặt con đây này, bây giờ vẫn còn sưng… Cám ơn chị, một người bao dung trong tha thứ, và kiên trung trong cuộc sống.

Gửi cô…

Cô là một giảng viên, với dự định làm tiến sĩ để thực hiện ước mơ trong chuyên môn của mình, nhưng cô sinh người con thứ hai với hội chứng tự kỷ. Thế là, cuộc sống của cô có bước ngoặt. Người ta có thể bỏ rơi những người con như thế… Nhưng không, cô dành tất cả phần đời còn lại cho con. Cô vẫn dạy học, nhưng không đi xa hơn trên đường học vấn như dự định. Vì với cô, con là trên hết. Chú hiểu lòng cô. Chú chuyên tâm nghiên cứu và làm việc trong chuyên môn tiến sĩ của mình, để vừa nuôi gia đình, vừa góp phần phát triển xã hội. Mọi hoạt động của gia đình đều được sắp xếp để thích hợp nhất cho người con. Cô chú còn mở rộng sang việc giúp đỡ những gia đình có con bị tự kỷ. Vâng, con tim yêu thương luôn biết sáng tạo. Thật quý giá và cao đẹp.

Gửi bà…

Chẳng giàu có gì, nhưng bà đã một tay nuôi các con rồi lại nuôi các cháu. Bà nhiều con, trong đó có một người con gái, khi làm ăn, cô bị lừa gạt, không chịu nổi cú sốc, cô bị tâm thần. Thế là, bà không chỉ nuôi cô, mà còn nuôi thêm hai người con của cô nữa. Chồng cô vẫn thương cô, thương mẹ, và thương các con; nên đi làm để gửi tiền về cho bà nuôi các cháu. Thời gian thấm thoắt trôi, giờ đây, cô đã mất, các cháu khôn lớn cả: người làm giáo viên, người làm kỹ sư. Bà kể cho tôi về cuộc đời rất vất vả nhưng với đầy lòng biết ơn. Niềm vui của bà thật thấm thía và cũng thấm đẫm những trái đắng trong đời.

Gửi mẹ…

Trước sự ra đi của mẹ, lòng tôi không khỏi xốn xang bao nỗi niềm. Chưa bao giờ tôi buồn như lần ấy. Cuối một buổi chiều, cha giáo tiến về phía lớp học. Đầy cảm thông và tế nhị, ngài nói một tin hết sức bất ngờ: “Mẹ của… vừa qua đời, xin anh em cầu nguyện và hiệp thông với …” Ngay tức khắc, tim tôi rung lên loạn nhịp, nước mắt tự nhiên trào ra, đôi môi mím lại, bàn tay nắm chặt, tôi đứng như trời trồng. Ký ức dội về dồn dập. Còn nhớ, mới đây thôi, tôi chào mẹ để vào Dòng. Đứng trước ngõ, dáng người nhỏ gầy, với ánh mắt đầy hy vọng, mẹ nhắn nhủ tôi: “Hãy gắng theo Chúa cho trọn, nghe con, đừng lo cho mẹ.” Dù mẹ bị huyết áp cao và từng trải qua hai lần bị tai biến, nhưng mấy năm trở lại đây, mẹ đã hồi phục nhiều. Tin mẹ ra đi, tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận từ lâu; sao giờ đây, tôi vẫn cảm thấy quá đỗi bàng hoàng. Lời gọi mẹ chợt vang lên trong thâm tâm: nhớ mẹ, mẹ ơi!

Mẹ là người mà tôi yêu thương nhất: con tin là M vn đang nghe con… Còn bạn, người phụ nữ nào ý nghĩa nhất đời bạn… Hãy viết cho họ… Cám ơn Trời đã ban cho đời những người phụ nữ tuyệt vời để đời đầy sức sống và tình yêu.

Vinh Sơn Vũ Tứ Quyết, S.J.

Triệu chứng ly hôn

Triệu chứng ly hôn

Chuacuuthe.com

VRNs (01.03.2015) – Sài Gòn – Tình yêu và hôn nhân có vài thời kỳ. Khi yêu nhau thì thấy KỲ DIỆU, khi cưới nhau rồi thì thấy KỲ LẠ, khi cuộc sống êm trôi thì thấy KỲ ẢO, khi gặp gian khó thì KỲ DỊ, khi biết rõ nhau rồi thì thấy KỲ QUẶC, khi “no xôi, chán chè” rồi thì thấy KỲ QUÁI. Kể ra cũng kỳ thật!

Con thuyền hôn nhân của bạn có êm đềm hay đang gặp sóng gió? Trong cuốn “Marriage Inventory Quiz” (Kiểm kê Hôn nhân), tiến sĩ Phil đã đưa ra 6 triệu chứng cho biết hôn nhân đang mắc chứng bệnh trầm kha nguy hiểm.

150228006

  1. KIỂM SOÁT và LẠM DỤNG

Kiểm soát người khác thường gây ra tình trạng xoi mói cảm xúc – chẳng hạn nói: “Hãy đồng ý, nếu không thì…”. Về tiền bạc hoặc vấn đề nào đó, người bạn đời có muốn kiểm soát bạn? Bạn có bị nhục mạ nhân phẩm? Về lĩnh vực vật chất, thể lý và tinh thần, bạn có bị lạm dụng bằng cách nào đó? Nếu mất cân bằng về quyền thì bạn sẽ mất chính mình, có thể hôn nhân của bạn đang bị “ngộ độc” đấy!

  1. TIN TƯỞNG và GHEN TUÔNG

Vì thiếu tự tin và không tin người bạn đời nên mới ghen tuông. Bạn có muốn “lấn quyền” vợ/chồng? Bạn có suy diễn theo ý mình về các động thái của vợ/chồng? Bạn có biết vợ/chồng làm gì khi vắng mặt bạn? Ghen tuông là “bức bình phong” che giấu quyền lực và sự kiểm soát, ngầm muốn mình “nổi trội” hơn về mọi lĩnh vực. Đó là “cờ đỏ” báo động đối với hôn nhân!

  1. DỐI TRÁ

Vợ chồng có chân thật và công khai về tài chính, ưu tiên hôn nhân, và cùng nhau muốn tạo dựng tổ ấm thực sự? Có gì giấu giếm nhau? Nếu có, tại sao phải giấu giếm? Bạn nói dối điều gì? Không gian dối không có nghĩa là phải thành thật mọi thứ. Dĩ nhiên hôn nhân cũng có những điều cần giấu kín, nhưng đừng giả dối hoặc lừa dối vì ích kỷ mà làm tổn hại hôn nhân, nhất là về tiền bạc.

  1. GIAO TIẾP

Nếu gặp cha mẹ đôi bên, đặc biệt là cha mẹ của người vợ/chồng cũ (nếu bạn tái hôn), bạn có tôn trọng họ và chân thành giao tiếp như người con? Bạn đã trưởng thành, hãy cư xử đúng đắn với các bậc sinh thành và người lớn đáng tuổi cha mẹ mình. Đó là bạn làm gương sống cho con cái.

  1. HÀI HÒA

Âm nhạc cần sự hòa âm. Hòa âm tốt thì êm tai, hòa âm dở thì chói tai. Hôn nhân cũng vậy. Hai người mà là một, một mà không hài hòa thì làm sao là một tổ ấm đích thực? Đừng làm cho tổ ấm hóa “lạnh”. Vợ chồng hài hòa thì con cái sẽ hòa thuận, và mọi thành viên đều hài lòng về gia đình mình. Đừng la hét nhau, nguyền rủa nhau, cũng đừng to tiếng om sòm, hãy nhẹ nhàng nói với nhau. Lời nói không tốn tiền mua đâu!

  1. THÂN MẬT ÂN ÁI

Ân ái là “khoảng riêng phu thê”, phản ánh mối quan hệ tốt hay xấu. Sự thân mật có tính nhạy bén lắm. Đó cũng là lúc thể hiện sự bình đẳng giới, cả thể lý lẫn tinh thần. Nếu bạn miễn cưỡng hoặc cảm thấy không thoải mái, hôn nhân đang có “vấn đề” rồi!

Xuân đang về, Tết đang đến, nàng Xuân đứng ở đầu ngõ rồi. Nếu hôn nhân của bạn êm đềm như mây trôi thì thật may mắn cho bạn, nhưng nếu hôn nhân của bạn đang rắc rối ít hay nhiều, hãy giải quyết ngay để kịp ăn Tết Át Mùi này, bạn nhé!

TRẦM THIÊN THU

17 ĐIỀU CHỨNG TỎ BẠN ĐANG KHÔNG HẠNH PHÚC …

17 ĐIỀU CHỨNG TỎ BẠN ĐANG KHÔNG HẠNH PHÚC …

Nếu thường xuyên có những hành động, suy nghĩ sau đây, chứng tỏ bạn là người không mấy hạnh phúc trong cuộc sống.

1. Lo lắng về những điều mình không thể thay đổi

Nhiều khi chúng ta thường cảm thấy tội lỗi về những thứ mình đã chọn hoặc về những việc mình đã làm nhưng có phần khác biệt với những người khác.

Thế nhưng, trong hầu hết các lần, họ lại thường xuyên lặp đi lặp lại cụm từ “Giá mà”, “Đáng lẽ tôi…”… Tuy nhiên, việc lo lắng và hối hận về những thứ đã rồi thực sự chẳng giải quyết được gì. Thay vì ngồi đó và than vãn, hãy rút kinh nghiệm từ những sai lầm để có thể hoàn chỉnh bản thân trong thời gian tiếp theo.

2. Từ bỏ khi gặp khó khăn

Những người không hạnh phúc thường chùn bước khi phải đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên việc từ bỏ chỉ khiến bạn cảm thấy mình là kẻ thất bại.

3. Quá gay gắt với bản thân mình

Những người không hạnh phúc thường khó tính với chính bản thân mình. Nếu bạn có thể thả lỏng mình hơn, cuộc sống sẽ trở nên thật thoải mái và vui vẻ.

4. Không bao giờ luyện tập thể thao

Càng tập luyện thể thao nhiều, bạn càng cảm thấy đời sống của mình lành mạnh.

17 điều chứng tỏ bạn đang không hạnh phúc 1

5. Đặt ra những mục tiêu không thể đạt được

Ai cũng biết việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống của mình là điều vô cùng quan trọng. Đó cũng là cách duy nhất để mọi kế hoạch của bạn được hoàn thành. Thế nhưng, vấn đề là khi bạn đặt ra những mục tiêu viển vông, khó có thể đạt được, bạn sẽ càng thêm chán nản và buồn phiền.

Hãy đặt ra từng mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Như vậy, bạn mới có thể hoàn thành mọi chỉ tiêu trong tâm trạng phấn chấn.

6. Thường xuyên ăn đồ có hại cho sức khỏe

Những người thường xuyên ăn đồ không tốt cho sức khỏe sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc sống của bạn.

7. Không ngủ đủ giấc

Ngủ là việc quan trọng! Thời gian ngủ sẽ quyết định tới việc bạn có vui vẻ, khỏe mạnh trong ngày hôm sau. Bạn luôn cố gắng làm thêm hay thức xem phim, bóng đá? Điều đó sẽ khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau.

17 điều chứng tỏ bạn đang không hạnh phúc 2

8. Thường nghĩ về khuyết điểm của bản thân

Ai trong chúng ta cũng đều có những điểm yếu, tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải biết phô trương điểm mạnh, năng lực của bản thân chứ không phải lúc nào cũng lo sợ vì những điểm yếu.

9. Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội

Ngày nay, nhiều người chỉ chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi những mối quan hệ ngoài đời thực. Tuy nhiên, việc tắt máy tính và hòa mình vào những cuộc vui chơi với bạn bè sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn rất nhiều.

10. Sống trong vỏ bọc của bản thân

Luôn luôn ẩn mình trong khu vực an toàn – nơi mà bạn cảm thấy yên tâm và không phải đối mặt với những nguy hại. Đó là dấu hiệu của những người kém hạnh phúc.

Đơn giản, sự nhàm chán là 1 gia vị thiết yếu khiến con người cảm thấy không hạnh phúc.

Vì vậy, hãy rũ bỏ mọi sự sợ hãi để thử cảm giác mạnh của những trò chơi mạo hiểm hay dấn thân vào một công việc kinh doanh nào đó đi. Đảm bảo bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật nhiều màu sắc.

17 điều chứng tỏ bạn đang không hạnh phúc 3

11. Luôn lo lắng về những gì người khác nghĩ

Những người hay suy nghĩ quá nhiều về điều người khác nghĩ thường có tâm trạng u ám, chán nản.

12. Hay nói xấu người khác

Những người không hạnh phúc thường cố gắng tìm ra điểm yếu của người khác để suy xét và nói xấu. Thế nhưng, hành động này chẳng thể khiến bạn vui vẻ hơn.

13. Làm việc quá nhiều

Làm việc quá nhiều khiến bạn không có thời gian quan tâm đến nhu cầu của bản thân. Bởi vậy, hãy đứng dậy và tụ tập cùng bạn bè hoặc đi spa hay du lịch nếu có thời gian rỗi.

17 điều chứng tỏ bạn đang không hạnh phúc 4

14. Tách biệt với những người xung quanh

Dành thời gian bên gia đình, bạn bè những lúc bạn cảm thấy không vui là cách hiệu quả nhất giúp bạn thư thái tâm hồn.

15. Bạn dễ dàng thỏa hiệp

Thường không có chính kiến và dễ dàng thỏa hiệp với bất cứ sự sắp đặt nào khiến cuộc sống của bạn trở nên tù túng. Những người hạnh phúc thường tự sắp xếp cuộc sống theo ý muốn của họ: Họ có thể dễ dàng kết thúc một mối quan hệ khiến họ không vui hay thay đổi công việc nếu chưa cảm thấy hài lòng.

16. Khó tha thứ

Tha thứ cho những sai phạm của người khác cũng chính là chìa khóa giúp bạn vui vẻ.

17. Chỉ nghĩ đến bản thân mình

Giúp đỡ người khác giúp tâm hồn bạn trở nên thanh cao và thư thái.

(Nguồn: Businessinsider)
19 Things Unhappy People Do

Everyone has their off days, but why cause more negativity you can avoid it? If you work on thinking positively about yourself and others, you will be that much closer to being your happiest self. Below are 19 things unhappy people do that we should all try to avoid.

1. They worry about things they can’t change

We are all guilty sometimes of wondering what might have been if we had chosen or acted differently. But in most cases, this is a dead-end street. Unhappy people tend to brood about the “could’ve, should’ve, would’ves” of life, but it’s important not to worry about things we can’t change; instead, we should learn from our mistakes and simply try to do better next time! We may even end up being happy that we made some mistakes.

2. They give up when things get too hard

Unhappy people tend to back down when they are presented with a challenge. It’s easy to throw in the towel when things seem like a lost cause, but powering through and persevering will usually yield good results. Giving up just leaves you feeling defeated. Regardless of the outcome, following through boosts confidence and reassures us that when all is said and done, we did everything we could to make it happen!

3. They take themselves too seriously

People who take themselves too seriously tend to take life too seriously in general. If you are able to take a step back and laugh at yourself and the absurdity of life every now and then, things won’t seem so dire.

4. They never exercise

Exercise has countless mental and physical benefits. The more you exercise, the better you feel about yourself and the more likely you are to live a healthy lifestyle. Ditching exercise for a more sedentary way of life can have an overall negative effect on mood, health, and happiness. Here are some workouts that match different moods!

5. They set unattainable goals for themselves

We all know that setting goals for ourselves is important; it’s the only way to get things done! But it can be a problem when the goals are unrealistic and unreachable. While we think it’s great to always reach for the stars, people who hold themselves to impossible standards will be left feeling disappointed if they don’t succeed. The key is to set small and attainable goals for yourself, and you will feel great when you meet and even exceed them. Remember — nobody is perfect!

6. They eat unhealthy foods often

Everyone has their guilty food pleasure (truffle fries, anyone?), and we fully support the occasional indulgence. However, unhappy people tend to let their indulgences become their habits. Eating healthy foods can lift your mood, give you more energy, and improve your physical health. Plus, there are so many great healthy recipes out there to try!

7. They don’t get enough sleep

Sleep is essential! The amount of sleep you get corresponds with how happy and productive you are the next day. You may think that putting in that extra hour of work is a good idea, but nine times of out 10, work — and most other things! — should take the backseat to a good night’s sleep. Check out some good bedtime habits to aid your beauty sleep!

8. They focus on their weaknesses, not their strengths

We all have our insecurities — the key is to embrace the good and try not to focus on the bad. Self-improvement is important, but unhappy people tend to dwell too much on their weaknesses instead of working on having a positive self-image. We should recognize our flaws and own them but never let them hold us back!

9. They spend too much time on social media

This one is a biggie! These days people lay out their whole lives online, and there are many drawbacks to this kind of social media over-share. For one, we can spend too much time comparing ourselves to other people. It’s great that your friend just got a new job, got married, or had a baby, but it’s OK that you are at a different — and just as important! — part of your life. It’s a good idea to take a step away from the screen and get some perspective. Unhappy people tend to get caught up in social media and worry too much about how they appear to other people, which can have a negative effect on how they view themselves.

10. They stay in their comfort zones

It’s easy to stay in our comfort zones where we feel safe and where the potential for risk is low. But staying there too long means we may be missing out on some great things in life. A huge contributing factor to unhappiness is boredom — and this can be easily remedied by trying new things and taking some risks! We don’t necessarily mean that you should drop everything and go skydiving, but maybe try a new type of food, go see a show that sounds unusual, or take a weekend trip somewhere that you’ve never been.

11. They worry about what other people think

Unhappy people tend to care too much what people think. At the end of the day, there is only so much you can do to please other people, so what matters most is loving yourself!

12. They gossip or speak negatively about others

Our moms taught us many things — one important lesson being that if you can’t say something nice, then there is no reason to say anything at all. People who are unhappy sometimes try to bring other people down in order to make themselves better, but this never works! A better remedy is to lift others up and work on feeling great!

13. They work too much

Everyone deserves a mental health day! People who work too much can often neglect their needs, and sometimes all you need is a day to take a break from work and focus on yourself!

14. They isolate themselves

When things get tough, it’s easy to withdraw from the people who care about you. But spending time with close friends and family when you’re unhappy is actually a great way to feel better! Sometimes being with people can take our minds off whatever is bringing us down, so surrounding ourselves with people who love us most is a great way to turn things around.

15. They never indulge themselves

Happy people know that it’s important to take a vacation, splurge on a new outfit, or enjoy a spa day now and then. People who aren’t happy sometimes forget that taking care of themselves is just as important as taking care of others. Make sure to treat yourself!

16. They’re OK with settling

People who are unhappy often stay in their comfort zones and are content to settle for things. Whether it’s staying stuck in a relationship that isn’t making us happy or settling for one job when we have our eye on another one, staying in ruts can make us feel like our lives have plateaued. Happy people work to get themselves out of these ruts and make the changes needed to start heading in the direction they want to be going!

17. They refuse to forgive

Unhappy people tend to hold on to grudges, but there is freedom and peace in letting go of things and offering forgiveness to yourself and others.

18. They avoid planning and organization

Disorganization can leave people feeling like their lives are in a state of disarray. Even if it is something as simple as rearranging your room or trying out these DIY organization hacks, restoring order can help you feel like you have regained a measure of control over things. Unhappy people who avoid organization and planning ahead tend to be less prepared to deal with life’s twists and turns.

19. They focus only on themselves

While caring for yourself is essential, unhappy people tend to only think of themselves. Treating others unkindly or constantly focusing on yourself and your own problems can be harmful to your well-being and happiness. It’s amazing what a little bit of kindness and looking at the bigger picture can do for the soul!

And if you need some tips on how to be happy, try following these lessons from the Happy movie!

What are some other ways to avoid being unhappy?

Source: Shutterstock

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Free download Tuyển tập ”Hôn Nhân và Gia Đình”

Free download Tuyn tp ”Hôn Nhân và Gia Đình”

Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ

1/25/2015

Tuyển tập “Hôn Nhân và Gia Đình” do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ chủ trương và phát hành nhằm sửa soạn cho các gia đình Công Giáo Việt Nam ý thức và có thể tham gia tích cực Ðại Hội Thế Giới về Gia Ðình lần thứ 8 tại Philadelphia từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 27 tháng 9 năm 2015 với sự có mặt của Ðức Thánh Cha Phanxicô. Ðây là một cơ hội 3 năm 1 lần nhằm quy tụ những nhà thần học và giáo dục Công Giáo từ khắp các Châu để cùng nhau chia sẻ, học hỏi nhằm củng cố vai trò làm cha mẹ trong các gia đình Công Giáo.

Ý thức được tầm quan trọng của vai trò những người làm Cha, Mẹ trong gia đình, và những thách đố họ đang gặp khi giáo dục con cái trong môi trường tục hoá ngày nay, Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã mời Cha Nguyễn Khắc Hy, P.S.S., Giáo sư Ðại chủng viện, soạn một tài liệu để học hỏi và sống Năm Gia Đình cách tích cực và hữu hiệu. Trong những tháng vừa qua Cha giáo Hy đã mời một số linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân hiện đang sống tại Hoa Kỳ với khả năng chuyên môn của các vị cộng tác trong công tác này. Tuyển tập có bảy mục cơ bản: văn hóa, Kinh thánh, thần học tín lý, luân lý, giáo luật, linh đạo Công Giáo, và tâm lý xã hội. Hơn thế cũng bao gồm những bài viết về giá trị đạo đức gia đình theo văn hoá Việt Nam nhằm giúp thế hệ cha mẹ tìm lại giá trị mà mình đã cam kết khi thề hứa sống đời đôi bạn, và giúp con em Việt Nam sinh trưởng ở hải ngoại hiểu thêm về căn tính và giá trị đạo đức mà cha mẹ họ trân quý.

Nay tuyển tập này đã được hoàn thành và Liên Đoàn muốn gửi đến mọi thành phần Dân Chúa như một món quà tinh thần hầu giúp hầu giúp giáo dân hiểu hơn về Hôn Nhân và Gia Đình và làm nhân chứng cho Tin Mừng trong xã hội đang muốn từ chối mọi giáo huấn của Thiên Chúa qua những giải thích của Giáo Hội. Mục đích cũng là giúp sửa soạn chúng ta tham dự và đón mừng Ðại Hội Thế Giới về Gia Ðình lần thứ 8 tại Philadelphia vào tháng 9 năm 2015.

Muốn tải miễn phí (free download) dạng PDF. Xin nhấn vào đây Tuyển tập Hôn Nhân và Gia Đình này.

Muốn có sách in, xin các Cha chính xứ, các Cha quản nhiệm các Giáo xứ và Cộng đoàn và các Hội Đồng Mục Vụ liên lạc và order sách Truyển tập Hôn Nhân và Gia Đình với cha Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn, email: [email protected], để đỡ tốn kém tiền gửi chi phí bưu điện. Sách dầy gần 500 trang chỉ bán với giá vốn là $5.00 đo-la một cuốn.

Trân trọng giới thiệu,

Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ

NHỚ CÁI CHẾT ĐỂ SỐNG ĐẠO TỐT HƠN

NHỚ CÁI CHẾT ĐỂ SỐNG ĐẠO TỐT HƠN

(LỄ AN TÁNG MỆ ANNA TRẦN THỊ CHƯNG 97 TUỔI)

Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS

Hương Lâm, ngày 30/12/2014

Kính thưa Cộng đoàn Phụng Vụ,

Chúng ta cảm tạ Chúa và cám ơn Mệ Anna Trần thị Chưng, thân mẫu của nữ tu Anna Lê thị Nga và bà nội của cha Đaminh Lê Đình Du. Qua cái chết của Mệ, Chúa đã qui tụ chúng ta lại nơi đây trong sự sẻ chia tình thương liên đới, an ủi, nâng đỡ những người còn sống về nỗi buồn mất mát tang chế, và cùng nhau chung lời hiệp nguyện cử hành thánh lễ an táng tiển đưa thi hài Mệ Anna đến nơi an nghỉ, khỏi những vất vả nhọc nhằn trên vùng đất cát trắng cằn khô của một cuộc đời dài 97 năm, chờ ngày sống lại vinh phúc với Chúa, như lời hứa của Chúa Giêsu chúng ta vừa nghe: “Hỡi tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”.

ĐTC Phanxicô trong lời mở đầu Tông Thư Năm Đời Sống Thánh Hiến đã nói:“Các con không chỉ có một lịch sử huy hoàng để nhớ lại và tường thuật, mà còn có một lịch sử oai hùng cần viết nên! Hãy nhìn về tương lai, nơi mà Thánh Linh đã dự định thực hiện cùng với các con những điều trọng đại hơn nữa”. Tôi xin mượn lời này để nói đôi điều về hành trình cuộc sống và đức tin của Mệ Anna, như một tấm gương sáng khích lệ con cháu của Mệ, cũng như mỗi người chúng ta, đặc biệt giáo xứ Hương Lâm, nỗ lực tiếp tục viết nên một trang sử tương lai tốt đẹp hơn mà Chúa Thánh Thần đã thương khơi gợi lên. Mệ Anna đã có tất cả 9 người con, 7 gái 2 trai, mà hiện nay 7 người còn sống, với một con gái là nữ tu, một cháu nội là linh mục, hai cháu ngoại trai theo ơn gọi linh mục (đang là chủng sinh triết 3 và năm tu đức thuộc ĐCV. Xuân Lộc và ĐCV. Huế), cùng một cháu ngoại gái là ứng sinh Dòng MTG. Tình thương yêu, lòng đạo đức và đức tin mãnh liệt của Mệ Anna, nhất là từ khi Ông về với Chúa, đã ảnh hưởng đặc biệt lên đời sống và ơn gọi của Cha Du: chiến tranh tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của người cha thân yêu khi cha Du mới được 6 tháng tuổi, rồi người mẹ yêu dấu tuổi đời còn quá trẻ nên cũng đành bước thêm một bước nữa, thì Mệ Anna đã làm mẹ thêm một lần nữa, chăm sóc nuôi dưỡng cháu nội thơ dại. Mệ và cháu như bóng với hình, luôn quấn quýt bên nhau, khi ăn khi ngủ, khi đi nhà thờ lúc đến trường, cả đến khi khôn lớn làm linh mục rồi lòng Mệ vẫn hằng theo cha bằng tình thương và lời cầu nguyện hôm sớm, và cha Du cũng năng thu xếp công việc mục vụ chạy về thăm Mệ. Giờ đây Mệ ra đi về với Chúa là một mất mát lớn lao cho cha Du, nhưng Mệ và cha cũng đều được mãn nguyện là cha lo được mọi sự cần thiết phần hồn phần xác cho tang lễ của mệ như hôm nay.

Hy vọng khi nhìn về quá khứ với lòng tri ân này sẽ giúp chúng ta, không những con cháu của Mệ Anna mà còn tất cả con dân Hương Lâm nữa, ở đời hay đi tu, sống thật tốt cuộc đời hiện tại và hướng về xây dựng tương lai một cách tốt đẹp hơn. Quả thế, cũng như bao nhiêu bậc tiền bối sống trên mảnh đất cát trắng nghèo khó cằn khô mà Đức Cha Urutia Thi gọi là “họ rú” này, Mệ Anna là cơ hội lời tạ ơn của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”. Đúng vậy, các thế hệ trưởng thượng nơi đây không được học hành chữ nghĩa bao nhiêu, rất nhiều người còn không biết đọc biết viết, quanh năm làm lụng lam lũ vất vả, nhưng Chúa lại ban cho đức tin mạnh mẽ, đạo đức sốt sắng, hết lòng yêu mến Chúa, phụng sự Chúa và sẵn sàng hy sinh cho con cháu học hành, rồi lại hiến dâng con cháu cho Chúa trong đời sống ơn gọi. Hương Lâm là một giáo xứ thôn quê nghèo khó nhưng có rất nhiều người đi tu ở nhiều Dòng khác nhau, trong cũng như ngoài nước. Nếu mà được bền đỗ cho đến cùng thì đông lắm, song Chúa cũng thương cho được 11 linh mục, năm ba chục nam nữ tu sĩ phục vụ Chúa và Giáo Hội trên mọi cánh đồng truyền giáo, trong đó có 6 vị đã từng là hay đang là Bề trên Dòng, nhiều vị khác cũng nằm trong Ban lãnh đạo hoặc ban đào tạo nhân sự của Dòng.

Nhân lễ an táng Mệ Anna hôm nay, những người đi tu của giáo xứ Hương Lâm mà hầu như gia đình nào cũng có, thậm chí có những gia đình 3, 4, 5 người, chúng ta hãy cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng ta từ hư vô thành hiện hữu, lại kêu gọi chúng ta theo Ngài; cám ơn tổ tiên ông bà cha mẹ và gia đình huyết tộc đã sinh thành dưỡng dục chúng ta nên người, rồi quảng đại hiến dâng cho Chúa; cám ơn Mẹ Hội Thánh, Mẹ Giáo phận và Mẹ Hội Dòng, qua các Bề trên hữu trách và các anh chị em, là gia đình thiêng liêng của chúng ta, đã đón nhận, chọn gọi và đào tạo chúng ta nên người của Chúa và người cho tha nhân; cám ơn tất cả mọi người đã, đang và sẽ tiếp tục thông cảm, thương yêu nâng đỡ chúng ta cho đến cuối cuộc đời trần thế.

Còn đối với các thành phần giáo dân, chúng ta hãy lắng nghe lời kêu gọi giáo dân và gia đình của ĐTC Phanxicô trong Tông Thư Năm Đời Sống Thánh Hiến, để sống tích cực hơn với Cha xứ và các chị xứ của mình: “Tôi mời gọi hết mọi người hãy kề vai sát cánh những người tận hiến, để chia vui với họ, để san sẻ những khó khăn của họ, để hợp tác với họ, trong tầm mức có thể được, trong việc thực thi tác vụ và công việc của họ mà cũng là của toàn thể Giáo hội. Hãy giúp họ cảm nhận được lòng ưu ái và thiện cảm của toàn thể dân Chúa… Vì Gia đình và đời sống thánh hiến là những ơn gọi mang lại sự phong phú và ân điển cho mọi người, những không gian kiến thiết các tương quan nhân bản, những nơi loan truyền Tin mừng. Gia đình và đời sống thánh hiến có thể giúp đỡ lẫn nhau… Đời sống thánh hiến là hồng ân cho Giáo hội, phát sinh trong Giáo hội, tăng trưởng trong Giáo hội, và hoàn toàn hướng về Giáo hội… Đời sống thánh hiến không phải là một thực thể lẻ loi, nhưng thuộc về bản chất của Giáo hội, nằm trong tâm điểm của Giáo hội như là yếu tố quyết định của sứ mạng Giáo hội”.

Kính thưa Cộng đoàn Phụng vụ,

Giờ đây, xin cho phép tôi nói với Mệ Anna đôi lời.

Kính thưa Mệ Anna, là một đứa cháu, một thành viên của giáo xứ Hương Lâm và là cha bảo trợ của cha Du, cháu nội của Mệ, con cám ơn Mệ về gương sáng của Mệ cho chúng con noi theo qua từng chặng đường trong đời sống đời thường: là con ngoan, dâu thảo, vợ hiền, mẹ đảm đang, rồi làm mẹ thêm lần nữa tận tình lo cho cháu mồ côi; nhất là trong đời sống tín hữu đạo hạnh, siêng năng kinh lễ, không bao giờ bỏ, dù đường xa tuổi già sức yếu và bệnh hoạn, khi nắng gắt khi mưa rét, luôn hiền hậu và khiêm nhường, để cầu nguyện cho con cháu bà con, cho giáo xứ, cho quê hương. Giờ Mệ đã ra đi, về an nghỉ với Chúa, cảm nhận được ách êm ái và gánh nhẹ nhàng của Chúa, sum họp với Ông, các con cháu và những người thân yêu đã khuất, xin Mệ tiếp tục cầu nguyện cho chúng con còn ở chốn đời nhiều gian khó, chiến đấu trăm bề, được bền vững đức tin và ơn gọi cho đến cùng. Chúng con cám ơn Mệ đã bằng cái chết của Mệ mà nhắc nhở chúng con nhớ đến một ngày nào đó chúng con cũng phải chết, để sống đạo tốt hơn, và an hòa hơn với mọi người. Chúng con xin tạm biệt Mệ nơi đây và hẹn ngày đoàn tụ ở trên nhà cha trên trời. Amen.

Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS