Tình con

Mời đọc….!!!!
Lê Vi's photo.

Lê ViFollow

– Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không?
– Được chứ, gì vậy? – Người cha đáp.
– Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?
– Đó không phải là chuyệ…n của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy?
– Con chỉ muốn biết một giờ bố kiếm được bao nhiêu tiền thôi mà, nói cho con nghe đi, bố – Cậu bé nài nỉ.
– Nếu con cần phải biết thì bố nói đây, bố làm được 20 USD một giờ.
– Vậy hả bố – Cậu bé cúi mặt đáp – …Con có thể mượn bố 10 USD được không?
Người cha nổi giận: “Nếu con vay tiền bố chỉ để mua đồ chơi vớ vẩn hay mấy thứ vô bổ gì đó thì hãy đi ngay về phòng, lên giường nằm và suy nghĩ xem tại sao con lại có thể ích kỷ như vậy. Bố phải làm việc vất vả suốt cả ngày rồi, bố không có thời gian cho những trò trẻ con như thế này đâu”.
Cậu bé lặng lẽ đi về phòng, đóng cửa lại. Người đàn ông ngồi xuống và càng tức giận hơn khi nghĩ đến những điều con trai mình vừa hỏi: “Tại sao nó lại dám hỏi mình những câu hỏi như vậy chỉ để xin tiền thôi nhỉ?”.
Khoảng một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, anh nghĩ có lẽ mình hơi nghiêm khắc với con. Có thể nó thật sự thiếu 10 USD để mua thứ gì đó và thực ra nó đâu có thường hay xin tiền mình. Anh tiến về phía phòng con trai và mở cửa.
– Con đã ngủ chưa, con trai? – Anh hỏi.
– Chưa bố ạ, con vẫn còn thức.
– Bố nghĩ có lẽ lúc nãy bố quá nghiêm khắc với con. Hôm nay là một ngày dài và bố đã trút sự bực mình lên con. Đây, 10 USD mà con đã hỏi – Người cha nói.
Thằng bé ngồi bật dậy, mỉm cười và reo lên: “Ôi, cảm ơn bố!”. Rồi nó luồn tay xuống dưới gối lôi ra mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Nhìn thấy tiền của thằng bé, người đàn ông lại bắt đầu nổi giận. Thằng bé chậm rãi đếm từng tờ bạc một rồi ngước nhìn bố nó.
– Tại sao con đã có tiền rồi mà còn xin bố nữa ? – Người cha nói trong giận dữ.
– Bởi vì con không đủ…, nhưng bây giờ thì đủ rồi ạ… Bố ơi, bây giờ con có 20 USD, con có thể mua một giờ của bố không? Ngày mai bố hãy về nhà sớm, con xin bố, con muốn được ăn tối cùng với bố – cậu bé nói.
Người cha như chết lặng người. Anh vòng tay ôm lấy cậu con trai bé nhỏ và cầu xin sự tha thứ.
Đây chỉ là một lời nhắc nhở rất ngắn ngủi gửi đến cho tất cả những ai đang làm việc vất vả cho cuộc sống của mình. Chúng ta đừng để thời gian vuột mất khỏi bàn tay mà hãy dành thời gian cho những người thực sự quan trọng với chúng ta, những người gần gũi với chúng ta nhất. Hãy luôn nhớ chia sẻ giá trị một giờ của bạn cho tất cả những ai mà bạn yêu quý.
Bởi, nếu ngày mai bạn chết đi, công ty nơi mà bạn đang làm việc sẽ dễ dàng thay thế người khác. Còn gia đình và bạn bè của chúng ta sẽ cảm thấy mất mát rất lớn trong suốt quãng đời còn lại. Hãy suy nghĩ về điều này bởi chúng ta luôn tự ép mình dành nhiều thời gian cho công việc hơn là gia đình.
Bạn thân mến, bạn nên biết và hiểu điều nào là quan trọng hơn.
-Truyện sưu tầm
Thầy Uông Đại Bằng gởi

Yêu hay chỉ là ngoại tình?!

Yêu hay chỉ là ngoại tình?!

Trần Mỹ Duyệt

Ngoại tình_1

Tình cờ người viết đọc được một tâm sự trên VNExpress về chuyện tình vụng trộm mà kẻ ngoại tình đã viết ra với thông điệp “Tôi viết ra cho nhẹ nhõm và để cho những người đã, đang có tình cảm giống mình biết để có cái nhìn xa hơn.” Và sau đây là những gì người đàn ông này đã tâm sự với độc giả của anh ta:

Tôi đến với em khi đã có gia đình, không lừa dối vì tay luôn đeo nhẫn cưới, tất nhiên không bao giờ bảo “gia đình anh không hạnh phúc” để lừa dối em. Ngay từ đầu tôi đến với em là do bản tính đàn ông với sự thể hiện mình và trên hết là dục vọng của bản thân. Đến tận giờ tôi cũng không hiểu được tại sao em lại dễ dàng với tôi đến thế, tôi mất 2 tuần để có tất cả của em. Giờ đây khi mối tình ngang trái này kéo dài 5 năm, em bảo với tôi dừng lại, tôi gật đầu đồng ý vì có lẽ em đã suy nghĩ rất nhiều khi đưa ra quyết định này. Không ngờ rằng tôi dành cho em nhiều tình cảm đến vậy mà bấy lâu không nhận ra. Tôi nghĩ đến rất nhiều vấn đề mà khi bên nhau chưa bao giờ có suy nghĩ. Tôi biết mình yêu em nhiều quá rồi. Cả em cũng không bao giờ nghĩ người níu kéo mối quan hệ này lại là tôi, nhưng rồi em bảo không còn tình cảm với tôi nữa, lý do gì em không nói chỉ bảo đó là phần dồn nén của em từ khi yêu tôi đến giờ và tôi là người không “tế nhị”

Cách đấy một năm tôi bảo dừng hoặc là mình sẽ mãi như thế này để tôi còn có tính toán trong công việc và thời gian, tôi cho em suy nghĩ, em nói luôn em không cần suy nghĩ gì cả mà muốn cứ như thế này mãi với tôi. Tôi còn nhớ em từng viết cho tôi rằng: Em sợ lắm lần mà anh bảo dừng lại ấy, sợ không còn được chờ anh nhắn tin hàng ngày nữa, không được gặp nhau, thật ra cũng một phần vì em đã trao cho anh tất cả rồi nhưng sợ xa anh hơn. Tôi không tinh tế, đúng vậy, vì em muốn khi nói một tôi phải hiểu 10 và thông qua mọi hành động cảm xúc của em để hiểu em. Vì rất nhiều thứ tôi không làm được. Em rời xa khi tôi bắt đầu nghĩ đến em, tôi đã bỏ việc ở một nơi với thu nhập khá để dự định ra ngoài kinh doanh vì em và vì lo cho em xa hơn nữa.

Giờ đây tôi ngổn ngang rất nhiều suy nghĩ, bởi yêu em mà có lẽ tôi không được phép ích kỷ giữ em lại, nói thì dễ nhưng thực hiện được quá khó… Tôi biết mình sai ngay từ đầu nhưng không bao giờ nghĩ tình cảm của mình lại như thế. Tôi định không nói ra cùng ai, một mình gặm nhấm nhưng có lẽ viết ra sẽ phần nào nhẹ nhàng hơn. Xin các bạn đừng chửi bới một mối quan hệ 5 năm mà gia đình tôi không có ảnh hưởng gì và duy trì được mối quan hệ này là điều không dễ từ hai phía. Tôi viết ra cho nhẹ nhõm và để cho những người đã, đang có tình cảm giống mình biết để có cái nhìn xa hơn.

Hưng

Đọc những tâm tình trên, nếu là một người chồng, một người cha bạn nghĩ thế nào? Hoặc nếu là người vợ hay người mẹ bạn sẽ phản ứng ra sao?

Thật ra, ngoại tình ở thời đại chúng ta đã trở nên một căn bệnh xã hội, đặc biệt, khi cuộc sống quá dễ dãi và quan niệm đạo đức lại lỏng lẻo của con người ngày nay đang cho phép những người ngoại tình hành động như vậy.

Theo khảo cứu của Barna gần đây, 4/10 người Hoa Kỳ đã cho rằng ngoại tình là một hành động chấp nhận được xét về mặt luân lý. Riêng đối với những người Kitô giáo, số người chấp nhận hành động ngoại tình là 1/10.

Một cách tổng quát, trên 1/3 những người đàn ông có gia đình đã ngoại tình. Trong khi đó ¼ phụ nữ có gia đình cũng thừa nhận hành động ngoại tình.

Hậu quả đưa lại là trên 50% các cuộc hôn nhân bị ảnh hưởng bởi người phối ngẫu đã ngoại tình.
(The End of all our Exploring. Dr. Kelly James Bonewell. “Adultery: Just the Statistics)

Ngoại tình là một căn bệnh rất dễ lây lan, nhưng lại rất khó chữa. Phân tích tâm lý con người thời đại, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã lưu ý qua thuyết tương đối tự nhiên (relativism) đại khái rằng, nếu 100 người ngoại tình thì hành động này đáng trách, đáng kinh bỉ và đáng nguyền rủa. Nhưng nếu 1.000 người, 10.000 hay 100.000 người hoặc hơn nữa ngoại tình thì xã hội đã có một cái nhìn dễ dãi, thông cảm, và những người ngoại tình đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Lúc này, ngoại tình không còn bị gay gắt lên án như lúc chỉ có 100 người ngoại tình. Nhưng dù con người ngày nay có dễ dãi và không quan tâm nhiều đến hành động ngoại tình, thì tự nó ngoại tình vẫn là một cái gì khủng khiếp mà ảnh hưởng của nó không hề nhỏ trong việc làm tha hóa, và gây đỗ vỡ cho ý tưởng hôn nhân, gia đình.

Đối với nhiều người, ngoại tình là một chiến thắng và là một thành tích đáng ghi nhớ trong cuộc đời tình ái của họ. Người đàn ông của những dòng tâm sự trên cũng nghĩ như vậy, và có lẽ dường như anh ta đang muốn kéo dài thành tích ngoại tình của mình nhân danh tình yêu: “Xin các bạn đừng chửi bới một mối quan hệ 5 năm mà gia đình tôi không có ảnh hưởng gì và duy trì được mối quan hệ này là điều không dễ từ hai phía.” Trơ trẽn, thiếu lương thiện, và  ngụy biện.

Thực tế cho thấy giữa một người đàn ông đã có vợ, và một người con gái mới lớn, mối quan hệ, gặp gỡ này là một cơ hội tốt để người này trổ tài chinh phục, và nhất là chiếm đoạt như anh ta tự thú nhận: “Ngay từ đầu tôi đến với em là do bản tính đàn ông với sự thể hiện mình và trên hết là dục vọng của bản thân. Đến tận giờ tôi cũng không hiểu được tại sao em lại dễ dàng với tôi đến thế, tôi mất 2 tuần để có tất cả của em.”

Một người với chút kinh nghiệm về tình trường, và một chút kinh nghiệm trong những giao tiếp với người khác phái, đặc biệt, trong hoàn cảnh này đều biết rằng nạn nhân là cô gái đơn sơ kia sẽ bị nuốt sống với cái ham muốn dục vọng, cùng với cái háo hức muốn chinh phục của người đàn ông dầy dạn kinh nghiệm trong tình trường như anh ta. Và vì thế, đừng nói gì đến sự mù quáng, trao thân, và hoàn toàn tin tưởng của người thiếu nữ nạn nhân này như chính anh đã khoe thành tích của mình: “Đến tận giờ tôi cũng không hiểu được tại sao em lại dễ dàng với tôi đến thế, tôi mất 2 tuần để có tất cả của em.” Nhưng hãy đề cập đến cái gian dối và xảo trá của anh ta. Tại sao lại không hiểu? Muốn hiểu điều này, anh chỉ cần hỏi lòng mình là đã làm gì trong 2 tuần lễ đó. Đã nói gì, hứa hẹn gì, và đã dối gạt sự đơn sơ trong trắng của người con gái mới lớn ấy như thế nào??? Tại sao lại không hiểu. Và tại sao còn tỏ vẻ ngây thơ để tự bào chữa “tại sao em lại dễ dàng với tôi đến thế”.

Đối với một con cừu non trước một con sói già trong hoàn cảnh này, hai tuần lễ có lẽ là đã quá dư thừa. Thực tế không biết người con gái ấy đã ngã vào vòng tay anh ta trước đó bao lâu rồi. Tội nghiệp cho một nạn nhân tình cảm mới lớn, một con tim mới biết yêu và rung động lần đầu! Và vì thế đừng hỏi bây giờ sau 5 năm gian dối, tâm lý người phụ nữ kia sẽ như thế nào, cũng như sự gian dối, lường gạt kia đã dẫn anh ta đi tới đâu lúc này?!… Có lẽ vì anh ta cho rằng vợ anh cũng là một thứ đàn bà ngây thơ dễ qua mặt, và nàng cũng không làm ngăn trở mối tình bất chính kia của anh nên anh chưa đến nỗi gạt bỏ, và ly dị. Hoặc cũng có thể ảnh hưởng gia đình trên công ăn, việc làm khiến anh không thể làm gì hơn lúc này. Ta hãy nghe tâm sự của anh: “Em rời xa khi tôi bắt đầu nghĩ đến em, tôi đã bỏ việc ở một nơi với thu nhập khá để dự định ra ngoài kinh doanh vì em và vì lo cho em xa hơn nữa.” Tóm lại, những người như anh nói ra hay không nói ra thì cũng tự biết rằng hành động mình làm là sai trái, và hậu quả của hành động ấy rất lớn lao, như chính anh đã tự thú: “Tôi biết mình sai ngay từ đầu nhưng không bao giờ nghĩ tình cảm của mình lại như thế”. Ngoài ra, hành động ấy không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân mình, mà còn để lại những dư âm tệ hại nhất đối với gia đình, mà nạn nhân trực tiếp là người vợ và những người con của họ. Xa hơn nữa, hành động của họ sẽ đóng góp thêm vào những đổ vỡ gia đình và làm cho nền tảng gia đình, đạo đức xã hội càng trở nên phức tạp.

Như vậy khi viết: “Tôi viết ra cho nhẹ nhõm và để cho những người đã, đang có tình cảm giống mình biết để có cái nhìn xa hơn”, chẳng phải là cho lương tâm anh sẽ nhẹ nhõm. Có thể đó chỉ là một cách khoe khoang thành tích, hoặc cũng có thể, rất có thể, để phần nào trấn át tiếng gào thét của lương tâm cho có lệ. Còn việc chừa, dứt bỏ mối tình này thì chính anh đã cho biết: “Giờ đây tôi ngổn ngang rất nhiều suy nghĩ, bởi yêu em mà có lẽ tôi không được phép ích kỷ giữ em lại, nói thì dễ nhưng thực hiện được quá khó…”. Nhưng việc anh viết ra sẽ giúp cho những người đã và như anh có một cái nhìn xa hơn, thì tốt hơn anh không nên viết. Nhìn gì, và nhìn như thế nào. Thế nào là cái nhìn xa hơn? Không lẽ bắt chước anh, hoặc ghê gớm hơn anh để tạo ra những trường hợp vụng trộm đến phá hại gia cang của chính mình, và của người khác?!

Kết luận, cách tốt nhất để anh tìm được sự bình an của lương tâm, và để minh chứng thật lòng anh muốn dừng lại cuộc tình gian dối với người con gái ấy, chính là tự anh phải quyết định. Anh đã đến với người ta, thì anh cũng phải tìm cách rút lui và ra khỏi cuộc đời của người ta. Tốt hơn anh nên làm ngay lúc này vì giữa anh và người ấy không bị ràng buộc bởi vấn đề con cái, và may mắn cho anh là vợ anh chưa biết việc anh đã và đang “ăn vụng”.

(Mời vào thăm trang nhà www.giadinhnazareth.org để tham khảo thêm các bài vở giá trị khác).

Bố vợ mang xác con rể đến đồn công an

Bố vợ mang xác con rể đến đồn công an

Hạ Vũ, thông tín viên RFA
2016-05-22

nghi-van-vo-ngoai-tinh-cha-chem-con-re-1_1463555529.jpg

Ông Nguyễn Văn Nam chém chết con rể rồi ôm xác bỏ lên xe máy chở thẳng đến công an phường tự thú.

Citizen photo

00:00/00:00

Your browser does not support the audio element.

Câu chuyện ông Nguyễn Văn Nam (58 tuổi, ngụ P.13, Q.Gò Vấp, TP.HCM), cầm dao bầu chém vào đầu người con rể là Tôn Thanh Việt (34 tuổi, quê Khánh Hòa) nhiều nhát, rồi ôm xác bỏ lên xe máy chở thẳng đến công an phường tự thú là chuyện “xưa nay hiếm”. Câu chuyện đã gây ra nhiều tranh cãi đa chiều, làm chấn động dư luận và tạo nên nỗi đau xót mơ hồ, không thể gọi thành tên cho mỗi người Việt, đặc biệt là các bà mẹ.

Những người đàn ông khác nhìn nhận thế nào về sự vụ hy hữu này?

Báo chí trong nước đưa tin: theo thông tin từ Công an quận Gò Vấp, khoảng 16h45 ngày 14/05/2016, Tôn Thanh Việt (34 tuổi) đi nhậu về rồi đến trước nhà vợ ở đường số 3, phường 13, quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) chửi bới. Vài phút sau, chị N.T.N.D – là em vợ của Việt – đi làm về, thấy vậy nên vào can ngăn thì bị Việt chửi bới, lao đến xô ngã.

Ông Nam đã nhịn nhục suốt quá trình Việt chửi bới, thậm chí dọa giết hết cả 8 người trong gia đình, bỗng không thể kìm chế nổi, lao vào nhà lấy con dao phay (dài khoảng 41cm) xông ra chém nhiều nhát vào đầu và vai của Việt khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Có thể là do các lần trước đấy, con gái ông ấy bị đánh nhiều thì cũng có thể, biết đâu ông ấy đã thông báo công an, và cũng có thể là công an cũng không giải quyết được gì.
– Khang

Sau một hồi, ông Nam bình tĩnh trở lại đã chở xác nạn nhân đến công an phường 13 tự thú, khai báo hành vi của mình. Sự việc được báo lên công an quận Gò Vấp.

Nhiều chuyên gia pháp lý, thẩm phán cho rằng người cha chém chết con rể rồi mang xác đến công an tự thú vừa đáng thương vừa đáng trách. Báo chí cũng đưa tin, có rất nhiều luật sư đồng ý bảo vệ ông trước tòa miễn phí, và cho rằng tội danh ông đáng phải chịu không phải là tội giết người mà là tội “giết người trong trạng thái bị kích thích, hoảng loạn về tâm lý”.

Trong khi vụ việc vẫn chưa nhận được kết luận cuối cùng từ phía cơ quan chức năng thì dư luận lại đang dấy lên một luồng thông tin trái chiều cho rằng người chồng đã chết không hề vũ phu như các trang báo mạng đã đưa tin. Thậm chí còn có thông tin rằng những lần trước đến tìm vợ, anh Việt đều bị gia đình vợ, đặc biệt là em vợ đối xứ tàn nhẫn, có khi còn dùng nón bảo hiểm đánh đuổi. Lý do anh trở nên tàn nhẫn như vậy là bởi chị vợ đã ngoại tình.

Khi được đề nghị cho biết quan điểm của mình, Khang – một ông bố trẻ vừa mới có con gái – ở Quảng Ninh đang hoang mang, không biết lựa chọn thế đứng nào để bảo vệ con gái trong tương lai cho biết:

Cảm nghĩ của em là em thấy, ông bố làm đúng nhưng nói chung vẫn cảm thấy hơi bị khó xử.”

Trong khi đó, Thành – một ông bố có con gái lớn đã 5 tuổi ở Thanh Hóa– chia sẻ nhiều hơn:

“Bài báo mà ông bố giết con rể của mình vì con rể hay đánh, hay say xỉn rồi về nhà hay gây sự này nọ với con gái. Em cũng đọc qua, có chi tiết họ nói là có lần ông bố phải quỳ xuống xin người con rể này. Theo em, nếu xét theo các khía cạnh chung thì trong việc này, ai cũng có lỗi cả – kể cả ông bố lẫn con rể, cô con gái thì tất nhiên là không có lỗi gì bởi vì cô ấy là con gái, cô ấy cũng thực sự chịu rất nhiều thiệt thòi.

chem-con-re-3_192255863.jpg

Ông Nguyễn Văn Nam, 58 tuổi.

Còn về ông bố, nếu đặt mình vào cái tình huống của ông bố, thì cũng có thể đối với nhiều trường hợp nếu họ kiềm chế được cảm xúc của mình thì cũng có thể có giải pháp tốt hơn ông bố này. Nhưng mà ở đây em nghĩ là do ông bố cũng đã quá nhiều lần phải nhìn thấy cảnh này là thứ nhất, hai là quá thương, rất thương con gái, nhiều lần thấy con gái mình bị như thế, lại còn thêm một vài chi tiết là phải quỳ xin thì trong trường hợp đấy nhiều người nóng nảy, không thể kiểm soát được bản thân, có thể người ta sẽ làm như thế vì cái tâm lý bị đẩy vào cái bước đường cùng rồi.

Về việc vì sao ông ấy không báo công an, thì cũng có thể là do các lần trước đấy, con gái ông ấy bị đánh nhiều thì cũng có thể, biết đâu ông ấy đã thông báo công an, và cũng có thể là công an cũng không giải quyết được gì. Vì cái này là báo họ không nói, thì mình giả sử là như thế. Và giả sử đúng là như thế thì ông bố có lý để làm như vậy. Em nói là giả sử có nhiều lần ông bố đã có một vài lần đi báo công an mà công an không giải quyết nhưng mà nó không cải thiện được vấn đề thì ông bố có lý để giết chết cậu con trai. Còn nếu trong trường hợp mà ông bố chưa từng đi báo công an, chưa từng có sự can thiệp của những người có thẩm quyền mà ông ấy đã làm như thế này, thì như thế là suy nghĩ hơi quá đà, hơi nặng tay với người con rể.

Nhưng theo em thì em nghiêng vào trường hợp một. Đó là ông bố đã đi báo chính quyền vì việc đã nhiều năm rồi.”

Carlo Bartolini – một chuyên gia công tác xã hội đến từ Italia – hiện đang làm tình nguyện cho một tổ chức Phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ phụ nữ ở Việt Nam chia sẻ quan điểm của anh về câu chuyện này:

“Nói về sự vụ mà bạn đã nói, tôi nghĩ rằng đó là một câu chuyện rất buồn. Bởi vì đó là một trường hợp khác về bạo lực gia đình (mà tôi đã được nghe tại Việt Nam). Ý tôi là có nhiều trường hợp khác nhau với những cái kết khác nhau. Bởi vì nạn nhân trong sự vụ này chính là người đã gây ra nỗi bất bình cho hung thủ.

Nếu toàn xã hội không chấp nhận bạo lực gia đình và cảnh sát có thể thực sự làm gì đó, thì tôi chắc chắn rằng đó là những giải pháp tốt để giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình mà không cần dùng đến bạo lực.
– Carlo Bartolini

Thật đáng buồn vì bạo lực gia đình dường như rất phổ biến ở Việt Nam và thậm chí, có vẻ như nó được chấp nhận bởi hầu hết đàn ông Việt. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, tôi không đồng ý với cách hành xử của người cha vợ. Bởi vì, vấn đề của bạo lực gia đình chính là bạo lực sẽ sinh ra bạo lực – giống như một vòng luẩn quẩn. Và tôi tin rằng, người Việt Nam không có nhiều niềm tin đối với cảnh sát nhưng tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu hợp tác với cảnh sát để giải quyết các vấn đề về bạo lực gia đình thay vì sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực bởi vì cuối cùng đó vẫn là bạo lực. Vì thế, tôi hoàn toàn không đồng ý với cách hành xử của ông bố. Ý tôi là, ông ấy đã giết một người. Và trong quan điểm của tôi, không người nào có quyền giết một người khác. Tuy nhiên, tôi biết là rất khó khăn, nếu cảnh sát không thể làm gì để cải thiện thực trạng về bạo lực gia đình, có thể rất nhiều người sẽ tự giải quyết vấn đề này bằng bạo lực. Và bạo lực thì luôn luôn xấu. Theo tôi, có thể có một cách giải quyết cho vấn đề này như thông qua giáo dục để mọi người đều không thể chấp nhận bạo lực gia đình và đặc biệt, giáo dục cảnh sát để họ có thể nhận diện ra bạo lực gia đình và đảm bảo là họ có thể làm gì đó để giải quyết vấn đề ví dụ như bảo vệ người phụ nữ khỏi người hành hung và hỗ trợ họ trong quá trình thoát khỏi vòng luẩn quẩn của bạo lực.

Nếu toàn xã hội không chấp nhận bạo lực gia đình và cảnh sát có thể thực sự làm gì đó, thì tôi chắc chắn rằng đó là những giải pháp tốt để giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình mà không cần dùng đến bạo lực.”

Từ xưa đến nay “bố vợ phải đấm”, chứ mấy khi “con rể phải đạp”. Thành ngữ dân gian có cụm từ “Vênh váo như bố vợ phải đấm” thường để chỉ những người kiêu ngạo, dương dương tự đắc, coi thường thiên hạ một cách hợm hĩnh, ngang ngược. “Người ta” lại nói, “xấu chàng hổ ai”, và “mẹ con nhà lửa đóng cửa bảo nhau”, “các cụ” còn nói: “Dâu là con, rể là khách”.

Mỗi một “diễn ngôn” từ xa xưa đều được viết ra để kìm hãm người phụ nữ, bảo vệ lợi ích bề trên của người đàn ông. Những “diễn ngôn” đó, còn ăn sâu vào tâm thức mỗi người Việt khiến cho các cách hành xử của họ quả thật rất luẩn quẩn.

Câu chuyện với cái kết không ai mong muốn này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội về sự bất lực của các thế chế chính sách – pháp luật đặc biệt trong vấn đề bảo vệ phụ nữ và sự gia tăng cấp độ khủng khiếp của việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, hồi chuông ấy, dường như đã bị những vấn đề khủng hoảng to lớn, cấp bách khác của toàn đất nước làm lu mờ. Không hiểu, tương lai nào đang chờ các “con Rồng – cháu Tiên” phía trước.

NGÀY CỦA MẸ

NGÀY CỦA MẸ

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Có một câu châm ngôn cổ cho chúng ta lời chỉ dạy khôn ngoan, nhưng gần như không thể làm theo được.  Hãy khôn ngoan trong việc chọn cha mẹ!

     Nói thì dễ, làm thì khó, nhưng câu châm ngôn này có nhiều ý nghĩa.  Chúng ta không hoàn toàn là chính mình.  Chúng ta còn là sản phẩm do tay cha mẹ, những người không chỉ cho chúng ta bộ gen di truyền, mà tập hợp phức tạp những gì của họ trong chúng ta và cách họ liên kết với chúng ta và với thế giới cũng góp phần định hình nhân bản và tính cách của chúng ta nữa.  Khi trưởng thành, chúng ta vừa tự do vừa tê liệt về mặt cảm xúc khi suy nghĩ về chính xác những gì mình đã thừa kế được từ cha mẹ.  Họ định hình chúng ta.
    Ngày hôm nay, ngày của mẹ, khi tôi nghĩ về mẹ mình và gen di truyền được thừa kế từ mẹ, tôi nhận ra rằng cha mẹ đã định hình nên tôi.  Mẹ tôi đã mất 43 năm trước, nhưng dấu ấn của mẹ vẫn còn ghi đậm nơi đây, nơi anh chị em tôi, và nơi tôi.  Vậy ngoài những đặc thù thể lý, mẹ còn cho tôi gì nữa?
    Những gì mẹ cho tôi không phải là tự nhiên mà có.  Với sự giúp đỡ của cha tôi, mẹ đã nuôi nấng cả một gia đình đông con, và dù cuộc hôn nhân của họ thật lãng mạn, nhưng gần hết thời gian của họ, họ đã phải xoay xở vật lộn với vấn đề tiền bạc, thời gian, sức lực để lo toan cho cả nhà.  Những gì mẹ phải làm luôn luôn hầu như vượt quá sức của mẹ.  Nhưng bằng cách nào đó, mẹ luôn luôn xoay xở được, luôn luôn tìm được cách để tăng tiến mọi việc, tăng sức tăng thời gian để cho chúng tôi ăn, mặc, và làm tròn vai trò người mẹ.
    Mẹ thường không có thời gian, sức lực hay kiên nhẫn để cho chúng tôi tình cảm và sự nồng ấm mật thiết mà một đứa trẻ hết sức mong đợi và cần đến, dù thực sự, tự bản chất, mẹ là người ấm áp và ân cần.  Quá nhiều việc phải làm đè nặng lên mẹ một áp lực nên nhiều khi mẹ không thể cầu toàn và chú tâm thật nhiều được.  Và mẹ cũng không phải là một bà mẹ trên phim, lúc nào cũng ăn mặc đẹp đẽ và biểu lộ tình cảm hoàn hảo, nhưng thành thật mà nói, mẹ đã cho chúng tôi điều quan trọng nhất đối với một gia đình, chính là sự an toàn và bảo đảm.  Nhu cầu lớn nhất, che khuất tất cả mọi nhu cầu khác, chính là mong muốn được cảm thấy an toàn và bảo đảm.
    Mẹ tôi thường chia trí với nhiều việc khác nhau, nên không thể chú ý đến chúng tôi cũng như không biểu lộ tình cảm trọn vẹn được, nhưng mẹ cho chúng tôi những gì chúng tôi cần hơn tất cả, là sự an toàn và bảo đảm.  Mẹ cho chúng tôi một mái nhà và một mái ấm luôn luôn vững chãi và chừng mực – đôi khi cũng hơi ồn ào một chút.  Trong môi trường đó, chúng tôi luôn được an toàn.  Thời thơ ấu, không một ai cho tôi được điều gì phong phú hay to lớn hơn thế nữa.

    Hơn nữa, trong tất cả mọi việc, khi phải xoay xở để lo toan và phải đối phó với những việc chẳng đặng đừng, mẹ đã dạy cho chúng tôi biết một điều quan trọng nữa là, bạn không cần phải chờ cho đến khi thanh toán hết hóa đơn, sức khỏe sung mãn, có đủ thời gian rảnh rỗi, và chẳng có những việc đau đầu đang chờ, nghĩa là không cần phải chờ cho đến khi mọi việc hoàn hảo để có thể hưởng dùng thời khắc hiện tại.  Mẹ tôi biết cách để hưởng giây phút hiện tại.  Mọi ngày lễ, sinh nhật, hay ngày chúa nhật, đều là dịp để có một bữa ăn đặc biệt và mừng lễ đặc biệt cho dù có việc gì khó khăn có thể xảy ra đi chăng nữa.  Và có lẽ, quan trọng hơn tất cả, mẹ tôi vô cùng có trách nhiệm trong việc trao truyền đức tin cho tôi, và dù cha tôi cùng chung tay, nhưng mẹ tôi chính là người thúc đẩy tôi mở lòng ra với ơn gọi linh mục.
    Các nhà nhân học nghiên cứu các nghi lễ khai tâm trong nhiều nền văn hóa khác nhau đã cho chúng ta biết rằng các quy trình khai tâm cần thiết để biến đổi một đứa trẻ thành một người trưởng thành, đều cần phải nhấn mạnh vào bốn chân lý rõ ràng này: Đời của bạn không phải của riêng bạn.  Cuộc sống đầy gian khó.  Bạn sẽ chết.  Đời của bạn không phải là cho bạn.
    Nền văn hóa và Giáo hội của mẹ tôi đã ghi khắc không thể phai mờ những chân lý này trong bà.  Với thế hệ của bà, đặc biệt khi bạn sống ở vùng nông thôn và nghèo, thì cuộc sống thật khó khăn và đòi hỏi đạo đức phải cao.  Nhiều người chết trẻ.  Và đặc nét thế hệ của mẹ tôi là gia đình, Giáo hội, người đồng loại và quê hương có thể đòi hỏi, và bổn phận của bạn là trao ban đời sống mình mà không chút ích kỷ hay than van.  Thật ích kỷ khi nghĩ về mình trên hết.  Mẹ tôi đã thấm nhuần đặc tính đó và rồi bà truyền cho chúng tôi, đặc biệt là chân lý rằng đời của bạn không phải là cho bạn.  Những sự thật khác nữa như, cuộc sống là khó khăn và bạn sẽ chết, sẽ tự lên tiếng với bạn, nhưng từ lúc bạn còn là đứa trẻ cho đến khi trưởng thành, thông điệp gởi đến bạn rất rõ ràng: Đời của bạn không phải của riêng bạn.  Đời của bạn không phải là cho bạn.  Các nhà nhân học có lẽ nên nghiên cứu cách nhìn và cách sống khai tâm của mẹ tôi.

    Không bà mẹ nào hoàn hảo, mẹ tôi cũng vậy.  Mẹ có những sai lầm và tôi cũng còn nhớ nhiều sai lầm của mẹ bên cạnh nhiều điều tốt mẹ đã làm cho tôi.  Nhưng khi nghĩ về mẹ mình, tôi chỉ cảm thấy thật tốt lành và biết ơn mà thôi.  Tôi đã chọn mẹ cho mình một cách khôn ngoan đó!

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

 

BÀ MẸ KHÓ TÍNH NHẤT THẾ GIỚI

BÀ MẸ KHÓ TÍNH NHẤT THẾ GIỚI

Tôi có một bà mẹ khó tính nhất thế giới!  Trong lúc đám con nít những gia đình khác lấy kẹo bánh làm quà sáng thì tôi phải điểm tâm bằng một bát cơm rang đơn giản.  Đến trưa, đang khi chúng có thể được một tô phở thì tôi lại vẫn cứ cơm canh rau đậu như mọi ngày.  Và như các bạn cũng đoán được đấy, bữa tối của tôi cũng khác chúng nữa, phải ngồi ăn đàng hoàng tại bàn cơm gia đình, chứ không được vừa ăn vừa xem tivi!

Ba Me kho tinh

Mẹ tôi lúc nào cũng khăng khăng muốn biết chúng tôi hiện đang ở đâu, cứ y như là chúng tôi đang bị tù giam hay quản thúc không bằng!  Mẹ tôi buộc phải cho bà biết bạn bè chúng tôi là những ai, chúng tôi sắp đi đến những đâu, để làm gì, chơi cái gì…  Bà cũng không quên ra lệnh giờ nào thì phải về lại nhà rồi!

Tôi lấy làm xấu hổ khi phải thú nhận điều này: mẹ tôi thật sự dám liều lĩnh vi phạm cả đến bộ luật lao động dành cho thiếu nhi, bởi bà đã buộc chúng tôi phải làm việc: chúng tôi phải rửa chén rửa bát, dọn chăn màn giường chiếu, và phải biết nấu nướng bếp núc nữa cơ chứ!  Tôi hình dung ra mẹ tôi phải thức thâu đêm để nghĩ ra đủ thứ chuyện để bắt con cái trong nhà phải làm.
Mặt khác, mẹ tôi hễ cứ bắt đầu nói là một mực bắt chúng tôi phải “nói sự thật, toàn bộ sự thật, và không gì khác hơn, ngoài sự thật!”  Nghe cứ như là đang tuyên thệ trước tòa án tối cao vậy.

Đến tuổi dậy thì, đời sống chúng tôi thật sự là chịu không nổi, muốn điên lên được vì ngượng. Này nhé, mẹ tôi dứt khoát không cho bất cứ anh bạn trai nào của chúng tôi đến nhà mà lại cứ đứng ngoài bóp còi xe inh ỏi, mà phải gõ cửa tử tế, chào hỏi thưa gửi với người lớn trong nhà cho đàng hoàng lễ phép.
Tôi còn quên chưa kể là, lũ bạn của chúng tôi đã được phép hẹn hò ngay từ hồi mới lơn lớn một tý, trong khi đối với con cái chúng tôi trong nhà thì dứt khoát không được như thế bao giờ!
Quả thật, mẹ tôi đã nuôi dưỡng cả đám chúng tôi theo lối nệ cổ, đâm ra không đứa nào trong chúng tôi bị bắt quả tang ăn cắp vặt trong cửa tiệm hàng hóa hay là chích choác xì-ke ma túy.  Và ai là người chúng tôi phải cám ơn về chuyện này.  Chắc chắn đó là bà mẹ khó tính của chúng tôi rồi, chứ còn ai vào đây nữa?
Thế rồi, đến khi bản thân tôi đã có gia đình, tôi cũng đã cố gắng nuôi dạy các con của tôi y như vậy, để chúng biết luôn đứng thẳng người và ngẩng cao đầu hơn trong cuộc sống.  Thú thật là mọi người đâu có biết lòng dạ tôi đau đớn như thế nào khi tôi nghe các con tôi cũng xầm xì than vãn với nhau rằng tôi khó tính, y như tôi đã từng kêu ca về mẹ của tôi!
Tôi xin cảm tạ Chúa đã ban cho tôi một bà mẹ khó tính vào bậc nhất thế giới!  Hằng ngày, chúng ta vẫn thường nghe dư luận mọi người, kể cả các nhà giáo dục, các nhà xã hội học, các chính trị gia tỏ ra bức xúc về điều gì đất nước chúng ta đang thật sự cần thiết phải có đây?

Tôi xin long trọng phát biểu ngay: “Thưa tất cả quý vị, điều mà đất nước chúng ta hiện tại đang thật sự cần đến, đó là: có được càng nhiều càng tốt, những bà mẹ khó tính nhất thế giới như bà mẹ của tôi!”

Theo một tài liệu giảng dạy của trường trung học St Michael, North Melbourne, Úc.

Nguồn: Ephata

NGÀY CỦA MẸ

NGÀY CỦA MẸ

Ngay cua me

Có một câu châm ngôn cổ cho chúng ta lời chỉ dạy khôn ngoan, nhưng gần như không thể làm theo được.  Hãy khôn ngoan trong việc chọn cha mẹ!

Nói thì dễ, làm thì khó, nhưng câu châm ngôn này có nhiều ý nghĩa.  Chúng ta không hoàn toàn là chính mình.  Chúng ta còn là sản phẩm do tay cha mẹ, những người không chỉ cho chúng ta bộ gen di truyền, mà tập hợp phức tạp những gì của họ trong chúng ta và cách họ liên kết với chúng ta và với thế giới cũng góp phần định hình nhân bản và tính cách của chúng ta nữa.  Khi trưởng thành, chúng ta vừa tự do vừa tê liệt về mặt cảm xúc khi suy nghĩ về chính xác những gì mình đã thừa kế được từ cha mẹ.  Họ định hình chúng ta.

Ngày hôm nay, ngày của mẹ, khi tôi nghĩ về mẹ mình và gen di truyền được thừa kế từ mẹ, tôi nhận ra rằng cha mẹ đã định hình nên tôi.  Mẹ tôi đã mất 43 năm trước, nhưng dấu ấn của mẹ vẫn còn ghi đậm nơi đây, nơi anh chị em tôi, và nơi tôi.  Vậy ngoài những đặc thù thể lý, mẹ còn cho tôi gì nữa?

Những gì mẹ cho tôi không phải là tự nhiên mà có.  Với sự giúp đỡ của cha tôi, mẹ đã nuôi nấng cả một gia đình đông con, và dù cuộc hôn nhân của họ thật lãng mạn, nhưng gần hết thời gian của họ, họ đã phải xoay xở vật lộn với vấn đề tiền bạc, thời gian, sức lực để lo toan cho cả nhà.  Những gì mẹ phải làm luôn luôn hầu như vượt quá sức của mẹ.  Nhưng bằng cách nào đó, mẹ luôn luôn xoay xở được, luôn luôn tìm được cách để tăng tiến mọi việc, tăng sức tăng thời gian để cho chúng tôi ăn, mặc, và làm tròn vai trò người mẹ.

Mẹ thường không có thời gian, sức lực hay kiên nhẫn để cho chúng tôi tình cảm và sự nồng ấm mật thiết mà một đứa trẻ hết sức mong đợi và cần đến, dù thực sự, tự bản chất, mẹ là người ấm áp và ân cần.  Quá nhiều việc phải làm đè nặng lên mẹ một áp lực nên nhiều khi mẹ không thể cầu toàn và chú tâm thật nhiều được.  Và mẹ cũng không phải là một bà mẹ trên phim, lúc nào cũng ăn mặc đẹp đẽ và biểu lộ tình cảm hoàn hảo, nhưng thành thật mà nói, mẹ đã cho chúng tôi điều quan trọng nhất đối với một gia đình, chính là sự an toàn và bảo đảm.  Nhu cầu lớn nhất, che khuất tất cả mọi nhu cầu khác, chính là mong muốn được cảm thấy an toàn và bảo đảm.

Mẹ tôi thường chia trí với nhiều việc khác nhau, nên không thể chú ý đến chúng tôi cũng như không biểu lộ tình cảm trọn vẹn được, nhưng mẹ cho chúng tôi những gì chúng tôi cần hơn tất cả, là sự an toàn và bảo đảm.  Mẹ cho chúng tôi một mái nhà và một mái ấm luôn luôn vững chãi và chừng mực – đôi khi cũng hơi ồn ào một chút.  Trong môi trường đó, chúng tôi luôn được an toàn.  Thời thơ ấu, không một ai cho tôi được điều gì phong phú hay to lớn hơn thế nữa.

Hơn nữa, trong tất cả mọi việc, khi phải xoay xở để lo toan và phải đối phó với những việc chẳng đặng đừng, mẹ đã dạy cho chúng tôi biết một điều quan trọng nữa là, bạn không cần phải chờ cho đến khi thanh toán hết hóa đơn, sức khỏe sung mãn, có đủ thời gian rảnh rỗi, và chẳng có những việc đau đầu đang chờ, nghĩa là không cần phải chờ cho đến khi mọi việc hoàn hảo để có thể hưởng dùng thời khắc hiện tại.  Mẹ tôi biết cách để hưởng giây phút hiện tại.  Mọi ngày lễ, sinh nhật, hay ngày chúa nhật, đều là dịp để có một bữa ăn đặc biệt và mừng lễ đặc biệt cho dù có việc gì khó khăn có thể xảy ra đi chăng nữa.  Và có lẽ, quan trọng hơn tất cả, mẹ tôi vô cùng có trách nhiệm trong việc trao truyền đức tin cho tôi, và dù cha tôi cùng chung tay, nhưng mẹ tôi chính là người thúc đẩy tôi mở lòng ra với ơn gọi linh mục.

Các nhà nhân học nghiên cứu các nghi lễ khai tâm trong nhiều nền văn hóa khác nhau đã cho chúng ta biết rằng các quy trình khai tâm cần thiết để biến đổi một đứa trẻ thành một người trưởng thành, đều cần phải nhấn mạnh vào bốn chân lý rõ ràng này: Đời của bạn không phải của riêng bạn.  Cuộc sống đầy gian khó.  Bạn sẽ chết.  Đời của bạn không phải là cho bạn.

Nền văn hóa và Giáo hội của mẹ tôi đã ghi khắc không thể phai mờ những chân lý này trong bà.  Với thế hệ của bà, đặc biệt khi bạn sống ở vùng nông thôn và nghèo, thì cuộc sống thật khó khăn và đòi hỏi đạo đức phải cao.  Nhiều người chết trẻ.  Và đặc nét thế hệ của mẹ tôi là gia đình, Giáo hội, người đồng loại và quê hương có thể đòi hỏi, và bổn phận của bạn là trao ban đời sống mình mà không chút ích kỷ hay than van.  Thật ích kỷ khi nghĩ về mình trên hết.  Mẹ tôi đã thấm nhuần đặc tính đó và rồi bà truyền cho chúng tôi, đặc biệt là chân lý rằng đời của bạn không phải là cho bạn.  Những sự thật khác nữa như, cuộc sống là khó khăn và bạn sẽ chết, sẽ tự lên tiếng với bạn, nhưng từ lúc bạn còn là đứa trẻ cho đến khi trưởng thành, thông điệp gởi đến bạn rất rõ ràng: Đời của bạn không phải của riêng bạn.  Đời của bạn không phải là cho bạn.  Các nhà nhân học có lẽ nên nghiên cứu cách nhìn và cách sống khai tâm của mẹ tôi.

Không bà mẹ nào hoàn hảo, mẹ tôi cũng vậy.  Mẹ có những sai lầm và tôi cũng còn nhớ nhiều sai lầm của mẹ bên cạnh nhiều điều tốt mẹ đã làm cho tôi.  Nhưng khi nghĩ về mẹ mình, tôi chỉ cảm thấy thật tốt lành và biết ơn mà thôi.  Tôi đã chọn mẹ cho mình một cách khôn ngoan đó!

Rev. Ron Rolheiser, OMI

CHUYỆN GIA ĐÌNH

CHUYỆN GIA ĐÌNH

TRẦM THIÊN THU

[Đăng báo ĐMHCG, số 357, tháng 05-2016, Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Hoa Kỳ]

Giới răn thứ bốn: “Hãy thảo kính cha mẹ”. Đó là giới răn do chính Thiên Chúa truyền dạy chúng ta, không ai được khinh suất!

Ngay từ nhỏ, ai đi học cũng đều được dạy và thuộc lòng câu tục ngữ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Gia đình là cái nôi. Ai cũng có một gia đình. Người ta có thể tự chọn cho mình nhiều thứ, nhưng không ai có thể chọn cha mẹ cho mình. Dù cha mẹ có thế nào thì cũng vẫn là người sinh thành và dưỡng dục, là con thì không ai được hất hủi cha mẹ. Không thể lấy cớ là “tại, vì, bởi, nếu” mà biện hộ cho động thái bất xứng của mình dành cho song thân phụ mẫu.

CHUYỆN MẸ CON

Bà Bùi Thị Hồng Nhung (44 tuổi) đã ly hôn năm 2009, bà sống với con trai tên Nguyễn Hữu Tài ở phường 2, Bảo Lộc (Lâm Đồng). Khi ly hôn, bà hứa sẽ cho anh em Tài một mảnh đất ở xã Đại Lào (Bảo Lộc). Nhưng sau bà lại định bán mảnh đất đó nên Tài không bằng lòng. Mặt khác, do Tài ham chơi, không giúp đỡ mẹ, nên thường bị mẹ la mắng, vì thế Tài càng ấm ức.

Khoảng 23 giờ ngày 16-8-2009, khi hai mẹ con đang ở trong phòng xem ti-vi, Tài hỏi: “Mẹ định bán miếng đất ở Đại Lào hả?”. Bà Nhung trả lời: “Tao bán thì sao?”. Thế là Tài nảy sinh ý định giết mẹ.

Lợi dụng lúc mẹ không để ý, Tài dùng tay đánh mạnh vào gáy mẹ. Bị đánh đau bất ngờ, bà Nhung hét lên rồi ngã xuống nền nhà, Tài lao theo siết cổ mẹ đến chết.

Lúc 12g10 ngày 20-8-2009, người dân phát hiện một xác người bị vùi tại bồn hoa trước nhà. Công an xác minh nạn nhân là bà Bùi Thị Hồng Nhung, thủ phạm giết bà Nhung lại chính là Nguyễn Hữu Tài (sn 1992), con ruột của bà Nhung.

CHUYỆN CHA CON

  1. Năm 2009, Nghiêm Viết Thành (sn 1991) đã nhẫn tâm sát hại cha ruột là ông Nghiêm Viết Yên (sn 1958, nhà số 312, đường Điện Biên Phủ, P. Bình Hàn, TP Hải Dương). Không chỉ giết chết cha mà Thành còn dùng dao chém nhiều nhát khiến khuôn mặt nạn nhân biến dạng đến mức không thể nhận ra, và cắt rời thi thể nạn nhân làm 4 khúc.

Xong việc, Thành “biến mất”. Tuy nhiên, Thành vẫn lên mạng để liên lạc qua chat với bạn bè. Thành nói với bạn bè rằng khi đi chơi tối về thì phát hiện ông Yên đang ở với một người phụ nữ khác. “Xốn mắt” nên Thành bỏ đi, khi quay về thì phát hiện trong nhà có nhiều vết máu nên nghĩ có thể bố mình đã bị người phụ nữ kia sát hại nên Thành lại bỏ đi tiếp.

Công an Hải Dương bất ngờ ập vào nhà nghỉ tại số 60 đường Giải Phóng nối dài (TP Nam Định). Lúc này, Thành đang chuẩn bị tắm giặt sau mấy ngày lẩn trốn. Chiếc xe Future Neo mà Thành lấy đi của bố vẫn vương vài giọt máu. Vải thưa không che được mắt thánh. Lời khai của “cậu học trò ít nói và sống khép kín” dần hiện ra những chi tiết bí ẩn khiến cho chính các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm nhất cũng không khỏi rùng mình.

Tối hôm đó, Thành đi chơi game về khuya nên bị ông Yên tra hỏi đi đâu mà về muộn. Thành nói: “Con đi học”. Biết con mê chơi game, ông Yên la rầy Thành. Cơn giận kìm nén bấy lâu trong người chợt bùng phát, Thành quay ra ngoài thấy trên bàn có con dao (loại dao chặt) liền nảy sinh ý định giết bố.

Thành lấy dao đến chỗ ông Yên ngồi và chém thẳng vào cổ. Thấy bố ngã ra, Thành tiếp tục “vung dao” cho đến khi bố gục hẳn xuống đất. Sợ bị phát hiện, Thành đã nhẫn tâm chặt xác ông Yên thành 4 khúc rồi lấy xe máy chở ra khu vực cách nhà chừng 2 km để phi tang giữa lúc nửa đêm về sáng.

Láng giềng và các thầy cô giáo trường PTTH dân lập Thành Đông hết sức ngạc nhiên vì thấy Thành là một học sinh khá lành tính, sống khép kín. Chính bà ngoại của Thành cũng thực sự bất ngờ trước hành vi của đứa cháu. Bề ngoài hiền lành của Thành lại có “bí ẩn” khác là… nghiện game Chiến quốc!

  1. Ngày 28-2-2012, Tòa án tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt tù chung thân Huỳnh Văn Quyên (50 tuổi) về tội giết người và tuyên phạt 4 năm, 4 tháng, 7 ngày tù Lê Thị Tám (45 tuổi, vợ của Quyên) về tội che giấu tội phạm. Hai vợ chồng ngụ tại ấp Tân Hòa, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Theo cáo trạng, khoảng 2g ngày 7-2-2007, bị mẹ là bà Dương Thị Tám la (trước đó bà Tám đã la rầy nhiều lần), Quyên một tay nắm cổ, một tay ôm lưng bà kéo lại khoảng vài phút thì buông ra, và bà Tám không còn cử động. Quyên vội ẵm mẹ để lên giường và gọi vợ ra nói cho biết “lỡ tay giết chết mẹ”. Hai vợ chồng Quyên khiêng bà Tám để trên xuồng và ném thi thể bà xuống sông.

VĨ NGÔN

Giết người là tội tày trời. Các nghịch tử kia là những “siêu nhân”, thường nhân chúng ta không thể hiểu nổi, vì họ đã cả gan sát hại chính cha mẹ ruột của mình vì những chuyện “không đáng gì” và vì họ đòi hỏi riêng thái quá. Đó là trọng tội mà “trời không dung, đất không tha”.

Người đời còn kết án huống gì Thiên Chúa, vì trong Thập Giới (10 điều răn), Chúa đã dạy giới răn thứ bốn là “Thảo kính cha mẹ”, và giới răn thứ năm là “Chớ giết người”. Như vậy, các nghịch tử kia đã phạm một lúc cả hai trọng tội!

Ca dao Việt Nam có những “lời khuyên” chí lý, thế mà…! Chẳng hạn:

Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi

Còn cha gót đỏ như son

Một mai cha chết, gót con đen sì

Hoặc:

Dù cho đi hết cuộc đời

Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Hoặc:

Lòng mẹ như bát nước đầy

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao

Nhớ ơn chín chữ cù lao

Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình

Con ho lòng mẹ tan tành

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi

Hoặc:

Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Biết chuyện về những nghịch tử kia mà thấy “ngán ngẩm” sự đời, ngay cả tình máu mủ ruột rà mà người ta cũng không có một chút tình cảm nào!

Chữ Hiếu rất quan trọng, hãy nghe giáo huấn về chữ Hiếu trong Kinh Thánh:

– Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi (Xh 20:12).

– Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, ban cho ngươi (Đnl 5:16).

– Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. Người đó phục vụ các bậc sinh thành như phục vụ chủ nhân. Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, để nhờ người mà con được chúc phúc (Hc 3:3-8).

Cuối cùng, hãy nghe bà Étna nói với Tôbia: “Này con và cũng là người anh em yêu quý! Nguyện xin Đức Chúa cho con được trở về đây và cho mẹ được nhìn thấy con cái của con khi mẹ còn sống, cũng như của Sara, con gái của mẹ, trước khi mẹ nhắm mắt! Trước mặt Đức Chúa, mẹ gởi gắm con gái mẹ cho con. Suốt đời con, đừng bao giờ làm cho nó phải buồn. Chúc con đi bình an! Từ nay, mẹ là mẹ con, và Sara là em gái con. Mong tất cả chúng ta được thành đạt như nhau, mọi ngày trong suốt cuộc đời! (Tb 10:13).

TRẦM THIÊN THU

Vì sao người Công giáo có tỉ lệ ly hôn thấp?

 Vì sao người Công giáo có tỉ lệ ly hôn thấp?

Dongchuacuuthe.com

Xuất phát từ niềm tin tôn giáo, người Công giáo coi việc ly hôn là chuyện cấm kỵ. Vì thế, tỉ lệ ly hôn ở người công giáo không cao. Tuy nhiên, bên cạnh niềm tin và sự giàng buộc tôn giáo, trước khi kết hôn, các bạn trẻ công giáo đều cho biết, họ được trang bị khá đầy đủ những kiến thức để hòa hợp trong quá trình chung sống.

ChaKha

Linh mục Giuse Ngô Văn Kha. Ảnh: J.B Nguyễn Hữu Vinh

Cha Giuse Ngô Văn Kha – một linh mục của giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) cho biết: Trước khi bước vào cuộc hôn nhân, các cặp đôi phải tham gia lớp học tiền hôn nhân. Đây là lớp học bắt buộc của người công giáo và thông thường sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng.

Ở lớp học này, bên cạnh những kiến thức về tôn giáo, các cặp đôi sẽ được học các kiến thức chuyên môn.

“Về kiến thức chuyên môn, chúng tôi có mời các cộng tác viên, đó là các nhà tâm lý học. Họ nói về tâm lý nam nữ, tâm lý vợ chồng, sự khác biệt giữa nam và nữ giữa các thời kỳ mà họ sống.

Ví dụ, phụ nữ khi chưa kết hôn, tâm lý của họ khác, khi kết hôn họ khác và khi có con họ lại khác nữa. Vì thế, nam giới, hay cụ thể là người chồng cần phải hiểu để có sự cảm thông chia sẻ với người phụ nữ của mình.

Bên cạnh đó là về sức khỏe sinh sản. Đối với người công giáo, nạo phá thai là điều tối kỵ. Do đó, tại lớp học này, chúng tôi có mời chuyên viên về sức khỏe sinh sản tới để chỉ cho các bạn các kiến thức khoa học để các bạn hiểu về mình; hiểu về cơ thể mình, hiểu về chu kỳ, hiểu về những ham muốn nhục dục; hiểu về những nguyên lý tác động, kích thích người nam, người nữ; hiểu về tất cả những điều trong cơ thể của mình để tìm cách phòng tránh thai khi chưa có ý định có con.

Hay nói tóm lại, đó là những kiến thức cần hiểu để sống tiết độ trong đời sống hôn nhân gia đình” – vị linh mục nói

traonhancuoi

nh có tính chất minh họa

Ngoài ra, vị linh mục này còn cho biết, tại lớp học tiền hôn nhân, những kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, những bài học về sự xung đột, xung khắc cũng được đề cập đến.

“Chúng tôi luôn nói cho các bạn biết rằng, cuộc sống hôn nhân không phải màu hồng. Sau khi kết hôn, các bạn sẽ gặp phải rất nhiều những khó khăn phức tạp. Đó là những khó khăn mà nếu lường trước được hết, chắc chắn nhiều bạn sẽ không dám kết hôn.

Những bất đồng về lối sống, quan niệm sống khi sống chung trong một gia đình có tam tứ đại đồng đường cũng sẽ dẫn đến rất nhiều mâu thuẫn. Thậm chí, 2 bạn có lấy nhau và ra ở riêng ngay thì những xung khắc xung đột vẫn sẽ xảy ra. Lý do là vì, con người ta độc lập về ý thức, độc lập về tư duy… Chúng ta khác biệt nhau hoàn toàn nên mâu thuẫn khi sống chung là chuyện tất yếu” – cha Kha nói.

Tuy nhiên, sau khi chỉ ra những khó khăn, ở lớp học tiền hôn nhân, các linh mục cũng sẽ chỉ cho các bạn trẻ khái niệm thế nào là yêu, thế nào là sống chung trong một đời sống mà người ta phải sống vì nhau, sống với nhau. Sống để cùng nhau đạt được mục đích mà mục đích ở xã hội này đó là tạo lập cho mình một gia đình êm ấm, vợ chồng đề huề, con cái thành đạt giỏi giang.

Hơn nữa, theo cha Kha, một lý do khiến cho các cuộc hôn nhân bên công giáo luôn bền vững đó là, ngay cả khi đã kết hôn, nếu xảy ra mâu thuẫn, tất cả mọi người vẫn luôn có sự trợ giúp từ các linh mục. Các linh mục sẽ luôn lắng nghe để tư vấn, giải đáp và giảng hòa. Vì thế, dù có làm sai đi chăng nữa thì cuối cùng họ cũng sẽ biết nhìn nhận lại những hành vi sai trái của mình và tìm đường quay trở về.

“Thêm vào đó, tôi vẫn thường khuyên các bạn trẻ, mỗi ngày hãy dành ra một chút thời gian để cầu nguyện. Trước khi cầu nguyện hãy dành một ít phút để soi xét lại những hành động đúng sai mà trong ngày mình đã làm đối với bản thân, với gia đình và với những mối tương quan khác.

Trong bầu không khí đó, nếu có những mâu thuẫn xảy ra, thì đây chính là lúc dễ dàng nhất để người ta có thể nói với nhau, giảng hòa…

Có lẽ vì những lý do đã nêu trên mà ở bên tôi, tỉ lệ ly hôn thường thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội ” – vị linh mục nói

Minh Anh

Nguồn: Vietnamnet

Thư cho người bạn già

Thư cho người bạn già

Cỏ Hoang

Gần ba mươi Tết rồi mà anh em Hà chẳng buồn sửa soạn nhà cửa hay mua sắm các thứ để đón Xuân như mọi năm.

Còn lòng dạ nào để nghĩ đến Tết nhất khi mà bố cô đang đau liệt giường và bịnh viện đã gửi trả về nhà để chờ chết chứ. Cô rươm rướm nước mắt chực khóc khi nghĩ đến mẹ. Giá mẹ còn sống có lẽ bố cô không đến nỗi mải mê, miệt mài làm việc ngày đêm đến quên cả lo lắng cho sức khỏe của mình. Chẳng phải Hà không lo chăm sóc bố đầy đủ, chỉ tại cô bất lực trong việc ngăn cản bố làm việc quá mức thôi. Khi Hà khuyên can bố chỉ bảo:

“Đến tuổi này rồi sống chết không còn quan trọng nữa con ạ. Nếu làm được việc gì có ích cho người đời thì đó là niềm vui của bố.”

Hồi mẹ còn sinh tiền, lúc nào trong nhà cũng tấp nập bạn bè của bố ở các nơi tới lui, thăm viếng hoặc hội họp thật vui vẻ. Mẹ luôn chu đáo, nhiệt tình và niềm nở với tất cả mọi người , ngược lại họ cũng rất quý trọng và thương mến mẹ. Sau này mẹ mất rồi thì thỉnh thoảng cũng có người ghé qua nhưng không ở lâu và không vui nhộn như xưa nữa. Trong số đám bạn của bố, người nào Hà cũng mến, đặc biệt phái nữ thì Hà thích và mến nhất là cô Hoàng Mai. Cô đẹp, tế nhị, hiền hòa, điềm đạm, dí dỏm và có óc khôi hài. Cô cũng có cùng sở thích về nghệ thuật, văn chương, hội họa và viết lách như bố. Có một lần – sau khi mẹ mất được mấy năm – cô Mai ghé thăm bố cùng với mấy người bạn khác. Lúc tiễn cô về rồi, thấy bố buồn buồn, Hà gợi chuyện thăm dò:

“Cô Mai đẹp và dễ thương quá bố nhỉ. Giá cô ở chơi lâu lâu một tí thì vui biết mấy.”

Bố trầm ngâm một lát rồi trảlời:

“Yêu bố – không ai bằng mẹ con. Nhưng hiểu bố thì chẳng ai bằng cô Mai cả.”

Lúc ấy Hà chỉ nghĩ là vì bố cảm thấy lẻ loi, cô đơn nên cần người bậu bạn. Mãi sau này khi hiểu rõ bố nhiều hơn, hiểu đời sâu rộng một tí và nhìn thấy sự tương kính, quý trọng lẫn nhau giữa bố và cô Mai ra sao rồi Hà mới thấm thấu câu nói của bố. Mới hiểu rằng tình vợ chồng tuy thiêng liêng, cao quý, nhưng tình bằng hữu cũng không kém phần quan trọng trong đời sống của mỗi người. Người phối ngẫu đầu ấp tay gối chưa hẳn là người tri kỷ với mình và ngược lại người bạn tâm giao không nhất thiết phải là người vợ hay chồng mới có được sự đồng cảm.

Thấy bố đang thiêm thiếp ngủ, Hà chạy vội ra đầu ngõ để lấy thư vào nhà. Đa số là báo quảng cáo, một sốthiệp chúc Tết, mẫu hàng biếu không, thư đòi nợ… Từ trong đám hỗn độn này rơi ra một phong thư bé bé xinh xinh màu xanh da trời, bốn bên rìa được bao bọc bởi những sọc ngắn, xanh chen đỏ, nằm xiên xiên và song song nhau trông thật vui mắt. Lâu lắm rồi Hà không thấy loại phong bì này. Tò mò nghé mắt nhìn lướt trên bì thư với nét chữ mềm mại, đều đặn như được nắn nót thật kỹ, lần tới tên và địa chỉ người gửi bên góc trái Hà bỗng phì cười:

“Thì ra của cô Hoàng Mai! Sao cô không gửi qua email mà lại viết thư thế này cho lâu lắc, nhiêu khê”.

Vừa buột miệng xong thì Hà cũng chợt nhớ ra thời gian gần đây bố cô không còn hơi sức ngồi làm việc hay kiểm điện thư qua máy vi tính như trước nữa. Ôm chồng thư vào nhà và ngồi xuống chiếc ghế cạnh đầu giường bố, Hà lật qua lật lại phong thư, phân vân không biết có nên đọc thư riêng cho bố nghe không. Dạo này bố cô rất yếu, ít nói năng và cử động. Khi Hà hay Khang – anh lớn của Hà – muốn hỏi chuyện với bố thì đặt câu hỏi, bố nhắm mắt nếu ông muốn trả lời không, và chớp mắt nếu có hay đồng ý. Thoảng hoặc lắm bố mới gắng nói vài câu ngắn gọn cần thiết mà thôi. Một lát sau thấy bố mở mắt ra, Hà cầm phong thư đưa trước mặt ông và hỏi:

“Bố ơi, có thư của cô Hoàng Mai gửi cho bố nè. Bố có muốn con đọc cho bố nghe không?”

Hà thấy bố chớp mắt lia lịa như đang nôn nóng, cô vội lấy dao rọc phong bì và kéo ra một sấp giấy màu xanh thật mỏng, mềm mại và thoang thoảng mùi thơm nhẹ.

Đây là loại giấy viết thư của thời xửa thời xưa, bây giờ không thấy ai dùng tới nữa.
Ngày… tháng…năm…
Anh bạn già thân mến,
Tôi biết giờ này – như mọi năm – anh đang nóng lòng trông ngóng thư từ, bài vở bạn bè bốn phương gửi về để kịp lên báo Xuân như thói quen lâu nay, dù anh đang nằm trên giường bịnh. Tôi cũng biết bọn mình từng đứa đã lần lượt gác kiếm, đau lòng xót dạ mà giã từ cái máy vi tính thân thương luôn sát cánh bên mình bao năm qua. Cái vật vô tri vô giác này cũng là bạn chí thiết, từng giúp mình vượt bao giai đoạn khó khăn trắc trở, là người tri kỷ trung thành không quảng ngại chia sẻ với mình bao nỗi cô đơn, buồn tủi, nhọc nhằn. Cho nên, tôi gửi anh phong thư lối cổ điển thuở học trò này, theo đường chim bay, theo gió mây ngàn đưa đẩy với niềm tin hy vọng anh sẽ đón nhận nó trước ngày giờ bước lên chuyến tàu tốc hành về nơi yên nghỉ thật sự.

Anh còn nhớ đôi khi bọn mình nói chuyện với nhau về ý nghĩa của sự “YÊN NGHỈ” không? Mỗi đứa một định nghĩa riêng, một quan niệm khác biệt. Riêng tôi với anh thì cùng chung ý kiến cho rằng ngày nào mình buông suôi tất cả là ngày đó mình mới được yên nghỉ. Nhưng quả thật “buông” được là khó vô cùng. Cả cuộc đời mình vật lộn với sinh kế, với nhu cầu vật chất, tình cảm và tinh thần, với bao thăng trầm đổi thay của xã hội, với sự tàn khốc của nhân loại, khắc nghiệt của thiên nhiên. Nghĩ lại xem có phút giây nào dám yên nghỉ đâu? Khi vừa thoát ra được hệ lụy này thì lại vướng vào vòng hệ lụy khác. Cứ thế mà ngày qua tháng lại cho tới giờ này, còn chút sức lực vẫn đem ra tận dụng đến phút chót. Anh nói không phải sao? Mắt mờ, lưng còng, cơ thể nhức mỏi triền miên, chân tay tê cứng, vụng về… Vậy mà hằng đêm vẫn thức trắng để tuyển lọc bài vở gửi đến, nắn nót từng câu văn, trau chuốt từng ý tưởng cho đoạn văn được tương đối hoàn hào hơn, toan tính, sắp xếp thế nào cho đẹp mắt và thích hợp với trang web, cuốn sách, tờ báo… Đầu cổ bơ phờ, tâm thần mệt mỏi, từng ngón tay rã rời, vậy mà vẫn cố gắng sử dụng bắp thịt để gõ vào keyboard cho nhanh nhẹn hơn, vận động gân cốt để xoa con chuột cho lẹ hơn. Chẳng ai bắt tội mình làm vậy phải không? Chỉ tại mình chưa muốn nghỉ ngơi. Nếu có đau ốm thì nằm đó mà cứ trông sao cho chóng lành để rồi lại tiếp tục công việc bỏ dở. Đuối sức lắm chứ. Mệt mỏi lắm chứ. Nhưng lỡ sinh làm kiếp tằm nên phải tiếp tục nhả tơ cho đến chết thôi.

Như vậy hóa ra “chết” chỉlà ở vào trạng thái “tĩnh”. Là hoàn toàn nghỉ ngơi thực thụ. Tôi nghe dường như trạng thái này rất quen thuộc và gần gũi với ước muốn của mình lâu nay. Như vậy tránh né nó làm gì. Hãy đón nhận và xem như đây là một giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác. Từ đang thở trở thành ngừng thở. Từ đang sinh động trở thành bất động. Từ đang vất vả cực khổ trở thành thảnh thơi, nhàn nhạ. Giống như con tằm biến thành con nhọng và an hưởng thanh bình trong cái kén cho đến khi thay hình đổi dạng vậy. Nói một cách khác, ở vào tuổi nào đó, mình có thể sẽ rơi vào giao đoạn “chuyển kiếp” không chừng. Sau đó thế nào thì mình cũng chẳng cần bận tâm làm gì chuyện xa xôi ấy. Phải không anh bạn già chí thiết? Có điều đừng quên nhé, dù ở kiếp nào thì cũng cứ cầu mong nhóm bạn già chúng mình vẫn sẽ tái hợp lại đầy đủ như xưa đấy.

Thật ra thì nhóm bô lão mình gắn bó lâu nay cũng chỉ như mọi nhóm khác. Cũng có những chuyện vui buồn từ thuở đi học, đi dạy chung, đi tù đày hay lưu lạc tha phương bao năm quađược đem ra kể lể, nhắc tới nhắc lui, lập đi lập lại hằng tỉ lần mỗi khi họp mặtđông đủ. Rồi thì chuyện mới chồng chất lên chuyện cũ. Chuyện hay lẫn lộn chuyện dở. Chuyện vui lấp liếm chuyện buồn. Vậy mà chuyện nàođược nhắc lại cũng mới nguyên si như vừa xảy ra. Chuyện buồn có bạn bè chia sẻ cũng trở thành chuyện vui. Ừ, mà lạ thật, đứa nào cũng bao lần lên voi xuống chó, ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh, bầm dập tim gan, tan tác cõi lòng, thế nhưng hễ gặp lại cả bọn dường như quên hết thế sự. Chỉ còn nhớ, thấy và cảm nhận cái tâm trạng trẻ trung, vui nhộn, sinh động như đang sống vào thời điểm của quãng đời vàng son dưới mái trường mình đang học hay đang dạy chung vậy. Và đứa nào cũng trở về y nguyên bản chất xa xưa, cá tính cũ. Vẫn phá phách, chọc ghẹo, tiếu lâm, khôi hài… dù trên đầu tóc đã có muối nhiều hơn tiêu rồi.

Tôi đoán có lẽ con gái ngoan đang đọc thư này cho anh. Nghe đến đây anh đã thấm mệt chưa? Thấy ngán ngẫm cái lối viết văn lòng vòng, lẩm cẩm của bà bạn già này rồi chứ? Chẳng sao. Đến tuổi này rồi thì nhớ đâu viết đó, nghĩ sao ghi xuống vậy. Lượm được cái gì vụt đến từ trong ký ức thì cứ bỏ vội vào trang giấy ngay kẻo lại quên nửa chừng. Anh đừng chổi dậy để lo sửa chữa cách hành văn lủng củng, luộm thuộm của tôi. Vô ích, vì sẽ chẳng có ai đọc nó cả. Cũng đừng vội bỏ cuộc. Chưa hết đâu. Hãy nghe tiếp. Tôi sắp sửa đòi nợanh đó. Anh còn nhớ anh đã hứa gì với bọn này trong kỳ họp mặt lần cuối không?

Ngày đó bạn bè mình và học trò cũ từ bốn phương tề tựu về thật đông đủ. Quả thật trái đất rộng lớn bao la cũng thu lại thành gần, bầu trời tuy mênh mông nhưng cũng thành nhỏ hẹp vì ý chí ước muốn tìm về với trường xưa bạn cũ. Khung cảnh lạ, tha hương buồn, nhưng thâm tình cùng thân hữu vẫn bền chặt như xưa, lòng nhiệt thành với bạn bè vẫn nồng ấm thiết tha đầy ắp như thuở nào. Thật cảm động, thật vui mừng bồi hồi vì không ngờ trải bao thăng trầm, xa cách mấy mươi năm mà còn cơ may gặp lại. Rồi thì hẹn nhau gặp tiếp, gặp tiếp, lại gặp tiếp… ở nhiều nơi khác. Không ngờ đi đến đâu anh cũng có thật nhiều bà con họ hàng xa gần, bạn bè cố tri lâu năm đông đảo. Hết người này lại đến người khác tiếp tục mời mọc đãi đằng anh, vì tình thân thuộc, vì nghĩa bạn bè tri âm, vì nợ ân tình, vì nợ miệng và v.v… Anh không thể bỏ rơi đám bạn bè nên buộc lòng họ phải thầu luôn gánh hát bồ tèo bám theo anh. Rốt cuộc bọn này luôn được những bữa ăn chực thịnh soạn vì dựa hơi anh. Rồi thì bọn này bầu anh làm chủcái bang chuyên đi xin ăn miễn phí để theo ăn ké. Ngoài cái vui nhộn vì bản chất hãy còn phá phách, trêu chọc nhau, thực ra từ trong thâm tâm, bọn tôi vô cùng cảm phục anh. Vì anh ăn ở với mọi người đầy tình nghĩa thâm sâu cho nên họ mới quý trọng, mến thương, tha thiết và chí tình chí nghĩa với anh như vậy. Lần nào chia tay anh cũng hẹn gặp nhau kỳ tới để anh kéo bọn mình đi ăn chực tiếp. Anh còn nhớ hay quên?

Giờ bạn bè cũ trong đám rơi rụng dần, kẻ già lụm cụm, đứa đau ốm liên miên, người nào may mắn còn đủ hơi sức hơn thì cố gắng đi thăm người yếu. Cơ hội xum họp đông đảo như trước gần như không thể tiếp tục thực hiện được nữa. Có chăng là ở một thế giới xa xôi khác thôi! Nghĩ cho cùng, tuổi đời chồng chất thế này rồi, có sống thêm vài năm thừa cũng chẳng lời lóm, lợi lộc gì. Mà vài năm thiếu cũng có lỗ lã, mất mát chi đâu? Điều quan trọng, đáng kể nhất chính là cái mình để lại dọc con đường đã đi qua có ý nghĩa, có hữu ích, có đượm đầy nhân nghĩa, nhân tình để làm mọi người chung quanh thương tiếc, nhắc nhở mãi khi mình bỏ cuộc không. Tôi nghĩ anh đã đạt được tới cái đích này rồi đó.

Anh bạn già ơi,
Cuối năm nay tính sổ lại, tôi thấy trong đám bạn bè xưa, anh là người thành công hơn tất cả. Đại gia đình cha mẹ, anh chị em sống quây quần hạnh phúc bên nhau. Con cái thành nhân, thành tài. Cơ ngơi vững chắc. Anh làm được đúng công việc mình yêu thích: truyền đạt nghệ thuật, văn hóa, kiến thức, lý tưởng, đạo đức và lòng yêu nước cho người đời. Thử hỏi mấy ai cóđược cái may mắn này? Đời sống anh luôn được bao bọc, vây quanh bởi tình thương yêu của gia đình, thân quý của bè bạn và sự kính mến của đám học trò xưa. Cái diễm phúc này có lẽ ai cũng phải trân quý lúc còn sống và hài lòng, mãn nguyện lúc nhắm mắt lìa trần.

Hãy vẫy tay chào tôi với nụ cười hứa hẹn tái ngộ ở thế giới mới vào giờ phút anh quyết buông bỏ mọi lấn cấn quanh mình để đi tìm một sự yên tĩnh nghỉ ngơi vĩnh viễn, anh bạn già nhé. Vợ chồng anh hãy ra đón khi chuyến tàu chót chở bọn tôi đỗ bến cùng. Chừng ấy ta lại tiếp tục kéo nhau đi quấy nhiễu thiên hạ, lại đi ăn chực vòng vòng như xưa. Để anh có dịp trả dứt món nợ tiền kiếp đấy mà. Vui biết mấy. Nhớ nhé!

Người bạn già trong nhóm những người bạn già của anh.

Hoàng Mai

Đọc hết câu cuối mắt Hà mờ đi, ràn rụa nước. Cô ngước lên nhìn bố thì cũng vừa kịp bắt gặp nét mặt ông Hy rạng rỡ, tươi hẳn lên, khóe miệng hở ra và một bên môi nhếch lên, ông nởnụ cười vui nửa vời, mãn nguyện. Bàn tay phải với mấy ngón tay xương xẩu hãy còn nhúc nhích như cố gắng vẫy vẫy. Chỉ trong tíc tắc, ông Hy hự lên một tiếng nhỏ rồi quẹo đầu sang một bên và bất động. Hà quýnh quáng định lay ông dậy và gào to:

Bố ơi! Bố ơi!

Khang đứng bên cạnh từ lúc nào, chụp vội tay em gái chận lại và nghẹn ngào khuyên:

Đừng em, hãy để bố đi trong niềm hạnh phúc sau cùng.

Lá thư được thiêu cùng lúc với thân xác còm cõi, hao mòn vì tuổi tác, vì bịnh tật của ông Hy.

Cỏ Hoang

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Người Bắc Âu có thể nói là những người “biết sống” nhất trên thế giới này

Người Bắc Âu có thể nói là những người “biết sống” nhất trên thế giới này

 
Họ sống tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc – chính là những điều mà con người hiện đại mong muốn hướng tới.

tự nhiên, người Bắc Âu, hạnh phúc, cuộc sống đơn giản,

(Ảnh: denmark.dk)

Nếu để ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không có nhiều nhà cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản.

Sau 7 giờ tối, gần như trên đường đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa trụy lạc” vào ban đêm, cũng không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích thần kinh con người. Vậy, hạnh phúc của những người dân Bắc Âu đến từ đâu?

Người Bắc Âu thường nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Đất nước Thụy điển có câu châm ngôn:“Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn

Giữa 2 vế: cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng, so với cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn, người Bắc Âu lựa chọn cái vế thứ hai bởi vì thứ mà họ muốn là “phẩm chất” chứ không phải là “vật chất”.

“Nhanh một chút” rồi lại “nhanh một chút!”, sống như vậy, bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn cách sống “chậm một chút!” nhưng bạn có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ đây.

tự nhiên, người Bắc Âu, hạnh phúc, cuộc sống đơn giản,

Một ngôi làng tại Đan Mạch, đẹp như tranh vẽ (Ảnh: Google Image Travel)

Đơn giản – Giảm ham muốn vật chất, trở về với tâm linh yên bình, thư thái

Môi trường thiên nhiên hà khắc khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành điều tất nhiên ở đây: Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều.

Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ để nhận ra, ví dụ trong cách ăn mặc, bất luận giá cả như thế nào cũng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc áo khoác vàng nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút.

tự nhiên, người Bắc Âu, hạnh phúc, cuộc sống đơn giản,

Trang phục truyền thống Bắc Âu (Ảnh: Laila Durán)
Ngoài ra, nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sử dụng. Điều này là rất bình thường ở đây, có vẻ như nó cũng trở thành một thói quen lâu đời.

Nếu một anh chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ. Một cốc cà phê Cappuccino nồng nàn trong không gian tĩnh lặng sẽ khiến họ ấm áp và thân thiết hơn.

Những con đường ở các quốc gia Bắc Âu thường hẹp hơn đường ở nước Đức, phần lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.

Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất nhiều người họ đều là đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với họ không phải là một loại “mốt” mà là một sự “cao thượng”.

tự nhiên, người Bắc Âu, hạnh phúc, cuộc sống đơn giản,

“Giờ cao điểm” ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)

Hiệu suất cao – Làm việc để cuộc sống chất lượng hơn

Công việc của họ khá nhẹ nhàng, thời gian rảnh đủ để làm thêm một công việc khác. Nhưng họ lại không làm như thế mà là lựa chọn tới quán cà phê thưởng thức cùng bạn bè hoặc ngồi đọc sách.

tự nhiên, người Bắc Âu, hạnh phúc, cuộc sống đơn giản,

Môt quán cà phê ở Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
Nhưng mà bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê nhé! Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc là từ một thể chế phúc lợi do chính thái độ và hiệu suất làm việc của họ đem lại. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích gì, công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó”, đây là quan niệm của người Bắc Âu, cho nên công việc đối với họ mà nói cũng không phải là một loại “đau khổ, giày vò”.

Vì đề cao hiệu suất, nên người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo, như vậy để họ có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Chỉ cần nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới bạn sẽ thấy rõ điều này thôi!

Người Bắc Âu nổi tiếng là những người yêu du lịch. Họ thường xuyên đi hưởng thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới.

Yêu gia đình – vui chơi cùng con cái

Trong cuộc sống của người Bắc Âu, chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…

Người Bắc Âu rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con.

tự nhiên, người Bắc Âu, hạnh phúc, cuộc sống đơn giản,
Điều đầu tiên sau khi tan ca trở về nhà chính là mọi người giành thời gian cho gia đình. Họ cùng nhau nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở lại bên ngoài. Cho dù là có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình.

Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì họ cho rằng buổi sáng ít nhất còn có người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như vậy, người chồng sẽ chỉ bị mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ là thời gian gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối để gia đình được ăn tối cùng nhau.

Một người đàn ông tên là Fredrik nói: “Nếu như một ngày, tôi không nhìn thấy những đứa con của tôi, không kể cho chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được bất cứ điều gì!”

Họ cho rằng, khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy đây chính là một loại thành tựu, một loại hạnh phúc.

Đối với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn ông tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan trọng nhất trong chất lượng cuộc sống của họ.

Theo daikynguyenvn.com

GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

Gia đình là sự nối kết thiêng liêng và thân tình giữa CHA, MẸ và CON CÁI lúc còn sống. Theo Anh ngữ, FAMILY có nghĩa là Father And Mother, I Love You”. (GIA ĐÌNH = Ba và Mẹ ơi, con yêu Ba Mẹ.)

Nếu không biết trân quý thực tại nầy, nhiều điều hối tiếc có thể xảy ra và không bao giờ phục hồi nguyên trạng.

Giận dữ và yêu thương không có giới hạn: hãy chọn YÊU THƯƠNG để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽGIẬN DỮ đôi khi mang lại những tai hoạ không lường trước được.

Cuộc đời rất ngắn ngủi. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà mình quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng.

Ban Biên Tập
( Công Giáo Việt  Nam)

Gia đình là gì? (1)

Tác giả:  Nhà Văn Hương Vĩnh

Người Mỹ dùng danh từ “FAMILY” trong khi người Việt gọi là “GIA ĐÌNH”. Mời đọc mẫu chuyện dưới đây để tìm hiểu giá trị của “Family” như thế nào.

Tôi va phải một người lạ trên đường phố khi người này đi qua. Tôi nói: “Ồ xin lỗi”. 

Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn thấy cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.

Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp, cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. Tôi cau mày nói: “Tránh ra chỗ khác”. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy!

Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình, con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó.

 Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?

Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.

Thế danh từ “family” có nghĩa gì?

FAMILY = Father And Mother, I Love You.

(GIA ĐÌNH = Ba và Mẹ ơi, con yêu Ba Mẹ.)

Bạn cảm động khi đọc mẫu chuyện nói trên, chắc hẵn rồi!

Mời bạn đọc thêm một câu chuyện có thật khá cảm động khác dưới đây:

Một người đàn ông, trong lúc đang chùi cho láng chiếc xe hơi của anh ta, đứa con trai 4 tuổi của anh ta nhặt một hòn đá và rạch vào bên hông xe. Trong cơn tức giận, anh ta chụp lấy tay đứa con trai và đánh vào tay nó nhiều lần mà không nhận ra rằng anh ta đang đánh bằng cái mỏ lết.

Tại bệnh viện, đứa bé mất hết các ngón tay vì xương thịt dập nát. Khi đứa trẻ thấy bố nó… Với đôi mắt đau buồn, nó hỏi: “Bố ơi các ngón tay con đâu rồi?

Anh ta rất đau lòng, không nói nên lời và trở lại bên xe, đá vào chiếc xe nhiều lần.

Suy sụp bởi hành động vô ý thức của mình…., ngồi trước chiếc xe hơi, anh ta nhìn vào vết xước trên hông xe….. thằng bé đã viết: “Con Yêu Bố, Bố ơi!” Ngày hôm sau, người đàn ông tự tử…

Giận dữ và yêu thương không có giới hạn, hãy chọn YÊU THƯƠNG để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽ.

Đồ vật được sản xuất để SỬ DỤNG và con người được thọ tạo để YÊU THƯƠNG….Vấn nạn của một phần thế giới hôm nay lại là…. Con người bị SỬ DỤNG còn đồ vật thì được YÊU THƯƠNG !!!

Thêm Hai câu chuyện xúc động về gia đình (2)

Câu chuyện thứ nhất: Hãy Làm Điều Gì Đó Trước Khi Quá Muộn Màng

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà.

Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời: “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cents nhưng hoa hồng thì đến 2 dollars.

Người đàn ông mỉm cười và nói: “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.
Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại, người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa địa. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói hoa giao và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi. Cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé!

Câu chuyện thứ hai: Chỉ năm phút nữa thôi

Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi.
Con trai tôi đó”, người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt, vận chiếc áo len màu đỏ.

Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao”, người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp. vận một cái đầm màu trắng đấy.”

Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa, Melissa?

Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.

Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?

Melissa lại nài nỉ: “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố! 5 phút thôi mà!”

Người đàn ông lại mỉm cười và nói: “Được rồi!”

Ông quả thật là một con người kiên nhẫn”, người phụ nữ nói.
Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là tôi, mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.”

Cuộc sống luôn cần những lần đánh đổi và sự ưu tiên lớn lao nhất luôn luôn phải là gia đình. Hãy tận dụng thời gian quý báu của mình với những người mình thương yêu nhất bạn nhé.

GHI CHÚ

(1) Sưu tầm

(2) Theo QTCS

  NGUỒN XUÂN GIA ĐÌNH

Tết Bính Thân 2016

Giáo Xứ Thánh Giuse

Vancouver BC Canada

Tác giả:  Nhà Văn Hương Vĩnh

Mười hai lời khuyên của Đức Phanxicô cho các gia đình

Mười hai lời khuyên của Đức Phanxicô cho các gia đình

Đức Phanxicô gặp gia đình Catire và Noel Walker và các con, từ trái, Cala, Dimas, Mia và Carmin) ngày chúa nhật tại Đại chủng viện San Carlos Borromeom, Philadelphia. 2

 Từ khi nhậm chức đến bây giờ, Đức Phanxicô liên tục nói với các cha mẹ, ông bà, trẻ em. Đây là một vài lời khuyên đẹp nhất của ngài.

  1.   “Xin vui lòng”, “Cám ơn”, “Tha thứ”. Đó là những chữ giúp cho gia đình sống trong bầu khí bình an. Những chữ đơn giản nhưng không dễ để thực hiện! Nó bao gồm một sức mạnh lớn lao: sức mạnh bảo vệ tổ ấm gia đình dù phải qua muôn vàn thử thách và khó khăn. Nhưng nếu không có những chữ này thì gia đình sẽ có những nứt rạn có thể dẫn đến tan vỡ.
  2.     Chữ đầu tiên là “Xin vui lòng,” khi chúng ta nhẹ nhàng xin một chuyện, dù chúng ta nghĩ chuyện này là chuyện mình có quyền được, thì chúng ta đã bảo vệ được bầu khí cùng sống chung của vợ chồng và gia đình. (…) Dù chúng ta xem như đã biết nhau, nhưng đừng nghĩ một khi có là có mãi mãi.
  3.  Trước khi làm một cái gì trong gia đình, chúng ta cũng xin: “Xin vui lòng, tôi có thể?”. Ngôn ngữ lịch sự này đầy cả tình yêu và tạo nhiều điều tốt đẹp trong gia đình.
  4.  Một tín hữu không biết cám ơn là một tín hữu đã quên ngôn ngữ của Chúa.
  5.   Có một hôm, tôi nghe một người rất lớn tuổi, rất tốt, rất đơn sơ, rất khôn ngoan nhưng khôn ngoan của một tấm lòng mộ đạo, một tấm lòng yêu cuộc sống: “Lòng biết ơn chỉ lớn lên trong mãnh đất của những tâm hồn cao thượng”. Tấm lòng cao thượng này là ơn Chúa trong tâm hồn chúng ta, thúc đẩy chúng ta nói lên lời cám ơn, lên tâm tình tri ân.
  6.  “Tha thứ”. Đó là một chữ khó khăn nhưng lại rất cần thiết. Khi chữ này không được nói lên thì các rạn nứt nhỏ sẽ banh rộng ra (…).
  7.  Nhận biết mình sai lầm và muốn chuộc lại những gì đã bị lấy mất – lòng tôn kính, chân thành, tình yêu – là làm cho sự tha thứ thành chính đáng. (…) Nếu chúng ta không xin lỗi được, có nghĩa là chúng ta không biết tha thứ. (…) Bao nhiêu tổn thương tình cảm và rạn nứt trong gia đình bắt đầu vì không nói lên được chữ “tha thứ”.
  8. Không thể nào tránh cãi vã trong đời sống vợ chồng nhưng tôi có một lời khuyên: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà chưa làm hòa! (…) Và làm hòa như thế nào? Quỳ gối xuống? Không! Một cử chỉ nhỏ là đủ, chỉ một cử chỉ nhỏ, hòa khí trong gia đình sẽ trở lại (Buổi tiếp kiến chung 13 tháng 5-2015).
  9. Chúa Giêsu được sinh ra trong một gia đình. Ngài có thể sinh ra là chiến binh, là hoàng đế… Không, Ngài xuống thế gian như một người con trong một gia đình.
  10.  Biết bao nhiêu người mẹ học được lòng quan tâm của Mẹ Maria cho Con của mình! Biết bao nhiêu người cha đã học từ Thánh Giuse, một người công chính, hiến cả cuộc đời mình để nâng đỡ và bảo vệ vợ con mình trong những lúc khó khăn! Và Chúa Giêsu ở tuổi vị thành niên đã khuyến khích các người tìm hiểu để thấy sự cần thiết và nét đẹp cần phải vun trồng cho ơn gọi sâu đậm hơn, ước mơ cao cả hơn!
  11.  Như Đức Mẹ và Thánh Giuse, mỗi gia đình đều có thể đón nhận Chúa Giêsu. Lắng nghe Ngài, nói chuyện với Ngài, cùng ở chung với Ngài, bảo vệ Ngài và lớn lên với Ngài; và như thế mới cải thiện được thế giới (…) Đó là sứ mệnh lớn lao của gia đình: dành một chỗ để Chúa Giêsu đến, đón nhận Chúa Giêsu vào gia đình để Ngài lớn lên về mặt thiêng liêng trong gia đình này (Buổi tiếp kiến chung 17-12-2014).
  12.  Các bà mẹ là chất khử độc mạnh nhất cho chủ nghĩa ích kỷ cá nhân. “Cá nhân” có nghĩa là “không chia được”. Ngược lại, các bà mẹ “chia sẻ” ngay khi họ đem đứa con ra chào đời và nuôi nó lớn lên. (…) Một xã hội không có các bà mẹ thì không phải là một xã hội của loài người vì, dù trong những giây phút đau buồn nhất, các bà mẹ cũng là chứng nhân của tấm lòng tận tâm, dịu dàng, chứng nhân của sức mạnh tinh thần. (…) Không có các bà mẹ, không những không có các tín hữu mới mà đức tin sẽ mất đi phần lớn sự nồng ấm đơn giản và sâu đậm (Buổi tiếp kiến chung 7 tháng 1-2015).

Marta An Nguyễn chuyển dịch