Tôi yêu Mẹ hay yêu Cha

Tôi yêu Mẹ hay yêu Cha

  1 tuổi , con tập đi, Mẹ chạy theo đỡ mỗi khi con ngã. Ba ngăn lại bảo rằng hãy để con tự tập đứng lên.

3 tuổi, con vòi vĩnh khóc đòi quả ớt trên mâm cơm. Mẹ kiên quyết không cho. Trong khi Ba lại bảo hãy để con nếm thử rồi con sẽ tự tránh xa.

5 tuổi, con nhất định không đến nhà trẻ, Mẹ không nỡ buông tay, đứng trước cổng trường nhìn con mãi. Ba quay đầu bảo Mẹ lên xe mau.

6 tuổi, con vào lớp 1, Mẹ căn dặn cô giáo xem chừng con bị bắt nạt. Thế mà Ba lại nói với cô rằng con làm gì sai cứ đánh phạt thẳng tay.

9 tuổi, con đánh nhau với thằng bạn học đến trầy cả mặt mày. Mẹ lo lắng muốn rơi cả nước mắt. Vậy mà Ba lại la con và bắt con phải đi xin lỗi người bạn đó.

12 tuổi, con đòi gắn mạng trong phòng. Mẹ vui vẻ chấp nhận ngay, trong khi Ba chỉ đồng ý cho đặt máy tính ở phòng khách làm con chẳng được thức khuya cày game cùng lũ bạn.

15 tuổi, con xin đi phượt cùng bạn bè Mẹ đồng ý nhưng càu nhàu mãi vì lo lắng. Trong khi Ba gật đầu ngay. Suốt chuyến du lịch Mẹ gọi điện hỏi thăm con đủ thứ, nào là vui không, ăn gì chưa, chỗ ngủ thế nào, có gì trở ngại không? Còn Ba suốt những ngày đó chỉ điện thoại cho con 1 lần lúc con mới xuống xe. Ba chỉ nói vỏn vẹn 3 câu, tới chưa, khi nào về và chúc con đi chơi vui vẻ.

16 tuổi con tụ tập bạn bè hút thuốc, Mẹ nổi giận la con. Trong khi Ba nhẹ nhàng dắt con ra ban công cho con xem bảng xét nghiệm ung thư phổi của Ba.

17 tuổi con dắt 1 cô gái về nhà. Mẹ bảo con còn rất nhỏ để nghĩ đến chuyện yêu đương. Ba mỉm cười nói rằng bị tổn thương ắt tự vứt bỏ. Cũng năm đó con xin 1 chiếc tay ga. Mẹ đắn đo 1 hồi rồi chấp nhận vậy mà Ba lại đi mua cho con ngay 1 chiếc xe đạp điện hơn chục triệu. Cũng là tay ga nhưng con không được tham gia đội đua xe với lũ bạn được.

Năm con 18, là lúc bệnh của Ba trở nặng. Ngày con thi Đại học Mẹ chỉ dặn dò qua loa rồi thu xếp vào bệnh viện chăm Ba. Đến giờ nghỉ trưa, con nhận được điện thoại của Ba. Ba nói rằng Ba rất khỏe. Thi xong con không về ngay mà đi ăn mừng cùng lũ bạn vì bài làm rất tốt. Khi con về đến nhà thì Ba đã ra đi rồi. Mẹ bảo Ba nhất định không cho Mẹ điện thoại cho con. Ba muốn con thi thật tốt.

21 tuổi, con được 1 phần học bổng sang Mỹ đào tạo. Con biết nếu Ba còn sống nhất định khuyên con đi. Nhưng bây giờ con không hỏi ý kiến Mẹ mà đã từ chối phần học bổng đó. Con không muốn sau 5 năm đi đào tạo về con lại trải qua cảm giác giống ngày con đi thi đại học về.

Ba à con chưa bao giờ nghĩ Ba thương con nhiều như Mẹ. Trong khi Mẹ dặn con rằng nếu làm gì không được, hãy nhờ mọi người, thì Ba lại dạy con nếu làm gì được thì hãy giúp mọi người.

Nhưng bây giờ, nếu có người hỏi con thương ai nhất trên đời con sẽ không suy nghĩ mà trả lời ngay là Mẹ. Và nếu người ta hỏi ai là người thương con nhất con cũng sẽ trả lời ngay là Ba.

Giáo sư Phi Phượng Nguyễn gởi

Có nên cứu người từng chối bỏ cái thai trong bụng tôi không?

Có nên cứu người từng chối bỏ cái thai trong bụng tôi không?

Trần Mỹ Duyệt

Đây là câu hỏi mở được phổ biến trên trang nhà VNExpress, một hình thức câu hỏi mà ai muốn đóng góp ý kiến thế nào cũng được. Nhưng nhận thấy vấn nạn được nêu lên cũng phản ảnh quan niệm và lối sống của nhiều bạn trẻ hiện nay, nên xin đóng góp vài ý kiến, hy vọng sẽ trả lời phần nào thao thức của những ai đang yêu kiểu chân trong chân ngoài. Nằm bên một người mà tâm hồn tưởng nhớ đến một người:

Câu hỏi:

Trong lúc nghĩ mình sắp chết, anh ta cầu cứu với mẹ ruột…. để nhờ Bà đến gặp tôi : mong con trai riêng của tôi với anh ấy….cho bố nó quả thận.

Cậu ấy là tình cũ của tôi 10 năm rồi. Hồi đó công ty của cậu mới mở chi nhánh gần nhà tôi và cử cậu xuống làm quản lý. Một cô gái 30 như tôi lúc đầu chỉ xem cậu thanh niên 25 tuổi này như em trai. Theo thời gian, chúng tôi dần trở nên thân thiết và yêu nhau. Thật ra là do tôi ngộ nhận bởi khi kết thúc công tác, quay về thành phố là cậu lơ tôi luôn. Điều không hay xảy ra là sau đó 2 tuần tôi phát hiện mình có thai, gọi mãi cậu mới nghe máy rồi bảo tôi hãy đến gặp bác sĩ để phá thai…và đó là lần cuối cùng tôi gọi cho cậu.

Tôi là người Công giáo nên không thể làm chuyện đó được, với lại con tôi không có tội, tôi yêu nó nhưng giữ lại thì phải làm sao? Trong lúc cùng đường tôi đã làmmột việc xấu xa nhất là nhận lời yêu người đàn ông tán tỉnh bấy lâu nhưng tôi không đồng ý. Khi biết tôi có bầu anh vui mừng, vội vàng nói bố mẹ sang hỏi cưới. Không yêu chồng nhưng vì mang ơn anh tôi đã cố gắng hết lòng làm vợ, hiền dâu thảo, chỉ mong phần nào bù đắp tội lỗi của mình. Gia đình bên chồng cũng rất thương yêu nhưng tôi vẫn thấy chạnh lòng mỗi khi ba hay nội cưng nựng thằng bé. Tôi biết mình vẫn chưa quên được người ta.

Cách đây 2 năm, cậu thanh niên ấy bất ngờ muốn kết bạn với tôi trên mạng xã hội, tất nhiên là tôi không đồng ý. Thỉnh thoảng cậu lại tới nhà tôi thăm con với tư cách một người bạn vì trước đây cậu cũng quen với chồng tôi.

Bỗng một hôm, cậu bị tai nạn, vô tình bác sĩ phát hiện ra thận cậu có vấn đề và phải thay gấp nhưng chưa có người hiến tặng.

Trong lúc thất vọng vì nghĩ mình sắp chết, cậu nói về đứa con trai với mẹ ruột, mong bà yên tâm vì đã có cháu. Hôm qua bà đến tìm tôi và có ý muốn tôi đồng ý để thằng bé cho thận. Tôi thẳng thừng từ chối vì con tôi còn quá nhỏ và cũng không có trách nhiệm phải cứu con bà.

Nói cứng là vậy nhưng đêm về tôi lại khóc rất nhiều, cứ nghĩ đến tình cảnh hiện tại của cậu ấy mà tôi đau lòng vô cùng. Con thì không cho thận được chứ tôi thì đâu tiếc gì với cậu ấy, nhưng tôi còn con, còn chồng và ba mẹ nữa. Tôi phải làm sao đây?

Thủy

Góp ý:

Hơn 40 năm trong nghề hướng dẫn tâm lý, lâu lâu tôi cũng gặp những trường hợp mà ta thường gọi là “Vợ chồng cũ không rủ cũng về”. Có nghĩa là vì một lý do nào đó, hai người đã chia tay nhưng sau một thời gian ngắn hoặc dài, sống xa nhau, sống không có nhau, giáp mặt với những thách đố cuộc đời, va chạm với những mối tình lang thang, chắp nối, bỗng một hôm nhận ra cái chân lý ngàn đời là không ai thương mình hơn chồng, hoặc không ai yêu mình hơn vợ. Ý thức được lỗi lầm và thống hối tìm về hàn gắn lại mối duyên xưa. Nhưng một câu hỏi và một tình cảm mà có lẽ cũng có nhiều người ngày nay phải đối diện, đó là “bỏ thì thương, vương thì tội”. Câu hỏi của cô Thủy nằm trong trường hợp này.

Trước hết ta cần phải xác định điều này, trong tình yêu, cái lấn cấn giữ bỏ và thương kia không gì hơn là một lối diễn tả tâm trạng thương thầm, nhớ vụng người tình,người yêu . Trường hợp của cô Thủy đây không ai khác hơn là “cậu” tình nhân trẻ. Người mà cô đã cho đi tất cả vì yêu, đến nỗi bị người ta lờ đi mà đến nay cô vẫn còn thấy xót thương. Ngược với người chồng mà ta tạm gọi là “khờ dại” hiện nay vì đi yêu một người mà người đó không hề có cảm tình hoặc yêu mình. Trước mắt cô Thủy, người đó chỉ là giai đoạn, là tạm bợ như chính cô đã tự nhận: “Trong lúc cùng đường tôi đã làm một việc xấu xa nhất là nhận lời yêu người đàn ông tán tỉnh bấy lâu nhưng tôi không đồng ý.” Cái tâm lý đóng kịch giả dối của cô cũng chính cô đã tự nói ra: “Không yêu chồng nhưng vì mang ơn anh tôi đã cố gắng hết lòng làm vợ, hiền dâu thảo, chỉ mong phần nào bù đắp tội lỗi của mình.”

Nhưng trong tình yêu lại không có chỗ cho hai chữ “thương hại”.

Tình yêu không thể mua bán, đổi chác bằng những việc làm mang tính cách đền ơn, đáp nghĩa, hoặc thương mại.

Đối với những người đã có chút kinh nghiệm trong nghề, họ sẽ không mấy tin ở thiện chí và sức chịu đựng của cô Thủy.

Rất có thể đến một lúc nào đó, cô sẽ bỏ cái anh chồng yêu cô “một chiều” để trở về với người bồ trẻ, nếu như anh này may mắn được một vị ân nhân nào đó tặng cho một trái thận, và anh khỏe lại, rồi trở lại năn nỉ, ỷ ôi với cô vài lời xin lỗi.

Đây không phải là đoán mò, mà người ngoài có thể đọc được vô thức của cô khi cô bộc lộ bằng lời than thở: “Nói cứng là vậy nhưng đêm về tôi lại khóc rất nhiều, cứ nghĩ đến tình cảnh hiện tại của cậu ấy mà tôi đau lòng vô cùng.”

Đặc biệt nhất là câu: “Con thì không cho thận được chứ tôi thì đâu tiếc gì với cậu ấy, nhưng tôi còn con, còn chồng và ba mẹ nữa. Tôi phải làm sao đây?”.

Chỉ có thể nói một cách văn chương rằng: “Thế là yêu quá đó mà thôi”.

Không yêu sao phải khóc? Tại sao lại đau lòng? Chính người ta đã bỏ mình không thương xót, và cũng muốn bỏ luôn đứa con của cả hai kia mà? Không biết nếu người chồng hiện tại cần cô một qủa thận, liệu cô có dám hy sinh không? Hay chỉ là đùa giỡn yêu vậy thôi mà! Vợ chồng gì đâu mà phải quan tâm!

Vậy phải làm sao đây?

Với người chồng: Cô phải dứt khoát với quá khứ. Hãytìm cách giải thích cho chồng biết mối quan hệ tình cảmgiữa cô với người yêu trẻ tuổi kia, những âm mưu của mẹ con người ấy đang lăm le trái thận của đứa con nhỏ, để khi chuyện vỡ lở, cô còn được người chồng “dại khờ” bao che, và bênh đỡ cho cô trước những lời thị phi và sự khinh bỉ, lên án của nhà chồng.

Với người tình trẻ: Nếu tự trong lòng vẫn thấy nhớ thương, đau lòng vô cùng cho “cậu ấy”, thì cứ can đảm xách gói về và sống rồi lo cho cậu ấy. “Tình yêu mạnh hơn sự chết”. Và khi yêu là chấp nhận tất cả. Thật ra, biến cố xẩy ra cho người tình trẻ kia đã đến đúng lúc để đánh thức tình cảm xưa, và càng làm tăng thêm nỗi chán chường với cuộc sống giả dối hiện tại của cô mà thôi.

Nếu không dám về lại với “cậu ấy”, thì cô phải nhìn vào thực tế để tìm ra và cảm nhận được tình yêu của chồng và cùng nhau quyết tâm xây dựng một gia đình hạnh phúc. Đừng đóng kịch đạo đức, và sống giả dối. Hãy biến “việc xấu xa nhất là nhận lời yêu người đàn ông tán tỉnh bấy lâu nhưng tôi không đồng ý.” Thành một việc đẹp đẽ nhất là nhìn vào tình yêu của “người tán tỉnh mình” để con tim mình bị rung động.

-Với em bé: Chuyện cho thận của con cho người tình là chuyện của người lớn. Đừng lợi dụng hai chữ “bố con” trong trường hợp này. Người đó chỉ cho con cô có một cái tinh trùng, nhưng lại đã bóp chết nó khi khuyên cô đi gặp bác sĩ rồi. Còn lại, người bố của em bé lúc này tuy không sinh ra em bằng thể lý nhưng đã sinh ra em bằng con tim. Cô phải công bằng với tất cả, với người tình, với người chồng, và với đứa con. Con cô có quyền hưởng và sống những ngày tuổi thơ trong sáng, hồn hiên, thanh bình bên cô, bên người bố đã yêu thương và đón nhận nó. Nó không cần phải dính vào những ân oán của người lớn. Cô cũng đừng qua lại với người trẻ ấy và mẹ của anh ta nữa. Nếu không cô sẽ phải hối hận, và kéo cả con cô vào những ân oán sau này do chính cô gây ra. Theo ngôn ngữ hè phố, tôi khuyên cô “quênđi.com”.

Chúc cô sớm tìm được câu trả lời tốt nhất, đẹp nhất cho chọn lựa của mình.

Trần Mỹ Duyệt

Vuisongtrendoi gởi

Đức Giáo hoàng cho rằng, hầu hết hôn nhân ngày nay là vô hiệu

Đức Giáo hoàng cho rằng, hầu hết hôn nhân ngày nay là vô hiệu

By  phanxicovn

hon-nhan

 

Hôm thứ năm 16-6, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói rằng đa số hôn phối thời nay là vô hiệu, bởi các cặp đôi không dự phần vào bí tích với một hiểu biết đúng về sự vĩnh viễn và kết ước.

‘Chúng ta sống trong một nền văn hóa tạm thời.’

Sau khi có bài diễn văn với Hội nghị mục vụ Giáo phận Roma, Đức Phanxicô đã trả lời 3 câu hỏi.

Một giáo dân hỏi về ‘cuộc khủng hoảng hôn nhân’ và cách người Công giáo giúp cho giới trẻ trong yêu thương, giúp họ học về bí tích hôn phối, và giúp họ vượt qua ‘sự kháng cự, những ảo tưởng và nỗi sợ.’

Đức Giáo hoàng đã trả lời từ kinh nghiệm của mình.

‘Cha nghe một giám mục nói rằng vài tháng trước, cha có gặp một cậu bé vừa học đại học xong, cậu nói ‘con muốn làm linh mục, nhưng trong vòng 10 năm thôi.’ Đây là văn hóa tạm thời. Và nó xảy ra ở mọi nơi, cả trong đời sống linh mục, tu sỹ.

Nó tạm thời, và vì thế phần lớn các cuộc hôn phối trong nhà thờ của chúng ta là vô hiệu. Bởi hai người thưa ‘vâng, suốt cuộc đời con’ nhưng lại không biết mình đang nói gì. Bởi người trẻ đang sống trong một nền văn hóa khác. Họ thưa thốt, họ có thiện tâm, nhưng lại không hiểu.

Hồi ở Buenos Aires, có một bà đã đến tìm cha. Bà nói rằng các linh mục học để làm linh mục trong nhiều năm, và rồi có người được phép giải chức để kết hôn và lập gia đình. ‘Còn giáo dân chúng con, phải thi hành bí tích này suốt đời, không thể phân ly, chúng con chỉ có bốn buổi chuẩn bị cho tiền hôn nhân, mà chuyện này lại là cho cả đời.’

Đức Phanxicô nói rằng chuẩn bị tiền hôn nhân là một vấn đề, và chúng thường liên quan đến tình trạng xã hội quanh đám cưới.

Ngài kể lại buổi trò chuyện với một thanh niên sắp kết hôn, và anh đang tìm một nhà thờ hợp với váy cưới của vợ và cũng không được xa nhà hàng tiệc cưới quá.

‘Đây là vấn đề xã hội, và làm sao để thay đổi đây? Cha cũng không biết nữa.’

Đức Giáo hoàng cho biết khi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires, ngài đã cấm lễ hôn phối cho những cặp ‘cưới chạy,’ khi cô dâu đã mang bầu. Lập luận của ngài là về vấn đề sự ưng thuận tự do của đôi nam nữ.

‘Có lẽ họ yêu thương nhau, và đã thấy nhiều cặp rất đẹp đôi, hai hay ba năm sau họ đã kết hôn. Và cha thấy cả nhà cùng đi vào nhà thờ, cha mẹ bồng con để làm lễ hôn phối. Nhưng, họ biết rõ mình đang làm gì.’

Đức Phanxicô xem khủng hoảng hôn nhân là do những người ‘không biết bí tích và vẻ đẹp của bí tích là gì.’

‘Họ không biết rằng bí tích này là bất khả phân ly, họ không biết bí tích này là trọn đời. Thật khó.’

Ngài thêm rằng đa số các cặp đôi tham gia các khóa tiền hôn nhân ở Argentina đều đã sống chung.

‘Họ thích sống chung hơn, và đây là một thách thức, một nhiệm vụ cho chúng ta. Đừng có hỏi, ‘tại sao anh chị không làm lễ cưới?’ Đừng, mà hãy đồng hành, chờ đợi, và giúp cho họ trưởng thành, trung tín để trưởng thành.’

Ngài cũng kể ở vùng đông bắc Argentina, các cặp vợ chồng có con và sống với nhau, vậy mà đến khi con cái đi học, họ mới kết hôn theo nghi thức dân sự. Và đến tuổi làm ông bà, họ mới làm phép hôn phối trong nhà thờ.

‘Đây là mê tín, họ nói hôn nhân làm cho ông chồng sợ. Thật là dị đoan, và chúng ta phải khắc phục nó. Cha từng thấy rất nhiều người chung thủy khi sống chung, và cha chắc rằng đây là một cuộc hôn nhân thực sự, họ có ơn của hôn phối thật bởi vì họ chung thủy, nhưng nó là dị đoan …’

Đức Giáo hoàng kết luận, ‘Hôn nhân là lĩnh vực khó nhất trong việc mục vụ.’

J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ CNA

BẠN BỊ CƯỚP HẠNH PHÚC GIỮA BAN NGÀY

BẠN BỊ CƯỚP HẠNH PHÚC GIỮA BAN NGÀY

 

Và anh thanh niên ấy bỏ đi vì tiếc tài sản kếch sù của mình” (Mc 10,22).

Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng

bạn đã bị lập trình (cài đặt) để sống bất hạnh

và vì thế, dù bạn làm bất cứ điều gì… để mong hạnh phúc, bạn cũng cứ thất bại !!

Tương tự như máy của bạn đã được nhập đầy các phương trình toán học, nên mỗi khi bạn gõ phím để lấy ra những câu thơ của Shakespeare, bạn đều thất bại.

Nếu muốn hạnh phúc thì điều trước tiên bạn cần làm

không phải là nỗ lực,

cũng không phải là có thiện chí

hay có những ước muốn tốt lành, thậm chí có vẻ thánh thiện nữa

 PHẢI hiểu rõ bạn đã bị lập trình chính xác như thế nào.

Sự việc ấy như sau:

1.     Trước hết xã hội và văn hoá đã dạy bạn  tin rằng

mình không thể nào hạnh phúc  không có một số người  một số điều.

Thử nhìn chung quanh bạn: đâu đâu người ta cũng tìm cách xây dựng cuộc đời dựa trên một niềm tin không bao giờ xét lại rằng

nếu không có một số điều kiện như tiền bạc, quyền lực, thành công, sự tán thưởng, danh tiếng, tình yêu, tình bạn, linh đạo, Thượng Đế

thì người ta không thể hạnh phúc.

Còn quan niệm riêng của bạn là gì?

2. Một khi đã tiếp nhận niềm tin ấy, tự nhiên bạn sẽ quyến luyến người này hay vật kia mà bạn cho là nếu thiếu thì không thể hạnh phúc.

3. Sau đó, bạn ra sức chiếm cho bằng được điều quí giá hay con người quí báu ấy,

rồi khi đã có thì bám chặt lấy,

đồng thời triệt hạ hết mọi thứ có thể đánh mất người ấy hay điều ấy.

4. Rốt cuộc bạn trở nên lệ thuộc trong tình cảm,

tới mức đối tượng bạn quyến luyến ấy như có ma lực thu hút bạn

làm bạn phải lo lắng mỗi khi có nguy cơ đánh mất đối tượng ấy

và trở nên khổ sở mỗi khi bị mất đối tượng ấy.

Bây giờ hãy dừng lại một lát; bạn sẽ hốt hoảng khi thấy có cả một danh sách dài lê thê các điều mà lâu nay bạn đã nô lệ.

Hãy nghĩ đến những sự việc và con người cụ thể, chứ không phải là những sự việc và con người trừu tượng…

Một khi các điều mình quyến luyến đã kềm kẹp được bạn, bạn sẽ bắt đầu thu hết sức lực để lúc nào cũng tìm cách sắp xếp lại thế giới chung quanh mình, sao cho mình có thể nắm bắt được và giữ gìn được những điều mình tha thiết.

Đây là một công việc tốn hơi tốn sức, sẽ làm bạn chỉ còn chút ít nghị lực để sống và để hưởng cuộc sống cách đầy đủ. Nhưng đó cũng là một công việc bất khả thi trong một thế giới luôn biến chuyển mà bạn không tài nào có thể kiểm soát.

Thế nên, thay vì sống một cuộc sống thanh thản và sung mãn, bạn đã khiến mình phải sống một cuộc sống đầy sự lo âu, bất  an, căng thẳng và hồi hộp, vỡ mộng..

Quả thật là có một vài lúc ngắn ngủi thế giới như chịu theo những nỗ lực của bạn và tự sắp xếp cho hợp với ước muốn của bạn.

 Trong chốc lát, bạn cảm thấy hạnh phúc.

Hay đúng hơn, bạn cảm thấy một ánh chớp hoan lạc,

nhưng đó không phải là hạnh phúc vì kèm theo sự khoan khoái ấy bạn cảm thấy có một nỗi lo sợ sâu xa  rằng bất cứ lúc nào cái thế giới của những sự việc và con người ấy – mà bạn đã cực nhọc sắp xếp – cũng có thể vượt ra khỏi sự kiểm soát của bạn, làm bạn thất vọng – một điều mà không sớm thì muộn sẽ xảy ra.

5. Và đây là một điều nữa cần cân nhắc:

mỗi khi bạn lo lắng hay sợ sệt, đó chẳng phải là vì bạn không nắm bắt được điều mình tha thiết hay sao?

Và mỗi khi bạn cảm thấy ghen tương, đó chẳng phải là vì có người nào đó cướp mất  điều bạn tha thiết hay sao?

Và chẳng phải là hầu như mọi sự giận dữ của bạn đều xuất phát từ chỗ có ai đó ngăn cản bạn nắm lấy điều mình tha thiết hay sao?

Chẳng phải bạn trở nên đa nghi mỗi khi thấy điều mình tha thiết bị đe doạ hay sao

– bạn lại không thể nào suy nghĩ một cách khách quan:

đó có thể là do toàn bộ cái nhìn của bạn đã bị thiên lệch?

Mỗi khi bạn cảm thấy buồn chán, đó chẳng phải là bạn

 không được cung cấp đủ cái mà bạn cho là sẽ làm mình hạnh phúc,

 không cung cấp đủ điều mình đang tha thiết hay sao?

Và mỗi khi bạn suy sụp và khổ sở, ai cũng thấy rõ nguyên nhân là vì cuộc sống đã không cho bạn cái mà bạn tin là không thể hạnh phúc nếu không có.

Hầu như mọi cảm xúc tiêu cực của bạn đều là hậu quả trực tiếp của sự tha thiết.

Thế là bạn phải oằn lưng vác lấy đủ điều mình tha thiết –

và ra sức tìm hạnh phúc bằng cách ôm chặt gánh nặng ấy.

Một suy nghĩ thật ngu xuẩn.

Điều bi đát là đó lại chính là phương pháp duy nhất mọi người đã được chỉ vẽ để mưu tìm hạnh phúc –

một phương pháp chỉ đem lại lo lắng, thất vọng và hối tiếc.

Hầu như chẳng ai được nói cho biết sự thật này:

muốn hạnh phúc thật sự thì chỉ có một điều duy nhất cần làm là

xoá chương trình bị cài đặt,

là giải gỡ mình ra khỏi những sự tha thiết  ấy.

Khi va vấp trước sự thật hết sức hiển nhiên ấy, người ta thường hốt hoảng vì nghĩ rằng mình sẽ phải đau khổ lắm nếu phải bỏ đi những sự tha thiết ấy.

Nhưng quá trình ấy không hề đau đớn. Ngược lại…

Giải gỡ mình khỏi những quyến luyến ràng buộc là một công việc hết sức thích thú,

nếu phương tiện bạn dùng để làm việc ấy không phải là sức mạnh của ý chí, cũng không phải là sự từ bỏ, mà là sự kiến ngộ.

Tất cả những gì bạn cần làm là:

a. Mở mắt và nhìn xem mình không thực sự cần cái mình đang quyến luyến ràng buộc;

b. Ý thức rõ mình đã bị cài đặt chương trình, đã bị tẩy não để cho rằng mình không thể hạnh phúc hay không thể sống mà không có người ấy, điều ấy.

Hãy nhớ bạn đã một lần đau khổ thế nào, bạn đã một lần cho rằng mình sẽ không bao giờ có lại hạnh phúc vì đã mất người này hay vật kia mà mình hết sức quí mến?

Thế rồi điều gì đã xảy ra?

Thời gian trôi qua và bạn đã học được cách sống vui vẻ trở lại, không đúng sao?

Lẽ ra điều ấy phải cảnh giác bạn về sự giả dối trong những điều mình tin tưởng, về cái trò ma mãnhmà bộ óc bị cài đặt đã chơi bạn.

Ai trong chúng ta cũng đã từng kinh nghiệm:

Lỡ yêu say đắm một con chim vành khuyên…nhưng lại bị gia đình phản đối mãnh liệt đến nỗi phải chia tay trong đau đớn.. như đứt từng khúc ruột và tưởng rằng sẽ không thể sống nổi…Nhưng rồi 3 năm sau, tôi lại háo hức lao vào trong cuộc tình tươi mới….

Chẳng may làm ăn thất bại gần như trắng tay…tôi vài lần muốn tự tử cho tiêu đời…nhưng rồi một thời gian sau…tôi từ từ lấy lại bình tĩnh và vui thú làm ăn trở lại…

 

HÃY NHỚ RẰNG

Một điều mình quyến luyến không phải là một điều có thực,

đó chỉ là điều mình tin như thế, điều mình tưởng tượng như thế trong đầu mình, do mình đã bị cài đặt.

Nếu như điều tưởng tượng ấy không được đưa vào đầu mình, hẳn bạn đã không quyến luyến. Bạn sẽ yêu quí những sự vật và con người, sẽ tận hưởng chúng, nhưng vì không có niềm tin ấy bạn sẽ tận hưởng chúng mà không quyến luyến chúng.

Nhận ra điều này , tôi sẽ thấy kinh nghiệm của Phaolo thật thấm thía, dù Phaolo6 không có vợ :

từ nay những người có vợ hãy sống như không có ;

30 ai khóc lóc, hãy làm như không khóc ;

ai vui mừng, như chẳng mừng vui ;

ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả ;

31 kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng.

Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi. (1 Cr 7: 29-31)

 

Thế thì, có cách nào khác để tận hưởng cuộc đời không?

Bây giờ hãy duyệt lại tất cả những sự tha thiết của bạn.

Và mỗi khi nhìn tới đâu, bạn hãy nói:

 “Tôi không quyến luyến bạn thật sự đâu.

Tôi chỉ tự đánh lừa mình mà cho rằng không có bạn tôi sẽ không hạnh phúc”.

Hãy chân thành làm việc này và bạn sẽ thấy nơi mình có những thay đổi:

“Tôi không quyến luyến bạn thực sự đâu.

Tôi chỉ tự đánh lừa mình mà cho rằng không có bạn tôi sẽ không hạnh phúc”. 

Tác giả: Anthony de Mello, dòng Tên
Dịch giả: Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành

From vuisongtrendoi

 

THÁNH MONICA

THÁNH MONICA

THANH MONICA

Hoàn cảnh cuộc đời Thánh Monica đã có thể biến ngài thành một người vợ hay mè nheo, một nàng dâu nhiều cay đắng, và một người mẹ tuyệt vọng, tuy nhiên ngài đã không chịu thua bất cứ cám dỗ nào.  Mặc dù ngài là một Kitô Hữu, cha mẹ ngài đã gả cho một người ngoại giáo, ông Patricius, là người sống trong cùng tỉnh Tagaste ở Bắc Phi Châu.  Patricius là người tốt nhưng ông vô cùng nóng nẩy và phóng túng.  Ngoài ra Thánh Monica còn phải chịu đựng bà mẹ chồng hay gắt gỏng.  Ông Patricius thường rầy la vợ vì bà hay thương người.  Nhưng sự cầu nguyện và gương mẫu đời sống của Thánh Monica sau cùng đã chinh phục được người chồng cũng như mẹ chồng, ngài đã đưa họ trở về với đức tin Kitô Giáo.  Ông Patricius chết năm 371, sau khi rửa tội được một năm để lại người vợ goá và ba con nhỏ.

Người con cả, Augustine Hippo, nổi tiếng nhất (sau này là thánh).  Vào lúc cha chết, Augustine mới 17 tuổi và là sinh viên trường hùng biện ở Carthage.  Thánh Monica thật đau buồn khi thấy con mình đi theo tà thuyết Manikê và sống cuộc đời phóng đãng.  Có những lúc Thánh Monica không cho con được ăn ngủ ở trong nhà.  Và rồi một đêm kia, ngài được thị kiến và được đảm bảo là Augustine sẽ trở về với đức tin.  Từ đó trở đi ngài sống gần với con hơn để ăn chay và cầu nguyện cho con.  Quả vậy, ngài ở gần đến nỗi Augustine cũng phải bực mình.

Khi 29 tuổi, Augustine quyết định đi Rôma để dạy về hùng biện.  Một tối kia, Augustine nói với mẹ là anh ra bến tầu để từ giã bạn bè.  Nhưng, anh lại lên tầu đi Rôma.  Thánh Monica thật đau lòng khi biết mình bị lừa, nhưng ngài nhất định đi theo.  Vừa đến Rôma thì ngài lại biết là Augustine đã đi Milan.  Mặc dù việc di chuyển khó khăn, Thánh Monica vẫn nhất định bám sát.

Ở đây, Augustine bị ảnh hưởng bởi một giám mục, Ðức Ambrôsiô, là vị linh hướng sau này của Thánh Monica.  Augustine chấp nhận mọi lời khuyên của đức giám mục, và tập được đức khiêm tốn đến độ ngài có thể từ bỏ được nhiều tật xấu.  Thánh Monica trở thành người lãnh đạo của nhóm phụ nữ đạo đức ở Milan cũng như khi ở Tagaste.

Ngài tiếp tục cầu nguyện cho Augustine trong những năm anh theo học với đức giám mục.  Vào Phục Sinh năm 387, Ðức Ambrôsiô rửa tội cho Augustine và một vài người bạn của anh.  Không lâu sau đó, cả nhóm đi Phi Châu.  Lúc ấy, Thánh Monica biết cuộc đời ngài sắp chấm dứt, ngài nói với Augustine, “Con ơi, không có gì trên trần gian này làm mẹ vui lòng cả.  Mẹ không biết có gì còn phải thi hành và tại sao mẹ lại ở đây, vì mọi hy vọng của mẹ ở trần gian này đều đã được hoàn tất.”  Sau đó không lâu ngài bị bệnh và chịu đau đớn trong chín ngày trước khi từ trần.

Tất cả những gì chúng ta biết về Thánh Monica là trong tác phẩm Tự Thú của Thánh Augustine.

Thánh Monica rất được mộ mến, nên nhiều người đã nhận tên Thánh Monica.  Giáo Hội tôn vinh ngài là bổn mạng của các bà mẹ, cách riêng các bà mẹ Công Giáo.  Nhiều đoàn thể hay thành phố lấy tên Ngài như thành phố Santa Monica, Los Angeles để kỷ niệm lần đầu tiên các nhà truyền giáo đến đây đúng ngày Lễ kính Thánh Monica 27/8.

Nhờ có được một Người Mẹ Tuyệt Vời, sau này Augustinô trở thành nhà giảng thuyết hùng biện, học giả uyên bác, một Thánh Giám Mục được phong là Tiến sĩ Hội Thánh.

Trong xã hội ngày nay, mọi thứ đều sẵn sàng, từ mì ăn liền, cà phê uống liền, đến việc tiêu xài liền (instant-credit) khiến chúng ta không còn kiên nhẫn.  Tương tự như thế, chúng ta cũng muốn lời cầu xin của chúng ta được đáp trả ngay lập tức.  Thánh Monica là gương mẫu của sự kiên nhẫn.  Những năm trường cầu nguyện, cộng với đức tính kiên cường và kỷ luật, sau cùng đã đưa đến sự trở lại của người chồng nóng nẩy, người mẹ chồng ưa gắt gỏng, và người con thông minh nhưng bướng bỉnh, là Augustine.

***************************** *********

Lạy Chúa, giữa những nghịch cảnh của cuộc sống gia đình, xin Chúa cho chúng con là những bà mẹ Công Giáo luôn biết siêng năng cầu nguyện.  Ngay cả đôi khi lời cầu nguyện của chúng con xem ra chưa được chấp nhận ngay, xin cho chúng con không sờn lòng nản chí nhưng biết phó thác vào ơn quan phòng của Chúa.  Xin cho chúng con hiểu rằng không phải những lời nói xuông của chúng con nhưng chính là những chứng tá yêu thương của chúng con trong những hy sinh hàng ngày mới đem lại ơn hoán cải cho những người xung quanh chúng con.  Amen!

Sưu tầm

From: Langthangchieutim

Cách người Đức dạy trẻ về tính lương thiện

Cách người Đức dạy trẻ về tính lương thiện

Người Đức có quan điểm rất nghiêm khắc về việc giáo dục lòng tốt cho thế hệ trẻ. Ngay từ nhỏ trẻ đã được giáo dục về lối sống hướng thiện và lương thiện thông qua rất nhiều bài học ở nhà và ở trường.

Giáo dục trẻ yêu động vật

Bài học về sự lương thiện đầu tiên mà nhiều trẻ em ở Đức phải học là yêu thương các loài động vật nhỏ. Khi trẻ vừa mới chập chững đến trường, không ít gia đình người Đức nuôi các động vật nhỏ như chó con, mèo con, thỏ con, cá vàng… cho con mình. Trong quá trình tự chăm sóc, nuôi nấng những con vật ấy, trẻ sẽ học được cách nâng niu, trân trọng những sinh linh nhỏ bé. Ở trường mẫu giáo cũng nuôi những động vật nhỏ, bọn trẻ sẽ luân phiên nhau phụ trách nuôi dưỡng, chú ý quan sát sự trưởng thành của động vật… và phát động thi đua lập các kỷ lục nuôi dưỡng động vật cho trẻ.

Biết yêu thương, chăm sóc các động vật nhỏ bé là bài học về lòng tốt từ rất sớm cho trẻ em ở Đức.

Các bé sau khi chính thức nhập học, các bạn học sinh sẽ có những bài viết, bài phát biểu trước toàn trường về các bạn thú mà mình đã nuôi dưỡng. Ngoài ra, trẻ được khuyến khích dùng tiền mình dành dụm được để nhận nuôi dưỡng những động vật nhỏ bị bỏ rơi, hoặc quyên tiền để cứu những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Những hoạt động này thường diễn ra rất sôi nổi trong các trường học ở Đức.

Lớn hơn, ở các trường tiểu học và trung học, các em thường xuyên có những cuộc thảo luận và thi sáng tác có liên quan đến việc đối xử tốt với động vật như bài viết của một cậu bé 13 tuổi về cuộc chiến chữa lành vết thương cho một con chim nhỏ, rồi thả nó về với bầu trời hay các hội thảo về việc làm thế nào giúp các chú chó mèo bị bỏ rơi được chăm sóc tốt hơn. Ngược lại, trẻ em ngược đãi với động vật nhỏ, nhẹ thì bị phê bình, nặng thì bị phạt, nếu nghiêm trọng hơn có thể còn được gửi đi trị liệu về tâm lý.

Luôn giúp đỡ những người yếu thế

Trẻ em ở Đức luôn được cha mẹ, thầy cô, người lớn hướng dẫn và khích lệ giúp đỡ người già, người khiếm thị, người tàn tật… Điều đó thậm chí đã trở thành một thói quen hành vi tự nhiên đối với mọi đứa trẻ. Thông điệp mà người Đức dạy cho những đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ là “Ngưỡng mộ kẻ mạnh là sự thường tình của con người, đứng về cùng phía với kẻ yếu mới thể hiện tâm hồn đẹp đẽ”.

Ngoài ra, người Đức cũng luôn dạy con biết khoan dung với mọi người, dạy trẻ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để học cách cảm thông và chia sẻ trước khi oán trách hay giận hờn.

Căm ghét bạo lực

Nước Đức nổi tiếng về chế tạo các vũ khí tối tân, nhưng người Đức lại không tán thành những đồ chơi mang tính bạo lực, càng không ủng hộ trẻ em, đặc biệt là con trai, làm bạn với súng, pháo, xe tăng. Vì người Đức đã đi sâu nghiên cứu và tìm được ngày càng nhiều bằng chứng xác thực: khi nhỏ nếu thường xuyên chơi những đồ chơi bạo lực thì lớn lên rất khó trở thành người yêu chuộng hòa bình.

Đặc biệt trong môi trường học đường, các hành vi bạo lực với bạn bè được kiểm soát vô cùng chặt chẽ và quyết liệt, các hoạt động giúp học sinh học cách đối thoại, kỹ năng giao tiếp… cũng thường xuyên được tổ chức.

nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)

Trong hôn nhân vợ chồng nợ nhau những gì?

Trong hôn nhân vợ chồng nợ nhau những gì?

 Trần Mỹ Duyệt

Trong những sinh hoạt đời thường, một điều làm cho chúng ta cảm thấy rất khó xử đó là cho vay nợ,  đòi nợ, và trả nợ. Nói chung bằng một tiếng “nợ”, bởi lẽ cho vay nợ, mượn nợ, vay nợ thì dễ, nhưng đòi nợ và trả nợ là một việc làm rất khó.
Đối với chủ nợ thì việc cho vay hay đòi nợ đều là một việc làm khó như nhau. Không cho vay, cho mượn, đặc biệt, đối với bạn bè, người thân đã là một chuyện khó, nhưng đòi nợ thì đây là một việc làm hết sức khó. Nếu không cứng rắn, không mạnh mẽ sẽ không đòi được nợ, nhưng cứng rắn, mạnh mẽ mà lại không tế nhị thì rất dễ mất bạn bè.
Đối với những người có tinh thần tự trọng, thành thật và tình nghĩa thì việc mượn nợ ai, dù là nợ bạn bè cũng là một điều khiến phải suy nghĩ. Và điều làm cho những người này suy nghĩ hơn cả là làm cách nào và bao giờ thì mình có thể trả được món nợ mà mình đã vay. Nếu vì bất cứ lý do nào mà mình thất hứa thì sao? Hậu quả nào sẽ xảy ra?
Tâm sự của những chủ nợ, con nợ có lương tâm, có trách nhiệm và có tình người là vậy, nhưng đối với những kẻ chuyên môn vay mượn rồi quỵt nợ thì sao? Dĩ nhiên, hành động chạy nợ, quỵt nợ ấy sẽ tạo ra những khó khăn, phức tạp trên nhiều phương diện từ uy tín, tình cảm, và có khi mất mạng. Do những phức tạp ấy nên đã nảy sinh ra những dịch vụ “đòi nợ”. Có hàng tá những văn phòng chuyên môn đòi nợ thuê, các băng đảng xã hội đen sẵn sàng thanh toán những kẻ quỵt nợ. Có lẽ vì hiểu thế, và không muốn thương vụ làm ăn của mình bị ảnh hưởng bởi những hình thức thanh toán nợ, và đòi nợ mang tính cách xã hội đen như vậy nên các chủ nhà băng, những đầu óc siêu đẳng trong thương trường đã nghĩ ra hằng trăm hình thức cho vay, những chương trình trả góp, và những cách thức trả góp rất hấp dẫn nhưng cũng rất “tàn bạo”.
Nói chung, khi đã dính vào nợ, và dính vào tiền bạc thì lập tức nảy sinh ra rất nhiều phức tạp.
Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân, dưới hình thức này hay hình thức khác, chúng ta lại đều là những con nợ của nhau mà ít ai để ý tới. Hơn thế, những món nợ trong đời sống vợ chồng lại là những món nợ mang tính cách tinh thần nên chẳng bao giờ ta có thể trả hết. Đó là một trong những vấn nạn thường xảy ra trong hôn nhân khiến cho đời sống vợ chồng dễ dàng trở nên bế tắc, khó xử và trong nhiều trường hợp dẫn đến đổ vỡ.

Bạn không tin là bạn nợ vợ hay nợ chồng bạn điều gì, và không cần phải quan tâm đến những món nợ đó hay sao? Nếu bạn nghĩ như vậy và hành động như vậy thì bạn quả là người thiếu tế nhị, thiếu hiểu biết và thiếu tình người, con người bạn có vấn đề. Thật ra, có những món nợ rất to mà bạn đã và đang nợ vợ hay nợ chồng bạn. Thí dụ, món nợ tình yêu, món nợ săn sóc và quan tâm của nhau, món nợ ân ái vợ chồng, món nợ những đứa con bạn đã đưa vào đời, và sau cùng là món nợ của lời thề chung thủy. Đó là những món nợ mà nếu bạn bình tâm suy nghĩ và thẳng thắn với chính mình, bạn sẽ nhận ra là quả thật chúng ta là con nợ của nhau trong đời sống hôn nhân.

 NHỮNG MÓN NỢ TÌNH:

– Món nợ tình yêu:
“ Đố ai định nghĩa được tình yêu,
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều.
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.”.
(Xuân Diệu)
Bạn đã bao giờ cảm được cái lâng lâng, bâng khuâng, và xao xuyến của tình cảm trong lần gặp gỡ nào đó giữa bạn và người con trai hay người con gái nào chưa? Tại sao tim bạn thổn thức? Tại sao bạn cảm thấy nhớ thương? Và tại sao bạn lại thao thức đến mất ngủ nhiều đêm? Đó là điều mà Xuân Diệu vừa diễn tả trên. Đó là tình yêu. Bạn đang yêu và khao khát được yêu.

Yêu và được yêu là món nợ lớn nhất và khó trả nhất của tất cả những ai đã, đang, và sẽ bước vào đời sống hôn nhân. Một món nợ tinh thần mà ai trong chúng ta cũng đã một hay nhiều lần phải sa vào. Bạn bảo, tôi yêu chàng, tôi yêu nàng thì chàng hoặc nàng yêu tôi như vậy tôi đâu có nợ nần gì? Làm sao phải mang nợ nhau vì tiếng “yêu”?
Tôi không nghĩ như vậy, ngược lại, theo tôi bạn đã nợ vợ hay chồng mình rất nhiều đối với những tiếng “ Anh yêu em.” và “ Em yêu anh.” này. Không có những tiếng này, và không có những cử chỉ thân thiện, theo đuổi, và có thể là “tán tỉnh” hoặc thề thốt, liệu bạn có chiếm được con tim của người yêu không? Chỉ cần một thoáng suy tư trở về với khung trời kỷ niệm, bạn sẽ thấy trong thời gian bạn “yêu” và “được yêu” ấy, bạn nợ người yêu của mình những gì?
Chúng ta nợ nhau những buổi hẹn hò, những tâm tình chia sẻ, những vòng tay âu yếm, những nụ cười hồn nhiên hạnh phúc, những nụ hôn chất ngất đam mê. Chúng ta cũng đã nợ nhau những lần giận hờn, những câu xin lỗi. Những bó hoa gói ghém cả tấm lòng người tặng, những tặng vật, những lá thư tình…
Nhất là chúng ta nợ nhau ở nhịp đập con tim, để rồi chàng sẵn sàng bỏ tất cả vì nàng, và nàng sẵn sàng chấp nhận tất cả vì chàng, bởi vì tình yêu là một cái gì không thể định nghĩa, không thể khuôn mẫu, và không thể đo lường được.
Nợ tình. Đây là một món nợ rất lớn không ai có thể nghĩ mình lại đền trả xứng đáng, ngoại trừ trái tim yêu thương mà ta dành cho nhau. Nợ tình chỉ trả được bằng tình.

– Món nợ quan tâm, săn sóc:
Một trong những đặc tính của tình yêu là sự quan tâm, săn sóc cho người mình yêu. Quan tâm đến sự thiện hảo của nhau, lấy hạnh phúc của người yêu làm hạnh phúc của mình, và không ngừng chăm lo, săn sóc cho người mình yêu.
Như vậy, người chồng hay người vợ không thể nói mình không nợ nần nhau điều gì trong lãnh vực này.
– Bạn có thấy nợ vợ mình một bữa cơm ngon, trong sạch, và bổ dưỡng không?
– Bạn có thấy nợ chồng mình vừa cắt tỉa và làm sạch khu vườn sau nhà không?
– Bạn có thấy nợ vợ mình khi đi làm về, nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp mắt không?
– Bạn có thấy nợ chồng mình khi tu sửa, lau chùi, và quan tâm đến chiếc xe của bạn không?
– Bạn có thấy nợ vợ mình khi áo quần bạn được giặt giũ sạch sẽ, là ủi cẩn thận, thơm tho không?
– Bạn có thấy nợ chồng mình khi một tay bảo trì, sửa chữa và làm đẹp cho ngôi nhà bạn đang ở không?

Nợ từng miếng cơm. Nợ từng manh áo. Nợ từng những cử chỉ lo âu, săn sóc mà giá trị của nó chỉ có người làm những việc ấy mới biết, và mới hiểu. Ở những lo toan, săn sóc ấy, câu nói người xưa:“ Của cho không bằng cách cho.” rất thích hợp dùng để diễn tả. Và còn nhiều, nhiều những hành động như vô nghĩa, bé nhỏ mà vợ chồng làm cho nhau, quan tâm, săn sóc cho nhau, đặc biệt khi bị đau ốm, hoặc gặp tai nạn. Những lúc đó, bạn nhìn thấy gì nơi khuôn mặt của chồng hay của vợ đang lo âu, và đang cố gắng để làm một cái gì đó cho bạn, cho sức khỏe và cho mạng sống của bạn. Bạn có nhớ lại một lần nào đó, vợ hay chồng bạn đã ngồi hằng đêm bên giường bệnh của bạn tại bệnh viện hay tại nhà, xoa bóp trán bạn, bàn tay, bàn chân bạn, chăm lo cho bạn từng ly nước, từng miếng thức ăn; và chỉ mỉm được nụ cười khi thấy bạn khỏe lại không?
Như vậy, bao lâu bạn còn sống, còn đi lại, ra vào căn nhà nhỏ bé hay rộng lớn của hai người, lúc đó bạn còn nợ chồng và nợ vợ của bạn.
– Món nợ ân ái vợ chồng:
Bạn quan niệm thế nào về những giây phút vợ chồng ân ái với nhau. Đó có phải chăng là thuần nhất những tác động của thể lý không? Hoặc đó có phải chăng là những thỏa mãn của dục vọng, của thú tính?
Trong đời sống hôn nhân, không ai cho việc ái ân vợ chồng chỉ thuần túy là những va chạm thể xác, sự thỏa mãn của bản năng, và của nhu cầu sinh lý tự nhiên. Nó không phải là những giây phút người tìm, kẻ cho, mang ý nghĩa hoàn toàn vật chất như những hành động tìm mua và bán dâm. Ái ân trong hôn nhân rõ ràng mang những dấu hiệu vượt xa tự nhiên để tiến tới một cảm thức siêu linh, nhờ đó, qua hành động ân ái, vợ chồng đã hoàn toàn trở nên một, một tinh thần và một thể xác. Sự nên một này chỉ tìm thấy và ý nghĩa trong hành động kết hợp vợ chồng. Ngoài hôn nhân, tên gọi của nó là “dâm dật”, “dâm đãng”, “mua dâm”, “bán dâm” hay hành động của nhu cầu sinh lý. Thiếu nó hôn nhân sẽ trở nên một cái gì không hoàn chỉnh.
Sinh hoạt sinh lý trong hôn nhân mang hai ý nghĩa: Thỏa đáng cần thiết của nhu cầu: Nhu cầu sinh sản, và nhu cầu yêu thương, và nó cũng là hành động mang ý nghĩa của bản năng, một hành động phát triển điều hòa đời sống tâm sinh lý của con người. Bạn sẽ không thể nói với chồng hay với vợ mình:“ Hai ta tuy hai mà một, tuy một mà hai.” nếu như trong hôn nhân của bạn thiếu vắng những giây phút ân ái. Bạn cũng không thể ích kỷ hoàn toàn hưởng thụ mà không nghĩ đến kết quả và hoa trái của những giây phút ân ái này. Và qua những tác động ấy, những trao tặng ấy, bạn sẽ làm cho đời sống tâm sinh lý hai vợ chồng cái hạnh phúc có nhau và thuộc trọn về nhau, cũng như đưa đến cho bạn cơ hội để đối diện với trách nhiệm hành động của mình. Khi bạn tìm kiếm những thứ đó từ môi trường bên ngoài, trong những giao tiếp ngoài hôn nhân, hành động sinh lý của bạn chỉ mang ý nghĩa bản năng, ích kỷ, và phản bội. Đó không phải là hành động sinh lý vì tình yêu và trong hôn nhân. Chính trong tầm nhìn trưởng thành và ý thức đầy đủ về tình yêu, về đời sống sinh lý vợ chồng này, bạn quả là một con nợ trước tình yêu dâng hiến của vợ hay chồng bạn.
Tóm lại, ái ân trong hôn nhân không chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu thể lý, nó còn là những thời khắc ở đó hai vợ chồng đạt được những đồng cảm của một thể lý chan hòa, một khoảnh khắc cảm nhận tình yêu mà hai người dành cho nhau. Do đó, những ai coi ân ái trong hôn nhân như một tác động của thể lý là người đã đặt nhẹ và coi thường ý nghĩa của hành động này, coi thường cơ thể mình, đồng thời cũng đặt nhẹ giá trị và tình yêu mà họ cần phải có đối với vợ hay chồng mình.
– Món nợ những đứa con chào đời:
Mỗi một đứa con là một kiệt tác phẩm của cả cha lẫn mẹ. Nó không là kết quả của những va chạm thể lý, và nó cũng không là kết quả của những ham muốn và đòi hỏi dục vọng của người cha hay người mẹ. Bằng một cái nhìn nghiêm chỉnh, con cái chính là kết quả của tình yêu lứa đôi, và là hoa trái của tình yêu cha mẹ dành cho nhau.
Điều này dễ hiểu, vì trong thực tế có nhiều cặp vợ chồng tuy rất mong có một người con mà không được. Họ là những bác sĩ, y tá, và những người có bằng cấp và địa vị. Có người đã thực hiện những phương pháp thụ tinh và thụ thai nhân tạo, và có người đã suýt mất mạng về việc làm này. Thế mới biết, việc có con và đưa một người con vào đời không chỉ riêng dựa trên yếu tố sinh lý thuần lý mà còn phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tình yêu và ơn trời là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
Bỏ ngoài những khó khăn trong việc thai nghén, sinh sản, nuôi nấng, và dạy dỗ, bạn không thể nói được người con này là của riêng mình, nhưng rõ ràng là của cả hai. Đứa con dù là trai hay gái, đen hay trắng, cao hay thấp, mập hay còm, khoẻ mạnh hay ốm yếu, thông minh hay bình thường đều mang trong mình những di sản tinh thần và thể chất của cả cha lẫn mẹ, nhưng nhất là tình yêu mà cha mẹ dành cho nhau và cho nó. Do đó, con cái được gọi là hoa trái tình yêu của cha mẹ.

Như vậy, khi nhìn vào những đứa con, dù là vợ hay chồng đều có thể tìm thấy dấu ấn tình yêu mình, của sự trao tặng ân tình mà vợ chồng dành cho nhau. Những ân tình đã làm cho họ trở thành người cha hay người mẹ của từng người con.
Con là con của cha, nhưng con cũng là con của mẹ. Mối dây thân tình thiêng liêng ấy ở một nghĩa nào đó, cũng là một món nợ mà người chồng và người vợ có với nhau trong vai trò làm cha mẹ. Sách Thánh đã ghi nhận mối dây tương quan này như sau:“ Dù người cha có tắt thở, nhưng ông vẫn không chết, vì ông vẫn còn có những đứa con trên đời.”. Do đó, khi người cha ôm đứa con vào lòng thì phải hiểu rằng mình mang ơn vợ mình, là người đã sinh ra cho mình một người con. Và một cách tương tự, khi người mẹ ôm đứa con vào lòng, bà cũng phải nghĩ đến món nợ từ cha đứa bé, vì hạt giống mà người cha nó đã gieo vào lòng mình, giờ đây là đứa con mà mình đang ôm ấp.
Mỗi một người con là một tác phẩm tuyệt vời của tình yêu cha mẹ. Và mỗi một người con là một niềm vui, hãnh diện cũng như nỗi đau của cả cha lẫn mẹ. Do đó, món nợ tinh thần này chắc không thể trả được nếu chúng ta chỉ nhìn nó trên bình diện vật chất và thể lý.
– Món nợ lời thề chung thủy:
Có thể nói những món nợ tinh thần mà vợ chồng có đối với nhau bắt đầu từ tình yêu và kết thúc bằng lời thề chung thủy, cùng với sức mạnh của tình yêu đã trói buộc họ lại bằng một sức hút vô hình những cực mạnh, là những lời thề non hẹn biển.
Trong các nghi lễ tôn giáo, chúng ta vẫn được chứng kiến những lời thề trang trọng như sau:“ Anh/em nhận em/anh… làm vợ/chồng, hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh khi mạnh khỏe cũng như lúc yếu đau, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan để yêu thương và tôn trọng em/anh mọi ngày suốt đời anh/em.” Một lời thề mà nếu không vì yêu, chắc chắn không ai dám nói lên.
Từ đây không còn là hai nhưng là một. Người chồng sẽ xa cha mẹ để gắn bó với vợ, nhưng cũng chính ở món nợ tinh thần này đã làm nhiều người phải khổ sở. Cách riêng với niềm tin Kitô Giáo, hôn nhân không chỉ là một khế ước và có giá trị trên phương diện luật pháp, nó còn là một bí tích mang ý nghĩa tâm linh. Do đó, mà sự gắn bó của nó theo cái nhìn của tôn giáo thì “không ai có khả năng tháo bỏ:“ Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly.”. (Mt 19:6)
Tiếc thay, lời thề thủy chung này ngày nay bị coi thường trong xã hội chúng ta đang sống, khi con số những cặp vợ chồng tan vỡ vì ly dị đã lên hơn 50%. Đây là một con số lớn trong đó đã tạo nên không biết bao nhiêu tai họa cho gia đình, cho việc giáo dục con cái, và cho nền tảng xã hội cũng như tôn giáo.

Nhưng không chỉ khi hai vợ chồng đem nhau ra tòa ly dị, lúc đó lời thề thủy chung mới bị coi thường, bị chà đạp. Chính trong đời sống hôn nhân với những mối tình vụng trộm, với những giao du tình cảm bất chính ngoài hôn nhân, và với những tư tưởng phản bội nhau đã trở thành một vết xấu nhơ nhớp cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Trong thực tế, biết bao những hành động vụng trộm, yêu thầm, nhớ trộm đã để lại những đau khổ cho người chồng hay người vợ chung thủy. Món nợ này càng trở nên to lớn hơn khi một trong hai người phản bội lời thề của mình để ngang nhiên thách thức lòng chung thủy của vợ hay chồng mình.

 LÀM SAO TRẢ NỢ?

Trong hôn nhân vợ chồng tuy trao cho nhau nhiều, nhưng cũng là con nợ của nhau những món nợ không bao giờ trả nổi. Những món nợ mà ta chỉ có thể trả bằng tình: Nợ tình thì trả bằng tình.

Nợ tiền thì trả bằng tiền. Nợ tình thì trả bằng tình. Khế ước và đường lối cư xử bình thường, tự nhiên là thế. Nhưng nếu có những món nợ quá to, quá lớn, và quá nhiều mà mình không trả được thì sao?

“ Cháo nóng húp quanh,
Công nợ trả dần.”.
Ca dao Việt Nam đã nói như vậy. Do đó, khi nhận ra mình có nợ và biết khả năng mình không thể trả hết cùng một lúc thì phải “trả góp”, hay trả từ từ. Đây cũng là hình thức cho vay và cách thức trả nợ của chúng ta khi mượn nợ ngân hàng hay một cơ quan chuyên cho vay mượn.
Tuy nhiên những món nợ tình thì lại là một chuyện khác, vì trong rất nhiều trường hợp, người vợ, chồng hay người yêu làm cho chúng ta những điều mà họ cũng chẳng bao giờ nghĩ đến việc đòi nợ. Tình yêu là thế. “ Tình là nhiều khi không mà có. Tình là nhiều lúc có như không.”, vì thế mới có lối sống “tình cho không biếu không”. Và cũng chính ở điểm này mà khi vướng vào món nợ tình, ta rất khó để mà trả nổi, nhưng khó không có nghĩa là “quỵt nợ”, khó không có nghĩa là cứ vay mà quên không trả. Hành động quỵt nợ, không trả nợ của những con nợ này chính là hành động và lối sống “ăn cháo đá bát”, hay những kẻ vô ơn.
Vậy nếu muốn trả món nợ tình ấy, thì điều trước hết là chấp nhận mình có nợ, tiếp đến là cám ơn người cho mình vay nợ, và sau cùng là trả từ từ món nợ ấy. Trong hôn nhân, cả ba việc làm này có thể xẩy ra cùng một lúc, và qua những việc làm rất nhỏ thường ngày. Thí dụ, hãy dành cho chồng con một tâm tình yêu thương khi dọn những bữa ăn trong ngày, thay vì bực tức, khó chịu và bẳn gắt. Hoặc hãy dành cho vợ con những nụ cười, những bàn tay nâng đỡ khi cần làm một việc gì trong nhà mà không chửi thề, văng tục, không kể công, hoặc la lối vợ con.
Những hành động ấy tuy rất nhỏ nhưng nếu chúng ta làm nó với một tình yêu lớn lao, nó sẽ mang một ý nghĩa và giá trị rất lớn lao. Vì có nghĩa gì đâu một nụ cười, một nụ hôn, một bàn tay nâng đỡ đối với những người mình không yêu, không thương; nhưng những nụ cười ấy, những nụ hôn ấy, những bàn tay nâng đỡ ấy lại cả là một niềm an ủi, một hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu và yêu mình.
Nhiều người vẫn mong cho được sống lâu trăm tuổi, nhưng lại không biết sống một ngày hạnh phúc, thanh bình với tình yêu thương vợ, yêu thương chồng, và yêu thương con bằng những tư tưởng, lời nói và hành động biết ơn. Cái nghịch lý này thường xảy ra vì nó mang trong tâm thức ích kỷ, tâm thức trọng cái tôi, khi tự cho mình đáng được người khác hầu hạ, cung phụng, và để ý tới, trong khi đó ngược lại, không nhận ra mình đang sống những năm tháng nợ nần do những hy sinh và những quan tâm của người vợ hay người chồng đang làm cho mình.

 Trần Mỹ Duyệt

Bài báo gây sốt của ông Obama trên tạp chí phụ nữ

 Bài báo gây sốt của ông Obama trên tạp chí phụ nữ

Ông Obama lại vừa gây sốt trong dư luận Mỹ với một bài báo do ông đích thân thực hiện, gửi đăng trên một tờ tạp chí dành cho phụ nữ.

Trong động thái mới nhất thể hiện sự ủng hộ nữ quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã viết một bài báo cho tờ tạp chí phụ nữ Glamour, hiện tại, bài báo chứa đựng nhiều nhiệt huyết và cảm xúc của ông Obama đang được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Mỹ.

Nhiều tờ báo nhận định về bài báo rằng trước ông Obama, chưa từng có một vị Tổng thống Mỹ nào lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho nữ quyền như vậy…

Hãy cùng đọc để hiểu tại sao bài viết của ông Obama về nữ quyền lại gây sốt trên mạng xã hội Mỹ:

Có nhiều khó khăn khi làm Tổng thống. Nhưng cũng có vài điều thú vị. Được gặp những con người kiệt xuất. Được làm việc trong một văn phòng nơi mỗi quyết định đều có tầm ảnh hưởng tới vận mệnh một quốc gia. Được ngồi trên chuyên cơ Air Force One.

Nhưng điều tuyệt nhất khi làm công việc này chính là được sống một cách nhiệt huyết nhất. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành vai trò của người chồng, người cha tốt trong gia đình, bên cạnh công việc.

Bù lại, trong 7 năm rưỡi qua, tôi chỉ mất có 45 giây để đi từ phòng làm việc sang phòng khách nhà mình. Nhờ vậy, tôi có thể dành nhiều thời gian để quan sát con gái mình trưởng thành, trở thành những phụ nữ trẻ tuyệt vời, thông minh, hài hước và nhân hậu.

Dù vậy, làm cha không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt khi thấy các con mình đã chuẩn bị để sẵn sàng “rời tổ”. Nhưng có một điều khiến tôi lạc quan về hai cô con gái của mình, đó là bọn trẻ đang được sống trong một thời đại phi thường.

Những tiến bộ chúng ta đã được được trong 100 năm, 50 năm, vâng, và thậm chí cả 8 năm qua, đã khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều cho những bé gái, so với những thế hệ phụ nữ trước đó. Tôi nói ra điều này không chỉ với tư cách Tổng thống mà còn với tư cách của một người ủng hộ nữ quyền.

Trong cuộc đời mình, tôi đã từng đến những khu chợ lao động, nơi phụ nữ chỉ được giao làm một vài công việc trả lương rẻ mạt, cho tới hôm nay, khi phụ nữ không chỉ chiếm một nửa lực lượng lao động mà còn đang nắm giữ những vị trí lãnh đạo trong mỗi ngành nghề.

Tôi đã thấy phụ nữ tự do đưa ra những quyết định đối với cuộc đời mình, từ cách ăn vận, cách theo đuổi con đường học vấn, cho tới lựa chọn nghề nghiệp, tự chủ quản lý tiền bạc của riêng mình. Đã qua rồi cái thời phụ nữ cần một tấm chồng để đảm bảo cuộc sống ổn định. Chưa bao giờ, phụ nữ dù kết hôn hay độc thân lại có thể độc lập về tài chính như hiện nay.

Vì vậy, đừng đánh giá thấp những tiến bộ chúng ta đã đạt được, dù vẫn còn nhiều việc phải làm để cải thiện cuộc sống của phụ nữ trên khắp thế giới này. Và trong khi tôi vẫn đang tiếp tục thúc đẩy những chính sách tích cực hướng đến quyền lợi phụ nữ, chúng ta cần hiểu rằng có những thay đổi không thể thực hiện được nhờ luật pháp.

Thay đổi quan trọng nhất và khó nhất, đó là thay đổi chính mình.

Gia đình ông Obama trong nghi thức đón tiếp tân Thủ tướng Canada tại Nhà Trắng.

Gia đình ông Obama trong nghi thức đón tiếp tân Thủ tướng Canada tại Nhà Trắng.

Dù chúng ta đã có nhiều tiến bộ, nhưng chúng ta vẫn còn bó hẹp mình trong những định kiến về việc đàn ông phải thế này, phụ nữ phải thế kia. Một trong những phụ nữ mà tôi rất ngưỡng mộ từng nói với tôi rằng: “Định kiến đối với phụ nữ bắt đầu từ khoảnh khắc bác sĩ siêu âm nói với người mẹ rằng: Đó là con gái”.

Định kiến về giới đã ảnh hưởng tới cách các bé gái tự nhìn nhận bản thân ngay từ khi còn nhỏ, khiến các bé tin rằng nếu mình không có diện mạo hoặc cách hành xử theo chuẩn mực nào đó, các bé sẽ bị thua kém. Thực tế, định kiến về giới ảnh hưởng tới tất cả chúng ta.

Những người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi đều là phụ nữ. Tôi được nuôi lớn bởi một bà mẹ đơn thân. Tôi được chăm sóc bởi bà ngoại. Tôi đã chứng kiến vợ mình – Michelle – cân bằng giữa trách nhiệm công việc và trách nhiệm gia đình.

Như tất cả những phụ nữ khác, Michelle cũng hay lo lắng về việc mình đã làm tốt mọi việc chưa, và tôi biết, ít người sẽ phán xét tôi giống như cách họ phán xét về Michelle. Thực tế, từ trước khi trở thành Tổng thống, tôi đã hay vắng nhà vì đi công tác.

Tôi nhìn lại và thấy rằng, dù những chuyến đi đó có ích, nhưng đó là có ích cho sự nghiệp của riêng tôi. Gánh nặng lớn đã đặt lên vai Michelle một cách không công bằng. Tôi cho rằng mình hiểu khá rõ về những thách thức của phụ nữ, đó chính là nền tảng để tôi ủng hộ nữ quyền.

Nhưng tôi cũng muốn thành thật rằng, khi bạn là cha của hai cô con gái, bạn sẽ càng ý thức rõ ràng hơn về những định kiến đầy rẫy trong xã hội, có những định kiến rõ ràng và có những định kiến mập mờ, mơ hồ. Bạn sẽ nhận thấy những định kiến mà các cô gái phải đương đầu, từ diện mạo, cách hành xử, cho tới cách tư duy…

Ảnh gia đình ông Obama chụp tại Nhà Trắng.

Ảnh gia đình ông Obama chụp tại Nhà Trắng.

Những định kiến về giới cũng ảnh hưởng tới ý thức của tôi khi còn là một thanh niên trẻ. Lớn lên mà không có cha, tôi dành nhiều thời gian để hiểu mình là ai, mình tìm kiếm gì ở thế giới này, mình muốn trở thành người đàn ông như thế nào. Thật dễ để tiếp nhận những thông điệp từ xã hội về hình ảnh một người đàn ông lý tưởng.

Nhưng khi tôi trưởng thành hơn, tôi nhận thấy rằng những định kiến rập khuôn của xã hội về một người đàn ông lý tưởng không phù hợp với mình. Những tiêu chuẩn đó đã từng thống trị tuổi trẻ của tôi và khiến tôi cảm thấy bất an. Cuộc sống bắt đầu trở nên dễ chịu hơn khi tôi hiểu rằng mình cứ đơn giản là chính mình thôi.

Chúng ta cần phá vỡ những định kiến về giới. Chúng ta cần thay đổi thái độ khi nuôi dạy con cái, đừng đòi hỏi các bé gái phải dịu dàng, nữ tính, và các bé trai phải mạnh mẽ, kiên cường; đừng mắng con gái khi bé tỏ ra cứng đầu và trách con trai khi bé dễ khóc.

Chúng ta cần thay đổi thái độ thiên vị của mình, chúng ta khen ngợi một người cha biết thay tã cho con, nhưng lại chỉ trích người mẹ đang phải vật lộn làm thêm giờ để có vị trí tốt hơn nơi công sở.

Chúng ta cần thay đổi thái độ khi ngưỡng mộ những nhân viên nam tỏ ra tự tin, thích cạnh tranh và đầy tham vọng, nhưng lại âm thầm quay lưng với những phụ nữ đặt mục tiêu thăng tiến trong công việc.

Chúng ta cũng cần thay đổi cách nhìn không độ lượng đối với phụ nữ da màu. Vợ tôi – Michelle – dù đã đạt được những thành công nhất định của riêng mình, nhưng cô ấy vẫn phải đối diện với những nghi ngờ, chỉ trích, cô ấy vẫn thường xuyên lo lắng về diện mạo và cách hành xử của bản thân, luôn hỏi rằng mình có cứng rắn, hiếu thắng quá so với hình ảnh một phu nhân không.

Làm cha, giúp con mình vượt lên khỏi những giới hạn, định kiến, là một quá trình khiến tôi phải học hỏi không ngừng. Vợ chồng tôi đã dạy con gái mình rằng hãy nói thẳng ra điều con nghĩ nếu con chứng kiến những điều bất công, những sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính.

Cần để bọn trẻ thấy những hình mẫu lý tưởng trong thế giới hôm nay, thấy những người phụ nữ đặt chân tới những nấc thang cao nhất trong lĩnh vực mà họ lựa chọn. Vâng, cần để bọn trẻ thấy cha của chúng là người ủng hộ nữ quyền, bởi đó là điều mà các cô gái hiện đại chờ đợi ở những người đàn ông hiện đại.

Nam giới cũng có trách nhiệm chiến đấu chống lại bất bình đẳng giới. Là chồng, là bạn trai, những người đàn ông cần phải nỗ lực để tạo nên những mối quan hệ thực sự bình đẳng.

Tin tốt là ở khắp mọi nơi mà tôi từng đi tới, trong đất nước này, trên thế giới này, tôi thấy nhân loại đều đang đẩy lùi những định kiến lỗi thời về giới. Thời đại của chúng ta hôm nay không thể bị kiềm tỏa bởi những lối tư duy bảo thủ, cũ mòn.

Mùa thu này chúng ta chứng kiến một sự kiện lịch sử. Sau 240 năm lập nước, và gần một thế kỷ sau khi phụ nữ Mỹ giành được quyền đi bầu cử, lần đầu tiên, một phụ nữ trở thành ứng viên Tổng thống.

Không cần biết quan điểm chính trị của bạn thế nào, sự kiện này chắc chắn là một dấu mốc lịch sử của nước Mỹ. Đó là một ví dụ nữa về việc phụ nữ có thể tiến xa như thế nào trên con đường tiến tới bình đẳng giới.

Tôi muốn tất cả con cháu chúng ta hiểu rằng thế hệ trẻ hôm nay có trách nhiệm trong việc tiếp nối và bảo đảm rằng rồi đây, mỗi bé gái sinh ra đều có thể toàn quyền định đoạt cuộc sống của mình theo cách mà cô ấy mong muốn.

Và đó chính là nữ quyền của thế kỷ 21: khi mỗi người đều bình đẳng, mỗi người đều tự do hơn.

Barack Obama, Tổng thống Mỹ thứ 44

 Bích Ngọc
Theo Glamour

Ma Quỷ Thích Đánh Phá Các Gia Đình

Ma Quỷ Thích Đánh Phá Các Gia Đình

Nguồn: angelus.com

Một nhà trừ quỷ là LM Cesar Truqui, đã từng tham gia những khóa học trừ quỷ ở Roma vào năm 2015 đã tuyên bố rằng có một loại quỷ chuyên tấn công các gia đình. Cha Truqui cảnh cáo rằng ma quỷ tìm mọi cách làm hại các gia đình. Nếu gia đình có sự ly dị thì làm cho ma quỷ hài lòng.

Khi cha Truqui nói với tuần báo tiếng Ý là báo Tempi vào năm 2015, cha cho biết:

“Có một loại quỷ chuyên tấn công các gia đình, giống như con quỷ đã tấn công cô Sarah trong sách Tobias, Thánh Kinh Cựu Ước và tên của con quỷ ấy là ‘Asmodeus.’ ”

“Trong Thánh Kinh Cựu Ước thì con quỷ đã giết 7 người chồng của cô Sarah, và sau đó, hắn bị Tổng lãnh Thiên Thần Rafael xiềng xích trong sa mạc. Con quỷ ấy “đang hiện diện“ trong nhiều cuộc trừ quỷ.”

“Tôi đã đối diện với con quỷ ấy trong các cuộc trừ quỷ mà linh mục Gabriele Amorth và linh mục Francisco Bamonte đã thực hiện với sự trợ giúp của tôi.”

Vị linh mục 90 tuổi là cha Amorth là một linh mục nổi tiếng ở Roma, ngài đã thực hiện khoảng 70,000 vụ trừ quỷ trong thời gian 29 năm dài. Việc trừ quỷ đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần và mỗi lần mà các linh mục thực hiện nghi thức trừ quỷ thì kể là một lần. Cha Truqui kể tiếp:

“Tôi nhớ có một cặp tình nhân trẻ rất hợp nhau và họ muốn lập gia đình với nhau. Tuy nhiên, người phụ nữ ấy phải trải qua một cuộc trừ quỷ để được giải thoát. Trong cuộc trừ quỷ ấy, con quỷ rất tức giận và đe dọa cha Amorth để nhằm ngăn chận đám cưới của hai người trẻ này. Hắn nói nếu cứ làm đám cưới thì quỷ sẽ giết người phụ nữ ấy. Dĩ nhiên đó chỉ là một sự đe dọa từ một kẻ nói dối nên sự ấy không xẩy ra.”

“Ngoài việc tấn công các gia đình, ma quỷ còn tấn công về mặt lý tưởng, cách sống và lối suy nghĩ của con người vì hắn muốn làm cho người ta ly dị nhau. Vì thế người ta nghĩ: ‘Nếu tôi không thích vợ (hay chồng) tôi, thì tôi nên ly dị người ấy.’ nhưng người ta quên hậu quả xấu xẩy ra cho các con và xã hội. Não trạng này chống lại các gia đình nhưng làm cho ma quỷ hài lòng. Tôi biết một người đàn ông ở một mình mà bị ma quỷ làm chủ và khống chế ông nên ông ta không ổn định tinh thần.”

“Ngày nay, tôi được 50 tuổi và tôi chứng kiến cha mẹ tôi vẫn yêu thương nhau hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy an ủi, can đảm và bình an. Trái lại nhưng con cái của các gia đình đổ vỡ thì không vuỉ vẻ và không bình an.”

Năm 2014 tại  Roma, Đức Giáo Hoàng Phanxico tuyên bố tại Sân Vận Động Olympic, trước 52,000 người rằng:

“Ma quỷ tìm cách phá hoại các gia đình bởi vì gia đình là nơi Chúa Giêsu được nuôi dưỡng giữa tình yêu của cha mẹ và trong cuộc sống của các con cái của gia đình. Chúa Giêsu lớn mạnh trong tình yêu của vợ chồng và trong cuộc sống của trẻ thơ, và đó là lý do mà kẻ thù tấn công các gia đình nhiều vì hắn không thích tình yêu của gia đình. Hắn tìm cách phá hoại gia đình để loại trừ tình yêu trong gia đình. Gia đình là những giáo hội nhỏ. Các bậc vợ chồng là những người tội lỗi giống như những người khác nhưng họ muốn đức tin triển nở, và hoa quả Chúa ban cho họ là các con và đức tin của các con.”

Đức Giáo Hoàng đã xin Chúa chúc phúc cho các gia đình và làm cho các gia đình mạnh mẽ nhưng ma quỷ lại chỉ muốn phá hoại các gia đình mà thôi.

Kim Hà
27/5/2016

http://memaria.org/default.aspx?LangID=38&ArticleID=98400

From: Kim Pham

DẶN CON.

Chúc mng Farther’s Day!

DẶN CON.

Cha đã cho con sự sống, nhưng cha không thể sống thay con.
Cha có thể dạy con nhiều điều, nhưng cha không thể buộc con học hành.
Cha có thể nói nhiều điều hướng dẫn con, nhưng không thể ở đó dẫn dắt con….

Cha có thể cho phép con được tự do, nhưng không thể giải thích nó.
Cha có thể dạy con làm lành lánh dữ, nhưng không thể quyết định thay con.
Cha có thể trao cho con tình thương, nhưng không thể buộc con phải thương yêu.

Cha có thể dạy con biết chia sẻ, nhưng không thể làm cho con không ích kỷ.
Cha có thể dạy con tôn trọng người khác, nhưng không thể buộc con tôn trọng họ.
Cha có thể khuyên con về bạn bè con, nhưng không thể chọn bạn cho con.
Cha có thể khuyên con về tính dục, nhưng không thể giữ con trong sạch.
Cha có thể kể cho con nghe nhiều sự kiện nổi bật, nhưng không thể làm cho con nổi danh.
Cha có thể nói với con về việc uống rượu, nhưng không thể nói “không uống” thay con
Cha có thể cảnh báo con về ma túy, nhưng không thể ngăn con sử dụng nó.
Cha có thể nói con nghe các mục tiêu cao thượng, nhưng không thể thực thi thay con.
Cha có thể cảnh báo con về tội lỗi, nhưng không thể làm cho con sống nhân từ.
Cha có thể nói hạnh phúc đích thực là gì, nhưng không thể đem nó lại cho con.

Cha có thể nói cần phải sống thế nào, nhưng không thể đem sự sống vĩnh cửu cho con.
Cha có thể yêu con với tình yêu vô điều kiện suốt đời… và mãi mãi, con ơi !!!…

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10154239060625762&set=pcb.10154239066435762&type=3

VIẾT VỀ CHA TÔI

VIẾT VỀ CHA TÔI

          Lưu Trọng Tuấn

   Nếu phải viết về một người vĩ đại thì tôi sẽ viết về cha tôi.  Trên đời này, có lẽ tình mẹ dễ cảm nhận hơn tình cha bởi lẽ đứa con nào cũng được mẹ mang nặng đẻ đau, được mẹ chăm nom từng bữa ăn, tấm áo.  Nghĩa mẹ dạt dào như nguồn nước, như trong lời ca dao, song tình cha thì cao vời vợi, chỉ trong hoàn cảnh người con phải ngước mắt lên thì mới nhìn thấy được.

Tôi vẫn nhớ buổi chiều hôm ấy, tìm được một lời giải hay cho đề toán thầy ra và được thầy khen giữa đội tuyển học sinh giỏi toán.  Tôi hớn hở ngồi chờ cha tôi trước cổng trường, thầm nghĩ sẽ chạy ù ra khoe với cha khi cha đến đón.  Nhưng các bạn tôi đã được mẹ cha đến đón, chỉ còn tôi đứng nép trước cổng trường trong bóng chiều đang xuống. “Chắc cha quên đón mình rồi!”  Mắt tôi cay xè, chực khóc.  Tôi giận cha tôi lắm.  Tính ương ngạnh trẻ con trong lòng trỗi dậy, tôi đứng lên và quyết đi bộ về nhà, qua một quãng đường dài 5 cây số từ trường tôi gần chợ Tân Ðịnh về đến Hàng Xanh, Sài-gòn.

CHA TOI

Tôi đã không ăn cơm tối hôm đó dù mẹ tôi cố dỗ dành.  Tôi nghe mẹ trách cha tôi sao quên đi đón, còn cha nói: “Tuy là một học sinh giỏi nhưng con trai mình yếu đuối lắm.  Anh không hề quên đón con.  Anh đã đến trường nhưng không đón mà lặng lẽ theo sau con, xem con ứng xử thế nào.  Con mình cần được thử thách, phải tập giải những bài toán khó trong đời.”  Cha tôi đã dạy tôi những bài học làm người như thế đó.  Ngồi sau lưng cha, cha thường nhắc tôi: “Ðừng ngồi cứng đờ, mà phải biết nghiêng người ngược hướng nghiêng của xe thì cha chạy xe mới dễ.”  Ðể rồi bao năm tháng, ngồi trên chiếc đò tròng trành trên mương rạch cùng các bạn sinh viên, tôi lại nhớ yên xe của cha, biết giữ thăng bằng đò, cũng như thích nghi giữa những tròng trành của cuộc sống.

Cũng trên yên xe ấy, cha đã dạy tôi bài học tình người.  Mẹ tôi bị tai biến não và mất trí từ năm tôi lên 11 tuổi.  Cha tôi sau giờ làm việc thường đưa tôi đi chợ trưa.  Một hôm khi đến chợ nghe tiếng kêu “Giật đồ!”  Cha bảo tôi ôm chặt rồi phóng xe theo chặn đầu kẻ cắp: thì ra là một thằng bé.  Bắt nó trả lại túi xách và xin lỗi người phụ nữ, cha tôi dạt đám đông đang la ó đòi đưa nó lên công an: “Nó hối lỗi rồi.”

Ðến dãy hàng ăn, cha tôi hỏi nó muốn ăn gì trước cặp mắt mở to ngạc nhiên của nó.  Vừa ăn tôi thắc mắc hỏi cha sao không cho nó tiền mà lại dắt nó đi ăn.  Cha tôi trả lời như cho chính cuộc đời này: “Tiền đã biến người bạn ấy thành thằng ăn cắp, con không thấy sao?”   

Tôi dậy rất sớm, chuẩn bị dắt chiếc xe đạp ra cùng “lều chõng” đi thi đại học.  Cha đã chờ tôi trước cổng, nhẹ nhàng nói: “Con cất xe đi, cha đưa con đi thi.  Sao không cho cha biết hôm nay con đi thi đại học?”  Tôi chỉ biết lặng im vì muốn tự đi thi như chúng bạn.  Cuối buổi thi, cùng cô bạn thi cùng phòng ra đến cổng trường, đã thấy cha tôi từ xa vẫy gọi.  Cô bạn mãi từ quê miền Trung vào dự thi nháy mắt nói với tôi: “Bạn sướng thật, có bố đếm từng phút mình làm bài bên cổng trường thi!”  Sau này khi nhận giấy báo trúng tuyển, cô bạn ấy hỏi tôi: “Ai sẽ là người thân đầu tiên bạn khoe niềm vui này? – rồi nói luôn – mình đâu còn bố để khoe.”    

Ðêm đó rất khuya, tôi rón rén đến bên cha.  Người đang ngồi trên ghế bố đọc truyện Thủy Hử.  Tôi đưa cha giấy báo trúng tuyển đại học.  Cha xem rất lâu, khẽ khàng xếp lại rồi nắm chặt bàn tay tôi: “Hãy là một người thầy có trái tim như thầy Mạnh Tử, con nhé… “

          Lưu Trọng Tuấn

From: suyniemhangngay1 và anh chị Thụ & Mai