Cuộc sống đáng ngưỡng mộ của ông chủ Facebook.

Cuộc sống đáng ngưỡng mộ của ông chủ Facebook.


 

 

 

 

 

Nhắc đến tên tuổi những nhà Tỷ phú trẻ, cái tên Mark Zuckerberg, nhà Sáng lập ra mạng xã hội nổi tiếng toàn cầu Facebook là nhân vật nổi bật nhất. Theo như Forbes đánh giá: Năm 2016 anh lọt vào danh sách top 5 nhà Tỷ phú giàu nhất thế giới. Anh không chỉ khiến mọi người kinh ngạc, vì giá trị tài sản giàu lên một cách nhanh chóng, mà còn khiến mọi người ngạc nhiên hơn nữa bởi lối sống giản dị khác thường của mình. Anh mặc một bộ quần áo mỗi ngày, ở trong căn nhà, và lái chiếc xe thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ.

Mark Zuckerberg thành lập Công ty mạng xã hội toàn cầu Facebook vào năm 2004, là một trong những Công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới. Năm 2016, theo đánh giá của Tạp chí Forbes, giá trị tài sản mà Tỷ phú trẻ nhất thế giới có là 51,6 tỷ đô la.

Mặc dù có một khối tài sản khổng lồ như vậy, tiền đủ để anh chi tiêu trong 10 kiếp sống xa hoa, nhưng cuộc sống sinh hoạt của anh còn đơn giản, và đạm bạc hơn cả cuộc sống của những gia đình trung lưu ở Mỹ nữa.  Anh thường đi lại bằng chiếc xe bình dân Honda Fit trị giá 16.000 đô la thôi !.

 

 

 

 

 

 

Tuy nhiên, cũng giống như gia đình trung lưu ở Mỹ, Zuckerberg cũng có thêm hai chiếc xe khác, không phải là những chiếc xe siêu sang đắt tiền, mà là chiếc Acura TSX, có giá bán tại Mỹ là 30.000 đô la, và chiếc Volkswagen Golf có giá khoảng 18.000 đô la. Trước khi kết hôn, anh chỉ sống trong một căn chung cư nhỏ được thuê lại. Sau khi cưới Priscilla Chan vào năm 2012, anh và gia đình nhỏ của mình đã chuyển đến sống trong một căn biệt thự, nhưng thực tế nhiều gia đình trung lưu ở Mỹ còn sống trong những căn biệt thự xa hoa hơn của anh rất nhiều lần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh không chỉ đi lại bằng chiếc xe bình dân, anh còn thường đến các trạm xăng tự phục vụ để đổ xăng cho chiếc xe hơi của mình. Nhìn thấy cảnh tượng này, thật khó để có thể tưởng tượng anh đang có khối tài sản lên đến hơn 50 tỷ đô la.

 

 

 

 

 

 

Thực tế thì, ngoài việc không đi những chiếc xe hơi siêu sang như các đại gia giàu có khác, Mark Zuckerberg còn mặc một bộ quần áo cực giản dị mỗi ngày, đó là chiếc áo phông ngắn tay màu xám. Mệnh danh là một trong những Tỷ phú giàu nhất thế giới, cả hai vợ chồng đều rất hiếm khi mặc hàng hiệu. Nếu như ai đó chưa từng biết về sự giàu có của anh, họ cũng chỉ nghĩ vợ chồng anh cũng chỉ giống như cặp vợ chồng bình thường khác mà thôi.

 

 

 

 

 

 

 

Năm Mark Zuckerberg học Đại học Harvard đã gặp được vợ mình, cô Priscilla Chan, trong một lần cả hai cùng đứng xếp hàng chờ sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Hai người đã cùng nhau trải qua thời gian 9 năm yêu đương. Ngay cả khi trở thành một người giàu có, hai người vẫn duy trì một lối sống như thời còn là Sinh viên, vẫn thường mua thức ăn tại một quán nhỏ gần nhà, thỉnh thoảng còn mua thức ăn nhanh. Có những lúc, họ ngồi lại cùng nhau, truyền cho nhau cảm hứng và khơi gợi những ý tưởng mới mẻ.

Hai người kết hôn năm 2012, nhưng đã không tổ chức một “Đám cưới Thế kỷ”. Họ chỉ tổ chức một đám cưới rất đơn giản, tại sân sau của căn nhà anh đang ở, vị khách tham dự là những người bạn thân thiết, và người thân trong gia đình thôi !.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh cũng không tặng vợ nhẫn kim cương đắt tiền. Chiếc nhẫn cưới anh tặng vợ là chiếc nhẫn mặt đá ruby được đặt thiết kế tối giản nhất theo ý tưởng bản vẽ của riêng anh.

Rất nhiều người không hiểu được lý do vì sao anh sống đơn giản như thế, đặc biệt là người Mỹ. Họ thường có những câu hỏi: “Anh là một thanh niên trẻ tuổi, lại có rất rất nhiều tiền, sao lại mua chiếc xe trị giá hơn 10 ngàn đô la? Vậy, anh dùng tiền vào việc gì?” Kỳ thực, cả hai vợ chồng anh Zuckerberg đều có một ước nguyện chung là kiếm tiền vì mục tiêu lợi ích xã hội. Ngày 23/9/2013, Mark Zuckerberg đã quyên tặng 100 triệu đô la để giúp sửa chữa các trường học tại Newark, Tiểu bang New Jersey, Mỹ. Số tiền quyên tặng đạt cao nhất trong những người trẻ ở Mỹ làm từ thiện. Ngày 10/2/2014, tờ Chronicle of Philanthropy đưa tin: Vợ chồng Mark Zuckerberg đã dẫn đầu nước Mỹ trong bảng xếp hạng người làm từ thiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ về lối sống giản dị của mình, Zuckerberg nói: “Để cho cuộc sống trở nên đơn giản nhất, không mất quá nhiều thời gian và tâm sức để nghĩ ngày hôm nay mặc gì, tôi đã mua cả kiện áo phông có màu sắc giống nhau. Bởi vì chuyện nhỏ nhặt này rất dễ khiến tinh thần mệt mỏi, tôi cũng không muốn hao tổn năng lượng cho những việc như thế. Tôi dùng tất cả tinh lực vào công việc, làm sao phục vụ xã hội được tốt hơn … đó mới là việc trọng yếu !.”

Zuckerberg cho biết: “Tôi thực sự may mắn, với mỗi sáng thức dậy có thể giúp đỡ hàng tỷ người. Nếu như đem tinh lực lãng phí vào những việc không cần thiết, tôi sẽ cảm thấy bản thân mình không làm việc !.”

Mark Zuckerberg là người trẻ nhất toàn thế giới gây dựng Công ty bạc tỷ, không lái siêu xe, nhưng lời nói của anh lại rất có sức nặng đối với thế hệ trẻ. Trong suy nghĩ của Zuckerberg, tiền không phải là vấn đề quan trọng nhất. Nguyện vọng đời này của anh là làm thế nào để biến những lý tưởng của mình thành hiện thực, để giúp đỡ được càng nhiều người hơn. Nhìn vào cuộc sống bình dị của anh, chúng ta thật sự phải suy ngẫm lại về giá trị của sự giàu sang. Sự giàu có không phải thể hiện ở việc mình có bao nhiêu tiền, mà là ở chỗ mình có thể cho đi bao nhiêu, mình sử dụng nó vào mục đích gì. Anh không chỉ khiến con người nể phục khả năng làm giàu mà còn là tấm gương về sự giúp đỡ và cho đi.

Anh chị Thụ & Mai gởi

Tình yêu Mẹ và Vợ…

Tình yêu Mẹ và Vợ…

Ngày hôm nay anh vô tình đọc được.

Câu chuyện xưa cô gái hỏi một lời.
Giữa mẹ và em nếu phải chọn một người.
Vậy anh sẽ vì ai mà rơi lệ ?

Em biết không dù cho anh mạnh mẽ….
Trước cuộc đời sóng gió chẳng chùn chân.
Sẽ vì em mà cố gắng bội phần
Nhưng anh lại thương mẹ hơn em ạ.

Lời thật tâm anh không hề dối trá
Bởi anh yêu tha thiết cả hai người.
Mẹ và em đều quan trọng trên đời.
Nên không thể đem ra mà so sánh.

Anh nói thật và chưa từng trốn tránh.
Bởi cả đời anh chỉ một mẹ thôi
Cũng như em anh yêu chỉ một người.
Nên em nhé đừng bắt anh phải chọn.

Mẹ và em không phải là những món.
Mà tiền bạc mua được phải không em ?
Cuộc đời anh dẫu gia cảnh sang hèn.
Vẫn hạnh phúc vì có em và mẹ

Tình yêu ấy anh chưa từng xem nhẹ.
Ước mong sao hai cá tính hòa đồng.
Mẹ thương anh tình thương ấy mênh mông.
Còn em lại yêu anh hơn tất cả

Ơn sinh thành chưa một ngày đáp trả.
Em hãy cùng chăm sóc mẹ với anh.
Khi cho đi sẽ nhận lại chân thành.
Một mái ấm rộn tiếng cười em ạ !

Rồi một ngày em sẽ thành người mẹ.
Là tấm gương cho dâu trẻ nhìn vào !
Con dâu mẹ không muốn chồng phải chọn.
Bởi trên đời chỉ có một mẹ mà thôi

Anh yêu vợ xin đừng làm mẹ khóc
Vợ yêu anh không nên để mẹ buồn
Em muốn mẹ cười vui khi có đàn cháu nhỏ.
Thương con dâu suốt đời vì giống mẹ ngày xưa !

Mẹ bảo :

1. Hạnh phúc của người phụ nữ đơn giản lắm! Đừng nên tham lam và đòi hỏi ở người đàn ông mình yêu tròn vẹn và tuyệt đối. Một người đàn ông tốt và yêu thương con, không phải là người đàn ông sẽ mở toang cánh cửa trái tim mình để con có thể nhin vào đó, nhìn thấu rõ tâm can. Đàn ông chỉ cho con thấy tình yêu bằng miệng, là đàn ông vứt đi. Miệng nói thì gió bay, những kẻ rơi nước mắt vì tìn…h yêu, những kẻ luôn mồm sống chết vì tình yêu, sẵn sàng vứt bỏ cả mạng sống mình vì tình yêu là những kẻ không thể và sẽ không bao giờ là chỗ dựa tin cậy và bền vững. Một người có thể tự giết bản thân mình, cũng sẽ có ngày cầm được dao đâm người khác.

CON HÃY NHỚ NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐÁNG ĐỂ CON DỰA VÀO – LÀ NGƯỜI CÓ THỂ ĐI TRĂM NGÀN NẺO ĐƯỜNG VẪN QUAY VỀ BÊN GIA ĐÌNH, BÊN VỢ CON

2. Còn con, hãy luôn khắc ghi: Một người vợ tốt là gì? Là không nên và tuyệt đối không bao giờ được mở miệng ra đòi hỏi bình đẳng ngang hàng ngang vai vế với chồng. Hạnh phúc của người phụ nữ là giữ lửa cho gia đình, cho dù có lúc con thấy trăm bề thiệt thòi, trăm bề vất vả, con phải luôn nhắn nhủ mình rằng – người phụ nữ sinh ra vốn không phải để tranh đấu quyền lực. Thượng đế cho phụ nữ một trái tim nóng là để sưởi ấm gia đình. Chỉ có gia đình mới là hạnh phúc suốt đời của người phụ nữ
MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG THÀNH CÔNG LUÔN CÓ MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ ÂM THẦM Ở ĐẰNG SAU.

MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ HẠNH PHÚC LÀ NGƯỜI NỮ LUÔN CÓ NGƯỜI ĐÀN ÔNG TIN CẬY

  1. Không có vợ chồng nào đi đến trọn vẹn cuối đời mà không trải qua sóng gió. Những khi bát đũa xô lệch, con hãy đặt tay lên trái tim mình mà nhớ lại tháng ngày con và chồng đã yêu thương nhau. Tình yêu không phải là tất cả để người ta đồng hành với nhau đến hết đời, có những thứ lớn hơn cả tình yêu đó là khi hai con đủ tin cậy và hiểu nhau để giữ cho mình một chữ “Nghĩa”.

    Để đi hết con đường, thì người ta phải có đủ niềm tin, có đủ kiên nhẫn, có đủ vị tha, có đủ cảm thông, yêu thương thôi thì không đủ!
    Vì thế, đừng bao giờ – cố gắng bước vào tận sâu trong trái tim người đàn ông để cân đo đong đếm tình yêu người ấy dành cho con.

    GIỮ MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG GIỐNG NHƯ GIỮ MỘT SỢI DÂY, KÉO CĂNG THÌ ĐỨT, CHÙN TAY THÌ RƠI – CON CÓ ĐỦ THĂNG BẰNG – CON SẼ LÀ NGƯỜI HẠNH PHÚC !

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

CÓ PHẢI TÌNH YÊU MẠNH HƠN SỰ CHẾT?!

CÓ PHẢI TÌNH YÊU MẠNH HƠN SỰ CHẾT?!

Tâm lý Hôn Nhân

Trần Mỹ Duyệt

Chiều nay trong một không gian riêng tư tôi ngồi một mình ôn lại quá khứ, và quá khứ đã hiện về với một chuỗi những yêu thương, giận hờn, ghen tương, năn nỷ, tha thứ, xen lẫn những giọt nước mắt và nụ cười vì … yêu.

Có ít nhất bốn nhân vật cũng xuất hiện trong ký ức mông lung ấy với những lời nói dường như bất hủ của họ.

Trước hết Augustine với câu: “Hãy yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”.

Tiếp đến là Thomas Aquinas với những nấc thang định giá tình yêu, mà điểm cao nhất là hy sinh: “Yêu thì biết hy sinh cho người yêu”.

Rồi đến Xuân Diệu ông vua của thơ tình với câu:

Yêu là chết trong lòng một ít!”.

Và Hồ Dzếnh với: “Tình mất vui khi đã vẹn câu thề”.

Những ai đã có dịp nghiên cứu về Augustine, con người thời danh của thế kỷ IV, thì câu nói của ngài dĩ nhiên đòi hỏi một suy tư vừa có tính cách triết học lẫn thần học.

Tuy nhiên, ở mặt đời thường – cũng là một định luật của tình yêu – thì quả thật khi yêu người ta làm được nhiều thứ, mà phần lớn mang những ý nghĩa tích cực, đem lại những giá trị cho cuộc đời. Hãy cứ nhìn đôi tình nhân đang trong thời gian mới bước vào tình yêu, những việc làm của họ cho nhau mang một ý nghĩa rất tích cực. Ít nhất là họ không muốn làm phiền hay buồn lòng người mình yêu.

Tiếp đến Thomas Aquinas. Ông được xưng tụng là bậc thầy của Giáo Hội Công Giáo và dưới cái nhìn của ông, điểm cao nhất để minh chứng tình yêu là hy sinh. Hy sinh là nấc thang cuối của mô hình thể hiện tình yêu. Theo ông, yêu là phải biết hy sinh cho người mình yêu. Càng yêu nhiều càng phải hy sinh nhiều. Hy sinh là dấu chỉ của tình yêu chân thật. Có lẽ ông muốn ám chỉ và so sánh về một tình yêu cao cả nhất và tuyệt vời nhất, tình yêu Con Thiên Chúa dành cho nhân loại: “Không ai có tình yêu lớn hơn kẻ thí mạng sống vì người mình yêu” (Gioan 15:13).

Ngược lại với Augustine và Thomas là Xuân Diệu và Hồ Dzếnh. Một người thì so đo, đong đếm khi bước vào tình yêu:

“Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì m
ấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều
, song nhận chẳng bao nhiêu:
Ngư
ời ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.”

(Yêu – Xuân Diệu)

Người khác lại lấy cái giang dở như một vẻ đẹp của tình yêu, và ngại ngùng với lời thề chung thủy:

“Tình mất vui khi đã vẹn câu th
Ð
ời chỉ đẹp những khi còn dang dở”.

(Ngập Ngừng – Hồ Dzếnh)

Phần đông các thanh thiếu niên nam nữ của thế hệ tôi, và cũng có thể có cả những bạn trẻ thuộc thế hệ mới lớn hiện nay rất thích những vần thơ trên. Nhưng chỉ khi những cái lãng mạn, bồng bềnh của tình cảm qua đi, lúc ấy người ta mới thật sự hiểu được tình yêu và giá trị của tình yêu như thế nào.

Chết trong lòng một ít”, có nghĩa là chưa chết. Xuân Diệu đã lột tả được quan niệm và lối sống của phần đông tuổi trẻ ngày nay khi bước vào tình yêu. Nói theo từ ngữ hôm nay là cứ yêu đi “hay thì ở mà dở thì đi”. Điều tệ hại ở đây, yêu như thế lại là một nét đẹp theo Hồ Dzếnh: “Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở”. Và hậu quả của những tư tưởng lãng mạn, bồng bềnh ấy là trên 50% những gia đình đã đổ vỡ, những cuộc tình đã đi tới chỗ ly dị.

Thật ra tình yêu rất đẹp, lãng mạn, bồng bềnh và quyến dũ. Nhưng khi yêu là phải yêu hết mình. Yêu như Trịnh Công Sơn đã viết: “Tình yêu như trái phá, con tim mù lòa”. Yêu như người tình trong Diễm Tình Ca với khả năng thắng vượt cả sự chết: “Tình yêu mạnh hơn sự chết” (8:6). Và ở một nghĩa nào đó, tâm lý học cũng nhìn nhận sức mạnh này của tình yêu: “tình yêu thắng vượt sự chết” (Clay Routledge, Ph.D).

Tình yêu còn mang đặc tính chiếm hữu, và ghen tỵ:

“Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi mu
ốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và m
ắt chỉ…
Nhìn tôi nh
ững lúc tôi xa xôi.

Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai,
Đừng hôn, dù th
ấy cánh hoa tươi,
Đ
ừng ôm gối chiếc, đêm nay ngủ…
Đừng tắm chiều nay, biển lắm người.

Tôi muốn mùi thơm của nước hoa,
Mà cô thư
ờng xức, chẳng bay xa,
Chẳng làm ngây ng
ất người qua lại,
Dẫu chỉ qua đường, khách l
ại qua.

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đ
ừng lẩn quất bên cô
B
ằng không, tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào, trong gi
ấc mơ.

Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ.
Đừng làm 
ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in v
ết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào đư
ợc dẫm lên.

Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi,
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là t
ất cả.
Cô là tất cả của riêng tôi!”

(Ghen – Nguyễn Bính)

Sau 75 năm nghiên cứu để đi tìm bí quyết của hạnh phúc của Đại Học Harvard khởi đầu từ năm 1938. Năm 2012, những tài liệu này được xuất bản thành sách do nhà tâm thần học (Psychiatrist), Bác sỹ George Vaillant, người chịu trách nhiệm theo dõi cuộc khảo cứu từ 1972 đến 2004. Kết quả cho biết tình yêu là vĩnh cửu, là sợ giây nối kết giữa vợ chồng, và là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hạnh phúc. Tình yêu chứ không phải tài năng, sắc đẹp, danh vọng và quyền bính. Những thứ ấy chỉ có thể giúp tăng thêm giá trị và ý nghĩa của tình yêu, nhưng không thể thay thế tình yêu.

Nhưng để có một tình yêu chân thật, một tình yêu đem lại hạnh phúc cho mình cũng như cho người mình yêu, không gì hơn là trở về với cái thực tại vô cùng quan trọng của tình yêu như Augustine đã nhận định. Và đặc biệt hơn hết, phải xây dựng tình yêu dựa trên những nấc thang hành động theo Thomas Aquinas: “Hy sinh cho người mình yêu”.

Nhiều người, nhất là các bạn trẻ thời nay đã hiểu lầm về ý nghĩa cũng như giá trị của tình yêu nên họ đã bước vào hôn nhân với một ý niệm rất mơ hồ, rất hời hợt.

Do những quan niệm và suy tư mang tính phóng khoáng, vượt khỏi những ràng buộc lễ giáo, nhất là không đặt nặng giá trị tâm linh nên hôn nhân ngày nay dễ dàng đổ vỡ, dễ dàng đưa đến ly thân, ly dị.

Hôn nhân như thế không khác gì một khế ước, một giao kèo (commitment). Và nó hoàn toàn khác với ý nghĩa đích thực của hôn nhân là một ơn gọi (vocation).

Khế ước hay hôn ước là một cuộc sống hôn nhân có điều kiện. Trong hôn nhân đó hai bên ngầm có những thỏa thuận và trao đổi. Khi những thỏa thuận ấy bị một hay hai người phá vỡ, khế ước được coi nhưbị hủy bỏ hay vô giá trị. Tương tự như trong lãnh vực chính trị, xã hội người ta thường dùng những hiệp ước để trao đổi và nói chuyện với nhau.

Nhưng hôn nhân cao cả hơn một khế ước hay một hiệp ước.

Nó chính là một ơn gọi. Điều này có nghĩa là anh và em không chỉ đáp lại tiếng gọi của con tim mình, mà trong tầm nhìn siêu nhiên, còn đáp lại một sự xe định thiêng liêng đến từ trên cao.

Người Việt Nam dùng từ: “duyên tiền định” hay “thiên duyên” để nói lên việc hai người nam nữ đến với nhau trong đời sống hôn nhân vớiý nghĩa hết sức quan trọng và thiêng liêng. Nó vượt ra ngoài sự ràng buộc của xã hội, của lời mời gọi và đáp trả tình cảm, lãng mạn, và có điều kiện.

Chết trong lòng một ít!” hay “tình đẹp là tình còn dang dở”, là những quan niệm băng hoại làm mất đi vẻ đẹp của tình yêu.

Nó phá v những giá trị của hôn nhân, và gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Tình yêu lên đến tuyệt đỉnh là tình yêu tròn đầy.

Tình yêu đạt tới mức cao cả là khi biết hy sinh cho người mình yêu, không phải chỉ là một ít, mà nếu cần phải hy sinh đến cả mạng sống mình.

Thánh Têrêsa Calcutta đang thức tỉnh tình yêu của bạn khi ngài hỏi bạn:

Không cần biết bạn đã làm cái gì cho nhau,

và những việc đó to nhỏ hay vỹ đại như thế nào.

Nhưng cần phải hỏi bạn là bạn đã chất chứa vào những việc làm đó bao nhiêu tình yêu”.       

Sống tới tuổi này, nay mới hiểu ra ..

Sống tới tuổi này, nay mới hiểu ra ..

SONG TOI TUOI NAY MOI HIEU

Sống tới tuổi này, nay mới hiểu ra ..

Sống tới tuổi này, nay mới hiểu ra … Lâu dần chợt hiểu ra, thời gian của người đeo đồng hồ mấy chục ngàn đô, với đồng hồ năm mười đô đều như nhau.

Rồi sẽ có một ngày bạn hiểu ra hạnh phúc tại tâm mới chính là thứ mà bao nhiêu của cải vật chất cũng không thể tạo ra được. (lời bàn thêm: miễn sao đừng đói ăn, thiếu mặc…riết rồi sinh bịnh…)

Hiểu ra được điều này, biết hài lòng về cuộc sống thì sẽ bình yên mà thôi. Quan trọng là bạn đang sống với ai, ai sẽ  là ” cho dù mưa ” vẫn ” đưa bạn đến cuối cuộc đời” mới là điều quý giá nhất…..

From: kl_nguyen7580

httpv://www.youtube.com/watch?v=oXr11RSmkAQ

“Niệm Khúc Cuối” – Sỹ Phú & Quốc Khanh

 

Bí quyết trường thọ.

Bí  quyết trường thọ.

Không phải chỉ ăn uống và vận động… .. mà đây mới là bí quyết của trường thọ

Bí quyết trường thọ vốn không phải nằm ở bên ngoài, mà ẩn giấu ở bên trong nội tâm của mỗi người. Bình thản, tích cực, hài hòa… Năng lượng đến từ những tâm thái này, mới thực sự là bí quyết giúp một người sống trường thọ.

BqPb7O-20170301-khong-phai-an-uong-va-van-dong-day-moi-la-bi-quyet-cua-truong-tho
 

 

 

 

Người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, 

là người sống chan hòa với mọi người xung quanh. 

(Ảnh minh họa từ Internet)

Bí quyết trường thọ rốt cuộc là gì? Những cụ già trường thọ ăn loại “thuốc tiên” gì mà qua bao năm tháng tay chân vẫn nhanh nhẹn, tai mắt vẫn minh mẫn tinh anh? Người đoạt giải Nobel sinh lý học đã tiết lộ bí mật này, vốn dĩ chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ như thế lâu nay.

Những người trường thọ ở các quốc gia khác nhau, khí hậu, thực vật, tập tục đều không giống nhau, thậm chí lối sống cũng tương phản nhau. Ví như có cụ già thì vẫn thường uống rượu, có cụ lại thích đồ béo…, nhưng có một điểm giống nhau, đó là người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, là người sống chan hòa với mọi người xung quanh.

Elizabeth Helen Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh lý học năm 2009 đã tổng kết rằng: Người muốn sống trăm tuổi, ăn uống phù hợp chiếm 25%, các thứ khác chiếm 25%, nhưng tác dụng của tâm lý cân bằng chiếm tới 50%.

“Hoóc-môn stress” sẽ gây tổn thương cho thân thể

“Hoàng Đế Nội Kinh” có ghi: “Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo…”. Ý là: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo khí, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn.

Y học hiện nay phát hiện: Ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… 65-90% bệnh tật là có quan hệ với áp lực tâm lý, vì vậy, những bệnh này, được xem là bệnh do tâm và thân.

Như vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, chúng nên nên làm gì để có thể giảm bớt áp lực đây? Có 4 điều cần nhớ sau đây:

1. “Mục tiêu” có thể kích thích sức sống của sinh mệnh.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, “mục tiêu tạo ra cảm xúc mạnh mẽ”, rất hữu ích với sức khỏe. Bởi vì có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống hay không, nó quyết định tâm tính của một người, theo đó quyết định tâm sinh lý của người đó.

Một nhà khoa học người Anh đã khảo sát những người trong độ tuổi 40-90 trong 7 năm. Kết quả phát hiện, sống không có mục tiêu rõ ràng thì số người tử vong do bệnh tật hoặc tự sát cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng.

Mặt khác, y học sớm đã phát hiện, sau khi về hưu, bởi vì mục tiêu sống bỗng nhiên biến mất, khiến tinh thần và sức khỏe đồng thời suy giảm mạnh.

Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là, nếu một người sống không có mục tiêu, “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất. Như vậy, cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động, khiến thân thể bạn ngày càng sa sút. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu, hơn nữa đều rất có khả năng thực hiện.

2. “Lấy việc giúp người làm niềm vui” có tác dụng trị liệu

Vua dầu mỏ Rockefeller sau khoảng thời gian ngắn ngủi hưởng thụ niềm vui do tiền tài mang đến, thân thể ngày càng sa sút. Sau khi nhận ra vấn đề, ông quyết định đem tiền tài và tinh lực tập trung vào việc từ thiện, cũng tìm cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Điều này khiến tâm tình của ông vô cùng thanh thản, đồng thời, tình hình sức khỏe của ông đã dần dần chuyển biến tốt đẹp.

Một ví dụ khác, doanh nhân Thiệu Dật Phu qua đời ở tuổi 107; vui vẻ giúp đỡ người khác là một nguyên nhân giúp ông thọ lâu. Ông là người sáng lập “Giải thưởng Thiệu Dật Phu”, quỹ ngân sách lên đến 5 tỷ đô la Hồng Kông.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, trợ giúp vật chất cho người khác, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 30%.

Tại sao lại như vậy?

Một nhà nghiên cứu y học người Mỹ muốn hiểu rõ vấn đề này, ông đã làm một nghiên cứu: Lấy 106 học sinh khoảng 20 tuổi chia làm 2 nhóm; một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị.

Sau 10 tuần, nhóm tình nguyện so với nhóm dự bị, thì các chứng viêm, tỷ lệ cholesterol và cân nặng đều thấp hơn.

Giúp người, vì sao có tác dụng chữa bệnh? Bởi vì, làm điều tốt giúp người, thường làm chuyện tốt, trong nội tâm thường sinh ra một cảm giác tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hoóc-môn stress, kích thích “hoóc-môn có lợi” sinh ra.

Một chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm còn nói: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người, là cách tốt nhất để dự phòng chứng u buồn.

3. Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu của trường thọ 

Tiểu bang Georgia nước Mỹ có một cụ bà làm nông sống 132 tuổi 91 ngày. Lúc cụ được 130 tuổi, có phóng viên hỏi bí quyết trường thọ của cụ là gì, cụ trả lời: Trước hết là sự hòa thuận trong gia đình.

Đại học Harvard có một khảo sát trên 268 người nam cũng phát hiện: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là mối quan hệ với người khác, khuyết thiếu sự ủng hộ của xã hội, thì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng tương đồng với hút thuốc và không vận động.

Một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có một nghiên cứu “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” trong 25 năm đã phát hiện: Người có lòng dạ hẹp hòi, nặng danh lợi, nặng thù hằn thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; còn người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%. Tỷ lệ bệnh tim thì người trước cao hơn người sau gấp 5 lần.

Khi phân tích nguyên nhân, ông nói: Quan hệ xã giao và thân thuộc không tốt, làm cho nội tâm một người đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn… sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích, adrenalin và hoóc-môn stress sẽ bài tiết ra rất nhiều.

Nhà tâm lý học Maslow đã tổng kết nhu cầu của một người như sau, từ thấp đến cao, theo thứ tự: “nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã giao, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện”.

Ngoại trừ nhu cầu sinh lý, còn lại đều liên quan đến quan hệ xã giao và thân thuộc. “Nhu cầu” khi được thỏa mãn sẽ mang đến cảm giác vui vẻ thoải mái.

SU HOA THUAN

Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu của trường thọ. 

(Ảnh minh họa từ Internet)

  1. “Ban cho sự thân mật” sẽ “nhận lại sự thân mật”

    Một nhà tâm lý học người Mỹ có kể câu chuyện của một bệnh nhân nữ như sau: Vài năm trước, Alice vì thất tình nên bị chứng uất hận, sau khi rời quê hương, di cư đến nơi khác sinh sống. Cuộc sống ở đây chậm rãi, người với người quan hệ rất ôn hòa.                                                               
    Nhiều lần, cho dù làn xe phải xếp hàng rất đông, nhưng vẫn luôn có người nhường đường cho cô. Sự nho nhã tự nguyện, người trước mình sau này khiến Alice rất cảm động.
    Dần dần, Alice cũng được dưỡng thành thói quen nhường đường ở bãi đỗ xe, cô thích làm điều này, mỗi một lần nho nhỏ “ban cho”, đều mang đến cho cô niềm vui và cảm xúc không thể nói thành lời. Một năm sau, chứng uất hận của Alice không trị mà hết.
    Vậy làm sao để tạo dựng mối quan hệ hài hòa?Chính trị gia Quản Trọng thời Xuân Thu Chiến Quốc nói: “Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh”. Ý rằng: Dùng thiện ý đối với người, sẽ thân như anh em; ác ý đối với người, hại như việc binh đao.
    Mối quan hệ và phản ứng giữa người với người, như tiếng vang khi bạn la lớn trong núi. “Bạn là thiện”, tiếng vang sẽ là “Thiện”, “Bạn là ác”, tiếng vang sẽ là “Ác”. Có những mối quan hệ của một số người khá lao đao, dĩ nhiên là kết quả khi họ khắp nơi tranh đấu với người khác.
    “Ban cho sự thân mật”, dẫu chỉ là một nụ người hay là một biểu lộ hài hước, thì nồng độ protein miễn dịch trong nước bọt sẽ gia tăng, loại kháng thể này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.Một vị giáo sư luân lý học về sinh mệnh đã phát hiện bản chất của “tiếng vang”:
    “Ban cho và hồi báo có tồn tại quá trình chuyển đổi năng lượng bí mật thần kỳ. Tức là khi một người ban cho, năng lượng hồi báo sẽ thông qua đủ loại hình thức hướng người này trả lại. Chỉ có điều đa số tình huống là chúng ta hồn nhiên không hay biết…”.

Những hành động có lợi cho sự hài hòa giữa các mối quan hệ bao gồm: 

Ca ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, nhường nhịn, hiền hòa, bao dung, tha thứ, thông cảm, đồng cảm, trung thành, lắng nghe…

Kỳ thực, quyết định một người sống lâu dài ngắn ra sao,

không chỉ là do ăn uống vận động, mà tâm tình vui vẻ 

và tích cực cũng vô cùng trọng yếu!

Chị Nguyễn Kim Bằng và Lucie gởi

MUỘN MÀNG…

Một Bài viết đọc thấy cay đắng & cay mắt

MUỘN MÀNG…

 

Mẹ gọi điện cho dì, hét vào máy điện thoại những tiếng gắt gỏng: “Để bà ở bên ấy thêm một tuần nữa thì đã sao? Rồi thì tôi trông bà bù hai tuần. Liền hai tuần được chưa? Tôi có việc nếu không tôi chẳng phải tốn hơi nhờ dì…”

Dì chắc chắn có gắt gỏng lại. Tính dì nóng nảy hơn mẹ nhiều. Từ trước đến nay dì chưa thua mẹ miếng nào. Kể từ khi bà bước sang tuổi 90, không tự chăm sóc bản thân được nữa, dì và mẹ thỏa thuận với nhau mỗi người trông nom bà một tuần. Cũng kể từ đó bà như quả bóng bị đá từ đầu sân này sang đầu sân kia và ngược lại. Mẹ và dì nói nhau trong điện thoại suốt nửa tiếng đồng hồ. Mặt mẹ đỏ phừng phừng, hai hàng lông mày của mẹ rướn lên hết cỡ. Mẹ nhắc lại một số lỗi lầm điển hình của dì. Rồi mẹ kết luận: “Mày chỉ được cái bộ mồm!”

Bố theo dõi cuộc trò chuyện của hai chị em mẹ, lẩm bẩm “chị em mà như chó với mèo!” Mẹ chưa rảnh tay để hục hặc với bố ngay lúc ấy. Kết thúc cuộc điện thoại mẹ quay sang bố dằn từng tiếng: “Việc của chị em tôi không bận gì đến ông!” Bố im lặng. Bố im lặng nghĩa là bố thây kệ, mọi chuyện muốn ra sao thì ra. Dù có biết điều gì đó nên nói bố cũng chẳng thèm hé răng. Một tuần trôi qua. Việc bận của mẹ là việc đi chùa theo kiểu đi “tua”. Đi mười bảy chùa trong một tuần. Ăn chay toàn diện. Thành tâm cúng lễ. Tối chủ nhật mẹ mới về nhà. Không ăn uống, chỉ tắm rửa qua quýt mẹ lăn ra ngủ. Bố thây kệ.

Bố không nói với mẹ rằng sáng thứ hai, sau khi mẹ đã lên xe đi cùng đoàn hành hương, dì gọi điện tới, cáu gắt, nói rằng mẹ nhất định phải sang đón bà, vì dì cũng bận. Và vì tuần đó là phiên mẹ trông bà. Dì không đời nào chịu bị buộc chân ở nhà trong khi mẹ cố tình trốn tránh trách nhiệm. Mẹ ích kỷ, còn dì không phải là người dễ nhân nhượng trước sự ích kỷ. Đấy là tất cả những gì bố biết được qua cú điện thoại bố buộc phải nghe trong lúc mẹ vắng nhà. Bố vẫn nhớ những lời dì nói trong điện thoại Nhưng bố kệ, không nói lại cho mẹ biết.

Ngày thứ hai của tuần tiếp theo bắt đầu. Ngày thứ hai bắt đầu phiên mẹ trông bà, và mẹ sẽ trông bà hai tuần liền để bù cho cả tuần trước mẹ đi chùa. Đến tận tối vẫn chưa thấy dì đưa bà sang nhà mẹ. Mẹ vẫn tức dì, không gọi điện sang nhà dì hỏi tại sao lại như vậy. Cũng có khi mẹ nghĩ cứ để dì trông bà được bao lâu thì trông, khi nào dì đưa bà sang thì khi ấy đến lượt mẹ, việc gì phải lăn tăn.

Một tháng rưỡi trôi qua. Bà chưa được đưa sang nhà mẹ Mẹ và dì vẫn giận nhau, không ai gọi điện cho ai. Thế rồi một hôm trước cổng nhà mẹ xuất hiện cậu con cả của dì. Cậu ta sinh sống ở nước ngoài, lần này đưa vợ chưa cưới về ra mắt gia đình. “Chào bác, cháu đưa một nửa của cháu sang chào bà và hai bác đây ạ”. Cậu ta vừa cười vừa nói với mẹ trong lúc mẹ mở cổng. Mẹ gật đầu chào, hơi hé miệng cười lấy lệ. “Bà đâu hả bác?” Mẹ cười thành tiếng. 

“Thằng này, đi Tây về biết  hỏi nỡm nhỉ!” “Bà ở trên gác ạ? Không phải gọi bà xuống đâu ạ. Chúng cháu lên chào bà”. Cậu ta nói, cầm tay vợ chưa cưới kéo lên cầu thang.

Mẹ đứng khựng lại như người bị sét đánh. “Bà vẫn ở bên ấy mà? Bên nhà cháu chứ đâu”. “Hì hì, bác cứ đùa!”. “Không, bà vẫn ở bên ấy mà”.  Mẹ đứng ở chân cầu thang, nhìn quanh ngơ ngác như người mất trí. Thế rồi bốn cái máy di động cùng hoạt động một lúc. Tiếng bấm máy tít tít. Mẹ kêu trời bằng giọng thất thanh. Cậu con cả nhà dì dắt bạn gái lao ra cổng. Chuông điện thoại reo. Tiếng dì kêu khóc ở đầu dây bên kia nghe váng cả óc. Dì kêu: “Ôi giời ơi là giời. Mẹ tôi đi đâu hả giời. Sáng thứ hai đó, mẹ xách túi quần áo đi ra ngõ, bảo “Mẹ về bên kia đây. Chị cả mày đón mẹ ở ngoài ngõ kia rồi”. Tôi đang bận trông chảo cá rán, chẳng ngó ra được. Cứ ngỡ mẹ được đón sang bên ấy rồi.  Ai ngờ! Ối mẹ ơi, giờ này mẹ ở đâu, mẹ ơi!”

Suốt nửa năm trời người của hai nhà chúng tôi đi tìm bà khắp nơi.  Chúng tôi đăng tin tìm bà trên nhiều tờ báo giấy, báo điện tử, đăng tin cả trên truyền hình. Chẳng ai biết bà đang ở đâu. Cách đây hai tuần, bỗng nhiên có một người đàn ông tìm đến nhà tôi gặp mẹ.


 

Ông ấy đưa cho mẹ xem một tờ báo có đăng tin bà tôi mất tích. Rồi ông ấy lấy từ trong chiếc ba lô đã cũ ra một chiếc túi vải. Mẹ tôi trông thấy chiếc túi vải, bật khóc nức nở. Chiếc túi vải đó là túi đựng quần áo của bà. Chính tay người đàn ông đó đã đặt bà vào chiếc quan tài mà ông tự bỏ tiền ra mua sau khi phát hiện bà tôi nằm còng queo trước cổng nhà ông, không động cựa và không còn thở. Chiều muộn hôm đó, tại một nghĩa trang cách nhà chúng tôi gần 60km, mẹ tôi và dì, hai đứa con gái của bà tôi, khóc ngất trước nấm mộ phủ đầy cỏ xanh rì.

 

Một người đi xe máy trên đường, dừng lại bên rìa nghĩa trang nhìn cảnh dì và mẹ tôi khóc vật vã, bùi ngùi nói: “Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá .

From Lan Đinh

Hạnh Phúc có thật

httpv://www.youtube.com/watch?v=6D-kC0KEazE

 

Hạnh phúc là có thật!

Huy Phương

  

Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gẫy đàn cầm vừa đi vừa hát. Đức Khổng Tử hỏi:

“Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”

Ông Vinh Khải Kỳ nói:

“Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quí hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn”.

Đó là chuyện xưa bên Tàu. Chuyện nay bên Mỹ thì tôi vừa nhận được một thiệp Giáng Sinh, xin lược ghi lại vài câu hay hay để trình các bạn:

1.   Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh, quần áo mặc trên người, một mái nhà để nương náu và một nơi để nghỉ ngơi, bạn đã giàu có hơn 75% dân số trên quả đất này.

2.   Nếu bạn có tiền gởi trong ngân hàng, để trong ví và tiền lẻ rải rác đâu đó trong nhà, bạn đã ở trong 8% những người giàu có trên địa cầu này.

3.   Nếu sáng nay thức dậy, bạn thấy khỏe mạnh hơn là đau ốm, bạn đã có phước hơn cả một triệu người sẽ không sống qua tuần lễ này.

4.   Nếu bạn chưa bao giờ trải qua cơn dằn vật của đói khát, nguy hiểm của chiến tranh, lẻ loi vì tù đày hay đau đớn vì bởi tra tấn, bạn là người có phước hơn 500 triệu người trên hành tinh này.

5.   Nếu bạn có thể đi đến nơi thờ phượng theo tôn giáo của bạn mà không sợ bị sách nhiễu, bắt bớ, nhục hình hay thậm chí bị mất mạng thì bạn đã có phước hơn 3 tỉ người trên thế giới này.

6.   Nếu song thân của bạn còn sống và còn ở với nhau, trường hợp này rất hiếm hoi ngay tại nước Mỹ này.

7.   Nếu bạn có thể đọc những dòng chữ này, bạn hạnh phúc hơn hai tỉ người khác mù chữ trên quả đất này.

 

Và trong kinh Phật, chúng ta cũng đọc được những câu như sau:

1.   Hạnh phúc thay, ta sống không hận thù giữa đám người thù hận.

2.   Hạnh phúc thay, ta sống mạnh khỏe giữa những người đau yếu.

3.   Hạnh phúc thay, ta sống không khao khát (dục lạc) giữa những người khao khát.

Con người ta thường lạc quan hơn là bi quan: hy vọng trúng số độc đắc hơn là nghĩ mình sẽ chết chiều nay (số người chết vì tai nạn, bệnh tật trong ba ngày chờ xổ số ở Cali là hằng nghìn trong khi người trúng số độc đắc chỉ là một, hoặc đôi khi không có người nào).

Tuy vậy khi nhìn lại mình, hầu hết đều cho mình là khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Chúng ta thường than cuộc đời buồn chán phải uống rượu, hút thuốc hay đánh bạc để giải sầu. Nào chuyện làm ăn khó khăn, nhà cửa bề bộn, chủ sở càu nhàu, gia đình xào xáo, mới bị ticket, con hư, bạn bè không tốt, trời hôm nay lạnh quá, kẹt xe trên xa lộ, bill ngập đầu…

Trời ơi, sao bao nhiêu chuyện khổ sở thế này? Tôi là người khổ nhất trên thế giới này… Bạn coi, có ai khổ hơn tôi không?

Thật tình, các bạn, những người hôm nay giở trang báo này ra, tình cờ ghé thăm mục Tạp Ghi của chúng tôi, dù bạn đang ngồi trong xe, đứng ngoài đường, nơi chỗ làm việc, hay nằm nhà thì bạn là những người hạnh phúc nhất. Hạnh phúc vì những điều chúng tôi mạn phép ghi lại ở trên:

1.   Mạnh khoẻ, mắt còn rõ và đọc được sách báo, có cơm ăn, có xe đi.

2.   Không thì cũng có tiền lên xe bus, có một mái nhà hay có thêm một hai người thân để tối nay có thể về nghỉ ngơi.

3.   Sum họp, trong ví chắc chắn là có tiền.

4.   Không nhiều thì ít, ăn được bát phở còn thấy ngon miệng, không bị ai hăm dọa, mắng nhiếc, đánh đập…

Ôi, quá sung sướng, hạnh phúc được làm người như bạn.

Hiện nay chúng ta không làm ruộng mà có đủ cơm ăn, hơn hẳn những nông dân chân lấm tay bùn ở Việt Nam. Chúng ta không phải là phu mỏ mà có than đốt mùa đông, hơn cả triệu phu mỏ nghèo đói bất hạnh ở Trung Quốc. Chúng ta không dệt vải mà có áo quần mặc ấm, hơn cả trăm nghìn công nhân ngành dệt khốn khổ ở Bắc Hàn.

Vậy mà cứ tới mùa Giáng Sinh vẫn có người đi theo Chúa khóc lóc, lải nhải:

“Chúa ơi ! Chúa ơi ! Người ta lại bỏ con rồi, Chúa ơi !”

Chúa bỗng quay lại nói với người ấy rằng:

“Con nhìn thế giới này chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo, tai ương, chết chóc, thù hận… Con có biết con là người hạnh phúc nhất không.

Hiện nay trên trái đất này có 800 triệu người bị vợ hay bạn gái đánh đập, mắng nhiếc hay khinh bạc mà không thể dứt ra, riêng con lại được nàng bỏ đi thì còn than vãn nỗi gì?

Nỗi khổ của con có đáng thá gì mà phải kể. Thôi về đi, chớ có theo ta mà rên rỉ mãi!

Hy vọng đến đây, bạn có thể nở một nụ cười. Thêm một điều chứng minh rằng bạn đang hạnh phúc. Rồi ra bạn sẽ thấy được niềm hạnh phúc của mình, và xin nhắc nhở với mọi người là chúng ta đang sống trong hạnh phúc mà chúng ta không hề hay biết. Cũng xin bạn san sẻ hạnh phúc ấy với những người chung quanh bạn.

 

Tiếng ngáy làm tôi yên tâm

Tiếng ngáy làm tôi yên tâm

Trần Mỹ Duyệt

Video  NẾU CÓ YÊU TÔI

(Thơ: Ngô Tịnh Yên-Nhạc: Trần Duy Đức)  – Khánh Ly

httpv://www.youtube.com/watch?v=_DQbxDXkCuQ

Tháng này tôi phải tiễn chân 4 người bạn về bên kia thế giới. Những người bạn thân thiết đã một thời quen biết già có, trẻ có cứ lần lượt bỏ tôi đi khiến dù muốn hay dù không tôi cũng phải suy nghĩ về thân phận của mình.

Nghĩ đến lúc mình phải từ giã cõi đời cũng thấy nao nao và có cái gì xao xuyến. Nhưng nếu là số phận thì biết làm sao, chi bằng nhìn vào cuộc đời để rút ra một vài điều bổ ích cho cuộc sống. Sống tốt để sau khi nằm xuống khỏi hối hận.

Suy nghĩ vẩn vơ, tôi chợt nhớ ra câu truyện được kể trong một Khóa Nazareth. Thuyết trình viên kể rằng, trước đây bà thường dành 1 hoặc 2 tháng xa nhà để trông nom cho các con bà sau khi sinh nở. Nhưng gần đây bà chỉ dành 1 hoặc 2 tuần cho các con trong những trường hợp như vậy. Các con bà có hỏi tại sao, thì bà trả lời: “Má nghĩ đã đến lúc má cần dành nhiều thời gian cho ba các con. Ba các con lúc này mới thật sự cần má. Miếng cơm manh áo của ba, giấc ngủ và sức khỏe của ba luôn luôn là điều mà má phải quan tâm. Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu, nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má.”

Đúng vậy, câu trả lời của bà rất ý nghĩa và đánh động tôi rất nhiều. Và nghĩ đến điều này tôi càng thấy thương cho các cặp vợ chồng trẻ mà không hiểu sao họ lại coi nhau như cỏ rác, như kẻ thù, và như những tạo vật đáng ghét. Cãi vã, chửi rủa, và làm cho nhau đau lòng là những chuyện thường ngày xảy ra mà họ không hề để ý quan tâm tới. Nhưng sẽ có một ngày mà nếu không nghĩ lại, họ sẽ hối hận rất nhiều.

Cũng một câu truyện trong nhiều câu truyện mà tôi vẫn nghe về đời sống hôn nhân, về những khó chịu, về những hiểu lầm, về những xích mích giữa vợ chồng. Nhưng trong những cái làm cho nhau khó chịu ấy, lần này tôi được nghe một nhận xét tích cực, và xây dựng. Truyện do một người vợ trẻ kể lại:

“Tôi thường ngày rất khó chịu và hay cằn nhằn chồng tôi vì anh có cái tật ngủ ngáy to. Bình thường thì cũng không đến nỗi nào, nhưng những đêm mất ngủ thì tiếng gáy của anh là một tra tấn dã man đối với người mất ngủ như tôi. Những đêm như vậy tôi khó chịu và ghét anh vô cùng. Nhưng gần đây thì tôi không còn thù ghét tiếng ngáy đó nữa, mà ngược lại, bất cứ lúc nào thức giấc ban đêm mà tôi không nghe tiếng gáy đó là tim tôi đập thình thịch, và ngớ ngẩn suy nghĩ không biết chuyện gì xẩy ra cho anh.

Thời gian gần đây tôi thường bị lo lắng, hốt hoảng, và sợ hãi. Chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện quan trọng, chuyện tầm thường, chuyện trong nhà, chuyện ngoài ngõ hễ cái gì đập vào mắt tôi, lọt vào lỗ tai tôi đều làm cho tôi suy nghĩ và lo lắng. Tôi trở thành mất ăn, mất ngủ, và mất hết nghị lực để sống.

Nhưng người mà phải gánh chịu mọi dằn vặt, kêu ca, cằn nhằn, khó chịu từ tôi đó chính là chồng tôi.

Tôi đã được khuyến khích đi gặp những bác sỹ chuyên môn và uống những thứ thuốc đắt tiền, nhưng cũng chẳng giúp gì

ngoại trừ tôi phải trút đổ trên đầu chồng tôi hết mọi thứ lo lắng, bực bội trong tôi, họa may tôi mới được nhẹ nhõm một chút.

Thì ra, chồng tôi chính là cái thùng rác để tôi trút bỏ mọi thứ ngổn ngang trong cuộc sốngvào đó.

Cho đến một ngày tôi bừng nhận ra tôi đã gây đau khổ cho chồng tôi quá nhiều. Tôi hối hận, và tôi cảm thấy hết sức lo lắng.

Tôi lo lắng cho sức khỏe của anh cũng như tôi đang lo lắng cho chính mình. Tôi sợ rằng điều mà tôi gây ra cho anh sẽ làm anh sớm bỏ tôi hơn là do căn bệnh quái ác của tôi khiến cho tôi phải bỏ lại anh. Tôi vẫn thường nghe nói, những người chăm sóc cho người bệnh thường lại chết trước người bệnh. Và điều này khiến tôi chợt tỉnh. Nó giúp tôi từ từ bình phục cùng với sự giúp đỡ, thương yêu và lo lắng của người chồng rất mực yêu thương tôi.

Cũng từ đó, mỗi đêm tôi đều ôm sát lấy anh dù là trong giấc ngủ vì sợ rằng anh sẽ vuột mất. Nhất là mỗi đêm tôi phải để ý, nghe ngóng từng hơi thở, tiếng ngáy của anh. Tiếng gáy của anh lúc này đối với tôi có một ý nghĩa rất tuyệt vời. Nó bảo tôi rằng anh hãy còn khỏe mạnh, đang ngủ say bên tôi, và vẫn còn đang sống với tôi. Tiếng gáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”.

Có những mối tình già mà người này không thể quên săn sóc cho người kia. Có những mối tình trẻ mà tiếng gáy đã có lần làm khó chịu nhưng bỗng trở nên âm thanh mang lại hạnh phúc cho nhau.

Cái đó gọi là tình yêu. Là quan tâm và lo lắng cho nhau.

Là vợ chồng, và là một xương một thịt. Còn gì trên đời đáng yêu, đáng quí, và đáng gìn giữ hơn người chồng, người vợ. Nhưng cũng không biết trên đời có bao nhiêu người đã khám phá, tiếp tục khám phá và trân quí món quà thiêng liêng nhưng cũng rất vật chất này? Hay phải chăng phải đợi đến khi không còn thấy mặt nhau, nghe tiếng nhau, nghe tiếng gáy của nhau mới hốt hoảng, mới đau khổ đi tìm.

Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ
Đừng đợi ng
ày mai đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ng
ày mai đến khi tôi phải ra đi
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn

Nếu có bao dung thì hãy bao dung bây giờ
Đừng đợi ng
ày mai đến lúc tôi xa đời
Đừng đợi ng
ày mai biết đâu tôi nằm im hơi
T
ôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người

Có nhớ thương tôi thì đến với tôi bây giờ
Đừng đợi ng
ày mai lúc mắt tôi khép lại
Đừng đợi ng
ày mai có khi tôi đành xuôi tay
Trôi d
ạt về đâu, chốn nào tựa nương

Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ng
ày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ng
ày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát b
ụi làm sao mà biết lụy người.”

Tiếng hát của ai đó qua nhạc phẩm “Nếu Có Yêu Tôi” của Trần Duy Đức vang vọng trong đêm khuya như âm vang tiếng gáy của người chồng trẻ. Tiếng gáy mà theo vợ anh là “Tiếng ngáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”.

Cũng như thức tỉnh cái nhìn của những cặp vợ chồng sau những năm dài chung sống:

“Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu,

nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má.”

Đúng vậy, hạnh phúc luôn ở bên ta, quanh quẩn bên ta trong người chồng, người vợ mà hàng ngày gặp gỡ, chỉ cần ta

thay đổi thái độ,

thay đổi cái nhìn,

và thay đổi lại phán đoán về người đó.

Hàng năm, khoảng 300.000 nữ giới từ 12-19 tuổi phá thai

From facebook:  Phan Thị Hồng

Đứng thứ 5 trên thế giới: 300.000 ca phá thai hầu hết giới nữ học sinh, sinh viên, chưa kết hôn !!!

Lời báo động đến các vị phụ huynh, các bậc làm cha mẹ thiếu quan tâm đến con gái của mình.

Đáng lo ngại, tình trạng trẻ em gái ở lứa tuổi 12 có nhu cầu phá thai ngày càng tăng.

Trên thực tế, con số nạo phá thai còn cao hơn rất nhiều vì không thể thống kê những trường hợp thực hiện chui.

GS.TS Nguyễn thị Hoài Đức lo ngại tình trạng phá thai ở người trẻ ngày càng gia tăng.

Nghiên cứu của bà và các đồng nghiệp từng chỉ ra tình trạng nạo phá thai ở vị thành niên Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới.

Hàng năm, khoảng 300.000 nữ giới từ 12-19 tuổi phá thai, 20-30% ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn, 60-70% là sinh viên.

Nguồn:

Theo Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình, 20-30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60-70% là sinh viên.
NEWS.ZING.VN

NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH CẦN BIẾT TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI

NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH CẦN BIẾT
TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI


Trần Mỹ Duyệt

 

Giáo dục là một nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì cần học hỏi, tìm cầu, và cố gắng. Trong lãnh vực giáo dục con cái, không phải hễ là cha mẹ thì tự động biết về giáo dục, cũng như tự động biết phải hướng dẫn các con như thế nào để giúp con cái hướng về tương lai, sống thành tài, thành đạt, nhưng nhất là thành nhân. Sau đây là 6 điểm giúp các phụ huynh đạt được thành quả tốt trong việc giáo dục con cái rút ra từ những khảo cứu của Đại Học Harvard. Những hướng dẫn gợi ý này mục đích chính là hướng vào việc giáo dục và huấn luyện một đứa trẻ tốt, đứa trẻ thành nhân. Kết quả tiếp theo, dĩ nhiên, đứa trẻ với những săn sóc, yêu thương, và giáo dục như vậy cũng sẽ là đứa trẻ thành công trên đường đời sau này khi khôn lớn.

1. Thời giờ dành cho con

Đây là một đòi hỏi căn bản và cần thiết.

Phụ huynh phải thường xuyên dành thời giờ với con cái, chơi đùa với chúng cũng như ở bên chúng mỗi khi chúng gặp những khó khăn cần giúp đỡ.

Đặc biệt là lắng nghe con cái để hiểu xem chúng đang cần gì, muốn gì.

Phụ huynh không chỉ đòi hỏi phải quan tâm đến từng cá tính mỗi đứa con,

mà còn phải hướng dẫn chúng bằng hành động của mình: “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”.

Con cái luôn nhìn lên cha mẹ như những mẫu gương để chúng noi theo và bắt chước. Qua việc gần gũi của cha mẹ, con cái sẽ hiểu ra mình quan tâm và lo lắng cho chúng như thế nào.

2. Cho con biết nó mang ý nghĩa gì đối với bạn

Theo khảo sát của các nhà tâm lý, nhiều trẻ em không hiểu rằng chúng là người rất quan trọng đối với cha mẹ cũng như đối với mọi người. Các em cần biết và nghe những lời nói ấy của các bậc làm cha mẹ. Cha mẹ đừng quên thường xuyên nhắc lại những điều này để con em mình cảm thấy được an toàn, được yêu thương, và có giá trị.

3. Dậy con tự giải quyết những khó khăn thay vì bỏ cuộc

Đời là một bãi chiến trường”. Ai sinh ra vào đời cũng cần phải có ý chí, can đảm, và bền bỉ để vượt thắng những khó khăn, thử thách. Cách tốt nhất để huấn luyện cho con biết đối diện và giải quyết những thử thách là hỏi con mình lý do gì mà bỏ cuộc, nhượng bộ khó khăn, và liệu mình có thể giúp được gì.

Sau cùng, nếu em nhất định bỏ cuộc, thì hãy đưa ra một hướng đi khácgiúp em thăng tiến trong tương lai.

Điều này có nghĩa là dậy cho con biết chuyển hướng những quyết định của mình chứ không bỏ cuộc. Thua keo này, ta bày keo khác như ca dao đã từng nói: “Thất bại là mẹ thành công”.

4. Dậy con phụ giúp mình trong những việc thường ngày, và cảm ơn vì sự cộng tác, đóng góp của các em

Theo kết quả của khảo, những người biết diễn tả lòng biết ơn thường dễ thông cảm và có lòng xót thương đối với những người khác. Họ cũng dễ quảng đại, thích giúp đỡ người khác.

Do đó, trong đời sống thường nhật, phụ huynh hãy tập và khuyến khích con cái làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ. Tập quán tốt này sẽ rất hữu ích cho các em sau khi chúng khôn lớn, trưởng thành và có đời sống tự lập. Các nhà tâm lý cũng nhấn mạnh đến việc phụ huynh cần nhận thức và tỏ ra biết ơn những việc mà các con đã làm cho mình.

5. Giúp con giải quyết những cảm tình tiêu cực của chúng

Các nhà tâm lý đều đồng ý rằng khả năng để giúp đỡ người khác là phải biết thắng lướt những cảm tình tiêu cực như nóng nẩy, giận hờn, xấu hổ, hoặc ghen tỵ của chính mình.

Để giúp con cái biết kiềm chế những cảm tình tiêu cực ấy, phụ huynh nên biết và giúp các em giải quyết những xung khắc nội tâm của các em.

Thí dụ, tính tình nóng nẩy, giận hờn, ghen tỵ, ích kỷ đối với anh chị emtrong gia đình, hoặc bạn bè.

Giúp con biết nhận xét và tự kiểm thảo để các em trở thành những người biết cảm thông, lo lắng, và quan tâm đến người khác. Hãy giúp các em phát triển những tiềm năng tâm lý này.

6. Cho con biết rằng thế giới này rộng lớn và phức tạp, cũng như có nhiều điều kỳ diệu hơn các em có thể nghĩ

Theo tâm lý chung, đa số trẻ em chỉ thích thú, hài lòng quanh quẩn với thế giới gia đình và bạn bè. Do đó, các em cần biết thêm những điều khác từ nhiều người, từ những biến cố quanh cuộc sống để nhận ra những khác biệt của xã hội, văn hóa, và địa dư. “Sự thật và mặt trái cuộc đời rất phức tạp.”

Phụ huynh có thể giúp các em ở điểm này bằng cách biết nhẫn nại lắng nghe. Tập tự đặt mình vào vai trò và cuộc sống của người khác để hiểu họ. Nhất là đừng bao giờ hài lòng khi so sánh mình với người khác qua những thành công ít ỏi của mình.

Nguồn: 6 tips from harvard psychologists who studied what it takes to raise ’good’ kids. Based on materials from upworthy.com

 

TÌNH YÊU LÀ GÌ?

TÌNH YÊU LÀ GÌ?

Chúng ta thường nghe nói là người ta có thể nghĩ ngợi những việc trên trời nhưng lại kém cỏi những việc dưới đất.  Đó là điều mà chúng ta không thể qui trách Thiên Chúa được.  Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa quan tâm đến trần thế. “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3, 16).  Đó là Chúa Giêsu và “Ngài đã trở nên xác thịt và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1, 14).

Tình yêu bằng xương bằng thịt

Chúa kêu gọi chúng ta sống một tình yêu có tính cách trần thế, hữu hình, bằng xương bằng thịt và mang đặc tính thiết thực.  Tình yêu đó không bị gò bó trong khuôn khổ luật lệ.  Bạn có thể tuân giữ mọi luật lệ mà bạn bắt buộc phải giữ, nhưng rồi bạn cũng sa ngã trong những tội trọng.

Ân ái trong hôn nhân là một thí dụ.  Ân ái trong hôn nhân được luật lệ cho phép.  Trong thực tế, chính đó là thời gian duy nhất được phép, miễn là người ta không tìm kiếm sự khoái lạc “thái quá”!  Tôi thiết tưởng đó là từ ngữ được sử dụng trong những sách thần học luân lý cổ xưa.  May mắn thay, quan điểm đó đã được duyệt xét lại.

Trong hôn nhân, ân ái có thể bị cưỡng chế.  Như vậy, tuân giữ luật lệ cũng chưa đủ.  Tình yêu, chứ không phải luật lệ, mới là trắc nghiệm của hôn nhân.  Nói theo ngôn từ của Chúa Giêsu: cứ dấu nầy mà thế gian biết được anh là chồng của em, do bởi tình yêu của em đối với anh; hay ngược lại.

Điều có ý nghĩa nhất mà chúng ta có thể thực thi trong cuộc sống hằng ngày, theo như Chúa Giêsu, là “thực thi tình yêu.”  Nhờ có thực hành mới nên trọn hảo.  Tuy nhiên, chúng ta phải rất thận trọng trong việc “thực hành như thế nào.

Đa số trong chúng ta sống với những người mà chúng ta không bao giờ nói với họ là chúng ta yêu thương họ.  Chúng ta không bao giờ nắm tay họ.  Chúng ta không bao giờ làm cho họ cảm thấy thoải mái với chính họ.  Chúng ta không bao giờ khen họ một tiếng.  Mark Twain đã nói: “Tôi có thể viết một lời khen tặng trong hai tuần lễ.

Những bức thư tình

Có lần tôi nói chuyện ở sân trường học với một chị có chồng.  Chị là mẹ của hai em học sinh nhỏ tuổi.  Trước đó chị rời xa thành phố để thăm viếng mẹ già.  Chị nói về chồng của chị như sau: “Khi con mở va-li ra, con thấy một bức thư tình ngắn mà anh đã nhét vào trong đó để cho con đọc mà thôi.  Bức thư tình đó làm con sung sướng nhất trong ngày.”

Rồi bằng một cái chớp mắt, chị nói thêm: “Trước khi rời nhà, con cũng để lại cho anh một bức thư tình ngắn, dưới cái gối được quấn lại trong bộ đồ ngủ của anh, cùng với một gói sôcô-la mà anh ưa thích.

Tôi thiết nghĩ anh chị đó đã thắng cuộc.  Họ đang thực thi tình yêu và đã thành công.  Đó là một tình yêu đang mang dấu ấn của một tương giao vợ chồng thắm thiết.

Hẳn bạn đã kết hôn?  Lần cuối cùng bạn viết thư tình cho chồng hay vợ đã xảy ra bao lâu rồi?  Có phải đó là lần trước khi bạn sắp làm đám cưới?  Một tình yêu không mang sắc thái cá nhân và có tính cách thiết thực thì không phải là một tình yêu đậm đà cho lắm.

Nhiều đôi vợ chồng ngày nay gọi nhau bằng “Ba” hay “Mẹ’ hoặc “Ông” hay “”.  Họ không gọi nhau bằng chính tên riêng của người đó.  Thật là kỳ dị và chói tai biết bao, bởi vì chúng ta thích nghe người khác gọi đích danh chúng ta.  Tôi chắc chắn không âm thanh nào đầy xúc động và có tác dụng tâm lý mạnh mẽ cho bằng khi gọi người phối ngẫu bằng chính tên thật của họ.

Chúng ta có thể gọi người phối ngẫu bằng “cưng” hay “mìmh”, nhưng không có một chút căn bản nào để gọi bằng “Ba” hay “Mẹ”, “Ông” hoặc “Bà”.  Nếu quí bạn có thói quen gọi như thế, tôi đề nghị bạn làm như sau:

Trước khi bạn ngủ, bạn hãy quay sang người phối ngẫu nằm bên cạnh và thay vì nói “Ba”, “Mẹ”, “Ông” hay “Bà”… “ngủ ngon!” thì hãy vỗ vào lưng người đó và nói: “Humphrey, ngủ ngon!” hay “Cathy, ngủ ngon!”  Bạn chỉ làm như thế khi bạn thực sự ngủ với một người tên là “Humphrey” hay “Cathy”.

Hy vọng bạn hiểu ý tôi muốn nói.  Điều nầy xem ra không phải linh thiêng cho lắm nhưng nếu bạn càng suy tư, bạn sẽ thấy thật linh thiêng trong đó.  Thiên Chúa là tình yêu và ở đâu có tình yêu thì Thiên Chúa hiện diện nơi đó.

 Một chút chú ý

Điều trên đây cũng áp dụng cho trẻ con nữa.  Bạn thường nghe người ta nói: “Hết mọi trẻ con đều muốn được chú ý.”  Vậy thì một chút chú ý có gì sai lầm trong đó?  Chú ý là khởi điểm đưa vào tình yêu.  Tình yêu là chú ý đến những nhu cầu và ước muốn của trẻ con.

Các trẻ con cũng phải chú ý đến cha mẹ.  Cha mẹ bạn là song thân duy nhất mà bạn có trên đời.  Bao lâu bạn lưu tâm tới điều đó thì bạn sẽ thấy cha mẹ bạn là những người tốt nhất trên trần thế.  Vậy bạn nên nói với họ: họ là những người tuyệt vời nhất.  Ít ra bạn hãy nói với họ mỗi ngày một lần như thế.  Điều đó không làm mất mát gì cho bạn nhưng khiến cha mẹ bạn vui sướng khôn tả.

Hãy quan tâm đến những nhu cầu của những người làm chung sở với bạn.  Chẳng hạn dịp sinh nhật của một đồng nghiệp!  Bạn hãy gởi cho họ một tấm thiệp.  Cũng không phải chuyện gì to tát lắm đâu.  Điều đó không làm thâm thủng trương mục ngân hàng của bạn.  Nhưng, Chúa biết, điều đó mang lại một sự khác biệt lớn lao.

Gỏi một tấm thiệp trong những trường hợp tương tự có thể không phải là một việc linh thiêng cho lắm, nhưng đó là một cử chỉ đơn giản, thanh lịch mà trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã khuyên bảo và thối thúc.

 Tình yêu là thực tiễn, chứ không phải trừu tượng

Phúc Âm không kêu mời chúng ta đi vào một ý hướng mang nặng tính chất trí thức để vươn tới một ý niệm thiêng liêng.  Phúc Âm mời gọi chúng ta yêu thương trong những cảnh ngộ thường tình xảy ra hằng ngày.  Chúng ta được mời gọi yêu thương những người đối diện chúng ta trong cuộc sống thường nhật.

Không phải ai cũng dễ dàng trong việc bộc lộ tình cảm.  Đối với nam giới xem ra khó khăn hơn nữ giới.  Vậy nếu nam giới bộc lộ tình cảm trở thành một vấn nạn thì nên đánh rơi hình ảnh của một “đại trượng phu” và chấm dứt việc cư xử có tính cách câm nín thờ ơ.

Thoạt đầu, không dễ dàng gì để biểu lộ tình cảm.  Có thể bạn xem ra vụng về lúng túng.  Nhưng cứ tiếp tục, đừng buông xuôi.  Hãy cố thực tập.  Thực tập giúp trở nên hoàn hảo, nhất là khi bạn thực tập đúng cách.

Bất cứ ai cũng có thể nói: “Tôi tin tưởng Chúa.”  Điều đó thật dễ dàng.  Nhưng sống với tình yêu đó mới khó!  Trên bình diện nhân sinh, chúng ta yêu nhau một cách hiện thực, hữu hình và có thể đụng chạm được thì chắc chắn chúng ta đang ở một cao tầng, tốt đẹp nhất và cao quí nhất, đồng thời “cùng hòa nhịp với cuộc sống” nữa.

 LM Vincent Travers, OP

 Hương Vĩnh chuyển ngữ

Anh chị Thụ & Mai gởi

Nước Mắt Chảy Xuôi

Nước Mắt Chảy Xuôi

Con gái của mẹ,

Mẹ biết rằng chả bao giờ con đọc lá thư này cả, thứ nhất là con không đọc được tiếng Việt, mà mẹ lại không thể viết cho con bằng tiếng Anh.  Nhưng không hiểu sao có một cái gì nó thôi thúc mẹ là phải viết cho con như được nói chuyện với con trực tiếp .

Ðã lâu lắm rồi nhỉ, từ khi con tốt nghiệp ra trường trung học, hai mẹ con mình không còn được những buổi tối con cặm cụi học bài trong khi mẹ loay hoay với những việc trong nhà mà cả hai mẹ con mình đã suốt ngày bận rộn không dọn dẹp được .

Nhưng khi ấy con còn nhỏ, trong đầu óc mẹ nghĩ thế nhưng bây giờ nghĩ lại mới thấy mình nhầm. Giáo dục học đường ở bên này, mẹ không hiểu rằng đã tạo cho con thành một người tự lập cho dù con chưa đến tuổi trưởng thành.

Từ bao giờ, mẹ cũng không nhớ nữa, con đã có một thế giới riêng là căn buồng của con.  Mà vì bận sinh kế suốt ngày, mẹ cũng ít khi ngó vào căn buồng ấy nên có lần mẹ vào tìm con, mẹ đã hết sức sửng sốt khi thấy sự vô trật tự trong cuộc sống của con.  Sách vở lẫn lộn với quần áo trên giường, dưới sàn cùng mọi thứ vật dụng.  Trong tủ treo áo quần thì như cả cái kho chứa đồ phế thải.

Phải mất vài phút mẹ mới định thần lại được, bỏ mất gần một buổi chiều để sắp xếp lại cho con.

Buổi tối, con về, mẹ ngồi yên ở phòng khách chờ phút giây con chạy ra ôm lấy mẹ mà cám ơn.

Nhưng thật là một bất ngờ lớn lao mà mẹ chưa bao giờ tưởng tượng ra nổi.

Thay vì cám ơn, con đã tung cửa buồng ra nói khá lớn tiếng:
“Mẹ làm mất hết trật tự trong buồng của con, bài vở của con mẹ để đâu hết rồi, mọi khi con vẫn để ở chân giường mà…  Con xin mẹ từ nay mẹ đừng làm gì trong buồng của con cả.  Con tự lo lấy được mà”

Rồi con bỏ vào buồng, im lìm suốt buổi tối hôm đó .

Con ơi, con có biết những giờ phút ấy mẹ đã phải trải qua những tâm trạng như thế nào không.  Mẹ ân hận vì đã làm con không vui !  Mẹ buồn rầu vì con đã không hiểu cho lòng mẹ.  Mẹ cô đơn vì không có ai chia sẻ nỗi buồn với mình.  Mẹ lo lắng vì tính nết của con như thế thì khi lấy chồng, người chồng nào chịu cho nổi…  Ðêm ấy mẹ đã ngủ trên ghế sa lông để thấm thía nỗi buồn của mẹ mà nào con cũng đâu có hay.

Thế mà cảnh sống ấy cũng qua mau trong sự chịu đựng của mẹ. Bây giờ con ra trường, có công ăn việc làm, con đi về thất thường, có khi bỏ mẹ vò võ chờ con đến cả tuần. Mẹ cũng chẳng dám hỏi con.

Ðến một ngày, hình như mẹ nhớ là ngày Mother’s Day, con mua một bó hoa hồng tươi về ôm lấy mẹ mà chúc mừng mẹ.  Buổi chiều hôm ấy là ngày hạnh phúc nhất đời của mẹ. Mẹ cứ đi ra đi vào lóng ngóng chờ con mở cửa buồng để hỏi xem con thích ăn món gì mẹ sẽ nấu.

Nhưng tối đến con đã chải chuốt mở cửa buồng đi ra mời mẹ đi ăn tiệm. Lại một hạnh phúc bất ngờ khác đến. Mẹ như được bơi lội trong hạnh phúc đến độ không thay nổi bộ quần áo đẹp để đi với con.

Sau bữa ăn thịnh soạn với cá 8 món, con đã thản nhiên nói với mẹ rằng:

“Mẹ ơi bây giờ con phải đi làm việc suốt ngày mà mẹ thì già rồi, ở nhà một mình không có ai chăm sóc nên con đã xin cho mẹ được vào sống ở khu người già, có người trông nom hằng ngày. Mẹ không phải lo gì cả.

Ðến bữa có người dọn cho ăn.  Ðau ốm có y tá săn sóc. Cuối tuần con sẽ về thăm mẹ , mẹ nhé ”

Bể hạnh phúc đã vỡ tan. Những bong bóng hạnh phúc chỉ còn ảo mờ như những bọt xà bông trong chậu tắm.  Nó đã phản chiếu muôn mầu và vỡ ngay sau đó.

Trong lòng mẹ chợt vẳng nghe lại được câu nói của bà ngoại xưa đã nói với mẹ:
“Nước mắt chảy xuôi , con ạ.” …

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi