Đạo vợ nghĩa chồng, sợi dây vô hình kết duyên trọn đời trọn kiếp

Đạo vợ nghĩa chồng, sợi dây vô hình kết duyên trọn đời trọn kiếp

Người xưa có câu: “Đạo vợ, nghĩa chồng”. Vợ cư xử với chồng là đạo, mà chồng sống với vợ là nghĩa. Cái đạo nghĩa đó như một sợi dây vô hình nhưng ràng buộc cả hai người trọn đời, trọn kiếp…

Những câu chuyện tình yêu trong lịch sử nghìn thu nhiều vô kể…

Trước hết, hãy nói qua một chút về những câu chuyện tình yêu đã được lưu truyền trong lịch sử.

Hàng trăm hàng nghìn năm qua, trong lịch sử và truyền thuyết của nhân loại đều lưu truyền vô vàn những câu chuyện về tình yêu và hôn nhân. Trong đó, vô số cặp tình nhân đã dùng cả sinh mệnh và linh hồn của mình để diễn lại những màn vui buồn ly hợp, yêu hận tình thù, mang lại sự thi vị và làm tấm gương cho người đời sau.

Câu chuyện tình bi thương giữa Romeo và Juliet đã thể hiện một tình yêu dũng cảm có thể hóa giải sự ngăn cách và thù hận giữa hai dòng họ trên thế gian. Tình yêu giữa “Ngưu Lang, Chức Nữ” lại thể hiện rằng những người cần cù, hiếu thuận sẽ được Thần Phật chở che và nâng đỡ, câu chuyện này đã lưu lại kinh điển về tình yêu ly biệt giữa con người nơi thế gian và cõi trời.

Chuyện tình “Bá Vương biệt Cơ” (Sở Bá Vương từ biệt Ngu Cơ) đã thể hiện được cảnh người anh hùng không còn đường lui, dấn thân vào con đường sinh tử, phải từ biệt ái thiếp yêu dấu của mình. Mối tình “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài” lại kể về một tình yêu chân thành, son sắt có thể vượt khỏi sự ngăn cách giữa hai cõi âm dương, linh hồn của cặp tình nhân đã hóa thành đôi bướm lung linh quấn quýt bên nhau.

Ân nghĩa vẹn toàn của Nhạc Vũ Mục, tức Nhạc Phi dành cho người vợ cũ biệt ly trong cảnh chiến tranh loạn lạc và người vợ hai không ngại nghèo khó vất vả, đã thể hiện nhân cách của bậc hào kiệt chân chính.

Còn Tư Mã Tương Như và nàng Trác Văn Quân, từ bỏ cuộc sống xa hoa phú quý, vượt thoát khỏi sự ràng buộc về địa vị, tiền tài và vật chất để sống những tháng ngày cùng nhau rao bán rượu trên đường phố… đã trở thành câu chuyện tình đẹp lưu lại ngàn thu, trở thành cốt cách của bậc tài tử, giai nhân.

Những câu chuyện như vậy trong lịch sử nghìn thu nhiều vô kể. Quả đúng là:
Buồn vui ly hợp tự thiên cổ,
Truyền kỳ sử sách vẫn còn ghi.

Tây sở bá vương Hạng Vũ và Ngu Cơ. (Ảnh minh họa từ Interrnet)

Đạo vợ chồng trong văn hóa truyền thống

Nếu tình cảm nam nữ vốn xuất phát từ sự chính trực và thuần khiết, thì kết duyên vợ chồng xuất phát từ trách nhiệm, từ sự tin yêu và trân trọng lẫn nhau. Và dẫu tình yêu có vui buồn ly hợp, thì điều mà cổ nhân muốn gửi gắm nhiều nhất, đó chính là đạo nghĩa vợ chồng trong văn hóa truyền thống xưa nay.

Cổ nhân xem hôn nhân là điều căn bản nhất của đạo lý làm người trong Đạo của trời đất. Vậy nên kết hôn cần phải bái thiên địa, bái phụ mẫu, phu thê đối bái. Mục đích của bái thiên địa chính là coi trời đất là người chứng hôn của mình, phát thệ gánh vác trách nhiệm cả đời với đối phương, để cho trời đất thần linh cùng làm chứng, giám sát hành vi của chính mình, nếu như làm trái, sẽ nhận lấy sự trừng phạt từ chư Thần.

Hôn nhân là điều cần thiết để duy trì xã hội nhân loại, cũng là lời hứa đối với thần linh, trời đất, cha mẹ, vợ hoặc chồng của mình. Tập tục và lễ nghi trong hôn lễ phương Đông và phương Tây đều là thể hiện ý nghĩa thần thánh này.

Trong quá trình hôn nhân, đòi hỏi nam nữ phải chung thủy, bất kể là bần cùng, ốm đau, bệnh tật, hoạn nạn, sống chết cũng không được ruồng bỏ hay phản bội, đều phải hết lòng tuân thủ thệ ước với Thần, tương kính lẫn nhau, thương yêu lẫn nhau, gắn bó trọn đời, thực hiện lời thệ ước của chính mình.

Ngoài những câu chuyện được người đời ca tụng đã nói ở trên, còn có không ít những câu chuyện khác về đạo nghĩa vợ chồng được lưu truyền lại, như những tấm gương sáng cho hậu nhân:

Vợ chồng tương kính như tân

Vào triều Chu, có một nông dân tên là Khích Khuyết sống ở nước Tấn. Khích Khuyết chung sống với vợ rất hòa thuận, họ tôn trọng lẫn nhau như hồi mới quen biết.

Một ngày nọ, vợ của Khích Khuyết mang thức ăn ra cánh đồng nơi chồng đang làm việc. Người vợ lễ phép đưa thức ăn cho chồng bằng cả hai tay, Khích Khuyết cũng không kém phần cung kính chìa hai tay ra nhận thức ăn.

Phu thê Khích Khuyết sống vào triều Chu.( Ảnh dẫn theo tinhhoa.net)

Ngay lúc đó, một vị quan triều đình tên Cửu Quý đi ngang qua và rất cảm phục khi nhìn thấy cảnh tượng ấy. Cửu Quý liền bái kiến vua nước Tấn là Tấn Văn Công và hết lời khen ngợi Khích Khuyết trước mặt nhà vua, ông còn tiến cử Khích Khuyết làm đại tướng quân thống lĩnh toàn bộ quân đội của quốc gia. Khi Tấn Văn Công hỏi nguyên do, Cửu Quý đáp: “Tâu Bệ Hạ, Khích Khuyết rất mực tôn trọng người khác, kể cả vợ của mình. Biết tôn kính người khác là biểu hiện quan trọng nhất của một người đoan chính; chúng ta nhất định phải trọng dụng người này”.

Những diễn biến sau đó đã chứng minh Cửu Quý nói đúng. Sau khi Khích Khuyết được phong chức vị đứng đầu đại quân nước Tấn, ông đã qua tác phong chính trực mà thu phục được lòng người; Khích Khuyết còn chứng tỏ bản thân là một nhà chiến lược quân sự tài ba, và cũng là một chiến binh dũng cảm phi thường.

Lữ Khôn, học giả trứ danh ở triều Minh, thuyết rằng: 

“Một cặp vợ chồng nhìn thấy nhau mỗi ngày và hiểu quá rõ về nhau. Thế nhưng vợ chồng Khích Khuyết vẫn đối đãi với nhau bằng sự tôn kính chân thành ngay cả khi họ cùng ăn với nhau ba bữa một ngày. Một danh nhân xưa đã từng nói ‘Hôn nhân sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có sự tôn trọng dành cho nhau’. Khi gia đình xảy ra bất hòa, nguyên nhân luôn bắt nguồn từ việc không tuân theo lời răn dạy của cổ nhân, rằng vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau”.

Người vợ tào khang không thể bỏ

Đại văn hào Tô Đông Pha thời Tống từng nói rằng “Cư phú quý giả bất dịch tào khang”, nghĩa là dù cho phú quý cũng không được ruồng bỏ tào khang. Tào khang trong câu nói này, chính là chỉ người vợ.

Tào khang (bã cám) là thức ăn thô mà người nghèo khổ thường dùng để lót dạ, vậy nên “người vợ tào khang” được mọi người dùng để ví von người vợ cùng chung hoạn nạn lúc nghèo hèn, lại còn được gọi là tào khang, vợ tào khang.

Yến Anh, còn gọi là Yến Tử, là nhà tư tưởng, nhà ngoại giao nổi tiếng thời Xuân Thu. Vào thời Tề Cảnh Công nắm quyền, Yến Tử rất được Cảnh Công xem trọng.

Một ngày nọ, Tề Cảnh Công đến nhà Yến Tử làm khách, đang uống đến lúc hăng say, Cảnh Công trông thấy vợ của Yến Tử, bèn hỏi Yến Tử rằng: “Người vừa rồi là vợ của khanh chăng?”.

Yến Tử đáp: “Vâng”

Cảnh Công cười nói: “Than ôi, sao lại già cả xấu xí thế này! Quả nhân có đứa con gái, trẻ trung xinh đẹp, chi bằng gả nó cho khanh vậy”.

Yến Tử nghe xong, cung kính đứng dậy, rời khỏi bàn tiệc, thi lễ với Cảnh Công rồi nói:

“Muôn tâu Hoàng thượng, vợ thần bây giờ tuy đã già cả xấu xí, nhưng hạ thần đã chung sống với nàng rất lâu, tất nhiên lúc nàng còn là người thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp, thần cũng đã từng chứng kiến. Hơn nữa làm vợ người ta, vốn là đem cả tuổi thanh xuân gửi gắm cả đời cho đến lúc già, dung mạo xinh đẹp đã gửi gắm cho đến lúc già.

Vợ thần khi còn trẻ trung xinh đẹp, đã đem cả đời mình phó thác cho thần, thần cũng đã chấp nhận, đã cùng thần chung sống nhiều năm như vậy, Hoàng thượng bây giờ tuy ban đặc ân, nhưng Yến Anh nào có thể phản bội phó thác của nàng lúc còn trẻ đã trao cho thần?”

Thế là, Yến Tử bái lạy tạ ơn, khéo léo từ chối Cảnh Công, Cảnh Công thấy Yến Tử coi trọng đạo nghĩa vợ chồng như vậy, liền không đề cập đến chuyện này nữa.

Lại có một lần, Điền Vô Phương khuyên Yến Tử từ bỏ người vợ già của mình đi, Yến Tử nói: “Yến Anh nghe nói, ruồng bỏ vợ già gọi là loạn, cưới nạp thiếp trẻ gọi là dâm; thấy sắc quên nghĩa, phú quý liền làm trái luân thường gọi là nghịch đạo. Yến Anh sao có thể có hành vi dâm loạn, bất chấp luân lý, làm trái với đạo cổ nhân như vậy được?”.

***

Vợ chồng với nhau, vốn không phải lúc nào cũng êm đềm hạnh phúc. Tuy nhiên, “sông có khúc, người có lúc”, dù có xảy ra bất cứ chuyện gì cũng phải nên nhẫn nhịn, cư xử với nhau một cách đúng mực.

Bởi vì phải sống với nhau cả đời, vợ có trách nhiệm của vợ, chồng có cá tính của chồng, nên phải bao dung thì mới có tương dung, dù vui buồn, sướng khổ, lúc nguy nan, khi túng thiếu thì cũng phải yêu thương đùm bọc nhau, mới là phải đạo, mới có được một gia đình hòa thuận.

Cuối cùng, hôn nhân là đại sự cả đời, hôn nhân của đời này là được định sẵn bởi nhân duyên của đời trước. Hơn thế nữa, hôn nhân là sự giao ước lập ra có sự chứng kiến của Thần linh và trời đất, là điều không thể muốn bỏ là bỏ, muốn không trung thì không trung được.

Nhã Duy

Anh chị Thụ & Mai gởi

Không cầu con tài giỏi, không mong con dưỡng già, chỉ nguyện đi cùng con đoạn đường…

 

Không cầu con tài giỏi, không mong con dưỡng già, chỉ nguyện đi cùng con đoạn đường… Đây là dòng tâm sự cảm động của một bà mẹ 57 tuổi khi rời khỏi nhà con trai!

Tôi 57 tuổi, về hưu được hai năm, con trai năm nay 31 tuổi. Năm tôi mới về hưu thì con trai lấy vợ. Vì là người rất yêu thương con, do đó từ khi con lấy vợ, tôi lại gánh lên trách nhiệm chăm sóc con dâu và nghĩ rằng đó cũng là việc bình thường.

Ban đầu, tôi vốn nghĩ sau khi con trai lấy vợ, cả nhà vẫn có thể sống chung cùng một chỗ. Nhưng vì chồng khuyên can, nói rằng vợ chồng son cần có không gian riêng, do đó tôi mới cho chúng ra ở riêng. Nhưng để tiện chăm sóc vợ chồng con trai, mỗi sáng chúng tôi lại sang nhà con trai nấu bữa sáng, quét dọn nhà cửa, sau bữa tối, khi các con đi ngủ chúng tôi mới trở về nhà.

Một hôm, như mọi ngày tôi mang theo đồ ăn tươi mới mua ở chợ đến nhà con trai, trong lòng đang hân hoan, rút chìa khóa ra mở cửa thì không thể mở bởi vì con dâu đã đổi ổ khóa khác. Tôi gọi điện hỏi thì con dâu nói rằng: “Gần đây chung cư hay xảy ra mất trộm, cho nên …” . Lúc đó tôi nghĩ, sao các con đổi ổ khóa mà không đưa chìa cho mẹ? Chắc là chúng quên mình rồi.

Buổi tối, con trai tới nhà đưa cho tôi chiếc chìa khóa. Tôi vốn định không nói lại chuyện ban sáng, nhưng con lại nói một câu: “Mẹ đừng để vợ con biết.” Tôi nhận thấy sự việc này không còn đơn giản nữa rồi.

Tuy nhiên, nói xong là tôi lại quên ngay. Ngày hôm sau, tôi vẫn theo thói quen bước chân đến nhà con trai. Vừa bước tới gần cửa, tôi nghe thấy con trai và con dâu đang cãi nhau.

Lúc đó, con dâu không ngừng nói: “Anh nhất định đã đưa chìa khóa mới cho mẹ của anh rồi.”

“Anh mãi không bỏ được thói quen tắm rửa xong, quần áo ném hết vào trong chậu, đợi sang ngày hôm sau mẹ anh sang và đem giặt sạch. Nhìn quần áo mắc ở dây phơi, em không thấy vui mà chỉ thấy xấu hổ.”

“Anh nhìn xem, anh bị mẹ chiều quá mà dưỡng thành thói quen xấu, mỗi ngày về nhà đều nằm dài trên ghế sofa, không làm một việc gì, đồ đạc không thu dọn, rác không đổ, chỉ thiếu đút cơm tận miệng nữa thôi. Anh giống như một đứa trẻ miệng đầy hôi sữa vậy.”

“Mẹ lại không giống bà mẹ chồng khác, đi khiêu vũ hoặc spa, mà như một chiếc camera nhìn chằm chằm vào chúng ta.”

Tôi nghe xong mà không thể tự trách mình, rằng đây là 24 giờ lo lắng cho con đổi lấy thứ này. Điều khiến tôi ghét nhất chính là, con trai chỉ biết nói một câu: “Mẹ là mẹ của anh, em làm vậy anh biết xử lý thế nào?”

Trước đây, mọi việc đối nội đối ngoại trong gia đình là do một tay tôi lo hết. Nhưng kết quả là con dâu lại cho tôi là người không hiểu chuyện.

 

 

 

 

 

 

(Ảnh minh hoạ)

Nghe xong, tôi không thể cầm được nước mắt trở về nhà và kể lại sự tình với ông bạn già: “Thằng Hướng là con trai độc nhất của chúng ta, từ bé tôi đã yêu thương và dành cho nó sự chăm sóc tốt nhất, lắm lúc còn lo lắng từng li từng tí, vậy mà giờ tôi lại phải nhận lấy lời nhận xét như vậy.”

Chồng nghe xong vừa lấy tay vỗ vỗ vào lưng tôi vừa nói: “Thật là có mắt không tròng! Có cơ hội, tôi sẽ nói chuyện với hai đứa nó.”

Rồi ông nói tiếp: “Mình nhìn các bạn đồng nghiệp cũ mà xem, họ đi du lịch khắp cả nước, còn ra cả nước ngoài nữa. Nhưng mình vì các con, đã bị dính mắc ở đây quá lâu rồi. Ngẫm lại, tôi thấy sợ cái sức chịu đựng của mình rồi đấy.”

Sau buổi nói chuyện, tôi tự hỏi, chẳng lẽ mình cứ sống vậy đến khi chết đi sao? Chẳng lẽ không muốn ra ngoài du ngoạn một chuyến?

Nói xong liền lập tức quyết định đi du lịch, đi thăm quan thắng cảnh vùng núi cao nguyên, tận mắt nhìn dê mẹ cho dê con bú sữa, tôi lại nhớ trước đây khi con trai còn nhỏ, tôi cũng cho nó bú từng tí như vậy.

“Sống du mục trên thảo nguyên, những con dê phải di chuyển thường xuyên, nếu như dê mẹ cứ chăm lo mãi thì dê nhỏ làm sao trưởng thành, làm sao học được cách sống tự lập? Như vậy, ai còn nguyện ý lấy một người mà tinh thần còn mãi cầu bú sữa như vậy được.”

Ông chồng già đứng bên cạnh cùng nhìn bầy dê với nét mặt đầy vui vẻ. Ông nói: “Tình thương của người mẹ dành cho một đứa trẻ nên buông xuống.” Nói xong, chồng liền cầm chiếc điện thoại và đọc một bài viết. Dường như bài này nói đúng tâm trạng tôi lúc này: “Cha mẹ không muốn rời xa con khi chúng đã trưởng thành, nói là thương con, nhưng lại chính là kiểm soát con cái. Cách chăm sóc như vậy là để nhằm phục vụ cảm giác sở hữu của cha mẹ, là để thỏa mãn lòng tham của chính mình…”

Nghe đến đây tôi nhìn chằm chằm vào chồng rồi chợt hỏi: “Tôi là một người mẹ như thế sao?”

Rồi ông mỉm cười nói: “Là thuộc về người có thể vãn hồi lại.”

7 ngày trên thảo nguyên, ông chồng già đã dạy tôi chụp ảnh lưu niệm, gửi thư, làm sao để có được một bức ảnh đẹp. Cùng sống trong một mái nhà, vậy mà cuộc sống sinh hoạt của hai chúng tôi lại có sự cách biệt lớn đến vậy.

Khi trở về nhà, việc đầu tiên tôi làm là mua một chiếc điện thoại Iphone 6, bán ngay chiếc điện thoại cục gạch của mình.

 

(Ảnh minh hoạ)

Hôm sau, tôi gọi cho con trai một cuộc điện thoại để thông báo buổi tối hai vợ chồng tôi đến nhà chơi. Con trai nghe xong không khỏi giật mình: “Mẹ, chẳng phải mẹ có chìa khóa đó sao, mẹ cứ đến, sao phải gọi trước ạ?” Tôi cười cười và không nói gì thêm nữa.

Sau khi dùng xong bữa tối, hai vợ chồng tôi tới nhà con trai. Đến nơi, con dâu ra mở cửa đón, tôi nhìn các con rồi kể lại sự tình những việc bản thân đã làm trong 7 ngày qua. Rồi tôi nửa đùa nửa thật nói với con: “Mẹ chuẩn bị một thứ quan trọng cho cuộc sống sinh hoạt tuổi già. Đây là dụng cụ mà mẹ đã mua, chẳng lẽ các con không có ý định mua tặng mẹ một chiếc.” Tôi vừa nói vừa lấy ra chiếc điện thoại Iphone 6 đặt ở trên bàn, miệng mỉm cười và ngồi quan sát phản ứng của các con.

Con dâu ngay lập tức nói: “Mẹ à, mẹ có tiền để mua không? Con cho mẹ 10 triệu đồng để mua đây ạ.”

Sau rồi tôi nhẹ nhàng lấy chiếc chìa khóa từ trong túi ra đưa lại cho con trai. Đối với tôi mà nói, lúc này giống như trao lại quyền tự quyết định cho con, quyền được lên tiếng, quyền gia trưởng. Tôi nói: “Sau này mẹ sẽ không thường xuyên qua nhà các con nữa, mà nếu có qua, cũng sẽ gọi điện báo trước.”

Con trai nhìn tôi với vẻ khó hiểu nói: “Mẹ, mẹ làm gì vậy?”

“Mẹ không phải giận con, mà là đang học cách buông bỏ.” Tôi ôm con trai, mắt không khỏi rơm rớm lệ. Từ hôm đó tôi không còn quản con trai nữa, mặc dù biết buông lúc này đã quá muộn nhưng vẫn còn kịp.

Lúc tôi đang đi du lịch, bỗng nhiên nhận được tin nhắn của con trai: “Mẹ, mẹ đang ở đâu vậy?”

Tôi nhanh chóng chụp tấm ảnh kỷ niệm và gửi cho con cùng lời nhắn: “Thế giới này thật rộng lớn, cha và mẹ còn rất nhiều nơi cần đến khám phá lắm.”

Không lâu sau, hình ảnh hai vợ chồng tôi đi du lịch được con dâu đăng lên mạng với dòng bình luận: “Đây là hình ảnh hưởng thụ tuổi già của bố mẹ chồng, sau này mình cũng học theo hai người.”

(Ảnh minh hoạ)

Nhưng không ít người đặt câu hỏi: “Sinh con thì mong muốn điều gì ở con cái, muốn con làm rạng danh tổ tiên hay muốn con dưỡng già?”

Cuối cùng tôi thấy một câu trả lời thật cảm động: “Để được cùng con trải nghiệm cuộc sống.”

Tất cả bậc cha mẹ đừng biến con trở thành vật sở hữu duy nhất, điều này khiến con không có năng lực giao tiếp với xã hội, không có hứng thú với sở thích cá nhân, không quan tâm đến niềm vui của mình là gì. Đây liệu có phải là cuộc sống hạnh phúc mà mỗi bậc cha mẹ muốn con học được hay không? Cách giáo dục này mang đến cho con điều gì? Chính là áp lực và tra tấn.

Hãy là hình mẫu cho con học hỏi, yêu thương, hạnh phúc, có sự nghiệp riêng, là một phần tử trong xã hội, là một người hạnh phúc khỏe mạnh trong mắt con cái.

Có một người nói câu mà tôi rất tâm đắc: “Tôi khâm phục những bậc cha mẹ, khi con cái còn nhỏ thì yêu thương hết mực, nhưng khi chúng trưởng thành thì liền buông tay, để chúng tự biết chăm sóc cho bản thân khi lưu lạc bên ngoài, giống như một nhiệm vụ cần hoàn thành. Tình thân không phải là dùng để chiếm hữu mãi mãi, mà là do duyên phận thâm sâu mà thành. Chúng ta không thể bỏ bê con trẻ khi chúng còn nhỏ và cũng không thể để chúng thấy áp lực vì cha mẹ khi trưởng thành.

Làm cha mẹ là để trái tim đi cùng lý trí. Không chỉ làm cha mẹ, mà trong cuộc sống đời người cần hiểu được lúc nào cần tiến cần lui.

Không cầu con hoàn hảo, không cầu con phải thay cha mẹ tranh sĩ diện, lại càng không cầu con dưỡng già. Chỉ cần thân thể con khỏe mạnh, một lần cùng cha mẹ ngắm cảnh đẹp trên thế giới này, để ta có cơ hội đi cùng con một đoạn đường…”

San San

Dương Tràng

Ngày mai, có phải con là trẻ mồ côi?”

From facebook: Bang Uong‘s post.
 
 

Bang Uong

 

Lá thư con gái gửi bố mẹ trước ngày ly hôn: “Ngày mai, có phải con là trẻ mồ côi?”

Tháng Tư 25, 2017

Con sẽ không chọn bố, không chọn mẹ và cũng không muốn chờ đến lúc có em mới thành mồ côi. Ngày mai, khi bố mẹ ly hôn, con sẽ thành trẻ mồ côi luôn.

Một cặp vợ chồng quyết định ly hôn sau 10 năm chung sống. Họ đã thường xuyên cãi vã nhau trong nhiều năm qua, không chịu đựng nổi, cả hai quyết định giải thoát cho nhau để đi tìm hạnh phúc riêng. Điều duy nhất khiến cả hai còn níu giữ nhau suốt 10 năm chính là cô con gái nhỏ của họ, nhưng rồi, cái tôi cá nhân vẫn chiến thắng, họ cho rằng chia tay sớm thì con chưa hiểu gì, sẽ dễ chấp nhận mọi việc hơn…

Một ngày trước khi hai người ra tòa, người mẹ vào phòng con gái nhỏ và bỗng thấy một lá thư con để lại dưới gối…
“Bố mẹ ơi,

Cô giáo con nói, những chuyện chúng ta không thể nói với nhau bằng lời thì nên dùng cách viết thư để có thể nói hết những gì mình muốn cho người khác nghe. Những ngày này, con có rất nhiều điều muốn nói với bố mẹ, nhưng bố cứ đi từ sáng đến đêm mới về. Con chỉ gặp bố trong mơ. Mẹ thì luôn buồn và khóc, con muốn lại gần nhưng con lại sợ. Nên, con đành viết thư.

Con nghe bà nội nói: “Trẻ con chả biết cái gì cả đâu.” Con muốn viết cho bố mẹ để nói với mọi người rằng, con biết tất cả mọi thứ.

Con biết ly hôn là gì.

Ở lớp con có bạn Minh Tú, có cả bạn Anh Khang, bố mẹ các bạn ý đều ly hôn lâu rồi. Minh Tú bảo với con ly hôn là mình không còn được sống cùng bố hoặc cùng mẹ nữa. Con sẽ phải chọn một trong hai. Nếu ở cùng bố thì không bao giờ còn thấy mẹ, còn nếu chọn sống cùng mẹ thì sẽ chẳng bao giờ được bố ôm vào lòng nữa.

Bạn bảo con nên suy nghĩ từ bây giờ xem yêu ai hơn để mà còn chọn. Nhưng con

nghĩ mấy tháng vẫn không chọn được. Nếu đến ngày bố mẹ ly hôn con vẫn chọn không được thì con sẽ ra đi, con chẳng ở cùng ai cả để đỡ phải chọn.
Còn Anh Khang thì nói với con, ly hôn tức là con sẽ trở thành trẻ mồ côi, là không có bố cũng chẳng có mẹ đâu. Bố Anh Khang sau khi ly hôn đã cưới một cô rất xinh rồi sinh cho bạn ý một em gái. Em ý gọi bố Anh Khang là bố, gọi cô kia là mẹ, thế là bạn ý mất bố. Rồi không lâu sau, mẹ Anh Khang cũng cưới một chú khác và sinh một em bé trai khác. Vậy là bạn ý mất luôn cả mẹ.
Con đã suy nghĩ rất kĩ về vấn đề này. Và cuối cùng, con chọn làm trẻ mồ côi. Con sẽ không chọn bố, không chọn mẹ và cũng không muốn chờ đến lúc có em mới thành mồ côi. Ngày mai, khi bố mẹ ly hôn, con sẽ thành trẻ mồ côi luôn. Bố mẹ yên tâm nhé!

Mấy hôm trước, mẹ nói với con, bố mẹ không hạnh phúc nên buộc phải chia tay. Đúng là con không hiểu hạnh phúc là gì thật.

Con nắm tay, một bên là bố, một bên là mẹ đi dạo bên bờ biển, con vừa hát vừa nhảy tung tăng. Giờ chỉ cần nhớ lại con cũng thấy thích lắm rồi. Bố mẹ ly hôn rồi, cả nhà mình có thể vẫn đi nghỉ mát như thế có được không? 

Con vẫn nhớ khi con học mẫu giáo. Mỗi buổi sáng bố mẹ đều đưa con đến trường, cả bố và mẹ. Hồi đó mỗi ngày, cả nhà chúng ta cùng đi ăn sáng, mẹ thường bảo bố ăn trước, mẹ đút cho con xong rồi mới ăn phần của mình. Khi đến trường, lần nào bố cũng bế con lên lớp vì sợ con nặng, mẹ bế con leo 3 tầng gác sẽ mệt. Lúc đó con còn bé tí, con không biết gì thật. Nhưng giờ con đã 9 tuổi, con nhớ lại khi đó, mẹ cười rất nhiều, bố cũng vui vẻ rất nhiều. Như thế không được gọi là hạnh phúc ạ?

Rồi con nhớ khi đó, mỗi buổi tối nhà ta thường nằm ở salon nghe nhạc. Nhà mình khi đấy nhỏ tí xíu, có mỗi một phòng làm tất cả mọi thứ từ nấu ăn đến đi ngủ. Mỗi tối lúc mẹ nấu cơm, bố sẽ bật nhạc rồi cùng con múa theo nhạc. Mẹ thì vừa nấu vừa cười đến chảy cả nước mắt vì 2 bố con. Con nghĩ lại hồi đó con vui lắm, như thế cũng không được coi là hạnh phúc ạ?

Khi con vào lớp 1, cả nhà mình đi Nha Trang nghỉ mát. Con nắm tay, một bên là bố, một bên là mẹ đi dạo bên bờ biển, con vừa hát vừa nhảy tung tăng. Giờ chỉ cần nhớ lại con cũng thấy thích lắm rồi. Bố mẹ ly hôn rồi, cả nhà mình có thể vẫn đi nghỉ mát như thế có được không?

Thư con viết dài rồi mà con cũng buồn ngủ quá. Bố mẹ quyết định ly hôn, con không thể cản được. Con cũng quyết định sẽ làm trẻ mồ côi giống bạn Anh Khang rồi. Bố mẹ cũng đừng cản con. Mẹ đã nói: ai cũng cần phải được hạnh phúc. Con cũng chưa hiểu ý mẹ lắm nhưng trẻ mồ côi không biết có hạnh phúc hơn được bây giờ hay không. Nếu không, con sẽ lại suy nghĩ lại sau.
Chào bố mẹ,”

Đọc xong lá thư của đứa con gái nhỏ, người mẹ ướt nước mắt đem sang cho chồng đang thu dọn hành lý xem. Cả hai nhìn nhau, nghĩ đến đứa con đáng yêu của mình và câu nói cứ xoáy mãi trong đầu họ. Ly hôn, bố mẹ sẽ tìm hạnh phúc mới, còn con… sẽ trở thành trẻ mồ côi!

[Đọc được ở trên mạng]

Phúc tại Mẫu…

Phúc tại Mẫu…

 Ngày còn bé con cứ thắc mắc, tại sao trên đất nước này cái gì cũng mang dấu ấn sự tôn vinh người Mẹ. Dòng sông lớn nhất ở phía Bắc đất nước ta quen gọi sông Hồng cũng còn có tên khác là sông Cái Con đường nào lớn gọi là “đường cái”. Thứ tiếng ta nói hàng ngày cũng gọi là tiếng “Mẹ đẻ”.

Tổ Quốc  cơm ở quê mình cũng gọi là “đũa cái”, “đũa cả”.

NHỚ LỜI MẸ DẶN

Mẹ không được học chữ, vậy mà khi con học xa nhà, có một lần mẹ đã cố gắng viết cho con mấy dòng ngắn ngủi, nét chữ run rẩy và to như trẻ con học mẫu giáo tập viết. Mẹ viết: “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người con tạc ân vào dạ; Học một chữ ở đời con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.

Lời dặn của mẹ đã làm con khóc. Và con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời và nó đã trở thành lẽ sống của con

Hôm con phỏng vấn xin việc vào công ty của Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, song người được lựa chọn lại là con. Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi con câu nói nào và của ai gây ấn tượng và có tác động mạnh đến cuộc sống của con, con đã nói lại lời mẹ dặn.

Họ bảo: “Vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi”. Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con!

NHỮNG LÁ THƯ CŨ

Con và chồng con có xích mích lớn vì con nghi anh ấy vẫn gặp gỡ với người bạn gái cũ. Con bực mình bỏ nhà chồng về khóc lóc với mẹ. Tối ấy mẹ mang từ trong chiếc hòm cũ ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ gửi cho bố con trước đây.

Mẹ bảo khi bố quyết định lấy mẹ, bố định đem hết đám thư và ảnh của người yêu cũ ra đốt đi để chứng minh sự “một lòng một dạ với mẹ”. Mẹ đã ngăn lại và bảo: “Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại làm kỉ niệm.

Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỉ niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy”. Bố sững sờ và ôm chầm lấy mẹ cảm động lắm. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy, nhưng bố cả đời thuỷ chung với mẹ.

Hôm ấy con đã khóc thật nhiều và con tự tìm về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho con hạnh phúc!

HAI VÙNG SÁNG TỐI

Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền.

Mẹ đã không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.

Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”.

Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi!

BÀI HỌC LÀM GƯƠNG

Thấy con phàn nàn về sự chểnh mảng học tập của các cháu, mẹ bảo: “Con nhắc các cháu đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem vô tuyến. Con chê các cháu lười học tiếng Anh mà bản thân con là cán bộ cũng không thông tỏ ngoại ngữ thì dạy bảo chúng nó thế nào?”.

Ngẫm kĩ lời mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng Anh buổi tối cùng cháu. Tối về mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các cháu cũng tự động lấy sách ra làm bài.

Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của các cháu. Sao có mỗi bài học đơn giản rằng “muốn con chăm thì mẹ phải siêng, muốn con hiền thì mẹ phải thảo” mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!

Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con, nhưng mẹ đã cho con hiểu giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống đúng mực, trọng ân tình.

Cuộc đời con lúc nào cũng có mẹ ở bên. Con có cuộc sống hạnh phúc hôm nay là do bàn tay mẹ tạo dựng. Đến bây giờ con đã hiểu rằng công sinh thành dưỡng dục do cả mẹ cả cha chung sức, nhưng không phải vô tình người ta mới chỉ phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và trong nhạc, trong thơ, nơi đâu cũng thấy vang lên những “Huyền Thoại Mẹ”, ” Tình mẹ”, ” Lòng mẹ”…

Đinh Thủy

Những bức ảnh xúc động về tình yêu ở tuổi xế chiều

Yêu nhau một đời, không phải một thời. Thủy chung là sống như vầy phải không?

Bạn có bao giờ cảm thấy ấm lòng khi nhìn thấy hai người già nắm tay nhau đi chậm rãi trên phố? Đó là minh chứng đẹp nhất giúp bạn tin rằng có những mối tình kéo dài mãi mãi!

alt

 

Khi thời gian trôi ngang qua cuộc đời của bạn, bạn sẽ thấy những cử chỉ chăm sóc nho nhỏ mỗi ngày thật sự đáng quý. Một nụ hôn tạm biệt, một tách trà nóng khi nửa kia đang đọc sách, hay chỉ là một cái dắt tay qua đường để yên tâm người kia được an toàn

alt

Chia sẻ một nụ cười khúc khích bên người yêu luôn là điều ý nghĩa nhất. Dù cho bạn đang ở tuổi 20 hay đã đi gần hết chặng đường đời

alt

Không còn là những cuộc tấn công ồ ạt về tình cảm, ở tuổi này chỉ còn là những nụ hôn vụng về đặt trên trán hay cái bóp vai nhẹ nhàng từ phía sau lưng

alt

Dù thời gian có đi nhanh thế nào, những người yêu nhau luôn có thời thời gian để ngồi bên nhau và lắng nghe

alt

Họ nhận ra rằng: Yêu không có nghĩa là đi tìm người hoàn hảo mà là học cách nhìn một người không hoàn hảo một cách hoàn hảo…

alt

… và đừng giữ im lặng để xây dựng nỗi giận hờn ngày một lớn, khi về già bạn sẽ hiểu được rằng chia sẻ giúp hai người gần nhau hơn

alt

Dù năm tháng qua đi, vẫn mong muốn có những cuộc hẹn hò. Không phải chỉ để nói những lời lãng mạn, mà để nhìn lại chặng đường đã qua dù dài nhưng đầy ắp hạnh phúc

alt

Chia sẻ chung một chiếc ô trong ngày mưa như họ đã từng chia sẻ cả quãng đường đời

alt

Và cùng nhau khám phá những vùng đất mới, cho dù giờ đây họ đã phải đeo kính để đọc bản đồ

alt

Yêu nhau không phải nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng

alt

Bạn không sai, nhưng vẫn nên thử nói một lời xin lỗi. Điều gì quan trọng hơn ở tuổi này? Việc bạn đúng hay việc bỏ qua một cuộc tranh cãi?

alt

Một cái ôm từ đằng sau, dù ở lứa tuổi nào, cũng mang lại nhiều cảm xúc

alt

Sự chăm sóc dù nhỏ bé nhất vẫn thể hiện được rằng bạn quan tâm đến người kia

alt

Cũng như có những người sau 50 năm vẫn không từ bỏ thói quen quàng tay qua eo nhau khi đi trên phố

undefined

undefined

Hay bình yên ngồi cạnh nhau ngắm một buổi hoàng hôn

alt

Và ta gọi đó là tình yêu

H. Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn: Dân Trí

Ơn Trời, Ơn người

Ơn Trời, Ơn người

 Tác giả: Phùng Văn Phụng

Chuyện kể rằng:

Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du sơn thủy, mình mặc áo lông cừu, lưng thắt dây, tay đánh đàn, miệng ca hát không ngừng. Đức Khổng Tử hỏi:

“Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”

Ông Vinh Khải Kỳ nói:

“Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quí hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn” (VietCatholic News Nov 2004)

 1) Kỹ niệm tuổi 75.

            Tháng 07 năm nay (2017), tôi vừa tròn 75 tuổi. Tôi không ngờ tôi sống đến tuổi này vì hồi nhỏ, lúc học lớp 9, tôi bị bịnh hoài, thường xuyên đi bác sĩ để trị bịnh sốt rét và suy nhược cơ thể.

Nhìn lại thời gian qua, có nhiều việc xảy ra trong đời tôi, tôi không thể nào biết trước được như:

+   Biến cố ngày 30 tháng 04 năm 1975: có ai nghĩ miền Nam thua trận, hàng triệu người đi tù. Tôi không ngờ tôi cũng bị đi tù từ tháng 06 năm 1975 đến tháng 2 năm 1983 mới được trả tự do. Tôi trình diện đi tù mới là chuyện hy hữu.

+  Ở trong tù đâu có ai hy vọng gì được thả ra vì ở Liên sô, ở Trung quốc thành phần chống đối bị đày đi Tây Bá lợi Á hay Tân Cương và đa số bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc.

+   Chuyện đi sang Mỹ định cư theo diện HO là một chuyện ngoài suy nghĩ, hiểu biết, tưởng tượng của gia đình tôi lúc đó. Bạn bè nói : “lo làm ăn không lo chỉ lo chuyện mò kim đáy biển” (chuyện đi Mỹ). Rồi còn cái nhà ở đường Phạm Thế Hiển tôi đang ở, đáng lẽ ra tôi phải ký giao cho cộng sản vì tôi thuộc diện “xuất cảnh phải giao nhà cho nhà nước quản lý”, vậy mà khi xuất cảnh, tôi không mất nhà, được giao lại cho em ruột.

+  Qua tới Mỹ rồi cũng đâu biết làm nghề gì để sống và Thiên Chúa đã đẩy đưa tôi quen một người bạn làm nghề bảo hiểm nhân thọ hơn 10 năm, mời tôi vô nghề này.

Tôi không ngờ tôi làm được cái nghề mà 10 người vô làm một thời gian, chừng vài tháng thì 9 người phải bỏ nghề.

Nhờ Trời thương, tôi trụ được nghề này từ năm 1994 cho đến ngày về hưu (2017).

Bây giờ, tôi mới cảm nghiệm được rằng tất cả các biến cố lớn, nhỏ trong đời tôi đều ngoài dự tính của tôi.

Với tuổi này rồi (75 tuổi) điều gì làm cho tôi thường xuyên suy nghĩ: Đó là “SỰ CHẾT”

Vì: Sự chết là tất yếu, ai ai cũng phải “trúng số độc đắc” một lần.

Và tôi đã lấy nhà thờ làm chỗ dựa, làm trung tâm đời sống của tôi. Tôi muốn làm môn đệ Đức Giê Su vì tôi muốn được bình an trong tâm hồn.

*Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống, ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết. (Gioan 11: câu 26)

Hay :

* Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai an giấc nghìn thu. (1Cor 15: câu 19,20)

Và Cố Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận có viết về sự chết như sau:

“Chính sự chết cũng là một bổn phận cuối cùng mà con làm cách sẵn sàng và đầy yêu mến”.

 Sách “Đường Hy Vọng và Dẫn Giải” (câu 32 trang 25).

Tin tưởng vào Chúa Giê Su, Thầy Chí Thánh, tin tưởng vào đời sau vĩnh cửu thì có lẽ cũng cần tập quen dần “yêu mến sực chết”, để chuẩn bị cho lúc gặp bịnh hoạn nhiều, đau đớn nhiều, đó là lúc thực hành lời Chúa, yêu Chúa nhiều hơn, cũng là lúc thông phần với đau khổ của Chúa Kitô phục sinh.

Trước những biến cố xảy ra trong đời sống của tôi trong 75 năm qua, có vui, có buồn, có hạnh phúc, có đau khổ, có thuận lợi mà cũng gặp nhiều nghịch cảnh, khó khăn. Nhưng rốt cục lại, tôi học được một điều là “ Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.” (1 TX, 5 câu 18).

  • Kỹ niệm 50 năm lập gia đình.

50 năm là thời gian quá dài. Năm mươi năm gặp biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong đời sống của một gia đình và cho mỗi người vợ hay chồng.

Vợ chồng sống được với nhau lâu dài là phải nhờ ƠN CHÚA, chứ khả năng của con người không thể làm được. Tôi cũng không ngờ, không tưởng tượng được vợ chồng tôi sống với nhau được năm mươi năm.

Vì sao vậy?

  • Có thể một trong hai người chết vì bịnh hoạn hay tai nạn.
  • Có thể đã chia tay vì tâm tính khác biệt . Mỗi bên bước thêm bước nữa và có gia đình mới. Hay có thể ở trong một căn nhà mà ăn riêng, ở riêng, không thèm nói chuyện với nhau, coi nhau như người xa lạ. Đó là tình trạng ly thân.

Làm sao ở với nhau được 50 năm?

Làm sao không bất đồng ý kiến, làm sao không gây gỗ nhau. Không thèm nói chuyện với nhau một thời gian là bình thường. Tôi đã tham gia dự khóa căn bản của Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình vào năm 2000, do Cha Chu Quang Minh sáng lập, đã giúp tôi rất nhiều trong đời sống hôn nhân gia đình.

Các cuốn sách như : “Cảm Thông Để Vơi đau khổ”, “Vợ chồng căng thẳng làm sao hoà hợp”, “Biết mình để sống vui” của Cha Chu Quang Minh giúp tôi rất nhiều và nhờ đó, biết tranh cãi trong gia đình giữa vợ, chồng không có kẻ thắng, người thua.

Biết là một chuyện. Thực hành mới là khó. Làm sao áp dụng đoàn sủng của chương trình “yêu thương gần gũi bằng việc làm”. Thông thường, tự ái, “cái tôi” rất lớn, rất là quan trọng. Con người thường chỉ biết có mình “tôi” mà thôi vì kiêu ngạo là đầu mối mọi sự phá hoại hạnh phúc gia đình. Sự kiêu ngạo của con người là do tội tổ tông Adam và Ave (muốn bằng Trời) mà ra. Chuyện con người làm tháp Babel để lên tận trời.

Làm sao biết khiêm nhường, nhịn nhục, sức con người không làm được nhưng với ơn Chúa thì con người có thể làm được. Vợ chồng sống với nhau là ƠN GỌI, ơn gọi thành lập gia đình, sinh con đẻ cái cho xã hội. Cho nên: “ Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly.(Mt 19:6)”, chứ không phải như con chuồn chuồn khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.

Vợ chồng chịu đựng được lẫn nhau, tất cả đều nhờ Ơn Chúa, nhờ đức khiêm nhường mà ra.

Chúa nói: Hãy bắt chước ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng. “Lòng tự cao dẫn đến suy sụp, đức khiêm tốn đem lại vinh quang” (Cn 18,12).

Kết: Chúa Giê Su vô tội bị đánh đập, chịu mọi sự đau đớn, bị đóng đinh, chịu cực hình là vì yêu thương con người chúng ta, để cứu rỗi linh hồn chúng ta. Chúng ta có bao giờ chịu đau đớn như Chúa đâu. Như vậy bất cứ sự đau buồn, đau khổ, đau đớn nào, chúng ta hãy dâng lên Chúa để thông phần, chia xẻ với sự đau khổ của Chúa.

Chỉ có Chúa giúp ta chịu đựng được mọi đau khổ về tinh thần cũng như đau đớn về thể xác. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô 2, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận đã chịu đựng bịnh tật về cuối đời là gương sáng cho ta bắt chước. Sự chịu đựng đau đớn, đau khổ một mình ta không làm được, nhưng có Chúa, Thầy chí Thánh, cùng đồng hành ta có thể chịu đựng được.

Vì nhờ đó, ta được thông phần đau khổ với Chúa chịu đóng đinh, mới được hưởng phúc vinh quang nước Trời trong hiện tại và tương lai sau khi mất.

Phùng Văn Phụng

Tháng 05/ 2017

Xem thêm: Đức khiêm nhường:

http://gpbuichu.org/news/Suy-tu/Duc-Khiem-Nhuong-3374.html

10 GIỚI RĂN CHO NGƯỜI CHỒNG TỐT

10 GIỚI RĂN CHO NGƯỜI CHỒNG TỐT

Trần Mỹ Duyệt

Qua bài viết “Những điều bạn làm chứng tỏ bạn đang khinh thường chồng bạn”đã có một số nhận xét từ phía nữ giới.

Phần lớn cho là tác giả “bất công” hoặc “thành kiến” khi chỉ nhìn về phía các bà vợ mà không “sờ gáy”giới đàn ông.

Công bằng mà nói đàn ông, con trai, nhất là đàn ông Việt Nam rất cần phải suy nghĩ và sửa đổi lại cung cách trong vai trò làm chồng và làm cha. Cái thời “Tam tòng, tứ đức”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử theo nghĩa đen nay đã qua.

Phụ nữ ngày nay không còn là chiếc máy đẻ,người làm công, và vú em nữa. Vai trò làm vợ và làm mẹ cũng như những vai trò xã hội của nữ giới ngày càng trở nên sáng chói với những đức tính khiến đàn ông phải nể phục.

Trong thực tế để trở thành một bác sỹ, đòi hỏi ít nhất 7 năm huấn luyện, một giáo sư 4 năm, nhưng để có một người chồng tử tế, đạo hạnh biết rõ bổn phận và trách nhiệm trong gia đình thì nhiều đàn ông không cần gì hết ngoại trừ mảnh bằng “bachelor”, tức có nghĩa là “độc thân”.

Hậu quả là rất nhiều người chồng đã không biết mình làm chồng như thế nào, và làm chồng kiểu gì. Tệ hơn nữa, còn mang cái cá tính vũ phu, ươn lười, hoặc những thói xấu nghiện ngập, cờ bạc, trai gái để làm khổ cho người mà họ gọi là vợ.

Sau đây là 10 Giới Răn dành riêng cho giới đàn ông. Đúng vậy, vì những gì được dẫn chứng sau đây không chỉ có ý nghĩa tâm lý, xã hội, nhưng còn mang dấu tích Thánh Kinh, những lời từ “miệng Thiên Chúaphán ra”. Nghiêm chỉnh suy nghĩ và ứng dụng vào đời sống hôn nhân sẽ mang lại sức sống sung mãn cho hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình.

  1. Thương yêu vợ như chính mình. (1Pet 3:7)

Không được lợi dụng, nhưng phải tôn trọng và nâng nưu vợ như chính mình.

Adong khi nhìn thấy Evà đã thốt lên: “Đây là xương của xương tôi, và thịt của thịt tôi” (Gen 2:23).

Vì thế mà theo Thánh Phêrô, nếu người chồng không đối xử tử tế, quí trọng vợ thì khi cầu nguyện họ không được Thiên Chúa nhận lời.

Ích kỷ là một tên sát nhân trong hôn nhân. Nhiều người tự cho mình trở nên quan trọng hơn vợ chỉ duy vì họ là đàn ông, nhưng đã quên rằng dù đàn ông hay đàn bà cũng đều do Thiên Chúa tạo dựng, và Ngài tạo dựng theo hình ảnh của Ngài.

Vì cho mình hơn vợ, có quyền trên vợ nên những người này thường có những suy nghĩ và quyết định hết sức sai lầm.

Với cái nhìn công bằng, người chồng phải coi trọng, nâng niu vợ để nói lên rằng nàng thật sự quan trọng như thế nào trong đời sống của mình. Thánh Kinh nhắc nhở bạn: “Tìm đâu được người vợ tốt? Nàng đáng giá hơn ngọc quí. Người chồng tin tưởng nơi nàng, và anh ta không bao giờ thiếu thốn.” (Prov 31:10-11) 

  1. Tôn trọng tình yêu của vợ.(Diễm Tình Ca 5:10-16)

Không được coi tình yêu mà vợ dành cho mình như thành tích mình đạt được.  Trong thời gian theo đuổi, nhiều người chồng tương lai hăm hở mong chiếm được trái tim người yêu, nhưng khi hôn nhân đã thành tựu, họ coi tình yêu như một thắng lợi. Trong khi ngườivợ lại coi hôn nhân như một hành trình vừa mới bắt đầu.

Không mấy người chồng để ý rằng áo quần họ mặc khi ra khỏi nhà, cơm nước ở nhà, mọi việc là do người vợ, và họ làm những việc ấy do động lực tình yêu họ dành cho chồng. Nhưng ngược lại, cũng không thiếu những người chồng sau một thời gian trong hôn nhân, họ bắt đầu tâm lý nhàm chán, coi tình yêu như một cái gì cũ kỹ và rồi muốn đi chinh phục một cái gì mới mẻ hơn. Những người chồng này phải nhớ lại lời thề hôn nhân của mình khi xưa với hai chữ “chung thủy” để tìm ra ý nghĩa của tình yêu. Chính họ phải lập lại những cử chỉ thân mật, lãng mạn, và trữ tình đối với vợ để duy trì và phát triển tình yêu mà họ đã có khi bước vào hôn nhân.

  1. Tôn trọng giá trị của vợ.(Phil 2:3; Prov 31:10-11)

Ích kỷ là tên sát nhân trong hôn nhân. Nhiều người đàn ông thường nghĩ rằng họ có quyền trên vợ và tốt hơn vợ đơn giản chỉ vì họ là phái nam, là chồng. Phán đoán và suy nghĩ như vậy rất sai lầm.

Một người chồng hiểu biết và tự trọng phải nói cho vợ mình biết nàng quan trọng và giá tr như thế nào trong đời sống của mình.

Sách Cách Ngôn (Proverbs) đã viết: “Tìm đâu được người vợ tốt. Nàng quí giá hơn mọi thứ kim cương. Là nơi người chồng đặt niềm tin tưởng, và chàng sẽ không bao giờ bị thiếu thốn.”

Ngoài ra, “thật là điều khôn ngoan khi người chồng tin tưởng vào sự phán đoán của vợ và nhận ra mình may mắn vì có nàng. (31:10-11)   

Chúa ban cho người phụ nữ quyền để quán xuyến mọi việc trong gia đình, vì trong gia đình người vợ có óc nhận định, phán đoán tốt hơn người chồng (Nabal & Abigail: 1 Sam 25:3,17,25,32).

  1. Ý thức bổn phận đối với vợ.(Gen 2:24)

Bổn phận cao cả nhất của người có vợ là đối với Thiên Chúa, ngoài ra là đối với vợ chứ không phải họ hàng hoặc bạn hữu. Tại sao? Thánh Kinh đã trả lời: “Vì thế người nam sẽ bỏ cha mẹ mình và luyến ái với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một.” (Gen 2:24) Yêu thương và nên một với vợ. Những ai bước vào đời sống hôn nhân gia đình cần phải biết rõ bổn phận này. Và điều này hoàn toàn không phản lại luật hiếu thảo.

Một quan niệm sai lầm thường thấy khi cho rằng mất cha, mất mẹ, mất anh em thì không còn nữa, nhưng mất vợ sẽ có vợ khác. Diễn giải đức hiếu thảo và tình nghĩa anh em như vậy sẽ phản lại lời hứa quan trọng làyêu thương, tôn trọng suốt đời người bạn đường của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đói no, nghèo khổ, khỏe mạnh hay bệnh tật, mà trong thực tế, đấy mới làngười theo ta và ở bên ta suốt hành trình cuộc sống.

  1. Trung thành trong những lời hứa.(Mt 5:37)

Thực hành mọi việc dù rất nhỏ mọn mà mình đã hứa với vợ. Điều này phản ảnh lời Chúa Giêsu khi nói về những lời nói: “Trong lời ăn tiếng nói, có nói có, không nói không. Thêm điều đặt chuyện là bởi lòng tà mà ra” (Mt 5:37). Người chồng tốt không chỉ chung thủy mà còn trung tín với vợ trong mọi sự. Lời hứa đối với bạn bè, với xã hội quan trọng và coi nặng thế nào, thì trong tương quan vợ chồng, những lời hứa hẹn còn phải coi trọng hơn thế nữa. Bởi đó là vì mình hứa với chính mình (vợ nên một với chồng), và không thể là người thất hứa với chính mình.   

Hứa không tiếp tục tình cảm với người phụ nữ này, người phụ nữ khác mà trong lòng không hề muốn chừa bỏ là tự mình nói dối, là nói dối vợ, là nói dối Chúa.

Hứa chừa rượu, chừa xì ke ma túy, chừa cờ bạc, chừa nói năng tục tằn thô lỗ mà không chừa cũng là tự mình dối mình, dối vợ, và dối Chúa.

Thiên Chúa không trừng phạt trước mắt, người vợ không biết và không có khả năng ngăn cấm, nhưng những lời hứa mà không giữ ấy tự nó đã trở thành mộthình phạt ghê gớm đối với người hứa. Bởi vì nó sẽ làm cho người ấy trở nên quen lờn không còn biết phải trái, biết lý lẽ, và biết trắng đen khi làm một điều gì xấu xa sau này cho vợ, cho con mình.  

  1. Tìm hiểu, tôn trọng ý kiến của vợ.(Gen 21:12)

Abraham là một người mà được vợ gọi là “lord” – chúa. Nhưng Thiên Chúa lại phán bảo ông: “những gì Sarah bảo ngươi, hãy lắng nghe nàng.” (Gen 21:12)

Người vợ và người chồng thường sống và suy nghĩ khác nhau. Đây là tâm lý khác biệt nam nữ. Nhưng người chồng khôn ngoan là người biết lắng nghe vợ. Chỉ có người chồng thiếu hiểu biết, thiếu tự tin mới lúc nào cũng luôn muốn dùng quyền gia trưởng để áp đặt và khống chế vợ mình. Lúc nào cũng tỏ ra có quyền và biết tất cảtừ chối lắng nghe vợ nhưng thực tế lại vấp ngã trong nhiều vấn đề:

 “Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người đàn bà”.

Đây cũng là định luật tâm lý và xã hội.

Nó cũng là định luật xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Thánh Phêrô có lẽ là người am hiểu hơn về đời sống gia đình nên đã khuyên những người chồng:

Sống với vợ bằng sự hiểu biết vì nàng là phụ nữ.” (1 Pet 3:7)

  1. Cùng vợ quan tâm đến những kỷ luật trong gia đình. (2 Timothy 3:15; Ephesians 6:4; Deuteronomy 6:6-9)

Mặc dù Thiên Chúa đặt người chồng làm đầu trong gia đình, nhưng điều đó cũng có nghĩa là người chồng phải hợp tác và làm việc song song với vợ để mọi việc trong gia đình được ngăn nắp, quán xuyến, và kỷ luật.

Người chồng, người cha sẽ sai lầm và tỏ ra vô trách nhiệm khi khoán trắng việc giáo dục, việc nuôi dậy con cái cho vợ, hoặc ngược lại, coi những việc đó thuộc thẩm quyền của mình. Giáo dục là nhiệm vụ của cả cha lẫn mẹ, của cả chồng lẫn vợ.

Hãy nghe lời của Thiên Chúa: “Và hỡi nhữngngười cha, đừng la mắng con cái vì nóng giận, nhưng hãy giáo dục và hướng dẫn chúng theo huấn thị của Thiên Chúa.” (Ephesians 6:4)

Trong gia đình người vợ tuy không phải là đầu, nhưng lại là người thầy rất ảnh hưởng và quí mến của con cái. Bổn phận người chồng, do đó, là dùng quyền gia trưởng của mình để duy trì kỷ luật trong học đường này cùng với cô giáo là người vợ.

  1. Không nhìn vợ hàng xóm. (Prov 5:15-20; Job 31:1; Jer 5:8)

Giới răn này, lời khuyên này có lẽ nhiều người đàn ông không thích nghe và cũng không muốn giữ. Nhưng đó là điều giúp cho đời sống hôn nhân, đời sống vợ chồng của chính họ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc và giá trị.

Ngoài giới răn “không làm chuyện dâm dục” thì giới răn “chớ ham muốn vợ người” là những giới răn Thượng Đế muốn dùng để kìm hãm sự ham muốn quá độ, và khả năng phá vỡ hạnh phúc gia đình mình cũng như gia đình những người khác.

Những đàn ông ngoại tình, những người dòm ngó vợ người khác được ví như:

“Chúng là những con ngựa động cỡn bất kham, lúc nào cũng hú hí với vợ người hàng xóm.” (Jer 5:8)

Người chồng tử tế chỉ cần chung thủy với một mình vợ cũng đã đủ. Lời Thiên Chúa phán về điều này như sau:

 Con hãy giữ làm của riêng mình,

đừng để cho người khác dùng chung.

Ước gì nguồn nước của con được Chúa chúc lành.

Hãy hưởng thú vui bên người vợ thời son trẻ.

Nàng là nai vàng đáng yêu, là sơn dương kiều diễm.

Ước chi tấm thân nàng luôn làm con vui sướng thỏa thuê,

và tình yêu của nàng mãi mãi làm con say sưangây ngất.

Hỡi con, sao con lại mê say người đàn bà xa lạ,

ôm ấp người phụ nữ không quen.”

(5:17-20)   

  1. Không được quên những nụ hôn. (Diễm Tình Ca 8:1)

Bạn có biết tại sao những nụ hôn “tiễn chân” chàng hoặc nàng mỗi khi đi xa làm bồi hồi và xúc động nhau không? Cứ hỏi những bà vợ mỗi khi tiễn chồng đi xa và trước khi quay lưng trở về nhà các nàng làm gì? Họ sẽ âu yếm hôn nhẹ lên môi hay lên má chồng. Nhiều người vừa hôn, vừa khóc. Và đây là dấu hiệu nàng yêu chàng và ngầm nói với chàng, đừng quên mau mau trở về bên em. Người vợ cũng mong mỏi và lấy làm hạnh phúc như vậy mỗi khi chồng nàng tặng nàng một nụ hôn trước khi đi làm và sau khi về đến nhà.

Nụ hôn tự nó chả có nghĩa gì cả, nhưng trong tương quan vợ chồng, và trong tâm lý hôn nhân, nó mang một ý nghĩa rất đặc biệt, và chuyên chở tín hiệu “em yêu anh” hay “anh yêu em”.

Từ rất xa xưa lâu lắm rồi, Salomon trong Diễm Tình Ca cũng đã ghi lại: “Nếu gặp nàng ngoài đường, anh sẽ hôn nàng, và không sợ ai cười.” (Diễm Tình Ca 8:1)

  1. Không hà tiện, hẹp hòi với vợ.(Esther 5:3)

Trong Thánh Kinh, hoàng đế Ahasuerus nói với hoàng hậu Esther: “Nàng muốn gì? Dù nửa nước trẫm cũng cho.” (Esther 5:3)

Trong thực tế chẳng mấy người chồng có nửa nước để cho vợ, nhưng việc chia sẻ cơm áo, gạo tiền với vợ là điều ai cũng có thể làm được. Theo quan niệm “góp gạo thổi cơm chung” trong hôn nhân, thì những người chồng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” với vợ được coi là những người bủn xỉn, hẹp hòi. Những người chồng keo kiệt, hà tiện và không tin tưởng vợ này chắc chưa bao giờ nghe và hiểu được triết lý sống của tiền nhân, đó là: “Chồng như giỏ, vợ như hom”.

Hoặc “của chồng công vợ”.

Đời sống hôn nhân hiện nay, một biến thái về tài chánh gia đình thường thấy trong các gia đình trẻ, đó là ai làm người nấy giữ tiền, và mọi chi phí trong gia đìnhmỗi người chịu một nửa. Gọi đây là một biến thái về đời sống gia đình, vì tự nó ngầm chứa một cái gì không tin tưởng, và cũng không sẵn sàng tất cả vì tình yêu và vì hạnh phúc gia đình.

Mầm mống chia rẽ và ly dị có sẵn ngay trong cung cách cư xử tiền bạc kiểu này. Chỉ cần một bất bình nhỏ mọn, một cái gì đó xẩy ra là đủ để “đường ai nấy đi”, và tôi chẳng nợ anh, cũng chẳng nợ em điều gì vì tất cả đã sòng phẳng.

vuisongtrendoi gởi

Mến Gia Đình

Mến Gia Đình
Thiên Chúa truyền lệnh cho chúng ta qua ông Mô-sê: “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh. Mỗi người trong các ngươi phải kính sợ cha mẹ. Các ngươi phải giữ những ngày sa-bát của Ta. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19:2-3).

Thiên Chúa nói với những người con: “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó” (Lv 20:9).

“Con tôi chỉ chặt tay cướp của chứ đâu có giết người sao lại bị tử hình?”. Đó là lời của người mẹ có đứa con là Hồ Duy Trúc, 20 tuổi, bị cáo trong vụ án chặt tay một cô gái để cướp xe SH trên cầu Phú Mỹ, bị TAND TPHCM kết án tử hình chiều ngày 25-12-2013.

Nghe tòa tuyên án tử hình con trai, người mẹ của hung thủ đã đòi giết nạn nhân và trả thù gia đình nạn nhân. Thật tồi tệ! Điều xấu cũng là bài học và cảnh báo mỗi chúng ta vậy!

Thường thì người mẹ nào cũng thương con, dù con mình xấu xí hoặc tội lỗi. Đó cũng là điều hợp lý thôi. Nhưng ở đây, người mẹ của hung thủ lại bênh con thái quá, không nhận lỗi mà còn quậy phá ngay tại tòa án, gây rối cả pháp đình. Động thái của người mẹ này cho thấy bà đã không giáo dục con sống tử tế, không dạy con nhận lỗi mà lại bao che! Quả thật, hậu quả nhãn tiền: Dù mới 20 tuổi, Trúc đã cầm đầu một băng cướp gần 10 tên, trong đó có đồng bọn lớn hơn tuổi hắn, và mới đây, chính Trúc cũng đã từng gây án (ở Ninh Thuận) và bị kết án tù (tháng 7-2013), chứ đây không phải là lần đầu!

Người Việt nói: “Rau nào, sâu nấy”. Tuy không thể đúng tuyệt đối, nhưng chắc hẳn tầm ảnh hưởng rất nhiều. Men cay hay ngọt cũng làm dậy men cả thúng bột theo chất men đó. Gia đình như chất men, nền tảng gia đình thế nào thì hệ quả cũng sẽ tất yếu như vậy. Sự thật đã và đang xảy ra tại các gia đình cũng đủ cho chúng ta biết một thực tế minh nhiên, không thể chối cãi.

Qua các phương tiện thông tin, chúng ta đã biết nhiều vụ giết người man rợ: Chồng giết vợ hoặc vợ giết chồng, vợ giận chồng mà giết con, chồng tức vợ mà giết con, … đôi khi chỉ bởi các nguyên nhân rất nhỏ mọn! Nền tảng gia đình không được củng cố ngay từ khi mới tạo dựng nên dễ dàng sụp đổ. Âu cũng là điều tất yếu thôi!

Gia đình là tế bào gốc của xã hội, là chiếc nôi yêu thương, là trường đào tạo nhân đức, là tổ ấm mà không thể thay thế bằng bất cứ thứ gì khác. Gia đình phải có nền tảng vững chắc là lòng nhân đạo, yêu sự thật, chuộng công lý, nếu không thì chỉ là sào huyệt của ma quỷ. Với các Kitô hữu, gia đình còn phải dựa trên tình yêu của Thiên Chúa và đức tin của Kitô giáo.

Thánh Gioan Tông Đồ không chỉ định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8) mà còn giải thích: “Thiên Chúa là sự sáng và nơi Người không có sự tối tăm nào” (1 Ga 1:5). Gia đình là nơi tỏa Ánh Sáng Đức Kitô, không thể có bất cứ một “góc tối” nào, như vậy mới thực sự là gia đình thánh theo đúng Ý Chúa và nên giống Thánh Gia.

Gia đình cần nhiều loại gạch để xây dựng thành một tổ ấm, một trong các “viên gạch” đó là CẦU NGUYỆN. Việc cầu nguyện có nhiều cách thức, nhưng luôn cần thiết với mọi thành viên gia đình, mọi nơi và mọi lúc. Thánh Gia-cô-bê khuyên nhủ: “Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện. Ai vui vẻ chăng? Người ấy hãy hát thánh ca” (Gc 5:13).

Bản tính con người rất ích kỷ, vì thế mà luôn phải “đè” cái Tôi xuống thật sâu. Cũng vì cái Tôi mà người ta sẵn sàng thủ ác. Ngày nay, hầu như ai mở miệng ra cũng “than” về đạo đức con người bị giảm sút quá nhiều. Vì thế, Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi” (Mt 24:12). Tác giả Thánh Vịnh chỉ cách hành động cho chúng ta: “Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xảo trá” (Tv 37:7).

Danh tướng Trần Hưng Đạo nói: “Người giỏi cầm quân thì không bày trận. Người giỏi bày trận thì không cần đánh. Người giỏi đánh thì không thua. Người khéo thua thì không chết”. Một câu nói thật ý nghĩa và súc tích, có thể áp dụng cho đời sống thường nhật và đời sống tâm linh. Ông không là thánh nhân theo Kitô giáo, nhưng ông được người ta tôn sùng như một vị thánh, bằng chứng là có những nơi đã xây đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Chúng ta hãy nghe Louisa May Alcott nói với các thành viên gia đình: “Khả năng tìm được cái đẹp trong những điều nhỏ bé nhất khiến gia đình hạnh phúc và cuộc đời đáng yêu”.

Lạy Chúa, xin thánh hóa các gia đình, xin giúp các thành viên đều biết hướng thiện theo đúng Tôn Ý Ngài. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Học gì qua từng giai đoạn của cuộc đời?

Học gì qua từng giai đoạn của cuộc đời?

Dòng Tên Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi còn nhỏ, bé phải được dạy cho tính kỷ luật. Kỷ luật là biết đặt mình vào khuôn khổ, biết giới hạn bản thân, không để mình buông lỏng trong những sở thích và ý muốn. Đứa bé nào cũng thích chơi, thích thoải mái, cộng với ý thức chưa đủ trưởng thành và chưa thể nhận thức được sự việc. Kỷ luật sẽ giúp điều chỉnh con người và tính cách của bé. Hệt như khi muốn uốn cây theo hình thù như ý, người ta phải đưa cây vào một khuôn từ khi nó mới chớm. Sau này khi lớn lên, bé sẽ sống một cách có trật tự, không bừa bãi, không tuỳ hứng, nhưng biết làm chủ bản thân mình theo một khuôn mẫu đúng đắn mà mình đã được huấn luyện từ nhỏ. Kỷ luật không chỉ là nếp sống đúng giờ đúng giấc, nhưng còn là một thái độ biết trên biết dưới, biết mình ở đâu, biết mình cần phải làm gì từ những việc nhỏ nhất. Có kỷ luật, đứa bé như có được nền tảng vững chắc cho một hành trình huấn luyện lâu dài về sau.

Lớn lên một chút, đứa trẻ cần phải học cho được tính trung thực. Khi ý thức vừa mới được hình thành một chút, đứa trẻ cần được giáo dục để hướng ý thức ấy về sự thật, về điều hay lẽ phải, điều đúng đắn. Trung thực là thái độ yêu mến chân lý. Có thì nói có, không thì nói không, chỉ giữ những cái thuộc về mình chứ không tham lam thứ của người khác. Trung thực cũng là thẳng thắn, rõ ràng, không quanh co, lọc lừa, dối trá. Sự trung thực giúp đứa trẻ sống cách quang minh chính đại, không hình thành trong đầu mình những suy tính muốn chiếm đoạt cái này cái kia cho bản thân. Đứa trẻ sẽ học biết cách tôn trọng người khác, biết nghĩ cho người khác.

Thêm một chút nữa, nhất thiết phải tập cho các em một ý thức về sự cầu tiến. Ở cái tuổi chuẩn bị bước vào đời, không có khát khao vươn lên thì sẽ bị diệt vong như có ai đó đã nói rằng: sống một cuộc đời cũng hệt như đi xe đạp, không tiến tới thì sẽ té ngã. Thái độ cầu tiến sẽ giúp các em mở ra với thế giới bên ngoài vốn là một kho tàng rộng lớn những điều huyền bí đang chờ các em khám phá. Các em cần phải đi vào thế giới ấy, lục lọi từng ngóc ngách để hiểu biết và để biến mình thành một phần của nó. Trí khôn của các em sẽ được mở ra, hướng tới những điều mới lạ. Chính những điều ấy sẽ góp phần bồi đắp và làm cho con người các em thêm yêu cuộc sống. Bộ óc vô hạn của các em cần phải được khai thông bởi một khao khát học hỏi và tìm hiểu. Còn có sự cầu tiến thì còn có sự phát triển, sự lớn lên, còn có tầm cao mới để hướng đến.

Vào đời, người trẻ phải thủ đắc cho được sự tự tin vào bản thân. Chắc chắn sẽ có những vấp ngã, những thất bại. Nhưng không bao giờ để cho mình đánh mất niềm tin vào bản thân. Rằng mình là một thực thể duy nhất của vũ trụ này. Rằng không gì có thể khiến mình lụn bại. Rằng mình có thể làm được mọi thứ nếu mình có quyết tâm và dám liều mình thực hiện quyết tâm ấy. Phía trước luôn có một con đường. Sau đám mây đen là mặt trời rực rỡ. Cuối đường hầm là con lộ ngợp nắng với hoa. Tự tin đòi hỏi một thái độ lạc quan, không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ cho phép mình dừng lại, dám táo bạo ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ ấy trong một sự suy xét cặn kẽ và biết mình. Vào đời, người trẻ sẽ đối diện với nhiều thứ mà trước kia họ không thấy và cũng không thể nghĩ tới. Họ sẽ nhận ra rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng tươi đẹp và mọi thứ không phải luôn diễn ra như họ ước mong. Thậm chí nó đôi khi còn rất phũ phàng và cay đắng. Nhưng chính qua những điều đó mà họ sẽ học được nhiều bài học hay, họ sẽ được tôi luyện và trở thành một con người cứng cáp.

Khi đã có chút tiếng tăm và thành công, người ta cần phải học một bài học vô cùng khó khăn: sự khiêm tốn. Khiêm tốn không phải là thu mình vào góc nhỏ, phủ nhận hết mọi điều tốt đẹp và cao cả mà mình đã làm, nhưng là một nhận thức đúng đắn về bản thân mình. Rằng những gì mình có chẳng là gì so với những gì mình chưa có, và ngay cả những gì mình đang có, không phải chỉ do công sức và tài năng của riêng cá nhân, nhưng còn có sự trợ giúp của người khác và đôi khi còn có chút may mắn Trời ban nữa. Rằng “thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”. Núi này cao còn có núi khác cao hơn. Mình không phải là chóp đỉnh hay trung tâm của vũ trụ. Không bao giờ tự mãn về bản thân để rồi khép mình lại, không còn phấn đấu nữa và tự cho mình quyền phán xét cả nhân loại. Càng thành công, càng cần phải khiêm tốn. Khiêm tốn sẽ tạo thế cân bằng với thành công và giúp người ta tiến xa hơn trên những nấc thang mới.

Khi tuổi đã xế chiều, người ta đã thủ đắc cho mình không biết bao nhiêu kiến thức, kinh nghiệm nhờ trải qua những phong sương của cuộc đời và đối diện với trăm ngàn câu chuyện nhân tình thế thái. Lúc này, người ta cần phải học một bài học xem ra rất ngược ngạo so với những gì cuộc sống dạy họ: học cách buông bỏ. Nhớ lại quá khứ, người ta đã đổ không ít mồ hôi nước mắt để theo đuổi mục tiêu và có được điều mình muốn. Nhưng rồi, con người chợt tự hỏi mình: rốt cuộc mình phấn đấu có những điều ấy để làm gì? Khi tuổi đã cao, sức đã yếu, người ta bỗng yêu cái thân xác này, thấy nó đã tiều tuỵ đi quá nhiều vì thời gian, vì những tính toán, vì phải hao tâm gồng gánh bao nhiêu việc. Khi đôi chân không còn đứng vững, đôi mắt dần nhoà đi, người ta mới biết cuộc sống này chỉ là hư ảo, như mây như gió, như hoa cỏ một thời tuyệt sắc rồi một thoáng tàn phai. Giờ đây, cái cần nhất là sự bình an, thong dong, thoải mái. Chẳng cần thiết phải khư khư giữ lấy những cái mau qua, những hận thù, hay danh dự. Ý thức về sự buông bỏ giúp họ đặt xuống khỏi vai mình những gì cứ đeo đuổi và bám riết họ bấy lâu nay. Họ sẽ dễ tha thứ hơn, sống bao dung hơn, biết chia sẻ hơn, không chấp nhất, không câu nệ. Bất chợt, họ như bắt gặp được chân lý: cái quý nhất trên đời cũng chỉ hệ ở một chữ “tình”. “Tình” chính là cái tinh tuý của con người, cái làm cho con người là con người, cái duy nhất còn đọng lại khi tất cả mọi cái khác của con người tan biến hết. Vậy mà bấy lâu nay, vì mải mê chạy theo dòng xoáy của cuộc đời, họ đã lãng quên hay đánh mất nó. Ngộ ra được điều này, họ bắt đầu sống lại cuộc sống của mình, theo một cách thức sung mãn và tròn đầy nhất.

Cả một cuộc đời, chẳng bao giờ người ta có thể ngừng học. Học để biết cách sống, biết đưa vào cuộc sống mình những nguồn năng lượng dồi dào. Cuộc sống sẽ mãi luôn là một sự bắt đầu, một quá trình “làm mới lại” không ngừng của bản thân!

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

NHỮNG ĐIỀU BẠN LÀM CHỨNG TỎ BẠN ĐANG KHINH THƯỜNG CHỒNG BẠN

NHỮNG ĐIỀU BẠN LÀM

CHỨNG TỎ BẠN ĐANG KHINH THƯỜNG CHỒNG BẠN

 Trần Mỹ Duyệt

Trong những trao đổi với các cặp vợ chồng, nhất là các cặp vợ chồng trẻ, những câu nói mà người ta thường nghe nhất từ phía các bà, các cô, đó là:

 -Chỉ cần nhìn thấy mặt ông ấy là tôi đã nổi điên lên rồi!

-Người gì mà không ưa được tí nào!

-Bây giờ tôi phải sống với ông ấy là vì mấy đứa con.

-Tôi đang chờ mấy đứa con lớn rồi tôi sẽ chia tay ông ấy.

 Chính vì nghĩ như vậy, nên trong đời thường, hằng ngày rất nhiều ông chồng đã trở nên một thứ đáng ghét, đáng khinh bỉ, và đáng phải vứt bỏ trước mặt các bà vợ.

Những bà vợ này đã cư xử và hành động rất bất công, và thiếu tôn trọng nhân vị, nhân phẩm, tư cách của người mà họ gọi là chồng.

Tiếc thay, trong xã hội hôm nay, nhiều phụ nữ đã hành động như vậy và họ coi đó là một thách thức đổi mới, một nét đẹp của bình quyền, và của văn minh tiến bộ. Trước khi bàn về những hậu quả tiêu cực của quan niệm và lối sống này, chúng ta thử tìm hiểu xem những gì các phụ nữ này thường nói, thường làm mà qua đó họ tỏ ra khinh bỉ, hạ nhục chồng của họ.

 Theo Kimberly Wagner  , tác giả cuốn Fierce Women, và là khách mời của chương trình phát thanh Revive Our Hearts, cũng như thường xuyên đóng góp bài vở cho trang nhà True Woman blogcó ít nhất 10 cách mà người vợ thường dùng để nhục mạ, khinh thường, và coi rẻ chồng:

  1. Sửa lỗi, la lối chồng giữa công chúng.

Đây là một hình thức khiến người đàn ông phải khó chịu nhất, mất mặt nhất. Nhưng ngược lại, đối với nhiều người vợ thì đây lại là hành động mà họ cho là hữu hiệu, có khả năng làm cho người chồng phải suy nghĩ lại, phải sửa mình, phải thay đổi hoặc phải khá hơn.

 Tâm lý nam giới coi việc bị mất mặt trước đám đông, giữa quần chúng là một xỉ nhục rất lớn. Ca dao Việt Nam có câu: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Ý chỉ sự hơn thua dù chỉ một chút giữa đám đông cũng ảnh hưởng hoặc đem lại hãnh diện của người đàn ông.

Người vợ khôn ngoan và muốn chinh phục chồng phải tránh tuyệt đối cung cách hành xử này, vì sẽ không bao giờ họ đạt được mục đích là thấy chồng họ khá hơn khi họ tiếp tục đối xử với chồng họ nơi công cộng như vậy.

Những người vợ này cần nhớ và áp dụng câu ca dao khác của Việt Nam , đó là: “Xấu thiếp hổ chàng”, nhưng “xấu chàng hổ ai?”

Phản ứng tiêu cực đến với họ trước, người ngoài sẽ nhìn họ với con mắt khinh bỉ, ngờ vực vì cho rằng đây là thứ đàn bà thiếu tế nhị, thiếu giáo dục, không biết kính trọng chồng con. 

 Lặp đi, lặp lại những lỗi lầm quá khứ của chồng.

Tâm lý hành xử thông thường của nữ giới là, “tha mà không quên”. Tâm lý sống này ở một khía cạnh khác cũng có thể giúp người vợ tránh đi cho chồng những khuyết điểm năng được lập đi, lập lại, đặc biệt đối với tâm lý “loáng thoáng” của nam giới.

Nhưng việc người vợ thường xuyên nhắc lại những lỗi lầm quá khứ chỉ làm cho người chồng cảm thấy nhụt nhuệ khí và khó chịu hơn là giúp sửa sai, cải thiện vấn đề.

Làm gì mà cứ phải nhắc đi, nhắc lại cùng một lỗi lầm?

Không lẽ trong quá khứ, người chồng không có những điểm tích cực đáng được khích lệ và nhắc đến sao? Nếu nhắc đến một lỗi lầm quá khứ, thì một cách công bằng, cũng phải nhắc lại một điều tốt của quá khứ của chồng.

Không làm được như vậy, tốt nhất là đừng nhắc lại những lỗi lầm quá khứ của nhau, vì như vậy chỉ tạo thêm những kỷ niệm, những hình ảnh không tốt về nhau.

  1. Coi thường chồng vì không bằng mình.

Chồng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thương bạn hơn nếu khi từ sở hoặc từ văn phòng về đến nhà được bạn đón tiếp bằng một nụ hôn, hoặc bằng một lời thăm hỏi.

 Ở trong hoàn cảnh hiện nay khi cả hai đều phải đi làm, đôi khi người vợ phải làm việc vất vả hơn chồng, nhiều lương hơn chồng, học thức hơn chồng, địa vị hơn chồng. Nhưng dù là thế, người vợ tốt cũng không vì vậy mà coi nhẹ những giá trị hy sinh của chồng.

Ngược lại, hãy khích lệ chồng tiến lên và thăng hoa cuộc sống: “Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người phụ nữ.”

 Nếu không tỏ ra quan tâm đến những vất vả, nỗ lực và thành quả của chồng, ít ra cũng không nên so sánh giữa mình với chồng rồi coi thường chồng. Hãy tự coi mình có vinh dự được cùng chồng xây dựng hạnh phúc hơn là so sánh thiệt hơn.

Ca dao có câu: “Người đàn ông xây nhà, người đàn bà xây tổ ấm”.

Hãy biến căn nhà thành tổ ấm yêu thương để người chồng còn mong mỏi trở về sau mỗi ngày dài làm việc vất vả.

  1. Xem chồng như người bạn gái của mình.

Chồng bạn có thể là một nhà bình luận, một bác sỹ, một nha sỹ, một luật sư, một nhà kinh doanh, một nhà văn, một thi sỹ, một người hâm mộ thể thao, một người có cái nhìn khoa học. Nhưng phần đông nam giới thường không thích mua sắm, ăn hàng, hoặc dành hàng giờ ở các tiệm quần áo, mỹ phẩm, sửa sắc đẹp, hoặc các viện thẩm mỹ.

Do đó, đừng hy vọng hay kỳ vọng ở chồng bạn những cách biểu lộ tình cảm đầy tính lãng mạn, những ý kiến làm sao để làm đẹp, hoặc có thể nói chuyện với bạn hàng giờ như những người bạn gái khác của bạn.

Hãy chấp nhận chồng bạn như một người đàn ông, một người đàn ông đúng nghĩa nhưng yêu bạn, và hãy dành những chuyện liên quan đến phụ nữ cho đám bạn đàn bà, con gái của bạn.

  1. Đòi hỏi chồng phải đọc được ý muốn mình.

Thói quen thông thường của hai kẻ yêu nhau là luôn luôn muốn chiều ý nhau, muốn đẹp lòng nhau, và muốn tạo cho nhau những bất ngờ. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải đọc được ý muốn của nhau, và phải làm những gì mà mình muốn nhưng không nói ra.

 Đàn ông vốn không tinh ý và tế nhị về nhiều vấn đề tỷ mỷ, đặc biệt là những chuyện liên quan đến phái nữ, nên tốt nhất bạn phải cho chồng mình biết bạn muốn gì và cần gì. Điều này có thể làm giảm bớt đi đôi chút những cử chỉ nũng nựu, hoặc tình cảm mong được vuốt ve, nhưng nó giúp giải quyết được nhiều hiểu lầm có thể làm mất lòng nhau.

Dĩ nhiên, khi bạn cho chồng mình biết nhu cầu và ý muốn của mình bạn cũng có thể dùng một hình thức nào đó để thách thức sự suy đoán của chồng, và như vậy vẫn giữ được những khía cạnh ngạc nhiên mà không làm cho người chồng rơi vào tình trạng là không biết vợ mình muốn gì.  

  1. Không đối xử với chồng như với các con.

Nhiều người vẫn thường hay nói về chồng: “Tôi có thằng con trai lớn”, hoặc nói về vợ: “Con gái lớn của tôi”. Nói như vậy để vui đùa một đôi khi thì được, nhưng suy nghĩ và đối xử với chồng như đối xử với con trai, hoặc đối xử với vợ như con gái là một tư tưởng và hành động rất sai lầm.

Người đàn ông có thể quên sót điều này, điều khác làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, đây không phải là lối so sánh hoặc khó chịu như bạn thường có đối với con. Cùng một lỗi như nhau nhưng đòi buộc bạn phải có cung cách và lối diễn tả cảm xúc khác nhau giữa chồng và con.

Khi bạn nói năng với chồng bạn bằng một giọng điệu hay thái độ như bạn nói với con mình, thì đó là một điều tỏ ra bạn coi thường hoặc không kính trọng chồng. Nói năng và đối xử như vậy có thể coi như một lỗi lầm đáng trách.

  1. Đợi khi vào giường mới cãi vã.

Không được ôm giận hờn mà ngủ”. Nguyên tắc của hạnh phúc, của kết nối tình thân giữa vợ chồng là sự hòa thuận, thương yêu. Cái giường là chiếc nôi của hạnh phúc lứa đôi. Do đó làm cho cái nôi hạnh phúc trở nên chiến trường gây tang thương, biến giấc ngủ an bình thành một giấc mộng kinh hoàng là một lầm lẫn rất lớn trong đời sống vợ chồng.

Bạn sẽ là người phải đau khổ, phải trằn trọc, mất ngủ khi bạn đem những khó khăn trong ngày vào giường để chỉ trích, bắt bẻ chồng.

Bởi vì chẳng bao lâu những cuộc đối thoại kiểu này sẽ trở thành tranh cãi, và vô tình bạn đã tự tạo cho mình một đêm mất ngủ hết sức vô lý, cũng như làm cho chồng bạn chẳng còn hứng thú gì khi nằm bên cạnh bạn.   

  1. So sánh chồng mình với người khác.

Nếu la lối, sửa sai chồng trước mặt người khác nơi công cộng là một trọng tội đối với người vợ, thì việc so sánh chồng mình với chồng người khác, so sánh chồng mình với người này, người khác cũng kể như một trọng tội thứ hai trong tương quan vợ chồng.

 Khuyến khích chồng vươn lên trong xã hội, trong công ăn việc làm, trong học vấn, trong các công tác xã hội là điều tốt và cần thiết, nhưng so sánh chồng với người khác là việc không bao giờ nên làm của một người vợ hiểu biết. Việc làm này sẽ khiến cho người chồng cảm thấy bị tổn thương và xúc phạm. Nó chỉ làm cho chồng thêm chán nản và buông xuôi.

 Mỗi người có một cuộc sống, một hoàn cảnh, một ơn gọi. Người vợ tốt và hiểu biết nên khuyên chồng chăm chút vào cuộc sống, hoàn cảnh và ơn gọi, và làm tốt với cuộc sống đó.

Đừng bao giờ “chồng mình không khen, lại đi khen chồng hàng xóm”.

  1. Đối xử với chồng bằng thái độ câm mín.

Cả tuần nay tôi không thèm nói chuyện với ông ấy”,

hoặc “tôi mà ghét là tôi không thèm nói năng gì cả tháng luôn. Kệ thây muốn làm gì thì làm”.

Đó là những tâm sự của mấy người vợ tự cho mình cương quyết và có bản lãnh. Họ nghĩ rằng làm vậy là chồng họ sẽ nể, sẽ sợ, hoặc sẽ phải van lậy họ.

Sự nhầm lẫn này thật đáng tiếc và đáng trách!

 Bạn làm gì khi bạn muốn tâm sự với một người mà người ấy không thèm nói gì với bạn? Sẽ đi tìm người khác. Đây là một tâm lý sống rất bình thường. Hoặc bạn làm gì khi bạn muốn có sự hòa hoãn với một người mà người đó không chìa bàn tay cho bạn nắm. Và bạn cũng sẽ đi tìm người có bàn tay sẵn sàng giơ ra cho bạn. Nếu may mắn bạn gặp được những người bạn tốt, những bàn tay biết chia sẻ, giúp đỡ. Nhưng nếu không may thì đây là khởi đầu cho những rắc rối sau này.

 Theo tâm lý học, trong thời gian câm nín ấy người khổ không phải là chồng mà là chính bạn. Bạn nên học và sống với lời nguyện của Thánh Phansicô: “Chính khi thứ tha là khi được tha thứ”. Chồng bạn đâu phải là kẻ thù của bạn, vậy tại sao bạn không tha thứ và mở rộng lòng mình để đón lấy sự bình an nhờ biết tha thứ.

  1. Dùng sinh lý làm khí giới.

“Mỗi lần mà tôi giận là cả tháng tôi cho ông ta ăn chay luôn”. Đây là cách diễn tả thông thường của giới phụ nữ về sinh lý trong hôn nhân.

Phần đông, phụ nữ vẫn dùng sinh lý như một khí giới để ăn thua với chồng. Nhưng những phụ nữ này lại quên mất lời dậy của Thánh Phaolô: “Vợ không có quyền trên thân xác mình, nhưng là chồng. Vợ chồng đừng từ chối nhau

… kẻo Satan lợi dụng để cám dỗ” (1 Cor 7:4-5).

 Theo tinh thần Kitô giáo, thì hôn nhân là một bí tích, và những hành động liên quan đến hôn nhân kể cả việc ân ái vợ chồng đều được coi là thánh thiện.

Người vợ khôn ngoan, yêu thương chồng mình không nên để chồng phải khát, phải đói, kể cả sự đói khát về tình yêu và sinh lý.

Còn Satan lợi dụng để cám dỗ như thế nào thì không cần phải dùng đến trí khôn hoặc suy luận nhiều, một người với hiểu biết thông thường cũng đủ hiểu rằng ngoài kia có hằng trăm, ngàn những dịp đang chờ đợi chồng mình, và những sa ngã cũng rất dễ dàng xẩy ra.

Chỉ có một điều là sau khi sa ngã thì chuyện gì sẽ xẩy ra trong gia đình?! 

Kết luận:

Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Câu nói này rất chính đáng để nhắn nhủ các người vợ đang phải chiến đấu với những cám dỗ coi thường chồng mình.

Các bà, các cô nên hãnh diễn về thiên chức làm vợ và làm mẹ vì đó là hai thiên chức cao cả nhất mà Thượng Đế ban cho giới phụ nữ.

Để hoàn thành hai thiên chức này, Ngài đã để trong lồng ngực của phụ nữ một trái tim rất tinh tế, rất nhậy cảm và rất dễ xúc động với mọi cảnh ngộ của cuộc sống, nhất là tình yêu.

Hãy để trái tim ấy đập những nhịp đập yêu thương, và từ đó cảm biến, chuyển hóa trái tim người chồng của bạn.

hánh Augustine đã khuyên bạn: “hãy yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”, như vậy nếu có tình yêu và sự tương kính thì lo gì mà bạn không có một người chồng tuyệt vời!

Vuisongtrendoi gởi

TẢN MẠN NGÀY VỀ HƯU…

From facebook:   Kimtrong Lam‘s post.
 
Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor

Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

 

TẢN MẠN NGÀY VỀ HƯU…

Chúng ta thường cảm thấy băn khoăn mỗi khi bàn luận chuyện về hưu. Vui hay buồn, sớm hay muộn, thoải mái hay chán nản?

Mùa hè năm 2007 bà Vũ được tròn 75 tuổi đang do dự nên về ở với đứa con nào và ở đâu sau khi bà bán ngôi nhà riêng của bà trước đó vài tháng. Bà ngỏ ý với cô con gái tên Vy:

– Con ơi có lẽ mẹ sẽ dọn về ở tạm với vợ chồng chúng con vài tháng rồi sau đó mẹ cố gắng thu xếp mọi thứ để về Hải Phòng sống cuộc đời còn lại với anh em dòng họ và con cháu của Mẹ.

– Mẹ tính thế cũng tạm ổn nhưng cứ về ở thử với tụi con rồi từ từ rồi chúng con sẽ lo liệu. Vy, con gái lớn của bà Vũ trã lời qua loa để trấn an bà.

Thế rồi bà Vũ quyết định dọn về ở chung với đứa con gái có chồng tên là Thụy và hai đứa con trai tên Chắc và Trung đều sinh trưởng ở Montreal, Canada. Cũng như các phụ nữ thời đại khác, vợ chồng Vy đều phải đi làm full time và khi về nhà hai người đều có trách nhiệm như nhau. Lo cho con cái ăn học đầy đủ, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, làm vườn tược, hốt tuyết, cắt cỏ, v.v….Như thế đời sống xã hội không còn giống như bên VN ngày xưa mà có thì giờ chăm sóc cha mẹ già. Bên phương tây này để các cụ già ở nhà một mình không ai trông nom rất nguy hiểm vì nếu có chuyện gì xảy hay các cụ bị té ngả sẽ không ai hay biết. Hàng xóm mặc dù ở gần nhau nhưng lúc nào cũng đóng cửa kín mít nếu có chuyện gì xảy ra trong gia đình họ không ai biết được gì cả. Do tình trạng đó mà đa số nhà già mộc ra như nhan nhản để gia đình an tâm mà đưa bố mẹ vào trong đó ở vì có người chuyên môn chăm sóc và trông chừng đêm lẫn ngày, có tổ chức sinh hoạt cho các cụ vui chơi với nhau. Những người VN khác không hiểu điều này nên luôn kết tội các con bà là “đem con bỏ chợ…”

Hai đứa cháu ngoại của bà Vũ đang học đại học. Vợ chồng Thụy và Vy đều đi làm. Hằng ngày bà Vũ sống thui thủi một mình trong căn nhà Vy.

Năm giờ chiều hai đứa cháu đi học về chào qua loa bà ngoại rồi mỗi đứa lên phòng riêng của chúng để nghỉ mệt ôn bài hay chơi game.

Sáu giờ chiều vợ chồng Vy đi làm về thì bắt tay vào việc nấu cơm chiều và công việc tắm rửa nghỉ ngơi để ngày mai còn đi làm. Vì thế thời gian trò chuyện với bà Vũ rất ít. Bà càng ngày càng trở nên trầm cảm, khó tính và áp huyết lại tăng cao ra phết. Ở với con gái được hơn 4 tháng bà Vũ bàn với vợ chồng Thụy là bà có ý định dọn về Hải Phòng xây nhà để ở quay quần với các anh em và sẽ được các cháu chăm sóc bà chu đáo hơn. Bà Vũ di dân vào miền Nam những năm 54 và sang Canada tháng tư năm 75. Vì thế lâu lắm không gặp anh em dòng họ hơn 50 năm trời, bà Vũ có hiểu được tình cảm của họ dành cho bà có còn gắn bó như xưa chăng.

Bà Vũ có 10 đứa con bên Canada và Hoa Kỳ, 5 trai và 5 gái đều có gia đình, nghề nghiệp tạm khá thành công và có con cái đàng hoàng. Khi mấy cô em của Vy biết định ý định của Mẹ muốn bỏ rơi các con và cháu mà về Việt nam để dưỡng gìa thì thấy không ổn. Cô em gái giáp chót tên Thi ngăn cản ý định Mẹ Vũ về Việt Nam và phân trần rằng:

– Mẹ đã ở với các con đã gần 40 năm trời và gần gũi con cháu hàng ngày. Bây giờ đùn một cái Mẹ cắt đứt cái tình cảm ấy mà không thương tiếc. Mẹ nở lòng nào đoạn tuyệt mà bỏ chúng con ra đi như thế.
– Mẹ về VN để dưỡng già chứ có bỏ chúng con đâu. Mẹ trả tiền mấy cháu ở VN đàng hoàng thì tụi chúng sẽ phục vụ tốt chứ có gì đâu mà sợ. Khi mấy con thấy cần thăm mẹ thì du lịch một chuyến về VN thì không là quá đáng nhỉ.

– Làm sao Mẹ biết được các cháu ở VN đối xử tốt với Mẹ được. Bây giờ Mẹ còn tiền bồi dưỡng các cháu dồi dào thì có dịch vụ tốt. Rồi đến lúc nào đó họ trở mặt thì Mẹ cũng chẳng làm gì được. Vả lại bên Canada Mẹ có đau ốm thì chúng con còn lái xe đến chăm sóc hay thăm Mẹ thường xuyên hơn, chứ còn ở VN chưa chắc Mẹ được chăm sóc tận tâm như con ruột của Mẹ được.

Bà Vũ nghe riết rồi mủi lòng nên từ đó bỏ ý định về VN dưỡng già. May mắn thay tại Montreal có một bà VN tên Mai đang lên kế hoạch xây Nhà Già Carrefour Rosemont từ 2 năm nay cho người Việt. Bà này bắt đầu nộp giấy tờ xin chính quyền địa phương Montreal để xây Nhà Già từ 20 năm trước và gần đây được chính quyền chấp thuận lên kế hoạch và công trình xây cất cũng gần xong trong nay mai. Vợ chồng Vy đưa bà đến dự buổi họp ra mắt công trình và viếng thăm tại chỗ Nhà Già đang thi công.

Sau buổi họp bà Vũ hài lòng về dự án và giá cả cũng phải chăng. Với tiền trợ cấp về hưu của chính phủ Canada và Tỉnh bang thì bà Vũ vẫn còn thừa chút ít sau khi trả tiền Nhà Già.

Cũng nên nhắc lại là Nhà Già Carrefour Rosemont (Rosemount Senior Home) có 227 căn hộ dành cho người cao niên trên 60 tuổi còn tự chủ. Họ bao ăn trưa, 5 bửa mỗi tuần. Mỗi thứ ba họ mướn xe mini-bus đưa các cụ đi chợ mua sắm để các cụ có tự do nấu ăn sáng, tối và cuối tuần. Chính quyền Montreal cấp giấy phép xây Nhà Già với điều kiện là cho nhập 75% người VN còn 25% căn hộ còn lại Nhà Già này phải chấp nhận bất cứ dân địa phương nào cần đến ở và trả tiền như nhau. Nhà Già này không có dịch vụ y tế. Nếu cần các cụ đến gặp nhân viên tiếp tân túc trực 12 tiếng mỗi ngày để được trợ giúp như gọi xe taxi hay báo y tá đến khám bệnh, trường hợp khẩn cấp quan trọng.

Chung quanh Rosemount Senior Home có công viên và một trường trung học. Mùa hè các cụ có thể đi bộ hóng mát hoặc các cụ nào có sức khỏe thì sách thức ăn ra park làm pic nic với con cháu khi chúng đến thăm. Ngoài ra ngay bên cạnh Senior Home còn có chùa Huyền Không cho các cụ muốn qua xin lễ Phật hay muốn ăn chay. Đối diện xéo của Nhà Già còn có 1 quán MacDonald và 2 nhà hàng Việt nam.

Nói tóm lại các cụ sẽ rất an tâm vì ở đây có hầu hết các dịch vụ, gần trạm xe bus và không xa metro (đường hầm) cho lắm. Bà Vũ dọn vào Nhà Già tháng 3 năm 2008. Hai năm đầu bà Vũ làm quen được vài bà cụ khác tâm đầu ý họp, trò chuyện vui vẻ. Mỗi khi con cháu bà Vũ đến thăm, họ cảm thấy cuộc đời bà lên hương vui vẻ hẳn ra chứ không như lúc ở với vợ chồng Thụy, nét mặt bà lúc nào cũng u buồn, lo âu trầm cảm vì ít trò chuyện với mọi người.

Bảy năm sau các cụ già bắt đầu đi đứng khó khăn, sức khỏe xuống cấp thấy rỏ. Vài cụ dần dần ra đi khỏi thế giới này nhất là bạn thân mới của bà Vũ. Bà Vũ bắt đầu có nhiều triệu chứng bệnh tiểu đường týp 2 và cao huyết áp. Sức khỏe bà Vũ sau 7 năm xuống cấp trầm trọng. Tay chân và mắt bà lúc nào cũng yếu và rung. Bệnh tiểu đường quá tai hại gây biết bao chứng cho bà.

Mắt bà mờ đi ban đêm, sáng thức dậy bà bị ngứa đầy người. Bà lúc nào cũng cảm thấy đói mà ăn thì kém vị giác. Bà ít đi chùa lại vì mỗi khi có dịp vào chùa lễ Phật, các bà bạn khác hay nhắc nhở bà hãy mua sắm một bộ áo màu xám như các người đi lễ Phật cho đồng đều và đẹp mắt. Bà Vũ tỏ ra khó chịu trả lời rằng “tôi đi lễ Phật chứ có phải đi diện thời trang đâu mà mấy bà lẩy nhẩy về việc trang phục cúng Phật thế. Phật đâu có bắt chúng ta phải ăn mặt thế này hay thế nọ đâu”. Thỉnh thoảng trong Nhà Già Rosemount có bà còn hỏi bà Vũ ‘’ông nhà đâu mà bà ở đây một mình thế”. Bà Vũ là người không thích người ngoài tò mò hay chọt vào đời tư của bà. Bà còn tự chủ thì vào đây ở còn ông chồng bà hết tự chủ phải vào Nursing home, nơi đó có đủ dịch vụ như y tế, làm vệ sinh, dọn phòng và cho ăn đầy đủ 3 bửa và 7 ngày.

Con cái bà Vũ bây giờ thỉnh thoảng phải bỏ công ăn việc làm khá thường xuyên và thay phiên để vào nhà già đưa bà đi khám bác sỹ, nhà thương hay đi khám mắt. Hơn nữa Vy có nhiệm vụ nấu ăn đem lên cho bà ăn tối hay ăn trưa vì thức ăn nhà già không còn hợp khẩu vị với bà nữa. Bà Vũ hầu như mất tự chủ, đi chậm chạp, tắm rửa và mặc quần áo hơi khó khăn. Số bạn thân bà trong Nhà Già cũng giảm đi nhiều. Bà ít ra đường vì thời tiết lạnh và nhất là bà hay mệt vì cơn bệnh tiểu đường hành hạ.

Vy bây giờ cũng gần 60 và sức khỏe bắt đầu yếu đi, không còn đủ sức nấu ăn cho bà mẹ thường xuyên. Mặc dù Vy còn 9 anh em khác nhưng các con dâu bà Vũ thì bà không thích làm phiền về việc nấu ăn cho bà. Trong 5 cô con gái của bà Vũ thì chỉ có Vy là nấu ăn hợp khẩu vị bà trong khi đó các cô khác trẻ hơn lấy chồng tây và nấu thức tây cho bà thì bà từ chối. Nghĩ về tương lai muốn cho mẹ già được ăn uống đầy đủ và có dịch vụ y tế tốt, Vy bắt đầu đi tìm những Nhà Già khác có cho ăn uống ngày 3 bửa và bảy ngày trên bảy. Nhà Già bên Montreal thì chẳng thiếu gì nhưng toàn là người Gia nả Đại ở hay giá cả hơi mắc quá túi tiền bà Vũ. Đầu năm nay Vy tìm được một viện DL công giáo tên Providence, nơi đây dịch vụ lịch sự, có y tá túc trực, cung cấp thức ăn 3 buổi và gần chỗ con cái bà hơn. Viện DL Providence có hơi mắc hơn Rosemount Senior Home một chút nhưng với tiền bà Vũ tích lũy sau khi bán nhà riêng bà thì cũng có khả năng bù đắp vào đến những 20 năm tới.

Trước khi dọn ra Nhà Già Rosemount, cô quản lý Nhà Già Rosemount hỏi bà Vũ lý do tại sao bà quyết định dọn đi nơi khác và có điều gì bà không hài lòng về dịch vụ ở đây. Bà Vũ trả lời:

– Tôi ở đây hơn 8 năm và quen nhiều bạn bè, tôi đâu muốn dọn ra nhưng vì ở đây nói thật với cô việc ăn uống càng ngày càng tệ, món ăn thì bớt phần thịt lại và không hợp khẩu vị với tôi mặc dù là thức ăn VN. Trước khi đi ngủ tôi cứ cảm thấy lúc nào cũng đói vì thiếu chất đạm trong phần ăn.

– Cách đây không lâu ban lảnh đạo thành phố Montreal về Nhà Già có làm trưng cầu dân ý để họ tìm cách cải thiện cuộc sống trong các Nhà Già ở Montreal. Hầu như đa số các cụ đều cho biết “rất hài lòng” cuộc sống ở đây. Bây giờ các cụ bảo là không hài lòng vì cái này cái nọ. Tức nhiên chính các cụ hại các cụ đấy. Cô quản lý diện giải.

– Tôi có trò chuyện với nhiều bạn bè trong Viện, tất cả đều có cùng ý nghĩ như tôi. Sở dĩ chúng tôi không giám nói thẳng vì sợ họ “trả thù” và cắt bớt các dịch vụ. Bà Vũ trả lời.
– Các cụ lầm to rồi đây là xứ tự do, các cụ không hài lòng điều gì thì các cụ trực tiếp nói với chúng cháu. Chúng cháu sẽ tìm cách giúp các cụ để có cuộc sống thoải mái hơn kia mà. Trên giấy tờ hẳn hoi các cụ bảo là rất hài lòng rồi bây giờ Hội Đồng Quản Trị thành phố đã có bằng chứng là dịch vụ ở đây rất tốt nên họ sẽ không đầu tư gì hết để cải thiện đời sống trong viện này.

Thế rồi Bà Vũ rời nhà già Rosemount và dọn vào viện DL Providence đầu tháng 3 năm 2016.

Đặc biệt nhà già mới Providence này đa số các cụ ở tuổi từ 80 đến 100.

Vào đây vài tuần đầu bà tỏ ra vui hơn môt tí. Trong Nhà Già mới này cũng có hơn 20 người VN mà đa số là dân trí thức nên cách đối xử với nhau cũng có khác. Bà Vũ tỏ ra vui lắm. Nhưng nét vui ấy chỉ vỏn vẹn được vài tuần vì những người VN đến trước bà hoặc có cặp có đôi vợ chồng. Những cặp khác thường là 2 bà già hợp jeu với nhau nên lúc nào cũng đi ăn chung, sinh hoạt chung với nhau và bám với nhau như một cái phao. Bệnh cô đơn là căn bệnh chung cũa người già và khi tìm được một người hợp gu họ thường bám díu với nhau thật chặt và rất sợ bị tách rời. Vì thế bà Vũ vẫn chưa tìm được người tâm đầu ý hợp. Những lúc rảnh rỗi bà vô iPad để nghe nhạc VN trong YouTub. Cứ mỗi vài tuần iPad bắt phải upgrade mà bà Vũ không biết tiếng Anh và không rành tiếng Pháp lại điện thoại các con và cằn nhằn phải lên Viện DL để sửa gấp cái iPad. Người già bây giờ ít kiên nhẫn vì có nhiều thì giờ rảnh rỗi nên một chuyện nhỏ nhặt cũng trở thành nghiêm trọng. Nhiều lúc Bà lại bị lọt vào sự cô đơn hụt hẫn một lần nữa.

Trong những nghiên cứu mới nhất thì bệnh cô đơn đang là tác nhân gây ra nhiều cái chết ở con người. Cô đơn ở tuổi già trở thành bi kịch và tác động rất nhiều đến sức khỏe con người. Bà Vũ vẫn biết rằng để làm giảm cô đơn thì bà phải ra ngoài đi bộ, đọc sách xem tv, lên mạng tìm bạn, sinh hoạt với người hợp gu. Kẹt nỗi bà dọn vào viện lúc mùa đông, tuyết phủ đầy đường rất dễ gây tai nạn cho người già nên bà ngại ra đường. Đọc sách, lên mạng hay xem TV thì mắt bà lúc mờ lúc tỏ nên bà không làm được. Người hợp gu thì chưa có vì thế các con cháu bà lần nữa lục tụt thay phiên vô viện DL thường xuyên thăm bà.

Trong khi đó chồng bà Vũ là ông Xuân hơn bà khoảng 8 tuổi tức trên 80 khi bà Vũ vào nhà già thì ông Xuân xin vào Viện Dưỡng Lão Lafayette vì nơi đây có dịch vụ y tế đầy đủ 24 trên 24, cho ăn 3 buổi và 7 ngày trên bảy.

Vài năm trước khi vào viện DL, ông Xuân bị phẫu thuật cột xương sống. Ông nằm viện được hơn 1 năm thì hai chân yếu đi và lúc nào cũng đi bằng sáu chân (walking cart). Cảm thấy quá yếu năm 2009 các con xin cho cụ Xuân vào Viện DL Lafayette. Các con ông đều tất bật đi làm, đều có con cái cần chăm sóc nên không còn đủ thì giờ lo cho bố mẹ, thì nhà già hay viện DL vẫn tốt hơn vì có người túc trực 24 tiếng mỗi ngày và cho ăn uống đầy đủ hơn là ở nhà riêng.

Trong viện DL ông Xuân có nhiều thời gian rảnh rỗi. Sau khi xem chán TV hay dọc iPad ông điện thoại cho tất cả các con mỗi ngày ở Canada cũng như bên Mỹ. Các con cháu ông Xuân cũng khá cực với ông vì Microsoft thường xuyên cập nhật chương trình của iPad. Mỗi lần cập nhật như thế ông Xuân không thể nào mở máy iPad, nên tỏ ra cáo kỉnh điện thoại gấp cho con cháu vào viện sửa iPad cho ông. Nói đúng ra hằng giờ ông điện thoại để nhắc nhở con cháu xiêng năng vào viện DL thăm ông. Cách đây 2 năm chị của Vy tên Hằng vừa mới về nghỉ hưu ở tuổi 59. Ông Xuân biết chị Hằng luôn có mặt ở nhà nên ông gọi điện thoại từ tờ mờ sớm lúc 5 giờ sáng đánh thức chị dậy có lúc nói là khó ngủ hay phải vô viện DL gấp vì ông cần chị đưa ông đi nhà thương vì khó thở hay trở trời cảm cúng. Thực ra với cái tuổi gần 90 ông cụ sức khỏe yếu kém là chuyện bình thường. Ngoài ra ông Xuân muốn lúc nào cũng phải có con cái bên cạnh chăm sóc ông như một đứa con nít. Sau nhiều lần bị làm phiền quá nhiều nên chị Hằng không thèm bắt máy điện thoại. Ông Xuân tìm cớ gọi 911 và bầy lý do tố cáo cô con gái dựt tiền ông gửi để họ gửi CS đến can thiệp giùm ông. Cảnh sát đến Viện DL làm enquete rồi quay ngược về nhà cô Hằng lập biên bản. Những chuyện gia đình ồn ào như thế xảy ra liên tục, kết cục cũng chẳng đến đâu mà ngược lại dân Gia Nả Đại ở chung với ông Xuân tỏ ra thái độ bực bội ông vì chuyện gia đình không đâu. Ông Xuân càng ngày càng cảm thấy cô đơn và tìm cách này cách nọ để đì con cháu và muốn chúng nó quan tâm vào viện DL thăm thường xuyên hơn.

Có lần vợ chồng Thụy đến thăm ông. Ông Xuân ngồi kể lể chuyện ngày xưa, khó khăn lắm ông mới đưa được cả đại gia đình qua đây. Sau đó ông đi làm xa, cực khổ tứ bề chỉ mong cò đủ tiền nuôi tất cả các con ăn học thành tài đến nơi đến chốn. Bây giờ ông mong muốn các con có hiếu mà đền bù lại công nuôi dưỡng của ông. Bài ca này ông từng nói với tất cả các con mỗi khi có dịp. Thụy hơi bực mình ông bố vợ và trả lời “Ba à bên xứ này nuôi con tốt là một bổn phận thiên liêng của bố mẹ. Chúng con chỉ mong cố gắng nuôi con cái tốt, đối xử với chúng hòa hợp chứ chúng con không có một hi vọng mãi mai nào là con cái phải trả công sau này. Vì nếu mình đặt nhiều kỳ vọng vào con cái thì sau này mình sẽ thất vọng vô cùng”. Các con ông Xuân dần dần mệt mỏi về vấn đề chăm lo sức khỏe bà Mẹ bây giờ đến phiên ông bố đầy đọa con cháu. Các con tỏ ra mệt mỏi với bố mẹ già.

Chúng tôi nghiệm ra rằng làm bố mẹ không nên đòi hỏi quá nhiều, quá khả năng con cái mình. Những gì cha mẹ làm được cho con khi còn nhỏ dại, khi chúng còn sống chung với mình thì hãy tạo điều kiện cho con cái mình làm tốt công việc đó cho con cái chúng ngày nay. Đừng buồn vì chúng không làm được những điều mà chúng ta làm cho chúng lúc nhỏ. Thí dụ khi đi làm việc bên xứ sở này, hãng cho phép nhân viên nghỉ phép để lo cho con cái chứ họ không cho nghỉ phép để lo cho bố mẹ đâu. Nếu đầu óc chúng ta thông cảm cởi mở thì sẽ thấy không có đứa con nào bất hiếu hết và như vậy mình cũng cảm thấy vui vẻ không áy náy vì sự phiền hà hờn trách của mình. Mấy ông bà cụ luôn bất mãn với con cái của mình sẽ là những người đau khổ cho đến chết và cũng là lý do đẩy xa con cháu mình thêm. Lòng thông cảm bao dung nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho mọi người.
——–oOo——-
Ngày xưa người Việt mình sống đến 60 tuổi được xem là đã già.
Bạn bè cùng lứa với tôi ngày nay đã trên 60, đã hay chuẩn bị ngày về hưu.
Ở xứ tạm dung này mùa đông dài đăng đẳng hơn 6 tháng. Tuyết trắng mang màu ảm đạm phủ kín sân nhà hơn năm tháng làm cho cuộc sống người già hẩm hiu hơn.

Mỗi khi vào viện dưỡng lão thăm bố mẹ thấy mà thương cho họ. Nhìn các cụ thui thủi sống cô đơn một mình trong các viện, có cụ đi tới đi lui nhìn người ta ra vào mà không hiểu họ làm gì, có cụ ngồi một mình xem ti vi, còn các cụ khác mang gậy đi từ đầu hành lang đến cuối dẫy hành lang để khuây khỏa vì không đi được ngoài vườn phủ đầy tuyết trắng.

Trái với người già bên Việt Nam sống chung vui vẻ trong cùng mái ấm gia đình với con cháu đầy đàng. Ăn uống luôn được người thân quan tâm chiếu cố. Ra đường người già ở VN được kính trọng – kính lão đắc thọ nên các cụ ít bị tủi thân. Đi đâu người ta cũng nễ nang. Các quyết định quan trọng trong gia đình đều nằm trong tay các cụ. Trong khi đó các cụ trong viện dưỡng chỉ được con cháu mỗi tuần đến thăm một lần là may lắm rồi. Ăn uống thì các cụ không hài lòng cho lắm vì là thức ăn tây phương không thể so sánh với phở, bún bò huế hay chả giò của VN mình. Còn các viện dưỡng lão dành riêng cho người Á châu thì thức ăn bị ban quản trị cắt xén nên cũng kém ngon nhạt nhẽo và thiếu chất đạm cho các cụ. Nói chung người già VN mình đều bị hụt hẫng đủ thứ – từ tinh thần đến thể xác.

Ở bắc Mỹ này tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời, ăn uống kém ngon, thị lực yếu kém mà còn phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra. Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.

Nghỉ hưu thường được nhiều người xem là bước ngoặt của cuộc đời. Dự lường những biến đổi tâm lý có thể diễn ra như sốc vì có cảm giác mình không còn giá trị, lo lắng vì nghĩ không được người khác tôn trọng…, nhiều người đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình các kế hoạch từ công việc đến sức khỏe.

Đa số những người về hưu sẽ có cảm giác buồn chán và tâm lý hụt hẫng khi “bỗng dưng quá nhàn”. Mặc dù sự gia tăng tuổi tác có thể gây ra các khó khăn cho thị lực nhưng các chuyên gia khuyến khích người già đừng từ bỏ việc đọc và học cách thích ứng với hoàn cảnh mới.Vậy chính xác điều gì diễn ra trong não khi chúng ta đọc?

“Bộ não luôn tạo mới các nút giao giữa các tế bào thần kinh nhờ những kích thích như đọc sách”, chuyên gia y tế và là chủ tịch Hội Lão khoa Đức, ông Manfred Gogol giải thích. Một nghiên cứu mới của châu Âu đã phát hiện ra rằng, sức khỏe của một người cải thiện đáng kể sau khi họ nghỉ hưu, do họ có giấc ngủ tốt hơn, tập thể dục nhiều hơn và ít căng thẳng hơn. Theo kết quả của nghiên cứu này, người về hưu nếu có thể, khoảng 40 phút của giấc ngủ mỗi đêm và có 10% khả năng tập luyện thường xuyên.

Điều này làm tăng sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, giảm 25% đến gặp bác sĩ so với những người vẫn đang làm việc ở tuổi đó. Vì thế ông Gogol đề nghị đọc những cuốn sách có nội dung thực sự hấp dẫn chính người đọc. Nếu một cuốn tiểu thuyết quá dài gây mệt mỏi thì hãy thử đọc những truyện ngắn, các bài viết về xã hội…

Khả năng chuyển đổi từ ngữ sang những hình ảnh tinh thần là rất tốt cho hoạt động nhận thức. Đọc cũng giúp cải thiện vốn từ vựng, cách sử dụng ngôn ngữ và khả năng tập trung, theo chuyên gia Simone Helck, tổ chức thúc đẩy và phát triển chiến lược chăm sóc người cao tuổi Deutsche Kuratorium Altershilfe (Đức).

Thông thường người có tuổi ở hải ngoại hay bị mắc phải 3 cao và 1 thấp.
Ba cao là – cao huyết áp (high blood pressure), cao đường (diabetes) và cao mở (cholesterol). Hơn nữa các cụ hay bị chứng loãng xương, xương khớp bị phong thấp (arthritis). Các bác sỹ khuyên người già nên tập luyện thể xác và ăn uống lành mạnh để có cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn. Thông thường các cụ buồn chán vì thiếu sự chăm sóc của con cháu, ăn uống không ngon miệng vì 3 cái thiếu sau đây:

Cái thiếu thứ nhất là thiếu vận động – Độ tuổi 55-65 thường có những thay đổi lớn về thể trạng, quá trình lão hóa diễn ra khá nhanh, cần tăng cường vận động nhẹ nhàng để giảm quá trình này. Chú ý, không nên vận động quá mạnh, cần tạo sự cân bằng giữa động và tĩnh thông qua các hoạt động hàng ngày như sinh hoạt câu lạc bộ, tập dưỡng sinh, chăm sóc vườn hoa cây cảnh… Bên cạnh đó, cần đảm bảo cân bằng trong tư duy, tránh hưng phấn và ức chế quá mức, không nên để tư duy nghỉ ngơi quá lâu, tức là tâm phải tĩnh tại, phải ổn định. Để tránh sự nhàm chán, lời khuyên cho người về hưu là nên đa dạng loại hình hoạt động trong nhà cũng như ở ngoài trời, hoạt động tinh thần, hay vận động cơ thể, hoạt động tập thể hoặc cá nhân phù hợp với sở thích và khả năng của mình nhất, để khỏi có những ngày ngồi không khi cuộc sống thay đổi.

Theo các nhà tâm lý thì khi phụ nữ đến tuổi về hưu, nội tiết tố suy giảm cùng lúc với những diễn biến âm thầm trong cơ thể khiến cho họ phải đối mặt với các bệnh: tim mạch, loãng xương, tiểu đường… Còn nam giới khi về hưu, ngoài hói đầu, bụng phệ, cơ bắp mềm nhão thì có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao, xương khớp… Để tránh bệnh tật cũng như tổn thương về tâm lý, mọi người nên lên chương trình tiền về hưu, nghĩa là bàn giao công việc từ từ để không bị hụt hẫng và chuẩn bị chương trình, kế hoạch sau khi về hưu, gồm: Thời gian, kinh tế, các hoạt động và mối quan hệ dự kiến thay thế công việc và quan hệ đồng nghiệp…, chẳng hạn như du lịch, làm từ thiện, chăm sóc con cháu, nghiên cứu trên mạng, hoạt động nghệ thuật, tham gia các lớp thiền, Yoga hay càn Khôn Thập Linh, v.v…

Ở tỉnh nhỏ chúng tôi đang cư ngụ, các bạn già về hưu tổ chức đi bộ mỗi sáng bằng cách hẹn tụ họp ở cafeteria của Costco ăn sáng nhẹ lúc 9 giờ với croissant và ly café. Sau đó mọi người cùng nhau đi bộ 2 tiếng đồng hồ quanh thành phố rồi về nhà nghỉ ngơi và lo cho việc nhà. Mỗi tối từ 7 giờ đến 9 giờ mọi người đến một trường trung học có hơn 10 bàn ping pong để các vị giải trí và có dịp trò chuyện cho hết ngày.

Một nghiên cứu mới của châu Âu đã phát hiện ra rằng, sức khỏe của một người cải thiện đáng kể sau khi họ nghỉ hưu, do họ có giấc ngủ tốt hơn, tập thể dục nhiều hơn và ít căng thẳng hơn. Theo kết quả của nghiên cứu này, người về hưu nếu có thể nên lấy 40 phút trước giấc ngủ mỗi đêm tương đương với 10% thời gian để tập luyện thường xuyên. Điều này làm tăng sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, giảm 25% đến gặp bác sĩ so với những người vẫn đang làm việc ở tuổi đó.

Cái thiếu thứ hai là thiếu bạn – bạn bè rất quan trong đời sống hàng ngày của con người từ khi đứa bé vào đời đến cụ già lú lẩn.Tình bạn vốn là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng được trân trọng. Một người có thể có rất nhiều bạn tuy nhiên không phải ai cũng có một người bạn thân hay một tình bạn chân thành. Đôi khi sự bận rộn của cuộc sống cuốn chúng ta vào khiến con người dần trở nên lãnh cảm. Tuy nhiên, trong một giây phút nào đó, khi người ta cảm thấy cô đơn, trống trải họ mới thấy việc có một người bạn bên cạnh ý nghĩa đến nhường nào. Đó là người hiểu về quá khứ của ta, tin tưởng vào tương lai của ta và chấp nhận con người hiện tại của ta. Sự tồn tại của một người bạn không phải là luôn nhìn thấy bằng mắt mà là luôn cảm nhận bằng trái tim.Trong sự cô đơn, trong đau ốm, trong bối rối – nhận thức về tình bạn khiến ta có thể bước tiếp, thậm chí ngay cả khi bạn ta bất lực không thể giúp ta. Họ ở đó là đủ rồi. Tình bạn không phai nhạt bởi không gian hay thời gian, bởi sự giam cầm của chiến tranh, bởi khổ đau hay sự im lặng. Chính trong những thứ đó mà nó bắt rễ sâu nhất. Chính từ những thứ đó mà nó nở hoa

Cái thiếu thứ ba là thiếu… ăn.

Khi ta còn nghèo thì lo ăn no mặc ấm. Đến khi ta khá giả hơn thì cố ăn ngon mặc đẹp. Đến lúc có tuổi thì ăn chơi mặc kệ và đến khi không còn răng nữa thì ăn chay mặc niệm…chú ý nhu cầu dinh dưỡng người già là rất cần thiết. Theo đó, trong chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi, phải đảm bảo sự hợp lý giữa các loại thức ăn. Các nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng phải cân bằng với đạm, chất xơ. Không nên dùng quá tỷ lệ một dưỡng chất nào đó. Ngoài ra, đừng vì lo ngại người già ăn nhiều sẽ gặp nhiều bệnh mà quá kiêng khem, dẫn đến thiếu chất, cơ thể sẽ mệt mỏi.

Như vậy, sự cân bằng mọi mặt đời sống sau khi về hưu là rất quan trọng. Người già nên lưu ý tránh những áp lực của cuộc sống, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường các mối quan hệ và sinh hoạt tại cộng đồng nhằm đảm bảo tâm sinh lý, sống khỏe, sống có ích.

Lắm lúc ngẩm nghĩ lúc nào về hưu mới đúng lúc, ta sẽ ở đâu và vợ chồng tôi sẽ ở với ai thì tôi thở dài ngao ngán. Vào Nhà Già ở suy cho cùng cũng là một giải pháp tốt nhất. Thực ra Nhà Già ở Canada thật sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, nhân viên phục vụ tử tế, không có gì đáng phàn nàn.

Cuộc sống tự nó là điều kỳ diệu. Lúc mầm non son trẻ luôn vươn lên để sống là kỳ diệu. Lúc già kiệt lú lẫn yên phận cũng là kỳ diệu. Đừng quá bi quan vì tuổi già. Chúng ta không mãi duy trì được hình thức bên ngoài tốt đẹp, nhưng có thể giữ ấm trái tim với đồng loại cho đến lúc ngừng nghỉ.

Tuy nhiên tôi vẫn tự hỏi liệu đời sống người già là một diễm phúc tốt lành hay một sự kém may mắn vì phải sống trong bốn bức tường cho đến lúc ra đi vĩnh viễn…

Nguyễn Hồng Phúc
Montréal, Canada..