HỌC THEO GƯƠNG GIA ĐÌNH THÁNH GIA

HỌC THEO GƯƠNG GIA ĐÌNH THÁNH GIA

“Cười người hôm trước hôm sau người cười”, đây là câu truyền miệng đến với nhân gian mà ở nước nào cũng có, nghĩa là chúng ta đừng có cười chê ai hết bởi hôm trước ta người người thì đến mai người cười lại.   Vâng, thưa nhất là những gì xẩy ra ngay trong gia đình, trong họ hàng của chúng ta.   Thường chúng ta thích chê bai người, nói hành nói xấu người bởi vì chúng ta thiếu tự tin ở chính mình nên đâm ra ghen ghét và tìm cách hạ người ta xuống bằng cách truyền miệng nhau để bêu xấu người mình ghen ghét, có phải?.

Thường con người chúng ta thích sống mầu mè, chuộng vẻ bề ngoài để mọi người thấy rõ tầng lớp đứng trong xã hội của mình như giầu có trong kinh doanh, giầu có trong bằng cấp và giầu có trong sự may mắn mà có được.   Nhưng có mấy ai tỏ ra khiêm nhường trước mặt người đời đâu mà lại không tự khoe về chính mình cùng gia đình mình.   Hay không đủ thì mời mọi người đến để khoe của cải mình mua sắm thật ngay trong nhà để được người ta tấm tắc khen lấy khen để vì mình giầu có thật chớ không phải đứng dựa xe thiên hạ hay vào nhà thiên hạ mà chụp hình rồi bảo là xe và nhà là của mình sắm, có phải?.

Thường con người chúng ta không làm điều gì hay sống theo gương của gia đình Thánh Gia, là một gia đình Thánh thiện, toàn mỹ và luôn kính trọng lẫn nhau; không một ai dẫm chân lên ai hay đi ngược lại với vai vế trong gia đình như trong miền nam chúng ta thấy có rất nhiều người phận làm em nhưng vì giầu có thì lại chễm chệ gọi anh chị của mình là mày xưng tao cách tỉnh bơ như cả nhà cho phép?.   Bởi khi giầu có con người ta đổi từ đen thành trắng, từ trắng thành đen có nghĩa họ đi lột da cho trắng để che đi cái gốc gác nghèo hèn của mình ngày xưa thân ái, có phải?.

Chúng ta có nhớ rằng ngày xửa ngày xưa khi Thiên Chúa có hứa với cha ông chúng ta rằng Người sẽ không luận phạt con cái người bị ngập lụt suốt 40 ngày đêm như trước nữa nhưng thiên tai ở nhiều nơi vẫn cứ còn tiếp diễn từng năm, từng năm là vì sao? Vì có thể, có thể thôi là dân ngày xưa còn ít hơn bây giờ thì quá nhiều.    Và cũng có thể dân ít thì phạm tội ít, dân nhiều thì phạm tội nhiều nên Chúa nổi giận và nói cho cùng thì ai hiểu được Thiên Chúa hay nói trúng được ý Chúa, có phải?.

Thiên Chúa Người luôn yêu thương con người mà Người đã tác tạo ra hình ảnh giống Người nên Người đã cho Chúa Con Giêsu giáng trần để sưởi ấm cho toàn thể nhân loại con người chúng ta … Thấy và hiểu rằng sự giầu có ở trần gian chẳng là gì cả nhưng ơn Cứu Độ của Ngài mới là tất cả và là thiết yếu cho từng con người của chúng ta.    Hẳn ai cũng thấy rằng gia đình Thánh Gia là một gia đình rất ư là nghèo chẳng có gì cả, nhưng cả ba Đấng đều rất hạnh phúc vì sao? Thưa vì ba Đấng đã sống cách tốt đẹp, chu toàn trách nhiệm cùng bổn phận trong gia đình nhỏ bé, chấp nhận tất cả thử thách trong cuộc đời mà Thiên Chúa trao ban trong khả năng, trong thân xác của người phàm, có phải?.

Nên lạy Thiên Chúa là Thiên Chúa càn khôn! Xin thương giúp gia đình của tất cả chúng con cũng cố gắng sống cách tốt đẹp theo gương của ba Đấng để đẹp lòng Chúa và đẹp lòng người.   Tránh cho chúng con sống soi mói, tò mò, nói hành nói xấu người khác rồi thêm mắm thêm muối để mang lại đau khổ cho người mình nói xấu đó … Mà sống chú trọng vào linh hồn sống đời của mình cùng chia sẻ trong gia đình; cho những người khó nghèo với những cảnh đời đau khổ, gánh chịu khác nhau như bị bệnh lạ, bệnh nan y, bệnh AIDS, v.v… Chúng con toàn khắp thế gian cúc cung, bái lạy và hát khen mừng Chúa Giáng Sinh ra đời; Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

27 tháng 12, 2017

Cha chúc con ‘bất hạnh và đau khổ’ trong lễ tốt nghiệp, vô số bà mẹ tán dương

 

Cha chúc con ‘bất hạnh và đau khổ’ trong lễ tốt nghiệp, vô số bà mẹ tán dương

Trên thế gian này, các đấng sinh thành đều mong muốn con cái được hạnh phúc và vui vẻ. Tuy nhiên có một người cha trong ngày vui của con, lại chúc con trai mình bất hạnh và đau khổ. Vì sao bài diễn thuyết này của ông được cộng đồng mạng tán thưởng và lan tỏa nhanh chóng như vậy?

Mọi người đừng vội cho rằng đây là người cha “máu lạnh” và “độc ác”. Có khi nào đó là cách thể hiện tình yêu thương khác biệt của một người cha thông minh dành tặng cho con mình?

Vậy người cha có những lời chúc đặc biệt ấy là ai?

Ông chính là John Roberts – Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ông được mời tham gia đọc bài diễn văn tại buổi lễ tốt nghiệp của trường trung học Cardigan, nhưng không phải với tư cách là một chánh án mà là một người cha. Và lời chúc “chúc con bất hạnh và đau khổ” được cả thế giới tán dương .

John Roberts là chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Ông đảm đương chức vụ này từ năm 2005, được tổng thống George W. Bush bổ nhiệm sau khi Chánh án William Rehnquist đột ngột qua đời.

John Glover Roberts, Jr. (sinh ngày 27 tháng 1 năm 1955) là Chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. (Ảnh: wikipedia.org)

Thông thường các bài diễn thuyết trong các buổi lễ tốt nghiệp, là dịp các phụ huynh nói lên những lời cảm kích với nhà trường, với thầy cô giáo và khuyến khích trẻ chào đón một tương lai tốt đẹp hơn, dẫn dắt con mình hướng đến những điều tươi sáng. Tuy nhiên khi tham dự buổi lễ tốt nghiệp trung học của Jake, cậu con trai 16 tuổi của mình, vị chánh án này lại vào đề với những lời lẽ như một nhát kiếm sắc nhọn đối với bọn trẻ:

“Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi…”.

Khi ông nói ra những lời này, những cô cậu học trò phía dưới khán đài đều ngỡ ngàng, bởi từ trước tới nay mọi người đều nói với chúng rằng “Cuộc sống tương lai sẽ càng trở nên tốt đẹp và càng có nhiều hy vọng hơn”. Còn vị chánh án này thì ngược lại, ông đang diễn thuyết trên khán đài và nói với chúng: “Những ngày tháng tốt đẹp đã chấm dứt rồi”.

Tiếp theo đó, bằng những lời nói mang đầy ngữ khí “khó nghe”, vị chánh án bắt đầu bài diễn thuyết của mình:

“Ta hy vọng con có thể gặp phải một chút đối xử không công bằng, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.

Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể lĩnh hội được tầm quan trọng của sự chân thành.

Ta hy vọng con thường xuyên cảm nhận được sự cô đơn, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè đối xử tốt với mình không phải là chuyện đương nhiên, người ta không thiếu nợ con.

Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của cơ hội và vận may, con mới có thể hiểu được sự thành công mình có lẽ chỉ là bởi vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời. 

Ta hy vọng khi con gặp thất bại, đối thủ của con có thể châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào. 

Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. 

Ta nói những điều này với con, bởi thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có hiểu những điều ta nói hay không”.

Bằng những lời nói mang đầy ngữ khí “khó nghe”, vị chánh án đã cho bọn trẻ một bài học quý giá khi đối diện với một xã hội phức tạp. (Ảnh: wikipedia.org)

Cộng đồng mạng sau khi nghe được những lời diễn thuyết này đã vô cùng khen ngợi và đồng thuận.

Những đứa trẻ 15, 16 tuổi đang hồn nhiên vô tư chuẩn bị tốt nghiệp trung học, đã bắt đầu có nhân sinh quan và thế giới quan của bản thân mình, đầy hăng hái nhiệt tình. Tuy nhiên, khi đối diện với một xã hội phức tạp, ngoài bầu nhiệt huyết hăng hái thì không hề có bất kỳ sự chuẩn bị gì.

Cá nhân tôi cho rằng cho rằng đoạn diễn thuyết này rất tuyệt vời, những đứa trẻ nghe được đoạn diễn thuyết này sẽ học được nhiều điều mới lạ.

Những lời “khó nghe” này giống như gậy cảnh tỉnh, là những điều tinh túy nhất được chắt lọc lại. Tuy từ ngữ không mỹ miều nhưng được nói lên từ tận đáy lòng của một người cha, mong muốn con mình học cách đối mặt với một xã hội phức tạp với tâm thái cân bằng, ứng xử đúng đắn trước những gian nan gập ghềnh trong cuộc sống.

Ngay cả các bậc làm cha làm mẹ, cũng rút ra được nhiều bài học quý giá:

1. Đừng nên luôn biến con trở thành trung tâm của thế giới, đôi khi hãy học cách lơ là với chúng

Bạn không nên chăm sóc thái quá hay quá chú ý tới trẻ. Bởi vì khi con trẻ bước vào trường học, gia nhập cộng đồng xã hội, chúng sẽ phát hiện trên thế giới này, không phải ai cũng yêu mến chúng, có người thương thì sẽ có kẻ ghét. Bởi vậy cần rèn luyện cho chúng có đủ năng lực chịu đựng để đối diện với tất cả những điều không như ý trong cuộc sống này.

Hãy dám “buông tay” cho con mình trải nghiệm những “gian khổ” trong cuộc sống ngoài xã hội. Nơi mà trẻ sẽ ý thức được các giá trị sống trong tinh thần tập thể, cùng làm, cùng chơi và biết xây dựng ý thức trách nhiệm cho bản thân mình.

2. Khi con bạn bị bạn bè bỏ rơi, đừng nên vội vàng tới bên an ủi vỗ về chúng

Khi nhìn thấy con ngồi đơn độc trong một góc, còn nhóm bạn của chúng đang cười nói vui vẻ, điều bạn cần làm là không nên kéo con đi tìm người bạn khác hay bắt nhóm bạn kia cho con chơi cùng. Hãy để con bạn tự hiểu rằng thế nào là sự cô độc, thế nào gọi là bạn bè.

Một người từng nếm trải sự cô độc, mới có thể hiểu được tầm quan trọng của tình bạn. Khi rời xa khỏi sự che chở của gia đình, con bạn sẽ phải tự học cách hòa nhập với cuộc sống.

Khi rời xa khỏi sự che chở của gia đình, con bạn sẽ phải tự học cách hòa nhập với cuộc sống. (Ảnh: time.com)

3. Khi con bạn gặp phải những điều đen tối trong xã hội, đừng tìm cách che mắt chúng

Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng con cái mình có môi trường sinh hoạt trong sáng và tốt đẹp, không phải đối diện với mặt xấu tối tăm của xã hội, nhưng liệu điều này có thể xảy ra?

Chúng ta luôn hy vọng con cái có sự thiện lương, lại càng hy vọng chúng có năng lực phân biệt thị phi đen trắng. Khi xã hội ngày càng biến động, những việc tốt càng vơi đi, việc xấu thì xuất hiện tràn lan, liệu con bạn có tránh được tất cả những điều xấu ảnh hưởng không? Điều cần làm là bạn nên dạy con cách đối diện chứ không phải là trốn tránh. Hãy cố gắng gieo vào trái tim bé nhỏ của con trẻ hạt giống của sự thiện lương. Có hạt giống ấy nảy mầm và tươi tốt, trẻ sẽ biết cách xử trí thế nào trước những rối ren.

4. Khi con bạn phát hiện những gian nan vất vả trên đường đời, đừng nên rót những giọt mật ngọt ngào cho chúng

Đời người vốn có rất nhiều nỗi khổ, khi con nói với bạn “học hành rất khổ”, “tập đàn rất khổ”, hãy giúp chúng hiểu được “khổ” là một việc tất yếu trong thế gian này. Trẻ con cần đi học, người lớn cần đi làm.. đây chính là trách nhiệm và gánh vác mà con người cần thực hiện khi sống trong thế gian này.

Tóm lại ngay từ khi trẻ còn nhỏ, đừng nên sợ cho con chịu một chút khổ, chịu một chút khó khăn. Những đứa trẻ từ bé chưa từng chịu khổ, tương lai khi sẽ phải chịu càng nhiều nỗi khổ hơn, thì liệu lúc đó chúng sẽ đối diện ra sao?

Theo soundofhope.org Bình Nhi biên dịch

LỜI NGUYỆN TẠ ƠN


LỜI NGUYỆN TẠ ƠN

Trần Mỹ Duyệt 

Lạy Chúa là Cha con và là Thiên Chúa toàn năng. Vì yêu thương, Chúa đã cho con được ơn sinh ra làm người, nhất là làm con Chúa. Con cảm tạ ơn Ngài, và ước gì đời con là những chuỗi ngày dài vang lên lời tạ ơn. Ngoài Chúa ra, hôm nay con muốn nói lời cảm ơn với một người.

Một người mà thiếu vắng trong cuộc đời sẽ làm cho đời con trở thành lạnh lẽo, cô đơn, và trống vắng, nhưng thường ngày nhiều lần khiến con cảm thấy thừa thãi, nóng nảy và bực bội.

Một người mà lâu lâu không gặp mặt thì nhớ nhung, nhưng khi ở trước mặt lại làm con gai mắt và khó chịu.

Một người mà tiếng nói đem lại cho con ấm lòng và được an ủi, nhưng nghe nhiều sẽ làm cho con nhức đầu, căng thẳng, và đôi khi trở nên trầm cảm.

Một người mà khi không nói thì dịu dàng, dễ thương, nhưng nói lên thì cộc lốc, chua chát, hoặc hằn học.

Một người mà cử chỉ yêu thương, săn sóc, đón đưa làm con ấm lòng, tin tưởng, thấy mình được nâng niu, chiều chuộng, và quan tâm, nhưng đôi lúc lại biến con thành một đứa trẻ ngây ngô, người chồng khờ khạo, và người vợ vô dụng.

Một người mà mỗi đêm về nằm bên con cảm thấy yêu và được yêu, hạnh phúc và hưng phấn, nhưng cũng có nhiều đêm khiến con nằm mơ thấy toàn là ác mộng.

Một người mà nói yêu con, thương con, trung thành với con, nhưng sau lưng lại tằng tịu, lại nhìn ngang, liếc dọc, so sánh thế này thế khác.

Một người thề yêu con trọn đời, yêu con mãi mãi, nhưng hễ có dịp là đòi ly thân, ly dị.

Một người mà luôn luôn coi mình là đúng, là nhất, là phải được chiều chuộng, còn con luôn luôn lúc nào cũng sai, là thứ yếu và phải làm người phục vụ.

Một người mà có những bữa cơm trên bàn dọn lên với những của ngon, vật lạ, bổ dưỡng và thơm ngon, nhưng cũng có những bữa mà món ăn mặn chát, nhạt nhẽo vô vị, những món ăn không mang mùi vị yêu đương, mà là mùi vị của miễn cưỡng, của hận thù.

Một người mà trách nhiệm làm cha, làm mẹ không bao giờ quan tâm, lo lắng, nhưng lại khoán trắng cho mình con, mặc dù vậy, lại luôn chê bai, và bất đồng với con về đường lối giáo dục con cái.

Một người mà mỗi khi nhắc đến công ăn việc làm thì luôn kêu ca, phàn nàn, và bất mãn, nhưng lại không biết chia sẻ với con về những gánh nặng của công việc, về những khó khăn trong cuộc sống.

Và lạy Chúa, Chúa biết tất cả, Chúa biết con muốn ám chỉ người ấy là ai. Nhưng là ai đi nữa thì cũng là người mà Chúa gửi tặng con trong cuộc đời này. Xin Chúa cho con luôn nhận ra người ấy chính là một phần của đời con, một phần của cuộc sống con, và cũng là một phần trong những lựa chọn quan trọng nhất của đời con.

Không riêng gì hôm nay nhưng là mãi mãi, con muốn cám ơn người ấy, cám ơn tất cả những cái tốt và cái xấu, những cái toàn hảo và bất toàn nơi con người ấy. Trong tâm tình cảm ơn, xin Chúa cho con ơn khôn ngoan, can đảm, chịu đựng, và nhẫn nại để sống hài hòa, sống yêu thương, và biết chia sẻ với người ấy bởi vì người ấy là một tặng ân tốt nhất, đẹp nhất, thích hợp nhất mà Chúa đã ban tặng cho con.

 Mùa Lễ Tạ Ơn 2017

From vuisongtrendoi

Hôn nhân là cuộc tình thập giá

 

Hôn nhân là cuộc tình thập giá

 

Trong ngày thành hôn của các đôi bạn trẻ, người ta thường chúc họ trăm năm hạnh phúc, ước mong sao cả hai được sống yên vui suốt cả đời. Chắc hẳn ai ai muốn truyền cho đôi bạn một sức bật đủ mạnh để cả hai bắt đầu dấn bước trên hành trình mới vừa mở ra. Dầu vậy, mẹ cha, anh chị, bạn bè, và biết bao người thân thích không thể phủ nhận, ngoài những sướng vui hạnh phúc, người vợ người chồng cũng phải đối diện với muôn vàn khó khăn trong đời hôn nhân của mình.

Hoa đẹp đến mấy rồi sẽ tàn, tiệc lớn thế nào rồi cũng tan. Những cái bắt tay chúc mừng, những nụ cười và ánh mắt tràn tươi rồi sẽ tắt lặng đi. Chút vinh quang và nổi bật ngày cưới sẽ tan mây, trả lại cho đôi vợ chồng trẻ thực tại cuộc sống. Có ảm đạm và bi quan quá chăng? Không hề! Vì đó là thực tại. Hôn nhân không chỉ có màu hồng, hay đúng hơn, để có màu hồng hạnh phúc miên viễn, nó phải trải qua những ngày mây xám, mưa giông, và bão tố.

Trong nhãn quan đức tin, hôn nhân là tiếp nối câu chuyện tình thập giá. Tình yêu hôn nhân được so sánh với tình yêu của Đức Giê-su với nhân loại. Chúa đã yêu bằng tình yêu hiến tế, tình yêu hy sinh, tình yêu bỏ mình. Nếu theo tư tưởng của người Hy Lạp, trong 3 cấp độ tình yêu: Eros (tình yêu nhục thể), Philia (tình yêu tương quan), và Agape (tình yêu hiến tế), thì tình yêu của Chúa Giê-su là tình yêu cấp độ thứ ba. Hãy xem Ngài đã yêu thế nào: Ngài yêu bằng cách hủy mình đến chết để cứu nhân loại. Thế nên, thập giá trở thành đỉnh cao của tình yêu hiến tế, hay tình yêu hiến tế của Chúa được diễn tả một cách thi vị: “đường tình thập giá.”

Trong đời sống vợ chồng, cả hai sẽ yêu nhau bằng tình yêu xác thịt và tình yêu tương quan, nhưng vì hôn nhân là diễn tả của tình yêu Đức Ki-tô dành cho nhân loại, nên người vợ người chồng cũng được mời gọi đạt đến cấp độ tình yêu thứ ba. Tình yêu hiến tế đòi buộc họ ra khỏi mình để sống cho người mình yêu, đòi họ bỏ đi những ích kỷ để dành hơn cho người bạn đời của mình. Chồng bớt đi những sở thích: thuốc lá, nhậu nhẹt, cafe quá đà để bảo vệ sức khỏe các thành viên và để dành giờ cho vợ con. Vợ bớt đi những rảnh rỗi, những câu chuyện mua vui, những gặp gỡ không cần thiết để bên con bên chồng. Tình yêu ấy đòi cả hai phải yêu bằng hành động hơn bằng lời nói.

Có khi những tính cách và hành xử của người này trở thành thập giá của người kia, nhưng tùy cách nhìn để đón nhận và để thăng hoa tình yêu.

Lỗ mũi mười tám gánh lông,

Chồng thương chồng bảo tơ hồng trời cho…

Đi chợ thì hay ăn quà,

chồng thương chồng bảo về nhà đỡ cơm… 

Ca dao ghi lại những trái khuấy đã được hóa giải nên thơ thế đó, và người vợ người chồng muốn họa theo bản mẫu tình yêu Đức Giê-su và Hội Thánh cũng được mời gọi đón nhận sự khác biệt để đời hôn nhân được kết trái đơm bông.

Cả những sóng gió ba đào và muôn vàn trắc trở cũng trở thành thuốc thử cho tình yêu mang tên hiến tế: khi con đau vợ ốm, lúc to tiếng và chiến tranh, khi im lặng và hiểu lầm, những lỗi lầm và đổ vỡ, những thua thiệt và thất bại. Khi đối diện với những bách hại và đớn đau trong đời Ngài, Chúa Giêsu đã không trốn chạy, không kêu ca, không than thân trách phận. Ngài không đổ lỗi, không kết tội, không đay nghiến… Trái lại, Ngài đón nhận tất cả vì yêu. Ngài đã đi hết con đường tình thập giá cách ngoạn mục và vẻ vang nhờ lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối vào Cha của Ngài. Soi chiếu vào gương mẫu của Chúa, người vợ người chồng một lần nữa được mời gọi hành xử như Chúa Giêsu. Những khó khăn thử thách sẽ là phương tiện để cả hai chứng tỏ tình yêu của mình là tình yêu đích thực. Cứ như thế, tình yêu ấy trở thành sao bản của tình yêu mẫu mực của Đức Giê-su Ki-tô.

Thật tuyệt vời khi chúc nhau có một cuộc sống toàn màu hồng của niềm vui và hạnh phúc. Nhưng sẽ thực tế hơn khi chúc nhau biết tín thác cậy trông vào Chúa, biết nài xin Ngài để có thể vượt qua những ngày xám ngắt và đi đến những ngày nắng hồng, vượt qua những khác biệt, khó khăn, thử thách để yêu nhau nhiều hơn. Suy cho cùng, tình yêu hôn nhân cũng là tình yêu thập giá. Và giống chuyện tình của Chúa Giêsu, nếu không có thập giá, sẽ chẳng có vinh quang phục sinh.

Jos. Nguyễn Minh Vương, S.J.

Hạnh phúc ở tại lòng ta mà, đừng suy diễn, đừng tự làm khổ chính mình

fROM FACEBOOK:   Hồ Ngọc Dũng shared Nguyễn Ngọc Ngạn‘s post.

 

Image may contain: 2 people, people smiling, people standing and suit

Nguyễn Ngọc Ngạn

 

Chọn một người đàn ông đẹp trai hào hoa thì phải chấp nhận anh ấy phong lưu.
Chọn một người đàn ông biết kiếm nhiều tiền để được hưởng thụ thì phải chấp nhận anh ấy ít có thời gian chăm sóc cho gia đình.
Chọn một người đàn ông ở nhà chăm sóc gia đình thì phải chấp nhận anh ấy ít biết kiếm nhiều tiền.
Chọn người đàn ông ngoan hiền, biết vâng lời thì phải chấp nhận anh ấy là trẻ con.
Chọn một người đàn ông mạnh mẽ, kiên cường thì phải chấp nhận anh ấy ngang ngược.
Chọn một người đàn ông giỏi giang và bản lĩnh thì phải chấp nhận anh ấy gia trưởng.
Chọn một người đàn ông phong trần thì phải chấp nhận anh ấy lãng tử, phiêu lưu.
Chọn một người đàn ông “nữ tính” thì phải chấp nhận anh ấy có tính “đàn bà”.
Làm gì có đàn ông nào vừa ngoan, hiền, vâng lời, ở nhà quanh quẩn với gia đình, không biết ăn nhậu, không quan hệ bạn bè mà kiếm nhiều tiền cho gia đình vợ con hưởng thụ sung sướng. Miễn là đừng gặp phải đàn ông vô dụng là được.

Cái gì cũng có cái giá của nó mà. Hãy vì hai chữ hạnh phúc mà chấp nhận sự tương đối.

Hạnh phúc ở tại lòng ta mà, đừng suy diễn, đừng tự làm khổ chính mình , chỉ cần một người đàn ông tử tế và trách nhiệm là đủ.

 

Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi, hãy lắng nghe những lời chân thực

   Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi, hãy lắng nghe những lời chân thực 

 Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi. Nhưng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông mong vào ai đây?

Nếu bạn có một tổ ấm, thì khi còn chưa nhắm mắt xuôi tay nhất định không được vứt bỏ nó. Nếu bạn có một người bạn đời, hãy bầu bạn và biết trân quý nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt, hãy bảo trọng lấy mình.

Hãy thử ngẫm xem khi mình già đi, bạn nên làm gì trong chặng đường đời sau cùng ấy…

Giai đoạn 60 – 70 tuổi: Hãy tự biết thu xếp 

Sau khi nghỉ hưu, từ 60 – 70 tuổi, sức khỏe của bạn vẫn còn khá tốt. Nếu có điều kiện, bạn thích ăn thứ gì thì hãy cứ nếm thử một chút, thích mặc thứ gì thì cứ mua về vài bộ, thích chơi thứ gì thì cứ thử xem sao (tất nhiên ngoại trừ những thứ xấu).

Đừng quá hà khắc với bản thân bởi lẽ những ngày tháng như vậy không còn nhiều. Bạn hãy tranh thủ thời gian tận hưởng chúng. Bạn cũng cần học cách quán xuyến tiền bạc. Hãy giữ lại cho mình một căn phòng để ở, sắp xếp cho mình một con đường lui lại về sau.

Con cái hiếu thuận là con cái ngoan. Nhưng dẫu sự nghiệp của con cái có khởi sắc thì tiền bạc vẫn là của con cái.. Bạn không từ chối việc chúng hỗ trợ kinh tế, cũng không từ chối chúng hiếu kính với mình, nhưng vẫn phải dựa vào chính mình để tự thu xếp ổn thỏa cho phần đời còn lại.

Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe

Sau tuổi 70, bạn vẫn có thể sống một cuộc đời bình yên, không tai ương hay bệnh tật. Đó là khoảng thời gian bạn vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nên cũng chẳng có gì đáng lo ngại.

Nhưng bạn nhất thiết phải biết rằng lúc này mình thực sự đã già, sức khỏe và tinh thần cũng dần suy kiệt, phản ứng cũng ngày càng chậm hơn.

Khi ấy bạn:

Ăn cơm phải nhai chậm để tránh bị nghẹn.

Đi đường phải bước chậm để tránh bị ngã.

Không được thể hiện bản thân mình nữa, phải biết tự lượng sức mình và chăm sóc bản thân.

Hãy thôi lo lắng bao đồng việc nọ việc kia. Quả thực đây là tâm bệnh chung của những người già, có người còn lo lắng cho cả con cháu 3 đời. Bạn đã lo lắng cho người khác suốt cả cuộc đời rồi, giờ là lúc bạn cần nghỉ ngơi, học cách buông tay và thuận theo tự nhiên. Bạn chỉ cần chăm sóc cho bản thân mình thôi!

Hãy làm mọi việc một cách thư thái. Không cần quá câu nệ rằng mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm, mọi chuyện đều phải hoàn hảo mà hãy để tâm hơn tới sức khỏe. Hãy kéo dài thêm thời gian tự chăm sóc mình, đừng nên làm lụng quá sức để phải đổ bệnh rồi lại chờ người khác đến chăm sóc mình.

Giai đoạn 80 – 90 tuổi:  Chuẩn bị tinh thần thật tốt

Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.

Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.

Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.

Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

Giai đoạn sau tuổi 90:  Hãy dựa vào chính mình

Lúc này có thể đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh tật lại bám riết lấy mình. Bạn đã không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Khi ấy bạn sẽ có đôi chút hụt hẫng, cảm thấy cuộc sống thật bế tắc.

Nhưng dù thế nào cũng vẫn phải dũng cảm đối mặt với cái chết. Hãy cứ coi như đó là sự khởi đầu một trang mới của kiếp người. Đây chỉ là kết thúc của một hành trình cũ, cũng là bước khởi đầu của một hành trình mới mà thôi.

Chẳng phải một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn luôn xoay vần như vậy hay sao? Cứ thuận theo mệnh trời, không phải quá cưỡng cầu, mong đợi người nhà chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm cách chạy chữa cho bạn, đừng để người thân và bè bạn phải thêm nhọc lòng, phiền muộn vì bạn.

Già rồi biết trông mong vào ai đây?”. Câu trả lời là: “Chính mình và vẫn là chính mình”.  

4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi

Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:

Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.

Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?

Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe

Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.

Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già

Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.

Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!

Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già

Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.

Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả.. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.

Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già

Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.

Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.

Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.

Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?

Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

 Minh Nguyệt

Đằng sau thảm kịch gia đình: Chồng đâm, chém chết mẹ vợ và vợ ở Houston

Đằng sau thảm kịch gia đình: Chồng đâm, chém chết mẹ vợ và vợ ở Houston

Ngọc Lan/Người Việt

Phát Lê, 47 tuổi, người đâm mẹ vợ và chém vợ đến chết vì những uất hận bị dồn nén (Hình: ABC13)

Sổ tay phóng viên

HOUSTON, Taxas (NV) – Cách đây 6 năm, sự kiện một người đàn ông gốc Việt ở Dallas tiểu bang Texas, ngay trong tiệc sinh nhật của con trai mình, dùng súng bắn chết vợ cùng 4 người em vợ, sau đó quay súng tự sát, được xem là vụ án chấn động không chỉ trong cộng đồng người Việt tại đây mà cả người dân Mỹ.

Cách đây hơn 3 tuần, một thảm kịch gia đình khác ở Houston, cũng tiểu bang Texas, lại xảy ra khi người chồng đâm mẹ vợ, chém vợ đến chết, lại một lần nữa làm dấy lên những câu hỏi, những hoang mang: điều gì đưa người ta đến những hành động kinh khủng như thế khi xung đột dẫn đến án mạng không chỉ xảy ra với người phối ngẫu, mà ghê gớm hơn, là sự kéo theo của những người thân khác trong gia đình, từ cha mẹ đến anh chị em ruột?

Câu chuyện dưới đây từ góc nhìn của ông Tài Lê (49 tuổi), anh trai của Phát Lê (47 tuổi), hung thủ giết vợ, cô Thanh Nguyễn và mẹ vợ, bà Đẹp Nguyễn, vừa rồi ở Houston. Cái nhìn của ông Tài Lê dẫu có phiến diện, một chiều, nhưng phần nào cũng là một bài học đáng giá để tất cả mọi người suy ngẫm.

***

Có thể bắt đầu câu chuyện ngay trong ngày xảy ra án mạng, Thứ Tư, ngày 13 Tháng Chín, 2017, tại khu chung cư trên dãy phố 6100 đường West Mount Houston Road, khu vực phía Bắc thành phố.

“Hôm đó tôi nghỉ làm để sửa lại mái nhà bị hư sau trận bão Harvey, rồi qua nhà người bạn chơi. Khoảng 6-7 giờ chiều Phát chở hai đứa con gái 11 tuổi và 9 tuổi xuống kiếm tôi không thấy nên gửi hai đứa nhỏ lại cho con gái tôi, rồi đi đâu không biết. Đến hơn 8 giờ, không thấy Phát đón hai đứa nhỏ về, tôi gọi điện cho Phát nhiều lần không thấy trả lời. Gọi cho vợ Phát cũng không thấy trả lời. Nghĩ không biết vợ chồng Phát có cãi lộn gì không nên tôi cùng vợ tôi và người dì chạy lên nhà Phát,” ông Tài Lê nhớ lại.

Theo lời ông Tài, người mà Phát thường tâm sự nhiều nhất, thì nhà em trai ông cách nơi ông ở khoảng 20 phút lái xe.

Khi đến nơi, gõ cửa không ai mở, ông Tài cầm nắm tay cửa vặn thử thì thấy cửa không khóa.

Cô Thanh Nguyễn (trái) và bà Đẹp Nguyễn, vợ cũ và má vợ của Phát Lê (Hình: Facebook Andy Nguyen)

Trong khi vợ và người dì đứng bên ngoài, ông Tài bước vào căn nhà tối thui, và “vừa đi vừa tìm công tắc đèn mở lên vừa kêu ‘dì Sáu ơi,’ “Trúc ơi” (tên của mẹ vợ và vợ Phát) nhưng không nghe tiếng ai trả lời.

“Đi đến phòng cuối cùng là phòng dì Sáu cũng không thấy ai, tôi vừa quay đầu định đi ra thì thấy có cái mền cuốn lại ở kế bên giường của dì Sáu. Tưởng cái mền dì Sáu bị rớt nên tôi bước vô phòng định lượm để lên giường,” ông Tài kể. “Nhưng khi tôi vừa nắm vô cái mền thì đụng phải cái gì cứng cứng. Tôi rờ rờ thấy giống cái đầu người, tôi nghĩ ngay trong đầu ‘dì Sáu bị ai giết,’ thế là tôi vụt chạy ra ngoài la lên rồi gọi cảnh sát tới.”

Ngay lúc ông Tài chạy ra gọi cảnh sát, thì cũng là lúc có hai người làm cùng tiệm nail với vợ Phát cũng xuất hiện. Hai người này cho ông Tài biết rằng trưa hôm đó, trong khi Trúc đang làm ở tiệm thì có ai đó gọi điện thoại, rồi Trúc nói phải chạy về nhà, đến chiều tối cũng không thấy quay trở lại tiệm nên họ đến xem thử có chuyện gì không.

Tại thời điểm ấy, không ai liên lạc được với Trúc và Phát.

Sau khi cảnh sát vào lục soát, kiểm tra và lấy lời khai của Tài, họ cho ông biết thêm rằng, ngoài xác mà ông Tài phát giác trong phòng má vợ của Phát, còn có một xác phụ nữ khác ở đằng sau chiếc sofa nơi phòng khách.

Vì là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, ông Tài bị đưa về sở cảnh sát để điều tra.

“Đến 4 giờ sáng tôi mới được họ thả cho về, sau khi bắt thử máu, lấy dấu vân tay, và lời khai. Vợ tôi đi đón tôi và cho biết Phát đã gọi cho dì tôi nói rằng Phát chính là người giết Trúc và dì Sáu,” ông Tài tiếp tục câu chuyện. “Phát nói với dì tôi là nó rất buồn ngủ. Hãy để cho nó được ngủ một giấc rồi khi thức dậy sẽ đi đầu thú.”

Khi về đến nhà, ông Tài nhìn thấy xe Phát đậu trong parking khu nhà ông ở. Bên trong xe, Phát đang ngủ say sưa, “em tôi vẫn thường hay ngủ trong xe như vậy kể từ khi má vợ nó sang.”

“Tôi để em tôi ngủ thêm một chút, tôi biết nó thiếu ngủ trong suốt thời gian dài. Đến hơn 6 giờ sáng, tôi gọi điện thoại kêu cảnh sát đến,” ông Tài nói.

Quay ngược quá khứ

Tài và Phát là những người con lai Philippines. “Ngay trước 30 Tháng Tư, 75, má tôi dẫn hai chị tôi đi nước ngoài chơi, rồi bị kẹt lại bên đó. Chính vì vậy, khi biến cố 30 Tháng Tư xảy ra, anh em tôi bỗng trở thành những đứa không cha không mẹ. Tụi tôi ở với người dì ở khu Ngã ba Ông Tạ, không được học hành, sống như những đứa trẻ bụi đời, đi ‘móc bịch’ lượm ve chai kiếm sống,” anh trai của hung thủ kể.

‘Đến giờ anh em tôi đều mù chữ, nhất là Phát, nó hoàn toàn không biết chữ, tiếng Việt cũng như tiếng Anh.”

Bà Đẹp Nguyễn, còn gọi là dì Sáu Kiểu, má vợ của Phát, cũng là người cùng xóm, là người thu hàng phế liệu giàu nổi tiếng ở khu Ông Tạ thời đó.

Năm 1995, Phát, khi đó còn độc thân, được mẹ bảo lãnh sang Mỹ. Tài có vợ con thì sang Mỹ cuối năm 1996.

Sau vài tháng sống cùng người em gái ở California, Phát được người quen giới thiệu đi làm cho “hãng heo” ở Iowa.

Khi Tài qua Mỹ, kiếm được việc làm ở hãng bò ở North Texas thì rủ Phát qua làm chung cho có anh có em, có lúc Phát ở chung nhà với vợ chồng Tài.

Theo lời ông Tài, “Qua Mỹ làm được bao nhiêu tiền Phát cứ gửi hết về Việt Nam để lo cho bà dì, từ con đến cháu. Nó không biết lo cho bản thân nó, đến xe tôi cũng phải đưa xe tôi cho nó đi.”

“Khoảng năm 2003-2004 gì đó, Phát về Việt Nam chơi. Khi đó dì tôi nói dì Sáu còn đứa con gái út chưa có chồng, là Trúc (tên giấy tờ là Thanh Nguyễn). Dì muốn Phát làm quen cưới mang qua Mỹ để nó có cơ hội giúp đỡ gia đình, vì khi đó dì Sáu làm ăn thất bại, suy sụp lắm rồi,” ông Tài kể.

Sau đó đám cưới của Phát và Trúc (Thanh Nguyễn) diễn ra. Trúc có bầu trước khi Phát trở sang Mỹ, và dọn qua sống trong nhà người dì của Phát ở Sài Gòn.

Trở về Mỹ, Phát lo đi làm kiếm tiền để làm thủ tục bảo lãnh vợ con sang, nên không quay trở lại Việt Nam thêm lần nào nữa.

Năm 2007, theo lời ông Tài, vợ Phát sang Mỹ định cư, mang theo cô con gái nhỏ, và… “một cái bầu hai tháng rưỡi.”

“Mặc dù biết chắc đó không phải là con của mình, nhưng Phát vẫn chấp nhận, và thương đứa nhỏ đó rất nhiều,” ông Tài nói.

Ông Tài nhận xét, “vợ chồng Phát sống chung với nhau cũng hạnh phúc lắm, Phát đi làm hãng, Trúc làm nail, cho đến khi má vợ của Phát sang định cư năm 2015, và sống chung trong căn nhà mà Phát mướn ở từ cả chục năm qua cho đến ngày gây án.”

Lời hứa, tiếng chửi và tờ đơn ly dị

“Tôi nghĩ em tôi bị vướng vào một lời hứa khi ra đón vợ nó ở sân bay. Đại loại Phát có nói với vợ là ’em qua đây làm thì cứ lấy tiền đó lo cho gia đình em, còn mọi chuyện bên đây anh lo hết,’ và Phát giữ đúng lời nói đó, tiền nhà cửa, chợ búa, học hành con cái… tất cả Phát đều lo, còn vợ đi làm bao nhiêu cứ giữ và gửi về Việt Nam, Phát không có để ý tới,” ông Tài kể tiếp.

Đến khi má vợ Phát sang thì Phát bị thất nghiệp. Thế nhưng “vợ và má vợ Phát cứ vin vào câu nói hồi đó của em tôi mà hạnh họe nó hoài.”

Ông cho biết, “Từ khi má vợ Phát sang Mỹ vào năm 2015 đến nay, sống chung một nhà, là hai vợ chồng Phát bắt đầu lấn cấn hoài. Cách đây một năm rưỡi, Phát bị thất nghiệp, nhưng mỗi tháng Phát phải chạy đến tôi, xin anh, xin em, xin cháu, xin dì cho nó tiền để trả tiền nhà. Hỏi tại sao vợ không đóng thì Phát nói nó hứa lo từ hồi nào giờ rồi, giờ không lo được thì vợ chửi, má vợ chửi.”

“Tôi cho Phát tiền đóng tiền xe, tiền nhà cũng 5-6 tháng liền chứ không ít. Rồi em tôi kiếm có việc, làm được ít lâu rồi lại mất việc, cứ hoài như vậy,” người anh nói.

Cũng theo ông Tài, “hơn một năm nay Phát tiều tụy vì không ăn không uống được. Công việc thì kiếm được vài bữa lại thất nghiệp, nhảy qua hãng khác, cứ vậy hoài. Từ ngày má vợ sang, Phát không được ăn uống, ngủ nghê ngon giấc. Vì nhà có hai phòng, má vợ chiếm một phòng, vợ và con Phát ở một phòng. Phát ra sofa ngoài phòng khách ngủ. Mà má vợ tối ngày cứ ra phòng khách mở TV coi. Phát nói bả không được. Tôi và cả dì tôi sang nói nhiều lần cũng không ăn thua gì.”

Ông kể thêm, “Tôi đi làm ca từ 4 giờ chiều đến 4 giờ sáng. Phát làm ca từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Nhưng khi tôi đi làm thì đã thấy Phát đậu xe ở parking lot rồi, hỏi sao đi sớm vậy, thì Phát nói đến đó nằm ngủ chứ ở nhà không ngủ được vì má vợ cứ kiếm chuyện chửi hoài. Phát ở nhà tôi, ở nhà dì tôi nhiều hơn ở nhà nó. Có khi nó ngủ trong nhà dì, có khi nó ngủ ngoài xe.”

“Nó bị ức chế riết rồi đâm ra con người nó cũng bị gì đó,” ông Tài phán đoán.

Không chỉ vậy, theo ông Tài, có lẽ do biết nhau từ ngày Phát còn là “một thằng bụi đời, đi móc bịch, lượm ve chai,” lại thêm nhìn thấy con rể thất nghiệp nên má vợ Phát tỏ vẻ khinh miệt không cần che giấu.

“Nó xuống nhà kể tôi nghe là má vợ nó cứ chửi nó hoài. Bả nói ‘may là mày ở Mỹ về mới cưới được con tao, chứ mày mà ở Việt Nam thì không xách dép được cho con tao đâu,” người anh kể lại bằng giọng cay đắng.

Khoảng cuối năm 2016 vợ Phát làm đơn ly thân. Và không khí có thể trở nên nặng nề hơn khi một ngày Phát bủn rủn khi nghe được má vợ “xúi”: “Mày bỏ nó đi. Tao nghe người ta nói ở Mỹ này khi có con mà ly dị mà nó có đi làm thì mày lấy được tiền trợ cấp mỗi tháng hai đứa cũng được mấy trăm. Mày lấy mấy trăm đó gửi về Việt Nam lo nhà lo cửa.”

Vài tháng sau, vợ Phát cầm một tờ giấy về nói là “đơn ly dị” và kêu Phát ký. Phát không ký. Vợ Phát nói không ký thì cũng làm đơn ly dị đơn phương.

“Chuyện Phát ly thân hay ly dị thì tôi cũng chỉ nghe nói chứ không thấy giấy tờ gì, cả Phát cũng vậy, vì Phát không biết chữ, nên vợ nó cầm giấy gì về đưa cho nó, nó cũng không biết giấy gì,” ông Tài nói thêm.

Ông nhớ lại, “Hồi Tháng Hai này, vợ Phát đưa tờ giấy nói tòa bắt Phát phải trả tiền ‘child support,’ mỗi tháng $500, nhân 5 tháng kể từ khi ly dị. Những người biết chữ nói đó không phải giấy tòa. Con tôi thì nói ‘nếu chú Phát muốn trả tiền này thì về nói cô Trúc là chú sẽ đi thử DNA coi có đúng là con của chú không. Nếu không phải thì chú bắt cô trả lại tiền chú đã nuôi nó bao nhiêu năm qua. Phát về nói vậy thì vợ nó giật giấy lại cất luôn.”

Chị Hiền Lê, em gái ông Phát, là người ở nhà đối diện với nhà Phát từ nhiều năm qua, cũng góp lời, “Tôi ở đó tôi chứng kiến đủ hết, tôi thấy vợ và má vợ anh Phát chửi ảnh như chó mà sao ảnh không chịu bỏ đi. Tôi nói đã ly thân ly dị rồi mà sao không đi, cứ ở chung đó làm gì, thì ảnh nói căn nhà đó ảnh mướn và trả tiền nhà hồi nào giờ chứ có ai trả đâu. Tôi không muốn nói hoài vì nghĩ ai cũng lớn và biết lo cho chuyện của mình.”

Chuyện đến, đã đến

Theo lời ông Tài, xung đột trong gia đình em trai ông dường như chỉ xoay quanh chuyện tiền bạc, nào là tiền nhà, tiền học hành cho con, cả chuyện mang con đi khai thuế, lại thêm chuyện “châm dầu vào lửa” của người má vợ từ khi Phát thất nghiệp lẫn không có được việc làm thường xuyên.

“Tôi nghĩ Phát bị uất ức nhiều quá nên quẫn lên làm bậy thôi. Thử nghĩ ngày nào cũng đi kiếm việc làm, rồi bước chân vô nhà là bị nghe chửi hoài thì sao chịu nổi. Trước đó chưa bao giờ tôi nghe Phát nói gì về ý định giết ai hết. Nó chỉ nói nó giận vợ nó thế này thế này kia thôi chứ không bao giờ nghe nó hăm he gì hết.”

Theo lời ông Tài, sáng hôm xảy ra vụ án, Phát còn gọi điện thoại sang nhà người dì nhờ gọi lên DMV hỏi về chuyện đóng phạt một ticket cho xe của Phát.

“Sau đó, Phát nằm trong phòng của con để nghỉ ngơi thì má vợ Phát cứ cầm cái chày gõ vô cửa và chửi ‘Sao mày không chết đi?…’ Có lẽ do tích tụ quá nhiều uất ức bấy lâu, đến lúc không thể chịu nổi nữa, nó mở cửa đi ra bếp cầm con dao đến trước mặt má vợ. Bà má vợ còn thách ‘mày dám giết tao không?’ Nó nói sau đó nó không nhớ gì nữa, không nhớ đã đâm chết má vợ nó như thế nào.” Đó là những gì ông Tài nghe Phát kể khi vào tù thăm em trai.

Ông kể tiếp, “Phát nói khi đó má vợ có nhận giữ một đứa nhỏ trong nhà. Phát bồng đứa nhỏ ra, nhìn thấy có ông đưa thư nên đưa đứa nhỏ và địa chỉ nhà của nó, nhờ ông đưa thư đưa đứa bé về nhà dùm vì người giữ nó bị bệnh bất ngờ.”

Có lẽ chính vì thấy điều bất thường này mà ba má đứa bé gọi cho vợ Phát hay. Và vợ Phát đã chạy về nhà xem chuyện gì xảy ra.

Phát vẫn còn ở trong nhà khi vợ Phát trở về và hỏi “Má tôi đâu?” và lao vào chửi rủa, phang ném vào Phát những thứ mà vợ Phát vớ được khi nghe Phát nói “Tôi giết má cô rồi.”

“Phát nói không muốn đâm, không muốn giết vợ nó. Giờ hỏi thì nó nói không nhớ gì hết, kêu kể lại cách nó làm nó nói không nhớ,” ông Tài tiếp tục câu chuyện.

Thư của Linh Lê, 11 tuổi, con gái Phát Lê (Hình: Tài Lê cung cấp)

Sau đó, Phát đứng chờ hai con đi học về, chở xuống gửi nơi nhà con gái của ông Tài, như đã kể ở trên.

“Tôi vào thăm em tôi gần như mỗi ngày, chở hai đứa nhỏ vào nữa. Không nghe Phát nói ân hận hay nuối tiếc gì, Phát chỉ nhờ tôi nuôi hai đứa nhỏ ăn học, dặn tôi thói quen ăn uống của con nó, như đi học về chở ghé cây xăng mua gói chip và chai nước, sáng thì chiên trứng đánh nhuyễn lên ăn bánh mì, dặn là con nó thích ăn nui nấu với xương heo…” người anh cho biết.

Sau gần hai tiếng chuyện trò, ông Tài nói thêm, “Nếu ngày xưa ở Sài Gòn sống như những đứa bụi đời, tôi còn bị bắt ở tù vì làm điều này điều khác, chứ em tôi chưa bao giờ bị tiền án gì. Tôi chỉ biết khuyên em tôi cứ yên tâm sống tốt những ngày còn lại, con cái nó tôi lo. Con của Phát có viết lá thư, mọi người đọc sẽ hiểu hơn về Phát.”

Tháng Chín vào Thu tiết trời se sắt. Cũng là lúc người ta cần hơn hơi ấm gia đình. Nhưng liệu có phải ai cũng biết cách thổi lửa cho ngôi nhà được ấm hay không?

—-

Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com

Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi.

  Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi. Nhưng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông mong vào ai đây?

  Nếu bạn có một tổ ấm, thì khi còn chưa nhắm mắt xuôi tay nhất định không được vứt bỏ nó. Nếu bạn có một người bạn đời, hãy bầu bạn và biết trân quý nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt, hãy bảo trọng lấy mình.

Hãy thử ngẫm xem khi mình già đi, bạn nên làm gì trong chặng đường đời sau cùng ấy.

  Giai đoạn 60 – 70 tuổi: Hãy tự biết thu xếp 

Sau khi nghỉ hưu, từ 60 – 70 tuổi, sức khỏe của bạn vẫn còn khá tốt. Nếu có điều kiện, bạn thích ăn thứ gì thì hãy cứ nếm thử một chút, thích mặc thứ gì thì cứ mua về vài bộ, thích chơi thứ gì thì cứ thử xem sao (tất nhiên ngoại trừ những thứ xấu).

 Đừng quá hà khắc với bản thân bởi lẽ những ngày tháng như vậy không còn nhiều. Bạn hãy tranh thủ thời gian tận hưởng chúng. Bạn cũng cần học cách quán xuyến tiền bạc. Hãy giữ lại cho mình một căn phòng để ở, sắp xếp cho mình một con đường lui lại về sau.

 Con cái hiếu thuận là con cái ngoan. Nhưng dẫu sự nghiệp của con cái có khởi sắc thì tiền bạc vẫn là của con cái. Bạn không từ chối việc chúng hỗ trợ kinh tế, cũng không từ chối chúng hiếu kính với mình, nhưng vẫn phải dựa vào chính mình để tự thu xếp ổn thỏa cho phần đời còn lại.

 Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe

Sau tuổi 70, bạn vẫn có thể sống một cuộc đời bình yên, không tai ương hay bệnh tật. Đó là khoảng thời gian bạn vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nên cũng chẳng có gì đáng lo ngại.

  Nhưng bạn nhất thiết phải biết rằng lúc này mình thực sự đã già, sức khỏe và tinh thần cũng dần suy kiệt, phản ứng cũng ngày càng chậm hơn.

Khi ấy bạn:

Ăn cơm phải nhai chậm để tránh bị nghẹn.

Đi đường phải bước chậm để tránh bị ngã.

Không được thể hiện bản thân mình nữa, phải biết tự lượng sức mình và chăm sóc bản thân.

 Hãy thôi lo lắng bao đồng việc nọ việc kia. Quả thực đây là tâm bệnh chung của những người già, có người còn lo lắng cho cả con cháu 3 đời. Bạn đã lo lắng cho người khác suốt cả cuộc đời rồi, giờ là lúc bạn cần nghỉ ngơi, học cách buông tay và thuận theo tự nhiên. Bạn chỉ cần chăm sóc cho bản thân mình thôi!

 Hãy làm mọi việc một cách thư thái. Không cần quá câu nệ rằng mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm, mọi chuyện đều phải hoàn hảo mà hãy để tâm hơn tới sức khỏe. Hãy kéo dài thêm thời gian tự chăm sóc mình, đừng nên làm lụng quá sức để phải đổ bệnh rồi lại chờ người khác đến chăm sóc mình.

 Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.

Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.

 Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

 Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.

Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

 Giai đoạn sau tuổi 90: Hãy dựa vào chính mình

Lúc này có thể đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh tật lại bám riết lấy mình. Bạn đã không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Khi ấy bạn sẽ có đôi chút hụt hẫng, cảm thấy cuộc sống thật bế tắc.

  Nhưng dù thế nào cũng vẫn phải dũng cảm đối mặt với cái chết. Hãy cứ coi như đó là sự khởi đầu một trang mới của kiếp người. Đây chỉ là kết thúc của một hành trình cũ, cũng là bước khởi đầu của một hành trình mới mà thôi.

  Chẳng phải một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn luôn xoay vần như vậy hay sao? Cứ thuận theo mệnh trời, không phải quá cưỡng cầu, mong đợi người nhà chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm cách chạy chữa cho bạn, đừng để người thân và bè bạn phải thêm nhọc lòng, phiền muộn vì bạn.

“Già rồi biết trông mong vào ai đây?”. Câu trả lời là: “Chính mình và vẫn là chính mình”.

 4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi

Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:

Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.

Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?

 Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe

Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.

 Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già

Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.

Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!

 Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già

Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.

 Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.

 Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

 Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già

Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.

 Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.

 Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

 Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.

  Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?

Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

“Dù sống được bao nhiêu năm, Hãy vui hưởng những ngày của đời mình”

 “Dù sống được bao nhiêu năm, Hãy vui hưởng những ngày của đời mình”

Trẻ con thích được ăn mừng!

Đó chỉ là một từ ngữ hào nhoáng của từ vui chơi. Gia đình là phải có vui chơi. Gia đình nên là một nơi để vui chơi. Đây là một lỗi lầm lớn trong nhiều, rất nhiều gia đình nơi mà những bậc cha mẹ căn bản là tốt và biết coi sóc con cái của họ, nhưng họ không có đủ vui chơi. Họ qúa bận rộn. Sau khi tan sở họ đem về nhà một danh sách “những việc phải làm.” Tất cả những việc đó cần phải làm cho xong, và họ không có thì giờ để vui chơi.

Bạn chịu đựng với con cái của bạn hay bạn chịu chơi với chúng? Trẻ con thích được ăn mừng.

“Dù sống được bao nhiêu năm, Hãy vui hưởng những ngày của đời mình”

Khi các con của tôi ở tuổi đang lớn, chúng tôi có cái mà chúng tôi thích gọi là “Những Chuỵến Du Hành Huyền Bí Kỳ Diệu Của Bố.” Thỉnh thoảng, tôi thay đổi toàn bộ thời gian biểu và nói, “Hãy bỏ những thông lệ hằng ngày; chúng ta hãy chơi cho vui đi.” Tôi có lúc còn đánh thức tụi nhỏ dậy lúc nữa đêm, đem chúng lên xe và làm những việc táo bạo—vào đêm mà sáng ngày các cháu phải đi học! Nếu chúng phải mất một buổi học thì sao chớ? Chúng sẽ nhớ mãi đêm vui đó. Chúng sẽ nhớ mãi một buổi sáng khi tôi đánh thức chúng dậy thật sớm và cho chúng ăn những lát bánh mì mà tôi đã nhuộm màu xanh

Hãy vui chơi với các con của bạn! Hãy vui hưởng chúng! Không có một ngày ngoài thông lệ nào sẽ khiến cuộc sống của chúng thành công hay thất bại. Nhưng một sự kiện đặc biệt vui như điên dại sẽ làm nên một kỷ niệm mà các con của bạn sẽ  không bao giờ quên được

Nếu bạn không vui chơi và ăn mừng với các con ở trong gia đình, đừng ngạc nhiên khi chúng không muốn sống ở nhà. Nếu bạn không vui chơi với các con của bạn và thật sự vui hưởng chúng, đừng ngạc nhiên khi lớn lên chúng sẽ dọn ra ở riêng và sẽ không thường về thăm nhà.

Đừng chỉ thích nghi với con cái của bạn. Hãy thích thú chúng

Suy Gẫm/Thảo Luận:

– Điều nào quan trọng hơn đối với bạn: thời gian biểu của bạn hay bảo đảm cho con cái của bạn được vui chơi? Tại sao đôi khi chúng ta lại đặt thời gian biểu của chúng ta trước các con của mình?

– Trong tuần này bạn sẽ làm gì để vui chơi với các con của bạn?

– Bạn phải từ bỏ điều gì để có thể làm được điều đó?

Rick Warren

Đứa con dâu

Đứa con dâu

Tràm Cà Mau

Bà Năm rất hãnh diện vì Tâm, đứa con trai học hành chăm chỉ. Tâm tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa, thực tâp tại bệnh viện sắp xong, và chuẩn bị đi làm việc.

Tâm thường ôm đàn, búng tưng tưng và hát nghêu ngao.Tâm thường lập đi lập lại những câu hát ca ngợi “người em gái” nào đó. Lời rất dịu dàng, êm ái. Bà Năm nghe Tâm hát mãi, nói rằng:

– Em gái của anh, thì anh la mắng, nạt nộ, sai làm chuyện nầy, bảo làm chuyện kia, còn bắt phạt, bắt quỳ. Còn em gái người ta, thì bốc lên thấu tận trời xanh.

Tâm trả lời yếu đuối:

– Bài hát mà má. Thì rồi em Hương nhà mình, cũng sẽ được mấy anh con trai dại dột khác, bốc lên thấu trời xanh thôi.

– Sao anh không bốc em của anh lên một chút, cho nó vui, sung sướng. Có hơn là đi bốc thiên hạ không?

Bà Năm thường làm hết mọi việc trong nhà ngoài ngõ. Anh con trai chưa bao giờ mó tay vào làm bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào trong gia đình nầy, từ rửa chén bát, hút bụi nhà, sửa cái bóng đèn đứt dây, cắt cỏ, quét lá trong vườn. Anh như một người khách thuê khách sạn, trong ngoài, mọi sự đã có người khác lo.

Một buổi sáng Chủ Nhật, bà thấy Tâm đem máy ra, cắt cỏ sân trước nhà. Bà ngạc nhiên, há hốc miệng đứng nhìn đứa con trai đang hì hục, vụng về đẩy chiếc xe cắt cỏ. Xưa nay, anh chưa hề đụng đến việc nhà. Anh đã quen thói. Có nhờ được anh cũng khó khăn, và chưa chắc đã làm. Anh cứ lần khân mãi, rồi quên việc người khác nhờ.. Hôm nay bà thấy Tâm cắt cỏ cẩn thận, cắt đi cắt lại, nghiêng đầu nhìn ngắm mãi, cho đến khi vừa lòng mới thôi. Bà Năm đứng chống nạnh, âu yếm nhìn con:

– Sao hôm nay con giỏi thế? Cắt cỏ giúp cho bố mẹ. Lại cắt cẩn thận, cắt đẹp nữa!

Tâm nhìn mẹ cười, và nói tỉnh bơ:

– Tuần trước, Lam ghé đây chơi, thấy cỏ cao, bảo con sao không cắt cho đẹp vườn.

– Lam là ai?

– Là bạn gái của con.

Bà Năm hừ một tiếng nhỏ tức tối. Con của Bà sinh ra, nuôi nấng, thương yêu, bà nhờ không được, bà nói không nghe, thế mà cái con Lam nào đó, mới mở miệng một tiếng, thì nó lại răm rắp làm. Trong lòng bà, bỗng thấy không ưa cái con Lam kia. Bà cảm thấy hơi buồn

2.

Sáng chủ nhật, bà pha cà phê cho chồng, và pha luôn cho Tâm một ly. Bà biết hai bố con đều ghiền, buổi sáng không có ly cà phê thì xem như mở mắt không ra. Thấy anh con trai không buồn động đến ly cà phê thơm, bà hỏi:

– Sao con không uống liền đi, để nguội mất ngon, hương cà phê bay đi hết.

– Thôi, con không uống cà phê nữa má à. Con đang tập bỏ cà phê.

– Sao vậy?

– Lam bảo con bỏ cà phê! Uống cà phê không tốt.

Nghe con nói mà bà điên tiết, muốn lộn máu lên. Lam là đứa nào, có quyền lực gì, mà làm cho thằng con trai cưng, thương yêu của bà răm rắp tuân lời? Bà thương con, muốn cho con vui, bà ra lệnh:

– Uống đi. Mẹ đã pha ra rồi. Ðừng uống quá nhiều thì thôi, chứ vừa phải, cà phê cũng tốt cho sức khỏe.

Anh con trai cưng của bà, đánh trống lảng, rồi bỏ lên lầu, không đụng đến ly cà phê bà đã pha. Bà Năm bực bội, quậy ly cà phê và uống từng ngụm nhỏ. Bà nói với chồng:

– Thằng Tâm nhà mình thế mà dại gái. Cha mẹ nói cho rát họng, thì không nghe, cái con nhỏ vất vơ nào đó, nói ra cái gì, thì nó răm rắp nghe theo như kinh điển. Thiệt là bực. Con mình sinh ra, dạy dỗ, nuôi nấng, mà nó không xem mình bằng …

Ông chồng bà cắt ngang:

– Thôi bà ơi. Nó cũng đã lớn rồi, khi mới yêu, thì ai cũng vậy, mai mốt sẽ khác. Bà có nhớ không, hồi xưa khi tôi mới yêu bà, tôi cũng nghe theo bà răm rắp …

– Bây giờ thì ông không thèm nghe theo tôi bất cứ chuyện gì nữa. Lại còn nạt nộ, gầm gừ.

– Có chứ, khi nào bà nói đúng thì tôi nghe theo, chứ bà sai, bắt tôi theo sao được? Ngay cả bà nội tôi, nếu nói sai, thì tôi cũng phải thưa lại cho đúng, chứ huống chi là vợ?

– Ừ, bây giờ anh có tôi rồi, thì xem thường nhé!

– Vẫn quý vợ như thường. Nhưng đúng sai, phải làm cho ra lẽ.

Mỗi lần bà thấy Tâm không hớt tóc theo kiểu cũ, lối tóc xửng ra như rễ tre, mà hớt lối mới trông gọn gàng, lịch sự hơn. Bà khen Tâm. Tâm nói rằng Lam không thích kiểu tóc cũ. Nghe mà bà giận, bực mình. Nhưng bà công nhận kiểu tóc mới, con bà trông đàng hoàng hơn.

Mấy tuần sau, khi Hương đi chơi về, báo cho bà Năm biết:

– Mẹ ơi, Con gặp anh Tâm đang bưng thức ăn cho khách tại tiệm Hương Bình. Anh còn cắt rau, nhặt tôm, phụ bếp nữa.

– Mẹ không hiểu con nói gì.

– Tiệm của bố mẹ chị Lam ấy mà! Anh ấy đến đó làm việc, lấy điểm với ông bà già chị Lam.

Bà Năm mặt mày nhăn nhó, thở dài, thất vọng nói:

– Tiền bạc nó đâu có thiếu. Ở nhà thì chưa bao giờ rửa cái bát. Chưa bao giờ nấu nồi nước sôi giúp mẹ. Chắc cũng làm không công. Thế mà, thế mà …

Ngay tức thì, bà kêu Hương lái xe cho bà đi xem mặt mũi cái con Lam kia ra thế nào, mà sai khiến được ông con cưng của bà như vậy.

3.

Bà Năm hầm hầm đi theo con gái, miệng mím lại. Hương dặn bà đừng vào tiệm, đi ngang qua bên ngoài dòm vô thôi. Hai mẹ con đi qua tiệm nhiều lần. Khi được nhìn thấy mặt đứa con gái tên Lam, bà càng giận hơn. Trở về nhà, bà bứt rứt, đi lui đi tới, chờ anh con trai cưng về; bà sẽ cho một trận tơi bời cho đã giận. Khi Tâm về nhà, chưa kịp thay áo, đã bị bà Năm gào to:

– Khôn nhà dại chợ, việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Việc nhà không đụng móng tay vào, ra ngoài thì làm mọi không công cho thiên hạ. Học hành cho giỏi, đỗ đạt bằng cấp nầy nọ, mà vẫn cứ ngu dại như thường.

– Thưa mẹ, mẹ nói gì?

– Thằng ngu! Cái con Lam đó, xấu xí, da ngăm, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, ngực lép, mông teo. Ðã ăn phải bùa mê thuốc lú của nó chưa, mà đi làm mọi cho gia đình nó? Nếu nó đẹp đẽ, nghiêng nước nghiêng thành, mà mê nó, thì không nói làm chi. Xấu xí như vậy, mà cũng mê muội, mới tức chứ. Cha mẹ nói thì không nghe, lại nghe lời đứa con gái vất vơ đó. Tưởng cành vàng, lá ngọc, con vua, cháu chúa chi cho cam, con nhà tiệm ăn …

– Mẹ đừng kỳ thị. Mẹ từng nói với con, nghề nào cũng quý. Sao bây giờ mẹ chê nghề tiệm ăn? Mẹ thấy Lam xấu, mà con thấy đẹp thì sao? Tùy theo khiếu thẩm mỹ của mỗi người.

Bà Năm cười chán nản, và chế nhạo. Lặp lại một lần nữa, cái nhận xét của bà về cô Lam:

– Ừ, cái khiếu thẩm mỹ của anh lạ lắm, đen điu, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, người lép kẹp, là đẹp, đẹp lắm. Ha ha ha …

– Nhưng tổng hợp tất cả lại, thì nhìn rất có duyên mẹ à. Con gái, có duyên thì thu hút và hấp dẫn hơn đẹp. Con không cần vợ đẹp. Mấy cô đẹp, thì kênh kiệu, vác cái mặt lên, đòi hỏi đủ điều, và tham vọng không bao giờ ngừng. Họ khó khăn, họ tưởng đâu có cái đẹp là có quyền hành như bà hoàng. Lấy mấy cô nầy làm vợ, mệt lắm, và chưa chắc đã được lâu bền.

Bà Năm há miệng ra vì ngạc nhiên, nhìn ông con trai của bà chòng chọc. Bà nói:

– Khiếp, ăn nói như cụ già tám mươi. Ai dạy cho anh những điều đó? Thôi, anh đã khôn đến vậy, thì mẹ chịu thua.

– Thì ba mẹ vẫn thường nói vậy, và kinh nghiệm riêng của con cũng thấy thế.

Thương và cưng con, bà không muốn con bà thương ai hơn, nghe lời ai hơn là nghe lời bà. Cái ác cảm với cô Lam không làm sao vơi được trong lòng bà.

4.

Những khi Tâm mời Lam về nhà chơi, bà Năm cố tình làm mặt lạnh nhạt, và để lộ ra rằng, bà không ưa cô. Bà còn nói bóng gió xa gần rằng, đàn bà không có ngực, sau nầy khó nuôi con. Ðàn bà vòng mông nhỏ, sinh con khó, hiếm muộn. Lam vẫn vui vẻ, bình thường, làm như không biết bà Năm đang ám chỉ cô. Thấy thái độ của mẹ, Tâm không dám đem Lam về thăm nhà thường xuyên. Ông Năm khuyên vợ rằng:

– Bà càng tỏ ra chống đối, thì chúng nó càng khắng khít. Tình yêu là một thứ kỳ cục, càng có nhiều trắc trở, thì càng nhiều nồng nàn, cháy bỏng. Tình yêu xuôi chèo thuận mái quá, thì cũng không bền. Bà cứ để cho chúng nó tự do tìm hiểu nhau, đừng gây trắc trở, khó khăn, mà sau nầy có hậu quả không tốt, con dâu nó xa lánh gia đình chồng, và mình cũng mất con luôn.

Bà Năm cũng hiểu thế. Nhưng cái ghét bỏ cô Lam vẫn tiềm tàng trong lòng bà. Có lẽ tại vì Tâm nghe lời cô nầy răm rắp, mà không nghe lời bà, là người mẹ đã dành hết yêu thương cho con. Nó coi người khác quan trọng hơn bà. Ông Năm nói rằng, việc chi mà ganh tị tình thương? Khi còn trẻ, thì ganh với bà mẹ chồng, bây giờ thành bà mẹ chồng, thì lại ganh với con dâu.

Cứ cái vòng luẩn quẩn quay đi quay lại mãi, không được gì, mà chỉ gây thêm sứt mẻ, lộn xộn. Dân Á đông, thì mẹ chồng nàng dâu lục đục. Dân Âu Mỹ, thì mẹ vợ và con rễ không ưa nhau. Có cả ngàn câu chuyện chế giễu bà mẹ vợ do các ông viết ra. Như chuyện diễu về ông Adam, thủy tổ loài người, bảo rằng ông nầy là người đàn ông sung sướng nhất, vì ông không có một bà mẹ vợ.

Dù cho bà Năm có bóng gió, nói xấu cô Lam đến mấy, anh con trai cưng của bà vẫn không suy suyển cái tình si dành cho cô nầy. Bà mẹ có dàn cảnh, giới thiệu cho anh bao nhiêu cô gái khác, đẹp hơn, anh cũng không màng liếc mắt đến.

Bà Năm cắn răng chấp nhận cho Tâm cưới cô Lam. Bà tiếc rằng, từ nay những bà bạn có con gái đến tuổi cặp kê, hết o bế bà, bớt nồng nàn, tử tế như xưa.

5.

Sau đám cưới, bà Năm xuống nước năn nỉ Tâm khoan dọn ra riêng. Anh con trai không trả lời dứt khoát, và cho biết tùy theo ý kiến của vợ. Bà Năm phải nói thẳng với cô con dâu rằng, nếu các con khoan dọn ra riêng, thì sẽ tiết kiệm được một số tiền, mua nhà sớm hơn, và tốt hơn.

Cô con dâu vui vẻ trả lời rằng, nếu ba mẹ cho chúng con ở chung trong thời gian đầu, thì chúng con mừng lắm, được ba mẹ cho ở, cho ăn, và gia đình sum vầy, thì vui hơn là tách biệt ra. Câu nói của đứa con dâu làm bà mát ruột. Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đứa con dâu dần dần thích nghi với sinh hoạt của gia đình. Ban đầu, bà Năm nghĩ rằng, lại phải hầu hạ thêm một cô nương nữa. Bà không ngại, miễn sao giữ anh con trai cưng của bà lại trong gia đình là được. Mỗi khi cô con dâu tự ý làm giúp cho ông bà việc gì, bà Năm nói nhỏ với chồng:

– Cô dâu nầy, ưa làm màu lắm.

Ông chồng bà trả lời:

– Thà có đứa con dâu làm màu, còn hơn là đứa ngang ngạnh, không coi ai ra gì.

Nhiều buổi sáng rất sớm, bà Năm nghe tiếng thở phì phò, tiếng huỳnh huỵch ngoài phòng khách, bà tưởng hai vợ chồng anh con trai đang làm trò khỉ. Một lần bà hé cửa nhìn xuống lầu, thấy Tâm và Lam đang múa tay, múa chân tập thể dục. Bà lắc đầu. Con trai bà, chưa thấy tập thể dục bao giờ, nay vì vợ mà tập. Bà cho rằng, con trai mà nghe lời vợ quá, cũng không tốt. Bà thử múa tay, uốn éo thân mình theo các cử động của hai người, bà nghe khoái cảm trong bắp thịt, xương cốt, và tiêu tan bớt rất nhiều mỏi mệt. Không lâu sau đó, nhiều buổi sáng, bà tập thể dục theo con, và cả ông Năm cũng tham gia. Trong phòng khách buổi sáng, theo tiếng hô của Lam, bốn người nhịp nhàng múa tay chân, hít thở trong vòng hai mươi phút trước khi ăn điểm tâm và đi làm việc. Mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật, Tâm lái xe ra công viên rất sớm, cùng cha mẹ và vợ, chạy bộ vòng quanh sân cỏ, hít thở không khí trong lành, tập những động tác uyển chuyển.

Sau đó, cùng đi ăn sáng. Bà Năm cảm thấy, nhờ có đứa con dâu mà tình mẹ con của bà gần gũi hơn, sau bao nhiêu năm gần như gián đoạn, kể từ ngày anh bước vào tuổi mười tám, hai mươi.

Hai ông bà Năm trở nên mê cái món cháo gạo lức, nấu đặc rền, ăn với cá nục kho khô, mặn, có tiêu ớt. Ăn vào buổi sáng, do cô con dâu nấu. Ban đầu bà Năm cười cái món ăn nầy của người nhà quê. Nhưng cô dâu nói rằng, đây là món ăn vua chúa, chứ không phải món nhà quê. Sử sách có chép rõ, các ông vua triều Nguyễn rất khoái ăn cháo trắng buổi sáng. Ông bà Năm cũng phải công nhận ăn cháo vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bớt được chất béo, chất đường.

6.

Mỗi buổi chiều, bà Năm về nhà trước con dâu chừng nửa giờ. Bà vào bếp chuẩn bị, cắt rau, cắt thịt. Cô con dâu vất xong cái cặp vào phòng, chạy vội xuống bếp, phụ mẹ chồng sửa soạn cơm tối. Thời gian đầu, cô phụ làm các việt lặt vặt, chỉ làm những chuyện mẹ chồng sai bảo. Cô con dâu phụ bếp, dù không phụ được gì nhiều, nhưng bà Năm thấy vui, tự ái của bà không bị tổn thương. Bà có thể hầu chồng, hầu con, chứ không muốn mang tiếng làm mọi cho cả con dâu. Nhìn thấy cô con dâu vui vẻ, hát hò trong khi làm bếp, bà cũng vui lây. Thì ra, cô làm với tấm lòng, với sự chia xẻ, chứ không phải miễn cưỡng. Cô con dâu múa dao lia lịa, cắt hành, cắt rau, ớt, nhanh như các anh đầu bếp Tàu chiếu trên truyền hình. Thỉnh thoảng, cô con dâu đề nghị bà Năm nấu món ngon cho cả nhà, ăn chơi cho vui, ăn chơi ngon hơn ăn thật, cô lảnh trách nhiệm nấu các món nầy. Cô nấu phở, bún bò, cháo lòng, hủ tiếu, bánh canh, bún riêu, mỗi chiều ăn một món thay cơm. Cả nhà vui vẻ hơn, ông Năm nói rằng, nấu ở nhà ngon như thế nầy, thì đi tiệm làm gì. Bà Năm học thêm được những bí quyết nấu ăn của cô dâu, và cộng thêm kinh nghiệm cũ, bà nấu càng ngon hơn. Bà mời bạn bè chồng đến, trổ tài nấu nướng. Nhiều người khen và khuyến khích bà ra mở tiệm ăn. Bà con, bạn bè đòi hùn vốn mở tiệm. Bà Năm sung sướng và quyết định thôi việc, ra làm kinh doanh. Trong một bữa ăn, cô con dâu nói với ông bà:

– Dì Chính bảo rằng, nếu mình ghét ai thậm tệ, muốn trả thù, thì cứ đem tiền cho mượn, xúi họ mở tiệm ăn, cho họ khổ, bỏ ghét. Làm tiệm ăn, khách ít thì lo, khách đông thì khổ, làm một ngày mười sáu, mười tám giờ cũng không hết việc. Nắng cũng lo, mưa cũng lo. Cực lắm, đầu bếp cũng cực, phụ bếp cũng cực, chủ tiệm còn cực hơn. Dì Thu bạn của mẹ con mở tiệm phở, bị ông đầu bếp bóp cổ, phải kêu cảnh sát can thiệp. Ông đầu bếp mệt và cực quá, mà Dì thì quá lo lắng, thúc hối, hỏi han. Ông nổi khùng, bóp cổ Dì. Bố mẹ con, lỡ mở tiệm, không lui được nữa, cực lắm lắm, ông bà mệt quá, gây gỗ nhau hoài. Nếu mẹ muốn mở tiệm ăn, thì hãy suy nghĩ cho kỹ lại. Ít nhất cũng giả vờ đi làm công cho thiên hạ, phụ bếp hoặc làm đầu bếp vài ba tháng cho biết đá biết vàng. Rồi quyết định.

Nghe con dâu nói bà hoảng hồn. Không dám ra làm kinh doanh nữa.

7.

Nhiều hôm, cô con dâu hớt hải chạy về kêu bà Năm thay áo quần ra xe đi gấp, ra phố mua hàng với cô. Vì hàng hạ giá, chỉ còn một hôm nữa là hết hạn. Cô ríu rít khoe rằng có người mách cho biết, hàng hạ xuống trên bảy mươi lăm phần trăm, không mua uổng lắm.

Bà vui vẻ ngồi bên đứa con dâu, cô vừa lái xe vun vút trên xa lộ, vừa nói chuyện vui vẻ. Khi vào tiệm, cô ép bà thử áo nầy, thử váy kia, tíu tít. Rồi cô con dâu dành trả tiền mua áo quần cho mẹ chồng. Để bà khỏi thắc mắc, cô nói:

– Tiền nầy do anh Tâm làm ra, mẹ có quyến xài. Anh Tâm sẽ rất vui, khi biết mẹ dùng tiền nầy.

Sau đó, hai mẹ con rủ nhau đi ăn, ngồi nói chuyện trong quán, và mua thức ăn về cho cả nhà. Có lần bà Năm giận ông chồng, ngồi khóc. Cô con dâu đến ôm bà, vuốt ve và hôn lên trán bà mà an ủi. Cô kéo bà đứng dậy, đi rủ bà lên San Francisco chơi.

Hai mẹ con đi bộ long rong qua chợ Tàu. Khi đã mỏi chân, cô con dâu cùng bà vào quán cà phê, ngồi ở dãy bàn dọn lấn ra trên lề đường cùng uống trà, ăn kem. Ngồi nhìn thiên hạ qua lại, cô con dâu nói với bà:

– Ngồi đây, đôi khi cũng thấy tâm hồn thư thái. Nhìn cái tất bật của thiên hạ, thấy cái nhàn nhã của mình, rồi biết quý cái hạnh phúc đơn sơ mà mình đang có.

Bà Năm cũng thấy vui vui, và quên bớt đi cái giận hờn ông chồng. Cô dâu nói với bà:

– Trời có khi nắng khi mưa, vợ chồng có khi vui khi buồn. Rồi mọi sự đều qua. Khi nào buồn, con đem mẹ đi chơi, giải trí. Hôm nào hai mẹ con mình rủ nhau đi xem chớp bóng, khuya mới về, để cho các ông ở nhà chờ, và đói một bửa chơi. Như vậy, các ông mới biết quý cái không khí ấm áp của bữa cơm bình thường mỗi ngày trong gia đình.

Mỗi buổi sáng, ông Năm đều nhắc rằng, nhờ có cái máy cà phê áp suất do cô con dâu mua tặng, nên ông có cà phê ngon mà uống. Đến sở khỏi phải tốn tiền mua cà phê áp suất bên góc đường. Nhiều hôm cô con dâu mua thức ăn ngon bên ngoài đem về. Ríu rít nói là cô ăn ngon quá, mua về cho cả nhà ăn cho vui. Không cần ăn ngon hay dở, nghe thế là bà Năm đã cảm động. Xưa nay, con bà, chồng bà, chưa hề thấy ngon mà mua về cho bà.

Sau một thời gian ở chung với cô con dâu, đi đâu, bà Năm cũng khoe là bà có thêm một đứa con gái, có thêm một người bạn thân để tâm sự khi vui buồn. Bà nói thêm, từ ngày anh con trai có vợ, gia đình thấy vui vẻ, hạnh phúc và thương yêu nhau hơn. Bà khen anh con trai khôn ngoan và khéo chọn bạn trăm năm. Bà không còn chê cô dâu là trán ngắn, mắt hí, miệng móm nữa.

8.

Một hôm đã khuya, bà Năm thức giấc xuống lầu uống nước, thấy có bóng người thấp thoáng ở sân sau nhà, bà ghé mắt nhìn. Trăng vằng vặc trải ánh vàng xuống khắp vườn. Bà thấy Tâm quàng tay qua vai vợ ngồi tựa ngữa, chân gác lên ghế. Bà nghe tiếng thì thầm:

– Đôi khi thấy mẹ anh thương, và bênh em, làm anh phát ghen lên. Em làm gì mà mê hoặc được mẹ anh đến thế?

Tiếng cô con dâu trong trẻo đáp lại:

– Thương yêu và thông cảm. Đem hết tấm lòng mình ra mà đãi người, rồi sẽ được đáp lại bằng tấm lòng. Nhờ em biết thương yêu ba mẹ anh như ba mẹ ruột, thì ông bà mới thương yêu em như con ruột. Em có thêm một ông bố, một bà mẹ, một cô em, có thêm nhiều tình thương. Từ đó, vợ chồng mình hòa thuận hơn, thương yêu nhau hơn, và lâu bền hơn, hạnh phúc hơn.

Bà Năm len lén trở lại phòng, chíp miệng và nghĩ rằng, bà đã già một đời mà còn ngu dại, cứ ganh ghét với gia đình chồng, ganh ghét với con dâu. Bọn trẻ con ngày nay, có nhiều đứa khôn nứt hạt.

Tràm Cà Mau