Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly (Mt 19,6)
Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yệu.(1Ga 4,8)
Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yệu.(1Ga 4,8)
…‘đợi người khác nói xong’
Có một phẩm chất mà ai cũng cần phải học, được gọi là… ‘đợi người khác nói xong’
“Đợi tôi nói xong đã nào!”. Đây là một lời nhắc nhở, cũng là sự châm chọc về việc tôi và bạn quá nóng vội và muốn sớm gặt hái được thành quả. Khi Thượng đế tạo ra con người, vì sao chỉ có một cái miệng mà có tới tận hai cái tai? Là để chúng ta nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Chúng ta cũng chẳng vội đến mức nước lên đến cổ hay đang xảy ra hỏa hoạn, mà sao ngay cả đợi người khác nói hết những gì họ muốn cũng chẳng được?
Câu chuyện người mẹ trẻ và quả táo
Người mẹ trẻ muốn kiểm tra thành quả về cách giáo dục con cái của mình. Cô vui vẻ đưa cho cậu con trai nhỏ hai quả táo. Tiếp đó, cô chờ đợi cậu con trai nhỏ sẽ tặng lại cho mẹ một quả. Nhưng cậu bé nhận lấy hai quả táo từ tay mẹ xong cũng chẳng thèm nhìn mẹ lấy một cái, mà cắn ngay mỗi quả một miếng.
Người mẹ trẻ vô cùng thương tâm, suýt nổi giận và định dạy cho cậu con một bài học về sự tham lam, ích kỷ. Ai ngờ được rằng đúng vào lúc này cậu con trai bé nhỏ cất tiếng ngọng líu ngọng lô: “Mẹ ơi, mẹ ăn quả này này. Con ăn thử rồi, không chua đâu!”.
Nước mắt của mẹ đột nhiên rớt xuống. Đôi khi chúng ta tức giận là vì không đủ kiên nhẫn và không có thời gian chờ đợi câu trả lời. Bởi phía sau sự lắng nghe là một tấm lòng ấm áp.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo giambeotunhien.net)
Nhờ biết lắng nghe tôi đã kịp thời cứu vãn được công việc và một cuộc hôn nhân
Thời gian trước, có một người bạn làm cùng tôi. Tôi tự cảm thấy mình đã dành hết tâm huyết cho công việc. Nhưng tới khi nghiệm thu anh ấy lại phê bình tôi và đưa ra đề xuất của mình. Điều này khiến tôi rất không vui. Bạn tôi gọi điện cho tôi vì muốn thay đổi ý kiến. Cậu ấy còn chưa kịp mở miệng thì tôi đã tuôn xối xả một tràng dài những lý do và suy nghĩ của mình. Sau đó hai người chúng tôi hầu như miệng ai nói thì tai người nấy tự nghe. Một lúc sau cả hai cùng tức giận và bỏ đi, kết quả là chẳng ai nói rõ được suy nghĩ của mình.
Bạn tôi sốt ruột hỏi rằng: “Chúng ta có thể nói chuyện không? Nếu không thì chúng ta chat nhé!”. Sau đó cậu đã nói rõ ràng mọi suy nghĩ của mình qua chat. Kỳ thực cũng có nhiều chỗ tôi cũng có thể tiếp thu, vấn đề đã được hóa giải trước cơn nguy nan. Sau chuyện này tôi thầm nghĩ, rất nhiều việc đã thành xôi hỏng bỏng không chỉ vì tôi không cho đối phương có cơ hội nói hết. “Đợi tôi nói xong đã nào”. Đây là một yêu cầu vô cùng nhỏ bé trong giao tiếp nhưng chúng ta lại thường quên mất sự tôn trọng cơ bản nhất này trong giao tiếp.
Em trai tôi mới lập gia đình, đang trong giai đoạn hai vợ chồng tìm cách hòa hợp với nhau. Vậy nên đôi vợ chồng trẻ ngày nào cũng cãi cọ. Cả hai đều rất khổ tâm, cãi qua cãi lại tới bước sắp phải ly hôn. Hôm qua cô gái gọi điện tới than thở với tôi. Tôi biết rằng, chẳng qua chỉ là những chuyện vụn vặt trong nhà, ví như cô ấy đã hy sinh rất nhiều mà anh chồng đáp lại chẳng được bao nhiêu. Tôi nhẫn nại lắng nghe cô ấy than thở và thể hiện sự đồng cảm và đồng tình một cách thích hợp. Cuối cùng cô gái vui vẻ quay về nhà nấu cơm cho chồng. Về sau cô gọi điện thoại tới khen ngợi tôi: “Chị quả thực là người biết an ủi người khác. Sau khi chị an ủi xong em mới thấy hóa ra chẳng có chuyện gì to tát cả”. Tôi mỉm cười rồi gác máy, thầm nghĩ, tôi đâu có nói lời nào, chỉ là cô ấy muốn than vãn một chút về nỗi ấm ức trong lòng mà thôi.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo lacasadelcurioso.com)
Nghệ thuật lắng nghe và câu chuyện về đôi tri kỷ Bá Nha, Tử Kỳ
Tương truyền rằng Chung Tử Kỳ là một tiều phu đầu đội nón lá, lưng khoác áo lá, vai đeo dao quặp, tay cầm rìu. Trong lịch sử còn ghi chép lại rằng, một lần nọ Du Bá Nha gảy đàn bên sông Hán Giang, Chung Tử Kỳ nghe xong xúc động thốt lên rằng: “Vòi vọi như non cao, mênh mang như nước chảy”.
Từ đó hai người trở thành bạn tri kỷ, tâm giao. Sau khi Tử Kỳ qua đời, Bá Nha cho rằng trên đời này không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình. Nên từ đó về sau ông không bao giờ gảy đàn nữa.
Bởi vậy, lắng nghe không chỉ có thể khiến tâm hồn xích lại gần nhau hơn, mà còn là sự khởi đầu của những đôi tri kỷ.
Không biết lắng nghe đã khiến một hãng hàng không thiệt hại nặng nề
Năm 2008, nhạc sĩ Dave Carroll đi lưu diễn, chiếc đàn guitar của anh được vận chuyển theo đường hàng không của hãng United Airlines và bị gãy. Carroll bèn kiện công ty hàng không, nhưng không một ai lắng nghe anh ấy nói. Công ty hàng không cho rằng Carroll thích chuyện bé xé ra to. Nhưng đối với những người có tâm hồn mong manh như các nghệ sỹ thì chiếc đàn guitar cũng là một sinh mệnh thân thiết của anh. Cách xử lý của công ty hàng không khiến Carroll rất đau lòng.
Thất vọng với cách hành xử của hãng hàng không lớn thứ hai thế giới, tháng 6/2009, sau 9 tháng xảy ra vụ việc, nhạc sĩ Dave Carroll đã cho ra đời bài hát “United breaks guitars” (United làm vỡ đàn guitar). Bài hát này với giai điệu vui tươi được Dave và nhóm nhạc của anh dàn dựng, tung lên youtube với đoạn điệp khúc nghe có phần “cay đắng”: United, anh làm vỡ cây đàn guitar Taylor của tôi rồi!
Clip cũng được thể hiện hết sức hóm hỉnh, với hình ảnh những nhân viên của hãng United Airlines đủ mọi sắc thái cảm xúc. Chắc hẳn, ai xem clip cũng không khỏi mỉm cười thú vị. Bài hát không những vui tươi, lại còn…dễ thuộc!
Không ngờ rằng, chỉ trong hai tuần ngắn ngủi, số lượt truy cập bài hát này đã lên tới 5 triệu lượt. Điều mà không ai nghĩ tới rằng, ảnh hưởng phụ diện của video này đã khiến cổ phiếu của United Airlines giảm xuống 10% chỉ vẻn vẹn trong 10 ngày. Họ đã phải chịu tổn thất vô cùng lớn, tới 180 triệu đô la Mỹ, đủ để mua 51.000 chiếc guitar đền cho Carroll.
“Kỳ thực tôi chỉ cần có một người trong United Airlines đứng ra lắng nghe sự bất mãn của tôi, thừa nhận họ đã làm sai và nói với tôi một lời “Xin lỗi”, chỉ cần vậy thôi. Nhưng họ đã không làm như vậy”.
Cuối cùng Carroll đã nói ra nguyên nhân mà anh kiên quyết kiện hãng Hàng không Liên bang Mỹ cho bằng được: “Hãy đợi tôi nói xong đã”. Carroll chẳng qua chỉ cần được lắng nghe, được tôn trọng mà thôi
Rất không may cho United Airlines, Dave Carroll là một nhạc sĩ/ca sĩtài ba. Có hề gì, anh sáng tác nhạc! (Ảnh dẫn theo CafeF)
Các bậc phụ huynh và những đứa con ở tuổi dậy thì
Hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh than vãn rằng con cái mình bước vào thời kỳ tâm lý phản nghịch, căn bản là không biết nghe lời! Nỗi khổ ấy đã trở thành tiếng lòng của những bậc phụ huynh có con đang tuổi dậy thì. Nhưng tĩnh tâm nghĩ lại, kỳ thực sự oán trách này bản thân nó đã có vấn đề: Thử đóng cửa tự hỏi mình xem bạn có thực sự lắng nghe tiếng lòng của con không? Bạn có biết con mình đang nghĩ gì, mong muốn điều gì không? Bạn muốn hiểu con mình, nhưng lại không chịu lắng nghe chúng, mà chỉ muốn chúng lắng nghe bạn. Bạn cứ ở đó như cái máy nói, thì chúng sao có thể nghe lời bạn được?!
“Đợi tôi nói xong đã nào!”. Đây là một lời nhắc nhở, cũng là sự châm chọc về việc tôi và bạn quá nóng vội và muốn sớm gặt hái được thành quả. Khi Thượng đế tạo ra con người, vì sao chỉ có một cái miệng mà có tới tận hai cái tai? Là để chúng ta nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Chúng ta cũng chẳng vội đến mức nước lên đến cổ hay đang xảy ra hỏa hoạn, mà sao ngay cả đợi người khác nói hết những gì họ muốn cũng không có?”. Đôi khi tôi tự nhủ với mình rằng đây là một căn bệnh, phải chữa.
Lắng nghe là sự tu dưỡng tâm tính
Đợi người khác nói xong là một loại năng lực, cũng là sự tu dưỡng tâm tính. Có một cách lắng nghe gọi là trầm tĩnh. Đó là một bầu không khí hài hòa, yên lặng và uy nghiêm, không lời nhưng cũng rất ấm áp, và đầy sức cuốn hút. Có một cách lắng nghe là quên mất cả bản thân mình, yên lặng nghe tiếng tuyết rơi, nghe tiếng gió luồn qua mái nhà, nghe tiếng chim hót buổi sớm mai, nghe một giai điệu du dương. Điều này cũng thể hiện cảnh giới và sự tu dưỡng của một người. Chỉ khi có được một nội tâm an hòa mới có thể hiểu được sự tĩnh lặng của năm tháng thật tuyệt vời.
Đợi người khác nói hết cũng là một phẩm chất của bậc trí huệ, chứ không phải nói thao thao bất tuyệt mới thể hiện mình là người có năng lực.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo pinterest.pt)
Trí huệ của cha ông dạy chúng ta về nghệ thuật lắng nghe
Kỳ thực trí huệ về việc lắng nghe đã được ông cha ta gửi gắm trong chữ Nho, loại ký tự đã từng gắn liền với cuộc sống và sử sách của dân tộc Việt chúng ta thời xưa. Chữ “Thính聽” (lắng nghe) ở dạng chính thể gồm bộ “Nhĩ耳” (tai), bộ “Vương 王” (vua), chữ “Thập 十” (mười), chữ “Mục目” (mắt), chữ “Nhất一” và chữ “Tâm 心”. Nếu ghép các bộ này vào nhau chúng ta sẽ hiểu được hàm ý mà ông cha ta muốn gửi gắm. Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy mình quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn những thông điệp mà họ muốn truyền tải, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.
Ngày nay, trong tiếng Hán hiện đại chúng ta cũng có chữ “Thính听” (lắng nghe) nhưng lại ở dạng giản thể. Và điều kỳ lạ là nội hàm của chữ này lại bị thay đổi hoàn toàn, đi ngược hẳn lại với những giá trị trong văn hoá chính thống (vốn được viết bằng chữ phồn thể/chính thể). Chữ “Thính听” giản thể gồm bộ “Khẩu口” (cái miệng) và bộ “Cân斤” (cái rìu). Đại ý là không phải dùng tai, dùng mắt, hay dùng tâm để lắng nghe như văn hóa truyền thống, mà là nghe bằng miệng, bằng những lời búa rìu sắc nhọn.
Chữ Hán chính thể bị thay thế bằng chữ giản thể, kéo theo đó là giá trị giáo dục và nhân văn sâu sắc bị đánh cắp một cách tài tình. Văn vốn là phương tiên để giáo hoá con người, khi văn tự bị biến đổi mất đi nội hàm chân chính của nó, thay bằng một nội hàm khác hẳn thì đương nhiên giá trị giáo dục ấy bị thay đổi rồi. Vậy nên việc cắt lời người khác, để mau chóng biểu đạt suy nghĩ của mình, mới trở thành một thói quen quá phổ biến như bây giờ.
Thay vì lắng nghe bằng cái Tâm, bằng cảm nhận từ trái tim như người xưa nhắn nhủ, thì con người ngày nay thường xuyên ngắt lời, chỉ muốn nói mà không đủ kiên nhẫn để lắng nghe, có nghe cũng là với tâm thái tranh đấu phản biện. Nội hàm của chữ giản thể mới dẫn đến một các biểu hiện văn hoá trở nên phố biến như: ‘chưa nói xong đã cãi xong’, ‘cướp diễn đàn’, ‘đốp lại’, ‘bật tanh tách’… Lời nói thay vì là phương tiện của sự thấu hiểu, thì nay là phương tiện để tranh đấu.
“Đợi người khác nói xong”, điều tưởng chừng vô cùng đơn giản, sao giờ đây lại khó khăn đến vậy? Đó là hệ luỵ của lối sống chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng mình, chỉ quen tranh giành để bản thân luôn là vị trí số 1 trong mắt người khác. Lắng nghe với thái độ khiêm nhường cầu thị trở thành thứ gì đó xa xỉ khó hình dung trong văn hoá người nhiện đại. Bằng cách đó nét đẹp của văn hóa tu dưỡng truyền thống ngày một bị lãng quên.
Người ta không ngừng than thở về chuyện xã hội thiếu vắng niềm tin, tình yêu thương, lòng nhân ái. Thực ra nếu chúng ta có thể quay trở về với những giá trị đạo lý truyền thống, biết ‘đợi người khác nói xong’, biết nghe bằng sự tập trung của đôi mắt, sự chân thành của trái tim như chữ ‘Thính’ mà ông cha ta để lại như một bài học uyên bác, thay vì nghe bằng ‘cái rìu’ như cách mà ĐCSTQ biến đổi văn tự truyền thống, thì hẳn rằng, chúng ta có thể thấu hiểu nhau nhiều hơn, và xã hội không thể thiếu vắng đi tình yêu thương và lòng nhân ái.
Nhã Văn
Các gia đình nào có vấn đề không giải quyết được. Mời đọc:
Lạy Thánh Gia, xưa Thánh Cả Giuse đã dẫn đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập. Thánh Gia đã chia sẻ những tân toan trong đời sống gian nan.
Xin cho gia đình chúng con;
Biết cảm thông và sống theo lời Chúa dạy trong Thánh Kinh;
Biết lắng nghe và kính trọng nhau, lúc vui cũng như khi buồn;
Biết nhẫn nhục và hòa giải, khi tính tình và cách cư xử khác nhau;
Biết hiếu nghĩa và chung thủy, từ trong gia đình cho đến ngòai xã hội;
Biết lấy gương lành mà dưỡng dục con cái.
Giêsu – Maria – Giuse:
Đời chúng con sóng gió ba đào, xin Thần linh Chúa ban ơn can đảm, kiên trì.
Gia đình chúng con trẻ già xung khắc, xin ban ơn quảng đại, thứ tha, để chúng con an vui chấp nhậ lẫn nhau.
Giáo hội cần nhiều tín hữu nhiệt thành, sốt mến, xin cho chúng con biết phụng sự, tin yêu, để cùng nhau xây dựng Nước Chúa muôn đời.
Amen.
MỘT BÀI ĐỌC RẤT HAY
“Một ngày không có tiếng cười là một ngày lãng phí” (C. Chaplin)
Cứ 100 người đọc thì 99 người cảm thấy cuộc đời nhẹ nhàng và hạnh phúc hẳn lên: Vậy tại sao không chịu đọc lấy 1 lần!
Tôi vừa đọc một cuốn sách cũ, tôi đã học được nhiều bài học sâu sắc. Tôi cảm thấy nó là cách rất tốt để mọi người có thể sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ đôi điều mà tôi đã học được từ cuốn sách ấy với mọi người..!
1. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Kết quả hình ảnh cho bình yên thật
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt tham sân si, bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.
3. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn
Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
4. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới.
5. Thay thế đố kị bằng ngưỡng mộ
Còn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kị chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.
6. Nhân từ với tất thảy mọi người
Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo; ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.
Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.
7. Tùy duyên
Bàn tay ta vun đắp, thành bại thuộc vào duyên,
Vinh nhục ai không gặp, có chi phải ưu phiền
Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên.
Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.
Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng. Tôi đã làm được 4/7 điều rồi và thấy đời mình nó cũng thanh thản đi bớt phần nào. Đặc biệt, tôi thích nhất là điều cuối cùng. Tôi cũng mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho bản thân mỗi bạn..!
Trên đời có một thứ dùng bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua nổi, đó là gì?
Tiền bạc có thể mua được rất nhiều thứ trên đời, ai cũng phải nhận rằng điều ấy đúng. Nhưng rất nhiều thứ không có nghĩa là tất cả. Sẽ có lúc bạn hiểu ra rằng, tiền có thể mua được hàng triệu chiếc đồng hồ nhưng không thể mua được một thứ, đó là…
Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp, bo bo, chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta cũng để dành được một gia tài lớn. Nhưng chẳng ngờ đời người như ánh chớp, tháng ngày đã tận, một hôm Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi mạng anh.
Đúng lúc ấy, anh ta mới nhận ra rằng mình chưa từng hưởng thụ chút gì từ số tiền đã tích cóp được, bèn nài nỉ: “Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho ngài. Ngài chỉ cần cho tôi sống thêm một năm để hưởng thụ thôi được chăng?”.
“Không được!”, Thần Chết lắc đầu, nghiêm nghị nói.
“Vậy tôi biếu ngài một nửa nhé. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không?”. Chàng trai tiếp tục khẩn khoản van lơn.
“Không được!”, Thần Chết vẫn không đồng ý, phũ phàng từ chối..
Anh chàng lại nói: “Vậy thì tôi xin giao hết của cải cho ngài. Chỉ cần ngài cho tôi sống thêm một ngày thôi, vậy được chứ?”.
“Không được!”. Lần này, Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay toan động thủ.
Người đàn ông tuyệt vọng, cầu xin Thần Chết lần cuối cùng: “Xin ngài cho tôi một phút để viết di chúc!”.
Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh ta run rẩy, lấy chiếc bút viết ra dòng chữ trong nước mắt giàn giụa:
Xin hãy ghi nhớ, bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày
Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi 1 ngày… Bạn thấy đấy, tiền bạc có thể mua được hàng triệu, hàng tỷ chiếc đồng hồ nhưng lại không thể nào mua nổi một giây, một phút nào cả.
Vậy mới hay:
Tiền mua được ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm. Tiền mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Tiền mua được chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ. Tiền mua được sách nhưng không mua được kiến thức. Tiền mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe. Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng. Tiền mua được máu nhưng không mua được cuộc sống. Tiền mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.
Xét kỹ ra, trong đời người, thời gian mới chính là điều quý báu nhất, đáng trân trọng nhất. Mỗi ngày trôi qua chỉ có 24 giờ. Người thông minh dùng 24 giờ ấy để làm nên sự nghiệp, cống hiến cho xã hội và tận hưởng cuộc sống. Nhưng người biếng lười thì phó mặc, buông xuôi, tiêu phí thời gian của mình vào những chuyện vô bổ.
Họ như con thuyền vô định trôi giữa biển, không mục tiêu, không bến bờ cũng không bánh lái. Thay vì chăm sóc cho cha mẹ, người thân, họ lại vùi đầu, dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính trong những trò vô bổ, phí phạm thời gian. Khi người khác làm việc, họ lại ngủ vùi. Và khi người khác bước chân trên những nấc thang thành công, họ mãi tụt lại phía sau trong những giấc mộng hư ảo.
Có cảm giác như công nghệ, khoa học càng phát triển thì thời gian của chúng ta càng bị cướp đi nhiều hơn. Ta tốn thêm thời gian để xem tivi, đón đợi tập phim mình yêu thích hay trận bóng mình mong chờ. Nhiều người ngày nhỏ ham đọc sách, là con ‘mọt sách’ đúng nghĩa nhưng rồi lớn lên đã đánh rơi thói quen tốt đẹp ấy. Giá sách của họ phủ đầy bụi còn chiếc điện thoại thì chẳng bao giờ rời tay.
Có thể bạn đã từng bắt gặp những cảnh tượng này, một nhóm bạn dẫn nhau ra quán cà phê, gọi đồ uống xong, hỏi chào vài ba câu rồi ai nấy chỉ mải cắm cúi bên chiếc smartphone. Không ai còn muốn nói chuyện với nhau nữa. Thỉnh thoảng họ quay sang cười trừ với nhau một câu, cứ đắm chìm trong thế giới ảo như thế.
Xã hội hiện đại và guồng quay của nó khiến nhiều người chẳng còn nổi chút thời gian tự chăm sóc bản thân. Nhiều bậc cha mẹ sáng sớm đi làm, tối mịt trở về nhà, quăng cặp tài liệu sang một bên và không còn để ý gì tới con cái của mình được nữa. Cũng có nhiều phụ huynh vì muốn có thêm thời gian cho mình mà không ngại ném cho con trẻ một chiếc iPhone, iPad, để chúng tự mày mò chơi. Quan hệ gia đình thành ra đổ vỡ tự lúc nào.
Thời gian mới chính là điều quý báu nhất, đáng trân trọng nhất.
Lại cũng có nhiều người cứ mãi cảm thấy bất mãn với cuộc đời mình, dành không ít thời giờ để than thân, trách phận, hận đất oán trời. Họ phàn nàn về tất cả, từ chuyện lương bổng ở cơ quan, quan hệ với sếp, đến chuyện vợ chồng bất hòa, con cái không nghe lời.
Kỳ thực, phàn nàn chỉ khiến bạn càng thêm mắc kẹt vào những chuyện phiền não. Đừng lãng phí thời gian lo nghĩ chuyện buồn. Bạn có quyền lựa chọn chỉ nghĩ đến điều tích cực phải không?
Vì sao người ta phải chết đi? Đó chẳng phải bởi thời gian đời người đã cạn, sinh mệnh đi đến chót cùng đó sao? Vậy thời gian chẳng phải là đáng quý nhất hay sao? Vậy nên, người xưa mới thường nói, đời người tựa như bóng câu lướt qua cửa sổ.
Đời người vô thường như vậy đấy, như ánh chớp lóe lên rồi vụt tắt giữa hư không. Trăm năm cũng biến thành chuyện hư ảo cả. Thời gian không thể mua thêm, không thể kéo dài, vậy chỉ có cách là tiết kiệm, dùng nó một cách khôn ngoan nhất. Hãy sống xứng đáng với sinh mệnh mà ông Trời đã ban cho mình.
Văn Nhược
AI BIỂU NGƯỜI GÌA KHÔNG CẦN CÓ CẶP, CÓ ĐÔI???
Mấy ai trong đời có được một mối tình “trọn kiếp nhân gian” như cặp vợ chồng trong câu chuyện này…
Người ta nói đời người có hai lần làm trẻ con, những tháng năm cuối đời, ông nội tôi đúng là đã trải qua tuổi ấu thơ một lần nữa.
Người già luôn khao khát tình yêu thương của gia đình, niềm vui sum vầy bên con cháu và sớm hôm bên người bạn đời của mình; nhưng khi cuộc sống vật chất dư dả, nhận được sự yêu thương, chăm sóc chu đáo, thì họ lại có xu hướng ghen tỵ với chính “nửa kia”.
Họ ích kỷ như một đứa trẻ, không muốn chia sẻ sự quan tâm của gia đình với đối phương, như ông nội tôi thường ghen tỵ với bà nội. Có lần bác cả từ Hà Nội gửi vào cho bà chai thuốc bóp chân vì bà thường đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh.
Không có phần, thế là ông cũng giả vờ đau nhức để được… dùng ké thuốc. Chuyện bị lộ khi vài món khoái khẩu của ông bị loại ra khỏi thực đơn hàng ngày theo chế độ kiêng khem của bệnh khớp. Vì thế, ông khai thật: “Bố không bị đau nhức ở đâu hết, chỉ muốn dùng thử thuốc của mẹ xem sao thôi”.
Đây không phải là lần đầu ông “so bì” với bà nên cả nhà không mấy ngạc nhiên. Sau nhiều lần, mọi người thống nhất, dù là đồ ăn hay đồ dùng thì luôn phải chia đều cho cả hai cụ.
Từ khi bà trở bệnh, ông thay đổi hẳn, rất quan tâm tới bà. Sức khỏe bà yếu nhanh trong vòng chỉ một năm, bà không còn khả năng đi lại, mọi sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào người khác.
Ông cũng giúp đỡ mọi người một tay để chăm sóc bà. Những hôm không có ai ở nhà, ông sang phòng trò chuyện với bà cho vui, khi thì lấy ly nước, khi lại ngồi lau tay, xoa lưng cho bà.
Rồi ông bỏ dần thói quen ăn sáng ngoài tiệm, ở nhà ăn, dù không phải món ông thích ông vẫn thấy vui, miễn là được cùng ăn với bà. Hôm nào ăn bên ngoài, ông không quên dặn chủ quán: “Làm cho bà nhà tôi một phần thiệt ngon nghe!”.
Ông có thói quen đọc báo mỗi sáng, vì dù tuổi cao nhưng mắt ông vẫn còn rất sáng. Bà nằm trên giường mà vẫn cập nhật được thời sự là nhờ có ông đọc báo cho bà nghe. Nhiều lúc ông làm bà bật cười vì ông thích so sánh mình với các nhân vật nổi tiếng.
Ông hay vuốt chòm râu trắng, dài đến ngang cổ, tự khoe mình có bộ râu như… ông tiên, hay đoan chắc làn da của mình cũng căng mịn không thua gì… ông bụt. Ông tự hào mình không giỏi việc nước thì cũng đảm việc nhà. Nuôi tám đứa con thành tài như bây giờ cũng đáng khen lắm chứ!
Bởi vậy, xã mới cấp cho giấy chứng nhận “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Nghe ông tếu táo, tinh thần bà cũng thoải mái hơn.
Nhiều hôm con cái đi làm về muộn giờ cơm trưa, ông ở nhà tự lấy cơm đút cho bà ăn. Tay run, ông đút không được gọn lắm, cơm vương vãi ra bàn. Ông thỏ thẻ: “Ngày xưa bà đút cơm cho mấy đứa nhỏ ăn, bà thường dụ tụi nó bằng cái kẹo, quả dưa. Giờ tôi có nước yến, bà muốn uống thì phải ăn hết chén cơm này”.
Toàn bộ sinh hoạt hàng ngày của ông bà được chúng tôi dùng camera ghi hình, cuối tuần con cháu cùng ngồi lại mở ra xem, cả nhà ai cũng xúc động trước sự chăm sóc ân cần của ông dành cho bà.
Bệnh tình ngày càng trở nặng, bà mất khả năng nhận thức, nằm mê man. Hôm đó, ông thức dậy đã nghe con cháu lục đục bên phòng bà, biết sắp có chuyện chẳng lành, ông bảo tất cả mọi người vào niệm Phật cho bà rồi đi ra ngoài để ông ở lại.
Ông nằm xuống bên cạnh, nắm lấy tay bà, hai hàng nước mắt cứ tuôn trào. Ông nhắc lại chuyện ngày xưa, từ lúc ông bà mới cưới nhau cho đến khi sinh các bác và bố.
“Nhớ những ngày loạn lạc, gia đình phải sơ tán trong nạn đói lịch sử năm 1945, những khó khăn, buồn tủi khi mới chân ướt, chân ráo vào miền Nam làm kinh tế mới. Trải qua nhiều khúc quanh của cuộc sống, tôi và bà đã nuôi dạy các con thành người, chúng ta may mắn vẫn được nắm tay nhau đi đến giờ phút này”.
Ông xúc động, nói: “100 tuổi viên mãn một đời người rồi, bà ra đi nhẹ nhàng và thanh thản, phù hộ cho tôi sớm được đoàn tụ với bà nơi chín suối. Có đôi có cặp suốt gần 80 năm qua, giờ bà đi rồi tôi cũng muốn đi theo để bà không cảm thấy cô đơn một mình nơi ấy”.
Hôm đó, ông khóc rất nhiều. Đến khi bà trút hơi thở cuối cùng, ông cũng kiệt sức, gục xuống cạnh bà. Những ngày tang lễ, ông bỏ ăn, ngồi hàng giờ tụng kinh, thi thoảng lại gần để nhìn bà qua tấm kính…
Nỗi đau quá lớn khiến sức khỏe và tinh thần ông suy sụp nhanh chóng. Dù cả nhà dồn sức lo lắng, chăm sóc nhưng ông cũng mất không lâu sau đó.
Người ra đi luôn để lại trong lòng người ở lại một nỗi buồn khắc khoải, nhất là với tuổi già, sự cô đơn và trống vắng luôn thường trực. Ai bảo tuổi già không cần có đôi?
Biết làm sao định nghĩa được thuỷ chung .!!! .. Mời các Bạn nhìn các hình nầy khi mình sắp đi hết con đường đời. …
Bạn có bao giờ cảm thấy ấm lòng khi nhìn thấy hai người già nắm tay nhau đi chậm rãi trên phố? Đó là minh chứng đẹp nhất giúp bạn tin rằng có những mối tình kéo dài mãi mãi!
Khi thời gian trôi ngang qua cuộc đời của bạn, bạn sẽ thấy những cử chỉ chăm sóc nho nhỏ mỗi ngày thật sự đáng quý. Một nụ hôn tạm biệt, một tách trà nóng khi nửa kia đang đọc sách, hay chỉ là một cái dắt tay qua đường để yên tâm người kia được an toàn
Chia sẻ một nụ cười bên người yêu luôn là điều ý nghĩa nhất. Dù cho bạn đang ở tuổi 20 hay đã đi gần hết chặng đường đời.
Không còn là những cuộc tấn công ồ ạt về tình cảm, ở tuổi này chỉ còn là những nụ hôn vụng về đặt trên trán hay cái bóp vai nhẹ nhàng từ phía sau lưng.
Dù thời gian có đi nhanh thế nào, những người yêu nhau luôn có thời thời gian để ngồi bên nhau và lắng nghe.
Họ nhận ra rằng: Yêu không có nghĩa là đi tìm người hoàn hảo mà là học cách nhìn một người không hoàn hảo một cách hoàn hảo…
… và đừng giữ im lặng để xây dựng nỗi giận hờn ngày một lớn, khi về già bạn sẽ hiểu được rằng chia sẻ giúp hai người gần nhau hơn.
Dù năm tháng qua đi, vẫn mong muốn có những cuộc hẹn hò. Không phải chỉ để nói những lời lãng mạn, mà để nhìn lại chặng đường đã qua dù dài nhưng đầy ắp hạnh phúc.
Chia sẻ chung một chiếc ô trong ngày mưa như họ đã từng chia sẻ cả quãng đường đời.
Và cùng nhau khám phá những vùng đất mới, cho dù giờ đây họ đã phải đeo kính để đọc bản đồ.
Yêu nhau không phải nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng.
Bạn không sai, nhưng vẫn nên thử nói một lời xin lỗi. Điều gì quan trọng hơn ở tuổi này ? Việc bạn đúng hay việc bỏ qua một cuộc tranh cãi ?
Giận quá mất khôn. Khi vợ chồng cãi nhau, nếu hai người đều hiếu thắng, cố tranh cãi bằng được có thể sẽ nói những lời tổn thương nhau và làm hại chính cuộc hôn nhân của mình. Không ít gia đình chỉ vì thế mà rạn nứt, vợ chồng mâu thuẫn, sống ly thân, ly hôn, thiếu quan tâm và bỏ mặc con cái. Khi đó, người chịu tổn thương nhiều nhất chắc chắn sẽ không phải vợ hoặc chồng.
Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng cũng giúp người xem nhận ra điều gì là quan trọng và quý giá hơn cả, là cái tôi quá lớn của chúng ta hay là đứa con bé bỏng mà chúng ta yêu thương.
Đứa trẻ bán vé số với cái bụng đói cồn cào đã lẻn vào nhà họ định lấy chút đồ ăn khi thấy cửa không đóng, nhưng không ngờ lại vô tình chứng kiến cuộc cãi vã của cặp vợ chồng.
Khi nghe hai vợ chồng tranh giành ai sẽ là người nuôi con, đứa trẻ bất hạnh này đã bật khóc nức nở cầu xin hai vợ chồng đừng ly hôn vì hơn ai hết, em là người biết rõ nhất ai sẽ đau khổ và tổn thương nhiều nhất.
Trước đây, em cũng có một gia đình hạnh phúc, được ba mẹ yêu thương chăm sóc nhưng rồi trong một lần cãi vã, ba mẹ em vì cái tôi quá lớn của mỗi người mà chia tay nhau.
Rồi bố mẹ cũng có gia đình riêng, không còn quan tâm đến em và bỏ mặc em ở cùng bà. Không may bà em qua đời, em trở thành đứa trẻ lang thang, phải bán vé số kiếm sống qua ngày, bị người ta bắt nạt, ăn hiếp.
Nghe câu chuyện của đứa trẻ và câu nói ” Cô chú có muốn con cô chú giống con không?” mà hai vợ chồng không khỏi xót xa và chợt nhận ra bản thân đã suýt đánh mất hạnh phúc gia đình.
Khi bố mẹ có mâu thuẫn hay ly hôn, con cái chính là người chịu nhiều tổn thương nhất. Vì chuyện bất đồng quan điểm là hết sức bình thường, còn lời nói thực sự mà nói thì không phải là ‘gió bay’, nó có thể gây ra bão tố hay làm mát lành tâm hồn và trái tim ai đó. Hãy vì đứa con mà bạn vô cùng thương yêu mà “Nhẫn” khi hai vợ chồng căng thẳng, cái quan trọng nhất chính là cách giải quyết mâu thuẫn như thế nào. Chẳng thế mà từng có câu nói: “Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê” hay ” Vợ là để yêu thương”.
Minh Khuê
Ước muốn cuối cùng.
Một tử tù đang chờ thi hành án, anh cầu xin một điều ước cuối cùng là một cây bút chì và một tờ giấy. Sau khi viết cho một vài phút, anh nhờ nhân viên bảo vệ nhà tù gửi giúp bức thư này cho người mẹ ruột của mình.
Trong thư anh viết …
Mẹ, nếu có công lý trong thế giới này, con và mẹ nên bị kết án từ hình cùng nhau. Mẹ cũng có tội cũng như con vì những gì con đã làm.
Mẹ hãy nhớ lại đi, khi con ăn cắp chiếc xe đạp của thằng bé gần nhà. Mẹ đã giúp con giấu chiếc xe đạp đó đi để bố không nhìn thấy nó.
Mẹ có nhớ lần con lấy trộm tiền từ ví của người hàng xóm không? Mẹ đã đi siêu thị mua sắm cùng với con.
Mẹ có nhớ ai đã bênh vực con khi con cãi lại bố đến nỗi bố phải bỏ đi không? Bố chỉ muốn sửa dạy con vì con đã gian lận trong bài thi và cuối cũng là con phải bị đuổi học.
Mẹ ơi, lúc đó con chỉ là một đứa trẻ, không lâu sau con đã trở thành một thiếu niên hư nghịch và bây giờ con đang là một tử tù chờ thi hành án.
Mẹ ơi, lúc đó con chỉ là một đứa trẻ con cần được bao biện, nhưng cái thực sự con cần là được sửa trị.
Nhưng thôi, con tha thứ cho mẹ! Con chỉ muốn viết thư này để nó có thể đến được nhiều người khác đang làm cha làm mẹ, với hi vọng rằng, họ có thể nhận ra điều tạo nên người tốt kẻ xấu trên thế giới này là sự giáo dục.
Cảm ơn mẹ đã cho con cuộc sống và cũng đã giúp con đánh mất nó.
Đứa con tử tù của mẹ.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” (Nelson Mandela)
CHUNG THỦY (FIDELITY)
Trần Mỹ Duyệt “Anh (em) nhận em làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng nhu lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em)”. Trên đây là giao ước hôn phối mà hai người Công Giáo trao cho nhau trước sự chứng kiến của linh mục, hoặc một phó tế trong ngày thành hôn, cũng như trước cộng đoàn giáo dân trong thánh lễ thành hôn. Lời hôn ước này là một giao ước vĩnh viễn và bất khả phân ly: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly” (Mac 10:9). Điểm chính của nó là sự chung thủy. CHUNG THỦY LÀ GÌ? Chung là cuối. Thủy là khởi đầu. Chung thủy tức là từ lúc đầu đến lúc cuối. Từ khởi điểm đến hoàn thành. Một số những định nghĩa thông thường mà chúng ta vẫn nghe về chung thủy như: Thủy chung: Trước sau vẫn một lòng, vẫn có tình cảm gắn bó không thay đổi (Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức). Fidelity: Sự, lòng trung thành, thành thật, chân thành, trung trực, trung tín. (English-Vietnamese Dictionary. Anh-Việt Từ-Điển, Nhà sách Khai Trí, xuất bản lần thứ tư). Fidelity: loyalty to your wife, husband, or partner by not having sex with other people. (Longman Dictionary of American English, New Edition). Như vậy, dù xét theo ý nghĩa tôn giáo, ý nghĩa của văn hóa, xã hội, hoặc ý nghĩa của tâm lý thì trong hôn nhân để giữ được lòng chung thủy, người ta không được ngoại tình, không được ly dị, và chỉ dành tình yêu, tình cảm, nghị lực và con người của mình cho một người mình yêu, mà người đó là vợ hay chồng của mình. Ngoại tình dù là trong tư tưởng hay hành động đều được coi là không chung thủy, không trung thành, và không thành thật với nhau: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.”(Mt 5:27-28) GIỮ LÒNG CHUNG THỦY DỄ HAY KHÓ? Một người chồng trung niên thành công và có sự nghiệp. Trong văn phòng và dưới quyền anh có nhiều thiếu nữ trẻ, đẹp, duyên dáng, và nhất là luôn làm theo ý anh. Bỗng một ngày, anh nhận ra rằng mình đã có tình cảm và tình ý với một trong những nhân viên xinh đẹp ấy. Anh biện minh cho hành động của mình rằng anh vẫn là người chồng tốt, người cha có trách nhiệm. Anh không có ý bỏ vợ anh, và anh không muốn làm đau khổ cho các con anh. Anh chỉ hành động bình thường trong tư cách lịch sự, xã giao, và nếu có thì chỉ hơi một chút thân mật thôi. Anh là giám đốc, anh có quá nhiều sức ép của xã hội, của công ăn việc làm, nên anh cần một người hiểu anh để có thể chia sẻ với anh. Những điều đó gần đây anh không tìm thấy nơi vợ của anh. Và một câu chuyện khác mang ý nghĩa tương tự. Người đàn ông kia một ngày nọ đã khám phá ra những dấu hiệu ngoại tình c̉ua vợ. Anh hỏi vợ, và chỉ được một câu trả lời đơn giản: “Đó chỉ là quen biết thông thường. Sự quen biết của hai người cùng một ngành nghề và trong cùng một sở làm. Một tình cảm trong sạch.” Nhưng khi người chồng hỏi thêm về tình cảm trong sạch ấy thì người vợ luôn tìm cách tránh né, làm thinh hoặc cáu giận và cho là chồng không tin mình. Những trường hợp như vậy vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hôn nhân của nhiều người, không phân biệt tuổi tác, thành phần xã hội, nghề nghiệp, học vấn, thành công hay thất bại. Đó là hành động ngoại tình, là không chung thủy, là phản bội tình yêu của nhau. Nhưng như một hậu quả đắng đót, là đàng sau những gian díu tình cảm, những yêu thương vụng trộm kia vẫn không khỏa lấp được trách nhiệm và lời thề chung thủy: “Dù nước đại dương cũng không thể cuốn trôi được tình yêu” (Diễm Tình Ca 8:7). Theo tâm lý học, con người tìm kiếm tình yêu đích thực và trường cửu, và điều này nói lên sự trung tín của tình yêu, bởi vì tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa. Dan Gilbert, nhà tâm lý học thuộc Đại Học Harvard tác giả của tác phẩm “Vấp Ngã Trên Hạnh Phúc” (Stumbling on Happiness), đã thực hiện một khảo cứu trong đó hai nhóm người tham dự được chọn một trong hai cách thức thực hành một chủ đề. Nhóm đầu bị bó buộc phải trung thành với chọn lựa của mình, trong khi nhóm thứ hai có quyền thay đổi. Kết quả là những người trong nhóm thứ nhất cảm thấy hạnh phúc, vì đã trung thành với quyết định. Ngược lại những người trong nhóm thứ hai cảm thấy bất mãn về sự thay đổi. Vẫn biết chung thủy dù xét theo ý nghĩa tâm linh hay ứng dụng của tâm lý là một bảo đảm của hạnh phúc, của tính bền vững trong hôn nhân, nhưng giữ được chung thủy vẫn luôn luôn là một điều khó, nhất là khi đã có những rạn nứt, những khủng hoảng đến từ người chồng hay người vợ. LÀM SAO ĐỂ GIỮ ĐƯỢC LÒNG CHUNG THỦY “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để khi mình hoặc người phối ngẫu vướng vào những cám dỗ của ngoại tình, của phản bội rồi mới tìm cách chữa trị e rằng rất khó. Cách tốt nhất vẫn là đề phòng và ngăn ngừa. Nhưng làm thế nào để đề phòng cho mình cũng như người phối ngẫu trước những thử thách hầu duy trì được một tình yêu bền vững, chung thủy. 1. Biết mình muốn gì: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Binh pháp Tôn Tử dạy “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”. Trong giao tế thường ngày với những người chung quanh, đặc biệt, những người khác phái tính luôn luôn đòi hỏi sự tinh tế, và tế nhị. Xàm xở, lẳng lơ, hoặc buông thả là một trong những lý do rất dễ đưa đến ngoại tình. Sự biết mình và biết người ở đây còn áp dụng ngay giữa tương quan vợ chồng trong đời sống hôn nhân thường ngày. Tình yêu không phải là một phép mầu cho phép chúng ta có thể biến hóa mọi thứ theo ý mình, nhưng là một ân sủng, và duy trì được tình yêu là một nghệ thuật. Không phải hễ bước vào hôn nhân là tự nhiên sẽ yêu nhau, và yêu nhau mãi mãi, sẽ không làm nhau buồn chán, hoặc buồn chán vì nhau. Nó đòi hỏi một ý thức và hiểu biết rõ ràng mình là ai? Mình muốn gì? Và mình làm gì giữa mối tương quan ấy. Dù đã kết hôn bao lâu đi nữa, thì tình cảm và lối đối xử của cái “thuở ban đầu lưu luyến ấy”, vẫn là những gì người chồng hoặc người vợ muốn có nơi người phối ngẫu, mặc dù cách ứng dụng có thay đổi theo thời gian. 2. Tâm lý nhàm chán: Làm mới lại tình yêu. Tình yêu không bao giờ già, không bao giờ nhàm chán, nhưng cách thức vợ chồng hành sử và đối đãi với nhau làm cho tình yêu trở nên già nua, nhàm chán. Tâm lý nhàm chán là một tâm lý rất thực tế trong tình yêu, tình bạn, hoặc ngay trong việc giữ gìn một đồ vật. Người Việt Nam gọi tâm lý này là: “Có mới nới cũ”. Khi người ta có những cơ hội trước mặt, có những điều kiện thuận tiện, và có những đối tượng sẵn sàng đáp ứng sự thiếu thốn tình cảm, thì tâm lý nhàm chán chính là lý do thúc đẩy đi tìm những gì mới hơn, lạ hơn, và hợp với mình hơn. Và khi đã có cái mới, người ta bắt đầu chán bỏ cái cũ. Tuy nhiên, tâm lý nhàm chán không phải luôn luôn xảy ra khi một đối tượng khiến cho mình cảm thấy nhàm chán. Đôi khi do chính thái độ ham của lạ, thích cái mới phát xuất từ tâm lý thiếu trưởng thành của một người lại chính là động lực dẫn đến những thay đổi, mặc dù trong nhiều trường hợp sự thay đổi ấy không hẳn là tốt hơn, đẹp hơn, và giá trị hơn chính cái mình đang có. Như vậy, người vợ cũng như người chồng đều phải luôn tìm kiếm những cơ hội thuận tiện để làm mới mẻ lại tình yêu. Một trong những cách đó là đọc sách, học hỏi, tham gia những buổi hội thảo, những dịp hồi tâm, những khóa huấn luyện. Một quan niệm rất chủ quan và thiếu trưởng thành ở đây là tự cho mình biết hết tất cả, hiểu hết tất cả. Chỉ có những ai không có hạnh phúc, hoặc gia đình gặp trở ngại mới cần đến những phương tiện này. Dưới cái nhìn văn hóa thì tình yêu là một nghệ thuật. Học hỏi, tìm hiểu luôn luôn là những cơ hội tốt để tăng thêm và làm giầu cho nghệ thuật yêu đương. 3. Xa chước cám dỗ: “Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Lời cầu mà Chúa Giêsu đã dậy chứng tỏ rằng cám dỗ luôn luôn có đó. Và cám dỗ là những gì mà con người phải cố gắng xa tránh đừng để mình mắc phải. Bởi vì bản tính con người là yếu đuối, mà cám dỗ thì lại rất thu hút, và có mãnh lực chi phối ngay cả đối với những người tưởng mình là vững vàng. Hình ảnh của cám dỗ, nhất là cám dỗ về sự thất trung, thay đổi, và phản bội trong hôn nhân được người xưa ví như yếu tố của củi lửa: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Trong hôn nhân yếu tố củi lửa này chính là bản năng và những ham muốn dục vọng. Môi trường, hoàn cảnh là những chất xúc tác khiến cho củi lửa bén mau hơn. Do đó, cách tốt nhất để tránh khỏi phải sa vào chước cám dỗ của ngoại tình là phải biết tự mình xa tránh nó. Trong áp dụng thực hành, để người chồng hoặc người vợ khỏi rơi vào những cám dỗ thì người phối ngẫu phải làm gì? Dĩ nhiên, không được đẩy người phối ngẫu mình ra khỏi vòng tay yêu thương của mình, bằng những thái độ, cử chỉ và lối sống bảo thủ, ươn lười hoặc bất cần. Cái nguy hiểm ở đây chính là một khi người yêu đã vuột khỏi tầm tay mình thì tìm cách kéo lại là một điều rất khó, và rất vất vả. 4. Biết ơn và tha thứ: Anh còn nợ em . Công viên ghế đá. Lá đổ chiều êm. Anh còn nợ em. Dòng xưa bến cũ. Con sông êm đềm. Anh còn nợ em. Chim về núi nhạn.Trời mờ mưa đêm. Anh còn nợ em nụ hôn vội vàng. Nắng chói qua song. Anh còn nợ em. Con tim bối rối. Anh còn nợ em. Và còn nợ em. Cuộc tình đã lỡ. Anh còn nợ em. (Anh Còn Nợ Em. Nhạc Anh Bằng, thơ Phan Thành Tài) Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng khi bước vào tình yêu là chúng ta mang nợ nhau nhiều lắm không? Nợ những buổi chiều mơ màng, lãng mạn ngồi bên nhau. Nợ những nụ hôn vội vàng khiến cho tim mình, tim em, tim anh bối rối. Và nợ những giận hờn, những lãng quên để in sâu vào lòng nhau những kỷ niệm của một lần mới yêu nhau. Nhưng hơn tất cả, và trên tất cả là nợ một lời thề, một giao ước để tự trói buộc vào cuộc đời của nhau. Một giao ước tự do, nhưng rất linh thánh. “Anh (em) nhận em làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh”. Rút ra từ cảm nhận về món nợ ấy, vợ chồng cần phải tha thứ và chấp nhận nhau. Để duy trì được tình yêu trong sáng và chung thủy, vợ chồng cần phải đọc hoặc hát cho nhau nghe, và chia sẻ với nhau lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô đã được nhạc sư Kim Long viết thành ca khúc bất hủ, trong đó có những ứng dụng thực hành rất tâm linh mà cũng rất tâm lý: Lạy Chúa xin hãy dạy con: 5. Đối thoại và chia sẻ: Đây là điểm tâm lý thực hành rất cần thiết trong hôn nhân để giúp vợ chồng hiểu nhau, yêu nhau, và có thể tha thứ cho nhau cũng như chịu đựng lẫn nhau. Không chỉ trong lãnh vực tình yêu, đối thoại để dẫn đến cảm thông là một qui tắc ứng xử hữu hiệu giúp giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống. Dù là vợ chồng với nhau ta cũng vẫn không nắm chắc là đã hiểu được nhau. Những khác biệt về tâm sinh lý, thể lý, văn hóa, giáo dục, nghề nghiệp, tâm linh… luôn luôn là những rào cản khiến nhiều lúc vợ chồng không hiểu và thông cảm được với nhau. Thành kiến tiêu cực nhưng rất tác hại cho tình nghĩa vợ chồng là quan niệm về “khắc khẩu”. Không cần biết phải trái, lý lẽ, nhiều cặp vợ chồng hễ mở miệng nói chuyện là bắt đầu tranh cãi, và cái lý do sau cùng để thỏa mãn nhu cầu tranh cãi ấy là “khắc khẩu”. Thầy bói nói vậy. Nhà tướng số nói vậy. Ông thầy tử vi nói vậy. Giữa tôi và cô có tướng khắc khẩu. Trong tự điển hôn nhân, ta phải gạc bỏ hai chữ “khắc khẩu”. Bởi vì không có việc khắc khẩu mà chỉ vì hai vợ chồng không hiểu nhau, mà nguyên nhân ấy bắt nguồn từ sự thiếu lắng nghe và chia sẻ. Người ta chả tìm thấy hai chữ khắc khẩu trong những câu chuyện lúc mới quen nhau. Lúc đó người ta nói với nhau bằng tiếng nói con tim. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết trong Caritas in Veritate: “Sự thật là… đối thoại và đối thoại”. Chúng ta cần những cuộc đối thoại trong yêu thương để duy trì và làm phong phú tình yêu giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng, và giữa mọi thành viên trong gia đình. 6.Với Chúa: “Gia đình cầu kinh. Gia đình bền lâu”. Khi hôn nhân gặp khó khăn, và đời sống hôn nhân gặp thử thách chúng ta cần phải suy nghĩ và hỏi mình: “Bình rượu tình yêu của tôi và của chúng tôi có còn hay đã hết!” Đây là câu chuyện của Thánh Kinh, câu chuyện cho tất cả mọi cuộc tình, mọi đời sống hôn nhân. Đó là trong lúc chúng ta đang vui vẻ, thì chính là lúc chúng ta không ngờ: Bình rượu tình yêu của chúng ta đã cạn: “Họ hết rượu rồi!” (Whenthe wine ran out, Jesus’ mother said to Him, “They have no more wine.” (Gioan 2:3) Để tình yêu ngày càng thêm phong phú, để hạnh phúc lứa đôi được bền chặt, và để lời thề thủy chung được bảo đảm, vợ chồng cần phải có thời giờ cho nhau, và dĩ nhiên, cũng phải có thời giờ với Thiên Chúa. Hàng ngày hãy dâng lên Thiên Chúa những lời cầu mà Thánh Têrêsa Calcutta đã dậy: “Xin hãy biến đổi gia đình chúng con thành một gia đình Nazareth khác, nơi mà bình an, hoan lạc và yêu thương ngự trị”. Nguyen Kim Bang gởi |
1. Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ cha mẹ. Đối với những người đối xử tử tế với con, hãy trân trọng và biết ơn, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt với con vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái con.
2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này con phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu con hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, con vẫn có thể đứng vững.
3. Cuộc đời rất ngắn. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu con làm vậy, sau này con sẽ nhận ra rằng con đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua.
4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó con mất đi người con từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.
5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn, nhưng điều này không có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức con có được là tài sản lớn nhất của con.
6. Cha không mong đợi con sẽ chăm lo cho cha khi cha về già. Tương tự như thế, cha không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Con có thể đi xe bus hay lái xe Benz đắt tiền. Tương tự, con có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do con.
7. Con có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại con như vậy. Nếu con không thể nhìn thấu điều này, về sau con sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.
8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, con đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì miễn phí.
9. Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau…
Bản Đàn Hạnh Phúc
Tràm Cà Mau
Thần thoại Ấn Độ kể rằng : Thượng Đế tạo ra đàn ông trước, thấy đàn ông bơ vơ lang thang tội nghiệp, bèn lấy vẽ yêu kiều của hoa, màu sắc rực rỡ của cầu vồng, tính mềm mại của gió, cái tinh quái của loài hồ ly, cái bất thường của mưa, và sức nóng của núi lửa mà tạo nên đàn bà. Rồi giao cho đàn ông làm vợ, đàn ông mừng lắm, dẩn đi. Không lâu sau đó, người đàn ông đem trả lại cho Thượng Đế, vì chịu hết nỗi đàn bà. Ngài thu nhận. Đàn ông bỏ đi, nhưng rồi không chịu được cô đơn, quay về xin lại. Thương đế đem đàn bà giao lại cho đàn ông. Nhưng rồi sau đó, đàn ông cũng đem trả lại lần nữa. Cứ xin và trả mãi. Đến lần thứ tư, thì Thương Đế bảo: “Lần nầy là lần chót nhé, đừng làm ta phiền nữa. Đem đi, may nhờ rũi chịu, rán mà chịu đựng nhau.”
Câu chuyện có vẽ kỳ thị đàn bà do đàn ông đặt ra. Nhưng đó cũng là một ngụ ngôn, nói lên cái đáng yêu và đáng chán của đàn bà. Đồng thời, cũng nêu lên cái cần thiết và giá trị của gia đình, là sự kết hợp của hai giống đực, cái để tạo nên hạnh phúc cho cuộc sống. Hạnh phúc gia đình là một nguồn vui sướng và giá trị nhất trên đời, mọi thứ hạnh phúc khác đều trở nên phù phiếm, nếu mất hạnh phúc gia đình. Đứng trên khán đài cao nghe thiên hạ vổ tay rào rào chào đón , rồi về nằm queo một mình, đâu có sung sướng bằng vòng tay ấm áp của người thân yêu, nụ hôn thắm thiết của người bạn đời. Thành công về tài chánh, chính trị, văn chương, triết học, đều không có nghĩa lý gì, nếu thiếu hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc gia đình, không là gì cả, nhưng là tất cả. Ý nghĩa của đời sống là gì, nếu không phải là đi tìm hạnh phúc? Tuy hạnh phúc có muôn mặt, muôn khía cạnh, và mỗi người quan niệm hạnh phúc mỗi khác. Cũng có nhiều người đang sống trong hạnh phúc tràn đầy, nhưng họ không biết đó là hạnh phúc. Họ không cảm được là họ đang sung sướng. Chỉ khi họ gặp bất hạnh, đã mất đi cái họ đang có, thì mới biết, mới nghĩ được rằng, trước đây đã có hạnh phúc mà không hề hay biết, để cho nó trôi đi. Cũng như bình thường, ít ai ý thức rằng, được khỏe mạnh, không đau yếu, đã là hạnh phúc rồi. Chỉ cần đau răng nhức nhối thôi, thì cũng đã cảm nhận được điều đó. Chứ khoan nói đến những trọng bệnh, như mù mắt, tê liệt, ung thư… Người bị ung thư hành, thì thấy người đau răng là quá hạnh phúc. Hạnh phúc không phải xa xôi khó tìm, nó thực sự, tràn đầy chung quanh chúng ta, mà chúng ta hoặc vô tình không để ý đến, hoặc vì tham lam, muốn có thứ hạnh phúc mà mình chưa có, chưa đạt. Cho nên, cứ chạy đuổi theo cái bóng hạnh phúc, mà không bao giờ bắt gặp cả.
Trong “Cổ học tinh hoa” kể rằng, có một ông đi trên đường một mình mà cười sằng sặc, sung sướng lắm. Có người hỏi chuyện gì mà cười vui thế?. Ông trả lời rằng, ông đang có ba điều sung sướng, nên vui mà cười. Một là trong sinh vật, có thú, có người, mà ông được làm người, thì là một điều sung sướng. Hai là trong loài người có người tàn tật bệnh hoạn, có người lành lặn, ông được lành lặn, thì là hai điều sướng . Ba là trong những người lành lặn, có kẽ là đàn ông, có kẽ là đàn bà, được làm đàn ông, thì là điều thứ ba sung sướng. Có ba điều sung sướng thì tại sao mà không vui cười cho được. Hồi còn nhỏ, đọc bài nầy, chưa hiểu, tôi tưởng là ông nầy mắc bệnh thần kinh. Chị em bạn gái, có thể cười sung sướng vì có hai điều hạnh phúc vậy.
Gia đình là nơi mà mọi người dể dàng tìm được hạnh phúc nhất . Không có thứ hạnh phúc nào êm ấm, ngọt ngào, dịu dàng bằng hạnh phúc gia đình. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, không nơi nào cay đắng, bất hạnh và địa ngục bằng gia đình. Hạnh phúc gia đình như một vườn hoa, phải chăm bón, vun xới, thì hoa mới nở rộ, mới thơm tho, huy hoàng màu sắc. Không vun xới, tưới bón, thì cỏ dại mọc tràn lan, hoa lá tiêu điều. Người ta thường tưởng rằng, hạnh phúc gia đình sẵn có đó, cứ bính thản gặt hái mà không cần chăm sóc, không cần lưu ý đến, để cho nó mọc và nẫy nở phát triển tự nhiên. Nhiều gia đình rất hạnh phúc một cách tự nhiên, vì người vợ, người chồng đã hành xử đúng, đã thấm được cái nếp nhà, khi đang ở với cha mẹ. Cha mẹ họ biết dìn giữ hạnh phúc, và con cái học được và noi theo. Bởi vậy cho nên người xưa chọn dâu, chọn rể, thường chon tông, chọn tổ. Những gia đình nào ít hạnh phúc, thì con cái ít có cơ may học được những điều hay ho tốt lành trong đời sống hôn nhân, ngoại trừ họ tự học, tự tìm hiểu lấy
Có kẽ bảo rằng, có rất nhiều gia đình sống đã gần hết đời người rồi mà vẫn còn thất học trong vấn đề xây dựng hạnh phúc gia đình. Điều đó có lẽ có thật. Cũng có nhiều người biết, nhưng còn mơ hồ, không để hết tâm trí vào việc vun xới hạnh phúc gia đình . Cũng có nhiều người khác, hiểu rất rõ, biết rất nhiều, nhưng không làm, nghĩa là không “tri hành hợp nhất”. Những điều viết sau đây, thì chắc chắc mười người đều biết cả mười, không có chi mới lạ cả. Nhưng không phải vì thế, mà cố tình quên đi, không thèm nhắc nhở.
Sau chừng năm bảy năm vợ chồng chung sống , mọi chuyện hầu như đã cũ lắm rồi. Chưa nói đến năm ba chục năm, thì xem như cũ gần bằng trái đất. Tình cảm lắng đọng, êm đềm, thâm trầm. Vợ chồng thương yêu, chăm sóc nhau như phản ứng tự nhiên, không còn đắn đo, không suy xét. Người cho cũng như người nhận, đều bình thản như hít thở không khí trời. Không ai nghĩ rằng, nếu trong chừng năm ba phút thiếu không khiù để thở, thì có thể bất tỉnh và khó sống nỗi. Thế mà có mấy ai biết mình đang sung sướng, đang có nguồn không khí trong lành để hít thở đâu. Vợ chồng, cho và nhận, đều ít cảm được cái rung động và sung sướng khi được chăm sóc, hy sinh và dâng hiến cho nhau. Cái tình cảm thâm trầm, không nói ra, đôi khi tưởng như lạt lẽo, chán nhàm. Phải đến khi mất nhau, khi đó mới thấm thía, mới tiếc những gì mình không cảm nhận, không làm, khi còn có nhau. Đời sống vợ chồng, có nhiều tháng ngày bên nhau, nhưng đừng bao giờ để cho hạnh phúc, sinh hoạt, và tình yêu trở thành cũ kỹ, lạt lẽo. Chúng ta, chồng cũng như vợ, có bổn phận phải làm cho nó sống động, tươi mát , thắm thiết trở lại. Phải biết đánh bóng cái hạnh phúc mà mỗi gia đình đang có. Phải biết nhắc nhở và cảm nhận được hết tất cả những hạnh phúc nhỏ nhặt nhất từng giây, tùng phút mà mình có được. Một nụ cười của người phối ngẫu, một nụ hôn của con, một đóa hoa nở trong vườn, mình phải biết nắm lấy, cảm nhận, và sung sướng thật sự, và nói lên cái hạnh phúc đơn sơ đó cho mọi người chung quanh cùng vui hưởng.
Có người xem truyền hình đài Nhật bản, họ bảo trằng, biết mình may mắn không là đàn bà Nhật. Thấy mấy ông Nhật trong phim đang âu yếm vợ, đang tỏ tình, mà có cái giọng nạt nộ, gắt gỏng, như sắp thượng cẳng tay, hạ cẳng chân. Thật tội nghiệp cho các bà Nhật , nói thì lý nhí, đi thì như chạy chạy từng bước ngắn. Không biết mấy bà có tủi thân không. Ai mà không ưa dịu dàng, ngọt ngào?. Thế mới biết tại sao người ta thích nghe nhạc. Mặc dù biết lời nhạc là không thực, là tưởng tượng, là bày đặt. Nhưng vẫn cứ muốn nghe đi nghe lại mãi không nhàm, không chán. Phải chăng vì lời ca trong bản nhạc êm ái, dịu dàng, nói lên cái ước mơ của con người, ước mơ được thương yêu, ước mơ được hạnh phúc, được nghe những lời êm tai, thỏa lòng. Không ai không thèm khát được đối xủ tử tế, dịu dàng, ngọt ngào. Ngay cả những người tâm tính khó khăn bất thường nhất. Rất nhiều người tuy biết vậy, thế mà khi mở miệng ra, nói với chồng hoặc vợ, thì lên giọng sai khiến, gắt gỏng, lệnh lạc, như sĩ quan truyền lệnh trên chiến trường. Với thứ ngôn ngữ đó, thì chắc kẽ điên khùng cũng biết là làm cho người nghe khó chịu, và nếu có thi hành, cũng với nỗi bực tức trong lòng, miễn cưởng mà làm cho xong kẻo thêm rắc rối. Nhưng cũng cùng một việc đó, nếu biết nói với lời êm ái ngọt ngào, lịch sự, thì người nghe hăng hái, vui vẻ, sung sướng khi thi hành.
Có lần, trước chợ, người thấy một bà hùng hổ, trợn mất, chỉ tay vào chồng gay gắt: ” Đứng ì ra đó sao. Anh phải phụ với tôi chứ, nặng quá mà!”. Anh chồng cúi đầu như con mèo cắt tai, vội vả chạy theo chị vợ vào bên trong chợ. Nếu thời mới yêu nhau, mà chị để lộ cái hùng hổ đó ra, thì chắc anh chồng đã ba chân bốn cẳng mà lánh xa ra. Tại sao chị không thỏ thẻ: ” Anh ơi, nặng quá em khiêng không nỗi, anh có thể giúp em một tay được không?” Thế thì dù có phải gảy xương sống, anh chồng cũng vui vẻ cố làm cho xong. Và trong lòng anh còn vui vẻ hân hoan, vì nghe lời ngọt ngào, dể thương của vợ yêu. Nhiều bà lúc nào cũng sẵn sàng thấm mật ngọt trên môi mà: “Anh ơi, anh à, anh giúp em việc nầy được không? Anh có cho em đi Shopping không? Anh có thích giúp em việc nầy không, anh có vui lòng phụ giúp em … Nếu anh giúp em việc nầy thì em cám ơn anh lắm…” Ngay cả những khi ông chồng bận rộn nhất, cau có nhất, bực mình nhất, mà nghe lời thỏ thẻ, nhẹ nhàng đó, thì anh cũng mau mắn, vui vẻ làm những việc vợ yêu cầu. Đổ nước đường ra, không mất gì cả, thì đàn ông, cũng như đàn bà, ai cũng vui vẻ, hăng hái. Nhiều ông chồng nghe ngọt ngào, thì cười mĩm và nháy mắt, tỏ ra anh biết tỏng là đang được uống nước đường của vợ, nhưng anh vẫn vui vẻ, hăng hái làm. Ngọt ngào với chồng, với vợ, thì hiệu quả hơn trăm lần xẳng giọng. Trong tình vợ chồng, những câu nói “Em yêu anh. Anh yêu em” nghe rất êm tai, rất thỏa lòng, hả dạ, nghe không bao giờ chán, không bao giờ nhàm. Càng nghe, thì tình yêu càng củng cố trong lòng người nói, và càng thắm thiết trong tâm người nghe. Tình yêu nhờ đó mà tăng trưởng, mà bền vững, mà thêm lòng tin. Lời tha thiết êm ái đó nhập tâm mỗi người. Tin chắc tình yêu mình đang cho và đang nhận vô cùng nồng nàn , ấm cúng. Thử hỏi tại sao tụng kinh, hay đọc kinh, thường phải lặp đi lặp lại một câu kinh, có khi cả chục lần, có khi cả trăm lần. Cũng như những điệp khúc trong các bài ca. Lặp lại, nhưng không bao giờ nhàm, không bao giờ chán. Câu nói xưa cũ, cổ điển , mà thần hiệu đó, nhiều gia đình đã quên đi, không nhắc nhở đến nữa, thật là một thiếu sót, uổng của đời.
Châm ngôn của nhiều bà là đừng bao giờ xẳng giọng, đừng bao giờ nói lời bất nhả, mật thì ngọt và kiến hiệu cay đắng thì làm đau lòng và không ai ưa.
Cứ nhớ lại cái thời vợ chồng mới quen biết nhau, sao mà thơ mộng, sung sướng và đẹp quá chừng. Tưởng không lấy được nhau thì đất trời nầy sụp đổ, cuộc đời không còn nghĩa lý gì nửa. Thời đó, chỉ mới cầm tay nhau thôi, mà trong lòng dạt dào sung sướng, xúc cảm, đến run lên. Và cảm thấy trời đất nở hoa rực rở, và ngàn tiếng du dương vang vọng trong lòng. Hai người cư xử đẹp, tử tế, dịu dàng như trong chuyện thần tiên. Có thế mới bỏ cả cha mẹ, anh em, bạn bè mà theo nhau. Khi đó, họ còn có thể sẳn sàng chết cho nhau mà không chút ân hận. Những vòng tay thời đó, thắm thiết, tràn đầy tình yêu, những câu nói ăm ắp ngôn từ đẹp đẻ, những nhường nhịn, hy sinh không chút đắn đo, không chút thắc mắc. Sau đó, người ta quên đi những nhường nhịn, tử tế lúc ban đầu, để lộ ra cái tranh đua, ganh tị, cáu kỉnh, ích kỷ của mỗi cá nhân, một cách quá sổ sàng, không cần che dấu, không kiêng dè. Những va chạm thường ngày làm sao mà khỏi tổn thương đến cái hạnh phúc gia đình, trong lúc mục tiêu chính của gia đình là tạo dựng hạnh phúc cho chính mình, cho người mình thương, cho con cái, cho tất cả. Đa số, chúng ta có được cái hạnh phúc ban đầu vô cùng phong phú, thế mà rất nhiều gia đình, không biết giữ dìn cho nó lâu bền, tốt đẹp. Mà cứ xói mòn, làm cái vun đầy ban đầu hao hớt, vơi đi, và có khi khô cạn. Thay vào cái hạnh phúc bằng sự nhàm chán, bất hạnh, chịu đựng. Có nhiều gia đình biến thành địa ngục, mà mỗi người thở cái không khí nồng cháy nặng nề của khó khăn, tranh chấp, thù ghét . Không ai mà không mơ ước cuộc sống gia đình được đẹp đẻ, thơ mộng, đáng yêu mãi như thuỡ ban đầu. Người ta mong muốn, ước mơ, nhưng người ta không biết cố gắng để giữ dìn và hành động, để làm sao cho gia đình mãi mãi còn là những nồng ấm, thơ mộng của thuở xa xưa đó. Có người luôn luôn ý thức được rằng, hạnh phúc nằm trong tầm tay họ, biết vun xới, tưới bón ù, thì nó tươi tốt, hoa lá sum sê, nếu bỏ lơ là, không chăm sóc, thì cỏ dại mọc um tùm, cành lá khô héo. Nếu cố gắng đối xử với kẽ phối ngẫu tế nhị như thuở ban đầu, và nhắc nhở nhau gìn giữ trân trọng mối giao hảo song đôi. Tương kính nhau, tránh những lời nói làm buồn lòng, làm đau lòng nhau. Mỗi ngày, vuốt ve nhau với niềm xúc cảm tràn đầy của thuỡ ban đầu. Vòng tay ôm thắm thiết, truyền cho nhau tình thương nồng nàn thấm qua làn áo, nắm tay nhau với xúc cảm chân thành, hôn nhau say đắm như nụ hôn đầu. Không phải hôn nhau chiếu lệ, không phải “ôm nhau như ôm khúc củi mục” lỏng lẽo. Khen tăng nhau, cám ơn nhau những săn sóc, những lưu ý. Dù hôm nay bà vợ có bằng đầu, bằng đuôi, như một hình vuông, và má phính núc ních, thì chồng vẫn khen vợ đẹp, đẹp dưới nhãn quan của chàng. Thế là làm gia đình vui, tin tưởng và yêu đời hơn, vợ chồng yêu nhau hơn, và yêu gia đình hạnh phúc đậm đà hơn. Nhiều bà cũng đủ khôn ngoan để biết mình chỉ là thứ nái xề, chẳng có đẹp đẻ gì với ai, nhưng đẹp riêng đối với chồng là quá đủ. Vợ chồng cũng phải biết cám ơn những chăm sóc âu yếm của nhau. Cũng nên biết nói với nhau những câu mà người ta tưởng là thừa thải, đương nhiên, không cần nói ra, đại khái như: “Cám ơn tình thương của anh/em dành cho, không ai trên đời nầy thương anh/em bằng thế nầy cả.” Người phối ngẫu, khi nào cũng cảm động nghe những lời biết ơn của đó. Nhờ vậy, tình yêu càng nồng nàn thắm thiết. Dù đã nhiều năm chung sống, làm sao cho vợ chồng còn say đắm nhìn nhau, và cảm thấy hạnh phúc êm đềm trong ánh mắt, lòng biết ơn nhau. Mỗi người biết hy sinh một ít cá tính, để hòa đồng nhau trong cuộc sống chung.
Gia đình nào cũng có một vài hủ mắm thối, nên chôn thật sâu, thật kỹ, đừng để bay mùi ra làm thương tổn đến hạnh phúc chung. Người xưa có dạy,không ai hoàn toàn. ( nhân bất thập toàn) Ai cũng có tính tốt, tính xấu. Và cuộc đời , mỗi cá nhân phải đấu tranh không ngưng nghỉ giữa cái thiện và cái ác. Khi yếu đuối, thì cái ác làm chủ, xui khiến con người làm những điều tệ hại. Có những cái người ta biết là không tốt, nhưng vẫn cứ làm, như hút thuốc, uống rượu, đánh bài. Đôi khi những cái xấu nho nhỏ, làm cho con người đáng yêu hơn, cuộc sống bớt thánh thiện, nhưng lại có nhiều vui. Quá thánh thiện cũng trở thành công thức, khó khăn. Bởi vậy, chúng ta phải biết tha thứ cho người phối ngãu, những sai lầm đã phạm phải trong quá khứ, dù cố ý hay vô tình. Dù sao thì cũng là việc đã qua, không thể quay lại được nữa. Nên quên đi, đừng bao giờ moi móc ra làm khổ nhau, làm tội làm tình nhau. Chẳng ích lợi gì, mà chính là làm cho mình đau đớn, dằn vặt hơn ai hết. Sai lầm nào cũng có thể tha thứ được cả, nếu biết chấm dứt và hối lỗi. Ngay cả những kẽ giết người, đôi khi còn được pháp luật khoan thứ nữa là. Quá nghiêm khắc cuộc sống mất vui. Vã lại, mỗi chúng ta hãy tự xét mình, xem mình có hoàn toàn không? Chắc chắn là không. Tại sao mình tự tha thứ cho lỗi lầm của mình được, mà không tha thứ cho lỗi lầm của người khác, nhất là người bạn đường của mình?. Tại sao lỗi lầm của mình, thì quên mau lắm, không muốn ai nhắc nhở đến, mà cứ muốn bươi móc lỗi lầm người khác ra?. Cảm thông và tha thứ, rất cần thiết để giữ hòa khí gia đình, và giữ cho ngọn lửa ấm hạnh phúc còn cháy mãi, sáng mãi trong trái tim của mỗi người.
Tình thương thường như như giao thoa cộng hưởng. Tình thương cho đi, thì có tình thương trở về.Tình thương trở về làm nẫy sinh tình thương khác cho đi. Cứ thế mà chập chùng, mà vun dầy thêm lên. Khi ta thương yêu ai với tấm chân tình, không vụ lợi , không ích kỷ, thì sớm hay muộn , chắc chắn tình thương đó sẽ được đáp đền. Trong đời sống lứa đôi, càng cho nhiều thì càng nhận được nhiều. Tình thương thường cho đi mà không mong đền đáp, nhưng thường vẫn được đáp đền nhiều hơn mong tưởng. Ghét bỏ, hận thù, sẽ được đáp lại bằng hận thù và ghét bỏ. Không lợi cho ai cả, mà nó làm cho tâm tư u uất, làm cho cái bao tử ung thối, làm cho thân thể bệnh hoạn, yếu đuối. Không cần phải có cái tâm bồ tát đem ra thương người, chỉ cần có cái tâm thành của vợ yêu chồng, của chồng yêu vợ, hai bên trao tình thương cho nhau không ngưng nghỉ, không đắn đo, rồi từ đó tình thương thành giao thoa cộng hưởng. Gia đình hạnh phúc. Không thể nào một bên, ri rỉ tình thương, mà hy vọng nhận được tình thương tràn đầy không điều kiện.
Mỗi người hãy nhớ rằng ngày tháng qua mau, cuộc sống của con người có giới hạn. Bảy tám chín chục năm, rồi sẽ chết. Mỗi người đều có sẵn bản án tử hình treo trên đầu mà chưa thi hành. Nhưng thái độ của đa số thế nhân, như họ sẽ được cho sống đời đời, không bao giờ chết. Phải ý thức được, mỗi ngày, chúng ta bước gần đến huyệt mộ thêm một bước, không cưỡng lại được. Bởi vậy, mỗi ngày sống của chúng ta rất quý báu. Mất đi thì là hết, không thể nào tái tạo, dù có tiền rừng bạc bể, quyền uy ngất trời. Làm sao cho mỗi ngày sống của chúng ta được đẹp đẻ, vui tươi, ý nghĩa và hạnh phúc. Chúng ta phải tự tạo lấy, vun xới lấy. Chờ đợi, thì nó cũng có thể đến, có thể không. Nhưng tệ hại nhất là những kẽ tự đập phá hủy hoại thời gian quý báu của mình bằng gây gổ, bằng hận thù, bằng trách móc, than vãn. Phí phạm thời gian thật uổng . Người xưa, ý thức thời gian quý báu, cho nên còn có kẽ thắp đuốc đi chơi, sợ đời chóng hết. Một gia đình hạnh phúc, có đời sống lâu dài bằng hai ba lần hay cả chục lần đời sống của một gia đình bất hạnh. Thà sống hai mươi năm tràn đầy hạnh phúc, còn hơn sống một trăm năm thiếu hạnh phúc. Những gia đình thiếu hòa thuận, thì nên ngưng cuộc chiến lại, ký hiệp định đình chiến ngay để cứu vản thời gian, cứu vản hạnh phúc của đời sống cho chính mỗi cá nhân trong cuộc chiến, cho con cái và những người liên hệ. Đừng để thời gian mất, hạnh phúc phí phạm, rất uổng.
Mỗi ngày thi hành một điều hiến dâng. Vợ chồng, cứ giao ước, mỗi sáng thức dậy, cố đem lại cho nhau một niềm vui nho nhỏ. Có thể là một câu nói làm đẹp lòng nhau, có thể là một lời khôi hài, có thể là một chuyện vui trong giấc mơ, cũng có thể là một nụ hôn thật ấm từ tấm tình thương nồng nàn, không phải là nụ hôn chiếu lệ, trả nợ quỷ thần. Mỗi ngày, gắng làm vừa lòng nhau, cứ bên tung, bên hứng, hòa hợp tâm tư, hòa hợp đời sống. Cũng có những lúc bất đồng, thì phải biết nhân nhượng, mỗi người bước lui một vài bước cho đến khi đồng ý nhau, gặp nhau ở một điểm nào đó, mà cả hai đều vui vẻ chấp nhận. Khi đã chấp nhận, thì dù kết quả nào, cũng lấy đó làm vui.
Chuyện thần thoại Ấn Độ nên sửa lại rằng: Thượng đế tạo nên nhiều người đàn ông xong, thấy họ sống không có ý nghĩa, cầu bơ cầu bất, lại ăn ở dơ dáy, bẩn thỉu, hỗn độn. Ngài bèn lấy tinh hoa của trời đất, và tinh quái của yêu ma tạo nên nhiều người đàn bà, cho kết hợp với mỗi đàn ông thành vợ chồng. Giao cho mỗi cặp hai cây đàn thần, bảo rằng, nếu biết hòa điệu hòa âm, hòa nhịp, thì có được nguồn hạnh phúc vô biên, và đời sống phong phú an lạc. Nhưng nếu mỗi người chỉ muốn độc tấu riêng rẽ, không muốn hòa hợp thanh âm, thì sẽ tìm thấy địa ngục. Sau một thời gian, những cặp vợ chồng biết phát huy cái tinh anh của trời đất trong người nữ, biết hòa hợp âm thanh, thì đều mọc cánh và bay lên trời thành tiên. Những cặp chỉ biết triển khai cái tinh quái, nên độc tấu, không chịu hòa nhịp, hòa âm, đều mọc lông lá đầy mình, trở thành dã thú, chạy vào rừng trốn chui trốn nhũi. Còn những cặp khác, hòa âm, hòa điệu chưa được nhịp nhàng, ăn ý, thì vẫn còn giữ lại hình thể của con người, và phải luyện tập thêm cho đến ngày mọc cánh thành tiên.
Muốn gia đình trở thành một góc của thiên đường cũng không khó. Mà muốn gia đình trở thành một xó của địa ngục cũng rất dễ. Chỉ có quyết tâm và hiểu biết của hai vợ chồng. Làm sao cho ăn nhịp, hòa điệu, biết khai thác cái vốn dồi dào trời đất sẵn ban cho. Đời sống gia đình có hạnh phúc là đạt được toàn vẹn ý nghĩa của kiếp sống, không cần phải đi tìm ở nơi nào xa xôi./
Anh chị Thụ Mai gởi
Thương xót trước hình ảnh người đàn ông ngồi 1 mình bên bàn ăn cùng…vợ
Trong cuộc sống tình cảm vợ chồng là thứ thiêng liêng nhất đối với con người. Chỉ khi phải trải qua việc mất đi người bạn đời của mình sau bao năm chung sống thì người còn lại mới nhận ra sự mất mát đó là rất lớn. Hình ảnh người đàn ông dưới đây là 1 minh chứng cho câu chuyện đó. Bức ảnh lan truyền nhanh chóng trên mạng ghi lại khoảnh khắc một người đàn ông đang cầm chiếc khăn ăn ôm mặt. Trên bàn ăn, đối diện với ông là ly rượu vang của bạn đời và chiếc bình đựng tro cốt của bà.
The The Sun Online, Chasidy Gwaltney, người chụp bức hình này kể rằng, cô đang ăn trưa ở một nhà hàng tại Texas thì để ý thấy người đàn ông ngồi một mình ở bàn kế bên. Cô nhanh chóng nhận ra ông đang dùng bữa với chiếc bình tro của người vợ quá cố Cảm xúc dâng trào khiến cô muốn ghi lại khoảnh khắc này. Theo lời Chasidy, 14/2 năm nào người đàn ông này cũng đưa vợ đi ăn trưa ở nhà hàng. “Bạn biết không, qua thời gian, tất cả chúng ta thường chẳng mấy trân trọng bạn đời nữa. Chúng ta thậm chí quên cả nụ hôn tạm biệt, quên nói lời yêu thương hay là làm điều gì đó thật nhỏ bé nhưng có ý nghĩa to lớn với bạn đời. Điều nhìn thấy hôm nay đã khiến tôi nhớ rằng chúng ta không phải lúc nào cũng được ôm, trò chuyện, yêu thương, vui chơi hay thậm chí là trêu tức nhau. Bức hình này có thể làm trái tim bạn nhói lên, cũng như tôi vậy”, cô viết.
Chasidy kể rằng, người đàn ông vẫn gọi cả đồ ăn và một ly vang cho vợ mình. “Rõ ràng tình yêu ông dành cho vợ vẫn còn rất mạnh mẽ và vì thế, ông mang bình tro của bà đi đến buổi hẹn Valentine. Xin hãy yêu người bạn đời khi bạn còn có cơ hội. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết ngày mai sẽ mang tới hay lấy đi của mình điều gì”, tác giả bức ảnh chia sẻ thêm.
Tình già
Mất gì thì mất bà ơi !
Xin trời đừng để còn tôi mất bà
Hai ta tuy tuổi đã già
Nhưng tôi vẫn muốn …còn bà còn tôi
Mất gì thì mất bà ơi,
Xin trời đừng để còn tôi mất bà
Nếu trời bắt phải đi xa
Tôi xin đi trước còn bà đi sau
Mong bà đừng ốm đừng đau
Để tôi còn bát cơm rau sáng chiều,
Tuổi cao tôi vẫn có bà
Như liều thuốc bổ…dưỡng già đời tôi,
Đời còn đẹp lắm bà ơi,
Xin Trời cứ để…còn tôi còn bà.
(không biết tác giả TX chép lại)
Tu-Phung gởi