“Lúc cha mẹ cho con thứ gì, con đềᴜ nở nụ cười, lúc con cái cho cha mẹ thứ gì thì cha mẹ khóc”

“Lúc cha mẹ cho con thứ gì, con đềᴜ nở nụ cười, lúc con cái cho cha mẹ thứ gì thì cha mẹ khóc”

By Tạp Chí Nước Úc – 5 Tháng Tám, 2020

Cả đời này, người có thể làm cho chᴜ́ng ta mọi thứ mà không cầᴜ báo đáp chỉ có cha mẹ, vậy nên, dᴜ̀ thế nào cᴜ̃ng đừng phàn nàn họ, hãy thông cảm cho họ, qᴜan tâm tới họ.

Đi khắp thế gian này, ɾốt cᴜộc cũng chỉ có cha mẹ mới yêᴜ thương ta mà không đòi hỏi gì. Vì con, họ có thể làm tất cả mà không cần báo đáp. Nhưng liệᴜ chᴜ́ng ta mấy ai ý thức được điềᴜ đó, hay chỉ nhận ɾa khi mọi chᴜyện đã qᴜá mᴜộn màng.

Tôi lên giường ngᴜ̉ lᴜ́c 11 giờ khᴜya, bên ngoài tɾời đang có tᴜyết ɾơi. Tôi co ɾo ɾᴜ́c vào tɾong chăn, cầm chiếc đồng hồ báo thức lên xem thì phát hiện nó đã ngừng hoạt động từ lᴜ́c nào, tôi đã qᴜên không mᴜa pin cho nó. Bên ngoài tɾời lạnh như thế, tôi qᴜả thực không mᴜốn phải ngồi dậy, liền gọi điện thoại cho mẹ: “Mẹ ơi, đồng hồ báo thức cᴜ̉a con hết pin ɾồi, ngày mai con có cᴜộc họp ᴄôпg ty, khoảng 6 giờ mẹ gọi điện đánh thức con dậy nhé!”.

“Được ɾồi, mẹ biết ɾồi!” Mẹ ở đầᴜ dây bên kia giọng như đang ngái ngᴜ̉, nói.

Sáng hôm saᴜ, điện thoại báo thức vang lên tɾong lᴜ́c tôi còn đang mộng đẹp. Ở đầᴜ dây bên kia, mẹ nói: “Con gái maᴜ dậy đi, hôm nay con còn có cᴜộc họp đấy”. Tôi mở mắt nhìn đồng hồ, mới có 5h40, liền cảm thấy khó chịᴜ mà cằn nhằn mẹ: “Chẳng phải con nói 6 giờ mới gọi con dậy sao? Con còn mᴜốn ngᴜ̉ thêm một lát nữa, lại bị mẹ làm phiền ɾồi”.

Mẹ ở đầᴜ dây bên kia lặng im không nói gì, tôi cᴜ̃ng cᴜ́p điện thoại…

Dậy ɾửa mặt, chải đầᴜ ɾồi tôi ɾa khỏi nhà. Thời tiết thật lạnh, khắp nơi toàn là tᴜyết, tɾời đất chỉ một màᴜ. Tại ga xe bᴜs tôi không ngừng dậm chân cho đỡ lạnh, tɾời vẫn còn tối đen như mực, đứng bên cạnh tôi là hai ông bà lão tóc bạc tɾắng. Tôi nghe ông lão nói với bà: “Bà xem xem, cả đêm ngᴜ̉ không yên giấc, mới sáng sớm đã thᴜ́c tôi dậy ɾồi, nên giờ mới phải chờ lâᴜ như thế”.

Năm phᴜ́t saᴜ, cᴜối cᴜ̀ng xe bᴜs cᴜ̃ng đã tới. Tôi vội bước lên xe, tài xế là một người thanh niên còn ɾất tɾẻ, anh ta chờ tôi lên xe ɾồi vội vã lái xe đi. “Khoan đã! Anh tài xế, phía dưới còn có hai ông bà lão nữa, thời tiết lạnh như thế mà họ đã đợi từ ɾất lâᴜ ɾồi, sao anh không chờ họ lên xe mà đã đi ɾồi?” Tôi nói.

Anh ta ngoảnh đầᴜ lại, cười nói: “Không sao đâᴜ, đó là cha mẹ cᴜ̉a tôi đó. Hôm nay là ngày đầᴜ tiên tôi lái xe bᴜs, nên họ đến xem tôi đấy”. Tôi đột nhiên ɾơi lệ, nhìn lại dòng tin nhắn cᴜ̉a cha tôi: “Con gái, mẹ cᴜ̉a con cả đêm ngᴜ̉ không được, mới sáng sớm đã tỉnh dậy, bà ấy lo con sẽ mᴜộn giờ”…

Người Do Thái có một câᴜ ngạn ngữ ɾất ý nghĩa: “Lᴜ́c cha mẹ cho con thứ gì, con đềᴜ nở nᴜ̣ cười; lᴜ́c con cái cho cha mẹ thứ gì, cha mẹ khóc”. Cả đời này, người có thể làm cho chᴜ́ng ta mọi thứ mà không cầᴜ báo đáp chỉ có cha mẹ, vậy nên, dᴜ̀ thế nào cᴜ̃ng đừng phàn nàn họ, hãy thông cảm cho họ, qᴜan tâm tới họ.

Vậy nên, hãy tɾân tɾọng từng phᴜ́t giây bên cha mẹ, bởi không ai biết được khi nào họ sẽ ɾời xa ta mãi mãi. Khi cha mẹ còn hãy lᴜôn nở nụ cười, hãy lᴜôn qᴜan tâm chăm sóc tới họ, đừng để cha mẹ mỏi mắt ngóng tɾông mà không nhìn thấy hình bóng của bạn.

Nhưng nếᴜ một ngày cha mẹ bᴜộc phải ɾa đi, họ sẽ không thể báo tɾước cho bạn một lời nào, không thể tiếp tục gọi tên bạn, cũng không thể cùng bạn ăn cơm và qᴜan tâm tới bạn được nữa… Cây mᴜốn lặng mà gió chẳng ngừng, con mᴜốn báo hiếᴜ mà cha mẹ đâᴜ còn? Giá như ta đã có thể bớt xem một bộ phim, bớt chơi một ván cờ, bớt đi dạo cùng bạn bè, để dành thời gian ở bên cha mẹ, ta sẽ cảm thấy bản thân đỡ ân hận phần nào!

Do đó, lúc cha mẹ còn đang khỏe mạnh, hãy an ủi tinh thần cho họ, hãy dành nhiềᴜ thời gian hơn để bên cạnh họ, cố gắng đáp ứng hết ngᴜyện vọng của họ, đừng khiến cho bản thân saᴜ này phải hối hận.

Hãy yêᴜ thương cha mẹ như yêᴜ thương chính bản thân mình, bởi vì họ cũng cần được yêᴜ thương… Và nếᴜ có một ngày thực sự họ ɾời đi, chúng ta sẽ không phải ngậm ngùi về những tháng ngày đã qᴜa…

Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: 2 people, people sitting
Image may contain: 1 person, grass, outdoor and nature

Đôi vợ chồng già kết hôn 62 năm tay trong tay nói lời vĩnh biệt – Trí Thức VN

Hình ảnh vô cùng xúc động của đôi vợ chồng già đã kết hôn được hơn 6 thập kỷ.

#trithucVN

Hình ảnh vô cùng xúc động của đôi vợ chồng già đã kết hôn được hơn 6 thập kỷ. Ông John Wilson (92 tuổi) ở nước Anh cùng vợ đã kết hôn được 62 năm.

 

M.TRITHUCVN.ORG

Hình ảnh vô cùng xúc động của đôi vợ chồng già đã kết hôn được hơn 6 thập kỷ. Ông John Wilson (92 tuổi) ở nước Anh cùng vợ đã kết hôn được 62 năm.

QUAN HỆ GIA ĐÌNH.

 

Image may contain: 2 people, text and closeup

Kimtrong Lam

QUAN HỆ GIA ĐÌNH.

Mối quan hệ gia đình là mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, cũng là nguồn gốc của 70% cảm xúc trong cuộc đời chúng ta.

Ở nhà đừng có ngày nào cũng cãi nhau dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt. Cũng đừng là một gia đình mà không có bất kỳ tương tác nào với nhau: không nói chuyện, không chia sẻ với nhau… Gia đình như thế thì thành viên nào cũng có bệnh.

Cô đơn còn khủng khiếp hơn nghèo đói, vợ chồng hòa thuận thì có thể đạt được trường thọ, vợ chồng hay xảy ra vấn đề thì tuổi thọ của họ cũng bị rút ngắn đi, đây là quy luật dễ lý giải.
Nếu cả ngày bạn chỉ biết phàn nàn, tức giận, thì lấy đâu ra tiền tài tìm đến nhà: Khi hợp tác với người khác cũng vậy, người đến từ một gia đình không hòa thuận thì ai dám hợp tác với họ.

Thử nhìn những gia đình xung quanh bạn, khi gia đình hòa thuận thì vận may chắc chắn sẽ vượng.

Muốn có một gia đình hoà thuận nhất định phải giải quyết được 3 vấn đề

– Một gia đình tốt trước tiên vợ chồng phải yêu thương tương kính, giữa vợ với chồng phải hỗ trợ lẫn nhau, xem đối phương là người quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Như thế không chỉ khiến người lớn tuổi trong nhà cảm thấy an tâm, mà còn có thể làm gương cho con cái. Có gia đình như thế thì con đường của những thành viên trong gia đình tự nhiên sẽ mưa thuận gió hoà.

– Tiếp theo là giáo dục trẻ em. Con cháu trong nhà là tương lai của gia đình, khai chi tán diệp, tiếp nối, phát huy và lưu giữ truyền thống của gia đình, tất cả đều dựa vào thành quả chúng ta nuôi dạy con cháu như thế nào.

– Thứ 3 là kính trọng người già. Người già là gốc rễ của mỗi gia đình, những thành viên trong gia đình không tôn trọng, không đối xử tốt với gốc rễ của mình, thì cành lá sẽ không xanh tốt. Giải quyết tốt mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, để người đàn ông trong gia đình không bị mắc kẹt giữa 2 người phụ nữ, không những thế mỗi người còn được nhận tình yêu gấp đôi và cũng giảm bớt được áp lực cho người đàn ông.

Vợ chồng phải làm được 8 nguyên tắc này:

– Tôn trọng lẫn nhau
– Yêu thương lẫn nhau
– Tin tưởng lẫn nhau
– Giúp đỡ lẫn nhau
– An ủi lẫn nhau
– Khuyến khích lẫn nhau
– Nhường nhịn lẫn nhau
– Thấu hiểu lẫn nhau

Con người ai cũng có tính cách, tật xấu riêng. Cho nên phải thường xuyên nhắc nhở bản thân và đặt mình vào vị trí của đối phương mà suy nghĩ, mà xem xét vấn đề.

Vì vậy, đối xử với người mình yêu thương cần ghi nhớ

– Không chỉ yêu thương khi còn trẻ, mà già rồi càng phải yêu thương đối phương nhiều hơn.

– Không chỉ yêu thương lúc đối phương khỏe mạnh mà khi ốm đau, bệnh tật càng phải yêu thương nhiều hơn.

– Không những yêu thương điểm mạnh của đối phương, mà còn phải yêu thương cả những điểm yếu của họ, cùng nhau thấu hiểu và tin tưởng.

– Người thường hay tức giận được gọi là hẹp hòi, những người như thế không chỉ khiến sức khỏe của bản thân gặp vấn đề mà còn khiến những người xung quanh cũng giảm thọ.

– Người hay phải chịu đựng sự tức giận của người khác được gọi là người cam chịu, thường cố gắng kiềm chế bản thân, chính vì thế tâm trí và thể chất của họ cũng bị ảnh hưởng.

– Người thường tự mình tức giận, cũng thường tức giận với người khác, được gọi là người dung tục, tầm thường, cuối đời phải dùng tiền để đổi lấy sức khỏe.

– Không để người khác vì mình mà phải tức giận, bản thân cũng không vì người khác mà tức giận, đó là vĩ nhân, cả đời đã trải qua không ít gió to sóng lớn, nhưng tấm lòng luôn an nhiên, sống một cách không hổ thẹn.

Theo Aboluowang

NẾU CHỈ CÓ MỘT NGÀY ĐỂ SỐNG!

Image may contain: 1 person, text
Lệ Huyền to Những câu chuyện thú vị

NẾU CHỈ CÓ MỘT NGÀY ĐỂ SỐNG !!

Có một cặp tình nhân rất yêu nhau, nhưng họ lại không hề biết trân trọng tình cảm mà họ đang có. Bởi vì họ luôn thích tranh cãi, để rồi cứ phải giận hờn nhau suốt năm, suốt tháng…

Rồi một ngày, người con trai này phải đi thi hành nghĩa vụ và tử trận nơi chiến trường. Khi mang xác người yêu về, cô gái này ôm khóc nức nở, rồi cô ngước mặt lên trời và nói: Lạy Thượng Đế, tuy con là người không có đạo, nhưng con luôn tin vào đấng tối cao. Con van ngài, xin cho chúng con có một ngày bên nhau, để chúng con có thể nói hết những gì chúng con muốn nói với nhau, nhưng chưa kịp nói. Con chỉ xin ngài một ngày bên người con yêu thôi!

Bất chợt trên trời có tiếng vọng xuống và nói : Nghe con than thở, ta thấy rất cảm động, nên ta sẽ ban cho con một ngày bên người con yêu. Nhớ yêu thương nhau hết lòng, vì sau một ngày, người con yêu sẽ phải ra đi vĩnh viễn!

Và rồi người thanh niên đã được sống lại, hai người ôm chặt lấy nhau như không muốn rời xa. Họ vội vàng nói cho nhau nghe hết những điều mà họ chưa hề nói, họ yêu nhau thắm thiết. Vì họ biết rằng, đây chính là ngày cuối cùng trong đời mà họ được yêu!

Rồi 24 giờ sắp trôi qua, lần này, họ lại cùng nhau qùy xuống để van xin Thượng Đế cho họ thêm một ngày nữa bên nhau. Thượng Đế thấy tội nghiệp, nên đã chấp thuận. Nhưng ngài nói thêm : Nếu hai con làm tốt, biết trân trọng và yêu thương nhau hết mình, ngày mai ta sẽ ban cho hai con thêm một ngày nữa. Nghe vậy, hai người mừng quá, nên họ yêu thương nhau bằng tất cả sự chân tình. Có lẽ họ đã biết rằng, ngày nào cũng sẽ là ngày cuối cùng của cuộc đời họ, để được sống và được yêu!

Rồi cứ như vậy, họ sống và yêu thương nhau bằng tất cả sự khao khát…Bây giờ, họ đã biết trân trọng tình cảm của nhau hơn xưa. Cũng chính vì lý do đó, nên Thượng Đế đã ban thêm cho họ từng ngày và từng ngày kế tiếp. Rồi kéo dài cho đến hết cuộc đời của hai người luôn!

Nếu bạn chỉ có duy nhất một ngày để sống, để yêu. Vậy bạn sẽ làm gì, sẽ nói gì với người mà bạn yêu thương nhất?!

Đừng đợi đến ngày mai bạn nhé, vì biết đâu, bạn sẽ không có ngày mai nữa thì sao?!

Đừng mang giận hờn vào giấc ngủ, vì có thể bạn sẽ không bao giờ thức dậy để nói những điều mà bạn muốn nói với người bên cạnh!

Hãy sống, hãy yêu nhau như ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Đó chính là cách để bạn giữ được hơi ấm cho tình yêu và hạnh phúc lâu dài !

Gen Lặn
—St—

PHỤ NỮ LÀ VẬN KHÍ CỦA GIA ĐÌNH

PHỤ NỮ LÀ VẬN KHÍ CỦA GIA ĐÌNH

Người phụ nữ có tâm và thân ngay thẳng, nhân từ, tốt bụng, sẽ mang lại cho gia đình và thế hệ tương lai phúc đức vô tận, giúp tránh những điều không tốt hay tai ương cho gia đình.

Một bà chủ trong gia đình có những tư tưởng xấu trong tâm, hành vi sai trái, không có lòng hiếu kính cha mẹ, gian dâm nghịch lý… sẽ làm cho gia đình mất đi sự an định, không chỉ gây nguy hại cho bản thân mình, mà còn mang lại tai họa cho gia đình.

Các cụ có câu: “một người phụ nữ tốt mang tới thịnh vượng cho ba thế hệ, người phụ nữ xấu làm tổn hại đến ba thế hệ”. 

Người vợ là cốt lõi giúp gia đình thuận buồm xuôi gió.

Phụ nữ là nòng cốt làm nên sự hưng thịnh của một gia đình. Phụ nữ không nhất thiết phải thùy mị, nhưng cần biết nhu hòa, để phái mạnh giữ vững vị thế của bậc trượng phu. Phụ nữ tuy cần mạnh mẽ, nhưng đừng sốc nổi, háo thắng. Có những việc nên nhường phái mạnh một bước, bảo vệ cái tôi và bản lĩnh của họ. Như vậy, không phải phụ nữ hạ mình nhẫn nhục, mà đang giúp chồng có thêm tiếng nói, sự nghiệp thuận lợi, khởi sắc, hanh thông.

 Người phụ nữ ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề nhà cửa sẽ thường xuyên ngăn nắp, gọn gàng.

Ngược lại, người phụ nữ ăn mặc nhếch nhác, cẩu thả thường sẽ biến căn nhà thành một mớ hỗn độn, bừa bãi, khiến cho tâm trạng cũng không được thoải mái.

 Người phụ nữ hay kì kèo tính toán, bụng dạ hẹp hòi, hay sinh chuyện thì gia đình sẽ không có ngày nào được bình yên.

Ngược lại, người phụ nữ mà tâm tính thoải mái, rộng lượng, thông tình đạt lý, tài vận của gia đình chắc chắn sẽ thịnh vượng, già trẻ lớn bé trong nhà đều có được sức khỏe tốt.

 Người phụ nữ tốt, không phải là về sắc đẹp, mà là một trái tim đẹp.

 Một người vợ tốt, không phải là về ngoại hình, mà là về nội tâm.

 Một người phụ nữ đức hạnh, tuổi càng cao thì phúc tướng càng nhiều.

– Người phụ nữ mà không có đức hạnh, càng về già, càng xấu xí.

– Một gia đình có người phụ nữ thấu tình đạt lý thì việc kinh doanh của gia đình sớm có ngày thành công!

 Gia đình mà thiếu người phụ nữ không được gọi là một gia đình đầy đủ.

 Có người phụ nữ, gia đình mới rộn vang tiếng cười,  hạnh phúc lâu dài!

 Chồng cần bàn tay chăm sóc của người vợ, các con cần sự yêu thương ân cần của người mẹ!

Phong thủy tức là khí và nước, vậy người phụ nữ chính là người tạo khí và nước, tạo ra phong thủy tốt hay xấu, vận hay hạn cho một gia đình chẳng sai chút nào!

Từ Fb Tăng Vinh

 From: kl_nguyen7580m & Lucie 1937

Cha không hoàn hảo nhưng luôn yêu con theo cách hoàn hảo nhất!

Cha không hoàn hảo nhưng luôn yêu con theo cách hoàn hảo nhất!

Hãy yêu thương cha thật nhiều khi còn có thể, vì chúng ta chỉ có một người cha trong cuộc đời này.

Không phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến cha, người ta luôn ví công lao của người tựa non cao, biển rộng – những thứ vĩ đại nhưng rất đỗi âm thầm.

Cha trong tâm trí của hầu hết chúng ta có phải là người đàn ông ít nói nhưng tình cảm, nghiêm khắc nhưng lại bao dung? Vậy nên triết gia Cicero từng nói: “Trên Trái Đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình”.

Tuy nhiên, liệu có ai đủ dũng khí để nói 3 tiếng: “Con yêu cha”? Bạn có nhớ rằng đã bao lâu rồi mình chưa trò chuyện cùng cha? Đã bao lâu rồi bạn chưa được nghe những lời dạy dỗ từ cha? Tóc cha đã điểm thêm vài sợi bạc, bạn có kịp nhận ra?

Càng trưởng thành, khoảng cách của chúng ta và cha càng lớn dần. Thậm chí, những câu hỏi han thông thường bỗng trở nên gượng gạo, những cuộc gọi cũng dần thưa thớt và vội vã.

CHA LUÔN YÊU CON THEO CÁCH HOÀN HẢO NHẤT.

Nhắc đến một người cha hoàn hảo điển hình, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến David Beckham. Bên cạnh việc là siêu sao bóng đá, ông hoàng của những hợp đồng quảng cáo triệu đô, Beckham còn được mọi người ca ngợi hơn cả bởi tình yêu dành cho các con: Brooklyn, Romeo, Cruz và Harper.

Như biết bao người cha khác, cuộc sống của Beckham dành trọn cho những “thiên thần” của mình. Bỏ lại hào nhoáng khi nổi tiếng, danh thủ 42 tuổi là người đàn ông của gia đình, người cha đầy tình yêu thương. Tình yêu đó được thể hiện thông qua những cái nắm tay thật chặt, những chiếc ôm thật ấm và những nụ cười trìu mến trong loạt ảnh giản dị cùng con.

Không hề thua kém David Beckham, cha của chúng ta cũng là những người hoàn hảo nhất. Bởi tình thương của một người cha dù nổi tiếng hay bình thường, dù giàu có hay nghèo khó đều giống nhau.

Tổng hợp những hình ảnh đẹp, ý nghĩa về cha

Chắc bạn vẫn chưa quên câu chuyện người cha nghèo mang nhiều cọc tiền lẻ đi mua vàng làm của hồi môn cho con gái tại Phú Yên hồi tháng 6. Trong chiếc áo đã sờn vai, dáng người đàn ông gầy gò, khắc khổ, trên tay cầm cọc tiền với mệnh giá 1.000, 2.000 đồng.

Hay bạn có nhớ bức ảnh người cha đi chân đất, nắm tay con gái mua mì tôm ở trung tâm thương mại từng lay động biết bao dân mạng. Có lẽ chỉ những khoảnh khắc bình dị, đời thường như thế mới khiến trái tim chúng ta thắt lại, xót xa.

Vào tháng 6, tháng 7 mỗi năm, hàng nghìn sĩ tử bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời. Khi những bạn trẻ căng thẳng với từng câu hỏi trong phòng thi cũng là lúc sự lo lắng hiện rõ nhất trên gương mặt của đấng sinh thành đang chờ đợi bên ngoài.

Hình ảnh những người cha lo lắng ngồi trước cổng điểm thi đại học luôn là điều khiến chúng ta ám ảnh. Những lúc như thế, tất cả đấng sinh thành đều có cùng một nỗi lo, một sự kỳ vọng, một lời nguyện cầu.

Những lúc như thế, cái nắng oi bức ngày hè, sự kẹt đường khủng khiếp giờ tan sở, lo toan của cuộc sống cơm áo gạo tiền đều tan biến khi nghe con nói làm bài tốt hay thấy nụ cười rạng rỡ của con bước ra từ phía phòng thi.

Bạn có thể cảm động bởi hàng trăm câu chuyện về người cha ở khắp nơi, nhưng câu chuyện quan trọng nhất chính là về người cha vĩ đại trong lòng bạn. Chỉ có cha, mẹ mới dành cho chúng ta sự yêu thương vô điều kiện, lo lắng và bao dung nhiều đến mức những đứa con vô tâm mặc định rằng đó là điều hiển nhiên.

ĐỐI VỚI CHA, YÊU THƯƠNG ĐÂU NHẤT THIẾT PHẢI NÓI RA .

Mọi người hay nhắc về mẹ khi ngợi ca sự hy sinh, lo nghĩ cho con cái, gia đình, còn cha thì sao ? Có phải chúng ta nên công bằng hơn với cha của mình?

Khác với mẹ dịu dàng, gần gũi và hay thể hiện tình cảm dành cho con, cha thường nghiêm khắc, đôi khi khó tính và rất tiết kiệm lời. Sự cứng rắn của người đàn ông, áp lực của trụ cột gia đình khiến cho việc thể hiện tình cảm của cha dành cho con trở nên vụng về, vô tình khiến mối quan hệ thêm xa cách.

Nhưng khi lớn lên, chúng ta phải thầm cảm ơn những lần dạy dỗ, những bài học vô giá từ đấng sinh thành của mình.

Có một hình ảnh mà dù sau này có lớn lên, già đi, chúng ta vẫn khó có thể quên được, chính là bóng lưng của cha.

Thuở nhỏ, ai mà chưa từng được ngồi sau xe cha lang thang khắp chốn. Đối với bạn, phía trước là thế giới rộng lớn đang mở ra. Nhưng đối với cha, người đang chở phía sau cả thế giới nhỏ bé của mình.

Những người con đi học xa nhà, xót xa nhất là khi về được ăn các món ngon mà chẳng hề biết bữa cơm bình thường của cha mẹ đơn giản đến mức nào. Rồi những lúc phải rời đi, nhìn ánh mắt cha thoáng buồn mà lòng nghẹn lại. Ngồi trên chuyến xe để đến với phố thị ồn ào, tay mang đủ thứ quà quê cha mẹ gói theo, có ai chưa từng thấy cay nơi sống mũi?

HÃY YÊU THƯƠNG CHA NGAY KHI CÓ THỂ .

Có một nghịch lý, chúng ta rất dễ nói lời yêu thương ai đó, ngoại trừ cha của mình. Nói một câu yêu thương vốn là điều rất dễ dàng, nhưng sao khi dành cho cha lại trở nên khó khăn như thế?

Những người con thường tự lừa dối bản thân rằng thời gian, khoảng cách đang đẩy mình và cha ngày một xa nhau. Nhưng dù có vượt qua được hàng trăm nghìn cây số, quay lại cách nay vài năm, liệu bạn có chắc sẽ vượt qua được sự ngại ngùng và vô tâm của những người đang trẻ?

Vì tình yêu của cha dành cho các con là vô điều kiện nên món quà cha mong đợi không phải vật chất, mà là được thấy con hạnh phúc và trưởng thành. Thế nên đừng đợi đến ngày chủ nhật thứ 3 của tháng sáu mới bày tỏ tình cảm, hãy biến mỗi ngày đều là ngày của cha từ những việc làm đơn giản nhất.

Một cuộc điện thoại, một cái ôm, hay sự quan tâm bình dị nhưng chân thành của bạn sẽ khiến cha cảm thấy ấm áp.

Thật may mắn và hạnh phúc khi trong quá trình trưởng thành của con luôn có hình bóng cha. Trong mắt cha, con vẫn mãi mãi là đứa con bé bỏng, cần sự lo lắng, chở che. Dù cuộc sống có khó khăn, cha sẽ luôn là điểm tựa vững chắc nhất của con đến suốt cuộc đời.

Cha – tên gọi khác của lòng yêu thương vô bờ bến. Không cần Ngày của Cha, bạn hãy yêu thương cha ngay khi có thể, vì chúng ta chỉ có một người cha trong cuộc đời này.

“Cảm ơn cuộc đời vì đã cho con được là con của cha. Con yêu cha”.

NẾU BẠN CÓ CON HAY CHÁU CHẮT GÌ ĐÓ, THÌ ĐỪNG BỎ QUA 07 CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC NÀY

Lm Trần Chính Trực

NẾU BẠN CÓ CON HAY CHÁU CHẮT GÌ ĐÓ, THÌ ĐỪNG BỎ QUA 07 CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC NÀY

(Tôi muốn bài viết này được chia sẻ cho nhiều người, vì đây là những câu chuyện hữu ích)

1. Câu chuyện thứ nhất

Khi con được hai tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn một phút sau, tôi đi đến chiếc bàn, lớn tiếng hỏi:
“Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế? Khóc lóc thương tâm thế kia?”
Con ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng đau chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau nghiêng mình với chiếc bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!

2. Câu chuyện thứ hai

Con ba tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”
“Không có”.
“Vậy sao lại khóc!”
“Con chỉ muốn khóc thôi!”. (Rõ ràng làm nũng).
“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, ba tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.
Nói xong đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.
2 phút sau, con đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”
“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.
Kể từ hôm đó, con mãi cho đến 18 tuổi, không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác!

3. Câu chuyện thứ ba

Con 5 tuổi. Chập tối, dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi:“Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con thay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước ở trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”.
Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện trước một chút, xem thử con có thể vùi được bao lâu”.
Tôi nhìn đồng hồ.“Bắt đầu!”. Con vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời? Chỉ được 10 giây:
“Úi chà, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Chờ một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ càng khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”.
“Được thôi, không đi thì không đi nữa”.
Từ đó, con đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.

4. Câu chuyện thứ tư

Con 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
“Ba ơi, McDonald’s kìa!”. (Thèm chảy cả nước miếng).
“Ừm, McDonald’s! Muốn ăn không?”.
“Muốn ăn!”
“Con, một người muốn ăn liền ăn ngay, gọi là ‘cẩu hùng’ ( gấu chó), thèm ăn mà lại có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.
Rồi hỏi tiếp: “Con, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”.“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng!”.
“Tốt! Vậy anh hùng, khi muốn ăn McDonald sẽ thế nào đây?”.
“Có thể không ăn!”. (Rất kiên định!)
“Quá xuất sắc, anh hùng! Về nhà thôi”
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà.Từ đó về sau, con đã học được những gì nên làm và những gì không nên lắm, chống lại được cám dỗ.

5. Câu chuyện thứ năm

Con 8 tuổi, nghịch ngợm, đánh nhau với bạn học lớn. Vết bầm tím khắp người, về đến nhà, khóc lớn không thôi.
“Ấm ức không?”.
“Ấm ức!”. Con vừa khóc vừa trả lời.
“Tức giận không?”.“Tức giận!”. Con khóc to lên.
“Con dự tính sẽ làm thế nào?”. Hỏi tiếp: “Con cần ba làm gì cho con nào?”.
“Ba, con muốn tìm một viên gạch, ngay mai sẽ đập cậu ta từ phía sau!”.
“Ừm, ba thấy được! Ba ngày mai sẽ chuẩn bị cục gạch cho con”.
Hỏi tiếp: “Còn gì nữa không?”.
“Ba, ba tìm một con dao cho con, con ngày mai sẽ đâm hắn ta từ phía sau!”.
“Được! Cái này càng hả giận hơn, ba bây giờ đi chuẩn bị một chút”. Tôi đi lên lầu.
Nghĩ rằng được ủng hộ, con dần dần bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi từ trên lầu dọn xuống một đống lớn quần áo và chăn mền?
“Con, con đã quyết định chưa? Là dùng gạch, hay là dùng dao đây?”.
“Nhưng mà, ba ơi, ba dọn nhiều quần áo và chăn mền như vậy để làm gì vậy?”. Con nghi hoặc.
“Con trai, là như vậy: nếu như con dùng gạch đập hắn ta, như vậy cảnh sát sẽ bắt chúng ta đi, ở trong tù đại khái chỉ cần ở một tháng, chúng ta chỉ mang một số áo ngắn chăn mong là được rồi; nếu như con dùng dao đâm hắn ta, thế thì chúng ta ở trong tù ít nhất 3 năm không trở về được, chúng ta cần phải mang nhiều thêm một số quần áo chăn bông, bốn mùa đều phải mang đủ?”.
“Vì vậy, con đã quyết định chưa? Ba đồng ý ủng hộ con!”.
“Phải như vậy sao?”. Con sững sờ.
“Chính là như vậy, pháp luật chính là quy định như vậy mà!”.
“Ba, vậy thì chúng ta không làm nữa nha?”.
“Con , con không phải là rất căm phẫn sao?”.
“Hây, hây, ba ơi, con đã không tức giận nữa rồi, thật ra con cũng có sao đâu”.
“Tốt, ba ủng hộ con!”.
Từ đó, con đã học được lựa chọn và trả giá.

6. Câu chuyện thứ sáu

Con 9 tuổi, năm lớp 4, môn toán không đạt, sầu não không vui.
“Sao thế? Thi không đạt, còn làm mặt nặng nhẹ với ba mẹ sao”
“Bởi vì cô giáo dạy toán rất đáng ghét, học lớp của bà ấy không thích nghe”.
“Ồ, đáng ghét như thế nào?”, tôi cảm thấy rất hứng thú.“??, ??” , con nói rất nhiều, “nói tóm lại cô ấy cũng không thích con”
“Ồ, người khác thích con, thì con thích họ, người khác không thích con, thì con lại ghét họ. Điều này nói rõ rằng con là người chủ động hay là người bị động đây?”.
“Là người bị động ạ!”, con trả lời.
“Là người mạnh, hay là người yếu, là đại nhân, hay là tiểu nhân?”, tôi tiếp tục hỏi.
“Là kẻ yếu, là tiểu nhân!”, con sợ hãi.
“Vậy còn muốn làm đại nhân hay là tiểu nhân?”.
“Làm đại nhân! Ba ơi, con đã hiểu rồi: vô luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích cô ấy, kính trọng, chủ động hưởng ứng cô ấy, làm một kẻ mạnh”.
Hôm sau, vui vẻ đến trường, từ đó môn toán đạt được kết quả ưu tú. Và đã biết được thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân.
Con, sau này khi con lớn lên, có lẽ, con sẽ nhớ đến hôm nay, nhớ đến bà nội, nhớ đến mẹ, nhớ đến ba đã dụng tâm vất vả thế nào.

7. Câu chuyện thứ bảy

Con 10 tuổi, mê chơi trò chơi điện tử. Mẹ nhắc nhở nhiều lần, con không chịu sửa.
“Con, nghe nói con mỗi ngày đều chơi cái này?”, tôi chỉ vào máy tính.
“Vâng”, con gật đầu thừa nhận.
“Mỗi lần sau khi chơi xong, con cảm thấy thế nào?”.
“Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân mình?”.
“Vậy tại sao lại còn chơi vậy? Không kiềm chế nổi bản thân, phải không?”.
“Đúng vậy, ba ơi”, con rất bất lực.
“Được rồi! Ba sẽ giúp con!”. Tôi ôm máy tính đến, đưa cho con một cái chùy nhỏ, “con, hãy đập nó!”.
“Ba ơi!”, con ngẩn người ra.“
Đập nó đi, ba có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con được!”. Con trai rơi nước mắt, đích thân đập vào máy tính!
Từ đó, con hiểu được cái gì gọi là nguyên tắc.
Xưa kia Mạnh mẫu chọn hàng xóm để dạy dỗ con, một lần con trốn học bỏ về nhà chơi, vì để cảnh tỉnh con đã tự mình chặt đứt khung cửi.

S.T.

Thọ” chưa hẳn là may mắn

Kimtrong Lam

Thọ” chưa hẳn là may mắn

Vu Trung Hien

Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây?

“Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc, nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cảm thấy cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc. Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền Ðông, bày tỏ ý kiến của cụ:

“Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này.
Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết.
-Con cái ở đâu?
Ðó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai ‘đực rựa’, một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu.
– Có lúc tôi nghĩ:
Hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng?
Ở Florida này cũng có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới.
Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở.
Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng.
Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết.
-“Thật là thảm!”
Ðây chắc chắn là chuyện này có thể tránh được.
-Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khóa nhà để dùng lúc cần thiết.
-Ðem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ.
-Nếu mẹ ngủ thì cũng vào nhà xem mẹ có khỏe không?
-Ðiện thoại cho mẹ nhiều lần mà không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao, hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào?
-Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu.
-Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con.
Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con.
-Khi đang ăn mà con “làm bậy” cũng phải buông đũa đứng dậy.
-Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, vỗ về và ôm con vào lòng.
-Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ.
-Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home,
-Vì bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng.
-Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng.
-Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào trong lòng, nhớ đến cha mẹ.
-Đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ mình, thông thường ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô đơn, buồn tẻ.
-Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home.
Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại.
Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn.
Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.
Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà.
Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, sẽ không bao giờ có một dòng nước chảy ngược về nguồn.
Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm.
Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra tòa và mất quyền nuôi dưỡng, còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách nhiệm và chẳng có ai phải ra tòa.
Ðiều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui.
Trong một xã hội đáng gọi là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn sóc chu đáo.
Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt.
Ngân khoản của liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già.
Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật?
Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói, đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà.
Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không ?
Tôi nghĩ là không……. Nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ hay vào nhà tù.

Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là
Phước, Lộc, Thọ.
Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du, mà ở đây Thọ chưa hẳn đã là may mắn.

Tác giả bài viết: Vu Trung Hien

 Người Con Dâu Của Nước Mỹ

 Người Con Dâu Của Nước Mỹ

(Viết theo tâm sự của một người)

Lưu Hồng Phúc

***
Tháng tư thường cho tôi nhiều nỗi buồn và nhớ. Buồn vì từ đó ta làm thân mất nước không nhà và nhớ vì trước đó có quá nhiều kỷ niệm không bao giờ còn tìm lại được.
Giữa lúc lòng tôi đang chơi vơi thì chị bạn rủ theo đoàn người về thủ đô Hoa thịnh Đốn để coi hoa Anh Đào nở và nhất là đi thăm bức tường đá đen, ghi lại tên tuổi của hơn năm mươi tám ngàn tử sĩ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, đã bỏ mình để bảo vệ tự do của miền Nam xưa. Với tôi đó là một dịp may đến thật tình cờ.

Tôi vẫn thường nghe nói về vườn hoa Anh Đào mà vương quốc Nhật tặng cho nhân dân Mỹ khi xưa ở thủ đô, đang khoe sắc mỗi độ xuân về. Thật như thỏa tấm lòng vì cả hai, được nhìn những cành hoa mà cả một thời tuổi trẻ ước mơ và đến tận nơi bức tường đá đen để tìm tên một người đã là điều tôi mong muốn từ lâu. Thế nên tôi thu xếp hành trang vôi vã đi ngay.

Hơn hai mươi bốn giờ ngồi trên xe theo nhóm người du ngoạn đã đưa tôi từ miền Texas xa xôi về tới thủ đô.
Con đương Ohio chạy dọc theo bờ sông Potomac hoa Anh đào đã nở rực rỡ một màu hồng trắng. Hơi lạnh đầy trong không khí của một mùa đông dài còn sót lại, vương qua mùa xuân, đọng trên những cánh hoa dọc theo con đường Constitution dẫn đến bức tường đá đen nằm kia, trầm mặc u buồn.
Tháng Tư, hoa đã nở từ lâu. Xác hoa rơi lả tả làm hồng cả một khoảng không gian quanh những con đường chạy dọc theo công viên. Hoa Anh Đào thật đây rồi, những cánh hoa màu tươi xinh ngày xưa tôi chỉ được nhìn thấy trong phim ảnh rồi thầm cảm mến những kiếm sĩ của xứ Phù tang, cô đơn vung đường gươm, để hoa rơi trong tuyết lạnh, thì hôm nay đang rực rỡ khoe sắc trước mắt tôi đây.
Tôi tách ra khỏi nhóm người đi bộ một mình dưới những tàn cây. Tôi vẫn thích được đi một mình để nhớ về những ngày tháng đã dần qua.

Ngày xưa chưa mất miền Nam gia đình tôi đã có một cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Chồng tôi, một người lính trận, mỗi lần về phép thường hay cùng đi với một quân nhân Mỹ, cố vấn trong đơn vị. Hai người cùng làm việc, cùng chung sở thích và ý nguyện nên rất thân nhau..
Thuở ấy tôi không biết nhiều về đất Mỹ như bây giờ nhưng qua lời anh diễn tả, cũng đủ hiểu rằng người lính Mỹ ấy đến từ một vùng quê xa xôi miền trung bắc Hoa Kỳ. Ngoài cái vẻ bên ngoài rất tài tử, râu ria xồm xoàm vì những ngày tháng lăn lóc trong chiến trận chưa kịp cắt tỉa thì Mike Wright thật nhân hậu và hiền lành. Tôi cũng ngạc nhiên với tấm lòng rộng lượng hồn nhiên của người Mỹ. Họ đã mang biết bao nhiêu tài sản, cả sinh mạng khi đến giúp đất nước tôi, hòa nhập vào đời sống người dân bản xứ, tươi vui trong cuộc sống. Bởi thế , anh chàng Mike râu ria xồm xoàm đã chiếm được cảm tình của gia đình, nhất là bà chị lớn chưa chồng của chúng tôi ngay. Chuyện tình của một người lính viễn chinh từ một đất nước xa xôi với người con gái Việt Nam còn nguyên nền nếp gia phong diễn ra thật êm đềm hạnh phúc với một đám cưới đậm chất phương Đông. Chị tôi khăn đóng , áo dài bên cạnh anh Mike cũng áo dài khăn đóng. Trông họ cũng thật vừa đôi.
Từ đó tôi không còn cô đơn trông ngóng hằng đêm mà có cả chị tôi là kẻ đồng tình, đồng cảnh. Chúng tôi đã có những ngày đợi chờ trong lo lắng, đã có những ngày đoàn viên trong hạnh phúc. Những tháng tươi vui của một thời son trẻ tưởng như không bao giờ dứt cho đến một ngày kia.
Tôi không quên được cái ngày người chỉ huy hậu cứ tiểu đoàn đích thân đến báo cho tôi biết là chồng tôi và đơn vị của chàng không về nữa. Cả người cố vấn Mỹ dễ thương đang là anh rể của tôi cũng cùng chung số phận. Một đơn vị oai hùng, thiện chiến, tưởng như là không bao giờ thua trận đã nằm lại đâu đó trên vùng đất Hạ Lào của mùa hè khói lửa. Tôi và người chị, ngày ấy thực sự bị cuốn vào những cơn ác mộng, nhất là khi chị tôi biết được rằng mình vừa khó ở, chưa thông báo cho Mike biết về đứa con vừa thành hình trong bụng chị.

Về sau khi miền Nam lọt vào tay phương Bắc là một quãng đời địa ngục trần gian đến với chúng tôi. Nhất là chị với đứa con lai đã hứng chịu trăm đắng ngàn cay bởi vì sự dè bỉu , khinh khi cũng như phân biệt đối xử của người cai trị mới. Chị tôi bị hành hạ, bị lăng nhục , bị đe dọa đưa vào cái trại gọi là phục hồi nhân phẩm mà thực chất là tước đoạt hết nhân phẩm con người. Chịu đựng bao nhiêu đắng cay khổ sở nhưng chị tôi vẫn cắn răng làm việc nuôi dạy con khôn lớn nên người . Có một điều làm tôi lạ lùng là tình yêu của chị dành cho anh hơn hẳn những thường tình. Chị luôn nhắc tới anh với những lời yêu thương trang trọng, với sự bùi ngùi thương tiếc của một người góa phụ tưởng nhớ thương chồng.
Chị không đòi hỏi gì ở anh cũng như đất nước anh. Khi chương trình tái định cư những người con lai bắt đầu tôi cũng tưởng chị vui sướng lắm. Nhưng không, chị từ chối ra đi chỉ bởi vì còn nặng lòng với mảnh đất được sinh ra và đứa cháu tôi cũng vui vẻ vâng theo lời mẹ.
Tôi không giống, và cũng không chịu đựng được như chị. Tôi chọn ra đi để đưa các con tôi về với tự do. Khi con thuyền mong manh đưa chúng tôi ra biển, tôi đã thầm cầu nguyện ơn trên cho chúng tôi vượt sóng đươc bình an. Tôi đã chọn tự do hay là chết và chân thành cầu xin đó là một sự chọn lựa đúng đắn và may mắn nhất trong đời…

..Cứ mải suy nghĩ và đi theo con đường hoa, tôi đến trước bức tường đá đen tự bao giờ. Con đường dần xuống thấp để những dòng tên trắng hiện ra. Một cặp vợ chồng người Mỹ trắng đã già lắm, run rẩy dắt tay nhau bước lên bực thang. Mắt người đàn bà còn ướt đỏ. Tôi đoán rằng bà ta vừa mới khóc. Gặp nhau trên bực thang đầu tiên, tôi vui vẻ chào hai người rồi hỏi lớn.
-Ông bà từ đâu tới ?
– Chúng tôi từ Ohio, còn cô.
– Thưa ông bà tôi từ Texas.
Người đàn ông râu dài nhưng cắt tỉa gọn gàng, dáng vẻ hiền từ thân thiện. Ông ta mỉm cười hỏi lại.
-Tôi muốn hỏi cô người nước nào. Phi, Tàu, Nhật hay Thái lan.
-Thưa ông tôi là người Việt Nam.
Bỗng nhiên tôi thấy gương mặt người đàn bà dường như đổi sắc. Hình như một sự giận dữ bất ngờ chợt làm bà ta vùng vằng cố bước lên bậc thang ngắn tiến về phía trước. Tôi ngạc nhiên nhìn ông già chờ đợi một lời giải thích về cử chỉ bất thường của bà. Chắc có một điều gì không ổn vì tôi biết đa số người Mỹ thường lịch sự, ít ai bày tỏ ngay những điều khó chịu trong lòng.. Như đoán được ý nghĩ của tôi ông buồn rầu giải thích.
-Cô đừng buồn với thái độ của vợ tôi. Bà ấy đang buồn rầu. Chúng tôi mất đứa con trai duy nhất ở Việt Nam, nên mỗi khi thấy người Việt Nam vợ tôi lại xúc động, không ngăn được cảm xúc nên có những cử chỉ bất thường.Tôi nhìn bà già đã ngồi xuống chiếc ghế đá bên lối đi, đang run rẩy cố chống hai tay lên đùi, mắt vô hồn nhìn vào quãng không gian phía trước. Nếu tôi mất con cho một cái xứ sở xa lạ nào chắc gì tôi còn giữ được bình tĩnh như bà. Lòng tôi rạt rào niềm thương xót để nói với ông rằng tôi thông cảm tâm tình của những bà mẹ mất con cho một dân tộc họ không hề mảy may biết tới. Trong lúc xúc động tôi cũng nói với ông là chính tôi và gia đình tôi cũng mất mát rất nhiều trong cuộc chiến phi lý đó. Và đau đớn hơn thế nữa, chúng tôi đã mất cả quê hương, tổ quốc.
Ông già Mỹ luôn luôn lập đi lập lại rằng tôi biết, chúng tôi biết, rồi xin phép tôi chạy đến săn sóc cho bà đã ngồi xuồng ghế đá cách đó không xa lắm. Ông nói lớn, chào từ giã khi tôi đi lần xuống phía dưới để dò tìm những hàng chữ mang tên người anh rể ngoại chủng năm xưa đã nằm xuống ở Việt Nam
Tôi biết vần W sẽ nằm ở hàng cuối cùng nhưng cũng mất một lúc lâu mới tìm thấy cái tên Mike Wright, tên người anh rể tôi năm kia, khiêm nhường giữa tên của bao nhiêu người. Nhỏ bé và đơn giản trong một không gian bao la, nhưng thật hào hùng độ lượng như cuộc đời anh và đất nước đang cưu mang chúng tôi đây.
Tôi lặng chìm trong những giấc mơ xưa về một gia đình hạnh phúc mà nhớ đến chồng tôi. Tên của Mike người ta còn nhớ chứ tên của chồng tôi kẻ thù đã xóa đi. Ngay cả miếng đất nhỏ bé mà chồng tôi an nghỉ người ta cũng đang toan tính cướp mất của anh. Tôi nhớ đến nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Nhớ đến giây phút vật vã khóc lóc nhìn anh được gắn lon giữa hai hàng nến . Nhớ đến những khuôn mặt lầm lỳ, chai sạn vì gió bụi của những người lính bồng súng chào chồng tôi lần cuối khi đưa chàng về với đất mẹ năm xưa.
Giữa lúc lặng yên tưởng nhớ thì mấy bà bạn tôi xuất hiện. Các bà gọi la tên tôi ơi ới, trách tôi xé lẻ tìm vui một mình. Cả bọn trầm trồ, chỉ trỏ reo vui với những cái tên lạ, nói cười vui vẻ như không cần biết gì về những niềm đau. Ôi nhân thế thường mau quên để sống, chỉ có mình tôi hay đi ngược thời gian về những dòng sông cũ.
Chúng tôi lại rủ nhau đi thăm viện bảo tàng không gian gần đó. Một đoàn người vừa đi vừa cười, vừa hỏi thăm đường rộn vui lên góc phố. Ở đây người ta quen mắt với những cái lố lăng của du khách từ khắp mọi miền trên thế giới nên chẳng thấy phiền hà.

Đến trưa lúc sắp ra về tôi lại gặp cặp vợ chồng người Mỹ ban sáng. Lạ một điều là tôi thấy ông già có nét gì rất quen. Lần này bà có vẻ vui hơn, mỉm cười khi tôi chào gặp lại. Chắc ông đã giải thích cho bà biết rằng ai cũng có những nỗi buồn, những mất mát khác nhau chứ không phải riêng bà. Chúng tôi đứng ngoài hành lang nói chuyện.. Ông bà cho tôi biết sẽ về lại Ohio chiều mai, một nông trại xa xôi nằm sát biên giới tiểu bang Indiana . Ông nói thế nhưng tôi chẳng hình dung được gì ngoài những con số mà tôi đoán rằng đất đai chắc là rộng lớn. Tôi cũng cho ông biết chúng tôi còn ở đây thêm vài ngày, đi thăm một vài nơi nữa rồi chào từ giã theo dòng người thăm viếng.

Buổi sáng hôm sau tôi có thói quen thức dậy thật sớm trong lúc mọi người còn say trong giấc ngủ. Tôi mở cửa bước ra ngoài, đi bộ theo con đường Ohio dọc theo bờ sông, rồi tình cờ bước dần về phía bức tường đá đen. Trời còn sớm quá nhưng tôi thấy dưới chân bức tường thấp thoáng bóng người. Bước tới gần hơn tôi bất ngờ nhận ra ông bà già Mỹ hôm qua đang ở đó tự bao giờ. Bà ngôi hẳn xuống đưa tay sờ lên những hàng tên như vuốt ve một vật gì quý giá. Gặp lại nhau tôi lên tiếng.
-Chào ông bà. Ông bà ra đây sớm quá. Tôi cứ tưởng chỉ mình tôi đi bộ trong khu này..
Ông ôn tồn giải thích.
-Chiều nay chúng tôi trở về lại Ohio rồi nên thu xếp thời gian thăm lại nơi đây lần nữa.
Bà vẫn không nói, đưa tay sờ lên phiến đá. Tôi chắc bà thương yêu người con và đau đớn lắm khi nhìn lên hàng chữ có tên con mình. Mắt tôi tò mò nhìn theo và ngạc nhiên thấy tay bà đang đặt trên hàng chữ của vần W. Như có một linh tính báo trước chuyện lạ lùng tôi buột miệng hỏi ông.
– – Con trai của ông bà tên là gì nhỉ . Anh ấy mất ở Việt nam năm nào?
– – Con trai tôi tên là Mike Wright, Tử trận ở Việt năm năm 1972. Tên nó đây, ngay đây này.
Vừa nói ông vừa chỉ về phía tay bà đang xoa xoa che khuất cái tên mà trước đây tôi đã đặt tay vào. Chính đó là tên anh rể của tôi. Cha của đứa cháu mồ côi mà chị tôi yêu quý như báu vật của cuộc đời mình. Tôi đứng lặng người nhìn ông rồi lại nhìn bà. Sao cuộc đời lại có sự tình cờ kỳ diệu đến thế này. Để chắc chắn mình không nằm mơ tôi hỏi lại những chi tiết rất chung chung mà tôi còn nhớ về anh.
– Anh Mike của ông bà rất nhiều râu và vui tính lắm phải không.
– Cô nói gì tôi không hiểu. Dĩ nhiên ngày ấy Mike còn trẻ lắm nên râu ria mọc là thường.
Tôi nhìn lại ông và mơ hồ thấy nét quen thuộc mà tôi chợt khám phá ra hôm qua là ông trông rất giống Mike ở cái cằm vuông vức và bộ râu rậm dài. Ông già bùi ngùi nói tiếp.
-Vợ tôi buồn một điều là đáng lẽ ra Mike đã hết hạn phục vụ ở Việt nam trở về Mỹ nhưng vì yêu thương một người con gái bản xứ nên tình nguyện phục vụ thêm một thời hạn nữa và cái thời hạn đó không bao giờ chấm dứt.
– Thế ông bà có biết tin tức gì về người con gái ấy không.
– Mike có gởi cho chúng tôi một tấm hình, thông báo là đã thành hôn. Lâu quá rồi nhưng chúng tôi còn giữ tấm hình ấy trong tập ảnh gia đình ở Ohio.. Chỉ có thế mà thôi.
Tôi muốn nói với ông chính tôi là em người con gái Việt Nam ấy nhưng sợ rằng mình nhận lầm, vì biết đâu có một anh Mike nào khác nữa nên chỉ nói với ông.
-Hơn ba mươi năm trước đây tôi cũng có một người anh rể tên là Mike Wright, quê quán ở miền trung bắc Mỹ. Tôi chỉ biết thế không biết có phải là anh Mike con của ông bà không. Tôi từ Texas lên đây chơi nhưng chính là để nhìn thấy tên anh Mike Wright một lần trên tấm bia đá này.
Ông mở mắt nhìn tôi kinh ngạc rồi kéo bà lên, nói với bà tin tức quan trọng đó. Ông luống cuống, mời tôi ngồi xuống tấm ghế đá trong khi bà cứ há miệng ra thẫn thờ chờ đợi. Rồi ông dồn dập hỏi.
-Tôi chắc là đúng rồi. Đấy cô coi có cái tên Mike Wright nào khác đâu. Thế chị cô bây giờ ở đâu. Tôi muốn hỏi thăm tin tức về Mike trong những ngày cuối cùng.
-Thưa ông bà, chị tôi vẫn còn ở Việt Nam. Chắc rằng chị tôi cũng chẳng biết gì hơn ông bà. Như chính tôi đây chẳng biết gì hơn tin tức cuối cùng của chồng tôi và Mike . Đầu tiên người ta chỉ thông báo cho chúng tôi là hai người đã mất tích sau một đợt tấn công của địch và cả tuần lễ sau mới tìm thấy xác mang về.
-Thế thì đúng như cô nói, chắc đúng là Mike rồi. Khi chúng tôi đến nhận xác Mike thì đã không mở ra được nữa vì những điều kiện vệ sinh.
-Nhưng tôi có một tin quan trọng về anh Mike , không biết ông bà có muốn nghe không.
-Tin gì vậy, thưa cô. Chúng tôi không còn gì trên đời này ngoài hình ảnh của Mike và những gì liên quan đến đứa con yêu thương của chúng tôi.
– Chị tôi có một người con với anh Mike . Chính anh Mike cũng không biết vì lúc vừa mới có thai, chưa kịp thông báo thì anh Mike và chồng tôi đã không về nữa.
Ông bà liên tục kêu lên những lời thống thiết, không rõ là lời đau khổ hay mừng vui.
-Chúa ơi, thật thế sao. Chúa ơi.. Chúa ơi.
-Thật thế thưa ông bà. Cháu giống Mike lắm. Nếu ông bà thấy cháu là nhận ra ngay thôi.
-Thế bây giờ cháu ở đâu thưa cô.
-Cháu vẫn còn ở Việt Nam. Vì thương mẹ nên cháu không về Mỹ theo chính sách trở về quê cha của những đứa con lai.
Tôi và ông bà Wright cùng bước đi như trong cơn mơ vì sự gặp gỡ bất ngờ. Tôi cho ông bà địa chỉ, số điện thoại của tôi và nhận lại của ông bà ở Ohio để tiện bề liên lạc. Những thông tin ban đầu mặc dù đã chính xác, nhưng tôi muốn biết chắc tấm ảnh ngày xưa có phải là của chị hay không.
Chiều hôm đó ông bà Wright về lại Ohio. Tôi đoán ông bà vui vẻ lắm. Mất một đứa con cho cái xứ Việt Nam xa xôi nhưng ông bà sẽ được nhận lại một đứa cháu ngoan ngoãn và đứa con dâu còn giữ đúng truyền thống Việt Nam. Tôi biết chị tôi là một người đàn bà Việt Nam hiền thục. Tôi đã đoán không sai vì ba hôm sau khi tôi còn ở khách sạn thì tiếng điện thoại lại reo. Lần này ông bà Wright theo xe trở lên, mang cả gia đình đứa con gái gồm con rể và hai đứa cháu.. Họ lái một chiếc xe van lớn mang theo cả tấm ảnh ngày xưa. Gặp nhau tại công viên ông bà đưa tôi tấm ảnh và giải thích.
– Vội quá nên chúng tôi không book được vé máy bay. Vả lại Nathalie , em gái của Mike và chồng con nó ở gần đó cũng muốn đi nên chúng tôi lái xe cho tiện.
Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm. Trong ảnh, chị tôi người con dâu đất Mỹ, e ấp đứng bên người chồng râu ria xồm xoàm , đang đưa cánh tay khỏe mạnh ôm vòng lấy người con gái như ôm ấp chính cuộc đời cô.
-Đúng là chị tôi rồi.
-Ông bà Wright mừng vui như mở hội.Bà như trẻ trung hẳn lên. Bao nhiêu bệnh tật gần như tan biến. Mấy người đi theo cũng lộ nét mừng vui hớn hở. Bà hỏi tôi những chuyến bay về Việt Nam với những dự định đi thăm viếng đứa cháu, con của người con tưởng như đã mất, bỗng dưng còn để lại trong cuộc đời này.
Tôi thưa với ông bà rằng tôi đã nói chuyện với chị tôi qua điện thoại. Chi cũng rất vui mừng về sự gặp gỡ này. Chị sẵn sàng cho cháu về quê nội cũng như chính chị sẵn sàng về làm dâu ông bà, chăm sóc cho ông bà trong lúc tuổi già đúng như truyền thống của người Việt nam. Tôi đã biết tình yêu của chị dành cho Mike nên không ngạc nhiên với quyết định này.
Ông bà chăm chú nghe tôi giải thích phong tục Việt nam là người vợ phải làm dâu phụng dưỡng cha mẹ chồng. Ông kêu Chúa ôi liên tục sau mỗi câu nói làm tôi có cảm tưởng như đang kể cho ông bà nghe về chuyện phong thần, nhưng tôi biết bây giờ đối với ông bà, đất trời là cả một mùa xuân.

Sau đó một thời gian dài, tôi lại bận bịu vì phải lo lắng dẫn ông Bà Wright về lại Việt Nam. Bận bịu nhưng lòng tôi sung sướng. Tôi không dấu được xúc động khi nhìn thấy ông bà lần đầu tiên gặp lại đứa cháu nội sau hơn ba mươi năm thương nhớ người con đã khuất. Ông bà cứ kêu lên những lời vui mừng vang một góc sân và làm ngạc nhiên những người hàng xóm Việt Nam vốn không thiếu sự tò mò.
– Oh my God, he looks just like his father! Oh my God!
Bây giờ chị tôi, một người con gái Việt nam về làm dâu muộn màng trên đất Mỹ đang thay cha mẹ chồng cai quản một nông trại trồng bắp ở Ohio với đứa con duy nhất của một cuộc tình nở vội trong cuộc chiến Việt Nam.

LƯU HỒNG PHÚC 

From: LUCIE 1937 

Khi Mẹ còn sống

Nhân dịp Mother’s Day sắp đến .

 Khi Mẹ còn sống
 

Khi mẹ còn sống, anh em là một gia đình; Khi mẹ qua đời, chúng ta chỉ còn là người thân.

Thứ tình cảm duy nhất không bao giờ vơi cạn có lẽ chỉ có thể là tình yêu thương của mẹ. Thứ vướng bận sâu thẳm trong trái tim của chúng ta đó chính là ngôi nhà đã sinh ra và nuôi dưỡng bạn…

Nếu như có ai đó hỏi bạn “Nhà bạn ở đâu”, bạn sẽ trả lời như thế nào? “ Nhà” rốt cuộc là căn phòng cũ dưới quê nơi cha mẹ đang chờ, hay là căn chung cư thành phố nơi mà ta đang ở?

Giống với nhiều người khác, năm 18 tuổi tôi lên đại học, từ lúc đó tôi bắt đầu rời xa ngôi nhà mang ý nghĩa truyền thống của mình. Thoáng chốc, tôi đã xa nhà được 12 năm.

Có mẹ là có gia đình

Hầu hết chúng ta đều có một tuổi thơ để nhớ về, một thứ hạnh phúc đáng để chúng ta nhớ lại. Thời niên thiếu hạnh phúc đó đến từ nụ cười của mẹ, đến từ sự trông nom chăm sóc của mẹ. Khi trong nhà không còn mẹ nữa thì bạn sẽ khó thấy được nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt của mình nữa.

Thuở ấu thơ…

Khi còn nhỏ, cả ngày đùa nghịch ở bên ngoài, chỉ đến khi đói rồi, mệt rồi bạn mới biết đến hai từ “ về nhà”. Việc đầu tiên bạn làm khi về nhà đó là tìm mẹ, câu nói đầu tiên khi bước vào nhà đó là hét lên “mẹ ơi”.

Khi đó chỉ cần nhìn thấy bóng lưng bận rộn của mẹ, nghe được lời hồi đáp của mẹ là trong lòng liền yên bình lạ thường. Và thế là, bạn bắt đầu tìm đồ ăn. Ăn uống no say, rồi lại chạy đi chơi.

Đến khi lớn rồi, việc đầu tiên bạn làm khi bước vào nhà vẫn là tìm mẹ, chưa kịp đặt chiếc ba lô trên vai xuống đã tìm vội vã tìm mẹ khắp nơi. Mẹ nhìn thấy, bèn cười nói “ Đứa trẻ ngu ngốc này, sao không bỏ ba lô ra cho đỡ mệt”. Có lẽ mẹ không biết rằng, khi tìm mẹ thì chúng con không biết mệt là gì.

Khi bạn có gia đình nhỏ của mình rồi, rảnh rỗi là bạn lại nghĩ “đi đâu thì thích đây?” . Thế là bạn liền trở về nhà. Tôi vĩnh viễn không bao giờ có thể thoát ra được sự mong chờ được trở về ngôi nhà này.

Mở cửa nhà đi vào, mẹ không ở nhà, cha đón chúng tôi vào và cùng nhau nói những chuyện trong cuộc sống. Tuy nhiên ánh mắt của tôi vẫn thường xuyên nhìn ra cửa để chờ mẹ về.

Khi mẹ đẩy cửa bước vào, trong lòng tôi mới có được cảm giác chân thực. Cứ như vậy, cho dù là ở đâu, bất cứ nơi đâu bất cứ lúc nào, tôi luôn nghĩ đến muốn về thăm nhà, khi về đến nhà rồi thì tiếng gọi đầu tiên vẫn luôn là “mẹ”.

Đó chính là niềm hạnh phúc của cuộc sống.

Nơi nào có mẹ nơi đó chính là nhà…

Kỳ thực, gia đình và mẹ chính là như vậy, luôn khắc ghi sâu trong tận đáy lòng của mỗi một đứa con. Càng lớn, mọi người sẽ càng hiểu rằng, dẫu cho tuổi tác làm thay đổi diện mạo, dẫu cho thế gian này thay đổi lớn như thế nào, thì thứ duy nhất không bao giờ thay đổi chính là cảm giác không thể tách rời với ngôi nhà và tình yêu vô bờ bến, bất tận của người mẹ đối với mình.

Có mẹ bên cạnh bạn có thể vững tâm tự mình khám phá thế giới, yên tâm đặt ra lí tưởng của bản thân tiến lên phía trước. Bạn vốn không thể đi một mạch tới đích, nhưng khi mỏi mệt luôn có một bến đỗ yên bình đợi bạn đó là gia đình, ở đó có mẹ đang chờ mong bạn hàng ngày.

Khi bạn đã trở thành người quyền cao chức trọng có địa vị, đặc biệt là khi sự nghiệp của bạn đã có những thành tựu nhất định hoặc là bạn trở thành một người đầu đội trời chân đạp đất, có thể hô mưa gọi gió, lúc đó bạn sẽ vội vã đi tìm một chỗ dựa tinh thần cho mình. Mà chỗ dựa tinh thần an toàn nhất, lâu dài nhất và đáng tin cậy nhất vẫn là mẹ và gia đình của bạn.

Có một người phụ nữ như thế….

Có người nói rằng, sau sự thành công của một người đàn ông nhất định có bóng hình của một người phụ nữ vĩ đại. Nếu đúng là như vậy thì trong số những người phụ nữ đó đầu tiên chắc chắn phải là mẹ.

Vào thời khắc tòa tháp đôi của Mĩ sụp xuống, một thương nhân có khối lượng tài sản khổng lồ nhận thức được đây là ngày tận thế của mình, thứ mà ông ấy nghĩ đến không phải là tài sản phía sau mình, mà là muốn gọi cho mẹ để nói câu nói đẹp nhất trên thế giới này “Mẹ, con yêu mẹ!”.

Vào khoảnh khắc nguy hiểm nhất, tình yêu giữa người mẹ và con cái đã xua đi những đám mây ảm đạm để phát ra một thứ ánh sáng rực rỡ. Sự vĩ đại của nhân cách con người đã dừng lại ở thời khắc đó.

Có thể khẳng định, gia đình, mãi mãi không bao giời rời xa bạn! Cho dù là cách xa trăm núi nghìn sông, muôn trùng sóng bể thì bóng hình của mẹ luôn theo sát hành trình của bạn, sự tận tâm của mẹ chính là lý do để bạn vượt qua tất cả để trở về nhà.

Thứ tình cảm mà nhân loại không bao giờ lung lay một chút nào có lẽ đó chính là tình yêu thương của mẹ. Thứ vướng bận tận sâu trong trái tim của chúng ta đó chính là ngôi nhà đã sinh ra và nuôi dưỡng bạn. Chỉ cần có mẹ là có gia đình!

Đúng vậy! Khi mẹ còn sống, anh em là một gia đình; Khi mẹ qua đời, chúng ta chỉ còn là người thân! Những người còn có mẹ, cho dù bạn có bận đến mức nào nhưng nhất định phải sắp xếp thời gian để về nhà thăm mẹ, và hãy nói: Mẹ ơi! Con mãi yêu mẹ.

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

From: TU PHUNG