Chân Phước Honoratus Kosminski

Chân Phước Honoratus Kosminski

(1829 – 1916)

10 Tháng Mười Hai

 

Ngài sinh ở Biala Podlaska (Ba Lan), và học về kiến trúc tại trường Nghệ Thuật ở Warsaw. Khi Wenceslau lên 16 tuổi thì mồ côi cha. Vì bị tình nghi là có tham gia trong nhóm phản loạn, ngài bị bắt và bị cầm tù từ tháng Tư 1846 đến tháng Ba năm sau. Năm 1848, ngài gia nhập dòng Phanxicô và lấy tên Honoratus Kosminski. Năm 1855 ngài giúp Chân Phước Mary Angela Truszkowska thành lập dòng Nữ Tu Felix.

Năm 1860, Cha Honoratus làm giám đốc một tu viện ở Warsaw. Ngài dành mọi nỗ lực trong việc rao giảng, hướng dẫn tinh thần các đệ tử sinh và giải tội. Ngoài ra ngài còn làm việc không biết mệt cho dòng Ba Phanxicô.

Cuộc cách mạng năm 1864, nhằm lật đổ Nga hoàng Alexander III, đã bất thành đưa đến việc đàn áp các dòng tu ở Ba Lan. Các tu sĩ Capuchin bị đẩy ra khỏi Warsaw và buộc phải sống ở Zakroczym, là nơi Cha Honoratus tiếp tục sứ vụ của ngài và thành lập 16 tu hội nam cũng như nữ, mà các thành viên không phải mặc áo tu sĩ cũng như không phải sống trong khuôn viên của tu hội. Họ sinh hoạt giống như các tổ chức dòng ba bây giờ. Cho đến nay, vẫn còn mười bảy tu hội ấy hoạt động.

Các văn bản của Cha Honoratus thì vô số kể: 42 tập bài giảng, 21 tập thư tín và 52 ấn bản thần học về sự khổ hạnh, sự sùng kính Ðức Maria, về lịch sử, về mục vụ — chưa kể các thư từ ngài viết cho các tu hội mà ngài sáng lập.

Vào năm 1906, một vài giám mục tìm cách đưa các tu hội ấy dưới thẩm quyền của họ; Cha Honoratus chống lại quyết định đó để bảo vệ sự độc lập của các tu hội, và ngài bị cách chức giám đốc vào năm 1908. Sau đó, ngài khuyên các thành viên của các tu hội hãy vâng phục quyết định của Giáo Hội dù tương lai có ra sao.

Một người đương thời với ngài cho biết, Cha Honoratus “luôn luôn bước đi trong con đường của Thiên Chúa.” Vào năm 1895, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Ðại Diện cho các tu sĩ Capuchin ở Ba Lan.

Ngài được phong chân phước năm 1988.

Lời Bàn

Chân Phước Honoratus  đã làm việc hăng say để phục vụ Giáo Hội, một phần qua việc thiết lập các tu hội nhằm đáp ứng với hoàn cảnh đặc biệt của Ba Lan thời bấy giờ. Ngài đã có thể rút lui một cách cay đắng và oán hờn khi đường hướng các tu hội ấy bị tước đoạt khỏi tầm tay; nhưng ngài đã coi đó là những “niềm vui tuyệt đối.”
Ngài khuyên các thành viên hãy sẵn sàng và vui vẻ vâng phục, đem khả năng của
mình để phục vụ Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô.

Lời Trích

Khi Giáo Hội lấy đi  quyền điều khiển các tu hội của ngài và thay đổi đường hướng các tu hội ấy, Chân Phước Honoratus viết: “Ðấng Ðại Diện Ðức Kitô đã cho chúng ta biết thánh ý của Thiên Chúa, và tôi lãnh nhận mệnh lệnh này với đức tin& Anh chị
em thân mến, hãy nhớ rằng đây là cơ hội để anh chị em chứng tỏ sự tuân phục một
cách quả cảm đối với Giáo Hội.”

Maria Thanh Mai gởi

 

Thánh Gioan Đamas, Tiến sĩ Hội Thánh

Thánh Gioan Đamas, Tiến sĩ Hội Thánh

Ngày 4/12

Thánh Gioan Đamas sinh tại Đamas vào khoảng năm 675. Cha ngài giữ một chức vị quan trọng trong triều đình và chính ngài lúc đầu cũng theo đuổi những vinh quang trần thế trước khi theo tiếng gọi trời cao (710). Ngài bỏ mọi sự, lên đường tìm một cuộc đời trầm lặng trong tu viện thánh Sabas tại sa mạc Giuđa và ngài đã sống ở đó cho đến mãn đời. Là thầy dòng, rồi linh mục, ngài đã chuyên tâm nghiên cứu thần học và giảng thuyết. Những suy tư của ngài đã tạo được một ảnh hưởng lớn tại Tây Phương cũng như Ðông Phương. Nhưng tác phẩm danh tiếng nhất của ngài là ba tập Minh Giáo (726-730) bênh vực việc tôn kính ảnh tượng, chống lại những ngăn cấm của hoàng đế Léon Isaurien và Constantin V. Ngoài ra, chúng ta còn lưu giữ được những bài giảng của ngài về Ðức Mẹ và ngài xứng đáng với danh hiệu “Tiến sĩ thần học về Ðức  Maria”. Ngài chủ trương: Là Mẹ Thiên Chúa hằng sống, Ðức Maria cũng phải
được đưa về trời… Hơn nữa, ngài còn là một thi sĩ, và những sáng tác của ngài thường được dùng trong phụng vụ Ðông Phương. Tư tưởng của ngài là những chất liệu giúp chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm nhập thể, Thiên Chúa yêu thương loài người.

Nguồn: Vietnamese  Missionaries in Asia
Maria  Thanh Mai gởi

 

Hạnh Các Thánh Tháng 12

Hạnh Các Thánh Tháng 12

 

1/12 – Chân phước Gioan Vercelli (khoảng năm 1205-1283)

Ngài sinh gần Vercelli,  Tây Bắc Ý. Không biết rõ về cuộc đời ngài lúc đầu. Ngài vào Dòng Đa Minh hồi thập niên 1240 và giữ các chức vụ lãnh đạo trong niều năm. Ngài được bầu làm tổng đại diện Dòng Đa Minh năm 1264, ngài phục vụ gần 20 năm. Ngà nổi tiếng có nghị lực và giản dị, thường đi bộ tới thăm các cơ sở Dòng Đa Minh, thúc giục các tu sĩ sống vâng lời và giữ hiến pháp Dòng.

Ngài được 2 vị giáo hoàng trao trọng trách đặc biệt. ĐGH Grêgôriô X giúp ngài
và các tu sĩ Dòng Đa Minh để giúp ổn định nước Ý đang gặp rắc rối với nước
khác. Ngài được mời phác thảo chương trình Công đồng Lyon II năm 1274. Tại công
đồng này ngài đã gặp Giêrônimô Ascoli (sau là ĐGH Nicôla IV), lúc đó là tổng
đại diện Dòng Phanxicô. Thời gian sau, hai vị này được Rôma phái đi điều đình
vấn đề liên quan vua Philip III của Pháp. Một lần nữa, chân phước Gioan
Vercelli có thể biểu hiện tài thương thuyết và kiến tạo hòa bình.

Sau Công đồng Lyon II, ĐGH Grêgôriô X giao cho ngài nhiệm vụ rao truyền lòng
sùng kính Thánh danh Chúa Giêsu. Ngài yêu cầu mỗi nhà nguyện của Dòng Đa Minh
đều có bàn thờ tôn sùng Thánh danh Chúa Giêsu, và thành lập những nhóm chống
lại việc báng bổ và coi thường. Tới cuối đời, ngài được giao trách nhiệm làm
giáo phụ Giêrusalem, nhưng ngài từ chối. Ngài vẫn là tổng đại diện Dòng Đa Minh
cho đến khi qua đời.

2/12 – Chân phước Rafal Chylinski (1694-1741)

Ngài sinh gần Buk, thuộc  vùng Poznan tại Ba Lan, tên thật là Melchior. Ngài tỏ ra đạo đức rất sớm, nên gia đình gọi ngài là “tu sĩ nhỏ”. Sau khi học xong tại ĐH Dòng Chúa Cứu Thế ở Poznan, ngài gia nhập kỵ binh và và được thăng cấp sĩ quan trong vòng 3 năm.

Năm 1715, ngài vào Dòng Phanxicô ở Kraków, lấy tên dòng là Rafal, và 2 năm sau
được thụ phong linh mục. Sau khi làm mục vụ ở 9 thành phố, ngài tới Lagiewniki
(miền Trung Ba Lan), và ở đây 13 năm. Ở đâu ngài cũng nổi tiếng là giản dị,
giảng hay, đại lượng. Mọi người noi gương hy sinh của ngài. Ngài chơi đàn harp,
đàn lute và mandolin để hòa theo các bài thánh ca phụng vụ. Tại Lagiewniki,
ngài phân phát lương thực và quần áo cho người nghèo.

Sau khi qua đời, mộ ngài được nhiều khách hành hương kính viếng ở Ba Lan. Ngài
được phong chân phước tại Warsaw năm 1991.

3/12 – Thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục, Bổn mạng các xứ
truyền giáo
(1506-1552)

“Nếu người ta được cả  thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì?” (Mt 16:26). Lời này cứ lặp đi lặp lại trong đầu vị giáo sư triết học đang có triển vọng thăng tiến nghề nghiệp tại các học viện. Nhưng không để ý lắm tới lời nói đó, vì lúc đó
ngài là giáo sư trẻ mới 24 tuổi, dạy tại Paris.

Bạn thân của ngài là thánh Inhaxiô Loyola đã kiên trì thuyết phục và ngài đã theo
Chúa Kitô. Ngài theo hướng dẫn của thánh Inhaxiô, và năm 1534 ngài gia nhập
cộng đoàn nhỏ (nay là Dòng Chúa Cứu Thế). Tại Montmartre, họ cùng khấn Khó
nghèo, Khiết tịnh và Làm tông đồ theo chỉ thị của ĐGH.

Ngài thụ phong linh mục tại Venice năm 1537, sau đó ngài đi tàu tới Lisbon rồi
đi Đông Ấn, cặp bến tại Goa, Tây duyên hải Ấn Độ. Ngài dành nhiều thời gian ở
Ấn Độ, và làm giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế mới thành lập của tỉnh dòng Ấn Độ.

Đi đâu ngài cũng sống với những người nghèo khổ nhất, chia sẻ lương thực và ở
những nơi nghèo khhó với họ. Ngài dành nhiều thời gian cho người nghèo và người
bệnh, nhất là người phong cùi. Ngài thường không có thời gian ngủ hoặc đọc kinh
nhật tụng nhưng, theo thư ngài viết, ngài rất vui.

Ngài đến các đảo ở Malaysia, rồi sang Nhật. Ngài học tiếng Nhật đủ để giảng đơn
giản với dân chúng, để hướng dẫn họ, rửa tội cho họ, và lập các hội truyền
giáo. Ở Nhật, ngài muốn đến Trung quốc nhưng dự định này không bao giờ hiện
thực vì ngài qua đời trước khi thỏa ước nguyện. Di hài ngài hiện nay còn ở Nhà
thờ Chúa Giêsu Nhân lành tại Goa.

4/12 – Thánh Gioan Damascô, Giáo phụ (676?-749)

Đa số cuộc đời ngài ở tại tu viện Thánh Sabas, gần Giêrusalem. Ngài sinh tại Damascô, học thần học và cổ điển. Sau một thời gian, ngài vào dòng Thánh Sabas.

Ngài nổi tiếng về 3 lĩnh vực. Thứ nhất, bài trừ ngẫu tượng; thứ nhì, luận
thuyết (Luận thuyết Exposition of the Orthodox Faith là bản tóm lược các
giáo phụ Hy Lạp, và ngài là giáo phụ cuối cùng, và được coi là bộ Tổng luận
Thần học của Đông phương); thứ ba, ngài là một trong các thi sĩ nổi tiếng của
Giáo hội Đông phương. Ngài rất tôn sùng Đức Mẹ, các bài giảng của ngài về Đức
Mẹ đều rất nổi tiếng.

5/12 – Thánh Sabas, Ẩn tu (trước năm 439)

Ngài sinh tại Cappadocia  (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), là một trong các giáo phụ của Palestine và được coi là một trong những vị sáng lập đời sống tu trì Đông phương.

Tuổi thơ ngài không hạnh phúc, ngài bị lạm dụng và phải bỏ trốn vài lần, cuối
cùng xin tị nạn trong một tu viện. Gia đình thuyết phục ngài trở về, nhưng ngài
nhất quyết đi tu. Tuy còn trẻ nhưng ngài có tiếng nhân đức.

Lúc 18 tuổi, ngài đi Giêrusalem, tìm cách sống cô tịch. Ngài được coi là người
hoàn toàn sống ẩn tu. Mới đầu ngài sống trong tu viện, ban ngày làm việc, ban
đêm cầu nguyện. Lúc 30 tuổi, mỗi tuần ngài được phép sống 5 ngày trong một hang
động hẻo lánh để cầu nguyện và đan rổ rá. Cố vấn của ngài là thánh Euthymiô.
Sau khi thánh Euthymiô qua đời, thánh Sabas chuyển tới sa mạc gần Giêricô.
Nngài sống vài năm ở đây trong một hang động gần suối Cedron. Ngài ăn cỏ dại
mọc trên đá. Thi thoảng có người đem cho ngài ít thực phẩm khác, còn nước uống
phải đi khá xa mới có.

Khi đã ngoài 50 tuổi, ĐGM thuyết phục ngài chịu chức linh mục để phục vụ và
lãnh đạo tu viện. Khi làm viện phụ của một cộng đoàn lớn, ngài cảm thấy mình có
ơn gọi sống ẩn tu. Vào các mùa Chay, ngài đi xa một thời gian. Khi thấy nhà
dòng gặp khó khăn, ngài giúp đỡ nhiều.

Ngài đi khắp Palestine, rao giảng đức tin và đem được nhiều người về với giáo
hội. Lúc 91 tuổi, theo lời của giáo phụ Giêrusalem, ngài tới Constantinople.
Ngài bị bệnh, ngay khi vừa trở về thì ngài qua đời tại tu viện ở Mar Saba. Ngày
nay, tu viện này vẫn có các tu sĩ Chính thống giáo Đông phương sống ở đó.

6/12 – Thánh Nicôla, Giám mục Tiến sĩ (qua đời năm 350?)

Cả Giáo hội Đông phương  và Tây phương đều tôn kính ngài. Sau Đức Mẹ, ngài là vị thánh được các họa sĩ Kitô giáo vẽ chân dung nhiều nhất. Theo lịch sử, ngài là giám mục GP Myra, thuộc Lycia, một tỉnh của Tiểu Á.

Có nhiều truyện về ngài đầy màu sắc xuyên suốt nhiều thế kỷ. Truyện nổi tiếng
về ngài có thể liên quan đức bác ái đối với người nghèo, những người không thể
cho con gái mình của hồi môn khi đến tuổi kết hôn. Không muốn thấy họ bị ép làm
gái mại dâm, thánh Nicôla lấy vàng trao cho các bà mẹ để họ cho con gái làm của
hồi môn đi lấy chống. Qua nhiều thế kỷ, truyền thuyết này ảnh hưởng tập tục
tặng quà nhau vào ngày lễ kính ngài. Tại các nước nói tiếng Anh, ngài được coi
là Ông già Noel.

7/12 – Thánh Ambrôsiô, Giám mục Tiến sĩ (340?-397)

Một trong các nhà viết tiểu sử thánh Ambrôsiô cho rằng, vào ngày phán xét, người ta vẫn phân chia thành 2 phe: những người khâm phục ngài và những người không ưa ngài.

Khi Nữ hoàng Justina tìm cách lấy 2 giáo đường của Công giáo và trao cho những
người theo tà thuyết Arian (*), ngài đã thách thức các quan triều đình xử tử
ngài. Mọi người ủng hộ ngài ngay trước mặt quân lính. Trong cuộc bạo động, ngài
vừa khuyến khích vừa trấn tĩnh dân chúng hát những bài thánh ca mới để mê hoặc
họ với những giai điệu Tây phương.

Khi tranh luận với hoàng đế Auxentius, ngài nói: “Hoàng đế ở trong Giáo hội,
chứ không ở trên Giáo hội”. Ngài công khai khiển trách hoàng đế Theodosius vì
đã sát hại 7.000 người vô tội. Hoàng đế đã ăn năn đền tội. Thánh Ambrôsiô là
người chiến đấu, được sai tới Milan với tư cách thống đốc Rôma. Ngài gây ảnh
hưởng và hoán cải thánh Augustinô.

Thánh Augustinô nhận thấy thánh Ambrôsiô có tài hùng biện hơn những người đương thời. Các bài giảng của thánh Ambrôsiô thường dẫn chứng gương mẫu của Cicero, tư tưởng của ngài đã ảnh hưởng các nhà tư tưởng và các triết gia đương thời.
Ngài không ngại trích dẫn các tác giả ngoại giáo.

Các bài giảng, bài viết và đời sống của ngài cho thấy ngài là người khác thường
có liên quan các vấn đề thời đó. Đối với ngài, nhân đạo là điều quan trọng.

Ảnh hưởng của thánh Ambrôsiô đối với thánh Augustinô rất nhiều. Cuốn Tự Thuật
(Confessions) của thánh Augustinô cho thấy điều đó. Do đó mà thánh Monica yêu
quý thánh Ambrôsiô như thiên thần của Chúa đã hoán cải con trai bà. Chính thánh
Ambrôsiô đã đặt tay trên vai thánh Augustinô khi đến giếng rửa tội để gia nhập
Công giáo.

————————–

(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ
có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ
là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicaea
(AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”.
Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp
đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công
đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và
cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ
VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng
của Giavê (Jehovah’s Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận
(Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.

8/12 – Đức Mẹ Vô Nhiễm

Trong Giáo hội Đông  phương, lễ Đức Mẹ được thụ thai có từ thế kỷ VII, truyền sang Tây phương hồi thế kỷ VIII. Thế kỷ XI, lễ này chính thức có tên là Vô nhiễm. Thế kỷ VIII, lễ này trở nên phổ biến trong Giáo hội hoàn vũ.

Các giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo hội coi Đức Maria là vị thánh vĩ đại và thánh
thiện nhất, nhưng vẫn cho rằng Đức Mẹ khó mà vô nhiễm tội truyền. Và rồi năm
1854, ĐGH Piô IX đã công bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm. Thánh Bênađô và thánh
Thomas Aquinas cũng không thể coi là sự biện hộ thần học đối với giáo huấn này.

Hai tu sĩ Phanxicô là William Ware và chân phước Gioan Duns Scotus đã giúp phát
triển thần học này. Họ chỉ ra rằng ơn Vô nhiễm của Đức Maria làm nổi bật công
cuộc cứu độ của Chúa Giêsu. Nhân loại được khỏi Nguyên tội khi lãnh nhận Bí
tích Thánh tẩy. Ở Đức Maria, công việc của Chúa Giêsu rất mạnh để ngăn ngừa.

9/12 – Thánh Juan Diego, Thị nhân (1474-1548)

Hàng ngàn người quy tụ  tại Nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe ngày 31-7-2002 để tham dự lễ phong thánh cho thị nhân Juan Diego, người đã được Đức Mẹ hiện ra hồi thế kỷ XVI.

Chân phước GH Gioan Phaolô II đã gọi vị thánh này là người Ấn Độ giản dị và
khiêm nhường, chấp nhận theo Kitô giáo nhưng không từ chối gốc Ấn Độ. Trong số
hàng ngàn người tham dự có 64 nhóm người gốc Ấn Độ ở Mexico.

Mới đầu thánh nhân được gọi là Cuauhtlatohuac (Đại bàng biết nói), và tên ngài
vĩnh viễn được gắn liền với Đức Mẹ Guadalupe (Đức Mẹ Hoa Hồng, lễ kính ngày
12-12) vì ngài được Đức Mẹ hiện ra tại đồi Tepeyac ngày 9-12-1531. Ngài cho
biết những hoa hồng gom từ vạt áo đã hóa thành Đức Mẹ Guadalupe.

Trong chuyến thăm mục vụ tới Mexico năm 1990, chân phước GH Gioan Phaolô II đã
phong chân phước cho thị nhân Juan Diego, và được phong hiển thánh 12 năm sau.

10/12 – Chân phước Adolph Kolping, Linh mục (1813-1865)

Hồi thế kỷ XIX, tại Đức  nổi lên hệ thống nhà máy đã thu hút nhiều người tuôn về các thành phố, và họ gặp những thử thách mới đối với đức tin. LM Adolph Kolping là người hướng dẫn mục vụ cho họ, hy vọng họ không bị mất đức tin Công giáo như đã xảy ra với nhiều công nhân khác ở Âu châu được công nghiệp hóa.

Ngài sinh tại làng Kerpen, làm thợ đóng giày vì gia đình khó khăn. Sau đó ngài
đi tu và thụ phong linh mục năm 1845, ngài hướng dẫn các công nhân trẻ ở
Cologne, thành lập ca đoàn, năm 1849 hội này phát triển thành Hội Công nhân Trẻ
(Young Workmen’s Society), một chi nhánh của hội này bắt đầu tại St. Louis,
Missouri, năm 1856. Sau 9 năm, có hơn 400 Gesellenvereine (công đoàn) được
thành lập trên khắp thế giới. Ngày nay nhóm này có hơn 400.000 thành viên ở 54
quốc gia.

Thường được gọi là Hội Khôi Bình (Kolping Society – quen gọi là Gia Đình Khôi
Bình), chú trọng việc thánh hóa đời sống gia đình và chân giá trị của việc lao
động. LM Kolping hoạt động để cải thiện điều kiện sống cho công nhân. Ngài và
thánh Gioan Bosco ở Turin đều quan tâm làm việc với giới trẻ. Ngài nói với
những người theo ngài: “Nhu cầu của thời đại sẽ dạy các bạn biết phải làm
gì. Điều đầu tiên tìm được trong cuộc sống và điều cuối cùng cần nắm giữ là đời
sống gia đình, đó là điều quý giá nhất mà người ta không nhận ra”
.

Ngài và chân phước Gioan Duns Scotus được an táng tại Minoritenkirche, thuộc
Cologne. Cơ quan điều hành Hội Khôi Bình quốc tế đặt tại đây. Các thánh viên
Khôi Bình đã tới Rôma từ Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Á châu và Úc châu để dự lễ
phong chân phước cho LM Kolping năm 1991, dịp kỷ niệm 100 năm Tông thư Rerum
Novarum
(Tân Sự, nói về trật tự xã hội) của ĐGH Leo XIII. LM Kolping cũng
có công góp phần chuẩn bị cho tông thư đầy tính cách mạng xã hội này.

11/12 – Thánh Damasô I, Giáo hoàng (305?-384)

Đối với thư ký của ngài  là thánh Giêrônimô, thánh Damasô là “người vô song, hiểu biết Kinh thánh, tiến sĩ Giáo hội, yêu quý đức khiết tịnh”.

Thánh Damasô hiếm khi nghe những lời khen như vậy. Ngài đấu tranh với chính
trị, các tà thuyết, không được lòng các giám mục và Giáo hội Đông phương muốn
phá triều đại giáo hoàng của ngài.

Ngài là con của một linh mục Công giáo La Mã, có thể là người Tây Ban Nha, ngài
bắt đầu với cương vị phó tế tại nhà thờ của người cha, rồi làm linh mục ở một
nơi mà sau đó là đền thờ San Lorenzo (Thánh Lôrensô) ở Rôma. Ngài phục vụ giáo
hoàng Liberiô (352-366) và theo ngài đi đày.

Khi ĐGH Liberiô qua đời, thánh Damasô được chọn làm giám mục thành Rôma, nhưng ít người bầu và tấn phong phó tế Ursinô làm giáo hoàng. Cuộc tranh luận giữa
thánh Damasô và ngụy giáo hoàng (antipope) nổ ra chiến tranh dữ dội giữa 2 giáo
đường, xúc phạm đến các giám mục Ý. Tại công nghị, thánh Damasô kêu gọi mọi
người chấp nhận hành động của ngài nhân dịp sinh nhật. Các giám mục trả lời: “Chúng tôi quy tụ đến đây vì sinh nhật của ngài, chứ không kết án một
người
chưa biết”. Những người ủng hộ ngụy giáo hoàng còn kết án ngài
phạm trọng tội – có thể liên quan tình dục – cuối năm 378. Ngài phải tự thanh
minh trước tòa án dân sự và công nghị giáo hội.

Khi làm giáo hoàng, ngài sống giản dị, tương phản với các giáo sĩ Rôma, và ngài
cương quyết tố cáo và chống lại tà thuyết Arian (*) và các tà thuyết khác. Sự
hiểu sai về thuật ngữ Tam vị Nhất thể (Chúa Ba Ngôi) của Rôma đã đe dọa mối
giao hảo với Giáo hội Đông phương, ĐGH Damasô là người tương đối thành công
trong việc xử lý tình huống này.

Trong triều đại giáo hoàng của ngài, Kitô giáo được công bố là tôn giáo chính
của quốc gia Rôma (năm 380), và tiếng Latin là ngôn ngữ phụng vụ. Nngài khuyến
khích thánh Giêrônimô nghiên cứu Kinh thánh nên mới có bản Vulgate (bản phổ
thông), bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Latin được Công đồng Trentô (12 thế kỷ
sau) tuyên bố là “xác thực khi đọc chung, khi thảo luận và giảng dạy”.

———————–

(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ
có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ
là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicaea
(AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”.
Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng
Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm
thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ
VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng
của Giavê (Jehovah’s Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận
(Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.

12/12 – Đức Mẹ Guadalupe (Đức Mẹ Hoa Hồng)

Thế kỷ XVI, một người Ấn  Độ nghèo tên là Cuauhtlatohuac được rửa tội nên có tên là Juan Diego. Ông là một người góa vợ, 57 tuổi, sống ở một ngôi làng nhỏ gần TP Mexico. Sáng Chúa nhật ngày 9-12-1531, ông đã được Đức Mẹ hiện ra trên đường đi dự lễ.

Khi ông đi bộ ngang qua đồi Tepeyac thì ông nghe tiếng nhạc hay như tiếng chim
líu lo. Một đám mây sáng xuất hiện có một cô gái Mỹ mặc áo dài như công chúa Aztec.
Đức Mẹ nói với ông bằng tiếng Ấn Độ và bảo ông đến gặp ĐGM Juan de Zumarraga,
Dòng Phanxicô, GP Mexicô. ĐGM liền cho xây một nhà nguyện ngay tại nơi Đức Mẹ
hiện ra.

ĐGM nói với ông Juan Diego xin Đức Mẹ cho một dấu hiệu. Lúc đó, người chú của
Juan Diego bệnh nặng nên ông tránh gặp Đức Mẹ. Đức Mẹ bảo đảm với ông rằng
người chú sẽ khỏi bệnh và trao những bông hồng cho ông đựng vào vạt áo để đem
về cho ĐGM.

Trước mặt ĐGM, ông mở vạt áo ra, những đóa hồng rơi xuống đất và bao quanh chân
ông và tạo thành hình Đức Mẹ như ông đã nhìn thấy ở đồi Tepeyac. Đó là ngày
12-12-1531.

13/12 – Thánh Lucia, Trinh nữ Tử đạo (qua đời năm 304)

Bạn bè của thánh nhân thắc mắc về sự can trường của Lucia. Có lần một người thợ mộc bị lính La Mã đóng đinh, Lucia tin rằng người đàn ông này sống lại. Người thợ mộc đó là Đức Giêsu Kitô. Nước Trời đã tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng Lucia với những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Để thể hiện niềm tin, Lucia đã khấn giữ đồng trinh.

Trinh khiết trước hôn nhân là lý tưởng La Mã cổ, hiếm thấy nhưng không bị kết
án. Lucia biết rõ tính anh hùng của các vị tử đạo trinh khiết nên luôn trung
thành và sống theo gương của người thợ mộc Giêsu, Con Thiên Chúa.

Hồi đó, Lucia là cô gái xinh đẹp, có người nói yêu đôi mắt đẹp của Lucia, thế
là thánh nhân móc mắt mình cho người đó vì muốn giữ mình trọn đời đồng trinh vì
Nước Trời. Thánh Lucia là bổn mạng của những người mù và khiếm thị.

14/12 – Thánh Gioan Thánh giá, Linh mục Tiến sĩ (1541-1591)

Cuộc đời ngài là chuỗi  nỗ lực anh dũng. SỰ điên rồ của thập giá được ngài nhận biết: “Ai muốn theo Tôi, hãy vác thập giá mà theo Tôi” (Mc 8:34). Mầu nhiệm Vượt qua khiến ngài được coi là nhà cải cách, thi sĩ thần bí và thần học gia.

Ngài là tu sĩ Dòng Camêlô và thụ phong linh mục năm 1567, lúc 25 tuổi. Ngài gặp
thánh Teresa Avila và yêu thích luật Dòng Camêlô. Ngài cùng thánh Teresa cải
cách dù bị chống đối, bị hiểu lầm, bị hành hạ, bị tù đày. Ngài nhận biết Thánh
giá là chính xác. Ngài trải nghiệm cái chết của Chúa Giêsu khi ngài ngồi trong
bóng tối hết tháng này qua tháng khác tại một phòng nhỏ hẹp, ẩm thấp, và chỉ
cầu nguyện với Chúa. Có nhiều thi sĩ, nhiều nhà thần bí, nhưng ngài là thi sĩ
thần bí.

Cả đời ngài sống Mầu nhiệm Thánh giá. Ngài qua đời lúc 49 tuổi – cuộc đời ngắn
ngủi nhưng viên mãn.

15/12 – Chân phước Maria Frances Schervier, Trinh nữ (1819-1876)

Bà sinh trong một gia đình đàng hoàng ở Aachen (lúc đó do Prussia cai trị, trước đó là Aix-la-Chapelle của Pháp). Bà chăm lo gia đình sau khi người mẹ qua đời và có
tiếng là thương người nghèo. Năm 1844, bà vào Dòng Phanxicô. Năm 1845, bà và 4
người bạn lập dòng chăm sóc bệnh nhân và người già. Năm 1851, Dòng Tiểu muội
Người nghèo Thánh Phanxicô (một trong các tên gốc) được giám mục phê chuẩn,
cộng đoàn này phát triển rất nhanh. Cơ sở đầu tiên thành lập tại Hoa Kỳ năm
1858.

Bà đến Hoa Kỳ năm 1863 và giúp các chị em chăm sóc các thương binh trong cuộc
nội chiến. Bà lại đến Hoa Kỳ năm 1868. Bà đã khuyến khích khi Philip Hoever
chuẩn bị thành lập Dòng Huynh đệ Người nghèo của Thánh Phanxicô.

Khi bà qua đời, có 2.500 thành viên trên khắp thế giới. Họ tham gia mở các bệnh
viện và Nhà dưỡng lão. Bà được phong chân phước năm 1974.

16/12 – Chân phước Honoratus Kozminski (1825-1916)

Ngài sinh tại Biala Podlaska (Siedlce, Ba Lan), học kiến trúc tại Trường Nghệ Thuật ở Warsaw. Khi ngài gần 16 tuổi thì mồ côi cha. Bị nghi ngờ tham gia nổi loạn, ngài bị tù từ tháng 4-1846 tới tháng 3-1847. Năm 1848, ngài vào Dòng Phanxicô. Sau 4 năm,
ngài được thụ phong linh mục. Năm 1855, ngài giúp chân phước Maria Angela
Truszkowska thành lập Dòng nữ Felicia.

Ngài làm người gác cổng ở tu viện Warsaw năm 1860. Ngài tận tụy rao giảng, linh
hướng và giải tội, đồng thời tích cực làm việc với Dòng Ba Phanxicô.

Cuộc nổi dậy chóng Nga hoàng Alexander III năm 1864 thất bại dẫn đến cuộc đàn
áp các nhà dòng ở Ba Lan. Các tu sĩ Dòng Phanxicô bị trục xuất khỏi Warsaw và
phải đến sống tại Zakroczym, tại đây ngài tiếp tục sứ vụ và bắt đầu thành lập
26 dòng nam và nữ. Các tu sĩ khấn nhưng không mặc áo dòng và không sống chung,
họ hoạt động như các tu hội đời ngày nay. Có 17 nhóm vẫn còn là hội dòng ngày
nay.

Các tài liệu viết của ngài gồm 42 cuốn bài giảng, 21 cuốn tập hợp các thư, có
tới 52 tác phẩm về thần học khổ hạnh (ascetical theology), về lòng sùng kính
Đức Mẹ Maria, về lịch sử, về mục vụ – không kể nhiều tài liệu về các hội dòng
ngài đã thành lập.

Năm 1906, nhiều giám mục muốn tái tổ chức các nhóm này dưới quyền mình (sic!),
nhưng chân phước Honoratus cương quyết giữ độc lập, nhưng ngài vẫn thúc giục
các hội dòng vẫn vâng lời giáo hội.

Một người đương thời nói: “Ngài luôn bước đi với Chúa”. Năm 1895, ngài được bổ
nhiệm làm Tổng đại diện (Commissary General) Dòng Phanxicô ở Ba Lan. Ngài tới
Nowe Miasto, rồi qua đời và an táng tại đây. Ngài được chân phước GH Gioan
Phaolô II phong chân phước năm 1988.

17/12 – Thánh Ladarô

Ladarô là bạn của Chúa  Giêsu, em trai của Matta và Maria, là người được Chúa Giêsu quý mến và được Ngài cho sống lại sau khi đã chết ba ngày.

Người ta cho rằng ngài đã viết lại những gì ngài thấy ở kiếp sau khi ngài được
Chúa Giêsu cho sống lại. Một số người nói ngài theo thánh Phêrô tới Syria. Có
người nói ngài và 2 người chị đến sống ở Cyprus. Tại đây, ngài qua đời lần thứ
hai sau khi làm giám mục 30 năm.

Một nhà thờ được xây dựng dâng kính ngài ở Constantinople và một ít thánh tích
của ngài được chuyển về đó năm 890. Truyền thuyết Tây phương nói ngài tới Gaul,
làm giám mục ở Marseilles, chịu tử đạo sau khi hoán cải một số người và ngài
được an táng trong một hang động. Di hài ngài được chuyển về Autun năm 1146.

Khoảng năm 390, một phụ nữ hành hương tên Etheria nói chuyện với đoàn người
hành hương vào thứ Bảy trước lễ Lá tại ngôi mộ mà thánh Ladarô sống lại. Ở Tây
phương, Chúa nhật lễ Lá được gọi là Dominica de Lazaro. Thánh Augustinô cho
chúng ta biết rằng ở Phi châu, Phúc âm về việc sống lại của Ladarô được đọc
trong thánh lễ Chúa nhật lễ Lá.

18/12 – Chân phước Antôn Grassi, Linh mục (1592-1671)

Cha ngài qua đời khi  ngài mới 10 tuổi, nhưng ngài thừa hưởng lòng súng kính Đức Mẹ Loreto từ người cha. Hồi nhỏ, ngài thường tới nhà thờ cầu nguyện và vào dòng lúc 17 tuổi.

Khi là sinh viên ngành mỹ nghệ, ngài có tiếng trong dòng là “tự điển sống” vì
hiểu Kinh thánh và thần học rất nhanh. Một thời gian ngài khổ sở vì lưỡng lự,
nhưng ngài thoát khỏi từ lúc ngài dâng thánh lễ đầu tiên. Từ đó, ngài sống bình
an.

Năm 1621, lúc 29 tuổi, ngài bị sét đánh khi đang cầu nguyện trong nhà thờ Đức
Mẹ Loreto, ai cũng nghĩ ngài không thể sống nổi. Nhưng vài ngày sau, ngài hồi
phục và nhận ra rằng ngài hết bị chứng khó tiêu. Người ta đem quần áo bị cháy
sém của ngài dâng cho Đức Mẹ Loreto để tạ ơn. Quan trọng là ngài cảm thấy cuộc
đời mình hoàn toàn thuộc về Chúa. Năm nào ngài cũng hành hương tới Loreto để tạ
ơn Đức Mẹ.

Ngài chú ý lắng nghe hối nhân khi ngài giải tội, nói vài lời và khuyên làm việc
đền tội, ngài nói bằng chính tiếng nói của lương tâm. Năm 1635, ngài được bầu
làm bề trên Dòng Fermo Oratory. Nhiệm kỳ 3 năm, nhưng lần nào ngài cũng tái đắc
cử cho đến khi ngài qua đời. Ngài là người trầm lặng, dịu dàng, không hề nghiêm
khắc. Ngài luôn khuyên mọi người sống như vậy.

Khi lớn tuổi, ngài có khả năng biết về tương lai, ngài thường dùng khả năng này
để cảnh báo hoặc khuyên nhủ người khác. Nhưng ngài cũng gặp thử thách. Ngài khó
giảng vì bị mất mấy cái răng, rồi ngài không giải tội nữa vì yếu sức, chỉ quanh
quẩn trong phòng. Đức TGM hàng ngày đến trao Mình Thánh cho ngài. Một trong
những hành động cuối cùng của ngài là hòa giải được 2 người đối lập nhau dữ
dội.

19/20 – Chân phước Urbanô V, Giáo hoàng (1310-1370)

Ngài đắc cử giáo hội năm 1362. Khi các hồng y không thể tìm được người cho vị trí quan trọng này, họ quay ra chú ý một “người lạ”: Thánh thiện và đáng kính.

ĐGH Urban V đã chứng tỏ họ chọn lựa đúng. Ngài là tu sĩ Dòng Biển Đức và là nhà
giáo luật, sống tâm linh và thông minh. Ngài khiêm nhường và giản dị, điều đó
khiến ngài luôn được nhiều người quý mến. Ngài cương quyết cải cách Giáo hội và
các dòng tu. Triều đại GH của ngài kéo dài 8 năm, nhưng có một thời gian ngài
phải ở Avignon (Pháp). Hoàn cảnh khó khăn nên ngài không đạt được những mục
đích cao nhất trong việc tái nối kết Giáo hội Đông phương và Tây phương.

Với cương vị giáo hội, ngài tiếp tục sống tu luật Biển Đức. Trước khi qua đời
năm 1370, ngài xin được rời dinh thự giáo hoàng về sống với người em trai để có
thể từ biệt những người bình thường mà ngài đã giúp đỡ.

20/12 – Thánh Đa Minh Silos, Linh mục (khoảng năm 1000-1073)

Ngài không là người sáng lập Dòng Đa Minh, nhưng có chuyện liên quan kỳ lạ.

Ngài sinh tại Tây Ban Nha khoảng năm 1000 trong một gia đình nông dân. Hồi nhỏ
ngài phải lao động ngoài đồng ruộng, nên ngài sống âm thầm. Ngài tu Dòng Biển
Đức và thụ phong linh mục, rồi giữ nhiều chức vụ lãnh đạo. Sau khi tranh chấp
với nhà vua về tài sản, ngài và 2 tu sĩ khác bị đi đày. Rồi họ lập dòng mới.
Dưới sự lãnh đạo của ngài, dòng này trở nên nổi tiếng tại Tây Ban Nha, nhiều
người được chữa lành.

Khoảng 100 năm sau khi ngài qua đời, một phụ nữ trẻ hành hương tới mộ ngài.
Ngài đã hiện ra với phụ nữ này và đoan chắc chị sẽ sinh con trai. Phụ nữ này
tên là Joan Aza, con trai của phụ nữ này sinh ra và trưởng thành, thanh niên
này tên là Đa Minh (Dominic) – người sáng lập Dòng Đa Minh như chúng ta thấy
ngày nay.

Sau nhiều năm, di hài thánh Đa Minh Silos được đưa về hoàng cung bất kỳ lần nào
Nữ hoàng Tây Ban Nha trở dạ sinh con. Việc này kết thúc năm 1931.

21/12 – Thánh Phêrô Canisiô, Linh mục Tiến sĩ (1521-1597)

Ngài là người đa tài, sống gương mẫu và phát triển tài năng theo Kinh thánh vì Chúa. Ngài là nhân vật quan trọng trong thời Cải cách ở Đức, giữ vai trò chính và thường được gọi là “vị tông đồ thứ hai của Đức” so với thánh Boniface.

Lúc 19 tuổi, ngài có bằng đại học của ĐH Cologne. Không lâu sau ngài gặp Peter
Faber, đệ tử đầu tiên của thánh Inhaxiô Loyola, và cuộc đời ngài đã thay đổi từ
khi vào Dòng Tên.

Ngài thụ phong linh mục năm 1546, và nổi tiếng với những bài viết về thánh
Cyril Alexandria và thánh Leo Cả. Ngoài ra ngài còn thích làm việc tông đồ,
thăm viếng các tù nhân và các bệnh nhân.

Năm 1547, ngài dự vài khóa họp Công đồng Trentô. Ngài dạy tại vài trường đại
học, cùng thành lập nhiều đại học và chủng viện. Ngài viết sách giáo lý giải
thích về đức tin Công giáo theo cách mà người thường cóa thể hiểu được – thời
đó rất cần cách đó.

Ngài có tiếng về giảng thuyết, và khéo hòa giải các giáo phái. Ngài còn viết
những lá thư phê bình các vị lãnh đạo Giáo hội
– nhưng có cách nói yêu
thương và cảm thông. Lúc 70 tuổi, ngài bị đột quỵ, nhưng vẫn rao giảng và viết
lách cho tới khi qua đời tại Nijmegen (Ba Lan) ngày 21-12-1597.

22/12 – Chân phước Jacopone da Todi (qua đời năm 1306)

Ngài sinh trong gia đình  Benedetti quý tộc ở TP Todi, Bắc Ý. Ngài là luật sư và kết hôn với Vanna, một phụ nữ đạo hạnh và đại lượng. Vanna đã giúp chồng ăn năn đền tội. Có lần Vanna năn nỉ Jacopone tham gia thi đấu công khai. Vanna ngồi chung với các phụ nữ quý tộc khác và khán dài bị sụp. Vanna bị chết. Jacopone buồn lắm, nhất là khi biết vợ đeo thắt lưng để đền tội cho chồng. Từ đó, Jacopone quyết thay đổi cuộc đời.

Ngài phân phát tài sản cho người nghèo và vào Dòng Ba Phanxicô, ăn năn đền tội
nghiêm ngặt. Ngài viết nhiều bài thánh ca (hymn) nổi tiếng bằng phương ngữ.

Lúc 68 tuổi, ngài bị vạ tuyệt thông và bị tù, dù ngài biết mình vô tội. Mãi 5
năm sau, thời ĐGH Bênêđictô XI, ngài mới được giải vạ. Ngài coi cảnh tù đày như
việc đền tội. Trong thời gian đó ngài viết bài thánh ca Stabat Mater bằng tiếng
Latin nổi tiếng.

Ngày 24-12-1306, ngài cảm thấy cái chết gần kề. Lúc đó ngài ở trong Dòng Thánh
Clara khó nghèo với một người bạn là chân phước Gioan La Verna. Cũng như thánh
Phanxicô, chân phước Jacopone chào đón “Chị Chết” bằng một bài thánh ca nổi
tiếng của ngài khi người ta đang dự thánh lễ nửa đêm Giáng sinh.

23/12 – Thánh Gioan Kanty, Linh mục (1390?-1473)

Sau khi học xong đại học ở Kraków, Ba Lan, ngài thụ phong linh mục và là giáo sư thần học. Có nhiều người ganh ghét nên ngài phải đi giữ xứ ở Olkusz. Ngài sống khiêm nhường và cố gắng, nhưng vẫn không được lòng giáo dân. Nhưng cuối cùng ngài đã khiếnhọ tâm phục khẩu phục. Sau một thời gian, ngài trở lại Kraków và dạy Kinh thánh cho đến hết đời.

Ngài thương người nghèo, ngài dành tiền bạc và thời gian cho họ. Ngài ít ngủ,
nằm trên nền nhà, ăn ít, không ăn thịt. Ngài hành hương tới Giêrusalem và Rôma.
Được cảnh báo về sức khỏe nhưng ngài vẫn sống khổ hạnh.

24/12 – Giáng sinh tại Greccio

Theo truyền thuyết, chính thánh Phanxicô Assisi đã làm hang đá đầu tiên tại Greccio, thuộc Trung Ý, năm 1223.

Thánh Phanxicô nhớ lần tời Belem vài năm trước đó, nên ngài quyết định làm hang
đá, đó là hang Greccio. Ngài tìm một đứa bé, một con bò và một con lừa đứng gần
bên máng cỏ. Người ta nghe nói và kéo đến, người thì cầm đuốc, người thì cầm
nến. Chính thánh Phanxicô giảng trong thánh lễ đêm đó.

Thomas of Celano, người viết tiểu sử thánh Phanxicô, nói rằng thánh Phanxicô
“đứng trước máng cỏ… với lòng yêu thương và niềm hạnh phúc vô cùng…” Với thánh
Phanxicô, mừng lễ giản dị là nhớ lại cảnh khó nghèo của Chúa Giêsu Hài Đồng,
Đấng cứu độ đã làm người nghèo vì chúng ta, một Giêsu làm người thực sự.

Đêm nay, khi cầu nguyện bên hang đá, chúng ta hãy cảm tạ Lòng Thương Xót của
Chúa và hãy nhớ đến những người nghèo và những người đau khổ trên khắp thế
giới…

25/12 – Đại lễ Giáng sinh

Hôm nay Giáo hội tập trung vào Vương Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm người, để chúng ta được hạnh phúc, bình an và hy vọng. Bên Bé Giêsu có Cha Mẹ Ngài là Đức Mẹ Maria và Đức Thánh Giuse, có cả những mục đồng đại diện cho giới lao động nghèo khó.

Ngày Con Chúa giáng trần làm người, đất trời được giao hòa, nhân phẩm nhân loại
được phục hồi. Thật hạnh phúc biết bao khi những tội nhân chúng ta được trắng
án và được trở thành con cái của Thiên Chúa, đó là mầu nhiệm đức tin. Hãy mở
rộng lòng yêu thương để đón tiếp nhau chân thành:

Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho người thiện tâm

26/12 – Thánh Stêphanô, Tử đạo tiên khởi (qua đời năm 36 ?)

Những gì chúng ta biết về thánh Stêphanô được tìm thấy trong sách Công vụ Tông đồ, chương 6 và 7, đủ để chúng ta biết ngài là con người thế nào: “Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do Thái theo văn hoá Hy Lạp kêu trách những tín hữu Do Thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong
nhóm họ bị bỏ quên. Bởi thế, Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và
nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều
không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được
tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công
việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên
Chúa”. Đề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn ông Stêphanô, một người
đầy lòng tin và đầy Thánh Thần, cùng với các ông Philípphê, Pơrôkhôrô, Nicanô,
Timôn, Pácmêna và ông Nicôla, một người ngoại quê Antiôkhia đã theo đạo Do
Thái. Ông
Stêphanô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm
thiêng dấu lạ lớn lao trong dân. Có những người thuộc hội đường gọi là hội
đường của nhóm nô lệ được giải phóng, gốc Kyrênê và Alêxanria, cùng với một số
người gốc Kilikia và Axia, đứng lên tranh luận với ông
Stêphanô. Nhưng
họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông.” Bấy giờ, họ
mới xui mấy người phao lên rằng: “Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xúc phạm
đến ông Môsê và Thiên Chúa”. Họ sách động dân và các kỳ mục cùng kinh sư, rồi
ập đến bắt ông và điệu đến Thượng Hội Đồng. Họ đưa mấy người chứng gian ra khai rằng: “Tên này không ngừng nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. Vì
chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét sẽ phá huỷ nơi này và thay
đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta”. Toàn thể cử toạ trong
Thượng Hội Đồng đều nhìn thẳng vào ông
Stêphanô, và họ thấy mặt ông
giống như mặt thiên sứ” (Cv 6:1-5, 8-15).

Chỗ khác, sách Công vụ cho biết: “Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn
trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa.
Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”. Họ
liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông rồi lôi ra ngoài thành
mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô. Họ
ném đá ông Stêphanô, đang lúc ông cầu xin rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy
hồn con”. Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp
họ tội này”. Nói thế rồi, ông an nghỉ” (Cv 7:55-60).

27/12 – Thánh sử Gioan, Tông đồ

Thiên Chúa kêu gọi, con người đáp lại. Ơn gọi của thánh Gioan và người anh Giacôbê được mô tả sơ sài trong Phúc âm, cùng với thánh Phêrô và người anh Anrê: “Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người” (Mt 4:21-22).

Thánh Gioan gọi mình là “người môn đệ được Chúa yêu” (x. Ga 13:23; 19:26;
20:2), the one who reclined next to Jesus at the Last Supper, and the one to
whom he gave the exquisite honor, as he stood beneath the cross, of caring for
his mother. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức
Giêsu nói với thân mẫu: “Thưa
Mẹ, đây là con của Mẹ”. Rồi Người
nói với môn đệ:
“Đây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà
về nhà mình (Ga 19:26-27).

Theo chiều sâu Phúc âm, thánh Gioan thường được coi là “chim đại bàng của thần
học”, bay trên vùng cao mà các thánh sử khác không có. Chúa Giêsu gọi hai anh
em thánh Gioan là “con của sấm sét”. Khó giải thích chính xác nhưng có 2 gợi ý.

Thứ nhất, theo thánh Matthêu, mẹ của các ngài xin cho 2 con ngồi bên phải và
bên trái Chúa trong Vương quốc của Chúa Giêsu. “Đức Giêsu bảo: “Các người
không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”
Họ đáp: “Thưa uống nổi”. Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn
việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy
đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.
Đức Giêsu gọi các ông lại và
nói: “Anh em biết rằng thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những
người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như
vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn
làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:22-24, 27-28).

Lần khác, “Đức Giêsu nhất quyết đi lên Giêrusalem. Người sai mấy sứ giả đi
trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến.
Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem. Thấy
thế, hai môn đệ Người là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có
muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?” Nhưng Đức
Giêsu quay lại quở mắng các ông” (x. Lc 9:51-55).

Dịp lễ Phục sinh, Maria Mađalêna “đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ,
rồi về báo cho các môn đệ”. Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai
người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước.
Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn
Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở
đó
(Ga 20:2-6). Thánh Gioan “đã thấy và đã tin” (Ga 20:8).

Gioan và Phêrô bị bắt và bị tống ngục, “nhưng trong đám người nghe lời giảng,
có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn” (Cv
4:13).

Thánh Gioan đã viết Phúc âm “khác” nhất so với các Phúc âm nhất lãm, các thư và
sách Khải huyền. Ngài đã thấy Chúa Giêsu vinh quang trong các biến cố cuộc đời.
Trong Bữa Tiệc Ly, thánh Gioan còn được tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu. Phúc âm
theo thánh Gioan là vinh quang của Chúa Giêsu.

28/12 – Các thánh Anh hài

Hêrôđê là vua Giuđê, ông sợ người khác “đụng chạm” đến ngai vàng của mình. Ông là một chính khách bậc thầy và là một bạo chúa thâm độc. Ông đã giết vợ, giết người anh em và chồng của em gái.

Mt 2:1-18 kể chuyện này: Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời
vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi:
“Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người
xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người. Nghe tin ấy, vua
Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất
cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải
sinh ra ở đâu. Họ trả lời: “Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép
rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất
của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân Ta sẽ ra đời. Bấy giờ
vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao
đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn: “Xin quý ngài đi dò hỏi
tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến
bái lạy Người”. Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở
phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông
thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà
Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và
mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê
nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

Hêrôđê đã “nổi điên” và ra lệnh tàn sát hết các bé trai ở Bêlem từ 2 tuổi trở
xuống”. Thật khủng khiếp, đúng như lời tiên báo của ngôn sứ Giêrêmia: “Ở
Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và
không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa” (Mt 2:18)
.

29/12 – Thánh Thomas Becket, Giám mục (1118-1170)

Ngài là người mạnh mẽ,  bị dao động một thời gian, nhưng rồi biết mình không thể theo điều xấu và ngài đã trở thành thánh tử đạo. Ngài là Tổng giám mục TGP Canterbury, bị giết trong nhà thờ chính tòa ngày 29-12-1170.

Khi còn làm giám mục phó TGP Canterbury, ngài được vua Henry II (bạn của ngài)
chọn làm chưởng ấn Anh quốc lúc 36 tuổi. Khi vua Henry cảm thấy lợi thế nếu
chọn ngài làm TGM Canterbury, ngài đã cảnh báo nhà vua không được xâm phạm Giáo
hội. Khi ngài được tấn phong tổng giám mục năm 1162, ngài từ chức chưởng ấn và
thay đổi cách sống!

Rắc rối bắt đầu. Vua Henry vẫn tiếm quyền Giáo hội và ra Hiến pháp Clarendon,
không cho giáo sĩ trực tiếp với Rôma. Nhưng thánh Thomas Becket phản đối Hiến
pháp, trốn sang Pháp và bị đi đày 7 năm. Khi trở về Anh quốc, ngài biết mình sẽ
bị giết, vì ngài đã từ chối lệnh vua. Vua Henry đã hét lên: “Không ai có thể
làm cho ta khỏi rắc rối vì tên giáo sĩ này sao?”. Và 4 hiệp sĩ đã giết ngài
ngay trong nhà thờ chính tòa Canterbury. Ngài vẫn là thánh nhân anh hùng nêu
gương cho thời đại của chúng ta.

30/12 – Thánh Egwin, Giám mục (qua đời khoảng năm 717)

Ngài là tu sĩ Dòng Biển Đức, được tấn phong giám mục GP Worcester, Anh quốc. Ngài nổi tiếng là yêu thương trẻ mồ côi và người góa bụa, luôn phân xử công bình. Tuy nhiên ngài không được lòng các giáo sĩ. Họ thấy ngài quá nghiêm khắc, còn ngài chỉ muốn cố gắng sửa sai những việc lạm dụng và ra quy luật thôi. Khi ngài tới Rôma trình bày trường hợp của ngài với ĐGH Constantine, ngài được xem xét và trắng án.

Trên đường trở về Anh quốc, ngài lập tu viện Evesham, nay là nhà dòng Biển Đức
nổi tiếng từ thời Trung cổ. Nhà dòng này dâng kính Đức Maria.

Ngài qua đời tại nhà dòng này vào ngày 30-12. Sau đó, nhiều phép lạ được coi là
nhờ sự can thiệp của ngài: Người mù được thấy, người điếc được nghe, người bệnh
được khỏi.

31/12 – Thánh Sylvester I, Giáo hoàng (qua đời năm 335)

Nói đến vị giáo hoàng này, chúng ta nghĩ ngay tới sắc lệnh Milan, sự nổi bật của Giáo hội đối với các hầm mộ, các đại giáo đường như đền thờ Thánh Gioan Lateran, đền thờ Thánh Phêrô và các đền thờ khác, Công đồng Nicê và các sự kiện quan trọng khác. Nhưng đa số các sự kiện này được hoàng đế Constantine hoạch định hoặc tạo ra.

Rất nhiều truyền thuyết có về vị giáo hoàng này, ngài làm giáo hoàng vào thời
điểm quan trọng nhất, nhưng rất ít điều trở thành lịch sử. Chúng ta biết chắc
rằng triều đại giáo hoàng của ngài kéo dài từ năm 314 tới khi ngài qua đời năm
335. Đọc lịch sử, chúng ta chắc chắn rằng chỉ có con người mạnh mẽ và khôn
ngoan mới có thể duy trì sự độc lập của Giáo hội trước hoàng đế Constantine.
Nói chung, các giám mục vẫn trung thành với Giáo hội, và có những lúc phải xin
lỗi ĐGH Sylvester I vì đảm trách các dự án quan trọng của Giáo hội khi thúc
giục hoàng đế Constantine.

Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)

nguồn: Anh chị Thụ Mai & Ngọc Nga gởi

Thánh Francesco Antonio Fasani

Thánh Francesco Antonio Fasani

(1681-1742)
27 Tháng Mười Một

Sinh ở Lucera (miền nam nước Ý), Francesco gia nhập dòng Phanxicô năm 1695. Mười năm sau khi được chịu chức linh mục, ngài dạy triết cho các đệ tử, làm quản lý nhà dòng và sau đó làm bề trên. Khi nhiệm kỳ chấm dứt, ngài làm giám đốc đệ tử viện và sau cùng trông coi một giáo xứ trong vùng.
Trong các công việc, ngài là một người nhân từ, đạo đức và hãm mình. Ngài được người ta tìm đến để xưng tội và nghe giảng. Một trong những nhân chứng cho việc phong thánh của ngài xác nhận, “Trong bài giảng, ngài nói một cách bình thường, nhưng tâm hồn tràn ngập tình yêu Thiên Chúa và tha nhân; như được Chúa Thánh Thần nung đốt, ngài đưa ra các lời lẽ cũng như hành động trong Phúc Âm, khích động người nghe và thúc giục họ ăn năn sám hối.” Thánh Francesco còn là người bạn tốt của người nghèo, ngài không bao giờ do dự tìm đến các ân nhân một khi có nhu cầu cho người nghèo.
Khi ngài từ trần ở Lucera, các trẻ em chạy khắp đường phố và la lớn, “Ông thánh chết rồi! Ông thánh chết rồi!”
Francesco được phong thánh năm 1986.
Lời Bàn
Cuộc đời mỗi người là tùy thuộc chúng ta lựa chọn. Nếu chúng ta keo kiệt, chúng ta sẽ trở nên người bủn xỉn. Nếu chúng ta sống yêu thương, chúng ta sẽ trở nên người nhân hậu. Sự thánh thiện của Thánh Francesco Antonio Fasani là kết quả của những lựa chọn nhỏ bé để cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa.
Lời Trích
Trong bài giảng nhân dịp phong thánh cho Thánh Francesco, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II chia sẻ về đoạn phúc âm Gioan 21:15, trong đó Ðức Giêsu hỏi Thánh Phêrô có yêu Ngài hơn các tông đồ khác không, và sau đó Chúa nói với Thánh Phêrô, “Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy.” Ðức giáo hoàng nhận xét yếu tố quyết định sự thánh thiện của một người là tình yêu. “Thánh nhân là người đã biến tình yêu được Ðức Kitô dạy bảo trở thành đức tính căn bản của đời sống, là tiêu chuẩn cho sự
suy nghĩ và hoạt động, là đích tối cao cho những khát vọng của ngài”
(Trích
trong tờ L’Observatore Romano, tập 16, số 3, 1986).
Maria Thanh Mai gởi

Thánh Columban & Thánh Leonard ở Cảng Maurice

Thánh Columban
(543? – 615)
25 Tháng Mười Một

Thánh Columban là nhà truyền giáo nổi tiếng người Ái Nhĩ Lan, hoạt động ở Âu
Châu. Khi còn là thanh niên, ngài bị đau khổ dữ dội vì sự cám dỗ của xác thịt,
ngài phải xin sự cố vấn của một bà đạo đức sống ẩn tu lâu năm. Qua lời khuyên
bảo của bà, ngài nhìn thấy ơn gọi của mình. Ðầu tiên ngài là một tu sĩ trên đảo
Lough Erne, sau đó ngài theo học tại tu viện Bangor.
Sau nhiều năm sống tách biệt để cầu nguyện, ngài đến xứ Gaul (nước Pháp bây
giờ) để truyền giáo cùng với 12 người bạn. Các ngài được dân chúng quý trọng vì
sự hăng say rao giảng, làm việc tông đồ, và luôn tuân giữ lời khấn bác ái,
trong khi tu sĩ thời ấy thì lười biếng và dân chúng luôn luôn xung đột. Thánh
Columban thiết lập vài tu viện ở Âu Châu mà sau này trở thành các trung tâm tôn
giáo và văn hóa.
Như mọi vị thánh khác, ngài cũng bị chống đối. Cuối cùng ngài phải cầu khẩn
đến đức giáo hoàng để chống với cáo buộc của các giám mục người Pháp, nhằm minh
xác điều ngài giảng dạy là chân thật và chấp thuận các tục lệ của Ái Nhĩ Lan.
Ngài khiển trách nhà vua về đời sống dâm loạn của ông dù đã thành hôn. Do đó,
thánh nhân đã bị trục xuất trở về Ái Nhĩ Lan. Vì bão lớn, tầu của ngài bị mắc
cạn, và ngài lại tiếp tục công việc truyền giáo ở Âu Châu, sau cùng ngài đến
nước Ý, là nơi ngài được tiếp đón ân cần bởi ông vua của người Lombard. Trong
những năm cuối đời, ngài thiết lập một tu viện nổi tiếng ở Bobbio, và cũng là
nơi ngài từ trần. Các văn tự ngài để lại gồm một luận án về sự ăn năn sám hối và
các văn bản chống với bè rối Arian, các bài giảng, thi ca và quy luật tu viện.

Lời Bàn

Sự phóng túng tình dục ngày nay đã đến mức quá độ, chúng ta cần nhớ đến
gương mẫu sống động của những thanh niên sống khiết tịnh như Thánh Columban. Và cuộc sống an nhàn của thế giới Tây Phương ngày nay trái ngược với hình ảnh bi
thảm của hàng triệu người đang chết đói, chúng ta phải chịu khó sống khắc khổ
và có kỷ luật như các tu sĩ Ái Nhĩ Lan. Chúng ta cho rằng, họ quá nghiêm khắc,
họ đi quá xa. Nhưng chúng ta sẽ đi được tới đâu?

Lời Trích

Trong thư gửi cho đức giáo hoàng nói về sự tương tranh ở Lombardy, Thánh
Columban viết: “Chúng con là người Ái Nhĩ Lan, sống ở bên kia quả địa
cầu, là những người theo Thánh Phêrô và Phao-lô và các môn đệ đã viết ra những
quy tắc thiêng liêng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng con không
chấp nhận những gì khác hơn là giáo huấn và truyền thống tông đồ này… Con thú
nhận là con rất đau lòng vì điều tiếng xấu về ngai tòa Thánh Phêrô ở quốc gia
này… Mặc dù Rôma thật xa cách, nhưng chúng con rất tôn trọng chỉ vì ngai tòa
này… Xin Ðức Thánh Cha hãy để ý đến sự bình an của Giáo Hội, xin ngài đứng
giữa đàn chiên và bầy sói.”
*      *       *       *        *       *       *       *        *        *        *       *       *       *
Thánh Leonard ở Cảng Maurice

(1676-1751)

26 Tháng Mười Một
Thánh Leonard, người được Thánh Alphonsus Liguori gọi là “nhà truyền giáo vĩ đại của thế kỷ 18”, cũng là một tu sĩ Phanxicô cố gắng đến truyền giáo ở Trung Cộng nhưng thất bại, và ngài đã thành công lớn trong một số công việc khác. Cha của Leonard là một thuyền trưởng mà gia đình sinh sống ở cảng Maurice nằm về phía đông bắc của bờ biển nước Ý. Vào lúc 13 tuổi, Leonard đến Rôma sống với người chú là Agostino và học tại trường Roman College. Leonard là một sinh viên giỏi mà cha mẹ muốn ngài theo đuổi ngành y khoa. Tuy nhiên, vào năm 1697, ngài gia nhập dòng
Phanxicô, trái với sự chống đối quyết liệt của người chú. Sau khi thụ phong
linh mục, Leonard bị mắc bệnh lao và được gửi về nhà để tĩnh dưỡng hoặc chờ
chết. Ngài hứa rằng nếu được khỏi bệnh ngài sẽ tận hiến cho việc truyền giáo và
hoán cải kẻ tội lỗi. Không bao lâu, ngài được lành bệnh và bắt đầu quãng đời 40
năm tận tụy rao giảng trong các cuộc tĩnh tâm, trong mùa Chay và trong các cuộc
canh tân giáo xứ (tuần đại phúc) trên toàn nước Ý. Cuộc tĩnh tâm thường kéo dài
từ 15 đến 18 ngày và ngài thường ở lại thêm một tuần nữa để giải tội. Sau những
lần tổ chức tĩnh tâm, để duy trì lòng đạo đức sốt sắng của giáo dân, Cha Leonard thường cổ võ việc Ngắm Ðàng Thánh Giá, mà thời ấy rất ít người tham dự.
Ngài cũng thường rao giảng về Thánh Danh Giêsu. Cha Leonard được phong thánh
vào năm 1867; vào năm 1923, ngài được đặt làm quan thầy cho những ai chuyên đi
giảng về tuần đại phúc.
Lời Bàn
Sự thành công của một người đến rao giảng trong buổi tĩnh tâm thì tùy thuộc vào lòng nhiệt thành của họ có bền bỉ với thời gian hay không. Ðiều khác biệt là sự hoán cải của người tham dự. Ðối với Thánh Leonard, việc Ngắm Ðàng Thánh Giá và xưng tội thường xuyên sẽ giúp  giáo dân giữ được lòng đạo đức mà ngài đã khơi dậy qua lời rao giảng. Lần sau cùng bạn Ngắm Ðàng Thánh Giá là khi nào?
Lời Trích
Có lần Thánh Leonard nói, “Nếu vào lúc tôi chết, Thiên Chúa khiển trách tôi vì quá nhân từ với kẻ tội lỗi, tôi sẽ thưa, ‘Lạy Chúa Giêsu, nếu nhân từ với kẻ tội lỗi là một sai lầm thì đó là sự sai lầm con học được từ Ngài, vì Chúa không bao giờ khiển trách bất cứ ai đến với Ngài để xin được thương xót” (Trích trong cuốn Thánh Leonard ở
Cảng Maurice, t. 9, của Leonard Foley, O.F.M.).
nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Anrê Dũng Lạc và Các Bạn

Thánh Anrê Dũng Lạc và Các Bạn

24 Tháng Mười Một

Thánh Anrê Dũng Lạc là một trong 117 vị tử đạo ở Việt Nam trong những năm từ 1820 đến 1862. Các ngài được phong chân phước làm bốn đợt, từ 1900 đến 1951. Sau cùng, các ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh vào năm 1988.

Kitô Giáo được người Bồ Ðào Nha đưa vào Việt Nam qua ba triều đại. Vào năm 1615, các linh mục dòng Tên mở khu hội truyền giáo đầu tiên ở Ðà Nẵng. Ở đây các cha coi sóc các người Công Giáo Nhật Bản bị tống ra khỏi nước.

Vua chúa thời ấy cấm các nhà truyền giáo ngoại quốc không được du nhập vào Việt Nam và họ dụ dỗ người Việt chối đạo bằng cách bước qua thập giá. Giống như thời kỳ cấm đạo ở bên Anh, các linh mục ở Việt Nam cũng phải trốn tránh trong nhà của giáo dân.

Có đến ba lần bắt đạo cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19. Kể từ năm 1820, trong sáu thập niên, có khoảng 100,000 đến 300,000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bi đầy ải. Trong đợt bách hại đầu tiên các nhà truyền giáo ngoại quốc gồm các linh mục của Tu Hội Thừa Sai Ba Lê, cũng như các linh mục Ða Minh người Tây Ban Nha và các người dòng ba.

Vào năm 1847 xảy ra cuộc bách hại lần thứ hai, khi nhà vua nghi ngờ các vị thừa sai và giáo dân Việt Nam đồng loã với lực lượng phản loạn để giết các con trai của vua.

Các vị tử đạo sau cùng là 17 giáo dân, trong đó có một em 9 tuổi, được tử đạo năm 1862. Chính năm đó một hiệp ước được Việt Nam ký kết với Pháp nhằm đảm bảo sự tự do tôn giáo cho người dân, nhưng hiệp ước đó không được tôn trọng.

Vào năm 1954, có khoảng một triệu rưỡi người Công Giáo — khoảng bảy phần trăm dân số — sống ở miền Bắc. Người Phật Giáo chiếm khoảng 60 phần trăm dân số. Vỉ sự tàn ác của chế độ cộng sản, 670,000 người Công Giáo đã từ bỏ đất đai, nhà cửa và tài sản để di cư vào miền Nam. Sau cuộc chiến Việt Nam, vào năm 1975 cộng sản đã làm chủ toàn thể lãnh thổ quốc gia này.

Lời Bàn

Lịch sử tử đạo của dân tộc Việt giúp cho những ai chỉ biết đến Việt Nam qua cuộc chiến giữa tự do và cộng sản thấy rằng, ngay tự xa xưa, thập giá đã là một phần của đời sống người Việt. Trong khi lý do của sự can thiệp hoặc bỏ rơi của Hoa Kỳ vào vấn đề Việt Nam chưa được giải đáp thỏa đáng, thì chính đức tin Kitô Giáo từng ăn sâu vào lòng đất Việt đã chứng tỏ sự can trường hơn bất cứ sức lực nào muốn tiêu diệt đức tin ấy.

Lời Trích

“Giáo Hội Việt Nam thì sống động và đầy sinh lực, với nhiều giám mục trung tín và hăng hái, và nhiều giáo dân tận tụy và can đảm & Giáo Hội Việt Nam đang sống phúc âm trong một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp với một sức mạnh đáng kể” (nhận định của ba vị tổng giám mục Hoa Kỳ sau chuyến thăm viếng Việt Nam vào tháng Giêng 1989).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

Các Thánh Tử đạo Việt Nam

Các Thánh Tử đạo Việt Nam

Ngày 24/11:

Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự ký ngày 14.2.1990: “Theo đơn xin của Đức Hồng y
Trịnh văn Căn, Tổng Giám mục Hà Nội, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam, đề
ngày 15.10.1989, và theo quyền hạn đã được Đức Thánh cha Gioan Phaolô II uỷ
quyền, Bộ Phụng tự và Bí tích cho phép các giáo hữu tại Việt Nam mừng lễ “Thánh
Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo” hằng năm vào ngày 24.11 với bậc Lễ Kính”.

Theo sử liệu, Giáo hội Công giáo Việt Nam có khoảng 130.000 tín hữu được
diễm phúc đổ máu làm chứng cho đạo Chúa trong những thời kỳ bách hại như sau :

– Trịnh – Nguyễn 1745 và 1773: 2 vị

– Cảnh Thịnh năm 1798: 2 vị

– Minh Mạng năm 1820-1840: 50 vị

– Thiệu Trị 1841-1847: 3 vị

– Tự Đức 1848-1883: 58 vị

Trong số tử đạo 130 ngàn người, có 117 vị được phong chân phước trong 4
giai đoạn:

– Đức Lêô XIII phong ngày 27.5.1900: 64 vị

– Đức Piô X phong ngày 20.5.1906: 8 vị

– Đức Piô X phong ngày 2.5.1909: 20 vị

– Đức Piô XII phong ngày 29.4.1951: 25 vị

Trong số này gồm có:

– 8 Giám mục (6 thuộc Dòng Đa Minh, và 2 của Hội Thừa Sai Paris)

– 50 Linh mục (37 Việt Nam, 5 Đa minh, 8 Thừa sai Paris)

– 16 Thầy giảng

– 1 Chủng sinh

– 42 giáo dân thuộc mọi tầng lớp xã hội (công chức, quân nhân, y sĩ, thương
gia, công nhân, nông dân, ngư phủ, trùm họ, lý trưởng…)

Các ngài đã chịu những cực hình khác nhau:

– 79 vị bị xử trảm quyết (chặt đầu)

– 16 vị bị xử giảo (thắt cổ)

– 8 vị chết rũ tù

– 6 vị bị thiêu sinh (bị đốt cháy khi còn sống)

– 4 vị bị lăng trì (chặt tay chân trước khi bị chém đầu)

– 1 vị bị bá đao (lóc 100 miếng thịt trong thân thể)

– 1 vị bị đánh tử thương trong lúc đi đường.

Tất cả 117 vị chân phước này được Đức Thánh cha Gioan Phaolô II phong lên
hàng hiển thánh ngày 19.6.1988 (Cơ mật viện công bố tin ngày 22.6.1987).

Và sau này, thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức Thánh cha Gioan Phaolô II
phong chân phước ngày 5.3.2000.

Mừng Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, chúng ta xin các ngài cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta biết nghe theo tiếng Chúa và Hội thánh mời gọi, can đảm làm chứng cho Chúa giữa những thử thách đau thương.

Maria Thanh Mai gởi

Thánh Giáo Hoàng Clement I

Thánh Giáo Hoàng Clement I

(c. 101)

23 Tháng Mười Một

Ðức Clement của giáo phận Rôma là người thứ ba kế vị Thánh Phêrô, và cai quản Giáo Hội trong thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ nhất. Lịch sử cho chúng ta biết ngài tử đạo
năm 101. Tuy nhiên, chi tiết về sự tử đạo của ngài đều là truyền thuyết, được
góp nhặt trong khoảng thế kỷ thứ tư hay thứ năm. Có lẽ Ðền Thánh Clement ở
Rôma, là một trong những giáo đường đầu tiên ở thành phố này, được xây trên khu
đất xưa là nơi cư ngụ của Thánh Clement. Thư đầu tiên của Thánh Clement gửi cho
giáo đoàn Côrintô được giữ gìn cẩn thận, và bức thư này được phổ biến rộng rãi
trong thời tiên khởi. Ðó là lá thư của Giáo Hội Rôma, tác giả là Ðức Clement,
gửi cho Giáo Hội ở Côrintô về sự chia rẽ đã làm tách biệt giáo dân với giáo sĩ.
Ðức Clement phàn nàn về sự chia rẽ trái phép và vô lý ấy trong Giáo Hội
Côrintô, và ngài khuyên hãy đoàn kết lại. Ngài coi lý do của sự tranh chấp ấy
là vì “đố kỵ và ganh ghét.”

Lời Bàn

Ðức Clement đã chủ  trương dùng đức ái để hàn gắn chia cắt trong Giáo Hội Côrintô, vì “nếu không có đức ái, không có gì làm hài lòng Thiên Chúa.” Sau Công Ðồng
Vatican II, toàn thể Giáo Hội cảm nhận được sự tách biệt giữa mới và cũ. Cầu
mong sao mọi Kitô Hữu ngày nay hãy nhớ đến sự cổ vũ của Thánh Clement mà thể
hiện lời Thánh Phao-lô: “Và trên tất cả những điều ấy hãy có đức yêu thương, đó là giây ràng buộc mọi điều toàn thiện” (Colossê 3:14).

Lời Trích

“Ðức ái kết hợp chúng ta với Thiên Chúa& Trong đức ái không có gì là xấu hổ, không có gì là ngạo mạn. Ðức ái không đi với ly giáo, không nổi loạn, nhưng hài hòa mọi sự. Trong đức ái, những người được Thiên Chúa tuyển chọn sẽ trở nên tuyệt hảo” (Thư Thứ Nhất Gửi Giáo Ðoàn Corinto).

Maria Thanh Mai gởi

 

 

Thánh Cecilia

Thánh Cecilia

22 Tháng Mười Một

(Thế kỷ III)

Mặc dù Thánh Cecilia  là vị tử đạo thời danh trong Giáo Hội Rôma, những câu chuyện quen thuộc về thánh nữ thì không thấy ghi chép trong văn bản chính thức. Vào thời tiên khởi
cũng không thấy dấu vết của sự tôn kính ngài. Chỉ có một mảnh đá thời thế kỷ thứ tư có ghi khắc tên của một nhà thờ mang tên thánh nữ, và ngày lễ kính được cử hành vào khoảng năm 545.

Theo truyền thuyết, Cecilia là một  thiếu nữ Kitô Giáo của giai cấp quyền quý kết hôn với một người La Mã tên là Valerian. Cecilia mặc áo nhặm, ăn chay, và thường cầu khẩn các thánh, các thiên thần, các trinh nữ xin họ gìn giữ sự trinh tiết của ngài. Và thánh nữ nói với
đức lang quân, ” Em sẽ tiết lộ cho anh một sự thật, nhưng anh phải hứa đừng nói với ai.” Và khi ông hứa, ngài nói: “Có một thiên thần luôn trông chừng em, và gìn giữ em khỏi bị ai đụng chạm đến.” Ông nói, “Em yêu dấu, nếu đó là sự thật, hãy cho anh thấy vị thiên thần ấy,” và ngài trả lời, “Anh chỉ có thể thấy nếu anh tin vào Thiên Chúa, và được rửa tội.”

Ngài gửi đức lang quân đến gặp Thánh Giáo Hoàng Urbanô để được rửa tội; và khi ông trở về nhà, ông thấy Cecilia đang cầu nguyện trong phòng, và cạnh đó là một thiên thần với đôi cánh rực lửa, tay cầm hai triều thiên bằng hoa hồng và hoa huệ đặt trên đầu của hai người, và biến đi. Sau đó, Tibertius, người em của Valerian, bước vào phòng và ông ngạc
nhiên khi ngửi thấy mùi hoa nồng nàn cũng như vẻ mỹ miều của các bông hoa.

Khi ông này được kể cho biết các chi tiết của câu chuyện, ông cũng muốn được rửa tội. Sau đó, cả hai anh em ông tận tụy hy sinh chôn cất các vị tử đạo mà thời ấy xảy ra hàng ngày, dưới quyền tổng trấn Turcius Almachius. [Không có tổng trấn nào mang tên này cả]. Họ bị bắt và bị đưa ra trước quan tổng trấn, và khi họ từ chối thờ cúng các tà thần họ đã bị
chém đầu.

Trong khi đó, Thánh Cecilia, qua lời rao giảng ngài đã đưa bốn trăm người trở lại đạo và được Ðức Giáo Hoàng Urbanô rửa tội. Sau đó thánh nữ bị bắt, và bị xử tử bằng cách trấn nước cho đến chết. Ngài bị dìm trong bồn nước một ngày một đêm, sau đó quan cho nổi lửa đun sôi bồn nước, nhưng thánh nữ không hề hấn gì. Khi tổng trấn Almachius nghe biết
điều này, ông sai người đến chặt đầu thánh nữ ngay trong bồn nước. Lý hình chém đến ba lần mà đầu thánh nữ vẫn chưa đứt. Hắn để mặc cho máu tuôn đổ. Ðám đông đổ xô đến để thấm máu trong khi ngài vẫn rao giảng cho họ. Ba ngày sau, ngài trút hơi thở cuối cùng, và được Ðức Giáo Hoàng Urbanô và các phó tế chôn cất.

Vào thời Phục Hưng, người ta thường vẽ ngài với đàn vĩ cầm và phong cầm nhỏ.

Lời Bàn

Như bất cứ Kitô Hữu tốt lành nào  khác, Thánh Cecilia dùng miệng lưỡi để ca ngợi Thiên Chúa với tất cả tấm lòng. Ngài tiêu biểu cho sự tin tưởng của Giáo Hội rằng thánh nhạc là một phần căn bản trong phụng vụ, có giá trị lớn lao hơn bất cứ nghệ thuật nào khác. Trong
thời đại hỗn độn của âm nhạc ngày nay, có lẽ chúng ta cần đọc lại những lời của Công Ðồng Vatican II dưới đây.

Lời Trích

“Hành động phụng vụ thêm cao quý khi các nghi thức thánh được âm nhạc trang trọng hóa, với sự phụ giúp của các thừa tác viên chức thánh và sự tham dự của giáo đoàn… Phải luôn luôn khuyến khích các ca đoàn, nhưng các giám mục và cha sở phải để ý rằng, bất cứ
lúc nào phụng vụ được cử hành với thánh nhạc, toàn thể giáo đoàn phải có thể góp phần tham dự cách tích cực vì đó là quyền lợi của họ… Bình ca phải có vị trí xứng đáng trong các nghi lễ, so với các loại nhạc khác. Nhưng điều đó không có nghĩa gạt bỏ các loại thánh nhạc khác, nhất là loại đa âm điệu… Thánh ca dành cho giáo dân phải khéo léo chọn lựa, để trong việc phụng tự và nghi lễ, họ có thể cùng góp tiếng hát”
(Sắc Lệnh Về Phụng Vụ, 112-118).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Rose Philippine Duchesne

Thánh Rose Philippine Duchesne

(1769-1852)

18 Tháng Mười Một
Sinh ở Grenoble, nước Pháp, trong một gia đình giầu có, Philippine hấp thụ năng
khiếu chính trị từ người cha và nơi người mẹ ngài học được sự thương yêu người
nghèo. Về tính tình, chính yếu ngài là một người cương quyết với ý chí bất
khuất, mà sau này tính khí ấy đã giúp ngài trở nên thánh thiện. Ngài gia nhập
tu viện năm 19 tuổi mà không nói với cha mẹ một lời, và dù gia đình có chống
đối, ngài vẫn cương quyết đi tu. Khi cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ, tu viện phải
đóng cửa, ngài quay sang chăm sóc người nghèo và người đau yếu, mở lớp dạy các
trẻ bụi đời và liều mình giúp đỡ các linh mục đang hoạt động âm thầm.
Khi tình thế lắng dịu, chính ngài thuê lại tu viện cũ, đã đổ nát vì chiến tranh, cốt để làm sống lại sinh hoạt nhà dòng. Chiến tranh đã tàn phá không chỉ vật chất mà còn ảnh
hưởng đến đời sống tâm linh. Nhà dòng chỉ còn lại bốn nữ tu. Sau đó họ gia nhập
Tu Hội Thánh Tâm mới được thành lập, mà vị bề trên trẻ tuổi, Thánh Madeleine
Sophie Barat, trở nên một người bạn trong suốt cuộc đời của sơ Philippine. Một
thời gian ngắn sau đó, sơ Philippine làm bề trên nhà dòng và làm hiệu trưởng
một trường học. Nhưng mơ ước của ngài ngay từ khi còn nhỏ, lúc được nghe biết
về công cuộc truyền giáo ở Louisiana, là sang Hoa Kỳ phục vụ người da đỏ. Ngài
thực hiện tham vọng này khi 49 tuổi.
Cùng với bốn nữ tu, ngài lênh đênh trên biển 11 tuần lễ để đến New Orleans, và sau đó họ phải xuôi giòng Mississippi thêm bảy tuần lễ nữa để đến St. Louis. Ðến nơi, ngài chỉ gặp
toàn thất vọng. Ðức giám mục địa phương không có chỗ cho các sơ tá túc để hoạt
động cho người thổ dân Hoa Kỳ. Thay vào đó, đức cha lại sai các sơ đến một nơi
mà ngài gọi là “làng hẻo lánh nhất Hoa Kỳ,” đó là St. Charles, Missouri. Tuy nhiên, với bản tính dũng cảm sơ Philippine đã thiết lập trường học miễn phí đầu tiên cho các thiếu nữ ở vùng tả ngạn sông Mississippi.
Nhưng đó là một sai lầm. Mặc dù các ngài làm việc quần quật như bất cứ người phụ nữ nào trong thời kỳ khẩn hoang phải rong ruổi trên các toa xe ngựa viễn tây, sự đói khát và lạnh
giá đã đẩy các ngài ra khỏi vùng, lưu lạc đến Florissant, Missouri, là nơi ngài thiết lập trường Công Giáo Da Ðỏ đầu tiên. Phải là một nữ anh thư như Mẹ Philippine Duchesne mới kinh qua được những hành trình khủng khiếp trong thời gian truyền giáo. Louis E. Callan, người tìm hiểu về Mẹ Duchesne đã viết: “Trong thập niên đầu khi Mẹ Duchesne đến Hoa Kỳ, trên thực tế ngài đã phải chịu đựng mọi gian khổ của một người khẩn hoang, ngoại trừ sự đe dọa của người da đỏ — không có chỗ ở, thiếu thốn thực phẩm, nước uống, dầu đốt, tiền bạc, thời tiết thay đổi thất thường, thiếu thốn mọi tiện nghi, và sự ngỗ nghịch của các trẻ em vì sống trong môi trường thô bạo và ít được giáo dục”.
Sau cùng, vào lúc  71 tuổi, với sức khoẻ yếu kém và mệt mỏi, ngài đã hoàn thành ước mơ. Một xứ đạo được thành hình ở Sugar Creek, Kansas, giữa những người thổ dân Potawatomi. Mặc dù ngài không thể học được tiếng bản xứ, nhưng người thổ dân gọi ngài là “Bà Luôn Cầu Nguyện”. Trong khi người khác học hỏi thì ngài cầu nguyện. Người ta kể rằng các trẻ em da đỏ nghịch ngợm, lén ra đằng sau lưng ngài khi đang cầu nguyện để ném lên áo những mẩu giấy, và vài tiếng đồng hồ sau chúng trở lại, các mẩu giấy ấy vẫn còn dính trên áo.
Ngài từ trần năm 1852 lúc 83 tuổi, và được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II phong thánh năm 1988.
Lời Bàn
Ơn Chúa đã trui rèn ý chí sắt đá và sự quyết tâm của Mẹ Duchesne để trở thành một người khiêm tốn và vị tha, không muốn sự an nhàn của một đấng bề trên. Tuy nhiên, người ta chỉ
nên thánh bởi sự trau dồi theo thời gian. Truyện kể rằng trong một cuộc tranh luận với vị linh mục về sự thay đổi nơi cung thánh, ngài cứng đầu đến nỗi vị linh mục phải đe dọa lấy đi nhà tạm thì ngài mới thôi. Nhưng ngài đã kiên nhẫn chịu đựng sự chỉ trích của các nữ tu trẻ cho rằng ngài thiếu cấp tiến. Qua tất cả các biến cố trong quãng đời 31 năm ấy, ngài có được một tình yêu bất khuất và đã trung thành tuân giữ lời khấn của ngài.
Lời Trích
“Chúng tôi chỉ làm được những điều rất nhỏ trong cánh đồng truyền giáo cho Ðức Kitô, nhưng chúng tôi yêu quý điều ấy, vì biết rằng Thiên Chúa không đòi hỏi phải thành đạt những công trình lớn lao, nhưng Người muốn một con tim dâng hiến tất cả, không giữ lại chút gì cho mình… Thập giá đích thực là thập giá mà chúng ta không tự chọn cho
mình… Người có được Ðức Giêsu là có được tất cả”
(Thánh Rose Philippine Duchesne)
nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Agnes ở Assisi

Thánh Agnes ở Assisi

(1197-1253)

19 Tháng Mười Một

Thánh Agnes là em ruột và là người đầu tiên theo Thánh Clara. Sau khi Clara bỏ nhà đi tu thì hai tuần sau, Agnes cũng bỏ nhà đi theo chị mình. Gia đình các ngài tìm cách ép
buộc đưa Agnes về. Họ cố lôi ngài ra khỏi tu viện, nhưng thật lạ lùng thân thể của ngài bỗng dưng nặng trĩu khiến vài người đàn ông cũng không thể nhấc nổi. Người chú của ngài là Monaldo định đánh ngài nhưng bỗng dưng ông bị tê liệt. Sau đó họ phải để cho các ngài yên.

Agnes không thua gì người chị của mình trong việc cầu nguyện và hy sinh hãm mình trong thời gian ở San Damiano. Năm 1221, một nhóm nữ tu dòng Biển Ðức ở Monticelli (gần Florence) xin được trở thành các nữ tu Clara Nghèo Hèn. Thánh Phanxicô gửi Agnes đến làm tu viện trưởng của tu viện này. Sau khi thiết lập các tu viện Clara Nghèo Hèn ở vùng bắc nước Ý, Agnes được gọi về San Damiano năm 1253, khi Clara sắp sửa từ trần.

Ba tháng sau khi Clara từ trần, Agnes cũng đi theo chị mình.

Thánh Agnes được phong thánh năm 1753.

Lời Bàn

Thiên Chúa chắc hẳn phải ưa thích cảnh trớ trêu, vì thế giới đầy dẫy những điều ngược đời. Vào năm 1212, ở Assisi chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng Thánh Clara và Agnes đã uổng phí
cuộc đời khi các ngài quay lưng lại thế gian. Trên thực tế, cuộc đời của các ngài thực sự đã đem lại sức sống dồi dào, và thế giới được phong phú hơn nhờ gương mẫu của các vị tu sĩ nghèo hèn ấy.

Lời Trích

Charles de Foucald, sáng lập tu hội Tiểu Ðệ và Tiểu Muội của Chúa Giêsu, có viết: “Người ta phải trải qua sự cô độc và thực sự sống ở đó để nhận được ơn sủng của Thiên Chúa. Chính ở đó mà họ từ bỏ tất cả, gạt bỏ tất cả những gì không thuộc về Thiên Chúa, có như thế họ mới dọn được căn nhà linh hồn chỉ để một mình Chúa ngự. Khi làm như vậy, đừng sợ phản bội loài người. Ngược lại, đó là phương cách duy nhất mà bạn có thể phục vụ họ cách hữu
hiệu”
(Raphaen Brown, Franciscan Mystic, t. 126).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

 

 

Thánh Albertô cả: Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

Thánh Albertô cả: Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

Ngày 15/11

 

Thánh Albertô là một người thuộc thế hệ đầu của dòng Đaminh, được thành
lập năm 1216. Ngài góp phần lớn trong những tiến triển quan trọng về trí thức
trong thế kỷ XIII. Đức Giáo hoàng Piô XII năm 1941 đã đặt Ngài làm thánh bảo
trợ cho những ai say mê nghiên cứu các khoa học tự nhiên. Ngài sinh tại Swabia
có lẽ vào năm 1206, là con trưởng thuộc một gia đình quí phái trong binh
nghiệp. Điều người ta biết rõ về chàng thiếu niên người Đức này là lòng yêu
thích nghiên cứu học hành và thiên nhiên. Khi thì Ngài học với các thầy dòng
Bênêdictô, khi thì Ngài lạc lõng trong miền quê, say mê quan sát cây cỏ khám
phá các loại cây và để cho năng khiếu chín mùi trước cảnh sắc của tạo hóa. Cuối
cùng Albertô đã bỏ rơi truyền thống hiệp sĩ của gia đình. Một người cậu đã dẫn
Albertô tới Bologne để hoàn tất việc học hành. Ngài nghe một bài giảng của chân
phước Jordain miền Saxe thuộc dòng Đaminh và cảm thấy được Chúa gọi, nhưng lại
ngập ngừng vì mới 16 tuổi. Ông cậu muốn Albertô quên đi ý tưởng này. Nhưng ở
Padua, Albertô gặp lại chân phước Jordain và sau một cuộc đàm thoại, Albertô đã
nói với thầy Jordain:

– Thưa thầy ai đã tỏ lộ lòng con cho Ngài ?

Từ đây không ai ngăn cản nổi ơn kêu gọi của Albertô nữa. Ngài vào nhà tập
dòng anh em giảng thuyết. Lời cầu nguyện của Ngài diễn tả một ước muốn sống tự
thoát:

– “Lạy Chúa Giêsu Kitô, con kêu lên Chúa, xin Chúa đừng để con bị quyến
rũ bởi những lời hão huyền về danh giá gia đình, về uy thế của dòng tu, về sự
lôi cuốn của khoa học”.

Dưới ánh sáng chân lý Ngài đã tuân theo, Albertô nhiệt thành nghiên cứu
khoa học và trở thành tu sĩ thánh thiện, nhà tư tưởng lớn, giáo sư siêu việt,
nhà sưu tầm bách khoa tài ba. Ngài có sự hiểu biết uyên bác đặc biệt như một số
những nhà trí thức lớn thời Trung cổ.

Luôn luôn tìm gia tăng những hiểu biết, Albertô rảo qua khắp nước Đức,
thu thập những ý niệm về các loại súc vật cây cỏ, trước tác những tác phẩm về
khoa học tự nhiên. Ngài quan tâm tới các thuyết của Aristote và tìm cách Kitô
hóa các lý thuyết đó. Ngài lần lượt dạy học tại Cvologne, Pribourg, Ratisbonne,
Strasbourg.

Khoảng năm 1240, Ngài tới Paris, làm giáo sư tại đây. Các lớp học quá nhỏ
không đủ để dung nạp hết các thính giả của Ngài, Ngài phải dạy họ tại công
trường nay vẫn còn giữ tên Ngài: công trường Maubert hay Albertô cả. Lời Ngài
có uy tín đến nỗi để chấm dứt cuộc tranh luận chỉ cần nói: “Thầy Albertô đã nói
vậy”. Tài năng Ngài lan rộng tại đại học Paris, đại học danh tiếng nhất thế
giới. Ngài trú ngụ tại nhà dòng thánh Giacôbê, viết nhiều tác phẩm về nhiều đề
tài khác nhau: thần học, toán học, luân lý, chính trị, triết học, hình học, địa
chất học.

Vua thánh Louis tỏ tình nghĩa với thầy dòng thời danh này và trao cho
Ngài nhiều kỷ vật quí báu trước khi Ngài về Đức, bởi vì thánh Albertô được đặt
làm Giám tỉnh. Vâng lệnh Đức Giáo hoàng, Ngài giã từ căn phòng sách vở và học
trò, suốt ba năm Ngài đi bộ, không tiền của, ăn xin để thăm các nhà dòng và lập
nhiều nhà mới. Rôma mời Ngài về làm sáng tỏ cuộc tranh cãi giữa các giáo sĩ.
Albertô được một thời an bình trong dòng để dạy học, viết lại những quan sát và
suy tư của mình. Nhưng Đức Giáo hoàng buộc Ngài nhậm chức Đức Giám mục
Ratisbonne, một trách vụ nặng nề. Trong trung tâm giàu có phồn thịnh này, người
ta kể lại rằng: Đức Giám mục không có lấy “một đồng tiền trong két, một giọt
rượu trong hầm, một nhúm bột trong vựa”. Dầu vậy, thánh Albertô vẫn trả hết nợ
và xây dựng một nhà thương. Khi đã hoàn thành công cuộc hết sức có thể, Ngài
xin từ chức để trở lại đời sống một tu sĩ đơn giản. Năm 1623 theo lệnh Đức Giáo
hoàng, Ngài đi kêu gọi nghĩa binh trong các làng quê nước Đức.

Một năm sau Đức Giáo hoàng qua đời và Ngài ngừng công việc lại. Thánh
Albertô thấy cần được hồi tâm. Ngài lui về tu viện Surtzbourg, miệt mài với
việc nghiên cứu và giàn xếp những cuộc tranh luận. Một lần nữa Ngài lại được
rảo qua các đô thị lớn nước Đức, Ngài thánh hiến các thánh đường, truyền chức
cho các giáo sĩ. Năm 1270 Ngài đến dạy tại Cologne. Ở Công đồng Lyon, Ngài bênh
vực Rodolphe I miền Habbsourg. Bảy năm sau, tức năm 1277, dầu đã già Ngài buộc
phải đi Paris để bênh vực cho giáo thuyết của học trò mình là Tôma Aquinô.

Albertô chọn cho mình một phần mộ trong dòng và mỗi ngày đến đọc kinh
nhật tụng cầu cho kẻ chết, để cầu cho chính mình.

Ngài qua đời êm ái tại phòng riêng giữa các anh em đầy chung quanh, Ngài
được phong làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1931.

Mừng lễ thánh Anbertô cả, một lời nhắc nhở chúng ta hãy dùng khả năng, tài lực của mình như những nén bạc Chúa trao, để biết sinh lời theo đúng ý Chúa.

Maria Thanh Mai gởi