HAI CON NGƯỜI

HAI CON NGƯỜI

TRM THIÊN THU

 

Trong mỗi chúng ta đều có hai con người – hai bộ mặt. Một con người luôn hướng thiện với lương tâm tốt, nhân chi sơ tính bổn thiện, đó là tiếng nói động viên của Thiên Chúa: “Hãy hoàn thin như Cha trên tri (Mt 5:48). Một con người theo hướng ác với lương tâm lệch lạc, đó là tiếng nói xúi giục của ma quỷ: “Chng chết chóc gì đâu! (St 3:4). Hai con người, nhưng chỉ một cuộc đời. Vì thế, với hai con người đó, chúng ta gọi là “hai nửa cuộc đời”.

Hai con người hoặc hai “nửa” đó luôn giằng co khiến chúng ta phải thực sự can đảm và dứt khoát mới có thể hành động đúng. Khó thật! Thánh Phaolô đã phải than thở: “Điu tôi mun, thì tôi không làm, nhưng điu tôi ghét, thì tôi li c làm (Rm 7:15).

Mỗi chúng ta có hai con người nên mỗi chúng ta cũng có hai bộ mặt và hai tính cách: Hiền và dữ, tươi cười và nhăn nhó, đẹp và xấu, mềm và cứng, đen và trắng,…

Trình thuật Lc 15:11-32 là dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (trước đây gọi là dụ ngôn “Đứa Con Hoang Đàng”). Đây là dụ ngôn điển hình nhất trong ba dụ ngôn về Lòng Chúa Thương Xót, và là dụ ngôn rất thực tế – hai dụ ngôn kia là “Con Chiên Bị Mất” (Lc 15:4-7; Mt 18: 12 -14) và “Đồng Bạc Bị Mất” (Lc 15:8-10).

Trong dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” có hai người con, một BƯỚNG BỈNH và một NGOAN NGOÃN. Đó là hình ảnh “hai con người” trong chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ “nhắm” vào tội của người con thứ mà “làm ngơ” tội của người con trưởng (con cả).

Một hôm, khi thấy các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Ngài giảng, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường ti li và ăn ung vi chúng (Lc 15:2). Có thể chúng ta không nói ra, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã từng “liếc mắt sắc như dao cau” hoặc dè bỉu, hoặc có các động thái tương tự câu nói đó của họ.

Nghe họ rỉ tai nhau như vậy, Chúa Giêsu kể một hơi dài với ba dụ ngôn về Lòng Thương Xót. Một trong ba dụ ngôn (Lc 15:11-32) là câu chuyện “rất quen” như thế này…

Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha: “Thưa cha, xin cho con phn tài sn con được hưởng. Và người cha đã chia ca ci cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư go tha, mà ta đây li chết đói! Thôi, ta đng lên, đi v cùng cha và thưa vi người: Thưa cha, con tht đc ti vi Tri và vi cha, chng còn đáng gi là con cha na. Xin coi con như mt người làm công cho cha vy. Thế ri anh ta đng lên đi v cùng cha.

Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con tht đc ti vi Tri và vi cha, chng còn đáng gi là con cha na. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đp nht ra đây mc cho cu, x nhn vào ngón tay, x dép vào chân cu, ri đi bt con bê đã v béo làm tht đ chúng ta m tic ăn mng! Vì con ta đây đã chết mà nay sng li, đã mt mà nay li tìm thy. Và họ bắt đầu ăn mừng.

Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: “Em cu đã v, và cha cu đã làm tht con bê béo, vì gp li cu y mnh kho. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm tri con hu h cha, và chng khi nào trái lnh, thế mà chưa bao gi cha cho ly được mt con dê con đ con ăn mng vi bn bè. Còn thng con ca cha đó, sau khi đã nut hết ca ci ca cha vi bn điếm, nay tr v, thì cha li giết bê béo ăn mng!.

Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng vi cha, tt c nhng gì ca cha đu là ca con. Nhưng chúng ta phi ăn mng, phi vui v, vì em con đây đã chết mà nay li sng, đã mt mà nay li tìm thy.

Vâng, chẳng cần đọc lại hoặc nghe lại vì chắc hẳn tất cả chúng ta đã “thuộc lòng” dụ ngôn này rồi, càng nhiều tuổi càng nghe nhiều. Người cha không dùng quyền mà ép nó. Thiên Chúa hoàn toàn cho chúng ta tự do, không hề bắt buộc, thế nên chúng ta không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc tự biện hộ với bất cứ lý do gì – nghĩa là chúng ta không thể việc cớ “tại, vì, bởi, nếu, giá mà…”.

B MT TH NHT: NGƯỜI CON TH

Bản chất con người luôn muốn chứng tỏ “bản lĩnh” của mình, nghĩa là chúng ta muốn nổi dậy, thích tự do, không muốn bị gò bó. Người con thứ là “bản chất xấu” trong chúng ta. Lúc nào nó cũng tìm dịp để nổi dậy, sơ hở một chút là nó vùng lên ngay. Nó biết “đi hoang” là sai trái, nhưng nó có nhiều lý do để chống chế, tự biện hộ, và tự cho là mình hành động đúng. Trong khi đó, thằng quỷ kiêu ngạo lại cứ rỉ rả bên tai: “Chng chết chóc gì đâu mà s! (St 3:4). Thế là chúng ta cứ “vô tư” mà phạm tội!

Cám dỗ nào cũng ngọt ngào, cám dỗ nào cũng đẹp, không ngọt ngào và không đẹp thì làm sao lôi cuốn? Cũng như quảng cáo nào cũng bắt mắt, bùi tai, mua và dùng rồi mới biết là… bị lừa! Những người đi lừa người khác luôn khéo nói, như thế mới có thể chiếm dụng tài sản của người khác, như thế nhiều người mới mắc lừa.

Miệng ăn, núi lở. Tiền rừng cũng hết, bạc biển cũng cạn. Sau khi ăn chơi phung phí và trác táng, không còn một xu dính túi, người con thứ mới nhận thấy mình… sai, vì sống khổ sở quá, đến nỗi thèm cám heo cũng không ai cho mà ăn. Đắn đo, nghĩ tới nghĩ lui, hết cách, bị triệt buộc, chỉ còn “đường binh” cuối là trở về với cha mà thôi.

Sự trở về nghe chừng đơn giản, ngắn gọn, nhưng thực ra không hề dễ dàng, cam go lắm. Trước khi cất bước trở về, người con thứ phải chiến đấu với chính mình rất dữ dội, giằng xé nát lòng, suy nghĩ nát óc. Đi xa về mà te tua tơi tả thì ai mà coi được! Phải “mặt dày” lắm mới có thể trở về. Một sự giằng co nữa là ngại với cha, xấu hổ lắm, không biết cha có nhận mình về hay lại đuổi đi. Gay go thật!

Vì ở bước đường cùng, người con thứ phải quyết trở về để tìm đường sống, bất đắc dĩ phải làm vậy thôi. Nó không dám mong gì hơn, chỉ dám hy vọng mong manh là cha sẽ nhận nó như đầy tớ hoặc người làm công thôi. Nhưng thật bất ngờ, người cha không chỉ tha thứ tội lỗi cho nó mà còn phục hồi cương vị làm con yêu dấu và mở tiệc liên hoan y như nó là quan trạng vinh quy bái tổ vậy. Nước mắt vẫn chảy xuôi. Tình phụ tử kỳ diệu thật!

B MT TH NHÌ: NGƯỜI CON TRƯỞNG

Người con trưởng là con cả hoặc anh hai. Chúng ta tưởng đứa con này khôn ngoan, lễ phép, nhưng không phải vậy, có thể có “khôn” nhưng chưa “ngoan”. Tại sao? Nó đã nhẫn tâm phủ nhận tình huynh đệ, tình máu mủ ruột rà, lại còn kiêu ngạo khi tự nhận mình là đứa con hiếu thảo, đồng thời so đo và đố kỵ: “Cha coi, đã bao nhiêu năm tri con hu h cha, và chng khi nào trái lnh, thế mà chưa bao gi cha cho ly được mt con dê con đ con ăn mng vi bn bè. Còn thng con ca cha đó, sau khi đã nut hết ca ci ca cha vi bn điếm, nay tr v thì cha li giết bê béo ăn mng!. Rõ ràng anh ta ở bên cha nhưng không hề thật lòng yêu thương cha, chỉ nhắm tới gia tài. Vì thế, khi thấy thằng em “trời đánh” trở về và được cha mở tiệc mừng, thằng anh ghen tức, sợ phần gia tài còn lại sẽ bị thằng em “ăn chia”.

Không chỉ ghen tương và đố kỵ, thằng anh còn mặc nhiên coi thường tình phụ tử, nó ở gần cha mà lòng lại xa cha. Nhìn người con trưởng, chúng ta thấy nó có vẻ bình thường và là đứa con ngoan ngoãn, nhưng thực ra nó nhiều tội lắm! Loại “con người” này cũng vẫn thường xuất hiện ở trong mỗi chúng ta. Có thể chúng ta không nói ra bằng lời, nhưng qua các động thái, chúng ta vẫn ngầm cho mình là người đạo đức hơn người khác: Tưới cây trong khu nhà thờ, quét nhà thờ, tham gia hội đoàn Legio, huynh đoàn Đa-minh, hội Con Đức Mẹ, hội Phạt Tạ Thánh Tâm, hội Cầu Nguyện, cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót, ca đoàn, giúp lễ, đọc sách thánh, làm việc từ thiện,… Tham gia như vậy cũng rất tốt, nhưng hãy coi chừng: Đừng chỉ chú trọng bề nổi mà thiếu chiều sâu. Hãy hoạt động để sáng danh Chúa thực sự chứ đừng “đánh bóng” chính mình!

Điều MUỐN và điều CẦN không giống nhau. Có rất nhiều điều chúng ta ước muốn lắm, nhưng trong số đó vẫn có những điều thực sự không cần thiết. Ví dụ, chúng ta mua quần này, áo nọ, giày nọ, dép kia, thay đổi điện thoại đời mới, máy chụp hình,… Thế nhưng có những thứ đó hoàn toàn là lãng phí, chỉ là đua đòi, chứ thực sự chưa hoặc không cần thiết. Chúng ta thường bị ảo giác trước vẻ hào nhoáng của các vật, bị chúng làm lóa mắt, do đó mà chúng ta sẵn sàng “vung tay quá trán” và hoang phí. Đó là chúng ta bị những ham muốn lừa dối. Về lĩnh vực tâm linh cũng tương tự!

Cuộc đời như sân khấu vậy, người ta hóa trang đủ kiểu khiến người khác khó nhận biết. Các sản phẩm ngày nay cũng khó nhận ra cái nào thật hoặc giả, hàng hiệu hoặc hàng nhái. Trong cuộc sống tâm linh cũng vậy, chúng ta vẫn có nhiều loại “mặt nạ”. Phải thực sự can đảm mới đủ sức lột mặt nạ để có thể luôn luôn cứ là chính mình!

Trong chúng ta cũng có hai “con người” như hai người cầu nguyện tại Đền Thờ – người thu thuế và người Pha-ri-sêu (x. Lc 18:9-14). Ước gì chúng ta “mặc lấy” con người của người-thu-thuế-khiêm-nhường, nhưng “cởi bỏ” con người của người-Pha-ri-sêu-kiêu-ngạo.

Mùa Chay, chúng ta hãy cùng nhau “lột xác” theo lời khuyên của Thánh Phaolô: “Anh em phi ci b con người cũ vi nếp sng xưa, là con người phi hư nát vì b nhng ham mun la di, anh em phi đ Thn Khí đi mi tâm trí anh em, và phi mc ly con người mi, là con người đã được sáng to theo hình nh Thiên Chúa đ tht s sng công chính và thánh thin (Ep 4:22-14).

Ly Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin cho con biết Chúa và biết con, đ con sng đúng theo Thánh Ý Ngài và nhân t vi tha nhân; xin giúp con can đm chết cho ti li đ được sng li vinh quang vi Đc Kitô Giêsu. Amen.

TRM THIÊN THU

Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?

Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?

 TRẦM THIÊN THU

ĐGH Phanxicô tạo một đợt “bão tố” đối với sự tranh luận về tôn giáo sau một bài giảng nói về người vô thần. Trong bài giảng này, ngài nhấn mạnh rằng vấn đề không phải là gia nhập tôn giáo, nhưng là “chúng ta làm điều tốt”:

 Thiên Chúa đã cứu độ tất cả chúng ta bằng Máu Thánh của Đức Kitô: Tất cả chúng ta, không chỉ người Công giáo. Mọi người. Kể cả người vô thần ư? Ngay cả người vô thần. Mọi người!… Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm điều tốt. Và tôi nghĩ rằng mệnh lệnh này đối với mọi người làm điều tốt là con đường tốt đẹp dẫn tới hòa bình. Nếu mỗi chúng ta làm phần việc riêng mình, nếu chúng ta làm điều tốt cho người khác, nếu chúng ta gặp nhau ở đó, tức là làm điều tốt, và chúng ta đi chậm, nhẹ nhàng, từng chút một, chúng ta sẽ tạo nên văn hóa của sự gặp gỡ: chúng ta cần điều đó rất nhiều. Chúng ta phải gặp nhau trong việc làm điều tốt. “Nhưng tôi không tin, vì tôi là người vô thần! Còn làm điều tốt: chúng ta sẽ gặp nhau ở đó”.

Sau bài giảng gây tranh luận đó, các hàng tít trên các tờ báo lớn và chủ yếu như báo New York Times đã kêu lên với chữ “tin quan trọng” theo Đức giáo hoàng, thậm chí người vô thần cũng có thể vào Thiên đàng: tất cả chúng ta, kể cả người vô thần, sẽ “gặp nhau ở đó [Thiên đàng]”, với điều kiện là làm điều tốt. Đây là một số ví dụ mà nhiều hàng tít lớn trên các tờ báo uy tín: “Thiên đàng dành cho người vô thần? Đức giáo hoàng tạo sự tranh luận”; “ĐGH Phanxicô có là tín đồ dị giáo? Không, nhưng ngài gợi lên các vấn đề”; “ĐGH Phanxicô nói: Ngay cả người vô thần cũng có thể vào Thiên đàng”.

Theo dòng tranh luận sôi nổi, LM Thomas Rosica, phát ngôn viên Tòa Thánh, đã “thanh minh” về câu nói của Đức giáo hoàng khi nói rằng Đức giáo hoàng bị hiểu lầm, rằng “họ không thể được cứu độ, biết Giáo hội được Đức Kitô thiết lập và cần ơn cứu độ, sẽ từ chối gia nhập Giáo hội hoặc vẫn ở trong Giáo hội”. Điều này làm cho nhiều nhà bình luận nói rằng sự “bào chữa” này của phát ngôn viên Tòa Thánh trái ngược với thực chất của điều giáo hoàng đã nói. Richard Dawkins, khoa học gia nổi tiếng và là người vô thần thẳng thắn, đã phản hồi: “Người vô thần lên Thiên đàng ư? Không. Xin lỗi thế giới, giáo hoàng bất khả ngộ đã hiểu sai. Vatican bước vào đó bằng sự sốt sắng”.

Đây không là lần đầu tiên ĐGH Phanxicô nói bằng cách nói tích cực đối với người vô thần. Trong cuộc gặp gỡ đại kết với các vị lãnh đạo các tôn giáo khác chỉ vài ngày sau khi đắc cử giáo hoàng, ĐGH Phanxicô đã nói rằng người vô thần và tín hữu có thể là “đồng minh quý giá” (precious allies) trong nỗ lực “bảo vệ nhân phẩm, xây dựng sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc và cẩn thận bảo vệ công cuộc sáng tạo”.

Một chương về vô thần trong cuốn sách đầu tiên của ĐGH Phanxicô

Trong cuốn sách của ĐGH Phanxicô xuất bản lần đầu tiên, cuốn “On Heaven and Earth: Pope Francis on Faith, Family and the Church in the Twenty-First Century” (Trên trời và dưới đất: ĐGH Phanxicô nói về Đức Tin, Gia đình và Giáo hội trong thế kỷ XXI), có một chương dành riêng cho chủ đề vô thần. Sách này gồm nhiều bài thảo luận giữa ĐHY Bergoglio (nay là ĐGH Phanxicô), kể cả giáo sĩ Do Thái giáo Abraham Skorka, người Argentine, về nhiều chủ đề thuộc đức tin và tôn giáo.

Sự nhấn mạnh của chương này là tôn trọng và tha thứ cho người vô thần. ĐHY Bergoglio (nay là ĐGH Phanxicô) cho biết: “Khi tôi nói chuyện với người vô thần… tôi không đưa ra vấn đề về Thiên Chúa là điểm khởi đầu, trừ trường hợp họ đưa ra trước… Tôi không gạ gẫm họ vào đạo, hoặc từ bỏ chủ nghĩa vô thần; tôi tôn trọng họ và tôi chứng tỏ chính tôi là gì… Tôi cũng không nói đời họ bị kết án, vì tôi tin rằng tôi không có quyền phán xét về sự chân thật của người đó” (trang 11).

Mặt khác, giáo sĩ Do Thái giáo Skorka đã kết án cả người vô thần và tín hữu về “sự kiêu ngạo” của họ, thay vì ngầm khen họ là “người theo thuyết bất khả tri” (không thể biết, agnostic) – thuật ngữ này diễn tả những người nói rằng họ không chắc rằng có Thiên Chúa hiện hữu. Khi người vô thần phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, những người theo thuyết bất khả tri nói rằng không thể xác định sự hiện hữu của Thiên Chúa. Giáo sĩ Skorka nói: “Người theo thuyết bất khả tri nghĩ mình chưa có câu trả lời, nhưng một người vô thần 100% tin rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Đó là sự kiêu ngạo tương tự dẫn tới chút nào đó chân nhận Thiên Chúa hiện hữu, cũng như chiếc ghế tôi đang ngồi đây. Những người theo tôn giáo là những người có niềm tin, nhưng họ lại không biết chắc Ngài hiện hữu…”.

Hơn nữa, giáo sĩ Skorka nói: “Mặc dù riêng tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng là kiêu ngạo khi nói rằng Ngài hiện hữu như thể chỉ là sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống. Tôi không ngẫu nhiên xác nhận sự hiện hữu của Ngài vì tôi cần sống sự khiêm nhường tương tự mà tôi đòi hỏi ở người vô thần”.

Về cơ bản, giáo sĩ Skorka nói rằng chúng ta nên “khiêm nhường” khi giải quyết với người vô thần bằng cách không khăng khăng cho rằng Thiên Chúa thực sự hiện hữu. Sự thật ở đây là ĐHY Bergoglio thực sự không mâu thuẫn với giáo sĩ Skorka về các câu nói trên đây, và thực sự, chương sách kết thúc bằng lời biện hộ của giáo sĩ Skorka về “sự khiêm nhường” trong thái độ của người theo thuyết bất khả tri.

Người vô thần có vào Nước Trời?

Nhiều người, kể cả người Công giáo đúng nghĩa, vẫn phản ứng ủng hộ bài giảng của ĐGH Phanxicô, khen ngài tha thứ cho người “không có đức tin”. Đó là tốt và đáng để chúng ta tôn trọng những người theo các tôn giáo khác, nhiều người quên rằng người vô thần từ chối Thiên Chúa. Làm sao một người từ chối Thiên Chúa có thể vào Thiên đàng chứ? Hoàn toàn trái ngược. Cuối cùng, Thiên đàng là Nước Trời của Thiên Chúa. Thiên đàng là nơi đời đời theo Chúa, tận hưởng vĩnh phúc.

Làm sao một người từ chối Thiên Chúa có thể vào Thiên đàng chứ? Người vô thần từ chối Thiên Chúa cho đến hơi thở cuối cùng là từ chối Nước Trời – họ từ chối tận hưởng vĩnh phúc, vì họ không tin điều đó. Vì chúng ta có ý chí tự do – một tặng phẩm Thiên Chúa không thể lấy đi khỏi chúng ta – Thiên Chúa không thể ép họ vào Nước Trời vì họ từ chối Ngài cho đến hơi thở cuối cùng.

Tại sao không nói về bằng chứng hiện hữu của Thiên Chúa?

Từ chối Thiên Chúa và vô thần là liều mạng vào lửa đời đời – trừ phi người vô thần sám hối trước khi chết. Người vô thần là người có linh hồn với nguy cơ vào hỏa ngục. Nếu chúng ta gặp ai đó sắp đâm đầu vào vách đá, rõ ràng là sẽ chết, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có “tôn trọng” họ mà để mặc họ liều mạng? Hay là chúng ta sẽ kêu cứu, la lớn, bảo anh ta dừng lại và đi đường khác?

Tại sao ĐHY Bergoglio nói về việc tha thứ cho người vô thần, và dành hẳn một chương về người vô thần? Chúng ta không nên nói với người vô thần về bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu chăng? Thánh Thomas Aquinas, Thánh Anselm và nhiều Giáo phụ có bằng chứng hợp lý và mạnh mẽ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không thích hợp chút nào để đưa ra bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu. Thay vì vậy, có vẻ ngày nay nên nhấn mạnh sự tha thứ và chấp nhận những người không có niềm tin. Thay vì nhấn mạnh sự tha thứ và tôn trọng người vô thần, chúng ta không nên chia sẻ với họ về niềm vui và bình an nhờ tin vào Thiên Chúa, và số phận bi đát đang chờ những người từ chối Thiên Chúa đến cuối đời chăng? Sự thật đau lòng, nhưng vẫn cần nói về điều tốt của người vô thần.

Chứng thực mặc nhiên của thuyết vô thần/thuyết bất khả tri

Trong cuốn sách này, ĐHY Bergoglio không sửa đổi hoặc biện hộ lý thuyết về “sự không chắc chắn” của giáo sĩ Skorka. Chúng ta nhớ lại lời của giáo sĩ Skorka: Mặc dù riêng tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng là kiêu ngạo khi nói rằng Ngài hiện hữu như thể chỉ là sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống”.

Câu nói này chứng thực “thuyết bất khả tri” (không biết Thiên Chúa hiện hữu hay không). ĐHY Bergoglio nói: “…Theo cảm nghiệm về Thiên Chúa, luôn có câu hỏi không được trả lời, một cơ hội ngụp lặn trong Đức Tin… chúng ta có thể nói Thiên Chúa là ai, có thể nói về các thuộc tính của Ngài, nhưng không thể nói Ngài là cái gì… Tôi cũng nói rõ đó là kiêu ngạo, các lý thuyết đó không chỉ cố gắng xác định bằng sự chắc chắn và sự chính xác về các thuộc tính của Thiên Chúa, mà còn làm ra vẻ nói Ngài là ai”.

Chúa Giêsu ở đâu trong cuộc đối thoại?

Nếu tôi là ĐHY Bergoglio, đối thoại với giáo sĩ Skorka, làm sao tôi trả lời sự chứng thực của thuyết bất khả tri? Tôi sẽ trả lời bằng cách nói rằng Chúa Giêsu là bằng chứng tối hậu về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Cuộc đời của Ngài, việc làm của Ngài, và nhất là sự phục sinh của Ngài là bằng chứng vượt qua sự nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô là bằng chứng thật, cụ thể, có tính lịch sử, không thể từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Có lần Tông đồ Philipphê đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14:8). Chúa Giêsu nói: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao?” (Ga 14:9-10).

Thay vì nói với người vô thần: “Là người vô thần cũng được, bạn vẫn vào Thiên đàng nếu bạn làm điều tốt”, thiết nghĩ chúng ta nên nói về mối nguy cơ của việc sống vô thần, bằng chứng không thể chối cãi về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và Thần tính của Chúa Giêsu. Họ có thể tranh cãi với chúng ta, la hét chúng ta, ghét chúng ta vì thách đố quan điểm của họ – nhưng nếu nói về “sự thật đau lòng”, và mặc dù như vậy, cũng cứ nên nói ra – chỉ vì muốn tốt cho họ.

PAOLO REYES

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

Tam giác nghi vấn

Tam giác nghi vấn

TRẦM THIÊN THU

Con người luôn thắc mắc về chính mình, về nguồn gốc và về đích đến – tức là thắc mắc về quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là một tam-giác-nghi-vấn khiến con người lao tâm khổ tứ và tốn công hao của. Các chuyên ngành – từ khoa học tới y học, từ vật lý học tới thiên văn học, từ nhân chủng học tới khảo cổ học,… – vẫn không ngừng nỗ lực tìm kiếm từ xưa tới nay, thế nhưng con người vẫn không thể tìm ra đáp án nào thỏa mãn nhất. Không thấy đạo nào nhắc đến nguồn gốc của con người, chỉ nói đến giáo lý của đạo hoặc học thuyết, nhưng Kitô giáo mạch lạc “hai năm rõ mười”.

Con người là ai?

Ngày xưa, trong chương trình giáo dục tiểu học có ngụ ngôn “Con trâu, Con cọp và Con người” thế này:

Ngày xửa ngày xưa, khi dắt trâu ra ruộng, người ta thường lấy dây buộc vào sừng trâu mà kéo đi. Một hôm, có con chim đậu ở bụi cây, thấy người nông dân dẫn trâu đi như vậy, bèn hỏi: “Sao ông không thọc lỗ ở mũi trâu mà dắt đi?”. Người kia bèn buộc con trâu vào gốc cây, đâm thủng mũi trâu, xỏ dây và dắt đi. Sau đó có nhiều người bắt chước theo. Một hôm, sau buổi cày, khi người chủ nghỉ ngơi, còn trâu đang gặm cỏ, thì có một con cọp đến hỏi trâu: “Này trâu, sao mày to xác như vậy mà lại để cho một thằng người bé nhỏ xỏ mũi kéo, đánh đập, mà mày cứ chịu lép vế sao?”. Trâu trả lời cọp: “Tuy bé nhỏ nhưng con người có trí khôn to lớn”.

Vừa lúc ấy, người đi cày trở lại, cọp bèn hỏi: “Nghe trâu nói là người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn. Vậy trí khôn đâu, cho tôi xem với”. Người đi cày đáp: “Trí khôn tôi để ở nhà”. Cọp bảo: “Hãy về nhà lấy trí khôn cho tôi xem”. Người nông dân trả lời: “Được chứ! Nhưng e rằng trong lúc tôi vắng mặt thì ông cọp ăn mất trâu của tôi. Vậy, cọp có bằng lòng cho tôi trói lại đã, rồi tôi về nhà lấy trí khôn cho mà xem được không?”. Cọp bằng lòng ngay.

Người đi cày lấy dây thừng cột cọp thật kỹ vào gốc cây, rồi ông lấy một chiếc gậy to vừa đánh vào đầu cọp vừa nói to: “Trí khôn của tao đây này”. Trâu thấy vậy, cười ngả nghiêng, híp mắt vào nên đập hàm vào đất, gãy cả hàm răng trên. Do đó, loài trâu sau này không còn hàm răng trên nữa. Còn loài cọp thì bị rằn rện, lông có những vết sọc đen trên mình là dấu tích bị loài người đánh.

Giết một con vật thì không có tội, nhưng giết một con người thì tội tày trời. Giết một con vật mà có tội chỉ vì con vật đó thuộc loại quý hiếm, nhưng tội giết động vật quý hiếm cũng chỉ là khinh tội, không như tội giết con người. Thậm chí chỉ đối xử tệ với con người cũng là trọng tội, vì con người là động vật cao cấp nhất, mỗi người đều có trọn vẹn một nhân vị, một nhân phẩm và đầy đủ nhân quyền.

Dù chỉ là động vật, sống theo bản năng, không biết lý luận, nhưng con chó bị dồn vào góc tường thì nó cũng chống trả bằng cách cắn lại ngay cả chủ của nó. Những người làm xiếc có khi cũng “sinh nghề tử nghiệp” vì chính con vật mà mình đã thuần hóa. Nói chung, loài vật không biết phân biệt điều thiện hay điều ác. Ngược lại, con người biết phân biệt và biết suy nghĩ, có người phản ứng mạnh nhưng có người lại nhịn nhục – như tục ngữ nói: “Một sự nhịn chín sự lành”. Thế mới là con người.

Con người đến từ đâu?

Người ta cho rằng con người tiến hóa từ loài khỉ. Nói như vậy nghĩa là con người xuất xứ từ loài khỉ, và như vậy khỉ là tổ tiên của con người. Nói vậy thì bạn sẽ tự ái và nói: “Khỉ làm sao có thể là tổ tiên của tôi?”. Đúng vậy, nhưng khi bạn công nhận con người tiến hóa từ loài khỉ – dù gián tiếp hay trực tiếp, nghĩa là bạn đã chấp nhận “khỉ là tổ tiên của mình”.

Có 3 loài chính: Thực vật, Động vật và Con người. Thực vật có sinh hồn, tức là chỉ sống mà không có cảm giác; động vật có giác hồn, tức là sống và có cảm giác, chỉ sống theo bản năng sinh tồn; con người có linh hồn, tức là không chỉ sống và có cảm giác mà còn có trí khôn, biết sáng tạo, biết phân biệt thiện và ác.

Loài này không thể là loài kia – dù là động vật: Con vật không thể là con người, và tất nhiên con người không thể là con vật. Con nòng nọc biến hóa thành con nhái, con ếch, dù hai con khác nhau nhưng vẫn là “loài tương cận”. Cũng vậy, con ngài biến thành bướm, nhưng chúng vẫn chỉ là loài động vật có giác hồn. Con chó có hình dáng giống con bò, con trâu, nhưng mãi mãi là loài chó; con cọp có dáng giống con beo nhưng không bao giờ là con beo. Con tinh tinh nhìn giống con vượn nhưng khỉ không thể là vượn. Sáo có thể bắt chước âm gần giống tiếng người, cà cưỡng cũng có khả năng đó, nhưng sáo là sáo và cà cưỡng là cà cưỡng. Những loài gần giống nhau nhưng không cùng “họ hàng thân thuộc” mà chỉ là “những con tương cận”.

Kitô giáo tin rằng Thiên Chúa dựng nên con người, có nam có nữ, theo hình ảnh của Ngài (St 1,26-27), Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người (đàn ông), rồi thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật (St 2,7). Rồi Ngài thấy con người ở một mình không tốt (St 2,18) nên Ngài lấy xương sườn của người đàn ông để tạo nên phụ nữ (St 2,21-22).

Chắc chắn rằng loài khỉ không thểkhông bao giờ là tổ tiên của loài người. Và chắc chắn bất kỳ ai cũng không hề muốn chấp nhận loài khỉ là tổ tiên của mình! Con người phải xuất xứ từ một Đấng Tạo Hóa quyền năng và vô thủy vô chung, đó là Ông Trời, đó là Thiên Chúa.

Con người đi về đâu?

Khởi đầu cuộc đời bằng tiếng khóc, kết thúc cuộc đời bằng giọt nước mắt. Sinh ra trắng tay, chết cũng trắng tay. Được tạo nên từ bụi đất thì sẽ trở về với bụi đất, nơi mình xuất phát. Đó là điều chắc chắn!

Nhưng đó là theo nhãn quan trần thế. Chó chết thì hết chuyện. Con người chết không hết chuyện. Cọp chết còn để da huống chi con người. Chó chết không ai xây mộ, lập bàn thờ hoặc thắp nhang trước di ảnh… chó. Nhưng con người chết, dù là ai, cũng được tổ chức đám tang trang trọng, được lập mộ, được lập bàn thờ và được thắp nhang trước di ảnh, thậm chí còn được cầu khấn xin phù hộ. Ngay cả những người không có niềm tin tôn giáo cũng lâm râm khấn vái với người quá cố. Lạ thật!

Từ 1 tới 8-11, khi lãnh ân xá để cầu cho các linh hồn nơi luyện hình, chúng ta đọc Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại và sự sống đời sau”. Đó là đích đến của mỗi người, nghĩa là hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa đời đời trên Thiên quốc. Nếu không được làm công dân Nước Trời là chúng ta phụ tình Chúa, là uổng phí Ơn Cứu Độ, vì chính Đức Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân kia mà. Lòng Chúa Thương Xót ngoài sức tưởng tượng của con người. Mừng lễ chư thánh là mừng Giáo Hội Khải hoàn, cầu cho các linh hồn là chia sẻ yêu thương và là nhiệm vụ của chúng ta đối với Giáo Hội Đau khổ, đồng thời chúng ta cũng cầu cho chính mình là những thành phần của Giáo Hội Chiến đấu. Đó là Giáo Hội hiệp thông với 4 đặc tính: uy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền.

Với con người bình thường thì “đau đầu” vì tam-giác-nghi-vấn kia, nhưng với người có niềm tin vào Thiên Chúa thì đó là một hành trình thú vị và đầy ý nghĩa vậy. Bởi vì Thiên Chúa đã khuyến khích: “Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ” (Kh 1,17-18).

TRẦM THIÊN THU

KHI NGƯỜI VÔ THẦN SÁM HỐI

KHI NGƯỜI VÔ THẦN SÁM HỐI

Trầm Thiên Thu

Tôi là người vô thần.  Tôi không tin Thiên Chúa và cố chứng minh rằng người ta thật ngu xuẩn khi tin vào Thiên Chúa!

Nếu bạn hỏi tôi rằng tôi có nghĩ “tội lỗi” hiện hữu hoặc tôi có bao giờ phạm tội hay không, tôi sẽ cười thật to. “Tội lỗi là khái niệm của Kitô giáo muốn quy kết các cảm giác tội lỗi về những sự tưởng tượng là xúc phạm ra tới một Thiên Chúa cũng do tưởng tượng mà thôi”, và thậm chí tôi còn có thể nói điều gì đó để châm biếm bạn.

Không, tôi chưa bao giờ phạm tội.  Nhưng, cũng như mọi người, đôi khi tôi biết mình làm những điều khiến người khác bị tổn thương.  Và sau đó, nếu tôi ngĩ về điều đó, tôi sẽ cảm thấy không ổn và thậm chí còn phải xin lỗi họ.  Có thể những cảm giác tội lỗi đó do di truyền từ nguồn gốc, hoặc được xây dựng mang tính xã hội, nhưng tôi không cố giải thích để biện minh hành vi xấu của tôi với cách duy lý hóa như vậy.  Cho dù tôi là người vô thần, tôi vẫn cảm thấy ý chí tự do hiện hữu và có các tiêu chuẩn luân lý khách quan rằng vượt quá giới hạn cho phép là sai trái.

Sau khi thua cuộc đối với sự rối loạn lo âu về xã hội, hoang mang, và trầm cảm, lần đầu tiên trong đời tôi nhìn Kitô giáo bằng cách nhìn chân thật.  Tôi bỏ qua sự phản ứng với chữ “tội lỗi”, và cố gắng hiểu những gì mà Đức Tin Kitô giáo nói về nguyên nhân tội lỗi… và cách chữa trị.  Nhờ tôi cầu nguyện, và nhờ Đức Tin Thiên Chúa ban cho tôi, tôi nhận thấy điều xấu mà tôi đã làm không chỉ làm tổn thương người khác, mà còn chống lại Thiên Chúa tốt lành, Đâng yêu thương tôi và đáng được tôi yêu mến.

Chúng ta không ai lại muốn làm tổn thương người mà mình yêu thương.  Rất ít người yêu chúng ta trọn vẹn, vẫn có sự ích kỷ.  Khi tôi tin vào Đức Kitô, tôi nhận thấy rằng tôi đã làm tổn thương Ngài bằng tội lỗi, và làm Ngài đau khổ quá đỗi.  Nhưng liệu pháp còn lớn hơn: Lòng Chúa Thương Xót. Khám phá được Đức Kitô là tình yêu và lòng thương xót sẽ khiến người ta rơi lệ vì đau buồn và biết ơn.  Khi người ta có được “kinh nghiệm hoán cải” thì sẽ ăn năn và vui mừng đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Suốt những năm sống vô vọng và vắng bóng Thiên Chúa, tội lỗi đè nặng trên tôi.  Nước rửa tội đổ trên tôi, và Hồng Ân Thiên Chúa đầy tràn trong tôi.  Bây giờ tôi mới hiểu dụ ngôn Chúa Giêsu nói về người đầy tớ không tha thứ cho người đã làm điều chống lại anh ta.  Tôi mong cho mọi người, nhất là bạn bè và gia đình tôi – những người chưa nhận biết Đức Kitô, sẽ trở về tin vào Ngài và đón nhận lòng thương xót mà Ngài luôn mong muốn trao ban cho họ.

Devin Rose (*)
Trầm Thiên Thu

(chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

(*) Devin Rose là kỹ sư phần mềm, vô thần, rồi theo Tin Lành Baptist, cuối cùng lại gia nhập Công giáo.

ĂN NĂN

ĂN NĂN

TRẦM THIÊN THU

Ăn chay là một dạng ăn kiêng, nhưng ăn chay luôn liên quan ăn năn. Chắc hẳn không ai lại không biết ăn năn là gì. Vả lại, vì “nhân vô thập toàn”, ai cũng có kinh nghiệm tội lỗi, thế nên ai cũng đã trải nghiệm việc ăn năn.

Vì CÓ TỘI nên phải ĂN NĂN, nhờ ăn năn mà được THA THỨ, được tha thứ vì được THƯƠNG XÓT, được thương xót thì phải BIẾT ƠN.

Ăn năn là hối cải, sám hối, hối hận về tội lỗi của mình, là sự thay đổi trong tư tưởng và hành động nhằm chỉnh sửa sự sai trái để được tha thứ, chúng ta gọi đó là “cải tà quy chánh” – nghĩa là từ bỏ đường xấu mà quay về đường ngay thẳng, tốt lành. Theo nội hàm Kitô giáo, tình trạng hối cải là sự thú tội với Thiên Chúa, từ bỏ tội lỗi, quyết tâm chừa cải và cố gắng sống tốt, phù hợp với Luật Chúa và Luật Giáo Hội.

Mỗi chúng ta đều là tội nhân, đều mang “vóc dáng” của người thu thuế: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi là kẻ có tội” (Lc 18:13). Vấn đề không chỉ là đấm ngực, than van, mà phải thành tâm sám hối. Tất nhiên, chúng ta cũng phải coi chừng chính mình, đừng như người Pharisêu, kiêu hãnh vỗ ngực xưng tên, không đấm ngực mình mà lại dám đấm ngực người.

Chữ “ăn năn” trong Việt ngữ có ý nghĩa sâu xa. Ăn năn là cảm thấy ray rứt, bị giày vò vì lỗi lầm đã mắc phải. Cha Đắc Lộ giải thích: “Năn: thứ cỏ đắng; Ăn năn: ăn thứ cỏ đắng, theo lối nói ẩn dụ để chỉ sự thống hối” [1]. Chữ phải có nghĩa, ngôn ngữ thật là thâm thúy!

Nói đến từ ngữ “ăn năn” khiến chúng ta liên tưởng cụm từ “kết cỏ ngậm vành”. Tác giả J.B. Tavernier giải thích: “Nhưng nếu là trường hợp một kẻ có tội muốn xin tha tội đã phạm, người ta đưa kẻ phạm tội đến trước mặt người sẽ nghe kẻ đó xin tha tội và kẻ phạm tội phải ngậm ở miệng một nắm cỏ, nghĩa là do lối sống lệch lạc và cách ăn ở xấu xa của mình, kẻ phạm tội đã trở nên giống súc vật” [2].

Cách nói “kết cỏ ngậm vành” là dịch từ thành ngữ tiếng Hán: “Kết thảo hàm hoàn”. Thành ngữ này có nguồn gốc từ hai điển tích:

  1. Điển tích “kết cỏ”: Đời nhà Tần có Ngụy Vũ Tử (có sách ghi là Ngụy Thù hoặc Ngụy Hùng) rất yêu quý người vợ lẽ. Khi hấp hối, ông dặn con trai là Ngụy Khoả hãy chôn người vợ lẽ yêu dấu theo cùng với mình, theo tục lệ cổ truyền của nước Tần. Ngụy Khoả thấy tội nghiệp nên không đành lòng làm vậy. Sau khi cha chết, Ngụy Khoả cho vợ lẽ của cha đi lấy chồng khác. Có người hỏi: “Tại sao không làm theo lời cha trăn trối?”. Ngụy Khỏa đáp: “Hiếu tử nên nghe theo lời trị mệnh chứ không nên nghe theo lời loạn mệnh” (tức là nên theo lời nói của người tỉnh táo, không nên theo lời nói của người mê sảng).

Về sau, Nguỵ Khoả lĩnh mệnh vua đi đánh giặc, trong lúc đang giao đấu gần kiệt sức, sắp thua tướng giặc nhà Tần là Đỗ Hồi, tài ba lỗi lạc, vũ dũng vô địch. Thế nhưng Ngụy Khoả bỗng thấy Đỗ Hồi bị ngã vì vướng cỏ. Ngụy Khoả xông tới đâm chết Đỗ Hồi. Đêm về, Ngụy Khoả nằm chiêm bao thấy có một ông già râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc, đến cầm tay mình và ân cần nói: “Cảm ơn tướng quân vì đã không theo di huấn của cha mà chôn sống con gái tôi, thế nên sáng nay tôi đã kết cỏ làm vướng chân ngựa, khiến giặc ngã ngựa, giúp tướng quân thắng trận. Xin tướng quân ghi nhận tấm lòng biết ơn của cha con tôi”. Nói xong, cụ già vụt biến mất. Ngụy Khỏa giật mình tỉnh giấc, nhớ lại chuyện cũ, biết cụ già chính là cha của nàng hầu trẻ đẹp trước kia của cha mình.

  1. Điển tích “ngậm vành”: Đời nhà Hán có Dương Bảo mới chín tuổi. Khi đi chơi ở phía Bắc núi Hoa Âm (có sách ghi là Hạp Âm), Dương Bảo thấy một con chim sẻ vàng bị con chim cắt cắn gần chết. Dương Bảo đuổi chim cắt đi, đem sẻ về nhà nuôi gần 100 ngày thì chim sẻ khoẻ lại, rồi thả cho bay đi về đàn. Đêm ấy, Dương Bảo nằm mộng, thấy một một con chim bay đến,miệng ngậm bốn vòng bạch ngọc. Dương Bảo chưa kịp hiểu sự tình thì bỗng con chim cùng bốn vòng bạch ngọc biến thành một đứa trẻ mặc áo vàng, tiến đến bái tạ và nói: “Ta là sứ giả của Tây Vương Mẫu, giữa đường gặp nạn, trước đã nhờ người ra tay cứu vớt, nên nay đến đền ơn người đây. Xin tặng ông bốn vòng bạch ngọc. Đấy là biểu tượng cho sự vinh hiển mà ông và các con cháu bốn đời sẽ đạt được”. Quả thật, về sau con của Dương Bảo là Dương Chấn, cháu là Dương Bỉnh, chắt là Dương Tứ và chít là Dương Bưu đều được vinh hiển, có người lên đến chức Tam Công.

Thành ngữ “kết cỏ ngậm vành” thường được dùng như một lời nguyền đền ơn đáp nghĩa. Khi làm ơn cho người khác thì chẳng ai mong được họ trả ơn, thậm chí người ta còn nói: “Cứu vật, vật trả ơn; cứu người, người trả oán”. Tuy nhiên, chuyện xưa tích cũ vẫn có giá trị giáo huấn cách sống đẹp cho con người ngày nay: Biết thương người, biết giúp người, biết tri ân người. Tục ngữ nói:“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong “Đoạn Trường Tân Thanh” (Truyện Kiều), cụ Nguyễn Du cũng có câu thơ nói về ý nghĩa này:

Dám nhờ cốt nhục tử sinh

Còn nhiều kết cỏ, ngậm vành về sau

Danh họa Léonardo Da Vinci (người Ý, đồng thời cũng là điêu khắc gia và thi sĩ nổi tiếng) quan niệm: “Ăn chay là đạo đức của con người. Ăn chay sẽ tránh được tội ác”. Bác học Albert Einstein là người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài, và đã nhận định: “Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay”.

Ăn chay có lợi cho sức khỏe thể lý, ngừa bệnh và trị bệnh. Ăn chay còn có lợi cho tinh thần, cho tâm linh. Dù vô tội, Chúa Giêsu vẫn “ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày” (Mt 4:2). Vậy thì chúng ta không thể không ăn chay, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân. Tuy nhiên, chúng ta phải kín đáo chứ đừng phô trương (Mt 6:1-18), nếu không thì chỉ vô ích. Ma quỷ sẽ “bó tay” nếu chúng ta ăn chay và cầu nguyện (Mt 17:21).

Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài (Tv 51:3-6).

TRẦM THIÊN THU

[1] Alexandre de Rhodes, TỪ ĐIỂN ANNAM – LUSITAN – LATINH (TỪ ĐIỂN VIỆT – BỒ – LA), Roma, 1651. Phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1991, P.I, tr. 504:“Năn: herba quaedam amara; Ăn năn: herbam illam amaram comederem, metaphoricè dicitur poenitudine”.

[2] J.B. Tavernier, SUITE DES VOYAGES DE MGR TAVERNIER, BARON D’AUBONNE, Paris, 1680, phần IV, tr. 22: “Mais s’il y a bien pour un coupable de demander pardon de son crime, on le mène devant celuy qui le doit écouter et alas il faut qu’il ait à la bouche un bouquet d’herbe qui donne à entendre que par le déréglement de sa vie et sa mauvaise conduite, il s’étoit rendu semblable aux bestes”.

Anh chị Thụ Mai gởi

Sống và yêu

Sống và yêu

Trầm Thiên Thu

Chị Brittany Maynard, 29 tuổi, được chẩn đoán có khối u ác tính trong não ở giai đoạn 4 từ hồi tháng 4-2014, và bác sĩ nói chị chỉ còn sống thêm trong vòng 6 tháng.

Ngày 1-11-2014, chị sẽ kết thúc cuộc đời với sự trợ tử của bác sĩ bằng phương pháp “an tử” (làm cho chết êm ái). Chị cho biết rằng chị không muốn chị và gia đình chịu nỗi đau khổ vì chứng ung thư não của chị. Chắc chắn đây là tình cảm tốt đẹp khi người ta không muốn những người thân chịu đau khổ, nhưng đó không phải là cách yêu thương!

Các phương tiện truyền thông hết lời ca tụng quyết định của Brittany là can đảm. Thật mắc cười khi các phương tiện truyền thông khen chị dám chết vì không muốn gia đình đau khổ, và kêu gọi những người khác hủy hoại sự sống mà không cần bác sĩ trợ tử. Nhưng các phương tiện truyền thông ca tụng một phụ nữ trẻ mới kết hôn mà lại muốn chết chứ không muốn sống. Các phương tiện truyền thông ca tụng sự chết, dù đó là phá thai, an tử, hoặc trợ tử, họ gọi đó là sự chọn lựa, sự tự do, hoặc sự can đảm. Tuy nhiên, Thiên Chúa cấm chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể là gánh nặng cho người khác vì sức khỏe giảm sút hoặc cần được chăm sóc về y tế.

Sợ hãi là động lực có thật: Sợ những gì ở phía trước, sợ đau khổ, sợ không thể kiềm chế,… Các phương tiện truyền thông và xã hội muốn chúng ta sống trong nỗi lo sợ vì nỗi lo sợ khiến chúng ta phải kiểm soát. Nỗi lo sợ biến chúng ta thành nô lệ dưới chiêu bài của sự tự do, sự can đảm, và sự tự tha thứ cho mình. Nỗi lo sợ xoay chúng ta hướng vào bên trong (tự hướng nội) và làm cho chúng ta tin rằng mình đáng bị thu nhỏ lại.

Chân phước Chiara Luce Badano đã không sống trong nỗi lo sợ mặc dù Chị chịu đau khổ và chết vì chứng ung thư xương rất đau nhức khi còn ở độ tuổi thiếu niên. Thay vì đầu hàng nỗi đau đớn thể lý, Chị đã chịu đựng đau khổ và nhìn cha mẹ thấy Chị chống chọi với bệnh tật. Chị dùng đau khổ để thánh hóa chính mình và những người khác. Chị dùng đau khổ làm phương tiện để hy vọng.

Ngược lại, chị Brittany Maynard lại dùng đau khổ làm phương tiện để tuyệt vọng! Buồn biết bao khi Brittany cho phép bóng tối làm tiêu tan chính mình. Chân phước Chiara được một người bạn đặt cho biệt danh Luce khi Chị gia nhập phong trào Focolare, vì Chị là ánh sáng cho người khác. Chị như ánh đuốc soi sáng trong bóng đêm của cuộc sống này để đi tới Chúa Giêsu và sự sống đời đời.

Các phương tiện truyền thông chẳng bao giờ ca tụng những loại ánh sáng này của con người. Bạn sẽ không bao giờ nghe nói về những con người thầm lặng chịu đau khổ trên đời này, hoặc thời gian kỳ diệu mà họ cố gắng sống tốt, và hôm nay họ vẫn sống vô thường dù ngày mai họ sẽ chết, họ sống như thể là bất tử. Những con người này là những ánh đuốc sáng thực sự trong thế giới này, họ đối diện với bóng tối và tuyên bố: “Mi cứ làm điều tồi tệ nhất! Tôi sẽ không bị hủy diệt”. Những người này sống trọn vẹn tình yêu thương, hoàn toàn biết từ bỏ mình, ngay cả khi họ phải đối diện với tử thần, họ không bao giờ chịu thua sự cám dỗ của nỗi thất vọng, vì họ biết rằng SỰ SỐNG và TÌNH YÊU đáng tận hưởng. Dù sao thì cuộc đời cũng vẫn đáng sống, không đáng chấm dứt.

Bạn sẽ chẳng bao giờ nghe nói về những con người như Ginnie Levin. Chị được chẩn đoán bị ung thư vú, mặc dù cắt cả hai vú và các khối u, chứng ung thư vẫn di căn tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Chỉ còn ít thời gian ngắn ngủi trên thế gian này, chị muốn dành tất cả cho gia đình. Người bà và người mẹ của chị đã chết vì ung thư, người cha của chị cũng đang phải điều trị ung thư. Ginnie muốn tới thế giới của Walt Disney với gia đình một lần nữa, tạo ký ức vui mừng một lần cuối. Xin mọi người hãy cầu nguyện nhiều cho chị Gennie Levin!

Trong một thế giới ca tụng việc hủy hoại sự sống, chúng ta hãy ca tụng Sự sống. Hãy tạo sự khác biệt trong cách sống của chúng ta hôm nay!

Thánh nữ Teresa Margaret Thánh Tâm Chúa (Dòng Kín Chân Đất, 1747-1770) nói: “Không có gì phải than phiền, tôi sẽ chịu đựng mọi thứ vì yêu mến Chúa, tôi không có gì phải lo sợ”. Chân phước Chiara Luce được an táng với chiếc áo cưới vì Chị sẽ đi gặp Đức Lang Quân là Chúa Giêsu trong cõi trường sinh. Chết lúc mới 19 tuổi vì bệnh trầm kha, nhưng chân phước Chiara Luce vẫn khả dĩ nói: “Tôi không còn lại gì, nhưng tôi vẫn còn trái tim, và tôi có thể yêu thương bằng trái tim đó”.

Chị Chiara Luce Badano sinh ngày 29-10-1971 tại ngôi làng nhỏ Sassello ở Ý quốc, qua đời ngày 7-10-1990 sau một năm đau đớn vì chứng ung thư xương. Chị được Giáo hội tôn phong chân phước ngày 25-9-2010.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

From: ngocnga_12 & Anh chị Thụ Mai gởi

Sức mạnh của sự tha thứ

Sức mạnh của sự tha thứ

TRẦM THIÊN THU

Một trong các khía cạnh tuyệt vời nhất của sự tha thứ là hệ quả tẩy rửa và cao quý, tạo nên tính cách của người tha thứ. Rõ ràng, người ta không chịu tha thứ vì chưa hiểu giá trị cao quý của lòng tha thứ. Người ta ít khi đạt tới đỉnh cao của sức mạnh và sự cao thượng nên khó loại bỏ cơn oán giận, khó tha thứ sai lầm của người khác.

Chắc chắn sự trả thù không thể chấp nhận khi giải quyết xung khắc. Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đưa ra phương pháp tốt nhất mà không cần phải trả thù: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7).

Thánh Phaolô cũng khuyên: “Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa: vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. Anh em đừng cho mình là khôn ngoan, đừng lấy ác báo ác, hãy chú tâm vào những điều mọi người cho là tốt. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người. Anh em thân mến, đừng tự mình báo oán, nhưng hãy để cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa làm việc đó, vì có lời chép: Đức Chúa phán: Chính Ta sẽ báo oán, chính Ta sẽ đáp trả. Trái lại, kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12:14-21). Thế nhưng nhiều người lại cho rằng đời sống thực tế phức tạp hơn nhiều, khó có thể yêu thương và tha thứ cho mọi người.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc các vụ khủng bố thường xuyên xảy ra và giết người bừa bãi ngày nay, đó là hậu quả của các cuộ xung đột giữa các quốc gia, sự tha thứ là khí cụ rất cần thiết để chữa lành các vết thương của thế giới đầy những thứ rắc rối này. Tha thứ là thách đố lớn vì hòa bình thế giới, tha thứ là điều cấp bách và không thể coi thường. Xã hội luôn cần có hòa bình và tha thứ. Các gia đình, các giáo xứ, các cộng đoàn tu trì, các hội đoàn, các nhóm, các tổ chức, các quốc gia, và cả cộng đồng quốc tế luôn rất cần sự tha thứ để phục hồi các hệ lụy đã bị rạn nứt hoặc bị tách rời.

Cựu Ước giới thiệu Thiên Chúa là Đấng “có lòng thương xót và hay tha thứ” (Đn 9:9). Đức Chúa là Thiên Chúa của ân sủng, thương xót không ngừng, và sẵn sàng tha thứ, mặc dù chúng ta “cứng đầu cứng cổ không vâng lệnh Chúa truyền, giả điếc làm ngơ, cũng chẳng thèm ghi nhớ những kỳ công Chúa làm” (Nkm 9:16). Trong Tân Ước, lòng tha thứ được thể hiện bởi Thánh Stêphanô và Thánh Phaolô, nhưng đỉnh cao và kiểu mẫu của sự tha thứ được diễn tả nơi Đức Giêsu Kitô. Trái tim tha thứ là biểu tượng của sự vĩ đại. Chúng ta có mẫu gương về sự chịu đựng, sự tử tế, lòng bác ái và lòng tha thứ mà Thiên Chúa đã tạo ra hoàn hảo nơi Chúa Giêsu, và chúng ta phải nỗ lực noi gương.

Chúa Giêsu bị hành hạ, bị sỉ nhục, bị đội vòng gai, bị mỉa mai,… Nhưng Ngài vẫn chịu đựng mọi nhục hình mà con người áp đặt. Khi bị treo trên Thập Giá, Ngài đã nhìn những người lính Rôma bằng ánh mắt nhân từ và bênh vực họ trước mặt Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).

Chúa Giêsu đã tha thứ cho chúng ta đến giọt máu cuối cùng, vô điều kiện, thế thì chúng ta không thể không thương xót và không tha thứ cho nhau!

TRẦM THIÊN THU

(Viết theo DivineMercy.org)

From: ngocnga_12 & Anh chị Thụ Mai gởi

Vấn đề Hỏa Ngục

Vấn đề Hỏa Ngục

TRẦM THIÊN THU

Hỏa Ngục có thật, không là chuyện mơ hồ hoặc bịa đặt để hù dọa. Hỏa Ngục như một Biển Lửa, lửa-của-các-loại-lửa, cực mạnh và vô cùng khủng khiếp, không như lửa bình thường ở thế gian này. So với Lửa Hỏa Ngục và Lửa Luyện Hình, lửa thế gian chỉ như “gió mát” mà thôi. Đừng cứng lòng mà phải khốn nạn đời đời!

Bài chia sẻ này gồm vài chứng cớ mạnh mẽ và khủng khiếp mà các thánh nhân đã được mặc khải và trực tiếp cảm nghiệm thực tế về nơi ở ngùn ngụt lửa của ma quỷ. Các mặc khải này đã được Giáo hội chuẩn nhận vì hoàn toàn phù hợp với các giáo huấn trong Phúc Âm. Kitô hữu không buộc phải tin các mặc khải tư, nhưng các mặc khải về Hỏa Ngục này khả dĩ giúp chúng ta suy nghĩ nghiêm túc hơn và sâu sắc hơn về sự bí ẩn và thực tế của Hỏa Ngục.

Tháng Mười Một, tháng cầu cho các linh hồn nơi Luyện Hình, là dịp thuận tiện để chúng ta cùng kiểm tra và xác định lại đức tin của chính mình. Hãy chú ý các “bí quyết” mà ma quỷ áp dụng để cám dỗ và khiến chúng ta phạm tội. Mưu ma chước quỷ thật đáng sợ!

1. THÁNH TIẾN SĨ TERESA ÁVILA (1515–1582)

Thánh nữ Teresa Ávila là nhà thần bí, tiến sĩ Giáo hội. Bà cho biết:

“Một hôm, khi tôi đang cầu nguyện, tôi thấy chính mình trong một lúc, không biết thế nào, rõ ràng chìm vào Hỏa Ngục. Tôi biết đó là Ý Chúa muốn tôi thấy nơi mà ma quỷ đang sẵn sàng đối với tôi, tôi đáng như vậy vì tội của tôi. Thời gian kéo dài một lúc, nhưng có vẻ như tôi không thể quên được dù tôi còn sống nhiều năm sau đó. Lối vào có vẻ hẹpdài, giống như lò lửa, rất tối tămchật chội. Nền như đầy nước, bùn lầy, hôi thối, kinh tởm, và đầy sâu bọ gớm ghiếc. Phía cuối là khoảng trống rỗng như khoang trống ở trên vách tường, tôi thấy mình bị nhốt giam ở đó. Không có gì khoác lác trong lời tôi nói đâu”.

“Với những gì tôi cảm thấy lúc đó, tôi không biết bắt đầu từ đâu nếu tôi phải diễn tả nơi đó. Rất khó giải thích. Tôi cảm thấy lửa trong linh hồn tôi nhưng tôi không thể diễn tả. Đau khổ thể lý của tôi không thể chịu nổi. Tôi chịu các đau khổ nhất trong đời, như các thầy thuốc diễn tả là teo gân khi tôi bị tê liệt, không thể so sánh với các dạn bệnh khác, ngay cả những gì tôi nói, Satan bắt tôi phải chịu. Nhưng những điều đó chẳng là gì so với những gì tôi cảm thấy lúc đó, nhất là khi tôi thấy không có sự tạm ngưng hoặc kết thúc cực hình”.

“Các cực hình đó không là gì so với nỗi thống khổ của linh hồn tôi, một cảm giác áp bức, ngột ngạt, đau nhói, cùng với cảm giác vô vọng và tàn khốc, tôi không biết mô tả như thế nào. Nếu tôi nói rằng linh hồn tiếp tục bị xé ra khỏi thân xác thì cũng chưa chính xác, vì điều đó ngụ ý nói sự hủy diệt sự sống bằng tay của người khác, nhưng ở đây, chính linh hồn tự xé ra từng mảnh. Tôi không thể mô tả lửa hoặc nỗi vô vọng trong lòng, hơn cả mọi sự giày vò và đau khổ. Tôi chưa thấy ai bị hành hạ như tôi, tôi cảm thấy mình đang cháy và bị xé ra từng mảnh. Tôi lặp lại rằng đó là lửa trong lòng, và nỗi vô vọng là cực hình khủng khiếp nhất.

“Khi vào nơi khủng khiếp đó, không còn hy vọng được thoải mái, tôi không thể ngồi hoặc nằm, không có khoảng trống nào hết. Tôi như bị đặt vào khoảng không trên vách tường, nhìn mình rất khủng khiếp, xung quanh tôi là những tiếng rên la. Tôi không thể hít thở. Không có ánh sáng, chỉ có bóng tối dày đặc. Tôi không biết mô tả nó như thế nào. Dù không có ánh sáng, nhưng mọi thứ có thể gây đau khổ bằng cách bị thấy mà vô hình”.

“Lúc đó, Đức Mẹ không cho tôi thấy Hỏa Ngục nữa. Sau đó, tôi có một thị kiến khủng khiếp nhất, trong đó tôi thấy hình phạt của các tội lỗi. Các hình phạt nhìn rất khủng khiếp, nhưng vì tôi không còn đau đớn nữa, nỗi kinh hoàng của tôi cũng không còn ghê gớm…”.

“Tôi quá đỗi hoảng sợ khi thấy thị kiến đó, nhìn như nơi mà tôi thấy sáu năm trước, sức nóng tự nhiên của cơ thể khiến tôi rùng mình mỗi khi tôi nghĩ tới nó. Vì thế, trong mọi đau khổ mà tôi có thể phải chịu, tôi luôn nhớ rằng mọi đau khổ trên thế gian này không là gì cả. Có vẻ chúng ta than phiền vô cớ. Tôi lặp lại rằng thị kiến này là một trong các điều thương xót của Thiên Chúa. Đó là điều tuyệt vời nhất đối với tôi, vì điều đó đã hủy diệt nỗi lo sợ của tôi về sự rắc rối và sự mâu thuẫn của thế gian, vì điều đó đã làm tôi đủ mạnh mẽ để chống lại, tôi tạ ơn Đức Mẹ là Đấng giải thoát tôi khỏi những nỗi đau khổ kinh khủng và lâu dài như vậy”.

2. NỮ TU JOSEFA MENENDEZ (1890–1923)

Nữ tu Josefa Menendez, người Tây Ban Nha, qua đời năm 1923 ở tuổi 33, là một trong các nhà thần bí “nổi tiếng” của thế kỷ XX. Nữ tu này có cuộc đời ngắn ngủi nhưng chịu nhiều đau khổ, và được mặc khải trong đa phần cuộc đời, gom lại trong cuốn “The Way Of Divine Love” (Cách Thức của Tình Chúa). Bà đã được đưa tới Hỏa Ngục để chứng kiến và cảm nhận nỗi thống khổ. Nữ tu Josefa buộc lòng phải viết về Hỏa Ngục, vì bà làm vậy chỉ là làm theo ý muốn của Chúa. Đây là chứng cớ:

“Linh hồn tôi rơi vào vực thẳm, rộng bao la, không thấy đáy… Rồi tôi bị đẩy vào một hồ lửa, giống như ở giữa các tấm ván đang cháy, các đinh nhọn sắc và các thanh sắt nóng đỏ như muốn đâm vào da thịt tôi. Tôi cảm thấy như thể chúng muốn tuốt lưỡi tôi ra nhưng không thể. Cực hình này khiến tôi đau đớn đến nỗi mắt tôi như không còn nhìn thấy. Tôi nghĩ đó là vì lửa cháy, bừng cháy… Không móng tay nào của tôi không đau đớn, người ta không thể nhúc nhích dù chỉ một ngón tay để cho bớt đau nhức, không thể thay đổi tư thế, vì cơ thể có vẻ như bị dát mỏng và bị gấp đôi lại. Các âm thanh khó phân biệt và lời phỉ báng không ngừng, dù chỉ trong một thoáng. Mùi hôi thối kinh tởm làm ngột ngạt và làm hư hại mọi thứ, như thể mùi thịt thối rữa bị cháy, pha lẫn với mùi hắc ín (nhựa đường) và lưu huỳnh… Đó là sự pha tạp mà không thể so sánh với bất cứ mùi gì khác trên thế gian này… Mặc dù các cực hình này rất rùng rợn, không thể chịu đựng nổi, không thể mô tả được… Nhữ gì tôi viết ra đây chỉ là bóng mờ nhạt của những gì mà linh hồn phải chịu, không lời nào có thể mô tả nỗi đau khổ khốc liệt như vậy” (ngày 4-9-1922).

“Đêm nay, tôi được đưa tới một nơi hoàn toàn tăm tối Xung quanh tôi có bảy hoặc tám người. Tôi chỉ có thể thấy họ qua ánh lửa. Họ ngồi nói chuyện với nhau. Một người nói: Chúng ta phải rất cẩn thận kẻo bị phát hiện, vì chúng ta dễ bị phát hiện lắm”.

“Ma quỷ nói: Hãy xúi giục họ bất cẩn… nhưng hãy ở phía sau để không bị phát hiện… cứ dần dần rồi họ sẽ chai lì, chúng ta sẽ kéo nó về phía xấu xa. Hãy cám dỗ những người khác tham lam, ích kỷ, giàu có mà không cần làm việc, dù đúng luật hay không. Hãy kích thích người ta khoái nhục dụcham vui. Hãy làm cho thói xấu làm mờ mắt họ… Với những người khác… hãy vào trái tim họ… nên biết khuynh hướng của tâm hồn họ…! Hãy làm cho họ yêu thích… yêu thích say đắm…! Hãy làm việc hết sức… đừng nghỉ ngơi… đừng thương hại! Cứ để họ say mê ăn uống! Như vậy sẽ dễ cho chúng ta… Hãy để họ tiếp tục tiệc tùngchè chén. Ham vui là cửa ngõ để chúng ta đến với họ…” (ngày 3-2-1923).

“Tôi thấy vài linh hồn sa Hỏa Ngục, trong số đó có một em gái mới 15 tuổi, nó nguyền rủa cha mẹ đã không dạy nó kính sợ Thiên Chúakhông cho nó biết có Hỏa Ngục. Nó cho biết rằng đời nó ngắn ngủi nhưng đầy tội lỗi, vì nó đã chiều theo mọi thứ mà thể xác và đam mê đòi hỏi…” (ngày 22-3-1923).

“Hôm nay, tôi thấy rất nhiều người phải vào lò lửa… Họ có vẻ như người trần gian và một quỷ hét lớn: Thế giới đã chín muồi cho ta thu hoạch…! Ta biết rằng cách tốt nhất để bắt giữ các linh hồn là khuấy động lòng ham vui của người ta… Hãy ưu tiên tôi… Tôi trước mọi người… không có sự khiêm nhường đối với tôi! Hãy cứ để tôi vui thỏa… Với dạng này chắc chắn chúng ta chiến thắng… và chúng sẽ xuống Hỏa Ngục” (ngày 4-10-1923).

3. THÁNH NỮ FAUSTINA (1905–1938)

Nữ tu Faustina, người Ba Lan, được Giáo hội tuyên thánh ngày 30-4-2000, đã được Chúa cho thấy Hỏa Ngục năm 1936. Chị ghi trong Nhật Ký số 741:

“Hôm nay, tôi được thiên thần dẫn tới vực thẳm Hỏa Ngục. Đó là nơi tra tấn dữ dội, rất khủng khiếp và rộng lớn! Các cực hình tôi thấy: Cực hình thứ nhất tạo thành Hỏa Ngục là mãi mãi xa cách Thiên Chúa; cực hình thứ hai là lương tâm cắn rứt đời đời; cực hình thứ ba là tình trạng mãi mãi bất biến; cực hình thứ tư là lửa thiêu đốt mà không hủy diệt linh hồn – đau khổ khủng khiếp, vì đó là lửa tinh thần (không như lửa thường), đốt lên bởi cơn giận của Thiên Chúa; cực hình thứ năm là bóng tối dầy đặcngột ngạt khủng khiếp, mặc dù tối tăm, ma quỷ và các linh hồn vẫn thấy nhau, thấy người khác và thấy chính mình; cực hình thứ sáu là đời đời ở với Satan; cực hình thứ bảy là tuyệt vọng, căm thù Thiên Chúa, với các lời phỉ bángnguyền rủa hèn hạ. Các linh hồn hư mất phải cùng nhau chịu các cực hình này, nhưng đó không là chấm dứt đau khổ. Có các loại cực hình đặc biệt dành cho các linh hồn cá biệt. Có các cực hình của ngũ quan. Mỗi linh hồn chịu những nỗi đau khổ khủng khiếp, không thể diễn tả nổi, liên quan những gì họ đã phạm tội. Có các hang động và hầm hố có các cực hình khác nhau. Hẳn là tôi đã chết giấc khi nhìn thấy các cực hình này nếu Thiên Chúa không nâng đỡ tôi. Hãy cho các tội nhân biết rằng họ sẽ chịu cực hình đời đời theo các giác quan mà họ đã dùng để phạm tội.

“Tôi viết điều này theo lệnh của Thiên Chúa, để không linh hồn nào có thể viện cớ gì mà nói rằng không có Hỏa Ngục hoặc không có ai ở đó, vì thế không ai có thể nói như vậy. Tôi là Nữ tu Faustina, theo lệnh của Thiên Chúa, đã được thăm Hỏa Ngục để tôi có thể nói cho các linh hồn biết về Hỏa Ngục và làm chứng về sự hiện hữu của Hỏa Ngục”.

“Tôi không thể nói về Hỏa Ngục bây giờ, nhưng tôi đã được lệnh của Thiên Chúa viết về Hỏa Ngục. Ma quỷ rất căm thù tôi, nhưng chúng phải vâng lời tôi theo lệnh của Thiên Chúa. Những gì tôi viết chỉ là bóng mờ nhạt của những gì tôi thấy. Nhưng tôi chú ý một điều: Đa số các linh hồn ở đó là những người đã không tin có Hỏa Ngục. Khi tôi tới đó, hầu như tôi không thể hồi phục vì hoảng sợ. Các linh hồn chịu cực hình ở đó thật khủng khiếp! Cuối cùng, tôi cầu nguyện tha thiết hơn để xin ơn hoán cải cho các tội nhân. Tôi không ngừng cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa tuôn đổ trên họ. Lạy Chúa Giêsu của con, thà con chịu khổ cực cho đến tận thế, giữa các đau khổ nhất, còn hơn con phản nghịch Ngài vì tội nhỏ nhất.

4. FATIMA – BA TRẺ THẤY HỎA NGỤC

Năm 1917, trong thời gian Thế Chiến I, Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ nhỏ tại Fatima, Bồ Đào Nha, vào các ngày 13 từ tháng Năm tới tháng Mười. Trong lần hiện ra ngày 13-7-1917, Đức Mẹ đã cho ba trẻ em này thấy Hỏa Ngục. Đây là chứng cớ:

“Đức Mẹ xòe tay ra, những tia sáng như xuyên thấu thế gian, chúng tôi thấy như là biển lửa. Chìm trong biển lửa đó là ma quỷ và các linh hồn trong dáng vóc con người, như than hồng trong suốt, mọi thứ như đồng đen hoặc hoặc bóng lộn, lơ lửng trong lửa cháy, lửa bốc cao đưa người ta lên như đám khói, rồi lại rơi xuống như những đốm lửa trong ngọn lửa lớn, không trọng lượng hoặc mất thăng bằng, ở giữa những tiếng la hétkêu thanđau khổtuyệt vọng, điều đó làm chúng tôi sợ hãi và phát run vì hãi hùng. Cảnh tượng đó khiến chúng tôi bật khóc, như thể người ta nghe được vậy”.

Ma quỷ có thể phân biệt bằng cách nhìn chúng giống như những con vật lạ lẫm, gây hoảng sợ, cự tuyệt, đen đủi và trong suốt như những cục than hồng. Chúng tôi sợ hãi và xin Đức Mẹ cứu giúp, Đức Mẹ nói với chúng tôi bằng giọng buồn: “Các con đã thấy Hỏa Ngục, nơi các linh hồn tội lỗi phải vào. Như vậy, khi các con đọc Kinh Mai Côi, hãy đọc câu này sau mỗi chục kinh: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi Hỏa Ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến Lòng Chúa Thương Xót hơn.

Chúng ta cùng sám hối và chân thành cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài” [Tv 50 (51):3-6]. Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài” [129 (130):1-4].

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

From: bichlanthivu & Anh chị Thụ Mai gởi

TÂM LINH VÀ SỰ CĂNG THẲNG

TÂM LINH VÀ SỰ CĂNG THẲNG

Trầm Thiên Thu

Trau dồi đời sống tâm linh có thể dẫn tới sự bình an tâm hồn, giảm căng thẳng và sức khỏe tốt.  Sự căng thẳng kéo dài sẽ dễ bị bệnh, kể cả các bệnh nặng như bệnh tim.  Tại sao?  Sự căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn nhiễm, nếu căng thẳng lâu ngày hoặc mãn tính.  Nó có thể làm giảm tính năng động, gây trầm cảm và giảm chất lượng sống.  Nên tập thói quen sống lành mạnh – như tập thể dục, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đủ mức và có những mối quan hệ xã hội tốt.  Điều đó có thể giúp bạn xử lý mức căng thẳng nguy hiểm.  Cách làm giảm căng thẳng là hoạt động tâm linh.

Nghiên cứu cho thấy niềm tin tôn giáo và việc cầu nguyện có ảnh hưởng sức khỏe và tạo hiệu quả tốt. Sống tâm linh có thể giảm mức căng thẳng và giảm nguy cơ mắc bệnh tâm thần.

Tâm linh thuộc lĩnh vực tinh thần.  Có thể mang ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người, nhưng nói chung, tâm linh được coi là điều giúp người ta sống.  Không hẳn là được nối kết với việc thờ phượng theo tôn giáo hoặc đức tin, nhưng đó là tổng giá trị của một con người, các mối liên kết với người khác, và sự tìm kiếm ý nghĩa đời người.  Tâm linh có thể được thể hiện bằng nhiều cách như tôn thờ, suy niệm, cầu nguyện, đời sống gia đình, thiên nhiên, âm nhạc hoặc nghệ thuật.

Tâm linh tạo vô số lợi ích, đặc biệt là giảm căng thẳng và tăng sức khỏe tinh thần.  Theo Mayo Clinic, tâm linh có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp mục đích.  Trau dồi tâm linh có thể giúp bạn xác định cái gì có ý nghĩa nhất trong đời sống.  Và nếu bạn có thể xác định và tập trung vào thực sự quan trọng đối với bạn, nhưng đừng quá quan trọng hóa vấn đề để có thể giảm sự căng thẳng.

Hãy nối kết với thế giới.  Nếu bạn có mục đích, bạn sẽ cảm thấy ít cô độc.  Sống thoải mái không chỉ giúp sống bình an nội tâm, mà còn thoát khỏi sự ràng buộc hoặc sự lo lắng.

Hãy mở rộng mối quan hệ xã hội.  Bạn khả dĩ thể hiện sự tâm linh bằng cách đi nhà thờ, trong gia đình, hoặc đi dạo với bạn bè giữa thiên nhiên, làm như vậy sẽ giúp củng cố các mối quan hệ.  Các mối quan hệ mạnh mẽ sẽ làm cho bạn giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và tăng tuổi thọ.

Nếu cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng, đừng âm thầm chịu đựng.  Trong lúc khó khăn, người ta rất cần đến người khác – gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…

Các kỹ thuật thư giãn cũng giúp giảm căng thẳng – như yoga, hít thở sâu và thiền.  Cũng có thể đơn giản là tự thư giãn bằng cách tắt ti-vi, tắt điện thoại, rồi đọc một cuốn sách hay hoặc nghe nhạc, nếu có khả năng thì viết lách hoặc sáng tác (văn, thơ, nhạc, họa,…).

Làm sao sống viên mãn đời sống tâm linh?  Hãy thử áp dụng gợi ý dưới đây:

1. Tìm kiếm cảm hứng. Đọc sách báo, nhất là Kinh Thánh, bạn sẽ cảm nhận được các triết lý của cuộc sống.  Hãy cố gắng nối kết với người khác, nhất là những người có cách sống khiến bạn khâm phục.  Đọc sách là nối kết với những người giỏi, đọc Kinh Thánh là nối kết với Thiên Chúa, đọc hạnh các thánh là nối kết với các thánh.  Đừng ngại hỏi người khác về cách sống tâm linh.

2. Suy nghĩ tích cực. Ngay trong lúc khó khăn, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, tìm cái tốt ở người khác và ở chính mình.  Nghiên cứu cho thấy rằng những người suy nghĩ tích cực không chỉ sống hạnh phúc hơn, mà còn dễ tránh được sự căng thẳng và bệnh tật.  Hãy cố gắng tập trung vào những điều tích cực để tìm ra cách giải quyết vấn đề – như nói chuyện với người uy tín, người đáng tin cậy.

Đừng quên lời Chúa Giêsu mời gọi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.  Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.  Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.  Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30).

Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ beliefnet.com

From: ngocnga_12 & Anh chị Thụ Mai gởi

10 kỹ năng giúp sống tích cực

10 kỹ năng giúp sống tích cực

TRẦM THIÊN THU

Chuacuuthe.com

VRNs (26.08.2014) – Sài Gòn – gày nay, chúng ta cảm thấy cuộc sống có gì đó bấp bênh. Có những nỗi lo sợ vô cớ, vì thế chúng ta cần biết cách xử lý để có thể duy trì sự tích cực trong đời sống hằng ngày.

Các cảm xúc dâng cao khi cuộc sống gặp khủng hoảng và khi thế giới có vẻ bất ổn. Cần phải phát triển một kỹ năng xử lý mới. Mọi thử thách mà bạn phải đối đầu đều là cơ hội tiềm ẩn để tạo cách sống mới đầy những điều có thể và có giá trị mà trước đó không có.

Đây là 10 chiến lược giúp bạn thấy tiềm năng niềm vui, sự an toàn và hiện thực ước mơ dù gặp khó khăn gì.

140825006

1. Tái lập quyền ưu tiên

Đa số chúng ta được dạy phải có kế hoạch cho tương lai, lâu dài và an toàn,… Ngày nay, thái độ mới là điều quan trọng. Tập trung vào việc ưu tiên cho gia đình, sức khỏe và quản lý tài chính là điều cần thiết. Hoạch định một tương lai tích cực giúp chúng ta tạo những điều mới để hướng tới, “sống một ngày mới” là cách tốt nhất để quên quá khứ buồn để có thể có cuộc sống tốt hơn. Không lúc nào quan trọng bằng lúc này.

2. Giao tiếp với người tích cực

Hằng ngày luôn có những người ở bên chúng ta, rất đa dạng, hãy chú ý những người lạc quan và phấn khởi. Hãy tìm những cách mới có thể tác động trong cộng đồng và hãy nối kết với những người có “nét lạ” mà bạn chưa thấy. Có thể bạn có ít bạn bè, nhưng cần có người khả dĩ “nâng cấp” và gợi hứng cho bạn hằng ngày.

3. Mở rộng viễn cảnh

Hãy cố gắng tìm ra cách sống lý tưởng. Có hàng ngàn tấm gương trên thế giới, họ đã đau khổ nhiều nhưng vẫn sống tuyệt vời. Họ dạy chúng ta những bài học sống giá trị. Nếu bạn không thể tìm ra tấm gương sống trong những người bạn gặp, hãy tìm trong sách báo, tài liệu, internet,…

4. Làm việc ưa thích

Ai cũng có sở thích riêng, nó có thể giúp bạn bớt nhàm chán trong cuộc sống. Với tôi, nhạc và thơ văn có thể “cứu” tôi. Nghe nhạc, dù là nhạc buồn, vẫn có thể bạn cảm thấy thanh thản hơn, khi cõi lòng lắng đọng là lúc bạn thấy mình cần sống tốt hơn, khiêm nhường và nhiệt thành hơn. Hãy chọn thứ gì không đòi hỏi bạn phải nỗ lực nhiều, đơn giản là làm sao bạn cảm thấy vui. Điều đó sẽ làm bạn hưng phấn, nhờ đó có thể vượt qua những gian khó của cuộc sống.

5. Sẵn sàng vì người khác

Dù có chuyện gì không hay xảy ra trong cuộc đời bạn, hãy cứ dành thời gian và cách thức bạn có thể làm cho người khác. Những người nghèo khổ có thể được an ủi nhiều từ động thái của bạn. Điều đó cũng làm cho bạn cảm thấy mình hữu ích và thuộc về cộng đồng nhân loại. Tự tách mình ra khỏi cộng đồng là làm tê liệt cuộc đời mình. Hãy nối kết và trao tặng theo khả năng của mình. Phục vụ người khác khiến bạn giảm bớt căng thang, thêm hy vọng, và thêm sức sống.

6. Tự giữ kỷ luật

Khi gặp khó khăn hoặc bất trắc, chúng ta rất dễ chán nản, thất vọng, thậm chí là bất cần đời. Bạn là người thích đọc sách báo, nghiên cứu, sáng tác, gặp gỡ bạn bè,… nhưng giờ đây cũng vô nghĩa. Hãy cố gắng bình tĩnh, đừng để bất cứ thứ gì làm đảo lộn cuộc sống của bạn. Hãy khó với chính mình, nhưng đừng khó với người khác. Hãy tự tổ chức cuộc sống và giữ đúng nguyên tắc sống. Sau cơn mưa, trời lại sáng. Hãy tái lập trật tự cuộc sống để hướng phía trước, dù không ai biết tương lai ra sao. Cứ để cho ngày mai lo cho ngày mai.

7. Vận động

Thụ động là… tự sát. Thể dục luôn tốt cho sức khỏe, thân thể khỏe mạnh thì tinh thần mới hăng hái và trí óc mới minh mẫn. Nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng vận động thể lý giúp sản sinh các hóa chất tốt để đề kháng trầm cảm và bệnh tật. Tập thể dục nhẹ hoặc đi bộ cũng có thể kích thích và giúp bạn hưng phấn.

8. Tự giải thoát

Thấy điều gì không xuôi xắn theo kế hoạch thì “gỡ” mình ra, đừng đeo bám mãi. Hãy tìm cơ hội khác, cuối đường hầm vẫn có ánh sáng. Đa số các thử thách của cuộc đời đều có tiềm năng mới kỳ diệu mà chúng ta không thể thấy trước. Nếu bạn có khả năng tự giải thoát khỏi quá khứ để tìm dịp khác, bạn có thể có cơ hội còn tốt hơn trước.

9. Cứ là chính mình

Hãy kết bạn với những người có thể động viên bạn. Người thân và bạn bè luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn và bạn cần họ, và họ có thể nâng đỡ bạn bằng nhiều cách. Nhưng hãy cứ là chính mình chứ đừng “đánh mất” mình vì ảnh hưởng của người khác.

10. Thích nghi với thực tế

Có nhiều thứ khiến bạn phải chịu đựng và bị căng thẳng – công việc, tài chính, gia đình, các mối quan hệ, con người, nơi chốn,… Đôi khi chính sự mất mát nào đó lại là dịp tốt để bạn thay đổi cách sống. Hãy nhìn đời bằng “lăng kính lạc quan”. Chúng ta không thể làm chủ cuộc sống nhưng chúng ta có thể kiểm soát cuộc sống bằng việc trải nghiệm. Hãy tập trung vào cách bạn cảm giác và những người mà bạn đánh giá tốt, kể cả những gì xảy ra đối với bạn. Rồi bạn sẽ cảm thấy niềm vui sống hằng ngày.

ANNE MATTOS-LEEDOM

TRẦM THIÊN THU

(Viết theo Positivity of Life)

Lời thề hôn nhân

Lời thề hôn nhân

TRẦM THIÊN THU

Chuacuuthe.com

(25.08.2014) – Sài Gòn – Hôn luật và nghiêm luật của Thiên Chúa đã được chính Đức Giêsu Kitô xác định: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19:4-6).

Nghiên cứu mới đây của công ty an ninh máy vi tính Norton công bố rằng càng ngày càng có nhiều cặp vợ chồng chia sẻ password của email và của các trang mạng xã hội – với 20% trong số các đôi vợ chồng tham gia đều nhận rằng họ đã từng vào tài khoản email của vợ/chồng và các trang mạng xã hội mà không cho biết, trong số đó có 15% nói rằng nhờ vậy mà vợ chồng giải hòa.

Sự riêng tư và sự độc lập được coi là “linh thiêng”, vậy bạn đã thực sự chia sẻ với người bạn đời về lĩnh vực này tới mức độ nào? Ngày nay, chữ “tôi” không còn được đưa vào chữ “chúng ta”. Các mã số của mối quan hệ đã thay đổi và khái niệm về một đôi vợ chồng liên hiệp cũng không còn là lý tưởng. Trước đây, đi ăn ngoài với bạn bè hoặc “tám” chuyện qua điện thoại với “cố nhân” là điều không tưởng, nhưng ngày nay đã hoàn toàn khác, tất nhiên ở “mức độ cho phép” chứ không thể lạm dụng.

Nói hay im lặng? Các mối quan hệ nên đặt nền tảng trên sự trong sáng, sự chân thật và sự cần thiết. Theo nghiên cứu, nếu có những chi tiết thân mật liên quan mối quan hệ trong quá khứ, như sự thân mật thể lý hoặc yêu đương sâu sắc (do lỡ lầm) – điều này nên nói với người bạn đời. Chia sẻ thông tin về những điều đó có thể gây cản trở cho mối quan hệ hiện tại hoặc nếu bạn muốn xây dựng một tương lai an toàn, đó là điều phải làm để người bạn đời biết rõ chi tiết.

Điều đó giúp mối quan hệ của bạn tốt hơn và mạnh hơn – đừng sợ cho biết chi tiết sẽ bị người kia tiết lộ với người khác. Một số người nghĩ rằng bạn nên cho người bạn đời biết những bí mật của bạn, nhưng có những người lại cảm thấy chia sẻ mọi chi tiết thì phức tạp lắm. Thực ra “thà mất lòng trước” mà “được lòng sau”. Những người ác ý hoặc dã tâm thì có nói hay không họ vẫn có thể “hành hạ” người kia bằng nhiều cách.

Cứ cho người bạn đời đi vào mọi lãnh địa của cuộc đời bạn có thể là tai họa – nhất là khi mối quan hệ của bạn còn mới mẻ hoặc nếu bạn đang cố hàn gắn sau xung đột. Thường thì người bạn đời có thể lợi dụng điều đó và suy diễn đủ thứ về bạn. Xía vào chuyện của người khác cũng nguy hiểm. Thường thì các đôi vợ chồng phát hiện thông tin về người bạn đời bằng cách truy cập vào tài khoản của họ. Chị N., 23 tuổi, nói: “Dù nói anh ấy đừng làm vậy, nhưng anh ấy vẫn bí mật kiểm tra tin nhắn và thấy tôi vẫn liên lạc với người yêu cũ, điều đó gây rạn nứt tình cảm và nghi ngờ”.

Điều nên nói. Bạn chỉ nên nói những chi tiết bí mật về những gì bạn cảm thấy thoải mái. Như vậy không phải là gian dối, giấu giếm hoặc “chơi khăm”. Bởi vì đôi khi các bí mật “thâm cung bí sử” nhất có thể gây nguy cơ rạn nứt cho mối quan hệ hiện tại và tương lai của bạn. Cho biết những bí mật nhỏ thì được, nhưng nếu bạn chia sẻ các thông tin quá khứ thì có thể làm rạn nứt mối quan hệ thì cứ chôn kín trong lòng còn hơn.

Chia sẻ bí mật nhỏ. Cũng chẳng sao nếu chia sẻ các chi tiết như cách bạn đi uống cà-phê với đồng nghiệp nam hay nữ, nghĩa là bạn có thể về trễ, hoặc bạn đi dự sinh nhật người yêu cũ với tư cách bạn cũ. Đêm đó có thể làm bạn rất vui, nhưng không có gì phải lo sợ, cứ bình thường và tránh nói quá chi tiết về điều đó.

Vấn đề tiền bạc nhiêu khê lắm. Bạn vừa mua cho mình một bộ cánh ưng ý, nhưng hơi mắc tiền. Bạn có thể nói với người bạn đời về điều này để bạn có thể không cảm thấy có lỗi vì phải chi món tiền lớn, ảnh hưởng chi tiêu gia đình. Nên rạch ròi về vấn đề tiền bạc.

Nếu thấy có sự gian dối trong mối quan hệ, nên nói trực tiếp và thằng thắn với nhau. Nếu chần chừ, rồi người kia phát hiện, chắc hẳn là điều bất tiện. Đừng quên câu: “Của chồng, công vợ”.

Đúng nơi, đúng lúc. Nếu bạn muốn chia sẻ với người bạn đời – chẳng hạn chuyện tình ngày xưa. Cái gì cũng cần nhiều thời gian, đừng vội vàng “trải lòng ra” với người bạn đời. Bạn nên chờ lúc thuận tiện để có thể nói chuyện nghiêm túc với người bạn đời. Nếu bạn lục đục với chồng vì có lúc anh ấy đã tiết lộ các bí mật về sự thất vọng nào đó. Cố gắng kiên trì chờ đợi đúng thời điểm để nói chuyện. Thật vậy, ca dao Việt Nam rất chí lý khi đưa ra nhận định về yêu thương phu thê:

Yêu nhau trăm sự chẳng nề

Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng

Cách “kê” rất quan trọng. Vợ chồng là hai con người hoàn toàn khác nhau về mọi thứ, cái mà người ta gọi là “giống nhau” hoặc “hợp nhau” cũng chỉ mang tính tương đối. Không bao giờ có hai chiếc lá giống nhau, chắc chắn cũng chẳng bao giờ có hai con người giống nhau. Dù chỉ là giống về bề ngoài, hai người sinh đôi cũng vẫn có điểm khác để có thể nhận biết ai là anh (chị) và ai là em. Với người Công giáo, cách “kê” tuyệt vời nhất là tha thứ.

Một lần nọ, có mấy người Pharisêu đến gần Đức Giêsu để thử Người, và họ hỏi: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?”. Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ. Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19:4-6). Họ hỏi vặn lại: “Thế sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?”. Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 19:8-9).

Vợ chồng là “một xương, một thịt” chứ không còn là hai. Một mà hai, hai mà một. Vợ chồng còn được Thiên Chúa liên kết qua mối dây ràng buộc là Bí tích Hôn phối, và Ngài truyền nghiêm lệnh: “Không được phân ly”. Như vậy, đối với Kitô hữu, mức độ chia sẻ phải chân thật hơn những người không có niềm tin vào Đức Kitô, nếu không thì không bằng người ngoại giáo!

Hôn nhân là một ơn gọi. Vợ chồng được mời gọi diễn tả tình yêu phối ngẫu qua 3 chữ T: Thân mật, Thủy chung và Trinh khiết (khiết tịnh). Với 3 chữ T đó, cả vợ và chồng đều phải tự nhủ: “Tôi Trung Thành”. Đó không chỉ là lời hứa với nhau mà chính là hứa với Thiên Chúa.

Những người đã lập gia đình, hãy luôn biết “tương kính như tân”, và đừng quên rằng chính mình đã long trọng thề hứa với nhau trước mặt vị đại diện Giáo hội và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa: “Anh/em nhận em/anh làm vợ/chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian lao, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em/anh mọi ngày suốt đời anh/em”.

Lời hứa đó không là hứa cho vui, hứa cho xong, hứa cho đủ nghi thức, nhưng là lời hứa có tính chất “thề” (thề “độc” chứ không thề thường đâu). Mà lời thề thì không ai “giải” được, vì đó là lời thề với Thiên Chúa!

TRẦM THIÊN THU

Chứng cớ phục sinh

Chứng cớ phục sinh

TRẦM THIÊN THU

Chuacuuthe.com

VRNs (19.04.2014) – Sài Gòn – Ngôi mộ thực sự trống trơn. Chúa Giêsu phục sinh hay thi thể Ngài bị đánh cắp? Chắc chắn có điều bất thường đã xảy ra, vì những người theo Chúa Giêsu không còn khóc thương Ngài, che giấu Ngài, và bắt đầu can đảm rao giảng: CHÚA GIÊSU ĐÃ PHỤC SINH.

14041901

Các nhân chứng đều nói rằng Chúa Giêsu bất ngờ hiện ra với họ trong thân xác như trước khi Ngài chết, trước tiên Ngài hiện ra với các phụ nữ. Trong thế kỷ đầu, các phụ nữ không có quyền gì, số phận lép vế lắm. Thế mà chính Chúa Giêsu lại ưu tiên hiện ra với họ trước, nghĩa là phụ nữ là những người đầu tiên thấy Chúa Giêsu phục sinh. Thật là độc đáo vô cùng. Phụ nữ cũng là những người đầu tiên phát hiện ngôi mộ trống, được nói chuyện với Ngài và đi làm chứng về Ngài.

Sau đó, các tông đồ mới được thấy Chúa Giêsu, và thấy hơn 10 lần. Ngài cho họ xem tay chân và cạnh sườn và bảo sờ thử xem sao. Ngài còn ăn uống với họ, và có lần Ngài hiện ra với hơn 500 người đi theo Ngài.

Học giả John Warwick Montgomery cho biết: “Năm 56 sau công nguyên, tông đồ Phaolô cho biết rằng có hơn 500 người đã được thấy Chúa Giêsu phục sinh và nhiều người trong số đó vẫn còn sống (1 Cr 15:6-8). Điều đó không có nghĩa là các Kitô hữu thời sơ khai có thể dựng chuyện như vậy rồi rao truyền cho những người nhẹ dạ cả tin bằng cách làm ra thân thể Chúa Giêsu” (1).

Các học giả Kinh Thánh Geisler và Turek nói: “Nếu sự phục sinh không xảy ra, tại sao tông đồ Phaolô lại dám đưa ra con số nhiều các chứng nhân như vậy? Nếu không đúng, tông đồ Phaolô sẽ mất uy tín với các tín hữu Côrintô vì ông nói dối trắng trợn” (2).

Tông đồ Phêrô nói với đám đông ở Xê-da-rê về lý do ông và các tông đồ khác đã tin Chúa Giêsu sống lại: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại” (Cv 10:39-41).

Học giả Kinh Thánh Michael Green (người Anh) nói: “Những lần Chúa Giêsu hiện ra chính xác như bất cứ thứ gì cổ xưa… Không thể nói rằng những điều đó đã không xảy ra” (3).

Sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô là một sự kiện lịch sử đã thực sự xảy ra, không là huyền thoại như nhiều người vô thần đã nói. Các cuộc nghiên cứu khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện sự chính xác mang tính lịch sử của Kinh Thánh. Ngoài các sách Phúc Âm và sách Công Vụ, còn có những chứng cớ về sự hiện hữu của Chúa Giêsu phục sinh trong các tác phẩm của Flavius Josephus, Cornelius Tacitus, Lucian Samosata, và Tòa án Tối cao Do-thái (Jewish Sanhedrin).

Đây là 7 chứng cớ về sự phục sinh cho thấy Đức Giêsu Kitô đã thực sự trỗi dậy từ cõi chết:

1. Ngôi mộ trống

Ngôi mộ trống có thể là bằng chứng hùng hồn nhất về sự phục sinh của Chúa Giêsu. Có 2 lý do chính được những người không tin đưa ra: Ai đó đã lấy trộm xác Chúa Giêsu, hoặc các phụ nữ và các tông đồ đến không đúng mộ. Người Do-thái và người Rôma không có động cơ để cướp xác, còn các tông đồ quá nhát đảm và phải trốn quân lính Rôma. Các phụ nữ thấy mộ trống và không còn thấy xác Chúa Giêsu, họ biết chắc đó là mộ an táng Chúa Giêsu. Giả sử họ đến không đúng mộ, Tòa án Tối cao Do-thái có thể lấy xác ở đúng mộ để ngăn cản chuyện phục sinh. Vải liệm Chúa Giêsu được xếp gọn gàng trong mộ, kẻ trộm nào cũng vội vàng, không ai lại cẩn thận như vậy. Chính các thiên thần nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại.

2. Các nữ chứng nhân đạo đức

Các nữ chứng nhân là bằng chứng rằng Phúc Âm là tài liệu lịch sử chính xác. Nếu được bịa đặt, không tác giả cổ nào lại dùng phụ nữ làm nhân chứng cho sự phục sinh của Đức Kitô. Phụ nữ là giai cấp công dân thứ yếu trong thời đó, chứng cớ của họ không được xem xét ở tòa án. Nhưng Kinh Thánh nói rằng Đức Kitô phục sinh hiện ra trước tiên với bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na và mấy phụ nữ đạo đức khác. Ngay cả các tông đồ cũng không tin bà Ma-ri-a khi bà nói về ngôi mộ trống. Chúa Giêsu luôn tôn trọng các phụ nữ này, Ngài đề cao họ bằng cách cho họ trở thành nhân chứng đầu tiên về sự phục sinh của Ngài. Các Thánh sử đã kể lại hành động lúng túng này, vì đó là cách nó xảy ra.

3. Các tông đồ can đảm

Sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, các tông đồ đã trốn biệt trong các phòng khóa chặt cửa, sợ sẽ đến lượt mình bị lôi đi xử tử. Nhưng có sự thay đổi khác thường: Họ đang là những người nhát đảm trở thành những người rao giảng can trường. Bất kỳ ai biết bản chất con người thì đều hiểu rằng con người không thể thay đổi mau chóng như vậy nếu không có sự tác động lớn. Sự ảnh hưởng đó là được thấy Thầy sống lại từ cõi chết. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn phòng còn khóa kín cửa, trên bờ biển Ga-li-lê, và trên núi Ô-liu. Sau khi thấy Thầy phục sinh, tông đồ Phêrô và các tông đồ khác đã ra khỏi phòng và đi rao giảng về Đức Kitô phục sinh, bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra với mình. Họ không còn trốn tránh vì họ đã biết sự thật. Cuối cùng, họ hiểu rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể làm người và cứu mọi người thoát khỏi tội lỗi.

4. Biến đổi Giacôbê và những người khác

Cuộc sống biến đổi là một bằng chứng khác về Chúa Giêsu phục sinh. Tông đồ Gia-cô-bê, anh em họ với Chúa Giêsu, đã từng nghi ngờ không biết Chúa Giêsu có là Đấng Mê-si-a hay không. Nhưng sau đó, ông đã trở thành người lãnh đạo can đảm của giáo đoàn Giê-ru-sa-lem, thậm chí còn bị ném đá chết vì đức tin. Tại sao? Kinh Thánh nói rằng vì Đức Kitô phục sinh đã hiện ra với ông. Thật là cú sốc cho người anh em của ông còn sống, sau khi nghe tin này. Tông đồ Gia-cô-bê và các tông đồ khác cũng đều trở thành các nhà truyền giáo hăng say vì họ đã được thấy và chạm vào Đức Kitô phục sinh. Với các chứng nhân như vậy, Giáo hội sơ khai đã phát triển mau chóng, lan rộng từ Giê-ru-sa-lem tới Tây phương, tới Rôma và xa hơn nữa. Gần 2.000 năm qua, những người gặp được Đức Giêsu phục sinh đều thay đổi cách sống.

5. Đám đông

Đám đông hơn 500 người đã cùng nhau tận mắt thấy Chúa Giêsu phục sinh (1 Cr 15:6-8). Thánh Phaolô nói rằng đa số họ còn sống khi ông viết lá thư đó, khoảng năm 55 sau công nguyên. Chắc chắn họ nói với người khác về “sự lạ” này. Ngày nay, các tâm lý gia nói rằng không thể có số đông người như vậy mà chỉ là ảo giác cộng đồng. Các nhóm nhỏ cũng thấy Chúa Giêsu phục sinh, chẳng hạn như các tông đồ, ông Clê-ô-pa và người bạn đồng hành. Họ cùng thấy một sự việc, còn trường hợp các tông đồ, họ còn sờ vào Chúa Giêsu và xem rõ các vết thương của Chúa Giêsu, rồi tận mắt thấy Ngài ăn uống nữa. Không thể nào là ảo giác, vì sau khi Chúa Giêsu lên trời, họ mới không còn gặp lại Ngài.

6. Phaolô trở lại

Cuộc trở lại của Thánh Phaolô là bằng chứng mạnh mẽ về việc biến đổi cuộc đời mau chóng. Là Sao-lê cùa thành Tác-sô, ông là người bắt đạo dữ dội. Khi Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với ông trên đường Đa-mát, ông trở thành nhà truyền giáo của Kitô giáo. Ông chịu 5 lần đánh bằng roi, 3 lần đánh đập, 3 lần đắm tàu, 1 lần bị nén đá, chịu nghèo nàn và bị chế nhạo. Cuối cùng, hoàng đế Nê-rô của Rôma đã chặt đầu Phaolô vì tội không chịu bỏ niềm tin vào Đức Kitô phục sinh. Điều gì khiến Phaolô chịu cực hình như vậy? Các Kitô hữu tin rằng cuộc trở lại của Phaolô là nhờ ông đã gặp được Đức Kitô phục sinh.

7. Người ta dám chết vì Chúa Giêsu

Vô số người đã dám thí mạng vì Chúa Giêsu, chắc chắn sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện có thật trong lịch sử. Truyền thống nói rằng có 10 tông đồ trong Nhóm Mười Hai đã tử đạo vì Đức Kitô phục sinh. Hàng trăm, hàng ngàn Kitô hữu thời sơ khai đã chịu chết tại đấu trường Rôma và tại các nhà lao tù vì họ vững tin vào Đức Kitô phục sinh. Ngày nay, người ta cũng vẫn bị bách hại vì tin vào Đức Kitô phục sinh. Rất nhiều vị tử đạo đã chết ở nhiều nơi suốt gần 2.000 năm qua, vì họ vững tin rằng Chúa Giêsu sẽ ban cho họ sự sống đời đời.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Y-Jesus.com và Christianity.about.com)

______________________________

(1) John W. Montgomery, Lịch sử và Kitô giáo (Downers Grove, ILL: InterVarsity Press, 1971), 78.

(2) Norman L. Geisler và Frank Turek, Tôi Không Đủ Tin Để Là Người Vô Thần (Wheaton, IL: Crossway, 2004), 243.

(3) Michael Green, Thập Giá Trống Trơn Của Chúa Giêsu (Downers Grove, IL: InterVarsity, 1984), 97, trích dẫn trong John Ankerberg và John Weldon, Biết Sự Thật Về Sự Phục Sinh (Eugene, OR: Harvest House), 22.